(Ảnh "Nam Phương Ca Khúc" chụp từ Nam Phong Tạp Chí)
Qua bài viết của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân đăng trên báo Tuổi Trẻ, tôi mới biết Nguyễn Bá Trác đã dịch từ một bài hát, do người cùng quê ca tại Hương Cảng trong một tiệc rượu. Bài hát được ông chép lại, sau đó đăng vào Nam Phong Tạp Chí bằng chữ Hán năm 1919, không có tên tác giả cũng như không tựa đề, được người đọc đặt tên là "Nam Phương Ca Khúc". Đến năm 1920 ông đăng lại trên Nam Phong Tạp Chí kèm bản phiên âm Hán Việt và dịch Thơ bằng chữ Quốc ngữ cũng không tựa đề. Do bài dịch ông nhấn mạnh hai từ "Hồ Trường", nên mọi người đề tựa là "Hồ Trường"
Vì quá mê "Hồ Trường", tôi dự định sẽ dịch thơ.
Theo lẽ thường, khi dịch đôi lúc hơi phóng bút một chút, miễn sao giữ được các ý chính của nguyên tác là được. Do không có bản chữ Hán, chỉ có bản Phiên Âm, mà Từ Hán Việt vốn có nhiều cách viết bằng chữ Hán. Ví như chữ Phi có nhiều chữ Hán mang ý nghĩa khác nhau: 披, 霏, 扉...Nên tôi chần chừ chưa thể dịch.
Không dịch thơ được, tôi đành làm bài thơ "Cảm Khái Khúc Hồ Trường" để tạm thỏa mãn:
Cảm Khái Khúc Hồ Trường
Kẻ trượng phu ghi tạc ngũ thường
Chí hùng tàn lụn bước ly hương
Nam thiên bao thuở tình sâu đậm
Tổ quốc trọn đời dạ vấn vương
Khóc hận gươm thiêng nằm rỉ sét
Não nùng chiến mã chết đau thương
Câu thơ yên ngựa đành mai một
Bi tửu mềm môi khúc đoạn trường.
(Huỳnh Hữu Đức)
Kẻ trượng phu ghi tạc ngũ thường
Chí hùng tàn lụn bước ly hương
Nam thiên bao thuở tình sâu đậm
Tổ quốc trọn đời dạ vấn vương
Khóc hận gươm thiêng nằm rỉ sét
Não nùng chiến mã chết đau thương
Câu thơ yên ngựa đành mai một
Bi tửu mềm môi khúc đoạn trường.
(Huỳnh Hữu Đức)
南 方 歌 曲
Nam Phương Ca Khúc
丈 夫 生 不 能 披 肝 折 槛 謂 世 扶 綱 常
Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
逍 遙 四 海 胡 謂 乎 此 鄉
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
回 頭 南 望 邈 無 極 兮 天 雲 一 色 徒 蒼 蒼
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề thiên vân nhất sắc đồ thương thương
立 功 不 成 學 不 就 少 壯 有 機 時 兮 坐 視 百 年 身 世 軀 陰 陽
Lập công bất thành học bất tựu thiếu tráng hữu cơ thời hề toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
拊 掌 狂 歌 問 斯 世 芒 芒 天 地 安 得 知 一 知 己 兮 試 來 對 酌 佑 予 觴
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế mang mang thiên địa an đắc tri nhất tri kỷ hề thí lai đối chước hữu dư thương.
予 觴 擲 向 東 溟 水 東 溟 之 水 萬 隊 起 狂 瀾
Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan
予 觴 擲 向 西 山 雨 西 山 之 雨 一 陣 何 汪 洋
Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
予 觴 擲 向 北 風 去 北 風 揚 砂 走 石 飛 殊 方
Dư thương trịch hướng bắc phong khứ bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
予 觴 擲 向 南 天 霧 霧 中 有 人 開 口 一 飲 然 然 醉
Dư thương trịch hướng nam thiên vụ vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
天 地 宇 宙 渾 相 忘 予 不 醉 矣 予 行 予 志
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
男 兒 自 古 事 桑 弧 何 必 窮 愁 泣 枌 梓
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử.
- Phi Can 披 肝: phơi gan, bày tỏ cả tấm lòng
- Chiết hạm 折 槛 Bẻ lan can, bẻ tay vịn bằng gỗ.
Phi can chiết hạm: Ý nói sự dũng cảm không e sợ khi nói lên điều gì có thể ảnh hưởng đến tánh mạng.
- Chữ cuồng 狂 là điên khùng, còn có nghĩa là ngạo mạn. Phủ chưởng cuồng ca (拊 掌 狂 歌) có thể dịch "Vỗ tay ngạo nghễ mà hát"
- "dương sa tẩu thạch" Cát bốc lên cao, đá cũng bị cuốn lăn. Ý nói gió rất mạnh thổi bay các vật đến nơi khác.
- phần tử (cây Phần Du và cây Tử) ý nói quê cha đất tổ.
Dịch nghĩa:
Khúc Hát Phương Nam
Là người đàn ông có tài, sống trên đời này, sao không dũng cảm dùng cả tấm lòng thành, để gìn giữ trật tự mối giềng xã hội.
Quê hương nơi đâu sao cứ mãi ngao du bốn biển.
Quay đầu ngóng về phương nam xa mịt mù, mây trời một màu xanh ngắt.
Công danh không tạo dựng, học chưa hoàn tất, trai trẻ cả cuộc đời có bao nhiêu dịp, sao mơ mãi đến địa vị trong cõi đất trời.
Vỗ tay ngạo nghễ hát, hỏi cuộc đời này, giữa trời đất mênh mông, biết có ai là tri kỷ, đến cùng ta uống chén rượu này.
Hướng chén rượu về biển Đông, nước biển đông dâng lên muôn con sóng dữ.
Hướng chén rượu về mưa núi Tây, mưa núi tây khiến sông nước lan tràn rộng như biển cả.
Hướng chén rượu về ngọn gió Bắc, gió bắc mạnh làm cho cát bốc lên cao và đá cũng di chuyển đến nơi khác.
Hướng chén rượu về trời Nam mịt mù, giữa nơi mịt mù có người uống rượu một mình mở miệng cười vui.
Trời đất bao la ta như quên hết, sao không cho ta say hử? Ta làm theo chí hướng của ta.
Thân trai trẻ, từ trước đã mang chí hướng bốn phương, thì có gì phải than khóc với quê cha đất tồ.
(Huỳnh Hữu Đức)
Dịch Thơ
Nam Phương Ca Khúc
丈 夫 生 不 能 披 肝 折 槛 謂 世 扶 綱 常
Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
逍 遙 四 海 胡 謂 乎 此 鄉
Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
回 頭 南 望 邈 無 極 兮 天 雲 一 色 徒 蒼 蒼
Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề thiên vân nhất sắc đồ thương thương
立 功 不 成 學 不 就 少 壯 有 機 時 兮 坐 視 百 年 身 世 軀 陰 陽
Lập công bất thành học bất tựu thiếu tráng hữu cơ thời hề toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
拊 掌 狂 歌 問 斯 世 芒 芒 天 地 安 得 知 一 知 己 兮 試 來 對 酌 佑 予 觴
Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế mang mang thiên địa an đắc tri nhất tri kỷ hề thí lai đối chước hữu dư thương.
予 觴 擲 向 東 溟 水 東 溟 之 水 萬 隊 起 狂 瀾
Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan
予 觴 擲 向 西 山 雨 西 山 之 雨 一 陣 何 汪 洋
Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
予 觴 擲 向 北 風 去 北 風 揚 砂 走 石 飛 殊 方
Dư thương trịch hướng bắc phong khứ bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
予 觴 擲 向 南 天 霧 霧 中 有 人 開 口 一 飲 然 然 醉
Dư thương trịch hướng nam thiên vụ vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
天 地 宇 宙 渾 相 忘 予 不 醉 矣 予 行 予 志
Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
男 兒 自 古 事 桑 弧 何 必 窮 愁 泣 枌 梓
Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử.
- Phi Can 披 肝: phơi gan, bày tỏ cả tấm lòng
- Chiết hạm 折 槛 Bẻ lan can, bẻ tay vịn bằng gỗ.
Phi can chiết hạm: Ý nói sự dũng cảm không e sợ khi nói lên điều gì có thể ảnh hưởng đến tánh mạng.
- Chữ cuồng 狂 là điên khùng, còn có nghĩa là ngạo mạn. Phủ chưởng cuồng ca (拊 掌 狂 歌) có thể dịch "Vỗ tay ngạo nghễ mà hát"
- "dương sa tẩu thạch" Cát bốc lên cao, đá cũng bị cuốn lăn. Ý nói gió rất mạnh thổi bay các vật đến nơi khác.
- phần tử (cây Phần Du và cây Tử) ý nói quê cha đất tổ.
Dịch nghĩa:
Khúc Hát Phương Nam
Là người đàn ông có tài, sống trên đời này, sao không dũng cảm dùng cả tấm lòng thành, để gìn giữ trật tự mối giềng xã hội.
Quê hương nơi đâu sao cứ mãi ngao du bốn biển.
Quay đầu ngóng về phương nam xa mịt mù, mây trời một màu xanh ngắt.
Công danh không tạo dựng, học chưa hoàn tất, trai trẻ cả cuộc đời có bao nhiêu dịp, sao mơ mãi đến địa vị trong cõi đất trời.
Vỗ tay ngạo nghễ hát, hỏi cuộc đời này, giữa trời đất mênh mông, biết có ai là tri kỷ, đến cùng ta uống chén rượu này.
Hướng chén rượu về biển Đông, nước biển đông dâng lên muôn con sóng dữ.
Hướng chén rượu về mưa núi Tây, mưa núi tây khiến sông nước lan tràn rộng như biển cả.
Hướng chén rượu về ngọn gió Bắc, gió bắc mạnh làm cho cát bốc lên cao và đá cũng di chuyển đến nơi khác.
Hướng chén rượu về trời Nam mịt mù, giữa nơi mịt mù có người uống rượu một mình mở miệng cười vui.
Trời đất bao la ta như quên hết, sao không cho ta say hử? Ta làm theo chí hướng của ta.
Thân trai trẻ, từ trước đã mang chí hướng bốn phương, thì có gì phải than khóc với quê cha đất tồ.
(Huỳnh Hữu Đức)
Dịch Thơ
Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương.
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu.
Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
(Nguyễn Bá Trác)
Vì sao ngoài Nguyễn Bá Trác, chưa có ai dịch thơ Nam Phương Ca khúc ra chữ Quốc Ngữ? Sau khi tìm hiểu nghĩa của Nam Phương Ca Khúc, tôi rút ra 3 vấn đề:
1- Chúng ta thấy trên cộng đồng mạng, tất cả chỉ là những bản chỉnh sửa hay thay đổi vài ba chữ bài Dịch Thơ "Hồ Trường" của Nguyễn Bá Trác mà thôi.
Vì sao ngoài Nguyễn Bá Trác, chưa có ai dịch thơ Nam Phương Ca khúc ra chữ Quốc Ngữ? Sau khi tìm hiểu nghĩa của Nam Phương Ca Khúc, tôi rút ra 3 vấn đề:
1- Chúng ta thấy trên cộng đồng mạng, tất cả chỉ là những bản chỉnh sửa hay thay đổi vài ba chữ bài Dịch Thơ "Hồ Trường" của Nguyễn Bá Trác mà thôi.
2- Tất cả chỉ xăm xoi vào lời thơ trong "Hồ Trường" mà không tìm hiểu từ bản phiên âm Hán Việt hay bản Hán Văn. Đấy là bỏ gốc lấy ngọn.
3- Hồ Trường dịch rất đúng ý, nghĩa bài Nam Phương Ca Khúc, thật bi tráng, thậm chí còn hay hơn cả Nguyên tác Hán Văn, có lẽ chính vì thế khiến mọi người không thể hạ bút dịch thơ, ví như Lý Bạch muốn tả cảnh Hoàng Hạc Lâu, nhưng khi thấy bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu quá tuyệt, nên ông đành xếp bút, sau khi đề 2 câu thơ:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.
Trong dịch Thơ, Tác giả còn giữ lại khá nhiều Từ Hán Việt, tuy nhiên không vì thế mà bài thơ khó hiểu, vì đa số các từ này được sử dụng phổ biến trong văn học nước ta.
Thế tại sao có nhiều người chê dùng chữ không đúng?! Để tìm hiểu, tôi sẽ khởi sự từ đầu bài thơ:
- Câu 1:
Chữ "cột" bị sửa lại là "cật", Nhiều người cho rằng tác giả dùng chữ cột là sai, phải dùng chữ "cật (thận)" sẽ hợp với chữ "gan (can)". Ý tưởng này thật ngộ nghỉnh, vì trong văn học chỉ có can đảm (gan mật), can trường (gan ruột) chứ chưa thấy ai dùng "can thận (gan cật)" bao giờ. Trong nguyên tác là "phi can chiết hạm" như thế dịch "xé gan bẻ cật" là sai hoàn toàn.
- Câu 5:
Phủ chưởng cuồng ca: không thể dịch là vỗ gươm.
Nghiệng đầu hay nghiêng bầu? Câu nguyên văn chữ Hán không đề cập gì đến nghiêng đầu hay bầu, trong khi bản trên Nam Phong Tạp Chí thì nghiêng đầu.
- Câu 7:
Cuồng lạn hay cuồng loạn? Trong Bản ở Nam Phong Tạp Chí in là cuồng lạn, đây có thể là do sai chính tả, tác giả giữ nguyên gốc Hán Việt như các chữ "cương thường, cuồng lan"
- Câu 9:
"Đá chạy cát dương" Có người cho rẳng chữ "giương" mới đúng. Sao không nghĩ đến lối phát âm của vùng miền, mà thắc mắc mãi! Như chữ "chẩy" bên trên, có thể viết là "chảy"...
Bản Hồ Trường trong Nam Phong Tạp Chí có một số lỗi do ấn loát sai chính tả, như các chữ "xé gan (sé gan), thân thế (thân thể), cuồng lan (cuồng lạn)"...
Ngoài ra, còn những từ ngữ khác, nếu người đọc thơ không thích, xin hãy dịch thêm một bản Nam Phương Ca Khúc khác cho tất cả cùng thưởng thức. Đừng lấy cớ Nguyễn Bá Trác dùng sai chữ mà sửa thơ một cách thiếu trách nhiệm. Cho dù Tác giả bài Hồ Trường có sai thật chăng nữa, cũng không thể vịn vào đó mà tự ý sửa tùy hứng, vì dù sao đấy cũng là tâm huyết của Nguyễn Bá Trác.
Trước đây dù rất muốn dịch, nhưng sau khi tìm hiểu Nam Phương Ca Khúc và Hồ Trường, tôi không dám giữ ý định này nữa, vì bài thơ do Nguyễn Bá Trác dịch vượt rất xa tầm với của mình.
GS Thanh Lãng nhận định: “Muốn hiểu văn học việt Nam thời kỳ 1913-1932 không gì tốt cho bằng nhìn vào Nam Phong. Nam Phong là một tạp chí có ảnh hưởng sâu rộng, giữ địa vị của một Hàn Lâm Viện, kết nạp tất cả mọi ngành đương thời”. Thế nhưng vẫn còn đó những người cho rằng Nam Phong Tạp Chí đăng bài không đúng, không đáng tin cậy! Nguyễn Bá Trác dùng sai từ ngữ... Đây chắc là:
Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng, thế thượng tân nhân cản cựu nhân (長江後浪推前浪,世上新人趕舊人)
hay là "Trứng khôn hơn vịt"...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét