Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Tân Cổ:Tà Áo Cưới - Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ Cổ nhạc: Loan Thảo - Song Ca: Kim Trúc&Ngọc Trắng


Tân nhạc: Hoàng Thi Thơ 
Cổ nhạc: Loan Thảo 
Song Ca: Kim Trúc&Ngọc Trắng
Hát theo Karaoke Nguyễn Thành Nhơn

Vóc Dáng Mùa Thu

 

Chiều thu vàng nắng đầy tay
Cành tương tư trĩu nặng sai trái tình
Thiên thu vương mộng bóng hình
Đôi tim hòa cảm bình minh giao mùa.

Thu về vàng chiếc lá rơi
Bầy chim sẻ hót góc trời hoan ca
Lượn lờ cánh bướm bay xa
Tờ thư ai thả bay qua cổng vườn.

Gió thu hôn nụ cúc vàng
Nhà em phượng tím mơ màng chào xuân
Bến xưa thuyền chở mộng gần
Thoảng đưa vọng tiếng thu ngân dịu buồn.

Hoa thu chào đón thu phong
Hàng lau lả ngọn bay bông về đầm
Sao thu trở lại âm thầm
Lòng dâng thương nhớ trăng rằm đêm thu.

7-08 
ĐT Minh Giang

Thu Đến

 

Thu đang rót mật giữa không gian
Tiếng gọi rừng thông réo rắt vang
Chiếc lá vàng lao chao gió quyện
Nụ hôn hồng chất ngất tin sang
Chân trần, áo mỏng vừa lay nhẹ
Cỏ úa đồi hoang đã ngập tràn
Ô nắng chợt say tình khóe mắt
Sao hồn lại bối rối miên man.


Lê Mỹ Hoàn

10/2023
 

An

 

An

Xin chúc cả nhà một chữ An 
An tâm, An lạc, lẫn Bình An
Tình tiền tràn đến như nước đổ
Niềm vui, Hạnh phúc đến miên man

Sao Khuê
***
Cảm Tác:

Đầu năm nhận được một chữ An
Cả năm được hưởng chút an nhàn
An tâm ta vẫn còn sức khỏe
An lạc một đời chẳng thở than.


Nguyễn Thị Thêm

Nature Et Poésie (J'on Kalman Stefánsson) - Thái Lan Dịch


Những bài dịch, nếu xét về phương diện tầm quan trọng mà chúng mang đến thì thật là khó phân tích.
Chúng làm cho mảng kiến thức của ta được nhân lên rất nhiều, cũng như khiến ta trưởng thành hơn, vì ta sẽ hiểu về thế giới nhiều hơn, cũng như hiểu chính bản thân mình sâu sắc hơn.

Một quốc gia có rất ít kiến thức được dịch từ ngôn ngữ khác và hạn chế sự tìm kiếm, chỉ đào sâu kiến thức phong phú của ngôn ngữ trong những suy nghĩ của chính họ, sẽ có trí tuệ rất hạn hẹp, và nếu có nhiều đất nước như thế, sẽ trở nên mối nguy nan cho các quốc gia khác,
bởi vì có vô số kiến thức cần thiết sẽ trở nên xa lạ với họ, vượt ra khỏi thực lực và tập quán đặc thù của họ.
Những tài liệu được dịch sẽ mở rộng tầm nhận thức của con người và của thế giới cũng lúc. Chúng sẽ giúp bạn hiểu thêm về những dân tộc xa xôi.
Con người sẽ bớt nghiêng về sự thù hận, hoặc nỗi lo sợ nếu như họ hiểu được người khác.

Sự thông cảm có khả năng cứu vãn con người khỏi những khó khăn của chính họ.
Nếu như bạn hiểu biết về kẻ thù thì các tướng lãnh rất khó để đốc thúc bạn đang là lính của họ phải chém giết phe bên kia-

Bạn hãy nghe đây, hận thù và thành kiến chỉ là thành quả của nỗi kinh sợ và sự thiếu hiểu biết - bạn có thể ghi nhớ cho rõ, bạn nhé!

Thái Lan Dịch

Cây Khế Nhỏ


Mùa rồi đi chợ mua rau
Em mua trái khế thêm màu nồi canh
Chẻ đôi lấy hột để dành
Ươm vào lòng đất trổ cành tí hon

Em thương cây khế cỏn con
Từng ngày chăm sóc mầm non đến giờ
Ươm vào cây khế ước mơ
Ðược nhìn hoa tím tuổi thơ một thời

Sáng nay thấy chiếc lá rơi
Em buồn đứng ngắm chơi vơi cõi lòng
Bồi hồi khoảng trống mênh mông
Lâu rồi ngày ấy theo dòng thời gian

Nhớ quê cây khế chín vàng
Bóng râm mát rượi xóm làng năm nao
Tự dưng nước mắt tuôn trào
Nhìn cây khế nhỏ nghẹn ngào nhớ quê!

101623
Y Thy Võ Phú

Câu Chuyện Về Tương Đài Thuyền Nhân Tại Mississauga


Sáng nay trời mùa đông, quá lạnh cho người viết ngồi ngoài trời để viết bài như thường lệ, nên tôi bèn lái xe đến thư viện Burnhamthorpe, Mississauga cho tĩnh mịch, thoải mái để không bị tiếng phôn reo và cái PC làm phiền…

Đã hơn 20 năm nay, tôi thường lai vãng tới nơi này có cây cao, chỗ đậu xe khang trang, có thảm cỏ… rất tiện lợi cho việc đi bách bộ rồi vào trong thư viện mà đọc sách, viết bài. Vui hơn nữa: hy vọng cuối năm 2019, Cộng Đồng Việt Nam (CĐVN) tại vùng Đại Đô Thị Toronto sẽ xây xong Tượng Đài Thuyền Nhân (TĐTN) ở ngay tại nơi này.

Câu chuyện xây Tượng Đài Thuyền Nhân bắt đầu phôi thai từ năm 2010.

Tôi đã may mắn có cái “duyên” được thuyền trưởng Phạm Ngọc nhờ dịch dùm bảy chương của cuốn sách “Con Tàu Trường Xuân” sang Anh ngữ mấy năm trước đó.

Trong lúc dịch, người viết đã phải đọc đi đọc lại phần tiếng Việt rất nhiều lần để thật hiểu câu chuyện. Và tôi đã “nhập vai” trở thành một trong những “thuyền nhân” trong chuyến hải hành gian truân đó.

Năm 2010, nhân dịp gia đình thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy sang Sydney, Úc Đại Lợi để hội ngộ năm thứ 35 với “Gia Đình Trường Xuân”, vợ chồng chúng tôi cùng tháp tùng Thuyền Trưởng vì người viết cũng đang háo hức muốn gặp lại bạn bè trong chương trình Colombo Plan tại Sydney sau 41 năm xa cách.

Vài người bạn học cũ đã đưa vợ chồng chúng tôi đến địa danh “The Heads” tại Sydney để cho tôi được trở về với dĩ vãng cùng với bạn bè trong thập niên 60.

Nhìn những ngọn sóng đánh mạnh vào vách đá làm nước bay tung tóe, tôi thấy lặng người. Thấy mơ hồ nhớ nhung, thương xót vô cùng. Tôi liên tưởng đến những con thuyền mỏng manh đi trên biển của các thuyền nhân Việt Nam; sóng to như thế thì làm sao các con thuyền nhỏ nhoi và các “du khách bất đắc dĩ” mà không bị tai nạn, bị vùi sâu trong lòng biển cả? Lặng người và miên man trở về với năm 1975 khi tôi ra phi trường Pearson tại Toronto đón người tị nạn Việt Nam đầu tiên. Gặp nhau mừng mừng …, tủi tủi…

Rồi trong thập niên 80, chúng tôi đã gặp nhiều ”thuyền nhân thứ thiệt” tại Toronto và các nơi khác.Tại Centennial College, nơi tôi giảng dạy, tôi cũng đã gặp một số sinh viên thuyền nhân người Việt.Nhớ nhất là hình ảnh anh NV, một “sinh viên già” (mature student) đã từng là một cựu sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tuổi đã trên 40 nay lại cắp sách đến trường. Nhớ rõ một lần các anh chị em nhờ tôi “booked” một phòng để họ tổ chức ăn Tết Việt Nam trong một hôm trời đang bão tuyết vào năm 1985!

Cũng tại địa danh “The Heads” này mà trong thập niên 60, người viết đã từng ra nhìn những vách đá ướt, những bọt nước, những ngọn sóng liên tục thi nhau vỗ vào bờ, để rồi bỗng đâu nhớ đến hình ảnh của cha già và chú em trai còn đang học trung học: một già, một trẻ đang sống trong cảnh gà trống nuôi con, hàng ngày chờ thư của đứa con trai chót út đang đi học phương xa.

Trong chuyến đi “cruise” tại vùng Caribbean mấy năm trước, tôi cũng đã nhìn thấy những con sóng to vỗ vào bờ. Ban đêm, từng được ngắm và chụp hình trăng tròn trên biển, thú vị vô cùng nhưng khi nhìn lại đuôi tàu, chỉ thấy màn đêm đen kịt, thấy cảm giác rờn rợn làm sao ấy.

Năm 2013, nhân dịp đưa người bạn phương xa đi thăm Niagara Falls, đứng nhìn một con tàu nhỏ chở khách tới gần ngọn thác đang xối xả thả nước xuống làm tôi liên tưởng đến các chiếc thuyền mỏng manh trong thập niên 80. Chính lúc này, tôi nảy ra ý định: bàn với Ủy Ban Lâm Thời xin một miếng đất ở Niagara Falls để xây Tượng Đài Thuyền Nhân. Tiếc nỗi, việc không thành vì đây là một khu đất vàng, khu đất “nhà vua”, không ai được xây cất gì hết!

Đành phải “Forget it!”

Cuối năm 2014, chúng tôi trong Ủy Ban Lâm Thời “cải tổ” lại việc đi xin đất. Mời thêm một số anh chị em đã có kinh nghiệm sinh hoạt cộng đồng tham gia vào Ủy Ban Xin Đất Xây Tượng Đài; Ủy Ban này gồm có tất cả 13 thành viên và chỉ đi xin đất tại Thành Phố Mississauga mà thôi.

Tôi lái xe đi xem một số công viên tại Mississauga. Sau đó, đi chụp hình, quay video clips và làm Youtube một số các công viên như :

– Riverwood Park (1) thật trang nhã, thanh tịnh làm du khách cảm nhận được sự tĩnh lặng, thanh tịnh của Thiền Định, tọa vì ngay ven sông Credit River. Thất bại vì đây là khu đất của người Da Đỏ (First Nations).

– Jack Darling Memorial Park (2) trông rất nên thơ, chạy dọc theo bờ hồ Ontario. Bốn mùa, lúc nào cũng làm cho tôi cảm nhận thấy một nỗi buồn chia ly, xa vắng mỗi khi nhìn thấy con thuyền đang căng buồm xuôi gió trong Lake Ontario. Cảnh vật này rất thích hợp cho công việc xây TĐTN ngay tại đây.

Thất bại, vì khu đất này thuộc về chính phủ Liên Bang Canada, ngoài ra ven bờ hồ lại còn có rất nhiều các dây cables của chính phủ liên bang.

– Erindale Park (3) cũng rất ngoạn mục. Công viên này nằm ngay ven sông Credit River mà Xuân, Hạ, qua Thu, là những mùa dân Canada thi nhau đi câu cá tại đó. Mùa Thu đẹp tuyệt trần đời, vì có lá vàng, lá đỏ tô màu công viên dưới nền trời khi xám xịt, khi trong xanh, khi mưa phùn…Cũng không thành công, vì đây là khu chứa nước lụt (flood plain), chính phủ địa phương (Mississauga Municipal Government) không cho phép bất cứ ai xây cất trong khu đó.

Thế rồi, ngày 9, tháng 2, 2016, Cộng Đồng Việt Nam đã may mắn được thành phố Mississauga chấp thuận dành cho chúng ta xây Tượng đài Thuyền Nhân (4) tại số 3650 Dixie Road, Mississauga ( góc Tây Nam của đường Dixie và Burnhamthorpe). Ngoạn mục và bất ngờ vô cùng. Khu đất này lại tiện lợi hơn 3 nơi kia vì có 2 đường xe bus chạy qua (xe bus chạy theo đường Dixie, và xe bus chạy theo đường Burnhamthorpe). Lại có thư viện Burnhamthorpe và Prentice Theatre ở ngay nơi đó. Khu vực này có đông dân cư Việt Nam. Không hẹn lại đến. Rất khang trang. Ban đêm sáng sủa mà cũng không kém phần trang nghiêm, tĩnh mịch. Có rất nhiều người ra vào, vì ở ngay trước Thư Viện Burnhamthorpe và Sân Khấu Prentice. Ý trời hay duyên phận Trời đã định cho CĐVN chúng ta?

Tiện đây, xin kể một câu chuyện khác thường.

Hồi khoảng cuối năm 2015, người viết có 3 “giấc mơ” rất lạ lùng. Những giấc mơ này thường xảy ra lúc trời gần sáng. Lần đầu tiên, trong giấc ngủ, tôi thấy rõ trong đầu hình ảnh một mộ bia mầu hồng bằng đá granite trôi bồng bềnh trong không gian. Chẳng hề sợ hãi, kẻ đang ngủ cứ “xem xi-nê trong mơ”. Rồi thức giấc, còn nhớ rõ mồn một hình ảnh của mộ bia. Rồi giấc mơ này lại trở lại với tôi trong khoảng mười đêm liền, giống hệt như giấc mơ ban đầu. Vẫn thản nhiên mà “xem xi-nê”.

Vài ngày sau đó, tôi thấy trong đầu óc “phần 2 của giấc mơ”. Phía trên là chân trời màu xám, phía dưới màu đen có những sóng nước đang trôi về phía tôi. Trong giấc mơ này, tôi nhớ rõ đã “nhìn” thấy trong đầu nhiều vật đang trôi theo giòng nước, xa xa trông giống như những que củi bập bềnh trôi liên tiếp về phía kẻ đang ngủ. Cũng chẳng thấy sợ hãi mà lại còn thích thú mà “xem ciné” nữa. Sáng dậy, thấy nhẹ nhàng và vẫn còn nhớ rõ các hình ảnh này. Thế rồi “phần hai của giấc mơ” này lại tái diễn liên tục trong vòng vài đêm liên tiếp. Kẻ đang ngủ vẫn chẳng thấy sợ hãi, và cứ nằm ngủ mà “xem Tê Vê” trong đầu. Vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của “câu chuyện vô đề” này.

Sau đó là “phần 3 của giấc mơ”. Giống như “giấc mơ thứ 2”, nhưng lần này thì “nhìn thấy ” hình ảnh các que củi to và rõ hơn; hình thù giống như những con cá chết không có đầu, màu xám trắng. Vẫn chưa hiểu rõ câu chuyện ra sao. Đêm thứ hai, trong giòng nước đen kịt, kẻ “mê sảng” nhìn thấy rõ các “que củi giống như những cái hộp nhỏ” và thấy những cái “thây” cá to hơn, không có đầu và đang trôi về người viết. Bắt đầu “hiểu” hơn một chút.

“Phần ba của giấc mơ” còn trở lại (recurrent dreams) “thăm” tôi tiếp tục trong vòng một tuần liền. Lúc này, tôi chợt hiểu: đây không phải là các giấc mơ (dreams) hão huyền mà đây là một “thông điệp tâm linh/ báo mộng” (spiritual messages/ signals) của những vong hồn vẫn còn chưa siêu thoát về “báo mộng” cho tôi một điều gì đây. Không hề sợ hãi mà chỉ thấy thương xót vô cùng: A ha, đây là thông điệp của những vong hồn của nhiều người vượt biên, vượt biển, chưa siêu thoát được.

Quá xúc động, người viết đã ghi lại bài thơ “Tri Ân, Tưởng Niệm, Cội Nguồn” trong link dưới đây:
http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/gratitude-commemoration-origin-tri-an-tuong-niem-coi-nguon/

Trong cuộc đời, nhiều năm trước đó, trong giấc ngủ, tôi đã từng nằm mơ thấy những tín hiệu rất trung thực. Xin mời quý độc giả vào đọc bài viết trong link dưới đây:
http://chimviet.free.fr/truyenky/damphan/caydaloicu/dtpn053.htm

Sau khi CĐVN đã có được miếng đất để xây Tượng Đài Thuyền Nhân, HTNTN đã tổ chức được 5 lần gây quỹ và đã đạt được chỉ tiêu quyên góp/ ghi tên trên các plaques đủ để đi vào giai đoạn xây cất bắt đầu vào giữa tháng Tư năm 2019, khi mùa xây cất ngoài trời bắt đầu sau mấy tháng mùa đông tại Canada.

Đầu tháng 11, 2018, mẫu TĐTN do ĐKG Vi Vi kiến tạo cao 8 ft bằng fiberglass đã được chuyên chở từ San Diego về đến Toronto để một công ty Canada đúc tượng bằng đồng xong trong vòng 8 tháng.

Khi bài viết này được lên khuôn báo, Hội Đồng Quản Trị của HTNTN đang bận rộn với phần Kiến tạo và Xây cất (Design phase, Construction phase). HTNTN được Hội Đồng Thành Phố và nhân viên trợ giúp rất nhiều trong thời kỳ xin đất và nhất là trong thời kỳ kiến tạo và xây dựng.

Sau đây là các links về 5 lần gây quỹ (3 lần do HTNTN và 2 lần do CĐVN):

- http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/gay-quy-dot-dau-tien-cua-htntn-july-15-2017-vbpmas-first-fund-raising/
- http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/nov-18-2018-vbpmas-2nd-fund-raising-gala-gay-quy-dot-hai-do-mot-so-anh-chi-em-nghe-si-to-chuc-giup-htntn-xay-tdtn/
- http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/vbpmas-fund-raising-gala-night-april-7-2018-dot-gay-quy-lan-thu-hai-cua-hoi-tuong-niem-thuyen-nhan/
- Http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/dem-gay-quy-tinh-nguoi-vuot-bien-july-14-2018
- http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/dem-gay-quy-22-9-2018-fund-raising-gala-sept-22-2018/
- http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/hat-cho-thuyen-nhan-tong-ket-chi-thu-cho-dem-gay-quy-ngay-18-thang-11-2017/
 
Tượng Đài Thuyền Nhân được xây cất với nhiều ý nghĩa khác nhau: Để cám ơn Cao Ủy Tị Nạn Quốc Tế, đất nước và người dân Canada. Để tưởng nhớ đến nửa triệu đồng bào Việt Nam đã tử nạn trên đường vượt biên, vượt biển. Để góp phần vào Cội Nguồn và Đa Văn Hóa của Canada. Để cho con cháu nhiều đời về sau hiểu biết về gốc tích của người Việt tại Canada và nhắc nhở cho các con cháu chúng ta sống cho nhân hòa.

Cảm kích ý nghĩa về thân phận mong manh của kiếp người, một cặp vợ chồng bạn của chúng tôi đã viết:
Grant them eternal rest, Lord, and let perpetual light shine upon them.
Xin Thượng Đế cho họ yên giấc ngàn thu để ánh sáng Công Lý đời đời chiếu soi.

Tượng Đài Thuyền Nhân là một công trình với rất nhiều ý nghĩa được CĐVN vùng Đại Đô Thị Toronto và nhiều nơi khác khích lệ và tích cực đóng góp về công sức và tiền bạc. Đặc biệt là công trình này đã được chính phủ địa phương (The City of Mississauga Council) bỏ phiếu chấp thuận 100%.

“Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Muốn biết thêm các chi tiết khác, xin mời Quý Vị vào đọc các bài viết của Hội Tưởng Niệm Thuyền nhân dưới đây:
http://www.boatpeoplememorial.com/mississauga/
CHÚ THÍCH: YOUTUBES VỀ CÁC CÔNG VIÊN:
https://www.youtube.com/watch?v=JTnET4hwmlQ&t=62s
(Riverwood Park)
(2)
https://www.youtube.com/watch?v=qZi2Ul_Q8YY&t=11s
(Jack Darling Memorial Park)

Đàm Trung Phán
Tháng 12, 2018
Mississauga, Canada


Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Nước Mắt Mùa Thu - Sáng Tác Phạm Duy - Kim Trúc Trình Bày


Sáng Tác Phạm Duy
Trình Bày: Kim Trúc

Nguyện Chúa Ở Cùng

 

(May God Bless You) (*) 

Chúa hằng theo dõi bước con đi 
Chúa sẽ quan tâm với độ trì 
Chúa đã thứ tha người tội lỗi 
Chúa còn nâng đỡ kẻ sầu bi 
Chúa luôn sát cạnh không lo sợ 
Chúa ở ngay bên chẳng ngại gì 
Chúa hướng dẫn ta trong mọi lúc 
Chúa hằng theo dõi bước ta đi. 

(*) Võ Thạnh Văn gửi cho câu này,cám ơn anh nhiều 
Thái Huy 
10/15/23

Phù Du

 

Rồi ta sẽ về với gió cùng trăng
Nối lại tóc tơ dưới bóng cung Hằng
Ai biết khi nào mình về cõi đất
Thì nói với nhau những chuyện phải chăng

Cuộc sống coi như một chuyến du hành
Nhờ phúc duyên đưa cuộc tình nẩy sinh
Người tạo cùng ta lũ búp bê nhỏ
Để lúc cô đơn có bé có mình

Há chẳng biết rằng đời là sân khấu?
Há chẳng hiểu về cái nghĩa phù sinh?
Vừa cất cánh bay đã thành sương khói
Bao giấc Nam Kha, bao kẻ bất bình!

Thì hãy nói vui khi cùng gặp gỡ
Để lại nhớ nhung tri ngộ đường mây
Với lòng tin yêu con tim mở cửa
Hy vọng bên nhau những tháng cùng ngày

Đến một ngày nào nghe tin báo xấu
Hồn chợt nhói đau nhớ tiếc người xưa
Trên đường trần gian chẳng bao giờ nữa
Họa lại tái sinh cõi trời nắng mưa!

Locphuc

Em Giận Anh Rồi

 

Em giận anh rồi, anh biết không?
Làm sao nối lại mối duyên nồng
Chờ xem ai nói lời xin lỗi
Cả hai nhận lỗi, mới là xong.


Thư Khanh

Phố Núi Pleiku


(Tặng BS Trần Quý Trung, nguyên Y sĩ Trưởng QYV PLeiku)

Tôi trở về, phố núi Pleiku
Mang theo tình thân, người từ viễn xứ
Vách tường xanh rêu xanh, hàng cây lá đổ
Con đường xưa quen, bây giờ bỡ ngỡ
Một phút bâng khuâng, một phút ngại ngần

Tôi trở về, thăm ngôi nhà cũ
Như chim bay xa, quay về tìm tổ
Tổ ngày xưa thân, bây giờ nát đổ
Có đàn chim nhỏ, xôn xao từng ngày
Con đi tìm mồi, con xa lìa bầy

Khi người về, hoài nhớ mênh mang
Khi người đi, tiếc nuối muộn màng
Khi người xa, nỗi buồn ly biệt
Khi người gần, có những băn khoăn

Tôi trở về phố núi Pleiku
Phố buồn cho tôi, hay tôi buồn cho phố
Gạch đá bao năm, vẫn còn đây đó
Đường xá vô tri, bao giờ biết nhớ
Chuyện cũ khi xưa, người những năm nào …

Trần Văn Khang

Một Thời Để Yêu Là Một Thời Để Viết!

Không biết bây giờ, còn bao nhiêu người viết thư-tình ?!
Thời đại này, khi hầu hết thư từ, văn kiện, đơn xin vv đều được gởi qua “mạng”, khi những thăm-hỏi, hẹn hò được gởi qua “cellphone” ..vv thì những lá thư đã hiếm dần đi, nói chi đến những lá thư-tình!

Bây giờ, viết thư-tình đã được thay bằng gõ thư-tình!

Như một bài luận, thư-tình cũng có nhập đề (tỏ-tình), thân đề (say-tình) nhưng ít có kết-luận. Cưới nhau rồi thì ít (?) ai tình-thư cho vợ(chồng). Thư (tuyệt)-tình còn hiếm hơn nữa (?), nhất là với cánh đàn ông (?): “cứ … lặn(g) rồi đi, rồi khuất bóng” như “Cô hái mơ“ (Nguyễn Bính)!

Không biết ai là tác giả lá thư-tình đầu tiên? - Chắc chắn không phải là Adam. Không phải vì Adam không biết .. viết ( và Eva không biết đọc ) mà vì không có lý do gì để Adam bỏ công, tốn của “cua“ Eva cả. Không cần mất ngày giờ, không cần moi óc viết thư, không phải chịu khó lủi thủi theo sau, không bỏ công tán tỉnh, không cần mời ăn nhà hàng, uống sinh tố , không sáng quà, chiều cáp vv nhưng Eva vẫn chịu chàng như thường. Chứ không chịu chàng thì chịu ai? Chả thế mà câu “Madam, I’m Adam”, đọc theo kiểu Tây (trái qua phải) hay kiểu Tàu (phải qua trái) gì cũng vậy: cũng vẫn là “I’m Adam”, một Adam “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Còn ai trồng .. táo đất này nữa?!

Theo “wikiwand”, lá thư-tình xưa nhất thế giới là lá thư trong thần thoại Ấn Độ (Bộ “Bhagathava Purana”, quyển 10, chương 52), xuất hiện từ hơn 5000 trước: lá thư của công chúa Rukmini gởi cho vua Krishna.
Nhưng đó chỉ là lá thư thần thoại!

Lá thư xưa nhất thế giới có lẻ là lá thư (mất nhiều đoạn) được tìm thấy ở Novgorod, một thành phố cổ, nằm giữa Moscow và Saint-Petersburg. Lá thư được viết trên những vỏ cây, khoảng 1100-1200, của một người nữ gởi một người nam. Trên vỏ cây số 752, người ta đọc được những lời .. trách móc : Em đã gởi cho anh 3 lần. Anh có giận gì không mà tuần này (hoặc chủ nhật này), anh không đến gặp em ..(1) . Hóa ra, từ 10 thế kỷ trước, người phụ nữ đã bị cho “ăn thịt thỏ” trong một “sáng chủ nhật trời trong“ rồi (“7 ngày đợi mong “/ Trần thiện Thanh) !!!

Lá thư-tình xưa-nhất-tìm-thấy ở Anh, được viết năm 1477, của cô Margery Brews viết cho hôn phu John Paston (2). Ở Pháp, là lá thư-tình của Bá tước Sade viết cho phu nhân Renée Pélagie (10/1781).

Ở Việt Nam, tôi không biết lá thư-tình xưa-nhất-tìm-thấy được viết năm nào? tiếng Hán hay tiếng Nôm, Pháp ngữ hay Việt ngữ ? Trong quyển “Giai Thoại Làng Nho” (1966) của Lãng Nhân, tôi đọc được bài thơ (tỏ tình) của cậu chiêu Phạm Thái (1777-1813) viết cho Trương Quỳnh Như, em gái người đồng chí ( phò Lê ): Trấn Thủ Trương đăng Thụ. Cụ Lãng Nhân cho biết, trước đó, Phạm Thái và Quỳnh Như đã kết mối duyên văn tự, xướng họa rất tâm đắc. Từ đó, tình thơ cho tình thư:

Từ chốn thiềm-cung trộm giấu hương
Dễ xui tao khách mối sầu vương
Gió thông réo-rắt rong đàn oán
Trăng hạnh chênh-vênh rạng bóng dương
Nếu phải tình-duyên may chút phận
Thì xin ân ái vẹn hai đường
Phong lưu đôi lứa ai đà dễ
Bụi tục chi cho bợn lóa gương.
Phạm Thái

Nhưng đời không như là thơ! Bị mẹ ép duyên phải lấy anh công từ con nhà giàu, học dốt, xí trai, Quỳnh Như phẫn uất quyên sinh! Chán đời, Phạm Thái tìm quên trong men rượu. Ông mất năm 37 tuổi! Cuộc đời ông được đã được nhà văn Khái Hưng viết lên “Tiêu Sơn Tráng Sĩ “.

Viết thư-tình, đành rằng nội dung là chánh nhưng hình thức cũng quan trọng không kém. Chữ cua bò, gà bới, lên núi, xuống đồng thì khó mà làm cho .. đọc giả “phút đầu đọc thư, tinh tú quay cuồng “. Nếu lại dùng giấy học trò kẻ-hàng nữa thì coi như .. xong! Lá thư đầu tiên cũng là .. chiếc lá cuối cùng (‘‘đêm chưa qua mà trời sao vội sáng ‘‘)!

“Graphologie” là một kỹ-thuật (technique) “xem chữ đoán người”. Nói chuyện với một phóng viên đài BBC- Châu – Phi (9/2021), Oladipubo Macjob, một bác sĩ Nigerien, chuyên viên ‘‘xem chữ mà bắt hình dong ‘‘(graphalogue), cho biết : ‘‘nếu đôi mắt là cửa sổ của linh hồn thì đôi tay là cửa sổ của khối óc ‘‘( tout comme l'œil est la fenêtre du corps, nos mains sont la fenêtre du cerveau ). Theo ông, nếu nét chữ nghiêng về bên phải thì đó là một người sống tình cảm, hành động theo cảm xúc. Ngược lại, nếu nghiêng về bên trái (thiên tả ?) thì đó là một người hời hợt (ne fait toujours attention) . Nếu viết thẳng đứng, thì đó là người tự chủ‘‘(3)

Ở Việt Nam, ngày xưa, tôi đã nghe mấy lời bàn ‘‘sờ mu rùa’‘ này rồi! Nào là người viết chữ to là người, không nhất thiết phải to.. con, nhưng là một người rộng rãi; viết chữ nhỏ, khít rịt là người bần tiện. Nào là người viết chữ như rồng bay, phượng múa (?) không bắt buộc phải là người thích nhảy .. đầm, nhưng đó phải là một người lãng mạn, bay bướm ; người viết chữ tròn trịa, không hẳn phải ‘‘tròn" , mà là một người có óc sáng tạo, nghệ sĩ vv!! Thú thật, tôi nghi ngờ cái ‘‘bút tích học’‘ này lắm ! Giản dị vì tôi đã là nạn nhân của vài đứa viết chữ to, chữ ‘‘rồng bay, phượng múa’‘, chữ to nhưng rất bần: uống cà phê xong cứ ngồi chờ thằng khác trả tiền, hay những đứa ‘‘xuân hạ thu đông có 4 mùa / tánh hay hút thuốc lại không mua / thấy ai có thuốc rề rề tới/ một điếu hút, còn điếu .. secour " ! Thế những người dân quê, ít học, cầm bút không quen chỉ nguệch ngoạc … khít rịt thì sao? Hay những người chịu khó sửa lại chữ viết cho đẹp ( tôi biết vài người ) mà không chịu sửa tánh ? Hồi ‘‘lycée’‘, lớp tôi có một chàng rất lạ. Khi viết, chàng cầm bút tay phải (chữ khít rịt) nhưng khi lên bảng thì chàng viết bằng tay trái (chữ rất to). Tôi không biết chàng có hai .. bộ mặt hay không. Chỉ biết đó là một người bạn hiền lành, học giỏi!


Để kiểm chứng cái ‘‘technique graphologie‘‘, theo đây là chữ viết của một số nhân vật ‘‘nổi tiếng" miền Nam mà chúng ta đã biết nhân cách của họ : thi sĩ Vũ hoàng Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, văn sĩ Mai Thảo, thiếu tướng Lê văn Hưng và nhạc sĩ Trịnh công Sơn.

(thư Trịnh công Sơn viết cho Dao Ánh/ em gái Diễm xưa (Bích Diễm)

Khác với khuôn mặt: xấu đẹp tùy người đối diện, viết chữ xấu thì ai cũng thấy ngay.

Viết (chữ) xấu khác với viết tháo. Chữ viết tháo chưa chắc là chữ viết xấu. Mà là khó đọc. Trước 75, viết tháo ‘‘nổi tiếng’‘là mấy đấng Bác Sĩ, văn sĩ (viết báo) . Nhưng không vì thế mà không đọc ra. Khó đọc khác với không đọc được.

Không biết bây giờ thì sao nhưng so với thế hệ đào tạo sau 75, phải công nhận là ‘‘chúng ta " viết chữ ‘‘đẹp’‘! Chuyện cũng dễ hiểu, không chỉ vì, ngay từ những lớp vỡ lòng, chúng ta đã bặm môi, gò tay, viết theo những bài tập cô thầy cho, quyển ‘‘Tập Đồ"‘, từ A tới Z , mà xã hội chúng ta sống, đa phần là những người viết “đẹp“, từ cô thư ký đến bác xã trưởng, từ anh hạ sĩ đến ông thiếu tướng vv!

Chữ viết không liên quan gì đến trình độ nhưng tôi để ý thấy từ ‘‘lycée’‘trở lên, số người viết chữ xấu giảm đi .Theo tôi, chữ ‘‘Bác Sĩ " không phải là chữ xấu, chữ gà bới. Mà là chữ viết tháo. Có thể người ‘‘ngoài" không đọc được tên thuốc (có đọc, cũng chả hiểu gì) nhưng người trong giới (corps médical), họ biết ngay!

Nên, tôi rất ngạc nhiên khi đọc trên website ‘‘caodangyduocsaigon‘‘ bài viết của Thu Hương, trong đó, giảng viên Đặng thùy Linh của trường ‘‘Cao đẳng Y Dược Sài Gòn’‘, nói về ‘‘chữ ‘‘BS viết xấu, không đọc được lý do tại sao ‘‘(4), để chứng minh, tác giả chụp lại toa thuốc của một ‘‘Bác sĩ’‘được ‘‘Cách Mang’‘ đào tạo .

Giải thích hiện tượng này, theo Giảng viên Thùy Linh, có 3 lý do: không có thời gian nắn nót, phải viết lúc đi, đứng; bệnh nhân quá đông ! Mấy lý do đưa ra, tóm gọn lại chỉ là một lý do: không có thời gian! Không có thời gian vì bệnh nhân quá đông, nên không “nắn nót” (!), không ngồi được để viết!

Chuyện BS ‘‘không có thời gian’‘ không lạ lùng gì trước 75, nhất là các nam BS. Do họ làm 2 jobs (quân đội / phòng mạch tư) nhưng không vì thế mà họ viết một cái ‘‘toa’‘trời ơi, đất hỡi như cái toa của BS-XãHộiCN dưới đây: 
Viết như thế này thì không phải là viết xấu, viết tháo. Mà là vẽ bùa! Bố ai đọc cho nổi!
Thảo nào, sau 75, nhiều người miền Nam thà đến thẳng pharmacie tả bệnh rồi mua thuốc, còn hơn là đi khám BS ‘‘Cách Mạng ‘‘lấy toa!

Trở lại với thư-tình.

Ai không có lần viết, hoặc đọc, thư-tình? Những sáng bâng khuâng, những chiều tư lự, những đêm thức trắng, kiếm từng ý ‘‘hay’‘, chọn từng con chữ, viết cho người-yêu-dấu. Hàng chục (?) lá thư xé đi, viết lại, sao cho khéo, cho cảm động. Rồi kén bút, chọn màu. Bút máy ‘‘chic" hơn bút nguyên tử. Mấy cậu giản dị, cứ màu đen, màu xanh làm chuẩn. Mấy cô thì lãng mạn hơn, hay chọn màu tím, màu hoa ‘‘pensée‘‘!

Tôi không biết ‘‘nét bút đa tình lả lơi’‘ theo nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là nét bút như thế nào nhưng chắc chắn là nó không có nghĩa ‘‘suồng sã, chớt nhả ‘. Có lẻ đó là nét chữ bay .. bướm(?), … ‘‘ bồng bềnh‘‘(?)..vv: nét chữ … ‘‘nghệ sĩ ‘‘( !)

Nhiều quyển sách viết về ‘‘Những lá thư-tình hay nhất thế giới ‘‘, ‘‘Cách viết thư-tình‘‘, ‘‘Thư tình cho chàng , cho nàng‘‘vv Việt có, Tây có. Với tôi, một lá thư-tình hay, là một lá thư-tình viết thật với lòng mình, có sao, nói vậy.Thơ mộng hoặc lãng mạn ; giản dị hay ‘‘cải lương’‘vv sao cũng được, miễn không ‘‘sáo’‘. Có như thế, thư-tình, viết ở tuổi nào, cũng đều đẹp, đều hay.

Trước đây, tôi cứ tưởng thư-tình ‘‘đẹp’‘nhất phải là những ‘‘phong thư-tình ngây dại ‘‘của tuổi học trò. Nhưng sau này, nghĩ lại, chính những lá thư-tình của Lính, hay thư- tình viết cho Lính mới là những lá thư - tình ‘‘đẹ ’‘nhất. Đẹp nhất vì chúng là những lá thư viết cho Hiện Tại của đôi tình nhân. Có khi, lá thư được gởi đi nhưng người nhận đã không còn! Có khi, thư đang dở trang thì người viết đã hy sinh ! Đẹp nhất vì chúng là những dòng chữ của những người chấp nhận hy sinh, không chỉ cho quê hương không thôi, mà còn để cho những người yêu nhau được tiếp tục gởi nhau những lá thư -tình.

Thư-tình của người Lính Cộng Hòa đã được nhạc sĩ Trần thiện Thanh (ký tên : Anh Chương (con trai lớn nhạc sĩ & Trần thiện Thanh Tâm (người em kế nhạc sĩ ) vinh danh qua ‘‘Tình thư của Lính‘‘, một ca khúc vui nhộn, dễ thương, viết sau biến cố Mậu Thân . Đó là một lá thư ‘‘không xanh màu trời , không nồng hương, không nét hoa đa tình‘‘ lại không ngay hàng thẳng lối do viết trên ba lô nhưng ‘‘thư của lính ghi giữa rừng cây khi nhớ em thật đầy" vv

‘‘Tình thư của Lính", theo tôi, phải là một trong những ca khúc ghi vào Nhạc Sử Việt Nam. Không chỉ vì nó cho thấy một ‘‘phương diện’‘ khác của miền Nam trong chiến tranh, mà nó còn cho các thế hệ mai sau thấy rằng: người Lính Cộng Hòa là một người Lính rất ‘‘người’‘, họ không ‘‘chiến đấu thần thánh’‘, không ‘‘quang vinh đại thắng’‘, không bị ép đi ‘‘giải phóng’‘ai, không chỉ cầm súng đuổi giặc, người Lính miền Nam còn cầm bút viết những dòng chữ yêu đương, những câu yêu đương từ trái tim họ, một trái tim không có Đảng nào nhảy vào, chễm chệ lấy gần hết chỗ, như lời của thi-nô Tố Hữu: ‘‘ Mà nói vậy, trái tim anh đó / Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ / Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều / Phần cho thơ, và phần để em yêu". Trái tim ‘‘đỏ’‘của thi-nô có 3 phần mà Đảng đã chiếm hơn 1/3 rồi, em và thơ chịu khó xê ra chỗ khác !

Nên, tôi không lấy làm lạ gì khi đọc ‘‘Tình thư của .. bộ đội‘‘: Bác Sĩ Nguyễn văn Ích, từ chiến trường ‘‘liên khu 5’‘ gởi ra Bắc lá thư-tình cho vợ. Tôi không cười trên nỗi đau kẻ khác nhưng đó là một lá thư-tình vừa láo lại vừa lếu. Lá thư đề ngày 30/10/1962. Tháng 3/1962, Chính quyền miền Nam đã áp dụng kế hoạch ‘‘Ấp Chiến Lược ’‘gây nhiều khó khăn cho Cộng Sản (như họ đã thú nhận), thì làm gì có chuyện ‘‘Em hãy vui lên trước tình hình cách mạng miền Nam ngày càng phát triển‘‘. Nói là thư tình mà chả thấy tình đâu, chỉ thấy miểng nổ văng tùm lum! Đã thế lại còn mang Đảng vào chung với vợ con !!! Ai bắt ông ta phải làm chuyện đó ?! 


Nếu ‘‘tình thư của Lính’‘ là những lá thư-tình đẹp nhất thì tình-thư ‘‘cải -tạo’‘ là những lá thư-tình tội-nhất ! Tội nhất bởi vì chúng chỉ được viết âm thầm, viết nhọc nhằn, trong trí nhớ ! Có không ít những lá thư-tình đã nằm xuống đất sâu với người viết !

Cũng có những lá thư-tình mà tôi gọi là những lá-thư-tình-đáng-thương nhất. Đó là những lá thư-tình của ‘‘nghìn trùng xa cách’‘ sau ‘‘hòa bình’‘( !). ‘‘Nghìn trùng’‘ của những đôi tình nhân, ‘‘Xa Cách’‘ của những cặp vợ chồng do di-tản, vượt biên ! Những nhớ nhung viết được, mà không dám gởi ( sợ liên lụy bên nhà ) ! Những đau thương muốn viết, mà phải viết trái đi ( sợ bị bỏ tù !) như một câu thơ Cao Tần : ‘‘thư quê – hương như tên hề ốm nặng. Hồn tang thương sau mặt nạ tươi cười ..’‘.

Tôi yêu ‘‘lá thư ’‘‘‘Mưa buồn Long Giao ‘‘của nhà thơ Hà Thượng Nhân (Trung tá Hoàng Sĩ Trinh chủ nhiệm báo Tiền Tuyến ), được viết trong những ngày đầu bị giam ở Long Giao ( 1975 ) :

‘‘…Anh nhớ em từng phút/ Anh thương con từng giây / Chim nào không có cánh/ Cánh nào không thèm bay/ Người nào không có lòng/ Lòng nào không ngất ngây …’‘

Hay những câu thơ thay cho lá thư-tình của người lính Bùi Khiết, viết trong lúc hành quân (1966) :

Vào đêm em ngủ chưa em?
Trong mơ có gặp ưu phiền nhiều không?
Đèn xanh thành phố xa trông
Hoang vu anh đứng mà lòng chiêm bao
Mưa rừng tiếng lá xôn xao
Tay ôm súng lạnh buồn sao là buồn ..
……

Những ‘‘phong thư ngào ngạt hương’‘, những dòng chữ, những nhớ thương, của ‘‘một thời để yêu là một thời để viết‘‘ đó, nay đã về đâu? Đã về đâu khi, sau 21 năm chiến tranh tàn khốc, là mấy mươi năm ‘‘hòa bình‘‘(!) tang tóc, chia ly?!

-Buồn sao là buồn!

BP

(1)https://www.passeisme.com/articles/focus-sur-lune-des-plus-anciennes-lettres-damour/#:~:text=R%C3%A9dig%C3%A9e%20entre%201100%20et%201200,de%20la%20Rus'%20de%20Kiev.
(2)https://blog.myheritage.fr/2011/02/angleterre-une-lettre-d%E2%80%99amour-vieille-de-plus-de-500-ans/
(3) https://www.bbc.com/afrique/region-58679797
(4) https://caodangyduocsaigon.com/tin-tuc/chu-bac-si-viet-xau-c8815.html




Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

Đưa Em Vào Luân Vũ - Sáng Tác Nguyễn Trung Cang - Ca Sĩ Elvis Phương ( Trước 1975)


Sáng Tác: Nguyễn Trung Cang
Ca Sĩ: Elvis Phương

Cây Đàn Bỏ Quên - Họa Sĩ Mùi Quý Bồng

    

Cây Đàn Bỏ Quên
(theo một bức ảnh trên Mạng, bút bi trên giấy, 11”x14”)

“Đêm qua anh đến nhà em
Khi về anh lại bỏ quên cây đàn”*
Canh khuya em luống mơ màng
Tim non nao nức, rộn ràng nhớ ai!
______
*phỏng theo lời bản nhạc Cây Đàn Bỏ Quên của Phạm Duy

Mùi Quý Bồng

Cùng Em Quay Vòng Luân Vũ Tuyệt Vời



Mong rằng sẽ quay cùng em, những vòng luân vũ,
cho đến khi sức cạn hơi tàn
Mặc dù cuộc đời vẫn không như là mơ
Hai con người xa lạ, đến được với nhau,
cùng nhau mọi ngóc ngách hơi thở,
dù có lúc trắng, có lúc đen, và vẫn xa lạ,
như một định mệnh không thể tránh khỏi
Thời gian vẫn cứ trôi, bỏ mặc chúng ta có là gì đi chăng nữa,
có là trắng hay có là đen

Thôi thì cứ giận, cứ hờn, cứ ghen, cứ ghét
Cũng chỉ như là cảm giác vẫn đan xen với dòng đời
Làm rụng dần những niềm vui, để thay bằng những khoảng cách
Để bàn tay này không còn nắm chặt bàn tay kia,
và ngược lại

Vòng luân vũ rồi cũng sẽ hết cùng điệu nhạc
Và sau vòng luân vũ đó, có còn bàn tay đó, nụ cười đó
Hay lại trở về đời thường, quay quắt với những muộn phiền
Gay gắt với những ưu tư, va chạm cuộc sống

Rồi lặng lẽ chìm vào những ly tan vụn vỡ
Trả lại cho nhau những cô đơn tĩnh lặng nhật thường có lẽ
Ta vẫn ngồi đây đếm thời gian bằng nhịp đồng hồ kêu,
hằng mười lăm phút
Quay lại cũng chỉ một mình, bôn ba cũng chỉ một mình bôn ba

Tìm ra một mảnh hạnh phúc để sơn trét che đi nỗi trống vắng
Chỉ là điều hư ảo quyến rũ
Huyền hoặc tự mình trong những đêm u tịch, chậm chạp trôi
Rồi cười với chính ta, khóc cũng chỉ chính ta

Dòng đời vẫn đi, đồng hồ vẫn điểm
Cảm giác vẫn cứ đan xen dòng đời
Và ta còn đây,
với khung trời tưởng đầy hạnh phúc
Và vẫn còn sự cô đơn đó,
tình yêu đó, vòng luân vũ đó,
vẫn xa, rất xa,
cho đến sức cạn, hơi tàn.

Kim Vũ 
Nov 2023

Bay Về Nơi Ấy!


(Bài Hát Nói cảm ơn và đáp lễ Nhiếp Ảnh Gia taotran Trần Đức Tạo vừa chuyển đến bộ ảnh mang tựa đề “Bay Về Nơi Nao”.)

Nơi nao tung cánh bay về?
Trăng, Sao, Hoa, Bướm, Sơn Khê ngàn trùng?
Giai Nhân hạnh phúc tương phùng?
Hay là Nàng đã thất tung Non Bồng!

“Trời lạnh! Cho mùa Thu về”! Hồng hồng đôi má!
Cho cánh Cò lặn lội quãng vắng xá gì vất vả đơn côi!
Cho nước tràn ao hồ! Cho suối thẳm núi đồi!
Cho hoa lá yêu đương tàn! Cho hàng cây đứng hững hờ! Bồi hồi, tha thiết!

Cho cánh Cò bay hoài mải miết!
Để hồn bướm lượn mãi miên man!
“Thấy hối tiếc nhiều! Thuyền đã sang bờ”! Đứng đây dàn dụa, thở than!
Tìm Em nơi đâu? “Đập gương xưa tìm bóng”? Trần gian kiếp này đành lỡ!

“Nhưng thôi tiếc mà chi? Chim rồi bay! Em rồi đi”! Cò ơi! Đừng bỡ ngỡ!
Đường về với nhau không còn lối! Thôi! Quên đi thuở say đắm ngày xưa!
Cánh ngàn tung xoải gió đưa
Bay về nơi ấy đong đưa cuộc tình
Bướm hoa còn đấy! Một mình!
Nhớ nhung tà áo xinh xinh sang bờ!
Trăng tròn ôm cánh Nàng Thơ!

Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 12/09/2023
28 tháng 7 Âm Lịch Năm Quý Mão, Ngày Quý Dậu. Hành Kim, Trực Kiến, Sao Chùy. Cát Thần : Nguyệt Ân, Tứ Tướng, Lục Nghi


Hoài Niệm Về Cố Giáo Sư Vũ Đình Nghị(Bút Hiệu Hải Bằng)


Lễ hội Halloween vừa qua đi nhưng hình ảnh những người đã mất vẫn còn vương vấn trong lòng tôi.Hơn nữa có sự trùng hợp là trước dịp lễ này ít ngày tôi nhận được tin Giáo Sư Vũ Đình Nghị (đã từ trần ngày 05/05/2013 tại...Vĩnh Long).

Hồi tưởng hơn nửa thế kỷ về trước,  Vũ Đình Nghị là bạn học cùng lớp cùng trường với tôi tại Trung Học Chu Văn An,Hà Nội và Sài Gòn. Sau khi di chuyển vào Nam,1954,  Chu Văn An học nhờ trường  Trung Học Pétrus Ký,tại toà nhà 3 tầng ở phía sau.(Xem hình ảnh kèm trong att. Hải Bằng Vũ Đình Nghị đứng thứ 9 từ T sang P, còn tôi đứng nhấp nhổm phía trước anh 1 người.).Anh cũng lại cư ngụ tại một con hẻm chỉ cách nhà tôi khoảng 200m thuộc khu phố Nguyễn Thiện Thuật, Bàn Cờ, Sài Gòn, (lân cận với nhà anh có Nguyễn Đắc Điều,cả hai đều là bạn đồng môn của tôi, mà hiện nay cũng chẳng biết Nguyễn Đắc Điều đang ở đâu?). Vũ Đình Nghị rất thân với tôi. Dáng anh khá đậm người, vẻ chững chạc, tính tình hiền hậu, nói năng từ tốn.

Bẵng đi gần 60 năm biền biệt tin nhau, nay vì tuổi tác xế chiều muốn tìm lại bạn bè xưa, do tình cờ được đọc trang đầu mục Thơ của Blog Thủ Khoa Huân thấy lời giới thiệu về  Vũ Đình Nghị, tôi nhờ vị chủ quản Blog giúp "bắc cầu liên lạc"...thì mới sững sờ khi được biết anh bạn Vũ Đình Nghị đã từ trần trước đây gần chục năm rồi.

Ôi bạn hiền ơi! tôi cảm thấy vô cùng hụt hẫng như đã chậm chân trên nẻo đường tìm lại bạn bè xưa. Nay tôi đã mất đi một người bạn thời niên thiếu. Bạn đã chọn nghề Thầy và muốn thực hiện đúng thiên chức của một nhà giáo mẫu mực.

Chọn mang nghiệp giáo khéo là tinh
Tư cách thanh cao đẹp dáng hình
Thái độ ôn hòa gieo cảm mến
Tác phong mẫu mực dậy kiên trinh.
Chân thành khiêm tốn luôn tôn kính
Cân nhắc đắn đo bớt trọng khinh
Danh lợi bon chen không vướng bận
Soi đường chỉ lối sáng nhân tình
(Đẹp Thay Nghiệp Giáo/Thơ Hải Bằng Vũ Đình Nghị).

Giáo sư Vũ Đình Nghị với bút hiệu Hải Bằng ... là thành viên của Hội nhà thơ Vĩnh Long. Sáng tác
Thơ của Anh thường chan chứa Kỷ niệm của một thời đã qua với cảnh cũ người xưa,với tình thân thiết Bạn bè, tình nghĩa Thầy Trò… (Trích từ lời giới thiệu của GS Nguyễn Hữu Chánh,cựu HT Trung học Thủ Khoa Huân,Vĩnh Long).Thì ra cả hai chúng ta đã đi chung trên con đường đời. Tôi rất vinh hạnh có người bạn như thế. Hơn nữa, bên cạnh nghề giáo:

Mỗi năm thêm tuổi xác thêm già
May được hồn thơ mãi nở hoa
(Lấp Lánh Hồn Thơ/ Hải Bằng Vũ Đình Nghị )

bạn đã từng sánh bước cùng tôi:

Lời thơ dào dạt yêu thương
Là bông hoa nở ngát hương tình người
Thơ là ...tiếng khóc nụ cười
Thơ là...chia sẻ cuộc đời buồn vui
Thơ là...huyệt mộ chôn vùi
Lệ nồng trên gối ngậm ngùi thâu đêm.
(Hồn Thơ 1 /CN/H.N.T. June 15.19, Facebook Oct.15.20)

Và cho hồn thơ cất cánh bay cao lên vùng trời mơ ước:

Gió thổi
lá thu bay
thơ say
(Hồn Thơ 4:Cảm tác Haiku 107/dvd &KP//CN-HNT.Oct.23.22, Blog LTKP 23th10.22)

Halloween này tôi nhớ bạn lắm. Nhưng cũng an lòng vì chắc chắn bạn đang an hưởng thời gian sau tuổi vàng nơi miền vĩnh cửu. Cầu chúc Bạn Vũ Đình Nghị an giấc ngàn thu./.

ChinhNguyên/H.N.T
 Atlanta,GA,USA , 
Viết vào dịp Halloween 2022 (564)

Đọc Tác Phẩm “Người Mẹ Tìm Con” Của Nhà Văn Lê Đức Luận


Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao vừa ấn hành truyện ký Người Mẹ Tìm Con” (NMTC) của nhà văn Lê Đức Luận vào mùa Thu 2023. Tác phẩm dày 352 trang gồm 32 bài viết: Ai Gây Nông Nỗi (trang 15-24), Ăn Mày Trên Xứ Mỹ (25-30), Bà Mẹ Tìm Con (31-41), Ba Ông Già Đi Tìm Hạnh Phúc (42-49), Bài Chòi Ngày Tết Quê Tôi (50-58), Bịnh Già (59-67), Cái Nghề Bệ Rạc (68-78), Chẳng Được Tích Sự Gì (79-86), Chiếc Tàu Lạ (87-97), Chuyện Buồn Dâu Bể (105-104), Chuyện Một Ngày, Nói Một Đời (115-121), Con Trâu Xã Nghĩa (122-133), Con Virus Lạ Lùng (134-141), Đi Đổi Gió (142-151), Ông Sáu Hộ (152-160), Họa Phúc Khôn Lường (161-175), Huyền Thoại Thần Kỳ Ở Hai Nước Á Châu (176-181), Làm Nước Mắm (192-200), Lão Tư Khuyên (201-213), Một Câu Nói Để Lại Một Niềm Đau (214-220), Nếu Như Ngày Ấy (221-232), Sau Ngày “Farther Day” (246-2550, Ngày Giỗ Ở Xóm Đình (256-266), Nước Mỹ Lạ Lùng (267-267-279), Sợ (280-291), Số Ở Nhà Công Thự (292-302), Tại Sao (303-314), Tân Cổ Giao Duyên (315-322), Tình Người (323-335), Vợ Tôi (336-347).

Tác giả Lê Đức Luận, sinh năm 1944, Tuy Hòa. Tốt nghiệp Khóa Nguyễn Trãi 1, Trường ĐH/CTCT Đà Lạt. Cử Nhân Chính Trị Học, đại học Vạn Hạnh. Phục vụ trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục CTCT.
Sau thời gian lao tù, định cư tại Maryland, Mỹ năm 1986. Khi lo cho con cái ăn học thành tài, với thú vui nhiếp ảnh nên du lịch nhiều nơi trên thế giới. Thỉnh thoảng viết bài đăng trên đặc san Ức Trai (Tổng Hội Cựu SVSQ/TĐH.CTCT), đặc san Biệt Động Quân, nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa… và trên website Việt Báo, Hưng Việt…
Khi đại dịch Covid-19 xảy ra trên đất Mỹ, anh không được đi đâu nên ở nhà viết lách.
Trong Đôi Lời Mở Đầu, tác giả ngỏ lời cảm ơn bạn bè cùng khóa và vài thân hữu “những người đã bỏ nhiều thời giờ đọc các bản thảo, góp ý, phê bình, sửa các lỗi chính tả và typo”…

Với nhà văn Uyên Thao “Người bạn vong niên, quen biết nhau từ thuở làm báo Sóng Thần”, nay anh chủ trương Tủ Sách Tiếng Quê Hương” khuyến khích anh in thành tác phẩm. Và, tác giả cho biết “Các bài viết của tôi dựa vào các sự kiện có thật trong cuộc sống hằng ngày, coi như truyện ký sự, chỉ thêm một chút ít hư cấu cho tròn câu chuyện”.

Trong quyển Tổng Quan Văn Học Miền Nam 1954-1975 của nhà văn Võ Phiến (NXB Văn Nghệ 1986) trong chương Ký (trang 311-318) bàn về lãnh vực nầy trên nhiều khía cạnh.
Truyện ký là thể loại trung gian, phối hợp giữa truyện và ký. Với truyện thì thật hoặc hư cấu nhưng ký dựa vào nhân vật, bối cảnh… xảy ra trong quá khứ để ghi lại người thật, việc thật, và truyện ký dung hòa giữa thật và hư cấu để câu chuyện được hoàn chỉnh, sinh động nhưng giữ được tính xác thực theo ngòi bút của tác giả.

Tác phẩm tiêu biểu truyện ký như Truyền Kỳ Mạn Lục, gồm 20 truyện của danh sĩ Nguyễn Dữ (vào thế kỷ 16 tại Việt Nam. Tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm. Nhà văn Trúc Khê (1901-1947) dịch ra chữ quốc ngữ năm 1943 (NXB Tân Dân, Hà Nội) được coi đặc sắc nhất trong loại truyện nầy.
Trong 32 mẩu chuyện chọn lọc để in thành tác phẩm Người Mẹ Tìm Con thỉnh thoảng chỉ nhắc đến nơi cố hương và tháng ngày trong quân ngũ với thân phận người trai trong thời chiến, tháng ngày trong lao tù và những thập niên định cư ở Mỹ. Đôi khi tác giả “ẩn danh” dưới nhân vật khác để tránh “cái tôi” nhằm dẫn dắt câu chuyện thêm sinh động và người đọc cảm thấy gần gũi trong cuộc sống.

Trong chốn lao tù, anh viết thảm cảnh xảy ra như Con Trâu Xã Nghĩa khi ở trong trại tù Tân Lập, Vĩnh Phú… Là chứng nhân trong câu chuyện anh viết về hình ảnh người tù trẻ tuổi bị công an thay phiên đánh rất tàn nhẫn. “Hôm ấy đội của tôi nhổ mạ, gần bên đám ruộng mấy anh tù hình sự đang cuốc vỡ đất; một anh tù hinh sự ngưng tay cuốc đuổi bắt con nhái, bị tên vệ binh trông thấy, kêu lên cho bốn tên công an đánh ‘tứ trụ’.
“Một cú đá tung ra, người tù văng sang tên công an đối diện. Tiếng ‘hự’ vang lên, người tù bị đấm, ngã sang phái tên khác, lại một tiếng ‘hự’ vang lên. Cứ thế tiếng ‘hự’, tiếng kêu ‘xin tha’ càng thưa. Cho đến lúc nghe tiếng kêu ‘con chết mất - mẹ ơi!’. Người tù gục xuống, máu họng trào ra. Sự việc này cứ ám ảnh tôi về cái ác của con người...”… Bài viết nầy đăng trên Đặc San 50 Năm Kỷ Niệm Ngày Nhập Ngũ (1966-2016) của Khóa Nguyễn Trãi I năm 2016. Tác giả động lòng trắc ẩn để ghi lại và không phê phán gì cả.

Số Ở Nhà Công Thự (Đặc San 50 Năm Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Ra Trường của Khóa Nguyễn Trãi I năm 2019) với hình ảnh Hai Búng, người bạn trước đây trong tử vi nói lá số cho biết ở “công thự”, Hai Búng trong binh chủng Biệt Động Quân, có đầu óc rất tếu. Từ Tổng Y Viện Cộng Hòa (bị thương nặng trong trận Xuân Lộc vào giữa tháng 4/1975). Sau ngày 1/5/1975 bị tống ra, vào nơi “công thự” là khám Chí Hòa (xây hình bát giác vuông rất kiên cố), rồi ở trại tù K5, Tân Lập Vĩnh Phú, trên vùng Trung du Việt Bắc. Với Hai Búng “Có cổng tam quan, có thằng đứng gác ngày đêm cho mình ngủ - chỉ khác thời trước là mình ra, vào cổng hắn không bắt súng chào”… đến Mỹ được cấp housing rồi ở Viện Dưỡng Lão. Qua hai bài viết trên bạn bè cùng khóa cảm thấy văn phong và cách diễn đạt của tác giả hay, cảm động nên khuyến khích Lê Đức Luận tiếp tục cầm bút. Không ngờ trong hai năm bởi dịch Covid-19, và sau đó tác giả đã sáng tác liên tục để chào đời “đứa con đầu lòng”.

Tác giả chọn mẩu chuyện Người Mẹ Tìm Con làm tựa đề cho tác phẩm rất ý nghĩa. Đó là thời điểm đen tối, nghiệt ngã trong giai đoạn lịch sử tang thương trong tháng Tư năm 1975. Những người vợ, người mẹ trong có chồng, con trong thời điểm di tản hỗn loạn đã bặt tin người thân để rồi năm tháng sau ngày mất nước, nhà tan, sống trong nỗi đau tột cùng, mòn mỏi đợi chờ trong cơn tuyệt vọng! Đó là hình ảnh người mẹ của BS Thái Văn Châu (người bạn cùng quê với tác giả).

Trong bài viết nầy, không tóm lược từng mẩu chuyện của nhà văn Lê Đức Luận mà trích dẫn những đoạn văn trong vài mẩu chuyện hầu cảm nhận truyện ký của tác giả.
Trích dẫn Người Mẹ Tìm Con: “Những ngày cuối mùa Xuân năm ấy, nơi nghĩa trang Phật Giáo Tuy Hòa quạnh hiu trên đồi cát, lưa thưa những cây dương liễu trơ cành, một bà cụ lang thang từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác, lấy chiếc khăn lông vắt vai, lau từng tấm mộ bia, rồi lẩm bẩm: ‘không phải tên của nó’. Cứ thế bà cụ đi hết nghĩa trang này đến nghĩa trang khác trong suốt những ngày cuối Xuân sang Hè. Từ sáng tinh mơ bà cụ ra khỏi nhà, mang theo túi cói đựng mấy thẻ nhang, chai nước uống, xách nón lá ra đi cùng đứa cháu ngoại. Gia đình không ai dám ngăn cản - đi như vậy còn hơn để bà cụ ngồi nhà khóc rấm rức và kể lể những chuyện não lòng, làm tâm thần mọi người thêm bấn loạn. Sau mấy tháng như vậy, bà cụ kiệt sức và ốm nặng. Qua cơn thập tử nhất sinh, bà cụ phát cuồng…”

Thái Văn Châu tốt nghiệp bác sĩ khóa 21 Quân Y hiện dịch, phục vụ tại ĐĐ224, TĐ 22/QY thuộc Tr.Đ 42/SĐ/22BB. Thời gian làm nhiệm vụ bác sĩ quân y của Châu ngắn ngủi - chưa đầy hai tháng - thì tình hình chiến sự biến chuyển đột ngột: Quân Đoàn 2 được lịnh triệt thoái khỏi cao nguyên và phải thi hành cấp tốc. Lúc đó Tr Đ 42 đang quần thảo với Sư Đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt ở mặt trận Bình Khê cũng phải theo lịnh lui binh xuống Quân cảng Qui Nhơn để lên tàu di tản vào Nha Trang…
Giờ phút cuối cùng khi rời khỏi Qui Nhơn bằng đường bộ, trên 3 chiếc xe Jeep, có các bác sĩ và y tá nhưng không thấy BS Châu. Gia đình BS Châu ở Tuy Hòa nhận được vài nguồn tin từ những người lính cùng đơn vị nói rằng: “Có thấy BS Châu ra đến bờ biển, nhưng sau đó không biết bác sĩ đi về đâu? Có thể họ đã chứng kiến cảnh tượng dã man nhưng ngại ngùng không dám nói sự thật, sợ đem đến kinh hoàng cho gia đình. Hơn nữa trong lúc mọi người tìm cách thoát thân, tâm thần bấn loạn, họ không dám xác quyết BS Thái Văn Châu còn hay mất…

Trong những ngày đầy biến động đó, các người anh của Châu ra Qui Nhơn dò tìm tin tức. Rải rác nơi Quân cảng, năm bảy xác người mặc quân phục trôi dạt vào bờ, được kéo lên đặt nằm trên bãi biển. Trong thành phố Qui Nhơn cũng có những xác người nằm chết bên vệ đường, trên vũng máu khô quánh, đen ngòm. Những người anh nhận diện từng xác chết, nhưng không thấy thi thể của Châu. Họ tìm đến các nơi đóng quân của bộ đội Việt cộng hỏi thăm tin tức về Châu. Nhưng hoàn toàn vô vọng…

Sau khi tác giả ra tù, gặp BS Phan Ngọc Hà, cùng khóa và cùng đơn vị TĐ 22/QY trong những ngày cuối tại chiến trường Bình Định. BS Hà kể chi tiết những ngày đầu ra đơn vị cho đến lúc tan hàng, và căn dặn: “Những điều tôi kể, anh đừng nói cho bà cụ Thái Văn Châu biết. Đến bây giờ bà cụ vẫn hy vọng Châu còn sống. Không ai cho bà cụ biết sự thật. Thà vậy, để bà cụ sống trong hy vọng, còn hơn biết sự thật - bà cụ đau buồn… Tội nghiệp!”

“Tết năm đó, tôi về quê, ghé thăm mẹ Thái Văn Châu, người tôi đã kính yêu như mẹ ruột, thì mẹ qua đời đã hơn một năm. Người nhà kể lại: Trong khi đau ốm, mẹ cứ trách: “Có thằng con trai làm bác sĩ mà mẹ đau bịnh, nó chẳng về thăm nom chữa trị. Thằng con bất hiếu!” Rồi mẹ khóc… rồi mẹ bào chữa, bênh vực cho thằng con - “Đừng nghĩ thế, tội nghiệp cho nó… Nó không bất hiếu đâu. Nó bị người ta giam giữ, không cho về…”. Lời cuối cùng của mẹ trước lúc lâm chung “Mẹ không gặp được thằng Châu nữa rồi”. Hai mắt mẹ cố nhướng lên, như để đợi chờ… nước mắt ràn rụa chảy dài hai bên thái dương, nhưng rồi không cưỡng lại được, đồng tử lạc đi, mắt mẹ khép lại và thở hắt hơi cuối cùng…”.

Mỗi năm, gần đến ngày 30-4, hay ngày Lễ Mẹ (Mother’s Day), tôi nhớ về người bạn tri kỷ và nghĩ đến người mẹ nhân từ. Tôi muốn viết - muốn tỏ bày thương tiếc khôn nguôi… Nhưng viết được đôi dòng, tôi nghẹn…
Bao năm như thế, thời gian cứ trôi qua, tôi không viết nổi một bài nhớ thương người bạn nối khố. Không hiểu “người” khuất bóng bên kia muốn tôi đừng thổ lộ cùng ai, hay là ngôn ngữ không đủ để tôi diễn tả hết nỗi lòng thương tiếc - nó cô quánh thành một khối nặng trĩu trong tim, không thể tách ra để nói nên lời? Có lẽ khi sự đau khổ vượt qua lằn ranh cùng cực, hệ thần kinh rung cảm tê liệt: con tim chết điếng, nước mắt không thể tuôn ra - con người ráo hoảnh, chỉ thấy hư không, yên lặng!”.

Đọc bài viết của anh về nỗi đau của người mẹ rất xúc động. Trước đây, nghe tin người bạn đồng khóa Nguyễn Đình Can, Q. Tiểu Đoàn Trưởng ở Sư Đoàn 22 BB đã mất tích vào thời điểm nầy ở Bình Định. Thời SVSQ, Nguyễn Đình Can, Phan Đắc Lập, Nguyễn Hữu Đức và tôi cùng carré với nhau ở Phạn Xá trong quân trường suốt hai năm. Tôi đã liên lạc với bạn bè đồng khóa để viết về người bạn cho Đặc San nhưng bặt vô âm tín!

Hầu hết những mẩu chuyện trong tác phẩm nầy, tác giả là chứng nhân nhân vật và sự kiện xảy ra, lối hành văn nhẹ nhàng, gãy gọn, sống động trong truyện kể với buồn vui, thế thái nhân tình trong cuộc sống.

Câu chuyện Phúc Họa Khôn Lường chiếm 15 trang ghi lại hình ảnh ông Nguyễn Phúc Phát. Có nhiều mẩu chuyện về “trâu già gặm cỏ non” của mấy tay Việt kiều mất nết để rồi thân bại danh liệt. Trích những đoạn của tác giả: “Bóc hơn sáu quyển lịch, ông Phát được ra khỏi trại tập trung. Về nhà thấy cảnh vợ con nheo nhóc, đói khổ… ông Phát vô cùng thất vọng! Nhưng rồi cái “phúc” lại “phát”-- ông được đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO.
Đến vùng “đất hứa”, cái phúc tiếp tục phát – gia đình làm ăn khấm khá mua được nhà cửa khang trang, hai đứa con học hành giỏi giang, thành đạt.

Thời gian thấm thoát trôi qua, ông bà Phát đã đến tuổi về hưu và tính chuyện “quy cố hương”. Ông bà rút tiền 401K để xây mồ mả bên nội bên ngoại và được tiếp đón nồng hậu “Cứ thế tiến lên… biến nhiều khu nghĩa trang trông xa như một thành phố. Có người đưa ra nhận xét: Trông toàn cảnh Việt Nam bây giờ: chùa chiền, nhà thờ, lăng tẩm của các ông lãnh đạo phát triển nhanh, mạnh, to lớn, nguy nga hơn nhà thương, trường học”…

Thừa dịp, ông Phát về cố hương một mình “Thế là ông dễ sa vào con đường mà cách nay vài năm ông cực lực lên án. Ông từng chửi nặng lời bọn người “xênh xang áo gấm về làng”, ăn chơi đàng đúm trên sự đau khổ của đồng bào trong nước. Ông gọi những “con trâu già thích gặm cỏ non” là những “thằng già dịch”. Bây giờ chính những “thằng già dịch” đã đưa ông vào con ngõ hẹp”.
“… Đứa con gái phục vụ ở quán “bia ôm” ngày trước đã đưa ông vào mộng – nó vuốt ve, ca tụng, chiều chuộng ông với những lời âu yếm như mật rót vào tai – khiến ông quên người vợ già khó tính và quên cả cái nghĩa tào khang…”. Thế rồi hứa hẹn “Đến khi vợ anh ‘khuất núi’, em sẽ đồng ý cho anh làm đám cưới để anh bảo lãnh em sang Mỹ tiếp tục hầu hạ anh cho đến hết cuộc đời…”
“Rồi đến một ngày: “Ma đưa lối, quỷ đưa đường… Cứ tìm những lối đoạn trường mà đi. (ND)” - Ông Phát quyết định về sống luôn ở Sài Gòn…
“Chỉ trong vòng ba tháng, việc nhà cửa đã tính toán xong xuôi. Ông Phát ôm trọn phân nửa số tiền bán nhà về Sài Gòn… Ở đây ông phải trả tiền thuê nhà, bao cho con “bồ nhí” mọi thứ, coi như mất toi gần hết số tiền hưu hằng tháng từ Mỹ rót vào trương mục của ông. Mỗi tháng ông phải rút tiền trong trương mục 500 USD, mới đủ cung phụng những trò đú đởn vui chơi… Sau ba tháng sống chung, con bồ nhí xúi ông mua nhà…
… Nhưng từ ngày chính thức có cái nhà, ông Phát nếm trải những điều bực mình: Con bồ nhí thường xuyên vắng nhà. Khi nó đi vắng, không biết ai xúi giục bọn trẻ nhỏ trong xóm cứ tụ tập trước nhà, hát: “Trâu già thích gặm cỏ non – Răng trên không có lấy gì để nhai” Tiếp theo là mấy thằng choai choai đến gõ cửa, bảo: - “Ông già cho vài trăm đi uống cà phê coi.” Cái giọng xấc láo làm ông tức lắm, nhưng không dám cự nự vì có lần ông quát tháo, chúng rút dao hăm dọa, ông đành xuống nước, nhưng cũng ra oai: “lần này tao cho, nhưng đừng đến quấy rầy tao nữa.” Nói thế, nhưng lâu lâu chúng vẫn trở lại. Nhưng thằng công an khu vực mới là “cục bướu” trong cổ. Mỗi tháng ông phải đóng “hụi chết” cho nó trăm đô, nó mới để ông yên. Đó là chưa kể cuối tuần nó đến rủ ông ăn sáng, dĩ nhiên là ông phải trả tiền. Những bực bội đó cộng với đồ ăn, thức uống độc hại do con bồ nhí cung cấp làm ông sinh bịnh đau bao tử…

Cứ thế, sức khỏe của ông mỗi ngày một sa sút. Cho đến một hôm ông phải vào nhà thương cấp cứu. Qua hội chẩn lâm sàng, các bác sĩ cho biết cần phải có các cuộc thử nghiệm và điều trị đặc biệt và phải chuyển qua bệnh viện lớn mới có đầy đủ phương tiện chữa trị. Ở đây ông được chữa trị theo kiểu “tiền trao cháo múc”- nghĩa là ứng tiền trước chữa trị sau. Cứ thế, mỗi lần xét nghiệm phải trả năm,ba triệu; hai lần giải phẫu phải trả tiền tỷ. Đó là chưa kể tiền “lót tay” cho y tá, bác sĩ để được chăm sóc đặc biệt. Thằng con thương cha, tốn bao nhiêu nó cũng ráng gồng mình. Một tháng nằm bệnh viện, số tiền trong ngân hàng của ông Phát đã cạn. Ông nhắc thằng con lấy cái bảo hiểm sức khỏe ông đã mua hơn tám trăm ngàn đồng/một năm (tiền Việt Nam) ra mà xài. Thằng con cười như mếu nói với cha: “Cái bảo hiểm đó chỉ xài cho đau bụng, nhức đầu thôi”…

Gần một tháng nằm bệnh viện, con bồ nhí chẳng vào thăm, bây giờ mở cửa không được làm ông Phát phát cáu. Ông vừa đập cửa vừa gào: “Em ơ!”
Chừng năm phút sau, một gã thanh niên ra mở cửa, mặt hằm hằm, hất hàm hỏi:
- Ông tìm ai?
- Cô Vân!
- Nó biến rồi!
Ông Phát thều thào: Tôi mua căn nhà này cho cô ấy ở. Bây giờ biến đi đâu?
Gã thanh niên nổi cơn thịnh nộ, gằn giọng: Thì ra là ông! Cút ngay! Trong khi tôi đi lao động nước ngoài, con vợ lăng loàn dám đem trai vào nhà tôi giở trò đồi bại – Cút xéo ngay! Đừng để tôi nổi giận… ra tay!
Nằm trong nhà trọ quạnh hiu, ông Phát gọi phone cho mấy ông “già dịch” trước đây đến rủ ông đi chơi giải trí để tán gẫu cho đỡ buồn, nhưng không gặp ai. Được biết, bây giờ chúng nó đã trở lại Hoa Kỳ để kịp chích Vaccine Covid -19, đợt đầu.

… Một buổi chiều mùa hè thê thảm, ngồi bó gối trong nhà, thằng con trai nhận được hung tin qua chiếc điện thoại di động: “Ông Nguyễn Phúc Phát nhiễm Covid-19 đã chết…”.
Với thế thái nhân tình, câu chuyện Chuyện Buồn Dâu Rể cho thấy tình đời trong cuộc sống ở Mỹ và theo lời tác giả “Chuyện buồn, có thật - đã xảy ra - cho thấy không phải chỉ ‘rể Mỹ’ mà bây giờ ‘rể Việt’ cũng có lắm nỗi đau đầu. Câu chuyện con gái tác giả đăng báo tìm người giữ trẻ.
“Trong cộng đồng Việt Nam có những bà tuổi ngoài sáu mươi, tuy không có bằng cấp giữ trẻ, nhưng chăm sóc trẻ thơ qua kinh nghiệm bản thân, nuôi trẻ theo lối của người Việt mình rất tốt và dễ chịu mà chỉ trả khoảng trên dưới ngàn ‘đô’, một tháng…
“Bà ta tâm sự: Chín đứa, nhưng chỉ có con này lấy chồng Việt kiều, theo chồng sang đây, mấy đứa kia còn ở bển… Mấy đứa con tôi ở dưới quê, nhà nước phát cho vài công ruộng, năm nào được mùa thì đủ ăn giáp hạt, còn không thì đói. Nếu chẳng may bị bệnh hoạn thì chịu chết. Cũng nhờ đồng “đô la” có giá, nên một tháng cho mỗi đứa vài ba chục, chúng nó đắp đổi qua ngày…
“Mấy tháng nay mất việc, tôi không phụ giúp gì được cho tụi nó, thằng rể sinh ra gắt gỏng - nó nghi con này dấu đút tiền bạc gởi về cho anh, cho em… lại thêm phải nuôi bà già báo cô ở trong nhà, nên vợ chồng chúng nó hay cãi lẩy nhau… Thằng rể cứ nói xa nói gần: ‘Người già bên này, ai cũng xin vào dưỡng lão cho được an thân, sung sướng.’ Vài bà bạn của tôi qua trước đã xin vào ở nhà già; tôi còn vài, ba năm nữa mới xin nhập quốc tịch, như vậy còn lâu mới xin được nhà già. Cho nên bây giờ, phải lo thân mình, cho con nó giữ được hạnh phúc gia đình.”

… Giọng bà chân thật, nét mặt và ánh mắt của bà tỏ ra cam chịu để lộ sự đôn hậu, chất phác của một bà mẹ quê miền Nam. Chừng ấy đã đủ để tôi nhận bà, nhưng điều bà xin ở lại với gia đình con gái tôi thì không được vì nhà nó nhỏ, không có phòng trống cho bà. Tôi giải thích cho bà hiểu lý do không thể nhờ bà giữ thằng cháu ngoại.
Rồi người kế tiếp “Bà nói giọng Bắc, tôi đoán bà không là dân Hố Nai, cũng người Thái Bình, Nam Định.

Theo lời bà “Đứa con trai bảo nãnh (lãnh) sang đây, núc đầu tôi cũng muốn kiếm việc nàm, không muốn ăn bám vào con, nhưng vợ chồng nó đi nàm, gởi hai đứa con ở nhà trẻ, tốn kém quá, chúng nó đề nghị: “Tụi con sẽ sắp xếp cho mẹ một căn phòng dưới nhà, mẹ trông hai đứa cháu nội, rồi nối xóm ai muốn gởi con, đem đến mẹ trông thêm, họ sẽ trả tiền thù nao (lao). Chỉ cần thêm vài đứa là mẹ kiếm tiền còn nhiều hơn đi nàm hãng xưởng.” -Thế nà tôi bắt đầu công việc giữ trẻ từ khi sang Mỹ đến bây giờ - vừa trông hai đứa cháu nội vừa nhận giữ vài đứa trẻ quanh xóm, cứ thế phát triển dần dần, có núc giữ đến năm sáu đứa nhỏ, trông như cái nhà trẻ, thu nhập cũng khá, đúng nà hơn đi nàm hãng xưởng. Nhưng khi hai đứa con chúng nó đến tuổi đi học thì không cần bà nội chăm sóc nữa - Vợ chồng nó nại bảo: “Mẹ nàm được bao nhiêu tiền chỉ gởi về Việt Nam mà nhà cửa lại chật chội, ồn ào”. Thế là chúng nó dẹp cái phòng giữ trẻ. Tôi không có quyền gì để ngăn cản - đành “thất nghiệp” và sống nệ (lệ) thuộc vào tụi nó. Nhưng được một thời gian, xem ra không ổn với con dâu. Nó coi mình như một gánh nặng trong gia đình, còn mình cảm thấy như người ăn nhờ ở đậu...
Lúc ấy, tôi xúc động… nhưng đành phải nói lời từ chối vì nhà con gái tôi chỉ có hai phòng, không thể cho bà ở lại được. Tôi giải thích cho bà hiểu điều đó. Bà chào ra về. Nắng trưa gay gắt, nhiệt độ lên quá chín mươi độ F, bà tất tả ra trạm xe bus cách nhà tôi khoảng non cây số, vẻ mặt buồn hiu…

Nửa giờ sau một bà khác lại đến. Bà này đi xe Lexus, đeo kính đen đúng mode, trông phong lưu, lanh lợi và thể hiện phong cách của một người đã sống lâu ở Mỹ. Tôi mời bà vào phòng khách, chưa ngồi vào ghế bà đã mở lời: Tôi đến xin một chân giữ trẻ, nhưng điều đầu tiên là xin ở lại tại nhà chủ…

Bà tiếp tục giải thích: Tôi qua đây cũng lâu rồi, làm việc cho một văn phòng bác sĩ nhi đồng. Năm rồi ông bác sĩ già, về hưu, sang lại văn phòng cho người khác, tôi thất nghiệp! Vì không có bằng cấp chuyên môn, lại thêm tuổi đã cao, nên kiếm việc làm không dễ, chỉ còn việc “giữ trẻ” là thích hợp vì trong thời gian làm việc ở văn phòng bác sĩ nhi đồng, tôi có chút ít kinh nghiệm về cách thức chăm sóc trẻ con. Nhưng điều kiện tôi vừa thưa với ông là xin ở lại nhà chủ là có lý do – xin phép ông cho tôi dài dòng một chút: - Tôi vô phúc có thằng rể mang tật “thù dai” ông ạ.

… Đầu đuôi là thế này: Tôi chỉ có một mẹ, một con được ông bà già bảo lãnh sang đây, mẹ con tôi ở với ông bà ngoại, tôi đi làm, con gái tôi được ông bà ngoại nuôi ăn học. Một hôm, con gái tôi dẫn về nhà một thằng bạn trai, nó giới thiệu là “boy friend”. Cái thằng vừa xấu trai, vừa lấc cấc: đến thì Hi! về thì Bye! Chẳng biết thưa gởi, lễ phép là gì… Ông bà ngoại nó ghét lắm và cả nhà đều không ưa, nên mọi người bàn ra, bảo nó đừng quan hệ với thằng đó nữa. Nhưng nào có được, chúng nó vẫn lén lút yêu nhau. Cho đến ngày hai đứa tốt nghiệp, chúng nó xin phép làm đám cưới, cả nhà phản đối. Chúng nó ra “tối hậu thư”: không làm đám cưới thì chúng nó ra tòa làm hôn thú, dẫn nhau đi tiểu bang khác. Thế là gia đình chịu thua - làm lành với thằng rể - tổ chức cưới xin đàng hoàng.

Rồi chúng nó mua nhà, mời tôi về ở chung. Mấy năm đầu chẳng có gì xích mích, việc ai nấy lo - tôi đi làm, cuối tuần đi shopping hay đến nhà bạn bè vui chơi. Nhưng từ ngày tôi mất việc, ở nhà phụ giúp con gái việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa. Từ lúc ấy thằng rể mới dở hơi. Tiền bạc thì tôi không động đến của chúng một xu. Nhưng bực mình là nó coi mẹ con tôi như người hầu. Đi làm về nó ngồi xem TV, chờ cơm nước dọn ra, mời nó đến ăn, đôi khi nó chê ‘dở ẹc’, rồi ra Mc Donald mua cái hamburger vừa gặm vừa ôm cái computer; nhà cửa bừa bộn, nó chẳng bao giờ rớ tay. Tôi nhắc con gái: “Mày phải dạy bảo thằng chồng của mày: ăn nói lịch sự và phải lo công việc trong nhà, nó cứ như ông hoàng, còn mẹ con mình như người ở đợ - bên này cái kiểu chồng chúa, vợ tôi đâu có được – mày nấu cơm, nó phải rửa chén”. Con gái tôi binh chồng, bảo rằng: “Ở sở làm việc căng thẳng, về nhà để cho ảnh thoải mái một chút, mẹ bận tâm làm gì cho mệt. Tính ảnh thiệt thà – có sao nói vậy, không màu mè, mẹ chấp nhứt làm chi”.

Cũng như hai người đàn bà trước, vừa xin việc giữa trẻ vừa cần chỗ ở nhưng rồi cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn như nhau. Sống trên xứ người, khi con, rể bất hiếu thì thảm cảnh của người mẹ luống tuổi lâm vào hoàn cảnh bi đát.
Nhưng cũng có trường hợp gặp người tốt bụng như câu chuyện Tình Người - Tình Đời Của Anh Bạn “Mễ” khi tác giả chân ướt chân ráo khi định cư ở Mỹ.
“Tôi có cái duyên với “dân Xì”. Những người bạn mới đầu tiên của tôi trên đất Mỹ là người Xì. Khi chân ướt chân ráo đến tiểu bang Maryland, được hưởng trợ cấp xã hội trong vòng sáu tháng để học Anh văn. Ban ngày đi học, ban đêm rảnh rang mở TV xem phim chưởng Hồng Kông. Thấy vậy, một người bạn ở cùng khu chung cư rủ tôi đi làm ban đêm, lãnh tiền mặt. Công việc là “clean office” rất dễ dàng. Người điều hành công việc lại là một anh bạn tù cải tạo cùng trại tù Tân Lập - Vĩnh Phú, nên càng dễ dàng, dễ chịu…
Đa số làm việc ở đây là “dân Xì”... Lúc nào nơi đây cũng rộn rã tiếng cười… Cái không khí vui vẻ đó đem đến sự thân thiện và kết bạn dễ dàng. Lúc ấy tiếng Xì (Spanish) tôi không biết, tiếng Anh của cả hai bên chẳng có bao nhiêu. Vậy mà lúc giải lao, hai bên “tán” với nhau không dứt; khi ra về “hug” một cái chia tay. Ở Việt Nam mới qua đất lạ, chưa quen lối này, nên lần đầu được các cô “Xì” hồn nhiên ôm sát (hug) làm cho đêm về khó ngủ!..

Tôi có anh bạn Xì, thân nhau đã mấy mươi năm. Anh ta vào đất Mỹ từ tuổi thanh xuân. Ban đầu cũng làm đủ thứ việc - kiếm sống. Sau đó có giấy tờ hợp pháp, tìm được việc làm trong công ty xây dựng. Mấy năm sau, rành nghề, anh ta lập một toán gồm năm bảy anh Xì cùng xứ, thầu sửa chữa nhà cửa. Công việc làm ăn phát đạt, anh ta kiếm được nhiều tiền, nhưng rồi cũng trải qua con đường “tình ái” lăng nhăng: Ba cô vợ, cấp dưỡng sáu đứa con, nên cuối đời vẫn “trên răng dưới dép…”.
Vì nặng nợ với ba bà vợ và con cái và lấn cấn trên đường tình ái nên anh bạn muốn quy về cố hương ở tuổi già nên tác giả chia tay “Bên ngoài nắng Thu vẫn còn mát dịu. Tôi đứng dậy bắt tay anh nói lời tạm biệt - cầu chúc hạnh phúc và mọi sự bình an”.

Kết thúc mẩu chuyện trong tác phẩm là Vợ Tôi, không phải là tác giả mà là nhân vật Ông Tư viết bài gởi cho tác giả.. Ông Tư về Cục Chính Huấn làm trưởng toán Văn Nghệ, dẫn các nữ huấn đạo giúp vui cho các đơn vị chung quanh Sài Gòn. Vì mới cưới vợ nên làm mặt nghiêm và các cô nầy bầy trò cho bỏ ghét… Vợ chàng lại ghen, phải qua thời gian mới làm lành với nhau.
“Tưởng rằng cuộc đời cứ thế êm trôi, không ngờ có ngày ‘Trời sập, 30 tháng Tư năm 1975’. Từ đó vợ chồng tôi đi vào ngõ rẽ bi thương. Tôi rơi vào vòng lao lý, còn nàng ngơ ngác ở chốn chợ trời, kiếm sống nuôi con và tiếp tế cho chồng”.
Ở tù trong Nam ba năm rồi chuyển ra Bắc. Đầu tiên đến Yên Báy, Lào Cai rồi về trại tù Vĩnh Phú… người vợ cam chịu bao gian khổ rồi lặn lội thăm nuôi chồng.
“Những ngày sau đó, mỗi bữa ăn, lòng tôi thấy xốn xang. Con tôi đã nhịn quà cho bố, vợ tôi đã chắt chiu từng ngày gom góp đồ tiếp tế cho chồng…”.

Mấy mươi năm sống trên đất Mỹ, vợ chồng gắn bó bên nhau cho đến cuối đời… Với bạn bè thân, hiểu được tác giả tế nhị mượn hình ảnh Ông Tư về hình ảnh vợ chồng đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Ngỏ lời tri ân người bạn đời qua bao nhiêu nghịch cảnh, đồng cam cộng khổ qua bao thăng trầm trong cuộc sống. Ngoài ra, vẫn có những “hình ảnh như Ông Tư” trong vài mẩu chuyện khác thay cho nhân vật, đúng là truyện ký mà theo lời nhà văn Lê Đức Luận đã chia sẻ ở trên “Các bài viết của tôi dựa vào các sự kiện có thật trong cuộc sống hằng ngày, coi như truyện ký sự, chỉ thêm một chút ít hư cấu cho tròn câu chuyện”.

Viết về sinh hoạt chính trị trên xứ Mỹ, tác giả cũng tế nhị chỉ lướt qua vì tùy theo quan niệm của mỗi cá nhân trong sinh hoạt cộng đồng người Việt định cư nơi xứ người để tránh sự ngộ nhận, đả kích lẫn nhau. Tác giả rất sâu sắc khi bày tỏ cảm nghĩ của bản thân khi bàn đến lãnh vực nầy.

Tác giả có trí nhớ rất tốt về giai đoạn lịch sử và những địa danh nơi quê nhà để lồng vào từng mẩu chuyện thêm sinh động vì vậy thu hút người đọc với những điều lý thú.

Lê Đức Luận, tính tình điềm đạm, hòa nhã và rất khiêm tốn. Là bạn bè cùng khóa Nguyễn Trãi I với nhau, nhưng mỗi khi gởi bài cho tôi (và vài anh em trong khóa), anh thường viết “Đọc chơi cho vui, thấy được thì đăng”. Như đã đề cập ở trên, qua những bài viết của anh, bạn bè cảm thấy hay, thích thú nên “xúi” anh phải in thành tác phẩm.

Đây là tác phẩm đầu tiên của người bạn già ấn hành kỷ niệm ở tuổi 80.
Bìa tác phẩm ghi email của tác giả: luanquy75@gmail.com , luanquy@hotmail.com
NXB Tiếng Quê Hương: uyenthaodc@gmail.com

Little Saigon, November, 2023
Vương Trùng Dương

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

Biết Bao Giờ Quên - Sáng Tác: Nguyễn Tâm Hàn - Trình Bày: Phạm Cao Tùng

 

Sáng Tác: Nguyễn Tâm Hàn
Trình Bày: Phạm Cao Tùng

Thiếu Vắng Em



Thiếu vắng em ... vần thơ tình anh viết
Gợi thêm buồn da diết lời vu vơ
Có lẽ mưa trên phố vắng đợi chờ
Sầu hiu quạnh vần thơ buồn thương nhớ

Thiếu vắng em ... trăng soi mờ lối nhỏ
Nhạt phai dần lời bày tỏ thương yêu
Để lòng thêm trống vắng nỗi cô liêu
Cho niềm nhớ quạnh hiu tìm quên lãng

Thiếu vắng em ... tình thơ buồn vơi cạn
Nhỏ giọt buồn đẫm ướt bờ mi ai
Nắng chiều lên chiếu rọi suối tóc dài
"Tà áo trắng hững hờ bay trong gió "

Thiếu vắng em ...tình mình như ga nhỏ
Bến đợi chờ gặp gỡ rồi chia tay
Một lần yêu lời than vắn thở dài
Tàu tách bến sân ga buồn hiu quạnh

Thiếu vắng em ...Đông về thêm giá lạnh
Tuyết rơi buồn thương cảm nỗi cô đơn
Hàng cây khô trơ trụi đứng bên đường
Con phố vắng lạnh lùng buông tiếng nấc

Nguyễn Vạn Thắng

Thầm Kín Sông Quê

 

Hoa cúc nở trong vườn nhà em
Nụ long lanh sương đêm thật mềm
Nắng vương nhè nhẹ bên thềm
Lòng nghe len lén nỗi niềm nhớ thương

Nhớ hôm ấy chiều buông mây tím

Lá thu vàng rơi kín sông quê
Thuyền ai lặng lẽ xa bờ
Người đi năm ấy bây giờ ở đâu?

Hoa luôn giữ nguyên màu hương sắc

Giữa bầu trời xanh ngắt tầng mây
Trăng lên có lúc vơi đầy
Hoa thơm thoang thoảng tháng ngày không vơi

Hoa vẫn nở như lời hẹn ước

Mỗi thu về sau trước chưa phai
Thời gian mong đợi ngày mai
Không gian thức trắng chờ hoài người xưa

Dương Việt-Chỉnh 
 2023