Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Cùng Em - Thơ Cung Thị Lan- Nhạc Trần Đại Bản - Hoà Âm Đông Nguyễn



Thơ Cung Thị Lan
Thơ Tranh: Kim Oanh
Nhạc Trần Đại Bản Hoà Âm Đông Nguyễn 
Tiếng Hát: Lý Thu Thảo

Biển Nhớ Ngậm Ngùi


Chiều hôm biển nhớ ngậm ngùi
Sóng im vắng lặng bóng người buồn tênh
Lệ nhòa hồn đá chênh vênh
Đầu nguồn héo hắt lòng mênh mang sầu
Cuối nguồn có thấu niềm đau
Tình xa cách trở lạc nhau thật rồi


Thơ & Ảnh: Kim Oanh

Mây Tím

Em về trên lối cỏ
Bước chân xinh ngập ngừng
Tôi về qua ngõ gió
Ý thơ buồn rưng rưng...

Lá còn đọng sương đêm
Nghe bước em êm đềm
Con đường sao hoang vắng
Ơi, nỗi buồn không tên!

Trên khóm hoa Tường Vi
Mầu tím hồng phơn phớt
Mây chiều, mây chiều đi
Đẹp như bài Cổ Thi

Ơi, Em hiền như Thơ
Người em nhỏ dại khờ
Trời chiều nay mưa bụi
Nhớ em,nhớ vô bờ...

Trên dòng sông tĩnh lặng
Gửi nỗi niềm về đâu
Chỉ nghe lời Gió Hát
Mây Tím mênh mang sầu...

Tuệ Nga

Tưởng Niệm 9-1-1


Bài Xướng:
Tưởng Niệm 9-1-1

Hôm nay tưởng niệm buổi đau buồn
Tháng 9 ngày 11 lệ tuôn
Nước Mỹ hai mươi năm vẫn nhớ
Hoa Kỳ từng ấy tháng nào buông
Vừa ngăn khủng bố truy tìm cội
Lại tiếp dựng xây chẳng dứt nguồn
Bất chấp giặc thù luôn phá quậy
Ngựa nòi Hiệp Chủng vững dây cương

Phương Hoa
9-1-1 /2021
***
Bài Họa:
Buồn

Tháng chín ngày xưa quả thật buồn!
Gia đình chia cách giọt sầu tuôn!
Hai toà tráng lệ đâu ngờ đổ
Vạn mối u hoài há thể buông
Áo não lời than hờn bấy dạ
Thê lương khói tỏa kiệt bao nguồn
Đề phòng kẻ cướp nào xem nhẹ
Ý hợp tâm đồng nắm giữ cương.

Như Thu
09/11/2021
***
 Tưởng Niệm 9-1-1/2001

Tưởng niệm hai ngàn lẻ một buồn,
Sát nhân khủng bố,máu đào tuôn.
Tinh thần tương trợ thêm bùng cội,
Sức mạnh tương thân lại bắt nguồn
Dân chủ vững nền không dễ sập,
Tự do chắc móng chẳng hề buông!
Hoa Kỳ Hiệp Quốc luôn vững mạnh,
Đạo lý bảo tồn,giữ kỷ cương...

Thanh Hoà

Tìm Mơ


Xướng:

Tìm Mơ


Đêm nay đêm thanh vắng
Ta đợi gì trong mơ
Xin đừng để ta chờ
Vui thôi buồn xin chớ.

Giấc mơ rồi cũng đến
Một khung trời xám xịt
Vầng trăng trong mù mịt
Cảnh sao buồn da diết

Ta chẳng mong điều đó
Chỉ muốn nhìn thấy ai
Để không phí đêm dài
Nỗi sầu sao đeo đuổi

Đến cả trong giấc mơ
Ôi mộng cũng hững hờ
Chẳng muốn ta tròn ý
Trong thực lẫn cả hư

Giờ nào phải thuở xưa
Chim sáo còn đâu nữa
Mà mong thấy được nhau
Biết phải đến lúc nào?

Quên Đi
***
Bài Họa:

Tìm Mơ


Tàng cao trăng khuất bóng
Đi vào mộng tìm mơ
Hy vọng phút đợi chờ
Xuôi một lần gặp gỡ

Cho lòng thôi thầm nhớ
Rất xa ngỡ gần xịt
Dẫu sương thu mờ mịt
Mong tìm thấy người thương

Đường trần bao gian khổ
Nào biết tỏ cùng ai
Lắm mộng cho đêm dài
Tâm tư sầu chất ngất

Hư thực lẫn trong mơ
Một kẻ mãi ơ hờ
Một người chuốc đau khổ
Tình cứ mãi bơ vơ

Tìm đâu lại thuở xưa
Sẽ không bao giờ nữa
Mong gì tìm thấy nhau
Chờ cho đến kiếp nào

Kim Phượng

Cuộc Tấn Công Vào Ngũ Giác Đài

 

CUỘC TẤN CÔNG VÀO NGŨ GIÁC ĐÀI:

Ngày 11 Tháng 9 năm 2001

Khoảng 9:00 sáng, tôi vừa phối hợp chăm sóc vợ tôi bị gãy cổ chân vừa theo dõi và điều trị một nữ bệnh nhân bị đau bụng và một nữ bệnh nhân khác đau đầu gối. Trong khi đẩy xe lăn cho vợ tôi đến phòng đợi, tôi liếc lên màn ảnh truyền hình thì thấy tháp Bắc của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới đang bốc cháy, cùng lúc đó một máy bay phản lực lớn đang tiến tới lao vào tháp thứ hai. Phản ứng đầu tiên của tôi là thật kinh khủng, làm thế nào mà những tên khủng bố có thể làm được điều đó? Chúng không thể hành động một mình được, vì máy bay phản lực khổng lồ khôngthể điều khiển được bởi chỉ bằng một tên đánh bom cảm tử kiểu thần phong kamikaze. Phản ứngthứ hai của tôi là ít nhất cũng còn chút may mắn vì chúng chỉ đánh trúng vào một phần ba trên của tòa tháp mà không nhận ra rằng toàn bộ tòa tháp sẽ sụp đổ do sự va cắt mạnh làm bốc cháynhiên liệu của phản lực cơ đưa đến sự chảy nhão của khung nhà chọc trời.

Trở lại với bà bệnh nhân đau bụng đang chờ kết quả xét nghiệm, tôi nói với bà là cần chút thời gian mới có kết quả thực nghiệm máu, và tôi cũng vắn tắt cho bà biết là Trung Tâm Thương Mại Thế Giới vừa bị bọn khủng bố tấn công. Tiếp đó loa phóng thanh của bệnh xá loan báo code màu vàng bắt dầu có hiệu lực, điều đó có nghĩa là có nhiều bệnh nhân có thương tích sẽ ồ ạt tới. Vị Chỉ Huy Trưởng bệnh xá ra lệnh cho nhân viên di tản bệnh nhân. Lúc đó chúng tôi không hiểu tại sao lại phải di tản. Sau đó người ta nói rằng có vụ nổ bên Ngũ Giác Đài và ở đó đang cần sự yểm trợ y tế. Vài bác sĩ và tôi vội vàng băng qua khu Henderson (khu trại Thủy Quân Lục Chiến kế bên) tới Ngũ Giác Đài. Dọc đường, có nhiều mảnh cánh máy bay nằm trên cỏ. Khi đi ngang qua một xe cứu thương, một nhân viên đưa cho tôi chiếc áo khoác màu vàng, tôi thấy có chữ ‘bác sĩ’ may sẵn trên đó. Nghĩ rằng tất cả mọi người tại hiện trường đều phải mang để nhận diện nên tôi khoác vào. Tôi không đọc được hết cả câu vì chữ ngược. Sau đó tôi nhìn thấy hàng chữ lớn ‘BÁC SĨ THÂM NIÊN’ trên cái áo khoác phản chiếu.


Chúng tôi dừng lại để khám nhanh vài bệnh nhân bị thương không nặng lắm như bị châm thủng hoặc trày da bàn tay và cánh tay. Là những nhân viên y tế hầu như đầu tiên có mặt tại hiện trường và không biết rằng những nguy hiểm liên tục có thể xảy ra, chúng tôi đã tới gần tháp kiểm soát không lưu trực thăng, ngang qua khúc Ngũ Giác Đài đang bốc cháy (nhưng chưa sụp đổ). Chúng tôi dừng lại để khám một nữ bệnh nhân da đen mà tinh thần đang suy sụp và đang thở nhanh. Bác sĩ R hỏi bệnh và xem xét tình trạng. Tôi nghe tim phổi thấy bình thường. Yên tâm, chúng tôi tiến tới; rồi có người báo rằng người ta đang cần bác sĩ ở khu lựa thương. Chúng tôi tiến nhanh về hướng căng dây màu vàng gần cây cầu bên trên. Chúng tôi điều trị vài người bị thương nặng hơn. Rồi có người la lớn là mọi người phải nấp dưới cầu vì có tin chưa được xác định là có một chiếc máy bay mà không tặc chiếm được đang bay về hướng chúng tôi. Chúng tôi phụ giúp khiêng người bị thương bằng cáng đến dưới cây cầu. Khi chúng tôi đang sắp xếp đồ tiếp liệu bên dưới cầu, thì được lệnh di chuyển ra ngoài, và các tình nguyện viên đã giúp mang những hộp tiếp liệu y tế, các giải băng nylon màu vàng và cờ vàng. Chúng tôi cố gắng một lần nữa để trải rộng tấm vải dày trải trên đất nhưng có người nói chúng tôi phải di chuyển trở lại nấp dưới cầu vì có một máy bay khác đang tiến đến. Khi một bác sĩ Hải quân đang khám đầu của một phụ nữ da đen nằm trên một chiếc băng ca, tôi nhìn vào chân bà và thấy đùi bà bị phỏng độ hai, tôi gọi silvadene nhưng có người nói bà bị dị ứng với sulfa. Tôi gọi nước biển và đưa cho một nhân viên giúp ông bác sĩ Hải quân truyền tĩnh mạch cho bà. Cho tới lúc đó bà ta là bệnh nhân nặng nhất chúng tôi gặp lúc đó. Biết rằng bà đã được chăm sóc, tôi quay qua khám mộtnam bệnh nhân bị hít khói. Ông nói là không sao, không đau ngực hoặc khó thở. Tôi nghe tim phổi và thấy tim ông đập bình thường, không có tiếng khò khè, tiếng rít, tôi nói ông ngồi xuống, dựa lưng vào tường và tôi gọi dưỡng khí. Một người mang một bình dưỡng khí đến và nối ống dẫn vào mũi ông. Tôi đến khám một bệnh nhân khác bị chấn thương đầu, tôi thấy là vết thương nhẹ.
  

Vào lúc đó, một bác sĩ Hải quân khác, y sĩ đại tá F, cũng có mặt với tôi, chúng tôi phối hợp nhau và đề nghị cùng kiểm tra tiếp liệu y tế, chúng tôi phải làm quen với những gì sẵn có. Chúng tôi thấy chỉ có một bọc nước biển. Trong khi kiểm kê thấy có một Lifepak, chúng tôi quyết định thực tập với máy đó để làm quen và yêu cầu một y tá cấp cứu hướng dẫn cách sử dụng. Một vị tuyên úy đến. Chúng tôi thảo luận và định vị một KHU CHỜ ĐỢI (màu ĐEN), kế đó nhưng ngoài tầm mắt để cho các tử thi cũng như những mảnh vụn của cơ thể con người.

Một sĩ quan Không quân rất năng động và hiệu quả, Thiếu tá M (tôi biết được sau đó, được chỉ định là Chỉ huy Trưởng Khu Lựa Thương) ra lệnh cho nhân viên cứu thương, ông hỏi tôi và bácsĩ F xem ai là người phụ trách ở đây, Bác sĩ F nhìn chiếc áo khoác vàng của tôi với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN và chỉ tôi.

Do đó, ở đây tôi đương nhiên là lãnh đạo của toán lựa thương màu vàng, lúc đầu được coi như toán lựa thương hàng loạt. Tôi chỉ định Đại tá B làm Y Tá trưởng và Bác sĩ F làm phụ tá và Hải quân Trung úy Y tá P là nhóm nòng cốt. Băng màu vàng được cột vào cánh tay như một cách để nhận diện. Tôi nói Bộ binh Thiếu tá Q, một sĩ quan hành chánh quân y ghi tên từng người của nhóm chúng tôi và giữ danh sách. Tôi giao cho một tình nguyện viên không phải là nhân viên y tế gắn ‘thẻ thảm họa’ cho tất cả các bệnh nhân được đưa đến. Các nhân viên y tế khác bắt đầu tham gia và Đại tá B tổ chức thành những nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm có một bác sĩ, một vài y tá và trợ y. Trong khi thành lập nhóm, chúng tôi cũng liên tục điều trị những bệnh nhân ngay sau khi họ được đưa đến.

Khoảng 1:00 giờ chiều nước đóng chai và tiếp đó là thực phẩm được đem đến làm cho chúng tôi sảng khoái bởi vì mọi người đã bắt đầu thấy khát. Sau đó khi nhu cầu tự nhiên không tránh được của con người nổi lên, tôi đang thầm nghĩ tới những bụi cây gần đó thì một ông ở đâu đó đột nhiên xuất hiện và nhờ tôi thông báo cho mọi người là phòng vệ sinh và khu nghỉ ngơi được cung cấp trên xe buýt VIP có máy lạnh của ông. Ngoài ra các hộp đựng rác cũng được cấp phát (có ai đó cùng đang suy nghĩ như vậy), mọi người xả vào, Thiếu tá Q lấy một cái bịch và thu rácxung quanh khu vực. Trong khi đó những toán thu nhập chứng cớ của FBI đến với những túi đen và bắt đầu làm sạch khu vực có các mảnh vỡ của máy bay.

Lúc đó tăng cường tới: các bác sĩ, trợ y và y tá của Bệnh viện Quân đội Walter Reed và bệnh viện dân sự gần đó (hai bác sĩ chuyên trị phong thấp, một bác sĩ nhi khoa với túi bơm dưỡng khívà ống thông khí quản). Một Y tá Thiếu tá lục quân của một đơn vị chữa phỏng đến, nhưng anhđược nhanh chóng chuyển tới khu vực ĐỎ. Khu của chúng tôi có vẻ như là điểm tập trung đầu tiên cho nhân viên y tế, tình nguyện viên phi y tế và tiếp liệu y tế để sau đó được phân phối cho 'TIỀN TUYẾN’. Chúng tôi tiếp tục kiểm kê tiếp liệu y tế một lần nữa và tái thành lập các toánnhỏ. Khi kiểm điểm lại thuốc men tôi thấy không có morphine hay thuốc làm giãn nở phế quản ... tôi chuyển tin nhắn đi và thật ngạc nhiên là chỉ ít phút sau tiếp liệu được cung cấp bởi Y sĩ Đại tá U, một người quen của tôi khi chúng tôi cùng ở trong giới chỉ huy trưởng.


Không còn gì khác hơn để làm, tôi quyết định làm một trinh sát tại "Tiền Tuyến" với Thiếu tá Q.Khi tới gần lều chỉ huy, một cấp cứu viên đưa cho tôi một máy hút, tôi giao cho Thiếu tá Q cầm. Bây giờ, với danh nghĩa một BÁC SĨ THÂM NIÊN trên áo khoác vàng và được một sĩ quan cấp tá tháp tùng, chúng tôi trông giống như một toán đi chính thức thanh tra nơi ‘TIỀN TUYẾN’. Tại lều chỉ huy, bác sĩ F hỏi tôi muốn là một trong hai tình nguyện viên vào khu Ngũ Giác Đài bị cháy để nhận xác chết, cụt đầu, hoặc mảnh vụn cơ thể. Câu trả lời của tôi là tiêu cực nhưng tôi sẵn sàng tình nguyện nếu được yêu cầu. Ông nói tôi chờ bên ngoài và vài phút sau đó ông nói rằng ông đã có đủ tình nguyện viên rồi. Khi ở ‘TIỀN TUYẾN’, chúng tôi thấy Thiếu Tướng J,Chỉ huy trưởng Quân khu Washington và phái đoàn tham mưu của ông. Dọc đường, có toán người đang phá dỡ các rào cản bằng bê tông giữa đường để dễ dàng đi vào NGŨ GIÁC ĐÀI, có đoàn xe quân khuyển cảnh sát K9, xe cảnh sát và xe mô tô cũng như xe cứu thương và xe buýt. Nhân viên FBI và nhân viên cứu hỏa trang bị đầy mình được định vị và chờ lệnh để tiến tới tòa nhà trong khi nước được bơm xối xả vào các phần bị sập của Ngũ Giác Đài. Lửa tiếp tục cháy, sau đó tôi được biết là đã không dập tắt nhanh chóng ngọn lửa được cho đến nhiều giờ sau đó là vì Ngũ Giác Đài là toà nhà cũ từ Thế chiến II và có rất nhiều lông ngựa được lót dưới mái nhà để dùng làm cách nhiệt. Vài chiếc dép và giầy có gắn băng màu vàng để xác định nằm rải rác trên thảm cỏ. Thỉnh thoảng máy bay trực thăng nổ thình thịch quay vòng vòng trên đầu chúng tôi làm xoáy tung bụi đất và cỏ xung quanh chúng tôi.

Chúng tôi trở lại khu lựa thương màu vàng và chờ đợi cho các sự việc được sáng tỏ. Thiếu tướng T, Chỉ huy trưởng Trung tâm Y tế Walter Reed, và nhân viên của ông đi ngang qua và bắt tay chúng tôi. Chủ yếu là chúng tôi chờ đợi và chờ đợi. Không có gì xảy ra cho đến khi Thiếu tá M gọi chúng tôi và tóm lược tình hình vào khoảng 3:30 giờ chiều. Phỏng đoán lúc đó là có lẽ tất cả những người bị thương nặng đã chết hoặc đã được di tản ở phía bên kia của Ngũ Giác Đài, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để chữa cho những thương tích khác như chấn thương vì hơi nóng, gãy nát xương, mất thiếu nước ... của nhân viên toán giải cứu.

Một bác sĩ điều trị dân sự từ OPCON (Operation Control: kiểm soát hành quân) đến. Sau một báo cáo ngắn gọn của Thiếu tá M, ông nhận ra rằng chúng tôi tổ chức chu đáo hơn và cũng được che chở chống ánh nắng nóng bỏng hơn nên đã ngỏ ý di chuyển toán ‘Tiền Tuyến’ của ông vào nhập với nhóm chúng tôi. Chúng tôi cũng bàn về việc cung cấp máy điện cho một đêm dài sẽ tới.

Khoảng 5:30 chiều, tôi bắt đầu nghĩ tới vợ tôi đang bị gãy cổ chân (tôi đã gọi trước nhờ nhân viên bệnh xá nhắn với bà rằng tôi vẫn bình yên). Tôi nói với Bác sĩ F, Đại tá B, Đại tá U và Thiếu tá M là tôi sẽ đi ra ngoài vài giờ để kiểm tra tình trạng của vợ tôi mà tôi nghĩ rằng bà vẫn còn ở tại phòng khám từ sáng sớm đến giờ. Tôi hỏi cách để trở lại, như số điện thoại liên lạc hoặc cách đi qua cổng trong trường hợp tôi bị chặn lại không được vào. Đại tá U nói là tôi không cần phải trở lại, bởi vì đã có rất nhiều bác sĩ ở đây rồi. Ông phỏng đoán rằng rất có thể sau khi lính cứu hỏa dập tắt được ngọn lửa thì không còn ai sống sót nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn xin các số điện thoại của họ.


Trong khi suy nghĩ làm cách nào để trở lại bệnh xá (khoảng một dặm đường chim bay) không những chỉ vì tôi không biết làm sao để trở lại bằng đường bộ nhưng còn làm thế nào để có thểqua được tất cả các cổng gác từ Ngũ Giác Đài đến Henderson Hall và Ft Myer. Tôi vẫy một xe minibus không có dấu hiệu trong đó có một nhân viên FBI và yêu cầu ông cho quá giang về văn phòng của tôi. Một lần nữa, cái áo khoác vàng với hàng chữ BÁC SĨ THÂM NIÊN dễ dàng nhận ra, ông sẵn sàng cho tôi quá giang: rào cản trên đường không là trở ngại đối với ông, ông vượt qua và thả tôi xuống ở cổng trước của Ft Myer. Mặc dù cổng đã đóng và được bảo vệ nghiêm ngặt với súng dài súng ngắn, nhưng binh lính nhận diện ra tôi và mở cửa cho tôi vào.

Qua cổng, tôi tiếp tục đi bộ đến bệnh xá cách đó vài góc đường, đột nhiên từ đâu một xe cứu thương đến gần. Tôi vẫy và nhận ra đó là xe cứu thương của chúng tôi từ Ngũ Giác Đài trở về. Tại phòng chỉ huy bệnh xá, các nhân viên bệnh viện đang nghe Thiếu Tướng T tường trình qua loa phóng thanh trong khi màn ảnh TV đang mở gần đó. Tôi hỏi tin tức vợ tôi hiện tại đang ở đâu và người ta cho biết là bà đã được một đồng nghiệp của tôi đưa về nhà rồi.

Mệt mỏi, tôi quyết định về nhà và định ăn cái gì chút đỉnh và tắm nhanh một cái trước khi trở lạitoán cấp cứu màu vàng của tôi. Trong khi lái xe ra khỏi trạm gác, những nhóm nhỏ binh sĩ vũ trang cùng mình đã được đóng ở nhiều góc đường khác nhau. Một chiếc HUMMV có gắn súng máy đang tuần tra. Các trạm gác yên tĩnh lạ lùng, không có hoạt động gì. Ra khỏi cổng, một hàng dài xe cộ chờ đợi đến lượt mình để vào trại lính đang được kiểm soát toàn diện. Tôi bắt đầu nghĩ làm thế nào để trở lại bệnh xá. Tại Rosslyn, giao thông bị tắc nghẽn, xe cộ nối đuôi nhau, đang cố gắng để lên xa lộ số 395 hoặc số 50 Đông. Tôi không thể nào vào được GW Parkway, có lẽ con đuờng này đã bị đóng vì nó chạy ngang qua CIA. Tôi quẹo chữ U và lên xa lộ số 50 Tây và về nhà không có gì khó khăn; giao thông dễ dàng hơn nhiều so với ngày thường khi vào giờ cao điểm.


Về gần tới nhà tôi nhìn thấy một ngôi nhà với một lá cờ Hoa Kỳ lớn phủ kín hết cửa sổ.
Ở nhà, sau khi hỏi vợ tôi vài câu vắn tắt về tình trạng sức khỏe, tôi yên tâm. Tôi ăn nhanh, tắm rửa và sửa soạn ra đi. Nhưng trước hết tôi gọi văn phòng bệnh xá thì hạ sĩ E nói rằng ông Chỉ huy trưởng bệnh xá đã về nhà rồi và ra lệnh cho mở cửa lại vào ngày mai. Tôi nói với Hạ sĩ Erằng tôi sẽ cố gắng trở lại toán cấp cứu của tôi và nếu có bất kỳ tin nhắn gì cho tôi thì gọi tôi ở nhà. (Tôi sẽ thỉnh thoảng liên lạc về nhà trong khi tôi ở ngoài). Tôi cũng gọi toán cấp cứu màu vàng nhưng chỉ có Bác sĩ F trả lời. Ông cho biết tất cả đều tốt, mặc dù chậm, không có hoạt động gì mới và không có nhu cầu cho tôi trở lại lúc này: Họ đã cho mọi người về nhà rồi. Yên tâm, tôi bắt đầu xem truyền hình và sự kinh dị không thể tưởng tượng được đang cuồn cuộn trước mắt tôi: "11 tháng 9 sẽ là một ngày ô nhục ..."

Lá cờ Mỹ đang buông rủ buồn thảm...

Nguyễn Dương, M.D.
Cựu Y Sĩ Đại Tá, Quân Lực Hoa Kỳ
Y Sĩ Đại Úy, QLVNCH
Cựu Y sĩ Trưởng Sư Đoàn 1 Thiết Giáp Hoa Kỳ (tham dự Chiến Tranh Vùng Vịnh)

Chú thích: Fort Myer ở cạnh Pentagon và Arlington National Cemetery. Fort Myer là chỗ đóng quân của Old Guard của Washington, DC, tương đương như trại Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống của VNCH.

Trước khi giải ngũ Y sĩ Đại tá Nguyễn Dương là chỉ Huy Trưởng Bệnh Xá A. Rader US Army Health Clinic và bàn giao chức vị đó cho Y Sĩ Đại Tá R vào năm 1999


THE PENTAGON ATTACK: 11 SEPTEMBER 2001

Around 9:00 AM, I was simultaneously coordinating the care for my wife who just fractured her ankle while working up a female patient with abdominal pain and a female patient with knee pain. While ferrying my wife on wheelchair to the patient waiting area I caught a glimpse on TV showing a burning World Trade Center (North) and an incoming big jet hitting the second tower. My first reaction was horrible, how the terrorists can do that, they could not do it alone, the jumbo jet cannot be handle by a lonely suicide bomber like kamikaze. My second reaction was at least there is some luck because they only hit the upper third of the Towers not realizing that the whole building will collapse due to the shear intense burning jet fuel which melted down the supporting frame.

Returning to my abdominal pain patient who was waiting for the lab tests, I told her it will take sometime for the lab tests results and told her briefly that the World Trade Center just had been hit by terrorists. Then the clinic loud speaker announced a code yellow is in effect meaning that there is an upcoming mass casualty. The Commander of our clinic asked all personnel to evacuate the clinic. At the time we did not know why we had to leave the clinic. Someone later told us that an explosion occurred at the Pentagon and they need medical support. A couple of doctors at the clinic and I rushed thru Henderson Hall (a close by Marines barrack) to the Pentagon. Along the way, debris of an air plane wing was seen on the grass. Passing an ambulance, a person gave me a yellow jacket which I saw a word physician sewn on. Thinking that everybody on the scene are required to wear a jacket for identification, I readily put it on. I did not read fully the whole sentence because I cannot read upside down. Later I saw the large characters of SENIOR PHYSICIAN on the reflecting jacket.

We stopped to examine briefly a couple of patients who were not seriously injured, only puncture/abrasions of the hands and arms. Being almost the first medical personnel on the scene and not knowing that continuing danger is a possibility, we were able to come close by the helicopter air control tower, passing that portion of the Pentagon which was burning (not collapsed yet). We stopped by and examined one black female patient in emotional distress with rapid breathing. Dr R. asked questions while checking her status. I listened to her lungs and heart sounds which seem alright. Reassured, we moved forward; then someone called that they need docs at the staging area. We rushed in the direction of the yellow tarmac near a bridge overpass. We treated a couple of more injured patients. Then someone yelled for everybody to move under the bridge because an unaccounted – for hijacked plane was reported on our way. We helped carry the above patient on a stretcher to the underpass. As we were setting supplies under the bridge, orders were given for us to move out, and volunteers were helping carry medical supply boxes, the yellow nylon tarmac and the yellow flag. We tried again to spread the tarmac then someone said we have to move it back under the bridge because of another plane is coming. A Navy doctor was examining the head of a black female on a stretcher, I look at her legs and saw second degree burn on her thighs, I called silvadene but someone said she is allergic to sulfa. I called for IV fluids and handed it to the personnel helping the Navy doc who was putting an IV line. That patient was the most serious patient we had so far. Realizing that she was being taken care of, I moved to see a male patient with smoke inhalation. He said he was OK, with no chest pain or shortness of breath. I listened to his lungs and found normal heart sounds, no rales or wheezes, I told him to sit down and rest his back on the wall and I call for oxygen. Someone brought an oxygen canister and hooked the cannula to his nose. I went to another patient with head injury which I found to be benign.

At that time, another Navy doctor, Dr. F., a Colonel, was with me, I bonded with him and suggested that together we checked what medical supplies we have to be familiar with our capabilities. We found only one box of IV normal saline. While accounting we stumbled on a Lifepak, we decided to play it on to be familiar and ask a nurse medic for instruction for use. A Chaplain came. We discussed and located an EXPECTANT (BLACK) area and a close-by but out of sight an area for cadavers/human debris.

A very energetic and effective Air Forces officer, MAJ (Major) M. (I learned later he was designated as the Triage Scene Commander) was giving orders to medics, he asked me and Dr. F who is in charge here, Dr. F. look at my yellow jacket with the well read SENIOR PHYSICIAN and pointed to me.

So here I am, defacto leader of the Yellow staging area team, called first as an overflow triage team. I designated COL B. as my chief nurse and Dr. F. as my deputy and a Navy LT nurse P. as the core team. Yellow ribbons were tied to the arms as a way of identification. I asked an Army Major Q., a medical service officer to collect the name of our team and keep a ledger. I tasked a non-medical volunteer to attach disaster tag to all incoming patients. Other medical personnel started to trickle in and Col B. was charged to form smaller teams with one doc and a couple of nurses and physician assistants in each team. While forming our team we also treated trickling patients as soon as they arrived.

Around 13:00 bottled water arrived and later food came to our delight because we started to feel thirsty. Then inevitable nature call surfaced, I was thinking about nearby bushes but a man suddenly appeared mysteriously and asked me to pass the info that the toilet room and rest area can be provided on his VIP air conditioned bus. Also garbage cans were provided (someone is thinking); everybody pitched in, Major Q. grabbed a bag and collected it around the area. During the meantime FBI evidence collection teams arrived with their black bags and began to sweep the area for plane debris.

Reinforcements arrived: Doctors, physician assistants and nurses from Walter Reed Army Hospital and nearby civilian hospital (rheumatologists, a pediatrician with his ambu bag and endotracheal tubes). Also An Army Major nurse from a burn unit showed but was soon taken away to the RED area. Our area seems as the first assembly point for medical personnel, non medical volunteers and medical supplies to be cannibalized later for the ‘FRONT’. We keft re-inventorying our medical supplies and re-forming our small teams. A review of disposable medication was done: there was no morphine nor bronchodilators … I relayed the message and amazingly those supplies were provided a few minutes later by COL (Dr.) U., an acquaintance of mine while we were in the commander’s circle.

With nothing else to do I decided to go to do a recon at the “Front” with MAJ Q. While approaching the command tent, a medic gave me a suction apparatus which I gave to MAJ Q. to carry. Now, with a SENIOR PHYSICIAN on my yellow jacket and accompanied by a field grade officer, we looked like a very official team to survey the “Front”. At the command tent, Dr. F. asked me if I was one of the two person volunteers to enter the burned section of the Pentagon to recognize the dead, decapitated, or human debris. My answer was negative but I was ready to volunteer if asked. He told me to wait outside and a few minutes later he said he had enough volunteers already. While at the “Front”, we saw Major General J. the Military District of Washington commander and his staff. Along the road, crews are demolishing concrete mid road barriers for easy access to the Pentagon, scores of K9 police cars, police cars, and motor bikes as ambulances and buses. FBI personnel and firefighters in heavy gears are positioning and waiting for order to proceed to the building while water was pouring in the collapsed section of the Pentagon. Fire kept burning, later I learnt the fire was not put off many hours later because Pentagon was of WWII vintage and lots of horse hair was put under the roof for insulation and it is difficult to extinguish it. Few sandals and shoes with yellow ribbons tied on for identification were scattered on the grass. Now and then thumping helicopters circled above us swirling the dirt and grass around us.

We returned to the yellow staging area and waiting for events to unroll. Major General T., the Walter Reed Medical Center commander, and his staff passed by and shook our hands. Mainly we waited and waited. Nothing happened until MAJ M. called us or a briefing at around 15:30. The assumption at that time is probably by now all the gravely injured are either dead or evacuated at the other side of the Pentagon but we had to be ready for casualties like heat injuries, crushed fractures, dehydration... from the rescuing party.

A Treatment civilian physician from OPCON (Operation Control) arrived. After a quick briefing by MAJ M. he realized that we were much organized and well sheltered against the scorching sun so he expressed his idea of moving the out “Front” team to merge with us. We also discussed procuring electricity for the expecting long night coverage. Around 17:30 I started to think about my wife with the fracture ankle (I did call earlier asking the clinic personnel to relay the message to her that I am doing OK). I talked to Dr. F., COL B., COL U. and MAJ M. about I leaving for a couple of hours to check on the status of my wife who is from my understanding till at the clinic from the early morning. I was asking for ways to come back in, eg. their phone numbers to contact or passes in cases I was stopped at the gates and denied entry. COL U. said there is no need for me to come back, they have plenty of physicians. He predicted that most likely after the fire fighters stop the blaze, no survival will be found. Nevertheless, I asked for their phone numbers.

While debating myself how to get back to the clinic (about a mile as the crow flies) not only because I did not know how to get back on foot but also how to get thru all these gates in between the Pentagon, Henderson Hall and Ft Myer. I flagged a passing unmarked minibus with a FBI agent on and asked for transportation back to my office. With again my easily recognized yellow jacket SENIOR PHYSICAN on, he readily agreed to transport me: barriers on the road were no obstacle for him, he just crossed over and dropped me at the front gate of Ft. Myer. Although the gate was closed and heavily guarded with guns and machine guns, the soldiers recognized me and opened the gate for me to enter.

Passing the gate, I proceeded on foot to the clinic which is about a couple of blocks away, suddenly from nowhere an ambulance approached. I flagged it and found out it was our ambulance returning from the Pentagon. At the clinic headquarters, the clinic staff was listening to the radio conference called by Major General T while a TV was running close by. I asked where is the whereabouts of my wife and I was told she just went home thanks to the help of a coworker.

Tired, I decided to go home and plan to grasp a quick bite and a short shower before rejoining my yellow team. While driving out of the post, small groups of well armed soldiers were posted at different corners. An HUMMV mounted with machine guns was patrolling. The post was eerily silent, no activities. Getting out of gate, there was a long line of incoming vehicles waiting their turn to be inspected thoroughly. I started to think how to get back to the clinic. At Rosslyn, there was a traffic gridlock going on, bumper to bumper cars, for automobiles trying to get o Highway 395 or 50 East. I could not get on GW Parkway, maybe it was closed because it passes thru CIA. I made a U-turn and got to 50 West and headed home without difficulties; the traffic was much lighter than usual at rush hour.

Close to home a house with a large American flag was seen covering its window.

At home, reassured after a short inquiry of my wife’s health status. I ate quickly, took a shower and got ready to depart. But first I called the clinic headquarters and CPT E. told me that the Commander of the clinic left home with instructions that the clinic will be open tomorrow. I told him that I will try to get back to my team and if he had any calls for me, to reach me at home. (I will contact my home from the road now and then). I also called the yellow team staff but only Dr. F. answered. He said all is doing well, albeit slow, no action and there was no need for me to come back: they were sending people home. Reassured I started to watch TV and the unimaginable horror rolled in front of my eyes: “Sep 11 will be a day of infamy…”

A half-staff American flag is flying…

Duong Nguyen, MD

COL (R), US Army
CPT, ARVN
Former Division Surgeon 1st. Armored Division, US Army (participated in Desert Shield/Desert

( Hình Ảnh của Bác Sĩ Nguyễn Dương)



Hương Tình Không Phai

 

Cánh hoa tan tác bay trong gió
Giông tố qua rồi. Hoa tả tơi
Mùa Hạ sẽ qua, rồi Thu tới
Chiếc lá đông đầy giọt mưa rơi 

Cành cây thấm ướt màu nâu sẫm

Nghe chợt thoáng buồn trên đôi mi
Đã bao năm tháng trôi lặng lẽ
Ân tình bao kỷ niệm còn ghi 

Thuở nào như hai trẻ thơ ngây

Quấn quýt bên nhau suốt cả ngày
Giờ đã hai phương trời cách biệt
Tình cũ ươm hoài , hương chẳng phai 

Lá đổi màu tươi thành vàng úa

Lượn chao trong gió, nhẹ nhàng rơi
Như ru hồn ngủ trong nhung lụa
Nhạc Thu buồn lắm. Gió Thu ơi!

Hạ đi không thương tiếc tình ta

Xuân nồng nàn, Thu lại thiết tha
Tiếc mãi thời Xuân sao quá ngắn
Thu đến và rồi Đông cũng qua! …

Tạm biệt mùa Xuân, tạm biệt hè

Chờ Thu lãng mạn, Đông lê thê
Rồi Xuân trở lại và hoa thắm
Trong trái tim này, Xuân đắm mê.


8 / 31 / 2021. 
Hoàng Phượng

He Stop Loving Her Today - Hết còn yêu

 

He Stop Loving Her Today

You know, she came to see him one last time
Aww, and we all wondered if she would
And it kept runnin' through my mind
"This time he's over her for good"

He stopped loving her today
They placed a wreath upon his door
And soon they'll carry him away
He stopped loving her today

An excerpt from "He Stopped Loving Her Today" 
by Bobby Braddock / Curly Putman
***
Hết Còn yêu 

Ai cũng hỏi liệu nàng có đến?
Lần cuối cùng nàng đã viếng thăm
Tâm trí hoang mang em chợt ngộ:
Quả giờ đây chàng hết yêu nàng!

Cửa phòng cài vòng hoa phúng điếu
Chàng hết thương hết nhớ hôm nay
Người ta sẽ khiêng chàng đi khuất
Tình trần thôi giũ bỏ từ đây


Yên Nhiên

Thăm Charleston, South Carolina

 

Gia đình Vân ở Myrtle Beach được 4 hôm. Trưa hôm sau con Vân trả phòng lên đường đi Charleston, South Carolina, cách Myrtle Beach khoảng hơn 2 tiếng lái xe. Buổi sáng các con rủ nhau đi tắm biển. Cũng may biển lặng không có sóng. Nếu sóng to họ cắm cây cờ đỏ và không ai dám xuống biển. Trước khi ra biển các cháu ghé phòng ăn lấy túi đựng thức ăn điểm tâm với hàng chữ “chúc một ngày vui ”trong có sữa, trái cây, sandwich, bánh ngọt… dành cho những người muốn dùng điểm tâm ngoài bãi biển hoặc đi du ngoạn sớm. Ai muốn lấy thêm món ăn gì trong quầy tùy ý: bánh croissant,muffin, táo, cam, qúit, chuối, trứng,thịt nguội, sữa chua ….

Từ Myrtle Beach đi Charleston thấy nhà lớn nhỏ hay hàng quán dọc 2 bên đường. Cũng có ruộng trồng toàn hoa hướng dương mênh mông và cây xanh xanh nhưng không phải đậu hay thuốc lá. Không thấy cây bông vải. Các con Vân cho biết bông trồng nhiều ở Georgia. Dọc đường và trước nhà hoặc nơi sân thương xá, siêu thị có nhiều cây lạ, Vân mới thấy lần đầu tên gọi Spanish Moss, bám vào các nhánh cây sồi to thòng xuống đất giống như rễ cây si, màu trắng ngà, nhiều lắm, dài khoảng ½ mét đến 1 mét hay hơn. Tuy tên gọi Spanish Moss nhưng không phải xuất xứ từ nước Tây Ban Nha. Các cháu cho biết South America và Texas cũng có loại cây này. Chim lấy Spanish Moss làm tổ. Người ta còn gọi là”tree hair”hay cây”long beards”…

ĐẠI CƯƠNG:

Charleston South Carolina có khoảng 139.000 dân (2020) cửa vào Đại tây dương, có cảng Charleston, sông Cooper, Ashley và Wando, thành lập năm 1670, thành phố lớn của Nam Carolina. Mùa Hè Charleston nhiều mưa, mùa Đông ít khi có tuyết. Charleston là thành phố quan trọng trong nông nghiệp và mua bán nô lệ vào thế kỷ thứ 18. Hầu hết nô lê châu Phi đưa qua Mỹ ghé cảng Charleston, cảng lớn thứ tư Hoa kỳ, sau Boston, New York, Philadelphia và từ đó đưa đi các tiểu bang khác. Trong số người da đen đưa vào Hoa kỳ có cả phụ nữ và trẻ em.

Hàng trăm ngàn người Phi Châu đưa qua Mỹ làm công nhân, người hầu, phu đồn điền, khuân vác …Thời kỳ ấy người Phi Châu thường làm những việc nặng nhọc. Charleston có nhiều đồn điền. Các chủ đồn điền miền Nam Hoa Kỳ thường là chủ nô, có nô lệ nhiều ít tùy theo nhu cầu công việc như trồng và hái thuốc lá, bông vải,trồng mía, nuôi gia súc,các việc nặng khác…Năm 1750 Charleston có chợ bán đấu giá nô lệ công khai.Sau nội chiến Nam Bắc(Civil War 1861-1865) chế độ nô lệ hủy bỏ, người da đen được đi bầu, vào nhà hàng,học trường học như người da trắng… Các đồn điền thiệt hại nặng vì thiếu nhân công giá rẻ.Các tiểu bang miền Nam Hoa kỳ lúc ấy chưa dùng các dụng cụ hiện đại trong nông nghiệp như cày, ủi đất, gieo hạt, thu hoạch hoa màu bằng máy. Năm 2018, thành phố chính thức xin lỗi việc buôn bán nô lệ thời xa xưa.

DU NGOẠN:

Các con Vân đưa cả nhà thăm vài nơi trong thành phố sau khi nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi chốc lát. Theo tài liệu khách sạn, Charleston có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh.Khoảng xế chiều con rể cho xe chạy một vòng thành phố,những nơi gần gần khách sạn, qua nhiều kiến trúc khang trang ở French Quarter, Church St,Charmers St…, thấy khu “Rainbow Row”, những phố lầu cao 3, 4 tầng, sơn nhiều màu khác nhau, hồng, vàng, cam, xanh, tím, đỏ…vui mắt nằm phía đối diện bờ sông. Nơi vỉa hè trước khu phố có hàng cây palmetto thân suông đuột, cao,thẳng đứng, lá xanh to đang có trái. Có những đường nằm ngang đường bờ sông, nhỏ, xe chạy chỉ được 2 chiều xuôi ngược. Các nhà ở những đường này kiến trúc xưa nhưng đẹp, hoa cỏ cắt tỉa cẩn thận. Nếu là nhà lầu các cửa sổ có trồng hoa xinh xắn như phần lớn khu gia cư Âu Châu.

Đường bờ sông xe qua lại nhiều và du khách đi trên vỉa hè cũng đông, chẳng thấy ai mang khẩu trang.Xe tìm chỗ đậu và cả nhà đi bộ đến bồn phun nước ở giữa có hình trái thơm ( pineapple fountain) xinh xắn gần cầu tàu Charleston. Cầu rộng, dài, có lan can từ đường xe chạy ra tận ngoài sông khá xa, có nóc che và nhiều băng màu đen cho khách ngồi nghỉ chân,giải khát, nhìn chim biển, nước xanh, thưởng thức gió mát. Sở quan thuế(United States Custom House) bên kia đường gần cầu tàu, đẹp,hơn 100 tuổi nhưng còn tốt, chắc chắn ( xây 1879) nhưng khi về khách sạn xem tài liệu trên mạng lưới mới biết kiến trúc này được tu bổ năm 1968, tốn 212.000 mỹ kim.


Bồn nước Pineapple như công viên hình tròn, chung quanh có cỏ hoa xinh đẹp,lối đi lát gạch sạch sẽ. Nước phun ra liên tục từ trái dứa giữa bồn nước. Thiên hạ chụp ảnh kỹ niệm nơi đây, trẻ con người lớn khá đông, có lẽ du khách ở xa đều đến đây xem cho biết. Từ đó cả nhà vào” Công Viên Bờ Sông “(Waterfront Park) nằm dọc theo bờ sông Cooper, dài khoảng 1,5 dặm, chiều ngang cũng rộng hơn 2 mẫu tây. Bờ sông nơi công viên có hàng cây palmetto cao nghệu, thẳng đứng, đường đi sạch sẽ, đèn đường mỹ thuật và nhiều băng sơn đen dọc theo con đường. Gió sông nhè nhẹ thổi lên mát mẻ, dễ chịu. Bên trong công viên nhiều cây to trồng theo kiểu cách chuyên môn có hàng lối ngay ngắn.Các đường đi trong công viên rộng rãi, lát gạch, có bồn nước phun nước trắng xóa trong vườn cây. Rất nhiều băng sơn đen đặt rải rác dọc theo lối đi trong công viên.

Xe chay ngang qua chợ bán nô lệ ngày xưa, viện bảo tàng”Old Slave Mart Museum”, City Market...Harbourview Inn nằm gần Công Viên Bờ Sông. Cả nhà đi bộ về chỗ đậu xe. Vân không nhớ đậu xe miễn phí hay phải trả tiền nhưng vào công viên tự do. Cả nhà dùng cơm chiều ngoài phố trước khi trở về khách sạn. Tòa nhà chẳng biết xây cất năm nào trang trí theo lối cổ xưa, bàn ghế nơi phòng ăn và phòng ngủ, màn cửa, bàn viết như kiểu cách đây cả thế kỷ nhưng đẹp…

WHITE POINT GARDENS

    
Hôm sau các con đưa Vân đến viếng White Point Gardens ở Đại lộ Murray và King ST nơi các con Vân khuyến khích đi xem cho biết. Công viên rộng hơn 2 mẫu,có một mặt quay ra bờ sông,mở cửa công chúng viếng thăm từ đầu thế kỷ 19. Đến nơi tuy còn sớm nhưng đã đông du khách, nơi đậu xe gần hết chỗ. Chẳng thấy du khách mang khẩu trang. Trong vườn toàn là cổ thụ hơn 100 tuổi, cành lá xum xuê, gốc cây to lắm do những người chuyên nghiệp trồng, thẳng hàng theo khoảng cách nhất định rất đẹp mắt. Trong vườn sạch sẽ, nhiều bóng mát, chẳng thấy lá vàng, lá khô hay cành cây nhỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Có lẻ công nhân quét lá từ sáng sớm. Vân nói như thế vì sân cỏ nhà Vân sáng nào cũng có lá rơi từ cây cổ thụ hàng xóm bay sang dù trời không gió không mưa. Hai kiến trúc nhỏ hình bát giác (Gazebo) sơn trắng xinh xắn với những bụi hoa mùa hè đang ra hoa rực rỡ chung quanh, tăng thêm vẻ đẹp trong công viên nhiều cây xanh bóng mát. Nơi đây thường có các buổi trình diễn âm nhạc,đám cưới, cô dâu chú rể và gia đình thân hữu hoặc du khách đến chụp hình kỷ niệm theo tài liệu mạng lưới.

Trước công viên phía bờ sông thật lý tưởng cho người đi dạo lúc bình minh hay chiều tà. Vỉa hè hai bên con đường này rộng rãi, phía bờ sông có lan can. Đường xe chạy cũng rộng. Xe đậu dọc con theo đường gần công viên. Rất nhiều tượng danh nhân hay chiến sĩ, to bằng hay hơn người thật, đặt trên các bục đá cao khỏi đầu người trước công viên sát vỉa hè.Có tượng mặc quân phục, có tượng mặc thường phục. Có nơi trên bục đá chỉ một tượng, có bục đá 2 tượng đứng chung và còn có một tượng bán thân. Dĩ nhiên nơi bục đá có tên tuổi, tiểu sử bức tượng nhưng Vân không nhớ để ghi lại. Ngoài ra còn nhiều cổ đại bác đặt trên cổ xe hay giá súng thật to, miệng súng đen ngòm hướng về con sông rộng. Một số đạn đại bác to như quả dưa hấu nhỏ xếp thành hình tháp gần những súng đại bác.Được biết đó là những canon dùng trong chiến tranh Nam-Bắc(Civil War)vào năm 1861-1865. Tưởng tượng khi những quả đại bác đó chạm vào tường thành hay chiến hạm sức công phá sẽ vô cùng mãnh liệt. Vân bùi ngùi nghĩ đến các chiến tranh từ ngày xưa và nay.


Ngày xưa cách đây hơn 200 năm nội chiến Hoa Kỳ, chiến tranh Nam- Bắc làm thiệt mạng khoảng 750.000 chiến binh hai bên. Quê hương Vân chiến tranh Việt Nam cũng làm cả triệu quân nhân chết trong các trận chiến không kể thường dân vô tội. Tội nghiệp hơn là có 58.000 người đồng minh Hoa kỳ chết và mất tích ở Việt Nam,một quốc gia xa xôi, không người thân, họ hàng cha mẹ vợ con bên cạnh. Chiến tranh để lại các cô nhi quả phụ, vợ trẻ khóc chồng, con thiếu cha,tang tóc nhớ thương, đau buồn khôn nguôi cho gia đình, cha già mẹ yếu. Ngoài ra còn những người bị thương tật vì súng đạn và các thiệt hại khác về tài sản,kinh tế, thương mại, giáo dục…Trẻ em không dám đến trường trong vùng khói lửa. Các công trình kiến trúc xinh đẹp, nhà cửa dân chúng bị hư hại, ruộng vườn, đồn điền hoang phế,buôn bán đình trệ, kinh tế suy thoái…

Vì chiến tranh đồng bào Việt Nam và gia đình Vân rời bỏ quê hương cách xa nửa vòng trái đất đến cư ngụ xứ Cờ Hoa, may mà được an toàn và đón nhận, cho học chữ học nghề. Vân nói may vì có người làm mồi cho cá biển hay chết vì hải tặc trên đường tìm tự do.

Xin lỗi quý độc giả, Vân đã lạc đề nhưng các khẩu đại bác làm Vân xót xa nghĩ đến những chết chóc tang thương do chiến tranh gây ra. Vân chợt nhớ bài thơ” Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng” của nhà thơ Lê Thị Ý buồn quá chẳng muốn tiếp tục xem các thắng cảnh dù gió mát trời trong, cây xanh nước biếc,chim hót trên cành, có hoa có bướm, cảnh trí êm đềm thơ mộng trừ…mấy khẩu ca- nông. Vân đến Charleston như người cưỡi ngựa xem hoa, ghi đại cương những điều nghe thấy và thêm ít tài liệu mạng lưới để quý vị chưa thăm Charleston có chút khái niệm về thành phố trù phú, có nhiều di tích lịch sử,thắng cảnh như: đồn điền và vườn Magnolia, viện Bảo tàng Charleston, Angel Oak, hồ nuôi cá Charleston …Dĩ nhiên còn thiếu sót và rất cám ơn nếu được người địa phương bổ túc cho.

Vân cầu mong Viêt Nam và các quốc gia trên thế giới được hòa bình, không chiến tranh, hết dịch cúm Covid, kinh tế phục hồi, mọi người an cư lạc nghiệp, trẻ em đến trường, dân chúng sống bình an, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…

Ngọc Hạnh

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Thà Như - Nhạc Hồ Bảng - Tiếng Hát Mai Thiên Vân


Nhạc: Hồ Bảng 
Tiếng Hát Mai Thiên Vân

Nhớ Về Tân Ngãi


Hôm trước tiễn người về Tân Ngãi
Qua chợ Trường An nắng xế tàn
Nán lại phút giây ngày sắp cạn
Vội gì khi lỡ chuyến đò ngang
Ngồi xuống ven đường nơi quán vắng
Gió mang hơi nước khúc sông bồi
Nhìn phía bên kia bờ nước lở
Nước qua cồn nước cũng chia đôi!
Chiếc ghe tam bản về Vĩnh Phú
Chở khẳm chiều nay mấy kiếp đời
Dáng ai cúi xuống dòng sông nhỏ
Xin gởi theo người thương nhớ tôi...
Sông sẽ mai này về với biển
Để lại ngày mưa chắc rất buồn
Làm sao giữ được chiều hôm ấy
Mưa trong lòng hay đáy mắt đêm
Nhiều năm mây trắng về Tân Ngãi
Qua chợ Trường An nhớ bóng người
Chiếc áo xanh màu nay chắc đã
Bạc nắng ven bờ theo nước trôi...


Durham, North Carolina

Người Chợ Vãng


Sway Dancing Rita Hayworth (1918-1987) - Vũ Diệu Cuồng Quay



Sway Dancing

When Marimba rhythms start to play
Dance with me, make me sway
Like a lazy ocean hugs the shore
Hold me close, sway me more

Like a flower bending in the breeze
Bend with me, sway with ease
When we dance you have a way with me
Stay with me, sway with me

Other dancers may be on the floor
Dear, but my eyes will see only you
Only you have the magic technique
When we sway I grow weak

I can hear the sound of violins
Long before it begins
Make me thrill as only you know how
Sway me smooth, sway me now

Quién será la que me quiera a mí
Quién será, quién será
Quién será la que me de su amor
Quién será, quién será

I can hear the sound of violins
Long before it begins
Make me thrill as only you know how
Sway me smooth, sway me now

Sway me smooth, sway me now...

Lời Nhạc Anh Ngữ: Rita Hayworth (1918-1987)
***
Thơ Phỏng Dịch:

Vũ Điệu Cuồng Quay


Điệu Marimba bắt đầu vang trổi nhịp
Nhảy cùng nhau vũ điệu vật vờ
Anh như biển lặng ôm bờ
Ghì em ngực sát, ta mơ quay cuồng

Như hoa gập vì luồng gió nhẹ
Em cong mình, chàng khẽ lượn quanh
Theo cùng kiểu nhảy của anh
Ta ôm sát nhé, quay nhanh trên sàn

Vũ công khác bên chàng, chẳng kể
Đôi mắt em chỉ để ý anh
Chỉ mình anh có tài năng
Khi xoay em cảm mong manh hình hài

Tiếng vĩ cầm bên tai dìu dặt
Khúc dạo đầu rồi bắt nhịp mau
Anh làm em thấy nôn nao
Tim em rung nhẹ rồi vào cuồng quay
......

Nghe tiếng vĩ cầm hay tuyệt trổi
Điệu Marimba làm gợi nổi đam mê
Xoay em êm nhé, tình phê!
Hòa vào nhứt thể, ta mê quay cuồng

Xoay em nhẹ nhé, ta phê quay cuồng!!!

Duy Anh
09/02/2021



Hãy Quên Nhau


Tình yêu đã thắm đời nhau
Bây giờ chia cách hỏi sao chẳng sầu
Pháo hồng đưa tiển tình đầu
Tình ta cũng xuống huyệt sâu hởi chàng

Bây giờ sáo đã sang ngang
Khóc duyên không trọn lỡ làng từ đây
Quên đi đôi mắt thơ ngây
Nụ cười tỏa nắng từ đây nhuốm buồn

Quê chồng những lúc chiều buông
Nhớ nhà nhớ bạn lệ tuông đôi dòng
Tình mình còn gì mà mong
Anh ơi xin hãy nén lòng quên nhau

Tương lai sự nghiệp đón chào
Công danh rạng rỡ tự hào mẹ cha
Quên người tình cũ phương xa
Riêng em trọn phận mái nhà bình yên

Trúc Lan KTP 
09/21

Người Tình


Ly Café phin – Không biết từ phin có phải bắt nguồn từ tiếng filtré của Pháp không?

Từng giọt café đen sậm đặc quánh nhẹ nhàng nhiễu xuống ly tỏa hương thơm lừng hấp dẫn khứu giác của khách là cái thú của mấy vị có thời giờ rãnh rỗi thư thả. Loại cà phê phin này nổi tiếng ở quán Phở Avina trên đường West Thunderbirth Ave ngang trường đại học ASU West (Arizona State University West) thuộc thành phố Glendale, Arizona. Thoạt đầu quán không có bán café phin vì khách Mỹ mấy ai dùng loại này, bà chủ là người dân Cần Thơ nên khi có bạn bè củ cùng quê đến quán Bà đặc biệt chiêu đãi món café phin đen hoặc sữa đá làm thực khách trong quán tò mò nhìn ngạc nhiên, đôi khi cũng có khách thích thú thử qua café phin có nguồn gốc France này!

Quán Phở Avina chủ yếu bán thức ăn sáng và trưa cho nhân viên Trường ASU West và sinh viên ở đây, vào những giờ đó quán luôn rất đông khách. Cô con gái bà chủ học trường này nên cô thường rủ bạn bè buổi tối đến quán dần dà từ chiều đến khoảng 10 giờ tối có đặc biệt bán thêm café, pha máy có, pha phin có với các loại café danh tiếng Arabica, Colombia, Expresso, Mocha Buôn Mê Thuột của Việt Nam nữa để khách tùy chọn. Café ngon là một ưu điểm nhưng khung cảnh lịch sự, trang nhã, không ồn ào của quán và nhất là có nhạc (download từ Internet) những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng, tình tứ theo yêu cầu của khách là sinh viên trong khu cư xá gần đó thích tụ tập, hẹn hò hay gặp nhau tán gẫu vào buổi tối.

Lần đầu Nguyên hẹn với Ély ở quán Café Avina hôm ấy ngoài trời mưa rả rít một điều hiếm hoi ở vùng sa mạc Arizona, Ély đề nghị nghe bản “Thà như giọt mưa” của nhạc sĩ Phạm Duy:

“… Người từ trăm năm về qua sông rộng
Người từ trăm năm về qua sông rộng
Ta ngoắc mòn tay, ta ngoắc mòn tay
Chỉ thấy sông lồng lộng, chỉ thấy sông chập chùng

Thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá
Thà như giọt mưa, khô trên tượng đá
Thà như mưa gió, đến ôm tượng đá
Có còn hơn không, có còn hơn không
Có còn hơn không, có còn hơn không …”

Bài hát qua tiếng hát trầm ấm thật truyền cảm của ca sĩ Vũ Khanh như rót vào lòng Ély và Nguyên những lời nhẹ nhàng len lỏi đến nơi sâu lắng trong tâm tư, những người khách không hiểu tiếng Việt nhưng vẫn chăm chú thưỡng thức một cách thích thú. Âm nhạc là một loại ngôn ngữ chia sẻ sự rung cảm của tâm hồn, tình yêu của con người với con người, con người với thiên nhiên mà ai cũng có thể cảm nhận được, dĩ nhiên phải là một bản nhạc hay.

Nguyên bắt đầu thấy Ély người phụ nữ có nhiều điều hấp dẫn để khám phá, thu hút sự quan tâm đặc biệt của anh. Cô không có phong cách yểu điệu thục nữ của văn hóa Á Đông, cô cũng không có cái nhiều tự nhiên như phần đông dân Hiệp Chũng Quốc Hoa Kỳ.

Khi có thời gian Ély và Nguyên thường hẹn nhau ở đây là địa điểm thuận tiện cho cả hai, Ély theo học ban MBA (Master of Business Administration) ở trường ASU West và Café Avina thì gần nhà Nguyên. Họ cũng thường hẹn nhau bàn bạc một vài chương trình văn hóa hoặc xã hội mà hai người có quan hệ trong công việc, Nguyên là thành viên của Hiệp hội người Mỹ gốc Á tại Arizona, còn Ély là Chủ tịch Liên hội Sinh viên gốc Á châu-Thái Bình Dương tại ASU West, mấy năm gần đây vùng này thường có thiên tai núi lửa phun trào hay giông bảo ở khu vực Asia – Pacific Islands cần tổ chức các buổi văn nghệ gây quỹ cứu trợ là Ély và Nguyên luôn làm việc khắn khít bên nhau.

Nhiều bạn bè nghĩ rằng hai người sẽ kết hôn sau khi Ély lấy xong bằng MBA vì thấy hai người luôn xuất hiện như một cặp đôi lý tưỡng. Trước đó lâu rồi cũng hơn 10 năm, sau khi tốt nghiệp ban Cữ nhân Ély cũng có quyết định lập gia đình tuy nhiên không rõ vì sao chính cô chủ động hủy kết hôn trước ngày dự định làm lễ cưới vài tuần rồi cô sống theo niềm đam mê của mình và tiếp tục học thêm. Nguyên lớn tuổi hơn Ély nhiều, đã ly dị cũng lâu rồi có một đứa con bắt đầu vào đại học đang ở với mẹ vừa quá tuổi người cha phải trợ cấp theo luật định.

Quen nhau đã lâu nhưng hai người gặp nhau nói chuyện thiên hạ đâu đâu, hôm ấy Nguyên bày tỏ sự thắc mắc của mình:
- Ély, Nguyên thắc mắc sao Ély có tên là lạ không thông dụng trong tiếng Mỹ?
Ély chúm môi cười nhìn Nguyên, nheo mắt trả lời chế diễu:
- Ở xứ Hiệp Chũng Quốc là nơi qui tụ tạp chũng mà anh hỏi câu này! Nó nguyên gốc là từ Élisabeth, tiếng Pháp, người ta gọi tắc là Ély đó.

Nguyên nói chửa thẹn cho sự kém hiểu biết của mình, cải lại:
- Ély là người Việt, ba mẹ Việt, sao ở Mỹ mà Ély lấy tên tiếng Pháp?
- Em cùng gia đình đến Pháp theo diện tị nạn, sau đó theo ba mẹ di dân sang Mỹ nên em có tên Pháp là vậy.
- Ély có song tịch Pháp và Hoa Kỳ?
- Dạ,
- Trước khi vào ASU West Ély học ngành gì?
- Ngôn ngữ học, em mê môn này muốn nói được nhiều thứ tiếng. Em đã tốt nghiệp Pháp ngữ điều này dễ dàng đối với em, học cao học Mỹ là tiếng Mỹ em không tệ lắm. Mấy năm trước em hơi ngông chút học thêm tiếng Brasil, em có qua Rio De Janneiro, thủ đô Brasil bên đó hết hai năm để lấy bằng tiếng Português nữa, nước Brasil dùng tiêng Bồ Đào Nha. Ở nhà ba mẹ bắt nói tiếng Việt từ nhỏ, ông bà nội còn bắt phải tập nói cho đúng giọng Việt mới được, khổ ghê!
- Trước đây Ély chọn môn ngôn ngữ định đi dạy hay làm việc gì?
- Thì anh thấy đó, chẳng làm được việc gì nên mới ghi danh học thêm định lấy bằng MBA coi có ai mướn không? Mà nãy giờ anh hỏi em nhiều rồi để em hỏi lại chứ nếu không người ta sẽ cười anh là người xử sự không công bằng đó!

Nguyên trìu mến nhìn Ély:
- Ély muốn hỏi gì xin cứ tự nhiên, Je vais obéir! (Tôi xin vâng theo ý!)

Ánh mắt Ély long lanh âu yếm, nguýt Nguyên:
- Còn bày đặt! Em thích đọc thơ văn anh viết mà anh học làm thơ, viết văn từ hồi nào vậy? Ở đâu vậy? Hở chú nhà thơ?

Nguyên nắm lấy bàn tay mềm mại, ấp áp của Ély:
- Học từ sự rung cảm của trái tim, và từ khi Nguyên bắt đầu yêu. Từ người phụ nữ cho Nguyên cả một thế giới ấm áp, hạnh phúc khi bên cạnh nhau hay nghĩ đến nhau!

Ély cũng nắm bàn tay Nguyên đưa lên môi hôn nhẹ, cô nói nho nhỏ:
- Je T’aime! (Em yêu anh!)
***
Fogo De Chão, Brazillian Restaurant ở Scottsdale, Arizona

Nguyên hẹn Ély ăn tối ở Fogo De Chão Brazillian Restaurant, đường North Scottsdale Blvd để mừng cô vừa mới tốt nghiệp đã tìm được việc làm hợp khả năng, đúng sở thích với cô.

Các món thịt nướng đặc trưng của Brasillian qua các tay đầu bếp xuất sắc của Fogo De Chão nổi tiếng trên thế giới và chai Moet Chandon Champagne không làm buổi ăn tối hấp dẫn được hai người khi mà họ sắp sửa chia tay bởi cái hợp đồng 4 năm Ély đã ký làm việc tại cái hải đảo xa xôi Nouvelle Calédonie.
Tuần sau cô sẽ đi nhận việc tại văn phòng đại điện của một công ty khai thác khoáng sản của Mỹ hợp tác với Pháp ở thành phố cảng Nouméa còn gọi là Port-De-France thủ phủ của Nouvelle Calédonie, một lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở nơi biển khơi mênh mông giửa phía nam Thái Bình Dương.

Nguyên cứ bồn chồn muốn biết tại sao Ély không tìm việc ở trong nước Mỹ mà chọn công việc ở tận chân trời xa xôi. Cô là người rất thông minh, tinh tế hiểu được tâm trạng của Nguyên, Ély nói đùa vui vẻ:
- Anh, em biết anh thắc mắc tại sao em lại đi làm xa xôi như thế nơi mà chẳng có ai là người thân. Anh quên rằng em có quốc tịch Pháp trở về làm việc trên lãnh thổ đất nước của mình không thích thú sao? Công ty còn có chi nhánh nhỏ ở Rio De Janneiro nữa, đâu uổng công em học tiếng Português phải không?

- À, thì ra thế. Anh cứ đem cái hiểu biết sếu vườn của mình mà suy nghĩ về cánh hải âu!
- Không đâu anh, mỗi người có một hoàn cảnh, cơ hội khác nhau. Em làm sao được như anh, mấy cộng đồng sắc dân như Philippine, Bangladesh, Thái Lan, … họ luôn ca ngợi anh, tôn anh là người đem đến nguồn cảm hứng cho họ trong sinh hoạt phục vụ cộng đồng:

“For your generous commitment of time, support and inspiration to the endeavours of the we community”!
Một thoáng trầm ngâm Ély nói tiếp bằng một giọng ví von nhưng cũng thật sự tha thiết:
- Anh sang Nouvelle Calédonie với em đi, em nấu cơm cho anh ăn. Thiệt đó, em biết nấu cơm mà. Bộ anh tưởng bên đó không có gạo và nước mắm à? Đi đi, em sẽ nấu cơm suốt đời cho anh!

Đây là lần đầu tiên Nguyên thấy bóng dáng người phụ nữ dịu dàng đảm đang trong con người của Ély, một hạnh phúc đơn sơ mà anh mơ ước nhưng Nguyên mơ hồ về điều gì đó mà thực tế còn có sự ngăn cách. Nguyên nói đùa cho qua ý nghĩ không vui ấy:
- Em nấu cơm theo kiểu Bougna ấy à? Chuối táo quạ, khoai môn, dừa khô, đủ thứ loại cá bắt được gói trong tấm lá chuối đem chôn dưới đất rồi nấu chính bằng cách lấy mấy cục đá đun nóng, sau đó đào lên ăn đó hả? Lạy trời đừng có thịt người trong món Bougna!

Ély cười tủm tỉm bởi vì lối hài hước của Nguyên:
- Em nấu theo kiểu Việt những món mà anh thích, bộ anh nghĩ ở thành phố Nouméa không có người Việt à? Những người Việt đến đây từ thuở anh chưa chào đời, hiện nay có khoảng gần 300 cư dân gốc Việt ở đó. Mà sao anh biết người thổ dân Kanak ở Nouvelle Calédonie từng ăn thịt người? Chuyện tục lệ ăn thịt người từ hồi xa xưa. Năm 1849 thuỷ thủ đoàn trên tàu Cutter của Hoa Kỳ bị thị tộc Pouma giết và ăn thịt, khi người Pháp đến họ tiếp cận với nền văn minh rồi bây giờ tất cả dân trên đảo đều là công dân Pháp đó anh ạ.

Yên chí đi, em không nấu thịt người cho ăn hay bắt anh làm thịt đâu.
Anh có biết không, hải đảo Nouvelle Calédonia là một mãnh đất còn lại của thời Gonwada hàng mấy chục triệu năm trước, cách biệt giửa biển khơi nên còn nhiều hệ sinh thái như thảm thực vật hay động vật giử được đặc tính của thời cổ xưa, em nghĩ ở đó có nhiều điều để anh khám phá. Nó nằm giửa phía nam Thái Bình Dương, phi trường quốc tế Tontuta có đường bay trực tiếp đến Hoa Kỳ, có đủ các chuyến bay đến Nam Mỹ, châu Úc, Âu châu, Tokyo, Seoul hay để anh về Việt Nam dễ dàng. Ở Nouvelle Caledonie có các điều kiện tốt cho những ngày retired của anh đó mà.

Rồi Ély làm bộ nghiêm giọng ra vẻ như người của chính quyền:
- À, mà tại sao anh biết nhiều về Nouvelle Calédonia vậy? Anh quen cô Tây nào ở đó? Nói! Thành thật khai báo để được khoan hồng?

Nguyên mãi chăm chú nghe đến khi Ély nói câu này Nguyên phải phì cười:
- Đúng rồi, anh không phải chỉ quen mà yêu cô đầm Tây nữa …
Chưa kịp nói hết câu Ély tròn mắt ngắt lời:

- Cô đầm Tây nào, hử?

Nguyên lấy tay vuốt nhẹ mủi Ély rồi ôn tồn nói:
- Cô đầm Tây Ély này nè! Khi em quyết định đi Nouvelle Calédonia anh bắt đầu tìm hiểu về hải đảo này.

Tuy hai người trao đổi nhau nhiều như thế, Ély loáng thoáng hiểu được rằng Nguyên khó dứt khoát xa đứa con mà anh rất yêu thương, cô nguýt dài ánh mắt sắc như dao:
- Anh chỉ giõi tán tỉnh, nịnh đầm thôi, đùa vui trên sự đau khổ của hàng tá phụ nữ vì yêu anh! Em hỏi thiệt có bao nhiêu cô gái vỡ tim chết dưới tay anh?

Như bị xúc động mạnh Ély đứng lên hơi lớn tiếng gắt:
- You are a devil! (Anh là một tên ác quỷ!)

Nguyên hơi bất ngờ với thái độ của Ély, anh đứng lên theo và ghì chặc Ély vào lòng, lấy góc khăn chặm dòng nước mắt của cô. Hôn lên đôi mắt nếm vị mằn mặn ấy, mùi nước hoa Chanel Coco và mùi da thịt phụ nữ quen thuộc làm cho Nguyên một thoáng ngất ngây và cũng cảm thấy niềm xót xa dâng lên trong lòng anh!

Mấy thực khách bàn kế cận đều đổ dồn nhìn hai người, có cặp thanh niên bàn bên nhìn theo nãy giờ cười tủm tỉm, nheo mắt rồi đưa ngón tay cái lên ra dấu “Number One”!

***
Les Amoureux Qui Passent của nhạc sĩ Christophe - (Nhạc Pháp - Một thời để yêu)

Vắng Ély cả tháng nay Nguyên thấy nỗi buồn mênh man cứ ray rức mãi trong lòng, trong thời gian dài như thế anh chỉ nhận được duy nhất tin nhắn ngắn gọn của Ély:
“Em đến bình yên, mọi việc đều diễn tiến tốt như em nghĩ!”

Nguyên cảm thấy trống vắng, hụt hẫng và nỗi buồn nhè nhẹ loang tõa trong tâm trí, anh thèm nói đúng hơn là nhớ ly café phin chi lạ nên lấy xe ra quán Avina, nơi mà Ély và anh thường hay đến đây họp bàn công việc, tâm sự hay chẳng cần nói câu chuyện gì quan trọng, chỉ cần ngồi bên nhau là thấy hạnh phúc lắm rồi!
Hôm nay tối thứ bảy mà quán hơi vắng có lẽ trời cứ mưa rả rít thế này nên các bạn sinh viên lười ra quán, nhưng Nguyên cần chi có đông khách anh chỉ cần khung trời kỷ niệm, cần giọt café phin …

Sáng nay Nguyên vừa xem qua bản tin tổng hợp quan trọng về tình hình biển Đông và Châu Á-Thái Bình Dương là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin rồi bà Tân phó tổng thống Kamala Harris đến Đông Nam Á, một loạt các chiến hạm của nhiều cường quốc tụ tập đến biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Mỹ rút quân khỏi Afghanistan nhường phần đất sát biên giới Tàu luôn bất ổn cho Trung Quốc để tập trung sức mạnh quân lực đáp ứng nhu cầu cho chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương, sự gay gắt trong chiến tranh thương mại, kỷ thuật, v.v… Nghĩ đến đây Nguyên chợt nhận ra vị trí rất quan trọng của Nouvelle Calédonia trên bàn cờ thế giới hiện nay. Không phải hải đảo này là căn cứ chiến lược của quân đội Mỹ hồi đệ nhị thế chiến? nơi đồn trú hơn 50 ngàn binh lính Mỹ và là nơi xuất phát hạm đội tham dự trận hải chiến ở biển Coral năm 1942 đẩy lui lực lượng hải quân Nhật ở nam Thái Bình Dương.

Mặc khác, Nouvelle Calédonia có nguồn khoáng sản quan trọng như Niken (chiếm 25% trử lượng trên thế giới), Féro-Niken, Coban, … và một số loại đất hiếm là nguyên liệu tối cần thiết cho nền công nghiệp trong tương lai như xe chạy điện, chất bán dẫn, vũ khí, không gian, … Năm 2010, kỷ nghệ khai khoáng ở đây suy giảm bây giờ công ty Mỹ nhảy vào hợp tác với công ty Pháp vực dậy ngành này.

Thì ra thế, họ tuyển dụng Ély là người rất thích hợp, cô có MBA, thông thạo tiếng Anh, Pháp và Brasil nơi có chi nhánh công ty bên Rio De Janneiro nữa. Dĩ nhiên, chắc chắn là Ély đã thương lượng với quyền lợi ưu đãi tối ưu khi nhận làm việc ở hải đảo này. Chúc mừng em, Ély!
Ly café vơi một phần đã nguội, Nguyên xin thêm đá làm café đá. Hơi lạnh từ từ thấm dần theo thực quản làm anh tỉnh táo hơn trở về với thực tại không suy nghĩ mông lung nữa.

Nguyên tự cho mình nghĩ đúng, Ély là người phụ nữ nhiều bí ẩn để khám phá như loài hoa Amborela từ thời cổ đại, loại cây đặc hữu của Nouvelle Calédonia. Cô còn là loài hải âu dang rộng đôi cánh: Hôm nào Paris, rồi New York, sang Rio De Janeiro, đến Phoenix, bây giờ vượt trùng dương đáp xuống Nouméa City! Người đàn ông nào có thể giử chặc Ély ấp yêu trong bụm tay dù bằng tất cả yêu thương, trìu mến?

Nếu biết rằng bản chất nó là con chim biển thì không nên giử nó trong lồng son chật hẹp, hãy đưa nó về nơi đại dương bao la ở đó mới đích thực là môi trường sinh sống của nó. Ngược lại thử hỏi có mấy người đàn ông đến được với người phụ nữ khá đặc biệt này?

Nguyên nhớ đến bài hát Les Amoureux Qui Passent của nhạc sĩ Christophe, anh hát nho nhỏ:

“… Les amoureux qui passent ne se retournent pas
Mais il reste la trace dans mon coeur de leurs pas
Les amoureux qui passent ne se retournent pas
Mais il reste la trace dans mon coeur de leurs pas” …

“… Những người yêu đi qua không ngoãnh lại
Nhưng có một dấu vết trong tim tôi về bước chân của họ
Những người yêu đi qua không ngoãnh lại
Nhưng có một dấu vết trong tim tôi về bước chân của người” …

Lê Hữu Uy
Phoenix, Arizona – August 21, 2021

Mỹ Nhân Tự Cổ Như Danh Tướng

 

LỜI DẪN

Chúng tôi – Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình và Hoàng Xuân Thảo – hôm nay hân hạnh được ra mắt qúy vị một cuốn tiểu thuyết lịch sử nhan đề “Mỹ Nhân Tự Cổ Như Danh Tướng”.

Tên sách đã nói lên những nhân vật chính sẽ được đề cập tới là các giai nhân và các anh hùng, hào kiệt. 

Nhưng thuộc thời đại nào? Chúng tôi nghĩ thời thế tạo ra anh hùng và ngược lại và như vậy thường là danh tướng xuất hiện trong một cuộc chiến tranh hơn là trong hoà bình. Giai nhân trong thời lửa khói cũng thường dễ gặp hơn nhiều nỗi truân chuyên và chịu những cảnh ngọc nát, hoa rơi.

Nghĩ vậy nên bối cảnh chúng tôi chọn là một thời kỳ hỗn loạn, rối ren trong lịch sử, thời kỳ mà đất nước bị chia ra làm ba bốn mảnh, có ba bốn vua chúa, đó là thời kỳ tranh chấp giữa vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và anh em nhà Tây Sơn.

Nhan đề của cuốn tiểu thuyết lịch sử này lấy ra từ một bài thơ tứ tuyệt nhưng người đời thường chỉ nhớ có hai câu cuối là:

...Mỹ nhân tự cổ như danh tướng

Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu.

Để tìm ra trọn vẹn bài thơ chúng tôi đã cầu cứu giáo sư Phí Minh Tâm và bác sĩ Huỳnh Kim Giám là hai trong tứ trụ của nhóm Liêũ Trai 21 chuyên khảo luận và dịch thuật về thơ Đường với người chủ trương và phụ tá là bác sĩ Nguyễn Văn Bảo và dược sĩ Nguyễn Trọng Lộc. Diễn đàn LT21 theo ý tôi là nơi qúy vị muốn thưởng thức được tất cả những tinh túy của thơ Đường, diễn đàn vừa có sức thuyết phục qua các tài liệu rất hiếm qúy, vừa có sức hấp dẫn qua những lời bình luận sâu sắc và những bài thơ dịch tuyệt vời.

Theo hai vị học giả trên thì bài thơ có nhan đề là “Điệu Kim Phu Nhân” đã được trích dẫn trong cuốn Tuỳ Viên Thi Thoại của  Viên Mai thời Khang Hy nhà Thanh, ghi chép lại những câu chuyện văn chương mà chính tác giả tai nghe, mắt thấy. Bài thơ tỏ lòng thương tiếc Kim phu nhân do người bạn là Triệu Diễm Tuyết cảm khái viết ra với ý an ủi người chồng đừng quá xót thương người bạn trăm năm. Kim phu nhân là vợ của nhà thơ Tra Vi Nhân ở Thiên Tân còn Triệu Diễm Tuyết là thiếp của tiến sĩ Đông Hoành.

Nguyên tác:          Điệu Kim Phu Nhân

逝水韶華去莫留     Thệ thủy thiều hoa khứ mạc lưu

漫傷林下失風流     Mạn thương lâm hạ thất phong lưu
美人自古如名將     Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
不許人間見白頭     Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

 Bác sĩ Huỳnh Kim Giám có lời bình về bài thơ như sau:

Câu đầu nói về vẻ phù du, vô  thường của cuộc đời. 逝水=thệ thủy là nước chảy; 韶華=thiều hoa là một thành ngữ dùng để chỉ tuổi thanh xuân. Câu thứ nhì khó hiểu hơn vì hai cặp 林下=lâm hạ và 風流=phong lưu không đi đôi với nhau nếu ta hiểu phong lưu như là một thành ngữ để tả lối sống hay lối cư xử, trừ khi Triệu Diễm Tuyết muốn cho ta hiểu rằng Kim phu nhân đã được chôn trong rừng, và thôi đừng tiếc thương nàng nữa. Đó là lý do cho chữ =mạn ở đầu câu.

Có lý do gì đó để người đời chỉ chuyền tay hai câu cuối của một bài tứ tuyệt, và đó có thể vì hai thành ngữ 美人=mỹ nhân và 名將=danh tướng. Mỹ nhân và danh tướng giống nhau ở hai điểm: (i) họ là những người hiếm có trên đời; và (ii) họ để lại tiếng trên đời, không như đa số trong nhân gian. Nhưng nếu chỉ vì thế mà nhân loại chuyền tay nhau hai câu thơ đó thì không thực tiễn lắm, một phần vì không phải mỹ nhân và danh tướng nào cũng ...  yểu tử.

Theo tôi từ quan trọng nhất trong hai câu đó là động từ =hứa. Mỹ nhân và danh tướng cũng không thể hứa được việc trường thọ vì hai câu thơ đầu đã nói rằng đời vô thường và phù du.

Tựa đề nguyên thủy của bài thơ là 查为仁悼亡=Họa Tra Vi Nhân điệu vong thi, để họa bài thơ Điệu vong cơ [thơ khóc người thiếp quá cố] của người bạn trong làng thơ Tra Vi Nhân. Trừ khi ta biết bài Điệu vong cơ là thế nào thì ta chỉ có thể đoán rằng Triệu Diễm Tuyết làm bài 悼=điệu này không phải để tự trấn an mà để họa thơ an ủi người bạn rằng người thiếp tên Kim không thể hứa sẽ sống trăm năm đầu bạc với chồng.

Còn sau đây là ý kiến của giáo sư Phí Minh Tâm:

 

Hai câu thơ: 

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng       美人自古如名將

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.   不許人間見白頭

từng được thảo luận trên diễn đàn Viêt Học gần 20 năm trước đây.  Một quan điểm cho là hai câu này được trích ra từ bài Tiêu Hồn Hải Đường 消魂海棠 mà tác giả là Triệu Diễm Tuyết 趙豔雪 đời nhà Thanh. Quan điểm khác cho là từ một bài thơ cũng của Triệu Diễm Tuyết trong Tùy Viên Thi Thoại 隨園詩話 của Viên Mai.  Anh Giám xác nhận nguồn gốc thứ hai của 2 câu thơ nổi tiếng này. 

 

Viên Mai đời Thanh chép lại những chuyện văn chương cùng thời mà chính tác giả mắt thấy tai nghe. Khả năng Tuỳ Viên Thi Thoại là xuất xứ chính xác của hai câu thơ này rất cao. … 悼金夫人 Điệu Kim Phu Nhân còn có tựa là Họa Tra Vi Nhân Điệu Vong Thi  和查为仁悼亡诗. Triệu Diễm Tuyết họa lại bài điệu vong của Tra Vi Nhân (1695-1749) khóc vợ là Kim Chí Vân 金至云 chết vì bịnh. Đáng tiếc là bài điệu vong của Tra Vi Nhân không còn nữa. Triệu Diễm Tuyết là thiếp của Đông Hoành 佟宏 người Thiên Tân 天津,  đồng hương với Tra Vi Nhân.

 

Ghi chú:

Bài tứ tuyệt rất chỉnh niêm vận. Hai câu đâu miêu tả hiện tượng thiên nhiên vô thường sinh trụ hoại diệt. Câu 1 nước trôi cũng như tuổi thanh xuân không bao giờ trở lại. Sự an lành phút chốc trở thành đau thương với cái chết. Hai câu cuối tương phản hai câu đầu khi giai nhân và danh tướng không muốn biểu lộ sự tàn tạ của mình ở tuổi già.

Sau đây là bài thơ tạm dịch:

 

Thương Tiếc Bà Kim

Nước chảy tuổi Xuân chẳng ở lâu.

Thanh nhàn phút chốc ngập thương đau.

Giai nhân tự cổ như danh tướng,

Không để nhân gian thấy bạc đầu.


Chúng tôi đã chia nhau ra phận sự: Hoàng Xuân Thảo kể truyện còn Nguyễn Thanh Bình viết lời bàn cho mỗi chương. Chúng tôi rất mong qúy vị độc giả góp ý kiến để cuốn truyện trở thành một tác phẩm chung do nhiều người biên soạn.

    Trân trọng,

Hoàng Xuân Thảo và Nguyễn Thanh Bình

***

Vài dòng tiểu sử Hoàng Xuân Thảo

Tên thật Hoàng Ngọc Khôi
Tiến sĩ Y Khoa, cử nhân Luật Khoa và Văn Khoa
Cựu giáo sư các trường Gia Long, Quốc gia Sư phạm, Khuyến Học, Hàn Thuyên
Cựu sinh viên quân y hiện dịch Khóa V 1952-1958

Các tác phẩm đã xuất bản hay ấn hành:

THƠ

-Niềm Đau Sáng Tạo
-Khung Trời Quê Hương
-Áo Trắng Tình Hồng
-Tiếng Vọng Rừng Phong

KỊCH

-Sang Sông (đã trình diễn tại rạp Ngọc Hiệp, Đà Lạt 1954)
-Tiếng Pháo Giao Thừa (đã trình diễn tại rạp Dakao, Sài Gòn 1956)
-Nỗi Ám Ảnh Của Một Tấm Hình
-Thức Tỉnh Lúc Hoàng Hôn    Cuộc Đời Triết Gia Trần Đức Thảo
-Người Tập Kết Trở Về   (Viết dựa theo truyện của Nguyễn Tấn Ích)

BIÊN KHẢO

-Truyền Thọai Về Triều Đại Hồ Chí Minh (1,200 trang)
với sự cộng tác của BS Nguyễn Thượng Vũ   
-Xứ Cờ Lá Phong, Quê Tôi Cuối Đời (600 trang)
với sự cộng tác của BS Từ Uyên       

DỊCH THUẬT

-Của Chuột Và Người  (Of mice and men)   
với sự cộng tác của tiến sĩ Nguyễn Phúc Bửu Tập

-Kẻ Ngoài Lề (L’étranger)
Với sự cộng tác của tiến sĩ Nguyễn Phúc Bửu Tập

-Cầu Nguyện (La prière)

VIDEO THƠ NHẠC

-Đã trình bày hơn 250 video về nhạc và thơ

Vài dòng tiểu sử Nguyễn Thanh Bình

Nguyễn Thanh Bình là tên thật. 
Y Khoa Bác Sĩ, đại học Y Khoa Sài Gòn năm 1967.
Trưng tập, gia nhập quân lực VNCH năm 1968, phục vụ tại binh chủng Thiết Giáp,Tiểu đoàn 7 Quân Y Trung tâm 4 tuyển mộ nhập ngũ, Trung tâm 4 hồi lực.
Cựu Hội trưởng Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada.
Cựu Chủ Bút Tập San Y Sĩ Canada.
Viết truyện ngắn cho báo Tình Thương của YKĐH Sàigon.
Viết truyện ngắn, biên khảo, phiếm luận, văn chương và nhiều đề tài khác cho các báo ở quốc ngoại.
Làm thơ, tuỳ hứng, dịch Đường thi, Tống thi và Tống từ.

                                    
Xin mời đọc CHƯƠNG I dưới đây:
Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Xuân Thảo
MỸ NHÂN TỰ CỔ NHƯ DANH TƯỚNG

 

CHƯƠNG I

TÂY SƠN ĐÁNH CHIẾM PHÚ XUÂN

Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Huệ cho mở tiêc khao quân. Đây là chiến thắng lớn nhất kể từ khi Nguyễn Nhạc từ Tây Sơn nổi dậy năm 1774. Chiến dịch Phú Xuân kéo dài chỉ vẻn vẹn có 28 ngày, xuất quân ngày 25.5.1786, chiếm Phú Xuân đêm 15.6 và tới 23.6.1786 thì Thuận Hóa coi như hoàn toàn thuộc về nhà Tây Sơn. Trấn thủ Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu ra hàng nhưng sau đó cũng bị giết, còn Hiệp Trấn Hoàng Đình Thể cùng hai con và tướng Vũ Tá Kiên đều tử trận.

Tại bàn tiệc, Tiết chế Nguyễn Huệ ngồi chủ tọa, hai bên là Tả đô đốc Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, và Hữu Đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh. Huệ hết lời khen Chỉnh đã có nhiều công lao trong cuộc chiến thắng khiến Nhậm có vẻ bất mãn trong lòng nhưng không dám để lộ ra ngoài mặt.

Thật ra công của Chỉnh không phải nhỏ vì Chỉnh đã làm kế ly gián hai tướng Cầu và Thể, bằng cách viết thư mời Thể về cộng tác với Tây Sơn nhưng lại cố ý đưa nhầm thư cho Cầu khiến Cầu nghi ngờ và trong khi chống lại cuộc tấn công của Tây Sơn, Cầu đã sai Thể đem quân ra ngoài thành rồi không chịu đem quân tiếp viện, lại còn đóng cửa thành không cho quân của Thể rút lui vào thành.

Hơn nữa chính Chỉnh đã thúc dục Nguyễn Nhạc tấn công Phú Xuân nhiều lần cho mãi tới khi ngoài Bắc Hà có loạn kiêu binh chia rẽ vua Lê với chúa Trịnh gây ra những hậu qủa bất lợi cho tình hình chính trị lẫn quân sự. Tuy Nhạc đã tự xưng vương năm 1778, lấy niên hiệu là Thái Đức nhưng ông vẫn dè đặt trong việc tiến đánh Phú Xuân từng là kinh đô của chúa  Nguyễn nhưng đã bị tướng nhà Lê Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm năm 1776.

Tháng 3 ÂL năm 1786, giá gạo cao vọt, dân trong kinh kỳ và tứ trấn bị đói to, thây chết nằm la liệt khắp nơi. Chúa Trịnh hạ lệnh chiêu mộ nhân dân, ai nộp của sẽ trao cho quan chức, nhưng không ai hưởng ứng, bèn dùng sắc lệnh bắt ức nhà giàu để lấy tiền chia ra phát chẩn. Lòng dân rất phẫn uất và bất bình với triều đình và ước mong có sự thay đổi.

Nhân dịp tướng trấn thủ Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu cử tướng Nguyễn Phú Mai vào Quy Nhơn để thảo luận về biên giới giữa hai nhà Lê và Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh trước khi về đầu Tây Sơn năm 1782 từng là bạn đồng liêu với Mai nên hỏi dò được Mai về tình hình Phú Xuân bèn báo cáo cho Nguyễn Nhạc biết. 

Nhạc tới lúc này mới nghe lời Chỉnh đem quân đánh Phú Xuân, phong Huệ là tiết chế với ba phó tướng là tả đô đốc Nhậm, hữu đô đốc Chỉnh và tiền đô đốc Nguyễn Lữ phụ trách về thủy binh.

Tổng số quân Tây Sơn tham dự chiến dịch gồm 5.000 tiền quân, 2.000 hậu quân và 3.000 thủy binh, tất cả khoảng 1 vạn người.

Phía quân Trịnh có trên 3 vạn quân, đã bố trí lực lượng phòng bị. Từ sông Gianh tới đèo Hải Vân, có nhiều đồn để cứu ứng cho nhau. Tuy nhiên, đất Thuận Hóa trong nhiều năm không có chiến tranh, quân số tuy khá đông nhưng phòng thủ không chặt chẽ. Chủ tướng Phạm Ngô Cầu còn gọi là Quận Tạo thường chỉ lo chuyện làm ăn buôn bán, lơ là về phương diện quân sự, không sắm sửa khí giới phòng bị lương thực nên quân sĩ và dân chúng đều chán nản và khinh xuất.

 

Biết Phạm Ngô Cầu là người tin vào việc bói toán, Nguyễn Chỉnh bày mưu cho Nguyễn Huệ sai một thủ hạ người Hoa giả làm thầy bói tới Phú Xuân ra mắt quận Tạo Phạm Ngô Cầu, bảo rằng:

-Hậu vận tướng công phúc lộc nhiều lắm, nhưng năm nay có hạn nhỏ nên lập đàn giải hạn mới tai qua, nạn khỏi được.

Quận Tạo nghe theo, bèn lập đàn chay ở chùa Thiên Mụ trong 7 ngày 7 đêm, bắt quân phục dịch thật là vất vả không có thời giờ nghỉ ngơi nên ai nấy đều mệt mỏi và ơ hờ việc phòng bị. Trong khi tướng sĩ phía Trịnh mất cảnh giác đề phòng thì quân Tây Sơn từ Quy Nhơn bắt đầu lên đường ra bắc ngày 28 tháng 4 âm lịch tức 25 tháng 5 năm 1786.

Nhằm triệt để lợi dụng thời tiết mùa hè, gió nồm thổi mạnh có thể đưa thủy quân tiến nhanh ra đánh phá phía bắc, Nguyễn Huệ lập kế hoạch đánh bất ngờ ở các điểm phòng thủ quân Trịnh từ sông Gianh trở vào, từ Hải Vân trở ra và từ cạnh sườn vào Phú Xuân. Huệ dùng chiến thuật gọng kìm, mở một lúc ba mặt trận: 

-Một đạo quân do Nguyễn Lữ chỉ huy gồm thủy bộ binh tiến thẳng ra sông Gianh rồi chia làm hai: một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh quân Trịnh ở Nghệ An vào cứu; cánh kia đánh xuống các đồn quân Trịnh ở Bố Chính, Leo Heo và hợp với cánh quân từ Phú Xuân tiến ra đánh Dinh Cát.

-Toàn chủ lực bộ binh tập trung đánh đèo Hải Vân rồi tiến ra Phú Xuân là mũi dùi chủ yếu.

-Một đạo thủy quân khác từ cửa bể Thuận An tiến theo sông Hương, chọc mũi dùi vô nách là thành Phú Xuân

Đèo Hải Vân tuy xung yếu, đồn lũy kiên cố để bảo vệ Phú Xuân nhưng từ nhiều năm quân Trịnh đã khá trễ nải trong việc phòng thủ

Khoảng trung tuần tháng 5 âm lịch năm 1786, đạo quân bộ của Tây Sơn do Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy đã tập kích bất ngờ nơi này, quân Trịnh không kịp trở tay. Tướng chỉ huy đèo Hoàng Nghĩa Hồ mang quân ra chống địch bị thua trận và chết tại chiến trường.

Đánh chiếm được Hải Vân, Nguyễn Huệ lập tức thúc quân tiến thẳng ra Phú Xuân.

Trong lúc Nguyễn Huệ tác chiến ở phía nam thì Nguyễn Lữ mang thủy binh ra sông Gianh. Tại đây, quân Tây Sơn chia làm 2 cánh. Một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh Trịnh từ bắc sông Gianh kéo vào; cánh kia tiến xuống chiếm đồn Bố Chính và lũy Đồng Hới.

Tuy tại đây có không ít đồn phòng thủ nhưng các cánh quân Trịnh tại đây đều không có tinh thần chiến đấu. Khi quân Tây Sơn kéo đến, các tướng sĩ Bắc Hà đều bỏ thành lũy chạy trốn. Khi quân Tây Sơn chiếm được Bố Chính sắp tiến vào Leo Heo thì quân Trịnh tại đây cũng bỏ chạy, nhưng bị dân địa phương bắt nộp cho quân Tây Sơn.

Quân Tây Sơn tiến đánh lũy Đồng Hới (lũy Thầy) do Phái Vị hầu và Ninh Tốn chỉ huy. Tuy thành lũy khá kiên cố nhưng tinh thần quân Trịnh tại đây cũng bạc nhược. Hai tướng Trịnh sợ bị đánh từ cả đường thủy lẫn đường bộ, không dám chống cự bèn theo đường núi trốn thoát về Bắc. 

Ngày 26 tháng 5 âm lịch tức 21 tháng 6-1786, quân Tây Sơn chiếm đóng lũy Đồng Hới.

Tướng đóng ở các đồn Cát Doanh và Động Hải nghe được phong thanh đều bỏ chạy. Thế là chỉ trong vòng 28 ngaỳ quân Tây Sơn đã làm chủ Chánh Dinh tức Thuận Hoá theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý đôn viết năm 1776, khi ông làm Hiệp Trấn tại đây, bao gồm 1436 xã, 157,960 đinh (từ 18 tới 55 tuổi), 789,800 dân.

Tiệc khao quân đêm ấy rất lớn vì các kho lương thực địch bỏ lại còn nguyên. Tướng sĩ và quân lính ai nấy hân hoan và tinh thần chiến đấu lên rất cao.

Chỉnh là người rất khôn ngoan, không dám nhận lời khen của chủ tướng, ngược lại cũng không hết lời ca ngợi tài điều quân thần tốc của Huệ khiến Huệ cũng có một bữa tiệc thoải mái và đắc chí.

Chỉ có Nhậm là có vẻ tư lự và chưa tan tiệc thì Nhậm đã đứng  dậy xin phép cáo lui vì cần phải đi kiểm soát doanh trại trước khi đi ngủ. Huệ đợi Nhậm đi khuất hẳn mới hất cằm hỏi Chỉnh:

-Tình hình Bắc Hà thế nào?

-Rất là rối loạn. Kiêu binh trước kia đưa Trịnh Tông lên, nay phe Tông lại muốn bài trừ bọn kiêu binh ỷ có công nên chẳng coi ai ra gì. Bọn chúng nay lại lấy chiêu bài phù Lê để chống lại họ Trịnh khiến cho vua chúa canh chừng lẫn nhau và các quan triều thần bối rối kẻ đứng bên này, kẻ theo bên kia...

-Thế nhà vua thì sao?

-Hiển Tông chỉ muốn yên thân, nên cũng không ủng hộ phe đòi diệt Trịnh. Nhà vua còn tuyên bố ai còn đem chuyện lật Trịnh ra thì người sẽ báo cho chúa biết.

Huệ thừ người ra suy nghĩ một lát, bỗng ngồi nhỏm dậy, nắm tay áo Chỉnh, nghiêm mặt hỏi:

-Trước tình hình như vậy đô đốc nghĩ sao?

Chỉnh nâng ly rượu lên, uống một hớp, đặt ly xuống bàn, ghé sát lại gần Huệ, hạ giọng:

-Chủ Tướng có hỏi, Chỉnh này mới dám nói. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở để tiến quân ra Bắc, Bắc Hà sẽ thuộc quyền tướng công như trở bàn tay.

Chỉnh ra cái điều quan trọng, tằng hắng mấy cái rồi nói chậm rãi:

-Phàm cái việc dụng binh thì cần nắm lấy ba cái là Thời, Thế và . Có ba điều đó thì đánh đâu được đấy. Hiện giờ ngoài Bắc, tướng thì lười, quân thì kiêu, triều đình không có kỷ cương. Nay nếu ông lấy cái uy vừa hạ thành Phú Xuân này mà đem binh ra Bắc thì làm gì mà không đặng. Tướng công không nên bỏ mất cái Cơ, cái Thời và cái Thế đang có này.

Huệ ngắt lời:

-Ngoài Bắc nghe nói có nhiều nhân tài lắm e rằng đại sự không dễ dàng như Nguyễn đô đốc nói đâu?

Chỉnh cười đầy vẻ tự tin:

-Nhân tài Bắc Hà chỉ có mình tôi thôi. Tôi bỏ đi rồi thì Bắc triều chỉ còn như cái thùng rỗng, tướng công chớ ngại.

Huệ cười xòa:

-Ấy là tôi thật tình chẳng ngại ai đâu, mà chỉ ngại mình ông thôi.

Chỉnh biến sắc mặt, vội vàng biện bạch:

-Tôi muốn nói ngoài Bắc lúc này không có nhân tài, ta đánh chiếm rất dễ chứ moi sự là do tướng công quyết định vì tướng công có tầm mắt nhìn xa và rộng không ai bì được.

Huệ trấn an:

-Ấy là tôi nói chơi thôi chứ không có ý gì cả. Vấn đề chính là hoàng huynh  chưa có chủ định đánh ra Bắc lúc này mà cho là cần tăng cường lực lượng phòng thủ trước đã, ngoài ra mình lấy danh nghĩa gì mà xâm lấn Bắc hà. Nhà Lê dù sao cũng đã làm vua mấy trăm năm nay, mình cướp lấy cơ nghiệp chưa chắc dân tình đã chịu theo mình.

Chỉnh lại thuyết phục:

-Triều đại nhà Lê đã có Vua lại còn có Chúa, Hai quyền lợi xung đột nhau tự nó sinh ra một mâu thuẫn tất sẽ dẫn ra mối đại biến. Họ Trinh tiếng là phù Lê nhưng thực tế là  hiếp chế, cả nước không ai phục.

Chỉnh lại tằng hắng và tiếp với giọng cương quyết:

-Mình lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” thì không ai bắt bẻ vào đâu được. Lại nữa, làm tướng cầm quân ngoài mặt trận, xa cách hậu phương thì không cần phải có mệnh lệnh trên mà nên tùy cơ ứng biến cho nên dù có mệnh lệnh chăng nữa cũng có khi có thể bất tuân.

Chỉnh nói xong nhìn Huệ đăm đăm dò ý, biết là Huệ vẫn còn e ngại vì không có lệnh của Nguyễn Nhạc, Chỉnh bèn kề miệng sát tai Huệ nói thì thầm. Mặt Huệ như bừng sáng ra, nghe xong vỗ đùi nói lớn:

-Hay lắm! Hay lắm! Diệu kế! Cống Chỉnh thật tài trí hơn người.

Hai người cùng cười ha hả, cụng ly nhau rồi uống một hơi cạn sạch. Huệ đứng dậy trước, vỗ vai Chỉnh:

-Ta đi nghỉ thôi. Đô đốc cứ chuẩn bị theo kế hoạch mà tiến hành.

Chỉnh cũng đứng dạy, cúi chào Huệ từ từ rời khỏi bàn tiệc, nhìn theo rồi lại ha hả cười. Bỗng nhiên vừa đi tới cửa, Huệ quay ngoắt người lại và bắt gặp Chỉnh đang cười với vẻ đắc chí ra mặt. Huệ lẩm bẩm:

-Thả hổ về rừng chuyến này rồi. Không biết có nên chăng?

Huệ lo ngại cũng không phải là vô cớ vì trước kia Chỉnh đã từng là công thần nhà Lê, là phó tướng rất tin cẩn của Huy Quận công Hoàng Đình Bảng tới khi Huy quận bị kiêu binh giết thì Chỉnh mới đang từ Nghệ An chạy sang đầu Tây Sơn. Tuy Chỉnh sau đó giúp Nguyễn Nhạc đánh dẹp và mở rộng đất đai thuộc Tây Sơn nhưng vẫn không chiếm được lòng tin trọn vẹn cuả anh em nhà Tây Sơn. Chỉnh tất nhiên cũng biết thế nên đem cả vợ con tới Quy Nhơn làm con tin. Chúa Trịnh, biết Chỉnh là người có tài nên tìm cách chiêu hồi bằng cho em rể Chỉnh vô Quy Nhơn làm thuyết khách nhưng bị Chỉnh cho lệnh chém đầu để chứng minh lòng trung thành với Tây Sơn.

                     ***                       

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THANH BÌNHPrint all

Chương đầu tiên này, tác giả viết về việc Nguyễn Huệ đánh chiếm Phú Xuân. Hai người  phụ tá cho Nguyễn Huệ là Vũ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh.

Vũ Văn Nhậm tuy là tướng giỏi lại có thế lực vì là rể của Nguyễn Nhạc, nhưng có lẽ chỉ  có tài cầm quân, mà không nhiều mưu lược, và xem trong cách cư xử thì Nhậm có vẻ ghen tức, đố kỵ với Chỉnh.

Nguyễn Hữu Chỉnh thì quả nhiên là một nhân tài của Bắc Hà. Chỉnh người Nghệ An, con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi, ăn nói hoạt bát, có duyên, năm 16 tuổi đã đỗ hương cống, được thu dụng làm môn hạ cho Hoàng Ngũ Phúc. Khi Phúc chết thì Chỉnh theo con nuôi của Phúc là Hoàng Đình Bảo.

Chỉnh cũng học binh thư, vũ nghệ, từng phụ trách việc phòng ngự mặt biển, luôn thắng lợi trong các trận thủy chiến với hải tặc, nên được gọi là Hải điêu, tức là con cắt biển.
Về văn tài, Chỉnh làm Ngôn Ẩn Thi Tập bằng chữ Hán, Quách Tử Nghi Phú, Trương Lưu Hầu Phú (Trương Lương) và 17 bài thơ, trong đó có bài vịnh cái pháo là nhiều người biết, nhưng mỗi sách chép mỗi khác, kể cả Tang Thương Ngẫu Lục, Hoàng Lê Nhất Thống Chí.

Bài thơ như sau:

     Xác không vốn những cậy tay người,
     Khôn khéo làm sao nữa cũng rơi,
     Kêu lắm lại càng tan xác lắm,
     Chung quy chỉ một tiếng mà thôi.

Có người nói bài thơ này chính là tóm tắt cả cuộc đời của Chỉnh.
Còn nhiều giai thoại về cống Chỉnh lắm, để có dịp sẽ nói.
Khi Hoàng Đình Bảo chết thì Chỉnh vào Nam, theo Tây Sơn, năm 1782.
Trong trận đánh Phú Xuân này, Nguyễn Huệ đã dùng 2 mưu của Chỉnh:

1) Kế phản gián, để Phạm Ngô Cầu nghi Hoàng Đình Thể, không tiếp viện làm cả 3 cha con
Thể đều tử trận.

2) Làm cho Cầu tin lời bói toán, lập đàn cầu siêu, làm quân lính mỏi mệt, trễ nải phòng vệ.
Công của Chỉnh không phải nhỏ, nhưng đã lộ vẻ tự đắc rồi...
Thời Tam Quốc, khi Tào Tháo với Lưu Bị ngồi uống rượu, bàn thế sự, Tháo hỏi Bị lúc đó có ai đáng là mặt anh hùng, Bị kể lung tung...Tháo nói: ” anh hùng trong thiên hạ chỉ có Sứ quân và Tháo này thôi”. Lưu Bị sợ quá, đánh rơi cả đũa. May lúc đó có tiếng sét, Bị vừa nhặt đũa vừa than “Oai Trời thật đáng sợ”, và Tháo mới coi thường Bị.
Người khôn thì cố giấu tài, Chỉnh thì lại thích khoe, thành ra chưa đủ khôn vậy.

Hoàng Xuân Thảo
Nguyễn Thanh Bình(Bát Sách)
Phí Minh Tâm
Huỳnh Kim Giám