Thơ & Thơ Tranh: Kim Quang
tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015
Nhớ Về Trường Cũ
Vẫn nhớ và thương chuyện thuở qua
Sân trường bóng mát vấn vương mà
Bông hồng xinh lá, lao xao nụ
Phượng đỏ tươi cành, rực rỡ hoa
Lớp học thân yêu chừ đã vắng
Bạn bè quý mến thoáng nay xa
Ngồi đây đếm lại bao hương cũ
Kỷ niệm chợt về nhắc nhở ta...
Hoàng Dũng
Trăng Lạc
Người còn nhớ ánh trăng mùa cũ
Mình sẻ chia ấp ủ mộng lòng
Buồn vui kỷ niệm mênh mông
Giữ trong miền nhớ theo dòng thời gian
Bờ bến xưa miên man sóng vỗ
Gió hương chiều lay dỗ cành xuân
Hạ mơ, phượng đỏ bâng khuâng
Thu vàng nhuộm lá, tím vần chờ mong
Người tặng tôi nụ hồng thắm mộng
Tôi trao người ước vọng tình xanh
Dù là mỏng mỏng manh manh
Như trăng chìm khuất trong mành sương khuya
Một bầu trời người chia đôi ngả
Bên sáng xuân, bên hạ thắp đèn
Một ngồi buồn nhớ không tên
Một tìm trăng lạc dường quên đường về...
Yên Dạ Thảo
28/05/2015
***
(Từ bài thơ Trăng Lạc của Yên Dạ Thảo)
Biển Cạn
Tôi tìm đến biển xanh xưa cũ
Bãi cát hoang ủ rủ ngập lòng
Quanh đây ghềnh đá mênh mông
Hải âu vỗ cánh chập chùng không gian
Nghe vội vã từng nhịp sóng vỗ
Như đời mình đã đổ tuổi xuân
Nhìn trời chạnh thấy bâng khuâng
Biết người không đến vẫn còn đợi mong
Bước lặng lẽ âm thầm nuôi mộng
Gió vỗ về rung động biển xanh
Sóng gào giọt nước mong manh
Hoàng hôn khuất bóng chìm vào đêm khuya
Thế là hết cát vàng nghiêng ngã
Cánh sao đêm như thả ánh đèn
Một mình ta nhớ gọi tên
Nơi vùng biển cạn chênh vênh lối về
Đỗ Hữu Tài
09/06/2015
***
Trăn Trở Mộng
(Cảm tác từ bài thơ Biển Cạn của
Đỗ Hữu Tài)
Vùng biển cạn thưa dòng sóng bạc
Chiếc thuyền xưa khuất dạt phương nào
Xa xa một bóng hải âu
Oải đôi cánh mỏng trên bầu trời xanh
Bờ cát trắng long lanh dưới nắng
Bóng chiều buông, lặng lặng mây trôi
Gió ru giấc ngủ mồ côi
Hoàng hôn biển hát ... bồi hồi tình quê!
Thu lạc mất trăng thề hẹn ước
Đông buồn sang lạnh buốt cành sương
Xuân về hoa trổ thơm hương
Cơn mưa đầu hạ tràn tuôn biển lòng
Đường quê nhỏ phượng hồng khoe sắc
Ve gọi sầu thầm nhắc nhở ai
Người xa, tim vẫn tình đầy
Đêm trăn trở mộng, rạng ngày bâng khuâng!
Yên Dạ Thảo
12/06/2015
Vùng biển cạn thưa dòng sóng bạc
Chiếc thuyền xưa khuất dạt phương nào
Xa xa một bóng hải âu
Oải đôi cánh mỏng trên bầu trời xanh
Bờ cát trắng long lanh dưới nắng
Bóng chiều buông, lặng lặng mây trôi
Gió ru giấc ngủ mồ côi
Hoàng hôn biển hát ... bồi hồi tình quê!
Thu lạc mất trăng thề hẹn ước
Đông buồn sang lạnh buốt cành sương
Xuân về hoa trổ thơm hương
Cơn mưa đầu hạ tràn tuôn biển lòng
Đường quê nhỏ phượng hồng khoe sắc
Ve gọi sầu thầm nhắc nhở ai
Người xa, tim vẫn tình đầy
Đêm trăn trở mộng, rạng ngày bâng khuâng!
Yên Dạ Thảo
12/06/2015
Đâu Phải Tự Nhiên Ta Nhớ Muội
Ta không phải giang hồ kiếm khách
Mài gươm thiêng bên suối ngắm trăng
Muội chẳng là con cưng sư phụ
Nuôi chí ta tình nghĩa đá vàng
Chưa múa kiếm, chém vang ghềnh đá
Gió biển gào tóc áo Muội bay
Dừng tay kiếm, mồ hôi lã chã
Muội kề, âu yếm tặng khăn tay
Ta với muội chưa từng đối ẩm
Nâng chung trà ngọt lịm mời nhau
Chưa ngắm Muội mắt nai, mặt nguyệt
Ôm tỳ bà tấu khúc ly tao
Ta đâu ở đầu sông thương nhớ
Muội chẳng cùng uống nước Tương giang
Chưa có phút ban đầu gặp gỡ
Thì làm sao cách cảm giao thần
Ta chỉ biết đề thơ trên lá
Thả hồn bay theo áng mây trôi
Vượt định mệnh, chưa mòn chí cả
Thiện, mỹ, chân đội đá vá trời
Ta như bướm, muội là hoa tươi thắm
Nhụy đài trang ướp mật ngọt môi ta
Họa thơ muội buông thả dòng xúc cảm
Hồn say sưa ru nắng gió chan hoà
Nét thư họa là đường gươm bén ngót
Cắm vào tim những rung động tuyệt trần
Ý của chữ nghĩa tình cao chót vót
Khiến thời gian đồng điệu với không gian
Vần điệu đẹp, văn thơ đâu biết tuổi
Nét thơ tranh giao cảm gợi tình người
Nên đâu phải tự nhiên ta nhớ Muội
Hởi nàng thơ! Ta yêu Muội trọn đời!
Phạm Tương Như
Những Chuyện Về Ma
Vào thế kỷ này mà nói MA chắc không ai tin, nhưng ngẫm lại mà xem, thường thì trên thế gian bao giờ cũng có 2 cái đối nghịch nhau, có rộng thì có hẹp, có dài thì có ngắn, có xa thì có gần, có cao thì có thấp, có hữu hình thì tất phải có cái vô hình. Hữu hình là cái thấy được, sờ được, nắn được, còn cái vô hình thì không thể thấy, không thể nắn, không thể sờ, do đó người ta không tin. Niềm tin có thể có được ở cái vô hình là niềm tin tôn giáo. Mặc dù không thấy Phật, không thấy Chúa, không thấy Đức Mẹ, nhưng người ta vẫn tin, tin một cách điên cuồng đến mức có thề oánh nhau, choảng nhau, giết nhau như xưa Âu châu đã có cuộc Thánh chiến, vác thập tự giá mà đi đánh nhau và mới đầu năm nay tại Paris có cuộc bắn giết hàng chục người phi lý tại tòa soạn tờ Charlie Hebdo đường Nicolas-Appert.
Thực tế, ma là một hiện tượng có thật, có người nói rằng phải có ''duyên'' thì mới nhìn thấy ''nó'' được chứ không phải bất kỳ ai muốn thấy thì thấy. ''Duyên'' là gì ? Một từ ngữ nghe trừu tượng quá, nhưng có thể hiểu một cách khoa học rằng mọi sự vật đều có phát ra những làn sóng vô hình ở những dải tần suất (frequencies band) khác nhau, nếu ta ''bắt'' được nó thì ta sẽ nhìn thấy nó, tương tự như khi ta bắt sóng truyền hình ở dải tần vài trăm Mega-hertz, băng VHF hay UHF.
Tôi sẽ kể ra đây một số chuyện và các chuyện này hoặc do người khác kể lại hoặc do chính mắt tôi nhìn thấy.
1.- CHUYỆN MA TRONG VƯỜN NHÀ NGOẠI TÔI, QUẬN GÒ VẤP
Nhà ngoại tôi và cũng là nhà mẹ tôi thời còn bé nằm ở gần cuối đường Lê Quang Định, Gò Vấp, vào thời đó còn là một vùng khá hoang vu, ngay trước mặt nhà ngoại tôi, trừ các khóm nhà có người ở, đi vào sâu là rừng tre, tre gai rậm rạp, chạy dài lên đến tận Thủ Đức, Biên Hòa. Khung cảnh âm u đó khìến người ta sợ ma, những bóng dáng vô hình nhưng có thể hiện ra, giơ tay, lè lưỡi nhát những người yếu bóng vía.
Thời đó con người cũng hơi ác, đã sợ ma lại còn hay nhát ma. Ông ngoại tôi kể rằng chính ông khi còn trẻ cũng theo chúng bạn đi nhát ma đàn bà con gái đi đêm. Cách nhát thường nhất là leo núp trên cây, khi có đàn bà con gái đi qua thì rung cây ào ào và khè khè như ma quái hoặc dùng lon có đục hình mặt người, trong bỏ than hồng quạt đỏ, dòng dây thả xuống, kéo lên...
Tại hông quận lỵ Gò Vấp ngày xưa có một con đường nhỏ đâm sâu vào khu nghĩa địa đất Thánh Tây, vào ban đêm thì tối om, không có đèn đuốc gì cả. Trên đường này có một cây điệp tây thuộc hàng cổ thụ, phía dưới bị bộng do côn trùng đục khoét nên tạo thành lổ hổng to, người có thể chun vào đó nấp được. Một tối, ông tôi cũng chơi trò nhát ma theo kiểu ''ma rờ đầu'', nghĩa là khi có ai đi qua thì thò tay ra mà xát xát lên đầu người đó cho họ sợ chơi.
Không may, hôm ấy người bị chiếu cố lại là ông cố tôi, một người có võ nghệ và tánh tình rất hung dữ. Hôm ấy, ông đi ăn đám giỗ nhà ai đó về ngang, trong bóng tối, ông tôi đâu biết là ai, thấy mặc áo dài khăn đống thì nghĩ là đàn bà, bèn giơ tay ra sờ gáy...
Vô phúc, người ''đàn bà'' ấy lại có xách ba-toong, bị rờ thì biết ngay là tụi con trai chứ không ai khác. Chả nói chả rằng, ông cố tôi giơ ba-toong lên và chọc ngay vào lổ bộng mấy cái, hét: ''Ma nào ở trong đó ló đầu ra coi !''
Nghe tiếng ông già, ông tôi hoảng hồn nhảy ra và lạy lấy lạy để. Nhưng ông cố tôi đâu có tha ? Điệu về nhà, ông bắt trói ngoài sân suốt đêm cho muỗi cắn để từ đó tởn, hết dám nghịch đùa.
Nhiều năm sau, ông tôi có vợ và có con, lúc ấy má tôi còn nhỏ lắm. Một đêm, đang ngồi chơi trước thềm, ông tôi bỗng khều bà tôi, nói nhỏ ''Nó đó..'' Bà tôi không hiểu ''nó'' là ai, nhưng nhìn theo tay chỉ của ông tôi thì thấy ở sân nhà bên cạnh có một thiếu phụ đội nón lá, tay xách giỏ như mới đi chợ về. Bà tôi thắc mắc hỏi: ''Con Hai không biết đi đâu mà về khuya vậy héng ?''
''Con Hai'' mà bà tôi nói là con gái lớn của bà cô tôi ở kế bên, nhưng ''nó'' không đi vào nhà mà lại lừng lững đi về phía nhà ngoại tôi và ung dung băng xuyên hàng rào ắc ó khá dầy, không gây một tiếng động rồi tiến lại phía bồn hoa, dạo quanh một vòng. Bà tôi hãi quá, ngó trân trân, biết đó là ma chứ không phải người. Bóng đó sau khi dạo quanh thì đi thẳng về phía bụi tre bên hông nhà và biến mất.
Câu chuyện mà tôi vừa kể được ngoại tôi kể đi kể lại đến mấy lần nên tôi nhớ lâu lắm, chuyện ấy khiến thời còn bé tôi đâm ra sợ ma vào ban đêm, không dám đi ra sau nhà tiểu một mình, dù cho có cầm đèn dầu hay đèn pin đi nữa cũng phải có bà tôi đi theo, tình trạng ấy kéo dài cho đến năm 1959 thì tôi hết sợ, không những thế còn tò mò, muốn biết hình thể con ma ra sao và tôi mong cho ma hiện.
2.- MA Ở CƯ XÁ THANH ĐA, PHƯỜNG 27 QUẬN BÌNH THẠNH
Năm ấy là 1979, tôi đang cặp bồ với một cô bạn đồng nghiệp tên Minh Hằng, nhà ở Lô VI, cư xá Thanh Đa và tối nào cũng vậy, chúng tôi hẹn hò nhau bên bờ sông cư xá.
Hôm ấy, tôi ngồi đợi Hằng bên khóm dương trồng ở đầu Lô IV khá lâu, trời hơi có trăng nhưng trăng có quầng nên không sáng lắm. Khi nàng từ nhà đi ra, tôi dẫn xe đạp và bách bộ cùng nàng về phía Lô I, định sẽ cùng nhau đi vòng qua phía bờ sông bên kia, ngồi ngắm về phía cầu xa lộ và Sài Gòn.
Tuy nhiên, đi được vài bước, tôi để ý thấy trước mặt mình không xa có một thiếu nữ mặc đồ bộ trắng, tóc dài, đang đi cùng một hướng. Chẳng nhìn được mặt, tôi không biết là ai nhưng cái làm tôi để ý nhứt là nàng ta hình như đi hỗng trên không, vì nơi này lúc ấy có rất nhiều lá buông do tổ đan mây tre lá ban ngày bỏ vương bừa bãi, nếu chân chạm đất thì sẽ gây ra những tiếng lào xào, loạt soạt.
Bỗng tôi dừng lại, níu tay Hằng, hỏi: ''Nãy giờ em có để ý thấy gì không ?''
Hằng: ''Thấy gì ?''
Tôi trỏ về phía trước, bảo: ''Đàng trước mình có một cô gái mặc áo trắng đang đi và cô ta vừa rẽ ra phía bờ sông, nơi có cái chòi lá...''
Hằng: ''Vậy hả ? Mình đi lại đó xem sao...''
Tôi bảo: ''Không sợ thì đi thử coi...''
Chúng tôi đi nhanh hơn và tiến ngay về phía cái chòi lá, không biết người ta cất lên để làm gì, nhưng khi đến đó thì chúng tôi thấy nó hoàn toàn hoang vắng, bên trong đầy những cọng lá buông và không đèn, không một bóng ai. Tôi bảo: ''Đúng là ma hiện rồi chứ không phải người ta đâu em !''
Hằng bảo: ''Nhưng tại sao anh thấy mà em không thấy ?''
Tôi cười, bảo: ''Vì em không cùng tần số với nó, cô giáo dạy vật lý hiểu chưa ?''
3.- MA PHÁ NGƯỜI Ở CƯ XÁ THANH ĐA
Tôi và Minh Hằng thành hôn với nhau vào đúng ngày sinh nhật thứ 30 của tôi, sau ngày cưới khoảng 10 ngày, chị cả của vợ tôi, chủ nhân căn 1.25 Lô VI, kêu chúng tôi lại, bảo: ''Chị sắp vượt biên rồi, hai em ráng chạy lo việc ghi tên vào hộ khẩu để giữ căn nhà, vì mất nó thì uổng lắm, chị đã trả hết ba phần tư.''
Nhờ mẹ vợ tôi lúc đó hoạt động mạnh trong tổ phụ nữ phường 27 và tình hình lúc ấy cũng rối nhăng, chúng tôi vào hộ khẩu nhà không khó lắm.
Tự nhiên có được một căn nhà thuộc loại lớn của cư xá, chúng tôi rất mừng, vì nhà này ngày trước Tổng cục gia cư chỉ bán cho công chức hạng A và sĩ quan trong quân đội từ cấp tá trở lên. Bố vợ tôi thời ấy là giám đốc hỏa xa nên mua được 3 căn 0.25, 1.25 và 4.25, căn 1.25 thì nhượng lại cho bà chị cả tốt nghiệp kỹ sư hóa ở Canada về và lại lấy chồng là bác sĩ quân y, căn lầu 4 thì để cho 3 cô con gái ở, tức Tống Kim Linh, Tống Ngọc Nga và Tống Minh Hằng, bà xã tôi. Sau khi ổn định mọi thứ, ông bán căn lầu 4 và căn lầu 1 thì có vợ chồng chị Kim Linh, vợ chồng tôi và cậu Tống văn Ân (em vợ) cùng nhau chia sẻ.
Đời sống êm ả trôi qua, mọi sự bình yên, không có gì đáng nói. Chị Linh có lớp dạy cắt may ở Tân Định, ban ngày làm việc ở đó, tối lại về ngủ, khi thì với chồng, khi thì với cô đệ tử ruột, vợ tôi thì ban ngày đi dạy ở trường trong cư xá, tôi dạy ở quận Nhất, cuối buổi cũng trở về, ăn rồi ngủ, riêng cậu em vợ thì làm nghề chụp hình, ăn cơm bên dưới nhà với ông bà già vợ nhưng tối lại lên lầu, qua đêm trên một chiếc giường nhà binh nơi phòng khách.
Thế rồi đến một ngày kia, cuộc sống yên lành bắt đầu bị quấy động và tác nhân của sự quấy động không phải là người.
Một đêm nọ vào khoảng 2 giờ sáng, tôi đang ngủ ngon thì vợ tôi vực tôi dậy, hỏi: ''Bộ trời nực lắm sao mà cởi hết quần ra ?'' Tôi càu nhàu: ''Bà này lạ, ai cởi hồi nào đâu ?'' Vợ tôi: ''Không cởi thì tại sao cái quần lại nằm dưới đất ?'' Tôi nhìn lại thì đúng thật, nó không còn dính trên người tôi. Biết là bị oan nhưng tôi không làm sao biện bạch được. Vài ngày sau, chuyện hôm trước lại xảy ra thêm 2 lần nữa, tôi bảo Hằng: ''Em còn nhớ vụ gặp một người con gái áo trắng đi rồi biến mất bên bờ sông Lô I không ? Anh nghi là nhà này có ma, bây giờ nó hiện ra và giở trò phá phách.''
Hằng yên lặng, bán tín bán nghi. Thế rồi một hôm, khoảng gần 1 giờ sáng, tôi buồn đái nên mở cửa bước ra toilette nằm kế bên. Tuy nhiên, thấy bên trong đèn sáng, biết là đang có người, tôi trở vào và ngồi đợi. Năm phút, rồi mười phút, thấy lâu quá mà không nghe tiếng mở cửa, tôi bước ra. Bị động, vợ tôi cũng thức dậy theo. Nàng cũng bước ra và gõ cộc cộc vào cửa buồng tắm. Không có tiếng trả lời, nàng bước vào. Tôi nằm xuống bên cạnh, nói nhỏ: ''Không biết người nào anh Hoành, chị Linh hay con Minh ? Dù gì, nghe gõ thì cũng phải lên tiếng chứ !''
Tôi vừa nói dứt thì nghe vọng ra tiếng xối nước và tiếng kéo rê dưới sàn của một cái thau. Vợ tôi sốt ruột, chạy ra, lên tiếng: ''Ai đang ở trong đó cho biết giùm ?''
Im lặng, không một tiếng trả lời.
Vợ tôi nắm ngay tay nắm cửa và đẩy mạnh vào (cửa mở bên trong). Bên trong đèn sáng nhưng không có một ai!
Tôi bảo: ''Thế này thì đã rõ chưa ? Anh đã bảo là ma mà!''
Và tôi lớn tiếng: ''Ma nào đến viếng đó, xin hiện ra giùm xem?''
Im lặng, nhưng sự to tiếng của tôi làm tất cả người trong nhà giật mình, thức dậy. Vợ tôi kể lại tỉ mỉ mọi điều. Vợ chồng chị Kim Linh và cô học trò thì có vẻ tin nhưng thằng em vợ tôi thì cười khẩy: ''Làm gì có chuyện ma ở thế kỷ này ?'' Nói xong thì đi ngủ tiếp, chỉ có bọn chúng tôi còn ngồi bàn tán ở ghế salon.
Sáng hôm sau, chuyện ban đêm lại được đem ra kể ở nhà ông bà mẹ vợ tôi bên dưới, lúc đó là quán bán cà phê nên có nhiều khách tham gia nghe và bàn tán. Một bà lớn tuổi nói: ''Chuyên ma là có đó, cư xá này xưa là bãi bắn của tụi Pháp, bắt được Việt Minh là chúng đem ra xử bắn ở đây, cả mấy trăm người, nhiều lắm...'' Thằng em vợ tôi vẫn cười khẩy, tỏ vẻ không tin.
Không lâu, chỉ hai hôm sau thôi, người bị ma lột trần truồng không phải là tôi mà là thằng em vợ đó. Nó tức lắm, tối ngủ, nó mặc quần jean, thắt dây nịt thật chặt để xem ma sẽ giở trò gì. Buổi sáng, khi chúng tôi thức dậy, nó lắc đầu bảo: ''Thôi, tối nay em không dám ngủ trên này nữa đâu.'' Tôi hỏi: ''Biết sợ ma phá rồi à ?'' Và nó kể lại cho chúng tôi tất cả mọi chuyện, trỏ tay vào sợi dây nịt đang máng tòn teng nơi đầu giường sắt: ''Nó quá tài, lột ra mà em không hay chút nào, thể như là mình bị thổi bùa mê.''
Sau vụ đó, một anh tên Hoàng, võ sĩ Vovinam đai đen ngụ cùng Lô cho biết anh cũng bị ma phá kiểu đó, đến nỗi anh phải mua đồ, thắp nhang cúng để nó để cho yên, và một anh khác tên Hòa, tu sĩ phái thiền tông, còn cho biết rõ hơn: đó là một con ma nữ tóc dài, chuyên mặc đồ trắng, hay lởn vởn ở khu này, có lẽ trước kia đã chết oan nghiệt hay sao đó, không đầu thai được nên hiện về phá khuấy trần gian, hễ mua đồ cúng vái thì nó để yên, càng không tin, nó càng phá tợn.
Và tôi chấm dứt câu chuyện đây, mặc dù cũng còn nhiều chuyện khác về ma ở cư xá Thanh Đa, chuyện có thật và có đăng trên báo Công An xuất bản ở Sài Gòn.
Montréal, đêm 17 tháng 6 năm 2015
Nguyễn Đức Tuấn
Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015
Viện Bảo Tàng Winnipeg, Manitoba - Canada
Thảo học lớp 11(thế hệ thứ 3 của cựu học sinh Phan Thanh Giản&Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ), trường Shaftesbury thuộc Pembina Trails Division,có 33 trường và chọn 99 patels cho Human Right Projects.
Thảo là một trong ba học sinh của trường mà bức tranh vẽ đúng với yêu cầu (# 15 là về tình bạn) và được chọn triển lảm ở Human Right Museum. Đây là VBT lớn nhất ở Winnipeg, Manitoba mới xây.
Thảo thích vẽ & thường tranh cháu đựơc trường chọn triển lãm ở Sight Unseen.
Thảo&Mẹ
* Thảo là con gái của Phượng Trắng
Hồi Hương Ngẫu Thư Hạ Tri Chương (659 - 744) - Ngày Trở Về,Ông Giáo Già, Và Nỗi Cô Đơn
Ngày Trở Về, Ông Giáo Già, Và Nỗi Cô Đơn
Từ nhỏ,xa nhà,nay trở lại
Giọng quê không đổi ,mặt già thôi
Trẻ con chào đón ,tưởng người lạ
Cười hỏi cụ ở đâu đến chơi
Bỏ làng , bỏ nước từ ngày ấy
Dâu bể đổi thay đã mấy mùa
Trước ngõ, hồ gương thời tuổi dại
Gió xuân vẫn gợn sóng năm xưa
Nhìn trước, người xưa đâu mất cả
Ngó sau , không một bóng người qua
Trời dài ,đất rộng vô cùng tận
Lặng lẽ mình ai mắt lệ nhoà
Chú Thích : Ngày Trở Về , Ông Giáo Già , Và Nỗi Cô Đơn được cảm tác từ bài Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương và bài Đăng U Châu Đài Ca của Trần Tử Ngang .
Hồi Hương Ngẫu Thư Hạ Tri Chương (659 - 744)
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tùng hà xứ lai
Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma
Duy hữu môn tiền kính hồ thuỷ
Xuân phong bất cải cựu thờI ba
Hạ Tri Chương (659 - 744)
* * *
Dịch Xuôi:
Xa nhà từ lúc còn nhỏ cho đến già lão, nay mới trở về
Giọng quê không đổi , chỉ có râu tóc bạc thôi
Con trẻ gặp mặt nhưng không nhận ra được
Cười hỏi ông khách từ đâu lại
Bỏ nhà bỏ nước mà đi đã bao năm tháng
Cho đến nay ,cảnh và người cũng đã thay đổi nhiều rồi
Duy chỉ có mặt nước hồ gương trước ngõ
Gió xuân nay vẫn không thay đổi được những làn sóng gợn xưa
Phạm Khắc Trí
* * *
Đăng U Châu Đài Ca
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc sảng nhiên nhi thế hạ
Trần Tử Ngang (651 - 702)
* * *
Dịch Xuôi:
Trước không thấy người xưa
Sau không thấy người tới
Ngẫm trời đất bao la vô cùng tận
Lặng lẽ đứng khóc một mình
Phụ Chú: Hồi Hương Ngẫu Thư, ở đây, được hiểu là mấy vần thơ viết ra từ cảm xúc trong ngày trở về xứ.
Phạm Khắc Trí
* * *
Bài Họa:Trở Lại Trường Xưa
Ta muốn thời gian quay lại
Chỉ trong mùa hè này thôi
Một sáng trở về trường cũ
Dạo quanh lớp học, sân chơi
Này đây cột cờ năm ấy
Rưng rưng cánh phượng đầu mùa
Những đôi mắt tròn non dại
Học trò yêu quý ngày xưa
Người cũ chẳng còn ai cả
Bao nhiêu năm tháng đã qua
Đất trời mênh mông vô tận
Tìm đâu ? - Mắt đã hoen nhòa!...
Phương Hà
* * *
Về Quê Ngẫu Hứng Viết Kỳ 1
Rời nhà thuở nhỏ lão về đây
Vẫn giọng nói quê tóc đã phai
Các bé gặp qua nhưng chẳng biết
Chỉ cười hỏi khách lạ tìm ai
Quên Đi
Về Quê Ngẫu Hứng Viết Kỳ 2
Quê nhà xa cách bao năm tháng
Giờ ít người quen lẫn bạn thân
Chỉ nước Kính Hồ còn trước cửa
Gió xuân khó đổi sóng triều dâng
Quên Đi
* * *
Các Bài Cảm Tác:
Về Thăm Lại Quê Xưa
Lâu ngày ghé lại chốn quê cha,
Giọng nói vẫn nguyên quán đậm đà.
Chớ ngỡ ngay lưng lầm tưởng trẻ,
Ngờ đâu nét mặt nếp nhăn già !
Thăm người bạn cũ tìm không thấy,
Kẻ lạ đồng hương chẳng nhớ ra.
Trước ngõ hồ gương soi phẵng lặng,
Tìm ai tri kỷ chén quan hà!
Mai Xuân Thanh
Ngày 04 tháng 06 năm 2015
* * *
Trở Vế Quê Hương
Tha hương nay trở lại nhà,
Nói năng giữ giọng chỉ già mặt thôi!
Trẻ con kẻ đứng người ngồi,
Tưởng người xa lạ đến rồi hỏi thăm.
Ai hay làng nước mấy năm,
Tang thương thoáng chốc dâu tằm đổi thay.
Người xưa đâu tá hôm nay ?
Chẳng còn quen biết suốt ngày lặng thinh.
Trời cao đất thấp đinh ninh,
Tình quê lưu lạc mắt mình lệ rơi!
Cảm thương thân phận rã rời,
Đường xa quê quán đến nơi lặng buồn!
Người xưa bỏ xứ đi luôn,
Chân trời góc bể cội nguồn nhớ chăng?
Mai Xuân Thanh
Ngày 03 tháng 06 năm 2015
Sắc Thu Phai
Trở tiết vào thu nắng nhạt vàng
Gió từ trời hạ nhẹ đưa sang
Lá xanh chuyển sắc chào thu mới
Áo trắng mừng vui tiễn hạ tàn
Đoá phượng ép còn lưu vở học
Lời yêu đương lại đổi sang trang
Em ơi sao nỡ là tình phụ
Để lại lòng anh lắm bẽ bàng
Quên Đi
Thanh Thản
1. Nếu nhắn tin cho người ta mà lâu không thấy người ta trả lời, đừng nhắn nữa. Nếu thật sự cần? Hãy tìm đến tận nơi! Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
2. Nếu không có ai bên cạnh, hãy thử một mình nghe nhạc, đọc sách, chơi game, xem phim, viết blog, viết nhật ký… Hãy tập quen dần với bản thân.
3. Nếu như cảm thấy đau đớn trong lòng, hãy tìm một góc nhỏ hoặc trốn trong chăn khóc một trận thật to. Khóc xong rồi ngày mai lại vui vẻ tiếp tục cuộc sống trên chính đôi chân mình…
4. Nếu có một ai đó làm chậm bước chân của bạn, hãy nhẹ nhàng rẽ sang hướng khác.
5. Nên nhớ rằng người duy nhất có thể làm tổn thương bạn là chính bản thân bạn… Nếu có ai làm tổn thương bạn sâu sắc thì chỉ vì bạn đã cho phép người đó làm vậy mà thôi…
6. Lúc đau buồn nên tìm một người bạn mà mình tin tưởng để trút tâm sự, không nên chịu đựng một mình. Đừng để nỗi buồn phải chứa cả nỗi cô đơn…
7. Khi yêu một ai đó thì hãy gom hết dũng cảm mà nói ra. Thà rằng đau một cách cao ngạo còn hơn yêu trong lén lút.
8. Đừng vì cô đơn mà chọn đại một người để yêu vì rồi sau đó bạn sẽ cô đơn trong chính tình yêu ấy. Điều đó đáng sợ hơn gấp ngàn lần. Những lúc đó hãy tìm một người bạn tri kỷ…
9. Nhớ kỹ ngày sinh của người mình yêu thương, đó là gia đình và chính bản thân mình. Hãy thử mua quà tặng mẹ trong sinh nhật mình vì đó là người vất vả nhất khi mình sinh ra đời.
10. Khi tâm trạng không vui đừng làm gì điên rồ mà hãy chọn một giấc ngủ vì đó là thứ êm ái nhất…
11. Đừng bao giờ hỏi người khác có nhớ, có yêu mình không. Nỗi nhớ và tình yêu không thể cảm nhận bằng tai càng không thể dựa vào lời nói của bất cứ ai… Phải tin vào cảm nhận bản thân lúc đó sẽ chẳng cần một câu trả lời nào cả…
12. Không nên quan trọng hóa vấn đề với một số người hoặc một số việc, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên. Thế giới vốn lạnh lùng và ích kỉ, quá quan trọng một việc gì đó sẽ đánh mất những việc còn lại, kể cả giá trị bản thân…
13. Đôi khi có ngốc nghếch một chút cũng chẳng sao, chẳng ai phải thông minh suốt cả đời…
14. Dù trong bất kỳ tình huống nào cũng không nên nói xấu người khác. Nếu bắt buộc phải nói thì hãy nói vài lời tốt đẹp. Nếu cần chỉ trích thì nên nhớ chỉ những người quan trọng với mình mới xứng đáng với những nhận xét chân thật ấy…
15. Dòng sông không có hình dạng, nhưng nó bị bó buộc vào trong những ranh giới của chính mình. Vậy ý nghĩ cũng là vô tận, cho đến khi nào nó tự đặt ra cho mình một nhà tù cho những tư duy của mình.
16. Một người bạn khác phái có thể bằng mười người bạn cùng phái với mình.
17. Suy nghĩ những điều bạn sắp nói nhưng đừng nói hết những gì bạn nghĩ.
18. Khi quyết định sẽ làm một sự thay đổi lớn thì hãy lẳng lặng mà thay đổi, nếu người ta nhận thấy thì mới gọi là thành công…
19. Hạn chế tranh cãi với người khác. Trong cơn giận người ta rất đáng sợ, sẽ vì mất điều khiển mà nói hoặc làm những điều đáng sợ không kém vô tình làm bạn tổn thương… đọc lại điều 5.
20. Cho dù phát sinh mâu thuẫn với bất cứ ai, cố gắng giải quyết trong vòng 24h, càng để lâu sự việc sẽ càng khó giải thích. Một lời xin lỗi không chứng minh bạn đã sai. Nó thể hiện sự ứng xử thông minh của bạn.
21. Lúc không vui buổi sáng có thể ngắm trời xanh mây trắng, buổi tối có thể ngắm trăng ngắm sao, đất trời bao la rồi sẽ có nơi thuộc về mình.
22. Đừng vì quá đau khổ mà đổ lỗi cho hoàn cảnh khi thất bại… Phải nhớ rằng không phải chỉ cần cố gắng tới cùng là sẽ thành công…
23. Sinh nhật mình không ai tặng quà cũng còn tốt hơn chán vạn lần sinh nhật mình mà mình không hề nhớ đến. Thông điệp là hãy yêu thương bản thân trước khi muốn nhận tình thương từ ai đó…
24. Đừng bao giờ cố che giấu tình cảm của mình vì nó luôn thể hiện ra bên ngoài bằng cách này hay cách khác.
25. Đôi khi có thể khóc sướt mướt khi xem cảnh đời đáng thương của người khác nhưng đối với bản thân thì hãy dành thời gian nhỏ nước mắt để làm những chuyện khác có ích hơn…
26. Nghe nhiều thêm khôn ngoan, nói nhiều thêm hối hận, im lặng là nghệ thuật lớn lao của cuộc đàm thoại.
27. Sống bất cần một chút đôi khi là cách duy nhất để bạn nhận ra bạn phải sống vì bản thân mình
Bích sơn Chuyển tiếp
Hai Lúa sưu tầm
Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015
Tôn Sư Trọng Đạo
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là truyền thống văn hóa Trung Hoa, mà cũng là truyền thống văn hóa tốt đẹp chung cho rất nhiều nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng giáo lí Khổng Mạnh, trong đó có Việt Nam ta, luôn luôn nêu cao cứu cánh hàng đầu của giáo dục là " TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN ". " LỄ " là phải biết Kính trên Nhường dưới, ngoài việc phải Hiếu Kính với Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ ra, còn phải biết " TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ". Vậy " Tôn Sư Trong Đạo " là gì ? Sau đây ta hãy thử...
Chiết tự để tìm hiểu Ý NGHĨA gốc của 4 chữ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 尊師重道 :
1. TÔN 尊: Là chữ thuộc dạng Hội Ý. Hình dạng Tượng Hình Hội Ý lúc ban đầu như thế nầy:
Ta thấy chữ đầu tiên là chữ KIM VĂN ĐẠI TRIỆN ( KIM VĂN 金文 là Văn tự được khắc trên Kim Loại, Kim Loại là chỉ những Chung và Đĩnh ngày xưa, nên KIM VĂN 金文 còn được gọi là CHUNG ĐĨNH VĂN 鍾鼎文 ), thì chữ TÔN gồm có 2 cái tay bên dưới nâng cái LY hình cái ĐĨNH nho nhỏ ở phía trên, đó là Ly Rượu, nâng lên để tế thần thánh hoặc để kính rượu cho những bậc bề trên, trưởng thượng. Nên...
TÔN 尊 : Nghĩa gốc là Cái Ly đựng rượu, sau dùng chung để chỉ Các Dụng Cụ đựng rượu. Bây giờ cái CHAI đựng rượu cũng được gọi là Tữu Tôn 酒樽 ( 罇 ).( Chữ TÔN là Cái Chai, được ghép thêm bộ MỘC là Cây hoặc bộ PHẪU 缶 là Đồ Gốm vào bên trái như trên 罇 ).
Nghĩa phát sinh của chữ TÔN gồm :
TÔN 尊 : Danh Từ: Chỉ người có địa vị hoặc vai vế cao, như TÔN TRƯỞNG, THẾ TÔN...
Hình Dung Từ : TÔN QUÝ, TÔN TI ...
Động Từ : SUY TÔN, TÔN TRỌNG, TÔN KÍNH, TÔN THỜ...
Kính Từ : Gọi nhà của người ta là TÔN PHỦ ( Nhà mình thì là TỆ XÁ hoặc " HÀN GIA ở mái tây thiên, Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu " là lời của Đạm Tiên nói với Kiều trong mộng ).
Gọi cha của người ta là LỆNH TÔN ( Cha của mình là GIA PHỤ ).
Gọi Vợ của người ta là TÔN PHU NHÂN ( Vợ của mình là CHUYẾT KINH hoặc CHUYẾT THÊ hay " Má bầy trẻ ở nhà " )....
Mạo Từ ( Article ): NHẤT TÔN là Một Pho. Vd : NHẤT TÔN Phật Tượng 一尊佛像 là MỘT PHO tượng Phật.
Chữ TÔN trong TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là Động từ TÔN KÍNH.
2. SƯ 師: Chữ Hội Ý, gồm chữ Đoái 垖 bên trái, có nghĩa rất nhiều gò đất cao. Bên phải là chữ Táp 帀 có nghĩa là Bao Bọc. Hội Ý là Có rất nhiều gò đất bao bọc xung quanh, Ý chỉ Rất Nhiều, cũng có Ý chỉ Quân Lính đông. Theo diễn tiến Văn Tự như sau:
Nghĩa của chữ SƯ hiện nay là:
* Người dạy dỗ chỉ bảo cho người khác : GIÁO SƯ, LÃO SƯ, SƯ PHỤ ( Thầy dạy ). SƯ ĐỒ là Thầy Trò.
* Người giỏi về một kỸ thuật, nghệ nghiệp nào đó, như : LUẬT SƯ, KỸ SƯ, Y SƯ, KIẾN TRÚC SƯ...
* Những từ gọi có liên quan đến Thầy Trò, như : SƯ MẪU, SƯ HUYNH, SƯ ĐỆ, SƯ MUỘI...
* Từ dùng gọi Thầy Chùa và Thầy Pháp, như : THIỀN SƯ, PHÁP SƯ, ĐẠO SƯ...
* Từ dùng cho quân đội, như : HỘI SƯ, XUẤT SƯ ( Xuất Quân ), SƯ ĐOÀN...
* Từ dùng gọi Thủ đô của một nước, như KINH SƯ ( Kinh Đô ).
* Một họ trong Bách Gia Tính : Họ SƯ.
Chữ SƯ trong TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO có nghĩa là THẦY DẠY ( Bất cứ DẠY về cái gì ).
3. Chữ TRỌNG 重: Gồm chữ THIÊN 千 là Ngàn, chồng lên trên bộ LÝ 里 là Dặm. NGÀN DẶM là cái Dặm được lặp đi lặp lại nhiều lần, nên chữ 重 vốn đọc là TRÙNG, có nghĩa là TRÙNG LẮP. Ở đây ta chỉ xét cách phát âm là TRỌNG có nghĩa là NẶNG mà thôi. Về mặt diễn biến của chữ TRỌNG từ xưa đến nay như sau:
Các nghĩa của chữ TRỌNG 重 gồm:
* Hình Dung Từ : TRỌNG là Nặng, trái với KHINH là Nhẹ, như : TRỌNG LƯỢNG, TRỌNG LỰC...
Chỉ Mức độ : như TRỌNG BỆNH, TRỌNG ÁN...
Chỉ Số Lượng : như TRỌNG BINH, TRỌNG GIÁ...
Chỉ Chủ Yếu : như TRỌNG ĐIỂM, TRỌNG TÂM...
Cẩn thận, không khinh suất, như : THẬN TRỌNG, TỰ TRỌNG ...
* Động Từ : Xem Nặng cái gì đó, như TRỌNG SẮC là chỉ xem trọng Sắc Đẹp. TRỌNG LỢI là chỉ xem trọng Lợi Lộc. TRỌNG ĐẠO là chỉ xem trọng Đạo Lý, Đạo Nghĩa.... Đây chính là Ý nghĩa của chữ TRỌNG trong 4 chữ " TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ".
4. chữ ĐẠO 道 : Chữ Hội Ý, gồm bộ Xước 辶 bên trái dưới, có nghĩa là Bước Đi, bên phải trên là chữ THỦ 首, có nghĩa là Đầu. Gom 2 Ý lại có nghĩa : Mở đầu cho những bước đi, đưa đến nghĩa ĐẠO là Con Đường. Chữ Đạo theo diễn tiến của văn tự như sau:
Nghĩa của chữ ĐẠO:
* ĐẠO là Con Đường, là Đường đi cụ thể, như ĐẠO LỘ, QUAN ĐẠO là Đường Cái Quan.
* ĐẠO cũng là con đường đi của Tâm linh, như ĐẠO GIÁO, ĐẠO HẠNH, TU ĐẠO, HÀNH ĐẠO.....
* ĐẠO là chuẩn mưc, phép tắc qui củ ở đời : ĐẠO ĐỨC, ĐẠO LÝ, ĐẠO NGHĨA... Đây chính là cái ĐẠO phải được xem trọng trong Thành ngữ : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
* ĐẠO GIÁO là một ĐẠO tu tiên có nguồn gốc từ ĐẠO LÃO của Trung Hoa, với các từ : ĐẠO SĨ, ĐẠO CÔ, ĐẠO QUAN là Chùa của Đao sĩ và Đạo cô tu.....
* ĐẠO là Nói Rằng. VĂN ĐẠO là Nghe nói rằng .
Đạo Đức Kinh của Lão Tử mở đầu bằng câu : " ĐẠO khả ĐẠO phi thường ĐẠO 道可道非常道。Có nghĩa là : Cái ĐẠO mà có thể thuyết giảng được thì không phải là cái ĐẠO thường. Chữ ĐẠO vừa có nghĩa là Đạo Giáo vừa có nghĩa là Thuyết Giảng (nói).
Trở lại với thành ngữ TÔN SƯ TRONG ĐẠO 尊師重道, thành ngữ nầy có xuất xứ từ 後漢書·孔僖傳 :“臣聞明王聖主,莫不尊師重道。” Hậu Hán Thư. Khổng Hi Truyện : " Thần văn minh vương thánh chúa, mạc bất tôn sư trọng đạo "( Thần nghe nói rằng những bậc minh vương thánh chúa, không ai là không Tôn Sư Trọng Đạo cả ! ). Vậy TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là gì?
Trước tiên ta thấy thành ngữ nầy được thành lập bởi 2 Động từ là TÔN và TRỌNG, hợp cùng với 2 Danh từ làm Túc từ là SƯ và ĐẠO. Cho nên nghĩa đã khá rõ ràng rồi:
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là " Tôn kính người thầy đã dạy ta học, và Trân trọng cái đạo lí mà thầy đã dạy cho ta ". ĐẠO LÝ ở đây bao gồm cả Kiến Thức, Đạo Đức và cả Đạo Nghĩa làm người nữa !
Một điều cần đề cập nữa là : Muốn cho người học trò biết Tôn Sư Trọng Đạo, thì Ông thầy phải cho ra thầy, phải sống mẫu mực và phải biết Tôn Sư Trọng Đạo trước đã, nghĩa là phải Dĩ Thân Tác Tắc 以身作則, tức là phải lấy bản thân mình làm gương cho học trò noi theo. Cái nếp sống mẫu mực của người thầy gọi là nếp sống Sư Phạm đó vậy!
Đỗ Chiêu Đức
Chiết tự để tìm hiểu Ý NGHĨA gốc của 4 chữ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 尊師重道 :
1. TÔN 尊: Là chữ thuộc dạng Hội Ý. Hình dạng Tượng Hình Hội Ý lúc ban đầu như thế nầy:
TÔN 尊 : Nghĩa gốc là Cái Ly đựng rượu, sau dùng chung để chỉ Các Dụng Cụ đựng rượu. Bây giờ cái CHAI đựng rượu cũng được gọi là Tữu Tôn 酒樽 ( 罇 ).( Chữ TÔN là Cái Chai, được ghép thêm bộ MỘC là Cây hoặc bộ PHẪU 缶 là Đồ Gốm vào bên trái như trên 罇 ).
Nghĩa phát sinh của chữ TÔN gồm :
TÔN 尊 : Danh Từ: Chỉ người có địa vị hoặc vai vế cao, như TÔN TRƯỞNG, THẾ TÔN...
Hình Dung Từ : TÔN QUÝ, TÔN TI ...
Động Từ : SUY TÔN, TÔN TRỌNG, TÔN KÍNH, TÔN THỜ...
Kính Từ : Gọi nhà của người ta là TÔN PHỦ ( Nhà mình thì là TỆ XÁ hoặc " HÀN GIA ở mái tây thiên, Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu " là lời của Đạm Tiên nói với Kiều trong mộng ).
Gọi cha của người ta là LỆNH TÔN ( Cha của mình là GIA PHỤ ).
Gọi Vợ của người ta là TÔN PHU NHÂN ( Vợ của mình là CHUYẾT KINH hoặc CHUYẾT THÊ hay " Má bầy trẻ ở nhà " )....
Mạo Từ ( Article ): NHẤT TÔN là Một Pho. Vd : NHẤT TÔN Phật Tượng 一尊佛像 là MỘT PHO tượng Phật.
Chữ TÔN trong TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là Động từ TÔN KÍNH.
2. SƯ 師: Chữ Hội Ý, gồm chữ Đoái 垖 bên trái, có nghĩa rất nhiều gò đất cao. Bên phải là chữ Táp 帀 có nghĩa là Bao Bọc. Hội Ý là Có rất nhiều gò đất bao bọc xung quanh, Ý chỉ Rất Nhiều, cũng có Ý chỉ Quân Lính đông. Theo diễn tiến Văn Tự như sau:
* Người dạy dỗ chỉ bảo cho người khác : GIÁO SƯ, LÃO SƯ, SƯ PHỤ ( Thầy dạy ). SƯ ĐỒ là Thầy Trò.
* Người giỏi về một kỸ thuật, nghệ nghiệp nào đó, như : LUẬT SƯ, KỸ SƯ, Y SƯ, KIẾN TRÚC SƯ...
* Những từ gọi có liên quan đến Thầy Trò, như : SƯ MẪU, SƯ HUYNH, SƯ ĐỆ, SƯ MUỘI...
* Từ dùng gọi Thầy Chùa và Thầy Pháp, như : THIỀN SƯ, PHÁP SƯ, ĐẠO SƯ...
* Từ dùng cho quân đội, như : HỘI SƯ, XUẤT SƯ ( Xuất Quân ), SƯ ĐOÀN...
* Từ dùng gọi Thủ đô của một nước, như KINH SƯ ( Kinh Đô ).
* Một họ trong Bách Gia Tính : Họ SƯ.
Chữ SƯ trong TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO có nghĩa là THẦY DẠY ( Bất cứ DẠY về cái gì ).
3. Chữ TRỌNG 重: Gồm chữ THIÊN 千 là Ngàn, chồng lên trên bộ LÝ 里 là Dặm. NGÀN DẶM là cái Dặm được lặp đi lặp lại nhiều lần, nên chữ 重 vốn đọc là TRÙNG, có nghĩa là TRÙNG LẮP. Ở đây ta chỉ xét cách phát âm là TRỌNG có nghĩa là NẶNG mà thôi. Về mặt diễn biến của chữ TRỌNG từ xưa đến nay như sau:
* Hình Dung Từ : TRỌNG là Nặng, trái với KHINH là Nhẹ, như : TRỌNG LƯỢNG, TRỌNG LỰC...
Chỉ Mức độ : như TRỌNG BỆNH, TRỌNG ÁN...
Chỉ Số Lượng : như TRỌNG BINH, TRỌNG GIÁ...
Chỉ Chủ Yếu : như TRỌNG ĐIỂM, TRỌNG TÂM...
Cẩn thận, không khinh suất, như : THẬN TRỌNG, TỰ TRỌNG ...
* Động Từ : Xem Nặng cái gì đó, như TRỌNG SẮC là chỉ xem trọng Sắc Đẹp. TRỌNG LỢI là chỉ xem trọng Lợi Lộc. TRỌNG ĐẠO là chỉ xem trọng Đạo Lý, Đạo Nghĩa.... Đây chính là Ý nghĩa của chữ TRỌNG trong 4 chữ " TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ".
4. chữ ĐẠO 道 : Chữ Hội Ý, gồm bộ Xước 辶 bên trái dưới, có nghĩa là Bước Đi, bên phải trên là chữ THỦ 首, có nghĩa là Đầu. Gom 2 Ý lại có nghĩa : Mở đầu cho những bước đi, đưa đến nghĩa ĐẠO là Con Đường. Chữ Đạo theo diễn tiến của văn tự như sau:
* ĐẠO là Con Đường, là Đường đi cụ thể, như ĐẠO LỘ, QUAN ĐẠO là Đường Cái Quan.
* ĐẠO cũng là con đường đi của Tâm linh, như ĐẠO GIÁO, ĐẠO HẠNH, TU ĐẠO, HÀNH ĐẠO.....
* ĐẠO là chuẩn mưc, phép tắc qui củ ở đời : ĐẠO ĐỨC, ĐẠO LÝ, ĐẠO NGHĨA... Đây chính là cái ĐẠO phải được xem trọng trong Thành ngữ : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
* ĐẠO GIÁO là một ĐẠO tu tiên có nguồn gốc từ ĐẠO LÃO của Trung Hoa, với các từ : ĐẠO SĨ, ĐẠO CÔ, ĐẠO QUAN là Chùa của Đao sĩ và Đạo cô tu.....
* ĐẠO là Nói Rằng. VĂN ĐẠO là Nghe nói rằng .
Đạo Đức Kinh của Lão Tử mở đầu bằng câu : " ĐẠO khả ĐẠO phi thường ĐẠO 道可道非常道。Có nghĩa là : Cái ĐẠO mà có thể thuyết giảng được thì không phải là cái ĐẠO thường. Chữ ĐẠO vừa có nghĩa là Đạo Giáo vừa có nghĩa là Thuyết Giảng (nói).
Trước tiên ta thấy thành ngữ nầy được thành lập bởi 2 Động từ là TÔN và TRỌNG, hợp cùng với 2 Danh từ làm Túc từ là SƯ và ĐẠO. Cho nên nghĩa đã khá rõ ràng rồi:
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là " Tôn kính người thầy đã dạy ta học, và Trân trọng cái đạo lí mà thầy đã dạy cho ta ". ĐẠO LÝ ở đây bao gồm cả Kiến Thức, Đạo Đức và cả Đạo Nghĩa làm người nữa !
Một điều cần đề cập nữa là : Muốn cho người học trò biết Tôn Sư Trọng Đạo, thì Ông thầy phải cho ra thầy, phải sống mẫu mực và phải biết Tôn Sư Trọng Đạo trước đã, nghĩa là phải Dĩ Thân Tác Tắc 以身作則, tức là phải lấy bản thân mình làm gương cho học trò noi theo. Cái nếp sống mẫu mực của người thầy gọi là nếp sống Sư Phạm đó vậy!
Đỗ Chiêu Đức
Bóng Mắt Lung Linh
Lung linh bóng nước đẹp nhiệm mầu
Ngỡ hồn lạc bước giữa chiêm bao
Ánh mắt long lanh như thầm bảo
Một lần chợt gặp nhớ nghìn sau...
Sương mỏng nhẹ buông nắng đầu ngày
Chim ca ríu rít đậu nhành cây
Có nghe khe khẽ lời ai hát
Gió nhẹ vờn lay...hồn gửi đây
Đôi bóng tung tăng bước dạo vườn
Mắt môi tròn nụ khép dư hương
Tay đan tay ấm vương tình ý
Vũ trụ hoà theo khúc nghê thường
Bước đến thật gần soi bóng mây
Bóng ai ngơ ngác những hao gầy
Bóng người năm cũ hay hiện tại
Mộng giữa đầu ngày chợt vụt bay...
Vốc nước biết đời như khói mây
Hình như... bóng mắt vẫn còn đây!!!
Kim Oanh
* * *
Những Bài Cảm Tác:
Lạc Bước Đào Nguyên
Cứ ngỡ đào nguyên lạc bước đây!!
Nước soi bóng dáng buổi đầu ngày
Mây trời lồng lộng in màu áo
Sương sớm buông màn mấy nhánh cây
Vạt nắng lung linh như ảnh ảo
Mặt hồ êm ả tựa vùi say (ngủ)
Bức hình chợt thấy...ngàn sau nhắc
Vũ trụ mơ huyền ....tuyệt diệu thay!!!
Song Quang
* * *
Lung Linh Bóng Mắt
Chiếc lá khô rơi chao mặt nước
Lung linh màu mắt giữa trời mây!
***
Tạo hóa ban cho những phép mầu
Hàng cây thảm cỏ đẹp dường bao
Ánh dương ấm áp luôn mơn trớn
Lay động lòng em những xuyến xao.
Đứng lặng mơ màng những tán cây
Nghiêng mình soi bóng nước đêm ngày
Lao xao vòm lá rung tia sáng
Soi ánh mơ huyền trải chốn đây
Không gian dìu dịu tỏa mùi hương
Hoa lá xinh tươi nở khắp vườn
Em hãy cùng ta chung dạo bước
Để nghe khoan khoái điệu nghê thường
Để thấy gió lùa tản bóng mây
Lang thang dưới nắng dáng hong gầy
Em đi bước nhỏ đường yên tỉnh
Mấy chú chim vàng chợt vút bay!
Nguyễn Đắc Thắng
20150617
* * *
Sóng Tình
Sóng nước lung linh hình bóng cũ
Trầm hồn đeo một giấc chiêm bao
Mái chèo khua ngược dòng trôi chảy
Mộng giữa ngày cay đắng khát khao
Kim Phượng
* * *
Khát KhaoGặp lại người xưa mừng lính quýnh
Đây hình bóng cũ vẫn chiêm bao!
Non xanh nước biếc còn chưa đổi,
Một giấc mơ màng mộng khát khao!
Mai Xuân Thanh
Ngày 18 tháng 06
Chiều Về, Gọi Người Yêu Dấu
( Tặng Ng. Minh Trí )
Đường vào nghĩa trang mờ như sương khói
Rượu hồng trần đã uống chẳng được say!
Người ra đi, trút hết nỗi đọa đày
Người ở lại, ngắn dài..dòng nước mắt.
Vòng tay nào bỏ anh đêm khuya khoắt?
Gió lênh đênh.. mộ bia đá ngủ vùi
Lòng người ở lại se sắt, nhớ không nguôi
Hàng cây buồn tiễn em về huyệt lộ…
Bạc mái đầu trầm ngâm màu thương nhớ
Buổi chiều về gọi người yêu dấu xa xôi*
Bao tháng năm dù cách trở đường đời
Đốt nén hương lòng, tưởng người năm cũ..
Dường như sóng vẫn gào.. đêm biển dữ
Dư âm còn đọng nét dấu hôn phai
Mối tình xưa in đậm nỗi dạn dày
Ngày qua vội, phải bậm môi rướm máu..
*buổi chiều làm lễ giỗ 100 ngày của Trường
VA,ngày 6-10-06
Bùi Thanh Tiên
Xa Khơi
Dòng thời gian vẫn nghìn năm trôi mãi
Cuốn đời ta theo gió vượt trùng khơi
Như vũ trụ ngàn vạn năm xoay chuyển
Luân hồi rơi theo bóng nắng bên đời.
Dòng sông Hậu vẫn bên bồi_bên lở
Nắng miền Nam_mưa xứ Bắc - trái mùa
Nên đôi lứa sẽ mãi hoài xa cách
Vô định cuộc đời là duyên số đẩy đưa.
Ký ức buồn trôi theo dòng sông nhớ
Đất Gài Gòn mơ lắm lụa Hà Đông
Nụ Tầm Xuân mãi chờ cơn mưa sớm
Để được cười cùng làn gió mênh mông
Ừ!
Thì đấy là chút buồn len lén
Thời gian luôn xóa những ước mơ đời
Để ta mãi nhìn theo cơn mưa bão
Thả trôi lòng cùng giọt nước
Xa khơi.
Tú_Yên
Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015
Chiều Nghe Biển Hát - Hoàng Phương - Thanh Hà
Yêu nhau rồi xa nhau, kỷ niệm bên bờ biển ngày nào gợi nhớ lúc hai người yêu nhau, tay trong tay dìu nhau trên bờ cát. Rồi bỗng chia lìa như con sóng đã xóa đi những dấu chân của những ngày yêu nhau. Chiều nay một mình ra chốn cũ, nhìn biển để trải lòng với biển và hồi tưởng lại một thời yêu nhau cũng như để tìm lai cho mình một chút hương xưa và nghe lại tiếng sóng biển rì rào như tiếng hát ngày nào vẫn vẫn còn âm vang những lời hát hạnh phúc của một thời mà bây giờ đã xa rồi, đã là kỷ niệm ...
Sáng Tác: Hoàng Phương
Ca Sĩ: Thanh Hà
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình
Về Việt Nam Thăm Lại Quê Hương
Ra đi thấm thoát bốn mươi năm,
Trở lại quê nhà bố mẹ thăm...
Thống nhất gia đình chưa họp mặt,
Hòa bình bạn hữu vắng xa xăm...
Sài Gòn Hòn Ngọc xưa giàu đẹp,
Hà Nội phố phường cũ tiếng tăm...
Trật tự mỹ quan sao hổn độn,
Chẳng tin ai cả rối tơ tằm!
Mai Xuân Thanh
Ngày 14 tháng 06 năm 2015
* * *
Rời Quê, chốc đã mấy mươi năm,
Một chuyến Bắc Nam, về ghé thăm.
Vui vẻ đôi tuần, ra tíu tít;
Lân la cả tháng, thấy xa xăm:
Đất Hà thủ phủ, chưa ngăn nắp!
Hòn ngọc viễn đông, đã bặt tăm!
Đường phố đây kia, nhiều bất ổn,
Biết ai? mà kể chút tơ tằm.
Danh Hữu
Trở lại quê nhà bố mẹ thăm...
Thống nhất gia đình chưa họp mặt,
Hòa bình bạn hữu vắng xa xăm...
Sài Gòn Hòn Ngọc xưa giàu đẹp,
Hà Nội phố phường cũ tiếng tăm...
Trật tự mỹ quan sao hổn độn,
Chẳng tin ai cả rối tơ tằm!
Mai Xuân Thanh
Ngày 14 tháng 06 năm 2015
* * *
Bài Họa:
Rời Quê, chốc đã mấy mươi năm,
Một chuyến Bắc Nam, về ghé thăm.
Vui vẻ đôi tuần, ra tíu tít;
Lân la cả tháng, thấy xa xăm:
Đất Hà thủ phủ, chưa ngăn nắp!
Hòn ngọc viễn đông, đã bặt tăm!
Đường phố đây kia, nhiều bất ổn,
Biết ai? mà kể chút tơ tằm.
Danh Hữu
Mừng Thành Viên Mới Yên Dạ Thảo
Gởi Người Vừa Quen
(Tặng Yên Dạ Thảo, người vừa dạo vườn thơ thẩn)
Tôi đang viết một bài thơ nho nhỏ
Gởi tặng người vừa quen biết hôm nay
Vườn thơ thẩn để hồn thơ mở ngõ
Đón một người vừa dạo bước qua đây!
Người xa lạ nào tôi đâu quen biết
Thơ vụng về và ý tứ lại ngô nghê
Em có biết vườn thơ nhiều hoa lạ
Có một cành hoa dại bởi đam mê!
Có một chút tình thơ vừa chợt đến
Như mưa về tưới mát mảnh vườn thơ
Giữa nắng hạ chói chan màu phượng đỏ
Tuổi học trò áo trắng dậy bao giờ??
Song Quang
* * *
Đôi Lời Viết Vội
(Cùng Yên Dạ Thảo)
Chào cô em cùng quê hương đất Vĩnh,
Nhận lời anh "Vườn Thơ Thẩn" bước vào,
Qua vầng thơ mang dáng dấp hao hao,
Như phượng thắm với tuổi xinh tim tím.
Tống Phước Hiệp ngôi trường đầy kỷ niệm,
Đã xa rồi tên gọi thật thân thương,
Anh em ta thời mỗi kẻ một phương,
Giờ họp mặt nơi vườn thơ "Thơ Thẩn".
Em đừng vội cho rằng anh ngớ ngẩn,
Thơ thẩn gì trong hoàn cảnh hôm nay?
Bởi cuộc đời đa dạng mãi đổi thay,
Từ ký ức...tương lai.. .đành thơ thẩn.
Quên Đi
* * *
Yên Dạ Thảo xin cám ơn bài thơ "Gửi Người Vừa Quen" của anh Song Quang và bài thơ "Đôi Lời Viết Vội" của anh Quên Đi! Em xin đáp lại bằng bài thơ "Vườn Thơ Thẩn"
Vườn Thơ Thẩn
Tự bao giờ tương tư màu phượng đỏ
Bởi vì ai mở ngõ đón hạ về
Đi quẩn quanh trên khắp nẻo đường quê
Tìm dư hương của một thời áo trắng
Vườn hoa nhỏ trong hai mùa mưa nắng
Tình bướm hoa đẹp tựa một bài thơ
Hạ vu vơ, thu hẹn, đông đợi chờ
Ước mơ xuân không bao giờ thức giấc
Xa quê hương hơn nửa đời tất bật
Đời đổi thay, vai trĩu gánh ưu phiền
Chuyện áo cơm quên nhớ mộng hoa niên
Nay tìm lại trong góc Vườn Thơ Thẩn!
Yên Dạ Thảo
24/06/2015
(Tặng Yên Dạ Thảo, người vừa dạo vườn thơ thẩn)
Tôi đang viết một bài thơ nho nhỏ
Gởi tặng người vừa quen biết hôm nay
Vườn thơ thẩn để hồn thơ mở ngõ
Đón một người vừa dạo bước qua đây!
Người xa lạ nào tôi đâu quen biết
Thơ vụng về và ý tứ lại ngô nghê
Em có biết vườn thơ nhiều hoa lạ
Có một cành hoa dại bởi đam mê!
Có một chút tình thơ vừa chợt đến
Như mưa về tưới mát mảnh vườn thơ
Giữa nắng hạ chói chan màu phượng đỏ
Tuổi học trò áo trắng dậy bao giờ??
Song Quang
* * *
Đôi Lời Viết Vội
(Cùng Yên Dạ Thảo)
Chào cô em cùng quê hương đất Vĩnh,
Nhận lời anh "Vườn Thơ Thẩn" bước vào,
Qua vầng thơ mang dáng dấp hao hao,
Như phượng thắm với tuổi xinh tim tím.
Tống Phước Hiệp ngôi trường đầy kỷ niệm,
Đã xa rồi tên gọi thật thân thương,
Anh em ta thời mỗi kẻ một phương,
Giờ họp mặt nơi vườn thơ "Thơ Thẩn".
Em đừng vội cho rằng anh ngớ ngẩn,
Thơ thẩn gì trong hoàn cảnh hôm nay?
Bởi cuộc đời đa dạng mãi đổi thay,
Từ ký ức...tương lai.. .đành thơ thẩn.
Quên Đi
* * *
Yên Dạ Thảo xin cám ơn bài thơ "Gửi Người Vừa Quen" của anh Song Quang và bài thơ "Đôi Lời Viết Vội" của anh Quên Đi! Em xin đáp lại bằng bài thơ "Vườn Thơ Thẩn"
Vườn Thơ Thẩn
Tự bao giờ tương tư màu phượng đỏ
Bởi vì ai mở ngõ đón hạ về
Đi quẩn quanh trên khắp nẻo đường quê
Tìm dư hương của một thời áo trắng
Vườn hoa nhỏ trong hai mùa mưa nắng
Tình bướm hoa đẹp tựa một bài thơ
Hạ vu vơ, thu hẹn, đông đợi chờ
Ước mơ xuân không bao giờ thức giấc
Xa quê hương hơn nửa đời tất bật
Đời đổi thay, vai trĩu gánh ưu phiền
Chuyện áo cơm quên nhớ mộng hoa niên
Nay tìm lại trong góc Vườn Thơ Thẩn!
Yên Dạ Thảo
24/06/2015
Hè Về
Sinh viên tốt nghiệp đã ra trường,
Báo hiệu Hè về thấy vấn vương...
Nắng Hạ chia tay từng lớp học,
Mùa Hè tạm biệt bạn muôn phương.
Quê nhà nhảy nhót vui bơi lội,
Phố thị rong chơi kỷ niệm thường...
Nhớ mái trường xưa ngày họp mặt,
Thầy yêu bạn quý với tình thương
Mai Xuân Thanh
Ngày 10 tháng 06 năm 2015
* * *Các bài Họa:
Nhớ Hè Xưa
Ba tháng ve kêu lúc bãi trường,
Mấy mười năm cũ mãi còn vương.
Thị thành trốn nắng về quê ngoại,
Quê ngoại ra thành đi bốn phương.
Lưu bút ngậm ngùi thêm quyến luyến,
Phượng hồng đỏ thắm gợi vô thường.
Hè về mỗi độ lòng xao xuyến,
Mấy chục năm rồi vẫn luyến thương!
Đỗ Chiêu Đức
* * *
Vấn Vương Kỷ Niệm
Cũng đã từ lâu biệt mái trường
Mà bao kỷ niệm mãi còn vương
Quên sao lớp học từng niên khóa
Nhớ quá bạn bè khắp bốn phương
Gốc phượng tán xòe không biến đổi
Bồn hoa nụ thắm vẫn như thường
Mỗi năm hè đến lòng xao xuyến
Đầy ắp tâm tư nỗi luyến thương.
Phương Hà
* * *
Hè Với Áo Trắng
Hè về,phượng nở đỏ sân trường
Kỷ niệm vui buồn mãi vấn vương
Nét bút ngày xanh ,dòng mực tím
Đôi tên ghi khắc dấu trên tường
Bạn bè tản mác người muôn hướng
Phấn bảng nằm im dáng dị thường
Nhớ lắm ! năm xưa thời áo trắng
Nay già,nắc lại vẫn còn thương
Song Quang
* * *Hè về,phượng nở đỏ sân trường
Kỷ niệm vui buồn mãi vấn vương
Nét bút ngày xanh ,dòng mực tím
Đôi tên ghi khắc dấu trên tường
Bạn bè tản mác người muôn hướng
Phấn bảng nằm im dáng dị thường
Nhớ lắm ! năm xưa thời áo trắng
Nay già,nắc lại vẫn còn thương
Song Quang
Hoài Niệm
Kỷ niệm bao năm dưới mái trường
Nhớ mùa hè cuối dạ thêm vương
Thương nhau hai đứa về hai ngã
Thân thích mấy thằng biệt mấy phương
Lưu bút trao nhau còn giữ vẹn?
Tình yêu gởi gắm vẫn bình thường?
Thời gian xa cách làm sao biết?
Người đó ta dây có nhớ thương?
Quên Đi
* * *
Bài Cảm Tác:
Hè Về
Nhìn sắc phượng vàng luôn vấn vương
Ngây thơ chạy giỡn dưới sân trường
Mười hai niên học vui đèn sách
Mấy chục năm đời mộng bốn phương
Binh biến đọa đày thời tuổi trẻ
Nhân sinh tan hợp lẽ vô thường
Mỗi mùa hè đến lòng xao xuyến
Nhớ thuở mài quần bao luyến thương.
Nguyễn Đắc Thắng
Nhìn sắc phượng vàng luôn vấn vương
Ngây thơ chạy giỡn dưới sân trường
Mười hai niên học vui đèn sách
Mấy chục năm đời mộng bốn phương
Binh biến đọa đày thời tuổi trẻ
Nhân sinh tan hợp lẽ vô thường
Mỗi mùa hè đến lòng xao xuyến
Nhớ thuở mài quần bao luyến thương.
Nguyễn Đắc Thắng
20150621
* * *
Áo Trắng Tình Thơ
Hè về lưu luyến nhớ trường
Một thời áo trắng tơ vương phượng hồng
Nhặt hoa ép gửi thơ lòng
Lưu bút mực tím tình nồng lén trao
Ba tháng dù cách xa nhau
Sao quên cái thuở ban đầu nhớ nhung
Dù nay ly tán ngàn trùng
Vẫn thầm mơ phút tương phùng ngày xưa.
Kim Oanh
* * *
Hoạ bài "Áo Trắng Tình Thơ" của Kim Oanh
Tình Thời Áo Trắng
Bao năm xa biệt mái trường
Hè về gợi nhớ vấn vương cánh hồng
Tình thời áo trắng nặng lòng
Yêu người mới ngỏ men nồng mới trao
Thế rồi mình phải lìa nhau
Sao quên kỷ niệm mộng đầu gấm nhung
Giờ ta dẫu cách ngàn trùng
Lòng anh vẫn nhớ tao phùng thuở xưa
Tình Thời Áo Trắng
Bao năm xa biệt mái trường
Hè về gợi nhớ vấn vương cánh hồng
Tình thời áo trắng nặng lòng
Yêu người mới ngỏ men nồng mới trao
Thế rồi mình phải lìa nhau
Sao quên kỷ niệm mộng đầu gấm nhung
Giờ ta dẫu cách ngàn trùng
Lòng anh vẫn nhớ tao phùng thuở xưa
Quên Đi
* * *
Bài Cảm tác:
Bài Cảm tác:
Vần Thơ Tím
Ngày xưa bỗng thích làm thơ
Vương tình hoa nắng ngẩn ngơ lạc hồn
Vô ưu những tiếng cười giòn
Bâng khuâng tuổi ngọc mộng còn thơm hương
Hạ sang phượng đỏ sân trường
Ẩn trong cành lá ve buồn thở than
Phố trưa rơi nắng hanh vàng
Hiên thưa cánh gió, chiều tàn mưa bay...
Hỏi người năm cũ có hay
Hành lang lối hẹp mãi hoài bóng xưa
Tháng ngày lặng lẽ thoi đưa
Tình tơ mực tím vẫn chưa phai màu
Ai đưa vạt nắng về đâu
Nhốt hương gió hạ héo sầu cỏ hoa
Để cho huyễn mộng nhạt nhòa
Vần thơ thương nhớ vỡ òa trong đêm!
Yên Dạ Thảo
18/06/2015
* * *
Hình Bóng Cũ
Những cánh phượng hồng lay trong gió
Trơ gốc già hoa vẫn ngậm hương
Người giữ hộ tôi cánh Phượng hồng
Giữ lòng xao động giữ hoài mong
Biển đời xuôi ngược như con nước
Hãy giữ cho nhau một tấm lòng
Ve sầu ra rả buổi ban trưa
Nhớ ai quay quắt mấy cho vừa
Bâng khuâng thầm bảo …
Mai hò hẹn!
Nhưng…
Trên cành cánh phượng đã dần thưa
Phượng tàn niên học mới lại sang
Cặp sách trên tay bỗng ngỡ ngàng
Áo trắng ngày xưa không trở lại
Lụa hồng đã khoác bước sang ngang
Thời gian phủ lấp điểm tuyết sương
Sân trường vắng bóng…
Bóng người thương
Kim Phượng
Nguyệt Tịch Bộ Tiên - Du Sơn Tùng Kính - Chu Văn An
月夕步仙 Nguyệt Tịch Bộ
遊山松徑 Tiên Du Sơn Tùng Kính
朱文安 Chu Văn An
緩緩步松堤, Hoãn hoãn bộ tùng đê
孤村淡靄迷。 Cô thôn đạm ái mê
潮回江笛迥, Triều hồi giang địch quýnh
天闊樹雲低。 Thiên khoát thụ vân đê
宿鳥翻清露, Túc điểu phiên thanh lộ
寒魚躍碧溪。 Hàn ngư dược bích khê.
吹笙何處去, Xuy sinh hà xứ khứ,
寂寞故山西。 Tịch mịch cố sơn tê (tây)
Dịch Nghĩa:
Ðêm trăng dạo bước dưới rặng thông ở núi Tiên Du
Lững thững dạo chơi trên đê tùng
Làn mây nhạt che khuất làng hẻo lánh
Triều xuống tiếng địch trên sông nghe xa vắng
Trời rộng, mây là là ngọn cây
Chim về tổ bay qua sương mát
Cá gặp lạnh nhảy dưới khe trong
Người thổi sáo đi đâu vắng?
Để núi tây cũ thêm quạnh hiu.
Các Bài Thơ Dịch
Đêm Trăng Trên Núi Tiên Du
(1)
Trên đê tùng , dạo chơi thong thả ,
Làn khói mờ che cả cô thôn .
Triều hồi , địch vẳng bến sông ,
Trời quang mây lượn ngàn thông la đà .
Chim xao động sương ngà đêm mát ,
Nước lạnh tanh cá quạt khe trong .
Tiếng sênh im bặt mênh mông ,
Núi xưa hiu quạnh trời không một màu .
Trên đê tùng , dạo chơi thong thả ,
Làn khói mờ che cả cô thôn .
Triều hồi , địch vẳng bến sông ,
Trời quang mây lượn ngàn thông la đà .
Chim xao động sương ngà đêm mát ,
Nước lạnh tanh cá quạt khe trong .
Tiếng sênh im bặt mênh mông ,
Núi xưa hiu quạnh trời không một màu .
Mailoc phỏng dịch
(2)
Lững thững trên bờ thông ,
Sương khói mờ cô thôn .
Triều lui tiếng sáo vẳng ,
Trời tạnh rừng mây lồng .
Sương rung chim lũ lượt ,
Cá lạnh quẫy khe trong .
Sênh ai vừa bặt tiếng ,
Non cũ quạnh trời không
Mailoc
***
Dạo Bước Đêm Trăng
Trên Núi Tiên Du
Dạo Bước Đêm Trăng
Trên Núi Tiên Du
Trên đê, dạo bước dưới hàng thông
Mây nhạt che mờ xóm cuối thôn
Tiếng địch xa đưa triều nước xuống
Ngọn cây mờ phủ áng mây lồng
Chim bay về tổ sau sương lạnh
Cá quậy bên khe dưới nước trong
Người thổi sáo đâu sao chẳng thấy
Non tây hiu quạnh mãi hoài trông.
Phương Hà phỏng dịch
***
Đêm Trăng Dạo Bước
Đêm Trăng Dạo Bước
Dưới Rặng Thông Núi Tiên Du
Lững thững dưới hàng thông
Thôn ngủ dưới mây hồng
Nước ròng tiêu réo rắt
Trời rộng cây mây lồng
Chim ngủ sương thánh thót
Cá nhảy dưới khe trong
Tiếng tiêu đà xa vắng
Cô đơn núi lạnh lung
Chân Diện Mục
***
Dạo Bước Tiên Du
Dạo Bước Tiên Du
Trên đê dạo dưới hàng thông
Khói mờ che cả cô thôn gió lồng
Triều hồi tiếng địch ru sông
Là đà cây biếc mây bồng bềnh trôi
Chim bay về tổ, sương rơi
Dưới khe quá quẫy bồi hồi nước trong
Đâu người thổi sáo ru lòng
Non tây hiu quạnh ngóng trông u hoài
Trầm Vân
***
Đêm Dạo Cảnh Tiên Du
Đêm Dạo Cảnh Tiên Du
Chầm chậm giữa bờ thông
Làng xa ẩn mây lồng
Sáo vang sông nước kém
Mây chạm cây trời không
Chim nghỉ nơi sương trắng
Cá đùa giữa khe trong
Thổi kèn người bỏ xứ
Núi Tây cảnh quạnh mông
Quên Đi
***
Đêm Trăng Trên Núi Tiên Du
Đêm Trăng Trên Núi Tiên Du
Thư thả bờ thông chân dạo bước
Ẩn mình thôn xóm khói mờ che
Bên sông địch vẳng khi triều xuống
Trời lộng cây cành vương víu mây
Sương mát chim bay về tổ ấm
Vẫy đuôi cá lội nước khe trong
Người đâu tiếng sáo chừng im bặt
Núi cũ nơi này hiu quạnh trông
Kim Phượng
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015
Lạc Bước Về Đâu
Con đường xưa có hàng lá me bay
Còn nguyên vẹn một mầu xanh lưu luyến
Nằm chứng kiến bao nhiêu lần biến chuyển
Chờ tôi về tâm sự chuyện ngày qua
Kể từ khi tà áo trắng phôi phai
Không còn chiếc xe đạp chiều gió ngược
Không còn gót son hồng khua nhịp guốc
Tất cả đều như ... quyển sách sang trang
Con sóng đời lúc sụp đổ tan hoang
Cuốn theo mối tình xanh đưa đi mất
Vùng kỷ niệm vương dấu buồn lây lất
Hy vọng ngày mai nối lại nhịp cầu
Đã lâu rồi ta chẳng gặp lại nhau
Dù vẫn biết mình cách xa ngàn dặm
Trong tâm tưởng còn khắc ghi sâu đậm
Bóng ngưòi xưa, giờ lạc bước về đâu?
Vĩnh Trinh
Vĩnh Long Mùa Kỷ Vãng
Vĩnh Long hoa nắng trổ hoàng hôn
Phố xá miên man nhớ ngập hồn
Áo trắng ai nghiêng vành nón lá
Ngập ngừng vào hạ bước chân đơn
Tiền Giang con nước tháng năm trong
Trên chuyến đò đưa khách ngược dòng
Bọt sóng trùng trùng khơi ký ức
Thuyền tình tan tác lúc sang sông
Người ấy còn gieo những biển dâu
Khi tôi say khước nụ hôn đầu
Chứng có trăng thề không lỗi hẹn
Hỏi người còn nhớ, có thương đau?
Cà phê giọt đắng nếm bơ vơ
Khúc hát xưa như sóng vỗ bờ
Lục bình trôi chở hồn tôi đó
Còn ngát hương tình bao ý thơ
Chuông vàng, phượng đỏ, tiếng ve ru
Mưa nắng còn đây gió bụi mù
Dạo bước ngang qua vườn hoa cũ
Nhớ người, hồn bướm lượn phù du
Vĩnh Long, Thiềng Đức nước sông trôi
Mỹ Thuận, Tiền Giang bến lở bồi
Kỷ vãng nhuộm vàng hoa nắng mới
Đầy hương tình cũ hởi người ơi!!!
Phạm Tương Như
28 05/2015
Gió Cuốn Mây Ngàn - Le Vent Souffle Et Mille Nuages
Nhạc: Quách Vĩnh-Thiện.
Thực Hiện: Lê Thạch Trúc và Quách Vĩnh-Thiện.
Tiếng Hát: Hương Giang.
Tâm đời thường lang thang,
Quá khứ như mây ngàn,
Giăng ngang trên đầu núi,
Hết hợp rồi đến tan.
Tương lai còn chưa tới,
Mong đợi hay mơ màng,
Ba thời như gió thoảng,
Chỉ là bóng thời gian.
An trú trong hiện tại,
Chỉ ngồi yên không nói,
Nhìn gió cuốn mây ngàn.
Không gian như lắng đọng,
Hội ngộ với thời gian.
Trăng rằm giăng đầu núi,
Tỏa chiếu khắp trần gian.
Sông hồ đều hiện bóng,
Lấp lánh ánh trăng vàng,
Chân như trùm Pháp Giới,
Trong ngoài thật thênh thang.
Thanh Long
Hỏi Mái Trường Xưa
Lâu lắm chưa về mái trường xưa
Cỗng đá bạc chưa? Hỡi người xưa!
Hàng phượng có còn nghiêng hoa nở
Hay đã tàn phai theo bốn mùa
Lối đá còn không dấu học trò
Cột cờ còn kéo những ngày thơ
Tiếng hát còn thơm mùa sửa mẹ
Hay đã rong rêu đến chẳng ngờ
Bãi cỏ bây giờ có còn xanh
Bài thơ làm rớt trắng hiền lành
Còn ai luýnh quýnh đuổi theo gió
Hay đã nhặt nhành sầu quẩn quanh
Chiếc bảng mang tên mấy học trò
Những mùa thi cử, những đắn đo
Còn không ngõ ngoặc đời thương hải
Hay đã tang điền những ước mơ
Lâu lắm không về mái trường xưa
Từ bước tôi đi buổi giao mùa
Ai bạn, ai thù, ai rũ ngục
Hay những hồn oan hỏi thắng thua
Lâu lắm không về mái trường xưa
Xin hỏi ve buồn vọng phố trưa
Hát bài Tống Phước Hiệp hoài cỗ
Hay hát âm thầm đã bao mùa
Hoài Tử
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015
Thơ Tranh: Từ Khi
Gửi tặng anh Bảy để tưởng nhớ Một Người đã ngủ yên 22/6 (Chín Oanh)
Thơ:Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh
Nỗi Buồn Xứ Thượng
Đời em đó một lần Xuân nở
Một lần yêu dang dỡ tình đầu
Một lần ai tạo cuộc bể dâu
Con tim nhỏ rụng sầu ngưng nhịp
Một lần chưa kịp nụ anh trao
Pleiku mưa chợt nấc nghẹn ngào
Cao xanh nỡ chia tình vừa mọng
Tiếng vọng còn âm ỉ thời gian
Cứ mùa mưa điệp khúc rộn ràng
Cung buồn réo gọi vang hồi tưởng
Ngày tang thương đôi ngã lìa xa
Anh ở lại tim già chết lặng
Nhớ chăng em! Con đường đất đỏ
Buổi hẹn xưa lời ngõ những gì
Lá hoa ong bướm,giờ kỷ niệm
Mực tím lòng lưu giữ ngàn sau
Tình sử buồn Cao Nguyên còn khắc
Đêm tối trời sao tắt Pleime
Lắng nghe tim khóc miền Sơn Cước
Ước một lần gặp đóa hồng xưa!
22 tháng 6 ngàn mưa mãi!
Vĩnh Long 22/06/2010
LêKimHiệp
Hoa Cỏ Pleime!
( Tưởng nhớ một Đoá Hoa Pleime ngày 22/6 )
Đồi Pleime khô vàng hoa cỏ
Tung tăng đùa thoảng gió chiều êm
Bám nhẹ vai anh nụ hôn mềm
Đôi tay trần tóc lùa ươm mộng
Gió Cao Nguyên xanh trời lồng lộng
Vọng tiếng còng réo gọi hồn mê
Lần dốc mơ phong toả lối về
Em hoa cỏ trăng thề gối ngủ
Kim Oanh
22/6/2010
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015
Ngày Lễ
Mỗi ngày trong tôi mỗi ngày lễ
Tưởng nhớ ơn sâu tựa biển trời
Dằng dặc trăm năm khôn trả nổi
Thẹn lòng con trẻ quá người ơi
Năm nay tám chục mong trẻ lại
Như được Lão Lai múa trước sân
Mà bóng xuân huyên rày xa vắng
Đếm hoài chín chữ lại bâng khuâng
Quê cũ giờ đâu hình bóng cũ
Nơi này thay đổi lạnh thân già
Cúi đầu mường tượng bên hiên vắng
Tiếng gọi ấm lòng xa rất xa
Chân Diện Mục
Nhớ Người
Giữ đạo lưu truyền mãi đến nay
Nhựa sống rừng tre dù sắp cạn
Tàn cây lá hiếu vẫn chưa đầy
Đơn sơ bữa rượu thường cha dạy
Khổ nhọc đời con nặng túi đay
Tưởng nhớ canh trường nghe thổn thức
Thương người mạc vận cũng hơn thầy.
Cao Linh Tử
22/6/2015
Nhớ Bố
Chưa bao giờ con làm thơ về bố
Vì bố ơi con bố cảm nhận rằng
Chẳng có ngôn từ nào con diễn tả
Có thể tả hết ý tình, tình bố đã thương con
Được bố thương, bố hiểu nhất trong nhà
Được bố cưng từ thuở vừa mở mắt
Bố giải bầy bao nhiêu điều thắc mắc
Bố hỏi han, quan tâm, luôn chìu chuộng, quí thương con
Dậy dỗ con, bố luôn khuyến khích con
Luôn ôn tồn, luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn
Bố hiền lành, là người biết tri ân
Sống đơn giản, thích bố thí, để đức cho con cái
Bố mất đi, con chơ vơ trên đời
Con mất bố là mất cả bầu trời
Đâu nào biết tử biệt buồn đến thế
Đâu còn dịp nào… bố ơi, con chở bố đi chơi…
Bố mất đi, bố yêu của con ơi..
Con hụt hẩng, đời sống này trống vắng
Bố mất đi… còn ai ở trên đời
Trợ giúp con, khuyên bảo con mỗi khi con buồn khổ?
Bố con mình hay tâm đắc, chuyện trò
Cùng sở thích, thơ, xi nê, âm nhạc
Bên cạnh bố, thấy được thương và hiểu
Thấy bình an vô vàn, thương bố nhiều, thương bố lắm bố ơi!
Chưa bao giờ con làm thơ về bố
Để trong lòng nhiều khi thấy hay hơn
“Người đàn ông quan trọng nhất đời tôi”
Là bố đó, viết hết lòng, con đã viết đoản văn này cho bố
Quách Như Nguyệt
June 20th, 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)