Con nhỏ ngồi trước bậc thềm của ngôi biệt thự lớn, mơ màng lướt mắt qua những khóm hoa trước mặt rồi nhìn xa tận con đường đất. Nó chăm chú quan sát nơi mà nó thường dừng lại mỗi khi nó đi ngang qua con đường này. Biết bao lần, nó đã đứng nơi hàng rào cạnh khóm hoa màu tim tím xen lẫn trăng trắng để lắng nghe tiếng đàn dương cầm du dương trầm bổng từ ngôi biệt thự mà nó đang ngồi. Tiếng đàn đã mê hoặc nó khiến nó để ý nhiều đến cách bài trí của khu vườn và chú tâm tìm hiểu chủ nhân ngôi nhà là ai. Bạn bè của nó, đa số ở làng chài Bãi Dương cho nó biết ngôi biệt thự trắng là nơi cư ngụ của cặp vợ chồng giáo sư nghiêm trang và đạo mạo nhất đồi La San. Trước năm 1975, người chồng là giáo sư viện đại học Cộng Đồng Duyên Hải và vợ là giáo sư âm nhạc của một trường đạo nào đó tại thành phố Nha Trang. Sau năm 1975, cả hai không còn đi dạy nên ít khi xuất hiện bên ngoài. Họ sống khép kín và tách biệt như trước. Tụi bạn của nó nói họ không giao tiếp với những người xung quanh có lẽ vì căn nhà của họ và những căn nhà khác trên đồi La San khá rộng tạo nên sự biệt lập và vì sự khác biệt khá lớn về kiến thức và trình độ của những người sống trên đồi La San này với những người ngư dân sống ở dưới xóm chài Bãi Dương. Đám bạn của nó đã làm nó có ý nghĩ rằng cả nó và bạn nó, những đứa nghèo khổ của làng chài, không bao giờ có thể được bước chân vào khu vườn đặc biệt của cặp vợ chồng giáo sư khá bí ẩn này. Thế mà bây giờ như được phép lạ, nó đang nghiễm nhiên ngồi trước ngôi nhà của họ để ngắm toàn bộ công trình đậm nét nghệ thuật và thẩm mỹ phương Tây của khu vườn.
Cách đây sáu tháng, khi nó cùng đám bạn cả trai lẫn gái lang thang nhặt ốc dọc theo bãi biển từ bãi Dương đến Hòn Chồng, một chàng thanh niên cao gầy độ mười bảy, mười tám như tuổi của bọn nó hỏi đường về đồi La San. Thằng Tư, thằng Cường và thằng Lễ ném cho người thanh niên này cái nhìn khi dễ trong lúc con Chút cười khúc khích. Nó bực mình vì thái độ bất lịch sự của đám bạn; nó hiểu tụi bạn nó đang chế nhạo người thanh niên đang đứng trước mặt, vì chúng không tin người thanh niên này không biết đường từ biển Bãi Dương lên đồi La San. Hỏi đường chẳng qua chỉ là cái cớ để người thanh niên này muốn làm quen với nó mà thôi. Trong mắt tụi bạn, nó là một đứa con gái đầy nam tính, chẳng biết yểu điệu dịu dàng là gì, quần áo đơn sơ giản dị nhưng nó sở hữu một thân hình cao ráo, thon thả và khuôn mặt khả ái, ưa nhìn. Đối với bạn nó, những đứa cùng trang lứa tìm cách nói chuyện với nó chỉ cốt để làm quen chứ không ngoài mục đích nào khác. Nó bực tụi bạn lắm nhưng bất kể tụi này nghĩ gì, nó tỉnh bơ tận tình chỉ cho chàng thanh niên đường tắt lên đồi La San, đến Bãi Dương, sang Hòn Chồng và cả con đường đến cái quán nước dừa trên dốc đá Hòn Chồng, nơi mà nó thường phụ mẹ nó bán chung với dì Ba.
Sau lần đó, người thanh niên này thường xuyên đến quán nước dừa ở Hòn Chồng tìm nó và làm quen với nó. Anh cho nó biết tên là Khôi Nguyên. Khôi Nguyên là con trai một của vợ chồng giáo sư trong ngôi biệt thự trắng có trồng loại hoa Bâng Khuâng tím trên đồi La San. Trước tháng tư 1975, Khôi Nguyên ở Sài Gòn với gia đình bác ruột để học trường Petrus Ký. Trong biến cố ngày 30 tháng tư năm 1975, khi gia đình bác của Khôi Nguyên theo đoàn người ồ ạt di tản ra nước ngoài, anh phải quay về Nha Trang sống với ba mẹ. Anh kể là từ nhỏ anh học trường Pháp ở Nha Trang nhưng đến trung học anh chuyển vào Sài Gòn học tiếp. Dù học trong trường Pháp từ nhỏ đến lớn nhưng anh thích đọc cả sách tiếng Việt lẫn Pháp, thích ăn cả món ăn Việt lẫn món ăn Pháp và đàn hát những bản nhạc tiếng Pháp, Anh lẫn tiếng Việt. Anh cho rằng thời gian anh sống ở Sài Gòn là thời gian sống thú vị và ý nghĩa nhất trong đời, bởi anh có những người bạn cùng sở thích. Bạn của anh là những người thích đàn hát. Họ và anh không phải là những tay chơi nhạc chuyên nghiệp nhưng thường xuyên tụ tập để chơi những bản nhạc phổ biến và những bản nhạc trẻ đương thời. Những bản nhạc khiến cho người chơi lẫn người nghe tưởng như trái đất là thiên đàng của tình yêu, ước vọng và kỳ thú. Ngoài những giây phút vui vẻ cùng bạn, Khôi Nguyên còn có một cô bạn gái rất xinh đẹp tên Minh Tuyết. Anh đã qua mặt bao nhiêu chàng trai lịch lãm và tài hoa để chinh phục cô bạn gái có khuôn mặt tuyệt đẹp, con nhà gia giáo bề thế và cũng học trường Tây từ nhỏ đến lớn.Tuy nhiên, giờ đây anh mất Minh Tuyết vì nàng đã theo gia đình rời khỏi Sài Gòn trước khi những đoàn quân Bắc Việt tiến vào Sài Gòn. Rồi anh than rằng bây giờ anh không còn một chút vui thú nào. Hiện tại đối với anh chỉ là sự trống rỗng của con số không to lớn! Bởi thế khi trở về với gia đình, anh cảm thấy rất cô đơn. Sự cô đơn đã khiến cho anh thường lang thang trên đường đồi La San, dọc ven biển Bãi Dương ra tận đến những mô đá cao của Hòn Chồng. Đã nhiều lần anh lang thang quên cả đường về nhà.
Qua những lời tâm sự của Khôi Nguyên, con nhỏ dần dần thuộc tiểu sử, gia thế, tâm tư tình cảm của người thanh niên mà nó mới quen biết. Điều này khiến con nhỏ thường tự hỏi sao Khôi Nguyên lại chọn mình như là cuốn nhật ký của anh ta. Nhưng mỗi lần nhìn cái “cổ cồn” bẻ cao và làn ủi thẳng nếp của áo sơ mi bó gọn trong quần dài đứng ly của Khôi Nguyên, rồi nhìn bộ đồ đơn bạc của mình, nó cảm thấy ngượng ngùng. Nó có cảm tưởng những câu chuyện kể của người thanh niên mới quen là những giòng chữ nắn nót xinh xắn bị ghi trên một cuốn vở tồi tàn, với tấm bìa thô nhám, những trang giấy ố vàng minh họa vài hình mẫu vụng về xấu xí. Cuốn vở ấy gọi là cuốn nhật ký mà bản thân nó chính là cuốn nhật ký ấy. Nó không hiểu sao Khôi Nguyên chọn nó để tâm sự ngày này sang ngày khác về đời sống của anh mà không biết chán. Rồi nó đoán là anh ta quá cô đơn nên đã xem nó như là một điểm tựa, người mà anh chỉ mới quen, để tìm kiếm một sự cảm thông, hay là quên đi nỗi buồn vương vấn trong lòng. Mấy lần gặp anh, nó ngại ngùng vì cách phục sức khác biệt nên nó thường im lặng và hạn chế nói về mình. Sau một thời gian, lắng nghe những điều Khôi Nguyên tâm sự, nó tự nhiên cởi mở hơn. Lúc đó, nó cho anh biết nó tên Chi. Sau đó, nó nói rõ hơn là nó tên Chị. Mẹ nó gọi nó là Bé Chị. Nó còn kể thêm là nó có hai đứa em.Con em gái tên Bé Em và thằng em út tên là Cu Tí. Tên trong khai sinh của chị em nó là Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Em và Nguyễn Văn Tí. Vốn sinh trưởng trong làng chài, nó và cả đám bạn của nó không được đặt tên lót trang trọng như Khôi Nguyên hay những đứa cùng trang lứa sống trong những gia đình trí thức. Nó may mắn có tên Chi vì khi làm giấy khai sinh người ta quên dấu nặng cho nên tên Chi vô tình cho nó một tên gọi đặc biệt và hay hay. Nó không được học tiếng Tây nhưng nó đã từng là học sinh khá của trường trung học Văn Hóa ở Nha Trang. Nó không biết chơi một loại nhạc cụ nào nhưng nó biết thưởng thức những bản nhạc hay tuyệt của những nghệ sĩ trứ danh. Nó thú thật là nó yêu tiếng dương cầm từ căn nhà của ba mẹ Khôi Nguyên và thích ngắm những khóm hoa màu tím mà bạn nó thường gọi là hoa Bâng Khuâng. Khôi Nguyên nói Bâng Khuâng là một loài hoa dại trước đây thường mọc đầy trên đồi La San nên chẳng ai buồn để ý đến chuyện đem về trồng trong nhà. Sở dĩ mẹ anh trồng trong vườn vì loài hoa này tên chính thức là Ngọc Hân, tên của mẹ anh. Còn tiếng đàn dương cầm mà nó thường lắng nghe là do mẹ anh chơi trong những lúc thư thả. Biết sự khao khát thầm kín của nó, Khôi Nguyên hứa sẽ đưa nó đến nhà để nó có điều kiện tiếp cận với những gì nó yêu thích. Từ lời hứa này, nó được Khôi Nguyên đưa đến biệt thự của anh.
Khôi Nguyên từ trong nhà bước ra với cây đàn ghi-ta. Anh ngồi xuống cạnh nó rồi đàn hết bài này sang bài khác. Bất chợt, anh ngưng đàn hỏi: “Chi thích nghe anh đàn chứ?” “Có.” “Nhưng Chi có vẻ không chú tâm lắm!” “Đúng vậy, vì Chi đang ngắm những khóm hoa Bâng Khuâng tím đàng kia.” “Chi có thích được tặng hoa không?” Nó lắc đầu: “Không! Thật ra là không biết, vì chưa bao giờ có ai tặng hoa!” “Vậy hồi giờ Chi chưa có bạn trai à?” “Có chứ nhưng không có ai tặng hoa!”
Nó định buột miệng nói thêm “Cái xóm chài này làm gì có ai nghĩ ra chuyện tặng hoa như mấy người học trường Tây!”nhưng kịp thời nín bặt. Nó chú tâm lắng nghe tiếng đàn dương cầm du dương từ trong ngôi nhà vọng ra. Tiếng đàn làm nó quên hết những thắc mắc của Khôi Nguyên và cảm thấy mình nhẹ bổng trong chiếc váy lụa trắng mỏng. Nó cảm tưởng như thân hình nó được nâng lên, bước nhẹ nhàng xuống những bậc tam cấp rồi uyển chuyển bước trên con đường rải sỏi đến tận những khóm hoa Bâng Khuâng màu tím. Với trạng thái hân hoan, nó đã xoay tròn theo điệu nhạc rồi tung cái váy trắng thật cao. Cái váy quay tròn nhiều lần và vạt trắng của nó như tấm lụa trải rộng, lướt qua những đọt hoa tím. Những cánh hoa tím vương theo vạt lụa trắng mỏng, chấp chới trong gió làm kinh động những chú bướm đang chờn vờn gần đó. Cả hoa và bướm như quyện vào nhau, bay khắp nơi; cứ như chúng đang quay cuồng trong bản nhạc êm dịu. Nó giang rộng hai tay đón những cánh hoa bay lả chả như những mảnh giấy màu tròn nhỏ mà người ta thường tung cao để chào mừng những đôi vợ chồng trong ngày đám cưới.Tiếng dương cầm thánh thót tiếp tục ngân vang trong khu vườn đầy màu sắc của các loài hoa khiến nó tưởng mình là nàng công chúa kiều diễm đang tung tăng trong thế giới thần tiên đầy thơ mộng . Nó đã cười vang thích thú khi nhún nhảy giữa vườn hoa. Bất chợt, tiếng đàn dương cầm ngưng bặt và tiếng nắp đàn đóng lại khẽ khàng khiến nó bừng tỉnh. Nó ôn lại những gì vừa mơ mộng rồi chợt nhận ra cô gái trong chiếc áo đầm trắng chính là hình ảnh Minh Tuyết, bạn gái của Khôi Nguyên chứ không phải là nó. Một cô gái chưa từng gặp, nhưng hình ảnh tưởng tượng đã khắc sâu vào trong ý nghĩ của nó ngay sau khi Khôi Nguyên tâm sự chuyện tình của anh ta. Quay sang nhìn Khôi Nguyên nó nhoẻn miệng cười. Khôi Nguyên nhìn nó với vẻ rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao nó cười với anh bằng đôi mắt đầy hóm hỉnh. Anh định hỏi nhưng chưa kịp, đã phải đứng lên nhận chiếc đĩa có hai chiếc bánh bông lan từ tay mẹ. Cô Ngọc Hân nói anh mời nó ăn bánh. Chiếc bánh do chính tay cô làm ra. Nó cảm động nhận chiếc bánh từ tay Khôi Nguyên, ăn từ tốn. Cả anh và nó ngồi ăn trong im lặng. Mỗi người theo đuổi ý nghĩ của riêng mình.
Gió chiều đưa hơi ẩm của nước biển mặn khiến nó nhớ thói quen của đám bạn nó. Những ngày có trăng, tụi bạn thường rủ nó đem trà bánh đến những tảng đá cao của Hòn Chồng để vừa nhấm nháp vừa ngắm trăng. Những lúc như thế, bọn nó chỉ có những cái bánh qui rẻ tiền, những chiếc bánh mì nướng đơn giản với đường vàng chứ không hề có vani thơm như vị bánh mà nó đang thưởng thức. Nó tự hỏi nếu cho phép Bé Em và Cu Tí cùng với nó đến ngôi biệt thự này để tận hưởng những gì nó đang có, hai đứa sẽ phản ứng như thế nào. Rồi nó tự trả lời rằng hai đứa sẽ nói không thích vì chúng không muốn ở trong tình trạng e dè ngượng ngập như cảm giác nó đang có.
Sau lần đến nhà Khôi Nguyên với mong muốn thoả mãn trí tò mò và ao ước, nó không nghĩ đến chuyện đến nhà anh ta lần thứ hai. Nó ý thức là khi đứng trên con đường đất trước nhà Khôi Nguyên nhìn vào ngôi biệt thự để ngắm những khóm hoa Bâng Khuâng tím và nghe tiếng dương cầm của mẹ anh nó cảm thấy thú vị nhiều hơn là khi ngồi ở trong ngôi nhà anh thưởng thức cũng những điều như thế. Từ ý nghĩ này, nó chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ trở lại ngôi nhà ấy lần thứ hai cũng như không bao giờ để cho anh đến căn nhà tồi tàn của mình trong xóm chài. Để có thể cắt đứt mối liên hệ giữa anh và nó, nó nói với mẹ nó rằng nó muốn đi học lại. Nó muốn tiếp tục học lớp mười một, lớp học mà nó bị dang dở trong niên khóa trước. Thay vì phải ra trông quán, nó ở nhà lo nấu cơm, xách nước, chăm sóc em và chỉ ra phụ giúp mẹ nó những lúc cần thiết. Mẹ nó bằng lòng bởi quán nước cũng không đông khách.
Sau hai tuần không ra quán, không đi ngang ngôi biệt thự có khóm hoa Bâng Khuâng tím nó cảm thấy an tâm và an phận với cuộc sống bình dân và đơn giản mà nó quen thuộc từ nhỏ. Tuy nhiên, cứ mỗi ngày trôi qua, nỗi buồn lại chồng chất trong tâm khảm nó. Nỗi buồn không phải vì vắng Khôi Nguyên mà vì nó không còn người bạn nào gần gũi với nó như trước. Những đứa bạn trong xóm lần lượt bỏ nó ra đi. Con Chút theo gia đình đến nhà bà con ở Mã Vòng để buôn bán theo đường tàu.Chuyện này do người trong xóm kể lại chứ con Chút không chào từ giã. Còn thằng Tư, thằng Cường và thằng Lễ rời làng đi theo những chuyến vượt biển. Chúng đã âm thầm đi hôi theo những chiếc ghe trốn ra khỏi nước mà chẳng hề nói với nó một lời nào. Nó cảm thấy tổn thương bởi vì trước đây không có chuyện gì tụi bạn không kể cho nó nghe. Nó không hiểu sao tụi bạn nó có thể thay đổi như thế nhưng khi ôn lại những gì xảy ra trong những ngày trước đó, nó giải thích với những nguyên nhân tự đặt ra. Nó nhớ ra là từ lúc nó thân mật với Khôi Nguyên, đám bạn đã dần dần xa lánh nó. Có lẽ chúng không còn muốn chơi với nó khi thấy nó quen thân với một người xa lạ thuộc một tầng lớp khác biệt. Chúng không còn đến nhà nó hay đến quán nước rủ rê nó đi câu cá bắt ốc bắt cua ngay từ lúc Khôi Nguyên đến quán nước kết thân với nó mà nó không để ý. Trong thời gian chúng xa lánh nó có lẽ là thời gian chúng biết những chiếc ghe tính chuyện vượt biển nên âm thầm giữ bí mật tối đa để có thể trốn theo những chiếc ghe ra khỏi nước. Tất nhiên, chúng không thể nào tin nó khi thấy nó thân thiện với một kẻ xa lạ. Càng nghĩ, nó càng giận mình rồi giận mình xen lẫn giận bạn. Tuy nhiên, khi hình dung những đứa bạn có tương lai sáng sủa ở phương trời xa, lại có cơ hội giúp đỡ gia đình nghèo khổ của chúng thoát khỏi cảnh mò cua bắt cá đói nghèo, nó cảm thấy vui vui. Vẩn vơ một lúc, nghĩ đến hoàn cảnh khổ cực của gia đình mình, nó xót xa cho số phận kém may mắn của mình. Làm thể nào nó có thể giúp gia đình nó thoát cảnh kiếm sống bằng những quả dừa trong cái quán trong khi cái chết vì bão biển của cha nó vẫn còn là nỗi ám ảnh trong tâm trí của nó. Giả sử tụi bạn nó báo cho nó biết ngày giờ chiếc ghe nào trong làng chài sắp trốn ra khỏi nước, nó không thể đi hôi theo. Khả năng bơi cuả nó rất yếu. Nếu nó phải bơi xa đến tận chiếc ghe đậu ngoài khơi, nó sẽ bị kiệt sức ngay. Lúc đó, hóa ra nó sẽ làm mẹ nó khổ tâm như lần bà mất cha của nó chứ nó chẳng làm nên tích sự gì!Tụi bạn nó có lẽ đã thấu rõ điều này nên không tiết lộ cho nó biết chuyện vượt biên để nó không có cơ hội đi hôi cùng. Suy nghĩ vẩn vơ với những điều tiêu cực, nỗi buồn của nó ngày càng lớn hơn. Cho nên khi dì Ba và mẹ nó nhờ nó trông quán dùm vì có chuyện cần kíp phải làm, nó nhận lời ngay.
Hòn Chồng sau ngày đất nước thống nhất có rất ít du khách đến thăm viếng. Hầu hết mọi người dồn sức vào chuyện mưu sinh kiếm sống hơn là chuyện tham quan du lịch. Thỉnh thoảng có một vài người khách địa phương đến quán nước khiến con nhỏ cảm thấy buồn chán vô cùng. Nhìn những chai nước ngọt đặt ngay ngắn trên kệ, ly tách được úp gọn trong khay,muỗng và ống hút trong hộp chứa, những trái chanh xếp thành ngọn, hũ đường trắng đầy và con dao phay nằm im bên cạnh những buồng dừa tươi, nó nghĩ là nó có thể phục vụ hơn chục người khách đến cùng một lúc một cách nhanh chóng. Thế mà chẳng có nhóm khách nào xuất hiện. Bấy giờ nó chẳng có một đứa bạn nào trong làng chài ghé thăm để cùng nó làm nước chanh giải khát và ngồi tán gẫu như trước nên nó cảm thấy cô đơn vô ngần. Bất chợt, nó nghĩ đến Khôi Nguyên. Giá như Khôi Nguyên đến quán của nó như những ngày trước thì có lẽ những cuộc đối thoại của anh và nó sẽ làm cho nó vui hơn. Nghĩ đến đây, nó lướt mắt hướng về cái bàn gỗ ở góc xa nhất, nơi nó và Khôi Nguyên hay ngồi tâm tình. Một bó hoa Bâng Khuâng tím đang nằm trên bàn. Không tin vào mắt mình, nó đứng phắt dậy, tiến về phía cái bàn, cầm bó hoa lên, ngơ ngác nhìn xung quanh. Bó hoa đầy những đóa hoa nhỏ màu tím vẫn còn tươi chứng tỏ chủ nhân chỉ vừa mới đặt trên cái bàn độ một giờ hay ít hơn nữa. Nó muốn kêu tên một ai đó để chắc rằng trong quán không có ai khác ngoài nó nhưng nó gượm lại đảo mắt nhìn xung quanh. Không một ai xung quanh quán. Nó dáo dác nhìn xuống. Những tảng đá chồng ở phía dưới xa cũng chẳng có một người nào. Dù thế, nó không an lòng. Sợ bị người nào đó quan sát, thấy cảnh nó cầm bó hoa lên khỏi mặt bàn, nó vội đặt bó hoa xuống chỗ cũ rồi quay về quầy ngồi im. Lòng thắc mắc với những câu hỏi tự đặt mà không tìm ra câu trả lời.
Một lúc sau, dì Ba trở lại quán bảo nó đi về vì mẹ nó đang cần nó. Chào dì, nó rảo bước về nhà. Trên đường, nó gặp Khôi Nguyên đi ngược lại. Ngạc nhiên, nó khựng lại, hỏi: “Anh đi đâu vậy?” “Anh đi tìm Chi!” “Anh biết Chi đâu mà tìm?” Nó vừa hỏi vừa bước tiếp. Khôi Nguyên mỉm cười, bước theo nó, đáp: “Mọi nơi đều dưới cái mũi mình chỉ cần hỏi là tìm ra ngay thôi! Hơn nữa, có bao nhiêu căn nhà trong khu làng chài Bãi Dương đâu! Chỉ cần hỏi thăm là được!” “Mà anh đã tìm được nhà Chi chưa?” “Anh nghĩ đến nhà Chi đường đột không hỏi ý kiến trước là không phải nên quay về !” Nó im lặng, không đáp, cúi đầu bước. Một lúc nó nói với giọng khàn đục: “Mấy hôm nay Chi buồn quá nên không muốn tiếp xúc với ai!” “Vì sao?” “Bạn bè Chi vượt biên hết rồi! Tụi nó biết nơi người ta tổ chức vượt biên ở đâu nên rủ nhau đi hôi hết trơn rồi.” Khôi Nguyên nôn nóng: “Có thành không?’ “Trót lọt hết! Tụi nó thật may mắn!” “Vậy Chi nên mừng cho tụi nó chứ!” “Ừ, thì mừng nhưng…” “Nhưng cảm thấy bị bỏ rơi phải không? Giống như cảm giác của anh khi mọi người thân quen bỏ Sài Gòn đi!” Chi gật đầu: “Đúng vậy! Chi cảm thấy bị bỏ rơi! Thật sự bị bỏ rơi!” Nó ứa nước mắt nói tiếp “Chính Tư, Cường và Lễ đều nói thương Chi nhất trên đời mà bây giờ ba đứa đều bỏ Chi đi cả!” “Ba đứa đi cùng chuyến à?” “Không! Ba đứa đi trong hai chuyến khác nhau! Nhưng cả ba đứa đều giấu Chi!Ba đứa xấu như vậy đó! Nói thương người ta mà trốn đi không nói cho người ta nghe một tiếng!” Khôi Nguyên dừng bước, nắm tay Chi, lay mạnh, nói: “Đừng nghĩ đến tụi nó nữa! Trở lại Hòn Chồng với anh đi. Mình đi ra biển! Anh và Chi bơi xa thật xa. Rồi anh sẽ nhận Chi uống nước biển cho Chi vơi buồn! Đi trở lại Hòn Chồng tắm biển đi Chi!” Chi lắc đầu, gỡ tay anh ra, nói: “Không, Chi không thể! Chi phải về! Dì Ba nói mẹ cần Chi về!” “Vậy hôm khác cho anh đến nhà nhé!” “Được! Khi nào rảnh anh đến Xóm trên, hỏi nhà Bé Chị, Bé Em con dì Lành ở đâu mọi người sẽ chỉ cho anh nhà của Chi!Giờ Chi phải đi đây!” Dứt lời nó bước nhanh như chạy, không hề quay đầu lại để thấy Khôi Nguyên quay lưng đi ngược về đồi La San hay vẫn còn đứng yên nhìn theo nó.
Thở hổn hển về nhà, nó khựng lại ngay ngưỡng cửa vì tiếng đàn ghi-ta vọng từ trong ra. Ngạc nhiên, nó bước nhanh vào trong. Trong góc nhà, trên cái giường của nó, Bé Em và Cu Tí đang ngồi bám sát vào một cô bé tóc tém ngắn đang ôm đàn. Ngừng những ngón tay búp măng trắng muốt trên dây đàn, cô bé nhoẻn miệng cười với nó: “Bé Chị có nhận ra em không?” Nó ngập ngừng bước đến gần cô bé, la lớn: “Trời đất! Mai Thư đây sao? Em lớn quá lại đẹp nữa! Chị không thể nào nhận ra em nếu gặp em trên đường” Mai Thư nhún vai, mỉm cười: “Lúc chị gặp em ở Sài Gòn em chỉ mới sáu tuổi thôi. Hơn mười năm rồi còn gì!” Nói xong cô bé đặt cây đàn trên giường bước đến cạnh nó so vai rồi nói tiếp: “Bây giờ em cao gần bằng chị rồi nè!” Nó gật đầu, đồng tình: “Đúng rồi! Em chỉ nhỏ hơn chị có vài tuổi mà không hiểu sao chị luôn nghĩ em là cô bé tí hon không bao giờ lớn! Có lẽ em bằng tuổi Bé Em cho nên khi nhìn Bé Em gầy nhom khô đét chị không nghĩ em đã thành thiếu nữ như thế này.” Bé Em cười tủm tỉm: “Nhờ em ốm như vầy tối nay cái giường của má mới chứa thêm chị được đó!” Mẹ nó từ dưới bếp bước lên nói theo: “Ừ. Bắt đầu từ tối hôm nay, Bé Chị ngủ với mẹ và Bé Em để Mai Thư ngủ trên giường của Bé Chị. Còn Tí trải chiếu ngủ dưới đất như hồi giờ!” Nó thoáng chút ngạc nhiên nhưng lờ mờ hiểu chút gì đó nên nói và hỏi theo ý nghĩ: “Vậy nghĩa là trưa nay mẹ đi đón Mai Thư về nhà mình phải không? Mà sao Mai Thư ra Nha Trang chơi một mình chứ không đi cùng chú thím Khang vậy mẹ? Có chuyện gì không?” Mẹ nó trả lời với khuôn mặt nghiêm trọng: “Chú thím Khang bận chuyện làm ăn không thể ra Nha Trang chơi được nên gửi Mai Thư ra ở nhà mình một thời gian trước khi Mai Thư đi xa. Tạm thời các con chỉ biết là Mai Thư đến nhà mình ở để nghỉ hè. Bà con trong xóm có hỏi gì thì chỉ trả lời như thế, không nói năng lôi thôi gì thêm cả! Từ nay Bé Chị ngủ chung với mẹ và Bé Em. Cái giường này để cho Mai Thư.”
Nó im lặng không nói nhưng buồn. Bởi cái giường ọp ẹp mà nó sở hữu từ khi Cu Tí nói thích nằm dưới đất nay thuộc người khác, một người trang đài, khuê các hoàn toàn khác hẳn cách sống của chị em nó. Nó thắc mắc không hiểu sao chú thím Khang để cho Mai Thư sống trong nhà nó và không hiểu sao Mai Thư lại chấp nhận đến ở trong căn nhà với muôn vàn khó khăn như nhà nó. Trước tháng tư năm 1975, có bao giờ gia đình chú thím Khang đến ở nhà nó đâu. Chú thím Khang là thương gia có tiếng Sài Gòn. Nhà lầu cao tầng của chú đầy đủ tiện nghi với phòng tắm có vòi sen, có người hầu kẻ hạ, con cái có gia sư đến kèm các môn học kể cả âm nhạc. Giờ đây trong căn nhà tôn vách ván của nó, Mai Thư sẽ phải tựa vào những gánh nước mà nó gánh từ giếng nước công cộng xa nhà, phải tự đun củi nấu ăn và phải giúp mẹ kiếm sống từng ngày. Nó nhớ căn nhà lầu của chú thím Khang, nhớ phòng ngủ của các chị em Mai Thư, nhớ cảm giác ái ngại khi ngồi trong phòng ăn, phòng khách của chú thím. Nhất cử nhất động của nó đều bị cha nó nhắc nhở không được làm chú thím phật lòng. Từ khi cha nó mất, mẹ nó ít khi liên lạc bà con của cha nó. Mẹ nó tuyệt đối không hề liên lạc với chú thím Khang không phải vì chú Khang là chú họ xa với cha của nó mà vì bà mặc cảm, sợ bị nghi ngờ vay mượn hay nhờ vả. Nó không mặn mà với chuyện giao tiếp hay liên lạc với bà con giàu có hay nghèo hèn, xa hay gần mà chỉ thắc mắc chuyện chú thím Khang đã liên lạc với mẹ nó bằng cách nào để cho phép mẹ của nó đưa Mai Thư về nhà. Nó linh tính Mai Thư ở tạm trong nhà nó trong một thời gian để chờ đi vượt biển nhưng không tỏ ra điều mình hồ nghi sợ mẹ lo. Nó im lặng tuân hành tất cả những việc làm mà mẹ nó sai bảo nó. Bé Em và Cu Tí vô tư vô lự bám theo Mai Thư vòi con bé chơi đàn và hát cho nghe. Những lúc rảnh rỗi chúng rủ nhau ra biển tắm rồi phơi nắng.
Từ lúc Mai Thư ở trong nhà, mẹ nó không sai nó ra quán trông hàng. Trái lại mẹ nó mua thức ăn nhiều hơn trước và thỉnh thoảng dúi cho nó tiền sau những lần nó giặt giũ dọn dẹp hay gánh nước. Nó ngờ chú thím Khang giúp mẹ nó tiền để lo cho Mai Thư đầy đủ nên mẹ nó dư dả hơn xưa. Trong tâm trạng sướng vui xen lẫn đầy đủ, nó cảm thâý cuộc sống vui hơn trước rất nhiều.
Khôi Nguyên thường xuyên đến nhà tìm nó và thường tâm sự với nó về những việc làm tương lai của anh. Anh quyết định ghi danh học lớp 12 ở Nha Trang để sau khi tốt nghiệp cấp ba sẽ vào Sài Gòn thi vào trường đại học ngoại ngữ. Nó cho anh biết nó cũng sẽ xin đi học lại lớp 11 và cũng sẽ lấy bằng phổ thông trung học cấp ba trước khi theo một ngành gì đó thiết thực, có thể là y tá.
Những ngày tiếp theo, những cuộc đối thoại của Khôi Nguyên và nó thưa dần mặc dù anh thường xuyên đến nhà nó. Anh thường nói chuyện với Mai Thư, đàn hát với Mai Thư và đi tắm biển với Mai Thư bởi anh và nó không còn chuyện gì để nói thêm, nó không biết gì về đàn hát và không thể bơi xa cùng anh như Mai Thư. Mỗi lần nhìn họ bên nhau,nó chợt nghĩ đến Minh Tuyết rồi tưởng tượng Mai Thư là hình ảnh của Minh Tuyết. Có thể Mai Thư hơn cả Minh Tuyết bởi vì con bé có một vẻ đẹp toàn bích. Có lần khi đi tắm biển về, Mai Thư nói nó đứng trước nhà tắm trông chừng dùm khi con bé cần tắm lại nước ngọt, nó vô tình nhìn qua khe hở của liếp tre và sững sờ trước một thân hình đẹp tuyệt của Mai Thư. Bộ ngực trắng hồng đầy đặn, cái lưng thon thả chảy dài từ cái eo nhỏ lượn xuống vòng mông tròn trĩnh nẩy nở của Mai Thư đã ám ảnh nó không dứt. Nó nghĩ đến thân hình của nó và Bé Em rồi lắc đầu. Không bao giờ chị em nó có thể có một thân hình đẹp tuyệt như thế. Làm sao những đứa trẻ sống trong điều kiện khó khăn có thể có vóc dáng như những đứa trẻ sống trong gia đình có đầy đủ vật chất lẫn tinh thần. Rồi nó nghĩ đến những khóm hoa Bâng Khuâng hoang dại trên sườn đồi La San và những khóm hoa Bâng Khuâng có tên Ngọc Hân trong biệt thự của Khôi Nguyên. Rõ ràng nó thích nhìn ngắm những khóm hoa được chăm sóc tử tế trong ngôi biệt thự ấy hơn là những khóm hoa hoang dại xơ xác và run rẩy trong nắng gió.
Dù lý luận như thế nhưng nó đã khá ngỡ ngàng khi Khôi Nguyên thú thật với nó là anh yêu Mai Thư. Bó hoa Bâng Khuâng tim tím trên cái bàn gỗ,bàn tay lay mạnh và lời khẩn thiết rủ nó ra biển để nhận nỗi buồn chìm đi chợt hiện rõ trong đầu nó khiến nó hoang mang. Nó ngẩn ngơ cho rằng những hành động kia chẳng qua là phong cách tự nhiên của những người học trường Tây nên nó tỏ ra thản nhiên chọc anh rằng từ đây phải gọi nó là chị. Từ đó nó thường lảng tránh khi anh đến nhà để tạo cơ hội cho anh làm quen với Mai Thư. Mai Thư rất hợp với Khôi Nguyên nên con bé đã đáp lại tình yêu của anh ngay sau lời bày tỏ. Hai người thường khắng khít với nhau như hình với bóng. Khi nhìn họ bên nhau nó hiểu Khôi Nguyên đã tìm lại những gì anh đã mất sau khi anh rời Sài Gòn. Nó chỉ không biết Mai Thư có thú thật với Khôi Nguyên là con bé đang chờ ngày vượt biển và không biết tình yêu của Khôi Nguyên đủ làm cho con bé không nghĩ đến chuyện rời bỏ anh như Minh Tuyết không.
Nó chỉ rõ là nó đang chơi vơi trong nỗi buồn. Hình ảnh chiếc váy lụa trắng xoay tròn với những cánh hoa Bâng Khuâng tim tím tung bay rơi rớt khắp nơi hiện rõ trong từng ý nghĩ của nó nhưng nó chợt nhớ ra rằng từ nhỏ đến lớn nó chưa hề được mặc chiếc áo đầm hay chiếc váy trắng nào.
(Kính dâng hương linh Nữ Hoàng Anh Quốc vừa băng hà)
Sanh-Lão-Bịnh-Tử luật của Trời Nữ Hoàng Anh Quốc mới qua đời Dân Anh thương tiếc nhà lãnh đạo Tài ba, thao lược rất tuyệt vời. Cúi đầu tiễn biệt Ngài Nữ Chúa Chào mừng Thái Tử Charles nối ngôi Thành tâm cầu nguyện người quá cố Nước Chúa muôn đời sống thảnh thơi. Trần Công/Lão Mã Sơn,
Từng giọt mưa Thu đếm nỗi sầu Cuộc đời ly xứ biết về đâu? Tương lai mờ mịt bao lo lắng Quá khứ hằn ghi lắm khổ đau Cố quốc chập chờn trong giấc ngủ Anh em lạc lõng khắp năm châu Vợ hiền, con dại nay sao nhỉ? Mong được đoàn viên thỏa nguyện cầu…
Ai người lỡ bước sang ngang, Còn tôi, lỡ với giang san lời thề Bây giờ, một dạ hai quê, Bài thơ lỡ vận, trăm bề đắng cay!
Nghe sông núi gọi từng ngày, Tuổi già khí lực, tiếc thay chẳng còn. Cây tùng kia giữa sườn non, Hiu hiu ngọn gió, tùng còn reo vui.
Nhìn tùng, lòng những bùi ngùi Ôm lưng bầu rượu, giữa đời lang thang. Chiều rơi, ngẫu hứng dăm hàng, Giải buồn thơ thẩn, ngâm tràn cung mây
Quê hương đã chẳng bến này, Dù trong dù đục, men say xóa nhòa. Tạm dung nơi đất người ta, Cuối đường đành lẽ, nhận là quê hương!
Muốn quên cho dứt đoạn trường, Nhưng hồn, sao vẫn nhất phương sơn hà! Trải dài mấy chục Xuân qua, Cái buồn một thoáng sát na vẫn còn!
Tiếng tùng reo ở đầu non, Tiếng hờn sông núi, héo hon tâm hồn! Chưa bình minh đã hoàng hôn, Bài thơ lỡ vận, viết còn dở dang! Trần Quốc Bảo Richmond, Virginia
***
Bài Cảm Tác:
Lỡ Vận Thành Thơ! (Bài Hát Nói đáp lễ Nhà Thơ Trần Quốc Bảo đã chuyển đến bài Thơ Lục Bát Tuyệt Bút mang tựa đề “Bài Thơ Lỡ Vận”.)
Đọc thơ “Lão Thi Nhân” Trần Quốc Bảo! Chữ “Bảo Quốc” bị đảo ngược nên cả đời bị nghịch cảnh khảo đảo đến cùng! Nhưng, đừng vội coi thường! Tuy “lọm khọm” nhưng tâm trí vẫn rất “sung”! Thi tứ, vần điệu, lục bát, thất ngôn. . . vẫn trùng trùng trào ra lai láng!
Trái tim Quốc Bảo còn tươi sáng! Hào khí Non Sông vẫn quật cường! Mẹ Việt Nam mộc mạc, đơn sơ vẫn biển rộng yêu thương! Những đứa con vì vận nước phảI tha hương mà không quên Đất Tổ!
Hùng Vương, Minh Quân, Văn Thánh luôn hiện về trong Lễ Giỗ! Không bỏ xót một ai, luôn phù hộ độ trì! Tận nhân lực, mệnh sẽ tri!
Luyến tiếc hoài thôi cả quá khứ của ta ơi! Cuộc sống làm sao cứ giống mãi một trò chơi Một mảnh bằng co ro ngủ im lìm xó tủ Một tấm huy chương nằm xấp hé mặt nhìn đời Sang xứ Mỹ biết chẳng làm công nhân áo trắng Thì yên thân vĩnh viễn mặc chiếc áo xanh rờn Thế mà vẫn đủ thời gian thả hồn bay bổng Để viết xuống thành văn-thơ kỷ niệm một thời. Chinh Nguyên-HNT
Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, có một nhóm người tuổi cao, tự giác tìm đến với nhau chỉ vì một sở thích duy nhứt: Viết văn, làm thơ,...Tính ra đã không dưới 25 năm..., một phần tư thế kỷ, gần nửa đời người...! Phần lớn những người trụ cột buổi ấy nay đã ra người thiên cổ. Chúng tôi đến với nhau bằng tấm lòng và đôi tay trắng.
Câu lạc bộ (CLB) thơ Văn Xương Các Vĩnh Long hình thành là như vậy. Từ đó đến nay, CLB Văn Xương Các âm thầm mà đều đặn duy trì sinh hoạt vào ngày 05 hàng tháng không hề gián đoạn dù chỉ đôi lần...(trích Mấy Lời Phi Lộ trong Tuyển Tập Hoa Thơ 11 của CLB Thơ Văn Xương Các 2018).
Ngoài sinh hoạt hàng tháng tại Văn Xương Các trong Văn Thánh Miếu, thành phố Vĩnh Long, CLB Thơ Văn Xương Các Vĩnh Long, còn phát hành ấn phẩm HOA THƠ vào mỗi đầu năm mới, đến nay đã có 13 ấn phẩm được phát hành. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid 19, năm nay 2021 không biết "HOA THƠ 14" có phát hành hay không.
Không chỉ CLB phát hành các ấn phẩm Thơ, các hội viên cũng có ra những tập thơ cho riêng mình, hay liên kết với nhà thơ bạn.
Tà huy khép bóng đời nơi viễn xứ Lối sơn khê còn cách vạn dặm đường Hồ trường xưa Bá Trạc rót bốn phương Ta rưới lệ vào lòng nuôi tâm nguyện.
Chân mỏi bước tận cùng trời, cuối biển Trôi về đâu mây nước của đời người? Dã tràng còn nghe tiếng sóng reo vui Ta, ly khách ngậm ngùi trông cố quận.
Trừng mắt đỏ, đêm bỗng dài vô tận! Máu, tim như hòa nhịp với thời gian Lắng hồn theo bóng hạc nội mây ngàn nghe rấm rứt tiếng mài gươm tráng sĩ.
Vì Hồ sơn hữu ước vi sơ chí Nên Tuế nguyệt như lưu mạn thử sinh (1) Chưa mòn chân đã chùng bước đăng trình Đành Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ (2)
Đâu phải người đã không còn hào khí Chỉ vì thân chùm gởi chốn viễn phương Khói sương giăng, mờ khuất vạn nẻo đường Nên vó ngựa hồi hương chưa thấy lối!
Nghe văng vẳng núi sông reo nguồn cội Thoáng chập chờn nhân ảnh thuở đao binh Tháng năm trôi, quang gánh chất u tình Đong nỗi nhớ, chờ ánh hồng quang phục.
Dòng ly biệt trải bao mùa trong, đục Quan san còn vương bụi đất tha phương 47 năm! Cứ ngỡ đã miên trường Trời, Đất xám một màu sương khói quyện.
Đời lang bạt kể từ khi quốc biến Đêm năm châu, ngày bốn biển phiêu linh! Sau bao năm còn thắm thiết lưu tình Chăm chút bón hoa lòng thương Đất Nước.
Lấy tan nát vá đời, treo gió ngược Làm buồm căng cho thuyền vượt trường giang Quê hương ơi! Đây son sắt đá, vàng Tô thắm mãi trang sử hồng Lạc Việt.
Huy Văn(HVC)
(1) Trích từ Bình Nam Dạ Bạc- Nguyễn Trãi Dịch (thoát ý): Lời thề sông núi đành lỗi hẹn, Tháng năm uổng phí giữa đời trôi
(2) Trích từ Bạch Đằng Hải Khẩu- Nguyễn Trãi Dịch (thoát ý): Nhớ lại chuyện cũ đã qua rồi
荷葉羅裙一色裁, Hà diệp la quần nhất sắc tài, 芙蓉向臉兩邊開。 Phù dung hướng kiểm lưỡng biên khai. 亂入池中看不見, Loạn nhập trì trung khan bất kiến, 聞歌始覺有人來。 Văn ca thủy giác hữu nhân lai !
* Chú Thích:
1. Hà Diệp 荷葉 : là Lá của hoa Sen. Sẵn xin nói luôn về các tên gọi của hoa Sen như sau :
* Hà Hoa 荷花 : là Hoa Sen. Trong Bát Tiên có một cô Tiên rất đẹp, tay cầm một nhánh bông sen, chính là HÀ TIÊN CÔ đó!
* Liên Hoa 蓮花 : cũng là Hoa Sen, ta thường thấy 2 loại, hay được dùng đặt tên cho các nàng là Hồng Liên (sen hồng) và Bạch Liên (sen trắng).
* Thủy Phù Dung : là Hoa Phù Dung ở dưới nước, cũng là tên riêng của Hoa Sen đó. Ta sẽ gặp từ này trong bài thơ trên.
2. La Quần 羅裙 : là Cái Quần Là. Một loại Lụa ngày xưa thường dùng để may quần (váy) cho các bà các cô.
3. Văn 聞: Chữ nầy gồm có bộ Môn bên ngoài và chữ Nhĩ bên trong, có nghĩa : Chỏ cái lổ tai ra ngoài cửa để... nghe ngóng.
Văn Ca 聞歌 : là Nghe có tiếng ca hát.
4. Thủy Giác 始覺 : Mới có cảm giác, có nghĩa : Mới biết rằng...
* Nghĩa Bài Thơ :
Khúc Hát Hái Sen
Lá sen và quần lụa của nàng cũng cùng một màu xanh xanh, gương mặt đẹp đẻ của nàng giống như hoa Phù Dung dưới nước, hai bên đều cùng nở ra khoe sắc. và... cùng lẫn vào nhau ở trong ao, nên khi nghe thấy có tiếng ca... mới biết là có một nàng hái sen đang bơi đến....
Diễn Nôm:
Khúc Hát Hái Sen
Lá sen quần lụa xếp hai hàng, Mặt tựa phù dung mới điểm trang. Lẫn khuất trong ao nào ai thấy, Nghe ca mới biết có người sang!.
Lục bát:
Lá sen quần lụa một màu, Phù dung mặt đẹp thua nào sen tươi. Lẫn trong ao chẳng thấy người, Nghe ca mới biết ai cười hái sen! Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm
... Thừa "nắng" xông lên, Đỗ Chiêu Đức xin thổi thêm một luồng gió mát nữa cho... đủ mát nhé ! Kính mời cùng thưởng thức Bài 2 của Thái Liên Khúc sau đây cho đủ bộ :
採蓮曲 Thái Liên Khúc 其 二 Kỳ Nhị
吳姬越豔楚王妃, Ngô cơ Việt diễm Sở vương phi, 爭弄蓮舟水濕衣。 Tranh lộng liên chu thủy thấp y. 來時浦口花迎入, Lai thời phố khẩu hoa nghinh nhập, 采罷江頭月送歸。 Thái bãi giang đầu nguyệt tống quy. 王昌齡 Vương Xương Linh. * Chú Thích: 1. Ngô Cơ, Việt Diễm, Sở Vương Phi 吳姬越豔楚王妃 : là ba người đẹp của ba nước thuộc miền Giang Nam nhiều sông ngòi kinh rạch, và dĩ nhiên có... nhiều ao sen, và những người đẹp nầy lại rất thích hái sen vào mùa hè nóng bức ! Xin được cung cấp thêm một tên nữa của Hoa Sen là : Phù Cừ Vương Phi 芙蕖王妃. 2. Liên Chu 蓮舟( Châu ) : là Thuyền hái sen. 3. Phố khẩu 浦口 : là Bến nước, Bến sông, Nơi để xuống thuyền. * Nghĩa Bài Thơ: Ba người đẹp của đất Giang Nam tranh nhau đi hái sen, và tranh nhau bơi thuyền hái sen, làm nước bắn tung tóe ướt cả áo xiêm. Khi đến bờ sông thì hoa sen cười đón mời chào, và khi hái xong ra về thì lại có vầng trăng sáng đưa ra đến đầu sông. * Diễn nôm: Khúc Hát Hái Sen Bài 2.
Gái Ngô, gái Việt , Gái vương công, Tranh chống thuyền sen ướt áo bông. Khi đến cả đầm sen cười đón, Lúc về trăng sáng tiễn đầu sông!
Lục bát:
Gái Ngô Việt sánh Vương công, Tranh nhau ướt áo chèo không buông nào. Đến thì hoa đón mời chào, Hái xong trăng sáng ngàn sao đưa về! Đỗ Chiêu Đức diễn Nôm
杜紹德 Đỗ Chiêu Đức
***
Dịch thơ
Thất ngôn
Nàng Việt nàng Ngô nàng Sở ngoan Thuyền sen nghịch giỡn ướt y trang Bến sông điểm đến hoa chào đón Xong việc đầu sông nguyệt dẫn đàng
Lục bát
Nàng Việt nàng Sở nàng Ngô Nghịch vui áo ướt, nước xô mạn thuyền Bến sông hoa đón tình sen Đầu sông trăng rọi đường men lối về.
In ancient Greece, the lyre and its larger counterpart, the kithara, with five to seven strings, were played in accompaniment of the singing or reciting of epic poems. Durng festivities in honor of the god of wine, Dionysos, tragedies and satyr plays chosen in a competition were performed in which the chorus sang dithyrambs (choral odes) to a double-pipe reed instrument known as the aulos. Thus, poetry and music were intimately involved in communal events in Greece over two thousand years ago. Over time, with both genres developing and evolving into more complex systems of their own, they took separate paths.
Today though poems are at times set to music, song lyrics are generally not considered poetry unless the lyrics are the works of poets. Nevertheless some lyrics written by songwriters themselves express such depths of feelings and exalted passions in memorable and imaginative language that they deserve a place among poems. Such lyrics exist in the rich repertoire of modern Vietnamese songs, and need to be showcased as creative works that straddle the world of music and that of poetry.
Ngô Thụy Miên - A Eulogy
Did You Hear Autumn?
Thomas D. Le
For almost three decades I had not given enough attention to Vietnamese music of the war years for its generally languorous, melancholic and maudlin sentimentality. There was to me a certain depressing quality to period music that I would rather not endure, preferring the generally more upbeat Western classical music.
I did not realize how much I had missed of the beauty and romance that was encapsulated in so much of the music of pre-war years and of the tragic period of modern Vietnamese history.
The fall season has always captured my imagination, from my youthful days in Saigon, and more profoundly from my graduate school days in the Midwest, so much so that about a year and half ago, and rather belatedly, I decided to gather into one article a reasonable number of poems dealing with the season that I could find in French, English, American, and Vietnamese literatures. This compendium of autumn poems glorifies the beauty of nature just before the winter cold imposes its dominion at the same time it elicits melancholy among sensitive souls.
The principal reason I included Ngo Thuy Mien's song resides in the beauty of its lyrics, which to me pass all the tests of poetry. This is not to say that the music is indifferent. In fact the melody is so romantic and soul-satisfying that I kept playing it over and over, even though the instrumental arrangement of my version left something to be desired. It had totally missed bringing out the richness of the tune, and the romance, the esthetics, and the lyrical character of the words.
The reason why I had not included more Vietnamese works in my article was my own impoverished knowledge of Vietnamese literature in general, and the paucity of Vietnamese literary works in my possession in particular.
At the time of the song's inclusion, I had no idea of its author's name or its title, but it so inspired me that I thought it would have been a mistake not to present it to the reading public.
All I had to get started was the song sung by a female singer. I had to play it repeatedly in order to transcribe the words. And the words I was able to write down led me to believe that they were addressed by a woman to her lover. Throughout the work I saw the word "anh" as the recipient of the tender feelings, and lovely heart of this woman in love. I assume, given my ignorance and the meager evidence I had, that I was dealing with the voice of a young woman speaking to her man. To me it was only natural for a woman in love to spill her heart and feelings out at a highly inspiring time such as autumn.
It was pointed out to me that the original version of the song uses the pronoun "em" instead of "anh," making the speaker a man. But it was a stroke of genius about the marvelous nature of the lyrics that either interpretation was equally appropriate, equally enchanting, and equally beautiful.
I hope by saying this that I did not offend the more sensitive members of the audience about giving voice to a woman where love is involved. In a culture that constrains female amorous expression such as ours it might be anathema to even think of a woman openly declaring her love in the same way as a man is accustomed and encouraged to do. Logically, though, I see no reason why a female heart should be any more or less free to express itself than a male one is. If we are for equality, men and women both should be allowed the same cultural right of expression. Viewed in this light my "wrong" interpretation of the original version is defensible. And I hope Ngo Thuy Mien as well as others agrees with me on this score.
I love the song's lyrics for its highly poetic imagery and lyrical quality.
Whether you are a man or a woman, I want to lead you into the world that Ngo Thuy Mien has conjured up for us. Ladies, follow me, and you too, gentlemen, follow me, out of your present world.
Close your eyes and picture yourself in a wood, where the light drizzle of fall weaves its strands of tiny droplets across the landscape, where leaves are drifting every which way carried by the whims of a refreshing breeze. Can you see that in your mind's eye? With your eyes still closed, listen now to the courtship song of a deer hidden somewhere among the trees. If you have difficulty with the deer's song, substitute your own love song.
And listen to the solitude that envelops the scene. Do you sense utter serenity amid loving nature? Breathe in deeply. Do you feel a sense of peace from the fresh pure air? Do you feel the caring hand of autumnal nature surrounding you in its protective shield, as if to safeguard you from harm while you are communing with yourself, with your lover, and with nature itself?
Now let go of yourself, and free up your soul from care. Turn your attention to your own heart. Listen carefully to the stirrings of your heart, its strings vibrating to the gentle and tender touch of the breeze caressing your face, teasing your hair, and causing your lips to tremble with the intense feelings welling up from inside. Imagine now that your lover is there by your side. Keep your eyes closed still. With your lover by your side, grasp him or her in your arms, and very very gently place a tender kiss on his or her lips. Sing into his or her ear a lullaby, softly, softly… Tomorrow, my friends, the rain will lash the sheer hillsides, and you and your lover will plunge into a deep, voluptuous love in each other's embrace. Savor every minute of these enchanted moments for soon they will be just a memory, but one that will last you a lifetime.
Prolong the ecstasy a little more, and grasp the divine feelings that you and your lover share in this wondrous world. It is not a fantasy, not a phantasmagoric vision with the fleeting life of a shooting star, but a real experience. An experience that you will cherish for the rest of your life. For where else but in the world of autumn can you find such exquisite feelings, such strong yet tender emotions, and such blissful moments as only this season can bring you?
Now open your eyes. If they got misty, don't be embarrassed for, my friends, you have just experienced the magic world of love that Ngo Thuy Mien has given you, without asking for anything in return.
If you look in your heart and see it filled with love, and sob because your heart begins to ache from love, tell Ngo Thuy Mien how much his creation has changed your life. For I believe love changes your life. Read his song below, or sing the song if you know the tune, and find out for yourself what I mean. 20 February 2003
(Nhạc Sĩ Ngô Thụy Miên - Ca Sĩ Xuân Sơn)
Mùa Thu Cho Em
Anh có nghe mùa thu mưa giăng lá đỗ,
Anh có nghe nai vàng hát khúc yêu đương.
Và anh có nghe khi mùa thu tới,
Mang ái ân, mang tình yêu tới.
Anh có nghe, nghe hồn thu nói,
Mình yêu nhau nhé.
Anh có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
Anh có hay thu về hết dấu cô liêu.
Và anh có hay khi mùa thu tới,
Bao trái tim vương màu xanh mới.
Anh có hay, hay mùa thu tới,
Hồn em ngất ngây.
Nắng úa dệt mi em và mây xanh thay tóc rối.
Nhạt môi môi em thơm nồng.
Tình yêu vương vương má hồng
Sẽ hát bài cho anh và ru anh yên giấc tối.
Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi.
Cho anh anh nghe mùa thu chơi.
Anh có mơ mùa thu cho ai nức nở
Anh có mơ mơ mùa mát ướt hoen mi.
Và anh có mơ khi mùa thu tới,
Hai chúng ta sẽ cùng chung lối.
Anh có mơ, mơ mùa thu ấy
Tình ta ngát hương.
Chanson d'automne
Entends-tu, m'amour, les pluies et les feuilles d'automne,
Les chevreuils dorés chanter leurs chants d'amour?
Et l'automne arrivé très doucement nous donne
Des sentiments tendres et doux qui remplissent nos coeurs
De passion amoureuse, nous murmure à l'oreille
Des voeux d'amour mutuel sans fin ni pareil.
Sais-tu, m'amour, les pluies et les brises d'automne,
Qui descendent silencieusement en solitude?
Quand l'automne à pas lents et indécis nous donne
Des espoirs nouveaux et dépourvus d'inquiétude.
La fraîcheur automnale et la fin de l'été
Remplissent mon âme et mon coeur de volupté.
Le soleil couchant se repose sur mes yeux,
Les nuages bleus se sont logés dans mes cheveux.
Et mes lèvres pâles pleines de chaleur odorante
Rougissent ma face d'amour de couleur charmante.
Je te chanterai une berceuse douce, mon chéri,
Pour te donner un sommeil bien profond et beau.
Demain la pluie battra fort les flancs des coteaux,
Et nous célébrerons l'automne à notre envi.
Rêves-tu, mon amour, des sanglots mornes d'automne,
Qui font couler des larmes de mes yeux humides?
Rêves-tu des pas d'automne furtivement marchant
Qui remplissent nos coeurs de volupté charmante?
Song of Autumn
Did you hear, sweetheart, autumn rains and leaves,
The golden deer that sing their courtship song,
And autumn softly gliding in steps long
To bring new love in which we fain believe?
The autumn spirit whisp'ring gently in my ear
Eternal love we swear for you and me, my dear.
Did you know, sweetheart, autumn rains and breeze,
The autumn easing down in solitude?
Did you know, sweetheart, fall has come in peace,
And filled our hearts with new and soothing mood?
The autumn cool and sweet smells sing and dance,
That set my soul afire in drunken trance.
The waning sun lit up my eyes aglow,
As clouds in azure sky blew my teased hair.
My pale and fragrant lips flew in the air,
And blushed my face with love in lovely show.
I will sing you a soothing song, my dear,
To lull you to a deep and peaceful sleep.
Tomorrow rain will lash the hillside sheer,
And you and I will bask in autumn deep.
Did you dream, sweetheart, autumn gloomy sobs,
That fill my eyes with tears and dewy drops?
Did you dream, sweetheart, autumn furtive steps
That lead our hearts to love's voluptuous depths?
Ngô Thụy Miên
The Slope of Dreams
(Nhạc Sĩ Ngô Thụy Miên - Ca Sĩ Anh Ngọc)
You dwell on the heights, lofty and shrouded in the haze of mist. From the vale below I look at the mysterious hilltop with a sense of deep yearning. How many times have I walked you home, scaling the gentle slope that leads to your chamber of dreams? How many times have I returned winding my way down to my abode of solitude? On your commanding heights, you hold my dreams hostage, you hold my soul captive, you dictate my pains and loneliness. And down below, I can only look up, hoping somehow we will join our dreams and bond our bodies, to the same rhythm and to the same heartbeat.
Why should love be so fragile, yet at the same time persistent, pervasive, and profound, clinging with all its might to the hopes and dreams of a lifetime? When I followed the footsteps you left behind in the sloping path, I felt your presence in every one of them. You were there, and now where are you? Still ensconced in your dreamy heights, or yonder across the thousand miles of ocean? In my wildest moments of loneliness, I dream of you, my heart given up to you.
Let me have my last dream, sweetheart. That there will be a day when we will be together again. There will be no heights to look up to, no slope to dream of, and no distance to cross, for we will be in each other's arms.
9 February 2005
Dốc Mơ
Ðêm đã về trên dốc
Gió xôn xao ru yên tình mình
Em có về bên đó, dõi mắt trông theo, trông theo tình bền
Mà ngày tháng đâu nào có đợi chờ
Người yêu dấu đưa em vào dốc mơ.
Ðưa em về bên dốc mơ Là đưa anh vào cõi mong chờ
Tóc rất buồn như lá tơ, buông hửng hờ, tình rồi có như mơ
Em mắt cười như ánh sao Bó môi hồng tựa bao lời nói
Nói đi em câu mong chờ
Dấu đi nổi ơ thờ,
Tình ơi.
Con dốc này, từ khi được mang dấu giày em về
Ngày tháng nào đưa em vào ngàn trùng sóng
Hạnh phúc nào từ khi, từ khi quen lối đưa em về qua
Ngưới yêu dấu đã xa thật xa, đẹp như giấc mơ.
Em bây giờ như lá thơ Và anh vẫn là nỗi mong chờ
Dẫu đã ngàn trùng cách xa, bên kia trời biển rộng có bao la
Sẽ có ngày ta có nhau
Thì xin một lần cho lời cuối
Giữ cho nhau thương yêu rồi Sẽ bên nhau muôn đời, tình ơi.