Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Thơ Tranh: Mừng Sinh Nhật Chính Mình

Mừng Huynh Kim Tây):): món quà Nhân ngày Sinh Nhật.
Chúc Huynh ngày vui trọn vẹn cùng gia đình, Bạn bè. Nhất là Anh Chị thật hạnh phúc nha.
( Út Kim)

Thơ: Dương Hồng Thủy
Thơ Tranh: Kim Oanh


Mừng Sinh Nhật Bảy Bảy



Chúc Mừng, Chúc Mừng !
Chúc Mừng SINH NHẬT của
Bác Sĩ, Thi Sĩ, Văn Sĩ, Thiện Sĩ ...
Vương Thủy Tùng,
Dương Hồng Thủy,
Thuỷ Tailor ...

Mừng Sinh Nhật Bảy Bảy

Mừng người song thất cổ lai hi,
Hai bảy chục tư chửa thấy gì !
Ngũ thập niên tiền nhị thập thất,
Nhị tam tuế hậu nhất linh chi.
Mắt mờ tai lãng lòng còn nhớ,
Tình cũ duyên xưa dạ vẫn ghi.
Sống mãi sống dai như đĩa đói,
Một trăm tuổi đủ vẫn chưa đi !!!


Đỗ Chiêu Đức


*Thơ của Dương hồng Thủy :
Hôm nay các con chúc mừng sinh nhật
Tuổi vừa song thất mới biết mình già

Song Thất là 2 con 7 là 14, là Một Chục Tư.
2 VÀ 7 LÀ : 2 mươi 7: 27.
Bắt chước cụ Dương Khuê:
Năm mươi năm trước hai mươi bảy,
Hăm ba năm nữa chẵn một trăm!
***
Họa Thơ "Mừng Sinh Nhật 77" với thầy đồ Đỗ Chiêu Đức

Bảy bảy xưa nay đắc thọ hi
Vui tươi khỏe mạnh há lo gì!
Thanh niên ngang dọc bền tâm chí
Trai tráng tung hoành vững sá chi
Tháng rộng năm dài chờ bách tuế
Năm cùng nguyệt tận đợi ngày ghi
Niên kim bằng hữu nâng ly chúc
Bạn Thuỷ Taylor sống mãi đi...!

Mai Xuân Thanh
Ngày 04 tháng 08 năm 2017

Chúc Mừng Bạn Hiền Bảy Mươi Bảy


Dương Hồng Thuỷ Bác Sĩ Tùng Vương
Thi sĩ văn nhân khách viễn phương
Tuổi trẻ ba lô qua Đà Nẵng
Thanh niên Đà Lạt phố mù sương
Bốn vùng buổi ấy đều đi khắp
Lục tỉnh Cần Thơ lắm bạn thương
Bảy bảy nay vui bên tiệc rượu
Chúc mừng sinh nhật bạn Tùng Vương

Mai Xuân Thanh
Ngày 04 tháng 08 năm 2017

Mừng Sinh Nhật 77


Dương huynh Hồng Thủy thất song (77)
Tâm hồn sảng khoái - thơ chong thọ trường
***
Cuộc đời lần lữa cuốn trôi trôi
Cặp bảy hiên ngang thách vãn hồi
Bác sĩ nhà thơ nguồn thực thể
Tailor Hồng Thủy nét tinh khôi
Áo bờ lu trắng lòng nhân ái
Ngọn bút bi xanh khí phách bồi
Tuổi hạc trời cao sừng sững đứng
Tâm tình thuở trẻ vẫn sôi sôi!

Nguyễn Đắc Thắng
170804

Sinh Nhật Ước Mơ

(Huynh Kim Tây Tặng Út Kim)

(Riêng tặng bạn thơ Dương Hồng Thủy)

Bạn và tôi sinh cùng năm cùng tháng
Với tuổi đời hai số bảy trôi qua
Nhìn thời gian nuối tiếc mãi khôn nhòa
Nhớ thưở trước chung trường mà khác lớp.

Thời chinh chiến đời trai ta đóng góp
Những mong sao đất nước được an bình
Có ngờ đâu chiến cuộc quá điêu linh
và phút cuối, để làm người thua cuộc

Chốn quê nhà, bạn làm điều đức phước
Có bạn bè,con cháu thật đông vui
Cảm thương thân,tôi chút thấy ngậm ngùi
Nơi xứ lạ ,ngọn đèn tàn môt bóng

Sức đã yếu, chân tay đều lóng cóng
Được chăng là hưởng không khí tự do
Mơ môt ngày bảo con cháu toan lo
Đưa về lại nơi chôn nhau cắt rún

Thấy cảnh cũ,,bạn xưa mình lung túng
Chắc nhiều người không nhận được ra thôi..
Phố xá xưa,ngôi trường cữ.....mất rồi
Quê hương đó! sao ta người khách trọ

Hay khi về đã làm người thiên cổ
Nắm xương tàn xin gởi gắm trùng khơi
Hồn phiêu du về cuối nẻo tây trời
Hoà đất Mẹ, xong cuôc đời nhân thế

Song Quang

Chúc Mừng Sinh Nhật Dương Hồng Thủy


( Chiếc bánh do các con anh của Thủy mừng Sinh Nhật Bố)

Anh Thủy thân mến,
Chúc anh Thủy một sinh nhật tràn đầy hạnh phúc và niềm vui.

Chúc mừng sinh nhật dù bao nhiêu tuổi
Cất muộn phiền để có được niềm vui

Thân mến
Kim Phượng
***
Quên Đi xin bao chót:Chúc mừng sinh nhật sư huynh Dương Hồng Thuỷ

Do tin đến trễ ngày Sinh Nhật
Vội vã mừng song thất của Huynh
Nâng ly cạn chén nghĩa tình
Chúc Anh cùng với Gia Đình mãi vui.

Quên Đi
***
Qua Bốn nay Năm dẫu trễ rồi
Cũng xin mừng chúc bạn thơ tôi
Hai con số 7 luôn hoàn hảo
Tệ việc tề gia tới chợ đời.


Thái Huy

Cám Ơn Người(*)



Cám ơn người cho tôi chép vần thơ
Được sáng tác trao bạn bè thân thiết
Tình bạn chúng ta muôn đời bất diệt
Ngập yêu thương và mong mỏi đợi chờ.

Cuộc đời tôi có những lúc bơ vơ
Được thầy cô, bạn đồng môn an ủi
Chúng ta đi trên đoạn đường gió bụi
Cùng chở che và gởi gấm thương yêu.

Ngẫm lại thân ta bóng xế, trời chiều
Có tri âm nghe tim lòng ấm áp
Có bầu trời Thu, hoa vàng thơm ngát
Có những bạn hiền, kề cận xẻ chia.

Thầy cô ơi ! cùng bạn bè của tôi
Xin mang ơn những tấm lòng rộng mở
Nếu có kiếp sau tôi xin nhắc nhớ
Trở lại trần gian đáp tạ mọi người.

Nắng gió bão giông là tại ông trời
Ta vững bước không bao giờ đứng lại
Vần thơ tôi chắc còn nhiều vụng dại :
Cám ơn đời cho tôi vạn niềm vui…

Dương hồng Thủy
(06/08/2017)
(*)Xin cám ơn:
-Thầy: Phạm khắc Trí, thầy Mai Lộc.

- Nhà giáo + nhà thơ: Kim Chi, Thầy + nhà thơ Nguyễn văn In,Thầy & ông đồ Đỗ chiêu Đức , cô giáo + nhà thơ Kim Quang, cô giáo + nhà thơ Kim Phượng, nhà thơ Thái Huy, thầy + nhà thơ Quên Đi, thầy + nhà thơ Nguyễn đắc Thắng, thầy Trần bá Kiễm, thầy Hồ hữu Hậu, cô giáo + nhà thơ Hồ Nguyễn, thầy Phan văn Tư, cô giáo +nhà thơ Đinh thị Hiệp, thầy Nguyễn quang Quới, 

- Sư huynh Trần bá Xử, sư huynh Nguyễn lương Sinh, sư huynh Đào thanh Tòng, sư huynh Sáu Thành, sư huynh Ngũ Hài, sư tỷ Lệ Quỳnh, nhà thơ Ngoc Nhan, nhà văn nữ Nguyên Nhung …

- Các bạn: Joel Vuong, nhà thơ Song Quang, nhà thơ Mai xuân Thanh, Nguyễn văn Thới, Trần thế Lộ, nhà văn Viên Lê, nhà thơ Lý tòng Tôn, thầy + nhà văn Trần bang Thạch & Trang Nhà PTG-ĐTĐ, chị Lê thúy Nguyễn, người đẹp Cả lang Thủy Ngân,chịị Lê thị Thảo, chị Kim Tiền, Chị Phạm thị Tư Bé, chị Trần huỳnh Mai, nhạc sĩ Minh Cưng, nhạc sĩ Nguyễn Hay, Út muội Lê thị Kim Oanh…

- Và rất nhiều các cháu đang làm việc trong và ngoài tỉnh (bạn bè của bầy con), đến chung vui, chúc mừng và tặng quà…

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Tuổi Biết Buồn - Ngọc Chánh - Phạm Duy - Ý Lan


Sáng Tác: Ngọc Chánh - Phạm Duy
Ca Sĩ: Ý Lan
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Mưa Buồn


Trời đổ cơn mưa chẳng bởi vì anh
Chỉ bởi duyên nào thương em đứng cạnh
Mưa Sài Gòn chợt cũng làm ướt áo
Em co ro thu mình trong sương lạnh

Bởi lúc buồn đời chịu nhiều đau khổ
Ngoài mưa gió nhìn em thương cảnh ngộ
Buổi chiều tà bóng ngã tối sụp dần
Về đâu em thân gái giữa thành đô

Mưa Sài Gòn chợt làm rơi nước mắt
Chạnh lòng ai rưng rưng trên gương mặt
Giọt mưa rơi tưởng chừng giòng lệ ướt
Ánh đèn mờ nghe đâu xa tiếng vạc

Mưa Sài Gòn còn đâu ngày tháng cũ
Của tương tư vần thơ tình ấp ủ
Con đường hàng me có lắm uyên ương
Sân trường đại học từng cặp vu vơ

Anh về đây sống lại tuổi sinh viên
Mưa Sài Gòn còn mãi bao nỗi niềm
Chợt đành thôi vì em cùng bên cạnh
Mình trú mưa núp bóng đợi thời gian

Hải Rừng
21/8/2016

Trách Những Cơn Mưa



Tôi trách sao chiều nay mưa mau,
Để phố kia giăng mắc giọt sầu,
Người về trong mưa trong hiu quạnh,
Chẳng biết trời còn mưa bao lâu.

Anh sẽ đi trên hè phố buồn,
Mưa hắt hiu qua mấy con đường ,
Chiều dần vơi. Phố đèn chưa thắp,
Mây trôi về đâu mây bốn phương ?

Tôi trách sao chiều nay mưa rơi,
Cơn mưa làm ướt chỉ một người,
Làm sao che khuất trời mưa gío,
Để lúc anh về bớt lẻ loi.

Khi anh về một mình phố nhỏ,
Giọt mưa nào thấm lạnh trên vai,
Ai sẽ thắp cho anh ngọn lửa ?
Sưởi ấm lòng anh trong phút giây.

Tôi trách sao chiều nay mưa bay,
Mưa thả xuống đời nỗi nhớ đầy,
Mưa thả vào hồn anh trống vắng,
Lạnh lối đi về mưa có hay.

Khi anh về một mình phố hẹp,
Mưa than van giọt ngắn giọt dài,
Anh có nằm nghe mưa thao thức ?
Anh sẽ mơ gì trong đêm nay ?

Xin mai mưa tạnh, mai mưa tạnh,
Và nơi ấy đẹp trời nắng lên,
Anh sẽ không về trong hiu quạnh,
Có nắng soi đôi mắt anh hiền.

Nguyễn thị Thanh Dương

( July, 19, 2017 )

Mưa Chiều




Chiều nay vắng bóng hoàng hôn
Mưa Chiều giăng mắc gợi buồn chơi vơi
Thả hồn theo tiếng mưa rơi
Nhớ về kỷ niệm một thời xa xưa.

Lâu rồi, cũng một chiều mưa
Có người thiếu nữ tiễn đưa bạn lòng
Nước mưa hoà lệ đôi giòng
Nhìn chàng cất bước mà lòng nát tan

Cuộc tình thôi đã dỡ dang
Dưới mưa nàng tiễn chân chàng ra đi
Buồn nào bằng cảnh sanh ly
Kẻ còn ở lại, người thì về đâu?

Trời cao, đất rộng, biển sâu
Bóng chim tăm cá biết đâu mà tìm
Mưa Chiều lạnh buốt con tim
Bóng người tình cũ đã chìm trong mưa.


Hoa Đô, một chiều mưa.
Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

Tỏi với Sức Khỏe - Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức


Kết quả nghiên cứu công dụng tỏi với bệnh tật

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng gíup việc trị bệnh. Xin nhắc lại là vào năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi và đóng góp vai trò quan trọng trong các công dụng y học của tỏi.

1-Tỏi và cholesterol.

Quan sát dân chúng vùng Địa Trung Hải, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Nhiều người cho là do ảnh hưởng của rượu vang. Nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là do uống rượu và ăn nhiều tỏi. Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim. Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.

Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống. Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%. Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ Ạ K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể. Bác sĩ Benjamin Lau, Đại Học Loma Linda, California cho biết tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol tốt HDL.

Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu. Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu. Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và kích tim.

2-Tỏi và sự đông máu

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não. Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa băng huyết Trong tỏi có chất Ajoene mà bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành. Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục. Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là " tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng".

Các nhà thảo mộc học xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi băng huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.

3-Tỏi và cao huyết áp

Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Bên Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao. Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông ta, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.

Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự. Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.

4-Tỏi và cúm

Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân. Trong dịch cúm ở Nga Sô Viết năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật tốt trong cơ thể. Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.

Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi. Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi. Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em

5-Tỏi và ung thư

Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở vật trong phòng thí nghiệm. Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra. Tại viện Ung Thư M.D. Anderson Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này. Nghiên cứu tại Sloan Kettering Memotial Medical Center cho hay nước chiết của tỏi có thể ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp tuyến. Nghiên cứu tại Đại Học Pen State cho hay khi nấu tỏi bằng microwave oven thì khả năng chống ung thư giảm đi. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Kun Song đề nghị trước khi nấu nên cắt tỏi và để ra không khí mươi phút thì giữ được khả năng này.

6-Tỏi như thuốc kháng sinh

Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc. Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa. Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho Winthrop Chemical Company ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại siêu vi trùng. Theo nhiều nghiên cứu, Allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành.

Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da. Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng " tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng". Giáo sư Arthur Vitaaen, đoạt giải Nobel, cũng đồng ý như vậy. Do đó ta không lấy làm lạ là trong thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc. Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Chứ còn nhiễm trùng cấp tính mà lại trầm trọng thì kháng sinh âu dược vẫn công hiệu hơn và tác dụng mau hơn.

7-Tỏi với tuổi thọ.

Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine tán là nếu uống thường trực thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung. Nhiều vị cao niên Việt Nam ta đang có phong trào uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng.

Một bài thuốc Rượu Tỏi được truyền tụng là tìm thấy từ mộ cô Ai Cập đang rất phổ biến. 40 gr Tỏi khô thái nhỏ ngâm trong 100 ml rượu lúa mới. Mười ngày sau có thể dùng được, ngày hai lần sáng và tối, mỗi lần 45 giọt. Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày. Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như: Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi coi đó là thuốc kích dâm, gợi tình. Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ. Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh. Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm tăng sức nặng của trẻ chậm lớn. Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho hay khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị em bé.

Kết luận.

Công dụng của Tỏi với sức khỏe đang là đề tài hấp dẫn của các nhà dinh đưỡng cũng như y tế. Với công chúng thì phong trào dùng tỏi để tăng cường sức khỏe cũng khá phổ biến. Tuy nhiên cho tới nay các tổ chức y tế cũng chưa chính thức ủng hộ ý kiến sử dụng tỏi trong việc trị bệnh vì các kết quả nghiên cứu không đủ sức thuyết phục. Và lại kết quả nghiên cứu hiện nay đều có tính cách cá nhân với mục đích thông tin học hỏi và đa số dựa trên quan sát dịch tễ. Cho nên ngoài tác dụng diệt vi khuẩn của chất allicin, các nhà nghiên cứu cũng chưa xác định công dụng của nhiều hóa chất khác trong Tỏi. Trên thị trường có bán sản phẩm Tỏi chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì chỉ là chất bổ sung dinh dưỡng nên các sản phẩm này không được coi là thuốc, không đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan điều hành dược phẩm. Do đó món hàng không bị soi mói về thành phần cấu tạo, sự tinh khiết và có thể bầy bán tự do miễn là không quảng cáo khả năng trị bệnh. Cho nên sử dụng tỏi như một chất dinh dưỡng, một gia vị thực phẩm,giúp cho sức khỏe có lẽ là khôn ngoan, chứ chẳng nên coi tỏi như một môn thuốc trị bệnh này bệnh kia mà bỏ qua những phương thức trị liệu đã được y khoa học công nhận. Kết quả các nghiên cứu về công dụng y học của tỏi cần được tìm hiểu thêm để đi đến một sự đồng thuận của giới y khoa học. Và đặc biệt với vị nào đang uống thuốc chống đông máu như aspirin thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình trước khi dùng sản phẩm Tỏi vì thực vật này có tác dụng loãng máu.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Texas-Hoa Kỳ

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Bố Muốn Dẫn Con Về



(Riêng gửi người con út - Mây Tần - Hiệu chính 07/31/2017 - PKT)

Bố muốn dẫn con về, về lại căn nhà xưa, trong con hẻm nhỏ, để con nhớ lại quãng ngày thơ dại, từ khóc chào đời, đến khi tập đứng tập đi, học ăn học nói, chơi đùa cùng với các anh các chị trong nhà và các bạn ở trong chòm xóm thân thương, với ông Phán, bà Tư, chú Năm, cô Tám ... cho đến ngày bố con mình bỏ xứ ra đi.  ̣ 

Bố muốn dẫn con về, thăm lại ngôi trường vỡ lòng học chữ của con, mà ông bà Giám Đốc còn là 2 người bạn già kính mến của bố, và cô giáo lớp mẫu giáo dạy con cũng còn là người học trò lớp luyện thi Tú Tài Toán của bố, để nhớ lại một khoảnh khắc kỳ diệu của một đời người, gửi con vào lớp rồi, trên đường về nhà, sao nước mắt bố bỗng dưng.

Bố muốn dẫn con về, theo bố lại thăm một ngôi trường cổ đã khoảng 100 năm tuổi, nơi bố đã tự nguyện trải đời mình làm viên gạch lót đường để cho lớp trẻ bước lên, cho một ngày mai tốt đẹp hơn thế hệ cha anh ,để con hiểu được phần nào thời gian sau này ở nơi xứ người, bất chợt thấy bố đôi lúc thẫn thờ ... tưởng nhớ ngày xưa, ôi những ngày xưa yêu dấu đến tội tình của bố. 

Bố muốn dẫn con về ,thăm lại bến xe hơi đầu tỉnh, nơi 2 bố con mình ,một chiều cuối năm lóng ngóng đón Nội cho đến chuyến xe cuối cùng ,mãi đến mấy ngày sau mới hay Nội đã ngã bệnh bất ngờ không đi được và đã mất vào mấy năm sau để bố con mình, từ năm đó, đã không còn dịp nào nữa,chúc tuổi mừng Nội, mỗi dịp Tết đầu năm.  

Bố muốn dẫn con về, qua thăm bên Ngoại, một thành phố nhỏ hiền hòa bên dòng sông thơ mộng, quanh năm vang tiếng âù ơ, nơi bố tưởng là đã tìm được chốn ẩn thân cho qua thời loạn, để cho con nhớ lại quãng ngày vui sống với Ngoạị, với Cậu, với Dì, và để mong cho con nhớ được mãi đừng quên , một phần đời mình đã được nuôi sống bằng nước sông Cửu Long, cơm gạo Tháp Mười, và vú sữa Sa Giang. ̣ 

Phụ Chú: Giữa thập niên 1980, trong 1 lần dọn nhà, trong lúc thu xếp sách vơ , tình cờ đọc được một bài viết của người con út thời trung học, viết về ngày dời xứ, lúc cháu mới vừa được 6 tuổi, đoạn cuối: 

"I did not look back . I never wept . I never mourned . I knew we were going to America ,but it never occurred to me that we were also leaving Vietnam. At the time of my departure, I did not know what I had to lose in order to gain. I did not realize that the people , language and culture that I had known so well and had taken for granted would in time become foreign to me. I was too young to understand. Not only did my parents make their own personal sacrifices, but they were also forced to deny me a large part of my heritage for the sake of a better future. I may be able to visit my native country someday, but I can never truly return to the place where I tasted my first experience of life and joy. The Vietnam that I once knew now exists only in fragile childhood recollections! 

Trong xúc động thương con, thương mình, bài "Bố Muốn Dẫn Con Về" đã được viết liền một mạch sau đó ̣ Hôm nay, nhàn lão, nhớ con, nhớ cháu, nhớ thân quen, ngồi chép và sửa lại cho chỉnh gửi đi để đọc cho vui thôi. Nhưng khi xong, lại cười mình, tuổi già đi lại đã cảm thấy bắt đầu khó khăn rồi, đâu còn được như xưa nữa ̣ "Bố Muốn Dẫn Con Về " thật ra nên đổi là "Bố Muốn Được Con Dẫn Về" mới phải ̣Cũng đã bao nhiêu nước chảy qua cầu rồi.  ̣ 

"Sông xưa rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai 
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò " ̣
(Thơ Tú Xương) ̣ 

Người xưa cảnh cũ chắc đâu còn nữa mà vẫn muốn đòi con dẫn về? 

Phạm Khắc Trí
07/31/2017

Bố Muốn Dẫn Con Về



 ( Cảm xúc từ bài viết Bố Muốn Dẫn Con Về của Thẩy Phạm Khắc Trí)

Bố dẫn con về lại chốn xưa
Một thời nhung nhớ nói khôn vừa
Người thân cuộc sống đời dân dã
Bến nước triều dâng dưới cội dừa

Bố dẫn con thăm lại mái trường
Thời gian bố gửi mộng yêu thương
Những vui lý tưởng đưa đò chuyến
Chạnh cảm thương đời biệt cố hương

Bố dẫn con về ghé bến xe
Nhà ga đầu tỉnh suốt đông hè
Đón đưa những mảnh tình thân thuộc
Mặc bóng thu tàn đổ lá me.

Bố dẫn con thăm một góc làng
Ngày xưa Ngoại sống nếp bình an
Vùng quê trái ngọt thời tao loạn
Nuôi dưỡng bao tình cảm chứa chan.


Bố nghĩ khi này “bố dẫn con…”
Mai sau phúc phận bố đang còn
Đường xa sức lả “con dìu bố…”
Khát vọng tình quê giấc mộng tròn.

Mai Thắng 
170801

Bố Muốn Dẫn Con Về - Mailoc



(Cảm tác từ bài viết Bố Muốn Dẫn Con Về của anh Phạm Khắc Trí
Mailoc tặng anh)

Bố muốn dẫn con về mình thăm lại
Căn nhà xưa, thơ dại con chào đời.
Nơi đây con chập chững học nói cười,
Bên anh chị, bà con ....rồi bỏ xứ 

Bố muốn dẫn con về thăm trường cũ
Tổ chim non mẫu giáo trẻ lao xao.
Cô giáo con, học trò Bố năm nào 
Con vào lớp, đường về Bố đã khóc.

Bố muốn dẫn con thăm ngôi trường ốc,
Tuổi trăm năm mà Bố, gạch lát đường 
Để mầm non , lớp lớp mãi quật cường.
Khi cảm khái, mắt Bố thường vời vợi!

Bố muốn dẫn con thăm bến xe cũ,
Nơi cha con ngóng Nội chuyến cuối cùng.
Mấy năm sau, rồi Nội cũng mệnh chung
Tết chúc Nội chỉ còn trong tê tái!

Bố muốn dẫn con về thăm bên Ngoại ,
Phố êm đềm bên sông cái mơ màng.
Tình Cậu Dì thân ái thật mênh mang,
Trái vú sữa Sa Giang tình ngọt lịm!

Mailoc
8-01-17

Bố Muốn Dẫn Con Về


(Viết theo ý bài Bố Muốn Dẫn Con Về của Thầy PKT )

Bố muốn đưa con về phố xưa

Cho con nhớ lại khoảng trời thơ
Chào đời cất tiếng oa oa khóc
Tập đứng, tập đi, tập giỡn đùa

Hàng xóm thân quen thuở thiếu thời
Tiếng chào, lời nói đọng trên môi
Cho con khái niệm tình dân tộc
Quê Mẹ, con yêu đến trọn đời.

Bố muốn đưa con trở lại trường
Vỡ lòng, con học chữ yêu thương
Tuy Thầy Cô cũ không còn nữa
Kỷ niệm năm nào mãi vấn vương.

Đưa con đến lớp buồi đầu đời
Bố bỗng bâng khuâng nhớ một thời
Bố được nội con đưa đến lớp
Rưng rưng kỷ niệm chẳng nên lời...

Bố muốn đưa con thăm trường xưa
Là nơi bố dạy đã bao mùa
Nguyện làm viên gạch xây đường bước
Cho học trò ngoan đến bến bờ.

Sẽ hiểu vì sao bố thẫn thờ
Phút giây chạnh nhớ quãng đời xưa
Hiến dâng tuổi trẻ cho mơ ước
Nghiệp giáo thân thương tự bấy giờ.

Bố muốn đưa con đến bến xe
Cuối năm nhộn nhịp chuyến đi, về
Bố con mình ngóng mong chờ nội
Tưởng phút tương phùng vui thỏa thuê...

Những người chuyến cuối xuống xe rồi
Chẳng thấy nội đâu, ta về thôi !
Nội bệnh thình lình, sau đã mất
Hết mừng tuổi nội, mỗi năm trôi...

Bố dẫn con về quê ngoại xưa
Một thành phố nhỏ cạnh sông thơ
Ầu ơ tiếng võng ngày con bé
Thân tộc họ hàng vui sớm trưa.

Cho con khắc dạ mãi không quên
Dòng nước Cửu Long luôn dịu êm
Vú sữa Sa Giang, sen Đồng Tháp
Quãng đời thơ ấu thật êm đềm....

Bố muốn cùng con một chuyến về
Đứa con sáu tuổi lúc xa quê.

Phương Hà

Con Sẽ Dẫn Bố Về...


(Cảm Tác qua Văn thầy Trí Khắc Phạm)

Con sẽ dẫn bố về...thăm xứ sở
Đáp đền một tấm lòng nhớ quê hương
Bố nay luống tuổi hay quên lãng thường
Một chuyến đò ngang ghé qua chốn cũ

Mái nhà xưa nơi chôn nhau cắt rốn
Vùng đất mẹ cất tiếng lớn chào đời
Bố con mình sẽ đi dạo khắp nơi
Thăm trường cũ mầm non con thuở nhỏ

Bố đã từng một thời "gõ đầu trẻ"
Như thầy cô xưa mẫu giáo năm nào
Kỷ niệm hành trang mà bố ước ao
Bâng khuâng nhớ làm sao canh cánh

Con dẫn bố đi quê nhà thăm lại
Bà con mình bên nhà ngoại họ hàng
Ra bến xe, tấp nập khách lang thang
Mình bon chen cũng lần mò thoải mái

Rời Sa Đéc đi Cần Thơ thăm nội
Nhìn ghe tàu con nước lớn nổi trôi
Chân bố mõi cầm tay con bồi hồi
Con, bố đi thăm bạn bè cố cựu

Nơi đây "chốn quê hương đẹp hơn cả"
Đầy ắp yêu thương ấm áp tình người
Gái Cữu Long, trai lục tỉnh mĩm cười
Sông nước quê hương lòng con in đậm !

Mai Xuân Thanh
Ngày 01 tháng 08 năm 2017

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Vần Thơ Tím - Thơ Yên Dạ Thảo - Nhạc Nguyễn Văn Thơ


Thơ & Youtube: Yên Dạ Thảo 
Nhạc: NguyễnVăn Thơ 
Hòa âm: Phan Thanh Hùng 
Tiếng hát: Trần Lệ  

Mưa



Chút tình còn lại nơi đây
Thôi thì ta gửi áng mây cho người...


***
Mưa còn mãi theo ta trong đời
Em giờ đã xa xôi phương trời
Ôi mỗi người một nơi

Mưa lại đến với anh hôm nay
Anh mang theo cuộc sống lưu đày
Trong nỗi đau tháng ngày

Mình hai người mối tình chia hai
Đôi khi muốn uống ánh trăng đầy
Nhưng không thể cùng say!

Biện Công Danh
31/7/16

Nghệ Sĩ Miệt Vườn


Tôi đọc: “ Bài Thơ Trên Xương cụt “ của Thảo Trường thấy thương cô ca sĩ miệt vườn quá!
Cô là ca sĩ tài tử hay chuyên nghiệp, thành thị hay miệt vườn không thành vấn đề. Vấn đề là cô thích hát ! Lấy chuyện hát làm niềm vui, hay giải buồn, hay lẽ sống!

Nếu ngày nay “ giải trí “ trở thành một “ kỹ nghệ “ , hái ra tiền và phát triển rầm rộ! Thì nghệ sĩ bình dân Việt Nam xưa coi là một thứ để “ giải tỏa “ những ẩn ức , để đời lên hương , thích thú mà sống .
Cô thất bại, giải nghệ, gá nghĩa cùng anh chàng “ Ba Lò Heo “ . Anh chàng này chả biết có máu văn nghệ văn gừng gì không , nhưng chắc anh ta lấy cô vì cô hát cũng được … và cũng ưa nhìn !
Qua một thời gian thích thú … rồi nhàm chán ! Tự nhiên Ba Lò Heo thấy ghen … ghen …

- Tao sống chình ình trước mặt mày đây , mà sao thấy mày hát: nhớ thương, thương nhớ hoài? Mày thương thằng nào?
- Thì người ta đặt thế tôi hát thế, chứ tôi có thương nhớ ai đâu!
Ba Lò Heo đuối lí , đành im .
Ba Lò Heo cứ phải nghe hoài những câu mà không phải cho mình, những câu mình không thích nghe nên bực bội lắm !!!
- Tao thấy cái câu:

Chiều chiều bắt két nhổ lông
Két kêu bớ chị chị đừng ác nhơn

Nghe cũng được đó chớ
Nàng nghệ sĩ đành chiều theo ‎í đức lang quâ . Nhưng rồi hát hoài câu đó, nàng nghệ sĩ thấy chán quá !
Nàng nghệ sĩ nhà ta liền hát:

…. Chiều chiều bắt vịt nhổ lông
…. Chiều chiều bắt ngỗng nhổ lông …

Ba Lò Heo lẩm bẩm: Cũng được, có óc sang tác …
Bắt vịt bắt ngỗng thì tầm thường quá (!) Nghệ sĩ bèn bắt những con bay cao, lạ:
Con vạc, con cắt, con quạ, con cú … cho vào câu hát.
….
rồi con chó, con cáo, con sói, báo hổ… cũng được đem ra thí nghiệm dù khó bắt, khó nhổ lông (!)

Ba Lò Heo bắt đầu nghe chướng tai rồi, nhưng cũng chưa nói gì!
Đến khi nàng bắt cá, ốc, ếc , rắn ra nhổ lông, thì Ba Lò Heo phải lên thiếng chê bai:

- Mày bố láo vừa vừa thôi chứ! Những con đó có lông đâu cho mày nhổ?

- Thì anh cũng phải cho tôi thay đổi chút chứ 1 Không lẽ tối ngày nhổ long két? Thay đổi không khí thì tôi hát mới được ! Các nhà văn gọi đó là tưởng tượng phong phú … là hư cấu … gì gì đó…
Ba Lò Heo đành nhượng bộ: Ờ, Ờ! Tao thấy cái câu:

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre vắt vẻo gập ghình khó đi

Cũng hay đó chớ !
Nàng nghệ sĩ bèn hát theo …
Rồi nàng tự giác hát:

Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ăn trộm bẻ bầu ăn cướp bẻ dưa

Và tiếp theo câu này nghe cũng đã đã:

Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví qua ví lại, ví trâu vô chuồng

Ba Lò Heo hài long vì cô ta hát tuy tự í nhưng không trái í mình …

Với con két, cầu ván, trái bầu, con trâu, nàng nghệ sĩ sợ chồng, an phận … cũng cầm cự được cả năm cho gia đình êm ấm!
Nhưng với một con người có tâm hồn nghệ sĩ, thì với dăm câu, mấy chục, trăm câu cũng không thể làm nghệ sĩ thoải mái!
Sao lại đóng khung! Gò ép! Kiểm duyệt! Nhòm ngó vào tâm hồn nghệ sĩ?

Nghệ sĩ muốn mơ mộng, tự do, bay bổng vào khung trời đầy hoa thơm cỏ lạ! Sự nhòm ngó, kiểm duyệt cấm đoán… làm nàng ẩn ức, u sầu, bất mãn! Dù đã hát những bài được kiểm duyệt, nhưng trong giọng hát tất yếu nó phải có giọng hằn học, bực bội … Những gằn giọng, lên giọng, xì hơi không đúng lúc đã báo hiệu … chiến tranh sắp nổ ra!

Tức hết chịu nổi nàng sa sĩ đã tuôn ra câu hát:

Ví dầu ví dẩu ví dâu
Ví dâu ví dẩu ví dâu ví dầu

Và giọng hát cứ mỗi ngày một bực bội, tức tối, hằn học theo với nỗi ngậm sầu, u uất của nghệ sĩ

Rồi mỗi ngày nàng hát những câu này từng hai chữ gằn giọng rất mạnh như thách thức Ba Lò Heo.

Ba Lò Heo hết chịu nổi. Hắn đập mạnh bàn cái rầm: Mày hát gì như đâm vào ruột người ta. Hắn bỏ đi luôn! Không về!

Và từ đó nàng nghệ sĩ được tự do ca hát!

Chân Diện Mục

Xin Tình Thu Lãng Quên



Xướng:Xin Tình Thu Lãng Quên

(Thể Thuận nghịch độc)

Đêm trắng đêm thầm ta nhớ em
Vấn vương màu lá rụng bên thềm
Êm đưa sóng dạt bờ xa vắng
Lắng vọng tâm về chốn tịnh yên
Rèm lạnh giấc phai nồng tủi phận

Bóng tàn châu đẫm xót xa duyên
Nghiêng chao nguyệt gọi mùa thu đến
Miên viễn khúc sầu gửi lãng quên!

Nghịch

Quên lãng gửi sầu khúc viễn miên
Đến thu mùa gọi nguyệt chao nghiêng
Duyên xa xót đẫm châu tàn bóng
Phận tủi nồng phai giấc lạnh rèm
Yên tịnh chốn về tâm vọng lắng
Vắng xa bờ dạt sóng đưa êm
Thềm bên rụng lá màu vương vấn
Em nhớ ta thầm đêm trắng đêm !

Thy Lệ Trang
***
Bài Họa:

Dỗ Đêm
Thuận

Đêm chong nẫu dạ tưởng hoài em
Lạnh giá cô trăng ánh soãi thềm
Êm vọng tiếng đàn nghe nhức buốt
Ảo mơ hình bóng mộng bình yên
Rèm lay gió động ai buồn phận
Lệ nhỏ hồn đau kẻ lỡ duyên
Nghiêng ngả mãi đời kia nổi sóng
Miên man giấc gượng dỗ tìm quên

Nghịch:

Quên tìm dỗ gượng giấc man miên
Sóng nổi kia đời mãi ngả nghiêng
Duyên lỡ kẻ đau hồn nhỏ lệ
Phận buồn ai động gió lay rèm
Yên bình mộng bóng hình mơ ảo
Buốt nhức nghe đàn tiếng vọng êm
Thềm soãi ánh trăng cô giá lạnh
Em hoài tưởng dạ nẫu chong đêm

Cao Bồi Già
03-09-2016
***
Nguyệt Và Em

Thuận

Đêm thu ngát tỏa nguyệt và em
Gió lả lơi đưa tóc xõa thềm
Êm mãi tiếng lòng hương mát dịu
Đắm thêm hồn nhạc khúc bình yên
Rèm buông lại đợi sầu năm tháng
Mộng dệt cùng trao thắm phận duyên
Nghiêng ngả sóng tình ru huyễn ái
Miên ưu gánh nặng đã sao quên.

Nghịch

Quên sao đã nặng gánh ưu miên
Ái huyễn ru tình sóng ngả nghiêng
Duyên phận thắm trao cùng dệt mộng
Tháng năm sầu đợi lại buông rèm
Yên bình khúc nhạc hồn thêm đắm
Dịu mát hương lòng tiếng mãi êm
Thềm xõa tóc đưa lơi lả gió
Em và nguyệt tỏa ngát thu đêm.

Nguyễn Gia Khanh
***
Tình Nhớ


Thuận

Đêm tàn lịm nhớ mãi hoài em
Lá xạc xào khua gió lộng thềm
Êm hết ru tình nôi đượm thắm
Úa chờ rơi mộng giấc bình yên
Rèm khuya cợt bóng ơ thờ nguyệt
Ảnh ảo trêu lòng khắc khoải duyên
Nghiêng ngả sóng cuồng yêu đắm đuối
Miên sầu ruổi khách lãng tìm quên

Nghịch

Quên tìm lãng khách ruổi sầu miên
Đuối đắm yêu cuồng sóng ngả nghiêng 
Duyên khoải khắc lòng trêu ảo ảnh
Nguyệt thờ ơ bóng cợt khuya rèm
Yên bình giấc mộng rơi chờ úa
Thắm đượm nôi tình ru hết êm
Thềm lộng gió khua xào xạc lá
Em hoài mãi nhớ lịm tàn đêm !

Lý Đức Quỳnh
***
T
ình Lỡ
Thuận

Đêm buồn nhắc chuyện nhớ thương em
Tóc xõa vai thon dáng hiện thềm
Êm dịu những ngày qua sóng gió
Ấm nồng bao buổi đón bình yên
Rèm nhung cách biệt xa tình nghĩa
Bóng lẻ chia lìa xót phận duyên
Nghiêng ngả trí buồn vương tiếc nuối
Miên sầu cuộn nhói dạ sao quên.

Nghịch

Quên sao dạ nhói cuộn sầu miên
Nuối tiếc vương buồn trí ngả nghiêng
Duyên phận xót lìa chia lẻ bóng
Nghĩa tình xa biệt cách nhung rèm
Yên bình đón buổi bao nồng ấm
Gió sóng qua ngày những dịu êm
Thềm hiện dáng thon vai xõa tóc
Em thương nhớ chuyện nhắc buồn đêm 

020916
Đoàn Đình Sáng
***
Buồn Dang Dỡ


Canh trường chạnh nhớ mãi về em
Trở giấc sầu yêu rớt giọt thềm
Cành tím tái tê tình lắng đọng
Mộng vàng thầm lặng dạ nào yên
Xanh xuân trắc trở mong manh phận
Xế bóng âu buồn hắt héo duyên
Mành liễu quạnh cô chiều lẻ bạn
Đành sao nghĩa cạn hững hờ quên.

Nghịch

Quên hờ hững cạn nghĩa sao đành
Bạn lẻ chiều cô quạnh liễu mành
Duyên héo hắt buồn âu bóng xế
Phận manh mong trở trắc xuân xanh
Yên nào dạ lặng thầm vàng mộng
Đọng lắng tình tê tái tím cành
Thềm rớt giọt yêu sầu giấc trở
Em về mãi nhớ chạnh trường canh.

Liêu Đình Tự

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Hoa Tím Ngoài Sân - Thanh Tùng - Elvis Phương

Và hoa tím vẫn rơi đầy sân...
Con đường chưa quên tên bàn chân


Sáng Tác: Thanh Tùng
Ca Sĩ: Elvis Phương

Kiếp Nhân Sinh



(viết cho các cháu của tôi)

Có nghĩa chi đâu, một kiếp người
Chỉ là một giấc mộng mà thôi
Sự nghiệp, sương mai đầu ngọn cỏ
Công danh, khói nhạt bốc lên khơi

Nhà cao cửa rộng vừa thấy đó
Một thoáng phù du mất hết rồi
Hạnh phúc hôm nay, vui thụ hưởng
Tương lai là chuyện của xa xôi

Ta hãy sống sao cho đáng sống
Lưu lại danh thơm lúc cuối đời
Ngày nào đó, trở về cát bụi
Mọi người thương khóc,chỉ (có)ta cười

Rời bỏ trần gian, hai tay trắng
Thăng trầm, vinh nhục gởi lại đời
Chiếc nắp quan tài vừa sập xuống
Trả lại nhân gian một kiếp người.

Hoa Đô, Hè 2017
Trần Gò Công/ Lão Mã Sơn.

Nghe Trong Khói Thuốc




Sớm dậy pha trà buồn hắt hiu
Khói thuốc vờn ta thêm nhớ nhiều
Cố lắng nghe trời càng tĩnh lặng
Không một tiếng trùng thân thiết yêu

Khói bay ta bạn với mình ta
Mải miết nhìn vô cái tuổi già
Chẳng thích trăng sao cùng gió lạnh
Lại buồn đếm mãi những ngày qua

Thời gian ơi mi bỏ ta ư
Chạy trốn về xa cõi mịt mù
Ném mẩu thuốc tàn rồi chép miệng
Cõi đời buồn tẻ thế này ư

Chân Diện Mục

Áo Trắng Thơ Ngây



Ngày xưa áo trắng em bay
Con đường ngóng đợi hàng cây ngắm nhìn
Tóc dài xõa xuống dịu êm
Nắng qua cũng ngả nghiêng mềm cánh đưa

Áo em bay trắng bốn mùa
Dìu theo giọt nắng làn mưa an hòa
Nụ cười trổ thắm bông hoa
Xuân quàng vai áo thướt tha đi về

Vui cùng trường lớp bạn bè
Tháng ngày hớn hở em khoe nụ cười
Trái me trái cóc chia đôi
Ngọt chua ngày ấy một thời sao quên

Ghế bàn ngan ngát hương quen
Lời thầy cô giảng bên thềm mãi vang
Tuổi khờ nghiêng gió thênh thang
Cột trên mái tóc những làn hương xuân

Trái tim suối biếc trong ngần
Áo dài đôi cánh thiên thần phiêu du
Em hiền dịu tựa ma soeur
Chút mơ mộng xõa đôi bờ tóc mây

Rồi em từ giã thơ ngây
Rời trường nước mắt rơi đầy luyến lưu
Áo xưa bay trắng sớm chiều
Vấn vương những tiếng chim reo rối trời

Người quê nhà kẻ xa xôi
Chỗ xưa thương nhớ còn ngồi nhớ thương
Gói bao kỷ niệm lớp trường
Trong tà áo lượn mùi hương học trò

Trầm Vân

Về Miền Tây - Phần 3


                                                            Cầu Bến Lức
Đặc biệt khi Pháp mới xâm chiếm miền Nam, Cần Giuộc và Cần Đước là những vùng đất ngập mặn âm u với rừng đước, sú, vẹt, rất ít dân cư, nên nghĩa quân đã dùng những nơi này làm căn cứ địa đánh Pháp và gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề. Dân Nam Kỳ lục tỉnh không ai là không biết Tân An vì tỉnh lỵ Tân An nằm ngay trên trục lộ từ Sài Gòn về miền Tây. Từ Sài Gòn về miền Tây phải qua Phú Lâm, Bình Chánh, Bến Lức, và đi ngang qua Tân An bằng cầu Tân An... rồi mới đến ngã ba Trung Lương, Cai Lậy, Cái Bè, Cổ Cò, Mỹ Thuận... Ngày trước khi quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) hãy còn là một con đường nhỏ chưa được tráng đá hay tráng nhựa thì những nhánh sông Tân An và Bến Lức là hai thủy lộ quan trọng cho giới thương hồ từ miền Tây về Sài Gòn. Tân An là giao điểm giữa hai vùng Đông và Tây Nam Bộ nên dù được phù sa bồi đắp, Tân An cũng có những gò đất khá cao như các vùng Biên Hòa và Đồng Nai, chẳng hạn như các vùng Thủ Thừa, Khánh Hậu. Tuy nhiên, đồng ruộng Tân An không phì nhiêu như đồng ruộng miền Tây. Vùng Cần Giuộc nằm sát biển Đông thì nước mặn gần như quanh năm, trong khi vùng Thủ Thừa ở phía Tây thì luôn bị ủng phèn. Thời các chúa Nguyễn thì sông Vàm Cỏ Đông được gọi là sông Thuận An, chảy từ biên giới Việt Miên qua tỉnh Tây Ninh, xuống Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Lức, tuy nhiên dân địa phương quen gọi khu vực này là sông Bến Lức, còn người Pháp thì gọi là Vaico Oriental. Còn sông Vàm Cỏ Tây cũng phát xuất từ Miên nhưng chảy qua vùng Đồng Tháp Mười, Tuyên Bình, Mộc Hóa, đến Thủ Thừa, rồi chảy về phía Đông qua Tân An (khi đi từ Sài Gòn về miền Tây, đến cầu Tân An là cây cầu bắt ngang qua sông Vàm Cỏ Tây), người Pháp gọi sông Vàm Cỏ Tây là Vaico Occidental. Cả hai sông Vàm Cỏ gặp nhau ở phía Đông quận Tân Trụ, rồi dòng sông mở rộng ra để chảy vào Nhà Bè và đổ ra cửa Xoài Rạp. Nước sông Vàm Cỏ hai mùa trong đục, về mùa nắng ráo thì nước trong đến nỗi người ta có thể nhìn thấy thấu tận đáy, đến mùa mưa thì nước sông đục ngầu. Ban đầu tỉnh lỵ Tân An được đặt tại Châu Phê, nằm về hướng Bắc sông Bảo Định (Châu Phê là vùng đất mà Chúa Nguyễn đã cấp cho Vân trường Hầu Nguyễn Cửu Vân vì ông này có công khai khẩn đất quanh vùng Mỹ Tho). Sau đó tỉnh lỵ Tân An dời về Nhựt Thạnh, bên tả ngạn sông Vàm Cỏ Tây. Năm 1868, sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ thì chúng cho dời tỉnh lỵ về vị trí Châu Thành Tân An ngày nay. Đối với dân thương hồ từ miền Tây đi Sài Gòn lúc nào họ cũng phải đi ngang qua châu thành Tân An, hoặc từ sông Tiền qua Bảo Định, hoặc vàm Kỳ Hôn qua Chợ Gạo để vào sông Vàm Cỏ, rồi qua sông Bao Ngược để đến Cần Giuộc... hay từ Tân An lên Thủ Thừa rồi qua sông Bến Lức, nghĩa là phải đi ngang qua Tân An tại xã Bình Lập (xưa gọi là Vũng Gù). Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, họ cho đào kinh Chợ Gạo nối liền các tỉnh phía Tây với Sài Gòn, nên Tân An không còn giữ vị trí trọng yếu nữa. 

Đến thời đệ nhất Cộng Hòa thì một phần của tỉnh Tân An được cắt ra để thành lập tỉnh Hậu Nghĩa. Trước năm 1975, Mộc Hóa là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường, và hai quận Đức Hòa và Đức Huệ trực thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nhưng sau năm 1975 chính quyền Cộng Sản chia cắt lại nên diện tích tỉnh Long An lên tới 4.492 cây số vuông, gồm các quận Bến Lức, Cần Đước, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, với tổng dân số là 1.363.600 người, đa số là người Việt, một số nhỏ người Khmer sống bằng nghề làm rẫy trong vùng Mộc Hóa, và một số nhỏ người Hoa sống bằng nghề thương mại tại các thị trấn lớn. Sau năm 1975, chính quyền sáp nhập tỉnh Mộc Hóa và Hậu Nghĩa vào Tân An, nên hiện tại về vị trí Long An, Bắc giáp Tây Ninh và Cao Miên, Đông giáp Sài Gòn, Tây giáp Đồng Tháp (vùng Cao Lãnh cũ), và Nam giáp Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Về đường bộ, Tân An có đường trải đá đi từ Tân An đi Sài Gòn (khoảng 50 cây số), Tân An đi Gò Công, Tân An đi Mỹ Tho, Tân An đi Thủ Thừa (khoảng 7 cây số), Tân An đi Tầm Vu (khoảng 12 cây số), Tân An đi Bình Phước (khoảng 15 cây số), Tân An đi Bình Quới (khoảng 6 cây số), và Tân An đi Nhật Tảo, vân vân. Sau khi chiếm trọn miền Nam thì chính quyền Cộng Sản cho sáp nhập tỉnh Mộc Hóa vào Tân An. Tuy nhiên, từ Tân An không có đường bộ đi Mộc Hóa, nên phải đi theo quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1), qua ngã ba Trung Lương, đến Cai Lậy, rồi từ Cai Lậy mới đi đường 49 vào Ấp Bắc rồi lên Mộc Hóa. Bây giờ thì con lộ 62 chạy dọc theo bờ kinh đi từ Tân An vô Mộc Hóa đã được thông thương, nên việc đi lại giữa Tân An và các nơi trong vùng Đồng Tháp Mười cũng dễ dàng hơn. Cho đến hôm nay thì vùng Đồng Tháp thuộc Tân An vẫn còn là một vùng mênh mông bạt ngàn rừng tràm, mùa khô thì đất ủng phèn và trở thành hoang mạc, chỉ còn lại những ốc đảo “tràm” là xanh mát. Còn về mùa nước lũ thì toàn vùng biến thành một biển nước bao la. Cư dân trong vùng đã quen sống với lũ lụt từ gần bốn trăm năm nay, nên họ đã xây đắp những con đê bao quanh những thị trấn trong Đồng Tháp, vừa ngăn lũ vừa làm nơi trú ngụ trong mùa nước nổi như đê Tân Hưng và Vĩnh Hưng. Thật ra, Long An không hẳn là vùng đất bồi của đồng bằng sông Cửu Long, mà chỉ là một cánh đồng nhỏ được bồi đắp bởi hai sông Vàm Cỏ nằm giữa hai hệ thống đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Bên cạnh đó, đất đai Long An luôn được nước mưa tưới tẩm quanh năm với một số nước mưa lượng khá lớn hàng năm gần 1.700 mm. Nhờ lượng nước mưa cao, sông rạch chằng chịt và tựa lưng vào biển Đông nên nhiệt độ trung bình của Long An là 26 độ C, rất lý tưởng cho vùng khí hậu nhiệt đới. Ngoại trừ một số đồi gò và những vùng trũng thấp thuộc Đồng Tháp Mười ở phía Bắc, còn thì đa số đất đai của tỉnh Long An đều bằng phẳng với kinh rạch chằng chịt, chia cắt tỉnh này ra làm nhiều vùng. Tân An còn là xứ của cá tôm nước ngọt, gà vịt, rắn rùa. Về trồng trọt, ngoài hai vụ lúa mỗi năm, dân Tân An còn trồng rất nhiều dưa hấu, dưa hấu Tân An chẳng những nổi tiếng trong tỉnh, mà còn biết tiếng ở Sài Gòn và các vùng phụ cận nữa. Những năm sau này, nhứt là khoảng 10 năm trở lại đây, dân Tân An bắt đầu trồng thanh long để xuất cảng ra ngoại quốc. Từ Sài Gòn, theo quốc lộ 1A đi Thủ Thừa, một thị trấn nhỏ nằm trong cửa ngỏ đồng tháp ra Sài Gòn. Đặc biệt tại Thủ Thừa vẫn còn một chiếc “Cầu Treo” một nhịp giữa sông, được treo bởi những sợi dây cáp lớn, cầu được xây từ thời Pháp thuộc, nhưng đến nay vẫn còn tốt. Từ Sài Gòn về miền Tây, trước khi đến Tân An, đến Gò Đen lúc nào chúng ta cũng nghe một mùi men rượu phảng phất. Đây là vùng sản xuất rượu nổi tiếng của tỉnh Tân An. 

Sau đó chúng ta phải đi qua cầu Bến Lức rồi đến Tân An. Vừa qua cầu Bến Lức, nếu rẽ phải thì chúng ta sẽ đi đến thị trấn Đức Hòa. Hai quận Đức Hòa và Đức Huệ, trong thời VNCH trực thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nhưng sau năm 1975, nó được sáp nhập vào Tân An. Cũng như các vùng khác ở miền Nam, Long An nằm trong khu văn hóa Óc Eo, nền văn hóa mang máng hình ảnh văn hóa Ấn Độ, đã chiếm ngự toàn vùng trong suốt sáu thế kỷ từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu sau Tây lịch. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại Long An trên 20 di tích tiền sử và trên 100 di tích thời Óc Eo tại các gò như Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước nằm trong vùng ấp Bình Tả, thuộc quận Đức Hòa. Các nhà khảo cổ phải đào sâu gần 2 mét mới phát giác ra những di tích này. Người ta cho rằng đây là một trong những địa điểm hành lễ của dân Phù Nam. Ngoài ra, trong bộ sư tập 26 hiện vật bằng vàng ở Gò Xoài có một bản bằng chữ Phạn cổ được khắc trên một lá vàng mỏng ghi lại câu kinh Phật giáo. Bên cạnh đó, cũng có các tượng thần Siva, thần giữ đền, thần Vinu, các linh vật Linga, Yoni, và rất nhiều mảnh gốm mịn, hay mảnh kim loại, đá quý, sa thạch thuộc nền văn minh Óc Eo, cũng như rất nhiều di chỉ xung quanh ngôi đền Gò Xoài có liên quan đến con người từ thời tiền sử. Các di tích về ngôi đền thờ thần Siva ở Bình Tả cho thấy người Phù Nam thuộc tôn giáo Bà La Môn, một tôn giáo đã có lâu đời tại Ấn Độ và được truyền bá qua phía Nam bán đảo Đông Dương như Chiêm Thành và Phù Nam vào những thế kỷ đầu Tây lịch. Những di tích khảo cổ cho thấy vùng Đồng Tháp Mười khi xưa đã từng một thời là một trung tâm chính trị văn hóa của dân tộc Phù Nam. Ngày nay tại xã Khánh Hậu, cách thị xã Tân An chừng 4 cây số có lăng miếu thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần thời nhà Nguyễn. Lăng mộ, đền thờ và nền nhà cũ của quan Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức hãy còn tương đối nguyên vẹn, vì được dân địa phương và con cháu của ngài bảo quản rất chu đáo. Cách châu thành Tân An khoảng 5 cây số có mộ Ông Hống, nằm ngay bên bờ Kinh Ông Hống. Ngoài ra, tại xã Long Hựu Đông, quận Cần Đước, cách thị xã Tân An khoảng 50 cây số, vẫn còn ngôi nhà Trăm Cột, làm bằng cẩm lai, được khởi công xây từ năm 1898 đến 1903, với lối kiến trúc thật độc đáo do những tay thợ chạm trổ từ Huế vào xây dựng. Ngôi nhà có 68 cột tròn, 12 cột vuông và 40 cột làm bằng gạch ở ngoài hiên. Mãi cho đến ngày nay hãy còn rất nhiều người tới đây để nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc cũng như chạm trổ những hoa văn tại đây. Ngoài ra, về di tích lịch sử, tại Tân An hiện còn ba ngôi chùa cổ, một là chùa Tôn Thạnh ở ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, quận Cần Giuộc. Đây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An, được xây vào năm 1808, chùa do Hòa Thượng Viên Ngộ khai sáng với tên là Lan Nhã. Hiện trong chùa hãy còn rất nhiều pho tượng cổ theo nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ 18, đặc biệt pho tượng Bồ Tát Địa Tạng được đút tại chùa. Chùa Tôn Thạnh còn là nơi mà nhà thơ nổi tiếng Nguyễn đình Chiểu đã sống và sáng tác những áng thơ tuyệt tác. Ngôi chùa thứ hai là chùa Linh Sơn, nằm trong vùng Rạch Núi. Chùa do Hòa Thượng Minh Nghĩa khai sáng vào giữa thế kỷ thứ 19. Trong chùa hiện còn trên 100 bức tượng cổ làm bằng gỗ quý. Ngôi chùa thứ ba là chùa Kim Cang, tọa lạc trong xã Bình Thạnh, quận Thủ Thừa. Chúa được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 19. Dưới đây là một số hình chụp tại tỉnh Tân An của một số nhiếp ảnh gia người Pháp từ năm 1925 đến năm 1945 sưu tập được từ các Công Báo Hành Chánh Nam Kỳ từ năm 1862 đến năm 1945 (Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945). Dầu hình ảnh không được rõ ràng, nhưng người viết bài này vẫn mong rằng đây là những hình ảnh kỷ niệm những sinh hoạt của một thời còn dưới sự cai trị của người Pháp:

Nhà Khách tỉnh Tân An

Về phía Tây Bắc Tân An là Mộc Hóa. Vùng Mộc Hóa nằm trọn trong vùng Đồng Tháp Mười bao la bát ngát. Sở dĩ gọi là Đồng Tháp Mười vì giữa cánh đồng bao la có một ngôi tháp cổ mười tầng (ngôi tháp này nằm giữa khoảng Long An và Cái Bè). Xưa kia Mộc Hóa là một quận lỵ nhỏ của tỉnh Tân An, nằm ở thượng lưu sông Vàm Cỏ Tây, giữa Đồng Tháp Mười. Hai bên bờ sông Vàm Cỏ quanh vùng Mộc Hóa toàn là dừa nước. Mộc Hóa là một vùng bao la với những rừng tràm, năng, lát, được thiên nhiên ưu đãi với vô số cá tôm, rùa, rắn, cua đinh... đây cũng là những đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười. Tân An là một tỉnh nông nghiệp, đất đai màu mỡ và phong phú trải dài theo hai con sông lớn là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Từ Mộc Hóa qua Cao Lãnh và ra Tân An hãy còn rất nhiều cụm rừng tràm, xa xa mới có một vài căn chòi xuất hiện. Cây cối quanh nhà còi cọc chứ không xanh tươi um tùm như những vùng khác ở miền Nam. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Mộc Hóa là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Tường. Mộc Hóa nằm giữa Đồng Tháp Mười, bên bờ sông Vàm Cỏ Tây. 

Sau năm 1975, Mộc Hóa bị chính quyền Cộng Sản sáp nhập vào tỉnh Long An. Giữa cánh đồng năng lát bạt ngàn, chen lẫn những khu rừng tràm ủng nước, Mộc Hóa thuở ban sơ chỉ là một xóm nhà dùng làm nơi dừng chân cho giới lang bạt giang hồ từ Việt Nam tìm đường lên Cao Miên lập nghiệp, hay giới buôn lậu những món hàng được chuyên chở từ Miên về. Vào mùa khô thì cả vùng này là vùng đồng khô cỏ cháy, nhưng đến mùa nước nổi thì vùng này biến thành một biển nước không cạn không sâu, nhưng rất thuận tiện cho bọn buôn lậu vận tải hàng hóa từ Miên về Việt Nam hay từ Việt Nam lên Miên. Trước thời Pháp thuộc thì đa số dân vùng Đồng Tháp và Mộc Hóa là người Miên, nhưng về sau này người Kinh và người Hoa từ các vùng khác đổ xô đến đây khai hoang lập nghiệp. Khoảng năm 1973 hay 1974, dù chánh quyền VNCH đã cố gắng bảo vệ và phát triển tỉnh Mộc Hóa, nhưng ngay tại tỉnh lỵ cũng chỉ có một vài khu phố lèo tèo, có căn lợp ngói, có căn lợp tôle fibro ciment, có căn hãy còn lợp lá. Về buôn bán thì chỉ có một vài tiệm tạp hóa của người Hoa. Hồi này dân chúng còn chăn nuôi thả rong heo, trâu, bò, gà, vịt... rồi bán cho bạn hàng từ Tân An lên. Bây giờ thì không biết đã có đường tráng nhựa từ Tân An lên Mộc Hóa hay chưa, chứ mãi đến gần năm 1975 thì phương tiện duy nhất vẫn là tàu đò, còn con lộ từ Cai Lậy vô Ấp Bắc đi Mộc Hóa thì bị tàn phá gần hết, không còn lưu thông được nữa. 

Sông Vàm Cỏ Tây

Về phía Bắc Đông Bắc của Sa Đéc là tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh). Năm 1956, Tổng Thống VNCH thành lập tỉnh Kiến Phong vì nhu cầu an ninh lãnh thổ. Về vị trí, Bắc giáp Cao Miên, Nam giáp Sa Đéc, Đông giáp Kiến Tường (Mộc Hóa) và Mỹ Tho, Tây giáp Long Xuyên và Châu Đốc. Thị xã Cao Lãnh nằm bên bờ sông Cao Lãnh, một nhánh nhỏ của sông Tiền Giang, cách quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) khoảng 40 cây số, và cách Sài Gòn khoảng 160 cây số. Ngay từ thời Pháp thuộc, Cao Lãnh là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của khu Đồng Tháp Mười. Kiến Phong là một tỉnh nông nghiệp, tuy đất đai có vùng hãy còn ủng phèn, nhưng đa phần là đất màu mỡ do phù sa sông Cửu Long bồi đắp. Những vùng dọc theo bờ sông Tiền Giang bốn mùa cây cối xanh tươi. Cũng như các tỉnh dọc theo biên giới Việt Miên như Châu Đốc và Kiến Tường, Kiến Phong nằm trong vùng lũ lụt hằng năm, nên thiên nhiên đã ưu đãi cho Kiến Phong một loại lúa nước nổi, là một loại lúa mọc tự nhiên từ tháng 4 hay tháng 5 và đến tháng 10 thì thu hoạch mà không cần phải chăm bón hay phân phướn gì cả. Tuy nhiên, về sau này khi Kiến Phong được mở mang và phát triển thì chính phủ thời VNCH đã cho nghiên cứu và trồng thử nghiệm nhiều loại lúa Thần Nông ngắn ngày, và kết quả rất khả quan. Hiện nay thì Kiến Phong là một trong những vựa lúa lớn trên toàn quốc. 
Ngoài ra, trong hai thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, trừ những vùng nào quá mất an ninh thì thôi, còn những vùng ven thị xã Cao Lãnh và ven bờ sông Tiền Giang thì chính phủ thời VNCH còn khuyến khích nhân dân trồng những loại cây công nghiệp ngắn ngày khác như mía, bông, thuốc lá, các loại đậu, đặc biệt là đậu nành để làm tàu hủ và tương hột. Kiến Phong còn là quê hương của những loài cây ăn trái nổi tiếng như xoài Cao Lãnh, quít Lai Vung, mận, nhãn Châu Thành, ổi và bưởi Phong Hòa, còn chôm chôm, vú sữa, và mãng cầu thì có hầu như quanh năm... Kiến Phong là một dãy đất gò tương đối cao nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Hiện nay muốn đi đến ngôi tháp cổ trong Đồng Tháp Mười, người ta có thể đi từ ngã Sa Đéc qua Cao Lãnh, hay từ ngã Cái Bè vào, hoặc từ Châu Đốc qua Tân Châu đến chợ Hồng Ngự, qua Tam Nông, đến Mỹ An, gò “tháp cổ” cách chợ Mỹ An chừng 8 hay 9 cây số (nghĩa là cách chợ Cao Lãnh chừng 43 cây số). Gò Tháp Mười là một khoảng đất cao với diện tích khoảng 100.000 thước vuông, chiều dài nhất khoảng nửa cây số. Vào mùa nước nổi thì xung quanh đều chìm vào biển nước, duy chỉ có gò tháp mười là không bị ngập. Hiện tại trên Gò Tháp có Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư và Miếu Bà Chúa Xứ. Theo các bô lão trong vùng kể lại thì ngôi Tháp Cổ Tự cách Tháp Mười chừng 100 mét đã có từ thời vua Thiệu Trị, và được xây ngay trên nền Tháp Cổ của người Phù Nam. 

Tuy nhiên, cho tới nay chưa ai biết rõ lai lịch của ngôi tháp cổ này, nhưng có nhiều giả thuyết, thứ nhất là ngôi tháp cổ mười tầng là do Thiên Hộ Dương xây để cho nghĩa quân làm trạm canh cho chiến khu Đồng Tháp, giả thuyết này không đứng vững, vì theo dân trong vùng ngôi tháp đã có từ lâu đời lắm rồi, chứ không phải sau thời Pháp chiếm miền Nam. Giả thuyết thứ nhì cho rằng đây là một trong những ngôi cổ mộ của các vì vua chúa của vương quốc Phù Nam, và giả thuyết thứ ba cho rằng đây là một trong những phế tích của một thành phố cổ thuộc vương quốc Phù Nam xưa kia. Hai giả thuyết sau này có phần có lý hơn giả thuyết thứ nhất, vì đất Nam Kỳ xưa kia thuộc vương quốc Phù Nam, và những gạch ngói cổ và một vài khối đá có hoa văn chạm trổ có tính nghệ thuật cao mà thỉnh thoảng dân trong vùng tìm thấy trong những cánh rừng tràm, có khi người ta cũng tìm thấy vàng bạc trên những gò đất cao... cho chúng ta thấy có lẽ vùng Tháp Mười xưa kia cũng phồn thịnh, nhưng vì thế đất thấp nên chịu nhiều trận lũ từ miệt đồng bằng sông Cửu Long tràn qua, nên mới lâm vào cảnh “thương hải tang điền” này. Còn một giả thuyết nữa mà nhà khảo cổ học người Pháp tên Parmentier đã tìm thấy một bia đá có ghi chép lại rằng ngôi tháp cổ được xây vào thời vua Javavarman (1181-1281). Nhà vua bị bệnh phong cùi nên ông rất thương cảm với nhân dân nghèo trong xứ, ông đã cho xây nhiều tháp tương tự như vậy để làm những trạm tế bần. Ngôi tháp ở Đồng Tháp là ngôi tháp thứ mười nên được gọi là “Tháp Mười.” 

Dù đã có bia đá ghi lại như thế nhưng đâu có chứng cứ nào xác thực nào chứng nhận ngôi tháp thứ mười ấy là ngôi phế tháp hiện tại, nên theo tôi giả thuyết thứ hai và thứ ba vẫn còn đứng vững. Vào thời Pháp mới xâm chiếm Việt Nam thì Đồng Tháp Mười là căn cứ kháng Pháp của các anh hùng Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương), Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân), Đốc Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều). Nhờ những đạo quân “Trời” (nắng, vắt, đỉa, rừng rậm và đầm lầy) làm bức chắn, nên nghĩa quân dù thế yếu vẫn được Tháp Mười che chở và nuôi dưỡng để tấn công quấy phá địch. Năm 1957, chính quyền VNCH cho xây lại tháp (có lẽ dùng để làm một đài quan sát toàn vùng), nhưng tháp ấy cũng bị chiến tranh tàn phá gần hết. Không biết sau chiến tranh người ta có trùng tu lại ngôi tháp hay không? Hiện tại tại gò Tháp Mười có đền thờ Đốc Binh Kiều và Miếu Bà Chúa Xứ, hằng năm dân chúng trong vùng vẫn tổ chức lễ vía bà vào ngày 16 tháng 3 âm lịch và lễ giỗ ngài Đốc Binh vào ngày 15 và 16 tháng 11 âm lịch. 

Về giao thông đường thủy, người ta có thể đi Cao Lãnh bằng cách đi theo tỉnh lộ từ Giáo Đức (Mỹ Thuận) đi lên, hay từ Sa Đéc qua bắc Cao Lãnh. Kiến Phong có một hệ thống sông ngòi và kinh rạch chằng chịt, bên cạnh đó còn có những ao, hồ và đầm rộng mênh mông. Sông chính chảy qua Kiến Phong là sông Tiền Giang, một nhánh của sông Cửu Long, chảy qua địa phận tỉnh Kiến Phong trên một thủy lộ dài 132 cây số. Dọc theo hai bên bờ sông là hệ thống kinh rạch xẻ dọc xẻ ngang, tạo cho việc đi lại trong tỉnh bằng đường thủy rất thuận tiện. Trước năm 1975, vì chiến tranh nên đường sá chưa được tái thiết hay mở mang thì sự đi lại chính trong tỉnh Kiến Phong là những chiếc đò nhỏ mà dân trong vùng gọi là “Tắc Rán”. Riêng vào mùa nước nổi thì không có phương tiện nào có thể đi lại trong tỉnh được ngoài những chiếc “Tắc Rán” này. Chính vì vậy mà có lẽ không nơi nào có nhiều những “bến đò” bằng tỉnh Kiến Phong, xa xa một đỗi trên dòng sông Tiền là có một bến đò, đò đi An Long, đò đi Hồng Ngự, đò đi Đồng Tiến... 

Hết Phần 3 (Trang 8 - 13)
Người Long H


Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Thơ Tranh: Thu Cảm


Thơ: Bằng Bùi Nguyên
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tự...

 

Lặng ngắm tấm hình em.
Ngập tràn màu cảm xúc.
Muốn tìm trong ký ức.
Sao kỷ niệm không về.

Một thời nhiều đam mê.
Qua đi rồi dừng lại.
Lãng quên trong mê mải.
Chợt thấy là hư không.

Như chiểc lá xuôi dòng.
Được khát thèm buông bỏ.
Đi trong chiều ngược gió.
Dù biết mãi xa bờ.
Để gặp tìm bình yên...

Hhai

Ví Dầu



Xướng: Ví Dầu

Ví dầu em ở hay đi
Cũng xin để lại chút gì với nhau
Một mai nước chảy qua cầu
Ta còn cái thuở ban đầu chớm yêu

Trần Bang Thạch
***
Các Bài Họa:
Ví Dầu

Dẫu mà kẻ ở người đi
Nghìn thu còn mãi những gì trao nhau
Ví dầu con tạo cơ cầu
Trái tim chửa xóa mộng đầu ấp yêu

Kim Phượng
***
Giá Như

Từ người cất bước ra đi
Nghìn trùng cách biệt mong gì gặp nhau
Giá như Ô Thước bắc cầu
Tháng Bảy Ngưu Chức buổi đầu trao yêu

Kim Oanh
***
Dù sao

Dù sao người cũng đã đi
Thì xin giữ kỷ niệm gì cho nhau
Dòng trôi nước cuốn chân cầu
Bóng hình xưa giấc mộng đầu vào yêu

Song Quang
***
Dặn lòng

"Người ta" lặng lẽ ra đi!
Dặn lòng giữ lại những gì cho nhau
Dù cho nghịch cảnh cơ cầu
Đừng làm tan vỡ tình đầu vừa yêu!

Song MAI Lý Lệ
***
Còn Chăng?

Người ơi chớ vội quay đi
Để ta còn được những gì cho nhau
Chớ đừng như nước qua cầu
Buông trôi kỷ niệm buổi đầu mình yêu.

Quên Đi
***
Chia Tay

Chia tay bịn rịn em đi
Hôn nhanh môi mắt có gì nhớ nhau
Ôm em như mống trên cầu
Niềm thương da diết buổi đầu mới yêu...

Lý Tòng Tôn
***
Các Bài Cảm Tác:

Thương

Thu về đông tới xuân đi
Tiếc thời hoa bươm thầm thì bên nhau.
Em ơi mây đã qua cầu,
Còn đây cái nghĩa nhuộm màu tin yêu.

Mailoc
***
Ví Dầu

Ví dầu lòng bậu muốn đi,
Lòng tôi muốn để chút gì cho nhau.
Một mai có bước qua cầu,
Cầu bao nhiêu bước dạ sầu hơn yêu!

Đỗ Chiêu Đức
***
Ngậm ngùi

Sao người nỡ bỏ ta đi
Không lời từ biệt, chắc gì đợi nhau!?
Nhìn dòng nước dưới chân cầu
Miên man nỗi nhớ, rầu rầu dạ yêu.

Phương Hà
***
Còn Yêu

Ghe tàu anh trốn mau đi
Còn em ở lại bầu bì nhớ nhau
Nhược bằng nối được nhịp cầu
Ấm no chia sớt, buổi đầu còn yêu!

Mai Xuân Thanh
Ngày 20 tháng 07 năm 2017

***
Ví Dầu

Ví dầu chuyến lỡ tàu đi
Duyên còn đứng đợi lấy gì tặng nhau
Chiều lơ lửng bóng qua cầu
Hồn trôi lơ lửng mối sầu tàn canh

Mai Thắng
170721


Đôi Điều Gợi Nhớ Về Bác Sĩ Khương Hữu Long - Phường 5 – Vĩnh Long

(Bác Sĩ Khương Hữu Long)

Ông Khương Hữu Long sanh năm 1890, sinh quán Thiềng Đức (phường 5), Vĩnh Long, mất ngày 23 tháng 02 năm 1983, hưởng thọ 93 tuổi
Vợ bà Nguyễn Thị Thạch sanh năm 1900 mất năm 1934. Trú quán thuộc nội thành Huế, vào nam gặp và kết hôn cùng ông Long. Hưởng dương 34 tuổi.

(Bà Nguyễn Thị Thạch)

Sau khi hoàn thành chương trình học thành chung “ Diplome “, anh thứ ba là Khương Hữu Phi, giàu có và thế lực, nhận thấy đứa em kế mình có khả năng học cao, ông tài trợ bằng cách tặng 5.000 đô la cho em ra Hà Nội tiếp tục học đại học ngành y “ Vào thuở đó 200 đô la sắm được chiếc xe hơi mới “. Sau khi học hết 4 năm đại học y Hà Nội, ra trường với chức danh Bác Sĩ, làm việc cho một bệnh viện của Pháp tại Vĩnh long với tện gọi bác sĩ Pháp người Việt, như vậy có thể nói ông đã nhập tịch Pháp nên mới dễ dàng vào đại học y của người Pháp ở Hà Nội, có lẽ ông không dùng tên Pháp mà sử dụng tên do cha mẹ ban cho, theo sử liệu, ông là người khơi nguồn đầu tiên cho người Việt theo học ngành y tại Viêt Nam.


Vừa làm việc nơi bệnh viện, ông còn mở thêm một cơ sở y tế khám và trị bệnh, có phòng cho bệnh nhân nội trú bên bờ sông Long Hồ, thuộc phường 5, nằm giữa hai cầu Thiềng Đức và Cầu Kè. Có thể gọi đây là bệnh viện tư đầu tiên ở Vĩnh Long, đầy đủ uy tín được người dân các nơi xa đến trị bệnh dài ngày.

Theo yêu cầu của Hoàng Đế Bảo Đại cùng đồng nghiệp của ông là bộ trưởng tư pháp Nguyễn Văn Thinh, ông gia nhập cục quản lý nhà nước đầu tiên, với chức danh bộ trưởng Y-tế, với tên gọi chung cho thời này “ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ “.
Sau khi phát hiện người Pháp không thành thật trao trả độc lập, ông từ chức và chính phủ giải thể “ Từ 02-06-1946 đến 10-11-1946 “.
Ngoài ra ông còn giảng dạy cho các chính trị gia đương thời như: Luật sư Trần Ngọc Liểng, thủ tướng Trần Văn Hương cùng nhiều vị khác. Trong suốt thời buổi biến động chính trị, ông giới thiệu ông Ngô Đình Diệm với Đức Hồng Y công giáo Boston của Hoa Kỳ, tìm gặp ông Eisenhower giới thiệu ông Diệm, kể cả gặp thượng nghị sĩ john Kennedy. Việc giới thiệu và tư vấn đã đưa ông Diệm đến sự công nhận của chính phủ Pháp và Hoàng Đế Bảo Đại.

Có lẽ ông có công trình nghiên cứu bệnh, ông được chức danh tiến sĩ Khương, trị bệnh với bệnh viện tư của ông.

Ông hành nghề đến năm 1970 thì nghĩ hưu nơi bệnh viện cũng là nhà của ông.

Ông có một người con nuôi tên thường gọi Ba Siển, hiện ngụ ở lộ cũ thuộc phường năm, khi Bác Sĩ Long còn mạnh, ông vừa là tài xế riêng, vừa là quản gia, hiện sức khỏe yếu do 2 lần tai biến.

Ba người con với vợ là bà Nguyễn Thị Thạch 

- Khương Hữu Hổ, sang Pháp thuở 13 tuổi, hiện đã mất tại Pháp

- Khương Hữu Hội và Khương Hữu Thị Hiệp, sang Pháp vào năm 1975 

Riêng bà Khương Hữu Thị Hiệp có chồng là bác sĩ Hồ Trung Dung, giám đốc bệnh viện Từ Dũ, SàiGòn

Ông mất năm 1983, hưởng thọ 93 tuổi, được chôn tại đất nhà, thuộc khu vực lộ cũ, thuộc phường 5, gần khu nghĩa địa Triều Châu.

Được làm con dân Vĩnh Long là phước của chúng ta. Vùng đất sản sinh nhiều nhân tài.

Mộ Bác Sĩ Khương Hữu Long
Mộ Bà Bác Sĩ Khương Hữu Long

Trương Văn Phú