Kính chúc mừng Sinh Nhật 103 tuổi Đại Lão Tiền Giang Khách Trần Công
tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LƯU NIỆM
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- NHẠC
- SƯU TẦM
- SỨC KHOẺ
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ DỊCH
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2025
Mừng Sinh Nhật Đại Huynh Tiền Giang Tử

Tài cao đức rộng chẳng kiêu sa
Bốn phương giao tế vui tình bạn
Văn chương phú lục tiếng đồn xa
Nợ nước phận trai anh tròn vẹn
Tình nhà mẫu mực khối người khen
Huân chương một tá đời chinh chiến
Tổ quốc xa vời ngấn lệ hoen
Mong anh chẳng ngớt giàu sinh khí
Trí thần kiêu ngạo tháng năm đi
Nguồn thơ ngày một tràn lai láng
Nỗi buồn theo gió thoảng bay đi.
Cao Minh Nguyệt
Herndon, Virginia
March 10,2025.
VBVĐBHK Chúc Mừng Anh Hai 103 Tuổi
Hôm nay amh HAI của chúng ta đúng 103 Tuổi.
HT xin thay mặt toàn thể Hội viên kính chúc anh HAI THẬT VUI TRONG NGÀY SINH NHật. Thêm tuổi, chúc anh HAI được thêm tất cả những điều tốt đẹp nhất.
HT có mấy câu Thơ vụng về kính tặng anh HAI
Anh HAI của chúng ta
Hôm nay trăm lẻ ba
Lưng vẫn còn thẳng tắp
Dáng vẫn còn hào hoa
Kính chúc anh trường thọ
Hồn trẻ mãi không già.
Hồng Thủy
***
Chị Hồng Thủy ơi, em đi du lịch về, thấy bài thơ chị chúc anh Hai, và kêu gọi đàn em nối vận, mừng sinh nhật anh thượng thọ. Em xin được theo chị nha. Em cám ơnKính Mừng Sinh Nhật 103 Anh Hai.
Anh Hai một trăm lẻ ba
Trông vẫn còn phong độ mà
Mừng luôn dồi dào sức khoẻ
Người anh đáng kính hiền hòa
Chúc anh toàn gia hạnh phúc
Mỗi ngày vui khoẻ anh nha!
Kim Oanh
Chúc Mừng Sinh Nhật 103
Thi Khách Tiền Giang đại lão nay
Trăm ba tuổi lẻ Trẩn Công đây!
An Dân Xã Tắc lòng son sắt*
Ngăn địch diệt thù dạ nhiệt say
Bạn hữu kính thương tình nghĩa đậm
Cháu con nối dõi huấn-gia đầy
Chúc Huynh trường Thọ hơn Tùng Bách
An lạc thân tâm quá thái lai!
Camthành March 3rd, 2025
Trăm ba tuổi lẻ Trẩn Công đây!
An Dân Xã Tắc lòng son sắt*
Ngăn địch diệt thù dạ nhiệt say
Bạn hữu kính thương tình nghĩa đậm
Cháu con nối dõi huấn-gia đầy
Chúc Huynh trường Thọ hơn Tùng Bách
An lạc thân tâm quá thái lai!
Camthành March 3rd, 2025
ThaNhân
mượn vần Thơ đại Huynh TQB
Kính chúc mừng Sinh Nhật Đại Lão Tiền Giang Khách TC
*Ông phục vụ trong LL/CSQG
mượn vần Thơ đại Huynh TQB
Kính chúc mừng Sinh Nhật Đại Lão Tiền Giang Khách TC
*Ông phục vụ trong LL/CSQG
Kính Mừng Sinh Nhật Anh Hai 103 Tuổi

Tiền Giang trưởng lão tóc màu sương
Vọng tưởng Gò Công nhớ đoạn trường
Nhân kiệt tình thâm tình đất nước
Địa linh nghĩa trọng nghĩa quê hương
Văn chương lưu loát người khâm phục
Ngôn ngữ thanh tao kẻ kính nhường
Thượng thọ thêm ba mừng bách tuế
Vui cùng Sinh Nhật cháu con thương
ThanhSong ntkp
* TB: Anh Hai thương kính,
Em kính mời Anh Hai cụng ly: Chúc Mừng Sinh Nhật Anh Hai. Hai anh em mình mỗi người một ly thôi, em hông dám ép Anh Hai “ít ly / y lít” đâu ha Anh Hai.
Anh Hai có hứa khi em qua Anh Hai sẽ đãi em một bữa…+ thêm“ ít ly”, em cũng xin tuân lệnh Anh Hai liền.
Bé Phú
Sinh Nhật Thơ Mộng Tài Ba

Kính chúc mừng anh trăm lẻ ba
Sinh nhật thật thơ đa tài hoa
Ung dung thanh thản an bình mộng
Hồn nước dân thương ân tình nhà...
MD.03/04/25
LuânTâm
Thân Kính Chúc Mừng Sinh Nhật Đại Thượng Thọ 103
ngày 10 - 3 - 2025 của ANH HAI TRẦN CÔNG/TIỀN GIANG KHÁCH (LÃO MÃ SƠN)
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2025
Nỗi Đau Muộn Màng - Sáng Tác: Ngô Thụy Miên - Trình Bày: Mã Thị Lợi
Trình Bày: Mã Thị Lợi
Hoàng Hạc Cám Cảnh
(Ảnh: Kim Phượng)

Bể dâu có phải cơ trời
Lầu hoang vắng ngắt cả đời vẩn vơ
Mong chi hoàng hạc mà chờ
Đành thôi mây trắng lững lờ trôi trôi
Lầu hoang vắng ngắt cả đời vẩn vơ
Mong chi hoàng hạc mà chờ
Đành thôi mây trắng lững lờ trôi trôi
Xót thương phần số dập vùi
Lấy ai san sẻ ngùi ngùi tương thân
Trái ngang âu chỉ một lần
Thân dòn phận mỏng đến ngần ấy sao
Kim Phượng
Tóc Mây

Nắng vàng hôn nhẹ tóc ai bay
Gió thoảng mơn man suối tóc dài
Sóng biếc hay mây ôm dáng ngọc
Tóc huyền buông xoả động lòng ai
Nắng nghiêng soi dáng tóc em bay
Gió nhẹ vờn quanh mái tóc dài
Có phải chăng đây hình bóng cũ
Thả hồn ru mộng đến thiên thai.
Sóng biếc hay mây ôm dáng ngọc
Tóc huyền buông xoả động lòng ai
Nắng nghiêng soi dáng tóc em bay
Gió nhẹ vờn quanh mái tóc dài
Có phải chăng đây hình bóng cũ
Thả hồn ru mộng đến thiên thai.
Quên Đi
Nỗi Buồn Mới Tới
Người đến với ta bao lâu rồi đi
Khi mùa đông sẽ từ giả
Những bông tuyết sẽ tan trên mái nhà
Đèn phòng thao thức
Ly rượu vang dính môi người đỏ
Tiếc chi người ơi.Tiếc chi
Người đến với ta bao lâu rồi đi
Hoa đường phố Vancouver sắp nở
Trà hoa nữ sẽ ra bông
Nhưng không có mai vàng cho người tưởng tết
Tách trà bỏ nguội
Hơi thở bỏ quên
Tiếc chi người ơi.Tiếc chi
Người đến với ta bao lâu rồi đi
Xa bao nhiêu ngàn dặm
Hôn nhau ngại ngùng
Mùa đông khoát áo lên vai
Chỉ nỗi buồn ở lại
Tiếc chi người ơi.Tiếc chi
Khi mùa đông sẽ từ giả
Những bông tuyết sẽ tan trên mái nhà
Đèn phòng thao thức
Ly rượu vang dính môi người đỏ
Tiếc chi người ơi.Tiếc chi
Người đến với ta bao lâu rồi đi
Hoa đường phố Vancouver sắp nở
Trà hoa nữ sẽ ra bông
Nhưng không có mai vàng cho người tưởng tết
Tách trà bỏ nguội
Hơi thở bỏ quên
Tiếc chi người ơi.Tiếc chi
Người đến với ta bao lâu rồi đi
Xa bao nhiêu ngàn dặm
Hôn nhau ngại ngùng
Mùa đông khoát áo lên vai
Chỉ nỗi buồn ở lại
Tiếc chi người ơi.Tiếc chi
Lâm Hảo Khôi
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2025
Sầu Tím Thiệp Hồng - Minh Kỳ - Hoài Linh - Kim Trúc & Hoàng Nam
Sáng Tác: Minh Kỳ & Hoàng Nam
Trình Bày: Kim Trúc & Hoàng Nam
Chiều Mưa Ngã Bảy
Chiều em tím vạt bà ba
Chiều tôi Ngả Bảy mưa già hạt rơiMái chèo em gát thảnh thơi
Nghiêng câu vọng cổ buồn trôi lục bình
Biết đâu con nước vô tình
Đẩy đưa tôi đến làm thinh cắm sào
Mùa này nước mặn vô mau
Tay vo gạo trắng cái chào mím môi
Chiều em lửa gọi cơm sôi
Chiều tôi sóng vổ bồi hồi theo mưa
Chào nhau con mắt như thơ
Buồn chi nặng mái thương hồ trôi sông...
Lâm Hảo Khôi
Nhớ Sài Gòn

hàng cây, góc phố, những tên, những đường
nhớ khi náo nhiệt phố phường
nhớ cây phượng vỹ, nhớ tường hoa leo
ngọai ô, hẻm vắng xóm nghèo
bãi hoang cỏ dại, tiếng mèo thê lương
nhớ xe nước mía bên đường
tiếng rao quà ngọt ngào thương suốt đời
vu vơ nhớ một nụ cười
ngồi chơi hè phố ai mời uống bia
Nhà Thờ Đức Mẹ còn kia
kìa Dinh Độc Lập bốn bề lặng thinh
Sài gòn sông nước gợi tình
đêm dài bến vắng càng mênh mông sầu
Nhà Bè nước chảy về đâu
Dòng Sông Bến Nghé nông sâu thế nào
chiều xưa có trận mưa rào
bất ngờ hai đứa núp vào mái hiên
rụt rè đánh bạo làm quen
tới khi phố vắng lên đèn mưa tan
sau khi biết được tên nàng
ngờ đâu sẻ nghé tan đàn đôi nơi
bây giờ buốt lạnh sương rơi
một cơn tuyết trắng lấp vùi nỗi đau
nhớ Sài gon, gọi tên nhau
hai mùa mưa nắng biết đâu mà tìm
Đèo Văn Trấn
Bến Lạnh Thiên Đường
Chiều tà nắng ngả vương màu nhớ
Thu nữa chờ nhau vàng giấc mơ!
Em sóng biếc ngàn trùng xa bến cũ?
Ta suốt đời rong ruổi vô bờ.
Về đâu hỡi cánh chim huyền thoại?
Xin một lần đừng hẹn kiếp mai.
Ðược thấy em hồn khép nỗi sầu
Cho hoa mộng vỗ về ân ái.
Nắng nghiêng phố nắng ngủ bên đường
Mây viễn du mây bay lạc hướng.
Em thánh nữ yêu ma huyễn hoặc
Người năm xưa mỏi gót tha hương!
Em thành đá hồn ta nào hiểu!
Bến hoàng hôn trầm khuất tịch liêu.
Dòng sông chảy rẽ hai mù lối
Tình phôi pha hạt lẫn sương chiều.
Đỗ Bình
Mênh Mang Mùi Biển Mặn
Thế là hết, Vinh về Saigon mà không nói với Như một lời nào, chiều hôm qua cô bỏ bữa cơm tối, chạy một mạch qua kiếm anh, tới căn nhà nhỏ, cửa đã khóa bên ngoài, cô đang hy vọng anh đi đâu đó sẽ về và thấy cô ngồi chờ trên bậc cửa, nhưng chị Tư Báu, người nấu cơm tháng cho Vinh xuất hiện, đánh tan niềm hy vọng của cô:
_Như hả? Em tìm anh Vinh à? Anh ấy về Saigon rồi, trưa lúc tàu rời bãi là ảnh theo tàu về luôn.
_Anh ấy có nhắn gì cho em không chị?
_ Có thấy nói gì đâu? Chị tưởng em biết anh ấy về Saigon chứ?
_Không, em không biết, hai bữa rồi em không gặp anh ấy. Thôi, cám ơn chị, em về nhe.
Như thẫn thờ bước từng bước ra bờ đá, nơi mà hôm nào cô đã cùng Vinh thường ngồi để ngắm biển và cũng là nơi cô gặp Vinh lần đầu. Bây giờ anh ở đâu? Cô dẫm những bước chân vô hồn trên nền cát mịn mà sao nghe lòng chông chênh, chơi vơi.
Quay về, Như vào phòng đóng cửa lại, ra lan can nhìn xuống biển. Mặt biển đen sẫm một màu, xa xa ánh đèn của những chiếc thuyền đi câu mực đêm như những vì sao rải rác đó đây. Tiếng sóng biển rì rào một điệu nhạc buồn buồn, cùng tiếng leng keng của chiếc phong linh làm cô nhớ Vinh tha thiết. Chiếc phong linh này là tác phẩm của Vinh làm bằng những vỏ sò, cô nhặt được trên bãi, trong ngày đầu gặp anh. Như với tay lấy chiếc phong linh xuống, các vỏ sò hình dáng khác nhau, được kết lại bởi một những sợi dây cước, treo song song, sợi dài, sợi ngắn, vào một cái vòng tròn, khi có gió, chúng đập vào nhau tạo thành một âm thanh thánh thót, dễ thương. Ôm chiếc phong linh trong tay, cô nhớ anh thật nhiều, nhớ quay quắt:
_Vinh ơi, anh giận em thật sao? Sao đi mà không nói với em? Không có anh, em cô đơn lắm, Vinh có biết không? Em nhớ anh làm sao, em nhớ ánh mắt đắm đuối, nhớ nụ cười đa tình, nhớ vòng tay nồng ấm, tha thiết của anh, em nhớ, em nhớ nhiều lắm Vinh ơi.
Cô gục đầu vào lan can, nước mắt ràn rụa. Có phải tại dì Út đã tàn nhẫn nói ra lý do và từ chối không cho anh gặp Như, khi anh đến tìm cô hai hôm trước đây, hay tại mẹ ra điều kiện quái ác, hay tại cô quá nhu nhược không dám đấu tranh cho tình yêu của mình, để bây giờ cô mất anh. Vinh ơi, em phải làm gì đây để có anh, hả Vinh?
Như thẫn thờ nhớ lại, từ hôm ra đảo, mấy lần dì Út bảo cô, bình minh của biển đẹp lắm nên xem. Như chưa có dịp ngắm cảnh mặt trời mọc ở biển bao giờ. Nhưng vì lười dậy sớm, nên mấy lần bị hụt coi, hôm đó Như nhất quyết dậy sớm để xem cho bằng được, khi về còn có chuyện mà kể với đám bạn của cô chứ.
Leo lên một mỏm đá, gần bãi chài, Như ngồi bó gối và chờ. Phía chân trời xa xa, nơi chia cắt trời và biển, giữa những khoảng mây mầu hồng, cam rực rỡ, mặt trời từ từ nhô lên, xuất hiện như một chiếc điã lớn, đỏ chói, thật đẹp. Như ngây người ra nhìn:
_Trời ơi, đẹp quá!
Như ngồi đó mê man ngắm cho đến khi mặt trời lên cao và nhỏ dần, đám mây hồng rực rỡ không còn nữa, cô mới đứng lên, theo những mô đá đi lần xuống. Đang lang thang dọc theo mé nước, nhặt những chiếc vỏ sò còn đẹp bị sóng đánh vào bờ, cô chợt nghe một tiếng kêu đau đớn của ai đó từ sau mỏm đá vọng lại. Tò mò, cô đi vòng tới nơi phát ra tiếng kêu thì thấy một thanh niên đang quỳ trên cát, hai tay anh ta nắm vào nhau, đầy máu.Như bước vội lại:
_ Anh bị sao vậy? Tay chảy máu quá trời kìa.Có cần tôi giúp gì không?
Người thanh niên ngẩng đầu lên, nét mặt có vẻ đau đớn:
_Tôi nhẩy từ trên mỏm đá xuống, tay đập vào thành đá sắc nên bị cắt, chắc không sao đâu.
_Không sao mà máu chảy nhiều thế kia, đưa tay đây tôi băng đỡ lại cho máu đừng chảy nữa.
Vừa nói Như vừa tháo chiếc khăn cột đầu xuống, cô cầm bàn tay bị thương, nhẹ nhàng, khéo léo cuốn chiếc khăn quanh vết cắt.
_Rồi đó bây giờ anh có thể về nhà để người nhà rửa vết thương và băng bó lại cho anh.
_Chắc…tôi lại phải phiền đến cô rồi. Người nhà tôi không có ở đây, mà một mình tôi thì…cô thấy đấy, làm sao tôi băng được.
_Ơ…nếu vậy, hay…đến nhà tôi, cũng gần đây thôi, cô chỉ dãy nhà phía sau rặng phi lao, anh thấy chưa, căn nhà mầu trắng đó, tới đó đi, có đủ thuốc men, tôi sẽ băng lại cho anh, để như vậy không tốt đâu, cần phải cầm máu và rửa cho vết thương khỏi bị nhiễm trùng chứ. Hả, sao nhìn tôi?
Gã thanh niên cười:
_ Nhìn cô, tôi thấy đỡ đau.
Như cong môi:
_ Vớ vẩn, vậy thì cứ đứng đó mà nhìn cho đỡ đau, tôi về.
Cô quay người bỏ đi thẳng, gã cười cười bước theo:
_Cô đi rồi, không có cô thì nhìn ai.
Tới nơi, Như mở cửa bước vào trong nhà:
_Anh ngồi chờ tôi vào lấy thuốc.
Gã gật đầu nhưng không ngồi xuống, gã đưa mắt nhìn quanh quan sát căn phòng, và dừng lại nơi bức chân dung lớn của một ông lão, treo ở trên tường.
_Rồi, anh ra đây tôi làm thuốc cho anh. Ơ kìa, sao anh còn đứng đó.
_Hình ai vậy
_ Ông ngoại tôi, anh quen à?
_ Cụ già thế này làm sao tôi quen được, gã cười, thấy cô có vẻ hao hao giống ông cụ.
_ Nghĩa là anh thấy tôi đẹp lão?
Gã tủm tỉm cười, rồi đi lại ngồi trên salon:
_ Lão mà đẹp như cô thì thiên hạ chết hết.
Như lườm gã:
_ Anh là con trai sao bẻm mép quá vậy.
_ Không phải con trai mà là đàn ông.
_Vậy thì càng tệ hơn.
_ Sao vậy?
_ Đàn ông mà lắm điều như vậy thì ma nó mê.
_ À, ra thế. Ma không mê, nhưng người mê là được rồi.
Biết gã trêu cô, Như lườm gã, rồi cúi xuống, cô từ từ tháo chiếc khăn ra khỏi vết thương, máu vẫn còn rỉ rỉ, cô nhè nhẹ lấy alcool lau chung quanh, chất cồn xót làm gã giựt tay lại.
_Đau lắm hả, xin lỗi, nhưng không lau bằng alcool vết thương sẽ bị nhiễm trùng, ráng đi, chút xíu thôi, sẽ hết đau liền hà.
Vừa nói cô vừa thổi nhẹ vào vết thương. Gã bật cười vì cách nói và làm của cô như đang dỗ dành một đứa trẻ:
_Cô cứ làm đi, bảo đảm tôi sẽ không khóc đâu? À mà tôi hỏi thật nhe, tôi thấy con gái thường hay sợ máu, còn cô, hình như cô không hề sợ máu tí nào? Có lý do gì không?
_ Tại vì tôi là lão, già thì còn biết sợ gì.
_ Gớm nhỉ, cũng mồm mép quá đấy.
Không thèm trả lời gã, cô cứ lúi húi băng vết thương, khi ngẩng lên thấy gã đang nhìn mình đăm đăm, ánh mắt của gả thật nồng nàn làm cô bối rối. Tránh cái nhìn của gã, cô vờ cúi xuống xếp mọi thứ vào hộp:
_Xong rồi đó, anh có thể về, nhưng nhớ cẩn thận đừng để bị nhiễm trùng, và khi nó lên da non, anh dùng nghệ thoa vào thì sẽ không bị sẹo.
_ Có lẽ tôi sẽ để cho thành sẹo vì như thế tôi sẽ nhớ mãi đến cô… cô y tá xinh đẹp, dễ yêu này.
_Anh tán khéo quá đấy, nhưng không kết quả đâu, tôi giúp anh tới đây là xong, cô lạnh nhạt, anh về đi.
_Cô đuổi khách à?
_Anh không phải là khách
_Không là khách thế là gì? Bạn hả? hay là….
Gã cười cười, nhìn cô bằng cặp mắt gian gian thế nào ấy.Cô thấy hai má mình nóng lên:
_Anh chả là gì cả, về đi, cho tôi đóng cổng.
_Đùa một tí mà sao dễ giận thế cô bé. Nhưng dầu sao tôi cũng phải cám ơn cô thật nhiều, cô y tá của tôi.
Cái lão này lì thật, còn trơ tráo nữa chứ, cô y tá của tôi, ai của nhà ngươi, nhìn cái mặt cười nham nham, nhở nhở thấy phát ghét. Biết vậy không thèm giúp hắn cho xong. Mẹ và dì Út đã dạy Như rồi, không nên quá mềm lòng và cả tin vì mềm lòng hay cả tin sẽ dễ bị tổn thương và thiệt hại cho bản thân, cô đã nhiều lần làm trái lời dặn, nhưng thật sự cô chưa lần nào bị tổn thương cả, nên Như chưa rút được kinh nghiệm cho mình, lần này có lẽ cô phải nghĩ lại rồi.
Cô đến vịn bên cánh cổng như chờ cho gã bước ra. Gã tới gần, cúi xuống sát mặt cô, hơi thở đàn ông làm cô chao đảo:
_Tôi về, một lần nữa cám ơn cô ân nhân xinh đẹp. À mà tôi chưa hân hạnh được biết tên cô bé, cô bé tên gì vậy.
_ Thứ nhất tôi không phải cô bé, thứ hai tại sao tôi phải cho anh biết tên, tôi với anh tới đây là chấm dứt.
_ À, thì ra người ta là người lớn. Ờ, mà hình như mình chưa bắt đầu thì làm sao mà chấm dứt?
_ Anh….
_Hay là mình bắt đầu đi?
Như tức muốn khóc, cô dân dấn nước mắt, thấy vậy gã cuống quýt;
_Thấy cô dễ thương tôi muốn giỡn chút xíu mà, đừng khóc nhe, cô thấy không nước biển đầy quá rồi kìa, nó tràn cả lên bờ rồi đó, cô mà khóc nữa là chỗ này lụt hết cho mà coi. Thôi tôi về vậy.
Trước khi về, gã nhặt túi vỏ sò của Như treo bên cánh cổng đút vào túi quần, rồi bước ra ngoài:
_ Tạm biệt nhé, hẹn gặp lại và chắc chắn tôi sẽ biết tên của em thôi, cô bé dễ thương hay hờn mát ạ.
Như quay vào, cô ngồi xuống bực cửa nhìn ra biển, cô thấy trong lòng bối rối quá, tại sao cô cứ nghĩ về gã mãi nhỉ, cái gã thanh niên chỉ mới gặp. Nhìn dáng khỏe mạnh, đàn ông của gã trong chiếc quần lính hoa rằn ri, cái áo thun màu xám mang vẻ ngang tàng làm sao, cộng với ánh mắt sáng, nồng nàn, cái miệng rộng thật có duyên trên chiếc cằm chẻ và nhất là mái tóc ngắn ngủn như những người đi lính, đã làm tim Như xốn xang, chao đảo. Như ơi, chết Như rồi, nếu người đó là lính thì kể như cô hết hy vọng có người bạn này. Mẹ sẽ không bao giờ bằng lòng cho Như có bạn là lính đâu. Đã có lần mẹ nói với hai chị em Như:
_ Thời buổi chiến tranh này, mẹ đã nhìn thấy chung quanh họ hàng, bạn bè mình, con gái của họ trở thành góa phụ khi còn trẻ, rất nhiều, mẹ không muốn các con gái của mẹ dẫm lên vết xe đổ đó. Các con yêu ai cũng được miễn người đó không phải là lính.
_ Thế yêu ông bán bánh bò được không mẹ? Như trêu mẹ.
_ Tiên sư cô, dám lấy ông bán bánh bò thì mẹ cũng dám gả đó. Mẹ Như cốc yêu lên đầu con gái. Mẹ nói rồi, ai cũng được, nhưng không phải lính, nhớ chưa?
Như lý sự:
_ Nhưng mẹ ơi, cái số phải thành góa phụ thì lấy ai cũng bị vậy thôi, đâu cứ phải lấy lính mới bị đâu.
_ Trẻ con biết gì mà nhiều chuyện, mẹ nói là phải nghe, đừng có cãi.
“Mẹ nói là phải nghe” và Thường Nga, chị của Như, đã lập gia đình với một bác sĩ, đúng như ý nguyện của mẹ. Chỉ còn mình Như, nên bạn bè của Như mẹ kiểm soát kỹ lắm, lần này cô vừa thi đậu tú tài, mẹ thưởng cho đi ra đảo với dì Út, ngoài này thì chắc chẳng có lính cho Như quen, nên mẹ chả phải lo.
_ Út ơi, con ra bãi xem mặt trời mọc nhe.
_ Ừ, nhớ về sớm còn ăn sáng đấy.
_Dạ
Như chạy một mạch ra tảng đá lớn, leo lên, rồi ngồi xuống chờ. Sáng nay biển thật nhiều gió, gió luồn thổi mái tóc Như tung bay. Như kéo hai chéo áo ủ đôi bàn tay cho bớt lạnh. Mấy hôm nay cô không ra biển sợ gặp phải gã, người làm tim cô bồi hồi, gợn sóng, nhưng nếu cô không ra biển thì biết làm gì cho hết ngày ở trong căn biệt thự đó. Ờ mà, nếu có gặp gã thì đã sao nào, cứ lờ đi như không quen thì thôi chứ gì, và bây giờ cô ngồi đây. Đang suy nghĩ, bỗng cô nghe có tiếng leng keng, thánh thót bên tai, giật mình, cô quay lại, gã thanh niên đáng ghét đã đứng đó tự lúc nào, trên tay gã là một chiếc phong linh làm bằng vỏ sò.
_Làm gì mà ngồi mê mẩn thế, tôi đến sau lưng đã lâu mà em cũng chẳng biết, cái điệu này mà bị bắt cóc chắc cũng không hay.
_ Ai dám bắt cóc tôi mà sợ.
_ Tôi đấy, có dám để tôi bắt cóc không?
Như không trả lời, cô quay nhìn ra biển, vẻ mặt giận dỗi. Gã ngồi xuống bên cạnh, đưa cái phong linh ra trước mặt cô:
_Thôi không đùa nữa, có món quà này cho em đây, đừng giận nữa nhe, giận chóng già lắm, mà tôi không muốn thấy em già đâu, em dễ thương lắm, có biết không cô bé?
Như xoay người lại nhìn gã, ánh mắt của gã say đắm làm sao, Như nghe tim mình đang đập sai một nhịp, cô đưa tay đỡ món quà, lắc nhẹ:
_Đẹp quá, anh làm lấy phải không, tôi nhận ra mấy con ốc này là của tôi nhặt về mà.
_ Em thích không?
_Thích thì sao, không thích thì sao?
Vừa trả lời gã, cô vừa lắc lắc cái phong linh. Nghe cô nói gã cười:
_Trả lời cắc cớ nhỉ, chả sao hết, vì tôi đã tặng nó cho cô bé tên…
_Tên gì? Không biết hả? sao anh nói anh sẽ tìm biết tên tôi?
Giọng gã thật ngọt và nhẹ:
_ Tìm biết không thú bằng tôi muốn nghe chính em nói với tôi, nói cho tôi biết tên em đi?
_ Có cần thiết không?
_ Cần chứ.
_ Để làm gì?
_ Để …ơ… để khi gọi tên em sẽ làm em hắt xì ấy mà.
_ Nếu vậy thì tôi nói cho anh biết dù anh có hét tên tôi thật to, tôi cũng chẳng hắt xì đâu.
_ Vậy ngon thì nói tên đi, sợ à?
_ Còn lâu mới sợ anh, nghe nè, tên tôi là Thường Như có nghĩa là… “như thường” ấy mà.
_ Thường Như, cái tên này rất lạ và chẳng “như thường” chút nào, nó cũng sẽ giống như vết sẹo này, sẽ làm tôi nhớ mãi đến em.
Chợt Như thấy bàn tay mình ấm áp nằm trong tay gã, cô đỏ mặt, bối rối, Nhìn cô, giọng gã thiết tha:
_ Thường Như…mình làm bạn nhau nhe.
_ Nhưng…anh là…?
_ À, Vinh, tôi là Vinh. Gã cười
_ Gì Vinh?
_ Thường Như đoán thử xem.
_ Quang Vinh, Trọng Vinh ờ…Chí Vinh ô… không được, nghe giống tên lão cáo hồ quá, hay là… hư vinh hì hì.
_ Hư vinh, cũng ngộ đấy chứ? Nhưng em đoán dở ẹc, tôi là Trần Vinh.
_ Anh có họ hàng gì với ông Trần Kiệt, thầu khoán ở Saigon không?
_Trần Kiệt là ông nội tôi. Sao em biết ông nội tôi
_ Ba mẹ tôi cũng là thầu khoán nên biết.
_ Ồ, trùng hợp nhỉ, vậy mình là bạn nhau cũng phải thôi. Như đồng ý không? đồng ý thì mình ngoéo tay.
Gã đưa ngón tay út ra nhìn Như, chờ đợi. Ánh mắt gã sao nồng nàn quá, quyến rũ quá, tim Như lại đập sai nhịp nữa rồi, cô run run đưa ngón tay bé nhỏ của mình quấn vào ngón tay người ta. Vinh ấp tay Như trong hai bàn tay mình:
_Tay em lạnh quá, chắc tại hôm nay gió nhiều, chúng mình đi xuống đi, tôi sẽ dẫn Thường Như đến một chỗ này, tôi nghĩ em sẽ thích lắm.
_Chắc không được đâu vì Như hứa về ăn sáng với dì Út, bây giờ muộn rồi chắc thể nào Như cũng bị la cho xem.
_Vậy tôi đưa Như về, chiều tôi sẽ chờ em tại đây, nhớ đến nhe. Chúng mình sẽ tới chỗ đó.
_ Chỗ đó là chỗ nào? Có xa đây không?
Vinh cười:
_Bí mật, tới đó rồi em sẽ biết.
_Không nói hả, Như cho anh chờ dài cổ luôn.
_ Vậy anh sẽ thành con hươu cao cổ mất thôi.
Chiều hôm đó, sau khi đi một vòng qua bến chài để cô xem cảnh thuyền về bến,Vinh đưa cô về nhà anh. Một căn nhà gỗ với lối kiến trúc thật đặc biệt, giống như một biệt thự thu nhỏ, nằm dưới rặng phi lao, khác xa với những căn nhà gạch giản dị gần đó. Bước vào nhà Như đã mê vì cách bài trí rất mỹ thuật và đậm nét đại dương. Những con ốc đầy màu sắc và hình dáng kỳ lạ cùng một hồ cá nước mặn đã cuốn hút cô bé, ngay cả cái khuôn hình ông nội Vinh cũng được trang trí bằng những vỏ sò đủ loại. Nhưng cái làm cô thích thú nhất lại là những chiếc phong linh đủ kiểu mà Như chưa hề nhìn thấy ở đâu, làm cô luôn miệng kêu lên:
_Trời ơi, nhà anh đây hả, đẹp quá, đẹp quá.
_ Không phải của anh, ông nội anh xây đề gia đình thỉnh thoảng về đây nghỉ hè thôi, Như nhớ dãy nhà trên xóm chài không, ông anh xây cho đám dân chài ở, và để họ trông coi nhà cho ông khi không có ai về đây.
_ Như thích có một căn nhà như thế này, đẹp và thơ mộng quá
_ Nếu em thích thì dọn đến đây ở đi. Vừa rót nước cho cô, Vinh ỡm ờ.
_ Ở đây? với anh hả?
_ Ừ, có sao đâu, anh sẽ chia đôi với Thường Như.
_ Nếu cho Như sẽ lấy luôn, không chia với ai cả
_ Lấy luôn cũng được, anh ở ké.
_ Ai thèm cho ké mà ở.
_ Cho anh ở ké đi, vui lắm đó.
_ Vui cũng không thèm, anh ghê lắm, tưởng Như ngu hả?
_ Anh đâu dám nói Như ngu, Như vừa đẹp lại vừa thông minh hơn…
_ Hơn ai?
_ Hơn anh.
Cô bật cười:
_ Hơn anh là cái chắc.
_ Thì tại anh nhường mà.
Thường Như cười vì Vinh lém quá, cô nói không lại anh rồi, cô đi lại gần cây đàn guitar dựng ở trên ghế salon:
_ Bộ anh thường đàn lắm hay sao?
_ Cũng thỉnh thoảng khi nào buồn thì chơi cho vui vậy mà.
_Bây giờ anh đàn cho Như nghe được không?
_ Xin tuân lệnh.
Vinh cầm cây đàn kéo Như ra ngồi trên bậc thềm, trông ra biển, anh so dây rồi bắt đầu hát:
Tôi đã ngồi đây để nghe biển hát
Những lời tự tình âm điệu thiết tha
Tôi đã ngồi đây để nhìn con sóng
Ngọn sóng bạc đầu trong nắng chan hòa…..
…………………………………………..
Biển vẫn còn đây, vẫn mầu hy vọng
Mà em đã xa, xa mãi ngút ngàn
Tôi vẫn chờ em, dù trong vô vọng
Khi dấu chân em sóng đã xóa tan
Em đã xa rồi không về đây nữa
Bờ cát bây giờ chỉ dấu chân tôi
Dấu chân đơn lẻ, tủi buồn đưa lối
Như cuộc tình mình, sóng đã cuốn trôi.(1)
Vinh đã ngừng hát, nhưng âm điệu buồn buồn vẫn như còn đọng quanh đây. Một lát sau Như lên tiếng:
_ Bài hát hay quá nhưng buồn thế nào ấy, Như chưa nghe bài này bao giờ.
_Bài này là của một người bạn, anh ấy ở hải quân.
Như nhìn ra biển, những con sóng nhỏ thay nhau chạy vào bờ trông hiền hòa làm sao. Như thích biển lắm bây giờ quen anh, cô thấy mình lại càng yêu biển nhiều hơn.
Đã hơn một tuần rồi, từ khi quen Vinh, Như vui lắm, cô có những ngày nghỉ hè thật đáng nhớ. Vinh đã dạy cô làm sao kết phong linh, làm sao bắt những con cua biển trong hốc đá mà không bị kẹp, rồi những buổi đi bên nhau dưới những hàng dương, những lúc cùng nhau ngồi ngắm bình minh hay những buổi hoàng hôn trên biển. Còn với Vinh, Như là một cô bạn nhỏ thật đặc biệt, thật đáng yêu, tuy nhiên, nhiều lúc anh định bày tỏ tình cảm của mình nhưng khi nhìn thấy vẻ thánh thiện, ngây thơ của cô, anh lại thôi vì đôi khi anh mơ hồ cảm thấy ở cô bé này có một cái gì, lúc như gần gũi, lúc như e dè, cách xa.
Chiều nay khi đi bên anh, có một câu Như cứ đắn đo mãi, cô không dám hỏi vì cô sợ, đúng là cô sợ câu trả lời sẽ làm tim cô tan nát, lời dì Út nói lúc bữa cơm chiều hôm qua, làm sao cô quên:
_ Như à, người bạn con mới quen là lính phải không?
_ Đâu có, ảnh là sinh viên mà. Sao Út lại nói là lính?
_ Gia đình ông Trần Lâm là chỗ làm ăn quen biết của ba mẹ con mà. Dì chỉ khuyên con nên dè dặt, đừng để tình cảm đi quá xa, mẹ con không bằng lòng đâu. Nhớ đó.
Như không tin Vinh đi lính, nhưng những chứng cớ về anh đã phản lại sự suy nghĩ của cô, Như sợ lắm vì cô biết trái tim mình không còn đơn thuần trong sáng, vô tư như một tuần trước đây nữa, nó đã đôi lần nổi sóng vì ánh mắt, vì nụ cười của một người rồi. Dù sợ, sớm muộn gì cô cũng phải đương đầu thôi. Như run run:
_ Anh là lính phải không?
Vinh đứng lại nhìn cô vẻ ngạc nhiên
_Sao tự dưng em lại hỏi anh câu này, anh là lính hay không có quan hệ gì với việc chúng ta quen nhau.
_Tại..tại ..em thấy anh hay mặc quần áo giống như lính nên em hỏi vậy mà.
_ Gớm, cô bé cũng để ý đến anh mặc cái gì quá nhỉ. Đúng anh là lính, lính nhảy dù, thiên thần mũ đỏ đó nghe, sợ không?
Cô trả lời lấp lửng:
_ Lính thì sợ, nhưng anh thì không. Ờ mà tại sao anh lại vào quân đội? Anh không đi học à.
_ Có chứ anh đang học ở Luật, nhưng anh bỏ vì anh không muốn mình là kẻ hưởng lợi, sống trên sự đau khổ, hy sinh của người khác. Nhìn chung quanh, bạn bè anh phần lớn đang ở trong quân đội, chiến đấu chống lại kẻ thù, để bảo vệ lý tưởng tự do, bảo vệ sự an bình cho đồng bào, anh không thể ích kỷ chỉ nghĩ cho bản thân mình. Ung dung hưởng thụ được sao? Mình ngồi học mà đành sao? Và anh vào Võ Bị, ra trường anh chọn binh chủng Nhảy Dù. Ba anh giận lắm, ông muốn anh theo nghề của ông nội và ba, nhưng may còn có anh Quang, anh hai của anh, ảnh học kiến trúc, sau này ảnh sẽ kế nghiệp gia đình, nên anh được yên. Mẹ anh cũng không muốn anh đi lính, nhưng bà cũng không cản vì mẹ hiểu anh.
_ Anh nói anh đang đi lính sao lại đến đây?
_ À, tại anh bị thương, một viên đạn kẹt bên sườn phải mổ để gắp ra, anh được nghỉ phép một tháng. Nằm trong bệnh viện buồn quá. Khi thấy hơi đỡ anh xin về và ra đây dưỡng thương. Không ngờ…ở đây anh lại bị một vết thương khác nặng hơn.
Anh cười, Như vô tình:
_Ở tay anh à, chút xíu vậy mà anh kêu nặng.
_ Không phải, ở chỗ này này, cầm tay Như đặt lên ngực mình, giọng anh thiết tha, vết thương trong tim anh, Thường Như chữa cho anh được không?
Như đỏ mặt, lời tỏ tình của anh làm tim Như xôn xao cuộn sóng, cô đang bối rối thì anh đã cúi xuống, hai tay ôm lấy khuôn mặt thẹn thùng của cô, thì thầm:
Thường Như, em đáng yêu lắm, anh đã yêu em mất rồi.
Và cặp môi của anh nhẹ nhàng, từ từ tìm đến môi Như. Như run lên trong vòng tay anh, nụ hôn đầu đời của người con gái sao nghe chan chát mùi biển mặn. Nụ hôn này rồi cô sẽ phải quên thôi, Như ơi, tại sao cô không yêu ai lại yêu người lính dù này chứ. Phải quên thôi, Như ơi, phải quên thôi. Nước mắt dàn dụa trên má, cô yếu ớt đẩy Vinh ra, giọng cô sũng nước:
_ Không được, không được đâu Vinh ơi !
Anh bối rối:
_Sao không được, không được cái gì, sao em khóc? Nói anh nghe.
Anh xót xa ôm chặt cô vào lòng, dùng môi lau những giọt nước mắt trên má cô, anh yêu em, yêu nhiều lắm Như ơi!
Anh yêu cô nhiều như vậy mà cô phải chối bỏ cuộc tình này, bởi vì anh là lính, bởi vì mẹ cô không muốn.Trái tim cô như vỡ ra, cô ngẩng lên nhìn anh rồi đột nhiên kiễng chân lên áp môi mình vào môi anh, một nụ hôn thật say đắm, thật thiết tha, thật dài lâu, cho ngất ngây, cho đắm đuối, cho một lần để rồi chấm dứt từ đây anh nhé.
Vinh tới kiếm Như khi cô đang ngồi bó gối ở bậc thềm nhìn ra biển, Vinh dơ tay lắc cái phong linh. Thấy bóng anh, cô đứng bật dậy, định trốn vào nhà:
_ Như…Thường Như…
Như dừng bước nhưng không quay mặt lại:
_Về đi Vinh ơi, đừng tới kiếm Như nữa.
_ Tại sao vậy, mình đang vui vẻ kia mà? Thường Như… Như…Nói cho anh biết tại sao đi.
Giọng anh da diết làm Như chao đảo, bồng bềnh, nước mắt chan hòa, bước về phía anh, cô chưa kịp nói gì Vinh đã vội vã:
_ Cho anh biết tại sao Như không ra gặp anh? hôm qua anh tới đây tìm mà không thấy em. Anh đã làm gì cho em giận? Sao em khóc vậy Như?
Như không trả lời anh, cô hỏi ngược lại:
_Nếu như chúng mình không được quen nhau nữa anh có buồn Như không?
_Tại sao lại không được quen, anh đâu làm gì có lỗi với em.
Giọng Như đầy nước mắt:
_Anh không có lỗi gì hết, nhưng thôi anh đi về đi, Thường Như không muốn dì Út thấy anh lại đây vì dì không muốn Như quen anh.
_Tại sao vậy, anh không xứng làm bạn với em sao?
Như nghẹn ngào:
_Không phải vậy đâu Vinh ơi, Như yêu anh, yêu anh nhiều lắm, nhưng anh về đi, Như biết nói sao đây. Bây giờ anh về đi nhe anh, về đi không dì Út ra bây giờ.
Vừa lúc ấy tiếng dì Út từ trong nhà vọng ra:
_ Như ơi, làm gì ngoài đó vậy, vào dì nhờ một chút.
_Dạ Út, con vào ngay.
Quay lại phía anh, cô ra hiệu cho Vinh đi đi. Anh thò tay qua song cổng, cầm tay cô bóp nhẹ và để vào đó chiếc phong linh:
Thường Như, dù thế nào anh cũng vẫn yêu em, yêu thật nhiều, và anh sẽ gặp dì Út để hỏi tại sao dì lại cấm mình quen nhau, bây giờ anh về, chiều nay sẽ gặp em ở chỗ cũ. Nhớ ra, anh chờ nghe em.
Nói xong anh bước đi thật mau. Như nghe lòng mình đau buốt, cô đưa tay lên chùi nước mắt rồi bước vào nhà. Chiều đó cô ở nhà không ra gặp anh.
Vinh đã đi rồi, Như không còn ra ngồi trên mỏm đá để chờ bình minh lên hay lại xóm chài coi thuyền về bãi khi chiều xuống nữa. Với cô, tất cả đều trở nên vô vị và Như không muốn ở lại đây thêm một ngày nào. Những kỷ niệm yêu thương của mối tình đầu chỉ làm lòng cô như trào sóng, tim cô như biển động, khi cô nhớ tới anh, nhớ lời anh hát ngày nào:
Anh đã xa rồi không về đây nữa
Bờ cát bây giờ chỉ dấu chân tôi
Dấu chân đơn lẻ tủi buồn đưa lối
Như cuộc tình mình sóng đã cuốn trôi.
Như về Saigon. Mẹ Như đã biết cô quen Vinh, dù chưa lần nào gặp anh, nhưng bà muốn con gái bà phải quên đi, không được tơ tưởng gì tới người lính ấy nữa, nên bà đã nhanh chóng kiếm cho Như một người bạn trai, người này sẽ đến nhà cô thường xuyên với danh nghĩa kèm cho cô thi Dược, hy vọng Như sẽ chóng quên mối tình phất phơ qua đường kia. Như hiểu ý của mẹ, cô cương quyết không chịu, nhưng bà đã nhẹ nhàng bảo cô:
_ Con nhìn chị Thường Nga đi, nó nghe lời mẹ, bây giờ có chồng là bác sĩ, có tiền bạc, danh vọng sung sướng cả một đời. Con gái đâu cần học nhiều, cho con đi học chỉ là thêm hương, thêm nhụy cho con gái mẹ thêm giá trị hơn mà thôi, học đâu cũng vậy, mai mốt có chồng, cái học lúc đó cũng vứt xó thôi, nội lo cho chồng con cũng đủ hết đời rồi con ạ, đừng cãi mẹ nữa.
Quân, một dược sĩ mới ra trường được mời đến và bà tạo mọi điều kiện để hai người có dịp gần gũi nhau hơn, như bà đã từng làm với Thường Nga. Bà nghỉ Thường Nga khôn ngoan mà bà còn điều khiển nổi huống hồ gì con bé Thường Như ngu ngốc hay mơ mộng của bà.Yên tâm hơn nữa, vì bà đã ra bưu điện yêu cầu chuyển tất cả thư từ gửi về địa chỉ nhà vào hộp thư riêng của bà tại đây, vì thế cô bé Như đã không có một chút tin tức gì về Vinh cả.
Đã gần hai tháng nay rồi, những lá thư Như gửi cho Vinh theo địa chỉ anh cho, vẫn không có hồi âm, Như lo lắm, rồi cô nghĩ vớ vẩn: Hay là anh ấy gặp bất trắc gì, những người lính ở nơi địa đầu giới tuyến, khó nói lắm, hay là anh ấy đã…quên mình rồi. Cô nghe cay đắng ở bờ mi, cũng có thể lắm, vì tình yêu giữa cô và anh nào đã sâu đậm gì, chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn ở ngoài đảo, chắc chưa đủ để anh nhớ đến cô nhiều như cô nhớ đến anh. Đã mấy lần cô chạy xe qua nhà anh, nhưng chỉ thấy một biệt thự kín cổng cao tường, cô đứng lại, tần ngần trước cồng, rồi buồn bã quay về mà nghe lòng mình nhớ anh khôn cùng. Như biết, cô chỉ là một con bé còn quá khờ dại, mới chập chững bước vào thế giới huyền ảo của tình yêu, thì dễ gì đã nắm giữ được trái tim anh. Như muốn quên anh, nhưng quên được không hay lại càng da diết nhớ anh nhiều hơn. Vinh ơi, anh ở đâu, sao em nhớ Vinh nhiều thế này!
Hôm nay giảng sư không đến lớp, bọn Như được về sớm. Tụi bạn Như bàn với nhau:
_Tụi mình đi ciné nhé. Ở Eden có Roman Holiday hay lằm, Audrey Hepburn đóng với Gregory Peck tuyệt vời và lãng mạn vô cùng. Ngọc Lam rủ.
_ Ờ, tao cũng thích Audrey, đi đi, Vy Thanh đồng ý. Đi nhe Thường Như, mày cũng khoái Audrey mà.
_ Thôi, hôm nay chắc tao không đi đâu, tao muốn về nhà sớm.
_ Về cho con bú hả? Lệ An chọc, tao nhớ mày chưa có chồng mà sao có con?
_ Không chồng mà chửa mới ngoan, đó em ơi, với lại nó đi với tụi mình bỏ ông Quân cho ai? Duyên Hà chêm vào.
_ Nó bỏ ông Quân thật à, để cho tao đi, tao đang mồ côi đó.
Vy Thanh hí hửng làm cứ như thật khiến cả bọn bật cười. Bích Vân xen vào bênh Như:
_Câm cái mõm chúng mày lại, thấy nó hiền rồi làm tới. Nó không muốn đi thì thôi, quay lại Như, mày mặc kệ chúng nó, có việc thì cứ về đi, tụi tao biến đây.
Nói xong, Bích Vân kéo cả bọn ra lấy xe. Như lắc nhẹ đầu, mỉm cười, nhìn theo các bạn:
_ Đúng là một lũ quỷ, nhưng mà dễ thương.
Cô thả bộ dọc theo lề đường. Quân rề chiếc Vespa đến bên cạnh Như khẽ gọi:
_Thường Như, đi đâu vậy, lên xe anh chở đi.
Như giật mình quay lại:
_ Anh Quân làm Như hết hồn.
_Đi đâu mà giờ này ở ngoài đường vậy, lên xe anh chở về cho. Trời sắp mưa rồi đó, coi chừng trúng mưa rồi bị cảm cho xem.
_ Gớm, anh lôi thôi lắm lời, sao giống mẹ em quá vậy. Hôm nay được về sớm, Như chưa muốn về nhà, thích đi lang thang vậy thôi, trời gần mưa như thế này đi lang thang mới thấy thú chứ.Anh về trước đi, lát nữa nếu có mưa thì Như đi taxi về, đâu có sao?
_Thường Như lãng mạn
quá nhỉ? Thôi được rồi, muốn đi đâu anh chở đi.
_ Không, Như thích đi một mình.
_ Vậy anh dắt xe đi cùng với Như, được không?
Thường Như đứng lại, cau mặt nhìn Quân không trả lời, nhưng rồi cô chợt đổi ý:
_ Thôi không đi bộ nữa, anh chở Như tới Pôle Nord đi, Như muốn ăn kem.
Ngồi trong quán, nhấm nháp ly kem một cách thích thú, Như hỏi:
_ Sao anh Quân không ăn kem?
_ Nhìn Thường Như ăn thích hơn
Như đỏ mặt, phụng phịu, cô mút mút cái muỗng:
_ Dô dziêng, mất ngon.
Quân cười:
_ Em có biết em chu cái môi ra, ngộ lắm không….
Câu nói của Quân làm tim cô nhói đau, Vinh cũng đã từng nói với cô một câu tương tự như thế, khi thấy cô uống nước dừa, bằng cái ống hút:
_ Cái kiểu chu môi của em làm đứng tim anh, thấy mà thèm…
_ Thèm cái gì?
_ Thèm được hôn em.
_ Anh hư lắm đó nhen, chỉ được cái nói bậy thôi hà.
_ Hình như anh chưa ngoan bao giờ, Thường Như dạy anh nghe?
_ Hổng dám đâu!
Bây giờ cũng câu nói đó nhưng anh đâu rồi, cô cúi mặt xuống ly kem mà nghe buồn vô cùng, cô lại nhớ đến Vinh rồi. Bỗng Như có cảm giác như bị nhìn trộm, cô ngẩng đầu lên, nhìn quanh, tia mắt cô chạm phải mắt một người lính ngồi cách cô hai bàn, Như thảng thốt, làm rơi cái muỗng: Vinh, phải Vinh của cô đó không? Cô chưa kịp có phản ứng gì thì người lính kia đã đứng dậy bỏ về. Như thấy toàn thân mình tê cóng, sắc mặt tái nhợt, cô ngồi bất động.
_ Em sao vậy, Quân hốt hoảng
_ Tự dưng sao thấy chóng mặt, Như muốn về.
Trên đường đi, Như không nói một lời, mặc cho Quân hỏi đủ điều, cô vẫn câm lặng.
Về đến phòng, Như bước lại cửa sổ nhìn những chiếc phong linh đang rung rinh trước gió, cô đưa tay sờ nhẹ những cái vỏ ốc, cái cảm giác rám rám làm cô nhớ đến bàn tay Vinh
_Sao tay anh ráp thế?
_Tại vì làm phong linh cho Như đó, đền anh đi.
Cô lườm anh
_Này, đừng có mà đổ thừa nhe rồi bắt đền người ta.
_Thế có đền không?
_Không.
Vinh tình tứ chỉ vào môi mình:
_ Đền anh đi, đền vào cái này này.
_ Ê, ăn gian, anh khôn thấy mồ….
Như thẫn thờ với những kỷ niệm về Vinh, nhớ Vinh đến tê dại cả người.
Cô đi vào bếp nói với vú Năm:
_ Vú ra đóng cửa dùm con nhe, con đi đây một chút, rồi về ngay.
_ Trời đang mưa mà đi đâu?
_ Con tới nhà bạn mượn sách, chút xíu thôi, con không chạy xe đâu, đi taxi mà vú đừng lo.
Cô hối hả bước ra ngoài cổng chỉ sợ vú cứ dằng dưa hoài, ba mẹ về tới thì khỏi đi.
Tới trước cổng nhà Vinh, căn nhà phía trong vẫn tối om chứng tỏ chủ nhân của nó không có nhà. Như nép vào dưới vòm cổng tránh những hạt mưa hắt vào người. Nhìn đồng hồ, đã hơn tám giờ rồi mà anh vẫn chưa về, cả người cô đã thấm ướt nước mưa, hai tay vòng ôm lấy ngực,cô run lên vì lạnh, cố đứng sát vào cổng mong tránh những luồng gió đang thổi qua. Tự dưng Như thấy tủi thân, nước mắt cô trào ra trộn lẫn với nước mưa. Cô kêu nhỏ trong miệng:
_Vinh ơi, anh ở đâu, về đi anh, em lạnh quá.Vinh ơi.
Đang lúc Như thấy mình không thể chống chỏi nổi cái lạnh nữa thì một ánh đèn pha của một chiếc xe môtô chiếu thẳng vào người cô. Còn đang chói mắt vì ánh đèn, cô mờ mờ thấy có một bóng người to lớn đứng trước mặt mình và một giọng nói quen thuộc thân yêu ngày nào cất lên:
_Thường Như, phải em không, sao đứng đây, trời ơi, ướt hết rồi này, vào đây.
Và một vòng tay nồng ấm, thân yêu ôm chặt lấy người cô. Như mềm người trong đôi tay ấy.Vinh, đúng Vinh của cô rồi. Anh mở cổng dìu cô vào phòng khách rồi quay ra. Như ngồi co ro trên ghế salon chờ anh, Vinh bước vào, anh cười:
_ Chờ anh chút xíu nữa nhe, con mèo ướt của anh.
Rồi đi vào trong nhà, một lát sau anh bước ra với ly sữa nóng và chiếc khăn lông lớn trên tay:
_ Khoác chiếc khăn vào rồi uống ly sữa nóng này em sẽ thấy đỡ lạnh ngay.
Anh ngồi xuống bên cạnh Như nhìn cô, mới xa nhau có hai tháng mà anh thấy Như gầy hơn, anh đã nhớ cô thật nhiều và cũng đã đau khổ thật nhiêu khi biết gia đình cô không chấp nhận tình yêu của hai người. Đọc những lá thơ của cô, anh hiểu rằng cô đã không hề nhận được thư anh gửi. Giờ đây nhìn Như đang chầm chậm uống từng ngụm sữa nóng, dáng yếu đuối, anh thấy yêu cô làm sao. Vòng tay ôm cô vào người, giọng Vinh xót xa:
_Tội nghiệp cô bé của anh, còn lạnh không em, tại sao đến kiếm anh giờ này.
Như phụng phịu:
_ Tại người ta thấy anh bỏ về, người ta sợ anh giận với lại, tại… nhớ anh mà!
_ Thì anh cũng nhớ người ta vậy.Anh cười
Đặt ly sữa của cô xuống bàn, Vinh ôm khuôn mặt giá lạnh của người yêu trong tay, nhìn vào mắt cô:
_ Em có biết khi nhìn thấy em đi với người khác, anh đau như thế nào không? Anh nghĩ Như đã quên anh rồi. Anh buồn quá nên bỏ đi. Nhưng bây giờ em đã ở đây, ở bên anh, anh đã hiểu rồi. Như, anh yêu em, yêu em nhiều lắm.
Vinh cúi xuống, một nụ hôn đằm thắm đầy ắp, đam mê. Như chơi vơi trong nụ hôn ngọt ngào ấy. Cô choàng tay ôm lấy cổ anh. Ngây ngất và đắm say trong vòng tay người tình, Như chưa bao giờ thấy mình hạnh phúc như bây giờ. Tựa đầu vào vai anh, cô hỏi nhỏ:
_ Anh có giận mẹ em không, khi mẹ không cho chúng mình đến với nhau?
_ Không, mẹ em có lý, vì đời lính là vô định, tương lai là số không.
_ Nhưng em yêu anh, mẹ không hiểu được, em không cần gì cả, chỉ cần có anh thôi. Để được yêu anh, em sẽ chấp nhận tất cả, Vinh hiểu không. Em đã một lần tưởng mất anh, em sẽ không để mất lần nữa đâu, em sẽ tranh đấu để bảo vệ tình yêu của mình, để không bao giờ em phải ân hận vì đã buông xuôi đâu Vinh.Vinh ơi, Vinh biết không, em yêu Vinh nhiều lắm.
Như nói một hơi trong dòng nước mắt lăn dài. Vinh xúc động vì tình yêu cô dành cho mình, anh siết chặt cô vào lòng rồi cúi xuống lau nước mắt cho cô bằng những nụ hôn nồng cháy. Nụ hôn có vị mằn mặn của biển như hôm nào anh đã hôn cô.
Vinh trở lại đơn vị và hai người đã lấy địa chỉ của Bích Vân để liên lạc với nhau mà mẹ Như không hề biết được.
Hôm nay, trên đường về nhà sau khi đi dự đám ma vị hôn phu của một người bạn, Như nhớ mãi cái hình ảnh Lan Khanh xỉu lên, xỉu xuống trước linh cữu của người đã khuất. Tội nghiệp cho nó, vừa đính hôn chưa đầy một tháng, đã bị chiến tranh cướp mất đi tình yêu một đời. Đời trai thời chiến mấy người ra đi mà hẹn về, thành phố Saigon sao mà dửng dưng quá vậy, sao lạnh lùng quá vậy, vẫn ồn ào, vẫn quần xanh, áo đỏ, vẫn lung linh ánh đèn, đâu biết rằng có người vừa nằm xuống để Saigon được an bình, được đẹp mãi. Như lại nghĩ về Vinh,Vinh của cô cũng là một người trai thời chiến, cũng đang dấn thân trong chốn lửa đạn trùng trùng. Như bước những bước vô hồn trên hè phố Saigon mà nghe nhớ Vinh vô cùng, nhớ quay quắt:
Đêm nay em sẽ ngồi bên cửa sổ, nghe phong linh reo, những tiếng reo của sóng biển, để viết thư cho anh, để kể cho anh nghe, về tình yêu cùng nỗi lo lắng của em và cũng để nhớ đến những nụ hôn nồng ấm, mênh mang mùi biển mặn của anh đó Vinh ơi!
Chiến tranh như vây bọc quanh đây, quanh Saigon, với hỏa châu đêm đêm rọi sáng cả vùng, với tiếng đại bác ầm ì làm nhức nhối trái tim những người mẹ, người vợ, và người tình. Đọc báo, Như thấy hình ảnh, tin tức chiến sự tràn ngập khắp các trang giấy: Đánh lớn ở Quảng Trị, Đông Hà, Lộc Ninh, Bình Long…. Chiến tranh hiện diện quanh các thành phố, như một tấm màn u ám, đau thương.
Như lo và mong tin Vinh vô cùng. Đã hơn một tháng nay, cô không nhận được một lá thư nào của Vinh cả. Đến nhà Bích Vân rồi lại về tay không. Như giống như người mất hồn. Hành động khác lạ của Như đã làm cho mẹ cô chú ý. Với linh tính của người mẹ, chuyện những lá thư Vinh gửi về lúc trước mà bà chặn được cùng thái độ lo âu, bất ổn của con gái bây giờ, cho bà thấy, chuyện tìm cho con gái một người thay thế người lính kia, hình như đã thất bại, hình như họ vẫn còn liên lạc với nhau. Bà âm thầm dò xét và đã tìm thấy những lá tình thư Như dấu trong tủ quần áo.
_ Như, con giỏi lắm, dám cãi lời mẹ, để mà dan díu với một người lính như thế này đây hả. Mẹ đã cấm, cấm rồi cơ mà. Con không xem những lời mẹ nói ra gì phải không Như?
_ Mẹ ơi…
_ Không mẹ ơi, mẹ hỡi gì hết, ngưng ngay cái trò yêu đương vớ vẩn này đi, mẹ không muốn thấy những lá thư như thế này trong phòng của con nữa nghe không,vừa nói bà vừa vứt xấp thư của Vinh trên mặt bàn, con tưởng con dấu mẹ mà được sao. Mẹ không bao giờ chấp nhận gả con cho một người lính, nghe chưa.
_ Nhưng anh ấy không phải là lính, anh ấy là sĩ quan.
_ Quan hay lính, mẹ không cần biết, miễn là ở trong quân đội là không được. Điệu này chắc mẹ phải sớm gả con cho cậu Quân mới được. Con với cái, bảo không biết nghe.
Nghe mẹ nói Như hết hồn, cô mếu máo:
_ Mẹ ơi, con lạy mẹ, đừng gả con cho Quân, con không yêu anh ấy.
_ Không yêu rồi sẽ yêu, không lẽ để con lấy một người lính, không tương lai, sống chết lúc nào không hay sao?
_ Không phải người nào đi lính cũng chết, không phải ai là vợ lính cũng thành goá phụ.
_ Đừng có lý sự với tôi, mẹ Như giận dữ, ngày mai tôi sẽ nói với Quân đưa ba mẹ cậu ấy tới nói chuyện. Không nói nhiều nữa.
Nói xong bà bỏ vào trong nhà, Như cuống quýt chạy theo, cô quỳ sụp xuống ôm chân mẹ, ngước nhìn lên, nước mắt dàn dụa:
_ Mẹ ơi… đừng… đừng mà mẹ ơi, đừng gả con cho Quân, con không yêu Quân đâu mẹ, con chỉ yêu Vinh thôi, một mình Vinh mà thôi.Mẹ nói, mẹ thương con, mẹ muốn con không khổ, nhưng mẹ có biết là không có Vinh con sẽ đau đớn gấp muôn ngàn lần không hả mẹ. Mẹ ơi, con yêu Vinh, con chấp nhận tất cả những gì mà người làm vợ lính phải chịu. Con xin mẹ hãy cho con toại nguyện, xin đừng gả con cho Quân, mẹ ơi. Con lạy mẹ mà, mẹ ơi mẹ.
Nhìn thấy con gái rũ rượi dưới chân mình, mẹ Như cũng thấy mềm lòng, nhưng không được, nếu bà không cương quyết, con bà sẽ không có cuộc sống như Thường Nga, bà phải cắt đứt cuộc tình, theo bà, là không có tương lai tốt cho con gái. Tàn nhẫn, bà hất bàn tay Như đang nắm vào vạt áo:
_ Đừng có vớ vẩn, tôi đã nói là làm, chuẩn bị mà làm cô dâu đi là vừa. À, mà tôi cấm không được ra khỏi nhà, nếu không được phép của tôi nghe chưa.
Thường Như ngồi gục trên sàn nhà, bất động như một xác chết. Không biết cô đã ngồi như vậy bao lâu cho đến khi vú Năm đến đưa cho cô cái điện thoại, Như mới chợt như tỉnh ra:
_ Alo, Thường Như đó hả, Bích Vân đây. Mày đến nhà tao ngay nhe.
_ Tao không đi được vì mẹ tao không cho tao ra khỏi nhà.
_ Vậy tao ghé mày, được không?
_Ừ mày đến đi, tao đang buồn quá.
Cả hai đứa đều không nhắc gì đến Vinh trên điện thoại vì sợ mẹ Như nghe được. Bích Vân báo cho Như biết, hiện tiểu đoàn Vinh đang đóng ở Bình Long. Một ý nghĩ táo bạo chợt thoáng qua đầu, Như không thể ngồi chờ để làm cô dâu của Quân. Cô không ghét Quân. Với cô, Quân chỉ là một người bạn, một người bạn đã giúp đỡ cô rất nhiều, một người bạn mà cô rất mến, thế thôi, Quân không bao giờ là người cô yêu hết. Trái tim nhỏ bé của cô đã dành trọn cho Vinh, cho người lính dù ngày nào, cô đã quen trên bờ biển. Người lính có cái nhìn đắm đuối, nồng nàn làm lòng cô lao đao sóng vỗ, người lính có nụ hôn mênh mang mùi biển mặn trên bờ môi mềm xôn xao, đợi chờ. Em chỉ yêu anh mà thôi, Vinh ơi. Em sẽ đi tìm anh, em sẽ chứng minh cho mẹ thấy tình yêu em dành cho anh nhiều như thế nào.Vinh ạ.
Sau ngày ấy, mẹ Như thấy cô hình như thay đổi, Như không còn vẻ lo lắng, buồn rầu nữa. Riêng đối với Quân, cô thân mật hơn và thường xuyên theo Quân đi ra ngoài ăn uống hay xem phim. Bà có vẻ hài lòng và nghĩ: “Với đứa con gái yếu đuối, ngây thơ và nhút nhát này của bà thì chỉ cần bà khéo điều khiển thì chuyện gì chả xong”.
Nhưng bà đã lầm khi đánh giá con gái bà qua cái vẻ bề ngoài yếu ớt, ngây thơ, dễ dạy ấy. Không đâu, Thường Như không còn yếu đuối, ngây thơ và nhút nhát nữa. Khi đã yêu, cô quyết bảo vệ tình yêu của mình. Bà cũng không biết rằng, chẳng có gì có thể ngăn cản được con gái bà khi nó quyết định một điều gì và chính vì sự không biết này mà hôm nay đây, bà đã phải day dứt thật nhiều. Như đã lén bà đi tìm Vinh, chuyến xe của cô đi bị lật vì tài xế ngủ gục, Thường Như và một số hành khách đã bị thương
Ngồi ngoài hành lang bệnh viện, mẹ Như khẽ hỏi chồng:
_ Làm sao cậu ấy biết mà đến thăm con mình.
_ Là anh, anh biết chỉ có cậu ấy mới làm con mình mau bình phục mà thôi, nên sau khi con vào bệnh viện, anh đã điện thoại cho một người bạn làm ở Tổng tham mưu, nhờ tìm và xin cho cậu ấy về phép.
_ Vậy mà hôm nay cậu ấy mới đến đây.
Ông cười:
_ Quân đội mà bà làm như ở nhà bà không bằng. Đấy là quen lớn chứ không thì cũng bó tay thôi. Nhưng có điều này, anh muốn hỏi em, tai sao em lại có thành kiến với lính quá vậy, em đừng quên rằng nếu không có những người lính chiến đấu bảo vệ cái miền Nam này, thử hỏi chúng ta có được yên ổn mà sống như thế này không? Hơn nữa, con chúng mình đã lớn, hãy để chúng nó tự quyết định cuộc đời của chúng. Là cha mẹ, chúng ta chỉ có thể góp ý và khuyên bảo thôi, đừng can thiệp quá sâu vào cuộc sống tình cảm của các con, nhiều khi lại phản tác dụng đó, em ạ. Em có đồng ý với anh là hạnh phúc của các con chính là hạnh phúc của chúng mình không em?
Bà nhìn ông, vẻ mặt ân hận:
_ Em biết, em không ghét gì lính cả mà chỉ muốn bảo vệ con thôi.
Em đã không khéo…trong cách bảo vệ con mình.
Rồi chẳng ai bảo ai, cả hai cùng đứng lên nhìn vào phòng qua khung cửa sổ nhỏ. Bên trong, Vinh ngồi cạnh giường, ôm bàn tay Như ấp lên má mình, anh nhìn cô bằng ánh mắt nồng nàn, yêu thương:
_ Thường Như, em gan thật, hành động của em chả “như thường” chút nào, sao lại liều thế, dám một mình đi tìm anh?
_ Tại người ta… yêu anh, nhớ anh mà lị.
_ Anh cũng yêu em, nhớ em nhiều lắm, Như ơi.
Anh cúi xuống bờ môi con gái, đang hé mở đợi chờ. Như ngất ngây trong nụ hôn nồng thắm ấy, thiết tha, đắm đuối và cũng mênh mang mùi biển mặn vì những giọt nước mắt của anh.
Ngoài kia tiếng gió lao xao trên cành cây nghe như tiếng sóng vỗ trên ghềnh đá ngày nào, trên đảo, có hai người yêu nhau.
Tường Thúy
Tucson – Az – 2010
(1) Một Lời Với Biển: Thơ Tường Thúy
Thứ Tư, 12 tháng 3, 2025
Thu ... Anh Lại Về -Thơ: Khánh Trân - Nhạc: Nguyễn Tâm Hàn - Ca Sĩ: Diệu Hiền
Nhạc: Nguyễn Tâm Hàn
Ca Sĩ: Diệu Hiền
Hồn Thơ
Long lanh trong nắng hóa trân châu ngời.
Phù du một thoáng chơi vơi,
Vỡ ra trăm mảnh, chắp lời thơ say.
Đỗ Bình
Hoa Thời Loạn
Nay anh lại trở về đây...
Trời đất đổi thay...xa lạ...
Hồn anh tê tái...mảnh trăng gầy!
Vội vã...tìm về mái nhà xưa
Bao Xuân trơ trọi...chống gió mùa!
Em ơi...bóng còn...hình đã mất
Hồn anh rục rã giữa gió mưa!
Em ơi...nhớ mãi nụ tình Xuân!
Một thời hoa bướm reo mừng...
Nhìn anh thẹn thùng ...không nói
Lời giã từ...khóe mắt lệ rưng!
Rồi bướm ong biền biệt cách xa!
Dòng đời bảo táp phong ba!
Cây cỏ oằn lưng...chống đỡ
Sóng tình xua đuổi bọn gian tà!
Tạ ơn...Tạo hóa nhiệm màu!
Những đóa hoa thời lọan khổ đau!
Dâng hiến tuổi Xuân cho đất Mẹ...
Cho anh được chung hưởng chuyến tàu.
Tô Đình Đài
Chúng Sinh
Tựa gió, mây bay, một thoáng qua.
Bụi đất, nước hơi, từ kết lại,
Chu trình tổng hợp với tan ra.
Vũ trụ mênh mông chẳng tận cùng,
Quang niên vạn tỷ rộng không trung,
Thời gian vô thủy vô chung mãi,
Trăm tuổi nhân gian tựa chớp bùng.
Vật thể dù tan vẫn mãi còn,
Trũng kia trồi dậy đứng thành non.
Hữu cơ cháy rụi, thành than nước,
Theo gió bay cao chuyển vận tròn.
Cây cỏ hút vào, tăng trưởng lên,
Côn trùng, muôn thú, sống nhờ trên.
Chết hoàn phân bón, nuôi cây cỏ,
Cứ thế vần xoay vạn thuở bền.
Ác gian lừa dối mãi không thôi,
Gây khổ nhân sinh thật đáng tồi.
Danh lợi, quyền uy, hăng máu nóng,
Đọa đày giết chóc, hãy ngừng thôi.
Thoáng chốc trăm năm một kiếp rồi,
Thiên thu bình đẳng dưới mây trôi.
Sắc không hư ảo, hoàn tro bụi,
Như ráng chiều tan, lặn khuất đồi.
Nhật Quang Phi Hồ
Cuối Bờ Hồi Sinh
.jpg)
Ruộng mơ núi vườn tưởng rừng
Cây ăn cỏ ngủ còng lưng chợ chiều
Nước lên đói nước xuống nghèo
Trước xa sau lạ chống chèo hoang mang
Vui mưa buồn nắng lỡ làng
Mơ hồ tiên phật lang thang đưa đò
Vòng thương trốn kiếm quanh co
Nửa đêm thức giấc giả đò ngủ mê
Để cho trăng gió hẹn thề
Len qua cửa sổ vỗ về gối chăn
Người đói sao ta khát trăng
Cuối trời lưu lạc hoa ăn bướm nhìn
Không còn lạnh bóng nóng hình
Không còn dâu bể sao mình xa nhau
Xanh buồn tay trắng thương đau
Nổi trôi râu rụng lệ trào tắm thơ
Vàng mây vàng lá vàng tơ
Tròn trăng mộng khuyết trăng mơ hết hồn
Tim đau đau thấu tân hôn
Hồn đau đau thấu ngọn nguồn đục trong
Vùi đầu bếp lạnh chiều đông
Tro tàn vuốt mặt đo vòng tử sinh
Ru người tình điệu dỗ mình
Hương môi hương tóc hương tình hương thơ
Rau sam rau đắng rau mơ
Gửi hôn hoa nắng cuối bờ hồi sinh ...
LuânTâm
Chiếc Lá Trường Xuân
Nhớ xưa, những năm 70s, thầy và cô Beidler là giáo sư dạy Anh Văn tại trường Ðại Học Văn Khoa Cần Thơ. Nhà thầy cô, cất theo kiểu California, ở Khu Văn Hóa đầu đường Tự Ðức. Ở đó có một thư viện nhỏ, sách đa phần là tiếng Anh để sinh viên đến đọc hoặc dùng tài liệu tham khảo.
Và người viết lần đầu tiên biết đến O. Henry, Mark Twain… qua những tuyển tập truyện ngắn gọi là ‘Ladder books’ (Ladder nghĩa là thang). Những truyện nầy được viết với số từ vựng giới hạn theo bậc thang từ thấp lên cao! Bậc thang thấp nhứt một ngàn chữ, rồi lên bậc thang thứ hai, hai ngàn và cao nhứt là bậc thang thứ ba, ba ngàn chữ.)
Khi vốn từ đã được ba ngàn, tương đối đầy đủ, thì sinh viên sẽ tìm đọc nguyên tác ở Thư viện Hội Việt Mỹ Cần Thơ nằm trên đường Phan Ðình Phùng để cảm thụ được hết cái hay, cái đẹp của một tác phẩm nổi tiếng thuộc nền văn chương của đất nước Hoa Kỳ.
o O o
Sau nầy biết thêm chút đỉnh về sự tự do của đất nước Hoa Kỳ, tôi mới nghiệm ra rằng tự do không chỉ bó hẹp về chánh trị. Mà tự do có nghĩa rộng hơn rất nhiều.
Tự do sống, tự do yêu, tự do chọn nghề theo sở thích. Chính vì thích nên dành hết công sức của mình vô, làm rất nhiệt tâm, nhiệt tình nên nghề mới tinh diệu. Chọn nghề không hẳn vì Ba Má mình muốn thế cho nở mặt nở mày với lối xóm bà con. Chọn nghề không hẳn phải là Bác sĩ, Kỹ sư cho nó có danh, có lợi. Chọn nghề không hẳn vì: ‘Phi Cao đẳng bất thành phu phụ’. Chọn nghề không hẳn vì ‘Nhứt sĩ nhì nông. Hết gạo chạy rông nhứt nông nhì sĩ’. Chọn nghề không hẳn vì chén cơm manh áo như thường thấy ở đất nước đầy biến loạn của chúng ta.
Ðã thân nầy kể bỏ, quyết tâm theo đuổi nghề viết văn chừng một thế kỷ trước, nhà văn Hoa Kỳ ắt cũng nghèo đói thế thôi! Nhà văn của mình, trong và ngoài nước, ngay từ xưa rồi đến cả bây giờ cũng vậy, ngoại trừ một số rất ít sống được bằng ngòi bút của mình.
Nhưng là nhà văn, là nghệ sĩ, là dân chơi thì sợ gì mưa rơi. Chọn nghề văn là thân nầy kể bỏ. Nên việc nhà văn nghèo, không cưới được vợ như Tản Ðà hoặc như Arthur Miller bị Marilyn Monroe bỏ thì cũng chẳng có nhằm nhò gì hết ráo!
o O o
Mùa Giáng Sinh về, tôi lại nhớ O. Henry, một nhà văn sống một đời bất hạnh, một bi kịch! Vợ chết, mình phải đi tù chỉ vì một số tiền biển thủ không đáng là bao nhiêu, con phải vào Trại Mồ Côi.
Tháng Chạp lại về, đang ở tù thì làm gì có tiền mua cho đứa con gái còn bé bỏng của mình một món quà Giáng Sinh đơn sơ cho con mình khỏi tủi, O. Henry bèn cầm viết!
Tình phụ tử cao quý đó đã sản sinh cho chúng ta, những người đọc trên toàn thế giới, suốt cả trăm năm nay, những truyện ngắn về Mùa Giáng Sinh tuyệt tác của O. Henry!
o O o
O. Henry, tên thật là William Sydney Porter, sanh ngày 11, tháng Chín, năm 1862 tại Greensboro, North Carolina, Hoa Kỳ.
Mẹ mất vì bịnh lao nên ông mồ côi khi mới lên 3 tuổi. Về với Nội, ông chỉ học ở trường trung học Lindsey tới năm 15 tuổi rồi phải bước xuống cuộc đời mà kiếm sống.
Tháng Ba, năm 1882, khi bắt đầu có những cơn ho dai dẳng, sợ bị lao như Mẹ, ông chuyển về Texas, sống trong một trại chăn nuôi với hy vọng khí hậu ấm áp nơi đồng nội miền Nam Hoa Kỳ sẽ giúp ông vượt qua cơn bệnh.
Khi còn bé, rất ham đọc; đọc bất cứ cái gì mà ông có trong tay. Ðến Houston năm 1895, ông bắt đầu viết cho tờ Post (Bưu Ðiện). Tiền nhuận bút được một tháng 25 đô, một ngày kiếm chưa tới một đô la, lương trung bình lúc đó là 300 đô một năm!)
O. Henry yêu Athol Estes, 17 tuổi, con của một gia đình giàu có nhưng gia đình cô không chịu gả. Tháng Bảy, năm 1887, O. Henry và Athol trốn đi; trở thành vợ chồng. (Tháng Chín, năm 1889, họ có con gái đầu lòng, tên là Margaret Worth Porter.)
Năm 1896, làm nhân viên cho First National Bank ở thành phố Austin, Texas. bị tình nghi biển thủ 1,150 USD, ông bỏ trốn đến Honduras. Sáu tháng sau, nghe tin vợ mình đau nặng, hấp hối, ông quày quả trở về. Nhà cầm quyền đợi đến khi vợ ông qua đời mới đem ông ra xử tội biển thủ với bản án 5 năm tù giam.
Trong nhà tù ở thành phố Columbus, tiểu bang Ohio, O. Henry muốn mua quà Giáng Sinh cho con gái 9 tuổi Margaret đang ở trong Trại Mồ Côi, nhưng không có tiền nên gửi một truyện ngắn tới một tạp chí và được ông Chủ bút cho đăng ngay mà tác phẩm không bị sửa chữa bất cứ điều gì.
Mùa Hè năm 1901, ở tù đã hơn ba năm, O. Henry được trả tự do sớm nhờ hạnh kiểm tốt! Năm 1902, hàng tuần, O. Henry, theo hợp đồng, phải gửi cho tờ ‘The New York World Sunday Magazine’ một truyện ngắn. Tiền nhuận bút mỗi truyện là 100 đô la Mỹ, niềm mơ ước của bất cứ nhà văn Mỹ nào lúc bấy giờ.
Cả tòa soạn háo hức chờ đợi; ai cũng muốn được là người đầu tiên đọc tác phẩm mới của O. Henry!
Bảo Huân
o O o
Những tháng năm cùng quẫn O. Henry đã bỏ lại sau song sắt nhà giam. O. Henry danh tiếng giờ đây đã nổi như cồn. Tiền nhuận bút khá khẳm, nhưng vẫn không đủ xài vì tánh ông rất là hào phóng.
Cuộc hôn nhân thứ hai không hạnh phúc, O. Henry chìm trong men rượu! Ðến năm 1908, sức khỏe của ông sút giảm nhanh chóng. O.Henry lìa đời vào ngày mùng 5, tháng Sáu, năm 1910 tại New York trong sự cô độc, ở tuổi 48, vì xơ gan, vì tiểu đường và bị phì tim. O.Henry được chôn cất ở quê nhà North Carolina.
O. Henry mất cách đây hơn một thế kỷ mà ngày nay, mỗi mùa Ðông Bắc Mỹ, mùa Cúm, mùa sưng phổi lại về, chúng ta lại nhớ đến ông. Truyện ngắn của O. Henry thấm đẫm tình người. Mỗi truyện là một tuyên ngôn ‘nghệ thuật vị nhân sinh’.
Trong những truyện ngắn lừng danh đó phải kể đến tác phẩm: ‘The Last leaf’ ( Chiếc lá cuối cùng) xuất bản lần đầu vào năm 1907.
Chuyện rằng: “Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Behrman là một ông họa sĩ già sống cùng chung cư. Suốt cả cuộc đời, Behrman khao khát tạo nên một kiệt tác nhưng chưa làm được.
Mùa Ðông năm ấy, Johnsy bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô bị trầm cảm. Johnsy tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây Trường Xuân dưới sân nhà rụng xuống, cũng là lúc Johnsy lìa đời.
Sue, người bạn thân thiết cùng phòng hết lòng chạy chữa cho Johnsy. Nhưng vô ích, Johnsy vẫn âm thầm đếm từng chiếc lá Trường Xuân rụng xuống, chờ cho đến ngày tận tuyệt.
Biết được ý nghĩ bi quan đó của Johnsy, ông họa sĩ già Behrman cô đơn thức suốt canh thâu để vẽ một chiếc lá Trường Xuân ở trên tường. Chiếc lá giống y như thật. Chiếc lá cuối cùng đó như đang cố bám vào cây Trường Xuân để chống chọi lại mùa Ðông giông bão. Nó đã kiên cường chiến đấu mà không chịu bỏ cuộc, không rụng dù trong đêm qua Trời nổi cơn bão lớn. Ðiều đó làm Johnsy suy nghĩ lại, cô muốn được sống, muốn được sáng tạo.
Johnsy trở về từ cõi chết nhưng Behrman lại chết vì sưng phổi sau một đêm tạo ra kiệt tác chiếc lá để cứu sống Johnsy.
Chiều cuối năm quê người, năm tận tháng cùng ngày sắp hết, tôi lại nhớ O. Henry sống một cuộc đời bi kịch. Bi kịch đó như chiếc lá Trường Xuân, kiệt tác của người Họa sĩ già vẽ trên bức tường trong một tối đêm Ðông trời New York.
Chiếc lá Trường Xuân đó không thể nào rơi vào quên lãng của đời người. Cho dù mải mê mần văn đến nỗi tiền nhuận bút không đủ mua rượu uống. Ðôi khi bánh mì cũng không đủ để mà ăn. (Ðói bao giờ cũng viết văn hay hơn lúc no! Mần văn nghệ nó tréo cẳng ngỗng vậy đó.)
Xin cúi đầu ngưỡng mộ, xin lạy quý nhà văn ba lạy. Mỗi tác phẩm của các ông là một chiếc lá Trường Xuân dâng hiến mãi cho đời!
Đoàn Xuân Thu
Thứ Ba, 11 tháng 3, 2025
Dáng Hoa
Dáng ai sao khó dệt thành thơ
Khiến kẻ thi nhân phải dật dờ
Yểu điệu đào tươi còn ấp ủ
Thướt tha phượng thắm vẫn ơ hờ
Quên vần đắm sắc đan hồn mộng
Nương gió thả lòng kết cõi mơ
Xui khách đa tình thêm vọng ảo
Buồn cho nghiên bút chịu bơ vơ.
Quên Đi
Khiến kẻ thi nhân phải dật dờ
Yểu điệu đào tươi còn ấp ủ
Thướt tha phượng thắm vẫn ơ hờ
Quên vần đắm sắc đan hồn mộng
Nương gió thả lòng kết cõi mơ
Xui khách đa tình thêm vọng ảo
Buồn cho nghiên bút chịu bơ vơ.
Quên Đi
Hoa Mười Giờ

Nào là chậm nở lại tàn mau
Giữa khu vườn nhỏ hương e ấp
Trong lúc trời tươi sắc úa nhàu
Thân phận cỏ cây không hiện tại
Cuộc đời chóng vánh chẳng mai sau
Dẫu sao vẫn được khoe mình vậy
Bé nhỏ đơn sơ lại tím màu.
Thái Huy
Jan/10/25
Mãn Đình Phương 滿庭芳 – Lý Thanh Chiếu
残梅 Tàn Mai
小閣藏春, Tiểu các tàng xuân,
閒窗鎖晝, Nhàn song tỏa trú,
畫堂無限深幽。 Họa đường vô hạn thâm u.
篆香燒盡, Triện hương thiêu tận,
日影下簾鈎。 Nhật ảnh hạ liêm câu.
手種江梅更好, Thủ chủng giang mai cánh hảo,
又何必、臨水登樓。Hựu hà tất, lâm thủy đăng lâu.
無人到, Vô nhân đáo,
寂寥渾似、何遜在揚州。Tịch liêu hồn tự, Hà tốn tại Dương châu.
從來, Tùng lai,
知韻勝, Tri vận thắng,
難堪雨藉, Nan kham vũ tạ,
不耐風揉。 Bất nại phong nhu.
更誰家橫笛, Cánh thùy gia hoành địch,
吹動濃愁。 Xuy động nùng sầu.
莫恨香消雪減, Mạc hận hương tiêu tuyết giảm,
須信道、掃跡情留。Tu tín đạo, tảo tích tình lưu.
難言處, Nan ngôn xứ,
良宵淡月, Lương tiêu đạm nguyệt,
疏影尚風流。 Sơ ảnh thượng phong lưu.
Chú Thích
1- Mãn đình phương 滿庭芳: tên từ bài, tên khác là “Tỏa dương đài 鎖陽台”, “Mãn đình sương 滿庭霜”. V.v. Bài này có 95 chữ, 2 đoạn, mỗi đoạn có 4 bình bận. Cách luật của Lý Thanh Chiếu:
T T B B cú
B B T T cú
T B B T B B vận
T B B T cú
T T T B B vận
T T B B T T cú
T B T, B T B B vận
B B T cú
T B B T, B T T B B vận
B B cú
B T T cú
B B T T cú
T T B B vận
T B B B T cú
B T B B vận
T T B B T T cú
B T T, T T B B vận
B B T cú
B B T T cú
B T T B B vận
2- Nhàn song 閒窗: văn chương thuờng dùng chữ nhàn ghép với danh từ để chỉ tình trạng bình thường của sự vật, không có gì đặc biệt xẩy ra. Thí dụ như “Nhàn giai: bậc thềm bình thường”, “Nhàn song: cửa sổ bình thường”, v.v.
3- Triện hương篆香: một loại hương vòng.
4- Liêm câu 簾鈎: móc để treo màn, rèm.
5- Thủ chủng 手種: tự tay trồng.
6- Giang mai 江梅: hoa mai mọc ở bờ sông. Thực ra trong bài này, chữ giang mai chỉ loại mai quý như ngày xưa Hà Tốn ở Dương Châu làm bài thơ “Vịnh tảo mai 詠早梅”.
7- Cánh更: càng, bản khác chép “Tiệm 漸: dần”.
8- Lâm thủy đăng lâu 臨水登樓: thành ngữ này xuất xứ từ bài thơ “Tống nhân quá Vệ châu 送人過衛州” của tác giả Dương Cự Nguyên 楊巨源 thời Trung Đường:
“論舊舉杯先下淚,Luận cựu cử bôi tiên hạ lệ,
“傷離臨水更登樓。Thương ly lâm thủy cánh đăng lâu.
“Nói chuyện cũ, nâng ly rượu tiễn biệt, chưa uống mà lệ đã rơi,
“Ly biệt buồn thương bên bờ nước (sông Vệ Hà), lại lên lầu nhìn bóng người đi”.
Từ đó có thành ngữ “Lâm thủy đăng lâu” nói lên sự tống biệt.
Cũng có người nói thành ngữ này xuất xứ từ bài “Đăng lâu phú 登樓賦” của Vương Xán 王粲 thời Đông Hán東漢:
“登茲樓以四望兮,Đăng tư lâu dĩ tứ vọng hề, Lên lầu ấy để nhìn bốn phía chừ,
“聊暇日以銷憂。Liêu hạ nhật dĩ tiêu ưu. Tạm hãy tại ngày nhàn hạ để tiêu sầu.
9- Hồn tự渾似: hoàn toàn giống. Bản khác chép “Kháp tự恰似: vừa như”.
10- Hà Tốn 何遜: vị quan nhỏ ở Dương Châu 揚州 thời nhà Lương 梁 Nam Triều 南朝, lúc đó quan phủ trồng 1 cây mai rất đẹp, thường thường ra đó xem hoa và ngâm thơ. Hà tốn tại Dương Châu何遜在揚州: lấy chữ từ bài thơ “Hòa Bùi Địch đăng Thục châu Đông đình tống khách phùng tảo mai tương ức kiến ký 和裴迪登蜀州東亭送客逢早梅相憶見寄” của Đỗ Phủ杜甫:
“東閣官梅動詩興,Đông các quan mai động thi hứng,
“還如何遜在揚州。Hoàn như Hà Tốn tại Dương Châu.
“Ở lầu Đông các thấy cây mai của quan phủ nên động thi hứng,
“Giống như Hà Tốn ở Dương Châu "
11- Vận thắng 韻勝: đẹp nhã nhặn.
12- Nan kham vũ tạ 難堪雨藉: không chịu đựng được mưa vùi dập.
13- Bất nại phong nhu不耐風揉: không chịu đựng được gió táp.
14- Hoành địch 橫笛: phiếm chỉ khúc nhạc tấu bằng cây sáo cầm ngang trước mặt, ý nói thổi sáo bài sáo “Mai hoa lạc”.
15- Hương tiêu 香消: mùi thơm biến mất.
16- Tuyết giảm 雪減: bản khác chép “Ngọc giảm 玉減”.
17- Tảo tích 掃跡: quét sạch không để lại ngấn tích. Tảo tích tình lưu: ngấn tích bị quét sạch nhưng cái tình còn lưu lại.
18- Lương tiêu 良宵: ban đêm có cảnh sắc đẹp hoặc là một đêm dài an lành hoặc đơn giản là đêm khuya. Lương tiêu cũng ám chỉ ngày rằm tháng giêng.
19- Sơ ảnh 疏影 = vật cảnh hy sơ 物影稀疏: cảnh vật thưa thớt. Sơ ảnh cũng có thể hiểu đơn giản là “Hình bóng”.
20- Phong lưu 風流: phong độ, nghi thái.
Dịch Nghĩa
Hoa mai tàn.
Căn gác nhỏ đượm không khí của mùa xuân,
Cửa sổ đóng kín,
Trong căn nhà hoa lệ vô hạn thâm sâu u tĩnh.
Cây hương vòng đã cháy hết,
Ánh nắng chiếu lên móc câu của tấm màn cửa.
Tự tay trồng được cây mai rất đẹp,
Việc gì phải đi du ngoạn và lên lầu ngắm cảnh xa (phí thời quang).
Không có ai đến (với tôi),
Hoàn cảnh tịch liêu giống như năm xưa Hà Tốn tại Dương Châu.
Xưa nay,
Vẫn biết hoa mai đẹp thanh cao nhã nhặn,
Nhưng không chịu đựng được mưa vùi dập,
Cũng không chịu đựng được gió thổi sương táp.
Lại có tiếng sáo nhà ai thổi (bài mai hoa lạc),
Nghe buồn não nùng.
Đừng hận vì hương thơm tan mất, cánh hoa tàn rụng như tuyết,
Nên biết rằng hoa bị quét sạch tông tích nhưng tình ý giữ lâu mãi.
Chỗ ngôn ngữ khó biểu đạt là,
Trong những đêm lành mỹ hảo, ánh trăng đạm nhạt nhạt,
Hình ảnh hoa mai vẫn lộ vẻ phong lưu thanh nhã.
Phỏng Dịch
1 Mãn Đình Phương - Tàn Mai
Gác nhỏ ngày xuân,
Song thường khóa kín,
Nhà hoa vô hạn thâm sâu.
Hương vòng tàn hết,
Ánh nắng chiếu rèm châu.
Trồng được cây mai quá đẹp,
Việc gì phải đi du ngoạn, lên lầu ngắm cảnh.
Không ai đến,
Tịch liêu tương tự, Hà Tốn tại Dương Châu.
Xưa nay,
Thanh nhã đẹp,
Không kham gió đập,
Chẳng chịu mưa nhầu,
Sáo ngang nhà ai thổi,
Động mối u sầu.
Đừng hận hương tan ngọc nát,
Nên biết đấy, cảnh mất tình lâu.
Còn gì nói,
Đêm thanh nguyệt đạm,
Hình bóng vẫn phong lưu.
2 Hoa Mai Tàn
Gác nhỏ ươm xuân cửa khóa kín,
Nhà hoa vô hạn bước thâm sâu.
Tàn hết hương vòng ngày sắp cạn,
Chiều hôm nắng chiếu trên rèm châu.
難堪雨藉, Nan kham vũ tạ,
不耐風揉。 Bất nại phong nhu.
更誰家橫笛, Cánh thùy gia hoành địch,
吹動濃愁。 Xuy động nùng sầu.
莫恨香消雪減, Mạc hận hương tiêu tuyết giảm,
須信道、掃跡情留。Tu tín đạo, tảo tích tình lưu.
難言處, Nan ngôn xứ,
良宵淡月, Lương tiêu đạm nguyệt,
疏影尚風流。 Sơ ảnh thượng phong lưu.
Chú Thích
1- Mãn đình phương 滿庭芳: tên từ bài, tên khác là “Tỏa dương đài 鎖陽台”, “Mãn đình sương 滿庭霜”. V.v. Bài này có 95 chữ, 2 đoạn, mỗi đoạn có 4 bình bận. Cách luật của Lý Thanh Chiếu:
T T B B cú
B B T T cú
T B B T B B vận
T B B T cú
T T T B B vận
T T B B T T cú
T B T, B T B B vận
B B T cú
T B B T, B T T B B vận
B B cú
B T T cú
B B T T cú
T T B B vận
T B B B T cú
B T B B vận
T T B B T T cú
B T T, T T B B vận
B B T cú
B B T T cú
B T T B B vận
2- Nhàn song 閒窗: văn chương thuờng dùng chữ nhàn ghép với danh từ để chỉ tình trạng bình thường của sự vật, không có gì đặc biệt xẩy ra. Thí dụ như “Nhàn giai: bậc thềm bình thường”, “Nhàn song: cửa sổ bình thường”, v.v.
3- Triện hương篆香: một loại hương vòng.
4- Liêm câu 簾鈎: móc để treo màn, rèm.
5- Thủ chủng 手種: tự tay trồng.
6- Giang mai 江梅: hoa mai mọc ở bờ sông. Thực ra trong bài này, chữ giang mai chỉ loại mai quý như ngày xưa Hà Tốn ở Dương Châu làm bài thơ “Vịnh tảo mai 詠早梅”.
7- Cánh更: càng, bản khác chép “Tiệm 漸: dần”.
8- Lâm thủy đăng lâu 臨水登樓: thành ngữ này xuất xứ từ bài thơ “Tống nhân quá Vệ châu 送人過衛州” của tác giả Dương Cự Nguyên 楊巨源 thời Trung Đường:
“論舊舉杯先下淚,Luận cựu cử bôi tiên hạ lệ,
“傷離臨水更登樓。Thương ly lâm thủy cánh đăng lâu.
“Nói chuyện cũ, nâng ly rượu tiễn biệt, chưa uống mà lệ đã rơi,
“Ly biệt buồn thương bên bờ nước (sông Vệ Hà), lại lên lầu nhìn bóng người đi”.
Từ đó có thành ngữ “Lâm thủy đăng lâu” nói lên sự tống biệt.
Cũng có người nói thành ngữ này xuất xứ từ bài “Đăng lâu phú 登樓賦” của Vương Xán 王粲 thời Đông Hán東漢:
“登茲樓以四望兮,Đăng tư lâu dĩ tứ vọng hề, Lên lầu ấy để nhìn bốn phía chừ,
“聊暇日以銷憂。Liêu hạ nhật dĩ tiêu ưu. Tạm hãy tại ngày nhàn hạ để tiêu sầu.
9- Hồn tự渾似: hoàn toàn giống. Bản khác chép “Kháp tự恰似: vừa như”.
10- Hà Tốn 何遜: vị quan nhỏ ở Dương Châu 揚州 thời nhà Lương 梁 Nam Triều 南朝, lúc đó quan phủ trồng 1 cây mai rất đẹp, thường thường ra đó xem hoa và ngâm thơ. Hà tốn tại Dương Châu何遜在揚州: lấy chữ từ bài thơ “Hòa Bùi Địch đăng Thục châu Đông đình tống khách phùng tảo mai tương ức kiến ký 和裴迪登蜀州東亭送客逢早梅相憶見寄” của Đỗ Phủ杜甫:
“東閣官梅動詩興,Đông các quan mai động thi hứng,
“還如何遜在揚州。Hoàn như Hà Tốn tại Dương Châu.
“Ở lầu Đông các thấy cây mai của quan phủ nên động thi hứng,
“Giống như Hà Tốn ở Dương Châu "
11- Vận thắng 韻勝: đẹp nhã nhặn.
12- Nan kham vũ tạ 難堪雨藉: không chịu đựng được mưa vùi dập.
13- Bất nại phong nhu不耐風揉: không chịu đựng được gió táp.
14- Hoành địch 橫笛: phiếm chỉ khúc nhạc tấu bằng cây sáo cầm ngang trước mặt, ý nói thổi sáo bài sáo “Mai hoa lạc”.
15- Hương tiêu 香消: mùi thơm biến mất.
16- Tuyết giảm 雪減: bản khác chép “Ngọc giảm 玉減”.
17- Tảo tích 掃跡: quét sạch không để lại ngấn tích. Tảo tích tình lưu: ngấn tích bị quét sạch nhưng cái tình còn lưu lại.
18- Lương tiêu 良宵: ban đêm có cảnh sắc đẹp hoặc là một đêm dài an lành hoặc đơn giản là đêm khuya. Lương tiêu cũng ám chỉ ngày rằm tháng giêng.
19- Sơ ảnh 疏影 = vật cảnh hy sơ 物影稀疏: cảnh vật thưa thớt. Sơ ảnh cũng có thể hiểu đơn giản là “Hình bóng”.
20- Phong lưu 風流: phong độ, nghi thái.
Dịch Nghĩa
Hoa mai tàn.
Căn gác nhỏ đượm không khí của mùa xuân,
Cửa sổ đóng kín,
Trong căn nhà hoa lệ vô hạn thâm sâu u tĩnh.
Cây hương vòng đã cháy hết,
Ánh nắng chiếu lên móc câu của tấm màn cửa.
Tự tay trồng được cây mai rất đẹp,
Việc gì phải đi du ngoạn và lên lầu ngắm cảnh xa (phí thời quang).
Không có ai đến (với tôi),
Hoàn cảnh tịch liêu giống như năm xưa Hà Tốn tại Dương Châu.
Xưa nay,
Vẫn biết hoa mai đẹp thanh cao nhã nhặn,
Nhưng không chịu đựng được mưa vùi dập,
Cũng không chịu đựng được gió thổi sương táp.
Lại có tiếng sáo nhà ai thổi (bài mai hoa lạc),
Nghe buồn não nùng.
Đừng hận vì hương thơm tan mất, cánh hoa tàn rụng như tuyết,
Nên biết rằng hoa bị quét sạch tông tích nhưng tình ý giữ lâu mãi.
Chỗ ngôn ngữ khó biểu đạt là,
Trong những đêm lành mỹ hảo, ánh trăng đạm nhạt nhạt,
Hình ảnh hoa mai vẫn lộ vẻ phong lưu thanh nhã.
Phỏng Dịch
1 Mãn Đình Phương - Tàn Mai
Gác nhỏ ngày xuân,
Song thường khóa kín,
Nhà hoa vô hạn thâm sâu.
Hương vòng tàn hết,
Ánh nắng chiếu rèm châu.
Trồng được cây mai quá đẹp,
Việc gì phải đi du ngoạn, lên lầu ngắm cảnh.
Không ai đến,
Tịch liêu tương tự, Hà Tốn tại Dương Châu.
Xưa nay,
Thanh nhã đẹp,
Không kham gió đập,
Chẳng chịu mưa nhầu,
Sáo ngang nhà ai thổi,
Động mối u sầu.
Đừng hận hương tan ngọc nát,
Nên biết đấy, cảnh mất tình lâu.
Còn gì nói,
Đêm thanh nguyệt đạm,
Hình bóng vẫn phong lưu.
2 Hoa Mai Tàn
Gác nhỏ ươm xuân cửa khóa kín,
Nhà hoa vô hạn bước thâm sâu.
Tàn hết hương vòng ngày sắp cạn,
Chiều hôm nắng chiếu trên rèm châu.
Cây mai vun sới đẹp ai bì,
Du ngoạn, lên lầu, chẳng nghĩa chi.
Phòng khuê tịch mịch không người đến,
Hà Tốn Dương Châu có khác gì.
Xưa nay thanh nhã không kham gió,
Chẳng chịu mưa nhầu trên cõi đời.
Tiếng sáo nhà ai chợt ảm đạm,
Buồn trong giây phút hoa tàn rơi.
Đừng hận mãi hương tan ngọc nát,
Cảnh xưa tiêu thất tình bền lâu.
Còn nói chi, trăng thanh đạm nhạt,
Hoa mai cảnh sắc vẫn phong lưu.
HHD 10-2021
***
Hoa Mai Tàn
1-
Gác nhỏ chứa xuân
Cửa song đóng kín
Nhà hoa vô hạn âm u
Hương vòng cháy hết
Nắng chiếu móc màn châu
Tự trồng cây mai rất đẹp
Hà tất phải đến bến, lên lầu
Không ai đến
Hoàn cảnh tịch liêu, như Hà Tốn, Dương Châu
Xưa nay
Biết thanh nhã
Chẳng kham mưa dãi
Khôn chịu gió dầu
Thêm nhà ai tiếng sáo
Thổi nghe buồn sầu
Chớ hận hương tan tuyết giảm.
Nên biết rằng ngấn sạch tình lưu
Chỗ khó nói
Đêm lành trăng nhạt
Hình ảnh rất phong lưu.
2-
Gác xuân nhỏ, kín cửa song
Âm u vô hạn, nhà bông nức lời
Hương cháy hết, rèm nắng soi
Tự trồng mai quý tuyệt vời bấy lâu
Đâu cần lại bến, lên lầu
Không ai. Hà Tốn, Dương Châu u hoài
Biết hoa thanh nhã xưa nay
Chẳng kham mưa bủa, gió vây mấy tầng
Nhà ai tiếng sáo sầu dâng
Hương tan tuyết giảm chẳng sân oán cừu
Hiểu rằng dấu sạch tình lưu
Đêm lành trăng nhạt phong lưu bóng hình!
Lộc Bắc
Nhà ai tiếng sáo sầu dâng
Hương tan tuyết giảm chẳng sân oán cừu
Hiểu rằng dấu sạch tình lưu
Đêm lành trăng nhạt phong lưu bóng hình!
Lộc Bắc
Mars25
***
Xuân Tàn Gác nhỏ đượm xuân
Song buông khóa kín
Thâm u vô hạn
Hương vòng đã cạn
Rèm châu ráng loang
Mai đẹp tự trồng
Không cần đi đâu
Lên lầu ghé bến
Chẳng đến một ai
Hà Tồn, Dương Châu
Cũng cùng tâm trạng
Xưa nay thanh nhã
Vùi dập chẳng kham
Sáo ai ảm đạm
Lòng chạm nỗi sầu
Hoa nhầu rơi rụng.
Đừng hận hương tan
Hoa tàn như tuyết
Nên biết cảnh thay
Ý tình lưu lại
Ngôn từ khó tả
Đêm trăng nhạt phai
Phong lưu mãi mãi
Kim Oanh
10.3.2025
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)