Thơ & Thực Hiện Duy Quang
Nhạc nền : Xvt-BanMongtiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017
Tặng Em
Đời người ngắn chẳng tày gang
Trông lên
Trông xuống
Trông ngang
Đều buồn!
Thương mình
Còn dại
Chưa khôn
Bao giờ
Quảy gánh càn khôn về trời?
Thương em
Con nước
Đầy vơi!
Tặng em
Một trái tim người vẹn nguyên.
Huy Phương
Vẫn Thế - Thế À
Vẫn Thế
Gió đùa những hạt mưa
Lay động bức rèm thưa
Lặng lẽ nhìn đêm tối
Thẩn thờ nhớ bạn xưa
Chữ tình đâu đã cạn
Chữ tín chẳng đem lừa
Tri kỷ sao hờn dỗi
Thuở nào cảnh muối dưa
Quên Đi
***
Thế À
Lệ nhớ nhiều hơn mưa
Có nhau ngày một thưa
Trả tình về mộng tưởng
Quên chuyện của ngày xưa
Bạn mấy người tri kỷ
Đời bao kẻ lọc lừa
Vùi chôn đi kỷ niệm
Càng nghĩ thêm dây dưa
Kim Phượng
Thế À
Lệ nhớ nhiều hơn mưa
Có nhau ngày một thưa
Trả tình về mộng tưởng
Quên chuyện của ngày xưa
Bạn mấy người tri kỷ
Đời bao kẻ lọc lừa
Vùi chôn đi kỷ niệm
Càng nghĩ thêm dây dưa
Kim Phượng
Hương Xưa Còn Đó
Hương Xưa Còn Đó
Có lúc lặng lờ khói thuốc rê
Hồn xa xăm ấy chợt quay về
Cô dâu khúc khích dòng sông cạn
Pháo tết ì đùng mái lá quê
Hiếu khách ly mời không tính toán
Thật lòng áo vá chẳng cười chê
Bây giờ dấu cũ tìm đâu nữa?
Còn đó hương xưa thoáng não nề.
Cao Linh Tử
***
Hương Xưa Vẫn Còn Đây
Thanh niên hồi ấy đội bê rê
Ra dáng phong sương lặng lẽ về
Cưới vợ rước dâu, người lối xóm
Xe hoa đón rễ, kẻ chân quê
Bà con thân thuộc luôn khen ngợi
Chú bác cô dì chẳng thể chê
Dĩ vãng vàng son còn nhớ rõ
Hương xưa nếp cũ, giữ nên nề
Mai Xuân Thanh
Ngày 11 tháng 06 năm 2017
***
Hương Xưa Còn Mãi
Cung đàn khoan nhặt khảy tông rê (*)
Hình bóng người xưa mãi hiện về
Cánh phượng lan tràn khoe sắc đỏ
Lời ve rỉ rả nhớ trường quê
Hây hây má thắm dường e thẹn
Ngây ngất tình si chẳng ngại chê
Giấc mộng vỡ tàn theo khói lửa
Tơ dù vương mãi vẫn không nề.
Quên Đi
(*) Tone Rê: hợp âm Rê trong đánh đàn Guitar
***
Hương Xưa Còn Đó
Gầm bàn đầy vỏ(*) lấy chân rê
Trong lúc tâm tư cứ hướng về
Chốn ấy em buồn thương kỷ niệm
Nơi này anh cảm xót tình quê
Làm sao người nhỉ-mong tha thứ!
Khó quá bạn ơi-chớ trách chê!
Bởi lẽ thân gìa thêm sức yếu
Bằng không mọi sự hỏi đâu nề…
(*) Vỏ bia
Thái Huy
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017
Tháng 6 Vẽ Chân Dung
Tháng sáu ngồi tản mạn
vẽ chân dung cuộc đời
chút tình ngày phóng đãng
lồng màu sắc chơi vơi.
Vẽ chân dung sông núi
chảy ngược mạn thuyền đêm
bờ vai trăng trần trụi
che ngực biển hồn thiêng.
Một nét trời vô tận
một nét đất bao la
một nét ta lãng mạn
một nét em mặn mà.
Trộn tình chung với sắc
chấm cọ vẽ chân dung
tình, hình như muôn mặt
sắc, hình như hư không.
Kéo đường kẻ quê hương
vẫn nhạt nhòa nơi chốn
ta một đời khốn đốn
mãi làm phận tha phương.
Tháng sáu ngồi trông sông
sông đổ dài ra biển
tháng sáu ngồi ngóng biển
biển ùa sóng vào sông
Biển và sông bất biến
ta thì mãi lưu vong...
Phạm Hồng Ân
ta thì mãi lưu vong...
Phạm Hồng Ân
(Moonglow Park, 20/06/2015)
Thất Tình - Trọn Tình - Da Diết…
Thế Luân Xa Đường Liên Vận
Tà áo phất phơ màu lụa bạch
Hiên trời bàng bạc ánh trăng côi
Nàng thơ- vạn kiếp... nàng thơ đó
Kẻ sĩ- muôn đời... kẻ sĩ thôi
Tà áo phất phơ màu lụa bạch
Hiên trời bàng bạc ánh trăng côi
Nàng thơ- vạn kiếp... nàng thơ đó
Kẻ sĩ- muôn đời... kẻ sĩ thôi
Rượu đã vơi, lòng chưa đủ ấm
Tình còn đầy, mộng vội tàn hơi
Mắt ai chất ngất ngàn con sóng
Xô dạt thuyền ta giữa biển khơi
Hiên trời bàng bạc ánh trăng côi
Một thoáng phù du...lỡ mộng đời
Bên lở- bên bồi- sông nước chảy
Giữa thương- giữa nhớ- lệ tình rơi
Câu thơ ngày cũ lời say đắm
Nét mực đêm nao chữ rã rời
Thế đó- bỗng dưng mà cách trở
Hương nồng dẫu tiếc cũng đành thôi
Nàng thơ vạn kiếp nàng thơ đó
Nỗi nhớ muôn đời nỗi nhớ đây
Năm tháng phôi pha ngàn mộng thắm
Cuộc tình tan tác một mình cay
Ta về mưa bụi sầu hoen mắt
Gió thổi đêm tàn lạnh ướt vai
Thèm tiếng cười trao chiều tiễn biệt
Bờ môi khao khát nụ hôn đầy.
Kẻ sĩ muôn đời kẻ sĩ thôi
Nam kha giấc mộng vỡ tan rồi
Trần gian xơ xác trăng vàng úa
Thế sự điên cuồng phận tả tơi
Viết khúc Đường thi lòng vẫn thẹn
Nhìn tranh Vân cẩu dạ chưa nguôi
Đường mây lận đận , hồn thơ lạnh
Thương cánh sao rơi lạc cuối trời
Rượu đã vơi lòng chưa đủ ấm
Tình vừa nồng mắt cũng vừa cay
Mời trăng mỏng mảnh treo cành liễu
Gọi gió dịu dàng chở phiến mây
Nguyệt khúc em đàn bên mái trúc
Quỳnh tương ta tặng giữa đôi tay
Bóng ai chìm khuất vào hư mộng
Để khách đa tình ngớ ngẩn say
Tình còn đầy mộng đã tàn hơi
Đóm lửa thương yêu lịm chết rồi
Cứ ngỡ ngàn năm duyên bất diệt
Nào ngợ̀ một thoáng nợ chia phôi
Con tim son sắt ta giành lấy
Sợi tóc phụ phàng bậu đánh rơi
Uống đến tàn canh chưa thấm rượu
Tưởng hương bồ kết quấn quanh đời
Mắt ai chất ngất ngàn con sóng
Hồn kẻ si tình vạn nỗi đau
Muôn ngả ta về nơi quạnh quẽ
Nghìn đêm em khóc chốn lao đao
Rừng dù thay lá từ hôm đó
Biển vẫn yêu trăng tự thuở nào
Hai chữ tương tư chừng rất nhẹ
Đâu ngờ ray rứt mãi vì nhau
Xô dạt thuyền ta giữa biển khơi
Đường trần ngao ngán cuộc rong chơi
Ngủ vùi một giấc quên cơn mộng
Vỗ nhẹ đôi tay xóa chuyện đời
Man mác thềm xưa làn gió thổi
Êm đềm bến cũ áng mây trôi
Phù hoa, phú qúy là hư ảo
Thì tiếc làm gì chút nét môi
Thy Lệ Trang
Massachusetts
***
Trọn Tình
Tình còn đầy, mộng vội tàn hơi
Mắt ai chất ngất ngàn con sóng
Xô dạt thuyền ta giữa biển khơi
Hiên trời bàng bạc ánh trăng côi
Một thoáng phù du...lỡ mộng đời
Bên lở- bên bồi- sông nước chảy
Giữa thương- giữa nhớ- lệ tình rơi
Câu thơ ngày cũ lời say đắm
Nét mực đêm nao chữ rã rời
Thế đó- bỗng dưng mà cách trở
Hương nồng dẫu tiếc cũng đành thôi
Nàng thơ vạn kiếp nàng thơ đó
Nỗi nhớ muôn đời nỗi nhớ đây
Năm tháng phôi pha ngàn mộng thắm
Cuộc tình tan tác một mình cay
Ta về mưa bụi sầu hoen mắt
Gió thổi đêm tàn lạnh ướt vai
Thèm tiếng cười trao chiều tiễn biệt
Bờ môi khao khát nụ hôn đầy.
Kẻ sĩ muôn đời kẻ sĩ thôi
Nam kha giấc mộng vỡ tan rồi
Trần gian xơ xác trăng vàng úa
Thế sự điên cuồng phận tả tơi
Viết khúc Đường thi lòng vẫn thẹn
Nhìn tranh Vân cẩu dạ chưa nguôi
Đường mây lận đận , hồn thơ lạnh
Thương cánh sao rơi lạc cuối trời
Rượu đã vơi lòng chưa đủ ấm
Tình vừa nồng mắt cũng vừa cay
Mời trăng mỏng mảnh treo cành liễu
Gọi gió dịu dàng chở phiến mây
Nguyệt khúc em đàn bên mái trúc
Quỳnh tương ta tặng giữa đôi tay
Bóng ai chìm khuất vào hư mộng
Để khách đa tình ngớ ngẩn say
Tình còn đầy mộng đã tàn hơi
Đóm lửa thương yêu lịm chết rồi
Cứ ngỡ ngàn năm duyên bất diệt
Nào ngợ̀ một thoáng nợ chia phôi
Con tim son sắt ta giành lấy
Sợi tóc phụ phàng bậu đánh rơi
Uống đến tàn canh chưa thấm rượu
Tưởng hương bồ kết quấn quanh đời
Mắt ai chất ngất ngàn con sóng
Hồn kẻ si tình vạn nỗi đau
Muôn ngả ta về nơi quạnh quẽ
Nghìn đêm em khóc chốn lao đao
Rừng dù thay lá từ hôm đó
Biển vẫn yêu trăng tự thuở nào
Hai chữ tương tư chừng rất nhẹ
Đâu ngờ ray rứt mãi vì nhau
Xô dạt thuyền ta giữa biển khơi
Đường trần ngao ngán cuộc rong chơi
Ngủ vùi một giấc quên cơn mộng
Vỗ nhẹ đôi tay xóa chuyện đời
Man mác thềm xưa làn gió thổi
Êm đềm bến cũ áng mây trôi
Phù hoa, phú qúy là hư ảo
Thì tiếc làm gì chút nét môi
Thy Lệ Trang
Massachusetts
***
Trọn Tình
Đất khách bơ vơ, sầu phận bạc
Quê người thăm thẳm, tủi thân côi
Tình xưa hờ hững âu đành vậy
Bến cũ mịt mù phải chịu thôi
Đã biết xa xôi rồi dáng bậu
Sao còn ấp ủ mãi làn hơi?
Vết thương ngày ấy chưa lành lặn
Vẫn nát tan lòng, vẫn gợi khơi
Quê người thăm thẳm, tủi thân côi
Khốn khó vẫn theo suốt cuộc đời
Quá khứ không ngăn dòng lệ chảy
Tương lai khó nén giọt châu rơi
Niềm đau thuở ấy còn tê tái
Nỗi nhớ giờ đây khó tách rời
Chẳng biết ngày nào qua bão tố ?
Bao nhiêu kỳ vọng phải buông thôi
Tình xưa hờ hững âu đành vậy
Mộng cũ ơ thờ chịu đoạn đây
Tấc dạ chưa nguôi niềm uất hận
Đáy lòng còn nặng nỗi chua cay
Giá không sóng gió, thuyền neo bến
Hẳn đã sum vầy, má tựa vai
Thầm trách trời cao sao khắc nghiệt
Bao giờ nước mắt hết rưng đầy?
Bến cũ mịt mù phải chịu thôi
Bao nhiêu kỳ vọng đã xa rồi
Người đi hạnh phúc, duyên tình thắm
Kẻ ở bơ phờ, manh áo tơi
Nước mắt đau thương thì đã cạn
Nỗi lòng trắc ẩn vẫn chưa nguôi
Biết đâu là hướng, đường muôn nẻo
Ngõ tối về đâu? Phó mặc trời.
Đã biết xa xôi rồi dáng bậu
Sao còn khắc khoải mãi tình cay?
Ánh xưa vằng vặc như vầng nguyệt
Bóng cũ mong manh tựa áng mây
Sự nghiệp trơ vơ, đành dấu mặt
Tương lai mờ mịt, phải chia tay
Thôi thì duyên kiếp do thiên định?
Rượu vẫn đầy bình, hãy cứ say.
Sao còn ấp ủ mãi làn hơi ?
Ước vọng lâu nay tan tác rồi
Nỗi nhớ thiết tha luôn luyến tiếc
Mảnh tình dang dở vội phai phôi
Thân côi vất vưởng như bèo dạt
Phận bạc bơ phờ tựa lá rơi
Chẳng biết, thật lòng ta chẳng biết
Bao giờ trả hết nợ cho đời?
Vết thương ngày ấy chưa lành lặn
Tấc dạ giờ đây vẫn nhói đau
Giá đã bọc thây nơi chiến địa
Hay là bỏ xác chốn binh đao
Thì đâu chuốc hận từ khi đó?
Chẳng biết vương tơ đến lúc nào?
Kỳ vọng, ước mơ tan biến cả
Sao còn ảo mộng được gần nhau?
Vẫn nát tan lòng, vẫn gợi khơi
Vết thương ngày ấy, cợt đùa chơi?
Lẽ nào hành hạ hoài thân xác?
Để phải gian nan suốt cuộc đời?
Vất vả bao phen, cơn sóng vỗ
Yên bình mấy thuở lục bình trôi?
Căm hờn, than trách làm chi nữa?
Nếu chết cũng đành, chẳng hở môi.
Thục Nguyên
***
Da Diết…
Bến cũ mịt mù phải chịu thôi
Đã biết xa xôi rồi dáng bậu
Sao còn ấp ủ mãi làn hơi?
Vết thương ngày ấy chưa lành lặn
Vẫn nát tan lòng, vẫn gợi khơi
Quê người thăm thẳm, tủi thân côi
Khốn khó vẫn theo suốt cuộc đời
Quá khứ không ngăn dòng lệ chảy
Tương lai khó nén giọt châu rơi
Niềm đau thuở ấy còn tê tái
Nỗi nhớ giờ đây khó tách rời
Chẳng biết ngày nào qua bão tố ?
Bao nhiêu kỳ vọng phải buông thôi
Tình xưa hờ hững âu đành vậy
Mộng cũ ơ thờ chịu đoạn đây
Tấc dạ chưa nguôi niềm uất hận
Đáy lòng còn nặng nỗi chua cay
Giá không sóng gió, thuyền neo bến
Hẳn đã sum vầy, má tựa vai
Thầm trách trời cao sao khắc nghiệt
Bao giờ nước mắt hết rưng đầy?
Bến cũ mịt mù phải chịu thôi
Bao nhiêu kỳ vọng đã xa rồi
Người đi hạnh phúc, duyên tình thắm
Kẻ ở bơ phờ, manh áo tơi
Nước mắt đau thương thì đã cạn
Nỗi lòng trắc ẩn vẫn chưa nguôi
Biết đâu là hướng, đường muôn nẻo
Ngõ tối về đâu? Phó mặc trời.
Đã biết xa xôi rồi dáng bậu
Sao còn khắc khoải mãi tình cay?
Ánh xưa vằng vặc như vầng nguyệt
Bóng cũ mong manh tựa áng mây
Sự nghiệp trơ vơ, đành dấu mặt
Tương lai mờ mịt, phải chia tay
Thôi thì duyên kiếp do thiên định?
Rượu vẫn đầy bình, hãy cứ say.
Sao còn ấp ủ mãi làn hơi ?
Ước vọng lâu nay tan tác rồi
Nỗi nhớ thiết tha luôn luyến tiếc
Mảnh tình dang dở vội phai phôi
Thân côi vất vưởng như bèo dạt
Phận bạc bơ phờ tựa lá rơi
Chẳng biết, thật lòng ta chẳng biết
Bao giờ trả hết nợ cho đời?
Vết thương ngày ấy chưa lành lặn
Tấc dạ giờ đây vẫn nhói đau
Giá đã bọc thây nơi chiến địa
Hay là bỏ xác chốn binh đao
Thì đâu chuốc hận từ khi đó?
Chẳng biết vương tơ đến lúc nào?
Kỳ vọng, ước mơ tan biến cả
Sao còn ảo mộng được gần nhau?
Vẫn nát tan lòng, vẫn gợi khơi
Vết thương ngày ấy, cợt đùa chơi?
Lẽ nào hành hạ hoài thân xác?
Để phải gian nan suốt cuộc đời?
Vất vả bao phen, cơn sóng vỗ
Yên bình mấy thuở lục bình trôi?
Căm hờn, than trách làm chi nữa?
Nếu chết cũng đành, chẳng hở môi.
Thục Nguyên
***
Da Diết…
Mong ai thấu hiểu lời minh bạch
Cám cảnh thương hoài phận cút côi
Câu hẹn chung đường còn ngại lắm!
Mối tình đôi ngả gắng quên thôi
Tim buồn hiu quạnh luôn băng giá
Pháo đỏ im lìm vẫn bặt hơi
Duyên nợ long đong bao trắc trở
Xin chàng chôn kín chớ nên khơi…
Cám cảnh thương hoài phận cút côi
Thân đơn lưu lạc giữa dòng đời
Âm thầm quay bước trong sương đẫm
Lặng lẽ ra đi giữa tuyết rơi
Thưở ấy luôn mơ ngày kết hợp
Giờ đây nào nghĩ buổi xa rời
Trách hờn chi nữa thêm sầu não
Hai chữ tương phùng khó lắm thôi!
Câu hẹn chung đường còn ngại lắm!
Niềm thương nghìn mối vẫn lo đây!
Thuyền quyên hờ hững tô môi nhạt
Lãng tử ngậm ngùi nhấp rượu cay
Cứ tưởng bên chàng luôn ước mộng
Hay mơ cùng bậu mãi kề vai
Nợ duyên không trọn mong chi nữa?
Hẹn kiếp lai sinh sẽ lấp đầy!
Mối tình đôi ngả gắng quên thôi
Da diết buồn đau cũng trải rồi
Ray rứt tim mang hình ảnh cũ
Vấn vương lòng nhớ áo bông tơi
Người về thôn ấy thôi đừng trách
Bạn ở nơi này hãy chóng nguôi
Ngày tháng mỏi mòn luôn ngóng đợi
Vắng tin từ đó mấy năm trời…
Tim buồn hiu quạnh luôn băng giá
Dạ buốt ngấm ngầm mãi đắng cay!
Những lúc muộn màng tô má phấn
Đôi khi thơ thẩn ngắm vầng mây
Thẹn thùng mong mỏi cài nơ tóc
E ngại đợi chờ níu cánh tay
Kỷ niệm êm đềm vừa trỗi dậy
Trong lòng đắm đuối ngất ngây say!
Pháo đỏ im lìm vẫn bặt hơi
Tơ hồng thắm thiết đã xe rồi
Hằng đêm trăn trở đâu đành dứt
Năm tháng trông chờ cũng khó phôi*
Nhớ lúc tan trường mừng bạn đón
Vui sao ngắm biển tránh mưa rơi
Bao nhiêu kỷ niệm thân thương quá!
Để lại niềm đau suốt một đời!
Duyên nợ long đong bao trắc trở
Cuộc đời cay nghiệt lắm buồn đau
Giải sầu tìm bạn say men rượu
Vơi khổ mời thầy luyện kiếm đao
Cứ tưởng sẽ không như thưở trước
Ơ hay vẫn thế tựa hôm nào!
Xin em gởi chút niềm hy vọng
Dẫu biết mai này khó gặp nhau!
Xin chàng chôn kín chớ nên khơi…
Thổ lộ tâm tình buổi dạo chơi
Tạo hóa an bày dù nghịch cảnh
Thị phi bàn tán mặc người đời
Tiếng yêu có phải nên gìn giữ?
Lời nguyện không đành để cuốn trôi
Hẹn với bạn lòng khi trở lại
Vai kề, má tựa … môi tìm môi…
Như Thu
*phôi pha
Đất Phương Nam I - Đồng Bằng Miền Đông
Tổng Quan Về Đồng Bằng Miền Đông:
Vùng Đồng Nai thuở chúa Nguyễn mới khởi đầu cuộc Nam tiến, đất rộng người thưa, lại là vùng đất du canh của người Phù Nam từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ sáu, rồi sau đó đến người Chân Lạp, nên đất đai vùng này đã tương đối là vùng “đất thuộc” nghĩa là đất đã được khai khẩn chứ không còn ủng phèn như ở miền Tây nữa.
Theo dòng Nam Tiến, cha anh chúng ta đã bắt đầu bằng cách chinh phục miền Đông Nam Phần. Họ đã đến khai phá những khu rừng già của vùng đất nầy cách nay trên 300 năm. Kỳ thật trước khi cha anh chúng ta đến đây thì hàng ngàn năm trước nơi nầy đã từng có các cộng đồng cư dân cổ. Đây là bản địa của các bộ tộc Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, và Stiêng, nhưng đến đầu thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì vùng đất nầy trực thuộc vương quốc Phù Nam, rồi đến thế kỷ thứ bảy vùng đất nầy trực thuộc Chân Lạp sau khi vương quốc Phù Nam sụp đổ. Khi vùng đất nầy trực thuộc vương quốc Chân Lạp thì hầu như nó bị lãng quên và bỏ cho hoang vu trong nhiều thế kỷ. Có thể người Chân Lạp đã quen sống với những vùng đất cao và dân cư ngay chính bản địa của họ là vùng Lục Chân Lạp cũng rất thưa thớt nên họ không màng đến chuyện tản dân về khai phá những miền đất sơn lam chướng khí của vùng Thủy Chân Lạp. Chính vì vậy mà cho mãi đến thế kỷ thứ XVII, khi những lưu dân Việt Nam đầu tiên đến đây, vùng đất nầy vẫn còn chìm trong hoang vu với rừng thiêng nước độc và hoang thú.
Đúng ra phải phân định miền Đông và miền Tây theo thế đất, nghĩa là vùng đất cao từ Gia Định trở về phía Đông, phần đất thấp nằm về phía Tây của Gia Định. Miền Đông Nam Kỳ thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Khác với đồng bằng sông Cửu Long, ngoài lúa gạo tràn đồng, tôm cá đầy sông, cây trái quanh năm, vùng Đồng Nai Biên Hòa còn có nguồn tài nguyên dồi dào về đá xanh, đá ong, và đất sét đỏ làm gạch ngói, đồ gốm. Ngoài ra, vùng Thủ Dầu Một, Bình Long và Phước Long là một vùng thiên nhiên ưu đãi với những rừng cao su có phẩm chất tốt nhất nhì thế giới. Vùng tiếp giáp khu rừng Xuân Lộc và Buôn Mê Thuộc có rất nhiều gỗ quý. Miền Đông Nam Kỳ là vùng đất đỏ, một vùng đồi núi chạy dài từ biên giới Việt Miên đến biển Đông, từ Tây Ninh, Bình Long, Phước Long (Bình Phước), qua vùng Bình Dương, Đồng Nai cho đến Bà Rịa và Vũng Tàu. Vùng này có các con sông lớn như Sài Gòn, Đồng Nai, và sông Bé, chảy qua miền đất đỏ mang nét đặc sắc riêng biệt là sự pha trộn chuyển tiếp từ miền núi đồi đất đỏ của cao nguyên Trung phần đến những cánh đồng bạt ngàn của miền Tây. Miền Đông với những rừng cao su bạt ngàn, những núi đồi chạy dài với những dòng sông đỏ ngầu đất phù sa. Đây còn là một vùng đất đầy sức sống của dân tộc Việt Nam trong những ngày đầu Nam tiến. Bắt đầu từ Đồng Nai, mảnh đất có chiều dài lịch sử mới hơn 300 năm nhưng mang đầy vết chân kiêu hùng của những người đi mở nước. Biên Hòa là vùng địa đầu của Nam Kỳ Lục Tỉnh, trước thời Nam Kỳ Lục Tỉnh Biên Hòa có tên là Trấn Biên. Trước đây vùng này mang tên Cù Lao Phố, là một phố cảng phồn thịnh nhất của Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, với những phố sá, mái ngói, tường vôi, đường sá lót gạch đỏ... Sau cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh thì cù lao Phố bị tàn phá. Sau năm Minh Mạng thứ 13, nhà vua bãi bỏ Gia Định Thành và chia Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh, từ đó về sau mới có tên Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Cấu Trúc Địa Chất Của Đồng Bằng Miền Đông:
Miền Đông Nam Phần có một địa thế hết sức đặc biệt, không cao như các vùng thuộc cao nguyên Nam Trung Phần, mà cũng không thấp như đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dầu khi nói đến Nam Phần là người ta nghĩ ngay đến vùng Đồng Nai Cửu Long, nghĩ ngay đến cái vùng mà một thời cha anh chúng ta đi mở cõi về phương Nam, nhưng về phương diện cấu trúc địa chất thì hai vùng Đồng Nai và Cửu Long hoàn toàn khác biệt nhau. Độ cao trung bình của đồng bằng miền Đông khoảng từ vài chục thước đến khoảng 200 thước trên mặt nước biển trung bình. Nó nằm ngay dưới chân các cao nguyên Lâm Đồng và Di Linh, về phía Bắc nó chạy dài từ Bà Rịa đến Tây Ninh, về phía Nam nó được phân biệt với đồng bằng sông Cửu Long bởi sự khác biệt về thế đất giữa hai con sông Vàm Cỏ. Đồng bằng sông Cửu Long thì kinh rạch chằng chịt, sông nước quanh năm, ngay cả vào những ngày nắng hạn, nhưng trên cánh đồng miền Đông thì ít sông rạch, nếu có thì chỉ là những con sông nhỏ, những con suối ngắn, mùa mưa thì nước tràn bờ, kịp đến mùa nắng thì cạn kiệt, không còn lấy một giọt nước. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, Đồng Bằng Miền Đông bao gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Phước Lễ(1), Sài Gòn và Gia Định với tổng diện tích khoảng 21.395 cây số vuông.
Về mặt địa hình, đồng bằng Miền Đông có ba dạng địa hình khác nhau: thứ nhất là địa hình núi thấp như vùng núi Bà Đen hay Chứa Chan, thứ nhì là địa hình những ngọn đồi dợn sóng có độ cao từ 20 đến 150 mét, và thứ ba là địa hình đồng bằng có độ cao hơn mực nước biển từ 10 đến 20 mét. Đồng Bằng Miền Đông nằm trên hai vùng phù sa cổ và mới. Vùng phù sa cũ từ Tây Ninh qua Biên Hòa, rồi xuống Bình Dương, Sài Gòn, và từ Sài Gòn chạy ra Bà Rịa. Đây là vùng đất nghèo chất hữu cơ và khả năng giữ nước rất kém nên không phì nhiêu mầu mỡ như các vùng khác. Tuy nhiên, đây là loại đất rất thích hợp cho các loại hoa màu phụ như đậu phộng, rau cải, cây ăn trái như mãng cầu, chuối, và mít; cũng như các loại cây dùng trong kỹ nghệ như hạt điều, ca cao, và cà phê, vân vân. Vùng phù sa mới là vùng đất thấp, nằm về phía Nam Sài Gòn, chạy từ Nhà Bè ra biển. Vùng nầy quanh năm chịu ảnh hưởng của thủy triều và gió mùa, nên đất đai sình lầy với nhiều sông rạch. Dù không phì nhiêu như đồng bằng sông Cửu Long, các vùng Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, An Lộc, Lộc Ninh, Bình Dương, Biên Hòa, Vũng Tàu, Bà Rịa... vẫn có những khu vườn xanh mát bên cạnh những khu rừng bao la bạt ngàn. Nghĩa là khi thoạt nhìn toàn vùng chúng ta cứ tưởng toàn thể đồng bằng miền Đông có cấu trúc địa chất giống nhau, nhưng kỳ thật nó khác nhau rất xa. Vùng Tây Ninh từ biên giới xuống Bến Cát và Thủ Dầu Một, qua Chơn Thành, Phước Thành, từ Tân Uyên lên
Đồng Xoài, ngoại trừ khu núi Bà Đen, còn thì đa số thuộc vùng đất của thềm phù sa cổ màu xám, tuy không phì nhiêu như vùng đất bazan(2), nhưng lại thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm. Từ biên giới Cao Miên với các vùng Bù Đốp, Lộc Ninh, Bình Long và Phước Long là vùng đất đỏ, chen lẫn với các vùng đồi núi thấp nơi mà thượng nguồn các dòng sông Đồng Nai và La Ngà chảy ngang qua. Khoảng giữa sông Sài Gòn và sông Bé là bậc thềm phù sa cổ, có đất màu xám. Từ Biên Hòa ra Long Khánh, Gia Kiệm, Bình Long, Phước Long, nhất là vùng Lộc Ninh và Phú Riềng lại là vùng đất đỏ, Vùng đất nầy có tính giữ nước tốt hơn vùng đất xám nên đất đai tương đối mầu mỡ hơn. Vùng đất nầy rất thích hợp cho việc trồng các loại cây cao su, cà phê, hạt điều và hồ tiêu. Tuy nhiên, từ Long Khánh đến Xuân Lộc lại là vùng đồi núi thấp so với vùng cao nguyên. Từ Xuân Lộc xuống Bà Rịa-Vũng Tàu là sự chuyển tiếp giữa núi đồi thấp qua bậc thềm phù sa cổ có đất màu xám. Riêng vùng Cần Giờ và cửa Soài Rạp là có địa thế của vùng châu thổ, nhưng đa số đất đai vùng nầy lại bị ngập mặn. Chỉ riêng lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, từ biên giới Việt-Miên, xuống Gò Đầm, Trảng Bàng, Củ Chi, qua Thủ Dầu Một đến phía Nam thành phố Sài Gòn là vùng đồng bằng thung lũng, thấp hơn các vùng khác chung quanh, nhưng vẫn cao hơn mặt đất của đồng bằng sông Cửu Long.
Xét về mặt địa chất thì đồng bằng miền Đông có hai thành phần cấu tạo rất khác biệt nhau. Về phía Bắc Đông Bắc gồm những dãy đồi thấp đất đỏ chạy dài từ Bình Long, Phước Long, xuống Phước Tuy, và Long Khánh. Đây chính là cái đuôi của vùng cao nguyên Trung Phần, vùng của những núi lửa cổ được lấp đầy bởi những dung nham của chính những núi lửa nầy. Hãy nhìn khu núi đồi Gia Nam thuộc tỉnh Long Khánh thì chúng ta sẽ thấy ngay một dãy dung nham trải dài đến hằng bốn, năm chục cây số từ Phước Tuy qua Xuân Lộc, Trảng Bom, Gia Kiệm, Định Quán, An Lộc, Lộc Ninh, và qua tận đến Cao Miên. Ngay tại Định Quán chúng ta vẫn còn thấy rõ những núi lửa cổ nổi bật giữa những ngọn đồi thấp thoai thoải. Nhìn chung trong vùng phía Bắc đồng bằng miền Đông Nam Phần, người ta thấy có một số núi đứng cô lập, không cao lắm, nhưng vẫn nổi bật giữa những vùng tương đối bằng phẳng. Đây là hình thức trồi lên của đá hoa cương trong vùng biển Thái Bình Dương, vì đá hoa cương được thành hình từ trong lòng đất thật sâu với nhiệt độ và áp suất thật cao, sau đó chúng trồi lên, rồi từ từ xuyên qua các tầng đá khác và nổi trội lên thành núi như các ngọn Bà Đen ở Tây Ninh (cao 986 mét), núi Bà Rá ở phía Bắc Phú Riềng (cao 736 mét), núi Chứa Chan ở gần Gia Ray (cao 838 mét), và ngay cả khu đồng bằng sông Cửu Long cũng có hiện tượng đá trồi ở khu “Thất Sơn” thuộc tỉnh An Giang.
Càng về phía Nam những đồi thấp đất đỏ nầy là những vùng phù sa cổ dọc theo lưu vực sông Đồng Nai có đất màu xám. Đây chính là những bậc thềm của vùng châu thổ. Tuy nhiên, xét về khả năng bồi đắp của sông Đồng Nai, chắc chắn nó không có khả năng bồi đắp thành những bậc thềm cao và rộng như vùng nầy. Chính vì thế mà có nhiều giả thuyết cho rằng chính sông Cửu Long trước kia đã từng chảy qua vùng nầy và chính nó đã từng tạo ra các bậc thềm ấy, rồi về sau nầy khi miền Đông được
nâng lên trong kỷ Đệ Tứ cùng lúc với dãy Đậu Khấu bên Cao Miên, sông Cửu Long đã trượt dòng chảy từ từ về phía Nam đến vị trí của nó hiện nay. Ngoài ra, tại đồng bằng miền Đông người ta có thể tìm thấy vết tích của những lòng sông cũ qua những hồ dài và những trũng kín tù đọng tại các vùng Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Biên Hòa và Long Khánh. Nhiều nhà địa chất còn dám cả quyết rằng rất có thể là phần thượng lưu và trung lưu của các sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cũng đang chảy trong các lòng sông cũ đó. Về phía biển, dầu chỉ có một bờ biển khoảng 100 cây số trong vùng Bà Rịa-Vũng Tàu, nhưng bờ biển rất đẹp với tiềm năng thủy hải sản và du lịch rất cao. Bên cạnh đó, vùng nầy lại có một trữ lượng dầu tương đối lớn, trong khi bờ biển vùng nầy cũng chứa một trữ lượng khá lớn cát thủy tinh. Trên đất liền có đất của thềm phù sa cổ màu xám, tuy không phì nhiêu như vùng đất đỏ và nâu vàng, trên nền đá bazan, nhưng lại thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm. Đây là loại địa hình rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Di Chỉ Khảo Cổ Trên Địa Bàn Miền Đông Nam Phần:
Lịch sử vùng đất Đồng Nai đã được thành lập từ lâu đời, tuy vậy, con người chỉ xuất hiện trong vùng này khoảng trên dưới 5.000 năm nay mà thôi. Vùng này là sản phẩm bồi đắp của phù sa sông Đồng Nai, một vùng phù sa đất đỏ, đã bao lần thay ngôi đổi chủ. Trước thế kỷ thứ V, vùng Đồng Nai và Bà Rịa thuộc vương quốc Bà Lợi, sau khi vương quốc Bà Lợi(3) suy yếu thì quân Chân Lạp lấn chiếm cả vùng phía Tây của vương quốc Phù Nam(4), lẫn vùng miền Đông(5) của vương quốc Bà Lợi. Bắt đầu thế kỷ XVII trở về sau này, dân Việt Nam bắt đầu tiến dần về phía Nam, khai khẩn những vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Trung phần như Mô Xoài và Trấn Biên(6). Cho tới bây giờ vẫn chưa có tài liệu đích xác về khởi điểm của cuộc Nam tiến; tuy nhiên, cuộc Nam tiến của dân Nam diễn ra rất sớm, có lẽ trước thời các chúa Nguyễn đặt chân đến Nam Kỳ rất lâu. Các di chỉ khảo cổ cho thấy vào những năm đầu Tây lịch thì trên bán đảo Đông Dương có rất nhiều sắc dân cư ngụ, tuy nhiên, có năm sắc dân chính là Việt Nam, Chiêm Thành, Lão Qua, Phù Nam và Chân Lạp, về dân số thì các dân tộc này ngang ngữa về số lượng. Sau một thời gian thì dân Việt lại tăng vượt trội hơn các dân tộc khác, trong khi các dân tộc khác chẳng những không tăng mà có phần suy giảm vì do sự du canh và điều kiện rừng thiêng nước độc ở các vùng này.
Về mặt nhân chủng học, theo các di chỉ khai quật được từ thời Pháp thuộc cũng như những cuộc khảo cổ mới đây vào những năm 2003 và 2004, tại vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Đồng Bằng Miền Đông, nhất là tại các vùng Dốc Chùa và Cù Lao Rùa(7) thuộc quận Tân Uyên đã có vết tích của người tiền sử có niên đại khoảng từ 2.500 đến 3.500 năm. Cũng tại Tân Uyên, người ta còn tìm thấy nhiều di chỉ thời sơ sử tại vùng Phú Chánh có niên đại từ 1.800 đến 2.000 năm. Trong hàng ngàn di vật đào được, tất cả thường là dụng cụ canh tác hay đồ trang sức, hoặc chum mộ, hoặc đồ gốm sứ bằng đất nung. Tất cả những thứ nầy đều gợi lại cho chúng ta những hình ảnh sinh hoạt của tiền nhân tại vùng nầy. Tuy nhiên, mãi cho đến ngày nay tại vùng Đồng Bằng Miền Đông, các nhà khảo cổ học chưa tìm được di vật mang hình ảnh con người, nên chỉ biết là từ xa xưa đã có con người sinh sống tại mảnh đất nầy, nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa hình dung được hình dáng và cách trang phục của những con người thời tiền sử tại vùng nầy như thế nào? Cho đến đầu thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch, dãy đất thuộc lãnh thổ Việt Nam bây giờ bao gồm ba vương quốc: Việt Nam(8), Chiêm Thành(9), và Phù Nam(10).
Cũng theo các di chỉ khai quật được, vào khoảng 1.000 năm trước Tây Lịch, đồng bằng miền Đông có nhiều bộ tộc cổ cư ngụ như người Mạ. Stiêng, Choro và Cơ ho, vân vân. Đến đầu Tây Lịch, vương quốc Phù Nam(10) thành hình. Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ thứ II, một dòng dõi quý tộc Chân Lạp(11) nổi lên tách vùng từ đèo Cù Mông đến Phan Thiết ra khỏi ảnh hưởng của Phù Nam và lập nên tiểu quốc Diệu Nghiêm mà sử Việt Nam gọi là Nam Chiêm, chứ kỳ thật đây là một vùng lãnh thổ của Phù Nam. Sau khi vùng Phan Thiết bị tách ra khỏi Phù Nam, một số dân trung thành với vương quốc Phù Nam tại đây chạy về vùng Sài Mạt, định cư và khai khẩn đất đai vùng này. Như vậy vùng đồng bằng miền Đông đã được người Phù Nam khai khẩn ngay từ đầu thế kỷ thứ II sau Tây lịch, và toàn bộ đồng bằng miền Đông nằm trong trung tâm của vương quốc Phù Nam xưa. Sau đó, vào khoảng thế kỷ thứ VI thì vùng đồng bằng Miền Đông trực thuộc vương quốc Chân Lạp.
Diễn Tiến Lịch Sử Trên Địa Bàn Miền Đông Nam Kỳ:
Mặc dầu trên danh nghĩa người Chân Lạp là chủ nhân ông của vùng Thủy Chân Lạp, nhưng cả một vùng đất bao la bạt ngàn nầy lại bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ vì Chân Lạp không đủ dân để đến khai phá. Mãi đến thế kỷ thứ XV, trong khi xứ Đàng Trong đã tiến đến Qui Nhơn (1471), thế mà vùng Prei-Nokor(12) vẫn còn là một vùng hoang vu, không có dân cư. Chính vì vậy mà mãi cho đến trước khi người Pháp đặt chân đến Nam Kỳ, tiến trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam không hề bị trở ngại hay rắc rối nào với vương quốc Chân Lạp. Tuy nhiên, sau khi Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương, họ đã dùng chính sách chia rẽ và gây thù hận giữa các dân tộc trong vùng để họ dễ bề cai trị bằng cách khởi động một chiến dịch tuyên truyền rằng Việt Nam đã xâm chiếm những đất đai ở vùng Thủy Chân Lạp bằng võ lực. Đây là một trong những đòn thâm độc nhất của thực dân Pháp vì tác dụng của nó gây di hại cho mối giao hảo giữa hai dân tộc Việt Miên cho đến ngày hôm nay. Phải nói qua lịch sử dựng nước của vương quốc Xiêm La, đa số đất đai của Chân Lạp đã bị vương quốc này thôn tính hoặc bằng võ lực, hoặc được dâng hiến như các tỉnh Chantaburi, Prachiburi, Xurin, Xixakhet, vân vân, nhưng tại sao người Chân Lạp không tỏ ra thù hận người Xiêm La như họ đã thù hận người Việt Nam? Lý do rất đơn giản, người Pháp đã tỏ ra rất tử tế với người Xiêm La vì không muốn họ quấy phá vùng biên giới Thái-Miên.
Đến năm 1658, vương quốc Cao Miên thần phục xứ Đàng Trong. Dù các vùng giáp ranh với Prei-Nokor đã có lưu dân người Việt đến khai phá, nhưng các vùng Tầm Bôn (Tân An), Lôi Lạp (Gò Công), Tầm Bào (Vĩnh Long), Preah-Trapeang (Trà Vinh), Bassac (Sóc Trăng), Tầm Phong Long, và Mang Khảm, vân vân, vẫn còn trực thuộc Chân Lạp. Sau năm 1658, lưu dân người Việt bắt đầu tràn xuống các vùng Trấn Biên (Biên Hòa và Đồng Nai), năm 1698 tiến xuống vùng Prei-Nokor và Gia Định, năm 1708 Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên. Năm 1732 Miên vương dâng đất Méso và Longhor, tức vùng Mỹ Tho và Vĩnh Long ngày nay. Năm 1755 Miên vương dâng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp, năm 1757 Miên vương lại dâng đất Trà Vang và Ba Thắc, và sau đó lại dâng luôn phần đất Tầm Phong Long. Như vậy đến năm 1757, cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam coi như hoàn tất. Cách nay hơn 3 thế kỷ về trước, tuy không phải là vùng rừng thấp như vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, toàn bộ Đồng Bằng Miền Đông chỉ là một vùng thảo nguyên hoang vu với vô số hươu, nai, bò hoang. Tuy nói Chân Lạp là chủ nhân ông, nhưng dân Chân Lạp thời bấy giờ lại là dân bán du canh nên họ chưa hề khai khẩn và phát triển miền này. Chính vì vậy mà khi mở cõi về phương Nam, các Chúa Nguyễn đã lấy vùng đất này làm bản địa xuất phát những cuộc mở cõi sâu hơn về phương Nam. Đây là vùng đất được lưu dân Việt Nam khai khẩn đầu tiên trong lịch sử khẩn hoang miền Nam. Như vậy, tính đến nay thì đất Sài Gòn-Gia Định đã có trên 300 năm lịch sử. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức đã ghi lại sự kiện lịch sử này như sau: “Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn.
Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị.” Đây là lần đầu tiên, kể từ sau thời vương quốc Phù Nam, vùng Trấn Biên và Phiên Trấn được định danh và phân bố ranh giới rõ ràng. Trước đây, người Chân Lạp dù đã mặc nhiên xem vùng đất này thuộc chủ quyền của mình, nhưng họ chưa bao giờ làm việc gì rõ ràng nhằm xác lập chủ quyền của vương quốc mình. Qua việc làm này, Nguyễn hữu Cảnh đã chánh thức xác lập chủ quyền của xứ Đàng Trong trên vùng đất mới này.
Sau khi chiếm xong miền Nam vào năm 1867, thực dân Pháp đã tự quyền cắt những phần đất do người Việt hay người Hoa khai phá và làm chủ như vùng phía Bắc Tây Ninh(13), và những vùng phía Bắc Hà Tiên như Kampot, Kompong Som và Linh
Quỳnh để trả về cho Cao Miên. Nhờ những cử chỉ ấy mà khi người Pháp nói gì người Miên cũng tin là thật. Từ đó những tuyên truyền vô căn cứ của người Pháp về việc Việt Nam đã từng thôn tính vùng Thủy Chân Lạp của người Miên đã in sâu vào tâm khảm của dân tộc Khmer, và cũng chính vì thế mà mối thù hận của người Khmer đối với người Việt Nam ngày càng dâng cao. Kỳ thật, thời đó những lưu dân Việt Nam thường ví vùng Nam Kỳ như là vùng của “Chim Trời Cá Nước,” ai bắt được nấy ăn, không phiền phức đến ai. Mặt khác, vùng Nam Kỳ sau thế kỷ thứ VI hay thứ VII được người Chân Lạp mặc nhiên xem như của mình, chứ kỳ thật vùng này không phải là bản địa của Cao Miên. Thêm vào đó, người Chân Lạp có tánh hay hờn mát, nên khi người Việt tiến vào khai khẩn đất phương Nam, họ không thích người Việt, nhưng họ cũng không chống người Việt, mà chỉ rủa sả(14) rồi bỏ đi nơi khác. Vào đầu thế kỷ thứ 16, vùng Prei-Nokor chỉ là một thôn nhỏ nằm trong khu rừng già, dân cư rất thưa thớt, nhà cửa chỉ le que vài căn trên những gò cao, còn thì chung quanh là rừng rậm và đầm lầy. Cư dân ở đây chỉ tập trung theo các gò đất cao dọc hai bên bờ sông chứ không chịu đi sâu vào rừng khai phá.
Địa Lý Và Khí Hậu Của Đồng Bằng Miền Đông:
Miền đất nầy là sự nối tiếp của các cao nguyên Bảo Lộc và Di Linh nên độ cao trung bình khoảng từ vài chục mét đến 200 mét, với những cao nguyên thấp và những đồi núi không cao lắm. Chúng ta có thể nói “Đồng Bằng Miền Đông” bao gồm các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn, Bà Rịa, Vũng Tàu, và một phần của tỉnh Hậu Nghĩa. Tổng diện tích của toàn vùng vào khoảng 23.467 cây số vuông và tổng dân số khoảng gần 9 triệu người(15). Sau năm 1975, chánh quyền Cộng Sản chia miền Đông Nam Phần ra làm 6 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, và thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Phải nói nếu so với Đồng Bằng Sông Cửu Long thì Đồng Bằng Miền Đông có địa thế đất tương đối cao vì phần lớn đồng bằng nầy nằm trên vùng bình nguyên và đồng bằng, là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Trung Phần đến đồng bằng sông Cửu Long và càng về miền Tây thì càng thấp dần nên miền Đông ít khi bị lũ lụt như miền Tây. Về phương diện cấu trúc địa chất, đồng bằng miền Đông so với Đồng Bằng sông Cửu Long thì khác hơn nhiều về mọi mặt. Thế đất miền Đông cao, phù sa cổ, và ít sông rạch, chỉ có một số suối ngắn, vào mùa mưa thì nước tràn bờ, nhưng vào mùa nắng thì khô cạn tới đáy. Từ Sài Gòn đi Tây Ninh người ta không thấy sông mà chỉ qua một con rạch với chiếc cầu không lớn lắm. Từ Sài Gòn đi Biên Hòa chỉ có con sông Đồng Nai, tuy có bề mặt rộng, nhưng nước chảy yếu và không có phù sa như dòng Cửu Long. Nói chung, đồng bằng Miền Đông chỉ có những con sông ngắn như sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Sài Gòn, và sông Bé. Ven các sông nầy, cũng có nhiều nơi thung lũng sông mở rộng thành những cánh đồng phì nhiêu, chẳng hạn như đồng bằng sông La Ngà, rộng trên 10 ngàn mẫu ở quận Hoài Đức, đồng bằng sông Bé rộng trên 20 ngàn mẫu ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, và một số thung lũng khác nằm ven bờ sông Đồng Nai như vùng Cát Tiên và Lâm Đồng.
Sông Đồng Nai là con sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam, chỉ dài khoảng 635 cây số, phát nguyên từ cao nguyên Lâm Viên(16), sau khi chảy qua cao nguyên Lâm Đồng thì chảy vào đồng bằng miền Đông. Lưu lượng nước sông Đồng Nai chỉ khoảng 485 mét khối một giây. Sông Đồng Nai có nhiều phụ lưu như sông La Ngà, sông Bé và sông Sài Gòn. Sông Đồng Nai chảy qua Biên Hòa và sau đó gặp sông Sài Gòn tại Nhà Bè, rồi đổ ra biển bằng nhiều cửa, trong đó có cửa Soài Rạp là lớn nhất. Trên sông Đồng Nai có hai công trình thủy điện là Đa Nhim và Trị An. Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Trung Phần có độ cao khoảng 1.600 thước, là nhánh sông bên trái của sông Đồng Nai. Sông La Ngà chỉ có khả năng cung cấp nước cho một số quận huyện thuộc tỉnh Bình Thuận như Đức Linh, Tánh Linh và Hàm Thuận. Bên cạnh đó, trên sông La Ngà còn có hai công trình thủy điện Hàm Thuận và Đa Mi. Sông Sài Gòn phát xuất từ Thủ Dầu Một chảy qua Bình Dương rồi đổ vào sông Đồng Nai, gần Nhà Bè, với một lưu lượng nước rất nhỏ(17).
Về phía thượng lưu sông Sài Gòn, tại Tây Ninh, có hồ Dầu Tiếng, có diện tích khoảng 27 ngàn héc ta. Sông Bé là nhánh sông bên phải của sông Đồng Nai, phát nguyên từ cao nguyên M’nong, chảy qua Bình Long và Phước Long, dài khoảng 360 cây số và đổ vào sông Đồng Nai ngay phía Nam Trị An với lưu lượng nước khoảng 264 mét khối một giây. Có nhiều khúc sông người ta thấy mặt nước phẳng lì như mặt nước hồ thu không gợn sóng, thuyền ghe qua lại cũng rất ít so với hai con sông Tiền và Hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dầu đồng bằng miền Đông Nam Phần có rất ít sông ngòi, nếu có cũng chỉ là những sông ngắn, thế nhưng nó không khô khan như vùng Tây Nguyên nằm sát nách nó, do bởi hệ thống nước ngầm từ các lòng sông cũ, cũng như những lỗ hỏng từ các khe nứt của lớp đá trầm tích, khiến nước từ dưới lòng đất có thể phun lên từ những nơi nầy và chảy len lỏi vào đồng ruộng. Riêng tại tỉnh Tây Ninh, với diện tích khoảng 4.000 cây số vuông mà vào cuối thế kỷ thứ XVI vẫn còn là khu rừng rậm hoang vu. Mãi đến thập niên 1940,
Tây Ninh vẫn còn trên 50% là rừng rậm. Lại nữa, cấu tạo đất đai của miền Đông cũng khác với miền Tây. Nền địa chất bên dưới là phần đá xanh (granit) cuối của dãy Trường Sơn, được phủ lên bởi nhiều lớp đá trầm tích trẻ, trong đó các trầm tích trẻ nhất thuộc niên đại Jura, bên trên cùng là lớp phù sa cổ trải rộng ra trên khắp bề mặt của toàn vùng, mà người bình dân gọi là “đất xám.” Miền Đông có cấu tạo nham thạch cổ đã biến chất thành đất đỏ nên rất thích hợp cho việc thiết lập các đồn điền cà phê và cao su, nhưng độ phì nhiêu lại kém hơn so với phù sa mới ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Chính vì thế mà việc trồng lúa nước ở vùng này kém hơn vùng châu thổ sông Cửu Long rất nhiều. Và cũng chính vì thế mà có một khoảng thời gian khá lâu toàn vùng chìm đắm trong cơn khủng hoảng về trồng trọt, người ta không biết phải trồng loại cây gì cho hợp với loại đất xám này. Mãi đến khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam họ mới khám phá ra loại đất xám này rất thích hợp cho các loại cây công nghệ như cao su, cà phê, ca cao, vân vân.
Thế là từ hơn 150 năm nay, vùng đất này trở thành cái nôi của những đồn điền trên những vùng đất đỏ chen lẫn đất xám. Bên cạnh đó, những khu rừng cao su rộng lớn nhưng rất ngay hàng thẳng lối khiến cho toàn miền có một sắc thái rất đặc biệt, nhất là khi chúng ta lái xe vào trên một con đường băng qua rừng. Loại phù sa cổ Đồng Nai làm cho chúng ta liên tưởng đến thềm lục địa của một con sông lớn, phải lớn hơn sông Đồng Nai nhiều. Chính vì vậy mà một nhà khảo cổ và địa chất người Pháp tên Saurin đã đặt ra giả thuyết rằng ngày trước cửa sông Cửu Long cũng đã từng nằm ở vùng này, hoặc giả có lúc nào đó sông Cửu Long đã từng chảy qua vùng này. Trong kỷ nguyên đệ tứ, vùng Đồng Nai được nâng cao lên cùng lúc với sự nâng cao của dãy Đậu Khấu bên Miên, đồng thời vùng trũng vịnh Óc Eo càng trở nên trũng hơn vì bị lún. Chính sự nâng cao đó mà phần chót của dãy Trường Sơn lại có những núi cao đến 500 mét. Trong các vùng của đỉnh núi lửa đã tắt có những núi tương đối cũng còn khá cao như núi Bà Đen ở Tây Ninh (cao 986 mét), núi Bà Rá (cao 736 mét), núi Chứa Chan (cao 838 mét). Đây cũng là những vùng có loại đất màu đỏ, chỉ thích hợp cho các loại cây cao su và cà phê mà thôi. Các nhà địa chất học đã tìm thấy dấu tích của những lòng sông cũ dưới dạng những hồ dài và những trũng nước đọng ở các vùng Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Biên Hòa và Long Khánh. Người ta tin rằng các sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và ngay cả những sông lớn hơn như sông Sài Gòn và Đồng Nai, sông Bé, sông La Ngà, vân vân cũng đang chảy trên các lòng sông cũ đó. Ngoài hai vùng đất xám và đất đỏ của Đồng Bằng Miền Đông, vùng châu thổ này còn có một vùng đất thấp với phù sa mới ở vùng châu thổ thủy triều của sông Đồng Nai.
Đó là khu rừng sát nằm dọc theo bờ biển miền Đông Nam Kỳ, tuy chỉ dài khoảng 100 cây số, nhưng trữ lượng hải sản lên đến 670.000 tấn, chiếm gần 40 phần trăm trữ lượng hải sản miền Nam. Miền Đông Nam Phần có khoảng trên 200 cây số biên giới với Cao Miên, mà về phía Việt Nam là các vùng Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long và Phước Long giáp với các vùng Kompong Cham, Prey Veng và Svay Riêng của Cao Miên. Đây là khu vực cuối của dãy Trường Sơn nên hãy còn nhiều loại gỗ quý như trắc, cẩm lai, căm xe, cà chất, cũng như hãy còn lác đác những loại thú vùng Trường Sơn như voi, cọp, beo, heo rừng và bò rừng... Mãi đến cuối thế kỷ thứ XVI, miền Đông Nam Phần vẫn còn là vùng hoang địa với rừng rậm hoang vu. Nói đúng ra là từ khi vương quốc Phù Nam sụp đổ từ thế kỷ thứ VI, nghĩa là 10 thế kỷ sau, vùng nầy vẫn chỉ có một số rất ít người Mạ và Stiêng sống du canh du mục mà thôi.
Về phía thượng lưu sông Sài Gòn, tại Tây Ninh, có hồ Dầu Tiếng, có diện tích khoảng 27 ngàn héc ta. Sông Bé là nhánh sông bên phải của sông Đồng Nai, phát nguyên từ cao nguyên M’nong, chảy qua Bình Long và Phước Long, dài khoảng 360 cây số và đổ vào sông Đồng Nai ngay phía Nam Trị An với lưu lượng nước khoảng 264 mét khối một giây. Có nhiều khúc sông người ta thấy mặt nước phẳng lì như mặt nước hồ thu không gợn sóng, thuyền ghe qua lại cũng rất ít so với hai con sông Tiền và Hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dầu đồng bằng miền Đông Nam Phần có rất ít sông ngòi, nếu có cũng chỉ là những sông ngắn, thế nhưng nó không khô khan như vùng Tây Nguyên nằm sát nách nó, do bởi hệ thống nước ngầm từ các lòng sông cũ, cũng như những lỗ hỏng từ các khe nứt của lớp đá trầm tích, khiến nước từ dưới lòng đất có thể phun lên từ những nơi nầy và chảy len lỏi vào đồng ruộng. Riêng tại tỉnh Tây Ninh, với diện tích khoảng 4.000 cây số vuông mà vào cuối thế kỷ thứ XVI vẫn còn là khu rừng rậm hoang vu. Mãi đến thập niên 1940,
Tây Ninh vẫn còn trên 50% là rừng rậm. Lại nữa, cấu tạo đất đai của miền Đông cũng khác với miền Tây. Nền địa chất bên dưới là phần đá xanh (granit) cuối của dãy Trường Sơn, được phủ lên bởi nhiều lớp đá trầm tích trẻ, trong đó các trầm tích trẻ nhất thuộc niên đại Jura, bên trên cùng là lớp phù sa cổ trải rộng ra trên khắp bề mặt của toàn vùng, mà người bình dân gọi là “đất xám.” Miền Đông có cấu tạo nham thạch cổ đã biến chất thành đất đỏ nên rất thích hợp cho việc thiết lập các đồn điền cà phê và cao su, nhưng độ phì nhiêu lại kém hơn so với phù sa mới ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Chính vì thế mà việc trồng lúa nước ở vùng này kém hơn vùng châu thổ sông Cửu Long rất nhiều. Và cũng chính vì thế mà có một khoảng thời gian khá lâu toàn vùng chìm đắm trong cơn khủng hoảng về trồng trọt, người ta không biết phải trồng loại cây gì cho hợp với loại đất xám này. Mãi đến khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam họ mới khám phá ra loại đất xám này rất thích hợp cho các loại cây công nghệ như cao su, cà phê, ca cao, vân vân.
Thế là từ hơn 150 năm nay, vùng đất này trở thành cái nôi của những đồn điền trên những vùng đất đỏ chen lẫn đất xám. Bên cạnh đó, những khu rừng cao su rộng lớn nhưng rất ngay hàng thẳng lối khiến cho toàn miền có một sắc thái rất đặc biệt, nhất là khi chúng ta lái xe vào trên một con đường băng qua rừng. Loại phù sa cổ Đồng Nai làm cho chúng ta liên tưởng đến thềm lục địa của một con sông lớn, phải lớn hơn sông Đồng Nai nhiều. Chính vì vậy mà một nhà khảo cổ và địa chất người Pháp tên Saurin đã đặt ra giả thuyết rằng ngày trước cửa sông Cửu Long cũng đã từng nằm ở vùng này, hoặc giả có lúc nào đó sông Cửu Long đã từng chảy qua vùng này. Trong kỷ nguyên đệ tứ, vùng Đồng Nai được nâng cao lên cùng lúc với sự nâng cao của dãy Đậu Khấu bên Miên, đồng thời vùng trũng vịnh Óc Eo càng trở nên trũng hơn vì bị lún. Chính sự nâng cao đó mà phần chót của dãy Trường Sơn lại có những núi cao đến 500 mét. Trong các vùng của đỉnh núi lửa đã tắt có những núi tương đối cũng còn khá cao như núi Bà Đen ở Tây Ninh (cao 986 mét), núi Bà Rá (cao 736 mét), núi Chứa Chan (cao 838 mét). Đây cũng là những vùng có loại đất màu đỏ, chỉ thích hợp cho các loại cây cao su và cà phê mà thôi. Các nhà địa chất học đã tìm thấy dấu tích của những lòng sông cũ dưới dạng những hồ dài và những trũng nước đọng ở các vùng Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Biên Hòa và Long Khánh. Người ta tin rằng các sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và ngay cả những sông lớn hơn như sông Sài Gòn và Đồng Nai, sông Bé, sông La Ngà, vân vân cũng đang chảy trên các lòng sông cũ đó. Ngoài hai vùng đất xám và đất đỏ của Đồng Bằng Miền Đông, vùng châu thổ này còn có một vùng đất thấp với phù sa mới ở vùng châu thổ thủy triều của sông Đồng Nai.
Đó là khu rừng sát nằm dọc theo bờ biển miền Đông Nam Kỳ, tuy chỉ dài khoảng 100 cây số, nhưng trữ lượng hải sản lên đến 670.000 tấn, chiếm gần 40 phần trăm trữ lượng hải sản miền Nam. Miền Đông Nam Phần có khoảng trên 200 cây số biên giới với Cao Miên, mà về phía Việt Nam là các vùng Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long và Phước Long giáp với các vùng Kompong Cham, Prey Veng và Svay Riêng của Cao Miên. Đây là khu vực cuối của dãy Trường Sơn nên hãy còn nhiều loại gỗ quý như trắc, cẩm lai, căm xe, cà chất, cũng như hãy còn lác đác những loại thú vùng Trường Sơn như voi, cọp, beo, heo rừng và bò rừng... Mãi đến cuối thế kỷ thứ XVI, miền Đông Nam Phần vẫn còn là vùng hoang địa với rừng rậm hoang vu. Nói đúng ra là từ khi vương quốc Phù Nam sụp đổ từ thế kỷ thứ VI, nghĩa là 10 thế kỷ sau, vùng nầy vẫn chỉ có một số rất ít người Mạ và Stiêng sống du canh du mục mà thôi.
Đường lộ miền Đông Nam Kỳ
Ngày trước, Đồng Bằng Miền Đông là một vùng rộng lớn chạy dài từ phía Đông Bắc là vùng Mô Sài(18) đến phía Nam thành phố Sài Gòn Gia Định, phía Tây Bắc đến tận vùng Tây Ninh, và phía cực Bắc là các vùng Phước Long, Bình Long. Vùng nầy có địa hình đồi gò thuộc thềm phù sa cổ của sông Đồng Nai. Theo các di chỉ khảo cổ tại các vùng Rỏng Bàng(19), Bến Đò, Long Bửu, Hội Sơn thuộc quận 9 Sài Gòn, và Gò Cát thuộc quận 2 Sài Gòn, cách nay khoảng 3.000 năm đã có cư dân sống tại vùng nầy. Mãi đến ngày nay, khi nói đến miền Đông người ta liên tưởng ngay đến vùng Đồng Nai, một thời vang bóng với Cù Lao Phố năm xưa. Đây là một trong những thương cảng lớn nhất của Việt Nam thời bấy giờ. Theo truyền thuyết của dân tộc Mạ và Stiêng, thì vùng này sở dĩ có tên “Đồng Nai” vì dưới thời vương quốc Phù Nam, chưa có vùng đồng bằng sông Cửu Long, lúc đó bờ biển nằm khoảng vùng Óc Eo, thuộc Long Xuyên bây giờ, thì vùng Đồng Nai-Biên Hòa là một vùng đồng cỏ rộng lớn nhất trong khu vực.
Đặc biệt là cánh đồng cỏ này có rất nhiều nai lui tới ăn cỏ và uống nước. Thường thì nai hay sinh sống nơi các vùng đồi núi, dù không có đồng cỏ lớn, nhưng mùa khô vẫn còn nước để uống. Còn vào thế kỷ thứ VI, tại vùng mà chúng ta gọi là “Đồng Nai” bây giờ, mùa nào cũng có cỏ xanh và nước ngọt từ hai bên bờ sông hay từ các hố sâu, nên rất nhiều nai đã qui tụ về đây. Hiện nay vẫn còn một số địa danh nói lên dấu ấn rõ rệt thời đó, đó là những vùng “Hố Nai,” “Bàu Nai,” hay “Hóc Hươu” ở Biên Hòa. Vùng nầy có địa hình đồi gò dốc thoai thoải, lớp đất trên mặt có màu vàng đỏ hoặc màu xám phủ lên trên lớp trầm tích phù sa cổ, có độ cao trung bình từ 10 đến 25 thước(20). Càng chạy về phía Đông Nam thì địa thế của Đồng Bằng Miền Đông càng trở nên thấp trũng vì đây là vùng đồng bằng chưa hoàn chỉnh mà lại thường xuyên ngập mặn như các khu rừng Sác và Cần Giờ. Theo các di chỉ Giồng Phệt và Giồng Cá Vồ tại vùng Cần Giờ thì những mộ chum gốm đào được có niên đại từ 1.500 năm đến 2.500 năm. Như vậy con người xuất hiện tại vùng nầy sau các vùng Tây Ninh, Bình Long và Phước Long đến cả ngàn năm.
Riêng các vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định ngày nay thuộc vào vùng có địa hình thấp chỉ mới được cấu tạo cách nay khoảng từ 10.000 đến 11.000 năm mà thôi. Đây là là vùng đất chuyển tiếp giữa hai thế đất phù sa cổ Đồng Nai và phù sa mới Cửu Long như các vùng có địa hình thấp chạy dài từ Hóc Môn xuống Cần Giờ. Ngoài ra, sự thành hình của toàn vùng mà ngày nay chúng ta gọi là Nam Phần Việt Nam chịu tác động trực tiếp của những đợt ‘biển tiến’ và ‘biển thoái’. Theo các nghiên cứu địa lý, nếu chỉ tính từ khoảng 13.000 năm trở lại đây thì ban đầu có một đợt mực nước biển hạ thấp nên toàn vùng đã được nối liền với quần đảo Côn Sơn. Sau đó, cách nay khoảng từ 10.000 đến 6.000 năm, nước biển lại dâng cao với tốc độ nhanh, nên bờ biển thời đó lấn sâu đến tận phía Nam Sài Gòn như các vùng Long An, Mỹ Tho và Đồng Tháp Mười. Đến thời kỳ cách nay khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm thì mực nước biển hạ thấp khoảng 2 mét, nên các vùng bấy lâu nay bị ngập nước đang dần trồi lên, lại được sự bồ đắp của phù sa mới từ sông Cửu Long, và kể từ đó đến nay vùng nầy cũng như các vùng ven biển khác của miền Nam luôn được tiếp tục bồi đắp.
Đặc biệt là cánh đồng cỏ này có rất nhiều nai lui tới ăn cỏ và uống nước. Thường thì nai hay sinh sống nơi các vùng đồi núi, dù không có đồng cỏ lớn, nhưng mùa khô vẫn còn nước để uống. Còn vào thế kỷ thứ VI, tại vùng mà chúng ta gọi là “Đồng Nai” bây giờ, mùa nào cũng có cỏ xanh và nước ngọt từ hai bên bờ sông hay từ các hố sâu, nên rất nhiều nai đã qui tụ về đây. Hiện nay vẫn còn một số địa danh nói lên dấu ấn rõ rệt thời đó, đó là những vùng “Hố Nai,” “Bàu Nai,” hay “Hóc Hươu” ở Biên Hòa. Vùng nầy có địa hình đồi gò dốc thoai thoải, lớp đất trên mặt có màu vàng đỏ hoặc màu xám phủ lên trên lớp trầm tích phù sa cổ, có độ cao trung bình từ 10 đến 25 thước(20). Càng chạy về phía Đông Nam thì địa thế của Đồng Bằng Miền Đông càng trở nên thấp trũng vì đây là vùng đồng bằng chưa hoàn chỉnh mà lại thường xuyên ngập mặn như các khu rừng Sác và Cần Giờ. Theo các di chỉ Giồng Phệt và Giồng Cá Vồ tại vùng Cần Giờ thì những mộ chum gốm đào được có niên đại từ 1.500 năm đến 2.500 năm. Như vậy con người xuất hiện tại vùng nầy sau các vùng Tây Ninh, Bình Long và Phước Long đến cả ngàn năm.
Riêng các vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định ngày nay thuộc vào vùng có địa hình thấp chỉ mới được cấu tạo cách nay khoảng từ 10.000 đến 11.000 năm mà thôi. Đây là là vùng đất chuyển tiếp giữa hai thế đất phù sa cổ Đồng Nai và phù sa mới Cửu Long như các vùng có địa hình thấp chạy dài từ Hóc Môn xuống Cần Giờ. Ngoài ra, sự thành hình của toàn vùng mà ngày nay chúng ta gọi là Nam Phần Việt Nam chịu tác động trực tiếp của những đợt ‘biển tiến’ và ‘biển thoái’. Theo các nghiên cứu địa lý, nếu chỉ tính từ khoảng 13.000 năm trở lại đây thì ban đầu có một đợt mực nước biển hạ thấp nên toàn vùng đã được nối liền với quần đảo Côn Sơn. Sau đó, cách nay khoảng từ 10.000 đến 6.000 năm, nước biển lại dâng cao với tốc độ nhanh, nên bờ biển thời đó lấn sâu đến tận phía Nam Sài Gòn như các vùng Long An, Mỹ Tho và Đồng Tháp Mười. Đến thời kỳ cách nay khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm thì mực nước biển hạ thấp khoảng 2 mét, nên các vùng bấy lâu nay bị ngập nước đang dần trồi lên, lại được sự bồ đắp của phù sa mới từ sông Cửu Long, và kể từ đó đến nay vùng nầy cũng như các vùng ven biển khác của miền Nam luôn được tiếp tục bồi đắp.
Trước khi Sài Gòn được khai sanh thì vùng Cù Lao Phố đã là một vùng trù phú thịnh vượng, với sự buôn bán tấp nập của các thương thuyền từ khắp các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Hòa Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha... Lúc đó Cù Lao Phố với đất rộng người thưa, lại thêm lâm sản dồi dào và đồng ruộng bao la nên lúa gạo lúc nào cũng thặng dư để xuất cảng ra nước ngoài. Ngoài ra, còn các nguồn tài nguyên khác như mía và bông vải được bán sang Ấn Độ. Khi bắt đầu công cuộc khai phá đất miền Đông các Chúa Nguyễn đã mộ dân phu từ các tỉnh Thuận Quảng từ miền Trung vào để thành lập hệ thống dinh điền theo phương hướng “Hễ có biến động thì làm lính, tới lúc bình an thì làm dân khai khẩn đất hoang.” Như vậy trong những ngày đầu mở đất về phương Nam các chúa đã rất khôn khéo trong việc vừa khai khẩn, vừa bình định và vừa sản xuất. Sau khi người Pháp chiếm Việt Nam, họ đã sớm nhận ra tiềm năng của vùng đất có loại phù sa cổ này nên chẳng bao lâu sau đó họ đã biến toàn bộ phía Bắc của Đồng Bằng Miền Đông thành ra những đồn điền cà phê và cao su với tổng sản lượng xuất cảng đứng nhứt nhì vùng Đông Nam Á.
Họ đã mộ phu đồn điền từ các tỉnh phía Bắc, dùng lao động của dân bản địa nhằm biến các vùng rừng thiêng nước độc thành ra những đồn điền trù phú nhất nước. Lịch sử khai mở các đồn điền miền Đông đã đẫm không biết bao nhiêu là máu xương của người Việt Nam chúng ta để làm lợi cho bọn chủ đồn điền thực dân này. Khi Đồng Bằng sông Cửu Long đã được khai khẩn thành khoảnh và lưu dân từ các miền Thuận Quảng đến đó đã ăn nên làm ra thì dân cố cựu vùng Đồng Nai cũng quyết bám trụ chứ không chịu bỏ miền Đông dời đi lập nghiệp. Ngày nay, đồng bằng miền Đông đã khởi sắc hẳn lên với khu công nghiệp Biên Hòa nằm trên xa lộ Sài Gòn Biên Hòa.
Họ đã mộ phu đồn điền từ các tỉnh phía Bắc, dùng lao động của dân bản địa nhằm biến các vùng rừng thiêng nước độc thành ra những đồn điền trù phú nhất nước. Lịch sử khai mở các đồn điền miền Đông đã đẫm không biết bao nhiêu là máu xương của người Việt Nam chúng ta để làm lợi cho bọn chủ đồn điền thực dân này. Khi Đồng Bằng sông Cửu Long đã được khai khẩn thành khoảnh và lưu dân từ các miền Thuận Quảng đến đó đã ăn nên làm ra thì dân cố cựu vùng Đồng Nai cũng quyết bám trụ chứ không chịu bỏ miền Đông dời đi lập nghiệp. Ngày nay, đồng bằng miền Đông đã khởi sắc hẳn lên với khu công nghiệp Biên Hòa nằm trên xa lộ Sài Gòn Biên Hòa.
Hai con sông lớn đã tạo nên Đồng Bằng Miền Đông là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Sài Gòn chảy ngang qua Gia Định trước khi đổ ra biển. Sông Đồng Nai chảy ngang qua tỉnh Biên Hòa. Sau đó hai dòng sông này cùng chảy vào sông Nhà Bè nên từ xưa đã có câu hò vè:
“Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định Đồng Nai thì về.”
Kỳ thật không phải sông nhà bè chia làm hai nhánh để chảy chia hai, mà sông Nhà Bè chính là sông Đồng Nai khúc chảy ngang qua khu vực Nhà Bè, có một chi lưu nhỏ là sông Lòng Tảo, còn sông Đồng Nai tiếp tục chảy xuống phía Nam rồi đổ ra biển Đông bằng cửa Xoài Rạp. Ở đây mỗi con nước lớn có hiện tượng nước chảy ngược (một từ phía sông Lòng Tảo, và một từ phía sông Nhà Bè) tức hai ngã: một ngả chảy xuống phía Nam để gặp chỗ giáp nước, còn một ngả xuôi dòng về đất Gia Định. Phải chăng cô lái đò hay cô thôn nữ vùng Đồng Nai Gia Định đang phân vân trước ngả rẽ cuộc đời, hay cô đang rủ rê ai đó về Gia Định Đồng Nai với cô? Khi nói tới Gia Định, người ta cứ tưởng vùng Gia Định là vùng đất thuộc đồng bằng miền Đông. Vâng, đất Gia Định luôn được xem như là một phần đất của những tỉnh miền Đông. Ngay thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, vùng Sài Gòn Gia Định cũng được xem như trực thuộc quân đoàn III, quân khu III. Tuy nhiên, nếu nói theo địa chất học, thì vùng Gia Định có cách cấu tạo đất của vùng 2 sông Vàm Cỏ, hay vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy khi ông bà chúng ta đặt ra 2 câu vè trên, thì câu sau “ai về Gia Định Đồng Nai thì về,” ngụ ý nói ai muốn về vùng đồng bằng sông Cửu Long hay về vùng đồng bằng miền Đông thì cứ tự nhiên rẽ theo dòng nước Nhà Bè mà về. Về phương diện địa chất, vùng Sài Gòn Gia Định có thể được chia làm ba khu vực: Khu vực đồi gò thấp ở vùng Củ Chi, có đất màu vàng đỏ. Khu vực tiếp giáp vùng đồi gò ngay phía Đông Nam vùng Củ Chi là vùng đồng bằng do phù sa mới tạo thành, có địa hình bằng phẳng, nhưng đất vẫn còn trũng phèn như các vùng Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và một phần của vùng Cần Giờ. Vùng thứ ba là vùng phù sa đang phát triển, nằm về phía Đông Nam của Cần Giờ. Đất đai vùng nầy trũng và thấp, đa phần ngập mặn, điển hình là khu rừng Sác. Khu rừng Sác tại Cần Giờ cũng giống như một bán đảo bị cắt ra khỏi đất liền bởi những con sông lớn, về phía Bắc thì có các sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu, và về phía Đông thì có các sông Đồng Tranh và sông Soài Rạp. Trong lòng khu rừng Sác lại có nhiều giồng, tuy nhiên, tại đây thủy triều lên xuống ngày hai lần khiến cho các giồng nầy luôn bị cô lập như những cồn nhỏ, chỉ đi lại được bằng những xuồng nhỏ mà thôi. Toàn bộ vùng nầy nằm trong khu khí hậu tương đối điều hòa, ít có sự thay đổi đột ngột, và ít có thiên tai lũ lụt. Dầu có nhiều mưa với lượng nước dồi dào, trung bình khoảng từ 1.500 đến 2.000 mili lít mỗi năm, nhưng vấn đề lớn khác khiến cho việc sinh sống và khai khẩn vùng rừng Sác trở nên vô cùng khó khăn vẫn là việc khan hiếm nước ngọt. Tại đây không có tầng nước ngầm, lại thêm mùa mưa thường đến trễ và chấm dứt sớm hơn các vùng khác nên lượng nước mưa rất ít. Thêm vào đó, dù sông Đồng Nai là một con sông lớn và có trữ lượng nước khá lớn nhưng vẫn không đủ cung cấp cho sinh hoạt công nghiệp cho một vùng đất đang trên đà phát triển về công nghiệp rất mạnh. Tuy nhiên, chính con sông nầy đã cung cấp thủy điện trên 10 tỷ KW giờ cho toàn vùng.
Đồng Bằng Miền Đông, Với Hai Nền Văn Hóa Sa Huỳnh Và Óc Eo:
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng vùng Mô Xoài-Bà Rịa cũng như toàn thể miền Đông Nam Phần không những gắn liền với vùng Tây Nguyên về mặt địa chất, mà hai vùng nầy cũng có quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân chủng; tuy nhiên, cho đến nay, bằng chứng về mối quan hệ giữa hai khu vực nầy trong thời tiền sử vẫn còn nằm yên dưới lòng đất, chứ chưa được các nhà khảo cổ học khai quật bao nhiêu. Tại khu vực Hóc Môn Bà Điểm, nay là 2 quận Hóc Môn và quận 12, người ta đã tìm thấy hai di chỉ khảo cổ tại Gò Sao và Rỏng Bàng. Tại khu Gò Sao nằm trong phạm vi quận 12, trên một khu đất xám thuộc phù sa cổ có lẫn lộn nhiều sạn sỏi, người ta đã tìm thấy nhiều dụng cụ bằng đá như rìu, cuốc, đục, vân vân, có niên đại từ 3.000 đến 3.500 năm. Khu Rỏng Bàng, một gò đất có độ cao khoảng 6 mét, với triền dốc thoai thoải từ vùng phù sa cũ xuống vùng phù sa mới, nằm trong phạm vi quận Hóc Môn. Tại đây người ta đã tìm thấy nhiều vật dụng như rìu, đục, một số mũi tên và dao bằng đá cũng có niên đại từ khoảng 3.000 đến 3.500 năm. Riêng tại vùng trường đua Phú Thọ, qua những không ảnh chụp vào khoảng thập niên 1930, nhà khảo cổ học L. Malleret cho rằng có dấu vết của một khu cư trú cổ rộng lớn, gồm những đường thẳng đan chéo hình bàn cờ giống như những con đường của một thành phố. Tuy nhiên, mãi đến ngày nay vẫn chưa có sự khám phá mới nào về vùng nầy. Vùng thấp phù sa mầu mỡ dọc theo bờ sông Sài Gòn chạy ra đến biển, vùng này sản xuất lúa gạo cũng như thủy sản và hải sản, tuy nhiên hãy còn rất nhiều đầm lầy hoang vu gần biển chưa được khai khẩn. Vào khoảng tháng 4 năm 1977, dân vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân, thuộc quận Bình Chánh, đã phát hiện một số cọc gỗ, thiết kế theo kiểu nhà sàn và nhiều mảnh vụn đồ gốm, được các nhà khảo cổ xác định là có niên đại khoảng 2.500 năm, nghĩa là có trước nền văn hóa Óc Eo của vương quốc Phù Nam.
Riêng tại Cần Giờ, thuộc vùng sinh thái ngập mặn, vào nửa thiên niên kỷ thứ nhất đã hình thành nên một nền văn hóa mới, đó là văn hóa Giồng Phệt. Dựa trên những di chỉ, đồ gốm sứ và mộ táng khai quật mới đây, người ta có đủ bằng chứng để nói rằng nền văn hóa nầy thể hiện sự hội tụ nhiều yếu tố của văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai. Cũng tại Cần Giờ, người ta đã cũng tìm thấy nhiều di chỉ khảo cổ có niên đại từ 1.500 năm đến 2.000 năm, tức là thuộc nền văn hóa Óc Eo. Nhất là tại Giồng Am, người ta tìm thấy nhiều di chỉ có niên đại thế kỷ thứ IV hoặc thứ V, gồm những đồ gốm sứ và những viên gạch hình thang, những thỏi đất nung hình trụ vuông, có đầu thon vẹt, những chai gốm thân dài, đáy tròn, mép miệng cuộn tròn, màu đỏ, trên thân có hoa văn in những đường nét thô có hình xương cá. Đây là một trong những di tích độc đáo của nền văn hóa Óc Eo. Tại đây người ta đào được tại Chùa Gò(21) những viên gạch lớn, những mảnh gốm Óc Eo, mảnh miệng bình, hũ, vòi và nấp ấm. Đặc biệt có những tượng hình đầu người bằng đất nung với khuôn mặt tròn, gò má rộng, môi dầy. Nói tóm lại, đa số các di chỉ tìm thấy trong vùng Cần Giờ đều thuộc nền văn hóa Óc Eo, thuộc loại văn hóa vùng ven biển của cộng đồng cư dân sinh sống trên các giồng và gò ven các sông rạch gần biển. Qua những phát hiện tại Giồng Phệt cũng như tại Giồng Am, chúng ta có thể đi đến kết luận sơ khởi rằng văn hóa Giồng Phệt là một trong những con đường Tiền Óc Eo ở khu vực ven biển Đông bên cạnh các di tích Tiền Óc Eo khác dọc theo lưu vực sông Vàm Cỏ như Gò Cao Su, Gò Ô Chùa ở Long An, và lưu vực sông Cửu Long như Gò Cây Tùng ở An Giang.
Những Mốc Lịch Sử Quan Trọng Của Đồng Bằng Miền Đông:
Ngay từ khi Nguyễn Hoàng được cử vào cai quản vùng đất Thuận Hóa vào năm 1558, ắt hẳn đã có lưu dân người Việt phiêu lưu tìm đất sống ở vùng miền Đông Nam Kỳ rồi. Đến khi quân Đại Việt chiếm Phú Yên vào năm 1611, con đường tiến vào đất Thủy Chân Lạp đã được rút lại thật ngắn. Đến năm 1693, vương quốc Champa coi như không còn nữa, biên giới giữa Đại Việt và Thủy Chân Lạp đã đến vùng Bình Thuận. Tuy nhiên, ngay những năm từ năm 1620 đến năm 1623, sau khi chúa Nguyễn Phúc Nguyễn gả công nữ Ngọc Vạn cho vua Chei Chetta II và xứ Đàng Trong đã đặt xong 2 trạm thu thuế ở các vùng Chợ Lớn và Sài Gòn ngày nay, đã có rất nhiều người Việt đến khẩn hoang lập ấp ở đồng bằng Miền Đông rồi.
Thật ra, vùng đất Thủy Chân Lạp chỉ trực thuộc vương quốc Chân Lạp trên danh nghĩa mà thôi, trên thực tế hầu như vùng đất nầy là một hoang địa kể từ khi vương quốc Phù Nam bị triệt tiêu. Người Khmer, nếu có, chỉ sống rải rác ở các vùng gò cao. Còn lại những bộ tộc cư dân cổ như Mạ, Stiêng, Cho-Ro, Cơ Ho, vân vân, cũng sống thưa thớt ở những vùng đồi núi mà thôi. Khi người Việt đến đây, hình như họ đang đi vào một vùng đất không người, vùng đất vô chủ, vùng đất không ai muốn tranh chấp với ai. Lúc đó cù lao Phố, tức vùng Biên Hòa bây giờ là ải địa đầu với đường bộ lên Cao Miên và ra Trung, cũng như đường thủy xuống Sài Gòn.
Chính vì thế mà chúa Nguyễn đã cho phép Trần Thượng Xuyên lên khai khẩn vùng này trước tiên, và chẳng bao lâu sau đó vùng Đông Phố đã nghiễm nhiên trở thành thương cảng lớn bật nhất của xứ Đàng Trong. Trần Thượng Xuyên đã chiêu tập lưu dân khai khẩn đất hoang, đồng thời ông đã tạo điều kiện dễ dãi cho thương nhân đến đây trao đổi buôn bán... Vào thời đó các vùng Bà Rịa, Đồng Môn, Long Khánh, Tân Uyên, Giồng Ông Tố, Thủ Thiêm, Nhà Bè, Thủ Dầu Một, Lái Thiêu... là những vùng đông cư dân và kinh tế rất phồn thịnh. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Công việc của Nguyễn Hữu Cảnh là định danh, phân ranh và đăng ký vào sổ bộ của Việt Nam những đất đai nào đã trực thuộc Việt Nam vào thời này. Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Định Thành Thông Chí như sau: “Quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị.” Như vậy chính Nguyễn Hữu Cảnh đã xác lập và tuyên bố chủ quyền xứ Đàng Trong trên vùng đất Nam Kỳ này. Thời đó huyện Tân Bình, tức Sài Gòn bây giờ trực thuộc phủ Gia Định và Sài Gòn là lỵ sở của Gia Định.
Thật ra, vùng đất Thủy Chân Lạp chỉ trực thuộc vương quốc Chân Lạp trên danh nghĩa mà thôi, trên thực tế hầu như vùng đất nầy là một hoang địa kể từ khi vương quốc Phù Nam bị triệt tiêu. Người Khmer, nếu có, chỉ sống rải rác ở các vùng gò cao. Còn lại những bộ tộc cư dân cổ như Mạ, Stiêng, Cho-Ro, Cơ Ho, vân vân, cũng sống thưa thớt ở những vùng đồi núi mà thôi. Khi người Việt đến đây, hình như họ đang đi vào một vùng đất không người, vùng đất vô chủ, vùng đất không ai muốn tranh chấp với ai. Lúc đó cù lao Phố, tức vùng Biên Hòa bây giờ là ải địa đầu với đường bộ lên Cao Miên và ra Trung, cũng như đường thủy xuống Sài Gòn.
Chính vì thế mà chúa Nguyễn đã cho phép Trần Thượng Xuyên lên khai khẩn vùng này trước tiên, và chẳng bao lâu sau đó vùng Đông Phố đã nghiễm nhiên trở thành thương cảng lớn bật nhất của xứ Đàng Trong. Trần Thượng Xuyên đã chiêu tập lưu dân khai khẩn đất hoang, đồng thời ông đã tạo điều kiện dễ dãi cho thương nhân đến đây trao đổi buôn bán... Vào thời đó các vùng Bà Rịa, Đồng Môn, Long Khánh, Tân Uyên, Giồng Ông Tố, Thủ Thiêm, Nhà Bè, Thủ Dầu Một, Lái Thiêu... là những vùng đông cư dân và kinh tế rất phồn thịnh. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Công việc của Nguyễn Hữu Cảnh là định danh, phân ranh và đăng ký vào sổ bộ của Việt Nam những đất đai nào đã trực thuộc Việt Nam vào thời này. Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Định Thành Thông Chí như sau: “Quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị.” Như vậy chính Nguyễn Hữu Cảnh đã xác lập và tuyên bố chủ quyền xứ Đàng Trong trên vùng đất Nam Kỳ này. Thời đó huyện Tân Bình, tức Sài Gòn bây giờ trực thuộc phủ Gia Định và Sài Gòn là lỵ sở của Gia Định.
Sự Thành Lập Các Cộng Đồng Cư Dân Tại Miền Đông Nam Phần:
Theo các di tích khảo cổ từ thời Pháp thuộc thì vùng Sài Gòn Gia Định đã có nhiều bộ tộc cổ sinh sống tại đây từ rất xa xưa. Những tư liệu nghiên cứu về nhân chủng học ở thời kỳ văn hóa kim khí tại Đồng Bằng Miền Đông cho thấy cư dân của trung tâm kim khí nầy thuộc nhân chủng Mongoloid có nét nổi trội của các bộ tộc trong vùng Đông Nam Á (Indo-Melanésien), chứ không giống như người Mongoloid ở vùng Thái Bình Dương (Indonesien). Đây là những bộ tộc thiểu số vẫn còn tồn tại đến ngày nay như người Mạ, Stiêng và Khmer ở vùng biên giới Tây Ninh chạy dài xuống Mỹ Tho. Như vậy, ngay từ nhiều thế kỷ trước Tây lịch, vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Sài Gòn Gia Định đã từng là một nơi quan trọng trong vùng, đã từng là mặt tiền của lưu vực của hai con sông Đồng Nai và Vàm Cỏ. Có lẽ chính những cư dân vùng nầy vào thời đó đã góp phần xây dựng nên nền văn hóa Óc Eo cũng không chừng. Tính đến nay, dầu chưa có bằng chứng xác đáng về mối quan hệ giữa các nền văn hóa miền Đông Nam Kỳ với các nền văn hóa khác tại Đông Nam Á, nhưng những dấu ấn của nền văn minh Ấn Độ mà chúng ta tìm thấy qua các di chỉ khảo cổ Óc Eo cũng đủ cho chúng ta thấy rằng vào những thế kỷ trước Tây lịch, các cư dân cổ trong vùng Đông Nam Phần có liên hệ với các cộng đồng cư dân khác chẳng những trong vùng Đông Nam Á, mà còn với các xứ Miến Điện, Tích Lan và Ấn Độ nữa.
Vào giữa thế kỷ thứ XVII, người Việt bắt đầu tràn xuống sống chung đụng hài hòa với các bộ tộc bản địa tại đây. Tuy nhiên, ít lâu sau đó vì sự khác biệt về phong tục tập quán nên đa số người Khmer trong vùng này rút dần về phía Tây Ninh, gần vùng biên giới Việt Miên, trong khi đó người Khmer trong vùng Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Châu Đốc vẫn tiếp tục sống hài hòa với người Việt và người Hoa. Người Mạ ở vùng Mô Xoài, mà người Việt chúng ta thường gọi họ là “Mọi Bà Rịa,” họ có tục cà răng căng tai, rất thạo nghề dệt vải có hoa văn rất đẹp. Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc, trước khi người Chân Lạp làm chủ phần đất Nam Kỳ thì người Mạ sống trong vương quốc Phù Nam từ các vùng Đồng Nai xuống đến Mỹ Tho. Sau khi Chân Lạp sáp nhập vùng Thủy Chân Lạp vào lãnh thổ của họ, tuy phải triều cống Cao Miên mỗi năm, người Mạ vẫn là một kiểu tiểu quốc tự do, có tiểu vương Chê Mạ cai trị khắp vùng Tây Nam, trên lưu vực sông La Ngà, và về phía Bắc trên cao nguyên Di Linh và vùng Lâm Đồng. Người Mạ rất hiền lành nên thường bị người Khmer và người Stiêng bắt đem bán làm nô lệ khắp các nơi. Người Stiêng sinh sống tại các vùng Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa... Họ để tóc rất dài, bới đàng sau gáy, đeo bông tai, xăm mặt và xăm mình, đàn bà thường mặc váy, còn đàn ông đóng khố. Theo “Địa Chí Thủ Dầu Một” ấn hành năm 1910, người Pháp gọi người Stiêng bằng nhiều cái tên khác nhau như “Mọi Hoang,” hay “Mọi Cà Răng,” hay “Mọi Đồng Nai,” vân vân. Hiện tại bộ tộc Stiêng còn khoảng trên dưới 50 ngàn người, trong đó có khoảng 40 ngàn người sống rải rác trên các vùng Tây Ninh, Bình Dương, và Đồng Nai; số còn lại sống trên vùng phía nam cao nguyên Trung Phần. Trước thế kỷ thứ XVII, vùng Đồng Nai và Mô Xoài là vùng biên địa giữa hai vương quốc Chân Lạp và Chiêm Thành nên ngoại trừ hai dân tộc Mạ và Stiêng, vùng này hầu như không có dân cư Chiêm Thành hay Chân Lạp. Phần lớn đất đai ở vùng này là rừng rậm và đầm lầy hoang vu với vô số muông thú. Khi người Việt bắt đầu vào khai thác đất Thủy Chân Lạp thì các bộ tộc Mạ và Stiêng từ từ lui dần về phía Bắc với những vùng đất cao hơn.
Cho đến bây giờ người ta vẫn chưa tìm được chứng cớ lịch sử cho thấy lưu dân người Việt bắt đầu đi vào đất Đồng Nai-Mô Xoài từ lúc nào, có lẽ họ đã dong buồm xuôi Nam từ khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn nhậm đất Thuận Hóa, hay có lẽ họ đã vào đây từ khi triều đại nhà Trần mới lên thay nhà Lý vào thế kỷ thứ XII, vì vào thời kỳ này, Trần Thủ Độ tìm cách tiêu diệt hết di thần nhà Lý, nên một số theo hoàng tử Lý Long Tường dong buồm về Bắc đến Cao Ly, còn một số khác dong buồm xuôi Nam, nhưng không thấy sách sử nào nói đến số di thần nhà Lý dong buồm xuôi Nam rồi đi về đâu. Tuy nhiên, theo Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định Thành Thông Chí,” từ đời “tiên hoàng đế,” tức là từ thời các chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phước Nguyên, người Việt đã đến khai khẩn vùng Mô Xoài. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì Mô Xoài là vùng địa đầu của Biên Trấn, tức là vùng lưu dân người Việt đầu tiên đặt chân đến để khai phá và mở mang nước Việt về phương Nam. Tuy nhiên, mãi đến khi vua Miên là Chey Chetta II cưới nàng công nữ Ngọc Vạn, người Miên gọi là hoàng hậu Sam Đát vào năm 1620, thì lưu dân người Việt mới ào ạt tiến về phương Nam lập nghiệp. Theo hồi ký của giáo sĩ Christofo Borri, một giáo sĩ người Ý đã sống gần vùng Qui Nhơn từ năm 1618 đến năm 1622, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại quân Xiêm La. Borri cũng diễn tả về phái đoàn của công nữ Ngọc Vạn đi Oudong như sau:
“Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới Oudong thì dân chúng Khmer, thương nhân người Bồ, Nhật, Trung Hoa, đã tụ tập đông đảo để tiếp đón và hoan nghênh.”
Vào hậu bán thế kỷ thứ XVII, cộng đồng người Hoa bài Thanh phục Minh theo chân Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên, được chúa Nguyễn cho vào vùng đất phương Nam khai khẩn các miền Đông Phố và Mỹ Tho. Tại đây những người Minh Hương nầy đã thành lập những cộng đồng người Hoa hết sức đặc sắc với những phố sá sầm uất. Tuy nhiên, sau khi quân Tây Sơn tảo thanh tàn quân Nguyễn Ánh năm 1776, vùng Đại Phố bị tàn phá vì thời đó người Hoa vùng này yểm trợ Nguyễn Ánh rất đắc lực. Sau khi Đông Phố bị đốt sạch, người Hoa chạy về vùng Bến Nghé và lập nên vùng Sài Gòn Chợ Lớn ngày nay. Đây là vùng đất cao nằm hai bên bờ sông Sài Gòn với nhiều sông rạch nối liền Thị Nghè (rạch Thị Nghè), Hóc Môn, Gò Vấp, Chợ Lớn... xuống tận Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Cần Đước, Cần Giuộc...
Thổ Sản Trên Những Cánh Đồng Miền Đông:
Miền Đông Nam Kỳ là một vùng đồi núi thấp, chạy dài từ biên giới Cam Bốt đến biển Đông, bắt đầu từ Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Long Khánh qua vùng Bình Dương, Đồng Nai, cho đến Bà Rịa, Vũng Tàu, có các con sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé chảy qua. Miền Đông đất đỏ mang một nét đặc sắc riêng biệt, vì đây là vùng chuyển tiếp từ vùng rừng núi của cao nguyên Nam Trung Phần sang vùng đồng bằng sông nước miền Nam. Trên mười ngàn năm nay, vùng này được bồi đắp bởi phù sa đất đỏ của sông Đồng Nai lên vùng nham thạch cổ của một vùng núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu. Đây là vùng bạt ngàn những rừng cao su và những núi đồi ngút ngàn, bên cạnh những dòng sông đỏ ngầu phù sa. Vùng đất đỏ bụi mù về mùa nắng, và lầy lội về mùa mưa. Tuy đồng bằng Miền Đông không màu mỡ như đồng bằng Miền Tây nhưng so với các vùng Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa... thì vùng này vẫn phì nhiêu mầu mỡ hơn nhiều. Tại đây có rất nhiều nông sản nổi tiếng như lúa cuống chim, tám thơm, nàng yên, nàng thơm; các loại nếp thơm, nếp than cũng nổi tiếng không kém. Ngoài ra, miền Đông còn nổi tiếng với những vườn cây ăn trái như bưởi Biên Hòa, xoài, vú sữa, chuối, mít, đu đủ, ổi, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... ở các vùng Bún, Lái Thiêu, Bình Dương. Trái cây và rất nhiều nông sản được sản xuất lên Sài Gòn và các tỉnh miền Trung. Ngoài việc tưới tẩm ruộng vườn miền Đông, sông Đồng Nai còn là nguồn nước tiêu xài chính yếu cho cả miền Đồng Bằng Miền Đông, thủy đạo quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa khắp các tỉnh miền Đông. Dưới thời Pháp thuộc, miền Đông trở thành miền đất nổi tiếng với nhiều đồn điền, là vùng đất hứa cho nhiều lưu dân từ các miền khác của đất nước. Chẳng những trong thời Pháp thuộc, mà ngay từ lúc đầu mở cõi, vùng đất Đồng Nai và Gia Định là điểm tập trung lưu dân, trước khi bung ra các miền khác. Ngay từ thời kỳ đầu của cuộc Nam Tiến, vùng đồng bằng miền Đông là hậu phương lớn cho dân quân đi khai khẩn miền Tây. Ngoài nông sản, lâm sản, thủy và hải sản, miền Đông còn một nguồn tài nguyên dồi dào nhất miền Nam, đó là khoáng sản. Từ khi mở cõi về phương Nam, cả miền Nam chỉ trông mong vào khoáng sản của miền Đông cung cấp cho toàn bộ công tác kiến trúc và xây dựng. Bên cạnh nguồn đá xanh (granite) từ các núi Bà Đen, Chứa Chan, và Bà Rá, miền Đông còn là nơi sản xuất đủ các loại gạch ngói, cát, cũng như các vật liệu bằng đá ong.
Sự Phân Bố Dân Số Tại Miền Đông Trong Thời Cận Đại:
Về dân số, khi những lưu dân Việt Nam mới đặt chân vào đất Đồng Nai thì cư dân ở đây chỉ có khoảng vài ngàn người thuộc các sắc dân thiểu số. Sau khi tướng Trần Thượng Xuyên thành lập xong vùng Cù Lao Phố, thì khoảng 92 phần trăm là người Việt, người Hoa khoảng 6 phần trăm, còn lại khoảng 20 dân tộc thiểu số chiếm 2 phần trăm. Trong đó người Chơro có khoảng 10.000, người Chàm khoảng 6.500, người Khmer khoảng 5.000, người Gia Ray khoảng 2.500, nhưng người É đê chỉ khoảng non 100 người mà thôi. Có người cho rằng đợt người Hoa di cư trong đợt
“Bài Thanh phục Minh” cùng thời với Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch thuở nào đã cưới vợ hay lấy chồng Việt Nam và đã bị đồng hóa thành người Việt hết rồi. Nói như vậy là không hiểu gì về bản chất sinh hoạt văn hóa của người Hoa. Cộng đồng người Hoa ở hải ngoại tự thuở giờ vẫn vậy, đàn ông có thể lấy vợ Việt Nam, chứ đàn bà ít khi nào chịu lấy chồng người Việt lắm. Hơn thế nữa, họ chỉ nói tiếng Việt khi phải giao tiếp với người Việt Nam mà thôi, còn tại nhà hay nói chuyện với nhau họ đều dùng tiếng mẹ đẻ mà nói. Hầu như địa phương nào có người Hoa là có các trường dạy tiếng Hoa mọc lên, mà thường thì các trường dạy tiếng Hoa lại lớn hơn các trường Việt. Chính vì thế mà người viết bài này dám đoan chắc rằng những người Hoa ở vùng Biên Hòa, Sài Gòn và Chợ Lớn hiện tại, đa phần là hậu duệ của các nhóm di thần nhà Minh chạy theo Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch năm xưa. Đến năm 1776, Cai Bộ phủ Gia Định là Hiến Đức Hầu Nguyễn Khoa Thuyên đã làm tờ cáo về triều về dân số vùng Nông Nại như sau: huyện Phước Long thuộc vùng Biên Trấn có hơn 250 thôn với tổng dân số lên tới 8.000 người, và huyện Tân Bình có hơn 350 thôn với tổng dân số hơn 15.000 người.
Đến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, theo thống kê năm 1865, dân đinh tại ba tỉnh miền Đông là 35.778 người; đến năm 1866 tăng lên 39.369 người. Tuy nhiên, trong lúc người Pháp làm những thống kê nầy thì đa số cư dân Việt Nam đã tản cư về 3 tỉnh miền Tây, nên mãi đến khi người Pháp chiếm xong miền Nam vào năm 1867, thì thống kê toàn miền Nam có trên 477.000 người.
Về tôn giáo thì người miền Nam nói chung, người dân ở vùng Đồng Bằng Miền Đông nói riêng, rất hòa đồng với nhau bất kể niềm tin hay tín ngưỡng. Chính vì thế mà ở vùng này có sự hiện diện của rất nhiều tôn giáo từ Phật giáo, chiếm trên 80 phần trăm, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo, vân vân. Đặc biệt, Tây Ninh là nơi sản sanh ra đạo Cao Đài. Hiện tại Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh với một lối kiến trúc hoành tráng là biểu hiện thiêng liêng nhất cho các tín hữu Cao Đài khắp miền Nam. Riêng Thiên chúa giáo, dù đã được các cha cố người Bồ truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ XV, nhưng chỉ mới được du nhập vào miền Đông sau thời kỳ Pháp chiếm Nam Kỳ. Đặc biệt số tín đồ tại đây tăng lên đáng kể khi 2 triệu người di cư từ Bắc vào Nam trong năm 1954, với chánh sách của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đặc biệt nâng đỡ cho người theo đạo Gia Tô. Đạo Tin Lành phát triển mạnh sau thập niên 1960s.
Chú Thích:
(1) Vùng Bà Rịa và Vũng Tàu ngày nay.
(2) Đất đỏ.
(3) Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì vương quốc Bà Lợi có lẽ là một vương quốc nhỏ nằm trong vùng Đồng Nai và Bà Rịa hiện nay.
(4) Nay là miền Tây Nam Việt.
(5) Vùng Đồng Nai và Bà Rịa ngày nay.
(6) Vùng Bà Rịa và Biên Hòa ngày nay.
(7) Cù lao Thạnh Hội.
(8) Lãnh thổ Việt Nam bao gồm một phần lớn lãnh thổ Hoa Nam, tức Quảng Đông và Quảng Tây, miền Bắc, và Bắc Trung Việt tới đèo Ngang.
(9) Lãnh thổ Chiêm Thành từ đèo Ngang đến đèo Cù Mông.
(10) Lãnh thổ Phù Nam trên phần đất Việt Nam ngày nay chạy dài từ đèo Cù Mông đến Kompong Som (Vũng Thơm, ngày nay thuộc Cao Miên). Tuy nhiên, về phía Tây, nó chạy dài đến Thái Lan và phía tây nam đến eo biển Malacca (ngày nay thuộc Mã Lai).
(11) Theo một bia ký tại làng Võ Cạnh gần Nha Trang.
(12) Vùng Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay.
(13) Nay thuộc tỉnh Svayrieng.
(14) Chưởi sau lưng người khác.
(15) Diện tích gấp hai lần diện tích vùng châu thổ sông Hồng, nhưng dân số lại chỉ bằng phân nửa, nên đây vẫn còn là một vùng đầy hứa hẹn trong công cuộc phát triển của đất nước.
(16) Đà Lạt.
(17) Khoảng 85 mét khối một giây.
(18) Nằm về phía Bắc tỉnh Bà Rịa.
(19) Thuộc vùng Hóc Môn.
(20) Cao hơn mực nước biển.
(21) Chùa Phụng Sơn, trong địa phận Sài Gòn.
Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
10/Đất Phương Nam I - Vùng Đất Cochinchine Và Công Nữ Ngọc Vạn
11/Đất Phương Nam I - Kas Krobei Hay Prei Nokor Là Sài Gòn?
12/ Đất Phương Nam I - Từ Phù Nam- Chân Lạp Đến Vùng Đất Nam Kỳ
13/ Đất Phương Nam I - Đồng Bằng Miền Đông
Nhấp vào Links:
1/ Cựu Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm Giới Thiệu Vể Tác Giả Người Long Hồ
2/ Đất Phương Nam (Tập I) - Lời Đầu Sách
3/Đất Phương Nam - Đôi Nét Về Tác Giả Người Long Hồ & Mục Lục
4/ Đất Phương Nam - Công Nghiệp Của Các Chúa Nguyễn Đối Với Vùng Đất Nam Kỳ
5/ Đất Phương Nam - Theo Dòng Thời Gian
6/ Đất Phương Nam - Tiến Trình Nam Tiến
7/ Đất Phương Nam I - Thu Phục Champa
8/Đất Phương Nam I - Thu Phục Thủy Chân Lạp
9/ Đất Phương Nam I - Cộng Đồng Những Cư Dân Bản Địa Trên Đất Nam Kỳ Xưa2/ Đất Phương Nam (Tập I) - Lời Đầu Sách
3/Đất Phương Nam - Đôi Nét Về Tác Giả Người Long Hồ & Mục Lục
4/ Đất Phương Nam - Công Nghiệp Của Các Chúa Nguyễn Đối Với Vùng Đất Nam Kỳ
5/ Đất Phương Nam - Theo Dòng Thời Gian
6/ Đất Phương Nam - Tiến Trình Nam Tiến
7/ Đất Phương Nam I - Thu Phục Champa
8/Đất Phương Nam I - Thu Phục Thủy Chân Lạp
10/Đất Phương Nam I - Vùng Đất Cochinchine Và Công Nữ Ngọc Vạn
11/Đất Phương Nam I - Kas Krobei Hay Prei Nokor Là Sài Gòn?
12/ Đất Phương Nam I - Từ Phù Nam- Chân Lạp Đến Vùng Đất Nam Kỳ
13/ Đất Phương Nam I - Đồng Bằng Miền Đông
Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017
Phố Núi Lạnh
(Pleiku tưởng nhớ 22/6)
Làm sao nói được nửa lời yêu
Biểu ai còn cắp sách mỗi chiều
Dõi bàn chân bước ngây thơ dại
Nên ngại ngần nói đến chữ "YÊU"
Kêu thời gian dừng lại Ngân Hà Bắc
Giục quạ xưa gấp nối nhịp cầu
Sông sâu Chức Nữ vô tình ngã
Ô Thước cầu lỗi mỗi mùa Ngâu
Đâu thuyền tình vắng bến vùng cao
Mau đem Chức Nữ về bến hạ
Trả nàng kiều diễm hộ Ngưu Lang
Bàng hoàng tỉnh giấc bóng đò ngang
Hàng thông lưỡi hái sao đành nỡ
Cắt đường tơ dệt thuở ban sơ
Ngỡ neo bến Hoàng Hôn rực rỡ
Phố Núi giờ xuống lạnh mù sương.
Lê Kim Hiệp
Phố Núi U Hoài - Nhớ Hoài Phố Núi - Pleiku Một Thoáng Nhớ
Phố Núi U Hoài
Pleiku Phố Núi u hoài
Đường xưa Minh Thế áo dài trắng mơ (*)
Lữ khách mòn gót hẹn chờ
Vàng nắng bóng đổ vương tơ kết đời
Người ơi còn nhớ nhung thời
Thương say mật ngọt gọi mời hương yêu
Tỏ tình đã ướm lời nhiều
Sao nỡ buông vội cánh diều vụt bay….
Kim Oanh
Melbourne 26/9/2013
(*)Đường Trịnh Minh Thế , Pleiku trước 1975
Nhớ Hoài Phố Núi
“Pleiku Phố Núi nhớ hoài”…*
Con đường Minh Thế trải dài ước mơ
Hàng cây thắp nắng mong chờ
Đôi tình nhân trẻ làm thơ dâng đời
Qua rồi áo trắng một thời
Xa rồi em gái một đời tôi yêu
Hôm nay chợt nhớ nhung nhiều
Áo em má thắm gió chiều tóc bay.
Nguyễn Đức Tri Ân
Melbourne,
* Lời thơ của tác giả Tâm Hiền
Pleiku Một Thoáng Nhớ
Dừng chân phố núi thương hoài
Con đường Hoàng Diệu dốc dài mộng mơ!
Hàng thông lã ngọn đợi chờ
Pleiku thành phố buồn chơ vơ đời
Thân trai cũng có một thời
Si cô gái Thượng ngõ lời đã yêu
Dã Quỳ hoa nở rộ nhiều
Bụi đường đất đỏ gió chiều tung bay
Song Quang
USA 2016
Ngủ Đi Anh
Bước em về hoa bưởi trắng vuông sân
Hàng xoài cũ khoe bông bên vườn mận
Nhớ về anh ray rứt biết bao lần.
Quê anh luôn xinh tươi đầy bóng mát
Con sông hiền hòa lẵng lặng như tờ
Chiếc tam bản ai chèo trên sông hát
Gió vi vu mây trắng dệt vần thơ.
Không có anh nhưng tình như còn mới
Mưa đầu mùa cho nỗi nhớ mong manh
Bên liếp cà, vườn đậu cạnh cây chanh
Anh thường đứng bây giờ xa xôi quá.
Hai đứa ta đường trần chia đôi ngã
Em cô đơn anh vẫn mãi lặng nhìn
Anh vô tâm trở thành người xa lạ
Em nghe lòng đau buốt nhói buồng tim.
Ngủ đi anh cho em luôn yên dạ
Rằng anh yêu an giấc tận nghìn thu…
Dương hồng Thủy
Bài Thơ Năm 18 Tuổi - Từ Kế Tường
Thôi nhé, những chiều sương khói xưa
Vai em rồi cũng lạnh sang mùa
Tóc em rồi cũng trăm sợi nhỏ
Theo nắng phai tàn, theo gió mưa
Phố dài thêm, cây nhú lá non
Cành quạnh hiu những nụ hoa buồn
Tai nghiêng mấy tiếng đời lặng lẽ
Vai nhỏ nghiêng về như khói sương
Môi xưa còn vướng nụ hôn đầu
Trời xanh xa quá thủa yêu nhau
Tay chia từng phiến mây phiêu lãng
Trả hết cho người đi phía sau
Khi em xa khuất một dòng sông
Tiếng sóng khua tan vỡ trong lòng
Như tan vỡ những mùa mưa cũ
Ôi những thu buồn nghe chớm đông
Chân em bước nhạt hết mùa hoa
Bỏ lại ngày xưa dấu lệ nhòa
Tình đã xa vời theo kỷ niệm
Trên những hao gầy câu tiễn đưa.
Từ Kế Tường
Ân Nguyễn sưu tầm
Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017
Tháng Sáu Hạ Nồng
Hạ đến chói chan tháng Sáu nồng
Lung linh hoa sáng tỏa trời không
Mây xanh che mặt thu mình trốn
Gió vẫn ngủ vùi mặc đợi trông
Lạc bước đi tìm dấu Hạ xưa
Công viên im vắng bóng ai mờ
Hàng cây lặng lẽ nằm say nắng
Mặt nước u sầu sóng gợn thưa
Bạn bè, trường cũ đã mù khơi
Thuở ấy, giờ đây cách biệt lời
Viễn xứ một đời chưa dứt nợ
Đâu còn phượng đỏ Hạ về rơi
Áo trắng đâu rồi, sắc áo thơ
Ngàn năm còn lại dáng bơ vơ
Thòi gian cuồn cuộn theo giòng nước
Thổn thức trong tim một bóng mờ ...
Nhã Giang Thu Tâm
Nỗi Nhớ Tháng Sáu
Tháng Sáu lại về phượng đỏ yêu
Hây hây làn nắng gió hiu hiu
Cứ ngỡ em về xao xuyến phố
Con đường thắc thỏm tiếng chim reo
Tháng Sáu lại về lất phất mưa
Chút buồn rơi lệch nắng lưa thưa
Lòng anh chỉ muốn là hoa nở
Ngan ngát quanh em suốt bốn mùa
Ngan ngát ngày trôi kỷ niệm vương
Phương trời em có xõa tóc buồn
Anh xin mấy sợi tơ lòng biếc
Cột vần thơ nhớ với mùa thương
Cột những ngày xa với hẹn hò
Con đường chờ đợi nắng so đo
Hoa thì vẫn nở người xa vắng
Hương buồn theo cỏ nhớ quanh co
Tháng Sáu về man mác tiếng ve
Nỗi buồn nhẹ khuấy tách cà phê
Phố đông chỉ thiếu mình em đó
Nên dửng dưng bay ngọn gió hè
Trầm Vân
L’ isolement - Alphonse de Lamartine - Cô Đơn
L’ isolement
Souvent sur la montagne, à l’ ombre du vieux chêne
Au coucher du soleil, tristement je m’assieds
Je promène au hazard mes regards sur la plaine
Don’t le tableau changeant se déroule à mes pieds
Ici gronde le fleuve aux vagues écumantes
Il serpent, et s’enfonce en un lointain obscur
Là, le lac immobile s’étend ses eaux dormantes
Où l étoile du soir se lève dans l’ azur.
Au sommet de ces monts couronnés des bois sombres,
Le crépuscule encore jette un dernier rayon
Et le char vaporeux de la reine des ombres
Monte, et blanchit déjà les bords de l’horizon
Cependant,s’ élancant de la flèche gothique
Un son religieux se répand dans les airs
Le voyageur s’ arrête ,et la cloche rustique,
Aux derniers bruits du jour mêle de saints concerts
Mais à ces doux tableaux mon âme indifferente,
N’ éprouve devant eux ni charme ni transports;
Je contemple la terre ainsi qu’une ombre errante
Le soleil des vivants n’échauffe plus les morts.
De colline en colline en vain portant ma vue
Du sud à l’aquilon,de l ‘aurore au couchant,
Je parcours tous les points de l’ immense étendue,
Et je dis:”Nulle part le bonheur ne m’ attend “.
Que se font ces vallons,ces palais, ces chaumières
Vains objets dont pour moi le charme est envolé?
Fleuves,rochers,forêts,solitudes si chères,
Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé
Que le tour du soleil ou commence ou s’ achève,
D’ un oeil indifferent je le suis dans son cours
En un ciel sombre ou pur qu’ il se couche ou se lève,
Qu importe le soleil? Je n ‘ attend rien des jours.
Quand je pourrais le suivre en sa vaste carrière,
Mes yeux verraient partout le vide et les deserts
Je ne désire rien de tout ce qu’ il éclaire
Je ne demande rien l’ immense univers.
Mais peut-être au delà des bornes de sa sphère,
Lieux où le vrai soleil éclaire d ‘autres cieux
Si je pouvais laisser ma dépouillé la terre
Ce que j’ ai tant rêvé paraitrait à mes yeux!
Là, je m’ enivrerais à la source où j’aspire,
Là,je trouverais et l’ espoir et l’ amour
Et ce bien idéal que tout âme desire
Et qui n’ a pas de nom au terrestre séjour!
Que ne puis-je,porté sur le char de l’Aurore
Vague objet de mes voeux,m élancer jusquà toi!
Sur la terre d’ exil pourquoi resté-je encore?
Il n’ est rien de commun entre la terre et moi .
Quand la feuille des bois tombe dans la prairie,
Le vent du soir sélève et l’ arrache aux vallons
Et moi,je suis semblable à la feuille flétrie
Emportez-moi comme elle,orageux
Alphonse de Lamartine
***
Bài Dịch: Cô Đơn
Dưới bóng sồi già giữa núi đồi
Chiều tà buồn bả tôi hay ngồi
Chiều tà buồn bả tôi hay ngồi
Chiều tà buồn bả tôi hay ngồi
Cảnh chiều thay đổi dưới chân tôi
Nơi đây gầm thét sóng tung lên,
Sông lượn rồi chìm nẽo tối đen
Hồ kia nước lặng mơ màng ngủ
Chân trời lấp lánh ánh sao đêm
Âm u trên đỉnh núi rừng mờ
Hoàng hôn thoi thóp nắng lơ thơ
Sương lên hoàng hậu màn đêm ngự
Cao dần trắng xóa chân trời bờ
Gác chuông lúc ấy cũng ngân nga
Âm thanh tôn giáo quyện trời xa
Lữ hành dừng bước chuông thôn dã
Trong tiếng chiều tà quyện thánh ca
Vẫn lạnh lùng trước cảnh đẹp mơ
Chẳng gì quyến rủ chẳng nên thơ
Một bóng mơ hồ của trái đất
Mặt trời hết sưởi kẻ trong mồ
Đồi đồi ngút mắt tận ngàn khơi
Gió nam lên bắc sáng chiều trôi .
Bốn phương rộng mở lê chân khắp
Chẳng nơi nào hạnh phúc chờ tôi.
Thung lũng lâu đài cả mái tranh
Núi sông, cô tịch, rừng thân ái
Thiếu một người nhân loại vắng tanh
Rạng đông rực rỡ hay chiều tàn
Với mắt lạnh lùng tôi bước hoang.
Mặc sáng tối, âm u, lặn thức
Đâu gì quan trọng lúc ngày sang
Khi tôi đến tận chốn mênh mông
Chỉ toàn sa mạc với trời không
Tôi chẳng mơ gì nơi rạng rỡ
Đòi chi nơi vũ trụ vô cùng!
Biết đâu bến đậu ngoài tinh cầu
Nơi mặt trời thực chiếu khắp châu
Khi xác thân vùi sâu đất cát
Ước mơ trước mắt biết đâu nào!
Nơi ấy say sưa cảm hứng về
Tình yêu hi vọng sẽ tràn trề
Lý tưởng mà hồn hằng mộng ước
Không có tên trong cõi bến mê!
Bởi chẳng thể mang tàu Rạng Đông
Chở mộng vu vơ đến bạn long
Trái đất đọa đày còn phải sống
Với tôi trái đất chẳng chung dòng
Khi lá rừng rơi nhẹ thảm xanh,
Gió chiều thung lũng cuốn đi nhanh.
Tôi như chiếc lá vàng tơi tả,
Gió hỡi! mang tôi tận cuối gành
Mailoc phỏng dịch 2011
Souvent sur la montagne, à l’ ombre du vieux chêne
Au coucher du soleil, tristement je m’assieds
Je promène au hazard mes regards sur la plaine
Don’t le tableau changeant se déroule à mes pieds
Ici gronde le fleuve aux vagues écumantes
Il serpent, et s’enfonce en un lointain obscur
Là, le lac immobile s’étend ses eaux dormantes
Où l étoile du soir se lève dans l’ azur.
Au sommet de ces monts couronnés des bois sombres,
Le crépuscule encore jette un dernier rayon
Et le char vaporeux de la reine des ombres
Monte, et blanchit déjà les bords de l’horizon
Cependant,s’ élancant de la flèche gothique
Un son religieux se répand dans les airs
Le voyageur s’ arrête ,et la cloche rustique,
Aux derniers bruits du jour mêle de saints concerts
Mais à ces doux tableaux mon âme indifferente,
N’ éprouve devant eux ni charme ni transports;
Je contemple la terre ainsi qu’une ombre errante
Le soleil des vivants n’échauffe plus les morts.
De colline en colline en vain portant ma vue
Du sud à l’aquilon,de l ‘aurore au couchant,
Je parcours tous les points de l’ immense étendue,
Et je dis:”Nulle part le bonheur ne m’ attend “.
Que se font ces vallons,ces palais, ces chaumières
Vains objets dont pour moi le charme est envolé?
Fleuves,rochers,forêts,solitudes si chères,
Un seul être vous manque, et tout est dépeuplé
Que le tour du soleil ou commence ou s’ achève,
D’ un oeil indifferent je le suis dans son cours
En un ciel sombre ou pur qu’ il se couche ou se lève,
Qu importe le soleil? Je n ‘ attend rien des jours.
Quand je pourrais le suivre en sa vaste carrière,
Mes yeux verraient partout le vide et les deserts
Je ne désire rien de tout ce qu’ il éclaire
Je ne demande rien l’ immense univers.
Mais peut-être au delà des bornes de sa sphère,
Lieux où le vrai soleil éclaire d ‘autres cieux
Si je pouvais laisser ma dépouillé la terre
Ce que j’ ai tant rêvé paraitrait à mes yeux!
Là, je m’ enivrerais à la source où j’aspire,
Là,je trouverais et l’ espoir et l’ amour
Et ce bien idéal que tout âme desire
Et qui n’ a pas de nom au terrestre séjour!
Que ne puis-je,porté sur le char de l’Aurore
Vague objet de mes voeux,m élancer jusquà toi!
Sur la terre d’ exil pourquoi resté-je encore?
Il n’ est rien de commun entre la terre et moi .
Quand la feuille des bois tombe dans la prairie,
Le vent du soir sélève et l’ arrache aux vallons
Et moi,je suis semblable à la feuille flétrie
Emportez-moi comme elle,orageux
Alphonse de Lamartine
***
Bài Dịch: Cô Đơn
Dưới bóng sồi già giữa núi đồi
Chiều tà buồn bả tôi hay ngồi
Chiều tà buồn bả tôi hay ngồi
Chiều tà buồn bả tôi hay ngồi
Cảnh chiều thay đổi dưới chân tôi
Nơi đây gầm thét sóng tung lên,
Sông lượn rồi chìm nẽo tối đen
Hồ kia nước lặng mơ màng ngủ
Chân trời lấp lánh ánh sao đêm
Âm u trên đỉnh núi rừng mờ
Hoàng hôn thoi thóp nắng lơ thơ
Sương lên hoàng hậu màn đêm ngự
Cao dần trắng xóa chân trời bờ
Gác chuông lúc ấy cũng ngân nga
Âm thanh tôn giáo quyện trời xa
Lữ hành dừng bước chuông thôn dã
Trong tiếng chiều tà quyện thánh ca
Vẫn lạnh lùng trước cảnh đẹp mơ
Chẳng gì quyến rủ chẳng nên thơ
Một bóng mơ hồ của trái đất
Mặt trời hết sưởi kẻ trong mồ
Đồi đồi ngút mắt tận ngàn khơi
Gió nam lên bắc sáng chiều trôi .
Bốn phương rộng mở lê chân khắp
Chẳng nơi nào hạnh phúc chờ tôi.
Thung lũng lâu đài cả mái tranh
Núi sông, cô tịch, rừng thân ái
Thiếu một người nhân loại vắng tanh
Rạng đông rực rỡ hay chiều tàn
Với mắt lạnh lùng tôi bước hoang.
Mặc sáng tối, âm u, lặn thức
Đâu gì quan trọng lúc ngày sang
Khi tôi đến tận chốn mênh mông
Chỉ toàn sa mạc với trời không
Tôi chẳng mơ gì nơi rạng rỡ
Đòi chi nơi vũ trụ vô cùng!
Biết đâu bến đậu ngoài tinh cầu
Nơi mặt trời thực chiếu khắp châu
Khi xác thân vùi sâu đất cát
Ước mơ trước mắt biết đâu nào!
Nơi ấy say sưa cảm hứng về
Tình yêu hi vọng sẽ tràn trề
Lý tưởng mà hồn hằng mộng ước
Không có tên trong cõi bến mê!
Bởi chẳng thể mang tàu Rạng Đông
Chở mộng vu vơ đến bạn long
Trái đất đọa đày còn phải sống
Với tôi trái đất chẳng chung dòng
Khi lá rừng rơi nhẹ thảm xanh,
Gió chiều thung lũng cuốn đi nhanh.
Tôi như chiếc lá vàng tơi tả,
Gió hỡi! mang tôi tận cuối gành
Mailoc phỏng dịch 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)