Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

Anh Đi Chùa Lễ Phật - Nhạc & Lời:Trần Văn Khang - Hòa Âm: Quang Đạt - Ca Sĩ: Mạnh Tuấn


Nhạc & Lời:Trần Văn Khang
Hòa Âm: Quang Đạt
Ca Sĩ: Mạnh Tuấn

Trăng Rằm Hạ Ngươn

 

Trăng vằng vặc sáng giữa đem thâu
Trăng Hạ Ngươn rằm, ghé chốn đâu?
Trăng ngủ đầu non, treo đĩa ngọc
Trăng đùa sóng biển, loáng dòng châu.
Trăng chìm lặn thấu vào hang động
Trăng nổi trôi xuôi dưới nhịp cầu.
Trăng thức cùng ta đêm viễn xứ
Trăng quê nhà đó... có quên sầu?


Duy Anh
15 tháng mười Giáp Thìn
15/11/2024

Lời Ca Dao

 

Thơ: Hàn Thiên Lương
Thơ Tranh: Tố Lan

Ơn Em, Ngực Ngải Môi Trầm

(Từ Công Phụng & Du Tử Lê)

Bài thơ Giữ Đời Cho Nhau của Cố Thi sĩ Du Tử Lê có hai câu thơ nằm ở giữa bài thơ là một ẩn dụ mà nhiều người đọc muốn được hiểu rõ ý nghĩa của nó.

ơn em, ngực ngải môi trầm
cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan

Bài thơ nguyên tác như sau.

Giữ Đời Cho Nhau

ơn em thơ dại từ trời
theo ta xuống biển vớt đời ta trôi
ơn em, dáng mỏng mưa vời
theo ta lên núi về đồi yêu thương
ơn em, ngực ngải môi trầm
cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan
ơn em, hơi thoảng chỗ nằm
dấu quanh quẩn dấu nỗi buồn một nơi
ơn em, hồn sớm ngậm ngùi
kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau

Và bài thơ này đã được Vũ Khanh trình bày qua nhạc phẩm Tạ Ơn Em của Nhạc sĩ Từ Công Phụng.


Về ý nghĩa hai câu thơ "ơn em, ngực ngải môi trầm / cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan" thì thật tế nhị mà độc giả muốn hiểu rõ thì người viết phải nói thật chứ khi một người thưởng thức một bài thơ, một tác phẩm văn học, một bức tranh thì cứ để họ tưởng tượng vẽ vời theo cảm quan riêng của họ; có như thế thì tác phẩm mới bay cao lên ngoài tầm dự ước của tác giả. Đa phần người đọc hai câu thơ này thì họ nghĩ nét đẹp của đôi vầng nguyệt trên ngực người phụ nữ quyến rũ như ngải và đôi môi hồng thơm như trầm hương.

Khi sáng tác thì tác giả đã chủ động gửi gắm ý tưởng của mình vào tác phẩm qua những hình ảnh đầy ẩn dụ (metaphor). Ngực ngải, môi trầm, cỏ mặn, lá ngoan là mô-típ (motif) còn nội dung thật sự (theme) là tính hấp dẫn bẩm sinh về tình dục nam nữ ẩn hiện dưới tình thơ, tình ái rồi tình yêu theo năm tháng trưởng thành của một con người; tính hấp dẫn đó vừa thiêng liêng vừa thiết thực để duy trì nòi giống. Do vậy, ngực ngải, môi trầm, cỏ mặn, lá ngoan không có ý nói về đôi môi hồng mà chỉ tập trung vào hai bộ phận của người phụ nữ — ở đây là người vợ — một là bộ phận sinh ra hài nhi; hai là bộ phận nuôi dưỡng hài nhi. Hai bộ phận đó vừa thiêng liêng vừa hấp dẫn nhất đối với người nam mà người nam suốt đời mang ơn, nhớ ơn qua hình ảnh "ơn em" của Du Tử Lê.

Ngực ngải, môi trầm trong bài thơ Giữ Đời Cho Nhau này hoàn toàn không dính dáng gì đến hình ảnh thần bí của người phu trầm "ngậm ngải tìm trầm" cả. Thật ra, trước đây chừng nửa thế kỷ, khi người phu trầm đi vào rừng để tìm trầm hương và kỳ nam hương thì họ mua một loại “thuốc” gọi là ngải do người Chăm hay người dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên chế ra để ngậm vào miệng nhằm chống sơn lam chướng khí, xua đuổi và trị được vết cắn của rắn độc. Nhưng bây giờ người phu trầm không cần sử dụng ngải đó nữa vì ngày nay người phu trầm rất dễ mua những dụng cụ đi rừng như la bàn dò đường, máy định vị, vũ khí cần thiết (được phép sử dụng) và các loại thuốc (medicine) phòng chống sơn lam chướng khí cũng như phòng và chữa trị bệnh.

Để hiểu rõ ý nghĩa hai câu thơ "ơn em, ngực ngải môi trầm / cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan” thì nên đưa ra vài chi tiết về tác giả và một chú thích nhỏ của tám vầng thơ kia mới thấy mối liên quan khắn khít của cả bài thơ.


Nhà thơ tài hoa Du Tử Lê sinh năm 1942 tại Hà Nam, mất năm 2019 tại Orange County, thọ 77 tuổi. Ông kết hôn với Cô giáo Phan Hạnh Tuyền -- tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Huế năm 1974 -- trong bối cảnh biến cố tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn. Họ có với nhau hai người con gái đã trưởng thành và hiện sống tại Orange County.

Giữ Đời Cho Nhau

ơn em thơ dại từ trời
[Du Tử Lê và vợ quen nhau ở Huế từ năm 1974.]

theo ta xuống biển vớt đời ta trôi
[Họ rời Việt Nam bằng tàu thủy trên Thái bình dương năm 1975.]

ơn em, dáng mỏng mưa vời
[Bối cảnh tình yêu của họ là khung cảnh thơ mộng của cố đô Huế.]

theo ta lên núi về đồi yêu thương
[Chàng thuyết phục người yêu lên dạy tại Pleiku để gần Sài Gòn hơn.]

ơn em, ngực ngải môi trầm
cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan
ơn em, hơi thoảng chỗ nằm
[Chàng trân trọng ngay cả hương thầm của vợ còn phảng phất chỗ nằm.]

dấu quanh quẩn dấu nỗi buồn một nơi
[Vì chàng tài hoa quá nên cũng thật đào hoa mà người vợ rất tế nhị.]

ơn em, hồn sớm ngậm ngùi
[Khi lớn tuổi, chàng thật sự ngậm ngùi về sự hy sinh và tình yêu của vợ.]

kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau
[Chàng cầu xin kiếp sau chờ nhau để hai người được gặp lại nhau.]

Thi ca là lãnh vực văn chương; do vậy thi ca sử dụng và bắt buộc phải sử dụng ẩn dụ (metaphor), tức là dùng hình ảnh này để chỉ hình ảnh kia, dùng ý tưởng này để nói về ý tưởng khác. Bối cảnh chính của bài thơ là phòng ngủ của vợ chồng, là chỗ nằm, là hương thầm của người vợ.

ơn em, ngực ngải môi trầm
cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan

Ngực ngải là đôi vầng nguyệt với đường cong tuyệt mỹ mà mọi người đều ngưỡng mộ, kể cả phụ nữ. Đôi bầu nguyệt đó còn có sứ mệnh thiêng liêng là nuôi dưỡng hài nhi bằng chính sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong tất cả mọi thực phẩm khác.

Môi trầm, cỏ mặn, lá ngoan thì khó lòng viết rõ như anatomy (cơ thể học). Người dân Cao Nguyên lấy muối từ Cỏ Muối, và cỏ này được gọi là Cỏ Mặn. Cỏ Mặn hay Cỏ Groach được gọi là "mỹ vị của đại ngàn" mà người Pháp nói văn chương là "cỏ thơm trên thung lũng hồng".

Lá ngoan thật sự có ý nghĩa là một hình ảnh đẹp, dịu dàng, mềm mại, mượt mà của lá cỏ mặn, nhưng "trăm lần" của câu Bát chỉ có ý nghĩa là nhiều, và nó có tác dụng "kết vần" với "môi trầm" của câu Lục để hai vần thơ Lục Bát này có vần điệu giao hòa.

Nói một cách khách quan, người chồng nhớ ơn vợ vì người vợ đem lại hạnh phúc cao nhất trong những nguồn hạnh phúc cho người chồng, đem lại sức khỏe cho người chồng; thiếu người vợ thì người chồng sẽ bị bệnh tim mạch, bệnh tâm thần và phải đối đầu với nhiều vấn nạn xã hội khác.

Trần Việt Long