Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Nếu Có Thể ...

 

Nếu có thể anh là:


Tia nắng mai đây đắm say môi mắt
Hương gió lùa len nhớ bâng khuâng 
Vầng mây bay quyện tóc dài quấn quýt
Ánh nguyệt kề bên gối mộng lâng lâng

Nếu có thể anh là:


Nguồn tương tư đây canh tàn đối bóng 
Bãi cát dài khe khẽ bước song đôi
Biển tình ơi! Êm đềm nghe sóng vỗ
Hạnh phúc vô bờ muôn thuở là anh.

 
Hình Ảnh & Thơ: Kim Oanh

Không Còn Là Ngày Xưa

 

Thế là đã hết mùa thu nữa
Chiều Thu hay đứng nhìn mưa rớt
Cô bé ngày xưa chin mộng mơ
Rồi Bỗng sao lòng bát ngát thơ

Ngày vui bỗng có vầng mây lạ
Rơi giữa hồn cô một chút mưa
Nên ưa làm dáng gương cùng lược
Bé nhỏ chỉ là một chút xưa!

Diệp Thị Thu Cúc Sưu tầm


Hạnh Phúc Trong Tầm Tay


Hạnh phúc ở quanh ta
Không cần tìm đâu xa
Rất gần, với là tới
Dễ có lắm bạn ơi!

Hạnh phúc trong tầm tay
Đừng nghĩ mình không may
Quả thật mình may mắn
Hơn biết bao nhiêu người

Chẳng cần phải đi xa
Chẳng cần phải rời nhà
Hạnh phúc ngay tại gia
Hạnh phúc ở tâm ta

Hạnh phúc ở trong tim
Không cần phải kiếm tìm
Biết sống trong hiện tại
Quên quá khứ tương lai

Không nhiều tiền lắm bạc
Không giàu có cao sang
Cũng không cần danh vọng
Chức tước cũng chẳng màng

Nếu biết vui vẻ sống
Có sức khỏe, bình an
Sống thong dong tự tại
Là có hạnh phúc ngay!

Đừng mãi miết đi tìm
Hạnh phúc tự nơi ta
Từ tiếng cười con trẻ
Từ ánh nắng vàng hoe
Mặt trời chiều đỏ chóe
Ung dung buổi trưa hè

Không bị ai trói buộc
Không thuộc về một ai
Tâm hồn ta thảnh thơi
Ta nhàn nhã rong chơi
Yên vui cả một đời
Sáng thức dậy, còn sống là hạnh phúc
Nghe được tiếng chim hót là hạnh phúc
Nhìn thấy trời xanh mây trắng là hạnh phúc
Tối đến ngắm trăng vàng
Ngửi thấy mùi hoa lan,
ngào ngạt dạ lý hương
Bên cạnh có người thương
…… là hạnh phúc!

Tiêu dao quên tháng ngày
Hạnh phúc trong tầm tay
Hãy giơ tay nắm lấy
Sẽ có ngay đấy mà…

Sẽ có ngay bạn à
Hạnh phúc dễ tìm mà
Không cần phải cầu kỳ
Đơn sơ và giản dị
Bạn vui cùng tôi nhé
Quẳng muộn phiền, lo xa

Như Nguyệt
July 17th, 2021


Hẹn- Nỗi Mong Chờ


Bài Xướng:

Hẹn


Lều Cỏ vẫn đây! Vẫn đợi chờ…
Nhớ người...Ôi nhớ đến ngu ngơ!
Chiều thu...Sóng biếc nao nao thẳm…
Ảo não...Thôi đành hẹn với thơ!

Dovaden2010
***
Bài Họa:

Nỗi Mong Chờ


Ới người Lều Cỏ có mong chờ
Một bóng hình nào lại ngẩn ngơ
Vạt nắng thu vàng phơn phớt nắng
Soi tình đáy mắt cả hồ thơ

Kim Phượng 

***
Bóng Nhạn

Tri kỷ phuơng xa mãi ngóng chờ
Tưởng trang Lều Cỏ đã làm ngơ
Ai ngờ duyên thắm không hề nhạt
Tỏa ngát hồn hoa ngợp ý thơ

Chinh Nguyên/ H.N.T 
Aug.2.21

***

Chạm Hồn Thơ

Lạc vào lều Cỏ thấy ai chờ
Thơ thẩn dạo vườn chẳng thể ngơ
Đặt bút gửi đây đôi lời nhắn
Cảm ơn giây phút chm hồn thơ

Kim Oanh


Trang Ký Ức Thuở Thiếu Thời

Mỗi lần ngồi máy bay từ trường Couvent des Oiseaux. Đà Lạt về thăm nhà, chị tôi thường đưa tay ra bên ngoài cửa máy bay với bốc những cụm mây trắng cho vào miệng ăn, mùi thơm ngọt và nhẹ y như kẹo bông gòn hoặc giống như kẹo kéo sợi nếu nặng vì có mưa. Tôi nằm nghe chị kể một cách say sưa. Sau này, tôi đọc chuyện ông già Noel cho các con. Có điều khác nhau, chị chưa bao giờ đem về cho tôi một cụm kẹo mây nào. Nhưng các con tôi đều có quà Noel để cạnh giường trong đêm Giáng Sinh.

Bà già ăn mày đi ngang cây Thị cầu nguyện “Trái Thị rớt bị bà già, bà đem bà cất chứ bà không ăn”. Về nhà bà ta đem trái Thị dú trong thùng gạo. Những khi bà ra khỏi nhà, trái Thị biến thành một cô gái đẹp, nhảy ra khỏi thùng gạo dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, cho đến khi bà già ăn xin gần về lại nhà cô gái nhảy vào trong thùng gạo trở lại thành trái Thị. Câu truyện được các chị kể lui kể tới nhiều lần, nhưng vẫn làm tôi say mê, và dồn dập hỏi mấy chị “cô đó mấy tuổi? lớn lên có đi lấy chồng không? Răng mà bà già không đem thêm nhiều trái Thị khác về nhà dú cho có thêm nhiều cô nữa? Có khi nào bà già về sớm, bắt gặp cô đang nấu cơm chùi nhà…?” Hỏi riết một hồi mấy chị chán không thèm trả lời, kêu tôi ngu. Thời buổi này, chúng ta có nàng Alexa, chú người máy trong nhà, các người đẹp đứng quầy tiếp khách tại khách sạn và ngay cả nàng babydoll tuyệt sắc trên giường.

Tôi đứng đầu hàng, cầm cái muỗng nhôm.Sau tôi là hai chị tôi rồi ông anh họ đứng cuối, mọi người cầm lấy vai nhau. Họ giục tôi cho muỗng vào cầu chì điện. Một chớp điện giựt làm tôi té văng xuống sàn nhà. Tôi chưa kịp khóc nhưng cả ba người sau tôi cười vang. Thì ra họ thả tay không nắm vai nhau ngay trước khi tôi cho muỗng vào cầu chì. Bài học cho tôi sau này: đừng tin nghe những lời dịu ngọt vì đàng sau có thể là cạm bẩy.

Mi muốn bơi, tau cho con chuồn chuồn voi cắn lỗ rốn là mi biết bơi liền. Tôi bị đè xuống, trần trụi ngoại trừ cái quần xà lỏn. Vừa kịp nhảy đựng và la hét vì đau nhói ở lỗ rốn, tôi bị quăng ngay xuống sông. Dù sặc sụa vì nước nhưng tôi tự động bơi kiểu chó vào bờ giữa tiếng hoan hô của các anh chị. Niềm tin làm cho con người có sức mạnh, chịu đựng được thử thách.

Hai chị sinh đôi của tôi rất ham mê chơi búp bê, nhất là khi Măng tôi đem về cho một con búp bê cũ có mắt nhằm mắt mở. Làm chỗ cho búp bê ngủ, may áo quần cho nó, nấu ăn cho nó…Sau một thời gian dợt với búp bê, hai chị quay qua trét phấn kẻ lông mày rồi dụ cắt lông mi cho thằng em, “cắt xong, lông mi dài ra mi sẽ đẹp trai hơn”. Cắt xong, mắt tôi bị xốn mỗi khi nhắm mắt vì lông mi quá cụt. Lớn hơn chút xíu, tôi cũng làm bộ nhướng nhướng, chớp chớp đôi mắt khi nói chuyện với gái, nghĩ mình có đôi lông mi dài đẹp dù con mắt chỉ có một mí như Đại Hàn.

Khi học lớp Ba ở trường Tiểu Học Đồng Khánh với cô giáo Ngọc Yến, học trò trong lớp được cho đọc bài về câu truyện một cậu bé nhìn thấy tấm bảng mang hàng chữ “Ngày Mai Ăn Khỏi Trả Tiền” ngay trước một tiệm ăn nhỏ. Sáng hôm sau, cậu bé vào trong tiệm đó, mua đồ ăn và không chịu trả tiền. Người làm dẫn cậu ra bên ngoài, chỉ tấm bảng bảo đọc, vẫn câu “Ngày Mai Ăn Khỏi Trả Tiền”. Lớn thêm một chút nữa, tôi có nghe người lớn nói “Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi”. Sau này, tôi thấy luận điệu “nếu tôi đắc cử” thường xuyên được các chính khách hứa hẹn, nhất là trước các cuộc bầu cử.

Trong một câu truyện đọc cũng tại lớp Ba này, một anh học trò được cho một cuộn dây thời gian. Do ham chơi, đến ngày đi học anh lại kéo dây dài cho đến mùa hè để vui chơi. Cứ thế nên rất chóng anh trở nên già cả, tóc bạc phơ, lưng còm và chống gậy. Biết vậy, nên về sau tôi vừa học vừa chơi, chơi cũng nhiều mà học cũng nhiều, vừa làm việc vừa vui hưởng, ngoại trừ mươi năm mới qua Mỹ chỉ biết làm chứ chưa biết chơi. Hiện tại thư thả sống, thư thả chơi, thư thả viết gõ, cho những ngày sắp tới chậm và thật chậm.

Cô giáo cho làm bài tập về câu ngụ ngôn “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Tôi viết trả lời “Thưa cô, em thấy mình có nhiều cầu bắt ngang qua sông, như cầu Bến Ngự, cầu Phủ Cam, cầu Ga, cầu Trường Tiền. Nếu sông không có cầu thì mình đi bằng thuyền. Và em tình nguyện chèo thuyền vì em rất thích chèo…” Cô phê “Lạc đề. Chưa hiểu hết.” Về sau nghĩ lại, tuy có lạc đề, tôi vẫn cảm thấy mình có tinh thần phục vụ từ lúc còn nhỏ, dù chỉ xin tình nguyện chèo thuyền thôi.

Một câu truyện khác về cậu học trò rất nhác tắm, chuyên ở bẩn, không chịu gội đầu. Ngày nọ có hột rớt trên đầu, theo thời gian hột mọc thành cây, lớn dần trên đầu. Nhìn hình thấy rất ghê. Bây giờ nghĩ đến vẫn còn sợ, nên dù ở tuổi trên bảy mươi tôi vẫn quyết định cạo trọc tóc trên đầu, nhất là trong mùa Covid này.

Ở lớp Nhì với Cô giáo Hy, một bài đọc kèm theo hình vẽ cho thấy năm hay sáu chú bị mù mắt được cho sờ một con voi. Một chú sờ được vòi con voi nghĩ đó là con voi, chú khác sờ cái tai nghĩ đấy là con voi, chú nọ sờ cái ngà voi nghĩ đây là con voi, còn chú kia ôm cái chân voi nghĩ đấy là con voi…Khi lớn, đọc nhiều thấy nhiều đi nhiều biết nhiều, chúng ta càng thấu hiểu kiến thức của mình còn quá thô sơ, nhận thức của mình còn quá thiển cận, vì biết vậy nhưng thực ra không hẳn như vậy. Cuộc đời luôn là một nơi học hỏi không ngưng, nhất là việc đi tìm sự thật. The truth, the whole truth and nothing but the truth.

Trong một bài đọc của lớp Nhì, có thằng bé có tính nghổ nghịch, thường hay phá phách xóm làng. Một bửa nọ, nó đứng trước nhà la lớn nhiều lần “bớ làng xóm nhà tôi cháy”. Nhiều người chạy nhanh đến giúp, hóa ra nhà không cháy mà chỉ thấy thằng bé ôm bụng cười ngất ngưỡng. Ba bốn lần như vậy xẩy ra, lần nào cũng có người chạy đến giúp nhưng vẫn không có cháy nhà. Đến lần nhà thằng bé bị sét đánh trúng bốc cháy, nó chạy ra đầu ngỏ la lớn “bớ làng xóm nhà tôi cháy” như mọi lần, nhưng lần nay chẳng một người nào trong xóm đến giúp. Sau này, chúng ta thường hay nghe “NÓI LÁO NHƯ VẸM”. Cũng vì vậy câu nói “đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm” của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được gắn liền với lịch sử Miền Nam VN. 

Trong một lần chơi kéo dây ở Tiểu Học, một chị bạn cùng lớp bi té nặng, tức giận nhào đến một chị khác đang đứng cười ngắt nghẻo bên ngoài. Thế là hai chị ôm nhau, cào nhau, giựt tóc, nắm tóc nhau mà day, giữa tiếng la hét của chúng bạn. Khi tiếng trống vang lên chấm dứt giờ chơi, tôi bỗng kịp thấy một vệt máu ở quần của một trong hai chị. Tôi hoảng sợ, chạy vào trong lớp, đến thẳng bục thưa với cô Hy: “Có hai chị đánh nhau ở ngoài và có một chị bị chảy máu cô ơi.” Cô vội chạy ra, vừa lúc hai chị bạn đã thôi đánh và đang đứng dậy. Tôi thấy cô Hy chạy tới đứng bên cạnh chị bị có vết máu ở quần, nói vài câu gì đó rồi đưa ngay chị ấy lên văn phòng. Một lát sau, cô Hy về lại lớp và thản nhiên dạy. Trong lúc ấy, lòng tôi vô cùng hồi hộp, thắc mắc muốn biết vì sao chị bạn đánh nhau ở đầu mà lại bị chảy máu ở quần nhưng chẳng dám hỏi cô. Nhưng có lẽ vì chuyện chảy máu nầy mà sau đó bà Hiệu Trưởng nói Măng tôi tìm trường nam cho tôi học niên khóa tới. Bạn Phạm Hiếu Liêm, bạn học Tiểu Học Đồng Khánh với tôi từ Mẩu Giáo cho đến lớp Nhì, hiền ngoan chứ không nghịch tặc như tôi, cũng bị chuyển trường… vì tôi. Kể từ khi hiểu nguyên nhân của sự chảy máu, tôi muốn chữa trị các bệnh chảy máu ấy. Và đó cũng là một trong những lý do khiến cả Liêm lẫn tôi cùng theo học Y Khoa sau này.

            Tôi có nuôi một con chim sáo, lông đen mướt, mỏ màu vàng, thường ngày đi bắt   châu chấu với chúng bạn từ sân cỏ trong trường ĐK cho nó ăn. Dần dần sáo quen chủ nhỏ, khi thả ra sáo bay xa, đậu trên cành cây phương chơi một hồi rồi bay về lồng. Cứ vậy cho đến một ngày sáo bị con mèo hàng xóm vồ chết. Tôi bỏ xác chim trong hộp sắt, cùng các bạn trang lứa, cả trai lẫn gái, đào huyệt chôn và cùng giả khóc. Sau này, nghe ở VN cũng có màn thuê người khóc giả cho người chết. Càng nhiều người khóc mướn, nhà càng danh giá, giàu sang. Như cảnh dân Bắc Triều Tiên khóc đám tang lãnh tụ tối cao của đảng. Hay ngoạn mục hơn cả “Ông Stalin ơi! Ông Stalin ơi! Hỡi ơi! Ông mất! Đất trời có không?” Ôi thôi! trò chơi con nít lúc xưa bây giờ thuộc về người lớn.

           Hồi còn nhỏ ai lại không thích nghe người lớn kể chuyện ma. Nào là ma le lưỡi đỏ cả máu, ma hời, ma xó, ma rà dưới nước, ma cụt chân cụt đầu. Mỗi lần ngồi nghe chuyện ma, tôi run sợ, co rúm cả người. Lớn tuổi thêm, tôi còn chơi cầu cơ nữa. Khi ở Mỹ, mới thấy rỏ những chuyện ma quỷ, chuyện kinh dị có nguyên cả một kỹ nghệ điện ảnh đi theo làm ăn. Nhất là trong mùa Halloween, nhìn các con chăm chú thích xem những phim ma quái làm tôi buồn vì bị mất tài kể chuyện ma, như khi còn ở trong nước.

Một trong những cây tôi có nhiều kỷ niệm là cây Phượng, vì suốt 18 năm tôi trở thành “cư dân” khuôn viên trường Đồng Khánh, một nơi có rất nhiều cây Phượng. Mùa hè là mùa của Phượng, mùa của “Nghìn hoa phượng vĩ huy hoàng trổ bông” (Trần Dạ Từ). Và cũng là mùa của thi cử. Thời gian này, hoa Phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của nụ hoa kết thành từng tản lớn. Các chị đến học thi thường hay ngồi dưới tàn cây Phượng, nhờ tôi leo lên cây hái các chùm hoa Phượng, cho vào giỏ xe trước khi đạp về nhà cuối ngày. Với chiếc quần xà lỏn trên người, tôi vui vẻ leo, chồm ra các cành nhỏ trong khi phía dưới mấy chị hò hét vỗ tay khuyến khích, chỉ chỏ cười. Khi ở tuổi 12-13, tôi bắt đầu trổ mã, bể tiếng và biết ốt dột, tôi thôi chơi trò khoe của.

Tôi có 2 bà chị sinh đôi rất giống nhau, người bên ngoài rất khó nhận ra được, một người tên L.Tâm, một người là M. Tâm. Đi ngoài đường nến có ai lỡ kêu “Tâm”, cả hai bà đều nhìn về hướng gọi. Khá nhiều anh nhờ tôi đưa thư. Tôi nhận hết vì thấy tội nghiệp và cũng vì có nhận chút hối lộ; tôi chia điều cho cả 2 chị vì đa số bì thơ không có viết tên người nhận, mà nếu có thì đơn giản chỉ đề “Gởi Tâm”. Ngày nào nhận 1 lá thư tôi đưa cho một chị, ngày hôm sau nhận 1 lá thư khác, tôi chia cho chị kia. Chị nào cũng vui cả. Tuy nhiên cũng có lúc xẩy ra cảnh tréo cẳng ngỗng, tôi chuyễn lộn thư của 1 người quen với chị này qua cho chị kia. Thế là có màn lời qua tiếng lại. Nhưng chẳng sao. Vì hầu như tất cả các loại thư đó rồi cũng được hai chị chuyền tay nhau đọc. Rồi cả nhà tôi cũng được đọc theo. Từ đó tôi học được bài học: khi đi cua gái thì chớ nên viết thư. Không có gì gọi là bí mật mà cả gia đình người con gái không biết.  

Vào một buổi chiều đạp xe trên cầu Trường Tiền, tôi gặp lại một chị bạn học cùng lớp tiểu học Đồng Khánh với tôi dạo nào. Chị đi bộ trên cầu, mặc áo tang trắng với một em bé vài tháng tuổi ở nách hông. Chị cho biết chồng chị mới tử trận. Khi ấy tôi đang học lớp Quatrième tại trường Providence. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến một cái chết liên quan đến chiến cuộc.

Trường Providence có 1 sân bóng rổ tại Préau và 1 sân đá banh rất rộng ở phía sau. Hồi đó tôi không biết chơi bóng rổ, nhưng rất muốn chơi đá banh. Cũng vì trong xóm Đồng Khánh, giữa đám mù đàn em đá banh tennis thì tôi là thằng chột nên có vẻ đá ngon lành. Nhưng khi đá thử vài lần tại sân trường Providence, không những tôi bị hụt hơi khi chạy, mà còn bị các bạn cùng trang lứa như Trần Văn Hóa, Nguyễn Văn Sa, Nguyễn Văn Thi, Bùi Văn Ái…lấn ép quá chừng, làm tôi té đùi đụi, chân cẳng tím bầm nên tôi tự động dãn ra. Thay vào đó, tôi theo bạn Vĩnh Việt San về nhà của bạn ở gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, nằm trong phòng cùng nhau nghe nhạc Sylvie Vartan, Francoise Hardy… rồi chở nhau trên xe Velosolex của San lượn qua về trên các đường gần trường. Đó là giai đoạn đi nghễ gái đầu tiên của thằng con trai vừa lớn. 

  Trong một thách đố bất ngờ, Lương và tôi - hai chúng tôi cùng ở trong trường Đồng Khánh từ nhiều năm qua - cùng bơi song song bên cạnh chiếc thuyền chèo tay chở mấy chị học sinh Đồng Khánh từ bến đò Thừa Phủ qua tận bến Thương Bạc bên kia sông Hương, giữa tiếng cười và vổ tay khuyến khích của các chị. Vòng lội trở về chúng tôi cảm thấy mệt nhiều nhưng vui thú. Sáu bảy năm sau, bạn tôi bỏ học Khoa Học tại Đại Học Huế, tình nguyện vào Hải Quân. Chắc chuyến bơi kỷ niệm qua sông Hương với tôi dạo đó là một trong những lý do khiến bạn thích cuộc sống hải hồ.

Lớp Seconde chúng tôi được cho một bài tập cuối tuần, chủ đề: tự do, muốn viết gì thì viết. Tôi chọn viết một bài có tính chất khoa học giả tưởng. Trong một buổi sáng thức dậy, nhiều người trên thế giới, nhất là tại những thành phố văn minh, nhận thấy áo quần của họ làm bằng nylon hoàn toàn bị hư hỏng, từ đó sinh hoạt bị trở ngại, với rất nhiều người không thể rời nhà đi làm hay chợ búa; di chuyển trong thành phố hay giao thông giữa các nước giàu có cũng chịu cùng tình trạng vì bất cứ cái gì làm bằng nguyên liệu nhựa tổng hợp, nylon… đều đồng loạt bị hư hỏng. Ngay cả các phi cơ nằm ụ, các bệnh viện cũng bị tê liệt vì các ống chích thuốc làm bằng chất nhựa hóa học…Về sau, các khoa học gia tìm hiểu được nguyên nhân là do một loại vi khuẩn lạ gây ra sự mục nát của chất nhựa tổng hợp và nylon. Những nước chậm tiến ngược lại ít bị ảnh hưởng vì đa số hàng may mặc còn thô sơ với tơ lụa hay bông sợi và di chuyển đơn sơ, bằng chân, lạc đà… hay ghe… Riêng với học sinh chúng tôi, các linh mục dạy chúng tôi không thể ra khỏi phòng vì các áo dòng của các ngài đa số được may bằng nylon cho nhẹ. Chúng tôi rất vui mừng vì được nghỉ học nhiều ngày. Mãi cho đến lúc các khoa học gia tìm ra được phương pháp khống chế con vi khuẫn kỳ dị này, và cả thế giới trở lại kỷ nghệ may mặc với bông sợi hay tơ lụa, bấy giờ đời sống mới dần trở lại bình thường…Cha Lefas, người dạy chúng tôi rất nhiều năm về nhiều môn, như sinh ngữ Pháp, Văn Chương Pháp, Histoire & Géographie, và luôn cả Anh Văn, cho điểm bài viết của tôi rất thấp. Tôi nghĩ một phần Cha chưa nghiệm ra được cái tếu của bài viết, nhất là khi tôi mô tả các linh mục không thể rời phòng nếu không muốn mình là ông Adam.., phần khác có lẽ các Cha hơi bị gò bó về thể thức nên ít có sự thông cảm về khoa học giả tưởng. Tôi liên tưởng những chuyện giả tưởng thế kỷ 19 của Jule Vernes mình từng đọc qua như “20 ngàn dặm dưới đáy biển”, “Hành trình vào lòng trái đất”, “Bay lên mặt Trăng”… không ít thì nhiều đã ảnh hưởng tôi viết bài viết giả tưởng ở trên, nhưng ở mức độ không thể khủng khiếp như so với với nạn Covid-19 bây giờ.     

Sau giờ học đầu tiên, bà giáo Vigouroux ra bài làm cuối tuần cho cả lớp “Qu’est ce que la philosophie?” Vì tôi là học trò duy nhất từ trường Providence, Huế, vừa chuyển vào học lớp Terminale tại Lycée Blaise Pascal, Đà Nẵng, tôi quyết chí phải làm bài này thật tốt để ra mắt bạn mới, đồng thời cho xứng danh của trường cũ của mình. Tôi cặm cụi suy nghĩ, viết, sửa, viết…cả cuối tuần đó. Bài viết dài đến 6 trang, có phần mở đầu, phần chính ở giữa với nhiều tên tuổi của các nhà triết học lừng danh thế giới từ xưa đến nay, tuy thuộc nhiều hệ phái và sáng lập nhiều lý thuyết tuyệt vời khác nhau nhưng họ lại cùng có một cá tính và cuộc sống gần giống nhau: bất cần, râu tóc vô lối, thường say sưa, lẩm bẩm trong miệng những câu khó hiểu, kém thực tế, tư tưởng viễn vông nếu không muốn nói là bất thường…Vì vậy trong phần kết luận, tôi chơi chữ nói lái: Philo, c’est folie. Bà giáo dạy Triết đem bài tôi ra dủa trước cả lớp và cho 2 điểm trên 20, giải thích: 1 điểm vì bài viết dài mà lại không bị sai lỗi văn phạm nhiều, điểm thứ hai vì viết sạch sẽ, dễ đọc. Tôi ê mặt. Tháng sau, với bài tập Triết lần thứ hai tôi không hứng thú nên làm bài một cách lơ là, trong trạng thái chán nản, nghĩ sao viết vậy chứ không cần soạn rồi viết nháp trước. Vậy mà bài tôi lại được khen trước lớp và chấm 14 điểm trên 20. Bây giờ, nếu ai hỏi tôi Triết Học là gì, tôi xin chào thua. Tuy nhiên với tôi, sống một cuộc đời, với bao màu sắc khi hư khi thực, với bao câu hỏi có trả lời hay không thể trả lời, đã là một triết lý với chính nó. 

Xóm Đồng Khánh gồm nhiều gia đình các bà giáo dạy, hay làm việc cho trường, trong đó có gia đình tôi. Khi Xóm vừa cho ra cái lệ người nào thi đậu tú tài 2 thì phải mời bao tất cả chúng bạn trong Xóm một chầu xinê, anh thứ hai của tôi là người đầu tiên kéo chừng trên 20 người vừa trai vừa gái, từ 9-10 tuổi trở lên 17-18 tuổi đi xinê vào hè 1961. Và tuần tự như vậy, cứ hè đến là bạn bè trong Xóm chờ được mời gọi đi xinê vì hè nào cũng có người thi, và thi đậu, có khi có đến 2 người cùng thi đậu một lúc. Nếp sinh hoạt trong Xóm thật thân tình và sinh động. Thảm họa Mậu Thân đến, rồi đi, để lại bao tang tóc cho Huế. Xóm Đồng Khánh tiêu điều, không những vì dấu vết chiến tranh mà vì nhiều gia đình quyết định rời Huế, dù không có một ai trong Xóm bị chết trong biến cố này. Những người còn lại, như gia đình tôi và một số ít khác, không còn tinh thần vui chơi bất cứ chuyện gì – Như những con chim bắt đầu biết sợ tiếng súng - Chiến tranh đã đánh mất tuổi thơ ngây của lớp trẻ chúng tôi từ dạo ấy. 

            Tính sổ, Xóm Đồng Khánh của tôi sản xuất 9 người cho ngành giáo dục. Đáng nói là chị Tôn Nữ Thanh Cầm, sau một thời gian học Văn Khoa tại Saigon, trở về làm hiệu trưởng trường ĐK trong một thời gian 2-3 năm; chị Vương Thúy Nga, giáo sư Toán Lý Hóa, sau này làm hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Quy Nhơn trên cả chục năm cho đến ngày mất nước. Gia đình 4 chị em gái của chị Thùy Nga còn có thêm 2 người em nữa là chị Vương Thúy Hoa, giáo sư Anh Văn trường Nữ Trung Học Nha Trang và chị Vương Thúy Loan, giáo sư Anh Văn trường Trần Quý Cáp, Hội An. Thêm một cô giáo nửa của Xóm là chị Túy An, trưởng nữ của Dì Dần, tổng Giám Thị trường ĐK, làm giáo sư tại trường Gia Long trong 2 năm cuối trước khi mất nước. Trội hẳn hơn cả là anh Nguyễn Xuân Đặng, học trên tôi 4 lớp tại trường Providence, du học Pháp từ năm 1962, trở thành một professeur titulaire về Toán của nước Pháp, về sau giữ chức President của ĐH Polytechnique de Grenoble (một trong 2 đại học về khoa học kỷ thuật của Pháp); trước khi về hưu anh Đặng được tổng thống Pháp trao tặng huân chương Légion d’Honneur cao quý nhất (được lập ra từ thời vua Napoleon Bonaparte) mang tên la Croix du Chevalier. Xóm ĐK chúng tôi luôn hãnh diện có những cô thầy xuất thân từ Xóm đã góp phần vào giáo dục trong và ngoài nước.

Chuyện trùng hơp, Xóm ĐK cũng sản xuất 9 người cho Quân Đội VNCH, phục vụ trong nhiều binh chủng, Bộ Binh, Quân Y, Lực Lượng Đặc Biệt, Không Quân, Hải Quân, Công Binh, Nhảy Dù. Thật may không có một ai được lên chức Cố trong chiến tranh, một phước lớn của Xóm, duy chỉ anh thiếu tá LL ĐB bị chết trong chốn ngục tù CS sau 1975. Với cuộc chiến chấm dứt, cuộc sống trở nên đục tối, thù hằn, hãi hùng, đầy cạm bẫy và ma quỷ đỏ. Đường chia muôn ngả, đời rẽ vạn lối, đều dẫn vào ngõ cụt không tên. May mắn thay, đa số chúng tôi kẻ trước người sau cũng đến được bến bờ tự do. Cám ơn Thượng Đế. Cám ơn quê hương thứ hai. 

Trong dịp lễ Hai Bà Trưng từ năm 1970 trở về sau, trường Đồng Khánh thường tổ chức cắm trại ngay trong khuôn viên của trường. Tất cả 4 vạt cỏ rộng của trường tràn ngập những lều lớn nhỏ, đủ màu sắc. Có năm còn có thêm cả cổng chào rất đặc biệt, gần cửa trước của trường do các thầy cùng nhóm Hướng Đạo phụ làm. Có nhiều cuộc thi như trang trí lều, kéo dây, nấu ăn…rất vui nhộn. Có lẻ đông khách và được các o học trò thích nhất là căn liều đăc biệt coi chỉ tay và bói bài do chính cô Quế Hương đảm nhận. Tôi vẫn còn hình dung các cô Tường Loan, Mai Hương, Bích Đào, Thanh Ngọc, Bạch Vân, Thanh Tâm, Tuyết Mai, Phương Chi, B. Tuyết thể dục, Lưu Ty, Mỹ Trang, Mỹ, Thanh Thu, Như Mai… và các thầy Ngô, Âu, Thụy, Nam, Dòng…Ôi! hình ảnh muôn năm cũ nay chỉ còn lại là những ghế đá phai màu theo thời gian. 

Vào hè 1970, với nhiệm vụ chụp hình cho Sinh Viên Vụ, tôi tham dự một buổi văn nghệ khoảng đải phái đoàn giáo dục ngoại quốc đến thăm Viện ĐH Huế. Cuộc trình diễn đặc biệt này bắt đầu trong buổi chiều còn óng ánh nắng vàng, trên một chiếc thuyền lớn thả trôi trên sông Hương với màn văn nghệ duy nhất do một nữ sinh viên chơi đàn tranh. Vừa tìm góc cạnh để ghi vào máy ảnh dáng ngồi quý phái của thiếu nữ đang dịu dàng thả hồn chơi nhạc, những ngón tay lã lướt nhấn lên phím đàn, khuôn mặt nhu mì thật thanh tú, ánh mắt đoan trang, lòng tôi  nghe dâng trào lên một niềm cảm xúc lung linh trong tình nhạc của Huế. Huế xưa, Huế thầm lặng. Huế của kín cổng cao tường và Huế của sóng ngầm. Để thỉnh thoảng, từ nơi xa tôi vẫn lưu luyến nhớ đến hình ảnh thiếu nữ bên cây đàn tranh những khi hồn phiêu lạc về xứ Huế.      

Vào hè năm Thứ 3 Y Khoa, tôi đến thăm cha Lefas như từng làm nhiều lần từ khi rời trường Providence, nơi mà tôi học liên tiếp trong 7 năm. Sau một hồi chuyện trò, bổng nhiên Ngài nhờ tôi dạy môn Anglais cho lớp Troisième ở trường Jeanne D’Arc. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao tôi nhận lời, có lẻ không những vì Ngài đặt quá nhiều tin tưởng vào thằng học trò này mà phần khác tôi cảm thấy an tâm do Ngài chuyển tôi các tài liệu Ngài từng xử dụng trước đây khi dạy Anglais cho chúng tôi. Khi thật sự dạy, tuy chỉ 2 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ 1 giờ, nhưng thì giờ soạn bài, soạn cách ăn nói bằng tiếng Pháp, chấm bài, phê bình…đó là chưa kể phải ăn mặc cho đúng ra mặt thầy, không quần jean, không áo pull. Nên sau 1 năm tôi xin thôi, dù 2 ngàn đồng mỗi tháng cũng không là nhỏ, vã lại năm thứ Năm rất bận rộn cho thực tập tại bệnh viện. Cách học và dạy Anglais giúp tôi chút vốn liếng về đọc sách và giỏi về ngữ vựng, nhưng thực sự trong mấy năm đầu trên xứ Mỹ, tiếp xúc nói chuyện, hỏi bệnh với bệnh nhân luôn là vấn đề không dễ, nhất là với những người lớn tuổi có bệnh nặng chỉ thì thào trong miệng, nên tôi thường bình tĩnh cứ… nói. Khá nhiều lần, khi tôi xoay lưng bước ra khỏi phòng tôi nghe bệnh nhân hỏi cô ý tá “what did he say?” 

Năm 1972, nhóm bạn YK chúng tôi quyết định cùng nhau làm một party Noen tại nhà của Hoàng Ngọc Vinh sau khi được bạn bật đèn xanh. Mỗi đứa chịu trách nhiệm một phần cho tổ chức buổi tiệc. Không biết vì tính nghịch ngợm của tôi hay vì không có bạn nào chịu đưa tay, tôi tình nguyện là người đi tìm cây thông về treo đèn và trang hoàng. Những nơi có nhiều cây thông ở Huế là các đồi núi, các chùa xa trong núi, hay nhà Dòng Thiên An. Tôi chọn “ăn cắp” thông tại chùa Từ Hiếu. Cho có vẻ gay cấn. Đến khuôn viên chùa để ăn cắp cây thông trong mùa Giáng Sinh thì quả là gan thật. Theo kế hoạch chúng tôi có 4 người chở nhau trên 2 xe honda. Một xe canh chừng ngoài đường lớn, một xe chở tôi vào vườn thông gần chùa. Tôi ngắm được cây thông ăn ý, thẳng, vừa tầm không quá lớn. Tôi leo nhanh lên thân cây thông được 2 thước và đưa dao phay chặt thân cây ngay trên bàn tay mình đang ôm thân cây. Sau vài nhát dao, tôi đu vào phía trên chổ chặt khiến phần trên cây thông bị gảy ngang, rơi xuống đất cùng với tôi. Tôi vội ôm chỏm cây thông gảy dài khoảng 4 thước, nhảy lên yên sau xe Honda; xe rú máy dọt nhanh, để lại tiếng la hét đằng sau. Xe chạy càng nhanh thì càng khó giữ cây thông trên vai vì gió mạnh. Đêm party rất thành công, mọi người đều thích chụp hình với cây thông, nhất là mấy con ghệ. “Mon beau sapin, roi des forêts, que j’aime ta verdure”, và bao nhiêu ca khúc Giáng Sinh tuyệt vời khác được thả từ cassette ra trong đêm.Tuy nhiên tôi phải trả giá hơi đắt: áo xịn bị dính nhiều mũ thông phải vất bỏ, và loay hoay làm cháy loạt đèn treo cây thông nên phải bỏ tiền ra mua loạt đèn thứ hai.

Thuở còn đi hoang, có vài lần tôi bắt thằng bạn thả tôi xuống bên này cầu Trường Tiền ở góc Morin, và lẻo đẻo đi theo sau lưng 1 O học trường ĐK cho qua hết cầu Trường Tiền, rồi lại phóc lên ngồi trên yên xe Honda về lại nhà. Đi theo đuôi được cũng vài lần như vậy, bổng có ngày O đang đi trước tôi bổng dừng lại, chờ tôi cùng lên ngang hàng. O thỏ thẻ “anh đi sau lưng tui hoài làm tui dễ bị trật chân vì 2 chân cứ đập vào nhau. Mà đi bên cạnh nhau thì bạn bè dị nghị, Huế biết thì tui mắc cở chết. Thôi thì mời anh cứ đến thẳng nhà, tui mời anh vô nhà thưa chuyện”. Nghe vậy tôi đâm hoảng, stop tức khắc, thôi đùa giởn. Những lần gặp sau, tôi giả ngơ, nhìn thẳng, dù biết O nhìn tôi đăm đăm như chờ đợi, nhắn gởi trong thầm lặng. Cứ thế thời gian trôi đi. Nước sông Hương vẫn chảy, nhưng không giống nhau ở bến chờ. Trước khi vượt biên, có bạn ở Huế cho tôi biết O lấy chồng năm 1973, 1 sĩ quan, gốc Huế, đóng tại Pleiku và cả 2 vợ chồng đều chết trên đường di tản tháng 3, 1975.

Lớp YK tôi có 7-8 chị. Đặc biệt có một chị trông xinh xinh, mignonne, mũm mĩm, có da có thịt và rất chi ngây thơ…cụ. Vì thuộc loại hoa hậu của cả trường, nên không những chị được các đàn em nữ SV vô cùng ngưỡng mộ, viết thơ tỏ tình, mà còn có vô số các nam sinh viên đeo đuổi, hầm hè với nhau. Ít nhất cũng trên 2 tá, kể từ khóa đầu của trường cho đến 5-6 bạn trong cùng khóa 7 của tôi. Vậy mà đùng một cái chị lấy chồng, cũng là YK cùng lứa, khiến bao người từng theo đuôi bỗng chưng hững, đau đớn. Không phải vì anh ta tốt nghiệp Saigon, mà chỉ vì 2 gia đình ở sát cạnh nhau; một bên là nhà sách Ái Hoa của gia đình chị Trần Thị Bích Thụy, một bên là cửa hàng Nam Thiên chuyên bán thực phẩm ngoại quốc của gia đình anh Đỗ Doãn Trang. Lẽ đương nhiên anh chị Trang và Bích Thụy nên duyên vợ chồng là do tiền định, nhưng người xưa thường hay nói là nhờ “gần đâu xâu đó” – với bức tường ngăn giữa 2 nhà có nhiều lỗ lủng, tạo cơ hội cho 2 bạn trẻ nhìn thấy nhau từ hồi còn “ăn lông ở lỗ”. Mấy chục năm trước khi mới gia nhập cộng đồng Montreal, dù biết chị đã có chồng, nhưng vẫn có vô số người bị chị Bích Thụy hớp hồn. Còn anh Trang, biệt hiệu là Trang Slow, làm cái gì cũng rất từ tốn, mài dủa rất chậm, nên luôn được vợ cưng chìu.  Hai anh chị bác sĩ Trang và Bích Thụy hành nghề tại Montreal từ nhiều thập niên qua, và luôn là mạnh thường quân cho cả hai ba phía, vừa YK Huế của chị, vừa YK Saigon của anh, lại vừa cho hội Y Sĩ Canada của cả hai. 

  Thời SV Y Khoa, sáu bảy đứa chúng tôi thường hay tụ tập nhà bạn Hoàng Ngọc Vinh nằm trên đường Lê Lợi, trước mặt khách sạn Hương Giang. Là nơi đấu láo, nghe nhạc, đánh bạc, học bài... chen chúc trong một căn phòng nhỏ ngập khói thuốc lá và sàn ngập tàn thuốc. Đó cũng là nơi chúng tôi soạn thảo chương trình du hí với nhau, hay cùng nhau giả viết lá thư tỏ tình càng sến càng tốt gởi ra cho mấy O ĐK nào đó. Toàn những chuyện nghịch tặc, kỳ cục nhưng không mang tính chất phá hoại một ai cả. Do dính chùm với nhau, rút cuộc rồi tất cả chúng tôi đều rời được VN, đứa thì ở Montreal nhu Hoàng Ngọc Vinh và Lê Quang Tiến, đứa thì ở CA như Trần Tiển Ngạc, Tôn Thất Phước,Nguyễn Chi và tôi; riêng bạn Bùi Cao Đẳng qua Mỹ sớm nhất trong bọn, hành nghề ở Maryland và cũng là người sớm nhất đã nhảy saut cuối vào đúng ngày 30 tháng 4, năm 2012. Nay mỗi đứa mỗi ngã, khó có dịp gặp nhau cười phá nhau. Mong chúng mình mãi nhớ nhau, đóng khung những kỷ niệm khó phai của cái thời không mấy lo âu mà chỉ biết ăn với chơi và học.

Vĩnh Chánh,
Mission Viejo, CA
** Viết ngày 15 tháng 12, 2020. Được bổ túc và hoàn chỉnh vào ngày 27, tháng 6, 2021

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Lục Bát Đóa Hoa Diệu Thường - Thơ: Tuệ Nga - Nhạc: Mộc Thiêng


Thơ: Tuệ Nga 
Nhạc: Mộc Thiêng 

Buồn Cuối Hạ


Buâng khuâng ngày cuối hạ
Ngơ ngẩn ngắm mưa sa
Tàng phượng v chiều nghiêng 
Hàng sầu đông bóng ngã 
Lối mòn không kẻ lại 
Đường vắng chằng người qua
Mây xám về giăng lối 
Đêm khuya ánh trăng tà...

Rả rích hạt mưa rơi... 
Vi vu làn gió thổi 
Con sông chảy đến nguồn
Dòng nước trôi về cội
Người ngắm cảnh thương quê
Chim trông núi nhớ đồi 
Ánh trăng treo bóng lẻ
Tiếng vạc sầu đơn côi...

BL/31/7/2021
Hồng Vân

Giờ Tan Trường



(Tặng các em Trưng Vương thuở nào)

Này Em - cô bé Trưng Vương 
Giờ này ....- Em đã tan trường rồi sao ...
Tóc dài ...phủ nắng hoa cau 
Em về em để tình sầu cho ai 
Mắt Em - một dòng sông vui 
Ngây thơ ngan ngát tình tôi một chiều 
Bao giờ Em mới biết yêu 
Thì cho  tôi  trải gấm điều đón Em 
Mộng đầu ...xin để dành riêng 
Cho tôi Em nhé! làm men thơ tình 
Đêm về giấc mộng tròn xinh 
Đang khi trong mộng thấy mình ngủ mơ ...
Này Em ... chưa biết son tô 
Giờ này là đúng giờ cô tan trường 
Theo Em ...- dù mấy ngả đường 
Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thống Nhất ...Nắng Vàng Hoa Cau  

Thư Khanh Seattle.
(Đoàn Thi phổ nhạc)

Tử Dạ Tứ Thời Ca - Lý Bạch


Bài này thường được đăng với 4 thủ cùng lúc. Mộc bản nguyên thủy trong sách Lý Thái Bạch Tập Chú - Đường - Lý Bạch 李太白集注-唐-李白 không được rõ ràng bằng mộc bản của Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁. Mộc bản Lý Thái Bạch Văn Tập - Đường - Lý Bạch 李太白文集-唐-李白 có tựa là Tử Dạ Ngô Ca (Xuân Hạ Thu Đông). Chúng ta quen thuộc với văn bản của NĐTĐT bên dưới.


Nguyên Tác:
子夜四時歌


春歌
秦地羅敷女
採桑綠水邊
素手青條上
紅妝白日鮮
蠶飢妾欲去
五馬莫留連

夏歌
鏡湖三百里
菡萏發荷花
五月西施採
人看隘若邪
回舟不待月
歸去越王家

秋歌
長安一片月
萬戶搗衣聲
秋風吹不盡
總是玉關情
何日平胡虜
良人罷遠徵

冬歌
明朝驛使髮
一夜絮徵袍
素手抽針冷
那堪把剪刀
裁縫寄遠道
幾日到臨洮

***
Phiên Âm:
Tử Dạ Tứ Thời Ca


Xuân Ca
Tần địa La Phu nữ
Thái tang lục thủy biên
Tố thủ thanh điều thượng
Hồng trang bạch nhật tiên
Tàm cơ thiếp dục khứ
Ngũ Mã mạc lưu liên

Hạ Ca
Kính hồ tam bách lý
Hạm đạm phát hà hoa
Ngũ nguyệt Tây Thi thái
Nhân khan ải Nhược Da
Hồi châu bất đãi nguyệt
Quy khứ Việt Vương gia

Thu Ca
Trường An nhất phiến nguyệt
Vạn hộ đảo y thanh
Thu phong xuy bất tận
Tổng thị Ngọc quan tình
Hà nhật bình Hồ lỗ
Lương nhân bãi viễn chinh

Đông Ca
Minh triêu dịch sứ phát
Nhất dạ nhứ chinh bào
Tố thủ trừu châm lãnh
Na kham bả tiển đao
Tài phùng ký viễn đạo
Kỷ nhật đáo Lâm Thao

Dịch Thơ:
Ca Tử Dạ Bốn Mùa

Bài Ca Mùa Xuân

La Phu cô gái Tần
Hái dâu bến nước gần
Cành xanh bàn tay trắng
Áo hồng mặt đỏ hân
Thôi về kẻo tằm đói
Ngũ Mã chớ ân cần.


Bài Ca Mùa Hè
Hồ Kính ba trăm dặm
Nơi nơi sen trổ hoa
Tháng năm Tây Thi hái
Lạch nhỏ ngắm nàng qua
Chẳng buồn chờ trăng nữa
Thuyền quay trở về nhà.


Bài Ca Mùa Thu
Mảnh trăng chiếu Trường An
Nhà nhà chày dội vang
Gió thu không ngớt thổi
Ðưa tình đến Ngọc quan
Bao giờ yên giặc giã
Ðể chàng hết gian nan.

Bài Ca Mùa Đông
Mai có người ra ải
Suốt đêm may chiến bào
Luồn kim tay trắng lạnh
Sao cầm nổi kéo dao
May kịp gởi tiền tuyến
Ngày nào đến Lâm Thao.

***
Dịch Nghĩa:

Xuân

Người con gái La Phu đất Tần 
Hái dâu bên bờ nước xanh biếc
Bàn tay trắng ngần vịn cành lá xanh 
Ánh nắng ban ngày chiếu chiếc áo hồng 
Tằm đói rồi thiếp phải về nhà ngay 

Xin chàng Ngũ Mã đừng lưu luyến.


Hạ

Hồ Kính rộng ba trăm dặm
Hoa sen nở đầy khắp nơi
Tháng năm Tây Thi hái hoa 
Người xem trên con lạch Nhược da 
Chẳng chờ trăng lên nàng quay thuyền
Trở lại cung điện của vua Việt.


Thu 

Mảnh trăng mọc trên Trường An 
Tiếng chày đập áo vang lên khắp vạn nhà 
Gió thu thổi không ngừng 
Gởi tất cả nhớ nhung đến Ngọc môn quan 
Ngày nào dẹp xong giặc Hồ 
Để chồng hết làm lính chiến nơi xa xôi.


Đông

Sáng mai sẽ có lính trạm ra biên ải 
Suốt đêm ngồi may chiếc áo trận 
Bàn tay trắng luồn kim lạnh buốt
Không sao cầm nổi cái kéo để cắt 
May là xong kịp gởi ra miền xa xôi 
Ngày nào sẽ đến Lâm Thao.

***

English Translation:

Ballads of the Four Seasons

Spring

The lovely Lo Fo of the western land
Plucks mulberry leaves by the waterside.
On green boughs stretches her white hand;
In golden sunshine her rosy robe is dyed.
"my silkworms are hungry, I cannot stay.
Officer! please don’t hold me, I pray." 


Summer

On Mirror Lake outspread for miles and miles,
The lotus in full blossom everywhere.
In fifth moon Xi Shi gathers them with smiles,
Watchers o'erwhelm the bank of Yuoye Stream.
Her boat turns back without waiting moonrise
To royal house amid amorous sighs.


Autumn

A slip of the moon hangs over the capital;
Ten thousand washing-mallets are pounding;
And the autumn wind is blowing my heart
For ever and ever toward the Jade Pass....
Oh, when will the Tartar troops be conquered,
And my husband comes back from the long campaign! 

Winter

The courier will depart next day, she's told.
She sews a warrior's gown all night.
Her fingers feel the needle cold.
How can she hold the scissors tight?
The work is done, she sends it far away.
When will it reach the town where warriors stay?  


 Witter Bynner   


Phí Minh Tâm biên soạn



Tân Châu


Nghe cái tên Tân Châu thì biết ngay rằng nó là Mới.
Tôi đã nhiều lần nói rằng trước khi người Pháp " mở mang " thì miền này đã rất là xôi đậu (?). Người Việt cũng có, nhưng người Việt ở Miêt Trên! Trong một bài trước tôi đã nói Sa Đéc có lẽ là nơi ở của một ông Samdek người Miên, Lai Vung có lẽ là nơi chiếm cứ của ông Lái Vung như Nặc Ông Giun chẳng hạn! Khi người Pháp tới thì ông Tân Châu bừng tỉnh lên như một Công Chúa ngủ Trong Rừng! Tân Châu bừng tỉnh lên với rất nhiều giống dân cạnh tranh ! Rồi Tân Châu lớn và đông dân ! Tân Châu có tới hai mươi mấy xã ấp !!! Không hiểu từ Tân Châu nhìn qua Bắc và Tây Bắc chỉ thấy nước mênh mông!

Cái tôi thích thú, tôi lao vào nghiên cứu là cái " Mỹ A "
Người ta cứ nói Tân Châu là xứ Lụa, Sai bét!!!
Nếu mà Tân Châu có trồng Dâu Tằm thì tôi đưa vai cho người ta đập. Nếu có một cây cho trái ăn chua ngoài Bắc gọi là trái dâu da đất! Đó là cây dâu đích thực của miền Nam và người ta chỉ gọi nó là Dâu! Dâu đích thực! Còn cái thứ dâu nuôi tằm thì phải gọi là dâu tằm! Buồn thay, cây dâu này không có ở Tân Châu! Tôi quả quyết là kh6ng nuôi tằm, lấy sơi tơ từ tằm  mà mua tơ tằm từ Campuchia , Người Pháp lặp xưởng may thì mua nguyên liệu từ Campuchia. Người pháp lập xưởng, nhưng tơ tử ... Miên, thuốc làm cho sợi bền chắc... mua từ Miên! chỉ có thợ là Việt, còn các thứ là Miên!
Ôi! Cái trái Mặc Nưa nó là trái từ bên Miên (giống như trái cậy Cậy của Việt Nam) cái chất chát tuyệt vời làm cho sợi bền chắc(ở ngoài Bắc người ta lấy nhựa cậy làm quạt, làm bìa sách ...

Tôi muốn viết nhiều trang để tôn vinh cái cô nàng Mỹ A!!! cái lụa Mỹ A nó chẳng giống lụa tí ti nào! Nó dày, nó cứng, đi nghe sột soạt! Nhưng các bà già quê ở đây mê cái cô nàng lụa này! Tôi chăng khoái lụa Mỹ A, nhưng các bà già ở đây cứ mê cái cô nàng lụa này vì nó bền tới ... ba đời.
Tôi chẳng biết những nhân tài nào đã làm ra cái lụa Mỹ A đáng mê này ... nhưng mà ... quần lụa để tới ... ba đời ... thì đáng tôn vinh, ca tụng lắm chứ !!!

Chân Diện Mục

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Biển Mặn - Sáng Tác: Trần Thiện Thanh - Tiếng Hát Kim Trúc


 Sáng Tác: Trần Thiện Thanh
 Tiếng Hát Kim Trúc

Như Một Cung Đàn



Yêu đời đếm chữ dệt thơ

Đếm thời gian đếm mộng mơ cuộc đời

Dặm dài một đoá hoa vui

Câu thơ nhân ái từng lời thiết tha

 

Bùi ngùi nhìn hạt mưa sa

Có tình thơ cũng đậm đà lời ru

Tìm người trong giấc mơ thưa

Ngập ngừng chân bước hồn chưa ngập ngừng

 

Tưởng như khúc nhạc tương phùng

Tìm đâu được lẽ vô cùng nắng mưa

Tôi đi tìm chút tình thơ

Lung linh sợi nắng gió đùa tóc mây

 

Mơ tình ngát lối đi này

Đôi câu Lục bát phút giây tình cờ

Gửi về bên ấy hồn thơ

Như vương vấn thuở bốn mùa dung nhan

 

Lòng tôi một chén rượu tàn

Một vần thơ một cung đàn lạc dây

Mai kia mốt nọ sắp bày

Cạn dòng thơ nỗi sầu thay nụ cười

 

Cầm như nắng gió ngậm ngùi

Có tình em để che đời mưa bay

Má hồng cát bụi trời mây

Trái tim thơ nỗi niềm say cũng tình.

 

Hoa Văn



Không Có Anh


Mùa xuân không có anh
Lá vẫn xanh
Chim vẫn hót trên cành
Nhưng em nghe lành lạnh
Như thể mùa đông
Vẫn còn đâu đó….

Mùa hạ không có anh
Hoa impatient
Không còn kiên nhẫn
Đã nở đầy bông
Những đóa hoa hồng
Tỏa hương thơm ngát
Mà em nghe như mất mát
Một chút gì…..

Mùa thu không có anh
Thung lũng buồn ngơ ngác
Đón những chiếc lá vàng
Hoa thược dược hé nụ
Nhớ mùa thu cũ
Có anh…….

Mùa đông không có anh
Trời rất lạnh
Nhìn qua cửa sổ
Chỉ thấy trắng xóa
Màu sương
Màu tuyết
Hồn vỡ ra
Từng mành
Sao quá mong manh…

1-2008
Sao Khuê

Trường Tương Tư - Lương Ý Nương

Trường Tương Tư                                                                               

Lạc hoa lạc diệp lạc phân phân                           
Tận nhật tư quân bất kiến quân                           
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn                 
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân           

Ngã hữu nhất thốn tâm                                         
Vô nhân cộng ngã thuyết                                      
Nguyện phong xuy tán vân                                    
Tố dữ thiên biên nguyệt                                        

Huề cầm thướng cao lâu                                      
Lâu cao nguyệt hoa mãn                                      
Tương tư vị tất chung                                           
Lệ trich cầm huyền đoạn                                      

Nhân đạo Tương Giang thâm                              
Vị để tương tư bạn                                              
Giang thâm chung hữu để                                  
Tương tư vô biên ngạn                                       

Quân tại Tương Giang đầu                                 
Thiếp tại Tương Giang vỹ                                   
Tuơng tư bất tương kiến                                       
Đồng ẩm Tương Giang thủy                               

Mộng hồn phi bất đáo                                         
Sở khiếm duy nhất tử                                         
Nhập ngã tương tư môn                                    
Tri ngã tương tư khổ                                           

Trường tương tư hề trường tương tư                
Trường tương tư hề vô tận cực                           
Tảo tri như thử quải nhân tâm                            
Hốt bất đương sơ mạc tương thức     

Lương Ý Nương
***
Bài Dịch:
Nhớ Nhau Mãi Nhớ Nhau
PKT - Mây Tần

Hoa rơi lá rụng bay đầy trời
Suốt ngày tơ tưởng nhớ nhau thôi
Nhớ thương thương nhớ đau đòi đoạn
Thương nhớ vơi đầy giọt lệ rơi

Khối tình nặng riêng mang
Biết cùng ai bầy tỏ
Cầu gió thổi mây tan
Để cùng trăng than thở

Ôm đàn lên gác thượng
Trăng chiếu sáng tràn lan
Tương tư khúc chưa dứt
Lệ rơi đứt dây đàn

Ai nói Tương Giang sâu
Sao bằng nỗi nhớ nhau
Sông sâu còn có đáy
Nhớ nhau thiên cổ sầu

Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Xa nhau đành nỗi nhớ
Cùng uống nước sông Tương

Vào mộng cũng không gặp
Thật tuyệt vọng cùng đường
Vòng tương tư vướng mắc
Là mãi mãi đau thương

Nhớ nhau mãi nhớ nhau
Cho đến muôn đời sau
Sớm biết khổ như vậy
Thà thôi đừng thương nhau!

Phạm Khắc Trí

Nhậu Online

 

Bài Thơ Xướng
Nhậu Online


Cô Vít tung hoàng nản quá tay
Anh em vắng gặp đã bao ngày
Phường này huyện nọ giờ ngăn cách
Chén bạn ly mình nhớ lắm thay
Họp mặt lên "Phây" cùng đối ẩm
Mượn bia gầy cuộc nhậu "on lay"
Thời gian giản cách đành như thế
Rượu tứ kiểu này kể cũng hay.

Quên Đi
***
Các Bài Thơ Họa

Online Với Điện Thư


Corovirus rượu " online "
Biến thể Delta khó bắt tay
Phong tỏa, khẩu trang lâu mấy tháng
Cách ly mặt nạ sớm nhiêu ngày
Nâng ly Facebook ta mời chén
Cụng cốc email bạn tận tay
Giản cách trao mồi ăn đối ẩm
Mạng xa gởi món nhậu càng hay

Mai Xuân Thanh
July 23, 2021
***
Đâu Kẻ Khoe Hay?


Nhân mùa Đại Dịch, thảy co tay,
Hè đến, ngồi không suốt cả ngày.
Đường xá trống trơn, dường vắng ngắt
Xóm làng lặng lẽ, những buồn thay !
Người người thê thảm, nom tiu nghỉu
Kẻ kẻ đìu hiu, ngó lắt lay.
Còn, mất, Trời kêu ai, nấy dạ :
Trốn đâu ? "phường vỗ ngực, khoe hay".


Danh Hữu
***
Nghĩ Chẳng Hay…


Rượu uống kiểu nầy nghĩ chẳng hay!
Cà kê dê ngỗng suốt đêm ngày
Con kêu bú sữa cần đôi giọt
Vợ réo giặt đồ giúp một tay
Mặc kệ ,check Mail lia chú chuột
Không lo ,tán chuyện cứ thày lay
Thời gian giản cách nên suy xét
Giúp đỡ gia đình….thật quý thay!

songquang

Cây Chuối

1.Dẫn nhập.

Cây chuối là một thực vật thân thương trong đời sống người Việt .Ngoài trái chuối để ăn thì người Việt đã sử dụng mọi thành phần cây chuối:

- Lá chuối gói bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết 

- Bắp chuối xắt nhỏ làm gỏi bắp chuối, nộm bắp chuối dùng các nguyên liệu như  lỗ tai heo, ớt, nước mắm, chanh, rau thơm, đậu phụng rang đã xuất hiện trong các thực đơn của các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ khắp Việt Nam. Nó đã trở thành một trong những các món ăn mang hương vị dân tộc, mộc mạc  và phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam . 

- Thân cây chuối dùng cho heo ăn  

- Trái chuối được chế biến ra  kem chuối, chè chuối,... 

Nhiều ca dao Việt đề cập đến loài chuối:

-Gió đưa bụi chuối sau hè,
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ.
-Mẹ già như chuối chín cây
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
-Nhà em không hiếm chi hoa
Chanh chua, chuối chát, cải cà nhiều hung
Cây lê, cây lựu, cây tùng
Ba bốn cây đứng đó tứ tung một vườn
Sau hè có đám hành hương
Trong nhà có mấy cái rương đựng đồ

Chuối hiện nay loài người tiêu thụ có nguồn gốc từ 2 loài chuối hoang dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng: Musa acuminataMusa balbisiana. Loài người đã thuần hoá, và lai tạo nên những giống chuối có bộ nhiễm sắc thể tam bội , tức chuối không hột, ăn được . 'A' là kiểu gen của Musa acuminata, 'B' là kiểu gen của Musa balbisiana. Các kiểu gen đa bội là kết hợp giữa hai kiểu gen A và B. Các dạng đa bội của Musa acuminata thường dùng làm đồ ăn tráng miệng trong khi các dạng đa bội của Musa balbisiana và các giống lai giữa hai kiểu gen thường được dùng để chế biến công nghiệp.

Cây chuối được trồng chủ yếu để lấy quả. Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây gỗ, trong khi "thân" chính của nó là một "thân giả" (tiếng Anh: pseudostem) vì trên thực tế chỉ là phần gốc cuống lá của các lá lớn. Vì thế, về mặt kỹ thuật mà nói thì chúng là các loại cây thân thảo khổng lồ. Thân giả của một số loài có thể cao tới 2–8 m, với lá kéo dài 3,5 m. 

Cây chuối là cây mọc vùng nhiệt đới: ta gặp cây chuối ở Đông Nam Á, ở Phi châu nhiệt đới, ở Nam Mỹ, Trung Mỹ .  

Có ba loại chuối cơ bản: 

- Chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín. Phần lớn các nước Âu Châu và Bác Mỹ nhập cảng loại chuối để ăn tráng miệng. 

- Chuối luộc như loài chuối plantain có thể dùng để chiên hay nướng, ăn giống như khoai tây  Loại chuối plantain thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, nhiều chất khoáng và sinh tố.

- Chuối làm bia. 

2. .  Thân chuối, bắp chuối, buồng chuối, nải chuối

 

Cây chuối được trồng chủ yếu để lấy quả. Cây chuối có thân rễ ngầm (củ chuối), mọc ra những lá có phiến rất lớn, dài đến 3 mét, rộng đến 60 centimét với những bẹ lá to ôm lấy nhau thành một thân giả hình trụ tròn, cao 3-4 mét.  Cây chuối không có thân gỗ và đáy cây chuối giống như một hành (bulbe), gọi là căn hành (rhizome). Lá cây chuối có phiến rất lớn, dài đến 3 mét, rộng đến 60 centimét. Hoa chuối  chỉ nở một lần trong đời cây chuối và thường phát triển thành chùm, thường quen gọi là buồng chuối. Các loài chuối đều do sinh sản vô tính và trái chuối không phải từ sự thụ tinh. Trái chuối mất 4 tháng từ lúc thành tạo đến lúc ăn chín hay ăn luộc (chuối plantain)

 Buồng chuối có hoa cái ở đáy  và hoa đực ở ngọn:

-hoa cái sẽ phát triển thành quả chuối ; buồng chuối có nhiều nãi nên có khi phải lấy cọc chống đỡ cho cây không để thân cây oằn xuống. 

-hoa đực cây chuối thường vô sinh, bất thụ (stérile), còn được gọi là bắp chuối, hình nón dài  gồm nhiều lá bắc màu đỏ tía úp lên nhau và quả chuối do đó là quả đơn tính (parthenocarpy) chỉ cho quả một lần, do đó khi thu hoạch xong, nên đốn bỏ để nhường chỗ cho cây sau .

 Bắp chuối được dùng như rau ở Đông Nam Á; nó được hấp, trộn salad, hoặc ăn sống

Buồng chuối, nặng 30-50kg gồm 10-12 nãi  và mỗi nãi có quãng 20 trái, một trái/quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô.  Quả chuối mất 4 tháng từ lúc thành tạo đến lúc ăn chín hay ăn luộc (chuối plantain).  Thời gian từ trồng đến thu hoạch: 13 – 14 tháng.   

3. Các loại chuối. Ngoài chuối rừng (Musa coccinea, hoa đỏ, quả nhiều hạt) và chuối sợi (Musa textilis) trồng để lấy sợi ở Philippin, ta phân biệt:

- Chuối ăn tráng miệng. Đây là các loài chuối  thuộc loài Musa paradisiaca là cây thể tam bội (triploide), bắt nguồn từ hai loài: Musa acuminata ( thể nhị bội (diploide), phát sinh ở Mã Lai) và Musa balbusiana (nhị bội, phát sinh ở Ấn Độ). Chuối ăn tráng miệng thuộc nhóm Cavendish và được trồng thương mại trên diện tích rộng ở các xứ Trung Mỹ để xuất cảng.  Hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thì không có hột vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể đa bội (thường là tam bội). 
- Chuối luộc. Trong nhóm này, có chuối plantain to hơn và dài hơn chuối  ăn tráng miệng. Chuối này ít ngọt hơn, giàu tinh bột hơn, thường luộc chín để ăn. Chuối plantain là loại tam bội và do lai giữa vài chủng loại Musa acuminataMusa balbisiana .
- Chuối làm bia gồm nhiều giống chuối có vị hơi chát. Nếu để cho lên men thì chuối này dùng để nấu rượu bia

Ở vài xứ Phi châu (Uganda, Rwanda, Gabon ..), tiêu thụ cho mỗi đầu người trong mỗi năm biến thiên từ 100 đến 200 kg chuối mỗi năm. Ỏ Việt Nam, có chuối hột rừng, cao khoảng 3 đến 4 mét, với buồng chuối ít hơn 10 nãi, quả có cạnh và chứa nhiều hột từ 4 đến 5 mm, phiến lá dài, cuống xanh sọc đỏ.

Cũng phải kể thêm chuối kiểng, dùng trang trí trong nhà


4. Vài giống chuối trồng ở Việt Nam


Viet Nam có nhiều giống chuối trong đó có thể kể chuối cau, chuối già, chuối tiêu, chuối mạch mốc, chuối ngự v.v.

- Giống chuối Tiêu (Già) lùn: Trái cong và vỏ còn xanh khi chín. Chóp trái hình cổ chai ngắn, đầu trái bằng phẳng. Quầy ít lông, dạng hình nón cụt, chống quầy còn sót nhiều lá mo chưa rụng hết. 

- Giống Chuối Tiêu (Già) hương: Trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu trái lõm vô rõ rệt. Quầy có ít lông hay trung bình, hình lăng trụ, cuống quầy không có mo khô vì rụng hết. Vòi noãn khô cũng rụng hết. 

- Giống Chuối Tiêu (Già) cúi: Trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu trái bằng phẳng hay hơi lõm vô. Quầy ít lông hay trung bình, quầy hơi có hình nón cụt vì có một nãi mọc ra xa. Mo khô không rụng hết ở quầy nhưng còn lại ít hơn già lùn. Vòi noãn khô còn sót lại ở trái. 

- Giống Chuối Tiêu hồng đã trở thành cây đặc sản của tỉnh Hưng Yên và là cây  làm giàu cho nhân dân địa phương.

- Giống Chuối Mật mốc. Với tổng diện tích lên đến 1.800ha, từ lâu huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được mệnh danh là “thủ phủ” của cây chuối Mật mốc miền Trung đầy nắng gió. Sản phẩm chuối quả ở đây chủ yếu xuất đi các thị trường Trung Quốc, Lào, Thái Lan… và một phần tiêu thụ nội địa. Trước đây cây chuối Mật mốc ở huyện Hướng Hóa chủ yếu được trồng trong vườn nhà manh mún, nhỏ lẻ, chuối sau thu hoạch có giá trị thấp, thường dùng thờ cúng hoặc làm thực phẩm phụ hàng ngày. Khoảng 10 năm lại đây, khi thị trường chuối Mật mốc được mở rộng, rồi xuất khẩu đi Trung Quốc, Lào, Thái Lan… thì quả chuối Mật mốc Hướng Hóa đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có thể sánh ngang với bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), cam Xã Đoài (Nghệ An), Thanh Long (Bình Thuận)…

Sở dĩ Chuối Mật mốc Hướng Hóa được người tiêu dùng trong, ngoài nước ưa chuộng bởi ngoài hình thức trái to, đều, màu sắc đẹp do đặc thù của khí hậu khô nóng nơi vùng biên giới Việt - Lào, thì điều đặc biệt hơn cả chính là vì phương thức canh tác thuận theo tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến sản phẩm chuối được ưa thích. Theo dân địa phương thì trồng chuối cho năng suất khoảng 15 tấn/ha, với giá dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 10.000 đồng/kg, mỗi ha chuối thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Ngoài ra lá, thân chuối tận dụng để gói bánh hoặc làm thức ăn chăn nuôi.

- Giống Chuối ngự vì là thứ chuối ngày trước được kén chọn để dâng vua (áo vua mặc là ngự bào, món vua ăn gọi là ngự thiện, thầy thuốc chữa bệnh cho vua gọi là ngự y...). Quả chuối ngự chỉ to hơn ngón tay cái đôi chút. Vỏ chuối ngự vàng óng như lụa và mỏng như giấy, bóc ra là tới ruột ngay, không có lượt màng như nhiều giống chuối khác.
Ruột chuối mềm nuột, hương thơm sực nức, vị ngọt thanh mà vẫn đậm đà. Khi thưởng thức, chuối ngự có mùi rất thơm, ngọt sắc cực kỳ ngon nên loại chuối này khi xưa còn được dùng để dâng cho vua thưởng thức nên mới được gọi là chuối ngự.

- Giống Chuối cau .Chuối cau sở dĩ được gọi như vậy là do giống chuối này có quả nhỏ, hướng tròn, mập giống hình quả cau. Một cây chuối cau có khả năng cho ra rất nhiều quả, năng suất cao nên bà con nông dân ở miền Trung và miền Nam hoặc khu vực có đồi núi ưa trồng.

Chuối cau khi chưa chín nhìn rất giống chuối ngự, nhiều người không có kinh nghiệm chọn mua thường lầm tưởng đây là chuối ngự. Cách phân biệt hai loại chuối này khá đơn giản, chuối cau mật độ quả san sát hơn, vỏ mịn hơn, quả tròn hơn và thường không còn râu ở đầu quả.

Khi ăn, chuối cau có vị thơm, ngọt dịu không quá gắt như chuối ngự, ngoài ra quả chuối cau cũng nhỏ nên ăn chuối cau cũng không ngán như các loại chuối khác.

 - Giống  Chuối Tiêu

Chuối Tiêu rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng lắm. Chuối Tiêu thường có hai loại là Chuối Tiêu Lùn và Chuối Tiêu Cao. Nải chuối tiêu thường có khoảng 12 trái, Quả chuối tiêu có hình dáng cong như lưỡi liềm, chưa chín có màu xanh đậm, chín thì chuyển sang màu vàng, phần thịt vàng nõn, rất thơm và ngọt.

Chuối tiêu khi xanh hay chín đều ăn được:  có thể cắt lát ăn kèm với các loại rau sống; nấu các món giấm chuối, cá kho chuối, lươn om chuối… hay đơn giản là cho vào nồi luộc để có món ăn vặt hấp dẫn. Chuối tiêu chín, có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố chuối, kem chuối, bánh chuối, sữa chua dầm chuối…và rất nhiều món tráng miệng khác.

- Giống Chuối sứ (Chuối hương)

Chuối sứ hay được gọi là chuối xiêm, chuối hương. Chuối sứ có 2 loại chuối sứ trắng và chuối sứ xanh. Quả chuối sứ to, không dài thường được ăn chín và ăn sống lúc trái còn xanh. Khi ăn chuối sứ có mùi thơm và độ ngọt nhẹ, vừa phải, vị hơi chát một chút..

- Giống  Chuối Hột

Chuối Hột còn được gọi là chuối chát và là loại chuối rất được ưa chuộng tại nước ta nổi danh với món rượu chuối hột. Đúng với tên của nó, chuối hột có ruột trắng, nhiều hột, có vị chát nhiều hơn ngọt nên loại chuối này thường được làm rau ăn kèm với nhiều loại rau khác hay ngâm rượu.

 - Giống  Chuối Già Hương 

-Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Chuối ba hương (còn gọi chuối bà hương/già hương) có quả  không to, vỏ dày vừa phải, khi chín có lấm tấm như trứng cuốc và là loại chuối ngon nhất trong họ chuối tiêu. Lúa nếp một  là giống lúa nếp ngon nhất trong số hàng chục loại lúa nếp được trồng ở nước ta (nên được xếp vào loại 1 - một). Thân cây lúa nếp này cao, cứng, lá to, hạt trắng tròn, dài, là loại lúa dài ngày (tới 5 - 6 tháng mới thu hoạch). “Xôi nếp một” trắng, dẻo, thơm, ngon nổi tiếng .

- Giống Chuối  đỏ:

Xuất hiện trên thị trường Việt Nam vài năm gần đây, loại chuối đỏ Dacca, hay còn gọi là chuối đỏ Hỏa long siêu lạ đã được rất nhiều người săn lùng tìm mua để bày trên mâm ngũ quả ngày Tết.


Tuy có giá cao ngất ngưởng những loại chuối này vẫn rất hút khách.

Chuối Dacca có xuất xứ từ Úc. Loại chuối này nhỏ hơn và có vỏ dày hơn so với các loại chuối thông thường. Mặc dù bên ngoài khác lạ, nhưng khi chín phần quả bên trong vẫn có màu vàng như các loại chuối bình thường.

5. Xuất cảng chuối.

Các nước Trung Mỹ xuất cảng chuối sang Hoa Kỳ và Canada. Viet Nam xuất cảng chuối sang Trung Quốc, sang Nhật .. Giống chuối phục vụ XK phải là chuối nuôi cấy mô, được kiểm soát nghiêm ngặt về dịch bệnh, chất lượng...Theo các nguồn tin quốc tế, do chuối bị héo rũ thường xuyên, chi phí sản xuất cao và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đối với các loại cây trồng khác, nên trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng thu hoạch chuối ở Trung Quốc giảm dần qua từng năm. Do sản lượng giảm trong khi nhu cầu tăng, nên khối lượng chuối nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng lên qua từng năm. Chuối nhập khẩu vào Trung Quốc ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ từ trung cấp đến cao cấp.Trong năm 2019, do nguồn cung chuối trong nước thiếu hụt, Trung Quốc nhập khẩu từ ba nguồn cung chính là Philippines (chiếm 53,3% tổng lượng nhập khẩu chuối); tiếp theo là Ecuador chiếm 23,7% và Việt Nam chiếm 14,3%.

Tờ Business Mirror dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Nông dân trồng và Xuất khẩu chuối Philippines (PBGEA) cho biết, kim ngạch xuất khẩu chuối của nước này đã sụt giảm 15% do đại dịch Covid-19 làm tăng chi phí vận chuyển cùng nhiều khó khăn khác khiến mặt hàng trái cây khó bảo quản này mất nhiều thời gian mới đến được thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, đây lại là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu chuối của Việt Nam và Campuchia tận dụng được lợi thế khoảng cách đưa mặt hàng chuối bù đắp thiếu hụt ở thị trường Trung Quốc. Thống kê của hải quan cho biết, từ đầu năm đến nay đã có gần 40% lượng chuối nhập vào thị trường Trung Quốc là của Việt Nam và Campuchia.

“Do Việt Nam và Campuchia ở gần thị trường Trung Quốc hơn nên họ đang từng bước đẩy chuối của Philippines ra khỏi thị trường Trung Quốc”, đại diện PBGEA cho biết.

Trong năm ngoái, gần 90% lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Philippines, trong khi chỉ có 10% sản phẩm cùng loại đến từ Việt Nam và Campuchia.

Ông Bakani, người đứng đầu PBGEA giải thích rằng, chi phí vận chuyển chuối nói riêng và các mặt hàng nông sản nói chung đã tăng 15% -20% trong năm nay và thời gian vận chuyển cũng tăng từ trung bình 25 ngày lên trung bình 30-33 ngày.

Nguyên nhân chính của sự chậm trễ trong việc vận chuyển là do hàng hóa bị ùn ứ và tồn đọng tại các cảng của Trung Quốc và Singapore từ hồi cuối năm 2020, dẫn đến việc chậm trễ hơn nữa ở các công đoạn tiếp theo.

Theo ông Kabani, sự sụt giảm về khối lượng và giá trị xuất khẩu chuối của Philippines khiến người trồng chuối trong nước lo lắng. Dữ liệu cho thấy tổng lượng xuất khẩu chuối đã giảm 51% trong tháng 1, xuống chỉ còn 186.000 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu giảm 47% xuống còn 85 triệu USD.

Hiện Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chuối thu về lợi nhuận lớn nhất của Philippines, tuy nhiên nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập  khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu chuối của Philippines đã giảm 20,6% trong năm 2020, chỉ còn đạt 1,55 tỷ USD, trong khi chuối là sản phẩm xuất khẩu quan trọng thứ sáu của Philippines.

Từ hàng chục năm qua, Philippines liên tục là một trong năm nước xuất khẩu chuối hàng đầu thế giới, với lượng xuất khẩu hàng năm đạt từ 2,85 đến gần 3 triệu tấn.

Số liệu năm 2018 cho biết, Philippines đã sản xuất khoảng 9,36 triệu tấn chuối trên diện tích 447.889 ha, với các giống chuối Cavendish chiếm khoảng 52% tổng sản lượng, Saba (27%) và Lakatan (10%).

Các vựa trồng chuối lớn là đảo Mindanao, vùng Davao, và thung lũng Cagayan.

Chuối trồng ở Trung Quốc do chi phí sản xuất cao, chất lượng thấp nên chủ yếu để tiêu thụ trong nước. Chỉ một lượng nhỏ chuối sản xuất ở Trung Quốc được xuất khẩu, chủ yếu tới thị trường Hồng Kông, Macao và một số quốc gia lân cận. Chuối chiếm 32% tổng lượng trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc. Năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,74 triệu tấn chuối.


Một trong những yêu cầu đối với chuối xuất cảng nói chung,  là quả phải to, đều, mẫu mã phải "không tì vết". Vì vậy ngay từ khi chuối còn non, phải kê bao lót bằng giấy xốp giữa các nải trong buồng để tránh các nải chèn vào nhau ảnh hưởng tới mẫu mã. Bên cạnh đó, vườn chuối phải được cắt tỉa bớt lá, nhất là lá vàng để tránh việc va đập gây thâm quả.


Các vườn chuối được đầu tư hệ thống ròng rọc. Khi thu hoạch, những buồng chuối được móc lên ròng rọc và chuyển thẳng về khu sơ chế đóng gói. Điều này vừa giảm được chi phí nhân công thu hoạch, vừa giúp chuối hạn chế va chạm gây thâm dập trong quá trình thu hoạch, vận chuyển. 


Sau khi ròng rọc chuyển chuối về khu sơ chế, chuối được pha nải (hình thức tùy theo yêu cầu từng thị trường xuất cảng). Sau đó đưa vào bể để xử lí, làm sạch bằng các loại chất khử vi sinh vật, vi khuẩn. Điều này giúp tăng thời gian bảo quản cho quả chuối trong quá trình tiêu thụ.


Những buồng chuối có thể nặng trung bình từ 23-25 kg/buồng, cá biệt có những buồng có thể nặng tới 30kg, mỗi nải có thể nặng từ 5-6 kg và yêu cầu phải đồng đều. Do đó từ khi mới trổ buồng, mỗi buồng chỉ giữ lại khoảng 5-7 nải, còn lại những nải "kẹ" cuối buồng sẽ bị cắt bỏ.


Sau khi xong, chuối được đóng thùng. Giữa mỗi nải trong thùng phải được lót giấy xốp rất cẩn thận nhằm tránh va chạm, ảnh hưởng tới mẫu mã trong quá trình vận chuyển XK. Mỗi thùng được mọc một tí ni-lon và hút chân không. 

 

Sau đó đóng thành các kiện lớn để máy nâng chuyển lên container bảo quản lạnh trong suốt quá trình vận chuyển. 


Dưới đây là những lợi ích đáng ngạc nhiên của chuối đối với hệ thống miễn dịch của bạn, theo Eat This, Not That!


6. Ích lợi của chuối

. Có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm

Bạn muốn vượt qua mùa cúm tiếp theo mà không bị tổn thương? Hãy thử thêm chuối vào thói quen của bạn ngay bây giờ.

Theo một bài báo nghiên cứu năm 2020 được xuất bản trên PNAS, một lectin chuối được biến đổi gien - một loại protein khó tiêu hóa liên kết với đường - đã được chứng minh là có hoạt tính chống lại bệnh cúm đối với nhiều chủng virus cúm.

. Có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở nam giới và phụ nữ ở Mỹ và có tỷ lệ tử vong cao thứ 3. Tuy nhiên, tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột kháng, như chuối, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Theo một đánh giá năm 2013 về nghiên cứu được công bố trên Current Opinion in Gastroenterology, tinh bột kháng có hiệu quả trong việc giảm viêm và có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng ở người.

Có thể giúp tăng cường miễn dịch sau khi tập luyện .

Bạn đang tìm loại thực phẩm lý tưởng để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động mạnh mẽ? Nếu vậy thì thay vì lấy một thanh protein, hãy lấy một quả chuối.

Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên PLOS One, những người ăn chuối trước khi thử nghiệm thời gian đạp xe 75 km ít có phản ứng suy yếu hệ miễn dịch đối với các bài tập mạnh, bao gồm mức độ viêm do tập thể dục và stress ô xy hóa thấp hơn.

. Có thể làm giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật

Tinh bột kháng, như được tìm thấy trong chuối, có thể chỉ là vũ khí bí mật của bạn khi nói đến việc ngăn ngừa các kết quả bất lợi sau phẫu thuật, như bệnh ghép vật chủ (GVHD).

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Nature Immunology cho thấy tinh bột kháng, giống như được tìm thấy trong chuối, có thể gây ra những thay đổi có lợi đối với vi khuẩn trong đường tiêu hóa của con người, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh GVHD.

. Có thể cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể

Phần lớn các tế bào miễn dịch sống trong đường tiêu hóa của bạn, làm cho sức khỏe đường ruột trở nên quan trọng. Điều may mắn là chuối có thể giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn, giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.

Theo một bài báo nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí mBio của Hiệp hội Vi sinh vật Mỹ, tinh bột kháng, như được tìm thấy trong chuối, có thể giúp vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển cũng như thúc đẩy sự trao đổi chất lipid của một người, theo Eat This, Not That!

5. Thay lời kết. Cây chuối hữu ích cho con người cách trọn vẹn: 

1. trái ăn bổ, hoa chuối và lõi thân chuối dùng làm ghém.

2. củ chuối giã nhuyễn, vắt bỏ bớt nước, trộn thêm muối và men, ủ 12 giờ, bắt thành hình tròn, dẹp, mang vào lò nướng thành bánh mì, ăn ai nấy khen ngon,
3. lá chuối dùng gói bánh tét bánh chưng, bánh ú.
4. bẹ chuối được tướt ra lấy tơ se lại làm chỉ khâu, cuốn lá chuối khô được chẻ ra làm dây buộc.

Thì ra tạo hóa đã sinh ra nhiều thứ nuôi sống con người như cây lúa, cây dừa, cây chuối, và nhiều nhiều nữa mà đa số con người đâu có quan tâm. 

Ngoài chuối ăn tráng miệng, tại các vùng xa và sâu, dọc theo khe suối miền Cao Nguyên và dọc theo giải Trường Sơn cũng nên phát triển trồng chuối plantain vì chuối này cho lương thực và giữ đất ven sông suối tránh xói mòn. Người Thượng miền núi có thể trồng loài chuối plantain vừa giữ đất ven suối, ven sông chống xói mòn lại vừa có nguyên liệu để ăn cũng như để làm rượu cần. 

                                                                                                                                                                    Thái Công Tụng