Anh Nguyễn Lữ với tù trưởng thổ dân
TH (Tuấn Hoàng): Trong cuộc hội thoại kỳ này, chúng tôi có dịp nói chuyện với anh Nguyễn Lữ trong cuộc hội thoại có nhan đề “Vũ điệu bên ánh lửa”. Thay mặt cho quý thính giả và độc giả của Thời Báo, xin chào anh Lữ.
NL (Nguyễn Lữ): xin kính chào quý thính giả của Thời Báo. Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe. Đáng lý ra cuộc hội thoại với của chúng tôi với anh Tuấn Hoàng đã diễn ra từ hai tuần trước, nhưng vì công việc nên phải dời lại. Xin cám ơn quý thính giả đã kiên nhẫn lắng nghe, vì tôi hiện ở một nơi xa xôi ở miền Bắc Canada, liên lạc rất khó khăn.
TH: chúng tôi xin nói sơ lược tiểu sử của anh Lữ .Anh Nguyễn Văn Lữ tốt nghiệp cử nhân giáo khoa địa chất của viện đại học Saigon. Đã hành nghề địa chất tại Việt Nam, Cam Bốt trong chương trình phát triển đồng bằng sông Cửu Long, chuyên viên về đất phèn của vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Làm việc với viện Khoa Học Trái Đất ,viện đại học Cần Thơ, trong việc hoạch định đường biên giới Việt Miên Lào.
Sang Canada, anh tốt ngiệp cán sự kỹ sư công chánh trường cao đẳng George Brown và hậu đại học về khoa học môi trường ở trường đại học Ryerson.
Anh đã từng là chuyên viên kỹ thuật về địa chất cho Bộ Phát Triển Miền Bắc của chính quyền liên bang Canada và cho các công ty tư nhân khác. Hiện nay anh Lữ làm việc cho một công ty tư vấn về môi trường tại tỉnh bang Ontario.
Anh có nhiều sở thích:đã học các môn võ nhu đạo, hiệp khí đạo và là đai đen của môn phái Hàn Bái Đường. Anh cũng là hội viên của hội săn bắn dưới biển. Ngoài ra anh cũng ham mê âm nhạc, hát hò và khiêu vũ.
Thưa anh, chúng tôi được biết, anh vừa làm một cuộc viễn du lên miến Bắc Canada, sống với bộ tộc da đỏ Attawapiskat First Nation. Anh đi du lịch hay đây là vì công việc?
NL:Nghề nghiệp của tôi đã buộc tôi phải lên miền Bắc Canada trong nhiều tháng một năm.
TH: Thưa anh, từ đây lên đến bộ lạc Attawapiskat phải mất bao nhiêu thời gian và phải đi bằng cách nào?
NL: Rất xa, khó tính được bằng đường bộ. Thí dụ nếu tôi muốn đi lên khu bộ lạc Attawapiskat vào thứ tư trong tuần, thì ngày thứ ba tôi phải bay đến phi trường Timmins, phi trường địa đầu ở biên giới tỉnh bang Ontario với miền Bắc. Sáng hôm sau, từ Timmins, dùng các phi cơ nhỏ có 8 hay 16 chỗ, bay lên khu bộ lạc, và cũng phải bay qua bốn năm chặng, phi cơ phải dừng để tiếp nhiên liệu ở nhiều nơi như phi trường Fort Albany, trước khi đến nơi.
Có những lần đi giữa chừng thì gió lớn và chúng tôi lại phải quay về.
NL: Khi tôi đến và nhận xét đầu tiên của tôi là có những cảnh giống như cảnh đồng quê ở Việt Nam. Nhìn những phong cảnh, nhìn những đứa trẻ làm tôi nhớ lại những hình ảnh của chính tôi mấy chục năm trước, khi tôi vì công việc pải đi về miền Trung, đi về miền Cửu Long, vùng kinh Vĩnh Tế. Nhìn những cảnh như thế, mình lại thương tiếc cho những người Việt Nam hiện vẫn sống trong cảnh nghèo khổ.
Vì lý do nghề nghiệp địa chất, nên tôi đã phải đi đây đó, vào rừng núi, dò kiếm khoáng sản, có dịp tiếp xúc với những người địa phương, giúp cho tình cảm mình thắt chặt hơn mỗi lần gặp lại.
NL: Hai loại thực phẩm chính của những người thổ dân là thịt con caribou và moose, là hai loại hươu rất lớn ở miền Bắc. Họ săn những con hươu này, vứt bộ đồ lòng, đem về ướp muối, hun khói để dành ăn trong những tháng mùa Đông mà thời gian có thể đến 6 tháng trong một năm. Còn các thứ thực phẩm khác như muối, sữa, rau cỏ, đều phải chuyên chở từ dưới tỉnh thành lên, và giá sinh hoạt rất mắc. Mùa Đông, phương tiện chuyên chở chính là xe skidoo do chó kéo chạy trên tuyết.
NL: Tôi thấy dường như họ chẳng có gì giải trí cả. Trong bộ lạc có 4 tiệm cà phê, một gian hàng bán tạp hóa như kiểu Walmart, một nhà máy điện và một bệnh xá. Những nhân viên làm việc, những thầy giáo cô giáo thường là những người phương xa. Những người này không kiếm được việc làm ở miền xuôi, cho nên họ phải lên đây, và chỉ làm việc một thời gian là họ lại bỏ việc, đi nơi khác.
Những người thổ dân ở đây mà có dịp đi du lịch ra ngoài, thì họ chỉ đi đến thành phố Timmins là quá. Hỏi họ về thành phố Toronto thì họ không biết là ở đâu. Thành phố Timmins năm ở phía Đông Bắc của tỉnh bang Ontario, cách thành phố Toronto khoảng 720 cây số.
NL: Những thiếu nữ thổ dân mà tuổi từ 18, 19 cho đến 20,25 thì tướng tá mảnh khảnh, da trắng, mũi cao, như những người Thái Trắng ở cao nguyên Việt Nam hồi xưa. Nhưng một khi họ lấy chồng và có con, từ 30 tuổi trở lên thì cơ thể của phát triển gấp hai, gấp ba bình thường.
Tôi không có diễm phúc được trông thấy một thiếu nữ thổ dân. Ngày đầu tiên tôi đặt chân đến khu bộ lạc, tôi trông thấy một phụ nữ thổ dân chắc ở tuổi 50, cao bằng tôi, nhưng chiều ngang lại gấp hai chiều ngang của tôi.
NL: Đây là một câu hỏi rất thú vị, và cũng là chủ đề chính cho cuộc nói chuyện hôm nay với đề tài “Vũ Điệu Bên Ánh Lửa”. Trong những ngày hội, các thổ dân tụ tập nhau bên ánh lửa bập bùng. Thời gian này là lúc những người lớn tuổi, truyền lại kinh nghiệm cho những người trẻ tuổi về cách săn bắn, mưu sinh.. Và đây cũng là dịp cho những thanh niên thiếu nữ gặp nhau, tìm hiểu và làm bạn.
Thế thì làm sao biết một người là thiếu nữ hay là một phụ nữ có chồng?
Những người phụ nữ có chồng thường cài trên đầu một lông chim thứ lớn, như lông của mấy con ngỗng trời. Đây là dấu hiệu báo cho mọi người biết nhất là mấy ông liền ông là bà ta đã có chồng, nên tránh xa.
Còn những thiếu nữ chưa chồng thì họ không đeo lông chim trên tóc mà cài những lông chim mà là loại lông tơ trên vòn cổ, hay cài ép vào mái tóc.
Những thanh niên nào mà được các cô nàng chấm , thì những chành thanh niên này có quyền lấy những cái lông tơ trên vòng cổ, cài lên mái tóc của người đẹp.
Hai loại lông chim tượng trưng cho những chặng đời của một người đàn bà thổ dân: lông tơ khi em còn thơ ngây và khi thấy một phụ nữ đeo một hay nhiều cái lông càng lớn càng già, thì tốt nhất là nên tránh xa.
TH:Thưa anh, dân số của bộ lạc đó có bao nhiêu người?
NL: Theo thống kê của chính phủ thì năm 2001 chì có 1,293 người sinh sống trong bộ lạc, trong một khu đất rộng 1.19 cây số vuông. Nhưng theo ông tù trưởng thì các thống kê sau cuộc bầu cử mới đây tại bộ lạc, thì có 2,250 người. Số người gia tăng gấp đôi trong 12 năm, ngoài việc sinh con đẻ cái, còn có việc chính quyền liên bang gom những thổ dân sống lẻ loi vào cùng khu vực, cấp nhà cửa điện nước cho họ.
TH: Anh Lữ có gặp ông tù trưởng và những người trong ban lãnh đạo bộ lạc?
NL: Trong công việc hàng ngày mà chúng tôi phải làm trong thời gian công tác, chúng tôi cũng có dịp làm việc với tù trưởng cũng như ban điều hành của bộ lạc.
TH:Thưa anh, những thổ dân có ngôn ngữ riêng của họ không?
NL: Những thổ dân có ngôn ngữ riêng của họ là tiếng Cree, có những hình tượng, những chữ ngoằn ngèo như chữ Hy Lạp. Và phần lớn những thổ dân đều nói tiếng Anh thông thạo.
TH:Anh có cảm tưởng gì khi thấy cảnh núi đồi mênh mông, và cảm tưởng đầu tiên của anh khi tới bộ lạc da đỏ này?
TH:Chúng tôi nghe nói tỷ lệ thất nghiệp của những người da đỏ ở Canada rất cao. Họ thường làm những công việc gì? Những người da đỏ thất nghiệp có nhận được trợ cấp của chính quyền liên bang?
NL: Theo tôi biết thì chỉ có 10 cho đến 12 phần trăm những người thổ dân có công ăn việc làm, phần còn lại là thất nghiệp, sống nhờ vào sự trợ cấp của chính quyền liên bang. Những người có việc làm việc trong các phi trường, các tiệm tạp hóa, nhà máy điện và những người làm việc cho bộ công chánh, lo bảo trì đường xá cầu cống.
TH: Bộ lạc da đỏ nằm ở trên một vùng xa xôi tuyết phủ trong mùa Đông, thì việc tiếp tế lương thực cho nhóm người này chắc rất khó khăn, anh có ý kiến gì thêm về chuyện này?
TH: Ngoài giờ làm việc, thú vui của những người da đỏ từ lớp người trẻ cho đến những người già?
TH: Theo tin của báo chí, thì nạn nghiện rượu, hít hơi xăng là những tệ trạng xảy ra ở các bộ lạc da đỏ, anh nghĩ sao?
NL: Trong thời gian tôi ở đó, tôi không thấy những đứa trẻ hít hơi xăng, nhưng có ra một nghĩa địa, nơi chôn cất của những đứa trẻ 10, 12 tuổi của những năm trước đây, có thể đã từng hít hơi xăng như anh kể.
TH: Cảm tưởng của anh ra sao khi trông thấy những thiếu nữ da đỏ lần đầu tiên?
TH: Có cách nào phân biệt đó là một phụ nữ da đỏ đã có chồng và một thiếu nữ còn độc thân?
TH:Anh có nhận xét gì về tính tính của những thiếu nữ da đỏ?
NL: Họ rất chất phác, thật thà nhưng không thẹn thùng “nấp sau cánh cửa” như những thiếu nữ Việt Nam.
TH:Có người cho rằng những người da đỏ ở Canada, có những nỗi hận lòng , giống như những người Chàm đã từng bị Việt Nam, anh nghĩ sao về nhận xét này?
NL: Tôi không phải là một nhà nhân chủng học hay xã hội học, nên không dám phê bình, nhưng chỉ xin đưa ra những cảm tưởng của mình. Trong một dịp được nhảy bên ánh lửa với những người thổ dân, thì hình như xen lẫn với tiếng trống làm tim đập nhanh, trong ánh lửa, tôi thấy những ánh mắt căm hờn của những thanh niên, những đôi mắt u uẩn của những thiếu nữ, khiến cho tôi liên tưởng đến một câu thơ của Chế Lan Viên nói về tình cảnh của những người Chàm bị mất nước “ Lũ ma Hời quờ quạng dắt nhau đi”
TH: Thay mặt cho quý thính giả và độc giả của Thời Báo, xin cám ơn anh Lữ đã bò chút thì giờ kể lại những kỷ niệm mà anh đã có trong chuyến viếng thăm bộ lạc da đỏ ở miền Bắc Canada. Trước khi tạm biệt, chúng tôi xin mời quý thính giả nghe giọng hát của anh Nguyễn Lữ qua bài “”Thưở ấy có em”
Nguyễn Tuấn Hoàng
Nguyễn Lữ chuyển bài.