Nhân Ngày Hiền Mẫu Suối Dâu thân kính chúc quí anh chị, thân hữu và các bạn một Ngày Hiền Mẫu thật Hạnh Phúc và An Lành.
Suối Dâu
tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Vầng Thơ "Mừng Ngày Lễ Mẹ Chủ Nhật 11-5-2014"
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp đậu (một) như đường mía lau
Nhớ Mẹ
Kính dâng hương linh Từ Mẫu
nhân ngày Lễ Mẹ
Nhớ Mẹ ! Mẹ ơi ! nhớ suốt đời !
Không riêng ngày Lễ Mẹ mà thôi.
Thương con nào kể thân kham khổ
Vì trẻ thiết gì chuyện nghỉ ngơi.
Ôi nghĩa sinh thành đâu báo đáp
Mà ơn dưỡng dục chửa đền bồi.
Sụp đầu lạy tạ tuôn trào lệ
Có thầu lòng con hỡi Mẹ ơi?
Mother's Day 11 /5/ 2014
Quang Tuấn
***
Mẹ Và Lời Ru
Từ khoảng trống bước vào rừng
Mát rợp
Từ dòng đời về bên mẹ
An tâm
Mẹ là cây cả, bóng râm
Gốc to treo võng con nằm thảnh thơi
Xuyên qua kẽ lá, nhìn trời
Thấy màu xanh thẳm rạng ngời niềm tin
Bên tai ríu rít tiếng chim
Như lời của mẹ êm đềm ru con
Bao năm nước chảy đá mòn
Lời ru của mẹ mãi còn khắc ghi
" Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng ? "
Cánh cò bay lả trên đồng
Nhịp gàu tát nước bên sông trăng đầy
Cho con yêu mảnh đất này
Yêu từng con suối, ngọn cây, khoảng rừng
" Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Hỏi người tri kỷ có buồn chăng ai ? "
Nhớ thương suốt mấy canh dài
" Thiếp trong song cửa , chàng ngoài chân mây "
Nỗi lòng gởi bóng trăng gầy
Thủy chung muối mặn gừng cay một đời
Dù bao vật đổi sao dời
Lời thề non nước ngàn đời sắt son
Lời ru thấm đẫm hồn con
Dù cho núi cạn sông mòn, chẳng quên
Tình yêu chung thủy vững bền
Tình chung đất nước, tình riêng vợ chồng
Gia đình cùng với non sông
Nghĩa tình sâu đậm một lòng chẳng phai
Đời con sắp trọn đường dài
Lời ru của mẹ bên tai mãi còn...
Phương Hà
( Ngày Mẹ 11/5/2014 )
Ghi chú: Những dòng chữ trong ngoặc kép là trích trong Ca Dao hoặc Chinh Phụ Ngâm
Mẹ Tôi - Nhị Hà - Phạm Đăng Hưng
Tôi sẽ tặng cho bạn một bông hồng màu đỏ, vì bạn là người hạnh phúc nhất trần gian còn có mẹ.
Bây giờ hãy yêu thương và lo phụng dưỡng tuổi già của mẹ. Nếu ở xa bạn hãy nhanh trở về để ôm mẹ trong vòng tay và nói rằng con yêu mẹ lắm mẹ ơi!
Còn tôi, tôi tự cho mình một bông hồng màu trắng vì tôi không được diễm phúc như bạn, tôi đang hối hận vì trước đây không ở gần để chăm sóc và phụng dưỡng cho mẹ.
Bây giờ chỉ tôi còn biết đốt nén nhang nhìn làn khói tỏa, để mà tưởng, để mà nhớ, mà thương, mà tiếc . . .mẹ mà thôi!!!
Sáng Tác: Nhị Hà
Ca Sĩ: Phạm Đăng Hưng
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình
Ơn Má
- Má! Sao hồi đó má cắt tóc con trai cho con vậy má?
- Tại con muốn.
- Lúc đó con được bao nhiêu tuổi vậy má?
- Con được ba tuổi?
- Ba tuổi! Chỉ ba tuổi, sao con muốn mà má cho?
- Con không biết đâu! Vì tính con cương nghị, nói một là một hai là hai. Con biết hôn, lúc con học lớp Năm, dượng Bảy bảo má cho con nghỉ học, giúp má lo công việc nhà. Nhưng má không chịu, đời của má, má không được học nhiều, còn tụi con, muốn học đến đâu má cho học đến đó.
- Sao dượng Bảy lại chọn con, bắt con nghỉ học hả má?
- Vì anh chị con đã đi học xa hết rồi. Với lại, con là đứa chịu cực, chịu khổ.
Đó là cuộc đàm thoại ngắn ngủi của hai má con, trong những ngày cuối đời của bà. Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe qua về cá tính của mình lúc còn nhỏ và sự quyết định cao cả của má. Nhờ quyết định sáng suốt đó, tôi có được như ngày hôm nay.
Hai má con chỉ nói được chừng ấy, bà trở mệt, thở gấp, hổn hển, yếu dần rồi im lặng. Trong im lặng xót xa đó, tôi thấy bà đưa mắt nhìn lên bức ảnh má chụp chung với ba lúc sinh thời. Rồi má hướng về cây thánh giá gỗ đặt cạnh khung ảnh, được ông anh rễ mang từ Gia Nã Đại sang. Lặng người đi một lúc, lòng tôi chùng xuống như thể vượt quá sức chịu đựng. Một cảm xúc bật trào dâng, thôi thúc, tôi đưa tay nắm lấy bàn tay gầy xương của má và vuốt nhẹ lên lưng bàn tay. Cử chỉ ve vuốt, cứ thế được lặp đi lặp lại. Vẫn giữ chặt bàn tay xanh xao, lạnh giá của má... “ Con cám ơn, vì má không nghe lời dượng Bảy. Má mà cho con nghỉ học, giờ này con dốt, chắc con tức chết.”
Những ngày liên tiếp, bao câu chuyện xa xưa, hằng đêm được tôi gợi lại. Về phần má, được nhắc nhớ, nên say sưa kể và hình như bà quên cơn đau. Cảm giác được nằm cạnh má thủ thỉ, đưa tôi trở về thời bé dại. Hạnh phúc dù muộn màng, đau thương, nhưng đã đưa hai má con êm ả đi vào giấc ngủ.
Một người ngoại đạo như má, bà giữ việc thờ cúng tổ tiên làm trọng. Vậy mà, má bảo tôi thưa với Cha cho câu kinh để má học. Cha biết thời gian còn lại của má không bao lâu, chỉ một tuần nữa thôi, nên Cha chọn lời kinh thật ngắn. Đồng thời chuẩn bị tâm lý cho má, hàng đêm tôi cùng má nghe đài phát thanh Việt Ngữ SBS lúc 7 giờ. Đến 8 giờ, má lắng nghe lời giảng về lý vô thường trong cuồn băng được thu lại. Mười lăm phút sau, má bắt đầu học kinh… “ Lạy Chúa con xin ký thác…”. “Má có tiền không mà ký thác?” Mỗi lần má đọc sai như thế, tôi thường trêu ghẹo cho má vui. Má vui thật! Tiếng cười trong như trẻ thơ của má vang lên. Tôi cười theo, không quên dặn dò “ má cố gắng thuộc để đọc cho Cha nghe nhe má.” Như bỏng phải nước sôi “ ý…ý Cha đến con đừng nhắc nghe, chừng nào má thuộc kinh, má sẽ đọc cho Cha nghe. Không biết Cha có biết thầy giáo Phụng không? Hồi đó má đi học, đứa nào không thuộc bài bị thầy đánh dữ lắm.” Kể từ đó, sau mỗi lần đọc xong câu kinh má tôi ngủ trong bình yên mà không dùng đến thuốc an thần như trước đây.
Hồi tưởng như đang trở về, nét mơ màng được hiện rõ trên khuôn mặt má. Bà đang sợ Cha!? Thật ra, Cha chỉ vào tuổi con trai út của bà thì cách chi Cha biết đến thầy giáo Phụng. Ba hôm sau bà đã thuộc lào “Lạy Chúa con xin phó thác hồn xác trong tay Ngài”. Chỉ mỗi việc thuộc bài thôi mà mắt môi bà trở nên rạng rỡ. Bà xin thêm lời kinh thứ hai để học tiếp. Nhưng rất tiếc, má chỉ thuộc một nửa và muôn đời không còn cơ hội để học tiếp một nửa còn lại. Tuy nhiên, bà ra đi chậm hơn một tuần, không như lời dự liệu của bác sĩ.
Trong những ngày cuối đời của má, hằng đêm sau lời kinh má đọc, tôi thường hay ve vuốt bàn tay bà. Bởi vì, lần đầu tôi cảm nhận được, khi tôi xoa xoa bàn tay gầy guộc. Những lúc ấy, má im lặng, nhưng hình như có một sợi dây thiêng liêng nồng nàn yêu thương nào đó, kết chặt qua sự tiếp xúc của “tay trong tay”. Điều đó muôn đời, tôi khó mô tả hết cảm xúc. Thật ra, sự ve vuốt này, tôi lấy từ bài học Hướng Dẫn Con Vào Đời, về phương cách dạy con đã học được và đem áp dụng với bà. Qua bài học yêu thương trẻ con..."Thương con không phải chỉ bằng lời nói mà còn cần cử chỉ âu yếm vuốt ve..."
"Tay má đẹp quá hà…vừa thon lại vừa mềm. Còn tay con, ngón cứng ngắt.” Má mỉm cười, “Tại con cực quá!" nhưng " Má còn cực hơn con nữa, mà tay má mềm xèo”, giọng nói nũng nịu của tôi và má hòa đồng nên đáp lại bằng tiếng cười khúc khích trẻ thơ.
Đến khuya, má lên cơn đau dữ dội, bà hết ngồi lên rồi lại nằm xuống, trăn trở. Tôi ứa lệ, câm lặng và cùng đồng hành với những động tác của má. Má đau thân xác, còn tôi, một tâm hồn tan nát, không gánh giùm được nỗi đau cho má. Trong cơn đau đớn thế kia, má vẫn không quên lo lắng cho con gái mình “Con thức như vầy rồi làm sao sáng mai đi làm cho nổi!”
Bà lại ngồi bật dậy và thều thào “ôm má đi con”. Tôi ôm má với đôi mắt ứa lệ, vòng tay tôi siết nhẹ, từ từ chặt hơn. “ Má có sợ chết không má?”. Bằng một giọng cố gắng bình thản, nhẹ như hơi sương, tôi hỏi má. Thật ra hơn tuần nay, tôi biết rõ, ngày này sẽ không tránh khỏi, nên tôi đã cùng bà thực tập an lạc hầu giúp má thanh thản trong lúc ra đi. Với giọng bình thản " Má không sợ chết. Má chỉ sợ không ai lo cho con Ngân”. Ngân là đứa cháu nội đi du học, đang ở chung với bà.
Trong im lặng, tôi đứng yên và ôm má, siết nhẹ thật lâu. Được một lúc, má lại thều thào “ Má hơi mệt, cho má nằm xuống đi con và con cũng ngủ đi để ngày mai còn đi làm.”
Đến 6 giờ sáng, em tôi đến thay tphiên để tôi đi làm. Nội nhật hôm đó, má được đưa vào bệnh viện trở lại khi cơn đau dữ dội hơn.
Đến chiều về, tôi vào thăm má, thoáng chút ngạc nhiên khi anh chị em tôi yên lặng quá. Bước vào phòng bệnh, tôi nghiêng mình hỏi “ Má biết ai đây không má?” Giọng của bà thật yếu “Con Phượng chớ ai”. Tôi nhoẻn miệng cười và vờ vô tư trò chuyện, nhưng má im lặng. Tôi nghĩ có lẽ má cần nghỉ ngơi. Bỗng chốc, tôi thấy mắt má nhướng lên, rồi chìm sâu, khép nhẹ. Một phản ứng tự nhiên, tôi gọi với ra ngoài “vào nhanh…nhanh lên”.
Các con má đang đứng đó, má đã thanh thản ra đi đúng 8giờ 30 tối ngày 23 tháng 9 năm 2002. Và “con Phượng chớ ai” là lời nói cuối cùng của má.
Tám năm trôi qua, mỗi lần đến Ngày Nhớ Ơn Mẹ, như một thói quen cố hữu, tôi lại nhìn xuống đôi bàn tay mình, rồi hướng tầm mắt xa xăm, như tìm kiếm trong cõi mênh mông kia một bóng hình…muôn đời có nhau. Má qua đời, tôi còn rất nhiều điều để nuối tiếc. Nhưng tôi không hối hận hay đau lòng, ngược lại rất hài lòng về cách ứng dụng bài học hướng dẫn con mà tôi đã học từ một vị Linh Mục và đem áp dụng với má. Yêu thương không phải chỉ bằng lời... Thương má không phải là một bổn phận, ngọt ngào tình thương cho và nhận bằng cử chỉ âu yếm vuốt ve. Tôi đã ve vuốt được đôi bàn tay má khi bà còn sống, còn biết, còn nghe được…
“ Tay của má đẹp quá hà…!”
Kim Phượng
9/5/2010
Má Ơi Con Đã Mồ Côi
(Kính dâng Hương hồn Má thân yêu)
Má ơi, con đã mồ côi
Còng vai gánh nặng một trời tiếc thương
Chiều nay đất Mỹ bão giông
Khi hung tin xé nát lòng con ra
Ðường từ Chương Thiện mù xa
Chín năm con mãi bôn ba xứ người
Chín năm chẳng thấy Má cười
Chỉ nghe tiếng khóc bồi hồi chờ mong
Bây giờ Má đã hư không
Bây giờ nước đã bỏ sông ra nguồn
Con về hai nhánh tay buông
Dài như thân phận lưu vong tù đày
Con về bước đắng bước cay
Dẫm chân đi giữa chông gai cuộc đời
Má ơi, con đã mồ côi
Còng vai gánh nặng một trời tiếc thương.
Phạm Hồng Ân
Chiếc Lá Lìa Cành - Thơ Yên Dạ Thảo - Hương Nam Diễn Ngâm
Mỗi độ thu về buồn khắc khoải
Nhớ mẹ hiền lệ mãi tràn tuôn
Biệt ly mẫu tử đoạn trường
Lệ sầu lưu luyến hòa dòng Mê kông
Cha qua đời, cô phòng gối chiếc
Mẹ hẩm hiu trăm việc lo toan
Miếng cơm, manh áo vẹn toàn
Đôi vai trĩu nặng tảo tần nuôi con
Thương mẹ già sớm hôm vất vả
Bao năm trường mệt lã thân gầy
Tóc xanh sớm điểm bạc phai
Đêm tay gát trán, thở dài nhẹ buông …
Lại thêm trẻ tha hương viễn xứ
Bước vào đời bao thứ đắng cay
Ưu phiền chồng chất năm dài
Mẹ như chiếc lá vàng bay lìa cành
Mùa thu mẹ an lành giấc ngủ
Con nửa vòng hoàn vũ khóc thương
Xa xôi cách trở dậm trường
Trầm hương tưởng niệm lệ buồn nhớ nhung!
Yên Dạ Thảo
Trên Sông Cổ Chiên
(Tặng Lâm Hảo Dũng)
Mái chèo khuấy nước trên sông lặng
Hay khuấy động ngàn mây trắng phau?
Êm êm thuyền lướt trong sương mỏng
Tưởng lướt trong trời quê thuở nào.
Bãi sậy bờ lau phơi trắng bông
Bờ xa, lò gạch nắng nung hồng
Bóng soi bao thuở dòng năm tháng
Mờ tỏ theo con nước lớn ròng.
Ơi, dãy cồn bần nằm gối giấc
Dưới trời đầm ấm buổi thanh bình
Đợi chờ một bóng buồm mang lại
Câu chuyện thần tiên có chúng mình.
Ơi, lò rèn nép bên rìa sóng
Có thấy buồn giăng lưới tịch thôn?
Tiếng búa tháng ngày khua tịch mịch
Vọng dòn buổi sáng, nện hoàng hôn.
Thuyền ghé vườn cau, thăm bến dừa
Chuyến về ghé lại khúc quanh xưa
Trên dòng ký ức muôn hình bóng
Khỏa lớp sương mù, thắp nắng trưa.
Quán vắng trên vàm rạch cũ ơi!
Đêm đêm leo lét ánh sao trời
Ngọn đèn khí đá soi lành lạnh
Xao xác ba canh tiếng nói cười.
Bè gỗ xa giang đầu tít tắp
Chiếc sào chống nhẹ, lướt phăng phăng
Đỏ hồng ánh lửa, đêm neo lại
Thả mộng ao nhà, cá đớp trăng.
Châu thổ, vòng tay âu yếm đón
Tôi về uống nước ngọt sông xuân
Vàm khơi dẫu gửi bao âm vọng
Tâm tưởng dần im sóng hải tần.
Hồ Trường An
Chợ Quê
Nhọc nhằn nặng trĩu đôi vai
Chợ quê mẹ gánh nắng mai đường về
Đầu làng mẹ rẽ chân đê
Tiếng reo con trẻ, quà quê chia phần
Đường đời chìm nổi bao lần
Nhặt trong nỗi nhớ đánh vần..." mẹ ơi!"...
Hình như ta đã đánh rơi
Đâu màu hoa cỏ một thời xưa xa
Ngỡ như còn mới hôm qua
Thoảng hương cau trắng... quê nhà thoảng hương...
Ngoc Hải
Du Tử Ngâm
Chúa Nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm là ngày LỄ MẸ ( Mothers'day ) ở Mỹ. LỄ MẸ năm nay nhằm ngày Chúa Nhật 11 tháng 5 tới đây. VN ta không có ngày Lễ Mẹ chính thức, mọi người lấy ngày Lễ Vu Lan Bồn là ngày rằm tháng 7 Âm lịch làm ngày tưởng nhớ đến Mẹ Hiền. Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa ở Miền Nam, nhà sư Nhất Hạnh lấy ngày Rằm tháng 7 này làm ngày Bông Hồng Cài Áo. Ai còn Mẹ thì được cài một bông hồng màu ĐỎ, người nào chẳng may đã mất Mẹ rồi thì cài một bông hồng màu TRẮNG lên áo để tưởng nhớ đến Mẹ Hiền....
Nay, nhân ngày Lễ Mẹ ở xứ người, lại nhớ đến ngày Lễ Vu Lan ở xứ ta, xin chân thành gởi đến tất cả mọi người một Bông Hồng...Thơ, để tưởng nhớ đến Mẹ Hiền qua tâm tình của một Du Tử phiêu bạt phương trời : Bài thơ " DU TỬ NGÂM " của Mạnh Giao đời Đường...
DU TỬ NGÂM 遊 子 吟
Từ mẫu thủ trung tuyến 慈 母 手 中
Du tử thân thượng y 遊 子 身 上
Lâm hành mật mật phùng 临 行 密 密
Ý khủng trì trì quy 意 恐 遲 遲
Thùy ngôn thốn thảo tâm 誰 言 寸 草
Báo đắc tam xuân huy 報 得 三 春
Mạnh Giao 孟 郊
Bài thơ có tựa là KHÚC NGÂM của NGƯỜI DU TỬ, người lãng du phiêu bạt giang hồ nhớ về Mẹ như sau:
Sợi chỉ trong tay bà mẹ hiền, khâu nên chiếc áo ở trên mình người du tử. Lúc ra đi, mẹ đã từng mũi từng mũi một khâu thật chắc, ý sợ rằng con mình mê mãi thú giang hồ mà nấn ná dần dà trễ tràng trở về quê cũ. Ai bảo rằng tất lòng của cọng cỏ non kia, có thể báo đáp được ánh nắng ấm áp của ba tháng mùa xuân.( Trong mùa đông, cỏ chết rụi cả, chỉ sống lại nhờ ánh sáng của mùa xuân mà thôi !).
Ôi, nỗi lòng thương con của bà mẹ thật tỉ mỉ, chi li, nhưng lại bao la sâu rộng vô cùng. Bà không trách con đi lâu, cũng không buộc con phải về sớm, vì bà biết tánh lãng tử của con mình. Bà chỉ âm thâm chắc chiu từng mũi kim cho thật chặc, chỉnh e khi ở xứ lạ quê người, áo của con bị sứt chỉ đường tà sẽ không có ai khâu hộ. Việc tuy nhỏ nhặt, nhưng lại hàm chứa biết bao nỗi thương yêu lo lắng của Mẹ Hiền. Tác giả đã kết bằng cách mượn nỗi lòng của một tấc cỏ nhỏ nhoi, thì làm thế nào có thể báo đáp cho được ánh nắng ấm áp của 3 tháng mùa xuân đã mang sức sống và xanh tươi đến cho vạn vật muôn loài cho được !
Khi diễn tả cô Kiều cân nhắc giữa tình và hiếu, rồi quyết định bán mình chuộc tội cho cha. Hành động bán mình là việc làm cao cả, vĩ đại, nhưng đối với công lao trời biển, sanh thành dưỡng dục của cha mẹ thì Nguyễn Du vẫn cho là chưa đủ, cho nên ông đã dùng chữ " Liều " một cách rất tài tình:
Hạt mưa xá nghĩ phận hèn
LIỀU đem TẤC CỎ quyết đền BA XUÂN!
Sự thật, bán mình chuộc cha thì cô Kiều có thể nói đã hoàn toàn trả được chữ hiếu rồi !( hết đời rồi , còn gì nữa ! ): " Bán mình là hiếu, cứu người là nhân " mà, và như Sư Tam Hợp đã nói : " Bán mình đã động hiếu tâm đến trời ". Nỗi lòng " tấc cỏ " của cô Kiều khả dĩ nói là đã đáp đền được " ánh nắng của ba xuân " rồi hay chưa ?
DIỄN NÔM:Sợi chỉ trong tay bà mẹ hiền, khâu nên chiếc áo ở trên mình người du tử. Lúc ra đi, mẹ đã từng mũi từng mũi một khâu thật chắc, ý sợ rằng con mình mê mãi thú giang hồ mà nấn ná dần dà trễ tràng trở về quê cũ. Ai bảo rằng tất lòng của cọng cỏ non kia, có thể báo đáp được ánh nắng ấm áp của ba tháng mùa xuân.( Trong mùa đông, cỏ chết rụi cả, chỉ sống lại nhờ ánh sáng của mùa xuân mà thôi !).
Ôi, nỗi lòng thương con của bà mẹ thật tỉ mỉ, chi li, nhưng lại bao la sâu rộng vô cùng. Bà không trách con đi lâu, cũng không buộc con phải về sớm, vì bà biết tánh lãng tử của con mình. Bà chỉ âm thâm chắc chiu từng mũi kim cho thật chặc, chỉnh e khi ở xứ lạ quê người, áo của con bị sứt chỉ đường tà sẽ không có ai khâu hộ. Việc tuy nhỏ nhặt, nhưng lại hàm chứa biết bao nỗi thương yêu lo lắng của Mẹ Hiền. Tác giả đã kết bằng cách mượn nỗi lòng của một tấc cỏ nhỏ nhoi, thì làm thế nào có thể báo đáp cho được ánh nắng ấm áp của 3 tháng mùa xuân đã mang sức sống và xanh tươi đến cho vạn vật muôn loài cho được !
Khi diễn tả cô Kiều cân nhắc giữa tình và hiếu, rồi quyết định bán mình chuộc tội cho cha. Hành động bán mình là việc làm cao cả, vĩ đại, nhưng đối với công lao trời biển, sanh thành dưỡng dục của cha mẹ thì Nguyễn Du vẫn cho là chưa đủ, cho nên ông đã dùng chữ " Liều " một cách rất tài tình:
Hạt mưa xá nghĩ phận hèn
LIỀU đem TẤC CỎ quyết đền BA XUÂN!
Sự thật, bán mình chuộc cha thì cô Kiều có thể nói đã hoàn toàn trả được chữ hiếu rồi !( hết đời rồi , còn gì nữa ! ): " Bán mình là hiếu, cứu người là nhân " mà, và như Sư Tam Hợp đã nói : " Bán mình đã động hiếu tâm đến trời ". Nỗi lòng " tấc cỏ " của cô Kiều khả dĩ nói là đã đáp đền được " ánh nắng của ba xuân " rồi hay chưa ?
Kim chỉ trên tay từ mẫu,
Khâu nên áo lãng du nhân.
Khi đi chắc chiu từng mũi,
Sợ ngày về lắm lần khần.
Ai bảo nỗi lòng tấc cỏ,
Báo đền được nắng ba xuân ?!
LỤC BÁT:
Đường kim mũi chỉ mẹ hiền,
Khâu nên chiếc áo trên mình lãng du,
Chắc chiu từng mũi từng khâu,
Sợ e con trẻ đi lâu chửa về
Ai rằng tấc cỏ bên lề,
Báo đền được ánh nắng về ba xuân?!
Đỗ Chiêu Đức
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ: MẠNH GIAO 孟郊 ( 751- 814 )
Mạnh Giao tự là Đông Dã, người đất Võ Khang. Lúc nhỏ ở ẩn trong núi Tung Sơn, tánh tình thầm lặng, làm thơ hay thiên về lý trí, lại chắt lọc từng chữ một. Hàn Dũ rất mến tài ông mà kết thành bạn vong niên. Mãi đến năm 50 tuổi ông mới đậu Tiến Sĩ ở niên hiệu Trinh Nguyên đời nhà Đường.
Ngoài bài Du Tử Ngâm được nhiều người biết đến, Mạnh Giao còn nổi tiếng với bài Liệt Nữ Tháo. Cả hai bài đều làm theo thể Ngũ ngôn Cổ phong.( Mỗi câu năm chữ, có thể gieo cả vần Bằng lẫn vần Trắc và không hạn định số câu của một bài.).
Xin cầu chúc tất cả mọi người đều có một ngày Lễ Mẹ tuyệt vời!
Đỗ Chiêu Đức.
* * *
Anh Chiêu Đức thân mến,
Trước đây, tôi có có xem qua bài Cổ Phong "Du Tử Ngâm" của Mạnh giao, bài thơ này đã mang đến cho tôi rất nhiều rung động.Chính vì thế nên tôi đã cảm tác nên bài thơ sau đây:
Hình Bóng Má
Áo con sứt chỉ sờn vai
Má ngồi vá lại đêm ngày quản chi
Thương con chẳng ngại điều gì
Sớm hôm sáng tối cũng vì con thơ
Cho dù mắt Má đã mờ
Đường kim mũi chỉ là tơ cõi lòng
Đến giờ con vẫn ước mong
Được nhìn lại Má...nhưng không nữa rồi!
Quên Đi
***
Tôi xin gởi đến các bạn bài phỏng dịch của tôi qua bài Du Tử Ngâm, như là một nén nhan lòng cho người mẹ thân yêu đã khuất núi.
Thân mến
Mailoc.
Bản dịch của MaiLộc
Đường kim chỉ trên tay hiền mẫu
Tấm áo nầy con bận ngày đi
Mẹ khâu thật nhặt chi li
Sợ con mê mải có khi muộn về
Dù cho tấc cỏ ủ ê
Cũng không đáp nổi một trời nắng xuân
Mẹ khâu thật nhặt chi li
Sợ con mê mải có khi muộn về
Dù cho tấc cỏ ủ ê
Cũng không đáp nổi một trời nắng xuân
Mai Lộc
* * *
Kính các huynh Đỗ Chiêu Đức,Quên Đi cùng các bạn thơ trong "vườn thơ thẩn cho vui'.
Đến ngày lễ Mẹ (Mother 's day) Song Quang cũng mượn ý của bài tho cổ "Du Tử ngtâm" của Mạnh Giao cùng bản dịch của quý huynh và có thêm 2 câu chót cho đủ 8 câu của bài "Thất ngôn bát cú".
Đây không hẳn là bản phỏng dịch mà chỉ là niềm cảm xúc nhân ngày "Lễ Mẹ" mà thôi. Mong quý thi hữu đọc giải khuây trong lúc nhàn lãm.
Chúc quý thi huynh sức khoẻ và vui trong ngày Lễ Mẹ.
Song Quang
KHÚC NGÂM CỦA NGƯỜI LÃNG TỬ
Đường kim mũi chỉ Mẹ hiền khâu
Chiếc áo cho con "lãng tử sầu"
Chăm chút,chắc chiu từng nét một
Nhắc chừng con trẻ chớ đi lâu
Nổi lòng tất cỏ ai hay biết ?
Nguyện trả ơn dày nặng nghĩa sâu
Đền đáp ba xuân đâu chỉ lễ
Một ngày nhớ Mẹ....đủ hay sao???
Song Quang
***
Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy. Ai nói tấc lòng cỏ mọn có thể báo đáp được ánh nắng trời ba tháng mùa xuân. Mồ côi mẹ từ lúc 9 tuổi cho đến nay đã bao vật đổi sao dời, đã là ông lão ở tuổi 80, nhưng mỗi lần nhớ đến mẹ, lòng vẫn không khỏi xót xa. Tôi xin được góp phần cùng với mọi người thân quí tôn vinh Mẹ trong ngày lễ Nhớ Ơn Mẹ 12/05/2014 năm nay ở đây.
Cầu chúc an lành. PKT
Dịch Xuôi : Khúc Ngâm Của Người Con Xa Nhà
PKT 05/09/2014
Nhớ ngày con lên đường gần kề, Mẹ cặm cụi ngồi may tấm áo này cho con, chắt chiu từng mũi kim đường chỉ khâu sao cho được thật lâu bền, để kịp ngày con đi, và phòng khi con chậm trễ lỡ hẹn trở về nhà thì áo vẫn còn chưa rách và còn có thể mặc được.
Ai nói rằng tấm lòng của cỏ mọn có thể báo đáp được ánh nắng trời ba tháng mùa xuân, Mẹ ơi!
Du Tử Ngâm
Mẹ cặm cụi may áo,
Cho con kịp đi xa.
Kim chỉ khâu thật chắc,
Sợ con chậm về nhà.
Xót xa lòng cỏ mọn,
Nắng trời xuân bao la.
Phạm Khắc Trí
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Nhìn Lại Thời Gian
Ba lăm năm thời gian quay nhìn lại
Vắng hoe chiều về muộn gõ màu rêu
Cuộc trần gian dòng đời thân củi mục
Lòng hoa tàn mấy độ kiếp lêu bêu.
Ba lăm năm nhân gian đầy hổn loạn
Góc thiên nhai ta đứng đó riêng mình
Sông trường hận khoang buồn từ trận địa
Buộc miệng cười thế thái cõi nhân sinh.
Ba lăm năm chiếm đi đời quá nửa
Lòng mộ buồn nghe tiếc nuối xa xưa
Và từng đêm từng đêm rưng rức nhớ
Để nghe sầu đổ trút ngập hồn thơ,
Ba lăm năm nghêu ngao lời vạn đại
Rồi một ngày…bất chợt cuộc đầy vơi
Và em đến ru ta từng giấc ngủ
Thạch ngục giờ …xiêm áo lạc miên du.
Vĩnh Trinh
Vắng hoe chiều về muộn gõ màu rêu
Cuộc trần gian dòng đời thân củi mục
Lòng hoa tàn mấy độ kiếp lêu bêu.
Ba lăm năm nhân gian đầy hổn loạn
Góc thiên nhai ta đứng đó riêng mình
Sông trường hận khoang buồn từ trận địa
Buộc miệng cười thế thái cõi nhân sinh.
Ba lăm năm chiếm đi đời quá nửa
Lòng mộ buồn nghe tiếc nuối xa xưa
Và từng đêm từng đêm rưng rức nhớ
Để nghe sầu đổ trút ngập hồn thơ,
Ba lăm năm nghêu ngao lời vạn đại
Rồi một ngày…bất chợt cuộc đầy vơi
Và em đến ru ta từng giấc ngủ
Thạch ngục giờ …xiêm áo lạc miên du.
Vĩnh Trinh
Bã Trầu Cay
Còn đây cái ống ngoáy trầu
Má từng ngồi ngoáy ví dầu ầu ơ
Lời ru mấy lượt con thơ
Tay run xỉa thuốc mắt mờ tóc phai
Mớm cơm trộn bã trầu cay
Mòn răng con lớn xệ vai ẵm bồng
Chát cao thuốc đắng vôi nồng
Ẵm con nằm lửa lưng còng gối lay
Đàn con khôn lớn xa bay
Giàu sang quên miếng cơm nhai mẹ nghiền
Đêm qua mẹ bỏ trầu ghiền
Bỏ bao cay đắng ưu phiền xuôi tay
Con về têm miếng trầu cay
Nuốt đắng bã trầu khóc lạy ăn năn
Má từng ngồi ngoáy ví dầu ầu ơ
Lời ru mấy lượt con thơ
Tay run xỉa thuốc mắt mờ tóc phai
Mớm cơm trộn bã trầu cay
Mòn răng con lớn xệ vai ẵm bồng
Chát cao thuốc đắng vôi nồng
Ẵm con nằm lửa lưng còng gối lay
Đàn con khôn lớn xa bay
Giàu sang quên miếng cơm nhai mẹ nghiền
Đêm qua mẹ bỏ trầu ghiền
Bỏ bao cay đắng ưu phiền xuôi tay
Con về têm miếng trầu cay
Nuốt đắng bã trầu khóc lạy ăn năn
Phủ Hiền
Có Thể Em Chưa Hề Nghĩ
Có
thể em không hề nhớ đến
Những trưa hè lúc hãy
còn
thơ
Kẽo kẹt võng đưa hoà tiếng ầu ơ
Giọng của Má ru em vào giấc ngũ.
Có đêm vần vũ gió bấc về
Có đêm vần vũ gió bấc về
Ôm con vào lòng sưởi ấm với âu lo
Hay trái gió trở trời những khi em bịnh
Mòn mỏi sớm hôm Má chẳng thiết đến mình
Chỉ mong sao con được bình
yên
Là tất
cả những gì Má nguyện
Có thể em chưa hề để ý
Có thể em chưa hề để ý
Khi em dần lớn với thời
gian
Má thêm vàng võ cùng năm tháng
Em vui khoẻ trưởng
thành
Má cằn cỗi mong manh
Nhưng từ tận
đáy lòng
Má tràn đầy hạnh phúc
Tình Má thật
mênh mông
Biết lấy gì đong đếm
Biết lấy gì so đo...
Có thể em chưa hề nghĩ
Một ngày kia Má vĩnh viễn ra đi
Em sẽ thế nào
Khi cứ vùi đầu vào chén cơm manh áoBiết lấy gì đong đếm
Biết lấy gì so đo...
Có thể em chưa hề nghĩ
Một ngày kia Má vĩnh viễn ra đi
Em sẽ thế nào
Khi cứ mãi tất bật bôn chen
Để rồi mỗi đêm về bóng đen phủ kín
Chỉ còn em trong yên tịnh
Sẽ nghe lòng ray rức nhớ khôn ngơi
Ôn lại khoảng thời gian thuở thiếu thời
Thật sung sướng trong vầng quang của Má.
Sao không nhân lúc Má còn tại thế
Dành thật nhiều mỗi khi em có thể
Khoảng thời gian bên Má thường xuyên
Để Người vui trong hạnh phúc triền miên
Được như thế Má vô cùng mãn nguyện.
Quên Đi
Em Vẫn Hát
Hát từ tình mới mớm lời trăng mật
hát từ đời vừa chạm bước chân hồng
giữa khi nắng rót mùa xuân vào mắt
em cùng chim thánh thót gọi hừng đông
Hát từ thuở núi bàng hoàng nghiêng vỡ
hát từ thời sông nức nở điêu linh
giữa khi máu và mô hôi trộn lửa
giọng đam mê quá nửa vẫn còn nồng
Hát từ đêm vọng tình trên đất hứa
hát từ ngày tim xé nửa chia đau
giữa băng tuyết trộn lời sầu nước mắt
giòng thơ anh theo tiếng hát ngọt ngào
Em vẫn hát như đời còn quyến rũ
theo lời tình và vũ trụ đang quay
men ngọt đắng chảy tràn qua ngôn ngữ
nhạc xoáy vòng theo tiếng hát say, bay
Em vẫn hát như anh còn thức đợi
một bình minh rực rỡ ở quê ta
sông núi cũ bỗng chan hòa nắng mới
giọng hát em hòa triệu tiếng chim ca !
Bài thơ này anh viết tặng riêng em
con chim nhỏ vượt bay quên cánh mỏi
mượn tiếng hát ngăn hoàng hôn xuống vội
chờ trăng về gom mộng chở vào đêm !
Cao Nguyên
Khúc Tơ Sầu
Bâng khuâng ta ngủ trời Âu
Nước non tách bến dạ sầu bấy nhiêu
Nguyệt buồn thơ thẩn tiêu điều
Lá vàng rụng tất đìu hiu mấy mùa
Thu sang gió cuốn mây đùa
Một thời áo trắng gió lùa ngẩn ngơ
Người đi ta nhớ ta mơ
Người về gom hết cung tơ hương vàng
Vầng trăng trở giấc miên man
Tim côi thổn thức đêm tàn canh thưa
Tơ sầu liễu rũ đợi mưa
Buồn da diết lắm... năm xưa đâu còn
Lục Lạc
Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014
Sonnet D‘avers " Tình Tuyệt Vọng " - Félix Arvers & Khái Hưng
Sơ Lược Tiểu Sử Félix Arvers:
Không có nhiều tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Félix Arvers (1806-1850) Sách văn học sử Pháp (Collection littéraire LAGARDE & MICHARD , XIXe siècle) không hề nhắc đến Ông. Từ điển Hachette giới thiệu rất nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều thời đại cũng không ghi tên Ông. Larousse thì chỉ nói vắn tắt: “ Thi sĩ Pháp, nổi tiếng với bài Sonnet bắt đầu bằng câu: Mon âme a son secret, ma vie a son mystère”. Một tư liệu khác có vẻ cụ thể hơn cũng chỉ ghi vẻn vẹn đôi dòng ngắn ngủi:
“Félix Arvers là tác giả nhiều vở kịch khá thành công. Tác phẩm của Ông đã bị lãng quên, ngoại trừ tập thơ Mes heures perdues (Những giờ khắc hoài phí).”
(Félix Arvers fut l’auteur d’un grand nombre de pièces de théâtre qui connurent un grand succès. Son œuvre fut oubliée à l’exception de son recueil de poèmes “ Mes heures perdues.”)
(Félix Arvers fut l’auteur d’un grand nombre de pièces de théâtre qui connurent un grand succès. Son œuvre fut oubliée à l’exception de son recueil de poèmes “ Mes heures perdues.”)
SONNET D ‘ARVERS
Mon âme a son secret, ma vie a son mystère
Un amour éternel en un moment conçu :
Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.
Hélas ! j’aurais passé près d’elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire,
Et j’aurais jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.
Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre
Elle ira son chemin, distraite, et sans entendre
Ce murmure d’amour élevé sur ses pas;
À l’austère devoir, pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle :
“ Quelle est donc cette femme ?” et ne comprendra pas.
Mon âme a son secret, ma vie a son mystère
Un amour éternel en un moment conçu :
Le mal est sans espoir, aussi j’ai dû le taire,
Et celle qui l’a fait n’en a jamais rien su.
Hélas ! j’aurais passé près d’elle inaperçu,
Toujours à ses côtés, et pourtant solitaire,
Et j’aurais jusqu’au bout fait mon temps sur la terre,
N’osant rien demander et n’ayant rien reçu.
Pour elle, quoique Dieu l’ait faite douce et tendre
Elle ira son chemin, distraite, et sans entendre
Ce murmure d’amour élevé sur ses pas;
À l’austère devoir, pieusement fidèle,
Elle dira, lisant ces vers tout remplis d’elle :
“ Quelle est donc cette femme ?” et ne comprendra pas.
Félix Arvers
Sơ Lược Tiểu Sử Khái Hưng:
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
- Ông sinh năm 1896, một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897
Xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng.
Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
- Khái Hưng mất năm 1947.
Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, tiết lộ Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi 22/1/1947
Khái Hưng hẳn không phải là nhà thơ, lại càng không phải là người dịch thơ nhưng bỗng dưng với bản dịch tài tình bài thơ của Arvers, Ông lại được biết đến ở một lĩnh vực khác với sự nghiệp tiểu thuyết của mình.
Bản dịch của Khái Hưng:
Tình tuyệt vọng
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ôi !người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân ?
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi
Người dù ngọc nói, hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Nào ngờ chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng,
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây ?!
Khái Hưng
(Kim Oanh sưu tầm)
Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ôi !người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân ?
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng dễ dám một lần hé môi
Người dù ngọc nói, hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Nào ngờ chân đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
Lạnh lùng lòng sẽ hỏi lòng,
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây ?!
Khái Hưng
(Kim Oanh sưu tầm)
Hỏi Thăm Đất Trời
Núi rừng một buổi mù tăm
Sư về thắp nến hỏi thăm đất trời
Xạc xào từng tiếng lá rơi
Từng cơn gió lộng, từng hơi thở dài
Cầm tay hỏi tấm hình hài
Cuộc sinh tử đó an bày ra sao.
Ven sông sóng vẫn dạt dào
Chung thân rồi sẽ trôi vào trùng dương
Hòa tan về tận ngàn phương
Một phương hoa tạng nhã hương nhiệm mầu
Trông ra vô lượng tinh cầu
Thả trôi y bát, chống sào qua sông.
Lý Thừa Nghiệp
Nợ Tình
Hai khung trời chia lối rẽ tìm nhau
Đêm trăn trở con tim rung
nhịp nhớ
Mảnh trăng buồn rã tan bao
mảnh vỡ
Ân tình này xin nợ đến
ngàn sau
Em đang rất nhớ anh....
Nếu thực ngàn sau mà tình vẫn nợ
sao không thử dùm, trả dứt hôm nay
kéo thời gian, lời tăng lên nhiều lắm
mà tính anh thì vốn rất tham lam.
hay ta thử để lên cân ngã giá
xem ân tình ai nặng ký hơn ai
Anh nhớ gấp hai lần như thế
Anh ạ
Đem ngả giá ân tình ai tính
được
Khi con tim rung nhịp đập yêu
thương
Ngày hôm nay mình trao nhau
hẹn ước
Sao ngại ngùng chưa trọn vẹn
đêm thâu
Em chưa thể trong vòng tay âu
yếm
Và nụ hôn chưa kịp ngọt đầu
môi
Lúc trở về với bóng mình đơn
độc
Em trách mình rồi tiếc nuối
bâng khuâng
Em vẫn biết còn nợ anh nhiều
lắm
Nên nhủ lòng...anh hãy cứ
tham lam
Trong kiếp này và ở những
ngàn sau
Em nguyện trả đâu tính gì hơn
thiệt....
Trần Thị Dã Quỳ
Mẹo Vặt Vệ Sinh Trong Nhà
Đơn giản hóa công việc vệ sinh nhà cửa với 15 bí quyết tuyệt vời sau đây.
Mặc dù vệ sinh nhà cửa không phải là công việc yêu thích của nhiều người nhưng phần kết quả luôn khiến chúng ta thực sự hài lòng và vui vẻ. Nếu bạn thực sự muốn ngôi nhà của mình sạch bóng, lấp lánh và thơm tho thì bạn phải đầu tư công sức làm sạch nó một cách triệt để.
Để đơn giản hóa công việc vệ sinh nhà cửa giúp bạn, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các bí quyết tuyệt vời sau đây:
1. Làm sạch tủ bếp bằng gỗ
Tủ bếp tích lũy rất nhiều loại chất bẩn khác nhau, lâu ngày sẽ khiến bề ngoài của nó trở nên xấu xí. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng hỗn hợp tẩy rửa tự chế tại nhà. Pha trộn 1 phần dầu thực vật với 2 phần bột baking soda, bôi hỗn hợp lên vết bẩn, dùng một miếng bọt biển/bàn chải/miếng vải để lau chùi.
2. Làm sạch đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em, đặc biệt là những miếng nhỏ thường bám rất nhiều bụi bẩn. Nếu làm sạch từng cái một thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của bạn. Vì vậy, hãy chọn giải pháp đơn giản và hiệu quả hơn là bỏ tất cả chúng vào một chiếc túi giặt, rồi giặt bằng máy như bình thường. Sau đó, chỉ cần đổ chúng ra một chiếc giỏ, để khô.
3. Làm sạch bàn là với muối biển
Việc làm sạch bàn là rất đơn giản nếu bạn biết đến mẹo nhỏ sau. Đầu tiên, rải muối biển lên một miếng vải, bật bàn là ở mức nhiệt cao nhất (nhớ tắt chế độ phun hơi nếu có) và sau đó là lên lớp muối. Các vết bẩn gặp muối sẽ tự động biến mất và trả lại bề mặt sạch sẽ và sáng bóng cho chiếc bàn là của bạn.
4. Tẩy trắng ruột gối bị ố vàng
Thật khó chịu khi phải nhìn thấy và sử dụng những chiếc ruột gối ngả màu ố vàng. Nhưng tin tốt là bạn hoàn toàn có thể khắc phục nó. Chỉ cần giặt gối với đầy đủ các thành phần theo công thức sau đây: 1 cốc bột giặt, 1 cốc nước tẩy, 1/2 cốc bột hàn the và nước thật nóng.
5. Đánh bóng đồ gỗ bị trầy xước
Nếu bạn có một chiếc bàn gỗ (hoặc bất kỳ đồ dùng bằng gỗ nào) bị trầy xước và xấu xí, đừng vội thay cái mới mà hãy thử đánh bóng lại với một chút giấm và dầu ô liu xem sao. Trộn lẫn 1/2 chén giấm ăn với 1/2 chén dầu ô liu, nhúng một miếng vải vào dung dịch và chà xát lên mặt gỗ. Các vết trầy xước sẽ hoàn toàn biến mất và trả lại vẻ bóng đẹp như mới.
6. Loại bỏ vết nhiệt trên đồ nội thất
Nếu bạn vô tình tạo ra vết nhiệt màu trắng trên đồ nội, để loại bỏ chúng, bạn sẽ cần phải sử dụng nhiều nhiệt và độ ẩm hơn. Làm ẩm 3 - 5 chiếc khăn rồi đặt lên các vết bẩn. Bật bàn là ở mức nhiệt nóng nhất, ủi lên lớp khăn trong khoảng 15 giây.
Để làm sạch ghế sofa bọc vải, đặc biệt là vải nhung, vải da lộn, vải lông tuyết, bạn cần đến một miếng bọt biển màu trắng (loại không phai màu) và cồn. Đổ cồn vào trong bình xịt và xịt đều lên bề mặt vải cần làm sạch. Sau đó, dùng bọt biển chà sạch. Để khô tự nhiên.
Thay vì sử dụng các sản phẩm làm sạch có hoặc không độc hại, hãy thử một cách tiếp cận tự nhiên hơn. Ví dụ, bạn có thể làm sạch vòi nước trong phòng tắm với chanh tươi. Cắt đôi quả chanh tươi và chà xát trực tiếp lên vòi nước cho đến khi vết bẩn tan hết và đạt độ bóng mong muốn.
Để làm sạch bầu sen của vòi tắm bạn chỉ cần chuẩn bị giấm trắng và một chiếc túi ni-lông. Đổ giấm vào túi và buộc nó quanh phần bầu sen, ngâm trong 1 giờ đồng hồ. Sau đó, rửa sạch với nước.
Hầu hết các gia đình đều bỏ qua việc vệ sinh bếp nấu, nhất là những chiếc kiềng và vỉ vì chúng dính quá nhiều dầu mỡ, thức ăn. Không một ai muốn động tay vào những thứ bẩn thỉu đến như vậy. Tuy nhiên, bạn có thể vệ sinh chúng dễ dàng và nhanh chóng với sự trợ giúp của dung dịch amoniac.
Đổ 1/4 chén amoniac vào một chiếc túi ni-lông, cho kiềng bếp bẩn vào trong túi, buộc kín lại và để qua đêm. Sáng hôm sau, dùng một miếng bọt biển hoặc giẻ cọ sạch, rửa lại với nước và để ráo. Chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ vì không còn lại một chút dấu vết dầu mỡ nào.
Thớt gỗ lưu lại vô số vết bẩn và mùi thức ăn, do đó, bạn cần làm sạch chúng một cách triệt để. Hãy chuẩn bị: 2 thìa giấm ăn, 1 chén nước sạch, 1/2 quả chanh tươi, một ít muối biển và một chiếc khăn sạch. Đầu tiên, lau thớt bằng dung dịch giấm ăn pha với nước. Tiếp theo, nhúng nửa quả chanh vào muối biển và chà xát khắp bề mặt thớt. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước.
Nếu đứa con nhỏ của bạn vô tình vẽ bút lông dầu lên đồ nội thất hoặc sàn nhà thì cũng đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể làm sạch chúng. Đầu tiên, bôi một ít kem đánh răng vào vết bút lông dầu rồi dùng vải ẩm để lau sạch.
13. Làm sạch thảm lông
Một số vết bẩn có khả năng bám cứng lấy tấm thảm của bạn, làm chúng trở nên xấu xí vô cùng. Không quan trọng sản phẩm nước vệ sinh bạn đang sử dụng là gì nhưng có một giải pháp khắc phục tuyệt vời cho trường hợp này. Phun dung dịch vệ sinh trực tiếp lên vết bẩn, phủ một miếng vải hoặc khăn lên trên và dùng bàn là đã nóng là cho đến khi vết bẩn bay đi hoàn toàn.
Muối và bột baking soda là hai nguyên liệu bình dân thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch tại nhà. Nhưng tại sao không kết hợp chúng với nhau? Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ có một hỗn hợp tuyệt vời để đánh bóng đồ dùng bằng bạc trong nhà. Pha trộn muối và bột baking soda theo tỉ lệ 1/1.
15. Làm sạch miếng bọt biển rửa bát
Miếng bọt biển rửa bát ẩn chứa vô số vi trùng bên trong và việc làm sạch chúng là rất cần thiết. Bởi vì, làm sao đồ dùng nhà bếp của chúng ta có thể sạch sẽ khi được rửa bằng một miếng rửa bát bẩn thỉu. Để làm sạch, bạn chỉ cần bỏ chúng vào lò vi sóng và quay trong 5 phút. Mọi loại vi trùng đều bị "giết chết".
Lê Quan Vinh - Sưu tầm
Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014
Khoa Học Công Nghệ Và "Sĩ, Nông, Công, Thương" Thời Hiện Đại
“Knowing is not enough, we must apply.
Willing is not enough, we must do.”
(Biết thôi chưa đủ, ta phải áp dụng.
Quyết tâm thôi chưa đủ, ta phải làm)
(J. W. von Goethe)
Chiếc điện thoại di động iPhone Apple, Galaxy
Samsung hay Xiaomi bình dân hơn của Trung Quốc đang thống trị lĩnh
vực truyền thông thế giới. Thuật ngữ ''điện thoại di động" được gán
cho công cụ điện tử này có lẽ không còn đúng nữa vì nó còn nhiều
chức năng khác như chụp ảnh, định vị GPS, điện thư, đọc báo, nhắn
tin, quay phim, la bàn, calculator, chơi game, nghe nhạc, dự báo
thời tiết v.v… Nó cũng đang trở thành một vật trang sức của giới trẻ
sành điệu ai mà không sở hữu thì dễ bị người xem như là dân miệt
vườn. Nó là một phát minh tổng hợp của nhiều công cụ cổ điển được
làm nhỏ hơn mà ta chỉ cần làm vài tác động "chấm chấm quẹt quẹt"
trên cái màn hình nho nhỏ là tìm được những chức năng mới lạ. Đúng
là một sản phẩm công nghệ cao vừa hấp dẫn vừa tiện lợi nhưng ít
người tiêu dùng hiểu đây là kết quả của những lý thuyết khoa học
trừu tượng như cơ học lượng tử được thành hình cách đây hơn 100 năm
hay phương trình sóng điện từ của James Maxwell ở thế kỷ 19.
Cơ học lượng tử khởi đầu chỉ là sân chơi của các
nhà toán học đượm màu triết gia hay lý thuyết gia vật lý có nhiều
hứng thú với việc "đi đứng" của các loại hạt cực nhỏ. Từ khái niệm
bó năng lượng (lượng tử) của Planck đến tính nhị nguyên sóng và hạt,
nguyên lý bất định Heisenberg, phương trình sóng Schrödinger rồi đến
chuyện con mèo Schrödinger, vướng víu lượng tử (quantum
entanglement), viễn tải lượng tử (quantum teleportation), cơ học
lượng tử cho thấy đặc tính kỳ bí của thế giới vi hạt tưởng chừng như
không liên quan đến cuộc sống thường nhật trong một môi trường vĩ mô
trông thấy được bằng con mắt phàm phu. Cơ học lượng tử cho con người
thấy một thế giới khác không tồn tại trong ý thức con người. Cho nên
nó trở nên kỳ bí. Sự kỳ bí này đã khiến cho Eisntein nghi ngờ và làm
Richard Feynman phải thốt lên "Nếu bạn bảo rằng bạn đã hiểu cơ học
lượng tử thì bạn chưa hiểu gì về nó cả!". Hơn 100 năm qua kể từ bó
năng lượng của Planck, những khái niệm kỳ bí của lượng tử được giải
mã bằng thực nghiệm và nhanh chóng đưa vào các ứng dụng cũng không
kém ly kỳ như tia laser hay vi mạch chứa vài trăm triệu transistor
có kích cỡ nanomét trong chiếc điện thoại di động, máy tính và những
công cụ điện tử, quang điện tử càng lúc càng được thu nhỏ và đa năng.
Ngày nay, con người được "tắm" trong sóng điện từ.
Không gian sinh hoạt của chúng ta tràn ngập sóng radio cho việc
truyền thanh, truyền hình, sóng radar, vi ba, sóng điện thoại và ánh
sáng, tia hồng ngoại, tử ngoại từ mặt trời. Nếu không có phương
trình sóng Maxwell có lẽ sẽ không có tia X, hồng ngoại y học, thiên
văn học hiện đại và cũng sẽ không có những công cụ viễn thông từ
những đài thu phát sóng khổng lồ, những tháp ăng-ten cao ngất ngưởng
đến chiếc điện thoại di động nhỏ bé. Nó đã tạo một cuộc cách mạng
trong các phương thức liên thông giữa con người và đồng loại mà còn
nối kết con người với vũ trụ bao la. Nhưng dự đoán vĩ đại của
Maxwell đối với cuộc sống bình lặng của thế kỷ 19 chỉ được bàng dân
thiên hạ đón nhận một cách thờ ơ nếu không có thí nghiệm của
Heinrich Hertz, một nhà thực nghiệm vật lý người Đức. Hertz tìm ra
sóng radio bằng dụng cụ thí nghiệm đơn giản phát sóng đầu này bắt
sóng đầu kia. Ông đo đạc vận tốc của sóng radio và cho câu trả lời
gần con số 300.000 km/giây như dự đoán của Maxwell. Thí nghiệm Hertz
mở ra thời đại vô tuyến mà chiếc điện thoại và đài radio là hai công
cụ đầu tiên loài người hoan hỉ tiếp nhận.
Cơ học lượng tử và phương trình sóng Maxwell không
đứng lại ở chiếc điện thoại cầm tay xinh xắn. Giải Nobel Vật Lý 2012
được trao cho Serge Haroche và David J. Wineland, cho công trình
nghiên cứu liên quan đến việc quan sát và chế ngự một vài vi hạt hay
nguyên tử để mở đường cho vi tính lượng tử với vận tốc xử lý siêu
việt. Mặt khác, phương trình Maxwell là nền tảng lý thuyết cho việc
chế tạo siêu vật liệu (metamaterials), được xem là một cột mốc quan
trọng trong vật lý hiện đại, với khả năng làm vật tàng hình, chế tạo
ăng ten cực mạnh thu nhỏ, công cụ hấp thụ nhiệt, vi ba, sóng
terahertz, hay vật liệu có chiết suất âm hay chiết suất cực to với
nhiều tiềm năng áp dụng trong quang học.
Cũng như cơ học lượng tử và phương trình sóng
Maxwell những ứng dụng của nhiều lý thuyết khoa học khác cũng lặng
lẽ đi vào cuộc sống đời thường dần dần thay đổi bộ mặt của xã hội
loài người. Chỉ một đơn cử về chiếc điện thoại di động, người ta
nhận ngay sự đóng góp to lớn của khoa học. Nhưng biến khoa học thành
công nghệ không phải là một quá trình tự phát chờ sung rụng mà là
kết quả của sự quản lý khoa học chặt chẽ trong một chiến lược triển
khai và nghiên cứu có tầm nhìn xa rộng để làm giàu đất nước. Trật tự
phong kiến "sĩ, nông, công, thương" trong xã hội phương Đông có thể
là cái rào cản ngoan cố hay là chất xúc tác mạnh mẽ cho cuộc cách
mạng khoa học công nghệ. Điều này tùy vào sự nhạy cảm trước thời thế,
phương pháp bồi dưỡng nhân tài và chính sách phát triển khoa học của
một chính phủ.
Thăng trầm của tôn ti "sĩ, nông, công, thương"
"Sĩ, nông, công, thương" là một phản ánh thực tế
trong xã hội của tư tưởng Nho giáo. "Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt. Dân
hữu tứ sĩ vi chi tiên" … Uy viễn Tướng công đã khẳng định như đinh
đóng cột rằng sĩ là một giai cấp tiên phong cự phách của xã hội
phong kiến và phải có nhiều trọng trách hơn các giai cấp khác. Thỉnh
thoảng khi thiên không thời, địa không lợi khiến cho mùa màng thất
bát thì "nông" tạm thời trở thành "nhất nông nhì sĩ". Trong tư duy
Nho giáo, kẻ sĩ chỉ loanh quanh ở cái việc trả nợ "tang bồng hồ thỉ"
cho nên khi phải đối đấu với nền văn minh cơ khí phương Tây thì kẻ
sĩ trở nên lúng túng, loay hoay không đối sách. "Công, thương" dù
trong hoàn cảnh nào cũng ở hàng thứ chót.
Tư tưởng "phi thương bất phú" vì vậy thoạt nghe
thì phảng phất mùi tiền con buôn.
Nhưng ở thời hiện đại làm "thương"
trên cơ sở biến lý thuyết khoa học thành sản phẩm thương trường quả
thật không đơn giản. Khoa học xuất phát từ tính hiếu kỳ của con
người, nhưng công nghệ lại đi từ nhu cầu của con người. Công nghệ có
thể xem như giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu khoa học, măc dù
không phải phát hiện khoa học nào cũng có thể trở thành thương phẩm.
Từ tiếng kêu khoái trá "Eureka!" (tìm ra rồi) trong phòng thí nghiệm
đến sản phẩm trên thương trường không phải là con đường đầy hoa thơm
cỏ lạ mà là con đường dài gian truân thậm chí chỉ là lối mòn vào ngõ
cụt. Theo thống kê, trong 5000 đề tài khoa học sẽ có 1000 đề tài khả
thi trên phương diện thực nghiệm. Trong 1000 đề tài nầy sẽ đưa đến
100 đề tài có khả năng ứng dụng. Và trong 100 đề tài này nhiều nhất
chỉ có 5 đề tài đưa đến thành phẩm. Như vậy, xác suất thành công sẽ
ít hơn 0,1 %. Hơn nữa, thành phẩm có làm thay đổi sinh hoạt con
người, được khách hàng yêu thích và được những nhà đầu tư ưa chuộng
hay chăng lại là những yêu cầu khác. Từ những tiêu chí này thí dụ về
chiếc điện thoại di động cho thấy sự thành công mỹ mãn của việc kết
hợp khoa học vào công nghệ kéo dài từ phòng nghiên cứu đến sàn chứng
khoán. Và cũng từ những tiêu chí này, những nhân vật như Steve Jobs
hay Bill Gates biết dùng tri thức của "sĩ" và kỹ thuật của "công" để
biến chúng thành sản phẩm "thương", vừa quản lý sản xuất vừa khai
thác tâm lý khách hàng và cải tạo bộ mặt xã hội loài người quả là
bậc kỳ tài hiếm hoi trong thiên hạ!
Nền tảng nội lực của một quốc gia là khoa học công
nghệ. Công nghiệp hóa một quốc gia không phải chỉ dựa dẫm vào việc
đầu tư của nước ngoài mà còn là sự tập trung vào việc phát huy tính
ứng dụng cuả khoa học, quản lý nghiên cứu khoa học và tạo môi trường
kích thích sự sáng tạo và năng động của những nhà nghiên cứu. Việc
phát triển công nghệ của một quốc gia đi sau để bắt kịp các nước
tiên tiên tiến, dù là dân dụng hay quốc phòng, thường đi qua ba
phương cách là "mua, tự chế và… ăn cắp". Hai phương pháp đầu rất tốn
kém nhưng phương pháp thứ ba rẻ tiền và nhanh chóng dù là việc thập
thò phi pháp! Những kỹ xảo công nghệ từ việc bình thường như các
phương pháp thực nghiệm trong phòng nghiên cứu đến quá trình phức
tạp chế tạo sản phẩm bán ra tiền ít được hé lộ trên các bài báo cáo
khoa học và nếu có công khai thì chỉ nói một cách bao quát chung
chung với vài thí dụ thực nghiệm nhằm đánh lạc hướng người đọc trên
các đăng ký phát minh. Cho đến ngày hôm nay công thức chế tạo
Coca-Cola hay các hương vị trong món gà nướng Kentucky vẫn là những
thông tin thương mãi cực mật.
Khi có người rắp tâm cất giấu thì cũng sẽ có người
quyết tâm tìm kiếm. Những James Bond với biệt tài đạo chích khi thì
có dung mạo điển trai lịch lãm khi thì có dáng dấp thật thà như anh
gù nhà thờ Notre Dame có thể xuất hiện ở bất cứ ngõ ngách nào trên
thế giới và bất cứ thời gian nào trong lịch sử. Chưa kể đến những kẻ
không mặt mũi có đôi tay dài liên lục địa mò mẫm vào những nơi cực
mật của thế giới cyber hay những điệp vụ "mỹ nhân kế" từ cổ chí kim
đã làm gục ngã bao anh hùng từng bách chiến bách thắng chốn sa
trường. Truyền thuyết "Trọng Thủy - Mỵ Châu" và cái nỏ thần An Dương
Vương có thể xem là vụ "chôm" công nghệ quốc phòng nổi tiếng trong
lịch sử Việt Nam. Nhưng dù trong tình huống nào của "mua, tự chế và
ăn cắp" nó đều đòi hỏi một trình độ hiểu biết cao cấp về khoa học
công nghệ. Năm xưa, Anh và Pháp chế tạo máy bay Concord, thì Liên Xô
(cũ) cũng nhanh chóng trình làng chiếc Tupolev Tu-144. Nhật Bản có
xe lửa siêu tốc Shinkansen thì bây giờ Trung Quốc cũng sản xuất xe
lửa tương tự mang tên "Hòa Giải".
Đầu óc thực tiễn của các doanh nhân Nhật Bản với
chủ trương áp dụng khoa học vào việc chế tạo và bán sản phẩm lấy
ngoại tệ để phục hồi kinh tế sau đệ nhị thế chiến là việc chính danh
hơn thập thò "ăn cắp" và cũng là tấm gương xán lạn cho các quốc gia
đang phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Morita Akio là
một thí dụ điển hình biết ứng dụng khoa học tiên tiến phương Tây vào
việc chế tạo sản phẩm công nghiệp. Ông từ bỏ chức vụ giảng viên tại
trường Đại học Công nghiệp Tokyo (Tokyo Institute of Technology)
danh giá để xông pha vào thương trường lập ra hãng Sony. Là một
ngưòi tốt nghiệp ngành vật lý, ông nhận thấy sự ứng dụng to lớn và
kỳ diệu của transistor. Trong khi ba người phát minh là John Bardeen,
William Shockley and Walter Brattain (giải Nobel Vật Lý 1956) vẫn
chưa thấy được tầm ứng dụng của transistor của mình thì Morita sang
Mỹ mua bản quyền để làm radio transistor bán ra toàn thế giới.
Morita đã mở ra nền công nghiệp điện tử thu nhỏ biến chiếc radio
diode cồng kềnh cổ lỗ thành radio transistor bỏ túi thời thượng.
Những trí thức với đầu óc thực dụng và ham học hỏi
như Morita Akio kế tục con đường khai sáng của kẻ sĩ Nhật Bản thời
Minh Trị Duy Tân đã mang ảnh hưởng sâu sắc đến hai nước láng giềng
Hàn Quốc và Đài Loan còn nặng lòng với Nho học. Trong khi giai cấp
sĩ tại đại lục Trung Quốc bị hạ phóng làm nông ở những vùng quê heo
hút trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa thì "sĩ" đã trở thành "công,
thương" tại Đài Loan và Hàn Quốc và biến hai nước này thành những
con rồng châu Á. Đài Loan trong thập niên 70 của thế kỷ trước dưới
sự lãnh đạo của Tưởng Kinh Quốc kêu gọi các khoa học gia người Hoa
thành đạt ở nước ngoài trở về nước tham gia vào sự nghiệp công
nghiệp hóa Đài Loan mà mũi nhọn là công nghiệp điện tử. Khu khoa học
và công nghệ Hsinchu (Tân Trúc) được thành lập năm 1980 tại một địa
điểm kề cận hai đại học hàng đầu của Đài Loan là đại học Quốc gia
Thanh Hoa và đại học Quốc gia Giao Thông. Sự hợp tác giữa khu công
nghệ và đại học tại Đài Loan chẳng qua là mô phỏng sự liên thông
giữa đại học và các chương trình nghiên cứu và triển khai của các
công ty tại Mỹ mà điển hình là đại học Stanford và Thung lũng
Silicon tại California. Những sản phẩm công nghệ cao như vi mạch,
linh kiện và công cụ điện tử của Đài Loan đã biến quốc đảo nhỏ bé
này thành nơi dự trữ ngoại tệ đứng thứ hai trên thế giới trong hai
thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
Cũng vào thập niên 70, tổng thống Hàn Quốc Park
Chung-hee đưa ra lộ trình phát triển công nghiệp chế tạo hàng hóa
xuất khẩu đồng thời chú trọng vào khoa học công nghệ. Chính phủ Park
Chung-hee theo mô hình các công ty Nhật Bản như Hitachi, Mitsubishi,
Toyota, đặt nền móng cho các tập đoàn đa công nghiệp Hàn Quốc chế
tạo từ những vật nhỏ nhất như linh kiện điện tử đến việc to tát,
nặng nề nhất như công nghiệp đóng tàu. Vào năm 1971 chính phủ Park
Chung-hee thành lập Korea Advanced Institute of Science and
Technology (KAIST, Hàn Quốc Khoa học Kỹ thuật Viện), đầu tàu của nền
khoa học kỹ thuật Hàn Quốc với mục đích đào tạo các nhà khoa học và
kỹ sư cho việc nghiên cứu khoa học và các tập đoàn công nghiệp như
Samsung, Hyundai. Hơn 40 năm qua, KAIST đã tạo một ảnh hưởng vô cùng
sâu rộng cho nền khoa học công nghệ Hàn Quốc và thế giới.
Những nước đi sau khi đạt đến một trình độ có khả
năng làm chủ công nghệ và bán những sản phẩm công nghệ hay chế tạo
khí tài quân sự thì việc thặng dư tài chính trong kinh thương được
tái đầu tư vào việc nghiên cứu cơ bản. Một quốc gia phát triển có
chiến lược không ngừng ở trình độ bắt chước hay sao chép công nghệ
lẽo đẽo theo sau các nước tiên tiến mà cần phải chủ động làm khoa
học, nền tảng của công nghệ. Sau 40 năm, thương hiệu của xứ sở "kim
chi" lừng danh thế giới nhưng lộ trình khoa học công nghệ của Hàn
Quốc không dừng ở chỗ chỉ chế tạo sản phẩm. Khi kho bạc nhà nước đã
đầy tiền, cơ sở hạ tầng đã vững chắc, chính phủ Hàn bắt đầu đầu tư
vào nghiên cứu cơ bản. Tháng 5, 2012 Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản
Hàn Quốc (Institute for Basic Science, IBS) được thành lập với kinh
phí hằng năm là 600 triệu đô la, một phần trong kinh phí 15 tỷ đô la
mà chính phủ Hàn Quốc cung cấp hằng năm cho các dự án R&D cả nước.
Mười trung tâm IBS đầu tiên đưọc thành lập bao gồm các bộ môn cơ bản
là sinh học, hóa học, vật lý và toán. Số trung tâm sẽ tăng đến 25 (năm
2013) và 50 (năm 2017) [1]. Những trung tâm này thu hút tài năng
trên toàn thế giới để các nhân tài thi đua làm nghiên cứu cơ bản tạo
nền tảng khoa học cho các ứng dụng công nghệ tương lai, công bố
thành quả trên các tạp chí quyền uy và cuối cùng tìm kiếm vài giải
Nobel khoa học. Sự hiếu học truyền thống của "sĩ" trong Nho giáo
được tích cực triển khai và lòng tự hào dân tộc đã đưa Hàn Quốc trở
thành thương hiệu được thế giới tin dùng và giờ đây sở hữu một trung
tâm nghiên cứu khoa học có đẳng cấp quốc tế.
Trong lúc những con rồng châu Á đứng đầu là Đài
Loan và Hàn Quốc đang vẫy vùng trong ngàn mây thì đại lục Trung Quốc
còn quay cuồng lặn ngụp trong Cách mạng Văn hóa. "Sĩ" trong cuộc đấu
tranh giai cấp là tầng lớp khó dạy có mùi phân lại thêm cái tội làm
tay sai của giai cấp tư bản "thương" bốc lột. "Công nông" trở thành
giai cấp tiên phong, nhưng ở đây "nông" là bần nông không phải
chuyên gia nông nghiệp làm những việc như cải biến gene hạt giống
chống sâu rầy, "công" là công nhân nhà máy không phải kỹ sư hay
chuyên gia kỹ thuật. Giai cấp "công nông" được chính quyền cách mạng
cho phép đăng ký tự do học "đại học" để một đêm sáng ngày ù té biến
thành "sĩ". Các trường danh giá như đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa phải
hạ trình độ giảng dạy đến bậc trung học cấp hai cấp ba. Khuôn viên
hoa lệ của đại học trở nên nơi trồng rau cải nuôi dưỡng giai cấp
tiên phong. May thay Cách mạng Văn hoá chấm dứt vào năm 1976, kẻ sĩ
hơn 10 năm bị hạ phóng làm nông nay mới được giải phóng lụt tụt khăn
gói trở về thành. Từ đó đến nay hơn 30 năm khoa học công nghệ Trung
Quốc bùng phát như lửa rừng.
Hiện nay các đại học Trung Quốc xuất bản các bài
báo cáo khoa học có số lượng tương đương với đại học Mỹ. Trong năm
2008, đại học và cơ quan nghiên cứu có hơn 6073 đăng ký phát minh
trong và ngoài nước so với 346 đăng ký năm 1999. Cơ quan đăng ký
phát minh Mỹ ghi nhận sự gia tăng đăng ký tại Mỹ các phát minh Trung
Quốc từ 41 năm 1992 đến 1874 năm 2008 [2]. Đằng sau những con số này
là những quốc sách cải cách giáo dục, khoa học công nghệ toàn diện
và quyết liệt. Năm 2008 chính phủ Trung Quốc đưa ra chương trình "Nghìn
nhân tài" chiêu mộ những cựu du học sinh Trung Quốc thành đạt ở nước
ngoài trở về với thù lao hậu hỉ. Trong công cuộc cải cách khoa học
công nghệ, đặc điểm thứ nhất là họ học tập những nước đi trước để
thiết lập một lộ trình phát triển phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc
[3]. Đặc điểm thứ hai là sự thành hình của liên mạng các khoa học
gia người Hoa trên toàn thế giới chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,
Hong Kong, Singapore, và hân hoan đón nhận các nhà khoa học nước
ngoài làm nghiên cứu tại Trung Quốc. Đặc điểm thứ ba là sự quyết tâm
làm chủ công nghệ qua phương thức "mua" rồi "tự chế" bằng công nghệ
ngược (reverse engineering) từ chiếc máy bay tàng hình đến những
linh kiện điện tử nhỏ bé như vi mạch chứa hàng tỷ transistor.
Cái bóng dài "hủ nho"
Đã có nhiều tiếng nói của các bậc thức giả ưu thời
mẫn thế lo lắng cho tiền đồ giáo dục Việt Nam. Những bất cập trong
giáo dục đại học khiến cho viễn ảnh khoa học công nghệ thêm phần ảm
đạm. Sự thiếu vắng một bộ óc lớn biết lãnh đạo, một chính sách, lộ
trình khoa học công nghệ năng động và sự quyết tâm thực hiện để đáp
ứng với thực tế khiến cho nền khoa học công nghệ Việt Nam như căn
nhà tranh vốn ộp ẹp lại thường xuyên dột nước… Những nghị quyết
giống nhau được sao chép từ đại hội lớn đến đại hội nhỏ lặp lại điệp
khúc cũ rích "em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé …" đã gặm nhắm lòng
người từ lâu lắm rồi. Điều lo ngại hơn là một số thuộc giai cấp "sĩ"
vốn tha hoá lại thừa nước đục thả câu bởi kế hoạch "20.000 tiến sĩ ở
năm 2020" từ chỗ hiếu học đến chỗ hiếu danh, hiếu chức. Cuối cùng để
có chức có quan có tiền bằng con đường ngắn nhất thì không có gì hơn
con đường học giả bằng thật, mua danh bán tước.
Lại có một số "sĩ " học thật nhưng có mốt suy tư
kiểu "giỏi toán là người thông minh". Nó khá phổ biến trong giới
sinh viên thậm chí trong giới học thuật Việt Nam mặc dù trên thực tế
đời thường "người thông minh chưa chắc đã giỏi toán" và trong việc
tính toán không ít người làm toán giỏi nhưng tính chuyện đời không
giỏi. Sự lệch lạc này đưa đến tình trạng là người làm lý thuyết "xem
thường" người làm thực nghiệm hay có kỹ năng tay nghề. Chuyện "xem
thường" đã có từ thời Ernest Rutherford trong câu nói "Tất cả mọi
khoa học là vật lý hay chỉ là sưu tầm tem" (All science is either
physics or stamp collecting). Câu nói làm phật lòng không ít các
đồng nghiệp hóa hay sinh học. Thậm chí ngày nay trong khoa vật lý
vẫn còn sự phân biệt của người làm lý thuyết và người làm thực
nghiệm.
Dù sao, phát ngôn của Ernest Rutherford là một bộc
phát ngẫu hứng và sự phân biệt giữa "thực nghiệm" và "lý thuyết" chỉ
là một thành kiến ấu trĩ của một thiểu số vì sự hài hòa giữa lý
thuyết và thực nghiệm, sự liên thông và bổ túc giữa các ngành khoa
học là một yếu tố then chốt của sự phát triển khoa học công nghệ.
Nhưng khi sự phân biệt này lẩn khuất trong khuôn viên đại học hay
cộng đồng khoa học Việt Nam thì nó cho thấy một thực trạng phũ phàng
là tư duy của ta phản ánh nguồn gene "sĩ" lỗi nhịp với thời đại mà
kết quả là ta có nhiều trường đại học để cấp học vị hơn là trường kỹ
thuật dạy nghề. Có phải đây là con đường nối dài của giai cấp "sĩ"
hủ nho sống trong tháp ngà mà hậu quả là con số các báo cáo công
trình trên tạp chí quốc tế và đăng ký bằng phát minh hằng năm rất
khiêm tốn? Một hệ luận hiển nhiên là ta không gầy dựng được một nền
công nghiệp dân tộc làm giàu đất nước dù hệ thống đã đào tạo ra
nhiều lý thuyết gia trong toán học, vật lý lý thuyết, cơ học tính
toán nhưng hiếm thấy những nhà công nghệ tầm cỡ như Thomas Edison,
Henry Ford hay Matsushita Konosuke (hãng Panasonic), Honda Shoichiro
(hãng Honda), Morita Akio (hãng Sony) vừa có tài năng chế tác
(manufacturing) vừa có đầu óc kinh doanh.
"Sĩ, nông, công, thương" thời hiện đại không còn
là một tôn ti trên dưới mà là biểu hiện của sự bổ túc ngang hàng cần
thiết để phát triển nội lực quốc gia. Nguyên khí một nước thường tỉ
lệ vào con số nhiều ít của các bậc thức giả hiền tài vì con người là
vốn cơ bản. Nhưng bậc hiền tài ngày nay cũng thực tế như loài chim;
đất không lành thì chim không đậu… Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã
cách tân quan niệm phong kiến "sĩ, nông, công, thương" thu hút nhân
tài không phân biệt quốc tịch trên toàn thế giới và quốc tế hóa khoa
học công nghệ để biến thế kỷ 21 thành thế kỷ châu Á. Người khổng lồ
Trung Quốc cũng chợt tỉnh giấc mộng "thiên đàng utopia" quay về với
hiện thực với một quyết tâm rũ bỏ một xã hội nông nghiệp tay lấm
chân bùn di sản của ngàn năm phong kiến để tạo nên một xã hội giàu
có văn minh theo con đường phát triển khoa học công nghệ. Lộ trình
phát triển của ta vẫn chưa thoát ra khỏi bóng tối của hủ nho, tư duy
của ta còn ôm chân quá khứ bám víu vào con đường khoa bảng trọng
danh hơn trọng thực. Chúng ta đang tụt hậu trầm trọng và chỉ còn một
con đường thoát duy nhất: cải cách toàn diện từ con người đến hệ
thống, nếu không muốn sống như con ếch trong cái giếng làng.
Tài liệu tham khảo:
1. "South Korea invests big in basic research",
Physics Today, October 2012, pp. 26.
2. P.G. Altbach and Q. Wang, "Can China keep
rising?", Scientific American, Oct. 2012, pp. 46.
3. "Science & Technology in China: A Roadmap to
2050", Yongxiang Lu (Editor-in-Chief), Springer Verlag, Berlin
Heidelberg, 2010.
Trương Văn Tân
Tháng 11, 2012
(Bài viết đã đăng trong quyển "Hạt Higss và Mô Hình Chuẩn", nxb Tri Thức, Hà Nội)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)