tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022
Ngày Đó Chúng Mình - Sáng Tác Phạm Duy Tiếng Hát Minh Châu
Cánh Bướm Mùa Xuân
Gió lâng lâng mỗi buổi sáng hừng đông
Hơi thở lòng em còn rất khẽ
Đợi bước chân anh rộn rã xuân về
Anh có biết mùa xuân về rất nhẹ
Chim hót vang đánh thức giấc ngủ mơ
Em chợt tỉnh và thấy lòng mong nhớ
Anh hẹn về mang hoa cỏ mùa xuân
Anh hẹn mang về tình tứ cơn mưa
Những giọt sương trên mái tóc mây lùa
Trải ướt đồi xanh, chim ngàn ca hát
Khúc xuân ca tình trổ cánh hoa lòng
Đông đã qua em cuộn mình băng giá
Cuộn giấc mơ nồng hoa bướm tình xuân
Cùng em hoa đã hé nụ hương thầm
Mang bao mơ ước tình hồng muôn thuở
Xuân đang gọi tiếng lòng em đáp lại
Bởi anh là cánh bướm của mùa xuân
Xuân đến muôn nơi, xuân của muôn người
Nâng chén rượu mừng chúc xuân bất tận.
Lê Mỹ Hoàn
Nàng Xuân
Ngày xuân ngan ngát hương hoa
Ngẩn xa áo lụa đôi tà thơ ngây
Mai vàng đính tóc xõa vai
Ngọc ngà tuổi mộng trăng đầy đoan trang
Tình dâng ý thắm mang mang
Bồi hồi dõi bước dịu dàng em đi
Hài thanh động gót xuân thì
Ngất ngây khơi đọng rèm mi hẹn thề
Lần theo dáng nhỏ chân quê
Đêm xuân thao thức chợt mê giấc nồng
Kim Phượng
***
Thơ Cảm Tác:
Nàng Xuân
Nàng Xuân lả lướt dáng thơ ngây
Đã khiến hồn thơ ấp ủ đầy
Tóc xoả bờ vai mai sắc điểm
Trăng ngà tuổi mộng dịu dàng thay!
Nàng Xuân yểu điệu nét đoan trang
Xinh xắn như hoa cánh dịu dàng
Mỹ diện, hài thanh đang lững bước
Tình đây ngây ngất ý miên man
Nàng Xuân quyến rũ nét Xuân thì
Khơi dậy hồn mê bởi chớp mi
Thục nữ, oanh vàng gây thổn thức
Trái tim trần thế ….động lòng si…
songquang
20220119
Kính Chào Mẹ Thiên Nhiên
Mẹ Thiên Nhiên mang mùa xuân trở lại
Ngàn thông xanh cao vút gió thơm nồng
Gót chân son trên cỏ mượt như nhung
Em chậm buớc lòng nhẹ nhàng thanh thản
-Tiếng đàn cầm nghe tự trong gió thoảng
Bầu trời xanh bát ngát tiếng Chân Như
Ta mê man cám ơn Trời Phật Chúa
-Cám ơn Mẹ Thiên Nhiên nhiều hơn nữa
Ngàn lần yêu làn môi chẻ hồng au
Vạn lần thương biển lặng mắt thôi sầu
Dòng sông tạnh cánh buồm căng lờ lững
- Mẹ Thiên Nhiên mang Xuân Về khắp chốn
Rừng cây cao đón ánh nắng bình minh
Ngàn chim chóc ngợi ca -lời suối ngọt
- Nhìn đâu đâu thị thành đều bất chợt
Nói cười khoe cuộc sống mới vươn cao …
* Mẹ Thiên Nhiên con xin rất Tự hào .
Kính Chào Mẹ Mang Xuân Về Khắp Chốn
Thư Khanh
Chúc Tết Quý Thân Hữu
Chùa Hương(Nguyễn Nhược Pháp) - The Hương Pagoda(Hương Cau Cao Tân)
Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp
Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao
Me cười, “Thầy nó trông
Chân đi đôi giép cong
Con tôi xinh xinh quá
Bao giờ cô lấy chồng?”
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm
Nhờ mối mai đưa tiếng
Khen tươi như trăng rằm
Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm
Ý đợi người tài trai
Em đi cùng với me
Me em ngồi cáng tre
Thầy theo sau cưỡi ngựa
Thắt lưng dài đỏ hoe
Thầy me ra đi đò
Thuyền mấp-mênh bên bờ
Em nhìn sông nước chảy
Đưa cánh buồm lô-nhô
The Hương Pagoda by Nguyễn Nhược Pháp
Today we go to the Huong’s Pagoda as planned
While the faint dew on the flowers and leaves is condensed
Together with my parents, I wake up feeling well
Doing my hair, looking into the mirror at myself
Tying my pony tail hairdo with a small scarf at its best
I am wearing a pink brassiere tightly on my chest
Together with silk trousers and a new silk gauze dress
And holding in my hands, a wide brim fringed hat
My mother smiles and says, “Husband, take a look at the girl
Who is wearing a pair of shoes with the tips that are curled
My daughter, you do look so beautiful, that’s splendid
Tell me, when can we give you away in marriage?”
Although I am still very young, fifteen years at the most
My parents have, for so many times, to play the role of hosts
For parties the matchmakers of those all praise me in one tune
That I am as beautiful and fresh as a bright full moon
But I have not agreed to take any of the men as husband
Because my father tells them when he is asked the same question
That his daughter is still little and not yet at the age of maturity
She probably waits, I guess, for the right talented bridegroom-to-be
When I go, my mother always goes with me too
She sits on a roofed hammock made of bamboo
My father rides a horse behind in a short distance
Wearing at his waist, a bright long sash in crimson
My parents dismount to continue the trip by boat
The boat is riding the waves unstably along the coast
I am watching the river flowing in its usual might
Showing on the horizon are boats’ sails at uneven heights
Mơ xa lại nghĩ gần
Đời mấy kẻ tri-âm
Thuyền nan vừa nhẹ lướt
Em thấy một văn-nhân
Người đâu thanh lạ thường
Tướng mạo trông phi-thường
Lưng cao, dài, trán rộng
Hỏi ai nhìn không thương
Chàng ngồi bên me em
Me hỏi chuyện làm quen
“Thưa thầy, đi chùa ạ
Thuyền đông, giời ơi chen!”
Chàng thưa vâng thuyền đông
Rồi ngắm trời mênh mông
Xa xa mờ núi biếc
Phơn phớt áng mây hồng
Giòng sông nước đục lờ
Ngân-nga chàng đọc thơ
Thầy khen hay hay quá
Em nghe rồi ngẩn-ngơ
Thuyền đi bến Đục qua,
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn-thùng em không nói:
“Nam mô A-di đà!”
Réo-rắt suối đưa quanh
Ven bờ ngọn núi xanh,
Nhịp cầu xa nho-nhỏ
Cảnh đẹp gần như tranh.
Sau núi Oản, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồi
Tới núi con voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.
Translated into English by Hương Cau CaoTân
Daydreaming, letting my mind wandering now and then
How many chances you can have to have a soulmate friend
When our bamboo boat is just about to smoothly depart
I spot a man whose appearance is so pleasing to my heart
What a man who looks so handsome, so elegant
He who has a face so extraordinary in appearance
With his long back, and wide forehead in his countenance
Who can’t help but falling in love with such a person
He sits down at a spot nearest to where my mother sits
My mother strikes a conversation to break the ice a bit
“Young teacher, you are going to the pagoda, are you not?
In this crowded boat, it’s really hard to find a spot!”
“Yes, it is crowded” is my idol’s soft, loving reply
He then looks around, regarding the high above sky
In the distant, the mountains look blurry and greenish
And high up in the sky, the clouds appear a little pinkish
The river’s water looks quite safe and opaquely muddy
He starts reciting his memorized poems so melodiously
Having listened intently, my father is enthusiastic in his praising
I remain sitting, feeling stupefied by his lovely reciting
The boat keeps going and is passing the Port of Muddy
We come across some people who apparently know me
Feeling really shy, I cannot even mumble the familiar sutra
The too familiar praying sutra of “Namo Amida Buddha”
The melodious sound of water from a winding brook in the distant
Which hugs the rim of a lofty blue mountain
Adorned by the span of a small bridge quietly crossing over
Everything looks as beautiful as if in a picture
After the Mountains of Cone Cake, Chicken, and Cooked Sticky Rice
We see so many monkeys sitting in the trees nearby
Reaching the Mountain of the Kneeling Elephant, seeming at rest,
Which has a bulky head and even a tail in completeness
Chùa lấp sau rừng cây
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày
Em đi, chàng theo sau,
Em không dám đi mau
Ngại chàng chê hấp-tấp,
Số gian-nan không giàu.
Thầy me đến điện thờ
Trầm hương khói tỏa mờ
Hương như là sao lạc
Lớp sóng người lô-nhô
Chen vào thật lắm công
Thầy me em lễ xong
Quay về nhà ngang bảo:
“Mai ta vào chùa trong”
Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
“Mai ta vào chùa trong”
Đêm hôm ấy em mừng!
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.
Em mơ, em yêu đời
Mơ nhiều...biết thế thôi
Kẻo ai mà trông thấy
Nhìn em đến nực cười
Em chưa tỉnh giấc nồng
Mây núi đã pha hồng
Thầy me em sắp-sửa
Vàng hương vào chùa trong
Translated into English by Hương Cau CaoTân
The pagoda’s reflection flickers behind the trees far away
(The time it takes our boat to reach it is almost one day)
On reaching the temple’s gate, right at it and nearby
I see probably more than a hundred beggars, what a sight!
I am walking ahead, and he is following right behind
I dare not to walk fast, and keep my speed just right
Because deep down in my heart, I am afraid he will think of me
As a hurried girl, who is destined to live a poor life in poverty
My father and mother come to the main worshipping hall
The smoke from scented wood seems to blur everything it falls
The burning incense dotted the scene like lost stars in despair
Above a sea of people of uneven heights, moving in from everywhere
To get inside, it surely will make you sweat and work very hard
My father and mother, having finished their ceremony part
Returning to the guests’ quarter, telling me what I need to know
“The Temple of the Inner Hall is the place we will reach tomorrow”
My man, with handsome face and cheeks have turned crimson in colour
Calls out to the servant who has served as his personal porter
Carrying his poem books and wine, to say what the porter already knows
“The Temple of the Inner Hall is the place we will reach tomorrow...”
That night, I go to sleep but can only lie down, am as happy as I can be
The smell of scented wood is everywhere, just a bit too heavily
And I listen intently to the sound of wooden bells through the night
And the sounds of chattering birds in the far forest behind.
I become dreaming, I feel there is something in life worthy to love
I dream a lot about so many things... that’s all I dare to know
If anyone can see me in the state I am in right now
They probably even think I am acting as silly as a clown
I have not enjoyed the sleep I deserve after a long hard day
The clouds covering the mountain have turned pinkish by the sunrays
My father and mother are preparing the offerings, as you recall
To go on a trip to worship at the Temple of the Inner Hall
Đường mây đá cheo-leo
Hoa đỏ, tím, vàng leo
Vì thương me quá mệt
Săn-sóc chàng đi theo.
Me bảo: “Đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
Quan-thế-âm Bồ-tát
Là tha hồ đi mau.”
Em ư? Em không cầu
Đường vẫn thấy đi mau
Chàng cũng cho như thế,
(Ra ta hợp tâm đầu)
Khi qua chùa Giải Oan
Trông thấy bức tường ngang
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn
Tấm-tắc thầy khen hay
Chữ đẹp như rồng bay
(Bài thơ này em nhớ
Nên chả chép vào đây)
Ồ! Chùa Trong đây rồi
Động thẳm bóng xanh ngời
Đá rêu trần thạch nhũ
Động nhuốm hương trầm rơi
Me vui mừng hả-hê
“Chậc! Con đường dài ghê!
Thầy kêu: “Mau lên nhé,
Chiều hôm nay ta về.”
Em nghe bỗng rụng-rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoáng ngày vui qua rồi!
Translated into English by Hương Cau CaoTân
The road includes beetling cliffs high up into the clouds
With red, purple, yellow flowers of the climbing plants all around
Touched by my mother’s efforts, producing constant tiredness
My idol volunteers to come along to care for her, out of his kindness
My mother says, “Because the road is still long for the day
To shorten it, we can walk while continue to chant, or pray
Evoking the magic of the Goddess of Mercy Bodhisattva
Then you see, strangely, that you can go very far.”
If you’re asking me, I would not have the need to pray
The distance I have covered seems a lot for the day
He totally agrees that the going is progressing so fine,
(Here we go again, “Great minds always think alike!”)
While we are passing the Pagoda of Exculpation’s land
On seeing a long wall built alongside the fence
He quickly executes the writing of poem lines in succession
Displaying his talents in calligraphy as well as in poem composition
Chuckling and praising while watching him write
My father commends the writing which looks like a dragon in flight
(Because I have memorized and remembered this serial poem by heart
I would not bother writing in here any of its parts)
Oh! Here we are at the Temple of the Inner Hall
In the cave so deep, and the blue reflections on the wall
The stones are mossy, with the stalactites on the ceiling
The cave smells of the fragrance of scented wood in free floating
My mother is now overwhelmed with the joy of the day
She chuckles and comments, “We finish it, such a long way!”
My father calls out: “Please be quick, because we are leaving soon,
The latest we have to go back is today, in the afternoon.”
Hearing this, I feel like I am going to suddenly faint
Words are choked in my mouth; I look at him in vain!
Happy times in life are short-lived, and seem ready to fly
In a flash, happy days are very quick in passing by!
Làn gió thổi hây-hây
Em nghe tà áo bay
Em tìm hơi chàng thở!
Chàng ơi, chàng có hay?
Đường mây kia lên trời
Ta bước tựa vai cười
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ơi!
Nghi-ngút khói hương vàng
Say trong giấc mơ màng
Em cầu xin Trời Phật
Sao cho em lấy chàng.
(Thiên ký-sự đến đây là hết. Tôi tin hai người lấy nhau, vì không lấy nhau thì
cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện).
Translated into English by Hương Cau CaoTân
Feeling the wind blowing softly on my rosy cheeks
I listen to my dress flap waving, feeling I am getting sick
I search earnestly, my love, for your attractive breathing
Do you know, do you care, or are you listening?
This cloudy road leads upward, probably heaven bound
Let us walk, shoulder to shoulder, smiling at each other now
We love each other, our love will last forever!
Haste, haste, let’s get going, be quick, my dear lover!
From the altar, the smoke of the yellow incense is spiraling
I am now intoxicated by and from my golden daydreaming
I earnestly pray to the magnificent Buddha and lofty Heaven
To fulfill my request of having him as my lovely husband.
(The diary ends here. I believe that they will have each other as husband and
wife, because if her prayers are not answered then she would write some
more. If they get married, so ends the story.)
Lâm Giang Tiên 臨江仙 – Án Kỷ Đạo
臨江仙 - 晏幾道 Lâm Giang Tiên – Án Kỷ Đạo
鬥草階前初見, Đấu thảo giai tiền sơ kiến,
穿針樓上曾逢。 Xuyên châm lâu thượng tăng phùng.
羅裙香露玉釵風。 La quần hương lộ ngọc thoa phong.
靚妝眉沁綠, Tịnh trang mi thấm lục,
羞臉粉生紅。 Tu kiểm phấn sinh hồng.
流水便隨春遠, Lưu thủy tiện tùy xuân viễn,
行雲終與誰同。 Hành vân chung dữ thùy đồng.
酒醒長恨錦屏空。 Tửu tỉnh trường hận cẩm bình không.
相尋夢裡路, Tương tầm mộng lý lộ,
飛雨落花中。 Phi vũ lạc hoa trung.
Chú Thích:
1 Lâm giang tiên臨江仙: tên từ bài, gồm 58 chữ, 2 đoạn, mỗi đoạn 3 bình vận. Cách luật của bài này so với cách luật của Từ Xương Đồ 徐昌圖có chỗ tương đồng:
X T B B X T cú
X B X T B B vận
B B B T T B B vận
T B B T T cú
X T T B B vận
X T X B X T cú
B B X T B B vận
X B B T T B B vận
B B X T T cú
X T T B B vận
Phỏng Dịch
Lâm Giang Tiên - Người Xưa Nay Đã Về Đâu
Đấu thảo trước thềm mới gặp,
Xuyên châm lầu thắm trùng phùng.
Hạt sương quần lụa ngọc thoa rung.
Nhã trang mi phớt lục,
Má phấn thẹn ươm hồng.
Nước chẩy xuân tàn xa cách,
Người xưa nay với ai cùng.
Tỉnh say ôm hận chốn phòng không.
Tìm nhau trong giấc mộng,
Hoa bụi quyện không trung.
HHD
***
Bản Dịch:
Lâm Giang Tiên
1-
Lần đầu trước thềm đấu cỏ
Sau, cầu xin Chức nữ, tương phùng
Quần lụa sương thấm, thoa ngọc rung
Điểm trang mày xanh lục
Thẹn e, má ửng hồng
Nước chảy theo xuân xa thẳm
Mây trôi ai đã cùng chung?
Tỉnh rượu, hận dài phòng trống không
Chỉ tìm trong giấc mộng
Hoa rơi mưa bụi lồng!
2-
Lần đầu đấu cỏ trước thềm
Lần sau lầu thượng thấy em khẩn cầu
Quần sương thấm, thoa rung mau
Điểm mày xanh lục, má mầu hồng pha
Theo xuân nước chảy về xa
Mây trôi nay đã ai hòa tình chung?
Hận dài tỉnh rượu phòng không
Chỉ tìm trong mộng, mưa giông hoa tàn!
Lộc Bắc
Dec20
Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022
Ý Dâng Mùa
Không biết điều hành được thắng thua
Thế giới còn đây con dịch đến
Nước nhà chưa sạch bọn quan vùa
Cảnh nghèo gặp khổ đời thêm khổ
Vận khó thiếu thời thế lại chua
Tết đến xuân về thôi bỏ hết
Nâng ly chúc phúc ý dâng mùa
Tết Thế À* -Hãy Vui Lên
Thấy vạt nắng ngờ rằng hạ đến
Én bay qua vội bảo xuân về
Khát khao ước đẩy hồn vào mộng
Hụt hẫng rưng rưng giọt não nề !
Quanh quẩn đây! Cây ngùi trụi lá
Lá đi xa bỏ cội bơ vơ
Từ khi lạnh lấn về xua hạ
Mây đã dạt theo gió thẩn thờ !
Tức tưởi thời gian sao độc ác
Cùng không gian gạt gẫm hồn ta
Tết đến bên trời như kẻ lạ
Hành hạ đời côi lạc nẻo xa
Anh Tú
January 21, 2022
19 Tháng chạp Tân Sửu
Đông Bắc Hoa Kỳ
***
Bài Họa: Hãy Vui Lên
Vạt nắng ấm hẳn là Hạ đến
Én chao nghiêng là dịp: Xuân về
Ướt ao mãi lê thê vào mộng
Bạn phải vui lên chớ não nề !
Cây quanh bạn trơ cành không lá
Lá ham vui bỏ cội bơ vơ
Buồn phiền chi Đông về tiển Hạ
Gió hùa theo mây cũng tôn thờ…
Hãy vui lên thời gian không ác
Buồn phiền chi phụ bạc lòng ta
Vui Tết bên người dưng kẻ lạ
Cố cười lên dù tận xứ xa!
Dương hồng Thủy
24/01/2022
Mừng Xuân
Cảm xúc dâng trào trước nắng xuân
Muôn hoa khoe sắc đẹp vô ngần
Chim kêu ríu rít trên đồi vọng
Cá quẩy tưng bừng dưới suối ngân
Thả bút đôi vần câu mến chúc
Đơm mâm ngũ quả nghĩa tri ân
Nâng ly uống cạn mừng năm mới
Phước lộc an khang đến vạn lần
Dương Việt Chỉnh
***
Tình Xuân
Tâm hồn lãng đãng dưới trời Xuân
Nắng rực hồng tươi cảnh đẹp ngần
Pháo nổ tung rời rung tiếng nhịp
Chim chuyền nhảy múa hót lời ngân
Nhành thương đất mẹ sâu tình cảm
Cõi nhớ quê nhà đậm nghĩa ân
Lối mộng đường xưa vời ngất ngưỡng
Vườn thơ giục giã bước say lần
Minh Thuý Thành Nội
Tháng 2/4/2022
***
Mừng Xuân Nhâm Dần 2022
Bút nở hoa thơ gởi chúc xuân
Bao nhiêu ngôn ngữ bấy trong ngần
Chùa xa chuông vọng vào hiu quạnh
Người cũ lời thầm gọi lắng ngân
Năm tháng không phai hương sắc nghĩa
Phút giây chẳng lạt tóc tơ ân
Thương mùa son giá chưa hao hụt
Tuổi mộng còn nguyên đẹp bội phần ...
Hawthorne 2 - 2 - 2022
Cao Mỵ Nhân
Sài Gòn Yểu Điệu
Lẽo đẽo bên lề nẻo thân quen
Áo dài điệu quá không dám khen
Tóc thơm hoa bưởi tay hoa sứ
Nhẹ gót thương hồng mộng trắng đêm
Áo cũng bay rồi chân cũng tan
Bụi nghèo ngơ ngác bám hương tàn
Chân trời mây tím buồn sương khói
Mưa cũng nghẹn ngào gió hết than
Hình như kiếp trước đã hẹn hò
Đã đợi hụt hơi đã xin cho
Đã buồn đã giận mưa hờn nắng
Trách lá trách hoa trách con đò
Hình như cũng có tay nắm tay
Môi có gần môi được một hai
Sao hôm ganh tỵ sương thu ghẹo
Gió sớm dỗi hờn tủi sao mai
Hình như chăn gối cũng mơ về
Trôi nổi bềnh bồng mê thêm mê
Môi ngon lời ngọt treo lơ lửng
Cho kẻ tình si tưởng hẹn thề
Vì sao bỗng giấu mặt quay lưng
Bỏ lại trần gian tiếng em cưng
Vườn không bướm vắng không hương áo
Ve tắt giọng buồn tiếc nắng xuân
Về trời hay đã đến hư không
Hay là đất khách đã vào đông
Quê mình nắng vẫn còn lưu luyến
Chờ đợi cu kêu quết bánh phồng
Pháo tết không còn người cũng không
Lang thang thất thểu bóng ruộng đồng
Đất khô cỏ cháy không mầm sống
Lãng đãng gần xa dấu bụi hồng
Đã có hay là cũng như không
Môi khô tóc rụng hết chờ mong
Bao nhiêu người đẹp mê áo cưới
Pháo đỏ thuyền hoa vẫn lạc dòng
Như cánh bướm hồng áo đỏ hoa
Như mê như tỉnh như gần xa
Như tiên như phật như mây trắng
Không thể chung chăn gối ôm da
Thì thôi xin giữ ngọt môi son
Cho dấu hôn mê điệu Sài gòn
Cho đường tình sử me xanh lá
Cho lớp học thèm cưng áo thơm
Một ngày tuyết phủ hết đường bay
Bụi thương vẫn cố bám gót giày
Giày tan thành gió đeo hương áo
Tình vẫn thăng hoa chung đầu thai...
MD.10/15/08
LuânTâm
Công Thức Bánh Mì Bí Đỏ
Công thức nầy cho 1 khuôn size dài 8.5 in, ngang 4.5 in
Tất cả nguyên liệu đều phải gạt bằng, có thể tùy ý gia giảm lượng đường
2 cups bột mì đa dụng (ALL PURPOSE)
3/4 cup đường vàng (brown sugar)
1 muỗng cà phê baking soda
2 muỗng cà phê baking powder
3/4 cup dầu ăn
2 cups bí đỏ xay
3 trứng gà lớn
1/2 muỗng cà phê va ni
2 muỗng cà phê quế bột
Cách làm:
Như Thu
Lời Chúc Năm Mới
Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022
Mùa Xuân Vừa Mới Hết
Trên đỉnh núi mây hồng
Đã tan ra thành suối
Mầu hoa đào chập chùng
Em gặp anh lần cuối
Anh tìm em muộn màng
Giữa không gian cô tịch
Áo em rực rỡ vàng
Đón kỷ nguyên thanh lịch
Khi gặp lại người tình
Mùa xuân vừa mới hết
Mang đi của chúng mình
Cành hoa đào cánh kép
Chapa bỗng u buồn
Đào hoa ươm nỗi nhớ
Bước chân sau lưng dồn
Đẩy anh vô quá khứ ...
Cao Mỵ Nhân
Xuân Tam Bảo
Đầu năm rước Phật ngự vào nhà
Không cần lễ vật quá cao xa
Oản xôi, trái cây, hương trầm khói
Ấm áp tình con dâng Sen Toà
Đầu năm đón Pháp bước vào lòng
Xoa dịu cõi đời là hư không
Lánh xa Tham Sân Si, bể khổ
Từng ngày qua sửa đổi lỗi lầm
Đầu năm chào Tăng với nụ cười
Cung kính chúc mừng một Xuân tươi
Dẫn dắt đại chúng mùa chay tịnh
Trọn vẹn đôi bên: Đạo và Đời
Sửu đã qua, Dần cũng vừa sang
365 ngày thênh thang
Dẫu sẽ còn vui, buồn, mưa, nắng …
Tam Bảo quy y, tâm bình an!
Edmonton, Xuân Nhâm Dần 2022
Kim Loan
Xuân Và Tôi
Tôi đọc thơ Xuân các thi nhân
Ai cũng vui mừng, ca tụng Xuân
Chim hót, bướm bay, hoa đua nở
Đốt pháo, múa lân vui tưng bừng.
Riêng tôi, Xuân chẳng có gì vui
Chỉ thấy mình già thêm một tuổi
Chuẩn bị hành trang về cát bui
Xuân chỉ thêm buồn, có chi vui!
Hoa Đô. Xuân Nhâm Dần 2022
Trần Công/Lão Mã Sơn
Chúc Mừng Năm Mới Đại Gia Đình
Chúc mừng năm mới vạn an
Hạnh thông khỏe mạnh bạc vàng đầy kho
Lộc Trời Tiên Phật ban cho
Yêu thương trao gởi hết lo đói nghèo
Đường ngay lẽ phải nương theo
Từ bi hỷ xả lo gieo nhân lành
Bà con thân hữu chúng sanh
Cùng chung một gốc chớ đành rẻ chia
Công phu công quả sớm khuya
Giữ tâm thanh tịnh xa lìa thị phi
Hơn nhau lời nói ích gì
Ái ngữ giao thiệp chứ vì hơn thua
Nhiều lời qua lại ganh đua
Sân si nghiệp chướng sẽ ùa vào tâm
Ốm đau vịnh hoạn đến tầm
Sức khỏe tiêu tán lỗi lầm gia tăng
Làm người phải biết ăn năn
Xem kinh niêm Phật bớt ghen giận hờn
Không còn so sánh thiệt hơn
Đường ngay lẽ phải Chánh chơn tu trì
Quê hương vạn dặm ra đi
Nhưng lòng mãi nhớ khắc ghi tình nồng
Xuân về đất mẹ hướng trông
Cầu mong con cháu Lạc Hồng yêu thương
Nghĩa nhân còn mãi vấn vương
Mong ngày hội ngộ tâm thường ước mơ
Xa xôi xin gởi vần thơ
Chúc lành Phúc Thọ hưởng nhờ Ân Thiêng
Mùng một Tết Nhâm Dần
Văn Ngọc
01-01-2022
Quê Xưa Ngày Tết
Dấu Sông Xưa
Góc quê xưa giờ gió đã sang mùa
Con nước lớn đã lạc vào biển cả
Tiếng ru hời đã tắt giọng buồn xưa
Em đâu biết mỗi từng ngày qua mất
Ở trong ta biền biệt dấu sông xưa
Thuyền bỏ bến rồi thuyền trôi thất lạc
Cuối chân trời không một áng mây đưa
Thuyền bỏ bến bỏ luôn bờ cố thổ
Bỏ vạt cầu thắc thẻo nhịp sầu riêng
Thuyền đi rồi còn đâu là bến đổ
Thân cánh diều phiêu bạt gió oan khiên
Bến nước đó tiễn người qua Chợ Vãng
Mẹ Tam Bình nghiêng nón đón đò trưa
Cha đứng đợi như tiền duyên đã định
Rước tình về tiếp nối chuyện ngàn xưa
Anh lớn vội bên bờ nam xoáy lở
Ngó mê man bãi bắc đất bồi mau
Em có nhớ những trưa nồng tiếng thở
Bạn đôi bờ hò hát rủ rê nhau?
Thương biết mấy con sông thời tuổi dại
Dắt tay người qua từng chuyến đò ngang
Trễ chi chuyến đò xuôi mà lỡ hẹn
Để người xa, xa mút tận quan san.
Ôi tội nghiệp con sông dài nối biển
Giấu đưa người qua bãi cạn ghềnh sâu
Người ra đi để sầu như khói quyện
Nhớ thương nhau chỉ thấy bạc mái đầu
Cao Vị Khanh
Chiều Mưa Uống Rượu Một Mình
Chiều mưa chẳng giống xứ mình
Không nghe mái gõ gió rình qua khe
Chung quanh kín bốn tường che
Mà sao vẫn lạnh lòng nghe thấm buồn
Bạn bè chẳng đến một tên
Ngồi đây lạt miệng chợt quên tháng đầy
Tiện tay rót chút rượu tây
Uống khan để nhớ những ngày xót xa
Rượu ngon men khác bên nhà
Uống chung với mối tình xa ngậm ngùi
Chiều mưa tâm cảnh xứ người
Hớp thêm ngụm đắng thấy đời cạn đi
Nhớ người giữa cuộc phân ly
Nhớ bàn tay siết môi ghì chặt nhau
Bây giờ chạm hãy còn đau
Dấu răng ngày trước mà sao chẳng lành?
Chiều mưa uống rượu một mình
Trong hơi men cạn những hình bóng xưa
Bỗng dưng thấy rượu cũng thừa
Làm sao uống lại ngày xưa tuổi người...
Durham, North Carolina
Người Chợ Vãng
Những Chữ Có Lẽ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ Việt
1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.
CHUNG CƯ: Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt vì tỉnh từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.
KHẢ NĂNG: “Khả năng” 可能 là năng lực của con người, có thể làm được việc gì đó. Thế mà người ta đã viết và nói những câu đại loại thế nầy: Hôm nay, khả năng trời không mưa. Khả năng con bò nầy sẽ chết vì bị bệnh… Nghe thực là kỳ cục và đáng xấu hổ. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可能 (capacité, capable) với khả dĩ 可以 (possibilité, possible). Nhưng thôi, chúng ta nên dùng từ thuần Việt là có thể, đúng và dễ hiểu, còn từ khả năng chỉ nên dùng để nói về năng lực mà con người mà thôi.
QUÁ TRÌNH: Quá 過 là đã qua, trình 程 là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Nói thế nầy là đúng: “Quá trình thực hiện công việc đã gặp nhiều trở ngại. Nhưng tôi lại thấy trong sách báo câu đại loại thế nầy: “Quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi là sẽ rất thuận lợi”.Thực là sai lắm rồi. Trong trường hợp nầy, phải dùng chữ tiến trình, đúng cho cả 3 thì quá khứ, hiện tại và tương lai.
HUYỀN THOẠI: Người viết, kể cả những người có bằng cấp cao, không chịu học tiếng Hán, mà lại thích dùng tiếng Hán để tỏ ra “ta đây” nên nhiều tiếng được dùng sai nghĩa một cách thực buồn cười. Thí dụ, tôi rất thường nghe đài truyền hình, truyền thanh và báo chí nói “huyền thoại Pelé” “huyền thoại Maradona”.. Người có học nghe thực chướng tai, nhưng người nói chẳng ngượng miệng chút nào. Tại sao nghe chướng tai? Huyền 玄 là màu đen, nghĩa bóng là sâu xa, mờ ảo, không có thực. Thoại 話 là câu chuyện. Vậy huyền thoại là câu chuyện mờ mờ ảo ảo, không có thực, do truyền miệng mà ra. Thí dụ chuyện bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, chuyện ông Thánh Gióng cỡi ngựa sắt đi đánh giặc Ân là những huyền thoại. Đằng nầy, ông Maradona, ông Pélé có thiệt 100% sao gọi là huyền. Và 2 cầu thủ đó là con người sao gọi là thoại được. Nếu muốn dùng chũ huyền thoại để đề cao 2 cầu thủ đó thì phải nói thế nầy: “Cái tài của 2 ông nầy tưởng như chỉ có trong huyền thoại”. Ông bà mình thường nói: “Dốt thì hay nói chữ, có đúng trong trường hợp nầy hay không?”
HÔN PHU, HÔN THÊ: Hôn là cưới, phu là chồng, thê là vợ. Trong chữ phu và chữ thê đã có nghĩa của chữ hôn rồi cho nên gọi hôn phu và hôn thê là để chỉ người chồng người vợ là phi lý. Gọi hôn lễ (lễ cưới) hôn phối (lấy nhau) thì được. Còn nói hôn phu, hôn thê thì có thể hiểu 昬夫,昬妻 là nguời chồng u mê, người vợ u mê cũng như nói hôn quân 昬君 là nhà vua u mê vậy.
2.- Sai vì cố ý sửa nghĩa gốc Hán Việt
ĐỘC LẬP: Độc 獨 là riêng một mình, Lập 立 là đứng. Vậy theo nghĩa gốc Hán Việt, độc lập là đứng riêng rẻ một mình, không đứng chung với ai cả. Rõ ràng từ nầy là sai nếu dùng để diễn tả tình trạng của một quốc gia không lệ thuộc nước khác. Ngày nay, các quốc gia như thế đâu có đứng riêng một mình mà đều có liên hệ với nhau trong các tổ chức quốc tế. Vậy từ độc lập là sai. Tôi thấy Cụ Trần Trọng Kim, Cụ Dương Quảng Hàm dùng từ tự chủ để thay thế từ độc lập. Như thế là rất hay. Có người bảo với tôi rằng từ độc lập là do ông Tôn Dật Tiên đặt ra nên không thể bỏ được. Tại sao vậy? Ông Tôn Dật Tiên thì liên quan đến ngôn ngữ của Tàu chứ có liên quan gì đến ngôn ngữ Việt Nam. Tàu dùng sai thì chúng ta đâu có buộc phải theo cái sai của họ.
PHONG KIẾN: 封建 Phong kiến gồm 2 chữ phong tước 封爵 (ban quan tước) và kiến địa 建地 (ban đất để dựng nước). Phong kiến chỉ chế độ hoàng đế phong tước cho người có công và cấp cho một vùng đất rất rộng để thành lập quốc gia, với quân đội, luật lệ và chế độ thuế má riêng biệt. Chế độ nầy hiện hữu ở đời nhà Chu bên Tàu với nước của thiên tử và nước của các chư hầu; từ nhà Tần trở đi thì chế độ phong kiến bị bị bãi bỏ và được thay bằng chế độ trung ương tập quyền. Chế độ phong kiến cũng tồn tại ở vài nước Âu châu như Pháp, chỉ vào thời Trung cổ mà thôi. Ở Việt Nam không bao giờ có chế độ phong kiến (féodalité) mà chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế (royalisme absolu) mà thôi. Gọi chế độ quân chủ ở Việt Nam bằng từ phong kiến là sai. Có tài liệu còn bảo rằng sự cúng tế đình chùa là tàn tích của phong kiến thì càng sai hơn nữa.
TIÊU CỰC, TÍCH CỰC: 消極, 積極 Hiện nay, người ta gán vào hai từ nầy ý nghĩa tốt xấu hết sức rõ rệt. Hành động nào tốt thì được gọi là tích cực; trái lại, hành động xấu thì gọi là tiêu cực. Thực ra, suy từ nghĩa gốc Hán Việt thì sự gán ép như thế là sai. Tich cực, tiêu cực tự nó không có sẵn tính chất tốt hay xấu mà chỉ ấn định cường độ của hành động mà thôi. Thí dụ, trong một đoàn đi làm việc phước thiện thì ai tích cực là tốt và ai tiêu cực là không tốt. Nhưng trong một bọn côn đồ đi tổ chức ăn cướp thì đứa nào tích cực lại là đứa xấu nhất. Trong truyện Tam quốc của Tàu, Từ Thứ, mưu sĩ của Lưu Bị bắt buộc phải về phục vụ dưới trướng của kẻ thù là Tào Tháo. Từ Thứ đã giữ thái độ tiêu cực nghĩa là không hiến mưu kế gì cho Tào Tháo. Thái độ tiêu cực nầy của Từ Thứ, từ cổ chí kim luôn luôn được khen ngợi; vậy tiêu cực có xấu đâu.
3.- Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm).
QUỐC GIỖ: Tôi có đọc được câu nầy: “Ngày giỗ tổ Hùng vương là ngày quốc giỗ”. Nói như vậy là sai. Giỗ là tiếng Nôm chứ không phải là tiếng Hán Việt nên không thể đặt sau tiếng quốc được. Hãy bỏ tiếng ngày quốc giố mà dùng tiếng thuần Việt là ngày giỗ cả nước, vừa đúng, lại vừa dễ hiểu, Nơi tiếng Hán, ngày giỗ là kỵ nhật 忌日.Ở một vài tỉnh của Trung Việt, người ta gọi ngày giỗ là ngày kỵ. Ta nên dứt khoát chỉ dùng từ Nôm là ngày giỗ để cho thống nhất toàn quốc.
GÓA PHỤ: Tôi đã gặp vài lần chữ góa phụ trong sách vở báo chí để chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Gọi như thế là sai vì tính từ góa là tiếng Nôm, không thể đặt trước danh từ phụ được. Phải gọi người đàn bà góa (toàn Nôm) hay người quả phụ (toàn Hán Việt) thì mới đúng.
ĐỆ NHẤT THÁC: Ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, có hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Viết như thế là sai. Đặt 2 chữ đệ nhất (tiếng thêm nghĩa) trước chữ thác (tiếng chính), là theo văn phạm Hán Việt thì cả hai chữ đều phải là tiếng Hán Việt mới được. Ở đây, tiếng thác là thuần Nôm, thế là bậy rồi. Không có` tiếng Hán Việt nào có nghĩa thác nước. Thác theo tiếng Hán là bộc bố 瀑布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa thành tiếng Hán Việt nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.
4.- Sai vì không phân biệt được văn phạm Hán Việt với văn phạm Nôm.
X QUANG: Mỗi lần có chuyện phải vào bệnh viện là tôi rất khó chịu khi nhìn thấy cái bảng “Phòng X quang” Tôi khó chịu vì cái chữ X quang nầy phạm đến 2 lỗi. Một là lỗi về ngữ pháp và một lỗi vể kiến thức khoa học. Về ngữ pháp, quang là tiếng chính, X là tiếng bổ nghĩa. Đặt tiếng bổ nghĩa trước tiếng chính thì đích thị sử dụng văn phạm Hán Việt rồi. Mà muốn dùng lối văn phạm nầy thì cả 2 chữ đều phải là tiếng Hán Việt. Ở đây X là một mẫu tự latin thì sai quá đi rồi. Về khoa học, quang 光 có nghĩa là sáng, ở đây chỉ tia sáng. Tia sáng là tia kích thích được tế bào thị giác để tạo ra ấn tượng sáng. Trong chuỗi sóng điện từ, các tia nầy chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ bé với độ dài sóng từ 400 nano mét đến gần 800 nano mét mà thôi. Trong khi đó, tia X (với độ dài sóng từ 0,1 đến 10 nano mét) cách tia sáng khá xa, không kích thích được tế bào thị giác thì chắc chăn không phải là tia sáng rồi. Cho nên dùng chữ QUANG cho tia X là sai be bét về vật lý sơ đẳng của lớp 12 trung học. Tôi chẳng hiểu ông “đại giáo sư tiến sĩ” nào đã bày ra cái tên X QUANG đó. Tại sao không dùng chữ “TIA X” như trước đây ở miền Nam, vừa hay, vừa đúng, vừa đại chúng, vừa thuần túy Việt Nam. Không lẽ người ta muốn dùng chữ “X QUANG” để chứng tỏ ta đây biết “nói chữ” hay sao?
BÊ TÔNG HÓA con đường: Bê tông là từ phụ, hóa là từ chính. Đây cũng là văn phạm Hán Việt. Để thành lập từ kép thì cả 2 từ đơn đều phải tiếng Hán Việt. Ở đây bê tông lại là tiếng Pháp (béton) phiên âm ra, do đó nói bê tông hóa là sai. Ngoài ra, nghĩa cũng sai vì từ bê tông hóa được dùng phải được hiểu là con đường đà được biến hóa thành một khối bê tông. Vì vậy, không nên nói bê tông hóa mà nói một cách bình thường: tráng bê tông con đường, vừa đúng lại vừa dễ hiểu.
Còn một lô HÓA rất bậy bạ trong sách vở báo chi, trong chương trình truyền thanh, truyền hình như : nghèo hóa, giàu hóa, no hóa, đói hóa, khôn hóa, dại hóa, vân vân. Tội nghiệp cho ngôn ngữ Việt Nam!
NỮ NHÀ BÁO: Tôi còn nhớ, trong chiến tranh I rắc, sau khi lính Mỹ bắn nhầm nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình ở Việt Nam loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Ban biên tập các đài truyền hình không biết điều nầy sao?
TRIỀU CƯỜNG: Từ lâu rồi, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường khi người ta nói đến thủy triều trên sông.. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強潮 gồm tính từ đứng trước danh từ thì tương đương với một danh từ và có nghĩa là con nước lớn (haute marée). Triều cường 潮強 thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cường và có nghĩa là con nước đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi. Nhưng tại sao không nói con nước lớn (danh từ) và con nước đang lên (mệnh đề) vừa đúng lại vừa phù hợp với trình độ và thói quen của đại chúng.
HẠT NHÂN: Đây là từ vật lý học chỉ các hiện tượng xảy ra bên trong cái lõi hay cái nhân của nguyên tử. Miền Nam trước đây gọi là hạch tâm. Hạch 核 là cái hạt, tâm 心 là cái lõi hay cái nhân bên trong . Hạch tâm là cái nhân của hạt. Đó là từ ghép theo văn phạm Hán Việt vì cả 2 từ đều là Hán Việt. Bây giờ người ta chuyển sang dùng 2 từ Nôm thì phải theo văn phạm nôm và phải gọi là “nhân của hạt” hay nhân hạt, cũng như bên ngoài gọi “vỏ hạt” chứ không thể gọi là “hạt vỏ” được. Gọi phản ứng hạt nhân, là sai với văn phạm rồi. Cần phải sửa lại: phản ứng nhân hạt mới đúng. Tuy nhiên, theo tôi, nên giữ từ phản ứng hạch tâm thì hay hơn nhiều. Từ nầy không phải là từ của giới bình dân nên cứ giữ tiếng Hán Việt, không cần chuyển sang tiếng Nôm.
TẶC: Từ Hán Việt nầy đang được dùng một cách rất bậy bạ và rất thường xuyên như bọn tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, để chỉ những tên ăn trộm. Dùng như thế là phạm vào 2 điều sai. Thứ nhất là sai về ngữ pháp: một từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép. Thứ hai là sai về nghĩa. Tặc 賊có nghĩa là ăn cướp, đạo 盜 mới có nghĩa là ăn trộm, thí dụ đạo văn 盜文 là ăn trộm văn của người khác. Tại sao người ta không nói một cách giản dị và đúng là: bọn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê. . . Cũng cần nói thêm về một từ đang được nhiều báo đem dùng. Đó là từ đinh tặc để chỉ bọn rải đinh trên đường phố. Đinh là một từ có gốc Hán Việt 釘 nhưng đã được Việt hóa hoàn toàn rồi nên ghép với từ tặc thì không ổn. Vả lại, nói đinh tặc là sai nghĩa vì từ đó có nghĩa là bọn ăn cướp đinh; thôi bỏ từ đó đi và nên nói một cách giản dị là “bọn rải đinh” thì hơn.
Còn vô số những từ sai khác cùng nguyên nhân trên đây như:
- Lớp trưởng, phải sửa lại trưởng lớp,
- Nhóm trưởng, phải sửa lại trưởng nhóm
- Siêu rẻ, phải sửa lại rất rẻ
- Siêu bền, phải sửa lại rất bền
- Vi sóng, phải sửa lại vi ba hay sóng ngắn
vân vân…
5.- Dùng từ vô nghĩa
Bệnh viện DA LIỄU: Lần đầu tiên, thấy bảng chữ nầy, thú thật tôi không hiểu là cái gì. Sau hỏi người bạn bác sĩ mới biết đó là “nhà thương chữa bịnh ngoài da và bệnh hoa liễu”. Trời đất! Da là từ thuần Việt. Hoa liễu là từ Hán Việt, sao lại nhập chung một cách kỳ cục như thế. Xét về nguồn gốc, chữ Hán Hoa liễu 花柳 có nghĩa là ổ điếm chứ không phải là một bịnh. Về sau, người ta dùng nhóm từ kép “bịnh hoa liễu” để chỉ cái bịnh lây qua đường tình dục cho những người hay lui tới các hoa liễu. Dùng riêng chữ hoa liễu cho một bịnh đã là sai rồi. Bỏ luôn chữ hoa, chỉ còn chữ liễu thôi thì càng tệ hơn nữa. Riêng chữ liễu 柳 thì có nghĩa là cây liễu. Bệnh viện da liễu tức là bệnh viện chuyên chữa cho bịnh ở da của cây liễu !!!
ĐẠI TRÀ: Tôi nhớ sau năm 1975, một người bạn dạy sử địa kể rằng, lần đầu tiên đọc sách giáo khoa từ miền Bắc đưa vào gặp câu: “Cây chè được trồng đại trà ở vùng nầy”. Anh ta hơi hoảng vì dạy sử địa bao năm mà bây giờ không hiểu đại trà là gì. Đại là lớn, còn trà là gì? Anh về lật nhiều tự điển kể cả tự điển Hán Việt ra tra thì chẳng thấy chữ đại trà ở đâu cả. Hỏi thăm mãi anh mới rõ trồng đại trà là trồng rộng rãi khắp nơi. Có lẽ ai đó nổi hứng bịa ra từ vô nghĩa đó để thay thế từ dễ hiểu và có sẵn, rồi sau đó những người khác bắt chước nói theo. Ngôn ngữ mà biến chuyển như thế thì cũng đáng buồn.
SỰ CỐ: Lại một từ vô nghĩa nữa nhưng đang được dùng một cách rộng rãi để chỉ một sự rắc rối vừa mới xảy ra. Trong tiếng tiếng Hán Việt có từ kép cố sự 故事 có nghĩa là chuyện cũ chứ làm gì có từ sự cố. Cái nghĩa mà hiện nay người ta gán cho từ vô nghĩa đó thực là lạ lùng, không thể chấp nhận được.
HOÀN CẢNH: Trong một bài báo, người ta viết: “Cô ây sống hoàn cảnh lắm”. Đố các bạn biết người ta muốn nói gì? Xin thưa, muốn nói “Cô ấy đang sống trong hoàn cảnh bi thảm”!!! Các bạn có chịu nổi với cách viết văn như thế đó không ?
ĐÔI CÔNG: Kể từ giải túc cầu thế giới tại Nam Phi, đài truyền hình ở Việt Nam bịa ra một từ mới, đó là từ đôi công và rất thường được lặp đi lặp lại. Theo dõi nhiều trận, tôi mới hiểu ý của các ông trời đó muốn nói: 2 đội chơi đôi công nghĩa là cả 2 đội đều chơi tấn công. Đôi là một cặp (tiếng Nôm), công là tấn công (tiếng Hán Việt). Vậy đôi công là một từ bậy bạ do người kém hiểu biết bịa ra mà hiệu quả rõ ràng là làm xấu đi ngôn ngữ của dân tộc mình. Có người nghĩ rằng, cứ bịa ra những từ mới là làm giàu cho ngôn ngữ. Quan niệm như thế là sai; cũng như muốn làm giàu thì kiếm được thực sự nhiều tiền chức không phải cứ nhét vào tủ các thứ giấy tờ bậy bạ mà gọi làm giàu được.
XÂY DỰNG: “Anh Hai tôi quyết định xây dựng với người yêu của mình” Các bạn đừng tưởng rằng 2 người quyết định đi xây nhà để ở nhé. Không, 2 người quyết định làm đám cưới đó. Viết văn như thế thì hết chỗ để phê bình rồi.
6.- Dùng sai nghĩa từ thuần Việt.
NGƯỠNG: Người ít học cũng biết ngưỡng là một giới hạn rất xác định, một gạch ngang rõ nét, và bước qua vạch ngang đó thì mọi việc sẽ thay đổi một cách căn bản. Thí dụ, ngưỡng cửa là một đường ngang, bên trong là phòng, bên ngoài là sân hay mái hiên chứ không còn là phòng nữa. Một thí dụ khác: khi lượng glucose trong máu tăng lên và vượt qua ngưỡng 1% thì đường thoát ra ngoài theo nước tiểu, còn dưới cái ngưỡng đó thì không hề gì. Ngưỡng có nghĩa rõ ràng như thế và học sinh nào cũng biết. Thế mà mổi đêm, trong mục dự báo thời tiết, xướng ngôn viên cứ lải nhải; nhiệt độ đạt ngưỡng từ 32 đô đến 35 độ. Nghe chịu hết nổi. Tôi không trách người xướng ngôn vì bản tin không phải do người xướng ngôn viết mà do các đấng đại trí thức trong ban biên tập viết nên.
KIÊU NGẠO: Có người nhờ tôi giải thích một câu nói trong sách báo nào đó :”Thằng A hay kiêu ngạo người khác.” Tôi không giải thích được vì không rõ câu nầy có nghĩa: “thằng A thường tỏ ra kiêu căng với người khác”, hay là “thằng A thường chế nhạo người khác”. Chắc chắn cả 2 cách giải thích đều không ổn vì dùng từ kiêu ngạo như thế là sai rồi thì không thể có cách nào giải thích câu nói cho đúng được.
TRAO ĐỔI: Từ nầy có nghĩa là đưa qua đưa lại các vật với nhau. Ngày nay người ta lại dùng từ nầy một cách sai lầm để thay thế cho từ bàn bạc hay thảo luận. Thí dụ: “Để thực hiện chỉ thị, tôi đã trao đổi với đồng chí chử tịch”
7.- Dùng từ thiếu chính xác
CHẤT LƯỢNG. Chất 質là cái khối chứa bên trong một vật (matière,) lượng 量là tính chất của cái gì có thể cân đo đếm được (quantité). Vậy chất lượng hay khối lượng là cái chất bên trong của một vật có thể đo lường được ( masse). Thí dụ: “khối lượng hay chất lượng của một vất là 1 kilo gramme”. Thế mà ngày nay người ta dung từ chất lượng để chỉ cái tính tốt xấu của một vật, không thể đo đếm được (qualité). Thí dụ: “Chất lượng của nước giải khát nầy kém lắm, uống không ngon má cò có hại cho sức khỏe nữa”.
CẢM GIÁC: 感覺 Đó là sự nhận biết của cơ thể do ngoại giới tác động vào các giác quan của cơ thể. Thí dụ: “Gió về khuya gây cảm giác lạnh. Tiếng đàn gây cảm giác êm đềm”. Ngày nay, người ta thường dùng từ cảm giác thay cho từ cảm nghĩ. Thí dụ: ‘Với tình hình nầy, anh có cảm giác thế nào?”. Thực là sai một cách trầm trọng.
THỐNG NHẤT: Thống nhất 統一 là làm biến mất tình trạng chia rẻ bắng cách gom các thứ về một mối. Ngày nay người ta lại thường dùng từ thống nhất để diễn tả sự đồng ý, cùng chung quan điểm. Thí dụ, người ta đã nói: “Để thực hiện tốt chỉ thị, tôi cần thống nhất đồng chí chủ tịch”. Nói như vậy là sai.
GIẢI PHÓNG : Giải phóng 解放 là một từ thường dùng trong lĩnh vực chính trị để chi công cuộc cởi bỏ áp bức, trói buộc cho con người. Ngày nay, người ta lại dùng một cách sai lầm từ nầy cho vật chất. Thí dụ: người ta nói giải phóng mặt bằng thay cho từ đúng là giải tỏa mặt bằng.
ĐĂNG KÝ: Đăng ký 登記 là chép vào sổ một vật được đưa đến. Thế mà ngày nay, người ta nói: “Tôi đã đăng ký đi nước ngoài” Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài. Với con người, không thể nói đăng ký mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng.
8.- Từ vựng lộn xộn.
LÁI XE. Đó rõ ràng là một động từ, hay đúng hơn là một từ kép gồm một động từ và một túc từ. Tuy nhiên, ngày nay người ta cũng dùng từ nầy để chỉ người lái xe, tức là danh từ. Vì vậy, người ta có thể nói: “Sáng nay, lái xe đang lái xe gặp một lái xe khác cũng lái xe, cả hai lái xe cùng lái xe về nhà.” Thực là buồn cười. Trước đây ở miền Nam, lái xe dứt khoát chỉ là động từ, còn danh từ phải là người lái xe hay muốn nói gọn hơn thì dùng từ phiên âm Quảng Đông (?), tài xế cũng được rõ ràng minh bạch.
YÊU CẦU: Đây là một động từ. Thí dụ: “Tôi yêu cầu anh đi ngay”. Sau 75, tôi gặp ngay trong giáo án (tài liệu chính thức để dạy học) 2 chữ: mục đích và yêu cầu. Động từ yêu cầu đã biến hẳn thành danh từ.
NGHIÊN CỨU SINH: Sinh 生 là tiếng Hán Việt. Dùng làm động từ thì sinh có nghĩa là sống, còn dùng làm danh từ thì sinh có nghĩa là con người đang sống. Thí dụ học sinh là người đi học, giáo sinh là người đi dạy. Nguyên cứu sinh là người đi nghiên cứu. Rõ ràng như vậy, thế mà tôi đã nghe người ta nói và đã thấy người ta viết những câu như “Con tôi được đi nghiên cứu sinh tại Trung quốc” Như thế là nói bậy vì lấy một danh từ làm động từ!
ẤN TƯỢNG. Theo cụ Đào Duy Anh, ấn tượng 印象(impression) là cái hình tượng do ngũ quan cảm xúc mà còn in sâu vào óc. Vậy ấn tượng là một danh từ của tâm lý học. Thế mà ngày nay người ta đem dùng làm tính từ như “cảnh đó rất ấn tượng”, và cả động từ nữa, như “tôi rất ấn tượng cảnh đó”. Hết sức bậy bạ
THẦN TƯỢNG. 神像 Từ nầy có nghĩa là hình tượng cao quý như thần. Vậy đây là danh từ nhưng, cũng như chữ trên đây, thần tượng được dùng như tính từ như “người đó rất thần tượng”, rồi cả động từ nữa “anh có thần tượng đồng chí đó không?”
TRÊN: Rõ ràng đây là một giới từ, bây giờ lại trở thành danh từ. Thí dự: “Cần phải báo cáo cho trên rõ” hay “trên bảo, dưới không nghe”.
LÀM TỐT: Tốt là một tính từ bổ túc nghĩa cho danh từ, như hạnh kiểm tốt, sức khỏe tốt. Ngày nay tốt được dùng làm trạng từ bổ túc nghĩa cho động từ, như làm tốt, học tốt, thay vi nói làm giỏi, học giỏi.
LÃNH ĐẠO: Tôi không tìm thấy chữ nầy trong các tự điển Hán Việt nhưng lại có trong tự điển của Tàu hiện nay 领导 và có nghĩa là điều khiển, hướng dẫn con đường đi. Vậy rõ ràng đây là một động từ. Tuy nhiên ngày nay người ta lại dùng làm danh từ. Thí dụ: “Lãnh đạo đã chỉ thị như thế”
Sự rối loạn về từ vựng trong ngôn ngữ thực là điều rất đáng tiếc. Từ đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của tiếng Pháp, ngôn ngữ Việt Nam dần dần được minh bạch về từ vựng nên trở nên sáng sủa và rõ nghĩa, nay có biểu hiện rối rắm về từ vựng và trở nên tối tăm, có lẽ do mấy ông đi học bên Tàu về. Tiếng Tàu thì rất lôi thôi về từ vựng, ai cũng rõ điều đó.
9.- Cóp tiếng Tàu đang dùng.
LƯU BAN: Học sinh kém quá không được lên lớp thì gọi là lưu ban. Trong tiếng Tàu hiện nay, ban 班 là lớp học nhưng với tiếng Hán Việt (gốc từ tiếng Tàu đời Đường) thì ban không phải là lớp học mà có nghĩa rất xa lạ (ban phát, hạng thứ, đem quân trở về). Do đó, dùng tiếng lưu ban để nói học sinh không được lên lớp thì không ổn chút nào. Dùng chữ lưu cấp 留級 thì gần đúng nghĩa hơn. Nhưng thôi, lưu ban, lưu cấp làm chi. Mình đã có chữ thuần Việt đã dùng từ lâu là ở lại lớp, rất hay vì phụ huynh học sinh nào cũng hiểu được.
TRANH THỦ: Đây là từ mới được đưa vào Nam sau 1975, và có nghĩa là lợi dụng tình hình để làm được việc gì đó. Thí dụ: “trong chuyến đi tham vừa qua, anh ấy đã tranh thủ kiếm chác được chút ít” Tôi đã cố tìm hiểu xuất xứ của từ nầy và nhận ra rằng từ tranh thủ không có trong tiếng Hán Việt nhưng hiện nay đang được dùng bên Tàu.
Việc đem tiếng Tàu hiện nay, phiên âm Hán Việt rồi nhập vào ngôn ngữ Việt Nam là đều điều không hợp lý vì nó sẽ làm rối rắm ngôn ngữ của mình. Nên nhớ tiếng Hán Việt có nguồn gốc tiếng Hán ở đời Đường chứ không phải là tiếng Tàu ngày nay, đã khác khá nhiều với tiếng Tàu đời Đường, về phát âm cũng như về ý nghĩa. Thí dụ,大家 , tiếng Hán Việt đọc đại gia và có nghĩa là người hay gia đình có vai vế trong xã hội, trong khi đó tiếng Tàu hiện đại đọc là dà jià và có nghĩa là tất cả mọi người. Một thí dụ khác: 東西 tiếng Hán Việt đọc là đông tây và có nghĩa là 2 phương hướng, trong khi tiếng Tàu hiện đại đọc là dòng xì và có nghĩa là hàng hóa. Cho nên tiếng Tàu ngày nay phải được xem là ngoại ngữ đối với ngôn ngữ Việt Nam và không nên nhập một cách bừa bãi vào tiếng Việt.
10.- Đảo ngược từ kép làm sai nghĩa.
ĐIỂM YẾU: Từ kép nầy gồm 2 tiếng đơn ghép theo văn phạm Nôm có nghĩa là cái điểm không mạnh. Có người đem đảo ngược lại thành yếu điểm theo văn phạm Hán Việt thì lại có nghĩa hoàn toàn khác hẳn: điểm rất quan trọng.
THẤP ĐIỂM: Từ nầy thường được dùng sai một cách thực buồn cười. Cao là tiếng Hán đã được Việt hóa, nên có thể dùng theo văn phạm Hán hay Nôm cũng đều có một nghĩa duy nhất là “ở phía bên trên”. Thí dụ: điểm cao và cao điểm cùng một nghĩa. Trong khi đó thấp lại có hai nghĩa khác nhau tùy theo tiếng Hán hay Nôm. Theo tiếng Nôm thì thấp có nghĩa là ở bên dưới, nhưng với tiếng Hán thi thấp có nghĩa là ẩm ướt.. Vì vậy, khi nói điểm thấp thì đó là chỗ ở dưới thấp, nhưng khi đảo lại thành thấp điểm thì có nghĩa là nơi ẩm ướt. Thực là buồn cười khi đọc báo thấy: “giao thông giờ cao điểm, giao thông giờ thấp điểm” hay “dùng điện lúc cao điểm và dùng điện lúc thấp điểm”
11.- Đảo từ kép bừa bãi và không cần thiết.
XA XÓT: Tôi đọc được cách đảo kỳ cục trong một tác phẩm bán rất chạy trong thời gian gần đây. Nguyên câu đã viết là: “…ông Năm xa xót nhìn hai đứa trẻ….”. Đảo từ như thế là bừa bãi, chẳng nhằm lợi ích gì. Với văn vần thì có thể tạm chấp nhận sự đảo từ cho hợp thi luật; nhưng với văn xuôi thì không thể đảo từ một cách bừa bãi được.
Còn rất nhiều từ kép bị đảo xuôi đảo ngược vô tội vạ nữa: Nguy hiểm / hiểm nguy; đơn giản / giản đơn; khai triển / triển khai; từ chối / chối từ; bảo đảm / đảm bảo; bền vững / vững bền; minh chứng / chứng minh; phục hồi / hồi phục; biệt ly / ly biệt; tha thướt / thướt tha; thẩn thờ / thờ thẩn; tranh đấu / đấu tranh; thơ ngây / ngây thơ; xúc cảm / cảm xúc; quang vinh / vinh quang; kinh hoảng / hoảng kinh; ái ân / ân ái …..
Ôi thôi, nhiều quá, quá nhiều, không sao kể hết ngay tức thì được.
Có lẽ trên thế giới, không ngôn ngữ nào có các từ bị đảo ngược lung tung như ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.
Cứ cái đà nầy, tôi e có ngày mình sẽ đọc được một câu thế nầy: “Người sĩ-chiến sinh-hi ngoài trận-mặt để vệ-bảo quốc-tổ, dân-nhân ở phương-hậu phải tỏ lòng ân-tri với các hùng-anh sĩ-liệt”!!!
12.- Ghép từ bừa bãi.
KÍCH CẦU: Đó là nhóm từ “kich thích nhu cầu tiêu thụ” được ghép cho ngắn lại làm cho nghĩa trở thành hết sức tối tăm. Nghe từ ghép “kích cầu”, tôi cứ tưởng công việc của mấy ông công chánh đang thực hiên ở dưới sông. Cách ghép nấy nghe rất chướng tai nhưng lại rất phổ biến hiện nay.
GIAO HỢP: Có một chuyện ghép từ rất khôi hài mà người ta thường hay kể lại. Chuyện thế nầy: Đồng chí giám đốc phài một nữ nhân viên qua một xí nghiệp bạn với lời dặn đò cẩn thận: “Cô hãy sang đó và cố gắng thuyết phục cho họ chịu giao hợp nhé”. Ý đồng chí giám đốc muốn nói giao hợp có nghĩa là giao thiệp và hợp tác; không biết cô nữ nhân viên có hiểu đúng ý đồng chí giám đốc hay không
13.- Dùng từ dao to búa lớn
CHIẾN: Đá bóng chỉ là một trò chơi thể thao thuần túy thế mà các xướng ngôn viên và bình luận viên của chúng ta luôn luôn gọi đó là cuộc chiến. Cuộc chiến thì phải có đổ máu, phải có quyết tâm tiêu diệt kẻ thù hay ít ra làm cho kẻ thù phải khốn đốn. Một hôm đi ngang qua sạp báo tôi thấy một tờ báo chạy một cái tựa rất lớn ở trang nhất: “nội chiến ở bán đảo Ibérique”. Tôi giật mình không hiểu tại sao giữa hai nước anh em Tây Ban Nha và Bồ đào nha lại nổ ra chiến tranh. Tôi vội vã móc tiền ra mua ngay tờ báo đó rồi chạy nhanh về nhà để đọc. Đọc xong, tôi ngã ngửa. Thì ra, trong một cuộc bốc thăm do FIFA tổ chức, hai đội tuyển bóng tròn của Tây Ban Nha và Bồ đào nha gặp nhau trong cuộc chơi play-off. Thế mà người ta dám gọi là nội chiến. Xin chào thua cách dùng ngôn từ Việt Nam ngày nay.
CHIẾN ĐẤU: Tôi đã từng nghe nói: “Chúng ta phải cương quyết chiến đấu với tư tưởng sai trái”. Nghe thực đáng sợ.
NGÀI: Đã có lúc, nhân danh lập trường giai cấp, lập trường ta bạn thù, người ta gọi các lãnh tụ của nước tư bản bằng thằng nọ thằng kia. Bây giờ, chúng ta chơi với tư bản thì ai người ta cũng gọi bằng “ngài”. Ngài thủ tướng, ngài đại sứ, ngài nghị sĩ, vân vân. Nghe có vẻ nịnh bợ quá đi thôi.
THAM QUAN: 參觀 Đi chơi để ngắm cảnh thì gọi là tham quan, có nghĩa là tham dự vào một công cuộc xem xét, nghiên cứu. Gọi thế mới hách chứ.
NGHIÊN CỨU SINH: Đi học thêm ở ngoại quốc, chuyện quá tầm thường, nhiều khi lợi dụng làm chuyện bậy bạ, lại tự tâng bốc mình là đi nghiên cứu.
14.- Dùng từ Hán Việt thay từ Nôm một cách kỳ cục.
KHẨN TRƯƠNG: Một đồng nghiệp của tôi định cư tại Uc từ năm 1975. Cách đây vài năm, thầy về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng bình. Đang ngủ say, bỗng thầy giật mình tỉnh dậy vì tiếng loa “… hành khách khẩn trương lên”. Thầy hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi buồng của toa xe vì tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng không, nhân viên trên toa tàu chỉ nhắc nhở hành khách nào xuống tàu ở ga nầy thì nhanh lên, thế thôi! Tội nghiệp, thầy Phụng hoảng hồn cũng phải vì ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và chỉ hay dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng mà thôi.
BÁO CÁO: Một người bạn đã nói với tôi: “Báo cáo anh, chiều nay tôi phải lên xe về Hà nội”. Tôi nghe chữ báo cáo thì cứ tưởng anh ta đang nói với một vị tư lệnh trên chiến trường.
15.- Thay từ Hán Việt thông dụng bằng từ Nôm bất hợp lý.
MÁY BAY LÊN THẲNG: Cái loại máy bay có thể bay lên mà không cần phi đạo, ngày trước người miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, từ người có học đến người thất học, đều gọi bằng một cái tên rất gọn là trực thăng. Sau 1975, người ta sửa lại là máy bay lên thẳng, không hiểu lý do tại sao.
LÍNH THỦY ĐÁNH BỘ.: Ngày trước miền Nam có một binh chủng đặt tên là Thủy quân lục chiến. Đó gần như là một danh từ riêng. Sau 75 thì sửa lại là lính thủy đánh bộ cho có vẻ nôm na, dù thủy và bộ vẫn là tiếng Hán Việt. Có người bảo rằng cái gì của ta thì dùng tiếng Hán Việt mới bảnh, còn cái gì của kẻ thù thì dùng tiếng Nôm để làm giảm giá trị. Nếu quả đúng như thế thì đó thực là một quan niệm hết sức sai lầm và xúc phạm một cách trầm trọng đến giá trị tiếng thuần Việt của dân tộc mình.
16.- Chưa có được những từ thỏa đáng cho khoa học và kỷ thuật hiện đại.
COMPUTER: dịch là máy vi tính là không thỏa đáng. Máy vi tính có nghĩa là máy dùng làm những phép tính rất nhỏ. Chức năng của computer không phải chỉ như thế. Xin để dành cho các nhà chuyên môn về kỷ thuật và các nhà ngôn ngữ nói chuyện với nhau để chọn từ cho chính xác.
INFORMATION TECHNOLOGIE: dịch là tin học, cần xét lại 2 điểm. Thứ nhất, tecgnologie là một kỷ thuật, dịch bằng một chữ học trơ trọi thì không ổn. Thứ hai, muốn dùng từ kép “tin học” thì 2 từ đơn phải đều là tiếng Hán Việt. Nhưng tin là tiếng Nôm còn tín mới là tiếng Hán Việt.
ON LINE, OFF LINE: dịch là trực tuyến và ngoại tuyến thì e không ổn. Ở tiếng Mỹ, on và off là 2 từ đối nghịch nhau thì dịch sang tiếng Việt cũng cần 2 từ đối nghịch nhau mới được. Cho nên dùng 2 từ trực và ngoại thì chẳng ổn chút nào. Một lần nữa, chúng ta chờ đợi sự bàn bạc giữa các chuyên viên kỹ thuất và ngôn ngữ.
(nguồn:https://www.facebook.
(Trich TrieuThanh Magazine)
Bát Sách sưu tầm