Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Thơ Tranh: Gọi Nắng Về



Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Hạ Sầu


Hè về ve trổi khúc sầu
Tha Hương trôi nổi biết đâu bến bờ
Ngày đi tuổi hãy còn thơ
Bao năm lăn lộn bạc phơ mái đầu

Hè về lòng vẫn nôn nao
Nhớ hàng phượng vĩ đỏ au sân trường
Ngày đi để lại người thương
Bao năm xa cách lòng vương vấn sầu

Thương ai lỡ dỡ duyên đầu
Đã xa vẫn giữ tròn câu ân tình
Hè về nắng rọi lung linh
Nắng nung cháy bỏng bóng hình ngày xưa

Ước vì trời đổ cơn mưa
Đem cơn gió mát đổi mùa nhớ thương
Cho hoa phượng nở ngập đường
Cho đôi mắt đẹp thôi vương lệ tình.

Lanh Nguyễn

Một Lần Hờn Dỗi


Bắt đền anh, vì anh không đúng hẹn
em muốn anh kể những chuyện hải hành
trên boong tàu nhìn nước biển màu xanh
anh mơ ước và nhớ gì khi đó ?

Anh khẻ đáp: "chỉ một điều nho nhỏ
thầm mong sao cho đất nước bình yên
cho quê hương dân tộc bớt lầm than
cho tuổi trẻ thôi già nua chinh chiến..."

Anh chợt buồn, em vu vơ nhắc nhở:
" chuyện hải hành, anh chưa kể nha anh
những đêm trăng treo đầu biển lung linh
chắc đẹp hơn ánh đèn màu đô thị."

Anh kể tiếp chuyện hải hành huyền thoại:
" lúc về đêm trăng từ biển nhô lên
mỹ nhân ngư với vũ khúc nghê thường
ngôi thủy đế? - không, tàu anh dong ruỗi
đời thủy thủ là cuộc đời trôi nổi
mỗi đón mời, tàu ghé bến tìm yêu
nên người thương ở rải rác thật nhiều
và hò hẹn ghi đầy trong hải ký
đời vẫn bảo đừng nên yêu lính thủy
không chung tình thường sai hẹn tình yêu
nhở một mai đời có khổ đau nhiều
tàu nhớ biển, rồi hải hành mời đón..."

Tình thủy thủ như là cơn gió thoảng
vấn vương nhiều trong một giấc chiêm bao
cô nử sinh thường ghé lại bến tàu
thôi hờn dổi, vì lỡ yêu thủy thủ.

Võ Phan Trung

Phượng Hồng Nghiêng Tím



Bài Xướng:
Phượng Hồng Nghiêng Tím

Em về phượng tím nghiêng che
Có rơi nỗi nhớ bên hè phố đông?
Có nghe cánh phượng tím lòng
Phương trời nắng rớt qua song u hoài

Nắng vàng quấn quít bờ vai
Tình tôi trên mái tóc dài vuốt ve
Cánh chim chừng lạc lối về
Mỏ vàng thương gắp câu thề trao em

Bên này mưa rớt quanh tim
Phượng hồng rung cánh nhớ tìm mùa xưa
Cái ngày hai đứa trú mưa
Mái hiên xuống thấp cho vừa gần nhau

Đôi hàng phượng đỏ hai đầu
Đỏ lòng nhau, đỏ rực màu môi em
Cầm tay hơi ấm khát thèm
Thời gian đứng lại bên thềm ngẩn ngơ

Hẹn hò cuống quít đón chờ
Hai màu hoa phượng bây giờ chia xa
Bây giờ em của người ta
Phượng hồng tôi nở bên nhà người dưng

Phượng rơi chùng tím mây chùng
Áo ai bay khuất sau lưng mùa hè

Trầm Vân
***
Bài Họa:  


" Với vành nón lá nghiêng che
Em đi để lại trưa Hè gió Đông
Anh nghe se sắt trong lòng
Người bên song, kẻ ngoài song u hoài


Tóc mềm phủ kín bờ vai
Ước ao đặt ngón tay dài vuốt ve
Bao năm biền biệt chưa về
Có còn nhớ những câu thề không em ???"

Giọt buồn rơi nhẹ vào tim
Bâng khuâng hồn thả hồn tìm chốn xưa
Bây giờ tháng bảy trời mưa
Đem đong tiếc nuối cho vừa lòng nhau

Tình xưa nào phải tình đầu
Nhưng chia phôi đã nhạt màu mắt em
Trời hiu hiu lạnh nghe thèm
Nửa vầng trăng rọi bên thềm ngu ngơ

Một phương ngóng,một phương chờ
Bên tối, bên sáng, đôi giờ cách xa
Dù rằng làm vợ người ta
Tình em vẫn gửi bên nhà người dưng

Đàn xưa lạc phím ,dây chùng
MÊNH MÔNG NỖI NHỚ sau lưng nắng hè

Thy Lệ Trang
Massachusets

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Lại Thêm Một Tiên Ông Phan Thanh Giản&Đoàn Thị Điễm Mới Vừa Cỡi Hạc Về Trời


Anh Nguyễn Văn Hoàng kính mến,

Ngày 4 tháng 5 vừa qua, em đang ở San Jose, Cali họp mặt PTG-ĐTĐ thì nhận được điện thư các cháu trong nhà cho hay bác Hoàng vừa mãn phần ở Alexandria Và ̣thôi rồi, lại thêm một ông Tiên Phan Thanh Giản cỡi hạc về Trời.

Từ ngày anh bị té phải nằm một chỗ mấy năm trước đây, cũng là đã biết sớm hay muộn thôi, nhưng lòng riêng không khỏi rất buồn. ̣Và, rất thương tiếc cho em là không còn dịp gặp lại anh nữa như mỗi lần về Virginia trước đây ̣ Nhớ lại ngày nào, bên chị, anh vui miệng kể mối duyên tình thơ mộng trong vòng lễ giáo xưa, anh đang là sinh viên đại học khoa học bên Pháp, chị là nữ điều dưỡng mới ra trường đổi về nhà thương Sóc Trăng mà bác trai đang làm giám đốc, mai mối trai tài gái sắc, nên duyên cầm sắt ̣ 

Nhớ lại mỗi lần về thăm không gặp anh chị thì lại được các cháu cho hay là anh chị đã dẫn nhau du lịch qua Pháp thăm lại chốn cũ cảnh xưa rồi ̣
Nhớ lại, một lần anh kể, trước 1975 ,hàng tuần anh phải từ Sài Gòn về Cần thơ dạy ở Đại Học Sư Phạm, vì mới được thành lập, trường phải mượn lớp trong trường Phan Thanh Giản, anh đã có nói với sinh viên, chỗ các em ngồi học bây giờ cũng là chỗ thầy ngồi khi còn là học sinh của trường Collège de Cantho, tiền thân của trường Phan Thanh Giản ̣ 
Nhớ lại, một buổi tối họp mặt PTG-ĐTĐ ở Phoenix, Arizona, mười mấy năm trước, hai mái đầu bạc, độ tuổi 80, anh từ Alexandria Viginia, anh Chiếu từ Reno Nevada, hai cụ cựu học sinh Collège de Cantho, bên nhau nhắc lại kỷ niệm thời còn là 2 cậu học trò học chung lớp ̣ Cách đây mấy ngày, một cháu trong nhà gửi điện thư muốn em làm một bài thơ kỷ niệm về anh, em đã phải thú nhận với cháu, lúc này, chữ nghiã ngổn ngang, nhớ thương ba con như một người anh ruột, bác đã không thể xếp đặt thành lời muốn nói được ̣ 

Ngay cả lúc đang viết thư này ̣ Viết đến đây, lại nhớ lại, mới đây thôi và cũng là lần cuối, anh em nói chuyện qua điện thoại với nhau, em còn nghe được tiếng cười hiền khi anh nhắc lại 2 câu thơ kết trong bài thơ em làm mừng sinh nhật 90 của anh trong ngày 4 tháng 5 năm 2014:
"Đồng đường tứ đại bên con cháu
 Còn hỏi mà chi chuyện bại thành " ̣ 

Dòng đời tiếp tục trôi và chúng em mất anh rồi. Mừng anh đã gặp được anh Chiếu và mừng cho hai anh nhiều dịp bên nhau, thanh thản nhắc lại chuyện xưa ở một nơi không còn ngăn cách và chỉ có thương yêu.
 ̣
TB:Thư này em xin được anh cho phép để ngỏ để báo tin cho các thân quen xa gần và các môn sinh của anh.
 ̣ 
Em Phạm Khắc Trí
17/05/2018

Mưa Nửa Ðêm - Nhạc Sĩ Trúc Phương - Thanh Thuý


Nhạc Sĩ: Trúc Phương 
Ca Sĩ: Thanh Thuý
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Thương Thầm



Chú Kia có tánh rụt rè
Thương cô hàng xóm nín khe dấu lòng
Ngày nào cũng ngóng bóng hồng
Không thấy bóng cổ là không an bình

Chú yêu mà cứ lặng nhìn
Tỏ lời nắn nót thư tình trộm thương
Viết rồi đem cất vào rương
Hỏi Ai mà biết để thương lại mình

Một chiều tiệc cưới linh đình
Cô hàng xóm Nọ trao tình cậu Hai
Nhìn trăng sao chú thở dài
Thư tình cất mãi tới ngày hôm nay

Dòng đời lặng lẽ trôi hoài
Mưa buồn thơ thẩn trách Ai bạc tình
Ai biểu chú cứ làm thinh
“Thương thầm” là bệnh xứ mình ngày xưa

Trúc Lan KTP


Túi Thơ Bầu Rượu



Bài Xướng: Túi Thơ Bầu Rượu

Tấm lòng chân thật thật vui sao
Cửa rộng mở đây đón bạn vào
Chớ ngại nhà tranh xây ván thấp
Đừng cười vách đất đắp chưa cao
Thân tình đâu phải đầy mâm cỗ
Vẹn nghĩa chi hơn trọng tiếng chào
Lục bát, đường thi cùng xướng họa
Nối vần liên khúc cứ mời trao.

Đỗ Xuân Đào
31.5.2015
***Thoải Mái Vui

Chân thật tấm lòng ấy quý sao
Cùng người bạn thiết ghé chân vào
Nhà tranh nỏ ngại nơi hèn kém
Liếp lá nề chi chốn thấp cao
Miễn được thân tình tươi tiếng hỏi
Hay rằng gần gủi đẹp lời chào
Thơ văn thi phú cùng ngâm họa
Lục bát, đường thi thoải mái trao.

Hương Thềm Mây
GM.Nguyễn Đình Diệm 

12.5.2018
***
Ghé Thăm Bạn Thơ

Xướng họa meo dài thắm thiết sao
Dịp may du lịch ghé thn6 vào
Cửa nhà thoáng đãng nơi phường vắng
Thi sảnh yên bình chốn gác cao
Ly rượu vang tây hương ngát chạm
Chén trà xanh thái vị nồng trao
Điều hòa dịu mát thơ bàn luận
Quá ít... thời gian... ánh mắt chào

Trần Như Tùng
***
Nhàn Ca

Rượu bầu thơ túi giữa trăng sao
Mở cửa nhân thiên rộng bước vào
Nọ biển sông về du vạn thắm
Kia rừng núi tới ngoạn muôn cao
Tình người mới cũ tưng bừng đón
Cảnh vật gần xa hớn hở chào
Góp lại thanh âm ngàn gió sóng
Cung đàn nhịp điệu tiếng thương trao

Lý Đức Quỳnh

Sau Mùa Tuyết Rơi


Sau mùa tuyết đổ tơi bời ấy
Rừng nhú chồi xanh, thắm sắc hoa.

Khi ngọn gió chớm đông thỉnh thoảng thổi qua những cụm rừng trong và ngoài thành phố, nhất là những vùng Bắc và Đông Bắc Mỹ, những chiếc lá diễm màu chín mộng cuối thu cũng đã lần lượt trở về cội xưa, tiếp theo qua những cơn gió hối hả, để lại cái cảnh cây đứng trơ cành khẳng khiu giữa bạt ngàn sương khói, tựa như những dãy san hô khổng lồ trên mặt đất, trên núi đồi, như báo hiệu mùa đông đang đến và rồi đã đến, còn có những cơn mưa cuối thu xối xả như dành một ít nước dinh dưỡng cho cây, cho cỏ, cho muôn hoa vào những tháng ngày giá băng tuyết phủ.

Mùa đông bắt đầu từ tháng 12 cho đến hết tháng 2, có khi cái lạnh vẫn còn đeo đẳng đến trung tuần tháng 3 mới dịu và ấm dần. Sự vận chuyển từ sanh-hoá-tiêu-tàn của 4 mùa, trông như có tuồng sắp đặt qua sự biến dịch tự nhiên, điều nầy tự nơi con người chỉ biết cảm nhận, thưởng thức trong cái vô cùng huyền ảo, mầu nhiệm của đất trời, của thiên nhiên vạn vật. 

Những ngày tháng của mùa đông và tuyết rơi, trông như choàng lên không gian sắc màu xam xám, hay trắng đục lạnh lẽo và u tịch của tuyết. Những vẻ đẹp kỳ ảo mơ màng ấy, đã gợi lên không biết bao nhiêu cảm hứng, những tư duy và lẫn chút nhọc nhằn, tê tái của con người, trong thời gian tuyết rơi ngập ngụa tạo thành một lớp trắng dầy khắp cả đường phố, sân vườn, trên mái nhà, nhất là trên những cành cây trông như những cành thuỷ tinh lung linh trong không gian.


Tuyết rơi trắng lạnh, tuyết làm nên sắc màu diễm ảo, nhưng rồi tuyết cũng phải tan theo dòng chảy một khi mặt trời vượt thoát khỏi lớp mây mù, khung trời quang đảng, khí trời ấm áp dần lên, để rồi trong thơ Haiku đã phải buông câu hỏi, như muốn níu lại nhũng gì tuyết đã đến:

“Trên đám cây sa thảo
Dưới bóng hàng thông
Tuyết nằm diễm ảo
Có cách nào giữ lại
Cho tuyết đừng tan không ?”

Sự tuần hoàn của tuyết là tan chảy, nó không tồn tại, giống như bao hiện tượng sự vật khác, thì sự nắm lại, sự giữ lại chỉ tạo nên, góp vào ý niệm vui đùa mỏng manh tạm bợ nơi cuộc sống vô thường bất định nầy. Thế nhưng, đây cũng là môt nốt nhạc, một ấn phím vào mỗi tâm thức ruỗi dong của con người, của chúng sanh, để nhận ra, để giác ngộ biết rõ rằng : tính chất phù phím, bọt bèo, tan hợp, không ta, không của ta luôn diễn bày khắp trong tam giới, nếu như có sự chấp thủ, từ hỷ tham, thì đây cũng chính là nguồn phát sinh những tội nghiệp, khổ đau và phải chịu trôi lăn xuống lên trong sanh tử. 
Đồng thời, với cái nhìn khác cũng từ nơi dòng thơ Haiku nầy, chúng ta thấy:

“Lớp tuyết băng
Phủ kín thảm cỏ mùa đông
Một con hạt trắng 
Nấp mình trong bóng tối
Trắng tinh.”

Lớp tuyết băng được kết tinh từ khí, từ hơi trong không gian vô tận nầy, và ở đây một khi nó được chạm vào nơi cõi đất, nơi vườn rừng, nơi núi sông.v.v... Tức thì những nơi ấy đã được diệt trừ không còn những vi khuẩn, những ký sinh, những nhiễm ô độc hại, chúng không thể tồn tại và phát triển trong thời gian hiện hữu của tuyết. Chính vì thế, hình ảnh con hạt cho dù có nấp trong bóng tối bên thảm cỏ mùa đông, nhưng vẫn hiển hiện trắng tinh bên sắc màu và công dụng của tuyết. Bởi vì, nó được đồng thể thanh tịnh, trong sáng, tinh sáng từ nguồn tâm giải thoát, vô nhiễm.
Cùng thế ấy, ngay trong thời Đức Phật cũng đã có lần Ngài trả lời với một vị thiên qua câu hỏi như sau:

“Vật gì trói buộc đời ?
Vật gì dẫn hành đời ?
Do đọan trừ pháp gì ?
Mọi triền phược đoạn diệt ?” 

Sau đó được Đức Phật cho biết;

“Chính Hỷ trói buộc đời
Tầm Cầu dẫn hành đời
Do đoạn trừ Khát Ái
Mọi triền phược đoạn diệt”.
Kinh Tương Ưng S.i.39.

Chính do sự chấp nhận, tìm kiếm và vui chịu mọi thoả mãn bắt đầu từ lòng gian tham, sân giận, sai lầm để rồi đưa đến cạnh tranh, chiếm đoạt, tranh chấp bằng lời, bằng ý và cuối cùng là cuộc đấu tranh bằng hành động, diễn ra bao nhiêu tàn hại khốc liệt, oán thù, tạo tác bao sự chia rẽ, những tật đố phỉ báng, những hiềm hận, ganh tị, chống phá.v.v... Bao nhiêu điều ấy đưa đến kết quả khổ đau đoạ xứ địa ngục ngay trong hiện tại, không những đời nầy, mà còn những đến đời sau. 

Thế nhưng, nếu biết dừng lại, bằng ý niệm tư duy chơn chính, quán chiếu thấy ra mọi sự tà tham, tà tư duy, việc làm bất chánh đem lại tổn hại cho mình và người, mà các bậc Thánh hay người có trí không thể chấp nhận. Vì vậy, có lần Đức Phật khuyên chư đệ tử nên tu tập để đưa đến kết quả lợi ích an lạc như sau: 

“ Ta không thấy một pháp nào khác, nầy các tỷ kheo, lại đưa đến bất lợi lớn, nầy các tỷ kheo; như tâm không có tu tập. Tâm không có tu tập, nầy các tỳ kheo; đưa đến bất lợi lớn”.

Trái lại, Ngài dạy tiếp:

“ Ta không thấy một pháp nào khác, nầy các tỷ kheo, lại đưa đến lợi ích lớn, nầy các tỷ kheo; như tâm có tu tập. Tâm có tu tập, nầy các tỷ kheo; đưa đến lợi ích lớn.”
Kinh Tăng Chi I.

Như vậy, ngang qua lời dạy trên của bậc Đạo sư, chúng ta có thể hiểu rằng; nhờ có sự tu tập, hành trì pháp, hoan hỷ trong pháp mà các bậc Thánh chứng ngộ, đạt được an tịnh lạc, không còn khổ đau, chấm dứt mọi bất thiện pháp, để đem lại an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại. Đến đây, chúng ta đọc lại lời dạy của Bồ tát Shantideva (Tịch Thiên):

“Tất cả việc làm đều cốt mang lại nguồn vui khó mua được bằng tiền bạc, bởi thế ta hãy nhân thiện hành của mọi người mà hưởng thú vui tuỳ hỷ”
Nhập Bồ Tát Hạnh, 77.


Tóm lại; Sau mùa tuyết rơi, không gian trong sạch, môi trường trong sạch, những chiếc lá tàn thu đã làm nên phân chất cho các loại cây, các loại cây cỏ nhú lại mầm xanh, các loại hoa nẩy lên nụ biếc để đem lại sắc hương cho đời, tạo thành một bối cảnh sạch đẹp tươi mát muôn màu muôn vẽ.

Cùng thế ấy, đối với người đệ tử Phật, theo dòng thời gian sống và tu tập, cần phải biết ưa thích pháp, thường thân cận nghe và tích tụ pháp, quán chiếu và hành trì pháp của bậc Thánh, để không còn những ác bất thiện pháp, những cấu uế nơi tâm, những tầm cầu bất chính, những khát vọng thường tình thấp kém, hầu đem lại lợi ích lớn cho bản thân, và cho cả mọi người.

Chùa Kỳ Viên, South Dakota, 4.2018.
Mặc Phương Tử 

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Ôi Chao Dấu Xưa

(Thầy Mai Lộc & Thầy Phạm Khắc Trí)

Họp mặt Cựu Học Sinh và Cựu Giáo Sư 2 trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm Cần Thơ năm nay vào đầu tháng 5 ở San Jose, Califotnia. 

Đã có khoảng 500 người tham dự đến từ Việt Nam, Úc, Pháp, Đức, Canada, ... các tiểu bang Hoa kỳ, và hai bố con tôi từ Dallas, Texas ̣Tuổi già đi lại khó khăn, nhà tôi lần này mắc kẹt cái hẹn với bác sĩ để chữa mấy cái răng hư nên lúc đầu chúng tôi không tính đi nhưng sau có đứa con gái trong nhà thấy vậy đã tự ý xin nghỉ việc mấy ngày để dẫn tôi đi, "bắt" tôi phải đi, nói là để cho bố vui. ̣ 
Vâng, ngày vui đã đến và đã qua rồi, nhưng mấy ngày này, quả thật vẫn còn trong tôi, nguyên vẹn cảm xúc mừng vui khi gặp lại được một số bạn cũ và học trò cũ ngày nào. 

Mấy vần thơ vụng dại chút tình tôi, có sao viết ra vậy, gửi mọi người. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta. 
̣ 

Ôi Chao Dấu Xưa

Ngày xưa, bạn xưa, trò xưa,
Nhớ nhau nói chi cũng thừa ̣
Từ ngày dời xa trường cũ,
Đã bao mưa nắng đổi mùa ̣

Cuối đời niềm vui hội ngộ,
Còn đây chút nghĩa tình xưa ̣
Nhìn nhau mừng mừng tủi tủi,
Ôi chao ngọn cỏ gió đùa!

Trò xưa không không nhận ra được,
Bạn xưa còn lại nụ cười ̣
Dấu xưa qua giọt lệ ứa,
Lung linh ảo ảnh đong đưa ̣

Ngày xưa, ôi chao dấu xưa,
Thương nhau biết mấy cho vừa

Phạm Khắc Trí
05/14/2018 
* Hình ảnh của Thầy gửi

Về Miền Tây - Phần 19

   Tòa Hành Chánh Bạc Liêu                 Bến Tàu Bạc Liêu

Sau khi chiếm Nam Kỳ, người Pháp thấy cần phải ổn định vùng cực Nam vì vùng này quá nhiều rừng rậm sình lầy, là căn cứ địa rất tốt cho nghĩa quân, và vấn đề an ninh không mấy tốt, nhất là sau khi phong trào Thiên Địa Hội bên Tàu phát khởi mạnh mẻ. Họ cho rằng nếu Chợ Lớn là cái đầu của Thiên Địa Hội thì vùng Bạc Liêu chính là cái mình của nó, nên sau khi thành lập tỉnh Sóc Trăng. Sau đó năm 1882, thống đốc Le Myre de Villers chia đều khoảng cách từ Cà Mau về Sóc Trăng, lấy một phần đất của Sóc Trăng và một phần của Rạch Giá thành lập Tiểu khu Bạc Liêu, vì ngay chợ tiểu khu có con rạch tên Bạc Liêu, nên họ lấy tên này mà đặc cho tiểu khu, nơi này cách bờ biển khoảng 10 cây số. Đến ngày 20 tháng 12 năm 1889, Toàn quyền Paul Doumer đổi Tiểu khu thành tỉnh Bạc Liêu. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, địa danh Bạc Liêu, đã có từ thời Tự Đức, là một vùng mênh mông chạy dài từ rạch Bạc Liêu ngược về phía Đông đến tận Sóc Trăng, trực thuộc phủ Ba Xuyên (Sóc Trăng).
Đây là một vùng rừng tràm, đước, vẹt, cóc, mắm, giá, chen lẫn những đầm lầy và những đồng cỏ bao la che kín chân trời, có nơi không có lấy một bóng cây, cỏ mọc cao, rễ bám vào bùn, ngay cả mùa nắng cũng không chết. Mùa mưa hễ nước dâng đến đâu thì cỏ mọc cao đến đó, có nơi cỏ cao đến hai thước. Trong đồng cỏ mênh mông, không thể nào định hướng được, ghe xuồng phải đi theo những “đường láng” (những đường nước nhỏ). Tuy nhiên, trong khi di chuyển phải vừa đi vừa phát cỏ. Vì thế dù sông nước mênh mông, nhưng ghe xuồng đi lại có khi một ngày chỉ đi được một cây số. Sau khi người Pháp đào kinh Quản Lợi đi Bạc Liêu, lấy đất đào đem lên đắp đường, nên trên bộ đã có đường mà con kinh vừa đào là một thủy lộ rất thuận tiện cho việc đi lại từ Bạc Liêu về Cà Mau.

Mãi đến năm 1930 người ta vẫn còn nghe những bài vè Bạc Liêu thuộc Ba Xuyên như sau: “Lục Tỉnh có hạt Ba Xuyên, Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.” Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì mãi đến lúc người Pháp gần đánh chiếm Nam Kỳ Bạc Liêu mới được nâng lên thành huyện Phong Thạnh. Bạc Liêu đọc trại theo tiếng Triều Châu là Pó Lẻo, có nghĩa là xóm nghèo. Vào thế kỷ thứ 15 và 16, một số quân binh nhà Minh không phục nhà Thanh nên họ dong buồm về Nam, đến đâu thấy có thể dừng chân lập nghiệp là họ dừng chân. Một số có gặp các chúa nhà Nguyễn và xin về lập nghiệp ở các vùng Biên Hòa, Mỹ Tho, còn số khác tiếp tục dong buồm về Nam và dừng lại ở các vùng mà bây giờ là Sóc Trăng Bạc Liêu. Họ sống hòa nhập với người Chân Lạp bản xứ và chuyên nghề làm rẫy, chài lưới, đánh cá ven biển.
Về vị trí thì Bạc Liêu nằm về phía Đông Nam Nam Việt, Bắc giáp Sóc Trăng và Rạch Giá (nay là tỉnh Chương Thiện), phía Nam và phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Cà Mau và Rạch Giá. Khi Pháp chiếm Nam kỳ, thì Bạc Liêu được thành lập tỉnh vào năm 1882. Có lẽ người Pháp căn cứ theo âm Pó Lẻo mà gọi trại lại thành Bạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu hồi Pháp thành lập gồm có 2 quận là Vĩnh Lợi và Cà Mau, tổng diện tích là 720.000 mẫu Tây, và dân số thời đó có khoảng 25.000 người, nhưng sau đó thì Cà Mau được tách ra riêng và nâng lên làm tỉnh. Nhưng đến năm 1892, theo La Cochinchine thì dân số Bạc Liêu là 179.316 người, đa số là người Việt, kế đó là người Hoa vì lúc ấy những vùng Vĩnh Long, Cần Thơ, và Long Xuyên không còn khẩn đất hoang nữa nên cư dân nghèo của các vùng này đổ dồn về Bạc Liêu, chính vì vậy mà chỉ sau có 10 năm mà dân số Bạc Liêu tăng lên đến 8 lần. Năm 1885, người Pháp cho xây chợ Vĩnh Lợi, và năm 1892 các dãy nhà lụp xụp quanh vùng Vĩnh Lợi được dời đi để xây dựng khu phố của tỉnh lỵ Bạc Liêu ngày nay.

Chợ Bạc Liêu nằm trên địa phận làng Vĩnh Hương. Vùng ngoại ô lấn qua các làng Vĩnh Hinh, An Trạch, và Tân Hưng, năm 1880 nhập lại gọi là làng Vĩnh Lợi. Lúc mới thành lập tỉnh thì nhà lồng chợ Vĩnh Lợi được lợp bằng lá. Năm 1885 thì chợ được cất lại lợp ngói. Năm 1904, vì thấy quận Vĩnh Lợi quá rộng lớn nên chính quyền Pháp định ranh giới lại và lập thêm một quận nữa là quận Vĩnh Châu. Đến năm 1918, thì một phần của Cà Mau lại được cắt ra để thành lập quận Giá Rai cho tỉnh Bạc Liêu. Như vậy đến năm 1918 thì Bạc Liêu đã có 3 quận là Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, và Giá Rai. Mặc dầu Cà Mau là một phần quan trọng của tỉnh Bạc Liêu thời đó, nhưng người Pháp không muốn xây lộ từ Bạc Liêu đi Cà Mau, mà chỉ mở lớn con lộ từ Bạc Liêu đi Sóc Trăng vì thời đó công văn giấy tờ từ Sài Gòn chỉ đưa xuống tới Bạc Liêu là hết, chứ không đi tới Cà Mau. Mãi cho đến khi dân chúng đổ xô về Cà Mau lập nghiệp ngày càng đông, nên Pháp mới quyết định mở lớn con lộ từ Bạc Liêu đi Cà Mau với chủ tâm là kiểm soát dân chúng về mặt sưu thuế và đưa lúa gạo về tỉnh nhanh hơn, và lại lúc mới thành lập con lộ thì hai bên bờ lộ hãy còn là đất hoang nên nhà nước Pháp tha hồ bán đấu giá những khu đất ấy cho cư dân đến khai khẩn.

Kỳ thật nói là nhà nước Pháp làm lộ, chứ họ có tốn kém gì đâu, nguyên liệu đá xanh thì họ bắt dân phu trên Biên Hòa phải cung ứng mỗi hộ gia đình một mét khối, còn nhân công tại chỗ thì họ bắt dân từ vùng Bạc Liêu đến Cà Mau, mỗi người phải đắp 14 mét lộ bề dài, bề cao 5 tấc, cộng với 7 thước khối đất hầm. Riêng dân làng Vĩnh Mỹ mỗi người phải đắp 28 thước bề dài, cao 5 tấc, và 7 thước khối đất hầm. Thường thì trong lúc đắp đường, ngày nào cũng có trên 12.000 dân làm xâu đắp lộ. Trong khi xây dựng con lộ Bạc Liêu-Cà Mau, nhiều người bị bắt đi làm xâu (làm thí công cho nhà nước) đến 2 tháng nên dân chúng nổi lên chống đối, không chịu tiếp tục đi làm xâu, nên về sau này nhà nước Pháp có cho quy chế mỗi người được khẩn 10 mẫu đất công nghiệp, nên sau đó dân tứ xứ, ngay cả cư dân của Rạch Giá cũng chạy về Cà Mau, dù bị đi làm xâu nhưng có thể khẩn đất cho riêng mình.

Về sau này có nhiều người trong nhóm lưu dân thời đó trở nên khá giả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người không thực hiện được giấc mơ an cư lạc nghiệp của mình, vì dù đất hoang đã khẩn, nhưng muốn biến những mảnh hoang địa ấy thành những đồng ruộng phì nhiêu không phải là chuyện dễ, vì chưa có hệ thống dẫn thủy nhập điền nên đất vừa khẩn không bao lâu cũng lại biến thành hoang địa trở lại vì nước cầm thủy vẫn là nước mặn, nên đa số vẫn phải đi vào rừng đốn củi lậu thuế để bán từng xuồng nhỏ mà sống qua ngày. Một lúc sau rồi cũng phải bỏ cuộc, chạy về Bạc Liêu làm thuê làm mướn. Bên cạnh cuộc sống cơ cực của người dân, Bạc Liêu là quê hương của một số đại điền chủ khét tiếng Nam Kỳ Lục Tỉnh, mà mãi cho đến ngày hôm nay, một số biệt thự dinh thự của họ vẫn còn sừng sững theo lối kiến trúc Tây Âu, tạo cho Bạc Liêu một phong thái rất đặc biệt. Dù mới thành lập sau các tỉnh khác nhưng đến năm 1927 thì Bạc Liêu trở thành tỉnh sản xuất lúa gạo đứng hàng thứ nhì ở Nam Kỳ, chỉ sau có Rạch Giá mà thôi. 


Những năm đầu thời đệ nhứt Cộng Hòa, chính quyền bãi bỏ tỉnh Bạc Liêu và sáp nhập các quận của tỉnh này vào tỉnh Ba Xuyên, và Bạc Liêu trở thành quận Vĩnh Lợi. Đến năm 1957 thì chính quyền cho tách quận Phước Long thuộc tỉnh Rạch Giá để sáp nhập vào địa phận Bạc Liêu, nhưng Bạc Liêu vẫn còn là một quận thuộc tỉnh Ba Xuyên (Sóc Trăng). Đến thời đệ nhị Cộng Hòa vào năm 1964 thì Bạc Liêu lại trở thành tỉnh với 4 quận Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long, Bắc giáp Sóc Trăng và Chương Thiện, Đông và Nam giáp biển Đông, Tây giáp tỉnh Cà Mau và Rạch Giá.

Hiện tại chính quyền Cộng Sản chia Bạc Liêu ra làm 5 quận: Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Đông Hải, Giá Rai, và Phước Long, với tổng diện tích của tỉnh Bạc Liêu là 2.521 cây số vuông và tổng dân số là 768.300 người. Phía Bắc giáp Sóc Trăng và Hậu Giang, Đông giáp biển Đông, Tây giáp Cà Mau và Kiên Giang. Bạc Liêu không có núi đồi nên đất đai không cao hơn mặt nước biển trung bình là bao. Về sông ngòi, Bạc Liêu có hai nhóm sông, một nhóm chảy ra biển Đông và một nhóm chảy ra sông Ba Thắc của Sóc Trăng.
Nhóm chảy ra biển Đông gồm có sông Gành Hào dài khoảng 55 cây số với các phụ lưu rạch Giồng Ké, rạch Quan Lộ, rạch Nhà Thờ, rạch Cái Keo, rạch Gốc. Rạch Bạc Liêu dài khoảng 35 cây số nối liền bởi rạch Cổ Cò. Rạch Cổ Cò dài khoảng 18 cây số chảy từ rạch Bạc Liêu ra tới biển. Hai bên các bờ sông rạch này là những cánh đồng bao la bát ngát. Nhóm chảy ra sông Ba Thắc gồm rất nhiều những rạch nhỏ. Bạc Liêu là một trong những tỉnh lớn trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm gần Cà Mau, mảnh đất tận cùng của đất nước. Đây là vùng đất phù sa và chỉ mới được khai phá vào cuối thế kỷ thứ 17, Bạc Liêu có nhiều cánh đồng lúa bao la, do dòng hải lưu Đông Bắc Tây Nam, phù sa dồn lại tạo thành những giồng đất cát với những vườn cây ăn trái sum suê, như những vườn nhãn chạy dọc theo bờ biển hằng chục cây số mà hương vị đặc biệt của nó không nơi nào có thể sánh được.

Tuy Bạc Liêu có rất nhiều sông rạch nhưng cũng không đủ sức tháo hết phèn ủng đã chất chứa từ bao đời nay nên nước trong các sông rạch này lúc nào cũng đục ngầu màu phù sa. Cũng chính vì thế mà dân Bạc Liêu đã đào thêm rất nhiều kinh lớn nhỏ để tháo phèn như kinh Bạc Liêu dài 66 cây số. Kinh Phụng Hiệp dài 140 cây số nối liền Long Thủy, An Xuyên, Ba Xuyên và Cần Thơ. Kinh Giá Rai nối liền Giá Rai với Chương Thiện dài khoảng 17 cây số. Kinh Hộ Phòng dài 14 cây số. Kinh Ngăn Dừa nối Bạc Liêu với Chương Thiện dài khoảng 28 cây số. Kinh Lộ Bẽ-Gành Hào dài khoảng 18 cây số. Ngoài ra còn có kinh Giồng Me, kinh Bạc Liêu-Bãi Sào, kinh Thạnh Hưng, kinh Trà No nối Vĩnh Châu với Cổ Cò, kinh Vĩnh Châu-Khánh Hòa, kinh Vàm Sắt, vân vân. Bạc Liêu có bờ biển dài khoảng 350 cây số nên về hải sản, Bạc Liêu là một trong những tỉnh phong phú nhất trong Nam Kỳ.
Về giao thông đường bộ, quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) chạy ngang qua Bạc Liêu, khoảng cách Sài Gòn Bạc Liêu là 280 cây số. Đoạn đường từ Bạc Liêu đi Cà Mau là 69 cây số, Bạc Liêu đi Ba Xuyên là 50 cây số. Tỉnh lộ 38 từ Bạc Liêu đi Lai Hòa 13 cây số, đi Vĩnh Phước 24 cây số, đi Vĩnh Châu dài 30 cây số , đi Lạc Hòa 42 cây số, đi Mỹ Thanh 43 cây số. Hương lộ 6 từ Bạc Liêu đi Hưng Hội-Gia Hòa 14 cây số, đi Giá Rai-Mỹ Điền 20 cây số, đi Giá Rai-Gành Hào 25 cây số. Ngoài ra, Bạc Liêu còn có rất nhiều đường đất hầm chạy dọc theo bờ biển. Dù nằm trong vùng nhiệt đới như toàn thể miền Nam, có hai mùa mưa nắng, nhưng khí hậu Bạc Liêu không oi bức như những nơi khác.
Về mùa nắng, nước sông thường rất mặn nên dân vùng này phải tùy thuộc vào nước giếng, còn về mùa mưa thì mưa rất nhiều nên nước ngọt tràn đồng. Cũng như các vùng khác, đồng bằng Bạc Liêu do phù sa bồi đắp nên rất màu mở. Bạc Liêu hiện giờ không còn rừng hoang như Cà Mau hay U Minh, chỉ có một vài khu rừng tràm hay mắm và giá mọc dọc theo bờ biển Giá Rai và Gành Hào. Bên dưới những đám ô rô, cóc kèn, dừa nước, bần, mắm, giá, đước, vẹt, vân vân là nơi sinh sản của đủ loại thủy sản như cá, tôm, cua, lươn, rùa, rắn, vân vân. Trước khi Gia Long giành lại đất nước, ngoài những lúc thư hùng với quân Tây Sơn, thì cả một vùng miền Nam vẫn còn im lìm trong hoang dã.

Mãi đến đời vua Tự Đức mới có người đến phân lô để khai khẩn đất hoang. Tuy nhiên, từ đó đến thời Pháp thuộc vùng Bạc Liêu nói riêng và cả miền Nam nói chung, vẫn chưa được khai thác đúng mức. Khi Pháp thiết lập nền đô hộ ở miền Nam vào những năm 1870s thì người ta vẫn còn thấy cọp, heo rừng, và từng đàn khỉ trong vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Có thể nói Bạc Liêu dù không còn thanh u như Cà Mau, nhưng tài nguyên thiên nhiên không thua kém bất cứ vùng nào của đất nước. Tại những vùng Đông Yên, Vĩnh Hòa... cho đến nay vẫn còn một vùng bạt ngàn rừng thấp với những sân chim rộng lớn, nơi quy tụ của hàng triệu con chim đủ loại, vừa hiếm vừa quý như chàng bè, gà đãy, long ô, vân vân. Cứ mỗi chiều, đủ loại chim từ các nơi bay về đậu đầy một góc trời. Lại có những giống chim lạ thiên di về tránh lạnh từ những xứ ở vùng Bắc bán cầu. Ngoài ra, Bạc Liêu còn nổi tiếng với những vườn nhãn dọc theo bờ biển trong vùng Vĩnh Châu. Ngoài trên 350 cây số biển, Bạc Liêu còn có những cánh đồng bao la bạt ngàn, vì thế mà đa số dân Bạc Liêu chỉ sống với hai nghề chính là ruộng rẫy và hạ bạc.

Trước khi Pháp chiếm Nam Kỳ thì hầu như chưa ai nghe nói gì đến địa danh Bạc Liêu. Người Kinh, ngoài những dân nghèo miền Trung đi tìm đất sống thì ít ai dám đi về các vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Cà Mau. Thời đó chỉ có người Triều Châu là nhiều, còn ngay cả người Thủy Chân Lạp tại đây cũng rất ít. Chính vì thế mà có câu hát vè: “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.” Tuy nhiên, đa số người Triều Châu rất cần kiệm nên chẳng bao lâu sau đó họ làm chủ hầu như tất cả những sinh hoạt kinh tế trong tỉnh như những chành lúa, ruộng muối và những vựa cá, mắm và khô trong vùng. Ngày trước Bạc Liêu là một vũng trũng và ngập nước gần như quanh năm, giống như vùng Đồng Tháp Mười.
Dù Bạc Liêu hãy còn rất nhiều đầm lầy, đa phần đất đai của Bạc Liêu đã trở thành đất “thuộc” (nghĩa là đất đã xả gần hết phèn) nên hiện nay Bạc Liêu đứng đầu toàn quốc về tổng số sản xuất và xuất cảng lúa gạo. Về hải sản, thủy sản Bạc Liêu cũng không thua bất cứ tỉnh nào trong vùng. Tổng sản lượng thu hoạch từ cá khô, tôm khô, và các loại hải sản khác như cua, sò huyết, nghêu, vân vân cũng mang lại một nguồn lợi tức rất lớn cho tỉnh. Ngoài ra, Bạc Liêu còn là quê hương của vạn triệu loại chim, cò, bồ nông... Hiện tại Bạc Liêu hãy còn rất nhiều sân chim và vườn cò, nơi trú ẩn của hàng triệu chim muông đủ loại. Tuy nằm cạnh Sóc Trăng, nhưng đa số dân cư tại Bạc Liêu là người Kinh, chỉ có 5 phần trăm là người Khmer, và 3 phần trăm là người Hoa. Người dân Bạc Liêu sống rất hài hòa và hiếu khách, thêm phần đất đai trù phú và thiên nhiên ưu đãi về thủy và hải sản, tạo cho người dân tại đây một phong thái sống phóng khoáng hết sức đặc biệt.
Cho đến bây giờ người dân Bạc Liêu vẫn còn truyền cho nhau nghe những câu chuyện về các công tử Bạc Liêu một thời làm sóng gió, lừng danh trên cả vùng đất phía Nam về phong cách ăn chơi phóng túng. Đây cũng chính là nơi dừng chân cuối cùng của cố nhạc sĩ Cao văn Lầu, người đầu tiên sáng tác bản “Dạ Cổ Hoài Lang”, tiền thân của bài ca vọng cổ sau này. Về thắng cảnh, Bạc Liêu là tỉnh mới được thành lập từ sau thờ i Pháp thuộc nên di tích lâu đờ về văn hóa không có nhiều. Tuy nhiên, ngôi tháp cổ Vĩnh Hưng, được người Pháp khám phá ra vào năm 1911, là một trong những kiến túc cổ của người Chân Lạp còn sót lại từ năm 892 sau Tây lịch (tương ứng với năm 814 của Phạn lịch), tháp mang dáng dấp nghệ thuật kiến trúc thời Angkor của người Khmer còn được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long. Tháp còn có tên là tháp Lục Hiền hay tháp Bhah Dhat, nằm trong xã Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, cách Bạc Liêu khoảng 20 cây số. Nếu chúng ta đi từ thị xã Bạc Liêu theo quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1A) hướng về phía Cà Mau khoảng 5 cây số, đến Cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng. Tháp được xây dựng trên một doi đất, chân tháp hình chữ nhật, dài 6,9 mét, rộng 5,6 mét, và cao 8,9 mét, xây bằng gạch ghép kín lại với nhau, chứ không dùng chất keo vữa hay a đước kết dính lại.

Tháp có cấu trúc khá đơn giản, chỉ có một gian hình chữ nhật, tường dày, nóc cao, uốn thành vòm với một cửa chính. Trong tháp có một bàn tay tượng thần bằng đồng, một phần thân dưới của tượng nữ thần, tượng nữ thần bằng đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng, đầu tượng Phật bằng đồng, và một số vật thờ khác. Mỗi ngày nhà sư trong tháp tụng kinh hai lần bằng tiếng Việt vào lúc 4 giờ sáng và 4 giờ chiều. Hằng năm dân chúng địa phương tổ chức giỗ lớn tại tháp vào ngày 15 tháng giêng âm lịch. Đây là dịp cho Phật tử trong tỉnh tựu về cúng bái. Được biết tháp Vĩnh Hưng là một trong 14 di tích lịch sử có niên đại cổ ở Nam Kỳ. Ngoài ra, chùa Quan Đế hay Chùa Ông, được dân cư người Hoa ven rạch Bạc Liêu xây từ năm 1835.


 Công Viên Bạc Liêu         Cầu Quay Bạc Liêu
Đa số người Hoa ở khắp nơi chứ không riêng gì ở Bạc Liêu đều chọn thờ Quan Đế vì họ trọng chữ “Tín” của Ngài. Họ thường đến đây chẳng những để lễ bái, mà cò n để cầu khẩn hay để giao kèo với nhau trong việc buôn bán. Đây là một trong những địa điểm thăm viếng quan trọng ở Bạc Liêu.

Chùa Vĩnh Hòa nằm trong thị xã Bạc Liêu, đã được xây dựng từ lâu đời, năm 1961 Hòa Thượng Trí Đức trùng tu và năm 1963 chùa trở thành trụ sở của Phật Giáo tỉnh Bạc Liêu. Chùa Minh hay Vĩnh Triều Minh Hội Quán, được xây vào năm 1890 bên bờ rạch Bạc Liêu, mang đậm nét kiến trúc cung đình Trung Quốc thời Tiền Minh. Bên trong chùa hãy còn rất nhiều bức hoành và phù điêu điêu khắc, chạm trổ rất công phu.

Bên cạnh những di tích khá cổ nói trên, Bạc Liêu còn những ngôi chùa mới xây sau này như chùa Mới Hòa Bình mà người Khmer gọi là Se Rey Vongsa, được xây năm 1952, cách Bạc Liêu 13 cây số, trên quốc lộ nối Bạc Liêu Cà Mau. 
Ngoài ra, Bạc Liêu là tỉnh duy nhất ở miền Nam hiện còn khá nhiều những dinh thự và biệt thự xây theo kiến trúc Tây Phương vào những năm đầu thế kỷ 20. 
Chỉ có một số dinh thự ở những nơi xa xôi là bị tàn phá, còn đa phần những dinh thự ở tại thị xã Bạc Liêu, khoảng trên 30 ngôi biệt thự nằm dọc theo hai bên bờ rạch Bạc Liêu vẫn còn nguyên vẹn.

Người Long Hồ


Trường Tôi

Tôi cảm tạ bao nhiêu đóng góp của thầy cô bạn hữu đem cả tâm trí, sức khỏe, vật chất, nhiệt tình làm nên những đại hội nầy, đem đến cho những kẻ xa quê, tuổi già man mác, những niềm vui hằng năm tại nhưng nơi khác nhau.

Tôi cảm động lắm những màn trình diển thật dễ thương của những bạn già, show nào cũng hay ( cao bồi Texas, chiếc áo bà ba v..v.. ),những món ăn ngon đượm tình quê hương.

Năm ngoái đại hội tại Houston, tôi xúc động trước hai tấm ngói của mái trường cũ mà nay đã bị cào nát đã đươc anh em cất giữ chuyển qua như món quà trân quí với anh em hải ngoại. Năm nay tôi cũng bùi ngùi trước bức ảnh tường to lớn của hai mái trường thân yêu xưa, không biết ai đã có sáng kiến đưa lên phóng to hai bức ảnh nầy làm xúc động bao nhiêu tâm hồn.

Nhân đây xin gởi đến quí bạn cảm tác của tôi khi đứng trước bức ảnh trường PTG của tôi như một lời cảm tạ với các thầy cô trong ban cố vấn, ban tổ chức đại hội San Jose, xin cám ơn tất cả thầy cô và bạn hữu.
Thân kính


Trường Tôi

Tần ngần đứng ngắm ảnh trường xưa,
Kỷ niệm nao nao tựa mới vừa
Áo trắng bay bay thời mộng ước,
Quần xanh cười cợt tuổi vui đùa.
Nầy đây mái ngói rêu năm tháng,
Còn đó bức tường gió nắng mưa.
Trong đám học sinh ngoài cổng đó,
Biết đâu tôi đấy, một trưa hè.

Mailoc
5-15-18
 * Hình ảnh Thầy gửi
***
Các Bài Họa:

Trường Tôi

Tần ngần đứng ngắm ảnh trường xưa,
Kỷ niệm nao nao tựa mới vừa .
Áo trắng bay bay thời mộng ước,
Quần xanh cười cợt tuổi vui đùa.
Nầy đây mái ngói rêu năm tháng,
Còn đó bức tường gió nắng mưa.
Trong đám học sinh ngoài cổng đó,
Biết đâu tôi đấy, một trưa hè.

Mailoc
5-15-18

Trường Tôi

Kỷ niệm tràn về trước ảnh xưa,
Cổng trường ngày đó tựa như vừa ...
Hôm nao khai giảng còn nôn học,
Buổi ấy tan trường mãi thích đùa .
Áo trắng phất phơ bay trước gió,
Quần xanh bạc thếch nắng vờn mưa .
Biết bao thế hệ giờ tan tác ...
Ngơ ngẩn ảnh trường một buổi trưa !...

Đỗ Chiêu Đức
Đại Hội 5-5-18 San-josé

Trường Xưa

Ngắm lại ngôi trường qua ảnh xưa
Miên man ký ức chợt như vừa...
Đây từng lớp học ngồi nghe giảng
Nọ dãy hành lang chạy giỡn đùa
Tán phượng đỏ bừng trong ánh nắng
Cột cờ ủ rũ dưới cơn mưa
Học sinh áo trắng giờ vô học
Ngay ngắn xếp hàng mỗi sáng, trưa.

Phương Hà
(16/05/2018)
***
Nhân xem một tấm hình cổng trường Phan
trong kỳ Đại hội 22 tại San jose CA

Trường XưaTrong Ký Ức

(Họa bài "trường tôi" của ML)
(có hoán vị một vận)

Nhìn cổng trường Phan qua ảnh xưa
Bao nhiêu ký ức chợt như vừa.....
Thương thời áo trắng ưa mơ mộng
Nhớ thuở quần xanh thích giỡn đùa
Bụi phấn rắc rơi trên bục gỗ
Tiếng chuông dòn dã mỗi ban trưa
Rêu phong in dấu qua năm tháng
Mái ngói hằn sâu vết nắng mưa

Song  Quang

5/16/2018
***
Trường Xưa

Đứng ngắm giờ lâu bức ảnh xưa
Là trường học cũ tưởng như vừa
Hôm nao tuổi trẻ đời thơ mộng
Hồi ấy sinh viên bạn hữu đùa
Cảnh trí như tranh nhiêu gió nắng
Cơ ngơi tựa vẽ những chiều mưa
Biết đâu trước cổng ai ngồi đợi
Cũng giống nhân tình suốt buổi trưa ...

Mai Xuân Thanh
Ngày 16 tháng 05 năm 2018

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Men Quỳnh Hương!


Nhìn cánh Hoa Quỳnh đang rộn ràng khoe sắc trong đêm trăng thanh, Dáng hoa thanh thoát, quyến rũ đã mang cảm xúc cho người chăm sóc hoa tự nhủ thầm:

Áo lụa ngời dáng thướt tha
Nghê thường luân vũ trăng sa mơ cùng
Say men chén rượu tương phùng
Một đêm cũng đủ dệt chung tơ lòng
Quỳnh Hương ơi! Men tình nồng
Luyến lưu hương thoảng loan phòng giao bôi

Kim Oanh
***
Những đóa Quỳnh vườn nhà 

Quỳnh ơi, hạnh phúc nhanh thôi
Trăng tàn hương thắm sẽ vơi mượt mà!





Vâng chỉ một đêm mà Quỳnh nhạt phai sắc màu



Hình Ảnh: Kim Oanh

Thương Anh - Chồng Tôi


 
    (Ảnh của Như Thu)

Bài Xướng:
Thương Anh


Ai ơi người có biết không?
Mỗi ngày chịu khó một lòng chăm hoa
Thương anh yêu dấu hiền hoà
Cành nghiêng, lá úa anh ra giúp liền
Dùng dây buộc kỹ trước tiên
Anh còn tỉa khéo chẳng phiền nụ xinh
Êm đềm nắng trải lung linh
Bướm vàng bay lượn ngắm nhìn say sưa
Nhiều đêm tầm tả gió mưa
Thấy hoa ướt đẫm dạ chưa yên lòng
Lắm phen tội nghiệp anh chồng
Hoa Quỳnh ái ngại nhắc ông vô nhà
Dịu dàng cánh mỏng thướt tha
Lá xanh, nhụy mởn mặn mà thắm tươi
Sáng nay gió nhẹ mây cười
Rộn ràng sóc nhỏ rượt chơi quanh vườn
Qua thời một nắng hai sương
Chừ đây nghĩ lại em thương quý chàng.


Như Thu
***
Các Bài Họa:
Chồng Tôi

Chồng tôi bạn có biết không
Siêng năng cần mẫn nặng lòng yêu hoa
Tình thương nỗi nhớ chan hòa
Cân bằng xữ thế ngẫm ra thấy liền
Chữ tình chữ nghĩa đầu tiên
Việc nhà việc nước nào phiền vợ xinh
Mình thường thầm hõi thần linh
Vén màn chung thủy thử nhìn dày sưa
Mặc cho trời dội cơn mưa
Cánh tay vẫn vững vẫn chưa nãn lòng
Sống lâu mới biết tính chồng
Yêu hoa yêu vợ là ông xã nhà
Tính chàng rất đổi vị tha
Gặp khi mưa bão mặn mà vẫn tươi
Lúc nào cũng nở nụ cười
Sáng ra vui vẻ dạo chơi cảnh vườn
Hoa xinh cỏ lạ nhuộm sương
HƯƠNG thơm phảng phất càng thương mến chàng

Thuyền Viễn Xứ
***
Tình Anh!

(Em tặng anh chị Hương Thu)

Anh Hương có biết hay không
Chị Thu đắc ý trong lòng vì hoa
Màu hồng cánh thật nhu hòa
Bèng đem khoe bạn thơ ra ngay liền
Lộng lẫy như một nàng Tiên
Tình anh tặng đóa tan phiền chị xinh
Trăng mơ đẹp giấc huyền linh
Hoàng Tử Công Chúa đắm nhìn say sưa
Cùng nàng vũ khúc dưới mưa
Như tranh thủy mạc mộng chưa vừa lòng
Giật mình thầm nhắc gọi chồng
Minh ơi, ướt hết mời ông vào nhà
Hương Thu đằm thắm thiết tha
Bao mùa lá đổ thế mà vẫn tươi
Hạnh phúc rạng rỡ môi cười
Chuyện trò âu yếm vui chơi dạo vườn
Dẫu thời mái tóc pha sương
Tình luôn son sắt nàng thương yêu chàng

Kim Oanh
***
Quỳnh Thương Mỗi Chàng

(Thương yêu tặng đôi bạn đời Hương - Như Thu)

Xập xè én liệng lầu không
Ngổn ngang trăm mối bên lòng với hoa
Giờ đây đầm ấm an hoà
Bồi hồi bài học thầy ra nhớ liền
Có hôm Quỳnh bặt giấc tiên
Để ai vất vả, muộn phiền người xinh
Quỳnh rằng nhờ cậy uy linh
Sắc hồng nay đã ưa nhìn hay chưa?
Đêm ngày dầu dãi nắng mưa
Còn gì chưa đẹp mình chưa thỏa lòng?
Ngắm hoa em lại thương chồng
Hoa cười: bà lại muốn ông lại nhà!
Câu mời vẫn cứ thiết tha
Làn da có xạm mặn mà thêm tươi
Bâng khuâng bất giác môi cười
Đã bao nhiêu cuộc ruổi chơi khắp vườn
Đã bao hoa nắng cành sương
Để bây giờ thấm Quỳnh thương mỗi ... chàng.

Phan Tự Trí
***
Hoa Nở
(Họa vận)

Gió ơi có biết mây không
Mây đang hóa hạt mưa lòng tưới hoa
Vườn quê mộc mạc yên hòa
Chung giàn vẫn bí bầu ra nối liền
Bình thường,chẳng tục mơ tiên
Trên nhánh ưu phiền nở nụ cười xinh
Lục bình dẫu kiếp phiêu linh
Nổi trôi ngày một mắt nhìn nhặt,sưa
Đường trần dãi nắng dầm mưa
Xuân xa xôi quá,ngại chưa hẹn lòng
Ngổn ngang lắm nỗi chất chồng
Độ trì,khấn nguyện xin Ông muôn nhà...
Lụa tình dệt mãi thiết tha
Đằm sâu năm tháng mượt mà, tắn tươi
Hồn nhiên nheo mắt trăng cười
Phiêu bồng mây gió dạo chơi thăm vườn
Muôn trùng hòa hợp tinh sương
Hoa thơm rộ nở…Nàng thương đón Chàng.

Lý Đức Quỳnh
1/5/2018
***
Hương Thu Với Quỳnh

Bạn bè có thấy,nghe không?
Ngày đêm chăm chỉ lòng vòng tưới hoa
Tâm tánh nhà em hiệp hoà
Giúp nhân hộ vợ thật ra liền liền
Trồng cây vui thú đầu tiên
Yêu cây chăm chút đâu phiền chẳng xinh
Việc nhà giúp vợ tinh linh
Đã quen từ thuở người tình xa xưa
Nhiều phen dãi gió dầm mưa
Chàng còn vất vả em chưa an lòng
Có đêm thương sót thân chồng
E Quỳnh chết cóng mang bông vào nhà
Yêu em rất mực thiết tha
Che cành phủ nhuỵ rõ là tốt tươi
Hoa nhìn em nở nụ cười
Tựa như muốn rủ vui chơi khắp vườn
Tới khi tóc bạc như sương
Em luôn sát cánh chăm nom,yêu chàng

Thanh Hoà
***
Hai Loài Hoa

Em ơi! có biết hay không ?
Đời anh nặng nợ bởi lòng yêu hoa
Hoa người yêu bởi dịu hòa
Hoa cây vì bởi mượt mà bên hiên
Hỏi rằngai sẻ ưu tiên ?
Phải lo săn sóc khỏi phiền nét xinh
Cà hai đều rất chân tình
Dưới trời nắng nhẹ đứng nhìn "say sưa"
Khi nào trời có đổ mưa
Hoa cây tươi mát rất ưa vừa lòng
Hoa người thì lại thương chồng
Chạy ra nhắc khéo:"Ơi ông vào nhà "
Hoa nào cũng rất thướt tha
Nên anh chăm sóc để mà tốt tươi
Nhìn hoa anh nhoẻn miệng cười
Yêu hoa, anh chắc hoa người yêu hơn!
Hoa cây im lặng trong vườn
Hoa người biết nói : "Em thương mình chàng "
Anh hôn lên nhẹ tóc nàng
Hoa tình nở muộn lại càng đáng yêu!

Song Quang

5/1/18
***
Yêu Quỳnh

Quỳnh ơi yêu quá rõ không
Nâng niu từng cánh đem lòng dâng hoa
Em mang màu khoát nhu hoà
Tưới cây tỉa lá ngắm ra khéo liền
Nhìn em như một nàng tiên
Ban đời thanh thản tan phiền đẹp xinh
Dịu dàng thanh thoát huyền linh
Kiêu sa duyên dáng nắng nhìn gió đưa
Rồi thì những lúc đêm mưa
Chập chờn giấc ngủ vì chưa hài lòng
Tưởng như người vợ cần chồng
Níu tay nép tựa bên ông vào nhà
Thân Quỳnh mềm mỏng đằm tha
Mùi hương nhè nhẹ nhưng mà sắc tươi
Hôn em mắt đắm môi cười
Nai vàng , sóc nhỏ đùa chơi chung vườn
Tuổi đà mái tóc điểm sương
Thien nhiên an hưởng yêu thương cùng nàng 

Minh Thuý
Tháng 5 _ 2018
***
Chúc Mừng Anh Chị Như Thu

CHÚC tình hoa mộng lẽ nào không!
MỪNG người hạnh phúc trong lòng nở hoa
ANH là dòng suối hiền hòa
CHI như cánh mộng hoa ra nối liền
NHƯ mùa xuân thắm, cảnh tiên
THU qua đông.. đến nào phiền đóa xinh
TÌNH thương thắm nở lung linh
YÊU hoa ta ngắm, em nhìn say sưa
MÃI mê chẳng ngại trời mưa
THẮM tình thắm nghĩa sẽ chưa ước lòng
CHO dù bão tố chất chồng
DÙ rằng lạnh lẽo tình ông ấm nhà
NẮNG hong sợi nhớ thướt tha
MƯA rơi lã chã thế mà xanh tươi
QUỲNH Hương thắm nở hoa cười
HOA yêu kỷ kiệm..về chơi trong vườn
THẮM đôi loan phượng tinh sương
NỞ dòng thi tứ càng thương nhớ chàng
ĐÚNG duyên hoa bướm nồng nàn
MÙA xuân thắm nở muôn vàn nụ hoa..

Đức Hạnh

Thương Anh - Cám Ơn Vợ Hiền


        (Ảnh của Như Thu)

Bài Xướng:
Thương Anh


Ai ơi người có biết không?
Mỗi ngày chịu khó một lòng chăm hoa
Thương anh yêu dấu hiền hoà
Cành nghiêng, lá úa anh ra giúp liền
Dùng dây buộc kỹ trước tiên
Anh còn tỉa khéo chẳng phiền nụ xinh
Êm đềm nắng trải lung linh
Bướm vàng bay lượn ngắm nhìn say sưa
Nhiều đêm tầm tả gió mưa
Thấy hoa ướt đẫm dạ chưa yên lòng
Lắm phen tội nghiệp anh chồng
Hoa Quỳnh ái ngại nhắc ông vô nhà
Dịu dàng cánh mỏng thướt tha
Lá xanh, nhụy mởn mặn mà thắm tươi
Sáng nay gió nhẹ mây cười
Rộn ràng sóc nhỏ rượt chơi quanh vườn
Qua thời một nắng hai sương
Chừ đây nghĩ lại em thương quý chàng.


Như Thu
***
Các Bài Cảm Tác: 
Cám Ơn Vợ Hiền

Cảm động vô vàn lời lẽ em
anh hay chăm sóc chuyện bên thềm
Quỳnh Hương là một loài hoa quí
được vén khéo nhiều trong mỗi đêm

Lúc sáng anh thường ngắm cỏ hoa
luôn tay cắt tiả nhánh cây già
cho thêm phân bón và rươi nước
để khỏi héo tàn lúc nắng qua

Những lúc mưa rào anh cứ ra
áo chùng che nước tấm thân ta
vẫn đôi tay ấy làm vườn tược
cho đẹp từ sau đến trước nhà

Anh ghiền hoa lá giống yêu em
người vợ lo toan chẳng ngại phiền 
cơm nước cửa nhà tài nội trợ
em là hiền phụ, anh.... người hên!

Trịnh Cơ 
Paris 27/04/2018
***
Em Là Một Nửa

Em yêu quý- rõ lòng anh quá.
Từ rất lâu anh đã yêu hoa.
Hương thơm màu sắc hài hòa.
Niềm vui đón nhận trôi xa muộn phiền.

Cũng ơn em ưu tiên ủng hộ.
Để chiều anh dưỡng nụ hoa xinh.
Nắng buông trăng tỏa rung rinh.
Bướm nghiêng cánh đậu cành mềm đung đưa.

Có những đêm gió mưa tầm tã.
Sợ hư hoa lòng dạ xốn xang.
Thế nên anh dậy buộc ràng.
Biết em thương xót anh càng thiết tha.

Em thấy chăng? Quỳnh hoa cánh mỏng.
Đón trăng lên lồng lộng nở tươi..
Nhìn em má thắm môi cười.
Nhìn bầy con trẻ vui chơi rộn ràng

Anh liên tưởng muà sang nóng lạnh.
Em lúc nào cũng cạnh bên anh.
Chung tay san sẻ ngọt lành
Em là một nửa mà anh yêu vì..

Trúc Lệ Trần Lệ Khánh
28-4-2018.
***
***
Em Còn Nhớ

Em đi còn có nhớ không?
Ngày ngày anh vẫn ngóng lòng tưởng Hoa.
Bao năm cuộc sống bình hòa,
Bão bùng giông tố vượt qua, vui liền.
Hy sinh vì nghĩa trước tiên
Giữ gìn hạnh phúc xây miền tình xinh
Phụng hòa Tiên Tổ anh linh,
Gia đình thuận thảo bốn mùa nắng mưa,
Nhìn con, con ngủ say sưa,
Tưởng rằng đời lặng mộng đưa ru lòng.
Bỗng nhiên tai họa chất chồng,
Mười ba năm hận, chúng ta không nhà,
Anh trong "tù" mãi, không tha,
Em lo cày ruộng, thân nào còn tươi,
Các con cũng kém nụ cười,
Thay vì chạy nhảy, lươm gom củi vườn.
Dù mưa, dù nắng hay sương,
Nuôi con lại khổ lo âu mạng chồng….
Ngày anh trờ lại mừng vui.
Nhưng em, Ai bỏ chôn vùi huyệt sâu.
Trời xa, đất cũng nơi đâu?


Bảo Trâm
***
Hai Nửa Đời Ta

Cám ơn em hai nửa mùa thu 
Nhắc nhở lòng ta chén tạc thù 
Một nửa đam mê còn sót lại 
Nửa hoài âm vọng tiếng hò ru! 

Cám ơn em hai nửa hồn xuân 
Gối cảm men say ấm lại dần 
Một nửa yêu thương luôn rọ rạy 
Nửa hồn còn lại chợt bâng khuâng! 

Cám ơn em hai nửa tình yêu 
Khắc khoải đêm thâu tiếng sáo dìu 
Một nửa lang thang trời mạng ảo 
Nửa tình ngơ ngẩn khúc cô liêu! 

Cám ơn em hai nửa đời ta 
Rớt mảnh thơ ngây tuổi ngọc ngà 
Một nửa chiến tranh xưa lấy mất 
Nửa đời xuôi ngược sắp trôi qua!

Mai Thắng 
(150307)

Mười Một Đóa Hoa Quỳnh


Anh Chị Em thương mến, 
Người bạn đời của Như Thu rất yêu thiên nhiên, thú rừng, cây cỏ và hoa đủ loại, nhất là hoa Quỳnh. Thấy ảnh chịu khó chăm hoa nên Như Thu mới làm thơ tặng anh và cũng có ý chia xẻ với anh chị em cho vui. 

Không ngờ chỉ ít ngày sau Như Thu nhận nhiều thơ hay của anh chị em gửi tặng rất tuyệt vời! Chao ôi vui quá!
Mấy bữa nay, sau khi xem lại các bài thơ tự nhiên trong lòng Như Thu dâng lên niềm xúc động và mắt dường như cay cay...
Đây không phải lần đầu tiên Như Thu được anh chị em tặng thơ đâu, rất nhiều và nhiều lắm!
Tuy nhiên kỳ nầy đặc biệt hơn là có vừa thơ cảm tác và cả thơ họa cùng lúc. Không biết diễn tả thế nào nữa, thôi thì Như Thu mời anh chị em và các bạn hãy dừng chân ghé vào đọc những lời cảm nhận ghi từ đáy lòng Như Thu nhé!

Mở đầu anh Trịnh Cơ đã viết giùm ông xã Như Thu "Cám Ơn Vợ Hiền" nghe mát cả lòng. Anh bày tỏ niềm đam mê hoa Quỳnh của ông chồng, chẳng ngại chăm sóc hoa Quỳnh lúc về đêm
Quỳnh Hương là một loài hoa quí
Được vén khéo nhiều trong mỗi đêm

Những ngày nắng đẹp thi sĩ đã đưa lên hình ảnh thật chính xác giống như tác giả ở cạnh nhà Như Thu vậy. Đó là: bón phân, cắt tỉa cành héo, tưới nước rồi ngắm hoa...đúng như in 
Luôn tay cắt tỉa nhánh cây già
Cho thêm phân bón và rươi nước

Câu cuối tuy giản dị, nhưng đã gợi niềm thích thú khôn nguôi
Em là hiền phụ, anh là tiên!

Nếu phủ nhận là tự dối lòng, dối người, thế thì mong anh chị cho phép Như Thu nghĩ mình như vậy nha! 

Tiếp theo Như Thu xin giới thiệu thể thơ Song Thất Lục Bát của nữ sĩ Trần Lệ Khánh, tài tình lắm qua tựa đề "Em Là Một Nửa". Chị đã viết dùm anh Hương, chỉ có ba từ mở đầu "Em yêu quý" sao nghe ấm lạ lùng! 
Hãy xem cặp song thất
Em yêu quý- rõ lòng anh quá!
Từ rất lâu anh đã yêu hoa
Thích ghê nơi!
Còn hai câu lục bát thì sao?
Nắng buông trăng tỏa rung rinh
Bướm nghiêng cánh đậu cành mềm đung đưa

Chị đã gợi lên một hình ảnh vừa nên thơ, đáng yêu vừa dịu dàng, êm ả biết bao! 
Vào một đêm trăng sáng, chúng mình vai kề bên nhau thì thầm, vui ngắm hoa Quỳnh hé nhụy, anh cười hỏi
Em thấy chăng? Quỳnh hoa cánh mỏng
Đón trăng lên lồng lộng nở tươi...

Trong thế giới bao la rộng lớn nầy, không phân biệt sang hèn, nam hay nữ đều có những thứ tình cảm như hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục (còn gọi là thất tình) tiềm ẩn trong tâm hay lộ ra bên ngoài. Vì vậy muốn đi tìm được một nửa cho mình, để nghe trái tim yêu hoà chung một nhịp thì không dễ chút nào, nhưng chị đã cảm nhận 
Chung tay san sẻ ngọt lành
Em là một nửa mà anh yêu vì...
Yêu lắm người ơi!

Có ai đã từng nghe tiếng Bước Chân Nai bao giờ chưa nhỉ? Hãy cùng tác giả lắng nghe nha
Êm nhẹ chân nai bước
Rồi đi theo chị ngắm hoa muôn màu
Muôn sắc hoa đan cài
Gió nghiêng chao lả lướt

Cho đến khi ý và tâm hoà quyện, bỗng chợt hồn thơ tuôn chảy, vần thơ ngọt ngào, không ngần ngại nữ sĩ phóng bút tặng Như Thu 
Tâm ý nở vần say...
Tặng bạn xa vời vợi..!
Một bài thơ ngũ ngôn, bài thơ tuy ngắn nhưng chan chứa niềm thương yêu dạt dào!
Vô vàn Cám Ơn chị Trần Lệ Khánh.

Nếu như chị Lệ Khánh viết thay cho ông xã Như Thu, thì anh Thuyền Viễn Xứ đã tình nguyện nói lên tâm sự của Như Thu đó! Hãy lắng lòng nghe những vần thơ họa mà có lần Như Thu khoe với bạn hiền

Chồng tôi bạn có biết không?
Siêng năng cần mẫn nặng lòng yêu hoa
Chàng yêu hoa lắm không quản nắng mưa
Mặc cho trời dội cơn mưa
Cánh tay vẫn vững vẫn chưa nản lòng

Thi sĩ tuy ở phương xa vời vợi, hơn nửa vòng trái đất, nhưng sao mà lạ ghê, thấu hiểu tính tình anh Hương quá sâu sắc. Phải chăng do anh mỗi ngày chăm tưới cây cảnh, yêu quý hoa Quỳnh do từ cái tâm đơn thuần, không nghĩ ngợi?

Tính chàng rất đổi vị tha
Gặp khi mưa bão mặn mà vẫn tươi

Còn một điều rất ư là thú vị, không biết anh chị em có nhận ra không nào? Đó là câu cuối tác giả khen hoa thơm ngát, đồng thời anh đã viết hoa chữ HƯƠNG (cũng chính là tên của Chồng Tôi đó anh chị em ạ!) 

HƯƠNG thơm phảng phất càng thương mến chàng. 

Thi sĩ quả thật tài ba và khéo léo!

Nữ sĩ Kim Oanh dễ thương ơi, chúng ta chưa hề gặp mặt, giọng nói cũng chưa hề nghe, chỉ quen biết nhau qua thơ văn. Vậy mà sao chị có cảm giác như mình rất gần và thật gần, nếu không thì tại sao ở hai câu đầu em đã hỏi.

Anh Hương có biết hay không?
Chị Thu đắc ý trong lòng vì hoa

Càng lạ nữa là em hiểu chị thấu đáo tường tận, vì sau khi gởi hình chị mới nghĩ làm thơ tặng ảnh. Vậy mà em cũng nhìn ra được, sao hay quá vậy em?

Màu hồng cánh thật nhu hòa
Bèn đem khoe bạn thơ ra ngay liền

Rồi bỗng dưng em biến anh chị thành 
Hoàng Tử Công Chúa đắm nhìn say sưa

Trong lòng rộn rã và vui vui lắm em ơi!

Trong bài Tình Anh chúng ta thử xem còn có gì nữa không nhé! Kia kìa thấy rồi...
Cùng nàng vũ khúc dưới mưa
Như tranh thủy mạc mộng chưa vừa lòng

Thật lãng mạn quá!

Ôi đó chỉ là giấc mộng tuy ngắn ngủi nhưng sao đẹp thế! Tỉnh mộng nàng vội nhắc nhở
Giật mình thầm nhắc gọi chồng
Mình ơi, ướt hết mời ông vào nhà

Xuân đi, hạ đến, thu sang rồi đông tới
Bao mùa lá đổ thế mà vẫn tươi

Và lúc nào vẫn
Hạnh phúc rạng rỡ môi cười. 

Bài họa có tựa Quỳnh Hương Thương Mỗi Chàng của tác giả Phan Tự Trí, chợt nghe một chút hãnh diện cùng ông xã. Anh Trí đã tiết lộ rằng ngoài Như Thu ra lại còn có một nàng thương mến ông xã Như Thu nữa, cũng may hoa nầy không biết nói, hihi... 

Nếu như thi sĩ không kể lại nỗi niềm thì có ai hiểu được tình hoa Quỳnh đã dành cho anh Hương phải không nào?

Yêu làm sao khi biết dạ anh cũng tơ vò trăm mối nặng lòng
Ngổn ngang trăm mối bên lòng với hoa 

Trải bao năm tháng vất vả, bôn ba, không gì vui hơn mỗi tối gia đình quây quần bên nhau êm ấm, thuận hoà
Giờ đây đầm ấm an hoà 

Vào một đêm thanh vắng, say nồng giấc điệp, hoa Quỳnh thỏ thẻ cùng anh
Có hôm Quỳnh bặt giấc tiên 
Để ai vất vả, muộn phiền người xinh 

Dịu dàng, từ tốn rồi lại nhắn nhủ
Quỳnh rằng nhờ cậy uy linh 
Sắc hồng nay đã ưa nhìn hay chưa? 

Chao ôi thương cảm biết là bao, lúc màn đêm buông xuống, sương khuya lành lạnh, Quỳnh hồng đã khẳng định 

Đã bao hoa nắng cành sương 
Để bây giờ thấm Quỳnh thương mỗi...chàng.

Bài họa Nhà Em của nữ sĩ Thanh Hoà đã tạo cho Như Thu nhiều thích thú, hai câu mở đầu chị hỏi luôn cả với thiên nhiên rằng
Thiên nhiên có thấu tình không?
Ngày đêm chăm chỉ lòng vòng tưới hoa

Chung quanh vườn sóc nhiều lắm, chúng nhanh nhẹn leo trèo, phá phách. Thỉnh thoảng chủ vườn cũng bực mình, nhưng không hề bẫy sóc, mỗi khi thấy chúng, mình chỉ cần vỗ tay là chúng chạy mất
Điền viên là thú đầu tiên 
Dẹp sâu đuổi sóc tránh phiền cây xinh

Chị Thanh Hoà đoán thật chính xác và rất hợp ý. Khi mùa đông lạnh lẽo, anh Hương mang hoa Quỳnh đặt dưới hiên nhà. Nhìn dáng anh khệ nệ khiêng từng chậu, sao thương quá!!!
Có đêm tội nghiệp ông chồng
E Quỳnh lạnh cóng rinh bông vào nhà

Ngày tháng dần trôi, hình như gian nhà trống trải hơn, chỉ có vợ chồng già tóc đã hai màu, khuya sớm cùng nhau bầu bạn, ôn thời xa xưa lần đầu hai đứa hò hẹn gặp gỡ, nhắc lại những kỷ niệm khó quên ngỡ như mới ngày hôm qua
Tưởng ngày tóc bạc như sương
Mình luôn sát cánh yêu thương em chàng.

Ngoài cây cỏ, hoa lá, chim hót líu lo, lá khô xào xạc...thỉnh thoảng có vài chú nai hiền lành, thong dong gặm cỏ loanh quanh trước và sau khu vườn nhỏ nầy. 

Thi sĩ Như Thị đã đặt tên là Vườn Nai nghe rất bình dị, hiền hoà. 
Thường lệ vào mỗi sáng gia đình nai có chừng 5 thành viên hay rủ nhau ghé lại
Vườn Thu mọc nẻo bình yên

Và cũng không chút ngại ngần hay sợ sệt chi
Nai tung tăng bước an nhiên cùng người

Thật êm đềm thơ mộng quá...

Vào một ngày nắng nhẹ, gió hiu hiu, chúng ta hãy ngồi cạnh gốc cây, thở thật sâu rồi khép hờ đôi mắt, nghiền ngẫm lại hai câu thơ 
Chồi nứt trầm giữa lặng thinh
Như vườn chuyển pháp trang kinh đại từ

Cảm nhận tâm an lạc hơn, có đúng không nào?
Đâu có lạ lùng chi dù nơi rừng sâu hay phố thị, hãy hướng tâm đến cái đang là
Rừng nguyên sinh thuở hồng hoang
Giữa phố thị vẫn mênh mang lạ lùng

Rồi ta sẽ mời nhau
Trải yêu thương cõi vô cùng là đây.

Mong rằng những dòng cảm nhận của Như Thu không làm thi sĩ thất vọng, nếu có điều chi sai sót xin vui lòng hoan hỷ nhé!

Trong cuộc đời chúng ta có nhiều kỷ niệm, dĩ vãng gắn bó những chuyện vui buồn, yêu thương, giận hờn...nhưng nếu là quá khứ buồn đau thì không thể nào quên dù thời gian có trôi dần theo năm tháng. 
Có lẽ thơ của Như Thu đã khơi vào tim anh nỗi nhớ khôn nguôi, cho nên anh Bảo Trâm có lần hỏi Em Còn Nhớ?
Em đi còn có nhớ không?
Ngày ngày anh vẫn ngóng lòng tưởng Hoa

Tiếp theo hãy nghe thi sĩ tâm sự nhé!
Bao năm cuộc sống bình hòa
Bão bùng giông tố vượt qua, vui liền

Gia đình anh rất hạnh phúc bên vợ hiền, con thơ dại. Thời gian qua khá lâu, nhưng dĩ vãng ưu sầu như thước phim quay chậm luôn hiện ra trước mặt. Quá não lòng!!! 
Nhìn con trẻ say vùi trong giấc ngủ, vui cùng ý tưởng đơn thuần bao mộng đẹp, cuộc sống bình an 
Nhìn con, con ngủ say sưa
Tưởng rằng đời lặng mộng đưa ru lòng

Nhưng mấy ai ngờ tai họa đã xảy đến đưa anh vào vòng lao lý, gia đình chia cách, cửa nhà tan nát...
Bỗng nhiên tai họa chất chồng
Mười ba năm hận, chúng ta không nhà

Vợ hiền anh, là người phụ nữ chân yếu, tay mềm, nhưng cũng 
Em lo cày ruộng, thân nào còn tươi
Chua xót biết là bao!!!

Tuổi thơ của các con anh thì sao?
Các con cũng kém nụ cười
Thay vì vui nhảy, lượm gom củi vườn
Ôi thương lắm con ơi!

Từng ngày bươn chải kiếm sống nuôi dưỡng con thơ, không lời than trách, chị bôn ba tảo tần gian khó chịu đựng, không quản ngại nắng mưa
Dù mưa, dù nắng hay sương
Nhưng có một điều lo âu lớn nhất của chị, chính là người cha của các con chị. Bao nhiêu câu hỏi chất chứa trong lòng, chị luôn thầm hỏi anh có khoẻ không? khi nào anh về đoàn tụ cùng gia đình? 

Nhưng chị ơi, chị làm sao biết được, ngày vui thì có nhưng dòng lệ tuôn trào, xót xa của người chồng bao năm dài bặt tin. Anh trở về, nhưng sự đoàn tụ không được kéo dài lâu, chị vội ra đi...
Ngày anh trở lại mừng vui
Nhưng em, Ai bỏ chôn vùi huyệt sâu.

khiến anh phải thốt lên trong nghẹn ngào
Trời xa, đất cũng nơi đâu?

Xin chia buồn cùng thi sĩ Bảo Trâm!

Giờ đây Như Thu muốn giới thiệu Hoa Nở là bài họa của thi sĩ Lý Đức Quỳnh. Hai câu mở đầu thật dễ thương, có lần anh đã hỏi 
Gió ơi có biết mây không?
Mây đang hóa hạt mưa lòng tưới hoa
dễ thương lắm phải không nào?

Lâu lắm rồi chúng ta chưa về quê, vậy mình hãy cùng nhau về làng quê thăm lại giàn bí bầu trĩu quả gió nhẹ đong đưa
Vườn quê mộc mạc yên hòa
Chung giàn vẫn bí bầu ra nối liền

Nào dám mơ ước cao xa, gác mọi ưu tư, phiền muộn
Bình thường, chẳng tục mơ tiên
Trên nhánh ưu phiền nở nụ cười xinh

Hãy nhìn những con sông hay trên mặt nước, có một loài hoa dại bềnh bồng trôi nổi cho dù bão táp, phong ba...Thương cho một kiếp phiêu linh khắp mọi miền, nắng mưa chẳng ngại gì, lục bình ơi!
Lục bình dẫu kiếp phiêu linh 
đôi lúc ước ao dừng chân ở một nơi, nhưng mãi mãi
Nổi trôi ngày một mắt nhìn nhặt, sưa

Xuôi ngược trên những nẻo đường bao tháng năm miệt mài, gian nan vất vả trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông 
Đường trần dãi nắng dầm mưa
ước một lần gặp gỡ cùng bạn thân, nhưng sao khó thế!
Xuân xa xôi quá, ngại chưa hẹn lòng.
Một chút bồi hồi!!!

Đố ai đếm được có bao nhiêu loài hoa trên thế gian nầy? Khó trả lời lắm phải không? Tuy nhiên dẫu là bao nhiêu đi chăng thi sĩ Song Quang chỉ yêu mến Hai Loài Hoa mà thôi. Đó là hoa cây và hoa người, anh chị ơi chắc thú vị lắm phải hôn?
Hãy nghe anh tâm sự đây
Em ơi! có biết hay không?
Đời anh nặng nợ bởi lòng yêu hoa?
Anh thổ lộ tấm chân tình, rất thiệt thà 
Hoa người yêu bởi dịu hòa
Hoa cây vì bởi mượt mà bên hiên

nhưng rồi tác giả cũng hơi phân vân??
Hỏi rằng ai sẻ ưu tiên?
Sau khi đắn đo, suy nghĩ rồi anh mạnh dạn trả lời ngay
Nhìn hoa anh nhoẻn miệng cười
Yêu hoa, anh chắc hoa người yêu hơn!

Anh chị ơi! không còn nghi ngờ chi cả, rất rõ ràng qua hai câu 
Hoa cây im lặng trong vườn
Hoa người biết nói: "Em thương mình chàng"

Như Thu biết ngay mà, anh Song Quang đã chọn ai rồi nên vội
Anh hôn lên nhẹ tóc nàng
Hoa tình nở muộn lại càng đáng yêu!
càng đáng yêu quá đi thôi!!

Chỉ với câu mở đầu của nữ sĩ Minh Thúy cũng chứng tỏ rằng nàng rất yêu hoa Quỳnh
Quỳnh ơi! yêu quá rõ không?
Chúng ta thử xem tiếp theo tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ Yêu Qưỳnh như thế nào nhé!
Người ơi! hãy trông kìa ai đã
Nâng niu từng cánh đem lòng dâng hoa 

Mỗi ngày chăm sóc tỉa lá nâng niu...bất chợt 
Nhìn em như một nàng tiên 
để rồi cảm nhận rằng cuộc đời sao mà tươi đẹp và đáng yêu thế! Mọi phiền não đều tan biến, lòng an lạc biết là bao!

Cho đời thanh thản tan phiền đẹp xinh 
Chưa hết, tác giả còn mang đến cho chúng ta những vần thơ êm đềm, thoang thoảng hương Quỳnh
Thân Quỳnh mềm mỏng kiêu sa
Mùi hương nhè nhẹ đậm đà sắc tươi

Có một ngày đẹp trời giữa khu vườn rực rỡ hoa thơm, nắng trải lung linh cành cây, bụi cỏ, chim muôn ríu rít, đàn bướm vờn quanh, bọn sóc rượt đuổi cùng nhau. Không ngại cảnh trí bên ngoài chi phối, anh chỉ biết
Hôn em mắt đắm môi cười 
Thật lãng mạn vô cùng!
Thôi nhé hãy thông cảm, đồng tình và giữ im lặng...hỡi các bạn nhỏ của tôi ơi!
Nai vàng, sóc nhỏ đùa chơi chung vườn
Đây là một hình ảnh quá tuyệt vời phải không anh chị?

Anh Chị Em thương mến, 
Ban đầu Như Thu dự tính mỗi bài chỉ chọn ra từ hai hoặc ba câu thôi, nhưng khi viết xong, đọc kỹ lại thấy chưa vừa ý, rồi chọn tiếp, sau đó lấy thêm ít câu cho mỗi bài nữa mới ưng lòng. 

Nói thật nha, các thi sĩ trong bài viết nầy cũng có trách nhiệm một phần, do bởi vần thơ quá mượt mà, hình ảnh linh động, sắc màu tươi sáng và một chút man mác buồn...thế nên bài cảm nhận dài cũng đúng thôi. 
Như Thu trộm nghĩ mình đã vận trí, chọn lọc, thời gian ghi chép... nên rất mong anh chị vui vẻ đón nhận, nếu như được anh chị góp thêm ý kiến, càng quý hơn! Tiện đây Như Thu xin gửi lời cám ơn tất cả anh chị em đã trao trọn tình cảm nồng nàn tặng Như Thu từ bấy lâu nay. 

Mến chúc đại gia đình luôn vui khỏe, thân tâm an lạc!
Thương lắm thay!!!

Như Thu
5/5/2018