Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Hội Ái Hữu Vĩnh Long Vĩnh Bình Sa Đéc Mừng Xuân Giáp Ngọ - Houston 2014

Hội Ái Hữu Vĩnh Long Vĩnh Bình Sa Đéc diễn hành xe hoa Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 được tổ chức tại Houston - USA








Nguyễn Cao Khải

Xuân Đẹp Làm Sao - Nhạc Sĩ Thanh Sơn - Ca Sĩ Hoài Lam

       Mùa Xuân không cần nói gì hết ai cũng biết không khí Tết như thế nào rồi,Ngoài đường thì nhộn nhịp múa lân pháo nổ,trong nhà thì trang hoàng nhà cửa , bàn thờ thì đủ hết bánh trái thịt dưa mai đào...Mọi người bui vẻ chúc nhau,gái trai thì rộn ràng du xụân khi Tết đến 
      .Xuân là mùa của những hy vong cho những điều tốt lành trong năm mới


Nhạc Sĩ: Thanh Sơn
Ca Sĩ: Hoài Lam
Trình Bày: Nguyễn Thế Bình

Chờ Tết



  (Ảnh Chợ Tết Giáp Ngọ từ Phạm Hồng Phước)

Ngày mai người đón tết ta
Còn ta ngố ngáo đi xa lạc đường
Muốn về vui với phố phường
Nhưng vì còn bốn vách tường chắn ngang

Nằm nhìn bóng tối miên man
Một đêm trừ tịch mênh mang trong phòng
Mà mơ giấc ngủ bềnh bồng
Để tìm giáng ngọc xuân nồng thiết tha

Giật mình ngồi ngóng tết ta
Buồn như tầu bỏ sân ga mịt mùng
Cuối đông gió thổi lạnh lùng
Xuân ơi sao vẫn ngại ngùng nơi đâu

Có hay ta đợi từ lâu
Cho chân ngựa soải vó câu giữa trời
Để mong tìm lại một thời
Mừng xuân Giáp Ngọ cho đời nở hoa

Sáng nay ăn tết mình ta
Nhìn người hối hả đi ra bước vào
Muốn vui nên gật đầu chào
Mà lòng nghe những tế bào lạnh căm

Bạn ơi đi lễ đầu năm
Xin cho tôi được quẻ xăm an bình
Để khi đón tết một mình
Xuân xa vẫn thấy bóng hình nàng xuân

Đỗ Hữu Tài(Thế Thôi)
Xuân Giáp Ngọ
29.01.2014

 

Vĩnh Long Đêm 30 Tết - Năm Giáp Ngọ









Trương Văn Phú
Vĩnh Long30 Tết

Hãy Đến Cùng Anh Đêm Nay

      
      (Tưởng nhớ Anh Vân Xuân Giáp Ngọ2014)

Hãy đến với anh đêm nay em nhé
Cho đêm dài ấm áp chút hương Xuân
Em có biết đêm nay đêm trừ tịch?
Nhưng lòng anh lạnh lẽo đến khôn cùng

Hãy đến với anh đêm nay em nhé
Bao năm qua nào biết đến Xuân về
Thì hãy đến cùng anh, em yêu dấu
Cho hồn anh ấm lại chút tình quê

Hãy đến với anh đêm nay em nhé
Chuốc cho anh chén rượu giữa đêm Xuân
Ta cùng nhấp để cùnh say ân ái
Nụ hôn trao theo sóng nhạc tưng bừng

Hãy đến với anh đêm nay em nhé
Để dìu anh lên tuyệt đỉnh yêu đương
Hồn du tử như đêm đen quạnh quẽ
Thì tình em sẽ thắp sáng hồn anh

Hãy đến với anh đêm nay em nhé
Mượn tay em làm gối ngủ qua đêm
Cho giấc ngủ thôi không còn mộng dữ
Đời lưu vong còn đôi chút êm đềm

Hãy đến với anh đêm nay em nhé
Để dìu nhau qua khổ ải thương đau
Hãy đến với anh đêm nay em nhé
Cho tình mình đẹp mãi đến ngàn sau

Anh Vân

* Trích từ báo Chính Ngôn - Số ra mắt Xuân Nhâm Thìn 1992 - USA

Câu Đối: Xuân Giáp Ngọ 2014 - Nam Chi


Câu Đối: Nam Chi
Trình Bày: Kim Oanh


Thể Thơ Ngô Thể


      Nói đến nền Thi Ca của Trung Hoa, Các nhà Phê bình đều công nhận Đời Đường là chói lọi nhất. Trong Thi Ca đời Đường, ngoài các bài thơ Cổ Thể (còn gọi là Cổ Phong) có từ trước, thơ Cận Thể(thể Thơ Đường Luật), còn xuất hiện một thể thơ mới của Đỗ Phủ. Được chính Ông gọi là Ngô Thể. Đây có thể xem như một thể thơ Đường Luật Phá Cách về luật Bằng Trắc, Luật Niêm. Riêng Gieo Vần và Luật Đối vẫn giữ lại.  
(Quên Đi)

      Anh Chiêu Đức Thân Mến,
      Tôi thật sự thích thú bài viết về Ngô Thể của Anh. Tuy không được phổ biến rộng rãi, không được các Thi Nhân hưởng ứng đông đảo, nhưng theo tôi nghĩ, đây vẫn được xem là thể Thơ Mới đời Đường sau Thể Thơ Cận Thể (Đường Luật). Đây chính là một hiện tượng thể hiện sự phóng khoáng, của Đỗ Phủ, của Người Xưa, cũng như Phan Khôi với Thơ Mới, Thanh Tâm Tuyền với Thơ Tự Do ở Việt Nam.
       Mạn phép anh, tôi xin được Trích bài viết này để giới thiệu với mọi người.

Thân Chào
 Huỳnh Hữu Đức


           Công Nguyên 768 ( Năm Đại Lịch thứ 3 vua Đường Đại Tông ), lúc bấy giờ Đỗ Phủ đã 57 tuổi, đang ở Hồ Bắc. Trước đó, khi ở Quỳ Châu ông rất chú trọng đến Luật thơ và đã làm rất nhiều bài thơ Niêm Luật thật nghiêm cẩn, như 8 bài Thu Hứng....Đồng thời cũng trong thời gian nầy, ông có ý nghĩ muốn bức phá sự trói buộc của Niêm Luật, nên mới muốn thử làm ra một thể thơ mới. Một hôm, ông làm ra một bài thơ Phi Cổ Phi Luật ( không phải Cổ Thi mà cũng không phải Luật Thi ) có tựa là " SẦU " , phía dưới ghi chú là " Cưởng  í vi Ngô Thể " ( Đùa rằng đây là thơ NGÔ THỂ ). Tiếp đó , ông lại làm thêm 17, 18 bài như thế nữa, và vì thế mà trong Đường Thi lại thêm một thể loại : Thơ NGÔ THỂ.

      Người đời Tống gọi là " Ảo Tự Thi " 拗字詩, hoặc "Ảo Tể " 拗體 ( chữ ẢO 拗 có nghĩa là Trúc trắc, trẹo lưỡi khó đọc ). Đến đời Thanh, thì Quế Phức gọi là " Ngô Quân Thể ", căn cứ vào thi nhân Ngô Quân đời Lương ( một nước trong thời Lục Triều trước đời Đường ), lúc bấy giờ Luật Thơ chưa thành hình, nhưng ông đã chú ý đến Bằng Trắc trong thơ Ngũ Ngôn, mặc dù chưa có Niêm Luật như đời Đường sau nầy, nhưng lời thơ đã thanh thoát suông sẻ mỹ lệ, nên được mọi người hưởng ứng mô phỏng, gọi là Ngô Quân Thể. Nhưng Quế Phức đã nhầm, vì lúc bấy giờ Luật Thi chưa được thành hình, và vì nếu mô phỏng Ngô Quân, thì Đỗ Phủ đã chú là " Ngô Quân Thể " rồi, tại sao chỉ nói gọn là " Ngô Thể " ?!

       Khi ở Quỳ Châu, vì  có ý nghĩ muốn bức phá sự trói buộc của Niêm Luật, nên  Đỗ Phủ mới muốn thử làm ra một thể thơ mới. Như ta đã biết 2 bài " SẦU " và " MỘ QUY ", mặc dù bức phá Niêm Luật, nhưng 2 cặp Thực và Luận đều công đối rất tề chỉnh, như :
......... 
  客子入門月皎皎,  Khách tử nhập môn nguyệt giảo giảo, 
  誰家搗練風淒淒。  Thùy gia đão luyện phong thê thê.
  南渡桂水闕舟楫,  Nam độ Quế Thủy khuyết chu tiếp,  
  北歸秦川多鼓鼙。  Bắc quy Tần Xuyên đa cổ bề..... 

(Đỗ Chiêu Đức Biên Soạn)  
                                               
      Chúng ta cùng thưởng thức Thơ Ngôn Thể qua bài: " Cưởng hí vi Ngô Thể "( Cưởng là Gượng ép, nên Cưởng Hí có nghĩa là Đùa chơi, Đùa Dai, là thơ làm theo thể Ngô ). và bài Mộ Quy:
                                            
愁-強戲為吳體
                    杜甫

江草日日喚愁生,
巫峽泠泠非世情。
盤渦鷺浴底心性,
獨樹花發自分明。
十年戎馬暗萬國,
異域賓客老孤城。
渭水秦山得見否,
人經罷病虎縱橫

Sầu-Cưởng Hí Vi Ngô Thể
                         Đỗ Phủ

Giang thảo nhật nhật hoán sầu sinh,
Vu Giáp linh linh phi thế tình.
Bàn oa lộ dục để tâm tính,
Độc thụ hoa phát tự phân minh.
Thập niên nhung mã âm vạn quốc,
Dị vực tân khách lão cô thành.
Vị thuỷ Tần sơn đắc kiến phủ,
Nhân kinh bãi bệnh hổ tung hoành

Dịch Nghĩa: Buồn - Đành Đùa Với Thơ Ngô Thể

Ngày ngày cỏ bên sông xao động nghe buồn
Hẻm núi Vu sơn âm u chẳng chút tình
Nơi cuối vùng nước xoáy cuộn những con cò tắm an vui
Trên cây có một bông hoa nở trông thật rõ ràng
Biết bao nước u ám đau thương vì chính chiến đã mười năm
Người khách già nơi khác như cô độc ở thành này
Biết có còn thấy được núi Tần sông Vị
Người khi hết bệnh sẽ dọc ngang như cọp.

Dịch Thơ:         Buồn


Cỏ sông buồn ngày ngày réo gọi
Hẻm Vu Sơn tối tối trêu ai
Cuối đầm cò tắm mê say
Ràng ràng một đóa hoa khai trên cành
Mười năm loạn dân lành nặng gánh
Khổ thân già hiu quạnh tha phương
Núi Tần sông Vị nhớ thương
Một mai thoát bệnh cọp dương danh hùng
                                                     (Quên Đi)


       " Cưởng hí vi Ngô Thể "( Cưởng là Gượng ép, nên Cưởng Hí có nghĩa là Đùa chơi, Đùa Dai, là thơ làm theo thể Ngô ).  
         Chữ NGÔ 吳 là Họ Ngô, nước Ngô, đồng âm với chữ NGÔ 吾 là Tôi. Nên, NGÔ THỂ 吾體 còn có nghĩa là Thể Thơ Của TÔI. và theo âm Quan Thoại, chữ NGÔ còn đồng âm với chữ VÔ 無, nên NGÔ THỂ cũng là VÔ THỂ 無體, tức là Không Theo Thể Thơ Nào Cả ! Đây có thể là một cách CHƠI CHỮ của Đỗ Phủ mà thôi :
          " Cưởng hí vi Ngô Thể " là " Làm chơi theo thể của Tôi ", hoặc " Làm chơi không theo thể nào cả ".... 
         Nhưng vì tiếng tăm của Đỗ Phủ rất lớn, nên trước sau đã có đến  6 nhà thơ hưởng ứng làm theo " Ngô Thể " nầy, gồm có Bì Nhựt Hưu, Lục Quy Mông đời Đường, Hoàng Đình Kiên, Hồ Đạm Yêm và Lục Du đời Tống, cuối cùng là Biên Liên Bảo đời Thanh.
         " MỘ QUY " 《暮歸》 chính là thơ Ngô Thể được Đỗ Phủ làm khi đang ở Hồ Bắc.

             暮歸                            MỘ QUY

                      杜甫                           Đỗ Phủ.

    霜黄碧梧白鶴棲,  Sương hoàng bích ngô bạch hạc thê,
    城上擊柝複烏啼。  Thành thượng kích thác phục ô đề.
 客子入門月皎皎,    Khách tử nhập môn nguyệt giảo giảo,
    誰家搗練風淒淒。  Thùy gia đão luyện phong thê thê.
 南渡桂水闕舟楫,    Nam độ Quế Thủy khuyết chu tiếp,
    北歸秦川多鼓鼙。  Bắc quy Tần Xuyên đa cổ bề.
 年過半百不稱意,    Niên quá bán bách bất xứng ý,
    明日看雲還杖藜。  Minh nhựt khan vân hoàn trượng lê.

Dịch Nghĩa: Chiều Về

Bạch Hạc đậu trên cành ngô đồng đã vàng lá vì sương thu lạnh lẽo
Trên thành tiếng mõ đã bắt đầu điểm canh lẫn với tiếng quạ kêu sương.
Khách trở về nhà trọ, vào cửa trong lúc ánh trăng đã vằng vặc ngoài trời
Trong khi đó tiếng chày giặc lụa của nhà ai còn vang vang trong gió thu hiu hắt.
Ta muốn xuôi Nam qua dòng Quế Thủy nhưng lại không đủ sức thuê thuyền
Muốn trở về đất Bắc ở Tần Xuyên thì giặc giã chiến tranh, trống trận nổi lên liên miên không dứt.
Quá nửa đời người không có chuyện gì xứng ý toại lòng cả !
Thôi thì, ngày mai lại phải chống gậy mà ngắm mây trời xa xa để thương nhớ về cố hương mà thôi !

Diễn Nôm : Chiều Về

Hạc trắng đậu cành ngô vàng sương lạnh,                 
Quạ đen kêu tiếng mõ báo canh tàn.                 
Khách vào nhà đón trăng sáng miên man                 
Tiếng chày giặt lẫn gió buồn thê thiết.                 
Muốn về nam không tiền xuôi Quế Thủy,                 
Bắc Tần Xuyên giục giã trống quân vang.                 
Quá năm mươi còn lưu lạc chưa an ,                      
Ngày mai lại gậy lê nhìn mây trắng !                                                                
                                          (Đỗ Chiêu Đức.)

                  x X x

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn


Xuân Này Em Ở Đâu




Gió lạnh ùa về đón Xuân sang
Buồng tim rung động bước lang thang
Xuân buồn héo úa màu hiu hắt
Không biết làm sao gặp được nàng ?!

Thuở trước mềm môi đọng tiếng cười
Em sang trò chuyện bao niềm vui
Rồi Xuân tàn lụi - Xuân đi mất
Anh vẫn bâng khuâng nhớ một người !

Hy vọng Xuân nầy em ở đâu
Trăm năm duyên kiếp được sang giàu
Hồn anh trôi thả theo dòng nước
Rượt bóng hình em nước chảy mau.


Dương Hồng Thủy


Thơ Tranh: Khai Bút Đầu Năm


Thơ: Hoàng Dũng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Bến Xuân Vĩnh Long Chiều 30 Tết Năm Giáp Ngọ














 Trương Văn Phú

Vĩnh Long Chiều 30 Tết - Năm Giáp Ngọ








 Bà cụ ngủ gục bên lò khoai lang nướng



Trương Văn Phú

Tặng Phẩm Mừng Xuân Từ Gia Nghĩa - Đài Loan

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

      Cha Peter Dương Bá Hoạt và Cecilia Huang (Thư ký của Cha và Thư Ký Tòa Giám Mục Giáo Phận Đài Trung)
      Xin gởi đến các bạn như một Tặng Phẩm Mùa Xuân từ Gia Nghĩa, Đài Loan.
      Những tấm thiệp Xuân hơn 40 năm trước
      Chúc Mừng Năm Mới đến Quý Cha, Quý Tu Sĩ và toàn thể Giáo Dân,
      Đặc biệt đến Quý Bạn cùng lớp Xuân Bích Vĩnh Long 72

     Tấm thiệp Xuân này do Sr Marie Kim Hạnh (dòng Trinh Vương, em ruột LM Nguyễn Kim Ngôn, địa phận Đà Lạt 
      Sr Hạnh, Cử Nhân Toán, dạy học và trông coi cư xá Sinh Viên tại đồi Mai Anh) gởi cho nghĩa đệ Peter Hoạt ngày 30-03-1975. Và hoàn toàn mất liên lạc từ đó đến nay.








Peter Dương Bá Hoạt
Cô Cecilia Huang (Thư ký của Cha và Thư Ký Tòa Giám Mục Giáo Phận Đài Trung)
Gia Nghĩa Đài Loan

* * *

      Cha kính mến.
      Con chân thành cảm ơn Cha Peter  Dương Bá Hoạt, lớp Xuân Bích Vĩnh Long72,  đã lưu giữ được những hình ảnh của hơn 40 năm về trước. Một món quà Xuân vô giá.
     
      Nhân dịp Năm Mới Giáp Ngọ đến, con kính chúc Cha và gia đình cô Cecilia Huang hưởng một Mùa Xuân An Lành, nhiều sức khoẻ.

      Kính Cha
      Con Lê Thị Kim Oanh

Mùa Xuân Thay Áo

      Trên đường từ trường về nhà chiều nay Hoàng cảm thấy khó chịu, ba tháng hè trôi qua chưa mang đi hết cái nóng bức và oi nồng từ mặt đường bốc lên mũi.
Không hiểu từ khi nào Hoàng thích con đường Gia Long lần theo đường Tống Phước Hiệp về nhà. Nhất là buổi chiều tan học, những tà áo dài trắng thướt tha, duyên dáng lạ thường, vì trường Hoàng học, nữ sinh mặc đồng phục chỉ là quần tây và áo chemise.

      Mười ba tuổi chưa biết yêu là gì, con gái thường trêu con trai “ cái mặc búng ra sữa”, tuy nhiên cũng biết ngắm nhìn cái đẹp của khác phái. Hoàng đạp xe tà tà lòng thoải mái, chợt nghe tiếng người chạy xe lôi bực mình quát tháo, một đám con gái đi hàng ba hàng bốn lấn ra đường lộ, chiếc xe lôi chạy vượt qua, ông lái xe không khỏi càu nhàu …“ Vô, bộ muốn xe hun hả…”. Đám con gái lại ngã vào nhau như mốc xích cười thoả chí, rồi cũng dzung dzăng choáng con lộ. Hoàng vượt qua ngoái đầu nhìn lại định ép xe hù cho bỏ ghét, thình lình gương mặt con bé ngây thơ, hồn nhiên trong đám học trò, đập vào mắt, làm tim Hoàng hồi hộp lẫn rộn ràng.
      Hoàng bám theo, nhỏ cười đùa cùng bạn vô tư lự…không hề biết có một thằng nhóc đi theo bén gót. Hoàng vòng xe tới lui không biết bao nhiêu bận cho đến khi nhỏ đến nhà.
      Nhỏ mở cổng rào vào sân, Hoàng vượt xe qua khỏi nhà đánh vòng lại, nhìn dáng nhỏ bước lên bậc tam cấp vào nhà, dáng gầy, tung tăng như chim sáo trên những bậc thềm Hoàng chợt nhủ thầm “ dễ thương lạ”. Trên đường trở về Hoàng mới cảm nhận đôi chân mỏi nhừ như đi bộ và lưng đã ướt đẫm mồ hôi, nhưng khí trời oi nồng lúc đầu đã được nhỏ mang đi mất và đem lại cho thằng nhóc này một ngọn gió mát đầu mùa.

***
   Nhà Hoàng nằm cạnh bờ sông, từ trên ban công nhìn xuống con đường nhỏ vắng người qua lại, đã nhiều đêm Hoàng thường ra ngồi hóng mát sau khi học bài, gió từ bờ sông đưa lên mát rười rượi, tâm hồn trống rỗng chẳng nghĩ suy. Đêm nay mọi vật không thay đổi, nhưng Hoàng cảm nhận con đường rộn rịp như Tết sắp về. Trong đêm đen có muôn vì sao rực sáng… Thì ra lòng Hoàng chợt thay đổi! Rồi tự thốt “cái con nhỏ này từ đâu hiện ra làm cho ta choáng váng mặt mày, con mắt nai tròn như ánh đèn soi thủng ruột gan vầy nè”.
      Không cưỡng được lòng đang thui đốt, Hoàng vội vào nhà khoác chiếc áo và mượn chiếc xe gắn máy của ba phóng nhanh trong đêm khuya… Tỉnh lỵ đã đã ngủ yên, chạy xuyên qua cầu Thiềng Đức cơn gió từ sông thoáng mát, nhưng không làm xoa dịu hết tâm tư Hoàng đang nôn nóng, xáo trôn. Nhớ lại ánh mắt chiều nay, ánh mắt của nhỏ thôi miên… như kéo xe Hoàng hướng về nhà nhỏ. Xe đổ dốc Cầu Lầu. Tiếng huýt sáo vang lên ngân trong gió. Đêm tĩnh lặng đưa tâm hồn bay bổng nhẹ nhàng. Hoàng cảm thấy đời đáng yêu làm sao! Gần đến nhà nhỏ Hoàng giảm tốc độ, tắt máy xe, từ từ đậu trước nhà. Hình ảnh con bé ngồi học bài chăm chỉ bên song cửa sổ, tim Hoàng đập loạn, cố ghìm hơi thở e rằng nhỏ sẽ nghe cả tiếng tim mình. Ngồi hàng giờ ngắm … một cảm giác khó tả làm sao, lòng bồi hồi, rối nùi như cuộn chỉ len tháo giỡ.. cảm giác bồn chồn lẫn xuyến xao mà chưa bao giờ Hoàng vướng phải.
      Thình lình nhỏ vươn vai, xoay mình rời chiếc ghế đi ra hành lang. Hoàng vội nép vào gốc cột đèn theo dõi cử chỉ của nhỏ. Nhỏ cất tiếng hát. Hoàng sung sướng mỉm cười, tiếng hát xuôi theo gió nghe lồng lộng, êm ái như rót vào tai những lời tha thiết ấy.

“ Rước em lên đồi cỏ hoang ngập lối,
Rước em lên đồi hẹn với bình minh…
Đôi chân xinh xinh như tình thôi khép nép
Hãy vứt chiếc dép bước đi ôm cỏ mềm…”
Đồi êm êm cỏ im im ngủ yên yên mộng ước rất hiền
Giọt sương đêm còn trinh nguyên nằm mê man chờ nắng sớm lên
Rước em lên đồi tiên….” (*)

      Nhỏ đã làm hồn Hoàng như mây bồng bềnh trôi, cảm giác dịu dàng và nhẹ nhỏm, nhỏ đã vứt chiếc dép bước vào tim ta rồi nhóc ạ! Mời nhỏ bước lên đồi thơm ngát hương cỏ mai cùng ta nhé nhỏ! Trong bóng đêm mà Hoàng ngỡ bình minh tươi sáng đang trước mặt mình. 
Nhỏ ngưng hát và làm những động tác thể thao…Hoàng chờ nhỏ vào nhà khép cánh cửa. Thẩn thờ trong giây phút rồi lặng lẽ dắt xe đi, được một khoảng xa… rồ máy trở về nhà. Đêm đầu tiên trong đời thằng con trai mới lớn ngủ trong mộng mị êm đềm.
***
      Hoàng học một ngày hai buổi, thế là thời khoá biểu được sắp xếp, mỗi ngày qua nhà nhỏ bốn bận…mặc dù phải đi ngược đường tới trường. Ồ mà không sáu bận, vì đêm đêm lẵng lặng đến trước nhà nhỏ để được ôm trọn bóng dáng thơ ngây ngoan hiền của nhóc đang học bài. Rồi ngơ ngẩn ra về cho đêm tròn giấc .
Một năm âm thầm trong đón đưa, nhưng nhỏ vẫn không hay, chưa bao giờ nhỏ phát hiện ra. Vô tình quá vậy nhỏ? Nhưng Hoàng nghĩ cũng không thể trách vì con bé còn măng non, vô tư lự, chỉ mới vào Đệ Thất thôi mà.
      Hai năm trôi qua, nhỏ trổ mã, cái nét trong sáng, nhu mì của nhỏ đã thu hút mãnh liệt, mỗi phút giây hình ảnh nhỏ lẫn quẫn trong đầu không thể nào quên. Bên bạn bè nhỏ luôn hồn nhiên liếng thoắng nhưng lúc đi một mình trên phố, nhỏ có một nét nghiêm nghị đến toát người mà bao lần Hoàng chẳng dám nói chi. Lồng ngực như thể muốn nổ tung, Hoàng muốn thét lên cho cả phố Vĩnh Long nghe “ Tôi yêu nhỏ mất rồi!”

      Một hôm tan trường Hoàng làm liều chạy kè bên, “cho làm quen nhe nhỏ” chỉ nói thế và co giò đạp xe chạy thật nhanh không dám chờ câu nhỏ đáp. Sau câu nói hai tai Hoàng nóng bừng, tim treo lơ lững, gỏ nhịp liên hồi, hơi thở đứt quảng như thể hụt hơi. 
Thế là từ hôm ấy trở đi, cái vô tư của nhỏ đã bị Hoàng chen vào, nhỏ thẹn thùng mỗi khi Hoàng lạn xe qua lại để đưa nhỏ về đến nhà. Mắt nhỏ dí xuống đường như trốn tránh cú sét từ đôi mắt và nụ cười cuả Hoàng. Đọc được lòng nhỏ hình như đang xáo trộn?!
Ba Năm trồng cây si, niềm vui sướng bỗng tràn ngập tâm hồn vì những buổi lẽo đẽo theo đã được nhỏ để tâm, những lúc đối diện trên đường vắng đôi mắt nhỏ sâu hút xuyên vào tim Hoàng, nhỏ nhìn không trốn tránh, trong ánh mắt như muốn nói, nhỏ đón nhận tình Hoàng. Khi Hoàng mỉm cười đáp lại con bé chợt bối rối cắn môi, cúi đầu như bị bắt quả tang. Thì ra Hoàng cũng được chút cảm tình?!

      Suốt những năm của bậc Đệ Nhất cấp đã qua, tình yêu này cũng lên lớp. Nhỏ cao hơn, tha thướt uyển chuyển hơn với chiếc áo dài lụa trắng, tiếng guốc rộn ràng khua trên sỏi, chiếc cặp đen e ấp dáng hiền, đôi khi Hoàng thầm ghen với chiếc cặp ấy và ao ước được làm làn gió mát ve vuốt tà áo lụa mềm, nhẹ thổi cho áo vờn bay, để đôi tay nhỏ níu gió vướng áo tơ. Thời gian cũng vụt qua nhanh, thế mà lời yêu của Hoàng vẫn dậm chân tại chổ.Không thể thốt nên lời.
Một tuần bảy ngày, là đủ bảy đêm hạnh phúc, chờ đợi trong bóng đêm thanh vắng. Tiếng xe gắn máy quen thuộc rà chậm trước ngõ nhà nhỏ không còn đơn độc nữa vì ánh mắt nhỏ ngước lên đáp lại xuyên qua khung cửa sổ. Hình như nhỏ cũng có cảm giác bồn chồn đợi mong?!
                                                                               ***

      Một buổi sáng nắng cười, Lớp học lao xao vì năm cô nữ sinh như những nụ hoa đâm chồi trong sương khoe sắc long lánh bước vào lớp Hoàng, Hoàng giật mình có cả nhỏ đi theo, trên tay một chồng Báo Xuân.Đôi mắt nhỏ sáng như nắng, môi nhỏ hồng trong suốt như sương, Nắng dịu dàng từng giọt lấm lánh sắc màu chào đón xuân sang.

      Các cô bé áo trắng từ trường Tống Phước Hiệp đến bán Báo Xuân. Sau khi trình thơ giới thiệu với Thầy. Một nhỏ dạn dĩ giới thiệu về quyển báo, bốn nhỏ kia đi từng bàn mời xem báo trước khi mua. Chúng bạn Hoàng câu giờ để được hạch sách các cô bé “trả thù” mấy hôm trước trường Kỹ Thuật sang bán báo cũng bị các cô bé quay tơi bời … xanh máu mặt. Vây mà hôm nay nhỏ nào nhỏ nấy trông cũng “ hiền” ghê.

      Cả lớp như đàn ong vỡ tổ, huýt sáo, trêu cợt các nàng… và yêu sách các cô bé phải ký tên vào tờ Báo Xuân. Hoàng giả vờ lật tới lật lui xem mãi để được nhỏ đứng cạnh bàn, tận hưởng cái hồi họp lẫn xuyến xao. Thật tội cho nhỏ phải chịu cực hình chờ đợi nhưng nhỏ có thấu lòng Hoàng cũng đã lên tận đầu đài chờ nhỏ, mà không bao giờ biết mình bị xử thế nào không?
      Hàng mi đen mượt khép nhẹ khi nhỏ cúi xuống viết lên trang báo, mái tóc tém không che hết phần thanh tú, trắng hồng của gương mặt, đôi tay trắng loáng dưới tia nắng ngoài hành lang xuyên vào lớp, thoang thoát viết đề tặng và ký tên, nét chữ phăng ngang, múa dọc như đôi chim uốn lượn. Ký xong nhỏ trả cây viết lại, Hoàng vội lấy xoay xoay trong tay mình mà ngỡ như cầm được tay ai.
      Các cô bé cáo từ ra về với lời cám ơn dễ thương. Bỗng thằng bạn trong lớp đứng lên dõng dạt đề nghị. 
“ yêu cầu các bạn, mỗi người hát một bài thì chúng tôi bao hết số báo hôm nay”. Lời đề nghị được hưởng ứng lập tức, cả lớp vỗ tay tán thưởng bạn mình “ mày ăn gì mà hôm nay thông minh dữ vậy!”. Nó càng vênh mặt ra vẻ ta đây “ thông minh từ tiền kiếp mà”.

      Năm cô bé nhìn nhau cười bằng mắt và ưng thuận. Lần đầu tiên nàng cười, nụ cười tươi nhất, hồn nhiên nhất trước mặt Hoàng và chiếc răng khểnh đã cắn ngay quả tim làm Hoàng gục ngã vô điều kiện.
Bốn cô bé có những giọng hát lúc bổng lúc trầm, làm những gương mặt mấy tên con trai ngớ ra, hồn lạc phách bay… Đến phiên nhỏ, đôi tay đan vào nhau như cố thu hết can đảm, cố gắng bình tỉnh trước đám đông, giọng hát trầm ấm cất lên… Hoàng hết sức bất ngờ.

Màu nắng hay là màu mắt em, mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng nắng bóng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên…..
…………………………………
Chiều đã đi vào vườn mắt em, mùa thu qua tay đã bao lần
Ngàn cây thắp nến lên hai hàng, để nắng đi vào trong mắt em
Và nắng bây giờ trong mắt em… (**)

      Lúc chấm dứt bài hát, đôi mắt nhỏ lướt nhẹ và kín đáo dừng lại mắt Hoàng. Hoàng choáng ngộp, không còn hơi để thở, đôi tay không còn sức để vổ hoan nghinh tiếng hát nàng. Bất giác Hoàng cười diụ êm, lòng lâng lâng sung sướng.
      Tiếng hoan hô nồng nhiệt, thầy im lặng từ phút đầu, nhẹ nhắc nhở “ các em nhỏ tiếng cho lớp kế bên học”. Nhỏ trưởng nhóm xoay người “cám ơn thầy và cám ơn các bạn đã ủng hộ báo nhiệt tình …” . Bỗng nhiên các cô bé khệ nệ bưng nguyên thùng báo để ở ngoài cửa vào… Thầy bậc cười thành tiếng , lớp học la “ Trời…!”, một đám xây lố cố đè đầu thằng bạn đã dại dột đề nghị mua hết số báo hôm nay…..“ cho mầy chết…cho mày chết… đồ ngu tiền kiếp nè….” Hoàng nhìn nhỏ lắc đầu cười …nhỏ cười cười đắc ý…. Lời nói như đóng đinh vào cột, cả lớp đành móc túi …gom hết hầu bao để chứng tỏ đấng nam nhi…lỡ dại một lần và … tới già …vẫn còn tái diễn không chừng.

      Nhỏ xoay lưng ra về mang theo hồn Hoàng nhưng nhỏ bỏ quên lại ánh mắt. Hoàng bắt đầu biết cuộc đời mình quan trọng kể từ đây. Ánh mắt lung linh trong suốt như thủy tinh của nhỏ đã khoác lên người Hoàng chiếc áo mùa xuân mới tinh anh . Mùa Xuân thay áo!

Em chợt đến mùa xuân thay áo
Lá đâm chồi xanh biếc tình ta
Gió đầu mùa trên cánh môi hoa
Chim khẻ hát tình ca dào dạt.

***        
      Một buổi sáng thứ Bảy Hoàng gặp nhỏ đi học, nhỏ dắt xe lên giữa đoạn Cầu Lầu ung dung đổ dốc, Hoàng kè lại làm quen. Nhỏ thắng xe …run giọng bảo “ không thích anh theo thế này, nếu được mời anh đến nhà trò chuyện” . Hoàng chới với, cứ ngỡ nhỏ mắng cho một trận nhưng kết quả đẹp không ngờ. Năm năm trời ôm ấp một mối tình, tuy biết nhiều người con gái nhưng nhỏ là một mối tình si đậm nhất. Sau lưng nhỏ cũng có khối cây si nhưng hình như nhỏ vẫn còn là con chim sẻ líu lo chuyền cành hát ngu ngơ trong vườn xuân. Không bỏ lỡ cơ hội, sáng Chuá Nhật Hoàng đến thăm …
      Nhỏ như ốc tiêu thế mà không hiểu vì sao Hoàng run, lo sợ khi bên cạnh nhỏ. Nhỏ cũng rục rè tiếp đón Hoàng, cảm giác bồi hồi lẫn e thẹn làm hai đứa không nói được gì chỉ mỉm cười vu vơ…
Tình Hoàng vẫn là bài toán nhân theo cấp số, tiếp tục theo đuổi, ấm mộng xây mơ cho đến khi Hoàng rời mái trường tỉnh lỵ vào Đại học Sài Gòn. Mỗi khi về lại Vĩnh Long không kịp về nhà, Hoàng co giò chạy nhanh đến nhỏ.
Tám năm trôi qua, nhỏ vẫn đón Hoàng với nụ cười tươi, tình đầm thấm nhưng hai đứa chưa bao giờ nói tiếng yêu, chưa một lần dạo phố, chưa một cái chạm tay. Mối tình của hai đứa nhìn nhau thay lời nói.Tại sao? Tại Hoàng nhát hay tại sợ nói ra sẽ mất nhỏ? Bởi lẽ nhỏ quá thánh thiện Hoàng không dám quấy đọng tâm hồn thơ ngây của nhỏ. Chờ thôi nhỏ nhé! Chờ bao giờ có một tương lai sáng lạng Hoàng sẽ mang nhỏ về với tất cả trân quý thương yêu.

      Sau năm 1975, thời cuộc đã chôn vùi bao kỷ niệm, cuộc đời đã cuốn mất tuổi mộng mơ, hoàn cảnh đổi thay cuốn theo người con gái năm xưa đi mất dạng.Người con gái mà Hoàng gọi mãi một tên riêng “ Cô Làng Văn Thánh” thật dễ thương để ghi lại một con đường một căn nhà mà Hoàng đi mòn lối. Nhưng giờ đây Hoàng không dám đi lại con đường xưa, không dám nhìn vào khung cửa sổ mà bao đêm ôm ấp tuổi mông mơ. . Hoàng đã để mười năm yêu nhỏ ra đi trong lặng lẽ quạnh hiu.
      Hoàng cũng trôi nổi theo dòng người ra đi. Nhịp sống mới không còn cơ hội cho Hoàng nói tiếng yêu, khi tình cờ cả hai gặp lại trong một tiệc cưới người bạn nơi xứ người, và nhỏ đi bên cạnh chồng. Cả hai nói với nhau bằng tim và mừng nhau bằng mắt … Hoàn cảnh này Hoàng như người đi chổng đầu xuống đất và đôi mắt xa xăm năm nào cũng đang ngược xuống bám mãi không thôi.

      Từ nhà hàng bước ra về, đêm khuya náo nhiệt nơi đất khách. Hoàng đi trong âm thầm mang cảm giác vắng lặng, cô đơn, tuyệt vọng, đôi tay buông xuôi rã rời. Tuy không nói nhưng đôi mắt u uẩn chiều này của nhỏ thầm trách móc … Bao nhiêu dĩ vãng của khoảng thời học trò ùa về…mang theo dáng nhỏ, gương mặt hồn nhiên, ánh mắt dịu dàng đã in sâu vào tâm khảm … Trong nuối tiếc và Hoàng cảm thấy mình có lỗi không thể phân bày.
Cơn mưa cuối mùa đỗ xuống …mùi âm ẩm của mặt đường bốc lên quen thuộc như hôm nào làm tâm hồn rát buốt, ngước mặt lên trời Hoàng hét to … nghẹn ngào nước mắt hoà theo mưa .. . Đau nhói cả lòng , xót xa cho cuộc tình đã mất.
      Hôm sau Hoàng lại một lần âm thầm rời xa thành phố nơi nàng đang sống để trốn chạy lòng và tự khoác cho mình chiếc áo bạc màu xanh.
                                                                           * * *


Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi, chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Giọt nắng bâng khuâng, giọt nắng rơi rơi bên thềm
Bài hát bâng khuâng, bài hát mang bao kỷ niệm, những ngày đã qua … (***)

      Sáng nay vừa thức dậy, nắng bên ngoài cửa sổ uà vào, lung linh soi vào tim Hoàng một giọt nắng đầu ngày. Tiếng hát của ca sĩ Thùy Dương từ chiếc máy hát phát ra nhè nhẹ, nhừa nhựa chạm lòng đã bới lên đóng tro kỷ niệm, tiếng ca của nhỏ trong lớp học năm nào cũng chất chứa chất nhựa đậm đặc đã quếnh vào tim Hoàng không tẩy xoá được dù thời gian lạnh lùng trôi.

Bài hát rêu phong, bài hát viết không nên lời đã vội lãng quên
Bài hát tìm trong nỗi nhớ từng giờ bình yên
Bài hát tìm trong ký ức cuộc tình đầu tiên
Trả lại cho tôi trả lại cho em trả về hư không giọt nắng bên thềm. (***)

      Thấm thoát Hoàng đã sống hơn ba mươi mùa xuân trên đất khách, mỗi khi Tết về, nơi đây không có gió đầu mùa, không có nắng nhạt vàng bao phủ khung trời chiều Ba Mươi ở quê mình. Tất cả mất hút… Riêng hình bóng nhỏ vẫn là mùa xuân, kỷ niệm mãi ngự trị trong ký ức Hoàng đậm nét. Hoàng mang ký ức xưa ra đánh bóng, trang hoàng như ở Việt Nam chuẩn bị đón Xuân.

Bài hát tìm trong nỗi nhớ từng giờ bình yên
Bài hát tìm trong mắt biếc từng chiều hoàng hôn
Còn lại trong tôi còn lại trong em chỉ là lung linh.. giọt nắng bên thềm. (***)

      Tiếng hát như tiếng gọi mơ hồ … lại khoác cho Hoàng chiếc áo Xuân xưa. Gom nắng nhốt hồn mắt nhỏ, nụ cười hồn nhiên rạng rỡ của nhỏ vẫn lung linh trong nắng còn sót lại bên thềm, trong nỗi nhớ của ngày Ba Mươi Tết!.


(*) Nhạc phẩm Cỏ Hồng của Nhạc sĩ Phạm Duy
(**) Nhạc phẩm Nắng Thủy Tinh của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
(***) Nhạc phẩm Giọt Nắng Bên Thềm của Nhạc sĩ Thanh Tùng

Kim Oanh
Mùa Xuân Canh Dần 2010