Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Thành Thật Chia Buồn Cùng Song Kim &Tang Quyến Của Cháu Phương Linh


Vừa hay tin buồn trong gia đình Phượng, Oanh tôi bàng hoàng đớn đau. 
Xin chia sẻ nỗi mất mát nầy với hai em. Cầu mong hai em vượt qua nỗi đau lòng nầy.Thương chúc hai em.
Thân ái 

Mai Lộc
***
Chia buồn cùng Ngô gia, chị Kim Phượng và Kim Oanh, Cầu nguyện Cháu Ngô Thị Phương Linh vào nước Chúa!
Cao Linh Tử
***
Hiệp thông với quí anh chị trong Vườn Thơ Thẩn
Chia sẻ đôi điều với Song Kim...
Nguyện Chúa tình thương chúc phúc lành
Cho người nằm xuống đạt Cao Xanh
Hay tin hơi trễ xin thông cảm
Nguyện Chúa tình thương chúc phúc lành

Amen!
Thái Huy
***
Chị Phượng & Oanh mến,
Sáng nay vào Blog Long Hồ Vĩnh Long đọc được tinh cháu gái của chị qua đời ngày 8 tháng 11 vừa qua! Như Mai và Xuân Mai muộn màng gởi đến chị và qua quyến lời chia buồn về sự ra đi đột ngột của Linh Phương.

Đồng kính phân ưu!
Như Mai và Xuân Mai
***
Xin chia sẻ cùng Kim Phượng, Kim Oanh nỗi đau buồn mất mát người thân.
Cầu mong hương hồn người quá cố sớm yên vui nơi cõi vĩnh hằng.
Phương Hà
***
Thân gởi
Kim Phượng, Kim Oanh

Thành Kính  Phân Ưu!
Đỗ Chiêu Đức
***
Gửi Kim Phượng và Kim Oanh,

Cõi đời này cũng chỉ là cõi tạm
Cát bụi này cũng lại cát bụi thôi
Buồn mà chi hoa nắng vàng đầu sóng
Dập dềnh trôi rồi tan biến bên trời.

Phạm Khắc Trí 
11/13/2016
***
Xin lỗi chị bận mấy ngày, không biết gì hết, chị chia buồn hơi muộn màng với Kim Phượng, Kim Oanh và gia đình chị Ba đã mất mát con thân yêu
Hiệp Nguyện

Một số cựu học sinh Tống Phước Hiệp:
-Phúc Liên
-Tuyết Nga
-Nhung Lê Quang
-Biện Công Danh

***
Kim Oanh và Kim Phượng thân thương:
Anh và chị Thục vừa đi đám 49 ngày của một người bạn về, tình cờ mở trang Long Hồ Vĩnh Long mới biết tin con chị Ba Phương là cháu Ngô Thị Phương Linh đã tạ thế. 
Kim Oanh và Kim Phương cho toàn thể gia đình Cô Sáu bên Cali gửi lời chia buồn đến gia đình chị Ba Phương. 
Nguyện cầu hương linh cháu Phương Linh sớm về cõi vĩnh hằng.


Anh Người Long Hồ và toàn thể gia đình Cô Sáu bên Cali đồng thành kính phân ưu!
***
PHÂN ƯU

Chúng tôi vô cùng đau buồn và thương tiếc nhận được tin buồn: 

NGÔ THỊ PHƯƠNG LINH

Đã tạ thế lúc 07 giờ sáng ngày 08 tháng 11 năm 2016 (nhằm ngày mồng chín tháng 10 năm Bính Thân) tại Việt Nam.
Hưởng dương: 46 tuổi
Chúng tôi thành kính phân ưu cùng Kim Phương, Kim Phượng, Kim Oanh, cháu Nguyễn Phúc Bảo và tang gia hiếu quyến.
Nguyện cầu Đức Chí Tôn, Đức Phật MẪu và các Đấng Thiêng Liêng ban hồng ân độ rỗi cho hương linh NGÔ THỊ PHƯƠNG LINH sớm được trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Thành Kính Phân Ưu

Trở về cát bụi rõ vô thường,
Trẻ quá đành đi, mẹ vấn vương
Từ giã trần gian lên cõi Phật,
Chia tay phu, tử tới Thiên Đường.
Biệt ly thân quyến, yên vàng suối,
Để lại người thân xót dạ thường.
An ủi phân ưu người ở lại
Kim Phương, Oanh, Phượng bớt bi thương..!

Vườn Thơ Thẩn
Mai Xuân Thanh
Ngày 11 tháng 11 năm 2016
***
Kính Chị Kim Phượng, và  Kim Oanh mến
Vì đi xa không có mạng internet nên hôm nay trở về mới biết được 2 chị có tin buồn trong gia đình là cháu gái Ngô thị Phương Linh đã mất ở VN.
Đứng trước nỗi buồn lớn lao của gia đình cháu Phương Linh và 2 Chị KP&KO. Mai đã thông cảm và xin chia sẻ cùng 2 Chị và gia đình cháu Phương Linh
Lý Lệ MAI xin hiệp thông và cầu nguyện hương hồn Phương Linh sớm về miền cực lạc
Nay kính phân ưu
Lý Lệ MAI
***
Thành tâm chia buồn cùng chị Kim Phượng & Kim Oanh về sự mất mát người thân. 
Chúc cháu sớm an nghỉ cõi Vĩnh Hằng.
Nguyễn Đức Tri Ân
***
Thành tâm chia buồn cùng chị Kim Phượng & Kim Oanh về sự mất mát người thân. 
Chúc cháu sớm an nghỉ cõi Vĩnh Hằng.
Nguyễn Đức Tri Ân

***
Hôm tuần trước có nhận được hung tin về cháu Phương Linh.
Nhưng không biết cách liên lạc để phân ưu cùng Anh Chị Định & Phương
Mong Kim Oanh có thể giúp chuyển lời chia buồn đến gia đình.
Nguyện ước Phương Linh sớm được an hưởng Phúc Lạc Vĩnh Hằng

Thương tiếc,
Gia đình Tuấn Yến

Thành Kính Phân Ưu Gia Đình Cháu Chị Kim Phượng&Kim Oanh



Xin thay mặt toàn thể Ca Đoàn Kitô Vua, kính gởi lời chia buồn cùng chị Oanh, chị Phượng và toàn thể Tang Quyến về sự mất mát người cháu:
Ngô Thị Phương Linh
Mới qua đời ở Việt Nam, lúc 7giờ sáng
Ngày Thứ Ba 08/11/2016.

Biết đời là vô thường, ai rồi cũng ra đi, mà biết tin rồi cũng lệ sầu, Ca đoàn Kitô Vua xin phép cùng Tang Quyến được san sẻ nỗi buồn này và xin thắp nén nhang lòng tưởng nhớ đến Cháu của hai chị, hiệp dâng lời cầu nguyện cho Hương Linh cháu được sớm siêu thoát.

Hiệp nguyện
Ca Đoàn Kitô Vua

Reservoir,Melbourne

Vô Thường


Hai cô 6K.Phượng&Cô 9K.Oanh mến
Hai cô lại có thêm một tin buồn từ quê nhà nữa, Anh SQ thành thật chia sẻ nỗi buồn về sự mất mát người thân trong gia đình như vậy.
Xin cầu chúc cháu Ngô Thị Phương Linh yên nghỉ trong cõi Vĩnh Hằng.Xin gởi 2 cô bài thơ để sẻ chia.

Vô Thường

Đường đời Phật dạy lắm vô thường!
Biết thế nhưng lòng vẫn vấn vương
Khi có người thân đà cách biệt
Và làm xót dạ lại sầu thương
Sinh ly cản trở còn buồn nhớ
Tử biệt huống chi chẳng đoạn trường
Chả trách Trời xanh cay nghiệt ngã
Phân chia đôi ngã lại đôi phương

Song Quang

Chia Buồn Cùng Gia Quyến Song Kim


  
(Xin thành kính phân ưu cùng Cháu Ngô Thị Phương Linh của Song Kim)

Trần ai thế giới rõ vô thường,
Trẻ thế đành đi bỏ địa phương!
Từ giã trần gian lên nước chúa,
Chia tay cõi tục tới Thiên Đường.
Biệt ly cháu ngủ yên vàng suối,
Để lại người thân xót dạ thương.
An ủi phân ưu lòng bối rối,
Song Kim sướt mướt lệ còn vương...!

Mai Xuân Thanh

Ngày 11 tháng 11 năm 2016

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Gởi Người Em Gái - Đoàn Chuẩn - Từ Linh - Tuấn Ngọc

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng
Đượm đà phong kín cánh mong manh tấm hoa lòng



Sáng Tác: Đoàn Chuẩn - Từ Linh
Ca Sĩ: Tuấn Ngọc
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Hà Nội,Tháng Mười Một



Có phải vì Hồ Tây mà ta ở lại.
Để chờ thu đi rồi, ta mới chia xa.
Có phải vì tình yêu của em, nên lòng ta ngần ngại.
Khi con ngõ nhỏ còn...dấu chân em qua.

Có phải, vì đông sắp về mà ta ở lại.
Để nghe gió bấc đêm, đập cửa sổ quên cài.
Hay đợi tìm, hơi ấm một bàn tay mềm mại.
Lang thang....phố phường HaNoi. Cùng ta.

Hhai

Vườn Thu


Bài xướng:
Vườn Thu



Gió đêm chưa dứt gió mai thay
Rào rạt sân ngoài lá úa bay 
Mấy cánh cúc vàng đà gãy sạch
Một nhành hàm tiếu vẫn vươn vai 

Mailoc
***
Bài Họa:
Vườn Thu


Ảm đạm trong vườn cảnh đổi thay,
Cây to thay lá rụng vèo bay.
Cúc vàng đại đóa tàn theo gió
Hoa sứ thu về búp trắng vai.

Mai Xuân Thanh
***
Các Bài Họa:
Vườn Thu


Hiu hắt vườn thu sắc lá thay
Ai mang thu tới vướng u hoài
Còn tìm đâu thấy thu ngày trước
Rạo rực một thời nhặt lá bay

Kim Phượng
***
Rừng Thu


Rừng thu hiu hắt lá vàng thay!
Lối nhỏ quanh co vắng gót hài
Dấu cũ rêu phong hằn vết tích
Thời gian nào xóa được tình ai!

Song Quang

Lời Nhắn Của Bác Sĩ Y Khoa


Từ khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghiệp và nhận lời chúc tụng của người khác không, khi mà, ngành Y bây giờ không làm tròn trách nhiệm với người bệnh.
Thôi thì cũng vài dòng cảm ơn những gì các bạn đã chúc nhau, và xin đưa ra những nguyên tắc chung để bà con cẩn thận với sức khỏe của chính mình. 

Nguyến tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y. 

Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh. 

Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi. 

Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực. 

Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng 
Chúc cộng đồng người Việt sức khỏe và hạnh phúc. 

Bác Sĩ Hồ Hải
(Lê Quan Vinh sưu tầm)

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Thơ Tranh: Chả Cần Hẹn Trăm Năm

Như Nguyệt ơi!
Chúc mừng sinh Nhật 11/2016. Gửi Như Nguyệt món quà nhỏ này
Hy vọng ngày vui đầm ấm nhé cô bạn.


Thơ: Quách Như Nguyệt
Thơ Tranh: Kim Oanh

Cùng Ngắm Trăng Thưởng Nguyệt



Không thể là tình nhân
Mình là bạn nha anh
Cùng lân la chữ nhẫn
Mặc tạo hóa xoay vần
Ta ý hợp tâm đầu
Mình tri kỷ thương nhau

Tình bạn chẳng thương đau
Đời sống này an lạc
Được, mất chẳng nề hà
Yêu chẳng được thì thương
Gặp nhau cười hễ hả

Hai ta cùng dạo sông
Nước lấp lánh đen tuyền
Mỗi người một con thuyền
Chòng chành thuyền lướt sóng
Hai con thuyền song song

Anh đàn, hát em nghe
Em đọc thơ thưởng nguyệt
Mình tri kỷ tri âm
Ta nhìn nhau trầm ngâm
Cùng ngắm trăng anh nhé

Biển long lanh ánh nguyệt
Cùng nâng tách uống trà
Đời nhàn du quá tuyệt
Ánh trăng ngà kiêu sa

Quách Như Nguyệt
11/1/2016


Chúc Mừng Sinh Nhật Như Nguyệt

Happy moments, Happy thoughts
Happy dreams, Happy feelings & Happy Birthday 


From: NLong

Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ - Trương Nhược Hư - Ðời Ðường



Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ
Trương Nhược Hư - Ðời Ðường


Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ,
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự
Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân
Đãn kiến trường giang chiếu lưu thuỷ

Bạch vân nhất phiến khứ du du
Thanh phong phố thượng bất thăng sầu
Thuỳ gia kim dạ thiên chu tử
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu


Trương Nhược Hư
***
Bài Dịch:
Ðêm Hoa Trăng Trên Sông Xuân
(Mây Tần - Kỷ niêm Sinh Nhật 2014)

Trời nước tinh khôi không mảy bụi
Trăng cao vời vợi sáng trong ngần
Ai người bến cũ thấy trăng trước
Trăng sáng năm nào soi cố nhân

Nhân sinh sau trước vô cùng tận
Trăng nước muôn đời vẫn thế thôi
Không biết trăng tròn ai ngóng đợi
Chi? thấy sông dài nước chảy xuôi

Mây bạc ngang trời trôi lãng đãng
Phong xanh trên bến rũ u sầu
Ðêm nay ai đó trong thuyền nhỏ
Biết gửi về đâu nỗi nhớ nhau


Phạm Khắc Trí

Gió Ơi!



Bài Thơ Xướng:
Gió Ơi!


Gió tự nơi đâu đến chốn này
Có qua sông ấy buổi chiều nay
Gặp con đò cũ chờ đưa khách
Thấy lũy tre già đợi đón ai
Ngày ấy tóc xanh còn óng mượt
Bây giờ môi tím đã nhòa phai
Trên đường lá rụng nơi quê khách
Chợt nhớ rưng rưng vạt áo dài.

Phương Hà

Các Bài Thơ Họa:

Gió Ơi!


Đi qua muôn hướng đến phương này
Như bén duyên từ trước tới nay
Lất phất bên vườn thăm hỏi lá
Nhẹ nhàng trên lối đón đưa ai
Quẩn quanh chốn cũ dường tha thiết
Vấn vít thềm xưa dẫu nhạt phai
Có phải chúng mình trăng với gió?
Xa nhau khoảnh khắc nhớ nhung dài

Trần Thị Kim Dung
***
Gió Mát!


Gió hiền thoang thoảng nhẹ bay này,
Lồng lộng căng buồm mấy bữa nay.
Quân tử có thương đi mát mặt,
Anh hùng chẳng đoái lại hờn ai.
Xưa em còn trẻ lòng phơi phới,
Nay tuổi cao rồi dạ nhạt phai...
Dẫu có mưa sa tà lụa bạch,
Cầm bằng vạt áo phất phơ dài...

Mai Xuân Thanh
***
Gió Vui


Chỗ nóng đi ra gió thế này,
Nghe vui thấy mát mới hôm nay.
Heo may cỏ úa đưa chân khách,
Bấc lạnh dâu xanh tiễn bước ai.
Lúc trẻ đầu đen môi má thắm,
Khi già tóc bạc sắc tàn phai.
Từng đi khắp nẻo bao sông núi,
Chợt thấy bâng khuâng áo trắng dài.

Mai Xuân Thanh
***
Vịnh Gió


Bốn phương gió lộng khắp nơi nầy,
Phần phật hây hây xửa đến nay.
Giận dữ điên cuồng không nể khách,
Dịu dàng mát mặt thỏa lòng ai.
Phong lưu tài tử luôn tiêu sái,
Bản sắc anh hùng mãi chẳng phai.
Cuồng nộ hắt hiu tùy cảnh huống,
Gió xuân phơi phới ước mơ dài

Đỗ Chiêu Đức
***

Gió!

Gió đưa gió đẩy tháng năm dài
Gió vẫn vô tình tóc đã phai
Gió dọc trường sơn thay đổi lá
Gió ngang đại hải nhấn chìm ai
Gió đùa lượn sóng trêu đồ chúng
Gió lộng đàn con mất tính nay
Gió Bấc lạnh lùng thêm độc khí
Gió mang bệnh hoạn đến nơi này.

Cao Linh Tử
5/11/2016
***
Mùa Thu Nơi Đây

Bao năm lử thứ quạnh nơi này
Một thoáng thu về, gió tối nay .
Lanh lảnh vịt trời xao xuyến khách
Nỉ non tiếng dế lạnh lùng ai!
Rừng phong lặng lẽ vờn trăng úa
Đồi núi mơ màng nhuộm nắng phai.
Khắc khoải lòng quê người có biết ?
Thời gian vun vút tháng năm dài .

Mailoc
***
Gió Thu

Heo may se lạnh ở nơi nầy
Xin hỏi ,quê nhà Thu bấy nay
Có thấy lá vàng lưu luyến rụng ?
Hay nhìn,mây xám nhớ thương ai?
Chiều nghe, gió hú lòng phiền não
Đêm ngắm trăng mờ dạ lạt phai
Nghiệt ngã thời gian trôi mải miết
Xứ người u uất cứ thêm dài

Song Quang
***
Lụt


Nhân tai thiên hoạ giáng nơi này
Lũ lụt lan tràn cả tháng nay
Bình Định Phú Yên đang khốn khó
Quãng Bình Hà Tĩnh lắm bi ai
Lá lành lá rách tình bền vững
Máu chảy ruột mềm nghĩa chẳng phai
Thiện nguyện Bắc Nam tìm đến chỗ
Thấy người đau xót lệ tuôn dài.

                                  
Quên Đi
***
Lũ Buồn

Tang thương bởi lũ quất nơi này
Ngõ vắng u buồn mấy bữa nay
Quạnh quẽ ê chề đau cõi tục
Tiêu điều khốn đốn tội trần ai
Say trong lục dục* nên tàn lụi
Ở giữa vô thường phải nhạt phai
Bên ngọn đèn khuya ngồi lặng lẽ
Nhìn con nước dữ đuổi sông dài

Lê Đăng Mành


Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Thông Báo Họp Mặt Cựu Học Sinh TỐNG PHƯỚC HIỆP Niên Khoá 1962 - 1969 Lần 8


Thông Báo Họp Mặt

Kính thưa Các Bạn Cựu Học Sinh TỐNG PHƯỚC HIỆP Niên Khoá 1962 - 1969, 
Chúng tôi trân trọng kính báo đến Các Bạn về buổi Họp Mặt năm nay, lần 8 của khối lớp chúng ta:
- Địa điểm: Nhà hàng Thiên Tân đường Phạm Thái Bường, phường thành phố Vĩnh Long (gần Đài Truyền Hình Vĩnh Long) .
- Thời gian: lúc 10 giờ  ngày Chủ nhật 11/12/2016

Sự hiện diện của Các Bạn sẽ làm tăng thêm niềm vui của buổi tiệc.
Nếu có Bạn nào về sớm hơn và không có nhà thân nhân ở Vĩnh Long, chúng tôi sẽ sắp xếp nơi nghỉ.
Thông Báo này thay thơ mời.

Vĩnh Long ngày 09  tháng 11  năm 2016
          Thay mặt Nhóm Tổ Chức
                 Huỳnh Hữu Đức

Mọi thắc mắc xin liên hệ:
- Hoàng Thị Thơ: Số điện thoại  012446622424
- Lê Ngọc Điệp Số điện thoại  0918066445
- Hoàng Xuân Khải Số điện thoại 01247589015
- Huỳnh Hữu Đức  Số Điện Thoại  0942332776
  Email : namvat@yahoo.com

Mưa Bay Trong Đời - Thơ Hoài Ziang Duy - Phổ Nhạc: Anh Bằng



Thơ Hoài Ziang Duy
Phổ Nhạc: Anh Bằng
Tiếng Hát: Ngọc Quy


Tình Thu Trao Đi



(Họạ KKTĐ/TY*)

Thi nhân không cần vội vã
Giòng văn cứ nhẹ nhàng trôi
Gió mây luôn bay hối hả
Đưa thơ đi khắp khung trời

Mùa Thu ươm đầy giấc mộng
Thà hồn trên những trang thơ
Thi ca người không lập dị
Thì tôi vẫn dệt ước mơ

Tim ai có còn nguyên vẹn
Chân tình hãy sớm trao đi
Cho hai mảnh đời rung động
Tan trong ước vọng Xuân thì.?

[*Họa theo đúng thể 6 chữ &12 cước vận]

ChinhNguyen/H.N.T. 
Nov.2.2016

Tình Hồng



Thả hồn nhẹ bước thong dong
Thắt chiếc bím nhỏ guốc dong quê mùa
Tình như ngọn cỏ gió đùa
Người em mộc mạc đành thua sắc tài

Kim Phượng
***
Sắc tài không giữ chân ai
Tình chân tâm thật tim lay nhẹ nhàng
Dáng quê tha thướt diụ dàng
Thoáng qua nhưng đã giữ chàng bước chân

Kim Oanh
***
Ép hoa làm bướm kết thân
Cỏ dại anh kết nhẫn vàng trao tay
Tơ tình anh dệt đêm dài
Mong ai thấu hiểu không thay đổi lòng

Yên Dạ Thảo
***
Anh nào so ví loài ong
Tìm hoa hút mật thong dong ngoài vườn
Nhìn em mộc mạc dễ thương
Guốc vong, áo trắng ngát hương mặn mà


Song Quang
***
Yểu điệu thục nữ kiêu sa,
Khoan thai guốc mộc đậm đà có duyên.
Gặp nhau thân mến bạn hiền,
Khen ai gương mặt chữ điền khó quên,

Mai Xuân Thanh
Ngày 15 tháng 11 năm 2016
***
Tình Hồng

Dừng chân trước cửa nhà ai
Không dám bước tiếp sợ sai độ đường
Tình hồng xin gởi người thương
Cho dù mộc mạc lỡ vương vấn rồi

Nguyễn Cao Khải


Ở Đây Ngày Mưa - Tìm Nhau Ngày Mưa


Ở Đây Ngày Mưa

Ở đây có những ngày mưa
Tôi cô đơn bóng em vừa chợt qua
Mưa hôm nào mưa tình xa
Mưa vương quấn quít theo tà áo em

Ở đây ngày tháng không tên
Mưa từ kỷ niệm ướt mềm vai tôi
Mưa đầm đìa lên mắt môi
Tìm đâu ngày cũ xa rồi dấu yêu

Ở đây mưa mãi cô liêu
Ly cà phê đắng giữa chiều mưa bay
Lạnh lùng từng giọt ngất ngây
Lênh đênh trong giấc mộng đầy tìm nhau

Ở đây mưa buốt lòng đau
Đưa tay vuốt mái tóc nhàu thời gian
Một mình xuống phố lang thang
Nghe mưa trên những ngỡ ngàng tình xa

Khiếu Long
***
Tìm Nhau Ngày Mưa


Vắng người trời cũng sầu mưa
Thiếu người gió buốt cũng vừa chạm qua
Van mưa mau tạnh rời xa
Mang chút nắng ấm chiều tà sưởi em

Đường tình ngày ấy mang tên
Hai chiếc bóng kết ướt mềm lòng tôi
Mưa xưa nồng ấm bờ môi
Mưa nay nhoà nhạt phai rồi hương yêu

Quán cũ hò hẹn tịch liêu
Phố phường lất phất bao chiều áo bay
Tìm lại bóng dáng thơ ngây
Hoài mơ nhung nhớ đong đầy cho nhau

Tim hằn tì vết xót đau

Mưa bão vây bủa úa nhàu không gian
Quạnh hiu phòng vắng thênh thang
Bắt bóng mộng vỡ ngỡ ngàng người xa…..

Kim Oanh

28/10/2016

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Giao Mùa - Song Quang

(Cảm tác từ Giao Mùa của Kim Oanh)


Thơ: Song Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh


Có Bao Giờ Em Để Ý?



Có thể em chưa hề để ý
Khi em dần lớn với thời gian
Má thêm vàng võ cùng năm tháng
Em vui khoẻ trưởng thành
Má cằn cỗi mong manh
Nhưng từ tận đáy lòng
Má tràn đầy hạnh phúc
Tình Má thật mênh mông
Biết lấy gì đong đếm
Biết lấy gì so đo...

Quên Đi

Kiếp Sau Còn Có Thệ Nguyền?



Nếu sau có thấy tôi đời trước
Ta lạ người rồi hay chính ta
Có phải chốn xưa sông núi cũ
Cõi tạm đi về đâu đã xa

Em có nhớ gì thân kiếp trước
Chia sẻ cho đời thêm dễ thương
Có cánh phượng hồng trên mái tóc
Về đâu chiếc bóng hẹn bên đường

Ta nhớ ngày xưa làm thi sĩ
Lãng mạn trong đời tựa nhánh rong
Yêu người như thể yêu mệnh bạc
Gom hết tình ta sống dối lòng

Nếu phải tình cờ sau gặp lại
Biết còn níu lấy nợ tình xưa
Có tưởng môi cười son mắt ướt
Hay bước quên chào vội tiễn đưa

Ở buổi chiều hôm rời cuộc chiến
Nắng vàng hanh yên phận mộ người
Vẳng nghe vọng tiếng chuông theo đuổi
Báo thức hồn ai oán nụ cười

Cho đến cuối đời làm ẩn sĩ
Cánh lá chưa khô hết muộn phiền
Về đâu dưới bóng trăng viễn xứ
Chỗ đâu nằm, gió thoảng an nhiên

Ai nói thệ nguyền câu son sắt
Cả lúc ái ân ở cuối trời
Tưởng nhớ mùi hương ơn đáp trã
Tiếng chim lẻ bạn gọi tình ơi

Ta thà như giọt sương mai sớm
Đọng ở đầu cành nụ hướng dương
Ở chỗ quên về trong cõi mộng
Nghe gọi tên em đoá vô thường

Hoài Ziang Duy


Chu Trung Dạ Vũ - 舟中夜雨 - Bạch Cư Dị - 白居易

Trên đường nhậm chức mới Tư Mã Giang Châu, Bạch Cư Dị sinh bệnh thật hay buồn vì bị giáng chức?



舟中夜雨       Chu Trung Dạ Vũ

江雲暗悠悠, Giang vân ám du du
江風冷修修。 Giang phong lãnh tu tu
夜雨滴船背, Dạ vũ trích thuyền bối
夜浪打船頭。 Dạ lãng đả thuyền đầu
船中有病客, Thuyền trung hữu bệnh khách
左降向江州。 Tả giáng hướng Giang Châu
  白居易                        Bạch Cư Dị

Dịch Nghĩa: Trong thuyền đêm Mưa

Trên sông mây xám phủ mù mù
Gió trên sông thổi lạnh căm căm
Mưa đêm nhỏ giọt trên mui thuyền
Sóng đêm đánh vào đầu thuyền
Trong thuyền có người khách đang ốm

Bị giáng chức đổi đi Giang Châu

Dịch Thơ:
Trong thuyền đêm Mưa

Trên sông mây xám mù mù
Gió sông chẳng ngớt ù ù lạnh thêm
Mui thuyền tí tách mưa đêm
Sóng khuya vỗ mạn khó êm giấc nồng
Bệnh mang khách ở khoang trong
Giang Châu giáng chức xuôi lòng tái tê.

Quên Đi
***
Ngủ Thuyền Đêm Mưa

Dòng sông mây khói phủ mù,
Lăn tăn sóng gợn gió vù rét thêm.
Mui ghe lộp độp thâu đêm,
Mạn thuyền sóng vỗ bập bềnh chẳng mong.
Giữa khoang khách bệnh nằm trong,
Giang Châu xuống chức đau lòng dại tê.

Mai Xuân Thanh
***
Trong Thuyền Đêm Mưa


Mịt mờ mây xám phủ trên sông
Buốt giá căm căm ngọn gió lồng
Lộp độp trên mui mưa nhỏ giọt
Ì ào sóng vỗ mạn thuyền cong
Trong khoang, khách ốm nằm thiêm thiếp
Giáng chức đi xa, nát cõi lòng.

Phương Hà phỏng dịch
***
Trong Thuyền Đêm Mưa

Mây tối trời vời vợi

Ðêm gió lạnh sông dài
Mưa mui thuyền gõ nhịp
Sóng đầu thuyền giận ai 
Bệnh nằm thuyền giáng đọa
Giang Châu nào có hay

Phạm Khắc Trí
***
Nỗi Đau Khi Đổi Đi Bị Giáng Chức

Mây đen vần vũ trên sông,

Gió căng giá rét nghe lòng lạnh căm.
Mui thuyền lộp độp mưa dầm,
Đầu ghe sóng vỗ ì ầm suốt đêm.
Trong khoan khách bịnh đang rên.
Giang Châu, giáng chức buồn tênh não nùng.

Mai Xuân Thanh
***
Trong Thuyền Mưa Đêm

Mù mù sông phủ bởi màu mây
Gió buốt căm căm lạnh chốn nầy
Tí tách mưa đêm mui vọng tiếng
Canh khuya sóng vỗ mạn thuyền cây
Khoang trong vị khách đang lâm bệnh
Bị đổi Giang Châu sầu thảm lây

Kim Phượng

***

 Trong Thuyền Mưa Đêm

Một màu mây xám giăng mù trên sông
Kéo theo gió rét lạnh căm cõi lòng
Mui trên rã rít giọt đêm âm vọng
Vỗ mạn giấc nồng chao đọng chẳng yên
Khách ở trong khoang thuyền mang tâm bệnh
Giáng chức lên đường nhận lênh Giang Châu

Kim Oanh
***

Đêm Mưa Trong Thuyền

Ảm đạm sông mây xám,
Gió sông rét căm căm.
Mui thuyền mưa đồm độp,
Đầu thuyền sóng ì ầm .
Trong thuyền người lâm bệnh,
Giang Châu bến xa xăm!

Đỗ Chiêu Đức

***

Mua Đêm Trong Thuyền

Trên sông đen kịt mây đùn
Gió sông lạnh ngắt não nùng lòng thêm
Trên mui rỉ rả mưa đêm
Sóng khua rào rạt mạn thuyền lướt êm
Trong thuyền khách ốm, tiếng rên
Giáng quan vò võ xuôi miền Giang Châu

Mailoc phỏng dịch

Cảm Tác: Giao Mùa



Lay hồn thơ chiếc lá thu phai
Dìu bước thi nhân động gót hài
Mưa giọt giao mùa rơi bất chợt
Trên cây tiếng lá buồn ai hay

Kim Phượng
***
Giao Mùa
( Từ Giao Mùa của Kim Phượng)

Gió thu mang đến cô đơn
Niềm thương tha thiết lờn vờn đâu đây
Gọi tên khuây khỏa buồn nầy
Người đi nỗi nhớ đong đầy năm canh.

Nguyễn Cao Khải

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Trần Ngọc Em-Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp - NK 62-69








Hình Ảnh Trần Ngọc Em

Tóc Mây


Nàng xuân điểm tạo nét duyên bày
Mái tóc nhu mì chớm nhẹ bay
Thả cánh vai gầy buông sợi mảnh
Xuôi bờ má thắm ghép nhung dày
Hương bồ kết tẩm hồn hoa dại
Áo lụa vàng in bóng dáng say
Ngắm cõi hư không mà gửi mộng
Thời gian sắc ảo lướt theo ngày!

Nguyễn Đắc Thắng
20160923

Trở Về Đà Lạt




(Gởi nhà thơ Lê thị Vinh Tính - Đà Lạt)

Anh xa em từ khi rời Đà Lạt

Đồi Robin thấy khác phải không em
Không anh – em có thao thức từng đêm
Hay vẫn vui bên bạn bè thân thiết ?

Em từng nói tình yêu ta bất diệt
Không xa rời - tha thiết ở bên nhau
Khóe mắt nào em che dấu niềm đau
Màn lệ mỏng rơi nghiêng chiều thung lũng.

Đi bên nhau dưới cơn mưa ướt sũng
Chiều lang thang lá rụng ngập bờ vai
Tay trong tay mà tâm trạng u hoài
Gần thế đó mà xa vài vạn dặm.

Ta giận nhau buổi chiều vàng rét đậm
Mưa không rơi nhưng sương phủ tình sầu
Nụ cười nào nhớ lại buốt niềm đau
Rồi nuối tiếc mơ hoài hình bóng cũ.

Chiều bơ vơ trên ngọn đồi cô lữ
Nhớ về em cô gái Huế làm thơ
Anh thấy buồn - lòng dạ chợt ngẩn ngơ
Khi dừng lại trên lối mòn thuở trước.

Sương tối phủ giăng tâm hồn rét mướt
Em ơi! Anh đã quay bước trở về...

Dương hồng Thủy

Thầm Kín - Phượng Linh - Giao Linh


Sáng Tác:Phượng Linh 
Tiếng Hát: Giao Linh
Thực Hiện: Đặng Hùng

Đôi Tay Biết Nói Của Nguời Nữ

Là đàn ông nên chuyện bắt tay thường tình đến chẳng ai nhớ là đã từng bắt tay ai. Rồi xã hội văn minh lên, thời đại bình đẳng hơn. Mọi người dần quen mắt với hình ảnh phụ nữ bắt tay nam giới trên truyền hình, nơi công cộng, trong sở làm, đồng nghiệp nam nữ bắt tay nhau trong nhà máy, bạn bè nam nữ bắt tay nhau khi gặp lại… Nhưng tôi lại cảm nhận từ bàn tay nữ giới qua cái bắt tay của họ là họ nắm tay người đối diện một cách rất phụ nữ chứ không hoàn toàn xã giao như cái bắt tay của đàn ông.

Có lẽ chiều qua, mọi người ra về vui vẻ với cuối tuần nghỉ lễ. Riêng tôi đem về nhà cái nắm tay của bà bạn làm chung trong hãng. Trước hết, tôi không biết bà bao nhiêu tuổi, là người gì, chồng con ra sao, vui buồn tâm tư, hoàn cảnh thế nào… Thú thật không ưa tính nết bà nên tôi không quan tâm. Chỉ biết bà nói tiếng Anh rất khó nghe đến ông sếp người Mỹ còn ngán bà phân bua, nên tôi sợ hơn nữa vì bà hay nói nhỏ với tôi mới khổ. Khổ nhất là hôm bị cô em người Việt bắt quả tang bà dúi tiền vô tay tôi, rồi lại thì thầm vào tai tôi… Cô tra khảo mãi là chuyện gì, nhưng tôi không nói được vì biết cô cũng không ưa bà. Nói làm sao được với nỗi khổ của người khác ngoài sự thấu hiểu và chia sẻ.

Trời ơi, khi thương củ ấu cũng tròn/ khi ghét bồ hòn cũng méo. Tôi ước gì bà ấy biết và hiểu câu tiếng Việt đó để giữ thân làm việc chung với người Việt mà tánh bà lại ưa than phiền người này với người kia. Tánh tình gì mà càm ràm tới chính mình cũng không tha, cứ mỗi lần bà làm sai, tôi nhắc nhở bà làm việc phải tập trung hơn. Bà cằn nhằn luôn cả bà, "Ông có biết là tôi giận tôi lắm không, tôi chẳng làm được việc gì cho đúng cả!" Rồi bà khóc.

Từ đó, tôi cẩn thận hơn với những đôi mắt không ưa bà để cho bà mượn năm đồng đi ăn trưa, mười đồng đi chợ chiều, hai chục đổ xăng giữa tuần… Bà phiền đến tôi muốn đưa bà đi chỗ khác để tôi hết bị sếp trên càm ràm vì bà làm thì dở, hay quên, thiếu sót, sai lộn… Bà chỉ giỏi nhất là làm chậm vô địch và than phiền người khác. Nhưng lòng tôi lại chùng xuống khi nghĩ đến khả năng mất việc của bà sẽ cao lắm nếu đẩy bà đi chỗ khác.

Trời thương đôi bạn già nên cho lắm lúc bà cũng dễ thương ra phết, nữ tính bể bờ. Như hôm sáng sớm, bà đến chỗ tôi, cười một nụ bát quái trận đồ, rồi hỏi tôi màu son môi có hợp với bà không? Trời ơi, tôi bị say sóng thần tới hấp hối. Bà đi rồi, người bạn trẻ ngồi bên lên tiếng, "Đúng là con mẹ điên!" Nhưng tôi thương bà lắm, từ hôm bà hồn nhiên đi vào tim tôi, "hôm qua tôi làm bánh, may là kịp nhớ đến ông chứ không thì mấy đứa con tôi đã ăn hết…" Bà cho tôi cái bánh gói trong miếng lụa hồng. Làm tôi ăn thì sợ câm với bùa mê Ả Rập. Nhưng ai lại vứt bỏ một tấm lòng.

Đến hôm đám trẻ tựu trường, bà lại nói nhỏ với tôi, bà cần mượn tôi hai trăm để sắm sửa cho tụi nhỏ chút đỉnh tựu trường. Lòng tôi bâng khuâng xa, nhớ những năm sau biến cố ở quê nhà. Mẹ tôi xuôi ngược chợ sáng chợ chiều để may cho con cái áo lành, mua cho đôi giày mới để đi tựu trường. Người mẹ nào rồi cũng về trời, nhưng lòng mẹ tại thế truyền đời những vất vả, lo toan. Những lúc bà rối trí, bù đầu với mọi người la làng bà làm chậm, làm sai... làm cản trở công việc của họ. Tôi đến giúp bà một tay cho kịp supply cho mọi người bớt ồn. Qua vai bà thấp thoáng hình ảnh mẹ tôi đổ xà bông giặt vào nồi cá kho hôm 30 tháng 04 năm 1975 mà cứ ngỡ là đường. Đầu tóc mẹ tôi cũng rối bời, ngơ ngác, lạc thần ánh mắt khổ đau của người mẹ với bầy con nhỏ thời tao loạn.

Tôi đưa bà hai trăm như tạ ơn những người mẹ, nên chỉ nói được với bà hai điều, "một là không cần trả tiền lời cho tôi. Hai là bao giờ có thì trả, không cần gấp."

Nhưng chiều qua bà gởi lại tôi hai trăm, chúc tôi về nghỉ lễ vui vẻ. Tôi yên tâm khi nghe bà nói, mấy tuần nay chúng ta làm thêm giờ nhiều. Tôi để dành được nên xin gởi lại ông. Tôi không muốn cầm lại từ khi cho vay vì cứ nghĩ trong đầu, trong đời đã nhận nhiều vất vả, lo toan từ lòng mẹ, sao không trả cho lòng mẹ lo toan, vất vả khác cũng là trả, đâu nhất thiết phải trả đúng mẹ mình. Tôi thấy tường u mê thủng một lỗ kim. Chỉ cần nhỏ lại lòng ích kỷ bằng sợi chỉ là chui qua được. Tôi cảm ơn bà lắm! Những chiều về muộn trời chao đảo cánh chim đơn. Tôi nghĩ người mẹ nào cũng là những vất vả cả đời để lo toan từng ngày cho đàn con vong ơn. Nhưng liệu bà có hiểu khám phá mới của tôi không? Cái lỗ mọt có thể làm đắm thuyền thì cái lỗ kim có thể làm xập đổ bức tường u mê. Nhưng cái bà ấm ớ như mảnh lụa hồng gói cái bánh vàng mỡ gà thơm phức đi tặng cho đời mà chẳng hiểu đời là bể khổ…

Nhìn đi nhìn lại chỉ còn tôi với bà trong chỗ làm. Mọi người đã ra cửa cả rồi. Tôi cứ ngập ngừng hai ba lần không nói được câu, "Thôi, bà cũng về nghỉ lễ vui vẻ đi. Chuyện nhỏ không cần ơn nghĩa nhiều." Nhưng bà cứ nắm tay tôi làm không nói được. Ông sếp đã có mặt ở công tắc đèn, chỉ đợi hai chúng tôi rời chỗ làm là ông tắt đèn để về nghỉ lễ. Nhưng ông sếp đứng lặng thinh chờ đợi. Ông biết tôi thấy ông, nên ông kiên nhẫn. Nhưng bà cứ nắm tay tôi như xạc điện; luồng cảm ơn chân thành, lòng biết ơn không quên, tình cảm nhớ mãi…

Tôi không biết bàn tay mình còn mấy ngón trong tay bà càm ràm. Chỉ thấy đời nhạt thết những lời răn vì người ta vẫn ưu ái người này, ghét bỏ người kia đến quên cả phận người đều bơi chung trong bể khổ. Chia nhau que diêm thắp sáng linh hồn, niềm tin trong khó nghèo cần hơn cái pháp danh, tên thánh…

Tôi lái về nhà, bỏ cuộc vui với mấy ông bạn đã hẹn hò từ trưa. Định gọi chúc lễ vui vẻ cho người bạn vừa gởi điện thư chúc lành cho tôi những ngày nghỉ. Những ngày kế đó sẽ chúc sau. Ngần ấy đã đủ cho những ngày nghỉ tủm tỉm cười với người tử tế quá sinh nghi!

"Về ngồi trong những ngày. Nhìn từng hôm nắng tàn…" Có lẽ cái nắm tay cũ nhất mà tôi còn nhớ được là năm tôi sắp đi học. Thường thì tôi phải ở nhà - dưới sự trông coi của bà vú. Nhưng hôm đó tôi được ra chơi chỗ cha mẹ tôi có cái xưởng trên bờ dưới bến. Những ghe chuối từ đâu chả biết, cứ nối đuôi nhau cặp bến sau nhà. Thế là nhiều người khuân vác những quầy chuối thật to, họ đi trên miếng ván dài như làm xiếc. Tôi lõ mắt trông chờ ai đó té xuống sông để cười vỡ bụng. Nhưng chẳng có ai té ngã cả.

Rồi tôi vào nhà xem những người ra chuối. Một quầy chuối to đến cả chục nải, nhưng chỉ lấy hai, ba nải to trái nhất. Đến những người khác đóng chuối vào thùng gỗ thưa, chêm rơm cho êm. Rồi lại những người khuân vác cũ, họ chất những thùng chuối lên xe vận tải. Đầy xe thì tài xế nổ máy, lái đi. Xe khác lại nối đuôi trên bờ như ghe này nối đuôi ghe khác dưới bến…

Chả có gì vui hơn miếng ván dài từ ghe bắc lên sàn gỗ sau nhà. Tôi đợi hết người lớn thiu thiu ngủ trưa, tôi làm nhà ảo thuật một mình. Nhưng trọng lượng của tôi không đủ nặng để tạo ra độ nhúng theo mỗi bước chân. Tôi đi xuống ghe nó không nhúng; tôi cố vác một quầy chuối để mình nặng hơn thì không nổi. Tôi. Tôi chỉ có cái bóng mình ngắn ngủn trên miếng ván đòn làm bạn, nhưng hai đứa cũng nghĩ ra được cách tăng trọng lượng. Tôi trở lên nhà thử sức, thì khuân nổi một cái thùng không. Tôi mừng vui với cái thùng gỗ mỏng đóng ô ca-rô thì mình vẫn thấy đường đi, là miếng ván đòn để đừng bước trật chân mà rớt xuống sông.

Thế mà miếng ván đòn vẫn không nhúng. Tôi quyết định tự nhúng… bằng cách nhắm mắt lại! Tôi thật sự có cảm thấy miếng ván đòn trũng xuống theo bước chân tôi, rồi trồi lên theo bước tiếp. Thích quá. Tôi bước nhanh chân cho nó nhúng nhanh hơn.
Tôi bước xuống sông.
Là trẻ con miền sông nước thì ba tuổi đã lội như rái. Tôi năm, sáu tuổi, sắp đi học rồi thì qua sông một mình là chuyện nhỏ. Nhưng ngặt cái lời trù ẻo cho người ta té thì mình ngã. Mà ngã khỏi bơi luôn vì cái thùng gỗ cứ trùm lên đầu tên gian ác ốc tiêu.

Khi bản năng đạp tung được cái thùng gỗ thì vừa lúc hết hơi, bụng đã uống đầy nước sông quê hương nên tôi đi thăm hà bá. Nhưng bỗng thấy lờ mờ trên ván đòn có một bàn tay vươn ra. Tôi cố ngoi lên bằng được để nắm bàn tay ấy.

Bàn tay người cứu mạng nay đâu? Giá gặp lại con gái bà chủ ghe chuối năm xưa thì lấy thân đền đáp cũng cam lòng. Nhưng nợ trả được chứ ơn thì chỉ mang suốt đời này thôi. Cứ nhớ bàn tay cứu mạng nhỏ nhoi mà chừa gian ác lớn, hết dám trù ẻo ai trong đời phất phưởng nữa.

Ngoài kia nắng tàn, mây trôi gió ngàn. Cảm giác ngày mai không phải đi làm len lỏi vào từng mạch máu. Làm nhớ quá đi thôi cái nắm tay thị thành,

Tuổi nhỏ qua nhanh như mưa nắng quê nhà. Chiến tranh leo thang xé nát những vùng quê. Tôi về thành đi học. Chiều Sở thú thích lắm. Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm thật thơ mộng với tuổi học trò hay do con gái bên trường Trưng Vương đẹp nức nở... Nên mấy thằng Vỏ Trứng Thối (Võ Trường Toản) cứ chiều là ngẩn tò te như Huy Cận đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ, từ đàn anh Đệ Tam, Đệ Nhị, tới mấy thằng nhóc con Đệ Thất, Đệ Lục… đều treo ngược linh hồn ở cành cây hết trọi. Vì thế mà tôi tông vô xe hơi, chứ không phải xe hơi đụng tôi.

Trời ơi thảm họa. Con ngựa sắt của chàng dũng sĩ tí hon đã què chân trước là cái bánh xe đạp đã hình số 8. Dũng sĩ không què nhưng ê mông, đau điếng với đầu gối, cùi chõ đỏ lè. Phần tiếc cái xe đạp là gia tài nên tôi nhắm mắt dưỡng thần, mặc người ta nói tôi đau tới ngồi luôn dưới mặt đường trước phủ thủ tướng mà không biết xấu hổ nam nhi.

Rồi người đàn ông rất lịch sự trong trí nhớ tôi. Ông bước xuống xe để đỡ tôi đứng dậy. Tôi nhớ đã bảo ông, "Chờ cháu chút. Cháu không bị gãy chân đâu. Chỉ đau thôi." Ông khom người xuống, định bồng bế tôi vô lề đường. Tôi cũng không chịu.

Nhưng định mệnh đến thì phải cúi đầu. Ai mà ngờ được định mệnh là trong xe có con Tiểu Long Nữ bên Trưng Vương. Nó mở cửa sau, bước xuống xe làm lóa mắt như xe chở mây, mây bay ra kìa… Đẹp não nùng hơn mấy bà chị bên ấy nhiều. Dương Hoá mê liền cái giọng ngọt lừ như nước mía ép ở hồ bơi Yết Kiêu, "anh chảy máu rồi đó cha ơi! Chở anh đi nhà thương mau đi cha."

Rồi Tiểu nói với Dương, "anh đau lắm phải không! …em xin lỗi." Tiểu chìa cả hai tay cho Dương, "anh ráng đứng lên đi…"


Tôi nắm bàn tay nhỏ bé nhưng nỗi nhớ lâu dài vì bàn tay biết nói. Chỉ một cái xiết tay yếu xìu con gái mà hết đau. Nhưng lại rất đau khi lạc mất tay nhau theo cuộc đổi đời. Mấy mươi năm rồi vẫn nhớ hơi ấm bàn tay thay băng đầu gối cho tôi những chiều tan trường về. Vết thương da thịt không muốn lành thì lên sẹo, vết thương lòng không sẹo nên rỉ máu tháng năm, cứ hè về lại nhớ đến lần đó chia tay, gió đêm không nhiều sao lá rơi bay/ đường dài suốt như đêm dài thao thức…

Cái nắm tay giữa người với người lạ lắm! Điện thân tương hợp là chan hoà ngay, quý mến nhau sâu… cứ như quen thuở nào. Cái nắm tay giữa người với người không duyên cũng nợ nói gì nhân duyên. Nhớ tôi nằm mê man mấy ngày vì sốt rét khi đi dạy học xa. Tay thằng bạn thay cho cái áo đẫm mồ hôi lúc nửa đêm thật chan chứa ân tình như trăng côi cút lùa vào cửa sổ. Tay cô giáo phòng bên thay cho cái khăn hạ nhiệt trên trán lại thấy mát lòng như uống nước chanh mùa hạ. Nhưng cái nắm tay trong cơn mê sảng của người vượt sóng băng rừng đến ngay. Vì mấy thằng bạn tôi sợ tôi chết quá nên đánh điện tín gấp.

Tôi hôn mê rất sâu vì đâu có thuốc men gì. Cứ vắt sức trẻ ra mà chịu đựng những cơn sốt hết nóng rồi lạnh đến mơ hồ, ảo giác… Nhưng chỉ cái nắm tay đúng người tôi mong là đả thông kinh mạch, sốt rét lùi xa… để chiều còn ra biển ngắm mặt trời lặn. Thì ra buồn chán, tuyệt vọng, cả bệnh hoạ, nếu nắm được bàn tay cho ta cảm giác được che chở, thấu hiểu, chia sẻ… những buồn đau vơi đi nhiều lắm!

Khác với cái bắt tay xã giao của nam giới. Tôi cảm nhận nữ giới, họ nắm tay người đối diện hơn là bắt tay. Cái nắm tay của nữ giới như được đặc ân từ tạo hoá cho họ biết diễn tả, bàn tay họ biết truyền đi những thông điệp, chứ không đơn giản chỉ là bắt tay đồng lõa của đàn ông.

Lâu rồi, trên báo Science có bài viết về đôi "dã nhân phương nam - southern apes" được cho là thủy tổ của loài người vì họ đã sống cách nay tới hai triệu năm. Nhưng độc đáo nhất của phát hiện năm 2008 của những nhà khảo cổ vẫn là đôi bàn tay với ngón cái thon dài chứ không ngắn và cục mịch như những giả thuyết khác về thủy tổ loài người. Chiếc cổ tay của bộ xương nữ giống y như của loài người ngày nay. Đôi bàn tay của người nữ hai triệu năm trước đã được các nhà khoa học diễn tả rất khoa học là khéo léo vô cùng. Không chỉ biết xài dụng cụ mà còn biết chế tạo ra dụng cụ để xài… Nên chẳng lạ gì thêm hai triệu năm sau, đôi tay người nữ biết nói, biết diễn tả.

Tiếc là người đời hời hợt nên không chú ý mấy đến phần đẹp nhất trên cơ thể người nữ là đôi tay của họ. Nơi ta có thể nhận biết những điều không chót lưỡi đầu môi, "em yêu anh lắm!" rất khó nói bao nhiêu thì thật lòng bấy nhiêu qua cái nắm tay thật nhẹ nhưng ấm áp của nàng.

Phan
Ngô Minh Trí sưu tầm

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Vĩnh Long Sau Cơn Mưa Cuối Tháng 10 - 2016




Ảnh đường Trương Nữ Vương Phường 1,thành phố Vĩnh Long sau cơn mưa chiều.


Hình ảnh Huỳnh Hữu Đức

Bài Thơ Mùa Thu - Thơ Bích Huyền- Phổ Nhạc Phạm Anh Dũng


Thơ: Bích Huyền
Phổ Nhạc: Phạm Anh Dũng 
Tiếng Hát: Xuân Thanh  

Tôi Cứ Ngỡ


Tôi Cứ Ngỡ

Tôi cứ ngỡ... tim hồng đã đóng,
Để tôn thờ hình bóng một người.
Đã cùng thề nguyện chung đôi,
Đâu ngờ tan vỡ, tình trôi xa rời!

Tôi cứ ngỡ ... tình thơ đã hết,
Kể từ khi tình chết theo người.
Chuyện lòng rồi cũng khép thôi!
Nào ngờ trỗi dậy một trời nhớ thương.

Ai có biết cuộc đời... vẫn sống,
Thì còn yêu, còn mộng còn mơ.
Tim hồng mở ngõ vương tơ,
Khi lòng xao động... tình thơ mở lời.

Lý Lệ Mai
***

Nghe Lòng Còn Xao Động  

Biệt ly... khép lại trang tình sử,
Mộng vỡ tan tình tự kiếp người.
Còn đâu ước hẹn lứa đôi,
Mà nay đành đoạn khúc nôi rã rời.

Thật không ngờ... duyên may phận lỡ,
Rồi chia tay dứt nợ xa người.
Động lòng trắc ẩn thì thôi,
Ai hay say đắm rối bời mến thương.

Nhân sanh khởi sắc...trong đời sống,
Vẫn yêu thương mơ mộng đợi chờ.
Tâm hồn vương kén nhả tơ,
Nghe lòng rộn rã... tiếng thơ lựa lời.

Mai Xuân Thanh

Ngày 03 tháng 11 năm 2016

Mong Manh


Bài Xướng:
Mong Manh

Nhìn lá thu vàng rõ tử sinh
Ngày nao hoa lá nắng lung linh
Mà nay run rẩy trên cành bám
Cơn gió vô tình lá viễn chinh!

Mailoc
***
Bài Họa:

Mong Manh


Cám cảnh cây khô, sống tử sinh,
Con người vốn quý, chết vong linh.
Thu đông lạnh lẽo cây thay lá,
Tết nhất huy hoàng hết chiến chinh.

Mai Xuân Thanh,
***
Các Bài Cảm Tác: 

Mong Manh


Mơn man phiến lá gió lay cành
Uống nắng tơ vàng đượm sắc xanh
Mỗi độ thu về thêm rực rỡ
Cuốn theo chiều gió kiếp mong manh

Kim Phượng
***
Màu Thu Mong Manh

Kiếp lá mong manh tựa kiếp người
Mùa Xuân xanh mát với hoa tươi
Vào Thu vàng lá cành tàn úa
Cơn gió heo may rụng cả rồi!

Song Quang

Ai Sẽ Là "Tôi" Cho Tôi?



Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Đốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston, Texas.

Ôi bao dặm đường xa cách. Từ ngày mẹ tôi mất cha tôi sống một mình, ông không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và tôi không thể bỏ việc để dọn về nhà cha. Mùa Xuân năm ngoái cha tôi bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn. Bây giờ cha tôi phải vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu và cha tôi được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng ông. Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cha tôi vẫn còn cái minh mẫn của một ông giáo sư dậy toán cách đây mấy chục năm. 

Tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày tôi phải điện thoại, điện thư liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tôi tại viện dưỡng lão. Tôi cố gắng thu xếp để mỗi hai tháng đến với cha tôi một cái cuối tuần, và mỗi năm về một tuần vacation vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh. Tôi biết là cha tôi rất mừng mỗi lần thấy con đến thăm. Cái ánh mắt của cha tôi khi nhìn tôi chào ra về bao giờ cũng theo tôi suốt chuyến bay. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, tôi nhìn rất rõ lại hai con mắt của cha tôi. Bất giác tôi tự hỏi "Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là 'TÔI' để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?". 

Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển (bạn đã ngắm mặt trời lặn trên biển bao giờ chưa? Nó mất vào nước nhanh vô cùng). 
Cái thùng thư ba, bốn ngày không có người lấy, hay đống báo thành chồng trước hiên nhà, cỏ không cắt, lá không cào, các cửa sổ không mở là dấu hiệu cho hàng xóm biết nên báo cho cảnh sát vì chủ nhân trong căn nhà đó ở một mình và là một người già. 

Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già không phải là nỗi lo âu "quá đáng". Đó là một điều chúng ta nên nghĩ đến khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình. 
Bà Barbara Gordon có mẹ già 92 tuổi sống ở Florida, trong khi bà làm việc ở New York bà đã đặt ra câu hỏi "Who will be ME for me." Bà đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân như bà, không con hay có con tản mác mười phương, họ cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già: 

- Tôi sẽ sống ở đâu? 
- Tôi sẽ sống như thế nào? 
- Tôi có đủ tiền không? 
- Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động? 
- Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao? 
- Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ? 

Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau mà câu nào cũng rất mơ hồ. Cuối cùng họ đi đến kết luận: Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già. Họ làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam. 

"Có bạn bè ở mọi lứa tuổi." Đừng bao giờ nghĩ mình chỉ có thể thân với những người cùng lứa tuổi hay cùng hoàn cảnh như mình. Đồng ý là họ hiểu mình hơn nhưng đồng thời cũng chỉ nghe những than thở của nhau, không có gì mới lạ. Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống "Mới" này. Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ. 

"Kết thân với hàng xóm." Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên. Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy. Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm. Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa. Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi. Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý. Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già. 

"Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm" rất cần. Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấy của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.) 

"Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi." Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung. 

"Tiêu ít, để dành nhiều." Người trẻ để dành cho ngày mai. Người già để dành cho hậu sự. 
Cần kiệm luôn luôn là một đức tính. 

"Ăn uống cẩn thận hơn." Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe. Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ. Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng. Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì. 

"Thể thao nhiều hơn" Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn. Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi. Hãy đứng lên. Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình. Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình. Đừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn. 

Ngay bây giờ phải là "MÌNH". Có người đặt câu hỏi: "Ai thương tôi nhất" 

Câu trả lời: "Mình thương chính mình nhất" Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được. Họ chỉ chia sẻ một phần nào. Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều. Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn "Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh (tiếng Việt) hay lắm. 

Hoặc: "Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không? Sẽ có xe đón đấy."

Trần Mộng Tú