Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2024

Thu Ơi Đưa Lá Dùm Ai!


Thơ & Trình Bày: Ý Nga

Gửi Người Lãng Tử

 

Lãng tử lãng tử hề
Nỗi sầu giăng lê thê
Mấy mươi năm mòn gót
Xứ người tâm u mê

Lãng tử lãng tử ơi
Người xưa?
Quên ,,quên hết rồi
Trở về con phố nhỏ
Phấn son ..nhạt bờ môi

Đi giữa phố Duy Tân
Xuôi Cường Để nhớ thầm
Một đời trai kiêu bạc
Giờ mắt buồn lâm râm
Tìm lại hương ngây ngây
Tìm suối tóc ai bay
Đường chùa Cầu thật nhớ
Chợt lớn trong mắt say
Phô Thái học chiều mưa
Đường Bạch Đằng những trưa
Xe tay đờn ôm miết
Đưa em về ..về chưa

Kia Thu Bồn mành ghe
Che chắn em tứ bề
Giotj mưa buồn tí tách
mắt em mưa lê thê

Thôi thì tiễn nhau chi
Năm bày năm...dậy thì
Hóa thân thành thiếu phụ
Chiều về trĩu bước đi

Thiên Phương

Tâm Thiền Tĩnh Lặng

 
 
Thơ & Trình Bày: Minh Lương

Chút Quê Hương Và Em

 

Thời gian thấm thoát trôi qua!

Nhớ nhà mái lá, Nhớ quê Cha

Nhớ chiều ráng đỏ, Nhớ trưa mưa dầm

Nhớ con đường nhỏ bóng râm

Nhớ người kẹp tóc nhớ trâm em cài!

Nhớ vàng màu cánh hoa mai

Dưới trăng giặt lụa, Nhớ ai đêm rằm

Nhớ sao con mắt là răm, Nồng nàn ánh biếc chiếc cằm chẻ hai

Lại thêm răng khểnh nụ nhài, Khiến ai chết đứng chết ngồi vì ai!

 

Nhớ hàng cau nhớ vườn trầu, nhớ lần em tới nhịp cầu em qua, Nhớ đồng lúa chín mượt mà

Nhớ khóm trúc nhớ tre làng, nhớ ao rau mưống nhớ hàng chè xanh

Nhớ con đường cũ loanh quanh, nhớ hàng liễu rũ mong manh dáng kiều.

Nhớ lối cũ nhớ sáo diều, nhớ trưa nắng hạ nhớ chiều mưa đông

Vọng nhìn qua biển mênh mông.

 

Nhớ dòng sông nhớ nước sông, nhớ em ngượng ngập nói không nên lời

Nhớ điều e ấp vành môi che nghiêng nón lá mắt cười trao duyên

Mới hay một kiếp thuyền quyên, cô đơn bóng xế mái hiên dáng buồn

Trời mưa ướt cánh chuồn chuồn, nhớ môi em ngọt như đường mía lau

Nhớ khóm trúc nhớ hàng cau, nhớ em dáng liễu tóc thề gió lay nhớ hoài gò má hây hây

 

Nhớ cánh đồng đám cò bay nhớ em ánh liếc nhớ tay thêu thùa

Nhớ ruộng lúa nhớ nương khoai, nhớ ai dệt cửi nhớ ai nuôi tằm

Nhớ cây đa cổ đầu làng, nhớ quán nước nhớ cô hàng, nhớ lời em dặn nhớ điều Mẹ ru

Nhớ đồng cỏ biếc nhớ đàn cò bay, nhớ con bê nhỏ loay hoay

Đàn bò lững thững miệng thời nhơi nhơi

Chuông chùa vang vọng nơi nơi, Tù Và hú gọi nghỉ ngơi đón về

 

Câu kinh tiếng mõ a ê, hồi chuông thức tỉnh sinh linh mê lầm

Bây giờ cách biệt xa xăm nhớ tất cả nhớ thật nhiều.

Nhìn về Quê Mẹ trăm chiều xót xa!!


ThaNhân

Dây Tơ Hồng - Tác Giả: Đỗ Dung - Giọng Đọc: Hải Lan


Tác Giả: Đỗ Dun
Giọng Đọc: Hải Lan

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

Em Gọi Mùa Thu - Thơ: Lê Nguyễn Nga - Phổ Nhạc: Nguyễn Tuấn - Ca Sĩ: Hùng Phú


Thơ: Lê Nguyễn Nga
Phổ Nhạc: Nguyễn Tuấn
Ca Sĩ: Hùng Phú

Người Quen Vừa Qua Đời

 

Tôi đã buồn suốt một buổi chiều,
Khi được tin anh vừa qua đời,
Hôm nay trời mùa Thu muốn khóc,
Mùa Thu sẽ tiễn đưa một người.

Tử sinh vẫn là chuyện đời thường,
Không ngăn được giọt lệ tiếc thương,
Mới hôm qua người thân gần gũi,
Hôm nay đã chia lìa đôi đường.

Anh trải qua những ngày ốm đau,
Những lần xét nghiệm những lo âu,
Những toa thuốc những lần xạ trị,
Không cứu được anh, chẳng nhiệm màu.

Khi linh hồn đã lìa xác thân,
Anh đã trả xong món nợ trần,
Căn bệnh theo anh về cát bụi,
Anh bây giờ một cõi yên bình.

Ngày mai đưa anh ra nhà quàn,
Có vợ con anh, có họ hàng,
Có bạn bè thăm anh lần cuối,
Có khói hương và vòng hoa tang

Cho tôi gởi một nén hương lòng,
Tôi ở xa không thể viếng thăm,
Với người sống và người vừa khuất,
Tôi chia nước mắt chia nỗi buồn.

Thế là anh đã xa thật rồi,
Mùa Thu thêm một chiếc lá rơi,
Anh hãy nhẹ nhàng như chiếc lá,
Chiếc lá khô bay về cuối trời.

Nguyễn Thị Thanh Dương.

Họa Sĩ

 

Anh vẽ gì, vẽ Sài Gòn hoa mộng
Trải trên khung tranh thành phố lặng câm
Khi xưa những vòm hoa cao trước cổng
Đan vào nhau những ước vọng trong lòng

Anh vẽ lại gì khu phố Bàn Cờ
Trên những ô vuông đèn sao lấp lánh
Anh vẽ chăng những quán hàng nhộn nhịp
Vẽ lòng em cảm nhận những vần thơ

Anh vẽ em qua phố mờ khung ảnh
Vẽ bước ta đi tưởng những đường dài
Ôi anh vẽ những gì đâu trong mộng
Tiếng những thân quen phố xá lượn vòng

Căn nhà nhỏ anh nhìn giữa khoảng không
Trong quán vắng bạn đi, vầng trăng khuyết
Anh vẽ cho mai sau những gì quen biết
Bức tranh Sài Gòn dựng lại cùng nhau.

Lê Mỹ Hoàn



Những Ngày Xưa Thân ÁI

 

“Hồi tưởng về bạn cũ trường xư: Trung học
Phan Thanh Giản"Đoàn Thị Điểm. Cần Thơ”

Thời niên thiếu vẫn âm thầm thương nhớ
Đẹp ngút ngàn trong hồi tưởng dấu yêu
Gío hiu hiu mát rượi bến Ninh Kiều
Phượng hong nắng sân trường Đoàn Thị Điểm
Tuổi xanh ơi, sao no tròn ngọt lịm!
Vườn Ổi, Chợ Bà, Tham Tướng, Cái Răng...
Ngày rong chơi, đêm ngắm bóng chị Hằng
Ánh trăng sáng trải trên dòng "Bắc-sắc"
Bên kia xóm Chài hiền hòa say giấc
Trong ảo mờ le lói bóng xuồng câu
Nhạn kêu sương lặng lẽ lướt về đâu?
Lòng êm ả trước sông dài vắng lặng
Các nam sinh của trường Phan Thanh Giản
Tuy học trò mà quỉ quái tinh ranh
Nữ sinh bọn tôi quen nếp ngoan lành
Chăm sách vở nơi trường Đoàn Thị Điểm
Rồi cao hứng đám nam sinh đánh tiếng
Gởi thư mời dự lửa trại trường nhà
Họ còn ra điều thách đố ba hoa:
“Bọn trường nữ ai dám qua họp bạn...?”
Chúng tôi ghét! Liền ghi tên trước hạn:
“Phan Thanh Giản cứ tưởng bở! Đừng hòng!
Chúng tôi đông, trăm gió góp thành dông
Sẽ uy mãnh thổi bay phường rắn mắc…”
Đêm lửa trại có liên trường góp mặt
Trung học Long Xuyên, đại học Y khoa
Vĩnh Long, Mỹ Tho, Rạch Gía, Biên Hòa
Sa Đéc, Vĩnh Bình, Bến Tre, nhiều nữa...
Vỗ tay hát hò, nhảy quanh đống lửa
Đố vui, ăn uống, kể chuyện học hành
Thầy cô chuyên cần dạy dỗ tuổi xanh
Để chim nhỏ vững bay vào bão lộng
Trời Tây Đô như chuyển mình rung động
Cánh đại bàng từ Trà Nóc vút lên
Hỏa châu rơi vàng úa khắp trời đêm
Tuổi ngà ngọc sớm nhuốm màu chinh chiến!
Đêm lửa trại tàn, chia tay lưu luyến
Bạn mới thêm, bạn cũ vẫn keo sơn
Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm hết hờn
Tôi biết viết thư tình từ dạo đó...
Chiến tranh dằng dai... quê hương vẫn nhớ!
Đã bao năm không có dịp trở về...
Thương người thân, thương bè bạn, thương quê
Thương lớp học, sân trường, hoa phượng thắm...

Dư Thị Diễm Buồn

Tặng Em Mùa Thu



Tặng Em Mùa Thu

Tôi gửi vào thu một cánh thư
hồi âm đầy lá nhuộm mai chiều
ra sân nhẩm đếm từng phiến nhỏ
đọc cả mùa thu ơi cô liêu!

Có ai ngồi đếm hoa bươm bướm
bay đỏ hoàng hôn nơi cuối sông
mái khua sóng nhẹ thuyền đơn bóng
nhớ thuở Lưu Trần thật hư không!

Tôi gửi về em bài ca sao
ngoài hiên mưa lạnh lẻn song vào
tình thu nức nở âm giai điệu
ướt cả một thời rồi qua mau!

Đã dò dặn mãi ngày hôm nọ
có kẻ sang sông bỏ hẹn hò
cỏ lau chết đuối bờ đê nhỏ
bầy dế giun rầu tiếc ngẩn ngơ!

Còn tôi và khoảng trời thu hẹp
một góc bàn vuông dăm chén ly
sờ cằm bỗng thấy mầm kỳ dị
từng sợi râu mòn đâu có khi!

Tôi gửi về đâu những có không
mối tình nghệ sĩ cung tơ đồng
một mai em có về bên đấy
còn một chút gì nhẹ mênh mông!

Pham Quang Trung
***
Chỉ Trong Mơ

Tôi vẫn giữ hoài một lá thư
Em gửi cho tôi một buổi chiều
Lá thư bé, trong phong bì nhỏ
Vả tôi, trong phòng trọ, tịch liêu

Qua cửa sổ, vẩn vơ đàn bướm
Gió hiền hoà gợn sóng trên sông
Tôi ngồi đó, một mình một bóng
Thả hồn mình vào với thinh không

Thư em đến như một vì sao
Lấp lánh tim tôi rọi sáng vào
Nhạc khúc yêu đương dồn trồi diệu
Từng nốt, từng nốt, vút cao, mau

Và tôi nhớ buổi chiều vàng nọ
Hai chúng ta lần chót hẹn hò
Trời hôm ấy mưa phùn nho nhỏ
Thái độ em làm tôi ngẩn ngơ

Khép tôi vào không gian nhỏ hẹp
Em tặng tôi nụ hôn biệt ly ,
Không nồng ấm, lạnh băng, kỳ dị,
Khác hẳn với nụ hôn mọi khi.

Tôi tự hỏi, thật thế hay không
Hai chúng ta đánh mất chữ “đồng”?
Những hẹn ước của ngày xưa ấy
Đã rớt rơi vào cõi mênh mông?

Tôi vẫn giữ hoài lá thư xưa
Để nhắc mình thôi đừng ngu ngơ.
Mọi chuyện đều như làn gió thoảng
Tình yêu vĩnh cửu? Chỉ trong mơ!

Mùi Quý Bồng

10/31/2020
 

Après (Boucar Diouf) - Sau Này... Sẽ(Thái Lan)

  

Après

À peine la journée commencée et ... il est déjà six heures du soir.
A peine arrivé le lundi et c'est déjà vendredi.

... et le mois est déjà fini.
... et l'année est presque écoulée.
... et déjà 40, 50 ou 60 ans de nos vies sont passés.
... et on se rend compte qu’on a perdu nos parents, des amis.
et on se rend compte qu'il est trop tard pour revenir en arrière ...
Alors... Essayons malgré tout, de profiter à fond du temps qui nous reste...
N'arrêtons pas de chercher à avoir des activités qui nous plaisent...
Mettons de la couleur dans notre grisaille...
Sourions aux petites choses de la vie qui mettent du baume dans nos cœurs.
Et malgré tout, il nous faut continuer de profiter avec sérénité de ce temps qui nous reste.
Essayons d'éliminer les "après" ... je le fais après ... je dirai après ...
J'y penserai après ...

On laisse tout pour plus tard comme si
"après" était à nous.
Car ce qu'on ne comprend pas, c'est que:
après, le café se refroidit ...
après, les priorités changent ...
après, le charme est rompu ...
après, la santé passe ...
après, les enfants grandissent ...
après, les parents vieillissent ...

après, les promesses sont oubliées ...
après, le jour devient la nuit ...
après, la vie se termine ...
Et après c’est souvent trop tard....
Alors... Ne laissons rien pour plus tard...
Car en attendant toujours à plus tard, nous
pouvons perdre les meilleurs moments,
les meilleures expériences,
les meilleurs amis,
la meilleure famille...
Le jour est aujourd'hui... L'instant est maintenant...
Nous ne sommes plus à l'âge où nous
pouvons nous permettre de reporter à demain ce qui doit être fait tout de suite.
Alors voyons si vous aurez le temps de lire ce message et ensuite de le partager.
Ou alors vous le laisserez peut-être pour... "plus tard"...
Et vous ne le partagerez "jamais" ........ !?️

Boucar Diouf 
***
Bài Dịch:

Sau Này... Sẽ

Ôi, vừa mới bắt đầu một ngày... và rồi bây giờ đã là sáu giờ chiều rồi kia.
Vừa mới ngày thứ hai, mà nay lại thứ sáu rồi. ... và lại hết một tháng,
..và rồi lại một năm trôi qua.
... Và rồi thế là 40, 50, hay 60 năm trong đời của ta đã đi qua rồi.
...Và rồi ta nhận ra rằng ta đã không còn cha mẹ, bạn bè nữa rồi.
... Thế rồi ta nhận ra rằng bây giờ đã thật sự quá
muộn để trở lui ... Thế thì
... Dù sao đi nữa, ta cũng hãy cố gắng tận dụng làm tất cả những gì có thể được với thời gian còn lại...
Ta hãy luôn tìm kiếm những sinh hoạt mà ta yêu thích...
Hãy làm những ngày tháng u buồn ảm đạm của ta sáng loáng sinh động lên...
Ta hãy mỉm cười với những sự việc nhỏ nhặt thường gặp trong cuộc sống, chúng sẽ mang hương thơm vào tâm hồn chúng ta.
Và dù sao đi nữa, ta cũng vẫn phải tận hưởng khoảng thời gian còn lại của ta một cách thanh thản.
Bây giờ bạn hãy cùng tôi loại bỏ những điều" sẽ làm sau này" nhé:

*Lát nữa* tôi sẽ làm ...
*Lát nữa* tôi sẽ nói...
Tôi sẽ suy nghĩ *sau*...
Ta hoãn lại tất cả mọi việc để sau này sẽ làm , cứ như thể "*sau này*" là thuộc về quyền của chúng ta.
Bởi vì, điều mà ta không hiểu, đó là:
*Lát nữa*, thì tách cà phê sẽ nguội đi mất..
*sau này*, những việc ưu tiên sẽ không còn như
trước..
*sau này*, nét duyên dáng đã bị thời gian tàn phá..
*sau này*, sức thanh xuân đã qua đi...
*sau này*, con cái đã trưởng thành
*sau này*, cha mẹ lại già thêm..
*sau này*, những lời hứa hẹn đã bị lãng quên..
*sau này*, ban ngày đã thành ban đêm ...
*sau này*, cuộc sống sẽ kết thúc..

Và *sau này*, luôn thường là quá muộn..
Thế nên...Ta đừng hẹn bất cứ việc gì để mai sau rồi thực hiện..
Bởi vì nếu như lúc nào cũng chờ đợi để lát nữa hay mai sẽ làm, có thể chúng ta sẽ bị mất đi những giây phút quý báu nhất, những kinh nghiệm có ích nhất, những người bạn tốt nhất, gia đình lý tưởng nhất...
Ngày phải thực hiện là ngày hôm nay... Thời khắc là ngay bây giờ đây..
Chúng ta không còn ở lứa tuổi mà ta có thể cho phép mình được hoãn lại đến ngày hôm sau việc gì cần phải được thực hiện ngay tức khắc.
Về việc làm, hay đối với bạn bè, với anh chị em, với gia đình.
Thế thì, nào ta hãy xem thử bạn có thì giờ để đọc thông điệp này không, và sau đó có chuyển đến bạn bè hay không nhé.
Hoặc là có thể , biết đâu, bạn sẽ để..."* chút nữa đi, sau này đi, từ từ đã*"...
Và rồi bạn sẽ "* không bao giờ*" chuyển đến cho ai cả... .... !?️

Tháinữlan dịch


Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

Bài Thơ Mùa Thu - Thơ Bích Huyền - Nhạc Phạm Anh Dũng - Ca Sĩ: Mai Hương


Thơ Bích Huyền
Nhạc Phạm Anh Dũng
Ca Sĩ: Mai Hương
Thực Hiện:Hoàng Khai Nhan

Hỏi Người?

  


Có những đêm trăng trằn trọc
Mở ngăn tim đà nhánh mọc suy tư
Dạ có bồn chồn do dự
Nói một lời hay tư lự lặng thinh?

Có những đêm trăng một mình
Dòng suy nghĩ ừ cái tình không nợ
Lấn cấn hoài ôi cắc cớ
Buông nhẹ lòng hay trăn trở đời nhau?

Có những đêm trăng nhạt màu
Biết bên trời một bóng sầu vò võ
Thắp bao lần mùa trăng tỏ
Hỏi lòng người có mở ngõ chờ mong?

Kim Oanh
15.10.2024

Chơi Vơi

 

Trang thư nét bút như đùa
Ngôn từ sũng nước cơn mưa xuân về
Phấn son gió thổi hương mê
Lời thơ tình tự vỗ về bên em.

Đợi nhau mộng mị thâu đêm
Ngọn đèn dầu cạn sáng thêm chói loà
Anh nằm gối tựa hương hoa
Áo em lụa mỏng mầu da trắng ngần.

Ngoài sân hoa cỏ đường trần
Mây xanh từ bỏ non thần rong chơi
Ngao du cuối nẻo chân trời
Ngày mai còn nhớ bóng người trong thơ.

            

Tế Luân

Lạc Vào Cõi Thu - Lost In The Autumn Realm(Y Thy Võ Phú)

 

Lạc Vào Cõi Thu

Chiều nay sương rớt hạt,
Nỉ non tiếng côn trùng.
Ngỡ ngàng em chân bước,
Anh lạc vào cõi thu.

Cơn gió nào thổi đến,
Tung bay chiếc lá vàng,
Rơi theo chiều kỷ niệm
Trên con đường thênh thang.

Giọt sương nào vương tóc,
Lấp lánh trên vai nàng,
Hương rừng thơm thoang thoảng,
Như chợt vừa bay ngang.

Ánh mắt nào thăm thẳm
Tôi ngây ngất đứng nhìn
Ôi em cười xinh quá,
Khiến lòng tôi xôn xang.

Nắng chiều nay tắt vội,
Khép cửa ngõ then cài,
Đường về sâu hun hút
Trong sương mù mênh mang.

***
Lost In The Autumn Realữ:

This afternoon, dew drops fall,
Whispers of insects call.
Amazed, you take a step,
I’m lost in the autumn realm.

What breeze has blown this way,
Scattering golden leaves to play?
Falling along the path of memories,
On the wide, open road that sees.

Which dewdrop rests on your hair,
Sparkling gently on your shoulder fair?
The forest’s fragrance drifts by,
As if it just happened to fly.

Whose gaze is deep and profound,
Leaving me spellbound?
Oh, how beautiful your smile is,
Stirring my heart with bliss.

The afternoon sun fades away,
Closing the gate, locking the day.
The way home is deep and vast,
In the mist, it stretches, unsurpassed.

Y Thy Võ Phú

Kim Lăng Ngũ Đề - Giang Lệnh Trạch Lưu Vũ Tích (Trung Đường)



Kim Lăng Ngũ Đề 金陵五題

江令宅-劉禹錫 Giang Lệnh Trạch - Lưu Vũ Tích
南朝詞臣北朝客 Nam triều từ thần Bắc triều khách
歸來唯見秦淮碧 Quy lai duy kiến Tần Hoài bích
池臺竹樹三畝餘 Trì đài trúc thụ tam mẫu dư
至今人道江家宅 Chí kim nhân đáo Giang gia trạch

Hai sách xưa nhất có mộc bản bài thơ:

Lưu Tân Khách Văn Tập - Đường - Lưu Vũ Tích 劉賓客文集-唐-劉禹錫
Tài Điều Tập - Thục - Vi Hộc 才調集-蜀-韋縠

Năm Bảo Lịch thứ hai (826), Lưu Vũ Tích rời chức thứ sử Hòa Châu (nay là huyện Hoà, tỉnh An Huy) trên đường về Lạc Dương, đi qua Kim Lăng (nay là thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô), viết tập thơ vịnh hoài di tích này, tên là Kim Lăng Ngũ Đề金陵五題, trong đó có 5 bài thơ nói đến các đề tài:

đất nước trong bài Thạch Đầu Thành,
quần chúng trong bài Ô Y Hạng,
chế độ cai trị trong bài Đài Thành,
tôn giáo trong bài Sinh Công Giảng Đường,
và một nhân vật lịch sử trong bài Giang Lệnh Trạch.

Một số trong 5 di tích lịch sử trên đây còn tồn tại và là địa điểm du lịch ở thành phố Nam Kinh, Giang Tô ngày nay.

Ghi chú:

Giang Lệnh: tức Giang Tổng 江總 (519-594), đại thần của nước Trần ở Nam triều thời Trần hậu chủ, “nhật cùng hậu chủ du yến". Nước Trần bị Tùy Văn Đế diệt, Giang Tổng vào Tùy làm Thượng Khai Phủ, sau đó bỏ về Giang Nam, qua đời ở Giang Đô (nay là Dương Châu, Giang Tô).

Nam triều: còn được gọi chung là Nam Tống. Thời kỳ Bắc-Nam triều đại của Trung Quốc, theo tên gọi chung của bốn triều đại Tống, Tề, Lương và Trần ở khu vực Giang Nam. Bốn triều xây dựng đại đô tại Kiến Khang, tức là thành phố Nam Kinh ngày nay, nên hậu thế mượn Nam triều để chỉ Nam Kinh.

Từ thần: chỉ các vị quan phục vụ văn học, còn được gọi là Hàn Lâm học sĩ, các chức vụ cao của triều đình thường được chọn trong các Hàn Lâm học sĩ.

Bắc triều: các triều đại phương Bắc gồm Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, và Bắc Chu, đối diện Nam triều (Tống, Tề, Lương, Trần); các triều đại phương Bắc, các chế độ của sắc tộc thiểu số.

Tần Hoài: sông chảy qua Kim Lăng (Nam Kinh ngày nay). Tương truyền Tần Thủy Hoàng tuần hành về nam đến Long Tàng Phổ, phát hiện vùng có vương khí, nên đặt tên là Tần Hoài.

Trì Đài: Trì Uyển lâu đài ở Nam triều
Chí kim: cho đến bây giờ.

Dịch nghĩa:

Giang Lệnh Trạch Nhà Của Giang Lệnh

Nam triều từ thần Bắc triều khách
Từ đại thần Nam triều làm khách Bắc triều,
Quy lai duy kiến Tần Hoài bích
Trở lại Nam triều chỉ thấy Tần Hoài vẫn xanh biếc.
Trì Đài trúc thụ tam mẫu dư dư
Còn có Trì Đài với hơn ba mẫu trúc,
Chí kim nhân đạo Giang gia trạch
Đến nay mọi người nói đó chính là nhà họ Giang

Dịch thơ:

Nhà Giang Tổng

Thần Nam Triều làm khách Bắc phương,
Nước Tần Hoài xanh biếc sáng trưa.
Trì Đài ba mẫu trúc thưa,
Là nhà Giang Tổng từ xưa đến giờ.

Jiang’ Residence by Liu Yu Xi

A Southern Dynasty official and man of letter played a guest of the Northern Dynasty.
Upon return, he saw only the dark green color of the Huai water,
And the larger than three acre bamboo grove around Chi Tai palace.
To this day, people still say it was Jiang’s home.

Phí Minh Tâm 
(biên soạn)
***
Dịch thơ

Đại thần Triều Nam: khách Triều Bắc,
Quay về chỉ thấy Tần Hoài biếc.
Còn đây Trì Uyển ba mẫu tre,
Tới nay vẫn nói: nhà Giang Tổng.

Con Cò
***
Nhà xưa Giang Tổng

Nam triều từ nhân, Bắc triều khách
Quay về chỉ thấy Tần Hoài biếc
Vườn trúc, thủy đài ba mẫu dư
Đồn đãi tới giờ: Giang ruộng đất!

Lộc Bắc
***
Nhà Của Giang Lệnh.

Khách Bắc triều là Nam Đại thần,
Tần Hoài thăm lại vẫn xanh ngần.
Trì Đài rừng trúc hơn ba mẫu,
Nhà họ Giang đồn đãi của dân.

Mỹ Ngọc 
Oct. 26/2024.
***
Nhà Giang Lệnh

Đại thần Nam, khách Bắc triều nay
Trở lại Nam triều, sóng biếc Hoài
Trì Uyển, bọc quanh ba mẫu trúc
Nhà xưa Giang Lệnh mãi luôn đây

Thanh Vân
***
Nhà Giang Trạch

Nam đại thần quê ở Bắc Triều
Tần Hoài nước biếc chẳng rong rêu
Nơi Trì Đào trúc còn ba mẫu
Giang Tống nhà xưa dân chúng yêu

Kiều Mộng Hà
Oct30.2024
***
Góp ý:

江令宅=Giang lệnh trạch. Điều đáng để ý về tựa đề này là nơi cái từ "lệnh". 令=lệnh là từ tắt cho 尚书令=thượng thư lệnh, một chức quan tối cao từ thời Hán, đôi khi tương đương với chức thủ tướng bây giờ. Giang Tống, với gốc gác quyền quý, là một người ham đọc sách và có văn tài từ bé, nhất là tài làm thơ dâm ngũ- và thất ngôn; có lẽ vì thế y được Trần Hậu Chủ cho làm thượng thư lệnh (尚书令) của nhà Trần-Nam triều để thay vì lo việc triều chính thì chỉ tối ngày dự tiệc ở hậu đình - nguồn gốc của câu thơ "cách giang do xướng Hậu đình hoa" trong bài Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục - với vua cung phi, và trao đổi thơ dâm; người ta còn kể rằng Trần Hậu chủ trốn cung điện đến chơi ở cái "trạch" của họ Giang. Trang ja.Wikipedia - Giang Tống xem y là một nguyên nhân làm nhà Trần bị nhà Tùy diệt.

秦淮=Tần Hoài được người thời nay biết đến như là một tên sông (秦淮河) và địa danh ở Nam Kinh nhưng thật sự ra tên này chỉ được biết đến từ khi bài thơ Bạc Tần Hoài ra đời; trước đó con sông dài 110 km này có tên là 龍藏浦=Long Tàng phố (bến rồng ẩn) rồi Hoài thủy (淮水) từ thời Hán và có lẽ cái truyền thuyết bảo tên Tần Hoài có được là vì Tần Thủy Hoàng cho đào con sông đó chỉ là huyền thoại vì khu phố sang trọng thời Lục Triều trên bến sông đó suy tàn sau khi Tùy diệt Trần và chỉ được phục hồi lại từ thời Minh. Sông này không có liên hệ gì với Hoài hà (淮河), một con sông dài 1100km ngày xưa chảy độc lập giữa hai sông Hoàng hà và Trường giang nhưng bây giờ biến thành một phụ lưu của Trường giang. Người ta nghĩ tên 淮=Hoài của sông đến từ tên một con chim đuôi ngắn sống ở đó nhưng Hoài di (淮夷) là tên của một sắc dân ở vùng đó thời xưa.

Huỳnh Kim Giám

Tâm Sự Đời... Chúng Mình

(Tặng Lân và Hạ)

Minh Hương đã hai lần “tâm sự đời tôi”, đau khổ hay hạnh phúc, tự hào khi ừ đại nhận lời Thu Đào làm lớn tới chức Thủ quỹ (chỉ có nàng biết)!. Võ Ngọc Lân cũng tội gì không bày tỏ “tâm sự đời mình”, cũng lỡ dại nghe lời đường mật của Ả Đào, xin lỗi lộn, Thu Đào làm tới chức Ban tổ chức, tưởng vác ngà voi không ngờ vác cả con voi!.

Thu Đào vẫn còn ấm ức chưa dụ được tôi và Tâm qua Mỹ dự đại hội. Nhưng đã khích tướng được tôi khi nói rằng có người nói tôi viết ngắn quá, gợi ý cho tôi viết chuyện vui về Hướng đạo và viết dài dài… Riêng tôi “chơi nổi lấy le” chứ không lấy chức như Minh Hương và Lân, “tâm sự đời… chúng mình” dù chưa bao giờ sống chung với Lân lấy một ngày. Tôi xin long trọng đính chính là chúng tôi đồng thuận chứ không đồng giường hay đồng tình… luyến ái. Tôi giỡn với Lân “khi Thu Đào khóc (nước mắt cá sấu), anh hùng còn nhụt chí huống chi là mi với tau”. Thu Đào qua Houston họp ban tổ chức. Tới nhà Lân liên lạc với người cần gặp chưa được. Buồn, lo và tức quá đành… khóc. Lân chịu hết nổi ca bài “tam thập lục kế tẩu vi thượng sách”, chạy đi đâu không chạy, chui vào… rest room… gọi điện thoại!.

Tôi, Lân là bạn nối khố từ lớp đệ thất 1 (niên khóa 65-66) Trung học Pleiku. Gia nhập Hướng đạo, đạo Gia Lai đoàn Bông Lau do Thiếu trưởng Tiến, rồi Trưởng Hy. Trưởng Hy là bạn với ba Lân, cùng đơn vị. Lân đội Sóc, anh Vệ đội trưởng. Tôi đội Hổ, anh Hoạt đội trưởng, Minh cao (thất 2) đội phó, Thìn “lộn số” (thất 2)… Anh Tôn Thất Đông Hải đội trưởng đội Trâu.
Một người Mỹ bạn ba Lân tặng cho Lân một bộ đồng phục thiếu Hoa kỳ và chiếc xe đạp. Lân hãnh diện lắm, mặc hoài và khoe với tôi. Thú thật tôi cũng mê chiếc xe này, đẹp, lạ, khi đạp ngược là thắng. Hồi đó tôi thường chọc Lân có tư tưởng vọng ngoại. Giỡn tí nha Lân, đừng “quạu”. Điều luật thứ 6 “HĐS gặp “chọc quê” vẫn vui tươi“ mà!

Chơi Hướng đạo có cái khổ trong cái sướng. Cắm trại tại Biệt điện, đang cùng đội nấu ăn. Ba tôi ghé thăm, cười và nói: “Ở nhà có người nấu không chịu, xin ra rừng tập nấu. Chơi Hướng đạo chưa thấy khôn đâu nhưng đã thấy dại”. Tôi đành cười trừ. Nhiều cái sướng lắm như được học hỏi, tự tu thân, sống vô biên là sống cùng tạo vật. Cứ nhớ lại nằm trong lều nghe tiếng mưa rơi và nhìn… lén mấy o Pleime đội mưa đi qua, ”phỏng đời người như ta được bao?” (Bài ca nhảy lửa).
Lân và bạn bè đặt cho tôi biệt danh “khỉ đột“ cũng không có chi là ầm ĩ vì tôi và Tâm lông và râu nhiều hơn bạn bè. Mặc đồng phục với đôi chân giống khỉ tôi mắc cỡ lắm! Nhưng trong cái rủi có cái may khi lên Kha. Mặc quần dài (tôi khoái lắm, che được đôi chân), đội mũ ca-lô, đeo khăn quàng lụa màu huyết dụ. Trông oai hùng… rơm chi lạ! Hướng đạo không có đội khỉ vì cho rằng loài khỉ sống vô tổ chức, vô kỷ luật. Nếu không dám tôi được bầu làm “khỉ trưởng” lắm à!
Nhắc đến khỉ tôi xin kể một chuyện vui thiệt vui do Lân sưu tầm. Bầy khỉ rủ Tarzan đi tắm, Lúc lên bờ chúng cứ nhìn Tarzan cười sặc sụa. Tarzan hỏi chúng bay cười cái chi? Bầy khỉ đồng thanh trả lời mi có cái đuôi phía trước khác bọn tau!.

Nhà cháy khu chợ mới. Anh Tôn Thất Đông Hải ở trần, chạy tới nhà tôi. Tôi và anh Tân rất ngạc nhiên. Hóa ra, anh làm việc thiện, cởi phăng áo nhảy vào cứu người và khiêng đồ giúp. Nào ngờ dân chúng xung quanh bắt giữ vì nghi là chạy vào “chôm của”, mất toi cái áo. Đúng là oan Thị Kính. Thiện tai! Thiện tai!. Tôi học được kinh nghiệm muốn chắc ăn nhớ mặc đồng phục khi làm việc thiện?!.
Có lần đi trại đoàn trưởng đang thao thao bất tuyệt giải thích điều luật thứ 6: “HĐS thương yêu các sinh vật”. Bỗng đâu một con rắn bò tới, Cả đoàn xúm lại đập chết. Thương yêu sinh vật ở chỗ nào?! Tôi tự do hơn Lân. Ba Lân ít cho đi chơi sợ hư. Ba Lân là quân cảnh tư pháp rồi chuyển ngành cảnh sát. Tôi đùa Lân tránh trời không khỏi nắng. Hết bị cảnh sát kềm kẹp khi đi học lại bị quân cảnh khi đi lính.
Tôi, Lân đều học võ, luôn nhịn nhục nhưng chúng tôi cứ bị Cư (hung thần thời đó) hù dọa hoài. Nhịn hết nỗi, tôi hẹn Cư trước cổng trường Trung học. Tôi nhào vô đập cho Cư một trận để đời. Đó là lần đầu tiên tôi uýnh lộn. Lân “đục” Yến học cùng lớp vì tội thách thức và khoe khoang có võ Bình định. Nhờ có võ tôi và Lân thoát được những vụ bao vây, mãnh hổ nan địch quần hồ.

Thời gian trôi nhanh quá! Cuối năm đệ tứ tôi ra Đà nẵng học. Lân cũng về Qui nhơn năm sau. Tưởng đã lạc nhau, Lân đi lính, tôi học xong cùng về lại Pleiku. Chiều chiều Lân lái xe hơi (ngon lành) chở tôi ra cầu số 3 nơi gia đình Lân buôn bán. Rồi Lân quen Mỹ. Chúng tôi thường ra nhà chị O…, chị của Mỹ, mở bàn bi-da trong cư xá gia binh sư đoàn 6 không quân, ngoài cổng phi trường Cù hanh. Chúng tôi thọt bi-da, uống cà phê nghe Christophe hát.
Tôi quen Hạ, bạn chị Mỹ. Mỗi chiều thứ bảy tôi đón Hạ tại nhà chị Hiệp (bạn anh Tân, Hải), chị của Phan Đình Minh (bạn tôi, mất năm 75) đi ăn bún bò, bánh bèo, bánh nậm, bột lọc… tiệm người Huế đường Trần Quý Cáp. Xem xinê, uống cà phê Văn, Băng… nghe nhạc tình. Khuya tôi đưa Hạ về nhà chị Mỹ. Trước 16/3/75, Hạ từ giã tôi về Phan rang. Di tản 17/3/75, gia đình tôi may mắn nhảy lên C 130 về Qui nhơn, rồi đi đường bộ vô Nha trang. Tôi ghé thăm Hạ, ra ngắm biển và cùng lo âu thời cuộc. Ngày 1/4/75 Hạ tiễn tôi xuống thuyền vào Vũng tàu rồi Sài gòn. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ cắt đất từ Phan rang. Riêng tôi, bốn câu thơ “Đôi bờ” của Quang Dũng thật thấm thía:

“Xa quá rồi em người mỗi ngả
Bên này đất nước nhớ thương nhau
Em đi áo mỏng buông hờn tủi
Giòng lệ thơ ngây có dạt dào”.

Tháng 5/75 tôi về Nha trang tìm dấu vết anh Tân. Ghé thăm nhưng không gặp, Hạ đang dạy học ở Tuy hòa. Tôi với nỗi nhớ lẫn ngậm ngùi lên Pleiku. Năm 76 tôi nghe tin Hạ lấy chồng. Tôi mất Hạ từ đó. Bây giờ tôi thầm hát “Chiều Hạ vàng” của Hoàng Phương:

“Giòng sông này nhớ mãi em xa
Nhìn Hạ về cây lá rưng buồn”

Những tháng năm dài sống với Pleiku chứng kiến bao đổi thay. Mỗi năm về Sài gòn thăm Mẹ. Gặp lại Lân đang hạnh phúc bên Mỹ và con. Cùng nhau uống bia và dự tính vượt biển. Giòng đời trôi, Lân đi Mỹ, tôi đến Úc. Lân thường gọi cho tôi. Gần đây liên lạc qua yahoo messenger hay skype hàng giờ. Tôi luôn ủng hộ Lân tổ chức thành công mỹ mãn đại hội liên trường kỳ 4 nơi Lân ở. Vì hoàn cảnh bất khả kháng tôi không thể tham dự đại hội. Tôi tiếc “đứt đuôi nòng nọc”. Tôi đánh mất dịp may ngàn năm một thuở, nhưng chắc chắn tôi không bao giờ mất Lân, người bạn tri kỷ, tri bỉ thời thơ ấu.

Melbourne, 15/1/2010
Nguyễn Đức Tri Ân

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2024

Sóng Lòng - Sáng Tác: Nguyễn Thanh Cảnh - Ca Sĩ: Diệu Hiền


Sáng Tác: Nguyễn Thanh Cảnh
Ca Sĩ: Diệu Hiền

Nàng Thơ

(Chị Sao Khuê tặng Kim Oanh)

Áo em mầu đỏ
Dáng em dịu dàng
Người em mảnh khảnh
Nụ cười e ấp
Ôi, em hiền ngoan
Nắng vàng hoang mang
Vương làn tóc xõa
Từ em lan tỏa
Ánh sáng từ bi
Một mối tình si
Như còn vương vất?

Sao Khuê 

Chiều Tao Ngộ



Em đã xuân qua, hạ cũng tàn,
Thu vàng chờ mãn, gió đông sang.
Em đi tuyết trắng, vương màu tóc,
Trăng nước hương xưa lắm lỡ làng.

Em vui nhịp trống, tiếng đàn vang,
Như gió đưa mây bước nhẹ nhàng.
Qua lại vần xoay, nhanh dáng đẹp.
Dìu em quên hẵn lụy trần gian.

Ta đến thăm em, thấy ảnh xưa,
Hồng, lan tươi thắm sánh sao vừa,
Hồ thu dìu dịu, tình dâng mắt.
Khiến dậy trong lòng, nổi gió mưa.

Quê cũ một thời trong lửa đạn,
Đâu người tri kỷ với hồng nhan?
Nỗi trôi trong chốn bùn, than, bụi,
Thoát cảnh tàn hung, tuổi đã vàng.

Ta bước cùng em điệu nhạc buồn,
Gặp nhau đất khách, ánh đèn buông.
Sắc tài mộng ước đâu còn nữa,
Riêng mãi xuân tình, ý vẫn luôn.

Ta cũng như em, ngã bóng chiều,
Giai nhân, hiền sĩ biết còn yêu?
Còn chi ước hẹn mai ngày nữa,
Đôi ngã riêng đường, giữa tịch liêu.

Nhật Quang Phi Hồ


Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh


Xuất thân trường Võ Bị Liên Quân
Tài Đức lưỡng toàn rạng ánh trăng
Đức độ thanh liêm bao kẻ sánh ?
Tài năng thao lược mấy ai bằng
Điều quân xung phá qua hung hiểm
Khiển tướng xông pha vượt khó khăn
Mặt trận Kiến tường bay thị sát
Trực thăng ngộ nạn tảng sao băng...!!!
Nguyễn Minh Thanh kính bút

*** Tướng Quân Nguyễn Viết Thanh Nguyễn Viết Thanh sinh ngày 31/3/1931 tại Tân An, Long An. Con Ô.Nguyễn Văn Chi và Bà Nguyễn Thị Hành
-Năm 1950, Nguyễn Viết Thanh tốt nghiệp Tú tài Toàn phần.
-Năm 1951, nhập khóa 4 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, ra trường Thiếu úy.
-Năm 1955, thăng cấp Đại úy.
-Năm 1956, giữ chức vụ Tham mưu trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt, được theo học khóa Bộ Binh Cao Cấp tại trường Võ Bị Lục Quân Fort Benning, Georgia,Hoa Kỳ.
- Năm 1957 Mãn khóa về nước làm Liên đoàn trưởng Liên đoàn Sinh Viên Liên trường Võ khoa Thủ Đức.
-Năm 1959, thăng cấp Thiếu tá, làm Chánh sự vụ Sở Kế hoạch của Tổng nha Bảo An.
-Năm 1961, được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Long An
-Năm 1962, giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 12, Sư đoàn 7 Bộ Binh.
-Năm 1963, làm Tỉnh trưởng tỉnh Gò Công.
-Năm 1964, thăng cấp Trung tá.
-Năm 1965, thăng cấp Đại tá, làm Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh.
-Năm 1966, thăng Chuẩn tướng.
-Năm 1968, thăng Thiếu tướng, nhận chức Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4.

Đầu tháng 5 năm 1970, Ông chỉ huy đoàn quân tiến quân qua đất Miên để tiêu diệt căn cứ địa của cộng quân Bắc Việt.
-Ngày 2/5/1970, Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh bị tử nạn khi trực thăng chở Ông thị sát mặt trận tại vùng Kiến Tường đụng với một trực thăng khác!!

Cố Trung tướng Nguyễn Viết Thanh vị tướng tài ba, đời sống giản dị, chí công vô tư, xả thân vì nước.
Ông cũng là một trong 4 tướng lĩnh của Việt Nam Cộng Hòa được nhận xét là thanh liêm thương binh sĩ và yêu quý dân. Trong báo chí đương thời loan truyền : Nhất Thắng, Nhì Chinh, Tam Thanh, Tứ Trưởng.
Tin Ông tử nạn máy bay trên vùng trời Kiến Tường đã làm chấn động cả nước, sự sửng sốt và bàng hoàng đến với mọi người. Lòng ngậm ngùi tiếc thương Ông đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc xuyên qua câu thơ của Văn Thiên Tường:

" Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh"

Và với đời sống ngắn ngủi cuả Ông cũng rơi đúng vào cổ thi:

" Giai nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu "

Song, danh ngôn phương Tây cũng có câu:

" Life measuared by action not by time "

Với tấc lòng ngưỡng vọng hậu sinh kính dâng vị Tướng Quân lẫm liệt câu đối:

" Tài năng thao lược xả thân vị quốc thiên thu tồn tuyết sử
Đức độ thanh liêm hảo ý vì dân vạn thuở tại phương truyền "

Nguyễn Minh Thanh biên soạn
(GA, 31-10 - 2024)

Thân Vô Ngã

Thơ & Trình Bày: Minh Lương

Hồi Đó


Hồi đó ba đứa tụi này hiền lành quê một cục. Ba đứa ở ba xã khác nhau cùng đến trường tiểu học ở quận để học lớp nhứt, cái lớp cuối cùng của bậc Tiểu học.

Hồi đó học tiểu học phải mặc đồng phục. Áo trắng quần dài đen. Cái áo trắng cổ lá sen kín đáo dễ thương của tuổi chưa dậy thì ngực còn xẹp lép. Khi tập thể dục phải mặc cái quần phùn màu xanh, áo trắng tay phùn ngắn tay trông thật ngố. Nhưng mà hồi đó đâu có thấy ngố, vì cả trường đều như vậy, nhất là khi tập thể dục đồng diễn. Cả trường nghe theo chiếc còi của thầy hiệu trưởng hoạt động tay chân đồng loạt ở sân thật đẹp. Tập chung xong, thầy cô lớp nào dẫn học sinh lớp mình sinh hoạt trò chơi riêng. Từng toán nhỏ vui đùa ở sân trường. Tiếng vỗ tay, tiếng cười, chạy rượt nhau vui tở mở. Dưới tàng những cây phượng tuổi lớn hơn các học trò và thầy cô còn trẻ. Các lão phượng gốc rất to, ở trên cành lá xòe ra che mát cả sân trường rộng lớn. Màu đỏ rực rỡ của hoa phượng và tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đã về sắp phải chia tay. Các lớp tập vợt văn nghệ chuẩn bị cho ngày phát thưởng cuối năm và nghỉ hè.

Hồi đó thầy hiệu trưởng già ốm nhom mà oai lắm. Học trò sợ thầy cô giáo một, sợ thầy hiệu trưởng tới số mười. Thầy đi ngang qua hành lang lớp nào thì cả lớp đó im phăng phắc. Thầybước vô lớp, học trò đồng loạt đứng lên cúi đầu chào. Suốt cả năm học chưa thấy thầy đánh một học trò nào, chưa đuổi học đứa nào mà sao học trò lớp nào cũng sợ.

Hồi đó ba đứa học chung một lớp, cùng ngồi bàn thứ nhì. Hai đứa học thật giỏi còn một đứa học tàng tàng nhưng chưa bao giờ bị cô khẽ tay hay la mắng.
Một lần con nhỏ người Bắc rủ hai nhỏ kia đi tới nhà cô giáo:
- Chi vậy! Sợ lắm
- Sợ gì! Cô hôm nay trả bài chính tả và toán. Một mình tao ôm không hết. Tụi bây phụ tao .
Thế là ba đứa đi tới nhà cô. Trong lòng vừa mừng rộn ràng, vừa sợ.

Cô giáo của ba đứa nổi tiếng nhất trường là nghiêm và dữ. Cô đẹp sắc sảo với đôi mắt to đen và có uy. Da cô ngâm ngâm, mũi thanh tú và miệng rất có duyên. Cô tuy lớn tuổi nhưng đẹp nhất trường. Đứa nào học lớp nhì nghe được lên lớp cô là rét.
Nhà cô không xa, rộng rãi và rất đẹp trong mắt học trò. Ba đứa không dám bước vào, lí nhí đứng ngoài cửa gọi cô. Cô cười kêu vào nhà chỉ đám vở đã chấm xong rồi dặn dò ôm cẩn thận đừng để rớt.
Vậy mà ba đứa mừng rơn, hí hửng hãnh diện vì được cô cười, cô kêu vô nhà và nói chuyện ngọt ngào. Trong lòng đứa nào cũng sung sướng được giúp cô.

Hồi đó ba đứa đều ở xa nên mỗi ngày đều phải đem cơm theo. Hết giờ học buổi sáng học trò ở tại quận về nhà ăn cơm. Ba đứa lôi cơm ra ăn trưa. Ban đầu ba đứa ngồi riêng ba góc, ăn xong mới túm lại chơi chung. Một lần nhỏ người Bắc đề nghị ăn chung một chỗ cho vui. Con nhỏ người Nam xì một cái:
- Ăn cơm không được nói chiện. Ba tao biểu dzậy. Rồi nó tính đi ra chỗ khác ngồi ăn.
- Thì ăn đừng có nói gì! Thế mày đem đồ ăn ngon sợ tụi này ăn ké hả?
Rồi hai đứa quỷ quái kia kéo con nhỏ này lại giở gà mên cơm ra phá. Nhìn vào cà mèn cơm hai đứa kia chết lặng. Con nhỏ nạn nhân nước mắt sắp chảy ra:
- Tao đã nói để tao ăn riêng. Nhà tao nghèo, em đông nên tao ...
- Từ nay tụi mình ăn cơm chung, có gì chia nhau ăn. Đừng khóc! Tụi mình là bạn thân nhấtmà.
Rồi ba đứa ôm nhau khóc. Hồi đó ôm nhau như vậy là kỳ cục lắm nhưng không hiểu sao ba đứa không nghĩ tới, chỉ biết là thân thiệt thân như chị em một nhà. Nếu ngày xưa chắc phải làm lễ rồi thề thốt kết nghĩa đào nguyên.

Chơi quá thân nên ba đứa coi ba má của nhau như ba má mình. Ba má Sáu, ba má Bảy, ba má Tám. Mà cũng lạ, thứ gọi miền Nam của các má lại xếp thứ tự 6, 7, 8 ngon lành. Gọi miết rồi quen, ba má cũng chấp nhận luôn mỗi người có thêm hai đứa con gái.
Hồi đó học xong lớp nhứt phải thi để lấy bằng Tiểu học. Bà dì Bảy nói với ba:
- Con gái học vậy đủ rồi. Biết đọc biết viết là được. Ở nhà phụ gia đình. Học cao, nhiều chữ khó lấy chồng.
Cho nên trong kỳ thi Tiểu học hay thi tuyển vào đệ thất trường công nhỏ người Trung chẳng có gì lo lắng. Nó làm bài như thi lục cá nguyệt ở lớp, bởi vì nó biết đây là chặng chót của cuộc đời đi học của mình.
Vậy mà trời bất dung gian Tiểu học nó đậu là thường, thi tuyển vô đệ thất trường công một chọi mấy chục vậy mà nó đậu thủ khoa mới chết. Hai đứa còn lại chạy vô nhà nó la lớn:
- Mày đậu hạng nhứt kỳ thi tuyển, trường gọi tên mày quá chừng sao mày không đi?
Nhỏ nói tỉnh bơ:
- Đi làm gì, ba tao đâu có cho đi học nữa đâu. Rồi nó chỉ mớ chuối cây đang băm:
- Chờ tao một chút, tao trộn cám cho heo ăn rồi ra chơi với tụi mày.

Gần ngày tựu trường, cô giáo nghe học trò kể lại, cô mời ba nhỏ tới nhà. Ba tưởng nhỏ làm gì sai nên dẫn nhỏ theo để xin lỗi cô giáo. Cô nói với ba cô hãnh diện với toàn trường, với cả quận là học trò lớp cô đậu thủ khoa nên nhỏ nghỉ học cô rất tiếc. Nếu ba nhỏ không cho đi học tiếp, cô sẽ lo cho nhỏ học bốn năm đến khi nào thi đậu bằng trung học đệ nhất cấp. Tới chừng đó nhỏ có thể tìm một công việc tương ứng với bằng cấp.

Ba hiểu ra, cám ơn cô và dẫn nhỏ đi may áo dài liền để kịp mặc tựu trường. Vậy là nhờ cô nhỏ được đi học tiếp.
(Sau này khi đã phiêu bạt cả đời người, về Việt Nam thăm lại cô giáo cũ nhỏ đã ôm cô mà khóc. Cũng căn nhà đó nhưng bây giờ sao nhìn nó nhỏ xíu, chật chội và hôi mùi của đồ vật ẩm thấp để lâu năm. Nhà như thiếu không khí và tối tăm bởi xung quanh người ta lên lầu che kín cả ánh sáng. Cô giáo già về hưu hiu hắt bên ba đứa con bệnh tật nằm một chỗ chờ mẹ chăm sóc. Cô già yếu, đôi mắt đẹp tinh anh giờ chất chứa đầy muộn phiền. Gửi chút quà cho cô, nhắc chuyện xưa nhỏ khóc, còn cô cười:
- Cô quên rồi chuyện đó. Cám ơn em nhắc lại
Cô ơi! Trái tim người mẹ vĩ đại. Cô ơi! Một cô giáo tuyệt vời. Mãi mãi em biết ơn và kính yêu cô.)

Hồi đó bậc trung học mỗi thứ hai nam sinh mặc quần trắng, áo sơ mi trắng bỏ thùng lịch sự, nữ sinh phải mặc áo dài xanh để chào cờ. Ngày thường nữ sinh mặc áo dài trắng, nam sinh mặc quần dài xanh. Áo dài mới ba đem về buổi tối, sáng tựu trường nhỏ đi học áo còn y nguyên màu đỏ, xanh phấn vạch. Nhỏ tới lớp lúng ta lúng túng với bộ đồ dài lượt thượt lần đầu trong đời được mặc.

Ba đứa cùng thi đậu, cùng được xếp chung một lớp. Ba đứa thân càng thêm thân. Vì nhà nghèo lại thi đậu hạng nhất, nhỏ được nhà nước cấp học bổng suốt 4 năm trung học. Tiền mỗi kỳ học bổng ba dẫn nhỏ đi lãnh nên nhỏ không nhớ làđược bao nhiêu.

Hồi đó lên trung học con gái bắt đầu trổ mã. Ngực bắt đầu num núm chóp cau rồi lớn dần. Tóc ba đứa đều dài mượt mà nên khi có khi cột túm lên cao cà nhỏng như đuôi ngựa. Có khi thì thắt bím rồi gấp lại thành hai bím đôi ở phía trước. Giờ thể dục nhảy cao, nhảy xa, nhảy sào, ném tạ, chạy đua. Hai cái bím to đập vào bộ ngực mới dậy thì thật đau mà không đứa nào dám nói. À! hồi đó lên trung học giờ thể dục con gái phải mặc quần dài xanh áo trắng ngắn tay, con trai lại được mặc quần đùi hay quần sọt ngắn áo thun ba lỗ. Con trai, con gái tập riêng và khác giờ ở bãi tập của trường.

Hồi đó giờ thể dục sợ nhất là môn leo dây. Cuối sân trường có một cây me già thật to. Thấy cột một sợi dây thừng lên nhánh me trên cao và một đầu dây thòng xuống. Thầy bảo nắm sợi dây rồi leo lên. Thầy bấm giờ, leo được tới đâu thầy cho điểm tới đó. Sợi dây lúc lắc đong đưa, hai tay nắm chặt dây, hai ngón chân cái và trỏ nghéo vào sợi dây để làm thế cũng không thể nào lên cao được. Lần nào ba đứa với mấy học trò dân quận cũng bị điểm thấp và làm trò cười cho cả lớp. Mấy học trò ở miệt vườn quá rành leo cau, leo dừa nên phăng một hồi là lên tới nơi. Tụi nó hái trái me quăng xuống rồi cười đắc thắng.Trong tất cả các môn của thời đi học nhỏ không ngán môn nào chỉ duy nhất môn leo dây là phải đầu hàng và biến thành ký ức không thể nào quên.
Hồi đó trường trung học mới thành lập, phải mượn trường cũ bên tiểu học để dạy tạm các năm đầu. Sát hông trường còn mấy cây cao su. Con gái mỗi lần chơi đánh đũa ưa lấy mủ quấn banh. Banh quấn không đều tưng xéo xẹo chụp hụt hoài. Bọn con trai quấn làm banh để đá. Xe đạp bị bể bánh lấy mũ cao su dán thế keo. Nhóm con gái cột hai vạt áo dài lại để nhảy dây, chơi lò cò dưới tàng cây cao su vì chưa biết mình đã lớn.

Hồi đó trường không có trống. Ông hiệu trưởng lượm được một cục sắt to đem về treo lên và dùng một cây que sắt đánh làm kẻng lệnh. Vậy mà tiếng kẻng uy lực đó đã đi theo ký ức tuổi học trò của hàng nghìn cựu học sinh tản mạn trên khắp thế giới. Cái kẻng cũ kỹ nhưng đáng nhớ đó xuất hiện trên rất nhiều bài viết, bài thơ với tất cả thương yêu. Trường cũng không có cổng, học trò nào đi trễ sẽ bị đuổi về hoặc phải chép phạt và ghi vào học bạ.

Hồi đó lên trung học đứa nào cũng bỡ ngỡ. Các thầy cô được gọi là giáo sư. Các giáo sư đều ở xa, tốt nghiệp Sư Phạm được bộ giáo dục bổ nhiệm về dạy đầu tiên nên đa số còn rất trẻ. Các thầy cô chỉ đến lớp dạy đúng môn mình phụ trách, hết giờ thì ra khỏi lớp. Văn phòng gần các lớp, nhà tạm của ông Hiệu Trưởng nằm sau văn phòng kế chỗ để xe đạp của học sinh. Trường có hai giám thị và một cô thư ký lo việc hành chánh. Vì trường mới mở nên thiếu giáo sư, các thầy cô phải dạy thêm các môn phụ. Dạy đủ giờ trong tuần là đón xe đò về Sài Gòn. Dạy một thời gian các thầy cô xin chuyển trường về dạy nơi mình thích.

Hồi đó mỗi lớp có một giáo sư hướng dẫn. Vị giáo sư này chịu trách nhiệm hầu hết các sinh hoạt của lớp mình phụ trách . Mỗi lớp phải bầu chọn trưởng ban văn nghệ, thể thao, báo chí, học tập... Gần bãi trường hay Tết trường phát động thi đua Bích Báo, Văn Nghệ, Thể thao vv. Cả ba đứa đều hát không hay, múa không dẻo, nhảy cao thành nhảy thấp nên chỉ dám tham gia về bích báo và học tập mà thôi.

Hồi đó thầy mới ra trường còn trẻ măng nên được các nữ sinh chú ý kỹ. Các cô cũng vậy" yểu điệu thục nữ" nên nam sinh hay bàn tán và mê cô giáo. Dù vậy lễ nghĩa luôn được phụ huynh và thầy cô chọn làm rào cản Trong lớp hay ngoài đời các giáo sư vẫn là những mẫu mực mô phạm mà xã hội kính trọng.

Hồi đó lên tới năm đệ ngũ, đệ tứ là các nữ sinh đã thành thiếu nữ. Nét phù dung đã tới độ mãn khai nên đẹp tinh khiết và quyến rũ. Trong lớp đã có mấy đứa theo chồng và cũng đã xuất hiệnmối tình nảy nở giữa thầy và trò. Cuối hè đám cưới được hai bên gia đình tổ chức đúng lễ nghi.Ba đứa lần đầu tiên biết điệu. Kéo nhau may áo dài màu, mua guốc Đakao, tập trang điểm làm người lớn để đi đám cưới. Cô dâu không còn là trò A, trò B mà là một giai nhân rực rỡ bên chú rể thầy rất đẹp trai.

Ờ! mà hồi đó sao con gái lấy chồng sớm vậy không biết. Ba má cứ sợ con gái ế không ai cưới xấu hổ với bà con. "Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn" Một bài hát đã có lời như vậy.
- Lấy chồng là mang gông vào cổ. Con nhỏ Nam Kỳ đi đám cưới về nó nói như vậy. Rồi nó quả quyết:
- Tao không thèm lấy chồng coi ai cười cho biết
- Ừa! Để tụi tao lấy tăm chống mắt coi mày nói ngon nha
Sau này khỏi cần lấy tăm chống mắt nhìn cho rõ, nó lấy chồng có 2 đứa con mà hai đứa còn lại vẫn mình ên.
Hồi đó ở trường học sinh phải đứng lên hát bài: "Suy Tôn Ngô Tổng Thống" Thầy bắt hát thì hát vậy thôi chứ không chú ý gì đến chính trị, về người Tổng Thống mà mình phải suy tôn
Hồi đó có một lần nhỏ được nhận giải thưởng viết văn của Ngô Tổng Thống. Giải thưởng lớn cả trường chỉ có một. Phần thưởng là tiền và một giấy khen có chữ ký của ngài. Học trò được phần thưởng của Tổng Thống là vinh dự lắm, nhưng Tổng Thống xa vời quá trong đầu một con bé nhà quê.

Khi nhà Ngô bị lật đổ, nghe xong cả nhóm bạnchung lớp ngồi khóc một trận. Mấy đứa "Dân ri cư Bắc kỳ rau muống" khóc nhiều nhất. Hôm đó cả lớp ủ rủ như có đám tang: "Thương Tổng Thống quá đi, ông thương dân lo cho dân no ấm. Ông chủ trương cải cách điền địa, người cày có ruộng, lo cho dân di cư từ Bắc vào Nam ổn định cuộc sống" Riêng nhỏ còn khóc vì thương bà Nhu. Bà là một phụ nữ tài ba và can trường dám đứng ra tranh đấu bảo vệ đạo luật gia đình "Một vợ một chồng" để giải phóng phụ nữ thoát kiếp lấy chồng chung.

Mãi tới bây giờ tuy già rồi, cuộc đời đã chứng kiến bao nhiêu thay đổi trên chính trường, nhưng người Tổng Thống đáng kính nhất trong lòng nhỏ vẫn là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Hồi đó hè năm Đệ tứ miệt mài ôn bài để thi lấy bằng Trung học Đệ Nhất Cấp. Gần ngày thi hẹn gặp nhau cùng quyết định ở trọ chỗ nào trên tỉnh để đi thi. Con nhỏ người nam bây giờ mập lên thấy rõ.
- Ê! Sao mày mập ú thù lù vậy?
- Tao không biết. Chắc tại tao lo
- Lo người ta ốm nhom. Sao mày mập?
- Tao lo thi rớt nên tối nào tao cũng thức khuya học bài
- Tao thức khuya ốm nhom, sao mày thức khuya mà mập?
- Tao thức rồi đói bụng tao kiếm gì ăn để học tiếp. Cứ vậy...
Từ đó mỗi khi kể chuyện "Lo học thi đến mập ú" cả mấy đứa lại ôm bụng cười.
Ba nhỏ người Trung quyết định gửi cả ba đứa ở trọ nhà người quen gần nơi thi là trường trung học lớn nhất tỉnh. Ba đích thân đem ba đứa đến nhà đó để gửi gắm trước một ngày. Ba dẫn cả ba đứa đến tận trường để biết chỗ, dặn dò, khuyến khích rồi ba về.

Tối đó ba đứa thức ôn thi. Con nhỏ người Bắc bố nó mới mở tiệm tạp hóa nên đem theo ê hề là thức ăn vặt. Me ngào đường, kẹo me, mứt chùm ruột, mứt me... nghĩa là mấy món tủ của con gái chua chua ngọt ngọt nên tha hồ bóc lủm rồi ôn bài. Quá nửa khuya bụng đứa này kêu rột rột, bụng đứa kia thổn thức không yên. Cả xóm đều đi cầu ở sau khu mả hoang cách xa nhà. Trời ơi là trời ba con nhỏ sợ ma mà phải xách cái đèn bảo đi tim nơi trút bầu tâm sự. Vừa về tới nhà thì lại mắc đi tiếp, bụng vừa đau vừa kêu như nước chảy qua lỗ cống. Không nhịn được lại kéo nhau cả bọn xách đèn bão đi nữa. Chó nhà hàng xóm sủa vang trời. Lớp sợ ma, lớp sợ chó cái gì trong bụng cũng muốn trào ra hết.

Cũng may trước khi đi má nhỏ người Trung nhét vào túi xách con chai dầu gió "Nhị Thiên Đường" Lại ưu ái bỏ thêm vào túi áo hộp "Dầu Cù Là Hiệu Con Cọp" sợ nhỏ đi xe đò say sóngtrét vô mũi cho dịu cơn buồn ói. Nhờ vậy ba đứa trét, xoa, hít túi bụi. Gần sáng bụng mới êm mà đứa nào cũng tàn hơi hết xí quách. Sợ ngủ quên trễ giờ thi nên chỉ dám ngủ chập chờn.

Buổi sáng lên trường thi người như say sóng, mắt mở không lên, đầu óc loạng quạng. Cũng may bài thi không mấy khó nên làm cũng được. Khăn gói đi về không dám kể cho ba nghe chỉ nhìn nhau cười đau khổ mặt mày méo xẹo.
Kết quả kỳ thi con nó Bắc Kỳ, Trung kỳ thi đậu, con nó Nam kỳ rớt cái ạch thảm thương. Nó mếu máo:
- Tao thua trận này thê thảm. Vừa mập ra lại vừa thi rớt cái bịch
Hai đứa chọc nó
- May là mày mập ra té cái bịch toàn thịt mỡnên không đau.
...
Chuyện "Hồi đó" còn dài viết hoài không hết. Chỉ là bây giờ ba đứa vẫn khỏe nhưng sống ở ba nơi VN, Pháp, Mỹ. Ba má của ba đứa đều đã quy tiên. Những người muôn năm cũ đã về với thiên thu. Ba đứa đều già, con cháu cả bầy nhưng chưa thể xếp đặt để một lần bộ ba gặp nhau đầy đủ để kể chuyện xưa.

Hồi đó mình ên muốn đi đâu cũng được. Bây giờ hết lo cho con tới lo cho cháu. Nó kêu một tiếng :"Ngoại ơi! Con muốn đi tè " là bận gì cũng bỏ, cắm đầu chạy lo cho nó. Thấy chưa! Nó là hoàng đế không ngai, là tất cả yêu thương trong cuộc đời mình. Từng tuổi này rồi dù già háp vẫn hết sức mình hiến dâng phục vụ.

Hồi Đó

Bà Bảy nói cho mình nghỉ học
Học cho nhiều chỉ thư viết cho Trai
Gái đảm đang phải biết trong ngoài
Tam tùng tứ đức chồng sai vợ dạ.

Bà nội muốn mình y chang như má
Ba có vợ ba má vẫn làm thinh
Hiếu thảo mẹ chồng sống trọn nghĩa tình
Cơm dâng nước rót cúc cung tận tụy.

Hồi đó mình không hề suy nghĩ
Đi học hay không quyền của mẹ cha
Con gái ngoan phải vén khéo cửa nhà
Lo cơm nước chăm heo gà chó vịt.

Tuổi còn nhỏ đã có người ưa thích
Cậy mối mai dạm hỏi vấn gia
Mình ngu ngơ con nít thật thà
Rủ chú rể ra sau vườn hái ổi.

Má thấy vậy thương con quá đỗi
Về làm dâu vất vả nhà người
Má lắc đầu- còn dại lắm chị ơi!
Nhiều sai sót nên tôi không dám gả-

Giờ nghĩ lại thật mừng cám ơn má
Đã cho con được tiếp tục đến trường
Sống tuổi học trò tinh khiết dễ thương
Được tận hưởng niềm vui từ việc học.

Nhớ lại "Hồi Đó" nhiều khi muốn khóc
Mới hồi nào... giờ già chát nhăn nheo
Cha mẹ mất các anh cũng đi theo
Trai cũng chết viết thư tình ai đọc.

Nguyễn thị Thêm
11/2022





Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

Nhìn Lá Thu Bay - Thơ: Lê Nguyễn Nga - Nhạc: Hạnh Cư - Tiếng Hát: Hùng Phú



Thơ: Lê Nguyễn Nga
Nhạc: Hạnh Cư
Tiếng Hát: Hùng Phú

Những Dòng Thơ Tứ Tuyệt

 

Mộng Ngoài

Hồn theo vạt nắng vàng thu
Theo mây phiêu bạt mù mù xa bay
Theo đêm trăn trở lẫn ngày
Theo cơn gió thoảng mộng ngoài tương tư

Nhớ

Nắng chiều lãng đãng cuối chân mây
Nhớ quá đi thôi nỗi nhớ đầy
Gió bụi mang đi còn để lại
Bóng hình người cũ quẩn quanh đây 


Lắng

Này lắng mà nghe nhịp trái tim
Không gian tĩnh lặng rất im lìm
Hương người có phải len trong gió
Đừng loạn này tim hãy ngủ yên 

Cảnh Đêm

Trăng soi bóng liễu ngỏ hoa tường
Trong suốt hồn trong hoa ngậm hương
Lữ khách ngập ngừng xao xuyến lạ
Giật mình đêm tiếng nhạn kêu sương

Kim Phượng

Đà Lạt Của Tôi

 
 
 Cảm tác bài thơ về Đà Lạt của Phong Châu)

Đến Đà Lạt bằng trái tim yêu
Nên dù có xa cách bao nhiêu
Tôi đi bằng chuyến tàu không vé
Chẳng đợi buổi trưa hay buổi chiều.

Tôi chưa đến Đà Lạt bao giờ
Nhưng tôi đã đến bằng hồn thơ
Ngắm Hồ Xuân Hương hoàng hôn xuống
Ngắm thành phố buồn trong sương mờ.

Thung Lũng Tình Yêu ở nơi đâu
Người yêu người sẽ đến tìm nhau
Về đây lên đồi thông xanh biếc
Nghe lòng mình tiếng gió thông reo.

Đến chân đèo thăm thác nước Prenn
Bọt tung trắng xóa ngỡ thần tiên
Này thác Cam Ly, Hồ Than Thở
Cà phê Tùng tôi đợi người quen.

Thành phố ngàn hoa thấy mà thương
Tím Cẩm Tú Cầu, tím Oải Hương
Tôi yêu Dã Quỳ vàng rực rỡ
Yêu cả màu vàng hoa Hướng Dương.

Tôi đến Đà Lạt đã nhiều lần
Trong giấc mơ xa, giấc mộng gần
Hôm nay tôi lại đến Đà Lạt
Thăm lại người xưa của lòng mình .


Nguyễn Thị Thanh Dương
( Oct. 25, 2024)

Đà Lạt Cho Em



Không có em làm sao anh viết được
Lời yêu thương chan chứa tình thơ
Không có em, bất luận nơi nào đó
Anh cũng u buồn, lặng lẽ,bơ vơ
Dù Đà Lạt thiết tha bao gắn bó
Anh cũng muốn chỉ cùng em chia sẻ
Sương buổi sớm, ta ngồi bên hồ lặng lẽ
Nghe niềm vui chớn chở với bình minh
Trèo dốc cao vào tận trong góc chợ
Sữa đậu nành thơm nóng như tình
Ta đi xe lôi tới Trại Hầm
Cho em nếm mùi mận, dâu Đà Lạt
Hồ Than Thở rợp che thông ngát
Reo niềm vui ngây ngất đôi lòng
Suối Cam Ly giòng nước trong ngần
Trôi lặng lẽ về Đồi Thông Hai Mộ
Trưa anh sẽ dìu em về phố
Chia bửa cơm thanh đạm bến xe
Đơn sơ mà ngon miệng
Rồi ta sẽ dạo quanh hồ, qua Thủy Tạ
Cùng ngụm từng hớp cà phê sữa đá
Bơi thuyền vịt trên hồ thư thả
Gậm nhấm từng rung động trong tim
Lòng ấm nồng nhịp điệu triền -miên
Quên chiều xuống bên kia đỉnh núi
Trái bắp nướng cắn chia nhau nóng hổi
Ta thấy quên, tiếc nhanh quá một ngày
Nhưng tình yêu thì thật đong ̣đầy
Đêm lạnh rồi, làm sao em nhớ
Vòng tay anh ôm, nồng nàn hơi thở
Em nép mì̀nh anh, say hạnh phúc thần tiên

Chương Hà 
 11 /18/2012


Xa Dấu Chân Người



Mưa bay che lối về kỷ niệm
Cuộc tình xưa sương mờ vương gót chân ai
Trời vào Thu Mimosa úa vàng nhung nhớ
Anh đưa em cuối phố hôm nào

Hoa rơi theo dáng người muộn phiền
Đời đìu hiu tay vàng khói thuốc đam mê
Đường về khuya sương rơi ướt mềm nỗi nhớ
Em co ro như một cánh chim

Điệp khúc:

Gió rét mướt đôi bờ vai
Gió buốt giá đôi bàn tay rời nhau
Đôi môi khô như những lời tiếc nuối
Phố âm thầm còn in dấu chân xưa

Đêm sâu như những lời tạ từ
Còn lời ca u buồn theo thoáng hương xưa
Và từ đây mang theo ngút ngàn thương nhớ
Ta xa nhau đêm nào tàn một giấc mơ

Hoàng Mai Nhất

Về Với Huế

 
 
Buổi sáng mở mắt ngồi trước thềm nhà nhìn ánh nắng xuyên qua cây lá xanh tươi, đang định pha ly cà phê ngồi nhâm nhi ngắm tiếp. Cu Quang phóng xe vô sân, xách một bịch bắp nóng hổi để trước mặt tui
– Dì ăn cho đã thèm đi nghe
– Khỏi nhắc con ơi, dì ghiền lắm nợ

Nói xong tui lột trái bắp có ba màu trắng, vàng, tím, không cần hỏi cháu mua nơi mô, có xa không, tui đoán là ngoài chợ Đông Ba rứa thôi. Chao ơi là hắn ngon ngọt, hạt dẻo bốc lên mùi thơm thanh khiết dễ mê, ui chao tui cạp một lúc ba trái no ứ hự.

Mấy ngày ni từ khi về Huế: ngày đầu con Suyền được chị tui báo tin đã vội chạy bay tới
– ông nội mi, mụ cô mi… bỏ Huế đi lâu dữ rứa, hắn ôm chầm tui chửi liên tục, có điều không nhắc phía ngoại mà chỉ toàn bên nội (chắc hắn thương quê ngoại hơn).
– Mi muốn ăn món chi tau chở đi
– ừ bánh khoái Lạc Thiện hỉ

Rứa là tui được hưởng hai cái bánh nhỏ thanh tao dòn rụm, bột họ pha răng mà mê rứa không biết, kèm mấy lát vả, lát khế, rau sống chấm nước tương pha chế ngon ơi là ngon. Tỉnh táo bao tử rồi hắn chở tui đi vòng thành phố Huế, qua khu Thương Bạc, ủa bữa ni răng mà người đông rứa, bớt vẻ yên tĩnh như ngày xưa, tiệm quán cũng mọc lên khó còn đất trống. Vừa đi hắn vừa kể nỗi gian khổ lúc trẻ, nay thì hậu vận quá tốt, con có địa vị thành công, chồng cưng yêu nhiều hơn lúc tuổi xế chiều, mà nhìn kỹ hắn tươi đẹp mặn mà ghê, chắc hạnh phúc gia đình biến sắc thêm xinh hè. Đi nửa ngày hắn thả tui về nhà ”tau bận chút chuyện, sẽ gặp mi sau nữa nghe". Tui cám ơn hắn, gần 50 năm tuy xa mà hắn vẫn nhớ, vẫn đầy tình bạn thân thiết như hồi mô.

Kế tiếp những ngày sau, ôi thôi tui được bạn bè tới thăm, đứa xách trái mít, đứa đem vú sữa, con Đào tha một bịch đào trắng, xanh ngọt lịm, con Dung mua chè bột lọc bọc thịt quay. Tui tha hồ nghe tụi nó kể chuyện Huế của ta. Tụi nó dành nhau chửi “mụ cô mi để tao nói hết; ông nội mi nói dài dòng quá…” Tui nghĩ cái tật xấu hơn 50 năm về trước tưởng tụi hắn bỏ rồi, làm gương cho con cháu chứ, ai dè vẫn còn y nguyên, giống khi đứa mô ôm tui cũng don dỏn cái miệng “mụ cô mi, mụ nội tam đợi mi, đi bơ đi luôn…” Tui phải “hét” lên làm mạ tụi hắn một trận kể lại vài chuyện xưa.

Chuyện một:

Cạnh nhà tau có chị hàng xóm tên Hà, tình cờ bữa nớ qua trả cặp que đan. Thấy ông nội dưới làng lên thăm cháu, đang giỡn với thằng Hiền con chị, nó nói lại chi tau không nghe rõ, chỉ biết chị Hà đang ngồi làm cá ngẩng lên la nó “ Hiền! ai cho mi hỗn với ôn nội rứa hí, ôn nội mi nờ …” Đúng lúc tao xuất hiện thọt vô hông chị nói nhỏ
– ôn nội đứng đó răng chị lại chửi rứa?
Chị nghe giật mình
– Chết… chết… chết… thiệt là ôn nội cái thằng mất dạy.

Khi nớ làm răng tao quên được nét mặt ôn nội dương đôi mắt to lồ lộ nhìn chị sững sờ, hình như á khẩu. Tụi bây thấy tau giỏi chưa, chuyện hay không nhớ, chuyện thiên hạ ghi tâm cốt dạ thiệt là “tào lao bí đao” hết sức.

Chuyện hai:

Có bữa trưa nớ tau tình cờ đi ngang nhà con Phượng nên ghé thăm, hắn làm dâu nhà giàu nên tau cũng e dè, ngại ngùng. Hắn thấy tau mừng lắm, cả nhà đang ngủ trưa. Hắn lôi tau ra sân ngồi dưới bóng mát cây nhãn, mặt hắn buồn dàu dàu:
– Mi biết răng không? tau mới bị mạ chồng mắng
– Ui chao …răng rứa?
Cặp mắt hắn chớp chớp như chực khóc
– Thằng cu Tý nghịch quá, người ta trồng cây non trước nhà, hắn đi nhổ hết làm bà con tới mắng vốn, tau xin lỗi, họ về rồi kêu hắn ra “tại răng con cứ phá nghịch hoài như rứa, có muốn mạ đánh cho một trận không hỉ, ông nội mi nghe chưa…” Tau chưa dứt câu mạ chồng bước xuống thang lầu vẻ mặt nghiêm nghị “Phượng con không được lôi ông nội ra chửi cu Tý, ông nội nó là ai, là ba chồng của con” xong bà bước trở lên lầu lại…

Tau tự dưng mắc cười quá, ôm bụng cười ngặt nghẽo, cười thắt cả ruột trong khi hắn kể chi thêm tau không còn nghe nữa. Hắn nhìn tau cười như đười ươi tự nhiên cũng cười theo, hai đứa thi đua nhau cười một trận xong, tau mới nói “bà la là đúng quá rồi còn buồn chi nữa, tau biết là thói quen của tụi mình nói chi cũng kèm theo tiếng nớ như đàn ông kèm tiếng ĐM vậy mà, thôi cố gắng sửa lại hí.” Đi lâu năm, từ mái tóc xanh đổi thành tóc bạc, từ được gọi tiếng “em” qua “chị, cô “và chừ thì “mệ” tau tưởng đứa mô cũng bỏ được rồi chứ. Cả bọn đồng cười nói “có thương mới nhắc bên nội đó mà…”

Sau đó Như Chương chạy đi tìm gánh cơm hến, ngồi vây quanh nhìn rổ rau có bắp chuối, khế, rau sống, giá, tô ruốc xắn tỏi tươi, mè, đậu phụng, hến xào pha vài sợi miến, nồi nước đục màu cháo lòng thơm mùi gừng… chao ơi là Huế của tui, miệng đứa mô cũng muốn sưng phồng vì nếm ớt cay xé.

Hết ngồi lê bà Tám, nói dóc trên trời dưới đất, cười ha hả rồi than đau lưng. Cả bọn nằm xếp cá, lăn mình sát mặt gạch ca rô của nền nhà lau sạch láng o, đóng cửa ngủ một giấc ngon say. Thức dậy nghe tiếng rao “bánh canh Nam Phổ mời thời cho nóng đây…” trời đã nóng rồi cần chi thời cho nóng nữa, dù là cuối Hạ chuyển qua đầu thu, nhưng nóng đổ mồ hôi, chẳng ai dám ra đường chút mô hết, rao chi lạ rứa hè…” Mới nghĩ cho vui thì bạn Lệ Hằng nhanh miệng gọi vô. Gánh hàng ăn nhìn thương hình ảnh quê hương lắm rứa tề: một đầu nồi bánh canh đặc sệt lớp tôm màu đỏ nổi trên mặt, đầu kia khuôn bánh cuốn bọc tôm chấy tại chỗ, chung quanh dựng lên ít bánh lọc, bánh nậm gói lá kèm nước mắm pha thả đầy ớt lát, răng mà muốn húp sạch sành sanh rứa hè.

Món mô tui cũng thử hết, ăn không muốn nuốt, chỉ muốn ngậm mà nghe. Dại chi không ăn chứ, của chùa không ăn cũng uổng, í quên của…bạn bè đãi mà.

Rứa rồi đứa bạn già mô cũng lật đật về kẻo con lo cháu đợi vì đi cả ngày rồi. Tụi hắn không quên dặn nhau ngày mai mặc áo dài tím, thuê dịch vụ xe chở lên đồi Vọng Cảnh, Chùa Thiên Mụ, đồi Thiên An chụp hình …Chi chớ cái màn nớ là tui mê nhất, và tui biết chắc đứa mô cũng có áo dài tím, sắc tím thủy chung phe phụ nữ đã tuyên thệ gắn bó màu linh hồn của Huế từ lâu rồi.


Đêm ngồi trước thềm nhà, giàn hoa ti-gôn rũ xuống mái hiên, ánh trăng chênh chếch xuyên qua cành lá khóm hoa. Hồn tui bay lên cao, tui gặp hồn thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử vang đâu đó

Cả trời say nhuộm một màu trăng
Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm,
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng ..
Ta ném mình đi theo gió trăng
Lòng ta tản khắp bốn phương trời
Cửu trùng là chốn xa xôi lạ
Chim én làm sao bay đến nơi (Trăng)

Mênh mang theo nhịp điệu vần thơ, đêm càng khuya, ánh trăng càng sáng rỡ, soi vằng vặc khoảng sân yên ắng. Tui lại say sưa ngâm nga mấy câu của Quách Tấn

Gió rủ cành đi ngàn liễu khóc,
Sông đưa lạnh tới bóng trăng run.
Thuyền ai tiếng hát bên kia vẳng?
Ghé lại cho nhau gởi chút buồn (Bên Sông)
Răng mà người ta say rượu, say cờ bạc, còn tui lại say thơ tới lạ rứa không biết.
Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước lạnh trời ơi
Long lanh tiếng hạc vang vang hận,
Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người
(Nguyệt cầm – Xuân Diệu )

Về với Huế của hồn thu tháng tám cho tui đêm tĩnh lặng ngồi ngắm ánh trăng thanh, ánh trăng biết bao mùa kỷ niệm dạt dào khi còn mẹ. Ánh trăng vẫn còn đó mà bao nhiêu người thân đã ra đi ….

Rầm…rầm…rầm…

Tiếng như trời sập đè lên người, tui mắt nhắm mắt mở giật mình ngơ ngác, nhìn chiếc ti vi còn mở chiếu phim action, chẳng biết phim chi chiếu nhà cửa đổ nát bởi tiếng đạn pháo bắn dữ dội..Tui tỉnh táo dần, đèn sáng trưng, đồng hồ điểm gần 3 giờ sáng, nhớ lại hồi tối nằm xem phim rồi ngủ say khi mô không hay. Thì ra chỉ là GIẤC MƠ VỀ THĂM HUẾ, ui chao là tiếc chi lạ… chưa mặc áo tím chụp hình cảnh Huế, chưa đi tìm con cháu mụ Rớt ăn tô bún bò, chưa đi uống cà phê Dạ Khúc với con Hoàng nữa chớ…Tui tắt ti vi, tắt đèn nằm dỗ giấc ngủ, cũng hơi khó nên cố ôn lại giấc mơ. Nhớ thầy dạy Triết môn đạo đức” Tưởng tượng hay nằm mơ là trạng thái của sự đè nén được giải tỏa ..” Chắc tại tui nhớ Huế quá, nhớ bạn bè nên giấc mơ cho gặp, chứ nhiều bạn chừ đã chết, đã ở Mỹ, ở Sài Gòn, ở Đà Nẵng rồi mà. Sực nhớ còn tuần nữa ăn mừng tiệc sinh nhật Huế Online 4 tuổi tại nhà hàng Ngọc Sương đối diện khu Century thuộc thành phố San Jose, hai ngày tới đi tập văn nghệ nữa. Thôi thì cố dỗ giấc ngủ, sáng dậy còn biết bao công việc phải làm thúc sau lưng.

Huế Online của miền Bắc Cali có những nhân vật rất đặc biệt đầy tình nghĩa và sự hy sinh. Tui kể sơ cho bà con nghe nì : ngôi nhà anh Bào và chị Cindy là nơi chứa các thành viên luôn nhiệt tình như chị Botin nằm trong ban tổ chức lo phần văn nghệ. Chị Hà Phúc lo phần thủ quỹ. Chị Hà Lan dù xa xôi nhưng luôn có mặt sát cánh cùng chị em.

Chị Cindy và chị Botin mua các món nữ trang, xiêm y miền sơn cước cũng như dụng cụ kể cả các thứ cho ban hò hụi, nhờ người đem qua từ VN. Chị Cindy ngày đêm còn may rất nhiều áo bà ba cho mọi người mặc trình diễn. Những lần tập dượt luôn tập trung tại nhà chị Cindy, chị lo phần ăn uống thả dàn, các anh Bào, anh Vỹ phụ đưa đón và giúp nhiều việc.

Nói thiệt ra chứ tuổi trẻ chừ hắn không thèm chơi với người già, rất trông mong các cháu góp bàn tay, nhưng chúng nó bận quá nhiều việc. Nhìn lui nhìn tới chẳng có ai nên “không có cháu bắt bà già ra ..múa “, chao ơi là hắn dị chưa tề khi đội múa thuộc trên dưới U 80, đầu óc nhớ nhớ quên quên, tập đi tập lại rất lâu vì bị lộn hoài, chứ còn màn hát hợp ca, hò hụi thì dễ dàng không lo. Tất cả đều cố gắng vì nể tình chị Cindy quá tốt, hy sinh nhiều việc cho…đại nghĩa, chẳng lý mình không cố gắng được hay răng?. Vì rứa ban văn nghệ U80 muốn bày tỏ lòng kính mến anh chị chủ nhà, nên vui vẻ kiên nhẫn tập luyện.

Ngày họp mặt 18 tháng 8 của “Huế Online “đã tới. Là ngày nắng Hạ còn níu kéo tươi hồng rực rỡ. Lòng người cũng hăng hái đầy năng lực theo. Bước vô nghe rộn rã
– Rứa O ở mô
– Tui ở ngã Bao Vinh đi về
– Răng tui thấy anh quen quen
–Tui ở trong Thành Nội

Chao ơi! Ai cũng thấy quen quen hết á, chắc tại vì cái giọng “mô tê răng rứa” chớ chi nữa hè. Nhìn mấy mệ mặc kiểu sơn nữ ca, đeo tằm, đeo “hầm bà lằng “trên người xanh, đỏ, vàng, tím thấy trẻ rứa thê, trẻ chớ không ngon mô nợ, vì tuổi sứt càng, gãy gọng kè kè tủ thuốc hết rồi he…he…Bởi rứa dù mặc kiểu lên đồng hà bá vẫn thấy trẻ hơn 20 tuổi đó nợ, cứ rứa mà làm thì niềm vui cũng tới, cho mình tăng tuổi thọ đó thê, rứa hỉ các người già. Tui thì hồi hộp cái màn mấy mệ múa bài “Nhạc Rừng Khuya” còn nhớ động tác không? Và có ai sẽ chê “bầy vịt, bầy heo” đang múa không? Nghĩ tếu mà cười cho vui thôi, chứ nhằm nhò chi mấy cái khen chê ở chặng cuối đời hè. Rứa rồi cũng có người… lộn chút xíu đó nghe, nhưng thành viên của Huế Online dự tiệc dễ tánh, quay phim, vui vẻ thân ái cổ động U 80 làm chị em mừng đã gặp được người có tâm thiện, tâm hoan hỷ của những vị thiện hữu tri thức, nên lòng nhẹ nhõm khỏe re. Màn ca hát với những bài về Huế nặng lòng nhớ thương, anh chị em hát cho nhau nghe trong tình thân mật hài hòa ấm cúng. Đặc biệt có màn muốn nổ tung sân khấu là cặp vợ chồng anh Bào, chị Cindy thuộc U 80, anh bày tỏ hát “60 năm cuộc đời” thì thiệt thòi quá, nên đổi lại “90 năm cuộc đời “. Anh chị mặc quần áo như tuổi teen, vừa đẹp vừa trẻ quá trời, đã rứa còn “Twist” như điên, có ôn mụ mô khỏe như rứa khôn hè.

Cũng nhờ Huế Online mà các chị sau gần 50 năm nhận diện ra nhau, ôm chặt mừng rỡ. Tui cũng được chữa bớt bệnh “nhớ Huế” khi bước vô ngôi nhà rộng của Huế, thấy nồi chè đậu ván đang sôi, gánh bún bò đang múc, trời mưa phủ lên bóng Hoàng Thành, những con đường choàng sương mù, cảnh sông Hương núi Ngự, cửa Đại Nội, cửa Ngọ Môn, hồ Tịnh Tâm hay bất cứ ngõ ngách mô của Huế. Chưa kể đọc những bài viết hay về Huế, về lịch sử, về địa lý nhân văn. Tui cám ơn Trung Trực người sáng lập trang Huế Online, và những nhân tài chung tay góp phần làm ngôi nhà Huế mỗi ngày mỗi phong phú từ nội dung tới hình thức thêm.

Huế trong tim. Huế nơi ngôi nhà Online để cùng nhau được sống, được thở trên mảnh đất Thần Kinh mà đứa con xứ Huế đã rời xa gần 40 năm qua…

Minh Thúy Thành Nội
Ngày 18 tháng 8 năm 2024