tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021
Vạn Lý Tình - Thơ Hoàng Xuân Thảo - Ngọc Sang Diễn Ngâm
Nhớ Gò Công
( Riêng tặng “người Gò Công”, với những địa danh thân thương còn in dấu)
Thương về em gái đất Gò Công
Màu mắt thơ ngây má ửng hồng
Những buổi trưa hè tan lớp học
Đón em cho thỏa nỗi chờ mong
Dòng sông uốn khúc nắng chang chang
Long Chiến qua cầu vội bước ngang
Từ đó hai dòng đời cách biệt
Thôi rồi tan hết giấc mơ vàng…
Những lần hò hẹn Ao Trường Đua
Phố vắng đường khuya tiếng guốc khua
Tà áo ai bay vương nắng hạ
Phất phơ trong gió lạnh giao mùa
Nhớ những chiều xuân trên phố vắng
Một mình ngồi uống tách cà phê
Lặng nghe tiếng hát hờn vong quốc
Chinh chiến hành nhân mấy kẻ về?
Trường cũ ơi, môi hồng tuổi ngọc
Tiễn em đi mấy nẻo đường quê
Để Tân Tây nhớ màu hoa nắng
Gọi mãi tên người giấc ngủ mê
Mưa đổ Cầu Tàu qua Bến Bắc
Bãi Bùn Đen, nước đỏ phù sa
Theo ta gặm nhấm hồn xa xứ
Vẫn đợi sang sông những chuyến phà
Thuyền ai tách bến xuôi Bao Ngược
Xào xạc ven bờ mấy bụi lau
Bìm bịp giã chài kêu nước lớn
Giục lòng lữ khách thấy nao nao
Đò hỡi đưa ta về chốn cũ
Để ta thăm lại chiến trường xưa
Nhỏ đôi dòng lệ thương người mất
Đốt nén hương lòng thỏa ước mơ
Kỷ niệm cũ giờ đây mờ ký ức
Bể dâu từng mảnh rớt đời tan
Đừơng trần gian khổ thương ai khóc
Vạt nắng chiều tàn, lệ chứa chan!
Thuyền nhỏ chồng chềnh con nước lớn
Đón ta đi Chợ Mới Gò Công
Thăm trường cũ, viếng lăng Trương Định
Có còn ai đứng đợi bên sông?!
Kim Dung
August 18, 2020
Bụi Hồng Vương Gót
Tiếng khóc xa nhau thật não lòng
Trăm năm hò hẹn cũng thành không
Mai sau trăng rụng trên dòng tóc
Mắt có long lanh môi có hồng
Duyên nợ ba sinh quá mơ hồ
Cho nên dệt mãi chưa thành thơ
Mười năm gặp gỡ bao nhiêu mộng
Tình vẫn nổi trôi vẫn dật dờ
Mây tự nghìn xưa như áo màu
Lững lờ để gió gọi chiêm bao
Không bờ không bến không thuyền mộng
Quanh quẩn mê say chẳng lối vào
Có lẽ người chỉ là mây hồng
Cho nên áo lụa quá bềnh bồng
Cho nhìn một chút rồi tan biến
Vóc dáng mơ hồ mắt hư không
Có lẽ người chỉ là khói bay
Cho nên mờ mịt nhớ thương hoài
Không hình không bóng không cho gặp
Hờ hững bỏ quên kẻ lưu đày
Có lẽ người chỉ là giọt sương
Cho nên không giữ một chút hương
Chưa quen đã thẹn thùng quay mặt
Đã tan nhanh như một giọt đường
Có lẽ người chỉ là gió trưa
Mơ màng đem lại chút hương xưa
Thẩn thờ hồn dạo chơi rừng núi
Văng vẳng bên tai tiếng cợt đùa
Có lẽ người chỉ là trăng non
Cho nên còn mãi lo dỗi hờn
Không lo trang điểm buồn son phấn
Chờ đến bạc đầu vẫn cô đơn
Có lẽ người chỉ là ánh sao
Cho nên xa cách vẫn ngọt ngào
Hư hư thực thực lòng như tuyết
Trong trắng ngọc ngà đến nghìn sau
Có lẽ người chỉ là hương hoa
Cho nên chưa đượm đã phôi pha
Ngẩn ngơ tình vội bay theo áo
Áo cũng lạnh lùng vội tránh xa
Có lẽ người chỉ là bướm vàng
Cho nên chưa hợp đã vội tan
Giấc sầu lận đận tàn hương phấn
Mờ mịt vòng bay khóc lỡ làng
Người là tiên hay tiên là người
Mà sao nghìn kiếp vẫn xa xôi
Có gần thì cũng như hư ảo
Chưa hẹn mà sao lỗi hẹn rồi
Mây khói trăng sao đã nhạt nhòa
Gió sương hoa bướm tiên quá xa
May còn hạt bụi hồng vương gót
Kiếp khác dẫn đường ta gặp ta…
MD 03/31/03
LuânTâm
(Trích trong TT”HƯƠNG ÁO”, MinhThư xuất bản ,MD/USA.2007, tr.296-298)
Xót Hoa
Hoàng hôn lởn vởn xóm nhà giải duyên
Xứ trần lạc bước thuyền quyên
Em là ma nữ hay tiên đọa đầy?
Thương sao một cánh hoa bay
Trăm con bướm lượn vui vầy sắc hương
Là Lan, là Cúc hay Hường
Là Mai, Thược dược, Hướng dương hay Nhài
Cũng là phận bạc hôm, mai
Cũng là má phấn lạc loài như nhau
Bán sương thân xác dãi dầu
Nhìn về cố lý mắt sầu lệ tuôn
Nụ cười em đượm hoàng hôn
Ai người tiếc ngọc xót thương cứu người
Cùng chung lận đận bên trời
Thương hoa viết tạ ít lời xót hoa
Locphuc.
Trường Can Hành Kỳ 3 và 4 長 干 行 其 三 & 四 - Thôi Hiệu
長 干 行 其 三 & 四 Trường Can Hành Kỳ 3 và 4
3/
下 渚 多 風 浪 Hạ chử đa phong lãng
蓮 舟 漸 覺 稀 Liên chu tiệm giác hy
那 能 不 相 待 Na năng bất tương đãi
獨 自 逆 潮 歸。 Độc tự nghịch triều quy.
4/
三 江 潮 水 急 Tam Giang triều thuỷ cấp
五 湖 風 浪 湧 Ngũ Hồ phong lãng dũng
由 來 花 性 輕 Do lai hoa tính khinh
莫 畏 蓮 舟 重。 Mạc uý liên chu trọng.
崔顥 Thôi Hiệu
***
Trường Can Hành
Dịch ngũ ngôn
3.
Dưới bến nhiều sóng gió
Thuyền sen cũng dần thưa
Sao ta không cùng đợi
Xuôi ngọn nước triều đưa?
4.
Tam Giang triều lên vội
Ngũ Hồ sóng gió to
Cành hoa luôn nhẹ hẫng
Thuyền sen chẳng nặng lo?
Dịch lục bát
3.
Dưới hồ sóng táp gió lùa
Thuyền sen rồi cũng dần thưa đi nhiều
Sao ta chẳng đợi chung dìu
Cùng theo nhau lúc con triều về xuôi
4.
Tam Giang triều dậy theo hồi
Ngũ Hồ gió mạnh sóng nhồi nước dâng
Cành hoa cánh mỏng nhẹ tâng
Thuyền sen không nỗi bâng khuâng nặng lòng!
Mai Thắng
2102020
Mai Thắng
2102020
Chữ Hiếu Qua Các Điệu Hò Miền Trung
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021
Thơ Tranh Nghệ Sĩ: Nhật Trường Trần Thiên Thanh-Người Bạn Trẻ Đã Đi Rồi!
Hoà Âm: Trúc Hồ
Trình Bày: Quốc Khanh
Kiếp Hoa
Nửa đời hơn sống với cô đơn
Khao khát tiếng yêu để dỗi hờn
Một kiếp hoa sầu ôm phận số
Tạ người trả lại chữ keo sơn
Lầm lũi một mình đi dưới mưa
Vùi trong giá lạnh chút hương thừa
Lá thu còn đắm lòng thi sĩ
Ta đã... mong gì chuyện đón đưa
Kim Phượng
Cảnh Có Đeo Sầu?
Hoa Thịnh Đốn hôm nay tuyết rơi
Bên ngoài buốt giá lạnh ghê nơi
Dãy phong dọc phố phô trơ trụi
Hàng kiểng sân vườn rũ tả tơi
Nỗi nhớ quê xưa khi ẩn hiện
Niềm thương bạn cũ lúc đầy vơi
Buồn đời thấy cảnh buồn theo nhỉ
Chứ cảnh nào đâu có hiểu đời
Nhất Hùng
Ngọt Bùi Sẻ Chia
Tay cầm chén súp bốc hơi
Sáu Trang nấu kỹ bằng nồi Amway
Con ơi hết bố bệnh hoài
Giờ lo cho mẹ tháng ngày ốm o.
Bà ơi! ráng ăn thật no
Vượt qua quan ải chuyến đò thế gian.
Sáng nay nắng ấm ngập tràn
Chỉ hơn tuần nữa mùa Xuân đến rồi.
Cha con tôi dạ rối bời
Mong bà xuất viện cho đời thêm vui
Cho gia đình hết bùi ngùi
Cùng nhau ăn Tết ngọt bùi sẻ chia…
Cầu trời hết bệnh ra “dìa”
Tôi ngồi hầu quạt mỗi trưa bà nằm!
Sáu Trang nấu kỹ bằng nồi Amway
Con ơi hết bố bệnh hoài
Giờ lo cho mẹ tháng ngày ốm o.
Bà ơi! ráng ăn thật no
Vượt qua quan ải chuyến đò thế gian.
Sáng nay nắng ấm ngập tràn
Chỉ hơn tuần nữa mùa Xuân đến rồi.
Cha con tôi dạ rối bời
Mong bà xuất viện cho đời thêm vui
Cho gia đình hết bùi ngùi
Cùng nhau ăn Tết ngọt bùi sẻ chia…
Cầu trời hết bệnh ra “dìa”
Tôi ngồi hầu quạt mỗi trưa bà nằm!
Dương hồngThủy
28/01/2021 (16/12 âl)
Tình Người Trong Viện Dưỡng Lão
Đẹp quá! Nụ cười Em như đài hoa nhân ái
từ trong tim tỏa hương thắm tình người
Cánh áo Em như bướm lượn ngàn khơi
tô sắc thắm cho đời vơi dâu bể.
Bàn tay Em mang cam lồ Quán Thế
chan tưới từng giọt mát xóa niềm đau
Tấm lòng Em là nhánh huệ tươi màu
là từ ái của trái tim Vô Nhiễm.
Em, hạnh phúc từng ngày trong dưỡng viện
Đời đẹp thêm trên ánh mắt, môi cười
bởi Em mang mầm sống lẫn nguồn vui
vào thế giới của trầm kha dịch, bệnh.
Em, biểu tượng của Tình Thương tuyệt đối
Trên tay ngà hoa nở đóa từ tâm
Bóng dáng Em là tia sáng cuối đường hầm
soi dẫn lối an bình cho bừng thêm hy vọng!
Lòng nhân hậu của Em trong cuộc sống
là hành trang thầm lặng để dấn thân
Không phải Lương Y, nhưng với tất cả ân cần
Em xứng nhận danh xưng là ...Từ Mẫu!
Huy Văn
(Để thay lời cảm ơn tất cả Y tá, Trợ Tá và Y Công
tại Garden Grove Convalescent, Kindred, Orange Coast,
Fountain Valley và Garden Grove Hospitals, OC/CA)
Mùa Xuân Hoa Thịnh Đốn
Nắng ấm Xuân về đẹp thấy thương
Cỏ hoa tươi thắm khắp trong vườn.
Tulip, thủy tiên khoe sắc thắm,
Đào hồng nở rộ mặc phong sương .
Líu lo chim hót, bướm vờn quanh,
Đó đây hoa nở đẹp như tranh.
Quê hương nhớ lại tháng ngày cũ,
Ao cá vườn cây ruông lúa xanh.
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021
Một Lối Về - Lời & Nhạc Đỗ Bình - Hòa Âm & Phối Âm David Đông
Bỗng Dưng Lại Nhớ Sông Hàn
Hôm qua sương phủ hồn thơ
Màn đêm mắc võng địa đàng
Ầu ơ như có tiếng Chàng gọi ta
Đêm Thu bóng ngã dương tà
Cỏ cây chết lặng mình ta giữa trời
Hồn thơ một góc chơi vơi
Bóng đêm phủ xuống buông lơi gót hài
Bỗng dưng lại nhớ Sông Hàn
Những chiều tắt nắng thu tàn lướt qua
Sang sông đón chuyến phà xa
Hỡi người sao nỡ bỏ ta một mình ?!
Ầu ơ ... con nước tràn biên
Khuyên kêu Sáo gọi triền miên u sầu
Lỡ thương như chỉ kim khâu
Như cau bổ miếng với trầu hương bay !
Tuyết Phan
Cô Gái Hái Trà
Dã Quỳ Phố Thị
Dallas nơi đây cũng sắc màu
Vàng óng hướng dương khoe vẻ đẹp
Cây trồng,vun xới thích làm sao!
Mặt trời rọi chiếu sắc lung linh
Ong bướm lượn quanh đượm thắm tình
Lá biếc rung rinh theo gió thoảng
Thoáng nhìn ngây ngất bóng hoa xinh
Gởi đến người em thích Dã Quỳ
Màu vàng như áo buổi phân ly
Bên trời lãng đãng vầng mây trắng
Gió cũng hờn ghen thuở mộng thì
Song Quang
Con Đường Đến Trường
- Em chú ý bên tay phải, chỗ nào có cái bồn nước cao cao, nhìn vào con hẻm. Trường mình và cái cống nằm sâu trong đó.
Đứa cháu chạy chầm chậm để chị em tôi tìm về kỷ niệm của thuở học trò.
- Kìa! Kìa bồn nước kìa! Nó đó, trường của ba ngày xưa học đó con. Em tôi hí hửng đưa tay chỉ vào con đường có cái cổng trường và thấp thoáng dãy lầu chưa kịp nhìn kỹ đã chạy khuất lần sau dãy phố. Trong xe bao nhiêu cái đầu đều quay về hướng đó, cả chục đôi mắt mở to để nhìn.
Xe chạy lướt qua, em tôi còn cố gắng quay đầu lại nhìn, như nhìn tuổi thơ mình vụt mất. Đường vào trường vắng ngắt vì là nghỉ Tết, nhưng dường như ở đó có tiếng cười giòn giã của các em tôi và tôi. Có những tà áo trắng, áo xanh hay áo trắng quần xanh một thuở học trò. Có những niềm vui nỗi nhớ không thể nào quên. Có những ... tội nghiệp em tôi và tôi mãi mãi không quên ngôi trường Long Thành trong kỷ niệm.
Không gian và thời gian dường như dừng lại để quay về quá khứ. Không ai nói với ai câu nào. Cả xe dành một phút im lặng cho hai chị em tôi truy điệu tuổi thơ. Một thời tuổi thơ đã mất và một khoảng thời gian rất dài vì cuộc sống không cho phép chúng tôi trở lại nơi này.
Ngôi trường Trung Học Long Thành của những người con phố quận.
Chúng tôi có 4 năm học tập nơi đây. Bốn năm rất ngắn nhưng ở cái tuổi mới lớn nó là kỷ niệm vàng son. Là những bậc thang học hỏi để vào đời, là cung bậc của ước mơ và hoài vọng.
Tôi như thấy lại em tôi thật dễ thương, thật đẹp trai trong bộ đồng phục quần xanh áo trắng, phù hiệu trên túi áo và nụ cười thật tươi của cậu con trai vừa mới lớn. Bộ ba Trí-Thanh-Thông trên ba chiếc xe Honda của một thuở nào. Ngoài ra còn có Nguyễn văn Sẽ, Hồ văn Rốt, Thanh Hải,
Ngọc Anh, Thanh Thủy, Đoàn Lê Dung... Những đứa em thật ngoan, xinh đẹp và học giỏi. Có tiếng hát của Trần thị Ngọc cao vút bài Hòn Vọng Phu. Có Phạm Thị Thuận và các bạn múa nhịp nhàng trong bài hát Chiều Lên Bản Thượng Những cô sơn nữ vai mang gùi thật xinh xắn dễ thương.
- Chị ơi! Mình đã tới rạp hát Thuận Thiên chưa chị?
Câu hỏi của em lôi tôi về thực tế. Phố xá bây giờ khác quá nên tôi không biết mình đã đến chỗ nào, đã tới Cầu Quản Thủ hay chưa? Đây là con đường đưa chúng tôi về Ngã Ba Phước Thiền để chúng tôi ghé đốt hương cho người chú ruột. Hai bên đường những ruộng lúa thật đẹp, gió đồng đội trong lành đã mất dấu. Tất cả đều đô thị hóa. "Nước ta là một nước nông nghiệp; đã không còn trên khắp lãnh thổ VN.
Xe ngừng trước một tiệm là đại lý của hãng điện thoại và đồ điện tử.
Đứa cháu nói: Cô Chú xuống đây trước, con tìm chỗ đậu xe.Tôi ngỡ ngàng nhìn quanh. Đúng là chỗ này. Ngã ba Phước Thiền quán nước và cũng là nhà của chú tôi nằm ngay tâm điểm. Nhưng nhà đâu mất rồi tôi không thấy. Một hành lang nhỏ dẫn sâu vào bên trong, con trai chú tôi đã cho người ta thuê phía trước mặt tiền nhà làm cửa tiệm. Tiền thuê hàng tháng là lợi tức để sinh sống.
Tôi nghĩ đến những căn nhà lầu, những biệt thự bị đánh tư sản sau 30/4/1975. Nhà đang ở bị chiếm đoạt tức tưởi. Gia đình chủ nhà phải năn nỉ để được sống chui rúc trong chái bếp sau hè để khỏi phải đi kinh
tế mới. Bây giờ thì khác rồi, em tôi tình nguyện ký hợp đồng cho thuê.
Thôi thì đành lùi ra sau ở để sống còn. Đồng tiền có giá trị vạn năng thay đổi tất cả. Đành thôi: "Gặp thời thế thế thời phải thế.
....
Xe quẹo vào con đường đi vào Bình Sơn. Tôi mơ hồ nhớ lại .Đây là con đường quen thuộc đến trường của chị em tôi. Ngay góc này cái lầu cao cao là nhà của gia đình Dáo Nga mà người Long Thành gọi thân mật là Ông Tồn. Giao điểm của ngã ba là cây xăng ông Tồn. Đi tới một chút có một căn phòng nhỏ là nơi học tập của Châu Dáo Nga và Châu Đỉnh
Sanh lớp tôi. Chúng tôi thường tập trung nơi này để ôn bài, tán gẫu và chờ nhau về Bình Sơn một lượt. Kế đó là tiệm sách Châu Hải và nhà của anh Châu Hải ba của Châu Chương Thành. Con đường dẫn về sẽ ngang qua nhà cô Hai Nhơn má của Ngọc Nhẫn. Ngôi nhà mà ngày xưa các cô giáo dạy Long Thành ở trọ. Là nơi cô nữ sinh nào cũng muốn ghé mà không dám bước vô. Các cô giáo là biểu tượng cho sự xinh đẹp, văn minh, tài giỏi và sang trọng. Là hình ảnh mơ ước của chính tôi và nhóm
bạn.
Long Thành của tôi, phố chợ của tôi và con đường về nhà tôi đó. Bây giờ 72 tuổi tôi đi qua nơi này để tìm dấu vết của riêng tôi- Ngôi nhà màu tím của thuở tôi tròn 20 tuổi- Căn nhà với các rèm cửa màu tim tím do chính tôi may. Cái máy may ba tôi đặt mua từ nước Nhật bằng chính tiền học bổng của tôi. Ngày tôi khoe ba tôi chứng chỉ đậu Tú Tài của mình cũng là ngày tôi mở tung kiện hàng đựng cái máy may hiệu Singer này.
Trong đời chưa bao giờ tôi có niềm vui lớn như lúc đó. Trong căn nhà này, tôi đã tự may cho mình những bộ đồ mặc ở nhà, tự cắt may áo dài bằng cách rập khuôn từng phần một. Nơi này tôi đã bước qua thời con gái để thành đàn bà bằng một đám cưới. Có học trò đến trang trí phòng cô dâu, có hướng đạo đến dựng rạp và cổng vu quy. Có biết bao là kỷ niệm.
Xe đã chạy qua khỏi cầu rồi mà tôi vô phương tìm thấy cái ngõ nhỏ quen thuộc vào nhà mình. Không cách chỉ nhìn ra nhà của Khưu Thị Xuân,
Khưu thị Hoa hay nhà của Trương Phượng. Tôi tự nhủ với mình:" Soi vào gương, mình còn không nhìn ra mình bảo sao phố xá còn nguyên hình dạng cũ. "
Ngày xưa trên con đường này ngày hai buổi đi về, tôi đã cùng các bạn đạp xe từ Bình Sơn ra Long Thành để học. Chúng tôi là con em của những công nhân cao su thuộc sở Bình Sơn. Dân phu đồn điền đa số là miền Bắc di cư được Tây tuyển mộ. Trường sở chỉ tới lớp nhì là hết. Lên tới lớp nhất là chúng tôi được ra trường quận để học năm cuối thi lấy bằng Tiểu học. Kỳ thi tuyển vào đệ thất Trung Học Long Thành năm xưa ấy, tôi được đậu thủ khoa và được học bổng suốt bốn năm liền. Bạn bè tôi rất ít được cha mẹ cho học lên cao. Lên tới Trung học chúng tôi chỉ còn đâu sáu đứa. Tôi, Quỳ, Nhạ, Tú, Lê thị Ngọc, Phất (nếu tôi nhớ không lầm).
Trời chưa sáng tiếng kẻng vang vang, dân phu dậy nấu cơm ăn để ra lô đi làm là chúng tôi dậy học bài. Kẻng hồi hai phu xách thùng cạo mủ ra điểm dân là chúng tôi cũng chuẩn bị đi học. Con đường đến trường mấy đứa đi xe đạp lỉnh kỉnh tập vở và gà mên cơm. Con đường lô Bàu Ngỗng chạy dài những hàng cao su thẳng tắp. Trên con lộ dài, người ta cất những chòi canh để gát lửa. Chúng tôi thả xe đạp dưới chân chòi và leo lên chòi ngồi ăn cơm sáng. Xong lại tiếp tục đạp xe tới trường. Mùa lá cao su rụng, chúng tôi dừng xe, chạy rượt những lá cao su bay bay, hoặc hốt từng bụm lá vàng tung lên không gian. Mùa hè rủ nhau đi lượm hột cao su kiếm tiền mua vở học.
Đường đến trường phải đi qua Bình Lâm. Nhà của Huỳnh Thạch Sa, Phạm Thị Của, Nguyễn tấn Hưng, Ngô Văn Bông hình như ở nơi này.
Tôi nhớ khi học sinh Bình Sơn ra trường quận Long Thành học khá đông, chủ tây cho xe đưa rước mỗi ngày. Xe ở trên trống trơn, thùng xe có hai dãy ghế ngồi. Chúng tôi thủ sẵn một cây cù móc dài. Chôm chôm Bình Lâm trái thật sai, xòe ra cả ngoài đường lộ. Thế là cứ đứng ở trên
xe giựt chôm chôm thật mạnh. Trái rớt xuống sàn xe, chia nhau ăn thật vui. Có một lần má Huỳnh Thạch Sa ra đón xe mắng vốn. Chúng tôi bị la một trận. Nhưng học trò mà, ăn không phải là chính, phá mới là niềm vui của lũ quỷ phá nhà chay.
Tuổi thơ của chúng tôi cũng bị nhiều vết hằn thương đau không thể xóa do chiến tranh. Có khi xe đang chạy trên đường để đến trường. Bỗng nhiên dừng lại. Trước mặt hai hoặc ba cây sao su bị cưa ngã xuống chắn ngang đường. Hồi đó chúng tôi gọi là Đường bị đắp mô chỉ chờ lính ngoài quận vào dẹp và mở đường cho dân đi lại. Vì ở đó có gài lựu đạn hay mìn cho nên ai cũng sợ. Lần nào cũng vậy, tài xế phải tìm cách chạy luồn lách vào trong lô cao su để tìm lối ra cho chúng tôi đến trường kịp giờ. Vì phải chạy trên khoảng trống giữa hàng cây cao su và leo lên những ụ đất nên giằng, xốc rất nguy hiểm. Thường thì mỗi lần như vậy chúng tôi đều bị trễ giờ. Điều ám ảnh tuổi thơ của tôi là những người bị giết chết treo lên nhánh cây, hay bị bắn ngồi dựa gốc cao su với bản án trước mặt. Thật ghê rợn và tàn nhẫn.
Điều không thể ngờ được là sau 1975 tôi lại nằm trong đội ngũ công nhân trồng lại lô cao su Bàu Ngỗng. Người làm tổ trưởng của tôi lúc bấy giờ lại chính là học trò cũ của tôi. Có nhiều khi trên con đường này, với chiếc xe đạp cà tàng trở về nhà, tôi đã gặp các bạn cùng lớp Trung học ngày nào, ì ạch thồ những bao bắp, khoai mì từ Cẩm Đường về Long
Thành. Mệt, vất vả và chua xót quá nên chúng tôi như kẻ xa lạ đường ai nấy đạp. Con dốc đời còn gập ghềnh và cao hơn con dốc Bàu Ngỗng hay Cầu Ông Trữ mà chúng tôi phải vượt qua.
Năm nay tôi về quê ăn Tết. Con đường từ Bình Sơn về Long Thành cũng dài ngần đó, nhưng đã thay đổi nhiều vì gần 60 năm đã trôi qua. Con đường Bàu Ngỗng rợp bóng cao su thuở xưa giờ đã cưa sạch sẽ. Một khoảng đất trống chạy dài mút tầm mắt chói chang. Nông Trường Bình
Sơn sẽ là một phần của kế hoạch “ Sân Bay Quốc tế Long Thành”. Nghe nói năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng. Xã Suối Trầu đã bị xóa sổ. Đội Hai Cầu Ông Trữ nằm trong diện bồi thường và di đời. Nông Trường An Viễng, Xã Cẩm Đường cũng nằm trong kế hoạch. Người dân chỉ chờ đợi chính phủ có chính sách thỏa đáng. Quận Long Thành rồi sẽ có một bộ mặt khác khi tôi về thăm lại lần thứ nhì không biết lúc nào.
Bảy mươi hai tuổi đời, tóc tôi đã bạc, cuộc đời truân chuyên như gương mặt đầy những vết chân chim. Bạn bè tôi kẻ còn người mất và tản mạn trên khắp thế giới. Chúng tôi thường liên lạc với nhau qua phone và internet. Sợi dây liên kết để giữ tình bạn của chúng tôi mãi mãi bền chặt chính là ngôi trường Trung học Long Thành.
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021
Cho Nhau Lần Cuối - Lê Uyên & Phương
Tự Thuật
Tỉnh mộng rồi ta lại thấy mình
Miệt mài trôi nổi giữa nhân sinh
Thân luôn lẩn quẩn cùng cơm áo
Hồn vẫn lao đao với ái tình
Sự nghiệp long đong, cười cả thẹn
Đường đời dằng dặc, nghĩ mà kinh
Tóc xanh điểm bạc bao nhiêu sợi
Là ở trong ta bấy khổ hình!
Nguyễn Kinh Bắc
Lãng Đãng Cõi Thơ
Chút gì trong nắng phù du
À ơi!… đứt ruột lời ru Mẹ hiền
Chút gì lảo đảo cành nghiêng
Nhớ cha vời vợi, khối miên man sầu
Chút gì trong sóng bể dâu
Mặn môi son nhạt vạn câu đoạn trường
Chú gì giữa cõi tuyết sương
Giá băng tim lạnh, phố phường ngủ yên
Chút gì đắng giọt lệ huyền
Vàng tay khói trắng lạc miền cô đơn
Chút gì trong gió chập chờn
Đèn khuya soi bóng cầu vòng tử sinh
Chút gì nghiệt ngã điêu linh
Sao đành câm nín lặng thinh giữa đời…?
Chút gì bàng bạc mây trời
Sử xanh ấn tượng một thời đã qua
Chút gì trong mắt nhạt nhòa
Mù tăm mồ mẹ, la đà gió bay
Chút gì thao thức miệt mài
Gò xưa ngủ với hình hài cha ông
Chút gì réo gọi ngàn thông
Lời thề buổi ấy, núì sông đợi chờ
Chút gì lãng đãng cõi thơ
Cố nhân hun hút, ngẩn ngơ người còn
Chút gì còn với mỏi mòn
Liêu trai hư thực, vuông tròn trong tranh
Chút gì đáy cốc long lanh
Rằng đây vẫn gọi… âm thanh cõi về
Chút gì huyễn mông lê thê
Không câu giã biêt mà tê tái lòng
Chút gì thương thuở long đong
Trở trăn về mãi đường cong quê mình
Chút gì vùi giữa cuộc tình
Người ơi nỗi nhớ lênh đênh phương này
Vũ Hối
Trường Can Hành Kỳ 1& 2 長 干 行 其 一 & 二 - Thôi Hiệu
長 干 行 其 一 & 二 Trường Can Hành Kỳ 1& 2
1/
君 家 在 何 處 Quân gia tại hà xứ
妾 住 在 橫 塘 Thiếp trú tại Hoành Đường
停 船 暫 借 問 Đình thuyền tạm tá vấn
或 恐 是 同 鄉。 Hoặc khủng thị đồng hương.
2/
家 臨 九 江 水 Gia lâm Cửu Giang thuỷ
來 去 九 江 側 Lai khứ Cửu Giang trắc.
同 是 長 干 人 Đồng thị Trường Can nhân
生 小 不 相 識。 Sinh tiểu bất tương thức.
崔顥 Thôi Hiệu
***
Hoành Đường: Thời Tam Quốc, Ngô xây đê ở đầu sông, gọi là Hoành Đường, giờ là huyện Giang Tô, tỉnh Giang Ninh.
Cửu Giang: con sông ở tỉnh Giang Tây.
Trường Can: Một làng ở phía nam sông Tần Hoài, thuộc tỉnh Giang Tô.
1/
Nhà anh ở nơi nào
Còn nhà em ở tại đê Hoành Dương
Xin tạm dừng thuyền cho hỏi
Có lẽ chúng ta vốn chung một làng
2/
Nhà anh kề bờ sông Cửu Giang
Anh thường qua lại bên sông Cửu Giang này
Đúng là hai ta là người cùng làng Trường Can
Sống ở đó lúc còn nhỏ nên bây giờ không biết nhau.
Đỗ Chiêu Đức tham gia với 2 bài dịch sau đây:
Ghi Chú:
Trường Can Hành: Tên một khúc hát trong Nhạc Phủ dựa theo điệu hát dân gian của xứ Trường Can,thuộc huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô hiện nay.
Hoành Đường: thuộc huyện Giang Ninh kể trên, vào đời Tam Quốc nước Ngô cho đắp đê dọc theo giang khẩu ngang qua song Hoài, nên có tên là Hoành Đường.
Cửu Giang: tức Huyện Cửu Giang, nay thuộc tỉnh Giang Tây.
Nghĩa Bài Thơ:
Bài 1: Nhà chàng ở nơi nào? Nhà thiếp thì ở tại Hoành Đường đây. Dừng thuyền cho thiếp hỏi thăm xem, hoặc giả chúng ta là đồng hương của nhau chăng!?.