Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Cách Thức Uống và Pha Trà Xanh Nhật Bản


1. Giới thiệu

      Ðây chỉ là bài viết đơn giản nói vè cách thức pha và uống trà xanh của Nhật bản. Mục đích nêu lên những nguyên tắc căn bản, cần thiết cho những người muốn thưởng thức cái ngon, cái đậm đà cuả loại trà độc đáo và rất phổ biến của người Nhật bản. Bài viết không đi sâu vào những dữ kiện, thể thức và dụng cụ khá phức tạp để uống trà có tính cách thưởng thức một nghệ thuật. Mà đôi khi chúng ta thấy trong các những cuộc lễ hội hay trong những cuộc trình diễn dâng trà của các đoàn nhóm phu nhân, nữ sinh viên ở các đoàn thể, trường học chuyên môn về văn hoá .

      Bài viết càng không thể nào so sánh, hoà trộn được với những thủ tục rất rườm rà, qúi phái, đạt đến mức tối thượng của nền văn hoá cổ truyền của Nhật bản. Ðó là lẽ dâng trà, trong đó người ta uống một loại trà xanh cao cấp hơn dưới dạng bột. Người uống trà phải biết nhưng thủ tục để tiếp nhận từ người dâng trà, đó là Trà Ðạo (Sadoo).

      Bài viết chỉ thu nhỏ vào cách thức pha và uống trà xanh rất thông thường của bất cứ gia đình Nhật nào trong xã hội. Họ pha trà mời khách khi đến thăm gia đình họ. Cô thư ký, bà giúp việc pha trà cho ông giám đốc, ông chủ hãng hay để tiếp đãi nhưng vị khách trong các cuộc hội họp ở các văn phòng giao tế, các công ty. Và ngay trong gia đình khi người vợ , người mẹ pha trà cho chồng, cho con trong những lúc uống trà hàng ngày, người ta cũng phải theo những nguyên tắc rất căn bản và cần thiết này để không làm mất cái ngon, cái đậm đà của trà.

      Tóm lại đây chỉ là bài viết nêu lên những đièu căn bản không thể thiếu, không thể bỏ qua được cho bất cứ ai muốn uống, muốn thưởng thức mùi vị đúng nghĩa của loại trà xanh Nhật bản. Một loại trà xanh hoàn toàn khác xa với loại trà xanh được sản xuất tại VN hay Trung Hoa. Loại trà xanh Nhật cho ra nước mầu xanh từ đầu cho đến hết mùi trà, nước trắng trong. Nhưng ngược lại trà xanh cuả VN hay Trung Hoa chỉ cho ra mầu xanh lờ lợ mầu nâu ở nước đầu tiên rồi biến nhanh sang mầu nâu đậm ở các lần pha kế tiếp.Mùi vị cũng có thể nói là khác hoàn toàn.

      Bài viết này cũng giúp người uống trà hiểu biết thêm về những tiêu chuẩn để lựa chọn, phân biệt được những loại trà xanh tốt hay xấu, ngon hay không ngon được bán trên thị trường (ở các cơ sở buốn bán của kiều dân Nhật bản). Rồi dựa vào những tiêu chuẩn đó chúng ta sẽ hiểu được lý do tại sao cùng gọi là trà xanh nhưng khi uống thấy khác nhau về phẩm chất.

2. Dụng cụ



      Sau đây là những vật dụng cần thiết cho việc pha trà xanh:

a. Một cái bình thủy: để chứa nước sôi. Thường loại dung tích khoảng 2 lít nếu dùng cho 4, 5 người uống trà.

b. Một bình pha trà: thường bằng đất nung mầu đen hay nâu có cán cầm (khác với loại có quai, tuy nhiên đây cũng không phải là điều bắt buộc) . Bình pha trà cũng có khi bằng kim khí rất nặng mầu đen, có quai sách. Thường bình pha trà có dung tich khoảng 200 ml (bằng trái cam) , nếu cỡ khoảng 400ml (bằng trái bưởi ) đã được coi là to . Rất hiếm có bình pha trà cỡ lớn hơn 500ml vì làm loãng , mất mùi vị trà và nhất là không đẹp mắt. Vơí những cỡ bình lớn người ta thường dùng để pha những loại trà hạ phẩm (loại nhiều cuống lá , lá già thô hay loại trà xanh pha trộn với gạo rang...). Loại trà này thường được pha để uống trong các restaurants hay cho nhân viên lao động trong giờ giải lao của hãng xưởng . Dùng cho gia đình hay tiếp khách thăm viếng, khoảng dưới 5 người, chiếc bình trà cỡ 300ml được coi là tốt nhất.

      Hầu hết các bình pha trà xanh cuả Nhật bản đều có một tấm lưới rất mịn bằng kim khí bao phiá trong vòi ấm hay là một cái phễu lọc bằng lưới nằm sát vào miệng ấm để đựng trà, giữ lại không làm cho bã trà ra tách khi rót trà .

c. Một bộ ly uống trà: Thường cỡ khoảng 70ml đến 100 ml. Hình tròn, hay hình ống , đôi khi có hình dạng méo mó . Thường mầu đậm hay nhiều mầu in hình hoa trái hay viết những chữ Nhật bản dạng chữ thảo. Tuy nhiên mầu sắc không diêm dúa với mầu đỏ gay gắt nhãn giới như trên các đồ sứ của Trung Hoa. Ly tách uống trà của Nhật bản có mầu thanh thoát, êm dịu, dễ thương hơn. Tách uống trà có thể có nắp hay không, nhưng phải có một đĩa nhỏ đễ đỡ tách uống trà.

d. Hộp đựng trà: Trà xanh bán trên thị trường thường được đóng kín trong một bịch bằng alumin với chân không, hay bằng những hộp bằng kim khí rất kín. Sau khi mua về, bỏ bao bì , trà được đựng trong một chiếc hộp dung tích cỡ 100ml -300ml, bằng kim khí có 2 nắp. Nắp ở phía trong bằng plastic hay bằng kim khí, Nắp phía ngoải hộp, ngoài tác dụng dậy hộp trà cho kín, nhưng còn được dùng như một dụng cụ để đo lường trà chính xác trước khi cho trà vào bình. Người pha trà lấy một chiếc muỗng bằng tre gạt trà vào trong chiếc nắp, tùy theo số người uống để tránh tình trạng nhiều ít không đều.

      Ðó là những dụng cụ mà mọi gia đình Nhật bản đều phải có và được coi như đồ dùng hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên trong trường hợp tiếp khách, họ còn mang ra thêm vài dụng cụ khác nữa để tạo vẻ lịch sự và đẹp mắt. Chẳng hạn:

-Một cái bình uống trà thứ hai dùng để điều chỉnh độ nóng của nước pha trà (hình thức cái chén Tống của lối uống trà của VN hay Trung Hoa).

-Một cái bình khá lớn bằng đất nung mầu đen, thường có nhiều hình dạng khác nhau để đựng nước tráng tách uống trà, bình pha trà hay đựng trà cặn mỗi lần uống trà mới (giống như cái khay có nan bằng tre để trên một cái chậu để đổ nước dư thừa của Trung Hoa. Hình thức này người Nhật không bao giờ dùng, họ thà đựng vào một cái tách uống trà rồi mang đi đổ chứ không dùng đến vì thô kệch và không đẹp mắt đó!).

-Một cái khay đựng tách và bình trà bằng gỗ (thường mầu nâu và hình vuông hay chữ nhật) đươc che phũ bởi một tấm khăn xinh xắn, sạch sẽ để người pha trà lau khô tách uống trà trước khi rót trà cho khách.

      Ngoài ra còn rất nhiều dụng cụ lỉnh kỉnh khác như muỗng lấy trà bằng tre. Cái máng nho nhỏ bằng tre hay gỗ để ước lượng số trà nhiều ít trước khi ruôn trà vào bình... tất cả tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của cuộc uống trà và sự cầu kỳ tiếp khách của chủ nhân.

3. Cách pha trà


      Gồm những thủ tục cần thiết sau đây :

a. Nước pha trà: Tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi để pha trà, có nghĩa là không thể nào dùng nước đang sôi trong bình ruôn vào bình pha trà. Lý do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật bản (trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà (Sadoo) không bao giờ dùng nước đang sôi! Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy (uống trà thông thường) hay nước đưọc nấu trong một cái ấm kim khi không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoàng 80-90 độ celcius (dung trong trà đạo) .

b. Làm ấm dụng cụ: Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi xử dụng.

c. Cho trà vào ấm pha trà: Thường vơí lọai trà ngon cỡ trung bình ngươì ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh qúa nhạt. Dĩ nhiên với nhưng người ghiền trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!

d. Pha trà: Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau :

*/ Lần thứ nhất: đươc pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút đồng hồ trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà khác (hay chén tống) để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà (lý do tại sao sẽ được giải thích ở phần sau).

*/ Lần thứ hai: pha vơí nước nóng khoảng 80 độ trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng mau lẹ hơn để có nhiệt độ mong muốn. (Tuy nhiên, những người pha trà quen thuộc, khéo tay họ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ bình thủy rót vào bình pha trà bằng các thủ thuật như rót nuớc thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà...)

*/ Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể ruôn trược tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C .

      Với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền việc pha trà hơi khác hơn chút đỉnh. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70- 80 độ, 2 phút), lần thứ hai (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị rồi (giải thích ở phần dưới).

e. Lượng nước pha trà: Ngưới pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh Nhật bản bằng cách cứ cho nước vào đầy bình rồi rót cho khách theo lối pha trà của Tầu hay VN được . Mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm phảm chất của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxyhoá làm mất mầu xanh đẹp của trà..v..v..

4. Cách rót trà

      Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp ! Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách (tách đầu tiên qúa nhiều, tách cuối cùng rất ít, qúa đậm vi thời gian trà ngấm ra nhiều hơn hay không còn nước cho người kế tiếp)! Vì vậy tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1,2,3,4... rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình , nên co dãn để phân đều cho các tách . Sau đó mới đưa mời khach. Chính vì lý do này, người pha tra phải căn làm sao cho đủ (không thiếu, không thừa) cho tất cả khách, mỗi người khỏang 50ml (với loại tách uống trà cỡ 70-80 ml). 

      Chính vì lý do này, người pha tra phải căn làm sao cho đủ ( không thiếu, không thừa ) cho tất cả khách, mỗi người khỏang 50ml ( với loại tách uống trà cỡ 70-80 ml ).

5. Cách uống trà




      Khi uống trà xanh Nhật bản (cũng như uống trà bột trong lễ dâng trà) người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Các lọai bánh này bán rất nhiều trên thị trường thường làm bằng đậu hay bột khoai, bột gạo ... Chúng ta có thể thay thế bằng các bánh ngọt khác của Âu Mỹ như bánh ngọt, chocolate... nhưng vẫn không phải là hoàn hảo lắm. Ở VN có loại bánh đậu xanh (Bảo Hiên Rồng vàng, Hải Dương...) được coi là rất thích hợp cho việc uống trà xanh.

      Trước khi uống trà, ngườì ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miêng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Vớí cách này sẽ làm gia tăng hương vi của trà xanh một cách lạ kỳ.
      Uống trà xanh Nhật bản hoàn toàn khác với lối uống nhâm nhi từng tí một trong lối uống trà Tàu của những vị nhà Nho VN. Người Nhật uống thành ngụm đàng hoàng để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng.

      Với những loại trà xanh hảo hạng hay trên trung bình, người Nhật cho rằng nước pha trà lần đầu tiên được coi là đậm đà nhất, làm mùi ngon của trà thấm vào vị giác nhiều nhất. Nước thứ hai, có một khoái cảm khác nhờ nhiệt độ nóng của lần pha này, nước trà mất đi khá nhiều vị đặc biệt của trà nhưng lại có mùi rất thơm bốc lên, kích xúc vào khứu giác. Cả hai lần pha trà này được coi là quan trọng nhất và độc đáo nhất của trà xanh Nhật bản. Với loại trà thượng hạng ngươì ta có thể uống đến lần thứ 4 hay thứ 5 nước trà vẫn xanh và mùi vị vẫn còn. Tuy nhiên loại trà hạ phẫm, người ta bỏ qua lần thứ nhất và bước sang cách pha lần thứ hai hơi đổi khác đôi chút như đã viết ở trên.

6. Vài tiêu chuẩn để xếp hạng trà xanh

      Rất nhiều người ngoại quốc khi uống trà xanh Nhật bản thường đưa ra những ý kiến khác biệt nhau, thậm chí có lúc họ thấy rất ngon, có lúc họ thấy rất nhạt nhẽo. Ðó là vì họ không biết cách pha và uống trà. Nhưng điều quan trọng nhất, ít ai để ý đến đó là loại hạng của trà mà họ uống. Trên thị trường trà xanh Nhật bản có hàng trăm loại khác nhau. Từ loại rất rẻ được đóng gói cỡ 500 grams hay một kg trong bao giấy kính trong suốt dùng cho việc uống trà hàng ngày hay ở các giờ giải lao của hãng xưởng. Ðến những loại cao cấp rất mắc đựng trong những chiếc hộp bằng kim khí nhỏ nhắn cỡ 50ml rất trang nhã đựng trong một hộp bằng gỗ trình bầy rất đẹp. Trong đó kèm theo một vài tờ giấy như lụa ghi xuất xứ, lịch sử của sản phẩm có dấu hiệu, ấn ký của nhà sản xuất...

     Mục đích của bài viết này nhắm vào loại trà cỡ trung bình trở lên, còn những loại trà hạ phẩm không thể áp dụng được. Sau đây là những tiêu chuẩn để người uống trà xét đoán, lựa chọn một loại trà xanh Nhật bản để thưởng thức hợp với túi tiền và mục đích của mình.

      Giá cả của trà xanh Nhật bản là một tiêu chuẩn rất ít sai (nếu không muốn nói là hòan toàn chính xác) khi mua trà xanh Nhật bản. Vơí loại trà xanh rẻ tiền, đóng gói sơ sài với bao giấy bóng trong suốt, thường số lượng 500 grams hay môt kilo vơí giá cả khoảng 100 yen- 200 yen (1-2 $US) cho 100grams, đây là loại trà để uống giải khát mà thôi.

Có thể chia ra 3 hạng trà xanh Nhật bản như sau:

a. Loại trà hạ phẩm :

*/ Cánh trà thường to, dầy, thô vì được biến chế từ những lá trà già lấy ở phần dưới nhánh cây trà.
*/ Là sản phẩm dư thừa cuả loại trà cao cấp, chẳng hạn như cuống của những lá non dùng cho trà cao cấp
*/ Có loại lại trộn thêm vào khoảng 20% gạo rang hay lúa mì rang, khi uống có mùi trà xanh hoà trộn với mùi hơi khét của gạo rang.

      Loại trà xanh hạ phẩm này thường không có mùi thơm vì nhà sản xuất không cho vào loại trà bột vào . Loại này thường uống trong giờ giải lao của nhân viên lao động trong hãng xưởng hay uống hàng ngày trong những gia đình nghèo Nhật bản cũng như ở những tiệm ăn uống bình dân. Vơí loại trà này cách pha trà như đã tả ở trên.

b. Loại trà trung bình:

      Loại này thường được đựng trong các bao bằng alumin hay trong hộp bằng kim khí, có 2 nắp rất kín đáo. Hình thức trình bầy rất trang nhã và hấp dẫn. Trọng lượng mỗi gói khoảng 50-100 grams. Loại này có đặc tính sau đây :

*/ Có rất nhiều hạng khác nhau, thường giá cả từ 1000-6000 yen/100 grams (9- 50 $US). Trên thị trường thường đóng gói cỡ 100 gram, nhưng nếu đóng gói cỡ cỡ 50 grams, thường là loại ngon của hạng này.
*/ Khi mở gói trà hay hộp trà ngươì ta nhận thấy ngay đặc tính của loại này như sau :

      Có mùi thơm rất dịu 
      Cánh trà nhỏ cánh, xanh đậm 
     Có mầu xanh cuả bột trà bám trên thành bao alumin hay thành hộp trà, đó là loại trà bột (dùng trong lễ dâng trà) được nhà sản xuất cho vào để làm gia tăng phẩm chất . Càng nhiều trà bột cho vào càng ngon và càng mắc giá. 

*/ Khi pha trà lần đầu (60 độ, 2 phút) chỉ để hoà tan loại trà bột và một phần nào hương vị của cánh trà mà thôi. Chính vì vậy lần uống đầu tiên này mang đến khẩu vị nhiều hơn là mùi vị. Nhưng ở lần pha thứ 2 và thứ 3luợng trà bột đã giảm sút nhưng nhờ nhiệt độ nước pha cao (80-90 độ) làm bốc hơi mùi vị thơm của cánh trà. Vơí loại trà trung bình hạng tốt , người ta có thể pha lần thứ tư vẫn còn mùi vị ngon của trà.Tóm lại lần pha trà đầu tiên để người ta thưởng thức "Vị" của trà, từ lần thứ hai, thứ ba người ta thưởng thức "HƯƠNG" của trà.
*/ Ðây là loại trà thường uống hàng ngày ở những gia đình khá giả hay để đãi khách cũng như ở các văn phòng của các vị lãnh đạo hãng.

c. Loại trà hảo hạng:

      Loại này là loại trà biến chế từ lá trà non (VN gọi là trà búp), sản xuất bởi những hãng trà nổi tiếng, kèm theo in ấn và lịch sử của nhà sản xuất hay loại trà. Trong đó nhà sản xuất lựa chọn những điạ danh trồng trà nổi tiếng ở Nhật bản .

      Các nhà sản xuất trà xanh ở Nhật cũng nhập cảng hay có các cơ sở biến chế sơ khởi ở ngoại quốc như ở Trung Hoa, Bắc VN, Tây tạng, Bắc Lào... Nhưng theo ý kiến của người Nhật thì những loại trà mà họ mang từ ngoại quốc vào Nhật bản chỉ để sản xuất loại trung bình hay hơn trung bình một tí mà thôi. Còn những loại trà hảo hạng hay loại trà bột đặc biệt dùng cho các lễ dâng trà đều được biến chế từ các vườn trà đặc biệt ở miền Nam và miền Trung Nhật bản .

      Vơí loại trà hảo hạng,thường đóng gói rất nhỏ (35- 100 grams), thường 50 grams và được trộn vào rất nhiều trà bột . Người Nhật bản khi có dịp uống loại trà này họ tuân thủ phương pháp pha trà một cách tuyệt đối để không phí phạm và nhất là hưởng thụ được tất cả hương vị của loại trà xanh qúi và mắc tiền. Loại trà này người ta có thể pha đến lần thứ 5 nước trà vẫn thơm ngon và mát dịu. Dĩ nhiên loại này chỉ dùng trong các trường hợp tiếp đãi khách qúi và trong các trường hợp đặc biệt mà thôi. Giá cả cũng rất thay đổi tùy theo nguồn gốc của vật liệu và cuả nhà sản xuất, có thể gần 50 $US cho một bịch trà khoảng 50 grams! Những người biết thưởng lãm loại trà này họ có nhiều dụng cụ phức tạp, cầu kỳ để cung ứng cho nhã khiếu uống trà của họ.

7. Vài chú ý căn bản

      Khi chúng ta quen biết một gia đình người Nhật hay có dịp du lịch Nhật bản... Chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều dịp được các bạn bè Nhật bản mời về nhà họ. Chắc chắn món giải khát đầu tiên, gần như không thay đổi của ngươì Nhật là mời chúng ta uống trà xanh và ăn một vài loại bánh ngọt đặc biệt để gia tăng hương vị của trà. Sau đây là vài điều ghi chú mà chúng ta nên chú ý:

-Ăn một vài miếng bánh ngọt trước khi uống trà.

-Khi chúng ta uống hết trà trong tách, không khi nào tự ý lấy bình trà rót vào tách của mình hay lấy bình thủy tự ý pha trà cho mình... Làm như vậy chúng ta đã vô tình làm sai lệch cách pha trà của chủ nhân ( vì họ biết rõ loại trà mà họ đãi chúng ta phải pha như thế nào , đặc biệt theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất ). Ngươì Nhật, nhất là người phụ nữ (vợ bạn hay các bà mẹ) rất kín đáo và chú ý, thường thường họ nhìn thấy tách uống trà của chúng ta hết và họ tiếp cho chúng ta ngay. Trong trường hợp họ bị vướng bận điều gì mà họ quên, chúng ta chỉ cần khen trà ngon là họ sẽ hiểu ngay và tiếp cho chúng ta tức thì.

-Khi chúng ta pha trà xanh, tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi từ chiếc nồi ruôn vào bình trà. Ðây là một sai lầm rất nặng về nguyên tắc và cả về mỹ thuật nữa. Vơí người pha trà chuyên môn, nguời ta để ấm nước không đăy nắp trên bồn than rất nhỏ, nước nóng ở khoảng 90 độ C, rồi họ dùng một chiếc muỗng bằng tre nhỏ để mức nước pha trà. Tùy thuộc vào lượng nước họ múc ở trong nồi và thời gian họ rót nước nóng vào bình trà để điều chỉnh nhiệt độ của nước pha trà (đây là một trong nhiều xảo thuật trong trà đạo) .

Lưu An (Exryu Thụy Sĩ)

Tình Khúc Buồn - Ngô Thụy Miên - Đàn&Hát; Nguyễn Đức Tri Ân


Tình Khúc Buồn - Ngô Thụy Miên
Đàn Hát&Trình Bày : Nguyễn Đức Tri Ân
Hình ảnh: Sưu tầm trên Internet




Mái Nhà




(Họa từ bài thơ Cạnh Nhà của Đỗ Hữu Tài-Thế Thôi)

Gió chiều lay lắc nắng vàng
Hình như có tiếng nhẹ nhàng nhắc tên
Phải chăng người ở gần bên
Hay là tiếng lá rơi êm những chiều

Ngẩn ngơ ngơ ngẩn bao điều
Rối lòng như thể cánh diều tuột dây
Bởi người liếc trộm quanh đây
Bởi người vờ quét lá bay lặng nhìn

Ai kia nghĩ chuyện đôi mình
Trầu cau chẳng có gợi hình mâm xôi
Mối mai đưa đến nhà tôi
Niềm vui hạnh phúc lệ rơi tràn đầy

Phải duyên mai trúc sau này
Người ơi hãy nhớ những ngày gọi em
Để còn nghe tiếng dịu êm
Để gian nan khổ càng thêm vững lòng

Trời cao se sợi chỉ hồng
Buộc thêm khăn thắm bềnh bồng bờ vai
Thời gian dẫu có phôi phai
Đôi tim hòa nhịp cùng ai một nhà

Chiêm bao dưới ánh trăng ngà
Bên chàng đối ẩm chun trà đắm say
Giật mình chỉ thấy lá bay
Gom tình quét lá cơ may sang nhà

Kim Phượng


Tình Xuân



Ngày Xuân đi giữa bụi mưa
Biết anh hàng xóm ngày xưa đợi mình ?
Bâng khuâng giữa nghĩa, giữa tình
Cái xuân xanh đã bay nghìn năm xa
Một lần bước vội xe hoa
Trăm năm làm kiếp đa đa chợt buồn
Về quê gặp lại người thương
Mơ gì cái mộng dư hương ngọt lành
Thì thôi - Chuyện cũ mong manh
Sao trong khoé mắt long lanh hỡi người

Ngọc Hải

Chúc Mừng Sinh Nhật Cô Phượng 22/2


Trương Văn Phú

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Trừ Tịch Tác - 除夜作

      Quán thì lạnh vắng, đèn thì một ngọn lẻ loi,Thân nơi đất khách trong đêm Trừ Tịch.Không gì buồn hơn mỗi khi tết đến, thân lại xa quê nhà. Nỗi cô đơn, buồn tẻ khi không thể sum họp với những người ruột thịt trong mỗi dịp Xuân về. Đây cũng là tâm trạng chung của người Á Đông chúng ta



除夜作
高適 旅館寒燈獨不眠
客心何事轉凄然
故鄉今夜思千里
愁鬢明朝又一年

Trừ Tịch Tác

Lữ quán hàn đăng độc bất miên,
Khách tâm hà sự chuyển thê nhiên.
Cố hương kim dạ tư thiên lý,
Sầu mãn minh triêu hựu nhất niên
                                     Cao Thích

Dịch nghĩa: Viết đêm Trừ Tịch

Nơi quán trọ vắng lạnh,bên ngọn đèn dầu đơn độc thật khó ngủ
Không biết khách có tâm sự gì mà lại buồn
Thì ra đêm nay khách nhớ đến quê cũ xa ngoài ngàn dậm
Sáng ra lại thêm một năm mới nữa khiến buồn trùm lên tất cả

Dịch thơ:
1
Quán vắng trở trăn đèn một ngọn
Khách buồn man mác bởi vì đâu
Đêm nay nhớ lắm quê ngàn dậm
Mai sáng năm sang sầu lại sầu

2
Đèn đơn quán lạnh khôn yên giấc
Tâm sự gì vương khách lại buồn
Ngàn dậm quê xưa Trừ Tịch nhớ
Sáng mai năm mới nỗi sầu tuôn
                                     Quên Đi

Dịch thơ:

Quán lạ đèn đêm lạ chỗ nằm
Niềm riêng khắc khoải khách đăm đăm
Nẻo về quê cũ còn xa lắc
Trừ tịch nhớ nhà xuân lặng căm         
                              Kim Phượng


Thơ Tranh: Nỗi Sầu Riêng

Suối Dâu chúc mừng Sinh Nhật Chị Kim Phượng 22/2

Thơ: Quên Đi
Trình Bày: Suối Dâu


Chúc Mừng Sinh Nhật Chị Kim Phượng


Suối Dâu

Chúc Mừng Sinh Nhật Kim Phượng 22/2


 

Biện Công Danh


Còn Có Mùa Xuân


Còn có mùa xuân để trở về
Một thời... rạo rực tuổi đam mê
Đêm xuân trở giấc nồng môi má
Xuân sẽ trở về?Có là mê!

Hạ ngát hương hè quyến rủ ve
Góc trời rực sắc nắng vàng hoe
Phượng yêu!Yêu Phượng! Đầy trang giấy
Người phương này kẻ cuối chân mây

Còn có mùa thu bắt lá bay
Đùa bóng nghiêng nghiêng khắp nẽo dài
Ẩn tình chôn chặt trong màu lá
Lá cứ bay… tim hoài đắng cay

Cành trơ trụi lá Đông vội sang
Vòng tay nhẹ khép… nỗi hoang mang
Làm sao cấm được tim thổn thức
Xuân có trở về?! Thêm ngổn ngang!

Kim Phượng

Mừng Sinh Nhựt Kim Phượng 22-02-2014

Thân Chúc Kim Phượng và các Cháu một ngày thật Hạnh Phúc và An Bình


Thơ Quên Đi
Trình Bày: Hữu Đức


Quốc Khanh, Đôi Mắt Biết Cười

     
      Sáu ơi!
      Thương tặng Sáu nhân ngày Sinh Nhật 22/2 nha.
      Và thưởng thức giọng ca buồn não nuột nhưng đôi mắt biết cười mà hai chị em mình cùng thích há. Sinh Nhật vui vẻ!
      Chúc chị sức khoẻ dồi dào và hạnh phúc bên các con.
      "Sương sương"
      Em9

Thơ  Cảm Tác: Kim Phượng
Trình Bày: Kim Oanh


1/ Chỉ Chừng Đó Thôi - Sáng tác Phạm Duy 


2/ Mùa Xuân Của Chị - Sáng tác N/A

 

Nỗi Sầu Riêng





(Riêng tặng Kim Phượng.)

Trái sầu rụng xuống mình em giữ
Nỗi buồn chôn kín nỗi sầu riêng
Son phấn nhạt phai vai nặng gánh
Phong trần vùi dập kiếp cô miên

Giữ mãi riêng chi một nỗi sầu
Mối sầu chia bớt nỗi sầu riêng
Bao năm thầm lặng trong lẻ bóng
Một dạ vì con đấng mẹ hiền

Còn ta lữ khách đời quên lãng
Đi ngược thời gian lội ngược dòng
Cám cảnh phục thay đời cô phụ
Kính tặng em ơi một đoá hồng

Quên Đi

Quê Hương




Quê tôi xa lắm ai ơi
Vĩnh Long tên gọi ngọt mời quê hương
Con đường Nguyễn Huệ dễ thương
Một thời áo trắng tỏa hương tóc thề.

Qua Cầu Cái Cá chân quê
Nắng trong tỏa ấm vân vê gót hài
Miểu Quốc Công nhớ chẳng phai
Cầu Lầu nối bước đường dài bạn tôi

Ai về có ghé Vĩnh Long
Cho tôi nhắn gởi đôi dòng sớm hôm
Mận, lê, cam, quít, nhản thơm
Rặng dừa liếp mướp chôm chôm,hồng đào

Tôi ngồi dệt mộng làm thơ
Khánh Ly tiếng hát một thời nắng mưa
Kia là mái ngói trường xưa
Tôi qua Cầu Mới chân vừa gót sen

Thầy Cô bè bạn vây quanh
Thuở xa xưa ấy vun xanh tháng ngày
Vĩnh Long tên gọi còn đây
Xin chào yêu dấu tràn đầy tim tôi.

Lục Lạc


Tím Màu Kỷ Niệm




Bằng lăng lại nở tím chiều rơi
Tím đẫm vần thơ, tím cõi lòng
Tím buồn chắt chiu từng kỷ niệm
Lạc mất đời nhau tím lẻ loi

Tím sầu lên mắt ngấn lệ khô
Còn ai đâu nữa để mong chờ
Một thuở thầm mơ màu áo tím
Giờ đã xa rồi tím ngẩn ngơ

Tình vương theo gió tím hồn thơ
Người đã quay lưng tím thẫn thờ
Lời xưa vọng lại mùa thương cũ
Khắc giữ bao chiều tím mộng mơ

Gửi chút hương bay ngàn ý thơ
Làm sao giữ trọn mối duyên hờ
Ngàn thu vĩnh biệt còn in dấu
Tím mãi u hoài mối tình xưa

Xuân Giáp Ngọ
Thiên Thu

Tháng Giêng



Ta về ngồi giữa tháng Giêng
Mà nghe thương lắm nỗi niềm xuân qua
Tết rồi, hoa cả là hoa
Mát trong gió nhẹ, mặn mà nắng tươi.
Tháng giêng duyên một nụ cười
Xôn xao non nước, mây trời tinh khôi
Dã quỳ vàng chín bên đồi
Bâng khuâng phố núi chạm lời chúc xuân
Áo cơm rồi lại tảo tần
Tháng giêng vơi nhẹ gian truân cuộc đời


Hương Ngọc

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Ông Đồ Houston

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy Ông Đồ già...

Những tấm ảnh thật thân mến của Ông Đồ Chiêu Đức, tại Chùa Tịnh Luật Hội Xuân 2014 ở Houston USA.

 


Ảnh : Đỗ Chiêu Đức 

Xuân Dạ - 春夜 - - Nguyễn Du

Cùng Bạn .
Bây giờ đã qua rằm tháng giêng, hết mùng rồi nghĩa là hết Tết, song trời vẫn đang xuân. Kính chuyển đến Thầy và các bạn thơ bài  Xuân Dạ của thi hào Nguyễn Du để cùng thấm thía với Cụ cảnh đêm xuân xa nhà lại bịnh hoạn rề rề.

 

Xuân Dạ - 春夜 - Nguyễn Du

 春 夜
Xuân Dạ

 黑 夜 韶 光 何 處 尋
Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?
小 窗 開 處 柳 陰 陰
Tiểu song khai xứ liễu âm âm
江 湖 病 到 經 時 久
Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu
風 雨 春 隨 一 夜 深
Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm
羈 旅 多 年 燈 下 淚
Kỳ lữ đa niên đăng hạ lệ
家 鄉 千  里 月   中 心
Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm
南 臺 村 外 龍 江 水
Nam Đài thôn ngoại Long Giang* thủy
一 片 寒 聲 送 古 今
Nhất phiến hàn thanh tống cổ câm (kim).

* Long Giang hay Thanh Long giang: sông Lam

Lược dịch:
Đêm xuân

Đêm tối tăm tìm đâu xuân sắc
Liễu âm u im phắt ngoài song
Giang hồ bệnh hoạn khiếp lòng
Xuân về mưa gió mịt mùng đêm sâu
Khách bên đèn lệ sầu năm tháng
Quê dặm ngàn lai láng nguyệt trông
Nam Đài Long Thủy một dòng
Cổ kim sóng tiễn lạnh lùng mãi trôi

Mailoc phỏng dịch
Cali 2-18-14                           

      Năm 1789, Tây Sơn chiếm Bắc Hà, cụ vừa 24 tuổi. Để tránh nạn binh lửa, cụ đã về ẩn tại quê vợ, huyện Quỳnh Côi(Thái Bình). Bài thơ trên nằm trong Thanh Hiên tiền hậu tập, có lẽ đã được cụ Nguyễn Du làm trong thời gian này, lúc cụ chưa tới 30 tuổi. Qua đấy ta có thể thấy thể chất của cụ không mấy khỏe mạnh do cuộc sống nghèo túng và bản thân cụ cũng hay đau ốm. Chính nơi đây đã chôn vùi quãng đời thanh xuân của cụ. Sống nơi thôn ổ, cụ đã gần gũi và hiểu biết rõ ràng đời sống và tâm tình của tầng lớp dân quê nghèo khó. Mãi hơn 10 năm sau, lúc đã 37 tuổi (1802) cụ mới ra làm quan với triều Nguyễn với chức vụ Tri Huyện Phù Dung (Hưng Yên) rồi sau đó thăng Tri phủ Thường Tín (Hà Tây).

* * *
Tiếng Lòng Đêm Xuân

Đêm sâu chẳng sáng chút nào
Bên hiên liễu rủ một màu tóc tang
Bệnh lâu thẹn đối giang san
Gió mưa điên đảo tâm can dật dờ
Lang thang rơi lệ đèn mờ
Quê hương muôn dặm ơ hờ ngắm trăng
Ngoài thôn sông nước lạnh căm
Thời gian lướt nhẹ khôn ngăn tiếng lòng

Chân Diện Mục
* * *

Đỗ Chiêu Đức cũng tham gia với bài dịch sau đây :

Đêm Xuân


Ánh xuân đêm tối biết đâu tìm,
Mờ mịt ngoài song liễu lặng im.
Bệnh tật song hồ cùng dai dẵng,
Gió mưa xuân sắc vẫn im lìm.
Dưới đèn giọt lệ sầu xa xứ ,
Bóng nguyệt quê nhà xót nhói tim.
Dòng nước Long Giang cuồn cuồn mãi,
Lạnh lùng cuốn sạch cổ cùng kim.

Đỗ Chiêu Đức

* * *
      Song Quang xin được tham gia ké bài phỏng theo đây để nhớ "Đêm Xuân" nào đã cùng chia sẻ với tiền nhân.
      Cầu chúc mọi an lành. 

Đêm Xuân

Đêm tối tìm đâu chút nắng xuân??
Ngoài song liểu rũ dáng buồn câm!
Bôn ba,thân bệnh lòng thêm then
Mưa gió đêm xuân dạ uất trầm

Năm tháng bên đèn sầu viễn xứ
Quê nhà nhìn nguyệt xót buồng tim
Long Giang chảy dọc Nam Đài xã
Sông nước lạnh lùng tự cổ kim

Song Quang

* * *
Lộc Mai xin góp bài phỏng dịch sau đây, góp vui cùng Thầy và các bạn:

Đêm Xuân

Đêm tối khôn tìm chút nắng vương
Âm u liễu rũ, ngẩn ngơ buồn
Nhọc nhằn ngày nắng, thân tiều tụy
Khắc khoải đêm mưa, dạ héo hon
Nhìn bóng đơn côi, buồn số phận
Trông trăng bàng bạc, nhớ quê hương
Ngoài xa, sông nước âm thầm chảy
Lạnh lẽo muôn đời trong gió sương.

Lộc Mai (Phương Hà)

* * * 
Quên Đi cũng góp vui với Thầy Cô và Anh Chị

Dịch thơ : Đêm Xuân

Đêm đen xuân sắc ở nơi nao
Song cửa nhìn ra liễu đậm màu
Bệnh cũ sông hồ còn nặng gánh
Xuân về mưa gió suốt đêm thâu
Bao năm xa xứ bên đèn khóc
Ngàn dậm quê nhà bóng nguyệt đâu
Cạnh xóm Nam Đài sông vẫn chảy
Tiếng vang lạnh tiễn cổ kim sầu

Quên Đi

Tiếng Thở Dài




Trèo lên hái lá sầu đâu
Hỏi rằng tháng mấy mưa ngâu lụy đò
Heo may gió lạnh co ro
Đợi người xa vắng mịt mờ khói sương.

Sầu đâu bóng mát bên đường
Sầu riêng một cõi tơ vương nỗi buồn
Em đi gió nhẹ vào hồn
Anh về góp nhặt dỗi hờn bến sông.

Xuân về nỗi nhớ mênh mông
Rưng rưng mõi mắt cánh đồng xa xa
Thập thò cây lá trổ hoa
Con đường ngày cũ la đà chiều rơi.

Em đi sóng biển rợp trời
Bỏ người ở lại đá phơi nắng vàng
Chờ em hóa bướm lỡ làng
Chập chờn giá rét nặng mang cuộc tình.

Đêm nay thao thức một mình
Trách chi người cũ chung tình… với ai
Gác tay lên trán thở dài
Đời không mấy chốc tóc mai bạc rồi!

Dương Hồng Thủy




Thơ Tranh: Chuông Mõ


Thơ: Nam Chi
Trình Bày: Kim Oanh

Phản Diện



****Tôi có một người yêu
Người yêu của tôi có nói:
_Bé thương anh
_Bé thương anh, thương nhất trên đời
Người yêu tôi cùng hỏi:
_Anh để Bé ở đâu?
_Trái tim anh có ngăn nào dành cho Bé?
Thật dễ trả lời:
_Anh dành cả trái tim này cho Bé
Một trái tim hồng rực cháy lửa yêu đương
Thêm đôi mắt nhìn em đắm đuối
Thêm vòng tay ghì chặt lấy người yêu
Thêm bờ môi tê dại nụ hôn mềm
Thêm giọng nói thì thầm ru em vào mộng

****Em yêu dấu,
_Khỏi nghi ngờ chi nữa Bé
Bởi tình xưa anh dứt khoát lâu rồi
Đã khai quật mọi mồ chôn kỷ niệm
Đã phơi trần từng nắm tóc xương khô
Bé thử nghĩ xem:
Giả thử anh không đưa Bé vào thăm nghĩa trang của tình yêu dĩ vãng
Trái lại còn vấn vương, ấp ủ, chôn giấu di vật dưới đáy hồn sâu
thì chắc chắn bây giờ
anh vẫn còn nhớ nhung chất ngất,
còn si mê da diết,còn yêu người ấy nhất trên đời
Không,
Không thể chữa những bệnh tình tâm thức
nếu không để nói ra những u uất của lòng ta
Không thể yêu ai khác bằng tình yêu tha thiết nhất
nếu không để gợi ra tình sử của đời ta

Em yêu dấu,
Để yêu em,anh đã làm như thế
Phương pháp có phũ phàng tàn bạo
nhưng hiệu nghiệm vô chừng
Nếu không có nó,làm sao anh dám nói
nói rất chân thành đang thật sự yêu em
Nếu không can đảm quật lên những nấm mồ dĩ vãng
thì ngàn năm anh chưa xứng đáng nói 2 chữ yêu em
Đừng gán ghép cho anh tiếng bạc tình ,em nhé
bởi vì anh vẫn tôn trọng người xưa
Anh không thể ngồi ôm những cái gì đã mất
mà phải đứng lên xây dựng lấy ngày mai
Trong phương pháp, anh là nhà khảo cổ
hay đúng hơn, nhà khoa học tình yêu
lấy tư liệu trong cuộc tình quá khứ
để chứng minh tình yêu hiện tại và định hướng tương lai
Chỉ phương pháp đó mới chứng minh câu này giá trị:
Anh thương em,thương Bé nhất trên đời

Em yêu dấu,
Đường chúng ta đi còn nhiều trở ngại
Hãy can đảm đợi chờ
vì tình yêu sau thử thách
mới cảm hoá được lòng ta thắng trở ngại cuối cùng

****Tôi biết lắm:
Nghe chuyện tình tôi vừa kể
người yêu tôi sẽ hờn giận nữa mà xem
bởi tư lâu tôi muốn đặt nhan đề bài thơ này là <phản diện>
viết về anh(suỵt!) nhưng thực sự viết về em.


ChinhNguyen/H.N.T./H.N.
SG 12/78


Phạm Trần Ái Minh

Sáng mai xuôi ngược về đâu nhỉ? 
Nào biết về đâu kẻ ngược xuôi!

                                       NB
      Sau khi tốt nghiệp đại học thuộc loại khá, cộng thêm với thành tích hoạt động rất năng nổ trong suốt thời gian học, hắn được nhà trường giữ lại trong ban giảng huấn. Nhưng chỉ làm việc được hơn hai năm trong không khí đạo mạo của ngành giáo dục, hắn mới biết dạng người thích hiếu động như hắn, không thể nào hợp với lối sống êm ả, đạm bạc của một ông giáo trong thành phố Sàigòn. Một thành phố luôn luôn sôi động, đổi thay đến mức chóng mặt trong thời kỳ mở cửa. Hắn đã cựa quậy tìm đủ mọi cách để thay đổi hướng đi của đời mình. Cuối cùng hắn đã tìm được một công việc khá tốt, hợp với cá tính và ước mơ tại một công ty ngoại quốc trong thành phố.
      Với công việc mới, cá tính xông xáo, thích giang hồ của hắn được thoả mãn gần như trọn vẹn! Cứ vài ba tháng lại được công ty cử đi công tác xa. Ngắn thì một vài ngày, lâu thì có khi kéo dài cả tuần lễ. Chỉ với hơn một năm làm việc hắn đã có dịp đi gần như khắp đất nước.

      Lần này hắn đại diện cho công ty để mở một gian hàng trong cuộc triển lãm ở một tỉnh miền sông nước Cửu Long. Nơi đây không xa lạ gì với hắn, trong quá khứ đã khắc ghi vào tâm hồn, trí nhớ hắn một câu chuyện tình buồn. Hơn 6 năm trước, khi đó hắn còn là sinh viên năm thứ hai. Hắn yêu thương một cô em gái của người bạn thân, nối khố của hắn từ thời trung học. Cuộc tình tưởng như trọn vẹn, được đồng ý của cả hai bên gia đình hắn và cô bé, chỉ còn chờ ngày tốt nghiệp, có công ăn việc làm của hắn là xong.
      Nhưng vào một ngày trong dịp nghỉ hè, hắn cùng với cô bé xuống thành phố này để thăm viếng gia đình người chú của cô bé. Suốt gần một tuần lễ không một quán cà phê, một tiệm ăn đặc sản hay chốn vui chơi nào của thành phố bị bỏ sót bởi hắn và cô bé. Nhưng rồi bản nhạc tình yêu của hắn không không phải toàn là những âm vang hoan lạc. Nó đã bị xáo động vỡ tan bởi một lý do rất ngớ ngẩn, không đâu chỉ vì một vài câu cãi vã rất trẻ con, trong một quán cà phê vào một buổi chiều mưa tầm tã. Hắn đã thiếu tế nhị, không tâm lý để biết hành động làm reo của một cô bé mới chớm 20 tuổi. Cái tuổi đôi khi có tí chút nổi loạn, khác người, mục đích chỉ muốn được nghe vài câu nói ngọt ngào, vuốt ve làm hoà của hắn, người mà cô ta đang yêu mà thôi. Nhưng hắn đã im lặng, với thái độ thách đố, bất cần khi nhìn thấy cô bé giận hờn đứng dậy ra đi dù lúc đó trời đang mưa như trút nước.

      Trở lại Sàigòn, cũng vì cái tự ái rởm của một người con trai mới lớn, hắn vẫn im lặng, cố làm ra vẻ bình thản, mặc dù cảm giác nhớ mong và cô đơn luôn luôn day dứt trong lòng hắn. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, trong một lần dạo phố hắn thấy cô bé đang được săn đón, chiều chuộng bởi một người đàn ông khác, chững chạc và vững trải hơn hắn nhiều. Nhìn thấy họ, cảm giác đau khổ của một gã thất tình đổ ập đến làm cho hắn ngẩn ngơ, đứng xửng lại giữa phố đông người. Đôi chân như không còn đủ chống đỡ được thân thể hắn nữa. Lúc đó hắn mới nhìn rõ cái sai lầm, tự ái rởm của mình mà đem đến sự tan vỡ mối tình đầu tiên trong đời hắn.
      Chuyện buồn không dừng ở đó. Vào dịp thi cử cuối năm hắn nhận được thiệp cưới của cô bé, Chán chường bổ vây lấy hắn, việc học hành hoàn toàn được bỏ qua một bên. Thay vào đó là những tối đi hoang, hoà nhập với bạn bè trong những bữa nhậu thâu đêm, suốt sáng. Cuối học kỳ, lần đầu tiên trong đời đi học hắn thấm thía cảm giác xấu hổ của một kẻ trượt thi, phải học lại! Nhưng nhờ vào sự khuyên bảo của gia đình và vài những người bạn chí thiết đã giúp hắn hiểu rõ một chân lý. Người ta chỉ có thể thoát ra khỏi cái sai lầm khi biết tìm đến cái đúng để sửa sai. Nếu tìm đến chán chường, buông xuôi thì chắc chắn chẳng giải quyết đươc gì mà còn làm cho người ta càng lún sâu vào thất bại.

      Chính nhờ sự tỉnh giấc khôn ngoan đó, niềm vui trong học tập, vững trải và khôn ngoan trong lối sống đã đến với hắn, giúp hắn thành công sau khi rời ngưỡng của đại học. Với 6 năm khôn lớn đó, hắn đến với tình trường không còn vẻ ủy mị, yếu đuối của mối tình đầu tiên nữa. Ngay cả khi vướng vào những trớ trêu không như ý. Hắn dễ dàng mở rộng con tim dành cho một bóng dáng nào đó, nhưng cũng sẵn sàng nhẹ lòng ra đi khi gặp phải những phiền phức, không vui ! Với hắn tình yêu được coi như mầu mè làm cho đời sống người ta không nhàm chán quá mà thôi. Danh vọng và tiền bạc mới là cái mà người đàn ông từng trải nên để ý .
      Nhưng lần này, vì một ngẫu nhiên hắn được trở lại chốn xưa. Nhìn lại những dấu tích của mối tình trong sáng, dù có chút dại khờ thời sinh viên còn vương lại trên những con đường, góc phố, quán ăn ở cái thành phố nhỏ bé quê mùa này. Hắn cảm nhận được rất rõ ràng sự xúc động dâng trào trong tim mình. Nhìn lại những nơi kỷ niệm, hình dung ra bóng dáng nho nhỏ, e ấp của cô bé nép sát vào thân thể hắn. Cảm giác run run hoan lạc dù chỉ với cái nắm tay dạo phố hay những phút đê mê từ nụ hôn vội vàng lên má , trên môi.... Tất cả lại trở về trong ký ức, làm mềm con tim mà hắn đã tưởng rằng nó đã chai lì sau lần chia tay dưới trời mưa tầm tã của 6 năm về trước.

      Rồi cũng ngẫu nhiên hay vì quen thuộc, khi bóng đèn đường vừa bật sáng. Hắn đi vào con đường, nơi ghi dấu kỷ niệm buồn của buổi tối mưa tầm tã đó. Hắn không quên, đây chỉ là con đường cụt, cuối đường có một căn nhà ngói cổ, dáng dấp một biệt thự nho nhỏ thời Pháp, mái nhà đã hoá mầu xanh lục vì rong rêu. Chủ nhân căn nhà cũng là chủ quán cà phê, với những chiếc bàn thấp chân kê sát dưới mái hiên hay dưới những chòi lá đơn sơ, ẩn mình dưới những lùm cây ăn trái loà xoà trong khu vườn trước nhà.
      Đang lúc hắn lững thững bước chân, dìm mình vào hoài niệm , thình lình vài tiếng gọi đã kéo hắn trở lại với thực tại. Từ một quán giải khát bên đường, hai cặp trai gái mừng rỡ, ngạc nhiên chạy đến gần hắn :
-Thầy Minh, thật ngẫu nhiên chúng em lại gặp được thầy ở đây! Mời thầy vào uống nước với chúng em....

      Qua một chút ngạc nhiên ban đầu, hắn đã nhận ra họ, những sinh viên của hắn ngày xưa, khi mà hắn còn làm việc ở đại học. Vì biết nơi đây có hội chợ, lại gặp dịp có vài ngày nghỉ nên họ rủ nhau xuống tham dự. Sau vài câu thăm hỏi thông thường. Hắn lấy cớ đang đến thăm gia đình người bạn ở cuối đường để từ chối lời mời rồi từ giã họ để tiếp tục tìm đến nơi mà ngày xưa đã gieo vào trí nhớ hắn một dấu tích buồn.
Căn nhà ngói vẫn vậy, mái nhà, tường vách vẫn phủ đầy rêu phong, chủ nhân căn nhà nếu không phải vì quá nghèo không có tiền để sửa sang thì phải là một người hoài cổ. Vẫn với những chiếc bàn gỗ thấp chân được bầy biện dưới gốc cây hay trong các chòi lá hình như vừa được chỉnh trang sơ sài lại. Nếu có tí khác biệt với quán cà phê hơn 6 năm về trước, ngày nay quán đã được trang bị một dàn âm thanh rất chuẩn, dù chú ý, lắng nghe hắn cũng không thấy tiếng rè rè phát ra từ cuộn băng đã nhảo nhẹt bởi thời gian của dàn máy ngày xưa.


      Nhìn vào chỗ hắn và cô bé ngồi ngày xưa, đã được chiếm cứ bởi một nhóm thanh niên đang ồn ào nói chuyện. Hắn đến một góc khuất dưới mái hiên căn nhà, gọi ly cà phê đen nhấm nháp, đưa mắt bâng quơ nhìn ra ngoài đường, thả lỏng trí nhớ trở về với những diễn biến của mối tình đầu đời không vui trong buổi chiều mưa tầm tã. Thỉnh thoảng hắn buông tiếng thở dài khi vài câu hát nào đó rất buồn từ chiếc loa treo dưới mái hiên diễn tả phần nào tâm tư hắn :

“ Ngày tháng nào đã ra đi, khi ta còn ngồi lại. Cuộc tình nào đã ra khơi khi ta còn mãi nơi đây . 

Từng người tình bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ. Ôi những giòng sông nhỏ, lở hẹn thề là những cơn mưa !....... Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá ..... Ôi tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu! (TCS)

“Những chiều không có em, phố buồn nằm im bóng . 

Ai chờ ai đây mà bâng khuâng, nhặt lấy chiếc lá úa, tiếc thời xuân xanh,tựa chiếc lá vàng kia khi mùa thu gọi hồn. 

Những chiều mây trắng bay, những chiều không có anh, người yêu ơi, còn thấy nhớ gì hay không ? 

Từ đây một người đành sống kiếp cô đơn, âm thầm, âm thầm như những chiều không trăng sao....( TH )

      Tiếng nhạc đang kéo hắn về với hoài niệm, dìm sâu cảm xúc và trí nhớ hắn vào quá khứ của một thời mơ mộng , đã bị phá vỡ vì những làn khói thuốc mù mịt, tiếng ồn ào, cãi nhau chí choé của một nhóm khách mới vào, ngồi quanh chiếc bàn bên cạnh hắn. Với tí chút bực mình, hắn đứng dậy, chậm rãi ra khỏi quán. Trở ngược lại con đường vừa đi qua, rời xa dấu vết căn nhà cổ của buổi chiều mưa hơn sáu năm về trước. Đưa tay nhìn đồng hồ, thời gian vẫn còn quá sớm. Tự nhiên hắn mong có một người nào đó để nói chuyện, rồi hắn nhớ đến nhóm sinh viên, hắn tiếc đã từ chối lời mời họ. Rảo bước nhanh hơn với hy vọng nhóm người trẻ vẫn còn đó, ít ra hòa nhập với họ, cũng đuổi đi được nỗi buồn hoài nhớ và cô đơn đang lan tràn trong lòng hắn.
Nhưng, với vẻ thất vọng, hắn đứng lại trước quán cà phê, đưa mắt nhìn vào trong, lác đác vài người khách phì phèo điếu thuốc ngồi quanh những chiếc bàn phía trong nhà. Còn chiếc bàn phía ngoài, gần lề đường nơi nhóm sinh viên ngồi đã trống không. Đang tiếc rẻ cho lỡ làng, hắn sửa soạn bước đi thì một cô gái từ trong quán vội vàng đến gần hắn, với nụ cười rất thân thiện, như đã quen biết hắn từ lâu, nói với hắn :
-Thầy Minh, em đang chờ thầy để được mời thầy vào uống cà phê đây....
Hắn cau mày nhìn sững cô gái, tự hỏi không lẽ đây lại là môt sinh viên khác mà mình không nhận ra cô ta sao ? Hình như hiểu rõ thắc mắc của hắn, cô gái lắc nhẹ đầu, nhưng vẫn không tắt nụ cười duyên dáng trên khuôn mặt tươi vui, bình thản nói với hắn :
-Em không phải là học trò của thầy đâu, nhưng qua những câu chuyện của các anh chị sinh viên vừa rồi, em đã biết khá nhiều về thầy, đã làm em cảm mến thầy, muốn làm quen với thầy mà thôi.

      Có lẽ một phần vì đang lúc cô đơn, muốn có ai đó để trút tâm tư hay ít ra cũng làm cho bớt nỗi cô quạnh trong cái thành phố buồn hiu hắt này. Nhưng có lẽ phần lớn vẫn là hình dáng khá xinh sắn, tánh tình cởi mở dễ thân thiện của cô gái Nam bộ đã làm cho hắn vui vẻ nhận lời. Mừng vui như một đứa con nít, cô gái nhanh nhẹn kéo chiếc ghế của chiếc bàn trống không, cũng chính là nơi mà nhóm sinh viên đã ngồi. Rất lễ độ, cô gái mời hắn ngồi. Rồi cũng chẳng cần hỏi han gì, cô gái nói rất nhẹ bên tai hắn, trước khi bước vào phía trong quán :
-Thầy chờ em tí chút, em vào pha cà phê nhé.
      Không lâu, với chiếc khay trên tay có một tách cà phê đen nóng bốc mùi thơm ngào ngạt, một đĩa bánh ngọt nho nhỏ. Rất nhuần nhuyễn, cô ta xếp tất cả lên trên mặt bàn, rồi kéo ghế ngồi đối diện với hắn. Nụ cười tươi vui hình như luôn luôn trên môi, rất tự nhiên cô nói với hắn:
-Ly cà phê đen rất đậm, không đường, không sữa nhưng lại cần vài chiếc bánh ngọt đúng ý của thầy đây!
      Hắn giương mắt nhìn cô gái với rất nhiều ngạc nhiên, chưa kịp phản ứng, Cô gái đã nhỏ nhẹ, tiếng nói hình như chỉ dành riêng cho hắn nghe :
-Đó không phải là thói quen, sở thích của thầy mỗi khi uống cà phê hay sao ?!
Đến lúc này thì hắn không thể nào im lặng được nữa:
-Đúng là lũ sinh viên đã nói nhiều về tôi với cô rồi !
      Ngập ngừng tí chút, đưa mắt nhìn cô gái, với vẻ đùa vui, hắn nói :
-Nhưng tôi nói thật, tìm hiểu đàn ông quá nhiều, có lẽ không phải luôn luôn là ưu điểm lắm cho cho một người phụ nữ đâu.
      Chẳng cần chú ý đến nụ cười thích thú trên môi của hắn sau câu nói đùa cợt. Cô gái liếc mắt nhìn hắn, với giọng rất nhẹ nhưng rõ ràng :
-Với đàn bà, họ tìm hiểu cái gì đó về một người đàn ông, đôi khi lại rất cần thiết, nhờ đó họ có được dịp may để gần gũi người đàn ông mà họ cảm mến, thầy Minh ạ!

      Câu chuyện giữa hắn và cô gái cứ tiếp tục trong trong vui vẻ như thế, nhưng cũng làm cho hắn ngạc nhiên với những ân cần rất đặc biệt mà cô ta đã dành cho hắn, dù cô ta chỉ nghe qua vài lời tán dương của nhóm sinh viên. Cũng qua những trao đổi đó, hắn biết, Yến(tên cô gái) sau khi tốt nghiệp cấp cao đẳng ngành thương mại, rồi vào làm kế toán cho một công ty của người chú họ trong tỉnh, đến nay đã được gần 3 năm. Ba của cô ta là phó giám đốc sở bưu điện tỉnh, nhưng cũng sửa soạn hồi hưu. Căn nhà quá rộng của gia đình đã được bà mẹ mở quán cà phê và vài món ăn nhẹ để kiếm thêm thu nhập. Quán được một cô cháu ruột của bà phụ giúp việc buôn bán. Công việc của cô cháu gái là bưng đồ ăn, nước uống cho khách. Mỗi khi cô cháu bận việc không đi làm, nhất là vào buổi chiều tối, Yến thường giúp mẹ trong việc buôn bán, đặc biệt vào buổi tối là lúc khách đông nhất.

      Ngẫu nhiên, nhìn và nghe thấy lời chào gọi của nhóm sinh viên khi họ trông thấy hắn trước quán. Rồi qua những câu chuyện họ nói về hắn, một ông thầy lãng mạn, nhiều cảm xúc với thơ văn đã làm Yến thích thú. Cô ta hoà nhập với nhóm sinh viên trong cuộc nói chuyện về hắn. Chính vì vậy thói quen uống cà phê đen, không đường rất đậm với bánh ngọt và cả đến tính mơ mộng trong thơ văn, khá buông thả cảm xúc trong lối sống của hắn cũng được nhóm sinh viên nói đến với khá nhiều. Những cái đó đã vô tình làm cho Yến thích thú, tò mò và muốn gần gũi với hắn. Cô ta biết chắc chắn hắn sẽ phải đi trở lại con đường khi trở về vì đó là con đường cụt, nên đã chú ý ngồi chờ, tìm cách kéo hắn vào quán để làm quen.
      Rồi cứ thế, giữa hắn và cô gái hình như không còn ngăn cách trong cuộc trò chuyện. Cảm giác buồn đau vì hoài niệm của mối tình lở dở đầu tiên trong đời hắn cũng được đẩy lùi vào lãng quên. Thay bằng những nụ cười vui, những câu chuyện dí dõm, duyên dáng của cô gái. Hắn có cảm tưởng như bị kéo theo lối dẫn chuyện có vẻ như ngây thơ nhưng thấp thoáng cái lãng mạn, dám dấn thân, không tính toán trong lãnh vực tình cảm của cô gái . Trong cái không khí thân tình, cởi mở đó, cô gái bất thình lình hỏi hắn vì lý do nào mà hắn đã tìm đến con đường cụt vắng vẻ về đêm này.
      Thắc mắc của cô gái đã vô tình kéo hắn ra khỏi niềm vui đang có trong cuộc gặp gỡ với cô ta. Hắn lại bị nhấn chìm trở lại với ký ức không vui về cuộc tình dang dở trong quá khứ. Nhưng đã nhờ lối nói chuyện duyên dáng của cô ta nỗi buồn đó đã được xoá nhòa đi trong lòng hắn. Hắn ngước mắt, im lặng nhìn cô gái, với vẻ buồn bã hiển hiện trên khuôn mặt, trong ánh mắt. Rất chậm rãi như để đủ thời gian gọt dũa ngôn từ, tìm tiết tấu cho vài câu thơ ngẫu hứng để trả lời cô gái:

Em đi rồi nhưng nỗi buồn để lại 

Như món quà ray rứt tặng riêng ta 

Ta về đây, hôm nay sao vắng lặng 

Dấu tích đây rồi, ngày xưa ân ái 
Gọi ta về với ký ức xa xưa 
Nhặt giùm ta lá vàng rơi thủa đó 
Bản nhạc buồn hoà trộn tiếng mưa rơi 
Em có còn vui sau ngày giã biệt 
Có còn thích những bài thơ ướt át 
Mà vần điệu là hồn ta ghép lại 
Tặng cho em làm quà buổi chia ly.


      Đọc xong, hắn buông tiến thở dài, với dáng điệu uể oải, đứng dậy, nói vài câu cám ơn lấy lệ với cô gái rồi bước ra khỏi quán. Cô gái cũng đứng lên, nhưng im lặng đưa mắt dõi theo cho đến khi hắn biến mất sau khúc quanh của con đường, Sau tiếng thở dài cô ta nói nhỏ:“ Dù thế nào thì anh ta cũng có môt tình yêu đúng nghĩa!“
Trở về khách sạn, giòng nước mát lạnh của phòng tắm đã gội rửa đi tất cả nhưng ưu buồn trong lòng hắn. Hắn lại trở về với dạng người dễ quên, dạng người mà hắn sở hữu hơn 6 năm về trước, sau cú sốc tình cảm trong đời hắn.
      Sáng hôm sau, trong tinh thần sảng khoái, hắn đến gian hàng của mình trong khu triển lãm để tiếp nối công việc của môt người điều hành. Buổi trưa, sau khi giao công việc cho vài nhân viên, hắn sửa soạn rời gian hàng đi ăn trưa. Từ đám đông khách thăm quan hội chợ. Yến, cô gái có lối nói chuyện lôi kéo đã cho hắn khá nhiều ấn tượng tối hôm qua chậm rãi đi ra, đến gần hắn. Với tí chút ngạc nhiên, hắn nói với cô ta:
-Lại gặp cô! Gian hàng của chúng tôi đang chờ đợi để phục vụ cô đây.
Cô gái mỉm cười, lắc đầu nhè nhẹ, trả lời hắn:
-Em chẳng có thích thú gì để thăm quan hội chợ. Em đến để gặp lại thầy, mời thầy đi ăn cơm trưa đây!
      Cười thành tiếng, với giọng thích thú hắn trả lời:
-Tôi có cảm tưởng cô là người rất rộng rãi trong lãnh vực giao tế thì phải? Chưa trọn một ngày quen biết mà tôi đã hân hạnh được cô mời hai lần. Tối hôm qua và cả bây giờ nữa!
Cô gái có vẻ rất vui với câu trả lời của hắn, cũng lối đùa cợt, cô ta nói :
-Em không rộng rãi như thầy nghĩ đâu. Lần này em mời nhưng người trả tiền phải là thầy đó.
      Nghe cô ta trả lời, hắn cưới to hơn. Rất thân thiện, hắn khoác vai cô gái vừa kéo cô ta đi vừa nói :
-Thế thì quá rõ ràng và hợp lý rồi! Thôi chúng ta đi.

      Rồi sau buổi cơm trưa hôm đó, những buổi trưa, buổi tối khác tiếp theo được lập lại, nhưng không chỉ là những bữa cơm trưa, cơm tối mà còn là những lúc lang thang thăm phố xá hay ngồi quán cà phê tâm sự. Sự gần gũi cũng vì vậy mà tiến triển, nhưng có một điều rất kỳ lạ. Cái kỳ lạ mà chính hắn cũng không lý giải được, cô gái vẫn không thay đổi chữ thầy xưng em. Hắn cũng vậy, vẫn chữ tôi và cô, quá lắm mới có chữ tôi và em. Đôi lúc hắn cũng muốn tìm cách đổi thay nhưng cái cảm giác quen biết tạm thời, rồi lại ra đi thì cũng chẳng cần chú ý đến những cái nho nhỏ bên lề cho phiền phức.
Hội chợ vào những ngày cuối , lại gặp buổi trời mưa nên khách thăm viếng đã có phần thưa thớt, công việc vì vậy cũng không có gì nhiều. Hôm nay hắn dặn dò công việc cho nhân viên rồi trở về khách sạn với ý định ngủ một giấc lấy lại sức bù cho những ngày bận rộn vừa qua. Sau khi tắm rửa xong, trong bộ pyjama sửa soạn đi vào giấc ngủ . Vài tiếng gõ cửa đã làm hắn bực mình, hắn nghĩ rằng lại bị làm phiền bởi người phục vụ của khách sạn. Uể oải đứng dậy, dưa tay vặn khoá cửa đồng thời mở tung cánh cửa với dáng vẻ không vui. Nhưng ngay lúc cánh cửa mở ra đã làm hắn giật mình, xững người khi nhìn thấy người đứng trước cửa không phải là nhân viên khách sạn mà là Yến. Cô gái mới quen mấy ngày qua nhưng đã cho hắn khá nhiều ấn tượng.

      Sự xuất hiện của Yến ra ngoài dự đoán đã làm hắn ngẩn ngơ, không kịp có phản ứng nào ngoài việc im lặng giương mắt nhìn. Hình như cảm nhận được phản ứng bối rối của hắn, cô gái mỉm cười nói rất nhẹ :
-Thầy không muốn mời em vào phòng sao?!
Câu nói của cô gái đã giúp hắn lấy lại bình thản, nói vài câu chào hỏi xã giao, không quên xin lỗi cái luộm thuộm của trang phục và phòng ốc trước khi hắn kéo chiếc ghế ra mời cô gái. Ngồi xuống ghế, cô gái đưa mắt nhìn bao quát căn phòng, với dáng điệu không cần dấu giếm tình cảm hiện rõ trên khuôn mặt, cô ta nói như thủ thỉ với hắn:
-Có lẽ việc em đường đột vào phòng riêng của thầy ban đêm đã làm cho thầy khó chịu phải không ?
Bình tĩnh đã trở lại, không với vẻ buông đùa, hắn trả lời cô gái:
-Khó chịu thì hoàn toàn không, nhưng tôi nói rất thật, làm như vậy là điều không nên, nó quá đường đột, không tốt cho cô mà thôi !
Im lặng tí chút, hắn nói tiếp:
-Yến, em nên nhìn rất rõ vào sự kiện. Thế nào thì chỉ còn 3 ngày nữa, khi khu hội chợ chấm dứt anh sẽ rời xa đây. Tất cả đều bình lặng chấm dứt thì việc em đến đây vào phòng của anh là điều bất lợi, không tốt cho em.

      Cô gái đứng dậy, đưa bàn tay che sát vào miệng hắn, như muốn hắn đừng nói thêm. Tay bên kia vòng ra sau lưng hắn, kéo nhẹ hắn vào sát ngực, cô ta nói rất khẽ:
-Thầy đừng thay đổi xưng danh với em như vậy, Em cũng thế, chữ thầy và em sẽ mãi mãi được hiện diện trong giao tiếp của em và thầy. Em sẽ giữ mãi xưng danh này dù ở bất cứ trạng huống nào trong tình cảm của chúng ta .
Hắn ngỡ ngàng không hiểu. Có lẽ cô gái nhìn thấy sự thắc mắc trong ánh mắt, trong thái độ của hắn. Cô ta nói tiếp:
-Sau khi Hội chợ kết thúc thầy về lại Saigon, Em chẳng có lý do gì để giữ thầy ở lại. Nói rất thật lòng, dù giữ được em cũng chẳng muốn giữ thầy ở lại. Còn em cũng chẳng có lý do gì để rời xa nơi đây. Chính vì nghĩ như vậy, thì tại sao em và thầy phải thay đổi lối xưng danh cho vô ích. Hãy gọi nhau như vậy, không biết với thầy ra sao? Nhưng với em, dù chẳng phải là học trò của thầy, nhưng em vẩn cảm nhận được cái gì rất đẹp, rất nên thơ và lãng mạn trong con tim và cảm xúc của em.
      
      Hắn vẫn im lặng, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự lãng mạn của cô gái đã ra khỏi suy nghĩ và tưởng tượng của hắn. Lòng hắn chùng lại, hắn cũng vòng tay ôm lấy cô gái, nói rất nhỏ bên tai cô ta ( hắn trở lại với vai vế người thầy!) :
-Tôi không ngờ em đối với tôi đặc biệt như vậy, nhưng chỉ với mấy ngày quen biết có lẽ tôi và em nên nên suy nghĩ nhiều hơn. Tình cảm vẫn là những cái rất mù mờ dễ làm người ta ngộ nhận, bất cứ sai lầm nào, người phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất.
Cô gái âu yếm ép sát đầu vào ngực hắn, nói rất nhỏ như chỉ muốn chỉ con tim của hắn nghe :
-Thầy Minh, thầy có thể nghĩ em vội vàng, quá đường đột khi nói yêu thầy. Nhưng em biết chắc chắn em không sai lầm.
-Nhưng em có biết chỉ vài ngày nữa tôi sẽ rời xa em không ?...
Không để cho hắn nói tiếp, cô gái cắt ngang:
-Em đã nói với thầy rồi chuyện thầy ra đi, em ở lại, là điều rất thật và rõ ràng. Chẳng có điều kiện nào để gò bó giữa em và thầy trong tương lai cả. Điều rất dễ hiểu là em yêu thầy, dù chỉ là tinh yêu đơn phương, một hướng .
Đưa tay nâng đầu cô gái lên, hắn nhỏ nhẹ:
-Như vậy không thiệt thòi cho em lắm sao?! Hãy nhìn vào thực tế, Yến ạ. Tôi là người chẳng có gì để đặt niềm tin cho tương lai đâu!
-Tại sao thầy cứ nói đến mất mát trong tình yêu nhỉ ? Người ta có thể chung sống với người mình yêu trong vài ngày, trong một buổi hay trong chốc lát vẫn còn hạnh phúc hơn là đem cả cuộc đời mình cho nghĩa vợ chồng một cách vô vị! Đôi khi còn khốn khổ nữa là khác. Hãy nhìn chung quanh biết bao nhiêu bà vợ đóng vai trò của một tên nô lệ, một con bé ô sin.
      Dướng người lên, đặt nụ hôn trên môi của hắn, cô gái nói tiếp:
-Em ở lại đây với thầy hôm nay, ngày mai và cả ngày cuối cùng. Rồi em sẽ tiễn thầy ra đi. Xin đừng từ chối một người yêu mến thầy. Mối tình chỉ vội vàng, thoáng qua nhưng rất chân thành, chẳng có gì để em tính toán từ thầy cả.

      Ngày hôm đó cũng như hai ngày cuối cùng của hội trợ, ngoài thời gian dành cho công việc, hắn và cô gái gần gũi nhau đúng nghĩa một cặp tình nhân thân thiết. Buổi sáng của đêm cuối cùng. Hắn dự tính sau khi thức dậy sẽ cùng với cô gái dẫn nhau đi ăn sáng trước khi từ giã để hắn theo xe của công ty trở lại Sàigon. Nhưng khi thức dậy hắn cảm thấy vẻ im lắng trong phòng như có gì khác thường. Trên mặt chiếc bàn ngủ thấp lè xè cạnh giường, ngay tầm mắt của hắn, một lá thư xếp gọn ghẽ đặt dưới chiếc bút bi. Chẳng cần suy nghĩ, hắn biết là cô gái đã lẳng lặng rời xa hắn rồi. Lại thêm một cuộc tình đến và đi trong đời hắn. Cảm giác buồn thấm nhẹ trong lòng hắn. Hắn vẫn nằm trên giường, nhắm mắt tưởng nhớ đến những ngọt bùi thoáng qua và cũng muốn dành một khoảng khắc yên lặng để thay lời tiễn đưa một bóng dáng, một người đã gửi trọn yêu đương cho hắn. Dù chỉ là một thoáng qua nhưng hình như bóng hình đó chắc chắn đã ghi đậm vào tâm tư hắn những dấu ấn rất đẹp.
      Một lúc sau, buông tiếng thở dài hắn cầm lá thư lên đọc:

Thành phố .... ngày..... tháng ...... năm........
Thầy yêu mến,
Thế là chúng ta đã xa nhau rồi! Thật hạnh phúc cho những ngày mộng mơ vừa qua, nhưng cũng thật buồn đau cho lúc giã biệt mà chẳng biết bao giờ em và thầy gặp lại nhau. Chỉ vài tiếng đồng hồ nữa thầy sẽ ra đi, còn em sẽ ở lại để gìn giữa những dấu tích của những ngày qua đẹp đẽ, hoan lạc của đời em.
Thầy yêu mến của em, cám ơn thầy đã cho em biết thế nào là cảm giác yêu đương. Dù rất ngắn ngủi, chỉ với khoảng một tuần lễ bên nhau nhưng em đã tìm được niềm mơ ước của trái tim mình. Em không và cũng sẽ chẳng bao giờ hối hận vì đã yêu thầy, mặc dù em có chút linh cảm đó chỉ là tình cảm đơn phương. Chính lúc ngồi viết những giòng thư cuối cùng này em vẫn còn giữ nguyên vẹn những cảm xúc tuyệt vời của những giây phút bên thầy. Em sẽ không bao giờ quên, sẽ mang nó mãi mãi như là môt kỷ niệm tuyệt đẹp của đời em. Với em ( dù chỉ là một tuần lễ yêu đương ) thế cũng quá đủ cho một tình yêu mà em từng nuôi trong mộng mị.

Trong tương lai dù vài tháng, vài năm hay hàng chục năm sau... bất cứ khi nào dù chỉ là giây phút thoáng qua mà thầy nhớ đến em. Nhớ đến cuộc tình nhỏ bé (nhưng với em nó lại là vĩ đại ),thầy hãy trở lại nơi đây,nơi mà em luôn luôn hiện diện, mong chờ thầy. Em sẽ đón thầy với tất cả tâm hồn của một người yêu đợi chờ người yêu. Em sẽ không bao giờ rời xa căn nhà kỷ niệm, mà nơi đó em đã gặp thầy đầu tiên. Chính lần gặp gỡ đó em đã nghe được tiếng nói rất thật và lãng mạn của lòng em. Em đã tìm được tình yêu của đời mình, em đã yêu thầy.
Thôi, viết thế nào thì chúng ta cũng phải xa nhau. Em luôn luôn dành cho thầy những lời nguyện cầu tốt đẹp nhất.
( Yến )
PS. Chắc có lẽ thầy hiểu được lý do tại sao em phải viết lá thư này, bởi vì em không có đủ can đảm và nghị lực để đón nhận cảm xúc đau buồn lúc chia ly. 


      Hắn trở lại Saigòn trong buổi chiều mưa rơi lất phất, nhưng đường phố vẫn náo nhiệt, đầy xe cộ và con người. Sài gòn là thế, dù mưa hay nắng, dù buổi sáng tinh mơ hay đêm hôm khuya khoắt,vẫn có những người gò lưng kiếm sống bên cạnh người khác vô tư ăn uống, vui chơi. Chính cái xô bồ, đối chọi đó giúp người sống ở Saigon dễ dàng quên lãng hay không còn thời gian để nhớ những gì đã qua, dù là niềm vui hay nỗi buồn. Hắn cũng vậy không có gì là ngoại trừ cả. Trở lại Saigon hắn cũng phải phải đâm đầu vào công việc, bận rộn. Thời gian không dành cho hắn khoảng trống để suy tư, mơ mộng. Chỉ vài ngày sau hắn gần như quên tất cả những chuyện vừa xẩy ra ở cái thành phố nhỏ bé, miền sông nước Cửu Long mà hắn vừa từ đó trở về. Hắn trở lại với con người bình thản, không muốn lôi kéo vào những chuyện phiền phức mà hắn nghĩ rằng không cần thiết hay có thể tránh xa để khỏi bực mình.

      Nhờ thành công trong cuộc hội trợ, mấy tháng sau công ty mở thêm chi nhánh ở Hà Nội. Là dân Hà nội gốc cũng như có đủ năng lực nên hắn được đề cử làm giám đốc. Bố mẹ hắn thấy con trai đã có sự nghiệp chắc chắn nên nhờ một ông chú họ mai mối cho hắn lập gia đình. Ban đầu hắn có ý không bằng lòng với cái trò kiếm vợ cổ lỗ sĩ đó, nhưng với sự o ép của cha mẹ cũng như chính hắn cũng cảm thấy chán nản kiếp lông bông. Cuối cùng rồi đâu cũng vào đó. Vợ hắn là nhân viên đại diện cho một công ty dược phẩm quốc tế tại Hà nội, đầy đủ điều kiện đẹp, sang của một phụ nữ Hà thành. Rồi hai đứa con tiếp theo ra đời, cuộc sống cũng như con đường sự nghiệp của vợ chồng hắn được coi như khá lý tưởng trong xã hội về mọi mặt.

       Hai mươi lăm năm lặng lẽ trôi qua, tuổi hắn đã vượt quá sáu mươi ,mái tóc đã nhuộm bạc gần hết, hắn đã là một ông già đang hưu trí. Vợ của hắn trẻ hơn vài tuổi nhưng cũng sửa soạn ngơi nghỉ vào cuối năm. Đứa con trai sau khi tốt nghiệp đại học với khoảng 2 năm làm việc đã có vị trí khá tốt trong ngân hàng quốc doanh ngay trung tâm thủ đô. Đứa con gái cũng vừa hoàn tất chuyên ngành báo chí, đang bận rộn với công việc trong một toà báo kinh tế, tài chánh .
Một buổi cuối tuần, khi thu dọn chồng sách báo, giấy tờ ngày xưa, ngẫu nhiên hắn thấy lá thư của Yến, người con gái miền Nam đã đi qua cuộc đời trai trẻ của hắn với nhiều cảm xúc. Lá thư đã kéo hắn trở lại với dĩ vãng, di vãng của một cuộc tình gần 30 năm về trước, đã cho hắn khá nhiều suy tư sau buổi chia tay. Nhưng vì bận rộn với công việc và nghĩ rằng đó cũng chỉ là một dạng tình cảm thoáng qua trong cuộc đời của một đứa con trai nên hắn đã cho vào quên lãng. Đọc lại lá thư, hoài nhớ lại vẻ chân tình, lời nói lãng mạn của cô gái đã một lần làm cho hắn phải lịm người vì cảm đông. Tự nhiên hắn có cảm tưởng lời lẽ viết trong lá thư là một sự hứa hẹn chân thành, đầy quyết liệt của một người thực sự yêu thương hắn. Dù biết là thời gian đã quá lâu, nhưng hắn nghĩ nên có một sư đền bồi, dù sự đền bồi đó chỉ bằng cuộc viếng thăm, gặp lại như một sự tưởng nhớ đến một cố nhân.

       Vài ngày sau, hắn đến thành phố miền Nam xa xôi đó. Gần 30 năm thành phố đổi khác rất nhiều, không còn là thành phố nhỏ bé, quê mùa ngày xưa nữa. Những con đường rộng rãi khang trang, những căn nhà cao tầng chen nhau trong các khu phố buôn bán xầm uất. Nhưng dù thay đổi thế nào cũng không làm cho hắn phải khó khăn khi muốn tìm lại căn nhà xưa.
      Hắn thẫn thờ đứng trước nơi chốn xa xưa, vẫn là môt quán cà phê, nhưng hoàn toàn không có vẻ nhếch nhác luộm thuộm của cái quán gần 30 năm về trước. Phía trên cổng quán, treo một tấm bảng mầu xanh lá mạ hình chữ nhật, viết tên quán với dạng chữ thảo :“Cafe ĐỢI CHỜ". Ý nghĩa của tên quán đã cho hắn một cảm giác là lạ, hình như nói lên cái gì lãng mạn, thuỷ chung bên trong. Chiếc vườn rộng và dài phía trước của quán dù có bị thu ngắn lại do con đường lộ được mở rộng, nhưng vẫn có đủ không gian kê mấy chiếc bàn thấp chân dưới gốc cây trong vườn, dành cho khách vào những buổi trời nắng ráo. Sau cái vườn là căn nhà 2 tầng mới xây theo kiểu biệt thự với cái hiên nhà khá rộng.Tầng trệt dùng toàn vẹn cho việc kinh doanh. Khoảng một phần ba phía sau của tầng trệt dành cho chỗ để pha chế đồ ăn, thức uống cho khách. Ngay bên góc phải là quầy trả tiền, trên mặt quầy chỉ có một chiếc đèn nhỏ ánh sáng chiếu thẳng, qui tụ vào mặt bàn, còn lại không gian chung quanh rất mờ ảo. Chính vì vậy dù hắn đứng bên ngoài, cố ý đưa mắt quan sát bên trong nhà nhưng cũng chỉ nhìn thấy mù mờ. Hình như ở phía sau, gần quầy thâu tiền có vài ba người đang chăm chỉ sửa soạn thức uống, đồ ăn cho khách. Trong đó có một thiếu phụ khá đứng tuổi, trang phúc sang trọng ra vẻ là người chủ của quán.

       Hắn có ý định tìm một bàn nào đó gần với chỗ quầy trả tiền, nhưng thấy khói thuốc lá mù mịt phía bên trong căn nhà nên đành tìm một chỗ ở ngoài hiên. Ngồi quay mặt ra bên ngoài, mắt nhìn bâng quơ theo dõi những hoạt cảnh sống động trên con đường trước cửa quán. Hắn thả lỏng tâm hồn để cảm xúc hoà quyện với những bài hát lãng mạn nhè nhẹ từ vài chiếc loa đính trên trần nhà vọng xuống:

Tình ngỡ đã quên đi, như lòng cố lạnh lùng. Người ngỡ đã xa xăm, bỗng về quá thênh thang. Ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều, như từng cơn gió lộng, xót một ngày đìu hiu.
Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng. Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng.......Khi cơn đau chưa dài, thì tình như chút nắng. Khi cơn đau lên đầy thì tình đã mênh mông.
Người ngỡ đã xa xưa, nhưng người bỗng lại về. Tình ngỡ sóng xa đưa, nhưng còn quá bao la. Ôi trái tim phiền muộn, đã vui lại một giờ như bờ xa nước cạn, đã chìm vào cơn mưa .

      Với chỗ ngồi khá xa, dưới ánh đèn mù mờ, tâm hồn lại bay bổng cùng âm thanh, lời hát của những bản nhạc tình ướt át. Hắn làm sao có thể hình dung ra, phía bên trong, ngay nơi quầy trả tiền. Người thiếu phụ sang trọng, đứng tuổi đã nhìn thấy hắn dưới ánh đèn, ngay từ lúc hắn ngơ ngẩn trước quán rồi lúc hắn tỏ vẻ xúc động khi nhìn thấy tấm bảng tên quán. Cũng chẳng khác gì hắn, người thiếu phụ đó mở to đôi mắt, dướn cao người lên để xác nhận rõ ràng thị giác của mình. Bà ta ấp đôi bàn tay vào lồng ngực như muốn chấn áp sự hồi hộp khi nhìn thấy sự xuất hiện bất thình lình của hắn. Sau khoảng khắc xúc động đó, hình như bà ta đã lấy lại được sự bình thản, đưa tay vẫy một cô gái trong nhóm người phục vụ của quán đến gần. Ghé sát vào tai cô gái, chỉ tay về hướng hắn đang ngồi, người phụ nữ với vẻ quan trọng và kín đáo nói khá lâu với cô gái điều gì đó. Ngay vài câu nói đầu tiên của người thiếu phụ đã làm cô gái sững sờ. Nhưng sau đó cô gái luôn luôn gật đầu hay im lặng ra vẻ thông hiểu và đồng ý với những lời chỉ dẫn của bà ta .
Ngoài hiên căn nhà, hắn vẫn dìm mình vào suy tư, không biết gì đến chung quanh. Cho đến một lúc, cô gái với chiếc khay trên tay, trên đó một tách cà phê đen đậm, toả khói nghi ngút cùng với một đĩa nhỏ đựng vài chiếc bánh ngọt. Cô gái tiến đến chỗ hắn ngồi. Rất chậm chạp, yên lặng cô ta đặt tách cà phê và đĩa bánh ngọt lên trên bàn, gần ngay tầm tay của hắn rồi nói rất nhỏ như chỉ đủ cho hắn nghe :
-Thầy Minh, ly cà phê đen đậm không đường và đĩa bánh ngọt của thầy đây!
Hành động của cô gái đã kéo hắn ra khỏi con mê. Với vẻ ngạc nhiên tột cùng, hắn chưa kịp phản ứng thì cô gái nói tiếp:
-Chắc thầy còn nhớ dì của con. Dì Yến, người đã một lần yêu thương thầy trong mấy chục năm về trước....
Quá khích động, không để cho cô gái nói hết lời, hắn cắt ngang:
-Yến dạo này ra sao? Hiện nay cô ta ở đâu ? Chú đến đây cũng chỉ vì mong muốn được gặp lại Yến.....


      Hình như nhìn tận mắt cảm xúc tột cùng thể hiện trên khuôn mặt cùng với những câu hỏi dồn dập của hắn đã làm cho cô gái cảm động. Cô ta đờ đẫn nhìn hắn, với dáng điệu rất thân thiết. Hơi run run cô ta đưa tay nắm nhẹ lấy vai hắn. Trong âm thanh gẫy khúc, cô ta ngập ngừng :
-Từ ngày xa thầy, dì Yến của con đã nghỉ việc làm ở công ty để trông coi quán cà phê kỷ niệm này. Với tên quán là “ Đợi Chờ “ ý nghĩa là dì luôn luôn tưởng nhớ đến thầy, mong ước thầy cũng nhớ đến dì mà đến thăm . Nhưng dì con đã chờ mong trong vô vọng, mấy mươi năm, không một lần thầy đến thăm đã làm cho dì Yến thất vọng, buồn đau. Vì không thể chờ đợi thêm được nữa, lại thêm sức khoẻ không tốt nên dì đã chuyển lại quán này cho mẹ con, với điều kiện là không thay đổi tên quán. Thay thế dì chờ đợi thầy như dì đã hứa và cũng không được nói với thầy biết về nơi ở, tình trạng sống của dì.
Cô gái đã kể cho hắn nghe nhiều hơn về người dì đã chọn lựa sự cô đơn, luôn luôn nghĩ và sống với kỷ niệm của những ngày hoan lạc sống bên hắn. Mấy chục năm qua một lòng chờ đợi hắn đến thăm, dù chỉ đến thăm thoáng qua một lần. Hắn cũng kể lể tất cả cho cô gái nghe về những thay đổi trong đời hắn trong mấy chục năm vừa qua. Cuối cùng với giọng nói ân hận hắn nói:
-Cuộc sống kỹ nghệ, những va chạm, ganh đua trong xã hội đã làm bản chất của chú bị che khuất. Chú đã mất đi cái tinh tế nhận thức trong tình cảm, để rồi không phân biệt được đâu là chân thật và đâu là giả dối ! Chính với sai lầm đó chú đã không nhìn thấy giá trị đích thực của tình yêu sâu nặng mà dì của cháu đã dành cho chú. Nhưng tất cả đã muộn màng, đã lặng im đi vào quá khứ . Chú biết làm gì đây khi nhìn thấy lỗi lầm của mình thì đã quá muộn !?

      Cô gái im lặng ngồi nghe hắn giải bầy, thỉnh thoảng cô ta quay mặt đi nơi khác, làm ra vẻ tự nhiên đưa tay vuốt mái tóc không gọn ghẽ xoà trên trán. Nhưng thật ra cô ta chỉ muốn kín đáo xoá chùi đi những giọt lệ lăn dài trên gò má của mình.
      Sau một lúc kể lể cho nhau nghe. Tâm sự như đã được trải bầy, hắn và cả cô gái đã tìm được ít nhiều bình thản. Không gian im lặng lại trở về với hắn và cô gái. Hắn lại dìm mình vào suy nghĩ, cô gái hình như không muốn phá vỡ tư tưởng của hắn nên im lặng đi vào phía quầy trả tiền. Nơi đó người thiếu phụ đứng tuổi vẫn kín đáo dõi theo cuộc nói chuyện giữa cô gái và hắn. Dù không nghe được nhưng bà ta cũng đoán được khá nhiều nội dung cuộc trò chuyện giữa cô ta và hắn, nhờ vậy chỉ vài câu tóm lược của cô gái đã làm bà ta hiểu rất rõ vấn đề. Nước mắt dàn dụa trên hai gò má, cô gái ôm lấy người thiếu phụ với vẻ thiết tha :
-Mẹ, tại sao mẹ không ra gặp ba? Mấy chục năm rồi con và mẹ đã sống để mong đợi có ngày hôm nay, tại sao mẹ lại không cho con gặp gỡ ba ?! Không phải nhiều lần mẹ từng nói với con. Sẽ có một lần nào đó ba sẽ tìm đến gặp mẹ con ta và chúng ta sẽ trùng phùng trong hạnh phúc. Con sẽ không bao giờ là đứa con không có cha.
      Bà mẹ run lên vì xúc động, khi nghe cô con gái nói. Choàng tay, ôm gì lấy con gái, trong nước mắt bà ta nói:
-Con ơi, hãy thương, hiểu mẹ và cũng tha thứ cho mẹ hơn! Chẳng có người mẹ nào lại không muốn con mình gặp được cha. Chẳng có một người đàn bà nào mấy mươi năm đợi chờ trông mong người mình yêu thương, nhưng khi có dịp, lại tìm cách trốn lánh cuộc trùng phùng ! Nhưng con ơi, con hãy nhìn vào thực tế, hãy đoán ra những gì sẽ xẩy ra cho con, cho mẹ và cả cho ba của con nữa! Hạnh phúc gia đình của ba con hiện nay, có nên vì mẹ con ta mà vỡ bể hay không ? Rồi với những lo lắng, trách nhiệm và lộn xộn trong cuộc sống ở tuổi già như ba con hiện nay không phải là điều nên có. Sự yên bình trong cuộc sống của mẹ con chúng ta hiện nay cũng không nên vì vội vàng, thiếu suy nghĩ để phải rơi vào xáo trộn.
      Âu yếm vuốt tóc cô con gái bà mẹ nói tiếp:
-Hãy chờ đợi để không gây ra những phiền não con ạ. Hãy biết nhận cái gì và vị trí nào để đạt được cái tốt nhất cho tất cả. Kể cả cho hạnh phúc gia đình của ba con nữa. Theo mẹ nghĩ dù hôm nay ba con không biết chắc chắn về con, về mẹ. Nhưng với người có suy nghĩ và rất nhậy cảm như ba con, chắc chắn ba con sẽ nhận biết được sự thật trong mức nào đó. Với cái mức giới hạn đó đủ để cho mọi người hạnh phúc. Vấn đề chỉ sớm hay muộn mà thôi.
Nâng mặt cô con gái lên, bà mẹ đẩy nhẹ người con và nói :
-Con hãy ra gần gũi với ba con đi! Mẹ nghĩ rằng con sẽ nhận thấy những lời nói của mẹ là đúng.

      Miệng bà mẹ mỉm cười, nụ cười rạng rỡ như đem bà ta trở về với phút giây hạnh phúc ngày xưa. Bà ta nói với con gái trước khi cô ta rời vòng tay của bà ta:
-Mẹ biết chắc chắn như vậy chỉ vì mẹ đã yêu và rất hiểu ba của con.
      Cô gái im lặng đến gần hắn, nhẹ nhàng kéo chiếc ghế ngồi xuống sát vào hắn, thân thiện đưa tay nắm lấy cánh tay của hắn rồi ngước đôi mắt đẫm lệ lên nhìn khuôn mặt hơi nhăn nheo, mái tóc hoa râm. Cặp mắt hắn nhìn bâng quơ không chủ đích hướng ra phía bên ngoài quán ... Những cái đó cho cô ta biết rằng đó là hình ảnh một ông già đang khởi đầu mệt mỏi với sinh nhai và muốn ngơi nghỉ. Cô gái tự nhiên cảm thấy thương yêu người cha mà bao nhiêu năm cô ta chỉ được nhìn thấy trong tưởng tượng qua những lời tâm sự, kể lể của bà mẹ. Với cảm xúc thương yêu tột cùng đó, cô gái run lên và phát ra tiếng khóc. Hành động thân tình và tiếng khóc của cô ta đã kéo hắn ra khỏi suy tư. Quay mặt lại nhìn cô gái với vẻ ngạc nhiên. Có chút bàng hoàng hắn hỏi :
-Tại sao cháu khóc? Có phải những tâm sự không vui của chú đã làm cháu cảm động quá mà đau lòng không?! Thôi, cho chú xin lỗi đã vô tình làm cho cháu buồn ....
Cô gái vội vàng ngắt lời hắn :
-Không, hoàn toàn không phải thế! Cháu khóc chỉ vì cháu thương dì Yến của cháu và cả chú nữa. Cháu chợt có một ước mơ, ngày nào đó chú lại xuống nơi đây, đúng lúc dì Yến cũng đến đây và hai người lại gặp nhau. Cháu lại được hàng ngày pha cà phê đen đậm đặc cho chú uống! Cháu lại được ngồi bên chú để nghe chú nói chuyện...

      Cô gái nói một thôi, toàn là những ước mơ, những hình ảnh hạnh phúc mà hắn cũng đang vẽ ra trong con tim và tưởng tượng. Cuối cùng hắn đưa tay ôm nhẹ lấy vai cô gái, với lời nói chân tình, hắn nói:
-Chú hứa sẽ xuống đây nhiều hơn thăm cháu và cũng mong có được dịp gặp lại dì Yến của cháu. Chú sẽ coi cháu thân thiết như một đứa con của chú. Chú rất sung sướng được đón chờ cháu đến thăm Hà nội. Chắc chắn cháu sẽ là người bạn rất thân thiết với hai đứa con của chú và của cả gia đình chú .
Nói xong hắn chuyển mắt nhìn vào phía bên trong quán, không còn một người khách. Đưa tay lên xem đồng hồ hắn mới biết trời đã về khuya. Có tí chút ngượng ngùng vì biết mình là người khách cuối cùng của quán. Hắn nói vài câu xin lỗi với cô gái rồi đứng dậy chuẩn bị ra khỏi quán. Cô gái im lặng cũng đứng dậy nhìn vẻ chậm chạp có chút mệt mỏi của hắn, cô nói nhẹ :
-Chú đừng quên lời nếu có dịp hãy xuống đây! Cháu và dì Yến luôn luôn mong chờ để gặp lại chú.
- Chắc chắn chú sẽ không sai hứa, không lầm lỗi nữa. Người ta chỉ lấy cái đúng để sửa cái sai, chẳng bao giờ hai cái sai thành một cái đúng cả!

      Nói xong hắn chậm rãi bước ra khỏi quán. Cô gái thẩn thờ đứng nhìn theo dáng dấp lù khù, đôi chân như dò dẫm khi chuyển động của hắn cho đến khi hắn biến mất sau khúc quanh bên ngoài chiếc cổng quán. Cũng lúc đó cô ta nghe thấy tiếng thở dài ngay sát sau lưng mình. Chẳng cần ngoái nhìn lại cô ta cũng biết đó là mẹ của mình. Bà cũng đang buồn bã dõi theo một bóng dáng mà bà đã bao năm thương nhớ, chờ mong. Quay lại nói với mẹ :
-Mẹ, con cảm thấy thấy thương ba quá! Chẳng biết ba có xuống đây gặp lại mẹ con mình nữa không?
-Con đừng lo, ba của con không thất hứa với con đâu! Hơn nữa ai có thể cấm đoán con lên Hà nội gặp ba con. Dù gặp nhau trong tư thế đứa con nuôi hay đứa cháu gái ?
Còn hắn, tương lai không biết ra sao. Hắn có sáng suốt để nhìn thấy sư thật cô gái mà hắn tâm sự vừa qua chính là đứa con gái của hắn hay không ? Nhưng hiện tại , chắc hắn hoàn toàn mù tịt về thân phận của người thiếu phụ đứng dưới ánh đèn mờ ảo sau quầy tính tiền và cô con gái, người con gái đã đến với hắn trên danh nghĩa cô cháu gái của cố nhân mà hắn muốn gặp! Thêm một điều khác nữa, hắn chẳng thế nào hình dung ra được, đó là cô gái có cái tên “Phạm Trần Ái Minh" . Với cái tên này, dù hắn có là kẻ ngu ngơ cũng đoán biết được sự thật! Phạm là họ mẹ, Trần là họ của hắn, còn Ái Minh ý nghĩa của yêu thương dành cho hắn. 

Hết

Lưu An

(Zurich, Jan. 2013)