Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Thơ Tranh: Người Đã Xa Rồi Lạnh Chốn Xưa


Thơ: Trầm Vân
Thơ Tranh: Kim Quang

Sầu Em Gởi Mùa Thu Lạnh



Em trở về giữa mùa thu lạnh
Gió se buồn man mác cô liêu
Mây lang thang sầu loang tiếc nuối 
Đến bên người nhức nhối từng chiều.

Lác đác sợi mưa , lời thu điếu
Hồn bâng khuâng chăn chiếu chơ vơ
Cây trút lá buông mình trăn trở
Người thương ơi héo hắt đợi chờ!

Vòng tay đơn khát khao hình bóng 
Hè rồi thu mây xám chập chùng 
Vẫn chiếc bóng đêm trường u tối
Gió vờn mưa trăn trối mộng đời.

Sầu em gởi vào mùa thu lạnh 
Gom thật đầy hơi ấm tình quân
Hong giá buốt môi hôn bờ ảo
Trận gió nào cuốn lá thu phong.

Tan tác bay trong chiều trơ trống
Nỗi thương sầu lồng lộng gió mưa 
Nỗi nhớ nhung xôn xao xác lá 
Mười thương em, gởi gió giao mùa.

Ngọc Quyên

Buổi Nắng Tà - Ánh Tà Dương -Mỗi Chiều Tà


Bài Xướng:

Buổi Nắng Tà 


Nhạn trắng bay về cuối nẻo xa
Hình như em đã bỏ rơi ta
Vàng thu cánh lá bay đầy phố
Trắng khói làn mây lượn trước nhà
Một chút sầu vương mi mắt khép
Nhiều lần khổ luỵ lệ buồn sa
Không yêu thì chớ vui hò hẹn
Mà khổ tâm thêm lúc nắng tà ...

Cao Mỵ Nhân ( HNPD ) 
***
Bài Họa:

Ánh Tà Dương

Chạnh buồn nhạn trắng đã bay xa
Thầm nghĩ cố nhân lại bỏ ta
Quán trọ chăn đơn sao vắng bạn
Đêm thu gối chiếc quạnh hiu nhà
Em đi bốn hướng rơi châu khóc
Anh ở một mình nhỏ lệ sa
Hò hẹn tình chung nay gảy gánh
Lỡ làng tủi phận ánh dương tà

Mai Xuân Thanh
Ngày 27/09/2018
***
Mỗi Chiều Tà

Mỏi mòn tin nhạn cuối trời xa
Đơn độc nơi này chiếc bóng ta
Mong ngóng người về từ vạn nẻo
Chỉ nghe lá rụng trước hiên nhà
Trái tim lầm lỡ thiên thu hận
Khóe mắt vương sầu giọt lệ sa
Từ đấy hoa lòng thôi rộn rã
Niềm riêng canh cánh mỗi chiều tà.

Kim Phượng

Linh Sơn Tạp Hứng 靈山雜興 - Chu Văn An



靈山雜興                Linh Sơn Tạp Hứng

萬疊青山簇畫屏, Vạn điệp thanh sơn thốc họa bình,
斜陽淡抹半溪明。 Tà dương đạm mạt bán khê minh
翠蘿徑裏無人到, Thúy la kính lý vô nhân đáo,
山鵲啼煙時一聲。 Sơn thước đề yên thời nhất thinh.
朱文安                     Chu Văn An

Dịch nghĩa

Muốn lớp núi xanh tụ lại như bức bình phong vẽ,
Bóng chiều nhạt dọi tới sáng nửa lòng khe.
Trong lối cỏ biếc, không người đến,
Thỉnh thoảng một tiếng chim thước kêu trong khói mù.

Dịch Thơ

Vịnh Cảnh Núi Chí Linh

(1)
Núi chập chùng tựa tranh xanh ngát
Nửa khe sâu nắng nhạt chiều tà.
Lối mòn vắng lặng người qua,
Kêu sương tiếng thước vọng xa từng hồi.

(2)
Trùng trùng núi biếc đẹp như tranh,
Nhàn nhạt nửa lòng suối nắng hanh.
Cỏ biếc đường quanh người vắng ngắt,
Từng hồi thước quát xé trời thanh.

Mailoc

***
Các Bài Dịch Khác:

* Chú Thích:
- Linh Sơn 靈山: Tức núi Chí Linh, là một ngọn núi thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, cao và hiểm yếu bậc nhất ở thượng du sông Chu (nay thuộc xã Giao An, giữa Lang Chánh và Thường Xuân).
- Điệp 疊: là Chất chồng lên nhau, nên Vạn Điệp là Chất chồng cả muôn cả vạn lên với n
- Thốc 簇 : là Lượng từ, chỉ(một) Cuộn, Bó, Bức, Tấm...
- Đạm Mạt 淡抹 : là Thoa một lớp mỏng, trong bài thơ chỉ Ánh nắng chiều chiếu nhàn nhạt.
- Thúy La 翠蘿 : là những dây leo màu xanh biếc.
- Sơn Thước 山鵲 : là những con qụa núi.

* Nghĩa bài thơ:

Chợt Hứng ở núi Chí Linh

Cả muôn cả vạn ngọn núi xanh chồng chất lên nhau, trông như một bức bình phong tranh vẽ. Ánh nắng chiều nhàn nhạt chiếu làm cho dòng khe tranh tối tranh sáng. Trên con đường cỏ phủ đầy dây leo xanh biếc vì không người đi tới, thỉnh thoảng một vài tiếng qụa núi kêu vang trong sương khói mơ hồ.
Quả là một bức tranh núi non hùng vĩ thâm u, nơi đã từng là căn cứ địa của nghĩa quân Bình Định Vương Lê Lợi trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh.

* Diễn Nôm:

Núi non trùng điệp tựa như tranh,
Nắng chiếu chập chờn khe nước xanh.
Cỏ biếc dây leo đường núi vắng,
Đâu đây tiếng qụa khói mờ quanh.

Lục bát

Điệp trùng núi biếc tựa tranh,
Nắng chiều mờ tỏ khe xanh chập chờn.
Dây leo đường núi trống trơn,
Một vài tiếng qụa khói sương mơ hồ.


Đỗ Chiêu Đức
***
Linh Sơn Tạp Hứng

1/Núi non trùng điêp vẽ nên tranh
Sâu lắng tà dương nửa suối xanh
Cỏ biếc lối đi người chẳng đến
Khói mù một tiếng quạ kêu nhanh


2/Linh Sơn Tạp Hứng

Trùng điệp núi xanh như bức vẽ
Nắng chiều rơi lặng nửa lòng khe
Lối đi cỏ biếc vắng hoe
Khói mù tiếng quạ cũng nghe vọng về

Mai Xuân Thanh
Ngày 13/08/2018
***
Vịnh cảnh núi Chí Linh

Núi xanh trùng điệp như tranh họa sỉ
Nửa lòng khe mây hé buổi chiều tà
Lối cỏ mòn chẳng thấy bóng người qua
Tiếng chim thước vọng xa mù sương khói

songquang
***
Ngẫu Hứng Ở Núi Chí Linh

Núi xanh trùng điệp tựa bình phong
Ánh nắng chiều phai, nước sẫm dòng
Cỏ phủ tràn lan đường vắng lặng
Quạ kêu đứt quãng khuấy mù không.

Phương Hà


Trăn Trở về Bệnh - Lỗi trong Đường Luật Thi


Sau khi đăng bài viết "Điệp Tự Trong Đường Luật Thi", có người Bạn chuyển đến vài thắc mắc về Bệnh và Lỗi trong Đường Luật Thi. Nhận thấy đây cũng là một vấn đề được giới trẻ, cũng như những người yêu thích thơ Đường Luật thường quan tâm, nên mình nêu ra đây để hy vọng có thêm những ý kiến chính xác hơn từ những Vị am tường về Đường Luật Thi.

(Bài đưa lên đây có chỉnh sửa thêm một số chữ trong Giải Đáp cho rõ ý hơn) 

Hỏi :

- Lỗi Điệp tự có trong "Các lỗi, bệnh trong thơ Đường Luật".
Vậy "Các lỗi, bệnh trong thơ Đường Luật" bắt nguồn từ đâu?

Đáp 1:

Theo cách nghĩ của các thi nhân từ xưa, Thi Bệnh là những khuyết điểm khi xướng lên sẽ làm bài thơ mất hay. 
Người đầu tiên đề xướng là Thẩm Ước ( 441-513 ) sống vào thời Nam Bắc Triều (420-589), trước đời Nhà Tuỳ bên Tàu. Ông đã đề xướng thuyết Tứ Thanh Bát Bệnh áp dụng cho các thể thơ Cổ Thể (những thể thơ có trước Thơ Đường Luật). 

Tứ Thanh Bát Bệnh có nghĩa là những lỗi về âm thanh, khi đọc hay ngâm nga bài thơ nghe không hay hoặc chói tai. Mỗi Thanh có hai Bệnh :
1. Bình Đầu - Thượng Vỹ
2. Phong Yêu - Hạc Tất
3. Chánh Nữu - Bàng Nữu
4. Đại Vận - Tiểu Vận
Như vậy Điệp Tự không hề có trong thuyết Tứ Thanh Bát Bệnh.

Hỏi 2:

- Vì sao không cho phép có điệp tự trong cặp câu Thực và Luận?
Ví dụ (Tên người hỏi) viết điệp tự "tớ" trong cặp luận như thế này: 
...Hẻo bạc, tớ phang cho mạt tiếng
Nhiều tiền, tớ bốc để lừng danh...
thì sao là không được?

Đáp 2:

Trong Đường Luật Thi, không hề cấm Điệp Tự, nên vẫn có thể Điệp Tự ở Thực và Luận. Nhưng từng cặp của Thực hoặc Luận không nên Điệp Tự với nhau, vì như thế dễ sinh ra trùng điệu và trùng ý.

Như 2 câu thí dụ trên:
"tớ phang" câu trên và "tớ bốc" câu dưới ; các chữ "Bạc & Tiếng" của câu trên trùng ý (Điệp Ý) với "Tiền và Danh" ở câu dưới. 

Những Từ Ghép: bạc tiền, dang dỡ, danh tiếng..nếu xé ra, thường vướng phải Trùng Ý. Những bài thơ sử dụng phép Chỉnh Đối thường hay bị những lỗi này 
(Có nhiều bài thơ thường phạm phải lỗi Điệp Ý và Điệp Điệu, hai lỗi này cụ Phan Kế Bính khuyên ta nên tránh vì làm giảm giá trị bài thơ).

Ghi chú: 
Làm Thơ đường Luật, bắt buộc phải tránh phạm Luật. Còn Lỗi Bệnh gì đó, nếu phạm cũng có thể chấp nhận được. Chính vì thế, chúng ta thấy thơ của Tiền nhân đều có phạm những điều mà các người làm thơ ngày nay gọi là lỗi, bệnh.

Hỏi Tiếp:

Còn vấn đề thứ nhất, thuyết "Tứ Thanh-Bát bệnh" là dành cho cổ thi rồi người ta áp dụng luôn cho Đường Luật là vậy!
Còn đối với Đường Luật, tới bây giờ, ... biết có tới 8 bệnh và 12 lỗi, trong đó có lỗi “Điệp Tự”; có thể xem tại đây:
Vậy “8 bệnh và 12 lỗi” này có nguồn gốc từ đâu? Nhận định của các tiền bối, chuyên gia Đường Luật về 20 bệnh lỗi này như thế nào? Kẻ hậu sinh nên tuân theo hay không tuân theo? 

Trong câu hỏi này, xin được tách làm 2 để giải đáp:

Hỏi 1:

- Còn vấn đề thứ nhất, thuyết "Tứ Thanh-Bát bệnh" là dành cho cổ thi rồi người ta áp dụng luôn cho Đường Luật là vậy! 

Đáp Bổ Sung:

Sau khi Thẩm Ước đề xướng thuyết Tứ Thanh Bát Bệnh, Thi sĩ hưởng ứng rất sôi nổi. Các Thi Nhân thời Hậu Tùy và Sơ Đường dựa vào thuyết Tứ Thanh Bát Bệnh này bổ sung và chỉnh sửa Luật Bằng Trắc; Luật Niêm... trong Thơ Cổ Thể, đồng thời áp dụng thêm thể Biền Ngẫu mà hình thành dần Thể Thơ Đường Luật, các thế hệ thi nhân xưa đã hoàn chỉnh Đường Luật Thi đến mức áp dụng vào thi cử thời trước, và ngày nay chúng ta sử dụng để tiêu khiển.

Hỏi 2

Còn đối với Đường Luật, tới bây giờ,... (tên người hỏi) biết có tới 8 bệnh và 12 lỗi, trong đó có lỗi “Điệp Tự”; ...
Vậy “8 bệnh và 12 lỗi” này có nguồn gốc từ đâu? Nhận định của các tiền bối, chuyên gia Đường Luật về 20 bệnh lỗi này như thế nào? Kẻ hậu sinh nên tuân theo hay không tuân theo? 

Đáp:

a - Nhiều Lỗi phát sinh do chúng ta áp dụng "Nhất Tam Ngũ Bất Luận..." mà không theo đúng chính luật của Luật Thanh ( Luật Bằng Trắc)

b - Không chỉ riêng Trang vuontho.net nêu trên, mà hầu hết các Trang Mạng ngày nay, khi viết về Luật Thơ Đường đều đề cập đến Bệnh và Lỗi. Tuy nhiên, số lượng không thống nhất. Có trang nói đến cả hơn 30 Bệnh và Lỗi trong thơ Đường Luật. Nhưng tất cả đều không hề chứng minh những điều mình nêu lên.
Các Trang đã "phẫu thuật" thật tỉ mỉ Thuyết Tứ Thanh Bát Bệnh, cùng Luật Thanh, Luật Vần và Luật Niêm trong 5 Luật được qui định trong Đường luật mà hình thành thêm quá nhiều Bệnh Lỗi như đã thấy. Nhưng họ quên rằng Đường Luật Thi đã dựa vào Tứ Thanh Bát Bệnh để hình thành.

Trước năm 1975, Không hề nghe thấy đề cập đến vấn đề này, kể cả trong các Thư Tịch về Đường Luật trước năm 1960 cũng thế. 
Mấy chục Bệnh Lỗi này chỉ là những ý kiến cá nhân, nhà thơ, các trang mạng trên Internet của thời đại ngày nay, có lẽ muốn chứng minh rằng con cháu ngày nay giỏi hơn Tiền nhân?
Chúng ta hãy xem thơ Đường Luật của các vị Tiền Nhân, nếu áp dụng Bệnh Lỗi của ngày nay, thì các vị ấy đừng nói chi trở thành Ông Cống, Ông Nghè, mà ngay cả Ông Tú cũng đi đong.
Thật ngạc nhiên và tức cười, khi có nhiều người dựa vào những điều vô căn cứ, không có tài liệu chứng minh, mà đi bắt lỗi những bài thơ Đường Luật của người khác. Cũng tựa như những người chỉ biết duy nhất một phép Chỉnh Đối rồi đi bắt lỗi những phép Đối khác.

Tóm lại, những Bệnh và Lỗi nào phạm vào Luật của Đường Luật thì bắt buộc phải tránh. Còn những điều khác thì tùy, ai muốn theo Bệnh Lỗi thì theo.

Huỳnh Hữu Đức


Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Reminiscence - Instrumental Music Nguyễn Đức Tri Tâm



Hoà Âm và Đàn: Nguyễn Đức Tri Tâm

Mưa Nắng Bên Đời




(Đề thơ tặng anh Yên Sơn)

Đời Phi Công mộng với Hằng Nga
Lướt gió xuyên mây níu nguyệt tà
Mơ dãy Ngân Hà say ước nguyện
Cây tình đua nở tỏa hương hoa

Lửa Hạ bừng lên nghiệt ngã thời
Đại Bàng tung cánh vượt trùng khơi
Xứ người hoài vọng về quê cũ
“Mưa Nắng Bên Đời” thảm lệ rơi (*)

(*)Tuyển Tập Mưa Nắng Bên Đời của Yên Sơn

Kim Oanh
Úc Châu 10/2018

Đêm Liêu Trai ( Phần 1)



Bài Xướng:
Đêm Liêu Trai

Bạch lạp hương trầm tỏa ngất ngây
Vòng tay ngà ngọc vóc mai gầy
Bờ môi hàm tiếu sương còn ngậm
Khóe mắt hồ thu lệ đã đầy
Ân ái dài lâu chàng ở lại
Âm dương cách trở thiếp đi đây
Tiếng gà điếm cỏ nghe đồng vọng
Chênh chếch trăng mờ lạnh mái tây!

Hồ Công Tâm
***
Cô Vọng Ngôn Chi


Nói láo chơi mà cũng dại ngây
Sinh nghe nói láo lại hao gầy
Dàn dưa hiu hắt mưa thu lạnh
Mộ quỷ âm u lá phủ đầy
Chán ngắt tình đời khêu bấc lụn
Ghi bừa dị truyện kể đâu đây
Mẫu đơn, thược dược đòi hoan lạc
Chồn cáo tinh thành lộng xóm tây

Đường Sơn Đỗ Quý Sáng
***
Mờ Ảo Liêu Trai


Ảo mờ ngọn nến bóng đêm ngây
Kiều diễm kìa ai mảnh dáng gầy
Suối tóc buông dài làn trăng mượt
Bờ môi trao vội lửa tình đầy
Dịu dàng giọng yến vương màn mỏng
Ân ái hương lòng gửi gác đây
Về lại cõi âm đau dạ thiếp
Chàng ôm nỗi nhớ tím hiên tây

Trầm Vân
***
Chuyến Đò Duyên Nợ


Em mười tám tuổi, hãy thơ ngây
Tóc xõa bờ vai, vóc liễu gầy
Nón lá che nghiêng, đa bến vắng
Ba-lô xách nặng, nước sông đầy
Tôi, anh lính trận về qua đấy
Em, gái hậu phương ghé lại đây
Duyên nợ tình cờ ta gặp gỡ
Ngập ngừng, tôi ngỏ ‎ý riêng tây ‎

Đặng Mai
***
Một Đoạn Kiều


“Sinh càng như dại lại như ngây”
Giọt vắn dài theo chén cạn đầy
Đắc ý tiểu thư lên giọng hứ
Cam tâm tỳ nữ uốn thân gầy
Đất xui nên buổi đây run đấy
Trời khiến ra ngày đấy lạy đây
Ưng Khuyển tử hình tha bổng Hoạn
Thúy Kiều tình lý quá riêng tây!

Đoàn Chinh Nam
***
Giấc Mộng Tuyệt Vời


Lâu-đài tráng-lệ đẹp như ngây
Yểu-điệu chủ-nhân dáng liễu gầy.
Mời-mọc, ân-cần tình thắm thiết,
Đón-chào, chiều-chuộng nghĩa vơi đầy.
Hàn-sinh bỡ-ngỡ nhìn sau trước,
Ca-kỹ nhẹ-nhàng thoáng đó đây.
"Nhất dạ đế vương"... nào nhập cuộc!
Tỉnh rồi... giấc mộng thật riêng tây.

Nguyễn Phú Long
***
Ngậm Ngùi


Đâu thời xanh tóc mộng thơ ngây
Đường nắng xôn xao cánh phuợng gầy
Hoài bão mênh mang tình diệu vợi
Tâm tư thao thức lệ vơi đầy
Sông chia tám hướng, người phuơng đó
Thuyền dõi muôn chiều, kẻ bến đây
Tỉnh giấc ngậm ngùi, trăng xế bóng
Tiếng gà xao xác vọng non tây

Đoàn Ngọc Kiều Nga
***
Ảo Mộng

Có phải người về giữa khói ngây
Ôi chao lạnh quá đôi tay gầy
Để em đốt sưởi cho nhà ấm
Khép cửa buông mành giữ mộng đầy
Xếp bộ trê-di vào tủ đó
Đặt đôi giày trận ở ngăn đây
Chàng ơi đừng vội ra đi sớm
Lạnh lắm ngoài hiên ngọn gió Tây

Vương Hồng Ngọc

Xem tiếp Phần 2:
Đêm Liêu Trai ( Phần 2)

Đêm Liêu Trai ( Phần 2)




Bài Xướng:
Đêm Liêu Trai

Bạch lạp hương trầm tỏa ngất ngây
Vòng tay ngà ngọc vóc mai gầy
Bờ môi hàm tiếu sương còn ngậm
Khóe mắt hồ thu lệ đã đầy
Ân ái dài lâu chàng ở lại
Âm dương cách trở thiếp đi đây
Tiếng gà điếm cỏ nghe đồng vọng
Chênh chếch trăng mờ lạnh mái tây!

Hồ Công Tâm
***
Các Bài Họa:
Tự Trào

Dù già văn vẻ vẫn còn ngây!
Trước sự trăm năm rõ khéo gầy
Mở rộng đôi câu xem vẫn thiếu
Cất cao một chữ thấy chưa đầy
Cho nên tẩn mẩn qua đêm đó
Vì thế bần thần đến sáng đây
Ngọn bút tài hoa xin cứ phóng
Ta ngu cũng chẳng chết thằng tây!

Sơn Khê
***
Cõi Mơ


Nửa mơ, giữa tỉnh cứ ngây ngây
Ôm bóng lại cho dáng liễu gầy
Áo lụa phất phơ làn khói mỏng
Môi hoa nhòa nhạt ánh trăng đầy
Thắm tình như thể chờ trao đó
Thơm rượu ừ ha có chuốc đây
Một chén đủ làm tan đại mộng,
Tỉnh say lạc nhạn chốn non tây

Thái Huy
***
Nhìn Theo Đom Đóm


Trăng lên ngơ ngác dáng thơ ngây
Xuyên ánh vàng tơ bóng liễu gầy
Mờ ảo xiêm y vương khói tỏa
Mơ hồ sóng mắt ướt đêm đầy
Hồn ma thấp thoáng bay vừa đó
Thân bướm chờn vờn lượn mới đây
Giây phút nín thinh hư tưởng thực
Giật mình, đom đóm đậu hiên tây

Cao Mỵ Nhân
***
Mộng Liêu Trai


Đam mê huyền thoại đến si ngây
Biếng ngủ quên ăn héo hắt gầy
Điếm cỏ đêm tàn cầu chửa dứt
Cầu sương gà gáy mộng còn đầy
Hồn mai Liễu Nhứ nồng nàn đó
Phách quế Nhược Lan khép nép đây
Cảm động thần hoa đành giáng thế
Cùng Sinh chia sẻ giấc riêng tây

Đỗ Quý Bái
***
Mùi Hương


Mùi hương ma quái cứ ngây ngây
Khuya ngã nghiêng theo dáng liễu gầy
Hì hục xác thân đang vượt cạn
Si mê nghiệp chướng đã dâng đầy
Tứ chi xoắn xuýt xuôi về đó
Nhất dạ cồn cào ngược tới đây
Không thể hóa ra thành có thể
Vén màn cả thẹn chốn riêng tây

Phan Khâm
***
Kiều Viếng Mộ Đạm Tiên



Trắng điểm cành lê xuân ngất ngây,
Đạp thanh Kiều nữ má hây hây.
Bên cầu tơ liễu chiều vàng xuống,  
Cạnh mộ cỏ hoa sắc úa bày.
Hương khói vắng tanh lòng tựa cắt,
Gót sen lãng đãng dạ như say.
Nào người phượng chạ loan chung ấy,
Gặp gỡ giữa đường thổn thức đây!

Đỗ Chiêu Đức
***
Đêm Trăng Mộng


Nguyệt toả trên thuyền rượu chén ngây 
Đêm tràn sóng vỗ gió hây hây 
Cung đàn nhịp khúc hoà dâng dậy 
Tiếng hát câu ca quyện tỏ bày 
Tóc xoã bờ vai lùa mộng ngất 
Hoa cười nét ngọc cuốn tình say 
Hương thơm Dạ Lý làn da thịt 
Tỉnh giấc mơ còn đượm thắm đây 

Minh Thuý 
1 tháng 10_ 2018
***
Cực Lạc Cõi Thế..!

Cõi thế trăm năm, sướng ngất ngây
Cần chi tiên cảnh, má môi hây
Gái tơ su bít luôn trình diễn
Người đẹp chân dài vẫn triển bày
Bàn tiệc mồi ngon, luôn mãi nhậu
Rượu bia chén quý, cứ mà say
Mơ màng tưởng tượng thêm hao sức
Cực lạc nào xa, chính chốn đây.

Người Nay


Hop Mặt Trên Du Thuyền Harmony Of The Seas

(Cựu giáo chức và hoc sinh trường Nguyễn Trãi, Dược sĩ MdT)

Vào cuối tháng 9 tôi lại đi tàu Harmony of the Seas thăm vùng biển Caribbean. Các bạn tôi hỏi đi Caribbean mãi không chán hay sao. Thưa quý vi lần này tôi có lý do chinh đáng: vừa thưởng thức gió mát đại dương, nhìn biển rộng trời cao vừa được gặp gỡ cựu giáo chức và học sinh trường cũ. Ngoài ra còn có người chi em bạn dâu. Chị em chúng tôi chỉ chuyện trò qua điện thoại hay điện thư vì cư ngụ khác tiểu bang. Em lại bận rôn công việc làm ăn chẳng mấy khi rảnh rỗi. Tôi thuyết phục em là tàu Harmony to, nhiều tiện nghi và phần văn nghệ hay hơn các tàu nhỏ.Vã lại gặp nhau trên du thuyền chị em sẽ trò chuyện nghỉ ngơi thoải mái, không ai phải bận tâm về ẩm thực hay giải trí chi cả 

Ngoài ra tôi xin thưa với quý độc giả môt điều tưởng như đùa. Trong gần 30 năm tôi có duyên may thăm viếng nhiều nơi, trong và ngoài nước, viết du ký, cọng tác với các báo trang du lịch nên bạn bè nghĩ tôi có kinh ngiêm đi xa, từng trải việc di chuyển, không mấy ai ngờ tôi chưa từng ra khỏi tiểu bang một mình. Lúc nào tôi cũng đi với nhóm bạn hay gia đình và quý vị trong nhóm thương mến lo gần hết các thủ tục đi phi cơ hay xe lửa, gởi hành lý… Lần này tôi đi từ Washington DC đến phi trường Fort Lauderdale một mình. Tôi nhớ cách đây khoảng 5 năm, bà cụ Mẹ người quen từ Việt Nam sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình một mình dù không biết ngoại ngữ. Còn tôi it ra cũng bập bẹ chút ít tiếng Anh và phi trường Fort Lauderdale chỉ là phi trường nội đia, tại sao không thử đi một mình? 

Sáng sớm 5 giờ con tôi đưa ra phi trường Reagan DC, 6g30 máy bay cất cánh. Thả tôi xuống phi trường cháu vội vã đi đậu xe đễ còn trở lại giúp tôi check in nhưng khi cháu trở lại tôi đã làm xong các thủ tục chỉ còn chờ khám an ninh và tìm cổng vào máy bay thôi. Thật ra cũng đâu khó khăn gì. Nếu không biết thì hỏi nhân viên phi trường. Họ đứng loanh quanh nhiều lắm. Con tôi còn đặt trước xe lăn để an tâm tôi không bị lạc. Cô soát vé cho biết cổng cũng không xa nên tôi đi bộ đến cổng (gate ) luôn. Đến phi trường Fort Lauderdale sau khi nhận hành lý tôi ngồi chờ cô em dâu đến như hẹn trước và cùng lên tàu một lượt. 

Thưa quý độc giả tôi dài dòng để quý vị ngại đi xa một mình như tôi lúc trước thêm phần bạo dạn. Tôi thấy không gì khó khăn nếu hành lý nhẹ nhàng. Trường hợp hành lý cồng kềnh thế nào cũng có người giúp bỏ lên bàn cân khi check in. 
Nhớ Đại Hội trường Nguyễn Trãi năm 2012, ban tổ chức đã nhờ em Hoàng T. cư ngụ Maryland đến đón tôi ở Virginia để cùng đến phi trường đi Houston dự Đại Hôi. Con em Th. phải lái xe xa hơn khoảng từ 30 đến 45 phút. Em Th. chỉ là học trò cũ của trường. Em không học với tôi ngày nào. Ra phi trường chính em đẩy xe lăn cho cô giáo vì lúc đó tôi bị đau chân dù có nhân viên phụ trách đẩy xe. Các cựu học sinh Trung học Nguyễn Trãi như thế đấy chẳng trách nhà văn, nhà giáo Bùi bích Hà nhà ở tận Gia Định gắn bó với trường Nguyễn Trãi quận 4, Khánh Hội có lẽ gần đến 20 năm. Nhớ lại lúc mới đến trường trình sự vụ lệnh, chị Bích Hà có vẻ lo lắng băn khoăn vì nghe tiếng nam sinh trường không mấy… hiền. Tiếng đồn là thế nhưng các em rất tình nghĩa. Bằng hữu, hoc sinh NT lưu lại chúng tôi khoảng thời gian tốt đẹp khi làm viêc bên nhau, ân tình quý báu đã 40 năm tôi vẫn chưa quên. 

Lẽ ra tôi đi du thuyền Harmony of the Seas tuần trước vì Sinh Nhật người bạn tổ chức trên tàu với nhiều bạn bè thân hữu tham dự nhưng tôi đã từ chối. Tôi đi tuần này để gặp giáo chức và học sinh trương cũ. Cô chị em bạn dâu đi trước hay sau một tuần không thành vấn đề. Lúc chúng tôi đến bến tàu bất ngờ gặp các bạn đang chờ đón xe ra về. Kể cũng lạ vì tàu hơn 6000 người, dễ gì gặp các vị ấy, chỉ là may mắn thôi. 

Tàu Harmony of The Seas: 


Du thuyền vẫn xinh đẹp to lớn, bệ vệ như chị cả các tàu khác. Du khách đông đảo và nhân viên ân cần chăm sóc mọi người như xưa nhưng có thay đổi nho nhỏ. Trước kia đặt chân lên tàu đã có các loai nước trái cây hay champagne giải khát nay thì toàn nước đá lạnh. Buổi tối ngoài các khăn xếp hình các con thú bày trên giường còn có 2 viên chocolat, nay không có chocolat. Trong ngăn kéo không có viết, phong bì, giấy viết thơ. Không nước đá, lotion , mũ tắm (shower cap) để sẳn như trước nhưng hỏi thì hầu phòng mang đến. 

Xưa có 1 hay 2 buổi diễn hành trên đường Promenade lầu 5. Các nghệ sĩ mặc y phục đặc biệt màu sắc vui mắt đi xe đạp, cà khêu, hóa trang hoàng tữ, công chúa hay các con thú ong, bươm, cọp, gấu...diễn hành theo con đường Royal Promenade. Du khách đứng xem đông nghẹt hai bên con đường Promenade và trên ban công lầu 6. Chuyến đi này tôi không thấy parade, chẳng lẽ tôi sót vì không xem kỹ chương trình ? Người robot pha rượu vẫn bận rộn vào những ngày tàu đi biển. 

Chiếc xe mui trần bóng láng đặt giữa lối đi lầu 5, trước màu đỏ nay màu xanh. Tiệm café đường Royal Promenade với các loại bánh ngọt, café, cacao, bánh sandwiches… vẫn còn và mở cửa 24 tiếng. Thường những ngày mặc đẹp (formal), du khách được thưởng thức món ốc ( escargo) và tôm hùm. Giờ thì ngày formal 1 thực đơn có ốc nhưng và không tôm hùm. Muốn gọi tôm hùm cũng được nhưng phải trả 29$99. Ngày formal thứ 2 có tôm hùm lại không có escargo… 

Nghĩ lại xăng lên giá, tiền vé không tăng lại giảm đi nên du thuyền phải cắt bớt chút it những món không cần thiết cũng phải thôi 

Giải Trí: 


Các màn trình diễn văn nghệ vẫn đăc sắc như trước: ice skating hay aqua show, Columbus musical thật đặc biệt và đáng tiền. Thiên hạ ngồi xem đến phút chót Chỗ ngồi có hạn nên các môn giải trí hay được chia ra làm nhiều xuất và du khách phải ghi tên trước. Boardwalk lầu 6 vẫn hấp dẫn trẻ em với caroussel và các con thú: ngựa rằn, cá, voi… với những bóng đèn xanh đỏ chớp tắt vui mắt. Ngoài ra còn có các tiêm bánh kẹo, tiêm kem, café ngon lành, sáng sủa hấp dẫn người lớn, trẻ em, nằm hai bên đường. Khúc đường này lộ thiên nên có gió mát. Central Parl lầu 8 vẫn nhiều cây xanh nhưng bình minh tôi không nghe tiếng chim hót như xưa. (các con cho biết tiếng hót ríu rít buổi sáng do máy phát âm). Các hồ bơi người lớn và trẻ em vẫn đông người nhất là những ngày tàu ra khơi (at sea). Khi tàu đậu mọi người lên bờ ngoạn cảnh hồ bơi tương đối vắng hơn. Ngoài ra còn có các lớp dạy khiêu vũ, trượt tuyết, dạy vẽ, hòa nhạc ... làm cho du khách bận rộn suốt ngày nếu muốn. Du khách còn có thể đến thư viện đọc sách hoặc trò chuyên với nhau ở các dãy ghế ngoài boong tàu hay thoải mái ngắm mây bay,nhìn chim biển lượn vòng quanh tìm mồi. Lầu 5 và lầu 16 có hành lang cho người đi bộ, nếu tôi không lầm thì đi 4 vòng đuợc 2 dặm. Tôi chỉ nhớ những ngày trên tàu qua thật nhanh 

Du Ngoạn:
Xin thưa nhóm chúng tôi 18 người gồm các giao chức, cựu hoc sinh, các nàng dâu và thân hữu. Du thuyền xếp cho chúng tôi 2 bàn. Em Thành, hội trưởng hội Ái Hữu Cựu HS Nguyễn Trãi ngoại giao thế nào mà du thuyền dành cho anh chi em giáo chức, thân hữu chúng tôi bàn ăn đặc biệt, ghế bọc nhung đỏ trang trọng vốn dành cho thuyền trường và khách quý của ông. Về các giáo chức anh V. dạy Toán, Lý Hóa gần 40 năm tôi mới gặp lại anh. Chi T. dạy Việt văn cũng hơn 10 năm. Các em cựu học sinh có người tóc đã bạc và đã làm ông bà, thành đạt cả rồi. Tuy thế các em vẫn lịch sự và trân trọng các thầy cô giáo trường cũ. Sau khi rời du thuyền ở Florida, các em sẽ tiếp tục bay đến Ottawa, Canada dự Đại Hội trường Trung Học Nguyễn Trãi, gặp gỡ đồng môn và các thầy cô giáo khác. Tôi sẽ trở về nhà sau 7 ngày trên du thuyền.

Labadee,Haiti 

Sau 2 đêm 1 ngày lướt sóng đại dương, nghe sóng vỗ nhìn chim bay tàu câp bến Labadee, Haiti vào 8 giờ sáng nhưng mãi đến 8g30 khách mới được lên bờ. Du khách phải trở về tàu vào 16g30. Đảo này do hảng tàu Royal Caribbean làm chủ nên tiên nghi, sạch sẽ. Con đường xi măng rộng rãi, xe chạy được từ gangway đến bờ. Trước kia , từ tàu du khách phải xuống tàu nhỏ để vào bờ. Ngày xưa gần bến tàu có rừng thông mát mẻ chăng những cái võng. Du khách có thể nằm đong đưa trên võng thưởng thức gió biển, chuyện trò hay đọc sách. Nay rừng thông thay bằng kiến trúc khác , là nhà ăn picnic cho du khách? Tôi không chắc lắm. Chỉ biết Labadee ngày nay có hai nhà ăn đều gần bãi biển tiện cho du khách ăn trưa , tắm biển, xem các vũ điệu và nhạc do người đia phương trình diễn thay vì một nhà ăn như trước kia. Hôm ấy ai lên bờ thì ăn trưa trên đảo du thuyền mang thức ăn đến, ai không lên bờ thì ăn trưa trên du thuyền. 

Labadee có 22 tua tất cả, giá vé từ 25 $ (Labadee Historic Walking Tour - thời gian 1giờ ) đến giá vé mắc nhất 239$ (Labadee Sport Fishing Tour - thời gian 3 giờ ) Nhóm chúng tôi hình như không ai tham dự tua du thuyền nào cả, theo xe con thoi của tàu chạy dọc theo bờ biển xong tắm biển. Cô em dâu cho biết bãi biển em tắm không tốt lắm, có đá, cần giày đi nước (water shoes)? Tôi thây xa xa có nhiều người tắm hơn nhưng bờ biển nắng không bóng cây. Tuy nhiên có nhiều cây dù xanh đỏ rất to bên cạnh các ghế xếp, che nắng cho khách. Có lẽ nơi đó bãi biển cát min hơn, không có đá. Theo quảng cáo du thuyền, Labadee có 4 bãi tắm cát mịn không đá? Ngồi trên ghế xếp cạnh bờ biển có thể thấy thiên hạ tắm dưới nước và đi dây cáp trên không (Zip lines). Những sợi dây cáp to chăng tư mõm núi xa xa đến trạm xuống cũng trên núi. Người đi dây cáp lửng lơ trên không trung nhìn bên dưới toàn nước biển. Tuy nhiên cũng gần bờ biển và dây cáp không cao hơn mặt biển nhiều lắm. Họ có thể thấy thiên hạ tắm biển, đùa giỡn với nước phía dưới… 
Anh Quang cựu hoc sinh NT nhanh nhẹn tìm được nơi để ghế xếp dưới bóng cây mát mẻ cho cả nhóm, gần bãi biển và nhà ăn. Tắm biển, nghỉ ngơi và ăn trưa xong mọi người trở tàu khoảng 15g. Tuy picnic nhưng thức ăn và các loại nước giải khát ê hề chẳng khác chi trên tàu. Chiếc xe camion to chở thưc phẩm từ tàu ra đảo và được nhân viên sắp xếp, bày biện thứ tự gọn gàng và nhanh, thật chuyên nghiệp... 
Hôm ấy tàu rời Labadee khi ánh tà dương còn sáng rực nơi chân trời, nhuôm hồng đám mây xa xa đi về huớng Falmouth, Jamaica khi du khách dùng cơm tối vui vẻ nơi phòng ăn chính. 

Falmouth, Jamaica: 


Trời yên biển lặng tàu chạy suốt đêm đến 10 giờ sáng hôm sau tàu cặp bến cảng Falmouth, Jamaica. Khách được lên bờ lúc 10g30. Khi tàu chưa cập bến trên boong tàu đã có nhiều du khách . Một số chờ xem vầng thái dương xuất hiện, một số chuẩn bị điểm tâm vì phòng ăn mở cửa sớm. Ngoài ra một số đi bộ. Em Loan em bạn dâu tôi thường đi bộ buổi sáng khi thiên hạ còn an giấc. Cô đi lầu 5 vì lầu 15,lầu 16 sàn gỗ còn ướt do nhân viên rửa sàn nhà. Các ghế xếp ở hành lang trên tàu cũng được lau chùi từ sáng sớm khi du khách chưa thức . Ai không theo tua du thuyền thư thả hơn vì không cần giờ giấc nhất định khi lên bờ. Jamaica có 53 tua tất cả, rẻ nhất 34 mỹ kim, dài 2 tiếng (Falmouth Heritage Walking Tour); mắc nhất 169 mỹ kim, dài 5 tiếng được ăn trưa ngon (delicious lunch) ở nhà hàng. (Jewel Beach, Golf and Water Park) 

Du thuyền đậu sát bến cảng thật khéo. Đứng trên boong tàu thấy đoàn người trên tàu đi vào nhà kiểm soát an ninh để ra xe bus du ngoạn. Tuy đậu sát bến cảng nhưng khách muốn lên bờ đều phải trình thẻ căn cước ở trạm kiểm soát rộng rãi sau đó đi đâu tùy ý. Nhóm chúng tôi các em thuê xe đi xem rừng núi hay thác nước chi đó tự túc. Một số vị ở lại trong có cô em bạn dâu và tôi. Các em đi mãi đến gần giờ cơm tối mới trở về. Chúng tôi ở lại đi loanh quanh bến cảng, nhiều cửa hàng lắm. Họ bán từ những hàng đắt tiền như kim cương đá quý đến cửa hàng tạp hóa, giày đi nước (water shoe), nón , kính mát... Trời nắng chang chang. Phía gần biển gió mát nhưng trong khu phố vẫn nóng nực. Tôi mua một cái nón rông vành vưa che nắng vừa làm quạt. Giá để 28 mỹ kim nhưng tôi mua 12 mỹ kim thôi.

Cũng có ngôi nhà bán hàng thủ công nghệ. Nhiều lắm: những dĩa to, các loại trái cây, các loại thú , tượng nam nữ địa phương già , trẻ… tất đều bằng gỗ chạm khắc khéo léo. Môt chị trong nhóm mua cây đàn bé xíu đưng trong hộp rất xinh. Ngoài ra còn bán quần áo, khăn trải bàn.... Người ngoại quốc vào xem rất đông.. Chúng tôi ngồi nghỉ chân ở các băng gỗ đặt rải rác trước nhà kiểm sóat an ninh . Gió biển thổi lên rất mát . Gần nhà kiểm soát có kiến trúc nho nhỏ nền cao hơn mặt đất như sân khấu, một số nghệ sĩ địa phương nam nữ mặc y phuc khác lạ xanh đỏ, đàn hát nhún nhảy liên tục. Chẳng biết ai trả thù lao cho họ? Có vài người đến xem nhưng tôi chẳng thấy ai cho tiền. Lúc chúng tôi đinh trở lên tàu thấy trạm bán vé xe tram chở khách đi chung quanh thành phố với giá hạ nhưng đã quá giờ ăn trưa nên mọi người trở về tàu. Đứng ở sân bến cảng nhìn lên thấy tàu Harmony to ơi là to. Nhà lầu 2 tầng nơi bến cảng thấp lè tè so với chiếc tàu 

Tàu rời bến đi về hướng Cozumel, Mexico khi đèn trên tàu sáng rực, nhìn qua cửa sổ sóng biển như muôn ngàn con rắn vàng nối tiếp nhau chui dưới mạn tàu… 

Sau 2 đêm 1 ngày vượt trùng dương tàu ghé bến cảng Cozumel, Mexico vào lúc bình minh. Gió biển mát mẻ, trời xanh trong vắt điểm vài khóm mây trắng bay lửng lơ. Chim từng đàn bay đi tìm mồi. Chúng tôi cho đồng hồ đi sớm hơn 1 tiếng từ nửa đêm sau lúc xem trình diễn văn nghệ. Cozumel có tất cả 58 tua dài ngắn từ 1g 30 đến 8giờ, giá vé từ 39 mỹ kim (Panoramic tour) đến 215 mỹ kim (XPLOR-All inclusive Adventure). Đi tua này phải mang giày đi nước(Water shoes) không quá 65 tuổi, nặng dưới 300lbs. Tuy có nhiều tua nhưng tàu ghé Cozumel chỉ ghé bến một ngày, xem tua này thì không xem tua khác được, ít có ai ghi tên đi 2 tua trong 1 ngày. 

Từ Cozumel du khách có thể viếng Chichen itza Mayan Ruins, di tích xưa cổ xây từ thế kỷ thứ 6, rộng 6,5 cây số vuông, được Unesco công nhận là một trong 7 kỳ quan mới thế giới (New Seven Wonders of the World). Thời gian 8 tiếng, giá vé 145 mỹ kim, phải đi phà mất 45 phút xong đi xe bus gần 2 tiếng đến Chichen Itza. Vì tua dài cả ngày nên du khách đươc du thuyền cung cấp bửa ăn trưa và nước uống khi đi đường. Tuy nhiên Chichen Itza cũng đáng bỏ công đi xa và người Mễ tự hào về kiến trúc này. Cách đây khoảng 10 năm tôi có viết một bài về Chicchen Itza . Nếu đi một tua riêng để viếng Chichen Itza sẽ tốn kém hơn. Tôi nghĩ các em cựu HS Nguyễn Trãi như quý vị nam nhi khác, trước khi xuống du thuyền đã chọn lựa nơi chốn thăm viếng . Các em có lẽ có lý do riêng nên không thăm Chichen Itza.


Cozumel tọa lạc gần bến cảng phố xá sầm uất, trù phú, nhiều du thuyền đưa khách đến thăm viếng. Nhóm chúng tôi không ai ghé các cửa tiêm xem hàng hóa hay mua sắm chi cả. Các em băng qua khu thương xá Royal Village shopping Center đi thuê 5 xe scooters và 1 xe 8 chỗ ngồi cho anh chị em cựu giáo chức, thân hữu. Xe van nhỏ do anh Tuế , phu quân chị T. lái. Xe Scooters do 10 cô cậu đội mũ bảo hiểm, mang kính mát hâm hở chuẩn bị lên đường. Các em cười nói vui vẻ, trông trẻ trung như các sinh viên. Thật là không gì vui bằng găp lại bạn cũ, tạm quên việc nhà việc sở, vui với bạn trong mấy ngày nghỉ kẻo ngày vui qua mau, chẳng biết có cơ hội du ngoạn chung với nhau lần khác hay không. Nhìn các em tôi liên tưởng quê nhà thời bình, các sinh viên thỉnh thoảng rủ nhau lái scooter đi Vũng tàu tắm biển. Sáng lái xe đi sớm, chiều về chỉ trong một ngày.

Xe scooters đi trước, 3 chiếc, xe van đi giữa, 2 xe scooters đi sau. Môt em trong nhóm nói đùa “Quý thầy cô oai nha. Có xe trước dẫn đường, xe sau hộ tống.” Đường Cozumel một chiều, tráng nhựa, sạch sẽ và tốt. Các em xem bản đồ lái xe khoảng 1 tiếng đưa chúng tôi đi qua nhiều khách sạn, khu nghỉ mát xinh đẹp dừng lại 5, 3 phút cho mọi người xem bên ngoài hay chụp ảnh xong tiếp tục lên đường. Các em dừng lại 1,2 bãi biển vào xem giây lát xong lại không vừa ý, lên đường đến bãi tắm khác. Sau cùng các em dừng lại bãi biển đông người Playa Palancar, nơi có nhà hàng ăn uống, nhiều nhà bán quà lưu niệm, vườn cây rộng rãi… Hầu hết mọi người tắm biển, hình như chỉ chị T. và tôi ở lại trên bờ dưới bóng cây dù, chụp ảnh các bạn và chuyện trò. Thức ăn, nước uống nhà hàng cũng được, giá phải chăng. Có mấy con chim màu đen nhỏ hơn con quạ, dạn lắm, bay lên đáp xuống, quanh quẩn mấy bàn ăn bãi biển, nếu sơ ý là chúng ăn cắp thức ăn rồi bay đi chỗ khác. 

Nước biển có lẽ ấm nên quý vị ngâm mình hay bơi lội, vung vẫy trong nước khá lâu có vẻ thích thú. Khi đói lên ăn xong lại trở xuống nước. Người tắm biển đông lắm. Bãi biển cát min và có vài trò chơi dưới nước: một cái bè chở được 5, 3 người.Vài cô cậu leo lên, bè nghiêng lại rơi tòm xuống nước. 

Sau khi ăn trưa và tắm xong quý bà đi mua sắm trong tiệm hay các quầy hàng ở khuôn viên Playa Palancar, áo tắm, khăn quàng, nón, kính mát, các món quà thủ công nghệ khéo léo, các xâu chuổi bằng vỏ ốc xinh xinh... Các món giải khát ngoài bia rượu, nước ngọt còn có dừa tươi. Cây dừa thấp nhưng rất nhiều trái, chi chít trên cây 

Playa San Martin, Cozumel Playa Balancar 


Khoảng 15 giờ chúng tôi trở về tàu sau khi xem thêm vài bãi biển khác cho biết nhưng không tắm. Dọc theo đường rải rác những nhà bán nước giải khát và quà lưu niêm, cái to cái bé. Các em dừng lại ra bãi biển xem sóng biển tràn vào bãi cát. Sóng to không ai tắm tuy nhiên hàng bán giải khát cũng mở cửa. Khách vào kẻ nằm võng người ngối ghế thưởng thức nước dừa tươi, nhìn chim bay và sóng biển. Vã lại lái scooters có lẽ mệt hơn lái xe hơi cần nghỉ ngơi đôi chút. Ai mà thấy đoàn xe chúng tôi có lẽ nghĩ những người trong xe hơi quan trọng nên có scooters hộ tống, không ngờ chỉ là cựu học sinh đưa thầy cô giáo cũ du ngoạn. Tóm lại nhóm chúng tôi có một ngày dã ngoại vui vẻ nơi vườn cây, bãi biển, thấy chim bay, trời xanh mây trắng. Thật vui vẻ biết bao được gặp lại bạn cũ. Khi chuyện trò tôi biết có em cưu hoc sinh Nguyễn Trãi vượt biển cũng gian nan, 7 lần mới thành công, mấy lần bị tù, có lần đến 2 năm. Tuy nhiên với sự quyêt tâm anh và gia đình đã đến xứ tự do , là bác sĩ của nước Hoa kỳ giàu có , thịnh vương và nhân ái.

Bãi biển nhiều sóng ở Cozumel (Playa San Martin) 

Rời Cozumel tàu ra khơi lướt sóng một đêm sáng hôm sau đã cặp bến cảng Fort Lauderdale. Ai có vé may bay về muộn có thể mua tua thăm viếng Florida dài 4, 5 tiếng sau đó xe bus du thuyền sẽ đưa khách thẳng đến phi trường. Có 12 tua tất cả. Tôi chia tay với các đồng nghiệp và cựu học sinh, các nàng dâu NT, thân hữu từ chiều hôm trước. Các em Hoa, Lan, Trang , Hương, Ánh, chị Lan Vinh và phu quân đều ân cần, thân thiện, nhiệt tình dễ mến, lưu lại tình cảm tốt đẹp cho cô em dâu và tôi trong 7 ngày ngắn ngủi. Một số anh chị trở về nhà, một số đáp phi cơ đi Canada dự Đại Hội trường cũ. Tôi xin chúc tát cả quý đồng nghiêp , quý anh chi em trở về nhà hay dự Đại Hội được’’ bình an khi thượng lộ, vui vẻ trong các hành trình dài ngắn “ 

Em Loan và tôi chia tay ở phi trường. Em về St Louis, Missouri, tôi về Virginia hẹn ngày găp lại. Tôi cũng tặng các em cựu học sinh trường Nguyễn Trãi thân yêu bài thơ: 

Tặng cựu hoc sinh Trung học Nguyễn Trãi 

Du thuyền lướt sóng giữa trùng dương, 
Biển rộng trời cao mây bốn phương. 
Nguyễn Trãi trường xưa nhiều kỷ niệm, 
Đất khách thầy trò tóc điểm sương. 
Hơn ba mươi năm xa quê hương 
Trường cũ hoc sinh đều dễ thương. 
Cầu chúc các em nhiều hạnh phúc, 
Sống khỏe sống vui đời thiện lương. 

Ngọc Hạnh 
Du thuyền Harmony of the Seas 
Mùa thu 2018 


Hạt Mưa Và Nỗi Nhớ - Quốc Dũng - Tuấn Ngọc


Sáng Tác: Quốc Dũng
Ca Sĩ: Tuấn Ngọc
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Đêm Mưa Phố Lạ - Brisbane City 2018

Mưa đêm chuyên chở bao sầu
Lạc đường khách lạ lần đầu ghé qua
Vương trong cõi nhớ chia xa
  Xin mưa dừng khóc nhạt nhòa phố khuya
Cùng nhau chung lối quay về...
(Kim Oanh)






Hình Ảnh: Kim Oanh
Brisbane Oct/2018

 Sáng Tác: Hãy Quay Về Bên Nhau   


Sáng Tác: Trúc Giang 
 Tiếng Hát Lâm Nhật Tiến
Thực Hiện: Đặng Hùng

Những Ngọn Đèn Xanh Đỏ



Mây chuyển mưa về,không ở lại
Buồn đi rẽ trái rất vô tình
Ngọn đèn xanh đỏ như môi mắt
Sao ngả tư đường quên nhớ tên

Ngày tháng xanh lên theo mắt biếc
Đèn vàng thức giấc đợi em qua
Hỏi mưa làm ướt con đường nắng
Có lạnh xe về xa lộ xa

Mây chuyển mưa về ta ở lại
Buồn đi vàng những ngọn đèn xanh
Góc phố nghiêng chờ đôi mắt đỏ
Đêm nhớ say người bước quẩn quanh

Cây lạnh còn run lời nhớ lá
Đường quen biết lạ dấu xe về
Mưa qua mấy ngả chiều im vắng
Một ngả buồn đi lạnh bốn bề


Lâm Hảo Khôi


Thu Vàng Lá Đổ Xa Xăm


Thu vàng nỗi nhớ trường ta
Quần xanh nghiêng cặp, bao tà áo bay
Khai trường tiếng trống rung ngày
Câu chào hớn hở thưa thầy thưa cô

Thu vàng tiếng sóng vỗ bờ
Thầy cô vui vẻ đưa đò sang sông
Đưa trò qua bến xuôi dòng
Từng dòng lá đổ vào lòng tương lai

Thu vàng tóc ngắn tóc dài
Như là lá xếp cho dài cành thương
Ngày vui chung lớp chung trường
Ngày mai xa lớp lặng buồn chia xa

Còn đâu ngày tháng thiết tha
Bên nhau tình bạn chan hòa cùng nhau
Tiếng cười thơ dại rơi đâu
Thời gian biết có nhuộm màu đa đoan ?

Dẫu ngàn con sóng thời gian
Không vùi đi bước thu vàng êm xưa
Những ngày chung chiếc áo mưa
Những câu lúng liếng vui đùa thơ ngây

Bao mùa thu đã qua tay
Vẫn nghe xào xạc lòng đầy lá rơi
Bên tai rộn rã tiếng cười
Yêu thương trú trọ bầu trời trường yêu

Trầm Vân

Đôi Mắt Ấy - Người Trong Tranh


Đôi Mắt Ấy

Trong đôi mắt nỗi buồn hoang dại
Thăm thẳm sâu kia giấc mộng huyền
Tuồng thục nữ đông phương yểu điệu
Giọt u tình diễm lệ thêm duyên

Kim Phượng
***
Cảm Tác:


Nỗi buồn nào thẳm sâu trong đôi mắt em
Cho ngày nhớ trở thành miền hoang dại
Nỗi buồn thương làm em cứ nhớ mãi
Chốn thương vương cứ trôi hoài chẳng xa

Nguyễn Viết Tân
*** 
Người Trong Tranh

(Tranh minh họa hút hồn tôi đặt bút
Mượn văn-từ K...P....viết thành thơ)

Đôi mắt ấy
                 thu nhỏ một tuổi hồng thơ dại
Từ đáy sâu
                 toả chiếu những tia sáng ảo-huyền
Người thiếu nữ
                       dáng thanh tân bước chân yểu điệu
Nhìn thời gian trôi
                              qua màn lệ lỡ tơ duyên.

ChinhNguyên/H.N.T.
Sep.28.2018


Tha Phương Cầu Thực II


Sau vụ sửa bài thơ " Trường Tín Oán " của Vương Xương Linh, mặc dù bị Văn Phòng TGT giũa cho một trận, nhưng tiếng tăm của anh lao công Đỗ Chiêu Đức giỏi văn thơ cổ lại nổi như cồn. Các bậc chức sắc và một số thầy cô tìm đến phòng trọ của lao công ở trong trường để đọc những bài thơ, văn bằng tiếng Hán Cổ mà anh đã viết và dán nhan nhản khắp phòng...

Giữ đúng lời hứa, Ngài Tổng Vụ Chủ Nhiệm Hà Đức Phương tốt bụng đã giới thiệu anh ta đi Ban Mê Thuộc để dạy ở trường Tiểu học DỤC ANH, mặc dù năm đó anh ta thi rớt Tú Tài 1. Từ lao công trường học, phủi chân cái rụp, nhảy lên làm thầy giáo, anh ta cảm thấy lâng lâng như bước trên mây, niềm vui phơi phới, cảm thấy cuộc đời sao lại đẹp đẽ thế nầy ?!.... Thì ra giữa những kẻ xấu còn có người tốt, giữa những đứa ác còn có những ông thiện...

Từ một đứa bé quê mùa ở xã Thường Thạnh Đông, mười tuổi ra Thị Trấn Cái Răng học mới thấy được chiếc xe hơi, mười lăm tuổi tha phương cầu thực lên Sài Gòn mới thấy được cảnh phồn hoa đô hội, với ngựa xe như nước, áo quần như nen. Bây giờ lại được ngồi máy bay từ Sài Gòn đi Nha Trang, rồi từ Nha Trang mới đáp xe đò lên Ban Mê Thuộc. ( Trong thời buổi chiến tranh, tuyến đường xe Sài Gòn- Ban Mê Thuộc thường xuyên bị cắt, nên vé máy bay SG- BMT đã được các thương gia chiếu cố hết rồi. Nha Trang nhiều chuyến bay hơn, nên phải đi vòng như thế !).

Chàng thanh niên nhà quê Lục Tỉnh lần đầu tiên thấy được cảnh núi rừng hùng vĩ hiễm ác, với vách đá cheo leo, với cỏ cây rừng bí hiểm, với những khe suối róc rách bên đường.... không khỏi xúc động tâm tình, nhất là khi xe lên đèo Rù Rì, ở trên cao, xa xa lại nhìn thấy biển cả mênh mông ngút ngàn, trời nước như liền nhau với một màu xanh bát ngát.... Trước kia, có nằm mơ anh ta cũng không bao giờ thấy được những cảnh trí như thế nầy, nên quá xúc động tâm tình, bèn rút cây viết bấm mà thằng bạn lao công mới mua tặng anh ta trước khi lên đường, mò mẫm viết bài thơ Ngũ Ngôn sau đây:

芽邦途中作  NHA BAN ĐỒ TRUNG TÁC

綠綠青青峯, Lục lục thanh thanh phong,
銀銀海色重. Ngân ngân hải sắc trùng.
奔流溪裡水, Bôn lưu khê lý thủy,
颯吹野外風. Táp xúy dã ngoại phong.
山道嶂嵐襲, Sơn đạo chướng lam tập
前途煙雨中. Tiền đồ yên vũ trung.
他鄉尋食者, Tha hương tầm thực giả,
忽覺感懐濃. Hốt giác cảm hoài nùng.

Chú Thích:

1. Phong 峯: Chữ Phong nầy có bộ Sơn phía trên , chỉ phần trên của núi, ta thường gọi là Ngọn núi.
2. Trùng 重: là Chồng lên, là lặp lại, Chữ nầy còn đọc là TRỌNG : Có nghĩa là nặng.
3. Bôn lưu: là chảy xiết, chảy cuồn cuộn.
4. Táp xúy: là Thổi phần phật, thổi ào ào.
5. Chướng Lam: là Sơn Lam Chướng Khí, những hơi độc và mây mù trong núi. TẬP: là đánh ụp, là tấn công : như Tập công. Ở đây chỉ lấn chiếm.
6. Tiền đồ: Tiền là phía trước, Đồ là con đường. Tiền Đồ : có nghĩa là Con đường trước mắt, nghĩa bóng là chỉ con đường trong tương lai.
7. Tha Hương Tầm Thực: Xa quê để kiếm cái ăn, chỉ những người đi làm ăn xa quê hương xứ sở.
8. Nùng: là nồng, là đậm.

Dịch nghĩa:

Cảm tác trên đường từ Nha Trang đi Ban Mê Thuộc. 

Những ngọn núi xanh xanh chập chùng nối tiếp nhau, và biển trời mênh mông trắng xóa như nối tiếp chồng lên nhau ở phía chân trời. Bên đường, dòng suối trong khe chảy ra cuồn cuộn và gió ngoài rừng trống phần phật rít từng cơn. Sơn lam chướng khí mịt mù lấn chiếm cả con đường đèo trên núi và con đường trước mắt chìm trong mưa khói mông lung. ( Không biết tương lai sẽ ra sao ? ). Khiến cho người cầu thực tha phương, bỗng nhiên càng thấy niềm cảm xúc dào dạt dâng trào!

Diễn nôm:

Xanh xanh rừng núi thẳm,
Trắng xóa biển mênh mông.
Nước khe tuôn róc rách,
Gió núi rít não nùng.
Sơn lam đường mờ mịt,
Mây khói nẽo mông lung.
Kẻ tha phương cầu thực,
Nghe cảm khái ngập lòng!

Lục bát:

Chập chùng rừng núi xanh rì,
Mênh mông biển cả thấy gì chân mây.
Suối tuôn róc rách bên tai,
Gió rừng rít mạnh khiến ai chạnh lòng.
Đường đèo mờ mịt vời trông,
Tương lai sương khói mịt mùng biết đâu!
Tha phương cầu thực nghe sầu,
Lòng càng cảm khái, lần đầu xa quê! 

Thấy anh ta hí hoáy viết, ông Hiệu Trưởng ngồi bên liếc nhìn rồi ngạc nhiên hỏi : Anh biết làm thơ ?!. Sau khi đọc xong bài thơ trên, ông tỏ vẻ rất hài lòng và khi vừa về đến Ban Mê Thuộc, ông bèn gởi bài thơ ngược trở về Sài Gòn để đăng trên báo Á Châu tiếng Hoa bấy giờ. Chính lòng tốt nầy của ông đã cứu ông khỏi một phen rắc rối, vì một tuần sau, Ban Quản Trị của Hội Phụ Huynh Học Sinh chất vấn ông là : Bộ hết người rồi sao mà phải mướn một thằng nhỏ miệng còn hôi sửa về làm thầy giáo thế nầy ?!.

Ông ta bèn chìa bài thơ được đăng báo ra và giải thích : " Anh ấy còn trẻ nhưng có khả năng, lại viết chữ rất đẹp ! ". Sẵn ông ta cũng cho xem luôn bản viết tay của bài thơ mà anh thầy giáo trẻ đã nắn nót viết tặng cho ông khi vừa về tới trường.

Sẵn đây, cũng xin trình bày luôn để mọi người được biết là : Trước đây, tất cả các trường Hoa ở khắp Miền Nam, trừ một vài trường của tư nhân lập ra ở Chợ Lớn, còn tất cả đều là TRƯỜNG CÔNG LẬP , do Ngũ Ban ( Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam và Ban Hẹ ). với Hội Phụ Huynh học sinh đứng ra tổ chức, xây dựng và điều hành mọi sinh hoạt và hỗ trợ toàn bộ kinh phí hoạt động của nhà trường.

Đối với Nhà Nước, thì là trường Tư Thục, còn đối với đồng bào người Hoa, là trường Công Lập. Ban Quản Trị của Hội phụ huynh học sinh chịu trách nhiệm tìm người giỏi, có học thức, có kinh nghiệm tổ chức điều hành giáo dục làm Hiệu Trưởng. Hiệu Trưởng chịu trách nhiệm đi tìm giáo viên về hợp tác với mình. Nên cứ Hè đến là tất cả Hiệu Trưởng của các trường Hoa ở các Tỉnh đều đổ xô về Sài Gòn Chợ Lớn để tìm thêm giáo viên về dạy cho trường mình. Thường thì, Hợp đồng của BQT Hội PHHS ký với Hiệu Trưởng là 2 năm. Nếu điều hành không có thành tích, thì sau 2 năm, Hiệu Trưởng sẽ tự động rút lui, còn nếu là HT giỏi thì Hội PHHS sẽ giữ lại tiếp tục 2 năm nữa !. Vì thế, nên HT tìm được giáo viên, thì chỉ ký hợp đồng 1 năm mà thôi, sau 1 năm, nếu là GV giỏi, thì Hiệu Trưởng sẽ ký tiếp 1 năm nữa, còn nếu HT nín thinh, thì GV tự động cuốn gói đi tìm trường khác ! Nguyên tắc là thế, nhưng có nhiều Hiệu Trưởng trụ lại 8 năm, 10 năm hoặc định cư luôn ở

Đối với Bộ và Ty giáo dục, thì mỗi địa phương đều phải tìm một người địa phương có bằng cấp thích hợp ( Tú Tài 1, 2, hoặc Đại học ) để đứng tên làm Hiệu Trưởng và phụ trách tất cả giấy tờ và thủ tục hành chánh của nhà trường. Trước đây vì chiến tranh, nam phải đi lính, nên thường là nữ đứng tên làm Hiệu Trưởng ( Như trường hợp Cô Nguyễn Kim Quang là Hiệu Trưởng Hành Chánh của trường Tân Hưng Cái Răng vậy ). Vì thế mà mỗi trường HOA đều có 2 vị Hiệu Trưởng, một điều hành bên chuyên môn tiếng Hoa, và một chịu trách nhiệm về thủ tục hành chánh bên tiếng Việt.

Đôi hàng giải thích, để mọi người hiểu được là tại sao anh lao công Đỗ Chiêu Đức phủi chân cái rụp là nhảy lên thành thầy giáo trong nháy mắt liền một khi !.... 

Đỗ Chiêu Đức   

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Một Mai Em Đi - Trường Sa - Tiếng Hát : Vũ Khanh


Nhạc Sĩ: Trường Sa 
Tiếng Hát: Vũ Khanh
Thực Hiện: Đặng Hùng

Bùn Đất Phù Sa



Tôi là bùn đất phù sa
Mật ngọt đầy bầu sữa mẹ
Vui buồn dạo chơi trần thế
Đáy sông, sóng biển là nhà.

Cát bùn tôi từ xa tắp
Trôi về vùng đất mênh mông
Đắp bồi bến bãi ven sông
Ươm trồng vườn cây trĩu quả.

Tôi đem màu mở tốt tươi
Làm đẹp phì nhiêu nương rẫy
Mang đến niềm tin lớn nhất
Thiêng liêng hạnh phúc cho người.

Năm nay mùa lũ lại về
Tôi theo dòng nước ven đê
Ngập tràn thôn trên , xóm dưới
Xanh mát lúa mạ miền quê.

Việc làm bận rộn tinh mơ
Cá linh, tôm tép tràn bờ
Làm mắm khạp, lu, đóng kín
Cá tra, cá lóc phơi khô...

Ai bảo tôi là bùn đất
Nhỏ nhoi cặn lắng ao tù
Nhưng tôi dâng đời tiếng hát
Cho dù kiếp sống phù du...

Dương hồng Thủy
(mùng 2/07 âl - 12/08/2018)



Đi...Ở Như Nhiên( Phần 1)



Xướng: Đi...Ở Như Nhiên

Bởi cuộc luân hồi cõng tới đây
Thành thân bất tịnh xuống nơi này
Mặc người xúc xiểm không lườm mắt
Kệ kẻ tung hê chẳng nhíu mày
Đã rõ công hầu như bọt nước
Nên nhìn khanh tướng tợ làn mây
Sá chi sống- chết mà ca thán
Đi , ở…đến ,về đất vẫn quay

Như Thị
***
Các Bài Họa:
Biết

Biết rằng ai cũng ở nơi đây
Tử biệt sinh ly tại chốn này
Mất được vô thường là chớp mắt
Có không tự tại chớ chau mày
Sang giàu thành bại nhờ lên gió
Nghèo khổ yếu hèn bởi lặn mây
Ngẫm nghĩ trò đời như mộng huyễn
Cớ chi mà đảo trí lòng quay

Trần Ngộ 
***
Quay! 

Trần tình thế thái vẫn còn đây
Đậm nét ưu tư ở chốn này
Một thoáng qua rồi như nháy mắt
Năm canh nhớ lại nhíu cong mày
Nhân sinh bổn thiện theo chân gió
Bản ngã vô thường rượt bóng mây
Trách phận phù sinh nuôi mộng ảo
An nhiên tự tại mặc đời quay.

Phan Thanh 
26/09/2018
***
Vui Với Nghiệp Duyên

Tiền thân hữu đức tới nơi đây,

Hoan hỉ nhận chân cuộc sống nầy.
Nhân nghĩa gìn lòng thây chướng mắt,
Hiếu trung giữ dạ mặc nhăn mày.
An nhiên tự tại cùng trời đất,
Vui sống thỏa tình với nước mây.
Sinh ký tử quy tròn một kiếp,
Luân hồi xoay chuyển chẳng ngừng quay!

Đỗ Chiêu Đức
***
Lẽ Tự Nhiên

Ai rồi mà chẳng ghé "nơi đây"
Liệu THÁNH có qua khỏi "xứ này"?...
Hòa hợp cùng người ưa mở dạ
Khinh khi trước kẻ hợm vênh mày (!)
Danh hư chối bỏ yên tâm não
Lợi ố không màng thoáng gió mây!
Chẳng hẹn ga đời ,...tầu vẫn đón
Càn khôn đâu dễ nghịch chiều quay?!

29-9-2018-
Nguyễn Huy Khôi
***
Cùng Ở Nơi Này

Bến đã neo thuyền ở lại đây

Buồn vui cát bụi khởi phương này
Dòng sông gió sóng reo bờ bãi
Nhân diện chiều hôm ngắm mặt mày
Tiễn bạn đức tài ra giúp nước
Đưa người thân xác hóa thành mây
Bia đời,miệng thế xưa nay…vẫn
Như trái đất cùng nhật nguyệt quay

Lý Đức Quỳnh
***
Luân Hồi

Ta từ nghiệp dẫn dắt sang đây
Trọn kiếp nhân sinh ngụ chốn này
Chẳng muốn a dua đành giấu mặt
Không màng nịnh bợ ráng chau mày
Hư danh lắm bận rời non nước
Huyễn mộng đôi lần vượt khói mây
Mai mốt về đâu ai biết được
Luân hồi sinh tử lại vần quay

Thủy Lâm Synh
HB, CA, Sept. 30, 2018
***
Sinh Ký Tử Qui

Bôn ba hải ngoại dọn về đây

Phước báu tu nhân ở chốn nầy
Mặc kẻ sân si nhăn bộ mặt
Kệ người hiểm ác nhíu đôi mày
Công hầu chi nữa mưa cơm cháo
Khanh tướng mơ hồ gió đỉnh mây
Sinh ký tử qui già bệnh tật
Luân hồi nghiệp quả, đất lăn quay

Mai Xuân Thanh
Ngày 30/09/2018
***
Nối Vòng Thời Gian

Tỉnh rồi, thầm hỏi ở đâu đây

Năm tháng chưa xa diễm tuyệt này
Lên núi ngó trời xanh sóng mắt
Xuống hồ nhìn nước bạc chân mày
Hoa lòng đôi lúc phai mùa hẹn
Rượu cúc thường khi lạt sắc mây
Đi hái trường sinh về ủ mộng
Đời đang cùng kiếp nối vòng quay ...

Hawthorne Sept - 30 - 2018

Cao Mỵ Nhân
***
Ngẫm Biết Đời Này 

Duyên nợ vòng đời đẩy tới đây
Nhận vui định phận sống đời nầy
Tham sân ngẫm biết phiền đau lụy
Khát ái suy hay khổ não quay
Khiển ý say hương thôi vướng dạ
Điều tâm đắm sắc chớ chao mày
Năm về thoảng chốc hoàng hôn lạnh
Nẽo đến hồn nhiên nhẹ khói mây.

Hương Thềm Mây 
GM.Nguyễn Đình Diệm 
30.9.2018
***
Bấc Đâu Dầu Dấy

Nghĩ quẩn trong đầu vất vả đây

Vô tư mau đáo tới thân này.
Nhìn con kiến dạo thôi nheo mắt
Thấy chiếc bì rơi bớt nhướng mày.
Mặc Cuội khờ đau mờ sắc nguyệt
Thây Hoàng đế ốm xạm tơ mây.
Bấc đâu dầu đấy phò nhân nghĩa
Thuận với lòng người ắt dễ quay 

Trần Như Tùng
***
Phiếm Đàm

Vẫn biết an bình trú lại đây
Bận tâm chi nhỉ tấm thân này?
Dẫu là nghèo ngặt đâu lưng cúi
Chưa chắc phong lưu đã mở mày"?"
Chúa Chổm manh mê về lạnh đất
Vua Ngô tàn lọng cũng lòa mây!
Tử quy ,sinh ký an nhiên sống
Cát bụi sợ gì quắt với quay "?"...

Nguyễn Huy Khôi

Xem Xướng Họa:

Phần 2/ Đi...Ở Như Nhiên (Phần 2)
Phần 3/ Đi...Ở Như Nhiên (Phần 3)

Đi...Ở Như Nhiên (Phần 2)



Xướng: Đi...Ở Như Nhiên

Bởi cuộc luân hồi cõng tới đây
Thành thân bất tịnh xuống nơi này
Mặc người xúc xiểm không lườm mắt
Kệ kẻ tung hê chẳng nhíu mày
Đã rõ công hầu như bọt nước
Nên nhìn khanh tướng tợ làn mây
Sá chi sống- chết mà ca thán
Đi , ở…đến ,về đất vẫn quay

Như Thị
***
Các Bài Họa:

Lẽ Sống

Đã trót sinh ra ở kiếp này
Vui buồn sầu khổ chính nơi đây
Lo toan chạy vạy tìm danh hảo
Trau chuốt se sua nở mặt mày
Ảo ảnh vô thường là…lẽ sống
Sang giàu của cải tựa… chân mây
Đời là bộ máy đầy quyền lực
Trái đất bao giờ lại hết quay ?

NS-CANADA
***
Tự Tại

Duyên trời run rủi tới nơi đây
Vật lộn cuồng mê ở chốn này
Nghiệp trót đa mang chi nhíu mặt ?
Nợ mong thanh toán nỏ chau mày!
Công danh xem nhẹ như làn gió
Tài lợi coi thường tựa bóng mây
Giác ngộ, tịnh tu về cõi Phật
Thoát vòng sinh tử bánh xe quay

Thanh Hòa 
***
Thu Đến Đây Rồi

Ngọn gló heo may mới đến đây

Cho làm thêm lạnh mảnh vườn này
Cỏ cây mờ nhạt phai tàn lá
Ngõ trúc đìu hiu rũ rượi mày
Tiếng nhạn bơ vơ kêu gọi bạn
Khách thơ mơ mộng ngóng nhìn mây
Cúc vàng trổ nụ thơm hương ngát
Ong bướm mơn hoa ngây ngất quay.

Ngô Văn Giai
***
Đất Quay Đời Cũng Quay

Cõi trần trở lại sống rồi đây

Cũng muốn yên thân ở chốn này
Ngặt lắm người đời hay nguýt mắt
Lại thêm kẻ thế cứ cau mày
Bạc tiền trôi nổi như dòng nước
Danh lợi bay vèo tựa gió mây
Gắng sức tài hèn gìn đất Mẹ
Mà sao thời vận cứ cuồng quay

Songquang
9/30/18
***
Nào Thoát
Con người được sống cảnh trần đây
Hạnh phúc sầu thương trộn kiếp này
Cõi tạm sao hoài đau nhức óc
Đời hư cứ tiếp khổ ê mày
Đôi khi lặng lẽ chờ đêm nguyệt
Có lúc âm thầm dõi áng mây
Vạn sự vô thường luôn quán chiếu
Nhưng mà nghiệp chướng vẫn cuồng quay

Minh Thuý
30 tháng 9- 2018
***
Trở Về Tiên Giới
Cũng đã lâu rồi tớ xuống đây
Từ trên thượng giới rớt đời này
Toàn nghe những chuyện mà bưng mắt
Cứ thấy nhiều phen phải dựng mày
Thế sự mênh mang như bóng nước
Hồng trần quanh quẩn giống bèo mây
Buồn lòng ta vội xin từ giã
Trở lại thiên đinh...ngắm đất quay!

Trịnh Cơ
Paris 10/2018
***
Lãng Tử Tha Hương

Sinh thành Quảng Ngãi, sống nơi đây
Lãng tử tha hương tạm xứ này
Vật chất tài danh nào vướng cảnh…
Phong ba bão táp chẳng châu mày
Yêu đời thả mộng vời trăng nước
Mến bạn khơi nguồn trãi gió mây
Ước vọng quê mình hoa thắm nở
Công bình chính nghĩa tỏ đường quay…

Đức Hạnh
Đồng Nai - 02 10 2018
***
Hạt Nắng Chiều

Qua đường gió bụi trở về đây
Đối ẩm cùng trăng trước sảnh này
Ấm mãi tình sâu hồi bão tố
Bền thêm nghĩa nặng buổi tao mày
Công danh ấy chỉ như làn khói
Sự nghiệp kia đà tựa bóng mây
Xướng họa lời quê cùng bạn hữu
Xem vần tạo hóa giữa guồng quay

Phạm Duy Lương
***
An Nhiên Mà Sống

Hữu duyên có mặt thế gian này
Thì hãy an bình sống tại đây
Nghiệp tốt được làm người hiển đạt
Phận xui đành chịu kiếp ăn mày
Nhục chi cúi mặt khom dòm đất ?
Vinh hẳn ngẩng đầu hếch ngó mây?
Tất cả chỉ là điều giả tạm
Sao còn vùng vẫy với cuồng quay?

Sông Thu
***
Sinh Ký Tử Quy

Chữ rằng “sinh ký tử quy”
Nhân sinh đến ở đi về trải xoay
Nhân gian định cõi nhủ là đây
Sinh ký tử quy cũng chốn này
Đến: mở câu chào oa bật tiếng
Ở: nhìn cuộc sống khẽ chau mày
Đi: vầy giữ trọn duyên tình ái
Về: hưởng an lành bạn gió mây
Trải chuyến phiêu lưu đời ấm lạnh
Xoay vòng quả đất vẫn quay quay.

Mai Thắng 
 181005