Thơ: Minh Thúy
Thơ Tranh: Bảo Trâm
Người Gẩy Đàn Long Thành
Thời ấy đất Long Thành đã có Nữ cầm nhi không rõ họ tên Nghe nói thuở nhỏ học đàn Trong đội cầm nữ nhạc đoàn nhà vua.
Tây-Sơn đánh, Trịnh thua, Lê mạt
Đoàn nhạc công tản mác khắp nơi Người thì lìa bỏ cuộc đời Kẻ đi hát dạo ngược xuôi khắp miền.
Sở trường khúc ‘ngự tiền cung phụng’
Gẩy vua nghe, quần chúng chẳng hề Tiếng đàn thánh thót đê mê Được coi đệ nhất tài ba một thời.
Đến kinh thăm anh tôi thời trẻ
Tôi trọ ngay ở kế Giám hồ. Tây sơn mở yến tiệc to Nữ nhạc kể đến hai ba mươi người.
Ngón nguyệt cầm một thời nổi tiếng
Giọng hát hay, khéo chuyện khôi hài Say mê, điên đảo mọi người, Đua nhau rượu thưởng chén vơi chén đầy.
Ngân nguyên tặng tung bay tràn ngập
Chồng chất đầy mặt đất lụa tiền Lúc ấy tôi phận đàn em Nấp trong tối, chẳng biết tiền bạc chi.
Nhà anh tôi, có khi được gặp
Sắc trung bình, dáng thấp, má bầu Trán giô, mặt gẫy, tóc dài Thân tròn, da trắng cũng màu xuân xanh.
Má son phấn, mày thanh khéo họa
Quần mầu xanh áo lụa phấn (nhạt) hồng Nét người có vẻ văn phong Rượu nồng, mắt khéo long lanh, pha trò.
Có hơi men chẳng hề suy nghĩ
Mắt ngáo ngơ có vẻ khinh người Ngay tại nhà của anh tôi Rượu say, nôn mửa, đưỡn dài nằm lăn.
Bạn chê trách, chẳng rằng, thây kệ
Chẳng giận hờn kể lể xin van Vài năm, tôi trở về Nam Chẳng hề trở lại Long Thành, mười năm.
Xuân này phụng mệnh sang Trung Quốc,
Có dịp may ghé được Long Thành Mở tiệc ở Tuyên-phủ dinh Tiễn đưa đông đủ thân tình, quan nha.
Gọi thêm cả xướng ca nữ nhạc,
Dễ đến vài ba chục, một đoàn Tôi không biết họ biết tên Chị em nhảy múa sáo đàn liên miên.
Bỗng một khúc đàn lên trong vắt
Khác hẳn khi đôi lúc thường nghe Lạ lùng đảo mắt nhìn xa Tôi thấy người gẩy, gầy gò, nhọ nhem.
Vẻ xấu xí, áo quần thô bạc
Vá đụp chằng, lệch lạc khó coi Ủ ê, cuối chiếu yên ngồi Chẳng rằng, chẳng nói, chẳng cười, buồn thiu.
Tôi chẳng biết là ai chăng tá,
Nghe tiếng đàn dường đã quen quen, Tự nhiên lòng thấy cảm thương Tiệc xong, mới hỏi, là nàng trước kia.
Ôi! Người ấy sao ra nông nỗi!
Tôi đứng ngồi bổi hổi, không yên Trăm năm một kiếp đảo điên Sướng khổ, vinh nhục, triền miên sao lường.
Rồi từ biệt lên đường đi sứ,
Vấn vương còn nức nở tâm can Kiếp người sao lắm gian nan! Dạt dào cảm hứng tôi làm bài ca.
Nguyễn Bá Triệu lược dịch, thể thơ 7768
|
Long Thành Cầm Giả Ca
(Tiểu Dẫn)
Người gảy đàn họ tên không rõ
Nghe phong phanh hồi nhỏ, Long Thành,
Học đàn loại Nguyễn trứ danh Trong đoàn nữ nhạc kinh thành vua Lê
Tây Sơn ra tứ bề tan tác
Đội nhạc xưa người thác, kẻ ly Hát rong giữa chợ qua thì Khúc đàn Cụng Phụng uy nghi tột cùng
Chỉ vua chúa mới mong được hưởng
Loại thứ dân vất vưởng nào hay Loạn ly mọi việc đổi thay Tài riêng nàng mới nổi ngay nhất thời!
Đến thăm anh từ hồi trai trẻ
Nơi kinh đô trọ kế Giám hồ Tây Sơn quan tướng hát hò Ca nhi dăm chục líu lo, rộn ràng
Nàng nổi tiếng
gảy đàn loại Nguyễn
Giọng hát hay kể chuyện khôi hài Người người điên đảo mê say Tranh nhau ban thưởng rượu đầy không ngơi
Tay nâng chén một hơi uống tất
Tiền thưởng nhiều, lụa chất đầy sân Đứng xa không dám tới gần Tôi trong bóng tối khôn phân dáng hình
Tại nhà anh vô tình gặp gỡ
Nàng thấp người, mũi nhỏ, má đầy Trán giô, mặt gẫy, tóc dài Nước da trắng trẻo, hình hài tốt tươi
Khéo điểm trang, phấn dồi mi nhạt
Áo lụa hồng , xanh ngát quần tơ Phong lưu rượu uống, pha trò Long lanh ánh mắt, mập mờ nửa con.
Mỗi lần uống tới luôn say ngất
Mửa tứ tung, nằm đất ngả nghiêng Bạn bè chê trách chẳng phiền Cốt sao thỏa chí đảo điên hoang đàng
Tôi sau đó xuôi Nam một nhẽ
Mười năm liền chẳng ghé Long thành Xuân này phụng mệnh sứ trình Ghé qua chốn cũ ân tình rủ rê
Dinh Tuyên phủ bạn bè tiệc chúc
Mời phường ca cỡ chục đào nương Tuổi tên không biết tỏ tường Luân phiên ca hát một phương tưng bừng
Khúc đàn Nguyễn bỗng dưng chợt nổi
Dạ ngẩn ngơ bối rối dị thường Ca nhân đen đúa bi thương Gầy gò áo đụp vải vuông vá chằng
Nơi chiếu cuối võ vàng câm lặng
Chẳng nói năng, hình dạng khó coi Tôi nào biết đó là ai Tiếng đàn quen thuộc dâng đầy xót xa
Hỏi ai đó? bạn ta mới kể
Người quen xưa thất thế. Than ôi! Ngửng lên, cúi xuống bồi hồi Xưa, nay thương hải nỗi tôi ngậm ngùi
Cuộc trăm năm buồn vui, vinh
nhục
Luôn đổi thay tùy lúc khôn lường Xót xa vô hạn lên đường Bài ca ghi lại bi thương não lòng!!!
Lộc Bắc
Juin17
|
Et S'il Revenait Un Jour
Et s’il revenait un jour Que faut-il lui dire? — Dites-lui qu’on l’attendit Jusqu’à s’en mourir… Et s’il m’interroge encore Sans me reconnaître? — Parlez-lui comme une sœur, Il souffre peut-être… Et s’il demande où vous êtes Que faut-il répondre? — Donnez-lui mon anneau d’or Sans rien lui répondre… Et s’il veut savoir pourquoi La salle est déserte? — Montrez-lui la lampe éteinte Et la porte ouverte… Et s’il m’interroge alors Sur la dernière heure? — Dites-lui que j’ai souri De peur qu’il ne pleure…
Maurice Maeterlinck
Maurice Maeterlinck (29/8/1862 - 6/5/1949) Giải Nobel Văn học 1911 * Nhà viết kịch, nhà thơ, nhà triết học người Bỉ, viết bằng tiếng Pháp * Nơi sinh: Ghent (Bỉ) * Nơi mất: Nice (Pháp) |
Ngày Anh Trở Lại
Một ngày anh trở lại,
em phải nói sao đây?
- Nói rằng chị luôn đợi
đến cuối cuộc đời này…
Nếu anh hỏi dấn thêm
những điều em không biết?
- Em gái lời tha thiết
anh sẽ bớt khổ đau…
Nếu anh hỏi chị đâu,
trả lời không bối rối?
- Đưa cho anh nhẫn cưới
Im chẳng nói câu nào…
Nếu anh hỏi vì sao
bước vào phòng lạnh ngắt?
- Chỉ cho anh đèn tắt
cánh cửa sau mở toang…
Nếu khi ấy anh hỏi
về giây phút lâm chung?
- Chị mỉm cười vui lòng,
Để anh nguôi dòng lệ…
Lộc Bắc (Mai17)
|