Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

 

Chưa Một Lần Yêu - Thơ Trường Đinh - Nhạc & Tiếng Hát Nguyên Bích


Thơ: Trường Đinh 
Nhạc & Tiếng Hát: Nguyên Bích

Bến Đợi

 
                    (Ảnh:Rạch Sỏi 1972 - Kim Phượng)

                          

Tôi đứng trông theo những chuyến tàu
Hồi còi vang chạm trái tim đau
Thuyền tình có kịp xuôi con nước
Hay đã thênh thang bến lạ nào

(Bảo Tàng Hàng Hải Flagstaff Hill- Victoria)

Thơ & Ảnh: Kim Phượng
Bảo Tàng Hàng Hải Flagstaff Hill (Victoria - Melbourne)


Trần Nam Xướng Ngôn Viên Đài Truyền Hình Việt Nam Trước 1975

 

(Năm 2014 tại Huntington Beach CA với cựu Xướng Ngôn Viên của đài truyền hình Việt Nam trước 1975, ông Trần Nam và Cao Tấn Phương)

Cao Tấn Phương

Đường Hoa Thơm Mùi Gió

 

Đường hoa thơm mùi gió
Tình nào bước chân thơ
Ngậm ngùi trời mây cũ
Nắng chiều vàng vọt đưa

Đời như hạt sương bay
Tan đi theo màu nắng
Tình nào cho trống vắng
Thơ nào dở với hay

Cần nhớ gì quá khứ
Biết lúc tỉnh khi say
Nhớ ân này nghĩa nọ
Quên đi thuở đoạ đày

Người bước chân vội vã
Hay đã từ tốn sang
Lời thơ xanh hồn giấy
Đừng để giấc mơ tàn

Bên này mong bên ấy
Đợi mau hết mùa Đông
Tình vẫn tình trong sáng
Cái thật chẳng nghiêng lòng

Hỏi nhau lời hỏi nhỏ
Lòng chưa hay đã cùng
Tình đầy mơ với ước
Đừng nghĩ đục mà trong.

11/20/2021
Hoa Văn

Anh Sẽ Là

 
Thiếu nữ. Painting by lê tuấn


Anh sẽ là tia nắng
Soi qua mảnh lụa đào
Long lanh màu mắt biếc
Nụ hôn nào khát khao.

Anh sẽ là cơn gió
Chạm nhẹ tà áo bay
Để lòng anh say đắm
Tình yêu mãi đong đầy.

Anh sẽ là đồng cỏ
Chân em bước vui chơi
Loài hoa vàng bé nhỏ
Mùa xuân về muôn nơi.

Tình nồng nàn thắm thiết
Anh sẽ viết bài thơ
Đặt tên lời tình gọi
Thánh hoá phút dại khờ.

Anh sẽ là cánh én
Mang xuân về đắm say
Tình yêu là bất diệt
Yêu nhau suốt đêm ngày

Lê Tuấn

Về Thăm Đà Nẵng

 

(Cảm tác thơ Kim Vui:"Nơi Ta Về"phanchautrinhda nang.org)

Ta về thăm lại dáng xưa
Dáng xưa không thấy-thấy mưa rơi nhiều
Ta về ngõ phố buồn hiu
Người quen không gặp-gặp người không quen
Ta về đường cũ mất tên
Trường xưa mất dạng -bạn hiền biệt tăm
Ta về thăm lại dòng sông
Bên phà năm trước -bây giờ còn đâu!-
Ta về dừng lại bên cầu
Nhớ người em gái qua cầu năm nao
Bé ơi !Bé ở phương nào
Còn trên dương thế hay vào hư vô?
Ta về thăm lại hàng sao
Con đường Thống Nhất -dẫn sang cầu Vồng
Cầu Vồng nay đã hết vồng
Thành đường thẳng tắp dẫn vào ngoại ô
Ta về như giấc chiêm bao
Như chuyện Từ Thức ngày xưa về trần

Hoàng Long



Đây Mùa Thu Tới (Xuân Diệu) - Here Comes Autumn(Thomas D.Le)

  

Đây Mùa Thu Tới

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì. 


(Tập Thơ Thơ, 1938)
Xuân Diệu
***
Bài Dịch:
Here Comes Autumn

The grieving willows droop in deep mourning,
Their sad hair streaming like teardrops falling.
Here comes autumn, here comes the autumn cold
In its faded mantle woven with leaves of gold.
Various blossoms have fallen off their branch
Amid a garden where the red mingles with green.
The trembling breath of breeze shakes the leaves and
A few shriveled limbs like fragile bones in dead gloom...
At times the moon appears with all her puzzled look.
And on the far side mountains start to veil with fog.
I hear the bitter cold stirring the wind,
But see no boats making their cross-stream run.
High in the cloudy sky the birds flee on
While the leaden air broods o'er the parting.
A few sad girls against the door lean in silence
Looking pensively into the distance. 

(From Poetry Poetry, 1938)
Translated by Thomas D. Le
16 February 2009

Một Thoáng Qua Hồn


Con đường đến Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ bỗng dưng quen thuộc với tôi hơn một tháng nay, kể từ ngày anh tôi được đưa về đây an nghỉ.

Mỗi ngày sau khi tan học tôi đến đây ngồi trước mộ anh để ngậm ngùi tiếc thương, đau đớn. Người anh thân yêu của tôi đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mộng sông hồ chưa phỉ chí, mộng tình còn dang dở.

Sau khi chôn cất anh, ngày nào tôi cũng đến đây, tôi ngồi hàng giờ, thật lâu, mãi khi bóng chiều đổ xuống tôi mới lửng thửng ra về.

Con lộ nhỏ vắng vẻ loáng thoáng chỉ có vài bóng người đi thăm mộ như tôi. Nghĩa trang buồn hiu hắt, gió chiều lên nhè nhẹ gợi cảm giác sầu muộn bơ vơ.Trong nỗi cô tịch, lặng lẽ đến não lòng của nghĩa trang, tôi cảm nhận được những hồn hoang đang vất vưởng đâu đây, đang lang thang, đang tìm kiếm những gì thân mến đã chợt xa tầm tay. Tôi thấy ngậm ngùi thương tiếc làm sao những người nằm xuống nơi đây, họ hầu hết là những thanh niên trẻ, rất trẻ, những người trai của thế hệ, những người hùng, những người con yêu của tổ quốc. Ai cũng hiểu vì sao họ nằm nơi đây, để đêm đêm rên rỉ xót thương nuối tiếc những ngày ngắn ngủi trong cuộc đời đã đi qua, để đêm đêm mơ về một thời oanh liệt vẫy vùng giữa đạn tên khói súng. Họ không chùng bước trước kẻ thù, vẫn kiêu hùng bước đi trong lằn tên mũi đạn, với hào khí ngất trời họ đã làm sống lại những trang sử oai hùng từ nghìn năm trước:

Lam Sơn ơi, hồn Chí Linh, sông Đằng
Vạn Kiếp hay Hà Hồi… những dòng lịch sử đâu rồi?

Tôi đi về hướng con đường chính để đón xe về nhà, bao nhiêu ngày rồi tôi vẫn thế: đến ngồi bên mộ anh thở than, tâm sự cùng anh rồi lủi thủi ra về khi bóng chiều dần xuống.

Một ngày kia vì mãi ngồi than thở với anh tôi mà trời đã tối lúc nào tôi không hay. Màn đêm đã bao phủ mọi vật chung quanh, tôi hốt hoảng đứng lên bước theo con lộ nhỏ để ra đường lớn đón xe. Trong bóng tối chập choạng tôi thấy hình như có một người lính đi gần tôi, tôi cảm thấy có chút sợ sệt và vội vã bước nhanh.
Khi gần tới đường lớn tôi quay lại chẳng thấy ai cả. Tôi lẩm bẩm:
- Cái anh chàng nào mà bất lịch sự thế, dù không quen nhưng giữa đường như thế nầy mà bỏ đi chẳng một lời từ giã.
Có lẽ anh đã đi về một ngã khác không màng gì đến sự cô độc của một người con gái giữa nghĩa trang lúc màn đêm đang dần xuống.

Nhiều buổi chiều sau đó tôi vẫn đến thăm anh tôi rồi lại ra về. Tôi có ý nhìn quanh trên đường về xem có thấy anh lính đó không nhưng chẳng thấy gì cả. Tự nhiên tôi cảm thấy như mình thiếu một người bạn đồng hành trong nghĩa trang hiu hắt nầy. Tôi có cảm giác như anh đang đứng ở đâu đó, đang nhìn tôi nhưng không xuất hiện để trêu chọc tôi, làm cho tôi mong đợi.

Chiều nay tôi chợt thấy buồn hơn những buổi chiều qua, hình ảnh không rõ rệt của người lính ngày ấy cứ mãi ám ảnh tôi, không biết anh có còn trở lại đây để thăm ai đó trong nghĩa trang nầy, hay sẽ không bao giờ trở lại? Mãi nghĩ vẩn vơ nhìn quanh thấy những người đi viếng mộ đã ra về hết rôi, tôi giật mình sợ hãi, nhanh chân bước ra đường để đón xe về nhà.

Thật không may tôi đã trễ chuyến xe nên phải đứng đợi bên đường khá lâu để chờ chuyến tới. Trời chẳng thương tình lại đổ cơn mưa, tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ làm tôi run rẩy vì gió lạnh.
Vì quá thương anh mình mà hơn một tháng qua tôi đã không quan tâm đến sức khỏe yếu đuối của một người con gái. Hôm ấy tôi về nhà muộn và lên cơn sốt mê man…

Chiều nay tôi lại đến nghĩa trang thăm anh tôi. Tôi rất ngạc nhiên vì khi tôi vừa đến mộ đã thấy anh lính đứng đó, anh nhìn tôi mỉm cười:
- Sao đến trễ quá vậy cô bé?
- Sao anh biết ngôi mộ nầy là người thân của tôi?
Anh nói:
- Tôi còn biết người trong mộ là anh của cô nữa kia, vì anh của cô bé cũng là bạn của tôi mà.
Tôi nhìn anh ngạc nhiên:
- Sao tôi không nghe anh tôi nhắc tới anh khi còn sống? Anh tên gì vậy?
Anh làm ra vẻ bí mật:
- Rồi cô bé sẽ biết sau, cô bé tên gì?
- Tôi tên Ngọc Lan.
Anh nhìn tôi một lúc rồi nhìn vào mộ bia của anh tôi:

- Tôi lớn tuổi hơn anh của Ngọc Lan, vậy cho phép tôi gọi Lan bằng em nhé? Anh không có ý gì đâu, muốn nhận Ngọc Lan làm cô em gái thôi vì anh thấy Lan thật ngoan, thật tốt bụng. Một người vợ khi chồng chết còn chưa chắc đã đến nghĩa trang thăm chồng mỗi chiều chớ đừng nói chi là em gái, ước gì anh được là người anh, người bạn của Ngọc Lan.
Sau đó cả anh cùng tôi đốt mấy nén hương cho anh tôi. Tôi lại sụt sùi rơi lệ. Anh nhìn vào ngôi mộ và nói:
- Cậu có một cô em tuyệt vời đó có biết không?


Trời bắt đầu về chiều, một màu xam xám u buồn đang dần dần đổ xuống nghĩa trang, tâm trạng của kẻ mất người thân nào ai hiểu được, tôi nghe lòng xót xa đau buốt. Tôi thấy hình ảnh anh tôi lờ mờ giữa màn sương đục của buổi chiều như còn lưu luyến đứa em nhỏ dại. Tôi và anh lính cùng đứng dậy đi chầm chậm về phía con lộ chính. Ngoài xa xa có một quán nước nhỏ, anh nhìn tôi và nói:
- Trông Lan cũng mệt mỏi quá rồi, hãy đến quán nước kia kiếm gì uống cho khoẻ một chút rồi về cũng không muộn, được không Lan?
Không hiểu sao tôi bỗng gật đầu dù tôi quen anh chưa được bao lâu.
Anh rất chửng chạc trầm ngâm, tôi liếc nhìn anh: sắc mặt anh hơi buồn buồn nhưng nét kiêu hùng hiện rõ trên khuôn mặt phong trần dày dạn gió sương.
Khi vào quán nước anh kêu cho tôi một ly cam vắt, anh một ly cà phê đá. Bây giờ tôi mới nhìn thấy tên trên áo lính của anh là Chinh. Anh hỏi tôi:
- Ngọc Lan học lớp mấy rồi?
- Dạ, Lan học lớp Đệ Nhị.
Anh cười:
- Sắp là cô Tú rồi đó. Ráng học đừng để bị rớt nghe cô bé. Anh của em đã yên nghỉ rồi em đừng quá đau buồn. Những người lính như tụi anh là phải chấp nhận sống chết vì quê hương, vì tổ quốc thôi, đó cũng là danh dự, là niềm kiêu hãnh em có biết không?
- Lan hiểu nhưng khó tránh khỏi đau lòng anh ạ! Nó đến bất ngờ quá, Lan chưa từng chuẩn bị tâm tư để chờ cái ngày đó xảy ra. Lan cứ mong đợi ngày anh của Lan về phép, anh em vui vẻ bên nhau, chia xẻ tâm tình trong những ngày xa cách, vậy mà…
Tôi lại rưng rưng nước mắt. Anh nhìn tôi lắc đầu:
- Thật tội nghiệp cho cô bé.

Tôi ngước nhìn anh, phong cách và tư thái anh rất đứng đắn. Anh không có vẻ gì tán tỉnh hay lợi dụng tình cảm của tôi cả. Anh đối xử với tôi đơn thuần như một người anh quan tâm cho em gái.
Tôi đoán anh khoảng 25 hoặc 26 tuổi gì đó. Anh có thể lợi dụng lúc tôi đang đau buồn, đang mềm yếu nầy đắp xây tình cảm với tôi, sao anh không làm vậy?
Anh như đoán được ý nghĩ của tôi nên nhìn tôi hơi lâu rồi nói như lời tâm sự:
- Lan biết không, gia đình anh có bốn anh em, đều là con trai cả. Anh lớn nhất học Quốc Gia Hành Chánh đã ra trường mấy năm và đang làm việc cho một quận thuộc tỉnh Vĩnh Bình. Một đứa em đang còn trong quân trường Hải Quân ở Nha Trang, đứa em út còn đi học. Riêng anh không thích làm quan văn như anh của mình nên anh gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, anh muốn sống hùng, sống thật đúng ý nghĩa của một trang nam tử. Anh ra trường cũng hơn ba năm rồi, hiện anh đang phục vụ tại Sư Đoàn 7 Bộ Binh và đang đóng quân ở Cai Lậy, Mỹ Tho.

Tôi nhìn anh bằng ánh mắt cảm kích:
- Sao mới quen Lan mà anh kể hết về anh và gia đình anh cho Lan nghe vậy?
- Vì anh đã nhận Lan làm em gái rồi mà.
- Ham lắm, người ta có chịu hứa chưa mà tự tin thế?
Anh cười buồn:
- Chắc em không nở từ chối một kẻ cô đơn như anh đâu.
- Ai biết anh cô đơn hay không, chỉ có trời mới tin được mấy ông lính.
Anh nhìn tôi như không mấy hài lòng về câu nói đó:
- Em đừng chanh chua với anh, hãy nghe anh nói. Ngày xưa khi còn đi học anh đã yêu thầm một cô bạn cùng lớp, nhưng anh mang mặc cảm mình chưa có sự nghiệp gì nên câm lặng chẳng dám mở lời với cô ta. Đến một ngày kia cô ta bước lên xe hoa cùng người khác anh mới thấy bẽ bàng tiếc nuối. Từ ngày anh rời khỏi trường học, vào quân trường, rồi ra đơn vị lăn mình vào lằn tên mũi đạn, chiến đấu ngày đêm, khi thì giữa rừng cây rậm rạp âm u, khi thì nơi đồng ruộng sình lầy. Thú thật với em anh không có thì giờ để có được một mối tình đẹp, một người yêu để nhớ thương. Bây giờ gặp được em, một cô gái ngoan hiền, anh đã theo dõi em bao nhiêu ngày rồi, anh hiểu và biết về em khá nhiều, nhất là tánh tình của em. Anh ước gì có được người bạn gái như em để có người tâm sự, chia xẻ niềm vui nỗi buồn nhưng…mình gặp nhau muộn màng rồi.
Tôi nhìn anh ngập ngừng:
- Anh nói vậy có nghĩa là…anh đã có vợ rồi phải không?
- Không phải, anh đã nói là anh không có được một mối tình nào mà, làm sao có vợ được.
- Vậy thì tại sao anh nói là muộn màng?
Anh lắc đầu buồn bã:
- Rồi một ngày nào em sẽ biết thôi.
Tôi không được hài lòng:
- Anh thật khó hiểu, nếu anh có ý muốn làm bạn với Lan đâu có gì muộn màng, trừ khi Lan không bằng lòng. Anh đâu có già đến đổi “quá tuổi” có bạn gái.
Anh im lặng thật lâu, mắt nhìn ra ngoài xa.

Buổi chiều thầm lặng, mây xám hờ hững trôi buồn. Gió thổi từng cơn cuốn theo những chiếc lá chết vàng uá bơ vơ, không gian chợt như lạnh lẽo giá băng. Nhìn về phía nghĩa trang hoang vắng tiêu sơ lòng tôi dâng lên nỗi sầu dịu vợi. Một cánh chim vừa bay ngang buông giọng lạc loài, khắc khoải.
Thật lâu anh lên tiếng:
- Thôi em về đi kẻo mẹ mong.
- Sao anh biết mẹ em mong?
- Anh biết tất cả về gia đình em mà.
Tôi ngạc nhiên:
- Anh điều tra về gia đình em tự bao giờ?
- Anh đã nói anh là bạn của anh em mà!
Tôi nhìn thẳng vào mắt anh:
- Nhưng em không biết gì về anh cả. Nhà anh ở đâu, con cái nhà ai? Những lời anh nói có thể nào tin được hay sao? Một người lính vào tuổi anh mà không có người yêu, không vợ, không con…ai tin anh mới là…ngu đó.
- Ngọc Lan à, mình không dễ gì có cơ hội gặp nhau, hãy vui vẻ tâm tình với anh một chút đi em. Mai đây biết đâu mình không còn có dịp thấy nhau nữa!
Tôi nhìn anh ngờ vực:
- Anh thật lạ và khó hiểu.
Anh trầm ngâm như có chút nghĩ ngợi. Thật lâu, anh thở dài:
- Ngày chủ nhật em đến chùa Bửu Pháp sẽ gặp mẹ anh đến đó cúng chùa, mẹ anh là bà Ngọc Trâm. Em hỏi bà thì sẽ biết về anh tất cả, đừng thắc mắc nhiều cô bé, anh mong ước rằng dù thế nào Lan vẫn là em gái của anh nhé. Thôi bây giờ anh kêu xe cho em về, trời tối rồi.

Anh và tôi rời quán nước trở ra đường chính. Một chiếc xe vừa chạy đến, anh sợ trễ chuyến xe cho tôi nên chạy nhanh ra đường giơ tay chận đầu xe lại. Thật không may, tài xế ngừng xe không kịp nên đâm thẳng vào người anh làm anh té văng ra bất tỉnh, máu đầu chảy ra lênh láng.
Tôi kinh hãi kêu thất thanh:
- Trời ơi, anh ơi, anh có sao không? Bớ người ta mau cứu giùm anh ấy…bớ người ta!
Tiếng tôi la hét thật lớn làm một người nắm bàn tay tôi lắc mạnh:
- Ngọc Lan, Con làm sao vậy? Con nằm mơ à?
Tôi mở mắt ra bàng hoàng ngơ ngác. Thì ra chỉ là một giấc mơ, tôi đã gặp anh trong cơn mơ. Đầu tôi còn nóng sốt, mồ hôi ướt đầm trên trán. Mẹ tôi lấy khăn lau mồ hôi cho tôi, cho tôi uống một viên thuốc với ly trà nóng và nói:
- Con đừng lên thăm mộ anh con mỗi ngày như vậy. Sức khoẻ con không được tốt. Con có biết nỗi đau của một người mẹ mất con sâu sắc thế nào không, nhưng mẹ phải cố gắng chịu đựng, cố gắng dằn nén để còn lo cho các con. Nếu mẹ ngã quỵ thì ai lo cho các con đây? Con cũng phải giữ gìn sức khỏe để tiếp mẹ lo cho các em con, ít ra cũng là về mặt tinh thần.
- Dạ con hiểu và con xin nghe lời mẹ.
Mẹ xoa đầu tôi, tôi thấy mắt bà long lanh ướt .
Người tôi bắt đầu ấm lại, tôi thấy dễ chịu hơn, mẹ đã bước ra ngoài cho tôi được yên tỉnh nghỉ ngơi.

Tôi nằm nhớ lại những gì đã xảy ra trong cơn mơ. Không biết vì quá mệt mỏi nên tôi mê sảng hay đó là điềm báo trước tôi sẽ được gặp anh trong tương lai? Chúng ta có duyên gì với nhau chăng?
Nhưng anh là ai, ở đâu? Tôi chỉ thấy anh có một lần đó vào một buổi chiều nhạt nhòa sương khói trong nghĩa trang buồn, chưa từng nói chuyện, chưa từng thân mật, tại sao lại vương vấn cả trong giấc mơ? Tôi thắc mắc và không thể nào xua tan hình bóng anh trong đầu tôi, hình ảnh anh cứ mãi hiện ra trước mắt, thật trầm ấm, thật ngọt ngào.Tôi nhớ lại anh bảo tôi ngày chủ nhật đến chùa Bửu Pháp gặp mẹ anh thì sẽ biết về anh. Tôi tự nhủ mình phải mau hết bệnh để ngày đó đến chùa gặp mẹ anh.

Không hiểu sao tôi cứ nghĩ ngợi, lưu luyến về anh, lòng bâng khuâng, khoắc khoải, lo lắng, hồi hộp. Tôi chợt mỉm cười khi nghĩ đến hai câu thơ của cụ Nguyễn Du:

Người đâu gặp gỡ làm chi.
Trăm năm biết có duyên gì hay không?

Tôi tự trách thầm:
Mi hư lắm đó, người ta có hứa hẹn gì với mi đâu mà nghĩ vẩn vơ vậy?
Dù biết mình ngu dại nhưng tôi vẫn có ý định phải gặp được gặp mặt mẹ anh.


Sáng ngày chủ nhật tôi đã thật sự khoẻ nên thức dậy sớm, tôi nôn nóng đi đến chùa để được gặp mặt mẹ anh. Gặp mặt lần đầu phải để cho mẹ anh có cảm tình với mình mới được, tình cảm của anh đối với mình sau nầy tốt hay xấu sẽ liên quan rất nhiều đến buổi gặp mặt mẹ anh hôm nay. Nghĩ vậy nên tôi ra chợ mua hoa quả nhang đèn rồi mang đến chùa Bửu Pháp.

Chùa Bửu Pháp là một ngôi chùa lớn, rất nhiều thập phương bá tánh và Phật tử đến cúng kiến và sinh hoạt mỗi chủ nhật. Hôm nay trời trong mây trắng nắng ấm chan hoà, tôi thấy lòng nôn nao rộn rã, không biết vì sao? Có lẽ tôi sắp được gặp mặt mẹ anh, tôi sẽ biết thêm về anh và…biết đâu tình cảm của mình sẽ thân thiết hơn trong tương lai.

Khi tôi đến chùa thì đã có rất nhiều bạn trẻ trong “gia đình áo lam” tề tựu sinh hoạt nhộn nhịp.Tôi len lỏi vào phía sau chùa thấy có nhiều bà lớn tuổi đang chuẩn bị hoa quả để cúng Phật. Xen giữa đám người đó tôi thấy có một người đàn bà tuổi độ ngũ tuần trầm ngâm, u buồn, đẹp quý phái. Nhìn bà tôi có cảm tình ngay nên đến gần làm quen:
- Thưa bác, bác đến đây cúng chùa thường không?
Bà nhìn tôi bằng đôi mắt nhiều thiện cảm:
- Chủ nhật nào tôi cũng đến đây.
- Bác đến thường vậy bác có biết bác nào tên là Ngọc Trâm không?
Bà nhìn tôi dò xét:
- Cháu tìm bà Trâm mà cháu không biết mặt bà ta sao?
- Dạ không, thật sự cháu không quen bác ấy. Cháu muốn tìm bác ấy để hỏi chút việc mà thôi.
Bà dịu dàng:
- Bác là Trâm đây, cháu tìm bác có việc gì?
- Ồ! Bác là bác Ngọc Trâm?
Tôi có chút lung túng ngại ngùng, nhưng sau cùng tôi quyết định phải nói rõ lý do tôi đến gặp bà:
- Thưa bác, trước tiên cháu xin bác đừng nghĩ cháu lá là đứa con gái xấu. Cháu suy nghĩ đắn đo rất nhiều trước khi gặp bác vì cháu quen với con bác: anh Chinh. Anh ấy muốn cháu đến đây để gặp bác.
Bà mở to mắt nhìn tôi:
- Cháu quen với thằng Chinh con tôi? Hồi nào?

Tôi thành thật đem câu chuyện tôi thấy anh vào một ngày tôi đi thăm mộ anh tôi trong nghĩa trang và như có sự “thần giao cách cảm” gì đó nên tôi và anh lại gặp nhau trong giấc mơ và đã kết làm bạn bè…

Bà lặng nghe tôi kể, nước mắt bà rơi rớt vì cảm động, sau khi tôi dứt câu chuyện bà nắm lấy tay tôi:
- Cháu thật tình muốn làm bạn với con bác sao? Ôi môt người con gái đáng mến! Con bác thật có phước lớn nếu có cô bạn gái như cháu. Tôi nhìn vào mắt bác không biết nên trả lời làm sao. Bác phải hiểu là tôi muốn làm bạn với anh Chinh nên tôi mới tới đây tìm bác. Điều nầy tôi đã tự thấy xấu hổ rồi vì mình là con gái, vậy mà bác nở bắt tôi phải trả lời. Tôi cúi mặt lặng yên. Bác nhìn tôi một lúc rồi vuốt tóc tôi:
- Thôi được rồi, cháu đi theo bác.
Bác kéo tôi đi vào trong chùa nơi có mấy bàn thờ lớn với rất nhiều hình ảnh, bác chỉ vào một tấm hình trên bàn thờ và nói:
- Thằng Chinh con của bác ở đây.

Tôi giật mình toát mồ hôi, ngỡ ngàng, xót xa, tê tái. Đúng là anh rồi, nét mặt nầy, nụ cười nầy tôi đã từng gặp trong mơ, trời ơi, thì ra người gặp tôi trong cơn mơ chỉ là hồn ma bóng quế. Thảo nào nét mặt anh xanh xao, u buồn, khó hiểu và anh bảo tôi rằng mình gặp nhau quá muộn màng vì anh đâu còn trên dương thế nữa.

Tôi nghe lòng thương cảm biết bao nhiêu, tội nghiệp anh biết bao nhiêu, một người lính trẻ đã chết cho quê hương sông núi khi chưa có một mối tình trọn vẹn mang theo.
Nước mắt tôi chợt ướt đầm trên mặt, tôi thắp cho anh một nén hương và khấn nguyện:
- Anh hãy yên nghỉ đi, đừng lưu luyến chuyện thế nhân làm chi. Ngọc Lan vẫn mãi là đứa em, là người bạn của anh. Anh hãy vui cùng non bồng nước nhược, hãy bay thênh thang trên nẻo Thiên Đường, nơi đó sẽ có nhiều trăng sao hoa cỏ, có nhạc có thơ, không có chiến tranh, không có hận thù, đó là miền vĩnh cửu.

Bác Trâm nói tiếp:
- Hôm nay bác đến đây cúng một trăm ngày cho nó. Chinh trước kia là lính thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh, nó đã tử thương trong một trận đánh ở chiến trường Cai Lậy gần Mỹ Tho. Không thể nào tả hết nỗi đau đớn của bác khi nhận xác con, nỗi đau của “tre già khóc măng non” mới bi thiết làm sao cháu ơi! Bây giờ lòng bác vẫn còn như kim châm muối xát, bác ước gì mình được chết thay con, tuổi đời nó còn quá trẻ, mộng ước tương lai còn chờ đợi, vậy mà Chinh đã vội vã bỏ đi…
Bác Trâm đưa chiếc khăn tay lên lau nước mắt. Một lúc sau bác hỏi tôi:
- Hôm nay sau khi cúng xong bác sẽ lên thăm mộ nó, cháu có muốn đi không?
- Dạ, cháu sẽ đi với bác, cháu cũng đến đó thăm anh của cháu luôn. Anh cháu mới mất gần hai tháng nay thôi.
Bác nhìn tôi rồi nói bâng quơ vào hư không:
- Thật tội nghiệp cho tuổi trẻ các con.

Tôi cùng bác Trâm đến nghĩa trang vào buổi xế chiều khi trời bắt đầu nhạt nắng. Lòng tôi lâng lâng, đầu óc hoang mang trĩu nặng không còn biết nghĩ ngợi gì nữa. Gió thổi lồng lộng, những cánh hoa giấy màu tím trước nghĩa trang bay tản mạn trên lối vào. Con đường nầy tôi đã có lần gặp anh lờ mờ trong bóng chiều nhạt nhòa sương khói, linh hồn anh lảng vảng sau tôi mà tôi nào biết, tôi chỉ biết trách anh sao vô tình bỏ đi không từ giã. Giờ đây cũng trên lối cũ tôi lại đi bên mẹ anh, tâm tư tôi chợt nghe đau buốt. Tại sao anh lại trêu ghẹo tôi, làm quen với tôi làm gì?
Bác Trâm vẫn lặng lẽ bên tôi. Chúng tôi hai người, một gìa, một trẻ đi bên nhau mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng.

Hôm nay có đông người hơn mọi ngày nhưng rất yên tĩnh. Ai cũng trầm ngâm trước mộ người thân với những giòng lệ nghẹn ngào chua xót, không gây tiếng động, không có tiếng khóc than vật vả.

Tôi ghé qua mộ anh tôi trước, đốt vài cây nhang cho anh, niềm đau vẫn đong đầy chưa suy giảm, vẫn còn nghẹn cứng trong lồng ngực tôi. Bác Trâm nhìn vào mộ bia của anh tôi rồi nói thật nhỏ như chỉ để một mình tôi nghe thôi:
- Mới 25 tuổi, cố Trung Úy… giống như thằng Chinh con bác, thật tội nghiệp!
Sau đó bác dẫn tôi đi ra dãy mộ phía sau, cách mộ anh tôi mấy hàng, thảo nào Chinh bảo anh là bạn của anh tôi, đúng là bạn láng giềng.

Nhìn bức ảnh của anh tôi nghe buồn vời vợi, đắng cay dâng ngập trong lòng.Trong giấc mơ hôm nào anh rất quan tâm đến tôi, rất thân thiết với tôi mà giờ đây trước mắt tôi anh chỉ là một nấm mồ vô tri vô giác với hàng chữ lạnh lẽo trên bia:

Cố Trung Úy Thái Ngọc Chinh
Sinh ngày…
Tử trận ngày…..

Tôi ngồi bệt xuống đất, lòng không kềm được xúc động nghẹn ngào, nước mắt nhạt nhòa.
Gió vi vu thoảng qua buồn rưng rức như âm vang lời anh:
Đừng khóc em, ráng ngoan nghe cô bé.

Thật bi ai chua xót làm sao! Dù chỉ quen anh qua giấc mơ kỳ diệu nhưng tôi có cảm giác đã quen anh thật lâu rồi, sự việc xảy ra quá bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của tôi. Tôi không muốn tin là sự thật, nhưng đó rõ ràng là sự thật không thể nào phủ nhận, anh đã thuộc về cõi hư vô!

Ôi thương tiếc làm sao, đáng kính phục làm sao những anh hùng không tên tuổi. Anh cũng như các anh chiến sĩ khác đã âm thầm nằm xuống cho quê hương, các anh đã đem máu xương báo đền non song tổ quốc, các anh đã nằm xuống cho bao người được sống.


Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên, tiễn đưa anh trong một ngày buồn, đất ôm anh đưa về cội nguồn…
Anh nằm xuống như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà, đất hoang vu khép lại hẹn hò…
Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng Thiên Đường cuối trời thênh thang…*

Bác Trâm đứng sau lưng tôi, bác đặt tay lên vai tôi nhỏ nhẹ nói:
- Thôi mình về cháu, không nên ở đây lâu. Bây giờ cháu hiểu vì sao bác ít đến đây chứ? Bác không đủ can đảm đứng nhìn mộ nó, bác không đủ can đảm đối diện với thương đau.

Tôi theo bác đứng lên. Tôi ngước nhìn lên bầu trời cao thăm thẳm: - Ông Trời ơi, ông có hiểu được nỗi đau thương, đoạn trường của người dưới trần gian không? Sao chiến tranh cứ mãi dai dẳng trên đất nước tôi để bao lớp trai trẻ phải hy sinh tuổi đôi mươi, phải tan tác cuộc đời trong binh đao khói lửa? Và còn có biết bao mối tình tan tác bẽ bàng vì cuộc chiến nầy?

Tôi chưa phải là người tình của anh mà còn ngậm ngùi như thế thì những người yêu, người vợ của các chiến sĩ nằm đây còn đau đớn đến thế nào!

Tôi theo bác Trâm ra về. Gió lướt thướt đuổi theo, tôi có cảm tưởng như linh hồn anh đang bay theo tôi, không muốn rời tôi. Hoa lá tung bay lả tả trên lối về và nước mắt tôi chợt rơi rớt theo từng bước chân buồn rời rã.

Bên tôi bác Trâm cũng đang đưa chiếc khăn tay lên lau những dòng nước mắt.
Sau lưng chúng tôi nghĩa trang vẫn hoang sơ lặng lẽ muôn đời.

Vi Vân                              
*Hát cho người nằm xuống – Trịnh Công Sơn.


Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

Tạ Từ Trong Đêm - Tân Nhạc Trần Thiện Thanh - Cổ Nhạc Quế Chị - Kim Trúc&Ngọc Trắng Trình Bày


Tân Nhạc: Trần Thiện Thanh
Cổ Nhạc: Quế Chi
Trình Bày: Kim Trúc & Ngọc Trắng


Như Nguồn Sáng Vô Tận!

( Ảnh: từ Internet)

(Bài Hát Nói đơn sơ kính tặng Giáo Sư Trần Việt Long và các Bậc Thầy trong Tập Thể CSV/QGHC trên toàn thế giới!)

Có những người sinh ra để lập công bồi đức!
Có những người sinh ra với Thiên Chức Bậc Thầy!
Có những người sinh ra như nguồn sáng, thông minh, hiếu học đã tràn đầy!
Cả hồn thiêng sông núi, chư Tôn Sư quây quần theo phò trợ!

Học mãi thành Tài nên bỗng nợ!
Xem hoài đạt Đức phải đành cho!
Tâm hồn, trí óc, nhân cách, cuộc đời là cả một kho!
Bản thân là Bách Khoa Tự Điển, kiến thức muôn mặt, mong tìm học trò truyền dạy!

“Lộc bất khả hưởng tận”! Cho bao nhiêu là bấy nhiêu nhận lại!
Than ôi! Người Hay là cực hiếm! Nhân loại tỉnh ngộ! Biết được! Thật là may!
Có Phước mới gặp, học Thầy!

Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 25/11/2022

Nhịp Tim Rối

 

Gió xôn xao bước kiếm tìm
Tim ai rối nhịp lặng im đợi chờ
Tình len lén đến không ngờ
Hương pha chất ngất phủ mờ bóng ai
Xinh xinh tà áo buông dài
Hồn thêm ngơ ngẩn hồng phai ráng chiều
Dạt dào xao xuyến niềm yêu
Theo em chân bước liêu xiêu ngại ngùng
Hữu duyên thiên lý tương phùng
Lòng như mây tím ửng vùng chiều rơi
Này môi, này mắt, này người
Tim yêu rộn rã từng hồi reo vang....

Phương Hoa

Chúc Xuân

 

Người chúc ta vạn điều như ý
Muốn gì cũng được tuổi tân niên
Nào ta có ước chi quyền quý
Chỉ muốn song thân sống hiện tiền
Muốn đứa con yêu còn thơ dại
Suốt ngày quanh quẩn cạnh chân ta
Muốn ngôi nhà cũ thời xưa ấy
Nắng soi, mưa dột, sống chan hòa
Muốn bờ sông cũ, gốc me già
Năm tháng xin đừng _ Chớ vội qua
Để đàn em nhỏ hoài thơ dại
Rau cháo mà vui. Tình thiết tha
Muốn sống bên nhau dẫu đói nghèo
Lưới chài vất vả buổi gieo neo
Mà sao đầm ấm, thân yêu quá
Rộn tiếng cười vui những sớm chiều
Muốn người em gái kia đừng lớn
Đừng vội lấy chồng bỏ xóm quê
Để rồi một buổi mưa buồn lắm
Có chiếc xe tang chở xác về!
Muốn Cha thơ thẩn trong vườn cũ
Ngắm trái, thăm hoa, bước nhẹ nhàng
Em ta chưa vội về thiên cổ
Cùng tưới vườn khuya ngập ánh trăng
Muốn ta không phải sống tha phương
Vẫn dạy nơi kia dưới mái trường
Sớm tối đi về chân nhịp bước
Hàng cây xanh lá rợp con đường
Muốn Mẹ còn kia, sớm quét sân
Âm vang tiếng chổi vẫn nghe gần
Nhớ ra thiên cổ người đi biệt
Suối lệ chan hòa câu chúc Xuân

Lãm Thúy



Câu Đối Thú Vị Theo Nghành Nghề

                  
Tây Thi Vương Chiêu Quân Điêu Thuyền Dương Qúy Phi

Câu đối treo trước cổng, ngoài việc để mừng xuân đón Tết còn có tác dụng như là quảng cáo đối với các business, cửa hàng, dịch vụ... Nhất là ngày xưa khi các dịch vụ quảng cáo chưa có đa dạng và rầm rộ như hiện nay, thì Câu Đối là một hình thức quảng cáo tiếp thị trực tiếp đập vào mắt khách hàng khi họ có dịp đi ngang qua. Ví dụ như một Thẩm Mỹ Viện ở Hồng Kông đã trương bảng bằng bốn chữ "Mỹ Nhược Thiên Tiên 美若天仙". Có nghĩa là : "Đẹp như tiên ở trên trời!" và đôi câu đối như sau :

憑 君 麗 質, 未 必 閉 月 羞 花;
Bằng quân lệ chất, Vị tất bế nguyệt tu hoa;
經 我 巧 門, 定 能 沉 魚 落 雁。
Kinh ngã xảo môn, định năng trầm ngư lạc nhạn.

Có nghĩa:

- Dựa vào sắc đẹp trời cho của bạn, chưa chắc đã bế nguyệt tu hoa;
- Qua sự khéo léo của viện chúng tôi, chắc chắn sẽ trầm ngư lạc nhạn.

TRẦM NGƯ, LẠC NHẠN, BẾ NGUYỆT, TU HOA 沉魚,落雁,閉月,羞花 là biểu tượng của Tứ Đại Mỹ Nhân 四大美人 cổ điển Trung Hoa. Đó chính là Tây Thi 西施 Trầm Ngư 沉魚, vì khi ra bờ suối giặt lụa, cá thấy nàng đẹp qúa nên đều thẹn mà lặn sâu cả xuống đáy nước. Vương Chiêu Quân 王昭君 Lạc Nhạn 落雁, vì khi ra khỏi Nhạn Môn Quan các con nhạn thấy nàng qúa đẹp nên bay không nổi đều rơi cả xuống bãi cát. Điêu Thuyền 貂蟬 Bế Nguyệt 閉月, vì khi Điêu Thuyền bái nguyệt, vầng trăng thấy nàng qúa đẹp nên đã trốn vào trong mây mà không dám chiếu thẳng xuống. Còn Dương Qúy Phi 楊貴妃 Tu Hoa, vì khi đi dạo ở Đình Trầm Hương thì các hoa đang nở đều xếp cánh lại cả thẹn trước vẻ đẹp còn hơn cả hoa xuân của Dương Phi. Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều khi tả sắc đẹp của nàng cung phi cũng đã viết:

Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa;
Hương trời đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình!

Ở đây, Viện Thẩm Mỹ muốn nói là vẻ đẹp trời cho chưa chắc đã thiệt đẹp, hãy vào Viện của chúng tôi đi, bàn tay khéo léo của chúng tôi sẽ làm cho bạn chắc chắc có được vẻ đẹp một cách hoàn hảo hơn:

- Sắc đẹp trời cho, chưa chắc đã tu hoa bế nguyệt;
- Mỹ viện ta làm, chắc chắn sẽ lạc nhạn trầm ngư!

Tây Thi Vương Chiêu Quân Điêu Thuyền Dương Qúy Phi

Đi ngang qua một quán ăn, ta lại thấy bốn chữ "DĨ THỰC VI THIÊN 以食為天" ở giữa với đôi câu đối hai bên như sau:

食 客 裡 雖 無 名 星 巨 擘;
Thực khách lý tuy vô danh tinh cự phách;
杯 盤 中 卻 有 美 酒 佳 肴。
Bôi bàn trung khước hữu mỹ tửu giai hào.

Có nghĩa:

- Trong thực khách đến ăn uống tuy không có người nổi tiếng tai to mặt lớn;
- Nhưng... Trong bàn ăn chúng tôi lại có cả rượu ngon và các thức ăn ngon.

Vừa khiêm tốn vì là quán ăn nhỏ nên không có những minh tinh tai to mặt lớn đến ăn, vừa tự hào vì quán tuy nhỏ nhưng cũng có đầy đủ rượu ngon và sơn hào hải vị, và... Bảo đãm giá sẽ rẻ hơn các nhà hàng lớn!

Bốn chữ "DĨ THỰC VI THIÊN 以食為天" có nghĩa : "Lấy cái ăn làm Trời". TRỜI ở đây chỉ cái gì đó "Cao quý nhất, cần thiết nhất". Câu nói nầy có xuất xứ từ sách Hán Thư 漢書 của Ban Cố 班固 đời Đông Hán 東漢 : Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi dân dĩ thực vi thiên 王者以民為天,而民以食為天. Có nghĩa : "Bậc vương giả lấy dân làm cao nhất, còn dân thì lấy cái ăn làm cao nhất". Ý nói : Vua thì coi dân là cần thiết nhất, vì không có dân thì làm vua với ai đây ? Còn dân thì coi cái ăn là cần thiết nhất, vì không có cái ăn thì làm sao mà sống ?! Câu nói nầy thường hay bị nói sai thành : Dân dĩ thực vi TIÊN 民以食為先, có nghĩa : Dân thì lấy cái ăn làm trước hết. Sai mà ý không Sai, chỉ là một cách nói khác đi mà thôi, nhưng ý của chữ TIÊN 先 là Trước không mạnh bằng ý của chữ THIÊN 天 là Trời, là Cao nhất, là Cần thiết nhất, không có không được !

Diễn Nôm:

- Trong thực khách tuy không tai to mặt lớn;
- Trên bàn ăn vẫn đủ hải vị sơn hào!


Sau đây là bộ câu đối Tết của một thương hiệu thương buôn với đầy đủ ý xuân với bốn chữ hoành phi "Cố Khách Doanh Môn 顧客盈門" có nghĩa: Khách hàng đầy cửa; và đôi câu đối như sau :

交 以 道 接 以 禮, 櫃 檯 傳 春 意;
Giao dĩ đạo tiếp dĩ lễ, quỹ đài truyền xuân ý
近 者 悅 遠 者 來, 笑 臉 帶 春 風。
Cận giả duyệt viễn giả lai, tiếu kiểm đới xuân phong.

Có nghĩa:

- Giao tiếp phải đạo và lễ phép, chưởng quầy thoải mái như ý của mùa xuân;
- Người gần thì vui người xa thì tìm đến, mặt luôn tươi cười tựa như đang đón gió xuân vậy.

Giao tiếp phải đạo đúng lẽ buôn bán không đập đổ và lễ phép, xem khách hàng như là "Thượng đế", người chưởng quầy luôn luôn thoải mái như truyền cái ý xuân tươi đến với khách hàng. Và... Luôn luôn làm vui lòng người gần đẹp ý người xa, tiếp khách thì mặt luôn nở nụ cười như đang đón gió xuân vậy!

- Giao tiếp ân cần lễ phép, như truyền xuân ý;
- Vui lòng khách đến gần xa, tựa đón gió xuân!


Trở lại với nghề thầy giáo, trước một giảng đường người ta đã đọc được bốn chữ "Học Hải Vô Nhai 學海無涯" là "Biển học không bờ bến" và một đôi câu đối Tết như sau:

講 台 三 尺, 可 話 古 今 中 外;
Giảng đài tam xích, khả thoại cổ kim trung ngoại;
粉 筆 一 枝, 能 描 天 地 山 河。
Phấn bút nhất chi, năng miêu thiên địa sơn hà!

Có nghĩa:

- Bụt giảng chừng ba thước, có thể truyền đạt kiến thức trong ngoài kim cổ;
- Phấn viết chỉ một cây, có thể vẽ nên đồ họa của trời đất núi sông !

Khỏi phải cường điệu, tác dụng giáo dục từ xưa đến nay đều ngập tràn cả bụt giảng của người thầy và kiến thức bao la gồm cả trời đất núi sông đều từ viên phấn trắng trên tay người thầy mà ra cả!


Khoảng thập niên 80 của Thế kỷ trước, khi tôi thất nghiệp lang thang lên Chợ Lớn, được bạn bè rủ rê mở một Tổ hợp sản xuất sơn dầu ở đường Hải Thượng Lãn Ông. Lúc Tết đến, tôi đã làm một đôi câu đối 6 chữ, như thế nầy:

造就五光十色, Tạo tựu ngũ quang thập sắc,
凑成萬紫千红. Tấu thành vạn tử thiên hồng.

Có nghĩa:

- Tạo nên năm màu mười sắc, (rất tiếc thành ngữ "Ngũ quang thập sắc" của tiếng Hoa, không có thành ngữ tương đương trong tiếng Việt).
- Hợp thành ngàn tía muôn hồng.(Vạn tử thiên hồng là Muôn hồng ngàn tía).

Đôi câu đối nầy, được ký giả của Nhật Báo SGGP bản tiếng Hoa trầm trồ và đến phỏng vấn, vì thứ nhất, câu đối lạ, lạ ở chỗ nó chỉ có 6 chữ, thứ nhì, nó đặc biệt vì nêu lên được đặc trưng màu sắc của nghề làm sơn, thứ ba, Họ không ngờ một người làm sơn, một con buôn, mà biết làm câu đối. Thế thôi.
Sự thật, thì trước khi làm câu đối nầy, tôi đã đọc qua câu đối của Cụ Nguyễn Khuyến làm cho bà thợ nhuộm khóc chồng, câu đối như thế nầy:

- Thiếp từ khi lá THẮM xe duyên, khi vận TÍA, lúc cơn ĐEN,
ĐIỀU dại ĐIỀU khôn nhờ bố ĐỎ.

- Chàng ở suối VÀNG có biết, vợ má HỒNG, con răng TRẮNG,
TÍM gan TÍM ruột với trời XANH.

Câu đối trên gồm đủ màu sắc của nhà thợ nhộm: Thắm, tía, đen, điều, đỏ vàng, hồng, trắng, tím, xanh.


Để kết thúc cho bài viết hôm nay, mời tất cả cùng đọc câu đối mà cũng là lời Chúc Tết đến với tất cả mọi người như sau:

老 老 少 少 男 男 女 女 都 添 一 歲;
Lão lão thiếu thiếu nam nam nữ nữ đô thiêm nhất tuế;
歡 歡 喜 喜 笑 笑 談 談 各 過 新 年。
Hoan hoan hỉ hỉ tiếu tiếu đàm đàm các qúa tân niên.

Có nghĩa:

- Già già trẻ trẻ gái gái trai trai đều thêm một tuổi;
- Vui vui vẻ vẻ nói nói cười cười cùng đón xuân sang!

- Đô Thiêm Nhất Tuế 都添一歲 có nghĩa: Đều thêm một tuổi; Nhưng...
- Các Quá Tân Niên 各過新年 có nghĩa là: Cùng nhau ăn Tết. Người Hoa gọi ĂN TẾT là QUÁ TÂN NIÊN 過新年. Ví dụ : Năm nay bạn "quá tân niên" ở đâu ? Có nghĩa là : Năm nay bạn ĂN TẾT ở đâu đó!

Chúc cho tất cả mọi người gái, trai, già, trẻ, đều nói, cười, vui vẻ để "Quá Tân Niên"!

Hẹn bài viết tới!

杜紹德
Đỗ Chiêu Đức

Thư pháp của Đỗ Chiêu Đức:

    Mỹ nhược Thiên Tiên          Dĩ thực vi thiên              Cố khách doanh môn        Học hải vô nhai


Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Nhớ -Thơ Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm - Nhạc Phạm Anh Dũng Nguyễn Thanh Tâm - Trình Bày Ngọc Quy


Thơ: Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm 
Nhạc: Phạm Anh Dũng Nguyễn Thanh Tâm 
Trình Bày: Ngọc Quy

8 Món Ăn Ngon

  

1/ THỊT HEO QUAY

Mấy chục năm rồi dạ héo hon 
Bởi vì thèm món thịt quay dòn 
Ở đây chẳng có ai làm cả 
Nơi đó xa vời tận núi non 
Thôi nhịn cho xong đời viễn xứ
Xin đừng nhắc đến thịt thơm ngon
Nào hay bà xã xem trên nét
Cảm hứng làm ngay thật quá ngon 

2/ ĐĨA TÔM KHÔ

Thiệt tình cái thú ăn tôm khô 
Hai ký tôm tươi nặng thấy mồ 
Làm mửa mật ra chân quá mỏi
Chỉ còn hai lạng đĩa tôm khô 
Nấu canh thì hết chê đâu được 
Bò bía ăn vào thật quá đô 
Cái thú ăn ngon ai chẳng thích 
Nhậu cùng rượu chát thấy mà dzô 

3/ MÓN KHÔ BÒ

Có món ăn ngon thật tuyệt vời!
Khô bò là thú món ăn chơi 
Thịt bò gân mỡ không nên chọn 
Gia vị ướp đều chẳng hiếm hoi 
Tất cả xay xong trộn với thịt 
Cho vào lò nướng phải trông coi 
Chừng nào phảng phất thơm ngào ng̣ạt 
Là lúc coi phim hưởng thú đời 


4/ MÓN CÁ CHIÊN

Không biết quê hương gọi cá gì?
Ở đây gọi cá là Branzi
Ăn vào thơm béo không xương nhỏ
Nhìn thấy thèm rồi chẳng muốn đi
Thơm phức khi chiên ăn với hẹ
Quế ngò bánh tráng bún hay mì
Cuốn thêm dấp cá cùng xà lách
Nước mắm chanh đường ngon quá đi 

5/ CANH CẢI CHUA

Thịt cá mình ăn đã ngán rồi
Giờ thay khẩu vị sẽ ngon thôi
Một tháng trôi qua nặng cả bụng
Vài giờ sau nữa nhẹ thân người.
Cải chua cắt nhỏ thêm gia vị 
Nước mắm nêm vào vừa miệng thôi
Xà lách rau thơm không cá thịt
Ba bát cơm ngon no quá trời 


6/ XÔI ĐẬU ĐEN

Nhớ lại ngày xưa tuổi ấu thơ
Sáng ra đi học đứng hàng giờ
Bà hàng xôi đậu đi ngang cửa
Cậu bé vẫy tay gọi hãy chờ
Ký ức tuổi thơ như sống lại
Khi nhìn bà xã thổi xôi xưa
Đậu đen chấm với mè thêm muối
Thơm phức đi thôi chẳng đợi giờ


7 / MÓN PIZZA

Thế giới nhiều nơi bán pizza
Làm sao ngon được chỗ gần nhà
Thật ra đủ loại nhiều vô kể
Chỉ có bốn mùa hết xẩy nha
Trên mặt phô mai bầy đủ thứ
Dước nền mỏng dính tợ bánh đa
Vừa dòn , vừa béo vừa thơm phức
Ai cũng đều khen ngon quá ta 


8 / PHỞ BÒ QUÊ HƯƠNG

Mấy chục năm rồi xa cố hương 
Làm sao quên được món thân thương 
Phở bò tái nạm chanh hành ớt
Ngò quế rau thơm ngũ vị hương
Đã đến Paris không hấp dẫn
Cali cũng vậy chẳng mùi hương
Đành nhờ bà xã ra tay nấu 
Mới thực là ngon phở cố hương
 

Lâm Hoài Vũ
( Trích thi tập GIẤC MƠ HOA )

Suối Tóc


Em đứng nghiêng mình bên bờ liễu
Liễu rũ trùng trùng suối tóc tơ
Tóc em phơ phất trong làn gió
Anh ngỡ là em đứng thả thơ

Thơ em từng chuỗi huyền lấp lánh
Thoảng gió mùi hương vẫn đợi chờ
Anh lỡ hít vào hồn ngây ngất
Đêm ấy trở về bỗng nằm mơ

Giấc mơ cầu vồng năm bẩy sắc
Có bướm vờn hoa bên suối mây
Có hai hàng liễu buông tha thướt
Có mái tóc nàng dịu dàng bay

Lái xe hóng gió xuôi xa lộ
Hồng trần một cõi thả tung bay
Những sợi tóc huyền trôi theo gió
Anh tưởng mây trời sà xuống đây

Tóc huyền êm ả gợi riềm nhung
Mắt ai lanh lánh với môi hồng
Nhìn ai lưu luyến mà xa vắng
Anh đã thương rồi em biết không?

Locphuc.

Gởi Lại Em Thành Phố Có Tôi

 

Gởi cho em góc phố người
bốn mươi năm đã, vẫn đời lưu vong
hàng ghế trống, dãy bàn không
thèm xưa mỗi bước một vòng tay ôm

Gởi cho em góc phố cười
góc đi tay níu, góc ngồi tay ôm
góc xưa mê hoặc môi hôn
góc nay tôi đứng bồn chồn, môi trơn

Gởi cho em góc phố sầu
trăm năm đá tảng triệu màu thời gian
còn tôi trong góc muộn màng
vai xuôi tượng đỡ che quàng mái rêu

Gởi cho em góc bờ sông
đi long rong vẫn lòng vòng phố quen
hàng cây, ghế đá, công viên
sao em đứng mỗi góc phiền ngó tôi

Gởi cho em góc phố nhà
nụ hôn dẫu muộn vẫn da thịt mình
vẫn nghĩa nặng vẫn thâm tình
vẫn câu tấm mẳn lòng đinh ninh lòng

Gởi cho em góc phố tôi
mốt mai bỏ lại chỗ ngồi lạnh tanh
người qua, lặng ngắt, cũng đành
còn... hơi thuốc cũ... quẩn quanh... ghế bàn.

Cao Vị Khanh
Montréal

Tình Xa

 

Em nổi chìm theo năm tháng qua
Hồn như lây lất cuộc tình xa
Trang thơ lưu bích em gìn giữ
Mười sáu trăng thanh dáng ngọc ngà

Anh chở thuyền yêu lướt ngược dòng
Em mang tình hận buổi sang sông
Bến xưa người cũ không về nữa
Cho lỡ tình thơ, nhạt má hồng !

Em nổi chìm mà chẳng thể quên
Tương tư gom nhặt những ưu phiền
Kết thành chuỗi mộng từng đêm nhớ
Ôm ấp riêng mình một chút duyên

Chỉ là cơn mộng giữa chiều nay
Cách mấy trùng dương, vượt gió mây
Bướm lượn vườn xưa, hoa cảnh cũ
Thêm buồn gợi nhớ mối tình say…

nguyễn phan ngọc an 
thu 2022

Bác sĩ Nguyễn Văn Hoài


Bác sĩ Nguyễn Văn Hoài

Ông sanh tại Long Châu, tỉnh Vĩnh Long, ngày 7 tháng 6 năm 1898.
Ông được bổ nhậm ngạch y sĩ ngày 16 tháng 4 năm 1919 và được bổ nhậm ở Tây Ninh, Trảng Bàng, Tam Bình (Vĩnh Long) và Long Xuyên.
Ông nhận việc ngày 16 tháng 1 năm 1930.
Ông nghiên cứu tất cả các tôn giáo, nhứt là Phật giáo và quan tâm đến những gì dính líu đến siêu hình.

Nói về Dưỡng Trí Viện phải nói tới Người con trai đất Vĩnh Long - Bác Sỹ Nguyễn Văn Hoài, cống hiến cả đời mình cho những mảnh đời bất hạnh trong nhà thương điên, Người thầy thuốc hiến trọn đời mình cho một hạng người bạc phước.

Nhà thương điên Biên Hòa được Pháp khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng 03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước, Quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa (theo đơn vị hành chánh trước năm 1975 ).

Nhiều lần thay tên đổi họ: Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ, Dưỡng Trí Đường Biên Hòa, Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài, BV Tâm Trí Biên Hòa, BV Tâm Thân Biên Hòa,...

Người y tá có tuổi ấy ngậm ngùi kể lợi năm 1963:

“Ông Hoài lúc nào cũng binh vực nhân viên, và nhất là người bịnh. Chính phủ hơn mười năm trước định bớt khẩu phần bịnh nhân, ông mạnh dạn chống lại: “Họ là hạng người xấu số nhất, tâm đã rối, trí đã loạn rồi nay lại làm cho bao tử họ thiếu ăn, để cho cơ thể họ suy mòn, ảnh hưởng không hay đến tâm trí họ thì có khác gì giết phức họ đâu.
"Xin cấp trên tìm cách “tiết kiệm” ở những nơi khác.”

Và nhắc đến ông, người thủ môn già ấy mơ màng:

“Tôi còn nhớ nhiều lần, có những ông già bà cả nghèo khó ở miệt dưới lên thăm con phải ở lại đêm. Ông biết được, bảo người nhà nấu cơm thêm, mời họ ăn, tặng tiền về xe, và ông nhờ y tá cho họ uống thuốc ngừa cảm vì tuổi lớn, đường xa…!”

Ông mất sáng ngày 28-5-1955, lúc 5 giờ, vì đứt gân máu ở tim. Ông để lại các tác phẩm: Lược khảo về các vấn đề Hòa bình, 1950 (Pháp và Việt văn). Điên? Dưỡng trí viện?, 1952 (quyển sách đầu tiên của người Việt nói về bịnh điên và Dưỡng trí viện), Adolf Hitler, 1952 (xét như một bịnh nhân tâm trí, bằng Pháp văn), Về sự tổ chức Dưỡng trí viện miền Nam nước Việt, 1954 (luận về bác sĩ Y khoa, bằng Pháp văn) và nhiều bản thảo trong đó có tập : “…Từ bịnh tâm trí đến sự giết người“.

Một người Pháp đưa đám nói lại với phóng viên báo Journal d’ Extrême-Orient (số 1989, ngày thứ năm 2-6-1955: “Chưa bao giờ tôi thấy người đưa đám mà trầm ngâm và đau xót thật tình như vậy!” Và một nhà mô phạm ở Đô thành, bạn và cưu bịnh nhân, đã cạo trọc đầu từ ấy đến nay để khóc người tri kỷ.

Đất và Người Nam - kỳ
(Người gửi Nguyễn Huệ là cháu Nội của Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài)

Vũng Tàu Còn Nhớ Hay Quên?

Biển đẹp Vũng Tàu - nét thơ mộng của Cap-Saint-Jacques.

Vũng Tàu hay Cap-Saint-Jacques là một thành phố biển đẹp theo nhiều ý niệm, nhiều ý nghĩa như đẹp bởi thiên nhiên của nó, đẹp như phim ảnh hay hình ảnh trưng bày nét mỹ miều, đẹp do sách vở, báo chí ca tụng, hay do nguyên nhân chủ quan bởi vì tôi vốn yêu nó từ thuở nhỏ, nhỏ lắm. Vì dấy là quê ngoại của tôi, tôi về đấy thăm ngoại, vui thú biển cả nhiều lần, tắm biển, đùa giỡn với sóng biển bao nhiêu lần, không đếm hết nổi. Hãy cho tôi nhập đề như vậy.

Hãy nói thêm thi ca ngày cũ, một bài thơ cũ tôi làm khi nhớ Vũng Tàu, Những hình ảnh có Vũng Tàu biển xanh cát trắng ...

Nhớ em một thuở Vũng Tàu
Hẹn nhau Bãi Trước, Bãi Sau sóng tràn
Nắng nghiêng hong tóc thời gian
Xa xa sóng vỗ an nhàn biển xưa
Hàng dừa gió thoảng đong đưa
Hải âu tung cánh trời trưa Vũng Tàu
Em à lỡ bước yêu nhau
Tình như cơn gió kiếp sau trùng phùng,
VHLA

Vũng Tàu còn nhớ hay quên ? Vũng Tàu ư ? Nhớ chứ! nhớ Vũng Tàu như nhớ người tình vậy...
Tôi vốn yêu Cap-Saint-Jacques. Xin gởi thêm một bài thơ nữa

Ai ơi có nhớ Vũng Tàu
Trùng dương cát trắng xôn xao sóng đùa
Bạch Dinh cao đỉnh gió lùa
Nghinh Phong Ô Quắn hai mùa quanh năm
Chuông chùa cổ tự xa xăm
Tầm Dương bãi Trước sóng thầm ngàn khơi
Thùy Vân xanh biếc mây trời
Bãi Dâu bãi Dứa người ơi nhớ hoài
Vũng Tàu nhung nhớ thiên thai
Quê xưa chốn cũ hẹn ngày cố hương!
VHLA

Ðếm nhiều nỗi nhớ Văn Tui nhớ nhiều, phòng nha khoa của Ngoại 5 kế cạnh Kim Phượng Photo studio của Ngoại 9 nhé... Mà Ngoại 5 và Ngoại 9 trông phương phi như tây Côte d'Azur, hay tây Monaco màu nước da chun chút làn gió biển Cap-Saint-Jacques. Nếu Sài Gòn từng được mệnh danh là "Hòn ngọc viễn đông" và hiện tại cũng là thủ đô xưa lớn nhất cả nước. Vũng Tàu hiện nay nổi tiếng là một thành phố biển xinh đẹp và hiện đại của khu vực phía Nam với bờ biển trải dài ôm theo triền núi.

Qua bao nhiêu năm, Sài Gòn như một Petit Paris, và Vũng Tàu của 2 Ngoại đã khoác lên mình một chiếc áo tươi mát, một "sport-suit" như biển xanh Cap-Saint-Jacques, không thua Côte d'Azur tí nào nhé. Nhưng rồi cuộc đổi đời 1975 bao bằng hữu lên ghe vượt biên... Từ ngày miền Bắc vô đây ta mất nhà lầu. Từ ngày miền Bắc vô đây ta mất villa, ta mất cái Omega, mất dollars ta chuồng...

Thôi bi giờ ta đi vòng quanh nỗi nhớ nheng. Nhà Ngoại trên đường Trưng Trắc, một thuở oai hùng của lịch sử. Vị thế hai đường Trưng Trắc Trưng Nhị cặp đôi song song hai bên toà nhà chợ Vũng Tàu xưa .... Trước nhà ngoại là xe mì Nhựt Ký có chú Tàu hiền hậu, thông thường mỗi tối trước khi dẹp tiệm chú mang bán cho Ngoại một thau xí quách giá bèo discount, ôi những khúc xương heo chất bổ không còn là bao, bà con buổi sáng thưởng ngoạn hưởng cả rồi, 9 giờ khuya trâu chậm xơi món nước đục. Mà nhé buổi chiều tắm biển xong theo Ngoại đi câu cá dứa về bắt gặp thau xí quách, ta bụng đói meo, ta vồ ngay cho đã cơn Pavlov mà chả sợ cholesterol gì cả. Xương ống em heo từng luồng tuỷ béo ngậy bờ môi tuôn vào thực quản, biết đâu xương cốt ta ngày hôm nay như mí cha cinema Chuck Norris hay Sylvester Stallone là cũng nhờ chú mì Nhựt Ký vậy.

Trong nhà lồng chợ Vũng Tàu có quán cơm Việt number one của dân ta như canh chua cá bông lau ,đầu chợ trên là nhà Ngoại, đầu chợ dưới có tiệm gạo của Ngoại Năm Xinh. Ngoại Năm Xinh là nguồn cung cấp gạo Tám Thơm, gạo Nanh Chồn, hay gạo Nàng Hương Chợ Đào, gân cốt ta hôm nay rắn chắc như mí ông cinema cũng nhờ gạo của Ngoại Năm Xinh, cám ơn Ngoại Năm Xinh. Trong lồng chợ miêt dưới có tiệm cơm tây với những món cơm đỏ sốt cà, gà chiên bợ, bifteck, thermidor,...ông bếp có thời nấu cho các quan tây, thuở époque coloniale. Còn góc chợ trên Trưng Nhị gần tiệm giày Bata có tiệm Au Favori bán thức ăn Pháp rát ngon, nhà hàng ẩm thực Pháp có tiếng là nhà hàng Cyrnos, ở bãi Trước Vũng Tàu, các nơi khác như Grand Hôtel, và Hôtel Pacifique là những kỷ niệm ngày xưa với ông Cò Hiến Binh Trần Công, tức thi sĩ Lão Mã Sơn (Virginia), xin xem thi ca phụ đính cuối bài (*).: Và khi nói về Vũng Tàu, nơi địa danh gắn liền với Bà Rịa, Văn Tui nhớ bài tình ca "Bà Rịa Tình Ta", thơ Vĩnh Ninh, nhạc Mạc Vũ Nhảy dù Phạm Gia Cổn. Phải nói là Vũng Tàu mãi là một góc trời quê hương thật đẹp trong tôi, như những gì được ghi nhận trước 1975 trong bài này. Sau 1975 Văn Tui không biết về sau, nhưng kỷ niệm thuở VNCH mình nhắc ta nhớ nhiều hơn.

Rồi lại nhớ nơi cửa Tây chợ Vũng Tàu nhìn từ đường Trần Hưng Ðạo bên kia đường có tấm Vách Ðá trước Hội Trường Vũng Tàu. Những con đường như Lý Thường Kiệt, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Trần Hưng Ðạo, Phan Thanh Giản,… hoài niệm còn nhiều. Chợ Vũng Tàu họp chợ ban sáng cho tới trưa, xế trưa là lúc chợ tàn được dọn dẹp, cái sinh hoạt dễ thương năm xưa mí cha nón cối dép râu vô văn hoá cho dẹp đi. Tiếc thật! Những gian hàng chân phương bình dị, những sạp hàng bình dân cá cọp, nằm trên những con đường mà có những bà bán bánh khọt, bún gỏi dà, hàng trái cây những sầu riêng, mít dừa, mít tố nữ, nhãn, bòn bon, vú sữa, mãng cầu xiêm, chôm chôm, na dai,... ngay trước Kim Phượng Photo studio có cậu Hải A37, có cô Kim Phương đẹp như cô đào Thanh Nga một thuở, có cô Hốc Hổ bán bazar, các sản phẩm nhập cảng từ Pháp những đồ hộp, rượu, café xay,...

Hình kỷ niệm chụp do Mike Vogt.

Hỡi ai còn nhớ Hội Trường Vũng Tàu mà ngày xưa thuở VNCH có tấm bảng to tổ bố, ghi "Quốc Tế Viện Trợ". Năm 1975 Quốc Tế "hit-and-run" tháo chạy, khiến tụi tui sắm ghe vượt biên... Đấy là Phòng Thông Tin có đường Trưng Trắc từ nhà Ngoại nhìn thẳng phía trước là cửa Tây chợ Vũng Tàu, tại ngã tư Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo, kỷ niệm thuở tây thuộc địa quan Doumer cho cất toà nhà thân thương Le Marché Cap-Saint-Jacques.

Nói đến quan lớn dân Tây này nên kể về Bạch Dinh. Bạch Dinh theo Tây ngữ là Villa Blanche, dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Ðông Dương, Hoàng đế Bảo Ðại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916. Sau năm 1975 Vi Xi hoá phép làm Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Ôn tí ti về sử liệu, Sau khi chiếm được quyền cai trị Ðông Dương, chính quyền thực dân Pháp đã cho san phẳng pháo đài để xây dựng một dinh thự dùng làm nơi nghỉ mát cho các Toàn quyền Đông Dương.Nơi này trước đây vua Minh Mạng cho xây dựng Pháo đài Phước Thắng tại nơi đây để kiểm soát cửa biển Cần Giờ. Quan tây ra dự án tức Toàn quyền Paul Doumer phê chuẩn và chính ông cũng là người đặt tên cho dinh thự này là Villa Blanche, theo tên của con gái ông là bà Blanche Richel Doumer. Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Do màu sơn bên ngoài cũng như tên gọi Villa Blanche nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh. Quan nho Paul Doumer chưa kịp sử dụng dinh thự này thì phải về nước. Người kế nhiệm là Paul Beau có lẽ mới là người đầu tiên sử dụng nó. Tuy nhiên, đến tháng 9 năm 1907, nơi này được dùng làm nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái. Ông sống tại đây trong gần 10 năm. Dân địa phương kính trọng ông, nên còn gọi Bạch Dinh là Dinh ông Thượng. Năm 1916, cựu hoàng Thành Thái cùng con trai là cựu hoàng Duy Tân bị đưa đi đày ra đảo Réunion. Bạch Dinh được sử dụng trở lại là nơi nghỉ mát của các Toàn quyền Đông Dương. Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Ðại và Hoàng hậu Nam Phương. Trong những năm sau đó, dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, có thời gian định không được sử dụng vào mục đích cụ thể nào trước khi chính thức được chuyển thành một địa điểm du lịch. Ngày 4 tháng 8 năm 1992, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. (theo Wikipedia).

Nhớ thêm nhé, gần nhà Ngoại có khu chợ rau cải trên đường Trưng Nhị bên hướng gần cửa Tây chợ Vũng Tàu xưa, bên phải trong lồng chợ, toà nhà xưa là chợ cá, seafood ê hề đủ loại, tôi thích rảo quanh chợ cá ban sáng ngắm cá tươi rói khi thuyền bè vừa đánh mang ra bán, khu chợ có hiệu tiệm Ngọc Sương là khu sạp bán thịt heo bò, không cầy nhé. Khi bạn men theo đường Trưng Nhị qua khỏi bảng hiệu Ngọc Sương một chút quẹo trái có đường vòng qua đường Nguyễn Thái Học là khúc đường này bán gà vịt, nơi chúng tôi mua gà tre về đá, gà ác về tiềm, và gà thiện về xơi rôtie, hay cơm gà Siu Siu,…

Trên đường Trần Hưng Ðạo có pharmacie của dược sĩ Nguyễn Minh Lý, và trên đường Phan Thanh Giản ngày xưa có những quán bar mình bé quá hông được vô, ngày nay ta đủ tuổi ôi bar xưa hông còn. Uổng nhỉ ? Cũng trên đường này có bến xe ngựa ở góc đường Trần Hưng Ðạo và Phan Thanh Giản. À, từ ngã 4 này ta mon men theo đường Trần Hưng Ðạo hướng về nhà thương Lê Lợi, cuối cùng xa xăm ta nhìn thấy núi Lớn ngang qua cửa Tây chợ Vũng Tàu hướng bên phải và Hội Trường Vũng Tàu, bên trái có văn phòng dental của Ngoại tui, kế Kim Phượng photo và tiệm biệm bazaar, rồi tiệm Tây Hồ photo studio ở góc Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo. Ngay góc đường này bên phải khi ta quẹo phải là đường Phan Thanh Giản hướng về rạp cinema Võ Ngọc Chấn, một nơi hẹn hò với cô bé Hân răng khểnh gốc Sài Gòn, sau khi đôi ta xem phim Cleopatra (quay 1963) với những diễn viên gạo cội như Elizabeth Taylor, Richard Burton và Rex Harrison. Riêng bà Liz Taylor trải qua 8 cuộc tình mỗi lần sang ngang là mỗi lần bà tìm được tình yêu đích thực: " Finally, I find my true love again", nghe sao ta thèm quá xá...rồi đôi trẻ đi ăn hàng, rời tiệm kem Picnic của anh bạn Lân. Lân và Hoà Bata (Trưng Nhị) nay đâu rồi nhỉ ?

Mặt tiền Chợ Cấp, góc Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo.

Vũng Tàu xưa có cô giáo Hải Minh, một đoá hoa khôi Hà Thành, một ca sĩ với những bài tình ca như Thu Quyến Rũ, Hai Vì Sao Lạc hay Hương Xưa.... khiến thầy Việt văn sáng tác thơ nhiều, và nhiều lắm. Nếu ai còn nhớ air thơ như thi ca Nguyên Sa: Trần Bích Lan, như vầy nhé...

"Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay? ...
Có phải rằng tôi chưa được quen
Làm sao buổi sáng đợi chờ em
Hay từng hơi thở là âm nhạc
Ðàn xuống cung trầm, mắt nhớ thương"

Rồi thơ thầy Lưu Ngọc Thuỷ được ghi nhận không thua thi ca Lưu Trọng Lư đâu...

"Ai bảo em là giai nhân
Cho hồn anh rơi rụng
Ai bảo em cười như xuân
Cho chết lòng thi nhân
Ai bảo em là giai nhân
Cho rượu hồng chua cay
Cho nụ tình xa bay
Cho lệ buồn đêm nay"

Vũng Tàu có trường bán công Trung Học Lý Thường Kiệt ở ngã tư Lý Thường Kiệt và Nguyễn Thái Học. À, à, ai sổ mũi hay cảm mạo thương hàn xin đừng quên văn phòng BS. Lâm, danh trấn một thuở dĩ vãng của ngày xưa... Vâng ở ngã tư Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học là bến xe lô (xe đò nhỏ, compact size), cũng là nơi chốn lưu dấu phòng mạch của BS. Lâm.

Trong một bài viết về nhóm Tư Lực Văn Ðoàn, tôi đọc và nhớ đến cô Hải Minh vì Bãi Ô Quắn, Vũng Tàu, cô kể cô nhớ có chiếc tàu buôn màu đen bị sóng đánh dạt vào bờ, tôi vẫn nhớ bãi Nghinh Phong, nhớ như thế. Xin xem bài "Nhà văn Nguyễn Tường Thiết: Một hậu duệ của Nhất Linh", bài VHLA.
Link:
https://nhanvannghethuat.com/nha-van-nguyen-tuong-thiet-mot-hau-due-cua-nhat-linh/

Phố biển Vũng Tàu về đêm khi lên đèn.

"Tác phẩm khác đưa gần gũi với phong văn của Nguyễn Tường Thiết là bài "Bãi Ô Quắn", Vũng Tàu. Quê ngoại tôi ở thị xã Vũng Tàu. Câu truyện về nguồn gốc của Bãi Ô Quắn hay tên khác của nó là Mũi Nghinh Phong vào thời Pháp được gọi là Pointe au Vent. Người Việt đọc trại ra hai từ "au vent" thành Ô Quắn, sau đó lại dịch Pointe au Vent thành Mũi Nghinh Phong. Bãi tắm Ô Quắn, nay rất ít có du khách hay dân địa phương xuống tắm biển ở nơi đây vì dòng chảy của nước rất nguy hiểm. Về hình thể, địa thế thì Mũi Nghinh Phong là mũi đất vươn dài ra phía Nam bán đảo Vũng Tàu. Nghinh Phong có nghĩa là đón gió. Mũi đất nầy đón gió 2 mùa, khí hậu mát mẻ dễ chịu. Mũi đất này vươn dài ra biển tạo hai Vịnh lớn và hai bãi tắm nổi tiếng, bãi Vọng Nguyệt (hay Ô Quắn) và bãi Hương Phong (hay bãi Dứa). Chữ Ô Quắn hay tên Tây "Au Vent" như vừa đề cập, có nghĩa là gió. Ở đây gió nhiều, nên người ta đặt tên mũi đất này là Nghinh Phong rất đúng nghĩa, và bãi tắm ở đây là Ô Quắn, bãi tắm nhiều gió. Nghinh Phong đón gió thổi suốt năm như vậy, gió biển mát rượi khi ta ghé đây hóng gió biển. Xa xa ngoài khơi là bồng đảo Hòn Bà… Bãi Ô Quắn hay Vọng Nguyệt rất nổi tiếng vì thắng cảnh rất đẹp. Nếu quý vị độc giả thích sóng lớn, thích một bãi tắm riêng rẻ, đây là bãi tắm của quý vị vậy, vui trượt sóng. Ở đây sóng nhiều, nước trong và sạch, hơi sâu hơn ở bãi Trước và bãi Sau. Những lúc hoàng hôn phủ xuống không gian Au Vent khi trăng lên, ngắm nhìn những làn sóng bạc tung tăng nô đùa ở đây lấp lánh, ôi sao đẹp tuyệt vời quá…

Những tiểu thuyết hay phim tình cảm lấy biển làm bối cảnh dựng phim như Titanic, Endless Love, truyện tình yêu tuổi trẻ lãng mạn hay N’oublie Jamais (của Nicholas Sparks, The Notebook), tình cảm trẻ trung giữa cặp đôi Noah và Allie. Truyện Au Vent của nhà văn Nguyễn Tường Thiết cũng mang nét lãng mạn như "P.S.: I love you" (của nhà văn nữ Cecelia Ahern, P.S. – Je t’aime) giữa 2 người trẻ Holly và Gerry. Nguyễn Tường Thiết kể chuyện "Bãi Pointe Au Vent", một chuyện tình cảm man mác nhẹ nhàng, đan xen nét lãng mạn của chuyến đi chơi ở Bãi Ô Quắn có hai mẹ con bà Simone và Gabrielle, Paul là bạn của Gabrielle, Họ chia chung kỷ niệm tại biển này. Về sau cha Gabrielle là một sĩ quan Pháp bị tử trận tại Điện Biên Phủ. Hai mẹ con bà Simone về Pháp. Paul giữ kỷ niệm đẹp với 2 người Pháp này. Tác giả lồng vào truyện 2 bài tình ca Pháp xa xưa thật hay, và cốt truyện có Étoile des neiges và Moulin Rouge với kỷ niệm Edith Piaf trong nét bút diễn tả của nhà văn Nguyễn Tường Thiết. Chút lời nhạc … Ta kết hôn vào mùa xuân, sao tuyết lại lau khô đôi mắt xinh đẹp của em? Pour nous marier dès le printemps… Étoile des neiges, sèche tes beaux yeux
(Etoile des neiges do NS. Franz Winkler – 1906-1962)
Line Renaud – Etoile des neiges;
https://www.youtube.com/watch?v=koQ9LpUnCs8

Khoảng năm 1970, khi về Cấp nghỉ hè tôi nhớ tại bãi Ô Quắn có chiếc tàu buôn khá lớn bị sóng đánh trôi dạt vào bãi biển này. Ô Quắn là một trong những bãi biển đẹp của Vũng Tàu. Tôi thích bãi này mỗi khi tìm sự thanh tịnh trong chuyến hè. Au Vent biểu tượng cho hồn mát mẻ cũng như vắng vẻ. Au Vent với tôi như bãi Playa del Carmen (ở bán đảo Yucatan, Mexico), khúc gần điểm nghỉ mát Riviera Maya và Las Brisas. Pointe au Vent cũng cho ta vẻ trầm mặc, tĩnh mịch như bãi Codo Playa thuộc đảo Bermudas, Caribbean. Những nơi lý tưởng để ta trốn tránh cảnh ồn ào, huyên náo của xã hội đô thị lớn. Xin nghe tiếp bài ca thứ 2 do danh ca "Sẻ nhỏ" Édith Piaf (le petit moineau) hát nhé…

Édith Piaf chante la grand chanson Moulin Rouge:
https://www.youtube.com/watch?v=whgqqKiyWI

Chiếc tàu buôn màu đen ngày xưa tại bãi Ô Quắn, Vũng Tàu.

Ra mắt ‘Tự Lực Văn Ðoàn và Các Cây Bút Hậu Duệ,’ một tuyển tập ‘nặng ký’
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/
ra-mat-tu-luc-van-doan-va-cac-cay-but-hau-due-mot-tuyen-tap-nang-ky/

Nói là "đầy ý nghĩa" vì đây là lần đầu tiên có một tuyển tập "nặng ký" của nhiều nhà văn viết về nhóm Tự Lực Văn Ðoàn cùng với nhiều sáng tác của các tác giả thế hệ hậu duệ nhóm Tự Lực Văn Ðoàn. Tuyển tập dày gần 500 trang với 35 tác giả và có nhiều hình ảnh quý hiếm, với sự góp mặt của nhà báo Phạm Quốc Bảo, nhà văn Bùi Bích Hà, Giáo Sư Quyên Di, Giáo Sư Trần Huy Bích, Giáo Sư Dương Ngọc Sum, Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, nhà báo Mặc Lâm, nhà báo Vương Trùng Dương, đại diện nhóm chủ trương là nhà văn Trần Việt Hải."

GS. Hải Minh và GS. Lưu Ngọc Thủy, các con.

Ði tiếp Vũng Tàu không mỏi chân. Có cây xăng Lý Thế Ký góc đường Trần Hưng Ðạo và Trưng Nhị, tọa lạc trên đường Trưng Nhị bên phải là đường Trần Hưng Ðạo cửa Tây chợ hãy nhìn thẳng hướng về nhà thương Lê Lợi. Nhìn về cửa Đông chợ xưa trên đường Lý Thường Kiệt có hai tiệm Mỹ Hương và Lan Phương. Tôi nhớ hai mặt chợ Vũng Tàu giống nhau, nhưng đường Trần Hưng Ðạo xe có thể chạy ngang qua, còn lối bên kia cửa Đông đường Lý Thường Kiệt xe hổng chạy qua được khi nhóm chợ buổi sáng. Chờ tới trưa chiều, sau khi bạn hàng dọn dẹp xong chợ thì xe cộ mới có thể chạy xuyên qua được. Nhớ góc đường Trưng Nhị có tiệm đồng hồ Vinh Phát. Ngã tư Trần Hưng Đạo và Trưng Trắc đi thẳng hướng về công viên Trần Hưng Đạo, kỷ niệm lắm... Ở góc này từ photo Tây Hồ và đi thẳng vô chợ theo đường Trưng Trắc là tiệm cơm Tuấn Ký, và Cư Ký. Có những hôm ông Ngoại đi uống cà phê sáng, hai ông cháu ghé tiệm nước Cư Ký. Tiệm sáng bán điểm tâm cà phê lót dạ. Bán trưa đến chiều tối là nhà hàng bán cơm hải sản đông đúc thực khách, cuối tuần mùa hè, xếp hàng như xem phim Titanic nhé. Tôi mê món cá mú cá hấp gừng (rock cod), món cá hồng lăn bột chiên xù sốt cà (snapper), canh gà rong biển bổ hơn sữa ong chúa, queen bee, hay nhau cá hồi cả vạn lần hơn,... Ngoại tôi ít ăn sáng, môt cup xây chừng cà phê đen, một miếng bánh ngọt nhỏ là xong. Koo tui kêu một jumbo bánh bao, xong chưa đã kẽ răng, Ngoại dặn cháu ăn cho no rồi đi tắm biển koo tui nạp thêm dĩa xíu mại cùng cặp dầu cháo quẩy. Mà thật vậy, khi ta đói bụng yếu sức ra gặp sóng biển nhấp nhô coi chừng hải bá kéo chân cuốn trôi sẽ nguy to, chưa kể yếu sức mà gặp ngữ như mấy con cá mập trắng nhe răng jaw cười duyên ta sẽ tiêu tùng. Coi vậy chớ khi đi bơi 2, 3 tiếng bụng lại đói meo. Hiệu ứng Pavlov khi bao tử biểu tình, đánh bò cạp. Tuổi 13 của Nguyên Sa đấy ! Nam thực hơn hổ... Ngày nay nhớ Ngoại, nhớ ông chủ Cư Ký, muốn ăn mode xưa, bà nhà và cha toubib "primary care doc" cho tu huýt ngay "béo như sumo cần giảm cân!", thuở xưa ở với Ngoại chả bao giờ bắt ta kiêng khem diet cả, 9PM ông cháu hóng gió trên sân thượng với thao xí quách của ông xe mì Nhật Ký, thêm chai la de Con Cọp Lớn, ôi đã làm sao nhỉ ?

Nhớ thêm ngã tự Trần Hưng Đạo và Trưng Trắc có tiệm sách báo Quốc Hiệp, có cô gái phụ mẹ trông hàng sách, cô bán sách xinh xắn, một petite fille như bóng mát của tiệm sách, cô Quốc Hiệp như cô Thuỵ Lan và Khánh Lan, bán sách, đọc sách, chữ nghĩa vô nhiều nay là nhà văn. Tôi ghé qua hàng sách ngày xưa, không biết là để mua sách, hay để ngắm sách hay ngắm cô Hiệp, em ơi....

Hiệp à, những sách ngày xưa em giới thiệu, có thể là tư tưởng tương đồng: "Et un jour, la fille aux livres est devenue la femme qui les écrivait" (And one day, the girl with the books became the woman writing them); hay "Un jour, tu seras l'auteur préféré de quelqu'un" (Someday you’re going to be someone’s favorite author). Cám ơn Hiệp một thuở ngày xưa Vũng Tàu.

Chợ Vũng Tàu với nhà sách Quốc Hiệp gần nhà Ngoại.

Lời cuối, xin gởi về quê ngoại, trích "Cá: Tâm Tinh và Kỷ Niệm", Việt Hải Los Angeles:

"Quê ngoại tôi ở Vũng Tàu mà quê nội lại ở tỉnh Tây Ninh, nên ngày xưa khi hè về anh em chúng tôi được luân phiên chia làm 2 tốp, nếu tốp này về thăm nội, tốp kia thăm ngoại, như thế hoán chuyển mỗi mùa hè khi được bãi trường hay nghỉ học. Cả hai địa danh này đều cho tôi nhiều kỷ niệm êm đềm đáng nhớ về sông rạch, về biển cả và cá, đặc biệt cá có râu whiskers. Tôi còn nhớ những ngày hè trước năm 75, khi quân đội đồng minh Mỹ và Úc đến vùng biển Vũng Tàu, thì nơi đây có sinh hoạt kinh tế rất sinh động, phồn thịnh và tấp nập. Ở tuổi trẻ thích vui khi được về Cấp, tôi theo ông ngoại tôi ban đêm ra Cầu Đá trước Ty Bưu Ðiện ở bãi trước Vũng Tàu câu cá đến khuya 1 hay 2 giờ sáng. Miệt biển có loại cá dứa tương tự như cá bông lau sông rất ngon. Thú câu đêm rất vui, hai ông cháu đèo nhau trên xe gắn máy ra biển. Để phòng cái lạnh về khuya tôi nhớ tôi trang bị cho mình chiếc quần blue jean dầy và khoác áo xanh lá cây treillis thật ấm của quân đội Hoa Kỳ những lần câu đêm như vậy. Sau khi thả mồi nhìn biển cả xa xa tâm hồn thư thái, an nhàn vô cùng, gió biển vào hè mát lạnh khi trời càng về khuya, thỉnh thoảng tôi ngó phao xem có cá cắn câu chưa. Ðèn pha của ngọn hải đăng từ trên núi thỉnh thoảng quạt một vệt sáng trên trời, không trung có hàng triệu vì sao lấp lánh, những tinh tú ẩn hiện tận chân trời xa xăm cho thấy vũ trụ thật bao la. Giựt mình trong phút giây mộng mị vì cá lớn đã cắn câu và run mạnh cần, tôi vội xoay nhanh ghì cần kéo cá lên. Ồ, một chú cá dứa thật to. Có hôm ông cháu chúng tôi câu được bốn, năm con cá dứa và nhiều cá mú đá màu xám hay mú lửa màu đỏ, rồi có hôm có cá ngộ halibut rất ngon. Bà ngoại tôi nấu ăn rất khéo. Bà nấu canh súng cá dứa, cá dứa chưng tương hoặc cá dứa kho me. Tôi không biết món canh súng tiên khởi phát xuất từ tỉnh nào, nhưng chỉ biết nhà ngoại tôi thường ăn món này. Trong nước lèo nêm canh súng có tương đen (hoisin sauce), đậu phộng rang giã nhỏ, xã băm, hành hương, tỏi phi và nêm thêm gia vị căn bản nước mắm, đường. Các loại rau độn có bạc hà, ngó sen chẻ cọng, giá và rau ngò om. Những khứa cá dứa thật ngon và béo ngậy. Tôi cũng được nghe về loại cá ngát, một giống whiskers nhưng lại sống ở vùng nước lợ ranh giới của nước sông và nước biển như Bà Rịa hay Cát Lở. Tựu trung thì Vũng Tàu vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm, nhưng thú câu cá về đêm vẫn hấp dẫn tôi nhiều hơn cả..."

Xin cám ơn Vũng Tàu quê ngoại, kỷ niệm quê hương, địa danh có cô giáo Hải Minh, Kim Phượng Studio và Quốc Hiệp bookstore, many many more. All and all make a beautiful memory in mine...

Again forever,
VHLA

Nhà Ngoại ngay cây xanh đầu tiên, kế Kim Phượng Photo.
(*): Phụ đính:

Người viết rất vui đã nhận được bài thơ của Đại Lão thi nhân Mã Lão Sơn, 97 tuổi vẫn làm thơ, nhảy rumba, bolero nhịp nhàng, và tango chách chùm mỗi cuối tuần. Ông vốn người Gò Công, nhưng bỏ vài con tim nơi đất Vũng Tàu.

Notes: Bạn Trần Việt Hải đã hỏi "Ai ơi có nhớ Vũng Tàu"?. Tôi xin trả lời

Nhớ Vũng Tàu

Một góc quê hương thân thương đã mất
Làm sao tôi quên được Vũng Tàu xưa:
Bãi Trước, bãi Sau, bãi Dâu, bãi Dứa
Nhớ mũi Nghinh Phong, nhớ ánh Hải đăng
Núi lớn, núi Nhỏ , nhớ những quán ăn
Bãi Trước,quán Tầm Dương ai cũng biết
Ở bãi Sau có quán bà Hồng Phượng.
Trên bốn mươi năm rời bỏ quê hương
Tôi còn nhớ mắm ruốc bà Giáo Thảo
Thời thế đổi thay, thế thời điên đảo
Bạn Vũng Tàu xưa kẻ mất, người còn
Kỹ sư Châu Minh Ba và bà Cyrnos(1)
Kẻ ở Florida, người ở Cali
Ðại Tá Kinh đã vĩnh viễn ra đi (2)
Ðai Tá Tạo đã ra người thiên cổ (3)
Tôi xa Vũng Tàu bao mùa lá đổ
Hôm nay bỗng nghe nhắc đến Vũng Tàu
Lòng bâng khuâng buồn, thương nhớ biết bao!
Hoa Ðô 15-11-2020, Washington, DC.
Trần Công/Lão Mã Sơn

Bà Trần Thị Kim Anh, Chủ nhà Hàng Cyrnos, và là Nghị viên Thị xã Vũng Tàu.
(2)- Ðại Tá Nguyễn Văn Kinh, Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Cảng Vũng Tàu, và Chỉ Huy Trưởng ngành Quân Cảnh Quân lực VNCH cho đến ngày mất nước.
(3) Ðại Tá Nguyễn Văn Tạo, Chỉ Huy Trưởng Trường Truyền Tin, và Thị Trưởng Vũng Tàu .

Việt Hải Los Angeles.