tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023
Thuở Ban Đầu - Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương - Trình Bày Trần Ngọc
Mộng Mơ
Thuở
ấy…một thời mộng mơ
Dòng đời…trăng héo, sương mờ!
Thuyền tình
…
vừa cập bến…
Tiếng đàn… réo rắt cung tơ
Rồi anh lại đi học xa
Chiều chiều ra dạo vườn hoa
Mắt em buồn… hoa héo ụ!
Hồn anh cánh bướm la đà
Bao lần anh trở
về quê…
Đò ngang…em trải tóc thề
Hồn anh mò trăng đáy nước!
Bồng bềnh…mây trắng lê thê!
Mộng mơ…được nói nên lời
Reo cười…ánh mắt, vành môi
Cho anh…một trời xao xuyến!
Vui mừng…anh đã lội bơi!
Thế
rồi…anh lại ra đi
Mộng mơ…trải khắp Kinh kỳ
Đêm về, nơi căn phòng nhỏ
Nhật ký vơi đầy…lệ tràn mi!
Có Những Cơn Mưa
Dạo:
Cuộc đời sao lắm cơn mưa,
Để cho người phải dây dưa lối sầu.
Cóc cuối tuần:
Buồn nhớ những cơn mưa,
Thuở mình vừa mới lớn,
Tuổi ngây thơ đùa giỡn,
Lòng chẳng gợn sầu đau.
Phút chạm mặt lần đầu,
Mắt nhìn nhau xa lạ.
Ai nghiêng vành nón lá,
Ai tất tả đường trưa.
Rồi có một chiều mưa,
Hai đứa vừa tan học,
Em vội vàng guốc mộc,
Anh lóc cóc chân chầu.
Nước xối xả trên đầu,
Mình dìu nhau tạm trú.
Nụ tình thơ chợt nhú
Bày đủ thứ dây dưa.
Từ đó nắng hay mưa,
Tim đưa đường dẫn lối,
Hai đứa cùng lặn lội,
Dẫu sớm tối gần xa.
Hạ dồn bước Thu qua,
Đông nhạt nhòa, Xuân tới.
Cánh hoa hoài vun tưới,
Phơi phới giữa dòng đời.
Nhưng số chẳng chiều người,
Hoa nào tươi được mãi.
Năm qua rồi tháng lại,
Uể oải lối mòn xưa.
Buổi sáng ấy trời mưa,
Pháo hồng đưa gót ngọc,
Em xa rời lớp học,
Anh khó nhọc lên đường.
Đất nước chợt tang thương,
Mình đại dương cách trở,
Đứa quê người chết dở,
Đứa khổ sở trời xưa.
Anh xứ lạ dầm mưa,
Gắng chừa câu nguyện ước.
Lặng nghe từng giọt nước
Thấm ướt những canh sầu.
Hơn nửa kiếp xa nhau,
Đớn đau nào có vợi,
Vẫn đêm ngày rã rượi
Nhớ tới bóng hình xưa.
Đời có những cơn mưa,
Không bao giờ chịu tạnh.
Trên lối tình cô quạnh,
Lành lạnh dấu chân người.
Trần Văn Lương
Cali, 3/2023
Màu Sen Chín
Má em hây như sen chín một thời
Lâu lắm rồi mỗi đứa ở một nơi
Nay gặp lại anh nhớ màu sen chín..!
Thanh Chau
Tình Trong Mơ
Anh, hoàng tử chờ ngai
Gặp nhau mùa trăng sáng
Dệt chuyện tình liêu trai…
Trên thảm cỏ nhung xanh
Bên sườn non liễu rũ
Ðôi ta cùng ấp ủ
Một mối tình mong manh
Lá vàng rơi nhẹ nhẹ
Tim hồng em bâng khuâng
Anh nhìn em nói khẻ:
Tim này anh xin dâng…
Rồi chàng cầm tay em
Ðặt lên nụ hôn nồng
Yêu ai, yêu một đời
Người yêu ơi, biết không?
Em, bây giờ vẫn thế
Dẫu đầu non trăng tàn
Nơi hẹn hò năm cũ
Hoang liêu theo thời gian…
Mình em giữa bơ vơ
Dấu ấn chẳng phai mờ
Bao giờ anh trở lại
Tiếp chuyện tình trong mơ
Anh, cuộc đời vương giả
Em, một đóa trà mi
Một lần ta hội ngộ
Ðể một đời chia ly…
Nguyễn Phan Ngọc An
Mẹ Còng Lưng Gánh Nhớ Thương
Mẹ ngồi đếm lá khô rơi
Thương con nhớ cháu rã rời xương da
Mẹ đi trồng cải tưới cà
Thương cây nhớ cội khổ qua đèo bồng
Mẹ về nhặt trái sầu đông
Thương bèo nhớ bọt nhãn lồng lia thia
Mẹ chân đất lạnh đầm đìa
Thương sông nhớ núi mộ bia lở bồi
Mẹ run tay vò chè xôi
Thương chồng nhớ cháu con côi đoạn trường
Mẹ còng lưng gánh tuyết sương
Thương trăng nhớ gió quê hương tình nghèo
Mẹ nằm nhang khói hắt hiu
Thương mưa nhớ nắng chín chiều ca dao
Mẹ tiên kể chuyện vì sao
Thương ân nhớ nghĩa ngọt ngào lời ru…
MD.04/16/13
LuânTâm
Règles Pour Un Mariage Heureux (Anonyme) - Điều Luật Để Có Hôn Nhân Hạnh Phúc (Thái Lan)
Ne pas s'endormir avant qu'une dispute ne soit résolue
Ne critiquer son partenaire qu'avec tendresse
Lors d'une dispute, s'arranger pour que l'autre ait raison
Ne crier que si la maison est en flammes
Ne pas évoquer les erreurs du passé
Tout oublier mais jamais son partenaire
Ne jamais se mettre en colère en même temps
Toujours admettre toutes ses erreurs
Savoir pardonner et demander pardon
Chaque jour faire un geste d'amour
Anonyme
***
Điều Luật Để Có Hôn Nhân Hạnh Phúc
- Chỉ đi ngủ một khi mối bất hòa đã được giải quyết
- Chỉ phê phán người bạn đời một cách trìu mến khi một cuộc cãi vã xảy ra
- Hãy dàn xếp thế nào để cho người kia luôn có lý
- Chỉ la hét khi nhà cháy
- Không khơi lại những sai lầm trong quá khứ
- Quên hết mọi thứ, chỉ trừ bạn đời của mình
- Không bao giờ nổi giận cùng lúc với người kia
- Luôn luôn nhận mình đã hành động sai trái
- Phải biết tha thứ và luôn tạ lỗi
- Mỗi ngày hãy gởi một hành động yêu thương đến " họ" -
(Khuyết danh)
Quyển Sách Bỏ Quên
- Không được ngửi!
Hắn quay lại, thấy người thiếu nữ trẻ, độ chừng hai sáu, hai bảy tuổi. Cô ta đội nón, che khăn mặt và đeo găng tay làm vườn. Hắn định lên tiếng. Cô gái nói:
- Hoa đó không được ngửi. Hên là tôi tới kịp, bằng không chậu hoa không còn nữa.
- Tôi không phải là ăn trộm, thưa cô.
Hắn giải thích.
- Vâng, xin ông đừng hiểu lầm ý tôi. Tôi không nói ông lấy chậu hoa này, nhưng nếu ông mà ngửi vào thì ngày mai nó sẽ vàng và bảy ngày sau thì nó sẽ chết.
- Ồ...
- Mà ông đến mua Lan à?
- Không, thưa cô. Tôi đến để tìm ông Linh Nhất.
- Ông ấy qua đời hơn ba năm nay rồi. Mà ông tìm ông ấy có chi không?
- Tiếc quá! Xin lỗi cô là gì của ông ấy?
- Ông ấy là gia gia của tôi.
- Gia gia?
- Là Nội tôi ấy mà. Mà ông tìm Gia Gia tôi có chuyện gì không?
- Chẳng giấu gì cô, tôi đến đây là vì có người giới thiệu nội của cô có nhiều sách cũ, và có thể có sách tôi muốn tìm.
- Vâng, nội tôi có rất nhiều sách cũ, nhưng không biết ông muốn tìm quyển nào? Của ai?
- Cuốn "Giòng Sông Thanh Thủy" của Nhất Linh.
- À…Tôi nghĩ chắc có, nhưng không chắc lắm. Phải đợi Gia tôi về rồi ông hỏi.
- Xin lỗi cô... Khi nãy cô nói…
- Nãy tôi nói chi mô?
- Cô nói Gia Gia cô mất ba năm rồi... Còn Gia?
- Ồ! Gia Gia là nội của tôi. Còn Gia là cha, là bố của tôi đó.
- Vâng! Xin lỗi cô. Tôi hiểu sai.... Vậy chừng nào ông ấy về?
- Tôi cũng không biết chắc, có thể chiều nay, cũng có thể vài ngày, nửa tháng.
- Ồ! Chẳng giấu gì cô, tôi ở tận bên Mỹ về đây. Tôi không thể chờ được lâu như vậy. Hay là cô vào tìm hộ xem Gia Gia cô có những quyển sách tôi muốn không?
- Ừa, cũng được. Để tôi hỏi Ma tôi thử sao.
Cô gái bỏ đi vào trong. Lát sau, cô trở ra với một người phụ nữ khác. Bà ta độ chừng bốn chín, năm mươi tuổi. Chắc có lẽ là mẹ cô gái vì hai người giống nhau như khuôn đúc. Vả lại, cô ấy gọi bà là Ma. Có lẽ, Gia Gia là ông Nội, Gia là Cha, và Ma nghĩa là Mẹ? Hắn nghĩ vậy!
Người phụ nữ tới bên hắn và tự giới thiệu:
- Tôi là con dâu ông Linh Nhất, ông muốn tìm sách à?
- Dạ vâng, thưa chị.
- Nhưng chồng tôi không có ở nhà. Mọi sự trong nhà đều do ông ấy lo liệu, nhưng ông đây không có thời gian đợi chồng tôi về.
Người đàn bà do dự vài giây rồi tiếp:
- Thôi thì, tôi để cho ông vào tìm, nhưng muốn gì thì cũng đợi chồng tôi về, ông ấy sẽ quyết định.
- Vâng, thưa chị, cám ơn chị và cô nhiều lắm.
Ba người vào nhà. Người đàn bà nói với con gái:
- Lan à, con kêu thằng Hoàng, dắt chú ấy lên gác để cho chú ấy xem sách. Nhớ cầm theo đèn pin để thấy đường mở cửa sổ cho sáng nhé. Đem đèn hột vịt lên đó lỡ ngã, cháy là khổ.
Rồi bà quay qua hắn, bà nói:
- Từ ngày ba chồng tôi mất, chúng tôi không lên gác thường. Chỉ có thằng con trai, lâu lâu nghịch ngợm, trốn lên đó đọc sách.
Lan trở lại với người con trai to, cao, trẻ khoảng chừng mười tám, mười chín tuổi. Chắc có lẽ tên cậu ta là Hoàng. Hắn đang suy nghĩ. Lan nói:
- Hoàng, dẫn chú này lên gác, xem có quyển sách gì đó không?
- Dạ.
Cầu thang lên gác làm bằng gỗ, mỗi bước đi, hắn có thể nghe tiếng răn rắc. Hắn run trong lòng, nhưng tự nói với mình là chắc không sao, không sợ!
Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023
Không Còn Mùa Thu - Nhạc Và Lời: Việt Anh - Tiếng Hát: Phạm Cao Tùng
Tiếng Hát: Phạm Cao Tùng
Một Mình
Sáng nay mây xuống thấp tình gần
Sương rơi thấm ướt cả trong sân
Nỗi nhớ tìm về em ở đó
Em đợi tình quân thay áo xuân
Gió thu lá rụng bay lang thang
Sương trắng mây mù xa ngút ngàn
Đọng ướt hơi sương bay lãng đãng
Tiếng rơi lá rụng cõi phù vân.
Bóng chim khép cánh tà huy bay
Chiếc lá thu rơi chạm ngón tay
Ngọn gió đông về thêm giá rét
Nỗi buồn vương vấn tận nơi này.
Sáng nay trời thấp mây đầu núi
Từng giọt cà phê vị đắng môi
Em đợi chờ ai tình bối rối
Mắt buồn xa vắng ướt đôi môi.
Sáng nay ngồi khóc một mình em
Từng giọt sầu rơi lặng lẽ êm
Tiếng bước anh đi xào xạc lá
Để em buồn lạc bước trong đêm.
Tế Luân
Mùa thu một mình
10-12-22
hình minh hoạ "photoshop by le tuan"
Suối Mây
Gọi thầm Thơ, Gọi trong tim
Phấn hương Lan Ngọc ngát miền tâm linh
Thuyền lênh đênh, Gió lênh đênh
Bông Mai vừa nở cuối ghềnh hoàng hôn
Thơ say ăm ắp đầy hồn
Gió lùa mấy ngả, tay ôm Thơ vùi
Trong tay giấy trắng ngủ dài
Tỉnh ra bỗng thấy đất trời hoang sơ
Thì Thơ, ta lại làm Thơ
Thơ xanh, hoa ngọc thả bờ Giác Hoa
Hỏi là ai? Lại là ta,
Tiền thân là Gió, là Hoa kiếp nào!
Kiếp này, Vẫn Thơ nữa sao
Quẩy Kinh, Ai quẩy Thơ vào sông trăng,
Trăm năm dâu bể thường hằng
Chữ rằng là Có! Chữ rằng là Không!
Sao đầy trời ... Sáng mênh mông,
Một dòng mộng huyễn, một dòng huyền vi ...
Tỉnh đi ! Ai đó Tỉnh đi!
Có nghe Thơ điệu Cổ Thi ngọt ngào
Thả lên Trăng, Rót lên Sao!
Còn nghe âm hưởng dạt dào sông Ngân
Gọi thầm Thơ, Gọi trong Tâm ...
Đường về Bến Tịnh, Hoa Xuân nở vàng,
Mây trời một giải thênh thang
Thế gian hữu hạn, không gian vô cùng
Tiếng Thơ nào vọng hư không
Nhắn ai về Suối Mây Hồng Nghe Kinh ...
Tuệ Nga
Tháng Ba Hoa Lê Nở
Ðất Trời cây cỏ tràn trề sắc Xuân
Mai vàng nở rộ trước sân
Hoa Lê khai hội trắng ngần trên cây
Tháng Ba nắng rót thêm đầy
Ửng lên màu lá cỏ cây vui đùa
Chồi non trồi dậy sau mưa
Con sâu nhún nhảy đu đưa trên cành
Tháng Ba, tôi mộng an lành
Con ong tìm mật trên cành cây cao
Trăm hoa đua nở ngọt ngào
Cho lòng lữ khách dạt dào yêu thương
Tháng Ba tôi dạo bên đường
Cỏ non êm ái vấn vương chân mình
Tìm về ký ức thanh bình
Trôi qua nhè nhẹ đậm tình nơi đây!
030123
Hồng Nhan Tri Kỷ Ở Đâu?
Hồng nhan tri kỷ ở đâu?
Thưa rằng: Trước mắt từ lâu đó mà
Mỗi ngày săn sóc cho ta
Đêm nằm bên cạnh như là nàng tiên
Là người tình rất ngoan hiền
Là người chia sẻ muộn phiền, âu lo
Là nơi êm ấm bao la
Là nơi hạnh phúc rải hoa tuyệt vời
Là kết chặt mình một đôi
Là kết quả sự ra đời các con
Là ngân hàng để dành tiền
Là ngân hàng chi trả, thản nhiên ta xài
Là không gian ở khắp nơi
Là thời gian bước đường đời cùng nhau
(Việt Chỉnh)
Là khi sổ mũi nhức đầu
Có em bên cạnh lo hầu hạ anh
Là khi lận đận công danh
Em đây an ủi dỗ dành đầy vơi
Là khi mê mải rong chơi
Là ai vẫn đợi vẫn chờ ngày đêm
Là khi mê "phở" bỏ "cơm"
Là ai nhẫn nhịn qua cơn mê này!
Đừng ham của lạ vài ngày
Mà đành đánh mất nghĩa dầy tào khang
Đường trần vai nặng gánh mang
Em: người vợ, người đảm đang tuyệt vời!
(KimLoan)
Hồng nhan tri kỷ suốt đời
Là người thấu hiểu từng lời sẻ chia
Khó khăn hoạn nạn chẳng lìa
Những khi đau ốm thức khuya không nề
Là người chân chất hồn quê
Dù xa trăm nẻo sơn khê vẫn chờ
Là câu Lục Bát tình thơ
Hát ru ngọt lịm ầu ơ bạn lòng
Là chăn sưởi ấm trời đông
Thủy chung vẹn giữ cô phòng bóng soi!
(Kim Oanh)
Ngày xưa anh đến bằng tình
Giờ này chê vợ kiếm hình bóng ai
Điểm hoa kết nụ đêm dài
Lòng thao thức nghĩ miệt mài khổ thay
Quên đi của quý trong tay
Một thời cũng đã chọn ngay kỹ càng
Đôi khi sướng quá hóa tàn
Bên anh đã có cục vàng quý ơi
Bao nhiêu tình cảm bay hơi
Để khi đã mất gào đời than thân
(Minh Thúy)
Tùy Duyên Mà Sống
Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023
Hoang Dã Điệp Trùng Hoang Dã!
Con cò trắng bay la bay lả!
Nổi bật trong cỏ nước đầm lầy hoang dã đìu hiu!
Giang đôi cánh siêng năng lặn lội, chắt chiu!
Nuôi mình, nuôi con, duy trì nòi giống mỹ miều tươi đẹp!
Trời cho cánh soãi từ bao kiếp!
Đất hiến tôm bơi đến cả đàn!
Thêm cá, cua, lươn, rắn tha hồ mà săn, bắt thả giàn!
Trời sinh voi, trời sinh cỏ! Miễn bàn vì quá đúng!
Bản thân tài nghệ rất điêu luyện, không hề lúng túng!
Thiên năng tỏ lộ ngay khi đụng đối thủ bất kỳ!
Trong vùng lãnh địa một khi!
Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 15/01/2025
Nhiếp Ảnh Gia:Trần Đức Tạo
Lời Cha
Biển Trần Thế Tôi
Vì em con gái đời này
Mang thêm nhung nhớ cho đầy biển dâu
Vì em con gái đời sau
Nên trăm năm cũng kiếp nào mắt môi
Xin cho nhau những cuộc đời
Dù thời gian có đổi dời thế gian
Xin em cứ thể là nàng
Để tôi cứ thể là chàng năm xưa
Nhớ người con gái chiều mưa
Ngồi bên song cửa thương mùa gió xa
Gương soi hình bóng nhạt nhòa
Xin cho hương phấn lụa là dấu in
Mời em về giữa cuộc tình
Để mai sau những tháp đình thủy chung
Mời em về giữa ân cần
Để ngàn năm mặn biển trần thế tôi..!
Durham, North Carolina
Nguyễn Vĩnh Long
Chiều Phai
Nắng trở màu xa xôi
Mây trắng buồn như cỏ
Cỏ úa tình pha phôi
Mây trượt trên nắng ngời
Vượt tầng không khí loãng
Thơ trộn trong giỏ lời
Hơi thở nào đứt quãng
Em xé vụn niềm vui
Của ngày ngây thơ cũ
Chôn cảm giác đau vùi
Trong đợt tình sóng lũ
Thiên thạch nào vỡ vụn
Trên đỉnh trời cô liêu
Ký ức nào cháy ngún
Trong một thoáng mê chiều
Trong tầm bay xa khuất
Sáo sổ lồng sang sông
Ngôi cũ tình phế truất
Gió cợt đùa xa trông
Tia nắng nào len lỏi
Xé rách vòm hư không
Thương vầng trăng khuyết mỏi
Soi hoàng hôn mênh mông
Nắng gói màu dĩ vãng
Mưa xối buồn tương lai
Chiều phai, chiều chạng vạng
Chiều phai, chiều luôn phai …
Đặng Toản
Viết cho ngày sinh nhật 59 tuổi
Houston July / 21/2019
Lại Một Mùa Thu - Thu Về
Lòng ta ơi! cứ mãi u mê
Trên từng phiến lá vàng trăn trở
Gửi chút tình riêng bớt não nề
Kim Phượng
***
Họa:
Thu Về
Rừng phong lá đỏ lại quay về
Dẫu biết sắp đông vẫn thích mê
Thuở đó ngây thơ chưa vướng lụy
Tình tan, mây nổi có đâu nề!?
Lộc Bắc
Mars23
Mơ Phai …
Nhưng như đời thực, mơ ỡm ờ
Người vẫn xa xôi, tuy gần gũi
Đã nắm tay em, lại… tảng lờ
Ô hay, lạ nhỉ, yêu là thế
Không chỉ là yêu, em còn mê
Sáng ngời mắt biếc, em âu yếm
Tha thiết nhìn anh, sao vẫn chê?
Vướng vất điều gì, anh nói đi
Anh chê em nhỏ tuổi chứ gì
Hay là không đẹp như chị ấy
Để em chớp mắt, nước bờ mi.
Xuất giá theo chồng em vẫn nhớ
Khối tình con cỏn của ngày thơ
Sưởi ấm hồn em khi lạnh giá
Để rồi cười mỉm, thích vu vơ….
Ngày xưa có kẻ thương mình
Bước chân Hoàng Thị, nhưng tình chưa trao
Sao Khuê
Học Sử Việt Nam Dễ Nhớ - Học Sinh Tiểu Học Thời Việt Nam Cộng Hòa
100 câu thơ về lịch sử VN mà chỉ có học sinh thời VNCH được học!!!
1. Vua nào mặt sắt đen sì?
2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
25. Hại dân bán nước tên Cung?
26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
35. Tổ ngành hát bội nước ta?
36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
37. Vua nào sát hại công thần?
38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
61. Công thần vì rắn thác oan?
62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
77. Móng rùa thần tặng vua nào?
78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
85. Công thần mà bị quật mồ?
86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
89. Dâng vua cải cách điều trần?
90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
95. Đông y lừng tiếng danh sư?
96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?
100 Câu Đố Lịch sử
(của Đào Hữu Dương)
***
Câu Trả Lời Là
1- Mai Hắc Đế, mặt sắt đen sì
2- Lý Thái Tổ thuở hàn vi ở chùa
3- Hưng Đạo bẻ gậy phò vua
4- Nguyễn Trãi dùng bút, đánh lừa Vương Thông
5- Ngựa Thánh Gióng phun lửa đầy đồng
6- Voi Hưng Đạo khóc giữa dòng Hóa Giang!
7- Kiếm Lê Lợi trả rùa vàng
8- Súng Cao Thắng nổ Vũ Quang thuở nào.
9- Lê Lai cứu chúa đổi bào
10- Hai Bà Trưng sánh anh hào ra oai!
11- Cao Bá Quát lên đoạn đầu đài
12- Thoát Hoan chui ống chạy dài bắc phương.
13- Trần Bình Trọng khinh Bắc Vương
14- Mỵ Châu, lông ngỗng rắc đường hại cha!
15- Quang Trung đại thắng Đống Đa
16- Cụ Phan sang Nhật bôn ba tháng ngày! (Phan Bội Châu lập phong trào Đông Du)
17- Đào Duy Từ đắp Lũy Thầy
18- Nguyễn Du xử thế, triều Tây ẩn mình!
19- Bà Triệu lừng lẫy uy danh
20- Đinh Bộ Lĩnh lấy cỏ tranh làm cờ
21- Thánh Tông nguyên súy Hội thơ
22- Lâm Thao Nghĩa Lĩnh đền thờ Hùng Vương
23- Sừng trâu bẻ gẫy: Phùng Hưng
24- Lê Lợi khởi nghĩa, anh hùng Lam Sơn
25- Họ Hồ phản bội cha ông
26- Yết Kiêu, Dã Tượng, thần sông Bạch Đằng!
27- Vạn Hạnh, triều Lý cao tăng
28- “Bình Ngô”… Nguyễn Trãi hùng văn lưu truyền
29- Quốc Dân Đảng, (mười ba) Liệt Sĩ thành Yên
30- Từ Thức treo ấn tu tiên (động) Bích Đào.
31- Âu Cơ (sinh) trăm trứng đồng bào
32- Bình Khôi, Trưng Nhị được trao chúc này
33- Bùi Thị Xuân, nữ tướng tài
34- Hàm Nghi chống Pháp, bị đày xứ xa.
35- Đào Tấn, tổ hát bội nước ta
36- Đặng Trần Côn với khúc ca Chinh Phụ sầu…
37- Gia Long giết hại công hầu
38- Tố Tâm Ngọc Phách xiết bao trữ tình! (Hoàng Ngọc Phách tác giả tiểu thuyết Tố Tâm)
39- Đội Cấn chống Pháp, dấy binh
40- Hoàng Diệu tổng đốc, vị thành vong thân
41- Trần Cảnh mở nghiệp nhà Trần (Trần Cảnh tức Trần Thái Tông)
42- Chuyện Hiếu Văn Phức, diễn âm lưu truyền (Lý Văn Phức, tác giả Nhị ThậpTứ Hiếu diễn ca)
43- Chữ Nôm khai sáng, Nguyễn Thuyên
44- Công Trứ dựng nghiệp dinh điền chẳng sai!
45- Tú Xương thơ phú biệt tài
46- Duy Tân chống Phàp, bị đày đảo xa
47- Mùng Năm Tết, giỗ Đống Đa
48- Nam Quan, Nguyễn Trãi nghe cha dặn dò
49- Trưng Vương xây dựng cơ đồ
50- Quang Khải: Hàm Tử “cầm Hồ” hiên ngang (Trần Quan Khải: Đoạt sáo Chương Dương
độ. cầm Hồ Hàm Tử quan
51- Nguyễn Ánh tên huý Gia Long
52- Tướng Lê Văn Duyệt, Lăng Ông phụng thờ
53- Lạc Long kết nghĩa Âu Cơ
54- Thánh Trần, Vạn Kiếp ngai thờ tử lâu
55- Đời Hùng: Lạc Tướng , Lạc Hầu
56- Long Hồ thủy chiến, tướng Châu bỏ mình (Châu Văn Tiếp)
57- Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức Trạng Trình
58- Tri Phương, phò mã hy sinh thủ thường (Nguyễn Tri Phương và phò mã Nguyễn Lâm)
59- Triệu Quang Phục, Dạ Trạch Vương
60- Chu thần thảo sớ chém phường nịnh gian (Chu thần tức Chu Văn An)
61- Nguyễn Trãi vì rắn thác oan
62- Nhân Tông triệu tập Diên Hồng đánh Nguyên (Trần Nhân Tông)
63- Lộc Tục dòng dõi Đế Minh (Lộc Tộc tức Kinh Dương Vương)
64- Mất thành, Thanh Giản quyên sinh cùng đường! (Cụ Phan Thanh Giản để mất thành
Vĩnh Long)
65- Mười tháng ba, Giỗ Hùng Vương
66- Tháng hai mồng sáu Nhị Trưng trầm mình
67- Tản Viên ngự trị Sơn Tinh (Tản Viên thuộc dẫy núi Ba Vì ở Hà Tây).
68- Sông Đà núi Tản bút danh thi hào
69- Trăm con một bọc : Đồng Bào
70- Phan Bội Châu khởi phong trào Đông Du
71- Hoàng Hoa Thám lập chiến khu
72- Lê Thánh Tông mở Hội Thơ Tao Đàn
73- Quang Bình giữ nước đuổi Thanh (Nguyễn Quang Bình tức Nguyễn Huệ)
74- Ngọa triều Long Đĩnh khiến tàn Tiền Lê.
75- Hoá Giang Hưng Đạo hẹn thề
76- Mười năm Lê Lợi một bề đuổi Minh
77- Thục Phán được móng rùa thiêng (Thục Phán An Dương Vương)
78- Thường Kiệt đánh Tống bình Chiêm lẫy lừng (Lý Thường Kiệt tức Ngô Tuấn)
79- Lương Đắc Bằng dâng sách “Trị Bình”
80- Đĩnh Chi tướng xấu, ví mình hoa sen (Mạc Đĩnh Chi)
81- Mạc Cửu dựng đất Hà Tiên
82- Ngọc Quyến chống Pháp, Thái Nguyên bỏ mình (Lương Ngọc Quyến)
83- Quy Nhơn, Võ Tánh hy sinh
84- Đại Việt Sử Ký, công trình họ Ngô (Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đời Lê)
85- Lê Văn Duyệt bị san mồ
86- Đồ Chiểu tác giả lòa mù “Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu)
87- Đại Từ nổi tiếng Hải Thần (Nguyễn Hải Thần,hoạt
động cách mạng chống Pháp)
88- Nhữ Học in sách, ân cần dạy dân. (Lương Nhữ Học)
89- Trường Tộ, cải cách điều trần. (Nguyễn Trường Tộ, thời vua Tự Đức)
90- Vua Quang Trung sánh Ngọc Hân chung tình
91- Cao Bá Quát chống Triều Đình
92- Duy Từ đắp lũy, đào kinh bậc thầy (Đào Duy Từ)
93- Phan Kế Toại lãnh ấn Khâm Sai
94- Trương Chi tiếng hát đọa đầy Mị Nương
95- Hải Thượng y thuật danh nhân
96- Lời thề sông Hóa thánh Trần diệt Mông (Trần Hưng Đạo)
97- Khánh Dư nổi tiếng Vân Đồn (Trần Khánh Dư)
98- Trạng Trình ẩn dât chẳng còn lợi danh
99- Mùa Xuân Kỷ Dậu đuổi Thanh
100- Dân quyền, dân chủ an lành Việt Nam
Rừng, Lá Phổi Của Nhân Loại
1.Tổng quan.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố năm 2011 là năm quốc tế về rừng để báo động về sự tàn phá rừng một cách đại quy mô với trung bình 350km2 rừng bị mất đi mỗi ngày, làm tổn thương sự đa dạng sinh học và làm tăng thêm sự sưởi nóng toàn cầu.
Trái Đất xưa kia rất nhiều rừng; rừng che phủ mọi nơi; sự mục rửa cây cối trong những điều kiện nhất định đã tạo nên dầu hoả, mỏ than. Xưa kia, người thưa thớt, sống du mục, săn bắn. Nhưng dần dà, dân đông, nhu cầu chất đốt, nguyên liệu làm nhà cửa, đồ mộc nên con người khai thác rừng làm diện tích rừng thu hẹp.
Nếu có ai hỏi hãy tìm chỉ một cá thể duy nhất vừa bảo đảm đất giàu, vừa điều hòa được nước và lụt, vừa phát sinh hơi nước, vừa tồn trữ cacbon, vừa thanh lọc không khí, vừa điều hòa nhiệt độ, vừa chứa động vật và thực vật, vừa làm đẹp cảnh quan thì chắc hẳn câu trả lời đó là một cây và cây lại là một phần của rừng.. Con người từ thời thượng cổ cách đây mấy trăm ngàn năm cũng phải dựa vào rừng mà sống: săn bắn, củi đốt, làm nhà, thuốc thang đều nương vào rừng. Không rừng, con người không có nguyên liệu, không muông thú để săn bắn.. Trong bài quốc ca của Việt Nam thời trước 1945, còn gọi là Đăng Đàn Cung, có câu hát:
Kìa núi vàng bể bạc, có sách trời, sách trời định phần..
Núi vàng không phải là núi có vàng mà ý nói là núi chứa đựng nhiều tài nguyên trong đó rừng là một. Rừng chính là vàng xanh; rừng còn qúy hơn vàng vì rừng ảnh hưởng đến khí hậu, đến thủy văn, đến sức khoẻ con người. Qủa vậy, rừng có nhiều chức năng liên hệ đến môi trường thiên nhiên và nhân văn.
2. Các loại rừng trên thế giới
Đi từ cực địa cầu đến xích đới, có 9 loại rừng lón như:
đồng rêu đới lạnh, rừng taiga còn gọi là rừng thông phương bắc, rừng lá ôn đới, rừng Địa Trung Hải, thảo nguyên, xavan hay rừng có đới nóng, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập nước.
21. Đồng rêu đới lạnh (toundra) nằm trên các vùng có băng đóng vĩnh viễn trên mặt đất. Ngày mùa hạ rất dài . Mùa đông, đêm kéo dài hàng tháng. Do đó thực vật chỉ là rêu và địa y (lichen)
22. Rừng taiga, còn gọi là rừng thông phương Bắc (forêt boréale de Conifères) có phía bắc giáp với vùng toundra, phía nam giáp với vùng rừng hỗn hợp lá kim và lá rộng. Rừng taiga ở phía Alaska, bắc Canada, Bắc Âu, bắc Siberia nằm thành một đới dài trên Trái Đất. Rừng taiga có những loài cây lá nhọn như thông (Pinus), linh sam (Abies), vân sam (Epicea), thông rụng lá (Larix). Khí hậu rừng taiga lạnh, mùa đông kéo dài . Động vật thường gặp là tuần lộc (caribou), nai sừng tấm (orignal) sống và di chuyển từng đàn hàng ngàn con và các loài thú ăn thịt như gấu, chó sói, cáo ...Riêng Quebec, các vùng bắc Baie Comeau, bắc Sept Iles, bắc Abitibi có nhiều loại rừng này.
23 . Rừng ôn đới có lá rụng (Temperate deciduous forest, còn gọi là hardwood forest ; forêt feuillue tempérée) phát triển mạnh ở Đông Canada, Đông Bắc Hoa Kỳ, Tây Âu và Đông Âu..Có quãng 60 loài cây khác nhau như sồi (oak), hêtre (beech), phong (maple), thông rụng lá ( méleze), bouleau, peuplier
Có ba loại quần xã như có nhiều loại sồi (chênaie), cây phong (érablière) và cây hêtre (hetraie)...Riêng Quebec loại rừng này gặp vùng Montreal, Sherbrooke, Trois-Rivières, Hull
Có lá rụng mùa thu:
-Anh đi rừng chưa thay lá
anh về rừng lá thay chưa
phố cũ bây chừ xa lạ
hắt hiu đợi gió giao mùa
-Rừng thu lá úa em vẫn chưa về
Rừng đông cuốn gió em đứng bơ vơ
Rừng thu thay lá mây bay buồn rầu
Rừng đông buốt giá mưa bay rạt rào
Lượng mưa vừa phải; lá rụng vào thu, tạo một lớp lá khô dày đặc trên đất.
Có nhiều thú như hươu, nai, gấu, chó sói.
Đây là vùng nhiều cây phong (Acer) có lá vàng đỏ vào mùa thu. Lượng mưa vừa phải; lá rụng vào thu, tạo một lớp lá khô dày đặc trên đất. Có nhiều thú như hươu, nai..Truyện Kiều có c âu:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Người về chiếc bóng năm canh ...
là nói đến loại rừng ôn đới có nhiều ở Trung Quốc
24. Rừng mưa ôn đới ( temperate rainforest; forêt pluviale tempérée)
Có ai đã đi Vancouver và miền Bắc British Columbia thì chắc hẳn nhận thấy vùng này mưa nhiều, mưa quanh năm và ít tuyết. Gặp ở Tây Bắc Hoa Kỳ như tiểu bang Washington, Oregon, gặp ở Tây Bắc Canada như bắc Vancouver. Ngoài ra, rừng này có ở Tân Tây Lan (New Zealand), Đông Australia .
25. Rừng Địa Trung Hải thường gặp không những ở các xứ quanh bờ Địa Trung Hải mà còn có mặt ở Nam Cali (Hoa Kỳ) ) và bắc Mexico mà danh từ địa phương gọi là 'chapparal ', miền Nam Australia, Nam Phi.. Mùa hè nóng. Thực vật khá đa dạng vì gồm những cây như sồi xanh (Quercus ilex), sồi bần (Quercus suber), nhiều loài thông bá hương (Cedrus) cũng như cây bạc hà (Eucalyptus) trong các rừng ở Australia. Loại rừng này gặp quanh vùng Địa Trung Hải nhưng cũng có mặt ở Cali (Mỹ
26.Thảo nguyên (steppe) gặp ở các xứ Trung Á và Trung Quốc
Thực vật rất nghèo, chỉ vài cây bụi nhỏ với đám cỏ thấp, có rễ rất dài ăn xuống các lớp đất sâu để hút nước. Nhiều cây mọc rất nhanh về mùa xuân khi mặt đất còn ẩm ướt, chúng lớn lên ra hoa, tạo qủa trong vòng 1 tháng rồi chết. Động vật hoang mạc có lạc đà một bướu, linh dương. Sự thích nghi của động vật với đời sống hoang mạc rất rõ nét biểu hiện ở các điểm chống cự được với khô nóng như giảm sự tiết mồ hôi và nước tiểu, hoạt động chủ yếu về đêm, có đời sống chui rúc trong đất.
27. Savan hay rừng có đới nóng như ở Mali, Niger.. Khi mùa khô kéo dài quá 3 tháng và lượng mưa ít dần thì rừng nhiệt đới thưa dần và nhường chỗ cho thảo nguyên. Thảo nguyên có nhiều dạng, từ thảo nguyên có cây thưa thớt rải rác trên cánh đồng cỏ mà mùa xuân 'cỏ non xanh tận chân trời ' đến thảo nguyên chỉ có thỉnh thoảng vài lùm bụi . Vào mùa khô, cây rụng lá vì thiếu nước, cỏ cũng bị khô cằn. Sự đốt rừng nguyên thủy ở Phi Châu và châu Mỹ nhiệt đới đã tạo những thảo nguyên rộng lớn với nhiều động vật móng guốc tăng lên .Động vật có ngựa vằn, hươu cao cổ, tê giác. Chúng thích nghi với sự vận chuyển trên đồng cỏ hoang vu (thân thon, chân co dà khỏe, có guốc). Có những loài thú ăn thịt thích nghi với sự chạy nhanh, chúng săn bắt thú ăn cỏ (sư tử, báo ..), có những loại chim như đà điểu . Sâu bọ có cào cào, châu chấu (criquet pelerin).Châu Phi có cây baobab có thân rất to .
Viet Nam có nhiều savan cỏ tranh (Imperata cylindrica).
28. Rừng rậm rụng lá nhiệt đới (deciduous dense forest) như ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và vùng xích đạo Amazone, Phi Châu. Khí hậu nóng và ẩm. Lượng mưa lớn do đó rừng có nhiều tầng, cao, rậm rạp. Mặt trời ít khi xuống tận mặt đất. Cây to, dưới gốc có 'bạnh' như cây bằng lăng, trên thân có phong lan, tầm gửi chằng chịt.
29. Rừng mưa nhiệt đới (wet evergreen forest, còn có tên là tropical rainforest). Gặp ở vùng Amazonie của Bresil,Congo bên Phi Châu, Đông Nam Á, Indonesia . Riêng rừng vùng Amazone đã chiếm 5.500.000 km2 trong đó 60% diện tích nằm trong xứ Bresil, còn lại nằm trong các xứ Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia , Guyana, Surinam
Bên Úc châu cũng có loại rừng này, ở đông bắc Queensland .
Mưa suốt bốn mùa, nhiệt độ nóng đều (từ 24 độ C đến 30 độ C ) nên cây cối rậm rạp, giây leo chằng chịt, nhiều loài phụ sinh trên thân cây, lá xanh quanh năm; có trên 100 loài thực vật trong mỗi hecta. Lượng mưa lớn do đó rừng có nhiều tầng, cao, rậm rạp. Mặt trời ít khi xuống tận mặt đất. Cây to, dưới gốc có 'bạnh' như cây bằng lăng, trên thân có phong lan, tầm gửi, mây chằng chịt. Động vật phong phú với vượn, khỉ, sóc, chim, voi, trâu rừng, thỏ.. Tuy chỉ chiếm 7 % diện tích đất nhưng trên 50% chủng loại động vật và thực vật là nằm trong loại rừng này . Do đó, đây là hòn ngọc, là hột xoàn về đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta
Cùng một vùng khí hậu, nhưng các quần xã thực vật khác nhau vì tính chất lý hoá của đất khác nhau :
-rừng trên đồi cát với rặng cây phi lao, cây dứa dại giúp cố định các đồi cát di động ở miền Trung
-rừng ven biển với những loại cây bần, cây đước giúp chận sóng biển và giúp giữ lại phù sa, cố định được bờ biển, giúp chắn gió
-rừng ven sông suối:
Sông Tần một giải trong xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành dương quan (Kiều)
Loi thoi chứ không phải lôi thôi ! Loi thoi bờ liễu nghĩa là bờ liễu không thẳng, nhô ra, nhô vào
-rừng miền đồi núi đá vôi có cây ưa vôi, phát triển chậm, nhưng gỗ rát cứng như trai, nghiến
Trên Dalat có nhiều rừng thông 2 lá (Pinus merkusì), thông 3 lá (Pinus Khasya), tùng (Juniperus), bách tán (Araucaria excelsa).
Vùng Đông Bắc như Sơn La, Lai Châu, Fan Si Pan, có các cây pơmu (Fokiena hodginsì), samu (Cunninghamia lanceolata), du sam (Keteleeria davidiana) là các cây gỗ qúy
Vùng cao độ thấp có mùa khô rõ rệt, ta gặp rừng dầu (Cheo Reo, Ban Don) gồm các cây họ Dipterocarpaceae.
Vùng mưa đều và mùa khô ít rõ rệt, có rừng dày luôn luôn xanh (Kontum, thượng nguồn Trị, Thiên, Nam, Ngãi ) Có cây trắc (Dalbergia cochinchinensis), giáng hương (Pterocarpus pedatus), cẩm lai (Dalbergia oliverrì), gụ (Sindora cochinchinensis)..
Trở lên là nói về các loại rừng. Nhưng sự phân phối địa lý rừng thì không đồng đều: Có 5 xứ rất giàu về rừng (Liên Bang Nga, Bresil, Canada, Hoa Kỳ và Trung Quốc) và diện tích rừng 5 xứ này đà chiếm trên nửa (53%) của diện tích rừng trên toàn thế giới. Nam Mỹ với rừng Amazonie chiếm 21% diện tích rừng trên thế giới.Trong 64 xứ tổng số trên 2 tỷ người thì trái lại rừng chỉ chiếm 10% của lãnh thổ. Cũng lại có nhiều xứ nhỏ khác thì hầu như toàn là rừng như đảo Dominica miền Caraibes, Guyane thuộc Pháp (98%), Suriname (95%), Seychelles (88%). Ở lục địa Phi châu, rừng chiếm nhiều diện tích ở Congo, Gabon, Nam Phi.
3.Vai trò của rừng trong môi trường và cuộc sống.
-rừng bảo vệ đất: Khi mưa xuống, nước mưa một phần được tàn cây ngăn chận, một phần chảy xuống thân cây rễ cây nên tốc độ dòng chảy chậm hơn và có thì giờ thấm dần vào lớp đất sâu tới lớp nước ngầm, tạo thành dòng chảy trong đất, nhờ vậy, đất bớt xói mòn hơn. Nếu không có rừng, sự xói mòn sẽ chuyên chở các bùn cát xuống các hồ nhân tạo trữ nước trên núi, làm trữ lượng nước trong hồ bị giảm mạnh. Khác với đất trồng trọt, đất rừng tự cung cấp lấy các dưỡng liệu vì nhờ rừng nên đất có thảm cỏ lá mục, cải tạo môi trường đất, có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất.
-rừng với khí quyển: rừng chuyển vào không khí nhiều oxy hơn; do quang hợp, cây rừng đã đưa vào khí quyển trung bình 16 tấn ôxi/ha rừng, giữ cân bằng nồng độ ôxi của bầu khí quyển..trong khi loài người hít oxy và nhả ra thán khí CO2 thì rừng cây hút chất thán khí vào ban ngày với hiện tượng quang hợp và nhả ra dưỡng khí, làm không khí bớt độc hại.
Các đô thị thường trồng cây xanh dọc đường phố cũng như thiết lập các không gian xanh là nhằm mục đích ấy
-rừng chống nạn cát bay/ chắn sóng ven biển: Nhiều nơi như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên có nạn cát bay làm cát chiếm các đồng ruộng, đường sá: mùa mưa, cát trôi thành suối cát; mùa hè, gió Lào khô nóng thổi mạnh xen kẽ với gió mùa Đông Nam gây nạn sa mạc hoá. Do đó, trồng cây cố định các đồi cát là việc ảnh hưởng tích cực đến môi trường.
-rừng giúp cho sức khoẻ . Rừng tác động thuận lợi đến sức khoẻ loài người vì trong rừng, khí hậu trong lành, ít ô nhiễm, ít tiếng động, ít bụi bặm và nhờ vậy, tâm hồn bớt căng thẳng.
-rừng cung cấp gỗ củi: gỗ làm bàn ghế giường tủ; củi nấu ăn, nung trong lò gạch, làm than. Kỹ nghệ gỗ và nhất là kỹ nghệ bột giấy ở Canada rất phát đạt. Riêng tại tỉnh bang Quebec, cứ trong 6 công việc thì đã có 1 liên hệ đến ngành rừng như nhà máy cưa xẻ, nhà máy giấy, xưởng làm đồ mộc.
-rừng cung cấp các lâm sản ngoài gỗ. Các dân tộc ít người sống miền núi thường thu lượm, biến chế, buôn bán các sản phẩm ngoài gỗ như : nấm, mật ong, măng tre, mây, hoa lan, dược thảo, trầm..Nấm trong rừng có nhiều loại: nấm mèo đen, nấm mèo trắng, bào ngư, linh chi, hầu thủ v.v. Nấm mèo (Auricularia polytricha), còn có tên là mộc nhĩ là nấm sống trên gỗ mục. Vùng núi có nấm hương (Agaricus rhinozerotis) có mùi thơm, ăn ngon.. Trong rừng có tre, có nứa (Neohouzeaua), sặt (Arundinaria), luồng (Dendrocalamus), trúc (Phyllostachys) và các loài tre này dùng trong nhiều việc: dụng cụ trong nhà (làm đũa, đan thúng, tăm, giường ), dụng cụ bắt cá (lờ, rọ, cần câu ..), bẫy chuột, làm vách phên nhà, làm dụng cụ săn bắn (cung, tên), làm dụng cụ âm nhạc (sáo), làm giấy
-rừng có nhiều cây cho tinh dầu. Nhiều thực vật cho phẩm nhuộm: phẩm vàng như nghệ, hoa hoè; phẩm đỏ như lá cẩm
-rừng cung cấp thuốc trị bệnh. Xưa kia, con người nhờ các loại cây cỏ trong rừng để chữa bệnh vì cây cỏ có chất làm lành vết thương, giải nhiệt, giải độc, mụn nhọt, trị cảm cúm, trị ho .. Ngày nay, dù khoa học có tiến bộ nhưng rừng vẫn là nơi các thực vật cung cấp nguyên liệu để khảo cứu, trích các tinh dầu.
Nạn sốt rét gây tàn phá làm chết rất nhiều sinh mạng. Cây quinquina (Cinchona sp) cho chất quinine và các thuốc trị sốt rét như chloroquine, quinacrine, primaquine đều từ quinine mà ra. Chất này không phải chỉ trị sốt rét mà còn dùng chữa nhiều bệnh khác nữa.
Trong quãng 3 000 cây chứa các đặc tính chống ung thư thì có đến hơn 2 000 cây từ rừng nhiệt đới. Riêng Việt Nam có hàng trăm loài thực vật chứa các alcaloid khác nhau và các alcaloid có thể dùng làm nhiều loại thuốc, đáng chú ý là các alcaloid có tính chất kháng sinh và an thần.
-rừng là kho gen qúy giá
Rừng là một ngân hàng tài nguyên gen to lớn vì chứa rất nhiều thực vật, động vật từ chim, thú, thực vật khác nhau nên một khi phá rừng thì nguồn gen vĩnh viễn bị mất đi.
- rừng cho nhiều loại trái cây ăn được
.trái sim:Nhiều loài cây trong rừng có trái ăn được: sim, mồng quân, dâu rừng, giẻ ..
Đói lòng ăn mớ trái sim
Nhịn ăn khát nước đi tìm người thương
. trái dâu rừng mọc chủ yếu ở vùng núi, trung du nhiều tỉnh miền Trung, khi chín có màu đỏ rực, được biết đến nhiều nhất ở vùng rừng núi của Quảng Nam ( huyện Nam Giang, Tiên Phước, Phước Sơn, Trà My..) Không như các loại dâu khác mọc ra từ cành lá, quả dâu rừng lại phát triển từ thân cây. Thừa Thiên, vùng Truồi cũng có dâu rừng
Thừa Thiên, vùng Truồi cũng có dâu rừng:
Quít giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trạng cung Diên
Nhãn lồng Phụng Tiên
Đào tiên Thế Miếu
Thanh trà Nguyệt Biều
Dâu da rừng Truồi
Hột sen hồ Tịnh
- Rừng là lá phổi của hành tinh ta ở
Khi trái đất còn hỗn mang, trái đất không có cây cối. Dần dà, trái đất có cây xanh lá chứa chất diệp lục; chất này có đặc tính hấp thụ được một phần năng lượng mặt trời qua hiện tượng quang hợp. Trước kia, trái đất cũng không có oxy và cũng chính nhờ hiện tượng quang hợp này, mà có oxy: trong sự quang hợp, cây hút CO2 và nhả ra oxy. Chính nhờ rừng hút bớt được chất CO2 do khói nhà máy, khói xe cộ nên rừng là 'giếng' chứa cacbon (carbon sink).
- Rừng với nước. Rừng bảo vệ nguồn nước, hạn chế thiên tai. Nếu không có rừng đầu nguồn trên lưu vực thượng lưu, sự xói mòn đất đai của thượng lưu dòng sông sẽ chuyên chở bùn cát hư hại mùa màng ở hạ lưu, khiến hoa màu bị thiệt hại. Lượng nước bốc hơi từ đất rừng thấp hơn ở nơi không cây cối vì trong rừng, nhiệt độ thấp hơn ngoài đồng trống. Rừng giúp giảm cường độ của gió, chưa kể đến hấp thụ cacbon mà cacbon, tức khí CO2 là khí làm gia tảng sự biến đổi khí hậu . Lớp thảm mục dưới tàn cây rừng che chở đất bớt bốc hơi nên ẩm độ trong đất rừng cao hơn đất trống vì nước được giữ lại; nhiệt độ đất trên đất rừng thấp hơn đất trống trải. Khi chế độ nước khô hạn, khi nhiệt độ đất cao thì đó là các điều kiện để sa mạc hoá.
-Rừng và tâm linh: Vào rừng, đầu óc ta yên tĩnh hơn, bình lặng hơn, nó giúp ta nghiệm thấy một cái gì mới mẻ khác, vượt ra ngoài các quan niệm thông thường..
Rừng thu thay lá mây bay buồn rầu
Rừng đông buốt giá mưa bay rạt rào
Vào rừng yên tĩnh thì con người thư giãn, thoải mái hơn, vì vậy, rừng là nơi an dưỡng tinh thần ; rừng Thiền là nơi để tu tập thiền định, thiền quán. Thiền định, thiền quán chính là hàm dưỡng nội lực, bản lãnh .Các tu viện Thiền thường ở các vùng có rừng núi thiên nhiên, giúp cho con người xa lánh cấu trần, tìm lại chính mình, như vậy đó là môi trường tạo điều kiện giúp cho tâm con người vắng lặng, dễ thoát vòng tục lụy, dễ giác ngộ, dễ giải thoát. Với thời đại ngày nay, con người càng dễ bị căng thẳng nên những giây phút tĩnh lặng, đi chậm, nói nhỏ, làm nhẹ, quán tâm trong hằng giác lại cần hơn bao giờ hết. Thực vậy, các mối cảm xúc sân hận, khiến cơ thể bị thêm stress và tạo ra axit trong bao tử.Trời đất bao la khi ta tĩnh lặng một mình. Lúc đó, ta thấy mình rất nhỏ trong vũ trụ và dễ thấy mình khiêm tốn, dẹp bỏ được cái ngã để hòa mình vào cái tâm tĩnh lặng, cái tâm đại ngã của vũ trụ, để nhìn vạn vật bằng tâm tưởng, tìm lại những giờ phút lắng đọng tâm hồn, tìm được sự an ủi trong trầm lắng. Tâm thức lắng dịu giúp ta thăng hoa trong cuộc sống, lòng mình thư giãn, vị tha rộng mở với yêu thương vạn vật, xoá bỏ tị hiềm, mọi ranh giới người và ta, vì lúc đó tâm ta vô trụ, vô phân biệt, được an nhiên tự tại.
Tóm lại rừng cung cấp nguyên liệu cho kỹ nghệ (cưa xẻ, giấy, đồ mộc), tạo công ăn việc làm, giảm lụt lội, chống xói mòn, nơi trú ẩn cho động vật hoang dã, đóng góp rất lớn vào cải thiện khí hậu và đất đai, tạo môi trường sinh thái cho du lịch và như vậy đóng góp không nhỏ vào sức khỏe và đời sống con người.
Rừng có giá trị to lớn đối với cuộc sống của con người, là nơi duy trì sự sống trên hành tinh, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, cung cấp ô-xy cho khí quyển và hấp thụ lượng lớn khí các-bô-nic thải ra. Rừng tích nước cho các dòng sông, tạo ra và duy trì độ phì nhiêu cho đất, là hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học lớn nhất trên cạn. Rừng cung cấp nơi ở, làm việc, tạo an ninh sinh kế và các nền văn hóa liên quan nhiều cộng đồng các dân tộc. Thế nhưng, bất chấp tất cả, mỗi năm con người vẫn chặt phá trung bình 13 triệu ha rừng, làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học rừng, làm tổn hại đáng kể chức năng và giá trị to lớn của rừng đối với cuộc sống con người và tự nhiên.
Bảng sau đây tóm tắt các dịch vụ của rừng.
Dịch vụ của rừng Ví dụ
Cung cấp
gỗ củi gỗ làm nhà, đóng bàn ghế
thuốc trị bệnh trong các cây thuốc
kho gen thực vật nhiều gen kháng lạnh, kháng hạn
các lâm sản ngoài gỗ củi nấm, trái cây rừng, mật ong rừng
Điều hoà
bảo vệ đầu nguồn lưu vực chống xói mòn, tăng nước ngầm
bảo vệ ven biển cản sóng, cản gió
điều hoà khí hậu tảng độ ẩm trong không khí
Văn hoá
tâm linh và ngắm cảnh thiền
giải trí du ngoạn
thẩm mỹ tảng vẻ đẹp thiên nhiên
Yểm trợ
xã hội cư dân miền sơn cước
tạo thổ giữ đất khỏi xói mòn
4. Hậu quả của sự phá rừng.
Giản đồ sau đây cho thấy hậu quả của phá rừng
-phá rừng để có đất trồng trọt. Dân số tăng nhanh, nảy sinh ra một số nhu cầu về chất đốt, về đất trồng trọt, về gỗ xây dựng. Sự phá rừng bừa bãi, đốn cả cây lớn lẫn cây bé đã kéo theo xói mòn đất đai, suy thoái phì nhiêu, trầm tích các hồ chứa nước, giảm đa dạng sinh học.Vùng cao nguyên Việt Nam, mỗi năm vẫn mất trung bình 26 nghìn ha rừng, 10 năm mất hơn 300 nghìn ha rừng, sa mạc hóa Tây Nguyên đã xuất hiện do suy thoái rừng, đó cũng là tình trạng chung về rừng của cả nước .Người miền núi vẫn sống theo lối đốt rừng làm nương rẫy trồng trọt vài năm sau đó khi đất mất đi sự phì nhiêu lại sang một cánh rừng khác đốt rừng tiếp tục làm nương rẫy.Vì vậy, rừng càng ngày càng thoái hoá, cả về diện tích lẫn số lượng các loài. Đa dạng sinh học bị mất đi, nhiều tài nguyên về di truyền cũng mai một đi
-đốn củi để có chất đốt. Đốn củi liên tục trên những khu rừng gần các thôn bản ở các chân núi dãy Trường Sơn, làm cho rừng không còn điều kiện thuận lợi để có thể tái tạo tự nhiên khiến rừng thêm suy thoái và đất có đồi trọc rất nhiều ngày nay ở Việt Nam.
-cháy rừng: nạn cháy rừng mỗi năm làm thiệt hại rất nhiều rừng và thảo nguyên: chỉ cần một đóm lửa, gặp thảm cỏ khô mùa hạ nóng bức,
-phát triển hạ tầng: sự tạo dựng các hồ chứa nước, xẻ đường cũng làm nhiều rừng bị mất đi. Hiện nay, nhiều vùng như vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) rừng chỉ còn khoảng 10% tổng diện tích đất đai tự nhiên, trong khi tỷ lệ che phủ các vùng núi cao đầu nguồn phải cao (50-70%) mới bớt được lụt lội.
-với sự thay đổi khí hậu do đốt than và dầu, khí nhà kính như CO2 sẽ tăng lên, nh ưng rừng sẽ giúp giữ lại khí nhà kính. làm giảm thiểu tác động.
5. Cải thiện môi trường rừng.
Vài biện pháp để cải thiện:
-bảo tồn và làm giàu tài nguyên rừng: trồng cây gây rừng, trồng thâm canh ở các thung lũng hoa màu lương thực để giảm bớt sức ép trên các đất dốc; kết hợp trồng rừng và cây ăn quả; đề phòng nạn cháy rừng. Nên có nông lâm kết hợp, cộng thêm các biện pháp công trình (bực thềm, hố ) và biện pháp sinh học (băng cây, trồng cây họ Đậu cố định được chất đạm và bảo vệ đất như Pueraria phaseoloides, Mucuna utilis, Tephrosia, Crotalaria ..) để giữ đất chống xói mòn.
-sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo được và không ô nhiễm như gió, mặt trời, nước để bớt sử dụng năng lượng từ rừng. Các khí sinh học (biogas) dùng phế thải động vật và thực vật để nấu nướng, cũng giúp giảm sức ép trên tài nguyên rừng.
-nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng và hưởng ứng các sáng kiến bảo vệ rừng; xây dựng các vành đai bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng và khuyến khích tái tạo rừng tại các khu vực bị hoang hóa
6. Kết luận.
Rừng chỉ là một bộ phận của sinh quyển trong đó phải kể thêm nước và đất. Cả ba yếu tố đất, nước và rừng có tương quan hữu cơ với nhau:
Rừng tác động trên đất, trên nước và trên con người . Ví dụ: phá rừng sẽ làm dòng nước chảy giảm đi, khiến nước mặn xâm nhập. Phá rừng làm xói mòn đất, giảm độ phì nhiêu của đất và tác động xấu đến an ninh lương thực.
Suy thoái đất có nhiều hậu quả quan trọng trên các môi trường có liên hệ đến đất: Đất hẹp, người đông mà nếu đất không được sử dụng hợp lý thì con người tự làm hại đến mình vì đất thoái hoá thêm, nghèo thêm sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất lương thực. Nếu đất mất phì nhiêu, người dân có khuynh hướng mở mang thêm đất bằng cách khai hoang, ảnh hưởng đến quỹ đất rừng.
Cũng vậy, thiếu nước, hạn hán cũng tác động trên thực vật và động vật, làm chế độ thủy văn bị đảo lộn, làm nước mặn xâm nhập vào đất.
Với sự biến đổi khí hậu do các khí nhà kính gây nên làm trái đất nóng dần thì vai trò của rừng lại càng quan trọng hơn.
Yêu rừng, chính là yêu ta, yêu con người vậy.
Thái Công Tụng