tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021
Nhìn Những Mùa Thu Đi - Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn -Tiếng Hát Hà Thanh
Mùa Thu Trong Tôi
Em không tiễn Thu đi
Em ra đi mùa Thu
Cây sau vườn đổ lá
Vườn rau cũng úa màu
Thu ấy đến Thu nay
Hơn mười Thu rồi nhỉ
Anh đã thành tu sĩ
Vui trong ánh đạo vàng
Thân Tâm thường an lạc
Hoàng Long
Cứ Ngỡ Mơ - Chỉ Là Mơ
Xướng:
Cứ Ngỡ Mơ
Chợt tỉnh sao lòng cứ ngỡ mơ
Ve than phượng rũ bấy mong chờ!
Như say giấc bướm lâng lâng mộng
Lại ngẩn chân rèm động động tơ…
Chữ hẹn thôi đành trao cánh gió
Câu tình vẫn cố gởi vần thơ
Hè xưa dáng lụa .... giờ xa quá!
Quạnh quẽ trăng gầy bóng vất vơ…
dovaden2010 (DVD)
***
Họa:
Chỉ Là Mơ
Đã quên rồi suối mộng đồi mơ
Đã mấy mùa ve mỏi mắt chờ
Đã trót thân tằm đành trọn kiếp
Đã là lòng kén ắt buông tơ
“Mộng vàng” xem đấy là huyền thoại
Trải nốt tâm tình thỏa ý thơ
Phượng rũ ve than càng quạnh quẽ
Mình ta đối bóng với bơ vơ
Kim Phượng
***
Cứ Ngỡ Mơ
Có gì mà tỉnh tỉnh mơ mơ
Đừng phí thời gian để đợi chờ
Đàng ấy nghĩ hoa còn mở cánh
Bên này tưởng nhện hết giăng tơ
Dù thư xanh biếc đầy tin nhạn
Dù giọng ngọt ngào đậm ý thơ
Nhưng tiếc tình ta xa cách quá
Xin chào vĩnh biệt kẻ bơ vơ
Chinh Nguyên-HNT, Jan.20.21
Một Giai Thoại Văn Chương
Một giai thoại văn chương vô vùng thú vị. Người đời sau, khi đọc giai thoại nầy ắt phải thầm phục một người có một tài năng hiếm có và một sở học uyên thâm, đã làm rạng danh nền văn học Việt Nam trước một cử toạ gồm toàn người ngoại quốc. Thế hệ sau ắt sẽ tỏ lòng biết ơn và hãnh diện về giá trị của nền văn hoá của ông cha lưu truyền lại cho con cháu.
Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh một buổi sinh hoạt của hội truyền bá thơ Tanka của Nhật bản tại Paris năm 1964. Buổi họp gồm toàn là người Nhựt và người Pháp. Chỉ một người Việt duy nhứt được mời là giáo sư Tiến sĩ Trần văn Khê. Diễn giả là một ngưởi Pháp. Bước lên diễn đàn, diễn giả mở đầu buổi nói chuyện:
“Thưa quý vị,
Tôi là Thuỷ sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, Tanka là một đoá hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được."
Phân tích bài phát biểu của ông Đề đốc trên, người ta nhận thấy những điểm sau :
1.- "Sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể": Không thấy, giả định rằng ông đã đọc nhiều văn chương Việt Nam mà không thấy một áng văn nào đáng kể ? Điều nầy không đúng vì nếu ông đọc nhiều văn chương Viêt Nam, nhứt định ông sẽ thấy được một hay nhiều áng văn đáng kể. ( Thí dụ như truyên Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc v.v…) Hoặc không thấy vì ông không hề tìm hiểu hay giao du với giới văn học, nên dốt đặc về văn chương Viêt Nam. "Không thấy một áng văn nào đáng kể” là một câu nói hồ đồ để lấy lòng một cách vụng về, nhóm truyền bá thơ Tanka Nhựt Bổn và làm tổn thương đến danh dự của nền văn học Việt Nam và cả đến người Việt Nam. Thật đáng tiếc cho một sĩ quan cao cấp mà ăn nói khoác lác, hàm hồ, tự làm giảm danh dự mình trước một cử toạ trí thức.
2.- "Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm." Mặc áo thụng vái thơ Tanka nhưng lại gián tiếp chê văn chương Việt Nam trong khi mù tịt về thi ca Việt Nam. Quả thật ông nầy là người « dốt hay nói chữ ». Văn học Trung Quốc có câu : Tri chi vi tri chi. Bất tri vi bất tri. Thị tri giả. »( Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết, Ấy là biết vậy). Ông Đề Đốc nấy quả thật là « người điếc không sợ súng ». Đáng tiếc !
3.- "Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc đậm đà." : Vì thiếu hiểu biết về văn chương Việt Nam mà chỉ nhìn vào thơ Tanka, nên ông nầy mới ca tụng thơ Tanka như thể không có thơ nào đặc sắc như vậy. Thi ca Việt Nam có hàng ngàn, hàng chục ngàn câu thơ nói về một ngọn núi hay một dòng sông mà chứa đựng bao nhiêu tình cảm sâu sắc đậm đà. Lấy một thí dụ:"Dáng chàng theo lớp mây đưa, Thiếp nhìn ngọn núi ngẩn ngơ nỗi nhà"
4.- "Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được" Chỉ biết thơ Tanka thôi mà dám đại ngôn cho rằng các nước khác không dễ có được. Các nhà bình luận lừng danh thề giới khi bình luận thơ Apolinaire, thơ Verlaine, Lamartine cũng không bao giờ dám buông lời ngông cuồng như thế. Điều nầy chứng tỏ ông đề Đốc nầy là cái thùng rổng kêu to.
Giáo sư Trần văn Khê là một trí thức, có một sở học uyên thâm, ông chứng minh từng điểm cho ông Đề Đốc thấy cái dốt và cái « dốt hay nói chữ » của mình đồng thời trình bày với quan khách vè nền văn học kiệt tác của Việt Nam.
1. Giáo sư Khê hỏi ông Đề Đốc"Ở Việt Nam ngài chơi với ai mà hỏi không thấy một áng văn nào đáng kể?" Để mắng xéo ông Đề Đốc, giáo sư Khê tự trả lời luôn câu hỏi: "Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến sự ăn uống, chơi bời, hút xách… (Ý nói ngài chỉ ăn chơi, trác táng, truỵ lạc thì làm sao thấy được cái gì gọi là văn chương nghệ thuật. )
Phải chi ngài chơi với giáo sư Émile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durant thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durant đã cất công sưu tập…Ông Durant còn cho biết thêm về hát chầu văn, và xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hoá của người Việt. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi sẽ có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn áng văn kiệt tác.( Chữ ngài viết không hoa là ý của tác giả Trần văn Khê.)
Mặt khác, giáo sư Khê còn gián tiếp phê phán ông nầy "phách lối ":" Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay của văn hoá mình cho người khác nghe. Nhưng họ cũng chọn mặt gửi vàng, với những người PHÁCH LỐI, có khi chúng tôi không tiếp chuyện.
Việc ngài không biết một áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, đối xử với người Việt Nam ra sao. Tôi rất tiếc về điều đó."
2.- Ngài nói về thơ Tanka:"Chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm." Thi ca Việt Nam chúng tôi cũng có nhiều ca dao, hò vè của giới bình dân, nói về ngọn núi, một con sông, hay dùng hoa lá nói thay tâm sự của mình như:
Núi che mặt trời không thấy người yêu"
Hoặc:
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa"( Ca dao)
Thật ra, giáo sư Khê chỉ dùng những câu thơ ngắn để so sánh với thơ Tanka vốn là một thể loại thơ ngắn của Nhật. Tanka là « Đoản ca » và chõka là Trường ca. Còn văn chương của ta không thiếu những câu thơ dùng núi và sông, suối còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. Thí dụ:
Thiếp nhìn ngọn núi ngẩn ngơ nỗi nhà."
Về sông :
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau mà không gặp
Cùng uống nước sông Tương"
Nguyên bản:
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương cố bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thuỷ. ( Trường tương tư – Lương ý Nương )
3.- Về 31 âm tiết trong thơ Tanka: Giáo sư Khê kể lại một câu chuyện vô cùng lý thú:
Đời nhà Trần nước Việt Nam chúng tôi vào thế kỷ 13. Nhân lúc một bà phi của vua nhà Nguyên qua đời. Vua nhà Trần sai Trạng Nguyên Mạc đỉnh Chi đi sứ sang Tàu để chia buồn với vua nhà Nguyên. Bà phi nầy rất được sũng ái, nên vua nhà Nguyên vô cùng thương tiếc. Trong một buổi đại trào gồm bá quan văn võ, các văn nhân, học giả, sứ thần các nước, vua nhà Nguyên muốn có một kỷ niệm với bà phi tần yêu dấu, nên đưa ra một đề tài cho tất cả quan viên và sứ thần có mặt làm một bài ai điếu. Quan Lễ bộ Thượng Thơ bước lên diễn đàn, cầm một bao thơ niêm kín có chứa đề tài của vua, xé ra đọc:
Đề tài chỉ có: Bốn chữ Nhứt.
Các quan viên văn võ, các sứ thần đều hoảng sợ vì đề tài khó quá. Chỉ 4 chữ nhứt làm sao sáng tác nổi bài ai điếu. Trạng nguyên Mạc đỉnh Chi, sứ thần của Việt Nam, không chút sợ sệt, ung dung bước lên diễn đàn sang sảng đọc bài ai điếu có 4 chữ Nhứt:
Hồng lô NHỨT điểm tuyết
Thượng uyển NHỨT chi hoa
Dao trì NHỨT phiến nguyệt.
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết."
Dịch nghĩa:
MỘT bông tuyết trong lò lửa
MỘT đoá hoa trong vườn Thượng Uyển
MỘT vầng trăng trên mặt nước ao hồ
Ô hô! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết."
Tất cả có 29 âm tiết, chứ không cần 31 âm tiết như ông Đề Đốc dẫn thơ Tanka.
Khi Giáo sư Trần văn Khê giải nghĩa những cân thơ nầy thì khán giả vỗ tay hoan nghinh nhiệt liệt Ông Thuỷ sư đề đốc đỏ mặt, nói: Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình sai khi vô tình vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam.Tôi thành thật xin lỗi ông và cả dân tộc Việt Nam.
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thuỷ sư đề đốc gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm tối. Giáo sư Khê tê nhị từ chối. Ông Thuỷ sư đề đốc nói : « Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi » Giáo sư đáp lời : « Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là : « I forgive, but I cannot yet forget ( Tạm dịch : Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên được.)
Mạc đỉnh Chi là một nhà khoa bảng, học vấn uyên thâm, có tài ứng đối nhanh nhẹn, thông minh hơn người. Năm 1308 Mạc đỉnh Chi đi sứ sang Tàu, đối đáp thông tuệ, học vấn uyên thâm. Trong một phiên chầu, sứ giả nước ngoài dâng vua một cây quạt quý.Vua nhà Nguyên sai các sứ thần làm một bài thơ vịnh cây quạt. Mạc đỉnh Chi nhanh chóng làm một bài thơ thật hay, có khí phách lớn, chữ nghĩa đối nhau rất tài tình. Hoàng Đế nhà Nguyên xem thơ xong hết mực ngợi khen và phê ngay vào bài thơ 4 chữ “ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” rồi tự tay trao cho Mạc đỉnh Chi.
Thật là một vinh dự tột đỉnh cho ông và cho cả nước Việt Nam có được một nhân tài xuất chúng.
Lê Quốc
Viết theo Hồi ký Trần văn Khê do Quang Minh tổng hợp.
Mùa Đông Canada, ngày 11- tháng 12- 2020
Hành Phương Bắc
Họa:
Bài Hành Phương Nam của Nguyễn Bính
Chúng ta lưu lạc đến chốn này
Quá nửa đời người , tuyết lạnh bay
Xuân đến mà không mai vàng nở
Rượu bánh ê hề - chẳng thể thay!
Độc ẩm một mình lưng ly rượu
Bạn hiền vắng bóng, chẳng hề say.
Nhớ lại bẩy lăm, người qua Mỹ
Ta thì kẹt lại, phận không may!
Bạn hiền vắng bóng, chẳng hề say.
Nhớ lại bẩy lăm, người qua Mỹ
Ta thì kẹt lại, phận không may!
Từ đó quẩn quanh vòng cơm áo
Thừa phút giây nào, vơ vẩn mây.
Người đã ra đi từ buổi trước
Có nhớ tình ta trong phút giây
Nợ ta - ai vẫn còn một món´.
Tình - tiền - ta trắng cả hai tay!
Quê người xa lắc xa lơ đó ,
Còn nhớ chăng người, áo trắng bay
Thế rồi di tản qua phương Bắc
Nhìn lại quê xưa , khổ thế này!
Nhiều đêm ta muốn ôm mặt khóc
Mà lệ không đong đủ giọt đầy
Đi không trở lại - thôi là hết!
Mẹ già, em dại, phận nào hay
Ngoảnh lại, chỉ thấy hờn non nước
Biệt ly - xa cách - từ buổi nay!
Áo cơm , đèn sách, quên son phấn
Muốn ngã, nhưng rồi đứng dậy ngay
Gió đông se lạnh , tê cả mặt
Bão tuyết, bão đời, vẫn tòan thây
Nam nhi vơi nỗi sầu, cạn chén
Còn ta - ai là kẻ dìu tay
Bạn cùng sách vở - kinh vô tự
Hữu với thiên nhiên , dạo đó đây
Quê nhà - nên trở về thăm chứ
… Sầu hận dâng lên .. ngút tận trời!
Bạn ta – có kẻ ngồi giữa chợ
Gõ bồn mà gọi: Việt nam ơi!
Nhưng tiền vẫn trắng như ngân nhũ
Gái , rượu , ăn chơi, rộn tiếng cười
Việt Nam ơi ! Hỡi - Việt nam ơi!
Xứ nóng nhưng tình sao lại lạnh
Ta đứng trông về - lạnh mấy mươi!
Sao Khuê
15-10-2004
Mâm Bánh Bèo Chén Cuối Cùng
Mâm Bánh Bèo Chén Cuối Cùng
46 Năm Rồi Vẫn Còn Mãi Trong Ký Ức...
Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021
Thu Về Đâu - Thơ: Tưởng Dung - Nhạc: Phạm Trung - Trình Bày: Ngọc Thúy
Mùa Xuân, Hoa Xuân
Cơn bão tuyết vừa mới đi qua
Tuyết đầy xa lộ đường thêm xa
Tôi đóng băng trong thời tiết lạnh,
Những ngày bão tuyết ở trong nhà.
Texas mùa xuân đã trở về
Trắng cành hoa mận với hoa lê
Trả mùa đông về cho quá khứ
Tôi rộn ràng đi theo mùa hoa.
Tôi ra vườn nắng mới tháng ba
Một chút se lạnh nắng hanh khô
Níu cành hoa trắng, trời mây trắng
Tôi gởi lòng tôi theo gio đưa.
Mây trắng bay đi những buồn đau
Gió sẽ đi qua mấy nhánh sầu
Hôm nay tôi đón mùa xuân mới
Cỏ hoa ơi mình còn có nhau.
Xin chào mùa xuân, chào hoa xuân
Ong bướm rủ nhau sẽ về gần
Cùng tôi ngây ngất hương xuân nhé
Mật ngọt này làm sao tôi quên.
Tôi biết mùa hoa ngắn ngủi thôi
Mai này tôi sẽ tiếc hoa rơi
Trời còn mấy trắng nhưng hoa trắng
Theo gió về đâu mấy nẻo trời?
Một Khung Trời
(Tiếng Vọng Rừng Phong)
Mấy ai không có một Khung Trời
Ôm ấp trong lòng mãn kiếp thôi
Ngàn trùng xa cách không phai lạt
Bất chấp dòng đời cứ chảy trôi.
Khung Trời ai đó: bến sông xưa
Bên gốc cây đa khách gọi đò
Còn vang vọng mãi trong tiềm thức
Cùng tiếng mẹ hiền đưa võng ru.
Khung Trời ai đó vườn xanh ngắt
Đua nở trăm hoa đón bướm ong
Chim hót liu lo lời tình tự
Má môi bỗng ửng sắc thắm hồng
Khung Trời ai đó chiều bát phố
La cà Nguyễn Huệ tới Tự Do
Tà áo bay bay, ngắm đã mắt
Đêm còn phấp phới trong giấc mơ
Khung Trời ai đó ngôi trường cũ
Phượng báo mùa thi đã tới rồi
Mùa thi buồn quá: mùa ly biệtCó kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
La cà Nguyễn Huệ tới Tự Do
Tà áo bay bay, ngắm đã mắt
Đêm còn phấp phới trong giấc mơ
Khung Trời ai đó ngôi trường cũ
Phượng báo mùa thi đã tới rồi
Mùa thi buồn quá: mùa ly biệt