Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Đợi Thu Đến Tỏ Tình - Thơ Quách Như Nguyệt - Phổ Nhạc Mai Đằng


Nhạc: Mai Đằng
Thơ: Quách Như Nguyệt
Hòa âm: Nguyễn Thanh Hùng
Ca sĩ: Hà Huệ Mẫn


Những Chiều Nghe Tao Đàn



Chiều bật tiếng Tao đàn
Bên kia rào vẳng sang
Giọng ngâm thơ Hồ Điệp
Chảy một giòng miên man

Những vì sao rung động
Hương dạ lý bàng hoàng
Gió ngoài trời xao xuyến
Chiều mở lối thênh thang

Anh bên kia song cửa
Thả hồn thơ trôi xa
Em chắp đôi cánh nhỏ
Mộng theo anh la đà

Hôm nào anh về muộn
Khu phố vắng buồn tênh
Tiếng Tao đàn im bặt
Buổi chiều nghe chênh vênh

Tuổi mười hai ngây thơ
Em bỗng biết đợi chờ
Chờ anh hay Hồ Điệp
đưa em vào mộng mơ

Bốn mươi năm cách biệt
Em về khu phố xưa
Hồ Điệp nay rã cánh
Thơ tàn theo nắng mưa

Anh xưa nay về đâu
Thềm rêu xưa vắng ngắt
Tiếng Tao đàn im bặt
Chiều ngơ ngác trong thơ.

Khánh Hà

Bến Cũ


Đã mấy mùa thu vắng bóng em
Tôi đi tìm dấu cũ bên thềm
Gió theo cười cợt vô hương vị
Của buổi hẹn hò khi mới quen...

Lá vẫn rơi nhiều qua lối xưa
Chiều đi trên bãi nắng đong đưa
Bến cũ còn đây thuyền chờ đợi
Tôi đếm ngày đi đến bao giờ?

Biện Công Danh



Đưa Tang Cảm Tác


Bài Thơ Xướng:
Đưa Tang Cảm Tác

Có kẻ nằm yên dưới đáy mồ
Người kia kiếm mãi bóng hư vô
Hương đồng thoang thoảng dòng kênh cạn
Mộ chí im lìm xác lá khô
Một nhánh đào con trông loáng thoáng
Bao ngày tháng cũ hiện lô nhô
Nhiều khi trở lại đưa về đất
Bất chợt tìm trăng vụn nước hồ!

Cao Linh Tử

15/11/2016
***
Các Bài Họa:

Hài cốt nằm sâu dưới đất mồ,
Người ta tưởng nhớ cõi nam vô.
Ruộng nương thiếu nước hoa màu chết,
Nấm mộ đầy gai dại cỏ khô.
Mấy tháng mưa to gây lụt lội,
Ngập nhà nước xoáy nóc còn nhô.
Đôi khi lẫn lộn thiên tai hại,
Chẳng hiểu siêu trăng rụng đáy hồ...

Mai Xuân Thanh
Ngày 15 tháng 11 năm 2016
***
Núm Mồ

Xơ xác cỏ khâu một núm mồ
Đường về cuối nẽo phải chui vô
Mưa dầm nước lũ xác thân rã
Nắng cháy gió vàng xương cốt khô
Hiu quạnh thưa dần mộ chí viếng
Mơ màng đúng hẹn bóng trăng nhô
Thiên thu nằm đấy quên trần thế
Một chiếc lá rơi thoáng mặt hồ!

Mailoc
11-16-16
***
Nào Có Gì Đâu

Trăm năm nào có gì đâu,
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!
(Cung Oán Ngâm Khúc)

Chung cuộc rồi ai cũng nấm mồ,

Chạy trời không khỏi nắng chui vô.
Minh quân danh tướng thân tàn rã,
Tài tử giai nhân thể xác khô.
Giàn đậu giàn dưa mưa rả rít,
Tàu tiêu tàu chuối đóm lô nhô.
Ngàn năm sau nữa ngàn năm nữa,
Cũng vẫn ô hô tử hỉ hồ!

Đỗ Chiêu Đức
***
Đóng Hòm Từ Thiện

Sống ước nhà riêng, chết ước mồ
Dù người quyền quý, kẻ giang hồ
An tâm nằm giữa lòng quê mẹ
Thanh thản vùi trong mảnh đất nhô
Sang trọng, quan tài to tráng lệ
Đói nghèo, manh chiếu nhỏ sần khô
Có người tâm thiện ra tay giúp
Đóng tặng chiếc hòm đặt xác vô.

Phương Hà
(Tặng Cao Linh Tử, kẻ đóng hòm từ thiện)
***
Cõi Đi Về

Không còn ai nữa quẩn quanh mồ
Rủ bỏ bụi trần âm cảnh vô
Một thuở bôn ba nơi cõi tạm
Ngàn năm yên nghỉ nắm xương khô
Bến mê dục vọng hằng đeo đuổi
Bờ giác sóng đời thôi nhấp nhô
Hoa trắng trao nhau lần tiễn biệt
Lời thiên thu gọi rất mơ hồ

Kim Phượng

Bí Quyết Để Có Sức Khoẻ Tốt


Bạn nghĩ thế nào khi có thể giảm rủi ro bị bệnh tim, tăng sức mạnh, giữ được vẻ trẻ trung lâu dài chỉ trong vòng một thời gian ngắn. Thật vậy muốn có một sức khoẻ tốt thì cần có thời gian, nhưng không đến nỗi lâu như bạn tưởng. Bạn không cần phải làm những điều thường được khuyên như tập thể dục 30 phút mỗi ngày và ngủ đủ 7 tới 8 tiếng mỗi đêm.

Theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, sức khoẻ tim mach và phòng chống ung thư thì có những cách tuyệt vời, cực kỳ đơn giản có thể cải thiện hạnh phúc của bạn một cách đáng kinh ngạc.

1. Chống ung thư (fight cancer)

Ăn trái cây với cả vỏ. Vỏ trái táo đem lại nhiều lợi ích. Theo các thí nghiệm mới đây thì trong vỏ trái táo đỏ (Red Delicious Apple) có hơn chục hoá chất ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú, gan, và kết tràng. Giáo sư Rul Hai Liu thuộc Đại học Cornell cho rằng vỏ các loại táo khác cũng rất tốt. Để tránh nhiễm độc của thuốc trừ sâu, nên mua táo hữu cơ.

Dùng những thuốc dinh dưõng bổ sung cho đúng. Uống đủ liều lượng vitamin D và calcium sẽ giảm rất nhiều rủi ro bị ung thư vì theo giáo sư Joan Lappe thuộc Đại học Creighton “Vitamin D tăng cường hệ miễn nhiễm trong cơ thể và là lực lương tiền phong chống ung thư “. Da có thể sản xuất vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời, nhưng các nhà khoa học cho biết là tốt nhất nên uống thuốc vitamin D bổ sung để đảm bảo có đủ vitamin này trong cơ thể (1,100 IU là đủ và an toàn)

2. Làm chậm lão hoá (slow aging)

Hít dầu thơm lavender hay rosemary. Mùi thơm của lavender (oải hương) giúp bạn ngủ ngon giấc vào ban đêm. Lavender cũng rất tốt cho bạn vào ban ngày. Trong nghiên cứu mới đây, một số phụ nữ tình nguyện hít dầu thơm lavender hoặc rosemary (Oải hương hoặc Hương thảo) nguyên chất trong 5 phút. Kết quả cho thấy là mức hormone cortisol trong nước bọt giảm 24 %. Điều này rất tốt vì cortisol là hormone gây căng thẳng tâm thần, làm tăng huyết áp và hủy hoại hệ miễn nhiễm.

Hơn nữa, những người hít nước dầu thơm lavender (oải hương) có nồng độ thấp hoặc nước dầu thơm rosemary (hương thảo) có nồng độ cao sẽ thải được dễ dàng hơn các gốc tự do tức là những phân tử làm tiến trình lão hoá và bệnh tật tăng nhanh.

3. Cắt giảm cholesterol (cut cholesterol)

- Rắc pistachios trên sà-lách

Thí nghiệm thực hiện tại Đại học Pennsylvania cho thấy là nếu ăn 1½ ounce (hoặc một nắm) pistachios (hồ trân) mỗi ngày thì sau 4 tuần cholesterol toàn phần giảm trung bình 6,7 % và cholesterol xấu (LDL) giảm 11,6%. Lợi ích chính của sự suy giảm này là rủi ro bị bệnh tim sẽ giảm theo (nếu mức cholesterol toàn phần giảm đươc 7 % thì rủi ro bị bệnh tim giảm 14 % ).

Theo giáo sư Penny Kris-Etherton trưởng nhóm nghiên cứu thì pistachios là nguồn cung cấp tốt nhất các sterol thực vật tức là những hợp chất có tác dụng hấp thu cholesterol. Cũng nên biết là 1 ounce pistachios chỉ chứa có 100 calori, vì vậy nên bớt dầu dấm (dressing) hoặc nên ít dùng bơ hay dầu và rắc thêm pistachios lên trên sà-lách.

4. Dùng mật lúa mạch thay vì dùng đường

Chất ngọt này đã đươc dùng từ thời cha ông chúng ta để bôi lên vết thương vì có tính sát trùng. Mật luá mạch (buckwheat honey) cũng có những lợi ích khác, như làm chậm sự oxy hoá của chất LDL (cholesterol xấu) bởi vì khi cholesterol xấu này bị oxy-hoá thì nó sẽ tạo những mảng (plaque) lắng đọng lên thành mạch máu.

5. Làm dịu các cơn bừng nóng (cool hot flashes)

Thở thật sâu. Theo 3 nghiên cứu mới nhất thì thở bằng bụng thật sâu và chậm, có thể giảm nhịp độ bị các cơn bừng nóng xuống phân nửa. Lý do bị các cơn bừng nóng, một phần là vì estrogen giảm, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng tinh trạng căng thẳng tâm thần có phần trách nhiệm trong đó vì nó khởi kích hệ thần kinh giao cảm tức là phần mạng lưói thần kinh có trách nhiệm về “phản ứng đánh hoặc chạy “. Cách giải quyết là thở thật sâu để thúc đẩy hệ thần kinh đối giao cảm tăng hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể và nhờ thế mà nhịp tim sẽ chậm lại, cơ bắp sẽ thư dãn, và huyết áp sẽ giảm.

Bạn hãy ngồi thoải mái trên một chiếc ghế, thở thật sâu, hít vào bằng mũi. Thở ra bằng miệng. Nhắm mắt lại để khỏi bị phân tâm… Giữ làm sao cho bụng ấn vào thấy mềm– như vậy bụng có thể lên xuống theo mỗi nhịp thở.

6. Giữ cho mắt được tinh tường(keep your vision sharp)

Ăn một quả trứng. Cà-rốt cũng tốt, nhưng nghiên cứu cho thấy “trứng” là nguồn tốt nhất để cung ứng chất chống oxy hoá carotenoid bổ cho mắt. Lutein và zeaxanthin là hai chất carotenoid chủ yếu đối với mắt vì chỉ có hai chất này là có bổ dưỡng cho phấn vàng của võng mô mắt.

Trứng không chứa nhiều lutein và zaxanthin bằng các rau có lá xanh đậm, nhưng theo giáo sư Elizabeth Johnson thì cơ thể hấp thu các chất chống oxy hoá này từ “trứng” dễ dàng hơn.

Bạn đừng e ngại là mức cholesterol sẽ tăng nếu ăn trứng bởi vì ăn một quả trứng mỗi ngày tăng lượng lutein trong máu lên 26 % và zeaxanthine lên 38 %, mà không làm tăng mức cholesterol hay triglycetride.

7. Tránh đừng để bị viêm (reduce dangerous inflammation)

Ăn một tô ngũ cốc nguyên hạt. Nhóm Iowa Women’s Research Group đã quan sát khoảng 42 ngàn phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh trong vòng 15 năm và đã báo cáo là những phụ nữ ăn từ 11 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt trở lên mỗi tuần sẽ có ít nguy cơ bị chết vì những xáo trộn do viêm gây ra so với những người ăn ít hơn (xáo trộn do viêm gây ra là những bệnh có liên hệ tới chứng viêm mãn tính kể cả tiểu đường, hen xuyễn, và bệnh tim).

Theo giáo sư David R. Jacobs thuộc Đại học Minnesota thì “ngũ cốc nguyên hạt chứa những thành phần có hoạt tính sinh học của cây cối. Những cái gì giúp cho cây cối sống được thì cũng giúp cho người ăn cây cối đó sống được”. Các ngũ cốc nguyên hạt nên dùng, là oatmeal (bột yến mạch), brown rice (gạo lức), dark bread, whole grain breakfast cereal, bulgur, và popcorn (bắp rang)

8. Rèn luyện sức mạnh cơ bắp (build muscle strength)

Duỗi thẳng chân. Nếu bắp thịt chân bị cứng thì bạn hãy duỗi thẳng chân ra. Làm như vậy bạn sẽ không những cải thiện tính chất mềm dẻo mà con tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Thí nghiệm thực hiện trong 6 tuần lễ với 30 người lớn bị cứng gân hố kheo (hamstrings) chứng tỏ là nếu luyện tập co duỗi chân 5 ngày một tuần thì sẽ làm bắp thịt bớt cứng và gia tăng tầm hoạt động.

9. Tăng chất chống oxy hoá (boost antioxidants)

Thêm trái bơ (avovado) vào sà-lách. Rau (vegetable) đều không có chất béo, nhưng chúng ta lại cần chất béo trong bữa ăn để hấp thu các chất carotenoid chống ung thư.

Trong môt thí nghiệm tại Đại Học Ohio , một số người tình nguyện đã ăn sà-lách có avocado lát mỏng hoặc không có avocado. Thử máu cho thấy là những người ăn avocado có một lượng lutein cao gấp 5 lần, alpha carotene gấp 7 lần và beta carotene gấp 15 lần. Ăn trái sung (figs, figues) phơi khô. Các trái cây sấy khô chứa nhiều chất chống oxy hoá — đặc biệt là trái sung và trái mận (plums). Một nhúm trái sung khô (lối 1 ½ ounce, lối 42 gr) tăng khả năng chống oxy hoá lên 9 % gần như gấp đôi so với một tách trà xanh.

Ăn sà-lách trái cây. Một hỗn hợp cam, táo, nho, và blueberries có sức mạnh chống oxy hoá gấp 5 lần so với khi chỉ ăn có một trong những thứ trái cây ấy mà thôi.

Các thành phần dùng để trộn sa-lách trái cây sắp theo thứ tự độ chứa phenol là việt quất (cranberries) , táo, nho đỏ, dâu, dứa, chuối, đào, cam và lê. (Phenol là một loại hoá chất thực vật có thể giảm rủi ro bị bệnh mãn tính).

10. Giữ nụ cười lành mạnh (keep your smile healthy)

Theo bác sĩ nha khoa Anne Murray thuộc Viện Academey of General Dentistry, nụ hôn làm tiết nước bọt trong miệng và như vậy các vi khuẩn làm sâu răng sẽ bị tiêu diệt. Nếu chẳng may bạn chẳng có ai … để mà hôn thì hãy chịu khó dùng loại kẹo “gơm” (gum) không đường có chứa xilytol.

11. Bảo vệ dạ dày chống vi khuẩn (protect your stomach from bugs)

Vặn thấp nhiệt độ tủ lạnh. Nếu nhiệt độ trong tủ lạnh cao hơn 40 độ F (lối 3,5 °C) thì thức ăn trong tủ lạnh sẽ bị hư vì các vi khuẩn bắt đầu nhân bội. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có trên 75 triệu người bị đau vì thức ăn nhiễm khuẩn và số người chết lên tới 5000. Vì vậy tủ lạnh phải có bộ phận điều nhiệt để giữ cho nhiệt độ đủ thấp.

12. Ngăn ngừa chứng đau đầu (prevent headache)

Hãy ngẩng đầu lên. Bác sĩ Roger Cady, phó chủ tịch hội National Hedache Foundation, nhận định “tư thế của đầu là một trong những yếu tố có liên quan tới đau đầu được ít người biết tới nhất”. Một trong những tư thế có hại là “chúi đầu về phía trước” ( forward head posture, FHP).

Nếu cổ bạn cúi về phiá trước, bạn sẽ phải ngước đầu lên để nhìn, điều này có thể làm các dây thần kinh và cơ bắp ở phiá dưới sọ đầu bị đè ép. Tư thế FHP này thông thường xẩy ra khi làm việc với máy điện toán. Bác sĩ Colleen Baker thuộc Headache Care Center, Springfield, MO, đưa ra những khuyến cáo sau đây nhằm giúp bạn giữ cho đầu thẳng mỗi khi sử dụng máy điện toán :

- Tưởng tượng có một sợi dây buộc vào đỉnh đầu và kéo lên trên.

- Kiểm điểm định kỳ xem tai của bạn có ở ngay phía trên vai hay không (?)

- Sắp đặt để máy điện toán nhắc nhở bạn lập lại hai điều trên đây sau mỗi nửa tiếng đồng hồ.

13. Giữ cho trí óc minh mẫn

Uống 2 tách trà xanh mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy là trà xanh điều hoà mức cholesterol và có thể giảm rủi ro bị ung thư. Các nhà khoa học còn nhận định là trà xanh bảo vệ chức năng nhận thức. Và càng uống nhiều trà xanh thì càng tốt. Một nghiên cứu tại Nhật trên 1000 người ở tuổi trên 70 cho thấy là những người uống 2 tách trà xanh mỗi ngày đạt đươc thành quả tốt khi làm một số trắc nghiệm về khả năng trí óc (kể cả trí nhớ). Có thể còn có cái gì khác ảnh hưởng lên sự minh mẩn tâm thần, chẳng hạn như sự giao tiếp với bạn bè trong khi nhâm nhi tách trà. Phải chăng chính nhờ vào điều này mà tỷ lệ sa sút trí tuệ (dementia) kể cả Alzheimer thấp hơn tại Nhật so với Hoa Kỳ, vì người Nhật thường hay uống trà xanh.

Trần Ngọc sưu tầm

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Thơ Tranh: Áo Trắng Ngày Xưa


Thơ: Phúc Liên
Thơ Tranh: Kim Oanh

Người Dưng!?


Người ơi sao cứ ỡm ờ
Cứ ngây ngô, cứ ngu ngơ nửa vời
Như đành thua một cuộc chơi
Xót xa chất ngất cho đời quẩn quanh

Tháng ngày loáng thoáng qua nhanh
Theo con mộng mị tròng trành trôi xuôi
Chuyện người em gái xa rồi
Bởi chưng đã trót yêu người từ lâu

Yêu ngay từ buổi ban đầu
Yêu tan nát cả cõi sầu chơi vơi
Dám đâu mong được đền bồi
Khổ đau ôm trọn cõi tôi một mình

Mặn nồng chi cũng mong manh
Thiết tha đến mấy cũng thành người dưng
Tay nào hờ hững ngang lưng
Môi nào cúi xuống ngại ngùng trao môi

Thôi thì trót đã yêu rồi
Trót yêu yêu cả những lời chua cay
Tưởng rằng khăng khít bấy nay
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn

Ai ngờ rồi cũng phù vân
Chợt quen, chợt lạ, nửa gần, nửa xa
Chao ôi, vẫn chuyện người ta
Cứ đinh ninh ngỡ như là chuyện tôi

Gió mây lởn vởn cuối trời
Mà nghe cay đắng hơn lời chia phôi
Đau lòng nhau lắm người ơi
Hay người trêu chọc cho tôi thẫn thờ…

Cho tôi tưởng thật là mơ
Tưởng yêu là ghét cho chừa chữ yêu !…

Quýdenver

Sáng Thu


Bài Xướng:
Sáng Thu


Những sáng thu, sương giăng ngoài ngõ
Nơi phía đông lấp ló ánh hồng.
Một ngày còn được ngắm trông
Lòng ta cảm khái mênh mông Đất Trời!

Mailoc
(Cảm xúc mùa thu Cali 2016)
***
Sáng Thu

Một sớm mùa thu sương khói trắng,
Con, em lũ lượt nắng tươi hồng.
Đón đưa trước cửa trường trông,
Ngước nhìn cảnh sắc rừng phong chim trời

Mai Xuân Thanh
Ngày 08 tháng 10 năm 2016
***
Sáng Thu
Pha màu nắng dáng thu lồng lộng
Thục nữ Kinh thi động gót hài
Nho sinh hàn sĩ cảm hoài
Đánh nghiêng bút mực tỏ bày ý thơ

Kim Phượng
***
Một Sáng Vào Thu


Sáng vào Thu sương mù giăng phủ
Che vầng hồng ấp ủ phương đông
Trời cao đất rộng mênh mông
Thấy mình lạc lỏng hư không cõi đời

Song Quang

Ở Đây Ngày Mưa



Ở đây có những ngày mưa
Tôi cô đơn bóng em vừa chợt qua
Mưa hôm nào mưa tình xa
Mưa vương quấn quít theo tà áo em

Ở đây ngày tháng không tên
Mưa từ kỷ niệm ướt mềm vai tôi
Mưa đầm đìa lên mắt môi
Tìm đâu ngày cũ xa rồi dấu yêu

Ở đây mưa mãi cô liêu
Ly cà phê đắng giữa chiều mưa bay
Lạnh lùng từng giọt ngất ngây
Lênh đênh trong giấc mộng đầy tìm nhau

Ở đây mưa buốt lòng đau
Đưa tay vuốt mái tóc nhàu thời gian
Một mình xuống phố lang thang
Nghe mưa trên những ngỡ ngàng tình xa

Khiếu Long

Đất Phương Nam I - Vùng Đất Cochinchine Và Công Nữ Ngọc Vạn


Tổng Quan Về Địa Danh Cochinchine: 

Vào cuối năm 1984, tôi có dịp sống chung với các anh Hứa Hoành và Đỗ Hữu Trí tại trại Tỵ Nạn Bataan, Phi Luật Tân. Anh em chúng tôi luôn có những đêm trà mạn đàm về vùng đất mang tên Nam Kỳ Lục Tỉnh. Ai trong chúng ta cũng đều đồng ý chữ Cochinchine là một từ Pháp ngữ gồm hai phần, phần thứ nhất là “Cochin” và phần thứ nhì là “Chine”. Chữ “Chine” thì ai cũng biết là “Trung Quốc”, tên của một quốc gia rộng lớn ở vùng Đông Bắc Á Châu. Còn chữ “Cochin” thì có nhiều cách giải thích khác nhau. Chữ “Cochin” không phải là một từ ngữ riêng dành cho một địa danh trên bán đảo Đông Dương, nó cũng được người Pháp dùng để gọi một địa danh trên bờ biển Malabar Coast ở Ấn Độ mà người Bồ Đào Nha đã đặt tên trên những bản đồ hàng hải của họ từ trước thế kỷ thứ XV. Theo Aurousseau, chữ “Cochin” có nghĩa là “Giao Chỉ”.

Tuy nhiên, từ Giao Chỉ đã không còn được sử dụng từ lâu lắm rồi, có lẽ ngay trong những ngày đầu mà cha anh chúng ta bắt đầu dong ruổi về phía Nam để tránh xa nanh vuốt tàn bạo của giặc phương Bắc, chúng ta đã không chấp nhận sự áp đặt cái tên có vẻ khinh miệt của người Trung Hoa, nhưng thời đó người Tây phương không biết đến Việt Nam một cách trực tiếp mà chỉ biết rằng vùng đất đó có tên là Quachymchyna theo tiếng Bồ Đào Nha. Từ “Quachymchyna” của Bồ Đào Nha lại thoát thai từ chữ Ả Rập “Kwaci-min-cin” mà âm Trung Hoa là “Kiao Tche” (Giao Chỉ). Lại có giải thích khác cho rằng bắt đầu từ thế kỷ thứ XV thì người Tây phương, nhứt là người Bồ Đào Nha mới khởi sự có mối quan hệ và biết nhiều đến Việt Nam qua cái tên Cauchinchina, tức là quận Cửu Chân của Trung Hoa. Riêng tôi, tôi cũng hoàn toàn không đồng ý với cái tên “Cửu Chân của Trung Hoa”, có lẽ do chữ Cauchinchine mà ra, vì huyện Cửu Chân là một trong 9 huyện được Hán Vũ Đế áp đặt lên những vùng đất Lạc Việt từ năm 111 trước Tây lịch(1), và đất nước tôi đã hoàn toàn độc lập từ thế kỷ thứ X sau khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi. Tuy nhiên, đó là tên gọi duy nhất mà người Tây phương biết đến và dùng để gọi vùng đất mà bây giờ là đất nước Việt Nam nên tôi tạm chấp nhận cách gọi nầy. Đến đầu thế kỷ thứ XVI thì tên gọi “Cauchinchina” hầu như xuất hiện thường xuyên trên các bản đồ hàng hải Tây phương, và mãi đến thế kỷ thứ XVII thì từ “Cochinchina” được thay thế cho từ “Cauchinchina”, nhưng không ai giải thích được tại sao lại dùng “Cochin” để thay thế cho “Cauchin”. 

Sự Quan Hệ giữa Địa Danh Cochinchine Và Công Nữ Ngọc Vạn: 

Anh Hứa Hoành cũng có kể lại cho chúng tôi nghe về chuyện “Cô Chín Xinh” như sau: Vào khoảng năm 1973, có một Việt kiều tên Nguyễn văn Long, ở bên Miên có trên 20 năm đã kể lại rằng mãi đến thời cận đại, người dân Miên vẫn còn phàn nàn với nhau rằng chỉ vì một nàng công chúa Việt Nam(2) mà Cao Miên phải mất đi nguyên vùng Thủy Chân Lạp bao la bạt ngàn. Dù chuyện phàn nàn của dân gian Miên có trùng hợp với tài liệu lịch sử đã được ghi lại trong cuốn “Vương Quốc Cao Miên”(3) của Moura, nhưng theo thiển ý, chuyện dân Cao Miên gọi công nữ Ngọc Vạn bằng “Cô Chín”, mà cô lại rất xinh đẹp nên dân chúng hai vùng Prei Nokor và Kas Krobei (Chợ Lớn và Sài Gòn ngày nay), cũng như người Khmer thời đó đều gọi cô là “Cô Chín Xinh”. Cũng có thể vì công nữ là người vợ thứ “Chín” của vua Chey Chetta II, mà cũng có thể là người con thứ “Chín” của chúa Sãi nguyễn Phúc Nguyên, vì chúa Nguyễn Phúc Nguyên có rất nhiều con trai, trong số đó có bốn cô con gái là các công nữ Ngọc Liên, Ngọc Vạn, Ngọc Khoa, và Ngọc Đỉnh. Năm 1863, khi đại diện Pháp đến Miên thương lượng một hiệp ước bảo hộ vương quốc này thì Miên ưng thuận ngay. Khi Doudart de Lagreé hỏi vua Norodom ‘phần đất Nam Việt gọi là gì để ghi vào hiệp ước?’ Vua Norodom trả lời không chút do dự: “Cô Chín!”(4) Như vậy đủ chứng tỏ mãi hơn 150 năm sau mà người dân Miên, ngay cả ông vua của họ, cũng không quên được một “Cô Chín” đã tóm thâu cả một vùng đất Thủy Chân Lạp bao la. Về sau, để tránh trùng tên với một vùng cũng tên Cochin ở Ấn Độ, nên người Pháp gọi vùng Nam Kỳ là Cochinchine. 

Tôi sanh ra và lớn lên trong lòng Nam Kỳ, trong vòng tay yêu thương của đàn hậu duệ của những người can trường đi mở cõi về phương Nam. Tôi đã sống và đã trải qua những năm tháng cùng khổ của tuổi thơ với bao nhiêu vất vả gian nan của một đời người. Chính vì thế mà tôi luôn trân trọng và yêu quý các bậc tiền nhân đã từng đặt chân đến đây, mở mang bờ cõi, và để lại cho đàn hậu duệ một dãy đất đầy hoa gấm hôm nay. Trong số những bậc tiền hiền ấy, chúng ta không thể không kể đến nàng công nữ xinh đẹp của xứ Đàng Trong. Công Nữ Ngọc Vạn đã bỏ lại sau lưng những gấm hoa vương giả của một nàng công nữ cành vàng lá ngọc để theo gót tiền nhân làm lịch sử. Nàng đã theo gót Huyền Trân công chúa đời Trần, một thân vạn dặm ra đi, để lại phía sau cho dân tộc cả một vùng Bình Trị Thiên lịch sử. Công Nữ Ngọc Vạn cùng em là công nữ Ngọc Khoa đã ra đi làm lịch sử mở cõi về phương Nam. Nếu Ngọc Khoa đã làm dịu đi mối nghi kỵ giữa hai dân tộc Việt Chiêm, thì Ngọc Vạn đã một thân đi thẳng vào vùng rừng rậm phương Nam mở đất Mô Xoài Đồng Nai. Thật vậy, nếu không có tiếng nói của nàng công nữ yêu kiều ấy thì chắc gì Miên Vương Chey Chetta II đã đồng ý cho quan quân xứ Đàng Trong vào đặt sở thu thuế ở các vùng Prei Nokor và Kas Krobei? 

Công Nữ Ngọc Vạn là con gái thứ hai trong số các cô con gái của Sãi Vương Nguyễn Phước Nguyên (1613-1635). Để đương đầu với quân Trịnh hùng mạnh ở phương Bắc, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đã cố gắng hòa hoãn với các lân bang phương Nam của mình là Chiêm Thành và Chân Lạp. Trong kế hoạch thắt chặt tình giao hảo với các lân quốc về phương Nam, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả công nữ Ngọc Khoa cho vua Chiêm là Pô Romê và gả công nữ Ngọc Vạn cho Miên Vương Chey Chetta II (1618-1628). Tuy nhiên, không thấy sử sách cũng như ngoại sử viết nhiều về vai trò cũng như công lao của công nữ Ngọc Khoa trong công cuộc Nam Tiến, mà chỉ nghe dân gian Chiêm quốc ta thán về một bà công chúa Việt Nam đã khiến vua Pô Romê mê muội và kết quả là đưa đến việc Chiêm Thành bị diệt vong. Trong khi đó sử sách Việt Nam cũng không viết gì về vai trò của công nữ Ngọc Vạn, tuy nhiên, ngoại sử viết nhiều về nàng công nữ nầy trong việc bà thuyết phục vua Miên cho phép lưu dân người Việt đến trú ngụ tại một vùng đất bao la bạt ngàn mà sau này trở thành Nam Kỳ Lục Tỉnh của Việt Nam. Sau khi được gả cho Miên vương, công nữ Ngọc Vạn được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Somdach Prea Peaccacyo-dey Preavoreac Ksattrey vào cuối năm 1620. Do cuộc hôn nhân này mà sự giao hiếu giữa Việt Nam và Cao Miên được khắng khít hơn và người Việt được phép di dân vào đất Thủy Chân Lạp để sinh sống dễ dàng hơn. 

Quốc Sử Quán Triều Nguyễn Nói Gì Về Công Nữ Ngọc Vạn: 


Quốc sử quán triều Nguyễn cũng không ghi lại gì nhiều về cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn với vua Miên, mà chỉ ghi rất đại lược như sau: “Năm Canh Thân 1620, Chúa Sãi gã người con gái thứ nhì là nguyễn Phúc Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II.” Kỳ dư không ghi lại bất cứ công trạng hay sự nghiệp gì của công nữ Ngọc Vạn cả. Trong khi sử Cao Miên thì ghi như sau: “Quốc Vương Chey Chetta II xin cưới công nữ của chúa Nguyễn làm hoàng hậu vì mong được sự ủng hộ của triều đình nhà Nguyễn ở Thuận Hóa.” Còn các nhà truyền giáo Thiên Chúa đang có mặt ở Chân Lạp và xứ đàng trong thì viết: “Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại thế lực của Xiêm La nên xin cưới một công nữ của chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa, và Chúa Sãi thì có mưu đồ xa xôi, năm 1620 đã gả con gái cho vua Chân Lạp. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng của Chân Lạp sau này.” 

Mặc dù nguồn gốc của chữ “Cochinchine” hãy còn rất mơ hồ, nhưng tôi thấy tên Cochinchine cũng khá trùng hợp với “Cô Chín Xinh” nên tôi cũng đồng ý với anh Hừa Hoành, xin mạo muội lấy tên “Cô Chín Xinh” để gọi tên của một vùng đất mà nàng công nữ thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Nguyên vì những lý do sau đây: thứ nhất theo thiển ý, công nữ ngọc Vạn đã có công đầu ghi vào những trang sử mở cõi về phương Nam, thứ nhì có lẽ người ta đã quá bất công với hai bà công nữ triều Nguyễn, mà công trạng cũng không kém gì công trạng của Huyền Trân công chúa đời Trần. Đối với Huyền Trân thì người ta đã sáng tác không biết bao nhiêu là thi thơ và dân ca để ca tụng bà và sử sách cũng ghi lại hẳn hòi mục đích vua nhà Trần gả bà về với vua Chiêm cũng như công lao của bà đối với đất nước. Trong khi đó thì cả công nữ Ngọc Vạn lẫn công nữ Ngọc Khoa không có lấy một dòng chánh sử để cho hậu thế biết được hạt cơm mà họ đang ăn và nguồn nước mà họ đang uống cũng có phần công lao rất lớn của nhị vị công nữ Nguyễn trào. Hãy lần dở lại bộ “Đại Nam Liệt Truyện”, một bộ sách do Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi lại, chúng ta chỉ thấy vỏn vẹn có một hàng ngắn về công nữ Ngọc Vạn: “Ngọc Vạn là em cùng mẹ với hoàng trưởng tử Kỳ”, còn tuyệt nhiên không nói gì đến công nữ Ngọc Khoa. Quả là một thiếu sót cố tình của các quan viết sử nhà Nguyễn! Tuy nhiên, nếu để ý một chút chúng ta sẽ thấy nguyên nhân của “sự thiếu sót cố tình” nầy. Ngay cái câu “Ngọc Vạn là em cùng mẹ với hoàng trưởng tử Kỳ” nầy đã khiến cho quốc sử quán không dám viết gì thêm nữa về các nàng công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. Số là như vầy, hoàng trưởng tử Kỳ là con cả của chúa Sãi, là dòng trưởng của nhà chúa thời bấy giờ. Tuy nhiên, hoàng trưởng tử Kỳ mất vào năm 1631 khi đang trấn thủ vùng Quảng Nam. Khi qua đời, hoàng trưởng tử Kỳ có bốn con trai là Nhuận, Xuân, Tài và Trí. Đến năm 1635 thì Chúa Sãi băng hà, đáng lý ra theo truyền thống thì ngôi chúa phải thuộc về dòng trưởng, tức là về tay của người con tên “Nhuận” của hoàng trưởng tử Kỳ, nhưng không biết vì lý do gì mà chúa Sãi để lại di chúc nhường ngôi cho người con thứ hai tên “Lan”, thuộc dòng thứ, không cùng mẹ với hoàng trưởng tử Kỳ và công nữ Ngọc Vạn. Mặc dù chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan là một bậc minh quân lỗi lạc và nhân hậu, nhưng có lẽ chính vì mặc cảm “dòng thứ” mà chúa Nguyễn Phúc Lan không muốn sử sách viết gì về hai nàng công nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. Như trên đã nói, không có sách sử nào của phía Đàng Trong nói gì về công nữ Ngọc Vạn, nhưng theo suy đoán thì năm 1620, nàng được gả về cho Miên Vương vào tuổi đôi tám, như vậy có lẽ nàng sanh ra vào khoảng những năm 1603 hay 1604. Còn nói về hôn lễ và cuộc rước dâu của Miên vương, cả sách sử Việt Nam lẫn Cao Miên đều không ghi lại một chi tiết nào. Tuy nhiên, theo hồi ký của các giáo sĩ cũng như các thương nhân Âu Châu đương thời, chúng ta thấy đây là một cuộc đưa dâu có tính toán từ phía chúa Nguyễn Phúc Nguyên, và một cuộc rước dâu cực kỳ long trọng của vua Miên Chey Chetta II(5). Theo hồi ký được xuất bản năm 1631 của giáo sĩ Christoforo Borri, một giáo sĩ người Ý đã sống gần vùng Qui Nhơn từ năm 1618 đến năm 1622, chúng ta thấy vào khoảng đầu năm 1620, vua Chân Lạp là Chey Chetta II đã sai sứ đem nhiều lễ vật đến Thuận Hóa, tỏ ý muốn giao hảo và xin cưới công chúa xứ Đàng Trong. Lời cầu hôn của vua Chey Chetta II được chúa Nguyễn Phúc Nguyên chấp thuận, và liền sau đó chúa đã chọn cô công nữ cưng yêu nhất của ngài là công nữ Ngọc Vạn. Với chúa Nguyễn, đây không phải là một cuộc hôn nhân bình thường, mà là một cuộc hôn nhân có tính cách ngoại giao rất trọng đại, một cuộc hôn nhân mà chủ đích của nó là bằng mọi cách phải làm sao cho xứ Đàng Trong liền một dãy từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Vì thế mà ngay sau khi nhận lời, chúa đã cho cử hành ngay một cuộc đưa dâu với một đoàn tùy tùng đông đảo được hộ tống bởi cả một đội chiến thuyền. Chuyện công nữ Ngọc Vạn được gả về cho Miên vương chẳng những là một biến cố lớn, thật lớn đối với quần thần xứ Đàng Trong, đối với nhân dân Nam Hà, mà còn là một biến cố cực kỳ trọng đại đối với nước Cao Miên và người Cao Miên nữa. Trước khi tiễn con ra đi, chúa đã nói gì với công nữ Ngọc Vạn? Khỏi cần phải bàn luận, ai trong chúng cũng đều có thể đoán được là chúa đã căn dặn con mình những gì, vì chỉ không lâu sau đó, biết bao nhiêu biến cố thuận lợi đã xảy ra cho lưu dân Việt Nam trong các vùng Kas Krobei và Prei Nokor. Theo Trịnh Hoài Đức trong ‘Gia Định Thành Thông Chí,’ từ các đời tiên hoàng đế, tức là từ thời các chúa Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phước Nguyên, người Việt đã đến khai khẩn vùng Mô Xoài. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì Mô Xoài là vùng địa đầu của Biên Trấn, tức là vùng lưu dân người Việt đầu tiên đặt chân đến để khai phá và mở mang nước Việt về phương Nam. Các nhà làm sử Chân Lạp, mặc dầu không ưa gì bà hoàng hậu người Việt Nam, nhưng cũng phải thừa nhận rằng bà rất xinh đẹp và rất khôn khéo, chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau khi về làm hoàng hậu cho xứ Chân Lạp bà đã có ảnh hưởng rất lớn đối với vua Chey Chetta II. 

Cuộc Hôn Nhân Mà Cả Hai Bên Đều Có Lợi: 

Phải công tâm mà nói, trong cuộc hôn nhân nầy, không riêng gì phía Đàng Trong được lợi, mà người có lợi trước mắt phải nói là vua Chey Chetta II và vương quốc Chân Lạp, vì ngay sau hôn lễ chúa Nguyễn Phước Nguyên đã viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại quân Xiêm La. Để làm vui lòng bà Ngọc Vạn cũng như chúa Nguyễn, vua Chey Chetta II đã lập nhiều người Việt Nam làm quan văn võ trong triều đình Chân Lạp tại Oudong. Đồng thời, rất nhiều người Việt Nam được phép lên Oudong mở các cơ xưởng công nghệ, đóng tàu thuyền cho triều đình, giúp Chân Lạp phòng thủ chống quân Xiêm. Càng sống chung lâu ngày với người Việt, nhà vua càng cảm thấy người Việt hiền hòa, chăm chỉ và làm được nhiều điều lợi ích cho đất nước Chân lạp, nên sự việc lưu dân đến đây lập nghiệp không có gì trở ngại dưới thời vua Chey Chetta II. Nếu chúng ta lật lại những trang sử cũ vào thời kỳ này thì chúng ta sẽ thấy vua Chey Chetta II không phải tự nhiên nhường đất Thủy Chân Lạp cho Việt Nam, mà thời ấy nước Chân Lạp quá suy yếu nên ông muốn tựa vào Việt Nam như một điểm tựa, vì thế trong cuộc hôn nhân ông chỉ cho dân Nam một quy chế dễ dàng trong sinh hoạt ở vùng Đồng Nai và Sài Gòn, chứ không dâng một chút đất nào hết cho Việt Nam, đổi lại ông được nhạc phụ là chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã bao lần đem quân sang giúp đánh đuổi giặc Xiêm ra khỏi bờ cõi. Trong những năm từ 1621 đến 1623, nhờ sự trợ giúp của chúa Nguyễn mà Chey Chetta II đã đuổi được quân Xiêm ra khỏi bờ cõi. Như vậy phải thành thật mà nói trong cuộc hôn nhân này, nhứt thời nước Miên có lợi nhiều hơn Việt Nam, nhưng về lâu về dài thì ngay từ thời điểm ấy, nước Miên trúng phải kế hoạch “Tầm ăn dâu” của Việt Nam. Chính vì thế mà kể từ sau khi công nữ Ngọc Vạn ra đi làm dâu xứ Chân Lạp, từng thời từng thời, những đất đai của xứ Thủy Chân Lạp lần lượt rơi vào tay Việt Nam một cách ôn hòa, chứ chưa có một cuộc chiến tranh giành đất nào giữa Việt Nam và Miên tại Nam Kỳ. 

Đầu năm 1623, ngay sau khi Chân Lạp dời đô về Phnom Penh, nằm ngay bên dòng Tonle Sap, nên công nữ Ngọc Vạn đã xin cha gửi chuyên viên đóng chiến thuyền sang giúp Chân Lạp đóng thuyền và xây dựng đội thủy binh(6). Ngoài ra, sau khi gả con gái cho Miên vương, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng gửi người sang giúp vua Miên huấn luyện quân đội. Chính nhờ sự trợ giúp rất đắc lực nầy mà trong vòng hai năm từ năm 1621 đến 1623, quân Chân Lạp đã liên tiếp đánh bại quân Xiêm hai lần. Đây là lần đầu tiên mà quân đội Chân Lạp đã đánh bại được quân Xiêm trong hơn 100 năm lịch sử chiến tranh giữa Chân Lạp và Xiêm La từ khoảng 1520 đến 1623. 

Sau khi giúp Chân Lạp đánh thắng được quân Xiêm, một phái đoàn của triều đình Thuận Hóa đã đến Nam Vang, xin vua Chey Chetta II cho người Việt tự do vào cư ngụ trong các vùng Kas Krobei và Prey Nokor và lập cơ quan thu thuế, cũng như đặt đồn binh tại đây để phòng khi có việc là kéo quân lên Nam Vang tiếp trợ ngay. Vua Miên đã chuẩn thuận ngay vì lợi ích trước mắt là nhà vua có quân tiếp trợ bất cứ lúc nào, vả lại đất Kas Krobei và Prey Nokor đã thu được từ dân tộc Phù Nam từ sau thế kỷ thứ VI, mà cho tới thời bấy giờ (1623) vẫn chưa có cư dân Chân Lạp trú ngụ, vì vùng này toàn là đầm lầy hoang vu, đất thì thấp hơn mực nước biển nên người Chân Lạp, vốn là dân bán du mục không chịu đến để khai khẩn. Như vậy, kể từ năm 1623, lưu dân người Việt được tự do đi lại và khai hoang lập ấp. Nói cách khác, chỉ sau hơn ba năm về làm hoàng hậu xứ Chân Lạp, công nữ Ngọc Vạn lập xong một nhịp cầu thật vững chắc cho công cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh kêu gọi lưu dân Việt Nam khai phá các vùng Mô Xoài và Long Khánh, công nữ Ngọc Vạn cũng kêu gọi và thu xếp phương tiện cho lưu dân Việt Nam đến các vùng Tà Keo và Nam Vang để buôn bán với người Miên. Mà thật vậy, chỉ năm năm sau ngày Ngọc Vạn đi lấy chồng, cả một vùng rừng rậm hoang vu từ Bà Rịa, Biên Hòa, Prei Nokor, Tà Keo và Nam Vang bỗng chốc trở thành những nơi thị tứ sầm uất. Đến năm 1625(7) thì vua Chey Chetta II băng hà. Phó vương Prea Outey, người đã tổ chức lễ đón rước công nữ Ngọc Vạn năm 1620, là cột trụ trong triều đình Chân Lạp thời bấy giờ, đã hết lòng bảo vệ công nữ ngọc Vạn và vẫn tiếp tục chánh sách thân Việt Nam và chống Xiêm của vua Chey Chetta II. Không hiểu vì lý do gì mà Prea Outey không lập những người con của vua Chey Chetta II với các bà hoàng hậu người Miên và người Lào lên làm vua, mà lại lần lượt đưa 2 người em họ là Pona To (1625-1630) và Pona Nu (1630-1640) lên làm vua trong suốt 15 năm. Tưởng cũng nên nhắc lại, lúc nầy 2 người con trai của công nữ Ngọc Vạn tuổi hãy còn quá nhỏ (chưa đầy 4 tuổi). Có lẽ, ông thấy được sự thông minh và nhanh nhẹn, cũng như những cái lợi của những ông hoàng gốc Việt, nên muốn chần chừ để đưa những vị nầy lên ngôi sau nầy. Để tránh sự nghi kỵ và để chứng tỏ mình không tha thiết gì đến vương triều, công nữ Ngọc Vạn xin phép được đưa hai con ra ngoại thành để lập chùa tụng kinh cầu an cho hoàng gia. Nhờ vậy mà mẹ con bà thoát được cuộc tranh chấp quyền lực gay gắt nhất trong triều đại Chân Lạp thời bấy giờ. 

Sau khi vua Pona Nu băng hà vào năm 1640, phó vương Prea Outey liền đưa con trai mình lên ngôi vua, tức vua Ang Non (1640-1642). Trong khi đó thì hoàng tử Chau Ponhea Chan, con trai của bà vợ người Lào của vua Chey Chetta II, được người Lào và người Chăm yểm trợ giết chết cả hai cha con phó vương Prea Outey để soán ngôi. Sau khi Chau Ponhea Chan lên ngôi, tức Ponhea Chan I (1642-1659), sử Việt Nam gọi là Nặc Ông Chân. Nặc Ông Chân loại bỏ tất cả những người Việt Nam trong triều, và chỉ sử dụng người Mã Lai và người Lào. Lúc nầy hoàng thái hậu Ngọc Vạn lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn vì hai con trai của bà đã trưởng thành và là những cái gai chính trước mắt Nặc Ông Chân (Rama Chan). Trong khi triều chính rối loạn, để bảo vệ cho các con nên công chúa Ngọc Vạn đem hai con về vùng Mô Xoài Bà Rịa ẩn thân, vì nơi đây bà đã cho lập xóm làng từ trước vào những năm 1620 và 1621. Sử Chân Lạp còn ghi lại: “Khi quốc vương Chey Chetta II băng hà, tất cả vùng đất thuộc miền Nam từ Prey Nokor đến ranh giới với Chiêm Thành đều do người Việt cai trị.” 

Khi bà Ngọc Vạn trở lại đất Mô Xoài vào năm 1640 thì vùng đất nầy đã được khai khẩn thành thuộc đất và được tổ chức thành thôn ấp hẳn hòi. Bà được dân chúng tại đây hết lòng ngưỡng mộ, vì đây là lần đầu tiên họ thấy một vị sư nữ hiền và đẹp như một vị Phật Bà. Công nữ Ngọc Vạn và hai con tới lập chùa tại vùng Prei Nokor(8). Hai vị hoàng tử Batom Reachea Potouna Raja và Ang Non đã trưởng thành. Trong giai đoạn nầy, bà đã khuyến khích cư dân tại đây nỗ lực canh tác, chẳng những về lúa nước, mà còn trồng nhiều loại hồ tiêu và trồng dâu nuôi tằm theo kỹ thuật của người Việt. Từ đó cư dân Prei Nokor luôn gọi công nữ Ngọc Vạn với một danh xưng vừa tôn kính mà lại vừa gần gũi: “Cô Chín”. Hồi nầy vùng Prei Nokor đã trở nên rất phồn thịnh, về thương mãi, ngoài người Minh Hương, còn có người Ấn Độ đến đây buôn bán với cư dân tại đây. Bên cạnh đó có nhiều đoàn truyền giáo đến đây truyền đạo từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan, và Pháp... Thấy công nữ Ngọc Vạn rất đẹp với nước da thật trắng có uy tín với cư dân và mọi người, nên nhiều người ngoại quốc lầm tưởng bà là người Hoa nên kể từ đó công nữ Ngọc Vạn luôn được người ngoại quốc gọi là “Cô Chín Chine”(9). Và có lẽ tên Cochinchine cũng có từ đó để gọi cho cả vùng đất Nam Kỳ. Trong khi cả vùng Thủy Chân Lạp dưới sự chỉ dẫn của mẹ con công nữ Ngọc Vạn vào sau thập niên 1640s đã trở thành một vùng đất trù phú và thịnh vượng, thì tại Nam Vang, Nặc Ông Chân, con của một bà hoàng hậu người Lào, đã lên ngôi trị vì Chân Lạp. Ông Chân lấy vợ người Mã Lai, theo đạo Hồi nên rất hung hãn muốn tiêu diệt đạo Phật và muốn biến Hồi giáo làm quốc giáo cho Chân Lạp. Phản ứng trước những cai trị bạo ngược của Nặc Ông Chân, các hoàng thân khác đã liên kết lại nhằm tìm cách lật đổ Nặc Ông Chân, nhưng âm mưu thất bại, nên một số đã chạy qua đất Mô Xoài lánh nạn. Nhân cơ hội nầy, Nặc Ông Chân xua quân xuống vùng Prei Nokor, truy tầm những hoàng thân chống đối, đồng thời tìm dấu vết của bà Ngọc Vạn để tiêu diệt hai vị hoàng tử là con chính thức của bà và vua Chey Chetta II. Trước tình thế đó công nữ Ngọc Vạn phải cầu cứu với chúa Hiền Vương. Chúa sai Nguyễn Phúc Yên đưa 3.000 quân vào đánh Nặc Ông Chân. Ông Chân thua trận và bị bắt tại Mô Xoài và bị đưa về giam và qua đời tại Quảng Bình. 

Đến năm 1660 thì con trai của công nữ Ngọc Vạn lên ngôi vua lấy hiệu là Barom Reachea, đóng đô ở Oudong. Sử Chân Lạp có ghi như sau: “Nhờ người Việt Nam mới được làm vua, quốc vương Batom Reachea ký hòa ước nhận triều cống cho chúa Nguyễn hàng năm. Cho người Việt Nam được làm chủ phần đất vừa khai hoang. Cho người Việt được định cư trong lãnh thổ Chân Lạp và được hưởng quyền lợi ngang hàng với người Miên.” Sau đó chúa Hiền Vương lại đặt con trai thứ hai của bà Ngọc Vạn là Ang Non làm Nhị Vương và đóng đô ở Prei Nokor, tức là Sài Gòn bây giờ, tách rời hoàn toàn với Chân Lạp. Nghĩa là nước Chân Lạp đã chánh thức nhìn nhận quyền tự do khai hoang lập nghiệp của lưu dân người Việt trên một vùng đất rộng lớn từ Bà Rịa đến Prei Nokor. Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ thấy sứ mạng lớn lao và sự hoàn thành sứ mạng một cách mỹ mãn của công nữ Ngọc Vạn như thế nào. Vào năm 1672, Batom Reachea bị con rể giết chết để soán ngôi, nhưng người con rể này lại bị con trưởng của Batom Reachea là Ang Chey giết chết. Ang Chey được triều đình thân Xiêm đưa lên ngôi lấy hiệu là Nặc Ông Đài. Ông Đài lại kéo quân về đánh đuổi chú ruột của mình là Nặc Ông Nộn đang làm Nhị Vương ở Prei Nokor. Sau khi có sự can thiệp của quân đội nhà Nguyễn Nặc Ông Đài bị thua và bị chính triều đình Chân Lạp giết chết vào năm 1674. Sau khi Nặc Ông Đài băng hà, chúa Hiền giao binh quyền Chân Lạp cho Nặc Ông Nộn làm chánh vương đóng đô tại Long Úc (Oudong). Nhưng ngay sau khi quân của chúa Hiền rút về Việt Nam, em của Nặc Đài là Nặc Thu (Ang Saur)(10) nổi lên đánh phá và chiếm lại ngai vàng. Chúa Hiền Vương đồng ý để cho Nặc Thu về Nam Vang lên ngôi lấy hiệu là Chey Chetta IV với chủ trương hòa hoãn và thân thiện với triều đình Thuận Hóa. Nhờ đó mà công cuộc di dân của các chúa được tiến hành một cách tốt đẹp. Như vậy trong khoảng những năm từ 1660 đến 1674, con trai trưởng và cháu nội của công nữ Ngọc Vạn liên tiếp làm vua tại vùng Lục Chân Lạp; trong khi con trai thứ hai của bà làm Nhị vương tại vùng Prei Nokor. Chính nhờ diễn tiến lịch sử thuận tiện nầy mà tiến trình Nam Tiến của dân tộc Việt Nam được thực hiện nhanh và ít tốn kém xương máu hơn. Hai xứ Prei Nokor và Kas Kobei(11), được quốc vương Chey Chetta II cho nhà Nguyễn mượn để lập sở thu thuế vào năm 1623, đến năm 1673, nghĩa là đúng nửa thế kỷ sau, nó đã trở thành một nơi thị tứ sầm uất với nhiều thương nhân ngoại quốc lui tới buôn bán tấp nập với cái tên Việt Nam là “Sài Côn”. 

Nói gì thì nói, dù ngay thời đó cả hai ông vua Chiêm và vua Miên đều có ý đồ chính trị là nhờ vả ở thế lực của triều đình Thuận Hóa, vì ngay lúc đó Chiêm Thành đang bị áp lực nặng nề của cả hai phía Chân Lạp và Việt Nam, còn Chân Lạp thì mới vừa thất điên bát đảo với quân Xiêm La nên phải bỏ cố đô Angkor Wat mà chạy về Nam Vang. Lúc đó Miên vương không có sự lựa chọn nào khác nếu không muốn bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Dù người Cao Miên có bạc tình bạc nghĩa thế mấy, dù lịch sử Cao Miên cố tình không tô đậm những chiến công chiến thắng quân Xiêm vào những năm 1621 và 1623, nhưng họ cũng dư biết là sự nghiệp của công nữ Ngọc Vạn đối với sự tồn vong của đất nước Chân Lạp không phải là nhỏ. Thử hỏi ngay vào thời điểm đó mà Chey Chetta II không có công nữ Ngọc Vạn và không được sự trợ giúp của xứ Đàng Trong thì họ có tránh được sự nuốt trửng của quân đội Xiêm La hay không? Chắc chắn là không tránh được. Thế mà các sử gia xứ Chân Lạp không ghi lấy một chữ. Ngược lại, trong thời Pháp thuộc, họ bị người Pháp dùng chánh sách chia để trị, cố tình nói sai về lịch sử khiến cho đàng hậu duệ của họ đem lòng oán hận người Việt. Họ quên rằng dân tộc Xiêm La đã từng bị họ bắt làm nô lệ, rồi sau đó quật khởi nổi lên đánh chiếm đất đai của Chân Lạp làm lãnh thổ Xiêm La. Họ quên rằng trong suốt chiều dài lịch sử giữa Xiêm La và Cao Miên, vì mối thù nô lệ năm xưa nên chưa có lần nào Xiêm La thực tâm muốn để cho Cao Miên được tồn tại. 

Chính hai cuộc hôn nhân, một giữa công nữ Ngọc Khoa và vua Pô Romê của Chiêm Thành, và hai là giữa công nữ Ngọc Vạn và vua Chey Chetta II của Chân Lạp đã mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam. Dù ngay sau khi gả công nữ Ngọc Vạn cho Miên vương Chey Chetta II, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng đã trợ giúp tại chỗ rất nhiều cho chàng rể về cả quân sự lẫn chánh trị. Chúa luôn cho tập luyện binh sĩ để phái đi giúp cho chàng rể, luôn chi viện cả tàu chiến, binh khí và quân lính để chống chọi với quân Xiêm. Nhưng kết quả về lâu về dài thì như ai trong chúng ta cũng đều biết: “Cả vùng Nam Kỳ trù phú biến thành cương thổ của Việt Nam mà không phải tốn nhiều xương máu.” Vì đứng về phương diện tâm lý xã hội mà nói, thì việc công nữ Ngọc Vạn theo chồng về Chân Lạp có thể được xem như là sự mở đầu, hay ít ra sự kiện này cũng làm cho nhiều lưu dân Việt Nam mạnh dạn hơn khi quyết định đi về phương Nam, vì họ nghĩ rằng một nàng công nữ xinh đẹp và được chúa Nguyễn Phước Nguyên cưng chiều như công nữ Ngọc Vạn mà còn “nước non nghìn dặm ra đi,’ huống là hạng thứ dân như họ. Chính vì thế mà sau năm 1620, theo chân công nữ Ngọc Vạn, lưu dân Việt Nam càng ngày càng vào Nam lập nghiệp nhiều hơn. Thêm vào đó, với chánh sách khuyến khích một cách khéo léo của các chúa Nguyễn, làn sóng người Việt vào Nam càng lúc càng bành trướng mạnh mẽ. Về phương diện ngoại giao, cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn với Miên vương Chey Chetta II đem lại cuộc giao hảo dài lâu giữa hai vương quốc Chân Lạp và xứ Đàng Trong. 

Nói gì thì nói, dù sử Việt hay sử Miên không hề đá động gì đến sự nghiệp lớn lao của công nữ Ngọc Vạn. Nếu công tâm mà xét về mặt lịch sử, nếu vua Chey Chetta II không tiến hành cuộc hôn nhân với công nữ Ngọc Vạn vào năm 1620, nghĩa là Chân Lạp không có sự trợ giúp của xứ Đàng Trong thì chẳng những xứ nầy không chiến thắng quân Xiêm La trong hai trân chiến 1621 và 1623, mà rất có thể nó đã bị xóa sổ ngay từ đó. Như vậy, đối với đất nước và thần dân Chân Lạp, công nữ Ngọc Vạn đáng được ghi công hay đáng bị oán hận? Riêng đối với Việt Nam, có thể công nữ Ngọc Vạn đã thực hiện được hơn những gì mà chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã căn dặn khi ngài gả nàng về cho Miên vương. Có thể ngày đó chúa chỉ cần có sự giao hảo tốt với Miên vương để rảnh tay phía Nam mà lo đối đầu với chúa Trịnh về phương Bắc. Nhưng công nữ Ngọc Vạn đã thực sự khơi nguồn cho lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam về vùng đất Thủy Chân Lạp. Nhứt thời nàng đã đem lại mối giao hảo với Chân Lạp và đem về cho xứ Đàng Trong cả một phần đất bao la đầy hứa hẹn. Chẳng những thế, nàng đã bắt được một nhịp cầu thật vững chắc cho công cuộc Nam Tiến sau nầy. Chính nhờ cuộc hôn nhân ấy, chẳng những vua Chey Chetta II phải đền ơn các chúa bằng cách thật dễ dãi với lưu dân người Việt, mà còn cho quan Việt Nam vào Prey-Nokor đặt trạm thâu thuế (năm 1623), rồi liên tiếp những vị vua Miên sau này lại đền ơn sự trợ giúp của các chúa bằng cách dâng đất. Cứ mỗi lần quân chúa Nguyễn tiến qua Miên giúp Miên vương chống lại Xiêm La, là mỗi lần triều đình Chân Lạp dâng hiến một số phủ huyện trong vùng Thủy Chân Lạp cho xứ Đàng Trong. Hết Meso, Longhor, Tầm Bôn, rồi Lôi Lạp, Trapeang, Bassac, rồi đến Tầm Phong Long... để rồi cuối cùng non sông Việt Nam liền một dãy từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Nhưng rất tiếc, do quan điểm hẹp hòi khi chép sử của triều đình các chúa Nguyễn, nên công lao to lớn của công nữ Ngọc Vạn trong công cuộc mở cõi và khai khẩn đất phương Nam không được ghi chép lại để lưu truyền cho hậu thế. Do đó mà ngày nay trên toàn cõi Nam Phần, chúng ta không thấy có một dấu tích tưởng niệm nào về bà, ngoài ngôi phế tháp Phổ Đồng ở chùa Kim Cang, nay thuộc ấp Bình Thảo, xã Tân Phước, thị xã Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai. Người viết bài nầy cũng xin đê đầu dâng lên một nén hương tưởng niệm và cáo trình với “Cô Chín Xinh” hay công nữ Ngọc Vạn và công nữ Ngọc Khoa rằng công ơn của các ngài sẽ được dân tộc Việt Nam đời đời tưởng nhớ. Xin hồn thiêng của các ngài hãy tiếp tục phò trợ cho dân tộc Việt Nam luôn được vững mạnh và sáng suốt như các ngài, từ đó biết đặt quyền lợi “Tổ Quốc Trên Hết”, trên cả quyền lợi gia đình và đoàn thể để có thể giữ vững toàn cõi đất đai mà một thời cũng là tâm nguyện dựng nước và giữ nước của các ngài! 

Sông nước miền Nam 4 thế kỷ sau ngày Công nữ Ngọc Vạn về làm Hoàng hậu cho vương quốc Chân Lạp vào năm 1620 

Người Long Hồ 
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011 
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Chú Thích:
(1) Theo Phan Đình Phùng trong “Việt Sử Địa Dư”, Vinh: NXB Nghệ An, 2008, tr. 27-29, Nhà Tần lấy Triệu Đà làm chức lệnh Long Xuyên, di dân bị tội đày sang thú ở Ngũ Lĩnh (Long Xuyên là tên huyện của Nam Hải, nay là đất Tuần Châu; còn Ngũ Lĩnh, theo Quảng Châu Ký của Bùi Uyên, Ngũ Lĩnh là Đại Dũ, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương, nay thuộc địa giới hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Tàu). Năm 210 trước tây lịch, quân của hai bên Triệu Đà và Thục An Dương Vương đánh nhau, Thục Vương cắt đất từ Bình Giang về phía Bắc cho Triệu Đà rồi lui binh về núi Vũ Ninh. Sau đó, Triệu Đà dùng mưu đánh chiếm nước Âu Lạc của Thục Phán và tự lập mình làm Nam Việt Vương lấy hiệu là Triệu Vũ Vương, năm thứ nhất (207 trước tây lịch), đóng đô ở Phiên Ngung. Thành Phiên Ngung thời nhà Hán gọi là Nam Thành, thuộc quận Nam Hải, nay là Quảng Đông và Quảng Châu. Triệu Việt Vương năm thứ 10 (198 trước tây lịch), sai hai viên sứ coi giữ ở hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Giao Chỉ, xưa là phần đất các bộ Giao Chỉ, Chu Diên, Phúc Lộc, Vũ Ninh, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định và Tân Hưng. Nhà Triệu đặt làm quận, thống lãnh 10 huyện. Về sau các bộ nầy giữ nguyên hoặc thay đổi mỗi thời mỗi khác. Nay thuộc phần đất của các tỉnh Bắc Kỳ. Cửu Chân, xưa là phần đất của ba bộ Cửu Chân, Hoài Hoan và Việt Thường; nhà Tần đặt làm đất Tượng Quận; nhà Triệu đặt làm quận, thống lãnh 12 huyện; nhà Hán, khoảng niên hiệu Nguyên Đỉnh (116-111 trước tây lịch), tách năm huyện Tỷ Cảnh, Lư Cốc, Tây Quyển, Tượng Lâm và Chu Ngô đặt làm quận Nhật Nam, còn bảy huyện Tư Phố, Cư Phong, Đô Bàng, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết và Vô Biên, vẫn theo cũ đặt làm quận Cửu Chân; nhà Ngô, Tấn, Tống, Tề giữ nguyên như thế. Đến nhà Lương đổi làm Ái Châu, về sau châu nầy giữ nguyên hay thay đổi mỗi thời mỗi khác. Nay là phần đất Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên. Triệu Vương Kiến Đức năm thứ nhất (111 trước tây lịch), nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm lấy đất nhà Triệu, đặt làm chín quận, liệt làm bộ Giao Chỉ, mỗi quận đặt một viên Thái thú, gọi gộp chung đất Nam Việt là Giao Châu. Chín quận nầy gồm quận Thương Ngô, nay là đất Ngô Xuyên. Quận Uất Lâm, nay là Quảng Tây. Quận Hợp Phố nay là Quảng Châu. Quận Nhật Nam, xưa là bộ Việt Thường, nhà Tần đặt làm Tượng Quận, đến nhà Triệu thuộc quận Cửu Chân, đầu nhà Hán tách ra làm Nhật Nam, đến các nhà Ngô, Tần, Tống giữ theo như nhà Hán. Về sau bị Lâm Ấp chiếm đoạt. Nhà Tùy đánh Lâm Ấp, đặt làm Đam Châu, tiếp đến đổi thành quận Tỷ Cảnh. về sau quận nầy sáp nhập vào Chiêm Thành. Nay thuộc phần đất hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Quận Châu Nhai, ở trong biển lớn, sát bên bờ biển. Nhà Đường đổi làm Châu Nhai, nay là phần đất Quỳnh Châu và Nhai Châu. Quận Đam Nhĩ, cũng là một bãi nổi trong biển lớn, nhà Đường đổi làm Đam Châu, nay là phần đất Đam Châu của phủ Quỳnh Châu. Sau năm 110 sau tây lịch, Nam Việt bị nội thuộc nhà Hán, châu thì đặt Thứ sử, còn quận thì đặt Thái thú cai trị. Các châu Long Uyên (Long Biên, theo Thủy Kinh Chú, niên hiệu Kiến An năm thứ 13, tức 208 trước tây lịch, khi mới đắp thành có loài long giao đi lại ở hai bên bờ, nhân đó đổi thành Long Uyên. Đến đời nhà Lý dời đô về đây, đổi tên là Thăng Long, nay thuộc Hà Nội), Mê Linh, Doanh Lâu và Quảng Tín đều có trị sở của quan Thứ sử. Năm Hán Quang Võ, niên hiệu Kiến Võ thứ 18 (42 sau tây lịch), Mã Viện đem quân đến Lãng Bạc, giao chiến với Trưng Trắc và kể từ đó nước ta lại tiếp tục bị nội thuộc Tàu. 
(2) Trong bộ sách Đất Phương Nam nầy, có khi người viết dùng hai chữ ‘Công Chúa’ và ‘Công Nữ’ để nói về Công Nữ Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. Kỳ thật, phải là con gái của vua thì mới được gọi là ‘Công Chúa’, còn con gái của các chúa chỉ được gọi là ‘Công Nữ’ thôi. 
 (3) Theo cuốn Royaume du Cambodge (Vương Quốc Cao Miên) của Moura, có đoạn viết: “Nhà vua mới lên ngôi Chey Chetta II, liền xây một cung điện ở Oudong, nơi ông long trọng cử hành lễ cưới một công chúa , con vua An Nam. Bà này rất đẹp, chẳng bao lâu ảnh hưởng đến nhà vua. Nhờ bà mà một sứ đoàn An Nam đã xin được phép Chey Chetta II đến lập thương điếm trong miền Nam Cao Miên, ở chính nơi ngày nay là Sài Gòn... Cũng từ đó, Chân Lạp mất dần lãnh thổ cho người Việt bằng cách dâng tặng, đền ơn đáp nghĩa. Cuộc Nam tiến hoàn thành kể từ lúc người Việt tới Đồng Nai cho đến khi tới Hà Tiên, kéo dài khoảng một thế kỷ rưỡi. Khi về Chân Lạp và trở thành Hoàng Hậu, bà Ngọc Vạn có đem theo một đám tùy nữ để phục dịch trong nội cung. Bà dạy chúng gọi bà bằng ‘Cô Chín’ thay vì hoàng hậu. Từ đó dân Miên cũng theo thói quen ấy gọi bà bằng ‘Cô Chín’. Dân Miên oán hận chúa của họ vì mê ‘Cô Chín’ mà tạo ra đầu dây mối nhợ mất lần lần cả Thủy Chân Lạp. Đối với họ ‘Cô Chín’ tượng trưng cho đất Thủy Chân Lạp.” 
(4) Có lẽ vua Norodom muốn dùng chữ “Cochin” cũng không chừng? Tuy nhiên, hồi Tây mới qua chiếm Cao Miên (1862), vua Norodom làm gì biết được từ “Cochin” của tiếng Pháp; vì vậy giả thuyết cho rằng ông cũng gọi tên của vùng đất nầy theo kiểu mà dân gian hai vùng Prei Nokor và Kas Krobei đã gọi hồi giữa thế kỷ thứ XVIII có lẽ hợp lý hơn. 
(5) Christoforo Borri là một giáo sĩ người Ý đã sống gần vùng Qui Nhơn từ năm 1618 đến năm 1622. Trong cuốn hồi ký được xuất bản năm 1631, ông đã diễn tả về phái đoàn của công nữ Ngọc Vạn đi Oudong như sau: “Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới Oudong thì dân chúng Khmer, thương nhân người Bồ, Nhật, Trung Hoa, đã tụ tập đông đảo để tiếp đón và hoan nghênh.” Nghĩa là phái đoàn của công nữ Ngọc Vạn đã được thần dân xứ Chân Lạp đã tiếp rước nàng một cách linh đình và trọng thể, và ngay sau đó nàng được Miên vương phong làm hoàng hậu.” 
(6) Bây giờ vẫn còn dấu tích của xưởng đóng tàu bên kia sông đối diện với thành Nam Vang. 
 (7) Có sách nói vua vua Chey Chetta II băng hà vào năm 1628. 
(8) Bây giờ là Sài Gòn-Chợ Lớn. 
(9) Nhiều người ngoại quốc lầm tưởng bà là Cô Chín Tàu (Cochinchine). 
(10) Tên Khmer là Ang Saur, em của Ông Đài. 
(11) Hai xứ Prei Nokor và Kas Kobei là vùng Chợ Lớn và Sài Gòn ngày nay.

 Nhấp vào Links:

9/ Đất Phương Nam I - Cộng Đồng Những Cư Dân Bản Địa Trên Đất Nam Kỳ Xưa
10/Đất Phương Nam I - Vùng Đất Cochinchine Và Công Nữ Ngọc Vạn
11/Đất Phương Nam I - Kas Krobei Hay Prei Nokor Là Sài Gòn?

Cảm Tạ


Ngày mai lễ Tạ Ơn
Có nhiều điều để ta
Cảm ơn đời, ơn người
Xin cảm ơn tất cả Trước tiên cảm ơn trời
Con tạ ơn Thượng đế
Đời sống này mầu nhiệm
Luật nhân quả; vô thường
Những gì mà con thương
Những gì con đã mất
Điềm lành và điều dữ
Đều cảm ơn, cảm ơn…

Sau đến cảm ơn người
Người ghét lẫn người thương
Gia đình, bạn, thân nhân
Con cháu và ân nhân
Người bạn đời muôn thuở

Những bài thơ dang dở
Những bài thơ thở than
Những bài thơ cởi mở
Mượt mà cõi nhân gian
Cảm tạ, cảm ơn thơ
Thơ đã không ơ thờ,
luôn cho ta cảm hứng

Cảm ơn còm pu tơ
Bạn thân thiết mỗi ngày
Cảm ơn mây trời mơ
Đóa hồng gai đỏ thắm…

Như Nguyệt

23 tháng 11, 2016

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Chào Em Con Chim Nhỏ -Thơ Hoài Ziang Duy - Phổ Nhạc Thy Phương


Thơ Hoài Ziang Duy
Nhạc Thy Phương 
Tiếng Hát Thu Trang
Thực Hiện: Nghiêu Minh

Tạ Ơn





Tạ ơn cha mẹ chúng ta,
Sinh thành dưỡng dục ruột rà thân thương.
Từ khi bú mớm, cơm thường
Nuôi con một nắng hai sương tảo tần.

Mầm non cô giáo thâm ân,
Dày công dạy dỗ dạ vâng buổi đầu.
Thầy ban chữ nghĩa ơn sâu,
Như tiên học lễ thuộc làu tới văn.

Nhà nông sản xuất khó khăn,
Lúa, ngô, khoai sắn, chuối, măng qua ngày.
Chữ rằng "Ăn Vóc Học Hay" ,
Công lao nuôi nấng sánh tày Thái Sơn.

Thanksgiving Day: Tạ Ơn,
Thứ Năm, hăm bốn nguồn cơn tháng này.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Từ khi mới tới chốn này Mỹ Châu.

Indian giúp hoa màu,
Nông tang hướng dẫn trước sau ăn mừng.
Được mùa ăn uống tưng bừng,
Hoa Kỳ thịnh vượng không ngừng phát huy

Mai Xuân Thanh

Tạ Ơn Cao Vời!



Một chút gặp một chút vấn vương
Một chút thương một chút nhung nhớ
Một chút tỳ vết rạn vỡ
Một chút lầm lỡ dang dỡ khổ đau

Một chút xót một chút nghẹn ngào
Một chút hận một chút quên mau
Một chút van xin Trời cao
Một chút ánh lung linh màu ..ban trao!

Tạ Ơn Thiên Chúa nhiệm mầu
Một chút mở mắt buổi đầu đời con!

Kim Oanh
Mùa Tạ Ơn 2016

Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) Là Ngày Nào?

Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day là gì?

Thanksgiving hay Thanksgiving Day trong tiếng Anh dịch tiếng Việt có nghĩa là ngày lễ Tạ Ơn. Đây là một ngày lễ quốc gia diễn ra chủ yếu ở Mỹ và Canada. Đây là ngày mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, cho tất cả người lao động theo luật định tại Mỹ và Canada. Ngày này còn được ví von như là ngày chết của những con gà tây. Bởi vì gà tây là thực phẩm không thể thiếu trong ngày lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day này.

Nguồn gốc ngày lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day:

Ngày lễ Tạ Ơn là một kỳ nghỉ hàng năm ở Mỹ kể từ năm 1863. Ngày lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day đầu tiên được cho là diễn ra vào năm 1623 để cảm ơn cơn mưa đã kết thúc đợt hạn hán. George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Mỹ đã tuyên bố ngày lễ Tạ ơn trở thành một ngày lễ chính thức của Mỹ vào năm 1789.

Ngày là một ngày truyền thống dành cho gia đình bạn bè sum họp bên nhau cho một bữa ăn đặc biệt. Bữa ăn đặc biệt này thường bao gồm gà tây, khoai tây, nước sốt việt quất, bánh bí ngô, rau xanh… Ngày Lễ Tạ Ơn là ngày lễ dành cho nhiều người để tạ ơn cho những gì họ có. Đây cũng có là thời gian dành cho những chuyến đi du lịch hay về thăm gia đình, bạn bè.

Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving diễn ra vào ngày nào?

Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving không có ngày cố định. Ngày này được tính bằng cách như sau. Ngày lễ Tạ Ơn sẽ diễn vào ngày thứ năm của tuần lễ thứ 4 của tháng 11. Cụ thể ngày lễ Tạ Ơn của năm 2015 ở Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 26/11/2015.
Lưu ý ngày Lễ Tạ Ơn ở Canada thì diễn ra vào ngày thứ 2 lần thứ hai của tháng 10. Có nghĩa là ngày Lễ Tạ Ơn của Canada sẽ diễn ra vào ngày 12/10/2015. Ngày này còn diễn ra ở những nơi khác như ở Hà Lan, Grenada, Liberia, Anh,…
NămThanksgiving ở MỹThanksgiving ở Canada
201526/11/201512/10/2015
201624/11/201610/10/2016
201723/11/201709/10/2017
201822/11/201808/10/2018
201928/11/201914/10/2019
202026/11/202012/10/2020
202125/11/202111/10/2021
202224/11/202210/10/2022
202323/11/202309/10/2023
202428/11/202414/10/2024
202527/11/202513/10/2025
202626/11/202612/10/2026
202725/11/202711/10/2027
202827/11/202809/10/2028
202926/11/202908/10/2029
203028/12/203014/10/2030

Hy vọng qua bài viết Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day là gì và diễn ra vào ngày nào đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day là ngày gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Ngô Minh Trí Sưu tầm từ Net

Thanksgiving Cám Ơn Đời


Trời cho mưa nắng thuận hòa
Hoa thơm trái ngọt mượt mà vườn xanh
An vui tháng đẹp ngày lành
Nhìn bầu trời biếc long lanh nụ cười
Không gian bừng sáng ơn trời
Sáng soi ân sủng sáng soi muôn lòng
Gửi nhau ánh mắt mát trong
Im nghe từng nhịp tim hồng tạ ơn
Vang qua ngõ ngách tâm hồn
In vào tâm tiếng mến thương gọi đời
Niềm vui hạnh ngộ khắp nơi
Giăng lòng võng gió gọi người mến yêu

Cầm lên con gió ru chiều
Áo ai bay mướt lối xiêu tình về
Mơ màng giọt nắng vân vê
Ơn tình nghĩa nặng lời thề biển non
Nâng niu kỷ niệm vàng son
Đỉnh tình hương ngát mãi còn phiêu du
ơi mộng ước che dù
In hình đôi bóng khép hờ cửa đêm

Trầm Vân

Hãy Biết Cám Ơn Cuộc Đời


Có một câu chuyện kể rằng:
Xưa có một hành khách bước đơn độc trên chặng đường xa. Khi đã quá mỏi mệt và kiệt quệ, anh nằm xuống và ngủ một giấc ngon lành trên thảm cỏ ven đường. Không lâu sau, một con rắn độc từ trong bụi cỏ chui ra và bò về phía người độc hành này.
Khi con rắn chuẩn bị cắn người khách đang ngủ, bỗng một người đi ngang qua đó, kịp thời đánh chết con rắn độc rồi đi tiếp. Người độc hành vẫn ngủ say sưa mà không hề biết chuyện gì đang diễn ra. Cho đến cuối cuộc đời, anh vẫn không hay biết rằng mình đang sống trong ân huệ của người qua đường vô danh thuở nọ...
Có thể vị khách độc hành không hề biết đến ơn cứu mạng ấy, và người qua đường cũng đã quên từ lâu, nhưng sự tình này đều ghi dấu trong Trời Đất.

Lại cũng có chuyện như thế này:
Một hôm, người chồng trở về nhà. Lúc đó trời đã khuya lắm rồi, nhưng chiếc đèn bên hiên nhà vẫn sáng rực, chiếu rọi một đoạn đường phía ngoài ngôi nhà. Anh cho rằng vợ mình ngủ quên, định bụng vào trong nhà tắt đèn, nhưng không ngờ lại bị vợ cản lại. Anh chưa kịp hỏi nguyên do thì chị vợ đã chỉ tay ra ngoài cửa sổ cho chồng nhìn.
Ven đường bên ngoài cửa sổ là một chiếc xe ba bánh chở đầy rác. Ngay cạnh đó, một cặp vợ chồng đang ngồi nghỉ dưới ánh đèn ấm áp bên hiên nhà. Họ vừa nói vừa cười, và cùng nhau ăn chút gì đó để lót dạ đêm khuya.
Nhìn thấy cặp vợ chồng ấy đang chuyện trò vui vẻ dưới ánh đèn, cả anh và vợ đưa mắt nhìn nhau rồi nhẹ nhàng rút lui. Có lẽ hai vợ chồng người thu gom rác ấy sẽ vĩnh viễn không biết rằng, ở đâu đó trong thành phố này, có một ngọn đèn vẫn hàng đêm vì họ mà thắp sáng.
Và bạn thấy đấy, có những sự giúp đỡ diễn ra trong âm thầm và lặng lẽ. Vậy cớ sao cứ phải đợi đến khi mắt thấy, tai nghe rồi chúng ta mới biết ơn trong lòng?
Bởi vì, có những “cho đi” không bao giờ mong chờ bạn đền đáp. Có những “giúp đỡ” không bao giờ chờ bạn nói “Cảm ơn!”
Vì vậy, hãy cứ biết ơn cuộc đời này và hãy dùng lòng cảm ơn để đối đãi với tất cả mọi người xung quanh bạn.

Và đừng quên rằng:

Không biết trân quý, có núi tiền cũng chẳng thể vui tươi.
Không biết khoan dung, có bạn bè rồi cũng rời ra.
Không biết cảm ơn, có tài giỏi cũng chẳng thể thành công.
Không biết hành động, có thông minh cũng chẳng thể viên dung.
Không biết hợp tác, có làm việc chăm chỉ cũng không thành đại sự.
Không biết tiết kiệm, có kiếm nhiều tiền cũng không thể phú quý.
Không biết thỏa mãn, có nhiều tiền cũng không thể hạnh phúc.
Không biết dưỡng thân, có trị liệu cũng chẳng thể trường thọ.

Hãy nhớ:

Có một thứ không thể lợi dụng: Đó chính là thiện lương.
Có một thứ không thể gian dối: Đó chính là tình cảm.
Có một thứ không thể lừa gạt: Đó chính là sự chân thành.
Có một thứ không thể thiếu: Đó chính là bạn bè.
Có một thứ không thể tha thứ: Đó chính là phản bội.
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng.
Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.


Khiếu Long sưu tầm

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Cựu Giáo Sư Nguyễn Nhã&CHS Tống Phước Hiệp - NK 1962-1969

Hội ngộ của Thầy Nguyễn Nhã dạy môn Sử Điạ và những cựu Học sinh ngày xưa tại trường cũ Tống Phước Hiệp Vĩnh Long - Niên khoá 1962-1969

Thế Lang, Tuyết Nga,Thầy Nhã, Ngọc Sương, Bạch Tuyết
Hàng đứng: thứ 1 từ bên trái không nhớ tên,Tuyết Nga,Thế Lang,Tăng thị Mui,Thầy Nhã,Ngọc Sương ,mặc áo xanh không nhớ.
Hàng ngồi : chị áo trắng chị kg nhớ, Bạch Tuyết - Ngọc Hoa - Vân Hồng Những chị không nhớ tên là ngày xưa học khác lớp ...(Huỳnh Đức biết tên các chị giúp dùm)
Võ Tuyết Nga, Tăng Thị Mui
Hình Ảnh: Tuyết Nga

Thương!




Thương trăng đây hỏi trăng nì
Trăng bao nhiêu tuổi xuân thì hởi trăng?
Thương rồi cần biết tuổi chăng?
Trăng này mười sáu đẹp vằn vặt soi

Thương trăng đây ướm đôi lời
Trăng bao tình ý duyên đôi không rời?
Thương tình tha thiết không lơi
Trăng dõi chung bước cuộc đời tình si

Thương trăng đây hóa chim di
Trăng lặn đầu núi đây ghì bóng theo
Thương yêu vượt suối núi trèo
Trăng mười sáu tuổi trong veo tình đầy.


Kim Oanh
3/3/2012
***
Bài Cảm Tác: Yêu Trăng

Yêu trăng tôi hỏi chút ni!
Trăng còn độ tuổi xuân thì hay chăng??
hay là đôi tám tròn trăng
Yêu trăng nên ngắm chị Hằng sáng soi

Hỏi trăng, trăng chẳng trả lời
Trăng nhìn tôi chỉ mỉm cười chào lơi

Chân tình thắm thiết không rời
Yêu trăng tôi nguyện một đời mê si

Vì trăng làm cuội thiên di
Bay lên cung Quảng đeo ghì đa theo
Dù cho lặn suối đèo trèo
Tình trăng tôi vẫn trong veo tràn đầy


Song Quang
Siêu trăng 11/2016

Yêu Thầm


   
Bài Xướng: Yêu Thầm

Dần khuất chim chiều vổ cánh bay,
Đêm đơn thăm thẳm tiếp đêm dài.
Mộng lòng vừa chớm trong mơ ước,
Định mệnh chôn vùi những đắm say.
Giọt lệ âm thầm còn luyến nhớ,
Thời gian vun vút chẳng ngừng quay.
Gởi về ai đó tình vô vọng,
Buồn chất trong tim mối cảm hoài.

Kim Phượng
***
Các Bài Họa:

Thương Thầm

Trời chiều chim mỏi cánh tung bay 
 Thương nhớ người đi tiếp nối dài 
 Ảo ảnh mộng lòng vừa chớm nở 
 Hương đời e ấp thấm men say 
 Âm thầm chôn kín tình cô lữ 
 Nuối tiếc thời xuân cứ cuốn quay 
 Chẳng biết "ai kia" còn thấu hiểu 
 Để mình ta bớt dạ u hoài

Song Quang
***
Nỗi Niềm Tâm Sự


Hoàng hôn, về tổ ấm chim bay,
Lạc lõng bao năm kiếp sống dài.
Dệt mộng, thương ai mơ kết tóc,
Yêu đời, mến bạn, tưởng mê say.
Còn đâu âu yếm niềm tâm sự,
Để nhớ bâng khuâng, đất vẫn quay.
Bạn có biết chăng tình tuyệt vọng,
Giọt sầu cay đắng nỗi u hoài!

Mai Xuân Thanh
Ngày 08 tháng 11 năm 2016
***
Nỗi Nhớ Khôn Nguôi


Lòng buồn nhìn chiếc lá thu bay
Cám cảnh khôn ngăn tiếng thở dài
Đã trót tương tư hình bóng ấy
Nên đành ôm chặt mối tình say
Thời gian muôn thuở trôi, trôi mãi
Trái đất ngàn năm chuyển, chuyển hoài
Người vẫn còn đây, trong nỗi nhớ
Từng đêm mất ngủ, óc cuồng quay.

Phương Hà

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Thăm Thầy Nguyễn Nhã Trong Dịp 20/11

Nhân ngày Tết Thầy, thay mặt Cựu Học Sinh Trường Trung Học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long NK 62 - 69, các Bạn ở Sài Gòn gồm : Nga, Hồng, Bạch Tuyết Và Hạnh (NK 70), đến mừng Thầy tại tư gia.

 Thầy và Cô


Từ trái sang phải: Hồng, Cô, Thầy, Tuyết, Hạnh

Hồng, Cô, Thầy, Tuyết, Hạnh  
 




Hình Ảnh: Tuyết Nga
Xem tiếp: