Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Try To Remember - Music: Harvey Schmidt - The Brothers Four



Thơ Cảm Tác: Khánh Hà
Thơ Tranh: Kim Oanh


Music: Harvey Schmidt
Lyrics: Tom Jones
By: The Brothers Four


Một Lần Xa



Con ve sầu nhớ ai..Ve ve.
Cánh phượng đỏ gọi ai..Lập lòe
Vẫy tay chào e rưng con mắt
Mượn đường về ngã nón nghiêng che

Nắng hè đọng buồn lên băng đá
Em trả lại tôi một chỗ ngồi
Vệt nắng thiếu người chia hai ngả
Ngả mong chờ nhớ ngả chia xa.

Hạ trả tôi về qua nỗi nhớ
Khi về ký ức gọi trong mơ
Nghe tim đỏ lửa trong lòng nắng
Hồn vịn gió vời áo tiểu thơ

Như con ve giấu tình trong đất
Ta giấu tình trong nỗi nhớ em
Ve lột xác tìm tình đã mất
Ta mất tình lột xác cũng bâng khuâng...

Bằng Bùi Nguyên

Kiếp Hoa Quỳnh



Bài Xướng:
Kiếp Hoa Quỳnh

(Cảm xúc khi nhìn thấy cánh hoa Quỳnh 
trong vườn hoa chị Như Thu)

Nhìn cánh hoa Quỳnh khoe sắc hương
Tưởng như nhân thế đóa vô thường
Xót mùi tục lụy câu oan trái
Thương cảnh trầm luân chữ gió sương
Bằng hữu thất thần chia tám hướng 
Tri âm bĩ vận rẽ đôi đường 
Cố nhân biền biệt đời tan tác 
Tình nghĩa nhạt nhòa trong vấn vương 

Nguyên Trần 
Toronto 1/6/2018
*** 
Các Bài Họa: 



Có Còn Vương? 

Ta về nâng lại đoá Quỳnh hương
Ấp ủ vào tim giấc mộng thường
Trao gửi niềm vui vờn kẻ lá
Trông chờ nhụy mởn đón màn sương
Thì thầm với bậu nào quên ngõ
Hứa hẹn cùng ai chẳng lạc đường
Nắng nhạt trêu đùa hoa bẽn lẽn
Thẹn thùng ướm hỏi có còn vương?

Như Thu
***
Chuyện Hoa Quỳnh


Yêu kiều một khắc tuyệt màu-hương.
Nở dưới gương trăng thật khác thường.
Đắm mắt Thi nhân trong ánh nguyệt.
Ru hồn Mặc khách giữa màn sương.
Trang đài tình lỡ đành ôm hận.
Quân tử duyên chia phải rẽ đường.
Trời đất cảm thương nên chẳng nỡ...
Mồ thiêng hoa lạ dệt tơ vương.

Trúc Lệ- Trần Lệ Khánh

2-6-2018.
***
Kiếp Hoa Quỳnh

Lánh chốn xô bồ đêm tỏa hương
Đời mong nguyện mãn sống an thường
Kinh qua thắc thỏm trong cuồng gió
Nếm trải ê chề giữa lạnh sương
Mới chút hờ vui thầm dưới nguyệt
Liền bao nghẹn khóc úa bên đường
Cung đàn bặt tiếng người nay đã
Ngấm mộng kim tiền giấc đế vương…

Lý Đức Quỳnh
***
Quỳnh Hoa


Ngắm cánh Quỳnh hoa mở sắc hương
Khoe màu khơi sắc giữa vô thường
Dâng đời tự tại vui trời đất
Hiến cõi an nhiên thỏa gió sương
Rã mối nhân duyên đành rẽ lối
Rời tình ngang trái phải chia đường
Cung tơ đã bặt hồn đau đáu
Một đóa Quỳnh hoa mãi vấn vương.

Hương Thềm Mây GM.Nguyễn Đình Diệm 
05.6.2018
***
Đợi Tình

Trong vườn em rực tỏa mùi hương
Đâu biết xung quanh chuyện khác thường
Ngày lại êm êm vang tiếng gió
Đêm về rỉ rả quyện hơi sương
Lầu son mấy bậc tìm phương hướng
Thục nữ bao phen kiếm bạn đường
Số kiếp long đong toàn trắc trở
Hoa thì đẹp, lại thiếu tơ vương !

Trịnh Cơ
Paris 04 Juin 2018
***
Cảm Hứng Cuối Ngày
(Sau khi xem phim Quỳnh Chân Y) 

Em- cánh hoa quỳnh tỏa ngát hương
Bàn chân đưa nhẹ khúc Nghê thường
Lời ca giữa suối lồng mây gió
Hạc vũ bên đồi lộng tuyết sương
Kỷ nữ muôn đời câu hẹn lỡ
Tài nhân một thuở chữ tình vương
Con tim trong tận cùng sâu thẳm
Ánh mắt người xưa đợi cuối đường.

Thy Lệ Trang
***
Say Quỳnh


Ngắm đoá nhung Quỳnh toả nhẹ hương
Tâm như thoát tục giữa đời thường
Cây nghiêng ẻo lã khoe vầng Nguyệt
Cánh nép e dè ẩn lớp sương
Để mặc đêm say còn nuối giấc
Dầu cho lối mộng sẽ tan đường
Khi tươi lúc héo đà am hiểu
Cám cảnh hoa tàn vẫn nặng vương

Minh Thuý
Tháng 6 _2018

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Thơ Tranh: Xin Một Khoảng Trời Riêng


Hình Ảnh: Paulle Minh
Thơ: Song Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh

Hãy Trả Cho Tôi



Hãy Trả Cho Tôi

Hãy trả cho tôi tiếng trống trường
Thêm hàng phượng vĩ, nắng chiều buông
Nhặt hoa ép bướm, rồi mơ mộng
Tình cảm học trò, thật dễ thương

Hãy trả cho tôi khúc nhạc sầu
Tiếng ve ly biệt buổi hè sang
Người về đồng ruộng - ôi thương nhớ
Kẻ ở thị thành - cứ ngóng nhau...

Hãy trả cho tôi chút nắng hồng
Hong làn tóc rối của em tôi
Trinh nguyên, trong trắng thời hoa mộng
Đếm bước tan trường, bóng ngã đôi

Hãy trả cho tôi dòng mực tím
Hộc bàn bí mật " hộp thư yêu "
Thêm dòng dao khắc " như là quỉ"
Xí muội, ô mai..." vật cống triều "...

Hãy trả cho tôi dòng nhật ký
Hành trang duy nhất buổi chia ly
Sân trường nhòe lệ mờ trong mắt
Thôi nhé... Xa rồi... "Ta nhớ mi"...

Bá Phước Tô
***
Ai Trả Đây??? 


Ai trả em tôi tiếng trống trường?
Trả hoa phượng nở toả ngát hương
Trả trang lưu bút đầy kỷ niệm
Trả hồn hoài niệm chút yêu thương 

Ai trả em tôi khúc nhạc sầu
Tiếng ve nức nở khiến lòng đau
Em về quê mẹ ôm niềm nhớ
Tôi lạc xứ người với nỗi đau

Ai trả em tôi ánh nắng hồng
Để hong khô tóc lúc trời đông
Trả thời áo trắng đầy mơ mộng
Đếm bước trường tan nhớ viễn vông

Ai trả em tôi mực mồng tơi
Của tình vụng dại thuở thiếu thời
Học bàn lưu lại vài trái ổi
Như nỗi nhớ thương chẳng đổi dời

Hãy trả em tôi giấc mơ vàng
Xuân xanh qua vội mộng lành tan
Người đi để lại dòng sông lạnh
Để mảnh vườn xưa cỏ mọc hoang

Lanh Nguyễn

Chiều Bảo Lộc Một Mình



Chiều Bảo Lộc Một Mình

Từng giọt cà phê lặng lẽ rơi
Ngoài kia sương đã xuống ngang đồi
Chiều buông chầm chậm trong nhung nhớ
Trăng mọc nghiêng nghiêng giữa ngậm ngùi
Đắng chát bờ môi tìm dĩ vãng
Hoen nhoè khóe mắt vọng mù khơi
Về đây tìm lại hương ngày cũ
Chỉ thấy cô liêu một góc trời.

Phương Hà
( 19/05/2018 )
***
Các Bài Họa
Dạo Chơi Một Mình


Chiều sao lạnh lẽo lá vèo rơi
Bảo Lộc danh trà sương trắng đồi
Tản bộ một mình nghe trống trải
Dạo chơi đơn độc thấy bùi ngùi
Buổi xưa tuổi trẻ ta chung bước
Nay đã cao niên bóng viễn khơi
Chạnh nhớ ai đây mùi tục lụy
Vời xa mõi mắt cuối chân trời

Mai Xuân Thanh

Ngày 19/05/18
***
Chiều buồn một mình

Nắng vàng chầm chậm xuống chiều rơi!
Sương đã buông giăng khắp núi đồi
Gió lạnh vời mong người góc biển
Trăng mờ tưởng nhớ kẻ chân trời
Hướng về dĩ vảng thương rồi nhớ
Ngó tới tương lai ngậm với ngùi
Cũng muốn bươi tìm bao ký ức
Mà sao vời vợi chốn mù khơi

Song Quang
5/19/2018
***
Chiều Bảo Lộc một mình

Cà phê nhỏ giọt ngắm mông trời
Kết mảng sương mờ lặng lẽ rơi
Dõi chập chờn trôi đường thoải dốc
Ngồi thơ thẩn vọng góc nghiêng đồi
Môi nhoè thấm mặn hương thừa cũ
Mắt dại trông nhoà cảnh viễn khơi
Trở lại nơi này vay đỡ nhớ
Người xưa ảnh hiện nét thương ngùi.

Mai Thắng
180521
***
Hoàng Hôn

Hoàng hôn thoi thóp lạnh sương rơi,
Một cánh chim côi bạt cuối đồi.
Trăng cũ còn đây sầu chất ngất,
Người xưa đâu tá nhớ ngùi ngùi.*
Sóng lòng cứ ngỡ dần dà lắng,
Thương tiếc ai ngờ thổn thức khơi.
Mặc gió đêm về đùa mái tóc,
Đăm đăm lệ ngấn ngắm sao trời!

Mailoc
5-20-18
(*) Ngùi ngùi : bùi ngùi - Ngùi ngùi thương nhớ
“ Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông “
( Nguyễn Đình Chiểu )

Đất Phương Nam I - Từ Vùng Đất Biên Đến Tỉnh Biên Hòa-Đồng Nai (Phần 3)

Trại thuỷ phi cơ trước chợ Biên Hoà

Địa Thế, Núi Non, Và Khí Hậu Trong Vùng Đất Biên Hòa:

Tuy có nhiều sông ngòi và kinh rạch, nhưng địa thế đất lại cao nên Biên Hòa không thuận tiện cho việc trồng lúa nước. Ngược lại, tính từ năm 1924, Biên Hòa đứng đầu toàn quốc về ngành trồng cao su. Ngoài ra, Biên Hòa rất thích hợp cho việc trồng dừa, cà phê, thuốc lá, đậu phộng, thơm và các loại rau quả. Rừng Biên Hòa có rất nhiều gỗ quí như gỗ lim, gỗ trắc, gõ, cẩm lai, thao lao, sao, dầu, vân vân. Thời Nam Kỳ Lục Tỉnh, Biên Hòa là một vùng bao la rộng lớn chạy dài từ Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Thủ Dầu Một, xuống Biên Hòa bây giờ, đến tận Bà Rịa.

Bắc giáp tỉnh Bình Tuy và Bình Thuận (Phan Thiết), nam giáp tỉnh Gia Định, đông ra tận biển Đông, tây giáp vùng Sài Gòn và tỉnh Hậu Nghĩa thời VNCH(28). Về núi non thì có núi Chứa Chan, núi Chiêu Thái (Châu Thới), núi Long Ẩn... Về phía nam huyện Phước Chính là các núi Bảo Phong, Bạch Thạch, Long Ẩn, Châu Thới, núi đá chen lẫn cây cỏ tốt tươi. Về phía tây bắc huyện Phước Bình có núi Tấn Biên. Về phía nam huyện Phước Bình là các núi Chánh Hưng, Yến Cẩm, núi Văn, núi Thần Qui, núi Nưa, núi Xoài, núi Thỏ, núi Mô Khoa, núi Tà Mô Liên, núi Trà Cụ, núi Châu San. Về phía nam huyện Phước An có các núi Tiên Cước, Bà Rịa, Thùy Vân, núi Nứa. Về phía đông và đông nam huyện Phước An là núi Đất, núi Ghềnh Rái, và núi Thần Mẫu. Phía bắc huyện Phước An là núi Kho, núi Đỏ. Phía nam huyện Long Thành là núi Ký Sơn, núi Nữ Tăng. Phía tây và tây bắc Long Thành là gò Khổng Tước và núi Thiết Khâu. Phía tây của Phước Long là núi Uất Kim. Đông bắc của Long Khánh là núi Hương Sơn và núi Nha Duẫn, núi Làng Giao. Phía tây của Long Khánh là núi Câu Khánh. Phía Bắc của huyện Phước Khánh là núi Chứa Chan. Như vậy Biên Hòa xưa bao gồm một vùng rộng lớn mà bây giờ gồm các tỉnh Biên Hòa, Phước Long, Vũng Tàu, Và Rịa và một phần của Gò Công.

Trong vùng đồi thấp giữa Vĩnh Cửu và Tân Uyên, trước khi sông Bé gặp sông Đồng Nai là thác Trị An, khúc nầy thế đất cao với toàn những đá lỡm chởm. Thác Trị An tọa lạc trong vùng xóm Cát, cách quận lỵ Hiếu Liêm, tức xóm Sông Bé ngày xưa, khoảng 3 cây số, và cách thành phố Biên Hòa khoảng 36 cây số nếu đi theo tỉnh lộ 762. Hồ Trị An chảy trở vào sông Đồng Nai, khi qua khỏi khu Vĩnh An, có một cụm đá nằm chắn ngang giữa lòng sông, gần như lấp mất dòng chảy của con sông. Về mùa khô, bảy tảng đá lớn nầy nhô lên khỏi mặt nước, vì vậy mà dân trong vùng còn gọi là ‘Thất Thạch Than’. Có những tảng đá bóng nhẵn, cũng có những tảng bị rạn nứt, hoặc có hình dạng sù sì. Về mùa mưa, nước trên nguồn đổ xuống rất mạnh, đến chỗ đá cản, tạo thành hàng trăm cây nước vọt lên cao, rồi rơi xuống như những chùm hoa bạc đang rơi lả tả trong gió vậy. Những chùm nước nầy vọt qua khỏi rào cản, rơi xuống trở lại dòng nước theo hình vòng cung, đó là thác nước Trị An(29).

Sau năm 1975, chánh quyền mới bãi bỏ tỉnh Long Khánh và sáp nhập các vùng
Long Khánh và Xuân Lộc vào Biên Hòa để thành lập tỉnh Đồng Nai. Về phía Bắc của huyện Phước Khánh là núi Chứa Chan(30). Núi tọa lạc trên phần đất xã Gia Ray, cách lỵ sở xã Gia Ray chừng 2 cây số dọc theo quốc lộ 1A. Núi chiếm một diện tích

khoảng 600 mẫu đất, gồm ba ngọn, và ngọn cao nhất khoảng 803 mét. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, núi Chứa Chan tọa lạc khoảng 56 dặm về phía bắc huyện Phước Khánh, hình núi cao sừng sững, gần chân núi có khe Dạ Lao, giáp giới với huyện Long Khánh, tức tỉnh Long Khánh thời Việt Nam Cộng Hòa. Trên núi có nhiều loại dây mây, như mây thiết, mây tàu, cũng như nhiều loại cây gỗ khác. Ỏ giữa núi có thạch động và thạch tỉnh. Theo truyền thuyết của dân bản địa tại đây thì vùng đất Long Khánh ngày nay đã từng là bãi chiến trường giữa Chân Lạp và Champa.

Về khí hậu, toàn vùng Biên Hòa là vùng đất cao ráo, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, nên khí hậu gần như nóng và ẩm quanh năm, nhưng tương đối ôn hòa và ít bị thiên tai bão lụt. Cũng như các vùng khác ở miền Nam, toàn vùng Đồng Nai-Biên Hòa có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình khoảng 26oC. Số giờ có nắng trung bình là 6 giờ trong một ngày. Đây là vùng đất có lượng nước mưa khá cao: 2.080 mm mỗi năm. Dầu có lượng nước mưa khá cao, không như vùng đồng bằng sông Cửu Long, cảnh quang trong núi rừng phía bắc Biên Hòa về mùa khô có vẻ xơ xác, với những con suối cạn nước, nhưng về mùa mưa thì cây cối trở lại xanh um. Bằng chứng điển hình là những con thác Giang Điền và Thác Mai, vào mùa mưa thì nước đổ ầm ầm, nhưng vào mùa khô thì lượng nước chỉ còn lại khoảng phân nửa thác mà thôi. Tuy nhiên, vùng Biên Hòa chỉ có mưa rào chứ không bị mưa dầm. Đến gần tiết Đông Chí, thỉnh thoảng về đêm mới có sương nên tiết trời có phần khá lạnh. Mùa hè và mùa thu có gió Nồm, mùa đông và mùa xuân có gió Bấc. Trong những năm gần đây, cũng như nhiều nơi khác ở miền Nam, tiết trời có vẻ nóng hơn, có lẽ vì rừng rậm ngày càng bị thu hẹp.

Cù Lao Phố Một Thời Vang Bóng:

Từ hồ Trị An ra đến Biển Đông, sông Đồng Nai để lại nhiều cù lao lớn nhỏ trên dòng chảy. Đặc biệt, khi chảy đến gần khu tỉnh lỵ Biên Hòa thì chia làm hai nhánh, chính giữa là một cù lao thuộc làng Hiệp Hòa, có tổng diện tích khoảng 6,93 cây số vuông. Không biết trước khi Tướng Trần Thượng Xuyên đến đây thì cù lao nầy có tên gì, nhưng sau khi ông lập ra phố phường trên cù lao nầy thì từ đó dân gian gọi nó là ‘Cù Lao Phố’. Vì người Trung Hoa thì gọi những phần đất thuộc lãnh thổ Chân Lạp là ‘Giản Phố Trại’, nên có lẽ khi đến định cư tại đây, tướng Trần Thượng Xuyên đã dùng tên nầy mà đặt cho vùng đất mà mình mới khai phá là ‘Nông Nại Đại Phố’.
Người dân địa phương tại còn gọi là ‘Đông Phố’ hay phố ‘Bàng Lân’. Đây là một trong những thương cảng sầm uất nhất của xứ Đàng Trong vào cuối thế kỷ thứ XVII. Các thương thuyền từ các nơi khác như Trung Hoa, Nhật Bản, Mã Lai, Ấn Độ, và ngay cả từ các xứ Âu Châu... ra vào buôn bán tấp nập. Ngay từ giữa thế kỷ thứ 18, nhờ thương mại phát triển nên lưu dân từ các miền Thuận Quảng đổ xô về đây lập nghiệp. Và cũng nhờ đó mà các ngành nghề khác cũng phát triển theo, nhất là các ngành thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Chỉ không đầy 10 năm sau khi tướng Trần Thượng Xuyên vào đây khai hoang lập phố thì vùng Cù Lao Phố đã nhanh chóng trở thành vùng đất trù phú nhất miền Nam. Nông nghiệp tăng năng suất rất nhanh; trong khi các ngành nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải, gốm sứ, trồng mía để làm đường, ngành mộc và chạm trổ mỹ thuật, rèn dao mác và cung tên, vân vân, phát triển rất mạnh. Hiện nay tại vùng xung quanh chùa Tân Giám Bình hãy còn lưu lại nhiều dấu tích và di vật của những ngành nghề cổ truyền của vùng đất nầy hơn 300 năm về trước.

Triều đình xứ Đàng Trong cũng gọi khu nầy là Đại Phố Châu, tức Bãi Đại Phố.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, quyển Thượng: “Cù Lao Phố chỗ sông sâu thuận tiện cho tàu biển đậu. Năm 1679, Tổng Binh Trần Thượng Xuyên dẫn theo một đoàn người xin cư trú tại Việt Nam và được chúa Nguyễn chấp thuận cho vào khai khẩn đất Nông Nại. Sau khi khẩn hoang lập ấp, Trần Thượng Xuyên đã chiêu tập thương buôn nước Tàu, xây dựng đường sá, nhà lầu đôi tầng, mái ngói đỏ, tường quét vôi trắng rực rỡ bên sông, liền lạc năm dặm và phân hoạch ra ba nhai lộ, nhai(31)lớn ở giữa phố lót đá trắng, nhai ngang lót đá ong, và nhai nhỏ lót đá xanh, đường rộng, bằng phẳng, người buôn tụ tập đông đúc, tàu biển, ghe sông đến đậu chen lấn nhau, còn những nhà buôn to ở đây thì nhiều hơn hết, lập thành một đại đô hội”. Trần Thượng Xuyên lại khéo chỉ huy và tổ chức, quy tụ các thương nhân người Hoa ở các nước khác đã có mối quan hệ từ trước, các nhà buôn bán chuyên nghiệp có vốn lớn, giàu kinh nghiệm đến xây dựng Cù Lao Phố thành một thương cảng quốc tế phồn thịnh vào bậc nhất thời đó, được mang tên là “Châu Đại Phố Cảng.” Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Nông Nại, ông đã đặt Tổng hành dinh của mình tại Cù Lao Phố để từ đó tiến hành xây dựng bộ máy hành chánh cho toàn vùng đất Nam Kỳ.

Nhờ đó mà Cù Lao Phố nhanh chóng đi vào nề nếp kỷ cương và ổn định tại miền Nam. Hiện tại, trong địa phận Cù Lao Phố còn có một di tích lịch sử khá lâu đời, đó là ngôi mộ và miếu thờ quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh là con của quan Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật, một danh tướng thời Nguyễn Sơ (Nguyễn Hữu Cảnh sanh năm 1650 và mất vào năm 1700). Ông chính là người đầu tiên thiết lập bộ máy hành chánh cho vùng Biên Hòa nói riêng, và cho cả miền Nam nói chung. Năm 1698, sau , chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Kinh Lược vùng đất Nông Nại. Ông đã vâng lệnh chúa chia đất Đồng Nai ra làm hai huyện Phước Long có dinh Trấn Biên, và huyện Tân Bình có dinh Phiên Trấn. Về sau, miền Nam có loạn Hoàng Tiến, chúa Nguyễn sai Mai vạn Long đem quân đánh dẹp, nhưng không xong; chúa lại sai Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào (anh ruột Nguyễn Hữu cảnh) vào thay, nhưng cũng không xong. Chúa Nguyễn bèn sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đem quân sang chinh phạt Chân Lạp. Sau khi thắng trận, trên đường trở về, khi đóng quân tại cù lao Ông Chưởng bây giờ, ông lâm bệnh, rồi qua đời trên đường trở về Gia Định. Di hài của ông được mang về chôn cất tại quê hương Quảng Bình.

Trên đường đưa linh cữu về quê quán, quan quân đã ghé lại cù lao Phố, nơi mà ngày trước ông đã đặt đại bản doanh khi còn làm quan Kinh Lược. Dân chúng trong vùng nhớ ơn ông nên lập miếu thờ. Hiện đền thờ của ông tại đình Bình Kính vẫn ngày ngày khói hương nghi ngút. Đến năm 1776, sau cuộc kịch chiến giữa nghĩa binh Tây Sơn và quân đội của Nguyễn Ánh, toàn bộ vùng Cù Lao Phố đã bị tàn phá, đến nay không còn lưu lại dấu vết nào cả.

Vùng Cù Lao Phố còn được dân chúng một truyền tụng rất nhiều về ông ‘Thủ Huồng’. Thủ Huồng tên thật là Võ Thủ Hoằng, một thương gia giàu có khét tiếng dưới thời chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn. Tuy nhiên, ông không có con cái, mà vợ lại chết sớm, nên ông tỏ ra buồn rầu trong cuộc sống hiu quạnh của mình trong lúc tuổi về già. Khi sống trong cô quạnh, ông tỏ ra hối hận về những hành động bất chánh của mình lúc sinh thời. Từ đó, để chuộc lại lỗi lầm của mình, ông đã cho trả hết ruộng vườn cho những ai đã cầm cố cho ông. Bên cạnh đó, ông bỏ ra hết số tiền của của mình để làm phước đức như làm đường, bắc cầu, xây chùa, cất chợ, dựng nhà tế bần. Đáng kể nhất là việc ông lập nên một chiếc nhà bè thật lớn trên sông Đồng Nai, trên nhà bè có đầy đủ gạo, mắm, than, củi, vân vân, nhằm giúp đỡ những khách lỡ đường trên dòng sông nầy. Về sau nầy, nhiều người đã tới đây lập nghiệp bằng cách xây dựng một khu nhà bè trên khúc sông nầy, và danh từ ‘Nhà Bè’ cũng từ đó mà có.

Sau khi ông Thủ Huồng mất rồi, người dân trong vùng đem bài vị của ông vào thờ trong chùa và gọi đó là chùa ‘Thủ Huồng’. Khoảng năm 1845, vua Đạo Quang (1821-1850) có gửi qua cúng cho chùa Thủ Huồng 3 pho tượng Phật bằng vàng(32).

Vùng Cù Lao Phố còn là quê hương của Trịnh Hoài Đức, một trong ba nhân vật kiệt xuất(33) của vùng đất Gia Định vào cuối thế kỷ thứ XVIII. Trịnh Hoài Đức(34) là hậu duệ của Trịnh Khánh, một trong những người Minh Hương đã theo tướng Trần Thượng Xuyên đến khai phá vùng Cù Lao Phố. Vì thân phụ mất lúc ông vừa tròn 10 tuổi, nên thân mẫu của ông phó thác ông cho cụ Võ Trường Toản dạy dỗ. Ông đậu cử nhân vào năm 1778 tại Gia Định. Sau khi thi đỗ, ông được tiến cử chức Hàn Lâm Chế Cáo, rồi được Nguyễn Ánh cho sung chức Đông Cung Thi Giảng. Năm 1794 được thăng chức Ký Lục dinh Trấn Định, tức vùng Định Tường ngày nay. Năm 1801, nhậm chức Hộ Bộ Tham Tri.

Năm 1802, Thượng thư Bộ Hộ. Cùng năm đó, ông đã cùng Ngô Nhơn Tịnh đi sứ sang Trung Hoa để dâng quốc thư cầu phong lên vua nhà Thanh. Dưới thời vua Minh Mạng, ông được cử làm Lại Bộ thượng thư, rồi Phó Tổng Quốc Tử Giám, Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Thượng Thư Bộ Binh. Trong các kỳ thi tại Huế, ông đều được nhà vua cử làm chánh chủ khảo. Ngoài ra, ông còn là một nhà biên khảo nổi tiếng với những tác phẩm ‘Lịch Đại Kỷ Nguyên’, ‘Khương Tế Lục’ và ‘Gia Định Thành Thông Chí’. Riêng bộ ‘Gia Định Thành Thông Chí’ là một bộ biên khảo quí giá về cả địa lý lẫn lịch sử của miền Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVIII và XIX. Đây là một trong những kho tàng tài liệu vô giá cho tất cả những nhà biên khảo về sau nầy. Trịnh Hoài Đức mất tại Huế vào năm 60 tuổi. Thi hài của ông được đưa về an táng tại vùng Bình Trước, thuộc tỉnh Biên Hòa ngày nay. Ông là một vị quan tài ba xuất chúng, tài đức vẹn toàn; một vị quan thanh liêm giản dị, luôn luôn hết lòng vì vua vì nước và luôn chăm lo làm những việc ích nước lợi dân. Trải qua hai triều Gia Long và Minh Mạng, lúc nào ông cũng hoàn thành trọng trách được nhà vua giao phó.

Người Long Hồ 
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011 
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Nhấp vào Links:

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Xót Xa - Nhạc Sĩ Tô Thanh Tùng - Tiếng Hát: Trang Mỹ Dung


Sáng Tác: Nhạc Sĩ Tô Thanh Tùng
Tiếng Hát: Trang Mỹ Dung
Thực Hiện: Đặng Hùng


Từ Em Theo Chồng Bỏ Thơ


Dòng chữ xưa, nhánh phượng hồng
Từ em sang bến theo chồng bỏ thơ
Là hoa rụng đỏ bến bờ
Tình ta rụng nhánh sông lờ lững trôi
Là vần âm lạc mất rồi
Như cơn gió thoảng qua đồi gió tan
Là thơ ngày tháng mơ màng
Hình với bóng! Lệ hai hàng lệ rơi
Là hè buồn lắm ai ơi
Màu hoa phượng thấm một trời máu tim

Nhị(Cố Quận)

Màu Nắng Mới



Anh ơi nắng toả bên thềm
Thấm vào môi mắt chắc tìm hương xưa
Nhớ không bao chuyện nắng mưa
Cái thời áo trắng còn chưa bận lòng

Thế rồi thế cuộc tạo dòng
Bao người trôi nổi những mong sống còn
Chân quê tôi ngóng mõi mòn
Sáo nay bỏ bến nắng buồn trẽn trơ

Đong đưa vạt nắng em mơ
Những ngày bên Ấy ươm tơ nắng về
Viễn xứ mưa tuyết ê chề
Ngồi trông nắng mới tưởng mê đếm ngày

Tháng năm giọt nắng ấm tay
Giọt soi kỷ niệm giọt đầy nhớ thương
Dang tay bắt nắng soi gương
Tung tăng chân sáo nắng vương gót hồng

Trúc Lan KTP

Chút Kỷ Niệm Cùng Lâm Chiêu Đồng

Nơi nhà anh Đồng(Anh Đồng là người đeo kính)

Vào khoảng tháng tư của năm 2017, được anh Lương Minh mời uống cà phê cùng các bạn, tôi không nhớ dịp nào. Đến quán cà phê Window đã thấy LM đang ngồi chuyện với 1 người bạn, anh giới thiệu cùng tôi – Đây là anh Lâm Chiêu Đồng, tôi và anh chào nhau, tôi gọi nước . Anh Đồng có phương pháp kể chuyện rất hấp dẫn và có duyên, anh tiếp tục câu chuyện đang kể dỡ dang về họa sĩ Thế Đệ, dân Vĩnh Long, vừa mới mất ngoài Bắc do ngã dàn giáo khi đang vẽ tranh cho một ngôi chùa, anh nói về Thế Đệ. 

- Thằng này tánh nó ẩu vô cùng, có lẽ nó đóng dàn để đứng vẽ không cẩn thận nên gãy khi đang thi công. Hồi trước, cả đám cùng uống cà phê nơi quán, khi ra về, người bạn trong bàn dặn nó chạy xe nhớ đội nón kẻo bị công an giao thông phạt, nó lên xe chạy bất cần nón, 200.000 nó tặng cho CA liền khi đó “ anh kết luận “ – cái thằng này nó chuyên làm ngược, không nhắc nó đội nón thì nó đội, còn như nhắc, nó không đội.

Quán Cà phê Khởi Nguyên
Tôi nhớ trong Fb của anh Đồng có bài thơ anh viết, tôi viết một dòng phản hồi, anh trả lời rất chân tình, từ đó tôi có ý mến anh. Trong thời gian này, tôi tìm thấy tranh giấy cuộn của nữ họa sĩ Yulia Brodskaya, trình bày chân dung một bà lão suy tư, rất có thần, tôi đưa lên Fb của tôi chia sẻ cùng các bạn. Anh Đồng thấy bèn gởi đường dẫn đến tôi về tranh collage mà anh đã thực hiện, chủ đề trên mọi khía cạnh của quê hương đồng bằng sông nước miền nam, khi xem xong, tôi xin cái hẹn đến nhà anh, anh cho tôi địa chỉ, và ngày sau tôi đến nhà anh.

Cô Bạch Lan đến thăm anh Đồng, mang theo càphê nước đá từ nhà. Dạo này anh rất ốm chờ hoá và xạ trị. Khoảng thánh 3 năm 2018.
Anh pha trà, tôi cùng anh đàm đạo, luận bàn về tôn giáo, cùng mọi ngóc ngách sinh kế của anh. Sau vài lần đến nhà anh, rồi vài lần cùng các bạn đến quán, chúng tôi cởi mở nhiều hơn, anh kể. 

- Có một cô nhờ anh giới thiệu giùm một họa sĩ vẽ chân dung, là một doanh nhân đã có gia sản khá lớn, khoảng ngoài bốn mươi, anh giới thiệu, cô nói nét cọ ông này không đạt, ông kia không khéo, hóa ra cô biết khá rộng các họa sĩ nơi Vĩnh Long, anh giới thiệu tiếp dường như Thế Đệ, cô bằng lòng, sau vài tuần ngồi làm mẫu, tay Thế Đệ đến nhà thăm anh và nói “ Em vẽ chân dung khỏa thân của chỉ, nay đã gần xong còn thiếu màu đen, em ra chợ mua rồi tiếp tục cho xong “. Kể đến đây, anh cười chúm chím, tôi cũng cười nhẹ theo anh. 

Anh kể tiếp, tôi có đến nhà thăm cô ấy, cô tiếp tôi nơi phòng khách, cô ngồi ghế chủ nhà nhìn ra, tôi ngồi nơi ghế khách, nhìn thẳng vào chân dung của cô ấy treo chính diện giữa nhà, tôi thấy ngượng vội đổi ghế, nhìn lên khung kiếng to lại phản chiếu cũng chân dung của cô ấy. Anh kết luận – Cô này mặc dù ít học, song rất thông minh.

Anh vẽ từ rất sớm, chuyên tranh thủy mặc, sơn dầu rất thành công, do vì sinh kế từ năm 1985 anh làm đủ nghề, lên vùng gần Hà Tiên, nơi Xa Ảo, cách núi tô châu khoảng chục cây số, anh làm mứt bí, vì đường từ Hà tiên rất rẻ, bí do người địa phương trồng tại chổ, anh khen dân địa phương đối xử rất tốt, dù biết anh là khách phương xa đến làm ăn. Khi mứt bí hết ăn khách, anh về Vĩnh Long, đóng khung cây làm bàn máy may, anh nói đóng rất đắt, hàng giao không kịp, đến khi bàn máy may bảo hòa, anh chuyển sang làm tranh sơn mài, anh nói 

- Sơn do mủ cây sơn ngoài bắc, mình phải biết lựa dùng loại nhứt làm mới được, nếu không rành mua nhằm sơn phế phẩm, tụi nó làm còn không được, nói chi đến mình. 

Thuở này cơ sở anh làm nơi khu văn thánh thuộc phường tư, thức ăn là mì gói hai buổi ăn chánh mỗi ngày, rồi anh bị dị ứng nặng với sơn mài, đến độ sưng hết thân thể, bà xả phải đưa anh đi Sài Gòn trị bệnh, lúc này bà xả anh khuyên anh không được tiếp xúc sơn mài, và anh đành ngưng công việc. Đến năm 2000 anh bị ung thư ruột, lại phải lên Sài Gòn cắt một đoạn, sau trị liệu anh khỏi bệnh về vĩnh Long. Từ đó anh phát triển tranh xé dán ( Tranh collage ), ngoài khởi đầu là giấy màu có sẵn, sau này anh nhận thấy màu tìm không đa dạng cho tranh của anh, anh tự tạo màu trên giấy đặc biệt do anh tìm ra. Anh có giới thiệu cho tôi, màu tự tạo, anh cắt thành hình chử nhật nhỏ, dán đầy mặt cột xi măng, khung cửa rào ngoài trời, anh chỉ cho tôi thấy và nói – Tôi dán đây lâu rồi, đến nay trãi mưa nắng, không phai, không rả rời, vậy là tranh của tôi sẽ rất thọ đây. Tranh của anh ngoài trình bày và bán trong nước. anh cũng được mời triển lãm. tranh ngoài nước trong khu vực các nước Mã Lai, Singapore

Giá tranh collage tùy theo cở và đề tài có giá dao động trong khoảng 400 – 1400 tiền USA. Trong giai đoạn này anh tạc tượng, làm bình bông bằng giấy. với chất liệu phế thải, loại mốp chèn thùng, anh làm tượng vũ nữ chàm Apsara giả đá, giả cảm thạch trắng, giả đồng v..v.. 

Người xưa nói, con chim trước khi chết tiếng kêu của nó rất bi thương. Tôi từ khi biết anh cho đến khi anh lìa đời khoảng gần một năm, chúng tôi ứng xử nhau trong lễ và quý trọng nhau. 

Những tác phẩm anh tạo ra trước khi mất.


- Tranh xé dán có bức mang tên “ Buồn Tàn Đông “, anh chuyển tên lại “ Mùa Đông Cuối Cùng “, theo ý anh là sẽ không làm tranh mùa đông nữa- Điềm báo chăng!


(Bên trái bình hoa được tạc từ giấy - Giữa, tượng Phật giả đồng bằng mốp  
- Bên phải: Tranh trên ly thủy tinh) 

- Hai bức tượng cuối đã hoàn thành. Tượng Thích Ca ngồi trên tòa sen màu ngọc thạch – Tượng đầu con min, con bò rừng, được đặt phía trên sau lưng bàn vi tính anh thường ngồi xem tin và viết.

ầu con Min Bằng mốp, tượng cuối cùng của anh Đồng)  

- Bài thơ cuối, anh viết sau lần xạ và hóa trị, như một lời trối, mời các bạn xem bài thơ mang tên: 


Trương Văn Phú

  

Trằn Trọc



Xướng:
Trằn Trọc

Vắt tay lên trán suốt đêm qua
Càng nghĩ lòng càng thấy xót xa
Sáu chục năm dư dời đất tổ
Ba trăm tháng lẻ biệt quê cha
Hương Sơn nghe tích thêm thương nước
Quán Sứ nhìn tranh lại nhớ nhà
Cha mẹ về trời khôn vuốt mắt
Nước nào rửa sạch hận lòng ta?


Lạc Thủy Ðỗ Quý Bái
***
Các Bài Họa:

Trăn Trở


Cách trở đôi bờ gió sóng qua
Sinh ly tử biệt vạn trùng xa
Tương tư bất tận sầu non nước
Ức niệm vô cùng xót mẹ cha
Chọn hướng sào nam gìn gốc cội
Làm thân nhạn bắc vọng quê nhà
Đoàn viên giấc mộng hoài thao thức
Mãi vết thương lòng rỉ máu ta!


Lý Đức Quỳnh
21/1/2018
***
Thao Thức

Vun vút thời gian đã lướt qua!
Nỗi niềm thao thức chốn trời xa...
Chiến chinh tao loạn ly sông núi.
Thời thế chuyển luân biệt mẹ cha.
Nghe quốc kêu đêm thương đất cũ.
Lắng quyên gọi bạn nhớ quê nhà
Song thân viên tịch tim đau nhói !
Sóng nước nào đây rửa hận ta..?


Trúc Lệ-Trần Lệ Khánh.

27-5-2018. 
***
Tự Ngẫm 

Thoắt đón ngày sang,thoắt vụt qua
Chim chiều mòn mỏi mút trời xa...
Đền bồi cúc dục vương tình Mẹ
Báo đáp cù lao đắm nghĩa cha!
Bến tạnh bóng sào sầu bãi xú
Cầu im tăm cá lạnh ao nhà!
Cái nhìn vuốt mắt ngày ly biệt...
Hận rửa ai hay ?thấu dạ ta?!


28-05-2018
Nguyễn Huy Khôi
***
Trong Cuộc Trần Ai

Trong cuộc trần ai năm tháng qua,
Bao lần tang tóc cứ dần qua.
Quê hương buồn khổ đau lòng mẹ,
Dặm khách ngùi thương khổ xác cha!
Phương cũ nhớ người xao xuyến dạ,
Đường xưa khóc cảnh luyến lưu nhà!
Một đời tan tác đường hoa mộng…
Càng nghĩ càng rơi nước mắt ta!


Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

Thơ Tranh: Tình Ca Mùa Đông

Sáu thương! Em gửi Sáu thay nén nhang tưởng nhớ một ngày Đông buồn 6/6
nha. (9Oanh)


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Vẫn Hoài Mưa Tháng Sáu




Mưa tháng Sáu lòng âm thầm mong đợi
Đồi đớn đau lầy lội tiếp qua mau
Làn gió reo cây nén tiếng rì rào
Dáng cô phụ lẫn sâu màng mưa lệ

Gợi giấc mơ chửa nhạt nhòa ước vọng
Đời cho em thêm cuộc sống nồng say
Hay bắt mãi tiếp nối kiếp đọa đày
Cho tháng Sáu mưa hoài trong nỗi nhớ

Khóc cho vơi dòng thanh âm dang dỡ
Người vội đi trăn trở cõi ngàn thu
Trời vào đông giăng mắc khúc u tình
Mưa tháng Sáu rưng rưng mờ kỷ niệm

Nghiệt ngã hồn đang phiêu diêu trong mộng
Đìu hiu xa ngược nước cảnh huyền mơ

Xót xa thêm lòng khắc khoải mong chờ
Mây lũ lượt đưa vầng hồng thoáng chốc

Kim Phượng

Ngồi Bên Biển Nhớ


Mênh mang chiều xuống mênh mang
Hải âu vỗ cánh nhẹ nhàng trời cao
Vỗ lời hẹn ước trăng sao
Cho ngàn con sóng dạt dào vỗ thương

Đôi bờ xa cách trùng dương
Em ngồi xõa mái tóc buồn về đâu
Vầng trăng thao thức đêm thâu
Ánh trăng vàng vọt bên lầu nhớ ai

Tóc bay ngàn cánh hương bay
Có bay trở ngược vào ngày bên nhau
Cơn mưa làn nắng nhiệm màu
Vẽ mùa xuân đến trên đầu tình yêu

Nắng tha thiết giọt mưa reo
Con đường ngơ ngẩn bao chiều nhớ nhung
Chiếc dù ngày ấy che chung
Giờ che sương lạnh mịt mùng tình xa
Biển chiều sóng gọi thiết tha
Bãi bờ hò hẹn chưa nhòa dấu chân
Hàng cây nghiêng bóng tình nhân
Gió bay ngang cũng dự phần yêu thương
Ngồi nghe tiếng sóng dỗi hờn
Nghe trong lòng đổ từng cơn mưa sầu
Tình xa vết cắt còn đau
Tay thời gian mãi vá khâu chưa lành
Mong manh chiều xuống mong manh
Lỡ em buồn biết dỗ dành ra sao?

Trầm Vân

Ngày Hoa Tuyết Rụng


Anh đang ngồi ngắm tuyết hoa rơi
Đường vắng xe qua lại vắng người
Chút lạnh lùng về trời thiếu gió
Nên thèm nắng lửa nẻo xa xôi

Mùa này hoa tuyết rụng hơi nhiều
Buồn nhớ gì đâu lòng hắt hiu
Mùa trước tuyết về hờ hững lắm
Sớm tàn nên nhớ chẳng bao nhiêu

Đã cuối mùa rồi rụng mãi chi
Đẹp thì có đẹp đến đam mê
Hỡi em bên ấy không mùa tuyết
Anh gửi về em nhận tuyết đi

Tuyết trắng nằm trên lá trắng hoa
Như anh đầu bạc đội phong ba
Từng phen lưu lạc từng phen nhớ
Mấy cuộc phong trần mấy xót xa

Hôm nay bên ấy thế nào em?
Có nhớ gì không hỏi trái tim
Vẫn cứ ngập ngừng không muốn nói
Trái tim thánh thiện ước mơ tìm

Anh ở bên này mơ ước thôi
Mấy mùa hoa tuyết đã mòn hơi
Tay còn thơ viết bao giờ mỏi
Trang giấy thơm xưa vẫn tuyệt vời

Tuyết đừng rơi nữa tuyết hoa ơi
Cho nắng hồng lên ấm cuộc đời
Để gót chân chiều bền vững bước
Cho tình trong mộng một niềm vui

Hãy gửi cho anh chút nắng tàn
Từ nơi thừa ấm gió đưa sang
Cho lòng anh bớt xôn xao mộng
Tuyết vẫn còn rơi lạnh ngập tràn.

Hoa Văn
3/21/2018 (Richmond ngày tuyết rơi)

Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 7

Qua ba tháng hè tôi trở lại trường vào năm đệ lục (niên học 69-70) vẫn học chung với Liên, Diệu và thêm vài đứa bạn mới, vẫn thích ngồi ở xóm nhà lá cho dầu tôi có đến lớp sớm vẫn đi xuống dãy bàn chót hoặc kế chót, nhưng tôi thích ngồi ngoài bìa hơn vì ra vô không phải tránh mấy đứa kia, có gì dễ dong 

Liên, Diệu, Toàn (69-70)

Lúc đầu Việt Văn học với cô LtkTrinh, cô người Huế tóc dài xoã ngang lưng áo dài tím Huế phất phơ mang mắt kính không biết vì cận hay làm duyên cho có vẽ đạo mạo, giọng thì đặc sệt Huế nhẹ nhàng dễ thương (nhưng thật tình mà nói lúc đầu tôi nghe tiếng được tiếng mất)
Nhớ có một lần cô đọc bài cho học sinh viết, mỗi câu cô đọc đi đọc lại hai ba lần tựa bài là: CON THỎ. . .
nhưng xóm nhà lá tui lại nghe khác, đứa này nhìn đứa kia rồi hỏi lại cô vẫn đọc thế giọng Huế nặng chình chịch của cô:
CON THỎ . . .
Xóm nhà lá vừa nghe vừa đoán, thế là CON THỎ chậm chậm xuống hang.
Trời ơi một đoạn văn ngắn mà tôi viết sai gần hai chục lỗi, rất may là sau đó cô kêu một đứa lên bảng viết lại rồi các em coi theo mà sửa cho đúng chính tả 
“MÔ PHẬT” thiện tai thiện tai, tuổi còn nhỏ mà tai nghe đã có vấn đề !!!
Tôi chán nhất là môn anh văn và môn hoá học, anh văn thì ba xí ba tú nào là cong lưỡi lên ngậm môi lại, nào ách sì (S) or (X), động từ ”quá khứ” hiện tại “tương lai”, số nhiều thêm “S”
Ôi thôi đủ thứ những cái đầu bé nhỏ của tụi tui làm sao nhớ cho hết
Rồi còn hoá học đồng thau xoang chảo, ký hiệu với không ký hiệu giống như nước = H2O...
Nên giờ thầy Nguyệt(chồng cô Văn) tôi thường hay nghĩ (cúp cua)có hôm tôi vừa đến cổng trường chuông reo trống vô đóng cổng chính nhưng còn cổng phụ tôi vừa thấy đóng cổng chính là liền quay đầu ra gặp thầy vừa chạy Honda vô cổng phụ, đáng lẽ mình theo vô còn tôi sang số chân dọt ra hàng nước, trốn ngày nào hay ngày nấy môn gì chán phèo, pha màu này với màu kia để làm chi? có khi vừa đổ vào ống thí nghiệm còn tỏa ra một làn khói trắng...

Còn môn Việt văn thì giảng gì những bài thơ đường luật từ ngàn năm trăm hồi đó, Khổng Tử, Mạnh Tử, tôi đâu biết mấy ổng là ai? 
Gì mà : bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng
Thơ: lục bát ( 6,8).chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
Thơ: thất ngôn (7,7 )
Thơ: tứ tuyệt ( mỗi câu bốn chữ )
Nào bình luận bài: Tôn Phu Nhân Qui Thục 
Bả có chồng thì theo chồng mắc mớ gì bắt lại (không phải nữ sanh ngoại tộc hay sao?) chuyện bên tàu liên quan gì đến văn học Việt Nam
Nguyễn Du hay Nguyễn Đình Chiểu còn gần gần chút chút 

Đầu lòng hai ả tố nga 
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân (Kiều)

Hay:
Trước đèn xem truyện Tây minh (Lục vân Tiên)
Ngẫm cười hai chữ nhân tình éo le

Riêng tôi, tôi thích thơ bà Huyện Thanh Quan

Bước tới đèo ngang bóng xế tà 
Cỏ cây chen đá lá chen hoa 
Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đúng rồi thấy sao tả vậy, không trừu tượng chút nào, buồn vui thả hồn vào thơ
cho đời thêm thi vị, làm thơ là để bài tỏ nỗi niềm chớ viết câu văn trau chuốt lời thơ bóng bẩy để người đọc phải đoán già đoán non kiểu xóm nhà lá tụi tui chữ nghĩa không đầy lá mít thì sao hiểu được cao xa. 

Rồi giữa niên học năm 70 có ông thầy mới về trường dạy môn Việt Văn lớp tôi 
(Cao bồi thì không phải cao bồi,đạo mạo thì hỏng ra đạo mạo, ốm nhom ốm nhách, áo thì luôn mặc màu nổi, đi từ xa đã thấy, mang mắt kiếng đen giống điệp viên 00thấy). Các bạn tôi ơi ... có biết ai chưa?
Xin thưa thầy Võ Trung Hiền đấy ạ...
Tôi nhớ có một hôm kêu chính tả, thầy đọc một đoạn văn cho các học sinh viết theo, rồi nộp bài lên cho thầy chấm điểm.... thầy hỏi cả lớp ai có thước cho thầy mượn, tôi hí ha hí hững vơi tay:
- Thưa thầy em có thước dài (có 2 loại thước hai tấc và ba tấc)
Thằng nhà tôi hãnh diện vì được thầy mượn thước, ai ngờ khi thầy chấm điểm đến bài tôi, mới nửa bài đã hơn mười mấy lỗi, thầy kêu lên hỏi: 
- Toàn, sao em không sửa lỗi cho hết bài mà sửa có một đoạn ?
- Tôi muốn em sửa hết bài để biết chữ nào sai
- Nhưng mà cả chục lỗi rồi, một cái hột vịt đủ rồi thầy
Không được xoè tay ra thầy khẻ (đánh), lúc thầy vừa hạ cây thước xuống tôi dựt tay lại thế là thầy đánh hụt, đánh hụt một hai lần nên lần sau tôi vừa xoè tay thầy khỏ xuống liền tôi dảnh mấy ngón ra nên trúng vào cục xương ở giữa  đánh một hai cây thước ăn nhầm gì tôi, thế mà tôi lại khóc, không phải vì đau mà vì tức, mượn thước mình mà đánh lại mình, tôi vừa đi xuống vài ba bước quay đầu trở lên lấy luôn cây thước về (đúng là con nít)
Bị ăn khẻ vậy mà tôi không ghét thầy, vì tôi biết thầy muốn cho đám học trò nhỏ của thầy hiểu bài hiểu lỗi, viết cho đúng văn phạm.

Rồi thời gian cũng dần trôi chúng tôi cũng lớn như một đàn nhộng con, từ từ chui ra khỏi cái kén để biến thành những thanh niên thiếu nữ tuổi đời mười lăm mười sáu, bẵng đi một hai năm không gặp thầy, khi thầy trở lại trường thì chúng tôi đã lớn không còn là cô cậu học trò nhỏ nữa mà cao lớn dẫu mặt còn búng ra sữa, thầy còn dạy lớp tôi thêm một năm (chắc đệ tứ) 
.....À quên nói năm 71, 72 chế ba tôi thi rớt đệ nhị cấp nên buồn tình đi học may, nên sau này tôi là người mẫu bất đắc dĩ của chế (vì vải dư của khách màu này một chút, bông kia một chút chế nối lại tạo mẫu thành áo mới cho tôi) 

Hình Toàn: Để tóc dài cột đuôi gà

Rồi tôi lớn để tóc dài cột đuôi gà bằng vải tiệp màu áo, khi thì một đuôi khi thì hai đuôi, thấy cũng dễ thương, người ta thấy đẹp nên đặt may nhiều, nhờ thế nên tôi có nhiều áo đẹp.
Còn chế hai thì đi học làm cô giáo tiểu học, lúc mới ra trường thì đi dạy dưới Xẻo Rô, tôi được thừa hưởng chiếc xe đạp của chế hai nên không còn phải đi bộ nữa, giờ tôi Liên, Diệu là những thiếu nữ mười sáu rồi.
Không có chế hai ở nhà, giờ tôi cũng đã lớn nên phải phụ việc nhà với chế ba, giặt đồ nấu cơm quét nhà đi chợ (má tôi mua sẵn tôi chỉ đạp xe ra nơi ba má bán đem về cho chế ba nấu, tôi chỉ phụ lặt rau rửa chén, không biết nấu ăn)
Lúc sau này đã xây nhà gạch, có điện có nước phông tên, nên đỡ vất vã.

Nhà tôi thường cúng gà mùng hai mười sáu mỗi tháng, nhớ có lần chế ba không có ở nhà, dặn tôi làm gà luộc sẵn lên, chiều đầu bếp cha về nấu, tôi bắt con gà nhổ lông cổ, lấy chén để dưới hứng máu, nhưng than ôi...
Khi tôi nhổ lông thì nó run bay bảy, tôi đưa dao vào đôi mắt nó nhìn tôi ứa lệ như van xin, như năn nỉ... Lòng tôi không nở !!! Thôi cũng đành nghe chửi 
Chiều ba má về con gà còn sống nhăn, hỏi tôi tại sao không làm gà:
- Tui thấy con gà nó khóc, nó năn nỉ
- Con gà nó biết nói chuyện à?
- Không phải tui nhìn thấy nó khóc !
Sao mày tưởng tượng quá vậy, lát nữa mày đừng có ăn nha...
ÔI !!! Tâm hồn tôi sao yếu đuối, và tưởng tượng quá đáng ...

Gia đình Liên ở rạch sỏi, nên học Nguyễn Trung Trực, vô rạch giá Liên ở nhà người bác gần trường  Nguyễn Trung Trực, mỗi tuần hoặc hai tuần về rạch sỏi một lần, tôi thường đạp xe đưa Liên về (rạch giá-rạch sỏi) 8 cây số đạp mệt xỉu chỉ mình ên tôi Liên không biết chạy, nên những lần sau hai đứa ghé nhà thầy Hiền ở trọ gần cổng Tam Quan để mượn xe Honda của thầy, mà thầy cũng dễ tánh, chịu cho học trò mượn xe
- Thầy đã đổ xăng chưa?
- Rồi, ai chạy? Liên nói:
- Toàn chạy, em đạp máy 
- Tại sao? 
- Vì Toàn nó biết chạy, mà nó hỏng biết đạp máy
Thật ra tôi đạp máy và lên tay ga không ăn khớp, nên máy không nổ
Rồi còn tử tế nói thầy có đi đâu lấy xe đạp em mà chạy. Trời ..đem xe đạp đổi xe Honda thế mà thầy cũng cho mượn .....
Ôi cái tình thầy trò... sao mà quí quá 
Những lần cuối tuần cả đám chúng tôi đi vườn xoài vườn ổi, về ngang cũng ghé biếu thầy. Tuy không cao lương mỹ vị gì, những đó là những tấm lòng tôn sư trọng đạo, dẫu đứa nào cũng phá như quỉ ...

Chúng tôi tôi như một bầy chim non chập chững bước vào đời bằng những bước chân ngập ngừng bỡ ngỡ, rồi mùa hè đỏ lửa (72) chiến tranh lan tràn Campuchia lộn xộn, bà ngoại dì và các cậu chạy sang vn lánh nạn (có một người cậu làm sở mỹ ở Campuchia nên được di cư cả gia đình sang Mỹ)
Vài tháng sau tạm yên dì tôi quay trở về Campuchia để xem nhà cửa ruộng nương bên đó, rồi Pol pot nổi lên, không còn nghe tin tức của dì 
Rất may là bà ngoại và hai người cậu không về ở lại vn
Có bà ngoại tôi lại mang thêm một chứng bịnh khác, số là ngoại buồn, nhà bà năm bánh tầm mà tôi kể lúc nhỏ, ông năm nhà cho mướn tiểu thuyết nên tôi mướn truyện tam quốc chí, Tây du ký, bình tây đại nguyên soái... về đọc ngoại nghe, đọc lâu rồi đầm ghiền riết rồi sách nhà ông 5 tôi đọc không còn một cuốn.

(Chào các bạn hẹn kỳ 8 sẽ kể về căn bịnh thời đại này)

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Chiều về trên sông Ô Môn - Sáng Tác Triều Dâng - Ca Sĩ Ngọc Ánh

Sông Ô Môn là một nhánh rẽ của sông Hậu (hệ thống sông Cửu Long) thuộc Tỉnh Cần thơ Hậu Giang,buổi chiều trên sông Ô Môn cũng giống như buồi chiều các dòng sông miền Tây Nam bộ,nắng vàng, cánh cò tiếng hò thôn nữ vọng xa xa . . .vẻ nên một bức tranh đẹp của vùng nông thôn miền Nam Việt nam


Sáng Tác: Nhạc Sĩ Triều Dâng
Ca Sĩ: Ngọc Ánh
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình


Tát Đìa


Xướng: Tát Đìa

Trở lại làm nông cá quậy đìa
Mùa khô nắng hạn thấy lia thia
Đem gàu tát nước vơi ra cạn
Lấy rỗ lùa tay lộ rõ chìa
Chính giữa vũng lầy phơi cá lóc
Quanh bờ cỏ rậm lộ đầu trê
Buổi xưa bà xã là cô giáo
Vang bóng một thời, tội nghiệp ghê !

Mai Xuân Thanh

Ngày 14 tháng 04 năm 2018
***
Họa Y Đề:

Khai thông mớ cỏ dưới trôn đìa
Bắt cả vào bình mấy cậu thia
Thẩy giật gàu dai dần cạn nước
Lôi lên nhánh gáo lộ trơ chìa
Nhanh tay tóm gọn anh kền lóc
Bén ngạch rủa liền chú trắng trê
Những gái theo sau hôi cá sót
Sình văng tận mặt thấy mà ghê!

Cao Linh Tử

15/4/2018

Đêm Buồn



Xướng:
Đêm Buồn

Mưa đêm buồn viễn xứ,
Cho ai mãi u hoài.
Thương cho đời lữ thứ,
Lạc loài cánh vạc bay!

Mưa đêm sầu trên mái,
Êm êm gió thở dài.
Ngoài hiên dế ngân mãi,
Hoa lá buồn sương rây.

Sương đêm mờ mịt lối,
Trăng khuya gãy đôi bờ.
Ngổn ngang sầu trăm mối,
Bên gối hồn bơ vơ.

Đât khách bao mùa trăng,
Năm tháng cứ qua dần.
Sắt se đầu bạc trắng,
Tri kỷ ánh sao băng!

Nhớ quê nhà đêm nay,
Cánh hạc đã mệt nhoài.
Kêu thương vạn nhung nhớ,
Trong gió lùa mây bay.

Mailoc
Những đêm mưa Cali 
3-27-18
***
Họa 
Sầu Viễn Xứ

Thương ai đời viễn xứ
Quê hương mãi xa hoài
Trằn trọc đêm không ngủ
Nghe gió thoảng mưa bay.

Mưa lăn theo dốc mái
Rả rích trong đêm dài
Giọt đều đều rơi mãi
Kết sợi buồn rắc rây.

Đường về quê mờ lối
Đại dương cách đôi bờ
Lòng ngổn ngang trăm mối
Trong nỗi buồn vu vơ.

Quặn thắt mỗi đêm trăng
Nỗi nhớ cứ tăng dần
Người xưa thời áo trắng
Tâm còn vẹn tuyết băng ?

Đằng đẵng bao năm nay
Hy vọng đã mỏi nhoài
Ngày về xa mờ mịt
Chim mỏi cánh đường bay

Phương Hà
( 28/03/2018 )

Qua Saigon Nhớ Ông Tây


Ôi ! Bây giờ người ta tranh luận: Thực Dân Pháp tốt hay xấu?
Đã gọi là Thực Dân thì đương nhiên xấu rồi!!!
Tôi không muốn nói là người ta làm chuyện thừa! … chuyện vô bổ! Nhưng người ta không đi tìm cái tổ con chuồn chuồn! Mặc dù con chuồn chuồn nó báo mưa khá chính xác:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm

Tôi không muốn ngạo rằng:

Chuồn chuồn bay thấp thì cao
Bay cao thì thấp bay vừa thì bay

Nhưng quả thực con chuồn chuồn vô tích sự!
Cái thằng Thực Dân thì muôn đời nó đi chiếm đất để…khai thác… thủ lợi… chứ đâu có vì người, đâu có tình nghĩa gì! Nhưng vô tình thì ta có hưởng lợi chút xíu chứ!!!

Thằng Tây làm đường sắt Bắc Nam, làm cầu Doumer, khai thác than Hòn Gai, đào kinh ở miền Hậu Giang, ta hưởng lợi nhiều lắm chứ!?
Nó vì nó thôi! Thằng Yersin lập đồn điền trồng kí ninh để tính kinh doanh bán thuốc cho Việt Nam và Đông Nam Á, các nước nhiệt đới mưa trên thế giới! Mãi dăm chục năm sau ta mới xài cái thuốc kí ninh.

Nó lập đồn điền cao su cũng thế thôi! Người ta đâu thèm biết đến cái chất mủ kỳ quái đó .
Mắc cười nhất là con đường Thiên Lý! Trước khi Pháp tới thì làm gì có con đường Bắc Nam!!! Cái Thiên Lý Cù của các cụ nó chỉ rộng 2 m thôi (5 thước t ) qua miền Trung còn rừng rậm và hoang vu… thì sau một mùa mưa, con đường đó sẽ biến mất trên thế gian!!! Quan lớn có đi thì phải sai lính phát cây, dọn đường(?). Người dân thì không đi xa đâu, Quan lớn thì đi võng là chính (tôi nhấn mạnh: Võng), và rất ít ngựa (tôi nhấn mạnh: ít ngựa)

(Đường Thiên Lý)

Cái vĩ đại nhất của người Pháp là đào kinh lớn ở Tây Nam Bộ! Cái này nhiều người khoái lắm.

Cái Răng, Vàm Láng, Kinh Xáng, Phong Điền
Anh thương em thì cho bạc cho tiền
Đừng làm thố lộ láng giềng cười em

Rất nhiều người “mang ơn Pháp “ và ca tụng Pháp dài… dài… cho tới mãi thời ông Diệm! Các vị này nói: các thời sau không bằng thời "Pháp Thuộc"
Trên đây là tôi nói về Kinh Tế! Người Pháp kinh doanh lợi mười thì người Việt lượm hạt rơi hạt rụng cũng được một(!)

Ngân Sách Đông Dương đã gửi về giúp Mẫu Quốc một số tiền rất lớn để đánh Đức trong thế chiến I

Nhưng nói về Văn Học Nghệ Thuật thì tôi không ngượng miệng, không mắc cỡ, không cho là hèn khi nói rằng ta phải học người Pháp ta còn nên học rất nhiều, học dài dài cho tới nay (2018 ) ta còn nên học !!!???

(Cầu Long Biên - Hà Nội)

- Những tác phẩm kiến trúc: Cầu Long Biên, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Sứ, Nhà Hát Tây … ta không học sao?
- Những khu nghỉ mát Sapa , Bạch Mã , Pù Nà ta nên học chứ ?
- Những Công Viên, Lâm Viên, vườn Bách Thảo, Sở Thú… ta lại càng nên học!

Tôi không cần biết những công trình này lấy tiền công quỹ, hay cá nhân một vài ông Pháp làm… chơi! Nhưng quả là có những bậc thầy về nghệ thuật làm để hoằng dương văn hóa nghệ thuật chứ không vì kinh doanh lợi nhuận!

Pháp vừa chân ướt chân ráo tới … đã lập Sở Thú, vườn Bờ Rô!

(Vườn Bờ Rô(Vườn Tao Đàn)

Có một cái cây cho bông rất đẹp, ta gọi là bông giấy (ngày nay trồng khắp Trung Nam, hình như ra tận ngoài Bắc). Lúc đầu nó có tên là cây “ Biện Lý “ do một ông Biện Lý tên là Bougainville mang từ Bresil về trồng! Hãi chưa!

- Xin đừng cho rằng những gì thưc dân Pháp làm đều xấu!
- Xin đừng phá hoại rừng thông Đà Lạt
- Xin đừng phá hoại biệt thự Pháp để trồng cây lương thực: Khoai lang, khoai mì, bắp, bo bo …
- Xin đừng phá, đập những tượng đài do Pháp lập(kể cả những tên tướng tá hiếu chiến , giết người … nếu đó là một pho tượng Đẹp!)

Thị phi tận thuộc thiên niên sự
Tiếu mạ hà phương nhất giả thân

(Thảo Cầm Viên - Sàigòn)

Chân Diện Mục
3-6-2018

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Thơ Tranh: Điểm Tâm


Thơ: Đỗ Chiêu Đức
Thơ Tranh: Kim Oanh



Một Chiều



Rừng chiều đọng bóng tà dương
Mây chiều nghiêng xuống tìm hương cuộc đời
Trời chiều một thoáng Ta-Người (*)
Tự tình hoa cỏ, nụ cười bình an

Cánh chim bạt gió lên ngàn
Trăm năm còn một cung đàn thanh âm.
Người về từ miền xa xăm
Người đi từ bước thăng trầm cuộc chơi.

Đã đành vậy, vẫn đành thôi !
Tim chưa ráo lệ giấc đời còn say
Úp bàn tay, mở bàn tay
Mây giăng bóng núi mới hay sương chiều.

Ta về chạm hương tịch liêu
Bên thềm hoa cỏ diễm kiều sắc hương
Người cùng gieo hạt yêu thương
Cho trăm cánh mộng về phương trời hồng.

Đời mênh mông, Xuân mênh mông
Tiếng chuông cổ độ rót dòng thời gian
Nghiêng vai áo luỵ sương ngàn
Trút hồn dâu bể, hoa vàng đong đưa.

Mái chùa trầm mặc sớm trưa
Tiếng chim thức giữa bốn mùa nước mây
Tịnh Tâm, rằng: ở nơi nầy
Cho phương hồng cỏ về đây một chiều.

Jacksonville, FL, tháng 4.2018.
Mặc Phương Tử
(*) Tặng : Toàn, Dũng, và quí PT chùa Tịnh Tâm.

Kiếp Nạn Cuối Cùng



Bài Xướng:
Kiếp Nạn Cuối Cùng

Tám mươi kiếp nạn tưởng qua rồi
Vui vẻ khải hoàn nhưng ... hỡi ôi
Kinh giả ướt mèm ... không rõ nữa
Tâm chân khô khén ... cũng mờ thôi
Hân hoan chấp nhận mặc mưa dội
Oán hận thời buông kệ sóng dồi
Khảo nghiệm cuối cùng giờ đã ổn
Công thành viên mãn thắm dòng trôi.

Phan Tự Trí

(thầy trò Đường Tăng qua 80 kiếp nạn trên đường sang Tây Thiên bái Phật cầu kinh, tưởng đã yên rồi, không ngờ trên đường trở về ... vẫn còn thêm nạn 81...)
***
Các Bài Họa:

Chuyện Thỉnh Kinh

Cứ ngỡ thỉnh kinh chuyện đã rồi
Quay về nạn tiếp khổ . . than ôi !
Trải bao thử thách đành là vậy
Vượt mấy gian truân cũng thế thôi
Chính thiện mặc dầu ma quỷ ghẹo
Chân tâm cứ kệ hỏa sơn dồi
Mong thành chính quả tuy không dễ
Quyết chí mỉm cười mặc nước trôi

Phạm Kim Lợi
 ***
Du Hành Muôn Dặm

Muôn dặm đường xa cũng thoát rồi !
Du hành khổ nạn ngẫm buồn ôi !
Yêu ma, quỷ quái, thường lôi kéo
Danh lợi, ân tình, cũng dứt thôi
Mảnh đất Tây Thiên người mạo hiểm
Kinh thư Phật Giáo hạnh trau dồi
Quá trình tu luyện dường sinh tử
Mười bốn năm dài ngỡ khó trôi...

Như Thu
 ***
Niềm Vui Đón Đường Tăng


Vượt khó tây thiên đã tới rồi.
Dạ mừng công quả vẹn toàn thôi.
Nào ngờ cửa phật còn tham nhũng.
Ham muốn bát vàng chuyện ỉ ôi.
Gánh nặng chân kinh lòng nhẹ thỏa
Gặp thêm kiếp nạn nước dòng trôi.
Tám mươi mốt nạn đà xuôn sẻ.
Vua đón Dân reo tưởng sóng dồi.

Trần Lệ Khánh 
24-3-2018
***
Thanh Thản

"Bát Âm"

Tứ đại là thân giả tạm rồi
Còn choàng ngũ uẩn mới than ôi!
Nếu cầm tam độc không thay đổi
Thì chạm lục trần khỏi cuốn trôi
Lặng lẽ nuôi tâm dù bão thổi
Trầm tư dưỡng tánh mặc mưa dồi
Bình thường* vô trụ là giềng mối
Nên kiếp nạn còn vẫn ổn thôi

Như Thị
*Tâm bình thường là Đạo
Thiền Sư Nam Tuyền (748-835)

Ung Dung Tự Tại

Trên thất thập niên cũng thọ rồi
Buồn chi mà lại thốt than ôi ?
Da mồi tóc bạc đâu gì lạ
Khớp lỏng lưng còng phải thế thôi !
Hạnh phúc, thành công bao lúc hưởng
Khổ dau, thất bại lắm phen dồi
An tâm thoải mái mà vui sống
Thả mọi u sầu theo nước trôi.

Sông Thu
***
Nhớ Chuyện Đường Tăng
 
Công đức Đường Tăng đã biết rồi
Nhiều năm gian khổ chẳng buông trôi
Đường xa Ấn Độ...tâm luôn vững
Gió lạnh Tây Thiên ...đạo vẫn dồi
Dịch sách... cho người nâng trí mãi
Xây chùa...tạo phước giúp đời thôi
Ngày nay bao kẻ nương nhà Phật
Không học theo ngài...thật chán ôi !

Thy Lệ Trang
***
Ngậm Chuyện Tây Du

Cái chuyện Tây Du cũ kỹ rồi
Xem chừng giá trị chẳng hề ôi.
Thầy trò Tam Tạng gian nan quá
Kinh sách Đại Thừa quý hóa thôi.
Chính quả đã thành nhờ gắng cố
Tài năng muốn đạt phải trau dồi
Lịch trình dang dở thì muôn hận
Công sức ngàn vàng thả nước trôi 

Trần Như Tùng 
***
Sông Có Khúc…

Sóng lướt thuyền êm ngỡ đến rồi
Vô thường tiệm tiến,bỗng…than ôi
Đường xa khổ ải dày công,đã…
Phút cuối vui bờ mỏng phận,thôi…
Mãi trách ông trời cơn biến dập
Thà nương cảnh huống gió đang dồi
Gieo nhân gặt quả theo dòng nghiệp
Sông vẫn không ngừng nước chảy trôi

Lý Đức Quỳnh
***
Thỏa Dạ Thành Công

Vượt cả tám mươi* ngỡ hết rồi
Không ngờ tiếp diễn…quỷ thần ôi !
Cuồng phong vận hạn đà bay tới
Sóng cả chân kinh đã ướt thôi
Vững dạ kiên cường dù biển động
Bền gan dũng cảm dẫu thuyền dồi
Thầy trò Tam Tạng qua gian khổ
Thỏa dạ thành công… dẫu nổi trôi…

Đức Hạnh 
27 03 2018
*80 kiếp nạn trên đường đi thỉnh kinh
10
An Phận

Cuộc sống ngày qua cũng đủ rồi
Cơm đều, dưa muối chẳng than ôi
Vui rời ...an dạ câu kinh vậy
Khổ đến ..bình thân thuyết Phật thôi
Tạo quả đền vay tăng nghiệp vật
Gieo nhân bồi đắp bớt căn dồi
Tĩnh tâm quán niệm sâu lời pháp
Bát Nhã buông chèo tuệ định thôi

Minh Thuý 
Tháng 3 _ 2018
***
Lòng Kiên Nhẫn
 
Chỉ số đưa làm thuyết hoạ thôi
Hằng mươi khó bảo đã qua rồi
Đường đi trải lắm mùi tân khổ
Cảnh mộng thêm nhiều quả tắc ôi
Há nghĩ tầng mây vầng sáng rọi
Mà trông cõi thế sóng êm dồi
Kinh bày giá trị lòng kiên nhẫn
Dưới bóng gian trần thiện ác trôi.

Mai Thắng 
180328

Đất Phương Nam I - Từ Vùng Đất Biên Đến Tỉnh Biên Hòa-Đồng Nai (Phần 2)


Từ Dinh Biên Trấn Đến Trấn Biên Hòa:

Dinh Biên Trấn là một trong hai vùng đất đầu tiên(15) mà cha anh chúng ta đã đặt chân đến khi tìm đường mở cõi về phương Nam. Biên Hòa là vùng địa đầu của Nam Kỳ Lục Tỉnh, trước thời Nam Kỳ Lục Tỉnh Biên Hòa có tên là Trấn Biên. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Trấn Biên dựa lưng vào núi, mặt ngó ra sông. Theo ranh giới cũ thì phía đông bắc giáp trấn Bình Thuận, lấy sông Ma Ly làm ranh giới. Phía Nam giáp trấn Phiên An (Gia Định), từ suối Thủy Vọt bên phía Tây Ninh, qua sông Thủ Đức, đến Nhà Bè và chạy dài ra đến tận biển Đông. Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, thì ông chỉ khai sanh hai phủ Phước Long (Đồng Nai) và Tân Bình (Sài Gòn). Buổi đầu các chúa đặt là Dinh Trấn Biên, gồm 1 huyện, 4 tổng, lỵ sở đặt tại thôn Phước Lư, thuộc huyện Phước Long.

Năm Cảnh Thịnh thứ 8, tức năm Canh Thân 1800, nhà vua cho đổi phủ Gia Định ra làm Trấn Gia Định gồm 5 dinh: Phiên Trấn dinh, Trấn Biên dinh, Trấn Định dinh, Vĩnh Trấn dinh và Hà Tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi vua Quang Trung băng hà, coi như vùng Gia Định thuộc toàn quyền của Nguyễn Ánh. Hơn nữa, vào năm đó, lực lượng của Nguyễn Ánh đã quá mạnh ở vùng Gia Định nên vua Cảnh Thịnh không đặt được quan lại cai trị trên những vùng đất nầy.

Đến năm Mậu Thìn 1808, vua Gia Long cho đổi Trấn Gia Định ra làm Thành Gia Định với 5 trấn: trấn Biên Hòa, trấn Phiên An, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long và trấn Hà Tiên. Hồi nầy huyện Phước Long được nâng lên làm phủ Phước Long gồm 4 huyện: Phước Chánh, Bình An, Long Thành và Phước An. Nghĩa là dinh Trấn Biên được đổi ra làm trấn Biên Hòa, nâng huyện lên làm phủ, nâng tổng lên làm huyện. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, thì huyện Phước Chánh, trước đây là tổng Tân Chánh, được đổi làm huyện, trước đây người địa phương lấy từ bãi Tân Chánh trở lên phía Bắc làm tổng Tân Chánh, trực thuộc huyện Tân Bình, dinh
Phiên Trấn, đến khi Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào lập bản đồ thì cho nhập vào dinh Trấn Biên, và hầu như các thôn trong huyện đều lấy chữ “Tân” làm đầu mà đặt tên cho dễ phân biệt.

Huyện Phước Chánh, trước đây là tổng Tân Chánh, được đổi làm huyện, trước đây trực thuộc Dinh Phiên Trấn, đến khi Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào lập bản đồ thì cho nhập vào dinh Trấn Biên. Huyện Phước Chánh gồm 2 tổng Phước Vinh và Chánh Mỹ, với 85 xã, phía đông giáp bến đò Thị Nghĩa thuộc thôn Bình Dương (Dinh Phiên Trấn). Tổng Phước Vinh gồm 46 thôn phường(16). Phía đông giáp bến đò Thị Nghĩa, thôn Bình Dương, tổng Long Vĩnh, huyện Long Thành; phía tây kéo dài đến đầu nguồn Ba Can và Thủ Sở Táo Mộc; nam giáp sông Đồng Nai (Phước Giang); và bắc giáp với những khu rừng già thuộc đất Cao Miên. Tổng Chánh Mỹ gồm 39 thôn xã(17). Phía đông giáp sông Thị Lộ thuộc tổng Thành Tuy, huyện Long Thành; phía tây giáp nguồn đầu của con Đường Sứ (từ Cao Miên qua); phía nam giáp huyện Bình An, từ núi Châu Thới chạy dài đến sông Thị Kiên ở Ba Đốc; phía bắc giáp sông Đồng Nai.

Huyện Bình An, nằm về phía Nam huyện Phước Chánh, gồm 2 tổng Bình Chánh(18) và An Thủy(19), với 119 xã, phía đông giáp huyện Long Thành, từ sông Thị Lộ chạy đến Giồng Ông Tố, tây giáp sông Thủy Vọt, nam giáp sông Sài Gòn (thuộc trấn Phiên An), bắc giáp núi Châu Thới (thuộc huyện Phước Chánh).
Huyện Long Thành, gồm 2 tổng Long Vĩnh(20) và Thành Tuy(21), với 63 xã, phía đông giáp tổng An Phú (huyện Phước An), phía tây giáp núi Vải Lượng thuộc huyện Bình An, phía nam giáp sông Nhà Bè, bắc giáp xứ Ao Cá thuộc huyện Phước Chánh. Huyện Phước An, gồm 2 tổng An Phú(22)và Phước Hưng(23), với 43 xã, đông giáp biển Đông, tây giáp núi Thị Vải, nam giáp sông Bình Phước (trấn Phiên An) và dọc theo bờ bắc của sông Cần Giờ, bắc giáp đường cái quan tổng Phước Hưng.

Từ Trấn Biên Hòa Đến Tỉnh Biên Hòa:

Phải nói ngay từ thời các chúa Nguyễn, thành Biên Hòa trên quy mô lớn đã được xây dựng trong địa hạt thôn Phước Chính, về sau dời về thôn Phước Lư. Năm Gia Long 15, nhà vua đã cho dời lỵ sở của trấn Biên Hòa về thôn Tân Lân thuộc huyện Phước Chánh. Năm Minh Mạng thứ 15, nhà vua cho đắp thêm đất trên bờ thành, đến năm Minh Mạng thứ 18 thì nhà vua cho xây thành bằng đá ong. Trước đây vùng này mang tên Cù Lao Phố, là một phố cảng phồn thịnh nhất của Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, với những phố sá, mái ngói, tường vôi, đường sá lót gạch đỏ... Sau cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh thì cù lao Phố bị tàn phá. Sau năm Minh Mạng thứ 13, 1832, nhà vua bãi bỏ Gia Định Thành và chia Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh, từ đó về sau mới có tên Nam Kỳ Lục Tỉnh(24). Nhà vua bổ nhiệm quan tuần phủ làm chủ tỉnh dưới quyền tổng đốc An-Biên. Năm Minh Mạng thứ 14, Biên Hòa rơi vào tay của Lê văn Khôi, đến năm Minh Mạng thứ 18, nhà Nguyễn tái chiếm Biên Hòa, cho đặt thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Nghĩa An và Long Khánh. Năm Minh Mạng thứ 19, nhà vua cho đặt thêm huyện Phước Bình. Năm Minh Mạng thứ 21, nhà vua đặt thêm 4 phủ Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Bắt đầu từ thời nầy, quan cai trị trong tỉnh là quan văn chứ không còn là quan võ như trước đây nữa. Năm 1836, vua Minh Mạng cho thực hiện công cuộc đo đạc đất đai trên toàn cõi Việt Nam để thành lập sổ địa bạ. Năm 1837, tỉnh Biên Hòa được đặt thêm phủ Phước Tuy với 2 huyện Ngãi An và Long Khánh. Đến năm 1838, đặt thêm huyện Phước Bình. Hồi nầy theo Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Biên Hòa(25) rất rộng, về phía bắc giáp với tỉnh Bình Thuận, về phía tây và tây nam giáp với tỉnh Gia Định, về phía đông giáp với Biển Đông. Đến thời Pháp thuộc, sau khi xâm chiếm toàn bộ Nam Kỳ, chúng chia vùng này ra làm 20 tỉnh để dễ bề kiểm soát. Pháp chia Biên Hòa ra làm ba (03) tỉnh gồm các tỉnh Biên Hòa(26), Bà Rịa (thuộc phủ Phước Tuy cũ), và Thủ Dầu Một(27).

Tiến Trình Di Dân Trên Vùng Đất Biên Hòa:

Vào thế kỷ thứ XVI, Biên Hòa-Đồng Nai hãy còn là một vùng đất hoang vu, chỉ có một số rất ít dân bản địa cùng sống du canh với những người Khmer phiêu lưu. Có lẽ đây là những bộ tộc đã từng cộng sinh với dân tộc Phù Nam trong vùng nầy ngay từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch. Họ gồm những bộ tộc Mạ, Stiêng, Chơ Ro, Cơ Ho, Mnông, vân vân. Đến cuối thế kỷ thứ XVI, đầu thế kỷ thứ XVII, sau cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn và Miên vương Chei Chetta II, thì vùng đất nầy ngày càng trở nên sôi động hơn, nhất là sau lời kêu gọi khẩn hoang lập ấp của công nữ Ngọc Vạn, rất nhiều lưu dân người Việt từ các vùng Thuận Quảng đến đây khai khẩn đất hoang. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, có lẽ lưu dân Việt Nam đã đến đây trước khi công nữ Ngọc Vạn theo chồng về Oudong, nhưng trước năm 1698, con số là bao nhiêu thì chưa bao giờ được xứ Đàng Trong thống kê. Sau khi quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược theo lệnh của chúa Nguyễn, thì cư dân nghèo khổ miền Trung, nhất là vùng Thuận Quảng lại ồ ạt kéo vào đây lập nghiệp.

Một sự kiện vô cùng quan trọng đã chẳng những góp phần làm nhanh hơn tiến trình Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, mà còn giúp cho dân số vùng Biên Hòa tăng lên một cách đáng kể. Đó là vào khoảng năm 1679, những cựu thần nhà Minh không thần phục Thanh Triều, nên họ đã đem hết quan quân dưới trướng và toàn bộ gia quyến dong buồm xuôi Nam xin tỵ nạn. Chúa Nguyễn đã cho phép đạo quân thủy lục ở Long Môn, dưới sự chỉ huy của Tướng Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến đi vào vùng Meso; trong khi quan quân của Tướng Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình, trên 3.000 người, lên khai phá vùng Đồng Nai. Đoàn quân của tướng Trần Thượng Xuyên đã đồn trú lại tại vùng Bàn Lân, trên một cù lao lớn giữa sông Đồng Nai. Chỉ sau một thời gian rất ngắn, những người Minh Hương nầy đã biến vùng đất hoang vu Nông Nại thành ra Nông Nại Đại Phố. Họ đã khai hoang lập ấp, canh tác ruộng rẫy, lập phố chợ và giao thương với người Hoa, người Nhật, cũng như người Pháp và người Bồ Đào Nha, vân vân. Vào cuối thế kỷ thứ XVII, thì thương cảng Cù Lao Phố đã nghiễm nhiên trở thành một trung tâm giao dịch lớn nhất của xứ Đàng Trong. Và hồi nầy, tổng số dân trong vùng Biên Trấn kể cả vùng Cù Lao Phố đã lên đến hơn 30 ngàn. Chính nhờ Cù Lao Phố mà từ năm 1738 đến năm 1775, nền kinh tế xứ Đàng Trong đã phát triển nhanh chóng. Nhờ đó mà khi chúa Nguyễn lưu vong vào Gia Định, chúa đã được sự trợ giúp vô cùng đắc lực của những người Minh Hương vùng Cù Lao Phố. 

Tuy nhiên, từ năm 1775 đến năm 1779, hai bên Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã có những cuộc giao tranh ác liệt tại vùng Cù Lao Phố nên phố thị đổ nát, đường sá bị đào xới... có trên một vạn người Minh Hương còn sống sót tại đây đã bỏ Cù Lao Phố mà chạy về vùng Prei Nokor để tái lập cuộc sống mới, nên lúc nầy toàn trấn Biên Hòa chỉ còn khoảng trên 10.000 dân mà thôi. Về sau nầy, vùng vùng Prei Nokor trở nên phồn thịnh và phát triển thành thành phố Chợ Lớn ngày nay. Đến thời Minh Mạng, nhà vua đã cho mở trường học ngay tại Biên Hòa cũng như ở các phủ Phước Long và Phước Tuy. Chính nhờ vậy mà cư dân ở các vùng giáp ranh với Bình Thuận và phía Nam cao nguyên Trung Phần đổ xô về Biên Hòa nhiều hơn. Trong thời còn Nam Kỳ Lục Tỉnh dưới thời Minh Mạng, người kinh và người Miên còn sống lẫn lộn với nhau. Người kinh còn chủ trương ăn học, chứ đa phần người Miên chỉ quanh quẩn với ruộng rẫy mà thôi. Thường thì họ ở nhà sàn, đốt rừng làm rẫy, đến ngày thu hoạch thì họ tụ họp nhau nhậu nhẹt, ăn uống, nhảy múa theo điệu chiêng trống một cách vui vẻ tự nhiên. Về sau này vì sự dị biệt về phong tục tập quán nên người Miên rút dần về các vùng biên giới phía bắc Tây Ninh, hay di chuyển về các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Hồi còn Nam Kỳ Lục Tỉnh thì Biên Hòa có những chợ rất sầm uất như chợ Phước Chính, chợ Bình An, chợ Nghĩa An và chợ Long Thành.

Như vậy chỉ riêng với người Việt, tiến trình di dân trên vùng đất phương Nam nói chung và vùng Biên Hòa nói riêng, có cả thảy bốn đợt di dân đáng kể: đợt đầu kể từ thời các chúa Nguyễn, là cuộc di dân của những người nghèo ở vùng Ngũ Quảng cũng như những tội phạm được ân xá để đi lập nghiệp. Đợt thứ nhì là đợt di dân của những phu đồn điền dưới thời Pháp thuộc. Theo La Cochinchine được chính quyền thuộc địa biên soạn năm 1890, dân số Biên Hòa là 132.000, đa số là người Việt, kế đến là người Hoa và người Khmer. Đợt thứ ba là dân di cư từ ngoài Bắc vào vào khoảng năm 1954, được chánh quyền Đệ Nhất Cộng Hòa đưa lên làm dinh điền. Theo thống kê của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1965, toàn tỉnh Biên Hòa đã có khoảng trên 1.000.000 dân. Đợt mới đây nhất là cũng là đợt thứ tư, chánh quyền mới sau năm 1975 đã đưa dân từ các vùng thành thị đi kinh tế mới trên vùng Đồng Nai-Biên Hòa. Theo Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam, thống kê mới nhất của chánh quyền Cộng Sản vào năm 2009, vùng Đồng Nai-Biên Hòa có 2.192.000 dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý là phạm vi lãnh thổ của vùng Biên Hòa từ thời Pháp thuộc, VNCH và ngày nay khác nhau rất xa.

Người Long Hồ 
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011 
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Nhấp vào Links: