Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Anh Đã Quên Mùa Thu - Tùng Giang& Nam Lộc - Mai Khôi

Bây giờ là mùa thu,trời giăng khói sương mù,hàng cây khô lặng lẽ,như em đứng một mình mà hoài niệm về cuộc tình của chúng ta.Anh đã đi xa thật rồi, đã quên mùa thu xưa,và đã quên cả em nữa.Bây giờ em chỉ biết mong chờ ngày anh trở lại để mùa thu không còn buồn thảm với em như mùa thu năm nay,nhé anh !


Nhạc:Tùng Giang& Nam Lộc
Tiếng Hát:Mai Khôi
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Từ Chàng Ra Đi - Chân Trời Tím



Từ Chàng Ra Đi

Từ chàng cất bước vắng xa
Chăn đơn gối lẻ chiếu hoa lạnh lùng
Trăng soi huyễn mộng mông lung
Bến chiều gió lộng một vùng tịch liêu
Gương thiếp hình bóng ấp yêu
Xếp tàng y giữ hương khêu nhớ chàng
Xa nhau tín vật ủi an
Làm sao tỏ hết vô vàn nhớ thương

Kim Oanh
***
Bài Họa: 
Chân Trời Tím

Khung trời kỷ niệm dù xa
Vườn yêu vẫn nở đóa hoa lạ lùng
Hằng Nga trải mộng linh lung
Trăng sao lạc lối mây buồn cô liêu
Góc vườn thắm nở hoa yêu
Bóng hình tưởng nhớ, gương khêu nhớ chàng
Tàn y bảo vật ủi an
Ân tình ấp ủ muôn vàn nhớ thương

Đức Hạnh 
22 05 2018

Thư Trai Xuân Mộ - Nguyễn Như Đổ

Nguyễn Như Ðổ 阮如堵 (1424-1525) tự Mạnh An, hiệu Khiêm Trai, người xã Đại Lan, huyện Thanh Đàm (nay là thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì); trú quán tại xã Tử Dương, huyện Thượng Phúc (nay là thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội). Năm 18 tuổi, đỗ Hội nguyên, Đệ nhất giáp tiến sĩ, Đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo, đời Lê Thái Tông (1442). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám, hàm Thiếu bảo. Ba lần được cử đi sứ (các năm 1443, 1450, 1459). Về trí sĩ. Tác phẩm hiện còn 6 bài thơ được chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.



Thư Trai Xuân Mộ
 

Thành Nam xuân sắc mộ
Mao ốc yểm sài qùynh
Xế bạn đài ngân lục
Đình tiền thảo sắc thanh
Điểu đề hoa tự lạc
Khách chí mộng sơ tinh
Tận nhật nhàn vô sự
Nghiên châu điểm Dịch Kinh

Nguyễn Như Đổ

Dịch nghĩa:

Phía nam thành xuân đã muộn
Nhà tranh cửa sài đã đóng kín
Bờ thềm ngấn rêu biếc
Trước sân cỏ màu xanh
Chim hót hoa tự rụng
Khách đến vừa tỉnh mộng
Suốt ngày nhàn rổi không việc gì
Mài son chấm câu trong Kinh Dịch

Dịch Thơ:

Trai Phòng cuối Xuân

(1)
Thành Nam xuân đã phai
Nhà tranh kín cổng sài.
Biêng biếc bờ rêu phủ
Xanh um cỏ sân ngoài
Hoa rơi chim ríu rít
Khách đến tỉnh mộng say.
Suốt ngày trong nhàn nhã
Kinh Dịch điểm son mài

(2)
Thành Nam xuân muộn nắng phai phai,
Một túp lều tranh kín cổng sài.
Biêng biếc bờ rêu phơi ngõ trước,
Xanh um thảm cỏ trải sân ngoài.
Chim ca ríu rít nhìn hoa rụng,
Khách đến rộn ràng tỉnh mộng say.
Nhàn rỗi suốt ngày không sự việc
Điểm khuyên Kinh Dịch đỏ son mài.

Mailoc
***        
Trai Phòng Cuối Xuân

Nơi thành nam xuân phai sắc thắm
Mái nhà tranh cửa đóng then cài
Bờ thềm rêu phủ trong ngoài
Trước sân cỏ mọc trải dài sắc xanh
Nghe chim hót rời cành hoa rụng
Khách du vừa tỉnh mộng phút giây
Suốt ngày nhàn rỗi chân tay
Viết câu Kinh dịch miệt mài điểm son.

Phương Hà phỏng dịch
***
Thư phòng xuân muộn

Thành Nam xuân đã muộn
Nhà cửa đóng then cài
Thềm, lớp rêu vừa phủ
Ngõ, sân cỏ lấp đầy
Hoa tàn phơi cánh rụng
Khách đến tỉnh men say
Ngày lướt trôi vô sự
Điểm kinh Dịch miệt mài 

Mai Thắng
180308
***
Trai Phòng Cuối Xuân
1)

Phía nam thành nắng nhạt xuân phai
Im ỉm mái tranh đóng cửa sài
Rêu phủ bên thềm xanh đất thấp
Cỏ lan trước cửa úa sân dài
Nghe chim ríu rít hoa tàn rụng
Thây khách mơ màng giấc ngủ say
Đủng đỉnh nhàn cư bên sách cũ
Thong dong điêm mực Dịch Kinh này 

2)

Xuân thành nam nắng nhạt


Nhà đất cổng song sài
Rêu phủ bờ biêng biếc
Sân xanh cỏ cửa ngoài
Hoa tàn nghe tiếng hót
Khách dậy tỉnh cơn say
Suốt buổi coi như rãnh
Điểm son Kinh Dịch mài 

Mai Xuân Thanh
Ngày 06 tháng 03 năm 2018
***
Thư Phòng Cuối Xuân

Cuối xuân ở chốn nam thành
Cửa cây cũ kỹ mái tranh then gài
Bờ thềm rêu biếc nhà ai
Màu xanh của cỏ trải dài trước sân
Chim than hoa cũng rụng dần
Khách như từ mộng đang lần bước ra
Suốt ngày rảnh rỗi riêng ta
Từ trong kinh dịch sâu xa bao điều

Quên Đi

Về Miền Tây- Phần Cuối


Tòa Hành Chánh Tỉnh Cà Mau

Tận vùng cực Nam của tổ quốc thân yêu, cách Sài Gòn khoảng 380 cây số, là một dãy đất phù sa màu mỡ, không kém bất cứ một vùng nào từ Bắc chí Nam, đó là vùng Cà Mau. Tuy là vùng tận cùng của đất nước và ít được các Chúa để ý khai thác đúng mức thì đến lúc bị thực dân Pháp xâm chiếm, chúng chẳng những không xây dựng mà chỉ một bề khai thác tất cả những tài nguyên sẵn có trong suốt gần một thế kỷ. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam thì vùng Cà Mau, chưa kịp được phát triển đã trở nên hoang vu vì chiến tranh Nam Bắc.

Chính vì vậy mà Cà Mau chưa bao giờ được khai khẩn và bảo vệ đúng mức. Tuy nhiên, cho đến nay thì không ai có thể chối cãi được sự ưu đãi của thiên nhiên cho vùng đất “Mũi” này. Về lịch sử thì khoảng năm 1757, nước Cao Miên có loạn, vua Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên, Mặc Thiên Tứ xin với Chúa Nguyễn cho người hộ tống Nặc Tôn về nước. Nhớ ơn ấy mà sau khi về nước, Nặc Tôn cắt cho Thiên Tứ 5 phủ là Châu Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh, Cần Bọt và Vũng Thơm để báo ơn. Mặc Thiên Tứ lại đem dâng toàn bộ đất đai ấy cho Chúa Nguyễn.
Chúa cho lập các đạo Kiên Giang (Rạch Giá) và đạo Long Xuyên (Cà Mau ngày nay) và sáp nhập vào trấn Hà Tiên. Dù thời đó các chúa Nguyễn không đặt ưu tiên cho việc khai khẩn vùng Cà Mau, nhưng ngay dưới thời Mạc Cửu, ông đã đưa lưu dân về định cư khẩn đất tận các vùng có giồng cao ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bãi Hạp và những phụ lưu khác, nên đến đời Gia Long thì những vùng này đã thành xóm thành làng rồi. Về địa thế, Bắc giáp Chương Thiện và Rạch Giá, Nam giáp biển Đông, Đông giáp Bạc Liêu và Tây giáp Vịnh Thái Lan.

Nghĩa là hơn hai phần ba chu vi của Cà Mau được bao bọc bởi biển. Theo tài liệu của Ty Thông Tin Cà Mau năm 1970, Cà Mau rộng khoảng 495.120 mẫu Tây với một bờ biển dài trên 300 kí lô mét. Tuy nhiên chỉ có một phần nhỏ (khoảng 1/20) là đồng ruộng có thể trồng lúa nước được, còn lại một phần tư (1/4) là rừng tràm, đước, vẹt, mắm, giá, vân vân. Vì Cà Mau là vùng tận cùng của đất nước và gần đường xích đạo nhất nên khí hậu tại đây luôn nóng và ẩm, mưa nhiều. Tuy nhiên, nhờ có trên 300 cây số bờ biển nên khí hậu Cà Mau tương đối điều hòa. Sau năm 1975, chính quyền Cộng Sản lập lại ranh giới cho địa phận Cà Mau.
Diện tích toàn tỉnh Cà Mau là 5.195 cây số vuông, với tổng dân số 1.176.000 người. Về vị trí, Bắc giáp Rạch Giá, Đông Bắc giáp Bạc Liêu, Đông và Đông Nam giáp biển Đông, Tây và Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan. Hiện tại Cà Mau gồm thành phố Cà Mau và sáu quận: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần văn Thời, U Minh, và Thới Bình.
Dân Cà Mau luôn cần cù và chịu đựng dưới đủ thứ tai trời, ách nước, họa người, nhưng lúc nào họ cũng sống hài hòa giữa rừng và biển. Tuy nhiên, dưới bất cứ thời nào, dân Cà Mau cũng quần quật mà vẫn cơm không đủ ăn, mặc không đủ ấm. Trước năm 1975, vì chiến tranh nên họ phải bỏ làng bỏ quê ra tỉnh làm thuê làm mướn. Rồi sau năm 1975, họ tiêu diệt giai cấp địa chủ phong kiến để thành lập một gia cấp khác còn bóc lột tàn độc hơn giai cấp địa chủ phong kiến ngày trước nữa.

Cà Mau có lẽ là được gọi trại ra từ chữ “Khmau” của tiếng Miên, có nghĩa là nước đen. Thật vậy, vùng Cà Mau là vùng có bùn đen lại thêm bạt ngàn những cánh rừng tràm, đước, vẹt, mắm và giá nên mủ của lá rụng xuống nhuộm toàn vùng một màu nước đen ngầu. Tuy nhiên, đây là một vùng tiềm tàng những tài nguyên phong phú của đất nước. Vùng này ngoài đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, lại được thiên nhiên ưu đãi về thủy sản.
Cũng như các vùng khác ở Nam bộ, Cà Mau trước đây thuộc vương quốc Phù Nam, rồi sau đó là lãnh thổ Thủy Chân Lạp thuộc vương quốc Cao Miên. Trong thời các Chúa Nguyễn đang tiến về phương Nam tìm đất nhằm giải quyết vấn đề cân bằng lãnh thổ với các chúa Trịnh ở phương Bắc và tình trạng dân số tăng nhanh ở trong Nam. Hiện tại các cổ vật thuộc văn hóa Phù Nam và Chân Lạp vẫn còn tìm thấy ở những vùng thuộc huyện Thới Bình và tỉnh lỵ Cà Mau.

Vào cuối thế kỷ thứ 17, Mạc Cửu dẫn một nhóm người Hoa đến khai khẩn Hà Tiên, rồi sau đó hiến dâng vùng đất này cho chúa Nguyễn vào năm 1714. Sau đó, con ông là Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai khẩn các vùng Rạch Giá, Long Xuyên (bây giờ là Cà Mau), Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ. Cũng từ đó cư dân Cà Mau được thành hình, chủ yếu là di dân từ các vùng khác như Vĩnh Long, Sa Đéc, An Giang, Cần Thơ, vân vân. Hiện nay dân số Cà Mau gồm chính yếu là người Việt, người Hoa và người Khmer. Chính vì thế mà truyền thống văn hóa, lễ hội ở đây cũng được kết hợp một cách hài hòa giữa các sắc dân này. Ngoài lễ Tết cổ truyền Việt Nam, còn có những lễ hội của người Khmer như lễ Chôl Chnam Thmây, lễ Đôlta, vân vân. Dân Cà Mau, ngay từ thời mới đổ xô đến khai khẩn đã gắn liền cuộc sống với kinh rạch, sông nước và ghe thuyền.

Vào khoảng những thập niên 1770s đến 1780s, trong khi Tây Sơn hưng khởi thì hiện tình các chúa Nguyễn trong Nam vô cùng bi đát vì nạn tham quan ô lại và lộng quyền của Trương Phúc Loan và phe nhóm. Đến khi bị quân đội Tây Sơn truy kích quá gắt, Nguyễn Ánh đã nhiều lần chạy về trú ẩn tại vùng Cà Mau, đợi thời cơ gầy dựng lại quân đội để khôi phục lại vương triều nhà Nguyễn. Trong khoảng thời gian này Nguyễn Ánh đã bôn ba khắp các vùng từ Long Xuyên (nay là thị xã Cà Mau), Cái Tàu, Cái Rắn (xóm Long Ẩn, hiện tại xã Long Hưng vẫn còn một nền đất cao, người ta nói là đồn binh của nguyễn Ánh, và một cái ao nước ngọt quanh năm được gọi là “Ao Ngự”), Rạch Cui, Rạch Muỗi, Ông Tự, Ao Kho (xã Hòa Thành), Giá Ngự (xã Tân Hưng)...
Nhân dân vùng Cà Mau đã góp công sức và tài lực rất nhiều cho Nguyễn Ánh trong chiến dịch giành giựt giang sơn với nhà Tây Sơn. Tại đây Nguyễn Ánh đã được rất nhiều người theo phò tá như Dương Công Trừng, Ngô Văn Lựu và Trần Phước Chất, v.v. Khoảng cuối năm Năm 1770, quân đội Tây Sơn càn quét toàn vùng Cà Mau nên Nguyễn Ánh lại phải bôn tẩu ra hòn Thổ Châu để chạy sang cầu cứu viện binh của Xiêm La (Thái Lan).
Tại đây nếu không nhờ Đô Đốc Thủy Binh Nguyễn văn Vàng mặc hoàng bào làm Lê Lai cứu chúa thì Nguyễn Ánh không cách chi thoát thân được. Gia Long thứ bảy (1808), cả vùng quanh Cà Mau được đổi thành huyện Long Xuyên. Tuy nhiên, mãi đến thời vua Minh Mạng (1820), nhà vua mới phân định huyện Long Xuyên trực thuộc tỉnh Hà Tiên và bổ nhiệm quan Tri Huyện đến cai trị. Đến thời Pháp thuộc Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu và là vùng đất có nhiều Pháp kiều đổ xô về khai khẩn, nên họ cho đào nhiều kinh để vận chuyển lúa thóc về Bạc Liêu. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, họ bổ nhiệm viên Quận Trưởng người Pháp đầu tiên của Cà Mau là Mélaye. Sau đó người Pháp bắt đầu bổ nhiệm Đốc Phủ Sứ người Việt Nam tuần tự là các ông Đốc Phủ Y, Đốc Phủ Báu, Đốc Phủ Trứ, và sau cùng là Đốc Phủ Phước.
Cà Mau nguyên là tên do người Khmer đặt, về sau người Việt chúng ta đọc trại từ “Khmau” thành Cà Mau. Dọc theo bờ biển là hòn Khoai, nằm trong biển Đông và hòn Đá Bạc nằm trong vịnh Thái Lan. Cà Mau được bao bọc hai phía Đông và Nam bởi biển, bên trong Cà Mau thì chi chít những sông, kinh và rạch. Cà Mau có 7 sông lớn xẻ dọc xẻ ngang gồm những sông Ông Đốc, sông sông Bảy Hạp, sông Cái Lớn (Cửa Lớn), sông Gành Hào, sông Đầm Dơi, sông Trèm Trẹm, và sông Bạch Ngưu tạo thành những cửa biển lớn. Chảy ra vịnh Thái Lan có sông Trèm Trẹm dài khoảng 30 cây số, chảy từ Thới Bình qua Tân Bằng và Cán Gáo, đến Xẽo Rô rồi đổ ra sông Cái Lớn ở Rạch Giá. Rạch Cái Tàu.
Rạch Cái Tàu, dài khoảng 25 cây số, chảy ngang qua Cái Tàu, Lâm An, Biện Nhị rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Sông Ông Đốc, dài khoảng 60 cây số, bên hữu ngạn chảy ngang qua các xóm Rạch Giếng, Rạch Cui, Rạch Ráng; bên tả ngạn chảy ngang qua các xóm Cán Dù, Nổng Kè, Tắc Thủ, Ông Tư, Rạch Vọp và Bà Kẹo, rồi đổ ra Vịnh Thái Lan tại cửa Sông Ông Đốc. Sông Đồng Cùng, dài khoảng 22 cây số, sông rộng mà cạn, có nơi rộng đến 1 cây số, sông này không ăn thông với sông nào, nhưng từ khi có kinh xáng Bà Kẹo, nước sông mới được lưu thông với kinh này. Sông Bảy Hạp, dài khoảng 55 cây số, chảy từ Rạch Muỗi qua Cái Keo, vàm sông cạn nên tàu bè không ra vô được. Sông Cửa Lớn, dài khoảng 50 cây số, chảy xuyên qua các xóm Tam Giang, Xóm Lớn, Hàng Vịnh, Năm Căn, Cây Me và Ông Trang, rồi đổ ra biển tại vàm Ông Trang. Đây là con sông sâu nhứt và nước chảy mạnh nhứt tại Cà Mau. Sông Đầm Dơi, dài khoảng 30 cây số, chảy qua xóm Ruộng, Đầm Dơi, Bàu Sen, và Vàm Đầm. Sông Đầm Chim, dài khoảng 25 cây số trong xã Tân Thuận. Tại ngã ba sông Đầm Dơi tạo thành một cái vàm lớn gọi là Vàm Đầm. Sông Rạch Chảo, dài khoảng 10 cây số, chảy xuyên qua rừng vẹt, đước, dừa nước và chà là. Sông Cái Ngay, dài khoảng 20 cây số, thuộc xã Thuận Hòa, lòng sông sâu, nước chảy mạnh, nên khi ra đến ngã ba Tam Giang thì tạo ra một vùng nước xoáy rất lớn. Chảy ra biển Đông có rạch Đường Kéo dài trên 30 cây số, sông Bồ Đề dài 10 cây số, bắt nguồn từ sông Cửa Lớn chảy ra cửa Bồ Đề. Sông Gành Hào dài khoảng 55 cây số, bắt nguồn từ rạch Giồng Kè chảy ra cửa Gành Hào.

Cà Mau còn có kinh xáng Cà Mau-Bạc Liêu, dài khoảng 64 cây số, đào năm 1914, đất lấy lên đắp con đường đi Cà Mau Bạc Liêu. Kinh Gành Hào-Bảy Háp, dài khoảng 10 cây số, nối liền sông Gành Hào và Bảy Háp, vì chảy ngang qua điền Đội Cường nên dân địa phương còn gọi là Kinh Xáng Đội Cường. Kinh Gành Hào-Hộ Phòng, dài khoảng 18 cây số, đi từ Gành Hào đến Hộ Phòng. Kinh Tắc Vân-Gành Hào, dài khoảng 10 cây số, nối Tắc Vân với Gành Hào. Kinh Sông Trẹm-Cái Lớn, dài khoảng 24 cây số, nối hai sông Trèm Trẹm và Cái Lớn. Kinh Kiểm Lâm, dài khoảng 32 cây số, từ Cái Tàu, ra Đá Bạc ở vịnh Thái Lan. Kinh Kiểm Lâm, dài 10 cây số, nối liền Cái tàu với sông Ông Đốc. Kinh Biện Nhị, dài 17 cây số, nối rạch Tiểu Dừa với vịnh Thái Lan. Kinh Xáng Bà Kẹo, dài 7 cây số, nối hai sông Ông Đốc và Đồng Cùng. Kinh Đồng Cùng, dài 10 cây số, sông Đồng Cùng với ngã ba Đình. Kinh Bà Bèo, dài 3 cây số, thuộc xã Tân Hưng, nối rạch Nàng Âm với sông Bảy Háp. Kinh Cái Rắn-Ông Tự. dài 4 cây số, nối liền hai xóm Cái Rắn và Ông Tự.
Kinh Mương Điều, dài 4 cây số, nối Mương Điều với Xóm Ruộng. Kinh 16, dài khoảng 16 cây số tại châu thành Cà Mau do viên quận trưởng Pháp Mélaye bắt dân đào vào những năm 1870-1872. Nói đến Cà Mau là chúng ta liên tưởng đến rừng Cà Mau ngút ngàn những tràm, đước, vẹt, mắm, giá, su, dà, cóc, kè, vông, mốp... Chính vì vậy mà Cà Mau nổi tiếng về củi và than. Tuy nhiên, Cà Mau còn rất nổi tiếng về thủy sản và hải sản như cá, mắm, tôm khô, sò huyết, nghêu, vọp, hàu, ba khía, ốc len, cua gạch, tôm, tép, kỳ đà, sấu, rùa, cua đinh, càng đước, lươn, đuôn chà là, khỉ, lọ nồi, chim đủ loại từ mỏ nhát, cu xanh, vịt nước, chim quốc, đến đà điểu (một loại chim lớn), mật ong và sáp ong, vân vân luôn là những món hàng xuất khẩu nổi tiếng từ xưa đến nay tại Cà Mau.

Đặc biệt, tại quận Đầm Dơi là nơi nổi tiếng có đủ các loại dơi, có lẽ vì vậy mà nó mang tên “Đầm Dơi.” Ngoài ra, dân Cà Mau còn phát triển chăn nuôi như heo, gà, vịt, trâu, bò, vân vân, cũng dư dùng trong tỉnh và còn chở đi phân phối cho các nơi khác. Bên cạnh đó dân Cà Mau cũng làm ruộng muối, nhưng muối Cà Mau đen và phẩm chất không bằng muối vùng Bạc Liêu. Rừng Cà Mau hiện tại không còn nhiều thú dữ nhưng vẫn còn heo rừng ở xóm Thủ, Cái Ngay, Cái Tàu; nai ở Cái Tàu. Về cọp thì có lẽ hiện nay Cà Mau không còn nữa. Cà Mau còn nổi tiếng về các loại rắn từ hổ đất, hổ lông, hổ mang, hổ ngựa, hổ lửa, hổ hành. Vì bạt ngàn rừng tràm, vẹt và đước, nên Cà Mau hãy còn là căn cứ địa của rất nhiều chim chóc như gà đãy, bồ nông, nhạn sen, cò ngà, diệc, diên điển, cồng cộc, dồng dộc, le le, cu, mỏ nhát, manh manh, ốc cao, quạ, kéc, sáo, trau trảu, vân vân. Về thổ sản, Cà Mau còn trồng lúa, tuy không sản xuất nhiều như những vùng đất thuộc, nhưng cũng dư dùng trong tỉnh. Ngoài ra, nông dân Cà Mau còn trồng các loại đậu, các loại dưa, rau quả, dù không nhìu như những vùng Cần Thơ hay Sóc Trăng, nhưng cũng dư dùng cho người dân trong tỉnh.

Sông Cà Mau và Cây Cầu Quay

Về giao thông, Cà Mau là tỉnh cuối cùng của đất nước, nơi chấm dứt quốc lộ 4. Quốc lộ 4 (nay là QL 1) từ Cần Thơ đi Sóc Trăng, Bạc Liêu (114 cây số) đến Cà Mau dài khoảng 180 cây số. Vào thời đệ nhất Cộng Hòa (1954-1963), chánh quyền dự tính xây dựng liên tỉnh lộ đi từ Cà Mau đến các quận Thới Bình, Năm Căn, Đầm Dơi, vân vân. Chánh quyền thời ấy còn dự tính tái thiết lại con đường nối liền Cà Mau với các quận Kiên Long, Kiên Hưng, Ấp Lục (thuộc tỉnh Chương Thiện), đi đến Rạch Sỏi và Rạch Giá, nhưng chưa kịp thì chiến tranh đã bùng nổ khắp nơi nên mãi đến năm 1975, những con đường đó vẫn còn nguyên trạng thái “đá xanh” như dưới thời Pháp thuộc.

Vì không tái thiết được đường bộ nên Cà Mau hoàn toàn lệ thuộc vào “thủy lộ”. Thời Pháp thuộc, con đường từ Cà Mau đi Rạch Giá lót đá xanh, nay đã được tráng nhựa, dài khoảng 130 cây số. Từ tỉnh lỵ đến Tắc Vân thuộc quận châu thành Quản Long là 12 cây số, quốc lộ 16 có tráng nhựa. Từ Cà Mau đi Năm Căn 53 cây số, trước đây lót đất nung, nay đã được tráng nhựa và nối dài đến vùng Mũi Cà Mau (bây giờ gọi là Ngọc Hiển).
Quận lỵ Năm Căn nằm ở phía Đông của Vịnh (Bảy Hạp và Cửa Lớn), nơi hai con sông Bảy Hạp và Cửa Lớn đổ ra vịnh Thái Lan. Trước năm 1975, Năm Căn đã có phi trường, tuy không lớn, nhưng các loại vận tải cơ C47 và C123, cũng như trực thăng có thể đáp được. Cảng Năm Căn ra biển bởi sông Cửa Lớn, có thể dung chứa àu bè cỡ 5.000 tấn, tuy nhiên, muốn tránh nạn tàu mắc cạn, chính quyền cần vét nạo lại bến bãi vì phù sa sông Cửa Lớn thuộc loại nặng nên lắng đọng xuống lòng sông rất nhanh.
Trước năm 1975, Năm Căn sản xuất rất nhiều than đước (loại than nổi tiếng của Việt Nam), thủy sản và hải sản nổi tiếng của Năm Căn là tôm khô, cá khô, cua, sò huyết, vân vân. Từ Cà Mau đi Thới Bình 36 cây số, nay cũng được tráng nhựa, tuy không rộng lắm. Mũi Cà Mau là mũi đất tận cùng của đất nước. Ngày trước ở đây có một bãi bùn rất lớn, tuy nhiên, với mức độ đất lở bên phía biển Đông lên tới 4 hay 5 cây số trong vòng 60 năm, hiện giờ thì bãi bùn bị thu hẹp lại rất nhỏ. Ngược lại, về phía vịnh Thái Lan thì đất bồi rất nhanh, đó cũng là định luật tất nhiên của thiên nhiên, hễ bên bồi thì phải có bên lở.

Hồi trước khi đa số dân chúng còn xài than củi thì Cà Mau là vựa than củi chính cho cả Nam Kỳ Lục Tỉnh, từ củi đước than đước đến củi vẹt than vẹt đều rất nổi tiếng. Tuy nước mắm Cà Mau không nổi tiếng như Phan Thiết hay Phú Quốc, tuy nhiên cũng khá nổi tiếng, đủ cung cấp trong tỉnh và có khi còn sản xuất đi các vùng lân cận nữa. Dân Cà Mau đa số theo đạo Phật và thờ ông bà, còn một số ít theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo. Hiện nay tại tỉnh đã có vài trường trung học và ở mỗi quận đều có trường trung học công lập và bán công. Tại Cà Mau, hiện tại còn một số đình miếu cổ như đình Tân Xuyên, không rõ xây năm nào nhưng được vua Tự Đức sắc phong năm 1880. Tại thị xã Cà Mau có chùa Quan Âm, do Hòa Thượng Tô Quang Xuân xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 19.

Kiến trúc hiện nay là do Hòa Thượng Thiện Tường trùng tu năm 1936. Hiện trong chùa vẫn còn bia “Sắc Tứ Quan Ân Cổ Tự” và tháp của Hòa Thượng Trí Tâm. Chùa Cư Sĩ Tịnh Độ Hưng Quảng, được dựng lên từ năm 1950, trong chùa có phòng thuốc nam phước thiện, hoạt động từ năm 1954 đến nay. Chùa Bà Mã Châu và chùa Ông Bổn trong trung tâm tỉnh lỵ tại ngã ba Gành Hào. Đây là hai ngôi chùa được dân buôn bán sùng bái nhất, nhất là những Hoa Kiều. Tại chùa Bà Mã Châu thì hàng năm đến rằm tháng giêng, bá tánh từ khắp tỉnh lỵ Cà Mau và ngay cả những người ở các vùng quê cũng đổ xô lên chiêm bái.

Chùa Ông Bổn cũng được người địa phương sùng bái, nhứt là Hoa Kiều. Chùa được vua Tự Đức sắc phong năm 1850. Miễu Ông Thần Minh, thờ ông huyện Nguyễn Hiền Năng, có sách viết là Nguyễn Thiện Năng, người đã có công dẹp loạn Khách Trú và đem lại trị an cho đồng bào trong thời vua Minh Mạng, nên được vua phong làm tri Huyện. Sau đó cả nhà ông bị dòng họ Quách giết sạch. Nên ngày nay vẫn còn câu vè về trai họ Quách lấy vợ Cà Mau, nhưng tôi chỉ nhớ mang máng chứ không rõ lắm. Chùa Cô Hồn do hai bang Hẹ và Hải Nam cùng xây dựng. Từ khoảng cầu Quay Cà Mau đi Ô Rô có một cái miễu nhỏ, người dân địa phương gọi là miếu Gia Long.

Miếu do vua Gia Long hạ chỉ xây cất để thờ những khai quốc công thần. Tại rạch Ông Trang (gần vàm) tại xã Viên An, có ngôi miếu Cá Ông, thờ bộ xương cá ông đã tấp vào vàm Ông Trang đã lâu lắm chớ không biết hồi nào. Cà Mau là vùng mới, đất rộng người thưa, dù đã được khai khẩn nhưng sơn lam chướng khí hãy còn. Tuy nhiên, Cà Mau là nơi dung chứa và dựng nghiệp của rất nhiều người lở cơ thất vận ở các nơi khác. Trong thời trốn chạy Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã nhiều lần chạy trốn ở Cà Mau và được các ông Dương Công Trừng, Ngô Công Quí và Trần Phúc Chất theo phò trợ. Ngoài ra, thời Gia Long tẩu quốc, tại Cà Mau có một nữ nhi tên Ngô thị Lựu, đã từng theo vua qua Vọng Các và giữ đến chức cai đội.

Về tôn giáo, như trên đã nói, Cà Mau là đất dung chứa tất cả những ai lỡ cơ thất vận, nên ai ai cũng đổ xô về đây lập nghiệp. Đời sống của dân Cà Mau, nhất là dân ở vùng nông thôn, thật thà chất phác. Cuộc sống của họ gắn liền với mảnh đất thân yêu được chính họ hay cha anh họ đã khai khẩn. Họ sống chung với mọi người trong niềm yêu thương hòa hợp. Tuy rằng trong lịch sử cũng đã có một đôi lần người Hoa kiều được người Tân Gia Ba hỗ trợ, đã nổi lên giết chết quan tri huyện Năng và làm xáo trộn đời sống nhân dân, nhưng đây chỉ là một trong những trường hợp cá biệt, còn đa phần dân tứ xứ tại đây chung sống rất hòa hợp. Cũng chính vì thế mà Cà Mau cũng mang một sắc thái tôn giáo hỗn hợp đặc biệt. Tại tỉnh lỵ Cà Mau, có rất nhiều đình chùa như đã nói ở trên.

Ngoài ra, còn có những thánh thất Cao Đài, những nhà độc giảng của Phật giáo Hòa Hảo. Tuy đạo Thiên Chúa chỉ chiếm khoảng 7 phần trăm trên tổng số dân chúng, nhưng riêng tại Cà Mau đã có nhà thờ Chánh Tòa Thiên Chúa giáo và tại quận Hải Yến cũng có nhà thờ và giáo xứ thật lớn. Ngoài ra còn có nhà thờ tại Hòa Thành và Tân Lộc (Đầu Nai), đã bị chiến tranh tàn phá. Bờ biển Cà Mau chạy dài từ phía biển Đông qua vịnh Thái Lan với những bãi cát đen.

Theo nghiên cứu địa chất thời VNCH thì hiện tại bờ phía biển Đông của Cà Mau đang bị dòng nước Đông Bắc Tây Nam xoáy mòn và có độ đất lở khá cao, trong khi bờ biển phía vịnh Thái Lan thì nước chảy yếu nên ngày càng bồi, nên vùng đất mũi ngày càng di chuyển gần về phía vịnh Thái Lan hơn. Phần ở chót mũi Cà Mau như vùng Ông Trang chạy ra đến mũi hầu như là nước mặn quanh năm, dân chúng ở đây, nếu không trữ được nước mưa, phải ra hòn Khoai lấy nước ngọt về xài. Hiện tại Cà Mau còn rất nhiều khu tuy không phải là hoang sơ, nhưng chưa bị khai thác một cách bừa bãi, toàn là rừng ngập nước mặn với đủ loại thực vật như mắm, giá, đước, vẹt, chà là, dừa nước... tạo nên một thảm thực vật phong phú và xanh tươi quanh năm với môi trường thiên nhiên trong lành nên có rất nhiều thú hoang và chim chóc đến trú ngụ như vùng giữa Thới Bình và thành phố Cà Mau hay khu phía Nam Năm Căn (chánh quyền Cộng Sản gọi là khu Ngọc Hiển), khu này rộng hơn 130 mẫu tây, và khu Đầm Dơi, vân vân. Diện tích mỗi khu trung bình trên 20 mẫu tây với đủ loại chim, cò, sếu, vạc, cồng cộc, le le, và thú hoang như cá sấu, khỉ, rắn, trăn, kỳ, đà, ba ba, vân vân. Do ảnh hưởng thủy triều, những khu rừng ngập mặn ở Cà Mau đã trở thành môi trường lý tưởng cho các loài tôm, cá, cua, vân vân, nên người dân vùng này đa phần làm nghề hạ bạc, bắt thủy hải sản và nuôi tôm.

Hồi Pháp mới chiếm Nam Kỳ, ban đầu họ dự định sáp nhập Cà Mau vào Sóc Trăng vì họ nghĩ rằng từ Cà Mau đi Sóc Trăng gần hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thời đó, từ Cà Mau đi Rạch Giá tuy xa nhưng có thể đi dọc theo đường biển bên phía vịnh Thái Lan chỉ mất khoảng hai ngày hai đêm nên cũng tiện, còn từ Cà Mau đi Sóc Trăng tuy đoạn đường ngắn hơn nhưng phương tiện đường biển đã không tiện vì quá nhiều bãi lầy, lại không có đường bộ, mà đường thủy từ Cà Mau về Sóc Trăng không thông thương, mùa mưa nước nổi thì mất 6 ngày, còn mùa nắng các kinh rạch ngoằn ngoèo lại khô cạn, nhiều đoạn phải dùng trâu kéo ghe qua những vũng lầy nên phải mất trên 10 ngày. Chính vì thế mà họ không sáp nhập Cà Mau vào Sóc Trăng. Về sau này khi tỉnh Bạc Liêu được thành lập, Pháp mới sáp nhập Cà Mau vào Bạc Liêu. Vùng Cà Mau vẫn còn rất nhiều vùng đất “mùn” (một loại bùn lỏng sềnh sệt, không làm gì được), chỉ có thể đem lên phơi khô làm than bùn chứ không làm gì được.

Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, năm 1956, quận Cà Mau được đổi thành tỉnh An Xuyên. Tỉnh lỵ được đặt tại Cà Mau, gồm sáu quận Quản Long (có 4 xã là Tân Xuyên, Tân Lộc, Định Thành và Hòa Thành), Thới Bình (gồm 4 xã là Thới Bình, Khánh An, Khánh Long, và Tân Phú), Sông Ông Đốc (gồm 3 xã là Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và Phong Lạc), Đầm Dơi (gồm 4 xã là Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Hòa và Tân An), Hải Yến (gồm biệt khu Hải Yến và 3 xã Tân Hưng Đông, Tân Hưng Tây và Hưng Mỹ), và Năm Căn gồm hai xã Năm Căn và Viên An. Sau hiệp định Genève năm 1954, Cà Mau là cùng “Tập Kết” của Việt Minh, chờ di chuyển ra Bắc. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, quận Hải Yến là vùng co cụm của giáo dân Thiên Chúa, triệt để chống Cộng với vị chủ chăn nổi tiếng “Cha Hải Yến” (người viết bài này không còn nhớ tên thật của cha Hải Yến).

Tuy nhiên, ngay khi nền đệ nhất Cộng Hòa bị sụp đổ thì Hải Yến không còn được sự yểm trợ từ trung ương nữa, nên khí thế chống Cộng cũng suy yếu dần và giáo dân tản mát về chợ Cà Mau hay lên Sài Gòn lập nghiệp. Về cực Nam của mũi Cà Mau, phía Tây Nam thị trấn năm Căn là Hòn Khoai, cách đất liền khoảng 15 cây số. Quần đảo Hòn Khoai bao gồm 5 đảo nằm sát nhau là Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ và Hòn Tương với tổng số diện tích khoảng 4 cây số vuông tuy không lớn lắm và cách bờ khoảng năm cây số, nhưng trên hòn có rất nhiều mạch nước ngọt, dân chúng từ trong rẫy Chệt thường hay ra hòn lấy nước ngọt đem về uống quanh năm.

Trên Hòn Khoai có đỉnh cao nhất có độ cao 318 mét. Không như các đảo khác ở miền Nam, Hòn Khoai là quần đảo đá, vì trải qua thời kỳ nước rút sau thời xâm thực cách nay trên 1.200 năm, những đất mềm bị dòng nước Đông Bắc Tây Nam cuốn trôi hết chỉ còn trơ lại là những hòn đá, vì vậy mà cây tạp không mọc nổi, rừng núi trong quần đảo Hòn Khoai hiện tại đa số là gỗ quý như dầu, sao, vên vên, và một ít gõ. Núi rừng và biển hòn Khoai là một trong những thắng cảnh, không thua bất cứ thắng cảnh nào trên các miền đất nước. Thời đệ nhị Cộng Hòa, hòn Khoai có một căn cứ Hải Quân rất lớn và một hải đăng hướng dẫn tàu bè đi từ Vịnh Thái Lan qua biển Đông. Về phía Vịnh Thái Lan, phía Bắc vàm sông Ông Đốc khoảng 27 cây số, có hòn Đá Bạc cách bờ khoảng 5 cây số, và hòn Chuối cách bờ khoảng 10 cây số.

Cũng giống như Hoàn Khoai, hòn Đá Bạc được thành lập sau thời kỳ xâm thực cách nay trên 1.200 năm nên đây chỉ là một đảo đá, ít cây cối và ngày trước không có dân cư. Tuy nhiên, sau năm 1975, một số dân trên Cà Mau đã về đây lập nghiệp bằng nghề hạ bạc, cuộc sống dân chúng ở đây chưa được khả quan mấy. Hiện trên Hòn Đá Bạc còn nhiều cảnh đẹp như Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, Bàn Tay Tiên, và ngôi chùa thờ Cà Ong...


Trước thời vua Minh Mạng chia Nam Kỳ ra làm sáu tỉnh thì miền đất nầy gồm 3 dinh và một trấn, đó là dinh Trấn Biên (Biên Hòa), dinh Trấn Phiên (Gia Định), dinh Long Hồ (Vĩnh Long) và Hà Tiên trấn. Đến đời Minh Mạng, Hà Tiên trấn bị bãi bỏ để thành lập tỉnh Hà Tiên. Thị xã Hà Tiên được thành hình cách nay trên 300 năm do một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu, khai phá và xây dựng.

Về địa thế, tỉnh Hà Tiên bắc giáp Cam Bốt, Tây giáp vịnh Thái Lan, Đông giáp An Giang. Về phía Nam của tỉnh Hà Tiên thời Minh Mạng bao gồm luôn cả những vùng Rạch Giá, Thới Bình và Long Xuyên (Cà Mau). Thời vua Minh Mạng, tỉnh Hà Tiên gồm phủ An Biên, huyện Hà Châu, huyện Kiên Giang và huyện Long Xuyên (Cà Mau). Nghĩa là thời đó phía Nam Hà Tiên giáp đến biển Đông. Về khí hậu thì Hà Tiên có khí hậu nóng và ẩm. Từ tháng 5 đến tháng 10 có gió nồm (gió thổi từ hướng Nam lên) thổi mạnh. Từ tháng 11 đến tháng 4 là gió bấc (gió từ hướng Bắc thổi xuống). Trước kia thì tình thành Hà Tiên tọa lạc tại xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu. Đến đời Minh Mạng thứ 9, thì dời về Giang Thành, nhưng đến đời Minh Mạng thứ 14 lại dời trở về Hà Châu trở lại. Vào thời Gia Long thì toàn vùng Hà Châu, Kiên Giang và Cà Mau chỉ có khoảng 1.500 dân đinh, đến đời Minh Mạng tăng lên khoảng gần 6. 000 người.

Hiện nay dân số các vùng Hà Tiên, Rạch Giá và Cà Mau lên đến hơn một triệu người. Hà Tiên chỉ có những núi nhỏ quanh vùng Hà Châu như núi Bình Sơn, Ngũ Hổ, Bát Giác, Dương Long, Phù Anh, Lộc Trĩ, Kháo Sơn, Đại Tạng, Vân Sơn, Bạch Tháp, Tô Châu, Đại Táo, Tượng Sơn, Thi Vạn, Chung Sơn, Châu Nham, Kích Sơn, Linh Quỳnh, Sài Mạt, Tây Thổ, Bạch Mã, Bồng Sơn, Phong Trách... Riêng tại Kiên Giang có núi Thổ Sơn, và Cà Mau có Bạch Thạch (hòn đá Bạc), ở cách Long Xuyên khoảng 20 dậm về phía Tây, hình thế đĩnh đạc, đứng thẳng ở bờ biển và núi Trà Sơn cách Long Xuyên khoảng 10 dậm.

Về hòn (những núi nhỏ ngoài biển), ở Hà Châu có hòn Đại Kim, Tiểu Kim, Trúc Nội, Trúc Ngoại, hòn Son, Dầu Rái, hòn Nghệ (Uất Kim), hòn Đá Lửa, hòn Thổ Châu. Tại Kiên Giang có hòn Trúc và hòn Rái. Ở Long Xuyên có hòn Khoai nằm về phía Nam mũi Cà Mau. Hà Tiên có đảo Phú Quốc, nằm về phía Tây Nam huyện Hà Châu. Về sông ngòi thì tại huyện Hà Châu có sông Đông Hồ, sông Nam Phố, sông Lư Khê, sông Giang Thành, sông Lũng Kè. Tại Kiên Giang có sông Đại Giang, Tiểu Giang. Huyện Long Xuyên có sông Tân Xuyên, sông Nghi Giang, sông Khoa Giang, sông Bồ Đề và rạch Bạch Ngưu.

Ngoài ra, ở huyện Long Xuyên còn có ngũ hồ (năm hồ cạn mà rộng). Nơi giáp ranh giữa hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên có mười ngòi nước chảy từ ruộng ra biển, từ ngòi thứ nhứt đến thứ 10, những ngòi này đem lại cho dân chúng quanh đây rất nhiều tôm cá. Tại Hà Tiên có pháo đài Kim Dữ trông ra biển. Thời Minh Mạng, Hà Tiên chỉ có 4 ngôi chợ là chợ Mỹ Đức ở huyện Hà Châu, chợ Sái Phu và Sân Chim ở huyện Kiên Giang, và chợ Hoàng Giang ở Long Xuyên. Về di tích lịch sử thì trên đảo Phú Quốc hãy còn di tích ngôi mộ của hoàng tử Nhật, con Nguyễn Ánh. Ở Hà Tiên có lăng mộ Mạc Cửu và mộ Mạc Thiên Tứ. Mạc Cửu là người Minh Hương, quê ở Quảng Đông, sau khi nhà Minh mất, Mạc Cửu không theo nhà Thanh mà chạy về phương Nam, được vua Hiển Tông cho vào Hà Tiên k hai khẩn đất đai. Khi mất, ông được truy tặng tước Vũ Nghị Công. Mạc Thiên Tứ là con trưởng của Mạc Cửu, làm đô trấn Hà Tiên. Thiên Tứ là người văn hay võ giỏi, ông đã mở ra Chiêu Anh Các ở Hà Tiên để chiêu hiền đãi sĩ. Về sau ông bị quân Xiêm công phá nên phải rút bỏ Hà Tiên mà chạy về Trấn Giang (Cần Thơ bây giờ). Sau ông sang Xiêm cầu viện giúp Nguyễn Ánh, nhưng không thành, ông tự sát chết bên Xiêm.

Con Thiên Tứ là Mạc Tử Sanh cũng theo phò Nguyễn Ánh, được phong chức Tham tướng, về sau tử trận tại Trấn Giang, hiện còn di tích cầu Tham Tướng tại Cần Thơ. Giữa đường quốc lộ 80 từ Rạch Giá đi Hà Tiên là thị trấn Kiên Lương (bây giờ thuộc huyện Ba Hòn). Trước năm 1975, Kiên Lương có hệ thống nhà máy xi măng Hà Tiên nổi tiếng của miền Nam Việt Nam mà phẩm chất không thua gì xi măng Đài Loan hay Nhật Bản. Trữ lượng đá vôi chạy dài từ vùng Kiên Lương đến Hà Tiên được mô tả là gần như vô tận.

Ở miền Bắc có những thắng cảnh Hạ Long nổi tiếng thì ở miền Nam những thắng cảnh ở Hà Tiên cũng nổi tiếng không kém, như hang “Cá Sấu”, tuy không hùng vĩ như vùng biển vịnh Hạ Long, nhưng phong cảnh ở đây cũng đẹp và xứng đáng là một trong những kỳ tích của vùng đồng bằng Nam Việt. Cách Ba Hòn chừng 10 cây số là Hòn Chông và Hòn Phụ Tử, một kỳ quan Hạ Long ở miền Nam. Ngoài ra, Hà Tiên còn có Chùa Hang, cũng là một trong những thắng cảnh trong vùng. Về chiều, phong cảnh vùng Hà Tiên thật tĩnh lặng và thơ mộng, nhưng cũng không kém phần hoành tráng.

Quả thật Hà Tiên xứng đáng là một địa điểm du lịch, chẳng những cho dân chúng trong vùng, mà còn có tầm vóc quốc tế nữa. Chính vì thế mà cố thi sĩ Đông Hồ đã từng nói “Hà Tiên mang đầy đủ tính chất của khắp các miền đất nước. Hà Tiên kỳ thú với những hang động hóc hiểm không kém gì những hang động của vùng Lạng Sơn. Hà Tiên có những ngọn núi chơi vơi giữa biển trông giống như một vịnh Hạ Long thu nhỏ. Hà Tiên có những núi đá vôi không khác vùng Ninh Bình. Những thạch thất ở Hà Tiên phưởng phất dáng vẻ của vùng núi Hương Tích. Đông Hồ và những hồ khác trong vùng Tô Châu Giang Thành cũng thơ mộng không thua gì Tây Hồ. Dòng Giang Thành lờ lững trôi không kém vẻ nên thơ trữ tình của dòng Hương Giang xứ Huế. Bãi biển Hà Tiên, dù không có cát trắng, nhưng vẻ đẹp và sự quyến rũ cũng không thua gì vùng Đồ Sơn, hay Nha Trang, Long Hải. Trong khi đó những lăng tẩm của dòng họ Mạc tuy nhỏ hơn các lăng tẩm vua chúa ở Thuận Hóa, nhưng hình thái và quy cách cũng hùng vĩ không kém.”

Tóm lại, miền Tây Nam Kỳ là phần cuối của đồng bằng sông Cửu Long, mà mới hôm nào đây hãy còn là những sóc những phum của người Phù Nam, rồi người Thủy Chân Lạp. Tôi không phải là một nhà sử học, cũng không phải là một nhà phê bình sử học, nên tôi không có tham vọng viết sử hay phê phán những gì đã xảy ra trên đất Nam Kỳ từ thời khởi thủy cho đến ngày dân tộc ta hoàn toàn làm chủ trên mảnh đất này. Tuy nhiên, nếu nói rằng dân tộc Việt Nam lấn chiếm phần đất ấy của người Thủy Chân Lạp hẳn là không đúng, phải nói rằng vùng đất ấy đã một thời do người xứ Bà Lợi và Phù Nam, rồi Thủy Chân Lạp thay phiên nhau làm chủ, và bây giờ chủ nhân của nó là dân tộc Việt Nam thì đúng.

Thật vậy, đúng theo luật biến thái sinh tồn của vạn hữu, không có cái gì trên đời này được gọi là trường tồn vĩnh cửu. Mấy chục ngàn năm trước thì vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh bây giờ chỉ là một vùng biển cạn mênh mông, rồi khoảng hơn mười ngàn năm trước, Nam Kỳ là những bãi lầy chen lẫn với những gò cao mà vẫn chưa có cư dân, rồi khoảng bốn ngàn năm trước, thủy tổ của hai dân tộc Bà Lợi và Phù Nam di cư đến đây, có lẽ họ đến từ quần đảo Nam Dương. Rồi “tang điền thương hải” xảy đến, do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, họ chỉ co cụm lại tại những gò cao, còn thì những vùng khác đều hoang vu.

Kịp đến người Chân Lạp từ phía Bắc và người Chàm từ phía Đông Bắc bắt đầu phát triển và bành trướng, nên khoảng một ngàn năm trăm năm về trước họ đã lấn chiếm từ từ những vùng đất của Bà Lợi và Phù Nam. Trong khi đó thì dân tộc Việt Nam đang cát cứ những vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Giao Chỉ, cũng bị sức ép khủng khiếp của một bộ tộc cực kỳ hiếu chiến (Hán tộc), nên theo luật sinh tồn dân Việt phải tìm cách phát triển về phương Nam. Những biến thiên lịch sử trong thời Lê Mạt đã nảy sinh ra hai dòng Chúa Nguyễn và Trịnh, và chính những biến thiên ấy đã đưa đẩy chúa Nguyễn Hoàng về phương Nam, theo đó dân tộc ta bắt đầu một cuộc Nam tiến trong ôn hòa và đúng theo luật thiên nhiên, vì tất cả những phần đất mà các chúa Nguyễn đã tóm thâu từ Chân Lạp, chưa có phần đất nào mà các Chúa phải dùng đến vũ lực để cưỡng chiếm cả.

Hơn nữa, theo đúng luật hình thành của một quốc gia phải hội đủ ba điều kiện là lãnh thổ, cư dân và chính quyền. Tuy nhiên, chúng ta không nói chi xa đến Bà Lợi và Phù Nam, mà chỉ nói đến Thủy Chân Lạp vào thời kỳ Nam tiến của dân tộc ta. Lúc ấy Nam Kỳ, dù nói là của Thủy Chân Lạp, chứ kỳ thật nó chỉ là một vùng gần như hoang địa, cư dân rất thưa thớt, lại không có chính quyền địa phương nên ai muốn đến thì đến, ai muốn đi thì đi. Trong hoàn cảnh chim trời, cá nước, cây rừng ấy, thì ai muốn bắt, muốn hái, muốn bẻ gì thì tự tiện chứ không hề xảy ra một vụ xích mích hay rắc rối nào. Vả lại, vào thời đó thì Nam Kỳ là nơi trú ẩn của hàng trăm ngàn chủng loại thú dữ, nên người Việt chúng ta ít ai dám bén mảng tới, ngoại trừ những người bị tội đi đày và những lưu dân nghèo nàn ở vùng ngoài không có đất dung thân. Ngay cả đến hồi Pháp lấn chiếm Nam Kỳ, thì cuộc Nam tiến của chúng ta đã hoàn tất cách đó trên hai trăm năm, thế nhưng đa phần Nam Kỳ Lục Tỉnh thời bấy giờ vẫn còn là những hoang địa.

Như vậy nếu bảo rằng chúng ta lấn chiếm thì hẳn là không đúng. Ngày ấy, cả vùng Nam Kỳ bao la ngút ngàn với những rừng rậm và đầm lầy, mà đa phần là hoang địa, không có cư dân mà chỉ là quê hương của những loài thú hoang dã như voi, cọp, sấu, rắn... nhứt là muỗi mòng thôi thì khỏi nói (muỗi kêu như sáo thổi), còn về đỉa vắt thì nhiều vô số kể (đĩa lềnh như bánh canh). Lúc ấy phía Đông Bắc của Nam Kỳ Lục Tỉnh cũng có cư dân của các dân tộc người Stieng, Mạ, Sê Đăng, Bà Lợi... và ngay tại trung tâm Óc Eo thì có dân Phù Nam, rồi theo dòng sinh diệt, mãi đến thế kỷ thứ 14 hay 15 thì người Thủy Chân Lạp mới chạy về đây sinh sống.

Tuy nhiên, họ sống trong những vùng xa xôi. Như vậy, khi người Việt và những người Hoa (những cận thần nhà Minh chạy lánh nạn nhà Mãn Thanh) đến vùng đất này thì vùng đất ấy vẫn chưa có phân định rõ ràng về chủ quyền, mặc dù các vua Chân Lạp vẫn mặc nhiên xem mình là chủ nhân ông của nó. Người Việt và người Hoa đến đây sinh sống trong bầu không khí tự ai nấy làm và nấy lo thân, nhưng được cái là đất Nam Kỳ gần xứ Đàng Trong và hồi này xứ đàng trong cũng có một binh lực khá hùng hậu, nên đa phần những người Hoa định cư ở đây đều đem những phần lãnh thổ của mình xin nội thuộc vào Chúa Nguyễn.

Thế là các chúa cử quan quân vào Nam kinh lược, thành lập chánh quyền để bảo vệ cư dân Việt cũng như những người Hoa đã thần phục và chịu nội thuộc. Như vậy rõ ràng phần đất ấy không phải là phần đất của tổ phụ người Chân Lạp để lại cho họ, mà là một phần đất trống không chủ khi người Phù Nam bị Chân Lạp tiêu diệt vào thế kỷ thứ bảy, nhưng trên thực tế thì người Chân Lạp chưa bao giờ đặt chân đến đây để xác lập chủ quyền. Kịp đến khi người Việt chúng ta bắt đầu cuộc Nam tiến thì các vua Chân Lạp bèn tự mình xác lập chủ quyền thế thôi, tuy nhiên, cả một vùng bao la ngút ngàn ấy mà chưa có lấy vài ngàn người Khmer sinh sống. Hơn nữa, trong tiến trình Nam tiến lại có sự kiện các vua Chân Lạp dâng những phần đất thuộc Nam Kỳ cho các chúa Nguyễn những mong các chúa giúp họ chống lại sự xâm lăng khốc liệt của người Lào và người Xiêm, như các vùng Tầm Bôn (Tân An), Lôi Lạp, Tầm Bào (Long Hồ), Tầm Phong Long (Châu Đốc và Long Xuyên), vân vân. Như vậy, trước khi bảo rằng chúng ta lấn chiếm vùng đất này của người Chân Lạp, phải nên tìm hiểu và suy xét cho kỹ những sự kiện từ chính đến phụ đã đưa đẩy dân tộc chúng ta xuôi về Nam và trở thành chủ nhân ông của vùng đất này. Thôi thì sự việc vô cùng phức tạp này nên dành lại cho những nhà sử học có nghiên cứu và dữ liệu lịch sử chính xác.

Ở đây chúng ta chỉ nói đến một vùng đất hoang vu ngày nào đã trở thành một phần máu thịt không thể tách rời của dân tộc. Mới hôm nào đây nó còn là hoang địa, mà hôm nay nó đã trở thành vựa lúa cho cả nước của người Việt Nam. Sông Cửu Long đã vượt qua ngàn dậm núi rừng từ các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Miên, rồi cuối cùng đến Việt Nam để đổ ra biển. Chính con sông ấy đã mang dòng suối tuyết từ cao nguyên Tây Tạng huyền bí, cuốn trôi phù sa từ những vùng mà nó chảy qua đem bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long tạo thành một vùng bao la trù phú với ngút ngàn ruộng lúa, ruộng muối, rừng tràm, rừng đước, đìa cá đủ loại.
Thiên nhiên thật sự ưu đãi cho những ai làm chủ nhân ông của mảnh đất này mà biết khai thác và bảo vệ nó đúng mức. Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, dân chúng dọc theo hai bên bờ sông Cửu Long, không nhất thiết chỉ là người Việt, mà từ người Hoa, người Miến, người Thái, người Lào và người Miên... tất cả đều có chung tánh cần cù lam lũ quanh miếng vườn thửa ruộng. Đâu đâu chúng ta cũng thấy những làng xóm thanh bình bên hàng dừa râm mát, cạnh bờ sông có hàng “thủy liễu” (cây bần) rũ bóng. Đặc biệt người dân miền Nam, dù tính tình có phóng khoáng, rộng rải, nhưng họ rất cần cù siêng năng, khoảng bốn giờ sáng là họ đã thức giấc, nấu trà để nhâm nhi buổi sáng, rồi họ dở cơm ra đồng, hoặc chất hành hóa xuống ghe xuồng ra chợ.

Đất miền Nam cũng mang nặng tình người như người miền Nam nặng tình với đất. Sông nước Cửu Long, Vàm Cỏ và Đồng Nai đã đem sự ngọt ngào của dòng nước mà tưới tẩm và thấm đậm vào trong máu thịt của con dân miền Nam. Có thể nói miền Nam là một vùng đất nơi có nhiều giống dân sống pha trộn nhất trên quê hương, tuy nhiên, tự thuở giờ, ngoại trừ một vài xích mích lẻ tẻ, chưa từng có những cuộc ẩu đã hay chiến tranh giữa các dân tộc ấy. Ngược lại, họ sống thanh bình bên nhau, cùng nhau chung sức tạo cho miền Nam một bộ mặt thật sự phồn vinh. Từ ngày các Chúa Nguyễn bắt đầu cuộc Nam tiến đến nay, miền Nam đã bao lần thay ngôi đổi chủ và bao lần hết tang tiền rồi thương hải trên mảnh đất này, nhưng đất nước ấy, con người ấy vẫn vậy. Sau cơn mưa nào rồi trời cũng lại sáng. Những thế lực bá đạo dù có dùng uy vũ để xiềng xích con người, rồi họ cũng bị luật đào thải khai trừ một ngày không xa nào đó để trả lại cho miền Nam sự vươn lên và sức sống thật của chính nó.

Xóm Mũi Cà Mau

Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011 
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Tài Liệu Tham Khảo:

Theo lời kể miệng của hai cụ Trần văn Tiếng và Trần văn Hương, kể từ Nam Kỳ Lục Tỉnh đến 20 tỉnh Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc, cũng như Nam Kỳ từ những năm đầu thế kỷ 20 đến khoảng thập niên 1950. 
Theo lời kể của hai anh Hứa Hoành và Nguyễn Hữu Trí trong những đêm “NhớVề Vĩnh Long và Nam Kỳ Lục Tỉnh” tại Bataan, Philippines vào cuối năm 1984. 
Bạc Liêu Xưa và Nay, Huỳnh Minh, Bách Việt tái bản, 1995. 
Borri, Christophoro, Xứ Đàng Trong Năm 1621, NXBTPHCM, 1998. 
Bulletin Administratif de la Cochinchine 1862-1945. 
Bulletin Officiel de la Cochinchine Francaise 1862-1945. 
Cà Mau Xưa và Nay, Huỳnh Minh, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966. 
Cần Thơ Xưa và Nay, Huỳnh Minh, NXB Cánh Bằng, Sài Gòn, 1966. 
Công Báo Việt Nam Cộng Hòa 1955- 1975. 
Đại Nam Nhất Thống Chí, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. 
Định Tường Xưa, Huỳnh Minh, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1973. 
Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, NXB Tổng Hợp Đồng Nai, TPHCM, 2005. 
Gò Công Xưa Và Nay, Huỳnh Minh, NXB Cánh Bằng, Sài Gòn, 1969. 
Kiến Hòa Xưa, Huỳnh Minh, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1965. 
Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Tập I, Lê Xuân Giáo Việt dịch, Ủy Ban Dịch Thuật BQGGDVNCH xuất bản, Sài Gòn, 1972. 
Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Tập II, Lê Xuân Giáo Việt dịch, Ủy Ban Dịch Thuật BQGGDVNCH xuất bản, Sài Gòn, 1973. 
Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, 2 Tập, với bản chữ Hán, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Sài Gòn, 1973. 
Lịch Annam-Sáu Tỉnh Nam Kỳ, Sài Gòn-Bản In Nhà Nước 1869, 1871, 1872, 1874, 1875, 1876, 1878, 1879, 1880. 
Sài Gòn Lục Tỉnh của Sơn Nam, 1998. 
Theo tài liệu của Sở Thông Tin Văn Hóa VNCH năm 1974. 
Vĩnh Long Xưa và Nay, Huỳnh Minh, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966

Kim Oanh thay mặt BBT Trang Long Hồ Vĩnh Long rất cảm ơn Người anh cùng xóm Long Hồ, anh đã mất rất nhiều thời gian và công sức để viết thành sách này.
Kính chúc anh và gia đình an vui, hạnh phúc và khoẻ luôn.
Kính mến.

Kính mời độc giả xem các Links Về Miền Tây của Tác Giả Người Long Hồ.

Về Miền Tây - Bài 1
Về Miền Tây - Phần 2
Về Miền Tây - Phần 3
Về Miền Tây - Phần 4
Về Miền Tây - Phần 5
Về Miền Tây - Phần 6
Về Miền Tây Bài - Phần 7
Về Miền Tây Bài - Phần 8
Về Miền Tây Bài - Phần 9

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Tìm Mẹ Trong Mơ

( Phú Hữu, Trung Ngãi, Vũng Liêm)

Tìm Mẹ Trong Mơ

Con về thăm mẹ buổi chiều nay
Vạt nắng nghiêng nghiêng trải nẻo dài
Phú Hữu bao năm lần biệt xứ
Con về thăm mẹ buổi chiều nay

Bờ tre cỏ rạc lối quanh co
Làng xóm thôn xưa vắng bóng đò
Mẹ cõi thiên thu hồn cố quận
Bờ tre cỏ rạc lối quanh co

Giật mình tỉnh giấc thực chiêm bao
Hồng trắng thoảng hương sắc nghẹn ngào
Dâng đóa tinh tuyền thành khẩn nguyện
Giật mình tỉnh giấc thực chiêm bao

Kim Phượng
Mother’s Day 13.5.2018
***
Bài Cảm Tác:
Con Về Thăm Mẹ


Viếng mẹ con về giữa sáng nay
Trời mây lãng đãng bến sông dài
Sương còn quấn quýt bờ lau trắng
Gió thả bâng khuâng nẻo cỏ này

Đường thôn ngõ trúc chạy quanh co
Vắng bóng dòng xưa những chuyến đò
Mẹ đã yên nắm nời bản quán
Ngồi nhen bếp lửa ấm ngày thơ

Một mình lặng ngắm mái nhà xưa
Mái lá đơn sơ rợp bóng dừa
Cúi đầu đảnh lễ con rung lệ
Còn đâu bóng mẹ của ngày xưa.

Hương Thềm Mây
GM.Nguyễn Đình Diệm

12.5.2018
***
Ước Vọng Quê Hương

Nỗi nhớ quê nhà mãi đến nay
Nay dòng sông mộng nở tình dài
Dài theo năm tháng con cầu nguyện
Nguyện ước quê mình bớt đắng cay.

Bão tố yên bình chẳng lối co
Dòng sông tấp nập những con đò
Gia tài của mẹ ngời công lí
Đất nước công bình chẳng lối co

Ân tình thắm nở đẹp dường bao
Kỉ niệm hương xưa rất ngọt ngào
Ước vọng mùa xuân đầy hạnh phúc
Ân tình thắm nở đẹp dường bao.

Đức Hạnh
13 05 2018
***
Đêm Chiêm Bao Thấy Mẹ Hiền

Mơ màng thấy Mẹ giữa đêm nay
Trăng chiếu bên song ngã bóng dài
Xa mấy chục ngàn ngày viễn xứ
Mơ màng thấy Mẹ giữa đêm nay

Đom đóm lập loè quanh lối co
Đường trăng loang loáng dưới sương mờ
Thấy bóng Mẹ hiền đang thấp thoáng
Đom đóm lập loè quanh lối co

Giật mình mới biết giấc chiêm bao
Tình Mẹ thương con rất ngọt ngào
Hương Mẹ hình như còn phảng that
Giật mình mới biết :đó chiêm bao

Hồng trắng con cài gió thoảng mau
Bây giờ hoa đã úa hoen màu
Báo cho con biết ngày xa Mẹ
Đã mấy Thu rồi ta mất nhau

Cầu xin Mẹ sống chốn Thiên đường
Khấn nguyện Trời cao hay xót thương
Cho Mẹ an vui hoài Mẹ nhé !
Cầu xin Mẹ sống chốn Thiên Đường

Song Quang
(Trong tháng 5 ngày lễ Mẹ)

Tuổi 90


Tuổi 60

Thời gian như thể thoi đưa
Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi
Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi
Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều
Sáu mươi mới thật biết yêu
Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
Sáu mươi tuổi rất đa tình
Tương tư bác sĩ, mạch tim thất thường
Sáu mươi - lẩm cẩm thấy thương
Phố phường lẫn lộn, quên đường hồi gia
Sáu mươi tuổi thích la cà
Kết bè kết bạn dẫu xa hay gần
Gặp nhau tíu tit vang rần
Tếu ta tế táo, cười rần vui sao!
Sáu mươi, tóc ngả muối tiêu
Đỉnh đầu trơn láng sờ vào mát tay
Răng to răng nhỏ lung lay
Chiếc rơi chiếc rụng vần xoay cả hàm
Sáu mươi là tuổi hồi xuân
Tension mỡ máu tăng phần loãng xương
Đau lưng, mỏi gối , tiểu đường
Tứ chi rời rã , gót thường tê tê
Sáu mươi là tuổi đam mê
Yoga khiêu vũ kiểu gì cũng chơi
Cầu lông quần vợt, lội bơi
Tham gia tuốt luốt, tối thời nằm rên...
Sáu mươi tuổi quá hồn nhiên
Quên quên nhớ nhớ "hồn tiên" mơ màng
Sáu mươi chính thật tuổi vàng
Ai ơi chớ để lỡ làng tuổi xuân!

Tuổi 70


Thời gian thấm thoát trôi nhanh
Ngày nào mười bảy giờ thành bảy mươi
Bảy mươi tuổi mãi 'vui chơi"
Rất ưa đấm bóp , ưa xơi món mềm
Bảy mươi bạc trắng chỏm trên
Sợi rơi , sợi rụng lờm xờm mấy ngoe
Bảy mươi nghễnh ngãng khó nghe
Tay run , chân chậm lè phè khỏi chê
Trông gà hóa quốc vui ghê
Bỏ đâu quên đó lề mề thường khi
Bảy mươi giữ mối tình si
Mê say thầy thuốc đi về triền miên
Bệnh viện lui tới thường xuyên
Tủ nhà đầy ắp , thuốc viên đủ màu
Mạch vành xơ vữa khá lâu
Suy tim , yếu thận nửa đầu long bong!
Baỷ mươi chẳng dám đèo bồng
Rã rời xí quách còn mong nỗi gì
Bảy mươi bia bọt , giã từ
Suy gan , xương cốt , mỏi nhừ đau rên
Thường hay thức giấc nửa đêm
Trằn trọc tới sáng nhập nhèm mắt nai
Bảy mươi tuổi chẳng dẻo dai
Nhưng ưa cuốc bộ , xe hơi chẳng cần
Bảy mươi mình vẫn còn xuân
Đồi mồi nở rộ góp phần tạo duyên
Bảy mươi là tuổi thần tiên
Nói sau quên trước ưu phiền mà chi!

Tuổi 80​

Tám mươi nào đã quá già
So với trăm tuổi vẫn là đàn em
Tám mươi tuổi thọ như tiên
Danh lợi chẳng hám, bạc tiền cũng chê
Tám mươi là tuồi mộng mê
Quên ngày quên tháng , đường về cũng quên
Tám mươi tóc bạc lưng còng
Ba chân , bốn mắt một dòm thành hai
Đứng đi loạng choạng, lãng tai
Móm ma móm mém lại hay lầu bầu
Mạch tim thấp thỏm từ lâu
Tám mươi tuổi thọ chỉ cần khỏe thôi
Đêm đêm ngẫm nghĩ sự đời
Hỷ nộ ái ố ta thời trải qua
Ưóc gì trẻ mãi không già
Cho ta sức vóc như là đôi mươi
Ứơc gì đang độ xuân tươi
Để ta hò hẹn với người ta thương
Ưóc gì ta mãi an khương
Đi đây đi đó bốn phương tung hoành
Ước gì ta vẫn vững vàng
Chẳng phải lọm khọm, chẳng màng lương y
Mỗi tuần thăm khám thường kỳ
Tim gan phèo phổi tứ chi cũng tồi
Tám mươi lắm lúc ngậm ngùi
Một thời oanh liệt xa rồi còn đâu
Tám mươi hưởng chức danh cao
Lão làng cụ cố "chức" nào cũng sang
Cám ơn cuộc sống dương gian
Mặc dù vất vả vẫn tròn niềm vui
Cám ơn tất cả mọi người
Cho ta cảm nhận cuộc đời đáng yêu
Tám mươi tuổi đã về chiều
Chỉ mong thanh thản mọi điều bình an
Mai kia "đi" được nhẹ nhàng
Hồn bay theo gió mênh mang mây trời!!!

Tuổi 90

Nếu Trời cho nữa cũng đành
Sống thêm mấy tuổi vang danh Thọ Già
Cho dù quen ngự băng-ca
Bệnh viện cấp cứu vào ra liên hồi
Cho dù đi đứng nằm ngồi
Xe lăn, gậy chống, walker đủ đầy
Cháu con vẫn phải luôn tay
Thay phiên săn sóc đêm ngày âu lo
Cho dù tai mắt mở to
Nghe nhìn chẳng rõ, chuyện trò cũng không
Cơm dâng nước giót đừng hòng
Trước tiên làm lấy ​chớ mong ai hầu
Tuổi già nghĩ lại thêm rầu
Đa thọ đa nhục có đâu vui gì
Cầ​u xin một giấc ngủ khì
Xuôi tay một nấm xanh rì cỏ khâu
Trở về đất mẹ, chờ nhau
Đứa con lưu lạc bấy lâu tìm về !

Chinh NNguyên/H.N.T.&Victor.L.​
​, ​
2017
​Ghi sau(Feb.3.18): Bài thơ(THƠ VUI)này bổ túc 3 bài thơ Tuổi 60+Tuổi 70+Tuổi 80 (không ghi tên tác giả) phổ biến trên Internet từ trước nhưng còn thiếu Tuổi 90 cho đủ 100 năm, nói về thảm cảnh của không ít người già sống tại HK (cả Mỹ lẫn Việt ).
 ​

Tuổi Già Quạnh Quẽ!



Bài Xướng:

Tuổi Già Quạnh Quẽ!

Bảy lăm lặn lội núi cheo leo (1)
Chạy thoát qua truông thật hiểm nghèo !
Hổn độn chông gai đường dốc đá
Xô bồ thổ phỉ quãng lưng đèo
Lưu vong, thất thế như sương khói
Loạn lạc, sa cơ tựa bọt bèo
Sống gởi xứ người thân lữ thứ
Tuổi già quạnh quẽ tối chèo queo !

Mai Xuân Thanh
Ngày 07 tháng 04 năm 2018
*** 
Họa Y Đề

Trái chín treo cành chẳng muốn leo
Thân này cát bụi sợ chi nghèo
Ngày ăn mấy bữa cơm lưng lửng
Ruộng sạ vài công lúa đẹt đèo
Xử thế trung bình người bảo khó
Đối nhân giản dị họ chê bèo
Nên thường lên mạng làm thơ muối
Lật bật đây rồi cũng chết queo.

Cao Linh Tử
8/4/2018

***
1/ Cảm Thán


Tuổi già nào khác cọng dây leo
Chẳng thể tự thân tránh đói nghèo
Gậy chống, người dìu khi xuống dốc
Con nâng, cháu dắt lúc lên đèo
Xác thân yếu ớt như giun đất
Hoàn cảnh lênh đênh tựa cánh bèo
Duy có hồn thơ còn chất ngất
Ngặt vì chữ viết đã cong queo.

2/ Vui Sống
Còn sức thì ta vẫn cứ leo
Vượt qua dốc núi với đường đèo
Xem như dã ngoại, lòng hưng phấn
Tưởng tượng trò chơi, dạ tỉnh queo
Cuộc sống con người bao thử thách
Dòng sông số phận lắm rong bèo
Miễn thân khỏe mạnh, tâm thanh thản
Là đã an vui dẫu có nghèo .

Phương Hà
***
Không Đề

Thân già đâu tính chuyện giàu nghèo
Còn đươc bao năm nữa chết queo
Gối lỏng xem chừng đi mấy nẻo ?
Lưng còng hỏi có lội vài đèo ?
Lở thời đành chịu làm cây héo
Thất thế nên cam giữ phận bèo
Nước đục thừa cơ đời bạc bẻo
Nghĩ rằng khứa lão dể trèo leo

SongQuang
4/8/18
***
Tuổi Già Vui

Mốc trưởng trong đời phải bám leo
Mùa trôi bốn tiết chẳng giàu nghèo
Hoa xuân nở rộn nghìn hương sắc
Nắng hạ ươm xanh vạn núi đèo
Thả mộng thu về đông tĩnh tại
An lòng nếp hưởng thú nằm queo
Ngày xuân hiển hiện trời quê mới
Kỷ niệm niềm vui những kiếp bèo

Mai Thắng
180509 
***
Y Đề

Dẫu già có lết ráng mà leo
Trơ trọi mình không vốn đã nghèo
Thui thủi một mình khi bóng xế
Chênh vênh cô lẻ gắng qua đèo
Anh em nhớ đến cho quà bánh
Con cháu mến thương tặng ít bèo
Thiên số đã dành âu khó tránh
Thảnh thơi tiến bước sợ gì queo

Đỗ Phương Nga
16/4/2018
***

Thơ Cảm Ơn!

Hân hạnh cảm ơn bạn họa thơ
Vần “eo” đôi lúc nghĩ vu vơ
Hữu duyên người mến là may lắm
Thiên lý kẻ thương chẳng hững hờ
Góp mặt anh em cùng thưởng thức
Chung tay bằng hữu chẳng làm ngơ
Tha hương viễn xứ ta quen biết
Tứ hải giai huynh đệ đợi chờ...

Mai Xuân Thanh
Ngày 03 tháng 05 năm 2018

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

Lá Thu Ngày Ấy - Thơ Duy Quang - Hương Nam Diễn Ngâm



Thơ & Thơ Tranh: Duy Quang  
Hương Nam Diễn Ngâm & Duy Quang thực Hiện PPs

Ngỡ - Thu Tương Ngộ


Bài Xướng:

Ngỡ


Độc bước âm thầm trong bóng đêm
Vàng thu lá nhẹ chạm vai mềm
Vấn vương xao xuyến đôi tay ấy
Người đã xa rồi nhung nhớ thêm

Kim Phượng
***
Bài Họa:

Thu Tương Ngộ


Tiếng Thu rơi xào xạc trong đêm
Gió bay lùa mái tóc nhung mềm
Như có tay Người âu yếm vuốt
Tình xưa trở lại thắm tươi thêm

ChinhNguyen/H.N.T. 
Jan.23.2018

Cắm Câu


Mỗi khi bạn gắp một miếng cá lóc nướng trui, cuốn rau sống bánh tráng, rồi đưa cay với ly rượu đế hay ly bia đang sủi bọt, hoặc giả nhìn dĩa cá trê vàng nướng than béo ngậy hay là nồi cá rô kho tộ thơm lừng, bạn có bao giờ suy nghĩ hay tìm hiểu xem những con cá đó làm sao mà nó mò về chợ được, để bà xã bạn mua nó về nhà rồi chế biến thành thức ăn không? 
Chắc là hổng ai quởn mà làm cái chuyện tào lao đó rồi. Vậy thì để tôi làm thế cho nghen...

Chuyện tôi kể là chuyện hồi năm nẳm, thời "Bảo Đại bắn cu li" chứ bây giờ thì không còn nữa đâu. Bây giờ hầu hết cá ngoài chợ là cá nuôi, không phải cá sống và sanh trưởng tự nhiên như thời xưa, mà hai thứ cá xưa và nay đó, khi ăn vào mùi vị, phẩm chất có gì khác biệt nhau không? Thiệt tình mà nói, tôi không rành mấy, chắc phải nhờ mấy bà nội trợ đảm đang phân biệt dùm...

Ngày xưa cá ở quê nhiều vô số kể, một năm 12 tháng, tháng nào nông dân cũng có thể kiếm cá bán được. Tháng giêng, tháng hai nước rút khô trên ruộng thì người ta tát đìa, hoặc nhấp cá dưới kinh, hay sông rạch, có người dậm dấu, mò cá trong các con kinh nhỏ hay là đi nôm cá cập mé kinh, tháng ba có mưa lai rai, nước mưa từ trong ruộng chảy ra, mang theo lượng phèn rất lớn xuống kinh, xuống sông, làm cho nước sông lóng tất cả cặn xuống đáy nên trong vắt như mắt mèo, nhìn thấu đáy vì vậy ban đêm có thể đi soi cá...
Tháng tư trở lên mưa nhiều, trên ruộng bắt đầu có nước, cá trở về đồng sanh sôi nẩy nở nhiều vô số. 

Dân mình đúng ra không mấy hiểu biết, à mà không, tôi phải nói là không hiểu một tí gì về việc bảo tồn thiên nhiên hết, thì mới đúng (trong đó có tôi). 
Cá đầu mùa mưa, toàn là cá giống, trong bụng mang trứng đầy nhóc vậy mà mới vừa lú lên ruộng là đã bị bọn tôi đi soi, lượm bắt hết một mớ, cho đến khi nước linh láng trên đồng thì mùa soi cá mới qua. 
Vụ đó còn chưa tàn ác bằng đuổi cá ròng ròng, cá ròng ròng là cá lóc con mới sanh hơn tuần lễ, chúng đi từng bầy theo cá mẹ, người ta dùng đăng đó để bắt chúng. 
Cái đó làm bằng nang tre nhỏ, bện tròn đường kính khoảng 40 cm, cao chừng 80 cm, một bộ đăng cũng làm bằng nang tre nhỏ, gồm 2 miếng, mổi miếng dài chừng 5 hay 6 mét. 


Thường thường đăng đó dùng để đuổi bắt cá linh trong mùa nước nổi, người ta đặt cái đó xuống cho sát mặt đất, rồi kéo hai tấm đăng ra thành hình chữ V, rải một ít cám trên mặt nước, ngay tại vị trí đặt đó, khi thấy có cá bắt đầu lên ngớp, ăn mồi, thì dùng ống tre nhỏ mà thục xuống nước, gây tiếng động cho cá chạy vô đó. 
Đuổi cá linh cũng có kỹ thuật y như đuổi chuột, lúc đầu thục chậm, khi gần đến miệng đó thì phải thục cho nhanh, thục liền tay cho cá không dội trở lại mà nó phải chịu chun vô đó...

Bạn cứ thử tưởng tượng, một bửa ăn với cá ròng ròng, một nồi cá ròng ròng mỗi con bằng đầu đủa ăn, có hàng ngàn con cá lóc con trong đó, vậy mà người ta nuốt sạch bách, nồi cá đó nếu đợi vài tháng sau nó lớn thành cá lóc, mỗi con nửa kí lô thôi thì cũng đã là nửa tấn cá rồi. Bây giờ nghỉ lại tôi thiệt bái phục cho sự ngu si, dốt nát của mình...
Tuy là bị tàn sát đũ kiểu, đũ cách vậy mà tới tháng sáu là cá lại nhiều vô số và mùa cắm câu bắt đầu, nó kéo dài dài cho tới khi lúa trổ bông, gió bất thổi thì tạm chấm dứt, bởi vì cá bắt đầu rút vô đìa hay là mò xuống sông mà tìm mồi... Có người nói, gió bất lạnh quá, cá bị ê răng không ăn mồi được nữa vụ đó tôi thiệt không biết có đúng không.

Câu cắm và câu giăng là hai thứ hoàn toàn khác nhau, tùy từng loại cá, từng thời điểm trong năm mà thợ câu dùng mồi khác nhau, những thứ mồi thông dụng là:
Mồi trùng, mồi nhái con, mồi cua con, cá sặc con, cá linh, mồi cá sặc cắt,... Nếu bạn dùng sai mồi để cắm hay giăng câu thì sẻ không dính một con nào để mà làm thuốc đẹn, chứ đùng nói tới ăn hay bán... 
Cắm câu lúc nước còn ít, chưa sâu lắm, khi nước dâng hơi cao thì không ai cắm câu nữa mà chuyển qua giăng câu...
Cần câu được làm từ thân cây tre gai bọng ruột vừa đủ già, để không yếu quá và cũng không giòn quá để dể bị gãy. 

Người ta đốn cây tre xuống, phân đoạn ra từng khúc khoảng chừng một mét, chừa một đầu có mắt và một đầu không, đầu có mắt dùng làm nơi để cột chặt nhợ câu cho khỏi tuột ra, đầu không mắt để cho dể chuốt nhọn mà cắm xuống đất. 
Một khúc tre tùy theo lớn nhỏ có thể chẻ ra được mấy chục cần câu, mổi cần câu nhỏ chừng hơn ngón tay út nhưng lớn hơn chiếc đủa ăn một tí, lớn quá thì nặng không ôm theo được nhiều, nhỏ quá thì yếu không cắm sâu xuống đất được, dể bị gãy... 
Phía trên đầu cần câu được vót mỏng để dể uốn cong, chính giữa đóng một cái móc để móc lưỡi câu vào. Nhợ câu được làm bằng dây ni-lon nhuyễn, một đầu tóm vào lưỡi câu, đầu kia cột vào cần câu, nhợ câu dài khoảng 50 cm, sở dỉ người ta phải móc lưởi câu vô cái móc chính giữa cần câu như dây cung là để khi nhổ câu không bị rối nhợ lại với nhau và máng tất cả vô cánh tay cho dễ...
Có hai loại lưỡi, nếu chuyên cắm câu cá lóc thì tóm lưới câu hình chữ Ư nhưng ngạnh lưỡi quay vào trong và cái chui dài hơn một tí, nếu cắm câu bắt cá trê thì dùng lưỡi câu dấu ó hình hơi tròn...


Cắm câu thường đi ban đêm thì cá ăn mồi nhiều hơn, nhưng ban ngày cũng có thể cắm được, tuy là dính ít cá. Cắm câu bắt được cá nhiều hay ít, tùy rất nhiều yếu tố lệ thuộc, không phải ai cũng bắt được nhiều cá... trong đó yếu tố "sát cá" cũng là quan trọng lắm. Có người cả đời đi cắm câu, học nhiều kinh nghiệm nhưng không sát cá nên lúc nào cũng thu hoạch ít hơn người khác. 
Mỗi năm vào mùa cắm câu nếu là mưa sớm tôi có thể tham gia một vài tuần thì đến ngày nhập học rồi, còn như mưa trể tôi chỉ đi một ngày chủ nhật duy nhất mà cắm ban ngày chứ không phải ban đêm. Vậy để tôi thuật lại một chuyến đi cắm câu cho các bạn nghe chơi cho vui nhé...

Tôi biết cắm câu bắt cá từ khi còn "cuổn trời đi tắm mưa" nhưng chỉ đi cắm chung quanh sau nhà kiếm ít con cá rô, cá trê con, để kho quẹt ăn trong nhà mà thôi, trong khi đám con nít ở xóm 12, 13 tuổi đã đi xuồng tới chổ xa nhà hơn 4, 5 cây số để cắm câu lấy cá bán. Phải chờ cho đến khi tôi biết lén lén nhìn con gái, biết mình cần tiền để mua vật nầy vật nọ, biết cần quần mới, áo mới khi mùa tựu trường đến, thì tôi mới thật sự theo chúng bạn bơi xuồng đi cấm câu.
Năm đó chiến tranh ở quê nội tôi bùng nổ cho nên gia đình nội chạy loạn lên Rạch Giá, cất nhà trên miếng đất của ba tôi.

Năm trước đó quê tôi bị ngập nước lúa ngủm hết, nên mọi người nghèo mạt. Mùa đuổi chuột qua cũng không khá mấy tôi hỏi má:
- Năm nay, con làm đủ tiền đi xe chưa?
Má tôi ngạc nhiên nhìn tôi rồi hỏi lại:
- Con hỏi để làm gì? Đủ thiếu gì thì con cũng phải đi học, ba má sẻ lo cho con học tới nơi tới chốn mà.
Tôi vốn muốn nói:
- Nếu mà dư tiền xe rồi thì má cho con xin tiền mua cây viết máy hiệu "Ba-Ke" đi, hay tệ lắm cũng là cây viết "Bic" bấm. Bởi vì lúc nhỏ tôi viết bằng viết chấm, khi lên Trung Học thì viết bằng viết "bic" có nắp đậy bằng nhựa, màu xanh dương mà thôi. Những bạn bè học chung lớp ai cũng có hai ba cây viết Bic bấm hay viết máy dắt miệng túi áo, coi đã vô cùng. Nghe má mình nói vậy tôi biết ngay là nhà không dư tiền, hổng chừng còn thiếu nợ nữa là đằng khác, bởi vì ba má tôi xuất ra không ít tiền giúp cất nhà cho nội rồi. Thấy tôi làm thinh bỏ đi má tôi kéo tay lại hỏi:
- Má hỏi sao không trả lời ?
- Con chỉ muốn biết thôi mà. Nói xong tôi vọt mất.
Buổi chiều bọn thằng Tài, Tư Phụng rủ tôi xuống xóm dưới chơi giựt cờ với đám con gái, tôi đang chán nản sự đời nên không muốn đi:
- Tụi mầy đi đi, tao không chơi đâu.
- Sao vậy ? Mầy hổng đi tụi nó không chịu chơi đâu.

Ở xóm tôi lúc đó có nhiều trò chơi mà con trai và con gái hay chơi chung như: bỏ khăn, kéo dây, giựt cờ... nhứt là giựt cờ thì chơi thường lắm. Giựt cờ chơi càng đông càng vui, nhưng ít lắm cũng 7 đứa thì mới xôm tụ. Trò chơi cần một trọng tài, số còn lại chia ra 2 phe đều nhau bằng cách "chuyễn xùm" rồi lựa bồ mà bắt, mỗi người có một số để nhớ, cây cờ là một nhánh cây được cắm chính giữa sân, khi trọng tài gọi số nào thì số đó chuẩn bị chạy đi giựt cái nhánh cây về phía mình, nếu không bị đối phương đánh trúng thì thắng, giựt cờ thường chơi ăn cõng, bên thua sẽ phải cõng bên thắng trên lưng mình, đi từ đầu sân bên nầy qua bên kia. Tụi bạn tôi thường nói:
- Ăn thua gì cũng đã hết. Thua thì vác bịch gòn trên lưng êm ru, còn thắng thì được ôm cổ con gái vừa thơm vừa mềm...
Còn tôi thì thường bị bắt làm trọng tài, nên ít có được hưởng thụ hai cái màng kể trên, vì tụi nó nói:
- Mầy làm trọng tài đi, chơi hồi hộp hơn.

Thường thường mấy đứa khác làm trọng tài chỉ biết kêu "số 1 giựt cờ, số 2 tiếp viện hoặc là số 1 rút về, số 3 thế chổ". Tôi thì chế ra đủ kiểu gọi, thí dụ "đang kêu số 1 chuẩn bị...thay vì nói tiếp giựt cờ thì tôi đổi nhanh thành đứng đó, rồi kêu liền số 3 giựt cờ". Đám con trai con gái luôn luôn bị rối đội hình và lúc nào cũng trong tư thế sẳn sàng ứng chiến...
Thấy tôi làm thinh hai thằng nó rề sát bên hỏi nhỏ:
- Ê! Bộ có chuyện gì hả ? Sao mặt mày buồn hiu vậy?
Tôi kể lại chuyện sắp tới ngày nhập học mà không có tiền sắm đồ cho tụi nó nghe. Tư Phụng cười lớn:
- Có gì quan trọng đâu? Thì nghỉ học cho rồi, ở nhà đi cắm câu với tụi tao phải vui hơn hông.
Tôi đang bực trong mình, muốn xực lại nó nhưng thằng Tài lên tiếng:
- Tưởng chuyện gì, cái đó dể ồm, mầy theo tụi tao đi cắm câu ít chuyến thì mua mấy cây mà hổng được? Tụi tao 3 ngày sau là xuống câu rồi.

Đi theo tụi nó cắm câu? Chuyện đó tôi đã nghỉ đến rồi, nhưng tôi bị kẹt 2 vấn đề nan giải. Thứ nhất tôi chỉ có chưa đầy một trăm cần câu mà lại là đồ cổ lổ sỉ 2 năm rồi chưa thay lưỡi mới, nó lục nhách, lâu lâu có vài con cá bị mù mắt nên mới dính câu của tôi. Thứ nhì xuồng tôi có là xuồng để qua sông thay đò, còn xuồng để đi cắm câu là xuồng được lót sạp bằng phẵng, từ sau ra trước để vừa chất được nhiều đồ và ban đêm có chổ nằm ngủ. Nghe thằng Tài đề nghị tôi hỏi lại nó:
- Làm sao đi được? Câu không có, xuồng không sạp, đi theo quảy giỏ cá cho mầy à?
Thằng Tài được dịp cười ngất :
- Chuyện dễ muốn chết mà tính hổng ra, vậy mà hồi nào tới giờ tưởng mầy thông minh lắm, té ra mầy cũng đâu có khá hơn tụi tao bao nhiêu.
Tôi nổi gió tính cự lại nó nhưng làm thinh thử xem nó tính thế nào. Thằng Tài cười đã rồi nói:
- Nhà mầy tre gai, tre mỡ nhóc, đốn xuống mà làm sạp xuồng mấy hồi, không xài thì gở lên đem cất, còn câu tụi tao chia cho mầy mượn mỗi thằng năm chục cần, câu cũ của mầy thì đi mua lưỡi nhợ mới, tụi tao tiếp, thay dùm cho một chút xíu là xong rồi, có gì dữ dội đâu mà mặt mày một đống thấy ghê.

Nghe nó nói cũng chí lý, nhưng nghỉ kỹ lại không ổn tí nào, nhà tụi nó nghèo rớt mồng tơi, mùa nầy trông cậy vào tụi nó đi cắm câu mua gạo, tôi nở nào mượn đi 1/6 số câu của nó vì vậy nên tôi từ chối :
- Mầy giỏi quá hén! Mượn của tụi mầy để tao bị chửi à?
- Ai nói mà biết được?
Tư Phụng nhảy vô:
- Ê! Hay là đốn ít cây tre, tụi tao vót tiếp cho mầy một ngày là xong rồi...
Bốn đứa tôi hôm sau hạ 3 cây tre lớn, lớp đống sạp xuồng, lớp chẻ làm cần câu, hai ngày sau là tôi có đầy đủ dụng cụ cắm câu của một thợ câu chuyên nghiệp. Đám bạn nhắc nhở tôi từng li từng tí, nhất là thằng Tài khi dọn đồ xuống là luôn miệng hỏi:
- Hai tấm cao su lớn đem xuống chưa? Mầy mà quên rủi bị mưa là tao không cho đục nhờ đâu đó, áo mưa nữa nhớ bỏ vô, không có áo mưa là ngũ luôn tới sáng khỏi đi thăm câu luôn à nghen....

Mỗi thằng nhắc vài câu, hỏi vài thứ vậy mà cũng quên mất thứ quan trọng là cái nóp để ngủ, nếu không nhờ Sáu Hiền phát hiện kịp thời thì chắc không có ai dám cho ngủ ké trong cái nóp hết, bởi vì cái nóp được làm bằng tấm đệm xếp đôi, hai đầu được may lại bằng chỉ bao bố, khi chun vào ngủ thì xoay miệng nóp xuống lưng đè lại cho muỗi vô không được, phần trên bung lên cho có nhiều không khí để dễ thở một chút, cái nóp chỉ có thể chứa chủ nhân của nó mà thôi, không còn chổ nào cho người thứ hai chui vào được...

Bốn chiếc xuồng chúng tôi chuẩn bị đầy đủ chờ nước bắt đầu sắp lớn là khởi hành, tụi nó còn đốt nhan bàn thờ ông bà, van vái giống gì không biết nữa. Khi Sáu Hiền và Tư Phụng tới bến nhà tôi réo gọi inh ỏi, thì tôi với thằng Tài xuống nhập cuộc. Tụi nó đã đi cắm câu hai năm rồi còn tôi mới đi lần đầu nên nôn nóng hồi hộp lắm, hồi hộp như ngày đầu bước chân vào lớp Đệ Thất, không biết những giờ phút sắp tới ra sao...

Chúng tôi đi về hướng Kinh Tư, nước trên sông đang đứng lớn, nên nằm yên không chảy, tôi thắc mắc hỏi tụi nó:
- Lúc nảy nước ròng còn chảy mạnh không chịu đi cho xuôi nước, bơi phải nhẹ hơn không, ngồi tán dóc làm chi để bây giờ nước đứng trân mới chịu đi, đúng là đi hoài mà không rút được một chút kinh nghiệm nào ráo trọi.
Ba thằng nó cùng cười lên một lúc:
- Không biết thì làm thinh đi, đâu có ai nói mầy câm đâu mà sợ? Hồi nảy nước ròng chảy mạnh mầy đi xuôi nước, nhưng xuôi nước được khúc nầy tới đầu Kinh Tư thôi, khi phụp vô kinh rồi thì nước trong kinh chảy ra, ngược nước thấy lảo tổ, mầy bơi cong xương sống luôn. Mà mầy biết từ vàm Kinh Tư qua tới chổ cấm câu dài gấp 3 lần từ nhà mình tới đầu kinh mà. Vậy còn dám nói tụi tao không rút kinh nghiệm nữa thôi?

Tôi bị quê độ nên làm thinh không hó hé gì nữa. 
Xuồng đi chừng 20 phút sau thì quẹo vô kinh tư. Kinh Tư là một con kinh đào nhỏ không sâu lắm, lúc bây giờ ít có ai cất nhà ở hai bên bờ, xa xa có một vài cái trại trống không, để cho người làm rẩy tạm trú mưa nắng, cặp mé kinh cỏ dại đủ thứ mộc đầy, chỉ còn ngay chính giữa dòng kinh chừng 2 mét là còn tróng trải để đi lại mà thôi.
Y như tụi nó tính toán, nước bắt đầu lớn nên chảy vô kinh, xuôi chèo mát mái tụi tôi bơi nhanh như tên bắn, chưa đầy một giờ sau là gần tới kinh sáng mới, chúng tôi rẻ vào một con mương nhỏ rồi bắt đầu dùng sào mà chống lần trên mương để vô giữa ruộng. Đất ruộng ở đây có khu đã cấy lâu rồi, lúa bắt đầu bén rể đâm lá non, có đất mới vừa cấy xong một vài ngày, nên mạ còn lá úa ngã màu vàng, có người còn đang dọn đất sửa soạn cấy...

Chúng tôi vô sâu gần 2 cây số thì bắt đầu tìm nơi thuận tiện mà đậu xuồng.
Thường thường dân ruộng đi làm chung 2 người một cặp, cắm câu giăng lưới hay đặt lờ cũng vậy, hai người để có bạn cho vui, chứ thật ra mỗi người làm riêng một nẻo, nhưng khi rỗi rảnh thì hai người tán dóc cũng đở cô đơn, nhưng cũng có những "Độc Cô Hành" thích một mình yên tỉnh... 
Ba đứa bạn tôi đi chơi cũng như đi làm thường chung một đám, lần nầy có tôi theo đúng lý ra phải tách ra làm hai nhóm nhưng không thằng nào muốn, vì vậy bốn thằng đậu xuồng chung một chổ, rồi chia vùng ra mà cắm câu.

Sáu Hiền nhiều tuổi hơn hết nhưng vẫn bị kêu thằng như thường, nó nhổ một cọng cỏ năng, ngắt ra làm 4 khúc dài ngắn khác nhau nói:
- Ba đứa bây rút thăm đi, thằng nào rút được cây dài nhất thì bắt chổ trước.
Bốn đứa tôi mỗi thằng một hướng đem câu đi cắm. Mỗi đứa đều nhắc lại bài học tụi nó dạy hai hôm trước. Nào là canh hướng gió để cá ngửi được mùi mồi, nào là canh nước sâu, nước cạn, ngang lung ngang bào phải làm sao, chổ sâu, chổ gò, cắm thưa, cắm dầy, đủ kiểu, đủ cách...

Tôi bắt đầu thực hành bài học mà tôi đã biết nữa vời trước đây, mỗi cần câu trung bình cách nhau từ 3 tới 4 mét đầu cần câu được hướng về phía cần kế tiếp, có thể cấm câu theo đũ loại hình, chữ nhật, hình vuông, vòng cung...nhưng tựu chung thì cần câu đầu tiên phát xuất từ nơi đậu xuồng và cần sau cùng cũng kết thúc gần nơi khởi hành. 
Khoảng một giờ sau là 300 cần câu được cắm xong. Sáu Hiền phân công tôi nấu cơm, thằng Tài đi kiếm rau Tư Phụng và nó thì mỗi đứa móc mồi ít chục cần câu kíếm cá để kho ăn chiều ...
Cơm nước, dọn rửa xong thì tụi tôi ngồi hút thuốc rê chờ mặt trời xuống núi là bắt đầu đi móc mồi. Mồi trùng có hai loại, trùng hổ và trùng quắn để cắm câu cá trê, những thứ trùng khác như trùng cơm hay trùng huyết không xài được vì nhiều lý do. 

Đầu mùa thì xài trùng hổ khi đào hết trùng hổ trong xóm rồi thì phải mua trùng quắn mà cắm. 
Trùng hổ lớn bằng ngón tay út dài từ 15 cm tới 20 cm, mỗi con có thể cắt ra từ 15 đến 20 miếng mồi. Trùng được đem theo và nuôi chúng trong một cái hủ sành có chứa đất làm thức ăn cho nó.
Khi mặt trời xuống còn chừng nửa sào là chúng tôi ba chân bốn cẳng mở hết tốc lực đi móc mồi câu trước khi trời tối hẳng. Móc mồi sớm quá sẽ bị các loại cá bổi như cá chốt, cá rô, cá trèn đớp mất mồi, cá trê chưa kịp ăn thì cần câu đã dính mấy anh chàng cá bổi rồi, còn như để tối quá thì lại không thấy đường đi...
Bốn đứa tôi móc xong mồi thì trời đã tối, ngồi nghỉ mệt hút thuốc một hồi thì bắt đầu cắt trùng chuẩn bị đi thăm câu đợt đầu. 

Ngồi cắt trùng mà nghe cá dính câu giẩy, nghe tiếng cá trê đớp mồi chùng chụt lòng tôi nôn nóng, nhấp nhổm lạ thường...
Tôi bước khỏi xuồng với cái khăn bịt trên đầu, cái bội vớt cá được chụp phía trên, trước ngực mang lon trùng cắt sẵn để thay mồi, vai trái mang lồng đèn, bên trong có cây đèn bánh ú, vai phải mang giỏ đựng cá, thằng Tài nhắc:
- Hột quẹt có đem theo chưa? Quên nó lở bị gió mạnh thổi tắt đèn thì bỏ mạng nghen.
Tôi tiến tới cần câu đầu tiên, nhìn thấy nó bị kéo lôi về bên phải còn ngóc lên ngóc xuống, tôi đinh ninh chắc là dính con cá trê bự tổ bố rồi, nên lẹ làng lấy cái bội khỏi đầu, một tay kéo nhợ câu, tay kia cầm bội xúc nó lên, trong bội không phải con cá trê lớn mà là con cá trèn. Đối với tôi người từ trước tới nay chỉ cắm câu ban ngày kiếm cá ăn, thì dính được bất cứ loại cá gì cũng là mừng quýnh đít, gở cá bỏ vô giỏ thay mồi xong tôi hâm hở tiến tới cần thứ nhì...

Câu tôi là những cần câu mới toanh nên còn rất bén và nhậy cho nên bất cứ loại cá nào đớp phải mồi đều bị dính câu, liên tiếp mấy chục cần dính toàn cá bổi lâu lâu mới dính được một con cá lóc phải tới một phần ba đường mới bắt đầu dính cá trê, tôi hăng say gở cá thay mồi cho tới khi thấy cần câu cấm ngược đầu thì biết là cuộc chơi chấm dứt, mình đã đi về tới xuồng rồi...
Ba đứa bạn đã về tới từ lâu, tụi nó đã rộng cá vô thùng và làm xong cá bổi để muối cho khỏi hư. Thằng Tài kéo giỏ cá của tôi lên xem rồi nhóng thử nói:
- Chắc là phải hơn 3 kí.
Hai thằng kia nghe vậy nhảy qua xuồng tôi coi thử, xem xong thì tụi nó cười rộ. 
- Nó trúng mánh rồi, cái nầy chắc cở bốn kí, mà chỉ là cá bổi bán có được đâu, hổng biết cá cân được hai kí hông nữa.
- Cá nào hổng được ? Được nhiều là tốt rồi.
- Tốt khỉ gì, mầy trút lẹ ra rồi rộng vô thùng đi, để lâu trong giỏ coi chừng bị ngộp chết ráo thì một kí cũng không còn chứ đừng nói chi tới hai.

Tôi còn lo thay quần áo khô thì thằng Tài trút giỏ cá của tôi xuống khoang xuồng, hai thùng đựng cá được nó múc sẳn nước trước dùm, nó lựa cá trê thì rộng riêng một thùng còn thùng còn lại thì rộng cá lóc. Quần áo thay xong tôi lấy dao chặt đầu mổ bụng làm sạch đám cá bổi đem ướp muối cất vô thau rồi mới ra ngồi hút thuốc tán dóc với tụi nó...
Khoảng một giờ sau thì tụi tôi lại tái diễn trình tự cũ, lần nầy thì câu tôi ít dính cá bổi mà được cá lóc và cá trê khá hơn đợt đầu. Rộng cá, muối cá xong thì bắt đầu trải nóp ra chun vô ngủ cho tới trời mờ mờ sáng thì thức dậy nhổ câu.
Những người đi cấm câu hay đặt rập ban đêm, bộ não hình như có trang bị đồng hồ báo thức tự động, đồng hồ của tôi vẫn còn chạy tốt cho đến giờ...

Nhổ câu xong là chúng tôi bắt đầu lo cơm nước buổi sáng rồi mới tính xem nên cấm ở đâu cho đêm kế tiếp... 
Ba đứa nó bàn tính một lúc thì quyết định đi sâu thêm 3 cây số nữa tụi tôi nhổ sào chống đi tiếp tục đến khu đất mới, ở đây người ta cấy lúa chắc phải hơn một tuần rồi, màu lá lúa non xanh mướt như một tấm thảm nhung đang chập chờn vợn sóng đẹp vô cùng.


Bốn chiếc xuồng đậu sát vào nhau nhưng cột chùm thành hai cặp bốn cây sào và bốn cây dầm được làm sườn cho cái trại bằng cao su để tạm thời che nắng mà ngủ trưa hầu bù lại đêm rồi không ngủ đủ. Chúng tôi ngủ chưa được 2 tiếng đồng hồ thì gió lạnh thổi tới làm những tấm cao su kêu lên phành phạch, bốn thằng đều thức dậy nhìn trời mà đoán thơi tiết. 
Thanh niên ở vùng quê ai cũng là chuyên gia dự báo thời tiết hết, chỉ có khác biệt là giỏi hay dở mà thôi, nhưng hôm đó bốn đứa tôi đều đoán là có mưa lớn nên cả bọn chuẩn bị sẳn sàng chịu mưa, áo mưa được mặc vô, đồ đạc thì đậy kín để khỏi ướt, cái trại lớn được thu nhỏ lại trên hai chiếc xuồng, cao su được hạ thấp xuống chỉ còn ngang đầu để tránh bớt gió, bốn đứa ngồi trên 2 chiếc xuồng sẵn sàng chờ mưa. Hôm đó mưa tuy nặng hột nhưng không có gió mạnh, nước rơi trên cao su nghe lộp bộp lâu lâu đọng lại thành một bọc lớn đổ xuống cái ào, mưa cả giờ rồi mà chưa dứt, vẫn cứ lắc rắc mãi tụi tôi quyết định dầm mưa để đi cắm câu trước khi trời tối, chứ không đợi mưa tạnh vì thông thường trời mưa thì không thấy mặt trời để mà canh giờ được. Vừa mới bước ra khỏi xuồng thì tụi nó nhắc nhở:
- Nhớ nghen, hôm nay mưa lớn lắm đó, cá sẽ lên gò tìm mồi, mầy mà cắm như đêm rồi thất nửa thì đừng có trách sao tụi tao không chỉ.

Thời đó đi cắm câu xa nhà một đêm trung bình phải được 9,10 kí lô cá cân, nếu chỉ có 7,8 kí thì xem như thất thu còn trên 10 kí thì là trúng mánh. Đêm rồi tôi chắc được 7,8 kí đối với tôi đã là quá nhiều, nhưng tụi nó thì tội nghiệp cho tôi. Nghe lời dặn đêm đó tôi cắm sát gò, nước sâu chừng một tất thôi. Vì trời mưa tụi tôi đi móc mồi hơi sớm khi trời nhá nhem tối thì mưa đã tạnh hẳn và chúng tôi đã móc xong mồi. Nước mưa làm cá mát mình nên đi tìm mồi nhiều hơn, đêm đó bọn tôi trúng lớn cho nên trời chưa sáng là đã mang theo đèn mà cuốn câu về rồi...

Trên đường về tụi nó bàn tính đi qua vựa cá bên chợ cân luôn rồi mời trở về nhà. Tụi nó bày cho tôi cất bớt lại tiền không mang về hết. Đứa nào cũng nói một câu hơi hơi giống nhau:
- Phải thủ một ít phòng thân chứ, đưa cho ổng bả biết bao nhiêu mới đủ?
Vậy là từ hôm đó trở về sau, hể tôi làm ra tiền thì đưa cho má tôi 4 phần, tôi giữ lại một phần để xài riêng cho mình, không như lúc còn nhỏ làm bao nhiêu giao cho mẹ hết bấy nhiêu...
Cắm câu ngoài đồng tróng ít khi bị muổi cắn, nhưng thường mắc mưa có khi suốt cả đêm bị mưa không ngủ được, phải đội mưa mà đi thăm câu, lạnh lẽo vô cùng, nhưng đối với dân quê nó là một nguồn lợi lớn nuôi sống gia đình.

Bây giờ đất thì được ban bằng, lung bào được lấp để tăng diện tích canh tác, lúa làm 3 vụ bờ mẩu được đấp cao để bơm nước ra vô, thuốc sát trùng xử dụng vô tội dạ, môi trường ô nhiễm trầm trọng, cá tôm không có nơi sanh sản tự nhiên nữa, cho nên chuyện bơi xuồng đi cắm câu chắc là đã đi vào kho tàng của chuyện cổ tich rồi... 

Người ta chỉ còn nuôi cá để mà bán thôi...

Lanh Nguyễn