Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Giáng Ngọc - Ngô Thụy Miên - Kiều Nga

Đó là dáng của một người con gái đẹp sang trọng kiêu sa, đài các, mà các chàng trai đều mơ ước được một người con gái để yêu thương để cháy hết mình trong tình yêu, nhưng ước mơ ấy thường không được trọn vẹn, nên trong lòng vẫn khoắc khoải ưu tư thêm một chút tiếc nuối ..


Sáng Tác: Ngô Thụy Miên
Ca Dĩ: Kiều Nga
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Đến Một Lúc


Đến một lúc
mưa gió thành bão tố
Gìn lòng giữ vững một niềm tin
Đau khổ tất nhiên đời phải có
Lạc quan tiềm ẩn ắp trong tim.

Đến một lúc
kiêu căng cùng hãnh tiến
Quên đi để bản ngã trong lành.
Ngắm cỏ cây mênh mông bát ngát
Thân tâm bay bổng khắp trời xanh.

Đến một lúc
tấm lòng ta rộng mở
Trái tim được thắp sáng niềm tin
Hổ thẹn xấu xa trong dĩ vãng
Tạo ra do ích kỹ ham vinh.

Đến một lúc
cho đi là hạnh phúc
Tham lam cùm khóa của trần gian
Sân si trôi thả vào sương khói
Nợ trần ai thôi chớ vương mang.

Đến một lúc
thấu rõ điều bất biến
Tâm hồn như phiến đá tinh khôi
Thương yêu quá tổ tiên sông nước
Lãng đãng chiều hôm phủ núi đồi.

Đến một lúc
nằm yên trong lòng đất
Nghe thân xác nhẹ bổng trần đời
Vô thường thẩm thấu vào tâm thức
Thanh tịnh là đây lúc thảnh thơi..!

Anh Tú
03.04. 2014

Vô Duyên



Vắng bạn dường như thấy ngẩn ngơ
Vô duyên chi bấy biết ai chờ
Nắng chiều quyện tiếng con chim vịt
Trang giấy ngưng dòng mấy vận thơ
Ngao ngán màu trăng trăng nhợt nhạt
Ngóng trông ngọc nữ nữ ơ thờ
Cây rừng mấy bận thay màu lá
Hoa tím lưng chừng nhện kéo tơ

Cao Linh Tử
21/6/2016

Việt Nam Văn Học Sử Yếu - Dương Quảng Hàm.(Chương Thứ Năm)

THIÊN THỨ HAI
ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TÀU 
CHƯƠNG THỨ NĂM



HỌC SINH NGƯỜI NAM SANG DU HỌC Ở TÀU

Sự truyền bá Hán học ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Từ khi nước ta nội thuộc nước Tàu (111 tr.TL) chữ Nho cùng Hán học dần dần truyền bá sang nước ta. Sự truyền bá ấy nhờ mấy duyên cớ naỳ: 

A) Các lương lại Tàu đã có bụng tốt mở mang việc học trong xứ ta. Trong số ấy, sử còn ghi tên những ông sau này: 
1. Tích Quang, làm thái thú quận Giao chỉ về đờ Hán Bình đế, dạy dân lấy điêù lễ nghĩa 
(CM. tiền biên, q.2, tờ 9b) 
2. Nhâm Diên làm thái thú quận Cửu chân từ năm 29 đến năm 33, dạy dân lễ giá thú 
(CM. tiền biên q.2 tờ 9a) 
3. Sĩ Nhiếp làm thái thú quận Giao chỉ từ năm 187 đến năm 226. 
Ông là một người có văn học, lại chăm mở mang việc học, nên vẫn được suy tôn là “Nam bang học tổ". (Ông tổ việc học ở nước Nam). Nhưng ta không nên lầm tưởng ông là người đầu tiên đem chữ Nho sang dạy dân ta; ông chỉ là một người có công to trong việc truyền bá Hán học ở xứ ta thôi. 
4. Đỗ Tuệ Độ làm thứ sử Giao châu về cuối đời nhà Tấn (đầu thế kỷ thứ V) , chăm việc mở trường dạy dân học (CM. tiền biên, q.3, tờ 24b). 

B) Các sĩ phu Tàu chạy loạn sang nước ta. 
1. Về thời Vương Mãng (1) (8-23), có nhiều quan lại và sĩ phu nhà Hán, không muốn thờ kẻ tiếm nghịch, chạy sang đất Giao chỉ theo Tích Quang , rồi khuyến khích và giúp đỡ quan Thái thú trong việc truyền bá văn hóa Tàu ở xứ ta. (Theo H. Maspèro, BEFEO, XVIII, số 3, tr.12) 
2. Lại sau khi vua Hán Linh đế mất (189) nước Tàu rối loạn, chỉ có đất Giao chỉ là yên ổn, bởi thế bấy giờ có nhiều người danh vọng ở bên Tàu chạy sang ở bên ta (Theo P.Pélliot, T’oungpao, 1918-1919, tr.273) 
Xem hai việc ấy đủ biết trong khi nước ta nội thuộc nước Tàu, có nhiều bậc học thức người Tàu sang ở bên ta, rồi truyền bá Hán học ở đấy. 
C) Các nhà sư Tàu (sẽ nói rõ trong Chương sau). 
D) Các học sinh người Nam sang du học ở Tàu: đó là vấn đề ta sẽ xét ở đoạn dưới. 



Học sinh người Nam sang du học ở Tàu.
A) Nguyên nhân.- tuy các nhà cầm quyền người Tàu có lo đến việc dạy dân ta học chữ Nho thật. Nhưng nền học ấy vẫn ở một cái trình độ thiển cận: mục đích chỉ cốt luyện lấy người dùng làm lại thuộc ở các ty, các nha, chứ không phải là đào tạo nhân tài. Vì thế những người tuấn tú trong nước ta muốn học cho thành tài tất phải sang bên Tàu.
B) Các người hiển đạt và nổi tiếng. – Trong số các người sang du học ở bên Tàu, sử sách còn ghi tên mấy người hiền đạt và nổi tiếng là những người nầy: 
1. Trương Trọng đi du học ở đất Lạc dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam) về đời Hán Minh đế (58-75), sau được bổ làm quan thái thú ở Kim thành (tên quận, nay thuộc tỉnh Cam túc) (theo Chu bội Liên, tựa sách Thánh mô hiền phạm của Lê Quý Đôn) . 
2. Lý Tiến được bổ làm thứ sử ở Giao chỉ năm 187 (Hán Linh đế, Trung bình thứ 4). Ông có dâng sớ xin cho người Giao chỉ được bổ làm quan như người ở trung châu bên Tàu. Vua Tàu chỉ cho những người đỗ mậu tài (2) hoặc hiếu liêm (3) được làm lại thuộc ở trong xứ, chứ không được làm quan ở trung châu. 
3. Lý Cầm làm túc vệ trong điện vua nhà Hán lúc bấy giờ, thấy việc của Lý Tiến xin không được, mới rủ mấy người đồng hương ra cùng kêu xin. Vua nhà Hán bèn bộ một người Giao chỉ đổ mậu tài làm quan lệnh ở Hạ dương, và một người đổ hiếu liêm làm quan lệnh ở Lục Hợp . Sau Lý Cầm làm quan đến Tư lệ hiệu úy (CM, tiền biên, q.2. tờ 26) 
4. Khương Công Phụ ở về đời Đường Đức Tôn (78-804), đậu tiến sĩ, làm quan đến chức bình chương (An nam chí nguyên, bản in PQVĐHX, tr.178-180) 



Ảnh hưởng về việc học sinh ta sang du học bên Tàu. 
Việc học sinh ta sang du học ở Tàu có ảnh hưởng đến sự truyền bá Hán học ở nước ta. Cái ảnh hưởng ấy phát triển ra có hai cách: 
A) Các học sinh thành tài về nước đem những điều mình đã học được mà truyền dạy cho người đồng bang. 
B) Cái gương các học sinh thành tài được hiển đạt, vinh dự làm cho các người trong nước nức lòng mà chăm chỉ học tập, nhờ đó mà Hán học càng ngày càng lan rộng trong nhân gian.
Các tác Phẩm kê cứu.
(1) Nguyễn Bá Trác, Bàn về Hán học, N.P.VII , số 10 tr.324-336 

(2) Lê Thước. L’Enseignement des caractères chinois: Ext. de la Revue indochinoise, 1921, Hanoi, Imp, d’Extrème-Orient. 
-- 
Chú thích :
(1) Vương Mãng: nguyên làm quan với nhà Hán, rồi giết vua Bình đế mà tiếm ngôi vua sau bị vua Hán Quang Vũ giết chết. 
(2) Mậu tài: tức là tú tài. Sau vì vua Hán Quang Vũ tên là Tú, nên đỗi chữ tú là chữ mậu. 
(3) Hiếu liêm: vua Hán Vũ đế bắt đâù truyền lệnh cho mỗi quận trong nước cử một hiếu liêm; các đời sau cũng theo lệ ấy: châu thi cử tú tài, quận thi cử hiếu liêm.


Dương Quảng Hàm





Đà Lạt Như Mơ


Xướng: Đà Lạt Như Mơ

Đà Lạt như mơ mới đến nơi,
Đồi thông hai mộ nhớ lâu đời.
Khói sương gác tía hoa tươi thắm,
Dinh thự lầu son đẹp tuyệt vời!
Du khách dừng chân vui thưởng ngoạn,
Non bồng lạc bước thú chơi vơi!
Ly hương cám cảnh tình yêu nước,
Thăm lại quê xưa uống rượu mời...


Mai Xuân Thanh
Ngày 15 tháng 06 năm 2016
***
Bài Họa: Đà Lạt Ôi!

Cao nguyên ngày ấy đẹp nơi nơi
Đà Lạt giờ đây hận suốt đời
Nhạc khúc thông rừng đà lặng lẽ
Tiếng đàn thác suối cũng xa vời
Phố đen bụi xám nhà chen chút
Hồ hẹp cỏ vàng nước cạn vời
Du khách một lần không trở lại
Thiên nhiên lịm chết khó chào mời 


Mailoc

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Thu Vàng Vận Nước


Hình Ảnh& Thơ: Nguyễn Cao Khải
Trình Bày: Kim Oanh

Anh Hay Chú


Nếu gọi chú, thơ sẽ buồn lắm lắm
Bởi men thơ, say chẳng của riêng ai
Dù em bé hay là ta rất lớn
Cũng nghe thơ dào dạt cả trong ngoài

Đừng gọi chú kẻo thời gian bật khóc
Tiếng thơ đau từ buổi nắng lưng chiều
Hồn thơ đó sẽ nghe sầu lặng lẻ
Dẫu bên đời còn nhịp bước thân yêu ...

Dù gọi chú, hay là không gọi chú
Khác chi không khi khỏang cách không gần
Em cõi Bắc ta tần ngần đứng ngắm
Đám mây kia tan hợp kiếp phù vân ..

Chờ một tiếng em gọi từ xa tít
Cả không gian lắng đọng buổi vào thu
Mùa thu úa không bằng thơ chớm úa
Bóng em đâu bàng bạc chốn xa mù

Nhược Thu

Gỏi Celery


Nguyên liệu:

400 gr thịt bò nạc
( hoặc 2 miếng bò beef steaks)
1½ muỗng café dầu hào
5 nhánh celery
1 nhánh hành lá (lấy phần cọng trắng)
1 củ hành tây tím (tùy lớn nhỏ)
½ trái ớt chuông đỏ
3 – 4 tép tỏi
Rau quế, ngò gai
Đậu phọng
Hành phi (mua loại làm sẳn)
3- 4 trái chanh
Muối, đường, nước mắm

Chuẩn Bị:

1) Celery, ớt chuông rửa sạch, cắt khúc khoảng 3 – 4 cm, xắt thành sợi, hành tây xắt sợi. Củ hành tím chẻ đôi xắt mỏng. Cọng hành lá cắt làm 3 khúc, tước sợi.
2) Rau quế và ngò gai xắt nhỏ.
3) Chanh vắt lấy nước, 2/3 pha với đường, muối và nước mắm, phần còn lại dùng làm nước chấm.

4) Đậu phọng rang vàng hay nướng trong lò nhỏ, tách bỏ vỏ. Chia đậu ra làm 2 phần, ½ đậu tách đôi và ½ băm nhỏ nhưng đừng quá nhuyển.

5) Tỏi bằm nhuyển ( ½ xào với thịt, ½ phần còn lại dùng làm nước mắm).

Cách Làm:

Cách 1: Nếu dùng bò beef steaks thì chỉ ướp muối và tiêu, cho tỏi vào chảo dầu nóng, thả thịt bò vào chiên đều 2 mặt nhưng đừng để thịt quá chín (khoảng medium raw là được). Lấy thịt ra khỏi chảo, xắt thành từng lát mỏng, sang thịt vào tô để trộn với rau.

Cách 2: Thịt bò nạc xắt lát mỏng, ướp muối, dầu hào và tiêu, giữ thịt trong tủ lạnh khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Tỏi phi vừa vàng, thả thịt vào xào nửa sống nửa chín, sang thịt ra tô (hay thau nhỏ) để nguội trước khi trộn.

Cho celery, hành tây, ớt chuông vào tô thịt bò, trộn đều. Khi gần ăn thì rưới sauce chanh đường vào gỏi, trộn đều trước khi sang qua dĩa. Trên rải ngò gai, rau quế, hành lá, hành phi, đậu phọng.

Món gỏi bò ăn chấm với nước mắm tỏi ớt hay mắm nêm hoặc nước mắm khóm (khóm băm nhuyễn với tỏi ớt chanh).

Cách làm nước chấm:

Cho đường, ớt và tỏi vào nước cốt chanh vào nước mắm hoặc mắm nêm.
Dùng lại phần chanh sau khi chanh vắt lấy nước, tách lấy phần múi chanh của, cho vào chén nước chấm trông ngon hơn. Nêm lại cho vừa khẩu vị trước khi ăn.

Lưu ý:

1) Hành tây có thể ngâm trong nước dấm pha với muối và ít đường cho bớt vị cay và nồng.
2) Khi pha nước mắm YDT thường “bằm” tỏi cho thật nhuyễn nhưng không “giã nhuyển trong cối”. Ớt và tỏi nên bằm riêng để chén nước chấm không bị đục.

Yên Dạ Thảo

Dạ Quỳnh - Sáng Tác Phạm Anh Dũng - Tiếng Hát Hồng Tước


Sáng Tác: Phạm Anh Dũng
Tiếng Hát: Hồng Tước

Nỗi Nhớ Trường Xưa


(Tống Phước Hiệp - Vĩnh Long trước 1975)

Một góc trường xưa còn sót lại
Giữ dùm thân ái của tôi đây
Bao năm qua còn lại chút nầy
Những kỷ niệm đong đầy tháng hạ


Lớp học mới hình dung xa lạ
Sân trường đâu, phượng đỏ nơi đâu?
Một thời hoa mộng đã in sâu
Trong ký ức học trò xưa cũ

Bóng bác Năm cần cù lam lũ
Chờ tan giờ bác bấm dây chuông
Nhớ ngày nao tiếng trống còn buông
Mười năm trước khi trường tan học

Dãy Đệ Tam những căn nhà trọc
Nằm bơ vơ cuối góc sau trường
Cũng nơi đây chất chứa tình thương
Của những đứa, đứa còn đứa mất

Năm 69 tôi vào Đệ Nhất
Cũng là năm cất bước lên đường
Xa quê hương lòng vẫn vấn vương
Trên mái ngói, tường vôi loang nỗi nhớ...

Biện Công Danh
13/6/16

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Vời Vẽ - Thơ Quách Như Nguyệt - Phổ Nhạc: Nguyễn Thanh Hùng


Nhạc và Hòa Âm: Nguyễn Thanh Hùng
Tiếng Hát: Nguyễn Anh Tuấn
Thực Hiện Youtube: Nguyễn Hà

Ừ Thôi Nhé!


Ừ thôi nhé! Không gọi anh bằng chú
Để thơ buồn, sẽ lụy trái tim em
Lúc về đêm không giấc ngủ êm đềm
Không mộng đẹp vì dạ sầu khắc khoải

Ừ thôi nhé! Thời gian khoan bật khóc
Tiếng thơ buồn đã lắng đọng đêm qua
Hồn thơ kia thêm tha thướt mượt mà
Lời yêu thương sẽ trãi dài trên lối

Ừ thôi nhé! Mình không còn khoảng cách
Dù xa xôi nhưng lòng cảm thật gần
Bởi vì anh đã xoay ngược thời gian
Để hồn em không sầu như lá úa

Yên Dạ Thảo

Tháng Sáu, Vẻ Chân Dung

Tháng sáu ngồi tản mạn
vẻ chân dung cuộc đời
chút tình ngày phóng đãng
lồng màu sắc chơi vơi.

Vẻ chân dung sông núi
chảy ngược mạn thuyền đêm
bờ vai trăng trần trụi
che ngực biển hồn thiêng.

Một nét trời vô tận
một nét đất bao la
một nét ta lãng mạn
một nét em mặn mà.

Trộn tình chung với sắc
chấm cọ vẻ chân dung
tình, hình như muôn mặt
sắc, hình như hư không.

Kéo đường kẻ quê hương
vẫn nhạt nhòa nơi chốn
ta một đời khốn đốn
mãi làm phận tha phương.

Tháng sáu ngồi trông sông
sông đổ dài ra biển
tháng sáu ngồi ngóng biển
biển ùa sóng vào sôngbiển và sông bất biến
ta thì mãi lưu vong...


Phạm Hồng Ân
(Moonglow Park, 20/06/2015)

Văn Học Và Chút Ý Nghĩ Riêng

Nguyễn Hiến Lê

Ngày xưa khi nghĩ về các bài viết của các nhà phê bình văn học như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ (tác phẩm Văn Học và Tiểu Thuyết), Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Văn Trung, Vũ Ký, Tạ Tỵ, Vũ Bằng, Lê Huy Oanh,... Tôi vốn thích thú vì tác giả đã được phân tích và phê bình tác phẩm, sự trình bày sẵn có cho ta so sách khi đọc một tác phẩm được phê bình. Dù là văn biên khảo hay văn phê bình tham luận văn học thì nền tảng của thể văn chất chứa cái nhìn mang tính duy bản luận (foundationalism), dựa trên hai tiền đề chính: Thứ nhất, văn học là cái gì đã có sẵn, xuất hiện trước rồi cho ta tham khảo, nên chúng ta chỉ cần thấu hiểu để nhận diện bản chất và những đặc trưng cơ bản của nó; thứ hai, văn học là một bộ phận trong cấu trúc chung và cố định của toàn xã hội, chúng ta chỉ cần khám phá ra các mối liên hệ giữa nó với các phạm vi khác. Cả hai tiền đề này đều được ghi nhận qua một quá trình lâu dài. í dụ chủ đề viết biên khảo hay phê bình văn học được ta xét về nguồn gốc tức quá khứ, dĩ vãng của chuyện đã qua, hay liên hệ về sử liệu,... 

Trong lối văn biên khảo, ta cần tham khảo tài liệu dồi dào để trình bày đề tài đa diện và đa dạng từ nhiều khía cạnh, từ nhiều góc nhìn soi sáng hay hỗ trợ cho đề tài. Khi tham khảo tài liệu cần cho biết xuất xứ từ đâu. Đối với sách hay trang mạng tham chiếu, nên ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, lần xuất bản,... 
Jean-Paul Sartre
Chung quy mọi lối viết này lồng trong bộ môn văn học. Khi ta bước vào ngưỡng cửa của văn học, tôi muốn dùng ý tưởng của triết gia, nhà văn Jean-Paul Sartre qua tác phẩm độc đáo của ông, "Văn Học Là Gì?" (Qu'est-ce que la littérature?). Theo ý tưởng của Sartre, văn học là một loại hình thức sáng tác, hiện hữu trong những vấn đề của đời sống xã hội và của con người. Phương thức sáng tạo của văn học được ghi nhận qua sự hư cấu, hay cách thể hiện nội dung trình bày các đề tài có sẵn được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mỹ của chữ nghĩa, sự sáng tạo của văn học thì nặng về phương diện ngôn ngữ và nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ảnh và biểu hiện đời sống. Văn học có các thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch bản, nghiên cứu, biên khảo, tham luận phê bình,... Văn học có lịch sử phát triển từ lâu đời, là sự phát triển của văn học dân gian hay văn học truyền khẩu và văn học viết. Lịch sử của văn học viết là lịch sử phát triển của các bản viết bằng văn xuôi hay thơ, đây là những loại nhằm mục đích giải trí, khai sáng hoặc chỉ dẫn cho người đọc, người nghe. Không phải tất cả các loại bản viết đều là văn học. Một số tài liệu ghi chép như các tài liệu biên soạn thiên nhiều về những dữ liệu đôi khi như thống kê, toán học, luật pháp, kinh tế, thiên văn, khoa học,... sẽ không được xếp vào dạng văn học. 


Kế đến là khi ta bàn đến vấn đề phê bình văn học là gì, hãy xét qua lối văn này. Phê bình là gì? Nhà bình luận văn học Roland Barthes qua tác phẩm "Qu'est-ce que la critique?" của ông cho ta tìm ra những ý tưởng được trình bày theo đây. Khi ta đọc và hiểu một ngôn ngữ, theo sự phê bình văn học có thể đồng ý, nhất quán trong bản tính chủ quan hay tính khách quan, tính quá khừ của lịch sử và tính hiện hữu hiên tại, và ngôn ngữ được nhà phê bình lựa chọn và sử dụng đã có sẵn. Đó là loại ngôn ngữ của tác phẩm, loại ngôn ngữ có tính khách quan vốn là sản phẩm của những tri thức, những tư tưởng, những khát vọng tinh thần đạt tới độ chín muồi của lịch sử, nó là sự thiết yếu, nhưng mà nhà phê bình lại chọn cho mình cái ngôn ngữ cần thiết ấy để diễn tả theo cơ cấu sinh tồn của chính mình qua sự hiểu biết do tri thức hay do sự chứng kiến của lịch sử, thời gian trôi qua lựa chọn như một sự thực hiện chức năng trí tuệ theo sự am hiểu chiều sâu kinh nghiệm của đề tài, tất cả kinh nghiệm lựa chọn, thụ hưởng, chối bỏ hay chấp nhận. Được như vậy thì sự phê bình mới có thể mở ra trong tác phẩm cuộc đối thoại giữa hai thời đại lịch sử và hai chủ thể, tức tương quan giữa tác giả và nhà phê bình. Nhưng toàn bộ cuộc đối thoại được trình bày qua phương diện buýt pháp ghi nhận nhắm vào thời điểm hiện tại một cách vị kỷ, phê bình không thể trọng vọng dù có là sự thật hay "chân lý của quá khứ" hay "chân lý của kẻ khác", nó là một sự tạo tác có thể hiểu ở thời đại chúng ta hiện hữu. 

Do vậy, "Phê bình văn học" là một bộ môn của khoa học văn học xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19 ở châu Âu đến nay đã trải qua nhiều chặng đường biến hóa. Người ta có thể tùy theo mục tiêu nghiên cứu của mình mà trình bày diễn trình này theo những cách thức khác nhau. Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm đề cập tới. Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học và quá trình văn học như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn thuộc khoa nghiên cứu văn học. Bên cạnh văn học sử lấy đối tượng là văn học thuộc về quá khứ, phê bình văn học ưu tiên lưu ý đến những quá trình, những chuyển động đã hay đang xảy ra trong hoàn cảnh văn học hiện tại như Roland Barthes nói bên trên, khảo sát các tác phẩm xuất bản và báo chí, phản ứng với các hiện tượng văn học, với sự cảm thụ văn học của quần chúng. 

Một trong những đặc điểm của phê bình văn học so sánh với phê bình nghệ thuật nói chung, ví dụ như phê bình âm nhạc, phê bình sân khấu, phê bình kịch nghệ hay điện ảnh, phê bình hội họa v.v... là nếu các loại phê bình nói trên không thể trở thành đối tượng của nó thì phê bình văn học sẽ trở thành văn học, nghĩa là thuộc phạm trù văn chương, ngôn từ, như thi ca, văn xuôi. Bởi vì phê bình văn học đều sử dụng chất liệu ngôn ngữ tiếng nói cho mọi sáng tác văn học. 

Tuy nhiên không phải mọi dạng viết văn nào thuộc phạm vi phê bình đều có thể được coi là văn học, tuy vậy lắm khi chỉ một số ít những tác phẩm được viết ra đạt được đặc tính nghệ thuật cao về ngôn từ thẩm mỹ, bộc lộ phong cách độc đáo, cái nhìn uyên bác mới trở thành văn học đúng nghĩa của nó.

Trần Việt Hải

Bài Thuốc Trị Bệnh Xương Khớp, Huyết Áp

Bài thuốc trị bệnh xương khớp, huyết áp hiệu quả chỉ sau 3-5 ngày Nếu bạn mắc các bệnh xương khớp, huyết áp hãy thử bài thuốc hành tây ngâm rượu vang đỏ dưới đây xem điều kỳ diệu gì sẽ đến với bạn sau 3-5 ngày sử dụng.

Nhiều nước châu Mỹ và châu Âu đã vinh danh cho hành tây là “nữ hoàng của các loại rau” bởi đây là một loại rau có những tác dụng thần kỳ mà không phải ai cũng có thể có được.


Trong hành tây có 1 “kho” các chất dinh dưỡng,chất kháng sinh tự nhiên vô cùng quý báu. Không chỉ giàu kali, vitamin C, axit folic, kẽm, selenium, chất xơ,.. đặc biệt là quercetin và A. prostaglandin vô cùng quý hiếm mà ít loại rau quả nào có được.
Các chuyên gia tại Việt Nam cho biết cứ 100g Hành tây có 88g nước; 1,8g protid; 8,3g glucid; 0,1g chất xơ; 0,8g tro và 38mg calcium, 58mg phosphor; 0,8mg chất sắt; 0,03mg caroten; 0,03 mg B1; 0,04mg B2; 0,2mg PP và tới 10mg vitamin C.
Trong Đông Y hành tây thường được dùng làm vị thuốc chữa các bệnh về xương khớp, điều hòa huyết áp, các bệnh tim mạch, chữa ho, sát khuẩn,…

Tác dụng chữa bệnh của hành tây

Hành tây là loại thực phẩm, vị thuốc quý cho con người với những tác dụng chữa bệnh thường gặp đến các bệnh mạn tính vô cùng hiệu nghiệm.
Hành tây còn hữu hiệu hơn calcitonin
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành tây có tác dụng chống sự lưu thoát các chất trong xương. Thậm chí nó còn được đánh giá là tốt hơn cả loại thuốc chuyên điều trị chứng bệnh loãng xương - calcitonin.
Cụ thể trong thí nghiệm với chuột bạch đực cho ăn hành tây trong 4 tuần đã có tỷ lệ chất xương tăng lên 13,5-18.0%.

Một thí nghiệm khác được thực hiện trên chuột bạch bằng cách trộn hành tây (1,5g) vào thức ăn hàng ngày có thể giảm được 25% sự thất thoát chất xương của chúng. Điều đáng chú ý là chỉ sau 12 giờ đồng hồ hành tây đã phát huy hiệu quả của nó.

Hành tây có thể phân giải chất béo

 TS. BS Serdrew cũng đã tiến hành trên thí nghiệm lâm sàng đã thấy rằng hành tây giúp bạn tăng cao cholesterol tốt và ngăn được sự kết tụ của tiểu cầu huyết.
Nhưng với điều kiện ăn hành tây khi chúng được nấu chín vừa phải.

Hành tây có thể phòng ngừa ung thư dạ dày

Một nghiên cứu tại Trung Quốc, vùng có nhiều người mắc ung thư dạ dày cho thấy những người ăn nhiều hành tây sẽ giảm được khả năng mắc ung thư da dày.

Hành tây có thể chống hen suyễn

Theo nghiên cứu ở Đức, hành tây có thể làm giảm đến 50% xác suất khởi sinh các cơn hen suyễn nhờ vào các chất kháng sinh tự nhiên của nó.

Rượu vang đỏ ngâm hành tây chữa bệnh xương khớp

Bài thuốc chữa xương khớp, điều hòa huyết áp từ hành tây
Theo kinh nghiệm của người Nhật Bản thì bài thuốc từ hành tây và rượu vang đỏ được dùng để chữa bệnh về xương khớp, huyết áp cho người già, hạ đường huyết, khó ngủ, tiểu đêm,…

Nguyên liệu:

- 3 củ hành tây cỡ vừa
- 750ml rượu vang đỏ (hoặc rượu nho)

Thực hiện:

Chọn hành tây có vỏ màu tím đỏ càng tốt. Đem hành bóc vỏ, cắt dọc thành 8 phần đều nhau, bỏ đít rồi tách chúng tơi ra.

Cho hành vào cái lọ thủy tinh vừa phải rồi đổ rượu vào, nắp kín bình lại để chỗ mát khoảng 1 tuần lễ rồi lấy ra chắt rượu vào chai cho vào tủ lạnh dùng dần.

Cách dùng:

Bình thường nên dùng 50ml/lần, mỗi ngày uống 1-2 lần. Bạn có thể ăn được hành ngâm càng tốt. Những người thích uống ngọt có thể cho thêm chút mật ong vào. Lưu ý những người già chỉ nên uống 20ml/lần.

Sử dụng khoảng 3-5 ngày bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của nó.
- Công dụng: Chữa chứng đau nhức đầu gối, xương khớp, điều hòa huyết áp, mất ngủ,…cho người già.

Trần Ngọc sưu tầm

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Em Đi Trong Mùa Thu

Tặng anh trai để tưởng nhớ về Người Em Gái Pleime 22/6


Thơ: Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh


Thăm Mộ Chiều Mưa



Chiều mưa lên mộ thăm nàng
Thời gian lâu đã lòng càng nhớ thương
Phôi pha năm tháng như dường
Nghe còn đậm nét thoảng hương ngày nào

Hồn nhiên mơ mộng trăng sao
Em nô đùa hát cất cao giọng vàng
Gọi hoa dần nở Xuân sang
Báo mùa ong bướm vương mang vườn tình

Nhớ nhung hồi tưởng bóng hình
Thuở thời áo trắng nguyên trinh học trò
Phượng hàng bật khóc âu lo
Em đi để lại tơ vò đời anh

Giờ nằm đáy mộ lạnh tanh
Nguyện cầu mưa mãi kết nhanh đường về
Trăng sao lạc nẻo sơn khê
Mình anh đơn độc tư bề đêm đen! 

Pleiku 4-8-2011
Lê Kim Hiệp

Mộng Pleiku!



Chưa lần viếng phố Pleiku
Nghe trong tâm tưởng hồn du núi đồi
Ngập ngừng rung nhẹ bờ môi
Má hồng e thẹn tim côi thấm tình

Cõng nắng một sớm bình minh
Tiếng cười khúc khích nguyên trinh học trò
Trên đường đến lớp thầm dò
Liếc nhìn lữ khách âu lo ngại ngần

Vào lớp một thoáng bâng khuâng
Dấu yêu một thuở ân cần xinh sao
Pleiku phố núi tình trao..
Lòng côi lữ khách đậm màu đất hung.

Kim Oanh
Melbourne 24-9-2009

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Tin Mừng - Thơ Mừng



Chàng là chú rễ Xuân Khoa,
Cô dâu thanh nữ nếp nhà Thảo Nguyên.
Nhà trai mơ ước dâu hiền,
Thông gia, rễ quý nên duyên chữ đồng.
Hương thơm ấp ủ, tơ hồng,
Gia đình hạnh phúc trăng lồng bóng gương.
Đôi bên đẹp dạ khiêm nhường,
Bà con thân thuộc yêu thương chúc mừng.
Tiệc vui hôn lễ tưng bừng,
Nhạc vàng rộn rã vang lừng hát hay.
Ngày lành giờ tốt hôm nay,
Tháng năm mười bảy nhớ ngày thành hôn (Âm Lịch)
Bính Thân kỷ niệm, vuông tròn,
Như tân tương kính, sinh tồn có nhau.
Vợ chồng chung thủy trước sau,
Họ hàng chúc phúc, thắm màu thời gian.
Hôm nay đám cưới huy hoàng,
Gìn vàng giữ ngọc, mọi đàng phân minh.
Giàu sang phú quý trọn tình,
Khắc ghi tâm khảm dễ mình dễ ta.
Cùng nhau xây đắp nên nhà,
Điểm tô mái ấm thuận hòa trăm năm...

Mai Xuân Thanh
Ngày15 tháng 06 năm 2016
*( Nhà tôi đang có tổ chức một đám cưới cho con trai giữa vào ngày 21/06/2016..
Cô dâu vốn quê quán: Đà Lạt, người Đà Lạt, thành phố sương mù, nên mới có mấy bài thơ vui viết về Đà Lạt)

Long Hồ Vĩnh Long Chúc Mừng Ngày Vui Của Gia Đình Anh Mai Xuân Thanh


Ban Biên Tập longhovinhlong.blogspot.com

Bài Thơ Kỷ Niệm

Kim Oanh kính tặng anh chị Mai Xuân Thanh bức thơ tranh, thay lời mừng Ngày Thành Hôn của Hai Cháu trọn vẹn niềm vui, Gia đình luôn vững bền, hạnh phúc. Mến chúc anh chị có con hiền, dâu thảo 


Thơ: Mai Xuân Thanh
Thơ Tranh: Kim Oanh

Vườn Thơ Thẩn Chúc Mừng Ngày Vui Con Trai Của Anh Mai Xuân Thanh


Xin được góp lời chung, mừng anh chị Mai Xuân Thanh có được dâu hiền và chúc cho 2 cháu một đời sống lứa đôi hạnh phúc.
Phạm Khắc Trí
 06/18/2016
* * *


Xin được chung vui cùng Mai Xuân Thanh. Chúc Hai cháu Xuân Khoa và Thảo Nguyên Đẹp Duyên Cầm Sắt, Trăm Năm Hạnh Phúc.
Quên Đi
* * *


Xin chia vui cùng anh chị Mai Xuân Thanh và mến chúc hai cháu XUÂN KHOA - THẢO NGUYÊN trọn đời đẹp duyên Cầm Sắt.
Phương Hà
* * *


Kính anh Mai Xuân Thanh quý mến
Nhận được bài thơ "Tin mừng "của anh nên biết được anh vừa làm lễ thành hôn cho con trai
Song Quang xin có đôi lời chia vui cùng anh và cầu chúc 2 cháu được nhiều hạnh phúc đến trọn đời.Chúc gia đình anh có được dâu hiền hiếu thảo.
Xin kính chúc
Song Quang
* * *



Mừng Xuân Thanh Cưới Dâu

(Họa Vận từ bài Thơ Tin Mừng - Vui Mừng của Mai Xuân Thanh)

Chúc mừng chú rễ XUÂN KHOA,
Cùng cô dâu mới tên là THẢO NGUYÊN.
XUÂN THANH nay được dâu hiền,
Mầm suôi hai bận kết duyên tâm đồng.

Tạ ơn Nguyệt Lão tơ hồng,
Nên duyên cầm sắc trăng rằm tợ gương!
Sắc cầm, cầm sắc chi nhường
Đôi bên phụ mẫu cùng thương cùng mừng.

Hôn lễ rộn rã tưng bừng.
Du dương tiếng nhạc tưng bừng vút bay.
Ngàn năm nhớ mãi hôm nay,
Tháng năm mười bảy là ngày kết thân.

Hai mươi mười sáu (2016 ) Bính Thân,
Suốt đời tương kính như tân suốt đời!
Trước sau chung thuỷ như lời,
Tề mi cử án trọn đời hân hoan!
Cùng vui tiệc cưới huy hoàng,

Mãn đường kim ngọc mãn đường quang minh!
Giàu sang vẫn giữ mãi tình,
Ghi lòng tạc dạ là mình với ta!
Đồng cam cộng khổ tề gia,
Hanh thông vạn sự gia hòa ngàn năm!

Đỗ Chiêu Đức
Kính chúc
06-18-2016

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Công Ơn Cha Mẹ


Ngũ Nhạc Thái Sơn vòi vọi cao,(*)
Công cha cao lớn biết chừng nào!
Nghĩa mẹ dịu dàng như suối nước,
Chảy mãi ngàn năm mãi ngọt ngào!

Dân ta nòi giống thuộc Rồng Tiên,
Kính mẹ thờ cha giữ mối giềng.
Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ,
Nhân sanh bách hạnh hiếu vi tiên !(**)

Tạc dạ ghi xương những tháng ngày,
Tâm niệm lòng luôn chẳng dám sai.
Đạo hiếu làm người luôn gắng giữ,
Không tròn thà nát với cỏ cây !(***)


Là người con Việt ai không nhớ ?!
Câu hát ca dao khắp nước non,
Mấy ngàn năm cũ luôn văng vẳng ...
Nhắn nhủ bên tai mãi chẳng mòn:

" Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ! ".


AI ƠI, GẮNG GIỮ CHO TRÒN !!!


Đỗ Chiêu Đức

Father's Day 2016.
Ghi Chú:
* NGŨ NHẠC: là 5 dãy núi lớn ở vùng Hoa Nam, phân biệt như sau : Đông Nhạc THÁI SƠN, Tây Nhạc Hoa Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn và Trung Nhạc Tung Sơn. ( 東嶽泰山、西嶽華山、南嶽衡山、北嶽恒山和中嶽嵩山 ). Trong đó, THÁI SƠN là dãy núi cao lớn nhất. Trong " Tiếu Ngạo Giang Hồ " KIM DUNG đã dựa theo 5 dãy núi này mà viết thành Ngũ Nhạc Kiếm Phái. Vì THÁI SƠN là dãy núi cao lớn nhất nên mới được dùng để ví với công ơn to lớn của người cha là vì thế.
(**)  Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ,
Nhân sanh bách hạnh hiếu vi tiên!
Có nghĩa:
Trời thì có 4 mùa, mùa xuân là mùa đứng đầu.
Người thì có cả trăm đức hạnh, HIẾU là đức hạnh đứng đầu.
(***) Mượn ý thơ của cụ Nguyễn Công Trứ:
Có TRUNG HIẾU mới đứng trong trời đất,
Không công danh thà nát với cỏ cây!

Tình Cha - Sáng Tác & Tiếng Hát Ngọc Sơn


Sáng Tác & Tiếng Hát Ngọc Sơn

Tình Cha


Cha là biển cả xa khơi,
Ghe mành chài lưới rõ nơi cá nhiều.
Lòng con rất mực kính yêu,
Công lao vất vả sáng chiều nắng mưa.
Cá tôm đánh bắt sớm trưa,
Cả nhà trông cậy, cha chưa vào bờ.
Bình an hạnh phúc tuổi thơ,
Đàn ông trai tráng, bến bờ có nhau.
Thuyền cha đầy ắp trước sau,
Bạn hàng vui vẻ với màu thời gian.
Đến nay biển chết kinh hoàng,
Trẻ già trai gái hoang mang khóc thầm!
Khó khăn, phụ tử tình thâm,
Gia đình, tài chánh ba cần nuôi con!
Học hành phương tiện sống còn,
Nghề đi làm biển héo hon cha già!
Đội trời, đạp đất, dân ta,
Từ nay sinh sống, cửa nhà te tua!
Nông tang, cá mắm thất thua,
Bà con cô bác mất mùa tả tơi!
Cao xanh Thánh đức trên trời,
Ban ơn cứu giúp khắp nơi... nguy nàn...
Nhà nghèo nheo nhóc gian nan,
Nửa chừng nghề cá cuối đàng tang thương!
Con em bỏ học xa trường,
Thời bình vẫn khổ tai ương cấp kỳ,
Cuộc đời đau khổ sầu bi!
Gia đình ly tán bỏ đi đổi nghề,
Bơ vơ đất khách xa quê,
Mơ ngày đoàn tụ tìm về chốn xưa!

Mai Xuân Thanh
Ngày 21 tháng 05 năm 2016

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Công Cha Nghiã Mẹ


Tặng Phượng Trắng Mùa Lễ Ba Father's Day 19/6/2016 - Winnipeg,-Canada


Thơ: Phượng Trắng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tình Cha



“Đàn ông tay mềm dễ làm khổ người ta”
Bàn tay cha trắng mềm như cọng bún
Người ta đi lính hai tay cầm súng
Tay cha cầm cây bút với ống nghe.

Cây bút vẽ cuộc đời
Ống nghe dõi nhịp đập con tim
Con lớn lên với hào quang màu tím
Tình cha nặng nhưng cha còn tiết kiệm

Bảo yêu con – cha không nói bao giờ!
Nhưng cha tôi đã dành trọn cuộc đời
Lo cho con đến từng li từng tí
Nửa đêm về sáng con thường mộng mị

Mở mắt nhìn là cha đứng cạnh bên.
Nhớ thuở đầu đời đi học làng trên
Cha đèo con bằng xe đòn dông hai bánh
Bàng bạc mùa Thu sương còn lấp lánh

Hai cha con ướt lạnh quãng đường xa.
Con lớn nhờ công dạy dỗ của cha
Tim trong sáng do tình yêu của mẹ
Chưa bao giờ cha làm buồn con trẻ

Con đội ơn cha mẹ bậc sinh thành.
Có những đêm con bệnh mẹ dỗ dành
Cha đứng cạnh canh chừng con giấc ngủ
Ơn cha mẹ con nói hoài chưa đủ

Tình cha con – con giữ mãi trong lòng.
Cuộc đời con – chạm đáy nỗi vui buồn
Được khôn lớn mẹ cha cười ra nước mắt
Con người sinh ra đứng trong trời đất

Trọn cuộc đời – tình cha mãi không quên!

Dương hồng Thủy 
(Sunday, June 19, 2016)

Cha Ơi



Ba ơi! cớ sao con lại giận ba,
Dù có bất đồng một lời nói vụng.
Đùng đùng tức giận bực mình nổi nóng,
Giống tánh ai đây con cũng hờn cha!

Tế nhị đâu! Rồi nước mắt tủi thân,
Giận ba ư! Giằng lòng, con không thể,
Sao bỗng dưng, quên thâm ơn, đổ lệ!
Không đáng ghét, vì cốt nhục tình thâm!

Đầu sóng ngọn gió góp mặt với đời,
Có địa vị làm con người tử tế.
Học có bằng tương lai đâu nỗi tệ,
Công của cha không ai sánh, giỡn chơi!

Ra uy sấm sét vẫn là cha hiền,
Chia sớt biết bao ngọt bùi cay đắng.
Dẫu thăng trầm tình thâm cha vẫn nặng
Nghĩ thương cha, con được sướng như tiên.

Trong tâm khảm vẫn in bóng hình cha,
Trớ trêu sao cha con mình tranh cải.
Còn hơn thua,, từng lời phân phải trái
Sống êm đềm, sao không nhịn bỏ qua!

Lệ thấm đầy lòng nặng trĩu ưu tư,
Ai xa lạ... mà chính là phụ tử.
Tình cha con, phải tỏ lòng tha thứ...
Còn nhớ không ? Người chăm sóc mệt đừ!

Nhờ ai đây, con học giỏi vui tươi,
Ơn trời biển, ở đời đâu dễ sánh.
Những cố chấp, cha con đều giống tánh,
Ba cứ giận ! Thương chín bỏ làm mười...

Ngồi một mình, nước mắt rơi từng giọt,
Tự trách mình...còn thiếu sót đắng cay.
Ôi ấm áp lời cha dỗ bên tai...
Được an ủi, vỗ về, mưa thánh thót...

Trong trái tim cha vẫn mãi tuyệt vời,
Luôn nhớ đến một tình thương dịu vợi.
Cả ước mơ... về tương lai sắp tới,
Thương nhớ hoài...thật vô hạn ba ơi!

Mai Xuân Thanh

Ngày 14 tháng 06 năm 2016

Ngày Lễ Cha



(Father's Day, June.19.2016)

Công cha mẹ, đấng sinh thành dưỡng dục,
Như non cao đất rộng biển vô bờ...
(Thăm cha ở nhà dưỡng lão: C.N./H.N.T. 2011)
1-
Ngay từ lúc mới ra đời, con còn bé dại
Cha đã góp bàn tay với mẹ để nuôi ta
Trong mái ấm gia đình, cha là cây cột trụ
Của ngôi nhà chống đỡ mọi phong ba.
Viết về cha, nguồn thi ca không bao giờ cạn
Bởi tình cha, như lòng mẹ, thật bao la
Riêng tôi viết về Cha, không phải bằng nước mắt
Nhưng bằng suy tư về mấy việc lớn Cha làm:

2-
Ngày xưa ấy, ai tốt nghiệp hạng ưu Sư-phạm
Sẽ đương nhiên được dạy học ở Hà-thành
Cha thẳng thắn chống tên Thanh tra người Pháp
Nên bị tống về Hải-dương làm Hiệu trưởng trường làng
*Rồi cuộc chiến Pháp, Việt-minh bùng nổ
Vùng quê tôi bom đạn lửa tơi bời
Cả gia đình phải tản cư nay đây mai đó
Và anh tôi, mười-sáu tuổi, rủi qua đời !

*Một lần càn quét, Pháp gom người dân trong xã
Ngồi chung quanh đống lửa giữa sân làng
Quân hung bạo khảo tra mấy người vô tội vạ
Và sẵn sàng thiêu sống để làm gương
*Với uy tín người đứng đầu trường to nhất huyện
Cũng là người nói tiếng Pháp nhất dân làng
Cha tôi vội đứng lên đóng vai trò tình nguyện
Làm thông ngôn, chủ ý thuyết phục kẻ bạo tàn
*Giặc bỏ đi, dân làng vui thoát cơn nguy biến
Còn cha tôi lại mang nặng nỗi buồn riêng
Cha đã cứu được dân làng thoát hiểm
Mà trước đây không cứu nổi chính con mình
*Rồi cha tôi dẫn hàng chục dân "vùng Tề" ra Hà-Nội
Lấy danh nghĩa "hồi cư" về vùng "Chính phủ Quốc gia"
Khi đất nước chia đôi, theo sóng người di cư vĩ đại
Lại dẫn gia đình vào sống tại miền Nam
*Đối với mọi người dân thôn quê khốn khổ
Vai trò cha tôi như một ông lão lái con đò
Tính nghiêm nghị nhưng lòng nhân không nhỏ
Thương gia đình và thương cả khách sang sông.

3-
Ngày xưa ấy có nhiều lần tôi bệnh nặng
Mẹ nào chẳng thương con, lấy đầy chén cơm ngon
Cha giằng lấy. cứu tôi tròn tánh mạng
Bằng tình thương không mù quáng cho con.
TÌNH CHA THƯƠNG CON VỚI TINH THẦN SÁNG SUỐT
TÌNH CHA THƯƠNG CON CŨNG ĐẬM CŨNG NỒNG NÀN
NẾU KHÔNG CÓ CHA BÊN MẸ HIỀN NUÔI DƯỠNG
CÓ THỂ NÓI RẰNG TA KHÔNG THỂ THÀNH NHÂN.

ChinhNguyên/H.N.T. May 6,2016        

               

Mưa Rơi Tháng Sáu Nhớ Cha




Lại về tháng Sáu mưa rơi
Rưng rưng giọt lệ con ngồi nhớ cha
Căn phòng như thoáng bóng ba
Ung dung ngồi uống tách trà thơm môi

Dường như có tiếng ba cười
Vọng về từ cõi xa xôi phương nào
Giọt mưa rơi xuống nôn nao
Qua lòng con giọt nghẹn ngào nhớ thương

Bàn tay còn sợi tóc vương
Hầu ba, nhổ tóc bạc buồn buổi trưa
Tóc ba sợi nắng sợi mưa
Ngấm bao gian khó cho vừa bạc khô

Công ơn dưỡng dục vô bờ
Nuôi con từ tuổi ấu thơ đẹp trời
Khi con nghịch chịu đòn roi
Đau xưa, thương lại nhớ đời không quên

Từng ngày con lớn khôn thêm
Tóc ba càng bạc nỗi niềm lo toan
Chín con ăn học đàng hoàng
Ơn cha vất vả cưu mang nổi chìm

Quí ba nhất : dạ chính liêm
Dẫu là nghiêm nghị rất hiền từ tâm
Những lời ba quí dạy răn
Lòng con mãi giấu lặng thầm trong tim

Cơn mưa rả rích bên thềm
Ước gì ba ở cạnh bên - con hầu
Hầu ba hút điều thuốc lào
Trà thơm khói ấm lượn vào lòng con

Ơn cha như biển như non
Cây cao bóng cả mãi còn chở che
Cơn mưa tháng Sáu lạnh hè
Mơ màng thấy bóng ba về con ôm


Trầm Vân

Mes Mots Pour Vous, Mon Père! - Lời Nói Cùng Ba!



Mes Mots Pour Vous, Mon Père!

Papa, vous êtes comme le soleil me brille,
Vous êtes aussi comme un phare me guidant
un professeur spécial me aidant, je vraiment besoin
Vous êtes toujours là, avec moi
Éclairage mon chemin et réchauffer ma vie
Vous m'avez appris par exemple comme un modèle
Vous m'a montré comment être ma propre personne
et comment croire en moi
Votre image reste toujours dans mon esprit
Oui, dans mon âme la plus profonde
Maintenant et pour toujours... 

Việt Hải LA
***
Phỏng Dịch:Lời Nói Cùng Ba!

Ba là ánh sáng của đời tôi
Là ngọn hải đặng trong đêm tối
Là người thầy những khi cần tới
Vẫn bước cùng chung lối với con
Ba là nguồn sưởi ấm mãi còn
Cho cảm nhận ví von cuộc sống
Mang tin yêu toàn tâm hy vọng
Luôn cận kề  hình bóng chẳng phai
Trong tim con ghi khắc tình này
Bây giờ, từng ngày và…mãi mãi….

Kim Oanh
19/6/2016


Ba Là Mặt Trời Quê Hương



"Kính tặng ba thương yêu của bạn và tôi "

Ba siêng là mặt trời quê
Làm từ sáng đến chiều về chưa than
Đời con sung sướng an nhàn
Ơn nhờ ba má sẵn sàng hy sinh


Mẹ mang nặng tạo thân hình
Công cha nuôi lớn tận tình đón đưa
Đường đến trường mùa ngập mưa
Ba là nắng ấm che vừa mình con

Tập ngồi thẳng viết ngay bon
Khuyên răn không đánh vì con khù khờ
Luyện tự tin hết ngu ngơ
Kiên trì chăm học mai nhờ tương lai

Lời ba giảng huấn thật hay
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên
Làm người có chí thì nên
Cám ơn! ba đã xây nền cho con

Từ khi má khuất về non
Thương ba sống cảnh héo hon một mình
Phone thường kể rõ sự tình
Nhìn con, thấy cháu qua hình ba vui

Gần chín mươi tuổi ba tui
Hừng đông đến tối lui cui suốt ngày
Chơi cờ, vận động luôn tay
Tinh thần sáng suốt mừng thay ba hiền
Nụ cười tỏa sáng bình yên
Giọng ba ấm áp, tâm thiền, thân an

Mong người sống thọ như tiên

Cho con, cháu, chắt mọi miền viếng thăm ...

Phượng Trắng
Canada, Father's Day 21/6/2015