Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Bất Chợt - Nhạc Sĩ Võ Đông Điền - Trình Bày Hương Nam - Tiếng Đàn Thanh Hoàng


Nhạc sĩ Võ Đông Điền 
Trình Bày Hương Nam  
Đàn Anh Thanh Hoàng

Dáng Xưa

Đêm buồn thơ thẩn dưới trăng thu
Vẳng tiếng nhà ai điệu hát ru
Đỏ ối sắc thu tình đượm lửa
Mà nghe lạnh ngắt tợ sương mù

Nỗi buồn vời vợi suốt thâu đêm
Ta nhớ trời ơi nỗi nhớ thêm
Nhớ cội phong già trơ trụi lá
Và em xưa dáng tựa bên thềm

Kim Phượng

Hạt Bụi Viễn Du

 

Một hạt bụi từ Gò Công, Nam Việt
Cuốn theo chiều gió bay khắp quê hương
Vĩnh Long, Tây Ninh, Bà Rịa, Bình Dương
Gia Định, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt.

Ra tới Miền Trung Quảng Ngãi KomTum.
Bổng đâu một cơn giông bảo hãi hùng
Cuống hạt bụi đưa sang qua châu Mỹ
Rơi ngay trên vùng đất nước Hoa Kỳ.

Hạt bụi vân du mấy chục năm trời
Thân xác hao mòn mệt mõi rã rời
Phải dừng bước viễn du nơi Mỹ quốc
Chờ ngày nào đó biến thành bùn đất
Hồn sẽ về thăm cố quốc Việt Nam.

Hoa Đô, 2022
Trần Công/Lão Mã Sơn

Ngọt Lắm Mẹ Ơi!

Thơ & Trình Bày: Ý Nga



Nhớ Thu Xưa

 

Thu đến đây rồi những lá rơi
Công viên Lục Xâm màu hoang vắng
Dĩ vãng gọi hồn mùa thu trước
Dương cầm vang vọng tiếng thu ca

Nhạc Chopin, giọt mưa lả chả (1)
Mưa sa lành lạnh không gian buồn
Mang gió heo may như đông giá
Một khối u hoài thương nhớ ai.
Phím đàn lướt nhẹ khúc Chopin (1)

Mùa thu năm ấy vương tình nở
Trao nụ tình lâng lâng nỗi nhớ
Seine trầm mặc gió thu xào xạc
Nắng xuyên cành vàng lá Lục Xâm (2)

Verlaine tượng đá lặng lẽ nhìn (2)
Choàng Paris vào cho em ấm
Áo em vàng Prévert lá rơi (3)
Mùa thu vàng rêu phong hoài niệm
Nhớ nhớ mùa thu vàng thu nhớ Paris.

Khánh Lan

California, June 2022
--
Ghi chú:
1. Nhạc Chopin, giọt mưa lả chả theo Prelude 15 Chopin. Prelude Op.28 No.15 - Gouttes de pluie – Chopin.
2. Dáng Paul Verlaine, một pho tượng trong vườn Luxembourg, nơi có hơn 100 tượng của những nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Beethoven, thi sĩ Paul Verlaine, nhà văn George Sand...
3. Bài thu ca Les Feuilles Mortes (thơ của Jacques Prévert).

Anh Đã Biết Rồi


Bên ni bờ Thái bình dương sâu thẳm
Anh về nhà, vùng đất lạnh cố hương
Bên người yêu dấu nho nhỏ rất thân thương
Trái tim này xin dâng tặng em, tình yêu khó gở
Sao đây hở ...
Hăng say ta bước
Đếm thời gian mau chân đến với em
Nhìn đôi mắt trong xanh như nước hồ thu môi đỏ ngọt mềm
Chỉ cần một nụ cười thật tươi mơ ngày hội
Tìm ... ở nơi đâu
Bóng chim tăm cá cõi thế gian
Chờ ... mỏi
Ai hay, kiếm em dép mòn mong đợi
Anh sẽ hiến tặng tấm lòng như một đóa tình
Hy vọng cùng em có cuộc sống an ninh
Mong manh khối tình
Sao cũng lỡ...
Trở lại đời trai thời binh lửa
Trằn trọc bao đêm ta cách trở
Men tình yêu ai nỡ trách hờn chi em
Lo ngại ban đêm
Lệ thấm nhòa
Đầu xỏa
Tóc huyền buông khăn trắng phủ vai em
Cô đơn xâm chiếm lại thấy cảm phiền
Tặng vật đây người xa khơi nhung nhớ
Lỗi tại anh cuộc tình bỏ lỡ
Dang dở đôi bên số phận em, anh
Đã biết rõ rồi, em dừng khóc nữa
Kỷ niệm cũng lâu dĩ vãng ngày xưa
Thôi đã hết, nhớ làm chi chuyện tình đầy giông tố
Tràn ngập em
Nghẹt thở, trái tim anh
Đứt chỉ hồng
Ta đành ngủ chiếu manh!

Mai Xuân Thanh

Danh Ca Thanh Thúy và Những Mối Tình Đơn Phương

 alt

1.Mở bài

Ca sĩ Thanh Thúy là một hiện tượng của nền âm nhạc miền Nam trước năm 1975. Nổi bật nhất của chị là giọng hát u buồn như tiếng khóc nức nở, được cho là: “Tiếng Hát Khói Sương”, “Tiếng Hát Liêu Trai”, “Tiếng Hát Lúc Không Giờ” của chị.

Ngoài tiếng hát đặc biệt đó, Thanh Thúy còn là một người đẹp, được chọn là “Hoa Hậu Nghệ Sĩ”, ca sĩ ăn khách nhất, ca sĩ được ái mộ nhất. Nữ hoàng Bolero.

Giọng ca, tiếng hát và sắc đẹp đưa Thanh Thúy lên đỉnh cao trong nền âm nhạc Việt Nam thời đó.

“Thanh Thúy là người tình trong mộng của cả một thế hệ”. Ba mối tình đơn phương đối với Thanh Thúy là, nhạc sĩ Trúc Phương, đạo diễn Nguyễn Long, và mối tình đầu đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

2* Ca sĩ Thanh Thúy

2.1. Vài nét tổng quát về ca sĩ Thanh Thúy

          https://sites.google.com/site/ccamnhac/_/rsrc/1420751854414/ccan-70/Thanh%20Thuy%20%282%29.jpg https://i.imgur.com/Gg2opp4.jpg
                           (Thanh Thúy và chồng là Ôn Văn Tài)

Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sanh ngày 2-12-1943 tại Huế, trong một gia đình 5 chị em. Năm 1964 Thanh Thúy kết hôn với tài tử vừa là phi công Ôn Văn Tài, (Cấp bậc sau cùng là Đại tá Không Quân VNCH).
Thanh Thúy là một trong 10 ca sĩ có ảnh hưởng lớn trong nền tân nhạc Việt Nam trước năm 1975. Được mệnh danh là Nữ Hoàng trong thể điệu Bolero và Rumba-Bolero.

2.2. Sinh hoạt ca hát của Thanh Thúy

         https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/08/VHNT-Thanh-Thuy-hien-tuong-kho-giai-thich_1.jpg nhacsitrucphuong
                             ( Thanh Thúy và nhạc sĩ Trúc Phương)

Tên tuổi của Thanh Thúy gắn liền với những ca khúc mà nhạc sĩ Trúc Phương viết riêng cho chị hát. Đồng thời cũng gắn liền với những nhạc khúc tiền chiến, nổi bật nhất là bản nhạc bất hủ Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong.

Thanh Thúy được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn và diễn viên điện ảnh nổi tiếng, hết lòng ca ngợi bằng những mỹ từ như “Tiếng Hát Khói Sương”, “Tiếng Hát Liêu Trai”.

Năm 1961. Đạo diễn Nguyễn Long thực hiện cuốn phim “Thúy Đã Đi Rồi” nói về Thanh Thúy. Ngoài cuốn phim nầy, tên tuổi Thanh Thúy còn xuất hiện trên sân khấu kịch và truyền hình.
Năm 1962. Thanh Thúy được bầu chọn danh hiệu “Hoa Hậu Nghệ Sĩ”.
Năm 1964. Bản nhạc Chuyến Tàu Hoàng Hôn đã khắc sâu tên tuổi và tài nghệ của chị trong lòng khách mộ điệu.

Năm 1970. Đoạt giải Kim Khánh của nhật báo Trắng Đen dành cho nữ ca sĩ ăn khách nhất với nhạc phẩm Tình Đời (Duyên Kiếp Cầm Ca) của hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Vũ Chương.
Năm 1972. Đoạt hai giải Kim Khánh dành cho nữ ca sĩ được ái mộ nhất trong năm và show truyền hình được yêu thích nhất của năm 1972 do chị làm trưởng ban.

2.3. Thanh Thúy và những ca khúc u hoài của cuộc đời

        https://i.ytimg.com/vi/Ms8E-zqxalg/hqdefault.jpg https://thanhthuylieutrai.files.wordpress.com/2019/09/tau-dem-nam-cu-mua-nua-dem.jpg?w=375&h=375

Nhiều ca khúc nói lên nỗi niềm cay đắng, nghiệt ngã về tâm trạng thương cảm, ngang trái trong cuộc đời và cuộc tình, được dàn trải qua tiếng hát Thanh Thúy tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người thưởng ngoạn.

Từ nhạc phẩm tiền chiến như Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, Tan Tác của Tu My (Đỗ Mạnh Cường) , Chuyển Bến của Đoàn Chuẩn, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn, Nhắn Gió Chiều của Nguyễn Thiện Tơ, Tiếng Còi Trong Sương Đêm của Lê Trực, Tiếng Đàn Tôi và Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy…cho đến Ngăn Cách, Người Em Sầu Mộng của Y Vân, Lạnh Lùng của Đinh Việt Lang, sang Kiếp Cầm Ca của Huỳnh Anh, Tiếng Ve Sầu của Lam Phương, đến Mộng Chiều của Khánh Băng, Nhạt Nắng của Xuân Lôi, Đường Nào Lên Thiên Thai cửa Hoàng Nguyên… và nhiều ca khúc của Trúc Phương phù hợp với tiếng hát Thanh Thúy đã gắn liền giọng ca và dòng nhạc trong giới yêu nhạc.

2.4. Tiếng hát Thanh Thúy qua ngòi bút của các văn, thi sĩ.

Nhà thơ Nguyên Sa viết: "Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy, cũng có những bài ca ngợi Thanh Thúy bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ. Tiếng hát Thanh Thúy đã từng được nhà văn Mai Thảo mệnh danh là "Tiếng hát lúc 0 giờ". Được giải thích là thời gian kéo dài ra, sau 12 giờ và trước 1 giờ.

Giáo sư Nguyễn Văn Trung thì gọi chị là "Tiếng hát liêu trai", là tiếng hát có ma lực tưởng như từ một cõi âm nào đó, cuốn hút khiến người nghe không thể cưỡng lại được. Liêu trai bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết Liêu Trai Chí Dị của tác giả Bồ Tùng Linh, Trung Hoa, có 431 chuyện hư cấu trong đó con người có liên hệ tình cảm với tiên nữ, hồn ma, yêu tinh…

Nhạc sĩ Tuấn Huy gọi là "Tiếng sầu ru khuya".

Nhiều nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác ca khúc, bài thơ để dành riêng cho Thanh Thúy hát. Trịnh Công Sơn viết bản nhạc đầu tay “Ướt Mi và Thương Một Người, Tôn Thất Lập sáng tác "Tiếng Hát Về Khuya, Anh Bằng viết ca khúc Tiếng Ca U Hoài để chị hát. Y Vân với "Thúy đã đi rồi" trong phim cùng tên. Và rất nhiều sáng tác của Trúc Phương đều lấy cảm hứng từ tình cảm của ông dành cho Thanh Thúy.

Nhà thơ Hoàng Trúc Ly đã viết tám câu thơ lục bát nổi tiếng bày tỏ lòng giao cảm với tiếng hát Thanh Thúy, tựa đề "Sầu ca sĩ".
Nhà thơ, danh họa Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ dành tặng bốn câu thơ:

Liêu trai tiếng hát khói sương
Nghẹn ngào nhung nhớ dòng Hương quê mình
Nghiên sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương.

Nguyên Sa viết:

“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh.
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan tành hư vô”

2. 5. Nhận xét về Thanh Thúy của nhà văn Hồ Trường An

Nhà văn Hồ Trường An viết: “Thanh Thúy là nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân… Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa, thì Thanh Thúy, Lệ Thanh và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền. Ở chót vót đỉnh cao danh vọng mà Thanh Thúy không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí”.

Nhìn lại cuộc đời nghệ sĩ, Thanh Thúy được ái mộ từ nghệ thuật đến nhân cách.

2.6. Những ca khúc dành riêng cho Thanh Thúy:

Trúc Phương: "Hình bóng cũ", "Lời ca nữ", "Mắt em buồn", "Tình yêu trong mắt một người", "Mắt chân dung để lại"
Trịnh Công Sơn: "Ướt mi", "Thương một người"
Châu Kỳ: "Được tin em lấy chồng"
Hoàng Thi Thơ: "Lời hát tạ ơn", "Tôi yêu Thúy"
Y Vân: "Thúy đã đi rồi" (Nguyễn Long đưa vào phim),
Nhật Ngân: "Lời tự tình"
Anh Bằng & Lê Dinh: "Phận tơ tằm" (ký Hồ Tịnh Tâm), "Tiếng ca u hoài", "Chuyện buồn của Thúy". Minh Kỳ & Vũ Chương: "Tình đời".Tôn Thất Lập: "Tiếng hát về khuya”

3. Mối tình đơn phương của Trúc Phương đối với Thanh Thúy

Đường đời hai ngã

Trúc Phương yêu Thanh Thúy bằng mối tình trọn vẹn, nhưng có lẽ hai người có duyên mà không có phận.
Thanh Thúy viết: “Đường đời chia chúng tôi làm hai ngã, hai hướng đi. Anh và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm nhã tơ. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi, qua tiếng hát. Trong thập niên 60, tên tuổi anh và tôi gắn liền nhau: Nhạc Trúc Phương-Tiếng hát Thanh Thúy.

Tâm trạng, nổi lòng của người mang tình yêu đơn phương vẫn còn vang vọng qua những bản nhạc: Chuyện Chúng Mình, Hai Lối Mộng, Ai Cho Tôi Tình Yêu, Chiều Cuối Tuần, Buồn Trong Kỷ Niệm, Bóng Nhỏ Đường Chiều, Tàu Đêm Năm Cũ, Hình Bóng Cũ.

Hình ảnh Thanh Thúy xuất hiện qua những bản nhạc đó. Với Trúc Phương, duyên nợ bẽ bàng nhưng mối giao cảm vẫn còn cao đẹp. Hình ảnh Thanh Thúy vẫn trọn vẹn trong tim Trúc Phương.

Thanh Thúy viết về Trúc Phương

“Như một định mệnh, tôi vào đời ca hát đúng vào thời điểm anh say mê sáng tác, và tình cờ tôi trở thành sứ giả đem tâm sự của anh đến mọi người.
Tâm sự về tuổi thơ mộng, về tình yêu dịu dàng của đôi lứa, về chuyện tình dở dang, về cuộc đời…

Đến khi nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” ra đời, tên tuổi anh đã vang dậy khắp nơi. Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa Đêm Ngoài Phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ. Bất cứ buổi trình diễn nà, tôi cũng được yêu cầu trình bày “Nửa Đêm Ngoài Phố”, từ các sân khấu phòng trà, khiêu vũ trường, cho đến Đại Nhạc Hội, từ các thôn làng nhỏ bé cho đến các tiền đồn hẻo lánh xa xôi. Ngoài ra, trong những chương trình phát thanh của đài Sài Gòn và đài Tiếng nói Quân đội, vào bất cứ chương trình nhạc nào cũng có bài này…Nổi buồn không nguôi của một khách đa tình, cứ mãi đi tìm một người không hẹn đến. Bi đát thật.

        https://i.ytimg.com/vi/wmMKkr513mo/hqdefault.jpg Những Sáng Tác Hay Nhất Của Trúc Phương - Various Artists - Nhac.vn

Lời của bản nhạc Nửa Đêm Ngoài Phố

Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..

Để rồi làm sao quên?
Biết tên người quen, biết nẻo đi đường về
Và biết có đêm nao ta hẹn hò
Để tâm tư những đêm ngủ không yên ..

Nửa đêm lạnh qua tim
Giữa đường phố hoa đèn
Có người mãi đi tìm,
Một người không hẹn đến
Mà tiếng bước buồn thêm ..

Tiếc thay hoài công thôi
Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa

Ngày buồn dài lê thê
Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về
Làm rét mướt qua song len vào hồn
Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi..

Đời còn nhiều bâng khuâng
Có ai vì thương góp nhặt tâm tình này
Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười
Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi...

“Mỗi lần viết xong một bản nhạc mới, anh đều chạy đến nhà tôi vào sáng sớm, nhất định phải đánh thức tôi dậy cho bằng được để dợt nhạc.

Anh là một nhạc sĩ đầy nghệ sĩ tính, đầy mộng mơ. Nhạc của anh rất giản dị, thân thiết, và dịu dàng, ngay cả khi anh trách móc, giận hờn người yêu cũ hoặc thói đời.

Hình như anh chỉ sống với kỷ niệm, sống cho kỷ niệm. Qua bao nhiêu tác phẩm của anh, lúc nào cũng thấy có kỷ niệm. Anh quý kỷ niệm, anh gìn giữ kỷ niệm, và rồi trân trọng trao gởi vào lời ca, tiếng nhạc. Chỉ cần đọc tên bản nhạc, người ta đã thấy được điều này: “Buồn Trong Kỷ Niệm”, “Đêm Tâm Sự”, “Chuyện Chúng Mình”, “Hình Bóng Cũ”, v.v…

Vài nét về nhạc sĩ Trúc Phương
Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Cuối năm 1950, ông lên Sài Gòn và vào học lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng, chung với Đỗ Lễ, Thanh Thúy, Ánh Tuyết...

Trúc Phương có dáng người cao, lưng hơi khòm, bị cận thị nặng, lãng tay và bị hen suyễn nặng.

         Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trúc Phương - "Ông hoàng" của nhạc bolero

1). Trúc Phương, nhạc sĩ đa tình

Nhạc sĩ Thanh Sơn kể lại, trong một chuyến đi từ Sài Gòn ra Phan Thiết bằng xe lửa, Trúc Phương tình cờ gặp cô Trần Thị Thắm, 22 tuổi. Chuyện trò qua lại, hai người hợp lòng, hợp ý. Đến Phan Thiết, một tỉnh phía nam Trung Bộ, hai người chia tay và hẹn 3 ngày hôm sau họ sẽ ra ga cùng về Sài Gòn với nhau trên một chuyến tàu. Trúc Phương đến nhà ga, chờ đến 9 giờ tối mà cô gái không đến.
Đa tình đến nổi không thể quên “mối tình” ngắn ngủi, anh viết bài Hai Chuyến Tàu Đêm.

“Vẫn biết phút bên nhau sẽ khơi buồn một ngày về/ Và cùng một tàu ấy anh về/ Nhưng tìm đâu tiếng đêm qua cho lòng ấm/ Đêm nay cô đơn nghe gió lạnh rót vào hồn/ Tàu về đường cũ tiếng hai đêm vẫn còn chờ/ Gặp lại người xưa.”

Hai Chuyến Tàu Đêm

Lòng buồn rạt rào/ Nhớ hôm nào xuôi miền trung/ Chuyến xe đêm anh gặp em/ Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần/ Chuyện đời sầu đắng vấn vương đôi má dịu hiền/ Áo em màu tím/ Đậm đà vì là buổi ban đầu ta gần nhau/ Nói nhau nghe câu chuyện cũ/ Tâm tư cho vơi bao nỗi buồn bước vào đời/ Giờ gặp lại nét thắm môi/ Tiếng em hẹn hò tìm lại ngày mơ/ Khi chân đến quê em/ Nắng ban mai hôn nhẹ lên khóm hoa tươi/ Thoáng thấy em cười vì mùa thương vừa chắp nối/ Vẫn biết phút bên nhau sẽ khơi buồn một ngày về/ Và cùng một tàu ấy anh về/ Nhưng tìm đâu tiếng đêm qua cho lòng ấm/ Đêm nay cô đơn nghe gió lạnh rót vào hồn/ Tàu về đường cũ tiếng hai đêm vẫn còn chờ/ Gặp lại người xưa.

2). Trúc Phương vượt biên ba lần đều thất bại

Năm 1976, Trúc Phương vượt biên thất bại, căn nhà số 301 đường Lý Thường Kiệt, quận 11 bị tịch thu. Những năm sau, ông vượt biên thêm hai lần nữa nhưng đều thất bại.
Khi ra tù, vợ con ly tán, ông không nhà không cửa, không giấy tờ tùy thân rồi lưu lạc về Trà Vinh, Vĩnh Long và một số nơi khác.

Năm 1985, ông được thu nhận vào Hội Văn Nghệ Cửu Long, và được cấp một căn phòng ở số 6 đường Trần Hưng Đạo, thị xã Vĩnh Long.
Ít lâu sau, ông lên Sài Gòn và qua đời ở đó ngày 18-9-1995.
Thanh Thúy viết: “Anh Trúc Phương, một ngôi sao sáng của vòm trời âm nhạc Việt Nam vừa vụt tắt. Tin anh qua đời đến với tôi khá đột ngột. Tôi đã bàng hoàng xúc động với sự mất mát lớn lao này.

Anh đã đến trong cuộc đời này, để lại bao kỷ niệm nhẹ nhàng qua nhiều nhạc phẩm chất chứa ân tình, rồi lặng lẽ ra đi âm thầm thật cô đơn nơi trời Nam xa xôi. Tôi đã mất Anh, nhưng tôi sẽ không bao giờ mất đi những kỷ niệm giữa Anh và tôi, cũng như bao lời ca tôi đã thuộc nằm lòng. Nơi đây, bây giờ và mãi mãi, tôi sẽ vẫn còn cất tiếng hát, đem đến cho đời những lời tâm sự của Anh. Xin Anh hãy yên nghỉ, Anh nhé”.

Ba lần vượt biên thất bại, ngoài việc tù tội, mất nhà cửa, mất gia đình, và cũng mất rất nhiều cây vàng. Trắng tay, lại mang bịnh không tiền chữa trị, thật là bi đát.

3). Lời kể của nhạc sĩ Trúc Phương trên DVD Asia 55 khi ông còn sống.

“Sau biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rày đây mai đó, “bèo dạt hoa trôi”. Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng nói no thì chẳng có ngày nào gọi là no. Tôi không có một mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng khổ nỗi hoàn cảnh của họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được… Hơn nữa lúc đó vấn đề an ninh rất khe khắt, bạn bè không ai dám chứa tôi trong nhà cả vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người. Tôi nghĩ ra được một cách là tìm nơi nào có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…

Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng Miền Tây thuê một chiếc chiếu. Một chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng. Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng. Nói với anh Nam Lộc trong Asia 55, khổ lắm, hôm nào có tiền đi xe lam ra sớm được, khoảng chừng 5 giờ có mặt ngoài đó thì thuê chiếc chiếu trải được ở chỗ lịch sự, tương đối vệ sinh một chút, còn hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết những chỗ sạch sẽ vệ sinh mất rồi, tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “có mấy thằng cha đi tiểu vỉa hè”, cũng phải nằm thôi.

Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát mà lẽ ra nên buồn cho hoàn cảnh. Nhưng không bao giờ tôi buồn. Tôi nghĩ còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”.

4). Lời phát biểu của Trúc Linh, con trai của Trúc Phương

Trúc Linh, con trai của Trúc Phương, hiện định cư ở Mỹ cho biết: “Ba tui không bao giờ uống rượu. Ba lấy má tui năm 1950. Má tui là con nhà gia giáo, gia đình cũng khá giả ở Bến Tre. Bài Chiều Làng Em là ba tui viết cho má tui.

Gia đình không nghèo. Ba tui thường lái Mazda và Peugeot 404. Gia đình tui có 6 anh chị em, có nghĩa là họ sống chung với nhau cũng khá lâu. Họ ly dị vào năm 1979. Tui đã về thăm ông, 3 tháng trước khi ông mất”.

4. Nguyễn Long và mối tình yêu một chiều với Thanh Thúy

        https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/09/VHNT-Thanh-Thuy-3_2.jpg https://i.imgur.com/9erQPTA.jpg
                                    Đạo diễn Nguyễn Long và Thanh Thúy

Trong hàng chục nghệ sĩ đã từng bày tỏ tình yêu một chiều với Thanh Thúy, thì có một người “can đảm” đã đi hết con đường một chiều với Thanh Thúy mà không có khoảnh khắc nào ngưng nghỉ, đó là tài tử Nguyễn Long.

Nguyễn Long ghi lại, ông đã có hàng trăm đêm ngủ trước cửa nhà Thanh Thúy. Đã có 9 lần lái xe đâm thẳng vào phòng trà Anh Vũ lúc Thanh Thúy có mặt trình diễn.

Thời gian có mặt ở Huế để quay phim “Thúy Đã Đi Rồi”, thình lình nhận được cú điện thoại của Thúy, Nguyễn Long đã lái xe từ 5 giờ sáng ở Huế để có mặt lúc 9 giờ tối ở phòng trà Tự Do.

Nguyễn Long tâm sự: “Nhiều lần tôi tỏ ra một cây si nặng ký nhưng cũng chỉ nhận được một nụ cười, cũng giống như nụ cười của cô đối với Duy Khánh”. Duy Khánh cũng có nhiều lần tỏ tình với Thanh Thúy.

Theo nhà văn Du Tử Lê, năm 1981 Nguyễn Long gặp lại Thanh Thúy ở San Francisco, ông viết: “Gặp lại dĩ vãng thần tiên của mình, tôi thấy Thanh Thúy muôn đời không thay đổi. Giọng hát của cô vẫn như ngày xưa. Có phần chắc hơn, già dặn hơn, rung cảm hơn. Thanh Thúy là một trong số ít ca sĩ vẫn giữ được giọng hát của mình. Không sút giảm vì qua biết bao nhiêu thăng trầm của đất nước và con người”.

1). Ba vở kịch và một bộ phim về Thanh Thúy

Trong hồi ký, Nguyễn Long cho biết, trước khi thực hiện bộ phim Thúy Đã Đi Rồi vào cuối năm 1961, ông đã có 3 vở kịch mà Thanh Thúy là nhân vật chính.

Ba vở kịch

Vở kịch thứ nhất mang tên “Ghen”. Xuân Dung đóng vai Thanh Thúy, hợp diễn với các diễn viên Ba Bé, Linh Sơn, Nguyễn Long.

Vở kịch thứ hai, tựa đề “Khi Người Ta Yêu Nhau”, Kim Cương đóng vai Thanh Thúy, hợp diễn với Túy Hoa, Bảy Xê, Ngọc Phu, Ba Bé, và Nguyễn Long.

Vở kịch thứ ba, tên “Tan Tác”, Kim Cương thủ vai Thanh Thúy, cùng diễn với Vũ Đức Duy, Vân Hùng, Túy Hoa, và Nguyễn Long.

Bộ phim “Thúy Đã Đi Rồi”

Minh Hiếu đóng vai Thanh Thúy. Yến Vĩ vai Thanh Mỹ, em Thanh Thúy, Mai Trường, Trần Văn Trạch, Ánh Hoa, Hùng Cường, Minh Chí, Ngọc Hương, hề Minh…

Nội dung bộ phim. Một ông đạo diễn yêu say mê một ca sĩ, nhưng không được đáp lại. Do thất tình nặng, ông bị ám ảnh đến nổi thấy bất cứ một thiếu nữ nào ông cũng tưởng đó là người ông say mê. Cuối cùng, do điên loạn, ông bắt cóc và giết người ca sĩ đó. Tuy nhiên cái chết của người ca sĩ không xóa nhòa được hình ảnh mà ông ôm ấp trong lòng. Cuối cùng ông đến nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, quỳ dưới chân tượng Đức Mẹ và tự tử.

Lai lịch của bản nhạc “Thúy Đã Đi Rồi”

Nhạc sĩ Y Vân đã sáng tác rất nhiều bản nhạc, tuy nhiên có một bản dành riêng cho người bạn thân của ông, Nguyễn Long, bản nhạc tựa đề Thúy Đã Đi Rồi. Bài hát nói lên tâm trạng tình yêu một chiều của Nguyễn Long đối với Thanh Thúy. Nguyễn Long dùng cái tên của bản nhạc nầy đặt tựa đề của bộ phim

2). Vài nét về Nguyễn Long

Nguyễn Long tên thật là Nguyễn Ngọc Long, sinh ngày 2-3-1934 tại Hải Phòng. Năm 1949, ông vào Sài Gòn và chính thức bước lên sân khấu kịch nghệ và điện ảnh.

Năm 1955, xuất hiện trên một số phim do tổ hợp Việt Nam, Hoa Kỳ và Phi Luật Tân thực hiện.

Năm 1957, khởi sự viết kịch và chuyện phim, đồng thời đóng vai chánh trên 70 kịch ngắn, dài trên sân khấu và đài truyền hình.

Năm 1961, tự sản xuất, đạo diễn và đóng vai chánh trong 14 bộ phim nổi tiếng như: Mưa Lạnh Hoàng Hôn, Nước Mắt Đêm Xuân, Thúy Đã Đi Rồi, Anh Yêu Em, Hè 72…

Năm 1981, vượt biên và định cư ở Hoa Kỳ. Ông tiếp tục đạo diễn và sản xuất các tác phẩm điện ảnh như: Mây Xám Chiều Hoang, Như Là Khởi Đầu, Biển Khổ. Nguyễn Long viết 14 quyển sách.

Ông từ trần ngày 2-11-2009 tại Seattle bang Washington. Thọ 76 tuổi.

Trịnh Công Sơn và bản nhạc Ướt Mi dành cho Thanh Thúy

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn thuật lại, năm đó tôi 17 tuổi vào trọ học ở Sài Gòn. Đêm đêm, tôi thường đến các phòng trà để nghe nhạc. Giọng hát đặc biệt của Thanh Thúy lôi cuốn, khiến tôi luôn luôn đến nghe.

Ngoài giọng ca, dáng dấp cô ấy cũng hấp dẫn. Dáng dấp mảnh mai, mái tóc dài buông phủ bờ vai.

Nói yêu Thanh Thúy thì chưa chắc, vì tôi có mặc cảm nghèo và vô danh của một thanh niên 17 tuổi, chưa có sự nghiệp trong tay, trong khi đó, Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, có kẻ đưa người đón tấp nập.

Một lần, ở nhà hàng Mỹ Cảnh năm 1958, chàng trai 19 tuổi viết vào một mảnh giấy nhỏ, yêu cầu Thanh Thúy hát bài Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong. Điều bất ngờ là Thanh Thúy hát bài đó với một cảm xúc mãnh liệt. Cô đã khóc. Cuộc đời buồn, vì trước đó không lâu, người cha qua đời và hiện tại là bà mẹ, tên Tường Vy, đang bị lao phổi nặng khó chữa trị. Bà mất năm 1960.

Giọt nước mắt đọng trên vành mi của người ca sĩ đẹp, đã gieo vào lòng Trịnh Công Sơn một cảm xúc đầy ấn tượng, thế là ca khúc Ướt Mi ra đời. Họ quen nhau. Không có chi tiết nào xác định tình yêu của Trịnh Công Sơn với Thanh Thúy.

Thanh Thúy hát hay. Thanh Thúy đẹp. Chàng trai trẻ họ Trịnh luôn luôn bám sát Thanh Thúy từ sân khấu nầy đến những sân khấu khác. Và kết thúc bằng bản nhạc “Thương Một Người”.

“Thúy đã đi rồi” thì Khánh Ly lại đến.

6. Nhạc Bolero, nhạc đỏ, nhạc vàng, nhạc xanh

1). Nhạc Bolero

Trúc Phương sáng tác đa số là nhạc theo thể điệu bolero. Thanh Thúy được phong là Nữ hoàng bolero. Vậy bolero là gì?

Bolero là tiếng Tây Ban Nha chỉ loại nhạc chậm, trầm, thích hợp để diễn đạt tâm sự, tình buồn, hồi tưởng, kỷ niệm buồn. Loại nhạc nầy lan truyền đến các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ, như Cuba chẳng hạn.

Từ Nam Mỹ, nhạc bolero du nhập vào Việt Nam trong thập niên 1950, và phát triển mạnh ở thập niên 1960.

Nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác nhiều nhất về thể loại nầy. Mô tả tâm sự, kỷ niệm buồn trong quá khứ, như các bản: Tàu Đêm Năm Cũ, Buồn Trong Kỷ Niệm, Mưa Nửa Đêm, Hình Bóng Cũ, Đêm Tâm Sự, Chuyện Chúng Mình…

Thanh Thúy là ca sĩ tiên phong trong dòng nhạc bolero của Trúc Phương. Được cho là nữ hoàng bolero. Thanh Lan, Thanh Tuyền, Phương Dung, Quang Lê cũng thường hát loại nhạc nầy.

2). Nhạc Vàng

Nhạc bolero chỉ thể loại, nhạc vàng chỉ nội dung lời ca của bản nhạc. Nhạc vàng chiếm đa số của bolero.

Trước 75, nhạc miền Nam không có màu sắc nào cả. Sau 75, mấy cha Việt Cộng đặt tên: nhạc đỏ, nhạc vàng, nhạc xanh.

Nhạc vàng là nhạc trữ tình, lời ca lãng mạn, bị ghép là ướt át, đồi trụy, nên từ sau ngày 30-4-75, bị cấm trình diễn ở nơi công cộng trong một thời gian dài.

3). Nhạc Đỏ

Nhạc Đỏ, gọi nôm na là “nhạc cách mạng”, nội dung ca ngợi đảng CSVN, lãnh tụ Cộng Sản, và tuyên truyền ca ngợi bộ đội, cán binh trong việc vượt Trường Sơn vào đánh chiếm miển Nam, VNCH. Những bài hát tiêu biểu như: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Tiếng Chày Trên Sóc Bombo, Cô Gái Vót Chông, Cô Gái Sài Gòn Tải Đạn…Và bản nhạc phổ biến nhất được mấy đứa con nít hát nghêu ngao ngoài phố như: “Như Có Bác Hồ Trong Nhà Thương Chợ Quán hoặc Như Có Bác Hồ Đang Ngồi Binh Xập Xám. “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ, râu bác dài, tóc bác bạc phơ, em âu yếm hôn lên dế bác…

4). Nhạc Xanh

Nhạc xanh là nhạc ngoại quốc lời Việt, như các bản: Dòng Sông Xanh (The Beautiful Blue Danube). Em Đẹp Nhất Đêm Nay (La Plus Belle Pour Aller Danser), Người Đẹp Của Tôi (Bernadine), Giàn Thiên Lý Đã Xa (Scarborough Fair- Lễ hội Scarborough)

Người Tình Mùa Đông (Nhạc Nhật, nhạc sĩ Nakajima Naomi), Cho Quên Thú Đau Thương (Main Dans La Main), Mùa Thu Lá Bay (Nhạc Hoa), Bến Thượng Hải (Nhạc Hoa)…

5). Nhạc Sến

Chữ “Sến” bắt nguồn từ chữ “Sen”. Người Bắc gọi những cô gái giúp việc nhà (đầy tớ, ở đợ) là “con sen”. Báo chí đưa câu chuyện, chiều chiều mấy cô giúp việc nhà, ăn diện cũng đẹp ra phết. Mấy cậu theo tán tỉnh, hỏi em tên gì. Trả lời em tên Marie Sến. Mấy cô gánh nước mướn tên là Marie La Fontaine. “Phông tên” là trụ nước công cộng.

Trước kia, thời Pháp thuộc, những người sang trọng, quý phái thường đặt tiếng Tây trước cái tên của mình, như Philipe Lúa. Bernard Chôm, George Phước, Paul Lành…

Nhạc sến chỉ nhạc bình dân, phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Người ta đặt tên những tiếng hát phổ biến bình dân là tiếng ca Sến, như Hương Lan, Chế Linh. Tiếng hát được xem sang trọng là Khánh Hà...

7. Kết luận

Ca sĩ Thanh Thúy là một hiện tượng trong nền ca nhạc Việt Nam hồi trước năm 1975. Đặc điểm nổi bật nhất là tiếng hát, được cho là tiếng hát liêu trai, tiếng hát lúc không giờ, tiếng hát khói sương, tiếng sầu ru khuya…

Tóm lại, tài, sắc, và phẩm chất đạo đức đã đưa người ca sĩ nầy lên đỉnh cao của nền ca nhạc một thời của Việt Nam Cộng Hòa. Cũng có ý kiến cho rằng Thanh Thúy đã xa quê hương suốt 45 năm, mà chưa có lần nào về nước hát để kiếm tiền cả.

Trúc Giang
Minnesota ngày 31-12-2020

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

Nha Trang - Sáng Tác Minh Kỳ - Tiếng Hát - Phạm Cao Tùng


Sáng Tác: Minh Kỳ 
Tiếng Hát: Phạm Cao Tùng


Không Có Anh

 

(Thương gửi Hương Linh Phan Lạc Giang Đông)

Không có anh! đời em như vô nghĩa
Làm thơ tình không đủ ý cho thơ
Ngày biếng ăn đêm đêm mộng sầu tư
Chiếc giường rộng hơn hai lần năm cũ

Trăng mùa thu đêm rằm treo cửa sổ …
Nhưng chỉ là Nguyệt bạch chiếu không gian
Không như xưa, anh thừơng ví chị Hằng
Với khuôn mặt em tuy hai là một 

Không có anh, Em thiếu lời đường mật
Rót vào tai, của chú bướm đa tình
Và thiếu những lời nịnh nọt van xin
Khi anh sắp muốn lên Ngôi Hoàng Tử

Không có anh … mùa đông càng thiếu lửa
Ngọn nến tàn, que diêm biết trao ai
Không có anh thơ thiếu ý thành lời
Nỗi trống vắng trong lòng như vô tận 

Không có anh lấy ai không hờn giận
Khi bữa cơm chiều em nấu trót khê
Không có anh ai đón con đi học về
Lấy ai chỉ cho con bài Home Work 

Không có anh, ly bia tràn lần trót
Anh bảo đưa môi em, anh uống mới say …
Không có anh đời còn nghĩa gì đây
Dù bữa cơm chiều rất ngon vừa miệng 

Không có anh làm sao em e thẹn

Trước gương soi khi em thử áo dài
Khi anh cài dùm chiếc khuy sát nách …
Anh cù cho em cười rũ mới thôi

Và anh bảo dáng em còn đẹp lắm
Phấn không cần, da tuyết điểm môi son 
Tóc em xanh hơn thảm mạ trên đồng
Anh rất nhớ Quê, xin em đừng bới tóc

Không có anh trầm ngâm …Em sẽ khóc
Bởi đời em thuyền không bến bơ vơ
Cô lái đò mòn mỏi lái Thuyền Thơ …
Bài thơ tình nào cũng nghe rất lẳng !
Em đã viết lúc lòng đau xót nhất

Bởi:

Biết rằng mình đã vĩnh viễn mất nhau .
Em không còn anh … đời có nghĩa gì đâu
Ngàn bài thơ viết hoài chưa đủ ý .

Thư Khanh
(Seattle- Góa phụ cô đơn – in trong Tập Thơ NGÀN NĂM MÂY BAY tại Seattle Thu 2016)


Người Đi

 

Ừ nhỉ, người đi đã mấy tuần
Cỏ mờ, sương giạt vết trầm luân
Một làn mây xám che tầm mắt
Vài cánh hồng phai lấp dấu chân
Đường cũ lùi xa thềm ngóng đợi
Ngày dài lắng đọng nỗi phân vân
Tháng năm rồi sẽ thêm hiu quạnh
Khi chỉ còn ta giữa cõi trần..


Cao Mỵ Nhân (HNPD)

Trường Xưa Nguyễn Bá Tòng

 

Còn nhớ ngày xưa Nguyễn Bá Tòng
Sân trường ngập nắng hỏi còn không?
Bọn mình tuổi trẻ ngây thơ quá
Phượng Vĩ tàng che đẹp sắc hồng
Bè bạn thân tình cùng sánh bước
Chung trường sách vở những hoài mong
Vào đời cống hiến bao hy vọng
Mơ ước ngày mai thỏa nguyện lòng
………..
Vần thơ xứ người tìm bạn cũ
Hỏi thăm bạn nhé…vẫn…chờ trông

Hoàng Mai Nhất
(Lê Anh Thượng)
* Cựu học sinh NBT (1960 – 1967)


Anh Sợ Mai Rồi Cũng Bặt Tăm

 

Anh đắp nỗi buồn thay chiếu chăn
Đêm sâu
Trời quạnh
Bóng trăng tàn
Đôi chim mơ ngủ trong vòm lá
Tiếng nghẹn như lời của thở than
Anh đếm đo từng cơn, nhịp đập
Trái tim thương tật gõ ưu phiền
Ngọn lửa nhân tình chưa kịp thắp
Anh sợ mai rồi cũng bặt tăm
Hình như đêm tối sâu thăm thẳm
Cơn gió khuya rờn rợn kéo qua
Ôi bóng thiên thu hờn thiên cổ
Ôi gió oan cừu thổi xác xơ
Ai về ?
Tro nguội
Đêm sương quạnh
Xé tờ thư cũ sưởi niềm đau
Ai gọi tên anh từ xa vắng
Tiếng gọi đùn lên nấm mộ sầu
Ngọn lửa nhân tình chưa kịp thắp
Anh sợ mai rồi cũng bặt tăm
Anh sợ mai rồi ai đứng khóc
Giữa miền quên lãng buổi trăng tan.

Lê Văn Trung

Chuyện Viên Ngọc Quý Bây Giờ Mới Kể



Sáng thứ Bảy cuối tháng 5 trời trở lạnh với mây mù và vài thoáng mưa phùn. Tự nhiên tôi chạnh lòng nhớ đến đàn chị Nguyễn Tinh Châu. Mai là ngày giỗ 3 năm của Chị. Thời gian qua thật nhanh.

Sự ra đi của ChỊ quả là một mất mát lớn cho Hội YKH chúng ta, không những vì Chị là một trong những hội viên kỳ cựu, mà vì những hoạt động xã hội đắc lực của chị trong kêu gọi và thành lập quỹ cứu trợ nạn nhân cho nhiều thiên tai tại Mỹ, Nhật (Tsunami, 2011), Phi Luật Tân (Typhoon Haiyan, 2013) và ngay cả Việt Nam (Bão Xangsane, 2006)…Và nhất là quỹ tương trợ hàng năm nhằm giúp đỡ các Thương Phế Binh sống cùng cực tại quê nhà. Con số đóng góp luân chuyển từ 8 ngàn đô cho đến 10 ngàn đô nói lên được sự nhiệt tình của Chị và của anh chị em chúng ta cho một mục đích chung, đúng, xứng đáng, nhân nghĩa và truyền thống.

Chủ Nhật 29 tháng 5, 2022, là lễ Mãn Tang 3 năm của Chị. Tôi không muốn đi tiếp vào những chuyện khi Chị còn sinh hoạt với Hội, hay là những tình cảm thương nhớ nhuộm màu tím vẫn đang còn nhen nhúm trong lòng tôi. Ngược lại, tôi muốn kể cho các bạn những câu chuyện tôi biết về Chị, tuy nhỏ, nhưng gom lại thành lớn, đáng ngưỡng mộ. Là những mẫu chuyện với những hành động đã không ít thì nhiều định nghĩa con người thật của Chị, một con người có bản chất tử tế, từ tâm, chân thành, khiêm tốn.

Được nuôi dưỡng trong một gia đình bề thế mà thân phụ là một huynh trưởng Hướng Đạo Việt Nam trong thời phôi thai, Chị sớm nhận được những những ảnh hưởng cao quý từ gia đạo, gia nhập Hướng Đạo, trở thành một Balu trưởng Sói Đoàn Mai An Tiêm. Tôi không rõ do tính khí tự nhiên của Chị hay do rèn luyện từ gia đình hoặc từ tinh thần Hướng Đạo, Chị là một con người nhiều nghị lực, tháo vát, trách nhiệm, sẵn sàng san sẻ tình thương cho những kẻ thiếu may mắn – đúng nghĩa là một công dân tốt, một mẫu người hữu ích cho xã hội.

Trong một tình cờ nghe những người trong xóm hô hoán một thiếu niên vốn bị bệnh điên nhảy xuống giếng, Chị vội chạy đến. Và không như bao nhiêu người đang dửng dưng đứng xung quanh miệng giếng la hét, chỉ chỏ, Chị tìm cách trèo ngay xuống giếng và đội anh thiếu niên trên đầu mình cho những người ở trên kéo anh ta ra khỏi giếng. Chuyện này xảy ra trước khi Chị theo học Y Khoa, nhưng có lẻ sau khi Chị được tàu USS Hope mổ tim tại Saigon. Tôi tự hỏi phải chăng vì tim Chị bấy giờ vừa đủ mạnh hay vì tinh thần trách nhiệm và lòng can đảm của một hướng đạo viên?

Thời sinh viên YK, Chị theo làm việc xã hội với nhóm Thanh Niên Thiện Chí tại Huế, về các làng quê giúp đỡ làm nhà, lợp nhà cho những gia đình nghèo, khám bệnh cho làng xóm, bày trò chơi cho các trẻ nít trong làng…

Chị là một sinh viên YK xuất sắc, thuộc loại giỏi nhất nhì của lớp, thông minh, nhưng rất giản dị và khiêm nhường; thông suốt 2 ngoại ngữ Pháp và Anh, Chị thường chia sẻ các notes ngoại ngữ ghi tay của mình cho các bạn. Chị là một bác sĩ ưu tú của trường YKH, nên khi tốt nghiệp 1968, Chị thi và trúng tuyển, được trường YKH giữ lại làm Giảng Nghiệm Viên về Nhi Khoa, hướng dẫn các sinh viên chúng tôi thực tập tại khoa nhi của Chị.

Khoảng năm 1967, khi là sinh viên năm thứ Năm, Chị đứng ra hô hào các đồng môn, tổ chức và quyên góp, cùng nhau lập một phái đoàn cứu trợ các nạn nhân bão lụt tại Quảng Nam. Có lẽ phỏng đoán trước sự nguy hiểm có thể xảy ra cho phái đoàn do mình hướng dẫn, Chị âm thầm tìm gặp BS. Phạm Xuân Quế, một đàn chị vừa tốt nghiệp và bấy giờ đang trách nhiệm chữa trị bệnh nhân tại khu Bài Lao của BV. Trung Ương Huế, xin trước một lá thư viết tay của Chị Xuân Quế xác nhận đoàn sinh viên cứu trợ chỉ làm việc cứu trợ xã hội. Và đúng như Chị dự đoán, phái đoàn cứu trợ YK Huế bị du kích VC nằm vùng bắt giữ, gây khó khăn. Với lá thư của BS Xuân Quế, 2 ngày sau, đoàn cứu trợ được thả tự do. Sự kiện này cho thấy chuyện khác biệt giữa quan niệm chính trị ở Miền Nam VN không là một vấn đề then chốt trong tình bạn. Đồng thời cũng chứng tỏ chị Tinh Châu là một con người đảm lược, có đầu óc tổ chức, nhìn xa thấy rộng.

Trong biến cố Mậu Thân 1968, vườn nhà Chị bị trúng một quả đạn súng cối, giết chết người anh họ bà con, là người chăm sóc cha mẹ Chị và chăm nom vườn tược cho gia đình. Gia Đình anh ta ở trong căn nhà nhỏ trong vườn, bên cạnh nhà lớn của gia đình Chị. Vợ con anh ta quá sợ xin ở trên nhà lớn, để mặc tử thi nằm tại chỗ. Mọi người đều núp kỷ trong nhà tránh đạn. Chị là người duy nhất trong nhà ra vườn, tự mình cố gắng đào huyệt, giữa những khi im tiếng súng, rồi chôn xác người chết xuống, và lấp đất lại. Tất cả chỉ một mình Chị. Trong nhiều ngày! Hành động đầy nhân đức và hiếm quý này rất xứng đáng được tuyên dương. Tôi e rằng khó có người thứ hai làm được như vậy, nhất là con người can đảm này là một người con gái xinh đẹp, mảnh khảnh, đang học năm cuối tại trường YK.

Nếu những câu truyện trên chưa đủ để minh chứng con người thật của Chị, tôi xin dẫn chứng thêm một mẩu chuyện cao quý khác của Chị. Cũng trong biến cố Mậu Thân, Chị Tinh Châu bất chấp nguy hiểm cá nhân, đã che dấu người bạn Mỹ Jenkins Christopher trong nhà mình tại Thành Nội cho đến khi vùng đó được quân đội VNCH giải tỏa. Trong 2 lần Tết trước đây, Chị lần lượt mời 2 thanh nữ người Mỹ làm việc trong chương trình Thanh Niên Thiện Chí ở Huế, về nhà Chị ăn Tết, để dạy cho họ biết thêm về văn hóa và phong tục mừng Tết của người Việt. Tết 1968, đến phiên anh Jenkins được mời, nhưng chẳng may anh bị kẹt lại khi VC bất ngờ tấn công thành phố Huế.

Trong suốt gần 3 tuần anh Jenkins im hơi lặng tiếng nằm trốn dưới bộ tràng kỷ kê sát vào tường, ẩn sau những đống đồ xưa cũ, kể luôn cả cái bô vệ sinh, với thân phụ Chị nằm trên bộ tràng kỷ. Đó cũng là thời gian ông Cụ nằm liệt giường liệt chiếu vì tình trạng hậu giải phẫu cắt bỏ bàng quang, đòi hỏi nối 2 ống niệu quản vào phần ruột non đưa ra ngoài nằm trên thành bụng. Tuy trong lòng quá sợ, vì nếu Jenkins bị phát giác, chắc chắn Chị sẽ bị giết vì dám cả gan che dấu “gián điệp” Mỹ trong nhà. Nhất là khi Hoàng Phủ Ngọc Phan, một bạn cũ cùng lớp YK với Chị trước khi vào bưng theo VC, đến nhà Chị 3 lần, yêu cầu, rủ rê, hăm dọa Chị theo hắn ra làm công tác y tế bên ngoài. Chị khăng khăng từ chối, viện cớ không thể rời thân phụ mình vì ông Cụ cần phải được săn sóc đặc biệt. Những lúc kề cận sự nguy hiểm tận cùng như thế, Chị lại vô cùng bình tỉnh – theo lời Chị kể - vì nếu có gì sơ hở trong hành động hay lời nói của Chị khiến HP Ngọc Phan nghi ngờ, tìm thấy Jenkins trốn núp và bắt giết Jenkins thì Chị sẽ ân hận suốt đời – cho dù lúc đó sinh mạng Chị cũng không khá hơn. Lần cuối đến nhà tìm Chị, HP Ngọc Phan mang theo một bà y tá VC, lục soạn và mang theo hết tất cả các dụng cụ y khoa, thuốc men, thuốc sát trùng, bông băng… mà Chị mua sẵn để săn sóc thân phụ mình.

Sau khi an toàn trở về Mỹ, Jenkins gởi Chị nhiều lá thư, không những cám ơn mà còn có ý tỏ tình với Chị. Trong một lá thư, chàng ta cho biết nếu Chị bằng lòng, Jenkins sẽ bay về Việt Nam và đem Chị qua Mỹ liền. Chị không trả lời thư nào, đơn giản vì “Che chở, giúp đỡ người trong hoạn nạn và thoát chết không có nghĩa là yêu thương – mà đó chỉ vì một điều phải làm, và làm tốt; một khi đã nhận làm thì đó là bổn phận, là trách nhiệm, là lương tâm…” – Chị tâm sự - Và lẻ đương nhiên, do không nhận hồi âm, Jenkins cũng thôi liên lạc với Chị.

Năm 1974, khi Chị được gởi sang UC Berkeley, CA, học Master of Public Health (MPH), Jenkins có dắt vợ và con đến thăm Chị. Gia đình họ ở tại Alameda County, không xa với Berkeley bao nhiêu. Vợ của Jenkins là một phụ nữ Việt Nam, có vóc dáng tương tự như Chị (tôi nghe như vậy) sang du học Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp trung học tại Đà Lạt. Về sau, khi cụ Ông và cụ Bà thân sinh của Chị qua đến được nước Mỹ, vợ chồng Jenkins cùng 2 con của họ có đến thăm 2 Cụ mấy lần tại Tustin, Orange County, nói lên lời cám ơn đã cứu mạng Jenkins, trong khi bên ngoài quân dữ đang còn lục lạo, bắt bớ và giết bỏ cả 5 ngàn người.

Nghe xong câu chuyện, tôi buộc miệng “Vì sao Jenkins không cho chính phủ Hoa Kỳ biết một công dân Mỹ từng được cứu sống như thế đấy? Chị rất xứng đáng nhận một huy chương hay bằng khen thưởng của chính phủ Hoa Kỳ…” Để được nghe Chị trả lời “Khi cứu người, chẳng một ai suy nghĩ mình sẽ nhận phần thưởng từ ai đó cho. Mình chỉ biết mình cần làm một điều phải làm, và sung sướng nếu điều làm đó có kết quả tốt. Đó đã là phần thưởng tinh thần đẹp nhất rồi, cần gì hơn nửa”.

Nhân cách của chị Nguyễn Tinh Châu là như vậy. Vậy thì câu chuyện tình cảm của Chị như thế nào? Trên ghế đại học, khi Chị vừa học vừa xông xáo làm việc xã hội bên ngoài, anh Lê Văn Danh, người bạn cùng lớp với Chị, lại thuộc loại con trai không biết ăn chơi, không hút thuốc, không rượu bia, luôn cả không “trai gái”; anh chỉ biết cặm cụi mài dũa sách vở. Mỗi Chủ Nhật, anh hát trong ban nhạc “gia đình trị”, gồm thân phụ anh là nhạc trưởng, thân mẫu anh giọng ca chính, anh và các em trai bè giọng nam, các em gái bè giọng nữ, cho nhà thờ Phan Xi Cô ở Huế. Cũng là nhà thờ của gia đình tôi.

Tuy cùng chung một lớp trong suốt 6 năm tại trường YK nhưng anh Danh và chị Tinh Châu ít có dịp thân quen nhau tuy có để ý đến nhau. Sau biến cố Mậu Thân, khi cả hai vào làm Nội Trú năm cuối tại Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng, anh có dịp chỉ dẫn thêm cho Chị về giải phẫu. Trong một lần phụ giúp Chị mổ bụng cấp cứu cho một thường dân bị trúng đạn vào bụng, anh bình tỉnh nắm tay Chị, bắt Chị phải nắm từng con sán đủa đang bò ngổn ngang trong bụng bệnh nhân bỏ vào cái xô, trong khi Chị la thất thanh, định bỏ ngang cuộc giải phẫu. Không biết vì điện giựt khi anh cầm tay Chị truyền cho Chị sự tự tin, hay vì bốn con mắt từ hai khuôn mặt bị che sau khẩu trang, tỏa ra ánh mắt kỳ diệu, tạo ra coup de foudre, nên mấy ngày sau, vào cuối tuần, Chị đem thân phụ của mình vào bệnh viện, tìm gặp anh, chỉ tay vào anh và giới thiệu: Hắn đó Ba.

Đó là câu trả lời cho tôi khi tôi hỏi anh chị Danh & Tinh Châu, ai là người tỏ tình đầu tiên và trong cơ hội nào. Câu chuyện kể từ anh, với nhiều cái gật đầu từ Chị, khiến tôi ôm bụng cười gập cả người. Cách tỏ tình “lãng mạn” của cặp bác sĩ đàn anh đàn chị này thật độc đáo, rất là unique. E không có cặp nào có thể bắt chước được.

Sau khi cả hai tốt nghiệp tháng 6, 1968, Chị ở luôn tại Huế, thi tuyển vào giảng nghiệm viên bộ môn Nhi Khoa; anh trình diện nhập ngũ vào khóa Y Nha Dược Trưng Tập 11. Anh Chị trở thành vợ chồng trong một hôn lễ do chính bác ruột của Chị là Linh Mục Nguyễn Văn Thích chủ hôn, tháng 10, 1969, tại nhà nguyện nằm trong trường J’Anne D’Arc, Huế.

“Hắn đó Ba”, một câu thật đơn giản nhưng đã khiến anh chị gắn bó trong suốt 50 năm hạnh phúc bên nhau. Bởi vậy, trong ngày Mãn Tang 3 năm, anh ngậm ngùi lên tiếng “Hàn Mạc Tử viết: Người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn tôi bỗng dại khờ - Tinh Châu mất, không phải tôi chết một nửa, mà chết đến 90 phần trăm, 10 phần còn lại tôi dại hẳn đi”.

Vĩnh Chánh
Nhân ngày Giỗ 3 năm của bác sĩ Nguyễn Tinh Châu
Tháng 5, 2022

 

Chọn Tư Thế Ngồi Bạn Thích, Tiết Lộ Ngay Tính Cách Tiềm Ẩn Của Bạn



A. Đùi khép lại, hai chân tạo thành hình chữ V ngược

Nếu bạn thường ngồi tư thế đùi khép lại, hai chân tạo thành hình chữ V ngược, điều này tiết lộ tính cách bạn sở hữu khá lạc quan và vô tư. Bạn thường bị thu hút bởi những người đàn ông có tính cách đối lập với bản thân như chín chắn, chững chạc, là điểm tựa cho bạn trong tình yêu.

Trong cuộc sống, năng lượng của bạn tỏa ra một cách tích cực, làm hạnh phúc cả những người đối phương. Trong một nhóm chơi, bạn tốt bụng, hoạt náo, hài hước. Trong công việc, bạn khá bộc trực và quyết theo đuổi đến cùng những điều bản thân xác định.

B. Vắt chéo chân

Với tư thế ngồi này, bạn đích thị là người giàu ý tưởng, công việc truyền thông hay marketting rất phù hợp với bạn đấy. Bạn rất quyết đoán và luôn có chính kiến riêng của bản thân. Bên cạnh đó, rất khó để tạo được niềm tin tuyệt đối từ bạn, thường bất kỳ ai cũng đều trải qua thời gian rất lâu để có được sự mở lòng từ bạn.

Sở hữu tài hoạt ngôn, bạn có thể nhanh chóng hấp dẫn người đối diện bởi sự nhạy bén của mình. Hoạt ngôn là vậy, nhưng khi được bạn bè tin tưởng tâm sự bí mật, bạn rất kiên nhẫn lắng nghe rồi mới đưa ra lời khuyên cuối cùng. Nếu bạn hay gác chân phải lên chân trái, thì bạn thuộc tuýp năng động và thích đi đầu trong mọi việc.

C. Khép hờ chân  

Nếu bạn chọn kiểu ngồi này bạn là người khá tự tin.Trong cuộc sống bạn nhận ra được ưu và khuyết điểm của mình, từ đó bạn luôn cố gắng phát triển ưu điểm và hạn chế nhược điểm bản thân. Đồng thời, bạn cũng rất hướng ngoại và thích nơi đông người, luôn có khả năng trở thành trưởng nhóm. Nói cách khác, bạn là người thích điều khiển cuộc chơi. Tuy nhiên khuyết điểm của bạn là không tin tưởng vào người khác.

Không khó để bạn trở thành tiêu điểm trong các bữa tiệc, bạn thích xoay chuyển tình huống theo ý mình và luôn thành công trong nhiệm vụ này. Dù đôi khi tự tin quá biến bạn trở thành tự phụ, nhưng sâu thẳm trong lòng, bạn vẫn là một con người đầy sự ngọt ngào.

D. Chân khép song song, hai chân chạm đất

Những ai sở hữu tư thế ngồi này thường rất thẳng tính. Có thể lời nói của bạn rất vô tư nhưng có thể cắt lòng ai đó đau nhói. Bởi tính cách này, bạn vừa nhận được sự tin tưởng, vừa làm phật lòng mọi người.

Đây vừa là điểm tốt nhưng cũng là mặt hạn chế của bạn khi giao tiếp với mọi người. Dù vậy bạn khá là truyền thống. Sẽ rất may mắn cho ai có thể kết thân với bạn vì bạn luôn sẵn sàng có mặt và giúp đỡ họ. Trong tình yêu bạn rất kén chọn và chỉ chấp nhận những mối quan hệ nghiêm túc.

E. Khép chéo chân

Chủ nhân của dáng ngồi này ắt hẳn là một người rất tự tin về bản thân. Bạn tham vọng và luôn cố gắng vì mục đích mình đặt ra. Dáng ngồi này còn tiết lộ rằng bạn rất giỏi trong việc giữ bí mật.

Bạn lắng nghe tâm sự của người khác và nhanh chóng nhìn nhận được vấn đề, tuy nhiên, bạn không đưa ra bất kỳ bình phẩm nào. Bạn tinh tế trong giao tiếp và hầu như ai cũng đều yêu thích nét tính cách này của bạn. Trong tình cảm, có vẻ bạn rất cao ngạo và làm giá, yêu cầu cao từ nửa kia của mình. Song bạn lại khá mong manh và nhạy cảm.
 
Theo Vũ Ngọc
( Tống Viết Minh sưu tầm)


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

Bỏng Nốt Nguyệt Cầm - Thơ Phương Hoa - Nhạc Thái Phạm - Ca Sĩ Hà Thanh


Thơ: Phương Hoa 
 Nhạc: Thái Phạm 
 Ca Sĩ: Hà Thanh

Tím Thơ


Mênh mông cả một khung trời
Vẫn màu tím cũ một thời mộng mơ
Em về mượn ý đề thơ
Viết lên tà áo phất phơ gió chiều
Nắng nghiêng nghiêng bóng hắt hiu
Buồn vương vương mắt cô liêu nỗi chờ
Chờ ai chân bước bơ vơ
Với cành phượng tím ươm mơ đêm nầy


Kim Phượng (Canada)

Tím Nhớ


Rừng hoa tím đến chân mây
Gợi bao kỷ niệm đắm say một thời
Người em áo trắng xưa ơi !
Bây giờ em ở phương trời nào xa
Tình tôi sao mãi thiết tha
Vẫn như sắc tím bao la đắm lòng
Nhìn rừng hoa trãi mênh mông
Là như tình bổng về đầy trong tôi

Trúc Lan KTP

Mưa Tháng Sáu - Tháng Sáu Biển Cuồng


Mưa Tháng Sáu

Mưa tháng Sáu mưa rơi vào nỗi nhớ
Từng hạt buồn tan vỡ bản tình ca
Làn nước mắt chia xa lần hạnh ngộ
Tiễn đưa người hồi cố mảnh trời quê

Biển mênh mông vẹn thề lời nguyện ước
Hạt hóa thân ngược nước bám mạn thuyền
Sóng bạc đầu vỗ nhịp giấc cô miên
Cõi yên bình men đường tìm một chuyến

Lời mộng thực như tình còn lưu luyến
Hương khói thơm trầm quyện vẽ vòng bay
Màn mưa bụi u hoài giăng giăng lối
Người khuất rồi riêng mỗi khoảng trời xa

Mưa tháng Sáu mưa nhạt nhòa mong đợi
Vòng tay xuôi tầm gửi kiếp phù sinh
Trời vào đông biển hát khúc u tình
Mưa tháng Sáu mưa rơi vào kỷ niệm

Kim Phượng
***
Cảm Tác:

Tháng Sáu Biển Cuồng

Mưa tháng sáu, mưa chao nỗi nhớ
Từng hạt buồn rạn vỡ tình ta
Dòng lệ ứa lúc chia xa
Tiễn đưa yêu dấu rời nhà, bỏ quê

Biển mênh mông hẹn thề tái ngộ
Dòng hải lưu ngăn trở con thuyền
Bạc đầu sóng dập triền miên
Đêm đen ác mộng cuồng điên bão bùng

Hoàn cảnh thực đau lòng một chuyến
Đâu nhang trầm khói quyện, hương bay
Bão giông giăng lối u hoài
Người chôn đáy biển thương thay, ruột mềm

Mưa tháng sáu nỗi niềm chợt tắt
Vòng tay xuôi nhắm mắt tử sinh
Biển sâu hát khúc u tình
Giờ mưa tháng sáu - thời kinh ban chiều!


Lộc Bắc

Hướng Đi Thượng Đế

 

Khi còn sống thì chim ăn kiến,
Lúc chết rồi thì kiến ăn chim.
Hoàn cảnh, thời gian thay đổi liên miên,
Xin bạn tránh làm buồn, phiền người khác.
Đừng nhục mạ, đừng làm khổ, bôi bác
Bất cứ ai. Nên cảnh giác, khoan dung.
Ngày hôm nay, bạn quyền lực vô cùng
Nhưng hãy nhớ, thời gian còn hơn bạn.
Một thân cây thành triệu que diêm. Dễ lắm.
Nhưng một que diêm cũng đủ thiêu hủy vạn thân cây.

Bạn hãy luôn nhớ lấy lời khuyên đây:
Là người tốt, và làm ngay điều tốt.
Hãy tĩnh tâm, giữ ý nghĩ thanh thoát,
Bạn sẽ thấy Thượng Đế thật diệu kỳ.
Tạo thân thể con người rất tinh vi,
Và sắp đặt từng tý, từng ly hợp lý.
Vậy tại sao chúng ta lại không làm đúng ý
Đấng Tối Cao, mà mãi cứ quay cuồng?
Hai mắt chúng ta, bạn có thấy không,
Ngài đặt đúng ở ngay đằng phiá trước
Để chúng ta luôn hướng về trước mặt
Và không hoài công mãi ngước ra sau.
Hai tai chúng ta, Ngài đặt hai bên đầu,
Để chúng ta nghe cả những câu phải, trái
Những lời chê trách cũng như những lời khen ngợi.
Có phải đâu riêng tiếng nói êm tai?
Ngài cho chúng ta một miệng, mà không hai
Và cái lưỡi thật dẻo dai, mềm mại
Ý Ngài muốn chúng ta nghe nhiều hơn nói,
Và không nói nhũng lời đen tối, chua cay.
Uốn lưỡi để ngôn từ được thẳng ngay,
Và êm dịu, khôn ngoan, đầy độ lượng.
Não bộ chúng ta, Ngài đặt trong sọ cứng
Để chúng ta tích lũy những khả năng,
Những học hỏi, thu thập bao tháng năm,
Những tri thức suốt đời không dễ mất,
Chứ không phải để của cải, tiền bạc
Những thứ bên ngoài, thất thoát dễ thôi.
Trái tim ta, Ngài đã chọn một nơi
Giữa lồng ngực, để con người rung cảm.
Những yêu thương, những ân tình sâu đậm
Xuất phát và lưu giữ tận thâm tâm
Từ sâu thẳm của từng ngăn trái tim,
Mà không ở vùng ngoại biên hời hợt.
Bạn thấy đó, Thượng Đế đã tài tình sắp đặt
Con người ta, dù khoa học tiến nhanh
Cả muôn đời cũng không thể sánh bằng
Vậy chúng ta hãy thôi, đừng cuồng vọng.
Sống an bình, để tâm hồn lắng đọng
Bước theo Ngài, giữ đúng hướng mà đi!

Chẩm Tá Nhân
(phóng tác)
02/06/2013

Ba Tôi, Người Đánh Máy Mướn!

  
Năm 1961, thằng em thứ sáu, vừa lên 5 của tôi, bị viêm màng não rồi chết. Thân phụ tôi đang làm Trưởng Ty Bưu Điện Rạch Giá buồn bã quá, xin đổi về Sài Gòn làm ở Bưu Điện Trung Tâm gần Vương Cung Thánh Đường dắt cả gia đình chạy trốn một kỷ niệm buồn đau! Nhà thì chính phủ cho một căn, ở lầu hai cư xá Bưu Điện trên đường Hai Bà Trưng, nằm trong con hẻm lớn, đối diện nhà thờ Tân Định.

Rồi năm 63, cuộc đảo chánh 1/11 của các tướng lãnh. Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị giết. Cái chết của Tổng Thống Diệm đã chấm dứt luôn cuộc sống tương đối dể thở của các công chức bậc trung.

Nhà đông con, vật giá ngày một tăng, con cái ngày một lớn, tiền ăn, tiền quần áo, tiền trường đè nặng lên vai Ba. Nên Ba phải làm thêm ‘job’ nữa. Đánh máy mướn!

Vốn xuất thân từ thư ký, sau vừa làm, vừa học, thi đậu cải ngạch thành Cán Sự Bưu Điện, nên Ba đánh máy rất nhanh, chỉ nhìn vào văn bản mà không cần nhìn vào bàn phím chữ. Đánh bằng mười ngón, tốc độ nhanh, nghe như tiếng rào rào đổ trên mái tôn. Mưa!

Cuối đường Phan Đình Phùng, đi về phía Chợ Lớn, rồi quẹo tay phải sang đường Lý Thái Tổ có rất nhiều tiệm Ronéo. Trong tiệm, ngoài giàn máy Ronéo, còn có vài cái máy đánh chữ, bàn ghế ngồi do chủ tiệm cung cấp. Làm ăn chia, tứ lục, 6/4.

Muốn in Ronéo, phải đánh trên giấy ‘stencil’. Đó là loại giấy có tráng sáp để khi đánh, chữ sẽ khắc dấu trên sáp; rồi khi đưa vào máy, mực sẽ tràn ra phủ đầy trên những dấu lõm. Dán stencil vào máy, rồi quay bằng tay hay bằng điện. Bài viết sẽ lần lượt được in ra.

Khách hàng đến là các giáo sư, mướn đánh máy bài giảng ở trường đại học, bán ‘cours’ cho sinh viên. Khách hàng cũng có thể là các nhà văn chuyên viết truyện dài đăng trên báo hằng ngày mà Miền Nam lúc bấy giờ gọi là viết “feuilleton” như Dương Hà, An Khê, Ngọc Linh, Sơn Nam… Họ mang những bản thảo viết tay, thường là khó đọc, đến mướn đánh máy cho rõ ràng để thợ sắp chữ nhà in dễ đọc, dễ sắp chữ trên bản kẽm rồi in ra thành tiểu thuyết. Giá cả có khác nhau tùy theo khách hàng thường xuyên như các giáo sư hay các nhà văn. Ngoài ra cũng có nhận đánh đơn từ các loại.

 Mỗi ngày, Ba cỡi chiếc xe đạp đòn dông, đi làm theo giờ hành chánh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Tan sở lại phải chạy xuống tiệm Toàn Thắng ở cuối đường Phan Đình Phùng để làm cái ‘job’ thứ hai. Khoảng 9, 10 giờ đêm, mệt mỏi, rã rời sau 16 tiếng đồng hồ làm việc, Ba mới theo đường Phan Thanh Giản, chỉ cho chạy một chiều, để quay trở về Hai Bà Trưng, Tân Định.

Má vẫn thường chờ Ba cơm tối; nhưng 8 anh em tôi thì đã đi ngủ mất rồi. Hôm nào được lãnh lương hoặc đánh máy có tiền nhiều, Ba vẫn thường ghé qua xe bán bánh mì Tám Cẩu ở ngã tư Cao Thắng và Phan Thanh Giản, gần rạp hát Đại Đồng, mua vài ổ bánh mì về cho con. Về nhà Ba vô giường, bế từng đứa dậy, đặt ngồi ngoài bàn, rồi bảo: “Ăn đi con!”. Ăn thì khoái thiệt nhưng ‘bù ngủ’ híp con mắt luôn! Em gái tôi cắn miếng bánh mì nhai, chưa kịp nuốt thì gục xuống bàn… ngủ tiếp. Ba lại bế từng đứa, cho vào giường ngủ.

Người ta thường bảo người mẹ như cánh cò. Cánh cò lặn lội bờ sông… Ba tôi không phải là cánh cò, Ba tôi là đại bàng nhưng con đông quá, bám vào đôi cánh của Ba nặng trĩu. Ba không bay cao, bay xa được mà chỉ bay là đà; nhưng vẫn phải rán mà bay để tìm mồi về cho vợ và con trong thời khốn khó! Ba chưa từng bao giờ từ bỏ ước vọng là con mình sẽ được ăn học đàng hoàng, tới nơi tới chốn để cuộc đời không phải vất vả như ba!

Bước ra đời, nếu mình có thành công, có giỏi hơn người khác thường là bị dèm pha, xúc xiểm, ganh tị… nhưng mỗi thành công dù rất nhỏ trên trường đời của con thì Ba lại tự hào, hãnh diện coi thành công đó là rất lớn và là chính của Ba luôn?

Năm 63, tôi thi đậu vào Petrus Ký. Đỡ cho Ba không phải lo tiền trường. Vì nếu rớt, phải đi học tư, tốn lắm! Việt Nam lúc đó đậu vào một trường công lập nổi tiếng như Petrus Trương Vĩnh Ký cho con trai hay Gia Long cho con gái là rất khó. Trường rất có kỷ luật nên học trò trường công không dám ‘cúp cua’ đi chơi nên thường học giỏi hơn học trò trường tư dù giáo sư trường tư lại nổi tiếng dạy hay hơn! Vì dạy hay hơn nên mới được chủ trường tư mời dạy!

Ngày coi kết quả thi vào Petrus Ký, trời đổ trận mưa to. Thầy Trường, dạy luyện thi đệ thất, có danh sách học trò thi đậu, báo tin vui cho Ba. Ba nhường áo mưa cho con, còn mình đội mưa đến. Thầy và Ba bắt tay nhau, hỉ hả cười rạng rỡ, dù nước mưa còn chảy ròng ròng trên má. Tôi thấy thương Ba quá trời! Sao mà khổ dữ vậy? Tôi thấy đậu vô đệ thất, cho dù là của một trường trung học nổi tiếng nhứt miền Nam đi chăng nữa, thì có gì là lớn đâu? Mấy thằng bạn học chung với tôi cũng thi đậu đó thôi!

Rồi khi thi đậu Tú tài một rồi hai, Ba cũng mừng như chính Ba thi đậu vậy! Khi vào đại học, Ba muốn con học Luật Khoa để trở thành Luật Sư chẳng hạn… Có lẽ đường hoạn lộ công danh của Ba đã từng bị áp bức, bị đối xử bất công quá hay chăng mà Ba không muốn con mình phải gánh chịu. Phải biết Luật để cho tụi nó sợ mà không dám áp bức lại mình?

Tôi thì thấy chồng ‘Cours’ là đã ‘ớn’. Lại phải tốn rất nhiều tiền để mua nên không muốn đi học Luật; dù trường đó, con đường Duy Tân đó, thơ mộng và có biết bao nhiêu là con gái, tiểu thơ con nhà giàu chưng diện, ẹo tới, ẹo lui?

Ba nói một, hai lần thì tôi vẫn giả bộ tảng lờ. Nhưng lần thứ ba thì con Ba, cái thằng bất hiếu, cứng đầu cãi lại: “Con là con ếch, con nhái mà Ba muốn con to bằng con bò! Không được đâu!”. Tôi đã nhẫn tâm làm tan nát niềm ước vọng của Ba tôi rồi; mà tôi cứ ‘thản nhiên’ như không? Trời ạ!

Sau nầy vào Đại học Sư phạm ra trường, đi dạy, một hôm Ba nói: “Thôi không làm luật sư; làm giáo sư cũng được!”. Dù tôi chỉ là Giáo Sư Trung học Đệ nhứt cấp ‘quèn’ mà thôi?!

***


 Rồi 75 đến, nhà tôi cũng sống lầm than mà cũng không nghe Ba một tiếng thở than? Đi tù cải tạo sáu tháng vì là viên chức ngụy quyền, cấp trưởng ty.
Trong tù, Ba tôi vẫn ăn mặc một cách đàng hoàng, tề chỉnh. Đêm trong trại, Ba xếp quần áo lại, lót dưới gối trên đầu nằm cho thẳng thớm. Sáng ra, mặc áo bỏ vô quần, mang giày như thuở còn đi làm; bị cán bộ phê bình là còn giữ tác phong ‘tiểu tư sản’?

Ra tù, Ba lại trở về Sài Gòn, ra Lý Thái Tổ ngồi đánh máy mướn để nuôi đàn con mà nhiều đứa em tôi vẫn còn thơ dại. Ba vẫn ăn mặc rất đàng hoàng, vẫn áo trắng bỏ vô quần, vẫn mang giày, dù cũ, ra đánh máy mướn, làm đơn cho bà con cô bác Sài Gòn đi thăm nuôi chồng, con đang ở tù cải tạo.

Bà con ở Hố Nai, có thời đi lính Liên Hiệp Pháp, xuống nhờ Ba đánh đơn gởi Tổng Thống François Mitterrand để xin đi định cư. Là người học chương trình Pháp, Ba viết thơ cảm động làm sao đến nỗi ông Chánh Văn Phòng của Tổng Thống hồi đáp ngay, rồi Ba dịch ra tiếng Việt cho bà con nghe là: “Tổng Thống Cộng Hòa Pháp đã nhận được thơ ông và chỉ thị cho bổn chức chuyển hồ sơ qua Bộ Ngoại Giao để làm các bước tiếp theo!”. Sau đó cũng có vài gia đình được đi Pháp định cư.

Có lần ông chủ một cây xăng ở Rạch Giá bị đánh tư sản, bị đuổi đi vùng kinh tế mới, khổ quá, ông trốn về Sài Gòn và gặp lại Ba. Ông vẫn còn gọi Ba là ông Trưởng Ty như ngày cũ?! Ông nói vì không có hộ khẩu nên không làm được thông hành và chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ; dù con ông đã gởi đơn về bảo lãnh. Ba lại giúp ông làm đơn gởi cho bộ phận xuất nhập cảnh ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn và Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bangkok, Thailand. Đơn thành công và ông được ra đi!

Trước ngày đi, bùi ngùi từ giã, ông nói: “Tôi đi rồi không biết chừng nào mới có dịp gặp lại ông Trưởng Ty” Rồi rưng rưng nước mắt, bắt tay chào vĩnh biệt!

Raoul Wallenberg (1912 –1947), nhà ngoại giao Thụy Điển, đã cứu hàng chục ngàn người Do Thái ở Hungary thoát khỏi Holocaust, lò hơi ngạt của Phát Xít Hitler trong Thế chiến thứ hai. Ông đã cấp những thông hành bảo vệ (Schutz-Pass) và cho những người Do Thái ẩn náu trong những tòa nhà thuộc tòa đại sứ Thụy Điển ở hải ngoại. Ngày 17.1.1945, Hồng quân Cộng Sản Liên Xô tiến vào Budapest, Hungary bắt ông giam cầm và ông chết ngày 17.7.1947 trong nhà tù Lubyanka ở Moskva. Trái tim vĩ đại của một con người nhân hậu đã mãi mãi thôi không đập nữa!

Dĩ nhiên thân phụ tôi không thể cứu được nhiều nạn nhân như ông Raoul Wallenberg đã từng làm; nhưng chí ít Ba tôi cũng đã giúp được một số người, dù con số đó rất nhỏ nhoi, được có một cuộc đời khả dĩ tốt đẹp như xưa.

Chỉ có một trái tim nhân đạo mới dám, mới làm được như thế! Ba từng nói: “Giúp được ai, dù là chuyện nhỏ, để làm cho họ bớt thống khổ hơn là điều phải làm con ơi!”

***

Năm 81, thằng em thứ 5 của tôi liều chết vượt biên đến được Pulau Bidong, Mã Lai. Về Adelaide, Nam Úc định cư, nó lần lượt lãnh Ba và các anh em qua. Rồi cả gia đình đoàn tụ!

Đêm nay, ngồi trước bàn phím computer, viết bài nầy nhân Father’s Day bên Mỹ, tôi lại nhớ đến cái bàn máy đánh chữ của Ba. Nhớ mười ngón tay xương xẩu, cong vòng của Ba, gõ trên bàn đánh máy mà ngày xưa người ta thường cảnh báo về già sẽ bị đau tim mà chết. Nhưng Ba không sợ! Mười ngón tay đó của Ba đã nuôi anh em con ăn học, đủ để sống sót và làm lại cuộc đời nơi đất lạ quê người. Tụi con xin cảm ơn Ba!

Ba bỏ tụi con đi, năm nay nữa là 20 năm chẵn. Tiếng gõ trên bàn máy chữ vẫn rào rào như tiếng mưa rơi… vẫn còn vang động đâu đây! Nhớ và thương vô cùng cái dáng của Ba còng lưng trên xe đạp trong những ngày ngược gió.

Nhớ bánh mì Tám Cẩu Ba mua; mà đút vào miệng chưa kịp nhai tụi con đã gục đầu xuống bàn… mà ngủ tiếp. Nhớ cái bắt tay của Ba với thầy Trường ngày con đậu vào đệ thất.

Người ta cần tới Father’s Day, Chúa Nhựt, tuần lễ thứ ba của tháng sáu như ở Hoa Kỳ hay Chúa Nhựt, tuần lễ thứ nhứt của tháng chín ở Úc để kỷ niệm ngày từ phụ, để nhớ tới phụ thân! Còn con, con nhớ Ba mỗi ngày, khi còn sống, cho đến lúc nào đó con sẽ được gặp lại Ba!

Đoàn Xuân Thu
Melbourne