Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

Mùa Trăng Cũ - Thơ: Vương Hoài Uyên - Nhạc: Nguyễn - Ca sĩ: Hương Giang


Thơ: Vương Hoài Uyên
Nhạc: Nguyễn 
Ca sĩ: Hương Giang

Tím Áo Vàng Hoa

  

Anh chỉ còn thơ viết tặng đời
Những lời thương cảm luyến lưu thôi
Ân tình một thuở hầu như đã
Để lại mai sau chút ngậm ngùi.

Áo tím em về tha thiết hoa
Bên lòng nhân ái vạn lời ca
Trời thơ bừng nở tâm tình mới
Trầm bổng cung vàng mấy nẻo xa.

Một chút tình em trong ước mong
Hồn thơ ý nhạc đẹp như lòng
Bài thơ áo tím mầu hoa tím
Một ngả trời xa đã tận cùng.

Áo tím nhạc hoa thơ ngỡ ngàng
Nẻo đời chân bước bóng thu sang
Lối về lối ở hồng tâm thức
Bỗng gió mưa qua bỗng nắng vàng.

Hoa Văn

Hương Yêu



Trời xanh hương gió thoảng
Ngàn giọt nắng lung linh
Ta chờ người yêu đến
Cùng nhau dạo khúc tình

Bóng ai dần xuất hiện
Dưới ánh nắng chan hòa
Ôi! anh yêu đã đến
Mây vàng nhẹ lướt qua

Bên anh ngắm sóng biển
Bờ biển "Laguna"
Một phổ biển tuyệt mỹ
Nơi miền Nam Cali

Nhạc chiều vang êm ái
Tình tứ điệu bổng trầm
Đôi tâm hồn ngây ngất
Tình khúc "Only You"

Sóng biển vang khe khẽ
Như nhủ: yêu mây trời
Yêu thuyền tình, bến mộng
Và...Cùng em yêu anh.

Chúc Anh

Lời Người Vợ Thương Binh VNCH


 

(Kính tặng Quý Chị-Em một đời tận tụy thủy chung 
lo cho người chồng Thương Binh từ trận chiến trở về...)

Bao năm trời chiến chinh
Từng đêm nghe tiếng súng.
Lòng thảng thốt, em nguyện lời kinh tụng
Cầu xin anh được mọi an bình.
Ôm con vào lòng, trong nỗi nhớ lặng thinh,
Luôn mong đợi phút anh về, chiến thắng.
Dòng lệ âm thầm giữa đời mưa nắng
Còn tình nhau, nuôi sống tâm hồn.
Rồi một chiều mưa, trong bóng xế hoàng hôn
Tin anh về, xác thân không toàn vẹn!
Em nhìn anh, cố lau dòng lệ nghẹn,
Anh vẫn còn! – Như thế đủ cho em.
Đồng đội bao người vào Quân Sử, không tên,
Anh còn sống - Đời cho em diễm phúc.
Hoàng Tử lòng em, dù máu loang quân phục,
Vẫn còn nguyên Tình đẹp thuở anh đi.
Con nhìn anh, đầu thơ dại nghĩ gì,
Như muốn hỏi: - “Ông nào đây, xa lạ!”.
Em khẽ nói: - “Con hãy nhìn tượng đá
Dù rêu mờ, vẫn đẹp giữa trời xanh”!
Xác thân anh không còn được nguyên lành
Em vẫn sống cùng tim anh trọn kiếp.
Hơn 40 năm – bao nhọc nhằn nối tiếp
Sá gì đâu! – Ta mãi sống bên nhau.
Quê hương mình còn bao nỗi khổ đau
Ta cố sống – dù cháo rau từng bữa.
Dìu nhau đi, như ngày xưa đôi lứa
Dưới hàng me tan học, bước chân về.
Xin anh cười, em vẫn vẹn câu thề
Bờ hạnh phúc, thuyền em không tách bến.
Một ngày mai bình minh rồi sẽ đến
Quê Hương mình vui hát bản Tình Ca.
Em tưởng thấy nạng gỗ nở thành hoa
Anh chiến thắng, cùng Toàn Dân trẩy hội.
Em và con dìu anh chung bước vội
Trên đường Xuân Tổ Quốc đã hồi sinh.
Anh vẫn còn tình đồng đội bên mình
Và có cả em-con cùng chia sống.
Dù thân tàn, anh mãi là hoa mộng
Một đời em: - Xin hãnh diện về anh,
Người Thương Binh, chung máu tạo Công Thành!

Võ Đại Tôn


Đi Đâu Cũng Thấy Một Trời Quê Hương

 

Tôi đi trên phố đông người
Mà sao vẫn thấy cả trời bơ vơ
Quê hương một cõi mịt mờ
Khói lam chiều có lững lờ nhẹ trôi

Mỹ Tho ơi! đã xa rồi
Còn đâu thành phố một thời xa xưa
Lòng thương nhớ mấy cho vừa
Đong đầy kỉ niệm nắng mưa vui buồn

Đây rồi đại lộ Hùng Vương
Con đường của tuổi yêu đương học trò
Làn môi ánh mắt hẹn hò
Nữ sinh Lê Ngọc Hân mơ mộng đầy
Làm cho điên đảo đắm say
Trai Nguyễn Đình Chiểu sát ngay bên đường
Công viên Dân Chủ ngát hương
Khách nhàn du bước bóng vương nắng chiều
Còn đâu xe ngựa dập dìu
Phố Trưng Trắc với quán lều xa hoa
Thanh thanh một dãy sơn hà
Lung linh cảnh sắc Vườn Hoa Lạc Hồng
Bao lần kẻ đợi người trông
Liễu xanh soi bóng trên dòng Tiền Giang
Những lần ghé lại Vĩnh Tràng
Ngôi chùa cấu trúc điểm ngàn đá hoa
Có ai ghé lại Chùa Chà
Một thời thơ ấu đó là xóm tôi
Kia đường Lê Lợi ̣đây rồi
Bóng me râm mát vui chơi bạn bè
Cầu Bắc Lò Heo Phú De ̣(Fourriere-Lò Sát Sinh)
Nhớ trường Nhà Lá lòng nghe nặng sầu
Không ai quên được Cầu Tàu
Nam thanh nữ tú cùng nhau mỗi ngày
Thi nhào lộn bơi soãi tay
Hái bần lội thẳng qua ngay Cồn Rồng
Phố Nóc Bằng rộng mênh mông
Theo em rộn rịp thấy lòng reo vui
Đài Chiến Sĩ thoáng ngậm ngùi
Thương người lính chiến một đời hy sinh
Quê hương một thuở thanh bình
Cộ đèn hội chợ cung nghinh diễn hành
Xôn xao Nữ Tú Nam Thanh
Cải lương Hồ Quảng loanh quanh kéo rèm
Rạp hát anh em vào xem
Định Tường Vĩnh Lợi lại thêm Viễn Trường
Vòng Nhỏ ngã rẽ đôi đường
Vườn Ông Khánh với mùi hương ̣đậm đà
Ai về Rạch Miễu qua phà
Nhìn em rám nắng mặn mà dễ thương
Hồng Đào mận ngọt Trung Lương
Xoài thơm Giáo Đức chuối hương Long Điền
Vườn Xoài Hột lá sầu riêng
Ngang qua Bình Đức lòng miên man buồn
Một thời chinh chiến máu tuôn
Lính Sư Đoàn 7 phong sương dãi dầu
Ngã tư Quốc Tế còn đâu
Sớm chiều đưa đón đượm màu vấn vương
Tình ta trổi khúc Nghê Thường
Chúng mình dìu bước trên đường trải hoa
Hoa yêu thương sắc mượt mà
Cung đàn réo rắt giọng ca muôn màu
Rồi Trời bày cuộc bễ dâu
Giang sơn chìm đắm nỗi đau thảm sầu
Cuối đời phiêu bạt về đâu
Tóc pha sương điểm theo màu thời gian
Ngày về sao thấy ngút ngàn
Giấc hương quan mãi lang thang xứ Người
Trải bao vật đổi sao dời
Đi đâu cũng thấy một trời quê hương./.

Nguyên Trần

Viết trong niềm nhớ về tỉnh Mỹ Tho Thân Yêu giờ đã ngàn trùng xa cách
Lan sầu trong héo ngoài tươi
Anh sầu anh nhớ thương người Mỹ Tho
Cầu Tàu Mỹ Tho (nơi tụ tập hầu hết học sinh NĐC thập niên 50)
Hình cơ sở bên cạnh là căn cứ hải quân Giang Đoàn 21 Xung Phong
Chùa VĩnhTràng 1894-Ấp Mỹ An, Xã Mỹ Phong, Quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho

Cụ Trần Văn Hương (1902-1982)

Lược Sử Cụ Trần Văn Hương (1902-1982)

Người tỉnh Vĩnh Long . Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Dạy học tại trường Collège Le Myre De Villers Mỹ Tho. Sau đó làm Đốc Học tỉnh Tây Ninh.
Ô. Trần Văn Hương Thời kỳ kháng Pháp 1945: Ông tham gia Việt Minh giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến tỉnh Tây Ninh.

Vào năm 1946, do biết lực lượng Việt Minh là Cộng sản và họ bắt nhiều trí thức gán cho là Việt gian, rồi đem thủ tiêu. Vì vậy Ông từ bỏ Việt Minh về quê ẩn dật. Sau đó, Ông lên Sài Gòn làm trong hiệu thuốc Tây cho đến năm 1954.
Sau Hiệp định Genève 1954, vào năm 1955, Ông được bổ nhiệm Đô Trưởng Sài Gòn ngắn hạn, dưới thời Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, năm 1964, Ô. giữ chức Đô Trưởng Sài Gòn lần thứ hai. Tháng 11 năm 1964, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mời Ông giữ ghế Thủ Tướng (1964-1965) .
Năm 1968, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại mời ông ra làm Thủ tướng lần thứ hai ( 1968-1969 ).
Năm1971, Ông cùng Ô. Nguyễn Văn Thiệu liên danh ứng cử và đắc cử chức vụ Phó tổng thống nhiệm kỳ 1971-1975.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và trao quyền lại cho Phó tổng thống Trần Văn Hương. Ông giữ chức vụ Tổng Thống được 7 ngày thì giao cho Tướng Dương văn Minh.

Cụ Hương có hai người con trai. Con trai lớn là Trần Văn Dõi, con thứ là Trần Văn Đính. Trần Văn Dõi theo Việt Minh rồi ra Bắc. Trần Văn Đính làm phụ tá cho cha ở Sài Gòn.
Cụ mất ngày 27 tháng 1 năm 1982, tức ngày mồng 3 Tết Nhâm Tuất, thọ 80 tuổi...!!

Những Chuyện Về Cụ Hương:

1 - Sợ Tốn Công Quỹ: sau khi nghỉ làm Thủ Tướng năm 1969, Cụ Hương về ơ ̉căn nhà mang số 216A Phan Thanh Giản ( nay đổi là đường Điện Biên Phủ) cho đến sau sự kiện năm 1975... và mãi tới lúc mãn phần...!!
Đây là một căn nhà loại song lập, nhỏ hẹp nằm sâu trong hẻm . Nhà đã lâu năm, cũ kỹ, xuống cấp, lại trong hẻm người ta chê, nên mới còn.
Trước khi Cụ về ở, nhà nước định sửa sang lại cho tươm tất hơn. Song, sợ tốn công quỹ, chính Cụ Hương đã từ chối không cho sửa.
Nhờ đó, ngôi nhà còn được yên sau vụ 1975, không bị VC chiếm như những căn khác.

2 - Khí khái:

-- Ngày 29 tháng 4 năm 1975 , viên đại sứ Hoa Kỳ Martin đích thân đến dinh Phó Tổng Thống đường Công Lý mời Cụ đi lánh nạn CS. Đại Sứ Martin nói:
" - Thưa tổng thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhân danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời tổng thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà tổng thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày Tổng Thống trăm tuổi già ”.

Tổng Thống Trần Văn Hương mỉm cười trả lời:
" - Thưa ông đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng Sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi "
– Lần sau cùng, trước cảnh tang hoang của đất nước, trong hoàn cảnh khó khăn cuả Cụ Hương, Đại sứ của các nước Pháp, Úc có cho người đến thăm Cụ. Họ nói rằng họ có thể can thiệp với Việt Cộng để Cụ ra khỏi nước với lý do đi trị bệnh. Nhưng Cụ vẫn từ chối, quyết ở lại chia sẻ cùng dân quân Miền Nam sự nhục nhằn và nghèo đói dưới chế độ mới.

3 - Khảng khái: 

Năm 1977, VC đề nghị trao trả quyền công dân cho Cụ. Nhưng Cụ khước từ và nói rằng:
" - Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!”
Mấy ngày sau VC cho người cằm giấy tới nhà với lịnh " Quản thúc taị gia ", cấm Cụ ra khỏi nhà. Cụ nói với người trong gia đình " Tao già rồi, đâu cần đi ra ngoài làm chi, mà cấm với không cấm. "

4 - Ngày Mãn Phần: 

Cụ Hương mất nhằm mùng 3 Tết, năm Nhâm Tuất ( 1982 ), con trưởng của Cụ là Trần Văn Dõi ra Phường để xin mua một cái hòm quốc doanh, nhưng người tài xế trung thành của Cụ chận lại. Rồi anh này vào Chợ Lớn mua một cỗ quan tài gỗ với giá 10.000 đồng (tiền Việt Cộng bấy giờ). Anh Tàu nghe nói là mua cho cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương bèn bớt xuống còn 5.000 đồng.
Tang lễ Cụ Hương tổ chức đơn sơ nhưng cảm động... , thi hài Cụ được hỏa táng tại Lò thiêu Thủ Đức. Với sự có mặt đông đủ học trò cùng hầu hết nhân sĩ miền Nam. Họ đã không ngại công an rình rập, đang lảng vảng quanh lò thiêu.

Chuyện Bên Lề về cụ Trần Văn Hương:


1 - Làm Đô Trưởng: 
Nhận chức Đô Trưởng lần đầu năm 1955, Ông Trần Văn Hương cỡi xe đạp đến nhiệm sở, người gác cổng không cho Ông vào. Ông từ tốn lấy giấy bổ nhiệm chứng minh là Đô Trưởng, nhân viên gác cổng xin lỗi và cho Ông vào. Ông nói chú em làm vậy là đúng. Qua không phiền đâu.

2 - Viếng Mộ Ông Nguyễn An Ninh: 
Khi làm Phó Tổng Thống, có lần Cụ Hương đã ra Côn Đảo bằng máy bay ngậm ngùi viếng phần mộ chí sĩ Nguyễn An Ninh và nhiều vị đã hy sinh trong công cuộc kháng Pháp.
Ông Nguyễn An Ninh sinh năm 1900, người Cần Giuộc Chợ Lớn ( nay thuộc Long An ), nhà trí thức, nhà văn, nhà báo chống Pháp. Ông mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hưởng dương 43 tuổi.

3 - Câu Đối: 
Vào dịp cuối tuần, có lần Cụ Hương mời TT Thiệu cùng gia đình tới chơi và mời cơm tại tư dinh. Trong lúc chuyện vãng, cao hứng Tổng Thống ra câu đối:

" Ninh Thuận nhứt Tổng Thống "

Ứ́ng khẩu Cụ Hương đáp:

" Vĩnh Long ngũ Thủ Tướng "

Hai Ông đồng cười xoà vui vẻ...

4 - Ngày Con Trở Về: 

 Cụ Hương có ngôi nhà xưa cũ ở Vĩnh Long, sau vụ 1975 ngôi nhà đã bị VC lấy.
Mãi sáu tháng sau, ông Trần Văn Dõi con trưởng cuả Cụ mới về tới. Cụ Hương có hai câu thơ mai mỉa tặng cho con:

" Mừng ngày " Cách Mạng " thành công
Trở về quê cũ thì không còn nhà...!! "

5 - Sống Túng Thiếu: 

Cuộc sống thiếu thốn đến đỗi Cụ Hương cho người nhà đem bán những thứ bán được như là: mấy bộ đồ Vest cuả Cụ, củ sâm quí...
Những người cũ, từng làm dưới quyền, biết Cụ đang cảnh thắt ngặt, có chút ít gạo tiền... cũng dè sẻn đem đến kính biếu Cụ. Cụ rất cảm động, song ái ngại chỉ nhận một phần nhỏ tượng trưng, và bảo đem về chi dụng trong gia đình...!!

6 - Hiệu Kỳ: 

Sinh thời khi làm Phó Tổng Thống, Cụ Hương có cờ hiệu màu vàng, ở giữa thêu cây Thanh Tùng đứng thẳng, trông phong cách rất thanh cao. Và vì vậy người đương thời thường gọi phủ Phó Tổng Thống là phủ Cây Tùng.

Phần Kết:

Trong tập thơ Lao Trung Lãnh Vận, cụ Trần Văn Hương có câu:

" Ra quân những tưởng nhằm phương ấy
Tính nước ai hay nghịch thế nầy "

Quả là nghịch. Nghịch cảnh cho cả dân tộc giống nòi nói chung, cho chính Cụ Hương nói riêng. Cụ đã mang niềm bi phẫn về phương Đoài biết thuở nào phai...!! Và con đường tương lai dân tộc: Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền còn dài thăm thẳm ngoằn ngoèo như dòng Cửu Long giang!!
Đọc cổ sử truyện Văn Thiên Tường đời Nam Tống, chúng ta thấy hai ÔNG có những điểm giống nhau về: cá tánh, hoàn cảnh, chức vụ, nguyện vọng...
Cũng làm Thừa Tướng đồng nhiệm, cũng ôm mộng non sông, mong thay đổi cuộc cờ nhằm cứu vãn nước nhà, cứu nguy dân tộc. Nhưng kết cục, cả hai ÔNG đều ôm nỗi u hoài dằng dặc mãi không nguôi...!!
 
Tuy nhiên cả hai Ông đã:

" Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh "
Văn Thiên Tường 

( Xưa nay ai sống mà không chết
Để tấm lòng son rạng sử xanh..!! )

NMT dịch

Ngoài ra, cũng xin chép 2 câu thơ trong Tuyệt Mệnh Thi của Ông Thủ Khoa Huân, nhằm tỏ rõ tấc lòng cuả hậu sinh đối với những danh nhân vận khứ :

" Anh hùng mạc bả doanh thâu luận
Vũ trụ trường khan tiết nghiã lưu... "

( Hãy lắng nghiã trung lưu vũ trụ
Chớ đem thành bại luận anh hùng... 
NMT dịch

Tới đây, để kết thúc tiểu truyện về Cụ Trần Văn Hương, người biên soạn kính cẩn dâng lên Cụ hai câu:

" Tùng xanh hạc trắng non cao
Gương trăng lồng lộng chiếu vào... thiên thu "

Bây giờ ngày Tết gần kề, ngày giỗ Cụ gần kề. Có cánh chim Việt bị bão lạc bầy, ngàn trùng cách xa tổ ấm, cõi lòng trẩy gió heo may...!!
Mùa Đông Bắc Mỹ, ngoài trời tuyết bay phơi phới... Cố hương thương nhớ vời vời... vời vời...!!

Nguyễn Minh Thanh kính bút
( Nguyên Đán Giáp Tý, GA - 2020 )

*Văn Tống Thụy: tên tự của Văn Thiên Tường (1236 - 1283)
Nguồn: - Trang web Trần Văn Hương
- Ba Nhân Cách Lớn Của Cụ Trần Văn Hương, tg Người con Việt miền Nam
- Theo lời kể của sĩ quan làm việc với Cụ Hương, ....


Thống Tướng MacArthur &Thủ Tướng Shinzo Abe: Hai Nhân Vật, Một Tấm Lòng

“Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”.
(Triết gia Marcus Tullius Cicero)

(Thủ Tướng Shinzo Abe)

Mỗi nước theo truyền thuyết và lịch sử có vài tên gọi khác nhau, trong đó Nhật Bản với các tên gọi: Đất Nước Mặt Trời Mọc, Xứ Sở Hoa Anh Đào, Xứ Sở Phù Tang, Đất Nước Hoa Cúc… Kể từ thời Kamakura, hình ảnh hoa cúc 16 cánh được sử dụng làm con dấu của Thiên Hoàng. Cho đến nay, biểu tượng loài hoa này vẫn được xem là biểu tượng quan trọng của Hoàng Gia Nhật Bản. Ngày 11/7/2022, chính phủ Nhật đã truy tặng Huân Chương Hoa Cúc - huân chương cao quý nhất của Nhật để vinh danh cố Thủ Tướng Shinzo Abe. Cố Thủ Tướng Shinzo Abe là thủ tướng thứ 4 của Nhật Bản được trao tặng huân chương cao quý này sau Đệ Nhị Thế Chiến, các vị tiền nhiệm có Shigeru Yoshida, Eisaku Sato và Yasuhiro Nakasone.

Nhật Bản ngày nay không những trở thành cường quốc kinh tế mà gìn giữ được nếp sống văn minh, lịch sự, phong tục tập quán cao đẹp, tinh thần tự trọng… và, đặc biệt nói “không” với trộm cắp.

Người Nhật với tinh thần trách nhiệm cao, mạnh mẽ và luôn luôn hướng thiện. Với nền giáo dục khắt khe, đức dục là vấn đề quan trọng nhất dạy dỗ, rèn luyện trẻ thơ từ khi bước vào mái trường.

Trong những lần xảy ra thiên tai (động đất, sóng thần) tại Nhật, những hình ảnh ghi lại cho thấy tinh thần tự trọng, nhân bản… của các nạn nhân khi xếp hàng nhận cứu trợ, trật tự, bình thản, biết nhìn nhượng nhau… mọi người trên thế giới nể phục.

Ở nông thôn, chủ nhà vườn bán sản phẩm cho khách hàng, không cần hiện diện mà chỉ để trên bàn, số lượng với giá tiền… khách hàng ý thức “thuận mua vừa bán” sòng phẳng…

Đơn cử vài điểm son đó thể hiện tinh thần và xã hội Nhật Bản ngày nay xóa tan bóng đen bao phủ trước Đệ Nhị Thế Chiến.

* Từ cựu thù trở thành Thiên Sứ

Sáng ngày 15/4/1951 khi Thống Tướng MacArthur (1880-1964) ngồi lên xe ra phi trường quay về Mỹ thì nhận được tin đích thân Thiên Hoàng Hirohito và Thủ Tướng Yoshida đến văn phòng tiễn chân vị “Shogun” (Sứ Quân) mà họ vô cùng cảm phục. Trên suốt hai bên con đường dẫn đến phi trường Atsugi, hàng trăm ngàn người dân Nhật xếp hàng dài dày đặc ở hai bên đường hàng chục cây số để tiễn đưa ông lần cuối. Họ kêu to “Sayonara, Sayonara,” hay giơ cao biểu ngữ ghi “Chúng tôi thương mến Tướng Quân MacArthur,” và “Chúng tôi cảm ơn ông”.

Danh từ Shogun (Thiên Sứ, Tướng Quân) theo tiếng Nhật là Seii Taishōgun để nói lên sự tôn trọng với nhân vật khả kính có công với đất nước.

Hồi ký của Kiichi Miyazawa (Thủ Tướng Nhật nhiệm kỳ 1991-1993) xuất bản năm 1991, viết về quan hệ Nhật-Mỹ, là một trong các cuốn best seller hồi ấy, với những dòng tiếc nuối: “Ngày 11/4/1951, truyền thông loan tin MacArthur bị miễn chức. Tin này làm người Nhật vô cùng sửng sốt, họ không thể nghĩ tới chuyện Thống Tướng MacArthur - người có uy quyền như Thái Thượng Hoàng nước Nhật - lại có thể bị bãi miễn dễ dàng bởi một mệnh lệnh của tổng thống. MacArthur là người nắm quyền lực tối cao ở Nhật”.

Khi Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) xảy ra, Tổng Thống Harry S. Truman (Tổng Thống thứ 33 của Hoa Kỳ,1945-1953) gọi ông trở lại phục vụ trong quân đội. Trong Đệ Nhất Thế Chiến, ông được bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn bộ binh 42 của Mỹ. Đến năm 1935, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt chọn MacArthur làm cố vấn quân sự tại Philippines. Ông giải ngũ vào tháng 12/1937, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Lục Quân Mỹ tại Viễn Đông với cấp bậc trung tướng.

Vừa nhận lãnh trách nhiệm, ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), thuộc tiểu bang Hawaii gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, riêng về về nhân mạng khoảng 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Lực lượng không quân của ông bị thiệt hại hoàn toàn.

Lúc đó phe Trục (Ý, Đức Nhật) tấn công như vũ bão, tàn phá nhiều nước từ trời Tây sang Đông, gieo rắc kinh hoàng, thảm khốc trên thế giới. Từ trước đến nay, nước Mỹ chưa bao giờ bị tấn công nên khi Nhật xâm phạm lãnh thổ của Mỹ nên hậu quả dẫn đến việc Mỹ phản công thả bom nguyên tử xuống hai thành phố công nghiệp là Hiroshima và Nagasaki.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử mang tên Little Boy trên pháo đài bay B-29 Enola Gay của phi đoàn 509, thả xuống Hiroshima, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom mang tên Fat Man trên pháo đài bay B-29 Bock's Car, thả xuống Nagasaki.

Trước khi thả bom nguyên tử, Mỹ đã rải truyền đơn cảnh báo nhưng phát xít Nhật coi thường và ngoan cố. Truyền đơn viết bằng tiếng Nhật: “… Trong vài ngày tới, một số hoặc tất cả những thành phố được liệt kê trong danh sách ở mặt sau truyền đơn này sẽ bị phá hủy bởi những quả bom của người Mỹ. Những thành phố này có các hãng xưởng, nhà máy lắp ráp chế tạo thiết bị quân sự.

Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt tất cả những trang thiết bị mà các phe phái quân sự đang sử dụng để kết thúc cuộc chiến vô nghĩa này. Nhưng, không may, những quả bom không có mắt. Vì vậy, theo các chính sách nhân đạo của Mỹ, Không Quân Mỹ, chúng tôi không muốn làm tổn thương người vô tội, do đó chúng tôi cảnh báo và yêu cầu bạn hãy di tản khỏi những thành phố được liệt kê để cứu lấy mạng sống của chính bạn.

Người Mỹ không chiến đấu chống lại nhân dân Nhật Bản, mà chiến đấu chống lại các thế lực quân sự đang sử dụng nhân dân Nhật Bản. Nền hòa bình mà Mỹ mang lại sẽ giải thoát cho người dân như các bạn đang phải sống trong sự áp bức của quân đội Nhật và đồng thời cũng có ý nghĩa mang đến một Nhật Bản mới tốt đẹp hơn. Các bạn có thể mang hòa bình trở lại bằng cách chọn ra những người lãnh đạo mới và giỏi, những người thật sự muốn kết thúc chiến tranh.

Do vậy, hãy chú ý đến cảnh báo này và sơ tán khỏi các thành phố này ngay lập tức!”

(Nếu so sánh hành động của chính quyền Truman của Mỹ với Nhật và chính quyền Putin của Nga với Ukraine hiện nay là hai thái cực giữa chế độ dân chủ và chế độ độc tài).

Sau khi ném bom nguyên tử ở Hiroshima, TT Truman đã lên làn sóng phát thanh kêu gọi Nhật đầu hàng, nếu không tai họa như Hiroshima sẽ tiếp tục nhưng Hội Đồng Tối Cao của Nhật Bản vẫn ngoan cố nên Mỹ tiếp tục thả trái bom thứ hai.

(Thống Tướng MacArthur)

Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố trên đài phát thanh chấp nhận đầu hàng không điều kiện các nước Đồng Minh, nhưng đến ngày 2/9/1945, nghi lễ đầu hàng của Nhật trước quân đội Đồng Minh mới được thực hiện trên chiến hạm USS Missouri (BB-63) của Hải quân Hoa Kỳ. Và, từ đó, ở trời Tây, Ý và Đức bị quân đội Đồng Minh phản công mãnh liệt, Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc.

Năm ngày sau khi Nhật ký hiệp ước đầu hàng, ngày 7/9/1945, Thống Tướng MacArthur, chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương, thiết lập văn phòng làm việc tại Tokyo, mở đầu cho giai đoạn Mỹ chiếm đóng nước Nhật kéo dài trong sáu năm, tám tháng.

Trước khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Nhật và Mỹ vẫn còn là hai nước kẻ thù không đội trời chung. Trong 4 năm chiến tranh ác liệt tại Thái Bình Dương, đã làm cho quân đội Mỹ hy sinh khoảng 360.000 binh sĩ.

Sau khi ký xong hiệp ước đầu hàng, Thống Tướng MacArthur đại diện của Đồng Minh đọc bài diễn văn ngắn gọn, chứa đựng tinh thần cao thượng của người Mỹ, ông kết thúc bài diễn văn: “Đây là hy vọng thiết tha nhất của tôi, và thật sự cũng là hy vọng của toàn thể nhân loại, rằng từ sự kiện trang nghiêm này một thế giới tốt đẹp hơn sẽ hiện ra từ máu và sự chém giết nhau trong quá khứ - một thế giới sẽ phục sự cho nhân phẩm con người và để hoàn thành ước nguyện cao cả nhất cho tự do, lòng bao dung và sự công bằng”.

Tuy không phải là kinh tế gia nhưng Thống Tướng MacArthur với tấm lòng nhân ái, đức độ và tận tình với nước thù địch để phục hồi đất nước Nhật từ đống tro tàn, đổ nát được vực dậy chỉ trong gần 6 năm (15/8/1945 cho đến ngày 11/4/1951). Ngoài ra, Sứ Quân MacArthur đã làm thay đổi nhân sinh quan tư duy của người Nhật từ Thiên Hoàng cho đến người dân.

Ngay sau khi đặt chân đến thủ đô Tokyo, Thống Tướng MacArthur ra lệnh cho các binh sĩ dưới quyền ông không được trả thù người Nhật vì bất cứ lý do gì và ưu tiên hàng đầu của ông là phải lo cho người dân Nhật qua khỏi cơn đói rách do các hậu quả của chiến tranh.

Ngay từ đầu Tướng MacArthur viết thư trình bày với Quốc Hội, với chính phủ Hoa Kỳ để xin cứu trợ và chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận trợ cấp khẩn cấp cho chính phủ Nhật Bản gồm: Ba triệu rưỡi tấn lương thực, thuốc men cùng với hai tỷ đô la.

Việc làm đầu tiên của Thống Tướng MacArthur ra lệnh chở lương thực và các vật dụng cần thiết cho đời sống đến Nhật để cứu đói và tránh các bất ổn xã hội do nạn đói và thiếu thốn gây ra. Thực hiện chương trình cho học sinh ăn trưa tại các trường học Nhật. Toàn bộ quân đội Nhật bị giải tán. Các binh sĩ được cho về quê sống. Lính Mỹ được lệnh phải tôn trọng phong tục tập quán của nước Nhật và giúp đỡ người dân.

Từ chế độ phát xít xâm chiếm các nước láng giềng, nước Nhật trở thành một quốc gia độc lập, tự do, dân chủ và đặt nền tảng cho một cường quốc kinh tế sau này.

Để phục hồi nước Nhật, chương trình viện trợ Marshall, Mỹ đã đổ vào nước Nhật hàng tỷ đô la, cùng với những ý kiến sáng suốt và những chương trình cải cách thiết thực xây đựng nước Nhật thuần túy về kinh tế và đời sống, nhờ vậy chỉ 25 năm sau chiến tranh nước Nhật trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới. Dĩ nhiên kết quả này phần lớn cũng do sự nỗ lực làm việc, sự hy sinh và tinh thần của dân tộc Nhật Bản.

Thống Tướng MacArthur trừng phạt những tội phạm chiến tranh nhưng chống lại việc đưa Nhật Hoàng Hirohito ra Tòa Án Quốc Tế như một tội phạm chiến tranh. Nhật Hoàng Hirohito, đứng ra nhận tất cả trách nhiệm về cuộc chiến và chấp nhận từ chức nếu Mỹ yêu cầu nhưng ông không đòi hỏi Nhật Hoàng từ chức. Tống Tướng thấy Nhật Hoàng là người được toàn dân Nhật tôn trọng nên ông muốn Nhật Hoàng được tại vị để làm biểu tượng đoàn kết dân Nhật và đem lại ổn định về chính trị. Cảm kích tấm lòng đó nên danh xưng Shogun (Thiên Sứ, Tướng Quân) từ Nhật Hoàng khi nhật Hoàng đã tiếp xúc với ông qua 11 lần gặp mặt.

Trong hồi ký “Reminiscences” của Douglas MacArthur, nhà xuất bản McGraw-Hill, 1964, ghi: “Sau lần ấy Nhật Hoàng đến thăm tôi thường xuyên, chúng tôi bàn về hầu hết các vấn đề quốc tế. Tôi luôn luôn giải thích kỹ càng những lý do quan trọng nhất về chính sách chiếm đóng,và tôi nhận thấy ông hiểu biết uyên thâm về khái niệm dân chủ hơn hầu hết những người Nhật tôi có dịp trò chuyện. Ông đóng vai trò rất lớn trong sự hồi sinh tinh thần của Nhật Bản, và sự hợp tác trung thành và ảnh hưởng của ông đã tác động rất nhiều đến sự thành công của công cuộc chiếm đóng”.

Trong cuốn “12 Người Khai Lập Nước Nhật Hiện Đại” của Sakaiya Taichi, Tướng MacArthur là người nước ngoài duy nhất, với tựa “MacArthur: Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một “nước Mỹ lý tưởng”, ngay cả Thiên Hoàng Minh Trị (người khởi xướng phong trào Duy Tân) cũng không có tên trong danh sách này. Sách 12 chương với những nhân vật: Thái tử Shotoku, Hikaru Genji, Minamoto Yoritomo, Oda Nobunaga, Ishida Mitsunari, Tokugawa Ieyasu, Ishida Baigan, Okubo Toshimichi, Shibusawa Eiichi, MacArthur - Thí nghiệm biến Nhật Bản thành “nước Mỹ lý tưởng”, Ikeda Hayato và Matsushita Konosuke.

Tác giả Sakaiya Taichi (1919-2007) được coi là chuyên gia hàng đầu về kinh tế, Thủ Tướng Obuchi mời vào làm Bộ Trưởng Kế Hoạch Kinh Tế… Trong 12 nhân vật, không ai là vị vua khai thiên lập địa, không ai là vị tướng tài đánh dẹp ngoại xâm, mà là những người đã đưa ra quan niệm tôn giáo, tiêu chuẩn luân lý, phong cách xử thế, đề cao giá trị tinh thần của người Nhật, trên lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội còn ảnh hưởng lớn tới ngày nay.

Với những công lao, đóng góp của Sứ Quân MacArthur từ tinh thần đến vật chất cho nước Nhật không thể nào kể xiết đã được ghi vào trang sử, lưu lại hậu thế.

Nhà văn Sodei Rinjiro đã đọc hơn 10 nghìn thư của người Nhật, và chọn 120 bức thư thú vị, quan trọng để ấn hành cuốn sách mang tên “Tướng MacArthur thân mến: Những bức thư gởi từ người Nhật trong thời gian Mỹ chiếm đóng”, xuất bản năm 2001.

Thủ Tướng Yoshida của Nhật (từ năm 1946 đến năm 1947 và từ năm 1948 đến năm 1954), nói: “Tướng Quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước đi trên con đường hòa bình. Tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

* Giữa vinh quang và nỗi đau

Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai khu vực chiếm đóng quân sự do các hoạt động của Hoa Kỳ ở phía Nam và Liên Xô ở phía Bắc. Năm 1948, chính quyền miền Nam thành lập nhà nước Đại Hàn Dân Quốc theo chế độ dân chủ dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Bắc Triều Tiên theo chủ nghĩa cộng sản được thành lập dưới sự hỗ trợ của Liên Xô. Sau khi Trung Cộng cưỡng chiếm Trung Hoa năm 1949, Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc dẫn đến chiến tranh Triều Tiên.

Quân đội Liên Hiệp Quốc dưới sự chỉ huy của Thống Tướng MacArthur (rời Nhật Bản để sang Nam Hàn), nhanh chóng đẩy lui quân miền Bắc và truy đuổi đến tận sông Áp Lục, nằm trên biên giới Triều Tiên - Trung Quốc.

Đầu tháng 10/1950, các lực lượng Liên Hiệp Quốc vượt qua biên giới tiến vào Triều Tiên. Quân Đoàn 10 của Mỹ đổ bộ lên Wonsan và Iwon, hai nơi quân Đại Hàn đã tấn công chiếm được trước đó. Các lực lượng còn lại của Mỹ sát cánh với quân Đại Hàn tiến quân theo phía bờ tây của Triều Tiên, chiếm được Bình Nhưỡng ngày 19/10 và đến cuối tháng, 135.000 binh lính Triều Tiên đã bị quân Liên Hiệp Quốc bắt làm tù binh.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã xua quân vượt sông Áp Lục và phản công quân LHQ. Trước đó, TT Truman đã cảnh báo MacArthur không nên khiêu khích Trung Quốc nhưng ông tự tin Bắc Kinh sẽ không can thiệp, dẫn đến thất bại sau đó. Tức giận trước việc Trung Quốc tham chiến, Tướng MacArthur vẫn tiếp tục đem quân sang bên kia sông Áp Lục, mở chiến dịch không kích các mục tiêu quân sự tại Trung Quốc. Tướng MacArthur muốn không kích vào khu vực Mãn Châu và từ biển Nhật Bản đến Hoàng Hải,… TT Truman lo ngại chiến dịch của Tướng MacArthur có thể châm ngòi cho Đệ Tam Thế Chiến vì vậy TT Truman quyết định tước chức tư lệnh của ông vào tháng 4/1951, dân Mỹ bị bất bình và phản đối dữ dội lên Quốc Hội Hoa Kỳ. Nhưng với tinh thần người lính “thi hành trước, khiếu nại sau” nên Tướng MacArthur phải chấp hành mệnh lệnh.

Trên đường từ Triều Tiên ghé lại Nhật và trở về cố hương sau khi bị TT Truman triệu hồi, cuộc chia tay cuối cùng giữ Nhật Hoàng và người dân như đã đề cập ở trên là điều không thể nào ngờ với vị Tướng xuất chúng, tài ba nhưng bị thất sủng.

MacArthur trở về thủ đô Washington, ông xuất hiện trước công chúng lần cuối cùng trong bài diễn văn chia tay bị gián đoạn với 30 lần hoan hô nhiệt liệt trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Trong lời cuối kết thúc diễn văn, ông nhắc lại lời bài hát đã có từ trước: “Những người lính già không bao giờ chết; họ chỉ mờ nhạt dần.” “Và giống như người lính già của bài hát đó, bây giờ tôi đóng lại đời binh nghiệp của tôi và mờ nhạt dần — một người lính già đã cố sức mình làm tròn bổn phận của mình khi Thượng đế ban cho tôi ánh sáng để tôi thấy được bổn phận đó. Xin tạm biệt.”

Câu nói “Những người lính già không bao giờ chết; họ chỉ mờ nhạt dần” trở thành danh ngôn của vị Tướng xuất chúng còn mãi lưu truyền.

MacArthur là danh tướng lẫy lừng nhưng bị cách chức trong chiến trận như mũi dao đâm thẳng vào trái tim!

Dư luận cho rằng cuộc điều tra vào năm 1952 trong việc cách chức danh tướng của Ủy Ban Thượng Viện Hoa Kỳ do Richard Brevard Russell, Jr. làm chủ tịch cũng có mục đích chính trị vì nếu “ứng cử viên tổng thống” MacArthur cho một cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc sẽ dễ thành công. Trong hồi ký Reminiscences, MacArthur luôn nói rằng ông không có những tham vọng về chính trị.

Trên chính trường Hoa Kỳ có những điều thường hay xảy ra và không bao giờ ngờ tới!

Tướng MacArthur mất ngày 5/4/1964 tại Quân Y Viện Walter Reed ở tuổi 84. Ngày 7/4, linh cữu vị danh tướng được chuyển đến đồi Capitol ở Washington trong nghi thức quốc tang với sự tham dự của hơn 150.000 người và được an táng tại khu tưởng niệm Douglas MacArthur ở Norfolk, tiểu bang Virginia.

Để tỏ lòng biết ơn, năm 1965, chính phủ Nhật tặng cho thủ đô Washington 3.800 cây anh đào trồng phủ kín xung quanh bờ hồ Tidal Basin, để hàng năm vào cuối tháng 3, hai thủ đô Tokyo và thủ đô Washington cùng bước vào mùa hoa anh đào, hàng triệu người đổ về, rạng rỡ đi dưới những tán hoa tươi thắm xóa đi nỗi đau chiến tranh tàn khốc giữa hai dân tộc Nhật-Mỹ.

Ngày 27/12/2016, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe có bài phát biểu tại Trân Châu Cảng. Bài phát biểu rất chân tình và cảm động. Nhìn nhận lỗi lầm của Nhật trong chiến tranh và biết ơn Mỹ không mang thù hận mà xây dựng lại nước Nhật.

Trích:

“Giờ đây, tôi đang đứng ở Trân Châu Cảng, Pearl Harbor, với tư cách là Thủ Tướng Nhật Bản. Khi lắng tai nghe, tôi có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ bờ và trở lại ngoài khơi. Mặt vịnh xanh và yên bình được chiếu sáng bởi ánh nắng mềm mại tỏa xuống từ mặt trời. Phía sau tôi, trên biển kia là khu tưởng niệm Arizona (Arizona Memorial) màu trắng…

Giờ đây, đã 75 năm trôi qua, dưới con tàu Arizona nằm nghiêng dưới đáy biển sâu vẫn còn rất nhiều binh sĩ đang yên nghỉ. Khi lắng tai nghe với tất cả lòng mình, tôi nghe thấy tiếng của những người lính cùng với âm thanh của gió và của sóng.

(Ghi chú: Con tàu Arizona là thiết giáp hạm USS Arizona (BB-39) của Hải Quân Hoa Kỳ hạ thủy vào ngày 19/6/1915. Arizona trang bị trang bị vũ khí hùng hậu với các dàn pháo và hai ống phóng ngư lôi. Ngày 7/12/1941 phi cơ Nhật tấn công vào Hạm Đội Thái Bình Dương, phá hủy con tàu làm thiệt mạng 1.177 người trong tổng số 1.400 thành viên thủy thủ đoàn).

… Khi nghĩ đến sự thật nghiêm trọng ấy và cảm nhận sâu sắc nó, tôi đã không thể thốt nên lời. Hỡi những linh hồn, xin hãy ngủ yên! Tôi, với tư cách là đại diện cho quốc dân Nhật Bản đã thả hoa xuống biển nơi những người lính đang an nghỉ với cả tấm lòng thành.

… Tôi, với tư cách là Thủ Tướng Nhật Bản, xin được gửi lời chia buồn chân thành mãi mãi tới linh hồn của những người đã bỏ mạng ở mảnh đất này, tới tất cả những người dũng cảm đã bỏ mạng bởi cuộc chiến tranh bắt đầu từ đây và cả linh hồn của vô số người dân vô tội đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh.

… Khi chiến tranh kết thúc, lúc Nhật Bản trở thành cánh đồng cháy trụi mênh mông và khổ sở trong tận cùng của nghèo đói, người đã không hề ngần ngại gửi đến thức ăn, quần áo là nước Mỹ và quốc dân Mỹ.

Nhờ những tấm áo ấm và sữa mà quý vị gửi đến mà người Nhật đã giữ được sinh mệnh tới tương lai. Và rồi nước Mỹ cũng đã mở cho Nhật Bản con đường trở lại cộng đồng quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của nước Mỹ, chúng tôi, với tư cách là một thành viên của thế giới tự do đã được hưởng thụ hòa bình và sự phồn vinh.

Tấm lòng khoan dung rộng lớn, sự giúp đỡ và thành ý như thế của quý vị đối với người Nhật chúng tôi, những người đã từng đối đầu quyết liệt như kẻ địch đã khắc sâu trong lòng ông bà, bố mẹ chúng tôi.

… Nhật-Mỹ, hai nước đã bỏ đi sự thù hận và nuôi dưỡng tình bạn, sự tin cậy dưới những giá trị chung lúc này có nghĩa vụ phải tiếp tục nói với thế giới về tầm quan trọng của khoan dung và sức mạnh của hòa giải...”

(Nghĩ đến con người xứ người mà tủi nhục cho con người của đất nước chúng ta sau cuộc chiến!)

* Shinzo Abe, người con ưu tú xứ sở Phù Tang

(Cố Thủ Tướng Shinzo Abe 1954-2022)


Ông Shinzo Abe là Thủ Tướng lâu nhất của nước Nhật, trong thời gian cầm quyền Thủ Tướng Shinzo Abe đã hai lần từ chức vì lý do sức khỏe (2006 & 2007, 2012-2020). Với đức tính của vị lãnh đạo đất nước, ông cương quyết theo đuổi chính sách, đường lối đã hoạch định nhưng uyển chuyển, tế nhị để gây hòa khí với nhau nên gây được cảm tình trên chính trường.

Ngày 8/7/2022, người dân Nhật bàng hoàng, xúc động khi nghe tin cựu Thủ Tướng Shinzo Abe Abe bị ám sát khi đang có bài phát biểu trong một chiến dịch tranh cử ở Nara, miền nam Nhật Bản.

Thủ Tướng Abe sinh ngày 21/9/1954 trong một gia đình có truyền thống chính trị nổi tiếng tại Nhật Bản. Ông nội Kishi Nobusuke từng là Thủ Tướng Nhật Bản giai đoạn 1957-1960. Chú của ông là Sato Eisaku cũng từng giữ chức vụ này từ 1964 tới 1972.

Năm 1977, sau khi tốt nghiệp đại học Seikei ở Tokyo, ông theo học cao học ngành khoa học chính trị tại UCLA (University of California, Los Angeles). Năm 1979, ông trở về Nhật Bản, tham gia đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) và được bầu vào Hạ Viện Nhật Bản năm 1993, từ đó sự nghiệp chính trị của ông tiếp tục trên chính trường đất nước nầy.

Khi trở lại với cương vị Thủ Tướng, ông Shinzo Abe thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại quyết liệt hơn, nhằm “hồi sinh” Nhật Bản sau thời gian dài trì trệ về kinh tế.

Về đối ngoại, Thủ Tướng Abe áp dụng đường lối cứng rắn với Triều Tiên, ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên sau khi nước này thử nguyên tử và áp dụng biện pháp trừng phạt, trong đó có lệnh cấm tất cả tàu Triều Tiên cập cảng Nhật Bản.

Với Trung Cộng và Đài Loan, Nhật ủng hộ Đài Loan và đã nhiều lần đối đầu Trung Cộng trong âm mưu “Nhất Đới Nhất Lộ” của Tập Cận Bình trên Thái Bình Dương.

Với Hàn Quốc, bóng ma trong quá khứ vẫn còn ám ảnh nạn nhân khi Nhật chiếm đóng. Tháng 12/2015, Tokyo và Seoul đạt thỏa thuận song phương về vấn đề “phụ nữ mua vui” làm nền tảng cho quan hệ Hàn-Nhật nhưng sau đó mối quan hệ song phương xuống mức thấp. Thủ Tướng Abe với các sáng kiến trao đổi văn hóa, giáo dục và kinh tế để hàn gắn vết thương trong quá khứ.

Với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, với đường lối ngoại giao mềm mỏng và chân tình của ông về thương mại để xuất nhập cảng sau thời gian Nhật Bản suy thoái kinh tế…

Chính sách đối ngoại của Thủ Tướng Abe đã đánh giá theo Viện Nghiên Cứu Lowy của Úc, cho rằng Nhật Bản “là lãnh đạo về trật tự tự do của châu Á”. Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (Institute of Southeast Asian Studies) năm 2020 đánh giá Nhật Bản là quốc gia đáng tin cậy nhất trong khu vực.

Về đối nội, Thủ Tướng Abe cũng tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự cho Nhật Bản bằng cách thúc đẩy sửa đổi hiến pháp, hợp tác với các quốc gia khác ở châu Á để đối phó với Trung Cộng tranh chấp trên biển và với Bắc Triều Tiên đe dọa vũ khí nguyên tử.

Chương trình Abenomics của Thủ Tướng Abe với chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế để khuyến khích đầu tư tư nhân. Chính sách kích thích tài chánh nhằm giảm lạm phát, điều chỉnh lại sự nâng giá quá mức của yên Nhật, xây dựng trái phiếu chính phủ bởi ngân hàng Nhật Bản, sửa đổi lại đạo luật ngân hàng Nhật Bản… Quá trình thực hiện rất khó khăn, gây phản ứng của thành phần đối lập nhưng dần dà đã thực hiện được kế hoạch.

Hỗ trợ kích thích kinh tế được chính phủ Nhật Bản sử dụng từ năm 2013, trị giá 20,2 nghìn tỷ yên (tỷ giá một đô la khoảng 125 yên - JPY - vào thập niên 2010), trong đó có 10,3 nghìn tỷ yên xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng (cầu, đường hầm và đường chống động đất). Nhật Bản công bố thêm ngân khoản kích thích 5,5 nghìn tỷ yên vào tháng 4/2014 và ngân khoản kích thích trị giá 3,5 nghìn tỷ yên sau cuộc bầu cử tháng 12/2014. Giai đoạn 2015 - 2017, do kinh tế phục hồi chưa được như kỳ vọng nên Nhật Bản tiếp tục duy trì thâm hụt ngân sách và tiếp tục thực hiện các ngân khoản kích thích.

Tháng 8/2016, chính phủ Nhật Bản thông qua ngân khoản kích thích trị giá 28.100 tỷ yên tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội; Tháng 10/2016, chính phủ Nhật Bản phê chuẩn ngân khoản kích thích thứ hai trong năm 2016 trị giá hơn 4.000 tỷ yên nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng; Tháng 3/2017, Quốc Hội Nhật Bản thông qua ngân sách cho năm tài khóa 2017 trị giá 97.400 nghìn tỷ yên với mục tiêu tiếp tục tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, quốc phòng và những lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sau 5 năm (2013-1018) kể từ khi Thủ Tướng Abe lên nắm quyền và thực thi chính sách Abenomics, nền kinh tế Nhật Bản đã trở nên mạnh hơn nhưng vẫn chưa hoàn thành như ý muốn và những thách thức phía trước… Trong thời gian năm 2019, 2020 nạn dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới, các nước trong cơn khủng hoảng vì lo đối phó với nạn dịch, phải ngăn ngừa bệnh dịch lây lan… phải “bế quan tỏa cảng” nên Nhật cũng rơi vào quỹ đạo nầy, kế hoạch Abenomics bị trì trệ.

Đối với nền kinh tế Nhật Bản, dù tỷ lệ nợ công ở mức trên 200% GDP, nhưng vẫn được đánh giá là nền kinh tế ổn định. Phần lớn nợ công của Nhật Bản thuộc về tay chủ nợ nội địa (các công ty trong nước và người dân Nhật Bản nổi tiếng về tiết kiệm trên thế giới). Chẳng hạn Mỹ là chủ nợ khoảng 30.000 tỷ đô la nhưng vẫn là cường quốc kinh tế số một trên thế giới.

Điều quan trọng, với ngân khoản của chính phủ bỏ ra hỗ trợ lớn lao như vậy của chính quyền được tin tưởng vì không xảy ra tình trạng tham nhũng, bè phái, đặc quyền đặc lợi cho tham quan. Đó là vết son cho đất nước này. Với Việt Nam, “đi với ma mặc áo giấy” nên chương trình ODA (Official Development Assistance) lãi suất thấp, một phần viện trợ, thời hạn cho vay lâu dài để xây dựng hạ tầng cơ sở… đã xảy ra những trò hối lộ, tham nhũng… khi giới truyền thông phanh phui, những tay dính chàm của Nhật bị trị thẳng tay nhưng ở Việt Nam vẫn “bình chân như vại”.

Cố Thủ Tướng Shinzo Abe trở về với cát bụi, thi hài của vị lãnh đạo Nhật Bản được hỏa táng tại nhà tang lễ Kirigaya ở Tokyo.

Sáu thập niên về trước, người Nhật tiễn đưa Sứ Quân MacArthur trở về cố hương, sáu thập niên sau người Nhật vĩnh biệt cố Thủ Tướng Shinzo Abe trong niềm thương tiếc.

Little Saigon 7/2022
Vương Trùng Dương

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Làm Thơ Tình Em Đọc - Nhạc: Trúc Hồ - Thơ: Trịnh Bửu Hoài - Trình Bày Quốc Khanh & Mai Thanh Sơn

 

Thơ: Trịnh Bửu Hoài
Nhạc: Trúc Hồ 
Trình Bày Quốc Khanh & Mai Thanh Sơn

Gặp Gỡ Giây Phút Nhiệm Mầu

 
     ( Kim Phượng- 1973)


Ngày ấy sân trường em với tôi
Cũng xanh màu áo bước song đôi
Bài thơ nắn nót trao tay vội
Cô giáo hồn xưa thoáng bồi hồi

Trời cuối đông rồi cô biết không *
Bao nhiêu thương nhớ bấy nhiêu mong
Bao nhiêu chờ đợi bao lưu luyến
Đâu chuyện ngày xưa đỏ má hồng

Bóng gió lời thơ chuyện hẹn hò
Trên tay cặp sách quẳng âu lo
Tim con rưng rức còn e ấp
Em của tôi ơi tuổi học trò

Ngoảnh lại thời gian qua vun vút *
Ba năm tròn chẳng phải không cô
Ba năm xa cách ôi hoa sứ
Hoa rụng đầy sân với xác xơ

Sương tuyết em tôi bạc mái đầu
Trường xưa hội ngộ đến thăm nhau
Thời gian chẳng đợi mong lần gặp
Đừng lỡ ngàn năm phút nhiệm mầu

Kim Phượng

* Lời thơ đã chép trao tay, không rõ Tác Giả bài thơ.

Hương Học Trò

 
(Kim Oanh 1976)

Lớp ai học giờ buổi sáng
Thư làm quen nằm ngay ngắn hộc bàn
Kẻ dòng trang vở thẳng hàng
Ướm lời quanh co lan man mây gió
Buổi chiều là lớp của nhỏ
Vội vàng giấu bạn thư tỏ tình chân
Lòng hồi hộp ... mặt bất cần
Tan trường về chút lâng lâng khó tả

Bên đường biết người ta đã ...
Trộm lòng này hồn ngã nghiêng xiêu
Rộn ràng tia mắt thầm yêu
Bóng theo đuổi bóng bước đều lặng im
Che nón ngại người ta nhìn
Tình ai trong gió lay mình bâng khuâng  
Tà áo dài bối rối vướng chân
Cố khua vang guốc tan dần e ấp

Tập chẳng nhiều ... sao nặng cặp 
Chữ không dầy sao đầy ắp tình thư
Lòng hỏi lòng đã dường như...
Thôi thì phớt tỉnh... đừng do dự nhé.
Đêm về viết thư lại xé
Biết nói gì?... xưng em, bé hay tên
Sợ người bảo mình hớ hênh
Cười chế nhạo ... mũi tên tim trúng

Hồi đáp thư vẽ lạnh lùng 
Chẳng e dè người tiếp tục gửi thêm 
Những ngày kế giọng êm đềm
Suốt mùa học cô bé mềm lòng đây
Tập làm thơ tỏ lòng đấy
Áo trắng tinh tuyền đã vấy tím mơ
Tình đầu lưu luyến mộng chờ 
Hương yêu đượm thắm tình thơ học trò.

Kim Oanh
15/3/2012

Bài Tình Thơ Tháng Bảy

 
 
( Ảnh của Sương Lam)

Tháng Bảy xứ người đang vào nắng hạ
Nắng ấm mênh mang, thiên hạ vui cười
Hoa nở khắp nơi, sắc thắm màu tươi
Mừng Ngày Độc Lập thanh bình lập nước

Tháng Bảy năm nay nhớ về năm trước
Phượng nở sân trường lưu bút trao tay
Trang giấy màu hồng đẹp mộng tương lai
Thuở áo trắng Gia Long! Ôi! tuyệt đẹp!

Có những cô nàng, xe hoa khép nép
Bên cạnh người yêu xây dựng gia đình
Có những người tiếp tục mộng thư sinh
Dựng sự nghiệp cho tương lai rực rỡ

Rồi chinh chiến gây chia lìa cách trở
Bạn quê nhà, tôi lưu lạc tha hương
Thầy, bạn xưa đã chung một mái trường
Nay tan tác, hai phương trời cách biệt

Về chốn cũ, bao đau buồn thương tiếc
Những ngày xưa thơ mộng tuổi thư sinh
Tôi đứng đây nhìn trường cũ một mình
Phượng vẫn nở trên cành màu hoa đỏ

Sài gòn cũ vẫn những chiều lộng gió
Con đường xưa vẫn rộn rịp người đi
Đường Duy Tân, me vẫn lá xanh rì
Rợp bóng mát cả khung trời Đại học

Thôi đã hết những tháng ngày ngà ngọc
Tuổi thanh xuân không trở lại bao giờ
Giữa phố người, tôi cảm thấy bơ vơ
Người xứ lạ hiểu gì tình cảm Việt?

Tháng Bảy đến trong niềm đau da diết
Của những người sống xứ lạ tha hương
Nắng vẫn lên trên vạn nẽo đường trường
Người vẫn thấy đau buồn vì nhung nhớ

Sương Lam

Bóng Hình Dĩ Vãng

 

Được tin em lấy chồng rất muộn
Ngoài bốn mươi sau những nhọc nhằn
Buổi cơm áo hằn môi thiếu nữ
Vết thương đời đâu chỉ trăm năm!

Nhớ đôi mắt một thời giông bão
Ta một thời cũng gã tình si
Số may mắn được làm ga nhỏ
Trên chuyến tàu bao cuộc phân ly!

Đêm trăn trở hương mùa lá cũ
Mùi hơi người như thể còn đây
Cuộc dâu bể tưởng chừng như đã
Bờ môi ngon chẳng tiếc kiếp này

Biển vẫn mặn ngàn năm ở lại
Xin chắp tay cảm tạ ơn người
Để mai về cuối cuộc rong chơi
Soi đáy nước bóng hình dĩ vãng...


Durham, North Carolina
Nguyễn Vĩnh Long

Khói Vắt Vai

 

Một ngày về chốn cũ
Lạc lõng vỉa hè xưa
Bên đường quán nước vắng
Đầy thềm nắng đong đưa

Thuốc lào không biết hút
Khói nào đã vắt vai
Cốc chè vối đã cạn
Nào đâu bóng hình ai

Xa nhau từ thu ấy
Ngày tháng những đợi chờ
Sáu chục năm cách biệt
Một đời tôi bơ vơ!

Phạm Khắc Trí
Chú Thích: Khói Vắt Vai là nhãn hiệu của một loại thuốc Lào đang được bày bán trong các quán nước lề đường ở Hà Nội năm 2016. PKT 08/27/2021

Ví Dầu Mình-Ên Em

 

Coi như ta rũ chinh yên
Thuyền em độc mộc mình ên giữa dòng
Ngày dài, tháng rộng bão giông
Vững tay em lái, vững lòng em qua!
Ta cười. (dù tận cõi xa)

Trần Bang Thạch

Từ Trường Internat Primaire Đến Collège De Vinhlong & Trường Trung Học Nguyễn Thông - Tống Phước Hiệp


(Trường Sơ Cấp INTERNAT PRIMAIRE năm 1900.
I

Trước khi nói về ngôi trường mang tên trường Trung Học Tống Phước Hiệp, chúng tôi xin nói sơ qua về một ngôi trường mang tên là INTERNAT PRIMAIRE, có nghĩa là trường Sơ Cấp tại tỉnh Vĩnh Long, bởi vì ngôi trường nầy chính là tiền thân, nơi mà sau nầy ngôi trường Tống Phước Hiệp được đi chuyển đến từ năm 1961 đến năm 1975. Dưới thời Pháp thuộc, về trường sở giáo dục, hầu như tỉnh nào cũng có ít nhất một ngôi trường sơ cấp tiểu học. Tại tỉnh Vĩnh Long, theo lời kể của ông chú Ba của người viết bài nầy là ông Trần Văn Hương, vào khoảng năm 1870, người Pháp đã cho xây dựng một ngôi trường Sơ Học (Internat Primaire) tại phía Tây Bắc ngoại thành Hoàng Cung Vĩnh Long, đối diện với sở Trường Tiền hay Ty công Chánh Vĩnh Long. Đầu tiên, trên khu đất nầy người Pháp xây dựng Khu Toà Bố (toà hành chánh), đến năm 1870, sau khi họ đã chọn được một khu đất mà ngày trước là khu Cửa Hậu, ngó ra sông Cổ Chiên để xây dựng khu Toà Bố, tức dinh Tham Biện và dinh Tỉnh Trưởng sau nầy, họ liền giao khu Toà Bố cũ lại cho trường Internat Primaire. Trường nằm trên con đường chính được rải đá ong từ Cửa Hậu (khu từ dinh tỉnh trhưởng cũ tới cầu Cái Cá) thông qua Cửa Tiền (khu Cầu Lầu). Đây là ngôi trường lớn nhất trong toàn tỉnh. Vĩnh Long thời đó, với khoảng 16 phòng lớp, sĩ số học sinh tối đa có thể lên tới 400 hay 450, nhưng từ năm 1870 đến năm 1900, ít khi nào tổng số lên tới 300 học sinh. Những năm ông chú Ba theo học trường Sơ Học là khoảng từ năm 1910 đến năm 1914, tổng số học sinh có thể lên đến 300. Tưởng cũng nên nói thêm ở đây một chút, ông nội tôi lúc vào Nam lập nghiệp tuy nghèo, nhưng cũng ráng cho mấy người con theo học trường Internat Primaire nầy. Bác Hai của tôi theo học từ năm 1918, ba tôi theo học từ năm 1926, chú tám Nguyễn Đình Tân theo học từ năm 1937. Nhưng chỉ có một mình chú tám tôi là được tiếp tục học lên trường Cao Tiểu và Collège De Vinhlong mà thôi. Trước đây (trước thời chú tám tôi học tại đây) thì những ai sau khi học xong Sơ Học, học sinh nào muốn học lên cao hơn thì phải qua Mỹ Tho hay Cần Thơ.

(Garage Nguyễn Thành Điểm, một trong những garage xe hơi đầu tiên ở miền Tây, tọa lạc gần khu mà bây giờ người ta đặt chiếc tàu (cà phê tàu của VL), đã bị sạt lở và bị nước cuốn trôi theo dòng sông Cổ Chiên vào khoảng năm 1920.)

Đến năm 1945, Nhật đảo Chánh Pháp, sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, người Pháp trở lại tái chiếm Vĩnh Long vào khoảng tháng 8 năm 1945. Đại tá quân đội Pháp là De Castries đưa quân của mình vào đóng trong khuôn viên trường Elémentaire Supérieur. Tuy nhiên, đến năm 1949, quân Pháp nhường lại một số phòng ốc phía trước để cho học sinh có thể được tiếp tục đến trường. Đến năm 1954, trước khi quân đội Pháp rút đi, đại tá De Castries đã cho xây cất và sửa chữa lại toàn bộ phòng ốc của trường Elémentaire Supérieur trước khi giao lại cho chính quyền tỉnh Vĩnh Long thời VNCH. Còn nói về trường trung học tại Vĩnh Long, lúc ban đầu cả miền Nam người Pháp chỉ cho xây dựng 3 ngôi trường trung học, đó là trường Pétrus Ký ở Sài Gòn, trường Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho (collège Le Myre De Villers) và trường Phan Thanh Giản (collège de Cantho). Riêng tại Vĩnh Long qua sự vận động của các linh mục bề trên của Tiểu Chủng Viện Xuân Bích và thầy Nguyễn Văn Kính trong suốt năm 1948, mãi đến năm 1949, người Pháp mới dời khu dưỡng lão về địa điểm mới là Viện Phước Thiện, tọa lạc tại góc đường Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Thái Học, gần trường Nam Tiểu Học sau nầy. Lúc đó một số lính Pháp đang đóng trong khuôn viên Viện Dưỡng Lão, bên góc đối diện với Miễu Bảy Bà cũng đã đi chuyển đi nơi khác. Sau đó, Bộ Trưởng Giáo Dục dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại trong Liên Hiệp Pháp ký một nghị định cho xây dựng trường Cao Tiểu (Elémentaire Supérieur) tại khu vực Cây Da Cửa Hữu, giữa Miễu Bảy Bà và Tiểu Chủng Viện Xuân Bích. 
 
 
(Dãy phòng lớp của trường Nguyễn Thông song song với Tiểu Chủng Viện Xuân Bích năm 1962-
Ảnh từ Kỷ Yếu TPH 1973))

Ngày đó khi còn mang tên Elémentaire Supérieur và sau đó trở thành Collège De Vinhlong, phòng ốc lúc đó chỉ có hai dãy lớp, một dãy nằm bên hông Tiểu Chủng Viện Xuân Bích, và một dãy đối diện với Thánh Thất Cao Đài Vĩnh Long trên đường Nguyễn Thái Học. Trong hai dãy nầy, chỉ có dãy sông sông với đường Nguyễn Thái Học là nhà tường lợp ngói, vì trước đó nó là nơi đóng quân của Pháp, còn dãy đối diện với Tiểu Chủng Viện Xuân Bích được sử dụng làm viện dưỡng lão trước khi quân Pháp tới đóng nên chỉ được xây cất bằng lá vách ván, mà vách chỉ cao hơn đầu người chứ không lên tới nóc, lại không có cửa. Đến ngày 2 tháng 12 năm 1949, trường được mang tên Collége De Vinhlong qua nghị định chính thức của Sở Giáo Dục Nam Kỳ, được ký ngày 8 tháng 12 năm 1949. Thầy Nguyễn Văn Kính, lúc đó đang là Thanh Tra Tiểu Học liên tỉnh Vĩnh Long-Sa Đéc-Trà Vĩnh, đã được cử bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng đầu tiên từ năm 1949 đến năm 1954.
 
Trường Lê Quí Đôn, khởi thủy là Elémentaire Supérieur, Collège De Vinhlong, rồi Nguyễn Thông, rồi Bán Công Nguyễn Thông, và bây giờ là Lê Quí Đôn - Ảnh: Trương Văn Phú)

II

Khoảng những năm 1967-1968, người viết bài nầy nhiều lần được nói chuyện với bác Mai Phùng Võ, Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh Trung học Tống Phước Hiệp. Bác Võ có nói: “Theo lời cháu kể thì việc cụ Hương kể cho cháu nghe về ngôi trường Internat Primaire là hoàn toàn chính xác, vì theo bác biết thì trường đã được người Pháp xây dựng từ khoảng năm 1870, nhưng sau khi Nhật đảo chánh Tây vào năm 1945, hồ sơ giấy tờ bị cháy hết, may nhờ bác nghe 3 vị thầy kể lại nên bác cũng khá rõ về lại lịch của ngôi trường Internat Primaire nầy. Ba vị mà bác Võ vừa nói đó là các thầy Lê Minh Ký sinh năm 1888, thầy Nguyễn Tấn Pháp sinh năm 1888, và thầy Lâm Chánh Trực sinh năm 1890 cũng kể giống như lời của cụ Hương. Theo lời cụ Hương thì khoảng năm 1910, trường Internat Primaire có 16 phòng lớp. Còn theo lời bác Võ thì mấy thầy kể lại là trường có hình chữ L, dãy ở giữa song song với đường Hùng Vương, có 8 phòng lớp, một tầng lầu, mái lợp ngói âm dương. Trong khi dãy bên trái song song với đường Pasteur thì có 4 lớp lợp bằng lá. Đến năm 1910, nhà trường cho xây cất thêm 4 lớp bên phải và 2 nhà tiếp tân của học sinh (parlor) ở hai bên cửa ngõ, gần cổng ra vào. Dãy lầu bên trái được xây dựng từ năm 1925. Dãy lầu Thư Viện được xây cất năm 1961.

Ngày 17 tháng 3 năm 1879, trường Collège De Mytho được thành lập, ngày nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Sau nầy vì số học sinh từ các tỉnh miền Tây lên học quá đông nên năm 1917, rường Mỹ Tho mở thêm một chi nhánh ở Cần Thơ có tên là Collège De Cantho, được xem như là trường Tiểu Học. Những học sinh sau khi học xong Tiểu Học (Cours Complémentaire) ở Collège De Cantho sẽ được chuyển sang Collège De Mytho để tiếp tục học cho đến hết năm thứ tư của bậc trung học. Mãi đến năm 1924, Collège De Cantho mới chính thức tách rời khỏi Collège De Mytho khi tại Cần Thơ đã mở ra đủ các lớp thuộc bậc Cao Đẳng Tiểu Học.

Bây giờ trở lại việc xin phép cho tỉnh Vĩnh Long có một trường trung học, phải thực tình mà nói, chỉ việc cho phép trường mang tên Collège De Vinhlong đã phải trải qua không biết bao nhiêu cuộc vận động và tranh đấu của những người có tâm huyết với việc học hành của con em đất Vĩnh thời đó như thầy Nguyễn Văn Kính và các linh mục bên Tiểu Chủng Viện Xuân Bích như linh mục Trần Văn Thiện và linh mục Nguyễn Ngọc Quang. Vì ngày đó, sau khi học xong bậc cao tiểu, nếu muốn học tiếp lên trung học thì học trò phải qua Cần Thơ, hoặc qua Mỹ Tho. Như vậy chỉ có những gia đình khá giả mới có điều kiện cho con em mình học tiếp, còn đa số thì phải dừng lại sau khi đậu xong bằng tiểu học. Phải nói, ngày đó nếu không có được những lời nói vô của các linh mục bề trên tại Tiểu Chủng Viện Xuân Bích, thì không có cách gì Collège De Vinhlong có cơ may ra đời được.

Theo lời của chú Tám của người viết bài nầy là chú Nguyễn Đình Tân, người đã từng theo học tại trường nầy từ năm mới bắt đầu khai giảng vào năm 1949, khoảng năm 1951-1952, vì thấy trường quá chật hẹp, nên ông hiệu trưởng Nguyễn Văn Kính đã cho dời 4 lớp đệ thất A, B, C, và D về dãy chiếu phim trong khuôn viên ty Tiểu Học, đối diện với đài Chiến Sĩ Trận Vong (sau nầy trở thành công viên nằm bên cạnh Toà Án Vĩnh Long). Vào khoảng năm 1984, người viết bài nầy có sống chung với anh Hứa Hoành tại trại tỵ nạn Bataan, Philippines trong khoảng thời gian gần 6 tháng, trong những đêm trà mạn đàm về Vĩnh Long, anh Hứa Hoành cũng đã xác nhận chuyện mà chú Tám Nguyễn Đình Tân vừa kể bên trên là chính xác, vì lúc đó anh đang theo học lớp đệ thất C trong khuôn viên ty tiểu học Vĩnh Long. Anh nói lúc nầy các lớp đệ thất A, B, và C chỉ ngăn cách bằng một tấm màng bằng vải mỏng. 
Chỉ có lớp đệ thất D là được ở trong phòng riêng biệt. Ngay từ khi mới được thành lập, trường Collège De Vinhlong đã được thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Kính đưa về một đội ngũ giáo sư khá giỏi gồm một số vị đã dạy học lâu năm như thầy Trương Văn Cao, thầy Phạm Văn Tệt, thầy Phạm Văn Thàn, thầy Bửu Trí, thầy Vị (sau nầy làm giám học, ông còn là một võ sư nhu đạo nổi tiếng thời đó), linh mục Trần Văn Thiện, linh mục Nguyễn Ngọc Quang, thầy Nguyễn Văn Nhơn (dạy Pháp Văn), thầy Nguyễn Văn Kỷ Mậu, thầy Nguyễn Hữu Chí (sau nầy làm giám thị), thầy Huỳnh Tấn Sĩ (dạy Anh Văn), thầy Tứ, thầy Kiết, thầy Ninh, thầy Hoạch, thầy Hón (còn gọi là thầy Tư Hón, nhà qua bên cầu Thiềng Đức hướng chạy xuống Miễu Công Thần, dạy thể dục thể thao), thầy Lê Tương Ứng, thầy Sĩ (dạy Vẽ), thầy Bảo (quê ở Bình Hoà Phước), thầy Bá, thầy Còn, thầy Mẫn, cô Ba Hưng, cô Lựu… 

Đến khoảng năm 1951-1952, thầy Nguyễn Văn Kỷ Cương (con của thầy Kỷ Mậu) và vợ là cô Phương Đàn từ bên Pháp về cũng gia nhập đội ngũ giáo sư Collège De Vinhlong. Hai vị nầy là những giáo sư Toán xuất sắc không riêng gì ở Vĩnh Lòng, mà còn cả miền Nam nữa. Năm 1957, thầy Diệp (mắt kiếng), thầy Diệp (móm, con thầy Nhu giám thị trường Nam Tiểu Học), và cô Hượt cũng được bổ nhiệm về trường. đến khoảng năm 1959-1960, trường trung học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long được Bộ Giáo Dục bổ nhiệm về một số đông các giáo sư trẻ mới ra trường Đại Học Sư Phạm về dạy cả hai cấp: đệ nhất cấp và đệ nhị cấp như thầy Đào Khánh Thọ, cô Võ thị Ngọc Dung, thầy Tấn, thầy Tuế, thầy Thái Sơn Hà, thầy Đức, thầy Chánh, cô Kim Chi, cô Võ Kim Ngọc Hà, thầy Ngẫu, thầy Hồ, thầy Thuyên, thầy Thu, thầy Bảo (dạy Lý Hoá), cô Lan Phương, thầy Vỹ, thầy Thạnh, cô Trương Trắc, thầy Võ Thanh Bai, thầy Võ Văn Khoẻ… Những năm sau nầy các thầy cô ra trường khá đông như cô Phương Phi, thầy Nguyễn Bá Nguyên, thầy Trà Văn Bông, thầy Ngươn (dạy Việt Văn), thầy Nhã (dạy Sử Địa), thầy Đặng Đình Quân (sau nầy làm giám học trước khi đổi qua Cần Thơ), thầy Nhã (dạy Anh Văn), thầy Quang (dạy Toán), thầy Dương (dạy Việt Văn), cô Huỳnh Tương, thầy Chuân (dạy Anh Văn), thầy Nhàn (dạy Sử Địa), thầy Kim, thầy Vân, thầy Hồ Văn Thuận, thầy Liêm (dạy Nhạc), thầy Quý, cô Hồng, thầy Phẩm, thầy Phong, cô Tuyên, cô Tùng, cô Lan, cô Loan Anh, thầy Tôn… về sau nầy, có nhiều thầy cô là cựu học sinh trường Tống Phước Hiệp cũng được bổ nhiệm về dạy như cô Ánh, cô Vân, thầy Dương, thầy Trình, cô Tuyết, thầy Cai, cô Liêm, thầy Hài, cô Lan, thầy Võ Minh Thế (một người bạn thuở thiếu thời của người viết bài nầy), cô Hương, thầy Chánh…

(Cổng trường Tống Phước Hiệp khi có cuộc triển lãm vào tháng 11 năm 1969.)

III

Khi nói đến tiến trình phát triển từ trường Sơ Cấp Internat Primaire tại địa điểm mà sau nầy là trường Tống Phước Hiệp, bắt đầu từ năm 1870 với nhiều gián đoạn vì chiến tranh (đệ nhất thế chiến 1914-1918, đệ nhị thế chiến 1939-1945). 
Sau đệ nhị thế chiến, trường Tiểu Học Vĩnh Long bị quân đội Pháp chiếm đóng làm trại lính. Nhờ sự vận động của các linh mục Trần Văn Thiện và Nguyễn Ngọc Quang, cùng với một số thầy giáo trong đó nổi bậc nhất là thầy Nguyễn Văn Kính. Cuối cùng, vào năm 1948, chỉ huy quân đội Pháp đóng tại Vĩnh Long lúc đó là Đại tá De Castries đã đồng ý sửa chữa ngôi trường tọa lạc gần Miễu Bảy Bà, đối diện với Thánh Thất Cao Đài Vĩnh Long để làm trường Collège De Vinhlong từ năm 1949 đến năm 1951, do thầy Nguyễn Văn Kính làm “Le Premier Directeur” hay Giám Đốc trường, mà người đương thời hay gọi là Ông Đìa. Đến năm 1951, trường được đổi thành trường Cao Tiểu Vĩnh Long từ năm 1951 đến năm 1953, cũng do thầy Nguyễn Văn Kính làm Hiệu Trưởng. 
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngay khi miền Nam vừa thu hồi độc lập, theo nghị định số 189/GD-NĐ ngày 24 tháng 9 năm 1954, Collège de Vinhlong được đổi tên thành trường Trung Học Nguyễn Thông, và trường bắt đầu mở các lớp từ đệ thất đến đệ tứ, được gọi là trường trung học đệ nhất cấp. Như vậy từ năm 1954 đến năm 1961, trường Trung Học Nguyễn Thông, thầy Nguyễn Văn Kính tiếp tục làm Hiệu Trưởng từ năm 1953 đến năm 1956 thì đổi về Sài Gòn làm hiệu trưởng trường trung học Pétrus Ký. 
Lúc thầy Nguyễn Văn Kính đương làm hiệu trưởng, đầu năm 1952, thầy đã xin thêm kinh phí tu bổ lại trường, nhưng mãi đến năm 1954 mới có kinh phí. Sau đó, trường được tu bổ lại cũng với hai dãy lầu hình chữ L như trước đây, nhưng số lớp học đã lên đến trên 50 phòng lớp, và sĩ số học trò có thể lên đến 2.000 em, đến giữa năm 1955 thì hoàn tất việc xây cất, và kể từ đó, Vĩnh Long có một ngôi trường mới và tươm tất hơn. Lúc này thì trường Trung Học Nguyễn Thông Vĩnh Long có khả năng cung cấp trường lớp cho học sinh bậc trung học trong tỉnh, nghĩa là sau khi xong bậc tiểu học, học sinh Vĩnh Long không phải qua Mỹ Tho hay Cần Thơ mới có thể tiếp tục bậc trung học nữa. Sau khi thầy Nguyễn Văn Kính đổi về Sài Gòn, Thầy Bửu Trí được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng từ năm 1956 đến 1957. Theo nghị định số 249GD/NĐ, ký ngày 14 tháng 2 năm 1958, trường được nâng lên thêm bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp. Ngay sau đó, trường đã cho tiến hành xây cất thêm một dãy lớp bên hông. Từ năm 1957 đến 1959, Thầy Nguyễn Băng Tuyết làm Hiệu trưởng. Về sau Thầy đổi về Bộ Giáo Dục và giữ chức vụ quan trọng hơn. Từ năm 1959 đến 1961, Thầy Lý Chánh Đức làm Hiệu trưởng. Về sau Thầy đổi về Bộ Giáo Dục và giữ chức vụ quan trọng hơn.

Theo lời chú Tám của người viết bài này là chú Nguyễn Đình Tân và một người đàn anh rất am hiểu về Mắn Kỳ, đặc biệt là Vĩnh Long, đó là anh Hứa Hoành đã kể lại, lúc mới khai giảng, trường sử dụng một công ốc vốn là nhà Dưỡng Lão, đối diện với cổng chính dẫn vào Thánh Thất Cao Đài. Con đường trước trường lúc đó vẫn còn trải đá xanh lởm chởm. Từ trong trường nhìn ra, bên phải là Miễu Bảy Bà với Cây Da Cửa Hữu (một trong những di tích lịch sử lâu đời của Vĩnh Long), bên trái là Tiểu Chủng Viện Xuân Bích. Vào khoảng những năm 1951 và 1952, trường được Bộ Giáo Dục cấp thêm kinh phí để xây cất thêm hai dãy phòng, một song song với Tiểu Chủng Viện Xuân Bích, một song song với phía sau nhà Dưỡng Lão cũ. Lúc bấy giờ trường có ba cấp với tổng cộng 6 lớp. Năm 1951, trường được đổi tên ra tiếng Việt là Trường Cao Đẳng Tiểu Học Vĩnh Long (Elémentaire Supérieur), mà người ta thường gọi là trường Cao Tiểu Vĩnh Long. Đến năm 1953, trường có 4 cấp với 8 lớp, từ đệ nhất niên, đệ nhị niên, đệ tam niên và đệ tứ niên. Tuy nhiên, muốn thì lấy bằng Diplôme, các học sinh sau khi hoàn tất đệ tứ niên phải qua Mỹ Tho dự thi. Cuối năm 1953, đầu năm 1954, trường được đổi tên thành Trung học Nguyễn Thông.
 

(Phù Hiệu TrườngTống Phước Hiệp)

Đến ngày 23 tháng 1 năm 1961, theo nghị định số 108/GD-NP, trường Trung Học Nguyễn Thông được đổi tên thành trường Trung Học Tống Phước Hiệp và được dời về cơ sở mà trước đó là trường Sơ Cấp Internat Primaire. Cơ sở trường Nguyễn Thông cũ được giao lại cho trường Trung học Bán Công cũng với tên Nguyễn Thông. Trong thời gian chuyển tiếp, cấp đệ thất vẫn tiếp tục học tại trường Nguyễn Thông cũ, trong khi trường vẫn tiếp tục chuyển các cấp từ trường cũ về trường mới, cho đến năm 1963 thì công việc di chuyển toàn bộ các cấp về trường mới hoàn tất. Vị trí trường mới nằm ngang với sở Trường Tiền trên Đại Lộ Gia Long, trường chỉ có hai dãy lầu song song, chạy dọc theo đường Hùng Vương, bên trong trường có một hồ bơi nằm giữa Phòng Khánh Tiết và dãy lớp dọc theo đường Hùng Vương, và một dãy trệt nằm dọc theo bên hông phố thị xã Vĩnh Long (sau lưng tòa biệt thự của Thầy Cô Hiệu Trưởng sau này). Phòng Khánh Tiết là một dãy lầu, bên trên làm phòng họp, phòng khánh tiết, phát thưởng, sân vũ cầu, và sân tập võ; bên dưới có nhiều phòng được sử dụng làm văn phòng của Hiệu Trưởng, ban Giám Học, giáo sư, và phòng của các vị giám thị. Thầy Trương văn Cao làm Hiệu trưởng từ năm 1961 đến 1963.

Vào khoảng năm 2003, khi thầy Đào Khánh Thọ và cô Võ thị Ngọc Dung từ Canada qua định cư tại miền Nam California, thầy cô bắt đầu qui tụ anh em cựu học sinh Tống Phước Hiệp để thành lập Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp. Trong những lần uống trà với thầy Đào Khánh Thọ, chúng tôi được biết thêm rất nhiều về thầy Kính, người thầy mà hầu hết học sinh tỉnh Vĩnh Long, nếu có dịp tiếp xúc đều hết lòng mến mộ và kính phục. Thầy Nguyễn văn Kính không những là một ông thầy đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh tài danh mà còn có công đầu trong việc phát triển giáo dục bậc trung học tại tỉnh nhà. Thầy còn là một tay đánh quần vợt xuất sắc, với các cú giao banh và đánh trả banh độc đáo. Ngoài công việc của một nhà mô phạm, thầy còn khuyến khích và tham dự các sinh hoạt xã hội và văn hóa trong tỉnh, nên được dân chúng trong tỉnh hết sức quí trọng. 

Ở đây xin nhắc lại một lần nữa công lao của một vị tiền bối đã hết lòng tranh đấu cho sự ra đời của một trường trung học tại Vĩnh Long. Sau khi ráo riết vận động thân hào, nhân sĩ, các cấp chính quyền từ địa phương tới trung ương, thầy Kính và các linh mục Thiện và Quang đã thành công trong việc khai sinh ngôi trường trung học công lập thứ sáu cho miền Nam Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Long. Tưởng cũng nên nhắc lại, Collège De Vinhlong được thành lập sau các trường Chasseloup-Laubat, Collège de Mytho, Lyceé Pétrus Ký, Collège de Cantho, Collège Gialong. Trường chính thức khai giảng vào tháng 10 năm 1949, thoạt kỳ thủy chỉ với hai lớp 1 ère anneé A, cho nữ sinh và 1 ère anneé B cho nam sinh, mỗi lớp khoảng 55 học sinh, sau kỳ thi tuyển qui tụ học sinh các tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc và Trà Vinh. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi các cấp của trường Tống Phước Hiệp được di chuyển hết về địa điểm mới, ngôi trường cũ vẫn mang tên Nguyễn Thông, nhưng trở thành trường trung học bán công, có nghĩa là nửa công nửa tư. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, cao trào chống đối đảng Cần Lao Nhân Vị lên cao, Thầy Trương văn Cao được thuyên chuyển về Sài Gòn và Thầy Nguyễn Hữu Lễ lên thay, làm Hiệu trưởng từ 1963 đến 1966. Năm 1966, thầy Nguyễn Hữu Lễ được thuyên chuyển về Bộ Giáo Dục, thầy Đào Khánh Thọ lên làm Hiệu Trưởng từ năm 1966 đến năm 1971. Năm 1971, thầy Đào Khánh Thọ được bổ nhiệm Trưởng khu Học Chánh Vùng 4, cô Võ thị Ngọc Dung lên làm Hiệu trưởng từ năm 1971 đến năm 1975. 

Năm 1972, cô Hiệu Trưởng Võ Thị Ngọc Dung đã xin thêm được ngân sách xây cất thêm 4 dãy nữa, bao gồm Phòng sinh ngữ, thư viện, và phòng thí nghiệm. Phải nói dưới thời cô hiệu trưởng Võ Thị Ngọc Dung, trường trung học Tống PHước Hiệp là một trong những ngôi trường đẹp nhất của thời Việt Nam Cộng Hòa, với những phòng lớp khang trang, vườn hoa xinh xắn. Cô hiệu trưởng đã trùng tu lại phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ những dụng cụ và thiết bị tối tân. Đồng thời vào năm 1972, thư viện trường Tống Phước Hiệp đã có khoảng trên 10.145 quyển sách đủ loại, và nhiều phòng ốc như phòng Sử Địa, phòng Sinh Ngữ, phòng Kinh Tế Gia Đình, phòng Y Tế, vân vân. Hồi nầy bên cạnh một số học sinh mượn sách về nhà đọc, thư viện còn có sức chứa cho khoảng trên 300 học sinh đọc sách tại chỗ.

 
((Trường Trung Học Tống Phước Hiệp hồi thập niên 1960s, với tổng số học sinh đứng hàng thứ nhì ở miền Nam, khoảng trên 4.800 học sinh, chỉ sau trường Nữ Trung Học Gia Long với tổng số gần 5.000 học sinh.) - Hình ảnh từ Kỷ Yếu 1973-1974)

IV

Vào khoảng mùa hè năm 2007, anh chị em cựu học sinh Tống Phước Hiệp có họp mặt tại nhà thầy Thọ và cô Dung ở thành phố Anaheim. Hôm đó anh em tới rất đông, chật cả phòng khách, phòng ăn và phía sau vườn nhà thầy, nhưng người viết bài nầy không nhớ một số anh chị em ở miền Nam California như cô Ngọc Bích, Ngọc Vân, Châu Đoàn, Kim Đoàn, chị Ngọc Cơ, Mỹ Phước, Ly, Phùng Quốc Công, anh Đại, Tống Ngọc Điệp, Chiêu Phụng, Thuý Hiền, Nghê Minh Hiệp, Nguyễn Hoàng Hưng, Thanh Hương (Arizona), Lê Bình Khiêm (con ông Lê Ngọc Chấn), Lưu Vĩnh Khương, Huỳnh Trúc Lâm (College De Vinhlong), Phương Loan, anh Châu (chồng cô Loan), Phạm Thành Quới (College De Vinhlong), Là Tài, Trương Minh Tấn, Huỳnh Văn Thời, Ngô Hoàng Vĩ, Trương Minh Việt, Tương Thục, Phan Trần Kim Tuyến, Lê Châu Trí, Lê Quang Trung, Lê Văn Vui… Chắc còn nhiều vị có mặt ở nhà thầy cô hôm đó, nhưng tôi chỉ nhớ có bấy nhiêu. 

Hôm đó anh chị em và thầy cô ôn lại những thành tích rất đáng nhớ của trường Tống Phước Hiệp mà tôi chỉ còn nhớ lan man một vài việc. Theo lời thầy Thọ và cô Dung thì vào năm 1969, thư viện trường trung học Tống Phước Hiệp đã được Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa bảo trợ cho tổ chức một cuộc triển lãm trong khuôn khổ Tuần Lễ Văn Hóa cho các học sinh đến thưởng lãm. Trong hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 1974, trường Tống Phước Hiệp đã được chọn làm địa điểm cho cuộc hội thảo về Quản Thủ Thư Viện của 16 tỉnh Miền Tây. Trong buổi hội thảo này có sự tham dự của thầy cựu hiệu trưởng Đào Khánh Thọ, lúc đó đang giữ chức Trưởng Khu Học Chánh Vùng IV. Sau cuộc hội thảo, thư viện trường Tống Phước Hiệp được chọn làm Thư Viện mẫu cho khi Khu Học Chánh Vùng IV. Riêng phòng Thí Nghiệm trường Tống Phước Hiệp cũng là một trong những phòng thí nghiệm kiểu mẫu trong số các trường trung học ở miền Nam thời đó. Các giáo sư dạy lớp từ đệt thất đến đệ nhất, tức từ lớp 6 đến lớp 12 đều có thể sử dụng những trợ huấn cụ trong phòng thí nghiệm để làm những cuộc thí nghiệm thiết thực dễ hiểu cho học sinh của mình. Sau đó, học sinh cũng có thể chính mình thực hiện các bài thực tập ngay trong phòng thí nghiệm dưới sự chỉ dẫn của giáo sư dạy lớp hay giáo sư phụ trách phòng thí nghiệm. Phòng Sinh Ngữ cũng được trang bị đầy đủ sách vở và hệ thống ghi âm-phát âm cho các học sinh tới thực tập. Ngoài ra, phòng còn tổ chức những buổi chiếu phim nói tiếng Anh hay tiếng Pháp cho các học sinh theo lịch trình có sẵn. Trong phòng Sử Địa có trang bị máy phóng hình trên màn ảnh để học sinh có thể phóng lên đó những bức ảnh địa đồ các vùng mình đang học. bên cạnh đó, trên tường cũng được treo rất nhiều bản đồ các tỉnh ở Việt Nam và thế giới.

Tính đến cuối năm 1974, trường trung học Tống Phước Hiệp Vĩnh Long là ngôi trường có 84 phòng lớp, ban giảng huấn gồm khoảng 112 giáo sư, với tổng số học sinh lên tới gần 4.800 em đứng hàng thứ nhì trong số các trường trung học ở miền Nam. Trường có tổng số cao nhất là trường Nữ trung học Gia Long Sài Gòn. Phải nói trường trung học Tống Phước Hiệp đã được những vị hiệu trưởng xuất sắc của ngành giáo dục miền Nam trước năm 1975 điều khiển và ngôi trường cũng đã một thời đào tạo cho học sinh các tỉnh Vĩnh Long-Vĩnh Bình-Sa Đéc không biết bao nhiêu là nhân tài cho đất nước. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, theo vận nước nổi trôi, trường cũng thay ngôi đổi chủ và thay tên đổi họ. Bây giờ trường có tên là Lưu Văn Liệt, và mới được đập phá toàn bộ để xây mới lại.

Tưởng cũng nên nhắc lại, kể từ khi thành lập đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, trường trung học Tống Phước Hiệp đã được đặt dưới sự điều khiển của những vị Hiệu Trưởng sau đây: 

1) Ông Nguyễn Văn Kính, từ năm 1949 đến năm 1956 (mặc dầu thầy Kính chỉ làm Directeur, tức giám đốc cho College De Vinhlong, rồi hiệu trưởng cho trường Cao Tiểu và hiệu trưởng cho trường Nguyễn Thông, nhưng ở đây chúng ta vẫn xem thầy như là vị hiệu trưởng đầu tiên của trường trung học công lập đầu tiên ở Vĩnh Long, Nguyễn Thông, vì tên trung học Tống Phước Hiệp chỉ là tên mới cho Nguyễn Thông mà thôi);
2) Ông Bửu Trí, từ năm 1956 đến năm 1957; 
3) Ông Nguyễn băng Tuyết, từ năm 1957 đến năm 1958; 
4) Ông Lý Chánh Đức, từ năm 1958 đến năm 1962; 
5) Ông Trương Văn Cao, từ năm 1962 đến năm 1963; 
6) Ông Nguyễn Hữu Lễ, từ năm 1963 đến năm 1966; 
7) Ông Đào Khánh Thọ, từ năm 1966 đến năm 1971; 
8)Ông Võ Thanh Bai, xử lý Hiệu Trưởng từ năm 1971 đến năm 1972;
9) Bà Võ Thị Ngọc Dung, từ năm 1972 đến năm 1975.

 
(Hiệu Trưởng  Đào Khánh Thọ, từ năm 1966 đến năm 1971)

Giám Học Võ Thanh Bai thay mặt Hiệu Trưởng từ 1971-1972)

(Hiệu Trưởng Võ Thị Ngọc Dung, từ năm 1973 đến năm 1975)

Theo lời thầy Thọ và anh Phạm Thành Quới, ngày 1 tháng 3 năm 1958, do nghị định số 35BN-V-NA-P5 do Tổng Trưởng Giáo Dục Lâm Lễ Trinh ký cho phép thành lập Hội Phụ Huynh Học Sinh Trung Học Nguyễn Thông. Đến ngày 11 tháng 11 năm 1967, Tổng Ủy Viên Giáo Dục VNCH ký nghị định số 897 TBNA-NA-36 cho phép cải danh thành Hội Phụ Huynh Học Sinh Trung Học Tống Phước Hiệp. Quí vị Hội trưởng gồm các ông: 

1) Nguyễn Minh Tâm, từ năm 1948 đến năm 1959; 
2) Hà Hồng Lạc, từ năm 1959 đến năm 1961; 
3) Nguyễn Văn Ninh, từ năm 1961 đến năm 1962; 
4) Nguyễn Văn Đăng, từ năm 1962 đến năm 1964; 
5) Nguyễn Minh Tâm, từ năm 1964 đến năm 1965; 
6) Nguyễn Kỷ Truyện, từ năm 1965 đến năm 1966; 
7) Mai Phùng Võ, từ năm 1966 đến năm 1975. Sau năm 1975, bác Mai Phùng Võ vẫn tiếp tục làm cố vấn cho Hội Phụ Huynh Học Sinh Trung Học Phổ Thông Phường 1, Vĩnh Long (hậu thân của trường Tống Phước Hiệp).

Dù bây giờ trường có mang tên gì gì đi nữa, thì những cái tên Elémentaire Supérieur, College de Vinhlong, Nguyễn Thông và Tống Phước Hiệp cũng đã ăn sâu vào tâm khảm của những người học trò xứ Vĩnh một thời. Người viết tập sách này dầu là người sinh trưởng tại Vĩnh Long và cũng từng học tại trường Nguyễn Thông, rồi sau đó đổi thành Tống Phước Hiệp, và những chi tiết được nghe lại từ các ông Trần Văn Tiếng và Trần Văn Hương, những con dân kỳ cựu của tỉnh Vĩnh Long, đã từng học tại ngôi trường này từ những năm đầu thế kỷ thứ XX; cũng như được nghe chính ông hội trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh Mai Phùng Võ, thầy cựu Hiệu trưởng Đào Khánh Thọ và cô cựu Hiệu trưởng Võ Thị Ngọc Dung, nhưng không làm sao tránh khỏi sai sót. Nếu có sai sót, mong các bậc trưởng thượng sửa chữa và bổ túc. Được như thế là quý lắm vậy.

( Bác Năm Trân là người đánh trống và gác cổng Trường Tống Phước Hiệp. 
Học trò rất thương mến và kính trọng bác. Và sợ Bác vì Bác cũng rất kỹ luật khi học trò đi trễ)

Ba vị sư phụ dạy Anh Văn đầu đời của người viết bài này. Mãi mãi nhớ ơn quí ngài cũng như quí thầy cô đã cho một đứa con trai nghèo nơi xứ Vĩnh có đầy đủ kiến thức và đạo lý để vào đời.

SƠ LƯỢC VỀ CÁC NHÂN VẬT ĐƯỢC CHỌN
ĐỂ ĐẶT TÊN CHO NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT VĨNH LONG

Đối với truyền thống văn hoá lâu đời của Việt Nam, nhất là ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, việc lấy tên một nhân vật để đặt cho một ngôi trường là một vấn đề hết sức quan trọng, vì cái tên đó sẽ đi kèm theo với tiếng tăm của nhiều thế hệ học sinh tòng học tại ngôi trường nầy. Chính vì vậy mà Bộ Giáo Dục VNCH đã phối hợp với các viên chức giáo dục trong tỉnh, các thân hào nhân sĩ, và các bậc kỳ lão địa phương để chọn tên nhân vật đặt cho trường. Cuối cùng, mọi người đều đồng ý lấy tên của hai nhân vật với tiếng tăm lừng lẫy chẳng những trong giáo dục mà còn về đạo đức và lòng thương dân thương nước của những nhân vật nầy. Người thứ nhất là quan Đốc Học Nguyễn Thông, chỉ cách thời đại chúng ta khoảng 150 năm. Người thứ nhì là ngài Tống Phước Hiệp, vị Quan Lưu Thủ đầu tiên của Dinh Long Hồ từ năm 1732 đến 1776, người mà khi tạ thế dân chúng trong toàn dinh Long Hồ đã tự nguyện để tang cho ngài suốt ba ngày. Trong loạt bài nầy, chúng ta sẽ nói một cách sơ lược về hai nhân vật nầy.
I

Nguyễn Thông (1826-1884)

(Ngài Nguyễn Thông lúc đang làm Quan Đốc Học Vĩnh Long dưới thời quan Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản, trong khoảng từ năm 1862 đến 1867.)

Theo Wikipedia thì Nguyễn Thông sinh năm 1827, tuy nhiên, theo một số tài liệu của triều Nguyễn thì ông sinh năm 1826. Nguyễn Thông là một trong những sĩ phu có lòng yêu nước và tinh thần kháng Pháp cao độ và tên tuổi của ông vang lừng khắp sáu tỉnh Nam Kỳ vào giữa thế kỷ thứ XIX. Nguyễn Thông tự là Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am(1), sinh năm 1826, tại làng Bình Thạnh, tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định, ngày nay thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Thân phụ ông tên là Nguyễn Hanh, một nhà Nho không đỗ đạt nên lui về dạy học tại quê nhà. Mẹ ông là bà Trịnh thị Mầu, gia đình ông có 2 anh em trai là Nguyễn Thông và Nguyễn Hải, cùng một số chị em gái không rõ tên.

Ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Thông là một cậu bé thông minh đỉnh đạt, có trí nhớ rất tốt, sách chỉ cần đọc qua một lượt là nhớ mãi. Năm ông lên 10 tuổi thì mẹ ông qua đời, hai anh em ông được cha dạy dỗ, nhưng đến năm 17 tuổi thì cha ông cũng mãn phần. Chính vì vậy mà ông phải làm việc thật vất vả để nuôi gia đình. Mặc dầu phải sống trong nghèo khó, nhưng Nguyễn Thông rất ham học. Không có khả năng đến học với thầy, ông cùng em trai ở nhà tự học. Khi ông Nguyễn Nhữ Hiền từ miền Trung được bổ vào làm Tri phủ Tân An, ông bèn đến phủ quan xin thọ học. Sau khi biết được hoàn cảnh gia đình của Nguyễn Thông, Tri phủ Nhữ Hiền chẳng những cho 2 anh em ông ở lại phủ để học mà còn tận tình giúp đỡ cho gia đình của ông. Nhưng thọ giáo với thầy Nhữ Hiền chẳng được bao lâu thì Nguyễn Nhữ Hiền phải trở về kinh nhận chức vụ mới.

Nguyễn Thông cùng em quay trở về nhà tiếp tục vừa đi làm, vừa tự học. Đến năm 1844, nghe tin cụ Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên của vùng Đất Phương Nam, được vua Thiệu Trị bổ nhiệm làm Thượng Thư Bộ Lễ, Nguyễn Thông bèn lặn lội ra kinh đô Huế xin thọ học. Phan Thanh Giản cũng từng biết hoàn cảnh của Nguyễn Thông nên tận tình giúp đở. Tuy nhiên, việc quan của cụ Phan ở kinh đô quá bề bộn. Nên cụ Phan sẵn lòng cho Nguyễn Thông lưu lại nhà mình, khi nào rảnh thì cụ dạy cho, còn khi cụ không rảnh thì Nguyễn Thông phải tự học.

Nhờ cố công học tập, nên đến năm 1849, Nguyễn Thông trở về Gia Định, dự cuộc thi Hương tại đây, và đỗ cử nhân lúc mới 23 tuổi, dưới thời Tự Đức năm thứ hai(2). Năm 1851, Nguyễn Thông ra kinh đô Huế tham dự kỳ thi Hội. Ông đã đậu kỳ đệ nhất và đệ nhị với số điểm cao; tới kỳ đệ tam, các bài chiếu, chế, biểu... đều rất xuất sắc. Song chẳng may vì quyển thi bị lấm mực, không hợp lệ, nên bị đánh rớt. Lúc bấy giờ, các quan chủ khảo tiếc tài nghệ của ông nên khuyên ông ở lại học tập tại Quốc Tử Giám, chờ khoa thi sau. Nhưng vì nhà nghèo nên ông không tiếp tục học nữa. Tuy nhiên, danh tiếng vang dội của ông đến tai vua Tự Đức, nên nhà vua đã bổ nhậm ông ngay vào chức Huấn Đạo huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, phụ trách giáo dục của huyện này. Sau đó, ông được giao quyền nhiếp huyện Phong Phú và Phủ Ba Xuyên, hồi này cũng thuộc tỉnh An Giang. Ông nổi tiếng là một vị quan rất mực thanh cần liêm khiết, nên được hầu hết sĩ phu trong vùng kính phục. Khi hoạt động tại vùng Gia Định, ông tỏ ra là một nhà nho có tiết tháo với tinh thần bất khuất nên được hầu hết sĩ phu, không riêng gì Nam Kỳ Lục Tỉnh, mà trên khắp cả nước, đâu đâu cũng đều biết tiếng ông.

Năm 1855, ông được triệu về kinh đô Huế, và được bổ vào Bộ Lại. Năm 1856, Nội Các đề cử thăng hàm Hàn Lâm Viện Tu Soạn, tham gia việc biên soạn “Khâm Định Nhân Sự Kim Giám” (Tấm gương vàng soi việc người). Đến khi sách làm xong, ông được thăng hàm Hàn Lâm Viện Trước Tác. Tháng 2 năm 1859, khi quân Pháp vào đánh Gia Định, ngoại trừ Nguyễn Đình Chiểu vì bị mù lòa nên không trực tiếp chiến đấu, kỳ dư hầu hết các sĩ phu khoa bảng khác của vùng đất phương Nam đều không ra làm quan mà ngược lại họ còn tổ chức kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Thông cũng bỏ quan chức và tình nguyện tòng quân với nghĩa binh, và trợ giúp một cách đắc lực cho Thống Đốc Quân Vụ Tôn Thất Hiệp. Trong thời gian chiến đấu ở Gia Định, Nguyễn Thông có sự liên hệ mật thiết với rất nhiều nhà nho đang tham gia chiến đấu ở đây như Trần Thiện Chánh, Phan Trung, Hồ Huấn Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Đạt, Phan Văn Trị, vân vân.

Vào khoảng năm Tân Dậu, 1861, sau khi Đại Đồn Kỳ Hòa thất thủ, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, triều đình ra lệnh lui binh; quân Pháp thừa thắng chiếm luôn các tỉnh Biên Hòa và Định Tường. Lúc này, ông đã từng đứng trong hàng ngũ kháng chiến chống Pháp. Chính ông đã hết sức ca ngợi và chính bản thân ông đã tham gia vào những cuộc kháng chiến của các ông Trương Định, Phan văn Đạt, và một người cháu gọi ông bằng cậu là ông Trịnh Quang Nghị. Mặc dầu trên danh nghĩa ông là quan lại của triều đình chủ hòa, nói đúng hơn là chủ bại, dưới thời vua Tự Đức, nhưng ông luôn nặng lòng yêu nước, luôn có tinh thần bất khuất, và luôn ngấm ngầm thúc đẩy các sĩ phu đứng lên hỗ trợ cho những cuộc kháng chiến khắp nơi. Nhưng cơ trời đã khiến vận nước ngữa nghiêng, quân ta thế yếu và vũ khí thô sơ, trong khi hỏa lực của quân Pháp lại quá mạnh, nên Pháp quân luôn làm chủ trên các mặt trận. Có lúc ông khuyên các kháng chiến quân nên lui về các khu an toàn ẩn nhẫn chờ thời cơ quật khởi.

Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp vào năm 1862, và cuộc khởi nghĩa của Phan Văn Đạt và Trịnh Quang Nghị thất bại, Phan Văn Đạt bị Tây xử tử, còn Trịnh Quang Nghi thì lui quân về các vùng Châu Đốc và Hà Tiên, trong khi Nguyễn Thông thì rời quân đội, cùng với một số sĩ phu lui về Vĩnh Long. Năm Nhâm Tuất, 1862, triều đình Huế phải ký Hòa Ước cắt nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Nguyễn Thông chạy ra vùng Phước Tuy tìm cách liên lạc với các nghĩa dũng chờ cơ hội quật khởi. Lúc này, triều đình Huế vẫn rất trọng vọng ông, nên năm 1862, Phan Thanh Giản cử ông vào chức vụ Đốc Học Vĩnh Long. Chỉ trong khoảng thời gian trên dưới 5 năm, Nguyễn Thông đã thực hiện được nhiều việc hữu ích cho địa phương Vĩnh Long, như khôi phục lại việc học đã bị bỏ phế do hoàn cảnh chiến tranh. Sau đó, ông cho xây dựng Văn Thánh Miếu của tỉnh; cất Tụy Vân Lầu, làm nơi giảng sách cho học trò. Trong thời gian này, ông và một nhóm sĩ phu Nam Kỳ đã cùng cụ Phan di dời mộ của cụ Võ Trường Toản, một nhà giáo có đạo đức và uy tín lớn ở vùng đất phương Nam thời đó, từ Chí Hòa về cải táng tại Bến Tre(3). Cũng trong thời gian này, ông đã hợp sức cùng cụ Phan Thanh Giản, hết lòng chăm lo về mặt văn hóa và đào luyện nhân tài cho đất nước. Dầu trở lại làm quan cho triều đình, nhưng ông luôn ôm mộng chờ ngày quật khởi. Không lúc nào ông nguôi lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến chống Pháp. Ông thường khuyên nhũ các sĩ phu đương thời rằng không thắng giặc Pháp bằng vũ khí thì chúng ta chuyển sang bất hợp tác, để tìm phương đánh đuổi họ ra khỏi đất nước. Cũng chính trong thời gian này, ông cùng các thân hào nhân sĩ Nam Kỳ Lục Tỉnh hội tụ về đây bàn cách kháng chiến chống Pháp.

Năm Đinh Mão, 1867, sau khi quân Pháp tấn công và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây, cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết sau khi dặn dò con cháu và các quan dưới trướng một số việc cần thiết trong việc khôi phục lại đất nước(4). Nguyễn Thông rời bỏ chức vụ Đốc Học Vĩnh Long và đưa cả gia đình ra Bình Thuận, tiếp tục vận động sĩ phu chống Pháp. Sau đó Nguyễn Thông được bổ nhiệm Án Sát tỉnh Khánh Hòa(5). Đến tháng giêng năm 1868, ông được vua Tự Đức triệu về kinh làm Biện Lý Bộ Hình. Sau đó, ông bị bệnh nên xin được về quê trong Nam thăm quê và dưỡng bệnh. Tháng giêng năm Kỷ Tỵ, 1869, ông được bổ làm Bố Chánh Quảng Ngãi. Trong thời gian này, ông đã vận động nông dân khơi ngòi đắp đập và dẫn thủy nhập điền để tưới cho hơn 800 mẫu ruộng và gia tăng sản xuất(6). Lúc này, Nguyễn Thông đã dâng sớ lên vua Tự Đức trình bày về bốn vấn đề nội trị: 1) Chọn người tài bổ nhiệm làm quan. 2) Cải tiến việc võ lược. 3) Sửa đổi thuế sản vật. 4) Chú trọng điều khoan hậu đối với dân chúng. Ngoài ra, trong sớ ông còn tâu với vua Tự Đức nên hạn chế việc đi chơi xa để có thời gian lo việc triều chính, giảm chi phí xây dựng để tiết kiệm cho ngân khố triều đình. Tiếp đó, ông còn dâng sớ đề nghị nhà vua sắc xuống cho các Nha xét kỹ luật lệ hiện hành là Hoàng triều luật lệ, chỗ nào cần thì sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Đồng thời, Nguyễn Thông cũng đã dâng sớ tâu lên vua Tự Đức và biện bạch rằng triều đình nên phong thưởng cho Phan Thanh Giản để làm gương hết lòng vì nước mà phải tuẫn tiết của cụ Phan, nhưng việc này vừa trái ý với vua Tự Đức, và không được sự chấp nhận của các quan đại thần khác chính kiến trong triều, nên sớ của ông bị bỏ qua một bên.

Đến năm Canh Ngọ, 1870, ông được cử về chấm thi ở trường thi Hương tại Thừa Thiên. Lúc này, ông làm bạn và kết thân với các ông Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tư Giản, Đỗ Đăng Đệ... Sau đó, ông làm Biện Lý Bộ Hình, Bố Chính Quảng Ngãi. Tại đây, ông đã tích cực thi hành những biện pháp nhằm bài trừ nạn quan lại tham ô, hà hiếp dân chúng của bọn cường hào ác bá ở địa phương. Việc làm này của ông đã đụng chạm tới quyền lợi của một số đại thần trong triều. Vì vậy mà vào năm 1871, ông bị một tên cường hào tại Quảng Ngãi là Lê Doãn vu cáo ông xử án sai lầm. Thêm vào đó, lúc ông làm quan, thường bài trừ tệ nạn và ra tay giúp đỡ dân nghèo thấp cổ bé miệng, nên bị bọn cường hào có thế lực căm ghét. Thêm nữa, tại triều vừa bị một số tham quan gièm pha về việc ông dâng sớ và vu cáo cho ông âm mưu làm trái nghịch với triều đình, nên Nguyễn Thông chẳng những bị cách chức, mà còn bị giam và phạt đánh bằng trượng. Nhiều nông dân và sĩ phu Quảng Ngãi đã ra tận kinh đô kêu oan cho ông(7). Tuy nhiên, về sau này, vụ án phân rõ trắng đen, Nguyễn Thông được vua Tự Đức tha tội, nhưng không được phục chức. Nhà vua ra lệnh cho ông lưu lại Quảng Ngãi một thời gian để tiếp tục giúp dân làm thủy lợi. Sau khi việc thủy lợi hoàn tất, Nguyễn Thông được triệu về Huế làm việc tại Sở Kiểm Biên ờ Lầu Tàng Thư.

 (Đền thờ ông Nguyễn Thông nằm trong khuôn viên trường Dục Thanh, Phan Thiết.)

Năm Quý Dậu 1873, ông bị bệnh và xin về nghỉ ở một trại núi tên Sơ Trung, trong tỉnh Bình Thuận. Tại đây, ông kết bạn cùng các thân hào trí thức địa phương, và lập ra thi xã để cùng bạn bè ngâm vịnh thi thơ. Đồng thời, nhân lúc nghỉ dưỡng này, ông đã giúp cho dân chúng địa phương thực hiện các hoạt động khai khẩn hoang địa. Năm Giáp Tuất, 1874, Nguyễn Thông được triều đình Huế phục chức Tự Vụ, bổ nhiệm làm Chủ Sự Ty Thù Ứng ở Bộ Lễ(. Sau khi ra đến Huế, ông lại bị bệnh nên phải từ chối nhận chức vụ, mà lại lên đường trở về quê. Mãi đến năm Bính Tý, 1876, ông được triệu về kinh làm Tu Nghiệp Quốc Tử Giám, rồi lại được vua Tự Đức cho tham dự vào việc biên soạn và khảo duyệt bộ “Việt Sử Cương Giám Khảo Lược.” Sau đó, Nguyễn Thông lại được cử cùng các ông Bùi Ước và Hoàng Dụng Tân duyệt lại bộ “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục.”

Năm 1877, Nguyễn Thông được thực thụ chức Tu Nghiệp Quốc Tử Giám, rồi đổi sang Hàn Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ, sung chức Dinh Điền Sứ tỉnh Bình Thuận sau khi triều đình Huế chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng La Ngư, Ba Dầu, nay thuộc vùng Bình Tuy. Tuy nhiên, công việc của ông không thể tiến hành được vì bị giặc Pháp ngăn trở. Mùa đông năm 1877, ông được cử giữ chức Bố Chánh Bình Thuận. Năm 1878, bệnh cũ của ông tái phát, ông xin nghỉ dài hạn để dưỡng bệnh.

Năm 1879, ông nhận mật chỉ của vua Tự Đức giao cho trách nhiệm phải khu xử những dân tản cư từ Nam(9) di tản ra vùng cao nguyên Nam Trung Phần. Đồng thời, vua Tự Đức cũng gửi mật chỉ cho ông cùng các quan địa phương phải dàn xếp ổn thỏa vụ nổi dậy của người thiểu số tại Bình Thuận. Đến năm 1880, ông thành lập Đồng Châu Xã để cùng bạn thơ làm thơ, đọc sách. Lúc này tuổi ông đã cao, nên ông lui về dựng một ngôi nhà nhỏ bên bờ sông Phan Thiết, đặt tên là Ngọa Du Sào. Tháng 2 năm Tân Tỵ, 1881, ông được cử giữ chức Phó Sứ Điển Nông kiêm Đốc Học Bình Thuận. Năm 1882, thăng Hồng Lô Tự khanh. Đến năm 1883, kinh thành Huế thất thủ, vua Tự Đức băng hà, ông ra Huế để tang vua. Trong thời gian này, Nguyễn Thông đã soạn ra tiểu sử các vị anh hùng kháng Pháp đương thời như Trương Định, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Đạt, Trịnh Quang Nghị, Lê Cao Dõng, vân vân, để phổ biến cho dân chúng khắp nơi.

Tháng 4 năm 1884, Ngọa Du Sào Văn Tập của ông ra đời. Tháng 6 năm đó, ông viết di chúc... Nguyễn Thông mất ngày 7 tháng 7 năm 1884, nhằm ngày 27 tháng 8 năm Giáp Thân, thọ 58 tuổi. Ông là một danh sĩ đa tài, đã để lại nhiều tác phẩm lưu danh nhiều thế hệ như những bộ: Ngọa Du Sào Thi Văn Tập, Kỳ Xuyên Thi Sao, Kỳ Xuyên Văn Sao, Độn Am Văn Tập, Kỳ Xuyên Công Độc, vân vân. Ngoài ra, ông còn viết một số bài tham luận về kinh tế và chính trị rất quí báu và vẫn còn nguyên giá trị cho giới cầm quyền tại Việt Nam suy gẫm. Bên cạnh đó, ông còn tham gia biên soạn những bộ sách lớn của triều đình nhà Nguyễn như: “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục”, “Việt Sử Thông Giám Cương Mục Khảo Lược”, “Khâm Định Nhân Sự Kim Giám”, “Dương Chính Lục”, vân vân. Nguyễn Thông là vị Đốc Học có công mở trường và xây dựng Văn Thánh Miếu tại Vĩnh Long, nhiều học trò của ông trong tỉnh Vĩnh Long thời đó đã làm rạng danh một thời như Nguyễn Giao thủ lãnh nghĩa binh Cầu Vông, Vũng Liêm.

Tất cả những tác phẩm văn học của ông đều bàng bạc tinh thần yêu nước, cảnh tỉnh và khuyến khích các sĩ phu chống Pháp, chứ đừng vì chút danh lợi cá nhân mà quên đi quyền lợi tối thượng của đất nước, hoặc quên đi tiết tháo của những người có văn học và phẩm hạnh. Từ khi còn làm Đốc Học Vĩnh Long cho đến khi tản cư ra Bình Thuận, ông luôn một mực quyết tâm xây dựng văn hóa dân tộc. Từng chữ, từng câu trong thơ văn của Nguyễn Thông trải rộng tấm lòng yêu nước thiết tha của ông. Nó còn nói lên tấm lòng của ông đến những người dân xấu số, thấp cổ bé miệng. Ông luôn quan tâm đến dinh điền và gắn bó với nghề làm ruộng của nông dân miền Nam. Đặc biệt, ông luôn tán dương ca ngợi và xót thương những người đã vị quốc vong thân trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Ông là người chủ trương mạnh mẽ về “tỵ địa”, nhất quyết không đội chung trời với kẻ thù trong vùng mà họ đang chiếm đóng.

Phải nói Nguyễn Thông là một người có kiến thức uyên thâm, lại có tài thơ văn, nhưng hầu hết thi văn của ông đều bàng bạc một nỗi niềm u uất của một kẻ sĩ phải chịu bất lực trong cơn quốc phá gia vong, mà chính bản thân mình không làm gì được. Ông là một sĩ phu yêu nước, tài đức vẹn toàn, qua những tờ sớ dâng lên vua Tự Đức cho thấy ông muốn đem tài sức của mình ra phục vụ đất nước, nhưng do những biến động của lịch sử, nên ông chưa có điều kiện thi thố hết tài “kinh bang tế thế” của mình. Hầu hết các nghĩa sĩ của các phong trào Đông Du như các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đều có thọ giáo và chịu ảnh hưởng rất lớn của ông. Khi ông qua đời, các sĩ phu đều thương tiếc và luôn tưởng niệm đến văn tài của ông. Về gia đình và hậu duệ của Nguyễn Thông, theo gia phả, Nguyễn Thông kết hôn với bà Ngô thị A Thúy, hay Ngô Thị Tý, cháu cố của ông Ngô Nhân Tịnh. Hai ông bà hạ sinh được hai người con trai là Nguyễn Trọng Lỗi và Nguyễn Quý Anh, cả hai đều là những nhà chí sĩ tham gia vào phong trào Duy Tân. Ông có ba người con gái. Ngoài ra, ông còn có một con trai và một gái với bà vợ kế họ Đoàn. Hầu hết con cháu của ông về sau này đều theo gương bất hợp tác với Tây của ông, và luôn đứng vào hàng ngũ các chí sĩ vận động cho những phong trào Duy Tân và Đông Du. Tên tuổi những người cháu đích tôn của ông như Nguyễn Trọng Lôi, Nguyễn Quí Anh... đều được nhắc nhở bên cạnh các nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, và Nguyễn Thượng Hiền. Hiện tại, mộ phần của Nguyễn Thông tọa lạc trên đồi Ngọc Lâm, sát chân núi Ngọc Sơn, đối diện với Tháp Chàm Pôshanư, Lầu Ông Hoàng và Bửu Sơn Tự, thuộc phường Phú Hài, trên con đường từ Phan Thiết đi Mũi Né. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ đã dùng tên của ông đặt cho nhiều con đường lớn ở miền Nam.

Ghi Chú:

(1) Có sách ghi Nguyễn Thông tự Hy Phần, sinh ngày 28 tháng 5 năm 1827 và mất năm 1884.
(2) Khoa thi Hương năm Kỷ Dậu, 1849, trường thi Gia Định có hàng ngàn thí sinh tham dự, 17 người được chấm đâu Cử Nhân. Nguyễn Thông đỗ Á Nguyên, tức người thứ nhì, và bạn đồng khoa là Phan Văn Trị đỗ hạng thứ mười.
(3) Lúc này Nguyễn Thông và một số sĩ phu yêu nước đã hợp cùng cụ Phan Thanh Giản di dời mộ của nhà giáo Võ Trường Toản từ thôn Hòa Hưng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nơi đang bị giặc Pháp chiếm đóng, về an táng trên đất nhà của cụ Phan Thanh Giản tại thôn Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
(4) Trước khi cụ Phan Thanh Giản tuẫn tiết, đã có ám thị dặn dò các quan nên khai mở đồn điền nuôi dân, tính chuyện lâu dài. Nguyễn Thông có để ý tới vùng Tây Nguyên, nên vào năm 1877 ông có hợp sức với một số bạn bè đi thám hiểm vùng sông Khỏng. Thấy địa thế mênh mông, có thể khai mở được, nên Nguyễn Thông đã vẽ lại bản đồ, làm kế hoạch cụ thể xin làm đồn điền khai khẩn. Tuy nhiên, người Pháp biết được chuyện này, nên chúng đã gửi thư phản đối triều đình. Chính vì vậy mà vua Tự Đức không phê chuẩn kế hoạch Tây Nguyên của Nguyễn Thông. Đến năm 1879, nhân có cuộc nổi loạn Tây Nguyên, vua Tự Đức có mật chỉ cho ông hợp sức cùng quan quân Bình Thuận giải quyết. Khi việc dẹp loạn đã xong, năm 1880, vua Tự Đức lại có mật chỉ cho ông tiến hành lo việc khai thác đồn điền xử dụng lưu dân từ miền Nam chạy ra.
(5) Năm Đinh Mão, 1867, sau khi người Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, Nguyễn Thông đã tổ chức phong trào “Tỵ Địa” cho giới sĩ phu chạy ra Bình Thuận. Mùa đông năm đó, ông được bổ làm Án Sát tỉnh Khánh Hòa.
(6) Thời gian ở Quảng Ngãi, Nguyễn Thông đã tổ chức làm thủy lợi, trồng cây, khai hoang... giúp ích được nhiều cho dân chúng trong việc sản xuất nông nghiệp. Trong khoảng gần hai năm, 1869-1870, ông đã huy động dân chúng thực hiện việc khơi ngòi nước, đắp đập dẫn nước. Ông còn dâng sớ Khai Sơn Quốc Nghị về triều đình Huế, đề nghị mở mang vùng Tây Nguyên làm căn cứ kháng chiến dài lâu.
(7) Lúc đó quan Khâm Sai Nguyễn Bính từ kinh đô vào xét ngục tại Bình Định, đi ngang qua Quảng Ngãi thì bị dân chúng trong tỉnh Quảng Ngãi kéo ra đón đường kêu oan cho Nguyễn Thông. Đồng thời, dân chúng cũng cử người mang đơn ra tận kinh đô Huế để đệ trình lên vua Tự Đức. Lúc đó, bạn bè đồng liêu của ông trong triều cũng vận động giúp đở gỡ án cho ông.
(8) Chức vụ này tương đương với chức Vụ Trưởng Vụ Lễ Tân của bộ Ngoại giao ngày nay.
(9) Nguyễn Thông đã từng nói với các quan tỉnh Bình Thuận về cách đối xử với sĩ phu chạy ra từ Nam Kỳ như sau: “Sáu tỉnh Nam Kỳ xưa kia là đất nhà Nguyễn ta dấy nghiệp, sĩ dân có lòng vị nghĩa. Năm 1859, nước Pháp gây binh đao, các thành kế tiếp bị mất, sĩ dân bỏ đất ra đi đến các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa. Hơn 10 năm ở nơi khách địa tha hương lại bị đối đãi như người xa lạ... Mùa đông năm 1879, tôi mắc bệnh nghĩ việc về ở trại núi, bỗng nhận mật chỉ của vua cho phục chức và giao trách nhiệm phải khu xử những dân tản cư từ Nam ra ấy, tôi liền họp các sĩ dân Nam Kỳ lại và đề nghị lập Đồng Châu Xã. Rồi dựng ngôi đền gọi là Đền Ngụ Hiền để thờ các vị tiền hiền ở Nam Kỳ ra ngoaì này, có danh vọng đức độ, nay quá cố thì được rước vào thờ tại đây, để nhân dân nhìn vào đó mà bắt chước.” Lúc Nguyễn Thông thành lập xong Đồng Châu Xã thì sức khỏe của ông đã rất kém; tuy nhiên, thấy dân sĩ miền Nam ai cũng phấn chấn, nên ông cũng cố gắng hoàn tất đền Ngụ Hiền. Đồng thời ông cho ra đời tập Ngọa Du Sào Văn Tập và viết lại di chúc. Trong Ngọa Văn Sào Văn Tập có đoạn ông viết: “Người Nam Kỳ vui mừng yên ổn làm ăn. Giàu nghèo giúp nhau, hoạn nạn cứu nhau. Tuy xiêu tán ở chốn tha hương mà lại có cái vui cùng nhau đoàn tụ...”

(Phần mộ của ông Nguyễn Thông nằm trên đồi Ngọc Lâm, sát bên chân núi Ngọc Sơn, đối diện với Tháp Chàm Pô Sha Nư, Lầu Ông Hoàng & Bửu Sơn Tự trong địa phận phường Phú Hài, trên đường đi từ Phan Thiết tới Mũi Né.)

Như trên đã nói, đối với truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam, nhất là ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, việc lấy tên một nhân vật để đặt cho một ngôi trường là một vấn đề hết sức quan trọng, vì cái tên đó sẽ đi kèm theo với tiếng tăm của nhiều thế hệ học sinh tòng học tại ngôi trường nầy. Chính vì vậy mà Bộ Giáo Dục VNCH đã phối hợp với các viên chức giáo dục trong tỉnh, các thân hào nhân sĩ, và các bậc kỳ lão địa phương để chọn tên nhân vật đặt cho trường. Cuối cùng, mọi người đều đồng ý lấy tên của hai nhân vật với tiếng tăm lừng lẫy chẳng những trong giáo dục mà còn về đạo đức và lòng thương dân thương nước của những nhân vật nầy. Người thứ nhất là quan Đốc Học Nguyễn Thông, chỉ cách thời đại chúng ta khoảng 150 năm. Người thứ nhì là ngài Tống Phước Hiệp, vị Quan Lưu Thủ đầu tiên của Dinh Long Hồ từ năm 1732 đến 1776, người mà khi tạ thế dân chúng trong toàn dinh Long Hồ đã tự nguyện để tang cho ngài suốt ba ngày. Trong loạt bài nầy, chúng ta sẽ nói một cách sơ lược về hai nhân vật nầy.

II

Tống Phước Hiệp (?-1776)

(Hình họa ngài Quốc Công Tống Phước Hiệp, trước được thờ trong đình Long Châu mà người địa phương thường hay gọi là Miễu Quốc Công. Sau năm 1975, chính quyền mới cho đập phá ngôi đình Long Châu (Miễu Quốc Công) để xây Nhà Văn Hoá nên linh vị ngài Tống Quốc Công được người dân thỉnh lên thờ tại đình Tân Giai.)

Theo Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, quyển 3, Tống Phước Hiệp là một danh thần thời Nguyễn sơ. Ông thuộc dòng dõi Luân Quận Công Tống Phước Trị, từng làm Trấn thủ Thuận Hóa dưới thời nhà Lê. Nội tổ của ông là Tống Phước Đạo, từng làm Nội Tả Chưởng Dinh, tước Quảng Tài Hầu; và đến đời thứ 5 là cha ông là Tống Phước An, cũng là một võ tướng, nhưng không rõ chức tước. Gia đình ông Tống Phước Hiệp có 7 anh em trai, theo thứ tự là các ông: Tống Phước Hiếu, Tống Phước Hoàn, Tống Phước Hoà, Tống Phước Hiệp, Tống Phước Tín, Tống Phước Trí, và Tống Phước Hoá. Theo thứ tự nầy thì Tống Phước Hoà vai anh. Tuy nhiên, có nhiều sách nói ông Tống Phước Hoà là em của Tống Phước Hiệp. Tống Phước Hiệp vốn người ở Quí Huyện, Tống Sơn, Thanh Hóa(1), sau di cư vào Thừa Thiên. Không có sách sử nào ghi lại chuyện Tống Phước Hiệp gia nhập quân đội chúa Nguyễn của xứ Đàng Trong vào năm nào, chỉ biết là vào thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), và sau đó được cử vào Nam và trở thành vị quan đầu tiên giữ chức Lưu Thủ Dinh Long Hồ. Thời Ninh Vương, năm 1730, sau khi Thống Binh Trần Đại Định giúp Chân Lạp dẹp được giặc người Lào, vua Nặc Tha (Sotha II) bèn đem dâng cho Chúa Nguyễn hai phần đất Mỹ Tho và Lâm Vồ(2) cho sáp nhập vào Gia Định. Tuy nhiên, đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, trị vì ngôi chúa từ năm 1738 đến năm 1765, thấy đất Gia Định đã quá rộng nên Chúa bèn chia miền Nam ra làm 3 dinh và một trấn, đặt thêm châu Định Viễn và dựng Dinh Long Hồ. Tại mỗi dinh đặt quan Lưu Thủ cai quản.

Chúa Nguyễn bèn bổ nhiệm ông vào chức Lưu Thủ Dinh Long Hồ từ khi dinh này mới được thành lập vào năm 1732 cho đến khi ông mất vào năm 1776. Ban đầu thì dinh Long Hồ được đặt tại Cái Bè, nay thuộc tỉnh Mỹ Tho, nhưng sau đó vào năm Đinh Sửu, 1757, quan Kinh Lược Nguyễn Cư Trinh tâu lên Chúa Nguyễn xin được dời lỵ sở dinh Long Hồ từ Cái Bè về vùng Lâm Vồ và được đổi ra theo tên chữ Việt là Long Hồ, nay là vùng tỉnh lỵ Vĩnh Long. Lúc này dinh Long Hồ bao gồm Châu Định Viễn với các tổng Tân An, nay là vùng Bến Tre; tổng Vĩnh Bình, nay là vùng Vĩnh Long; tổng Vĩnh trị nay là vùng Vũng Liêm; và tổng Ba Lai, nay là vùng Cai Lậy và Cái Bè. Đồng thời dinh Long Hồ còn cai quản luôn ba đạo: Đạo Đông Khẩu, nay là vùng Sa Đéc, Lai Vung và Lấp Vò; đạo Tân Châu ở phía Tiền Giang; và đạo Châu Đốc bên phía Hậu Giang.

Trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức ghi: “Long Hồ là vùng đất mới khai phá, tuy có chợ Long Hồ mua bán tấp nập và những khu vườn ruộng xanh tốt, song vẫn còn nhiều rừng rậm, thú dữ, rắn độc và nạn trộm cướp.” Khi được Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát bổ về đây làm Lưu Thủ, ông đã hợp cùng với những quan lại dưới trướng mình là các quan Cai Bạ Nguyễn Khoa Toàn, Cai Cơ Tống Phước Hòa (em ruột của Tống Phước Hiệp), và Cai Cơ Đốc Chiến Nguyễn Khoa Kiên, tận tâm tận lực cùng nhau biến những nơi rừng thiêng nước độc thành những cánh đồng ruộng trù phú bạt ngàn. Trong suốt thời gian làm quan Lưu Thủ tại đây, ông luôn tận tụy với chức vụ, luôn chăm sóc sự an nguy của dân chúng trong vùng, và luôn mưu cầu lợi ích cho dân chúng, khiến việc trị an lúc nào cũng tốt đẹp, và mãi tới ngày nay dân chúng vùng này vẫn còn nhắc nhở, kính ngưỡng và nhớ ơn ông(3). Ông luôn khuyến khích dân chúng tiếp tục khai hoang lập ấp. Trong suốt thời làm quan tại đây, ông lập được nhiều thành tích tốt và rất được dân chúng kính yêu như bậc phụ mẫu.

Đến năm 1757, sau khi vua Nặc Nguyên bên Miên băng hà, một người chú họ tên Nặc Nhuận, vì muốn lên ngôi vua nên đem dâng hai xứ Preah Trapeang và Bassac(4) dâng lên Chúa Nguyễn để xin cầu phong. Sau đó Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh giết chết để cướp ngôi. Nhân cơ hội này, con của cố vương Nặc Nguyên là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên cầu cứu với Mạc Thiên Tứ, xin Chúa Nguyễn giúp lấy lại ngôi vua. Sau khi lên ngôi Nặc Tôn lại dâng vùng đất Tầm Phong Long để đền ơn. Đây là một vùng đất bao la chạy dài từ Sa Đéc, Cao Lãnh, Cái Tàu Thượng, Tân Châu và Châu Đốc. Chúa cho thành lập thêm ba đạo trực thuộc Dinh Long Hồ, đó là Tân Châu Đạo, Châu Đốc Đạo, và Đông Khẩu Đạo(5). Sau đó, lại tách một phần của Trấn Hà Tiên và Châu Đốc Đạo để thành lập Kiên Giang Đạo để tiện việc phòng thủ, ngăn ngừa bọn giặc Xiêm La hay quấy nhiễu vùng biển quanh đảo Phú Quốc và Hà Tiên. Kiên Giang Đạo là một vùng đất bạt ngàn chạy dài từ Rạch Giá, qua Long Xuyên và xuống tận Cà Mau. Thời đó, về phương diện quân sự thì hai đạo Châu Đốc và Kiên Giang được đặt dưới sự chỉ huy của quan Trấn Thủ trấn Hà Tiên, tuy nhiên, về mặt hành chánh thì toàn bộ các đạo mới này đều được đặt dưới quyền của quan Lưu Thủ Dinh Long Hồ. Chính vì thế mà vào thời quan Lưu Thủ Tống Phước Hiệp, Dinh Long Hồ là một vùng đất bao la rộng rãi và trách nhiệm của ông rất nặng nề. Tống Phước Hiệp có tài đánh giặc, dưới thời chúa Nguyễn Phước Thuần (1765-1777)(6), ông giúp Mạc Thiên Tứ đánh đuổi quân Xiêm.

Năm 1767, nước Xiêm La bị Miến Điện đánh phá và bắt vua đi. Đến năm 1768, một người gốc Quảng Đông bên Trung Hoa tên Trịnh Quốc Anh (Taksin), từng giữ chức Phi Nhã (Phya) tại vùng đất Mang Tát, tự khởi binh rồi tự xưng làm vua... Vua Cao Miên là Nặc Tôn không phục nên không tiếp tục triều cống Xiêm La. Trịnh Quốc Anh bèn đặt Nặn Nộn lên thay và chiếm đóng Nam Vang. Lúc này, Trịnh Quốc Anh biết con của cựu vương Xiêm La là Chiêu Thúy đang tỵ nạn ở Hà Tiên, vì sợ sau này có biến loạn nên vào tháng 10 năm Tân Mão, 1771, Trịnh Quốc Anh đã đem quân sang đánh Hà Tiên. Đô Đốc Mạc Thiên Tứ không giữ nổi Hà Tiên nên phải rút quân về Trấn Giang, nay là Cần Thơ, để chờ quân triều đình cứu viện. Tháng 6 năm 1772, chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần sai quan Thống Suất Nguyễn Cửu Đàm lãnh chức Điều Khiển, đem binh thuyền vào đánh dẹp quân Xiêm La. Trịnh Hoài Đức có ghi trong Gia Định Thành Thông Chí về Tống Phước Hiệp như sau: “Lưu thủ dinh Long Hồ là Cai Cơ Kính Thận Hầu Tống Phước Hiệp đem binh đánh tiếp ứng...vào vùng Châu Đốc, đánh lui quân binh Xiêm La, quân Nam đuổi theo chém được hơn 300 tên. Tướng Xiêm là Chiêu Khao Liên bèn bỏ thuyền lên bờ chạy về Hà Tiên. Dinh binh thâu 5 chiến thuyền rồi để một ít quân phòng thủ Châu Đốc, còn đại quân thì kéo trở về Tân Châu-Hồng Ngự.”

Năm Tân Mão, 1771, bấy giờ một vị tướng Xiêm La giữ chức Phi Nhã (Phya) tại đất Mang Tát tên là Trịnh Quốc Anh (Taksin) tự xưng là vua Xiêm La, rồi lấy lý do là con vua trước là Chiêu Thúy đang lẫn trốn tại Hà Tiên nên đem quân tấn công lấn chiếm Hà Tiên để tránh hậu họa về sau này. Tháng 10 năm 1771, Trịnh Quốc Anh bèn xua thủy binh và chiến thuyền sang đánh phá vùng đất Mang Khảm. Quan Trấn Thủ Mạc Thiên Tứ bị thua nên phải lui quân về vùng Châu Đốc. Sau khi quân Xiêm tiến chiếm luôn vùng Châu Đốc, quân của thành Gia Định không đủ tiếp trợ cho quan Trấn Thủ Hà Tiên nên tháng 6 năm 1772, chúa Nguyễn Phúc Thuần bèn cử Thống Suất Nguyễn Cửu Đàm lãnh chức Điều Khiển, đem binh thuyền vào Nam đánh dẹp quân Xiêm La. Đồng thời, chúa Nguyễn cũng sai Kính Thận Hầu Tống Phước Hiệp cất quân của Dinh Long Hồ đi tiếp ứng để tảo trừ giặc Xiêm. Lúc Tống Phước Hiệp cất quân đi thì giặc Xiêm La đã vào đến Trấn Giang, nay thuộc Cần Thơ. Nhờ tài giỏi về quân sự, Tống Phước Hiệp đã chỉ huy Dinh Long Hồ đẩy lui giặc Xiêm La ra khỏi bờ cõi. Tưởng cũng nên nhắc lại, theo sách Gia Định Thành Thông Chí, tác giả Trịnh Hoài Đức có ghi: “Lưu Thủ dinh Long Hồ là Cai Cơ Kính Thận Hầu Tống Phước Hiệp đem binh theo đường Hậu Giang tiến lên trấn giữ Châu Đốc để tiếp ứng cho hai cánh quân của Nguyễn Cửu Đàm đang tiến theo ngã Tiền Giang và cánh quân của Đông Khẩu đạo do Cai Bạ Nguyễn Khoa Thuyên chỉ huy tiến theo đường Kiên Giang. Khi đánh vào Châu Đốc, đẩy lui giặc Xiêm La về phía sông Cùng, tức ngọn sông Giang Thành ngày nay. Tống Phước Hiệp bèn ra lệnh cho quan binh đuổi theo và chém được hơn 300 tên giặc. Tướng Xiêm La là Chiêu Khao Liên phải bỏ chiến thuyền chạy lên đường bộ về Hà Tiên thoát thân. Tống Phước Hiệp tịch thu 5 chiến thuyền, ra lệnh cho quân binh phòng thủ Châu Đốc, rồi sau đó kéo về Tân Châu(7).”

Sau đó ông còn có công lớn trong việc đánh nhau với nhà Tây Sơn ở miền Nam Trung Phần. Năm Giáp ngọ, 1774, nghĩa binh Tây Sơn tiến chiếm Bình Thuận, quan Điều Khiển thành Gia Định là Nguyễn Cửu Đàm bèn sai Tống Phước Hiệp cùng với viên Cai Bạ là Nguyễn Khoa Thuyên đem tướng sĩ năm dinh (8) và truyền hịch hiệu triệu nghĩa binh ở các đạo thủy bộ cùng tiến đánh 3 phủ Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khương. Bình định xong 3 phủ này, ông đem binh trú đóng tại Vân Phong(9) để chống quân Tây Sơn.

Năm Giáp Ngọ, 1774, nghĩa binh Tây Sơn đánh chiếm Bình Thuận. Tống Phước Hiệp nhận lệnh của tướng Nguyễn Cửu Đàm, họp với Cai Bộ Nguyễn Khoa Thuyên, lãnh tướng sĩ 5 dinh và viết hịch truyền đi khắp nơi chiêu mộ quân binh chống lại nghĩa binh Tây Sơn. Mùa đông năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai tướng Hoàng Ngũ Phúc đem 30.000 quân vào đánh chiếm thành Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy vào Quảng Nam và đến năm Ất Mùi, 1775, lại phải chạy vào thành Gia Định. Khi thuyền chúa Nguyễn đến cửa Vân Phong, đích thân Tống Phước Hiệp và Nguyễn Khoa Thuyên ra rước. Nhờ công trạng đó ông được chúa Nguyễn thăng chức Tiết Chế Đinh Quốc Công, tước Kính Quận Công, và giao cho ông việc đánh chiếm lại thành Phú Yên. Bấy giờ nghe tin Đông Cung Dương(10) bị nghĩa binh Tây Sơn bắt, Tống Phước Hiệp bèn sai Tri Huyện Bạch Doãn Triệu đến điều đình với quan tướng của Nguyễn Nhạc. Trong thư, Tống Phước Hiệp có viết: “Phải trả Đông Cung Dương lại cho ta, nếu không thì đại quân đến đánh, không có đường chạy đâu.” Vị quan Tây Sơn này giả bộ sợ hãi và cho người đến xin về hàng với chúa Nguyễn. Tống Phước Hiệp chấp nhận mà không phòng bị, nên bị quân của Nguyễn Huệ đánh úp tại Vân Phong, quân chúa Nguyễn thất bại nặng nề, Tống Phước Hiệp cho lệnh rút quân, sai Tống Phước Hòa ở lại trấn giữ vùng Ô Loan(11). Khi đó tướng gốc người Minh Hương của nghĩa binh Tây Sơn tên là Lý Tài lại đem quân thành Phú Yên về hàng Tống Phước Hiệp. Chúa Nguyễn nhận Lý Tài vào quân chúa Nguyễn và đặt dưới quyền chỉ huy của quan Tiết Chế Tống Phước Hiệp. Trong khi Lý Tài được trọng dụng, thì Tống Phước Hiệp lại đem một vị tướng tiên phong của Tây Sơn trong thành Phú Yên, tên là Nghĩa cùng với 50 thuộc hạ ra chém(12).

Năm Bính Thân, 1776, Chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn truy đuổi, nên đem gia quyến chạy vào Gia Định. Ngày mồng 8 tháng 2 năm Bính Thân, Tướng Tây Sơn là Tiết Chế Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Gia Định. Trong khi thành Gia Định đang bị quân Tây Sơn vây hãm gắt gao, Tống Phước Hiệp đưa quân trở vào cứu viện, sau khi phân công cho chư tướng đánh vào các mặt thành Gia Định thì chẳng may lâm bệnh mà mất(13). Lúc này nghĩa binh Tây Sơn từ thượng đạo tấn công vào phá vỡ hai đồn Ký Giang và Thị Vãi. Nguyễn Phúc Tuấn và Nguyễn Đại Lữ đều tử trận. Quân Tây Sơn vốn căm ghét tên hàng tướng Hòa Nghĩa đạo Lý Tài nên đã thẳng tay đốt phá núi Châu Thới. Nhóm người Minh Hương ở Phiên trấn và Thanh Hà ở Biên trấn cũng bị vạ lây. Tuy nhiên, quân Tây Sơn chỉ đánh xong rồi rút lui về Quy Nhơn chứ không chiếm giữ vùng Gia Định.

(Đình Tân Giai, cầu Kinh Cụt đi vô, nay thuộc phường 2 TPVL.
Nơi đang thờ ngài Quốc Công Tống Phước Hiệp, quan Lưu Thủ đầu tiên của dinh Long Hồ, từ năm 1732 đến năm 1776.)

Khi hay tin Kính Quốc Công Tống Phước Hiệp mất vào tháng 6 năm 1776, chẳng những dân chúng trong dinh Long Hồ thương tiếc, mà dân chúng khắp vùng đất phương Nam, và ngay cả vua quan cũng đều tiếc thương cho một bậc trung quân công thần, đã vào sanh ra tử xây thành đắp lũy để bảo vệ giang san và đem lại sự no cơm ấm aó và an cư lạc nghiệp cho mọi người. Trong Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, sau phần ghi lại tiểu sử của ông đã có ghi mấy lời như sau: “Buổi đầu Tống Phước Hiệp trấn thủ dinh Long Hồ, chính sự khoan dung, dân yêu mến như cha mẹ. Tính người khẳng khái, có tài lược, thường xem việc dẹp giặc là nhiệm vụ của mình, người người đều rất trông cậy. Khi ông mất vào mùa hạ năm Bính Thân, 1776. Khi nghe tin ông qua đời, dân chúng dinh Long Hồ ai ai cũng cảm thương và nuối tiếc, tất cả đều đồng để tang cho ông, chợ búa nghỉ 3 ngày, phố phường đều đóng cửa. Dân làm ruộng rẫy, chài lưới, và ngay cả những người dân lao động trong dinh đều nghỉ làm, ngay tại dinh quan Lưu Thủ, các quan đã treo cờ rũ trong ba ngày. Chúa thương tiếc không nguôi, tặng là Hữu Phủ Quốc Công, lập đền thờ ở Long Hồ, xuân thu cúng tế, nhiều lần hiển hiện linh ứng, hương lửa không dứt.”

Qua các thư tịch, tư liệu và theo gia phả dòng họ Tống Phước, đa số đều cho rằng phần mộ của quan Phủ Hữu Quốc Công Tống Phước Hiệp đã bị thất lạc, có lẽ do những biến động trong chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và nghĩa bình Tây Sơn. Cũng theo những tư liệu nầy thì quan Phủ Hữu Tống Quốc Công không có con. Tuy nhiên, theo một số sách sử cũ, quan Phủ Hữu Tống Phước Hiệp có các con trai tên: Tống Phước Khương, Tống Viết Phúc (tức Phước), Tống Viết Nghĩa. Tống Viết Phước tử trận năm 1801.

Riêng Cụ Tống Phước Hòa thì hiện còn hậu duệ đang nắm phả chí, là ông Tống Kiêm Tiết , hơn 90 tuổi hiện còn mạnh giỏi sống ở Sa Đéc . Ngoài ra, trong quyển "Tây Sơn Bi Hùng Truyện" của ông Lê Đình Danh, có kể tên: Tống Phước Khương, Tống Viết Phước, Tống Viết Nghĩa là con của Tống Phước Hiệp. Trong tác phẩm này, cả ba người đều lần lượt bị tử trận khi theo phò tá Nguyễn Vương (tức Nguyễn Phúc Ánh). Tống Viết Phước là người chết sau cùng. Tất cả những chi tiết vừa kể trên vẫn còn là những chi tiết với nhiều nghi vấn và cần được các nhà sử học trong tương lai làm sáng tỏ. Có một điều chắc chắn là hiện nay phần mộ của ngài Tống Phước Hiệp đã bị thất lạc, cho đến ngày nay không có tư liệu nào về mộ phần của ngài và cũng không ai biết bất cứ thông tin nào về vị trí của phần mộ của ngài. Đồng thời, không có tư liệu nào nói về con cháu thừa tự chăm lo việc thờ phụng ngài.

Trong khi đó, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục cũng ghi: “Phước Hiệp là người khẳng khái, có tài lược, lấy việc đánh giặc làm nhiệm vụ của mình, đương thời xem là chỗ dựa quan trọng. Chúa thương tiếc mãi, tặng Hữu Phủ Quốc Công, cho dựng đền thờ Tống Quốc Công Từ ở ấp Trường Xuân, nay thuộc thành phố Vĩnh Long, đền thờ này xuân thu tế lễ, hương khói không ngớt.” Trước năm 1975, Miếu Quốc Công, gần trường trung học Vĩnh Liên của người Hoa, nằm trong quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Thời đó, trường trung học công lập lớn nhất thời đó là trường Nguyễn Thông cũng được đổi lại để mang tên ngài. Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi về ngôi miếu của ngài Tống Quốc Công như sau: “Ở huyện Vĩnh Bình, đại thần họ Tống Phước, tên là Kính, bắt đầu làm Lưu Thủ dinh Long Hồ. Khi Tây Sơn khởi biến, ngài tiến binh đánh Phú Yên, sau được gọi về Gia Định rồi bị bệnh mà mất, được chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần truy tặng Hữu Phủ Quốc Công. Dân chúng thôn Trường Xuân(14) cảm mộ công đức, lập đền thờ tại dinh Long Hồ, ngày nay thuộc xã Long Châu, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, mỗi khi cầu đảo đều có linh ứng.”

Đến năm Gia Long thứ 9, 1810, linh vị của ông được đưa về thờ ở Miếu Trung Tiết Công Thần và Miếu Hội Đồng ở Huế. Năm Minh Mạng thứ 3, 1822, gia tặng Trung Đẳng Thần, thờ Miếu Công Thần tại dinh Long Hồ. Ngày 24 tháng 9, năm 1823, vua Minh Mạng lại phong cho ông Phù Chính Trung Đẳng Thần và cho thờ ở miếu Hội Đồng ở Gia Định. Hiện tại sắc văn vẫn còn tại miếu Hội Đồng ở Vĩnh Long: “Huân Liệt Công Thần, Đặc Tiến Phụ Quốc Công, Thượng Tướng Quân, Chưởng Hiền Phủ, tăng Tổng Quốc Công, Kinh Sự Gia Phong Phò Chánh Viên Trạch Trung Đẳng Thần.” Sau đó, đến đời Thiệu Trị và Tự Đức, Tống Phủ Quân Tôn Thần lại được gia tặng thêm mỹ tự: “Phù Chính Viên Trạch Địch Nghị Chiêu Tích Quang Ý Trung Đẳng Thần.”

Quan Lưu Thủ Dinh Long Hồ là một tấm gương liêm minh cần chánh, cả đời chỉ biết vì dân vì nước. Tống Phước Hiệp cai trị dân với lòng nhân hậu nên được nhân dân vùng Long Hồ xem ông như bậc cha mẹ. Ông là người khẳng khái lại có tài thao lược, luôn xem việc dẹp giặc bảo vệ trị an cho dân chúng lên hàng đầu, nên khi hay tin ông qua đời, dân chúng ai cũng thương tiếc. Lúc ấy, dân trong thành Vĩnh Long nghỉ việc ba ngày để tang cho ông. Ông đã giúp khai khẩn Dinh Long Hồ và giúp dân vùng này an hưởng thái hòa trong suốt thời gian dài. Chính vì vậy mà tiếng tăm của ông vang dội, chẳng những tại vùng đất phương Nam hay xứ Đàng Trong, mà cả Lê Quí Đôn của xứ Đàng Ngoài cũng phải nể vì.

Trước năm 1975, hằng năm vào hai ngày mồng 2 và 3 tháng 6 âm lịch, dân chúng trong tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ giỗ của ông rất long trọng và trang nghiêm(15). Những huyền thoại về sự oai linh hiển hách của ông vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Tuy nhiên, sau năm 1975, có thời người ta cho đập phá miếu để xây nhà văn hóa Tỉnh, không biết bây giờ nơi ấy có còn được thờ phượng nghiêm trang như dưới thời các chánh quyền có văn hóa nữa hay không? Về sau này, người viết tập sách Hào Kiệt Đất Phương Nam có nghe các bậc kỳ lão và những người làm việc trong cơ quan Văn Hóa của chánh quyền mới kể lại rằng: “Vào khoảng cuối năm 1982, miếu Quốc Công do dân chúng thuộc thôn Trường Xuân ngày trước xây dựng lên để thờ ngài Tống Phước Hiệp, đã bị một số cán bộ văn hóa ở địa phương đập phá vì cho rằng ông đã chỉ huy quân đội nhà Nguyễn đánh phá nghĩa binh Tây Sơn. Địa điểm ngôi miếu này được sử dụng để làm nơi làm việc của nhà nước, rồi sau đó xây Nhà Văn Hóa Tỉnh.” Trước tình cảnh ấy, một số nhân sĩ địa phương đã giấu được tờ sắc phong, thanh kiếm báu và linh vị của ngài, rồi lén đem về thờ trong đình Tân Giai. Lúc làm việc này, các nhân sĩ rất sợ chính quyền mới làm khó dễ. Mãi đến năm 2009, chính quyền địa phương mới cho phục hồi tên tuổi của ngài và cho tổ chức lễ vía Tống Quốc Công, và từ đó về sau đều cho phép dân chúng khu đình Tân Giai tổ chức lễ vía hàng năm cho ngài vào những ngày mùng 2 và 3 tháng 6 âm lịch. Tuy nhiên, tờ sắc phong thần của ngài hiện vẫn còn đang được cất giữ trong Bảo Tàng Viện tỉnh Vĩnh Long. Riêng thanh kiếm báu, sau nhiều năm thất lạc, người ta đã tìm lại được và đem nó vào thờ trong đình Tân Giai(16) vào năm 1992.

Ghi Chú:

(1) Huyện Tống Sơn, nay là Hà Trung, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
(2) Đó là hai phủ Mésa và Longhor của Thủy Chân Lạp.
(3) Theo Huỳnh Minh trong Vĩnh Long Xưa, NXB Thanh Niên, 2002, trang 62: Từ khi thành lập dinh Long Hồ, vị quan triều đảm nhận chức vụ Lưu Thủ tại đây, có cụ Tống Phước Hiệp vang danh hơn cả, vì đầy đủ ân oai, huệ chính bủa nhuần khắp chúng, khiến người người đều thương mến. Trong Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, Cao Tự Thanh dịch, sau phần tiểu sử, có mấy lời khen ngợi ông như sau: “...Buổi đầu Phước Hiệp trấn thủ Long Hồ, chính sự khoan dung, dân yêu mến như cha mẹ. Tính người khẳng khái, có tài thao lược, thường coi việc dẹp giặc là phận sự của mình, người người đều rất trông cậy. Đến khi chết, dân chúng biết tin đều kêu gào thương khóc, ba ngày liền ngoài ruộng bỏ cày bừa, ngoài chợ không mua bán. Chúa thương tiếc không thôi, tặng là Hữu Phủ Quốc Công, lập miếu thờ ở Long Hồ, xuân thu cúng tế, nhiều lần hiển hiện linh ứng...”
(4) Hai xứ Preah Trapeang và Bassac ngày nay là vùng Trà Vinh và Sóc Trăng.
(5) Nay thuộc vùng Sa Đéc.
(6) Chúa Nguyễn Phúc Thuần về sau này được triều đình nhà Nguyễn truy tôn làm Duệ Tông Hoàng Đế.
(7) Gia Định Thành Thông Chí, Nha Văn Hóa, phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa xuất bản, Sài Gòn, 1972, trang 88.
(8) Thời đó danh xưng ngũ dinh được dùng để chỉ thành Gia Định, bao gồm tất cả các dinh ở miền Nam, từ Bình Thuận trở vào.
(9) Vân Phong là tên chữ của Hòn Khói.
(10) Đông Cung Dương, tức Nguyễn Phúc Dương.

(11) Sử gia Trần Trọng Kim có ghi lại trong Việt Nam Sử Lược về sự kiện này như sau: “Lúc bấy giờ ở phía Nam có quan Lưu thủ đất Long Hồ là Tống Phúc Hợp đem quân đánh lấy lại được ba phủ là Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khánh, rồi lại tiến quân ra đánh đất Phú Yên; ở phía Bắc thì có quân họ Trịnh đóng ở Quảng Nam, Nguyễn Nhạc liệu thế chống không nổi, bèn sai Phan Văn Tuế đem thư và vàng lụa ta nói với Hoàng Ngũ Phúc xin nộp đất Quảng Nghĩa, Quy Nhơn, Phú Yên và xin làm tiền khu đi đánh họ Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn dùng Nguyễn Nhạc để đánh đất Gia Định, bèn làm biểu xin chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc làm tiên phong tướng quân, Tây Sơn Hiệu Trưởng, sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem cờ và ấn kiếm vào cho Nguyễn Nhạc. Từ đó, Nguyễn Nhạc không lo mặt phía Bắc nữa, bèn lập mưu để đánh lấy vùng đất phía Nam, bèn đem con gái mình là Thọ Hương dâng cho Đông Cung Nguyễn Phúc Dương và khoản đãi một cách rất tôn kính, rồi sai người giả đến nói với Tống Phúc Hợp xin về hàng để lo sự khôi phục lại đất Phú Xuân. Tống Phúc Hợp cho sứ đến xem hư thực, Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung ra tiếp, nên Tống Phúc Hợp tin là thật, không phòng bị gì nữa. Nguyễn Nhạc biết rõ tình hình, sai em là Nguyễn Huệ đem quân đến đánh Tống Phúc Hợp. Quân nhà Nguyễn thua to bỏ chạy về giữ vùng Vân Phong...”

(12) Sở dĩ Tống Phước Hiệp đem tướng tiên phong tên Nghĩa cùng 50 thuộc hạ ra chém, vì trước đó chính vị tướng này đã đánh cho quân chúa Nguyễn dưới sự chỉ huy của Tống Phước Hiệp một trận tan tác tại vùng Phú Yên.

(13) Khi Tiết Chế Nguyễn Lữ kéo vào đánh chiếm thành Gia Định thì Tống Phước Hiệp cũng kéo quân từ Vân Phong vào tiếp cứu chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông phân công cho Hòa Nghĩa đạo Tướng quân Lý Tài, trước là tướng của Tây Sơn, sau về hàng với chúa Nguyễn, đem quân đến đóng tại núi Châu Thới. Quận công Tôn Thất Xuân đóng ở vùng Mô Xoài. Chưởng Cơ Cai Tường Đà Nguyễn Đại Lữ đóng ở núi Thị Vãi. Tiết Chế Nguyễn Phúc Tuấn đóng ở rạch Bà Ký. Chưởng cơ Nguyễn Phúc Hưu đóng ở rạch Đồng Môn. Trong khi Mục vương lúc ở Trấn Biên lúc ở Phiên Trấn để điều khiển việc quân.
(14)Thôn Trường Xuân trong thành Vĩnh Long, ngày nay thuộc phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

(15)Trong những ngày tế lễ này, người ta tổ chức rất long trọng. Nhớ vào tập niên 1960s, khi đó, người viết tập sách này hãy còn rất nhỏ, và mỗi lần đến lễ tế của ngài Tống Quốc Công, đều được anh Ân (con của ông Sáu Mẹo, lúc đó là chủ tịch xã Long Châu, Vĩnh Long) đưa vào ngồi bên trong để xem lễ. Trong buổi lễ, người ta có rước hát bộ đến xây chầu hát. Thân hào nhân sĩ tề tựu về đủ mặt. Lúc đó, ông ngoại và ông Chú Ba (hai ông Trần văn Tiếng và Trần Văn Hương, những nhân sĩ kỳ cựu của vùng đất phương Nam) cũng khăn áo chỉnh tề đến tham dự. Dầu hồi ấy, người viết hãy còn rất nhỏ, nhưng trong buổi lễ, mỗi lần chiêng trống nổi lên, rồi người ta đốt hương nghi ngút, mình tưởng như ngài Tống Quốc Công cũng đang đến cùng chúng ta. Khi ông Ba lên đọc bài (diễn văn), đến chỗ “Qua (ý nói ngài Tống Quốc Công) xem nơi đây chính là quê hương, xem người dân đây chính là đồng hương Tống Sơn ruột thịt của Qua... ” Dầu hãy còn rất nhỏ, người viết cũng mường tượng ra được hình ảnh ông cụ Tống Phước Hiệp rất thân thương.

(16) Nguyên thủy, vào năm Gia Long thứ 7, ngôi Đình Tân Giai được dựng lên vào năm 1808 tại Vàm Rạch Cái Cá, sát cạnh bờ sông Cổ Chiên. Đây là ngôi đình được dựng lên để thờ Thần hoàng Bổn Cảnh, các bậc tiền nhân có công mở cõi và giữ gìn trị an trên vùng đất phương Nam. Đến năm 1924, do sự sạt lở tại vàm Cái Cá nên đình đã được dời về gần khu cầu Kinh Cụt, thuộc địa phận phường 3 thành phố Vĩnh Long ngày nay. Đến năm 1982, sau khi miếu Quốc Công bị đập phá, nhân sĩ địa phương đem linh vị và những vật thờ ngài Tống Phước Hiệp đến thờ trong ngôi đình này.

Trước năm 1975, ngôi trường trung học mang tên Tống Phước Hiệp (17) lớn nhất tỉnh, mà có lẽ lớn nhất miền Tây, vì theo thống kê của bộ Giáo Dục VNCH năm 1965, tổng số học sinh hàng năm của nó vào khoảng từ 4.500 đến 4.800 học sinh. Đây cũng là ngôi trường trung học có tổng số học sinh lớn hàng thứ nhì ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, chỉ sau trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn với tổng số học sinh 5.000. Như trên đã nói, đối với truyền thống văn hoá lâu đời của Việt Nam, nhất là ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, việc lấy tên một nhân vật để đặt cho một ngôi trường là một vấn đề hết sức quan trọng, vì cái tên đó sẽ đi kèm theo với tiếng tăm của nhiều thế hệ học sinh tòng học tại ngôi trường nầy. Chính vì vậy mà Bộ Giáo Dục VNCH đã phối hợp với các viên chức giáo dục trong tỉnh, các thân hào nhân sĩ, và các bậc kỳ lão địa phương để chọn tên nhân vật đặt cho trường. Cuối cùng, mọi người đều đồng ý lấy tên của hai nhân vật với tiếng tăm lừng lẫy chẳng những trong giáo dục mà còn về đạo đức và lòng thương dân thương nước của những nhân vật nầy. Người thứ nhất là quan Đốc Học Nguyễn Thông, chỉ cách thời đại chúng ta khoảng 150 năm. Người thứ nhì là ngài Tống Phước Hiệp, vị Quan Lưu Thủ đầu tiên của Dinh Long Hồ từ năm 1732 đến 1776, người mà khi tạ thế dân chúng trong toàn dinh Long Hồ đã tự nguyện để tang cho ngài suốt ba ngày. Nhân vật Tống Phước Hiệp, vị quan Lưu Thủ đầu tiên của dinh Long Hồ, từ năm 1732 đến năm 1776, nghĩa là đến khi ông qua đời. Quan Lưu Thủ Tống Phước Hiệp chẳng những có tài thao lược đập tan tất cả những cuộc xâm lược của quân Xiêm La, giữ vững bờ cõi đất phương Nam, mà ông còn là một vị quan thanh liêm, cần chánh, lúc nào cũng đặt sự an cư lạc nghiệp của dân chúng Long Hồ Dinh lên hàng đầu. Chính vì thế mà khi ông mất, dân chúng trong toàn dinh Long Hồ đã tự nguyện ngưng tất cả mọi sinh hoạt, để tang cho ông trong ba ngày. Trong thời mở cõi, Đất Phương Nam nói chung, dinh Long Hồ nói riêng, quả là vô cùng diễm phúc có được một vị quan văn võ song toàn, hết lòng vì dân vì nước như ngài Tống Phước Hiệp. Tại thành phố Vĩnh Long trước năm 1975 cũng có một con đường mang tên Tống Phước Hiệp, nhưng sau năm 1975, chính quyền mới đã thay cả tên trường lẫn tên đường bằng những tên khác, theo những tiêu chuẩn đạo đức mới của họ để đặt tên cho ngôi trường hoàn toàn khác với tiêu chuẩn đạo đức của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Quan Quốc Công Tống Phước Hiệp còn có một người em tên là Tống Phước Hòa, cũng là một trong những danh tướng lừng lẫy, theo phò chúa Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương. Năm 1777, trong một trận đánh nhau với quân Tây Sơn ở vùng Ba Vát, gặp lúc nguy khốn, ông đã rút gươm tự sát, về sau được vua Gia Long truy tặng tước Chưởng Dinh Quận Công.

Năm 1985, người viết tập sách này có gặp chú Huỳnh Minh, tác giả của tập sách Vĩnh Long Xưa, tại Tổ Đình Minh Đăng Quang. Hai chú cháu có nói chuyện với nhau rất nhiều về những Hào Kiệt của Đất Phương Nam, trong đó quan Quốc Công Tống Phước Hiệp luôn có một chỗ đứng rất trân trọng. Người viết có hỏi chú Huỳnh Minh về những câu liễn trong Miếu Quốc Công, chú liền nói ngay, trong miếu quốc công năm 1955 hãy còn 8 câu liễn, đại ý như sau:

“Quốc vận tá hoàn kỳ, oanh liệt cương trường đa diệu toán,
Cống qui bình nam địa, nguy nga miễu vũ tứ anh linh.
Quốc vận trung hưng. Lân các thinh danh, thiên cổ tại;
Công bình chánh đại. Long thành hương hỏa vạn niên xuân.
Quốc sự táng quân nhơn hậu chánh thanh lưu Định Viễn;
Công triều bao thạnh đức, dân thương vật phú trứ Long Châu.
Quốc trị trấn Long Giang dân xưng phụ mẫu;
Công triều hưng Hồng Nghiệp để tắc cổ quang.”

Thật vậy, công nghiệp của ngài Tống Quốc Công đã được ghi trọn hết trong những câu liễn đối này, ngài đã liệt oanh bình định khắp vùng đất phương Nam từ thời các chúa trước thời Gia Long, rồi sau đó lại tiếp tục giúp cho người dân Định Viễn, nhất là dân chúng dinh Long Hồ được an cư lạc nghiệp, nên lúc nào họ cũng xem ngài là một bậc dân chi phụ mẫu. Riêng người viết tập sách này cũng xin trân trọng đốt lên một nén hương lòng kính ngưỡng dâng lên một bậc tiền nhân đã góp quá nhiều công sức cho sự thanh bình thạnh trị của vùng đất phương Nam.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi quan Quốc Công Tống Phước Hiệp qua đời vào tháng 6 năm 1776, chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần đã đặc tiến phong ông làm : Hữu Phủ Quốc Công. Sau đó, Tống Quốc Công lại được sắc chỉ cho lập Miếu Thờ tại thôn Trường Xuân, huyện Vĩnh Bình, Long Hồ Dinh (phường 1, Thành Phố Vĩnh Long ngày nay). Đến năm Gia Long thứ 9, năm Canh Ngọ 1810, nhà vua cho thờ cụ nơi miếu Trung Tiết Công Thần. Đời Minh Mạng, lại truy phong làm Trung Đẳng Thần vào ngày 24 tháng 9 năm Minh Mạng thứ ba (1823) . Đồng thời cho Sắc văn thờ tại Miếu Hội Đồng:

“Huân liệt công thần, đặc tiến Phụ Quốc Công, Chưởng hiền phủ, tặng Tống Quốc Công, Kinh sự gia phong Phò Chánh viên trạch Trung Đẳng Thần.” Hằng năm lễ Vía của ngài Tống Quốc Công nhằm mùng 2 và mùng 3 tháng 6 âm lịch hàng năm. Hiện nay, tại đình Tân Giai người ta vẫn cho ghi lại hai trong số những câu đối tại miếu Quốc Công thời trước 1975 để tưởng nhớ đến ngài:

“Quốc vận trung hưng. Lân Các thinh danh, thiên cổ tại .
Công Bình chánh đại. Long Thành hương hỏa, vạn niên xuân.”

Quan Hữu Phủ Quốc Công Tống Phước Hiệp là một vị tiền hiền có công ở giai đoạn đầu khai khẩn đất đai xứ sở Long Hồ Dinh nay là tỉnh Vĩnh Long nói riêng và nhiều vùng đất trên Phương Nam nói chung, trong giai đoạn lịch sử cuộc Nam Tiến của các đời Chúa Nguyễn. Hành trạng của Hữu Phủ Quốc Công Tống Phước Hiệp thuộc về giai đoạn Tiền Biên, là giai đoạn “9 đời Chúa Nguyễn” trong thời mở cõi tiến về vùng Đất Phương Nam. Công lao của ngài Tống Quốc Công với vùng đất phương Nam không phải là nhỏ. Ngày nay, từng tấc đất chúng ta đang có, từng cọng rau ngọn cỏ đất phương Nam mà chúng ta đang thụ hưởng, đâu đâu cũng bàng bạc công ơn vô cùng to lớn của Ngài. Tất cả những người có trách nhiệm với vùng đất phương Nam ngày nay, bất kể chánh kiến, ý thức hệ, hay đảng phái nào, phải luôn nhìn vào tấm gương hết lòng vì dân vì nước của ngài mà trị quốc và chăm lo cho dân chúng. Quốc Công Tống Phước Hiệp là người hiền đức thương dân, lo cho nước cho đến những giây phút cuối cùng trong đời Ngài.

Trước đây ngài Tống Quốc Công được phụng thờ tại ngôi đình Long Châu, nơi được chúa Nguyễn Phúc Thuần cho phép thờ tự linh vị quan Tống Quốc Công. Trước năm 1975, miếu tọa lạc trên đường Tống Phước Hiệp thuộc hộ 1 xã Long Châu quận Châu Thành tỉnh Vĩnh Long (nay là đường 30 tháng 4, phường 1, thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long). Như trên đã nói, sau năm 1975, chính quyền mới cho đập phá miễu thờ của ngài để xây dựng nhà văn hoá, hầu hết tất cả những di vật bị thất tán. Một thời gian sau linh vị của ngài mới được người dân tạm đem phụng thờ tại Đình Tân Giai thuộc khóm 1, phường 3, TX Vĩnh Long. Di vật còn lại hiện được bảo quản, phụng thờ tại đình gồm có 1 thanh kiếm lệnh và 2 lá cờ quân lệnh lúc ngài còn làm Quan Lưu Thủ dinh Long Hồ. Vào năm 2005, trong lễ vía của ngài được Sở Văn Hóa Thông Tin và Bảo Tàng tỉnh Vĩnh Long cho khôi phục tại Đình Tân Giai. 

Đến năm 2007 được UBND Tỉnh Vĩnh Long chấp thuận cho tiếp thờ tự và tổ chức lễ giỗ hàng năm theo công văn số: 2931/UBND-VX ngày 17/10/2007 do Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Vĩnh Long Lê Thanh Xuân ấn ký. Do nguyện vọng cũng như nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương, nhất là người dân bản địa tỉnh Vĩnh Long và những cựu học sinh trường Tống Phước Hiệp trước đây (nay là trường THPT Lưu Văn Liệt) tha thiết có nguyện vọng được khôi phục lại Miếu thờ ngài Tống Phước Hiệp ngay trên địa điểm khi xưa, nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh để tưởng niệm đối với bậc tiền hiền có nhiều công lao cống hiến nơi mảnh đất mình cư ngụ. Bên cạnh đó, theo tâm nguyện của cố Hòa Thượng Thích Đắc Pháp, nguyên viện chủ Thiền Viện Sơn Thắng, nguyên Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN Tỉnh Vĩnh Long lúc còn sinh tiền Hòa Thượng cũng hằng ước mong khôi phục lại Miếu thờ ngài Tống Phước Hiệp. Chính vì vậy mà vào năm 2013 Ban Bảo Vệ Di Tích lịch sử văn Hóa, Ban Hội Hương Đình Thần Tân Giai, đã làm đơn kính gởi đến lãnh đạo các cấp trong tỉnh xin được phục hoạt miếu thờ ngài Hữu Phủ Tống Quốc Công tại vị trí cũ ngày xưa. Đến ngày 21/3/2019, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp với Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến về việc xây cất miếu thờ Hữu Phủ Quốc công Tống Phước Hiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là cuộc hội thảo nhằm xin ý kiến cho phép xây cất miếu thờ Hữu Phủ Quốc công Tống Phước Hiệp ở Vĩnh Long trên vị trí cũ trước năm 1975. Trong cuộc hội thảo, người ta đã bàn thảo về các nội dung: nhân vật lịch sử Tống Phước Hiệp và những công lao đóng góp cho vùng dinh Long Hồ và Đất Phương Nam xưa; vấn đề kinh phí, chọn địa điểm, nếu không được ngay ngay tại vị trí cũ, thì ít nhất cũng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Trong phần kết luận, ủy ban hội thảo đã đúc kết lại phần nội dung quan trọng có được sự đồng thuận quan trọng là tất cả đều đồng thuận với ý kiến nên phục dựng lại miếu thờ Hữu Phủ Quốc công Tống Phước Hiệp (tên gọi xưa là Miếu Quốc công, tại làng Trường Xuân nay thuộc Phường 1, TP Vĩnh Long). Có thể chính quyền sẽ tiếp tục cho tổ chức những cuộc hội thảo khoa học, tiếp nhận ý kiến rộng rãi từ các nhà nghiên cứu, chuyên môn, nhân sĩ trí thức và các tầng lớp nhân dân, nhất là cư dân địa phương; sao cho việc phục dựng lại miếu thờ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nhưng lại phù hợp với nguyện vọng, tình cảm của người dân đối với nhân vật lịch sử đã có cống hiến quá to lớn với vùng đất lịch sử dinh Long Hồ nói riêng và cả vùng Đất Phương Nam nói chung trong thời kỳ đầu mở cõi, hình thành và phát triển. Riêng người viết bài nầy mong được thấy công lao của một bậc tiền nhân đối với vùng đất nầy phải được mọi người trân trọng, bất kể chánh kiến hay đảng phái, và ngôi Miễu Quốc Công nơi thờ phụng Ngài phải được phục dựng lại ngay trên phần đất mà ngày trước các chúa nhà Nguyễn đã ban cho ngài. Mong lắm vậy!!!

Ghi Chú:

(17) Ngôi trường Tống Phước Hiệp nguyên trước đây vào thời Pháp thuộc là trường Sơ học của tỉnh Vĩnh Long. Ngày 2 tháng 12 năm 1949, trường được chính thức mang tên Collège de Vinhlong, Hiệu trưởng đầu tiên là Thầy Nguyễn văn Kính, từ năm 1949 đến năm 1954. Ngay khi miền Nam vừa thu hồi độc lập, theo nghị định số 189/GD-NĐ ngày 24 tháng 9 năm 1954, Collège de Vinhlong được đổi tên thành trường Trung Học Nguyễn Thông. Thầy Bửu Trí làm Hiệu trưởng từ năm 1954 đến 1957. Từ năm 1957 đến 1959, Thầy Nguyễn Băng Tuyết làm Hiệu trưởng. Về sau Thầy đổi về Bộ Giáo Dục và giữ chức vụ quan trọng hơn. Từ năm 1959 đến 1961, Thầy Lý Chánh Đức làm Hiệu trưởng. Về sau Thầy đổi về Bộ Giáo Dục và giữ chức vụ quan trọng hơn. Đến ngày 23 tháng 1 năm 1961, theo nghị định số 108/GD-NP, trường Trung Học Nguyễn Thông được đổi tên thành trường Trung Học Tống Phước Hiệp. Thầy Trương văn Cao làm Hiệu trưởng từ năm 1961 đến 1963. Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, cao trào chống đối đảng Cần Lao Nhân Vị lên cao, Thầy Trương văn Cao được thuyên chuyển về Sài Gòn và Thầy Nguyễn Hữu Lễ lên thay, làm Hiệu trưởng từ 1963 đến 1966. Năm 1966, thầy Nguyễn Hữu Lễ được thuyên chuyển về Bộ Giáo Dục, thầy Đào Khánh Thọ lên làm Hiệu Trưởng từ năm 1966 đến năm 1971. Năm 1971, thầy Đào Khánh Thọ được bổ nhiệm Trưởng khu Học Chánh Vùng 4, thầy Võ Thanh Bai xử lý quyền Hiệu trưởng cho đến khi Bộ QGGD bổ nhiệm cô Võ thị Ngọc Dung chính thức lên làm Hiệu trưởng từ cuối năm 1971 đến năm 1975. Ngày đó, tức là hồi tháng 12 năm 1949, khi còn mang tên Elémentaire Superieur và sau đó trở thành Collège de Vinhlong, trường chỉ có hai dãy lớp, một nằm bên hông Tiểu Chủng Viện Xuân Bích, và một đối diện với Thánh Thất Cao Đài Vĩnh Long trên đường Nguyễn Thái Học. Năm 1961, trường dời về vị trí mới (ngang với sở Trường Tiền trên Đại Lộ Gia Long), vị trí trường cũ biến thành trường trung học bán công Nguyễn Thông. Khi trường Tống Phước Hiệp dời về địa điểm mới, trường chỉ có hai dãy lầu hình chữ L, một nằm dọc theo đường Hùng Vương và một nằm dọc theo đường Pasteur (đường có nhiều xe hủ lô cán lộ), bên trong trường có một hồ bơi nằm giữa Phòng Khánh Tiết và dãy lớp dọc theo đường Hùng Vương, và một dãy trệt nằm dọc theo bên hông phố thị xã Vĩnh Long (sau lưng tòa biệt thự của Thầy Cô Hiệu Trưởng). Năm 1972, trường xây thêm bốn dãy nữa, bao gồm thư viện và phòng thí nghiệm. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, theo vận nước nổi trôi, trường cũng thay ngôi đổi chủ và thay tên đổi họ. Dù bây giờ trường có mang tên gì gì đi nữa, thì những cái tên College de Vinhlong, Nguyễn Thông và Tống Phước Hiệp cũng đã ăn sâu vào tâm khảm của những người học trò xứ Vĩnh một thời.

Người Long Hồ
(Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp 1963-1969)