Cây chà là - Arizona Palm Tree trước dinh Thống Đốc tiểu bang
Bạn là cư dân Arizona? Cây chà là rất quen thuộc nhìn thấy hàng ngày nhưng có bao giờ bạn tìm hiểu sâu hơn về Palm Tree? Nhân dịp có người bạn ở Phoenix di chuyển về Dubai, Ms. Haidee Lisa Zmerzilikar, và một bạn mới quen D.H. quê Hà Nội cũng đang cư trú ở UAE có lần nhắc nhở về cây chà là sa mạc Arizona nên xem đó là sự gợi ý về bài viết “Cây Chà Là – Palm Tree”. Xin tặng hai bạn, cùng quý đọc giã thân mến).
Cây Chà Là, thuộc họ cau có tên khoa học Arecaceae, giống loại Phoenix Dactylifera. Cây chà là thân cao trung bình 15-25m. Có nhiều chủng loài do phát triển qua hàng ngàn năm tại Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ, Nam Á và Đông Nam Á.
Cây chà là ở Encanto Park, phía xa là Down Town Phoenix
Palm Tree có nguồn gốc từ vùng Lưỡng Hà được trồng nhiều và chạy dài đến Ai Cập. Theo các cuộc khảo cổ cho thấy cây chà là được trồng có lịch sữ lâu đời khoảng 4 ngàn năm trước công nguyên. Trái chà là là thức ăn chính tại vùng Trung Đông trong hàng ngàn năm của dân bản địa từ thời cổ đại, giá trị dinh dưỡng cao, nó dễ bảo quản tiện lợi khi mang theo nhiều ngày đi trên sa mạc. Từ xa xưa người Ai Cập biết phương pháp làm mứt chà là khử được vị hơi chát, họ ủ trong cái túi bằng da lạc đà. Chế biến trái chà là thành si-rô, làm giấm và cất rượu. Ngoài ra, thân cây, lá, cùi, hạt chà là đều được tận dụng trong đời sống cho con người nơi vùng đất khắc nghiệt này.
Cây chà là Arizona (Arizona Palm tree) được người Tây Ban Nha (Spain) du nhập vào Bắc Mỹ do dòng truyền giáo Mission San Ignacio đem từ Trung Đông, đầu tiên được trồng chung quanh thị trấn ốc đảo San Ignacio thuộc bang Baja California Sur, Mễ Tây Cơ (Mexico) năm 1765, sau đó lan truyền đến các vùng phía nam Arizona và California (USA), khi đó Arizona còn thuộc chủ quyền Mexico. Ngày nay cây chà là thấy có trồng ở Mỹ tại các tiểu bang Arizona, California, Texas, Oklahoma, Mississipi, Louisiana, Florida, Alabama, North Carolina, South Carolina, Georgia và Virginia, chủ yếu là trồng làm cây cảnh.
Arizona Palm Tree lá có sống và nhiều cọng tỏa ra hai bên như lông chim, dài khoảng 2-3 m. Còn một loài khác lá xòe ra như cái quạt nên có tên Mexican Fan Palm Tree. Có giống cây chà là thân mập, lùn, trên đầu có chòm lá giống như trái khóm (thơm) nên có tên Pineapple Palm rất được ưa thích trồng làm cây cảnh.
Tiếp theo bước chân người Tây phương đi tìm thuộc địa, năm 1870, người Anh (Britain) đưa giống cây chà là đến trồng ở Nigeria và Tây Phi (khoảng giửa Angola và Gambia). Tại các sa mạc ở Trung Đông hay Phi châu có những lùm chà là chung quanh vùng trủng có nước tạo thành ốc đảo (Oasis), do chim mang hạt đi khắp nơi nên trong sa mạc đôi khi chúng ta thấy có những buội cây chà là mọc hoang dã.
Những năm đầu thập niên 1900, người Anh (Britain) cũng đem cây cọ dầu Phi châu (Africa Oil Palm), một giống cây chà là Elaeis Guineensis cho nhiều dầu gây giống ở đảo Sumatra (Indonesia) và tại đảo Bornéo (Malaysia), đến ngày nay cả 2 nước chiếm vị trí trồng cây cọ dầu đứng hàng nhất nhì thế giới.
Thông thường người ta phân chia cây chà là làm 3 nhóm: Loại trồng lấy trái, trồng làm cây cảnh hay lấy bóng mát và loài chà là rừng.
1- Cây chà là trồng lấy trái,
Cây chà là trồng lấy trái
Mứt chà là món ăn khoái khẩu (Ảnh Internet)
Có tên khoa học Phoenix Dactylifera, loại này cho trái to, ngọt, cơm dày có màu vàng hay nâu đỏ tùy theo giống. Không chỉ trồng trong công nghiệp mà cũng có thể trồng làm kiểng.
Có 4 giống trồng lấy trái được ưa chuộng là:
- Kurma Kli Hybrid Tropis Thailand, xuất xứ từ Thái Lan được lai giống từ Deglet Noor và Barhee, trái tươi chín màu vàng, ngọt, giòn, dễ trồng ở các nước nhiệt đới.
- Deglet Noor, trái màu vàng thường được phơi khô ăn ngọt, dẽo.
- Barhee, trái cũng màu vàng, thường ăn tươi, giòn và ngọt.
- Medjool, trái to, màu đỏ ăn rất ngọt, giống này trồng được ở khí hậu nóng và những nơi mát mẽ.
2- Cây chà là trồng làm cảnh,
Cây chà là trồng trong khung viên trường Arizona State University West (North Phoenix)
Có tên khoa học Phoenix Canariensis Palm, thường trồng làm cảnh ở các khu nghĩ dưỡng, biệt thự, công viên, công sở, v.v… Loại chà là này cho trái nhỏ màu vàng, thường thì người ta phun thuốc khi cây trổ bông không cho kết trái.
3- Cây chà là rừng,
Cây chà là rừng trồng làm cây kiểng trước một văn phòng
Có tên khoa học là Phoenix Roelelenii Palm, thân nhỏ, cao chỉ từ 2-3m, trái nhỏ chỉ bằng ngón tay út, màu vàng trái chín màu đen. Được trồng làm kiểng, có thể trồng từng buội hai ba cây. Ở Việt Nam có giống tương tự mọc hoang ở ven biển phía Nam và vùng đồi cát sỏi miền Trung thường gọi là chà là rừng. Đặc biệt ấu trùng (con nhọng) trong đọt chà là món ăn cao cấp rất được thực khách ưa chuộng trong các nhà hàng đặc sản.
Cây chà là trồng khoảng 7 năm mới có trái, nhưng những mùa đầu không sai trái, khoảng 10 năm mới cho nhiều trái, vòng đời cây trung bình trên dưới 70-80 năm. Từ khi thụ phấn đến trái chín khoảng 5-6 tháng. Mỗi mùa cây cho trái trên dưới 120kg. Trái không chín cùng lúc nên phải thu hoạch nhiều đợt nếu muốn lấy trái làm mứt, và khi kết trái người trồng cần tỉa bớt một phần nào đó để giúp trái được to đạt tiêu chuẩn. Còn trong công nghiệp lấy dầu (Oil Palm) người ta đốn nguyên buồng khi trái đã già nhiều.
Cây chà là là giống cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, một phần người ta trồng để làm mứt như ở Ai Cập, Nigeria, Iraq, Ấn Độ, Thái Lan, v.v… xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới.
Một số nước khác trồng cây chà là chủ yếu để lấy dầu (Oil Palm) còn gọi là dầu cọ, có 2 loại dầu giá trị kinh tế khác nhau: Dầu lấy từ cùi (thịt của trái) có màu vàng óng ánh dùng làm thức ăn, dầu lấy từ hạt màu vàng đục dùng làm nguyên liệu chế biến xà phòng. Mỗi mẫu (hecta) cho trung bình 10 tấn trái, sản xuất được 3 tấn dầu cọ từ cùi trái. Cùng với 750 kg hột cho 250 kg dầu cọ thứ cấp, và 500 kg bã hạt dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm.
Dầu cọ (Oil Palm) dùng làm thức ăn (Ảnh Internet)
Đồn điền bạt ngàn trồng cây dầu cọ ở đảo Bornéo, Indonesia (Ảnh Internet)
Trồng lấy dầu là giống Elaeis Guineensis (Cọ Dầu Châu Phi) đây là giống cho năng xuất cao nhất, thích hợp khí hậu Đông Nam Á, nên 3 nước dẫn đầu thế giới trồng dầu cọ là Nam Dương (Indonesia), Mã Lai (Malaysia), và Thái Lan (Thailand).
Theo số liệu 2018:
- Indonesia có diện tích trồng dầu cọ đến 12 triệu ha (mẫu), cho 43 triệu tấn dầu cọ các loại, chiếm 55% sản lượng dầu cọ thế giới.
- Malaysia có diện tích trồng dầu cọ đến 5 triệu ha, cho 21,2 triệu tấn dầu cọ các loại, chiếm 29% sản lượng thế giới.
- Thailand sản xuất được 3 triệu tấn dầu cọ các loại, chiếm 4% sản lượng thế giớị. Thái Lan xuất khẩu nhiều mứt chà là nỗi tiếng, đặc biệt trái chà là tươi rất ngon, ngọt, dòn và có vị gần giống như hồng dòn, giá trị kinh tế cao.
- Riêng Brazil đứng hàng thứ 10, cho 540 ngàn tấn dầu cọ mỗi năm.
Hiện nay trên thế giới bắt đầu công nghiệp chế tạo nhiên liệu thực vật do đó nhu cầu cung cấp dầu cọ tăng nhanh, hai quốc gia là Indonesia (đảo Bornéo) và Brazil (Nam Mỹ) đang bị nạn phá rừng tràn lan để trồng cây dầu cọ, chính phủ khó khăn trong việc quản lý bảo tồn thiên nhiên, đốt rừng trồng cọ dầu không kiểm soát được gây thiệt hại như nạn cháy rừng, nguy cơ đến cuộc sống của một số loài động vật hoang dã, và ảnh hưởng với môi trường tự nhiên.
Vài ba hình ảnh bên lề của Cây Chà Là – Palm Tree.
The Palm Jumeirah Island ở Dubai (UAE). Ảnh Internet
Tại thành phố Dubai, Cộng Hòa Á Rập Thống Nhất (United Arab Emirates - UAE), một đất nước nổi tiếng có nhiều cái đứng đầu thế giới: Tháp Burj Khalifa cao nhất thế giới, lợi tức bình quân đầu người cao nhất thế giới, sử dụng tất cả các công nghệ tiên tiến nhất thế giới, … một điểm độc đáo nữa cũng nhất thế giới là thành phố đảo nhân tạo trên biển khổng lồ với hình cây Palm, một loại cây biểu tượng của vùng sa mạc – The Palm Jumeirah island.
Phoenix Palm Tree trang trí bên đường Camelback (Phoenix)
Trụ anten viễn thông bằng kim loại với hình dáng cây Palm
Phoenix là một trong 10 thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ, để tạo ấn tượng cho du khách đến Arizona, nhiều hình ảnh cây Palm được trang trí bên đường.
Mới đây lại có thêm cây Palm bằng kim loại to lớn như cây Palm thật rải rác trong thành phố Phoenix. Ô! Nhưng mà nhìn kỷ không phải, nó là một cây cột với những mãng anten dùng trong hệ thống viễn thông, người ta trang trí thêm cành lá xa xa trông giống như Arizona Palm Tree.
Hàng cây chà bên đường đi vào trong khu cư dân khá giả
Cây chà là trồng khắp các nơi tại Phoenix
Arizona nóng nhất nước Mỹ, tuy thời tiết sa mạc hơi khắc nghiệt nhưng không khí khô nên cũng cảm thấy tương đối dễ chịu. Cây Arizona Palm xa xa trông giống như cây dừa, cây hoa giấy, cây hoa điệp có trồng nhiều làm kiểng cho khu nhà ở, công viên, đường phố, … nên bà con ta đến Arizona thấy thành phố có dáng vẻ gần gủi với quê nhà. Có lần nhà thơ & văn Nguyễn Phan Ngọc An từ San José (California) đến thăm Phoenix, cô cảm tác:
“Mai tôi về luyến lưu miền nắng ấm,
Ấm như tình mặc khách với tao nhân.
Xin một lần ghi sâu vào tâm khảm,
Đậm tình người làm tim mãi bâng khuâng”.
NPNA
Phoenix Arizona như thế đấy với hình dáng cây chà là khắp nơi, hình ảnh đó đã làm luyến lưu người lữ khách khi có lần ghé thăm vùng “Nắng Đẹp Ấm Tình Người!”.
Lê Hữu Uy
Phoenix, Arizona - September 26-2019
(Tài liệu tham khảo Wikipedia và tổng hợp)