Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

Vợ Chồng Ngâu - Sáng Tác: Thẩm Oánh - Tiếng Hát: Hà Thanh - Thực Hiện: Liên Như


Sánh Tác: Thẩm Oánh
Tiếng Hát: Hà Thanh
Thực Hiện: LiênNhư

Điệp Khúc Ngâu

 

Bao đêm khắc khoải nỗi ưu sầu
Cách biệt đôi bờ cũng bởi đâu
Đôi bóng ngày xưa vui hạnh phúc
Giờ đây mỗi đứa mỗi bên cầu

Trời còn dày đoạ đến khi nào
Bờ bắc bờ nam mãi cách nhau
Bến mộng giờ đây thành bến đợi
Ngàn năm thấm thía tấm lòng đau

Song Thất ngày nay gợi nhớ về
Giọt Ngâu mừng tủi kéo lê thê
Thương người năm tháng trong mòn mỏi
Nhịp thước cầu ô thoả ước thề.

Quên Đi

Hương Đời Tìm Nhau



Giọt ngâu
Giọt ngâu
Giọt nhung nhớ
Đan nhau lưới tình
Uyên ương
Ríu rít chim đàn
Cầu Ô bắc nhịp
Ô che ngả bóng
Tìm nhau
Tìm nhau
Đàn xưa tiếng vọng bên cầu
Sông Ngân lưu bóng
Tháng Bảy
Giục sầu
Sầu dâng
Giọt mưa mưa ngâu mưa ngâu
Là nước mắt trong cuộc đời
Nào lãng quên
Hương đời
Tìm nhau
Tìm

Kim Phượng

Mùa Ngâu!

  

Bao mùa hứng giọt mưa Ngâu
Bấy mùa ôm cả thiên thâu đợi chờ
Tháng Bảy Ngưu Chức ước mơ
Mong cầu Ô Thước đôi bờ gặp nhau
Thời gian có được là bao
Họp tan duyên lỡ dâng cao nỗi sầu
Mưa tuôn đẫm ướt đôi đầu
Thành dòng lệ thảm sông sâu ngậm ngùi

Kim Oanh
Mùa Ngâu 2024

Mưa Ngâu

 

Tại sao trở lại mưa hoài?
Té ra là tại tháng này mưa Ngâu.
Mưa mà quạ đen ở đâu?
Sao không về lại bắc cầu qua sông.
Sông dài trời nuớc mênh mông.
Có con quạ đứng ngó mong rầu rầu


Khánh Hà
***
Bài Cảm Tác:

Quạ sầu là tại lòng rầu
Đứng bên bờ vực chỉ cầu bình an
Nhìn vào khoảng trống miên man
Gọi đàn khản cổ chứa chan tình buồn

Nguyễn Cao Khải
***
Lòng rầu khi thấy quạ rầu,
Đứng bên bờ vực chờ cầu qua sông.
Sông dài nào thấy bóng đâu,
Chờ mong mòn mỏi tình sầu 
chứa chan.

Hồ Ngọc Dung

Tình Yêu Thủy Chung

 

Tháng Bảy mưa ngâu mây sầu giăng kín
Chờ đàn quạ về nối nhịp yêu thương 
Để chàng Ngưu Lang chân không mỏi bước 
Vội vã gặp nàng Chức Nữ ngày xưa 
Tình Yêu đó ngàn năm không lạc mất 
Giữa hai người duyên nợ cứ đuổi theo 
Ngưu Lang ơi về đây cùng Chức Nữ 
Tay trong tay thỏa mộng ước gặp nhau 
Có nhớ nhung ngày ấy đã qua rồi 
Giờ gặp lại mừng vui trong nước mắt 
Tạ ơn quạ cho hai người kết hợp 
Hết đau buồn xây dựng lại tình yêu

Hồng Vân

Mùa Ngâu

 

Hăm ba năm đợi mùa ngâu
Chân chim khóe mắt, tóc màu tuyết phơi
Thời gian bôi xóa, ơn trời
Mắt mờ không rõ nét người đổi thay

Tìm nhau người tận chân mây
Con tim nhói đập về đây tình buồn
Niệm xưa sống lại uyên ương
Giọng trầm nhắc lại con đường chốn xưa

Miên du nhung nhớ bao mùa
Bên anh tay nắm vai đưa mê hồn
Ngoài trời tháng bẩy mưa tuôn
Cuộc đời, nước mắt, cánh chuồn mong manh

Sầu tình em biết ơn anh
Tàn tro khơi dậy lửa thành, khói lên
Biển xanh thuyền nhỏ lênh đênh
Đưa anh trở lại cuối duềnh xa xăm!

Lộc Bắc
Aug24

Cánh Nhạn Về Đâu



(Viết tặng bạn hiền, nữ dịch giả T. Lan)

Trăng khuya Tháng Bẩy bơ hờ
Nhớ người phương ấy lòng ngơ ngẩn sầu
Ngân Hà Ô Thươc giờ đâu
Gió hiu hắt rải hư hao vào rèm

Vườn thanh vò võ mình em
Sao anh đành để nỗi niềm riêng ai
Những mong năm tháng còn dài
Hẹn ngày tái ngộ trúc mai tỏ tường

Chừ răng chia cách đôi đường
Cả câu vĩnh biệt đoạn trường khôn trao
Biết khi mô thấy lại nhau
Em không đành hẹn kiếp sau hỡi người!

Lòng đau biếng nói thôi cười
Gửi bao tâm sự vời vời theo trăng
Kìa kia cánh nhạn băn khoăn
Quẩn quanh thơ thẩn cung Hằng đợi ai?

Phương Hoa
July 22, 2024

Bóng Chim Tăm Cá Vô Thường Mưa Ngâu

 

Đêm đêm thao thức thẫn thờ
Người dưng nước mắt sao mờ nhớ thương
Mưa Ngâu nức nở đoạn trường
Bóng chim tăm cá vô thường chiêm bao...

MD.07/24/24
LuânTâm
Thân cảm tặng"Cánh Nhạn Về Đâu"
của TVS Phương Hoa

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

Chút Tình Dạ Cổ Hoài Lang - Viễn Châu - Kim Trúc


Tác Giả; Viễn Châu
Trình Bày: Kim Trúc

Tình Già



 (Kỷ niệm 51 năm ngày cưới)

51 năm tròn thật ngọc ngà
Duyên tình hạnh phúc bao Xuân qua
Chung vai một dạ niềm chung thủy
Sánh bước bên lòng rộn tiếng ca
Từ thuở sa cơ nhiều lận đận
Đến khi luân lạc lắm phong ba
Tóc xanh điểm bạc còn thơm ngát
Gối mộng tuyệt vời thắm sắc hoa.

Lâm Hoài Vũ
Aug 06, 2024

 

Cõi Nhân Sinh



Nhân sinh trăm tuổi là hữu hạn
Níu kéo làm chi chỉ nặng lòng
Đã bấy năm qua tròn giấc mộng
Tha phương mong ngóng bấy ngày trông

Dẫu đắng cay kia điều tất hữu
Làm sao mãi mãi với non bồng
Hay về thu vén non sông lại
Để cười tươi một nụ hư không ?

Tài lộc công danh như nước tuôn
Ao tù thủy tận mấy xanh trong
Mang thân tứ hải giai duyên nghiệp
Ngẫm phận nghìn năm vốn một vòng

Khép trọn chu kỳ Sinh Tử kiếp
Nghĩa tình bằng hữu mấy vời trông
Hỡi ai từng trải trăm nghìn việc
Có cùng nhau thấu chuyện non bồng!


Thiên Phương 
(Oct 20th , 2010)
 

Tình Hè Rực Nắng

 

Tia nắng hè chói nóng khắp đô thị,
Hàng phượng vỹ che bóng trên vĩa hè.
Hoa phượng đỏ theo gió Nồm rơi nhẹ,
Áo trắng xưa rực nắng giữa sân trường.

Bao kỷ niệm một thời yêu áo trắng,
Nắng tình hè hâm nóng tâm hồn xưa.
Dáng hình ai năm tháng chưa phai nhòa,
Mối tình hè vẫn rực nắng trong mơ.

Nắng hạ, phượng nở, ve kêu hẹn ước,
Dưới hàng me, nắng theo dỏi tình hè.
Nắng hè, biển xanh, đưa nhau vào hạ,
Làm sao quên tình vụng dại hè xưa?

Nhớ mái tóc thề, áo tím, lưng thon,
Nhớ đôi mắt liếc, nụ cười mê ly,
Nhớ môi hồng, dáng kêu sa diễm lệ,
Nhớ tuổi ngây thơ, thẹn thùng ngây ngô.

Hè về nắng lên phượng hồng rực rở,
Tiếng ve sầu gợi lại kỷ niệm xưa.
Thành phố kia, chia tay nhau ngày đó,
Lê gót buồn theo nỗi tiếc khôn nguôi.

Nụ hôn ngày ấy rực nắng tình hè,
Tình hè e thẹn, thẹn thùng, ngây thơ.
Hè này nắng vẫn rợp ấm phố phường
Ve kêu, phượng nở tìm nhau nơi nào?

Lê Huy Trứ


Từ Một Lần Dự Đám Cưới Cổ Truyền Tại Xứ Cờ Hoa

   

-Tên mỗi thực khách đều có câu nhắn nhủ tiếng A/ V khác nhau tùy theo người khách do ba mẹ và hai đứa viết-

-Ngay cả "người" khách nhỏ nhất - cháu ngoại Việt của L, cháu được 19 tháng -cũng nhận được "tin nhắn" để trên đĩa bàn ăn: “Chào Việt, dì cậu mong làm sao có thể bế được con nè-

Khi nào con biết nói, con hay nói rằng con yêu Ba Mẹ thật nhiều nha con”

Nhiều sự việc Ấn Tượng!!!
Xin đa tạ công sức thì giờ của Ba Mẹ và các con đã đem sự ngạc nhiên vô cùng thích thú đến mọi người

Danh sách các quan khách và bà con bạn bè hai họ

Một ngày đẹp trời. Thủ đô của người Tị Nạn- Nam Cali- Một sự việc trọng đại đã được lên lịch từ cả năm trời...
Đời người chỉ có một lần duy nhất- và đối với gia đình chỉ có một quý tử thì lại càng quý trọng hơn rất nhiều.

Quý vị đã từng dự bao nhiêu cuộc "Ký sổ đời " của hai người xa lạ...Từ " Hai người dưng khác họ" bỗng nhiên "bị" Ông Tơ Bà Nguyệt buộc lại với nhau, mang nợ đến mãn đời ...
Ngày trọng đại này chẳng có gì đáng nói nếu xảy ra như cơ man ngày ấy trên Đất Mẹ. Nhưng đây là trường họp ở xứ người, ở Quê Hương thứ hai - Riêng đối với tôi, là việc Rất Quý!
Bầu Trời trong xanh, không khí mát lạnh, đồi núi chập chùng xa xa kia..Lòng thật hân hoan vui thích-
Ôi cháu đích tôn của Nội thật may mắn mọi điều...

- "Mời quý khách an tọa để buổi lễ có thể bắt đầu trong 6 phút nữa ạ"- tiếng người bạn trẻ làm MC trong tiệc cưới vang lên giữa tiếng nói cười của bạn bè bà con hai họ.
Mọi người đang ngắm nhìn đồi núi thật đẹp chung quanh... 

 
Dâng rượu

Đám cưới được diễn ra ngoài trời, thật là thú vị!

An vị đâu vào đó...
Chú rể đi với mẹ dần tiến lên...rồi ba của cô dâu đưa con gái lên từ bên dưới những hàng ghế ngồi -
Những lời chào hỏi, giới thiệu anh chị em hai bên- (em tôi chỉ có một cậu con trai nên khách không phải mất thì giờ nhiều...)
Những thủ tục thường nhật, ba mẹ của cô dâu, của chú rể lần lượt cảm ơn quan khách và bà con xa gần...

Tưởng rằng sẽ có nhạc, rồi chỉ đơn sơ mời rượu cha mẹ hai bên... để buổi lễ bắt đầu...
Nhưng ngạc nhiên chưa!

 7 phụ rể điển trai trao Mâm Quả cho 7 cô phụ dâu xinh xắn

Một đoàn phụ dâu 7 người đến đứng phía sau những nhân vật chính... rồi từ bên dưới khán phòng là đoàn phụ rể tay bưng mâm quả.. và lần lượt trao cho 7 phụ dâu...
Tôi thật không tin nổi, cứ tưởng mình đang vọng tưởng về đám cưới ngày nào của bạn bè bà con ở quê nhà...

Nhưng không! Chúng tôi đang ở trong sân của Đại học Soka- nơi cô dâu theo học sau khi tốt nghiệp trung học (và cháu đã được phép tổ chức lễ cưới ở nơi này).

 
 7 Mâm Quả :Trái cây, xôi gấc, bánh, trà, nến Long Phung, rượu
(không có trầu cau, như ri đã là cố gắng nhiều rồi ạ)

7 mâm quả được trao cho 7 cô phù dâu rất xinh, các cô đem đặt trên bàn thờ "dã chiến" ngoài trời (chỉ có hình của Ông Bà, lư hương..nhưng cũng đã có 2 cây nến Long Phụng- ôi thật hiếm quý biết bao! )- Nhưng- lại nhưng nữa, đây là khuôn viên trường, nên không được thắp nhang, đèn, không pháo hoa để mừng chấm dứt những ngày độc thân của hai người, để đón cô dâu về nhà chồng, nên không có những giọt lệ của nàng dâu nhớ "Mạ".

Bàn thờ "dã chiến" giữa núi đồi trùng điệp, có lư hương, bát nhang...

Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, sau khi người chủ hôn làm lễ để dâu rể trao nhau nhẫn cưới, với lời hứa "Anh và em ta sẽ yêu nhau đến trọn kiếp", cô dâu rồi chú rể quỳ xuống để dâng rượu cho Phụ Mẫu, theo đúng như tập tục cổ truyền...chưa hỏi hai người trẻ và ba mẹ các con có hồi hộp và có thực tập trước ở nhà không vậy?

Kế đến là mẹ của cô dâu/ mẹ của chú rể đeo vòng vàng xuyến ngọc cho con gái/ nàng dâu
Và nhìn kìa! cả sáu người đều thật Hạnh Phúc khi họ ôm chầm nhau,

Chúc mừng cho một Gia Đình Mới!
Cầu chúc hai con sẽ có một cuộc sống mới thật tuyệt vời, hòa thuận, gắn bó thủy chung, trăm năm hạnh phúc nhé hai con...

Một tràng pháo tay vang lên, tất cả "khán phòng ngoài trời" đều hân hoan chào và chúc mừng đôi tân lang tân giai nhân thật đẹp, thật xứng đôi vừa lứa...Tổ Tiên Ông Bà cũng đang mỉm cười đón nhận thêm thành viên vào gia phả hai họ-
Thật Lành Thay! Tất cả quan khách và gia đình đều hoan hỷ với buổi ăn nhẹ thật phong phú, và chụp hình Polaroid khi đến ghi lời chúc hai người hạnh phúc –

Sau đó buổi tiệc bắt đầu.

Chú rể cô dâu cảm ơn Ba Mẹ, cảm ơn đại gia đình và các quan khách bạn bè- Tiếp theo là một màn rất ly kỳ hấp dẫn: thưa quý vị, đó là màn Múa Lân của Đội Lân mà hai cháu là thành viên, đã làm quen nhau trong nhiều năm- Thật là thú vị và lại ngạc nhiên khi cô dâu làm đầu lân, chú rể làm đuôi một con lân trong số 4 con Lân - Tiếng trống chiêng xập xình khiến ta liên tưởng đến những ngày vui nhộn của Tết Nguyên Đán hoặc Lễ Trung Thu..ở Đất Mẹ năm xưa- Thật nhiều điều thú vị quá!.

Đoàn Lân của hai cháu
- Cô dâu và Chú rể là đầu và đuôi con Lân Trắng-

Các con và cả đội chắc đã phải tập nhiều lần trước khi trình diễn, thật là thành công quá các con ạ! Kế đến là những màn thường lệ, một vài ca sĩ lên hát chúc mừng.. và phần nhảy theo điệu mới của các bạn trẻ kéo dài rất lâu..nhộn nhịp, vui vẻ, náo nhiệt…

Đến giờ ra về, ai nấy đều tiếc nuối thì giờ trôi quá nhanh, ước chi mình còn có thể ở lại nữa để ca hát nhảy múa thâu đêm…

Ôi có những đám cưới khi dâu rể lên xe về nhà mới, thì bạn bè treo nồi xoong lủng lẳng ở xe để tiếng vang ầm ĩ báo cho người đi đường hãy chào đón những người ĐẠI HẠNH PHÚC!

Cảm ơn hai gia đình đã chuẩn bị thật kỹ Ngày Trọng Đại hôm nay- Mọi việc đều như ý, hoàn hảo!
Cảm ơn hai người trẻ đã bỏ bao nhiêu công sức, từ việc viết thiệp mời, ghi tên những người phải gởi thiếp, -với sự giúp đỡ của Ba Mễ các con, rồi tóm tắt chuyện "Love Story " của hai con,diễn ra trong nhiều năm để đạt đến thành quả ngày hôm nay-

Cảm ơn ngày trước lễ thành hôn- rehearsal - họp mặt gia đình hai họ, để mọi người biết nhau, chào hỏi, thăm nhau, vì đến ngày ấy thì chỉ nhìn thấy thoáng qua, như bao quan khách đến thôi...vì ai cũng bận tiếp khách của mình-

CẦU CHÚC HAI CON LUÔN MÃI SẮT SON BÊN NHAU

Bữa ăn lỡ- thật đẹp mắt và YumYum

Cảm ơn các con đã tạo ra một cơ hội để bà con đại gia đình, để bạn bè ... nhiều người nhiều chục năm chưa từng biết nhau, đã đến cùng nhau, tay bắt mặt mừng.. để khi về nhà, trái tim thật ấm áp, ôi Tình Gia Đình, Bà con, Bạn Bè, thắm thiết làm sao!

Cảm ơn hai gia đình - Hạnh anh Luân, và Phúc Vũ -đã Thắt Chặt Mối Dây của đại gia đình xưa nay, và từ bây giờ lại thêm những thành viên mới, san sẻ nhau, giúp đỡ nhau, thương yêu nhau trong nhiều năm tháng sắp tới...

Tình yêu đôi lứa đã chắp cánh cho tình thân thiết thêm bền chặt
Cảm ơn các con thật nhiều

Thật đúng như Ba của chú rể nói: Đây là một Dịp để Bà Con Bạn Bè gặp lại nhau
TIỆC SUM HỌP ...

 Cảm ơn quan khách bà con rất nhiều - có người đến từ rất xa..

Người khách lớn tuổi nhất - anh Louis Nguyên 85t và nhỏ nhất, cháu Việt- 19 tháng

Theo cô L biết: Cousin của Duyên là Anh Thư và bạn Billi của Anh Thư đi cùng anh Minh Tâm từ Belgium, - Bác Louis là người nửa của cô Quỳnh- năm nay bác 85t, bác đã planned việc đến dự Ngày Trọng Đại của hai con từ cả năm nay, và anh chị Yolande Victor phải qua Paris đón bác về Chicago ở 2 ngày rồi lại bay qua Cali- Thật tội nghiệp, chưa hết jetlag, đến Cali thứ sáu, để thứ 7 dự tiệc, rồi Chủ nhật lại bay về Chicago để YoVic đi làm...

Thái Lan
 Jun 16, 2024
=======
GHI CHÚ (wikipedia)

Mâm quả cưới là một phần quan trọng trong ngày cưới, và tráp trà rượu là một phần không thể thiếu. Đây là mâm lễ mang ý nghĩa chứng giám của tổ tiên và ra mắt bề trên cho đôi bạn trẻ. Tráp trà rượu thường được dâng lên bàn thờ tổ tiên, và nó mang ý nghĩa mong cuộc sống hôn nhân luôn bền chặt dù có khó khăn

Mâm quả đám cưới – Trầu cau


Miếng trầu là đầu câu chuyện. Vì thế, mâm quả cưới trầu cau là sính lễ quan trọng và không thể thiếu được trong lễ cưới ngày nay, Sự tích về trầu, cau và vôi được lưu truyền trong dân gian cho thấy sự quấn quýt, yêu thương và bền chặt của vợ với chồng. Đó cũng là lý do mà cha ông ta lựa chọn trầu cau là lễ vật cần cho mâm quả cưới.
Ông bà ta thường chuẩn bị mâm quả gồm 60 quả cau, mỗi quả sẽ đi kèm 2 lá trầu. Từng lá trầu được chọn rất kỹ và tươi xanh.

Mâm bánh phu thê


Loại bánh này được gọi với những cái tên khác như bánh xu xê hoặc xu xuê. Đây là loại bánh tượng trưng cho sự ngọt ngào, gắn kết của tình yêu đôi lứa. Ở một số vùng miền, họ sẽ thay thế bánh phu thê bằng bằng pía, bánh đậu xanh, bánh hồng hoặc bánh cốm.
Mâm trà – rượu – nến
Mâm quả cần phải chuẩn bị tiếp theo là trà – rượu – nến. Đây là thức quà quen thuộc ở mọi miền đất nước, sẽ được dâng lên ông bà tổ tiên để chứng giám cho đôi bạn trẻ. Sự chứng kiến và đồng tình của hai bên gia đình sẽ khiến cho ngày vui được trọn vẹn và ý nghĩa hơn.
Mâm trái cây – Mâm quả đám cưới
Miền Nam là thủ phủ trái cây của cả nước. Vì thế mâm quả đầy các loại trái cây trong lễ nạp tài là điều dễ hiểu. Nó tượng trưng cho sự ngọt ngào, đơm hoa kết trái, hạnh phúc đong đầy mà hai người đã trải qua cùng nhau. Lưu ý, không nên lựa chọn các loại quả chát, đắng để không ảnh hưởng đến phong thủy trong ngày cưới.

Sự tích trầu cau

 
Một dĩa trầu têm hình cánh phượng

Sự tích trầu cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên thời vua Hùng và được ghi lại trong sử thi "Lĩnh Nam Chích Quái" .

Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Bình vôi ăn trầu từng là một vật không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn liền với tục ăn trầu.

Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ ba có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

Đây là bài hát cô L hát hôm đó để tặng Duyên Minh Hoàng
“ Đời ta vẫn cứ yêu và còn mãi yêu”
Nhạc phẩm “Mùa Tình Yêu” (“Le Temps De L’amour” – Lời Việt: Trường Kỳ)

 

Mùa tình yêu đến đây rồi
Mùa tươi thắm cho đời
Lời yêu thương vang khắp nơi
Mùa tình yêu ngất ngây lòng
Mùa phiêu lãng tang bồng
Vào đắm đuối mê say
Dù tình yêu có điên cuồng
Tình yêu có đau buồn
Đời ta vẫn cứ yêu và còn mãi yêu

ĐK:
Đời người có những lúc vui như lúc sống trong mùa yêu thương
Trời tình ái đã ngát hoa ta hãy vui trong tình yêu chớ lo chi

Mùa tình yêu sắc tô hồng
mùa xao xuyến tâm hồn
Lời hoan ca reo đó đây
Mùa tình yêu đớn đau nhiều
Mùa tim vỡ tan tành
Bên tiếng khóc than van
Dù tình yêu có tươi màu tình yêu có u sầu
Đời ta vẫn cứ yêu và còn mãi yêu.


The time of love
It is the time of love,
the time of friends and advent



Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

Mây Bốn Phương Trời - Sáng Tác: Ngô Thụy Miên - Tiếng Hát Đình Lộc


Sáng Tác: Ngô Thụy Miên
Tiếng Hát: Đình Lộc
Thực Hiện: Oanh Dang

Chút Tình Quê

 

Nhìn ánh hoàng hôn thấy chạnh lòng
Miền Tây tôi đó vẫn hoài mong
Cách chim bạt gió tìm nơi trú
Lữ khách xa nhà dõi mắt trông
Chầm chậm đêm đen sương lả tả
Ngậm ngùi chốn cũ lạnh lùng sông
Nghe hơi gió lạ càng thêm nhớ
Nỗi nhớ trong tim đất chín rồng.

Quên Đi

Hoài Mong

 

Ai hát chiều nay thật não lòng
Khiến hồn thao thức nỗi hoài mong.
Người đi khắc khoải sầu non nước
Kẻ ở u hoài khóc núi sông.
Tiếng quốc quê hương buồn tháng hạ
Cung đà đất khách lạnh chiều đông.
Người ơi bao thuở tương phùng nhỉ
Cho cõi lưu vong nở nụ hồng?

30-5-2024
Hàn ThiênLương

Em Ơi!



Tưởng Nhớ Một Người Đi!!!

Ước chi được về Huế

Nghe giọng ca bên sông
Thuyền neo trên bến Ngự
Chẳng biết giờ còn không?
Anh yêu tà áo tím
Ngày xưa đôi mắt buồn
Giỗi hờn khi hò hẹn
Mỗi chiều dưới rặng thông!
Chờ... bên ni Bạch Hổ
Trăng lên đã khuất dần
Chuông ngân dài Thiên Mụ
Sao nỡ để anh chờ !
Thế rồi mùa hoa cúc
Khoe sắc bên cành soan
Em sang về bên nớ
Chuyện tình mình vỡ tan!
Ngày xưa từng hò hẹn
Vắng nhau là nhớ nhung
Liếc nhìn còn bỡ ngỡ
Thẹn thùng lúc ngồi chung.
Chừ, kẻ ở Chương Đài
Người còn nơi… viễn xứ!
Đường đời chia hai lối
Ngả rẽ nặng sầu tư!
Còn mơ gì gặp nữa
Mình cách nhau muôn trùng
Giọt dài qua song cửa
Tình như bóng phù dung!!!

Ảnh & Thơ: Nguyễn Thành Tài



 

Le Lac (Alphonse de Lamartine) - Bên Hồ (ChinhNguyen/H.N.T.)

 
 
Le Lac

(Trích yếu)
..............................................
Ô lac ! l'année à peine a fini sa carrière,
Et près des flots chéris qu'elle devait revoir,
Regarde ! je viens seul m'asseoir sur cette pierre
Où tu la vis s'asseoir !
...............................................
« Aimons donc, aimons donc ! de l'heure fugitive,
Hâtons-nous, jouissons !
L'homme n'a point de port, le temps n'a point de rive;
Il coule, et nous passons ! »
.................................................

Alphonse de Lamartine
***
Bài Dịch:

Bên hồ

(Phóng tác Le Lac /Lamartine)

Lamartine khóc người yêu trong Le Lac (1820)
Apollinaire buồn tình trong Le Pont Mirabeau (1912)*
Sóng hồ dập dờn và dòng sông âm thầm chảy mãi
Đưa đời ta trôi dạt về đâu.


1/
Từ khi nàng ra đi xây đời viễn mộng
Hơn nửa vòng xoay thế kỷ đã trôi qua
Mắt có bao giờ ngoái trông về cố quốc
Tìm kỷ niệm xưa trong sương khói nhạt nhoà

Từ lúc chàng bị lao tù đầy đọa
Tìm dấu người yêu trong ảo tưởng mịt mù
Mảnh hồn hoang lang thang khắp ngả
Bặt tin nhau vì xa cách muôn trùng


2/
Bên hồ xưa một chiều thu gió lộng
Một mình ta ngồi tưởng nhớ người yêu
Từng kề vai ngắm nhìn bao đợt sóng
Đến rồi đi để lại vết hoang liêu

Hồ ơi! lòng ta nát tan trước cảnh tiêu điều
Bởi thân dáng người xưa không tồn tại nữa
Tảng đá này in dấu tình quá khứ
Ước mơ đầy ấp ủ mộng trên tay

Không có nàng,hồn ta chìm giấc mơ say
Vũ trụ chỉ là một vực sâu tăm tối
Tan biến hết núi rừng,sông hồ,thác suối
Và hư vô,vĩnh cửu,quá khứ,tương lai

Hỡi thời gian hãy chậm mở cánh bay **
Cho ta hưởng đoạn cuối đời hạnh phúc
Hãy yêu mau vì tháng ngày ngắn ngủi
Kiếp phù sinh sớm về cõi hư không!

ChinhNguyen/H.N.T.
Aug.1.24 (661)

*Giòng Sông Và Chiếc Cầu /CN-HNT 2021,#454 Bloglhvl Jun.11.21
(Thơ cảm tác Le Pont Mirabeau/ Apollinaire)
**Dạo Khúc Bên Hồ /CN-HNT 2011, #15 , Bloglhvl Jun.11.14
Hỡi thời gian hãy ngừng dang cánh rộng
Cho hồn ta lắng đọng phút trầm tư.
Hãy yêu mau ,lời Thi-nhân kêu gọi,
Dòng thời gian cuốn mạnh cõi phù du.

Plaisir D'amour(Jean Pierre Claris De Florian) - Niềm Vui Nỗi Đau!(TKV, Vĩnh Chánh, Lộc Bắc, Kim Oanh, Thanh Vân)



Plaisir D'amour

Plaisir d’amour ne dure qu’un moment,
Chagrin d’amour dure toute la vie.

J’ai tout quitté pour l’ingrate Sylvie,
Elle me quitte et prend un autre amant...

Plaisir d’amour ne dure qu’un moment,
Chagrin d’amour dure toute la vie.

Tant que cette eau coulera doucement
Vers ce ruisseau qui borde la prairie,
Je t’aimerai, me répétait Sylvie;
L’eau coule encore, elle a changé pourtant!

Plaisir d’amour ne dure qu’un moment,
Chagrin d’amour dure toute la vie.

Jean Pierre Claris De Florian
(1755-1794)
***
Niềm Vui Nỗi Đau!

Niềm vui như gió thoáng qua
Nỗi đau dai dẳng trong ta suốt đời

Khối tình dành trọn cho người
Ai kia lặng lẽ xa rời tình tôi

Niềm vui như áng mây trôi
Nỗi đau dai dẳng khôn vơi khối sầu

Niềm vui “ Yêu như buổi đầu”
Tiếng ai thủ thỉ bên nhau chẳng dời
Êm ái như suối nguồn trôi
Nước chan hòa chảy sao lời thề buông

Niềm vui phút chốc giọt tuôn
Nỗi đau chôn chặt phiến buồn triền miên.


Kim Oanh
3.7.2024
***
Tình Cũ

Tình vui trong phút giây thôi
Nỗi buồn tình lỡ suốt đời nặng mang
Ta rời bỏ hết vì nàng
Phụ ta nàng nỡ phũ phàng theo ai

Tình vui trong phút giây thôi
Nỗi buồn tình lỡ suốt đời nặng mang

Nàng xưa từng nói nhiều lần
Hễ mà nước suối dịu dàng còn xuôi
Bên bờ đồng cỏ xanh tươi
Sẽ yêu ta mãi nguyện đời thủy chung

Bây giờ suối vẫn xuôi dòng
Mà nàng vội đã sang sông khác thuyền


TKV, 
Montreal 14-07-2024
***
Cơn Đau Tình Ái


Tình yêu hơi thở mùa xuân
Cho ta nỗi nhớ chôn vùi khó quên
Tình yêu vội vã môi say
Triền miên giá buốt khi người xa tôi

Tình yêu gió thoảng qua tim
Hững hờ để lại khối sầu Trương Chi
Niềm vui của thuở ban đầu
Nay là mật đắng trong hồn quạnh hiu

Người ơi xin chớ hững hờ
Lời yêu tiếng gọi hắt hiu bồi hồi
Cho dù hạnh phúc xanh xao
Cơn đau tình ái ngậm ngùi vấn vương


Vĩnh Chánh
Thứ Sáu, ngày 12 tháng 7, 2024
***
Tình Vui

Thú yêu thương kéo dài khoảnh khắc
Nỗi tình đau day dứt một đời
Cho em mọi thứ, quên lời
Bỏ tôi theo bạn rong chơi miệt mài

Thú yêu thương kéo dài khoảnh khắc
Nỗi tình đau day dứt một đời

Chỉ cần dòng nước nhẹ trôi
Hướng về dòng suối quanh nơi cánh đồng
“Em yêu lại”, nói mông lung
Nước còn tuôn chảy, không chừng đổi thay!

Thú yêu thương kéo dài khoảnh khắc
Nỗi tình đau day dứt một đời!


Lộc Bắc
14Jul24
***
Tình Trôi Mau

Tình yêu thoáng một phút giây
Lòng tôi quằn quại kéo dài khôn nguôi
Con tim khờ dại bồi hồi
Yêu chi chuốc lấy đơn côi về mình

Yêu ai vương vấn bóng hình
Lòng đau ôm ấp mối tình dài lâu

Như dòng nước chảy dưới cầu
Đổ về con suối thấm sâu cánh đồng
Yêu em, yêu hết tấm lòng
Nước trong vẫn chảy đòi bồng em thay

Bỏ tôi chẳng tiếc mảy may
Lòng đau quặn thắt kéo dài khôn nguôi


Thanh Vân


Far Away Travel - Viễn Du (Dương Quân)



Far Away Travel


I made an appointment with the Muse for a walk
Far away, no trace of human footprints
On the flower road, on the jade carpet
Passing through the falling cloud threshold

Amidst the snow tower, within the mist
Accompanied by the falling elegant music
You, with red heels tilted into ancient stone
Beside the stream, a blue stream shining with moonlight

Suddenly, blue eyes filled with illusions
I have lost my way, my old country.

Dương Quân
***
Viễn Du


Ta hẹn Nàng Thơ chuyến dạo chơi
Miền xa chẳng thấy dấu chân người

- Đường hoa
- thảm ngọc
- thềm mây rụng
- Lầu tuyết
- màn sương
- nhã nhạc rơi

Em. Gót son nghiêng thành đá cổ
Suối. Dòng xanh lộng bóng trăng ngơi
Bỗng dưng - mắt biếc tràn hư ảnh
Thôi đã lạc đường!
Cố quận ơi!


Dương Quân
***
Bài  Cảm Tác:

Viễn Du


Bỗng dưng – mắt biếc tràn hư ảnh
Thôi đã lạc đường! Cố Quận ơi!
(Dương Quân)

Phan Thiết
Bãi Nhỏ, Gành Hang! Nhớ đến chơi,
Chùa Linh Quang, Bãi Đá! Mê người!
- Hồ Tiên
- quyến rũ
- Hòn Rơm rụng!
- Mũi Né
- xinh tươi
- Thác Trượt rơi!
Biển! Thuận Quý! Đây Tà Pứa cổ!
Trời! Bàu Trắng! Đó Suối Tiên ngơi!
Gành Son, Cổ Trạch, Triều Dương ảnh
Tà Cú, Kê Gà, Vĩnh Hảo ơi!



Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 06/08/2024
Mùng Ba Tháng Bảy (Đủ) Âm Lịch Năm Giáp Thìn, Ngày Nhâm Dần. Hành Kim, Trực Nguy, Sao Thất. Cát Thần : Thập Linh, Mẫu thương, Ngũ Phú


Bầy Vịt Của Tui


Hôm nay là một ngày thật bận rộn. Để tui kể quý vị nghe, để biết tại sao hôm nay tui quá mệt nhưng mà vui.

Sáng hơn 6 giờ thằng rể bấm chuông cửa đưa hai đứa cháu ngoại vào nhà.
- Má ơi! Hôm nay hai đứa con đều phải làm ca sáng vì bệnh viện thiếu người bất ngờ. Ngoại cho con gửi hai cháu một bửa.
Hai con bé ùa vào. Hai đứa lôi trong giỏ ra mấy tờ giấy. Con em dấu dấu cái gì ở sau lưng;
- Tèng tèng teng....Bà ngoại, hôm qua con được nhận trophy . Đây là giấy khen thưởng nữa nè.
Mindy hí hửng khoe khoang. Shannie cũng không chịu thua lôi mấy tờ giấy dấu ở sau lưng ra:
- Còn con hai giấy khen nè ngoại.
Tui ôm hai đứa hôn lên đôi má còn thơm mùi kem đánh răng và vào phòng lấy bao lì xì ra, thưởng mỗi đứa một cái. Bên trong là hai đồng mới tinh.
- Thưởng cho con. Đồng tiền này hên, lần sau học giỏi hơn nữa.

Loay hoay lo cho hai đứa ăn sáng. Người tình trăm năm của tui nghe xôn xao cũng thức dậy. Vậy là lo vệ sinh buổi sáng cho chàng rồi phục vụ chàng ăn sáng. Tui hâm sữa, hâm cái bánh giò tui làm hôm qua cho chàng dễ nuốt. Đút cho chàng ăn xong, tôi cho chàng uống thuốc rồi dìu chàng nằm trên cái ghế dựa to để ở góc nhà. Tôi phải lo dọn bàn và coi chừng hai đứa cháu đang chơi trong phòng khách.

Chưa kịp cho con cún Lucy ăn thì chuông cửa lại reo. Mở cửa. Một bầy cháu lao vào nhà ríu rít như chim. Đứa thưa, đứa kể. Wow! tui chẳng nghe được gì rõ ràng. Mẹ nó tới sau cùng:
- Má cho con gửi mấy đứa, con đi tụng kinh ở nhà quàn với sư cô.
Tui đã biết tin này từ hôm qua, vì mắc chăm sóc ông chồng tui không đi tụng kinh được. Tui đồng ý ở nhà làm vú em cho con nó kiếm chút phước. Nhưng không ngờ nó tới sớm vậy.

Bầy cháu có lẽ mới thức dậy, dòm tụi nó như tàn binh bại trận. Tóc tai còn bù xù, gương mặt ngái ngủ, quần áo xốc xếch. Có đứa còn ôm theo cái gối ôm.
Mẹ nó không cần vào nhà, lùa bầy vịt vô tới nhà ngoại là ra xe rồ máy chạy đi. Cả bọn đồng thanh:
- Bà ngoại! Con đói bụng.
Tui chới với. Bầy vịt 6 đứa chưa ăn sáng?. Bà ngoại bỏ ông ngoại một bên vội vàng vào bếp.
Vi Vi và Lina, hai đứa lớn mỗi đứa bưng một giỏ đồ dơ vào nhà và tự túc xuống mở máy giặt, giặt đồ. Tui bảo con chị chải tóc cho con em. Bảo con em bỏ cái gối ôm vào phòng ngoại. Mấy đứa vào chơi với Shannie và Mindy để bà ngoại làm đồ ăn sáng.

Tui hì hục chiên trứng, nướng bánh mì, rót sữa. Thôi tạm cho nó ăn giống Mỹ đi, giờ nấu cái gì cũng không kịp. Mỗi đứa mỗi cái dĩa giấy, ăn xong khỏi rửa. Chúng vừa ăn vừa nói và cãi nhau như giặc. Con bé Donna không chịu ăn bánh mì ngồi nhơi nhơi miếng trứng. Lina lại méc:
- Bà ngoại Donna không chịu ăn kìa.
- Anna lấy bánh mì bỏ qua dĩa của con.
- Ai lấy. Không chịu ăn chút nữa bà ngoại phạt không cho chơi bây giờ.
Tui bước tới, cố gắng làm trọng tài để bầy vịt ăn cho xong tui còn dọn dẹp. Kêu Lina đút cho Donna, nói Anna ăn hết phần bánh mì. Dặn Nina uống cho hết sữa không được bỏ mứa.
Tụi nó la, méc vang trời như vậy mà người tình trăm năm của tui vẫn nằm ngủ ngon lành. Cũng may chàng nằm ngủ, chàng mà thức đòi đi vệ sinh nữa thì bà ngoại tui mới chết một cửa. Bởi vì vấn đề đại tiện của chàng vô cùng, vô cùng nhiêu khê.
Sau một màn dọn dẹp ly dĩa ăn sáng. Tui bắt tay liền để lo bữa ăn trưa cho bầy vịt. Chúng mà kêu lên đòi ăn một lượt thì sông hồ ao suối gì cũng vang rền không ai chịu nỗi.
Tui cũng đã chuẩn bị sẵn trong đầu, hôm nay phải nấu gì vừa dễ, tiện lợi lại hạp với ý thích của bầy vịt con và cả ông ngoại vịt. Cho nên hôm nay tui nấu bún bò Huế để phục vụ 8 đứa cháu ngoại và ông chồng già. Tui trụng xương bò, bắp bò rồi bỏ vào nồi áp suất, cắm điện để nó tự nấu. Tui vào bếp luộc bún và chuẩn bị rau ăn kèm. Chừng nào thịt mềm tui sẽ đem vào và bắt đầu nấu hoàn chỉnh nồi bún bò Huế.

Các bạn có biết 8 đứa con gái quậy là thế nào không? Chúng nói, chúng cười, ca hát, tô màu, chạy chơi và méc. Cứ một hồi là con bé Donna chạy tới thưa gửi, đòi bà ngoại đánh mấy đứa chọc nó. Để rảnh tay nấu nướng, tui bằng lòng cho cả bọn ra vườn sau chơi với con chó Lucy. Sân nhà sau tui khá rộng. Mấy cây táo cây ổi che tàn bóng mát. Mấy đứa cháu mặc sức chạy nhảy.

Có tiếng la thất thanh và một đứa chạy vào, mặt mày tái mét:
-Bà ngoại, con Lucy chảy máu. Con sợ nó chết. Bà ngoại ra mau, ra mau... hurry, hurry.. bà ngoại.
Thì ra chơi chạy đuổi, bụng con chó bị xước một đường máu rịn ra đỏ lòm. Có lẽ nó chạy đuổi mất trớn lao vào cây chanh nên bị gai quào. Mấy đứa nhỏ thấy máu như bầy vịt ở dưới hồ, sợ hãi cùng la lối, cùng nói và lăng xăng thấy bắt mệt. Lau máu và xức thuốc xong cho con chó, bắt mấy chị vào rửa tay để ăn trưa.
- Bà ngoại, bà ngoại kiến... kiến
Anna nhảy tưng tưng la vang trời. Tui chạy lại ôm lấy nó.
- Kiến đâu? Kiến cắn con hả? Chỗ nào?
Nó vừa khóc, vừa chỉ ở cánh tay. Thì ra chị vịt này hái bông cúc ở sau vườn. Bông cúc hay có kiến núp trong hoa nên kiến bò ra tay chị. Lôi cháu vào nhà, rửa tay và xức dầu xong tui bắt cả bầy ngưng chơi vào nhà ăn trưa.

Tui làm cho mỗi chị mỗi tô. Đứa lớn tô lớn, đứa nhỏ tô nhỏ. Con chị giúp con em, Donna tô nhỏ xíu và Lina phải đút cho em. Nhưng đâu phải vậy là xong đâu. Đứa đòi thịt không huyết, đứa không ăn thịt chỉ ăn huyết. Đứa không thịt, không huyết chỉ ăn chả, đứa không ăn rau, đứa ăn rau không ăn hành. Đứa la cay, đứa bảo không có cay. Ngon mà..... Uý chu choa, ăn thôi mà như cái chợ Bến Thành.
Bún nhiều, bún ít, đứa đòi múc thêm, đứa bỏ mứa. Con chị la con em, mấy đứa em méc con chị. Con nhỏ nhất cứ đụng một chút là méc khiến tui làm quan toà mệt nghỉ với nó.
Hết màn ăn tới màn uống, lại lấy lộn ly, lại thưa, lại méc. Mỗi đứa tui đã ghi tên trên ly để khỏi lộn. Vậy mà Tina méc Donna giành cái ly của nó. Tui phải nói Donna chưa đi học chưa đọc được tên nên em lấy lộn. Hôm nay tui xay strawberry để làm món nước uống. Xay không kịp với mấy cái ly cứ chìa ra liên tiếp.

Lùa bầy vịt ra vườn chơi để tui dọn dẹp và phục vụ người tình. Ông chồng tui hôm nay cũng bận rộn theo bầy cháu. Ổng muốn lấy cái này, rờ cái kia. Tay ông run run làm đổ ly nước. Nước chảy tràn lan ra trên nền nhà. Tui bắt ổng ngồi yên để cho tui lau sạch Mấy con vịt con mà trợt té thì tui không biết làm sao xoay sở. Ông chồng trợt té một cái thì chỉ có nước kêu 911 mà thôi.
Ông ngoại ngồi nhìn mấy đứa cháu chơi. Ông la mấy cháu đừng chạy nhanh quá. Dỗ dành bé Donna đừng khóc mà tiếng ông nhỏ xíu chẳng có tác dụng chút nào. Ổng muốn giúp, muốn vui mà rờ tới đâu hư tới đó.Thấy thiệt thương.

Lại có tiếng khóc. Con bé Donna chạy vào chìa cái tay chảy máu, mấy đứa tràn vào phân bua, giải thích. Tui lau tay cháu, xức thuốc, dán băng keo. Lỗi tại ai không là vấn đề, vấn đề là để con bé hết sợ và im để băng bó. Vừa xong Donna, tới phiên Nina chạy vào chìa cái chân bị trầy, lại rướm máu. Nina nói con Lucy chạy lấn nó té, Tina thì cải chính hổng phải tại con Lucy. Mindy và Shannie thì giơ cả hai tay lên phân bua là tại con Nina chạy đua với con chó.

Thiệt là tình, bà ngoại tui như lạc vô mê hồn trận. Đành lùa cả bầy vịt vào nhà, mở TiVi cho coi và vào bếp chuẩn bị đồ ăn chơi, vì chạy một hồi vịt sẽ đói. Tui lấy bột mì đánh với trứng, đường, một chút bột nổi nhồi và ủ lại. Tui lên coi ông chồng có ổn không? Ổng lại liu riu ngủ. Tui yên tâm xuống bếp. Tui vò bột thành những viên nho nhỏ dài dài như con sâu rồi bỏ vào chảo dầu chiên. Mùi bánh bay lên thơm ngát, mấy con vịt nhào ra đòi ăn. Thấy mấy đứa cháu ăn ngon lành, bà ngoại tui cũng vui.

Lúc này bầy vịt ở trong nhà. Sau một hồi khóc, Donna được Lina dỗ ngủ. Nhóm nhỏ tập trung chơi vẽ hình, cắt giấy. Nhóm lớn hơn một chút chơi trình diễn thời trang. Chúng lấy khăn của ngoại, lấy áo của ngoại mặc và làm đủ trò. Nhóm nhỏ bỏ chơi vẽ hình, đứng xung quanh cổ vũ, vỗ tay rộn ràng. Cuối cùng chúng cũng được các chị lôi ra catwalk luôn. Chúng đi lững lờ ưỡn ẹo trông thật tếu và dễ thương. Ba đứa lên giường bà ngoại ca hát nhảy nhót loạn xà ngầu. Đứng ở cửa nhìn vào tui không nỡ la. Thôi thì con nít phải có mục để chơi đùa. Cứ cho chúng quậy bằng thích miễn đừng khóc, đừng đánh lộn là được rồi.

Buổi chiều hơn 4 giờ con gái xong việc đám ma ghé nhà ngoại rước con. Con mua cho ba mẹ hai phần phở gà. Bầy vịt lại lao nhao ra xe. Bà ngoại phải gọi lại đưa cái gối ôm của Donna bỏ quên. Hai đứa Mindy và Shannie cũng chuẩn bị mẹ chúng tới giờ rước về.

Chúng đi về hết rồi. Trong nhà là một bãi chiến trường. Giấy mấy vịt con cắt và tô màu còn vương vãi khắp nơi. Trên giường mền, ra nhăn nhúm vì chúng đứng lên đó nhảy nhót, ca hát. Mấy cái khăn, áo bỏ ngổn ngang do chúng chơi màn catwalk Ngoài sân chúng đào đất trồng cây. Mấy bụi rau thơm bị nhổ lên trồng lại. Lá cây, trái chanh, trái ổi non bị mấy chị hái làm đồ hàng... quăng bỏ ngổn ngang với mấy chai lọ.
Con Lucy hết người chơi nằm ở thềm sau ngó ra lười biếng. Tất cả chìm vào không gian vắng vẻ, lạnh tanh thường ngày. Tất cả sinh khí năng lượng, tiếng cười, tiếng la hét, tiếng khóc đã theo chúng đi về. Tui lui cui dọn dẹp trong ngoài trước khi ông mặt trời bỏ trái đất đi ngủ.

Tui vào nhà, cho ông chồng ăn bữa chiều và uống thuốc. Tui đóng cửa khóa lại, đem ông lên tắm rửa và dìu ông lên giường. Tui cũng đi tắm và đi về chiếc giường quen thuộc của mình. Vẫn còn như nghe tiếng hát của mấy đứa cháu, tiếng cười và tiếng vỗ tay.
Một ngày thật bận rộn nhưng cũng thật vui. Cám ơn bầy cháu ngoại đã quậy một ngày ra trò để tối nay bà ngoại mệt quá sẽ khò ngon giấc.

Nhưng không phải như vậy, hôm qua bà ngoại có một ngày túi bụi với bầy vịt. Hôm nay bà ngoại bị bệnh rồi. Khi bà ngoại bệnh chả có con vịt con hay vịt mẹ nào ở một bên. Bà ngoại vừa ho, vừa hắt xì. Chà ! Cái vi khuẩn của hắt xì có thể khiến ông ngoại bệnh thì còn chết một cửa tứ. Thế là bà ngoại phải mang khẩu trang. Bi giờ bà ngoại giống hiệp khách hay điệp viên không không thấy.

Hôm nay cái đầu bà ngoại nặng trịch, hai tay thật mỏi và cái lưỡi đắng đắng. Hổng lẽ có ai lây bệnh qua đường vi tính? Hay hôm qua có đứa cháu nào bị bệnh lây qua mình? Bà ngoại lại gọi phone hỏi thăm và được con gái trả lời là tụi nó OK đang phá như giặc. Con nói hay con qua nấu cháo cho má. Tui vội trả lời
- Thôi! Thôi khỏi. Má tự lo được. Qua đây lỡ má lây con thì bầy vịt không xong. Yên tâm đi má không sao.

Gì thì gì! bà ngoại phải uống thuốc để vùng dậy lo cho ông ngoại đang lơ tơ mơ trong kia. Hồi sáng lên Facetime nói chuyện với thằng cháu nội ở Ý. Nó đã biết đi, chạy phá khắp nhà. Ước gì nó ở gần ôm nó một phát cho đỡ ghiền. Nó mà về đây, thêm bầy cháu ngoại nó sẽ thành gươm lạc giữa rừng hoa. Thôi thì hổng có cháu, ôm ông nội đỡ vậy. Mà cũng không được, coi chừng ổng tưởng quân địch tấn công, ổng tung một chưởng tui sẽ lọt xuống giường càng nguy to. ha ha ha...
......
Đây là bài tui viết hồi lâu lắm. Lúc bầy vịt của tui còn là vịt con. Chúng chỉ biết cái ao nhà và tung tăng bơi lội để lớn lên. Chúng sống bình yên hạnh phúc trong bóng mát của khu vườn gia đình. Bây giờ bầy vịt đã đủ lông đủ cánh biến thành thiên nga hay vịt trời bay đi mất. Đôi khi con thiên nga gặp vấn đề cũng không thể bay xa bay cao. Chúng bị rớt hay tạm cư ở một nơi không được an lành như cái ao nhỏ sau nhà ngày xưa.
Khi xưa là con vịt con chúng thật đáng yêu. lớp lông tơ vàng mịn màng, thơm tho dễ thương biết mấy. Cái ao nhỏ của gia đình đầy ắp tình thương và an toàn. Vịt con tha hồ bơi lội theo mẹ. Tiếng kêu của nó chỉ là đòi ăn đôi khi hoảng hốt vì một tiếng động khi người ta quăng một viên đá xuống hồ. Chuyện nhỏ như con thỏ, tui và cha mẹ chúng có thể ra tay giúp đở, giải quyết dễ dàng.

Bây giờ chúng đã lớn, bước ra khỏi vùng an toàn bầy vịt đủ lông đủ cánh nên phải đương đầu với nhiều nguy hiểm bên ngoài.

Tui đã từng nói với bầy vịt của tui:
- Đừng dại dột đi ra giữa đường sẽ bị xe cán. Đừng nhẹ dạ đi theo người không tốt sẽ bị họ làm thịt. Phải dè chừng, cẩn thận từng bước đi. Là con gái lúc nào cũng có thể là mồi ngon cho những người xấu. Xã hội này cạm bẫy rất nhiều.

- Ngày xưa các con có thể méc ngoại để những khó khăn ngoại giải quyết dùm cho. Bạy giờ ra đời, con phải đương đầu và đối phó một mình. Không phải con bị bỏ rơi mà bản thân con phải biết mình đã lớn đã trưởng thành. Con phải nhìn mọi việc một cách sáng suốt để ứng phó vì đến lúc con phải sống độc lập.

Bầy vịt của tui bây giờ gặp chúng cũng khó. Chúng đã lớn hết rồi, đa số đều học đại học và đi làm thêm. Ngày xưa khi chúng còn ở trung học, ngày Tết VN tất cả phái nữ đều phải mặc áo dài. Nhỏ đứng ở dưới cùng và thứ tự lớn dần đứng kế. Chúng đứng dài theo bậc thang lên lầu nhà ông cậu chụp hình thật đẹp.

Bây giờ tui không những có 8 đứa cháu ngoại gái mà có thêm 4 đứa cháu nội gái nữa. Nếu mà chúng về hết tập trung ngày Tết thì vui và đẹp biết bao nhiêu. Nhưng đó chỉ là ước mơ vì có một trăm lẻ một lý do chính đáng để chúng không thể có mặt đầy đủ.

Thôi thì bà già tui chỉ tự nhủ rằng "Tre tàn măng mọc" Những mục măng non giờ đã thành tre. Những con vịt con giờ đã trưởng thành. Chúng đang sống trong một nước văn minh nhiều tự do và phức tạp. Chúng sẽ sống đúng theo những gì chúng nghĩ, chúng muốn, chúng yêu. Không ai có quyền ngăn cản những ước vọng chính đáng của chúng. Chúng có thể sẽ gặp trắc trở trong sự nghiệp, trong tình yêu. Nhưng những va vấp đó sẽ làm chúng trưởng thành hơn để tiếp tục bước tới.
Và tui khi chỉ còn một mình, ngồi trước bàn máy computer tay nhấp chuột. Những con chữ nhảy múa trước màn hình tui cám ơn trời đất. Cảm tạ ơn trên cho tui còn đủ sức khỏe để ngồi viết không quá đau lưng. Tay vẫn còn bấm máy không bị co rút. Tui vẫn còn một trái tim nồng nàn biết yêu cái đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên và con người bằng nụ cười hạnh phúc hay một câu nói tiếu lâm.

Bầy vịt ơi! Bà ngoại không cần các con giàu có. Không ép các con làm điều gì các con không thích. Bà ngoại chỉ muốn các con sống vui vẻ hạnh phúc, lương thiện và bình an.

Nguyễn thị Thêm
26/7/2024

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

Gặp Lại Bạn Hiền: Kiều Chinh Qua Nét Vẽ Của Mùi Quý Bồng

 

 

Họa Sĩ: Mùi Quý Bồng


Trách Chi

 

Dẫu thuyền đã xa thuyền vẫn nhớ
Nào ai lỗi hẹn với bến xưa
Nhìn trăng vằng vặc lòng tơ tưởng
Trở về chốn cũ có ai chờ

Thấy lá vàng bay biết thu tàn
Tuyết rơi phủ lối biết đông sang
Chờ nhau mấy độ phai màu tóc
Thôi trách làm chi chuyện hợp tan

Kim Phượng-Canada


Đừng Trách Chi Nhau

 

Xa bến thuyền luôn vẫn nhớ bờ
Nhưng nào dám hẹn với sông xưa
Nhìn nước sông trôi lòng man mác
Ngắm vầng trăng lạnh dạ ngẩn ngơ

Người hẹn mấy thu tôi luôn đợi
Tuyết đổ bao mùa Ai vẫn mơ
Bến đây thuyền đó lòng hoài vọng
Đừng trách chi nhau đợi với chờ

Trúc Lan KTP

Một Cõi Nhớ Thương - Nhạc & Lời: Yên Sơn - Hoà âm: Nguyễn Hậu - Ca sĩ: Hoài Thu


Nhạc & Lời: Yên Sơn
Hoà âm: Nguyễn Hậu
Ca sĩ: Hoài Thu

L’histoire De L’oeuf De Christophe Colomb(Anonyme)- Câu Chuyện Về Quả Trứng Của Christophe Colomb( Thái Lan)





L’histoire De L’oeuf De Christophe Colomb



Nous sommes en avril 1493.

Christophe Colomb dîne avec des gentilshommes espagnols après sa découverte du nouveau monde, lorsque l’un d’entre eux déclare : – « Même si votre seigneurie n’avait pas découvert le Nouveau Monde, il y aurait eu, ici, en Espagne, qui est un pays riche de grands hommes compétents dans la cosmographie et la littérature, une personne qui aurait eu une idée similaire avec le même résultat. » Christophe Colomb, blessé dans son orgueil, ne répond pas immédiatement. Il demande qu’on lui apporte un œuf.

Il le pose sur la table et dit : – « Seigneurs, je parie que vous êtes incapable de faire tenir cet oeuf debout, comme je le ferai sans aucun type d’aide. »

Tout le monde bien sûr essaie de faire tenir l'œuf sur son gros bout… en vain. – « C’est impossible », disent-ils. – « Impossible? »

Christophe Colomb reprend alors l'œuf, le frappe légèrement à la base, et le fait tenir grâce à la légère dépression obtenue.

- « Bien sûr, tout le monde aurait pu faire la même chose en frappant l’oeuf à sa base » disent les convives.

- « Tout le monde aurait pu le faire, mais personne ne l’a fait. Il en a été de même avec ma découverte du Nouveau Monde : Tout le monde aurait pu le faire, mais personne n’y a pensé. »

Cette anecdote illustre le fait que même si nous sommes capables de grandes choses, peu d’entre nous pensent à utiliser nos talents pour RÉALISER de grandes choses.

« C’est simple, il suffisait d’y penser ».

Et vous, qu’allez-vous réaliser de grand ?

Anonyme

=================
Bài Dịch:

Câu Chuyện Về Quả Trứng Của Christophe Colomb

Bây giờ là tháng 4, 1493.

Christophe Colomb đang ăn tối với những quý ông người Tây Ban Nha sau khi ông khám phá ra Thế Giới Mới; bỗng một người trong bọn họ tuyên bố:
- "Cho dù tướng công không khám phá ra Thế Giới Mới, thì ở đây, xứ sở Tây Ban Nha này, là một đất nước sở hữu vô số người tài trí tinh thông trong ngành vũ trụ học và văn học, cũng sẽ có một người có một ý niệm tương tự và cũng sẽ đạt được cùng một kết quả như thế.

Dù lòng tự kiêu bị xúc phạm, Christophe Colomb chưa vội trả lời.
Ông cho gọi người mang đến cho ông một quả trứng.
Ông đặt quả trứng xuống bàn và nói:
- " Thưa quý ông, tôi dám đánh cuộc rằng quý ông không thể nào để quả trứng này đứng vững, như tôi sẽ làm mà không cần sự trợ giúp nào cả.
Tất nhiên là mọi người đều cố gắng để cho quả trứng đứng vững ở phía đầu to của trứng...nhưng vô hiệu.
-"Không thể nào được", họ nói.
- "Không được ư?"

Thế là Christophe Colomb cầm quả trứng, vỗ nhẹ vào phần dưới của nó, và đã đặt được quả trứng đứng vững nhờ chỗ lõm vừa được tạo ra.
-"Ồ, đương nhiên rồi, ai ai cũng đều có thể làm như thế khi đập vào bên dưới quả trứng" các thực khách trả lời.

- "Mọi người ai cũng có thể làm được, nhưng từ nãy giờ không có ai làm cả. Thế thì việc khám phá ra Thế giới Mới của tôi cũng thế thôi:
Mọi người ai cũng có thể làm được, nhưng không một ai đã nghĩ ra điều đó.

Giai thoại này minh chứng một điều: cho dù chúng ta có khả năng thực hiện những điều vĩ đại, nhưng rất ít người trong chúng ta có ý nghĩ sẽ xử dụng tài năng của chúng ta để THỰC HIỆN những sự việc vĩ đại.

Còn bạn của tôi thì sao, bạn sẽ thực hiện điều gì hệ trọng, bạn sẽ mưu việc gì đại sự nào?

Khuyết Danh

Tháilan dịch


Nhiếp Ảnh Lê Quang Xuân

 

Đôi dòng tiểu sử nhiếp ảnh gia Lê quang Xuân. Ông sanh năm 1941 tại Tân Hào Bến Tre. Định cư tại thành phố Montreal Canada từ năm 1985.

Nhiếp ảnh Lê Quang Xuân là một trong những môn đệ đắc ý nhứt của cố nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi và Nguyễn Cao Đàm.

Ông đã làm quen với nhiếp ảnh từ năm 1964. Sở trường của ông là chụp ảnh quê hương với những cảnh sắc thiên nhiên ở khắp vùng đất nước mà ông có dịp đi qua. Ngoài ra ảnh của ông còn có một đặc điểm mà trong giới ảnh nghệ thuật Việt Nam phải công nhận đó là nghệ thuật đuổi bắt từng phần ánh sáng, từng luống màu sắc của những lúc mặt trời lộng lẫy sáng mai, mặt trời hồng óng ả chiều tối.

Chính những nét đặc thù nầy đã làm cho tác phẩm của ông thêm phần nuột nà óng chuốt về quê hương. Ảnh của ông đã xuất hiện nhiều trên các bìa sách, và tạp chí Việt ngữ tại hải ngoại.

(Phong Cảnh Việt Nam xuất bản năm 2002)

* Ông là hội viên Hội ảnh Hoàng Gia Anh Quốc ARPS (Associateship the Royal Photographic Society of Great Britain).
* Hội viên Hội Ảnh nghệ thuật Quốc Gia Canada CAPA (The Canadian Association for Photographie Art).
* Hội viên Hội nhiếp ảnh Hoa Kỳ PSA (The photographic Society of America).

Nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân là người Á Đông duy nhất và cũng là nguời Việt Nam đầu tiên được bầu vào Ủy viên ban chấp Hành Hội Ảnh Hoàng Gia tại vùng Đông và Trung Canada được thành lập từ năm 1994 (Committee of The Royal Photographie Eastern and Central Canada).

* Giải nhất ảnh trắng đen (First Place Monochrome Prints) với tác phẩm “EARLY MORNING HOGS) NĂM 1993 (44th Annual Exhibition Canadian Photo Salon, July 1995. Winnipeg. Manitoba. Canada).
* Hai giải đặc biệt Chân Dung và Trừu Tượng toàn quốc Canada năm 1996 (Special Award Portrial and Special Award Abstract The 8th Photographic Competition Camera Canada Print Exhibit. Giải Chân Dung với tác phẩm “Frightened” Giải Trừu Tượng với tác phẩm “Long Journey”.
* Đặc Biệt một bộ 24 ảnh màu và trắng đen về Việt Nam, đã được viện Bảo tàng Canadian Museum of Civilization tại Ottawa, thủ đô Canada triển lãm suốt 2 năm liền, tư tháng 10 năm 1998 đến tháng 19 năm 2000.
* Tác phẩm đã xuất bản: Việt Nam Quê Hương Tôi, là một tuyển tập ảnh và thơ với sự góp mặt hơn bốn mươi văn thi hữu cảm xúc sau khi xem ảnh Lê Quang Xuân xuất bản năm 1993. Tập ảnh nầy đã được Thủ Tướng Canada Jean Chrétien và Chủ tịch Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Hoa Kỳ Pauline Sweezey gởi thư khen
* Bộ Bưu ảnh Phong Cảnh Việt Nam xuất bản năm 2002.


Nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân

Tôi đến thăm phòng triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân vào mùa xuân năm 2000 ở Chicago do Đảng Việt Tân tổ chức. Những bức ảnh anh chụp về vườn cây ăn trái, sông nước Cửu Long, ruộng mạ xanh như tấm thảm, đồng lúa chín vàng... Thưởng lãm ảnh của anh khiến tôi lao xao ngậm ngùi nhớ thương về cố quốc, nhớ miền Tây nơi tôi sanh ra và lớn... một nơi đã cho tôi quá nhiều hồi ức! Nhưng ảnh về quê hương, tuổi thơ... nhập tâm đã gợi nhớ tôi hơn nửa đời bên đó với lòng thương cảm đắm say. Tôi thầm ước mình có được những bức ảnh đẹp của ông để làm bìa sách, và làm đài tài viết...

Sau đó, có dịp điện đàm với nhà văn Xuân Vũ, tôi kể là đã đi xem triển lãm tranh của nhiếp ảnh Gia Lê Quang Xuân... Và thố lộ luôn ước muốn của mình...

Anh Xuân Vũ lên tiếng:
- Sao chị không hỏi thẳng Lê Quang Xuân, nếu chị hỏi nó sẽ tặng chị đó. Lê Quang Xuân bà con với tôi, để hôm nào có dịp tôi nói ý chị với nó.

Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi, bao nhiêu công việc trong gia đình hàng ngày phải lo, phải làm... Trong khi chúng tôi thì ngày càng già còn các con thì ngày càng lớn sánh vai học hành cùng thanh niên bản xứ... Cho mãi đến năm 2018, nhà văn Hồ Trường An bàn với tôi tìm một tấm ảnh để làm bìa sách có ý nghĩa về vùng quê Nam sao cho hợp với tên sách, và nội dung những bài viết... mà tôi với anh sẽ in chung, và viết chung...

Còn đang băn khoăn lo lắng ảnh cho cái bìa sách, thì thiệt là một sự bất ngờ thích thú “Tôi nhận được điện thư của nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân gởi tặng 6 bức ảnh để chọn làm bìa sách...” Sau đó tôi mới biết anh Lê Quang Xuân và anh Hồ Trường An có giao tình về Văn Học Nghệ Thuật với nhau.

Thế là chúng tôi chọn được tấm ảnh của anh Lê Quang Xuân làm bìa cho tác phẩm “Tâm Tình Trên Đất Phù Sa” nhà văn Hồ Trường An & Dư Thị Diễm Buồn viết chung, đã phát hành tại Hoa Kỳ năm 2019. Nay thì vì chút tình văn nghệ với người bạn trẻ nầy... anh Lê Quang Xuân đã tặng tôi rất nhiều hình tuyệt đẹp để làm bìa cho những quyển sách sẽ phát hành ở tương lai.

“Tác phẩm “Thời Niên Thiếu” của nhiếp ảnh Gia Lê Quang Xuân,

Gợi nhớ, Dư Thị Diễm Buồn viết...”

TIẾNG TRE RU

DTDB

Tôi có thời tuổi thơ ở với ngoại trong làng quê êm đềm vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Nhà ngoại tôi có rất nhiều cây ăn trái, ông ngoại cũng trồng nhiều tre bao quanh để ngăn làm ranh đất mình với đất hàng xóm.

Trong tâm tư tôi thuở đó chỉ thấy hàng dài tre cao, lá màu xanh biếc dưới nền trời xanh rất xanh có lác đác những cụm mây trắng mỏng lửng lờ trôi. Tôi vẫn nhớ và thích thú những khi trời ấm nắng vi vu gió thổi mát rượi nghe tiếng tre ru (lá tre chạm vào nhau phát ra âm thanh trong cơn gió thổi) hòa cùng tiếng đờn của anh Thương hay ngồi dưới gốc cây dừa bên kia hàng rào tre, mà có khi tôi chạy qua ngồi gần nghe anh đờn từng tưng, rồi tôi cùng anh ăn ổi, mận dòn khứu, cũng có lúc ăn chuối nấu, khoai luộc của tôi hay anh đem ra.

Bác Tám ba anh Thương làm việc ở Hội Đồng xã ngoài chợ làng. Thuở đó anh thì đang học ở trường Trung học ở xa thỉnh thoảng cuối tuần hay ngày lễ mới về thăm nhà. Bờ tre nhà ngoại luôn có mỹ cảm trong tâm hồn tôi từ dạo đó... cho suốt quãng đời lưu lạt.

Lớn lên tôi đi học xa, mỗi khi về thăm quê ngoại trên đường lộ đá xe chạy, chưa đến nhà nhưng xuyên qua những đám ruộng lúa chín vàng, hoặc mạ non xanh dờn... Tôi thấy bờ tre ở côi vườn xanh um cao vút của nhà ngoại là cảm thấy lòng náo nức mong mau đến nhà... Trong lòng luôn nghĩ ngợi, may ra mình sẽ gặp lại anh Thương cũng về thăm nhà...

“Thời Niên Thiếu” Nhiếp ảnh gia Lê Quang Xuân

Học xong phổ thông, rồi học nghề, ra đi làm... thì quê ngoại tôi lọt vào vùng chinh chiến, và chiến tranh dai dẳng không ngừng...

Thỉnh thoảng ngoại đến thăm, đôi khi nghe tôi hỏi về bờ tre, bà thở dài cho biết bờ tre vườn ngoại không còn thẳng tắp và một màu xanh biếc như thuở xưa nữa. Bây giờ nhiều chỗ nghiêng ngả, cháy xém, cỗi cằn... hằn lại những vết tích đạn bom. Hỏi thăm về anh Thương con bác Tám... Bà bảo họ tản cư ra thành lâu lắm rồi và nghe nói anh Thương đã vào quân ngũ...

Bôn đào sang xứ người những cây kiểng trồng trong chậu, tôi luôn nghĩ mình nên trồng ít nhất là một chậu tre (cùng họ nhà trúc)... Dù ở Chicago thời tiết có cái lạnh về mùa đông hết sức khắc nghiệt, nhưng nhà tôi vẫn có chậu tre để nhớ về quê ngoại, nhớ về anh bạn thời niên thiếu...

Năm đó, khi sang thăm ông anh ở nước Đức về tôi được cành tre từ thân, cành màu đen có cả rễ của ông anh cho. Tôi thật cẩn thận đem về Mỹ và nâng niu trồng vào cái chậu kiểu lớn tráng men có in rồng phụng mới mua rất đẹp... và cưng quý hai chậu tre nầy như vàng. Nhưng không được bao lâu cả hai chậu tre bỗng dưng rủ nhau chết hết... Tôi buồn tiếc cùng hờn giận vu vơ nhưng không biết giận ai! Bỏ luôn không thèm trồng lại... dần dà theo thời gian và bận rộn vì cơm áo, tôi không còn nhớ đến hai chậu tre ấy nữa.

Mười mấy năm sau gia đình tôi dời theo gần con gái, ra trường về làm việc ở tiểu bang California. Ôi tiểu bang của miền Nam nước Mỹ, đúng là vùng đất hứa, quanh năm có khí hậu ôn hòa. Mùa hè không nóng cháy da như ở vùng sa mạc tiểu bang Arizona, mùa đông không tái tê lạnh lùng như vùng Tây Bắc Chicago, mùa thu không sáng mưa rơi trưa sụt sùi, chiều đổ lệ, và tầm tã mưa khiến cả bầu trời ủ dột buồn tênh như tiểu bang Seattle... Mùa xuân, ôi mùa xuân đầy tình yêu thương của California, trăm hoa đua nở, cây ăn trái đâm chồi nẫy lộc nở nụ bán khai để chuẩn bị vào chớm hè thì phượng hồng, tím nở rộp vùng trời trong xanh ấm mát và cao vời vợi.

Tôi lại thích trồng trọt, xây cái hồ nhỏ, nuôi cá “koi” bên vách núi và có thác nước nhân tạo chảy rì rầm quanh năm suốt tháng... Mặc dù sau nhà mình chỉ là mảnh đất nhỏ, chó nằm còn ló đuôi! Việc đầu tiên là tôi mua mấy buội hoa hồng loại có hương thơm trồng trước nhà. Mua mỗi thứ một cây, như: cây chanh, cây bưởi, cây cam, cây hồng dòn, cây táo tàu, cây hồng mềm, quýt đường và bụi tre về trồng thì chật cả “mảnh vườn chó ngáp” rồi, nhưng lòng tôi cảm thấy vui vẻ thỏa thuê lắm.

Ba năm sau, cây trồng đều có trái nhưng các cây ăn trái lớn không nổi, trái thì ít và đèo đẹt. Không như những vườn nhà bạn tôi cây xanh mướt, trái mập ú, nõn nà, say quằn nhánh... Còn bụi tre tôi trồng dưới đất thì khỏi nói, mau lớn và cao nghều nghệu như tre nhà ngoại năm xưa, khiến hồi ức thân yêu nhớ thương trong mật ngọt, có anh bạn hàng xóm nhẹ nhàng sống lại trong lòng tôi...

Bụi tre nhà tôi lớn rất nhanh, nẩy nở rất nhiều, rất nhiều cây con... chúng sởn sơ khỏe mạnh lấn chiếm qua phần đất mấy cây khác...

Thân tre màu vàng óng mượt bóng ngời, lá xanh phơi phới, ngạo nghễ vươn cao... Một hôm vợ chồng anh bạn đến nhà chơi, tôi bèn dắt ra “mảnh vườn chó ngáp” và không quên than thở về mấy cây ăn trái của mình sao mà èo uột quá chừng! Anh nhìn quanh quẩn một hồi, rồi cho biết là tại rễ của tre ăn hết đất những cây trồng gần, nếu để vài năm nữa nó sẽ ăn vào nền nhà... và mảnh vườn nhỏ nầy sẽ trở thành vườn tre...

Thế là mấy hôm sau trời quang mây tạnh, tôi và ông chồng mình hè hụi đào cả buổi chỉ lấy được vài cái rễ nhỏ... Bởi rễ tre đương chằng chịt vào nhau, vừa ăn sâu xuống đất, vừa cứng, vừa nhiều... Nên đành phải mướn người Mể cắt cỏ đào lên cả ngày trời mới hết gốc lẫn rễ tre. Tôi vẫn nhớ mình mua chậu tre có 25 đồng (dola), trồng gần bốn năm sau phải mướn đào cả gốc lẫn rễ tốn hết 450 đồng! Cho nên bây giờ đi đâu hễ thấy tre trồng dưới đất, dù không ai nhắc đến, nhưng tôi nhớ ngay đến bụi tre trồng ở vườn nhà mình.

Theo thiển nghĩ của cá nhân, ở nơi có đất nhà ít (không rộng) chúng ta trồng tre làm kiểng, thì trồng trong chậu là tốt nhất. Nếu muốn trồng xuống đất thì phải làm những cái hộc dầy bằng xi-măng để trồng tre, như thế mới giữ cho rễ không mọc ra ngoài ăn lấn mấy cây khác.

Tre trồng trong chậu Tre trồng trong hộc xi-măng

Mỗi năm trường Trung học “Phan Thanh Giản&Đoàn Thị Điểm” đều tổ chức Đại hội cựu học sinh trường. Năm nay ở Florida, vùng biển đẹp có nắng ấm nổi tiếng đó đây. Chúng tôi (những người dự đại hội của trường) được đị giãn ngoại thăm vườn trồng cây ăn trái, loại trái thường thấy ở miền Hậu Giang miền Nam nước Việt.

Dù không bắt buộc, nhưng chúng tôi tự động đi từng nhóm nhỏ năm bảy người ghé qua vườn chôm chôm, vườn ổi, vườn mận, vườn thanh long... Riêng tôi rất thích loại trái say quằn và thơm phưng phức nên tẻ vào vườn nhãn. Nhìn lại phía sau mình cũng có lác đác những đồng môn đang nói cười chỉ trỏ...

Chúng tôi thập thò đứng nhìn vườn nhãn chín vàng hương thơm quyến rũ vô cùng. Chủ vườn niềm nở đón tiếp chúng tôi, khách và chủ trò chuyện hỏi thăm một hồi thì chủ vườn vui vẻ lớn tiếng, bảo:
- Mấy thuở quý anh chị cựu học sinh miền Tây nơi cố quốc đến đây, đặc biệt hôm nay vườn tôi đãi quý anh chị muốn hái ăn bao nhiêu cũng được không tính tiền. Còn mua đem về thì lại cân nơi quầy sẽ tính tiền rẻ bằng giá bán sĩ cho bạn hàng mua về bán lại...

Đứng lúm xúm nghe chủ vườn nói xong chúng tôi tản ra những cây nhãn có trái là đà mặt đất hái lia hái lịa... Có người miệng nhai ngồm ngoàm nhả vỏ, phung hột... những trái nhãn dầy cơm ngọt mát miệng. Tôi nghĩ thầm: “...Ở xứ người mấy mươi năm rồi, vào thời buổi nầy mà còn những đồng hương tốt bụng vậy sao? Lạ thiệt mình chưa thấy bao giờ!” Nghĩ thì nghĩ tay tôi vẫn lựa nhãn lớn hái, thỉnh thoảng vẫn để nhãn vào miệng lừa hột và vỏ... còn cơm nhãn thưởng thức từ từ ngọt ngất ngây thơm lừng...
- Chị thử ăn nhãn nầy coi, tuy không lớn tròn bằng trái chị hái. Nhưng trái dài, cơm sẽ dầy, hột sẽ nhỏ và ngon ngọt hơn nhiều...

Tôi giật mình quay lại, thì ra ông chủ vườn nói chuyện hồi nãy, đang cầm chùm nhãn tự nhiên vui vẻ đưa cho. Đỡ lấy chùm nhãn, tôi cảm ơn và gợi chuyện:
- Dạ anh cho chúng tôi ăn không tính tiền có bị lỗ vốn không?
- Cây nhà lái vườn mà lỗ lã gì chị ơi... Quý anh chị ở đâu đến đây tổ chức Đại hội đông vui quá vậy?
- Chúng tôi ở nhiều nơi trên nước Mỹ, ngoài ra còn có ở các nước khác đến nữa thưa anh. Việt Nam anh cũng ở Cần Thơ phải không?
- Dạ không thưa chị, gia đình ba má bên ngoại nội tôi ở tỉnh Mỹ Tho. Nhưng ở trong thôn thuộc quận Cái Bè... Chị có nghe tên quận đó không? Có ốc gạo, có cam, có gà Cái Bè ngon nổi tiếng...
- Dạ, quê ngoại tôi cũng ở quận Cái Bè, nhưng trong làng Mỹ Đức Đông xa chợ, xa đường xe... Chắc là anh không biết đâu!

Ông chủ vườn bỗng nhiên mở to mắt, phùng mang trợn trắng, không còn giữ được phong độ và ý tứ thanh lịch nữa, miệng há hốc mừng rỡ, lớn giọng:
- Mèn ơi, bộ thiệt vậy sao, chị ơi đó là làng tôi được sanh ra và sống thuở thiếu thời, cho đến khi Việt cộng về gây tang tóc quá, nên ba má tôi mới dời gia đình về Sài Gòn...

Tôi chưng hửng, ngạc nhiên cũng không kém, và mở mắt to nhìn, chưa kịp nói. Anh ta lấp bấp tiếp:
- Xin lỗi ông bà ngoại chị tên gì? Không chừng may ra tôi biết đó, vì làng tôi lúc giặc chưa vào, dân làng rất thân thiết và thương mến nhau trong tình thôn xóm...
Tôi ngập ngừng thấp giọng:
- Dạ thưa anh, ngoại tôi là ông bà Cả Đê.
- Trời ơi, ở kế bên nhà ba má tôi, hàng rào tre xanh chạy dài đến ruộng là ranh đất của hai nhà...

Tôi không biết nói gì nên làm thinh, anh ta nhìn tôi một hồi rồi nhỏ giọng thân thiết, bảo:
- Vậy chắc chị biết con của cô Hai vợ thầy giáo Nam, thuở đó khoảng 12, 13 tuổi, là cháu ngoại của ông bà Cả Đê? Cô ấy tên Diễm.

Giờ thì đến tôi như té ngồi xuống chiếc băng cây bằng gỗ tạp kế bên mình. Trong khi anh ta nhìn thẳng vào mắt tôi chờ câu trả lời. Vờ phủi bụi, lá khô trên vai áo, lấy lại bình tĩnh tôi cố giữ tự nhiên ngập ngừng, nhỏ giọng:
- Anh quen với Diễm à, cổ là em gái tôi. Cô ấy bây giờ ở California cách nhà tôi chừng nửa giờ lái xe. Gia đình Diễm qua Mỹ theo diện HO lâu rồi... Diễm có 3 đứa con và đã thành nhân có cháu ngoại, cháu nội. Vợ chồng em ấy sống ổn định hài hòa ở tuổi hưu trí. Anh tên gì và quen sao với Diễm, để tôi về nói lại...

Florida hôm nay có màu nắng lụa, ấm mát dưới bầu trời xanh mây trắng mỏng chầm chậm di chuyển theo hướng gió. Cả con đường hai bên có vườn cây xanh lá thắm hoa trái trĩu cành xanh màu ổi, xoài... đỏ vàng màu của thanh long... và nhiều loại trái cây sum sê mãi vùng Châu Á được trồng ở nơi đây thật là kỳ diệu.
- Hôm nay thật vui quá được gặp chị. Cảm ơn chị, tôi tên Thương bạn thời niên thiếu của Diễm. Tôi cũng có gia đình và 4 con, chúng lập nghiệp trồng trọt ở vùng nầy... Chị về bảo tôi nhắn lời thăm gia đình cô ấy... Nếu có dịp gia đình chị và gia đình Diễm đến florida, xin ghé qua tệ xá! Tôi thật tình mời...

Bỗng có tiếng ai gọi tên, anh ta mỉm cười nhẹ cúi đầu chào, nét mặt đăm chiêu rồi lẹ bước đi. Thật ra Diễm đã biết là anh Thương, khi anh bảo ở ranh đất có hàng rào tre xanh... Nhưng lờ đi không nhận mình là Diễm! Nàng thở dài, thẫn thờ nghe tâm tư thoáng chút buồn loang, khi cô nhìn qua dãy đất bên kia có trồng hàng tre chạy dài ra phía sau vườn... Lá tre xanh thẳm một màu, thân tre vàng óng mượt, cơn gió nhẹ lùa qua âm thanh rào rào mà thuở nào nàng cùng Thương đã bảo là “tiếng tre ru”!

Nay đã xa rồi thời tuổi ngọc! Thời mật ngọt mà trên thế gian nầy ai cũng ít nhất một lần đã qua... Đó là cái thời để nhớ để thương!

Trích trong tuyển tập “Bóng Thời Gian” phát hành năm 2021

Tệ xá Diễm Diễm Khánh An
Dư Thị Diễm Buồn