Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Quên Đàn Lão Ngâm


Hai mươi mấy năm lão bỏ quên đàn 
Đàn cầm tay lão bảo quên đàn 
Giờ lão đàn Lão đàn đàn hay đàn đàn lão 
Lão đàn đàn sao bảo quên đàn
Đàn đàn lão có rằng quên lão 

Lão đàn đàn hay lão đàn lão 
Đàn đàn lão hay đàn đàn đàn 
Tơ đàn vang hay ruột lão vang

Cầm đàn đây lão bảo nhớ đàn 

Ngồi nhà đây lão bảo nhớ nhà 
Trước trường đây lão bảo nhớ trường 
Đàn vẫn đàn xưa Nhà chẳng nhà xưa 
Đó chẳng trường xưa Sông chẳng thấy sông xưa 
Người không giống... người xưa 
Nghĩ vẫn nghĩ vơ lão đàn đàn
Ngụm cuối cùng, lão... xỉn đàn quên 

Quên đàn lão ngâm: "Ta có nghìn năm đợi một người (trộm thơ Du Tử Lê)"

CHS Nguyễn Trường Tộ
 

Thơ Tranh: Mùa Nước Nổi


Thơ: Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh


Đợi Nắng



Mưa dầm nắng trốn đi đâu
Bằng lăng hè phố bạc đầu nhớ ai
Phiêu du gió đậu song cài
Ai hay sâu thẳm u hoài mình tôi

Cánh chim bạt gió lưng trời
Sau duyên cười nụ lệ rơi mấy hàng
Bao giờ vàng nắng mới sang
Phôi phai hoa tím lỡ làng mùa trăng

Hương Ngọc

Nụ Hoa Của Anh



Nụ hoa của anh nở từ sáng sớm
Như mặt trời rạng đông mỗi bình minh
Đánh động niềm vui để anh tồn sinh
Hoa ngậm hạt sương phơi mình đợi nắng

Nụ hoa của anh ướt tình bướm trắng
Nhụy đài tươm mật, ngọt hương môi trần
Cánh bướm mê ly mộng mị khát thèm
Anh lụy mắt ai ngước nhìn đắm đuối

Nụ hoa của anh sáng trưa chiều tối
Nở giữa vườn tim mỉm nụ cười xinh
Tiếng chim uyên ương em hát giọng tình
Đời chuốc mộng, câu thơ chìm nỗi nhớ

Khuya thức giấc mơ hồ quen tiếng thở
Hoa của anh hé nhụy tỏa mùi hương
Tình tự liêu trai, tỉnh giấc chiếu giường
Cơn mê thiếp dật dờ thương bóng lẻ

Phạm Tương Như
sept. 11 2013

Tình Khúc Tháng Sáu -Ngô Thụy Miên - Tiểu Thu Ca


Nhạc Sĩ: Ngô Thụy Miên
Tiếng hát: Tiểu Thu(Canada)
Thực Hiện: Bùi Phương

Thao Thức Mỗi Khi Đông Về




Mây giăng giăng trên đầu-bất an quần quanh óc
Giọt nào chng nặng sầu-tim nào chng thổn thức

Mầm vươn giữa mưa nắng-ta phôi dựng dục tình
Trong nôn nao quạnh vắng-hình người chợt thoát sinh

Dục vọng một tay thắt-dấu chay đá đâu màng
Việc đời vi
c quờ bắt-nghìn vết cứa hoang mang
Ai yêu thêm gia vọng-ai yêu nặng tấm lòng
Ai chạy theo dáng bóng-ai ngẫm vào tâm sâu

Em yêu biết sao nhiều- dưới gót hài hoa rụng
Niềm tin ta cũng tiêu-nghĩa tình ta nát vụn

Tạ em người tình nhỏ-nhưng làm ta đau to
Một lần một đời tận- cùng ám ảnh khôn dò


Trương Văn Phú

 

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Thơ Tranh: Câu Hò Xứ Vĩnh



Thơ: Quên Đi
Thơ Tranh: Kim Oanh

Vấn Đề Định Hướng Và Phát Triển Năng Khiếu Mỹ Thuật Thiếu Nhi

Bé Jacquelyn Ngô trên tờ Sydney Morning Herald

    Các cháu thiếu nhi ở độ tuổi từ 5-7 tuổi có khuynh hướng rất thích vẽ. Khi các cháu có trong tay viên phấn hay cây viết là lập tức sẽ vẽ ngay vào bất cứ nơi nào thuận lợi nhất! Do đó, các bậc phụ huynh chúng ta nên chú ý đến vấn đề định hướng và phát huy khả năng tiềm tàng của từng đứa trẻ qua các lứa tuổi. Ở lớp tuổi từ 5 đến 7, năng khiếu hội họa của trẻ được thể hiện qua việc trẻ thường xuyên chú ý đến thế giới quan chung quanh chúng (người, vật, ảnh) rồi vẽ lại trên mặt đất hay trên giấy, bảng những nét thô sơ, ngoằn ngoèo. Với những trẻ này, phụ huynh nên đưa các cháu đến các Câu lạc bộ Mỹ thuật dành cho Thiếu nhi hoặc đăng ký cho các cháu học thêm môn Mỹ thuật để định hướng và phát triển năng khiếu. Nếu được định hướng tốt và lâu dài, lớn lên các cháu sẽ có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề mang tính khéo tay, kỹ thuật cao như:
Kiến trúc, Kỹ thuật đồ họa, Mỹ thuật trang trí, Hội họa chuyên ngành, Thiết kế thời trang…

      Ở nước ta hiện nay, trong các trường Mẫu giáo, Tiểu học và Phổ thông Cơ sở, đã có thay đổi về môn Giáo dục Mỹ thuật rất nhiều. Giáo án mới hình thành, chú tâm đến phát triển năng khiếu là chính. Hiện tại, các lớp vẽ thiếu nhi tại các tỉnh thành cũng có những cách huấn luyện trẻ theo một tiêu chí mới. Tiêu chí đó gồm các phần sau:

- Trước tiên, tập cho các cháu nhìn và ghi nhận lại cách vẽ tự phát: Giáo viên để cho trẻ tự phác họa, vẽ qua một đề tài mà giáo viên gợi ý (vẽ mẹ cha, cảnh vật, các con thú…). Rồi thông qua bài vẽ, giáo viên sẽ phát hiện ra năng khiếu của trẻ ở cấp độ hay lĩnh vực nào! Có cháu thiên về trang trí mang tính kỹ thuật, có cháu thiên về vẽ mỹ thuật chuyên ngành. Trong quá trình này, chúng ta không nên nhúng tay can thiệp vào bản vẽ của trẻ.
- Tiếp theo, cho trẻ tham dự vào cách thể hiện đề tài theo quan điểm riêng của trẻ: Đa số trẻ em đều thể hiện tranh của mình bằng không gian đồng hiện và góc nhìn thị điểu. Không gian đồng hiện có nghĩa là không tính đến luật thấu thị về đường tầm mắt. (Chẳng hạn, không gian đồng hiện trong các tranh dân gian ở các phù điêu cổ).
      Qua sự tưởng tượng, tất cả đều hiện ra trên một mặt phẳng, chi tiết nhân vật quan trọng được vẽ to ở trên hoặc chính giữa. Các chi tiết khác được thể hiện trên bình diện phẳng chung quanh. Riêng góc nhìn thị điểu có nghĩa là nhìn sự vật như cách nhìn của loài chim: nhìn từ trên cao nhìn xuống. Một bức vẽ qua góc nhìn thị điểu sẽ giống như một tấm bản đồ.

- Kế đến, giáo viên sẽ hướng dẫn thêm cho trẻ, đồng thời phát huy cách vẽ này theo một bố cục đẹp và hài hòa mà trình độ của người hướng dẫn đã có. Tuyệt đối không dạy cho các cháu cách vẽ bắt chước hiện thực, gợi khối nổi ba chiều như hội họa của người lớn.
- Bước tiếp theo, ta nên tập cho các cháu tự quen với bảng màu (tô màu bằng màu sáp, màu pastel, màu nước…). Ta cũng nên cho trẻ biết về cách kết cấu bảng tuần hoàn màu, thế nào là màu trung gian chuyển tiếp. Song song đó, ta cũng chấp nhận cho trẻ xử lý màu theo kiểu tự phát, kể cả việc tô màu lạnh kề bên màu nóng. Sau đó, chúng ta chỉ cần hóa giải cho tranh của các cháu bằng cách dùng màu đen, hoặc trắng hay lam để viền nét.
- Phát huy năng khiếu của trẻ qua cách tôn trọng và gợi ý cho các cháu vẽ theo cách nghĩ của mình. Chúng ta không nên can dự quá sâu vào hoặc chỉnh nét theo khuynh hướng vẽ hiện thực.
- Sau cùng, ta nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt dã ngoại, mục đích giúp trẻ quen nhìn cảnh vật thay đổi. Nhìn không gian bên ngoài, sẽ tạo sự hưng phấn giúp các cháu có sự đam mê và phát triển tốt năng khiếu.
Bé Jacquelyn Ngô và tác phẩm của mình
Thông qua những nhận định trên, ta không nên để quá trễ trong giáo dục về năng khiếu. Khi trẻ ở độ tuổi đã lớn, các cháu sẽ tiếp cận với nhiều thông tin trên mạng xã hội, trên các hệ thống thông tin truyền thông. Khi này, tâm hồn các cháu rất dễ bị chệch hướng, bị thu hút đi vào chiều hướng xấu. Vì thế, sự định hướng cho các cháu không gì tốt cho bằng là từ ở độ tuổi từ 5 đến 7.
      Hiện nay, theo xu hướng hội nhập quốc tế, việc sớm định hướng và phát triển khả năng của trẻ em theo đường hướng đúng đắn là công việc mà các bậc phụ huynh nên đầu tư dài lâu, theo đúng tinh thần “vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Tác phẩm của Bé Jacquelyn Ngo 6 tuổi - Sydney Úc Châu

Tín Đức
(15/11/2013)

Cô Kim Phượng & Học Sinh Kỹ Thuật Vĩnh Long - Lớp 12E, NK 1974-1975

Lớp 12e Kỹ Thuật Vĩnh Long niên khoá 74/75 .
Từ trái sang phải Hàng ngồi: Hải, Hoà ,Hiếu, Thuận ,Khiêm, Hai.
Hàng đứng: Định,( khôngnhớ tên), Quốc, Huyện, Xứng, Trực, Xuân, Chảy, Thu, (ba ngươì đứng phiá sau), Kha, Hoàng, Phát.

Trường Kỹ Thuật Vĩnh LongCô Lê Thị Kim Phượng Lớp 12E - Niên Khóa 1974-1975

Lớp Đệ Ngũ -  Ban Cơ Khí Ô Tô - 1970
Hàng đứng: Lê Tấn Lộc 56, Quên tên
Hàng  ngồi: Phạm Văn Xứng, Lê Văn Tô Bia, quêntên...,Lê Tấn Lộc 54, Quên tên,Tống Hữu Tự,Trương Kỳ Quốc, Nguyễn Văn Hiếu
Hàng Trước: Định , Khiêm, quên....,Trương Kỳ Quốc, Trung, quên..., Xứng, quên...., Thuận, Thầy Phan Phi Hùng
Hàng sau: Xuân, Hoàng, quên ...., quên ....., Hiếu, Đinh Trung Trực


Hàng trước:Hải, Xuân, Trung, Huyện, Minh Hoà, Thuận, Thầy  Dương Xuân Phát (dạy mônHoá), Phụng, Kỳ Quốc Khiêm, Thu
quên, Phụng, Cao Quang Kha.Hàng sau: Dương Văn Phát, Quên tên, quên tên, Hiếu, quên tên, Xứng, Trực, quên tên, Kha, Hoàng.


Hàng trước: Quên tên, Nguyễn Trung Thu, Huỳnh Văn Huyện,Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn  Thuận, Thầy Dương Xuân Phát (dạy môn Hoá) ,Nguyễn Văn Khiêm, Trương Kỳ Quốc. Nguyễn Văn Hoàng, Dương Văn Phát.
Hàng sau:Quên, quên, Xuân, Hải, quên, Đỗ Thọ Trung, Lê Minh Hoà, Định, Xứng, ĐinhTrung Trực,

quên, Phụng, Cao Quang Kha.


( Một số bạn đã quên tên, ai còn nhớ xin cho biết , cám ơn )

Trương Kỳ Quốc
 (CHS Kỹ Thuật Vĩnh Long)

Buồn tàn Thu - Văn Cao - Ca Sĩ Mai Hương

      Bản nhac rất xưa và rất buồn của nhạc sĩ VĂN CAO bài hát BUỒN TÀN THU đã đi vào lòng người nhiều thế hệ.
      Nhưng đến bây giờ nó vẫn còn nguyên gía trị rất nhiều người trong chúng ta biết đến, bản nhạc nói lên tâm trạng của người con gái trong những ngày cuối Thu ngồi đan áo bên song cửa âm thầm.nhìn những chiếc lá vàng cuối Thu rơi rụng mà nhớ người yêu đã xa cách với nỗi buồn đến tận cùng của sự nhớ nhung ,khổ đau đến não nùng ai oán . . .. . .


Nhạc Sĩ: Văn Cao
Ca Sĩ: Mai Hương
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Vài Bí Quyết Khi Làm Chả Giò Với BánhTráng Việt Nam

1/
      Lâu nay mình hay làm chả giò với bánh tráng của Phi, dễ chiên và dòn, không bị dính răng như bánh tráng VN. Không hiểu sao QN làm chả giò với bánh tráng VN lần nào cũng bị dai và ăn thường bị dính răng . Chiên cũng lâu vàng lại hay bị cháy, mình thử mấy lần thất bại hoài nên bỏ cuộc. Lần đi Châu Âu vừa rồi, tình cờ nói chuyện với một ông chủ nhà hàng quen,  mình khen chả giò cuốn bằng bánh tráng VN của Ông làm ngon, dòn và xố ... Chắc khoái quá, nên ông động lòng từ bi, chỉ cho vài bí quyết trong nghề.
 
      Hôm nay cuối tuần mình làm thử , thấy rất ngon,, nên chia sẻ với bạn bè thân hữu... Bảo đảm ngon, cuốn chả giò sau khi chiên không bị dai, xốp và rất dòn ... Chiên xong cuốn với xà lác, (hay thêm ít bún ), nước mắm chua ngọ, ăn ngon không thua gì  món chả giò khai vị ở các nhà hàng lớ. Thật ra phần nhân mình làm cũng bình thường,  tùy theo sở thích mỗi người. Chủ yếu nhân được ráo, đừng nhảo thì khi chiên sẽ đẹp và dòn lâu.

       Riêng mình thì làm hỗn hợp nhân như sau: 
- Tôm lột vỏ,  bằm nhỏ trộn chung với thịt heo xay .
- Củ hành hương ( hành tây cũng được ), tỏi, cắt nhỏ hạt lựu.
- Bún tàu, nấm mèo, tiêu, dầu mè, nước mắm, đường, bột ngọt.
- Một cái trứng gà .
- Nếu có thịt cua thì càng ngon
Trộn chung tất cả, gia giảm gia vị cho vừa miệng

 Lưu ý :  
- Bún tàu đừng ngâm nước , cứ để khô cắt khúc ngắn trộn chung vào, đây là bí quyết quan trọn, sẽ giúp nhân được khô ráo, không bị nhảo.
-  muốn dầu chiên không bị có cặn đen thì  khi chiên cho vào 1,2 lát khoai lang tây.
 - Khi bắt đầu chiên nên chỉnh  lữa nhỏ vừa phải, (mục đích để khi thả cuốn chả vào, bánh tráng không bị phồng lên). Sau vài phút khi cuốn chả đã hơi cứng thì mới tăng lữa lớn hơn cho mau vàng.

Pha nước để nhúng bánh tráng :
Quậy đều hổn hợp
- 3 cup nước lạnh,
- 1cup rượu trắng ( cooking wine),
- 1/2 cup  bột năng,
- 1/2 cup đường trắng.
Có thể cho chút nước màu vào nước nhúng bánh tráng,  khi chiên sẽ có màu đẹp (QN không xài cách này )

      Nhúng bánh tráng VN vào hỗn hợp nước này , cuốn với một ít nhân ở trê . Có thể làm nhiều một lần, chiên sơ qua, rồi để dành trong tủ đá , mỗi khi ăn đem ra chiên lại vẫn ngon, và tiện lợi lắm.
      Đặt biệt là bánh tráng nhúng nước có tí bột, nên tự dán chặt các khe hở, khi chiên cuốn chả không hút dầu, ăn không ngấy, không ngại lên cân..
Bánh  vừa cuốn xong
      Bánh chiên xong, ăn không hết, cho vào bịch zip cất vào tủ đá, khi ăn đem bỏ vào oven nướng lại vẫn dòn ngon. Hôm nào cuối tuần bạn làm thử đi, lâu lâu đổi khẩu vị lạ miệng mà ngon nữa, chúc thành công ./.​

Bánh Đã chiên vàng

* Đã có lần nhúng bánh đa với bia, cũng dòn và có mầu đẹp khi chiên.

Quinhon1
( Yên Đỗ - sưu tầm)


Hùng Ca Sử Việt 1: Phù Đổng Thiên Vương

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.


Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay Thần Tướng đợi chờ phong vân
Nghe vua cầu tướng ra quân, 

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang 

Lời thưa mẹ , dạ cần vương
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng ngựa sắt đề binh tiến vào.


Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca)



     Kể từ khi thành lập nước Văn Lang, dưới sự cai quản của các vua Hùng, dân chúng an cư lạc nghiệp.Đến đời Hùng Vương thứ 6 cậy nước mình giàu mạnh, mà chểnh mảng việc triều cống Bắc phương. Vua nhà Ân mượn cớ tuần thú sang xâm lược. Hùng Vương nghe tin, triệu tập quần thần hỏi kế công. Có người phương sĩ tâu rằng:
- Sao không cầu Long Vương đưa quân âm lên giúp! Vua nghe lời, bèn lập đàn, bày vàng bạc lụa là lên trên, ăn chay, thắp hương, cầu đảo ba ngày. Trời nổi mưa to gió lớn, bỗng thấy một cụ già cao hơn chín thước, mặt vàng bụng lớn, mày râu bạc trắng, ngồi ở ngã ba đường mà cười nói ca múa. Những người trông thấy biết là kẻ phi thường, mới vào tâu vua. Vua thân hành ra vái chào, rước vào trong đàn. Cụ già không ăn uống cũng không nói năng. 
Vua nhân hỏi: 
- "Nghe tin quân Bắc sang xâm lược, ta thua được thế nào, ngài có kiến văn xin bảo giúp". 
Cụ già ngồi im một lúc, rút thẻ ra bồi, bảo vua rằng: 
- "Ba năm nữa giặc Bắc sẽ sang, phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ binh mà giữ nước, lại phải đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ, kẻ nào phá được giặc thì phân phong tước ấp, truyền hưởng lâu dài. Nếu được người giỏi, có thể dẹp được giặc vậy".
Dứt lời, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân. 
      Quả nhiên, ba năm sau, người biên giới cấp báo có giặc Ân tới. Vua làm theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp các nơi cầu hiền tài. 
Lúc bấy giờ ở làng Gióng (làng Phù Đổng), huyện Tiên Du, Bắc Ninh có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu.
Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Người mẹ nghe tin sứ giả tới mới nói giỡn rằng: 
- "Sinh được thằng con trai này chỉ biết ăn, không biết đánh giặc để lấy thưởng của triều đình, báo đáp công bú mớm". 
Người con nghe thấy mẹ nói, đột nhiên bảo: 
- "Mẹ gọi sứ giả tới đây". 
Người mẹ rất lấy làm kinh ngạc, kể lại với hàng xóm. Hàng xóm cả mừng, tức tốc gọi sứ giả tới.
Sứ giả hỏi:
- "Mày là đứa trẻ mới biết nói, mời ta đến làm gì?".
- "Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua không phải lo gì nữa?".
Sứ giả mừng rỡ vội về tâu vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng: 
- "Ta không lo nữa".
Quần thần tâu: 
- "Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?". 
Vua nổi giận nói: 
- "Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa! Mau đi tìm năm mươi cân sắt luyện thành ngựa, kiếm, roi và nón sắt.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, gươm sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến gặp. 
Người mẹ sợ hãi bèn bảo người con rằng: - Tai họa đã đến. 
Con cả cười bảo rằng: 
- "Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo". 
      Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều, người mẹ cung đốn không đủ. Hàng xóm sửa soạn trâu rượu bánh quả rất nhiều mà người con ăn vẫn không no bụng.
Vải lụa gấm vóc rất nhiều mà mặc vẫn không
kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kíp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu ở Vũ Ninh, người con duỗi chân vươn vai đứng dậy cao hơn mười thước (có chỗ nói là trượng) ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn:
"Ta là thiên tướng đây!"
      Rồi đội nón cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, chớp mắt đã tới trước quân của nhà vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đều theo sau
      Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẩy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy thiên tướng rồi cùng đến hàng phục. Tướng Ân bị chết ở trong trận.
      Đuổi đến đất Sóc Sơn huyện Kim Hoa, thiên tướng cởi áo cưỡi ngựa bay lên trời. Hôm đó là ngày mồng 9 tháng 4, còn để vết tích ở hòn đá trên núi.
      Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy 
Hùng Vương nhớ công ơn đó mới tôn là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ ở nhà cũ trong làng, lại ban cho một ngàn mẫu ruộng, sớm hôm hương lửa. 
      Nhà Ân đời đời, 644 năm không dám ra quân. Sau Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập miếu ở làng Phù Đổng cạnh chùa Kiến Sơ, lại tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu hai mùa tế lễ. Tới đời vua Thuần Đế nhà Lê, ở xã Phù Lỗ có người con gái tên là Ngô Chi Lan chăm đọc sách, rành văn chương, thơ ca điêu luyện, nhân đi dạo chơi tới núi này có đề bài thơ rằng: 

Vệ Linh cây cỏ lẫn mây ngàn,
Vạn tía muôn hồng rỡ thế gian.
Ngựa sắt bay rồi tên vẫn đó,
Anh hùng sống mãi với giang san.
(Dịch Ý Thơ)



   
Đền thờ Thánh Gióng

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Dù Nắng Có Mong Manh - Sáng Tác Anh Bằng - Tiếng Hát Don Hồ


Cảm tác Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh



Nhạc Sĩ Anh Bằng
Ca Sĩ: Don Hồ
Thực Hiện Youtube: Đặng Hùng

Viếng Phù Dung Tự




Chẳng phải đìu hiu bóng xế tà
Đây Phù Dung tự thật nguy nga
Chung lưng sát cánh bên voi phục
Một cõi riêng tây mộng ác là
Tình xưa lưu dấu cùng nhân thế
Chung thuỷ vàng son tiếng mặn mà
Tình nồng bia đá lưu thiên cổ
Sử lệ nghìn thu vẫn chói loà

Dương Hồng Hưng

(Trích tập thơ "Hà Tiên Phong Cảnh")


Thiếu Máu



Thực Hiện: Nguyễn Ý Đức
Sưu Tầm: Nguyễn Lữ

Làm Phiền Cố Nhân



Anh về hái vội buồng cau
Nhảy mương xin Ngoại ốp trầu làm duyên
Chờ em về đến sông Tiền
Nước miền sông Hậu đưa thuyền đón em.

Em đi trăng úa từng đêm
Lục bình hờ hững mong mênh gợi buồn
Tình anh như suối cạn nguồn
Như con trăng khuyết, như đàn lạc dây.

Chờ nhau bạc trắng mái đầu
Bến xưa lặng lẽ - chuyến đò bặt tăm
Người đi - ngàn dặm xa xăm
Người chờ - đắng giọt sương thầm rớt mau.

Chiếc ghe tam bản gỗ sao
Anh cho đóng mới mui hầu chờ em
Trong ghe gối nệm ấm êm
Để em tựa cánh tay mềm nghỉ ngơi.

Có đêm anh nhìn lên trời
Nhìn sao lấp lánh chơi vơi nỗi niềm
Gọi trăng để tỏ niềm riêng
Từ lâu ân hận làm phiền cố nhân.

Dương hồng Thủy


Thơ Tranh: Nụ Hương Xưa



Thơ & Thơ Tranh: Kim Quang

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Đừng Làm Tổn Thương Chính Mình

  
Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.
Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số công cụ nằm trên sàn nhà trong số đó có một cái cưa.

Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt nhỏ.
Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.

Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu và dường như đã “chết rồi”.

Sắp chết vì những vết thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi. Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn chết trước cửa nhà mình.

Bài học:
Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, chúng ta chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.


Vũ Thị Bạch Hằng - Sưu tầm

Lá Thu




Lâng lâng chiều nhẹ mắt say say 
Tan tác rơi rơi lá thở dài 
Hiu hắt gió đâu từ vạn dặm 
Nỗi sầu vạn cổ nắng thu phai 

Sương xuống mơ hồ ướt mắt mi 
Bên đường lạnh lẽo đóa tường vi 
Bóng người mờ ảo xa xa khuất 
Trong bước phong sương nghĩ ngợi gì?

Nắng chiều nhàn nhạt gió lơi lơi 
Lạnh cả không gian thấm cuộc đời 
Đường vắng bâng khuâng nghe lá khóc 
Trong mây trong khói mắt xa vời  

Quây quây trong gió lá thu rơi 
Xao xuyến hồn ta đến cuối trời 
Xanh tươi mới đó, đùa chim chóc 
Nắng hạ vẫy chào, xác tả tơi 

Bên nhau đất khách những năm trường 
Mỗi độ thu về mỗi vấn vương 
Hương lửa ba sinh ngày một ngắn 
Mái đầu hai đứa trắng như sương 

Mailoc
11-16-13


Đáy Hành Trang



Lén nhét hành trang em mấy lời
Khi nào em cạn hết cuộc chơi
Va li cạn hết chắc sẽ thấy
Đừng ném nhé em chữ một người

Nếu chẳng còn chi dăm phút buồn
Hãy gi mấy dòng chữ con con
Như tôi gửi cả hồn theo gió
Theo dấu chân em những dặm trường

Xin hãy nén lòng đừng hận tôi
Dù em muốn tránh mặt nhau rồi
Như tôi vẫn lại nhiều trăn trở
Sợ lúc em buồn giữa cuộc chơi

Có lẽ là tôi nhiều chuyện rồi
Em đi vất lại bóng đời tôi
Thì phong thư đó như độc dược
Em đụng làm chi, hại cuộc đời

Thôi! Thế thì thôi. Bóc thư chi
Để nguyên trong đáy chiếc va li
Một chút hồn tôi chôn trong xó
Mà hãy chạy theo những lạ kỳ

Hoài Tử



Đừng Để Lòng Chạy Theo Ngoại Cảnh


Đừng để lòng chạy theo ngoại cảnh
Dẫu gió đông thổi lạnh bên tai
Hàng cây trụi lũi chạy dài
Tiếng chim về tổ bi ai, não nùng

Sống xa quê tận cùng trái đât
Sầu ly hương chất ngất khôn nguôi
Tháng năm tất bật ngược xuôi
Ngổn ngang tâm sự vẫn nuôi ngày về

Lòng khắc ghi nguyện thề năm đó
Mặt thư sinh mắt đỏ lệ trào
Ngẫng đầu nhìn ánh trăng cao
Quê hương hình bóng ôm vào trong tim

Lánh cuộc sống đắm chìm vật chất
Kiên cố tâm hướng Phật mỗi ngày
Nam mô đức Phật Như lai
Cứu cho đất nước sớm ngày an vui

Đông về, trời tối thui sớm quá
Dẫu con tim sắt đá cũng mềm
Tuyết rơi lún phún trên thềm
Lá thu khô ướt cảnh thêm đeo sầu

Hiểu cuộc đời bể dâu thương hải
Tạng Như Lai mãi mãi thường còn
Tình quê muôn thưở sắt son
Lòng thành gói trọn nước non ngàn trùng

Lê Phạm Trung Dung


Phần 2 Họp Mặt Lần 4 CHS Tống Phước Hiệp Khoá 62-69
























Nguyễn Thị Phỉ

Họp Mặt Lần 4 CHS Tống Phước Hiệp Khoá 62-69 Phần 1

Lê Ngọc Điệp vừa hoàn thành nhiệm vụ
Thu, Thầy Thuận, và An , vừa đến nơi. (Từ trái sang phải)
                               

Trong lần họp mặt này, chúng tôi có một khách mời đặc biệt, đó là Thầy Nguyễn Thành Tám(Người thứ 3 từ trái sang). Thầy Tám là Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long khoá 4, Cựu Giảng Viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Long.
Khu vực của những người ăn chay
Thơ đang nghe điện thoại của Hồ Văn Tân từ Melbourne (Úc) gọi về thăm bạn cũ. Cùng lúc này, chúng tôi cũng đang nghe điện thoại của Mạc Tích Đức ở Mỹ. Mặc dầu lúc bấy giờ chỗ của Đức Mạc đã 12 giờ khuya. 


Huỳnh Hữu Đức

Cà Phê Sẻ Nhà Em (*)



Tôi thấy hương nồng buổi sáng nay
Dịu như biển lặng nhẹ như mây
Ném tung buồn cũ ngoài tâm trí
Tôi vẫn ngồi đây tôi gió bay

Rượu có làm say hồn rách nát ?
Chiều đi tha thẩn rất trêu ngươi
Thời gian không nói thời gian bước
Một vũng tang thương gởi tặng đời

Cây vẫn hồn nhiên cây vẫn thở
Những màu xanh huyền hoặc mắt em
Một hôm nhìn lại rừng tan biến
Đá mọc bao giờ giữa mộ hoang

Đổi thay là của mầm sinh diệt
Em rất vô cùng em hiển linh
Trái tim bụi cát sầu thiên cổ
(Tôi mãi đi tìm mái tóc xanh)

Hớp ngụm cà phê đầu rỗng không
Bất ngờ mưa núi đổ âm thầm
Ôi chao! trí nhớ mù hoang tưởng
Lại mở toang hồn tôi chấn thương

Thế giới bao la đời hửu hạn
Ngày trôi tôi ở rất hay buồn
Muốn đi thắp lại chân trời cũ
Những cánh hoa vàng những nén hương

Ồ ! tách cà phê ở xứ người
(Cà phê tỵ nạn của riêng tôi)
Vẫn mơ một tách cà phê sẻ
Em tặng đời tôi bể ngậm ngùi…

Lâm Hảo Dũng- June 5-13
( Gởi Ngọ Pleiku)


(*) Lá xòe như chân chim sẻ: Arabica