Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2024

Quê Tôi Trong Trí Nhớ - Sáng Tác& Trình Bày: Nguyễn Hãn - Guitar: Cao Tấn Phương


Sáng Tác& Trình Bày: Nguyễn Hãn
Guitar: Cao Tấn Phương

Cho Anh

 

Em cho anh… mùa Xuân
Ôi, mùa Xuân…hoa bướm vui mừng
Lan tỏa đâu đây…đầy hương sắc
Tơ trời xao xuyến…phiếm sáo ngân!

Bốn mùa, năm tháng… chóng qua
Sắc hương… tình nghĩa bớt mặn mà!
Xác thân mỏi mòn…rơi rụng…
Thâm tình.. thì khó phôi pha!

Đâu còn hai tiếng… Em ơi!
Cháu con…che mắt…mỉm cười
Gọi nhau “Ông Bà” cho hợp nhé!
Bên ngoài …mây gió chơi vơi!

Nặng nề …lê bước bên nhau
Đường về …ai trước,ai sau…
Cõi ấy…hãy chờ nhau nhé
Đời đời vinh hiển…chẳng phai màu!

Tô Đình Đài

Chớm Đông

 

Rồi cũng gần qua hết tháng này
Trời thêm giá lạnh tiết mùa thay
Thu tàn dáng Mẹ hình mai rũ
Đông chớm mình Cha vóc hạc gầy
Tuyết trắng bay vù che đỉnh núi
Sương mờ giăng mắc phủ rừng cây
Trông về cố quận buồn da diết
Đất tổ là đêm ngóng đợi ngày


ThanhSong ntkp

Họa

Về Nguồn


Say nằm ôm đất ngủ mê
Nghe hoa lá khóc thương quê nhớ người
Không mưa cóc kiện ông trời
Mưa rồi không có một lời cảm ơn

Mưa buồn rụng hết tiếng đờn
Cũng còn an ủi còn hơn oán trời
Bể sầu tát mãi không vơi
Lang thang tìm mãi những lời nước non

Mịt mờ sóng cũ héo hon
Hải âu mòn cánh sài gòn tương tư
Hết môi ngọt hết hương dư
Cội nguồn mất dấu tình thư mất hồng

Đường say ngõ tỉnh trống không
Còn hai hạt bụi song song đợi chờ
Con tim khô máu cạn thơ
Bốn mùa lưu lạc từng giờ áo cơm

Chữ tình chữ nghĩa chữ nhơn
Chữ vui chữ khổ chữ hờn chữ đau
Vong vo quấn quýt ôm nhau
Trong câu vọng cổ ca dao trong màu

Trong duyên trong nợ trầu cau
Trong sương trong tuyết chiêm bao đi về
Đồng sâu đồng cạn no nê
Không ngăn nước mặn không chê nước phèn

Hình như cũng đã thân quen
Hình như chân trắng tóc đen đã từng
Trèo non vượt biển băng rừng
Gặp nhau tay bắt mặt mừng hình như

Bờ môi gió cát hiền từ
Đôi vai muối mặn quá dư ngọt bùi
Khóc cười tới bến yên vui
Than hồng bếp ấm êm xuôi về nguồn...

MD.01/03/06
LuânTâm
(Trích trong TT HƯƠNG ÁO.MinhThư XB ,MD.USA.2007,tr.124-125)

Thằng Em

Hai cậu cháu chuẩn bị đi học

Thằng em thuộc diện từ từ
Chuyện gì cũng để từ từ tính sau
Bây giờ ăn trước đã nào
Hải vị rất thích, sơn hào đương nhiên
Cuối tuần họp đám bạn hiền
Rủ nhau ăn uống chia tiền trả ngon
Có vợ mà sợ có con
Tội gì ràng buộc để còn thảnh thơi
Vợ chồng xứng lứa vừa đôi
Cái làm tàm tạm cái chơi rất sành
Nói năng chọc phá cũng rành
Tiếu lâm một bụng bởi cần stress free
Cái sạch cũng rất ly kỳ
Vô nhà thấy chẳng khác gì ho-tel
Cái ly cái tách trong veo
Nhà không hạt bụi bếp treo để thờ
Ngày ngày ăn dạo ăn nhờ
Không cho vợ nấu sợ dơ hôi nhà
Bà chị thì chẳng nệ hà
Vơ thằng em ruột cũng là em dâu
Thằng em theo chị bấy lâu
Mười hai thuở ấy nay đầu bốn mươi
Công danh sự nhgiệp rất lười
Hằng ngày dùng đủ kỳ dư …từ từ

Thằng em của tôi không có gì hay ho tài giỏi hay nổi bật hơn ai cả mà ngược lại còn thua kém bạn bè cùng trang lứa đủ mọi bề. Học vấn, nghề nghiệp, danh lợi, tiền tài vv… Nhưng nó được cái sense of humour, chuyện gì xảy ra chung quanh nó đều biến thành chuyện tiếu lâm, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không và đôi khi chuyện không lại…hóa có mặc dù bản chất nó không phải là kẻ lạc quan yêu đời vô tư lự.

Thằng em theo vợ chồng chúng tôi đi vượt biên năm 12 tuổi. Ba Má tôi không đành lòng cho thằng con trai duy nhứt mạo hiểm với chúng tôi trong chuyến đi chín dữ một lành như vậy, một chuyến đi rủi nhiều may ít mà sinh mệnh chỉ biết phó thác cho số phần. Nhưng thằng em mến tôi vì tôi chăm sóc ẵm bồng nó từ lúc nó mới một tuổi, từ cái ăn cái ngủ cho đến cái đứng cái đi nên khi nghe vợ chồng tôi bàn chuyện vượt biên, nó cũng đòi đi theo Hia Chế Hai cho được (người Tiều Minh Hương gọi anh chị bằng Hia, Chế). Bữa đầu ra đến bãi hẹn thì bị trục trặc một chút chuyện nên cả đám vượt biên phải quay trở về. Qua ngày hôm sau chủ tàu kêu đi lại, má tôi khóc lóc năn nỉ thằng con ở lại nhưng nó nhứt định không đổi ý. Vì một lòng theo dính Chế Hai như vậy mà giờ đây nó mới nghiểm nhiên tự động trở thành một công dân Úc sống khỏe re tự tại ở một đất nước tự do giàu có và chan chứa tình người, một xứ sở có nền an sinh xã hội bảo đảm mà tuổi già và hậu vận không cần phải canh cánh lo âu.

Thọat đầu, khi tới Úc vì không có thân nhân bạn bè ở Sydney nên gia đình chúng tôi gồm bốn người, hai vợ chồng với đứa con gái nhỏ và thằng em được gởi vào một trung tâm bảo hộ thiếu niên tị nạn vô gia đình gọi là Westly Mission Centre do hội Uniting Church thành lâp trong lúc chờ đợi mướn nhà. Trong thời gian ở đây, thằng em nhập bọn theo đám thiếu niên ở đây nên mới “mở mắt” được đôi chút. Bọn nhóc hướng dẫn đi đây đi đó, cách thức đón xe bus, đi xe lửa, dặn nó khi gần tới trạm xuống phải để ý chớ lơ mơ qua huốc trạm là đi tuốt luôn hết biết đường về báo hại thằng em cũng lên ruột mấy lần đầu khi tự đi. Có một hôm, người giám hộ dẫn đám nhóc đi movie, sau đó cho đi ăn K.F.C. Thằng em ở xứ nghèo mới tới chưa từng biết vụ này nên khi bọn nhóc đem lại cho nó một hộp gà , nó cứ ngồi hòai không dám ăn vì tưởng phải chờ có cơm rồi mới ăn được. Ở Việt Nam, một con gà làm mấy món, chia mấy mạng chớ đâu có cái màn ăn gà không phây phây như vậy. Ai dè chờ một hồi thấy bọn nhóc kia cứ thản nhiên vừa ăn vừa uống coke, đấu láo lia chia, thằng em nghĩ trong đầu chắc Úc này nó ăn gà thế cơm, thôi mình cũng ăn cho rồi. Thế là nó mới rón rén mở hộp gà ra ăn một cách từ tốn dè chừng. Thiệt là quê hết chỗ chê. Nhưng cũng nhờ từ những chập chững khám phá ban đầu mà thằng em dần dần dạn dĩ hơn và biết ma lanh break the law đôi chút nếu cần, chớ không còn ngốc nghếch thiệt thà như lúc còn ở nhà với ba má.

Lúc chúng tôi làm chủ một corner shop bán tạp hóa Úc thì thường buổi chiều sau khi đi học về, thằng em coi shop cho tôi ra nhà sau nấu ăn. Có một bữa nọ tôi nghe môt khách hàng và thằng em đấu khẩu nhoi trời đất ngòai trước mà chẳng biết chuyện gì, chạy ra coi thì té ra ông khách đó là một ông già người Hy lạp. Ông ta nghe thằng em chào và hỏi “Ti cà ní” có nghĩa là How are you, ổng tưởng (chắc già lẩm cẩm) thằng này biết tiếng Hy lạp nên nói một tràng tiếng Hy Lạp làm thằng em điếc luôn. Vốn có óc khôi hài nên nó cứ mặc cho ổng nói gì thì nói, còn nó, nó xổ lại tiếng… Việt. Ông già không hiểu trời trăng gì mà cứ rán gân cổ nói tới tấp. Thằng em thì cười sặc sụa khiến tôi phải xin can giải huề bằng… broken English cho ông ấy hiểu. Và khi ổng mua được món đồ xong đi ra cửa, thằng em quỷ quái của tôi còn nói vói theo”Gia Xu” có nghĩa là Bye bye, see you. Tôi trừng mắt la nó sao chọc ông già chi vậy. Nó nói không chọc thì lấy gì vui. Bây giờ ông Greek già đó có lẽ đã ra người thiên cổ còn chị em chúng tôi thì vài năm nữa cũng xấp xỉ tuổi ông ngày xưa. Nghĩ lại :

Mới hay con tạo xoay vần
Người sau kẻ trước dần dần tới phiên

Trong chương trình high school, thằng em rất ghét môn sport, nhứt là swimmimg. Tuy biết bơi nhưng nó bực mình cái chuyện nào là phải mang theo swimsuit, khăn tắm, bao bị để đựng đồ ướt, đồ khô. Nào là khi đến hồ bơi phải thay đồ tắm, bơi xong lên tắm lại rồi thay lại đồng phục. Cứ thay vô thay ra và xách lung tung xà bèng là cái chuyện cực kỳ phiền tóai mà nó không thể nào chấp nhận được nên cứ hễ tới ngày đi bơi là nó “lặn” luôn, đợi tới giờ học mới đến thẳng trường. Đến cuối niên học, thằng em đem học bạ nhờ ông thầy sport ký tên, ông thầy hỏi nó:
- Who are you? I haven’t seen you before. Tôi chưa từng thấy mặt cậu bao giờ mà bảo tôi ký cái gì.
Nó cũng cười cười:
- Yes, you had seen me but not often , Sir.
Vậy rồi cũng huề thôi.

Hằng ngày sau khi đi học về, không biết thằng em và con gái tôi, hai cậu cháu nó nói chuyện với nhau bằng kiểu gì mà cái hôm đi đón ông bà ngọai ở phi trường sang đòan tụ gia đình, vừa trông thấy ba má tôi, nhỏ con gái chạy lại ôm ông bà nói:
-Trời ơi!, ông bà ngọai còn “trâu bò” quá, vậy mà con tưởng đâu già lắm rồi.
Tôi tá hỏa chưa kịp la nhỏ con thì má tôi chưng hửng hỏi:
- Ai dạy con nói kỳ cục vậy? Sao nói ông bà ngọai như trâu bò?
Con gái tôi cười hì hì:
-Thì thằng con của ngọai đó, thằng cậu con nó nói hễ mày thấy ai mạnh khỏe là “trâu bò” chớ gì. Trâu bò mới có sức cày ruộng, phải không ngọai?
Thật ra vợ chồng chúng tôi có gởi con gái đi học tiếng Việt nhưng khi vào lớp gặp ông thầy người miền Bắc, nó giơ tay hỏi:
- Phải thầy là Việt cộng không? Cậu con nói Bắc kỳ là Việt cộng ăn cướp nước con đó. Thôi tuần sau không học nữa, học riết chắc con thành Việt cộng luôn . (!)

Lúc đi vượt biên, con gái chúng tôi mới có 4 tuổi nên chưa biết gì về chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, chỉ nghe nói người ngòai bắc là cộng sản, là baddies. Chúng tôi có giải thích cho nó nghe là có hai lọai người Bắc, Bắc quốc gia và Bắc cộng sản nhưng nó vốn không muốn học nên lấy cớ đó bỏ luôn thành ra bây giờ, nó “chớp” được chữ nào của thằng cậu là đem ra xài chữ đó. Mà thằng cậu khi đi vượt biên thì mới học xong tiểu học… Hoa ngữ.

Thằng em rất kén ăn kén mặc, ăn thì thích ăn ngon, mặc thì muốn phải coi cho được. Khổ người ốm ốm xương xương nhưng khi chọn quần áo thì cái nào mặc lên look cool (ngầu) mới hài lòng. Lúc mà thời trang leather jacket thịnh hành, cậu ta muốn mua một cái mà đi hết Wesfield này đến Wesfield nọ, từ tây sang đông, từ nam qua bắc. Cuối cùng ra city gặp một cái ưng ý nhưng chưa chịu mua, chạy về lôi nhỏ cháu ra bảo mày coi giùm tao cái jacket này được không. Nhỏ cháu nói O.K. Vậy mà cũng không tin chắc. Hai bữa sau cậu ta lại năn nỉ bà chị đi theo cho ý kiến. Rốt cuộc cũng về “tông khay”.

Mấy ngày sau, một bữa đi làm về, nhỏ con mắng vốn thằng em:
- Mày làm tao quê quá Tony à. Ông chủ tiệm gặp tao đi ngang hỏi sao thằng cậu mày khó quá vậy, coi hòai mà không chịu mua. Đồ may sẵn bán chớ có phải đo người đặt may đâu. How can it be just right for you, man. However, nothing is perfect in this world, mate. Mày lo cưới vợ đi để vợ mày lo cho mày. Mai mốt đừng có kêu tao đi coi đồ cho mày nữa, tao không có đi đâu.

Đọc tới đây chắc quý vị rất bực mình khó chịu và thấy ghét cái nhân vật “thằng em” này. Tôi là chị nó mà còn bực mình nữa huống chi người ngòai. Thằng em còn có tính kỹ lưởng sạch sẽ đến như bệnh họan. Giày dép của ai đi đâu về là cậu ta phải cầm lên kiểm sóat lại coi có dính gì dơ thì đem ra ngòai chùi sạch mới đem vô nhà đặt ngay ngắn. Vốn là người thích trật tự nên thấy cái gì không đúng chỗ là cậu ta sắp đặt lại ngay, trong nhà không có cái gì được “ló” mặt ra ngoài hết trừ những món mỹ nghệ trang trí chưng bày. Rủi như thình lình trông thấy một sợi tóc của ai dưới nền gạch trắng tinh là cậu ta phải cúi xuống lượm bỏ vào thùng rác liền khiến con gái tôi phải la lên:
- Mày annoy tụi tao quá. Mai mốt gặp bà vợ tóc dài, một ngày rụng mấy chục sợi cho mày lượm cúp xương sống luôn.
Một bữa đang ngồi ăn chiều cậu ta bỗng bật cười kể:
- Hồi nãy đi làm về ghé đổ xăng, cậu nghe một ông Việt Nam nói tiếng Anh mà muốn nổ cái đầu luôn, hiểu không nổi. Suy nghĩ một hồi mới nghĩ ra. Ông đó có chiếc xe bỏ garage sửa mấy hôm trước và bữa nay lại lấy về. Nhưng thấy chiếc xe của mình dơ quá ông ta complain với ông mechanic:
- Can you lyn ly.
- What? Say it again.
Ông V.N. vắn tắt lập lại:
- Ly lyn.
Ông thợ nổi dóa cộc lốc quát lên:
- What?
Lần này chắc ông V. N. nghĩ trong đầu là thằng di dân này ở xứ nào tới mà dở quá, mình nói tiếng Anh vậy mà nó không hiểu. Thế là ông ta lập lại một lần nữa, lần này nói chậm chậm từng tiếng một:
- Can… you… ly …lyn.
Cũng không hiểu luôn. Ông thợ trợn mắt lắc đầu bỏ đi một nước. Còn ông V. N. thì chỉ biết giơ hai tay lên trời rồi lẳng lặng xách xe về. Đố bà chớ ổng nói cái gì.?
Cả nhà mắc cười quá trời, tôi nói:
- Thì chắc ổng kêu thợ máy lau cái xe cho ổng trước khi giao xe đó mà. Can you clean please chớ gì.
Thằng em cười như nắc nẻ:
- Dân mình nhiều người nói tiếng Anh như nói tiếng Việt, chắc vì ảnh hưởng bốn ngàn năm văn hiến, chữ nghĩa sâu xa muốn Việt hóa tiếng Anh, chơi bỏ bớt chữ của người ta; phát âm ra người mình nghe còn không hiểu, làm sao “tây” nó hiểu. Ngày thì đi làm lyn(clean), tối đi lấp(club), cuối năm khai thuế lem(claim) lại mấy hồi. Chợ Flemington thì đặt là Lê Minh Tân. Regents Park thì kêu là Lý Chính Phát. Chesterhill thì thành Chết rồi Thiêu. Vui, vui thiệt. Thầy chạy luôn. Mà không phải chỉ mấy người không rành tiếng Anh mới nói kiểu đó đâu. Có một số người cũng đến trường đến lớp đàng hòang nhưng họ lại thích nói nhảy chữ như vậy. Như thằng bạn làm chung trong section của cậu. Nó học T.A.F.E. ra chuyên viên. Vậy mà có lần cậu hỏi nó chớ cái resistor của mày colour code là gì. Nó trả lời làm cậu phát nóng.
- Rao, lắc, lắc, lắc.
- Là màu gì?
Cậu khó chịu hỏi lại. Nó nhát gừng đáp:
- Thì rao, lắc lắc lắc.
Nghe nó nói, cậu thiếu điều muốn chưởi thề:
- What the hell is “rao”and “lắc”? Phải một brown và ba black không ?
Nó bình thản gật đầu. Đó, bà thấy vui dễ sợ chưa?

Thằng em sạch sẽ ngăn nắp vì thói tật chớ thật ra cậu ta làm biếng nhớt thây. Nhờ cậu ta làm việc gì thì cứ …từ từ mà chờ đi. Có lần thấy cỏ mọc cao quá mà tuần đó ông xã cảm cúm chưa cắt được, tôi nhờ cậu ta. Cậu ta hẹn tuần sau. Tuần sau nhắc nữa thì cậu ta nói:
- Từ từ, gấp gáp làm gì chớ. Cắt rồi tuần sau nó cũng mọc lại thôi. Cắt sớm thì mọc sớm chớ gì. Phải tuần trước cậu nghe lời bà xách máy ra cắt thì tuần này thấy sắp phải cắt nữa rồi. Ở Việt nam bà có nghe nhà ai nói cắt cỏ không?
Tôi phát sùng:
- Ở Việt Nam, đất còn không đủ cho người ta ở, chỗ đâu cho cỏ mọc. Sống ở đâu thì nói theo ở đó, đừng đem Việt Nam ra so sánh. Muốn chuyện có hóa không cũng đuợc. Tao thì dân chủ lắm. Chỉ sợ ông Hia mày nói nhờ có một chút chuyện mà cũng không xong thôi.
- Thì để từ… từ. Làm chuyện gì thì cậu phải suy nghĩ coi có đáng không. Mùa hè cỏ lên mau như magic. Cắt bữa nay qua ngày sau là thấy lên một phân rồi. Để cho nó mọc cho đã rồi hẳng hay. Từ từ mà…

Chuyện người khác cậu ta từ từ thì cho là cậu ta ích kỷ lười biếng đã đành. Đàng này, ngay chuyện bản thân cậu ta, cậu ta cũng từ từ luôn. Cậu ta có sở thích là uống bia và nghe nhạc. Đêm nào cũng lai rai một hai chai nghe nhạc tới hơn nửa đêm, sáng nào cũng mở mắt không muốn nổi. Vì vậy cuối tuần, cậu ta “nướng” tối đa để bù lại. Ngủ dậy 11 giờ trưa là sớm. Có lần cậu ta cần đi bác sĩ thử máu. Ngày thứ bảy bác sĩ chỉ làm tới 1giờ . Đáng lẽ cậu ta phải dậy sớm hơn một chút, nhưng cậu ta vẫn tánh nào tật nấy, vẫn cứ… từ từ. Đến chừng đi tới phòng mạch bác sĩ thì bác sĩ hỏi:
- Anh muốn thử máu hả? Có ăn gì chưa?
- Dạ chưa.
Cậu ta tình thật đáp. Bác sĩ cười cười bảo :
- Vậy thôi đi ăn đi. Anh tới trể quá, người courier lấy mẫu máu đã đi rồi.
- Vậy hả? Thôi để tuần sau. Cũng không gấp gì. Từ từ cũng được.
Thế là cậu ta tắp vào một quán ăn gần đó kiếm cái gì đó ăn sáng by noon.

Thằng em là như vậy đó. Còn cậu ta mà chơi với hai thằng cháu (6- 7 tuổi) gọi cậu ta bằng ông cậu thì chẳng khác gì Lão ngoan đồng Châu bá Thông trong “Anh hùng xạ điêu”, nghịch ngợm, phá phách, đùa dai không thể tưởng. Cậu ta tưởng tượng ra một thế giới người ảo và bày trò này trò nọ khiến hai thằng cháu chỉ biết ngẩn tò te ngồi nghe nửa tin nửa ngờ. Tin thì thấy vô lý mà không tin thì sao thằng ông cậu này nói như là thiệt vậy. Người ngòai mà nhìn vô cái bộ tịch bọn nó chỉ biết cười đau bụng thôi.

Hồi năm ngóai năm kia gì đó, thằng em được công ty gởi qua Anh tu nghiệp một tuần. Cậu ta lấy thêm một tuần holiday để qua Pháp đi honey moon với vợ, luôn tiện coi cho biết Paris có gì lạ mà văn chương mỗi khi đề cập đến Paris là cứ đem cái câu “Paris có gì lạ không em” ra hù người ta nghe phát bực mình. Từ Úc qua tới Anh phải mất 24 tiếng đồng hồ bay, cậu ta nói ngồi đến đau thốn cái bàn tọa, cứ nhốm bên này, nhích bên kia như là ghế có gai, đau lưng thì ít mà đau đít thì nhiều. Ngồi lâu ê ẩm quá thì bật ghế ra nằm. Nằm một hồi không ngủ được lại ngồi dậy coi TV, nghe nhạc. Cứ hết nằm tới ngồi lùng tung lúng túng nội chỗ đó, không đi đâu được hết. Khổ như vậy mà ai nói đi du lịch sướng lắm, không biết sướng cái chỗ nào, bây giờ nếu được xuống máy bay về nhà nằm mới là phê nhứt thôi.


Hai vợ chồng cậu em

Ở Paris một tuần, cậu ta mới biết Paris có gì lạ. Đi đường thì không dám nhìn lung tung ngắm người ngắm cảnh thỏai mái mà cứ phải nhìn xuống coi chừng ‘’mìn’’. Bởi vì dân Paris thường hay dắt chó ra ngòai dạo chơi và luôn tiện cho nó phóng uế ‘’xổ bầu tâm sự’’ cho nên bất cứ chỗ nào cũng có thể bị ‘’gài mìn’’, sơ ý là đạp phải ngay. Oh! la la!, gớm hết cở nói nhứt là gặp trời mưa chèm nhẹp đi đâu về chắc phải dục luôn đôi giày. Còn dân móc túi thì như rươi và siêu việt không tưởng tượng nổi. Một du khách đứng sắp hàng dưới chân tour Eiffel chờ mua vé, ông ta đã cẩn thận khóa cái bóp đeo trước bụng, vậy mà chừng ông ta mở bóp ra định lấy tiền mua vé, cái khóa vẫn còn đó mà tiền bạc giấy tờ thì lại biến đâu mất tiêu. Ông ta la tóang lên, cảnh sát thổi còi rượt đuổi thì chỉ thấy một đám người trùm đầu trùm cổ chạy tán lọan như một bầy dơi đen thui không biết thằng nào là thằng nào để mà bắt. Ngòai ra còn có những tệ nạn khác như beggers (người ăn xin) ngồi nhan nhản đầy đường hoặc homeless trú ngụ dưới gầm cầu hay những tầng hầm đậu xe. Té ra Paris, thủ đô ánh sáng có những cái lạ là vậy. Khi về kể lại, thằng em xúi tôi năm tới bà đi một chuyến đi cho biết đó biết đây và biết khổ với người ta chớ không thôi bà tưởng đi du lịch là sướng lắm sao.

Chuyện thằng em nói mãi còn hòai. Nhưng phàm cái gì nói nhiều quá thì người ta đâm chán, không còn hứng thú để nghe, nhứt là nói mãi về một nhân vật, và nhứt là nhân vật đó rất tầm thường, chỉ biết hưởng nhàn, sống lè phè, sống cho mình, không có lý tưởng hòai bão gì cao cả, hay ho đáng ca tụng. Nhưng nghĩ cho cùng, ở đời có ai mà không muốn sống cho mình. Không sống được cho mình có lẽ là do số phận đẩy đưa, hòan cảnh xui khiến nên buộc lòng phải chịu, chớ nào ai muốn thế. Cũng vì vậy đời mới có câu “Hòan cảnh tạo anh hùng” và “Nếu phải đường đời bằng phẳng hết. Anh hùng hào kiệt có hơn ai.”
Nhưng nếu số thằng em tôi nhờ phước cha mẹ, làm một kẻ tầm thường, sống bình thường mà lúc nào cũng nhàn nhã thảnh thơi, làm đủ ăn đủ sống là được rồi chớ không cần phải bon chen chạy theo cho bằng người này hoặc hơn người nọ người kia thì tôi cũng cầu mong cho nó sẽ được như vậy mãi. Còn cái phúc nào hơn là có đươc peace of mind trong đời. Tôi nghĩ vậy không biết có đúng không…? Tùy nhân sinh quan của mỗi người.

Người Phương Nam

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024

Tình Khúc Mùa Đông - Sáng Tác: Thanh Trang - Tác Giả Trình Bày


Sáng Tác: Thanh Trang - Tác Giả Trình Bày
Thực Hiện: Quý Denver

Em Ơi

 

Em ơi anh gọi em ơi
Mơn sợi tóc rối lả lơi vai gầy
Lung linh ánh sáng đèn cầy
Bóng em mờ ảo tràn đầy men say

À ơi đầu gác trên tay

Để anh lùa gió về vây môi mềm
Ngoan đi ngủ giấc êm đềm
Cho trăng rọi xuống bên thềm cùng ta

Em ơi anh gọi là hoa
Mùi hương ngây ngất làn da mịn màng
Anh nghe hơi thở nồng nàn
Hồn hoang chìm đắm dịu dàng mắt em

Tay tròn mười ngón nhung êm

Chừng như chải chuốt tô thêm môi hồng
Anh say trong giọt rượu nồng
Buông đời theo gió ôm vòng tình mơ

Em ơi anh gọi nàng thơ
Cho đêm lắng đọng vu vơ nhìn trời
Anh say sưa vẽ tuyệt vời
Một nàng ngọc nữ xuống đời đam mê

À ơi anh lại ngô nghê

Trái tim rung động ủ ê bóng hình
Trăng khuya nửa mảnh đang nhìn
Một chàng nghệ sĩ mang tình vào thơ

Đỗ Hữu Tài

Fri May 20, 2011

Tuyết Rơi

 

Tuyết rơi…trắng xóa khung trời

Hồn ta theo hạt tuyết rơi…

Tung tăng…nhảy múa… đùa giỡn

Nghiêng nghiêng rờ mó…cõi đời


Tuyết ơi, tuyết hởi…từ đâu

Trần gian… dưới áng mây sầu!

Cây cành trơ trọi…buồn ngơ ngác!

Nẽo hồn lạnh lẽo suốt canh thâu!


Nhớ thuở…ôm tuyết vào lòng

Trinh nguyên…màu áo trắng trong

Đã ve vuốt…hồn ta ngây ngất

Lời thơ, nốt nhạc…suối xuôi dòng…


Tuyết ơi… sao vội vã ra đi

Để cho ta ôm mối tình si!

Mới thấy đó…nay đà mất đó

Tuyết tan, còn lại những gì!


Dù sao…cũng cám ơn Tuyết nhiều

Nụ tình trong trắng thương yêu

Tê lạnh…nhưng rồi nồng ấm

Xuân sang…hoa bướm dập dìu! 


Tô Đình Đài


Có Ai Trở Về Panatnikhom

 

Có ai trở về Panatnikhom
Cho tôi gửi những nồng nàn ngày cũ
Khung trời đó đã nhiều rong rêu phủ
Biết chăng ai lạc mất một mối tình

Đường về chốn xưa chắc nhiều bâng khuâng?
Hàng rào kẽm gai một thời cách trở
Trại ti nạn gắn bó như hơi thở
Những trái tim lưu luyến vẫn tìm về

Một lần thôi, cũng đã lỡ hẹn thề
Tuổi đôi mươi, tôi với người gặp gỡ
Panatnikhom chưa xa đã nhớ
Ôi những cơn mưa ướt hai mái đầu

Để gió buồn len lén suốt canh thâu
Ước mộng xa vời, tương lai mờ tối
Nên lời yêu, người ơi, không cần nói
Tôi chẳng giận hờn, (biết ngày mai ra sao!

Nên những ngày Panat lòng xôn xao
Từng phút từng giây nâng niu chất ngất
Đôi mắt người chiều hoàng hôn ấm áp
Tan chảy rộn ràng hai mảnh tim côi

Nên giữa những cơn mộng mị chơi vơi
Tôi thức giấc nghe nỗi buồn chợt đến
Bóng trăng khuya vỗ về khung cửa khép
Êm đềm ru Panat giấc muộn màng

Những khu nhà nằm im lặng, miên man
Ai nức nở nhớ con tàu vượt biển
Rời xa quê hương, không lời từ biệt
Tự do đâu rồi, trại cấm bơ vơ!

Tình đến tình đi, ai nỡ hững hờ
Chuyện hợp tan muôn đời nay vẫn thế
Chẳng là trăm năm, không là tri kỷ
Bước qua đời nhau, như duyên phận tình cờ

Khi chia tay, người chẳng hứa đợi chờ
Đời phía trước dẫu muộn phiền giăng lối
Để lại sau lưng Panat hấp hối
Phi trường thẫn thờ, Bangkok vấn vương

Bỏ lại Thailand cả một trời thương
Panat-Sikiew nắng mưa rong ruổi
Trên những nẻo đường bể dâu biến đổi
Giữ cho nhau miền ký ức ngọt ngào

Ai trở về thăm Panat năm nào
Gửi giùm tôi, tên một người, theo gió thoảng
Gửi nhan sắc, tuổi thanh xuân lãng mạn
Còn bài thơ, tôi giữ lại riêng mình

Kim Loan

Con Tắc Kè

 

       Giồng Ké, nơi tôi sống và lớn lên, là một xã của tỉnh Vĩnh Long, nhưng sau đó lại trực thuộc địa phận Vĩnh Bình hay còn gọi tên cũ là Trà Vinh.

       Dù tôi sống trong loạn lạc, đêm đêm phập phòng bên cạnh mỏ liên hồi của du kích quân, giật mình thức giấc bởi tiếng đại bác, hồi hộp lo âu sống còn, giữa lằn ranh giao tranh của hai phe. Nhưng tuổi thơ của tôi trở lại hồn nhiên, được trải dài trên con đường từ nhà đến trường và tôi vẫn…tung tăng, đầy vô tư trong phút giây trộm hoa, cắp quả, từ những gia cư sống lân cận quanh khu vực nhà trường. Bấy giờ nếu có ai hỏi: “Tuổi trẻ sợ gì nhất ”? Có lẽ bọn học trò chúng tôi có cùng một câu trả lời “Sợ bị khảo bài nhất mà thôi”.

       Tuổi hái hoa bắt bướm qua nhanh. Tôi vào trung học, một cực hình lớn nhất đối với tôi lúc đó là phải xa nhà để tiếp tục việc học vấn.
       Trong kỳ thi Đệ thất, trường tiểu học Giồng Ké chỉ vỏn vẹn hai thí sinh trúng tuyển vào trường công lập Vĩnh Bình, trong đó có tôi. Như đã nói, vì Giồng Ké thuộc tỉnh Vĩnh Bình nên tôi phải ở trọ, trong khi các anh chị tôi đều theo học tại Vĩnh Long. Tôi vẫn nhớ, hôm rời nhà, hành trang là chiếc va li nhỏ. Má tôi chu đáo sắp xếp vào đó những thứ cần dùng cho người con gái sắp sửa bước vào tuổi dậy thì cùng những lời dặn dò cho đứa con phải đi xa.

       Tôi theo chân ba và được gửi gắm cho một người cô bà con. Cha cô là em ruột của ông nội tôi, một gia đình giàu có, đất ruộng cò bay thẳng cánh, nên tôi chẳng lạ gì khi đặt chân lên ngưỡng cửa nhà cô. Ngôi nhà ngói đồ sộ, nền đúc cao, tọa lạc trên một vuông đất có nhiều loại cây ăn trái, có rào bao quanh với cổng khóa, then gài. Con cháu cô đều đi làm, đi học. Tất cả ở Sài Gòn, trong gia đình chỉ còn lại cô dượng và bà lão giúp việc. Nhà to thế ấy, người trong nhà lớn tuổi chừng ấy, nên việc có thêm một đứa trẻ như tôi đến chung sống, âu đó là niềm vui, nên mọi người đều hân hoan đón nhận. Nhà giàu sang, rộng thênh thang nên có sự phân chia rạch ròi “nhà trên, nhà dưới”, là điều hẳn nhiên. Về đêm, sự phân chia rõ ràng hơn bằng những khuôn cửa có khoá cài an toàn.

       Phòng ngủ của con cháu cô gần như niêm phong, chỉ mở ra vào dịp Tết hoặc hè, khi họ về thăm gia đình. Tôi đến đây, như một “thượng khách” nên được yêu thương và chăm sóc kỹ. Bởi thế tôi “ phải ” ở nhà trên cùng với cô dượng. Nơi tôi học hành và nghỉ ngơi là một bộ ván gõ, nằm cạnh và đối diện một dãy với bốn bàn thờ lớn cùng tám tấm liễn dài, treo dọc theo những thân cột to. Tất cả các thứ trên đều cẩn xa cừ, được đánh bóng nên sáng loáng và ánh lên đủ màu trông thật đẹp mắt. Đêm đầu tiên đến đây, tôi không tài nào chợp mắt và… thút thít khóc. Bộ ván gõ nơi tôi nằm, mát lạnh, rất lý tưởng với khí hậu nơi quê nhà. Nhưng sự tủi thân, nỗi cô đơn của đứa bé vừa xa gia đình, vừa sợ ma, sợ những nén hương lập lòe thắp trên bàn thờ cùng tiếng kêu của con tắc kè, làm tôi ớn lạnh. Lưng tôi lạnh, hơn cả cái lạnh của tấm phản gỗ.

       Nỗi sợ trong tôi càng gia tăng vào những khi cô dượng về Sài Gòn thăm con cháu. Sự vắng mặt đôi khi kéo dài đến cả tháng trời. Những hôm như thế, bà lão giúp việc chăm sóc tôi kỹ hơn. Đêm về, sợ tôi mê ăn mê ngủ nên bà khóa trái cánh cửa phân biệt “nhà trên, nhà dưới” lại. Bấy giờ, tôi sợ con tắc kè đang sống bám trên tường vôi hơn cả con ma, sợ đôi mắt sáng quắc, sợ tiếng kêu “ tắc kè... tắc kè ”. Nghĩ đến lớp da sần sùi của loài bò sát này, nhở nó “sẩy chân” té nhào thì còn gì là tôi. Bởi thế, vừa chập choạng tối là tôi vội giăng mùng để tránh tai nạn rơi thình lình theo trí tưởng tượng và tuổi thơ của tôi đi vào mộng mị… bằng tủi hờn, bằng ràn rụa nước mắt, bằng lo âu sợ hãi. Tôi cảm nghĩ, mình như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài. Cực hình này so ra khủng khiếp hơn cả lần đầu xa nhà.

       Sáng hôm sau tôi vào lớp học với cặp mắt sưng vù. Cô bạn ngồi bên cạnh hỏi vì sao, tôi thật tình kể hết chuyện con tắc kè, sợ tiếng kêu, sợ nó sẩy chân…
       Cô nhìn tôi cười ngất:
      - Bạn khờ quá ! Nó linh lắm đó, nhất là vào mùa thi.
        Bạn tôi kể rằng vào mùa thi, mỗi lần nghe nó kêu thì bắt đầu đếm là “ đậu hoặc rớt ”, và tiếng cuối cùng ngừng ở chữ nào, thì kết quả linh ứng vào chữ đó. Tối đêm ấy, tôi bớt sợ hơn, có phần háo hức là đàng khác. Vâng tôi chờ, tôi đợi… tiếng kêu con tắc kè và dù không là mùa thi nhưng tôi vẫn đếm thử…, không phải bằng tiếng “đậu, rớt” mà là “bị khảo bài ... không bị khảo bài”. Và kể từ lúc đó tôi học chí tử, nhất là tiếng kêu dừng lại “bị khảo bài”.

Sống giữa tường vôi đã thấy buồn
Kêu chi não nuột? Tắc kè thương!
Đêm đêm phá giấc cô trò nhỏ
Thức dậy ôn bài lúc giữa đêm.

      Tuổi trẻ ngày nay nhiều vòi vĩnh, lắm thú vui, đủ trò chơi, nào sinh nhật, xi nê, ti vi…Còn tuổi trẻ của tôi, sống, lớn lên, làm bạn với tiếng kêu của tắc kè…Mùa thi, mùa của mong đợi, vì tôi đam mê tiếng kêu này mất rồi! Mùa thi, mùa của mệt nhọc, buồn ngủ dù gà gật cách mấy mà tiếng kêu cuối đếm đúng chữ rớt, tôi vội bật dậy ôn bài.

Mái ngói tường vôi cao lêu nghêu
Linh thiêng hồi hộp dõi tiếng kêu
Phập phồng thao thức lần tiếng đếm
“Đậu  Rớt” Tắc kè chớ cợt trêu!

       Con tắc kè, người bạn có lớp da trông gớm ghiếc, nhưng tôi không còn sợ nữa, trái lại tôi cảm thấy nó gần gũi, vừa hiền lành lại linh thiêng. Mà lúc đó tôi làm gì biết được tại sao nó linh hiển như thế. Mà biết để làm gì, khi cuối năm Đệ thất, tay nắm được phần thưởng, trong buổi lễ do nhà trường tổ chức tại rạp hát Phú Vinh thuộc tỉnh Vĩnh Bình .
       Sau này tôi còn biết thêm về con tắc kè qua bài học vạn vật, cô giáo cho biết nó là một loại bò sát, da tuy sần sùi, nhưng điều kỳ diệu là màu luôn thay đổi theo môi trường sống. Đấy là đặc điểm về khả năng sinh tồn cho chính bản thân của nó.

Làm thân bò sát: “Tắc kè hoa”
Vì lẽ sinh tồn đổi màu da

        Mươi mấy năm qua, tôi xa trường, chưa một lần trở lại căn nhà nền đúc ấy. Còn con tắc kè năm xưa? Có lẽ không ai trả lời cho câu hỏi của tôi… Theo dòng thời gian tôi đã hoàn toàn quên hẳn nó, người bạn một thời mà tôi đã tin tưởng vào tiếng kêu linh thiêng. Cho đến khi…

Mươi mấy năm qua xa mái trường
Xa rồi tiếng gọi tắc kè thương
Ai xui gợi nhớ ngày xưa cũ
Quay quắt trong tôi đến lạ thường!

       Thời gian định cư khá lâu, "hương vị" tỵ nạn vẫn còn đó, nhưng cái “tâm trạng người mới rời quê hương, vừa xa trại tị nạn” lại nhiều đổi thay. Một số người đã để quên quá khứ đàng sau bờ đại dương, chẳng buồn nhớ lại phút giây nơi trại tỵ nạn năm nào. Bước vào hiện tại bằng đầy đủ tiện nghi, bằng vội vã với thời gian trong công việc, bằng lao mình vào sự xô bồ, thừa mứa, bằng thú vui thâu đêm suốt sáng, bằng đặt nặng kim tiền và rồi không tránh khỏi,“giá trị tình cảm giữa người và người” nhẹ tênh dần theo năm tháng.

       Riêng tôi? Tâm hồn này? Tôi không bắt kịp với nhịp bánh xe thời gian, với thay đổi loạn cuồng của môi trường sống chung quanh và tôi… đã quỵ ngã. Tôi làm gì bây giờ đây? Trở lại là người tỵ nạn mới vừa định cư, tôi bắt đầu làm lại cuộc đời ư? Không, thật ra, tôi còn tệ hơn nữa, vì lý tưởng chọn cái chết để tìm sự sống bên bến bờ tự do thật sự đã tiêu ma rồi. Tôi đang tự đi tìm cái chết đây mà. Trong đau khổ và tuyệt vọng cùng cực, tôi còn biết gì, còn nghĩ gì về: “Thịt da này do cha mẹ cưu mang, trí óc này được thầy cô hướng dẫn. Cơm cha, Áo mẹ, Ơn thầy”. Tôi hiện hữu, nhưng đời làm sự sống của tôi mất dần ý nghĩa, vốn liếng cuối cùng của một con người là niềm tin cũng đã mất, hoàn toàn mất. Tôi như con tàu trong chuyến hải hành vô định, lênh đênh trên biển đời mênh mông, đen tối, nào tìm thấy đâu là ngọn hải đăng hầu được dẫn lối đưa đường. Bão tố ùa đến, tơi bời…như tôi đã hứng chịu trận bão năm nào, trong 9 ngày 9 đêm lênh đênh từ Việt Nam đến Mã Lai, trong lần vượt biển. Nhưng đó là 9 ngày đêm tuyệt vọng trong niềm hy vọng tìm đến bến bờ tự do. Giờ đây, trên mảnh đất tự do này tôi lại “tự do”… sống dưới hố sâu vực thẳm.


       Đang ngụp lặn trong sóng người vô tình, trong sóng tình nghiệt ngã, rồi như một phép lạ tôi bám được chiếc phao nổi. Như một phép lạ, tôi được giật dậy từ cái hố sâu thăm thẳm kia. Người làm phép lạ này, thật ra chẳng có chi lạ. Đây chính là vị tư vấn về gia đình, đã giúp tôi đứng lên và đưa tôi trở lại cuộc đời. Trong thế gian này, nếu quả thật có sự luân hồi, xin thưa rằng tôi cảm nghiệm được, chính tôi đã luân hồi ngay trong kiếp này mà không phải trải qua nhiều đời khác. Trong xã hội làm việc vì nhiệm vụ này, thật may mắn cho tôi, còn gặp được con người “vì nhiệm vụ nhưng khác nhau ở tấm lòng”. Tấm lòng của:
Người xa mà ngỡ như gần
       Trong khi:
Người thương lại chẳng nợ nần chi nhau

        Sau lần sống sót này, tôi biết chắc chắn một điều: “Tôi đang được tồn tại đúng nghĩa, bởi thế tôi cần biết nâng niu sự sống của mình”. Chính sự thay đổi lớn lao này mà hình ảnh con tắc kè năm xưa với sự huyền diệu về màu da, lại ào ạt trở về… Đã từ lâu tôi biết, ý nghĩ về “đậu, rớt” qua tiếng kêu của con tắc kè là một suy nghĩ ấu trĩ. Tuy nhiên nhờ tin tưởng vào sự hiển linh trong thời thơ ấu ấy, nó đã giúp tôi nhẫn nại ôn bài, tiếng kêu chấm dứt là “rớt” càng nhiều bao nhiêu là tôi chuyên tâm bấy nhiêu và kết quả “linh ứng” như mong đợi là điều tất nhiên. Do bởi tấm lòng của người đã đưa tôi trở lại cuộc đời, mà tôi hồi tưởng lại màu da con tắc kè. Dù những tháng năm dài oằn mình trong chiếc kén khổ đau, vị tư vấn giàu lòng mà tôi đang nhắc đến, không vội vã, người đã nhẫn nại, đợi chờ, trông chừng, hướng dẫn để tôi tự đủ sức, tự nhoài mình ra từ một chiếc lỗ thật bé của chiếc kén khổ đau kia. Vị tư vấn về gia đình này tuyệt vời trong sự thay đổi màu da “nhẫn nại lắng nghe”, màu da “chia sẻ cảm thông”, màu da “nhân ái độ lượng”. Bằng tấm lòng đã:

Hiện thân làm tắc kè hoa
Giàu lòng nhân ái đổi màu da

        Đổi màu da để thích nghi với mọi tình huống, mỗi đoạn đường đau khổ của môi trường “chán nản”, “bất mãn ”, “hằn học”, “oán hận”, “căm hờn”, “thất thời”, “mặc cảm”, “tự ti”, trong nỗi bất hạnh của con người tôi.

       Chính sự thay đổi màu da “lắng nghe” của vị này, đã ảnh hưởng ít nhiều, kéo theo sự thay đổi màu da “thái độ” của bản thân tôi. Tôi biết chấp nhận, nhìn vào thực tại, bước thẳng vào khổ đau. Để rồi hy vọng trong tôi vươn lên. Niềm tin được bồi đắp. Đời sống thăng hoa, tôi biết hướng mình đi, việc mình làm, định rõ mục đích tiến đến. Và điều quan trọng, tôi không còn muốn mình là ai nữa mà thật sự biết được “tôi là ai”, trong cách sống đích thực của một con người. Người giúp tôi biết chọn lựa bộ áo nhân cách nào, để biết nâng cao phẩm giá con người mình. Sự chuyên tâm để đạt đến kết quả như ý của cô học sinh nhỏ bé năm nào cũng là sự chuyên tâm của tôi ngày hôm nay. Giờ đây tôi nhìn đời lạc quan, bao dung hơn, dù rằng hiện tại, trong đôi mắt, ngấn lệ vẫn còn long lanh nhưng đã tiềm ẩn được nụ cười.

       Khi tôi biết chắc chắn, mình không sợ cái khổ nữa, chính là lúc tôi nhận ra, vị tư vấn đã dùng nhiễm sắc thể “tình yêu tha nhân” tái tạo nên tôi, một con tắc kè hoa biết thay đổi màu da “thái độ”, để tồn tại trước những nghiệt ngã của cuộc đời, khoác thêm lên người màu da “nhẫn nại lắng nghe” của vị ân nhân. Với tâm hồn được hoán cải, dù cằn cỗi vẫn nở hoa nhân ái, trổ trái độ lượng.

       Và thời gian…
       Thời gian…
        Cánh cửa hạnh phúc đời mình đã khép lại …! Hôm nay đây, trong tôi một cánh cửa hạnh phúc khác lại rộng mở. Và chính tôi, vâng, chính tôi phải can đảm tự mở cánh cửa này bằng sức mạnh của cánh tay “lấy sự bất hạnh của đời mình mà mang đến niềm vui cho kẻ không may khác”.
       Vì quanh đây, trong con đường hầm khổ đau mà tôi đang lần mò đi ra, thì còn nhiều, rất nhiều người khác cũng đang lầm lũi bước vào…

Kim Phượng

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024

Khúc Tinh Lơi- Thơ: PhamPhanLang - Nhạc: Mai Hoài Thu - Ca Sĩ: Vân Khánh


Thơ: PhamPhanLang
Nhạc: Mai Hoài Thu
Ca Sĩ: Vân Khánh

Thôi Đừng

 

Thôi thì em đã theo người

Quên vùng kỷ niệm một thời có nhau

Thì thôi chẳng tại vì sao

Vì gì ta đã cùng trao lời nguyền!

 

Nợ nhiều mà lại vô duyên

Vì em đã nỡ xoay nghiêng cuộc tình

Đổ tình vào sóng linh đinh

Góp thêm tiếng vỗ tử sinh phận người

 

Chúc em hạnh phúc em ơi

Còn anh mặc kệ dù trôi nổi gì

Cuộn mình sống với chia ly

Chôn vùi nỗi nhớ từ khi xa mình

 

Quên đi dấu ái cuộc tình

Dưới trăng em hứa chúng mình, có nhau

Dẫu cho đau khổ lao đao…

Nay em quên hết, thân trao theo người

 

Tôi về bóng xế mình tôi

Người đi phương ấy một trời mưa sa

Thôi thì ta chẳng gặp ta

Cũng đừng trách nữa người ra vô tình…!


Tha Nhân




Sầu Đông 2

 

Anh hỡi Thu tàn tiết chớm Đông
Vùi trong nệm ấm lại đau lòng
Nhớ thời má tựa ngày sương giá
Thương thuở vai kề tối bão dông
Thắt thẻo duyên lành không lại có
Thẫn thờ mộng thắm có hoàn không
Vô thường một thoáng mình ly biệt
Phận mỏng đời em cá ngược dòng


ThanhSong ntkp

Chuyện Quasimodo *

 

Tháp cao đứng giữa Paris,
Thánh đường kiến trúc uy nghi hài hòa.
Đó là “Nhà Thờ Đức Bà”
Tiếng chuông vang vọng gần xa mơ hồ.
Văn hào Victor Hugo,
Mượn phong cảnh đẹp, đưa vô “Chuyện Tình”
Giãi bày quan niệm nhân sinh,
Rằng trong định mệnh, thời đành phải cam!
– Chuyện “Nhà Thờ Notre Dame” (**)
Dưới đây tóm lược đôi hàng sơ qua: 


Ở trong nhà thờ Đức Bà,
Có chàng mặt mũi xấu xa, lưng gù,
Tên là Qua-si-mô-đô (Quasimodo),
Thuở sơ sinh, mẹ bỏ lơ ngoài đường.
Được Phó Giám mục xót thương,
Lượm đem về chốn Giáo đường dưỡng nuôi.
Lớn lên, sức khỏe hơn người,
Mỗi ngày giữ giấc, từng hồi kéo chuông.
Sống đời ẩn dật tầm thường,
Bỗng đâu, gặp chuyện tai ương, điên rồ! 

Số là - Phó Giám mục Frôl-lô (Frollo),
Bề ngoài đạo đức; Ai ngờ quỉ ma!
Thầm yêu Es-mê-ral-đa (Esmeralda),
Một cô gái đẹp, mặn mà ngây thơ.
Nàng nghèo, thân thế bơ vơ,
Thường ca múa trước nhà thờ, kiếm ăn.

Frôl-lô (Frollo) nổi máu lưu manh,
Sai Gù bắt cóc gái lành về chơi!
Anh gù ngoan ngoãn vâng lời,
Liều mình, làm chuyện tày trời ngu si! 

May sao, chính lúc lâm nguy,
Tình cờ Đại úy Phoê-buys (Phoebus) cứu nàng!
Es-mê-ral-đa (Esméralda) ngỡ ngàng,
Nhưng rồi, từ đó yêu chàng ân nhân!
Sau khi làm chuyện vô luân,
Anh gù tỉnh ngộ, sáng dần mắt ra!
Tởm khinh Phó Giám mục ma!
Lại yêu nàng Es-mê-ral-đa (Esméralda) vô cùng!
Biết mình xấu xí gù lưng,
Vẫn mê Tiên Nữ, quá chừng đắm say! 

Chuyện tình, thực éo le thay!
Khiến anh gù những ngất ngây tâm hồn!
Cuồng si như kẻ mất khôn,
Lén theo cô gái, đi luôn khắp vùng,
Có người biết, nói anh khùng,
Nghi là phù thủy, tháp tùng yêu ma!
Thế là gù bị điều tra,
Xiềng tay, cột cổ, lôi ra hành hình!
Es-mê-ral-đa (Esméralda) thương tình,
Cô nàng đem tới một bình nước trong, 

Anh gù uống nước mát lòng,
Cặp môi ép sát bên vòng tay yêu!
Với gù, chừng đó, quá nhiều!
Với gù, chừng đó thỏa điều ước mơ !!!
- Phần Phó Giám Mục Frôl-lô (Frollo),
Thất tình, ghen giận, làm mờ lương tri.
Ám sát Đại úy Phê-buys (Phoebus)!
Rồi lanh chân, tẩu thoát đi kịp thời.
Tội sát nhân để cho người…
Là ai có mặt, tại nơi phạm trường. 

Es-mê-ral-đa (Esméralda) thật đáng thương!
Gồng mình chịu tội! hết đường thanh minh!
Than ôi! Nàng bị tử hình!
Pháp trường ngay trước tiền đình Vương Cung!
Sàn treo cổ, sợi giây thừng,
Chính nơi cô gái múa rong hàng ngày!
Trước giờ hành quyết ra tay,
Được ân huệ chót vào ngay nhà thờ,
Qùi xưng tội với Frôl-lô (Frollo)
Chính tên sát thủ tội đồ lưu manh! 

Tội y, che dấu thế nhân,
Nhưng không qua được mắt anh lưng gù!
Giờ đây, gác cao nhà thờ,
Anh gù cùng với Frôl-lô (Frollo) đứng nhìn.
Sợi giây thòng lọng vô tình,
Xiết cổ cô gái, thân hình toòng teng!
Anh gù quặn thắt con tim!
Nhìn Phó Giám mục điềm nhiên mỉm cười.
Chợt anh điên giận ngút trời!
Nắm cổ y, liệng ra ngoài tháp chuông! 

Tàn đời tu sĩ quỉ vương!
Câu chuyện chấm dứt, thê lương tuyệt vời!
Kể từ sau đó, mọi người,
Không ai tìm thấy tăm hơi anh gù.
Trải qua mấy chục Xuân Thu…
Một hôm khai quật mả mồ tội nhân.
Người ta kinh ngạc vô ngần!
Khi Es-mê-ral-đa (Esméralda) mộ phần mở ra,
Thấy hai bộ xương trắng ngà,
Một bộ tàn tật, rõ là gù lưng. 

Ôm nhau chặt chẽ quá chừng!
Chuyện như huyền thoại, chưa từng sảy ra.
Còn đương bàn tán gần xa…
Bỗng đâu ngọn gió thổi qua mát lành.
Mọi người chứng kiến rành rành,
Hai bộ xương cốt tan thành bụi tro!
Than ôi! Định mệnh dày vò!
Đau thương kết lại môt pho tình buồn!...
Dòng Seine vẫn lững lờ tuôn ...
Paris vẫn vọng tiếng chuông nhà thờ ...

Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia

Bạn Có Bận Lắm Không?

Đây là bài số bảy trăm bốn mươi (740) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ ORTB.

Gần ngày Lễ Giáng Sinh ai nấy bận rộn mua sắm quà tặng cho nhau và nấu nướng ăn uống cho buổi cơm tối sum họp gia đình mừng lễ Giáng Sinh.

Thực tế thì ai cũng than rằng mình bận suốt năm suốt tháng. Người trẻ bận lo bon chen trong cuộc sống hằng ngày nơi hảng xưởng, xí nghiệp; người già thì bận “giúp nhau tìm lại niềm vui” trong những buổi họp mặt của các tổ chức dành cho người cao niên. Chỉ có những cụ già sống âm thầm lặng lẻ nơi những viện dưỡng lão hay sống neo đơn một mình là không bận mà thôi!

Người trẻ người già, người nào cũng có những giây phút bận rộn trong cuộc sống. Chính những giây phút bận rộn đó đôi khi lại có ích cho đời sống tinh thần và sức khỏe của bạn hơn là “ăn không ngồi rồi” đấy vì người xưa vẫn thường nói “Nhàn cư vi bất thiện” dù rằng có người đã nói: “Bận rộn khiến cho ta không thấy được cái đẹp của người mà ta thương yêu”.

Chữ Nhàn ở trong câu “Nhàn cư vi bất thiện” chỉ sự làm biếng, không thích làm việc gì cả, khác với thú hưởng nhàn tao nhã của các bậc văn nhân trí sĩ như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi đã:

“Trong lang miếu, ra tài lương đống
Ngoài biên thùy rạch mũi can tương
Làm sao cho bách thế lưu phương
Trước là sĩ, sau là khanh tướng »

Bạn đồng ý chăng?


Khi bận rộn với cuộc sống, người già hay người trẻ cũng cần biết sắp xếp thứ tự ưu tiên và giá trị của những sự việc phải làm, để giải quyết công việc thế nào cho hợp lý và có lợi ích tối đa. Sau đó, cũng phải biết dành thời giờ để nghỉ ngơi, trò chuyện với bạn bè chứ lị.

Xin mời bạn đọc mẫu chuyện dưới đây để biết cách giải quyết những cái bận rộn của ta một cách hữu hiệu, bạn nhé:

Cái bình rỗng và hai tách cà phê

Giờ triết học, vị giáo sư già ngồi yên ở bàn với một số đồ lỉnh kỉnh trước mặt. Khi giờ học bắt đầu, giáo sư không nói lời nào mà đặt một cái bình lớn lên trên mặt bàn và đổ đầy vào đó những quả bóng bàn. Sau đó ông hỏi tất cả sinh viên trong lớp và mọi người đều đồng ý rằng cái bình đã đầy.

Tiếp đó, ông giáo sư lấy ra một hộp đầy sỏi nhỏ và đổ chúng vào bình. Ông lắc nhẹ cái bình, sỏi rơi đầy các kẽ hở giữa những quả bóng bàn. Một lần nữa ông hỏi các sinh viên của mình và tất cả đều đồng ý là cái bình đã đầy.
Tiếp tục công việc, vị giáo sư lấy tiếp một cái hộp đựng đầy cát và trút tất cả số cát vào bình. Tất nhiên là cát nhanh chóng lấp đầy những kẽ hở còn lại.
Thêm một lần nữa giáo sư hỏi cả lớp chiếc bình đã đầy chưa. Lần này, rất quả quyết, đám sinh viên trong lớp khẳng định cái bình không thể chứa thêm một thứ gì nữa.

Mỉm cười, vị giáo sư ra ngoài lấy hai tách cà phê rồi trút cả vào trong bình. Ðám cát có sẵn nhanh chóng hút hết, và cà phê đã lấp đầy khoảng trống dù rất bé nhỏ giữa những hạt cát.

- “Nào các trò”, ông giáo sư ngồi xuống ghế và bắt đầu. “Tôi muốn các trò hãy coi cái bình này như cuộc sống của các trò. Những trái bóng bàn kia là những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của các trò: Gia đình, con cái, sức khoẻ, những người bạn và những niềm đam mê. Nếu những thứ đó còn, cuộc sống của các trò vẫn coi như hoàn hảo”.

Những viên sỏi kia tượng trưng cho những thứ khác trong cuộc sống như công việc, nhà cửa hay xe hơi.
Cát là đại diện cho những điều vặt vãnh khác. Nếu các trò bỏ cát vào bình đầu tiên, sẽ không còn chỗ trống cho sỏi hay bóng bàn. Cuộc sống cũng thế. Nếu bỏ quá nhiều thời gian, sức lực cho những thứ vặt vãnh, các trò sẽ không còn thời gian cho điều gì quan trọng hơn.

Những thứ cần quan tâm có thể là những thứ quyết định hạnh phúc của các trò. Ðó có thể là chơi với bọn trẻ, có thể là bỏ thời gian để đến khám bác sĩ định kỳ, có thể là dành thời gian ăn tối cùng gia đình, cũng có khi chỉ là công việc dọn dẹp nhà cửa và tống khứ đi một số thứ không cần thiết.

Hãy quan tâm đến những trái bóng bàn đầu tiên, những thứ thật sự quan trọng. Hãy biết ưu tiên cái gì đầu tiên. Những thứ còn lại chỉ là cát thôi.

Có một cánh tay đưa lên và một câu hỏi cho giáo sư: “Vậy cà phê đại diện cho cái gì thưa giáo sư?”
Ông giáo sư mỉm cười: “Tôi rất vui khi trò hỏi câu đó. Cà phê có nghĩa là dù trò có bận rộn với cuộc sống của mình đến đâu thì vẫn luôn có thời gian để đi uống một tách cà phê với bạn bè”.
Hạnh Giải dịch
(Nguồn: Sưu tầm trên internet)

Mời bạn thưởng thức tách cà phê thơm ngon đầy thiền vị qua youtube do người viết thực hiện dưới đây:
Youtube Tách Cà phê Thiền Vị


Người viết thiển nghĩ: bài viết nói trên rất hữu ích cho tất cả mọi người dù ở lứa tuổi nào vì đã giúp ta cân phân nặng nhẹ những việc chúng ta cần phải làm và vui nhất là dù chúng ta có bận rộn đến đâu, chúng ta vẫn có những giây phút nhàn nhã trong cuộc sống là đi uống cà phê với bạn bè. Bạn thấycó vui chăng?

Lại một năm mới sắp đến, chúng ta lại sẽ bận rộn với những tiệc tùng mừng năm mới, với những chương trình kế hoạch cho năm sắp đến và rồi cũng sẽ lo lắng cho “nhan sắc ngày một tàn phai’ với những “dấu chân chim” trên mí mắt đối với quý bà, với mái tóc “càng ngày càng thưa dần” đối với qúy ông.

Thế là người viết lại phải ra công tìm tài liệu nào giúp cho quý bạn tuổi ”không còn trẻ nữa” như người viết đọc cho thấy vui vui một tí trong năm mới sắp đến.
May thay, một người người em văn nghệ của người viết từ phương xa. mới gửi đến tôi một tài liệu khá hợp tình hợp cảnh cho tuổi già. Người viết bèn “chôm” ngay để làm món quà chúc năm mới cho quý cụ cao niên nhé. Thật là “của người phúc ta”.

Lời khuyên cho người cao tuổi

3 Quên

Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, chuyện gì nhọc tâm
Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.

4 Có

Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu con
Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm sẽ an tuổi già
Ba cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.

5 Không

Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà ông, cháu mừng
Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh đâu
Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu cho mình
Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng mình của con.
Không thầy đề tên tác giả
(Nguồn: tài liệu do email bạn gửi)

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 740-ORTB 1171-121024)

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

Thơ Tranh: Ngọc Ngà


Thơ: Thanh Vân
Thơ Tranh: Kim Oanh

 

Mùa Thu Xa Em

 

Mùa thu chúng ta xa nhau
Hai thu khác sắc, ý thu đồng tình
Nơi anh thu cảnh đẹp xinh
Như áo em mặc với tình nhớ thương
Heo may lá rụng một phương
Quanh anh hờ hững như vương nỗi buồn
Cô đơn đếm bước một mình
Vài giọt nắng úa loanh quanh cuối đường
Nhớ em tha thiết luyến thương
Hoa thơm thạch thảo dâng hương nhẹ nhàng
Ngọt ngào như nụ hôn đầu
Trên đồi ngày hứa trao nhau cuộc đời
Thu nơi em núi xanh rêu
Gửi mây nỗi nhớ em yêu vô vàn
Gió đi qua suối trăng ngàn
Mang tình anh đến muôn vàn nhớ thương
Tàn thu phai sắc anh về
Đón anh gót nhỏ tràn trề niềm vui
Đền em một nụ hôn yêu
Hai thu thành một muôn chiều bên nhau

Ý Nhi

Ngậm Ngùi...

(Peinture Arcrylicque sur toile
D 30cm×40cm -Artiste Tuyết Phan)
Mây trôi gió cuốn thời gian
Kéo trôi dấu vết vỡ tàn từ đây
Tiếc thương vươn tận chân mây
Hồn thơ trăn trở mộng say hồng trần

Ngân vang trong gió thu ngần
Tiếng tiêu hòa điệu gieo vần buông lơi
Thu vàng ngã bóng nhẹ rơi
Sương đêm phủ kín sầu vơi lòng người

Chiều thu u uẩn ru hời
Chín hồn xa xứ buồn khơi vỡ òa
Ngậm ngùi một kiếp hồng hoa
Bóng câu cửa sổ phai màu thời gian


Tuyết Phan 
Belgique một đêm Thu …2024


Bên Bờ Vực Thẩm


Những ngày tưng bừng vui vẻ của mùa Giáng sinh rồi cũng trôi qua nhanh chóng, khi hai đứa con đã trở lại trường học, thì ngôi nhà cũng trở lại cái không khí yên tĩnh, vắng vẻ cố hữu. Ở Mỹ, con cái trên mười tám tuổi, là rời nhà, đi theo trường, ra khỏi vòng tay bảo bọc của cha mẹ, để sửa soạn vào đời. Còn lại có hai vợ chồng, mà Dũng lại ít nói nên nhà cửa lúc nào cũng im vắng như chùa bà Đanh. Ăn sáng xong, chàng lẳng lặng xách cạc táp và hộp đồ ăn trưa đem theo, rồi không nhìn tôi, chàng nói khi ra tới cửa:
- Anh đi nhé!

Chàng không hôn tôi từ giã, không cả một lời âu yếm như thuở mới cưới. Đã quen với tính lạnh lùng của chồng, tôi nhìn theo Dũng lái xe ra khỏi garage với cặp mắt dửng dưng. Xe vừa đi khuất đầu ngõ, tôi đóng cửa quay vào, thu dọn ly tách sau bữa điểm tâm, đem đi rửa. Gần tối Dũng mới trở về, ở Mỹ, người ta làm việc thẳng một lèo tám tiếng, không nghỉ trưa. Thấy còn quá sớm để phải lo bữa cơm chiều, tôi vào phòng riêng, mở computer ra chơi giải trí. Đây là quà các con tôi tặng sinh nhật thứ năm mươi của tôi năm ngoái. Cũng năm ngoái tôi bị thất nghiệp, kinh tế suy thoái, tìm không ra việc mới, tôi đành phải về hưu non. Đang quen đi làm toàn thời gian, bây giờ bắt buộc phải ở nhà, tôi thấy thời gian sao mà dài quá chừng, có cái máy computer này cũng tiêu khiển được khối thì giờ. Ngôi nhà rộng thênh thang, từ ngày các con đi học xa, trở nên dư thừa nhiều phòng. Dũng và tôi mặc nhiên chiếm mỗi người một phòng làm phòng riêng. Hai người, hai phòng, không ai làm phiền tới ai, mỗi người sống tách biệt trong cái thế giới riêng của mình. Thế giới của tôi là thế giới của tình cảm, tôi cần một người hiểu tôi để tâm sự, để an ủi, để chia sẻ những vui buồn. Trái lại, thế giới của Dũng chỉ là công việc, là những con số, chàng vùi đầu nghiên cứu thị trường chứng khoán, đầu tư, tính toán thiệt hơn… Từ khi tôi bị thất nghiệp, một mình Dũng phải kiếm tiền nuôi cả gia đình, thì Dũng càng có vẻ lo lắng nhiều. Chàng làm thêm giờ, rời nhà từ sáng sớm, gần tối mới về, cơm nước xong, chàng lăn ra ngủ, ngáy như sấm, cuối tuần lại làm thêm giờ phụ trội… Dũng hình như chỉ biết đến có công việc, mà quên đi sự hiện diện của tôi, quên cả bổn phận làm chồng, khiến tôi cảm thấy cô đơn vô cùng. Ở tuổi năm mươi, mới là biên giới giữa mùa hạ và mùa thu của cuộc đời, đâu đã gọi là già? Tôi vẫn muốn có những phút lãng mạn, riêng tư cùng chồng, tôi vẫn muốn được chàng chiều chuộng, săn sóc, vẫn thích được nghe những lời dịu dàng, mật ngọt… Nhưng Dũng lại khác, chàng không dừng lại bên cầu, hai mươi bốn năm tuổi trẻ, ba mươi năm sống chung, trải qua đủ mọi thăng trầm của cuộc sống, hình như chàng đã mệt mỏi, những đam mê bồng bột thuở ban đầu từ từ lắng xuống, trở thành những kỷ niệm, và chìm vào quá khứ. Nói là Dũng không còn yêu thương tôi nữa thì không đúng, nhưng năm tháng qua, tình yêu của chàng biến đổi thành tình thương, nặng vì nghĩa, vì bổn phận nhiều hơn là vì tình. Dũng bước qua ngưỡng cửa mùa thu của cuộc đời lúc nào không hay, từ ý nghĩ đến hành động đều đã giống như một người lớn tuổi. Niềm vui của chàng bây giờ là sự thành đạt của con cái và ngôi biệt thự xinh đẹp, công lao cả một đời tạo dựng, bây giờ sắp trả xong hết nợ. Chàng gắng sức làm việc để duy trì cả hai thứ đó, nhưng lại quên việc duy trì tình vợ chồng. Những ngày cuối tuần hiếm hoi không phải đi làm phụ trội, thay vì đưa vợ đi ăn, đi picnic ngoài trời, Dũng chỉ thích nằm nhà đọc sách báo, hay đi ngủ. Tôi biết Dũng cần nghỉ ngơi để lấy sức đi làm, nhưng sao khỏi chán nản cho nếp sống buồn tẻ? Những lần nghỉ hè, Dũng cũng chẳng bao giờ đưa tôi đi chơi xa để thay đổi không khí. Có lần tháp tùng gia đình cậu em ruột đi chơi trên du thuyền, nhìn những cặp vợ chồng đủ mọi lứa tuổi, có cặp rất già, tóc đã bạc phơ mà vẫn khắn khít bên nhau như bóng với hình, tôi không khỏi chạnh lòng tủi thân. Vợ chồng người em có những sinh hoạt riêng tư, tôi không muốn xen vào phá đám nên kiếm cớ tách riêng, bỏ đi lang thang trên boong tàu một mình. Trời bỗng chuyển mưa, sấm chớp ù ù, bầu trời vần vũ những mây, gió quay cuồng rít trên không trung nghe như ma hú, sóng xô vào thành tàu làm tung bọt trắng xoá, vài hạt mưa lác đác, rồi mưa rơi nặng hạt. Boong tàu vắng hoe, mọi người đã vào trong cả, một mình tôi ở lại ngắm mưa bão trên biển, một cảnh tượng ít khi được thấy, đẹp nhưng đầy vẻ hãi hùng. Gió vẫn không ngừng gào thét, sóng vẫn ầm ầm, mặt biển dập dềnh, trời và nước như lẫn vào với nhau, tất cả đều một màu xám mênh mông. Mưa vẫn rơi, những hạt mưa theo gió tạt vào hàng hiên chỗ tôi đang đứng, mặt tôi ướt nước, tôi đưa tay lên vuốt, nước có vị mặn, chẳng hiểu là nước mưa hay nước mắt? Bởi vì mưa ngoài trời, và mưa cả trong lòng tôi.

Dũng hình như không để ý đến những thú vui tinh thần, chàng chỉ lo sinh kế, tưởng rằng chỉ đem lại cơm no áo ấm cho vợ con là đủ bổn phận. Dũng nói phải dành dụm, đề phòng khi bị thất nghiệp, nên chẳng dám tiêu pha. Thấy chàng vất vả, tôi bàn:
- Anh ạ, các con rồi sẽ có gia đình riêng, chẳng sống chung với cha mẹ nữa đâu. Căn nhà này rộng lớn quá, hay là mình bán đi, mua một căn nhỏ hơn, vừa với túi tiền, như thế đỡ phải lo.
Nhưng Dũng không đồng ý, nói:
- Căn nhà này biết bao nhiêu kỷ niệm, bán đi uổng lắm, anh rất thích cái vườn rộng, và không khí đồng quê của vùng này. Thôi cứ để anh ráng, anh còn đi làm được mươi năm nữa, trả dứt nợ căn nhà, là vừa đúng tuổi về hưu. Bây giờ còn sức khoẻ, anh phải cố gắng làm việc để tạo dựng một cơ ngơi vững chắc, để khi về già chúng ta có thể sống ung dung, nhàn hạ mà không phải lo lắng gì cả, không phải nhờ vả đến các con.

Chàng lo chuyện tương lai, còn tôi thì chỉ nghĩ đến hiện tại, nghe vậy thì nản lòng:
- Anh hay lo xa, cứ tính chuyện cả mấy chục năm về sau, chán quá. Em chỉ thích sống với thực tại, em muốn được vui chơi, giải trí, em muốn anh phải dành thì giờ của anh cho em…
Tôi chưa nói hết câu, Dũng đã ngắt lời, nhìn tôi với cặp mắt khó chịu:
- Không lo xa sao được? Các con chưa thành tài, còn cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Cả một gánh nặng gia đình đổ lên đầu tôi, mình cứ tưởng tượng sẽ ra sao nếu tôi cũng bị thất nghiệp?
Chàng ngừng lại, nhìn tôi như dò xét một lúc, rồi mới tiếp tục:
- Sao? mình không hài lòng với cuộc sống đầy đủ như hiện tại? Mình không thấy là mình may mắn có người chồng không ăn chơi, chỉ lo chí thú làm ăn?

Nói xong không cần nghe tôi trả lời, Dũng giận dỗi bỏ vào phòng riêng, đóng chặt cửa lại. Tôi đứng im, vừa tức giận, vừa tự ái nên cũng không cần năn nỉ, làm lành. Mỗi người đều bảo thủ ý kiến của mình, chẳng ai chịu nghe ai giải thích, như có một màn sương mù bắt đầu bao trùm hạnh phúc của hai vợ chồng. Kể ra thì Dũng cũng có cái lý của chàng, nhưng dành hết thì giờ cho công việc, là điều không người vợ nào mong muốn. Dũng càng mải mê kiếm tiền bao nhiêu, thì khoảng cách giữa hai vợ chồng lại càng xa thêm bấy nhiêu. Lòng tôi từ từ nguội đi, bây giờ, tôi nhìn đời không còn qua lăng kính màu hồng như khi xưa, thực tế lộ ra với những góc cạnh không đẹp đẽ. Tôi không còn tìm thấy ở Dũng hình ảnh một chàng trai hiên ngang, đa tình, làm tim tôi rung động ngày nào, Dũng bây giờ chỉ là hiện thân của một kẻ tầm thường. Thời gian đã phủ lên mái tóc chàng một màu tiêu muối, tướng đi không còn nhanh nhẹn, và vầng trán ưu tư, đầy những nếp nhăn đã lấy đi của chàng cái vẻ trẻ trung năm xưa. Đã thế, phong cách cũng thay đổi, còn đâu những cử chỉ chiều chuộng săn đón? Còn đâu những tia nhìn say đắm? Còn đâu những lời ngọt ngào như ru bên tai? Dũng bây giờ ăn mặc giản dị, không chải chuốt, lời nói khô khan, đôi khi gắt gỏng như mắm, và… than ôi! đã hết rồi những cử chỉ nịnh đầm. Ăn uống không kiêng khem, lại chẳng có thì giờ tập thể thao, nên bụng chàng to phình ra như cái thùng nước lèo, trông mà phát chán. Có lần chợt thức giấc lúc nửa đêm, tôi ngắm người đàn ông nằm bên cạnh, đang ngáy khò khò, miệng há hốc, một dòng nước dãi chảy dài bên mép, bàng hoàng tự hỏi đây có phải là người tình trong mộng của mình? Thực tế thường không đẹp như mộng, chẳng thế người ta thường nói “tình chỉ đẹp khi tình dang dở, đời hết vui khi đã vẹn câu thề ” Vẹn câu thề tức là lấy được nhau, sống với nhau lâu tới mức độ nhìn thấy những cái xấu của nhau.

Tôi biết tôi cũng thay đổi nhiều lắm, dưới con mắt của Dũng, tôi không còn là người con gái yêu kiều, dịu dàng chàng mê đắm thuở nào. Tôi có nhiều tật xấu như mê coi phim bộ, nói chuyện điện thoại cả mấy tiếng đồng hồ, và hay mua bán lăng nhăng những thứ không cần thiết… Chàng nói, tôi cãi lại, tôi lại có tật nói dai, cứ đem những chuyện cũ ra đay nghiến, khiến chàng bực mình, Dũng thường phải nhường nhịn cho êm cửa, êm nhà. Những lần sinh nở làm thân hình tôi hết thon, gọn, và theo với năm tháng, tôi cũng già đi, cũng xấu đi. Tôi cũng chẳng thèm trau dồi nhan sắc, để làm gì chứ? Dũng có bao giờ để ý đến tôi đâu? Có lần cùng chàng đi ăn cưới, tôi trang điểm thật đẹp, và diện một cái áo mới, cái áo tôi khổ công chọn lựa một mình - vì lúc này chàng chẳng bao giờ tặng áo cho tôi, ngay cả những dịp valentine hoặc sinh nhật - tôi chờ đợi một lời khen, hay một câu tán thưởng, nhưng chàng chẳng thèm ngó tôi một cái. Vậy thì làm đẹp cho ai? trong tim chàng đâu còn hình bóng của tôi, trong đầu chàng chắc chỉ có toàn những con số? Chúng tôi sống lặng lẽ trong ngôi nhà rộng thênh thang, Dũng dường như không để ý đến sự có mặt của tôi, vì còn mải mê theo đuổi mục đích riêng, mục đích làm giàu. Sau giờ làm việc, về đến nhà, tắm rửa xong, chàng xà ngay vào máy vi tính, để hết thì giờ vào việc nghiên cứu thị trường chứng khoán, tính toán sao cho tiền bạc đẻ ra thật nhiều. Hai vợ chồng chỉ gặp mặt nhau trong bữa ăn ngắn ngủi, trao đổi vài câu nhạt nhẽo, xong rồi ai về phòng nấy, làm những việc riêng tư, cho tới giờ đi ngủ. Chuyện ái ân cũng hiếm hoi như mưa hạn, sau ba mươi năm chung sống, những say mê, háo hức thuở ban đầu đã lắng xuống, chắc Dũng không còn cảm thấy hứng thú ở một đối tượng quá quen thuộc, quá nhàm chán. Có chồng, mà đêm đêm tôi vẫn gối chăn lạnh lẽo như một thiếu nữ muộn màng, đời buồn như những chiều đông.

Lâu dần, tôi đã quen với nếp sống lặng lẽ, và không thấy buồn nữa, vì tôi đã có nguồn vui mới, đó là những người bạn tôi mới quen trên mạng. Tôi nói chuyện với họ, tâm sự với họ, họ lắng nghe và cho tôi những lời khuyên… Tuy chỉ toàn là những chuyện vẩn vơ, chẳng có gì quan trọng, nhưng ít nhất họ cũng hiểu tôi, lắng nghe tôi, dành cho tôi nhiều thì giờ hơn là Dũng. Trong số đó, có một ngưòi mà tôi có cảm tình hơn cả, vì đã từng an ủi, chia sẻ với tôi những lúc tôi cô đơn nhất. Đó là một người đàn ông tên Tha Nhân, dĩ nhiên chỉ là tên giả, cũng như tôi có tên giả là Hoài Thu. Tôi quen Tha Nhân khi đọc những lời nhắn tin tìm vợ của anh ta trên mạng “Phượng ơi, về đi! Anh đang nhớ em, và anh rất cô đơn. Em đừng ngại gì cả, lỗi cũng tại anh một phần, anh hiểu và anh đã tha thứ tất cả những lỗi lầm của em. Anh chờ em về, và chúng ta sẽ làm lại từ đầu.” Tôi lẩm bẩm, lại một cảnh gia đình bất hoà, và một người bỏ đi. Thì cũng tương tự như bao nhiêu những lời nhắn tin khác, tôi đọc phớt qua, và chẳng thèm để tâm, nhưng những lời nhắn trên cứ lập đi lập lại liên tục cả mấy trăm lần, khiến tôi bắt đầu lưu ý. Một hôm không ngăn nổi tò mò, tôi đánh liều viết vào chỗ đáp lời, một câu vô thưởng vô phạt: “Phục ông rất là kiên nhẫn, chúc ông toại nguyện, và bà mau về với ông. Ký tên: Hoài Thu. ” Gởi mail đi rồi, tôi nhanh chóng quên đi, cho tới một hôm tôi nhận được thư hồi âm của Tha Nhân:
- Cám ơn những lời chúc lành của cô, vợ tôi đã về, nhưng không phải để tái hợp, mà là để làm thủ tục xin ly dị và chia gia tài. Tôi buồn quá, rất cần một người để tâm sự cho vơi bớt cô đơn, và tôi nghĩ ngay tới cô…
- Tại sao lại là tôi? Tôi ngạc nhiên thật sự và cũng gõ máy trả lời, ông thiếu gì người quen trên mạng?
- Tại vì chỉ có cô quan tâm đến tôi, chắc là do trời sắp đặt. Tôi đoán là cô cũng có tâm sự, tại sao chúng ta không an ủi nhau nhỉ?
Bước đầu làm quen chỉ có thế, tôi nghĩ quen nhau trên mạng, thế giới ảo, chẳng ai biết ai, và tôi yên tâm bắt đầu một trò chơi thú vị. Chúng tôi liên lạc email với nhau như vậy gần cả năm trời, Tha Nhân cho tôi biết chàng bốn mươi lăm tuổi, làm nghề luật sư, có vợ nhưng không con. Chàng hỏi về tôi, tôi đáp lửng lơ:
- Cuộc đời tôi buồn lắm, đã hơn bốn mươi tuổi rồi, mà tôi vẫn một mình một bóng, vì số tôi tình duyên lận đận, bị chồng bỏ rơi, chạy theo nhân tình…

Dĩ nhiên là tôi bịa chuyện, và dấu tuổi nữa, chắc chàng cũng thế. Nhưng cũng có một chút sự thật, tình trạng vợ chồng tôi hiện giờ có khác gì ly thân? Hai người ở chung một nhà, nhưng đồng sàng dị mộng, sống gần như tách biệt. Tha Nhân an ủi tôi rất nhiều, chàng viết:
- Tôi cũng là người bị phụ bạc nên rất thông cảm cô. Hy vọng chúng ta sẽ đem đến cho nhau những chia sẻ cần thiết, để làm vơi đi những đau khổ trong cuộc sống. Mặc dù chưa biết mặt cô bao giờ, xong không hiểu sao tôi vẫn có cảm tưởng là đã tìm được một người hiểu tôi, cũng như tôi đã hiểu cô. Tôi mong sao tình bạn của chúng ta bền vững mãi, và sau này khi có điều kiện thuận tiện sẽ tiến xa hơn, mặc dù tôi không bao giờ cầu mong cho gia đình cô đổ vỡ, vì tôi đã trải qua cái cảnh đó rồi. Tôi chỉ có một ao ước nho nhỏ là được đọc thơ cô mỗi ngày, đó là một an ủi vô biên cho cuộc đời cô độc của tôi, Hoài Thu ạ.

Thơ anh làm tôi cảm động, và tôi cũng hồi âm cho anh với những lời lẽ dịu ngọt nhất. Chúng tôi thỏa thuận sẽ không gởi hình cho nhau, sự cảm thông giữa hai tâm hồn mới là quí, biết mặt mà làm gì, vì tôi đâu có tính chuyện xa hơn. Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ có ý định phản bội Dũng cả. Hôm nay tôi vào phòng riêng, vui mừng thấy thơ anh, sau một thời gian dài vắng bóng:
- Mấy tuần qua, tôi bận một việc quan trọng nên không thơ từ gì cho cô, chẳng biết cô có mong không?
- Đương nhiên là có. Tôi thành thật.
- Cô không hỏi tại sao à?
- Thì bây giờ tôi hỏi đó.
- Chúng tôi mới ra toà, và đã hoàn tất mọi thủ tục ly dị và chia tài sản. Tôi đồng ý chia cho bà ta một nửa gia sản tôi đã khổ công gây dựng trong suốt mười lăm năm qua, đó là cái giá mà tôi phải trả để đánh đổi lấy tự do. Bây giờ chẳng biết nên vui hay nên buồn?
- Ông còn tiếc bà ấy à?
- Không, hoàn toàn không! Nhưng tôi băn khoăn vì người tôi thầm yêu bây giờ, không biết có yêu tôi không? Nàng đang ở trong một hoàn cảnh đặc biệt, khá đau lòng…
Tôi làm thinh, chờ nghe anh ta nói tiếp. Ngưng một lúc, rồi bên kia lại tiếp tục:
- Vợ cũ của tôi coi vậy mà can đảm, dám sống cho mình. Còn cô, có bao giờ cô nghĩ đến việc ly dị ông chồng phản bội của cô? Hoài Thu này! tội gì cứ phải chờ đợi mãi? Tuổi xuân qua đi nhanh lắm, thời gian đâu có chờ đợi ai? Hay là… cô hãy thử làm một cuộc thay đổi? chúng ta gặp mặt nhau một lần nhé?

Tôi giật mình và thoáng chút sợ hãi, sự việc đi quá xa, ngoài tầm tôi tiên liệu, giận Dũng lạnh nhạt thì giận thật, xong chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc ly dị, vả lại sự thật thì Dũng chưa bao giờ phản bội tôi. Còn với Tha Nhân, tôi chỉ muốn đùa mà thôi, để giết thời gian, tôi đã dựng lên một câu chuyện tưởng tượng, và tôi đóng xuất sắc vai trò một người bị tình phụ. Nhưng Tha Nhân đã lắng nghe, đã an ủi tôi rất nhiều với những lời lẽ dịu dàng và tự ái của tôi được vuốt ve. Phải công nhận trong suốt thời gian quen biết anh ta, tôi đã sung sướng vì có người lắng nghe tôi, chia sẻ tâm tình với tôi, những thứ cần thiết trong cuộc sống tình cảm đã lâu rồi không tìm thấy ở Dũng, người chồng vô tâm và chủ quan, chàng tưởng đã lấy được tôi là đương nhiên tôi sẽ thuộc về chàng cả hồn, lẫn xác? Dũng không biết giữ gìn hạnh phúc, và hạnh phúc đang bay xa… Nhưng ly dị là điều tôi chưa từng nghĩ tới. Nghe Tha Nhân đề nghị, tôi vội thoái thác:
- Chúng ta đã thỏa thuận không gặp mặt, sao ông lại vi phạm điều ước?
- Mới đầu thì vậy, nhưng tình cảm của tôi bây giờ đã xoay chiều. Tôi rất sung sướng tìm ra một người tri kỷ hiểu tôi, cũng như tôi đã hiểu cô. Tôi không ao ước gì hơn là được gặp cô một lần, để rồi sau đó nếu cô không bằng lòng tiếp tục, thì tôi sẽ biến mất, như chưa từng bao giờ hiện hữu trong cuộc đời của cô.
- Lúc này không thuận tiện.
- Nếu vậy tôi sẽ chờ, bao lâu tôi cũng sẽ chờ…
- Ông đừng chờ vô ích! Tôi quả quyết nói, tôi chỉ muốn là bạn thơ tín với ông thôi.

Có trời chứng giám, đó là những lời rất thật lòng, tôi không muốn để sự việc tiến xa hơn, là vì tự đáy tim, tôi vẫn còn yêu Dũng. Gần đây, chàng có nhiều thay đổi, nhưng không phải là những thay đổi tốt đẹp. Nhiều lúc tôi thấy Dũng có vẻ đăm chiêu suy nghĩ, và thường nhìn tôi bằng cặp mắt nghiêm khắc. Thỉnh thoảng tôi bắt gặp chàng rình trộm tôi những lúc tôi ngồi bên máy vi tính, môi nhếch một nụ cười khó hiểu. Những buổi tối, Dũng vẫn chúi đầu vào máy vi tính trong phòng riêng của chàng, tôi chán nản, chẳng buồn tìm hiểu xem chàng đang bận rộn với những con số, hay là chàng cũng có một người tình không chân dung như tôi?

Chiều nay bỗng dưng trời trở lạnh, tôi đứng bên cửa sổ nhìn ra bên ngoài, mặt trời xuống thấp sau rặng núi xanh lơ, chiều đang chậm buông, ánh nắng yếu ớt chiếu phớt trên ngọn những hàng cây phong lá đã ngả màu vàng, mùa thu về rồi, thơ mộng quá. Một cơn gió lạnh làm tôi rùng mình, tôi thèm biết bao một vòng tay ấm của chồng, tôi thầm ao ước phải chi lúc này có Dũng đứng sau lưng, quàng vòng tay âu yếm, ôm tôi vào lòng. Hai vợ chồng cùng ngắm hoàng hôn và chàng cúi xuống, khẽ hôn lên môi tôi, cái hôn nóng bỏng làm tôi rùng mình, rạo rực cả người…
- Anh ơi! Tôi gọi khẽ, lại đây em nói cái cái này!
- Gì thế? Dũng hỏi vọng ra, giọng hơi bực vì bị quấy rầy, có chuyện quan trọng không?
- Không, nhưng…
- Không hả? Vậy thì lát nữa hãy nói, anh đang bận.
Tôi thở dài, im lặng. Chuông đồng hồ bỗng gõ sáu tiếng, đã đến giờ ăn, tôi buồn bã quay vào, hâm nóng đồ ăn và bới cơm ra thố. Hôm nay tôi nấu món canh chua tôm và cá lóc kho tộ Dũng vẫn thích. Dọn bàn xong xuôi, tôi vào phòng gọi Dũng ra ăn cơm. Chàng đang say mê theo dõi trận đá banh trên TV, thản nhiên nói:
- Em ăn trước đi!

Tôi không ngạc nhiên, cũng chẳng buồn giận, vì đã quen như thế rồi. Tôi lẳng lặng ngồi xuống, ăn một mình, uể oải nhai cơm như bò nhai rơm, miệng đắng ngắt, thức ăn ngon mà sao khó nuốt? Tôi ăn gần xong bữa, Dũng mới trở ra, chàng ngồi xuống bàn, tự so đũa lấy. Tô canh chua đã nguội, tôi cũng chẳng buồn hâm lại, Dũng hình như cũng không để ý, cứ lẳng lặng ngồi ăn. Tôi dọn dẹp chén bát của mình, dợm đứng lên thì Dũng bỗng nói:
- Em này! hồi chiều chị Nhiên gọi điện thoại vô sở, nói là đầu tháng tới sẽ làm đám hỏi cho con Vân Anh. Chị mời vợ chồng mình sang dự, em đi với anh nhé?
Nhiên là chị của Dũng, nhà ở tiểu bang Oregon. Tôi ngần ngại:
- Xa quá…
Thật ra khoảng cách không là một trở ngại, vì đã có máy bay, nhưng tôi không ưa bà chị chồng lắm điều, nên thoái thác:
- Dạo này em hay bị chóng mặt, nên sợ đi máy bay.
Sợ đi máy bay chỉ là một cái cớ, nhưng chóng mặt là chuyện có thật, đã nhiều lần tôi muốn kể với Dũng, xong chưa có dịp. Nay nói ra rồi, tôi tưởng chàng sẽ quan tâm, săn sóc, nếu không, ít nhất cũng có vài lời thăm hỏi bệnh tình. Ai dè, Dũng chỉ thản nhiên nói:
- Em không đi, thì anh sẽ đi một mình.

Vô tình đến thế là cùng. Ăn xong, Dũng buông đũa, đứng lên mở tủ lạnh, lấy trái cây ra ăn. Tôi lẳng lặng thu dọn bát đĩa đem đi rửa, rồi vào phòng riêng nằm nghỉ. Buổi tối qua đi trong buồn tẻ, như mọi buổi tối khác.

Đêm đó tôi không ngủ được, nằm nghĩ lan man hết chuyện nọ đến chuyện kia, phải chăng khi về già thì tình cũng hết? Nhưng đâu phải người nào cũng thế? các bạn cùng tuổi với tôi vẫn được chồng để ý săn sóc từng li, từng tí, đưa đi ăn, đi du lịch khắp đây đó, vợ chồng vẫn khắn khít yêu thương. Nhìn hạnh phúc của họ, tôi không khỏi tủi thân, phải chi tôi cũng được một phần như của họ? Đàng này, cứ mỗi lần mở miệng than thở hoặc nói chuyện, dù là chuyện ốm đau, cũng nghe chàng càu nhàu:
- Có bảo hiểm y tế, sao em không đi khám bệnh? Nói với anh làm gì, anh có phải là bác sĩ đâu?
Hoặc:
- Bà có để cho tôi yên không? Tôi còn trăm chuyện phải lo, bà ở không nhàn rỗi, cứ ngồi đó nghĩ vớ vẩn, rồi than buồn, than chán.

Thế là tôi ngậm miệng. Tôi cô đơn lắm, chỉ muốn có người tâm sự cho khuây khoả, xong lại không dám kể cho bạn bè, vì sợ những cái nhìn thương hại, những lời xầm xì bàn tán…dù sao tôi vẫn muốn giữ sĩ diện. Tôi chỉ còn biết tìm an ủi nơi những người bạn không chân dung trên mạng, họ không biết mình là ai. Đêm khuya lắm, đồng hồ vừa gõ 11 tiếng, đã gần nửa đêm rồi, phòng bên, cửa vẫn đóng kín mít, Dũng làm gì ở trong ấy, có trời mới biết, thứ bảy nào chàng cũng có thói quen thức rất khuya để làm việc riêng.

Tôi chưa muốn về phòng ngủ vội, vì sợ cảnh gối chăn lạnh lẽo, đêm nay tôi ở lại đây, trong phòng riêng. Để dỗ cơn ngủ, tôi lấy sách ra đọc, cuốn tiểu thuyết ái tình càng làm cho tôi thấy cô đơn hơn. Tôi gấp sách lại, chợt nhớ đến những người bạn ở trên mạng, tôi bật máy vi tính lên, trả lời thơ cho đến khi ngủ gục, tôi ngủ gục ngay trên máy. Chẳng biết bao lâu, chợt giật mình thức giấc, tôi nhìn đồng hồ, đã gần 2 giờ khuya, máy vi tính vẫn còn sáng, và trên màn ảnh, tôi nhìn thấy điện thư của Tha Nhân:

- Hoài Thu đừng giận tôi nhé, về lời đề nghị hôm rồi. Mong cô thông cảm, chỉ vì tôi nóng lòng được biết mặt người bạn gái mà tôi rất có cảm tình, không ngờ chỉ có thế mà cô “phạt” mấy tuần không trả lời thư, làm tôi đau khổ hết sức, người đẹp sao mà ác gớm?
Đang buồn, mà tôi cũng muốn phì cười:
- Giờ này mà ông còn thức à?
Tôi tưởng chừng như nghe được tiếng reo vui của người bên kia:
- Hoài Thu đó hả? Trời ơi, có phải là tôi nằm mơ hay không? Tôi mừng quá, vậy là cô đã hết giận tôi rồi? Hy vọng cô sẽ thay đổi lập trường.
- Ông nói gì vậy? Tôi có lập trường nào đâu? A, hay là… ông lại nhắc tới cái chuyện gặp gỡ?
- Phải, đó là ước mơ tha thiết nhất của tôi hiện giờ.
- Tôi chưa quyết định gì cả.
- Cô hay quan trọng hóa vấn đề, chúng ta đang sống ở nước Mỹ, sự gặp gỡ, giao thiệp giữa nam, nữ là chuyện bình thường như xã giao hàng ngày, có gì mà cứ phải đắn đo, suy nghĩ mãi?
- Thôi không nói chuyện đó nữa, khuya rồi, chúng ta đi nghỉ đi.
- Chúc cô ngủ ngon.
- Tôi cũng chúc ông như vậy.

Tôi gõ xong mấy chữ cuối cùng thì tắt máy, sửa soạn đi ngủ. Được một lúc, tôi nghe phòng bên có tiếng mở cửa, có lẽ Dũng đang trở về phòng. Chắc Dũng cũng thấy đèn trong phòng tôi còn sáng, chàng biết tôi còn thức. Có tiếng chân đi ngang, tôi hồi hộp, tưởng ra khuôn mặt tươi cười của Dũng hiện ra sau khung cửa, và chàng sẽ ôm lấy tôi, phủ kín mặt tôi bằng những cái hôn nóng bỏng như thuở nào, nếu không, ít nhất cũng vô hỏi han vì sao tôi mất ngủ? nhưng không, Dũng đã đi thẳng… Tôi thở dài, kéo chăn trùm kín người, đêm nay tôi ngủ lại đây, trong phòng riêng, như bao đêm khác. Nằm im trên giường, tôi lắng nghe tiếng nhạc êm dịu phát ra từ cái radio để trên bàn đêm, chương trình nhạc về khuya, bản nhạc Nocturnes của Chopin hay quá, gợi tôi nhớ đến thời kỳ mới lấy nhau, những buổi tối êm đềm, bên ngoài trăng tỏ, bên trong duới ánh đèn vàng ấm cúng, hai vợ chồng ngồi tựa vai nhau, cùng say sưa thả hồn theo tiếng nhạc. Đôi khi cao hứng, Dũng thường ngồi vào đàn, cái dáng nghiêng nghiêng quen thuộc với những ngón tay nhẹ như lướt trên phím ngà, chàng ru tôi vào giấc ngủ bằng tiếng tơ thánh thót. Ôi nhớ quá thuở hạnh phúc ban đầu, cả một thời quá khứ xa xưa như sống lại trong tôi.

Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ có ý định phản bội chồng, dù là trong tư tưởng, nhưng có những sự kiện cứ xảy tới, đẩy tôi tiến gần hơn đến bên bờ vực thẳm, đó là sự đi xa của Dũng. Căn nhà trở nên trống trải lạ thường, dù sao cái bóng dáng quen thuộc của chàng đi lại trong nhà, tuy lặng lẽ, nhưng cũng làm tôi an tâm, nhất là những lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này,tôi vẫn có cảm tưởng được che chở, bảo vệ. Bây giờ, những tiếng động dù nhỏ cũng làm tôi giật mình sợ hãi. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy sự có mặt của người chồng ở trong nhà là cần thiết, tôi đâm tiếc đã để cho Dũng đi một mình. Nhưng thôi, hy vọng hai tuần rồi cũng sẽ qua đi nhanh chóng. Để giết thì giờ, tôi lại ngồi xuống cạnh máy vi tính. Bây giờ đã hơn nửa đêm, hộp thư trống trơn, giờ này mọi người đều đã đi ngủ cả, tôi chợt nhớ tới anh chàng Tha Nhân, và tôi gõ lên máy:
- Hy vọng ông có mặt giờ này.

Gõ xong, tôi bấm nút gởi đi, và lơ đãng ngồi chờ, tự nhủ nếu là số trời, thì anh chàng sẽ xuất hiện đúng lúc mình đang cô đơn, đang cần người tâm sự, nếu không thì tôi sẽ chấm dứt sự liên hệ, không để sự việc tiến xa hơn. Tôi bỗng giật mình sửng sốt thấy trên màn ảnh hiện ra câu trả lời của anh ta:
- Tôi đây, tôi cũng đang sắp sửa email cho cô.
- Thật à, khuya rồi sao chưa đi ngủ?
- Khó ngủ quá. Tự dưng nhớ tới cô, đúng là thần giao cách cảm, tôi biết cô cũng không ngủ được.
- Tôi mất ngủ thường xuyên, nhưng không sao, thất nghiệp nằm nhà thì ngủ giờ nào mà chẳng được. Thôi bye nhé.
- Cô gọi tôi chỉ để nói có thế thôi sao?
- Ừ, chỉ có thế. Ông đi nghỉ đi, mai còn phải đi làm.
- Tôi được nghỉ hè hai tuần, chẳng biết làm gì cho qua thì giờ, tôi bay qua gặp cô nhé? Chúng ta đi ăn với nhau một bữa rồi chia tay, có sao đâu mà cô phải ngại?
- Ông muốn biết mặt tôi lắm à? chỉ sợ ông thất vọng đó.
- Tôi mến cô qua tâm hồn, dung mạo không quan trọng lắm. Nhưng linh tính cho tôi biết cô là một người phụ nữ rất xinh đẹp, linh tính của tôi không bao giờ sai.
- Trừ lần này.
Tôi tưởng như nghe được tiếng reo vui của người trên Net:
- A! nếu vậy thì cô đã đồng ý? Phải đấy, Hoài Thu ạ, chúng ta là bạn bè, đã là bạn thì gặp gỡ, đi ăn với nhau một bữa cơm, có chi là tội lỗi?
Anh ta nói nghe cũng có lý, tôi nghĩ nhân dịp Dũng không có nhà, gặp anh ta một lần thì đã sao? thử làm một cuộc phiêu lưu cho cuộc đời bớt nhàm chán. Nghĩ vậy, nhưng tôi giao hẹn:
- Thôi được, nhưng chỉ một lần thôi nhé?
- Đồng ý! nếu cô không muốn tiếp tục, tôi hứa sẽ rút lui.

Thế là bắt đầu buổi hẹn đầu tiên vào tối thứ sáu, nơi hẹn là một tiệm ăn sang trọng có ca vũ, sàn nhảy và ánh đèn mờ ảo. Để dễ dàng nhận ra nhau, tôi dặn trước là tôi sẽ mặc áo màu tím, và đeo trên cổ một chuỗi hạt trai màu trắng. Tha Nhân cho biết chàng sẽ mặc complet xám, đeo ca vát xanh, và cầm trên tay một bông hồng đỏ. Ngày hẹn, tôi lái xe tới nhà hàng mà lòng băn khoăn, nửa muốn đi tới, nửa muốn rút lui. Có gì đâu? tôi tự trấn tĩnh, thì cứ coi như một cuộc gặp gỡ bình thường giữa hai người bạn. Tôi vặn nhạc nho nhỏ để dịu bớt căng thẳng. Kia rồi, nhà hàng Arc En Ciel hiện ra với những ánh đèn màu sáng rực, tôi nhìn đồng hồ, còn sớm chán, gần nửa giờ nữa mới tới giờ hẹn, tôi thong thả bước vào, hồi hộp như lần đầu có hẹn với Dũng. Để sửa soạn cho cuộc gặp gỡ, tôi đã trang điểm kỹ lưỡng, cái áo đầm hở cổ khoe làn da trắng mát, áo may vừa khéo để che đi cái bụng hơi thừa mỡ, mái tóc được tôi đến mỹ viện chải, uốn thành những lọn quăn thả xuống vai. Màu áo khéo chọn và ánh đèn mờ ảo làm tôi trẻ lại cả chục tuổi.

Tôi hài lòng mỉm cười với bóng mình trong gương, rồi ra ngoài, chọn một bàn khuất nơi góc vắng, bình tĩnh ngồi chờ. Hôm nay là ngày thường, nên vũ trường không đông lắm, khách còn đang lác đác vô cửa. Tôi nhìn chăm chú ra phía cửa, và tim bỗng đập lên rộn rã khi thấy bóng dáng cao lớn của một người đàn ông, tay cầm một bông hồng đỏ, vừa bước vào. Anh chàng mặc bộ đồ complet màu xám trông thật lịch sự, đang ngó dáo dác, có vẻ tìm kiếm. Ánh đèn mờ ảo nhìn không rõ lắm, nhưng tôi thầm đoán chính là Tha Nhân, và đứng ngay dậy, anh ta chắc cũng nhận ra tôi, nên vội vã bước tới. Tôi hơi ngờ ngợ nhìn dáng đi có vẻ hơi quen thuộc. Khi chỉ còn cách độ năm, sáu bàn, tôi bỗng giật nảy người khi nhận ra người đó chính là… Dũng, chồng tôi! Mặt tái mét, tôi đi thật nhanh ra cửa, nhưng một giọng nói êm dịu vang lên ngay bên tai, làm tôi dừng lại:
- Mai! Đừng đi.
Tôi mở to mắt ngạc nhiên, trong khi Dũng đang tiến tới:
- Em chính là người anh đang mong đợi, đừng đi!
Tôi bủn rủn, đứng không muốn vững, Dũng bước nhanh tới, vừa vặn đỡ lấy thân hình tôi rơi gọn vào trong tay chàng. Sợ hãi lẫn bối rối, tôi nói gần như thì thào:
- Nhưng em không phải là Hoài Thu...
Dũng siết nhẹ tôi vào lòng, chàng nhìn sâu vào mắt tôi bằng những tia nhìn thật ấm áp:
- Anh biết, em là Mai, vợ anh. Còn anh là Dũng, anh cũng không phải là Tha Nhân.
Tôi đỏ mặt:
- Nếu vậy thì… anh đã biết hết?
Dũng gật đầu:
- Phải, anh biết hết, bởi vì anh đã theo dõi ngay từ đầu.
- Anh mưu mẹo lắm!
- Để bảo vệ hạnh phúc, việc khó khăn nào mà anh không làm?
- Nhưng mà… Tôi ngập ngừng, còn Tha Nhân đâu rồi?
- Hắn đã biến mất từ khi anh xuất hiện. Thấy anh chàng có vẻ muốn tiến xa hơn, anh biết tình hình đã tới hồi nguy hiểm, không nên coi thường như một trò đùa, nên anh đã ra mặt, yêu cầu hắn chấm dứt liên hệ với người đàn bà đã có chồng. Sau đó, anh đóng thế vai trò của hắn, và anh đã hiểu được em. Cũng may, Tha Nhân không phải là một tên đểu cáng, nhưng em không nên đùa với lửa.

Tôi nói, giọng hối hận:
- Em đang đứng bên lề vực thẳm rồi, cũng may anh đã tới kịp, để cứu em khỏi sa xuống hố.
- Lỗi tại anh quá mải mê với công việc làm ăn, mà xao lãng đời sống tình cảm. Anh cứ yên chí là cưới được em rồi thì em sẽ thuộc về anh mãi mãi, nhưng lại quên bổn phận chăm sóc, vun tưới đầy đủ cho bông hoa biết nói của anh được tươi tốt, không héo úa. Suýt nữa anh làm mất đi cái hạnh phúc mình đã gây dựng từ hơn ba mươi năm nay.
- Lỗi cũng tại em cứ đứng núi này trông núi nọ. Em ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, em chỉ để ý đến những cái xấu, mà không thấy những cái tốt của anh. Lẽ ra em phải cám ơn anh đã cho em một cuộc sống đầy đủ, trong khi bao nhiêu người đàn bà khác phải nai lưng ra làm việc để kiếm sống…
- Em hiểu được như vậy thì tốt lắm. Từ nay chúng mình phải thay đổi nếp sống và quan tâm đến nhau nhiều hơn. Bây giờ sóng gió đã qua rồi, sau cơn mưa, trời lại quang đãng, đời vẫn đẹp và đáng yêu lắm, em nhỉ?

Tôi mỉm cười sung sướng, ngả đầu vào ngực chàng. Trên sân khấu, ban nhạc vừa hoà tấu một bản slow tình tứ, chàng dìu tôi ra sàn nhảy. Trong đôi tay vững vàng của chàng, tôi cảm thấy an tâm, đôi tay đó sẽ che chở cho tôi trong suốt cuộc đời. Còn tìm đâu xa? Hạnh phúc ngay trong tầm tay, hãy vun quén nó, đừng đứng núi này trông núi nọ, vì cỏ ở bên kia đồi, chắc gì đã xanh hơn cỏ ở nơi ta đang đứng?

Lưu Phương Lan
Truyện này được trích trong tập truyện “Lấy chồng xa” của Lưu Phương Lan