1/ Vọng Phu Sơn - Lưu Vũ Tích
LƯU VŨ TÍCH (772-842), tự là Mộng Đắc, là một Văn học Gia và là một Nhà Thơ lớn của đời Đường. Thơ của ông rất bình dân giản dị, nhưng lại rất thanh tân, sắc xảo à hàm súc, giỏi dùng phép tỉ hứng như trong ca dao, nên dễ đi sâu vào lòng người đọc. Ông giỏi về các thể thơ dân gian như " Trúc Chi Từ " ( Vè Cây Tre ), " Dương Liễu Chi Từ " ( Vè Nhánh Liễu ), " Lãng Đào Sa " ( Vè Sóng Vỗ Cát Trôi ) đều mang nặng đặc tính Dân Ca, là một trường phái đặc biệt và mang lại sinh khí mới cho thơ Đường, có ảnh hưởng rất lớn đến các thi nhân đời sau, như các bài " Ô Y Hạng ", " Thạch Đầu Thành ", " Liễu Chi Từ "...
Sau đây, xin mời tất cả cùng đọc bài Vọng Phu Sơn cũng rất nổi tiếng của Ông nhé!
望夫山 VỌNG PHU SƠN
終日望夫夫不歸, Chung nhật vọng phu phu bất quy,
化為孤石苦相思。 Hóa vi cô thạch khổ tương ti (tư).
望來已是幾千載, Vọng lai dĩ thị kỉ thiên tải,
只似當時初望時。 Chỉ tự đương thời sơ vọng thì.
劉禹錫 Lưu Vũ Tích
NGHĨA BÀI THƠ:
NÚI TRÔNG CHỒNG
Suốt ngày cứ mong ngóng chồng, nhưng chàng đâu có trở về đâu. Nên, hóa thành tượng đá cô đơn vẫn chưa hết sầu tương tư. Mong ngóng từ ấy đến nay cũng đã mấy ngàn năm rồi, mà lòng ngóng trông thì vẫn còn mong mõi như lúc ban đầu !
DIỄN NÔM:
NÚI VỌNG PHU
Mõi mắt trông chồng chẳng thấy đâu,
Hóa thành tượng đá chửa thôi sầu.
Mõi mòn trông ngóng ngàn năm đợi,
Nỗi nhớ còn nguyên tựa lúc đầu !
Đỗ Chiêu Đức.
SỰ TÍCH VỀ ĐÁ VỌNG PHU:
Hòn Vọng Phu là chỉ những Hòn Đá có hình thù giống như là người thiếu phụ đứng chờ chồng, có chỗ còn có thêm hình dáng của đứa bé được ẵm trên ta. Dường như khắp nơi trên thế giới đều có, nhưng đi sâu ào lòng người, ào dân gian, thì chỉ ở Việt Nam à Trung Hoa mà thôi, có lẽ do lễ giáo phong kiến của Nho Gia muốn đề cao Tiết Hạnh của người phụ nữ mà ra chăng ?!
Ở Việt Nam ta trước đâ nổi tiếng nhất là ở Đồng Đăng đã đi ào dân gian ới câu ca dao bất hủ :
Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng TÔ THỊ, có chùa Tam Thanh.
Rất tiếc là hình tượng TÔ THỊ VỌNG PHU đã bị ỡ nát năm 1991 à một tượng bằng... Xi-Măng được tha ào... Ngoài ra, ta còn có :
* Hòn vọng phu trên đỉnh núi Bà, Bình Định, Việt Nam
* Hòn vọng phu trên đỉnh núi M'drak, Đắk Lắk
* Hòn vọng phu trên đỉnh núi Nhồi, Thanh Hoá
* Hòn vọng phu bên bờ khe Giai, bản Cơ Lêc, Nghệ An. Ca dao Việt Nam có câu:
Ngước mắt nhìn sang
Đá vọng phu ôm con trán ướt
Mắt đăm đăm nhìn nước sông Giai...
Còn ở Trung Hoa thì có:
▪Vọng Phu Sơn ở huyện Điện Bạch tỉnh Quảng Đông.
▪Vọng Phu Sơn ở TP Xích Bích tỉnh Hồ Bắc.
▪Vọng Phu Sơn ở Thái Sơn thuộc TP Thái An tỉnh Sơn Đông.
Vì vậy, mà Trung Hoa cũng có rất nhiều truyền thuyết về Hòn Vọng Phu, xin được giới thiệu 2 truyền thuyết sau:
TRUYỀN THUYẾT THỨ NHẤT:
Đời Tề Tuyên Vương của thời Chiến Quốc ( 320-302 trước Công Nguyên ), có một đôi vợ chồng trẻ, vừa mới kết hôn 3 ngày thì công sai của vua Tề bắt chú rể sung vào quân ngũ đưa ra sa trường đánh giặc. Nàng dâu mới đang ân ái mặn nồng chợt phải xa chồng khóc đến chết đi sống lại... những mong bạch đầu giai lão, nào ngờ phút chốc lại phải phân ly. Quá nhớ thương chồng nên mỗi ngày đều lên núi đứng ngóng trông, mong đợi chồng trở lại....Dần dần ngày lại qua ngày, năm lại qua năm, mặc cho mưa rơi nắng chiếu, mặc cho gió cuốn tuyết rơi... lâu ngày hóa đá, đứng sừng sững giữa trời mà mong đợi chồng về.
Truyền thuyết trên đây chỉ tượng đá trên Vọng Phu Sơn của tỉnh Sơn Đông, nhưng có thuyết lại cho rằng đây chính là màng Mạnh Khương Nữ đứng ngóng trông chồng trước khi khóc sập Trường Thành của Tần Thủy Hoàng.
TRUYỀN THUYẾT THỨ HAI:
Đây là truyền thuyết mà dân gian thích kể cho nhau nghe nhất là: Tôn Phu Nhân khóc trông Lưu Bị đời Tam Quốc.
Sau khi hay tin Lưu Bị thất trận và chết ở thành Bạch Đế, Tôn Thượng Hương ( nhũ danh của Tôn Phu Nhân ) đã khóc hết nước mắt và hạ quyết tâm tìm chồng ở dưới cửu tuyền. Xuất phát từ kinh đô nước Ngô với đầy đủ nhang đèn dầu hương, hễ đến núi nào cũng leo lên trông ngóng cúng tế kêu tên Lưu Bị mà khóc, vượt qua trên ngàn dặm đường, đến Hoa Dung Đạo thuộc Hoa Dung Huyện hiện nay, ráng leo lên tới đỉnh núi thì đã mệt lã, nhưng vẫn bày đồ cúng tế và khóc lóc thảm thương, tay bám và bấm đứt hết những lá trúc chung quanh, cho nên đến ngày hôm nay, tất cả những lá trúc trên núi nầy đều còn có phân nửa mà thôi ! khi xuống núi đến Đão Mã Nhai nơi mà Quan Vân Trường đã tha cho Tào Tháo, thấy phía trước mặt là Trường Giang cuồn cuộn, bèn ...
Đem mình gieo xuống giữa dòng Trường Giang...
Dân chúng thương cho sự tiết liệt chung thủy của Phu Nhân, nên lập miếu ở ven sông mà thờ. Vì Lưu Bị là Vua nên mới gọi là Nương Nương Miếu. Đỉnh núi mà Phu Nhân khóc Lưu Bị gọi là Đỉnh Vọng Phu.
Sau đây là bài Vọng Phu Thạch của Vương Kiến
2/
望夫石 VỌNG PHU THẠCH
望夫處,江悠悠, Vọng phu xứ, Giang du du,
化為石,不回頭。 Hoá vi thạch, Bất hồi đầu.
山頭日日風復雨, Sơn đầu nhựt nhựt phong phục vũ,
行人歸來石應語。 Hành nhân quy lai thạch ưng ngữ.
王 建 Vương Kiến
Nghĩa bài thơ:
Nơi trông ngóng chồng, dòng sông như dài dằng dặc.
Hoá thành tượng đá, cũng không quay đầu nhìn lại.
Trên đầu núi, ngày ngày hết mưa rồi lại gió,
Nếu người đi mà trở lại thì chắc tượng đá cũng sẽ thốt nên lời !
Diễn nôm:
Nơi trông chồng, nước một dòng,
Hoá thành đá, vẫn ngóng trông.
Đầu núi ngày ngày mưa lại gió,
Người về đá cũng thỏa ước mong!
Lục Bát :
Trông chồng núi đá cheo leo,
Sông dài dằng dặc nặng gieo cỏi lòng.
Hóa thành đá vẫn ngóng trông,
Gió mưa đầu núi hằng mong người về.
Người về cho vẹn câu thề,
Biết đâu tượng đá hả hê reo mừng !!!
HÒN VỌNG PHU CỦA VIỆT NAM
Kính mời tất cả cùng đọc lại những bài thơ về HÒN VỌNG PHU của Việt Nam ta từ xưa ....
... Đá Vọng Phu nhớ thương thổn thức,
Tay bồng con non nước vời trông.
Xa xa mặt biển mênh mông,
Đầu non tượng đá tỏ lòng tiết trinh !...
Đó là một vế Song thất Lục bát trích trong bài " NƯỚC TÔI " của một Thi sĩ Tiền Chiến : NGUYỄN VĂN CỔN, mà tôi được học thuộc lòng từ nhỏ. Bây giờ đọc lại vẫn còn xúc động, gởi đến QUÝ VỊ đọc khai vị trước khi tìm hiểu nghĩa của 2 bài VỌNG PHU THẠCH mà Thầy Lộc đã diễn nôm...
BÀI 1: Của CAO BÁ QUÁT.
望夫石 Vọng Phu thạch
獨立山頭第一峰, Độc lập sơn đầu đệ nhất phong,
朱凋粉謝為誰容。 Chu điêu phấn tạ vị thuỳ dung ?
音書久斷人何處, Âm thư cửu đoạn nhân hà xứ ?
天海無涯路幾重。 Thiên hải vô nhai lộ kỷ trùng ?
血淚煙和明月濕, Huyết lệ yên hoà, minh nguyệt thấp,
香鬟雲跡綠苔封。 Hương hoàn ân tích lục đài phong.
天荒地老情猶昨, Thiên hoang địa lão tình do tạc,
夜夜敲殘壁古鐘。 Dạ dạ xao tàn bích cổ chung.
Cao Bá Quát.
NGHĨA BÀI THƠ:
Đứng lẻ loi trên đầu núi, xứng danh là ngọn núi hạng nhất ở đây. Son đã tàn phấn cũng đã phai rồi còn điểm trang cho ai nữa đây ?. Âm hao thư tín đã bặt tin lâu rồi, giờ thì chàng ở nơi nao ?. Trời biển ngút ngàn mênh mông không bờ không bến, Máu lệ hòa theo khói sóng làm nhòa ướt cả vầng trăng. Tóc mây giờ cũng dã dượi vì bị phủ kín bởi rêu xanh. Mãi cho đến lúc trời già đất cỗi tình nầy vẫn tha thiết như ngày hôm qua, Đêm đêm cứ âm ỉ vổ vào vách đá như tiếng chuông tàn trong cổ tự.
DIỄN NÔM:
ĐÁ VỌNG PHU
Chơ vơ đầu núi dáng ai đang,
Phấn nhạt son phai chẳng điểm trang.
Vắng bặt tin thơ người mấy kiếp,
Mênh mông trời nước lộ bao đàng.
Lệ hòa khói sóng nhòa trăng ướt,
Tóc rối rêu xanh phủ mặt nàng.
Đất cỗi trời già tình vẫn thắm,
Đêm đêm âm ỉ tiếng chuông vang !
Đỗ Chiêu Đức
BÀI 2 : Của NGUYỄN DU.
望夫石 VỌNG PHU THẠCH
石耶人耶彼何人? Thạch da nhân da bỉ hà nhân ?
獨立山頭千百春。 Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
萬劫杳無雲雨夢, Vạn kiếp yêu vô vân vũ mộng,
一貞留得古今身。 Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
淚痕不絕三秋雨, Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ ,
苔篆長銘一段文。 Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
四望連山渺無際, Tứ vọng liên sơn diễu vô tế,
獨教兒女擅彝倫。 Độc giao nhi nữ thiện di luân.
NGUYỄN DU
NGHĨA BÀI THƠ:
Người ư, đá ư, nàng là ai đây?. Đứng chơ vơ một mình trên đầu núi đã hàng trăm hàng ngàn mùa xuân rồi ! Muôn kiếp vẫn không còn mơ gì đến chuyện mây mưa nữa, Một thân trinh trắng vẫn còn giữ được mãi từ xưa đến nay. Ngấn lệ không vơi như mưa thu dai dẵng suốt ba thu, Vết rêu phủ vòng vèo như bản văn trạm trổ trên đá. Quay nhìn bốn phía núi liền núi biển mênh mông không thấy chân trời,
Luân thường lễ giáo sao lại chỉ riêng giới nữ lưu phải gìn giữ mà thôi ?!.
DIỄN NÔM:
HÒN VỌNG PHU
Nàng là ai, là người hay đá ?
Chiếc bóng đầu non trải gió sương.
Muôn kiếp chẳng mơ niềm ân ái,
Một thân còn giữ trắng như gương.
Lệ hằn chẳng dứt thu mưa gió,
Rêu phủ không thôi nét đoạn trường.
Bát ngát bốn bề non núi thẳm,
Sao riêng nhi nữ chịu luân thường?!
Đỗ Chiêu Đức
... Đá Vọng Phu nhớ thương thổn thức,
Tay bồng con non nước vời trông.
Xa xa mặt biển mênh mông,
Đầu non tượng đá tỏ lòng tiết trinh !...
( Nước Tôi- Nguyễn Văn Cổn )
Nối tiếp Góc VIỆT THI, sau VỌNG PHU THẠCH của NGUYỄN DU và CAO BÁ QUÁT, xin kính mời tất cả cùng đọc tiếp VỌNG PHU SƠN của THÁI THUẬN...
3/
望夫山 VỌNG PHU SƠN
化石山頭幾夕曛, Hóa thạch sơn đầu kỉ tịch huân,
傷心無路更逢君。 Thương tâm vô lộ cánh phùng quân.
天崖目斷年年月, Thiên nhai mục đoạn niên niên nguyệt
江上魂消暮暮雲。 Giang thượng hồn tiêu mộ mộ vân.
青淚一般花露滴, Thanh lệ nhất ban hoa lộ trích,
離情萬種草煙雰。 Ly tình vạn chủng thảo yên phân.
湘妃若識相思苦, Tương Phi nhược thức tương tư khổ,
不惜哀絃寄予聞。 Bất tích ai huyền kí dữ văn.
蔡 順 Thái Thuận.
DỊCH NGHĨA :
NÚI VỌNG PHU
Đã biết bao buổi chiều tà nung nấu đến nỗi phải hóa đá trên đầu núi, Quả đáng thương tâm vì không còn đường nào để gặp lại chàng được nữa ! Năm năm cứ mãi nhìn mút con mắt cái vầng trăng ở phía chân trời, và mỗi chiều chiều hồn mộng cứ vẩn vơ theo những đám mây ở ven sông. Những giọt lệ màu xanh nhễu xuống như những giọt sương rêu, còn tình ly biệt thì tản mạn như hơi khói bốc lên từ cỏ dại. Nàng Tương Phi nếu biết được là tương tư sẽ phải khổ sở như thế nầy, thì chắc cũng không tiếc chi những tiếng tơ ai oán mà không gởi cho nhau nghe !
CHÚ THÍCH:
TƯƠNG PHI OÁN 湘妃怨 là tên bài thơ của Trịnh Tiều đời Tống, thông qua việc tả Tương Phi để gởi gấm tâm sự ai oán của mình. Một tài liệu khác...
TƯƠNG HOÀN trong lúc được Vua sủng ái, lại khuyên Vua chia đều ơn vũ lộ với những cung tần khác, nhưng lại muốn Vua luôn đến để nghe mình đàn bài từ được phổ nhạc của TÀO HUÂN đời Tống là : Vũ tiêu tiêu hề Động Đình, Yên phi phi hề Hoàng Lăng. ( Mưa rả rít kìa Động Đình, khói mơ màng nọ Hoàng Lăng ! ).
TƯƠNG PHI OÁN còn là tên của một ca khúc đời NGUYÊN (NGUYÊN KHÚC) tả việc oán hận tương tư của một cung nhân thương nhớ Vua như CUNG OÁN NGÂM KHÚC của ta vậy.
DIỄN NÔM:
NÚI VỌNG PHU
Bao chiều hóa đá đứng đầu non,
Gặp lại người xưa mộng hết còn.
Mút mắt chân trời trăng đã bạc,
Tiêu hồn mặt nước dạ chưa tròn.
Lệ nhòa sắc biếc trông sương khói,
Tình quyện màu mây ngóng mõi mòn.
Nếu biết tương tư càng chuốc khổ,
Tương Phi chẳng tiếc gởi lòng son.
Đỗ Chiêu Đức