Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Cho Đời Chút Dễ Thương - Nhạc & Tiếng Hát Lê khắc Bình


Nhạc & Tiếng Hát: Lê khắc Bình 

Màu Trắng Tôi Yêu

 
(Ảnh Tác Giả)

Tôi yêu lắm, chiếc áo dài màu trắng
Màu trinh nguyên tuổi hoa mộng thư sinh
Rất đơn sơ, nhưng lại rất diễm tình
Trong dáng dấp mảnh mai người gái Việt

Màu giản dị nhưng nồng nàn tha thiết
Làm bao chàng trai trẻ phải ngẩn ngơ
Chiều tan trường, có kẻ dáng dại khờ
Rồi lẽo đẽo đi theo tà áo trắng.

Mây vẫn trôi trong chiều tà nhạt nắng
Em vẫn đi dáng nhỏ gót chân mềm
Anh vẫn theo tà áo trắng của em
Tình vẫn đẹp tuổi học trò vụng dại

Nhưng dòng đời không êm trôi mãi mãi
Xa xôi rồi màu áo trắng tôi yêu
Tôi ở đây nhìn tuyết trắng đổ nhiều
Thoáng chợt nhớ người xưa tà áo trắng

Người em nhỏ ngày xưa yêu màu trắng
Nơi tha hương tôi ngắm tuyết trắng rơi
Nhớ về em, người tình mộng đầu đời
Nay xa cách, đôi ta đời đôi ngả

Tuyết vẫn đổ, vẫn một màu trắng xóa
Người vẫn buồn nhìn tuyết trắng rơi rơi
Vẫn nhớ về tình hoa mộng xuân thời
Ngày xưa ấy, tôi yêu tà áo trắng

Sương Lam

(Trích trong Tuyển Tập Thơ
Quốc Gia Hành Chánh 2005)

Sài Gòn Nhớ Thương



Ngồi đây thương nhớ Sài Gòn
Gió vòng theo thắt eo thon
Áo em ngày xưa trắng quá
Lòng tôi trên đỉnh gió thơm

Nhớ nghiêng con đường Lê Lợi
Ly kem ngọt lạnh Brodart
Ngát thơm môi hồng má đỏ
Nụ cười em trổ bông hoa

Nhớ dài con đường Duy Tân
Hẹn hò góc phố tình nhân
Ánh mắt nhìn nhau ngây ngất
Tiếng chim hót vội dự phần

Nhớ vòng quanh bến Bạch Đằng
Quàng vai con gió lâng lâng
Lung linh sông dài trăng tỏa
Ánh sao rơi xuống rất gần

Nhớ con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
Áo Trưng Vương lượn cánh mềm
Gió bay ngang vườn bách thảo
Tóc dài ngan ngát tiếng chim

Nhớ tà áo trắng Gia Long
Em về nghiêng cặp , má hồng
Ngây thơ hoe tròn mắt biếc
Con đường nhón gót mòn trông

Nhớ ngôi trường Petrus Ký
Quần xanh áo trắng vui đùa
Sân trường líu lo chim hót
Tháng ngày ngọt nắng xanh mưa

Sài Gòn tôi giấu trong tim
Cuộc tình sóng gió nổi chìm
Vẫn mơ thuyền về bến đỗ
Vầng trăng con nước ru êm

Trầm Vân

Xin Lỗi



Em yêu ơi cho anh xin lỗi 

Tối hôm qua đã để em chờ

Họp xong rồi có khách bất ngờ

Người bạn cũ nhiều năm không gặp.


Ngẩng lên đi, em đừng cúi mặt

Môi chẫu ra xấu lắm à nha.

Anh phải đâu thích chuyện la cà

Tại, bị, bởi...nên anh lỗi hẹn.


Em ngước lên, mỉm cười e thẹn

Giận anh ghê, em đợi thật lâu

Ly cà phê lạnh ngắt lúc nào

Ngóng mỏi mắt, bóng anh biền biệt.


Giận thì ít lo cho anh chi xiết 

Nước mắt em rơi ướt khăn tay

Anh ham vui nào biết nào hay

Đã thất hứa lại còn chọc phá.


Anh xin lỗi tại anh tất cả

Mặt anh nè véo ngắt mặc lòng

Vòng tay anh, em hãy vào trong

"Chín bỏ làm mười' tha anh em nhé.


Em nũng nịu nhìn anh thỏ thẻ

"Một lần thôi anh nhé! Em tha

Còn lần sau em chẳng bỏ qua

Đừng hòng gặp mặt em. Xin lỗi.


Chuyện tình yêu muôn đời không đổi

Giận, nhớ, thương, xin lỗi, làm hòa

"Chín bỏ làm mười" phải biết thứ tha

50  năm sau nhìn nhau hạnh phúc.


Nguyễn thị Thêm

 

Thư Gửi Bạn


Xướng:

Thư Gửi Bạn

Hoa Thịnh Đốn đang lạnh cắt da
Tuyết rơi trắng xóa kín sân nhà
Không gian im ắng trời mờ mịt
Cảnh vật tiêu điều đất nhạt nhòa
Bên ấy rộn ràng mừng tết đến
Nơi đây cúm rúm đợi đông qua
Ngồi buồn hổng biết làm chi nữa
Bèn viết linh tinh gởi bạn già

Nhất Hùng
***
Họa:

Hồi Âm Gởi Bạn

Bên này cũng lạnh thấu xương da,
Tớ cũng co ro trốn ở nhà,
Con cháu ngại thăm - tình chẳng nhạt,
Bạn bè ngán viếng- nghĩa không nhòa;
Cây chờ đâm nụ - Xuân chưa tới,
Hoa đợi nẩy mầm - Đông chửa qua;
Nhộn nhịp quê mình đang ngóng Tết,
Tha hương thầm nghĩ: tủi thân già!

Thảo Chương Trần Quốc Việt
11-01-2022

Bỏ Nhà Ra Đi Bán Báo Rồi Bắp Rang Để Trở Thành...

VĐ đứng vác cuốc ở bên trái

BỎ NHÀ RA ĐI BÁN BÁO RỒI BẮP RANG ĐỂ TRỞ THÀNH ...

Hồi ký sự thật 100% của Tác giả Vương Đằng, giáo chức hồi hưu
Bản phiên dịch sang Anh văn cũng do Vương Đằng thực hiện được kèm ở cuối bản tiếng Việt!

Tiểu chú: Chợ Vũng Tàu được kể trong hồi ký nầy là chợ Vũng Tàu cũ, ở gần Bãi Trước, giờ đây không còn nữa!

Tôi năm nay đã hơn 70 tuổi, gần đất xa trời, cầu mong Trời cho đoàn tụ với tổ tiên càng sớm càng tốt; nhưng bây giờ còn thở thì tôi như con tằm phải nhả tơ nên hôm nay tôi viết hồi ký nầy một cách chân thành theo trí nhớ nhằm mục đích để lại cho con, cháu, chắt và các bạn trẻ rút kinh nghiệm dăm điều về chí hiếu học, tính kiên nhẫn, tâm từ thiện, lòng tự trọng, v.v.. Tôi không có ý đào lại chuyện buồn đã qua vì tôi đã tha thứ cho Ba tôi từ khi biết tin ông chết năm 1987 và cho Dì ghẻ tôi từ năm 1996 khi tôi gặp lại Dì mà gọi Dì, xưng con (chớ không xưng “cháu” như khi còn nhỏ) trong chuyến trở về thăm quê hương lần đầu tiên từ Hoa Kỳ sau khi bỏ đi trước ngày 30/4/1975.

Truyện bắt đầu từ cuối tháng Năm, 1958, khi bà dì ghẻ của tôi chỉ hơn tôi một con giáp tức 12 tuổi, nên được tôi gọi bằng Dì nhưng xưng là cháu vì nghĩ rằng bà không thể đẻ ra tôi; có lẽ chính vì thế mà tôi thường được ba tôi “nưng niu” bằng roi, ống vố (= ống điếu) hay tay chân, một hai lần bằng ghế đẩu liệng từ xa đến chiếc ngực tong teo của tôi vì thiếu ăn; có một lần, sau khi đã cho tôi no đòn, ba tôi trói ngược tay tôi ở cột nhà bằng cây, chỉ cho tôi mặc quần cụt, đứng suốt đêm làm mồi cho muỗi Xóm Ruộng.

Bấy giờ Dì tôi đang sinh đứa em thứ hai (cùng cha, khác mẹ) chưa đầy tháng nên tôi có nhiệm vụ là mỗi chiều đi học (trường trung học Petrus Ký) về tôi phải nấu cơm, nước; rồi dọn, bưng vào giường đang được phủ mùng và gọi mời Dì dậy ăn cơm.

Chiều chạng vạng hôm đó, tôi có gọi Dì dậy ăn cơm và được Dì trả lời đại ý rằng Dì nghe và sẽ dậy. Thế là, sau khi ăn một bụng, tôi đi bộ lên xóm Ông Ba ở cách nhà khoảng 200m để nói chuyện lông bông với bạn trẻ cùng lứa tuổi, rồi ghé nhà chị Nguyệt làm thợ may trò chuyện tiếp. Trường đã bải lớp, ba tháng sau mới đi học lại nên tôi ở chơi đến khoảng 9 giờ 30 tối mới trở về nhà.

Ai ngờ, khi về nhà, tôi bị Dì chưởi mắng đại ý rằng “Tao đẻ còn non ngày, non tháng mà mầy nấu cơm không kêu tao dậy ăn cho nóng, để tao phải ăn cơm nguội lạnh. Tối nay tao về mét ba mầy đánh cho mầy một trận đáng tội...” Tôi cố gắng giải thích rằng tôi đã gọi và nghe tiếng Dì trả lời sẽ dậy ăn nên tôi mới đi chơi; nhưng Dì không nghe, không tin, cứ khăng khăng tối nay về mét ba cho tôi bị một trận đòn mới hã dạ...

Tôi nằm trên cái đi-văn mà lòng vừa lo lắng và run sợ khi nghĩ đến trận đòn ác liệt mà Ba tôi sẽ dập lên thân xác gầy ốm của tôi trong đêm nay hay sáng mai. Cuối cùng, khoảng 11 giờ thì tôi ngồi dậy sau khi quyết định bỏ nhà ra đi trong khi Dì tôi ngủ say sưa...

Nửa giờ sau, tôi rời nhà: tay trái xách cặp-táp mà tôi thường dùng để đi học và tay mặt xách chiếc va-li tí hon bằng vải, cũ kỹ, đầu đội nón rộng vành, chân mang giày ba-ta. Tôi đi bộ từ nhà thuộc Xóm Ruộng ở trong khu Xóm Đình, đường Vạn Kiếp, cách Trường Mỹ Thuật Gia Định độ 1 cây số.

Khuya rồi, tôi đi bộ đến Cầu Bình Lợi với dự định sẽ đón Ba Tèo (một người tình cũ của Má tôi cách đấy khoảng 10 năm) đang lái xe lô-ca-xông (chở khoảng 8-9 người) rước khách trên con đường Sài Gòn-Vũng Tàu. Tôi ngồi, nằm ngủ dật dựa trong một cái chòi cuối dốc cầu và buổi sáng may mắn thay tôi đón được chiếc xe của Ba Tèo. Tôi xin Ba Tèo cho tôi có giang ra chợ Bà Rịa với dự định đến gặp và xin sống nhờ với bà Mười Thập (một bà con trong dòng họ bên Nội, nhưng rất thân với Má tôi—đang theo chồng mới sống ở bên Pháp.).

Tôi được bà Mười Thập tiếp đón vui vẻ và thông cảm hoàn cảnh của đứa cháu thiếu may mắn. Nhưng chỉ một tuần thì tôi quyết định rời bà bởi vì bà chỉ là một người phụ bán quán cà phê, không có nhà riêng hay phòng riêng để bà cháu sống lây lất bên nhau.

Bà cho tôi năm chục đồng và sáng sớm hôm sau tôi lại quá giang xe hàng đi ra Vũng Tàu với hy vọng tìm được nhà ông bà Chín là láng giềng ở đối mặt với nhà Má tôi ở Thị Nghè; ông bà Chín rất thân với Má tôi và thương tôi; ông bà về hưu, mua và dọn nhà ra Vũng Tàu và Má tôi đã dẫn tôi đi thăm họ và nhà ở Vũng Tàu. Nhà của họ chỉ cách chợ Vũng Tàu khoảng một cây số về hướng Trường Thiếu Sinh Quân.

Tôi xách cặp táp và cái va-li nhỏ đi tìm nhà ông bà Chín suốt ngày mà không ra bởi vì tôi không biết, không nhớ tên đường và số nhà. Tôi ăn bánh mì không và uống nước phông tên trọn ngày. Buổi tối, tôi ra Bãi Trước; đợi khuya vắng người, chủ quán ra về, tôi mới kiếm được chỗ ngủ trên một chiếc ghế xếp rách bươm.

Sáng hôm sau, tôi phải thức dậy thực sớm e chủ quán đến đuổi hay kêu cảnh sát bắt. Tôi lang bang dọc theo đường tráng xi-măng dành cho khách dạo bãi biển. Đến khoảng 8 giờ thì may mắn cho tôi làm quen được một thằng Tàu con (mà tôi không còn nhớ tên) có lẽ nhỏ hơn tôi 1-2 tuổi, rất vui vẻ và thân thiện; cha mẹ nó bán xe bánh mì dạo. Tôi kể hoàn cảnh của mình. Nó chạy về nhà, đem ra cho tôi hai ổ bánh mì không, một hộp cá mòi và muối tiêu. Ngon ơi là ngon khi bụng tôi đã cồn cào.

Sau đó, nó dẫn tôi về nhà nó cho biết nhà rồi đưa tôi qua nhà hàng xóm trong hẻm để giới thiệu vì biết vợ chồng nhà nầy (mà bây giờ tôi cũng chẳng nhớ tên!) không con và đang đi tìm con nuôi. Tôi hơi phân vân vì gia đình nầy theo đạo Thiên Chúa trong khi tôi thờ cúng ông bà và tin tưởng vào đạo Phật. Nhưng tôi cứ tạm ở đó trong tình thế quẫn bách. Hôm đó là ngày Thứ Tư. Người chồng làm nghề thợ hồ, thường lảnh các công trình xây cất rồi kêu thêm thợ làm; bấy giờ người chồng đang lảnh việc làm ở Bà Rịa, dự định chiều tối Thứ Bảy sẽ trở về nhà. Và người vợ nói rằng Thứ Hai tuần tới người chồng sẽ dẫn tôi vô Bà Rịa và bắt đầu dạy tôi học nghề làm thợ hồ.

Sáng hôm sau, người vợ dẫn tôi đến gặp Cha xứ nhà thờ lớn nhứt ở gần chợ và vừa gần Bãi Trước để hỏi ý kiến thì có vẻ Cha xứ thấy không gì trở ngại trong hoàn cảnh bỏ nhà ra đi của tôi. Buổi chiều, sau khi xin phép người vợ (trong tương lai sẽ là má nuôi của tôi), tôi theo thằng bạn nhỏ người Tàu đi quanh quẩn khu chợ, bến xe, các khách sạn, v.v.. Tối thì tôi về ăn cơm và ngủ trên ván (có giăng mùng hay không bây giờ tôi chẳng nhớ nữa!). Sáng hôm sau thì tôi xin phép đi chơi quanh quẩn nữa với thằng bạn Tàu nhỏ con, đến trưa thì về ăn cơm. Buổi trưa hôm ấy (Thứ Sáu), tôi suy tính nhiều và quyết định không chịu làm con nuôi của gia đình đạo Thiên Chúa và phải bỏ học chữ mà đi làm nghề thợ hồ.

Khoảng 4 giờ chiều, tôi tắm rửa, ăn mặc sạch sẽ, rồi đến xin phụ việc bán sách báo ở nhà sách nho nhỏ Quốc Hiệp nằm ngay đầu chợ cũ Vũng Tàu, phía bên trái, đối diện với Ủy Ban Hành Chánh … (?). Tôi lấy tên mới là Thủy. Bấy giờ, chị Cúc (kêu ông chủ bằng bác) và chị Mai (con gái của ông chủ) hân hoan đón nhận tôi xin việc và sau 5 giờ chiều thì ông chủ vừa là Chủ tịch Ủy Ban, vừa là chủ khách sạn tên … (?), chấp thuận cho tôi giúp việc.

Khách sạn nhỏ (nhưng là khách sạn duy nhứt nằm cuối dãy phố bên mặt trước chợ Vũng Tàu, chỉ cách Bãi Trước độ 200m) vừa là nhà ở cho cả gia đình chỉ cách nhà sách khoảng 150m nên rất thuận tiện cho mọi người trong gia đình. Tôi có chỗ ngủ hẳn hoi; đôi khi khách sạn ế khách, tôi lên ngủ luôn trong một phòng của nó.

Ngoài việc phụ bán sách báo khi đông khách cho nhà sách, tôi là người đầu tiên có sáng kiến bán báo dạo khắp chợ cho mọi người (thay vì trước kia, bạn hàng phải vô các nhà sách để mua báo), bán báo dạo dọc theo Bãi Trước (trước kia du khách cũng phải vô chợ mua báo mới có báo mà đọc!). Thêm nữa, tôi còn nhận bỏ báo cho các tư gia, biệt thự và hàng quán trong vòng 2 cây số đường kính của chợ Vũng Tàu. Và điều quan trọng là tôi được các con của ông chủ ở Chợ Lớn nhiều lần ra thăm ba (đang sống với cô vợ nhỏ, người Bắc, lúc nào cũng môi son, má phấn kỹ lưỡng, mới có 1 con biết đi với ba mình) ưa thích trong đó có anh Hoàng (lớn hơn tôi độ 7-8 tuổi) và Liên (nhỏ hơn tôi 1-2 tuổi).

Nhờ bán báo quá đắc, chỉ hai tháng rưỡi tôi đã để dành được khoảng một ngàn đồng sau khi sắm quần áo, giày vớ đầy đủ. Dù vậy, với bản tính hiếu học, đến gần cuối tháng Tám thì tôi quyết định bỏ Vũng Tàu để về Sài Gòn tiếp tục vô học lớp 5C (Đệ Ngũ C) ở trường Petrus Ký, nên tôi nhờ ông chủ, anh Hoàng và chị Mai gởi gắm cho tôi về sống nhờ ở nhà người vợ chính của ông chủ ở trong hẻm, đường Minh Mạng (bây giờ là Ngô Gia Tự), cách Ngã Sáu Chợ Lớn khoảng 50m.

Bà chủ lớn ốm o, gương mặt khắc khổ, nhưng hiền hậu, sống trong một căn nhà mái ngói âm dương với 4 cô con gái: chị Lan, Liên, Thành và Tài. Hai người con trai lớn là anh Minh (Trần Quang Minh, giáo sư triết, cựu giám học trường trung học Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho) và anh Hoàng sống ở một căn nhà xây gạch và gỗ khá giả hơn, cùng một hẻm nhưng gần đầu hẻm.

Nhà chật chội nên buổi tối tôi ngủ trên tấm bố trải trên sàn nhà gạch Tàu, không mùng mền, đầu kê lên chiếc va-li nhỏ; cách khoảng tôi độ 2m, ba chị em của Liên ôm nhau ngủ trên một chiếc chiếu với mùng, mền và gối.

Mỗi sáng khoảng 5 giờ, tôi thức dậy, ra đường đón xe buýt đến trạm góc đường Cống Quỳnh và Bùi Thị Xuân thì xuống để lảnh bắp rang bơ từ máy chế ở nước ngoài trong tiệm ở đường Bùi Thị Xuân, cách ngã ba 4-5 căn. Lộ trình bán bắp của tôi bắt đầu từ đầu đường Nguyễn Tri Phương ở Ngã Sáu Chợ Lớn, chủ yếu nhắm vào các trường tiểu học công lập hay trung học tư thục, đến đường Lý Thái Tổ thì quẹo mặt, đến Ngã Bảy thì quẹo mặt qua đường Minh Mạng; có khi gặp bữa bán ế thì lặn lội thêm các đường Vĩnh Viễn hay Nguyễn Duy Dương. Thường thường tôi trở về nhà lúc 10: 45; tôi rửa mặt và chuẩn bị cặp-táp sách vỡ, đi ăn trưa, đón xe buýt đến công trường Cộng Hòa, rồi tôi đi bộ vào trường trung học Petrus Ký và sau đó vào lớp của mình.

Được 4 tháng, nhưng khoảng lễ Giáng Sinh thì tôi bị cảm thật nặng, chắc có lẽ vì nằm ngủ dưới đất, không mùng mền trong một hai tháng đầu, thức khuya học bài, dậy sớm đi lảnh bắp rang. Nhưng, Trời cứu tôi (chuyện dài dòng, không cần thiết viết ra ở đây!) nên tôi hết bịnh vì: a. Mới 6-7 tuổi mà đã biết hằng tuần cho một ông già ăn mày ăn uống đầy đủ; và b. 11 tuổi (đang học lớp Nhứt B của thầy Cường ở trường tiểu học Lê Văn Duyệt trên đường Phan Đình Phùng—tên mới là Nguyễn Đình Chiểu—nằm giữa hai đường Đinh Tiên Hoàng và Mạc Đỉnh Chi, Quận Ba, Sài Gòn), nghèo nàn, nhà ở là thùng xe cứu thương được lợp thêm mái lá cho bớt nóng mà cảm hứng sáng tác bài thơ “con cóc” đầu tiên không tựa đề khi trời đổ mưa:

Chăn ấm, gối êm, nằm co ro;
Phận mình đã trọn vẫn lo cho:
Còn bao kẻ đói không nhà cửa,
Chẳng biết giờ đây họ ấm no.

(Đội ơn thầy Nguyễn Kim Giàu dạy 4 năm Quốc ngữ cho con trong trường tiểu học tư thục Hoàng Văn ở Thị Nghè, tỉnh Gia Định xa xưa!)

Và mới 20 tuổi, tôi và các bạn sinh viên (đều lớn tuổi hơn tôi) thuộc nhiều phân khoa thuộc Viện Đại Học Sài Gòn lập ra Đoàn Thanh Niên Công Tác Xã Hội (Social Activities Youth Group; gọi tắt là SAYG) trụ sở trung ương ở 220 đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, mà ông bà điêu khắc gia Nguyễn Ngọ có lòng cho chúng tôi mượn phòng khách miễn phí để làm văn phòng hoạt động.

VĐ đứng le lưỡi, đang giỡn, bên tay mặt trước một cô nhi viện Tin Lành ở Quang Trung, Hốc Môn, tỉnh Gia Định, 1966
VĐ đứng cầm cờ ở trại công tác ở Pleiku, 1965

Bác Sĩ, Bộ Trưởng Thanh Niên Nguyễn Tấn Hồng đứng chụp hình trước cửa nhà ba của VĐ trong Trại Xây Dựng II (1966, gồm hơn 20 đoàn thể thanh niên) mà VĐ làm Trại trưởng, trong khi ông Nguyễn Thôn Độ, Phó tỉnh trưởng Gia Định, làm Trại phó.

Không làm sở Mỹ, không đi lính Mỹ, nhưng Trời thương nên giữa tháng 4, 1975, có hai người giúp tôi giấy chứng nhận để tôi và gia đình được di tản khỏi Việt Nam và tôi đã chọn một trong hai. Vợ tôi không đi và giữ các con ở lại; tôi quyết định ra đi một mình.

Đầu tháng 5, 1975, tôi chính thức đặt chân lên đất Hoa Kỳ. Dù đã làm phụ khảo ở Viện Đại Học Cửu Long (Sài Gòn & Gia Định), tôi phải học và tập phát âm theo giọng Mỹ (American English) đến đầu tháng 1 năm 1976 mới được cho đi học khóa huấn luyện văn phòng (clerical training) ở thành phố Rochester, tiểu bang Nữu Ước, rồi mới được tuyển dụng làm thư ký xếp hồ sơ (file clerk) ở công ty bảo hiểm CNA nổi tiếng ở Reading, tiểu bang Pennsylvania; tôi ghi danh khóa huấn luyện Anh Văn Thương Mại và nhận chứng chỉ tốt nghiệp sau 3 tháng.

Được một năm, tôi dọn về NYC (= New York City = thành phố Nữu Ước) với hy vọng tiến thân về nghề ca nhạc hay văn hóa theo sở trường. Nhưng than ôi! Non ba tháng, không tìm ra việc làm, tôi đói meo, bán đồng hồ vẫn đói nên tôi dự định sẽ xách cây đàn ghi-ta đi hát ở ngoài công viên hay đường phố Nữu Ước. Đói hai bữa, dẫu rằng ca sĩ Ngọc Hiếu (đã kiếm căn hộ mướn giùm tôi dọn về NYC) ở cùng bin-đinh với tôi, nhưng vì sĩ diện, tôi chịu đói chứ không dám gõ cửa nhà cô ca sĩ tốt bụng nầy. Có người chỉ tôi đến nhà Cha xứ xin thức ăn. Đói quá, tôi đã phải làm và buổi chiều được Cha cho người mang đến cho tôi một thùng lớn đầy đồ hộp có thể ăn cả tuần. Ngày hôm sau tôi được tin vui là đơn xin học khóa huấn luyện tốc ký (15 tuần) được chấp thuận và tôi bắt đầu nhập học vào Thứ Hai, mỗi tuần được phụ cấp 75 USD.

Trước hai tuần mãn khóa tôi đã được công ty bảo hiểm sức khỏe Blue Cross Blue Shield of New York thu nhận làm thư ký vô hồ sơ (data-entry clerk). Sau hai tháng học nghề dự bị, tôi được chính thức là nhân viên với lương bổng và quyền lợi tương đối ưng ý.

Nhưng lại với chí hiếu học và thăng tiến tháng 9, 1980 tôi bỏ việc làm tốt để theo học một năm chứng chỉ hành nghề dịch vụ du lịch. Cuối tháng 5, 1981, tốt nghiệp nhưng không kiếm được việc làm trong ngành du lịch với lương tháng bằng hay hơn trước nên tôi tiếp tục ghi danh đại học ban điện toán vào tháng 9, 1981. Một năm sau, tôi chuyển qua ban Anh văn và tôi tốt nghiệp bằng cử nhân Anh văn với điểm trung bình 3.29. Trong thời gian đi học lại (1980-1983), cuối tuần tôi phải lái tắc xi ở thành phố Nữu Ước, rồi xe li-mô ở tiểu bang New Jersey để có tiền gởi về Việt Nam giúp gia đình, bà con và một bạn học rất thân ở trung học Petrus Ký (mà người bạn đã trở thành đại, đại gia khoảng từ 10 năm nay!!!).

Thêm nữa, vốn yêu thích tây ban cầm và tiếng Tây Ban Nha nên trong thời gian 1978-1981, tôi học đọc, nói và viết ngôn ngữ nầy ở nhà (mướn sinh viên nói tiếng TBN) và ở đại học; cho nên tôi có thể giao tiếp dễ dàng với người Nam Mỹ hay người TBN sống quá, quá đông ở thành phố Nữu Ước và các tiểu bang lân cận như New Jersey. Và, tôi mơ mộng lẫn dự định khi có dịp về Việt Nam sẽ soạn sách giáo khoa dạy tiếng nầy; nhưng khi về lần đầu tiên vào năm 1996, tôi chạm thực tế là không ai học hay nói tiếng TBN ngoại trừ một số rất ít nhân viên Bộ Ngoại Giao; bởi thế, tôi soạn sách dạy Anh văn và học làm người với ý định đóng góp giáo dục, chứ tiền bạc chẳng được trả bao nhiêu mà còn tốn kém và bỏ thêm tiền túi để mua sách của chính mình viết hầu tặng bà con và thân hữu. Từ 2014, tất cả các sách xuất bản của tôi ở Việt Nam được in lậu và bán công khai trên mạng Internet do năm bảy nhà sách ở Việt Nam, không cần liên lạc với tôi và chẳng hề trả tiền tác quyền cho tôi một đồng; Nhưng tôi không thưa kiện gì cả bởi vì nếu thưa kiện thì sách của tôi sẽ không còn được in bán nữa; thôi, tôi thà hy sinh cho người, cho đời.

Theo thời gian, hoàn cảnh và chí hiếu học tôi học có bằng Cao Học Bang Giao Quốc Tế. Tôi chuẩn bị ghi danh lấy bằng tiến sĩ thì phải bỏ dỡ vì vợ con được bảo lãnh theo diện ODP đến Hoa Kỳ vào ngày 9/1/1990. Ngoài ra, tôi đã phải học thêm lấy 15 chứng chỉ Cao Học Giáo Dục, cộng thêm rất nhiều chứng chỉ khác để có thể được cấp giấy hành nghề dạy các môn Giáo Dục Thương Mại (Business Education).

Thưa quý độc giả! Cũng như hầu hết mọi người, tôi có đời sống cá nhân và gia đình; nhưng tâm tôi dường như luôn nghĩ đến làm một cái gì cho tha nhân. Ngoài công tác thật nho nhỏ làm việc từ thiện từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam, tôi chịu tốn kém sưu tầm, biên soạn và xuất bản sách hay dĩa CD cũng là để phục vụ quần chúng chứ không thật sự cho vợ, con, cháu, anh em, v.v., trong gia đình tôi. Bởi thế, tôi thường cảm thấy sự phản đối âm thầm hay sau lưng của gia đình trách móc tôi lo “bao đồng” hơn cho trong nhà.

Bây giờ, gần đầu tháng 7, 2020, tôi không nhà (ở nhà mướn), không xe (chỉ có chiếc xe đạp mini và xe đạp điện), trương mục vãng lai trong nhà băng của tôi thỉnh thoảng có tối đa hai ngàn năm trăm USD, lương hưu non của tôi quá còm cõi (chỉ 750 USD một tháng). Nhưng tôi cảm và nhận thấy rằng TRỜI ĐÃ BAN CHO TÔI MỘT ĐỜI NHIỀU HẠNH PHÚC TỪ 19 TUỔI ĐẾN NAY. Có nghĩa là TÔI SỐNG MỘT ĐỜI THẬT ĐẦY VỀ NHIỀU PHƯƠNG DIỆN DÙ CHƯA BAO GIỜ ĐƯỢC COI LÀ GIÀU; tôi đã thực hiện thật nhỏ vào công cuộc từ thiện; tôi đã và đang góp phần vào việc học Anh văn của người Việt khắp thế giới (đánh bút hiệu vương đằng—với đầy đủ dấu chữ Việt—ở www.google.com.vn thì sẽ thấy sự thật!); tôi đã và đang góp phần thật, thật nhỏ bé vào văn hóa và kiến thức cho người Việt (đánh bút hiệu vương đằng—với đầy đủ dấu chữ Việt—ở www.youtube.com thì sẽ thấy sự thật!); chưa kể các sách và CD đã và sẽ được xuất bản.

Chí hiếu học đã giúp tôi còn sống đến ngày nay (nếu năm 1958, ham tiền kiếm được, tôi mà không bỏ Vũng Tàu để về Sài Gòn tiếp tục đi học thì chắc chắn 4-6 năm sau tôi bị bắt đi quân dịch với cấp bực binh nhì thì nhiều thiếu may mắn để tôi đã nằm ở nghĩa trang Biên Hòa hay dưới đất rồi) và chí hiếu học đã giúp tôi được có cơ hội tiến thân, đạt hạnh phúc đến ngày hôm nay.

Kết luận, tôi bỏ nhà ra đi bán báo, bán bắp rang để trở thành … một người không chỉ sống cho cá nhân và gia đình và không hổ thẹn với lòng tự trọng.

Bản đầu tiên: Tháng 3, 2019
Bản cập nhựt hóa Tháng 7, 2020

Vương Đằng

RUNNING AWAY FROM HOME TO SELL NEWSPAPERS THEN POPCORN FOR BECOMING ...

VĐ was standing & carrying a hoe on the left.

A 100%-FACT MEMOIRS OF VUONG DANG
Written and translated into American-English by Author Vuong Dang, retired educator
Note: The Vũng Tàu Market in this memoirs was the old Vũng Tàu Market, located very near Bãi Trước; it does not last until now.

Near the soil and far from the sky, I’m older than 70 years of age, wishing God to grant me to reunite with my ancestor as soon as better; but, now, still breathing I’m as a silkworm to provide some kind of work so that today I sincerely write my memoirs based on my memory in order to leave something behind for my children, grandchildren, great-grandchildren, and young people some experiences regarding studiousness, patience, charitable heart, self-respect, etc... I do not have the idea to dig the past, sad story because I already forgave my Dad when I had heard that he died in 1987 and also overlooked my stepmother as of 1996 when I saw her, called Aunt and announced myself as her son (not “nephew” as when I was a teenager).

The story began in the end of May, 1958, when my stepmother who was just older than me 12 years, so that I called her Aunt but announced myself nephew (instead of son) because I thought that she could not bear me; that would have been the reason for me “to be caressed” by my father with rod, smoking pipe or hand and foot, once or twice with a stool being thrown from the distance to my skinny chest due to malnutrition; there was one time, after beating me up, he bound my hands back around the wood column of the house, he only allowed me to wear a short, and I had to stand there until the morning to be a good target for the mosquitoes of the Rice Field Section.

At that time my stepmother was just borning my second stepbrother (same father, different mother) less than a month so I had the duty that every late afternoon after coming home from school (Petrus Ký High School) I had to cook dinner, then put everything on the tray and carried it to the bed covered with mosquito-net, and woke, invited my stepmother to get up to have dinner.

At that dusk, I did wake my stepmother to get up to have dinner and she generally answered that she heard and would have been up. Therefore, after my stomach was full, I walked to Grandpa Ba’s neighborhood far from my home about 200m to chat with friends at the same age or generation; then I stopped by at the house of Miss Nguyệt, who was a tailor, to continue my chat. My school was closed for the summer, I did not have to go there three months later; so I stayed until about 9:30 p.m. then went back home.

I did not expect that I was loudly yelled by my stepmother generally that: “I bear a baby less than a month and you did not wake me up to have dinner while the food was still hot, I had to eat cold food. Tonight I will report to your father to beat you up for your fault...” I tried to explain that I did wake her up and heard her response that she would have got up to have dinner so I went to play; but she did not listen, did not believe, just decided to report the incident to my father so that I would be beaten up for her satisfaction.

I lay down on the divan bed with worry and tremble when I thought of my father’s fierce beating on my skinny body tonight or tomorrow morning. At last, about 11 p.m. I got up after my decision to run away from home while my stepmother slept like a log...

Half an hour later, I left the house: my left hand carried the big briefcase which I often used to go to school and my right hand, a tinny, old suitcase made of fabric; a wide-brimmed hat was on my head and I wore a Bata sneakers. I walked from the house—in Xóm Ruộng (the Rice Field Section) belonged to Xóm Đình (the Temple Section) on Vạn Kiếp Street—which was far from the Gia Định School of Art about 1km.

It was past midnight; I walked to the Bình Lợi Bridge with the plan to wait for Dad Named Teo (my mother’s old boyfriend 10 years ago) who was a driver driving a van as a small bus carrying about 8-9 people between Sài Gòn and Vũng Tàu. I sat and I slept on and off in a hut at the end of the Bridge hill and in the morning luckily I caught Dad Named Teo’s van. I begged him to give me a lift to the Bà Rịa Market with the plan to meet and ask Grandma Mười Thập (a paternal relative, but very close to my Mom who was living with her new husband in France) to stay with her.

I was welcome by Grandma Mười Thập who understood the situation of her unfortunate “grandson”. But, only one week I decided to leave her because she was only a helper in a coffee shop, having no house or own room so that we could live together for while in need.

She gave me 50 Vietnamese dongs and in the next morning, again I hitch-hiked a delivery truck to Vũng Tàu with the hope that I could find the house of Mr. & Mrs. Chín who was our neighbors living across our home in Thị Nghè; they were very close to my Mom and they loved me; they retired, bought a house and moved to Vũng Tàu and my Mom did bring me to visit them at their house in Vũng Tàu. Their house was just far from the Vũng Tàu Market about 1km in the direction of the Military Youth Academy.

I carried the briefcase and the tiny suitcase all day long in looking for Mr. & Mrs. Chín’s house, but I could not find it because I did not remember the name of the street and the number of the house. I ate plain bread and drank water from the public fountain all day. In the evening I went to Bãi Trước (the Front Beach); I waited until midnight and when there were very few people around, the owner left the bar, then I found a place to sleep on a torn, folded chair.

In the next morning, I had to wake up very early because I was afraid that the bar owner pushed me away or called the police to arrest me. I wandered along the cement walkway for tourist along the beach. Approximately 8 a.m., fortunately, I made the acquaintance of a Chinese little boy (which I do not remember his name now) who perhaps younger than me 1-2 years, very joyful and friendly; his parents sold bread plus meat or other food on a pushcart. I told him about my situation. He ran back to his home, then brought two small loaves of bread, a can of sardine and salt mixed with pepper. What was a delicious meal when my stomach was crying!

After that, he led me to his home then brought me to the neighbor’s house to introduce because he knew that the couple (which now I still can’t remember their names) had no children and were looking for an adopted child. I was a little hesitant because they were Catholic followers while I worshipped ancestors and I was a believer in Buddhism. But, I chose a temporary stay there in this no-option situation. That day was Wednesday. The husband was a bricklayer; he was often in charge of a small project then called more people to work for him; at that time he worked in Bà Rịa with the plan to come back home on Saturday evening. And the wife said that on next Monday the husband would have led me to Bà Rịa and begun to train me to become a bricklayer.

In the next morning, the wife brought me to meet the Priest in charge of the Main Church, located near the Vũng Tàu Market and Bãi Trước, in order to ask his advice and it seemed the Priest saw no problem in my case of running away from home. In the afternoon, I asked permission from the wife (who would have been my adopted mother in the future) to go around the market, bus station, hotels, etc… In the evening I came back to the house to have dinner and I slept on the divan (covered with mosquito-net or not, now I can’t remember!). In the next morning, I asked the permission again to go around with my small-size Chinese friend until noon then I came back to have lunch. In that afternoon (Friday), I thought and thought over many times and decided that I would have not been the adopted son of a Catholic family and I would have not had to quit school to work as a bricklayer.

Approximately 4 p.m., I had a shower and wore clean clothes, then I went to ask to be a helper in selling newspapers and books at the small bookstore named Quốc Hiệp, located at the front of the Vũng Tàu Market, on the left, opposite of the Mayor Office … I had a new name as Thủy. At that moment, Sister Cúc (who called the owner “Uncle”) and Sister Mai (who was the owner’s daughter) were glad that I came to ask for work; and after 5 p.m. the owner also the Mayor and the owner of the hotel named … (?) accepted me to be the bookstore helper.

The hotel was small (but it was the only one located at the end of the right small, short street in front of the Vũng Tàu Market, far from Bãi Trước only 200m); it was also the home for the whole family and it was far only 150m from the bookstore; therefore, it was very convenient for everyone in the family. I had a decent place to sleep; sometimes the hotel did not have many customers, I also slept in one of its rooms.

Apart from being a helper when there were crowded customers, I was the first person who had the new idea to walk around, all over the Market in selling newspapers to everyone (before that individual sellers had to leave their places/stalls/kiosks for buying newspapers in bookstores), also I sold newspapers along Bãi Trước (before that tourists had come to the Market to buy newspapers so they had something to read!). In addition, I accepted to deliver newspapers to private houses, villas, and stores within 2km-diameter of the Market. And it was important that sons and daughters of the owner (in which were Brother Hoàng older than me about 7-8 years and Sister Liên younger than me 1-2 years) liked me very much when they came from Chợ Lớn many times to visit their father (who lived with the second, young wife from the North Vietnam who always had careful makeup and had born a male baby for him).

Owing to have a lot of newspaper customers, only two months and a half I could save about one thousand Vietnamese dongs after buying enough clothes, shoes, and socks. However, with my studiousness in academic education, near the end of August I decided to leave Vũng Tàu to come back to Sài Gòn for attending my 5C (Fifth Grade C) class at the Petrus Ký High School; therefore, I asked the owner, Brother Hoàng and Sister Mai recommend me to the owner’s main wife to temporarily stay in her home, located in an alley of Minh Mạng Street (now is Ngô Gia Tự Street), far from the Ngã Sáu Chợ Lớn about 50m.

The owner main wife who was very skinny with an austere face, but very kind, lived in a Yin-and-Yang-roof tile house with four daughters: Sister Lan, Liên, Thành, and Tài. Her two oldest sons were Brother Minh (Mr. Trần Quang Minh, philosophy teacher, former Academy Dean at the Nguyễn Đình Chiểu High School in Mỹ Tho) and Brother Hoàng who lived in a better house made of brick and wood, in the same alley but near the entrance.

The owner main wife’s house was cramped; therefore, in the evening I slept on a large piece of thick fabric spread on the Chinese brick floor, without mosquito-net and blanket; my head was on the tiny suitcase; far from me about 2m, Liên and two younger sisters hugged each other on a mat with mosquito-net, blanket, and pillows.

Each morning, approximately 5 a.m., I woke up, walked to the street and caught the bus to its stop at the corner of Cống Quỳnh & Bùi Thị Xuân Streets to buy popcorn mixed with butter made by a machine at a wholesale price in a store, located on Bùi Thị Xuân Street about 4-5 houses from the intersection. My selling popcorn route began from the beginning of Nguyễn Tri Phương at Ngã Sáu Chợ Lớn; main targets were public elementary schools or private schools; I turned right when I got to Lý Thái Tổ Street; then I turned right again when I got to Minh Mạng Street; sometimes, my popcorn bags were not sold well, I had to walk more to Vĩnh Viễn and Nguyễn Duy Dương Streets. Often I came back home around 10:45 a.m.; I washed my face and prepared my books, notebooks, and briefcase; I went to have lunch and caught the bus to Cộng Hòa Circle; then I walked to the Petrus Ký High School and my class after that.

Four months passed, but around Christmas time I caught cold severely, it would have been because I slept on the floor without mosquito-net and blanket for the first two months, I stayed up late to study, and I got up early to go for my popcorn business. But, God blessed me (the story was long and it is not necessary to write down here!) and I recovered soon because of a. When I was just 6-7 years of age, I knew each week how to feed an old beggar fully and completely; and b. When I was 11 years of age (I was being in the Nhứt B Class of Teacher Cường at the Lê Văn Duyệt Elementary School in Phan Đình Phùng Street—new name is Nguyễn Đình Chiểu—located between Đinh Tiên Hoàng & Mạc Đỉnh Chi Streets), poor, my home was the body of an ambulance covered with some water coconut-tree leaves for being cooler, but when it had rained I had the inspiration to compose my first poem, the so-called “the toad poem” as follows:

Having a warm blanket and a soft pillow, I lie down…
My situation is complete, but I am still worried because
There are still many hungry people who have no home
I don’t know right now are they hungry or full?

(I’m very grateful to Teacher Nguyễn Kim Giàu who taught me the Vietnamese language for 4 years in the private elementary school named Hoàng Văn, located in Thị Nghè, Gia Định Province).


And when I was just 20 years of age, I and some students (all of them were older than me) from various faculties of Viện Đại Học Sài Gòn established Đoàn Thanh Niên Công Tác Xã Hội (Social Activities Youth Group, abbr. SAYG); its main office was located at 220 Trần Hưng Đạo Avenue, Sài Gòn, which Mr. Nguyễn Ngọ, a sculptor, and his wife had very kind hearts to let us use their living room freely as the main office for our activities.



VĐ was standing on the right with his tongue out in joking at the front of a Protestant orphanage in Quang Trung, Hốc Môn, Gia Định Province, 1966.
VĐ was standing and holding the flag at the Activities Camp in Pleiku, 1965.


Dr. Nguyễn Tấn Hồng, National Youth Minister, was standing at the front gate of VĐ’s father for picture taking in Xây Dựng II Camp (1966, including more than 20 youth organizations) in which VĐ was the Camp Leader, while Mr. Nguyễn Thôn Độ, Deputy Chief of Gia Định Province, was the Assistant Leader.

I did not work for the Americans and I was not an American soldier or officer, but God blessed me; consequently, in the middle of April 1975, there were two persons who gave me two credentials so that I and my family would have been evacuated out of Vietnam and I chose one out of two. My wife did not want to go and kept our children; I decided to go alone.

At the beginning of May 1975, I officially set my feet on the American soil. Even though I was already an assistant to professor at the Mekong University (Sài Gòn & Gia Định), I have had to study and practice the American-English pronunciation until the first week of January 1976 I was enrolled in the Clerical Training class in Rochester City, New York State; then I was hired as a file clerk at the famous CNA Insurance Company in Reading, Pennsylvania State; I enrolled in the Business English training course at the CNA and received its diploma after 3 months. One year later, I moved to New York City in the hope that I would have advanced in the musical or cultural career as my fortes. But, alas! After almost three months without a job, I was hungry, I sold my watch but I was still hungry so I planned to carry my guitar to play and sing in the public parks or streets in NYC. No food for two days: Even though singer Ngọc Hiếu—who helped me to find an apartment so that I could move to NYC—lived in the same building, but because of self-respect I would have been hungry rather than have the nerve to knock the door of this kind singer. There was someone showed me to come to the local priest for my food. Being too hungry, I have had to do it and in the late afternoon, the Priest ordered a person who brought to me a big box full of canned food which I could eat for the whole week. In the next day, I had good news that my application was accepted to the Stenoscript training course (for 15 weeks) and I began it on the next Monday and my stipend was 75 USD for each week.

Two weeks before my graduation I was hired by the health insurance company Blue Cross Blue Shield of Greater New York as a data-entry clerk. After two months of probation, I was officially its employee with relatively agreeable salary and benefits.

But, again with studiousness in academic education and advancement, in September 1980 I quit my good job to enroll in the one-year certificate in Travel Service. At the end of May 1981, I graduated but I could not find a job in travel service which would have paid equally or better than before; therefore, I continued to enroll in another college, Computer Science major, in September 1981. One year later, I transferred to English major and I graduated with B.A. degree in English, GPA 3.29. During the time I went back to school (1980-1983), in the weekends I had to drive taxi in the NYC, then limousine in the State of New Jersey so that I had some money to send back to Vietnam in order to help my family , relatives, and my very closed classmate in the Petrus Ký High School (who has been a very, very rich man approximately since the last 10 years!!!).

Furthermore, characteristically I have loved the Spanish guitar and have liked the Spanish language; therefore, between 1978 and 1981, I studied to read, speak and write the language at home (by hiring Spanish-speaker students) and in college; as a result, I could easily make contact to Latin or Spanish people who lived so crowded in NYC and other near states, such as New Jersey. And, I had dreamt and planned that when I had the opportunity to come back to Vietnam I would have prepared textbooks for this language; but when I had come back to Vietnam for the first time in 1996, I faced the fact that nobody had studied or spoken the Spanish language, except very few State Department employees; therefore, I prepared English textbooks and How To Do books in the intention of contributing to education because the sole publisher paid me very little and I had paid with my pocket money to buy my own books so that I could give them to my relatives and close friends. Since 2014, all of my published books in Vietnam have secretly printed and sold officially in the Internet by five to seven bookstores, without contact with me, the author, and they have never paid my book copyrights to me one Vietnamese dong; but I have not sued them because if I do that, my books will not be printed and sold anymore; that is it, I accept to sacrifice the benefit for the people and life.

By my time, situation, and studiousness in academic education, I received an M.A. degree in International Relations. I prepared to register in the doctoral program, but I had to cancel because my wife and children came to the U.S. through the ODP (Orderly Departure Program) on January 9, 1990. Moreover, I would have had to study more in order to receive 15 credits of the M.A. degree in Education, plus many other credits so that I could be issued the license to teach Business Education subjects.

My dear readers! Like most of the people, I have a personal and family life; but it seems that my mind always thinks of doing something for the other people. A part from some very little charitable works from the U.S. to Vietnam, I have accepted the cost to collect, write, and publish books or CDs also for the people, not really for my wife, children, nephews and nieces, brothers and sisters, etc., in my family. Consequently, I have often felt the quiet or behind-my-back opposition of my family members complaining that I care “to everyone” more than the family.

Now, at the beginning of July, 2020, I have no own home (living in a rented house!), no car (only a mini bicycle and an electric one), my checking account in the bank sometimes has 2,500 USD maximum, my early retirement income is very low (only 750 USD per month). But I feel and realize that GOD HAS GRANTED ME A HAPPY LIFE SINCE I WAS 19 YEARS OF AGE UNTIL NOW. That means I HAVE LIVED A FULL LIFE IN MANY ASPECTS EVEN THOUGH I WAS NEVER CONSIDERED BY SOMEONE THAT I AM RICH; I have done very little charitable works; I have contributed to the English learning and studying of the Vietnamese people all over the world (type pen name vương đằng—with complete Vietnamese accents—at www.google.com.vn then you will see the fact); I have contributed very, very little to the culture and knowledge of the Vietnamese people (type pen name vương đằng—with complete Vietnamese accents—at www.youtube.com then you will see the fact), notwithstanding my books and CDs already published or will be published.

The studiousness in academic education has helped me to stay alive up to now (if in 1958, I loved the money that I have made a lot and I did not leave Vũng Tàu to come back to Saigon in order to continue my school, definitely 4-6 years later I would have forced to the military service with the rank as a private, then I would have faced more bad luck so that I was buried in the Biên Hòa Cemetery or under the soil.). And this studiousness helped me to have the opportunity for advancing and reaching my happiness up to today.

In conclusion, I ran away from home to sell newspapers, then popcorn to become... a person who has not lived only for his personal and family and has no shame in terms of self-respect.

Written and translated into American-English by Author Vuong Dang, retired educator
First copy: March 2019
Updated copy: July 2020

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Từ Đó Khôn Nguôi - Nhạc Và Lời Tuấn Khanh - Trình Bày Phạm Anh Dũng


 Nhạc Và Lời: Tuấn Khanh 
Trình Bày: Phạm Anh Dũng  

Cúc Xinh

 

(Ảnh: Diệp Thị Thu Cúc)

Nụ cười em chở xuân sang
Tiếng chim mừng hót vội vàng gọi nhau...
 (Thu Cúc Sưu tầm)

Nắng reo hoa thắm đón chào
Cúc xinh tươi mãi ngọt ngào thêm duyên
 (Kim Oanh)

Chiều Ơi



Chiều nay tựa cửa ngắm mưa buồn
Trước mái hiên nhà giọt giọt tuôn
Chạnh nhớ quê cha se sắt dạ
Ngùi thương đất mẹ tái tê hồn
Xuân sang lặng lẽ thời gian gợi
Tết đến âm thầm kỷ niệm ôn
Xóm cũ làng xưa mong trở lại
Lá rơi về cội nước về nguồn

Thanh Song Kim Phú
(Bài Họa)

Nghe Tiếng Muôn Trùng


Đêm năm nghe tiếng muôn trùng
Tủi thân tăm tối mịt mùng tương lai
Đời cùng đinh , sống mệt nhoài
Lạc quan nghĩ chắc lần hồi cũng qua
Đêm trăn trở mộng bay xa
Quê hương hết dịch đường hoa rộn ràng
Phố nhộn nhịp khắp mọi đàng
Niềm vui trở lại ngập tràn đó đây
Không còn đói khổ đắng cay
Thân tâm an lạc tràn đầy tin yêu

Trúc Lan KTP 
09/21

Anh Nhớ Em (Thy Lệ Trang)- I Am Missing You(Hương Cau Cao Tân)


Anh Nhớ Em

Anh nhớ em dù trời mưa hay nắng
Dù một mình hay ngồi giữa đám đông
Tình rất gần mà cũng rất xa xăm
Nên nỗi nhớ đong đầy từng ngày tháng

Anh nhớ em với nồng nàn, lãng mạn
Thủa làm học trò không sách cầm tay
Thủa hẹn hò cùng chung một men say
Nụ hôn ... tiếc chưa dài bằng nỗi nhớ...

Anh nhớ em thân mềm như lá cỏ
Bàn tay còn khao khát một làn da
Vùng ngực hồng phảng phất một mùi hoa
Trong mê đắm, anh ngỡ mình Thiên Tử

Anh nhớ em - trong vạn ngàn mỹ nữ...
Chỉ mình em...tha thiết mỗi em thôi
Tình tuy gần sao lại qúa xa xôi ...
Vì hai đứa - hai đầu sông cách trở

Anh nhớ em ...dù biết rằng đã lỡ
Định mệnh buồn ...chia cách một giòng sông
Trên ngón tay em...chiếc nhẩn vô tình...
Để anh suốt một đời ôm nỗi nhớ

Thy Lệ Trang
***
I Am Missing You by Thy Lệ Trang

I am missing you whether it is raining or shining
Whether by myself or in the crowd where I am sitting
As love is very close yet is very far, far away
So my missing and longing is measured in months and in day after day

I am missing you for all the intense and romantic give that you can
During the period of being students yet without a book in your hand
Of the dating moments that we both enjoyed the taste of ecstasy
Or kisses ... that, regretfully, were not as long as the longing in memory…

I remember that your body is like grass’s blade so lithesome
So to invite the hands to crave for the soft complexion
And for the chest that has the fragrance that is so faintly pervading
So I, in ecstasy, have thought that I am the royal King

I remember that ... you among hundreds of thousands of beauties
I only long for ... for your inviting soft lips so desperately
The love between us is so close yet it seems so far away at heart...
Because both of us are at both ends of the river so far apart

I am missing you … even though it is now already too late
That we are now separated by a river … oh miserable fate
And on your finger … there is an indifferently worn wedding ring
It is there so all my life an incessant longing will I be embracing
 
Translated from Vietnamese into English by Hương Cau Cao Tân 
 27 December, 2021, in British Columbia, Canada

Chín Bỏ Làm Mười


Tôi có đọc một câu chuyện. Câu chuyện xảy ra ở một đám cưới. Nhà trai tổ chức nghiêm chỉnh, lễ nghĩa đầy đủ. Các thủ tục diễn ra một cách tốt đẹp. Đại diện đàng trai, đàng gái đều làm cho họ hàng hai bên vừa lòng, mát ruột.

Cô dâu chú rể ra lạy bàn thờ gia tiên. Nữ trang được mẹ chồng trang trọng đeo cho con dâu, mẹ ruột cũng có quà cho con gái. Cô dâu chú rể trao nhẫn trong niềm vui hai họ.

Các bạn biết rồi đó, phong tục cưới hỏi, lễ nghĩa rất rắc rối. Hai họ để ý nhau từng lời nói, bắt bẻ nhau từng cách mời rượu, lên đèn. May quá các thủ tục trọt lọt. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên mời rượu cha mẹ hai bên và họ hàng gia tộc. Hai họ nâng ly chúc mừng hoan hỉ lắm.

Thủ tục xong xuôi, bên họ đàng trai xin làm lễ rước dâu. Trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng đó, mẹ cô dâu bỗng xin có ý kiến. Ông sui gái trố mắt nhìn, hích tay vợ:" Bà tính cái gì nữa đây" Cô dâu chú rể mở to mắt đầy hồi hộp. Họ đàng trai cũng giật mình đánh thót vì sợ sẽ trễ giờ rước dâu. Mẹ cô dâu bước ra trang nghiêm từ tốn nói:

-Xin thưa với hai họ. Tui cũng không có ý kiến gì lớn lao. Tôi chỉ xin đàng trai cho tôi nhận 90.000$ làm cái duyên cho con gái tui.

Úy trời! Cái gì lạ vậy kìa! Lễ vật đàng trai đã nộp đủ, nữ trang tiền cưới đàng gái đã tặng luôn cho hai vợ chồng mới lấy vốn mần ăn. Hà cớ gì mẹ cô dâu lại xin 90.000$ làm duyên cho con gái. Sao không là 900.000$ hay 9 triệu mà xin chi mấy chục ngàn tiền lẻ. Họ đàng trai còn đang ngạc nhiên và bối rối thì mẹ chú rể bước tới, mở bóp và rút ra đưa cho mẹ cô dâu 9 tờ 10.000$ với một nụ cười.

Không nói không rằng, mẹ cô dâu đưa tay đón nhận. Dưới bao nhiêu cặp mắt đổ dồn về bà, bà mở bóp lấy ra một tờ 10.000$ mới tinh bỏ chung vào xấp tiền mới nhận. Bà trịnh trọng đưa lại cho bà sui trai:

- Thưa anh chị và hai họ. Hôm nay con gái tôi về làm dâu anh chị. Mong anh chị thương nó như con gái mà chín bỏ làm mười. Tha thứ và bỏ qua cho con khi nó lỗi lầm. Vun quén cho con có một gia đình hạnh phúc. Tui xin trao con gái tui cho anh chị về làm con trong gia đình.

Sau một lúc trấn tỉnh, bà sui trai ôm chầm bà sui gái xúc động. Cô dâu nước mắt chảy dài, hai họ vỗ tay vang trời. Bà mẹ đã rất khôn khéo gửi gấm con mình trước mặt bao người.

Bà mẹ cô dâu đã nghĩ đến những ngày làm dâu của con gái nếu gặp một bà mẹ chồng khó tính lỗi phải mọi điều thì rất tội nghiệp. Bà đã khéo léo chỉ xin mấy chục ngàn để gửi một thông điệp cho sui gia.

Chín bỏ làm mười có nghĩa ngầm là hãy cho qua đi, tha thứ đi đừng chấp nhất. Người miền Nam đã áp dụng câu này trong cuộc sống hàng ngày. Nếu những gì phật ý hay không vừa lòng họ nói ngay trước mặt. Có thể những lời nói ngay thẳng hay lời phê bình không được khéo léo nhưng họ đã thật lòng không đãi bôi ngoài miệng mà trong bụng khinh thầm. Họ nói xong rồi thôi. Giận la đó rồi bỏ qua hết như không có chuyện gì xảy ra.Như cơn mưa rào miền Nam rất lớn nhưng rồi tạnh ngay ráo hoảnh.

Người miền Bắc nghĩ rằng "Dâu là con, rể là khách" nên trong cách đối xử có sự phân biệt. Đối với con dâu luôn nghĩ rằng mình đã cưới về, tốn kém biết bao nhiêu nên con dâu phải có bổn phận tuyệt đối với gia nương bên chồng. Phép nép mình trong gia phong lễ giáo bên chồng, làm đẹp mặt chồng và gia đình nhà chồng. Vô hình chung con dâu như là một món hàng hay một vật được mua về. Bổn phận và trách nhiệm đè nặng trên vai cô dâu mới.

Trái lại đối với con rể lại coi như khách. Rất lịch sự ngọt ngào và chiêu đãi hết mình bởi lẽ con gái mình về làm dâu nhà họ. Không chiều con rể thì con gái mình sẽ bị coi thường hay ức hiếp.

Miền Nam trái lại. Con dâu cũng là con mà con rể cũng là con. Đã coi như người một nhà thì tấm mẵn có nhau. Con dâu tốt hay xấu vẫn là con dâu nhà mình. Con gái người ta nuôi lớn từng này gã về nhà mình làm con thì mình có thêm một đứa con gái. Cho nên nếu không phải thì la rầy hoặc chỉ bảo rất là nam kỳ. Nghĩa là bộc trực, nói ngay, nói lớn không để ý soi mói ghét bỏ. Con rể cũng là con, tới nhà vợ có gì ăn đó, có việc xăn tay áo vô làm. Có rượu cha vợ con rể cụng ly say quắc cần câu mẹ vợ cũng không trách. Con rể làm điều gì không đúng thì nói ngay, nói thẳng không cả nể quanh co hay ngấm ngầm khinh khi, giàu nghèo khác biệt. Con làm sai thì chín bỏ làm mười tha thứ và xây dựng.

Trong đời sống hôn nhân nếu cả hai vợ chồng đều biết tin tưởng nhau, thông cảm và nhường nhịn thì hạnh phúc mới được bền vững. Cha mẹ chồng biết khoan dung tha thứ cho con dâu thì gia đình trên thuận dưới hòa, con mình không phải khó xử giữa vợ và cha mẹ.

Có nhiều người chồng trong gia đình luôn tỏ ra mình là ông chủ. Lúc nào cũng ra oai với vợ con. Cứ nghĩ mình là người làm ra tiền, mình là trụ cột thì mình có quyền quyết định tất cả. Lúc nào cũng thấy vợ mình chưa làm tròn bổn phận, cứ nhìn những khuyết điểm của vợ mà khó chịu, cảm thấy mình không hạnh phúc, mình bất hạnh. Thấy vợ bạn bè sao tài giỏi hoạt bát làm ra tiền, vợ mình chỉ ru rú ở nhà nấu cơm, coi con cũng không xong rồi đâm ra khinh thường, chê bai và ghẻ lạnh. Tại sao không khoan hòa một chút, tại sao không nhìn thấy cái tốt và sự vất vả của người phối ngẫu để thấy mình hạnh phúc trong niềm vui gia đình.

Cũng có những bà vợ đứng núi này trông núi nọ. Thích xa hoa phù phiếm, thích hưởng thụ, ăn sang mặc đẹp. Thấy chồng mình thua sút chồng bạn, làm ít tiền, xấu trai, có nhiều khuyết điểm rồi tiếc đời con gái, tủi thân mình không bằng chị bằng em. Từ đó tư tưởng thoát ly và ngoại tình xuất hiện làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Tại sao những khuyết điểm đó mình chấp nhận trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân mà bây giờ mình thấy khó chịu.

Người chồng nhịn vợ vì họ biết "Chín bỏ làm mười" chứ không phải họ nhu nhược hay sợ vợ. Lấn lướt coi thường người chồng là người phụ nữ không biết tôn trọng hạnh phúc gia đình. Không ai khen tặng hay kính phục người vợ ăn hiếp chồng.

Đánh đập hay khinh miệt vợ là người chồng tự đánh giá thấp giá trị đàn ông của mình. Đàn ông vũ phu là loại đàn ông tầm thường, nhỏ nhen và thiếu đạo đức.

Nhiều người đàn ông rất ghét vợ hay nói nhưng nghĩ cho cùng người vợ hay nói là người vợ toàn tâm toàn ý lo cho gia đình. Dọn dẹp hoài vẫn bề bộn, vẫn vất quần áo đồ đạc tứ tung thì phải nói để có ý tứ hơn một chút, căn nhà sáng sủa sạch sẽ ra. Ghét làm gì, cứ phụ vợ một tay thì vợ sẽ hết nói.

Chín bỏ làm mười không phải chỉ dùng để đối xử với bạn bè hay người ngoài mà phải sử dụng ngay trong gia đình mình để ngôi nhà biến thành tổ ấm, một nơi để nương tựa và yêu thương.

Năm đã hết, vạn vật đang bước vào năm mới. Có nơi tuyết đã rơi, những cơn gió lạnh kéo về. Mọi người ai cũng cần sự ấm áp trong ngôi nhà, trong trái tim. Nếu hai người đang giận nhau thì thôi chín bỏ làm mười. Ôm nhau một cái cho đêm không còn lạnh, cho tay được ấm cho bữa ăn thêm ngon.

Đầu năm, kính chúc mọi người, mọi nhà vượt qua mọi trở ngại khó khăn để được niềm vui trong năm mới. Hãy chín bỏ làm mười tha thứ những gì tha thứ được. Tha thứ cho người là lợi ích cho mình. Ít nhất trong trí mình không bực bội phiền muộn hay so đo. Mình thảnh thơi nhẹ nhàng hưởng thụ cuộc sống bình an không tranh chấp. Cho đi là nhận thêm hạnh phúc. Mọi việc tốt đẹp nằm ở phía trước nếu ta bước tới trong tâm trạng vui vẻ và đầy niềm tin.

Nguyễn thị Thêm

 

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

Tạ Từ Trong Đêm - Trần Thiện Thanh - Quế Chi - Kim Trúc - TV Phú


Sáng Tác: Trần Thiện Thanh
Vọng Cổ: Quế Chi
Trình Bày: Kim Trúc - TV Phú

Lời Chào Năm Mới



Sẽ như tia nắng bất ngờ
Sau cơn bão tuyết mịt mờ canh thâu
Nỗi lòng chôn dấu đã lâu
Hôm nay hiểu đến thâm sâu nỗi lòng
Môi trầm hương, mắt bao dung
Mỗi người là một phần chung mỗi người
Về ngồi đây cạnh nhau thôi
Mà nghe rộng suốt một đời cho nhau.


Nguyễn Minh Nữu

Tự Chúc



Bài Xướng:Tự Chúc

Năm mới mừng ta, tự chúc ta

Chúc ta quên tuổi để quên già
Trên vai mãi nặng tình non nước
Dưới mắt chu tròn nợ thế gia
Câu thẳng e gì cơn gió chướng
Lời ngay đâu ngán trận phong ba
Một đi không ngoảnh đầu quay lại
Bút vẫn phân minh chuyện chánh, tà

Trang Châu

Montréal 01-01-2022
***
Bài Họa: 
(Thân Hữu Trong Giới Y Dược)

Độc Ẩm

Cô- vid bao vây giữ chúng ta
Mọi người khắp chốn trẻ cùng già
Xuân về chẳng lại mừng thêm tuổi
Tết đến không vào viếng tận gia
Tự tại ở nhà vui độc ẩm
Thong đong nhấm nháp một vài ba
Giao duyên thi phú cùng thân hữu
Trao gởi thương yêu tránh vạy tà


Văn Ngọc
Nguyễn Ngọc Lang


*** 
Họa "Tự Chúc"

Mừng anh, mừng chị, với mừng ta
Năm mới quên đi cái tuổi già
Khứ tuệ, nặng lòng ``non với nước’’
Tân niên, nhẹ gánh `` quốc cùng gia’’
Lòng son há ngại mưa giông tố
Dạ sắt lo gì sóng lãng ba
Giữ áng mây Tần, lòng cố quận
Bâng khuâng niềm nhớ bóng chiều tà

Hoàng Hoa, Nguyễn Hoài Trung
( San Jose )
***
Tự Thán


Sầu xuân man mác chỉ riêng ta
Đón Tết thở than tự lão già
Lực bất tòng tâm khi ái quốc
Đời không vừa ý lúc tề gia
Thân sinh nhìn lại như hoàng diệp
Cuộc sống trãi qua tựa lãng ba
Nhớ những người thương đành vĩnh biệt
Buồn cho số kiếp giống trăng tà

Phan Thượng Hãi
( Lona Linda)
***
Đón Tết Trong Mùa Dịch


Xuân về vắng bạn chỉ mình ta
Ác dịch truyền sang trẻ lẫn già
Đọc sách tìm vui đừng đến chợ
Xem Đài chọn thú chớ lìa gia
Con khuyên dọ thử kêu thăm Mẹ
Vợ nhắc xem chừng gọi hỏi Ba
Đón Tết trong lòng chưa được ổn
Tân niên nguyện chống diệt ma tà

Đoàn Ngọc Nam
( California USA )
***
Tự Chúc


Đầu năm chúc tuổi ta nghe ta
Tự tại an nhiên chẳng thấy già
Quằn gánh cương thường theo mệnh nước
Ba sinh trọn nghĩa hiển danh gia
Tâm hư tiết trực không gì chướng
Thuốc đắng bệnh lành yên vũ ba
Ký xuất nhất ngôn nào lấy lại
Giãi lòng ngay thẳng tránh đường tà

Đông Châu
***
Tự Chúc


Ngẩn ngơ nhìn cõi sống quanh ta
Biển còn xanh biếc, đất chưa già
Sông kia lờ lững xuôi con nước
Núi nọ chập chùng mấy nóc gia
Thời thế nhập vào cơn ma chướng
Nước nhà đành chịu trận phong ba
Tám mươi năm lẽ quay nhìn lại
Chỉ thấy dư hương chút nắng tà

Trường HD 17
***
Sầu Xuân Man Mác


Đầu năm suy gẫm chuyện đời ta
Thoắt cái xuân xanh, đã thấy già
Ăn học, nuôi con, toàn việc lớn
Nghỉ hưu, chăm cháu, chuyện tề gia
Rong chơi nào được như trai tráng
Thơ thẩn học đòi bác Lãng Ba
Ngọn cỏ sầu đông, sương lấp lánh
An nhiên chờ ngắm ánh trăng tà

Phan Huệ Lan

Ngủ Với Trăng (Hàn Mặc Tử) - Sleep With The Moon

 

Ngủ Với Trăng

Ta không nhấp rượu
Mà lòng ta say
Vì lòng nao nức muốn
Ghì lấy ñám mây bay
Té ra ta vốn làm thi sĩ
Khát khao trăng gió mà không hay
Ta ñi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng cháy,
Trên sóng cành, sóng áo cô gì má ñỏ hây hây
Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió lảng
Với là hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây
Gió nâng khúc hát lên cao vút
Vần thơ uốn éo lách rừng mây
Ta hiểu ta rồi, trong một phút
Lời tình chơi vơi giữa sương bay
Tiếng vàng rơi xuống giếng
Trăng vàng ôm bờ ao
Gió vàng đang xao xuyến
Áo vàng bởi chị chưa chồng ñã mặc ñi ñêm
Theo tôi ñến suối xa miền
Cõi thơ, cõi mộng, cõi niềm yêu ñương
Mây trôi lơ lửng trên dòng nước
Đôi tay vốc uống quên lạnh lùng
Ngả nghiêng ñồi cao bọc trăng ngủ
Đầy mình lốm đốm những hào quang.

Hàn Mặc Tử
***
Bài Dịch:

Sleep With The Moon By Hàn Mặc Tử


Though not touching a drop of wine,
My inner self is drunk,
For I am dying with desire
To clutch the flying clouds.
So I am really made to be a poet
Fated to thirst unknowingly for moon and wind.
I force the sun to stop shining, singing, burning,
On the waving limb, on the ruddy-cheeked girl's dress.

I eavesdrop on the anxious wind-scattered thoughts
Like the hot breath of the innocent age.
The wind lifts up the songs skyward
And sends the rhyme wafting toward a forest of clouds.
I understand myself, in just a blink,
Love words floating amidst the drifting mist.
A yellow sound falls in the well;
The yellow moon hugs the pond's edge;
The yellow wind is in turmoil;
The yellow dress of the unmarried girl who leaves at night
To follow me to the distant stream,
To the land of poesy, of dream, of love.
The clouds hover above the watercourse;
I drink from my cupped hands oblivious to cold.
Tottering tall hills huddle with moon in their sleep,
Their bodies splashed with patches of halos.

Translated by Thomas D. Le

12 April 2008

Kiếp Nhân Sinh



Nhân sinh là kiếp con người
Có ai sống mãi trên đời này đâu
Hôm nao nay đã bạc đầu
Một hơi thở hắt là sầu biệt ly
Nên khi còn sống ta thì
Sống cho đức độ - khi về - về cõi trên
Mô Phật: Con Xin Bằng Yên
Tâm con Tâm Phật không phiền không lo
Bành Tổ Ngàn xưa cũng chết cơ mà
Một hơi thở Hắt là xa cõi trần

Thư Khanh

Ước Vọng Cuối Đời Người

      

Ba anh em cùng bước vào thang máy để lên tầng 3 của bệnh viện. Tảo vẫn thắc mắc:

- Không biết bố muốn nói gì với chúng ta nhỉ?

Tùng, người anh cả thì chậm rãi chép miệng:

- Người bệnh nào cũng thế, cảm thấy mình sắp lìa cõi đời nên muốn trăn trối, có khi chả có gì quan trọng cả.

Tiên trầm lặng mà chín chắn hơn:

- Anh Tùng và Tảo ơi, em nghĩ là bố sẽ trăn trối điều quan trọng đấy, vì bố dặn dò chỉ 3 anh em chúng ta thôi, không cần dâu rể…

- Anh đoán là bố muốn trăn trối về chuyện ma chay, tính bố vốn giản dị.

Họ ngưng nói khi thang máy mở cửa, ba anh em bước vội về phòng số 312. Bây giờ là 8 giờ tối, nhưng buổi tối không có ý nghĩa nghỉ ngơi trong bệnh viện, bất cứ lúc nào cũng có kẻ đau đớn bệnh hoạn, có kẻ nhắm mắt lìa đời và các bác sĩ, y tá, y công thì thấp thoáng đi lại các dãy hành lang hay trong từng phòng bệnh nhân.

Ông Nguyên đang nằm trên giường, dường như ông đã chuẩn bị tinh thần và chờ đợi các con đến, ông mỉm cười hài lòng:

- Các con đã đến, bố vui lắm. Nào ngồi xuống đây với bố…

Tùng và Tảo kéo ghế lại gần giường bố, còn Tiên không có ghế nên ngồi bên mép giường, Tiên lên tiếng trước:

- Bố bảo chúng con đến đây, chắc có điều gì cần dặn dò?

Ông Nguyên khẽ lắc đầu:

- Tâm tình thì đúng hơn, đời bố không có ai tri kỷ, bố sắp lìa đời xin 3 con làm tri kỷ với bố chỉ lúc này thôi, có được không?

Tảo sốt ruột:

- Vâng ạ, chúng con xin nghe.

- Ừ, bố chẳng muốn làm mất thì giờ của các con..

Ông Nguyên khép mắt lại vài giây như để tâm tư bình lặng trước khi ông bắt đầu nói một câu chuyện, giọng ông rõ ràng và tràn đầy cảm xúc:

- Bố biết bệnh tình mình không còn sống được bao lâu nữa, ung thư gan giai đoạn cuối thì sẽ bùng phát tới cái chết nhanh chóng lắm, hôm nào còn tỉnh táo thì biết hôm ấy. Ngày mai, ngày kia có thể bố sẽ suy sụp, đi vào hôn mê, vào nỗi đau đớn và vào cõi chết. Nên bố muốn tâm tình với các con lúc bố đang tỉnh táo như thế này.

Ông Nguyên ngừng để thở và nói tiếp:

- Bố bắt đầu câu chuyện đời bố nhé. Ngày xưa bố đã quen và yêu tha thiết cô Song, mẹ các con. Cô Song có vẻ đẹp ngây thơ, mảnh mai và yếu đuối khiến bố chỉ muốn giang tay ra ấp ủ cô, cho cô nương tựa suốt cả đời. Bố theo đuổi mãi mới chiếm được cảm tình cô Song, cô Song cũng yêu bố lắm. Hai người lấy nhau hạnh phúc đẹp như mơ.

Tùng mỉm cười:

- Thế là bố đã lấy được người trong mộng.

Là phụ nữ nên dễ mủi lòng, Tiên rưng rưng muốn khóc khi nghe bố nhớ đến hình ảnh mẹ:

- Giờ đây mẹ đã nằm dưới suối vàng rồi. Tội nghiệp bố qúa!

Tảo nhanh nhẩu mong làm vừa lòng bố:

- Chúng con sẽ mua phần đất cạnh mộ mẹ để bố mẹ sẽ mãi mãi bên nhau, từ lúc sống cho đến khi cả hai trở về với cát bụi.

Ông Nguyên hốt hoảng kêu lên:

- Không, không…các con đừng vội mua đất ấy, hãy im để nghe bố kể tiếp. Lấy nhau rồi sống chung một thời gian bố mới biết cái làn da trắng mong manh, cái dáng người mảnh mai yếu đuối như cơn gío hờ ấy là do cô Song bị bệnh tim, hai vợ chồng trẻ hạnh phúc được những năm đầu, đã sinh liên tiếp 3 đứa con, mỗi một lần sinh con là mỗi lần cô Song hao mòn sức khỏe, bác sĩ khuyên cô Song không nên sinh đẻ nhiều vì bệnh tim không cho phép. Càng thêm tuổi, càng ốm yếu bệnh hoạn thì tính tình cô Song càng thay đổi, cô Song bé bỏng dễ thương của bố đã trở thành một bà vợ đảm đang nhưng lắm lời và khó khăn đến cay độc với bố. Bà Song làm chủ mấy cái hụi, ăn tiền đầu, ăn tiền chồng theo và kiêm luôn cho vay nợ lãi trong xóm, lợi tức bà Song kiếm ra nhiều hơn đồng lương nhà giáo ba đồng ba cọc của bố dạo đó. Thế nên bố bị lép vế.

Giọng ông Nguyên não nề kết luận:

- Tình yêu trước hôn nhân và sau khi thành tình vợ chồng là hai khung trời khác biệt. Sống bên vợ mà bố không có tiếng nói của mình, bà Song lấn lướt chỉ huy chồng, hiếp đáp chồng, bố dần dần khép mình thụ động như một diễn viên tự biết mình kém tài lùi vào hậu trường sân khấu.

Tùng an ủi:

- Con biết mẹ khó tính, nhưng chắc là mẹ vẫn còn tình thương yêu cho bố mà.

Tiên bào chữa cho mẹ:

- Khi thành vợ chồng thì cuộc sống đối diện thực tế nên mẹ mới thay đổi, mà ai cũng thế cả. bố ạ.

Ông Nguyên cay đắng:

- Cho dù các con nói đúng, nhưng với bố sự thay đổi tính nết và cách đối xử của bà Song đã dần dần giết chết tình yêu ban đầu của bố. Bố chỉ thấy một bà vợ vô tình, tham lam và coi thường chồng. Sang đến Mỹ cuộc sống có bao nhiêu thứ thay đổi nhưng tính nết bà Song vẫn không hề thay đổi, bà kiểm soát, ngăn chặn khi bố cần gởi tiền về giúp đỡ thân nhân ruột thịt của bố còn ở Việt Nam. Trời ơi, vậy còn tình nghĩa gì không? Thân nhân của bố cũng là ruột thịt máu mủ của các con đấy…

Tảo thẳng thắn:

- Thế sao bố vẫn chịu đựng, chẳng mấy khi chúng con thấy bố to tiếng gì với mẹ ?

Ông Nguyên mỉm cười buồn:

- Tình yêu của bố đã biến thành tình thương hại, bố nhẫn nhịn lâu rồi thành quen. Mẹ các con là một người đàn bà bệnh hoạn, nay ốm mai đau, bố nỡ lòng nào làm xào xáo gia đình cho bà ấy đau khổ thêm và vì các con, vì những hệ luỵ của cuộc đời…

Tảo nói như vừa tìm ra một điều lạ lùng:

- Thì ra thế! Có những cuộc hôn nhân người ngoài nhìn vào tưởng đẹp đôi, gia đình êm ấm hạnh phúc, nào biết bên trong là ngậm đắng nuốt cay. Mẹ đã mất 2 năm nay mà bây giờ chúng con mới được nghe một sự thật đau lòng phơi bày.

- Vợ chồng là duyên mà cũng là nợ đấy con, chả thế mà người ta gọi là “duyên nợ”.hay “nợ duyên”. Có lẽ kiếp trước bố mang nợ mẹ con rất nhiều nên kiếp này bố phải sống với bà ấy đến hết cuộc đời để trả cho xong nợ. Hai năm qua lòng bố rất thanh thản đối với mẹ các con, mong là dưới suối vàng bà Song cũng thanh thản vì bao nhiêu năm qua bố chưa làm điều gì sai trái, lầm lỗi, phản bội bà.

- Vâng, chúng con hiểu tính độc đoán của mẹ và cảm nhận được sự chịu đựng của bố. Đây là tất cả những gì bố muốn trao gởi với chúng con tối nay phải không?

Ông Nguyên tha thiết:

- Bố có một ước vọng to lớn nhất đời bố, là niềm vui bố sẽ mang theo khi chết. Các con nghe đây..

Cả ba anh em đồng thanh “Dạ” một tiếng và im lặng nghe ông Nguyên nói tiếp:

- Bố xin các con đừng chôn cất bố cạnh mộ mẹ con, bố nhấn mạnh và nhắc lại điều này, Không bao giờ nhé !!! dù trước khi chết bà ấy muốn thế, dặn dò các con thế. Cả đời bố đã chịu đựng làm cái bóng bên bà ấy rồi, lần này hãy cho bố được quyền cãi lời bà ấy, cho bố được quyền làm theo ý mình. Hãy hỏa thiêu và tung nắm tro tàn của bố ra sông ra biển để bố được tự do tan biến giữa trời đất bao la vô cùng vô tận này.

Giọng ông trở nên hờn tủi:

- Các con có biết đâu những ngôi mộ vợ chồng nằm cạnh nhau mà chắc gì cuộc sống khi sinh tiền họ đã hạnh phúc với nhau? Bố không muốn đẹp đôi hình thức như thế. Thôi đã khuya rồi, bố cần nghỉ ngơi, các con về nhà đi, rồi mai kia bố có ra đi hãy cho bố được toại nguyện. Cám ơn các con đã đến và lắng nghe bố tâm tình.

Tiên cẩn thận kê lại chiếc gối và đắp lại tấm chăn cho bố gọn ghẽ rồi ba anh em rời khỏi phòng bệnh. Mỗi người một ý nghĩ một suy luận nhưng có lẽ trong thâm tâm cả ba đều cảm nhận nỗi đau buồn của bố, của một người chồng bị vợ đanh đá chỉ huy và đối xử bất công đến nỗi phút cuối cùng của cuộc đời bố chỉ ước vọng duy nhất là đừng chôn cạnh mẹ cho ông được… thoát thân.

- Chúng ta sẽ hỏa thiêu bố và rải tro cốt ra biển theo ước vọng của bố các anh nhé. Tiên nói.

- Còn ước vọng của mẹ nằm cạnh bố thì hi vọng linh hồn mẹ sẽ một lần… thông cảm cho bố và không trách chúng ta.

- Nhất định rồi và mong là bố sẽ được thanh thản vui cho đến kiếp sau.

Nguyễn Thị Thanh Dương
( Feb. 2021)