Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Thơ Tranh: Gọi Biển

Mừng Sinh Nhật Đức Quỳnh, mến tặng bạn món quà nhỏ và chúc bạn Ngày Sinh Nhật đầy ý nghĩa và hạnh phúc nhé.(Kim Oanh)


Thơ: Lý Đức Quỳnh
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tự Tình Tuổi Sáu Mươi


Xướng: Tự Tình Tuổi Sáu Mươi

Loay hoay thoắt đã sáu mươi rồi
Bọt nước xa nguồn miết mải trôi
Giã biệt hàn giang buồm góc bể
Từ ly cố quận cánh chân trời
Trườn qua gió sóng gìn tâm đạo
Lội suốt nồm giông dưỡng tính người
Lọt giữa xô bồ côi cút hẹn
Cau trầu quyện thắm nghĩa tình vôi

Nghĩa tình vôi giữ cốt hồn quê
Thoát đuối trầm luân lữ thứ về
Rụng lắm xuân tàn hoa lã chã
Rơi nhiều hạ úa nắng lê thê
Ngùi thương mái tóc chờ trăng hẹn
Não xót cành dương dạt biển thề
Mặn đắng trùng khơi lòng kết tủa
Mong dần ngọt thấm vị đời mê

Lý Đức Quỳnh
***
Các Bài Họa:
Qưyện Ngát Tâm Lành


Thấm thoát thời gian bảy sáu rồi
Xuân qua hạ lại tháng ngày trôi
Quên đi ấm lạnh lòng sương khói
Bỏ cả cay nồng cánh nhạn trời
Thỏa với trần gian hòa hiếu đạo
Vùi cùng nếp sống hợp tình người
Vàng mai nở đoá thơm thiên cổ
Quyện ngát tâm lành đẹp dạ vôi

Quyện ngát tâm lành sống lối quê
An bần lạc cảnh nhẹ hồn mê
Qua bao hạ thắm lòng hời hả
Trải mấy đông tàn dạ thản thê
Với ánh dương quang tâm mãi hẹn
Cùng đêm nguyệt tỏa ý luôn thề
Thiên thu nước chảy theo nguồn biển
Vũ trụ an nhiên một lối về

GM.Nguyễn Đình Diệm
08.9.2017

***
Hặnh Phúc Tuổi Hưu


Đúng tuổi về hưu được nghỉ rồi
Tha hồ ngoạn cảnh, ngắm mây trôi
Sáng nhìn hoa bướm trên bờ cỏ
Chiều dõi đàn chim ở góc trời
Trút bỏ âu lo cùng trách nhiệm
Nhận thêm êm ái với tình người
Ung dung thực hiện điều mơ ước
Chẳng giận dù đời có bạc vôi.

Có bạc vôi thì ở chốn quê
Là nơi ta sẽ mãi đi về
Sẵn trầu xanh mướt và cau mẫy
Thêm nghĩa tình nồng với ái thê
Sẻ ngọt chia bùi tròn nguyện ước
Cùng vui chung khổ vẹn câu thề
Vần thơ xướng họa trao bè bạn
Hạnh phúc thật rồi, đâu phải mê !

Sông Thu
***
Thức Tỉnh Tuổi Gìa
“Chúc thọ sáu mươi”

Tuổi thọ an nhiên đĩnh đạc rồi
Bất thường cuộc lữ chẳng ngừng trôi
Hãy gìn thần thái bên hoa cỏ
Mà giữ phong tư giữa đất trời
Nhàn nhã giao lưu luôn với bạn
Thong dong xướng họa mãi cùng người
Dẫu đang nhìn thấy đời thay đổi
Tráo trở so lường bạc quá vôi

Tráo trở chi làm tội nghiệp quê
Thị phi buông hết chóng quay về
Để nghe bão bủa niềm đau đớn
Mà thấy lũ quàng nỗi thiết thê
Nuôi dưỡng tâm tư neo chẳng nguyện
Chăm nom ý tưởng buộc không thề
Lão ngăn vọng niệm trong thường tại
Thức tỉnh tuổi già cũng bớt mê

Như Thị
***
Lục Thập Canh Niên


Lục thập canh niên bạn tới rồi
Chim bằng giỡn cánh bóng mây trôi
tràn qua bĩ cực cùng sông nước
Bước tới thái lai với đất trời
Xướng họa Đường thi say nghĩa bạn
Giao lưu thơ phú thắm tình người
Tuổi tuy đáo lão tâm còn sáng
Bởi lẽ nhai trầu quẹt chút vôi

Quẹt chút vôi nồng điểm sắc quê
Đường xa bươn trải .. ít đi về
Sáng mai tặng bánh xoa đầu cháu
Tối chập nghiêng đầu nháy mắt thê
Tóc bạc giờ đây không lỗi ước
Đầu xanh lúc trước chẳng sai thề
Nhân sinh tựa thể thơ Đường luật
Dẫu khó nhưng mà vẫn cứ mê

Phạm Kim Lợi

***
Cái Tuổi 60 Í . A . !


Sáu mươi dần tới tuổi tiên rồi
Khoảng tối tục trần lãng đãng trôi.
Đến lúc thanh nhàn nâng chén nguyệt
Vào khung hoan hỉ ngắm gương trời.
Phần mình đã góp kho tàng thế
Sức trẻ từng qua cuộc sống người.
Lượm được nhiều nhiều gai với bánh
Quê nhà mặn quá cũng cần vôi.

Cũng cần vôi dưỡng đẹp duyên quê
Ấm áp ,màu xanh nối tiếp về.
Chiều ngắm con ngoan vào cõi mộng
Sáng dừng bữa ngọt ngẫm tình thê.
Ung dung bước vững ,đời luôn thách
Hãnh diện nhìn cao ,đất gợi thề.
Đường đến xứ già xa ,bụi bặm
Chúc chàng thi phú đạt đam mê !

Trần Như Tùng
***
H
ạnh Phúc Đong Đầy
(Tặng anh chị Quỳnh)

Tuổi hạc chừ đây đã tới rồi !
Ta nào lo lắng bởi buông trôi
Thong dong dạo bước bên bờ biển
Thanh thản chu du giữa đất trời
Lời đẹp gửi trao hoà vạn ý
Niềm vui chia sẻ đến muôn người
Đêm tàn trăng tỏ say cùng bậu
Tình thắm xanh trầu vẫn quyện vôi

Vẫn quyện vôi nồng dưới nắng quê
Hành trang gọn ghẽ sánh vai về
Hân hoan gió nhẹ chiều êm ả
Phơn phớt môi hồng dạ thỏa thê
Luôn nhắc ngày xưa tròn mộng ước
Nào quên thủa ấy vẹn câu thề
Tim vàng đôi lứa hoài da diết
Hạnh phúc đong đầy mải đắm mê.

Như Thu***
Tuổi Sáu Mươi

Mới đó mau ghê ...sáu chục rồi
Lãng dần ngày tháng cứ êm trôi / Quên dần ngày tháng cứ êm trôi
Hôm nao lang bạt đời sương gió
Ngày ấy phiêu du cánh Nhạn trời
Ngọt đắng gian nan sầu số phận
Chua cay vất vả khổ đời người
Chạy theo cơm áo lòng hiu quạnh
Nếm chuyện đời thường bạc trắng vôi

Bạc trắng vôi đành kiếm cảnh quê
Cùng chung phối ngẫu nắm tay về
Giữ bờ chung thuỷ nào buông bạn
Kết biển lâu dài chẳng phụ thê
Sánh bước tròn mơ màu nắng hẹn
Chung vai thoả mộng ánh Trăng thề
Bốn phương xướng hoạ trao thi bút
Cái tuổi lục tuần thú vẫn mê

Minh Thuý
Tháng 9_2017
***
Mừng Sinh Nhật Lý Đức Quỳnh
Lục thập hồi hưu đúng tuổi rồi
Ung dung thụ hưởng tháng ngày trôi
Sáng nhìn chim chóc đùa trong nắng
Chiều ngắm hoàng hôn soải cuối trời
Ý đẹp ngâm nga cùng bạn hữu
Lời hay san sẻ khắp từng người
Bền lòng chung thủy tơ hồng kết
Thắm thiết mai này tóc trắng vôi

Thắm thiết mai này mãi nhớ quê
Luyến thương bến cũ những mong về
Thanh bình một dạo bao hò hẹn
Yên ấm đôi phen,lắm ước thề
Trôi nổi nhà xa,rời quyến thuộc
Lênh đênh bóng dạt,địu nhi,thê
Trời cho sáu chục đường mây ruổi
Ngoảnh lại đường đời,thực tưởng mê!

Thanh Hoà

Nhờ Những Cơn Mưa



Nắng đổ như muốn thui
Lại thêm bụi mịt mù
Cơn mưa rào đổ xuống
Vui

Nắng nung muốn bể đầu
Nắng nóng đến phờ râu
Trời cho cơn mưa xuống
Cầu

Hoa lá đẹp như mơ
Trồng hoa như làm thơ
Chỉ cầu cơn mưa xuống

Chờ

Đến thăm em một chiều
Mưa bỗng nhiên rơi nhiều
Níu chân ai ở lại
Yêu

Bảo Trâm
***
M
ưa Đầu Mùa

Trưa hè nắng nóng thui
Bụi bốc, mắt cay mù
Lác đác mưa rải hạt
Vui !

Oi bức choáng váng đầu
Mồ hôi ướt tóc râu
Mãi mưa không rớt xuống
Rầu !

Hoa cũng đang ước mơ
Cơn mưa đẹp như thơ
Chan hòa trên vạn vật
Chờ

Bên nhau giữa mưa chiều
Muốn nói, nói thật nhiều
Lòng ngập tràn hạnh phúc
Yêu

Phương Hà

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Tranh Vẽ: Thu Về

Thu đang về bàng bạc trên bầu trời và những hàng cây đang thay màu áo, nổi hứng bèn lấy màu và cọ làm nên bức tranh mùa Thu này, gửi các bạn thưởng ngoạn.
Quý mến


Nét Vẽ: Lý Tòng Tôn

Hồ Gương Soi Bóng

(Ảnh của Nhiếp ảnh Gia Paulle Minh)

Khói lam chiều hay sương mai
Áo xưa quyện suối tóc dài bạc phai
Soi bóng tìm lại vóc hài
Lạnh lùng gió khẽ thở dài xót xa
Phấn hương ngày cũ nhạt nhòa
Nghẹn lòng rưng rức vỡ òa hồ gương

Kim Oanh


Gửi Em Học Trò Quí Mến



Này em học trò vui vẻ
Cặp nghiêng nhẹ bước đến trường
Giấu gì trong ngăn cặp sách
Phải chăng là những mùa thương?

Giấu gì trong đôi mắt biếc
Trong tà áo trắng phiêu bay
Phải chăng là tình bè bạn
Và lời giảng ấm cô thầy?

Này em học trò tinh nghịch
Ngày xưa em đốt pháo chơi
Bây giờ đi qua hồi tưởng
Trái tim biết có bồi hồi
Nhớ lúc co ro bị phạt
Tai nghe lời dũa te tua
Giờ ngồi ôn lại chuyện cũ
Thương thầy nói biết sao vừa
Nhớ về ngày xưa nhún nhẩy
Bàn chân đá chiếc cầu lông
Bay qua vút ngang vút dọc
Chở bao thương mến qua lòng
Này em ấm tình bằng hữu
Trái me bẻ nửa chia đôi
Ngày xưa chua lè chua lét
Giờ còn chua mãi không thôi
Này em học trò lễ độ
Gặp thầy kính cẩn cúi chào
Ngọn gió bay ngang lớp học
Cuốn theo tiếng cười xôn xao
Cuốn theo những dòng chữ viết
Tím thương nét chữ ngọt ngào
Cuốn theo biết bao kỷ niệm
Tóc dài tóc ngắn bên nhau

Này em giờ xa trường lớp
Ngồi buồn nhớ mái trường xưa
Có nghe rưng rưng gió thoảng
Chừng như trời đổ cơn mưa ?

Trầm Vân

Không tên 7



Rồi một ngày tôi sẽ bỏ làm thơ,
Bởi tiếng lòng không còn biết mộng mơ,
Ngọn lữa tình tắt liệm với thời gian,
Em còn đó tôi nhìn như cây cỏ.

Em có biết tôi âm thầm không nói,
Bởi tôi cũng sẽ là đất đá thôi,
Là hơi nước bốc dần khỏi dòng sông,
Tình yêu em bổng dưng đã chết rồi.

Em cho tôi sám hối ở lúc nầy,
Lúc tình yêu tràn ngập thuở thơ ngây,
Em hãy nhìn ánh mắt tôi chan chứa,
Là lời thơ xin tạ lỗi riêng tây.

Em cho tôi cám ơn lòng thủy chung,
Bởi một đời em gìn giữ dáng duyên,
Nên tình yêu vẫn mãi trong vòng tay,
Để thơ tôi sống mãi tuổi yêu đương.

Em cho tôi được lần cuối nguyện cầu,
Như một lần tôi đem ngõ cau trầu,
Để hạnh phúc vẫn sống với thời gian,
Cho thơ tôi còn xúc cảm dài lâu.

Xin em giữ cho thơ tôi được sống,
Tâm hồn tôi vượt trời cao biển rộng,
Vun cánh bay vào thời gian vô tận,
Dù biết tôi sẽ trở về hư không.

Rồi một ngày tôi sẽ bỏ làm thơ,
Bởi bây giờ đời chỉ còn than thở,
Tôi cũng chỉ là đất đá cỏ cây,
Dù tình yêu là ngọn lửa rực rỡ.

Hải Rừng

Oakland, 11 Nov 2011.
Thân tặng cho một người đã cho tôi một
nguồn thơ bất tận về hạnh phúc vui buồn.

Duyên Bút Thơ



(Tung hoành trục khoáng)

Tứ bửu văn phòng nghiên với Bút,
Văn chương ngâm vịnh phú cùng Thơ.

Tứ thời bát tiết vẫn còn trơ
Bửu bối người xưa để cúng thờ
Văn vật ngàn năm ngôi đổi chủ
Phòng đài một thuở nhện giăng tơ
Nghiên vàng khô cứng bên lông thỏ
Với mực Tàu thi phú nhạt mờ
Bút thép lui dần thay chuột phím
Văn chương ngâm vịnh phú cùng thơ.

Cao Linh Tử
14/9/2017

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Thơ Tranh: Giấc Mơ Quê


Thơ: Trương Văn Lủy
Thơ Tranh: Kim Oanh

Q​uê X​ưa



Mai về tìm lại người thương
Tỏ lòng nhen nhúm lửa hương yêu rồi
Gặp nhau hoa nở mĩm cười
Hè - thu đôi má hồng tươi cúc vàng

Quê xưa tình cũ lang thang
Chiều rơi nghe sóng sông Hàn gió trăng
Ngân hà thắp ngọn hải đăng
Long lanh đáy nước chị hằng bóng soi

Quê hương ấp ủ mình tôi
Ngũ Hành năm cụm ai ngồi ngắm chơi
Huyền Không động rất cao vời
Đi lên trăm cấp thấy đời thanh tân

Vách tường sắc đá cẩm vân
Xanh màu biêng biếc trăng rằm chon von
Nghĩ đời lận đận héo hon
Mất nằm đất lạnh, sống còn ra sao !

Quanh đi quẩn lại nơi nào
Quê xưa kẻ lạ đồng bào long đong
Biển đông xa cách nửa vòng
May duyên bên bếp lửa hồng với em...

Mai Xuân Thanh
Ngày 02 tháng 09 năm 2017

Ta Với Quê Hương



Ta Với Quê Hương

Chiếc nón Quê Hương ai dệt thêu!

Che sương trăng xót nắng muôn chiều, 
Chập chờn thế sự qua bao bận, 
Lưu luyến tình đời đã lắm điều, 
Đêm mộng anh em bừng quý mến, 
Ngày dài chú bác nhớ thương yêu,
Lợi danh đông giá vòm hư ảo, Ta với 
Quê Hương chẳng nói nhiều!

Trương Văn Luỷ
***
Trở về

Quê nhà đẹp tựa bức tranh thêu 
Đồng lúa vàng tươi dưới nắng chiều 
Thiếu nữ đi đường trao chuyện nói
Thanh niên dạo bộ kể đôi điều 
Mẹ ngồi bên cửa nhìn say thích 
Trẻ giỡn trước thềm thấy đáng yêu 
Lâu lắm trở về thăm chốn cũ 
Khói lam vương toả đắm say nhiều

Minh Thuý
***
Sắc Cầu Vòng

Bảy sắc cầu vồng sợi chỉ thêu,
Vắt ngang triền núi giữa trời chiều
Quê Hương thiên họa vàng đồng lúa,
Xứ sở mây tô tím rẫy điều,
Có phải tình xa càng muốn nhớ,
Hay là nghĩa nặng lại thêm yêu,
Sau mưa có lẽ muôn màu sắc,
Cây trái con người cũng đổi nhiều.

Phạm Kim Lợi
***
Chỉ Ước Ngày Về


Quê nhà Xứ Huế đẹp như thêu,
Đất khách ly hương nhớ những chiều.
Ngọc Trản đền xưa còn vọng tưởng,
Xuân Hòa bến cũ có tiêu điều.
Kim Long áo tím vương thương nhớ,
Bạch Mã sương mờ vọng mến yêu.
Cố giữ trong tâm bao kỷ niệm,
Ngày về xa lắm ước chi nhiều.

Bảo Trâm

***
Câu Nào Nhỉ!


Mười bảy cung tròn mấy mũi thêu
Cho em lộng lấy giữa nương chiều.
Vườn quê là cội gìn bao ý
Dáng nón là hoa ẩn mọi điều.
Canh cánh bên lòng in nét ấm
Âm thầm đáy dạ viết dòng yêu.
Ngàn câu vạn chữ câu nào nhỉ
Muốn gọn một thôi hiểu được nhiều .

Trần Như Tùng

***
Th
ương Về Cố Quận

Quê mình cảnh sắc tựa tranh thêu,

Nắng hạ mưa đông vặn đủ chiều,
Chiến cuộc can qua hao lắm bận,
Hoà bình bù đắp được bao nhiêu?
Tha phương đất mới hằng nuôi sống,
Cố lý cội nguồn mãi dấu yêu,
Sự nghiệp công danh đành khép lại,
Quê Hương ơi! Lòng vẫn nhớ thương nhiều

Hồ Trọng Trí

Thư Mời Họp Mặt Gia Đình Kỹ Thuật Vĩnh Long Lần Thứ 1 Thuộc Khu Vực Cần Thơ

Ban Liên Lạc  Kỹ Thuật Vĩnh Long xin kính chuyển thư mời đến:
Quý Thầy Cô và các Bạn cựu học sinh Kỹ Thuật Vĩnh Long
(đang ở, làm việc, hay đang có mặt ở Cần Thơ)


Về việc: Mời dự họp mặt Gia Đình Kỹ Thuật Vĩnh Long
 Khu vực Cần Thơ – Lần thứ 1  
Ghi chú: 
-Ban Tổ Chức đang gửi thư mời đến Quý Thầy Cô cà các bạn cựu học sinh KTVL (đang ở, làm việc, hay đang có mặt ở Cần Thơ) về dự họp mặt Gia Đình Kỹ Thuật Vĩnh Long (Khu vực Cần Thơ – Lần thứ 1) ngày 30/9/2017.
-Trường hợp đến ngày 20/9/2017 mà quý Thầy Cô và các bạn chưa nhận được thư mời, xin vui lòng liên lạc báo với Ban Tổ Chức , để BTC gửi thư mời bổ sung cho được đầy đủ. Cám ơn!
*Liên lạc Ban Tổ Chức:
-Trần Triều Sanh kt62: 01682270152
-Lê Đức Thắng kt69: 0983399171
-Trần Bình kt71: 0913759505
-Nguyễn thị Xuân Hương kt70: 0976173961

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Còn Ai Với Ai - Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn - Tiếng Hát Trần Thái Hòa


 Nhạc Sĩ :Trịnh Công Sơn 
Tiếng Hát:Trần Thái Hòa
Thực Hiện: Đặng Hùng

Thâm Cung Dưới Trăng



Mây xiết chặc vầng trăng
Căng trọn những huyền năng
Ngọn núi đồi mộng mị
Trời đành mất thăng bằng?
Bên khe suối rừng hoang
Tiếng đêm rất nhịp nhàng
Như bàn tay của gió
Ve vuốt lá bâng khuâng
Trong cửa sổ đài trang
Cung cấm em hay chăng
Vị ngọt ngào của gió
Xâm chiếm cả trần gian
Em cung hé ơ thờ
Trăng lẻn vào giấc mơ
Tinh tú từng hơi thở
Quyện lên trời phất phơ
Ðêm rũ những sương mờ
Con suối rừng ngẩn ngơ
Mộng thực và hư ảo
Tụ lại đây không ngờ
Mây cuộn níu vầng trăng
Ðêm vội quá đêm tàn
Cấm cung còn phản phất
Em giật mình. Ăn năn?!

Tịnh

Hòn Non Bộ



Xướng:
Hòn Non Bộ

Khen ai sắp đặt cảnh thôn trang
Đủ cả sông sâu với núi ngàn
Chùa cổ soi mình bên ngọn suối
Mục đồng thổi sáo cạnh cầu ngang
Trên thuyền, ông lão ngồi câu cá
Cuối dốc, đôi nai giỡn nắng vàng
Lấm tấm hoa xuân tràn nội cỏ
Một khung trời mộng giữa trần gian.

Phương Hà
* * *
Các bài Họa:
Sơn Trang

Nhớ hoài năm ấy giữa sơn trang,
Buổi sáng nằm nghe tiếng suối ngàn.
Đồi núi chiều tà mây xuống thấp,
Lưng trời khói biếc hạc bay ngang.
Thu về lau lách vờn sương lạnh,
Lá đổ rừng phong khoát áo vàng.
Thung lũng lờ mờ nai réo gọi
Tần ngần ngắm mãi, mặc thời gian 

Mailoc
* * *
Giang Sơn Thu Nhỏ


Non bộ một hòn cảnh trí trang
Khéo bày đủ cả núi xanh ngàn
Canh tiều ngư độc như tranh cổ
Mục tử thổi tiêu tréo mảy ngang
Địa thế, cơ ngơi tay nghệ sĩ
Giang sơn thu nhỏ ánh trăng vàng
Rừng phong cầu mống tươi màu sắc
Danh thắng hữu tình giữa thế gian

Mai Xuân Thanh
Ngày 24 tháng 08 năm 2017
* * *
Tranh Sơn Thuỷ

Đây bức dư đồ đã điểm trang
Ông cha chấm phá lộng mây ngàn
Bạt rừng xẻ núi công khai phá
Mở đất xây thành chí dọc ngang
Biển đảo một vùng xanh tựa ngọc
Non sông liền dãy ánh như vàng
Tiền nhân khéo vẽ tranh sơn thuỷ
Tồn tại bao đời với thế gian.

Quên Đi
* * *
Hòn non bộ


Non bộ khen người khéo điểm trang
Thiên nhiên thu nhỏ nước non ngàn
Trên sông ngư lão cần câu thả
Dưới ruộng nông dân kéo cộ ngang
Lác đác nhà sàn bên vách đá
Lơ thơ tháp cổ cạnh chùa vàng
Bầy nai ngơ ngác trên bờ suối
Cảnh đẹp vô ngần của thế gian

Song Quang
* * *
Hòn non bộ


Gói cả khung trời góc thảo trang
Dòng sông thác đổ cảnh non ngàn
Lưng bồi núi dựng ngôi chùa cổ
Góc vực sâu cầu vắt nhịp ngang
Nhị lão say sưa cờ chiến cuộc
Triền thung ẩn họa dáng nai vàng
Thông già một gốc đầy uy dũng
Khát vọng ôm tròn cả thế gian.

Mai Thắng
170826
* * *
Hòn non bộ


Khéo tạc hòn non cảnh thảo trang
Đủ đầy:sông suối với non ngàn
Mục đồng vắc vẻo lưng trâu cưỡi
Ngư lão bên cầu cần vắc ngang
Lắc lẻo chùa xưa in vách núi
Chơ vơ uống nước chú nai vàng
Rừng cây điểm xuyến xanh màu cỏ
Một thoáng thanh nhàn dưới thế gian

Song MAI Lý Lệ
* * *
Hòn Non Bộ

Đâu còn ,tất cả chuyển sang trang
Hoa gấm non sông có bạt ngàn...
Nay đã trơ vơ chiều bến vắng
Xưa thời nhộn nhịp cảnh dò ngang
Chen chân để kịp xem tuồng cổ
Lấn bước cho mau hưởng nhạc vàng
Dưới ánh trăng thanh thơm lúa mới
Niềm vui tràn ngập cõi nhân gian.

Thái Huy
8-27-17
* * *
Ba Láng Quê Tôi

Ba Láng quê tôi một tiểu trang,*
Cũng không rừng rậm núi mây ngàn.
Đất lành một dãy đồng xuôi ngược,
Cầu nhỏ theo dòng nước bắt ngang.
Rạch Chiết uốn mình theo quốc lộ.
Rau Răm soi bóng ánh trăng vàng.
Chiều chiều chuông mỏ chùa Linh Thạnh,
Quên hết muộn phiền của thế gian.

Đỗ Chiêu Đức

(*)Ba Lắng là tên riêng của Ấp Yên Thượng, thuộc Thị trấn Cái Răng, Cần Thơ. Rạch Chiết, Rạch Rau Răm, Chùa Linh Thạnh đều nằm trong vùng Ba Láng quê tôi.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Khoang Trời Mến Yêu


Dẹp đi bớt những bất đồng
Xẻ chia kỷ niệm vui chung mái trường
Giận hờn rồi cũng rời buông
Chỉ còn cái đẹp trường tồn mãi thôi

Tìm về thương những nụ cười
Đánh rơi trong lớp, ngoài trời, hành lang
Chiếc cầu lông lượn dọc ngang
Giờ chơi hớn hở vội vàng chen chân

Tìm về thương bạn bè thân
Mỗi ngày đến lớp quây quần bên nhau
Học trò lớp trước lớp sau
Mến thương nối đẹp nhịp cầu trường xưa

Tìm về thương quí thầy cô
Bao năm chèo lái con đò qua sông
Tình thầy trò bạn ấm lòng
Tiếng cười vui vẻ bay vòng lớp thương

Dẹp đi bớt những giận hờn
Chia niềm vui thả cánh buồm phiêu du
Tìm về thương tuổi ngây thơ
Khoang trời xanh biếc che dù thời gian

Trầm Vân

Thơ Tranh: Mẹ Fatima


Thơ: Thạch Trong(HĐN)
Thơ Tranh: Kim Oanh


Xa Mẹ - Mất Mẹ



Xướng: Xa Mẹ

Xa mẹ nỗi buồn lại quặn đau
Lệ tuôn đêm tủi gối khăn nhàu
Nhòa phai bóng cũ thềm vương nắng
Úa nhạt hương tàn dậu rụng cau
Tha thiết tiếng ru lời vọng nhớ
Tái tê lòng niệm khúc chan sầu
Nhà đơn cảnh vắng thêm côi cút
Xa mẹ nỗi buồn lại quặn đau 

Nguyễn Gia Khanh
***
Họa: Mất Mẹ
(Nương vận bài thơ "Xa Mẹ" của Nguyễn Gia Khánh)

Mẹ đâu còn nữa - dạ buồn đau
Cõi nhớ từng đêm lệ gối nhàu
Hình bóng Mẹ hiền như phản phất
Tình thương của Mạ tựa hương cau
Âm dương hai nẻo giờ xa cách
Tê tái lòng con đỗ giọt sầu
Nhà vắng đơn côi càng tẻ nhạt
Nổi buồn mất Mẹ dạ càng đau


Song Quang

Về Miền Tây (2)



Về Miền Tây

Nam Bộ quê mình đẹp biết bao
Dọc ngang sông rạch, nước dâng trào
Cửu Long hai nhánh, dòng xuôi chảy
Vĩnh Tế một kênh, hướng thẳng đào
Màu mỡ phù sa, đồng bát ngát
Trĩu oằn vườn trái, nắng xôn xao
Người dân hiếu khách và vui vẻ
Chơn chất giọng cười, câu đổi trao.

Phương Hà
***
Các Bài Họa:
Về Miền Tây

Quê em Nam Bộ tuyệt dường bao
Đôi nhánh Cửu Long sóng cuộn trào
Lúa trổ mẫy mà trên ruộng xạ
Đò xuôi thoăn thoắt dưới kênh đào
Cù lao cây trái cành trìu trĩu
Chợ nổi hàng buôn cảnh náo xao
Gạo trắng nước trong, người lại đẹp
Nhớ hoài ánh mắt, nụ cười trao…

Cao Bồi Già
26-08-2017
***
Về Miền Tây

Đây miền phong phú biết là bao
Cảnh đẹp đồng nương lúa ngập trào
Sông nước bên đường theo quốc lộ
Nứa tre cầu khỉ bắc kênh đào
Nhàn du một chuyến khu trù mật
Nháo nhác đàn cò tiếng xuyến xao
Dân thật hiền hoà và chất phác
Nụ cười cởi mở nhẹ nhàng trao!

NS
***
Đến Miền Tây

Ruộng cò thẳng cánh,ngút bờ bao
Kênh rạch thông nhau sóng vỗ trào
Chợ nổi Cái Răng ngời sắc nước
Đường thơm Thốt Nốt ngát hương đào
Qua cầu Mỹ Thuận lòng nô nức

Giã bến Ninh Kiều dạ xuyến xao
Chiếc áo bà ba trời gió lộng
Câu hò vọng cổ gởi niềm trao

Lý Đức Quỳnh
***
Nhớ Bén Tre...

Bao năm biền biệt nhớ dường bao !
Bãi cát CỒN TIÊN tiếng sóng trào
TÂN THẠCH hồn thơ say bát ngát
Xứ dừa bóng nắng chiếu lao xao
Vườn cây CHỢ LÁCH thơm mùi mật
Lễ hội BA TRI thắm má đào
Men rượu hay men tình chất ngất
Ngày nào hai đứa mắt vừa trao !

Thy Lệ Trang
***
Tấm Áo Bà Ba

Du lãm Tây Miền vui xiết bao
Nông thôn sinh thái dậy cao trào.
Cây vào nhà kính trình rau sạch
Trái trọng tình dân nựng má đào.
Cấy giỏi nuôi tài người rạng rỡ
Ca tài múa giỏi sóng lao xao.
Ninh Kiều bến cũ thăm càng mến
“Tấm áo ...” xưa rày ánh mắt trao 

Trần Như Tùng
***
Về Miền Tây

Tiết miền nhiệt đới nóng dường bao
Nắng lửa Miền Tây vẫy sóng trào
Biển cả mênh mông trời gió lộng
Sông dài tít tắp nước triều xao
Mồ hôi, mảnh đất, hồn quê đẫm
Trí não, bàn tay, dãy lụa đào
Khách đến niềm vui tràn má ửng
Nặng lòng thương cảm dệt tình trao.

Uyên Du 
 170826
***
Thương Miền Tây

Trai gái miền Tây thật bảnh bao
Ra đường ăn diện cứ theo trào
Chị vườn trắng trẻo còn ai đọ
Anh lúa đen thui chẳng xứng đào
Ruộng rẫy bờ đê người nhộn nhịp
Sông ngòi sóng nước thuyền lao xao
Tham quan mát dạ duyên đâu tới
Nét mặt vui cười lưu luyến trao

Hải Rừng
***
Nỗi Niềm

Nhà tôi nghèo lắm, lũy tre bao
Triều xuống con mương nước cuộn trào
Nhà dáng mẹ già mồm móm mém
Nghe bầy trẻ nhỏ chuyện lao xao
Chạnh lòng chợt nhớ miền quê ngoại
Xót dạ thêm thương phận má đào
Năm tháng còng lưng theo số mệnh
Nỗi niềm trắc ẩn biết ai...trao ?

Thục Nguyên
***Miền Tây

Bây giờ vui sướng biết là bao
Lịch sử từng qua đợt xoáy trào
Đã trải lúa trời tắp ruộng trổ
Càng yêu cá nước ngút sông đào
Mái dầm – tiếng hát xuyên Vĩnh Tế
Cánh sếu – dây diều vút Lạc Xao
Chuyện bác Ba Phi đầy cảm hứng
Để ngàn thế hệ vẫn còn trao.


Phan Tự Trí

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Thơ Tranh: Duyên Tình Thơ


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thơ Vàng Thu Thay Lá



Em để mùa thu rụng xuống tay
Ta nghe xào xạc đọng u hoài
vàng bao nhiêu lá đau cành chiết
Xanh mấy tầng cao để nắng bay
Thương nhớ cuối trời mây lấp lửng
Chạnh lòng ngõ trúc gió heo may
Buồn vương vấp bóng trăng mờ ảo
Thổn thức thu vàng trong mắt nai.

Bằng Bùi Nguyên

Duyên Thơ Bút



Duyên Thơ Bút

(Song điệp độc vận)

Tứ bửu văn phòng nghiên với Bút,
Văn chương ngâm vịnh phú cùng Thơ.

Cất tay múa Bút viết nên Thơ,
Theo 
Bút tuôn dòng vạn ý Thơ.
Sông núi nước non 
Thơ cậy Bút
Văn chương thi phú Bút đề 
Thơ.
Lời Thơ nhờ Bút truyền rao hịch,
Bút sắt sát thù giữ chí Thơ.Thơ 
Bút Bút Thơ luôn khắng khít,
Mong ngày tình 
Bút kết duyên Thơ

Đỗ Chiêu Đức
***
Các bài Họa:

Rượu - Thơ

Lúc cảm đăng đàn Rượu  hỏi Thơ
Duyên nào khéo để 
Rượu  hoà Thơ
Hồn 
Thơ ngất ngưởng lay hồn Rượu 
Chén 
Rượu  bay bồng hiện chén Thơ
Ta thán nỗi lòng 
Thơ gọi Rượu 
Chất chồng tâm sự 
Rượu  bùng Thơ
Vần 
Thơ hẹn ước cùng men Rượu 
Thơ Rượu giữa đời khuấy Rượu  Thơ

Mai Thắng 
 170913
***
Bầu Rượu Túi Thơ

Bầu rượu mang theo một túi thơ
Mời em uống rượu vịnh ngâm thơ
Bài thơ ngẫu hứng thêm chung rượu
Thi sĩ say men rượu ý thơ
Khẩu khí văn thơ nhờ chén rượu
Anh hùng thiếu rượu phụ tình thơ
Túi thơ bầu rượu như duyên nợ
Xướng họa thân thương rượu với thơ

Mai Xuân Thanh
Ngày 12 tháng 09 năm 2017
***
Bút

Bút là dụng cụ của người thơ
Bút tả vô vàn vận ý thơ
Bút sắt chuyên dùng cho học chữ
Bút lông chửa tập để mần thơ
Bút không kén chọn thầy hay thợ
Bút chả từ chê phú hoặc thơ
Bút của anh Đồ rao Dễ Học
Bút chàng thợ mộc gỗ thành thơ.

Cao Linh Tử
13/ 9/2019
***
Bút Và Thơ


Gắn bó cùng ta: Bút với Thơ
Bút trong tay lướt, ý thành Thơ
Khi vui, Bút khỏe, Thơ tròn chữ
Lúc nản, Bút sầu, tứ hụt Thơ
Thơ đẹp rạng ngời nhờ ngọn Bút
Bút tươi sắc sảo bởi vần Thơ
Mối tình Thơ, Bút luôn bền đẹp
Bút mãi tô hồng vạn khúc Thơ

Phương Hà
***
Bút & Thơ


Mượn Bútkhơi dòng mấy vận Thơ
Bút tuông mực chảy viết thành Thơ
Vần 
Thơ xướng họa nhờ thanh Bút
Tình 
Bút đậm đà tạo dáng Thơ
Son sắt một lòng 
Thơ nhớ Bút
Thuỷ chung khắc dạ 
Bút thương Thơ
Nên duyên nên phận 
Thơ bên Bút
Thi phú văn nhân 
Bút ghép Thơ

Song Quang
***
Duyên Thơ Nhạc

Cung trầm nắn phím so dây, khảy đàn dăm khúc nhạc
Giấy trắng mang nghiên mài mực, khởi bút mấy vầng thơ

Gởi gắm đôi dòng nối nhạc thơ
Nhạc buông từng tiếng thả hồn thơ
Du dương trầm bổng thơ hoà nhạc
Êm ái mơ màng nhạc lộng thơ
Nhạc với thơ như hoa với bướm
Hai và một ví nhạc và thơ
Trong thơ có nhạc gieo rung cảm
Thiếu nhạc đâu còn toả sắc thơ

Quên Đi
***
Duyên Tình Thơ


Rót mật tình trào bút trải thơ
Bởi yêu tình lụy khuấy hồn thơ
Thơ tình thắm thiết rung âm điệu
Tình cảm dạt dào giục ý thơ
Tình đó thơ đây mơ với mộng
Ta đây tình đấy thẩn cùng thơ
Áng chừng thi vị tình thơ nặng
Vướng bẫy tình câm lặng nhả thơ

Kim Phượng
***
Duyên Thơ Bút

Bút luôn gắn bó với nàng thơ
Bút nhớ mực nghiên như nhớ thơ
Bút đã kết thơ hòa nốt nhạc
Bút thời gợi ý dệt vần thơ
Bút mong có bạn thơ làm bạn
Bút muốn đang đàn thơ họa thơ
Bút sẽ thẩn thơ qua cốc rượu
Bút chờ đối ẩm để ngâm thơ.

Thái Huy
9-14-17
***
Bút Và Thơ

Bút làm bài tập bút làm thơ
Bút uốn lượn rồng giấy cõng thơ
Bút mực học sinh dùng luyện chữ
Bút tre thi sĩ viết thành thơ
Bút là cầu nối trong tình bạn
Bút thảo câu từ sáng ý thơ
Bút chạm nét cong thành họa sĩ
Bút xông ra trận máu hòa thơ

Xuân Phương
15-9-2017

Vườn Trái Cây Miền Viễn Tây



Trời ban đất tốt người hiền
Tặng thêm một chú chuyên viên làm vườn
Trồng cây chăm chút hột ươn
Xoài chùm làm cảnh khách thường ngắm chơi.

Mời anh mời chị miếng xoài
Xoài nầy giống lạ nhớ hoài bà con
Thân tình ví tưạ đỉnh non
Một ly cam vắt chẳng còn gì hơn



Vườn Nhà chị Dung - Cali 










Hình Ảnh & Thơ: Nguyễn Cao Khải


Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Thơ Tranh: Guốc Bỏ Quên


Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh

Guốc Bỏ Quên



Guốc Bỏ Quên 

Đêm qua ra bến nhìn trăng
Trăng sao đẹp quá đêm rằm nhớ nhung
Nhè nhẹ bắt bóng ung dung
Xôn xao ... mắc cở thẹn thùng nhìn quanh
Vội vàng bỏ trốn chạy nhanh
Sợ trăng nhìn thấy ... guốc đành để quên
Về nhà lòng bỗng buồn tênh
Guốc ơi chẳng biết ai hên nhặt ... đền
Mang vào chân được êm êm
Tình khua lốc cốc.... cho thêm vui đời
Nỗi buồn cũng nhẹ nhàng rơi
Guốc phơi tình nhớ quyện đời cùng trăng

Kim Oanh
* * *
Đáp Lời:

Đôi Guốc Bỏ Quên

Guốc ơi! Sao chỉ một đôi?
Còn một đôi nữa giấu rồi thấy đâu?
Trộm nhìn len lén trước sau
Sợ người bắt gặp, trốn đâu cho cùng
Đùa trăng giỡn nước thẹn thùng
Rồi Vụt Biến mất cho lòng ngẩn ngơ
Đêm về thao thức làm thơ
Mơ trăng nhớ guốc thẩn thờ tim ai?
Ước gì mình dám trổ tài
Giấu đôi guốc ấy cho ai đi tìm
Rồi hiện ra bất thình lình
Làm chàng Hoàng tử dâng tình guốc kia
Biết đâu như cổ tích xưa
Gặp cô Công chúa đang mơ duyên lành!!!
Phen này ắt hẳn...công thành???
Hoàng tử Công chúa ngắm trăng thỏa tình

Hai Lúa
* * *
Chào anh Hai Lúa
Bài thơ của anh Hai hay quá nhe, nhất là mỗi khi nghe tên anh HAI LÚA làm Kim Oanh cũng thấy nhớ quê xưa, ruộng đồng với cầu ván đóng đinh
Thôi thì hôm nay đổi " tông" chút nhe anh Hai Lúa vì không mấy thuở anh ghé làng.


Guốc Rơi

Hò…. ơi……
Em qua cầu nhóm chợ phiên
Guốc mộc em xỏ áo the em quàng
Lỡ gặp ánh mắt của chàng
Guốc vuột rơi tỏm …hò ơi
Mắc cở guốc rớt, lòng man mác rầu

Hò …..ơi….
Hỏi ai bên kia đầu cầu
Làm sao vớt kịp kẻo màu guốc phai
Ước chi có người trổ tài
Nhảy sông sâu lặn …. hò ơi……
Kẻo không mẹ mắn, nhờ ai giúp tìm?

Hò…ơi…….
Trả công bằng đĩa trầu têm
Một chung rượu lễ trong đêm hội làng
Một mai em bước sang ngang
Mượn ai làm rể….hò ơi….
Mượn ai phù rể …. cho chàng em vui….(hihihi....)

Kim Oanh
* * * 
Chèng ui! mừng hết lớn luôn á! Được cô Oanh chiếu cố khen Lúa tui, Lúa tui gửi đôi guốc cho cô, nên mới được cô để mắt ..... ui chu choa ơi ! Cô Oanh hò hay thiệt à nhen, nhưng hơi....ác zis Lúa tui quá, ai nỡ "mượn" làm phụ rể nè trời, nhưng hổng sao, Lúa tui ghiền hò lắm cô à, nên tui hò đáp cô liền nhe:

Vớt Guốc

Hooooooooooo.......o........ó.........o:
Hôm qua đứng ở đầu cầu,
Bỗng dưng nhìn thấy 
hò ơ ớ ơ....
Bỗng dưng nhìn thấy, ư
đôi guốc màu trôi qua.

Hò ơ ớ ơ, sợ rằng,
sợ rằng màu guốc phôi pha,
Đánh liều nhảy xuống, hò ơ ơ ớ ơ.....
Đánh liều nhảy xuống (ơ) lội ra....dớt dùm.

Hò ơ ơ ớ ơ....
Ai dè, hò ơ ớ ơ ơi....
Ai dè guốc của cô nè ....
Của tin xin gửi, hò ơ ớ ơi ....
Của tin xin gửi lại nghe......cô nàng.

Hò ơ ơ ớ ơi....
Trầu têm, rượu lễ ... ơ ớ ơi nào màng.
Chỉ cần , hò ơ ớ ơi....
Chỉ cần một nụ cười ....duyên....mát lòng 

Hò ơ ớ ơi......
Mai kia ,mai kia cô....có ....sang ....sông.
Tui đứng, tui ngó, tui trông .....lên trời ....
Cô ơi, đừng có giả lơi ....
" mượn " chi ác rứa......hò ơ ơ ớ ơi.....
Nói chi ác rứa .....ơ....
hết đời ...... Lu a à....... Lu...úa ..... tui............ 
HHHHHHHHHHHooooooooooo...ò....o....o ...ó o......ơi !!!!

Hai Lúa
* * * 
Mến chào anh hai Lúa
Anh hò vừa hay vừa vui, làm Kim Oanh và bà chị cười đau bụng luôn.....
Anh thích hò vậy mà rủ anh về quê miền tây mà hổng chịu đi hé.
Anh Hai Lúa nghe nhe.


Thử Lòng

Hò….ơi…….
Nghe anh Hai Lúa thở than
Tình cô thôn nữ cũng man mác lòng
Thôi thì anh cứ lội sông
Xem người chân thật …hò ơi……
Rõ người chân thật hay không biết liền

Hò………ơi…..
Tiếc chi một nụ cười duyên
Đây cười thật đẹp đồng tiền lún sâu
Nếu anh ưng thuận gật đầu
Đây xin tình nguyện….hò …ơi
Đây tình nguyện rút cầu để anh bơi ( hi…hi….. huề vốn nữa hả anh Hai Lúa)

Kim Oanh
* * * 
M..ế...n chào cô Oanh, cô và chị cười quá chừng, làm Lúa tui hào hứng lắm nhe, nhưng hổng dám theo về miền sông nước Miền Tây đâu, vì sợ...ngộp.. thở, các cô miệt dưới đều lội giỏi cả, Lúa tôi lớ ngớ bị nhấn nước...tiêu tùng luôn để Lúa tui hò tiếp nghe:


Hò.... ơ...ớ....ơi .
Làm chi ác thế cô ơi,
Qua cầu rút nhịp....hò ơ ới ơi,
Qua cầu (mà) rút nhịp,
Để Lúa tui loi ngoi (mà) bơi hoài!
Xém nữa thì bị ....đứt hơi,
Bơi sấp, bơi ngửa hò ơ, ới ơ...
Bơi sấp, bơi ngửa (mà)thấy gì đâu!

Hò ơ, ới ơi....
Há miệng, ưng thuận, gật đầu.
Nước trào vô miệng, hò ơ.ớ ơi
Nước trào vô miệng, rồi đời....Lúa tui !!!
Hò ơ,ớ ơi...
Chân thật, hay giả...(cũng) thế thui.
Lội xuống dưới nước hò  ơ ó ơi
Lội xuống dưới nước,(là) Lúa tui biết liền,

Hò ơ,ớ ơi...
Đồng tiền lúm để...cười duyên,
Hay để níu chặt, hò ơ,ơi ơ....
Hay để níu chặt, cột chân....mấy anh chàng....khờ,
Hooooooooooooooo ò....ơ....ớ....ơ...ơi....hò .......


Hai Lúa
* * * 
Chào anh Hai Lúa, cảm ơn anh những giây phút hò để vui và để nhớ về ngày xưa ở quê nhà.
Kim Oanh xin tiếp lời anh Hai.

Hò...ơi......
Em ngu ngơ nên tưởng anh khờ
Đi xa thử dạ hò...ơi
Thử dạ... cho anh chờ anh trông
Hò...ơi.....
Ai dè em vắng anh dông....
Em nguyền chắc dạ ....hò ơi....
Nhất dạ.....có chồng sang sông (hi...hi..... tiêu tùng)


Kim Oanh
* * *
Chào bà con, Lúa tui chỉ ham zui hò chơi cho đỡ nhớ ...quê mà, cho tui hò tiếp bận này nữa nhen:

Hò...ơi....ới....ơ....ơi .
Tui đây chơn chất, thiệt lòng
Sao cô nỡ thử
Sao cô nỡ thử, ác không...nè trời.
Hò ơ...ớ...ơi....
Chờ ai, chờ mỏi mòn hơi,
Sang sông, hò ơ...ới...ơi,
Sang sông cô để, hò ơi...ới ơ...
tui bơi....theo dòng ....
Hò ...ơi....ớ...ơi....
( phen này mới thiệt ...tiêu tùng ).

Kính chào bà con, chào cô Oanh .....

Hai Lúa
(Diễn Đàn phonuipleiku.org 2012)

Thơ Tranh: Nhặt Guốc Ai Quên

(Cảm tác từ Guổc Bỏ Quên của Kim Oanh)


Thơ: Song Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh


Lịch Sử Đôi Guốc Mộc Potx - Hồi Ký Bình Nguyên Lộc


Xưa kia, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cùng với thói quen trồng lúa nước của người Việt, giỏi dùng thuyền, người Việt thường để chân trần. Vào cuối thế kỷ thứ X, vua Lê Đại Hành còn có lúc cởi trần, đóng khố, đi chân đất, đến đời nhà Trần người dân đều đi chân không, da chân rất dày khiến họ trèo núi rất nhanh nhẹn và không sợ chông gai. Chỉ có người quý tộc mới đi giầy bằng da, nhưng khi đến cung điện thì lại phải tháo giầy. Nói chung người Việt xưa kia ít dùng guốc. 

Thế nhưng theo sử sách thì đôi guốc đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt Chí, Giao Châu Ký có ghi rằng, Bà Triệu ở thế kỷ thứ III có đi guốc bằng ngà voi. Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông chỉ khi nào đi dự hội hè đình đám thì mới đi guốc tre, guốc đi trong nhà thường được người đàn ông đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong để bảo vệ ngón chân, quai dọc thì tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng ngang như kiểu guốc thời cận đại. 

Trước kia ở Phú Yên (Nam Trung Bộ), đôi guốc bình dân nhất là đôi guốc do người dân quê tự đẽo lấy. Loại guốc này cao hơn đôi guốc sản xuất để bán, mũi hơi cong lên, trước mũi có dùi một lỗ thủng từ trên xuống, phía sau dùi một lỗ ngang. Quai guốc là một sợi dây, có thể dùng vải xe lại mềm, êm cho khỏi đau chân. Guốc xỏ quai lỗ ngang, đưa tới trước rồi đưa xuống lỗ phía dưới, giống như quai dép Nhật thời nay. Chỗ cong lên tránh cho quai không bị giáp đất để khỏi bị mòn nhanh, chóng đứt. 

Bên cạnh guốc tự đẽo, ở tỉnh này cũng đã có bán guốc gỗ dành cho đàn ông và phụ nữ. Guốc cho phụ nữ hơi eo ở chính giữa, còn guốc đàn ông thì không eo nên gọi là guốc xuồng. 
Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lồng mực. Còn guốc nhập từ Huế thì có sơn hoặc đều một màu hoặc sơn hai màu (thường là màu đen và màu nâu), thường phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt. 

Xưa kia chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn, một số nơi gọi là guốc dòn, vì thế người ta mới nói “Chân giầy chân dòn” để chỉ những người giàu có và sang diện. Cho mãi đến năm 1940, học trò nam trường công ở tỉnh Bến Tre mặc bộ bà ba trắng, chân đi guốc. Trước năm 1945, guốc sản xuất ở kinh đô Huế gọi là Guốc Kinh. Đây là loại guốc làm từ dừa hay gỗ nhẹ, sơn trắng, mũi thêu và kim tuyến. 

Ở Hà Nội có kiểu guốc gọi là phi mã, đế cao dành cho phụ nữ, hay được quảng cáo trên báo chí hồi những năm 40: 
Bấy lâu đáy bể mò kim 
Kiểu giày phi mã nay tìm đã ra 
Sang đến năm 50, 60, người ta đem guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng (tức Yên Xá, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội), ở Kẻ Giày (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) về số nhà phố 12 Hàng Gà, nay chuyển về phố BạchMai ở Hà Nội để sơn, xì hoa và sau đó mới đem đi bán. Đi guốc dưới màu xanh của những hàng cây sấu cổ thụ đã là nét đẹp một thời của những thiếu nữ thủ đô.

Vào cuối những năm 70, bên cạnh guốc gỗ, guốc nhựa đã ra đời. Cùng với giầy dép chức năng chính của đôi guốc là để trang trí cho đôi chân. Tuy vậy cũng có trường hợp đôi guốc được khoét rỗng gót để cất giấu vàng bạc và các thứ nữ trang 
quý hiếm khác mỗi khi đi đâu xa. 

Nếu như chiếc nón, chiếc yếm là những vật gợi cảm hứng cho hồn thơ dân gian và thường được nhắc đến trong các câu ca dao tục ngữ, thì đôi guốc hầu như bị các thi sĩ dân gian lãng quên. 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đôi guốc đã gắn bó với đời sống người Việt lâu đến thế nào. Thậm chí có thời gian việc dùng guốc, làm guốc đã bị lắng xuống. Cho đến bây giờ thì cái thú dùng guốc đã được khôi phục trở lại. Mấy năm gần đây sự phục hưng này đã chứng tỏ một điều rằng quan 
niệm về cái đẹp đang ngày càng đa dạng hơn, và việc dùng guốc trở lại đã phần nào gìn giữ và trân trọng những gì được gọi là vật dụng giản dị của lớp người xưa. 

Guốc gỗ thời hiện đại được sơn vẽ, thiết kế theo thời trang và thẩm mỹ hiện nay.

Đôi guốc ngù ngà

Kỳ trước, các bạn đã thấy ta tranh giành nghề guốc với người Trung-Hoa. Nhưng thật ra, loại guốc ấy chính là của họ phát-minh ra. Ta đã thắng, nhưng thắng trong việc bắt chước.
Đôi guốc đặc-biệt Việt-Nam khác xa: đó là guốc ngù.

Không biết ở Bắc và Trung có guốc ngù hay không, chớ guốc ngù ở Nam ngày xưa độc-chiếm thị-trường.
Guốc ngù được khai-sanh ở Sàigòn. Dĩ-nhiên là như vậy. Ở thôn-quê các cụ đi đất với hai bàn chơn không, có tiệc-tùng, lễ-lạc, các cụ đi giày.
Guốc ngù cũng đại-khái giống guốc ngày nay nhưng không có quai.
Một cây trụ nhỏ được chôn ở đầu guốc để người đi guốc kẹp lại giữa hai ngón chơn cái và ngón chơn kế đó.
Trụ cao lối hai phân rưỡi, đầu trên to (đó là cái ngù) hơn đầu dưới để chiếc guốc không ở lại khi chơn bước tới, vì sự kẹp bằng ngón chơn không đủ sức làm dính guốc vào chơn.
Ngù của guốc bình-dân bằng đồng cho êm chơn, thành-thử đôi guốc rất là nặng.
Các cô đánh ghen, đập nhau bằng ngù đồng, phun máu đầu có vòi. Đó là thứ khí-giới ghê-gớm của phụ-nữ Sàigòn thuở ấy.
Guốc thường thì như vậy, nhưng các bà các cô nào có chịu như vậy đâu. Trời sanh các bà các cô ra để làm đẹp cho ta ngắm thì ngàn năm các bà các cô vẫn làm dẹp, muôn năm trước, muôn năm sau.


Ngày nay, cứ sáu tháng một là các bà các cô đổi mốt giỏ xách tay đi chợ hết dây sợi nhựa to, đến dây sợi nhựa nhỏ, món đựng cá, đựng rau, mà các bà các cô còn thi-vị-hóa nó, huống-hồ chi là guốc, bởi guốc thuộc vào y-phục, trang-sức đấy.
Vậy các bà các cô phát-minh ra ngù ngà, vẫn y hệt như ngù đồng nhưng làm bằng ngà.
Bấy giờ thì đánh ghen không dữ-tợn như trước nữa, bởi ngà voi tương-đối mềm hơn đồng nhưng được cái là mang guốc ngù ngà, đôi chơn trắng đẹp hơn, các ông bớt lập phòng nhì, nên cũng khỏi phải đánh ghen nữa.
Chỉ phiền là các ông bị phá-sản. Một bà sắm đến bốn đôi guốc ngù ngà, một đôi thông-thường để đi trong nhà, một đôi chạm sơ-sịa để đi chợ, một đôi chạm rắc-rối để đi xem hát và một đôi chạm thật mỹ-thuật có nạm vàng để đi dự tiệc thì quỹ gia-đình đã hao-hụt biết bao nhiêu !

Ôi, quí bà quí cô ơi, ngày xưa không có Chanel số 5, sáu trăm đồng một lọ nhỏ bằng ngón tay cái, quí bà quí cô cũng đã tìm được cách làm cho phái đực rựa của chúng tôi thất-điên bát-đảo rồi thì ngày nay bọn mày râu của chúng tôi còn xuội râu đến đâu nữa !
Nhưng đã tu-mi nam-tử, lãnh-đạo đàn bà từ mấy mươi ngàn năm rồi, phái khỏe nhứt-định phải thắng.
Một tờ nhựt-trình, không nhớ rõ là tờ nào, đăng bài khảo-cứu láo rằng chất ngà voi chạm vào da thịt ta lâu ngày, hút máu người dùng ngà voi, để « lên nước ».
Còn bé quá, tôi không biết làng báo, nhưng chắc là báo ấy hôm đó bán chạy như tôm tươi, bởi đức phu-quân nào cũng mua về một số cho các bà coi.
Quả-nhiên các bà sợ-hãi, bỏ ngù ngà, và bỏ luôn ngù đồng, chỉ mang guốc quai và mang giày thôi.

Ắt hẳn ông chủ-bút tờ báo ấy đã mang nợ vì ngù guốc của bà chủ-bút nên mới lăng-xê tin vịt đó ra, và thì ra, báo-bổ ngày xưa cũng đã biết lăng-xê tin vịt rồi đó.
Tiện đây, cũng xin cho quí bà quí cô ngày nay biết rằng máy uốn tóc hút máu người, nước hoa Chanel số 5 gây bịnh ung-thư da, áo đầm làm cho quí bà quí cô ho lao, giày muyn khiến quí bà quí cô đau khớp xương, áo dài may bằng Soie Bangkok sẽ làm quí bà quí cô cùi phung hủi, năm tới đây coi cải-lương ngồi thượng-hạng sẽ mắc bệnh gù lưng, đòi đi Đàlạt là nhà quê, ăn nho tươi một ngàn hai một kí-lô sẽ bị ung-thư lưỡi, xem vô-tuyến thu-hình sẽ nổ con mắt, sắm máy lạnh nó nổ thì sập nhà, sắm máy giặt sẽ rụng tóc thành sói đầu. Tóm lại, quí bà quí cô mà tiêu xài như cái đà ngày nay, thì nếu quí bà quí cô không mắc những chứng bịnh trên thì bọn mày râu chúng tôi sẽ mắc bịnh điên mất.

Hồi Ký Bình Nguyên Lộc