Thơ &Thơ Tranh: Kim Oanh
tiêu đề Nhãn
- BIÊN KHẢO
- CÂU ĐỐI
- CỔ THI
- GIA CHÁNH
- GIẢI TRÍ
- HÌNH ẢNH HỘI NGỘ
- HÌNH ẢNH NAY
- HÌNH ẢNH XƯA
- HỘI HỌA
- KHOA HỌC
- LỊCH SỬ
- LỜI HAY Ý ĐẸP
- LƯU NIỆM
- NHẠC
- SỨC KHOẺ
- SƯU TẦM
- THƠ
- THƠ CẢM TÁC
- THƠ DỊCH
- THƠ DIỄN NGÂM
- THƠ NHẠC
- THƠ PHỔ NHẠC
- THƠ SƯU TẦM
- THƠ TRANH
- THƠ TRANH NGHỆ SĨ
- TIN BUỒN
- TIN VUI
- VĂN
- VŨ HỐI THƯ HỌA
- VƯỜN THƠ VIÊN NGOẠI
- XƯỚNG HỌA
- YOUTUBE
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022
Nguồn Sáng Phục Sinh
Khổ nhục dang tay đấng thọ hình
Từng dòng tuôn đổ máu uy linh
Mão gai đậm thấm lòng thương xót
Thánh hóa cho đời trọn đức tin
Thăm thẳm hang sâu liệm xác Ngài
Nước trời hằng sống mãi Ngôi Hai
Chuyển mình nhập thể ban thiên ý
Ánh sáng chan hòa buổi sớm mai
Kim Phượng
Phục Sinh 2022
Từng dòng tuôn đổ máu uy linh
Mão gai đậm thấm lòng thương xót
Thánh hóa cho đời trọn đức tin
Thăm thẳm hang sâu liệm xác Ngài
Nước trời hằng sống mãi Ngôi Hai
Chuyển mình nhập thể ban thiên ý
Ánh sáng chan hòa buổi sớm mai
Kim Phượng
Phục Sinh 2022
Thánh Giá Tình Yêu - Nhạc Vũ Lương Đúng (VTĐD) - Tiếng Hát Xuân Trường
Nhạc: Vũ Lương Đúng (VTĐD)
Tiếng Hát: Xuân Trường
Ánh Sáng Phục Sinh
Lời trổi dậy qua ba đêm tăm tối
Lửa tin yêu-kìa rực sáng tỏa lan
Giúp nhân gian sẽ đạt bến yên hàn
Bằng tín thác và dốc lòng sám hối.
Lửa tin yêu-kìa rực sáng tỏa lan
Giúp nhân gian sẽ đạt bến yên hàn
Bằng tín thác và dốc lòng sám hối.
Ôi lạy Chúa, thân con đầy giống tội
Xin thứ tha và ban phúc trường sinh
Xin thứ tha và xóa hệt tội tình
Đã trót phạm vì con người giòn mỏng.
Ngày đời con giữa dạt dào biển sóng
Ngày dời con vô vọng giữa nhân sinh
Ngày đời con bao tăm tối lụy tình
Tưởng đã chết và đi vào quên lãng,
Nhưng Chúa ơi, Lửa Phục Sinh tỏa sáng!
Giúp nhận ra nẻo chính hoặc đường tà
Là hướng tới đỉnh ngọn Golgota
Thấm nhuầm ơn nhờ vào nguồn MáuThánh.
Và quả đấy chính là nguồn sức mạnh
Cho thế nhân và con nữa đứng lên
Tháo cùm gông và trút mọi ưu phiền
Để được lãnh thứ tha từ ThánhTử.
Thái Huy
4/02/22
Đêm Huyền Nhiệm
Ô! Đêm nay thật là đêm huyền nhiệm
Phúc cho ai không thấy mà tin
Chúa đã sống lại từ trong cõi chết
Khi kinh qua bao nhiêu nỗi nhục hình
Máu đã đổ trên con người công chính
Cho tình yêu gắn kết lại tình yêu
Khi con tim có lý lẽ bao điều*
Mà lý trí không bao giờ biết được*
Con quỳ dưới tình yêu cây thập giá
Bên ánh đèn soi sáng đức tin con
Trái tim chúa mênh mông trời cứu độ
Dắt con đi qua vũng tối cuộc đời
Lạy Chúa con! Con là con chiên mới
Nhưng con tin Chúa sống lại trong tim
Một tình yêu tha thứ thật vô biên
Sẽ không chết từ ngôi hai thiên Chúa.
(* Lời của Pascal.)
Bằng Bùi Nguyên
Đại Lễ Phục Sinh
Thế gian mừng Chúa Phục Sinh
Từ nơi cõi chết quang vinh lên trời
Tôi mừng tìm lại cuộc đời
Từ lâu mê muội một thời đi hoang
Tâm hồn nguội lạnh khô khan
Nhờ ơn Chúa đến đã mang nắng hồng
Trái tim tha thiết ấm nồng
Tôi nhìn Thánh Giá nghe lòng xót xa
Thế gian mừng lễ hát ca
Thành tâm tôi khấn vượt qua tủi sầu
Không còn ngọn sóng bạc đầu
Bão giông xô đẩy con tầu ngả nghiêng
Sống đời an lạc bình yên
Đi đến nhà Chúa con chiên trở về
Bên Cha hạnh phúc tràn trề
Có tình yêu Chúa vẹn thề niềm tin
Thế gian mừng Chúa Phục Sinh
Hân hoan chúc tụng tôn vinh danh Ngài
Tôi mừng vì hết thở dài
Vì được tình Chúa đoái hoài thương tôi
Cuộc đời thôi hết nổi trôi
Đường đi có Chúa sáng soi dẫn đường
Từ nay tôi sống kiên cường
Những ngày còn lại dặm trường theo Cha
Thế gian được Chúa thứ tha
Tôi mừng được Chúa cho qua tuổi sầu
Đỗ Hữu Tài (Thế Thôi)
Sun Mar 31, 2013
Tháo Giày
(Bài này không liên quan gì đến chuyện “thầy giáo… tháo giày” và “giáo chức… dức cháo.”)
Tôi nhớ lại một truyện rất lý thú về sự tích đôi giày. Truyện kể rằng ngày xưa có một ông vua sống rất xa xỉ. Mỗi khi đến đâu, ông bắt dân chúng nơi ấy phải trải thảm nhung trên tất cả những con đường ông đi qua. Càng được đón tiếp long trọng, ông càng thích đi; và ông càng đi, người ta càng phải trải nhiều thảm nhung cho ông bước lên. Cho đến một ngày, người ta không kịp sản xuất nhung để lót đường cho ông vua. Điều này làm ông tức giận và ra lệnh rằng ông đến đâu mà không có thảm nhung lót đường, cả dân vùng ấy sẽ bị giết chết hết. Thế nhưng đã có một người đến xin yết kiến vua, ông ta cam đoan rằng nếu vua theo ý ông, vua đi đâu thảm nhung cũng có sẵn mà không phải huy động một ai cả. Vua bằng lòng, và ông nọ dùng hai mảnh nhung nho nhỏ, khâu thành một đôi giày nhung rồi mời vua xỏ chân vào. Thế là từ đó, vua đi đâu “thảm nhung” đi theo đến đấy. Kỹ nghệ làm giày từ đó dần dần thành hình và phát triển.
Truyện này khiến tôi suy nghĩ và cảm thấy có liên hệ tới tính chất của những đôi giày. Đôi giày tượng trưng cho sự giàu có, hay ít ra cũng là đủ ăn đủ mặc, đôi giày làm cho người ta trở nên chững chạc, lịch sự. Đi đến nơi nào có vẻ quan trọng một chút, người ta xỏ chân vào đôi giày, tự nhiên trông có vẻ tươm tất ngay. Bà phu nhân của cố tổng thống Phi Luật Tân Marcos có tới vài trăm đôi giày đắt giá (1). Tôi không biết có ai trong chúng ta có tới vài trăm đôi giày như vậy không, nhưng chừng vài chục đôi thì tôi cũng đã biết có người. Có những người ham thích mua giày, dư tiền một chút, họ đi sắm giày. Những đôi kiểu mới, họ mang thử vào chân, ngắm nghía rồi mua đem về, dù rằng những đôi cũ còn rất tốt, lại có những đôi họ chưa xỏ chân vào lần thứ hai. Chính vì có nhiều người ham thích mua giày, đóng giày mà kỹ nghệ sản xuất giày phát triển rất mạnh, với nhiều hãng giày nổi tiếng. Có những đôi giày trị giá mấy trăm Mỹ kim (2), trong khi một đôi dép dùng hằng ngày trong nhà có thể chỉ phải mua với giá hai, ba đồng.
Đôi giày làm thành ranh giới của người no đủ và người nghèo đói. Đôi giày cũng làm thành ranh giới của người tự do và người nô lệ. Ngày xưa, trong một số xã hội nào đó, chỉ những người tự do mới được quyền đi giày, còn người nô lệ phải đi đất. Nhưng đôi giày cũng là vật tượng trưng cho sự gò bó. Đôi giày trở nên nỗi cực hình đối với những ai thích cho đôi chân mình được thoải mái. Tôi vốn thích đi dép hoặc xăng đan “cho nó mát.” Ngày đầu tiên đi dạy học, tôi cũng định lê đôi dép vào trong lớp, nhưng mẹ tôi đã đe: “Nếu con không chịu mua giày và không chịu đi giày, mẹ không cho con tới trường dạy học.” Tôi hoảng quá, đành phải đi sắm giày mà trong lòng lấy làm đau khổ vô cùng. Bây giờ, tôi vẫn có thói quen đi dép hay đi xăng đan. Và đang khi có đôi chân thoải mái như thế, tôi nhìn những người bạn phải đi giày suốt từ sáng đến tối mà thương cho họ. Nhất là những cô phải xỏ chân vào đôi giày cao gót và để đôi giày ấy đeo cứng chân mình, dù đi, dù đứng, dù ngồi; chắc là bí bức, gò bó lắm. Nhưng nói vậy thôi, có nhiều người sẵn sàng chịu sự gò bó để cảm thấy mình đẹp và được khen là đẹp. Tuy nhiên, tôi cũng thấy có nhiều người, nhất là những người trẻ, bước đi trên đường phố bằng những đôi chân trần không giày dép. Những người trẻ này có lẽ không thích sự gò bó, dù là sự gò bó của đôi giày hay sự gò bó của những luật lệ, định chế xã hội.
Có một khoa nhìn giày để đoán ra tính nết người đi đôi giày đó. Người ta nhìn đôi giày mòn ở mũi hay ở đế, mòn phía trong nhiều hay mòn phía ngoài nhiều, rồi từ đó đoán ra người đi đôi giày ấy tính hướng nội hay hướng ngoại, bình tĩnh hay hấp tấp, cương quyết hay e dè v.v... Tôi không biết những điều ước đoán ấy đúng, sai ra sao, nhưng từ lâu tôi vốn thích ngắm những đôi giày mòn vẹt hơn là nhìn những đôi giày bóng loáng chưa đụng đất trong tiệm bán giày. Giày đẹp mấy mà chưa dùng đến thì cũng chưa đem lại chút lợi ích gì cho con người. Giày càng mòn, càng vẹt bao nhiêu, càng chứng tỏ nó đã giúp cho con người đi chuyển nhiều bấy nhiêu. Đẹp mà không giúp ích cho đời, cũng không quý bằng dù tàn tạ nhưng đã đem lại ích lợi cho đời sống con người.
Ai từng đi giày cũng có một đôi giày mình ưng ý nhất, đôi giày ấy đi vào vừa vặn, bước đi thật êm, nó không cọ xát khiến đôi chân đau bỏng, nó không bó đôi chân lại khiến chân bị tê buốt, nó cũng không lỏng lẻo khiến cho đôi chân muốn tuột ra ngoài. Khi có một đôi giày ưng ý rồi, ta không thích đi đôi giày khác, nhất là không thích dùng giày của người khác. Đôi giày khi đó trở thành vật biểu tượng cho sở thích, cho bản tính của mình. Có lẽ chính vì thế mà lâu nay người ta có thành ngữ “đi giày nhiều người'.” Thành ngữ này có nghĩa là khi làm việc, ta phải chiều theo tính nết của quá nhiều người thì việc mới thành tựu được. Phải “đi giày nhiều người” là một tình trạng rất khổ tâm của những người muốn hoạt động hữu hiệu cho một mục tiêu cao đẹp, mà cứ phải chiều ý hết người này tới ngườii khác. Mặt khác, “đi giày nhiều người” cũng là câu chê bai dành cho những ai không dám tự quyết, không dám can đảm dấn thân, bất chấp những nhân sự “cản mũi kỳ đà,” mà cứ luôn luôn phải làm theo ý người này, người nọ.
Tôi đã có lần được “tháo giày” một cách hết sức thoải mái. Chuyện “tháo giày” của tôi không liên quan gì đến nghi lễ tối thứ Năm Tuần Thánh, các viên chức đóng vai mười hai tông đồ, tháo giày ra cho vị linh mục chủ tế, bắt chước Chúa Giê-su, rửa chân cho mình. Chuyện “tháo giày” của tôi hoàn toàn khác. Tôi được gọi đến dự một cuộc tĩnh tâm của giới trẻ. Sau những nghi thức và những bài giảng, đêm đã về khuya. Đây là thời điểm thuận tiện nhất để những người trẻ ngồi lại với nhau, tâm sự về những thao thức, những ước vọng, những suy tư của mình. Để tạo bầu không khí thân mật, người phụ trách kêu gọi mọi người ngồi xuống đất bên nhau thành vòng tròn, thay vì ngồi trên ghế. Muốn ai cũng có thể ngồi thoải mái, người phụ trách xin mọi người tháo giày ra trước khi ngồi. Khi được lệnh “tháo giày,” tôi là người sung sướng nhất. Lúc nào tôi cũng mong đợi chân mình được tự do!
Vừa tháo giày, tôi vừa quan sát những người trẻ chung quanh. Một số tháo giày ra ngay; một số khác còn ngần ngừ, như còn e dè, nuối tiếc gì đó. Nhưng rồi cuối cùng ai cũng tháo giày ra hết. Với đôi chân thoải mái, mọi người ngồi xuống đất, vòng tròn thu hẹp dần, thu hẹp dần, cho đến khi vai người này có thể chạm được vai người khác, đầu người nọ có thể chụm vào đầu người kia. Và họ bắt đầu chia sẻ với nhau về những ưu tư, khát vọng, mơ ước, hạnh phúc, đau khổ của mình. Đúng lúc ấy tôi nghĩ tới đôi giày mọi người vừa tháo khỏi chân. Đôi giày, nhìn dưới một khía cạnh nào đó, chính là bản chất riêng của mỗi người. Để có thể ngồi sát bên nhau, vai chạm vai, đầu chụm đầu, nghe được nơi nhau những lời chia sẻ thân tình, chúng tôi phải tháo đôi giày, phải cởi bỏ bản chất riêng của mình trước đã, rồi mới có thể hoà đồng trong một bầu khí chung, một tâm tình chung. Những giọt lệ nơi khoé mắt tôi ứa ra một cách kín đáo.
Tôi ước mong trong cuộc sống, tôi và các bạn tôi biết nhận thức rằng: rất nhiều lúc, chúng tôi phải tập “tháo giày,” tập cởi bỏ bản chất riêng để cùng nhau theo đuổi một mục đích chung. Cùng nhau đi chân trần trên đường hướng về lý tưởng, có lẽ thích thú hơn lộp cộp với đôi giày để bước những bước độc hành.
Viết riêng cho anh chị em Ki-tô hữu:
Dụ ngôn “đứa con hoang đàng” trong Phúc Âm cũng có hình ảnh của đôi giày. Khi đứa con hoang trở về, nghèo đói, rách rưới quỳ xuống chân cha nói lời tạ tội và chỉ mong cha cho trở về, nhận làm kẻ hầu người hạ trong nhà chứ không dám mơ được nhận làm con như trước; người cha nhân lành đã đỡ con dậy, gọi gia nhân đem áo cho mặc, nhẫn cho đeo, giày cho đi. Đôi giày ấy thay cho lời người cha, nói với người con rằng: “Con là con cha, là người tự do, con không phải là kẻ ăn người ở, không phải là hạng nô lệ trong nhà này.”
Có người rất quý trọng đôi giày mòn, vẹt của mình. Người ta kể rằng một tu viện nọ tổ chức một cuộc tĩnh tâm. Cuối ngày, cha tu viện trưởng nói với mọi người để lên bàn vật mình cho là quý nhất. Các tu sĩ lần lượt để lên bàn những báu vật của mình. Người thì đặt lên một cây thánh giá bằng vàng, người khác là một cuốn thánh kinh đóng bìa da công phu, người khác nữa là một cỗ tràng hạt bằng bạc... Đến lần vị tu sĩ kia, ông thản nhiên cúi xuống tháo đôi giày cũ kỹ, mòn vẹt của ông và trịnh trọng đặt lên bàn. Mọi người ồn ào, bất mãn, người ta cho rằng vị tu sĩ kia ngạo mạn và bất kính đối với người khác và đối với những báu vật của họ. Tu viện trưởng ra lệnh cho vị tu sĩ kia giải thích tại sao lại cho đôi giày cũ kỹ bụi bặm kia là vật quý nhất, vị tu sĩ trả lời: “Vì chính nhờ nó, con đã đem được Tin Mừng của Chúa Ki-tô đến biết bao con người ở những miền đất xa xôi.” Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng đến lời của tiên tri Isaia: “Đẹp thay bước chân người đi gieo rắc Tin Mừng.”
Chúng ta học được gì qua hai hình ảnh trên?
Quyên Di
(Trích “Nhìn Xuống Cuộc Đời,” 1995)
____________________________
(1) Bây giờ tôi biết bà Marcos không phải chỉ có vài trăm đôi giày, số giày của bà lên tới con số hàng ngàn.
(2) Tôi thật nhà quê! Giày giá mấy trăm Mỹ kim đã là gì. Có người sẵn sàng bỏ tiền ra mua những đôi giày giá mấy chục ngàn Mỹ kim.
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022
Tình Cha Nghĩa Mẹ - Sáng Tác Lm. Nguyễn Duy - Trình Bày Angelo Band
Sáng Tác: Lm. Nguyễn Duy
Hòa Âm&Phối Khí: Vân Tình
Trình Bày: Angelo Band
Nhớ Má
R.I.P 14-04-2014 )
Mỗi lần con về ngang khu phố cũ
thường dừng xe để nhìn lại ngôi nhà
Nhớ chuỗi ngày chung sống tháng năm qua
và nhớ quá bóng hình bên khung cửa sổ!
Ba "đi" trước, Má theo vào thiên cổ
Thấm thía làm sao hai tiếng mồ côi!
Ngày một, ngày hai lòng quá đỗi bồi hồi
khi nghĩ đến duyên trần do thiên định.
Má ơi! Đây hương lòng con dâng kính
bằng trái tim yêu, với cả tâm tình
Giữa nhân trần và trong kiếp phù sinh
Má là bầu trời trải tận cùng thế giới!
Lòng mẫu tâm ôi bao la vời vợi!
Vũ trụ gom đầy trong câu hát ru con
Hơn 60 năm cuộc sống thật vuông, tròn
nhờ có Má với bàn tay từ ái.
Thời gian Má đã dành cho con cái
là cả một đời để chăm sóc, nâng niu
Mỗi đứa con là một dấu ấn tình yêu
Tình tuyệt đối của trái tim hiền mẫu.
Ơn dưỡng dục từ lúc còn thơ ấu
luôn khắc ghi cho đến tận cuối đời
Con nhớ Má! Nhớ bóng hình yêu dấu
sẽ không bao giờ phai nhạt... Má ơi!
là cả một đời để chăm sóc, nâng niu
Mỗi đứa con là một dấu ấn tình yêu
Tình tuyệt đối của trái tim hiền mẫu.
Ơn dưỡng dục từ lúc còn thơ ấu
luôn khắc ghi cho đến tận cuối đời
Con nhớ Má! Nhớ bóng hình yêu dấu
sẽ không bao giờ phai nhạt... Má ơi!
Huy Văn(HVC)
Tháng Tư Nguyện Cầu
Bây giờ người vắng mặt
Mỗi tháng tư lệ thầm
Nỗi đau này ai thấu
Nên trốn mình trong chăn
Lặn lội trong dĩ vãng
Một thời tình yêu đầy
Đôi trái tim cùng nhịp.
Giờ mất tìm sao đây.
"Em nhớ anh nhiều quá.
Nhớ quay quắt đêm ngày
Nhớ anh trong đau đớn.
Nhớ anh trong đắm say."
Ta với em giống nhau.
Cũng một mối tình đầu
Cũng một thời bão nổi
Cũng chịu nhiều thương đau.
Người đã mất từ lâu.
Đi tìm ở phương nào?
Tử sinh do mạng số
Vọng tưởng khiến mình đau.
Hãy lặng thinh ngồi xuống.
Tâm trống rỗng bình yên.
Nhắm mắt niệm hơi thở
Ta trở về với thiền.
Bên ta chàng ngồi đó
Hồn với tâm giao duyên
Phật Di Đà sẽ độ
Xóa sạch mọi ưu phiền.
Lá vàng rơi nhè nhẹ
Một khởi sinh bắt đầu
Mầm non sẽ lại mọc
Hãy nguyện cầu cho nhau.
Nguyễn thị Thêm
Tặng em người vừa thành góa phụ
Chiều Tà Trông Bạn
(Ảnh: NguyễnCaoKhải)
(Cung oán ngâm khúc)
***
Chiều tà trông bạn
Hình nầy chẳng có cẩu vân
Ngắm trông chiều xám lâng lâng tất lòng
Gọi người số kiếp long đong
Vẽ ai thanh thản những mong sum vầy
Khi thương nào kể vơi đầy
Tấm tình giữ mãi ta đây nhớ hoài
Họp tan mong lại có ngày
Cùng chung ước hẹn chung bầy thảnh thơi
Tấm tình giữ mãi ta đây nhớ hoài
Họp tan mong lại có ngày
Cùng chung ước hẹn chung bầy thảnh thơi
nttvtd
Nguyễn Cao Khải
Nguyễn Cao Khải
Buồn Tháng Tư
Buồn em ngủ say trên phố
Mùa Hạ im lìm nắng đổ ban trưa
Quê nhà buồn mấy tháng Tư
Còn mây mùa hạn, sông đùa nét nhăn
Buồn em nỗi chết băn khoăn
Hằn trên đường phố, hằn ngang xác người
Hằn tim tự do rã rời
Vừa như đánh mất một thời thênh thang
Buồn lên con phố thay tên
Nghe sao lạ lẫm chập chờn như xa
Ve sầu rả rích tiếng ca
Ru đêm còn ngủ quê nhà xa xôi
Buồn lên khăn chít tháng Tư
Chít lên phủ tiếng buồn như hòa bình
Còn đây lẫn tiếng khóc cười
Lòng nghe đã tủi hờn rồi trăm năm.
Lê Mỹ Hoàn
Phần Quan Trọng Nhất Cơ Thể
Bài này Chẩm Tá Nhân đã phóng tác từ 5 năm trước sau khi đọc bản tiếng Tây Ban Nha do một bà bạn thân người Puerto Rico gửi cho. Sau đây là bài thơ Chẩm Tá Nhân viết:
Phần Quan Trọng Nhất Cơ Thể
Một ngày nọ Mẹ tôi hỏi tôi:
"Phần cơ thể nào, tôi muốn biết,
Đối với cậu, quan trọng hơn hết?"
Ngày tháng qua, gắng sức tìm tòi,
Sau nhiều lần suy tới, tính lui,
Câu trả lời, lúc tôi rất trẻ,
Là nhất định không gì có thể
Quan trọng hơn được cả âm thanh.
Cho nên tôi nói với Mẹ mình:
"Mẹ! Cái tai thật tình quan trọng."
Mẹ tôi nói: " Không! Không hẳn đúng.
Có nhiều người mất thính giác, nhưng
Vẫn sinh hoạt một cách bình thường.
Con tiếp tục gắng công suy nghĩ.
Rồi Mẹ sẽ hỏi con lần nữa."
Và mấy năm lần lữa trôi qua,
Tôi nghĩ mình chín chắn hơn xưa
Nên bảo Mẹ: "Mẹ à, con nghĩ
Thị giác thật cần thiết, bởi thế
Đôi mắt mình đáng quý vô cùng!"
Mẹ tôi cười: "Con chín chắn hơn.
Nhưng trả lời vẫn còn chưa đúng.
Có rất nhiều người mắt không sáng,
Vẫn thành công, đứng vững trên đời!"
Và cứ thế, ngày tháng dần trôi,
Thêm vài ba lần, gọi tôi, Mẹ hỏi.
Nhưng mỗi lần tôi trả lời, Mẹ nói:
"Con thông minh hơn với tháng ngày,
Nhưng trả lời chưa đúng. Rồi đây
Đáp án trong tay con sẽ có..."
Rồi thời gian qua như nước đổ,
Ông nội tôi tạ thế, lìa đời.
Cả gia đình buồn khổ khôn nguôi.
Mọi người khóc, Bố tôi cũng khóc.
Giây phút đó tôi không quên được.
Vì trong đời, ông khóc hai lần,
Trước đó, tôi chỉ thấy một lần.
Đến lúc mà mộ phần đã đóng,
Mọi người nói lời cuối đưa tiễn,
Mẹ nhìn tôi, ánh mắt dịu hiền:
"Con vẫn chưa biết, phải không con,
Cái phần nào là phần quan trọng
Của cơ thể, dù đã cố gắng?"
Tôi ngạc nhiên, Bà chọn hỏi tôi
Đúng vào giờ phút buồn thì thôi.
Đây chỉ là trò chơi, tôi tưởng,
Giữa hai mẹ con. Nhưng vừa thoáng
Thấy mắt tôi có dáng hoang mang
Bà bảo tôi, giọng thật dịu dàng:
"Câu hỏi này vô cùng quan trọng,
Bởi vì bao năm tháng vừa qua
Những câu trả lời con cho ta,
Ta đều bảo con là không đúng.
Và luôn giải thích thật thỏa đáng.
Nhưng hôm nay đã đúng thời cơ
Cho con câu trả lời của ta."
Thấy ánh nhìn hiền từ, mà chỉ
Có thể đến từ một bà mẹ,
Qua đôi mắt đẫm lệ của Bà,
Tôi vòng tay ôm Mẹ thiết tha.
Và trong lúc vai tôi Bà tựa,
Bằng những lời hết sức nhỏ nhẹ,
Bà nói: "Con nhớ nhé, con ơi,
Phần cơ thể quý nhất trên người
Chính là đôi bờ vai, con ạ!"
Tôi thắc mắc: "Có phải vì nó
Là phần giúp chống đỡ đầu con?"
Mẹ tôi nhẹ lắc đầu: "Không, không,
Nó nâng đỡ, lúc cần, đầu của
Những người mà con yêu, con quý.
Hay những người bạn của đời con,
Mỗi khi mà họ khóc, họ buồn.
Mỗi chúng ta trong suốt cuộc sống
Ai cũng sẽ có lúc cần đến
Một bờ vai thật vững đỡ, nâng.
Để mà khóc, cho vơi nỗi buồn.
Mẹ vẫn luôn ước mong con có
Thật nhiều tình yêu và bạn hữu,
Để lúc nào biến cố xẩy ra,
Con sẽ có bờ vai để mà
Có thể khóc những khi cần thiết,
Như trên vai con, Mẹ đang khóc!"
Chẩm Tá Nhân (Phóng tác)
09/13/2017
------
LA PARTE MÁS IMPORTANTE DEL CUERPO
Un día mi madre me preguntó cuál era la parte más
importante del cuerpo. A través de los años trataría de buscar la
respuesta correcta.
Cuando era más joven, pensé que el sonido era muy importante para
nosotros, por eso dije,
- "Mis oídos, Mamá".
Ella dijo: "No, muchas personas son sordas y se arreglan
perfectamente. Pero sigue pensando, te preguntaré de nuevo."
Varios años pasaron antes de que ella lo hiciera.
Desde aquella primera vez, yo había creído encontrar la respuesta correcta.
Y es así que le dije:
- "Mamá, la vista es muy importante para todos, entonces deben
ser nuestros ojos."
Ella me miró y me dijo:
- "Estás aprendiendo rápidamente, pero la respuesta no es correcta
porque hay muchas personas que son ciegas, y salen adelante aun sin sus ojos".
Continué pensando cuál era la solución. A través de los años, mi madre
me preguntó un par de veces más, y ante mis respuestas la suya era: "No,
pero estás poniéndote más inteligente con los años, pronto acertarás".
El año pasado, mi abuelo murió. Todos estábamos dolidos.
Lloramos. Incluso mi padre lloró. Recuerdo esto sobre todo porque fue la segunda
vez que lo vi llorar. Mi madre me miraba cuando fue el momento de dar el
adiós final al abuelo. Entonces me preguntó,
- "No sabes todavía cuál es la parte más importante
del cuerpo, hijo?".
Me asusté cuando me preguntó justo en ese momento. Yo siempre había creído que ese era un juego entre ella y yo.
Pero ella vio la confusión en mi cara y me dijo,
- "Esta pregunta es muy importante. Para cada respuesta
que me diste en el pasado, te dije que estabas equivocado y te he dicho por qué................
Pero hoy es el día en que necesitas saberlo......"
Ella me miraba como sólo una madre puede hacerlo. Vi sus ojos llenos de
lágrimas, y la abracé. Fue entonces cuando apoyada en mí, me dijo:
- "Hijo, la parte del cuerpo más importante es tu hombro".
Le pregunté, "¿Es porque sostiene mi cabeza?", y ella respondió:
- "No, es porque puede sostener la cabeza de un ser amado o de un amigo cuando llora. Todos necesitamos un hombro para llorar algún día en la vida, hijo mío. Yo sólo espero que tengas amor y amigos, y así siempre tendrás un hombro donde llorar cuando lo necesites, como yo ahora necesito el tuyo."
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022
Anh Về Với Em - Sáng Tác Trần Thiện Thanh - Tiếng Hát: Trần Ngọc A.
Sáng Tác Trần Thiện Thanh
Tiếng Hát & Thực Hiện: Trần Ngọc A.
Gương Lẫm Liệt
Kẻ tựa thời gian đợi tháng Tư
Noi gương lẫm liệt bậc tâm từ
Bình sinh chí cả treo đầu súng
Noi gương lẫm liệt bậc tâm từ
Bình sinh chí cả treo đầu súng
Thân sánh hồng mao nhẹ tợ như
Tổ quốc tri ân tròn tiết trung
Ngàn năm lưu tiếng đấng anh hùng
Làm trai đáng mặt thời chinh chiến
Vì nước quên mình lý tưởng chung
Kim Phượng
Tháng Tư Buồn Miên Man
(Thể thơ Tam Bát)
Tháng Tư sang
Buồn ra sông ngắm trăng vàng quạnh mông
Khóc dòng sông
Cố nhân người hỡi, sông Đồng biệt ly
Ngày em đi
Bẽ bàng duyên phận, tình thì không phai
Vẫn nhớ ai
Vẫn luôn hy vọng một mai sum vầy
Nhớ bàn tay
Nhớ môi má thắm, lòng say mắt huyền
Nhớ hoa viên
Nhà em trồng bưởi Thanh miền Tân Uyên...
Lỡ làng duyên
Non sông bỗng chốc ngả nghiêng đổi đời
Người ra khơi
Mồ là đáy biển, thấu trời hồn đau
Đến ngàn sau
Nhớ hương hoa bưởi đượm vào vườn xưa
Nhớ chiều mưa
Tay trong tay ấm cho vừa tình êm...
Tháng Tư thêm
Tháng Tư tới nữa vượt thềm thời gian
Buồn miên man
Cố nhân người hỡi, ngút ngàn thương em...
Duy Anh
Orlando FL. 04/08/2022
Nhớ Quê Và Nỗi Buồn
Ai gây thảm cảnh phân ly *
Chìm trong khói lửa bước đi khỏi nhà
Chiến tranh đau khổ lắm mà
Người dân xa xứ thật là nhớ quê
Nổi buồn mang mác tái tê
Hòa bình trở lại thích ghê vui mừng
Huỳnh Phương Trạch
Chiến tranh đau khổ lắm mà
Người dân xa xứ thật là nhớ quê
Nổi buồn mang mác tái tê
Hòa bình trở lại thích ghê vui mừng
Huỳnh Phương Trạch
*Thơ: Kim Phượng
Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ
Chỉ tình yêu làm được chuyện thần kỳ
Người cũng rõ ta sợ cảnh chia ly
Điều đáng nói là cách ly tâm tưởng
Đôi kẻ xa nhau hai đầu vất vưởng
Vẫn gần nhau vì cùng một dòng sông
Lại xa nhau , xa nhau đến tận cùng
Chung sông núi nhưng dựng rào chia cắt
Người với ta như dòng sông trầm mặc
Có ưu tư từ đáy một tâm hồn
Khi thầm thì kể chuyện một dòng sông
Rồi một bữa bỗng ngập ngừng dòng chảy
Xa rồi ư, như nước dòng sông Đáy
Chẳng khởi nguồn chung mặt nước sông Hương?
Xa rồi ư, mưa nắng cảnh đôi đường
Không dung hòa cùng bốn mùa rõ nét?
Kể cho nhau chút xưa chuyện nóng rét
Với hồn còn trong trắng ước nàng Tiên
Ước Bụt sa , xuất hiện vẻ mặt hiền
Giọng ôn tồn hỏi tại sao con khóc?
Đứa trẻ lớn đang quên dần tuổi tác
Nhờ chút tình tưới tắm gốc yêu thương
Xin chung hồn khi đi cùng chặng đường
Rồi sau đó, giã từ vào vĩnh cữu
Chung Văn
Tưởng Nhớ Anh Tô Đồng
Vợ chồng tôi ngồi trong nhà quàn Pacific View Memorial Park&Mortuary thuộc thành phố Corona Del Mar nghe tiếng đàn dương cầm êm dịu, nếu không có mùi hương thơm ngạt ngào thì tưởng như đang dự buổi nhạc thính phòng tại nhà một thân hữu nào đó. Nhưng chung quanh chúng tôi quy tụ toàn giới khoa bảng y nha dược sĩ với những câu nói rầm rì nhắc đến tên vị giáo sư khả kính : Anh Tô Đồng. Chiều nay, chủ nhật 26 tháng 8 năm 2012, là buổi lễ phát tang Anh và cũng là buổi thăm viếng đầu tiên dành cho thân hữu, môn sinh của Anh đến tiễn chào Anh lần cuối, trước khi Anh qua thế giới bên kia.
Giáo sư Tô Đồng, nguyên Khoa trưởng Đại học Dược khoa Sài-Gòn (1974-1975), đã tạ thế vào ngày 23 tháng 8 năm 2012 tại Newport Coast, California.Hưởng thọ 80 tuổi.
Tôi biết tiếng chị Nguyễn Loan, hiền thê của Anh, khi chị học trường Chu Văn An năm đệ nhất niên khóa 55-56 cùng với các người đẹp khác như PM Linh, HC Qui, CXC Phố…Thuở ấy, bài Sớ Táo Quân trong tờ báo Xuân có nhắc đến Chị:
Trước hết, xin kể
Cô Yến Madame
Rồi đến Nguyễn Loan
Trọng tâm của lớp
Mắt luôn luôn chớp
Dáng điệu thướt tha
Áo tím áo hoa
Tiếng cười son trẻ
………
Sau Chu Văn An chị lên học dược và nhanh chóng nổi tiếng là hoa khôi của trường. Có rất nhiều chàng dòm ngó, những bó hoa tươi đẹp treo trước cửa nhà chị trong hẻm Cao Thắng đều khô héo, không ai ngó ngàng. Bất thình lình, một chàng trai trẻ tốt nghiệp tiến sĩ từ trời Âu trở về nước và rước chị về dinh, trước những cặp mắt ngỡ ngàng của những người ái mộ vô danh khác. Người trẻ tuổi tài hoa đó là Anh Tô Đồng, và tên Tô Đồng được gắn liền với tên Nguyễn Loan từ đó. Mọi người đã quen với tên mới: bà Tô Đồng.
Tôi nghe tiếng sang sảng của cựu nghị sĩ Hoàng Xuân Hào ngỏ lời cám ơn giáo sư Tô Đồng, người đã đào tạo 3 người dược sĩ trong gia đình Anh, nhất là đã làm chủ hôn cho người em trai dược sĩ của Anh kết duyên cùng một dược sĩ. Chính hiền thê của Anh cũng là môn sinh của giáo sư Tô Đồng. Rồi dược sĩ Vương Lan Hương, quả phụ cựu đại tá Hoàng Đạo Thế Kiệt vừa từ Dallas bay về, để phụ lo tang lễ lên đọc bài viết sẵn của dược sĩ Phạm Ngọc Lân, sinh viên lớp dược niên khóa đầu tiên giáo sư Tô Đồng diễn giảng tại trường Dược Khoa từ Trần Quý Cáp mới dọn về trụ sở mới vào năm 1963. Với giọng trầm ấm, dược sĩ Hương đã đọc bài viết ngắn gọn mô tả tình thầy trò, chí khí và viễn kiến của người thầy từ đào tạo môn sinh ở Việt Nam cho tới tái huấn luyện hành nghề dược sĩ tại Hoa Kỳ.
Tôi hồi tưởng mấy chục năm về trước khi cùng Anh Tô Đồng tham dự Đại Hội Cộng Đồng người Việt vùng Bắc Mỹ/Canada do Anh Nguyễn Huy Hân, cựu Tổng Giám Đốc Thuế Vụ dưới thời Tổng trưởng Tài Chánh Châu Kim Nhân, tổ chức tại Michigan. Những buổi tham luận kéo dài không dứt để bàn về những phương thức giải phóng Việt Nam, phát triển kinh tế cho người tỵ nạn và những chương trình văn hóa xã hội cho Cộng đồng son trẻ người Việt trên đất tạm dung…. Anh Tô Đồng được Đại hội đề cử làm Trưởng Ban Văn Hóa Xã Hội. Xong Đại Hội Anh Tô Đồng, Nguyễn Sĩ Anh, Đoàn Danh Tài và tôi, trở về San Diego. Chúng tôi đã không hẹn mà gặp lại Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh tại phòng đợi của phi trường. Giáo sư Vinh cho chúng tôi coi cuốn sách giáo khoa do Giáo sư viết được một nhà xuất bản ở Đài Bắc in để dùng làm sách giảng dạy cho các trường Đại học ở Đài Loan. Giáo sư Vinh cũng kể những giai thoại vui khi tham dự các buổi hội nghị quốc tế về không gian tại Mỹ và Âu châu. Anh Tô Đồng tâm sự, thủa nhỏ Anh rất thích toán nhưng Anh vô tình chọn học một ngành liên quan đến y, mà sau này Anh mới biết hợp với môn theo lá số tử vi cụ thân sinh đã lấy cho Anh. Nhưng Anh vẫn tiếc nuối không có duyên nợ với môn toán. Đoàn Danh Tài kể hồi đi học ở hậu phương Anh Tô Đồng đã nổi tiếng là thần đồng, thầy giáo thường dùng câu “Đi xách dép cho Tô Đồng” để mắng các học sinh kém không giải nổi đề toán. Nhân vui câu chuyện, Anh Tô Đồng thuật lại hồi mới định cư tại Mỹ, Anh ra bưu điện mua mấy con tem, trong lúc anh bưu tá đang dùng máy để tính số tiền thối lại thì Anh đã nói ngay số tiền làm cho anh bưu tá ngạc nhiên ngắm nhìn người tỵ nạn trung niên có tài làm tính nhẩm nhanh hơn máy. Về đến phi trường San Diego gặp hai dược sĩ Nguyễn Loan và Tố Minh (vợ Nguyễn Sĩ Anh) rủ nhau đi cắt tóc ra đón hai vị phu quân đi họp xa về. Khi bà bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy nghe được chuyện này thì bà nói: ”Cái bà Loan này làm hỏng Ông chồng”. Tôi không dám hỏi lại, vì thật ra tôi cũng thầm mong ước được như vậy. Giáo sư thạc sĩ y khoa Nguyễn Ngọc Huy, Viện trưởng Viện Đại học Sài-Gòn, đã bổ nhiệm giáo sư Tô Đồng giữ chức vụ Khoa trưởng Đại học Dược Khoa.
Tôi lại nghe thấy giọng nói cao vút của dược sĩ Trần Thị Danh, góa phụ bác sĩ Bùi Xuân Mẫn, thông gia của Anh Chị Tô Đồng, đọc một bài viết sẵn với tư cách một môn sinh. Bài viết đã tóm gọn cuộc đời, sự nghiệp công cũng như tư của giáo sư Tô Đồng, trong đó có nhắc tới vai trò của chị Nguyễn Loan, “Đằng sau sự thành công của người đàn ông có bóng dáng người đàn bà”, và nhất là Quỹ học bổng “The Dr. Dong To Scholarship Fund” thiết lập tại trường dược khoa Skaggs thuộc đại học UCSD. Học bổng này do chính trường UCSD tự thiết lập vì danh tiếng của giáo sư Tô Đồng với môn sinh và với Cộng Đồng người Việt trên toàn thế giới.
Nhớ lại ngày đầu tiên, vợ chồng tôi tới thăm nhà Anh Chị trong khu Parkdale thuộc vùng Mira Mesa thành phố San Diego, tôi thật choáng váng về hòn non bộ và vườn cây cảnh do chính Anh Tô Đồng xây dựng và chăm sóc. Anh nói: ”Tôi xây hồ bán nguyệt này cho nàng rửa chân ”: có cả hoa sen, có cây quỳnh và cây dao trồng chung quanh. Anh Chị có cho vợ chồng tôi vài cành dao mang về trồng tại vườn của chúng tôi. Mối thâm tình của hai gia đình ngày càng thắm thiết khi tôi có dịp làm chung sở với Chị Nguyễn Loan trong một thời gian. Khi Anh Chị Tô Đồng có cháu ngoại lớn, Anh Chị đã dọn lên khu Newport Coast để tiện trông nom và gần gũi con cháu nhất là vui tuổi già với khí hậu trong lành của biển cả. Cũng tại địa chỉ mới này, Anh Chị hâm nóng lại tình bạn cũ với Anh Chị Hoàng Đạo Thế Kiệt. Mà cũng chỉ vài năm sau, Anh Kiệt ra đi vĩnh viễn và dược sĩ Hương phải dọn sang Dallas sống gần con cháu.
Các chị: Chân, Nguyễn Loan, Trung, Thu, Châu. Các anh: Bảo, TÔ ĐỒNG, Điều
(Hình do anh Tô Đồng chụp ngày 21 tháng 4 năm 2012)
Trong một ngày của cuối tháng 4, 2012 một số bạn từ San Diego có hẹn trước để lên thăm Anh Chị vì từ ngày Anh Chị bỏ San Diego chưa một lần hàn huyên thỏa chí vì chỉ gặp trong những buổi tiệc tùng ngắn ngủi. Vui chuyện, Anh nhắc những mộng ước dang dở của Anh Nguyễn Huy Hân mà nay chỉ còn lại bút hiệu Toàn Không.Tôi nói, không ai hiểu rõ Nguyễn Huy Hân bằng Đỗ Tiến Đức vì Anh Hân đã giao cho Đức thi hành chúc thư của Anh. Tiện thể, tôi gọi Đỗ Tiến Đức để Anh nghe tiếp chuyện Nguyễn Huy Hân mà tôi không biết rõ. Anh cho biết đang viết một đoạn đời của Anh Hân và Anh hỏi tôi về ngày tháng chính xác giải báo chí học đường. Anh tỏ ra rất thận trọng về những chi tiết trong bài viết. Không nhớ rõ thì hỏi đúng người, đúng việc. Đây là một đặc tính làm việc của một giáo sư đại học. Tôi phải thú nhận với Anh, hồi đó tôi có ký tên thay thế Anh Hân những bằng giải thưởng báo chí, đặc san xuất bản tại các trường UCLA, LBSU, UCSD và SDSU cho Ban Đại diện sinh viên của các trường đó do chính Anh Đỗ Tiến Đức tích cực đứng ra tổ chức, mà tôi chỉ là một thành viên thụ động. Tôi chỉ nhớ có 2 sinh viên lên lãnh bằng do tôi phát là Lưu D Sĩ và Hồ VX Nhi, vì một anh là con người bạn ở San Diego và một anh sau này hoạt động năng nổ trong cộng đồng người Việt ở Orange County.
Sau bao năm xa vắng, tôi thấy Anh vẫn vậy, vui vẻ với bạn bè với những câu chuyện về mọi lãnh vực, chuyện Anh Chị họp y nha dược sĩ tại Canada và được tác giả Trà Lũ tặng cuốn “400 chuyện cười” mà Anh kiếm trong tủ sách gia đình để tặng lại tôi vì tôi vừa tặng Anh cuốn “Nụ cười xã hội chủ nghĩa” của Tâm Thanh. Anh cũng lục ra bằng được cái tripod để chụp chung một tấm ảnh có đầy đủ mọi người. Vì không quen dùng tripod để chụp tự động nên Anh loay hoay mãi mới chụp xong. Chụp xong, Anh cười nói ”Mình độ này không quen dùng 3 chân nên cứ lấn cấn. May mần mò ra xài, cũng tạm dùng được”. Đây cũng là một đặc tính của Anh : không làm thì thôi, nhưng khi đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn.
Nhân dịp này, Anh cho biết để khuyến khích môn sinh Anh cũng dự thi lấy bằng hành nghề dược sĩ tại Hoa Kỳ.
Trong một lần đến chơi nhà Anh Chị tại San Diego, tôi có nghe Anh nói chuyện qua điện thoại với một bạn dược sĩ hiện đang làm chủ nhân ông một Viện Bào Chế dược phẩm ở Việt Nam, cố nài kéo Anh về trông coi lại Viện Bào Chế như trước năm 1975. Tôi nghe giọng Anh nhẹ nhàng nhưng cương quyết từ chối lời mời gọi cộng tác của một người bạn chí cốt đã từng gắn bó từ thời Đại học xá sinh viên Minh Mạng.
Rồi Anh lái xe dẫn đường từ nhà Anh ra khu chợ thuộc thành phố Irvine để đãi chúng tôi một chầu phở. Tôi hứa lần tới, tôi sẽ trổ tài nấu cơm tây mời Anh Chị ăn tại nhà để khỏi phải đi đâu xa, hơn nữa ăn cơm tây và được nghe tiếng đàn dương cầm của Chị hoặc của các cháu ngoại của Anh Chị mới đúng điệu Tản Đà. Anh Chị gật gù tán đồng.
Bẵng đi hơn một tháng, Chị điện thoại cho tôi nhờ hỏi cách trị bệnh ung thư gan của Từ Công Phụng. Tôi hơi ngại vì có quen thân vợ chồng Từ Công Phụng nhưng nghe rồi thuật lại sợ không chính xác. Cũng may, một tuần trước khi làm show “50 năm Tình Ca TCP”, Phụng có về Little Sài-Gòn dự đám cưới người cháu, tôi giới thiệu Từ Công Phụng nói chuyện trực tiếp với Chị Loan trong vòng hơn một giờ. Tôi vẫn đinh ninh Anh Tô Đồng đã chữa khỏi bệnh rồi vì trong lần lên thăm thấy Anh an nhiên tự tại và rất khỏe. Có thể, Chị Loan muốn chữa thêm ngoại khoa theo cách của TCP cho chắc ăn mà thôi. Vì vậy tôi không theo dõi nữa, và cũng không còn nhớ đến lời hứa nấu cơm tây ăn theo phong cách Tản Đà.
Cho đến khi nhận được tin Anh Tô Đồng đã mất, thật đúng như lời Lê tất Điều viết trong Email “Tin sét đánh” và rất tiếc “Lúc cụ Tô Đồng đau nặng, tôi không biết gì để thăm hỏi. Tệ quá”. Tôi trả lời “Cụ không biết tin tức ốm đau nên sửng sốt là phải, chứ tôi mới lên thăm trong tháng 4 đây còn sét đánh gấp trăm lần Cụ”.
Khi vợ chồng tôi đến chia buồn, Chị Loan cho biết thêm khi Chị nói chuyện với Từ Công Phụng cũng là lúc Anh Tô Đồng đang phát bệnh trở lại, nhưng Anh từ chối chữa ngoại khoa theo cách chỉ dẫn của TCP.
Tiến sĩ Lê Phục Thủy, người điều khiển chương trình tang lễ, với lọn tóc bạc buộc sau lưng, dáng dấp như một đạo sĩ cho biết giáo sư Tô Đồng, người am hiểu rất tường tận các đạo giáo phương Đông nhưng trong lễ phát tang hôm nay không có tăng ni Phật tử tụng kinh. Anh yêu cầu các thân hữu, môn sinh lễ bàn thờ Phật trước khi lễ vong giáo sư. Vợ chồng tôi lên lễ Phật rồi đứng bên Anh. Tôi nhớ câu kinh Bát Nhã “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tất thị không, không tất thị sắc”. Mới ngày nào trông thấy Anh, mà nay không còn thấy nữa. Bây giờ trông thấy Anh đây, mà như không thấy Anh đâu cả. Tôi niệm câu chú Bát Nhã để tiễn đưa Anh: “Yết đế, yết đế/Bala yết đế/Bala tăng yết đế/Bồ Đề, Tát bà ha.”(Arrive, arrive/Tout arrive/Tout arrive sur l’autre rive/Glorieux Bodhi).
Theo Phật giáo bờ bên kia là bờ Giác ngộ, là Niết Bàn.
Thông thường chúng ta sống theo hai phần đời. Phần đầu chúng ta sống theo Bám/Buộc. Cố giữ lấy những gì ta có bằng mọi giá, nhưng phần sau của cuộc đời chúng ta phải biết Buông/Bỏ để người thân của chúng ta thanh thản ra đi và cũng để chúng ta thanh thản sống nốt quãng đời còn lại.
KHOẢNH KHẮC 10 NĂM SAU:
Tuần đầu tiên của tháng 4-2022, tôi nhận điện thoại của chị Tô Đồng-Nguyễn Loan mời lên chơi cùng với một nhóm thân hữu San Diego.
Sáng ngày mùng 10 tháng 4-2022, anh chị Phùng Quốc Bảo-Lê Minh Châu cùng chị Lương Chân ghé nhà tôi để vợ chồng tôi lái xe lên Newport Coast thăm chị Tô Đồng.
Vừa vào đến nhà chưa kịp chào hỏi, chị Tô Đồng đã thốt lên: “Đã 10 năm rồi đó, nhanh không?”. Và, chúng tôi cũng chợt nhận ra ngày chúng tôi lên thăm anh chị Tô Đồng lần trước cũng vào tháng 4 năm 2012. Ngày đó anh Tô Đồng đã chụp kỷ niệm với chúng tôi một bức ảnh nhưng chỉ vài tháng sau anh đã đi về miền Viên Miễn.
-“Các anh chị vào đây coi tấm poster tôi treo trong phòng ăn”, giọng ấm áp trong trẻo của chị kéo chúng tôi về hiện tại và chúng tôi líu díu theo chân chị. Tấm poster khổ lớn lay-out bài viết “Tưởng Nhớ Anh Tô Đồng” đăng trên báo Thời Luận của anh Đỗ Tiến Đức được trịnh trọng treo trước bàn ăn.
-“Tôi treo tại đây để hàng ngày được nhìn thấy nhà tôi mỗi bữa ăn”, tiếng chị Tô Đồng nhẹ nhàng như cơn gió lướt qua.
Tôi lặng người, ngắm bài viết của mình được in cách đây 10 năm và cũng đã được trân trọng treo tại đây 10 năm rồi.
Tôi mời chị Tô Đồng đứng cùng tôi để nhà tôi chụp một tấm hình ghi lại lòng trân quí của chị với anh.
Xong, chị kéo chúng tôi ra ngồi tại phòng khách: những kỷ niệm xưa lại ùa về. Cũng tại chỗ này, anh Tô Đồng đã chụp một tấm hình cho cả nhóm, nay thấy vắng anh và cô Thu, em ruột tôi cũng là vợ Đoàn danh Tài đã mất năm 2020. Chị Tô Đồng nhờ thứ nam chụp tấm ảnh thiếu vắng 2 người thân.
(Chân, Châu, chị Tô Đồng,Trung, Điều, Bảo).
Chuyện vãn một hồi, chị mời chúng tôi đi ăn tại một nhà hàng Việt Nam gần khu chị cư ngụ và cũng là nhà hàng chị thường ăn với bạn hữu của chị mỗi khi họ ghé thăm chị, nhưng chị nói “đặc biệt hôm nay tôi tự lái xe dẫn đường đưa quí vị đi ăn, chứ mọi lần tôi được đưa đi”. Nhà tôi được ngồi cùng xe với chị, còn tôi lái xe đi theo sau. Khi vào đến nhà hàng, nhà tôi la lên:
-Xe chị Loan đi hơn 10 năm mà mới có 29 ngàn miles. Đạt kỷ lục xe chạy ít nhất của nước Mỹ.
Điều đó nói lên chị Loan quí mến chúng tôi đến chừng nào vì nếu chị đi với nhóm bạn khác chị đâu có phải vất vả lái xe đi lòng vòng trong thành phố du lịch biển Corona Del Mar đông nghẹt xe cộ của du khách rất khó tìm một chỗ đậu xe.
(Vợ chồng Trung-Điều trước cửa nhà hàng Bamboo Bistro-Corona Del Mar).
Chị tỏ tiếc đã quên không mời vợ chồng Lê Tất Điều lên chơi. Tôi chữa cháy bằng câu “Chị ơi! cụ Điều Lê độ này mãi mê tranh luận với các khoa học gia về thuyết tương đối của Einstein nên ít ra khỏi nhà, để lần sau tôi cố kéo lên”. Trong câu chuyện xưa chị có nhắc đến bà giáo sư bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy, cựu Viện trưởng viện Đại học Sài Gòn và anh Nguyễn Huy Hân, cựu Tổng giám đốc Thuế vụ.
Sau nhà hàng, chị dẫn chúng tôi về lại nhà để ăn tráng miệng đồng thời nghe tiếng đàn piano của cháu ngoại và tâm sự thêm đến tận 4 giờ chiều mới vãn chuyện. Và, để dễ dàng giã từ, chúng tôi phải khất lại những chuyện dang dở đó cho lần…họp mặt sau.
Những khoảnh khắc như chụp hình hay nói chuyện với anh chị Tô Đồng-Nguyễn Loan chỉ xẩy ra một thoáng trong cuộc đời nhưng đã trở thành những kỷ niệm không bao giờ phai lạt, để mỗi khi nghĩ đến, lòng không khỏi bùi ngùi với những nỗi buồn nuối tiếc khôn nguôi như thi sĩ Khánh Hà cư ngụ tại Na-Uy, một đồng Môn QGHC, từng viết “Đôi khi khoảnh khắc cũng là thiên thu”.
Nguyễn đắc Điều
Ghi lại khoảnh khắc ngày mùng 10 tháng 4 năm 2022 tại Corona Del Mar.
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022
Phiếm Thanh Ba Trích Biến 泛清波摘遍 - Án Kỷ Đạo
泛清波摘遍 - 晏幾道 Phiếm Thanh Ba Trích Biến
催花雨小, Thôi hoa vũ tiểu,
著柳風柔, Trước liễu phong nhu,
都似去年時候好。Đô tự khứ niên thời hậu hảo.
露紅煙綠, Lộ hồng yên lục,
僅有狂情鬥春早。Tận hữu cuồng tình đấu xuân tảo.
長安道。 Trường An đạo.
鞦韆影裏, Thu thiên ảnh lý,
絲管聲中, Ty quản thanh trung,
誰放豔陽輕過了。Thùy phóng diễm dương khinh quá liễu.
倦客登臨, Quyện khách đăng lâm,
暗惜光陰恨多少。Ám tích quang âm hận đa thiểu.
楚天渺。 Sở thiên miểu.
歸思正如亂雲,Quy tư chính như loạn vân,
短夢未成芳草。Đoản mộng vị thành phương thảo.
空把吳霜鬢華,Không bả ngô sương mấn hoa,
自悲清曉。 Tự bi thanh hiểu.
帝城杳。 Đế thành yểu.
雙鳳舊約漸虛,Song phụng cựu ước tiệm hư,
孤鴻後期難到。Cô hồng hậu kỳ nan đáo.
且趁朝花夜月,Thả sấn triêu hoa dạ nguyệt,
翠尊頻倒。 Thúy tôn tần đảo.
Án Kỷ Đạo
***
Chú Thích:
1- Phiếm thanh ba 泛清波 là một bài hát dài. Trích biến 摘遍là cắt giảm đi vài đoạn điệp khúc. Phiếm thanh ba trích biến là tên bài từ do Án Kỷ Đạo sáng tác. Bài này có 106 chữ, 2 đoạn, đoạn trước 11 câu, 5 trắc vận, đoạn sau 10 câu và 6 trắc vận.
Cách luật:
B B T T cú
T T B B cú
B T T B B T T vận
T B B T cú
T T B B T B T vận
B B T vận
B B T T cú
B T B B cú
B T T B B T T vận
T T B B cú
T T B B T B T vận
T B T vận
B T T B T B cú
T T T B B T vận
B T B B T T B cú
T B B T vận
T B T vận
B T T T T B cú
B B T B B T vận
T T B B T T cú
T B B T vận
B: bình thanh; T: trắc thanh; cú: hết câu; vận: vần
2- Thôi hoa vũ 催花雨: mưa bụi vào đầu mùa xuân sẽ giúp cho hoa chóng nở.
3- Trước著: dựa vào, tiếp xúc với.
4- Phong nhu 風柔: trong bài này, có nghĩa là gió dịu êm của mùa xuân hay đơn giản là “gió xuân”.3- Trước著: dựa vào, tiếp xúc với.
5- Thời hậu 時候: khí hậu, thời tiết.
6- Lộ hồng yên lục 露红烟绿: giọt sương trên hoa và khói sương bao trùm cỏ xanh.
7- Tận hữu cuồng tình盡有狂情: tất cả tình cảm say cuồng. Bản khác chép “cận hữu僅有 chỉ có”.
8- Đấu xuân tảo 鬥春早: tranh lấy lúc chớm vào xuân (mà vui chơi).
9- Trường An Đạo 長安道: những con đường trong thành Trường An.
10- Thu thiên 鞦韆: cái xích đu.
11- Ty quản 絲管: đàn sáo, phiếm chỉ âm nhạc.
12- Phóng 放: ném bỏ.
13- Diễm dương 豔陽: ánh dương quang sáng láng mỹ lệ.
14- Quyện khách 倦客: người khách mệt mỏi, tác giả tự chỉ mình.
15- Ám tích 暗惜 = ám tự trân tích 暗自珍惜: kín đáo, ngầm, âm thầm quý trọng. Quang âm光陰: thời gian.
16- Sở thiên楚天: vùng trời phía nam sông Trường Giang, ngày xưa thuộc nước Sở.
17- Quy tư 歸思: nghĩ đến việc đi về (nhà, quê).
18- Đoản mộng vị thành phương thảo短夢未成芳草: Muốn nằm mơ thấy quê hương cũng chưa thành. Tác giả muốn dùng điển tích xưa, ông Tạ Linh Vận 謝靈運 ở xa nhà, đêm nằm mơ thấy người em họ ở quê là Huệ Liên 惠連. Sáng ra lúc tỉnh dậy ông nghĩ ra câu thơ “Trì đường sinh xuân thảo 池塘生春草”.
19- Ngô sương 吴霜: tóc bạc. Điển tích từ câu thơ của Lý Hạ李賀 đời Đường唐 “Ngô sương điểm quy mấn吴霜點歸鬢: sương ở đất Ngô điểm lên mái tóc lúc về”.
20- Hoa華: bạc trắng.
21- Thanh hiểu 清曉: buổi sáng sớm.
22- Đế thành 帝城: kinh thành nơi vua ở.
23- Yểu杳: xa xăm mờ ảo.
24- Song phụng雙鳳: đôi hài của nữ giới, mũi hài thêu con chim phụng. Trong bài này chữ song phụng ám chỉ người yêu của tác giả tức là nàng Tiểu Hồng小鸿.
25- Cựu ước 舊約: ước hẹn cũ với người yêu.
26- Cô hồng 孤鸿: Nàng Hồng cô đơn, chỉ Tiểu Hồng, 1 trong 4 người ca nữ có liên quan mật thiết với tác giả là Tần蘋, Vân雲 Liên蓮, Hồng鸿. (Chữ Tần 蘋, cũng đọc là bình, hoặc có khi viết là bình苹).
27- Sấn趁: thừa dịp.
28- Thúy tôn 翠尊: chén uống rượu bằng lục ngọc hay chạm lục ngọc, đại chỉ chén uống rượu tinh xảo.
29- Tần đảo頻倒: nhiều lần rót (rượu).
Dịch Nghĩa
Mưa bụi giúp cây chóng ra hoa,
Gió xuân mơn trớn lên cây liễu (làm cành lá chóng xanh),
Khí hậu mùa xuân năm nay cũng đẹp như năm ngoái.
Giọt sương (lộ) đọng trên cánh hoa hồng và sương khói (vụ) bao trùm cỏ xanh,
Mọi người đem hết tình cảm cuồng nhiệt tranh thủ chớm xuân (mà vui chơi).
Những con đường trong thành Trường An.
Hình ảnh những cây xích đu (lắc lư),
Thanh âm những buổi hòa nhạc sáo đàn,
Ai lại bỏ qua thời quang đẹp đẽ như thế này,
(Tôi là) người khách du ngoạn ngắm cảnh, mệt mỏi,
Có ít nhiều ân hận, âm thầm nghĩ đến thời gian quý trọng.
Bầu trời phương nam (đất Sở) bao la thăm thẳm.
Nghĩ đến việc về nhà chính rối bời như mây loạn,
Muốn được nằm mơ thấy về nhà cũng không thành.
Uổng để mái tóc nhuốm sương bạc trắng,
Tại sáng sớm tự bi thương.
Kinh thành xa vời vợi,
Không thực hiện được lời hẹn ước với người yêu mến,
Làm Tiểu Hồng cô đơn chờ đợi, tôi không đến được theo hạn kỳ.
Hãy thừa dịp (thưởng ngoạn cảnh đẹp) sáng hoa nở chiều trăng sáng,
Rót rượu chén quý (giải sầu).
Phỏng Dịch
Nhớ Quê
Mưa phùn giục giã hoa xinh,
Gió xuân nhẹ thổi lay cành liễu thưa.
Tiết trời vẫn đẹp như xưa,
Cánh hồng sương đọng, khói mờ cỏ xanh.
Yêu xuân đem hết nhiệt tình,
Vui xuân thỏa thích đường thành Trường An.
Xích đu lãng đãng bên đàng,
Âm thanh trầm bổng miên man sáo đàn.
Ai người nhẹ bỏ dương quang,
Tôi người du khách lỡ làng than van.
Âm thầm tiếc nuối thời gian,
Bao nhiêu buồn bã dặm ngàn quê hương.
Trời nam xa thẳm một phương,
Nhớ quê dằng dặc mây vương loạn trời.
Hằng đêm mộng mị rã rời,
Vẫn chưa thấy được mảnh đời làng xa.
Tóc xanh sương phủ mầu hoa,
Sớm mai soi kính mắt nhòa bi thương.
Đế kinh xa cách dặm trường,
Nhớ người thục nữ yêu đương đợi chờ.
Dần dà lỡ hẹn người mơ,
Phụ người chiếc bóng sững sờ bên song.
Thôi đành ngắm cảnh cho xong,
Trăng chiều hoa sớm, rượu đong chén đầy.
HHD
10-2020
Bản Dịch:
Phiếm Thanh Ba Trích Biến
1-
Bản Dịch:
Phiếm Thanh Ba Trích Biến
1-
Dục hoa mưa bụi
Gió xuân liễu đùa
Giống như năm trước, thời tiết tỏGió xuân liễu đùa
Sương hoa, khói cỏ
Tận hưởng cuồng tình xuân tranh thủ
Trường An lộ
Đu tiên hình ảnh
Thanh âm sáo đàn
Ánh dương đẹp trôi ai nỡ bỏ?
Khách mỏi đến thăm
Thầm quý môt thời hận lớn nhỏ
Rộng Trời Sở
Nhớ quê, lòng loạn như mây
Mộng ngắn chưa thành hương cỏ
Rượu uống bạc trắng tóc tai
Bi thương sáng tỏ
Thành xa quá
Dấu yêu hẹn cũ dần nguôi
Hồng đơn, hạn kỳ bỏ lỡ
Thừa dịp trăng đêm, hoa sớm
Rượu san chén quý
2-
Hoa mưa, xuân liễu lả lơi
Giống như năm trước tiết thời đẹp thay
Sương hoa, khói cỏ phơi bày
Tình cuồng tận hưởng, vui vầy sáng tinh
Trường An lộ, đu tiên hình
Thanh âm đàn sáo lung linh khắp đường
Ai đâu nỡ bỏ ánh dương
Đến thăm khách mỏi thầm thương một thời
Trời Nam xa thăm thẳm
Nhớ quê loạn như mây
Mộng về giờ chưa thỏa
Rượu uống bạc tóc tai
Bi thương từ sáng sớm
Kinh thành tận thiên thai
Hẹn cũ dấu yêu nhạt
Hồng chiếc đợi mong hoài
Nhân trăng đêm, hoa sớm
Chén quý rượu nghiêng chai!
Lộc Bắc
Dec20
Bài Thơ Mùa Thu -Thơ Bích Huyền - Nhạc Phạm Anh Dũng - Mai Hương Hát
Thơ: Bích Huyền
Nhạc: Phạm Anh Dũng
Ca Sĩ: Mai Hương
Thực Hiện: Hoàng Khai Nhan
Thu
Dây leo khung cửa đan chằng chịt
Tường vách tô loang màu tịch mịch
Lắng động thời gian buồn hiu hắt
Chừng nghe tiếng hát điệu cung thu
Nắng thu dìu dịu phớt lá vàng
Gíó thoảng mơn man báo thu sang
Cảnh vật im im người đâu tá
Tâm tư lắng động trí an nhàn
Nguyễn Cao Khải
Hai Mùa Thu Nhớ
(Tiếng lòng gởi cho người bạn đời đã khuất)
Trời trở lạnh, lá vàng bay lã tã
Một mùa Thu về nữa đó, Em ơi
Hai Thu trước, Em còn xem Cúc nở
Mùa Thu nầy Em đang ở đâu rồi?
Ta đã mất nhau hai mùa lá đổ
Anh ngồi đây ôn lại kỷ niệm xưa
Ta có nhau khi sớm nắng chiều mưa
Thuở hai chúng ta còn trên quê Mẹ.
Em đi rồi, Anh cô đơn quạnh quẽ
Trên quê người, trong kiếp sống tha hương
Người ra đi, để lại nỗi nhớ thương
Kẻ ở lại, ray rứt niềm thương nhớ
Gác trọ cô đơn, nhiều đêm trăn trở
Chạnh lòng buồn, tưởng nhớ đến người xưa.
Trần Công/Lão Mã Sơn
Mùa Thu Như Sẵn Trong Tôi
Nên thu chưa tới …là tôi đã buồn
Tuổi già mắt lệ như sương
Hỏi ai dư lệ ... có còn giống tôi?
Hỏi cho có lệ vậy thôi
Ai mà dám xẻ chia đôi mặn nồng
Ngày đêm đối bóng cô phòng
Ngắm hình trên vách, đâu còn soi gương
Chăn gối hờn dỗi canh trường
Đọc trang Kinh Phật lại càng rối thêm
Căn Tu chắc vốn Mình ên
Nên ngày dài và …cả ban đêm cũng dài
Mùa Thu như sẵn trong tôi
Thư Khanh
Seattle 9- 16- 2021
Quái Kiệt Trần Văn Trạch (1924-1994)
(Kỷ niệm, Giỗ Trần Văn Trạch thứ 28 - 12/4/202)
- Thưa rằng: Đời là bể khổ,
Và “nụ cười”, liều thuốc bổ… quí thay!
Trần Văn Trạch, một thiên tài,
Đệ nhất Quái kiệt, diễn hài lừng danh!
Tánh tình đôn hậu hiền lành,
Tài năng nghệ sĩ, nơi anh tuyệt vời!
Thấy anh, ta thấy yêu đời,
Có Trần Văn Trạch, là cười thả ga!
Nhớ anh, nhớ đến bài ca:
“Sổ Số Kiến Thiết Quốc Gia… ” hàng tuần!
Anh có biệt tài tuyệt luân,
Là tài “nhái giọng” , mười phần y chang!
Giả tiếng kêu loài thú hoang…
Tiếng xe lửa… Giọng ca vàng Thái Thanh…
Đăc biệt nhất, màn “Chiến tranh”
Phi cơ gầm rú, đì đoành pháo binh!
Miệng anh phát âm tài tình,
Khiến cho khán giả lặng thinh sững sờ!
Thêm tài sáng tác Nhạc Thơ,
Bài ca bất hủ: “Đồng Hồ Của Tôi” (*)
Trần Văn Trạch, trọn cuộc đời
Hiến cho nhân thế, “Nụ Cười Yêu Thương”
Để vơi bớt nỗi đoạn trường
Chung vui tình nghĩa đồng hương, đồng bào
Bây giờ, vận Nước lao đao
Nụ cười Kiến Thiết, ai nào quan tâm!
Giỗ anh, đốt nén hương trầm
Nỗi lòng tri kỷ, âm thầm nhớ nhau
- Thưa rằng: Đời là bể khổ,
Và “nụ cười”, liều thuốc bổ… quí thay!
Trần Văn Trạch, một thiên tài,
Đệ nhất Quái kiệt, diễn hài lừng danh!
Tánh tình đôn hậu hiền lành,
Tài năng nghệ sĩ, nơi anh tuyệt vời!
Thấy anh, ta thấy yêu đời,
Có Trần Văn Trạch, là cười thả ga!
Nhớ anh, nhớ đến bài ca:
“Sổ Số Kiến Thiết Quốc Gia… ” hàng tuần!
Anh có biệt tài tuyệt luân,
Là tài “nhái giọng” , mười phần y chang!
Giả tiếng kêu loài thú hoang…
Tiếng xe lửa… Giọng ca vàng Thái Thanh…
Đăc biệt nhất, màn “Chiến tranh”
Phi cơ gầm rú, đì đoành pháo binh!
Miệng anh phát âm tài tình,
Khiến cho khán giả lặng thinh sững sờ!
Thêm tài sáng tác Nhạc Thơ,
Bài ca bất hủ: “Đồng Hồ Của Tôi” (*)
Trần Văn Trạch, trọn cuộc đời
Hiến cho nhân thế, “Nụ Cười Yêu Thương”
Để vơi bớt nỗi đoạn trường
Chung vui tình nghĩa đồng hương, đồng bào
Bây giờ, vận Nước lao đao
Nụ cười Kiến Thiết, ai nào quan tâm!
Giỗ anh, đốt nén hương trầm
Nỗi lòng tri kỷ, âm thầm nhớ nhau
Trần Q.Bảo & Trần,V.Trạch (1992)
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Anh Có Nhớ
Chiểu chậm vể trẽn phố nhạt màu
Áo dài quấn quýt áo dù hoa
Bên anh bé bỏng mộng ban đầu
Anh có nhớ chiều vàng lộng gió
Bên nhau cứ ngỡ là như mộng
Mộng trên cành chín đỏ dung nhan
Thơ ngây đi, qua rổi tuồi ngọc
Chiều thứ Bảy anh về gác vắng
Hẹn hò nhau một kiếp trong đời
Em đến hiện ra như tiên nữ
Gác trọ buôn hiu hoá thiẽn đường
Chiều cuối tuần phố đông ngập nắng
Tay cầm tay dắt díu nỗi niểm
Nụ hôn đầu quay tròn thế giới
Phố thị hờn ghen má em hồng
Chiều bên em gió vờn trên tóc
Áo lính nghiêng vai áo lụa mềm
Anh đến từ miền xa xôi ấy
Cát bụi về phố thị loang màu
Bên nhau phút giây là vĩnh viễn
Nhắc làm chi đến chuyện chia lìa
Vui cho trọn buổi chiều say đắm
Để nói yêu em mãi một đời
Anh nhé , tình ta là tình cuối
Vì tình đầu sớm dễ vội tàn
Tình ta như bóng nắng mưa bay
Ngày nắng chiếu đẽm mưa nhạt nhoà
Đời trai phải đi cho trọn kiếp
Anh hùng dù yẽu vẫn giữ lời
Thơ tình một túi, non sông gánh
“Mãi võ “ sơn hà nguyện trở về
Ngày anh ra đi em đứng tiễn
Con tàu bỏ lại sân ga buồn
Vạt nắng tắt kỷ niệm in dấu
Đêm về soi bóng ánh trăng mờ
Nhìn tuồi đời đi qua lặng lẽ
Bỗng nhớ như chưa nhớ bao giờ
Bếp lửa tàn tro còn hơi ấm
Chiều đông thắp lại ngọn nến tàn
4/15/22
Võ Hương Phố
Say Giấc Thu - Mộng Vào Thu
(Mùa Thu Melbourne - Kim Oanh
Say Giấc Thu
Đong đưa mắc võng tơ tằm
Ru nhau giấc mộng thì thầm trăng tan
Nhặt nốt đếm lá thời gian
Mùa bao nhiêu lá tình đan mấy mùa
Vườn đêm hương gió khẽ lùa
Phong linh thanh thoát nhẹ khua song ngoài
Ầu ơ… Hãy ngủ cho say
Ngày lên sợi nhớ nắng lay thu vàng
Trăm năm dẫu có muộn màng
Đan tay gối mộng thu tàn vẫn thu.
Kim Oanh
Thu Melbourne
***
Cảm Tác:
Mộng Vào Thu
Làm thân nhả kén kiếp tằm
Đành cam chịu khổ, nhủ thầm chẳng than
Còn đâu cái thuở trần gian…
Vui cùng giấy bút ,chữ đan bao mùa
Tình thơ lộng gió hương lùa
Nghe như nhẹ thoát âm khua bên ngoài
Để hồn choáng ngợp men say
Một thời đeo đuổi lung lay trăng vàng
Nghìn năm tơ sợi kéo màn
Miễn sao giấc mộng hạ tàn vào thu
songquang
20220406
Đong đưa mắc võng tơ tằm
Ru nhau giấc mộng thì thầm trăng tan
Nhặt nốt đếm lá thời gian
Mùa bao nhiêu lá tình đan mấy mùa
Vườn đêm hương gió khẽ lùa
Phong linh thanh thoát nhẹ khua song ngoài
Ầu ơ… Hãy ngủ cho say
Ngày lên sợi nhớ nắng lay thu vàng
Trăm năm dẫu có muộn màng
Đan tay gối mộng thu tàn vẫn thu.
Kim Oanh
Thu Melbourne
***
Cảm Tác:
Mộng Vào Thu
Làm thân nhả kén kiếp tằm
Đành cam chịu khổ, nhủ thầm chẳng than
Còn đâu cái thuở trần gian…
Vui cùng giấy bút ,chữ đan bao mùa
Tình thơ lộng gió hương lùa
Nghe như nhẹ thoát âm khua bên ngoài
Để hồn choáng ngợp men say
Một thời đeo đuổi lung lay trăng vàng
Nghìn năm tơ sợi kéo màn
Miễn sao giấc mộng hạ tàn vào thu
songquang
20220406
Hậu Phương Thời Chinh Chiến
Tôi chưa bao giờ có người yêu là lính,
Một thời tuổi trẻ, một thời chiến tranh,
Nhưng tôi đã đi bên cạnh các anh,
Những ngày miền Nam Việt Nam khói lửa.
Nhà tôi ở một vùng ven thành phố,
Gần phi trường nghe cả tiếng máy bay,
Tuổi mộng mơ tôi không chỉ gío mây,
Đêm hỏa châu rơi vọng về tiếng súng.
Là những đêm tôi giật mình thao thức,
Có phải hỏa châu từ hướng Lái Thiêu?
Đơn vị nào đang trực chiến canh thâu?
Thôn xóm, vườn cây đêm về bí ẩn.
Hay từ vùng An Phú Đông hẻo lánh?
Tiếng súng trong đêm dọ dẫm, nghi ngờ,
Người lính nào đã bắn tiếng súng kia?
Cầu mong anh được bình yên may mắn.
Tôi là hậu phương anh không quen biết,
Cũng như tôi chưa được gặp mặt anh,
Nhưng chúng ta cùng sống giữa chiến tranh,
Cùng khát vọng, buồn vui, cùng tuổi trẻ.
Như bao người dân sống trong thành phố,
Tôi góp tấm lòng bé nhỏ hậu phương,
Cho những người đi vui với gió sương,
(Những người đi, có khi không trở lại.)
Tôi theo chân anh về miền gió núi,
Lạnh đêm về, ngày nắng cháy khô da,
Rừng hoang vu hay thôn xóm không nhà,
Vùng lửa đạn bao người dân di tản.
Tôi theo tàu anh biển khơi dậy sóng,
Nước biển mặn như nước mắt mẹ hiền,
Theo tàu anh nghỉ phép ghé đất liền,
Phố phường đẹp đón anh về dạo phố.
Tôi theo anh bay giữa ngàn mây gío,
Là cánh chim anh gìn giữ bầu trời,
Hỗ trợ những vùng chiến tuyến xa xôi,
Tiếng máy bay thét gào trong khói lửa
Bên các anh có người yêu, người vợ,
Có mẹ cha hay bè bạn, người thân,
Và có tôi người em gái không tên,
Chia với anh nụ cười và nước mắt.
Bao người bình yên, bao người nằm xuống,
Bao người trở về tàn phế, bị thương,
Và bao tâm tình thầm lặng hậu phương,
Đi cùng anh đến cuối mùa chinh chiến.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Miền Nam Yêu Dấu
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Thuở ấy, đầu thập niên 1970s, tôi là cô bé tí tẹo, với mái tóc fashion… “muỗm dừa hồi đó”, cái trán dồ và nick name Bé Tẹt (vì cái mũi tẹt). Căn nhà mặt tiền của gia đình chúng tôi dùng làm quán nước giải khát do Má và chị Cả quán xuyến, vì Ba tôi là Cảnh Sát Quốc Gia đi làm cả ngày. Phía trước nhà là Trại Đoàn Dư Khương, tức là Trại Quân Cụ (Lục Quân Công Xưởng) của chính quyền VNCH. Đối diện Quân Cụ là một Club Mỹ giữa khu dân cư và hai trại gia binh.
Chỉ trong đoạn đường hơn một cây số, đi từ trại Quân Cụ, còn có Trại Truyền Tin, Quân Nhu, Quân Trang là gặp ngã ba. Nếu rẽ trái là đến Thành Cổ Loa, Khu Thiết Giáp, và rẽ phải gặp ngã năm là Kho Đạn, Trại Quân Khuyển mà bà con gọi là Ngã Năm Chuồng Chó. Hướng ngược lại từ nhà của chúng tôi, đi vài trăm mét là ngã ba Thông Tây. Rẽ phải đi lên Xóm Mới, còn rẽ trái đi thêm sẽ gặp Nhà Thờ Hạnh Thông Tây, đi nữa sẽ thấy Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp (không phải Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà), cạnh Làng Trẻ Mồ Côi SOS. Nếu quý vị chưa mỏi chân, thì cứ đi tiếp lên Chợ Cầu, Trung Chánh và đến Quân Trường Quang Trung của những ngày cuối tuần rộn ràng “ hôm nay ngày chúa nhật, vườn tao ngộ em đến thăm anh”.
Đến tuổi đi học, tôi vào học tiểu học trường Nguyễn Công Trứ, nằm trong khuôn viên Khu Quân Trang, hiệu trưởng là một Sĩ Quan (Thiếu Tá) VNCH. Vì là trường học thuộc quân đội, nên lũ “học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau” chúng tôi cũng được hưởng chế độ viện trợ của Mỹ. Cứ ba lần trong tuần, có xe chở sữa đẩy đến cửa từng lớp học, đến lớp nào thì cô giáo lùa học sinh ra xếp hàng, mỗi em được một ly sữa tươi và một lát bánh mì mà chúng tôi gọi là “bánh mì Mỹ”. Tôi còn nhớ đó là sữa hiệu Foremost để vào ly nhựa màu xanh lá cây, có in chữ f màu trắng thật to. Ông anh Năm của tôi, lớn hơn tôi vài tuổi, học ở trường khác, thỉnh thoảng buổi sáng hay dúi vào tay tôi cái bao đựng cơm sấy của quân đội (đã dùng xong), dặn dò:
– Nếu em uống sữa không hết, nhớ bỏ vào bao đem về cho anh, nghe chưa! Sữa Mỹ thơm lắm, bỏ uổng!
Còn bé, ham chơi nên tôi lúc nhớ lúc quên, mà bữa nào tôi nhớ đem… sữa thừa của tôi về thì ông anh tôi reo lên hớn hở, bỏ sữa vào ly, quậy thêm chút đường và thêm đá cục rồi ngồi vào bàn vừa học bài vừa nhâm nhi “sữa Mỹ”. Có khi tôi ngán “bánh mì Mỹ”, gói đem về nhà cùng với sữa thì ông anh tôi càng vui hơn và no bụng hơn, khỏi ăn cơm chiều.
Lần đó, năm học lớp Ba, chúng tôi được Giáo Sư Nhạc Sỹ Lê Văn Khoa đến trường dạy một vài tiết mục múa hát để quay trên tivi. Tôi nhõng nhẽo đòi Má sắm cho tôi đôi giầy Bata mới toanh, mua thêm cái váy xanh áo trắng để tôi …lên sóng. Đến ngày lên Đài Truyền Hình, thầy Hiệu Trưởng cho một chiếc xe cam nhông chở cả đoàn diễn viên nhí tới Đài, cho ăn uống bồi dưỡng trên xe, thật vui. Buổi chiều thâu hình xong, xe chở chúng tôi về lại trường, mấy anh lính ra bế từng đứa xuống xe, có phụ huynh chờ sẵn. Riêng tôi chưa thấy người nhà thì thầy Hiệu Trưởng nắm tay tôi:
– Bé Tẹt em cô Thanh bán cà phê đây mà, để chút Thầy đưa về!
Tôi bé tí, nhưng cũng biết bắt chước mấy người lớn trong xóm, trả lời:
– Dạ, em cám ơn Thầy… Thiếu Tá!
Đến ngày phát sóng chương trình, ba má tôi mang chiếc tivi từ trên lầu xuống, đặt ngay giữa quán cà phê, có mấy người hàng xóm đến trước cả nửa tiếng để chờ đợi xem tôi biểu diễn, nói chuyện rôm rả sung sướng, cứ như tôi là “ngôi sao” của cả… Miền Nam. Khi bắt đầu tới tiết mục của trường chúng tôi, mọi sinh hoạt của quán dừng lại (kể cả khách hàng cũng phải ngồi im mà… thưởng thức). Chỉ chưa đầy chục phút nhưng tôi vô cùng hãnh diện đón nhận tiếng vỗ tay rần rần của mọi người.
Miền Nam bị “giải phóng” khi tôi chưa đầy 9 tuổi, nhưng những kỷ niệm ngọt ngào của những ngày tháng thanh bình (trong thời loạn) chưa hề phai nhoà. Bên cạnh những ký ức êm đềm khi đi học như vừa kể ở trên, còn là những ngày nghỉ hè, tôi xin Má cho tôi được dậy sớm lúc 4 giờ sáng, để xem Má đổ sữa đặc vào từng ly, khoảng vài chục cái như vậy, rồi bỏ cà phê vào vợt, chuẩn bị đón những vị khách đầu tiên. Họ là những công nhân hoặc lính tráng của những trại lính xung quanh.
Là những ngày Tết nắng rực vàng, tôi mặc quần áo mới, đứng khép nép nơi bàn Ba tôi uống trà ăn mứt với khách, đợi tiền lì xì, rồi chạy xuống bếp tìm món thịt đông và chè kho, chạy qua phòng khách còn nghe tivi đang mở bài ca Xuân bất hủ:
“ Chúc người binh sĩ lên đàng, chiến đấu công thành, sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình ...”
Là những buổi chiều, lũ trẻ con chúng tôi được người khách quen của quán, trong bộ quân phục oai hùng của quân lực VNCH, đưa cả đám lên chiếc xe Jeep còn vương bụi bặm hành quân hoặc bùn lầy thao trường, chạy một vòng quanh khu phố. Là những người lính đủ cấp bậc, đủ màu da (vì còn có lính Mỹ, Đại Hàn, Philippines…) vào quán nhà tôi uống bia Con Cọp, điếu thuốc Capstan trên tay, ánh mắt buồn vui bất chợt mà đứa trẻ đa sầu đa cảm như tôi cũng mơ hồ hiểu được.
Và chẳng hiểu sao, tôi vẫn nhớ như in, buổi trưa hôm ấy, tôi theo Má trên chuyến xe lam đi Chợ Cầu dự đám tang gia đình một người quen vừa có người con tử trận tại trận địa Phước Long. Chiếc xe lam dừng tại Trung Chánh đón khách, trong tiếng ồn ào hỗn độn mời chào mua bán, một giọng hát ma mị từ chiếc radio của quán nước gần đó, rót vào hồn tôi và ở lại cho đến tận bây giờ, đầy cảm xúc chơi vơi:
Mùa Hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày.
Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá.
Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói.
Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào.
Có lẽ đó là chút gam màu xám buồn trên bức tranh rực rỡ “Miền Nam Yêu Dấu” của tuổi thơ, tôi nguyện sẽ ôm ấp suốt cuộc đời này!
Kim Loan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)