Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Cây Đàn Bỏ Quên - CHS Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long

Mến tặng anh Phú và anh Phủ Hiền cùng Ban nhạc trẻ  Cựu Học Sinh Trường Trung Học Tư Thục Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long xưa và nay.


Nhạc và Lời: Phạm Duy
Tiếng hát: Vũ Khanh
Hình Ảnh Phủ Hiền,Trương Văn Phú chụp.
Thực Hiện: Kim Oanh


Kontum - Kỷ Niệm 100 Năm Nhà Thờ Gỗ - hungduong


Thực Hiện HungDuong
Đặng Anh Tuấn sưu tầm

Tranh Vẽ - Mùa Nước Nổi - Họa Sĩ Tín Đức

1/ Đầu Thị Trấn
2/ Mảnh Vỡ

3/Sớm Trên Sông

4/ Cơn Gió Hoàng Hôn

6/ Mùa Nước Nổi



Họa Sĩ Tín Đức

Những Câu Châm Ngôn Thâm Thúy


- Bạc tóc đâu bạc đầu/ Bạc râu đâu bạc miệng.
- Khen, đừng khen hờ/ Chê, đừng chê xiết.
- Mười lần khoe hoa phải có lần biếu quả.
- Thắm thiết lời chào, dạt dào lời tiễn.
- Học tất cả, nghe tất cả nhưng khi làm nên quên tất cả .
- Dậy trước bình minh mới đón được bình minh.
- Canh nhạt thêm muối, người nhạt chớ thêm lời.
- Nói vào tai nhau, chớ nhét ý nghĩ vào đầu nhau.
- Nghe cách nói biết người giỏi/ Nghe cách hỏi biết người tài.
- Khóc suốt đêm, sao cười được suốt buổi.
- Học cưỡi ngựa, mấy ai học ngã ngựa.
- Mọi sự va chạm đều thành sẹo.
- Cười bằng miệng thơm như hoa/ Cười bằng mắt ngon như quả.
- Yêu ai chớ nên yêu hết/ Ghét ai chớ ghét tới cùng.
- Lừa bằng trí là mẹo lừa bậc thầy/ Lừa bằng tâm là mẹo lừa bậc thánh.
- Phật linh ở chùa - Chúa linh ở bệ .
- Lúc sa cơ mới thấy đức con cái, nghĩa bạn bè.
  Thợ "Cắt tóc "
  Cao Văn Tuế. 
 (Yên Đỗ sưu tầm)

Tình Như Pha Lê


Ta biếu cho người tình như pha lê trong suốt
Người tặng ta hòn sỏi vô tình
Ta khờ khạo nhẹ lòng với cả tin
Pha lê mỏng mảnh mà không vở
Viên sỏi không hồn làm nát mảnh pha lê
 Hoàng Lam 

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng - Nhạc Ngô Thụy Miên

      Cuộc tình đã chia tay rất lâu rồi, mà những kỹ niệm vẫn mãi quay về trong tâm tưởng,dù thời gian bây giờ đã quá xa .xa lắm . .của một thời dĩ vãng,mà cứ ngỡ người xưa vẫn còn ở quanh đây.nhưng tìm hoài không thấy...
      Nên bây giờ nỗi nhớ người yêu xưa dù có trể có muộn màng nhưng tình yêu cũ vẫn không phai mờ vì mối tình ấy rất đẹp nhiều kỷ niệm nó đã trở thành bất tử..thầm kín trong ký ức.của một đời người. . . .

Nhạc Sĩ: Ngô Thụy Miên
Ca Sĩ; Ý Lan
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Bệnh Loãng Xương


Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Nguyễn Lữ - sưu tầm


Tiểu Sử Ông Phan Thanh Giản (1796-1867)

Cụ Phan Thanh Giản  (1796-1867)


      Danh sĩ, đại thần triều Nguyễn, tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Lương Khê, Ước Phu, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh năm 1796 tại Bảo Thạnh, huyện Bảo An, Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, Bến Tre), tự tử ngày 04-08-1867 tại Vĩnh Long, sau khi Pháp chiếm thành do ông trấn giữ.
      Năm 1825, đỗ cử nhân, năm 1826 đỗ tiến sĩ, ông là vị Tiến sĩ đầu tiên ở miền Nam, làm quan trải qua ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị,Tự Đức, nhiều lần thăng giáng, Hiệp biện đại học sĩ, Thượng thư bộ Hình và bộ Hộ.Từng đi sứ Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Xing-ga-po, Pháp, Tây Ban Nha. Năm 1862, ông cùng Lâm Duy Hiệp đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết Hòa ước Nhâm Tuất (ngày 05-06-1862) giao trọn ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Năm 1863, ông được cử làm Chánh sứ (Phó sứ Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang Pháp thương nghị chuộc ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, nhưng không có kết quả. Trở về Long (1867), ông thụ động để mất thành, từ đó ba tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi tiếp vào tay giặc chỉ trong mấy ngày (24-06-1867). Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử.

      Ông tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm, không ai không kính phục, nhưng trong cơn nước biến, thái độ chủ hòa của ông đã làm giảm giá trị của ông, lại còn bị Tự Đức cho đục bỏ tên ở bia Tiến sĩ. Tuy nhiên, vẫn có một số trí thức tỏ lòng thương tiếc tài năng và nhân cách của ông. Khi sắp mất, ông dặn con cháu, không được cộng tác với giặc Pháp và tự tay viết mấy dòng chữ trao cho người nhà: "Minh sinh thỉnh tỉnh, nhược vô, ưng thư: Hải nhai lão thư thư sinh tính Phan chi cửu" (Tấm triệu hãy bỏ đi không cần có, nếu không bỏ thì chỉ nên để lòng triệu (tấm minh sinh: linh cửu người học trò già ở góc biển họ Phan).

      Trong các thơ văn truy niệm, bài thơ của Nguyễn Đình Chiểu gây cảm xúc mạnh hơn cả. Phan Thanh Giản là một nhà văn lớn, ông có nhiều tác phẩm có giá trị:" Lương khê thi thảo, Lương khê văn thảo, Sứ thanh thi tập, Tây phù nhật ký, Ước phu thi tập, Tích ung canh ca hội tập, Sứ trình thi tập, Việt sử thông giám cương mục, Minh Mạng chính yếu.



(Hình chụp tại Paris năm 1863, hiện lưu trử ở Viện Bảo Tàng Nhân Chủng Paris)


Phan Thanh Giản con người, sự nghiệp và bi kịch lịch sử
(Tác Giả: Phan Huy Lê)
      1. Trước hết chúng ta cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và tính phức tạp trong việc đánh giá nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản.
      Đánh giá về một nhân vật lịch sử, một con người, nói chung đã là một vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi các nhà khoa học phải đặt nhân vật đó vào bối cảnh lịch sử cụ thể với tất cả mối quan hệ phức hợp của hoàn cảnh gia đình, văn hoá, xã hội, điều kiện hoạt động và nhất là yêu cầu phát triển của đất nước trong xu thế chung của thời đại và của khu vực, để phân tích và nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thoả đáng về mặt công lao, cống hiến, mặt tích cực cũng như mặt hạn chế và tiêu cực. Tuy nhiên đối với những nhân vật mà công lao và cống hiến đã quá rõ ràng như các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá... hay trái lại, những nhân vật mang tội với lịch sử, với dân tộc và nhân loại thì sự đánh giá tương đối dễ dàng hơn và dễ đi đến sự nhất trí hơn. Nhưng trong lịch sử còn có những nhân vật, những con người sinh ra và lớn lên trong một bối cảnh phức tạp, đầy biến động và thử thách của lịch sử và trong cuộc sống cũng như hoạt động bản thân của họ cũng chứa đựng và phản ánh những mâu thuẫn đó, vừa có nhân cách cao đẹp, có công lao đối với dân với nước, vừa có những mặt hạn chế nặng nề, những ứng xử mang tính nghịch lý, thậm chí có khi đi đến bế tắc, tự kết thúc cuộc sống bằng những bi kịch. Đối với những nhân vật loại này, việc nghiên cứu và đánh giá dĩ nhiên gặp nhiều khó khăn và thường tồn tại những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau là hiện tượng dễ hiểu.
      Phan Thanh Giản là trường hợp khá điển hình thuộc loại hình nhân vật này.

      Ngay từ 1867, khi Phan Thanh Giản tự kết thúc cuộc đời bằng chén thuốc độc, thì từ trong triều cho đến trong dân gian, đã có những thái độ nhìn nhận và sự đánh giá rất khác nhau về ông.
      Vua Tự Đức và triều đình đổ hết tội lỗi cho ông về việc để mất Nam Kỳ lục tỉnh, kết tội ông "xét phải tội chết, chưa đủ che được tội" và nghị án "truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trạm giam hậu" (1). Nhưng đến năm 1886, vua Đồng Khánh lại "khai phục nguyên hàm" và khắc lại tên ông ở bia Tiến sĩ (2).
      Trong lúc đó, những nhà yêu nước đồng thời với ông như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu tỏ thái độ thương tiếc và trân trọng đối với Phan Thanh Giả qua bài thơ điếu (cũng có người giải thích cách khác):
Minh tinh chín chữ lòng son tạc 
Trời đất từ rày mặc gió thu.
      Và trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", nhà thơ Đồ Chiểu một lần nữa nêu cao Trương Định và Phan Thanh Giản: "Phải trời cho mượn cán quyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước".
      Nhưng lại có nguồn tin tương truyền rằng, Trương Định lên án Phan Thanh Giản bán nước khi đề cờ khởi nghĩa "Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân".
      Ở đây chưa bàn về nguồn gốc và tính xác thực của câu nói trên, nhưng sự tồn tại và lưu truyền dù trong giới hạn nào, ít nhiều cũng phản ánh một thái độ lên án Phan Thanh Giản.
      Rồi trong thơ văn, trong các công trình nghiên cứu, chúng ta luôn luôn bắt gặp những nhận xét và đánh giá rất khác nhau, khác nhau đến mâu thuẫn, trái ngược nhau về nhân vật Phan Thanh Giản.


      Năm 1962 - 1963, trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bùng lên cuộc tranh luận về Phan Thanh Giản. Tháng 10/1963, tạp chí đã công bố bài kết luận của GS Trần Huy Liệu dưới tiêu đề "Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản". Quan điểm chung của bài kết luận là lên án Phan Thanh Giản "Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân", là phạm tội "dâng thành hiến đất cho giặc" và từ đó phủ nhận tất cả "tư đức" của ông như "đức tính liêm khiết", "lòng yêu nước", "thương dân"... vì "công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể" (3).

      Bài kết luận này cũng như những tham luận đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử lúc bấy giờ cho thấy, bên cạnh thái độ lên án Phan Thanh Giản cũng có những ý kiến muốn nhìn nhận ông một cách toàn diện hơn và phải ghi nhận những phẩm giá, nhân cách của ông một cách khách quan và thoả đáng hơn. Và ngay sau khi cuộc thảo luận kết thúc với kết luận lên án và phê phán nặng nề như vậy thì GS Ca Văn Thỉnh với tư cách là một người con của Bến Tre, của Nam Kỳ lục tỉnh tỏ thái độ băn khoăn và không đồng tình. Như vậy là cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 tuy kết thúc, nhưng trong tranh luận và sau khi kết luận, vẫn tồn tại những quan niệm và ý kiến khác nhau. Hơn thế nữa, cuộc tranh luận lúc bấy giờ diễn ra trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh dân tộc đang phát triển gay gắt mà mục tiêu cao nhất của nhân dân cả nước là chống xâm lược, độc lập và thống nhất Tổ quốc. Không khí của cuộc đấu tranh dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhà sử học đối với đất nước không thể không ảnh hưởng đến xu hướng chung của cuộc tranh luận. Chúng ta nên ghi nhận kết quả của cuộc thảo luận năm 1962 - 1963 như một mốc đánh dấu nhận thức và thái độ của sử học đối với Phan Thanh Giản trong bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó.

      Sau năm 1975, nhất là trong công cuộc đổi mới gần đây, nhiều nhà khoa học thấy cần phải đánh giá lại Phan Thanh Giản một cách khách quan và đầy đủ hơn. Toàn dân và cấp chính quyền tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long quê hương của Phan Thanh Giản càng mong mỏi và đòi hỏi các nhà khoa học và công luận làm sáng tỏ hơn thân thế và sự nghiệp của ông với tất cả những gì ông đã để lại cho lịch sử và trong lòng dân, những thành công và thất bại, mặt tích cực và hạn chế, những trăn trở và uẩn khúc của đời ông.
      Đó chính là lý do sâu xa và gần gụi đưa đến cuộc hội thảo khoa học do Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre phối hợp với Trung tâm KHXH & NVQG và Hội KHLSVN tổ chức. Sự có mặt và tham gia tích cực của nhiều nhà khoa học ở địa phương và Trung ương, nhiều cán bộ lãnh đạo của hai tỉnh và sự theo dõi, chờ đợi của nhân dân quê hương Phan Thanh Giản đủ cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của cuộc hội thảo.

      2. Tư liệu là cơ sở khoa học cần thiết để phục dựng lại một cách đáng tin cậy thân thế và sự nghiệp của Phan Thanh Giản cùng những mối quan hệ phức tạp giữa ông với thời cuộc, với triều đình và quân Pháp lúc bấy giờ. Chỉ trên cơ sở những sự thật lịch sử được xác minh bằng tư liệu cụ thể, chúng ta mới có thể phân tích và nhận định một cách khoa học.
      So với cuộc hội thảo năm 1962 - 1963 và những công trình nghiên cứu trước đây, chúng ta ý thức sâu hơn vai trò của tư liệu và đã cố mở rộng thêm các nguồn tư liệu. Ngoài chính sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện..., những thư tịch Hán Nôm, nhiều tác giả đã cố gắng khai thác thêm những sử liệu trong các tác phẩm của PTG, trong các di tích lịch sử và văn học dân gian của quê hương ông, trong các tài liệu lưu trữ của triều đình Nguyễn (Châu bản triều Nguyễn), của quân đội Pháp... Tôi đặc biệt quan tâm những tư liệu của quê hương Bến Tre như tấm bia mộ đơn sơ "Lương Khê Phan lão nông chi mộ", tấm minh sinh ghi lời Phan "Đại Nam hải nhai lão thư sinh tánh Phan chi cửu", những chuyện kể, những truyền thuyết dân gian nói lên chí hiếu học, cuộc sống thanh bạch, lòng liêm khiết, tinh thần yêu nước, thương dân củaPhan Thanh Giản (4) và qua đó, giúp chúng ta hiểu tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân đối với ông.

      Rõ ràng chúng ta còn phải dày công mở rộng và khai thác sâu hơn nữa các nguồn tư liệu về Phan Thanh Giản. Cho đến nay, ngay những tác phẩm của Phan Thanh Giản được con ông thu thập lại trong hai bộ sách "Lương Khê thi thảo" in năm 1876, có 454 bài thơ) và "Lương Khê văn thảo" (in năm 1876, có 39 bài văn) (5) vẫn chưa được khai thác nhiều. Những tư liệu lưu trữ của triều Nguyễn và của Pháp cũng chỉ mới được tìm tòi, khai thác một phần.
      Nhưng cùng với việc mở rộng nguồn tư liệu, chúng ta phải quan tâm đến việc giám định và xử lý tư liệu. Đây là một vấn đề rất quan trọng về phương pháp luận sử học mà trong hội thảo khoa học của chúng ta, một số tác giả đã nêu lên với sức thuyết phục cao.
      Ngay câu nói "Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân" mà bao nhiêu tác giả đã sử dụng và dẫn ra như một minh chứng hùng hồn về thái độ lên án của nhân dân đối với Phan Thanh Giản và triều đình Nguyễn, thì cho đến nay, nguồn gốc và xuất xứ vẫn chưa rõ. Phải chăng đó là câu đề cờ của Trương Định khi dựng cờ khởi nghĩa vừa chống Pháp xâm lược vừa chống triều đình đầu hàng, nhưng như vậy tại sao không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời như Nguyễn Thông? Phải chăng do nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đưa ra năm 1907, chỉ là một giả thiết hay suy đoán chưa có căn cứ? Dĩ nhiên sự ra đời và lưu truyền câu nói đó dù trong phạm vi nào, đã phản ánh một thái độ phê phán Phan Thanh Giản của một số người nhất định. Nhưng nếu là câu nói của Trương Định thì rõ ràng ý nghĩa của tư liệu khác hẳn. Vì thế, tìm hiểu nguồn gốc và xuất xứ của câu nói vẫn cần đặt ra.

      Sử dụng tư liệu của chính sử triều Nguyễn viết về Phan Thanh Giả,n nhất là quan hệ giữa ông với vua Tự Đức và triều Nguyễn trong trách nhiệm để mất 6 tỉnh Nam Kỳ cũng cần phân tích, giám định. Đại Nam thực lục ghi chép việc ký hoà ước Nhâm Tuất 1862 như là trái ý Tự Đức và bị nhà vua lên án: "Thương thay con đỏ của lịch triều, nào có tội gì? Rất là đau lòng. Hai viên này (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp) không những là người có tội của bản triều mà là người có tội của muôn nghìn đời vậy" (6), "Nghị hoà là thất cơ, lỗi ấy do hai viên kia (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp)" (7). Nhưng cũng chính bộ sử này cho biết rõ, lúc đó Tự Đức đã xác lập đường lối "chủ hoà" và khi cử Phan Thanh Giản làm Chánh sứ toàn quyền đại thần "nghị về việc hoà" thì vua tôi đã bàn định kỹ các khả năng kể cả việc cắt đất và bồi tiền.
      Nếu Phan Thanh Giản tự tiện ký hoà ước trái ý vua thì sao Tự Đức không bắt tội, mà lại cử ông làm Tổng đốc Vĩnh Long và tiếp tục giao phó cho ông nhiều trọng trách giao thiệp với Pháp và năm 1863 chính Tự Đức đã phê chuẩn hoà ước, làm lễ đại triều ở điện Thái Hoà tiếp sứ thần hai nước Pháp, Y Pha Nho để trao đổi văn bản hoà ước. Đó là những lắt léo trong chính sử triều Nguyễn nhằm biện hộ cho Tự Đức và đổi tội cho PTG mà khi sử dụng chúng ta cần giám định cẩn thận.

      Sử dụng tư liệu của Pháp, nhất là những tư liệu do những chỉ huy quân viễn chinh Pháp và những viên quan cai trị Pháp viết, chúng ta càng phân tích, đối chiếu và giám định kỹ, không những vì lối trình bày khuếch đại "chiến công" của họ, mà có khi còn vì những mưu đồ chính trị thâm hiểm. PTG là một người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong nhân dân thì càng dễ trở thành đối tượng lợi dụng của họ và vì mục đích đó, họ không ngần ngại gì bóp méo sự thật hay bịa đặt ra các văn bản giả.
      Trong cuộc hội thảo khoa học của chúng ta, có tác giả nêu lên một cách có căn cứ, nghi vấn về bài hịch kêu gọi đầu hàng của Phan Thanh Giản với lời "ta đã biên thư cho tất cả các quan và tất cả các vị chỉ huy quân sự là phải bẻ gãy giáo mác và trao lại thành luỹ mà không giao chiến" (7), và thư của PTG gửi cho La Grandière trước lúc tự tử (8). Đó là những tư liệu mà nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng, nhưng chưa ai đặt vấn đề thẩm định tính xác thực và độ tin cậy của nó.

      Việc quân Pháp hạ thành Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên tháng 6/1867 cũng như có chỗ khác nhau giữa một số tư liệu của Pháp và của ta. Quan chức Pháp như La Grandière, Paulin, ẸLuro... miêu tả như Phan Thanh Giản đã đầu hàng, trao thành Vĩnh Long cho Pháp, rồi viết thư bắt các thành An Giang, Hà Tiên cũng phải nộp thành cho Pháp (9). Nhưng tư liệu của ta như Đại Nam thực lục và nhất là Châu bản triều Nguyễn (10) lại cho thấy một thủ đoạn của quân Pháp, lợi dụng thái độ chủ hoà của Phan Thanh Giản và những sơ hở của quân ta, để bất ngờ chiếm thành. Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường ba tỉnh miền Tây, buộc Phan Thanh Giản xuống tàu thương nghị rồi khi Phan trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long.

      Việc chiếm thành An Giang và Hà Tiên cũng diễn ra gần như thế. Đó là lý do chúng chiếm được ba thành quá dễ dàng và không tốn một viên đạn. Tất nhiên để mất ba thành là trách nhiệm không thể thoái thác của Kinh lược sứ đại thần Phan Thanh Giản và các tướng giữ thành, nhưng dâng thành đầu hàng giặc hay bị lợi dụng và lừa dối để mất thành lại là hai việc khác nhau liên quan đến phẩm giá con người. Những tư liệu khác nhau như vậy đòi hỏi phải có sự phân tích, đối chiếu và giám định rõ ràng trước khi sử dụng.
      Giám định tư liệu là yêu cầu mặc nhiên của công tác sử liệu học, nhưng hội thảo khoa học của chúng ta lần đầu tiên đưa ra yêu cầu đó với những nghi vấn và đề xuất cụ thể về một số tư liệu liên quan đến nghiên cứu con người và sự nghiệp Phan Thanh Giản vào những năm tháng thử thách nặng nề nhất trong cuộc đời ông.

      3. Đánh giá Phan Thanh Giản trước đây người ta thường tập trung vào 5 năm cuối đời ông từ khi ký hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông đến khi để mất tiếp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ năm 1867. Đó là giai đoạn cuối đời mà ông phải gánh vác những trọng trách nặng nề trong những mâu thuẫn của đất nước và của bản thân phát triển đến cực điểm mà ông không vượt qua được và tự kết thúc bằng cái chết. Trong giai đoạn này tập trung nhiều vấn đề phức tạp cần làm sáng rõ nhất. Nhưng khi xem xét và đánh giá một con người, chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của con người đó.
      Kể từ khi sinh ra năm 1796 đến khi từ trần năm 1867, cuộc đời và sự nghiệp của Phan Thanh Giản nên phân định làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thiếu thời lo ăn học từ 1796 đến khi thi đỗ Tiến sĩ năm 1826.
- Giai đoạn làm quan phụng sự ba triều vua Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, từ năm 1826 đến năm 1862.
- Giai đoạn cuối đời đầy thách thức và bế tắc từ 1862 đến 1867.

      Hội thảo của chúng ta nhất trí cho rằng, trước khi tập trung làm sáng rõ những vấn đề giai đoạn cuối đời, cần xem xét và đánh giá con người và sự nghiệp của Phan Thanh Giản trong hai giai đoạn đầu trước năm 1862.
      Trong buổi thiếu thời, nét nổi bật của con người Phan Thanh Giản là hiếu thảo, chăm học, sống thanh bạch cần kiệm. Xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, tiên tổ từ Bình Định di cư vào đồng bằng sông Cửu Long và trên quê hương mới cũng qua ba lần thay đổi mới định cư ở thôn Tân Thạnh, huyện Tân An, dinh Long Hồ (sau là huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Cha làm Thủ hạp là một viên chức nhỏ, bị tội oan phải tù 3 năm ở Vĩnh Long, Phan Thanh Giản mồ côi mẹ từ lúc lên 7 tuổi, được mẹ kế và nhiều người giúp đỡ cho ăn học thành tài. Năm Ất Dậu 1825, ông thi Hương trường Gia Định, đỗ Cử nhân lúc 30 tuổi (31 tuổi ta). Năm sau - năm Bính Tuất 1826 - ông thi hội, đỗ Tiến sĩ (Đệ tam Giáp đồng Tiến sĩ xuất thân) năm 31 tuổi (32 tuổi ta). Đó là thành đạt lớn mở ra trong bước ngoặt cuộc đời của Phan Thanh Giản. Ông trở thành vị Tiến sĩ đầu tiên, vị Tiến sĩ khai khoa của Nam Kỳ lục tỉnh.

      Quốc triều hương khoa lục chép: "Ông là người đỗ đại khoa đầu tiên của Nam Kỳ. ông là người có học vấn và đức hạnh đứng đầu đất Nam Trung" (11).
      Quốc triều đăng khoa lục nhận xét: "Ông là người đỗ đại khoa trước nhất của Nam Kỳ. Lực học tinh thuần, tính hạnh chính trực" (12).
      Với lòng hiếu thảo, hiếu học, tinh thần siêng năng, cần mẫn và trí thông minh, Phan Thanh Giản đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống, vươn lên vị trí Tiến sĩ khai khoa của đất Đồng Nai - Gia Định, của Nam Kỳ lục tỉnh. Những phẩm giá con người và vị trí thành đạt đó đã làm cho nhân dân Nam Kỳ quý mến và ngưỡng mộ, tự hào về người con của quê hương, biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Đó cũng là những phẩm chất tốt đẹp thời tuổi trẻ của Phan Thanh Giản mà chúng ta cần trân trọng và còn nguyên giá trị giáo dục đối với thế hệ trẻ hôm nay cũng như ngày mai.
      Với học vị Tiến sĩ, Phan Thanh Giản đi vào con đường hoạn lộ, làm quan trải qua ba triều vua từ Minh Mạng qua Thiệu Trị đến Tự Đức. Từ chức Hàn lâm viện Biên tu thăng Lang trung Bộ Hình năm 1826, ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ ở trong triều và nhiều địa phương.

      Dưới triều Minh Mạng (1820 - 1840), ông giữ chức Quyền nhiếp trấn Nghệ An (1828), Thự phủ doãn phủ Thừa Thiên (1829), thăng Thị lang bộ Lễ (1829), thăng Hiệp trấn Ninh Bình (1829), đổi về Quảng Nam (1831) dẹp cuộc nổi dậy ở Chiên Đàn bị thua và bị cách chức, rồi được khởi phục làm Hành tẩu Nội các, thăng Thị lang bộ Hộ, Thự phủ doãn Thừa Thiên, thăng Hồng lô tự khanh, sung Phó sứ sang Thanh rồi thăng Đại lý tự khanh, kiêm công việc bộ Hình, sung Cơ mật viện đại thần (1832), Khâm phái đi Trấn Tây, đổi làm Bố chính Quảng Nam (1835), vì can ngăn vua, bị xúc xiểm và bị giáng là thuộc viên lục phẩm (1836), rồi được làm Thừa chỉ Nội các, sung Lang trung bộ Hộ, rồi Thự thị lang sung Cơ mật viện (1836), được cử đi duyệt binh ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, lúc về chuyên biện việc Bộ Hộ vì quên không đóng dấu vào chương sớ bị giáng làm Lang trung, biện lý việc Bộ, phái đi khai mỏ Chiên Đàn, mỏ bạc Thái Nguyên (1838), được triệu về Kinh làm

      Thông chính sứ phó ty, rồi Thị lang bộ Hộ, vì can ngăn vua bị giáng làm Thông chính phó sứ (1840), sung làm Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên vì sơ suất bị giáng một cấp (1840).
      Dưới triều vua Thiệu Trị (1841 - 1847), ông được thăng Tham tri (1841), rồi thăng Thượng thư bộ Hình sung Cơ mật viện đại thần (1847).
     Dưới triều vua Tự Đức (1848 - 1883), cho đến Phan Thanh Giản năm 1862, ông được đổi sang Thượng thư bộ Lại (1848), sung làm Giảng quan toà Kinh diên, cử làm Kinh lược đại sứ ở Tả Kỳ, lĩnh Tổng đốc Bình Phú, kiêm coi đạo Thuận Thành (1849), làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ lĩnh Tuần phủ Gia Định, kiêm coi tỉnh Biên Hoà và các đạo Long Tường, An Hà (1851), được triệu về kinh thăng Thự hiệp biện đại học sĩ, lĩnh Thượng thư bộ Hình, sung Cơ mật, Kinh diên (1853), làm Chánh tổng tài Quốc sử quán (1856) (13).
      Qua hành trạng tóm lược trên, cuộc đời làm quan của Phan Thanh Giản có những bước thăng trầm, có lúc bị cách chức, bị cách chức, nhưng trong bất cứ cương vị nào ông cũng luôn luôn trung thành, mẫn cán, lo làm tròn sứ mạng phò vua, giúp nước, an dân theo quan niệm của Nho giáo. Ngoài tài năng, phẩm giá đáng quý ở Phan Thanh Giản là tấm lòng yêu nước thương dân, tính ngay thẳng cương trực và cuộc sống cần kiệm thanh bạch. Làm quan có lúc đến nhất phẩm triều đình, nhưng quyền lực và danh vọng không làm ông bị tha hoá như nhiều quan chức khác, trước sau ông vẫn giữ nhân cách cao đẹp của mình.
      Với tính cương trực và ý thức trách nhiệm trước nước, trước dân, Phan Thanh Giản đã dám can ngăn vua dù bị mang hoạ vào thân. Năm 1836, ông đã can ngăn vua Minh Mạng đi tuần du Quảng Nam vì năm đó mất mùa lại đang lúc cày cấy, "hãy xin tạm đình cho dân được chuyên việc đồng ruộng" (14). Năm 1840, Vương Hữu Quang có tội, đình thần dựa theo ý vua, có người xin xử tội chém, có người xin xử tội lưu, ông dám xin nhà vua chỉ xử giáng 2 cấp lưu (15).

      Những năm 1843, 1849, 1852, 1853, 1859, PTG dâng sớ lên vua, nói lên thực trạng của đất nước về kinh tế, xã hội và đề xuất những chính sách nhằm "dựa vào pháp luật mà cai trị", "quan tốt mà dân yên", "chỉnh đốn thói quen của sĩ phu", ""chữa hồi bệnh đau khổ của nhân dân", "nuôi dân chăm cày cấy", "nuôi quân trù phương lược", "binh giỏi lương đủ như nguồn nước chảy mãi không hết"... (16). Năm 1838, được cử đi khai mỏ vàng Chiên Đàn ở Quảng Nam rồi mỏ bạ Tống Tinh ở Thái Nguyên, Phan Thanh Giản đem thực trạng thua lỗ tâu trình lên để nhà vua bãi bỏ việc khai mỏ vàng Chiên Đàn và chuyển mỏ bạc Tống Tinh cho thương nhân lĩnh trưng (17).
      Tự Đức đã khen Phan Thanh Giản là người "liêm bình chính cán" (1852), là "thanh liêm, cẩn thận" (1856). Ngoài các hoạt động chính trị, Phan Thanh Giản còn có những cống hiến về mặt văn hoá.

      Năm 1856, Phan Thanh Giản được cử làm Tổng tài phụ trách công việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Trong 3 năm (1856 - 1859), ông cùng nhóm biên soạn đã hoàn thành công việc biên tập, nhưng sau đó còn phải "duyệt nghĩ" (1871), "duyệt kiểm" (1872), "phúc kiểm" (1876), "duyệt đính" (1878), "kiểm duyệt" (1884), đến năm 1884 mới được khắc in và ban hành. Đó là bộ quốc sử đồ sộ, viết theo lối "cương mục", chép lịch sử dân tộc từ đời Hùng Vương cho đến năm Chiêu Thống 3 (1789), gồm cả thảy 52 quyển. Bộ sử biên soạn trên quan điểm Nho giáo kết hợp với tinh thần dân tộc, với những "lời chua" nhằm chú giải tên đất, tên người và giám định một số sự kiện, niên đại trên cơ sở khảo chứng công phu, và những "Lời phê" của Tự Đức. Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng với Đại Việt sử ký toàn thư (chép sử từ nguồn gốc đến năm 1675) là hai bộ quốc sử lớn nhất được khắc in toàn bộ trong thời đại phong kiến Việt Nam. Về phương diện này, chúng ta cần ghi nhận cống hiến to lớn của Phan Thanh Giản và với bộ quốc sử này, ông là một nhà sử học lớn (18).

   (Văn Thánh Miếu tọa lạc đường Văn Thánh Vĩnh Long-nay đổi tên đường Trần Phú )

      Phan Thanh Giản còn là nhà thơ, nhà văn mà những tác phẩm còn lại đã được các con ông thu thập và khắc in thành hai bộ "Lương Khê thi thảo" và "Lương Khê văn thảo". Tuy chưa được dịch và nghiên cứu đầy đủ, nhưng một vài tham luận trong hội thảo khoa học của chúng ta cũng đã cho thấy rõ thêm tâm hồn và tài năng cũng như tư tưởng và tình cảm thắm thiết của ông đối với quê hương xứ sở, đối với dân với nước được gởi gắm trong thơ văn của ông.
      Ông cùng Nguyễn Thông có công xây Văn Thánh Miếu và lập Văn Xương Các ở Vĩnh Long sau khi mất 3 tỉnh miền Đông để qui tụ các sĩ phu về đây. Phan Thanh Giản là một trong những nhà thơ, nhà văn lớn của Nam Kỳ. Như vậy là cho đến trước năm 1862, Phan Thanh Giản đã có nhiều hoạt động chính trị và văn hoá. Tất cả các tham luận và thảo luận trong hội thảo đều gần như nhất trí biểu thị sự trân trọng và đánh giá cao những cống hiến tích cực của ông trong thời gian này, nhất là nhân cách và phẩm giá cao quý của ông.

      4. Năm năm cuối đời (1862 - 1867) là giai đoạn gian truân, đầy uẩn khúc của Phan Thanh Giản và cũng là giai đoạn tập trung nhiều vấn đề tranh luận nhất của cuộc hội thảo.
      Những vấn đề chính được đặt ra là trách nhiệm của Phan Thanh Giản trong việc ký hoà ước 1862 nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp, trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867 và cái chết của ông, mối quan hệ trách nhiệm giữa Phan Thanh Giản với vua Tự Đức và triều Nguyễn.
      Về tư liệu và một số sự kiện liên quan cũng được nêu lên để cố gắng tìm ra sự thật lịch sử bấy lâu nay bị che phủ trong màn sương mù của những tài liệu ghi chép lắt léo một cách dụng ý, thậm chí cả sự bịa đặt và bóp méo mà chưa hề được thẩm định một cách khoa học (đã trình bày trong phần 2). Hội thảo lưu ý các nhà khoa học nên tiếp tục dày công tra cứu, giám định tư liệu để sớm đưa ra ánh sáng những sự việc bị che đậy nhằm trả lại cho lịch sử những sự thật lịch sử và có đủ cơ sở khách quan hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá Phan Thanh Giản một cách công minh.
      Cho đến lúc này, trong chúng ta vẫn còn những khía cạnh bất đồng hay khác biệt, và ai cũng mong muốn được tiếp tục nghiên cứu và trao đổi. Tuy nhiên, chúng ta cũng rất vui mừng nhận thấy qua hai ngày hội thảo, chúng ta đã làm sáng tỏ được những vấn đề đặt ra và đi đến sự nhất trí về cơ bản trong nhận thức và đánh giá PTG vào 5 năm cuối đời ông.

      Hoà ước năm Nhâm Tuất 1862 gồm 12 điều khoản, trong đó điều cơ bản là triều Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường cùng đảo Poulo Condor (Côn Đảo) và chịu bồi thường chiến phí 4 triệu đồng bạc trả trong 10 năm, người Pháp và Y Pha Nho được quyền tự do truyền đạo và buôn bán. Rõ ràng đây là một hiệp ước xâm phạm nặng nề đến lãnh thổ của đất nước và chủ quyền quốc gia, đi ngược lại quyền lợi dân tộc và truyền thống dân tộc. Ngay lúc bấy giờ, nhân dân Nam Kỳ và nhân dân cả nước đã tỏ sự bất bình, chống đối lại hoà ước đó và ngày nay cũng không một ai có thể biện hộ được. Nhưng vấn đề là phải chăng PTG và Lâm Duy Thiếp, những người ký hiệp ước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc nhượng đất đó?
      Tự Đức muốn đổ hết trách nhiệm và tội lỗi cho Phan Thanh Giản, nhưng tư liệu lấy ngay trong chính sử triều Nguyễn cũng đủ cho chúng ta khẳng định rằng Phan Thanh Giản là người thừa hành và thực hiện một chủ trương đã được hoạch định của Tự Đức và triều đình, đồng thời Phan Thanh Giản cũng là người đồng tình với chủ trương đó.


      Trách nhiệm của Phan Thanh Giản ở đây là trách nhiệm của người thừa hành và tất nhiên với cương vị Chánh sứ toàn quyền đại thần, ông cũng có phần trách nhiệm trong việc thương thuyết và thực thi một chủ trương sai lầm của triều đình.
      Sau khi hoà ước được ký kết, đình thần cũng chỉ có thể nhận xét và tâu lên vua :"về khoản cắt đất bồi ngân, hai viên ấy đã làm, phần nhiều chưa hợp. Nhưng điều ước mới định, nếu vội sửa đổi ngay, sợ họ còn tức khí", và đề nghị "công việc Nam Kỳ nên chuyển uỷ cho Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp đứng làm" (19).
      Trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây năm 1867, trách nhiệm của Phan Thanh Giản về nguyên tắc có phần nặng nề hơn vì với cương vị Vĩnh Long - An Giang - Hà Tiên kinh lược sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là người được toàn quyền thay mặt nhà vua xử lý mọi việc trong vùng. Nhưng trên thực tế, chủ trương "cầu hoà" và Hoà ước 1862 mà Tự Đức đã phê chuẩn năm 1863, đã đặt Phan Thanh Giản và nhiệm vụ giữ đất 3 tỉnh miền Tây vào tình thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.

      Về vị trí địa lý, 3 tỉnh hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa bàn cả nước bởi 3 tỉnh miền Đông đã ở trong tay quân Pháp.
      Hơn thế nữa, trung thành theo Hoà ước 1862 và nhất là sợ người Pháp "nghi ngại", Tự Đức "đem sao lục 12 điều ước cũ, đưa đi treo dán để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết, khiến đều yên ở làm ăn", rồi còn "xuống dụ cho cho tỉnh thần ba tỉnh sức khắp các hạt biết, mà các quan phủ huyện một khi trông thấy, tức thì bắt ngay đem giải, nhà dân có ai chứa chấp cũng bắt tội như kẻ phạm tội" (20). Tự Đức nhiều lần ra lệnh "hưu binh", "giải giáp", sai Phan Thanh Giản dụ Trương Định, giải tán lực lượng nghĩa binh chống Pháp.
      Như vậy là Tự Đức và triều đình đã tự mình tước bỏ mọi khả năng giữ đất 3 tỉnh miền Tây cũng như giành lại 3 tỉnh miền Đông.

      Năm 1866, quân Pháp đe doạ chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, Tự Đức và triều đình một mặt "khiến 3 tỉnh ấy một lòng chống giữ", mặt khác lái thấy "thế đất cheo leo, muốn giữ cho không lấn cũng khó" và "xin tư cho quan Kinh lược không đánh nhau với quân Pháp, tự phải rút lui" (21). Những chủ trương và giải pháp của triều đình như vậy ắt dẫn đến hậu quả tất nhiên là không thể nào giữ được 3 tỉnh miền Tây.
      Tư liệu lịch sử của ta cho thấy Phan Thanh Giản không phải đầu hàng, nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất 3 tỉnh miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương sai lầm của Tự Đức và triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm bản thân Phan Thanh Giản.
      Cuối cùng cái chết của Phan Thanh Giản có thể coi là sự kết thúc những năm cuối đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều Nguyễn.

      Phan Thanh Giản là người yêu nước, thương dân, nhưng cũng là một tín đồ của Nho giáo với lòng trung quân sâu nặng. Vào thế kỷ XIX, Nho giáo vẫn còn giữ một số ảnh hưởng tích cực trên một số phương diện nào đó về mặt đạo đức và cách xử thế, nhưng hệ tư tưởng Nho giáo thì tỏ ra quá bảo thủ và lỗi thời, không còn khả năng giúp con người nhận thức, lý giải và giải quyết những vấn đề mới của đất nước, của dân tộc trong bối cảnh phát triển mới của thời đại.
Trước họa xâm lược của thực dân Pháp đến từ một nước tư bản phương Tây, từ một nền văn minh công nghiệp với nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, với lối đánh chưa từng có trong binh thư phương Đông, vua tôi triều Nguyễn tỏ ra rất bị động, lúng túng. Trong triều thì người "chủ chiến", người thì "chủ hoà", người thì "lo chống giữ lâu dài", người thì "chẳng chiến cũng chẳng hoà" và không ít người chẳng đưa ra được chính kiến gì. Vua Tự Đức đi từ chống đỡ yếu ớt và đến thất bại, đến "chủ hoà" thương lượng và nhượng bộ dần đất đai và chủ quyền cho giặc.

      Đây là lần đầu tiên dân tộc ta phải đương đầu với một đối tượng xâm lược mới, trong một bối cảnh lịch sử mới mà những kinh nghiệm cổ truyền cần được vận dụng trong một phương thức đấu tranh mới.
"Chủ chiến" nhưng nếu chỉ biết đánh, không biết dựa vào dân để đánh lâu dài và kết hợp lo canh tân để tăng cường tiềm lực đất nước thì cũng khó giữ được nước.
"Chủ hoà" mà chỉ lo thương thuyết, cầu xin giặc, không dám dựa vào dân, không lo canh tân đất nước thì chỉ dẫn đến thất bại và đầu hàng. Con đường "chủ hoà" theo cách của Tự Đức và triều Nguyễn là con đường thất bại chủ nghĩa, đã dẫn đến hậu quả nhượng ba tỉnh miền Đông rồi để mất 3 tỉnh miền Tây của Nam Kỳ lục tỉnh, và sau đó tiếp tục đưa đất nước đến bại vong.
      Với hệ tư tưởng Nho giáo bảo thủ, triều Nguyễn tự giam mình trong những giáo lý đã chết cứng của Thánh hiền, quay lưng lại mọi trào lưu tiến hoá trên thế giới, khước từ mọi đề nghị canh tân đất nước của những trí thức yêu nước cấp tiến.



     Nỗi đau lòng và tính bi kịch của Phan Thanh Giản là một mặt ông cùng "chủ hoà" với triều đình, rất mực trung thành với nhà vua, mặt khác ông lại nặng lòng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy ông đến chỗ bế tắc và chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi lòng của mình. Có lẽ tác giả Đại Nam chính biên liệt truyện phần nào đã thấu hiểu lòng ông khi nhận xét :" Thanh Giản là người ngay thực, giữ lòng liêm khiết, làm quan cần mẫn, thận trọng, gặp việc dám nói. Trải thờ 3 triều, vẫn được yêu quý. Đến khi mang cờ tiết đi Nam, thế không làm sao được, biết tội tự uống thuốc độc chết. Thực là ở vào chỗ người ta khó xử. Xem tờ sớ để lại thì lòng trung ái chứa chan ở ngoài lời nói" (22). Đúng như nhiều tác giả đã nhìn nhận, cái chết của Phan Thanh Giản là một bi kịch.

      Trong hội thảo, chúng ta đã chỉ ra trách nhiệm của Phan Thanh Giản trong trách nhiệm chủ yếu thuộc về Tự Đức và triều Nguyễn, nhưng tất cả chúng ta đều nhất trí không nên và không thể gán cho ông cái tội "bán nước" hay "phản bội tổ quốc". Đó là sự qui kết khá nặng nề, không có căn cứ, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông, vừa trái với tấm lòng ngưỡng mộ và kính mến mà xưa nay nhân dân quê hương vẫn giành cho ông. Với những kết quả như trên, chúng ta có thể kết luận cuộc hội thảo khoa học của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Thành công tốt đẹp không có nghĩa là chúng ta đã giải quyết xong mọi vấn đề liên quan đến Phan Thanh Giản và nhất trí với nhau về mọi khía cạnh trong nhìn nhận và đánh giá Phan Thanh Giản. Sử học là một khoa học mà nhận thức về đối tượng của nó là một quá trình tiến dần đến chân lý, nhưng không thể một lúc nắm bắt toàn bộ chân lý. Cuộc hội thảo của chúng ta đánh dấu một bước mới trong nhận thức và đánh giá về Phan Thanh Giản, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận.

      Qua cuộc hội thảo này, chúng ta thấy rõ những mặt hạn chế và bế tắc của Phan Thanh Giản, nhưng đồng thời chúng ta cũng trân trọng ghi nhận những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp, đánh giá cao nhân cách và phẩm chất cao quý của ông.
      Chúng tôi hy vọng kết quả của cuộc hội thảo sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn cuộc đời và sự nghiệp một con người mà từ khi nhắm mắt cho đến nay luôn luôn đứng trước những sự đánh giá mâu thuẫn gay gắt trong khen và chê, trong bình luận công và tội. Chúng ta còn tiếp tục nghiên cứu và thảo luận, nhưng những gì đạt được trong hội thảo nói lên lòng mong mỏi của chúng ta muốn trả về cho Phan Thanh Giản những giá trị và những hạn chế đích thực của ông, muốn có sự nhìn nhận khách quan, công minh và thoả đáng. Những kết quả và thái độ của hội thảo chắc sẽ giải toả phần nào những mặc cảm bấy lâu đè nặng lên tâm tư của nhiều người, kể cả con cháu Phan Thanh Giản và con cháu Trương Định, những người "chủ chiến" đã kiên quyết chiến đấu chống Pháp xâm lược và đã hy sinh vì tổ quốc, vì nhân dân.



       Kết quả cuộc hội thảo cũng là cơ sở khoa học để chúng ta dân hai tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre tham khảo trong biên soạn các sách về danh nhân quê hương, về giáo dục truyền thống, về xử lý những di tích liên quan đến Phan Thanh Giản. Chúng tôi trân trọng đề nghị bảo tồn và tôn tạo toàn bộ các di tích về Phan Thanh Giản, nhất là ngôi mộ ở Bến Tre, Văn Thánh Miếu và Văn Xương Các ở Vĩnh Long nhằm ghi nhớ và phát huy những phẩm giá, nhân cách cao quý của một người trí thức nặng lòng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đã lâm vào cảnh bế tắc, bi kịch trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước.
Giã Vợ Đi Làm Quan

Từ thuở vương xe mối chỉ hồng, 

 Lòng nầy ghi tạc có non sông! 
 Đường mây, cười tớ ham dong ruổi, 
 Trướng gấm thương ai chịu lạnh lùng. 
 Ơn nước, nợ trai đành nỗi bận, 
 Cha già, nhà khó cậy nhau cùng! 
 Mấy lời dặn bảo cơn lâm biệt, 
 Rằng nhớ, rằng quên, lòng hỡi lòng !
Phan Thanh Giản (1796-1867)


(Hình chụp lại Mộ Cụ Phan Thanh Giản (Xã Bão Thạnh, Ba Tri, Bến Tre) 


(Ngôi trường mang tên Cụ - Trường Phan Thanh Giản - Cần Thơ)

B
ùi Quang Võ - Sưu tầm
         

Ban Nhạc Trẻ CHS Tư Thục Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long -NK1972 Phần 2







Phủ Hiền

Ban Nhạc Trẻ CHS Tư Thục Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long - NK 1972 - Phần 1

  







Phủ Hiền

 

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Thơ Tranh: Em Ơi!




Thơ: Thế Thôi

Thơ Tranh: Suối Dâu

Kỷ Niệm Ngày Xưa


Kỷ niệm ngày xưa vẫn khắc ghi
Một thời áo trắng với tình si
Mân mê nỗi nhớ đầy rung cảm
Ươm nét thơ hồng theo bước đi

Còn nhớ không EM những mến yêu
Tung tăng sánh bước mộng mơ nhiều
Bên nhau ta kể bao niềm ước
Để ướp tình si luôn mỹ miều

Nhớ mãi trại hè bên suối reo
Rừng thông ghẹo gió, mải mê trèo
Bạn bè đứa lạc, thầy cô sợ
Kỷ niệm thân thương ta mãi đeo

Áo trắng chừ đâu, EM có hay
Nơi đây đất khách mộng bao ngày
Lời thơ dấu ái đầy nhung nhớ
Anh gởi cho đời vạn nét say ...

Hoàng Dũng


Tiểu Sử Ông Tống Phước Hiệp (...-1776)

           
          Vị quan cai quản đầu tiên dinh Long Hồ là Quốc công Tống Phước Hiệp.
         Ông Tống Phước Hiệp còn có tên là Kỉnh, thuộc dòng dõi họ Tống Phước. Họ Tống Phước có công rất lớn đối với nghiệp đế của chúa Nguyễn và trong sự nghiệp mở rộng bờ cõi phương Nam. Ông là cháu của cụ Tống Phước Dự, giữ chức Nội tả Chưởng dinh đời Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế năm 1707, bậc khai quốc công thần của chúa Nguyễn.
         Cụ Tống Phước Dự còn có con trai là phò mã. Qua đó, ta có thể phỏng đoán quê hương của dòng họ Tống Phước ở dinh Quảng Nam.
         Vào giữa thế kỷ 18, vùng đất mới ở hạ lưu sông Cửu Long (bao gồm phần lớn miền Tây Nam bộ) dần dần được tổ chức. Năm 1759, chúa Nguyễn quyết định thành lập ở đây dinh thứ 12 trong 12 dinh thuộc thuộc chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lấy tên là Long Hồ dinh. Trụ sở của dinh được tại Vĩnh Long và ông Tống Phước Hiệp được bổ nhiệm làm trấn thủ đầu tiên. Ông là người có công rất lớn trong việc mở mang phát triển kinh tế, giữ gìn và ổn định sinh hoạt xã hội không những cho dinh Long Hồ, mà còn cho vùng đất miền Tây Nam phần, nơi quân Xiêm luôn luôn dòm ngó và nhiều lần đem quân xâm chiếm nhưng đều thất bại.
         Giữa lúc ông đang tổ chức khai hoang, lập ấp, thu phục nhân tâm, bảo đảm an ninh trật tự cho nhân dân an cư lạc nghiệp trên vùng đất mới thì tháng 9/1770, tướng Xiêm là Phi Nhã Tân vây đánh trấn Tây Thành - Hà Tiên rồi xông vào phóng hỏa đốt dinh. Tháng 10/1770, tướng Chiêu Khoa Liên xua quân Xiêm sang chiếm Hà Tiên. Chống cự không nổi, Mạc Thiên Tứ phải lui quân về Cần Thơ. Lợi dụng thời cơ ấy quân Xiêm tiếp tục tràn xuống Cần Thơ, Long Xuyên. Tình thế các vùng lân cận hết sức nguy ngập. Trấn thủ Long Hồ dinh, Cai cơ Kỉnh Thận Hầu Tống Phước Hiệp đem binh tiếp ứng đánh lui giặc; chém 300 thủ cấp. Quân Xiêm đại bại, tướng Chiêu Khoa Liên phải bỏ thuyền lên bờ chạy về Hà Tiên. Nhưng một số quân Xiêm vẫn còn đóng ở mạn Châu Đốc nên tháng 6/1772, Tống Phước Hiệp dẫn quân theo sông Hậu Giang đến Châu Đốc tiếp ứng cho lực lượng của Chưởng cơ Nguyễn Cửu Đàm đuổi quân Xiêm chạy dài về nước. Xong quân ta đưa Nặc Tôn về Nam Vang. Từ đó quân Xiêm bỏ hẳn ý định dòm ngó, cướp phá vùng đất mới của ta. Cũng từ đó, các tỉnh miền Tây thoát khỏi họa xâm lăng của quân Xiêm, dân chúng được an cư lạc nghiệp.
       Năm 1773, trước họa nhiễu nhương, lộng hành của chúa tôi nhà Nguyễn, anh em Tây Sơn nổi lên chiếm thành Quy Nhơn, rồi mở rộng địa bần sang các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận. Năm 1774, tướng Trịnh ở Đàng Ngoài là Hoàng Ngũ Phúc tiến quân vào Nam xâm lấn đất chúa Nguyễn. Tình thế chúa Nguyễn hết sức nguy ngập. Lập tức, Tống Phước Hiệp đốc lãnh tướng sĩ năm dinh, thủy bộ cả thảy 20.000 quân tiến thẳng tới Phú Yên lấy lại được 3 phủ là Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khánh. Nhưng rồi bị quân của Nguyễn Huệ tiến đánh, quân của Tống Phước Hiệp phải bỏ chạy về giữ Vân Phòng, tỉnh Khánh Hòa.
        Mặc dù là võ tướng luôn cầm quân đánh dẹp từ miền Tây Nam phần ra đến miền Trung, nhưng quan Trấn thủ Long Hồ dinh Tống Phước Hiệp hết sức chăm lo đến công việc trị an ở Vĩnh Long. Ông khuyến khích mọi người hăng hái khẩn hoang lập ấp và có biện pháp cụ thể như cấp dụng cụ làm ruộng, chăm lo giữ gìn trật tự, đảm bảo an ninh bên trong cũng như bên ngoài, mở rộng giao thương, khuyến khích buôn bán, trao đổi hàng hóa. Mọi người đều chăm lo sản xuất. Nhờ đó, cuộc sống thanh bình, ấm no lan khắp nơi. Ông còn là một vị quan thanh liêm, chánh trực, áp dụng luật pháp nghiêm minh. Nhờ công đức của ông, dinh Long Hồ trở thành trung tâm của các tỉnh miền Tây, thu hút dân cư các nơi đến lập nghiệp. Trong đó có cả đồng bào người Khmer. Ông yêu thương, chăm lo đời sống của họ với tấm lòng của bậc “chi dân phụ mẫu”, là người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng nền móng vững chắc mọi mặt cuộc sống ở dinh Long Hồ. Công đức của ông cảm hóa được người Việt cũng như người Khmer.

(Đình Tân Giai nơi thờ Ông Tống Phước Hiệp)

        Sách “Vĩnh Long nhân vật chí” trang 2 ghi: “Khi trước cụ Tống Phước Hiệp trấn tỉnh Vĩnh Long, làm chánh có ơn, dân thương yêu như cha mẹ, vả lại cụ là người khẳng khái, lại có tài lực. Cụ thường lấy việc đánh giặc làm gánh của mình, cho nên ai cũng nương dựa, đến khi cụ mất, dân tình đều than khóc, kẻ làm ruộng ngưng cày, người đi buôn thôi nhóm chợ trọn 3 ngày.” 
         Năm Bính Thân 1776, ông bị bệnh mất vào mùa hạ, được truy tặng “Tả phủ Quốc Công”. Chúa Duệ Tông tặng ông tước hiệu “Hữu phủ Quốc Công”, lập miếu thờ tại Long Hồ.
         Đời vua Gia Long năm thứ 9 đưa tên ông vào miếu Trung tiết Công thần. Đời vua Minh Mạng năm thứ 3, ông được gia tặng “Phù chính Trung đẳng thần liệt” thờ ở miếu Hội Đồng.

(Một ngôi trường mang tên Ông- Trường Nữ Trung Học Tống Phước Hiệp-Vĩnh Long 1972)*

Trương Kỳ Quốc - Sưu tầm

*Hình bìa của quyển Kỷ Yếu niên khoá 1972-1973

Lạc Dòng



Mắt em như dòng  sông xanh biếc
Anh ước làm thuyền nhỏ xinh xinh
Thuyền anh trôi dạt vào sông ấy
Gợn sóng vô tình ướt áo anh

Lê Kim Hiệp


Thoát Chết

      
      
      6 giờ sáng – không hơn không kém bao nhiêu – là tôi ra khỏi nhà đi uống cà phê.
     Mỗi ngày đều đặn như thế. Nơi quán cũ thường ngày - có khi những người bạn đã đến trước tôi. Họ ngồi chung quanh chiếc bàn vuông có nhiều ghế mủ to có tay dựa để chung quanh. Và cũng như thường lệ tôi luôn ăn mặc tươm tất – áo bỏ trong thùng, mang giày. Nhớ ngày … xưa, khi… ra tù, được làm việc lại, tôi ăn mặc chỉnh tề như vầy thật là khác biệt với tất cả mọi người. Tôi mặc kệ. Cứ mặc thế. Lúc đó, khoảng năm 1982, cấp quan to nhất của Việt Nam tiếp khách nước ngoài còn mặc áo ngắn tay, áo bỏ ra ngoài…


      Cà phê xong ra về là hơn 7 giờ sáng. Chúng tôi là những con người đứng tuổi, thất nghiệp và không gặp thời… nên giờ khắc luôn nhàn hạ, rỗi rảnh. Về đến nhà có hai việc : chạy xe 2 bánh vào thẳng trong nhà hoặc đậu lại ngoài cửa nhà nhưng dưới 1 mái hiên bề ngang 12 mét để làm 2 phòng học – dạy thêm. Việc đậu xe bên ngoài có lý do : tôi sẽ đi Cần Thơ sau 9 giờ sáng để tụ tập với bạn bè ngoài đó. Thường 2 hoặc 3 ngày là phải đi. Đi như một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống bình thường của tôi. Sở dĩ phải đi lúc 9 giờ sáng vì từ 7 giờ đến 9 giờ sáng phải ở nhà tiếp khách để… kiếm thêm chút cháo, cũng như chiều từ 5 đên 7 giờ tối là phải trực … ở nhà !


      Hôm nay tôi đã đi Cần Thơ. Gặp mặt bạn bè tại quán cà phê Nhã Quỳnh đường Tự Đức. Ra về có khi tắp vào nhà 1 bạn khác hay ghé vào Siêu Thị dạo chơi hay mua vài món gì đó mà nhu cầu thường là làm cho bà xã hài lòng.
      Hôm nay, trước khi về nhà tôi tắp vào Siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Chủ ý của tôi là xem máy ảnh. Trong đời mỗi người có 1 đam mê. Tôi mê máy ảnh từ năm đệ ngũ khi được ông dượng cho 1 máy ảnh cũ. Tôi xuống bến Ninh Kiều chụp hình dạo và khắp vùng Cái Nai, Cái Da, Xóm Chài, Cái Sâu, Cái răng … tôi thầu chụp hình các đám cưới, đám ma…đến thôi nôi, đầy tháng v.v..


      Tôi chúi mũi vào tủ kính trưng bày máy ảnh ở tầng trệt siêu thị Nguyễn Kim. Tôi khoái máy Canon EOS 600D màu đen, ống kính 18-55 mm, 18 Megapixels…Máy nầy năm ngoái giá là 19 triệu đồng VN. Hiện tại chỉ còn 11.499.000$VN. Đây là máy ảnh đã đạt giải thưởng danh giá European Camera 2011-2012 của hiệp hội âm thanh và hình ảnh châu Âu EISA.
      Dù là 1 máy ảnh bán chuyên nghiệp nhưng nó có thể chụp được định dạng lớn nhất với chi tiết và độ nét cao ngay cả khi điều kiện ánh sáng yếu. Tôi khoái nó vì nó còn cho phép định dạng khuôn mặt gấp 3 lần. Máy nầy, khi chụp ngoại cảnh, bạn chỉ cần nâng máy lên là máy sẽ tự động phân tích và cài đặt các thông số như độ phơi sáng, lấy nét…để mang đến tông màu đẹp nhất cho một bức ảnh…

Gần một tiếng đồng hồ ngắm nhìn, nghiên cứu … tôi bịn rịn ra về. Không mua. Tiền đâu mà mua dù với tôi giá nầy đối với mọi người là rẻ… mạt. Và tôi cũng thú nhận: trong năm nay tôi đã chú ý đến máy nầy và xem nó đã 6 lần rồi. Đúng là niềm đam mê của tôi thật ngớ ngẩn và dễ sợ!

      Trên đường về tôi theo đại lộ 30/4 đến trường Cao Đẳng bỗng có 1 xe 2 bánh kèm theo bên ngoài.       Người lái là một thiếu phụ trung niên – khoảng gần U40 – hỏi tôi : Anh ơi giúp em với !...
      Tôi ngừng xe. Cô nói gì ? Em bị giựt túi xách có tiền. Giờ về Vĩnh Long không có tiền đổ xăng…
      Tôi liếc nhanh người cô ta : Ăn mặc lịch sự. Mặt có phơn phớt phấn hồng. Tóc cắt. Phía sau bới cao. Da trắng. Đi xe 2 bánh hiệu Yamaha còn mới, số xe thuộc tỉnh Vĩnh Long…
      - Được rồi. Vĩnh Long đối với tôi có nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Cô theo tôi vào cây xăng tôi sẽ đổ xăng cho cô.
      Tôi gọi đổ 2 lít xăng cho xe cô ta và móc bóp trả tiền.
     - Cảm ơn anh. Em thấy đói. Hay là anh cho xin tiền ăn hay anh em mình đi ăn phở đi anh?
     Tôi liếc nhanh quanh khu vực đổ xăng tìm xe đồng bọn của cô ta. Xe đông quá. Không thể xác nhận được xe nào nhất là chúng tôi đang ở cây xăng trước một trường Cao Đẳng, rất nhiều sinh viên vô ra cửa trường.
      Từ giờ phút nầy tôi không dám nhìn vào mắt cô ta. Tôi nói chậm rãi khi bàn tay cô ta vừa chạm nhẹ vào người tôi :
      - Như cô thấy tôi vừa đi siêu thị về. Còn rất ít tiền. Tôi nghĩ cô đã chọn nhầm đối tượng làm quen. Tôi phải về nhà. Chúc cô thượng lộ bình an.
      - Hay anh cho em số điện thoại được không ?
      Để thử một bài toán vừa phát hiện : một hiễm nguy rình rập - xem có đúng như cãm nghĩ hay không. Tôi cho cô số di động của mình…

      Tôi thanh thản ra về. Và đúng như dự đoán của tôi. Gần 10 ngày sau, điện thoại của tôi chưa bao giờ có một máy lạ gọi. Hú hồn. Không thì tôi đã sụp bẫy… không chết cũng bị thương nặng ! 
Tôi nghĩ là ăn may. Vì tánh tôi dễ mềm lòng và … hảo ngọt.
Thế là tôi thoát chết trong gang tất. Các bạn hãy nghĩ dùm tôi, tôi nói có đúng như vậy không ?

Dương Hồng Thủy

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Nguyên Khang Giọng Vàng Đất Vĩnh


 Anh Còn Yêu Em - Sáng tác Anh Bằng



Thơ Cảm Tác: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh


Đà Lạt Mến Yêu




Tôi đến bên em chỉ một lần
Một lần thôi cũng đủ bâng khuâng
Cam Ly suối bạc vương ghềnh đá
Than Thở chiều xưa tiếng xa gần

Xuân Hương in bóng người năm cũ
Mơ màng ru ngủ những hàng thông
Đêm thâu ánh điện vàng thung lũng
Thương mãi người xa một tấm lòng.


DTTN
(Biện Công Danh)
* Hình phụ bản của tác giả chụp 

Tình Phí...Tình Mẹ

    


      Tin thằng Phú đậu Cao Đẳng Trường Kỹ Thuật Sư Phạm Vĩnh Long, cả nhà ai cũng vui như vừa trúng số. Bà con hàng xóm đến chúc mừng. Ở cái xứ giáp biên giới Campuchia nầy, người dân nghèo chỉ lo cho bát cơm manh áo còn chưa đủ nói chi đến chuyện học hành thi cử.
Vậy mà gia đình chú Tư thật là có phúc có phần, nở mày nở mặt ,...má nó vội vã đi bộ ra chợ xã mua một con vịt về cúng tạ ơn ông bà phù hộ. Ba nó thì lui cui sơn lại chiếc xe đạp cho nó mang lên tỉnh. Ông không quên giặt lại cái balô từ thời đi lính cho nó đựng quần áo, sách vở. 

      Ngày nó lên đường, ba má và chị nó đưa tận bến xe. Má nó đưa hết số tiền vừa mượn được cho con, còn ba vỗ vỗ vào vai con nói.
- Ráng học nhge con, ngày xưa ba thi rớt nên cả đời lận đận.
Nó nắm tay má nó bảo
- Con hứa học tốt, sau nầy có tiền về lo cho ba má.
      Má nó nghe câu nầy khóc ròng thầm nhủ sao mình có phước. Xe đã khuất mà ba má và chị nó vẫn còn dõi trông theo.
      Xuống thành phố Vĩnh Long không biết nó học hành thế nào, chứ ở quê ba nó làm rẫy ngày đêm. Má và chị nó nhận cắt thêm lúa mướn để có tiền gởi xuống Vĩnh Long, cực nhọc nhưng họ vẫn mong ngày con mình thành tài. 

      Sang năm thứ Hai nghe nói thằng Phú bận học lắm nên ít về nhà, nhưng lại xin tiền nhiều hơn, nào tiền nhà trọ lên, học thêm vi tính, Anh văn bằng Abằng B gì đó...Đến năm thứ Ba, nó nhắn về xin một số tiền lớn để thi tốt nghiệp. Ba má nó mấy đêm liền không ngủ, vì làm sao có đủ tiền cho con, thôi thì đành bán một công ruộng mồ hôi nước mắt của gia đình mới đủ tiền cho con thi. 

      Gần đến ngày thi, ba nó tát mương để dành những con cá lớn cho má nó mang lên bồi dưỡng cho con những ngày thi cử. Sau một chuyến xe dài đến Vĩnh Long, đi xe ôm tìm nhà trọ Tuyệt Tình Cốc (trước đây ở quê không có sóng di động nên không báo trước). Sau một hồi tìm số phòng, vừa đến trước lóng ngóng thì bỗng ....xoảng, xoảng ...giọng đứa con gái the thé trong phòng vọng ra.
- Anh lo cho tôi được không thì nói, cả tuần rồi không thấy ông bà già anh gởi tiền lên....tôi hết chịu nổi rồi.
      Tiếng đứa con trai trong phòng nghe quen thuộc quá.
- Anh xin lỗi đang gởi mà chưa tới.
Tiếng đứa con gái quát.
- Sao không về mà lấy.
- Anh bị đuổi học rồi, về lỡ ổng bả biết, tiền đâu mà lo cho em.
Tiếng đứa con gái văng tục một hồi rồi quát.
- Cút đi đồ nhà quê, đỉa mà đòi đeo chân hạc. 

      Người mẹ đứng sửng trước cửa phòng, nước mắt lưng tròng, bà chợt nhớ tới cái lưng còng của chồng giờ sẽ cong hơn. Bà nhìn xuống đôi bàn tay chai khằn giờ sẽ cằn khô hơn và nhớ đến da mặt của đứa con gái sạm nắng lam lũ vì em. 
      Ngoài kia cơn mưa đầu mùa ập đến...

Phủ Hiền

Thơ Tranh: Chén Ngọc


Thơ: Hồ Việt Kim Chi
Thơ Tranh: Kim Quang

Vĩnh Biệt


Chúng ta đứng lại sắp hàng
Đò chiều sẽ rước đưa sang bến chờ
Nay còn trao đổi ý thơ
Cho qua số kiếp hư vô phận người.

Sá gì hơn thiệt lẽ đời
Chỉ mang đến kiếp tôi đòi lai sinh
Chúng ta chung một lộ trình
Tiển người đi trước phận mình đến sau.

Cổ xe tang cũ úa màu
Hai hàng nến đỏ vẩy chào hư không
Lìa xa số mệnh phiêu bồng
Ngàn thu vĩnh biệt đáy mồ lặng im.

Dương Hồng Thủy