Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Sợi Nắng


Lung linh giọt nắng cuối chiều
Thả rơi trên mái tóc phiêu bồng bềnh
Nhẹ nhàng gió nép một bên
Nhường cho sợi nắng vướng trên vai gầy.

(Trích Giọt Nắng Cuối Ngày - Thơ Thanh Nga)



Hình Ảnh: Diệp Thị Thu Cúc


Sài Gòn Trăm Nhớ Ngàn Thương


Hai tiếng Sài Gòn cứ vấn vương
Nhớ thôi trăm nhớ với ngàn thương
Nhớ hàng xóm cũ cùng con hẻm
Nhớ bạn bè xưa một mái trường
Nhớ buổi nắng mưa luôn bất chợt
Nhớ thời hưng phế thật vô thường
Nhớ trưa giả bộ về chung lối
Lẽo đẽo theo em đến cuối đường

Nhất Hùng

Cảm Thu



Chúng ta cùng thở trong một không gian
Nhưng ngọn gió nào chia hai lối rẻ
Ta mất ta khi về thành phố cổ
Biết làm sao đo hết mộ tình si
Thu vàng xưa nay thấm mầm ly biệt
Đá vẫn trơ trơ một cõi u minh
Bad Homburg* Bad Homburg nhiều nguồn suối mát
Khoáng chất khơi đầy rỉ rả nổi niềm riêng
Có ai rêu rao Sài Gòn lối cũ
Hề lưu vong nay mất hướng đi về
Thoi quay quay theo nhịp cầu simh tử
Ta cuộn tròn dăm ba phút phù vân.

Lê Diễm
Germany 23/10/2016
Bad Homburg tên một thành phố ở phía Nam dảy núi Taumus
Liên Bang Đức

Thơ Thanh: Tương Tư

 

Thơ: Hàn Thiên Lương
Thơ Tranh: Tố Lang

Phong Đình Ngẫu Đề - Nguyễn Ức


泊舟應豐亭偶題   Bạc Chu Ứng Phong Đình Ngẫu Đề

繫纜江亭覓勝遊   Hệ lãm giang đình mịch thắng du
前朝行殿已荒丘   Tiền triều hành điện dĩ hoang khâu.
鶯花不識興亡事   Oanh hoa bất thức hưng vong sự
撩亂春光未肯休   Liêu loạn xuân quang vị khẳng hưu.
阮億 Nguyễn Ức

Dịch nghĩa: Ngẫu hứng làm thơ khi neo thuyền ở Đình

Buộc thuyền cạnh đình bên sông tìm chơi cảnh đẹp
Chỉ thấy hành cung triều trước giờ đã thành gò hoang
Chim Oanh cùng hoa lá chẳng biết gì đến việc thịnh suy của nước nhà
Nên làm rối loạn cả cảnh sắc của mùa xuân.

Dịch Thơ

Neo thuyền ngoạn cảnh ghé đình làng
Triều trước hành cung hóa bãi hoang
Suy thịnh chim hoa nào biết đến
Dù xuân rối sắc cũng không màng.

Quên Đi

Gọi Đò

 

Chiều nay gió lộng bờ sông
Lục bình trôi nổi theo dòng sóng xuôi
Nhìn ai bước xuống con đò
Qua sông biết có đã dò nông sâu

Em dời bến khác không sầu
Ngó theo chết liệm biết đâu mà lường
Thương thì thương lắm rồi thương
Chúc cho ấm gối tình trường yên vui

Đò đưa bao chuyến bao người
Bao nhiêu tình lỡ miệng cười thương đau
Bao nhiêu nước mắt tuôn trào
Khi đò tách bến là bao lòng sầu

Đò ơi, hãy đợi có ta
Chung đò đôi lứa cùng qua bến tình.

Nguyễn Cao Khải 

Đời Người


Bài Xướng:

Đời Người

Đời người ngẫm lại có bao lâu?
Mới thoáng xuân xanh đã bạc đầu
Cái thuở ngây khờ đi quá vội
Mười năm thơ dại đã về đâu...?

Mười năm đèn sách tuổi hoa niên
Rồi lại mười năm chẳng lụy phiền
Lại nữa mười năm vương mối nợ
Ân tình...đánh mất thuở hồn nhiên...

Đến nữa...mười năm gánh trĩu oằn
Thê nhi, phu tử, nặng nghìn cân
Gạo, tiền, cơm, áo, bao nhiêu gánh?
Thời gian lặng lẽ mãi trôi dần...

Thoáng chốc mười năm lại đến rồi
Còn đây...mái tóc bạc như vôi
Thân mòn, gối mỏi, cơn đau yếu...
Cố níu thời gian đã mất rồi...

Mười năm...hỏi được mấy mười năm?
Một cõi phù du...với lỗi lầm
Giữ lại được gì? Sau gió thoảng?
Ngày về cát bụi...chỉ tay không...???

Bạc Liêu/4/7/2021
Hồng Vân
***
Bài Họa:

Chỉ Là...

Cõi tạm ta bà khó ở lâu!
Đừng mơ với mộng thủa ban đầu
Sông dài, thác cuộn rì rầm đổ
Gió thổi mây vờn dẫu đến đâu?

Lo lắng chi nè mỗi thập niên
Tương lai mờ mịt khá ưu phiền
Trăng tròn lại khuyết nào thay đổi 
Tháng rộng, năm chầy cứ thản nhiên

Dù cho trách nhiệm bủa vai oằn
Hạnh phúc êm đềm chớ bảo cân
Phơi phới tim hồng như trẻ lại
Niềm đau dĩ vãng chóng nguôi dần...

Nào ôn quá khứ bởi xưa rồi
Chẳng ngại duyên hài trắng tựa vôi
Bỗng chợt nghiêng mình qua cửa kính
Người ơi tuyết lạnh đã tan rồi!

Tính nhẩm vuông tròn cả tháng năm
Gìn thân hỷ lạc tránh sai lầm
Nồng nàn giấc điệp đều hơi thở
Mải miết ru hồn một chữ “không”!

Như Thu
07/08/2021

Mắt Xanh Trong Tình Ca

Trong nhạc tình tân nhạc của Việt Nam thường hay có “mắt xanh.” Thực tế làm gì có người Việt Nam nào có mắt mầu xanh trừ khi đeo contact lenses mầu xanh hay là mắt của “con lai” hoặc là mắt của “con ma!” Như vậy “mắt xanh” nghĩa là gì?

Nghĩa thứ nhất “mắt xanh,” theo ý nhiều người cảm nhận, chỉ là ám chỉ người đàn bà còn trẻ và dĩ nhiên có mắt… đẹp.

Nghĩa thứ hai “mắt xanh,” nghĩa theo sách, là để chỉ sự bằng lòng hay vừa ý. Theo Điển Hay Tích Lạ của Nguyễn Tử Quang:

“Mắt xanh” do chữ “thanh nhãn,” tức là mắt ở giữa là tròng đen (hoặc xanh) hai bên tròng trắng.

Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưu rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn, Sơn Đào, Hướng Tú và Vương Nhung, người thường gọi là “Trúc lâm thất hiền” (bảy người hiền ở rừng trúc).

Ông là người chán đời, thích tiêu diêu trong vũ trụ. Thơ của ông phần nhiều tả tình, hoặc than cho thói đời đen bạc, hoặc chán cho thế sự thăng trầm, hoặc ngao ngán cảnh phú quý công danh như phù vân… Tư tưởng của ông có lúc lại kỳ dị. Như trong bài văn xuôi “Đại nhân tiên sinh truyện,” ông ví con người trong vũ trụ như con rận trong quần.

Ông phản đối Nho giáo. Ông bảo: “Không có vua thì vạn vật ổn định; không có bề tôi thì mọi việc được trị; không có kẻ sang thì kẻ hèn không oán; không có kẻ giàu thì kẻ nghèo không tranh của. Ai nấy đều đủ ăn mà không cầu gì nữa.” Thật là một tư tưởng “vô chính phủ” nhưng cũng lạ là vua Tấn vẫn để ông ở yên.

Nguyễn Tịch lại có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng.”

Do điển đó, sau này người ta dùng chữ “mắt xanh” để chỉ sự bằng lòng, vừa ý và từ đó có chữ “lọt vào mắt xanh.”

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, lúc Từ Hải gặp Thúy Kiều ở thanh lâu, Từ Hải hỏi Kiều:

“…Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?”

Chỗ này Từ Hải hỏi: “Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
là ý muốn hỏi Thúy Kiều: “Nàng đã thấy ai vừa ý chưa? Đã có chàng nào “lọt vào mắt xanh” chưa?”

Bây giờ đến vài bản tình ca Việt Nam có “mắt xanh”:

“…Ai nhớ mắt xanh năm nào Chiều thu soi bóng nắng chưa phai mầu…”
(Chiều Tím/nhạc Đan Thọ, lời Đinh Hùng)

…Huyền, mắt xanh đêm ngàn saoLuyến thương dâng sầu ngút, cánh uyên lên ngời cao, không vợi niềm đau…
(Huyền/nhạc và lời Thanh Trang)

…A haha, suối in hình chiếc xe tàn đêm naoĐập vỡ cây đàn, giận đời nào ai mắt xanh…
(Bánh Xe Lãng Tử/nhạc và lời Trọng Khương)

…Nhớ người em xưa , màu mắt xanh, tình thơ ngâyThường men lối ven sông tìm nhặt cánh hoa tàn…
(Biết Đâu Tìm/nhạc và lời Hoàng Thi Thơ)

…Trìu mến mắt xanh dâng hương tìnhlàm ngất ngây khách đa tình… thầm ước duyên mơ…
(Chiều Vào Thu/nhạc và lời Hiếu Anh)

Mắt xanh… xanh:
“Cho mắt em trong mầu xanh xanh, cho tiếng em ru thần thánh Dáng em dịu hiền, cánh môi em hồn nhiên…”
(Thì Thầm/nhạc và lời Lại Quốc Hùng)

Mắt xanh… xao:
“…Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…”
(Diễm Xưa/nhạc và lời Trịnh Công Sơn)

Mắt xanh… mờ:
“…Hẹn mãi, cho biết đến bao giờ cho đôi mắt xanh mờ, tím như không gian đợi chờ…”
(Vườn Tàn Phai/nhạc và lời Hoàng Quốc Bảo)

Mắt… mơ xanh mờ:
“…Và tóc rối bời hồn đang lạnh trống Đôi mắt mơ xanh mờ theo ánh tà dương…”
(Sao Đêm/nhạc và lời Lê Trọng Nguyễn)

Mắt xanh… thắm trong tâm hồn:
“…Tiếng ai còn âm âm, tóc ai còn thơm thơm, mắt ai còn xanh thắm trong tâm hồn”
(Mắt Biếc/nhạc và lời Cung Tiến)

Cuối cùng là một bản nhạc với mắt hết mầu…xanh:
“Nếu anh về môi em phai mầu thắm Nắng ngoài sân vàng lỡ tuổi xuân qua 
Nếu anh về mắt em hết mầu xanh Lệ tràn mi nhìn nhau đau tiếc nuối…
(Nếu Mai Anh Về/nhạc và lời Phạm Anh Dũng)  

Cũng xin viết thêm là bài viết này chỉ bàn đến “mắt xanh” còn “mắt biếc” thì nhờ quý vị nào đó viết dùm.

Phạm Anh Dũng
Santa Maria, California USA

Nếu Mai Anh Về - Nhạc Phạm Anh Dũng
HòÂm: Quốc Dũng - Tiếng Hát: Mỹ Lệ  - Video: Đào Cận  


Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2021

Xin Trả Lại Em - Sáng tác Liên Bình Định - Ca Sĩ Thanh Hoài


Sáng tác Liên Bình Định 
Ca Sĩ Thanh Hoài

Nhớ Em Chiều Mưa


Mưa gọi tên em suốt chiều nay
Tóc ai ẩm ướt mắt môi gầy
Lá đếm từng cơn cô đơn gợn
Hồn ta quyện gió mải mê tìm


Mưa gọi tên em tiếng trầm buồn
Bàn tay hứng giọt nhớ giọt thương
Cỏ mềm quay quắt bao phiền muộn
Em có nghe mưa em có nghe…


Mưa gọi tên em những nhịp nhanh
Những chiếc lá xanh cũng rời cành
Đời quay cuồng giữa cơn lốc giật
Ước mơ biết mấy em bên anh


Dương Vũ

Ông Lão Chèo Đò


Tôi gặp Lão Chèo đò ngồi chờ khách
Lão, một lính già chiến bại hận đời
Giã từ vũ khí, Lão chèo đò sinh sống
Đội nắng mưa đưa rước khách sang sông
Lão chỉ nhận một chút ít tiền công
Để áo cơm qua Tháng đoạn Ngày 

Lão cũng chẳng cần biết khách là ai
Kẻ cướp, Thầy Tu, quan to, dân dã.
Chuyện của người, Lão gác bỏ ngoài tai
Lão cẩn thận để tránh mang tai họa.

Có lắm khi ông lái đò than thở:
Nghề chèo đò rất bạc bẽo lắm thay !
Khách qua đò, bước đi không ngoảnh lại
Ông lái đò nhìn theo khách thở dài.

Một khi lữ khách sang sông
Mấy ai còn nhớ đến ông lái đò!

Lão Mã Sơn

Ve Sầu Xác Nhện


Có những tiếng ca buồn đứt ruột xé gan đã tan biến vào đêm tối mênh mông vô tận không bến bờ nguồn cội không hẹn hò một lần trở lại đón đưa. 
Có những nốt nhạc lời thơ u uất bi phẫn trường hận thiên thu đã quyện vào gió núi mưa rừng lận đận hoang vu không tuổi không tên để những chấn động dữ dội còn mãi sững sờ sông biển trút lá cỏ cây đổi màu cát bụi bàng hoàng đất đỏ ngơ ngác đá xanh. 

Đời sống có khi bỗng như mất hết chỗ an bình nương náu cuối cùng. Rồi từ đó còn gì che chở ủi an ru nhớ dỗ dành những số phận những cảnh đời hẩm hiu dang dở những mảnh tình trái ngang tuyệt vọng những oan hồn yểu mệnh lang thang vất vưởng cô đơn lạnh lẽo bơ vơ xứ lạ quê người. 
Xin đâu đây còn được chút bình yên trời xanh mây trắng hoa nắng gió hiền sao cười trăng điệu thực ấm áp tình người trọn vẹn cao quí bao dung cho cô đơn một nơi trọ nhờ qua đêm sa cơ thất thế lỡ bước cùng đường. 
Lẽ nào tất cả rồi cũng đành... Chỉ còn như một vết bụi mờ trôi nổi, một làn khói xám quá hắt hiu mong manh mơ hồ ẩn hiện xa xôi,một thoáng ngừng trong hạt nước bốc hơi như còn lãng đãng chút bóng hình “ve sầu xác nhện rã rời gió mưa...”(LTâm)

Trôi sông ru nhớ cõi buồn
Trôi buồn ru nhớ ngọn nguồn lẻ loi
Trôi ta ru nhớ không người
Trôi người ru nhớ không cười trôi ta

Trôi mây ru nhớ quê nhà
Lỡ quên dòng nhạc tình ca không lời
Ngừng trong hạt nước bốc hơi
Nghe ta muối mặn nghe người lệ cay

Ta vẫn tỉnh người chưa say
Rủ nhau sờ soạng tìm mai Sàigòn
Phép mầu sương núi rêu non
Tiếng chim bạc má mỏi mòn ăn năn

Người đi để lại bóng trăng
Cho ta bớt lạnh cũng bằng trả ơn
Ta đi để lại tiếng đờn
Không dây không phím buồn hơn tình buồn

Lá đau hồn ruộng phách vườn
Ta đau không thịt không xương không hồn
Trăng còn soi bóng cô đơn
Đờn còn không tiếng lên cơn chống Trời

Lá còn theo nước nổi trôi
Ve sầu xác nhện rã rời gió mưa...

MD 05/22/06
LuânTâm
(Trích trong TT "HƯƠNG ÁO".MinhThư xb,MD/USA.2007,tr.73-74)

Đẹp Sao Màu Áo Mẹ Nâu!


Mẹ già vun mấy liếp rau
Chị về đứng dưới hàng cau, lệ nhòa
Thương sao dáng Mẹ hiền hòa
Tóc Me bạc trắng, mắt già nhìn chi?
Chị về có nỡ ra đi?
Cải xanh mơn mởn không bì áo nâu
Con xa, cháu ở đâu đâu
Mẹ già tần tảo, ngồi lâu, đau gì?
Nhớ Dì, cháu khóc, sầu thi
Chúc Dì mạnh khỏe nhất nhì thế gian.

Ý Nga, 
7.5.2015

Ông Lái Đò


Sông phù sa nước vẫn xuôi dòng chảy
Ông lái đò với kiếp sống lênh đênh
Ngày tiếp ngày theo sông nước mông mênh
Đưa  rước khách sang sông ngày mấy lượt

Mỗi chiều về thả thuyền trên bến nước
Ông thẩn thơ nhìn đám lục bình trôi
Ngẫm cuộc đời ông cùng chỉ thế thôi
Lênh đênh mãi mặc thời gian mưa nắng

Cuôc trần thế trãi qua bao cay đắng
Sang sông rồi còn ai nhớ đến ông ?'
Thôi thì đành với kiếp sống long đong
Mặc con tạo xoay vần theo năm tháng...

Bạc Liêu/27/2/2018
Hồng Vân

Tiểu Thuyết Dã Sử Mỹ Nhân Tự Cổ Như Danh Tướng


Tiểu Thuyết Dã Sử MỸ NHÂN TỰ CỔ NHƯ DANH TƯỚNG
của nhà văn HOÀNG XUÂN THẢO (cố bác sĩ Hoàng Ngọc Khôi)
Lời bàn: bác sĩ Nguyễn Thanh Bình
Thơ cảm đề: bác sĩ Trần Xuân Dũng.
Bìa vẽ: bác sĩ Mùi Quý Bồng
Các minh họa trong sách: 2 bác sĩ Mùi Quý Bồng & Lê Thành Ý
Tựa: bác sĩ Đặng Ngọc Thuận
Lòi cảm tạ: bác sĩ Thân Trọng An
Một tác phẩm giá trị do Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada phát hành
Các bạn muốn có cuốn sách này, xin liên lạc với
BS Nguyễn Thanh Bình
Email: (batsach@hotmail.com)

 TỰA


(Lãn Ông Lê Hữu Trác (Lê Thành Ý vẽ)

Cuốn tiểu thuyết MỸ NHÂN NHƯ DANH TƯỚNG là một công trình văn học hư cấu dựa trên những sự kiện lịch sử xảy ra trong thời Chúa Trịnh Sâm, một công trình vô cùng công phu, dự tính gồm hơn 42 chương song mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, các tác giả mới sưu tầm viết xong 12 chương thì đại dịch Covid-19 đã lấy đi cây viết cột trụ của công trình là Bác Sĩ Hoàng Ngọc Khôi (Toronto), một thiên tài học rộng biết nhiều trong nhiều lãnh vực, y khoa, khoa học, văn học, lịch sử, sư phạm …
Trong bối cảnh thương tiếc vô biên, các cộng sự viên đành lòng có gì làm nấy, có nghĩa là gom góp 12 chương đã hoàn tất thành một tác phẩm để lưu danh và cũng là vinh danh một nhân tài vừa khuất núi.
Cuối mỗi chương đều có lời bàn bổ túc và cắt nghiã của Bác Sĩ (và cũng là một học giả tại Montreal) Nguyễn Thanh Bình, rất chính xác và cần thiết cho độc giả nào muốn hiểu rõ những sự kiện và nhân vật
(rất nhiều) đã được kể trong chương.
Tiếp theo là một hai bài thơ của Bác Sĩ Trần Xuân Dũng (Úc Châu) do cảm hứng gây ra bởi câu chuyện kể trong chương mà làm ra. Các độc giả yêu thơ hẳn là sẽ yêu thích thưởng thức.
Cũng phải kể những bức tranh minh họa của Bác Sĩ Mùi Quý Bồng (Houston) tác thành sau khi nghiên cứu tìm tòi sao cho hợp tình hợp cảnh đã được diễn tả trong chương.

Công phu như thế nên theo thiển ý nhận xét, 12 chương nói trên có thể chia làm 2 phần:
  • Phần chính (tuyệt tác) nói về mối tình Bà Chúa Chè, một mỹ nữ đẹp tuyệt vời gốc nông thôn hàng ngày đi hái chè, được tiến vô cung đã làm Chúa Trịnh Sâm, một danh tướng quyền thế trong
    tay suốt cả một cõi sơn hà, say mê cuồng nhiệt như thế nào.
    Hãy lấy một thí dụ : Nghe lời đường mật thì thầm bên gối của Bà Chúa Chè, Chúa Trịnh Sâm đã phế bỏ con trưởng Trịnh Tông 18 tuổi văn võ toàn tài để phong con thứ Trịnh Cán mới 5 tuổi
    yếu đuối ốm đau ngay từ khi mẹ là Bà Chúa Chè sanh ra, làm Thế Tử sau này sẽ kế vị mình…
  • Phần phụ (rất hàn lâm dài dòng văn tự, cắt đôi cuốn sách làm 2) dành riêng 2 chương cho Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một danh y từ nơi ẩn dật ở Nghệ An được triệu ra triều để điều trị cho Thánh Thể Trịnh Sâm và Thế Tử Trịnh Cán.
    Thú thật là một Tây Y, tôi hoàn toàn không hiểu cách lý luận âm dương hụ hợ để chẩn bệnh, định bệnh và ra toa của Hải Thượng Lãn Ông. Vậy mà các đồng nghiệp đã có thể dựa vào những lời ghi chép rất khó hiểu từ 300 năm để nói rằng Trịnh Sâm bị dépression névrotique … còn Trịnh Cán bị néphrose, ascite!… Xin khâm phục!
    Trở lại phần chính công trình của đàn anh Hoàng Ngọc Khôi (Anh Khôi học trên tôi một lớp về Y Khoa song thật ra trên về mọi mặt, kể ra e rằng không hết) tôi phải nói là rất hấp dẫn vì tính cách hư cấu dựa trên lịch sử có thực, một phương cách để tôi học hỏi được nhiều điều về lịch sử trong giai đoạn nhiễu nhương của đất nước chúng ta trong thời gian ấy.

    Nhân đây tôi có nhận xét là cũng như triều đại các nước như Trung Hoa, Nhật Bản (có vua còn có chúa), trong những giai đoạn tranh chấp ngôi vị, quyền lực … Việt Nam ta có rất nhiều nhân vật dính líu vô mọi chuyện, mọi biến cố trong cung cấm, khiến thường nhân hậu thế chẳng biết đầu đuôi xuôi ngược ra sao mà lần (nhiều người, nhiều tên lại còn nhiều chức tưóc khá phức tạp nữa, lúc kêu danh này lúc gọi tên khác)
    Cho nên đọc MỸ NHÂN NHƯ DANH TƯỚNG, tôi mạn phép khuyến cáo độc giả nào có thiện ý đọc cho tận hiểu, tận cùng thì cần có thiện chí và nhẫn nại để đọc và nhớ cho kỹ, kiên trì mà hấp thụ một áng văn sử vô cùng giá trị.
    Riêng tôi về mặt này, xin có lời cảm tạ 2 ông bạn cố tri là các BS Nguyễn Thanh Bình và Thân Trọng An.

Đặng Ngọc Thuận

***

LỜI CẢM TẠ


(Thầy Đồ Kể Chuyện Ngày Xưa - Mùi Quý Bồng vẽ)

Bác sĩ Hoàng Ngọc Khôi với bút danh Hoàng Xuân Thảo là một văn thi nhạc kịch sĩ đa tài nổi danh từ thuở sinh viên đã cống hiến văn đàn Việt Nam rất nhiều tác phẩm quý giá.
Đầu năm 2021, ở tuổi 90, anh chuyển điện thư đến bằng hữu mỗi tuần một chương tiểu thuyết dã sử Mỹ Nhân Tự Cổ Như Danh Tướng trong mấy tháng liền và bỗng dưng tuyệt tin cuối tháng tư. Thì ra anhđột ngột ra đi tại Toronto.
Các đồng tác giả Nguyễn Thanh Bình (Lời Bàn) và Trần Xuân Dũng (Thơ Cảm Đề) cùng với vài thành viên Ban Biên Tập Tập San Y Sĩ trong Hội Y Sĩ Việt Nam tại Canada và một số độc giả muốn tưởng nhớ và vinh danh anh nên giao phó trách nhiệm cho Tập san Y Sĩ phát hành tác phẩm dang dở rất hay này để mọi người cùng thưởng lãm.

Tập San Y Sĩ xin trân trọng đa tạ sự đóng góp quý báu khắp Thế Giới Tự Do của:
Bs Mùi Quý Bồng từ Houston, Texas, một nghệ sĩ rất đa tài, đã tâm huyết dựa theo cốt truyện vẽ tranh bìa và đại đa số minh họa làm tăng hẳn giá trị thẩm mỹ của tập truyện
Bs Lê Thành Ý ở Montreal, cũng phác họa ba bức tranh quý báu và ý nghiã
Bs Đặng Ngọc Thuận, một văn tài “ẩn danh” ở Montreal, đã nồng nhiệt nhận lời giới thiệu sách với một bài Tựa súc tích đầy tình cảm.
Bs Trần Văn Tích bên Đức Quốc đã góp ý bàn luận về Đông Y với anh Khôi, anh Bình
Học giả Phí Minh Tâm (Hoa Kỳ) và Bs Hoàng Kim Giám (Hoa Kỳ) tra cứu để in các bản nguyên tác chữ Hán, rồi dịch sang tiếng Việt và nhất là giúp anh Khôi cho Nguyễn Đề kể rõ lai lịch bài thơ Điệu Kim Phu Nhân của bà Triệu Diễm Tuyết trong Tùy Viên Thi Thoại với hai câu đầu ít người biết đến ở chương IV
Nhiếp ảnh gia Vũ Ngọc Hiến, cũng là người điều hành Nhà Xuất Bản Saigon Graphics tại Montreal đã hết lòng góp ý và góp sức.
Vạn sự khởi đầu nan, song nhờ lòng sốt sắng của anh em mà giờ đây quyển tiểu thuyết dã sử này của cố nhân được hoàn thành mỹ mãn để ra mắt quý vị.

Thân Trọng An
(thay mặt Tập San Y Sĩ VN tại Canada)

Where Have All The Flowers Gone? (Pete Sêeger, 1958) - Những Đóa Hoa Giờ Ở Đâu, Chẳng Thấy?



Where Have All The Flowers Gone?

Long time passing.
Where have all the flowers gone?
Long time ago.
Where have all the flowers gone?
Young girls have picked them every one.
Oh, When will you ever learn?
Oh, When will you ever learn?
Young girls
They've taken husbands every one.
Young men
They're all in uniform.
Soldiers
They've gone to graveyards every one.
Graveyards
They're covered with flowers every one.
Flowers
Young girls have picked them every one.

Pete Sêeger (1958)
***
Phỏng Dịch:

Những Đóa Hoa Giờ Ở Đâu, Chẳng Thấy? 

Những đóa hoa đâu mất rồi?
Những cô gái trẻ hái mất thôi
Những cô gái ấy sao không thấy?
Họ lấy chồng rồi các bạn ơi

Những người chồng trẻ ở muôn nơi
Biến mất không còn ở trên đời
Họ đã ra đi trả lời sông núi
Lính trận xa trường, hy sinh thôi!

Những nấm mồ ở đâu rồi nhỉ
Hoa mọc trên mồ, khó thấy thôi...
Và, hoa rồi cũng biến đi không thấy
Người góa phụ buồn nhặt hoa rơi!


Quách Như Nguyệt
24 tháng 8, 2021

(71) Almost Irish and Chris McMullan - Where have all the Flowers Gone - YouTube
(71) Where have all the flowers gone -The kingston trio(lyrics) - YouTube
(71) PETE SEEGER ⑪ Where Have All The Flowers Gone (Live in Sweden 1968) - YouTube

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Xin Được Tan Vào Nhau - Thơ Trần Ngọc - Nhạc Quốc Dũng - Ca sĩ Hạnh Nguyên


Thơ Trần Ngọc 
Nhạc Quốc Dũng 
Ca sĩ Hạnh Nguyên

Dưới Giàn Hoa Cũ - Tuấn Khanh - Minh Châu


Sáng Tác: Tuấn Khanh
Tiếng Hát: Minh Châu
Thực Hiện: Đặng Hùng

Vạt Nắng Hiền

 

Bạn rủ ta về thăm xứ bạn
Chân mây, suối núi, nước sông hồ
Ta về, một sáng mưa xuân ấm
Tìm lại hồn thơ thuở ấu thơ

Thấy vườn xanh cỏ, cây xanh lá
Thấy bạn hồn nhiên như khóm hoa
Lòng ta, xưa, một cành khô rũ
Bỗng vươn lên mạch sống chan hòa

Bấy lâu ta sống cù lao khép
Ta sống như loài ốc đảo hoang
Tâm bạn, tâm ta cùng rộng mở
Chào nhau, tay nắm chặt thiên đường

Ô hay! Quá nửa đời phong vũ
Mà sao chưa thấy mặt hồ yên?
Sáng nay vườn bạn xanh tươi quá!
Sao ta chưa là vạt nắng hiền?


Trang Châu

Thu Về Hôm Nao

 
(Mùa Thu Tới - Họa Sĩ Nguyễn Sơn)


Này yêu dấu mùa thu về hôm nao
Em thả tóc xanh bay theo mây đào
Em thắp hồn lên nâng cao ý nhạc
Trong lời ru biếc có ánh trăng sao

Này em nhé mắt nâu qua rừng thu
Trông bóng thời gian nhả tiếng sương mù
Chiều rơi lá chín thương em hương lụa
Anh nhặt thu về xây tím áng thơ

Này em hỡi dòng sông trôi xa xôi
Nhạc vỡ trong lòng nhạc ứa đầy vơi
Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá
Anh viết tình thu trên môi em thô
i

Phạm Anh Dũng

Bài Tình Thơ Mùa Thu

 

Bạn đã thấy Thu về rồi đấy nhỉ?
Trên sườn đồi, bên khe núi, vườn sau
Lá trên cây nay đã đổi sang màu
Đỏ tím thẩm hay úa vàng ảm đạm!

Khắp mọi nẻo sương lam giăng màu xám
Gió thu về thổi nhẹ chiếc lá rơi
Những lá kia cũng sắp sửa chia rời
Thân cây mẹ để rơi vào lòng đất

Nhìn cảnh ấy lòng chợt buồn chất ngất
Ngẫm cuộc đời nào có khác lá kia
Cũng xanh tươi, cũng héo uá, chia lìa
Là cát bụi lại trở về cát bụi!

Dẫu quyền thế, dẫu sống lâu trăm tuổi
Dẫu ngày nào má thắm nét xuân xanh
Dẫu cuộc đời lao khổ hoặc an lành
Rồi cũng phải ra đi hai tay trắng!

Như chiếc lá ngày nào còn trĩu nặng
Trên cành cao tạo bóng mát cho đời
Rồi Thu về, lá vàng úa, rơi rơi
Trên phố thị, lá biến thành loài rác!

Con người mãi vẫn đam mê tạo tác
Tham, Sân, Si, oán ghét, hận thù nhau
Có biết chăng rồi cũng đến ngày nào
Về lòng đất với bao nhiêu nghiệp tội!

Xin dừng lại đừng tạo thêm tội lỗi

Hãy trao nhau tình thân ái, thương yêu
Trao nụ cười, làm điều thiện cho nhiều
Thì hiện tại sẽ thân tâm an lạc

Làm việc thiện, tránh bớt làm điều ác
Tỏa tâm lành đến khắp mọi chúng sinh
Đối xử nhau xin dùng một chữ Tình
Thuận Thiên Lý, Nhân Hòa và Đạo Nghĩa!!

Sương Lam

Vấy Mực Vô Tình - Áo Trắng Em Tôi Và Mực Tím

 

Vấy Mực Vô Tình

Mực tím đậm màu pha lấy
Áo trắng ngày nào anh vấy lỡ tay
Vô tình tim nhảy nhịp sai
Làm em hồi hộp giữ hoài màu mơ

Rót tình thắm mực chép thơ
Từ đêm đến lúc tờ mờ hừng đông
Em nắn nót chữ tỏ lòng
Cánh thư lặng lẽ... vẫn trong hộc bàn.

Vì người pha mực chẳng màng ...
Áo trắng lỡ vấy vết loang ..... tím sầu

Kim Oanh
***
Áo Trắng Em Tôi Và Mực Tím

(Thương tặng Kim Oanh)

Áo trắng em tôi sáng sân trường

Thư viết màu mực tím dễ thương
Bâng khuâng ai nhận niềm hạnh phúc
Bên cành phượng vỹ mãi vấn vương.

Nắng sớm chiều buông thời gian qua
Tiếc rằng tình ấy đã bay xa
Ai mang hoa phượng tô môi đỏ
Giọt nắng tình yêu đã nhạt nhòa.

Em tôi yêu ai ai nào biết
Người ấy đi xa chẳng trở về.
Hoa phượng bên trường thành cổ thụ
Mực tím dệt thành thơ muôn phương.

Chiều nay em tôi ngồi ngẩn ngơ
MỘT THUỞ thương VẤY MỰC TÌNH CỜ
Áo tím thay cho màu mực tím.
Nhớ một thuở nào em tôi làm thơ.

Nguyễn thị Thêm


Trong Cõi Hư Không


Em ơi, nhốt gió muôn phương lại
Rồi thả lên trời, gọi bão giông
Mới thấy hồn tan câu thế thái
Và nghe đất loạn tiếng anh hùng

Đông tây thiên hạ thôi tung tán
Nam bắc xuân thu hết vẫy vùng
Chiến quốc thời nay ai là kẻ
Mang gươm đi xẻ dọc hư không

Trong cõi hư không cũng giả,chân
Nên em đôi lúc có mê lầm
Tưởng đâu bốc lửa soi kinh ngọc
Khiến mới se lòng lệch ý văn

Quỷ khốc đông tà, xem bải hoải
Thần sầu tây độc, ngó phân vân
Chẳng ai đoán được thời lai, để
Đệ nhất danh xưng ở cõi trần ...

Cao Mỵ Nhân

Tiếu Ngạo Giang Hồ Xứ Jordan Ở Trung Đông (Tiếp Theo)

Đây là bài số năm trăm tám mươi mốt (581) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon.

Hôm nay người viết mời quý bạn cùng đi viếng thăm Petra, một kỳ quan thế giới hiện đại mà bất cứ khách du lịch nào cũng phải đến viếng thăm khi du lịch ở Jordan.

Ăn cơm trưa xong, chúng tôi trực chỉ đi đến Petra vì phải mất gần 4 tiếng đồng hồ lái xe từ Madaba đến thành phố Petra, kỳ quan thế giới hiện đại thế kỷ 21.

  Đến Petra thì đã tối rồi, chúng tôi chỉ có thời giờ check in check in  khách sạn Petra Moon Village Hotel và ăn tối rồi nghỉ ngơi cho khỏe để sang hôm sau đi viếng thăm Petra, vì là chương trình viếng thăm quan trọng nhất ở Petra.

Vé vào cửa của Petra từ 50 đến 60 JD khoảng $USD 70 đô Mỹ

Vợ chồng người viết rất vui khi được viếng thăm Petra ở Jordan, một kỳ quan thế giới hiện đại với những hang động được hình thành trong các núi.

 

 Từ cổng Petra đến trước hẻm núi Petra, bạn phải đi qua một đoạn đường dài hơn một cây số. Bạn sẽ được ngắm những thắng cảnh đẹp thiên nhiên hay các di tích lịch sử và chụp hình lưu niệm. Các du khách lớn tuổi, nếu không muốn đi bộ thì có thể cưỡi lừa, cưỡi lạc đà, đi xe ngựa đến trước hẻm núi Petra. Dĩ nhiên là bạn phải tự trả tiền riêng cho những dịch vụ đặc biệt này.

 

Xin mời nghe ông Trần Nguyên Thắng, trưởng đoàn ATNT nói về Petra vẫn đầy đủ chi tiết hơn là người viết nghe đi kể lại nhé. Smile!


“…..Petra là một vùng núi đồi nằm về phía nam của Jordan, một tọa điểm nối liền giữa hai biển Red Sea (Hồng Hải) và Mediterranean (Địa Trung Hải). Đồng thời, Petra cũng gần như là điểm nối liền của hai lục địa Á Châu (miền Trung Đông) và Phi Châu (bán đảo Sinai). Nhờ vào vị trí thuận tiện như vậy, thời đó Petra trở thành giao điểm về thương mại và văn hóa hết sức quan trọng trong khu vực từ thế kỷ 1 trước công nguyên. Điều này hấp dẫn và thu hút tham vọng của các đế quốc luôn tranh chấp để chiếm giữ vùng đất Petra. Năm 2001 Petra đã được Swiss Corporation New 7 Wonders Foundation chọn làm một trong bảy kỳ quan thế giới.

Petra tuy có một thành phố một nằm trong khu vực du lịch nổi tiếng nhưng lại là thành phố không quá lớn. Cũng có khá nhiều khách sạn nhỏ được xây dựng gần trước cổng vào khu thưởng ngoạn. Những ai thích mạo hiểm và tìm tòi nghiên cứu về Petra thường sẽ chọn ở lại nơi đây vài đêm để tiện cho việc ra vào thung lũng. Từ cổng vào Petra cho đến trước hẻm núi hiểm trở Petra dài khoảng một cây số, du khách lớn tuổi nếu không muốn đi bộ thì có thể cưỡi lừa, ngựa hay lạc đà đi từ cổng đến trước hẻm núi Petra (nhưng khi dùng các dịch vụ này người du khách phải hết sức cẩn thận rõ ràng). Đoạn đường này gọi tên là Bal as-Siq, con đường mòn nối dài hai đầu thung lũng Moses (Valley of Moses) xuyên qua hai ngọn núi Jabal al-Khubtha và Jabal al-Jilf.

Những ngọn đồi nhỏ mang màu sắc vàng nâu đỏ vươn cao hai bên đường như nhắc nhở người ta về cái nóng bỏng của sa mạc; những hình dáng cong tròn của đồi núi cho du khách hình dung ra được “đường đi” của gió in lên núi đồi sa mạc qua cả một quãng thời gian cả vài chục ngàn năm. Bên cạnh đó là những hang động nho nhỏ do con người đào xới, không phải để người sống ở mà là những ngôi mộ xưa nơi người chết an nghỉ. Có ngôi mộ đục khắc như hình dạng Obelisk Tomb bên Ai Cập vẫn còn hiện hữu bên đường. Tuy nét đục khắc đơn sơ, không thể nào so sánh được với kiến trúc đền Abu Simbel của Ai Cập nhưng cũng cho người du khách cảm nhận được một nét phảng phất kiến trúc của người Ai Cập cổ xưa (hơn 3,300 năm trước) hiện diện quanh quẩn đâu đó tại Petra.

Trên đường đi vào thung lũng, người ta có thể bắt gặp những tảng đá to lớn Djinn Blocks được bộ lạc Nabataean xưa kia đục khắc theo niềm tin thần linh dân gian Ả Rập từ đầu thế kỷ thứ nhất. Tôi đã gặp những nghệ nhân đến đây, đứng dưới cơn nắng của tiết trời sa mạc tháng hai khá nóng, nhưng vẫn say mê vẽ hình ảnh “không gian của Djinn Block” mà hình như không màng gì đến cái nóng chung quanh.

Nói về hành trình du ngoạn hẻm núi Petra, người ta thường khởi đầu từ điểm Wadi Al Mudhlim (thung lũng Al Mudhlim). Đoạn đường này còn được gọi là As-Siq, dài hơn 1.2km. Trước cửa thung lũng, người ta cho hai chiến binh ăn mặc theo cung cách chiến binh ngày xưa đứng ngay điểm khởi đầu, dáng ra vẻ như là quân lính ngày xưa đứng canh gác, tạo cho du khách hình ảnh tưởng tượng về các trận chiến xưa kia.

Hẻm núi này có khúc chật hẹp nhưng cũng có khúc tương đối rộng, có khúc ánh nắng chui qua được khe núi, có khúc ánh nắng không còn ánh nắng mà chỉ còn ánh sáng bên trên hai vách núi (vì vách núi cao quá).. Hai bên con đường ngoằn ngoèo trong hẻm vực Petra là những vách núi cao đến 80m. Tuy hiểm trở như thế nhưng phong cảnh nơi đây lại rất hữu tình. Những màu sắc đỏ hồng vàng nâu trên vách núi, kèm theo màu sắc của đất cát và những hình thể sinh vật mà bàn tay tạo hóa đã vô tình uốn nắn cho các hẻm núi thiên tạo, khiến cho du khách những cảm giác thật lạ lùng bất ngờ.

Vượt qua khỏi hẻm núi As-Siq, du khách bàng hoàng trước một công trình kiến trúc đục khắc vào vách núi tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Đó là một kho tàng bảo vật vĩ đại Petra đẹp nhất của “kinh đô Petra cổ,” có tên là Al-Khazna. Đây có lẽ là một lăng mộ dành cho một vị vua nổi tiếng của người Nabataean, nhưng sau đó lại được dùng như một ngôi đền (temple) làm nghi lễ trong tôn giáo của người dân địa phương. Al-Khazna được xem như là một bảo vật, một kho tàng công trình thiết kế điêu khắc tuyệt hảo của bộ tộc Nabataean vào thế kỷ 1 trước công nguyên. Tôi cho rằng những kiến trúc đền đài bên Ai Cập mà ta thưởng ngoạn đều thua xa so với nghệ thuật đục khắc tinh xảo của ngôi đền Al-Khazna.

Các đền đài Ai Cập cho người xem cảm nhận được sự vĩ đại vào thời điểm cách đây hơn 3,300 năm, nhưng công trình kiến trúc Al-Khazna (cao 43m và rộng ngang 30m) lại cho người xem cảm nhận được sự tinh xảo của nghệ thuật đục khắc vách núi của nghệ nhân ở đây. Càng quan sát công trình điêu khắc này người ta càng cảm thấy sự hoàn hảo khéo tay của những người nghệ nhân xưa kia. Chỉ cần xem những cột đá tròn cao lớn được đục khắc kích thước đều nhau cũng đã đủ làm cho người thưởng ngoạn ngưỡng mộ. Al-Khazan không còn mở cửa cho du khách vào thưởng ngoạn như xưa nữa vì Al-Khazan cần được “nghỉ ngơi” và trùng tu trước làn sóng du khách đến đây mỗi ngày mỗi đông…..” (Trần Nguyên Thắng –ATNT Travel)

Mời xem Youtube do Photos Google Team thực hiện giúp người viết. Xin cám ơn Photos Google Team nhé.  Smile!

Youtube Minh Sương Lam viếng Petra Jordan Vacation 2018

https://youtu.be/cY47ZRmeeLw

Sau khi dạo một vòng thăm Petra trời quang mây tạnh, thì mưa đến.Chúng tôi vòng trở lại phía trước đn Al Khazna để nghỉ ngơi và đụt mưa. Chúng tôi quyết định đi xe ngựa trên đường trở ra thay vì di bộ như lúc đi vào. Chúng tôi phải kỳ kèo trả giá từ 60 $USD cho chuyến đi ra xuống thành $30 USD. Sau cùng, chú tài chiếc xe ngựa đồng ý chở chúng tôi ra về với giá 30 đô  Mỹ

Xe chạy trên đường gồ ghề, nước mưa văng tùm lum vào người chúng tôi mc dù chúng tôi có mặc áo mưa và xe ngựa được che kín như xe xích lô Việt Nam ngày trước.. Xe ngựa chạy dằn sốc đến nổi phu quân tôi phải nói:  “Đi xe ngựa kiểu này, đàn bà có thai chắc cũng hư thai luôn vì sốc qua”.

 Ra đến cổng bên ngoài, người tài đòi phải trả $40, chúng tôi không bằng lòng vì họ chịu giá 30$USD,  bây giờ lại đòi thêm tiền. Cuối cùng, chúng tôi phải chịu trả 40$USD cho rồi, kể như cho tiền típ là xong ngay. Thật t ình chú tài xe ngựa này chèn ép và bóc lột du khách quá!

Trời mưa mỗi lúc một lớn, Chúng tôi vào một nhà hàng gọi đt mua  pizza và nước trái lựu để ăn trưa  thì đã có lịnh phải lên xe bus ngay. Khi ra ngoài bến xe thì được tin đã có nước lụt bên trong khu Petra rồi  Tất cả các du khách đều bị cấm vào thăm Petra. Quân đội được huy động để cứu giúp những nạn nhân bị  lụt.

Lũ lụt đất chùi làm nghẽn lối đi và ngập lụt đường xá dẫn đến Petra làm cho xe của chúng tôi phải chờ đợi và đổi lộ trình về lại khách sạn. 

Ngày hôm sau, đoàn phải đổi chương trình thăm viếng các thắng cảnh vì đường xá vẫn còn bị cấm lưu thông ở một vài nơi.

 
Đoàn của chúng tôi thoát ra khỏi Petra kịp lúc đúng là được Ơn Trên che chở cho mọi việc an toàn. Thật may mắn thay!
 Mời xem Youtube Petra  Flood Nov 9-2018
https://youtu.be/7C3KcDIh-rk

Dễ sợ chưa?  Nếu chúng tôi không rời Petra sớm một chút với chiếc xe ngựa "chặt chém với giá cứa cổ" thì chúng tôi sẽ hết hồn vì lũ lụt bất ngờ ở hang động Petra rồi.
Tạ ơn Trời Phật đã phù hộ chúng tôi.
 Về đến khách sạn, mọi người đã mệt nhoài vì phải ngồi đợi chờ ở một nơi hẻo lánh và bị cúp điện quá lâu. 

 

Trong buổi cơm tối tại khách sạn, chúng tôi vẫn được anh Trần Nguyên Thắng , trưởng đoàn, tổ chức một tiệc nho nhỏ với một mẫu bánh sinh nhật dễ thương có đèn cầy lấp lánh. Cả đoàn cùng vỗ tay, hát mừng sinh nhật "Happy Birthday to Sương Lam" vì  hôm đó đúng là ngày sinh nhật của tô, November 9i. Thật đặc biệt nhỉ? 

 Xin cám ơn anh TNT, trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn nhé.


 Năm vừa qua trong chuyến du lịch Úc Châu, chúng tôi cũng được anh trưởng đoàn ATNT Travel và Holly Huệ, sư muội GL  của tôi,  chiêu đãi uống rượu vang, ăn bánh ngọt mừng "50 năm sống chung hoà bình" của chúng tôi vào tháng 10.  Thật rất cảm động.  Smile!

 

Sáng ngày Nov 10, chúng tôi giã từ Petra sau một ngày kinh hoàng về lũ lụt.  Chúng tôi lên đường đến Amma, thủ đô của Jordan. Amman  có thương xá không thua gì những thương xá lớn ở Mỹ. các cửa hàng trang trí với những bảng hiệu viết bằng tiếng Mỹ vì ông vua xứ này cưới một bà vợ là người Mỹ nên có tư tưởng phóng khoáng hơn những ông vua Trung Đông khác. 

 

 Các phụ nữ Hồi Giáo ở nơi đây rất xinh đẹp, rất tân thời dù vẫn đội khăn trùm đầu theo kiểu Hồi Giáo nhưng không cần phải che kín mặt mày như các phụ nữ Hồi Giáo của Khối Á Rập khác. Họ rất xinh đẹp, nhất là có đôi mắt rất đẹp. Họ nhanh nhẹn, cấp tiến, dạn dĩ,

 

Chúng tôi đi viếng thăm thành cổ Jerash, một di tích lịch sử La Mã còn sót lại ở Jordan.   Từ Amman, thủ đô của Jordan, đến Jerash chỉ có 48km và đoạn đường đi đến thành phố Jerash bắt đầu thay đổi về phong cảnh xung quanh có lẻ nhờ dòng sông Jordan vây quanh,

 Trong thời cổ đại, thành phố Jerash có tên gọi là Gerasa, theo tiếng La tinh cổ nó có nghĩa là: “thành phố Antioch nằm bên bờ sông vàng.

   Từ trên cao nhìn xuống, chúng tôi nhìn thấy dấu vết của một thành trì La Mã cổ mà tôi đã xem trên Tivi: đấu trường, những hàng cột hình oval, những điệu khắc tuyệt đẹp trên đá, Mặt trời đã lên cao, chúng tôi phải tìm bóng mát ngồi tránh nóng và tìm đường đi ra xe  trước .


 

Sau khi viếng thành cổ Jerash, chúng tôi đến thăm Ajloun Castle thường được gọi là pháo đài Ayyubid, nằm trên đỉnh núi Jabal Auf cách thành phố Ailun khoảng 5km. Vì quá gần với thành phố Ajloun, nên người địa phương lấy tên thành phố để đặt tên cho lâu đài. Pháo đài được xây dựng vào năm 1184 đến 1185 theo kiến trúc Hồi giáo sớm bởi vua Izz al-Din Usama – cháu trai của vua Salah ad-Din al Ayyubi. Pháo đài nguyên thủy bao gồm 4 tòa tháp ở 4 góc. Nối liền với 4 tòa tháp đó lại với nhau là những bức tường thành xây bằng gạch dày. Bao bọc xung quanh pháo đài là những hào nước có chiều rộng khoảng 16m và sâu khoảng 12 – 15m.

Những điêu khắc bên trong lâu đài mang dấu ấn của thời kỳ Hồi Giáo sớm. Những hiện vật thu được từ pháo đài và được trưng bày trong pháo đài. 

Chúng tôi ngụ ở khách sạn Grand Millennium 2 đêm trước khi lên đường đi Cairo, thủ đô của Ai Cập  báng phi cơ . 

 Đến Cairo lúc 8:40 PM sau khi làm thủ tục nhập cảnh khá gắt gao vì lý do an ninh đặc biệt ở nơi đây, chúng tôi lên xe bus chạy về khách sạn Hilton Cairo Heliopolis Hotel khá đẹp . Tối đến, chúng tôi tự túc ăn tối với....mì gói đem theo vì còn no sau khi ăn buổi trưa quá thịnh soạn ở Jordan để tiễn đưa một số khách về lại Mỹ vì họ không viếng thăm Ai Cập. 

 Chúng tôi chỉ ở khách sạn ở Cairo có một đêm ngủ cho khỏe mà thôi vì sáng mai  phải thức dậy sớm (3:30 AM) để ra phi trường đáp chuyến  bay sớm lúc 5:45 AM  đi Luxor (Ai Cập) sau khi nhận breakfast box của khách sạn  làm sẵn cho đoàn.  Mệt thật! 

Thế là cuộc du hành trên đất nước Ai Cập bắt đầu kể từ ngày 11 đến ngày 19.  Mời Bạn cùng đi với chúng tôi nhé.

Còn tiếp…. Xin mời bạn đọc tiếp bài kỳ sau  về TNGH Ai Cập nhé.

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

 

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

Sương Lam

 (Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 581-ORTB 1006-92221)

Thu Paris Hội Thảo Văn Học Nghệ Thuật


Vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 tại phòng Paris 13, một buổi hội thảo văn học nghệ thuật với chủ đề: Sự Bảo Tồn Văn Hóa Việt Nam tại Hải Ngoại do CLB Văn Hóa VN Paris tổ chức với sự tham dự của nhiều khuôn mặt quen thuộc trong giới trí thức người Việt ở Paris. Mở đầu BS Nguyễn Bá Linh đọc chương trình hội thảo, đồng thời mời nhà thơ Đỗ Bình chủ tịch Câu lạc Bộ VHVN Paris lên ngỏ lời, ông đã phát biểu rất ngắn về ý nghĩa quan trọng của buổi sinh hoạt, sau đó đã giới thiệu từng khuôn mặt những người tham dự, trong đó có những người đến từ Đức Quốc. Điều hợp chương trình là BS Nguyễn Bá Linh và TS Võ Hùng Anh.

Tiếp theo GS Trần văn Thu giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Pháp 8000 Năm Lịch Sử Việt Nam. Ông nói ai cần sách đó ông sẽ tặng. Vào tháng 10 năm 2016 ông đã nói chuyện về đề tài này do CLB VHVN Paris tổ chức. Trong sách có rất nhiều tư liệu ông đã nghiên cứu nhiều năm ở các sách Pháp, Mỹ mà người Việt không biết. Những gì người Việt biết về lịch sử Việt Nam đã bị người Tàu xuyên tạc rất nhiều!

Kế tiếp BS Nguyễn Bá Hậu là người cao niên tuổi đã 94 phát biểu:"
Muốn giữ gìn văn hóa thì Sự Tam Sao Thất Bổn trong văn học nghệ thuật cũng cần được thảo luận".

  GS Trịnh Khải phát biểu:
"Sau khi CS cưỡng chiếm VN, chữ khoa học Việt hoàn toàn ngưng trệ.  Chúng ta nên giữ lại gốc «latin» các chữ khoa học (toán học, vật lý...... triết học ….xã hội học ...) như các nước văn minh: Mỹ, Pháp, Đức, Anh …..vv.... vì nếu muốn dịch thì phải thành lập một ban chuyên môn, chứ không thể chỉ dùng chữ Hán làm căn bản.

Ví dụ: Ở ĐH Văn Khoa Saigon, có ông đã dịch : hữu thể = être thì không đúng theo Phật Đạo vì:

** hữu = có   và  thể = sắc (forme) ==>  hữu thể = tất cả mọi vật nhìn thấy được

** Theo philosophie occidentale: être = người và động vật (les humains et les êtres vivants) và  les humains = étants (Heidegger)

Vì lý do trên nếu tự mình chuyển ngữ bằng gốc Hán (ít ai hiểu) thì chỉ đem lại sự hiểu lầm mà thôi nhất là V/Đ tôn giáo (Ví dụ : xin xem lại 02 chữ :la réincarnation et la résurrection).”

Tiếp theo TS Âm nhạc Trương Quỳnh Hạnh trình bày và hát trích đoạn những thể loại dân gian khắp ba miền: Quan Họ Bắc Ninh, Châu Văn, Sẩm, Ca Trù, Sa mạc, Nam Ai,  Hò Mái Nhị, Hát Bài Chòi, Hát Bội, Lục Vân Tiên, Dạ Cổ Hoài Lang,Tứ Đại Oán, Vọng Cổ.
Bà phát biểu:

“Về phương diện Nhạc Cổ Truyền Việt Nam chúng tôi nhận xét: Những ngón đàn độc đáo của Đàn Đáy trong Ca Trù và Đàn Bầu cần phải được bảo vệ và truyền lại cho các em học sinh, sinh viên ở các Nhạc Viện, những người yêu thích âm nhạc cổ truyền Việt Nam kể cả người ngoại quốc». GS Quỳnh Hạnh giải thích về Ngón Chùn và Thang Âm Sa Mạc, bà nói : «Đó là Ngón Chùn tạo nên đặc tính của Ca Trù và tạo nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ sĩ ca cổ truyền, ngâm thơ, đọc thơ”.
 Bà nói tiếp:”Về phương diện kỹ thuật, trong âm nhạc quốc tế nói chung, nhạc cổ truyền Việt Nam nói riêng, thông thường các Ngón Nhấn có khuynh hướng đi lên, không bao giờ một Ngón Nhấn mà có cao độ bị chùng xuống. Thí dụ: Nốt Sol nhấn lên  nốt La, nốt Do nhấn lên nốt Ré nhưng trong kỹ thuật Đàn Bầu và Đàn Đáy: Tạo ra một nốt Fa dùng điểm của nốt Sol. Đối với kỹ thuật Đặc Biệt của Tính Năng Nhạc Cổ Truyền: Khi Nhấn Chùng xuống là tạo được Ngón Chùng. Đặc Điểm của Ngón Chùng bắt chước ra được giọng  người hát tuyệt vời, có sức quyến rũ khá mạnh mẽ thu hút được trái tim người nghe và tạo được nguồn cảm hứng vô tận cho người nghệ sĩ qua ngón đàn tài hoa của người nhạc sĩ.”  GS Quỳnh Hạnh nói thêm về Quảng Ba Trung Bình trong Ngâm Thơ Sa Mạc, trong Ca trù, và Các Cung Giọng Đọc Kinh Công Giáo.”

BS Nguyễn Bá Linh đặt câu hỏi:
“Đất nước Việt Nam chúng ta không có Sa Mạc thế sao Thư Mục Ca Nhạc Cổ Truyền lại có ngân thơ Sa mạc?”

GS Quỳnh Hạnh:

“Đó là do Việt Nam giao lưu với các nước Trung Cận Đông từ nhiều thế kỷ trước. Khi tôi trình bày và minh họa qua tiếng hát trong các conférences có rất nhiều người trong giới âm nhạc thuộc các quốc gia Trung Cận Đông, họ phát biểu:
“Tôi nghe Bà trình bày làn điệu này sao giống làn điệu thang âm ở nước chúng tôi!”
Tôi trả lời: “Đặc Tính của Âm Nhạc: Quảng Ba Trung Bình tạo nên sự Nhớ Nhà,Tình  Hoài Hương, nỗi Nhớ da diết cô đọng trong tim không nói ra cùng ai. Có thể làn điệu này ở các nước Trung Cận Đông đã có sự giao lưu văn hóa với Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước, những làn điệu âm nhạc nào phù hợp với khiếu thẩm mỹ của dân tộc chúng tôi thì nó sẽ ở lại với chúng tôi mãi mãi.”

Nhà báo Hoài Châu Nguyễn Kim Long phát biểu:

“TS Quỳnh Hạnh đã khẳng định là ngâm thơ điệu SA MẠC ở Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những giao lưu người Ả Rập đến từ vùng sa mạc Trang - Á, tôi không đồng ý với quan niệm này! Theo thiển  ý của tôi: từ "sa mạc" chỉ là cách nói,  không liên quan đến  những cuộc giao dịch trong sa mạc của người Touaregs hay Berberes ở vùng Sahel châu Phi (Sahel hay Sahara = sa mạc) hay người Ả Rập Hồi giáo ở thế kỷ  thứ VII cho đến thế kỷ XIII vùng bán đảo Saudite ; còn vùng Trung Á chỉ có sa mạc Gobi không có người qua lại! Thật ra chỉ có đoàn quân kỵ mã của Thành Cát Tư Hãn và Hốt Tất Liệt  người Mông Cổ là qua lại. Đó là thời kỳ nhà Nguyên cai  trị Trung Hoa và thua trận ở VN khi họ tính thôn tính Đại Việt nước ta. Đây cũng là thời kỳ mà đoàn quân Mông Cổ đã theo con  đường Tơ  Lụa trong cuộc viễn chinh ở thế kỷ XIII. Như vậy, lời ngâm "sa mạc" chỉ là lối phân loại  trong ngôn ngữ ở Bắc, cũng như điệu "Bồng mạc", tức lối "ly Kiều", cộng với hai lối ngắm khác là Ru Hát và Ru  Nói. Như vậy, tôi xin thưa  theo kiến thức thường tình-- như một người không rành âm nhạc cổ truyền VN -- là điệu sa mạc không có ảnh hưởng Ả Rập.  Nhạc là một ngôn ngữ đại đồng. Có khi tôi nghe người Hung Gia Lợi,  Basques,  Lapons, hay Celtiques thối kèn tù và thì tôi tưởng giống  nhạc trỗi lên trong đám tang cha tôi ở miền Nam Trung Việt thuở nào”.

Nhà thơ Đỗ Bình góp ý:

“Trong Tự Điển Hán Việt định nghĩa từ Sa Mạc như quý bác và anh chị đã biết, riêng Tự Điển Việt Nam còn ghi thêm: Làn điệu Sa Mạc.
 Ở Paris mấy chục năm về trước những nghệ sĩ ngâm thơ rất hiếm, nhất làn làn điệu Ca Trù, Ngâm Sa Mạc.
Về ngâm Ca Trù chỉ có GS TS Trần Văn Khê, GS nghệ sĩ Bích Thuận, nghệ sĩ Diệu Khánh. Còn ngâm Sa Mạc Khá nhiều: GS Trần văn Khê, Đặng Trần Vận, Bích Thuận, Diệu Khánh, Anh Trần, Linh Chi, Mỹ Hòa, Thụy Khanh, Thúy Hằng, Thụy Hương, GS Phương Oanh, GS Trần Quang Hải, Đỗ Bình, Ngân Đoài. Những nghệ sĩ đến Paris sau: GS Quỳnh Hạnh,GS Thanh Vân. Ngâm theo điệu sa mạc phải theo luật. Tất cả chữ cuối của câu thơ bằng dấu huyền thì phải ngâm ở nốt Do. Còn chữ cuối của câu thơ bằng không dấu thì ngâm ở nốt Mi trung( tierce neutre), có nghĩa là quãng ba ở chính giữa hai quãng ba thứ (tierce mineure) và quãng ba trưởng (tierce majeure).”

TS Võ Hùng Anh phát biểu: 

“Tôi xin góp thêm chi tiết về Làn Điệu Sa Mạc. Trong cuốn Hồi Ký của GS Trần Văn Khê có ghi về Làn điệu sa mạc, tôi xin  kể trích đoạn”:
Trong cuốn Hồi Ký Trần Văn Khê, tôi xin trích đoạn kể:
“ Điệu sa mạc của Việt Nam gần với điệu Sêgah của Ba Tư và Sikah của Á Rập. Lần bắt đầu nghiên cứu nhạc Ba Tư trên thực địa tôi mang theo cây đờn tranh và đã  xin gặp ông Hormozi, một nghệ nhân chuyên đàn sêtar, loại đàn nhỏ bốn dây của Ba Tư. Tôi đờn cho ông ấy nghe, khi đàn sang hơi Sa mạc, ông ngạc nhiên nhận xét: “Hơi này tôi nghe giống điệu Sêgah của chúng tôi quá!” Sau đó ông lấy đàn ra  biểu diễn điệu Sêgah. Ðàn xong ông hỏi:
- “Anh có thấy hai điệu giống nhau không?”
- Tôi trả lời: Đúng, đặc biệt trong đoạn kết có chỗ giống nhau là cùng có một quãng ba trung bình giữa thứ và trưởng mà chữ kết nhấn vào bực trên của quãng ba đó.
Ông nói:
Phải rồi, trong truyền thống nhạc Ba Tư chúng tôi gọi là quãng ba Zalzal, vì từ thế kỷ thứ 8 Zalzal là người dùng quãng ba đó trước nhứt. Vì vậy khi nghe Sa mạc tôi xúc động quá vì trong đó có nhiều quãng ba Zalzal mà trong nhạc Ba Tư vẫn được dùng để diễn tả nỗi day dứt, mong chờ.

BS Nguyễn Bá Hậu phát biểu:

“ Nghệ thuật thì vô tận, còn Văn chương Việt Nam có nhiều tam sao thất bản nói ra hàng ngày không hết cho nên hôm nay tôi chỉ chú trọng đề cập đến vài ba khía cạnh sau đây:Tam sao thất bản trong tục ngữ ca dao, loại văn chương này được phổ biến bằng lời truyền tụng cho nhau, nhất là dưới hình thức ca hát làm cho dân chúng quá say mê về điệu hát nên ít để ý đến ý nghĩa của lời ca. Vì thế mà có sự nhớ sai một vài danh từ nên ý nghĩa vô tình bị thay đổi:
Về ca dao bài người đi cấy:

“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời trông đất trông mây,
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời trong biển lặng mới yên tấm lòng.”

Bài này được in ở trong sách giáo khoa Việt Nam Văn Học Sử Yếu, quyển một của Dương Quảng Hàm.

Về vần điệu cước vận ở câu hai (bề) không vần với cước vận của câu ba (mây). Sự lạc vận này làm mất giá trị nhạc tính của bài thơ. Ta có thể dùng danh từ (bầy) thay thế cho chữ (bề) vì ở nước ta cũng có nơi gọi bề tôi là bầy tôi cho nên tác giả bài thơ này có thể là người địa phương dùng danh từ bầy tôi.
Về ý nghĩa chân cứng đá mềm không biết ý tác giả nói về người đi cấy hay là cây lúa. Nói về cây lúa có lẽ đúng hơn, thân cây lúa có cứng có mạnh thì mới mang được phần trên là lá lúa mà cây lúa có tươi đẹp thì lá mới mềm, nếu thân cây lúa yếu thì lá sẽ rủ xuống đi đến thối nát.

Nhà biên khảo Nguyễn Đức Tăng phát biểu:

"Theo tôi chữ Bề và Bầy trong bài ca dao Người Cây Lúa ý nghĩa khác nhau: Bề: khoảng cách giữa hai mặt đối nhau của một hình.Thí dụ:  Bề mặt, Bề dầy. Còn có ý nghĩa khc diễn tả khía cạnh phương diện của sự vật. Người ta thường bảo: Khổ cực trăm bề. Bốn  bề lạnh ngắt. Trong khi đó Bầy : có nghĩa là đám đông động vật cùng loài sống với nhau. Thí dụ: Bầy Chim, bầy gia súc. Từ Bầy khi nói về Người chỉ đám đông, đôi khi hàm ý khinh bỉ: Thí dụ :Một bầy tham nhũng.  Từ Bầy tôi và Bề tôi đồng nghĩa: Chỉ người ở cương vị thấp, làm tôi thời quân chủ.
Còn hai cữ Sa mạc thì tôi hiểu theo nghĩa là làn điệu ca du dương, êm đềm, lời theo thể Lục Bát, như ca Huế có điệu Nam Ai, Nam Bình..và trong kinh của Cao Đài giáo thường tụng theo giọng điệu Nam Xuân, Nam Ai,hay  Đảo ngũ cung."

Nhà thơ nữ Từ Thạch góp ý: 

« Tôi xin góp ý: Tư tưởng trong bài nầy là nói lên ý chí của con người. Bài ca dao có hai nhân vật: Người Ta và Tôi. ‘Tôi’ trong bài là chủ điền có ruộng nên phải chú tâm đến việc này qua nhiều khía cạnh để đem tới sự thành công.

Câu:«Trông...Trông… » dùng điệp ngữ chín lần để chỉ sự kiên nhẫn nhưng vẫn phải cảnh giác trong mọi trường hợp của thời tiết. Bài Câu Chân cứng đá mềm: nói lên nghị lực. Bài Ca dao gồm nhiều hình ảnh trong đó có: trời đất, con người (người cấy lúa), đá(núi), gió, mây, mưa. Cảnh, vật và người hòa nhau nhịp nhàng thành một bức tranh sơn thủy linh động. Bài Ca dao như một lời nhắc nhở, muốn nung đúc cho mọi người Việt Nam phải có lòng tin ở chính mình, cố gắng sẽ nên việc.”

GS Trần Văn Cảnh góp ý:

Tiếp lời Bs Nguyễn Bá Hậu liên quan đến vấn đề " Tam sao thất bản trong tục ngữ ca dao ”, tôi xin góp vài ý tưởng vừa nhìn thấy. Tôi đồng ý với Bs Nguyễn Bá Hậu rằng”Về vần điệu cước vận ở câu hai (bề) không vần với cước vận của câu ba (mây)”. Nhưng bảo rằng « Sự lạc vận này làm mất giá trị nhạc tính của bài thơ. Ta có thể dùng danh từ (bầy) thay thế cho chữ (bề) vì ở nước ta cũng có nơi gọi bề tôi là bầy tôi”, thì tôi e rằng Bs Hậu hơi quá khắt khe và vội vã ; Vì rằng, theo mạch văn, thì dường như chữ “ bề” đã được tác giả ý thức và chủ ý chọn dùng, dẫu lạc vận, để tạo một hòa âm nghịch, làm đổi nhạc điệu, làm tăng nhạc tính và thu hút người nghe và người đọc hơn. Chữ Bề là một chữ thuần túy việt nam. Chữ Bề có nhiều nghĩa, như chiều hướng, chiều kích, như bề cao, bề sâu, bề dài, bề rộng, .. thứ bậc, như bề trên, bề ngang, bề dưới,..

Trong bài ca dao này, chữ Bề có ý nghĩa là khía cạnh, lãnh vực, như câu Kiều “So bề tài sắc lại là phần hơn”, hay câu Kiều khác “Công tư vẹn cả hai bề”.

Ngoài ra, cũng trong bài ca dao này, với “chữ trông” vừa có nghĩa “trông thấy”, vừa có nghĩa “ trông mong ”, chữ “nhiều bề ” trong câu “tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề ”còn có một ý nghĩa hành văn, giới thiệu những chiều hướng, những khía cạnh, những lãnh vực nhận thức trông thấy được, từ khung cảnh trời đất, qua những biến cố mây mưa gió, đến các sự kiện thời gian ngày đêm; và những chiều hướng ý chí hành động đạt được, từ ước nguyện tin tưởng đến quyết chí rèn « cho chân mềm thành cứng ”, và biến “ đá cứng thành mềm”.

Nếu vì hình thức máy móc muốn tránh lạc vận mà lấy chữ “bầy”, (theo ý nghĩa « bầy tôi ») thay vào, thì ý nghĩa của bài ca dao chẳng những thành lủng củng, mà thâm chí còn sai lạc. Trong ba yếu tố mỹ học của thơ, hai yếu tố chữ và vận là quan trọng. Nhưng yếu tố ý là quan trọng hơn cả.


BS Nguyễn Bá Hậu:

“Về khía cạnh thơ đường luật thất ngôn bát cú ta lấy mẫu bài thơ Làm Lẽ của Hồ Xuân Hương in trong tập thơ của nhà biên khảo Phạm Trọng Chánh:


“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Năm khi mười họa nên chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không.

Muốn đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Thân này nếu biết đường này nhỉ,

Thà trước thôi đành ở vậy xong.”

 

Bài thứ nhì khóc ông phủ Vĩnh Tường của Hồ Xuân Hương:


“Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi

Cái nợ ba sinh đã trả rồi.

Chôn chặt văn chương ba thước đất,

Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.

Hạt sương dưới chiếu chau mày khóc,

Giọt máu trên tay mỉm miệng cười.

Hăm bảy tháng trời là mấy chốc

Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ơi.”


Về ý nghĩa bài thơ chính của tác giả là than khóc nhớ thương vị hôn phu lại bị thay thế ở hai câu năm sáu bằng hai câu thơ sau đây:

“Cán cân tạo hóa rơi đâu mất,

Miệng túi càn khôn khép lại rồi.”


Với hai câu thơ này ý nghĩa trang trọng không còn nữa. Vả lại theo ông Phạm Trọng Chánh thời Hồ Xuân Hương làm bài thơ này ta chưa có cái cân có cán.

Về khía cạnh thơ lục bát số câu thơ tam sao thất bản quá nhiều nên tôi chỉ xét đến hai câu thơ sau đây của Nguyễn Du trong truyện Kim Vân Kiều mới được người ta cố ý thay đổi:

“Trời còn để có hôm nay

Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”

Chữ trời ở đầu câu được đổi bằng chữ đời làm cho ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du bị sai hẳn vì Nguyễn Du trong truyện Kiều là một nhà thơ duy linh tin có đạo trời. Nếu đem chữ đời vào câu thơ thì người ta cố ý biến Nguyễn Du thành nhà thơ duy vật chủ nghĩa. Thiết tưởng nếu Nguyễn Du sống lại mà thấy hai câu thơ này thì cụ sẽ tự than vản cho số mình chẳng cần phải đợi “tam bách dư niên hậu” nữa và dân chúng Việt Nam sau này sẽ đổi câu ca dao Lạy đời mưa xuống lấy nước tôi uống… Đời sinh đời dưỡng. Nhà thơ Nguyễn Bính cũng vậy trong bài Tương Tư ông viết:


Gió mưa là bệnh của Trời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.


Nay nếu người ta cũng đổi chữ trời ra chữ đời thì hai câu thơ đó sẽ đọc như sau:


Gió mưa là bệnh của đời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.


Chắc nhà thơ Nguyễn Bính sẽ an ủi Nguyễn Du vì ở trong cùng một hoàn cảnh."


Nhà thơ Nhất Uyên TS Phạm Trọng Chánh kể

Cuộc Tình Nguyễn Du Hồ Xuân Hương:

“…Sau khi GS Hoàng Xuân Hãn mất năm 1996, tôi đã dựa theo văn bản ông Bùi Hạnh Cẩn là người được ông Trần Thanh Mại giao chép Lưu Hương Ký thành 5 bản, ông đã chép một bản cho mình, chỉ sót một bài, tôi đã tiếp nối công trình còn dang dở của Gs Hoàng Xuân Hãn.

Trong Lưu Hương Ký có bài thơ Hồ Xuân Hương tặng Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu, hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân. Bài thơ cho biết : Chữ tình chốc đã ba năm vẹn. Hai người yêu nhau trong ba năm, đó là thời gian từ năm 1790 đến 1793, sau khi Nguyễn Du thành nhà sư Chí Hiên đi giang hồ ở Trung Quốc về sống với anh Nguyễn Nể đang làm quan nhà Tây Sơn tại Thăng Long, nhưng Nguyễn Du lại thường ở nơi Gác Tía, nơi nhà câu cá cũ của anh Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân và Cổ Nguyệt Đường.gần đình làng Nghi Tàm ngày nay. Hai người hàng xóm  yêu nhau thường cùng đi hái sen với nhau.  Năm 1793 sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Nể được cử vào dạy học cho vua Cảnh Thịnh mới lên mười. Nguyễn Du và em là Nguyễn Ức được anh giao phó trọng trách về xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền bị phá hủy năm 1790 sau cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh. Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du có tiễn đưa nhau tại đình đá sông Vị Hoàng, làm thơ đối đáp nhau trong thời gian này.


Năm 1796, Nguyễn Du toan tính vượt biên vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh đã đánh tới thành Diên Khánh, Nha Trang, Nguyễn Du toan vượt biên vào Nam thì bị trấn thủ Nguyễn Văn Thận bắt giam 3 tháng, ra tù Nguyễn Du trốn ra Thăng Long. đến Hồ Tây thì hay tin Hồ Xuân Hương bị mẹ gả cho Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, Nguyễn Du viết hai bài thơ ký tên Chí Hiên oán trách nàng tệ bạc. Năm đó Nguyễn Nể đi sứ về, mai mối cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em gái út Đoàn Nguyễn Thị Huệ cho Nguyễn Du. Nguyễn Du về Quỳnh Hải dạy học cho đến khi vua Gia Long lên ngôi đem quân ra Bắc truy đuổi vua Cảnh Thịnh. Nguyễn Du chiêu tập học trò, đem bò ngựa lương thực ra tiếp rước vua Gia Long, gặp tại huyện Phù Dung trấn Sơn Nam, vua phong ngay làm Tri huyện nơi này, sự kiện giống như Phi Tử thời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Chu Hiếu Vương được phong chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử, Nguyễn Hành bài Đi Săn có nhắc danh hiệu này.


Năm 1804 Nguyễn Du làm tri phủ Thường Tín, vợ mất, ông tìm về Cổ Nguyệt Đường gần đó mong nối lại duyên xưa, thi Hồ Xuân Hương đang làm lẽ Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa, nàng đau ốm như nàng Tiểu Thành, xót thương Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký gửi nàng. Hai chữ Tố Như hiểu là Nguyễn Du là vô nghĩa, vì 6 câu đầu viết về nàng Tiểu Thanh, tự nhiên hai câu cuối tự hỏi ai khóc mình là lạc đề, vô nghĩa, nếu Nguyễn Du muốn ai khóc mình thì sẽ nói : Ngàn năm sau ai nhắc đến ta ? : Bách Tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp tố như. Tra tự điển Thiều Chửu : tố là tơ trắng là người ( phụ nữ)  phẩm hạnh cao quý, như là như thế như vậy. Hiểu:  Không biết rồi đây ba trăm năm nữa , Ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh  thì hoàn toàn phù hợp với ý sáu câu đầu bài thơ. Hai chữ Tố Như chỉ xuất hiện duy nhất trên bài Độc Tiểu Thanh Ký, do đó tôi cho rằng con cháu đời sau khi viết gia phả không hiểu mối tình Nguyễn Du Hồ Xuân Hương nên đoán bừa Tố Như là bút hiệu. Các người được thuê chép văn bản cho Trường Viễn Đông Bác Cổ chỗ nào nghi là Nguyễn Du cứ chép vào hai chữ Tố Như. Ví dụ thơ viết cho anh Nguyễn Du đề Ức Gia Huynh, viết cho em Ngô Gia Đệ cựu ca cơ. Thơ Nguyễn Nể viết cho em lại đề Hoài Thanh Hiên Tố Như Đệ, không ai viết cùng một lúc hai danh hiệu. Hồ Xuân Hương sau khi nhận được bài Độc Tiểu Thanh ký đã bỏ Tổng Cóc trở về làng Nghi Tàm, nàng có viết bài Chơi Tây Hồ Nhớ Bạn trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký.


Năm 1813 Nguyễn Du làm Chánh Sứ đi sứ sang nhà Thanh, Hồ Xuân Hương gửi thơ mừng và ra đón tại Thạch Đình sông Vị Hoàng nơi tiễn biệt ngày xưa, nhưng chàng đường đường là vị quan Chánh Sứ, muôn cặp mắt trông vào, nàng chỉ dám nhìn từ xa, Hồ Xuân Hương viết hai bài thơ Mừng gặp bạn trên sông Hoàng Giang, và Hoài Cựu chép trong Lưu Hương Ký.

 Thơ truyền khẩu Hồ Xuân Hương chép theo văn bản Antony Landes,  Giám Đốc Trường Thông Ngôn, trước khi có Trường Viễn Đông Bác Cổ năm 1892 ông thuê Lê Quý và Nguyễn Văn Đại chép thơ Hồ Xuân Hương. Hai ông này có đến làng Nghi Tàm gặp hai người con trai Tử Minh là người « không ruột nhưng mà thương quá ruột » nên chép được ba bài thơ Khóc Tử Minh của Hồ Xuân Hương. và toàn bộ các bài thơ truyền khẩu của Hồ Xuân Hương,  các người con Tử Minh lúc này khoảng 70 tuổi. So văn bản này với các bài thơ Truyền Khẩu về sau tôi chú ý có nhiều chữ thay đổi ví dụ:


Trong bài Khóc ông Phủ Vĩnh Tường ( chức cũ của Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển) chồng Hồ Xuân Hương bị tử hình bị phe Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Án Thủ Dung vu cáo nhận hối lộ 700 quan tiền vì ép dân trở lại cày ruộng thay vì làm nghề biển. Cùng thời gian sự kiện này là  Trung Quân chỉ huy toàn quân đội nhà Nguyễn, Nguyễn Văn Thành phải tự tử, con là Nguyễn Văn Thuyên bị án chém. Binh Bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường bị xử thắt cổ, Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán tự tử. Hai câu: ‘ Cán cân tạo hóa rơi đâu mất. Miệng túi càn khôn thắt lại rồi.’Cán cân là hình ảnh nữ thần Công lý cầm cán cân trước các toà án thời Pháp thuộc, thời Hồ Xuân Hương dùng chữ: đồng cân, ‘mượn tay thi tướng nhắc đồng cân.  HXH. ‘âm công nhắc một đồng cân cũng vừa;’ ND.

Hai câu nguyên tác trong bản Landes: ‘Hạt sương dưới chiếu chau mày khóc, Giọt máu trên tay mỉm miệng cười’. Khi chồng bị tử hình, Hồ Xuân Hương ôm thây chồng khóc cười điên dại.
Điều oan nghiệt người thi hành bản án tử hình là quan Tào Binh Bắc Thành Trần Quang Tỉnh, trước là Hiệp Trấn Sơn Nam Hạ, từng là người đã yêu và làm thơ xướng họa với Hồ Xuân Hương. Khi chồng bị bắt Hồ Xuân Hương có đến cầu cứu ông, ông lánh mặt và sai lính đuổi nàng đi. Hồ Xuân Hương cay đắng viết trong bài Bán Chầm thư hoài, (Nỗi niềm gối lẻ)

‘Ngâm khách thế thần đâu sắc tướng, Tình ma không sức đuổi sầu binh’. Đem chữ sắc tướng nhà Phật, sắc tức thị không, không tức thị sắc, đối với chữ sầu binh tài nghệ đối đáp Hồ Xuân Hương thật là tuyệt vời.”
Ngoài trời những chiếc lá vàng rơi trong nắng thu rất đẹp. Trong phòng hội nững mái đầu bạc đang đắm hồn vào thảo luận.  Không khí buổi hội thảo thật hào hứng và sôi nổi vì nhiều ý kiến khác nhau. Cuộc tranh luận lan qua vấn đề tâm linh, triết học rồi quay trở lại phần nghệ thuật.


Trong dòng lịch sử tân nhạc Việt Nam đã gần thế kỷ khởi từ những nhạc sĩ đầu tiên như Nguyễn Văn Tuyên (Kiếp Hoa, Bông Cúc Vàng), Nguyễn Xuân Khoát(Bình Minh, phổ thơ Thế Lữ), Lê Yên (Bẽ Bàng,Nghệ Sĩ Hành Khúc, Ngựa Phi Đường Xa), Thẩm Oánh (Khúc Yêu Đương, Đôi Oanh Vàng, Xuân Về), Nguyễn Thiện Tơ (Giáo Đường In Bóng, Trên Đường Về, Nhắn Gió Chiều), Dương Thiệu Tước (Vầng Trăng Sáng, Áng Mây Chiều, Ngọc Lan, Tiếng Xưa, Đêm Tàn Bến Ngự …)Lê Thương (Bản Đàn Xuân, Hòn Vọng Phu 1,2,3, Tiếng Thu, phổ thơ Lưu Trọng Lư), Văn Chung (Bóng Ai Qua Thềm), Doãn Mẫn (Biệt Ly, Gió Xa Khơi, Hương Cố Nhân),Đan Trường (Trách Người Đi),Văn Cao (Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu, Thiên Thai, Trương Chi, Suối Mơ), Hoàng Qúy (Cô Láng Giềng, Chiều Quê), Nguyễn Đình Phúc (Lời Người Lãng Tử, Cô Lái Đò, phổ thơ Nguyễn Bính), Tử Phác (Tiếng Hát Quay Tơ),Lương Ngọc Châu &Tử Phác (Tiếng Hát Lênh Đênh)Phan Huỳnh Điểu (Trầu Cau), Đặng Thế Phong(Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến, Giọt Mưa Thu)Nguyễn Văn Thương (Đêm Đông, Bướm Hoa), Hoàng Giác (Lỡ Cung Đàn, Khúc Hát Thương Binh), Trần Hoàn (Sơn Nữ Ca), Tô Hải (Nụ Cười Sơn Cước), Việt Lang (Tình quê hương), Nguyễn Mỹ Ca (Dạ Khúc), Phạm Duy (Cô Hái Mơ, phổ thơ Nguyễn Bính, Cây Đàn Bỏ Quên, Chinh Phụ Ca),Tô Vũ (Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa, Tạ Từ), Nguyễn Văn Tý (Dư Âm), Nguyễn Văn Khánh (Nỗi Lòng), Hoàng Trọng (Đêm Trăng, Một Thuở Yêu Đàn, Chiều Tha Hương, Dừng Bước Giang Hồ), Nguyễn Hiền (Người Em Nhỏ, phổ thơ Thiệu Giang, Anh Cho Em Mùa Xuân, phổ thơ Kim Tuấn, Ngàn năm mây bay), Thông Đạt (Ai Về Sông Tương), Tu My (Tan Tác), Anh Việt ( Bến Cũ), Lê Mông Nguyên (Trăng Mờ Bên Suối, Quê Tôi, Bài Thơ Huế), Lê Trạch Lựu (Em Tôi), Đoàn Chuẩn &Từ Linh (Ánh Trăng Mùa Thu, Lá Thư, Tà Áo Tím, Thu Quyến Rũ, Chuyển Bến, Lá Đổ Muôn Chiều),...vv…

Dòng nhạc tiền chiến với những giai điệu mang tính lãng mạn trữ tình ảnh hưởng của dòng nhạc bán cổ điển Tây Phương, nhất là nhạc Pháp do các danh ca, trong đó có danh ca: Josephine Becker, Tino Rossi với những giai điệu trữ tình Foxtrott, Valse,Tango:C’est À Capri (1934), Il Pleut Sur La Route (1935), Marinella (1936) thể điệu rộn rã vui tươi, J'attendrai(1937), Ave Maria (1938) giai điệu dìu dặt khoan thai, Ecis Moi (1945), J’ai deux Amours, Mon Pays et Paris …Thời đó có một số ít nhạc sĩ đã từng học nhạc Tây Phương nên đã đem những dòng nhạc ấy vào hòa với dòng Dân Nhạc của Việt Nam thành cổ kim hòa điệu. Tính chất nhạc Việt Nam dựa trên nền âm giai ngũ cung chỉ có 5 nốt, lấy chất liệu từ các thể điệu dân ca như Ca Dao, Hát Nói, Hát Quan Họ… trong khi nhạc Tây Phương âm giai 7 nốt lại giàu giai điệu, do đó càng về sau, hướng sáng tác ca khúc càng chịu nhiều ảnh hưởng dòng nhạc Tây Phương.
Tiếp theo Nhạc Sĩ Minh Nhật đàn và hát một số ca khúc tiền chiến của nhạc sĩ Phạm Đại. Tuy lớn tuổi nhưng chất giọng của ông vẫn truyền cảm đã lôi cuốn người nghe khiến không khí khán phòng trở nên lãng mạn của một chiều thu Paris.

BS Nguyễn Bá Linh hỏi:
" Xin Nhà nghiên cứu Phật  giáo & Nhạc sĩ Minh Nhật cho biết thời gian trước năm 1945 gia đình anh sinh hoạt văn nghệ  như thế nào ?"

Minh Nhật:
"Trong khoảng 1930 đến 1944 tại Hà Nội là thời gian phát triển âm nhạc nghệ thuật, các bộ môn đó đều ảnh hưởng văn hóa và nếp sống Phương Tây từ những mốt quần áo cho đến những kiểu tóc đều rập khuôn những tài tử điện ảnh ca nhạc sĩ Âu Mỹ điển hình như Tino Rossi, Ediff Piaf, Rina Ketty, Rosita Serrano, Charles Trenet, Victor Marthur,... đồng thời những bài ca Pháp được phổ biến khắp nơi. Thời đó hai anh trai đầu và chị lớn của Minh Nhật là Phạm Thọ, Phạm Đại và chị Kim Nga tham gia vào hoạt động âm nhạc rất sớm nên gia đình vào những buổi chiều cuối tuần thường có các nhạc sĩ, ca sĩ, văn sĩ, đến tham gia rất đông và rất vui như: Văn Cao, Thẩm Oánh, Phạm Duy, William Chấn, Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Hoàng Giác, vv..."

BS Nguyễn Bá Linh hỏi tiếp:

“Anh có thể cho biết sinh hoạt và những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đại?”

Nhạc sĩ Minh Nhật:

Năm 1946 Hà Nội tác chiến tất cả dân chúng phải rời bỏ Thủ Đô di tản ra các tỉnh miền Trung Du Bắc Việt, hai anh lớn và chị Kim Nga theo kháng chiến chống Pháp, từ đó vào Liên Khu 3 thành lập ban văn nghệ Trung Đoàn Thủ Đô, do đó có những sáng tác kháng chiến ra đời như bài " Năm Xưa, Quê Hương người chiến sĩ, Một năm qua, Chàng về ngày chiến thắng,..."cộng với những tác phẩm của các nhạc sĩ khác như: "Thu chiến trường, Nợ xương máu, Nhớ thương binh, Mùa đông chiến sĩ, Tiếng hát sông Lô, Uất hận, Lời người ra đi,..." nói lên hình ảnh tàn phá của quê hương trong chiến tranh, gợi lên lòng ái quốc trước sự tàn ác của thực dân, kêu gọi thanh niên tham gia kháng chiến, ca ngợi chiến thắng cũng như sự gian khổ của kháng chiến...Cuối năm 1949 nhạc sĩ Phạm Đại vào một đêm mưa gió đã đem ban văn nghệ bỏ về Thành.
Sau đó anh hoạt động cho đài phát thanh Hà Nội và mở lớp dạy đàn guitare, hạ uy cầm, saxophone, ca nhạc và sáng tác cùng với các anh Lâm Tuyền, Hùng Lân,... Trong thời gian này biết bao nhiêu tuyệt phẩm đã được sáng tác qua các nhạc sĩ nổi tiếng như Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Phạm Duy, Thẩm Oánh, Hoàng Trọng, Hoàng Giác, Tô Vũ, Nguyễn Thiện Tơ, Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Nhật Bằng, Ngọc Bích, Châu Kỳ, vv… Năm 1953 anh Phạm Đại thành lập ban văn nghệ Vì Dân cho ngành cảnh sát công an đến tháng 7 năm 1954 thì di cư vào miền Nam (Sài Gòn) tiếp tục điều hành ban văn nghệ này. Một số các nhạc sĩ do anh Phạm Đại đào tạo trong đó có Hoàng Dương, Vũ Huyến, Hoài Thanh, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Văn Đông, Thanh Sơn, vv... Còn chị Kim Nga khi vào miền Nam hoạt động cho đài phát thanh Pháp Á, đài Quân Đội, cho các ban: Hoàng Trọng, Văn Phụng, Trần Văn Trạch, Nghiêm Phú Phi, Lê Thương,... và phòng trà Văn Cảnh đến cuối năm 1956 thì chị nghỉ hát vì lập gia định."

Ca sĩ Opéra Đỗ Quyên:
“Những nữ ca sĩ đi hát cùng Chị Kim Nga thuở đó là ai ?”

Minh Nhật:

“Chị Kim Nga thì cùng các ca sĩ Minh Đỗ, Tâm Vấn, Thanh Hằng, Thanh Hiếu,... đều tham dự trình bày cho đài phát thanh Hà Nội và các ban nhạc tại các rạp hát trong những chương trình đại hội ca nhac. Khi vào miền Nam chị Kim Nga hát cho đài phát thanh Pháp Á, đài Quân Đội, cho các ban: Hoàng Trọng, Văn Phụng, Trần Văn Trạch, Nghiêm Phú Phi, Lê Thương,... và phòng trà Văn Cảnh đến cuối năm 1956 thì chị nghỉ hát vì lập gia định.”

Đỗ Bình:

“Cách nay gần 30 năm ở Paris tôi có dịp đệm đàn cho chị Kim Nga hát bài Hướng Về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương, chị ấy rất xúc động khi hát nhạc phẩm này.”
Minh Nhật:

“Riêng Đỗ Bình là chị Kim Nga qúy nên bằng lòng hát vì thuần túy về văn học nghệ thuật, không thương mại, chứ anh Phạm Duy qua đã nhờ chị ấy hát nhưng chị từ chối!”

BS Nguyễn Bá Linh:

“Anh Minh Nhật có thể cho biết sự quan hệ giữa chị Kim Nga và nhạc sĩ Hoàng Dương?”

Minh Nhật:

“Riêng anh Hoàng Dương và chị Kim Nga đều là bạn học từ thuở thiếu thời -sau đó từ năm 1947 cùng tham gia vào hoạt động kháng chiến cho Trung Đoàn Văn Nghệ Thủ Đô đo anh Phạm Đại phụ trách cho đến năm 1949 cùng bỏ về Thành ( Hà Nội ) và cùng nhau cộng tác cho Đài Phát Thanh cũng như những buổi trình diễn - do đó tình cảm của hai người càng gắn bó.Đến tháng 7 / 1954 thi đại uý Đặng Văn Quang ( sau này là Trung Tướng )và anh Phạm Thọ ( trung úy )bất chợt đã đem quân xa về đón gấp gia đình chúng tôi dời Hà Nội đến cảng Hải Phòng để đi chuyến bằng tàu Saint Michel của Hải Quân Pháp vào Sài Gòn . Trước sự ra đi bất ngờ đó anh Hoàng Dương chỉ kịp gửi chị Kim Nga cây đàn guitare ,mấy tấm hình và một số bản nhạc do ánh sáng tác ( đã được trình diễn nhưng chưa xuất bản ) và hẹn rằng trễ nhất là đến tháng 12 / 1954 anh sẽ có mặt tại Sài Gòn để đoàn tụ nhưng lời hẹn ước đó đã không xảy ra ( vì anh đã bị giữ lại ? ).Vào dịp Tết 1955 anh Lê Mộng Bảo ghé thăm anh Phạm Đại- thì chị Kim Nga có đưa anh xem xấp nhạc của anh Hoàng Dương - sau đó anh chấp nhận cho Nhà Xuất Bản Tinh Hoa in ấn và phổ biến trên đài Phát Thanh Pháp Á gồm 3 bài:Hướng Về Hà Nội, Tiếc Thu và Luyến Thương”

Đề tài thảo luận thì rộng lớn, một ngày cho hội thảo không đủ. Tất cả những người tham dự hẹn lần tới sẽ bàn tiếp. Buổi sinh hoạt chấm dứt lúc 18h00.

Paris Chiều Thu.
Đỗ Bình
-------
Chú thích:
GS Trần Văn Thu đời năm 2019
BS Nguyễn Bá Hậu qua đời năm 2018
Nhà nghiên cứu Phật Học Minh Nhật qua đời 2019.