Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Khúc Tình Ca Xứ Huế - Trần Đình Quân -Bảo Yến

Nếu nghe nhạc sáng tác về Huế thì nhiều lắm.Bài hát Khúc Tình Ca Xứ Huế rất hay và rất xưa nói về xứ Huế đẹp và mộng mơ,với giọng hát của ca sĩ gốc Huế nỗi tiếng một thời trước 1975 đó là ca sĩ Hà Thanh.từng câu chữ luyến láy được ca sĩ thể hiện rất rõ ràng giọng Huế.và các bạn nghe tiếp cũng bài hát này ca sĩ Bảo Yến, thế hệ sau 1975 hát để cảm nhận cho riêng mình về hai giọng hát và hai cách hòa âm phối khí bản nhạc này cách nhau mấy chục năm


Sáng Tác:Trần Đình Quân 
Tiếng Hát:Bảo Yến
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Thơ Tứ Tuyệt - Quên Đi


Mưa Lạnh
Gió lạnh từ phương bắc
Áo bông không có mặc
Mưa đến từ tây nam
Nhà dột chẳng nơi nằm.
---
Nực
Ngày nóng trời trong mây chẳng thấy
Cái quạt mo phe phẩy liền tay
Đêm về chẳng chút gió lay
Mồ hôi ướt đẫm chẳng ai lau dùm
----
Tình cũ
Tích tắc đồng hồ đang gõ nhịp
Biết làm sao bắt kịp thời gian
Duyên mình dẫu đã muộn màng
Chần chờ chi nữa lỡ làng tình xưa
-----
Câu Tuyết
Lạnh lùng trong gió tuyết
Cô độc chiếc thuyền câu
Danh lợi còn chi nữa 
Ưu tư bạc mái đầu

Quên Đi

longhovinhlong.blogspot.com Thành Kính Phân Ưu Gia Đình Cô Hồ Thị Thủy



Nhận được tin buồn Cô: Têrêsa Hồ Thị Thủy

Sinh năm 1950, tại Thừa Thiên Huế
Được Chúa gọi về lúc14g50 ngày 26 tháng 7 năm 2015
Tại bệnh viện Thống Nhất, Sài Gòn
Hưởng thọ 66 tuổi
Lễ động quan : 4g30 sáng 30.7.2015
Thánh lễ an táng : 5g sáng 30.7.2015

Tại Giáo xứ Phú Trung và hỏa táng tại lò thiêu Bình Hưng Hòa cùng ngày.
Toàn thể trang longhovinhlong.blogspot.com đồng hành với sự mất mát lớn lao này và hiệp dâng lời cầu nguyện cùng Tang quyến.

Trong niềm tin tưởng vào Chúa Kitô, cầu xin Ngài đón nhận Linh Hồn 
Cô Têrêsa Hồ Thị Thủy, sớm hưởng nhan Thánh Chúa.

Hiệp nguyện!
BBT longhovinhlong.blogspot.com

Đọc Thơ Ru Em Ngủ


(viết tặng Ds Nguyễn thới Đông)

Anh muốn làm nhà thơ
Mỗi tối đọc thư tình ru em ngủ
Vì đối với anh em là tất cả
Trọn cuộc đời - vẫn xin được nói yêu em !

Giọng anh khàn dội nhẹ giữa màn đêm
Không được nồng nàn như tiếng hát
Nhưng tình anh nóng bỏng như núi cát
Ủ cho em ấm áp buổi tàn Đông.

Ngâm thơ mãi chắc em không vừa lòng
Vì yêu em nên anh vẫn đọc
Ngủ đi em mùa Thu mưa đang khóc
Khiến tim anh cô độc cuộc hành trình.

Anh đọc thơ ngào nghẹn một mối tình
Dù đơn phương nhưng anh luôn tiếp tục
Đợi khi em ngẩn ngơ một chút
Thế là đủ cho anh một phút vui mừng.

Hãy nói yêu anh để nhủ lòng thương
Kẻ si tình luôn đọc thơ tưởng tượng
Hãy cho anh trong hão huyền tin tưởng
Dù tình anh chưa tương xứng tình em !

Dương Hồng Thủy
(29/07/2015)

Đêm Nằm Nghe Em Hát


Tiếng em hát, đêm ngậm ngùi
Lòng anh bằng cả đất trời hoang vu
Não nùng như giọt mưa thu
Hồn anh lạc nẻo sương mù xa xăm

Tiếng em hát, trời bâng khuâng
Bỗng dưng anh thấy bàng hoàng nhớ ai
Ru anh thêm giấc mộng dài
Trả anh về với cơn say mịt mùng

Tiếng em hát, lạnh hư không
Đưa anh vào cuộc phong trần ngày xưa
Mộng đời trôi giữa cơn mưa
Tháng tư ngày đó như vừa mới đây

Tiếng em hát, gió ngất ngây
Có con chim nhỏ lạc bầy gọi anh
Dư âm khúc hát quân hành
Sao nghe buồn quá, cũng đành vậy thôi

Tiếng em hát, mây ngừng trôi
Thời gian dừng lại, cõi người huyễn mơ
Quê hương xa thẳm mịt mờ
Anh, con thuyền nhỏ dật dờ biển xa


Phạm Tín An Ninh
Chủ nhật 18.05.03

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tiễn Đưa


Em tiễn đưa ta trở về chốn cũ
Xa lộ dài thăm thẳm nỗi buồn chung
Gió se lạnh, cây bên đường ủ rũ
Trời Denver, mây trắng cũng bâng khuâng

Em dáng nhỏ, đứng sầu như liễu rũ
Phấn hương em thoang thoảng ở phương nầy
Màu ân ái chưa phôi pha nét ngọc
Mắt hồ thu gờn gợn chút sầu mây

Ta cuối xuống bờ môi hồng run rẩy
Tưởng nhịp đời khơi dậy giấc chiệm bao
Vòng tay ôm, ôm trọn nỗi sầu đầy
Trời phẳng lặng mà lòng ta dấy bão

Thoáng giấc mộng thương cảnh đời hư ảo
Đêm nay rồi gối mộng chỉ mình em
Gió tương tư se lạnh cánh môi mềm
Em chợt khóc giữa chiều hôm nắng quái

Về đi em, đừng nhìn ta thế mãi
Em có sầu rồi cũng phải chia tay
Về đi em, kẻo núi rừng bịn rịn
Hẹn mai sau mộng đẹp sẽ lâu dài

Anh Vân
Denver 31/5/2000

Tiễn Biệt Nhà Văn Anh Vân -Thơ Anh Dũng Dương Thượng Trúc Diễn Ngâm



Thơ: Anh Dũng
Diễn Ngâm: Dương Thượng Trúc

Đừng Gọi Anh Bằng Chú - Xin Gọi Anh Bằng Chú


Nhiều lần bảo:
Đừng gọi anh bằng chú!
Bởi tiếng lời…làm mất ngủ đêm thâu
Chợt nghe…
sao cảm giác rầu rầu
“Mỗi tiếng chú…
là sợi râu dài lỏm chỏm”*
Còn gọi chú
Là còn lo âu thấp thỏm
Giết nhau bằng chừng ấy thú thương đau
Em biết chăng?
Tim tức tưởi nghẹn ngào
Bật tuôn trào dòng máu đỏ
Em nghe không?
Từng hơi thở ngắn, nhỏ, đớn đau
Nhưng em ơi!Trong từng giọt máu đào
Hình bóng ấy…
Như máu ra vào nuôi thân xác

Kim Phượng
*Lời của một người

***
Xin Gọi Anh Bằng Chú

Xin cứ gọi anh bằng chú
Chú, anh gì anh thấy cũng như nhau
Cuộc đời tựa giấc chiêm bao.
Nay anh, mai chú đàng nào cũng xong

Cuộc đời sắc sắc không không.
Nghĩ chi cho lắm miễn lòng hữu duyên
Chồng già vợ trẻ là tiên
Vợ già chồng trẻ là điên cái đầu.

Thoát sao khỏi lẽ nhiệm mầu,
Ông tơ se lộn có rầu cũng thôi!
Em ôi, thương chú cho rồi
Mai kia mốt nọ em tôi cũng già.

Vợ chồng là cái oan gia
Thương thì thương đại cà rà mãi chi
Anh anh, chú chú khác gì?
Miễn em nhắm mắt chuyện gì cũng xong

Anh Vân

Khóc Cho Đồng Đội


 (Tưởng nhớ anh Quách Tố Vương) 

Ba năm rồi!
Anh có về nghe vang quân khúc
Có cùng đồng đội lúc lâm nguy
Có đau thương sương gió biên thùy
Hay tĩnh lặng đi vào thiên cổ 

Tôi biết anh còn nhiều đau khổ
Quê Hương mình vạn chỗ gian truân
Từng Xuân sang dang dở sum vầy
Thương lắm chân đường đầy gai góc 

Hãy cùng tôi dọc ngàn gió bụi
Vượt trường sơn xua đuổi mây tan
Mang hoa lá trỗ ngang trời đỏ
Ánh trăng về trên bến đò xưa! 

Em gái nhỏ! Vẫn chờ mưa ngâu đổ! 


Vĩnh Long 30-7-2013
Lê Kim Hiệp

Đời Vẫn Có Nhau


(Tạm Biệt Nhà văn Anh Vân)

Thời gian gặp gỡ chẳng là bao
Nhưng tình tha thiết đẹp sắc màu
Anh Vân đi mãi không về nữa
Giữa cuộc đời này vẫn có nhau

Tiễn bước anh đi lòng xót đau
Bao nhiêu câu nói thay tiếng chào
Xa xôi vạn nẻo mình anh bước
Tình này sau trước dạ khắc sâu

Kim Oanh
31/7/2010


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Thái Huy Xin Chào


Thái Huy xin ngả mũ chào
Tỷ huynh lòng mở đón vào Vườn Thơ…
Niềm vui quả ấy không ngờ
Lang thang đây đó nay mơ đã thành
Cám ơn liền chị, đàn anh
Góc Vườn Thơ Thẩn đã dành cho Huy
Thơ đầu nào biết nói chi
Cầu mong trăm sự, sai gì nhắc nhau.
Tân binh nhận phận đến sau
Đôi lời thô thiển thay trầu,rượu thôi
Mâm trên huynh,tỷ đủ rồi
Chiếu manh đã trải em ngồi chung vui.
Gọi cùng chia ngọt,sớt bùi
Cho quên bao nỗi ngậm ngùi xa quê
Chữ Đi không khác nghĩa về
Nghĩ càng chua xót tái tê tấm lòng. 

Thái Huy,
7-29-15
***
Bài Họa:Mời Bạn Mới 

Cổng Vườn luôn rộng cửa chào
Mời Huy dời gót bước vào sân thơ
Thêm bạn mới vui bất ngờ
Bốn phương tương ngộ trước mơ nay thành
Tình thi hữu nghĩa em anh
Trang thơ một góc sẵn dành Thái Huy
Mong rằng chớ ngại điều chi
Trải lòng sai đúng có gì bảo nhau
Xin đừng nghĩ chuyện trước sau
Bút khai cũng tựa rượu trầu đó thôi
Đầu tiên thủ tục đã rồi
Thầy Cô Thân Hữu chung ngồi cùng vui
Ý thơ rõ thật là bùi
Gieo vần Lục Bát ngùi ngùi hương quê
Đến đây xin chớ bỏ về
Càng gây lưu luyến càng tê tái lòng.

Quên Đi   
***
Bài Họa:Tình Trong Con Chữ

Thiết tha thân ái câu chào
Tâm tư gửi gắm đưa vào trang thơ
Duyên may kết nghĩa bất ngờ
Tri âm tri kỷ có mơ ắt thành
Bao lời chân thật tình anh
Bấy nhiêu đồng cảm trọn dành Thái Huy
Sơ giao phải trái mà chi
Xướng đi họa lại những gì trao nhau
Lẽ nào vì chuyện trước sau
Trọng thêm chén rượu miếng trầu vội thôi
Vườn Thơ nhộn nhịp đây rồi
Chiếu chung một mảnh quanh ngồi chúc vui
Tình trong con chữ ngọt bùi
Giữa lòng đất lạ ngùi ngùi hương quê
Đến đây xin chớ đừng về
Kẻ đi người ở thêm tê tái lòng


Kim Phượng
***
Đôi lời cảm xúc: Mừng Bạn Mới Thái Huy 

Thơ thẩn vườn thêm bạn quý thay,

Tất nhiên góp sức mạnh từ nay.
Anh em bốn biển vui tình nghĩa,
Nhả ngọc phun châu học hỏi hay...

Mai Xuân Thanh
Ngày 29 tháng 07 năm 2015   

CHS Tống Phước Hiệp Lớp Tứ B1 1962 & NhấT A 1964 Hội Ngô Cali 2015

Cây xoài Mỹ Tho sống trên đất Mỹ 

Xoài Mỹ tho trong vườn Mỹ quốc
Cất vào đây một góc vườn nhà
Dẫu mai này ngày tháng phôi pha
Còn đẹp mãi một lần hội ngộ ( Khánh Hà)


Người đẹp nào đậy?
 Tóc trắng như mây/ Sức sống căng đầy/Nụ cười tươi tắn/Làm người ngất ngây....hi...hi....(K.Oanh)



 Cây xoài này "ăn khách" dễ sợ các bạn ơi! Mà toàn là các mỹ nhân trung niên không hà. Ngoài 2 hoa khôi Lan  và Dung  là Hoa Võ  với cái đồng tiền duyên dáng không lẫn với ai được. Người thứ tư là Liên Hoa, không học cùng lớp với tụi mình nhưng nhiều người biết vì...đẹp. Đứng bên cạnh anh Đinh là ai mà trẻ quá nhìn mãi không ra.Coi đi coi lại ...hóa ra ông chủ vườn (Khánh.Hà)
 Thôi đừng làm lơ...anh Khải ơi!!!!
Ủa còn nhớ tui sao....vui hội ngộ...
Vui quá là vui
 Lan, Dung,Cao Khải

Bâng Khuâng


Nắng chiều gợi những bâng khuâng
Bầy chim chíu chít gọi xuân đang về
Ta ngồi tìm lại ngây mê
Đọc thơ nhớ mãi mặn mà dáng hương

Mong ai đừng để hoa buồn
Kẻo xuân lạc hướng mang lên vết sầu
Mong đời không vướng vũng sâu
Kẻo ta hụt hẫng nỗi lòng rưng rưng

Thơ gieo mấy đoạn thơ đừng
Tình theo muôn thuở tình dừng dấu chân


Đỗ Hữu Tài
10/03/2015

Trăng Ơi!


Trăng vờn sông nước bâng khuâng
Có bao lượn sóng tình luân lạc về
Tiếng thơ trầm giọt sương mê
Từ hoang sơ gởi duyên thề đọng hương

Trăng ơi, đừng rụng xuân buồn
Người trên bến đợi thầm tuôn ngấn sầu
Hãy rơi vào giếng tim sâu
Kết thành ánh ngọc trong màu mắt rưng

Trăng ơi, đã hẹn xin đừng
Bỏ chiều xuân vỡ trên từng dấu chân.


Phong Tâm
10/03/2015

Ngập Ngừng Bước Xuân


Bóng chiều sợi nắng bâng khuâng
Sông thương cánh gió đầu xuân thổi về
Thơ ai dạt bến đam mê
Khơi mầm hoa mộng tràn trề sắc hương

Đừng đem xuân thả sông buồn
Để hoa héo lả, sầu vương vấn sầu
Đừng làm trăng khuyết thêm sâu
Để ta và bóng bên cầu lệ rưng

Tình ơi, nếu đến thì đừng
Làm xuân thổn thức, ngập ngừng bước chân!


Yên Dạ Thảo
09/03/2015

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Thương Hoài Ngàn Năm

Nhân Trung Tâm VIỆT MỸ tổ chức ngày " HẤP HÔN " WEDDING ANNIVERSARY cho những cặp đôi đã kết hôn từ 30 năm trở lên, Đỗ Chiêu Đức có làm một bài thơ tặng cho " Bà Xã " để kỉ niệm 41 năm ngày cưới. Nghĩ rằng đây cũng là tâm tình chung của những cặp đôi tha phương cầu thực, lưu lạc xứ lạ quê người, nên xin được chia xẻ cùng tất cả để cùng cảm thông nhau trong tuổi già bóng xế !...

THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM

Thương hoài mãi ngàn năm,
Trót nên duyên sắt cầm.
Vấn vít tình sinh nghĩa,
Vợ chồng : Nghĩa trăm năm !

Một nửa đâu rồi một nửa ơi!
Bốn mươi năm cũ mấy xa vời?
Đồng cam cộng khổ bao năm tháng,
Thoáng chốc tuổi già đã đến nơi!!!

Nhớ hồi son giá mắt em cười,
Xao xuyến lòng anh biết mấy mươi.
Đôi lứa chung lưng tìm hạnh phúc,
Con thơ từng đứa điểm tô đời!

Rồi những tháng ngày khói lửa,
Lên đường nhập ngũ phận trai,
Nuôi dạy con thơ, cha mẹ,
Thân cò lặn lội đêm ngày!

Thương em vất vả lòng luôn nhớ,
Tiếng mẹ hát ru vẳng đáy lòng...
Ầu ơ...Con cò lặn lội bờ sông,
Tuổi xuân mòn mõi má hồng phôi pha!...

Em là hiền phụ,
Quán xuyến trong ngoài.
Thờ cha kính mẹ,
Chẳng chút đơn sai!

Tào khang là tấm mẵn,
Cùng chịu cảnh cơ hàn.
Mong một ngày lại sáng,
Hết cơ cực lầm than !
................................

Qua rồi những tháng ngày cay nghiệt,
Sống chết cận kề thật mỏng manh.
Hết cơn vận bỉ thời lại thái,
Đoàn viên dệt lại mộng ngày xanh !

Quê người xây dựng lại,
Cuộc sống lứa đôi mình.
Bốn mươi năm kỉ niệm,
Hạnh phúc lại hồi sinh!
Nay thì...
Trưởng thành con cái nên danh,
Yên bề gia thất cho đành lòng nhau.
" Trải qua một cuộc bể dâu ",
Giờ là hạnh phúc còn cầu gì hơn?!

An bày hiện hữu vuông tròn,
An cư lạc nghiệp không còn bôn ba.
Đoàn viên sum họp một nhà,
Hấp Hôn VIỆT MỸ ông bà đều vui.

Tào khang nghĩa nặng ai ơi!
Răng long đầu bạc chẳng rời xa nhau.
Nội ngoại con cháu lao xao,
Vui nầy còn có vui nào vui hơn?!

Bền lòng một dạ sắt son,
Thong dong đi hết đường trần chông gai.
Phu thê đã biết bao ngày,
Ngàn năm gắn bó, THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM !!!




Đỗ Chiêu Đức

Nhớ Người - Thơ Tịnh Cơ - Ngu Yên Phổ Nhạc


Thơ: Tịnh Cơ 
Phổ Nhạc:Ngu Yên 
Tiếng Hát:Nguyên Thảo

Mộ Tối


Hỏi em sao vẫn chưa chồng?
Xin thưa người ấy đi không trở về
Hỏi em sao bỏ tóc thề
Xin thưa người ấy mộ bia lạnh lùng
Hỏi em – em rất ngại ngùng
Đời thanh xuân nhốt trong lòng huyệt sâu

Lâm Hảo Dũng

Ngào Ngạt Hương Quỳnh


Trót yêu, chẳng thể nào quên
Tình em quỳnh nở một đêm trăng vàng
Hương bay ngào ngạt mơn man
Thế rồi đêm nở sáng tàn tình ơi

Lời yêu mật ngọt bờ môi
Lẽ nào theo ánh sao trời bay đi
Lẽ nào thả cánh thiên di
Trăm năm hẹn ước đi về cùng nhau

Trót chìm trong vực mắt sâu
Trong bờ môi ngọt nhiệm màu cơn say
Tình em đã lỏng vòng tay
Mình anh ôm nhớ qua ngày cô đơn

Thôi em đừng quá giận hờn
Em hao ánh mắt, anh buồn nát tim
Thà anh sóng gió nổi chìm
Cho em mộng ước bình yên cuộc đời

Thà anh là giọt mưa rơi
Ru buồn em tóc buông lơi sợi dài
Thà anh là giọt sương mai
Long lanh tóc sớm, tàn phai trưa chiều

Trót rồi, yêu lại thêm yêu
Thơ anh mãi thả cánh diều chờ trông
Một ngày em ngoái lại lòng
Vắng anh, ai dắt dìu mong nhớ về ?



Trầm Vân

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Thơ Tranh: Yêu Thầm


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Chờ Nhau


Bỏ sông dài cho tôi đứng đợi
Đêm cắm sào thắp lại ngọn đèn câu
Tôi sẽ thức theo mùa con nước nổi
Chờ nhạn hồi.Thăm con én đau

Khuya tôi ra cửa sông Vàm Tấn
Thuyền rồng xưa ẩn hiện sóng mênh mông
Tôi muốn hỏi hồn quan quân Chúa Nguyễn
Song lang buồn ai nhịp buổi lưu vong

Thôi ngủ lại bến nào êm ái nhứt
Võng đưa sầu kẻo kẹt Lục vân Tiên
Chờ trăng tỏ tắt đèn say rượu
Lắc lư buồn theo con nước lên

Đi là biết đem hồn xưa khép lại
Đáy rương vuông từng góc ủ men đời
Ghe tôi khẵm những mặn nồng em gởi
Thì đừng về thêm nặng đáy ly tôi...

Lâm Hảo Khôi

Tâm Bút Trầm Ngâm Một Mình...


Ngày 5 tháng 7, 2015 là ngày tôi mất mẹ, mấy hôm cuối cùng đi thăm mẹ tôi thắm thía câu ca dao:
Mẹ già như chuối chín cây,
Gió đưa mẹ rụng con rày mồ côi.

Và rồi gió đua mẹ rụng thật, tôi cảm nhận một nghịch cảnh lo sợ mà tôi phải đối diện từ lâu, nhưng khó cưỡng lại bởi vì luật tạo hóa của diễn trình Sinh Bịnh Lão Tữ, mà tiến trình Bịnh Tử khiến con người vất vả. Tôi thấy và hiểu như vậy. Dù rằng lời cầu xin ngày nào trong hồn tôi:

Đêm đêm con thắp đèn trời,
Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con.

Giờ đây cả 2 đấng sinh thành đã bỏ tôi ra đi, lệ lòng ngậm ngùi cho sự cảm nhận tiếc nuối và trống vắng trong hồn tôi,...

Trần Việt Hải

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Bến Mơ - Sáng Tác: Quách Nam Dung - Tiếng hát Vân Ðức




Sáng Tác: Quách Nam Dung
Hòa Âm:Vũ Quang Trung
Tiếng hát Vân Ðức


Vớt Mảnh Chiều Rơi


Vớt Mảnh Nửa Vời


Sông khuya vớt nửa vầng trăng
Bình minh hứng lại nửa ngăn mặt trời
Loanh quanh hớt mảnh nửa vời
Lênh đênh níu giữ hoa đời nổi trôi
Mịt mờ bóng ngả chiều rơi
Hoàng hôn nhặt nỗi tàn hơi bàng hoàng.

Kim Oanh
***
Vớt Mảnh Chiều Rơi

 Đêm khuya ngắm nửa vầng trăng
Bình minh ngắm nửa băn khoăn góc trời
Cũng là mảnh vá nửa vời
Trải hồn ấm lạnh dòng đời nổi trôi
Ai cùng vớt mảnh chiều rơi
Nghe hoàng hôn hát tấc hơi cuối cùng!

Nguyễn Đắc Thắng

20150716

Em Hẳn Biết…



Em hẳn biết anh yêu em nhiều lắm.
Tựa cánh rừng yêu lá đổ chiều Thu.
Từng phiến rơi ru hồn anh say đắm.
Môi em mềm thoáng giấc mộng phù du.

Em hẳn biết anh yêu em vô kể.
Như con thuyền yêu bến đỗ ngày xanh.
Đời trái ngang, với trăm ngàn dâu bể.
Nhưng tình này vẫn chất ngất trong anh.

Em hẳn biết anh yêu em tha thiết.
Yêu cánh hồng luôn thắm nở trên môi.
Ánh mắt nào cho lòng anh xao xuyến.
Âm thanh nào vang vọng cả một đời.

Em hẳn biết anh yêu em là thế.
Dỗi hờn chi cho phấn nhạt hương tàn.
Nín đi em, hãy lau khô dòng lệ.
Đừng để sầu vương khóe mắt đài trang.

Dương Thượng Trúc

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Thơ Tranh: Giăng Tơ



Thơ: Nguyễn Đắc Thắng
Thơ Tranh: Kim Oanh


Phải Sống

 

Viết cho Huỳnh Mai vào ngày giải phẩu 20/7/15

Suốt đêm qua cứ dây dưa bão tố
Mưa sáng nay xối xả đợi không ngừng
Mặc trời mưa, tao vội vã chẳng chồn chưn
Chỉ sợ mầy buồn nếu tao …không tới

Bao tình thân vây quanh , sao vẫn đợi
Mầy chờ tao tìm một chút yên bình
Một lời khuyên ấm áp lóe bình minh
Khi chới với cố tìm một chỗ níu…

Bạn yên lòng Phật Trời đang lo liệu
Những đường dao mát mẽ của lương y
Đoạn thống khổ sẽ lướt qua chẳng ngại gì
Nắng rực rỡ cho bầu trời quang đãng

Trong cảnh khổ bạn chưa từng biết ngán
vẫn nụ cười tròn trịa đóa hướng dương
Đầy nghị lực vượt thoát được vô thường
Sẽ quây quần bên nhau tình bè bạn

Con sông nhỏ, vẫn ngọt ngào chưa cạn
Hãy phấn đấu, sống còn để tri ân
Tình đồng môn tha thiết thật ân cần
Lời cầu chúc TRĂM NĂM cùng Trời Đất.

Kim Quang 
20/7/15

Em Đang Cười

            Thầy Mạc kỉnh Trung & trò Huỳnh Mai

(viết cho CHS Huỳnh Mai)

Em cười to - nói chuyện bình thường
Bạn đang ngồi chung quanh nín lặng
Tin em mổ gợn buồn một thoáng
Ngoài trời mưa từ sáng đến chiều…

Em đang vui - vượt ảo ảnh đìu hiu
Tình đồng môn tâm tư luôn rộng mở
Mưa chợt đến chợt đi qua phố chợ
Bạn về rồi em nức nở lệ tuôn.

Cuộc đời em - tăm tối không thấy buồn
Luôn có mặt quán sân vườn thân thiết
Vẫn cười vui khi tiển thầy, tạm biệt
Xa Cần Thơ về Mỹ tháng vừa qua.

Em mổ xong - khối thịt cắt ra
Nghe xót xa tận cùng khúc ruột
Gặp lại em bạn bè khóc mướt
Sợ về sau họp mặt thiếu em rồi!

Ráng vùng lên - em gái tôi ơi
Hãy đứng dậy tựa vai mà sống
Nguyện cầu ơn trên và hy vọng
Em cười như… hỏng có chuyện gì!


Dương Hồng Thủy
(24/07/2015)

Tuệ Tĩnh Thiền Sư


Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (cũng gọi là Huệ Tĩnh.). Ông xuất thân từ một gia đình bần nông, cha là Nguyên Công Vỹ, me là Hoàng Thị Ngọc (1)  ở Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm, Hồng Châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cầm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng.
Theo truyền thuyết ở địa phương, ông sinh trưởng dưới triều Trần Dụ Tông ( thế kỷ XIV), lúc lên 6 tuổi, cha mẹ đều mất. Ông được nhà sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ăn học (chùa Hải Triều sau gọi là chùa Nghiêm Quang tức chùa Giám ở xã Cẩm Sơn, vì bị đất lở, đã dời đến xã Tân Sơn cùng huyện Cẩm Bình). Đến 10 tuổi, Bá Tĩnh lại được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam (Nam Đình) đưa về cho ở học với nhà sư chùa Dũng Nhuệ trong huyện. Tại đây, ông được gọi là Tiểu Huệ nên có biệt danh là Huệ Tĩnh. Ông được học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa.
Đến 22 tuổi, ông đi thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông tiếp tục việc chữa bệnh giúp dân ở chùa này và phát triển thêm một số cơ sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, như chùa Hộ Xá (Nghĩa Xá). Năm 30 tuổi, ông trở về trụ trì chùa Yên Trang. Ông đã tu bổ lại chùa này với một số chùa khác (24 ngôi) ở hạt Sơn Nam và quê hương, huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc.
Năm 45 tuổi, ông thi Ðình, đậu Hoàng giáp. Năm 55 tuổi ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái y, rồi mất ở bèn ấy, không rõ năm nào.(2)
Sự nghiệp:

Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm "Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt ". Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triến y học dân tộc:
- Hoàng Đôn Hòa, Lương dược hầu dưới triều Lê Thế Tông, quê ở Đa Sĩ (xã Kiến Hưng, tỉnh Hà Tây) đã chữa bệnh rộng rãi và cứu cho nhân dân qua khỏi vụ dịch năm 1533 với thuốc nam trồng kiếm tại địa phương, và chữa cho quân đội triều Lê khỏi dịch sốt rét và thồ tả ở Thái Nguyên năm 1574 với thuốc Tam hoàng hoàn gồm Hoàng nàn, Hoàng lực do Tuệ Tĩnh đã phát hiện ở Nam dược thần hiệu và Hùng hoàng đã được dùng chống khí độc lam chướng ở Thập tam phương gia giảm. Đường lối dưỡng sinh của Tuệ Tĩnh nói ở Bổ âm đơn về phòng bệnh hư lao, đã được Hoàng Đôn Hòa cụ thể bằng thuyết "Thanh tâm tiết dục" với phép "Tịnh công hô hấp" ở sách Hoạt nhân toát yếu.
- Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVIII) đã thừa kế 496 bài thơ dược tính của Nam dược thần hiệu chép vào sách Lĩnh nam bản thảo, với nhiều phương thuốc nam của Tuệ Tinh chép vào các tập Hành giản trân nhu Bách gia trân tàng. Đường hướng dưỡng sinh của Tuệ Tỉnh về giữ gìn tinh khí thần để sống lâu cũng được Lãn Ông phụ họa thêm ở thiên Khởi cư của tập "Vệ sinh yếu quyệt ".
- Đặc biệt truyền thống thuốc nam của Tuệ Tĩnh đã để lại tập quán trong nhân dân: trồng một số cây ở vườn đền chùa vừa làm cảnh vừa làm thuốc, và ở gia đình, mọi người ít nhiều đều biết dùng một số cây gia vị, rau quả hay các vị thuốc thường có quanh mình, cùng các phép xông hơ, chườm nóng, xoa bóp... để chữa một số bệnh ban đầu, khi mới xảy ra, rất tiện lợi.
Truyền thống y học của Tuệ Tĩnh đã phục vụ đắc lực sức khỏe nhân dân từ bao đời nay, sự nghiệp trước tác của ông đã giữ một vị tri trọng đại nhất trong lịch sử y học Việt Nam. Vì vậy, nhân dân ta đã lập đền thờ ông: Đền Thánh thuốc nam ở quê hương thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, đền Bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, miếu Nghè ở chùa Giám, xã Tân Sơn, huyện Cẩm Bình, tinh Hải Hưng. Ngoài ra, ông còn được thờ là Thành hoàng ở xã Yên Lư, huyện Thủy Nguyên, ngoại thành Hải Phòng (có sắc phong là Thượng thượng dẳng phúc thần năm 1572, theo thần phả do Nguyễn .Bính, Đông các đại học sĩ ở Viện Cơ mật triều Lê soạn).
Ngày nay, các di tích nói trên đã được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử để tưởng nhớ công đức của vị Đại danh y Tuệ Tĩnh đối với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của dân tộc ta.
 Trước tác:
Về Phật học, ông đã giải nghĩa bằng chữ nôm (3)  sách Thiền tông Khóa Hư Lục của vua Trần Thái Tông soạn.
Về Y học ông đã soạn các sách Dược tính chỉ nam và Thập tam phương gia giảm (4)  (theo Hải Dương phong vật chí), nhưng phần nguyên tác của Tuệ Tĩnh không còn tròn vẹn do binh hỏa, cụ thể các thư tịch của ta đã bị quân nhà Minh phá hủy hòi đầu thế kỷ XV khi chúng sang xâm chiếm nước ta. Những tác phẩm còn lại đến nay đều do người đời sau biên tập lại với tài liệu thu thập trong nhân dân. Hiện có:
1 Bộ Nam dược thần hiệu, do Hòa thượng Bản Lai ở chùa Hồng Phúc ở Trung Đô (phố Hòe Nhai, dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay) biên tập, bổ sung và in lại năm 1 761, gồm Bản thảo dược tính 499 vị, (bằng thơ) và 10 khoa chữa bệnh, với 3932 phương thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh, kèm theo môn thuốc chữa gia súc.
2. Nam dược chính bản, do triều Lê Dụ Tông đổi tên là Hồng nghĩa giác tư y thư và in lại nǎm 1717, quyển thượng gồm: Nam dược quốc ngữ phú (danh từ được học 590 vị thuốc nam). Trực giải chỉ nam dược tính phú (220 vị thuốc nam và một thiên Y luận về lý luận cơ bản, âm dương ngũ hành, tạng phủ, kinh mạch (thiên này xuất hiện ở bản in lại năm 1 723: AB. 288)
3- Thập tam phương gia giảm, phụ Bổ âm đơn Dược tính phú (242 vị.) bằng chữ Hán, gồm 13 cổ phương đông y và phương Bổ âm đơn do tác giả sáng chế cùng phương pháp.
o0o
1. Theo thần phả đến Yên Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
2. Quốc sử di biên của Sứ quán triều Nguyễn nói Tụê Tĩnh mất ở Giang Nam Trung Quốc.
3. Theo Đào Duy Anh nói ở lời đầu sách dịch Thiền tông khóa hư lục, thì văn vần chữ nôm xưa nhất là mấy bài phú đời Trần. Về văn xuôi thì sách giải nghĩa Thiền tông khóa hư lục của Tuệ Tĩnh cuối thời Trần là xưa nhất.

Gia giảm dùng chữa các loại bệnh ngoại cảm, ôn dịch và nội thương tạp bệnh (Thư viện Hán Nôm VHc 3626).

4. Thập tam phương gia giảm Bổ âm đơn đã được đời sau diễn dịch ra ca nôm và in ở Hồng Nghĩa giác tư y thư quyền hạ năm 1723 (AB 306).

5. Một bài Nhân thân phú (tương truyền, của Tuệ Tinh), khái quát về lý luận cơ bản người tương ứng với thiên nhiên, cơ năng sinh lý, tạng phủ khí huyết và đường hướng dưỡng sinh chú trọng giữ gìn tinh khí thần để nâng cao tuổi thọ

(theo vietsciences.free.f/vietnam/vanhoa/)


Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm