Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

Khúc Thu Quảng Ngãi - Sáng Tác: Hồ Bảng - Ca Sĩ: Tuyết Mai


Sáng Tác: Hồ Bảng 
Ca Sĩ:  Tuyết Mai


Em Ở Mống Này!

 

(Cảm tác Em Lễ Chùa Này - Tác Giả : Phạm Thiên Thư
Ngày và Nơi sáng tác : Nhan Tử Hà chuyển đến và giới thiệu ngày 14/09/2023)

Đỏ hồng đôi má! Em thi lễ!
Cố giữ mà tà áo vẫn bay!
Bên Mãn Đình Hồng, Em vén nép!
Nhìn cười khúc khích “Lão” mê say Người Đẹp!

Cam thơm tròn trịa! Em thi lễ!
Thắm đượm thần kỳ bóng mị man!
Màu của huy hoàng! Trời ngát ngút!
“Cà Rồng” dấu vội cặp “nanh” rờn!

Vàng kim rực rỡ! Em thi lễ!
Rộn rã tưng bừng đánh vạn chuông!
Chim chóc múa ca trong nắng sớm!
Phong Lan đua nở đón Thu Vàng!

Xanh dương bát ngát! Em thi lễ!
Ngũ Phụng Tề Phi khép cánh bay!
Đáp xuống Lễ Đài không nếp gẫy!
Phương phi quý phái chẳng hao gầy!

Lam kìa! Sương khói mà sao ngỡ!
Nước Việt thân yêu ở chốn này!
Văn Miếu, Hùng Vương, Trưng, Triệu! Nhớ!
Sài Gòn, Hà Nội, Huế! Trong mây!

Chàm xưa! Vĩnh Hảo thơm nền đất!
Gót ngọc Huyền Trân áo lụa vàng!
Ngàn dặm Chế Mân tung cánh bướm!
Mơ Nàng! Sính Lễ vượt Đèo Ngang!

Tím! Sao thương quá buồn che lấp!
Tà áo bay bay thoáng bóng cây!
Tình Lỡ Đơn Phương! Mờ vạn suối!
Ngàn năm nuốt lệ vợi u hoài?

Trắng trong! Em đứng ngoài Chùa vắng!
Đợi mãi! Chàng ơi! Mau đến mau!
Xuân sắc thương tàn theo dáng nắng!
Thư Cưu Thục Nữ hảo mong cầu!
Ầu ơ . . .
Tài, Tình! Quân Tử cao sâu!
Ngày Em theo Phật có sầu tiễn đưa?
Thuận dằm! Bến cũ! Tình xưa?

Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 14/09/2023
30 Tháng 7 Âm Lịch Năm Quý Mão, Ngày Ất Hợi. Hành Hỏa, Trực Mãn, Sao Tỉnh. Cát Thần: Thập Linh, Nguyệt Đức Hợp, Tướng Nhật

There Will Come Soft Rain (Sara Teasdale) Cơn Mưa Rào Sẽ Ðến(Y Thy Võ Phú)

 
(Sara Teasdale)

There Will Come Soft Rain

There will come soft rain and the smell of the ground,
And swallows circling with their shimmering sound;

And frogs in the pools singing at night,
And wild plum trees in tremulous white;

Robins will wear their feathery fire,
Whistling their whims on a low fence-wire;

And not one will know of the war, not one
Will care at last when it is done.

Not one would mind, neither bird nor tree,
If mankind perished utterly;

And Spring herself, when she woke at dawn
Would scarcely know that we were gone.
Sara Teasdale
(August 8, 1884 – January 29, 1933).
***
Phỏng dịch:

Cơn Mưa Rào Sẽ Ðến


Này cơn mưa nhẹ vừa rơi
Thơm mùi đất mới giữa nơi thanh bình
Ðàn chim én lượn lung linh
Âm thanh vang vọng hữu tình nhẹ êm

Trong hồ ếch hát đêm đêm
Hàng cây hoa mận trước thềm lạnh run
Con chim nâu đỏ ung dung
Trên hàng giậu thấp chúng cùng hát ca

Chiến tranh vừa đến quanh nhà
Không ai lo lắng hay là bận tâm
Cuối cùng kết thúc âm thầm
Không ai biết hết khi nằm ngủ sâu

Cỏ cây chim chóc nhìn nhau
Khi mà nhân loại thương đau không còn
Và xuân thức giấc trên non
Nhìn quanh tất cả chẳng còn mấy ai?


122123
Y Thy Võ Phú

Câu Chuyện Sau Đêm Giáng Sinh - Khuyết Danh - Thái Lan Dịch


Một khi những người chăn chiên đã ra đi và mọi việc đã trở nên yên tĩnh trở lại, em bé trong máng cỏ ngẩng đầu lên và nhìn về phía cánh cửa hé mở. Một cậu bé đang đứng đó, e dè bẽn lẽn... rụt rè và sợ sệt.
- Đến đây nào cậu bé, Chúa Giêsu bảo. Tại sao con e sợ đến vậy con?
- Dạ bẩm, con không dám...Con không có gì để tặng ngài cả, cậu bé trả lời.
- Ta ước mong biết bao cậu sẽ tặng cho ta một món quà, bé sơ sinh nói.
Cậu bé xa lạ đỏ mặt lên vì hổ thẹn.
- Thật sự con không có gì cả , thưa ngài... con không sở hữu được bất cứ gì cả ạ; nếu như con có món gì, con sẽ tặng ngài ...ngài xem đây ạ.
Rồi moi móc lục lọi trong hai túi quần vá chằm vá đụp của mình, cậu bé lôi ra một lưỡi dao cũ đã rỉ sét .
- Dạ con chỉ có chừng này thôi, nếu ngài muốn con xin tặng ngài ạ.
- Không đâu, con cứ giữ đi, chúa Giêsu trả lời. Ta muốn những thứ khác của con kia. Ta muốn con cho ta ba món quà.
- Con rất hân hạnh, thưa ngài, cậu bé nói, nhưng con sẽ làm gì cho ngài ạ?

- Hãy tặng ta hình vẽ sau cùng của con đi.
Vẻ mặt của cậu bé trở nên lúng túng và đỏ rần lên . Cậu ta bước đến gần mạng cô và để tránh cho Mẹ Marie và Thánh Joseph không thể nghe mình nói gì, cậu thì thầm vào tai Chúa Hài Đồng Giêsu:
- Thưa ngài, con không thể.. hình con vẽ quá tệ hại xấu xí..không ai muốn nhìn thấy đâu ạ!
-Con ạ, chính vì nó xấu nên ta mới nói con đưa cho ta, em bé trong máng cỏ trả lời...Con phải luôn luôn tặng cho ta tất cả những gì người khác gạt bỏ đi, và những gì mà con cũng không ưa thích.

-Và nữa nè, ta muốn con đưa cho ta cái đĩa của con, em bé tiếp tục.
-Nhưng mà sáng nay con đã làm bể đĩa mất rồi, thưa ngài! chú bé ấp úng trả lời.
- Bởi vì vậy nên ta muốn con đưa cho ta... Con luôn phải tặng cho ta tất cả những gì bị gãy bể trong suốt cuộc đời của con, ta muốn dán chúng lại...
- Còn bây giờ con hãy lập lại cho ta nghe con đã trả lời ba mẹ con như thế nào khi họ hỏi lý do làm sao con đã làm bể cái đĩa,
Chúa Giêsu nhất định hỏi để xem chú bé kể lại sự việc ra sao... Chú bé liền sa sầm nét mặt, cúi mặt xuống, xấu hổ và nói thì thầm một cách buồn bã:
-Con đã nói dối.. con đã nói rằng vì sơ ý nên cái đĩa đã tuột khỏi tay con; nhưng sự thật thì không phải như thế.. Lúc đó con đang tức giận và con đã đẩy mạnh cái đĩa cho nó rớt xuống nền gạch hoa và đã vỡ ra!

- Con ạ, đó chính là điều ta muốn con thổ lộ ra! Chúa Giê Su nói. Con hãy giao hết cho ta tất cả những thứ xấu xa phiền toái trong cuộc đời của con, nào là những điều dối gian, những lần vu khống, những sự hèn nhát và những điều ác độc của con. Ta muốn con hay trút hết những gánh nặng đó cho ta...Con không cần đến những thứ đó... Ta muốn làm cho con luôn hạnh phúc vui sướng và con hãy nhớ rằng ta luôn luôn tha thứ cho những lỗi lầm của con, con ạ.
Rồi vừa ôm hôn cậu bé vì đã tặng mình ba món quà đó, chúa GiêSu nói:
- Bây giờ thì con đã biết đường dẫn đến Trái Tim của ta rồi, ta ước mong mỗi ngày con đều đến thăm ta con nhé.

Thailan dịch

Dư Âm Ngày Lễ Giáng Sinh 2023


Đây là bài số sáu trăm chín mươi bốn (694) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Giáng Sinh đã qua rồi nhưng dư âm Ngày Giáng Sinh vẫn còn đó. Người đã có những niềm vui nho nhỏ trong mùa Giáng Sinh với sinh hoạt của Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland với mục làm hủ đèn Giáng Sinh do các cô nhân viên thư viện Portland phối hợp với nhân viên Nhóm Sinh Hoạt Người Việt Portland hướng dẫn cách làm.

Lần này, người viết tạm ngưng màn quay phim chụp hình như các lần trước mà trực tiếp nhúng tay cắt cắt dán dán làm một hũ đèn Giáng Sinh khá tiện dụng: mùa Giáng Sinh thành lồng đèn lung linh ánh sáng mừng Giáng Sinh, mùa Tết biến thành hủ đựng đường hay dưa món ăn bánh tét. Thật tuyệt vời!

Xin cảm ơn lòng tốt của quý vị thực hiện công tác này và cảm ơn món quà Xmas nho nhỏ xinh xinh của Trung Tâm Y Tế và Dịch Vụ Châu Á kính biếu.
Về nhà, người viết làm một màn yêu cầu phu quân mài dao cho bén để tôi cắt thịt cho ngon lành chuẩn bị bữa tiệc sum họp gia đình mừng Giáng Sinh. Thế là có màn "bên em chụp ảnh, bên chàng mài dao" kể cũng hạnh phúc tình già, Bạn nhỉ?

Mời xem youtube
Anh Minh mài dao chuẩn bị tiệc Christmas 2023

Nhìn chàng mài dao chậm rãi, nhìn lại mình cầm máy chụp hình thấy nặng tay, người viết biết rằng chúng tôi đã lên chức "Lão trượng " và "Lão bà bà" rồi. Còn Bạn đã già chưa?

Nói tới đây, người viết chợt nhớ đến "37 triệu chứng để nhận ra mình đã "già" do một người bạn trong Nhóm ThiềnNhànSương Lam Group gửi đến tôi. Mời Bạn đọc cho vui nhé.

37 triệu chứng để nhận ra mình đã ” già ”, https://keditim.net/172432-2/

Dưới đây là 37 triệu chứng mình đã ” già ” cũng hay lắm .Anh em nào có ” dính trưởng” những triệu chứng này pm cho mình biết cái nha…

1.Toàn kể chuyện ngày xưa.

2.Vặn Tivi lên để ngủ.
3.Thích ăn cơm nhão.
4.Mô-bai lúc nào cũng tắt cho đỡ tốn pin.
5.Chẳng biết SMS là cái gì.
6.Ðoc Word file, luôn luôn View 150%.
7.Ðến nhà bạn chơi, ngủ gật.
8.Cả ngày đi tìm chìa khóa nhà, chìa khóa xe.
9.Ngưng nhổ tóc bạc.
10.Nếu là đàn bà, vứt hết mini-jupes.
11.Ra bãi biển, trùm chăn.
12.Ra đường “bị” gọi bằng cô, chú (đến giai đoạn bị lên chức bác, thì triệu chứng đã bắt đầu trầm trọng).
13.Lên xe buýt “bị” nhường chỗ (giai đoạn ultimo).
14.Coi phim buồn hay không buồn gì cũng rơm rớm nước mắt.
15.Thích người khác để ý và săn sóc mình nhiều hơn xưa..
16.Rất là ghét nhìn những cặp “amoureux” khoảng 20 tuổi..
17.Rất thích nhìn mấy anh trẻ đẹp trai, hay mấy cô nàng tuổi giữa 20-30.
18.Vẫn mê ăn phở, nhưng thích luộc bánh phở cho thật là mềm.
19.Rất rất là thích những câu như “dạo này trông bạn trẻ hơn và ốm hơn năm trước”.
20.Có đồ ăn ngon thì lấy đầy đĩa mà ăn không hết.
21.Giấc ngủ trưa dài hơn.
22.Ði đứng nằm ngồi chậm lại (chưa nói đến vấn đề sex!).
23.Toàn dùng kem đánh răng loại “Extra-whitening”.
24.Uống cà phê đen tối ngủ không được.
25.Hay hỏi thăm tin tức các cụ cùng tuổi xem “còn khỏe hay không”.
26.Phone “mobai” reo lúng túng mãi mới bắt được thì phone đã tắt.
27.Xài “mobai” loại cũ, không dám đổi loại hiện đại.
28.Đi chơi, cho nhau số mobai rồi không mở mobai.
29.Gửi SMS 15′ mới đánh được một chữ.
30.Đi hè làm biếng lái xe đi xa.
31.Thân hình có vòng thứ hai càng ngày càng to.
32.Ngại lên xuống thang lầu vì sợ té.
33.Cứ bốn, năm giờ sáng là đã dậy.
34.Mở báo đọc hay tìm trang cáo phó đọc trước.
35.Không muốn nhắc nhở đến ngày sinh nhật.
36.Nhìn gương thường xuyên, để ý đến chân dung nhiều hơn.
37.Nói chuyện hay kể chuyện bệnh và chỉ nhau thuốc trị bệnh.

( Nguồn :Email Bạn gửi- Cảm ơn Thắng Huỳnh nhé)

Thứ Hai 12-25-2023 vừa qua là ngày Giáng Sinh. Mọi người mọi nơi hân hoan chào đón Chúa sinh ra đời. Người viết tuy là một Phật tử nhưng vẫn luôn luôn chia sẻ niềm vui ngày Giáng Sinh với bạn bè thân hữu Công Giáo của tôi vì đối với tôi, Chúa giáng trần hay là Phật đản sinh đều đem tin vui đến cho tất cả mọi người, trong đó có tôi. Tôi vẫn nghĩ thế!

“Con của Phật hoặc là con của Chúa
Đều tin rằng có một Đấng Toàn Năng
Dạy con người phải luôn nghĩ nhớ rằng:
“Sống đạo đức, từ bi và bác ái”
(Thơ Sương Lam)

Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh và tôi chia sẻ niềm vui với trẻ thơ khi nhìn những Papa Noel hay Santa Claus áo thụng đỏ, bụng bự, râu trắng vai quảy túi quà đi phân phát cho các em bé.

Tình thương yêu quý mến nhau đâu có phân biệt tôn giáo, phải không Bạn? Chúng ta đến với nhau với trái tim tình cảm, với nụ cười thân mến, với sự tôn trọng lẫn nhau. Bạn đồng ý chứ?
Năm nay gia đình người viết lại có thêm niềm vui chào đón cô em gái từ Việt nam đến chung vui sum họp với gia đình chúng tôi và toàn thể thân nhân họ Nguyễn Hữu đang sống tại Portland, Oregon.

Không có niềm vui nào bằng niềm vui sum họp gia đình. Chúng ta gặp nhau trên cõi đời này không phải là một chuyện tình cờ mà do một duyên nghiệp nào đó trong quá khứ, nhất là đối với những người thân trong gia đình. Có một cái gì thiêng liêng vô hình kết nối tình cảm thương mến nhau giữa những người cùng một huyết thống, phải không Bạn? Tin vui hay tin buồn của bạn bè trong xã hội tuy cũng làm bạn quan tâm đến, nhưng với người thân trong gia đình, tình cảm thương yêu đó càng sâu đậm, càng nồng ấm hơn nhiều. Bạn có đồng ý với tôi chăng?

Ở Mỹ có màn Potluck rất hay và thích hợp với nhiều người vì mỗi khi có tiệc tùng, mỗi người đem một món thức ăn đến góp phần với gia chủ để gia chủ đỡ mệt không phải nấu nướng nhiều và bạn cũng được thưởng thức hương vị của những thức ăn khác được mang đến. Người viết lảnh phần đổ bánh khọt vì các nhà hàng Việt Nam ở Portland không có món này trong thực đơn của nhà hàng.

Nhờ ông xã mài dao bén nên người viết xắt nấm, xắt tàu hủ, xắt thịt, xắt tôm nhanh chóng hơn. Cảm ơn ông xã nhé.


Với 2 cái khuôn đổ bánh khọt và một gói bột bánh xèo, bánh khọt Hương Xưa, tôi đổ được 4 dĩa bánh khọt chay và 4 dĩa bánh khọt mặn, trông cũng hấp dẫn, ngon lành. Smile!

Bạn bỏ một ít rau thơm và cải bẹ xanh vào chén, nhón một cái bánh khọt bỏ vào chén, chan một chút nước mắm lên trên, rồi đưa vào miệng nhai chầm chậm, bạn sẽ thưởng thức được vị cay cay giòn giòn của cải bẹ xanh, vị thơm thơm béo béo của bánh khọt có thịt, có tôm có đậu xanh hấp chín, vị chua chua ngọt ngọt của củ cải trắng, củ cà rốt đồ chua. Ôi tuyệt vời! Tình cảm quê hương Việt Nam gói trọn vào chiếc bánh khọt này đó, bạn ơi, cũng như khi bạn thưởng thức món bánh xèo quê ngoại Cần Thơ của tôi vậy đó.

Mời Bạn xem youtube

Thêm vào đó, hương vị ngọt ngào của chiếc bánh ngọt Mừng Giáng Sinh do cô em đem tới càng làm tăng thêm tình cảm thương yêu của chị em gia đình chúng tôi. Chúng tôi ai cũng cười vui vẻ, ai cũng có những niềm vui.


“…Có những niềm vui, mỉm cười sảng khoái:
Thấy kẻ thân yêu, được sống an bình,
Giữa cuộc trần ai, đau khổ sinh linh
Thân tâm tĩnh lạc, an vui, hạnh phúc…”
(Thơ Sương Lam- Có những niềm vui)

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi –MCTN 694-ORTB 1123-122723)

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

Làm Sao Anh Biết - Thơ: Đỗ Thị Minh Giang - Nhạc: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng - Ca Sĩ:Thanh Hà


Thơ: Đỗ Thị Minh Giang
Nhạc: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Ca Sĩ:Thanh Hà

Quà Giáng Sinh

 

( Huế- đô 1960-1961)

Bảy năm đèn sách ngôi trường,
Trau dồi rèn luyện, tình thương nghĩa nồng.
Cám ơn vòm trời TÂY-ĐỨC xa xăm
Quà tặng qúy báu miền Trung, quê nghèo.
Ba hòn đá tảng tình nghĩa sơn keo!
Cha LUẬN, BS QUYẾN vượt đèo hiểm nguy!
Gíao-sư KRAINICK, ngọn đèn sáng lưu ly
Thắp bùng ngọn lửa, HUẾ-ĐÔ vui-mừng!
Ngôi trường Y-KHOA ánh sáng mặn nồng,
Vòm trời xứ HUẾ ngâp tràn hương hoa!
Hằng ngày đàn chim non riếu rít hát ca
Tình thương, hy-vọng ngân nga vang lừng!.
Suối tình thương dào dạt trong lòng,
Tràn đầy nhựa sống, vuôn trồng mầm non!
Hình ảnh qùa tăng như khối vàng son
Khuôn vàng diều dắt đàn con trưởng thành!
Món qùa GIÁNG-SINH mãi mãi trường tồn,
Cây Đa Cổ-thụ trong lòng Huế-đô.
Vừng HỒNG quang-rạng, sáng tỏa nhấp nhô
Lan xa, tỏa rộng khắp bốn bờ Đại-dương!

Tô Đình Đài

Giáng Sinh 2023



Còn đâu nữa những mùa Lễ Giáng-Sinh
Vui buồn xen nhau theo thời gian đã trải
Không hẳn tuổi tác là lý do khiến tâm hồn vô cảm
Nhiều nguyên nhân ngoại tại bủa vây quanh
Thì xin giã từ quá khứ chẳng có gì lạc quan
Cũng tạm biệt những hội hè sắp tới
Thân ốc nhỏ rút lui vào xó tối
Mặc cuộc đời luôn sống động khắp trần gian
Mong ước thành viên Facebook và các mạng
Chia sẻ nhau nhiều cho tình thân ái đậm đà
Chúc thế giới an vui trong ngày lễ trọng đại
Nguyện cầu Đấng Thiêng Liêng che chở chúng ta

CN-HNT 
Dec.10.2023 (100.45)


Mùa Đông Cuộc Đời

 

Chiều tháng chạp gió lạnh luồn qua tóc
Bước dần đi còn xa lắm ngõ về
Đường khuất núi hay rừng che mất lối
Biết bao giờ thấy lại dấu chân quê!

Đêm chưa xuống quanh đây sao quạnh vắng

Lòng thật mềm, tư lự. mãi bâng khuâng
Ngày tháng trôi thêm dài niềm thương nhớ
Chuyện tương phùng mờ ảo thật xa xăm!

Ở bên đó có còn xanh màu tóc

Chốn tương tư mây tựa tóc ai bồng
Vườn nhà sau vẫn xanh hay úa lá
Chiếc thuyền xưa có cập lại bến sông?

Cuộc hưng phế làm đau hồn ly biệt

Thương đời nhau rưng lệ buổi phân kỳ
Đêm khó ngủ chập chờn trong cõi mộng
Trách đời sao bày chuyện khổ phân ly?!

Chim bướm chiều mùa đông xa biền biệt

Hoa lá tàn rơi, sương trắng mịt mờ
Cớ làm sao mà mình không luyến tiếc:
-Cảnh xuân thu thật mộng một màu thơ!

Cuối cuộc đời mùa đông ta rất nhớ

Buổi xuân thì tay nắm lấy bàn tay
Nghe chim ca, bướm vờn hoa rực nở
Rượu hương tình chưa uống đã say say!

Cõi vô thường ngày vui mau phút chốc

Tuổi cuối mùa còn lại cảnh đông phong
Ôi mỹ nhân đâu còn gương mặt ngọc
Đấng nam nhi thôi hết chuyện anh hùng!

Hàn Thiên Lương

Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền, Những Kỷ Niệm Xa Xưa

(Tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Hiền nhân ngày mất vào dịp Giáng Sinh 2005)

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền và nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn cùng tuổi (sinh năm 1927) và bạn thân với nhau. Lê Trọng Nguyễn qua đời sáng ngày 9 tháng 1 năm 2004. Nguyễn Hiền và gia đình Lê Trọng Nguyễn thực hiện tuyển tập nhạc Lê Trọng Nguyễn nên Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh cố Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn được tổ chức ngày 17 tháng 4, 2005 tại Little Saigon. Lúc đó sức khỏe ông tuy yếu nhưng vì tình bạn thâm tình, ông  cùng với các nhạc sĩ trong The Stars Band đảm trách chương trình âm nhạc với các ca sĩ ngày xưa ở Sài Gòn trình bày những ca khúc của Lê Trọng Nguyễn.

Nào ngờ, Nguyễn Hiền qua đời vào sáng 23/12/2005. Lễ Hỏa Táng ngày 31/12 tại Peek Family Funeral Home. Pháp danh Minh Trí. Ông ra đi rất thanh thản. Trước đó còn lái xe chỉ cảm thấy mệt mỏi, hiền thê của ông khuyên đến bác sĩ khám bệnh, phát hiện bị ung thư phổi. Một tháng sau, ông qua đời.

Vào những năm đầu của thập niên 1990s, cùng uống cà phê với nhau ở quán Tài Bửu (góc Bolsa & Magnolia) với ông, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên (1926-2009), nhà văn Viên Luông, gợi ý tôi tham gia vào Trung Tâm Văn Bút ở Nam Califorinia. Ông là Tổng Thư Ký năm 1992 và Chủ Tịch năm 1999. Có một nhiệm kỳ tôi làm Tổng Thư Ký. Lúc đó, Trần Ngọc có văn phòng đại diện luật sư trên dãy lầu trong khu chợ Anh Minh (Góc đường Ward & Bolsa) nhưng nhiều năm chẳng thấy bạn tôi hành nghề (ngay cả những vụ đụng xe) nơi đó cũng là chỗ sinh hoạt của Trung Tâm Văn Bút. Thỉnh thoảng, buổi tối anh em hội viên và thân hữu gặp nhau trò chuyện, văn nghệ bỏ túi. Sau đó vì có sự tranh chấp với nhau (giữa danh xưng Tây Nam Hoa Kỳ, Nam California...) nên không sinh hoạt nữa.

Năm 1997, nhà văn Nguyễn Thạch Kiên thực hiện tuyển tập về nhà văn Khái Hưng, gồm 2 quyển dày hơn một nghìn trang, ông là người cộng tác nhiệt tình nhất, edit các bài viết, còn tôi chỉ giúp typset vài bài viết. Đây là quãng thời gian tôi được gần gũi, trò chuyện với các ông.

Ngoài tài hoa về âm nhạc, ông biết sử dụng nhiều nhạc cụ trong đó hawaiian (hạ uy cầm) và accordéon (phong cầm) rất tuyệt, thông thạo Anh, Pháp. Ông được nhiều người gọi là “tự điển sống” với trí nhớ rất tốt. Ông am tường về nhạc sử và các nhạc sĩ cổ điển Tây Phương. Nguyễn Hiền học nhạc năm 8 tuổi với thấy dạy nhạc người Pháp, sau đó ông ghi tên học bốn năm tại École Université de Paris, tốt nghiệp năm 1951 rồi trở thành nhạc trưởng trong Hotel de Paris tại Hà Nội. Năm 1953 theo lời ông “Tôi cưới nhà tôi, tôi không hề biết mặt và hai cụ bà gặp nhau ở chùa, hứa hẹn với nhau, móc ngoặc với nhau, thế thành ra chúng tôi thành vợ chồng”, là nghệ sỹ dưới ánh đèn màu nhưng một đời thủy chung với vợ.



Tháng 9 năm 1954, gia đình Nguyễn Hiền di cư vào Nam. Ông là công chức phục vụ trong Bộ Công Dân Vụ thời Việt Nam Cộng Hòa, tiền thân của Bộ Thông Tin, Xây Dựng Nông Thôn, Dân Vận & Chiêu Hồi... Ông từng làm Chủ Sự Phòng Văn Nghệ của đài phát thanh Sài Gòn, phụ tá Giám Đốc đài truyền hình Việt Nam Cộng Hòa.

Ông là người hướng dẫn các xướng ngôn viên đọc đúng tên gọi nhân vật, địa danh ngoại quốc viết theo tiếng Anh, tiếng Pháp... Trong những lần trò chuyện, ông kể vanh vách từng người, đảm nhận công việc trong hai thập niên cùng làm việc với nhau.

Về sáng tác, khi mới 18 tuổi, là phổ bài thơ mang tên Người Em Nhỏ của nhà thơ Thiệu Giang, bạn thân với nhau ở Hà Nội.

Nhạc phẩm của ông không nhiều nhưng có các ca khúc nổi tiếng. Những ca khúc của ông như: Em Là Vì Sao Sáng, Gửi Một Cánh Chim, Hương Thề, Huyền Trân Công Chúa, Ngàn Năm Mây Bay, Thầm Ước, Xuân Vui Ca, Ý Nhạc Chiều...

Ông thích thơ nên có nhiều ca khúc của ông phổ thơ như: Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ: Kim Tuấn, Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân), Lá Thư Gửi Mẹ (thơ Thái Thủy), Chiều Nào Em Đến (thơ Đinh Hùng), Mái Tóc Dạ Hương (thơ Đinh Hùng, nguyên tác Một Tiếng Em)... Chuyện Đêm Mưa (lời Hoài Linh), Thanh Bình Ca (lời Thanh Nam), Hoa Bướm Ngày Xưa (lời Thanh Nam). Khi ở Hoa Kỳ ông ấn hành tuyển tập với tựa Hoa Bướm Ngày Xưa để nhớ người bạn thân.

Ông sáng tác chung với các nhạc sĩ: Ân Tình Lên Ngôi (với Minh Kỳ), Bước Chân Dĩ Vãng (với Lan Đài), Buồn Ga Nhỏ, Đã Mấy Thu Rồi, Từ Giã Thơ Ngây (với Minh Kỳ), Đêm Sơn Cước (với Thiện Huấn), Hai Mươi Câu Tuổi Trẻ (với Song Hồ), Hoa Đào Năm Trước (với Lê Dinh), Hoài Thơ (với Hà Dũng), Về Đây Anh (với Nhật Bằng), Lá Rơi Bên Thềm, Màu Tím Hoàng Hôn (nhạc Lê Trọng Nguyễn, lời Nguyễn Hiền), Tiếng Hát Học Trò (với Minh Kỳ).

Tác phẩm Ngàn Năm Mây Bay của nhà văn Văn Quang, năm 1963 đạo diễn Hoàng Anh Tuấn dựng thành phim với các diễn viên chính Lê Quỳnh, Kiều Chinh, Bích Sơn, Bích Thủy. Thái Lai sản xuất (có lẽ vào thời điểm đó với biến động về chính trị nên phim không được thành công) nhưng ca khúc Ngàn Năm Mây Bay rất nổi tiếng.



Trong lần xuất hiện trên Paris by Ngight, ông chia sẻ: “Khi tôi nghe thấy tên phim ấy là Ngàn Năm Mây Bay, tôi cũng thích văn chương, nhất là văn chương cổ cũng như văn chương Pháp rất là romantic. Thành ra tôi liên tưởng đến bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, trong đó có hình ảnh cánh hạc bay đi rồi mà ngàn năm mây trắng vẫn còn bay, thì tôi viết tựa trong bài nhạc Ngàn Năm Mây Bay “Em đi như cánh hạc vàng. Ngàn năm mây trắng ngỡ ngàng còn trôi” dưới tựa đề trong ca khúc”.

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của nhà thơ Thôi Hiệu vào thế kỷ thứ 8 đời nhà Đường hay đến nỗi, khi nhà thơ Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu thấy bài thơ phải thốt lên: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”. Rất nhiều nhà thơ dịch bài thơ nầy, sau 1975 bản dịch của nhà thơ Vũ Hoàng Chương dịch hay nhất. Bản dịch của Vũ Hoàng Chương gởi “chui” cho nhạc sĩ Cung Tiến, dựa vào bài thơ nầy phổ nhạc năm 1976 ở Úc. Trong tuyển tập của anh lấy tên ca khúc Hoàng Hạc Lâu đặt tên cho tuyển tập ấn hành năm 2010 để nhớ vị thầy Vũ Hoàng Chương dạy học ở Chu Văn An.

Với hai câu đề trong bài thơ thất ngôn bát cú (đề, thực, luận, kết), Vũ Hoàng Chương dịch thơ: “Vàng tung cánh hạc đi đi mãi. Trắng một màu mây vạn vạn đời”. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền không nói đến người xưa mà hình bóng “Em đi như cánh hạc vàng”.


Lời ca phác họa hình ảnh người yêu bóng giai nhân xa cách:


“Chiều tím không gian

Mênh mang niềm nhớ

Mây bay năm xưa còn đó

Đâu tìm người hẹn hò.

... Ngàn kiếp mây bay

Không phai niềm nhớ

Thu sang lòng thấy bơ vơ

Giờ chỉ còn mộng mơ”

(Nhạc phẩm nầy ấn hành năm 1964)


Năm 2023, ca sĩ Kim Tước thực hiện CD, lấy ca khúc nầu cho CD. Với tôi, giọng mezzo-soprano rất hợp và hay nhất trong các ca sĩ đã hát.

Hầu hết lời ca của ông qua những tình khúc mang nỗi buồn man mác, không ủy mị mà thường nhắc đến hình bóng xa xôi, tiếc nuối.

Tác phẩm Tiếng Hát Học Trò của nhà văn Văn Quang, Thái Thúc Nha (cậu ruột của Thanh Lan) đạo diễn với hai diễn viên chính Huy Cường và Thanh Lan thành phim cùng tên với ca khúc Tiếng Hát Học Trò (chung với Minh Kỳ) với tiếng hát Thanh Lan sản xuất năm 1970. Tuy phim trắng đen nhưng hình ảnh Thanh Lan sexy đã gây đình đám.


Phần cuối của phiên khúc:

“Tà áo năm xưa còn mãi trong tôi

Còn thiết tha như giọng hát buông lơi

Rồi thời gian trôi Xuân qua Hè tới

Mùa Thu mâý báo khắp trời

Gieo niềm thương nhớ đầy vơi”


Ông là người mẫu mực, thận trọng từ giai điệu đến lời ca qua những nhạc phẩm sáng tác nhưng cũng có vài trường hợp ông viết ngay tại chỗ. Gặp nhà thơ Đinh Hùng khi ăn phở, ĐH khoe: “Này, có bài thơ tôi đưa cho ông đây, ông xem ra làm sao”, ông thấy bài thơ tên là Một Tiếng Em, ca ngợi người phụ nữ trong lý tưởng của anh ấy là một người có nét sầu mộng. Ngay tại tiệm phở ông phổ nhạc bài thơ thành ca khúc Mái Tóc Dạ Hương.


Với 4 câu cuối trong phiên khúc:


“Dĩ vãng nào xanh hơn mắt em

Chao ôi! màu suối tóc buông mềm

Nét buồn khuê cát hoen sương phủ

Nhạt ánh sao ngàn bên dáng xiêng”.


Với ca khúc Anh Cho Em Mùa xuân, theo lời ông:


“Có một hôm vào mùng 5 Tết, lúc đó tôi làm việc ở Bộ Thông Tin, làm phụ tá cho Văn Hóa Bộ Trưởng, trụ sở của nó ở số 15 đường Lê Lợi, đối diện với G-France ở bên kia. Buổi sáng mùng 5 Tết thì cũng buồn thôi, anh Thượng Sĩ Già là một nhà phê bình văn học và anh Sĩ Trung cũng làm việc ở đó, lúc về thì tôi thấy trên bàn giấy có một tập thơ nhan đề là 40 Bài Thơ Của Vương Đức Lệ, trong đó có Mai Trung Tĩnh - Định Giang là một anh sĩ quan hải quân trẻ tuổi và có Kim Tuấn.

Trong 40 bài thơ ấy tôi mới lật, lật - đúng là mùng 5 Tết, không khí xuân vẫn còn tràn trề trong người nên còn nhiều hứng khởi. Mở ra thì gặp đúng cái bài Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn. Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân thì lúc ấy không khí xuân vẫn còn thì tôi mới lấy giấy ra - không có giấy nhạc, tôi lấy tay kẻ khuông nhạc và không ngờ cũng là cái duyên, tôi viết xong độ 1, 2 tiếng thì đã xong bài, xong tôi cất ở trong ngăn kéo, sáng hôm sau có một anh trẻ tuổi đến tìm tôi, nói rằng hôm qua tôi đến tìm anh biếu tập 40 bài thơ, tự giới thiệu là Kim Tuấn... “Ủa? Kim Tuấn à? Tôi vừa mới phổ cái bài của anh ra thành nhạc đây này!”, anh ấy mới xin tôi chép lại một bài, và ngay lúc đó thì ông chủ hãng Asia thâu đĩa ghé qua, chắc cũng đói bài, mới bảo “Có bài gì mới không?”, tôi mới nói “Có bài mới toanh đây này!” - đưa cho ông ấy thì ông ấy ký contrat (hợp đồng) với anh Kim Tuấn, tôi cưa đôi cho ảnh một nửa. Thế rồi hãng xuất bản Tinh Hoa là anh Lê Mộng Bảo, anh ấy cũng lại in bài đó, thành ra chúng tôi cũng cứ chia nhau, chia hai hết tất cả chứ không tứ lục tục gì cả”. Lời ca khúc sát với bài thơ 5 chữ.

Qua ca khúc nầy, nhà thơ Kim Tuấn được biết đến. Trước đó Kim Tuấn đã ấn hành các tập thơ: Hoa Mười Phương (1959), Ngàn Thương (in chung với Định Giang 1969), Dấu Bụi Hồng (1971) nhưng ít người biết đến, qua các khúc nầy ấn hành Thơ Kim Tuấn  đầu năm 1975. Gồm những bài thơ chọn lọc trong các tập thơ cũ.



Theo nhà thơ Du Tử Lê: Lần đầu tiên tôi được gặp nhạc sĩ Nguyễn Hiền vào khoảng đầu năm 1965 ở tiệm phở 44, trước đài phát thanh Sài Gòn, cuối đường Phan Đình Phùng... Sau khi nghe thi sĩ Đinh Hùng giới thiệu về tôi, họ Nguyễn bảo, ông tin cuộc đời có cái gọi là “hữu duyên”!... Là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng họ Nguyễn cũng là con người của đời sống gia đình. Có thể vì thế , dù ở cùng một thành phố với nhau, tôi chớ gặp ông ở những quán café, nhà hàng chúng tôi hay la cà, thuở ấy. Mỗi khi muốn gặp ông, để nói một chuyện gì đó, tôi phải điện thoại trước và, điểm hẹn thường là phở 44, trước giờ ông thu thanh.”. Ông là người ít quan tâm về tiền nhuận bút và bản quyền. Và từ đó cho đến khi cùng định cư ở Little Saigon vẫn thường gặp nhau.

Năm 1978 nhạc sĩ Nguyễn Hiền bị quy là dính líu đến tổ chức phục quốc và bị giam đến năm 1980. Ông thoát khỏi Trong quyển Vụ Án Hồ Con Rùa trong đó có các văn nghệ sĩ. điển hình như: Trần Dạ Từ - Nhã Ca, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Thái Thủy, Mặc Thu, Vũ Hoàng Chương, Thanh Thương Hoàng,  Lê Văn Vũ Bắc Tiến, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Uyên Thao, Lý Đại Nguyên, Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hiệu... Năm 1998, gia đình ông được bảo lãnh, định cư tại Little Saigon.

*

Trong sinh hoạt cộng đồng, nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã tham gia Ủy Viên Văn Hóa & Nghệ Thuật của thành phố Westminster, với Hội Cao Niên Á Mỹ, ông từng là Chủ Tịch và cố vấn. Đặc san Hạc Trắng giao cho tôi layout, nhà ông ở nhà nhà tôi nên có nhiều dịp tiếp xúc với nhau. Ông cũng tham gia, cố vấn Kế Hoạch Phát Triển Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới. (Tuy ông không phải là võ sĩ nhưng các võ sĩ trong tổng hội thân quen với ông mời giữ vai trò cố vấn vì có nhiều kinh nghiệm về việc tổ chức).

Ông là người điềm đạm, lịch sự, rất tế nhị khi giao tiếp và sẵn sàng hỗ trợ bạn văn. Điển hình như nhà văn Dương Viết Điền (người bạn cùng Khóa Nguyễn Trãi I với tôi ở Los Angeles). Theo Dương Viết Điền:

“... Chiều ngày 08 tháng 12 năm 2004, tôi đã gọi điện thoại xuống cho nhạc sĩ Nguyễn Hiền hỏi xem thử Lời Bạt về hai tác phẩm (hồi ký) của tôi đã được viết xong chưa để tôi xuống lấy thì nhạc sĩ trả lời mới viết xong được một lời bạt thôi, cuốn thứ hai đang viết nửa chừng.

... Cuối cùng thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đã viết cho tôi hai Lời Bạt, một cho tác phẩm Trại Ái Tử & Bình Điền, và một cho tác phẩm Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân”. (Trong hai tác phẩm của Dương Viết Điền, tôi đã trích và đăng trên tờ báo của tôi)

*

Với Hà Nội, tôi là dân Quảng Nam nhưng trước năm 1975, đọc Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam, Thương Nhớ Mười Hai của nhà văn Vũ Bằng, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vào thập niên 1930s và nhiều bài viết về nơi chốn nầy nên rất thích.

Năm 1972, bố vợ từ Nha Trang lên Đà Lạt thăm vợ chồng tôi, lúc đó mới có dịp bố con trò chuyện với nhau. Cụ ông, con trai vị thầu khoán ở phố Hàng Đào, phục vụ trong ngành Cảnh Sát vì vậy có nhiều dịp “nay đây mai đó” khắp phố cổ Hà Nội từ tuổi thơ cho đến tháng 8, 1954 di cư vào Nha Trang. Cụ ông nhớ rất rõ từng con đường, góc phố, những món ăn đặc sản, nơi vui chơi ở mỗi phố, hàng, con đường từ Hà Nội ra ngoại thành. Hà Nội có khoảng sáu mươi hàng (con dường ngắn khoảng 100 mét đến 1 km, có quán xá hai bên)... Mỗi phố, có khi chỉ một hàng, có khi hai, ba hàng nên rộng hẹp khác nhau. Đặc biệt với phố Huế, giữa lòng Hà Nội, cùng tên với cố đô Huế... Qua lời kể, tôi viết Hà Nội, Giấc Mơ Mịt Mù (ký bút hiệu Hoàng Bích Yên) đăng trên đặc san Ức Trai của Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị năm 1973. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn, Quản Đốc đài phát thanh Đà Lạt (sau nầy ở Hoa Kỳ ấn hành thi phẩm Yêu Em, Hà Nội) tưởng tôi là người Hà Nội nên cùng với nhà thơ Tô Kiều Ngân thực hiện chương trình ca nhạc với bài viết nầy.

Sau hai thập niên, những lần cà phê ở Little Saigon, nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể về Hà Nội với trí nhớ làm tôi kinh ngạc. Ông nhớ cả số nhà vũ trường, vài văn nghệ sĩ từng quen biết từ cách ăn mặc cho đến thói quen...


Khi tôi viết bài Quang Dũng, Sổ Tay & Cuộc Tình, trong bài thơ Tây Tiến có hai câu thơ rất trữ tình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. (Theo thủ bút của Quang Dũng trong Sổ Tay thì chữ giáng Kiều) nhưng sau nầy in lại ghi là dáng kiều.  Ngôi nhà 68 phố Hàng Bông, nơi trú ngụ của bốn chị em họ Nguyễn là Kiều Vinh, Kiều Hinh, Kiều Hương, Kiều Dinh. Quang Dũng lấy hình ảnh 4 nàng Kiều nầy ghi trong thơ. Tôi hỏi nhạc sĩ Nguyễn Hiền và ông xác nhận đó là “giáng Kiều” không phải là “dáng kiều”.

Ngày 5/5/2005, tôi ra tờ Cali Weekly, khổ standard (nhật báo), 24 trang, có 4 trang full color (1, 2 & 23, 24), (Chủ Nhiệm: Vương Trùng Dương, Chủ Bút Nguyễn Ngọc Chấn, Tổng Thư Ký: Việt Hải) số ra mắt tôi viết bài về Stars Band (trang 1 & 9) khi tiếp xúc, phỏng vấn vài nhạc sĩ tham gia được hình thành từ năm 1995 do nhạc sĩ Mạc Vũ (BS Phạm Gia Cổn) cùng các nhạc sĩ Trần Trịnh, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hiền (3 năm sau, nhạc sĩ Nguyễn Hiền vừa mới định cư được mời tham gia).

Nhớ những lần cùng uống cà phê với nhau, ông và Phạm Gia Cổn luôn “Nhớ nhà châm điếu thuốc” (Chiều – Hồ Dzếnh) rồi “liều một đám – làm một điếu”.

Không ngờ sau đó, cả hai trở thành người thiên cổ!


Nhờ những lần gặp gỡ nhạc sĩ Nguyễn Hiền, với kiến thức, trí nhớ và sự cởi mở, chân tình của ông giúp tôi hiểu biết thêm về nhạc sử cổ điển Tây phương qua các thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng, Baroque, Cổ Điển, Lãng Mạn... hai giai đoạn âm nhạc thời tiền chiến và hai thập niên ở miền Nam Việt Nam.

Hầu như mọi người được tiếp xúc với nhạc sĩ Nguyễn Hiền đều quý trọng nhân cách, trí nhờ và tài hoa sáng tác, sử dụng những nhạc cụ điêu luyện và sự dấn thân của ông trong sinh hoạt cộng đồng.


Vương Trùng Dương


Le Premier Sourire (L. D. de Savignac) – Nụ Cười Đầu Tiên(Thái Lan Dịch)


Le Premier Sourire

Dans la plaine silencieuse, les pâtres cheminaient gravement, allant porter à l’Enfant Dieu leurs modestes offrandes. Bien noire était la nuit, et toute blanche la route qui serpentait au travers des buissons, des prés couverts de neige. Et combien cruelle était cette brise aiguë de décembre, bleuissant les pieds nus des rustiques voyageurs, cinglant leurs figures placides, honnêtes, de mercenaires !

Ils avançaient, cependant, allongeaient le pas sans aucun bruit dans l’épaisse fourrure d’hermine étendue par l’hiver sur le sol rocailleux. Derrière les bergers, se traînait avec peine un pauvre être difforme, ombre chancelante qui laissa, soudain, échapper une plainte douloureuse.
– Qui va là ? cria le dernier homme de la petite troupe, en se détournant à demi.
– Laisse donc, répliqua l’un de ses camarades, c’est Thannar, sans doute. Dépêchons-nous. – Oui, pressons-nous, répéta le chef de file, car il y a bien du chemin à faire pour arriver là-bas.

Celui qui venait de parler, un grand gaillard, solide et musclé, qui portait deux agneaux serrés dans ses bras, désignait un point lumineux et fixe à l’horizon.

Enfin, ils arrivèrent au but, un peu las, mais tremblant d’une émotion singulière à l’aspect de l’étable où reposait Jésus.
– Approchez, mes amis, leur dit la Vierge Mère, les voyant immobiles sur le seuil de la porte. Quel spectacle inattendu frappait donc leurs regards pour les paralyser ainsi ! Simplement, avec une modestie charmante, une toute jeune femme berçait sur ses genoux un petit Enfant d’une merveilleuse beauté. Incliné vers eux, un vieillard vénérable les contemplait avec amour. Un âne et un bœuf, à la chaude haleine, complétait ce tableau familial.

Sur un signe encourageant de Marie, les bergers s’avancèrent et offrirent leurs présents. L’un apportait des œufs, tous mignons et blancs comme des dragées enfouies dans la paille blonde d’une corbeille. L’autre, des agneaux si frêles, qu’ils se mirent à bêler tristement, cherchant leur mère brebis dans l’ombre de la crèche. Un troisième une belle paire de poulettes, dont la crête rouge ressemblait à la fleur fraîche du grenadier. Un quatrième, plus adroit que ses compagnons, avait creusé des noyaux d’olives, en avait fait de jolies perles ajourées, enfilées dans un solide fil de chanvre. Tout fier de son travail :
– Tenez, Madame, dit-il, mettez ce collier au cou de votre beau petit Enfant. La Vierge Marie, souriante, inclinait la tête délicieusement émue des marques d’adoration prodiguées par ces humbles créatures à son Fils bien-aimé.
– Et moi, bonne Mère, hasarda timidement un petit pâtre retiré à l’écart, je suis bien pauvre, le maître que je sers est si dur qu’il ne me donne rien, pas même un flocon de laine ou quelques figues sèches. Mais j’ai taillé hier soir un roseau et, si vous voulez, je vais vous chanter dessus un joli air. Et voilà le pauvret qui s’enhardit, lance quelques notes hésitantes, puis s’affermit et fait entendre une pastorale dont la simplicité naïve charme les assistants.

Saint Joseph s’approcha du chanteur lorsqu’il eut fini, et, montrant Notre Seigneur qui joignait ses mains divines avec recueillement :
– Mon ami, lui dit-il, Dieu vous bénit. Célébrez toujours sa bonté.
Tout à coup, un murmure de voix et de pas précipités se fit entendre près de la porte délabrée par où, jour et nuit, la froidure de l’hiver entrait brutalement.
– Que vient-il faire ici, celui-là? – Va dehors compter les étoiles. – C’est un péché qu’il voie l’Enfant-Dieu.

Joignant le geste à la parole, les pasteurs voulurent éloigner le nouvel arrivant ; mais, au lieu de s’effrayer de leurs sarcasmes amers et de leurs vigoureuses poussées, il se fraya un passage et tomba prosterné devant le berceau divin.
Des"Oh !... Ah!" significatifs s’élevèrent du groupe des bergers, rapprochés curieusement, dans l’attente d’un incident grostesque.

C’est un être si laid, si difforme, que Thannar, car il avait, effectivement, suivi les voyageurs, allant à la Crèche ! L’étoile mystérieuse le guidant, il avait résolument entrepris cette route pénible, bien fatigante pour ses petites jambes frêles et un corps décharné.
Dominant le sentiment de terreur qui l’envahissait à la vue des hommes, souvent, hélas ! ironiques et cruels, il avait énergiquement franchi le seuil de l’étable, et s’était abattu de faiblesse et de bonheur, aux pieds de l’Enfant-Roi.

Qu’était ce misérable abandonné ? On n’en savait rien ; le malheur n’a pas d’histoire. On l’appelait Thannar, comme on l’aurait appelé Jaell ou Élie. Un jour, des âmes charitables le trouvèrent inanimé sur le bord d’une route, et le soignèrent pendant la mauvaise saison. Mais, au printemps, l’oiselet sauvage, remplumé, s’envolait à tire-d’aile, obéissant à son insu, peut être, aux exigences d’une race errante ou proscrite. Débile, souffreteux, l’innocent courait au travers des campagnes, cherchant des nids, glanant les épis oubliés, tâchant de rendre service aux vieillards et aux enfants, des simples, des chétifs comme lui. Parfois rebuté, il ne se plaignait pas, ignorant le blasphème et la vengeance ; mais ses larmes coulaient, silencieuses et pressées, le long de ses joues creuses.

Puis, quand l’accès de désespérance était passé l’idiot recommençait à rire, de ce rire blanc, sans aucun éclat ni mesure, qui faisait grand’pitié aux femmes les plus compatissantes.
Pauvre Thannar ! Cependant, la douce Marie, le bon Joseph, émus de l’adoration muette du jeune abandonné, lui parlèrent tendrement pour lui donner confiance.
– Relève-toi, pauvre petit, et regarde Jésus, prononça paternellement saint Joseph, en aidant Thannar à se remettre debout. Un instant ébloui par le spectacle étrange qu’il voyait pour la première fois, l’innocent porta ses mains à son front. Et, bientôt après, les joignant avec ferveur, il tomba de nouveau à genoux et s’écria:
– Ô Jésus ! je vous aime! je vous donne mon cœur!

Oh! la merveilleuse parole qui fit entr’ouvrir les lèvres du divin Enfant dans un céleste sourire ! Soudain, l’humble Crèche est illuminée de mille feux ; des anges aux larges ailes planent dans l’azur assombri du ciel, tandis qu’une voix chante:
– Gloria in excelsis Deo!

Donnez votre cœur à Jésus, et Jésus vous donnera paix et joie sur la terre ! -

L. D. de Savignac
***
Bài Dịch:
Nụ Cười Đầu Tiên

Trên vùng đồng bằng im lặng, những người chăn cừu bước đi một cách nghiêm trang, mang những lễ vật khiêm tốn của mình đến dâng cho Chúa Hài Đồng.

Đêm tối dày đặc và con đường trắng xóa xuyên qua những bụi cây và đồng cỏ phủ đầy tuyết.
Cơn gió tháng 12 gay gắt này tàn nhẫn biết bao, làm đôi bàn chân trần của những lữ khách quê mùa xanh tím vì lạnh; quất mạnh vào khuôn mặt những người dân chất phác, lương thiện, điềm tĩnh của họ! Nhưng rồi họ vẫn tiến về phía trước, bước đi mà không gây ra bất kỳ tiếng động nào trên nền đá vào mùa đông.
Phía sau những người chăn cừu, một kẻ dị dạng đáng thương đang lết đi một cách khó khăn, lảo đảo. Hắn chợt thốt lên một tiếng kêu đau đớn.
- Ai đến vậy? Người bước đi sau cùng của đoàn quay lại và hỏi.
- Mậc kệ nó. Một người khác trả lời, chắc hẳn là Thannar. Đi nhanh lên nào!
- Đúng vậy, ta hãy nhanh lên nào. Người đi đầu nhắc nhở mọi người, vì ta còn nguyên một chặng đường dài.

Anh ta là một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh và vạm vỡ, đang ôm hai chú cừu con trong tay, chỉ vào một điểm sáng cố định ở phía chân trời.
Nhưng rồi, họ cũng đã đến đích, hơi mệt mỏi nhưng run rẩy vì một cảm xúc đặc biệt khi nhìn thấy hang lừa nơi Chúa Giêsu đang nằm.
- Hãy đến gần dây, các bạn của tôi, Đức Mẹ nói khi thấy họ đứng trước ngưỡng cửa.
Thật là một cảnh tượng bất ngờ đập vào mắt họ khiến họ đứng sững như thế!
Một cảnh tượng bình dị biết bao! Một người phụ nữ trẻ, rất đơn sơ đang ôm một Hài Nhi xinh đẹp tuyệt vời trên chân mình. Một người đàn ông lớn tuổi và đáng kính đang cúi về phía họ, nhìn ngắm họ một cách tràn ngập yêu thương.

Một con lừa và một con bò quỳ trước máng cỏ đã hoàn thành bức tranh gia đình này.
Khi Đức Maria đưa tay ra dấu, các mục đồng tiến tới và dâng quà. Một người mang đến những quả trứng, thật dễ thương và trắng trẻo như những viên kẹo trứng chim phủ rơm vàng óng trong chiếc giỏ. Người khác thì mang vài chú cừu con rất bé; chúng bắt đầu kêu be be, buồn bã đi tìm mẹ phía sau máng cỏ. Người thứ ba thì một cặp gà mái tơ xinh đẹp, với cái mào đỏ giống như bông hoa mới nở của cây lựu. Người thứ tư, khéo léo hơn những người bạn đồng hành của mình, đã khắc hạt ô liu thành những hạt cườm thật đẹp, và xâu vào một sợi gai dầu chắc chắn.
Anh ta rất tự hào về công việc của mình:
- Đây, thưa Bà, ông nói, hãy đeo chiếc vòng này vào cổ đứa con xinh đẹp của Bà.

Đức Trinh Nữ Maria mỉm cười, cúi đầu, cảm động và thú vị trước những biểu hiện tôn thờ mà những con người khiêm nhường này dành cho Con yêu dấu của Mẹ.
- Còn con, thưa Mẹ Nhân Lành, một chú chăn cừu nhỏ rụt rè đứng cách xa, con nghèo lắm. Người chủ mà con phục vụ khắc nghiệt đến nỗi không cho con một mảnh len hay mấy quả sung khô. Nhưng đêm qua con đã đẽo được một cây sậy và nếu ngài muốn, con sẽ hát cho ngài nghe một giai điệu hay.
Và thế là anh chàng tội nghiệp trở nên mạnh dạn hơn, do dự thổi lên một vài nốt nhạc đơn sơ; rồi vững tin hơn và rồi sau đó một bản nhạc đồng quê được ngân lên làm khán giả thật say mê vì sự giản dị ngây thơ của bài nhạc.

Thánh Giuse đến gần người ca sĩ khi anh ta hát xong và chỉ vào Đấng Hai Nhi:
- Bạn ơi, ngài nói với anh ta, Chúa ban phước lành cho bạn. Luôn tôn vinh lòng nhân lành của Ngài.
Đột nhiên, gần cánh cửa đổ nát vang lên tiếng nói rì rầm và tiếng bước chân vội vã, rồi giá rét mùa đông ùa theo vào.
- Ô hay! Tên này đến đây làm gì vậy? Hãy đi ra ngoài và đếm sao đi! Để tên ấy nhìn thấy Chúa Hài Đồng thật là không phải tí nào. Họ vừa nói vừa muốn xua đuổi người mới đến. Nhưng thay vì sợ hãi trước những lời mỉa mai cay đắng và những cú xô đẩy mạnh bạo của họ, anh lại cố lướt qua và đến phủ phục trước chiếc nôi thiêng liêng.
- Ôi! À! Nhóm người chăn cừu kinh ngạc thốt lên, đang cùng bước đến gần tò mò, chờ đợi một sự việc khác thường sẽ xảy đến. Thannar là một sinh vật xấu xí, dị dạng như vậy, mà dám đi theo những người lữ hành, đến Máng Cỏ!

Được ngôi sao bí ẩn dẫn đường, anh đã kiên quyết thực hiện cuộc hành trình gian khổ này, vô cùng mệt mỏi vì đôi chân nhỏ bé yếu ớt và thân hình hốc hác. Anh quyết vượt qua ngưỡng cửa để bước đến chuồng súc vật, chế ngự nỗi sợ hãi kinh khiếp khi nhìn thấy bọn người ác độc kia, và đến quỳ dưới chân Chúa Hài Đồng, yếu đuối nhưng hạnh phúc.
Kẻ khốn nạn bị bỏ rơi này là ai vậy? Không ai biết gì về anh ta; không ai biết gì về chuyện của những người đau khổ.
Người ta gọi anh là Thannar, là Jaell hoặc Elijah cũng đều tốt cả.

Một ngày nọ, vài người tốt bụng tìm thấy anh ta nằm bất động bên vệ đường và mang về chăm sóc anh trong mùa lạnh năm ấy. Nhưng, vào mùa xuân, con chim hoang đủ lông đủ cánh đã bay đi, theo một chủng tộc lang thang ...
Yếu ớt, đau khổ, đứa bé vô tội chạy khắp miền tìm tổ ấm, mót những trái bắp ngô còn sót lại, cố gắng giúp người già và trẻ nhỏ, những con người giản dị, nhỏ bé như anh. Có lúc bị xua đuổi, anh không hề phàn nàn, phớt lờ những lời nhục mạ và không hề có ý trả thù; nhưng rồi những giọt nước mắt lặng lẽ vội vàng chảy xuống đôi má hóp kia. Sau đó, khi cơn tuyệt vọng qua đi, tên ngốc lại bắt đầu cười, tiếng cười vô hồn, không chút âm vang khiến những người phụ nữ có lòng nhân ái vô cùng thương xót. Tội nghiệp Thannar!

Tuy nhiên, Đức Maria dịu hiền, Thánh Giuse nhân lành, cảm động trước sự tôn thờ thầm lặng của chàng trai trẻ bị bỏ rơi, đã dịu dàng nói với anh để tạo cho anh niềm tin:
- Hãy đứng dậy đi, chú bé tội nghiệp, và hãy nhìn Chúa Giêsu.
Thánh Giuse nói với anh như một người cha nói với con, vừa đỡ Thannar đứng dậy.
Thật kinh ngạc làm sao trước cảnh tượng kỳ lạ lần đầu tiên nhìn thấy, anh bạn ngây thơ đưa tay lên trán.
Nhưng rồi ngày sau đó, anh thành tâm chắp hai tay lại, quỳ xuống và kêu lên:
- Ôi Lạy Chúa Giêsu! Con yêu Ngài! Con xin trao Ngài trái tim của con!
Ôi ! lời nói kỳ diệu đã làm cho đôi môi của Đấng Hài Nhi nở một nụ cười thần thánh!
Bỗng nhiên, hàng ngàn ngọn đèn chiếu sáng máng cỏ bé mọn; những thiên thần với đôi cánh rộng bay lượn trên bầu trời xanh thẫm, rồi một giọng hát vang lên:
- Gloria in excelsis Deo! Vinh danh Thiên Chúa trên Trời!

Hãy dâng tấm lòng của bạn cho Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu sẽ ban cho bạn sự bình an và niềm vui trên trái đất!


Thái Lan dịch

Mùa Giáng Sinh Ấm Áp

 
Mấy hôm nay trời lạnh ngắt, tê cóng tay chân nhưng tôi cũng phải siêng năng đi shopping rảo nơi này, kiếm nơi kia những thứ vừa túi tiền để làm quà Noel đã gần kề. Đường phố tấp nập, xe cộ nghẹt đường. Dù kinh tế khó khăn, vật giá leo thang vùn vụt, công việc lao đao khó kiếm, nhưng không ai dám bỏ lỡ ngày lễ quốc tế lớn với phong tục ông già Noel tặng quà cho trẻ con, mà sau này mọi người còn tặng quà cho nhau nữa. Ngày lễ chính cũng là kỷ niệm ngày cưới của tôi tính đến nay đã gần bốn mươi năm chung sống cùng nhau.

Bày các thứ mua trên sàn nhà, nhìn bảng giá mỗi thứ tôi mỉm cười. cỡ nào cũng có thể mua quà: có tiền ít mua gift card $10 cà phê starburst, mua kẹo sô cô la giá nào cũng có. Tôi tìm kéo, dao, giấy hoa mân mê gói từng món quà, vừa gói vừa cho tâm hồn quay về chuyến tàu kỷ niệm ...
Giai đoạn đầu tiên đến Mỹ, cả gia đình nhà chồng cùng ở chung một nhà. Số tuổi lớn bắt tay vào việc làm, số em trẻ đi học xa. Vùng Fremont lúc đó chỉ có vài ba nhà Việt Nam ở gần, cuối tuần họ qua chơi, nhiều lúc nấu món này món kia đến biếu. Đầu óc tôi lúc đó sao mà quá ngây thơ, chỉ mơ ước được ở nhà, sắm áo dài thỉnh thoảng đi dự tiệc, nhưng mới vừa qua ngày trước thì ngày sau em chồng đã chở tôi vào làm tiệm bánh Pháp gia đình hùn mở. Sáng theo xe khi trời mờ tối và lúc về cũng tối mờ. Trời lạnh cóng chị hàng xóm đem biếu tôi chiếc áo ấm dày. Vài tuần sau tôi mua chả đến biếu và cám ơn lòng tốt anh chị này, gặp lúc vợ chồng đang cãi vã nhau. Anh kể chuyện “cả gia tài có được ba ngàn, vợ tôi không cất ở nhà mà bỏ vào túi áo măng tô đi chợ, giờ bị mất rồi, chán lắm chắc phải ..ly dị thôi” chị vợ phân trần đôi điều mặt buồn xo. Chồng tôi khuyên lơn “tản tài hơn tản mạng, của đi thay người, tiền sẽ kiếm lại được”. Tôi mở đôi mắt to tiếc rẻ số tiền quá lớn, không thể tưởng đối với tôi. Ra về tôi thì thầm bên chàng “Trời ơi em mà có số tiền như vậy khỏi cần làm gì hết”, Chàng trề môi “ ở Mỹ này ai cũng đi cày hết, rồi cô sẽ thấy: có ba ngàn đòi năm ngàn và không biết khi nào là đủ đâu”

Đám cưới tôi vào đêm 24 tại nhà. Các em trai họ bên chồng từ LA lên, các em đang còn đi học nhưng rất chân tình, nói với tôi “ em có $10 chị muốn món quà gì em mua”, tôi thấy cảm động vì các em đang nghèo “chị qua được Mỹ là có gia tài lớn rồi, em còn đi học thiếu thốn cực nhọc đừng mua gì hết, đường xa lái xe lên đây chung vui với chị là quý lắm rồi “.
Khi có công việc thì đâm ghiền vì mỗi nửa tháng nhận tấm check tăng đầy sinh lực đóng tiền nhà, tiền ăn tiêu và gởi chữ hiếu về cha mẹ anh em.
Ngôi nhà ở đường Costa Way vùng Fremont là kỷ niệm quý giá đầu tiên tôi đặt chân lên đất Mỹ. Mẹ chồng tôi hy sinh nấu ăn cho con cái đi cày. Căn nhà có bốn phòng, sửa thêm hai phòng dưới Garage xe, anh em làm nhiều giờ khác nhau, tuy đông người nhưng cũng ít gặp mặt nhau. Cuối tuần con cái được nghỉ bày nấu nướng cơm hến, bún bò, phở, cháo xúm nhau ăn vui vẻ. Gia đình gồm mười một người con, dần dần lập gia đình ra riêng, nhưng vẫn sum họp ngày chủ nhật hoặc kỵ giỗ, xem như căn nhà đó là ngôi Từ Đường thờ cúng từ đời ông bà Cố trở xuống.
Lần lượt cháu nhỏ ra đời, con dì, con cậu, con chú, con cô lứa tuổi nào chơi với lứa tuổi đó. Vì luôn họp mặt nơi ngôi nhà Từ Đường nên các cháu rất thân thiết như anh chị em ruột. Có khi các cháu qua nhà thím này, mợ kia ở lại để chơi chung anh em họ và ngược lại. Chúng nhắn tin cho nhau hẹn gặp gỡ xem cine, hoặc về nhà ông bà nội ngoại, gọi pizza ngồi chuyện trò ăn chung. Lớn dần các cháu đi học phương xa, cháu nào tốt nghiệp vẫn ăn mừng đông đủ. Giờ đây các cháu liên lạc chung cả nhóm, có lần hẹn hò qua New York dự sinh nhật cháu khác làm việc bên đó, chơi suốt tuần gởi hình ảnh vui nhộn về, người lớn cảm thấy hài lòng thỏa mãn về sự thành công của lớp trẻ, bù đắp biết bao nhiêu công lao khó nhọc, hy sinh vì con.

Mùa lễ nhớ biết bao nhiêu kỷ niệm trên đất Mỹ. Soạn card Noel gởi mợ bên Pháp, bạn Mỹ lúc làm chung nơi Company Kyle Design, vài người thân thích và bà Marilyn Evans. Lòng tôi không khỏi ngậm ngùi về ông chủ Tom Evans nay đã mất, chỉ còn lại bà đến mùa Noel chúng tôi nhận được tấm card lời lẽ ấm áp. Đã hơn ba mươi năm, thời gian qua vùn vụt. Nhớ ngày nào khi chồng tôi vừa học vừa làm part time cho hãng tư nhân nhỏ, một hôm bị đau ruột thừa dữ dội phải vào bệnh viện mổ và nghỉ dưỡng nửa tháng, tưởng ông bà thuê người khác nhưng không. Họ gởi hoa chúc lành, nhắn chồng tôi đến trao tấm check nửa tháng lương cho không, và dặn chồng tôi tiếp tục làm những công việc nhẹ. Mỗi năm chúng tôi được mời dự tiệc Noel nơi nhà hàng sang trọng trên vùng Berkeley. Thời gian này tôi làm cho company Kyle Design trên đường Industrial đang còn mướn chỗ nhỏ vùng Hayward, tôi đậu xe ngoài xa đi bộ vào. Khoảng đường đó có hàng cây rậm lá um tùm, nên mỗi ngày xe tôi đều bị chim thả “bông trắng” đầy trên trần. Xe lại bị bộ phận nơi máy mỗi lần đề cho nổ phải chờ tới 15 -20 phút, nếu vài phút chạy thì máy tắt. Lần đó tiệc lễ Giáng Sinh tổ chức đêm thứ sáu, tôi không kịp rửa xe để vậy chạy luôn. Nhà quê lên tỉnh cả hai người, chưa quen lối quý phái sang trọng, tới nơi có người đứng chào xin chìa khoá lái xe đi đậu parking, vào trong có người đến xin áo khoác ngoài đem đi treo nơi khác. Ngồi một bàn dài ông bà chủ và nhân viên, thưởng thức nhạc sống hoà tấu và tiệc sang trọng. Lúc trở về cũng đứng trước tiệm chờ người lái xe đến, tôi hồi hộp lo lắng tài xế không hiểu bệnh của chiếc xe, chắc họ cũng toát mồ hôi hột, và nếu họ nhìn kỹ một tí sẽ thấy phân chim bao trùm chiếc xe đời thượng cổ. Đó là kỵ niệm nhớ hoài mỗi khi nhắc lại đều không khỏi nhịn cười. Chúng tôi thừa hưởng rất nhiều quà bà Marilyn cho sau mùa lễ: bánh, kẹo sô cô la, có lúc cả áo jacket mới toanh. Chồng tôi làm cho ông bà Tom ăn tiệc được hai mùa lễ, rồi đổi job và ông bà cũng sang hãng góp cổ phần sáp nhập vào công ty lớn. Bà Marilyn vẫn chưa quên, chúng tôi còn nhận đều đặn tấm card Noel từ vùng Moraga gởi đến.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc.
- nấu bún bò cho Boss Kyle nữa
- dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.

Nói đến boss Kyle nơi tôi đã làm việc trên ba mươi năm, nơi có câu chuyện sẽ rất dài, dài hơn con đường có hàng cây bóng mát trên vùng Livermore che chở cuộc sống của tôi. Gần gũi Boss tôi học được những đức tính chịu khó, kiên nhẫn và lối sống vô cùng giản dị, thân mật gần gũi. Mỗi mùa Noel tôi được nhận quà bằng số tiền thưởng rất lớn trên dưới ba ngàn, và nghỉ một tuần qua Tết Tây được ăn lương. Bà và hai con gái rất mê món bún bò, mì hoành thánh tôi nấu, nên bây giờ tuy đã về hưu nhưng đến mùa này tôi vẫn nấu gởi lên.
Những mùa Lễ Giáng Sinh trôi qua trên đất nước Hoa Kỳ, con cháu đại gia đình thật vui nhộn, đầm ấm hạnh phúc. Thức ăn mỗi người một món theo kiểu Potluck để ngập bàn. Đêm thiêng liêng, không ai có thể quên Chúa Giê -su sinh ra đời, đêm Chúa xuống thế. Một đêm thần diệu đối với trẻ con được thỏa mãn ước mơ, và loài người được nhận thông điệp của hoà bình “Vinh danh Thượng Đế trên cao, bình an cho người dưới thế”. Ngày của sự sum vầy, gia đình yêu thương gắn bó hơn, mùa của sự rộn ràng chờ đợi, đâu đâu cũng nghe bài hát “ Jingle Bells” Đêm Noel, đêm Noel, ta hãy cùng vui lên ....Chúng tôi cảm tạ Chúa, sau đó ăn uống, chớp hình, hát Karaoke và tán gẫu. Mục sau cùng phát quà, cháu nào cũng dùng bao rác cỡ lớn chứa quà, bởi toàn bộ cô bác chú dì là mười một người chưa kể nhân đôi dâu rể. Hiện nay có thêm hai Chắt nữa, tổng cọng hai mươi mốt trẻ, chỉ tiếc ông bà cố đã qua đời. Số lớn nay đã ra trường đủ ngành nghề :Y, Dược, Luật, Y Tá, MBA (Quản Trị Kinh Doanh), Accounting Management, Kỹ Sư, chỉ Nha Sĩ là không có, tuy nhiên cũng có cháu thất bại trầm trọng, và một cháu bị bịnh Autism (tự kỷ), còn lại hai cháu đang học đại học.

Tôi thấy hơi đau lưng, đứng dậy vươn vai, quay qua nói với chồng
- Mấy năm sau này mình giảm phần quà rất nhiều vì các cháu lớn đã có lương cao jop vững: chỉ tượng trưng hộp kẹo sô cô la , mấy cháu còn đi học cho tiền, hai cháu nhỏ gọi bằng bà cho quần áo, nên đã tăng tiền Homeless bên Mõ Nhân Ái của ông Lê văn Hải, (chủ nhiệm tờ báo Thằng Mõ) và nơi nhà thờ thuộc vùng Richmond mình vẫn gởi từ lâu.
Chồng tôi gật đầu hoan nghênh
- Đúng rồi, bà tính vậy hay đó
Nghĩ tới ông Lê văn Hải cũng là hội trưởng của cơ sở Văn Thơ Lạc Việt. Tôi vô cùng kính trọng cách sống hài hoà của ông, tấm lòng rộng rãi tràn đầy bác ái luôn nghĩ đến những người Homeless, thường tổ chức phát thức ăn và quà hàng tháng, chưa kể còn chia sẻ tình nghĩa với huynh đệ đời lính. Ông thường nói “ Nếu bạn không biết cho đi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không biết thế nào là hạnh phúc”.
Qua Mỹ hai bàn tay trắng, bao nhiêu người sống chung một ngôi nhà, chỉ có vài chiếc xe cũ rích. Giờ đây đã có mười lăm ngôi nhà và mấy chục chiếc xe. Đất nước này cho chúng tôi nhận quá nhiều, những ông bà Boss Mỹ đầy ân tình, cuộc sống văn minh lịch sự dìu dắt, hướng dẫn chúng tôi từng bước, che chở hơn hai phần ba cuộc đời, tập tánh siêng năng phấn đấu để bây giờ tuổi già được nuôi dưỡng tiền hưu cũng như có bảo hiểm cover 80%, chúng tôi mua thêm 20% bên ngoài nữa, chỉ thua những người ăn tiền già được bảo bọc 100%, không tốn đồng nào.
***
Tôi đã làm xong các công việc gói quà, gởi card và nấu bún bò cho Boss.
Ngày lễ đến, đường phố toàn hình ảnh các ông già Noel xuất hiện. Trước những ngôi nhà trang trí màu sắc lộng lẫy, nơi này chưng hình chú Nai vàng lấp lánh, nơi kia giăng đèn trên các cành cây trước sân đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím. Khung cảnh tràn đầy ấm cúng phủ bớt cái lạnh se thắt trong không gian. Đại gia đình chúng tôi tụ họp nơi nhà người em. Cây thông lấp lánh những quả châu, hoa tuyết trang trí, quà chồng cao vui mắt, thức ăn, thức uống đầy bàn.
Tuy gia đình chúng tôi theo đạo Phật, nhưng đêm lễ thiêng liêng...chúng tôi nguyện thầm “Lạy Phật, lạy Chúa ...chúng con xin cảm tạ đêm hôm nay có được sự sum họp gia đình đầm ấm. Các cháu nhắc chữ “ Emmanuel” (Thiên Chúa ở cùng chúng ta). Im lặng để biết ơn Phật Chúa, biết ơn cha mẹ, biết ơn thầy cô, biết ơn những anh Thương Phế Binh, những người lính VNCH, biết ơn nước Mỹ, “Biết Ơn Đời, Đời Sẽ Thương Ta” như cuốn sách của Dr Robert A Emmons đã cho tôi cảm nhận niềm diễm phúc đêm nay...đêm Noel.

Minh Thúy Thành Nội
Lễ Giáng Sinh 2023

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

Đêm Giáng Sinh Vui - Nhạc, Lời & Đàn,Hát: Phạm Ngọc Lân, (2014)


Nhạc, Lời & ĐànHát: Phạm Ngọc Lân

Christmas Love(Joanna Fuchs) - Tình Yêu Mùa Giáng Sinh(Tâm Minh Ngô Tằng Giao)


Christmas Love

At Christmastime I think of all the gifts
That bring me great delight and sweet surprise,
But nothing in this world can bring such joy
As you do, when you look into my eyes.
And when I contemplate what Christmas means,
The caring and the giving--I confess,
You've given me the things I want the most:
Your love, your touch, your kiss, your warm caress.
The Christmas tree reminds me, with its lights
That just the thought of you sets me aglow;
You light me up from deep within my heart,
Because I cherish you, and love you so.
With you it's Christmas all the time, sweetheart.
I treasure every hour and every minute.
Your love is all I'll ever want because,
My life is so fulfilling with you in it.

Joanna Fuchs
***
Phỏng Dịch:

Tình Yêu Mùa Giáng Sinh


Hàng năm tới lễ Giáng Sinh
Em thường nghĩ tới quà mình được trao
Khiến em vui sướng biết bao
Ngạc nhiên thích thú từ lâu nay rồi
Tuy nhiên quả thực trên đời
Không gì mang lại nguồn vui dạt dào
Hơn tình anh tặng ngọt ngào
Khi anh âu yếm nhìn vào mắt em.
Giáng Sinh ý nghĩa vô biên
Em từng nghĩ tới những niềm thương yêu

Chăm lo, săn sóc, nuông chiều
Nhưng em thú thật bao điều cầu mong
Anh tặng, em đã thoả lòng:
Nào tình yêu chất ngất từng trời xanh
Vòng tay ve vuốt chân thành
Nụ hôn say đắm, lời tình dịu êm.
Cây Giáng Sinh rực ánh đèn
Lại khơi kỷ niệm khiến em bồi hồi
Nhớ về anh mãi khôn nguôi
Lòng em thắm sắc rạng ngời đẹp thêm
Anh khơi rực rỡ trong em
Tận cùng tâm khảm sáng lên tuyệt vời
Vì em yêu mãi anh thôi
Tình yêu chan chứa trùng khơi mặn mà.
Với anh thời khắc thăng hoa
Tháng ngày luân chuyển luôn là Giáng Sinh
Tâm em trân quý thật tình
Từng giờ từng phút đôi mình bên nhau
Tình anh chan chứa từ lâu
Em cho là đủ, mong cầu chi thêm
Có anh quả thật thần tiên
Đời em trọn vẹn trong thiên đường tình.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao


Tình Lỡ

Yêu nhau trong lắm nỗi đau thương
Ngang trái gieo thêm Khúc Đoạn Trường
Tình cũ bay theo cơn gió thoảng
Nghĩa xưa lạc với khúc nghê thường
Môi hồng gặm nhấm câu ly biệt
Mắt biếc nhạt nhòa chữ vấn vương
Lầm lỡ yêu em đàn lỗi nhịp
Có duyên không nợ kẻ phong sương

Toronto 17/12/2023
Nguyên Trần

Ly Rượu Cù Lao

  

Ngày cuối mặt theo bờ vai người đợi
Gió mùa đâu thổi nhẹ phía hiên ngoài
Thôi cứ mặc cho dòng đời xuôi chảy
Mời em tôi ly rượu lẫn buồn vui

Cù lao Dài sao thời gian quá ngắn
Mới hôm qua còn mắt sóng môi cười
Ta đưa người như một nhánh sông trôi
Ngày trở lại buồn hơn ly rượu đắng

Rượu vừa cạn theo hoàng hôn tắt nắng
Mặt thân quen, nay kẻ mất người còn
Phà Thanh Bình ngang con nước Cổ Chiên
Một lần gặp đã môi mềm xa cách

Bốn mươi năm, cũng dòng đời trước mặt
Ly rượu đầy xin gặp lại nhau đây
Mắt thôi đã ướt nhòa năm tháng cũ
Cù lao buồn tiếng gió ngậm bờ cây

Em yêu dấu, hãy nâng ly rượu cạn
Uống dùm tôi giọt dâu bể thăng trầm
Uống dùm tôi giọt tình mặn trăm năm
Trong đáy mắt xuôi một dòng dĩ vãng…

Durham, North Carolina
Nguyễn Vĩnh Long
(kỷ niệm lần ghé lại cù lao Dài, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long)

Nỗi Nhớ Đêm Này


Nỗi Nhớ Đêm Này

Lặng nhìn con nước lững lờ trôi
Thơ thẩn vào ra lại đứng ngồi
Vẫn đó dòng thư xanh nét mực
Quanh đây nước mắt mặn bờ môi
Ước mơ cho lắm duyên không trọn
Tiếc nuối mà chi chuyện đã rồi
Là vậy chữ tình mang vị đắng
Đêm nay nỗi nhớ chỉ mình thôi

Kim Phượng
***
Cảm Tác:

Nỗi Nhớ Đêm Này

Tháng ngày dòng nước cứ trôi trôi
Ngóng đợi người xa mãi đứng ngồi!
Nhớ lắm lời thơ rung mí mắt
Thương hoài lời nói nhịp bờ môi.
Đau lòng biết mấy tình không vẹn
Xót dạ vô cùng chuyện đã rồi!
Mới biết tình yêu là quả đắng
Đau thương còn lại mình ta thôi!!

Hàn Thiên Lương

Em Búp Bê Giáng Sinh( G. Lenotre) - Thái Lan Dịch


Theo trí nhớ của tôi về quá khứ xa xôi, tôi vẫn nhìn thấy bà hầu tước De Flavigny, luôn tươi cười và thanh thản, bà thường ngồi ở chiếc ghế bành thấp bọc nhung màu vàng nhạt, đầu đội chiếc nón len viền ren, có vài lọn tóc bạch kim lòa xòa trên mặt. Bên cạnh bà luôn có một phụ nữ khác cùng lứa tuổi, ngồi ở chiếc ghế thấp, cũng tươi cười hiền hậu: bà ấy thường được gọi là "Cô Odile".

Bà ấy không phải là cô hầu, mà hình như có một mối dây thân mật khiến hai bà là đôi bạn thân; họ thường ngồi đan những chiếc váy lót bằng len để rồi mỗi thứ năm đem tặng cho người nghèo cùng với một mẫu bánh mì và năm đồng tiền hai xeng ( liard= 1/4 xu của Pháp thời đó), vừa kể cho nhau những dòng tâm sự không bao giờ cạn. Vào những ngày không đan đác thì họ lại lục soạn bao nhiêu là tủ kệ, mở những hộp xinh đẹp quấn đầy cả dãi ruy băng, rồi bày ra nào là những khăn lót dĩa, lót bình hoa thêu thùa rất công phu, rồi chùi dọn suốt ngày. Bọn chúng tôi là một đám trẻ con tò mò được phép chứng kiến những hoài niệm về kho tàng cổ xưa rất hữu ích ấy, với điều kiện không được đụng đến bất cứ thứ gì.
Bên trong một cái tủ bí mật ấy, như là ngôi đền nhỏ, chúng tôi thấy một vật để đứng trong một hộp thủy tinh mà hai phụ nữ ấy chăm chút như một vật linh thiêng: đó là con búp bê lớn, mặc một chiếc áo đầm bằng lụa đã sờn theo kiểu xưa; đầu nó thì đã rụng gần hết tóc qua thời gian, mũi thì bị gãy, gương mặt và tay thì đã bị tróc hết lớp sơn bọc ngoài, và chân thì chỉ còn một chiếc giày gót cao đã bị nứt nẻ, màu đỏ phai nhòa, với khóa cài bạc đã thành đen điu.

Khi nhìn thấy món đồ vật trang trí uy nghi ấy, bà hầu tước và cô Odile bế nó ra với sự dè dặt của đứa trẻ lễ sinh ở nhà thờ khi phải cầm vật thánh trong hòm thánh tích: họ nói từng câu ngắn với vẻ ké né: "Ôi, CÔ BÉ lại bị rụng tóc nữa rồi...Cái váy lót lại mòn thêm nữa...Ôi ngón tay này lại sắp rơi xuống nữa nè." Họ cẩn thận chăm chút mở nắp hộp ra, vỗ bụi trên tóc, vuốt nếp gấp chiếc váy bằng đầu ngón tay, nhẹ nhàng, âu yếm.
Rồi họ để em bê trên ngăn kệ đẹp nhất, như trên một kệ thờ.
- "Bé có đứng được không, cô bạn yêu dấu của tôi?", bà hầu tước hỏi bạn mình.
Còn bà Odile thì chỉ gọi bà là "Bà Solange", một cách thân mật, không kèm chức tước.
Chúng tôi không biết gì thêm về hai phụ nữ ấy và con búp bê, cho đến một đêm trước Giáng Sinh, vào một năm xa xưa lắm rồi, bỗng dưng chúng tôi được tham dự, được "kết nạp" vào toàn bộ bí mật đó. Hôm ấy Odile và bà bá tước đã nói chuyện với nhau một cách sôi nổi hơn thường ngày.

Đến chiều tối, cả hai trở nên trầm lặng, gần như tĩnh tâm, rồi im lặng chắp hai tay lại, ngậm ngùi nhìn nhau, và ta hiểu rằng họ đang hướng về một kỷ niệm thật yêu dấu của riêng họ. Khi bên ngoài trời tối hẳn, Odile thắp nến lên; rồi lấy xâu chìa khóa từ bên trong cái tạp dề, bà mở cửa tủ đựng em búp bê. Bà bưng con bê ra khỏi hộp; trong mớ áo quần trang hoàng kiêu sa thuở nào, giờ đây với cái đầu nhẵn tóc, nó có vẻ già hơn hai người phụ nữ rất nhiều, và họ đang chuyền tay nhau vật báu bằng những cử chỉ thật chăm chút, gần như là âu yếm, như thể đối với con gái yêu.
Nữ hầu tước để con bê lên chân mình, nhẹ nhàng kéo đôi tay bằng thạch cao đến gần thân nó, toàn bộ khớp kêu ken két như tiếng rên rỉ, rồi bà nhìn ngắm " cô nàng" với một nụ cười thật trìu mến -" Cô bạn yêu dấu của tôi, bà gọi mà như thể nói với con bê, bây giờ ta kể chuyện của mình cho bọn trẻ nghe nhé?" Rồi Odile gật đầu đồng ý; nữ hầu tước ra dấu cho chúng tôi đến đứng quanh bà; con bê vẫn ngồi trên đùi bà, và làm như bà sẽ thuật lại câu chuyện cho mỗi con bê nghe thôi.

Bà kể rằng từ rất nhiều năm trước, khi bà con là đứa trẻ, cuộc nội chiến tàn phá xứ Bretagne của bà, đó là thời gian kinh hoàng. Từ những ngày đầu năm 1792, cha mẹ của bé Solange đã di cư, và giao bé cho một bà nông dân sống bên cạnh lâu đài của họ ở Ploubalay trông chừng, vì tính cách nguy hiểm của cuộc trốn chạy nên không thể mang bé đi cùng; họ nghĩ rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc thôi, và họ sẽ trở về trong thời gian ngắn. Nhưng rồi không lâu sau đó, biên giới đã bị đóng cửa, và luật lệ gắt gao ngăn cấm những kẻ di cư trở về lại nước Pháp. Cô bé Solange phải ở với gia đình người hàng xóm tốt bụng, không nhận được tin tức gì của cha mẹ mình, vì hình phạt sẽ là án tử hình nếu ai có ý muốn liên lạc với những người di cư.

Ploubalay là một ngôi làng rộng lớn, cách Saint-Malo khoảng ba dặm; bờ biển gần đó có đầy cả những tảng đá lớn, bao quanh là quần đảo đá ngầm, nên mọi mưu toan cập bến đều rất nguy hiểm. Bọn lính mới chiếm cứ toàn bộ thị trấn, họ đã đuổi bọn lính phe bảo hoàng đi; tên trung sĩ cầm đầu bọn họ là một người có tính tình như bao nhiêu người trong quân cách mạng: thô lỗ, sắt đá.
Hắn người vùng Alsace, tên là Metzger. Mọi người đều sợ hãi hắn ta, nhất là đối với bé Solange, khi nhìn bộ ria mép, đôi lông mày rậm, ánh mắt nghi ngờ, giọng nói cứng ngắc, vang to, của người đàn ông kinh khiếp đó, là cả một cơn ác mộng cho bé.
Khi tên trung sĩ không làm việc với toán lính của hắn, thì hắn ngồi ở cửa nhà thờ, để canh chừng những con đường của thị trấn với vẻ mặt thật dữ tợn. Một hôm bé Solange đi mua bánh mì cho bà Roualt, lúc về thì thấy ông ấy đang nhìn theo mình. Bé muốn đi vòng ra sau, nhưng lại không dám. Lấy hết can đảm, bé liền đi thật nhanh như thể ở nhà đang có người đợi mình. Đến lúc tưởng rằng đã thoát đôi mắt cú vọ của hắn, bỗng bé nghe thấy giọng nói ồm ồm của tên lính:
- Này cô bé kia, đứng lại!
Cô bé tội nghiệp cảm thấy như tim mình ngừng đập: bé không bước được nữa, chắc là chết giấc mất thôi...
- Đến đây xem nào...- xích tới chút nữa..

Bé phải nghe theo, không còn kiểm soát mình được nữa, bé chỉ cách tên trung sĩ hai bước chân, mà cũng chưa dám ngẩng mặt lên nhìn. Hắn để bé đứng như vậy một lúc, rồi bỗng bằng một giọng vang to như sấm làm con bé rùng mình: - Mi thuộc dòng quý tộc phải không? Cô bé há hốc miệng, phú dâng cho Thượng Đế. Bé không hiểu lắm, nhưng biết rằng chữ đó là dành cho những người sẽ bị giết.
- Mi bao nhiêu tuổi hả?. Bằng một giọng khàn đi vì kinh khiếp, bé trả lời: - Tám tuổi, bé định nói thêm cho lịch sự , "thưa ông", nhưng rồi không thốt ra, vì biết rằng nếu nói ra thì tên ấy sẽ bóp cổ bé ngay tức khắc. Nhưng hắn không có vẻ gì là để ý đến điều đó, lại làu bàu:
- Hừ, tám tuổi...tám tuổi! Rồi nói thầm: - Mi cao lớn và mạnh khỏe đấy, so với tuổi của mi.
Cô bé nhìn ông ta, hắn thật là kinh khủng, với vẻ mặt dữ dằn, đầu đội cái nón hai sừng có vài sợi lông chim đỏ, gương mặt rám nắng, ống điếu thì đen thui, túi đạn đeo chéo trước ngực, kiếm dài ngoằng và đôi ủng đầy cả bùn sình. Và điều ghê gớm nhất là đôi mắt hắn, sâu hoắm, sắc sảo như chực ăn tươi nuốt sống cô bé.
-Thôi, chuồng đi! hắn ra lệnh. Cô bé liền nhanh chân chạy một mạch về nhà, vừa chạy mà tim vẫn còn đập thình thịch.

Kể từ hôm đó, cô bé có cảm tưởng như tên trung sĩ luôn theo dõi mình. Khi hắn có việc đi ngang trước nhà gia đình Rouault, là phải cố nhìn vào bên trong để tìm bé. Hoặc khi gặp bé ngoài đường, hắn gọi bé bằng cái giọng quỷ quái, thô lỗ, làm cho con bé run lẩy bẩy: - Ah! cô bé kia!
Solange ước sao không phải đi ra ngoài nữa, nhưng bà Rouault, tiên đoán rằng cha mẹ của bé sẽ không có cơ may trở về nữa, và bà không thể để bé ăn không ngồi rồi, nên thường sai đi mua những thứ cần thiết cho gia đình.
Thế là, bị ép buộc để hàng ngày phải diện kiến với con bù nhìn ghê sợ của mình, Solange đành phải chịu đựng sự nghiệt ngã của đời mình; và tên lính mới ấy chỉ còn chờ có được cơ hội. Một hôm khi đang ngồi rửa rau ở máy nước công cộng trong khu nhà, hắn bỗng xuất hiện và hỏi: - Này bé, tên mi là gì? Cô bé biết rằng giờ ấy đã điểm, nên cam chịu trả lời: - Solange... Tên lính reo lên:- Solange! - (hắn đọc là Zaulanche)
-Cái tên mới ngộ làm sao! Rồi hắn nắn cánh tay bé, và bế con bé lên để xem thử nó có nặng không - Tám tuổi ư! Sao mà lớn nhanh thế!
Cô bé có cảm tưởng như mình đang là con mồi ngon trong tay một con yêu tinh...

*** 
Bây giờ đang là tháng Mười Hai, những tháng ngày u buồn ảm đạm, không có ánh dương; ngày nào bọn lính mới cũng bắt được những người di cư trở về, họ sống quá cơ cực ở Jersey hoặc Luân Đôn, không chịu đựng nổi, nên quá ao ước được trở về Pháp, rất nhiều người đã mạo hiểm cập bến.
Bọn lính phục kích ở bờ biển cũng như toàn bộ khu vực , và đã luyện một đám chó to lớn đi săn loại mồi đặc biệt này, để tìm ra tung tích những kẻ khốn cùng, ban ngày thì nằm rẹp trong lau sậy, ban đêm thì men theo các mương rãnh. Dân làng thường thấy bao nhiêu người đi ngang qua Ploubalay này bị xiềng xích, áo quần thì tả tơi, bọn lính thì đi kèm họ đến Saint Malo, hoặc Rennes, rồi sau một cuộc xét xử sơ sài, bị đem ra bắn. Luật lệ không nương tha và không có kháng án: bất cứ người di dân nào bị bắt là chịu tử hình.
 
Vào đêm vọng Giáng Sinh năm 1793 ấy, trong làng không còn ai nhớ về những buổi lễ thân thương của thuở xa xưa nữa. Nhà thờ thì đóng cửa, chuông thì im vắng; đêm tối đã buông xuống, đầy sương mù; suốt ngày người dân nghe tiếng chó sủa không ngớt về phía khu Bodard: hôm nay bọn lính đã thu hoạch được khá rồi...
Cô bé Solange ngủ ở căn gác kế căn đựng thóc lúa, đầy cả bóng tối ghê rợn, và ban đêm bé nằm bất động, nghĩ đến bao nhiêu điều bất trắc có thể xảy ra. Hôm ấy bé vừa thay áo quần vừa run vì lạnh và bé thật buồn, nhớ đến bao nhiêu đêm Giáng Sinh với cha mẹ mình, thật vui thích, và trong lòng bé thấy thương mến làm sao!
Những buổi sáng thức dậy sao sung sướng hạnh phúc quá! ở cạnh lò sưởi tràn đầy quà cáp gói bằng dãi nơ thật xinh xắn, rồi bao nhiêu là đồ chơi và bánh kẹo!

Vừa mơ mộng như thế, cô bé vừa cầm đôi guốc gỗ một cách uể oải, không muốn để cạnh lò sưởi vì biết rằng rồi đây chúng cũng sẽ trống trơn khi bé thức dậy, y như năm vừa rồi. Ngay cả Đức Chúa nhỏ bé cũng lo sợ và không đến nước Pháp nữa hay sao?
Bé có cảm tưởng như có tiếng động, thế là bé nhanh nhẩu thổi nến và chui vào chăn. Rồi bé ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, bé thấy như cánh của nhè nhẹ mở ra, và một bóng đen lẻn vào căn gác. Bé hé mắt ra nhìn: căn phòng bây giờ đã được ánh trăng chiếu sáng,. Ta có mơ không đây? Bé nhận rõ bóng đen là một người đàn ông: một người đàn ông ăn mặc như những người di cư mà bé thấy ở ngoài quận khi lính đem tù nhân đi Saint Malo; rồi bé nghe thấy một giọng nói thật khẽ: - - Solange, bé con nhỏ cưng của ta, đừng sợ con ạ.
Bé cảm thấy một bàn tay đang dang những lọn tóc trên trán ra một cách cẩn thận: một tia sáng của ánh trăng đang chiếu rõ cô bé.

Người đàn ông nhìn bé: - Ôi con yêu Solange của ta, con xinh đẹp quá, và cao lớn, mạnh khỏe nữa!
Ông ấy không ngớt ngắm nhìn bé. Rồi ông ôm lấy bé một cách cuồng nhiệt, và hôn tới tấp làm bé suýt nghẹt thở. Bé không còn biết mình thức chưa hay còn đang mơ; nhưng bé biết ngay là nếu cha của mình còn sống, thì đây chính là giọng của người, những cái vuốt ve trìu mến, và ôm ấp bé như thế. Bé thấy người đàn ông quỳ bên cạnh giường mình, rồi bé nghe ông khóc nức nở; bé khép mình trong tay cha- rồi quá hạnh phúc! bé nhắm mắt ngủ tiếp.
Bình minh hôm sau, bé mở choàng mắt, và lúc đầu thật khó khăn để nhớ lại những gì vừa xảy ra đêm qua, nhưng rồi bé trấn tĩnh lại: chắc chắn là mình đã nằm mơ rồi: căn phòng trống trơn, cánh cửa thì khép kín; dưới nhà bé nghe rõ bước chân bà Rouault đi qua đi lại. Solange ngồi ở mép giường, và bỗng nhiên, sung sướng hét lên,... Trên đôi guốc của mình, được sắp lại ngay ngắn, bé vừa nhìn thấy một con búp bê dựng đứng, mặc chiếc áo váy thật rực rỡ bằng lụa xanh, một con bê thật cao lớn, uy nghi, tươi cười, ăn mặc như một phu nhân, với những lọn tóc xoắn thật xinh bao lấy khuôn mặt bằng sứ thanh tao, trên vai là khăn choàng kiểu hoàng hậu, chân thì mang giày bằng da cừu, khóa cài giày lại bằng bạc sáng loáng...

Cô bé liền quỳ xuống trước "lệnh bà", và ngay tức khắc gọi bà là Yvonne. Bé thay áo quần rất nhanh, rồi ôm "con gái" trên tay, bé đi xuống nhà.
Bà Rouault, vừa nhác thấy bé cùng với món đồ chơi tuyệt diệu ấy mà trong trí tưởng tượng của bà cũng chưa bao giờ mơ ước được, vô cùng ngạc nhiên thốt lên:-
-- Lạy Trời, Solange, ai cho cháu con bê này vậy? - Thưa bà, đó là chúa Hài Đồng Giê Su ạ, cô bé trả lời một cách hồn nhiên.
Người đàn bà há hốc miệng kinh ngạc: ôi, nói về lòng tin theo kiểu thần thánh này thì bà chịu thua thôi. Tuy nhiên, bằng chứng rành rành đây khiến bà choáng ngợp: bà biết rằng ở Ploubalay này, hoặc ngay cả tỉnh thành Matignon, Saint Malo, hoặc Rennes đi nữa cũng không một ai có thể sắm được cho mình hay người thân một món đồ huyền diệu như thế.

Thế rồi, chính vì điều này, bà trở nên rất cung kính, và ngắm nhìn mà không dám đụng vào phu nhân mà Solange trao cho bà một cách long trọng. Bà liền gọi ông đến: - Ông xem thử món quà mà Chúa Hài Đồng mang đến cho Solange nè; ông ấy là một người chất phác,và không biết gì về những trang sức lụa là của các bà mệnh phụ đâu. Nhưng rồi các bà hàng xóm đều ùa đến. Tất cả đều choáng ngợp và chắp tay lại kinh ngạc, rồi xầm xì; vài người nghiêng mình trước một vật thần thánh, vài người không hiểu nổi điều thần bí này.
Còn Solange thì chẳng quan tâm đến nỗi xúc động của họ, bé đang ru Yvonne, và ôm hôn nó một cách thận trọng, môi chỉ dám phớt nhẹ lên lọn tóc vàng óng và đôi má bóng lưỡng của con gái mình; bé đem nó đến cửa sổ để cho nó thấy cảnh bên ngoài.Rồi bà Rouault trở về với thực tế, sai con bé đi mua hàng ở tận góc xa xôi của ngôi làng; con bé hớn hở đem em búp bê theo. Hiện tượng này đã được một nửa quận biết rồi; các bà nông dân đứng ở cửa sổ để nhìn, và bé Solange biết được bây giờ mình trở nên quan trọng thế nào rồi.

Khi bé đến trước nhà thờ, nơi đó tên Metzger vẫn ngồi vắt ngang ghế, lần này thì bé không thèm quay đầu lại để nhìn nữa: hôm nay thì chẳng có mối hiểm nguy nào đến với bé nữa rồi? Niềm vui bất tận trong lòng khiến bé không còn sợ việc gì hay ai nữa, nên khi tên trung sĩ gọi bé lại, và hỏi nó ôm vật gì, thì bé trả lời một cách tự tin: - Đó là một con búp bê - Một con bê thật đẹp! Ở đâu mà nhóc có được vậy? - Thưa ông trung sĩ, chính Chúa Giê Su Hài Đồng đã cho tôi.
Tên lính theo phe cộng hòa liền đứng phắt dậy, lấy chân hất cái ghế ra: - Mi nói cái gì? hắn hét lên - Đó là con bê mà Chúa đã cho cháu nhân dịp Giáng Sinh, ông trung sĩ - Ah, mi nghĩ là ta sẽ tin vào ... nhưng trước vẻ ngây thơ của con bé, hắn ngừng nói; nhưng giật lấy con bê từ tay cô bé, hắn nhìn thật kỹ , và nói: - Ôi, một lệnh bà đẹp thật; mà này, nhìn xem, bên dưới giày có ghi nè: Berkint-London- vậy ra con bê này là dân xứ Anh quốc? Vậy thì Chúa Giê Su Hài Đồng là người Anh hả?
- Cháu không biết, thưa ông, cô bé vừa trả lời vừa lấy lại con búp bê; bây giờ niềm vui của cô bé đã bị hỏng rồi
- Để xem nào, hắn làu bàu, rồi quay lại gọi thuộc hạ.
Một tên hạ sĩ chạy ra.
- Hôm qua có người lạ nào xuất hiện trong làng không?
- Dạ tôi nghĩ là không đâu ạ, hôm qua bọn lính canh đã làm việc rất tốt. Thật ra đám chó săn đã hú lên một cách không bình thường, nhưng chúng tôi đã lục soát kỹ rồi, mà không tìm thấy gì cả.
- Được rồi, tập họp mọi người lại đi. Rồi hắn đeo túi đạn vào, cài dây lưng, lấy khẩu súng và dẫn đầu đám lính đến nhà bà Rouault.

Solange, trở nên thật lo âu, đi bên cạnh hắn, nhưng bước nhanh hơn, và ôm ghì bé Yvonne xinh đẹp và tươi cười vào lòng.
Đến nơi, hắn ta để hai tên lính gác trước cửa, rồi chia vài tên ra khắp nơi bên trong và quanh nhà.
Rồi bảo đám còn lại đi theo mình, hắn vô trong phòng, cầm tay bé Solange, ngồi vào ghế, rồi kéo bé đến gần mình, và bằng một giọng rất nhỏ nhẹ, có lẽ để dỗ dành con bé: - Nào, bé con, kể cho ta nghe tất cả mọi việc đi nào.
Thế là bằng một giọng rất nhỏ, buồn bã, cô bé bắt đầu kể về "giấc mơ của bé", về người đàn ông mà bé nghĩ là đã nhìn thấy trong phòng, về ảo tưởng của những nụ hôn mà ông ấy đã hôn bé, và rồi đến lúc sáng, cô ngạc nhiên xiết bao khi phát hiện ra con bê thật xinh...
Tên trung sĩ theo dõi thật kỳ lời của cô bé, không bỏ sót chi tiết nào. Bỗng dưng, quay lại phía đám lính đang lắng nghe, hẳn ra lệnh:
- Bọn bây, quay trở ra đi, và hãy canh cho thật kỹ mọi ngõ ngách! Nã súng vào đầu bất cứ tên nào có ý trốn chạy!

Bọn họ ra ngoài, khi còn lại một mình Metzger và cô bé:
- Nào, bé con, mi nói là người đàn ông đã hôn mi,... và gọi là "Solange bé nhỏ của ta", rằng ông ấy đã quỳ bên cạnh giường cô bé và còn khóc nữa?
Cô bé gật đầu , không muốn nói dối, nhưng cũng cảm nhận được một tai họa sắp xảy đến.
Metzger chưa vội hành động. Hắn đặt đôi tay thô ráp lên vai bé Solange, và nói thật nhỏ, như thế nói cho chính mình:
- Ừ, hắn ta nói một cách nghiêm trang, ta cũng có một bé nhóc con như thế này, ở Alsace (miền Đông nước Pháp, cạnh Đức & Thụy Sĩ), thành phố Gersheim ( Đức)... nó cũng lên tám tuổi...đã tròn hai năm rồi ta cũng chưa gặp lại con bé... và ta nói thế này: Để chỉ nhìn thấy nó thôi, cho dù nó đang ngủ, trong bóng tối, để hôn nó một chút thôi, chỉ để cảm thấy nó thiu thiu ngủ trên vai ta, mớ tóc vàng của bé thì sát vào mặt của ta...thì ta đây cũng dám liều mạng sống của ta như vậy... Hình như người cha nào cũng như thế cả."
Hắn ra chiều suy nghĩ thật kỹ càng. Rồi hắn trở nên cương quyết, đứng phắt dậy, lại thô bạo, và lắc lắc cái đầu như để xua đuổi một ý nghĩ hèn kém nào đó, rồi quay ra cánh cửa mở: - Hai người đi với ta, chúng ta sẽ lục soát căn nhà nhỏ bé này!
Solange bỗng la lên: - Thưa ngài trung sĩ, gượng đã!

Bé đã nghe tên lính ấy nói và đột nhiên cô bé đã hiểu tất cả: đêm đó, chính ba của bé đã đương đầu với cái chết để được đến vài phút bên cạnh con gái bé cưng, đã rời khỏi nơi ẩn náu, băng qua biển cả, cặp bến vào những tảng đá nguy hiểm, trườn người giữa đám lau sậy dưới họng súng của bọn lính canh, đề về đến làng. Chính ba của bé khi nghĩ rằng bé sẽ không có món đồ chơi nào cho lễ Giáng Sinh cả, nên đã mang "lệnh bà" đến cho nó.
Ba của bé đang ẩn trốn trên căn gác kia, và rồi đây họ sẽ lên bắt ông đi, và bé sẽ nhìn thấy ông bị xiềng xích quấn vào người, và đi với bọn người lính bao quanh...
Thế rồi, cô bé, lòng dạ tan nát, khóc nức nở làm rung cả đôi vai bé nhỏ, và chạy đến bên tên trung sĩ
- Đợi đã! Đợi đã, ông ơi!
Tên lính bây giờ đã trở lại vẻ hung ác dữ dằn, nói bằng giọng thô lỗ: - Gì nữa đây?, hắn hỏi.
Solange suy nghĩ như thế này: Để cứu cha của bé, bé sẽ đưa hết tất cả những gì bé sở hữu; nhưng hỡi ôi, bé chỉ có mỗi con bê. Bé liền nảy ra ý định hy sinh thật cao cả - Thưa ngài trung sĩ, ngài có một con gái...cùng tuổi với cháu...mà ngài chưa gặp lại từ hai năm nay phải không? Metzger liền gật đầu ra hiệu đúng như vậy.
-Thế thì! Thế thì!, Solange nói tiếp, đôi mắt ngấn lệ, có thể bởi vì ông không có mặt ở nhà nên chúa Hài Đồng Giê Su đã quên cô bé rồi chăng...
Vậy ông hãy lấy con búp bê của cháu đây này, cháu tặng ông đó.

Tên lính liền quay lại phía cô bé; hắn nhìn cô bé với đôi mắt đã ướt đẫm; hắn thở rất mạnh, đôi môi run rẩy dưới bộ ria mép, và ta nhận thấy trên gương mặt hắn những bắp thịt cử động lên xuống, tỏ rõ cảm xúc bị đè nén. Hai người lính bước vào phòng.
- Cháu đừng nói gì hết, không phải lo điều gì, tên trung sĩ nói nhỏ với bé.
Rồi hắn nói với bọn lính :
- Chúng ta sẽ lên trên kia, và lục soát mọi ngõ ngách. Bọn bây giữ súng sẵn sàng và hãy lên đạn, và cố nhìn cho kỹ. Bé con này, đi trước đi.
Cả ba người lính và cô bé leo lên bậc thang: vừa vào căn gác, hắn đặt một người ở ngưỡng cửa, người kia cạnh cửa sổ; hắn mở cửa căn gác xép, rồi chỉ một mình hắn bước vào đó, đóng cửa lại.
Trống ngực Solange đập thình thình, muốn vỡ toang ra. Một lúc sau, cửa gác bật mở, và Metzger hiện ra: - Bên trong này không có gì cả.!
- Ta trở xuống thôi. Con chim đã bay mất rồi. Chúng ta đã bị lừa...

Rồi khi xuống bên dưới nhà, lúc chỉ còn một mình hắn và Solange, hắn nói nhỏ vào tai bé:
- Cháu hãy nhớ kỹ điều này: "Người đàn ông ấy" có thể ở lại trên đó hết đêm nay và nguyên cả ngày hôm sau. Cháu nói ông ta hãy yên tâm đi, mọi việc sẽ tốt thôi. Ông ấy sẽ ra đi vào đêm ngày mốt, và đến Lancieux và Saint-Briac, ở đó ông có thể ra khơi lại; vùng đó sẽ không có lính gác, ta sẽ đem lính của ta qua phía bên kia. Cháu hiểu rõ chưa? - Dạ hiểu, thưa ngài trung sĩ - Vậy tốt rồi! Còn con búp bê này của cháu, ta sẽ mang nó đi: ta sẽ gởi về cho bé Odile của ta. Ta phải lấy con bê, bởi vì có thể có một người khác sẽ tò mò giống như ta khi thấy Chúa Hài Đồng Giê Su mang cho bọn nhóc như cháu những món đồ mỹ nghệ xuất xứ từ Anh Quốc đó. Cái em bé này đã gây cho cháu quá nhiều phiền toái rồi.
- Thế nhé! Và nhớ giữ bí mật nhe cháu! Và đừng quên: đi về phía Lancieux và Saint-Briac.
Rồi ông ta đi ra, gọi cả bọn lính đi theo; và rồi, ngay chiều hôm đó, mang họ đi thám hiểm về phía Matignon, cùng với lũ chó săn luôn, trong suốt ba ngày tròn. "

***
"Và đó là câu chuyện của cả ba chúng ta, nữ bá tước Flavigny nói, đó là chuyện lôi thôi duy nhất trong suốt cuộc đời của cả ba chúng tôi, Odile, Yvonne, và tôi.
Mười lăm năm sau, khi tôi làm đám cưới với bá tước của tôi, chúng tôi đi tham quan vùng Alsace; tôi đã đến Gersheim, và hỏi thăm về trung sĩ Metzger, về con gái Odile của ông ta, vì các con biết đấy, những cái tên đó đã in đậm trong trí nhớ của ta rồi.
Ta đã tìm thấy người lính già ở nhà máy sản xuất hoa làm rượu bia của ông ta. Ông ấy đã giải ngũ, sau khi được lãnh huân chương ở Austerlitz, do chính Hoàng đế trao tặng.. Ông ấy đã kể cho con gái mình câu chuyện về bé Solange,và Odile đã cất giữ "lệnh bà"; rồi khi ông ấy qua đời, vài năm sau đó, ta đã đưa Odile về đây với ta; cô bé đã mang Yvonne lại cho ta, và kể từ ngày đó, cả ba chúng ta không bao giờ rời nhau nữa.

G. LENOTRE - Tháinữlan dịch