Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2022

Mái Tóc Dạ Hương - Thơ Đinh Hùng - Nhạc Nguyễn Hiền - Đàn&Hát Phạm Ngọc Lân


Thơ: Đinh Hùng 
Nhạc: Nguyễn Hiền
Đàn&Hát: Phạm Ngọc Lân

Mùa Vọng Yêu Thương

  

Tháng mười hai tôi đi trong mùa Vọng
Hồn tôi xanh như vòng lá treo cao
Tình yêu Thiên Chúa đến từ nơi đâu
Mà mỗi mùa lại là tình yêu mới ?
 
Vòng lá tròn là vĩnh hằng, vĩnh cửu
Như tình yêu vô tận Thiên Chúa ban
Niềm hy vọng như vòng lá tươi xanh
Đấng cứu thế cứu con người hoạn nạn

Tháng mười hai, hồn tôi vừa thắp sáng
Bốn ngọn đèn, bốn tuần lễ thiêng liêng
Ba ngọn nến tím, một ngọn nến hồng
An ủi chuyện đời buồn vui, đau khổ

 Chúa sẽ trở lại trong ngày sau đó

Hãy sẵn sàng sự thống hối, ăn năn
Thắp ngọn nến tím, Chúa Nhật đầu tiên
Lòng rạo rực bâng khuâng  mùa Vọng tưởng

 Chúa Nhật thứ hai, nối dài mộng ước

Dọn sạch tâm hồn cho đấng cứu tinh
Đường quanh co, sẽ uốn cho phân minh
Dốc gồ ghề, san bằng cho thẳng lối

 Một ngọn nến hồng, hai ngọn nến tím

Sẽ thắp lên vào Chúa Nhật thứ Ba
Niềm vui mừng chờ đón chúa Kitô
Sinh xuống đời khiêm nhường nơi hang đá

 Bốn ngọn nến lung linh, xua băng giá

Ngày Chúa gần kề, Chúa Nhật thứ Tư
Vì  Mẹ xưa kia dâng tiếng “Xin Vâng”
Kinh Vinh Danh vang lên bừng sức sống

 Tháng Mười hai tôi đi trong mùa Vọng

Cuộc sống là những hy vọng yêu thương
Sau mùa Vọng  là ngày lễ Giáng Sinh
Emmanuel, Chúa ở cùng ta mãi!

Edmonton, Mùa Vọng 2022
Kim Loan


Cánh Hoa Đêm

 

Có một loài hoa nở về đêm
Thẹn thùa khi nắng vương bên thềm
Hỏi nắng sao đời mình tăm tối
Biết ai cảm kết mãnh đời trôi

Cánh Hoa đêm buồn đến nghẹn lời
Nói gì khi hoa úa tả tơi
Đêm về nở đẹp trong tê tái
Sáng lại rưng rưng khóc mãnh đời

Trúc Lan KTP

Lang Thang

 

Hồn chìm tưởng nhớ mộng đi hoang
Lắng ngắm trăng khuya ánh sắp tàn
Có phải trầm thơm làm vướng víu
Hay là mật ngọt trót đa mang
Trăm năm vẫn thắm lòng son sắc
Một kiếp còn xanh nghĩa đá vàng
Đêm lạnh về thôi về với mộng
An bày định mệnh mãi lang thang

Kim Phượng




Đây Đó Còn Thu?


(Bài Hát Nói cảm ơn bộ ảnh mới nhất của Nhiếp Ảnh Gia TAOTRAN Trần Đức Tạo gởi đến ngày 31/10/2022 mang tựa đề “Thu vẫn còn đó đây”.)

Giao mùa sao mà buồn hiu hắt!
Giọt Mưa Thu mờ mờ, nhè nhẹ se sắt chiều hôm!
Cố nhịn toả xuống đàn chim một đời vất vả kiếm cá tôm!
Bỗng nghe động! Vội giang cánh chồm lên tự vệ!

Chút mật trong hoa vui bướm nghệ!
Lẻ cành cạnh lá khổ chim vàng!
Rừng Thu Muộn cố bảo nhau ngăn chân Sầu Đông tới lặng lẽ ẩn tàng
Ngôi nhà đỏ đẹp quá! Mơ màng níu chân ai đang lang thang săn ảnh!

Cầu nhỏ ọp ẹp đơn sơ bắc ngang giòng suối lờ đờ mảnh khảnh!
Núi đá khô khan chơ vơ thì thầm “cảnh này có đẹp đâu!”

Cá bay tím nhỏ chim Sâu!

 

Hình Ảnh: Trần Đức Tạo
Hát Nói: Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 31/10/2022

Thăm Viếng North Carolina

Thời gian qua thật nhanh.Mùa Hè nóng nực đã qua nhường cho mùa Thu mát mẻ,khí hậu ôn hòa dễ thương. Đó đây nơi sân nhà tư nhân hoa cúc nở rộ đủ màu: vàng, xanh tim, đỏ. Ở các siêu thị hay nursery hoa cúc bày bán nhiều lắm. Bí đỏ chất thành hình tháp và các hình ảnh ma quái, hinh bà phù thủy cầm chổi, các bộ xương khô…dành cho lễ hội ma quỷ (Halloween) được bày bán ở các siêu thị. Ngoài ra vào mùa Thu ban đêm hay sáng sớm trời hơi se lạnh, ra đường cần mang theo áo khoác nhẹ

Nhớ mùa Thu năm qua cô cháu dâu đưa Bố,Mẹ cô và tôi đi xem lá vàng nơi trường Đại Học Kỹ Thuật Virginia , nơi con gái cô đang học năm cuối chương trình 4 năm. Trường cháu lá thay màu sớm hơn vùng Hoa Thịnh Đốn. Khi lá cây chung quanh nhà còn xanh thì lá cây trương cháu đã chuyển từ xanh sang màu cam, vàng hay đỏ rất đẹp.


Năm nay tháng 10, các con nghỉ phép đưa tôi đi thăm North Carolina,xem lá vàng và vài kiến trúc xinh đẹp ở tiểu bang cách nhà khoảng 6 tiếng lái xe. Lá cây vùng Asheville, North Carolina thay màu sớm hơn ở Fairfax, Virginia.

Chúng tôi rời nhà lúc 10 giờ sáng, 4 giờ chiều đến nơi. Có ghé nghỉ dọc đường độ 15-20 phút Trên đường đi chúng tôi thấy các ruộng bắp mênh mông. Có nơi lá còn xanh tốt, có nơi thấy toàn lá khô, mùa bắp đã qua. Chúng tôi cũng đi qua những ruộng bí đỏ. Chỉ thấy những trái bí nằm trơ trọi nhiều lắm lắm, không thấy lá. Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao các nhà nông không đem chúng vào nhà. Thỉnh thoảng thầy các nhà nhỏ cách đường xe chạy khoảng sân rộng, vách là những khúc gỗ ghép lại, trông lạ và đẹp. Xe cũng đi qua các ruộng cỏ xanh nơi những con bò đen gặm cỏ. Suốt đường đi tôi chỉ thấy bò đen, không thấy bò vàng. Có khi xe chạy giữa hai bên vách núi .Lá vàng, lá đỏ, núi rừng khi gần khi xa, lên dốc xuống đồi, cảnh đẹp tuyệt vời. Vào thành phố cũng lên đồi xuống dốc, phía trước là tiệm ăn nhà hàng, phía sau là núi đá rừng cây, lá vàng cam hay đỏ đẹp như tranh.Chúng tôi đến Grove Park Inn ở Asheville, NC.

GROVE PARK INN (Asheville, North Carolina)


Khi nói đến khách sạn Grove Park Inn tôi nghĩ đó là quán trọ nho nhỏ nằm ở ngoại ô thành phố nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên khi xe đậu trước một kiến trúc xinh đẹp tường toàn là đá. Phòng tiếp tân rộng rãi, ấm cúng với lò sưởi cũng bằng đá (granite stone). 


Mở cửa bước ra ngoài là sân thượng (terrace). Nhìn xuống phía dưới, sân cỏ xanh mượt, rộng mênh mông,ngọn cây phía dưới xa xa.Khách sạn có 8 tầng nhưng phải đi xuống chứ không phải đi lên. Bên ngoài tầng 8 là sân cỏ, vườn hoa, sân golf…Từ lounge muốn về phòng riêng phải dùng thang máy. Hành lang đến các phòng riêng cũng bằng đá. 


Với tôi thật lạ mắt như đi trong lòng núi. Muốn xuống sân cỏ từ terrace cũng được nhưng phải qua bao nhiêu bậc thang đá vòng vèo phía ngoài. Tôi đi lang thang xem phòng bán quà lưu niệm, phòng họp,phòng tranh, nơi các Tổng Thống và nhân vật tên tuổi ngày xưa giải khát (President Room)... có treo chân dung các vị

Tổng thống và phu nhân từng đến ở hay đến viếng thăm.

 

Theo tờ quảng cáo khách sạn Grove Park Inn có từ thế chiến thứ II. Đến 1955 đổi chủ mới, sửa sang xinh đẹp quyến rũ du khách.Năm 2012 lại bán cho chủ mới khác với giá 120 triệu mỹ kim, nay là Historic Hotel (?).Là người sống nơi đồng bằng tôi ngạc nhiên và thích thú khi đến Grove Park Inn ở Blue Ridge Mountain, North Carolina.


Các vị Tổng Thống đến Grove Park Inn gồm: William Howard Taft (Tổng thống thứ 27); Woodson Wilson:28;Calvin Coolidge: 30;Herbert Hoove:31;Franklin Roosevelt:32;Dwigh Eisenhower:34; Richard Nixon:37;George H W Bush:41; William J Clinton:42; Barack H Obama:44

LÂU ĐÀI BILTMORE HOUSE:


Thưa quý độc giả họ gọi là Biltmore House nhưng nó to và kiến trúc kiểu cọ như các lâu đài ngày xưa của Pháp nên tôi gọi là lâu đài.

Đến North Carolina được 2 hôm con đưa tôi đi xem Biltmore House cũng ở Asheville, North Carolina. Lẻ ra đi xem từ hôm trước nhưng họ bán hết vé phải chờ đến ngày sau. Theo tờ rơi khách sạn Biltmore House là 1 trong 18 nơi nên xem trong nước Mỹ và là kiến trúc tư nhân to nhất xứ Cờ Hoa (?)

Lâu đài cách khách sạn khoảng 25-30 phút lái xe. Khi đến địa phận Biltmore có cổng to như cổng chào và bồn hoa xinh đẹp hiện nay phần lớn là hoa cúc đủ màu. Đến nhà bán vé rộng rãi lại sắp hàng có lẻ đến 30 phút mới đến lượt mình dù chúng tôi đến sớm khoảng 9g00. Phía sau chúng tôi cái đuôi sắp hàng rồng rắn dài ngoằn.Trong lúc con sắp hàng mua vé, tôi vào phòng chiếu phim gần bên xem họ giới thiệu Biltmore Estate từ thời chủ nhân là ông George Vanderbilt. Lúc ấy Biltmore Estate có hơn 20.000 mẫu đất nhưng con cháu bán bớt, nay còn 8.000 mẫu mà thôi.

Tuy đi sớm nhưng đến 14g30 mới được vào xem. Giá vé 120 mỹ kim cộng thuế. Vậy mà thiên hạ vẫn mua, phần đông là người lớn tuổi, chỉ có số it thanh thiếu niên. Có người đi xe lăn, người nhà theo đẩy xe..

Chúng tôi trở về khách sạn, 14g trở lại và phải trình vé mới được vào bãi đậu xe. Xong đến trạm xe bus (shuttle bus ?) đứng chờ. Chiếc này đến chiếc kia đi. Không biết có tất cả bao nhiêu xe bus,mỗi xe chở khoảng 50 người nhưng tôi đi xe số 17. Từ trạm xe đến lâu đài khoảng 15 phút. Xe chạy trên đường tráng nhựa hai bên là rừng cây, có nơi là suối nước không biết nhân tạo hay thiên nhiên.Khi đến con đường vào lâu đài, trước sân cỏ có hàng rào chắn cao khoảng 6 tấc, đường kính khoảng 1 tấc. Hàng rào này tự động tụt xuống ngang mặt đường khi xe đến và trồi lên trở lại làm rào chắn khi xe qua. Đến nơi lại sắp hàng qua trạm kiểm soát an ninh. Ví nào to hơn kích thước quy định phải gởi lại nơi giữ ví, đi tay không vào. Người sắp hàng vào lâu đài đông lắm. Trong khi chờ tới phiên mình tôi vào xem nơi bán quà lưu niệm và nơi nếm rượu miễn phí. Nơi đây vào tự do, không phải sắp hàng Họ bán nữ trang, giày ví, khăn quàng,rượu, bánh, đồ chơi trẻ con… tất cả đều có nhãn hiệu Biltmore.


Đến giờ chúng tôi được nhân viên mời vào, phát mỗi người một ống nghe, cuốn sách nhỏ và lời chỉ dẫn: muốn nghe thuyết minh phòng nào thì bấm số đó, nghe to nhỏ tùy ý. Mỗi phòng đều có một nhân viên đứng giúp nếu cần: phòng điểm tâm,phòng đại tiệc, phòng đọc sách, phòng nhạc.thư viện với hàng trăm quyển sách bọc da, phòng ngủ của chủ nhân và phu nhân,vườn hoa mùa Đông, phòng billard, phòng khách… Nơi nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp,xinh đẹp, còn nguyên vẹn dù lâu đài hoàn thành từ 1895.

Có thang máy lên lầu 2 và cầu thang với tay vịnh chạm khắc cầu kỳ. Tôi chờ đi thang máy chứa khoảng hơn 10 người. Người giữ thang máy mặc áo sơ-mi trắng, mang nơ đen, trang trọng chờ mọi người vào đầy đủ mới đóng cửa sau khi mắc dây an toàn và dùng chìa khóa cho thang máy lên lầu II.Ông ấy cho biết thang máy hơn 100 tuổi nhưng vẫn hoạt động tốt tuy cách dùng không giống thang máy ngày nay, không bấm nút mà phải dùng chìa khóa cho thang máy lên hay xuống.Đứng lầu II nhìn qua cửa sổ phong cảnh tuyệt đẹp. Núi rừng chập chùng xa xa, lá đổi màu nhưng sân cỏ dưới nhà vẫn xanh mướt chen lẫn trong những hàng cây trồng thứ tự do các nhân viên chuyên nghiệp chăm sóc.

Tôi không lên lầu 3 hay xuống hầm mà ngồi xem phim giới thiệu các nơi trong lâu đài như nơi nghỉ ngơi, nhà ăn của người giúp việc, phòng giặt, hồ bơi trong nhà… chờ con trở lại đón để xem nơi khác như vườn hoa, nơi trồng nho làm rượu, nhà hàng…. Tất cả các nơi dành cho người giúp việc đều tươm tất, phòng ăn, phòng ngủ… dưới hầm nhưng cũng sạch sẽ gọn gàng, giường nệm trắng tinh.

VƯỜN HOA BILTMORE



Chúng tôi đón xe bus đi xem vườn hoa Biltmore. Xe chạy khoảng 10 phút đến nơi.

Nhà tiếp tân vườn hoa đang sửa nên cáo lỗi không tiếp khách. Vườn rộng trồng nhiều loại hoa Theo phòng chiêu phim giới thiệu mùa Xuân, mùa Hè vườn có nhiều loại hoa rất đẹp: hoa tulip rực rỡ, hoa thủy tiên quyến rũ, hoa hồng kiêu sa và nhiều loại hoa khác…. Nay hoa hồng đã tàn chỉ còn thưa thớt một ít hoa trên cành. Giàn hoa tử đằng có lá chứ không có hoa. Hoa cúc nhiều lắm, đủ màu rực rỡ, trồng thành các hình dáng khác nhau rất đẹp. Chúng tôi vào nhà kiếng xem hoa lan và các loại hoa khác. Hoa lan trồng nhiều nhưng hoa ít có lẽ trái mùa.

Người xem đông lắm. Con rủ tôi lên đồi xem các tượng điêu khắc bày trong vườn hoa nhưng tôi từ chối vì đã mỏi chân. Chúng tôi đón xe trở về lâu đài xong lại đón xe khác về bãi đậu lấy xe về khách sạn.
Như vậy chúng tôi bỏ không xem vườn trồng nho, Antler Village, các nhà hàng và khách sạn Biltmore…

Theo quyển sách nhỏ “Welcome to America’s Largest Home”được phát cho du khách, Biltmore House xây 6 năm mới xong, từ năm 1889-1895, có 250 phòng, 43 phòng tắm, là ngôi nhà tư nhân lớn nhất Hoa ký. Diện tích chung Biltmore Estate là 8000 mẫu gồm vườn hoa, hồ sen,nhà hàng, tiêm buôn, vườn trồng nho, khách sạn…Nhân viên Biltmore House mặc đồng phục, được trả lương cao, có 2400 nhân viên và có khoảng 1 triệu 4 du khách viếng thăm hàng năm. Những nhân viên Biltmore House tôi được tiếp xúc đều rất nhã nhặn, lịch sự, lễ phép với du khách. Người tài xế xe bus, cô soát vé,nhân viên phòng tiếp tân, nhân viên hướng dẫn các phòng, người bán hàng … hòa nhã, bặt thiệp, dễ mến. Theo tôi du khách không thể xem hết các nơi trong Biltmore Estate trong một buổi. Với người trẻ có thể xem được nhiều nơi trong 1 ngày nhưng người cao niên đi bộ lòng vòng xem vài nơi đã mỏi chân.


Tôi xin ghi lại chuyến đi “cưỡi ngựa xem hoa’’ để những người chưa đi có chút khái niệm. Nhiều người lúc trẻ lo “đi cày”, khi về hưu không đủ sức khỏe để đi xa, lên núi xuống đồi, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên hay các kiến trúc hiện đại.Theo tôi quý đồng bào thân mến nên thăm viếng đó đây khi sức khỏe còn tốt nếu có điều kiện, đừng chờ đến hưu trí. Lúc ấy mỏi mệt, chẳng muốn đi xa.Thưa quý độc giả theo tôi nội địa Hoa Kỳ cũng có nhiều nơi xinh đẹp thơ mộng hữu tình, nếu được thăm viếng các tiểu bang xứ Cờ Hoa cũng thú vị lắm vì mỗi nơi có đặc điểm riêng. South Carolina có bãi biển đẹp và North Carolina núi rừng trùng điệp, mùa Thu cảnh đẹp như tranh. Oregon nổi tiếng với vườn hồng các loại, được nhiều người yêu thích, Florida có bãi biển đẹp, cát mịn nước xanh có tiếng trong nước.Xe chạy một vòng ra thị trấn thấy các cao ốc tuy không nhiều bằng thủ đô Hoa kỳ hay Texas, các hiệu buôn bán quần áo đắt tiền hấp dẫn dưới ánh đèn, các nhà hàng ăn uống khách sắp hàng tận ngoài cửa, tiêm thuốc Walgreens, CVS, tiêm bán hoa…

Tôi về nhà vùng Hoa Thịnh Đốn lá cây đã đổi màu, rơi rụng như đàn bướm sau mỗi cơn gió nhẹ. Đàn nai 5, 7 con dạn dĩ nhẩn nhơ sau vườn. Chúng gầy vì thiếu cỏ xanh dù chúng đã thưởng thức mấy bụi hồng, đám rau của tôi đến trụi lũi còn trơ cọng, khi chúng tôi vắng nhà. Tôi xin cầu chúc đồng bào trong nước và hải ngoại được bình an khỏe mạnh, mọi người có công việc làm ăn tốt đẹp, dịch cúm bị diệt trừ, ai ai cũng ấm no hạnh phúc. Tôi cũng cám ơn các con chiu khó đưa Mẹ già chậm chạp thăm viếng North Carolina. Xin có mấy câu thơ tặng quý độc giả:

Thấm thoát lá cây đã đổi màu
Mùa Hè nóng nực cũng qua mau
Đàn ong lủ bướm đều từ giã
Biển xanh họp mặt hẹn năm sau
Hoa cúc rộn ràng khoe sắc thắm
Đầy đồng bí đỏ chờ nhà nông
Núi rừng cảnh đẹp như tranh vẻ
Cám ơn con trẻ nhớ người già


Ngọc Hạnh

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Em Ngồi Chằm Nón Bài Thơ - Thơ Trần Quốc Bảo - Nhạc Lê Hữu Nghĩa- Ca Sĩ Ngọc Quy



Thơ: Trần Quốc Bảo 
Nhạc:Lê Hữu Nghĩa
 Ca Sĩ: Ngọc Quy

Người Sương Phụ



Ẵm con vời vợi mắt dưng sầu
Mây trắng mịt mù biết hỏi đâu
Ngày tháng mỏi mòn phai sắc đá
Ngàn năm trông ngóng nặng niềm đau
Hỡi người sương phụ bao thu trước
Kìa bóng chinh phu vạn kỷ sau
Truyền tụng còn ghi trong sử sách
Vẳng nghe dồn vó ngựa buông câu.


Lê Mỹ Hoàn
(họa thơ ts CH)

Nghe Gió Thu

Nghe tiếng gió ngoài sân thổi lá
Tận ngoài kia xa ngút chân trời
Chợt nhìn lại mùa trôi theo tháng
Tháng chín về vàng úa lá rơi.

Đêm vắng chạnh lòng nghe tiếng dế
Khúc du dương cỏ ướt rêu xanh
Thơm kỷ niệm mùi hương quyến rũ
Mê mẩn tìm hơi ấm cố nhân

Ta lại buồn nằm nghe tiếng nấc
Hạt mưa rơi thấm ướt cơn đau
Cuộc tình đó vẫn đi vào mộng
Lạc bước đi về cõi bể dâu.

Đêm gió thổi cơn mưa gõ nhịp
Cho ngày mai lá giữ thu vàng
Cuộc tình lỡ mộng vàng tan vỡ
Tháng chín về chim hót chuyển cành.

Tế Luân
Tháng 9 thu về

Chuốc Rượu Sầu

 

Lệ ngập Tiêu Tương trắng mái đầu
Cánh Buồm Viễn xứ dạt về đâu
Câu thơ uẩn khúc khơi dòng cảm
Vầng trán đơn côi rạn nếp sầu
Rượu ủ bể dâu tràn đắng chát
Áo sờn gió bụi nhuộm thương đau
Bốn mùa hiu quạnh trăng tròn khuyết
Soi khắp trần gian lạc mất nhau.

Trần Thế Vĩnh

Thu Cảm



Mùa Thu như một nàng sầu nữ
Sắc diện thoáng vẻ buồn ủ rũ
Đón Thu về, vạn vật reo vui
Tiết Thu mát mẻ hơn nắng Hạ
Gió Thu nhè nhẹ chen cành lá
Tiếng vi vu như bản nhạc buồn.
Lá Thu vàng bay theo gió cuốn
Bỏ cành Mẹ trơ trụi bơ vơ
Nhìn toàn cảnh mùa Thu là một
Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ
Gợi hứng cho thi nhân sáng tác 
Chiều viễn xứ mưa Thu lác đác
Gieo vào lòng lữ khách tha phương
Một nỗi buồn thương nhớ cố hương.

Trần Công/Lão Mã Sơn

Lạc Diệp Tri Thu

 

Lá vàng vài chiếc rớt bên sân,
Nghe tiếng thu đang đến thật gần.
Gió thổi vi vu như sáo nhạc,
Mây trôi bàng bạc tựa sông ngân.
Âm gieo cảm, luyến thương bằng hữu,
Cảnh gợi tình, hoài niệm cố nhân.
Thoáng chốc, hè qua như nước chảy,
Bốn mùa lặng lẽ cứ xoay vần.


Nhất Hùng
(Tháng Chín Hoa Thịnh Đốn)

Những Người Ngủ Muộn


Hội thành hình nhưng không đăng k‎ý. Chủ tịch là Jean Paul. Không ai bầu Jean Paul vào chức vụ đó cả nhưng cũng không ai phản đối khi hắn điều hành công việc y như một ông chủ tịch. Nếu không gặp mặt mà chỉ nghe tên người ta đều tưởng Jean Paul là một anh Tây nhưng hắn là gốc Việt chính hiệu. Cái tên Jean Paul được gắn cho Phúc, tên thật của hắn, là vì thời còn ở Sàigòn trước 75, những chiều cuối tuần hắn hay lững thững đi trên đường Catinat túi sau của chiếc quần jeans bạc thếch lúc nào cũng cồm cộm cuốn sách loại bỏ túi “Cơn buồn nôn” của Jean Paul Sartre. Dạo ấy chưa quá hai mươi tuổi đầu mà mở miệng ra là hắn như nôn mửa vào cái xã hội đương thời với cuộc chiến tranh ngày một hung hãn, mở miệng ra là hắn triết lý về đủ thứ đề tài. Bạn bè nửa đùa nửa mỉa gọi hắn là Jean Paul, gọi riết rồi quên mất cái tên Phúc của hắn. Jean Paul học trường Jean Jacques Rousseau, gọi tắt là J.J.R.. 
Năm cuối hắn học ban Triết. Bài triết nào của hắn cũng được thầy dạy triết mang ra đọc và phê bình. Có lần bài của hắn gây ra tranh cãi sôi nổi trong lớp, tranh cãi có khi giữa hắn và thầy, có khi giữa hắn và đám con gái. Khi nói đến Sartre thầy chịu câu “địa ngục là kẻ khác”(1) nó cãi lại “chúng ta cõng tật xấu của chính chúng ta trên lưng mình”(2). Rồi khi thầy hỏi cả lớp giữa trai gái có tình bạn thật sự không, đám con gái nhao nhao bảo có, hắn bảo không, hắn xác quyết tình bạn giữa trai gái chỉ là thứ tình yêu trá hình chưa ló dạng mà thôi. Lần nầy chính thầy đồng ‎ý với hắn khiến đám con gái đỏ mặt phản đối luôn cả thầy. Học ban triết, giỏi triết thế mà hắn rớt tú tài II cả hai kỳ. Chỉ vì hắn chê không thèm học Toán và Vật Lý. Học lại hắn biết lo hơn nên đậu ngay kỳ đầu. Cái mộng được du học Pháp ở Sorbonne của hắn không thành vì gia đình hắn không hiểu sao dở chứng không muốn cho hắn đi du học nữa.

Bất mãn, hắn muốn sống tự lập nên thi vào đại học sư phạm 3 năm. Ra trường hắn được bổ đi dạy môn Pháp văn cho một trường trung học ở Cần Thơ. Hai năm sau hắn bê cô học trò lớp đệ nhất của hắn về làm vợ. Lấy vợ được hơn năm hắn sắp tính có con thì miền Nam mất. Chạy ra hải ngoại, tự do hắn giữ được nhưng địa vị xã hội thì tuột dốc. Từ một ông giáo sư Pháp văn được học sinh và gia đình học sinh kính nể hắn rớt xuống làm công nhân viên của một hãng làm bố thắng. Trong hai năm hắn thay đổi sở làm ba lần. Cái tật tỏ ra hay chữ, hay triết lý khiến hắn đi làm đâu cũng bị đì. Vợ hắn khá hơn xin được một chân thâu ngân viên trong ngân hàng. Đời sống tưởng sẽ yên ổn, đùng một hôm vợ hắn bỏ nhà ra đi. Truy ra mới biết thằng giám đốc chi nhánh ngân hàng mê vợ hắn bỏ vợ nó mà bê vợ hắn. Mất vợ hắn đau lắm nhưng ở cái thế tuột dốc như hắn bây giờ thì làm được gì. Hắn chỉ còn nước triết lý vớt vát để tự an ủi. “Trước kia mình lấy học trò mình làm vợ mà chẳng sao, nay thằng giám đốc chi nhánh ngân hàng có lấy nhân viên của nó làm vợ thì cũng chẳng sao.” 
Nhưng cùng lúc hắn nhận thức ra được một điều: Ở xứ người, thành phần tị nạn đến từ một xứ nghèo như hắn muốn vươn lên trong xã hội đầy cạnh tranh nầy phải có bằng cấp Đại học. Nghĩ mình dù gì cũng là dân trường Tây, một thằng J.J.R., ở một xứ nói tiếng Tây mà không ngóc đầu lên nổi là kém. Hắn còn cảm thấy nhói đau khi nghĩ con vợ hắn bỏ hắn có thể một phần vì hắn xuống cấp trong xã hội nầy. Jean Paul mất mấy đêm suy nghĩ xem đi học lại nên học ngành gì. Mọt sách như hắn chỉ có ngành quản thủ thư viện là thích hợp nhất. Học ngành này xong, kiếm được việc rồi, hắn sẽ không những có đủ tiền để sống, địa vị xã hội được nâng cao mà còn có vô số thì giờ để đọc sách nữa. Jean Paul như vừa tìm được một sinh khí mới, hắn hăng hái ghi tên đi học lớp đêm. Hắn được xếp học lại năm cuối trung học. Hắn mài đũng quần một năm ở trung học và ba năm ở Đại Học. Ra trường hắn xin được một chân quản thủ thư viện ở một thành phố cách Montréal chừng nửa giờ xe hơi. Đời sống vật chất coi như được bảo đảm hắn bắt đầu nghĩ đến chuyện làm lại cuộc đời. Nhưng hắn lại tự thề nếu không gặp được một người đàn bà đủ trình độ để hiểu hắn, hiểu không có nghĩa chịu đựng mà để khâm phục hắn thì thà rằng hắn ở vậy suốt đời. Không vợ không con, rãnh rỗi hắn hay tối tối ra quán Van Houtte uống cà phê đọc báo, đọc sách. Ngày thường hắn ngồi cho đến 11 giờ đêm, cuối tuần hắn ngồi đến 12 giờ, 1 giờ sáng mới về ngủ.
 

Ở quán Van Houtte, Jean Paul tình cờ gặp lại một thằng bạn thời lê la đường Catinat: Thằng Khâm. Trước 75, Khâm là nhà báo chuyên nghiệp tuy còn trẻ tuổi. Nó chuyên viết phóng sự. Ngòi bút nó nhọn lắm. Dạo ấy phong trào chống tham nhũng đang có đà. Mấy ông có máu mặt mà có tật kín sợ nó khui chuyện mình. Muốn nó để yên phải kín đáo tỏ ra biết điều. Khâm sống khá rủng rỉnh nhờ vào sự biết điều đó. Trong bốn cái dị tướng xấu của đàn ông, Khâm có hai: lùn và răng hơi mái hiên. Nhưng bù lại nó kể chuyện tếu rất có duyên nên phụ nữ, vào thuở trai thiếu gái thừa ấy, có người cũng chịu cái tài mà tạm quên cái sắc của nó. Thế nhưng, khi bỏ của cứu lấy người chạy ra khỏi nước năm 75, nó chạy đi có một mình. Khâm biết thức thời nó đi học nghề và trở thành thợ máy sửa xe hơi. Nghề tuy vất vả, tay chân mặt mày lấm lem nhưng cũng đủ sống. Tuy vậy con ma báo chí vẫn ám ảnh nó làm nó ngứa tay muốn quẹt bút những khi rảnh rỗi thì giờ. Đúng lúc một tờ nguyệt san ra đời tại nơi nó đang cư ngụ. Khâm tự nguyện xin làm phóng viên để viết tường thuật các sinh họat văn nghệ trong cộng đồng. Cái lối viết ngắn gọn, dí dỏm của nó được ông chủ nhiệm kiêm chủ bút tin tưởng. Khâm sắm thêm cái máy hình để có được những tấm hình đăng kèm theo bài viết của nó. Khâm khôn ngoan hiểu rằng ở cái xứ mà đụng chạm nhau một tí, không vừa lòng nhau một tí là nhận ngay thư của luật sư đòi bồi thường vì tên tuổi, nhân phẩm của thân chủ họ bị tổn thương, bị chà đạp. Cho nên thay vì đâm chọc, Khâm nghiêng ngòi bút mình sang phía bốc thơm.

 Ở đời ai chẳng thích khoe, ai chẳng thích được khen. Cụ Tú Xương cũng đã biết như thế hơn cả trăm năm trước đây rồi: “Chí cha chí choét khoe giày dép, đen thủi đen thui cũng lượt là.”. Thành phố nó ở đang có phong trào ca hát nghiệp dư. Thế là Khâm có mặt ở mọi sinh hoạt văn nghệ, văn nghệ bỏ túi, văn nghệ ái hữu, văn nghệ lạc quyên, văn nghệ hội thảo v.v… Giọng hát nào cũng được Khâm khen. Giọng hát nầy cao vút, giọng hát kia ngọt ngào, giọng hát nữa trầm ấm. Nếu không khen được một cách văn hoa như giọng hát tuyệt vời hoặc bình dân hơn như giọng ca hết sẩy, nó cũng ráng vớt vát giùm là tiếng hát hồn nhiên, hay giọng hát chân phương. Và Khâm được những người thích hát, nhất là phái nữ, yêu mến. Nó vẫn thầm mong trong đám phụ nữ yêu mến nó có một người cảm tài nó hay ít ra nhận thấy sự ưu ái của nó dành cho mình, dám cầm kéo cắt phăng chữ mến để chỉ còn lại chữ yêu cho nó nhờ vì nó bây giờ cũng đã quá tứ tuần rồi mà vẫn chưa lợp nổi cho mình một mái nhà. Nhưng thời gian cứ trôi đi và nếu có một vài dịp hiếm hoi Khâm quanh co muốn tỏ tình với một vài đối tượng lần nào nó cũng nhận được một câu trả lời na ná nhau: “Cảm ơn tình cảm đặc biệt anh dành cho nhưng chỉ xin coi anh như một người anh tinh thần.”.
Sau lần tình cờ gặp lại nhau, Jean Paul và Khâm hẹn nhau mỗi tuần phải ra quán hai tối thứ ba và thứ sáu, những tối khác tùy nghi. Nhưng trên thực tế chúng nó gặp nhau ít nhất 5 tối trong một tuần. Khâm nẩy ra ý kiến tìm cách kết nạp thêm những người cùng cảnh ngộ để cảm thông nhau và để cùng nhau nhìn quảng đời còn lại.

Hội viên thứ ba do Khâm dẫn tới là Hợp, cựu sĩ quan thám báo. Lúc bỏ nước chạy nó mang lon Trung úy. Ra nước ngoài nó chỉ đi làm nghề “thợ lặn” một thời gian ngắn. Thợ lặn được dịch từ tiếng Tây là plongeur. Plongeur ở đây là nghề đi rửa bát trong tiệm ăn. Sau đó Khâm nhất quyết thực hiện giấc mộng “phi thương bất phú” của nó. Hai vợ chồng nó mở một tiệm ăn Việt Nam. Gánh nặng đè trên hai vai vợ nó, là một người đàn bà vừa đảm đang, kỹ lưỡng vừa nấu bếp giỏi. Hợp chỉ có tài chỉ tay năm ngón. Tính nó lại độc tài và cộc. Thêm vào đó nhậu một tí vào là hay to tiếng gây gỗ. Thất thế nhưng nó không chịu lép vế. Không còn mang lon nó vẫn không bỏ cung cách của một ông sĩ quan chuyên ra lệnh và không ngừng coi vợ như một thượng sĩ thường vụ. Cho đến một hôm vợ nó quá mệt mỏi lớn tiếng chỉ trích con người vô tích sự của nó. Hợp nỗi dóa đánh vợ. Bất ngờ có anh chàng Ấn Độ hàng xóm cao bự bất bình vì chuyện hành hung đàn bà nhảy vào can thiệp. Nó giận dữ bỏ đi. Rồi khi nguôi ngoai tính trở về thì đã muộn. Vợ nó đã đâm đơn xin ly dị. Và anh chàng Ấn Độ hào hiệp đã nhảy vào thế chỗ của nó. Ở đời bao giờ cũng thế, có trong tay thì coi thường, mất rồi mới thấy tiếc, thấy quí. Bây giờ nó mới thấy kiếm được một người vợ vừa giỏi dắn vừa nhẫn nhục như vợ nó không phải dễ. Cái hôm, cách cả năm sau, nó bắt gặp vợ nó, mặt hoa da phấn, y phục đắt tiền, âu yếm đi cạnh anh chàng Ấn Độ mặt mày hớn hở đẩy cái xe nôi trong có thằng bé con da bánh mật đang nằm mút ngón tay, nó mới thấy rõ vợ nó khi ra đi đã nhất quyết không mua vé khứ hồi.

Thời gian đã hơn một năm rưởi mà vết thương lòng của Hợp vẫn chưa đâm da non, nên nó đến trình diện hội với bộ mặt của một anh chàng chưa tỉnh ngủ. Chờ cho mỗi đứa qua vài ngụm cà phê, Jean Paul mới bắt đầu giảng đạo. Bao giờ cũng thế, uống cà phê với Jean Paul đồng nghĩa đến ngồi nghe hắn thuyết pháp hay triết lý bất cứ về vấn đề gì bất chợt được nêu ra. Thằng Khâm trước khi dẫn Hợp đến có báo cho Jean Paul: “Thằng nầy đang sa sút tinh thần nặng mầy ráng nâng cấp nó lên một chút.”. Jean Paul hớp một ngụm cà phê, đặt tách xuống không nhìn Khâm, không nhìn Hợp, hắn nhìn ra đường và bắt đầu thao thao:
– “Khi mình hy vọng một điều gì quá độ, mình có cơ chuốc lấy thất vọng. Còn nếu mình biết mình không hy vọng gì nữa mình sẽ hết thất vọng, không hết ngay cũng sẽ hết từ từ. Đừng dại để tim mình bị khóa chặt bởi thất vọng. Tao nghĩ khi mình thất vọng là thời điểm mình đang ở trong đêm, đêm dài hay ngắn tùy trường hợp nhưng qua được đêm sẽ thấy được trời sáng. Bọn mình ngồi với nhau đây là để chờ bình minh. Chưa biết bình minh đến với đứa nào trước nhưng có chờ nó mới đến chứ. Bọn mình là những thằng đã nếm mùi bất hạnh. Thời gian đã giúp cho tao nhìn nỗi bất hạnh của tao bằng con mắt lạc quan hơn. Tao coi đó như một thử thách và xuyên qua thử thách đó tao nhận thức rõ hơn về cuộc đời. Tao thấy có cái mình muốn lắm khi cũng làm mình khổ không thua gì cái mình muốn mà không có. Cho nên khi mình đang khổ vì ở vị thế nầy đừng nghĩ rằng nếu được ở vị thế kia mình sẽ không khổ. Tao đã vượt qua được giai đoạn muốn buông xuôi tất cả, tao tự nhủ nếu mình bỏ cuộc nửa chừng thì bất hạnh sẽ không bao giờ rời bỏ mình, nó sẽ đeo đuổi mình dài dài. Tao cho bất hạnh lớn nhất của một đời người là khi mình không còn tin tưởng vào chính mình nữa. Như tao đã nói tao nhìn nỗi bất hạnh của tao bằng con mắt lạc quan nên có lúc tao thấy những bất hạnh của tao không chỉ hoàn toàn là những bất hạnh. Tao tìm thấy hạnh phúc trong nỗi cô đơn của tao, một thứ hạnh phúc không mấy tốn kém, một thứ hạnh phúc không tìm thấy trong hôn nhân. Trong hôn nhân mầy phải chạm mặt hàng ngày với những gì mầy phải làm, phải gồng mình làm những việc nhiều khi trong thâm tâm mầy mầy không muốn làm. Còn trong cô đơn trái lại mầy chỉ chạm mặt với chính mầy, với tất cả cái gì mầy đang có, với tất cả cái gì mầy đương là mà thôi.”.
Bài thuyết pháp vòng vo của Jean Paul thế mà có tác dụng tốt trên thằng Hợp. Nó nói nó sẽ xắn tay áo gây dựng lại sự nghiệp. Nó nói nó sẽ không chỉ tay năm ngón nữa, nó sẽ lăn mười ngón tay của nó, lăn sao cho nhuyễn. Phong trào dân Việt mở tiệm ăn Nhật đang thịnh hành. Hợp xoay xở khá nhanh để thành chuyên viên cuốn sushi cho một tiệm ăn Nhật khá lớn ở trung tâm thành phố. Tuy bận rộn với nghề mới, chỉ được nghỉ ngày thứ ba trong tuần, tối thứ ba nào Hợp cũng mò ra tiệm Van Houtte để uống cà phê với anh em. Thằng Khâm bỗng nhiên nỗi hứng muốn đặt một cái tên cho hội. Nó thỉnh ý thằng Jean Paul. Jean Paul cười cười chỉ tay, mắt nhìn qua phía bên kia đường rồi hỏi Khâm và Hợp:
– “Tụi mầy có thấy tiệm bên kia đường là tiệm gì không?”.
– “Tiệm “Couche-Tard”.
– “Thì lấy tên “Hội Những Người Ngủ Muộn”, nó hợp tình với bọn mình lắm.”.

Hội có thêm hội viên thứ tư do thằng Hợp giới thiệu. Nó tên Trầm. Năm mươi tuổi, chưa vợ, hình như cũng không có bồ nữa. Cha mẹ nó chọn cho nó cái tên thật đúng với con người nó. Trầm lầm lì ít nói, có nói cũng không dài dòng, giọng lúc nào cũng nghiêm trang như nét mặt của nó. Nghe nói gia đình nó tìm cách giới thiệu nhiều mối cho nó mà vẫn không xong. Thiên hạ có người xấu miệng nghi ngờ Trầm có cái gì không ổn bẩm sinh nơi bộ phận sinh dục. Hợp và Trầm biết nhau vì hai đứa là cựu học sinh trường trung học Hậu Giang. Cựu học sinh trường nầy ở đây trẻ già cở 15 mạng nhưng cũng lập hội, bầu ban chấp hành đàng hoàng cho có mặt với các hội ái hữu khác. Hợp chỉ là hội viên trơn còn Trầm nhờ phong cách đứng đắn bị tóm làm Phó Chủ Tịch Nội Vụ, hết nhiệm kỳ nầy sang nhiệm kỳ khác. Biết Trầm hay đi uống cà phê một mình, Hợp rủ nó nhập hội của Jean Paul. Ban đầu Trầm từ chối nhưng Hợp nói riết nó nể nhận lời. Nhưng nó rào trước là nếu không thích hợp nó sẽ rút. Jean Paul được Hợp mách lối trước rằng Trầm là mẫu người hơi yếm thế và có vẻ không cần đàn bà. Biết thì biết nhưng Jean Paul thuộc loại nói những gì hắn nghĩ mà không cần, không sợ người ta nghĩ gì về những điều hắn nói. Cho nên sau mấy ngụm cà phê, Jean Paul đăng đàn thuyết pháp:
– “Tao thấy cùng nhìn vào một sự việc mà thằng bi quan lúc nào cũng có cái nhìn ngược hẳn với thằng lạc quan. Lấy một thí dụ: ổ bánh mì ăn mất còn nửa ổ, thằng lạc quan vui mừng hô “còn nửa ổ bánh mì” trong khi thằng bi quan lầu bầu: “bánh mì mất đi nửa ổ”. Một thí dụ khác, lấy con đường đang đi, thằng lạc quan luôn luôn nhìn đằng trước, thằng bi quan chỉ nhìn đằng sau.”.
Bất ngờ Trầm chận Jean Paul lại để phát biểu:
– “Nhìn đàng sau hay nhìn đàng trước đều sai cả.”
Jean Paul đập mạnh tay xuống bàn một cách đắc chí:
– “Mầy nói đúng, nhìn trước nhìn sau gì cũng sai tuốt. Đi trên đường phải nhìn cả hai bên mới là khôn ngoan.”

Người thứ năm vào hội là tôi, do Khâm móc nối. Khâm lò dò đến tiệm thuốc của tôi gạ bán cái CD của một nữ ca sĩ vừa qua Montréal trình diễn. Tôi chính thức ly dị vợ được 3 tháng. Một cuộc chia tay không sóng gió. Vợ chồng sống với nhau đến một lúc nào đó cả hai đều nhận thấy có tiếp tục cũng không gây lại được cái hứng thú của thuở ban đầu. Chi bằng chia tay để mỗi người may ra còn có cơ hội tìm được một cái thuở ban đầu thứ hai. Chúng tôi trở nên không thù, không bạn nhưng cũng không là người dưng vì chúng tôi còn là cha mẹ của hai đứa con, một trai 19 và một gái 17. Chúng nó buồn nhưng không đến nỗi khổ, vì giữa chúng tôi không có tranh giành quyền lợi, không có tranh giành ảnh hưởng với con cái. Cả hai chúng tôi cùng nghề dược nên chúng tôi sắp xếp khá ổn thỏa: Nàng lấy cái nhà ở với hai đứa con, còn tôi giữ tiệm thuốc. Tôi thuê ấp ở một mình. Sau giờ làm việc buổi tối, tôi khá rảnh rỗi nên khi Khâm rủ tôi nhập hội tôi hưởng ứng liền.


Tôi ra tiệm Van Houtte lần thứ nhì thì gặp đủ mặt. Jean Paul nhập đề ngay:
– “Bọn mình hiện nay có 5 mạng, 3 thằng hết có vợ, một thằng muốn có vợ mà chưa có, còn một thằng chỉ biết nó đang một mình. Tao đề nghị hôm nay mình luận về đàn bà. Nhưng mình chỉ nên đề cập đến khía cạnh tốt hay ít ra khía cạnh khiến mình cảm thông được họ mà thôi. Mình nên làm người giới thiệu chứ không nên làm người phê bình. Phê bình phải khen chê, còn giới thiệu mình chỉ trưng ra cái hay cái chấp nhận được mà thôi. Phần tao, nói về đàn bà, tao thấy câu thơ sau đây của Racine nói lên hết ý nghĩ của tao về phái nữ: “Nàng bồng bềnh, nàng do dự, nói tóm lại nàng là đàn bà.”(3)
Thằng Khâm chen vào:
– “Tao đọc đâu đó câu nầy tao thích lắm: “Có hai cái đẹp trên đời: đàn bà và hoa hồng; có hai miếng ngon trên đời: đàn bà và trái dưa(4). Thằng cha nào nói câu nầy hợp ý tao quá Jean Paul?”
– “Triết gia Malherbe.”
Trả lời Khâm xong Jean Paul quay qua hỏi Hợp:
– “Còn mầy, mầy có ý nghĩ gì tốt, có kỷ niệm gì lành về đàn bà không?”
Thằng Hợp gãi tai, gãi tóc mấy cái rồi nói:
– “Con vợ trước đây của tao thế mà hay. Nó tập cho tao được một thói quen là trước khi rời chỗ làm nên vào phòng vệ sinh đi tiểu hay đại tiện. Một thói quen làm cho tao cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng trên đường về nhà mà lại còn tiết kiệm được giấy vệ sinh cho ở nhà nữa!”.
Jean Paul nhìn tôi:
– “Sang, mầy có ý nghĩ gì hay về đàn bà?”
Tôi chuẩn bị sẵn câu trả lời, một ý nghĩ riêng của tôi về đàn bà, một ý nghĩ mà tôi cho có lý mà không hàm một ác ý:
– “Tao thấy đàn bà giống như thiên nhiên, nếu mình chỉ nhìn ngắm thôi đừng đụng tới thì họ rất dễ thương.”
Đến phiên Trầm, nó lơ đãng nhìn lên trần nhà rồi nói giọng bình thản:
– “Khi mình tới được cái mức không cần đàn bà thì mình có thể không cần bất cứ gì còn lại trên đời nầy nữa.”

Đó là lần họp chót và lời nói chót của Trầm với hội. Nó không đến sinh họat nữa. Hai tháng sau cả bọn hay tin nó uống thuốc ngủ tự tử. Trong thư để lại cho gia đình nó giải thích hành động của nó như một việc phải đến khi cuộc đời nó đang sống “có sống thêm cũng không ích lợi gì.”
Hội mất thêm một hội viên thứ hai: thằng Hợp có bồ. Nó cặp được một em làm chung tiệm Nhật với nó. Chúng nó dự tính để dành vốn, học hết ngón nghề rồi ra mở một tiệm riêng. Con bồ nó muốn ăn chắc, trước khi chung vốn, chung giường, đòi nó làm đám cưới. Nhận được tin vui của Hợp, Jean Paul lên lớp sau lưng nó một câu:
– “Đứng dậy lại lần nầy thằng Hợp phải biết nó không vươn lên từ một thất bại, nó vươn lên từ một kinh nghiệm đắt giá.”
Ba đứa còn lại họp bàn có nên đi dự đám cưới của Hợp không. Thằng Jean Paul phán:
– “Hội Những Người Ngủ Muộn” dành cho những hội viên đơn chiếc đến tìm hạnh phúc trong bầu không khí cô đơn tập thể. Đi lấy vợ là bước ra khỏi vùng trời đó và những người đơn chiếc như bọn mình không nên có mặt ở những nơi có đôi. Tao đề nghị mình không đi dự đám cưới, chỉ chung tiền và viết mấy lời chúc là đủ.”

Khâm lãnh trách nhiệm viết lời chúc. Nó hí hửng:
– “Tao sẽ có hai câu thơ tặng thằng Hợp.”
Jean Paul trố mắt:
– “Mầy làm thơ? Trường phái nào? Có phải trường phái đêm ba mươi không?”
– “Tên gì kỳ vậy, tao chưa nghe bao giờ.”
Jean Paul cười khúc khắc:
– “Trường phái nầy chủ trương thơ càng tối mò càng sáng giá.”
Khâm lắc đầu hóm hỉnh:
– “Tao thuộc trường phái thơ Bút Tre.”
Hôm thu tiền, Khâm cho Jean Paul và tôi xem hai câu thơ của nó viết thay mặt hội tặng thằng Hợp. Đó là hai câu thơ của Hàn Mặc Tử bị nó thay đi một chữ, chữ đó lại được cố ý viết sai dấu, dấu nặng được thay bằng dấu huyền “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, có kẻ theo vờ bỏ cuộc chơi.”(5)
Hội đến hồi mạt vận. Thằng Khâm, thợ sửa máy xe hơi, sau một chuyến âm thầm về Việt Nam với tấm danh thiếp rất kêu “Chuyên viên cơ khí hãng G.M.”, trở lại Montréal chạy ngược chạy xuôi làm thủ tục đưa một em sang. Nghe nó tả con vợ sắp qua của nó, Jean Paul và tôi lạnh người. Đẹp và còn trẻ, bé Phượng của Khâm nhỏ hơn nó 15 tuổi và nhan sắc theo nó tả, chứ không cho xem hình, na ná cô hoa hậu áo dài Long Beach được tổ chức bên Hoa Kỳ cách đây mấy năm. Tôi thực tình lo lắng cho Khâm:
– “Mầy có nghĩ em Phượng lấy mầy vì thương mầy hay chỉ vì muốn đi ra khỏi nước?”
Khâm đang lúng túng chưa có câu trả lời, Jean Paul bất ngờ đỡ đạn cho nó:
– “Chẳng sao, thắng trong hiểm nguy thắng mới vinh, mà lỡ có bại trong hiểm nguy bại cũng không nhục. Tao chỉ khuyên mầy phải giữ vững tinh thần khi bại, nhất là khi mầy chưa biết mùi bị đàn bà bỏ rơi nó như thế nào.”

Trước khi ra về Jean Paul kéo tôi nói riêng:
– “Phải có những thằng chấp nhận hiểm nguy như thằng Khâm hội mới hy vọng còn hội viên, chứ cứ nồi nào vung nấy hội sẽ khó tồn tại lâu dài, mầy hiểu không?”.
Hội viên thứ sáu do tôi giới thiệu làm Jean Paul sững sốt là một người nữ, một nha sĩ tên Cúc. Cúc là bạn học của tôi thời trung học. Nói là bạn chứ thật tình thuở ấy nếu tôi nguýt mắt một cái là nó đã trở thành bồ của tôi rồi. Tôi không sợ nhan sắc của Cúc chỉ sợ cái nói nhiều của nó. Lấy nó về nghe nó nói, nói nhẹ thôi cũng đã xốn tai huống hồ nói nặng chắc vỡ toang cả màng nhĩ. Cúc lấy chồng, có một con rồi ly dị. Tôi chẳng muốn hỏi lý do làm gì, cặp vợ chồng nào đổ vỡ, quanh đi quẩn lại cũng chỉ vì vài ba cái lý do cũ mèm.
Sau lần tôi dẫn Cúc ra Van Houtte uống cà phê, hôm sau Jean Paul gọi điện thoại cự nự tôi:
– “Sao mầy dẫn đàn bà vào hội?”
– “Điều lệ có chỗ nào cấm hội viên phái nữ không?”
– “Không, nhưng… “
– “Mầy không được kỳ thị.”
– “Tao chỉ ngại mình không được tự nhiên cô đơn thôi.”
– “Cô đơn không phân biệt giống đực, giống cái. Cúc nó cũng đang cô đơn như mầy và tao, thế là nó đủ điều kiện vào hội rồi.”

Nhưng rồi đến lượt tôi sững sốt. Một con nói nhiều như Cúc lại có vẻ hợp với một thằng hay triết lý dạy đời như Jean Paul. Rất mau Cúc tỏ ra thán phục Jean Paul. Mắt nó mở lớn, miệng nó há to, như chờ sẵn để hớp từng lời của Jean Paul. Cúc như một tín đồ đang say sưa nghe lời giảng của giáo chủ.
Ba tháng sau Jean Paul gọi điện thoại cho tôi biết hắn sắp dọn về ở chung với Cúc. Hắn cười sằng sặc trong máy:
– “Tao nhường chức chủ tịch lại cho mầy. Ráng ngồi uống cà phê một mình vài tháng đi. Thế nào cũng có hội viên mới. Và không chừng sẽ có hội viên cũ trở về sinh hoạt lại.”.
Văn bản do tác giả gửi Văn Việt
—————-
(1) “L’enfer c’est les autres”. Jean Paul Sartre.
(2) “Nous portons nos vices sur nos dos”?
(3) “Elle flotte, elle hésite; en un mot elle est femme”. Jean Racine (Athalie)
(4) “Il n’y a que deux belles choses au monde, les femmes et les roses, et que deux bons morceaux, les femmes et les melons”. Malherbe
(5) “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Hàn Mặc Tử (Gái quê)

Trang Châu

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Chào Nhé - Thơ: Cao Nguyên - Nhạc&Trình Bày: Hà Lan Phương


Thơ: Cao Nguyên
Nhạc&Trình Bày: Hà Lan Phương

Xuân Đấy Thu Đây

    (Ảnh: Kim Phượng)

Thu đây Xuân đấy hoa tươi
Lá vàng rơi rụng cúc cười cùng ai
Bao năm cuộc sống lưu đày
Bao lần đối kiếp nhớ hoài lất lây
Nơi nầy trời ẩm nhiều mây
Nơi kia xanh ngắt bướm bay nhịp nhàng
Cùng chung một chốn đia đàng
Sao không chung sức lại càng phân chia?
Gió thu lành lạnh ... lá lìa
Gió xuân dìu dịu ... kia kìa niềm vui
Một mình tâm trạng bùi ngùi
Thời gian còn lại chín mùi hay chưa?
Cành trơ lá úa lưa thưa
Thôi thì cho trọn kiếp thừa như mơ
Sống nhờ chờ đợi đợi chờ
Hẹn từ kiếp trước bên nhau kiếp nầy
Lúc nào còn có còn đây
Hưởng mùa xuân hạ thu vầy cùng đông

Nguyễn Cao Khải

Haiku 107

 

Tắt nắng
hắt hiu mưa
song thưa

dovaden2010
***
Cảm Tác:

Gió táp
vạt nắng đông
sắc không

Kim Phượng
***
Gió thổi
lá thu bay
thơ say

Chinh Nguyên - HNT.
Oct.23.22
***
Đêm vắng
Bên song thưa
Lệ mưa...!


Kim Oanh


Vịn Ai

 

Người ta đứng, vịn vào thơ
Em đi lảo đảo, bây giờ vịn ai?
Làm sao chóng mặt, chóng mày
Làm sao trời đất quay quay thế này?

Thôi đành vịn vào lời Ai:
-Yêu em, yêu hết kiếp này mới thôi!
Vịn Ai, em đã vịn rồi
Xin đừng dối trá, tội người ngây thơ.

Á Nghi
12.8.2008.


Cốm Ngạt Ngào Thu Hà Nội!

( Ảnh: Tạotran)

(Bài Hát Nói cảm ơn và đáp lễ tác phẩm nhiếp ảnh tuyệt vời của Nhiếp Ảnh Gia TAOTRAN Trần Đức Tạo “riêng tặng cho Đức Hùng” mang tựa đề “Cứ tưởng mình là hương cốm thì lấy tay ai là lá sen” chuyển đến ngày 04/1/2022.)

Cốm làng Vòng! Thu Hà Nội!
Ôi! Hạt cốm như quả tim! Màu cốm xanh mát nguồn cội quê ta!
Trời hỡi! “Cứ tưởng mình là hương cốm thì lấy tay ai là lá sen?” Òa!
Mùa lúa non về! Mùa Cốm ôm theo nồng nàn cho ai xa xôi ngẹn ngào rơi lệ!

Cô Mận mê hồn “khoe” tuyệt nghệ!
Mễ Trì sạch dẻo “dấu” chuyên nghề!
“Nàng Cốm” hương sắc kiêu sa như Gái Hà Nội “chao đảo” cả sơn khê!
Vòng ngọc duyên dáng yểu điệu ghé thăm Nguyên Ninh, Bà Hoàn rồi về Thu Huệ

Nàng Cốm ơi! Vị thơm của lúa nếp non thoảng mùi lá sen “khe khẽ”
Em là “Quà Tết Hà Nội sang chảnh” đã, giờ và sẽ mãi mãi thiên Thu!
Cốm, sen thương quá! Mịt mù!

Đức Hùng
Sydney, Úc Châu, 04/10/2022

Bước Khởi Đầu


Bước Khởi Đầu

Sau khi mọi người ổn định chỗ ngồi, Thầy Bằng Hiệu trưởng mở đầu:
- Thưa các Thầy Cô, buổi họp bất ngờ hôm nay là theo đề nghị của cô Phương, giáo sư hướng dẫn lớp 9. Cô Phương sẽ trình bày lý do ngay sau đây. Mời Cô Phương.
- Thưa các Thầy Cô, đối với những giáo sư đang dạy lớp 9 của tôi hướng dẫn, chắc các bạn không lạ gì lớp này, tình trạng chia rẽ thật trầm trọng. Lớp chỉ có 40 em, nhưng lại chia năm chia bảy, thường xuyên xích mích. Những chuyện không đáng cũng đưa đến gây gỗ, cải vã làm to chuyện.
Nay trong buổi họp này, tôi nhờ các đồng nghiệp góp ý, giúp lời để tạo sự đoàn kết và vui tươi trong lớp. Xin cám ơn anh chị em.
- Qua những lời cô Phương vừa nói, các Thầy Cô có ý kiến gì xin đưa ra, chúng ta cùng thảo luận.Thầy Bằng tiếp lời.
...............................
- tổ chức cấm trại.
- tổ chức văn nghệ.
- làm báo...
...............................
Rất nhiều ý kiến nêu lên.....
..........................................
- Tổ chức cấm trại, thời gian quá ngắn, không thể đưa các em đến gần với nhau để thông cảm và hiểu nhau.
- Tổ chức văn nghệ, số tham dự tập dượt không nhiều.
Cuối cùng tất cả đều đồng ý cho các em viết báo. Nhưng làm báo gì? với các em có hai hình thức đó là Bích Báo và Đặc San
- Bích Báo tuy gọn, dễ làm, nhưng sự tham gia của các em cũng không bao nhiêu
- Làm Đặc San sẽ thu hút các em nhiều hơn vì đòi hỏi nhiều bài viết.
Thế là tất cả Giáo Sư đều đồng ý cho các em làm Đặc San của lớp. Mọi trở ngại hay khó khăn sẽ được bàn vào buổi chiều sau giờ tan học.
..............................................................

Buổi họp tiếp tục, thầy Bằng khơi mào:
- Chào Thầy Cô, Chúng ta bàn tiếp về việc hướng dẫn các em lớp 9 làm Đặc San. Trong các thầy cô ở đây, người thì xuất thân từ Đại học SP Sài Gòn, người thì Đại Học SP Cần Thơ, người thì tốt nghiệp trường SP Vĩnh Long, nói chung chúng ta không lạ gì các loại báo của trường học. Bây giờ mời Thầy Cô .

Đây là lần đầu tiên Nhà Trường hướng dẫn các học sinh làm Đặc San, chúng ta phải nắm rõ điều kiện ắt có và đủ để hình thành một tờ Đặc San.

1 - Số lượng?
Tất cả đều đồng ý sẽ in khoảng trên trăm quyển, để chia cho các học sinh lớp 9 và số còn lại để tặng...
2 - Tài chính. Chi phí không phải ít ?
Có ý kiến học sinh đóng, nhưng thầy Bằng không đồng ý và sẽ xuất quỹ của Trường cho mọi chi phí này.
Một gút đã được tháo.
3 - Bài viết? Phải nhiều, không thể như Báo Tường.
Đây là vấn đề rất khó khăn. Chúng ta đều biết với trình độ lớp 9, có rất ít học sinh viết được những đoạn văn hay, hoặc những bài thơ tương đối hoàn chỉnh....thì làm sao có đủ bài vở? trong khi chính các thầy cô cũng chưa hẳn viết đã đạt !!.
Có Thầy Cô đề nghị mỗi Giáo Sư viết một, hai bài cho nội dung thêm phong phú...
Cuối cùng thầy Đoàn, Giáo Sư dạy giờ, tốt nghiệp trường SP Vĩnh Long góp ý :
- Tôi đề nghị tất cả bài vở phải là của học sinh. Mặc dầu từ trước đến giờ các em chưa hề viết văn. Ta có thể khuyến khích và bắt buộc mỗi em viết ít nhất một bài từ văn, thơ, sưu tầm, vui cười cho đến những câu châm ngôn...những bài viết này chúng ta chia nhau chỉnh sửa cho các em, để mỗi em có ít nhất một bài viết đăng trên Đặc San. Có như thế các em mới hăng hái tham gia viết bài
Sau một lúc bàn bạc, mọi người đều chấp nhận giải pháp của thầy Đoàn.
4 - In ấn và đóng cuốn..?
Hiện tại Trường chỉ có hai máy đánh chữ nhưng không có máy in Ronéo. Trở ngại cuối cùng.
- Sau khi sửa và chọn bài xong, chúng ta gởi đi in và đóng cuốn?
- Không được chi phí rất cao, thầy Đoàn phản đối và tiếp :
- Chúng ta sẽ tập cho các học sinh làm, tất cả các em sẽ hoà đồng làm chung với nhau, rất có lợi cho sự đoàn kết trong lớp. Không biết các anh chị học ở các trường Đại Học thế nào, chớ ở trường SP Vĩnh Long, chúng tôi được đào tạo để về dạy những vùng quê xa xôi hẻo lánh, nơi cơ sở vật chất, cũng như mọi phương tiện giảng dạy hầu hết đều thiếu thốn. Để có học cụ giảng dạy, chúng tôi phải tự làm, vì vậy có môn học Dụng Cụ Giáo Khoa Thính Thị nhằm hổ trợ kỷ năng, giúp chúng tôi phần nào giải quyết những khó khăn, tự làm đồ dùng dạy học, trong đó có dạy kỹ thuật in lụa cũng như tự đóng khung lụa...Tôi có thể hướng dẫn các em in lụa cũng như làm bản in trên giấy sáp Stencils, kể cả in bìa.
Còn việc đóng cuốn, việc này cũng dễ, để hạn chế tốn kém, chúng ta sẽ tự đóng cuốn và dán gáy, sau đó đem mướn cắt tề cho ngay ngắn.
Sau phát biểu của thầy Đoàn, mọi việc êm xuôi, ai nấy đều vui vẻ tán thành.
Việc làm Đặc San lớp 9 giao cho thầy Đoàn toàn quyền.

Bất ngờ, Thầy Hiệu Trưởng đưa ra thông báo làm mọi người sững sờ:
- Cô Phương sẽ hướng dẫn lớp 8 của thầy Dân, vì thầy Dân sắp có Sự vụ lệnh về Sài Gòn. Thầy Đoàn sẽ hướng dẫn lớp 9 của cô Phương.
Cô Phương thở phào nhẹ nhỏm, vì tránh được lớp đã gây cho Cô không biết bao nhiêu phiền phức.
Thầy Đoàn thì có ý kiến :
- Như các Thầy Cô đều biết, tôi là một Giáo Học Bổ Túc mới ra trường, được đào tạo để dạy bậc Tiểu Học. Nơi trường Trung Học Công Lập này tôi chỉ là một Giáo Sư dạy giờ, không phải là một Giáo Sư Trung học chính thức, thì làm sao làm Giáo Sư hướng dẫn lớp?
Thầy Đoàn vừa dứt lời, Thầy Bằng đã cười và nói:
- Thầy nào cũng thầy, Sư nào cũng Sư, Sư Tiểu cũng như Sư Đại, đều là Sư cả.
Tôi có ý định này từ khi biết thầy Dân sắp chuyển nhiệm sở. Vả lại, các em học sinh lớp 9 này cũng mến thầy, cộng thêm chuyện làm Đặc San.
Tôi hy vọng thầy đừng phụ lòng kỳ vọng của tôi và mọi người, nhất là cố tạo sự đoàn kết cho lớp.

Giờ các Thầy Cô còn ý kiến gì không?

Như vậy buổi họp đến đây chấm dứt, chúng ta có thể ra về.

***

Những Bước Đi

Cộc..cộc..cộc..
Thầy Đoàn ngưng giảng bài, nhìn ra, thầy Hiệu Trưởng đang trước cửa lớp.
- Các Em chờ Thầy một lát.
Thầy bước ra cửa:
- Có gì không gì anh Bằng?
- Không gì quan trọng, chỉ muốn báo cho các em học sinh một chuyện.
- Vậy à, mời anh.
Hướng về học sinh, thầy Đoàn nói:
-Chúng ta tạm ngưng, Thầy Hiệu Trưởng có chuyện thông báo với Các Em.
Quay sang thầy Bằng:
- Mời thầy Hiệu Trưởng.
Thầy Bằng bước vào lớp,tất cả học sinh đứng lên chào.
- Chào các em, các em ngồi xuống, Thầy đến báo với các em một tin, bắt đầu từ hôm nay, Cô Phương sẽ thay Thầy Vân hướng dẫn lớp 8A, lớp 9 các em sẽ do Thầy Đoàn hướng dẫn. Thầy hy vọng các em sẽ không thất vọng dưới sự hướng dẫn của Thầy Đoàn.
Thôi, Các em tiếp tục học. Chào Các em
Lớp vang lên tiếng reo, có em im lặng. Nhóm thì mừng nhưng cũng có những em buồn.
Sau khi bắt tay thầy Bằng, thầy Đoàn bước vào lớp:
- Các em đừng buồn, tuy cô Phương không còn hướng dẫn, nhưng vẫn tiếp tục dạy Các em. Bây giờ chúng ta tiếp tục bài học. Vào giờ học sau Thầy Trò mình có chuyện cần thảo luận.
.............................. .............................. .............................. ........................

- Hôm nay các em học đến đây thôi, 15 phút còn lại chúng ta sẽ bàn một chuyện rất mới với các em cũng như với trường chúng ta.
- Chuyện gì mới vậy Thầy? - Thầy nói mau đi Thầy...
-Các Em im lặng đi, Thầy nói ngay đây.
Hiện nay trường dự định làm Đặc San, lớp được giao thực hiện là lớp các em, và Thầy có trách nhiệm hướng dẫn các em từ khởi sự cho đến khi hoàn thành.
- Làm Đặc San khó hông Thầy?- Chúng em sẽ làm gì? - Bài vở ai viết Thầy? - Mướn ai in thầy?....
Rất nhiều câu hỏi được các em đưa ra.
- Được rồi, thầy sẽ giải thích từ từ cho các em. Khi muốn làm một quyển đặc san, trước hết chúng ta đặt tên và xác định chủ đề cho quyển đặc san. Từ đó chúng ta sẽ sáng tác văn, thơ, truyện ngắn, truyện vui, các bài sưu tầm, câu đố ....theo chủ đề đó.

Điều quan trọng là chính các em sẽ thực hiện từ hình thức đến nội dung quyển Đặc san này. Thầy và tất cả Thầy Cô trong trường sẽ giúp đỡ các em trong việc chỉnh sửa bài viết và chỉ dẫn các em tập in ấn. Nói tóm lại, quyển đặc san này là của các em, do chính tay các em làm nên.
- Nhưng tụi em không biết gì cả - Phải bắt đầu từ đâu - Sẽ phải viết những gì? .....
- Chuyện này Thầy sẽ sắp xếp và hướng dẫn các em làm theo trình tự như sau:

1- Chủ Đề
2- Đặt tên tờ đặc san
3- Nội dung bài viết
4- In ấn và hoàn thành

- Chúng em có cần hùn tiền không Thầy?
- Không, các em không phải đóng tiền. Tất cả chi phí Nhà Trường sẽ xuất quỹ cho chúng ta, bây giờ chúng ta bắt đầu,

1- Trước hết, thầy nói về chủ đề.

Đây là trường học, Chúng ta là học sinh, đương nhiên đây là những chủ đề của chúng.

2- Đặt tên cho tờ Đặc San

Tên tờ đặc san cũng dựa vào chủ đề, nhưng mang ý nghĩa rộng và sâu hơn chỉ cần không đi quá xa chủ đề là được.
Chúng ta sẽ đặt tên cho tờ đặc san này, các em cứ đề nghị lên, nhưng khi đề nghị một cái tên các em phải nêu rõ ý nghĩ cũng như lý do chọn tên đó, sau cùng cả lớp sẽ biểu quyết chọn tên nào.
Bây giờ các em suy nghĩ và đề nghị.
.............................. .............................. .............................. ..................

- Thưa thầy, em đề nghị tên là "Mực Tím" vì mực tím cũng tượng trưng cho tuổi học trò.
- Thưa Thầy, em thấy không đúng vì hiện nay đâu có ai viết bằng mực tím đâu, chỉ viết toàn là mực xanh và viết nguyên tử không hà (thời đó những cây viết BIC ngòi bút bằng những viên đạn tròn nhỏ bút bi được gọi như thế).
- Các em đề cử thêm đi chúng ta còn chọn lại nữa mà
- Thưa thầy ,em đề nghị lấy tên "Hoa Phượng",vì loài hoa này gắn liền với tuổi học trò.
- Em phản đối vì hoa Phượng là nói đến mùa hè còn bây giờ đã qua mùa hè rồi.
.............................. .............................. .............................. ...........................

- Các em còn đề cử thêm không? bây giờ Thầy cũng đề cử một tên.
- Tên gì Thầy?
- Thầy đề cử tên: "Những bước đi"
- Có ý nghĩa gì vậy Thầy?...
- Thầy sẽ giải thích sau. Bây giờ để các em dễ dàng trong việc lựa chọn cái tên cho quyển đặc san của mình,Thầy sẽ giải thích từng cái tên.
Trước hết Thầy nói về "Mực tím".
- Đúng là ngày nay không còn sử dụng mực tím. Vào cái tuổi của thầy, ở những năm học Tiểu học, ngoại trừ lớp Năm tức lớp Một ngày nay, phải viết bằng viết chì, tất cả học sinh các lớp trên, khi đi học đều mang theo bình mực tím, và những cây viết có ngòi hình lá tre, nên thường được gọi là "viết lá tre", mỗi khi viết sẽ chấm vào bình mực, viết hết mực trong ngòi tiếp tục chấm mực tiếp...
Sau giờ tan học, nếu để ý, sẽ thấy hầu hết các em nhỏ tay dính đầy mực tím. Có những em mực tím lem cả áo quần.
Giờ nhớ lại những cảnh hồn nhiên ngây thơ ấy, thầy cảm thấy bồi hồi luyến nhớ.......

- Bây giờ mà trở lại như thế, chắc một ngày thay không biết bao nhiêu là cái áo,
-Còn bị đòn nứt đít nữa...
- Lúc đó Thầy và các bạn có chơi trò tạt mực vào nhau không Thầy? - Chắc vui lắm.
- Ở đó mà vui. Thế nào cũng bị đòn, về nhà còn bị Ba Má khẻ roi vô đít nữa phải hông Thầy?
- Đúng vậy, Thầy vẫn không quên giọng nghiêm khắc của Ba, những lời khuyên dỗ yếm âu của Má sau những buổi tan trường.
Nhưng cũng may là sau đó có những bình mực không đổ rất tiện cho các em học trò Tiểu Học.
- Thầy kể nghe hay và dễ thương quá....
- Thầy còn nhớ một đoạn bài thơ "Màu mực tím" của nhà thơ Kiên Giang, giờ đọc cho các em nghe


Màu Mực Tím

Mực tím phai rồi anh vẫn nhớ
Mùa hoa điệp nở, mộng ngày xanh
KG

Tôi đã tương tư màu mực tím
Từng ngày mới viết chữ A, B
Cong queo dòng bút tình thơ dại
Chữ nghĩa đẹp trong nét vụng về
Mỗi lần trái mồng tơi chín
Anh hái làm mực tím
Tặng cô bạn nữa ve bầu
Cô đem mực tím nhuộm màu áo thơ
Từ ngày nhuộm áo màu tim tím
Bè bạn gặp em ở cổng trường
Thường gọi : Này cô em áo tím
Cho anh nhểu mực viết văn chương
.............................. .....
- Rất tiếc là Thầy chỉ nhớ có bấy nhiêu thôi.
-Thật là thơ mộng và hay quá hén Thầy.

Tiếp theo Thầy nói về "Hoa Phượng"

Phượng Vỹ theo nghĩa Hán Việt là đuôi chim phượng hoàng, do những nhánh lá non xoè giống đuôi phượng. Trước đây ở Việt Nam mình không có Cây Phượng. Theo Thầy biết, Phượng Vỹ gốc ở Phi Châu, khi Pháp sang xâm chiếm nước ta, họ đem giống Phượng trồng suốt từ Nam ra Bắc. Hoa phượng không chỉ có màu đỏ, Phượng còn có màu Vàng, có nơi gọi là Điệp (thời bấy giờ ở VN chưa thấy phượng tím và phượng trắng).
Như các em thấy, hoa phượng chỉ nở vào lúc các em nghĩ hè. Khi những cành phượng bắt đầu nở những bông hoa đỏ rực, chúng ta biết ngay mùa hè đang đến, niên học sắp hết, giây phút chia tay cũng cận kề. Không biết bao nhà thơ đã thi vị hoá hoa phượng, đồng hoá hoa phượng với tuổi học trò và còn gọi hoa phượng là hoa học trò. Nói đến đây Thầy nhớ đến bài thơ thật hay và buồn của nhà thơ Xuân Diệu:

"Phượng Mười Năm"

Phượng trong sáng nảy hồng trên một cõi
Như muôn đàn cùng gảy dưới mái cao
Ánh sáng trùm trong không gian vòi vọi
Tấc lòng hè kiều diễm hoá ly tao

Biển bướm đỏ rào rào trong gió mát
Lá non xanh như suối chảy trên trời
Phượng, phượng hỡi, cớ sao mà man mác
Mỗi mùa hè run rẩy dưới triều môi

Xanh đã ngủ ở dưới trời yên tĩnh;
Đỏ còn ngân trong tiếng nói dịu dàng;
Ta mơ màng thấy gió đang sóng sánh,
Trống sân trường văng vẳng đánh - mười năm.

Mười năm phượng, phượng huy hoàng vẫn phượng
Áo trắng trong ngày tháng phất phơ soi
Ta cùng mình như cành cây riết quấn
Vương lòng nhau ràng rịt biết bao đời

Phượng mười năm.... hiu hắt gió mười năm
Yêu mười năm.... nhớ muôn thuở.... mười năm


- Thầy đọc bài thơ nghe hay quá
- Sau này khi nào dư giờ, Thầy ngâm thơ cho tụi em nghe nghen Thầy.
- Nghe các em khen thầy nhớ lại khi còn học lớp Đệ Tam ( lớp 10 bây giờ), giáo sư Lạc, Thầy của Thầy. Thầy Lạc ngâm thơ rất hay, những bài thơ Thầy ngâm đều là những bài thơ rất nổi tiếng như Màu tím hoa sim, Đôi mắt người Sơn Tây, Hổ nhớ rừng...chính thầy cũng ảnh hưởng phần nào nơi Thầy Lạc.
- Vậy mai mốt Thầy ngâm những bài đó cho chúng em nghe đi Thầy..
- Được rồi, giờ chúng ta tiếp tục.

Bây giờ thầy giải thích về "Những bước đi"
Loài người chúng ta thoát khỏi kiếp thú, khởi sự với cách di chuyển bằng hai chi dưới mà ta gọi là chân. Khi đứng vững được trên đôi chân, chập chửng với bước đầu tiên là một việc khó khăn phải gắng gượng cho khỏi ngã. Khi đã bước được bước đầu tiên, những bước sau dễ dàng hơn. Từ khi con người di chuyển nhanh nhẹn trên đôi chân của mình, sự tiến hoá càng phát triển rất nhanh.
Trở lại đặc san của chúng ta, đây là quyển đặc san đầu tiên của trường này giống như bước chân đầu tiên của loài người. Chính các em là những học sinh tạo nên bước đầu tiên, để rồi sau đó các lớp đàn em sẽ tiếp nối bước thứ hai, thứ ba...và cứ thế những bước đi sẽ tiếp tục mãi.
Đó là ý và cũng là mong ước của Thầy khi đề nghị lấy tên " Những bước đi".
.............................. .............................
- Thầy đã giải nghĩa rõ về ý của ba tên được đề nghị, bây giờ các em suy nghĩ và chúng ta biểu quyết bằng cách bỏ thăm kín cho công bằng.
.............................. .............................. .........

Sau khi kiểm phiếu, tên được chọn cho quyển Đặc San là "Những Bước Đi".

- Tiếp tục,Thầy nói về vấn đề thứ ba

3- Nội dung bài viết

- Các em sẽ viết về đề tài học đường, về học sinh, về con đường phía trước, những mơ ước ở tương lai. Nói chung, các em sẽ viết về những suy tư, những cảm nhận về tuổi học trò của các em.
Các em có thể viết bất cứ thể loại nào, văn xuôi như hồi ký, truyện ngắn, chuyện kể, ký sự, tự sự ...văn vần như thơ Lục Bát, Song thất Lục bát, Thơ Mới...hay sưu tầm những mẫu tin về khoa học văn chương, chuyện vui cười....
Tóm lại ,các em thích thể loại nào thì viết nấy,
Các em có hiểu chưa? hay còn thắc mắc gì?
Nên nhớ, tất cả các em đều phải viết, mỗi em ít nhất là một bài.
- Thưa Thầy nhưng mà tụi em không quen viết, làm sao mà viết đây?
- Khởi đầu bao giờ cũng khó, nhưng quan trọng là ý tưởng, cứ coi như các em đang viết một bài luận văn mà đề tài do chính các em tự đặt ra. Theo kinh nghiệm của Thầy, các em cứ mạnh dạn viết rồi ý tưởng sẽ tuôn tràn ra trang giấy, từ từ các em sẽ quen và viết dễ dàng. Các em đừng ngại rằng mình viết dỡ, đã có các Thầy Cô sẽ sửa bài cho các em trước khi in.
Hãy mạnh dạn lên, những gì người làm được thì các em cũng làm được. Trong khi sáng tác viết bài, các em cần hỏi gì, cứ đến gặp thầy, thầy sẵn sàng chỉ dẩn.
Các bài viết xong, các em sẽ giao cho Út Trưởng ban văn nghệ và báo chí của lớp.
Sao, các em còn thắc mắc gì không? nếu không, chúng ta tiếp tục phần cuối cùng.

4- In ấn và đóng cuốn.

- Trong việc in ấn này, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp in lụa thủ công, chúng ta sẽ in tại trường. Việc này Thầy khá rành.
Chúng ta sẽ mướn đóng những khung gỗ chữ nhật kích thước 30 cm x 40 cm,sau đó căng loại vải KT 2000 hay KT 4000 lên khung.
Về bản in Thầy sẽ hướng dẫn các em viết bài hay vẽ trên các tờ giấy sáp Stencils hoặc đánh máy để làm bản in, qua các công đoạn đó,Thầy sẽ hướng dẩn các em cách in.
Sau khi tất cả đã được in xong, chúng ta sẽ tự đóng cuốn, để cho quyển đặc san được đẹp, mình sẽ mang ra Cà Mau mướn cắt cho ngay ngắn. Thế là các em đã tự tay hoàn thành quyển đặc của các em, cũng là quyển đầu tiên của trường.
Tuy nhiên, để mọi việc trôi chảy, các em phải hoà đồng với nhau, những xích mích, những bất đồng, hiềm khích trước đây phải dẹp bỏ, cùng chung sức một lòng để hoàn thành Đặc San này, tạo nên một tiền đề tốt cho trường và các lớp đàn em.
Việc này các Em đồng ý với thầy không?
- Đồng ý
- Hoan hô Thầy
- Chúng em luôn nghe lời dạy của thầy.
- Chúng em sẽ hoàn thành Đặc San của chúng em, quyển đặc san đầu tiên của Trường
.............................. .............................. ...................

Cả không khí hào hứng, vui tươi, sôi động đang đến với cái lớp nổi tiếng phá phách và chia rẽ nhất trường.

Huỳnh Hữu Đức