Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Thơ Tranh: Chiều


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh

Gót Chân Ngại Ngần



Anh lặng lẽ về nơi phố cũ
Giọt u buồn mằn mặn đầu môi
Vắng bóng em tim vẫn bồi hồi
Lòng thấm lạnh đôi dòng kỷ niệm

Tình thư cũ anh không còn giữ
Bởi Hè đau bức tử bôn ba
Chiến trận vỡ...xa vùng đất lạnh
Nhớ lời nguyền chạnh nhói con tim

Đêm buông dần im lìm hiu quạnh
Gió heo may lành lạnh vết thương
Hương tình cũ...em đâu còn nữa
Dẫu lửa lòng thắp sáng gương xưa

Mưa vẫn rơi...rơi đều trên phố
Hạt ly tan chầm chậm gót chân
Nặng nề xa...giây phút ngại ngần
Sợ xa em....xa em mãi mãi!

Pleiku 22-7-2011
Lê Kim Hiệp

Câm - Tâm



Bài Xướng:Câm


Gió chạm thềm xuân khẻ gọi thầm,
Nghe đau xót quá mối tình câm.
Chẳng cao sang để tim ngào nghẹn,
Không quí phái cho mộng quá tầm.
Chỉ mãi ươm mơ thơ lạc phím,
Cứ lo dệt ý nhạc gieo trầm.
Đưa thoi ngày tháng đời luân lạc,
Thấm buốt lòng ai tóc điểm râm.

Hoành Trần
(2/012)
***
Bài Cảm Tác:Tâm


Tiếng nhạc trong thơ rất thì thầm
Khúc tình lay đọng nỗi lặng câm
Khơi lòng tri kỷ hồn vương vấn
Vườn nguyệt tri tâm nối tơ tầm
Giăng lại mối duyên xưa chùng phím
Hòa theo giai điệu ý cung trầm
Dìu đưa vào mộng ngàn năm nữa…
Giấc ngủ miên trường dưới bóng râm

Kim Oanh

10 P​hương ​P​háp Dưỡng Thận


10 phương pháp dưỡng thận đơn giản dưới đây được các thầy thuốc Trung y khuyến nghị sử dụng vì những lợi ích tuyệt vời của chúng.

Tuyệt chiêu thứ nhất: Bảo vệ tốt đôi chân

Giữ ấm bàn chân là cách thức đơn giản và hiệu quả nhất đểdưỡng thận. Bởi lẽ, kinh mạch của thận xuất phát từ lòng bàn chân, nhưng đây lại là nơi rất dễ bị hàn khí xâm nhập.
Vì thế, nếu muốn bảo vệ thận, chúng ta cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho đôi chân của mình, khi đi ngủ đừng để chân đối diện với máy điều hòa hoặc quạt, càng không nên đi chân trần nơi ẩm ướt trong thời gian lâu.

Giữ ấm đôi chân là phương pháp gián tiếp giúp bảo vệ thận vô cùng hiệu quả. (Ảnh minh họa).
Ngoài ra lòng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, tiêu biểu là huyệt Dũng Tuyền. Trung y cho rằng "thận xuất phát từ huyệt Dũng Tuyền". Bởi vậy, mỗi đêm trước khi ngủ, ta nên mát xa cho huyệt Dũng Tuyền để đạt được tác dụng dưỡng thận, cố tinh.

Tuyệt chiêu thứ hai: Đại tiện cần được thông suốt

Đại tiện không thông, đại tràng bị ứ tắc, "trọc khí" (khí bẩn) từ bên trên dồn xuống, không chỉ gây khó chịu, tức ngực mà còn làm tổn thương đến thận, kéo theo đó là thắt lưng và xương sống mỏi mệt.
Bởi vậy, luôn duy trì đại tiện thông suốt cũng là một trong những việc cần làm để dưỡng thận.
Các thầy thuốc Trung y khuyên rằng khi đại tiện khó, bạn có thể dùng hai mu bàn tay áp vào chỗ thận và dùng lực massage vị trí này để kích phát khí ở thận, làm cho quá trình đào thảo nhanh hơn, cũng giúp thắt lưng xương sống đỡ mỏi hơn.

Tuyệt chiêu thứ ba: Uống nước dưỡng thận

Cơ thể con người có tới ¾ là nước. Bởi vậy, nước được ví như nguồn sống của chúng ta.
Tình trạng thiếu nước không chỉ khiến cho cơ thể mệt mỏi mà còn tạo điều kiện cho các chất độc ứ đọng do không được bài tiết qua đường tiết niệu.
Bởi vậy, uống đủ nước là một việc làm trọng yếu trong "thập đại phương pháp" dưỡng thận.
Nước không nên uống quá ít, cũng không nên uống quá nhiều. Chúng ta nên uống nước phù hợp với thể trạng cơ thể. 
Cần đặc biệt lưu ý rằng, chúng ta nên "tiếp nước" cho cơ thể một cách thường xuyên, không nên chờ khát mới uống, bởi khi bạn cảm thấy khát đồng nghĩa với việc cơ thể đang phát ra "tín hiệu cảnh báo".

Tuyệt chiêu thứ tư: Tuyệt đối không nhịn tiểu

Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến một mức độ nhất định, cơ quan này sẽ kích thích thần kinh sinh ra phản xạ muốn bài tiết nước tiểu ra ngoài. Bởi vậy, ngay khi cảm thấy buồn tiểu, chúng ta nên "giải quyết" kịp thời và tuyệt đối không nhịn.
Việc nhịn tiểu không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm ứ tắc các chất cặn bã trong cơ thể. Khi những chất có hại này lưu lại, một phần trong chúng sẽ được "tái hấp thu", gây tổn hại đến thận.

Tuyệt chiêu thứ năm: Nuốt nước bọt thường xuyên

Nước bọt trong khoang miệng của chúng ta chia làm hai phần. Đó là nước bọt trong và nước bọt đục.
Nước miếng trong có dạng loãng, liên quan đến tiêu hóa do tạng Tỳ tiết xuất. Nước miếng đục có dạng đặc và liên hệ mật thiết tới tình trạng của thận.
Những lý thuyết dưỡng sinh của Trung Quốc từ xa xưa đềucoi đánh giá cao công dụng của nước bọt. Cổ nhân cho rằng, nước bọtcó tác dụng "nhuận ngũ quan, đẹp da thịt, chắc răng, cường gân cốt,lưu thông máu, tăng tuổi thọ".
Bởi vậy, việc nuốt nước bọt cũng là một trong những phương pháp dưỡng thận nói riêng và dưỡng sinh nói chung.

Tuyệt chiêu thứ sáu: Tận dụng những "thần dược tự nhiên"

Những thực phẩm có màu đen như vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo đen… luôn đứng đầu trong danh sách những "thần dược" tự nhiên dành cho thận.
Bên cạnh đó, nhiều loại thực phẩm như tỏi, quả óc chó, hạch đào, rau hẹ, tôm… cũng có tác dụng dưỡng thận vô cùng hiệu quả.

Tuyệt chiêu thứ bảy: Bảo đảm giấc ngủ

Một giấc ngủ đủ giờ và chất lượng có tác dụng bảo dưỡng tinh lực và khí huyết của thận.
Do áp lực công việc, một bộ phận không nhỏ người hiện đại thường có thói quen ngủ muộn. Vì thế, số lượng bệnh nhân suy kiệt chức năng thận do thức đêm, ngủ không đủ giấc được ghi nhận thường xuyên và ngày càng tăng lên.
Các thầy thuốc Trung Y khuyến nghị: tránh việc thức quá khuya, cố gắng hình thành thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học, ngủ sớm dậy sớm là những điều vô cùng thiết yếu để bảo vệ thận của chúng ta.

Tuyệt chiêu thứ tám: Ngăn ngừa mệt mỏi, tiết chế chuyện phòng the

Lao động chân tay quá nặng sẽ tổn hại nguyên khí, lao động trí óc quá nặng sẽ hao tổn huyết, phòng the quá độ sẽ làm bị tổn thương tinh.
Bởi vậy, làm việc nhất định phải lượng sức, tiết chế việc phòng the. Như vậy mới có thể dưỡng thận, dưỡng sinh.

Tuyệt chiêu thứ chín: Cảnh giác khi dùng thuốc

Các loại thuốc chứa thành phần aminoglycosides, vancomycin, các kim loại nặng, cisplatin, thuốc chống viêm không steroid, cephalosporin,…hay các loại thảo mộc như mộc thông, nam mộc hương…đều không có lợi đối với thận.
Do đó, khi dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý, tránh việc lạm dụng hay dùng liều. Đối với những loại thuốccó chứa các thành phần trên, chúng ta cần nắm rõ liều lượng, tác dụng và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt chiêu thứ mười: Bài tập dưỡng thận

Vận động vừa phải và an toàn sẽ giúp thận bổ sung được nhiều điểm khiếm khuyết.
Một trong những bài tập dưỡng thận rất đơn giản được các thầy thuốc Trung y khuyên dùng: Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên, sau đó úp vào hai eo, mát xa cho phần eo, đến khi eo cảm thấy nóng mới thôi.
Tiến hành bài tập này vào đều đặn vào mỗi buổi sáng sẽ rất đạt được hiệu quả dưỡng thận rất tốt.


Trần Quỳnh theo Health Sina​
​Trần Ngọc sưu tầm​

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Em Tôi - Lê Trạch Lựu - Sĩ Phú


Sáng Tác: Lê Trạch Lựu
Ca Sĩ: Sĩ Phú
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Cố Nhân



Sáng nay chim khách vang đầu ngõ
Báo có người về thăm chốn xưa
Có phải rằng anh từ xứ lạ
Mỏi gót giang hồ ...quy cố hương.

Bao năm chốn ấy đầy mưa nắng
Mái tóc năm xưa đã bạc màu
Đá sỏi đời anh giờ chắc đủ
Khi đời lần lượt ngã màu thu.


Mai anh trở lại ngôi nhà cũ
Cha đã ra đi tự độ nào
Mắt mờ mẹ sẽ không còn thấy
Rõ nét thằng con xưa mến yêu.

Mai anh trở lại nhìn cảnh cũ
Mắt có rưng rưng giọt lệ buồn
Chắc lòng như buổi chiều thu muộn
Khi thấy cuộc đời như khói sương..


Vĩnh Trinh

Không Đề



Không Đề

Ngày Trời tháng Phật đà dần lụn
Sớm tối ngẩn ngơ chẳng đợi chờ
Hát tếu làm vui đời khổ nạn
Nói xàm cho bõ kiếp ngu ngơ
Dại khôn cam phận niềm lơ láo
Say tỉnh xót thân nỗi vật vờ
Ai có thương nhau đâu nỡ trách
Ngàn năm mây trắng vẫn bơ vơ

Phạm Khắc Trí
***
Các Bài Thơ Hoạ
 

Cô Đơn
 
Biệt mù cánh nhạn, mờ tăm cá
Còn có hay chăng để ngóng chờ?
Gọi gió, gió đi không trở lại
Hỏi mây, mây cứ mãi làm ngơ
Cuộc đời, hạnh phúc đâu là thật?
Nỗi nhớ, niềm vui cũng chỉ vờ?
Một bóng cô đơn trong cõi thế
Con người: hòn đảo nhỏ chơ vơ.

Phương Hà
***
Năm Cùng Tháng Hạ


Ngày cứ thoi đưa mau tới Tết,
Năm cùng tháng tận hết mong chờ.
Ta bà cõi tạm nên buông xả,
Một kiếp trần ai biết cũng ngơ !
Uống rượu tiêu sầu người lữ thứ,
Say men khổ trí kẻ như vờ.
Niềm thương nỗi nhớ còn cay đắng,
Tiếc nuối mà chi thật bá vơ !

Mai Xuân Thanh
*** 
Không Đề

Thời gian , thời gian như tên bắn 
Hy vọng gì đây để đợi chờ 
Tớ kẻ nói gàn vô tích sự 
Ai người nghe kể chuyện lơ ngơ 
Nâng ly rượu lạt mà lãng lãng 
Buông chén quỳnh tương để vật vờ 
 Này bạn tri âm đời vẫn thế 
Ngàn xưa trí thức vẫn bơ vơ

Chân Diện Mục
***
Các Bài Cảm Tác:


Khề Đông(*)

Bóng câu cửa sổ thoáng nhanh, 
Còn gì hy vọng mong manh cuộc đời . 
Kẻ vô tích sự là tôi, 
Nói quấy nói quá nghe chơi đỡ buồn. 
Chữ Nho ... dễ học, khó lường... 
Gạt mình gạt cả phố phường người ta. 
Chữ Nho khó học ... thấy bà ! 
Ngàn xưa đã vậy, khéo mà gạt nhau. 
Thầy đồ chỉ nói ... tào lao !

Đỗ Chiêu Đức
Đầu đông 2016*là ... Khề khà đêm đông!

*** 
Tâm Sự Gần Cuối Năm

Năm tàn tháng tận lại qua nhanh 
Thoáng nghĩ cuộc đời quá mỏng manh 
Hy vọng gì đây mà ảo tưởng ? 
Vui đi kẻo hết chuỗi ngày xanh 
Vị trà đăng đắng môi thơm ngọt 
Men rượu nồng cay "tửu phá thành"(sầu) 
Xin hỏi ai kia cùng cảnh ngộ ! 
Tìm người tri kỷ cứ loanh quanh

Song Quang

Nhà Thơ Đứng Chợ

Nhiều lần đi chợ Việt Nam ở ATLANTA, tôi thấy một nhân viên đứng kiểm soát hàng hoá xuất chợ. Tôi và ông chỉ thân quen dè dặt. Nhưng đặc biệt mới đây tôi khám phá ở ông một điều khá lý thú,đúng ra một sự khác thường. Câu chuyện như sau:
Ông thân mật giữ tôi lại chuyện trò.
-Thấy anh có vẻ là một nhà văn, tôi xin tặng anh tập thơ này, ông nói. Thì ra ông là tác giả cuốn thơ xinh đẹp mang tên "Thi tập T.K.T." đang cầm trên tay. Lật mở xem tôi thấy xuất bản 2016, hầu hết là thơ Đường(TNBC,STLB...).Ông còn cho biết ở nửa cuối, một số bài TNBC có những câu đối chưa chỉnh lắm.
Tôi trả lời đại ý là:
- Không sao,tôi ít làm thơ Đường-luật và chỉ mới tập làm thôi,có chi mà ngại. 
Được biết ông là một cựu Sĩ Quan Việt Nam Cộng Hòa sang Hoa Kỳ theo diện HO.Ông cho biết vừa làm việc vừa dùng thời gian rảnh lúc ngưng tay để viết các vần thơ trong óc. Tôi rất cảm phục ông vì hoàn cảnh ông cũng giống như bao cựu tù cải tạo tị nạn ở đất nước người phải dẹp quá khứ của mình lại sau lưng để làm bất cứ việc gì lập cuộc sống mới trên xứ lạ. Cho nên, ngay hôm sau tôi gởi qua bưu điện về địa chỉ nhà ông một bài thơ gợi ý từ bài Tuỳ-bút Phiếm NÀNG THƠ XUỐNG ĐƯỜNG(kèm luôn bản copy từ Blog longhovinhlong) và cũng một ngày sau nữa, tôi lại lái xe hơn 30 miles đến chợ lần nữa để trao tận tay. Ông ngạc nhiên nhưng không tỏ vẻ gì bất như ý khi đọc mấy chữ "đứng chợ, đáng thương". Do đó tôi coi ông như một ngươi bạn thơ mới nhất và cái cảm xúc chân tình này khiến tôi không ngại ngùng đưa ông lên Blog nhưng với chút dè dặt là tên ông, tên thi tập được viết tắt và không kèm theo hình ảnh. Tôi cũng chưa cho ông biết vế việc tôi đang viết bài Tuỳ-bút Phiếm này về ông. 

Nhà Thơ Đứng Chợ

(tặng PNKN để nhớ duyên tri ngộ) 

Khám phá anh: nhà thơ Luật Đường 
Kém tôi vài tuổi, vẻ phong sương 
Vàng son thuở trước chưa mờ nhạt 
Khí tiết thời nay vẫn rõ ràng 
Gặp bạn cố tri luôn thắm thiết 
Thấy người nho nhã rất hân hoan 
Xếp vần thơ-cú, rà receipt
Ở chợ Sải-Gòn, thật đáng thương!
(CN/H.N.T.,Atlanta,Nov.12.2016)

ChinhNguyên/H.N.T. 
 Nov.28.2016

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Họp Mặt lần 20 - 2016 Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long Lớp 6-Khoá 8 Phần 1

Theo định kỳ, mỗi chủ nhật cuối tháng 11 hằng năm, chúng tôi, Cựu Giáo Sinh Lớp 6 Khoá 8 trường Sư Phạm Vĩnh Long đều có họp mặt. Lần họp mặt thứ 20 này được tổ chức vào ngày chủ nhật 27-11-2016 tại khu du lịch sinh thái Phú An Khang Bến Tre.

Từ trái sang phải: Điệp Lê, Khiếm, Bá Hồng, Hưởng, Cúc, Chí Thanh.
Lượm, Tài (Sài Gòn), Xuân, Xiềm, Tài (Bến Tre), anh Tư (chồng chị Bá Hồng).

Khai, Hưng, Chánh, Vinh.
Sương, Thơ, Anh, Hạnh, cháu của Hạnh.

Mời xem tiếp phần 2

(Hình ảnh Huỳnh Hữu Đức)

Họp Mặt Lần 20 Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Vĩnh Long Lớp 6-Khoá 8 phần 2

Lượm,Vinh, Bá Hồng, anh Tư, Xiềm, Đức.
Buổi Họp Mặt kết thúc lúc 13 giờ cùng ngày. Mọi người chia tay trong lưu luyến, hẹn gặp lại năm sau lần thứ 21 tại Vĩnh Long.
Người đứng riêng lẻ ở gốc trái: Chánh.
Hàng ngồi; Vinh, Đức, Cúc, Chí Thanh, Anh, Điệp Lê.
Hàng đứng: Tài (Bến Tre). Sương, Sanh, Hưởng, Thơ, Khiếm, Bá Hồng 
Minh Thành, Chí Thanh, Duyên, Trung cháu của Duyên, tài xế xe.
Sanh,Con Khai, Sương, Thơ, Anh...

Khải, Huệ, Khai
Lượm, Xuân, Xiềm, Anh Tư (chồng chị Bá Hồng), Phúc (con của Chị Bá Hồng), Điệp Lê, 
người đứng: Tài (Bến Tre) đang giúp vui với Bài hát Nhớ Trúc Giang nhạc của Châu Kỳ, Lời thơ của không nhớ

Hình ảnh : Huỳnh Hữu Đức

Tặng

Image result for tặng quà cho bạn gái

Tặng em những áng mây bay
Cuộn vào lá rụng cho đầy lòng thu
Phố chiều cây đứng tương tư
Lim dim ánh mắt qua bờ chiêm bao

Tặng em đêm lấp lánh sao
Ánh sao ước nguyện trôi vào lòng em
Ru em tròn giấc mơ đêm
Vần thơ anh lượn gió mềm tóc bay

Tặng em chếnh choáng chiều say
Tiếng chim hót vội vào ngày nhớ nhung
Đồi cao tiếng suối chập chùng
Gọi mưa về bước che chung chiếc dù

Tặng em con phố ngu ngơ
Buổi ban đầu đó bất ngờ gặp nhau
Thẹn thùng đôi má đỏ au
Em đi rồi lại ngoái đầu nhìn ngang

Trao anh cái liếc rất ngoan
Dấu chân trên lối địa đàng lặng in
Và trong tích tắc liếc nhìn
Những tia sét đánh qua tim đỏ hồng

Tình ta từ đó nhớ mong
Se đôi làn tóc thắt vòng tình yêu
Hẹn hò cuống quít ngày xiêu
Quán khua tiếng nhạc dập dìu dắt tay

Tặng em ánh mắt ngất ngây
Những cơn mưa đổ cho dài ngày thương
Lỡ mai anh mất thiên đường
Xa em, xin gánh nỗi buồn mình anh.

Trầm Vân

Tự Chúc Mừng


Thơ: Trầm Vân
Thơ Tranh: Kim Quang


Chiều Thu Ấy



Bài Thơ Xướng:
Chiều Thu Ấy


Đã tắt lửa lòng đốt tiếng yêu
Sao thu bàng bạc vấn vương nhiều
Hương yêu ngây ngất hồn cô phụ
Gió buốt lạnh lùng nỗi quạnh hiu
Mây trắng trắng trời trôi lãng đãng
Niềm riêng riêng mối vẫn cô liêu
Ai người còn nhớ chiều thu ấy
Mãi giữ trong lòng mỗi chắt chiu

Kim Phượng
***



Các Bài Thơ Hoạ:
Chiều Thu Ấy

Chiều thu ấy chàng bước chân đi,
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi,
Bao lời nói lòng em vẫn ghi....
(Nhạc và Lời: Hiếu Nghĩa.)

Chiều thu năm ấy bóng người yêu,
Theo nước chàng đi thổn thức nhiều.
Khoắc khoải lòng buồn đêm tịch tịch,
Lạnh lùng sương xuống gió hiu hiu.
Bên trời ai đó sầu đơn lẻ,
Phòng vắng mình em lắng tịch liêu.
Tưởng nhớ khôn nguôi hoài tưởng nhớ,
Chiều thu chiều tắt chắt cùng chiu !

Đỗ Chiêu Đức
***
Đoạn Cuối Tình Yêu!


Tham giàu họ bán cả tình yêu
Gian dối mà chi để khổ nhiều
Lợi dụng lòng tin trò bẩn thỉu
Dập vùi bếp lửa giấc đìu hiu
Ân tình ngắn ngủi buồn tiu nghỉu
Mái ấm hoang tàn hóa tịch liêu
Tấm mẳn tào khang nay rã rệu
Đàn con tội lắm cảnh liu chiu !

Cao Linh Tử 
24/11/2016
*** 
 Tâm Sự Chiều Thu 

Nắng nhạt chiều Thu thật đáng yêu
Heo may đùa lá chẳng rơi nhiều
Bồng bềnh mây trắng trôi lơ lững
Biêng biếc trời xanh thoáng tịch liêu
Tâm sự đa đoan lòng khôn tỏ
Niềm riêng chất ngất dạ buồn hiu
Ngùi trông cảnh vật sầu cô lữ
Nổi nhớ u hoài cứ chắt chiu

Lý Lệ MAI
***
Bâng Khuâng Nỗi Nhớ

Muốn dứt tơ lòng, dập lửa yêu
Tâm tư vẫn mãi nhớ thương nhiều
Khi mùa đông đến, sương nhòa nhạt
Giữa buổi thu về, nắng hắt hiu
Cô quạnh trời đêm, trăng lặng lẽ
Lạnh lùng nhà vắng, gió hoang liêu
Chăn đơn gối chiếc, buồn tê tái
Tiếng nhạn lạc đàn kêu chíp chiu.

Phương Hà
***
Yêu

Tra rồi bày đặt viết thơ yêu.
Cũng khóc rồi than thở thiệt nhiều
Thương nhớ khi chiều về lặng lẽ
Bâng khuâng khi sáng đến đìu hiu.
Vợ bên sao thấy đời hoang vắng,
Con cạnh mà nghe dạ tịch liêu.
Sư tử gầm lên là chết rét,
Nghe như là đạn bắn chiu chiu.

Hoành Trần
24/11/16
***
Lửa Lòng

Lửa lòng lịm tắt ngỡ nhòa yêử
Đối diện thời gian cảm vắng nhiềua 

Cánh bướm vờn hoa say thỏa thích
Thân cò lẽ bạn đứng đìu hiu
Trời xanh tụ áng mây cô độc
Gối chiếc khơi nguồn giấc tịch liêu
Cho dẫu muốn quên thời vẫn nhớ
Chút gì có được hãy chăm chiu!


20161124

Nguyễn Đắc Thắng
***
Các Bài Cảm Tác Nương Vận:



1-
Thu Nao Vương Nỗi Nhớ


Vườn thơ thẩn lắm bạn thân yêu,
Nhớ lại chiều nao lưu luyến nhiều.
Tạm biệt cố nhân đầy kỷ niệm,
Chia tay bằng hữu lại buồn hiu...
Cali ẩm ướt thu tàn lạnh,
Châu Úc hanh khô xuân nắng thiu.
Ai nhớ tình xưa còn thổn thức,
Tôi xa người ấy luống cô liêu!

2-
Chắt Chiu Từng Kỷ Niệm

Lửa tình chưa tắt vẫn còn yêu,
Gối lạnh phòng không thổn thức nhiều.
Lẻ bóng hương thầm mưa lất phất,
Đơn thân tưởng nhớ gió buồn hiu.
Đêm trăng tròn, khuyết lòng se lạnh,
Ánh nguyệt đầy vơi dạ tich liêu.
Hoài niệm chiều thu ta luyến nhớ,
Thương đời vóc hạc chắt cùng chiu!

Mai Xuân Thanh
***
Chiều Tàn Thu

Tàn Thu thơ xướng thả vần yêu
Tâm sự người gieo xa xót nhiều!
Đất khách buồn tênh sầu lữ thứ
Quê người quạnh quẻ nổi cô liêu
Mây bay bay mãi trời vô định
Gió thổi thổi hoài dạ hắt hiu
Xin hỏi ai kia còn có nhớ ???
Một chiều thu ấy dáng đăm chiêu!

Song Quang

11/23/16
***
Chiều Thu Ấy


Sao quên được nhỉ dáng em yêu
Thu đến càng thêm nhớ thật nhiều
Từ tiếng ngân nga khi mộng mị
Tới lời thỏ thẻ lúc đìu hiu
Cho lòng tê tái trong hoang lạnh
Khiến trí dại khờ giữa tịch liêu
Ai hiểu cho đây nơi đất khách,
Vời trông cố quận mắt đăm chiêu.

Thái Huy,
11-23-16

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Gọi Tên Tháng 11


Thơ:Trầm Vân
Thơ Tranh: Kim Quang


Vòng Yêu Ái - Vo Tròn Nỗi Nhớ


Ơn em cho nhớ tôi tròn
Nhớ sông biển cạn, nhớ mòn thiên thu
Tôi như sương khói mịt mù
Em như một nét tương tư gọi mời

Thơ em dìu dặt vàng rơi
Nhạc tôi niệm kín nửa đời vụng tu
Cái gì thì cũng phù du
Chỉ riêng cái nhớ thiên thu vẫn tròn...

Quýdenver
***
Bài Họa: Vòng Yêu Ái


Quả đất muôn mãi mãi tròn
Đi quanh vẫn phải mỏi mòn đợi thu
Mong manh hứng giọt sương mù
Lá mùa nhung nhớ sầu tư đón mời

Khúc tình vang nhẹ nhàng rơi
Đêm cô tịch thoát áo đời tịnh tu
Giao lòng yêu ái chu du
Vòng quay son sắt ngàn thu vuông tròn...

Kim Oanh
*** 
Bài Cảm Tác: Vo Tròn Nỗi Nhớ

Vì em, nỗi nhớ vo tròn
Cho tôi cuộn lại để còn ngàn thu
Đừng như sương khói mây mù
Dễ tan vào chốn ưu tư chào mời
Tình thơ góp nhặt cánh rơi
Đem về ấp ủ cho lời dưởng tu
Thế rồi thanh thản ngao du
Mặc cho thế sự nghìn thu méo tròn

Song Quang

Nhớ Cần Thơ - Xa Rồi Bến Nước Cần Thơ


Nhớ Cần Thơ

Thương em tóc xõa ngang vai
Ta làm họa sĩ vẽ hoài chẳng xong
Ước gì phác họa vòng tròn
Đón em vào chốn lầu son phết vàng.

Cần Thơ sóng nước mơ màng
Em đi soi bóng bên hàng liễu xinh
Hàng dừa chiều mưa lung linh
Nhớ lần ướt áo chúng mình sang sông.

Cơn mưa tê tái cõi lòng
Mưa bay ướt mắt chập chờn người yêu
Cần Thơ sáng nắng mưa chiều
Cho ta chợt nhớ cánh diều ngày xưa.

Chiều nay mưa giọt lưa thưa
Bay trong gió lộng cuối mùa thu phai
Ninh Kiều chợt nhớ dáng ai
Em con én nhỏ ta hoài chờ mong!

Dương hồng Thủy
***
Xa Rồi Bến Nước Cần Thơ


Cần Thơ bến nước mộng mơ
Anh trai hoa biển ngẩn ngơ những chiều
Nắng vàng lả ngọn xiêu xiêu
Em dài tóc xõa yêu kiều dáng hoa

Đôi tà trắng vạt thướt tha
Nhẹ lay trong gió người ta phải lòng
Vấn vương ánh mắt xa trông
Bờ mi nhẹ chớp má hồng hây hây

Duyên đưa gặp gỡ chốn nầy
Ngây thơ thôi đã ngắm mây biết buồn
Nhìn theo nước cuộn xa nguồn
Kẻ sông hồ mộng đây luôn mong chờ

Tiền giang luyến bắc Cần Thơ
Mà người năm cũ hững hờ phà xưa
Mấy mùa nắng sáng chiều mưa
Làm sao én nhỏ đủ đưa xuân về

Kim Phượng

Giải Mã Huyền Thoại Cholestérol : Mỡ Trong Máu.



Tối hôm qua, thứ ba 18/10/2016, chúng tôi được xem trên kênh truyền hình Đức-Pháp Arte, một bộ phim giải mã huyền thoại Cholestérol. Cholestérol, chất mỡ-lipide, đã bị « vu cáo » là «thủ phạm» đã gây các bệnh tim mạch. Suốt mấy thập niên qua, phe tây khắp thế giới nhà giàu (nhà nghèo tiền đâu mà lo đai-ét với đai-iết) và cả phe ta, những bà con việt nam tỵ nạn cộng sản ở xứ Tây, xứ Cờ hoa, thuộc thế hệ chúng ta, quên cả những thời gian đai-ết bắt buộc bo-bo, khoai mì, cũng bày đặt nghe theo lời thầy thuốc, nghe theo lời hàng xóm, nghe theo lời vợ con, từ nay ăn uống «buồn tênh ». 
Thằng tui, mỗi lần qua Mỹ hay lên Paris thăm bà con, bạn bè, được những bạn bè thương mời gọi đi ăn phở. Nhưng trời ơi, buồn chán làm sao, toàn là những phở gà không da, những phở bò, không gầu, không nước béo, « đìu hiu, lạt nhách » ! 

Đi ăn cơm tiệm, không tìm đâu được một tô thịt kho tầu cho ra «hồn thịt kho tàu». Cũng không tìm ra một tô canh chua cá tràu, với con cá có miếng mỡ dưới cổ… Mà nào phải phe ta đâu ? Tây cũng vậy. Tháng qua, thằng em mình, biết mình thích ăn pot-au-feu. Hôm ấy, tuy mới vào thu, nhưng trời đã se lạnh, hắn rủ mình đi ăn pot-au-feu, hạp với thời tiết, ở cái quán nằm tại Công trường Cộng Hòa-Paris (Place de la République), nổi tiếng về pot-au-feu. Nhà hàng bưng ra, mình buồn năm phút. Tô súp pot-au-feu, nước trong veo, không có mắt- pas de yeux (mắt là do mỡ nổi lên), dĩa thịt bày ra toàn thịt gân, thịt nạc đen thui, không một miếng mỡ, miếng gầu vàng đẹp. Mà các bạn cũng biết, thịt bò, thịt heo, thịt cừu, hay dù gà đi nữa mà không mỡ thì chán phèo! Phải mù tạt thật cay, phải ớt đỏ thật nồng để tạo nồng cay cho cái vị. Còn đâu những vị ngọt của thịt, vị béo… ? 
- Giống như các món ăn Huế, quê hương ba mẹ tôi. Vì dân Huế nghèo thiếu món ăn, nên với một con cá cơm nhỏ bằng đầu ngón tay, kho khô cứng ngắc, cay thật cay, nên chỉ với một con cá, ăn ba chén cơm, uống một « đoại » trà nóng là xong bửa. Cơm và nước trà nóng để chữa lửa đó thôi, nhờ vậy mà no bụng - Trở lại quán ăn Tây, khi thằng tôi than phiền là súp không có mắt, anh chủ quán nói nhà hàng chúng tôi nổi tiếng là nhờ làm pot-au-feu light! No comment! Ngao ngán! Từ nay, phở của ta cũng là phở light!

Trước, với bài viết nầy, xin được phép chia sẻ quan niệm sống cá nhơn chúng tôi với quý bạn những dữ kiện hiểu biết về y tế thường thức dựa trên những tài liệu mới nhứt về cái huyền thoại cholestérol đã phá rối cuộc sống bình an của nhóm bạn hữu thế hệ chúng ta bao nhiêu năm qua. Sau, xin đôi lời xin lỗi, quý bà con, quý anh em bạn hữu đã không may, nạn nhơn của những « tai biến », từ mạch máu, tim phổi, những AVC-accident vasculaire cérébral - strokes, nói theo Tây Mỹ qua đến những pontages-by-passes, trước nay đều bị đổ thừa do cholestérol hay do « cái nghiệp ăn uống ». 
Thật sự, con người vốn không bình đẳng trước bệnh tật. Có người tu hành không rượu không thuốc lá sao vẫn bị ung thư gan phổi. Cũng như có người không lái xe ngày nào, chết do xe đò lật, hay qua đường bị xe cán. Thân thể con người là cái máy, trục trặc là chuyện bình thường thế thôi ! Nhưng cố gắng, đừng thái qúa ! Bệnh hoạn là do quá tải-overload có thế thôi ! Nên biết hưởng thụ mỗi thứ một ít. Pháp có câu về uống rượu : « Un verre ça va, Trois verres bonjour les dégâts ! » - Môt ly vui vẽ, Ba ly tan nát cửa nhà ! Vậy thì:

Cholestérol Tên Hung Thủ:


Chỉ vì cái tội, chỉ vì từ những năm 1950, Cholestérol bị xem là tên hung thủ sát hại con người, thủ phạm những bệnh đường máu, tắc động mạch, nghẹt con tim. Nói tóm lại, Cholestérol là chất cấm kỵ. Và còn đểu giả hơn, bày thêm cái trò Cholestérol tốt và Cholestérol xấu nữa ! Bào hại người dân bình thường, kiêng cử ăn uống. Nhưng cũng vì phải ăn để sống, nên làm giàu cho giới y khoa, cho kỹ nghệ thực phẩm. Không bệnh cũng uống ngừa, uống chận. 
Kỹ nghệ thực phẩm cũng vậy, beurre, butter nhiều chất béo vậy ăn butter ít chất béo, sữa cũng thế. Chưa kể dầu nầy dầu nọ. Phải Olive ép nguyên chất, mới tốt …Và nhiều chuyện lắm ! Quên rằng, mập, béo, nghẽn tim mạch là do ăn uống dư thừa. Nếu ăn uống vừa phải, đủ no, đủ nuôi sống, thân thể không dư thừa, sẽ không có mỡ thừa mỡ dư. Kiêng cử, thiếu cả nguồn vui sống. Thằng tui đây, tuổi ngoài 70, sống khá đủ rồi. Tôi ráng sống thêm, không phiền hà ai cả, kiêng cử là một sự phiền hà, gò bó. 
Tôi có dịp ăn thịt bò, gặp miếng thịt bò ngon hoặc ăn sống steak tartare - sống, tươi bằm bằng dao – haché au couteau, chứ cho vào máy hư sớ thịt, mất vị thịt, hoặc nướng -ngày nay hiếm lắm, được một T-bone, nướng tái-rare-saignant! Tuyệt vời! (Năm trước qua Texas được anh bạn (Nhớ mầy quá H …ơi !) đải một bủa thịt bò thuyệt vời. Hay nếu cá, thì ăn sushi Nhựt bổn thứ thiệt. Ngày nay, tôi vẫn uống cà phê đen đậm-arabica hằng ngày, không đường không sữa ; vẫn uống mỗi ngày hai ly rượu đỏ cho hai bửa cơm (một chai hai ngày). Nếu gặp bạn, tôi vẫn Whisky, không nước không đá, nhưng không uống bừa bãi nữa, chỉ single malt thôi, tôi vẫn hút thuốc nhưng chỉ hút cigare khi có bạn, hay một mình, thưởng thức một cuốn phim hay một bản nhạc cổ điển. Nói tóm lại quan niệm tôi là carpe diem. Cám Ơn Chúa cho tôi hưởng từng phút từng giây những ngày sống và tôi hưởng với tất cả những cái hương vị Chúa cho ấy : cay, nồng, ngọt, thơm, hay mềm mại, êm đẹp. Với ngũ giác Chúa cho, chúng ta tiếp cận đủ cả hương vị tạo niềm hạnh phúc.

Cholestérol Và Tim Mạch:

Cholestérol là một chất lipide-chất béo rất hữu ích cho cơ thể con người. Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Massachusetts đã cho thấy không hề có mối liên hệ giữa cholesterol với các bệnh tim mạch. Bằng những luận cứ dối trá dưới danh nghĩa các công trình nghiên cứu khoa học, các ngành kỹ nghệ thực phẩm và các hãng bào chế dược phẩm đã biến chất này thành một « tên sát nhân hàng loạt », và qua đó thu được nhiều tỷ đôla lợi nhuận nhờ bán loại thuốc giảm cholestérol và các thức ăn ít cholestérol.

Bộ Não Và Cholestérol: 


Đừng để bộ não thiếu Cholestérol với những loại thuốc men vô dụng!

Y khoa cho biết một số bệnh do thiếu chất cholestérol trong bộ não. Những bệnh nhơn nầy thường có những khủng hoảng trong bộ nhớ, hay những khủng hoảng về lý luận. Những trẻ con mắc bệnh nầy sanh ra với nhiều bệnh tật, như dị hình, chậm hiểu biết, bộ não không mở mang, và thiếu sức kháng tố. Cũng nên nói rõ, Bộ não là một bộ máy hoàn toàn độc lâp với cơ thể, và hoàn toàn tự túc. Cholestérol là một nhiên liệu giúp các tế bào óc – neurones hoạt động.

Thế nghĩa là sao ? Nghĩa là những cơ quan trong cơ thể con người cần cholestérol (buồng noãn- ovaires, nguồn tạo hormones trên lá thận –surrénales… hay lá gan-foie (nhà máy chánh sản xuất cholestérol trong cơ thể con người) chuyển hóa chất cholestérol qua những lipoprotéines. Lipoproté ines là những hạt nhơn-molécules khá lớn nên không vượt được hàng rào hémato – méningée (bảo vệ vòng ngoài bộ não). Do đó, cholestérol của cơ thể không nhập vào bộ não.

Và bộ não phải tự sản xuất chất cholestérol để tự dùng nhờ các tế bào đặc nhiệm tên là astrocytes.

Nếu ai bị bệnh chất cholestérol không chuyển hóa được, bộ não sẽ yếu ngay, vì không được tiếp liệu từ cơ thể. Thật tình, là ngày nay, khoa học chưa hiểu rõ, cơ chế nào điều hòa chất cholestérol trong bộ não. Vài anh bác sĩ nghĩ rằng, nếu có nhiều chất cholestérol trong máu, sẽ không tốt cho não, vì vậy phải hạ cholestérol trong máu xuống. Và từ bao nhiêu năm nay, bao nhiêu tay phù thủy, từ anh bác sĩ y khoa, qua đến những hiệp hội đạo đức, đến những hội đồng y khoa, hội nghiên cứu, phòng thí nghiệm đều để các anh lang băm nầy tung hoành. Họ, tất cả chẳng chịu nghe cái lẽ phải đã nói ở trên là não làmột bộ phận độc lập và tự túc.

Huyền thoại Statine chống Cholestérol


Chất statines, - ngày nay là dược liệu vô địch để chữa cholestérol - trái lại, vượt được bức tường vòng ngoài bảo vệ bộ não – la barrière hémato-méningée. Tóm lại, statine xâm nhập được bộ não. Nhưng

Statine Không Có Tác Dụng Đối Với Cholestérol ở Não: 

Thí nghiệm chưa biết rõ statine có làm giảm chất cholestérol của bộ não ? (Thí nghiệm trên súc vật cũng chưa thấy rõ) -Statine có tác dụng làm giảm cholestérol ở máu. Trái lại :

Tác hại của Statine ở Bộ Não:

Thế nhưng, khoa học có thể chứng minh rằng statine có tác hại là làm giảm sức hiểu biết, lý luận, phá rối sự thông minh của bộ não. Hai cuộc thí nghiệm : 

Một, với một liều lượng ít, và với một thời gian ngắn, statine đã chứng minh với một số đông thí sanh rằng có tác dụng, tánh hay quên, tính toán chậm…Điển hình nhứt là nhơn chứng nổi tiếng là một cựu phi hành gia của cơ quan NASA Mỹ Stuart Graveline, đã viết một cuốn sách về việc nầy. Riêng nguyệt san khoa học « Scientific American » số tháng 10 năm 2010 có ra một bài nghiên cứu dài về statine và tác dụng đối với bộ não.

Hai:

Statine Với Bệnh Alzheimer:



Chỉ cần, ngưng statine điều trị bệnh Cao Mỡ, lại làm thuyên giảm bệnh Alzheimer. Nhơn chứng trên mạng-internet rất nhiểu về vụ nầy. 

Và cuối cùng của vấn đề, khá quan trọng là ngày nay, trên bảng chỉ dẫn, những vị thuốc chống Cao Mỡ, có những nguy hiểm tạo hay tái phát (récidiver) một VAC !

Và cũng có những nghiên cứu chứng minh rõ ràng rằng : Cao mỡ, hay tình trạng một người có cholestérol cao chưa chắc phải là một nạn nhơn bắt buộc một VAC – tai biến mặch máu. Hay trái lại cholestérol thấp chưa chắc thoát khỏi. Nhưng theo thống kê, những VAC với cholestérol thấp thường gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm hơn với cholestérol cao! 

Vì vậy, có thể kết luận, rằng bộ não cần cholestérol. Và chính cholestérol đã nuôi sống bộ não. Và Statine không che chở cho bộ não trước một tai biến mạch máu VAC. Đúng hơn, những nghiên cứu khoa học cuối cùng cho biết cái không hiệu lực của statine trước VAC.

Nhưng tại sao, các Bác sĩ vẫn tiếp tục viết toa và các dược sĩ tiếp tục bán và cơ quan An Sanh Xã hội Pháp tiếp tục bồi hoàn tiền thuốc statine. Hỏi là trả lời. Quyền chửa bệnh là quyền người bệnh. Một tý hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu, và đổi lại một tý trong sáng minh bạch, sẽ đổi lại một đời sống bình thản, yêu đời hơn. Yêu đời hơn, sống thọ hơn, sức khỏe hơn Ngày nay, với tuổi thọ tăng, không thấy ai đăng trên cáo phó rằng chết vì già cả, tất cả chết về bệnh. 100 tuổi cũng mất về bệnh !

Kính chúc tất cả sống những ngày hạnh phúc không lo lắng, kiêng cử, thuốc men!

Hồi Nhơn Sơn, Những ngày Tàn Thu.
TS.Phan Văn Song 
​(Tiểu Thu sưu tầm​)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Một Lần Là Trăm Năm - Lời & Nhạc: Nguyễn Văn Thơ - Hòa Âm: Phan Thanh Hùng



Lời & Nhạc: Nguyễn Văn Thơ
Hòa Âm: Phan Thanh Hùng
Trình Bày: Kiều Lệ
Thực Hiện: Yên Dạ Thảo

Xa Xứ



Dân nhà binh nhựa thuốc vàng tay
Mà giả vờ xin em tí lửa
Thanh củi đỏ hồng như má em au hồng
Muốn phà khói cho mơ huyền thêm đôi mắt
Mùa chiêm, vàng bát ngát
Mái tóc em tôi vừa chớm dậy thì

Trần Hoài Thư



Chiều - Hoàng Hôn - Bình Minh



Xướng:
Chiều


Tung tăng quấn quýt đôi chân bước
Động gót hài êm mượt cỏ xanh
Chim chiều lẻ bạn chuyền cành
Vết thương vàng đá mong manh cuộc tình

Kim Phượng
***
Cảm Tác:
Hoàng Hôn


Cỏ hoa mở lối âm thầm bước
Lên dốc đồi mơ thuở tóc xanh
Nghe như âm vọng cây cành
Tiếng yêu nức nở long lanh lệ tình

Chinh Nguyên /H.N.T.
Nov.17.16
***

Bình Minh

Bình minh mở cửa vườn thơ bước
Hương hoa thoang thoảng nhớ ngày xanh
Sương đêm còn đọng đầu cành
Dư âm kỷ niệm loanh quanh biển tình

Song Quang


Ngày Mai Trên Vết Trầy Con Gái


Ta ước mùa thu quên trở lại
Khỏi nhìn chiếc lá lén xa nhau
Bàn chân em khỏi cần lo ngại
Khi bước trườn qua một lối nào

Ta ước đường đi quên dính bụi
Để đừng in dấu gót chân son
Hàng cây cũng chẳng thành nhân chứng
Khi lén nhìn em ngây ngất hôn

Ta ước buồn xưa quên trú ngụ
Giữa dòng ký ức thoáng trôi nhanh
Ngày mai trên vết trầy con gái
Em cũng quên đời đã có anh

Em lén mùa thu quay trở lại
Để nhìn chiếc lá lén xanh chưa
Hàng cây quên lá mùa thu trước
Cũng đã quên mùa vẫn giống xưa

Nhược Thu


Một Thực Tế Phũ Phàng!



Cô giáo làm sai phép tính đơn giản, ai cũng cười chê nhưng bài học sau đó khiến mọi người phải cúi đầu nể phục…
Là một giáo viên, việc viết sai một phép tính trong bảng cửu chương là điều thật đáng chê cười. Thế nhưng khi lắng nghe ý nghĩa thật sự đằng sau đó, ai cũng cảm thấy bất ngờ.
Một hôm, cô giáo viết lên bảng:

9 x 1 = 7
9 x 2 = 18
9 x 3 = 27
9 x 4 = 36
9 x 5 = 45
9 x 6 = 54
9 x 7 = 63
9 x 8 = 72
9 x 9 = 81
9 x 10 = 90

Khi viết xong, cô nhìn xuống đám học trò, tất cả đều đang cười cô vì công thức đầu tiên viết sai.

Cô ôn tồn nói:
“Cô đã cố ý viết sai hàng đầu tiên, vì cô muốn các em học một điều quan trọng hơn toán học : Đó là một thực tế phũ phàng của thế giới này.
Các em có thể thấy rằng cô viết đúng 9 lần, nhưng chẳng có ai khen ngợi cô về điều đó cả. Nhưng chỉ cần cô viết sai một lần, cô sẽ bị cười cợt chỉ trích. Đó là bài học của hôm nay.!

Cô muốn các em nhớ rằng thế giới có thể sẽ chẳng hề khen ngợi hay trân trọng dù các em đã làm đúng hàng triệu lần, nhưng sẽ sẵn sàng tấn công các em ngay khi các em làm sai dù chỉ một lần.
Nhưng đừng nản lòng, đừng thất vọng, đừng quá quan tâm tới những lời chỉ trích đó và tiếp tục làm những điều các em cho là đúng!
Và hãy nhớ khen tặng ai đó khi họ làm đúng, điều đó rất có ý nghĩa với họ đấy!”
Trong cuộc sống, không ai dám chắc chắn rằng bản thân mình sẽ không bao giờ mắc phải một sai lầm nào đó.
Thế nhưng, mọi người lại thường có xu hướng cười chê hay chỉ trích sai lầm của người khác bởi có vẻ điều này dễ dàng hơn nhiều so với việc chúng ta cảm thông và thấu hiểu cho họ.
… Vậy nên đừng sợ khi bản thân mắc sai lầm và bị người khác cười chê bởi đó là chướng ngại bạn cần vượt qua trên con đường chinh phục đỉnh cao.
Và cũng đừng vội chỉ trích sai lầm của người khác bởi thay vì khiến họ gục ngã, chúng ta có thể khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ sự đồng cảm và chia sẻ của chính mình.

Mailoc sưu tầm

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Mùa Thu Nhớ Em


Thơ & Thơ Tranh: Kim Quang


Giang Nguyệt


Nguyệt vẫn là Trăng ..Giang mãi Sông.
Ta ôm trăng chìm giữa đáy dòng
Thương nước lên buồn đêm nguyệt lạnh
Xót hồn trăng xế giữa thiên thanh

Đêm Nguyệt lung linh sông mênh mông
Vỗ giấc cùng trăng sóng phiêu bồng
Một mai về biển thiên thu lại
Nhìn trăng cười khóc phút cuồng ngông

Nguyệt vàng đầu núi ngã vàng sông
Ta võ vàng khô héo mộng ngần
Bờ tao ngộ khéo bồi vở lở
Phiến trăng thề rụng bến xuân xanh ...

Nguyệt vẫn não nùng giữa trời sao
Sông xưa vẫn sóng vỗ dạt dào
Ta đi từ độ trăng vô thuỷ
Xuôi trường giang hẹn lúc chiêm bao ..!!..

Hương Chiều

Đáp Nhân 答人- Thái Thương Ẩn Giả

Trích Ðoạn Nhật Ký Rời, từ khởi đầu một đêm đầu tháng 7 /2016 ở Hoàng Liên Sơn nghe mưa núi rơi rồi cũng đến lúc kết thúc vào một sáng đầu tháng 11/2016, ở quán thu phong bên cầu thệ thủy tạ từ ngắm hoa nắng vàng nổi trôi trên đầu sóng. Những gì muốn nói nhưng không thể thành lời và những gì có thể nói thành lời mà đã nói không được, quả tình, không muốn biết đến nữa. Chỉ dám mong thông cảm, định mệnh an bài,mỗi thân tình có được trong suốt một đời người thương khó, cười vui khi nghĩ về nhau và đã là một kỷ niệm đẹp. Thế thôi 
PKT 11/15/2016


答人                  Đáp Nhân
太上隐者         Thái Thương Ẩn Giả 


偶 來 松 樹 下 Ngẫu lai tùng thụ hạ
高 枕 石 頭 眠 Cao chẩm thạch đầu miên
山 中 無 歷 日 Sơn trung vô lịch nhật 
寒 盡 不 知 年 Hàn tận bất tri niên

Ngẫu nhiên đến gốc cây tùng / thảnh thơi gối đầu lên một tảng đá cao nằm ngủ / trong núi không có lịch ghi ngày tháng / mùa lạnh qua rồi ,không biết bây giờ là năm nào đây (PKT - Mây Tần)

Somehow I ended up beneath pines / sleeping in comfort on boulder / there aren't any calendar in the mountains / winter ends but who counts the years ( In Reply - Red Pine - Poems Of The Masters )

Trả Lời Người

Thảnh thơi nằm dưới bóng tùng
Gối đầu lên đá ngủ cùng mây bay
Núi hoang đâu có tháng ngày
Tàn đông đánh giấc xuân dài an nhiên


Phạm Khắc Trí
***
Các Bài Dịch Khác:

Trả Lời Người 


Tình cờ dừng lại cội tùng
Thảnh thơi gối đá ung dung ngủ vùi
Hoang dã không có lịch rơi
Đông tàn chẳng biết khắc thời năm nao

Kim Oanh
***
Trả Lời Người


Ngẫu nhiên đến dưới tàng thông
Cao đầu gối đá giấc nồng ngủ say
Trong non quên bẵng tháng ngày
Lạnh qua chẳng biết xuân nay năm nào.

Quên Đi
***
Đáp Lời Người Ta


Nhàn du núp mát bóng tùng,
Tựa đầu phiến đá yên lòng ngủ ngon.
Núi cao ngày tháng chon von,
Đông - xuân chẳng rõ lịch còn ở đâu!


Mai Xuân Thanh
***
Trả Lời Người


Cội tùng đã đến ngẫu nhiên thôi
Phiến đá đầu kê tạm giấc rồi
Ngày tháng hẳn quên nơi núi ẩn
Xuân nào sẽ tới bước lên ngôi


Kim Phượng
*** 
Đáp Nhân

Ngẫu nhiên đến dưới cội thông,
Gối đầu lên đá thong dong ngủ vùi.
Núi sâu không lịch biết ngày,
Đông tàn hết lạnh không hay Tết về
!

Đỗ Chiêu Đức
Góp Ý:
Câu cuối " Hàn tận bất tri niên " có nghĩa:
 (mặc dù) Cái lạnh (của mùa đông) đã hết rồi, (Nhưng vẫn) ... không biết là TẾT đã đến!
* Người Hoa gọi " Ăn Tết " là " Quá Niên " !
" Ăn Tết " và " Quá Niên " đều là " TẬP QUÁN NGÔN NGỮ ". Nên câu cuối có nghĩa:
Đông hết mà không hay Tết đã về!
Toàn bài thơ ý nói:
Sống thảnh thơi nhàn hạ thoải mái trong núi rừng, không cần biết đến ngày tháng, không màng đến Tết nhứt phiền toái cua người đời!
 *** 
Đáp Lời Người

Tình cờ ngồi tựa gốc thông già
Mây đá gối đầu ngủ sướng a !
Say giấc đâu màng ngày tháng lụn
Đông tàn mới biết lại năm qua 


Song Quang
*** 
Trả Lời Người

Vui chân lạc đến cội thông
Gối đầu phiến đá giấc nồng say sưa
Núi sâu chẳng có lịch mùa
Không hay Tết đến khi vừa dứt đông.

Phương Hà

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Thơ Tranh:Chút Tình Khuya

( Cảm tác thơ tranh Chút Tình Khuya của Kim Oanh)
Thơ: Biện Công Danh
Thơ Tranh: Kim Oanh


Đông Về



Bài Thơ Xướng
Đông Về


Lạnh về em có thấy cô đơn
Hay vẫn như xưa thích dỗi hờn
Kỷ niệm hai mình còn trĩu nặng
Một thời xuân sắc nhớ nào hơn
Đây trang nhật ký nhiều lưu luyến
Cùng bóng cố nhân mãi chập chờn
Năm tháng trôi đi tình đọng lại
Bấc về nghe giá buốt từng cơn.

Quên Đi

Các Bài Thơ Hoạ
Gió Mùa Đông


Buồn trông lá rụng, một thân đơn,
Đất khách chơi vơi sống tủi hờn.
Còn nhớ chúng mình tâm ý hợp,
Chưa quên xứng lứa cặp đôi hơn.
Ngày xanh lưu bút lòng vương vấn,
Nhật ký hoa niên kỷ niệm chờn.
Bịn rịn chia tay buồn thấm lạnh,
Dùng dằng tạm biệt gió mùa cơn.

Mai Xuân Thanh
***
Khắc Khoải Trong Đêm Đông
Ngậm ngùi khép chặt mảnh chăn đơn
Mắt lệ rưng rưng ngập tủi hờn
Kỷ niệm xum vầy dần nhạt bớt
Nỗi buồn xa cách lại sâu hơn
Mong về quê cũ, tâm hoài ước
Nghĩ đến đường xa, dạ bỗng chờn
Khắc khoải từng đêm, lòng tự hỏi
Ai gây tất cả mọi nguồn cơn?

Phương Hà
***
(Đảo Vận bằng chính thơ của Chị Phương Hà.)

Khắc Khoải Trong Đêm Đông
Ai gây tất cả mọi nguồn cơn ?!
Nghĩ đến đường xa dạ bỗng chờn.
Khoắc khoải từng đêm lòng tự hỏi,
Nỗi buồn xa cách lại sâu hơn.
Mong về quê cũ tâm hoài ước,
Mắt lệ rưng rưng ngập tủi hờn!
Kỷ niệm sum vầy dần nhạt bớt,
Ngậm ngùi khép chặt mảnh chăn đơn!


Đỗ Chiêu Đức

Hoạ Vận:Cảm Khái Lúc Đông Về

Lạnh đến tha hương cảm chiếc đơn,
Vụt vù gió rít tựa căm hờn.
Xứ người nhớ đất lòng tê tái,
Quê cũ ách trời ai lạnh hơn ?!
Củi quế gạo châu lòng cánh cánh,
Màn trời chiếu đất dạ chờn chờn.
Thiên tai nhân họa nào ai tránh,
Bấc giá đêm ngày chịu mấy cơn !...

Đỗ Chiêu Đức
***
Ôi Mùa Đông


Trở giấc đông về trên gối đơn
Còn ai để dỗi để em hờn
Tận cùng mong ước xa xôi quá
Khao khát lạ lùng da diết hơn
Hồi ức âm thầm thương với tiếc
Chiêm bao thoáng hiện chập cùng chờn
Lạnh lùng năm tháng tình chưa dứt
Gió bấc cô phòng buốt mỗi cơn

Kim Phượng
***
Áo Lạnh Mùa Đông

Em gởi cho anh chiếc áo đơn
Mặc khi Đông đến chớ buồn hờn
Đường kim mũi chỉ tuy không khéo
Nhưng tấm chân tình ấm áp hơn
Đừng để lạnh lòng thân chới với
Bấc về chặc dạ khỏi chờn vờn
Tháng năm đâu xóa tình cô đọng
Ta trót dành nhau đã mấy cơn

Lý Lệ MAI


Bay Về Thiên Đường Ước Vọng


Anh là Hải-Âu Em là Yến nhỏ Ta là kiếp chim.
Hãy ruổi cánh cùng Anh phiêu-du, hởi loài chim bé nhỏ ta sẽ tới một ốc-đảo vắng hoang, mà vết chân người chưa đặt đến bởi loài người là Ác-quỷ, sống với ta chẵng thuận hòa, bởi loài người không chung-thủy nên ta phải tránh xa.

Hãy ruổi cánh cùng Anh lang-thang, hởi loài chim bé nhỏ bởi vùng trời quê-hương ta bao - la rất xanh cùng ước-vọng.

Hãy ruổi cánh cùng Anh rong chơi, hởi loài chim bé nhỏ trên cành khô, ở buổi sớm mai nào em sẽ thấy vẽ đẹp tuyệt-vời trần-thế, mặt trời sẽ âu-yếm tỏa những sợi nắng hồng, cùng những ân-tình anh trao, không bao-giờ phai-nhạt.

Hãy ruổi cánh cùng anh đi hoang, hởi loài chim bé nhỏ một chiều nào đó, anh sẽ mớm mồi, nuôi dưỡng mầm sống trong em. anh sẽ dìu em đến tận cùng vũ-trụ, để nghe khúc hoan-ca tưng-bừng đón mừng hai sinh-vật cùng loài đầu-tiên, "biết vinh-thăng tình-yêu vào tuyệt đỉnh."

Hãy ruổi cánh cùng anh nghênh-ngang, hởi loài chim bé nhỏ (có thấy mặt trời ghen-ghét trốn vào biển sâu, có thấy hàng cây ngưng thở có thấy gió muốn thổi...lại ngập-ngừng, vì đó là lúc anh đang uống mật-ngọt trên môi em thảng-thốt).

Hãy ruổi cánh cùng anh suốt hành-trình dịu - vợi trong ân-sủng yên lành, dành suốt đời mong đợi.
Bởi ta không là kiếp chim nên suốt đời, ở điều ta mộng tưởng vẫn đơn-thuần là thiên-đường ước-vọng mà thôi 

Võ Phan Trung

Trường Petrus Ký

(Khámh Thành tượng Petrusky)

Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnh Mỹ Tho. Ngay từ lúc còn học ở trường Tiểu Học tỉnh, tôi đã được nghe ba tôi và chú tôi nói nhiều về trường Petrus Ký. Thấy các anh học sinh trường College Le Myre de Vilers với bộ đồng phục trắng có gắng phù hiệu trông rất uy nghi tôi đã nể phục các anh và ngưỡng mộ trường college này lắm rồi. Nhưng chú tôi bảo là Petrus Ký còn to hơn, quan trọng hơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi thì hình như lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ học trường Petrus Ký.” Thành ra trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó trường Petrus Ký là cái gì vĩ đại lắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghe một người bà con bảo là “học Petrus Ký ra là làm cha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đó thật ra cũng có phần đúng đối với thế hệ của tôi và đối với người dân Miền Nam thời đó. Bởi vì cho đến năm 1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai chấm dứt, cả Miền Nam nước Việt chỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu), và College de Cần Thơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đó chỉ có trường Petrus Ký là trường duy nhất có bậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồi đời Tây). Dù ra đời trễ nhất trường Petrus Ký vẫn là trường lớn nhất, cao nhất, và nổi tiếng nhất ở trong Nam. Thời xưa, có được bằng Tiểu Học đã là oai lắm đối với dân quê, có được bằng Thành Chung thì kể như trí thức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiên hạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóa vô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy mà trường Petrus Ký lại sản xuất ra số ít người quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynh học sinh, những người hiểu rõ giá trị của giáo dục, nhất là những người có con trai, ai ai cũng đều mong muốn cho con mình được vào Petrus Ký cả.

Nhưng khi lên trung học thì tôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Ký vì thời cuộc lúc này và vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Khi xong đệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trường Petrus Ký và từ đó sống ở Sài Gòn luôn. Được vào Petrus Ký là kể như ước mơ đã thành, tôi mừng không thể tả, nhưng người vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đó là nhưng người thân trong gia đình tôi. “Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giác như tôi đang được vươn mình lên để lớn thêm và để mở rộng tâm hồn cho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khung cảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật tôi nói thầm trong lòng rằng ở trên đời này chắc chưa có trường học nào có được cái kỷ luật chặt chẽ và cái không khí trang trọng như trường này. Nhất là khi vừa qua khỏi cổng vào sân trong, nhìn lên giữa hành lang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng Phạm Văn Còn cùng với thầy giám học (thầy Huấn) và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oai vệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trang của ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang mà tôi chưa hề thấy được ở những ngôi trường nào tôi đã học qua.” (TTHPK tr. 115-116). So với Le Myre de Vilers, trường Petrus Ký lớn hơn nhiều lắm, cũng ra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp là ông Hebrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925, và trường được khởi công xây cất liền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niên khóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh chuyển từ Chasseloup Laubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. 

Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường, biến trường này thành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường. Lễ khánh thành tượng đồng Petrus Ký và trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký được đặt dưới sự chủ tọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênh mông với đầy đủ cung cách của một khu học đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cả đất đai, và phần lớn cơ sở trong khu vực đóng khung bởi bốn con đường Cộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng, đều thuộc lãnh thổ của Petrus Ký. Trường có sân vận động riêng của trường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng vì sự phát triển nhanh của nền giáo dục trong thập niên 1950 khi nước vừa độc lập nên một số cơ sở và đất đai của trường Petrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để xài cho những cơ quan giáo dục khác. Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường Trung Tiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục đều được xây trên phần đất của trường Petrus Ký. Ba dãy lầu lớn của trường Petrus Ký được dùng cho Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. Nhà Tổng Giám Thị Petrus Ký được dùng làm Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuy bị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.


(Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặt chẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừng phạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv…nhưng vẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở thì học sinh cứ đi thẳng vào trước lớp học của mình chờ tới giờ sắp hàng trước cửa lớp đợi thầy đến cho phép là vào lớp. Ở Petrus Ký, sau khi vào cổng học sinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xong rồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trong xếp hàng chờ trước cửa lớp một cách rất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh không thấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở Petrus Ký, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấy ngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nhìn xuống toàn thể học sinh của trường. Tôi chưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilers bao giờ. Nhưng ở Petrus Ký thì học sinh phải chào cờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũng rất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạn cũng cảm thấy như được ban giám đốc chiếu cố tới luôn).

Muốn được vào học trường Petrus Ký người đi học phải chứng tỏ được rằng mình thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau:

TÚ TÀI II

Ban A: Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ 100%.

Ban B: Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114 BT, tỷ lệ 100%

Ban C: Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100%

Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Ký từ xưa đến giờ.

Trường Petrus Ký đối với tôi là một trường mẫu, lý tưởng, là tấm gương cho các trường khác noi theo. Lúc còn học ở Le Myre de Vilers bọn học sinh chúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Ký làm mẫu trong mọi hoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết định lấy Petrus Ký làm ưu tiên một trong việc chọn lựa nhiệm sở của tôi. Tôi được về Petrus Ký theo ý muốn. Ở thời đại của tôi được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Đô thành thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chung thì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. 
Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sư Petrus Ký giữ vai trò quan trọng trong việc soạn đề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũng là những người đem bài thi trắc nghiệm khách quan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theo lối luận đề (essay). Một số giáo sư khác đã có những công trình nghiên cứu soạn thảo, viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Ký, vv…
Phần đông đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái, thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam… thầy nào học trò cũng thương cũng mến và thầy nào cũng hết lòng lo lắng cho học sinh, cũng như lo lắng cho trường. Mến thương học trò, mến thương trường Petrus Ký, đó là điều mà phần đông anh chị em giáo sư Petrus Ký đều cảm thấy. Cho nên năm 1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởng ở Bình Dương tôi thấy rất khổ tâm khi phải rời khỏi trường. Cũng may là năm sau tôi lại được trở về Petrus Ký không phải để đi dạy lại mà để làm hiệu trưởng trường này.


Tôi là hiệu trưởng đời thứ 13 của trường mặc dầu trước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (vì ông Valencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũng như giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 cho đến năm 1975 trường có tất cả 17 vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệu trưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, Andre Neveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (Lê Văn Kim, Phạm Văn Còn, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Lược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái, Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi Vĩnh Lập, và Nguyễn Minh Đức). 
So với những vị hiệu trưởng trước, tôi là người quá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30 tuổi trong khi những vị hiệu trưởng trước tôi không có vị nào dưới năm mươi tuổi. Tất cả đều là bậc thầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đi thì hiệu trưởng Petrus Ký đều còn nhỏ tuổi cả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tất cả là đàn em của tôi về phương diện tuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải, cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưng tất cả đều không xa rời truyền thống tốt đẹp của trường Petrus Ký. Kỷ luật, trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọn lựa kỷ giáo sư, chọn lựa kỷ học sinh, thúc đẩy các hoạt động trong cũng như ngoài học đường, vận động mọi phương tiện, mọi nguồn yểm trợ để phát triển trường sở, thăng tiến việc học của học sinh, làm cho học sinh đậu nhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạo người giỏi cho non sông tổ quốc, đó là những điều chính yếu mà ông hiệu trưởng Petrus Ký nào củng cố làm. 
Ông hiệu trưởng nào cũng biết là trường mình là trường rất nỗi tiếng, rất được sự chú ý của chính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệu trưởng nào cũng biết trường mình là trường được giới giáo dục coi như là trường kiểu mẫu của trường trung học ở miền Nam tự do và là trường luôn được sự chú ý của mọi người và mọi giới. Những nhân vật hàng đầu của chính phủ thường đến thăm viếng trường, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Quốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng, đến các quốc khách từ các quốc gia khác đến. Ai cũng biết trường mình là trường đã từng đào tạo rất nhiều nhân vật quan trọng, từng giữ những vai trò lãnh đạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đóng góp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.

Và trên hết tất cả ai cũng hiểu rằng trường mình hết sức hãnh diện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa có công rất nhiều đối với việc phổ biến nền học thuật mới ở Việt Nam hồi thế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký. Nói đến ông là người ta phải nhớ đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây:

- Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác.
- Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho,
- Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và
- Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.


Qua công trình soạn thảo, trước tác của ông ta thấy ông là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chân chính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lý tưởng của ông là đào tạo được lớp người mới có đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật của văn minh Âu Tây đồng thời nắm vững những nguyên tắc đạo đức cổ truyền Á Đông, vừa có tâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dân tộc, vừa biết tôn trọng giá trị con người dù bất cứ trong xã hội nào. Lý tưởng đó được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam manh nha từ thời Pháp thuộc để phát triển và bành trướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Công Hòa.

Trường trung học được cái danh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Ký từ khi ra đời đã mang lý tưởng giáo dục đó biểu lộ trong hai câu đối ghi khắc trước cổng trường:

“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia, đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đã trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam.

Nguyễn Thanh Liêm
Học sinh cũ, Giáo sư cũ, Hiệu trưởng cũ
Trường Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký
Nguồn: https://petruskyaus.net/