Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Mạn Bàn Về Câu Đối Trong Dịp Xuân Về

                              
      Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, trong văn hoá Việt chúng ta cũng như Trung Hoa, Tết mà vắng câu đối coi như ngày xuân thiếu đi phần nào hương vị.
Câu đối có từ rất lâu đời, thế nhưng đến nay vẫn không bị đào thải, bấy nhiêu đó cũng đủ chứng minh đây là món ăn tinh thần, nét văn hoá đặc sắc không thể thiếu trong các dịp lễ hội .
Viết câu đối có khó không? - Xin thưa để viết được câu đối không khó, chỉ cần chúng ta nắm vững nguyên tắc là được.
Về Nguyên tắc viết câu đối, đã có rất nhiều bài viết, nội dung đại khái giống nhau. Dưới đây chúng tôi trình bày những đều ít hoặc chưa được nói đến.

      Chữ viết thông dụng của Việt Nam chúng ta trước đây là Hán Tự và chữ Nôm (một loại chữ biến đổi từ Hán Tự). Sang hậu bán thế kỷ 19 dần chuyển sang loại chữ theo mẫu tự  La Tinh. Chính vì thế nguyên tắc viết câu đối cũng có thêm chút khác biệt.
Thế kỷ 19 là giai đoạn chuyển tiếp từ chữ Hán, Chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ ngày nay, chúng tôi chia nguyên tắc viết câu đối ra làm hai thời kỳ. Giai đoạn Trước thế kỷ 19 và Giai đoạn sau thế kỷ 19. Đồng thời nêu những khác biệt giữa câu đối trước và sau TK 19

Giai Đoạn Trước Thế Kỷ 19
- Chỉ đối Bằng Trắc cuối câu
Đây là thời kỳ các văn bản hoàn toàn dùng chữ Hán và chữ Nôm. Ở giai đoạn này Thi Văn ...không hề có chữ Hoa, dấu ngưng dấu nghỉ gì cả. Khi viết hết một câu, tròn một ý thì Tiền Nhân vẽ một khuyên tròn như chữ "o". Do đó, các câu đối không hề có dấu dừng ở giữa câu,  mà đi một hơi đến cuối câu:

        人生七十古來稀
Nhân sinh thất thập cổ lai hy
Nhật Nguyệt Quang Chiếu Thập Phương (Vầng Nhật Nguyệt Chiếu Mười Phương Rạng Rỡ)
Tổ Tông Lưu Thuỳ Vạn Thế (Đức Tổ Tiên Lưu Muôn Thuở Sáng Ngời).
hay
"Ai công hầu ai khanh tướng vòng trần ai ai dễ biết ai"
Đặng Trần Thường - Tướng của Chúa Nguyễn Ánh
"Thế Chiến Quốc thế Xuân Thu gặp thời thế thế thời phải thế"
Ngô Thì Nhậm - Tướng của Vua Nguyễn Huệ
    Chúng ta thấy vế xướng của Đặng Trần Thường có 1 chữ "Trần" (chữ lót giữa tên và họ). Còn vế đối của Ngô Thời Nhậm có đến 2 chữ "Thời" ( chữ lót giữa tên và họ). Như thế là không chỉnh, dư 1 chữ Thời
      Có thuyết nói rằng, nguyên vế đối lại của Ngô Thời Nhậm là:
       Thế Chiến Quốc thế Xuân Thu gặp thời thế thế nào vẫn thế  mới là đúng.
      Theo chúng tôi nhận xét, vế đối này mới thật sự là chỉnh, chỉnh hơn vế bên trên.Vì chỉ có 1 chữ "Thời"

- Đối Thơ  
      Nếu Vế Xướng viết theo thơ Ngũ Ngôn (câu 5 chữ) hay Thất Ngôn Đường Luật, Vế Đối phải đối theo hai câu Thực (câu 3;4) và hai câu Luận (câu 5;6)
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là  trước hết)
 “Ruồi “đậu” mâm xôi “đậu”
“Kiến “bò” dĩa thịt “bò”  
                                

Giai Đoạn Sau Thế Kỷ 19

- Đối Bằng Trắc tất cả các đoạn trong câu.
      Sau thế Kỷ 19, chữ Quốc Ngữ chúng ta hoàn toàn theo cú pháp của Phương Tây các dấu (.),(,),(?)...xuất hiện trong câu văn, câu thơ và cả câu đối. Từ đó các câu đối dài, được chia ra làm nhiều đoạn.Chính vì vậy có thêm một nguyên tắc là các chữ cuối các đoạn phải đối Bằng Trắc với chữ cuối của Vế Đối. Trường hợp ngoại lệ đối vối những câu đối quá dài, sẽ không phải theo nguyên tắc này.
Thí dụ
      Nực cười thay: nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết!
      Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi!
(Trần Tế Xương)

- Nếu như thế câu đối dưới đây, cả hai vế đều phạm nguyên tắc Bằng Trắc chữ cuối mỗi đoạn và chữ cuối vế, chữ cuối của đoạn thứ nhất của cả hai vế đều cùng bằng trắc với chữ cuối của vế đối. Một văn tài như Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi và vị quan Tàu lại viết câu đối sai?

"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"
("Qua cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan")
Vế ra câu đối của quan giữ ải Phong Luỹ, Trung Hoa

"Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối"
("Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước")
Câu đối lại của sứ thần Việt, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

      Vế xướng cũng như vế đối của Câu Đối trên không sai nguyên tắc. Vào thời câu đối trên xuất hiện, không có những dấu phết như chúng ta thấy ở trên, sai là do ngày nay khi biên soạn lại, thêm những dấu phết vào.
      Chúng ta lạm dụng dấu phết không đúng chỗ, khiến cho câu đối từ đúng trở thành sai. Việc lạm dụng các dấu chấm, phết, áp dụng cho văn thơ ngày xưa thật sự là một sai lầm, đôi lúc làm lệch ý của người xưa. Vì người xưa đâu có những dấu chấm phết thế này. Những trường hợp này ta thấy nhan nhãn trong các trang web.
Thí dụ như câu đối:
“Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ(Thiên tăng tuế nguyệt niên tăng thọ)
Xuân mãn càng khôn, phúc mãn đường”(Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường)
(Trời thêm tuổi mới năm thêm thọ Xuân khắp càn khôn phúc khắp nhà)
      Đây là câu đối thơ 7 chữ của Tiền Nhân, không hề có dấu phết. Thế mà người sưu tầm câu này khi đưa vào trang Web lại thêm dấu phết vào làm sai lệch đi.
- Đối Thơ
Cũng giống như Đối Thơ ở phần trên.

                           Những câu đối thú vị
      Trong kho tàng văn học chúng ta không hề thiếu những câu đối rất thú vị. Đối với câu đối Hán Việt, chúng tôi chưa thấy câu đối nào chưa đối được? Nhưng với các câu đối Việt ngữ của chúng ta thì rất nhiều, như vài thí dụ sau:
      1- Vua Tự Đức có 1 câu đối rất chỉnh mà đến nay chưa chắc ai giải được.
Vế đối ra:
Kia mấy cây mía
và vế đối lại cũng của vua Tự Đức là:
Có vài cái vò
      Rất chỉnh, không một sai sót nào. Ngoài chính Ngài đối lại, đến nay chưa có câu nào đối lại cả.

      2 - "Da trắng vỗ bì bạch" (Đoàn Thị Điểm)
 
     Có rất nhiều câu đối lại, nhưng đến nay vẫn không có câu đối nào chỉnh
"Rừng sâu mưa lâm thâm" --
"Quạ vàng đội kim ô" --
"Tay tơ sờ tí ti"
"Con thầy bắt sư tử".

..... 
      Chúng ta thử tìm hiểu tại sao đến nay câu "Da trắng vỗ bì bạch" vẫn chưa có câu đối nào được chấp nhận, mặc dầu đã có rất nhiều người đối.

- Thứ nhất : chỉ có 5 chữ, nhưng lại có hai danh từ Da, Bì, hai tĩnh từ Bạch, Trắng và một động từ Vỗ
- Thứ hai  : đây là câu đối thơ, khi đối, ta phải đối theo hai câu Thực hoặc hai câu Luận của thơ Đường Luật Ngũ Ngôn.
- Thứ ba : nghĩa và ý các chữ của vế xướng.
Nhìn lại các vế đối lại , không một câu nào thoả đủ các điều trên.

      3- Con cá đối nằm trên cối đá 

      Câu đối này tương tợ như câu "Da trắng vỗ bì bạch" cũng là đối thơ Thất Ngôn Đường Luật...chỉ khác là không hề dùng chữ   Việt giải nghĩa chữ Hán Việt, mà lại nói lái.

      Theo chúng tôi được biết là chưa có vế nào đối lại.
      Riêng cá nhân tôi cũng xin góp vui đối lại câu đối này, nhưng không được thanh lắm.
Con cá đối nằm trên cối đá
Cái mông đầm tạ lên mâm đồng

      Nói tóm lại, câu đối tuy dễ mà khó. Chẳng khác nào câu của Tú Bà nói với Kiều : Nghề chơi cũng lắm công phu.
 

Huỳnh Hữu Đức

Tô Lục Chuốc Hồng - TS Lương Sĩ Hằng- Nhạc Quách Vĩnh Thiện


Tô lục chuốc hồng tựa cảnh tiên,
Điểm mùi chua ngọt lòng xao xuyến,
Sơn tinh thủy tú luân phiên hiện,
Hà thủy đục trong khắp các miền,
Thợ vẽ hồn thơ gieo ý nguyện,
Khéo khôn khôn khéo tìm phương chuyễn,
Xây dựng ngày kia sẽ thấu truyền.
Tô Điểm Sơn Hà Thợ Khéo Xây.

Traduction Française

Le monde céleste est magnifié par ses couleurs vert et rouge,
Du goût acide et sucré, le coeur ému est troublé,
Tour à tour, montagnes merveilleuses et fleuves magiques apparaissent,
Ici, l'eau peut être claire et terne là,
L'Artiste dessine l'essence de son oeuvre poétique en se faisant une promesse,
Avec art et adresse, cherche le moyen de se métamorphoser,
Évoluer en profondeur pour un jour transmettre clairement,
Edifier et Embellir montagnes et fleuves, c'est le talent de l'Artisan.
*
The celestial world is magnified by its colors green and red,
Tasting acid and sweetened, the touched heart is stirred up,
Turn and turn about, marvellous mountains and magic rivers appear,
Water may be clear here and cloudy there,
The Artist draws the substance of his poetic work by promising to himself,
With art and address, looks for means of metamorphosing oneself,
To evolve in-depth to clearly hand on one day,
To Build and Embellish mountains and rivers, it is the talent of the Craftsman.
*
El mundo celestial es magnificado por sus colores verdes y rojo,
Del gusto ácido y azucarado, el corazón mover se perturba,
A su vez, las montañas maravillosas y los ríos mágicos aparecen,
La agua pueden ser claros aquí y embotados allí,
El Artista dibuja la sustancia de su obra poética haciéndose una promesa,
Con arte y dirección, busca el medio de transformarse,
Evolucionar a fondo para que un día transmitir claramente,
Construir y Embellecer las montañas y los ríos, es el talento del Artesano.

Thơ : Thiền Sư Lương Sĩ Hằng ( 1957 )
Tiếng hát : Nguyên Thảo

Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện  
Traduction française : Léon Lê Đình Bảo
Paris, le 8 mai 2001


Con Ngài - Dòng Đời Ngắn Ngủi

      Buổi sáng sớm con gái tôi đi mau ra trước nhà hối tôi – Ba ơi có con bướm lạ phía ngoài sông kìa. Tôi vội theo chân cháu, vì tò mò, cũng vì nhiều chuyện (Tánh hay tám mà già thì gọi Tám lão). Quả tình có con như bướm sao mà “ Bự “ quá vầy nè, tôi lấy máy ghi vài ảnh.
      Con tôi mang cây sào ra, vì bướm đậu hơi xa bờ, nên cháu mang cây sào khoảng bốn thước, đầu sào run run thay vì con bướm bám vào đầu sào nó cứ bám riết đầu cây tre trên sông, tôi giành cây sào khều cho nó bám đầu sào…nó chấp chới rồi rớt tuốt xuông mặt sông, con tôi giành lại sào rồi trách – Ba làm nó rớt nó lội kìa tội nghiệp nó quá, con bướm cũng bám được nhánh rau mát lang thang trên sông, con tôi hè hụi mãi mới đưa được nó lên tay của tôi, tội nghiệp con vật cứ bám riết vào tay, hóa ra nó là con ngài, vì thuở nào đến giờ chưa thấy con nào đẹp, to nên tôi ghi lại.
      Các bạn xem cùng tôi nhé.

Hóa ra con ngài tìm nơi đẻ trứng, chỉ trong buổi sáng, trứng con ngài bám trên màn
Trứng và dòng máu sau khi sanh, nhờ có màn cửa mới biết loài ngài (mang nặng đẻ chắc cũng đau lắm)nó di chuyển cũng trong nhà và cho ra đời nhiều ổ trứng nữa, rồi chết mất xác trong đêm, để lại ổ trứng lơ thơ trên chiếc màn cửa lay lắt…

Trương Văn Phú


Ngọc Lâu Xuân

Lộc Mai xin được góp bài  phỏng dịch Ngọc Lâu Xuân cùng Thầy Phạm Khắc Trí và các bạn:


Phong cảnh thành đông mãi đẹp thêm
Lăn tăn sóng gợn mái chèo êm
Liễu tha thướt rũ trong sương sớm
Bướm ngất ngây say trước nụ mềm
Một kiếp được bao niềm hạnh phúc
Ngàn vàng xin đổi nét cười duyên
Mời nhau chén rượu trong chiều nắng
Rực ánh tà dương hoa cuối hiên.
                         
Lộc Mai (Phương Hà)

Ái Hữu72 Nguyễn Hữu Hải - Bài Thơ Tìm Bạn

Ái Hữu 13, Nguyễn Hữu Hải về từ Cali, họp mặt Ái Hữu 72 tại nhà Sương Sài Gòn  cùng bài thơ 
Tìm Bạn

Hỡi người thân nhất năm nào!
Tên SƠN họ NGUYỄN lót thêm chữ HÙNG
Giờ đây anh ở nơi nào ?   
Ra đi không nói lời nào cùng nhau 
Hỡi người thân nhất tôi ơi
Chờ hoài chẳng thấy nhắn tin gì về
Bạn bè trông ngóng gần xa
Cửa nhà còn đó bây giờ anh đâu?
Tha Phương có nhớ quê nhà
Nhớ ngày tiển bạn”Chén Bò Viên” thôi
Ra đi không nói một lời
Mình ngồi chờ mãi bóng hình xa xưa
Càng xa càng nhớ càng buồn
Anh đi biệt dạng ,mõi mòn ngóng trông.
Giờ đây anh ở nơi nào ?
Bắt phôn lên gọi báo vài tin thôi
Nhắn về ÁI HỮU BẢY HAI
Thân chào; Chúc bạn Triết gia ngày nào.  

CA 15/5/2013
Chú Hải  ( Nguyễn Hữu Hải )

Trần Anh Dũng, Hải, Nguyễn Hữu Hải, Sương, Tâm 
Hải, Hùng, Hữu Hải, Dũng 
 Nguyên, Dung, Thu, Sương, Tâm, Hải, Hữu Hải 

Nguyễn Hữu Hải
Ái Hữu13- 1972

Má Ơi!


Má ơi...Má
Má quá chân thật
bản chất hiền lành
giữa phố thị đua tranh
vẫn nguyên dáng dấp quê mùa
không học đua đòi trường giả

Chưa hết năm cũ
Má lo đủ điều
- Dây lá đi cùng
nếp đậu
Bây chuẩn bị bao nhiêu?
tết nay Má sẽ gói nhiều
gởi về cho mấy Cậu
cúng ông bà Ngoại của Bây

Còn riêng ở trên này
Má chia đều mỗi đứa
mọi thứ đâu vào đấy
Má tính thật gọn gàng
Má của con thiệt hay

Năm nay chờ xuân sang
Ngồi buồn vì nhớ Má
Bao nhiêu cái tết qua
không có quà năm mới
của Má gởi cho con
chỉ còn trong ký ức
Má ơi !...Má của con...


Quên Đi

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Đêm NgheTiếng Đàn Người Bạn Cũ

       Vào Internet, tôi lang thang trong căn nhà của một cô bạn ở Úc Châu, vô tình gặp bài thơ Cành Hoa Dại. Hay quá. Mà cô em gái thứ Chín thể hiện bức tranh thơ còn đáng khen hơn. Cạnh bài thơ là bản nhạc Silent Night do nhạc sĩ Vô Thường độc tấu Tây ban Cầm.

      Đây là một bản Thánh ca vô tình được sáng tác bỡi một ca trưởng – một nhà giáo Frang Gruber tại Áo vào dịp Giáng Sinh năm 1918. Bản nhạc được soạn riêng cho đàn Tây ban Cầm và rất nổi tiếng đến ngày nay.
      Nhờ vậy, tôi có dịp thưởng thức lại ngón đàn tây ban cầm điêu luyện của bạn Vô Thường. Tôi miên man trở về quá khứ năm 1969, khi đang công tác ở Phan Rang.

      Tại Phan Rang có một quán cà phê  DIỄM nổi tiếng với dàn âm thanh hiện đại bốn chiều, nhạc rất hay. Nhất là bản Diễm Xưa đang rất thịnh hành. Ngoài kinh doanh cà phê bạn Thường còn sang băng nhạc cho các dàn máy Tape Recorder, Tape Deck của các thương hiệu Akai, Teac, Sony… Các loại máy thu băng nầy bán miển thuế trong các PX Mỹ tại phi trường Bữu Sơn Tháp Chàm Phan Rang và tại Cam Ranh Bay.

      Quán nầy có hai anh em. Anh Sáu và chủ quán thứ Bảy là bạn Thường. Quán Diễm là tên con gái bạn Thường.
      Nhạc sĩ Vô Thường là bạn với nhạc sĩ Từ Công Phụng. Bạn Thường đoạt giải nhất đàn Mandoline tại Nha Trang năm 1955 khi mới tròn 15 tuổi.
      Đặc biệt của Nhạc sĩ Vô Thường là đàn bằng tay trái. Tôi cũng đàn guitar khá nhưng đàn tay trái thì chịu thua vì nó đảo lộn tất cả…

      Tôi chơi rất thân với bạn Thường và các bạn ở Quân Cảnh tư pháp Phan Rang, mà chúng tôi thường gọi là Cò Chương, Cò Tấn…
      Tháng 3/75 bạn Thường chạy về Sài Gòn. Xuống tàu hải quân qua Thái Lan và định cư ở Mỹ. Ở Mỹ bạn cộng tác với rất nhiều ban nhạc nổi tiếng. Tuy nhiên bạn rất nghèo vì chỉ biết đàn mà thôi.
      Thường xuống tàu vợ bỏ con lại Phan Rang. Những ngày tôi còn ở Nha Trang chưa về Nam, có giúp đỡ tích cực cho vợ con bạn Thường và nhất là giúp anh Sáu điều trị bệnh gan.
      Nhạc sĩ Vô Thường mất trong khốn khó, nghèo khổ năm 4/2003 tại Nam California USA.




       Xin mạn phép nhà giáo, nhà thơ nữ  Kim Phượng ở Melbourne Úc Châu, cho tôi cảm tác bốn câu thơ của cô mà cô đặt tựa là “ Cành Hoa Dại “

Cành Hoa Dại

Thầm lặng nguyện khắc tâm ghi
Chúa ơi dẩn dắt đường đi lối về
Qua rồi thức tỉnh cơn mê
Một cành hoa dại vẹn thề chúa ơi !
(Kim Phượng)

Đóa Hoa Thơm

Đồi cao lũng thấp cỏ non
Rợp trời hoa dại ngát thơm khắp vùng
Gót son khẻ nhịp tơ vương
Thánh ân soi sáng con đường em đi.

Dương Hồng Thủy
(02/01/2014)

Nhớ Mưa Xưa - Thơ Kim Oanh - Suối Dâu Đàn Và Hát

      Huynh Trưởng Suối Dâu quý mến.
      Cám ơn món quà cuối năm của huynh trưởng, tiếng đàn giọng hát truyền cảm của huynh trưởng đã mang đến cho Kim Oanh, cảm xúc mới, ngày mới bước sang Năm Mới 2014 tuyệt dịu.
      Thay lời cảm ơn anh, Kim Oanh gửi tặng anh Youtube này hy vọng cũng mang đến anh và gia đình một Năm Mới vui tươi..... nhiều sức khoẻ để sáng tác nha.
      Chúc Mừng Năm Mới 2014!


Thơ: Kim Oanh
Phổ Nhạc, Đàn & Hát: Suối Dâu

* * *
Nhớ Mưa Xưa

Ngày xưa em lặng ngắm mưa
Mưa reo tí tách lòng chưa biết sầu
Cơn mưa nhẹ đến lần đầu
Làm tràn thương nhớ tình đầu em yêu

Tóc em ướt đẫm mưa chiều
Hạt rơi nhè nhẹ, ít nhiều trong em
Thân quen mưa ướt - Lòng mềm
Mưa chi nặng hạt êm đềm - Rơi nhanh!

Tình anh trong hạt long lanh
Mưa rơi! Rơi mãi tóc xanh phai màu
Mưa ơi! Hãy chở nỗi sầu
Tình đầu ta giữ dẫu màu tóc phai!

Kỷ niệm 1974
Kim Oanh


Tàn Tuổi Hoa Niên




Tuổi bao xuân sao tóc bỗng dài
Gót chân dịu bước nắng vàng phai
Dáng ôm thoảng nhẹ hương đài cát
Khua động lòng rung ngơ ngẫn say

Quày chín thơ ngây đọng má đào
Ngàn ru điệu cỏ gót chân mau
Nụ n vành môi  duyên e ấp
Lỡ bướm say hoa mắt ánh sao

Tàn hoa niên thiếu trổ hồng sang
Cành xuân dổi nét hờn hoa tím
Trải mộng bâng khuâng gió ngỡ ngàng
Vợn tóc buồn xõa cánh chiều hoang.

Cây ghé mật ươm nồng hơi thở
Quên thời gian, lòng rộng trời mơ.
Rèm mi khép thơm hương con gái
Chợt trong anh mười bảy tóc dài.

Lê Kim Hiệp
8-3-1971

Thơ Tranh: Suối Mơ


Thơ: Hoàng Lam
Thơ Tranh: Kim Oanh

Hái Mùa Xuân



Ai hái mùa xuân thả thênh thang
Bên đồi rực rở những hoa vàng
Trời bát ngát hương thời xa lắc
Trong mắt em xanh cả nỗi mừng.

Ta chép tặng người dăm trang Kinh
Trí tuệ nghìn năm sánh lung linh
Ai như một bóng chim cô độc
Từ mùa xuân trước - chứng vô thinh.

Ai vẽ mà xanh cả sơn hà
Ngàn hoa bổng nở ở quanh ta
Trong cõi xuân sang trùng điệp đó
Thổn thức làm sao tiếng Di-Đà.

Ta hái mùa xuân thả trên sông
Mai kia ra biển với muôn trùng
Tịnh yên hóa hiện trời xanh biếc
Nghìn kiếp nào trôi suốt bổn tâm.

Lý Thừa Nghiệp


Em Đi Trên Cỏ Non - Phương Mỹ Chi cùng Cô Út Quế Như và Cậu Hai Tấn Lợi Trình Bày



 Nhạc : Bắc Sơn
Trình bày : Phương Mỹ Chi cùng Cô Út và Cậu Hai của Em

Huỳnh Hữu Đức sưu tầm

Đông Về Nhớ Mối Duyên Xưa

        
 (Thuận nghịch độc )

Đông sang cảnh tối bóng vàng xuyên
Khuyết nửa trăng khuya gió hoặc huyền
Hồng liễu dáng xưa nơi viếng lại
Mộng mơ hồn cảm mắt nhìn nghiêng
Rong mòn phố muộn ngày lưu luyến
Nhẹ lắng môi say giọt não phiền
Mông quạnh lối hoang đêm buốt lạnh
Đông về nhớ bạn đón tìm duyên

Duyên tìm đón bạn nhớ về đông
Lạnh buốt đêm hoang lối quạnh mông
Phiền não giọt say môi lắng nhẹ
Luyến lưu ngày muộn phố mòn rong
Nghiêng nhìn mắt cảm hồn mơ mộng
Lại viếng nơi xưa dáng liễu hồng
Huyền hoặc gió khuya trăng nửa khuyết
Xuyên vàng bóng tối cảnh sang đông

Nguyễn Chí Hiệp
24.12.2013


Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Gọi Tên Bốn Mùa - Trịnh Công Sơn - Thanh Mai

https://www.youtube.com/watch?v=F3K0MKnWHjk
Nhạc: Trịng Công Sơn
Tiếng Hát: Thanh Mai
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Em Là Tất Cả




Em tránh né, ừ thì em tránh né.
Có sao đâu cuộc sống lắm cơ cầu.
Để mai này khi mình chẳng còn nhau.
Sẽ nuối tiếc, ngàn đời em nuối tiếc.


Cánh chim bay về phương trời biền biệt.
Còn mong gì những mộng ước phù du.
Bao ngọt ngào như chiếc lá chiều thu.
Tan tác trôi giữa dòng đời hối hả.


Hãy xem ta là một người xa lạ.
Gặp bên đường, chẳng lưu luyến vấn vương.
Có gì đâu để mà nhớ mà thương.
Người xa lạ, vẫn là người xa lạ.


Nhưng trong ta em lại là tất cả.
Là ngàn sao tỏa tia sáng lung linh.
Là mặt trời rực rỡ ánh bình minh.
Là nhịp đập của trái tim cuồng nhiệt.


Khi xa em, bấy giờ ta mới biết.
Sao lu mờ và nắng cũng đơn côi.
Em yêu ơi! Tim đã lỗi nhịp rồi.
Ta vẫn giữ một tình yêu chung thủy.



Dương Thượng Trúc
Thủy Gia Trang
Noel 2013

Cảm Tác Ngọc Lâu Xuân



Mailoc xin tham gia góp vần, vui trong ngày đầu năm.




Cảnh đông thành ngày thêm tươi mướt
Đón khách thuyền sóng nước lăn tăn
Sương mai ôm ấp liễu cành
Ý xuân rộn rã hạnh hồng ngất ngây
Kiếp phù sinh sầu đầy vui ít
Đổi trận cười chẳng tiếc ngàn vàng
Bạn lòng nâng chén ngày tàn
Nắng vàng vương vấn trên giàn rực hoa

Mailoc phỏng dịch 

Ngọc Lâu Xuân 玉樓春 - Tống Kỳ 宋祁( 998-1061)

     Tống Kỳ 宋祁, Văn học gia đời Bắc Tống, tự là Tử Kinh. Người đất An Lục thuộc An Châu( nay là Tỉnh Hồ Bắc ). Đậu Tiến Sĩ năm Thiên Thánh thứ 2, làm quan đến chức Hàn Lâm Học Sĩ, cùng với Âu Dương Tu hợp soạn " Tân Đường Thư ", sau đó được thăng Công Bộ Thượng Thư. Anh là Tống Dương đều có văn tài, người đời xưng là " Nhị Tống ".
      Trong bài Từ Ngọc Lâu Xuân nổi tiếng với câu " Hồng hạnh chi đầu xuân Ý náo ", nên người đời gọi là " HỒNG HẠNH THƯỢNG THƠ ". Nào, ta hãy cùng đọc bài NGỌC LÂU XUÂN  nhé !...



  玉樓春 -  Ngọc Lâu Xuân

 東城漸覺風光好,   Đông thành tiệm giác phong quang hảo,
縠皺波紋迎客棹。     Hộc trựu ba văn nghinh khách trạo.
 綠楊煙外曉寒輕,  Lục dương yên ngoại hiểu hàn khinh,
紅杏枝頭春意鬧。     Hồng hạnh chi đầu xuân Ý náo.
 浮生長恨歡娛少,  Phù sanh trường hận hoan ngu thiểu,
肯愛千金輕一笑。     Khẳng ái thiên kim khinh nhất tiếu.
 爲君持酒勸斜陽,  Vị quân trì tửu khuyến tà dương,
且向花間留晚照。   Thả hướng hoa gian lưu vãn chiếu.
宋祁                       Tống Kỳ

 Dịch Nghĩa:
      Phong cảnh phía đông thành ngày càng đẹp hơn ra (vì mùa xuân đã đến rồi!). Sóng gợn lăn tăn trên mặt hồ như chào đón ôm ấp lấy mái chèo của du khách. Sau hàng dương liễu xanh, khói mây như còn vương chút hơi lạnh của buổi sáng đầu xuân, trên cành hồng hạnh vượt khỏi bờ tường kia đang lập lượn bướm ong làm cho vẻ xuân thêm náo nhiệt! Trong kiếp phù sinh trường hận với ngày vui quá ít nầy, ta nguyện được đem ngàn vàng để đổi lấy một nụ cười hàm tiếu nhẹ nhàng! Ta nguyện vì bạn mà cùng chuốc rượu mời nhau giữa ánh nắng chiều, mong rằng có thể lưu lại chút tà dương giữa rừng hoa xuân tươi đẹp nầy chăng?!

Diễn Nôm:

Thành đông ngày một đẹp thêm ra,
Sóng gợn mặt hồ đón khách xa.
Tơ liễu mơ màng sương sáng nhẹ,
Hạng hồng cành nõn dáng xuân pha.
Cả đời chìm nổi ngày vui it,
Ngàn lượng mua cười một trận qua.
Vì bạn chén mời trong nắng xế,
Tà dương lưu luyến với muôn hoa!


Đỗ Chiêu Đức

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Ngọc Xuân Lâu




Mấy ngày cuối năm 2013 , vùng Plano, Texas chỗ chúng tôi ở , đã chìm trong tiết lạnh. Hôm nay, ngày đầu năm 2014 ,  trời đã ấm lại và nắng tươi đã trở về chan hòa cảnh vật.  Năm mới, hy vọng mới , và chút tình tôi gửi mọi người thân quí trong nhà.
PKT 01/01/2014

Ngọc Lâu Xuân
Tống Kỳ (998 - 1061)

Đông thành tiệm giác xuân quang hảo
Trứu hộc ba văn nghênh khách trạo
Lục dương yên ngoại hiểu vân khinh
Hồng hạnh chi đầu xuân ý náo
Phù sinh trường hận hoan ngu thiểu
Khẳng ái thiên kim khinh nhất tiếu
Vi quân trì tửu khuyến tà dương
Thả hướng hoa gian lưu vãn chiếu

Dịch Xuôi : 
Một Bài Từ Theo Điệu Ngọc Lâu Xuân
PKT 01/01/2014

Đã thấy dần ánh xuân hồng trong thành đông,
Sóng gợn lăn tăn nghênh đón khách khua chèo.
Khói sương mỏng ban mai như mây phủ vờn quanh rặng liễu xanh,
Và, ý xuân như đang reo đùa trên đầu cành hồng hạnh.
Ở cõi đời phù du này , buồn nhiều vui ít ,
Thì sao lại tiếc ngàn vàng mà không đổi lấy một nụ cười .
Xin người hãy cùng ta, nâng chén rượu mời , kêu gọi tà dương ,
Lưu lại cho giàn hoa tươi nở, lớp nắng vàng rực rỡ cuối ngày.


Ngọc Lâu Xuân
PKT 01/01/2014

Xuân về dần thấy nắng hồng theo,
Gợn sóng lăn tăn đón khách chèo
Sương sớm như mây vờn rặng liễu
Đầu cành hồng hạnh ý xuân reo.
Cõi đời dâu bể, ngày vui ít
Chẳng tiếc ngàn vàng đổi nụ cười.
Mời rượu,vì người,xin nắng cuối
Chút tình lưu luyến cho hoa tươi 


Phạm Khắc Trí


Họa Vận: Nhất Nguyên Phục Thủy

      Đỗ Chiêu Đức xin được tham gia với bài họa vận: Chúc Mừng Năm Mới 2014 của Mailoc & Dương Hồng Thủy



NHẤT nhất canh tân xuân Ý NỒNG,
NGUYÊN nguên xuân sắc tiễn năm XONG.
PHỤC hồi phong hóa vui muôn Ý,
THỦY khởi cựu phong thỏa mọi LÒNG.
VẠN vật đổi thay thay đổi mới,
TƯỢNG hình xuân sắc sắc xuân THÔNG.
CANH tân xuân thắm tràn muôn lối,
TÂN tuế mọi điều thỏa ước MONG!


Đỗ Chiêu Đức

GhiChú:

* Nhất Nguyên Phục Thủy: Cái nguyên khí của trời đất trở lại lúc ban đầu : Mùa Xuân lại đến.
* Vạn Tượng Canh Tân: Muôn vật, muôn hiện tượng đều đổi mới.
* Nguyên Nguyên: là cuồn cuộn tiếp nối nhau.
* Thủy Khởi: Khơi dậy.
* Cựu Phong: Phong tục tập quán cũ.

Ái Hữu 72 Tống Phước Hiệp Hội Ngộ 2014 Tại Sài Gòn Việt Nam

 Trường, Tùng, Cử, Tiên, Duyên, Hà, Oanh

Phan Thị Sương


Cựu Học Sinh Nguyễn Trường Tộ Họp Mặt Đầu Năm 2014 - Vĩnh Long

      Năm nay họp mặt ít hơn năm rồi, vì vị chủ trì của năm rồi bận phụ chăm sóc  cháu ngoại mới sinh ở Sài Gòn, nên phần tổ chức do cô Thu Sương chủ trì cùng một cựu học sinh đã thành đạt. 
      Mặc dù cùng ước hẹn là ngày đầu năm họp mặt, song vì mục thông báo thiếu sót nên nhiều bạn quên, cũng có bạn bảo không thông báo rõ nên không biết có tổ chức. 
      Kỳ họp này thêm nhiều bạn mới, thú thật tôi không biết tên, trong phần văn nghệ các bạn cùng nhau hát khá vui. 

      Năm rồi vì bận chạy sô nên tôi dự phần đầu, nên chẳng có ảnh nào để các bạn cùng xem, trong buổi họp mặt có bạn đề nghị thành lập quỹ trợ giúp các bạn nghèo, hoặc gặp nguy khó trong cuộc sống, đề nghị thông báo họp mặt trên truyền hình, và nhắn các bạn nên đến họp bạn dù hoàn cảnh khó khăn, chỉ cần đến không cần chung góp, chú trọng tình cảm khi còn được gặp mặt là quý rồi !
     Trong phần nói chuyện, cô Thu Sương báo là ảnh của thầy Phong được cô đưa về nhà và thờ phụng nhang khói mỗi ngày theo ý nguyện của  cô Teng và cô Teng có đến nhà để thắp hương viếng thầy ở phường 9.

    Phần tài chánh nghe cô Sương báo lại, nếu thiếu thì chủ nhà hàng (cũng là cựu học sinh của trường) sẵn lòng bù vào ( banh bụng bù lỗ ) tôi thiết nghĩ năm nay lỗ chắc. Phần ăn khoảng 6-7 món.
      Tin giờ chót, tôi mới vừa được biết thêm về buổi họp mặt, lần này thiếu tiền, bạn Bình từ Sài gòn về dự hứa sẽ trả hết, song bạn Tường và một anh bạn mới họp lần đầu người Vĩnh long đã hùn nhau thanh toán toàn bộ chi phí. 
      Thân mời các bạn xem ảnh và nếu bạn nào có lòng ghé mắt xin nhớ cho Ngày Đầu Năm Mới Họp Mặt 01-01-Hai NgànKhông Trăm Năm Mới.
      Thân mến. 




















Trương Văn Phú