Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Hoài Vọng - Đỗ Thị Minh Giang - Châu Thùy Dương - Hải Long


Thơ: Đỗ Thị Minh Giang
Nhạc Sĩ: LMST
Tiếng Hát: Châu Thùy Dương
Thực Hiện: Hải Long

Cuối Nẽo Đường Trần



Ta bước vào đời từ cõi hư vô
Trên chín mươi năm thăng trầm, vinh nhục
Nay sống từng ngày chờ tàu thiên cổ
Đón ta về chốn củ, cõi hư vô.

Sáng sớm tung chăng nhìn qua cửa sổ
Thấy bình minh rực rỡ cuối chân mây
Qua một đêm mà ta vẫn còn đây
Tìm khuây khỏa với nhạc, thơ, và bạn

Chiều ngấm hoàng hôn từ từ tắt nắng
Ta thấy đời ta còn nhiều may mắng
Qua một ngày ta cũng vẫn còn đây
Sống hôm nay ta vui hưởng hôm nay

chuyện quá khứ trả về cho quá khứ
không bận tâm chi đến chuyện tương lai
Ai tranh danh, đoạt lợi cũng mặc ai
Bạn còn đó, ta còn đây là phúc.

Mấy mươi năm trên cõi đời trần tục
Dấng bước phong sương đồi dốc, chông gai
Đến ngày nào đó đường trần cuối nẽo
Trả hết nợ đời, khép mắt xuôi tay.

Trần Gò Công/ Lão mã Sơn

Tối Thứ Bảy - Lắng Tiếng Thời Gian




Bài Xướng:

Tối Thứ Bảy


Ta vẫn ngồi đây vẫn đợi ai
Như từng đêm thức những năm dài
Đèn khuya phảng phất màu thương nhớ
Cốc rượu đong tràn nỗi rứt ray
Bất chợt mỉm cười ta kẻ trộm
Lơ mơ khuấy động ánh sao cày
Chờ trông mỏi mắt chừng vô nghĩa
Thứ Bảy ai là khách vãng lai!

Cao Linh Tử
*** 
Bài Họa: 


Lắng Tiếng Thời Gian


Ai chờ ai đợi đợi chờ ai
Lắng tiếng thời gian lắng thở dài
Trót luyến lưu càng nhung với nhớ
Hoài tương tư lại rứt cùng ray
Bỗng nghe kẻ trộm bày tâm sự
Khuấy động vì sao tợ dáng cày
Đồng bệnh tương lân từ vạn dặm
Ngồi đây nghe kể chuyện tương lai

Kim Phượng
*** 
Mộng Ước Tương Lai

Em ơi nôn nóng hẹn hò ai
Bên cạnh anh đây nén thở dài
Bắt cá hai tay nên vuột cả
Thả mồi chụp bóng rẽ đường ray
Người ơi tự trách mình tay trộm
Rượu đắng mình say tinh tú cày
Thấp thỏm mõi mòn sao vắng vẻ
Phập phồng mộng ước đón tương lai

Mai Xuân Thanh
Ngày 19/08/2018
*** 
U hoài

Cũng muốn quay về vui với ai
Càng trông càng thấy tháng năm dài
Đêm tàn trăng lặng chim rời tổ
Khắc lụn sao im bóng lưỡi cày
Gió thổi đưa hồn về cố quận
Mưa tuôn não dạ buốt niềm ray
Từng cơn se lạnh qua thềm vắng
Một mối u hoài chảy láng lai

Song Quang
8/19/18

Vạt Nắng Bên Đời



Đời đẹp lắm cứ thơ thơ phú phú
Tuổi mấy mươi ta vẫn mến yêu đời
Và cùng nhau ta thảnh thảnh thơi thơi
Trời cho vậy cần gì than với thở

Cuộc sống hôm nay Trời ban ta đó
Thẩn thẩn thơ thơ xin tạ ơn đời
Nghĩ làm gì chuyện bèo dạt hoa trôi
Sầu nhân thế muôn đời như thế cả

Xuân bước qua hoa tàn rồi nắng hạ
Thu hôm nay mai mốt lại đông về
Bốn mùa tình ấm lạnh đến và đi
Có mưa nắng có ngày dông gió bão

Nhìn quanh ta nếu tình người điên đảo
Thì bạn ơi xin chớ vội ưu phiền
Vì áo cơm nên đời phải bon chen
Có những lúc tỵ hiềm không tránh khỏi

Ai cũng biết đời người như mây khói
Thân cũng tan như lá rụng bên đường
Người với người sao vẫn thiếu tình thương
Mải mê mãi mai đời rồi cũng hết

Này bạn ta hình như người thấm mệt
Ôi! anh hùng có lúc cũng sa cơ
Đứng thẳng lên mà bước chớ mơ hồ
Vào trận mạc có khi thua lúc thắng

Còn chi anh có chăng ngòi bút thẳng
Moi óc tim ta viết áng thơ buồn
Lời thơ ta từ một nỗi cô đơn
Yêu đất nước yêu giống nòi dân tộc

Mất mát nào cũng bật thành tiếng khóc
Quê hương ơi bao cay đắng ngậm ngùi
Ta âm thầm năm tháng tiếc thương thôi
Đời lưu xứ mấy ai không buồn tủi

Ta vẫn nhớ vẫn thương về nguồn cội
Thịt xương ta với máu đỏ da vàng
Mong mai này dân tộc hết lầm than
Xanh Tổ quốc xanh bầu trời nước Việt

Ta và bạn vẫn yêu đời tha thiết
Thơ dở hay cũng làm đẹp cuộc đời
Người khen chê mình chỉ cúi tạ thôi
Trước sau vẫn những vần thơ thương cảm

Thẫn thờ chi khi đời người hữu hạn
Chỉ trăng sao còn lại với thời gian
Thì nắng mưa đâu sợ chuyện phai tàn
Cùng thẳng bước với đời ta có bạn.

Hoa Văn

Nghìn Thu Vương Vấn


Anh thương,

Đây là lá thư duy nhất và cũng là lá thư cuối cùng em gửi cho anh từ khi chúng mình xa cách. Cách gửi cũng dị thường hơn tất cả bao nhiêu trăm thư trước mình gửi cho nhau, qua bưu điện hay nhờ tay người đưa tin; mà cũng không như huyền thoại cổ tích, cậy lá thắm, chim xanh. Em không có cách nào hơn là đặt tin tưởng mãnh liệt vào thần giao cách cảm, hy vọng anh sẽ thông đạt tâm tư em qua không gian và thời gian, bằng quả tim đã từng đập hàng triệu nhịp cho em, rung động, sung sướng, hy vọng, khổ đau cùng em. 

Đã hơn nữa thế kỷ xa nhau, trong anh và em, mỗi người có hai nhân vật rất lạ lẫm cùng nhau, một của trước ngày mình chia cách và một của nửa đời còn lại. Thế nên, để thoải mái chuyện trò, em đề nghị với anh là ta hẳn tạm quên đi rằng anh và em là hai kẻ bằng xương thịt; mà là hai hồn ma của liêu trai, vì nợ tình chưa dứt, trở về thế gian, âu yếm tâm sự cùng nhau một đêm mưa gío. Có được không anh? 

Đêm nay em chỉ là hồn ma, người yêu thuở trước của anh. Em đang ở một thế giới huyền ảo, đầm đìa châu lệ thương nhớ anh và gọi tên anh thảm thiết, anh có nghe không? Em còn nhiều ẩn tình chưa được kể hết 

với anh lần mình gặp gỡ chia tay cuối cùng. Hồn em còn thổn thức, muốn sống lại với anh những ngày qua trong giây lát quý báu hữu hạn này. Em không phản bội ai hết, vì em chỉ là người kia.

Anh còn nhớ xưa mình yêu nhau đến độ nào và ra sao không?Thư mình gửi cho nhau mỗi ngày trong mấy năm em còn ở quê nhà và sau khi em sang Pháp là hơi thở, là nguồn vui, là lẽ sống, là hạnh phúc của nhau, mặc dù cũng có lúc chúng chỉ mang lại một nỗi buồn tê tái vì ta yêu nhiều và thiếu vắng nhau. Trong những thư dài não ruột cho em anh đã viết những câu thơ như "Năm dài thương nhớ cũng triền miên. Đời cách xa nhau rét vạn miền". Có lúc anh mượn ý thơ của một văn hào Pháp để nói với em "Anh muốn hôn tất cả những bước đường em đi." Đất rộng vô biên, biển sông không bến đỗ, trời mây mênh mông, núi cao vời vợi, sông Tương chia rẽ đôi ta bên nớ bên này, mà anh vẫn mỗi ngày theo dõi thời tiết ấm lạnh và tin tức thời sự ở Paris, vì đó là nơi em ở. Anh còn nhớ lúc em còn ở bên nhà, anh thường đến chơi với anh Hạnh, bạn thân của anh ở cạnh nhà em để ngồi trong xe hoặc trước hoặc sau nhà em nhìn trộm em lúc em đi học về?Anh còn nhớ không thuở ấy Vương, em trai anh và Phương, em họ em, là cánh chim đưa thư cho hai chúng mình? Nay Vương đã mất ngoài chiến trận để gìn giữ quê hương, để lại đàn vợ dại con thơ và Phương cũng đã lìa trần vì bệnh đái đường. Phương cũng bỏ 

lại một gia đình đơn chiếc. Lúc ấy anh đã ra tú tài toàn phần mà em vẫn còn trung học, cùng lớp với Vương, nên khi Vương mang tập thơ, ảnh của em về nhà, anh đã ngang nhiên viết vào dưới hình em, lúc đó tóc dài quá nửa lưng và hay khóc khi đọc tiểu thuyết buồn, bốn câu thơ sau:

Có nghĩa gì đâu mớ tóc dài Mà sao ràng buộc cánh chim bay Những là suối mắt khi dâng lệ Dìm đắm lòng trai xuất ải ngoài.
Dễ ghét làm sao!
Hai con đường chúng ta ở cắt ngang nhau. Anh và em có thể nhìn hình bóng nhau qua balcon của mỗi nhà. Anh viết thơ trách em:
Đó đây cách một con đò Xa xôi chi đó mà chờ không sang 
Chiều nay gió lộng cuối làng Nghe lòng dìu dịu nhớ thương khôn cùng. Đó đây cách mấy con sông Cách bao nhiêu bến mà lòng cách xa Chiều nay nắng đổ bóng tà 

Trên con sông cũ hay là về đâu Nhớ nhau biết nhớ phương nào Buồn không ai hiểu vì sao mà buồn Chỉ duy biết có một hôm Gặp em thấy đỡ cô đơn rất nhiều Thế thôi rồi dáng diễm kiều Xa tôi tôi thấy những chiều nhớ thương. 

Trước buổi em lên đường anh viết một bài trường thi cho em và gửi một đoạn đến đài Pháp Á nhờ cô Giáng Hương ngâm tặng em. Ta gặp nhau đêm trước để từ giã nhau. Anh không có mặt sáng hôm sau ở phi trường Tân Sơn Nhứt để đưa tiễn em, vì có ba má em và những người khác. Nhưng trong thư cho em anh viết:

Tiễn đưa dù phải theo nghìn dậm Thì cũng cùng nhau một phút lìa. 

Rồi một năm kia em nghe một cha công giáo giảng thuyết thật hay. Sau đó em lại đọc quyển Les Pensees của Pascal, em bị chấn động mạnh, chỉ muốn cắt bỏ hết tình yêu riêng tư của mình để sống cho nhân loại. Em quyết định sẽ học các ngành chuyên môn y khoa, rồi ra trường đi tới những nơi hẻo lánh có dân cư khốn cùng để giúp không công họ. Nên dù hai đứa lúc ấy vẫn yêu nhau tha thiết, em van anh nên quên em để em lo tròn mộng ước của mình. Anh yêu ơi, em đã muôn vàn lỗi ước với anh mà rồi cũng không tròn nguyện vọng thanh cao lúc thiếu thời của mình. Anh lấy vợ, em lập gia đình với người khác. Cả anh và em đều tròn bổn phận người chồng và 

vợ tốt trong gia đình chúng ta nhưng trong tim vẫn không quên được hình bóng người xưa.

Có một lần một bạn em thoáng thấy bài thơ Paris Chiều Nay. Ngồi Nhìn Mưa Bay của một người trùng tên anh trên số 54 của tạp chí văn hóa Trẻ ở Virginia. Chị ấy cắt gửi cho em với câu hỏi Có phải là người của chị không? Em lặng người trong hai phút, hơi thở loạn nhịp, hoang mang giữa hy vọng và ngờ vực. Trời ơi, có phải là anh chăng? Văn phong, ý và ngữ vựng của bài thơ sao rất giống như của anh thường dùng khi viết cho em mỗi ngày khi xưa. Em tự hỏi bao nhiêu lần Đây có phải là mộng hay sự thật? Ta đang mơ hay ta đang tỉnh?. Nhưng rồi sau một đêm đắn đo em quyết định họa lại thơ ấy bằng bài Có Phải Là Anh, rồi gởi cho tạp chí Trẻ đó. Đúng một tuần sau em nhận được báo số 68 của tạp chí Trẻ gửi tặng em với bài Paris Chiều Nay. Ngồi Nhìn Mưa Bay đăng lại bên cạnh bài họa Có Phải Là Anh của em. Em thấp thỏm mấy tuần dài lê thê chờ mong tin nhạn mỗi ngày một bặt. Thì ra đó chỉ là một trường hợp trùng cả tên, họ và chữ lót. Thế là tình mình chỉ có thế thôi. Em đã khóc thầm mấy ngày đêm và ghi trong quyển tạp ký của mình: Anh ơi anh ở nơi nào, Có hay em vẫn lệ trào nhớ anh? Em nhớ đoạn thơ sau anh viết cho em ngày nọ mà đoạn trường đứt ruột:
Nhiều thương để có ngày tan vỡ Đừng nói là không chuyện hững hờ Ôi những ngày xưa ngày tiễn biệt Ngày sau ai nhớ lại bao giờ 

Bao giờ lại gặp trên đường đời Hay một lần là một thuở thôi?

Em đã cãi lẽ với anh lúc ấy. Nhưng bây giờ phải nhận thức là chung cuộc tình mình đã dỡ dang. 

Nhưng mọi khổ đau nào rồi cũng dịu với thời gian. Rày em đã đỡ xót xa nhiều. Đã gặp và yêu nhau như chúng mình yêu cũng đã là một ân huệ lớn trời ban cho. Vì không phải ai cũng gặp được người tri kỷ và có mối tình tuyệt vời như của chúng mình.Tình anh cho em đã mang lại hoa gấm vàng son cho tâm hồn em thuở còn con gái. Nên anh ơi, dù sau hơn nửa thế kỷ hạnh phúc bên chồng con, ngàn thu em vẫn yêu anh và ấp ủ bóng hình anh trong tim đến ngày nhắm mắt. Em tạ ơn trời phật đã cho anh đến với đời em từ buổi ban đầu. Em tri ân anh đã là người yêu lý tưởng của em và em thành tâm khấn nguyện cho anh cũng hạnh phúc như em.

Nhưng đã trễ quá rồi. Đã đến lúc chúng mình phải vĩnh viễn rời nhau. Em đi đây nha anh. Xin anh đừng ngoái lại nhìn em nữa để cho lòng kẻ này bớt vấn vương.

Người Xưa.

Minh Nguyệt
08/29/2018

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Thơ Tranh: Vu Lan Hạnh Nguyện


Thơ & Hình Ảnh: Trương Văn Phú
Thơ Tranh: Kim Oanh


Khói Lam Chiều



Chiều nghiêng khói bếp nhạt nhoà
Sương mù thấp thoáng bóng Ba Má về
Thẩn thờ ngỡ đó là quê
Bên bờ xa lắc lê thê ngõ chờ...
Vàng hiên tựa cửa bơ vơ
Lá đau đớn rụng giấc mơ vỡ òa

(Mt. Macedon - Thu 2018)
Thơ & Ảnh: Kim Oanh

Hỏi Thu



Xướng: 
Hỏi Thu

Có phải đã về đấy gió thu
Heo may lặng lẽ ẩn sương mù
Dầm dề lá cỏ gieo hồn lệ
Vắt vẻo cành cây véo tiếng tu
Ánh nguyệt nửa vành mờ bóng lặng
lòng ta đầy dạ nẫu hồn ru
Tiết trời se lạnh hờn theo gió
Trống vắng xao nghe một cõi tù!

Cao Bồi Già
***
Các Bài Họa:
Vào Thu

Hẳn là thời tiết đã vào thu
Mây xám mong manh tựa khói mù
Phơn phớt nắng vờn trên ngọn cỏ
Dịu dàng gió thoảng quyện lời ru
Vô tư đùa giỡn, đàn em nhỏ
Thanh thản nguyện cầu, các nữ tu
Nhẹ nhõm tâm hồn như thoát khỏi
Trần gian tục lụy, chốn ao tù.

Sông Thu
***
Thu


Se se thời khí buổi vào thu
Bàng bạc sương giăng trải mịt mù
Hồn cuốc bãi hoang buông khắc khoải
Còi tầu ga vắng rúc tu tu
Đồng quê yên ả reo lời gió
Xóm mạc êm đềm thoảng tiếng ru
Vui buổi đổi thời dân khởi sắc
Lầu trang, quán xá,...thế ao tù.

14-8-2018
Nguyễn Huy Khôi
***
K
ỷ Niệm Thu Sang

Nhớ mẹ muôn vàn mỗi độ thu
Chùa cao dốc núi khói lam mù
Vải thay sắc thắm qua mầu xám
Đời đổi: me hiền chọn nếp tu
Nhịp mõ êm đềm nương trí tịnh
Hồi chuông thanh thản giúp tâm ru
Giữa mùa lá rụng người quy Phật
Buông chốn phiền ưu, lánh cảnh tù 

Thanh Hoà
***
Thu Sầu


Miên man gió nhẹ gọi hồn thu Lá úa vàng bay tận tít mù Kẻ sĩ ra đi chưa hả hận Còi tàu ly biệt vẫn còn tu
Thương hoài bạn cũ lời hò hẹn Nhớ lắm mẹ già tiếng hát ru Chậm bước rủi may, đành lận đận Chim lồng cá chậu, cảnh ao tù

Người Nay
***Thu Nh

Bao lần tự hỏi mấy mùa thu?
Vời vợi phương xa lắm bụi mù!
Cứ tưởng đêm nầy say lối mộng
Đâu ngờ kiếp trước vụng đường tu
Ta về xứ lạnh miền hoang dã
Ai trói tình xưa chốn ngục tù?
Khắc khoải canh dài hoen ngấn lệ
Trăng già hiểu thấu cõi lòng ru?

Như Thu
***
Tiễn Thu


Ba tiễn con vào buổi sáng thu
Sầu chi trời đất đổ mưa mù
Lòng đau cố nuốt giòng châu lệ
Dạ đắng không quên chốn ngục tù
Đứng lặng mờ sương trong gió rít
Nghe buồn vẳng tiếng của ai ru
Lời Ba khuyên nhủ đầy tâm huyết
Xứ lạ quê người ráng chỉnh tu!

Thiên Hậu
***
Thu Về Bản

May lạnh đêm về, ôi đã thu
Nơi đây rừng thắm, đất sương mù.
Long lanh vạt cỏ nai vươn tác
Thoăn thoắt cành thông sóc réo tu.
Thơ mộng nhà sàn hơi lửa ấm
Dịu dàng xóm bản tiếng nôi ru.
Chàng Tây du lịch dường tâm đắc
Như thấy tâm tư được thoát “tù”

Trần Như Tùng
***

Nửa Mảnh Hồn Thu

Mây trời dịu vợi bước vào Thu
Gió thổi chiều lơi khói xám mù
Mấy độ hoa tàn suy cuộc sống
Bao lần lá rụng khép đời tu
Người say nắng mới tâm thanh thản
Kẻ khóc thềm xưa dạ rối tù
Dẫu biết âm dương hoài cách trở
Giao mùa lại thấy khúc tình ru

Minh Thuý
15 tháng 8_ 2018
***
Thu Chia Xa

Trời nghe se lạnh hẳn vào Thu?
Tàu đến sân ga toả khói mù
Xót kẻ ra đi nơi xứ lạ
Thương người ở lại chốn lao tù
Tình mơ một mảnh chia tâm sự
Khúc nhớ đôi bờ chặn tiếng ru
Lặng lẽ trăng về soi lối nhỏ
Xa xa văng vẳng....nhịp còi tu

Songquang
***

Bâng Quơ

Thu này đến nữa đã bao thu?
Mà bóng người xưa vẫn mịt mù
Biết phận cơ hàn, toan bỏ cuộc
Buồn thân khốn khó, muốn đi tu
Chợt nghe văng vẳng lời thầy dạy
Rồi nhớ nao nao tiếng mẹ ru
Gượng sống qua ngày, cơm cháo hẩm
Đến khi “ giải phóng “ lại vô tù!

Thục Nguyên

Ngựa



Xin lỗi quy vị! Tôi cầm bút lên là năm ngón tay nó cứ ngứa ngáy muốn móc chơi! Mà cái người đầu tiên tôi muốn móc là … cái anh Chệt!
Anh ta treo bức tranh ngựa! Mà cái câu cửa miệng của anh ta là Mã đáo thành công!
Mà anh ta ngu thiệt! Con ngựa đâu có giúp anh ta làm giầu mau chóng! Cái xe của anh ta đâu có do ngựa kéo! Thưa quy vị: anh ta dùng xe trâu, xe bò!
…..Xe trâu dừng bánh cử ngoài
….. Sắm sanh nếp tử xe trâu
mà có lẽ ngưu là bò (thủy ngưu mới là trâu). Còn tiếng cổ thì Lao, Thái Lao là bò.
Nếu chưa phát minh ra Cao Su, thì cái xe ngựa không nhanh hơn xe trâu và bò… và dĩ nhiên người ta không dùng ngựa vì… hắn mau mệt hơn bò và trâu!!! đó là chưa kể ngồi xe ngựa lâu thì sẽ… bể bàn tọa thôi, dù bánh xe gỗ được quấn bọc bằng “cỏ bồ “
Cái câu “ Mã Đáo Thành Công “ là câu dành cho Vua khi tiễn quan võ, và các quan võ nói khi tiễn đưa nhau: Cái tên quan võ này đi tàn sát địch thủ và dân chúng vùng mà chúng sẽ đi tới!
Cái trò tàn sát này hay ho lắm sao mà nó cứ truyền miệng ở những người ham lợi lộc, Xô Vanh … và những người coi khinh địch thủ và dã nhân.
Mắc cười nhất là nhiều người Việt Nam bắt chước treo hình ngựa!!! Tôi rất buồn khi người mình không chịu tự lực, chỉ nghe người, sợ người … nên tức mình có bài thơ như sau:


Mã Đáo Thành Công

Không phải kể công đi buôn bán
Cũng không dong ngựa kiếm nhà quan
Câu này dành mấy thằng võ tướng
Ra biên thùy cướp bóc dân gian

Tại sao treo câu quỷ quái này
Văn hóa thằng Tầu ngạo nghễ thay
Xin dân ta đừng treo hình ngựa
Hay gì cái giống hí đêm ngày

Văn hóa ta vốn khác tụi Tầu 
Hòa Bình Hạnh Phúc tự ta biết
Không cỡi ngựa vênh vang như Chệt
Ta tự do như chiếc thuyền câu 

Ngựa và thuyền khác biệt từ xưa
Nam Phương chi cường dũng có thừa
Bắc Phương chẳng bao giờ đắc chí
Bạch Đằng dìm ngựa hiểu ra chưa

Khi quân Nguyên sang ta, thì chúng vất vả lắm. Ở núi cao phía Bắc thì ta núp sau bụi rậm bắn sẻ, ở vùng thấp phía Đông thì ta núp ở lau, sấy … lại càng dễ bắn tỉa! Chúng phải chạy ở những bãi bồi ven sông, không biết sông nông sậu. Chúng bắn tên lên không trung, tính toán sao cho tên rớt giữa lòng sông để biết độ nông sâu, cho ngựa lội qua cực khổ và mất công lắm!!! Tới lúc này chúng mới biết ngựa tốt hay là thuyền hay!!!
Sử Việt ít nói về ngựa, và chép mơ hồ khiến ta khó truy tầm, nhưng chắc một điều là tới thời Lê Lợi ta ít biết và chưa biết lợi dụng ngựa chăng(!) Chứng cớ là nhà vua đã cho thả mấy trăm con ngựa qua miền Hóa Châu (???)
Mãi tới cuối Trịnh ta vẫn chưa thấy các đội kỵ binh góp phần vào những chiến dịch to lớn (Bình Tây, Bình Ninh, Bình Nam)
Như vậy là rõ ràng người Việt không “ Thích “ giống này.

(Nguyễn Tri Phương danh thần khí tiết)

Chả biết thời nào người ta nói rằng mặt Ly Thế Dân ( Đường Thái Tông) dài như mặt ngựa!!! Không biết con ngựa có gốc gác từ cao nguyên Thanh Hải hay ở Trung Á, nhưng tới đời Đường thì nó có nhiều ở phương Bắc thôi! Các Tiết Độ Sứ ở Hoàng Hà có 10.000 ngựa, trong khi Giao Châu có 10.000 thuyền, và cái anh nghèo mạt rệp cũng là nạn nhân của các đoàn kỵ binh!!!
Tôi rà soát lịch sử Việt Nam thì thấy có mỗi một lần con ngựa được việc! Đó là khi miền Nam đại loạn, Vua sai đại tướng Nguyễn tri Phương cỡi ngựa tốt khỏe để gấp rút vào quân thứ Gia Định điều binh khiển tướng dẹp loạn! 
Ở núi rừng miền Bắc thì người ta sài ngựa nhiều hơn miền suôi , nhưng anh ta yếu xịu, cày cà lớt không ra hồn, thồ hàng thì cũng ít (trừ hàng thuốc phiện lời nhiều)

Đối với văn nhân thi sĩ, tôi không biết ông Kim Trọng Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng như thế nào? Chứ các thi sĩ cổ Việt Nam thì không thích cái giống hí suốt ngày  và gặp người lạ thì muốn đá hậu!
Theo tôi thì có lẽ ngựa Hòa An (Cao Bằng) và ngựa Phú Yên là nổi tiếng thời Pháp. và từ các Văn Thi Sĩ cho tới Chiến Sĩ cũng chỉ nói nhiều tới anh chàng ngựa từ thời Pháp thuộc!
Cũng từ thời Pháp Thuộc ta mới có cái trò đua ngựa. Đây chỉ là trò chơi của Quí Tộc thôi . Người ta trồng cỏ cho ngựa ăn và tự tay săn sóc ngựa (như nhân tình) chứ không giao cho cu ly! Cái khu nuôi ngựa ở gần vườn Tao Đàn thì người bình dân đừng hòng léo hoánh tới (!)

Cái thú chơi quí tộc, phong lưu, tao nhã(!) này, sau đó nó đi xuống(?!) và càng ngày càng thương mại hóa! Óc cá độ đã khuynh đảo nó! Riêng cái việc nuôi mấy anh Nài đã khiến tôi khinh bỉ nó rồi! Người ta bắt anh Nài ăn rất ít, còn nặng khoảng ba, bốn chục ký để cho ngựa chở nhẹ, chạy nhanh. Còn nhiều chuyện mưu mẹo, bỉ ổi chung quanh chuyện cá độ đó nữa!!!

Chân Diện Mục


Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Thơ Tranh: Hoa Lòng Tưởng Nhớ


Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh


Mẹ



Tháng tám trăng rằm đẹp biết bao
Mẹ là ánh nguyệt sáng trời cao
Mênh mông lai láng tâm vô lượng
Bát ngát nguồn yêu ý dạt dào
Đức độ miên trường luôn vạn đại
Cao dày xoa dịu trái tim đau
Trăm năm bia đá còn mai một
Ơn mẹ không rời đến mãi sau.

Bằng Bùi Nguyên

Một Mình Soi Bóng


Chẳng lẽ mùa thu đã đến rồi
Lá úa vàng hay nắng vàng tươi
Một mình soi bóng bên giòng nuớc
Thấy gì trong nuớc, Milou ơi ?

Thấy bóng thời gian hay bóng lẻ
Tháng ngày vui cũ đâu mất rồi
Đâu bạn cùng chơi, cùng quấn quít
Giờ còn một mình thui thủi thôi!

Mặt hồ phẳng lặng lòng chan chứa
Một khoảng trời xanh chớm thu vàng
Và bóng Milou buồn đứng đó
Hình ảnh này rồi cũng rả tan ...

Khánh Hà
*Ảnh của Tác Giả

Huyễn Ảo



Xướng: Huyễn Ảo

Em không thiên thần, không mỹ nhân
Không gót đỏ, không trắng vai trần
Phận hèn bèo nước đời xuôi ngược
Mỏi mắt đêm ngày theo bước chân

Ai say sông núi, khung trời mộng
Bỏ lại nơi này với nhớ trông
Chắt chiu góp nhặt từng kỷ niệm
Gom lại cho đầy một ước mong

Ước mong cũng chỉ là mong ước
Là giấc Nam Kha huyễn ảo thôi
Hỏi Trời, hỏi Đất, Mây rồi Gió
Nỡ để cho ai đẫm lệ đời?

Vhp. Hải Vân
(July, 23/2011)
***
Họa: Hư Ảo

Anh chỉ nông dân, chẳng quý nhân
Chẳng mê tửu sắc, trót phong trần
Tài hèn đức mọn âu đành phận
Trí đỏan vô năng, thiện mỹ chân

Người đã ra đi ôm giấc mộng
Cố nhân biền biệt mõi mòn trông
Chùm thư lưu bút ai gom giữ
Hoài niệm bâng khuâng vẫn nhớ mong

Vương vấn tình xưa ôi dĩ vãng
Mơ hồ huyễn hoặc mất công thôi
Phương chi hỏi Gió, Mây, Trời, Đất
Lệ đẫm bi thương lỡ một đời?

Mai Xuân Thanh
Ngày 25 tháng 07 năm 2018
***
Mộng Ảo

Sinh đời mộc mạc khác giai nhân,
Thanh thản hồn nhiên chẳng bụi trần.
Mơ mộng viễn vông dòng nước ngược,
Ngược dòng bạch mã vướng quàng chân.

Người đi bỏ lại trời thơ mộng,
Bỏ lại sau lưng ai ngóng trông.
Bỏ hết những gì trong hoài niệm,
Xa rồi ước vọng của chờ mong !

Ưóc vọng vỡ tan tành vọng ước,
Chập chờn giấc bướm ảo huyền thôi,
Trông trời mây trắng bay theo gió,
Duyên kiếp về đâu lỡ một đời !!!

Đỗ Chiêu Đức

Chiêm Bao


Ông Trang Tử sinh đất Mông thuộc Tống, thời chiến quốc (365 – 210 trước CN), đã nêu một ý trong thiên Tề Vật Luận, thuộc nội thiên trong Trang Tử Nam Hoa Kinh. 

“ Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm, vui với phận làm bướm, vui thích không còn biết mình là Châu. Chợt tỉnh giấc thấy mình là Châu, không biết Châu lúc chiêm bao là bướm hay bướm lúc chiêm bao là Châu, Châu cùng bướm chắc có phận định “ 

Bên nước chúng ta, Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ), gói gọn ý thú trong hai câu thơ, nội hàm như vậy, mà văn phong chắc nịch, ông không chiêm bao, ông tỉnh táo thốt. 
“ Vắt tay nằm nghĩ chuyện lần khân “ 
“ Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt “ 

Mộng không phải là thực, nhưng mộng ở trong thực. Thực không phải là mộng, nhưng thực vẫn đậm dấu trong mộng. 

Tôi cùng một bạn đồng hành cùng đi bộ về quê, đến một ngã rẻ, tôi nói đường này đúng, người bạn bảo đường kia mới đúng. Tôi cương quyết đi đường tôi và tôi đi, người bạn cũng rẻ sang đường kia, tôi thoáng thấy cái đầu nhấp nhô sau đám sậy và đế cao hơn đầu rồi mất dạng, tôi tiếp tục đi ngang qua ngôi chợ nằm cạnh đường đi, giữa buổi chợ đông sáng sớm, nhộn nhạo với y phục bình thường, tôi thoáng thấy một người đàn bà trẻ, mặc y phục dạng đồ bộ kiểu màu đỏ thắm, từ bên ngoài đi xuyên qua chợ rồi khuất dạng nơi xóm nhà sau chợ, lòng tôi lâng lâng lạ “ có lẽ là thói háo sắc từ sâu thẳm của đàn ông “.

Tôi lại tiếp tục con đường về nhà tôi, tôi đi mãi bổng gặp một tai nạn bên phải đường tôi đi, một chiếc xe lam lật nhào xuống thửa ruộng, trên xe không có hành khách, người lái xe lam nằm trong chiếc xe lam lật ngang, chiếc đầu bị đứt rời khỏi thân mình, nằm nghiêng dưới ruộng. 
Khi tôi đến, chiếc đầu bổng chớp mắt rồi mở miêng nói
 –Xin ông tìm bảo bọc vợ con tui. 
Nói xong chiếc đầu lại nhắm mắt, trong bụng tôi nghĩ thầm không nói vợ con ở nơi nào làm sao tui biết mà tìm, lại nhớ về mô tim còn có thể sống thêm nhiều giờ trong môi trường canh. Tôi nắm tóc xách chiếc đầu về nhà má tôi, đi thẳng vào bếp mở nồi canh, nhúng chiếc đầu vào, chủ ý hỏi thêm cho rõ nơi ngụ của gia đình ông ta, khi nâng chiếc đầu lên, ôi trời ôi sao lại là sơn đỏ ngập đầu còn chảy lòng thòng, chiếc đầu chết hẳn. 

Giấc mơ vào khoảng năm 1970 tôi ở Kiên Lương, một quận thuộc tỉnh Rạch Giá, cách Hà Tiên hơn 30 cây số, năm 1974 tôi về Rạch Giá, tạm trú nơi nhà chị Hương, vợ người bạn chung ngành, bà mẹ chị Hương nghe tôi kể lại hỏi tôi – Chú biết ý nghĩa giấc mơ của chú không. Tôi nói không biết. bà nói tiếp – đây là giấc mơ hiển thánh, chú quê quá xá. Nghe bà nói trong bụng tôi không tin, tôi lỡ tay làm chết người mà hiển thánh cái nổi gì. 

Lại một buổi trưa cũng nơi Kiên Lương, khoảng 2 giờ, tôi nằm nghỉ lưng, một quyển kinh rất dầy và to, bề ngang khoảng 1 thước, bề dài khoảng thước rưởi, nằm lơ lửng trên cao, cận nóc mùng, lấy làm lạ, tôi nhìn khung cửa sổ bện hông thấy sân của TĐ, nắng chói chang, quay vào nhìn thẳng lên vẫn thấy quyển sách vẫn còn đó, tôi vói tay mở chiếc bìa cứng ra, lật tiếp theo một trang trắng, trong lòng tôi nghĩ rằng, nếu mình xem quyễn kinh này chắc rằng sẽ khai thông những bế tắc từ lâu nay, 
Tiếng người bạn gọi vọng từ cửa vào nhà. 
- Cụ Phú cho gọi nhờ điện thoại nghen 
Tôi ngoái cổ nhìn, thì ra tay Trọng 
- Cụ vào gọi tự nhiên đi 
Lật mình lại, không còn thấy quyển sách đâu nữa, tôi nghĩ bụng chắc không có duyên với sách rồi, tôi bước ra ngoài nói chuyện với tên Trọng. 

Đâu khoảng những năm 1990, đầu hôm tôi nằm song chưa ngủ, tự nhiên tôi có cảm giác mất tiêu chân rồi thân mình và tay, có nghĩa là mất hết chỉ còn cái biết mất trong đầu, lạ cái là nếu tôi muốn có lại thân mình và tứ chi, tôi nhận biết trở lại, kể cả co lại những ngón chân, sau đó tôi muốn quên cảm giác có chân, tay, thân mình, thì hoàn toàn không có thân mình cùng tứ chi, chỉ có cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng trong sáng, tôi tự nhủ, thôi ngủ cho rồi và tôi vào giấc ngủ nhanh và nhẹ vô cùng. 


Khoảng hơn chục năm sau, cảm giác này tái hiện lại, bổng nhiên một thoại đầu trong thiền hiện ra, tôi hiểu rõ như nhìn tạn mặt lòng bàn tay của mình, thoại đầu người xưa không phải làm tối tâm, rối rấm thêm cho người, mà thật ra nói rõ, rất rõ cho người nhận, chỉ rõ ràng không che giấu một chút nào. Tôi thử nhiều thoại đầu khác vẫn tức thì rõ ràng, trong sáng, chuyễn đề mục sang kinh thì thấy rõ lòng đại từ đại bi của các vị cổ đức thật vô cùng, không cách chi báo đáp được. Từ đó câu chuyện khuyên xưa hiện rõ. 

Sào cao trăm thước ngồi chót vót 
Muốn thấy mà nào thấy được chân 
Ví phỏng đầu sào thêm bước nữa 
Thì đây thế giới hiện toàn thân 

Thật ra nhiều vị đến đây, muốn buông tay cho rồi, muốn nhảy thoát, mà tay chân cứ dính cứng bởi chiều dài nhân quả trong lụy thời gian, riêng cá nhân tôi, tự nhiên mà được không biết do đâu, chỉ biết tâm thức lúc đó thật an lạc bình yên, sáng tỏ rổng rang, niệm nào hiện ra đều tròn trịa, sáng tò rỏ niệm ấy. Khoảng 2003 người bạn thân duy nhất của tôi tên Bì, từ Santa ana về cùng gia đình thăm quê, anh ghé thăm tôi, dùng 1 buổi cơm đạm bạc, cơm hột vịt luộc dầm nước mắm, buổi ăn chỉ bấy nhiêu thôi vì bạn tôi không thích bày biện, và anh cũng không thích thịt, cá, sau buổi cơm tôi kể cùng anh công chuyện xảy ra cho tôi, tôi thắc mắc, không biết sao, sau chuyện đó mãi đến giờ muốn được lại tâm thức đó mà không cách chi có lại. Anh nói đơn giản cùng tôi 

- Tại vì hiện tại lòng “ Nị “ không trống không, tìm cách trở lại thì làm sao mà 
“thấy“ được 

Anh về kỳ này, tặng tôi 1 đồng hồ casio, và trong túi anh còn 300 đồng USA anh móc hết cho tôi, con gái tôi là bé Ky về chào anh, trong túi còn 250.000 tiền VN anh cũng móc cho hết, đến chừng đưa anh về anh muốn hút thuốc mà hết tiền, tôi ghé bà Nủi mua một gói thuốc để anh dằn túi, kể từ đó tôi không gặp lại anh nữa, tuy nhiên mỗi gần cuối năm, chị Mạnh vợ anh vẫn thường gởi 100 đồng cho tôi, có lẽ theo lời dặn của anh, ít lâu sau chị Mạnh bị gảy xương đùi phải đi xe lăn, phần anh nghe đâu anh bệnh khá nặng, phải vào viện dưỡng lão tạm trú cho hết những ngày cuối đời. Tôi được nghe kể lại những đứa em bên Santa ở gần anh mang thuốc thang trị căn bệnh của anh, anh từ chối trị rồi nói cùng các em của mình – Máy xài đến cuối, đã tới thời kỳ hoại rồi, tiếc giữ có được sao. Đúng phong cách lão Bì từ xưa nay, dấn thân cho chuyện ích lợi tha nhân bất cần nhìn lại. 

Đâu khoảng 2010, đi dạo lang thang, phía bên phải con đường có một căn nhà lá, ngang 4 thước, dài 5 thước, là một quán trọ nền đất, tôi sanh lòng mến muốn vào uống cà phê và ngơi nghĩ. Giữa nhà một bàn cây chử nhật, khá tối, không thấy chủ nhân, phía bên trái nhà, một cái chái nhỏ, trong đó là chiếc giường cá nhân bằng cây rất đơn sơ, không có chủ, không có ghế ngồi, tôi ngã lưng xuống giường cảm thấy rất vừa lòng yên tịnh tôi chìm vào giấc ngủ không biết bao lâu tôi tỉnh giấc, thọc chân xuống giường rà tìm đôi dép của mình mà không thấy đâu, cả đống dép mà không chiếc nào đủ đôi, không chiếc nào giống chiếc nào, tôi đành đi chân không ra khỏi quán. 
Ra khỏi quán tôi đi về bên phải, đến hết con đường lớn, bên trái là căn nhà cấp bốn xây dựng theo kiểu hiện tại, màu sắc có vẻ phô trương, trước mặt ngôi nhà, con lộ đất nhỏ bề ngang khoảng thước rưỡi, thấp xuống hơn nữa thước chạy về phía bên trái cặp hông ngôi nhà, dẫn đến một trường học cũng nằm bên trái, con đường tiếp tục đến một nghĩa địa bên phải, tôi biết vậy nên không đi nữa mà đi trở lại lối cũ, phải bước trở lên một con dốc vừa đi xuống, thật cực nhọc, phải thật hết sức tôi mới lên được con dốc. 
Sau khi đi được mươi bước, một đoàn người đông vô cùng, đi ngược lại phía tôi, hướng về phía nghĩa địa, họ đi lưng họ thẳng băng, chỉ hai chân bước gần như sải nhanh, tất cả đều chân trần, đi gần trước mặt tôi là người đàn bà khoảng hai mươi mấy tuổi, áo dài vải ta trắng đã ngã màu ngà, vạt áo cao suôn đuột không nhấn eo, quần cũng vải ta trắng, đây dạng y phục của những năm 1930, họ đi mà không nhìn tôi, tôi chật vật đi ngược lại rất khó khăn dù họ không hề chạm vào tôi. Bầu trời trắng sáng đục, không có mặt trời, vì vậy dù sáng trưng họ vẫn không có bóng đổ, họ đi lầm lũi, mặt ngó thẳng, không hề nói chuyện, không ngó ngang dọc. 

Họ cùng về nghĩa địa. 

Những giấc mơ mà tôi còn nhớ như in, chẳng biết là mộng trong thực hay thực trong mộng. 
Trong cuộc sống của mỗi một con người chính mình, chúng ta cạnh tranh học hỏi, sinh tồn, tích trử, luôn cảnh giác đề phòng mọi sự mọi việc..chúng ta tạo một xoáy nước của riêng chúng ta, khởi đầu ta tạo và rồi ta bị cuốn theo, cuộc sống phải vậy, rồi sức cùng lực cạn, xoáy nước dần hòa hoãn, ta hoạt động chứ ta không cố công hành động, từ đó chúng ta bình đẳng thong dong đi tiếp…Nương nhờ giáo lý các vị đạo sư, và ta tự chứng từng phần trong ta..có vô độ phần.. 

Trương Văn Phú 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Thơ Tranh: Vu Lan Nhớ Mẹ



Thơ: Song Quang
Thơ Tranh: Kim Oanh

Mẹ Là


Vỡ lòng tập viết câu ca
Trái tim mách bảo: Mẹ là nguồn thơ
Mẹ là câu ví đò đưa
Mẹ là dòng sữa chảy từ lúa non
Mẹ là giọt nắng đầu thôn
Mẹ là bờ dậu xanh rờn mồng tơi
Những khi trái gió trở trời
Tìm về với Mẹ là tôi yên lòng.
Mẹ là bếp lửa đêm đông
Là luồng gió mát con mong trưa hè
Mẹ là hơi thở đồng quê
Mẹ là lá chắn sợ gì bão giông!
Xa nhà nhớ Mẹ ngồi trông…

Huy Phương

Hoa Hồng Trắng Thơ Lồng Nhạc


Trăng Thu



Đón trăng không thể hái trăng
Để cùng thu sẽ lâng lâng đêm về
Nhìn trăng nhớ mãi câu thế
Mỗi mùa thu đến cận kề bên nhau

Dù rằng lại hẹn thu sau
Nhưng còn vọng mãi tiếng đau trong lòng
Trung thu ta xách đèn lồng
Buộc ngang dáng nguyệt quanh vòng đèn say

Thu này tay kiếm bàn tay
Sợi dây nguyệt lão lung lay nơi nào ?
Ánh trăng buông lững ngọt ngào
Gió thu ngỡ tiếng thì thào của ai

Thôi thì đón lá thu phai
Xẻ đôi vầng nguyệt nghiêng vai trăng nằm
Nhớ nhau nghe khúc nguyệt cầm
Ta tìm sương khói hương trầm cùng mơ


Đỗ Hữu Tài

Nhẹ Lòng*



Ngày tựu trường bước với cô đơn
Mọi người vui riêng chỉ tôi buồn
Tin nhạn vắng biệt tăm đâu còn nữa
Xác phượng khô lăn lóc cát ven đường

Ôm con nhỏ dạo chơi xóm vắng
Áo trận xanh nghe thoảng phong trần
Món quà bé bé vân vân
Bao năm mới được một lần rưng rưng!

Hai tám năm về thăm làng cũ
Nước dừa tươi, phượng đỏ ven sông
Mắt một con nhìn xa không rõ
Chân một bên nghiêng ngả vô cùng

Cơm hội ngộ món ăn dân dã
Nhắc chuyện xưa phiêu bạt điêu linh
Gió loạn ngừng, quán nhỏ mưu sinh
Thương bè bạn nơi rừng xanh núi đỏ!

Cây phượng vĩ ven sông nhẹ gió
Rồi cũng xong một buổi ra chơi.
Rồi cũng qua sóng gió một thời
Nỗi niềm, tâm sự đầy vơi… nhẹ lòng!

Lộc Bắc
Aug2018

*Cảm tác bài Những Cánh Phượng Khô Ép Trong Trang Vở của Nguyên Nhung

Kiếp Nhân Sinh



Xướng:
Kiếp Nhân Sinh

Nghiệp quả xô nhau bám kiếp người,
Nhân sinh ngoảnh lại mấy lần vui?
Chào đời run rẩy oa oa khóc,
Kiếm sống sầu tơi mếu máo cười.
Dằng dặc khổ đau buồn lắng đọng,
U hoài tan họp lệ đầy vơi.
Cái già xồng xộc tháng ngày lụn,
Thất thập mệnh tri tạ Đất Trời.

Mailoc
8-15-18
Các Bài Họa:
Thong Dong Phút Cuối


Vận may cõi tục được làm người
Vì cớ sao mà lại chẳng vui
Ê ẩm cuộc đời vì mồn khóc
Sum sê hạnh phúc bởi môi cười
Hận nhà, oán nước, sầu đâu bớt
Trách phận than thân, khổ chẳng vơi
Cái quỹ thời gian, ta có hạn
Thong dong phút cuối, chớ kêu trời…

Người Nay
***
Duyên Nghiệp

Nghiệp duyên vay trả khoác thân người
Lặn hụp trả vay được mấy vui!?
Nhập thế NAM nhân oe oé khóc *
Ra đời LÍNH trận ha ha cười?*
U sầu rã ngũ buồn đầy ắp
Đau khổ lưu vong tùi khó vơi
Khắc khỏải quê xa, đầu đã bạc
Cũng đành tay chắp tạ ơn Trời

Camthành, Augt 25, 2018

Tha Nhân
*Người Việt Nam, Lính VNCH
***
Ở Cõi Người

Theo Nguyễn, trăm năm ở cõi người
Thẵng Tài cái Mẹnh khó chung vui.
Sinh tồn lắm đận dường nên khóc
Danh dự nhiều khi khó để cười.
Đại thể biết nhìn tình thấy được
Tiếu phần mà tỏ hận dần vơi.
Vị tha Phật bảo tham nên triệt
Cần kiệm làm vui, Đất gặp Trời !

Trần Như Tùng
***
Sống Vui...


May thay bỗng được tấm thân người!
Nghĩ ngợi chi nhiều hãy sống vui!
Phiền não chôn vùi khe khẽ hát
Thị phi gạt phắt hả hê cười
Tương lai mù mịt chờ chưa đến
Quá khứ huy hoàng tiếc cũng vơi
Thấu hiểu rồi đây về cát bụi
Thì đâu hờn giận đổ do trời!

Như Thu
***
Chờ Ngày Thoát Khổ 

Rồi qua đi cả, một đời người 
Tích lũy chuyện buồn, được phút vui ? 
Sáng dậy lo toan cho cuộc sống 
Đêm ngơi khắc khoải bởi trò cười 
Miếng ăn không dễ đi tìm kiếm 
Thức uống chẳng buồn thấy cạn vơi 
Cứ thế tháng ngày ...rồi mỏi mệt 
Chờ hôn hoàng tới...tớ chầu Trời ! 

Trịnh Cơ 
Paris 20/08/2018 
***
Kiếp Nhân Sinh 

Làm sao có được một con người 
Có phải mẹ cha nhập cuộc vui ? 
Hay tạo hóa dành rồi một kiếp 
Nhân sinh tái lập khóc và cười 
Trần gian quán trọ vô thường mãi 
Thế thái ngâp tràn hay cạn vơi 
Sướng khổ một đời rồi cũng hết 
Khi hoàn đủ nợ trở về Trời… 

Minh-Hồ 
20.08.2018 
***
Xử Thế 

Dầy mỏng ai hay mỗi phận người 
Thụ ân phước lộc cứ nên vui 
Tu thân tích đức noi gương thánh 
Hòa hiếu an nhiên thuận đạo Trời 
Lý lẽ muôn trùng không chấp nhất 
Từ bi hỷ xả chẳng dần vơi 
Nhân tình thế thái duyên tan hợp 
Sướng khổ tại tâm hãy mỉm cười 

Yên Nhiên
***
Kiếp Người 


Từ khi mở mắt được làm người 
Lẫn lộn chung hoà những khổ vui 
Cách biệt âm dương thì tủi khóc 
Vầy sum hỷ phụng lại tươi cười 
Nhiều lần cuộc sống như suy giảm 
Lắm lúc tình trần tưởng cạn vơi 
Vạn sự vô thường dâng ý thức 
Tu nhân tích đức để ..lên trời 

Minh Thuý 
21 tháng 8 _2018 
***
Dâu Bể Cuộc Đời

Đọc Xuôi:
Dâu bể cuộc đời, kiếp sống người,
Khổ đau đầy đó, ít thời vui.
Sầu vương vấn quá, bi ai khóc,
Hận chứa chan đành, uất nghẹn cười !
Dầu dãi phận tàn, thân lắm tủi,
Nhớ nhung tình đẫm, lệ nào vơi !
Thâu đêm luỵ cảm, hờn năm tháng…
Đâu biết nợ duyên, số định trời !

Đọc Ngược:
Trời định số duyên, nợ biết đâu,
Tháng năm hờn cảm, luỵ đêm thâu.
Vơi nào lệ đẫm, tình nhung nhớ,
Tủi lắm thân tàn, phận dãi dầu.
Cười nghẹn uất đành, chan chứa hận,
Khóc ai bi quá, vấn vương sầu.
Vui thời ít đó, đầy đau khổ…
Người sống kiếp đời, cuộc bể dâu !

Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
***
An Bình Hạnh Phúc


Từ khi cha mẹ dạy làm người
Học nói, học ăn để được vui
Tâm : diệt sân si thanh thản sống
Trí : tiêu phiền não thỏa thuê cười
Xa nơi tội ác đời luôn đẹp
Tránh chốn bạc cờ nghiệp sẽ vơi
Ở với thế gian tròn đạo nghĩa
An bình hạnh phúc tạ ơn trời.

Nguyễn Thành Tài
26-8-2018

Ngôn Sứ Của Ngôi Lời


Thơ là cõi bềnh bồng mà thi nhân là người có tâm hồn đa cảm nên đã tìm vào cõi mộng. Nguồn thơ là một phẩm vật tinh thần của trời ban đến với thi nhân nào có hẹn thời gian hay độ tuổi, tâm hồn thi nhân dù ở thời thanh xuân hay lúc xế chiều thì nguồn cảm hứng vẫn dạt dào cuồn cuộn. Nhà thơ Vân Uyên tuổi đời đã cao mới bắt đầu làm thơ nhưng thơ ông mượt mà, kỹ thuật vững vàng điêu luyện. Ông làm thơ không nhiều nhưng thơ của ông lại mang tính độc đáo vì ông quan niệm «cầu tinh bất cầu đa » nên rất cẩn trọng tỉ mỉ chọn lựa từng câu chữ, ngữ nghiã cho ý thơ. Hơn nữa do tích lũy vốn sống và kiến thức rộng, ông lại thích nghiên cứu đọc rất nhiều sách của nhiều tác giả trên thế giới nên đã tự tìm cho mình một hướng đi riêng trên con đường Thi Ca. 

Nhà thơ Vân Uyên tên thật: Nguyễn Văn Ái, sinh năm 1920 tại Hà Nội và mất năm 2015 tại Paris. Sang Pháp học Y Khoa vào giữa thập niên 40 và đã tốt nghiệp bác sĩ trở về nước năm 1955 của thế kỷ trước. Ông nguyên là viện trưởng viện Pasteur Việt Nam (Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang 1955 1975), giáo sư Y Khoa Đại Học Sài Gòn bộ môn Vi- Sinh- Vật- Học, từ năm 1955- 1975. Ông là anh ruột của thi nhạc sĩ Tử Phác, người từng vang bóng một thời có những nhạc phẩm tiền chiến :Tiếng Hát Quay Tơ ,Tiếng Hát Lênh Đênh..vv…. Tử Phác là thư ký tờ báo Nhân Văn Giai Phẩm, và cũng là nạn nhân bị tù đày trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm năm xưa! 

Nhà thơ Vân Uyên là tác giả 4 thi tập: Những Vần Thơ Lưu Niệm, Tình Thơ Paris, Duyên Kiếp Thiên Tình,Nghĩa Nợ Tình. 
Những tác phẩm trước năm 75: Khoa Học và Đức Tin, Giới Thiệu Tư Tưởng của Teilhard de “Chardin”do Kim Lai Ấn Quán xuất bản Sài Gòn 1965. 

Giáo sư Nguyễn Văn Ái dù là một nhà Khoa học nhưng mang tâm hồn thi sĩ luôn hướng đến một 'chân trời lãng du'. Tuy ông rất thích đọc thơ, nhất là cổ thi và những bài bình luận thơ nhưng Vân Uyên không bao giờ nghĩ sẽ có ngày làm thơ. Bất ngờ BS Tuyết Lan người ngẫu phối mà Vân Uyên yêu mến với biết bao kỷ niệm đẹp của thuở trẻ, thời cùng du học ở Paris hai tâm hồn như một, nguyện cùng đồng hành trọn đường cho đến ngày tóc bạc dù cho đường đời có trần bổng. Từ khi ‘Song song nhất thể lại rồi chia hai’, sự ra đi của người bạn đời vào năm 1996 khiến Nguyễn Văn Ái cảm nhận tận cùng nỗi đau của sự mất mát, và thấm thía nỗi cô đơn nên những lúc hồi tưởng nhớ người bạn đời ngồi ghi lại một vài kỷ niệm tự nhiên thấy thơ từ nỗi đau sâu kín nhất ùa đầy trong tâm hồn theo dòng cảm thành suối thơ, và từ đó Vân Uyên làm thơ. Có lẽ chỉ có thơ mới chia sẻ được nỗi cô đơn, và những lúc cô đơn hồn dễ xúc cảm những ý hay. Chữ tình là điều thiêng liêng nhất mà con người không thể thiếu và tách rời từ đó khởi nguyên của những nỗi buồn vui đau khổ hay hạnh phúc. Trong tình yêu có tình yêu cha mẹ, yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên, tình yêu lứa đôi và còn nhiều thứ tình khác….Trong tình yêu lứa đôi có tình phu thê là nặng nghĩa, mãnh liệt, tha thiết, đôi khi vượt lên mọi thứ tình khác. Đối với đức tin của một số tôn giáo tình nghĩa phu thê thật thiêng liêng vì là họ xương thịt của nhau.

Trong tập Thơ Vân Uyên ngoài những bài quê hương, tâm linh còn có những bài thơ tình về sự nhất thể, tình phu thê đậm sâu tính tôn giáo. Thơ Tình của Vân Uyên thuộc loại tâm linh nhưng đầy lãng mạn nói về sự chung thủy. Đây là những bài thơ tình độc đáo nói về tình yêu nối kết giữa người còn sống và người đã khuất, giữa sự hoang mang và đức tin. 

« Tình chỉ tình, khi tình chung thủy
Có yêu nhau hồn xác mới là yêu
Có yêu nhau sống thác mới là yêu 
Tình người ghép mối thiên tình »

Nhà thơ Vân Uyên ngước mặt nhìn trời nguyện cầu trong bài Tình Chỉ Tình:
« Con của Trời biết khổ vẫn yêu.»
Chữ Tình thật bao la và vĩ đại , tình của Người, tình của Trời. Khi tơ duyên vợ chồng của Vân Uyên bị đứt đoạn nhà thơ đau khổ vì yêu thương nhớ người bạn đời đã mất ông viết: « Con của Người biết yêu là khổ». Là một tín đồ công giáo nên câu thơ Con của Người là con cái Chúa, và nỗi khổ đó chỉ đon thuần là tình lứa đôi; Nhưng Thiên Chúa Con của Trời mang một tình yêu vĩ đại yêu nhân loại. Ngài biết thế gian đầy khổ ải nhưng vẫn xuống thế để chuộc tội cho nhân loại : « Con của Trời biết khổ vẫn yêu».

Nợ Tình là bài thơ tâm linh giữa người dương gian và người thiên thu: 

Có yêu nhau sống thác mới là yêu. 

Giữa đức tin và khoa học trong con người tín hữu GSTS Nguyễn văn Ái. Tình yêu lứa đôi dù tuyệt đẹp so với đời người thì cũng ngắn ngủi. 
‘ Tình đến gặp tình một kiếp thôi’ Tình yêu lứa đôi chỉ ở kiếp này bên nhau mới thật hạnh phúc, nhà thơ ngại rằng ở cõi khác nếu có gặp nhau chắc gì còn tình lứa đôi!
‘Đâu chung đâu thủy đâu trời nhỉ
Ai thấy hôn ai ở chốn nao ?’

Nhà thơ tự hỏi: ‘Đâu chung đâu thủy đâu trời nhỉ ?’ ‘Con người từ nhất thể song đôi tại sao trời bắt phân ly ? Phải chăng định luật của tạo hóa con người vẫn phải phân ly, cho dù sự phân ly đó chỉ ở phần thể xác, còn phần hồn vẫn quyến luyến không tách rời nhau ?
«Nhẹ bụi điêu linh vẫn xót thương,trong đêm thoáng động dây tơ vương. Trở về gỡ mối tương tư cũ, điểm mộng vào thơ phảng phất hương. » Đoạn thơ tình tuyệt vời ; nhưng ‘Ai thấy hồn ai ở chón nao’ 
Có lẽ con người khoa học trong nhà thơ trỗi dậy đâm hoang mang! 

Nợ Tình

«Gió thoảng hồn du phiếm hiếm cao
Bao la mở ánh huyền huyền sao
Đâu chung đâu thủy đâu trời nhỉ
Ai thấy hồn ai ở chốn nao ?
Nhẹ bụi điêu linh vẫn xót thương.
Tong đêm thoáng động dây tơ vương
Trở về gỡ mối tương tư cũ
Điểm mộng vào thơ phảng phất hương.
Tình đến gặp tình một kiếp thôi
Từ yêu sáng thế tình song đôi
Tâm in phúc hứa Thần linh ước
Trí tích vinh danh vịnh Thánh Ngôi.
Thập ác, huyền thân, tử ,phục sinh
Tình Trời duyên Tội lẽ u minh
Hồn về thử hỏi nơi nguyên tạo
Tân Cựu thiên thu nghĩa nợ tình.»

Trong bài Khói Trầm Bay nhà thơ Vân Uyên tả lại cảm súc khi nhìn thấyđôi chim khuyên mà chợt bùi ngùi nhớ người bạn đđời xưa vì mỗi độ xuân về có đôi chim khuyên bay đến lượn hót trong vườn. Xuân này đôi chim khuyên lại đến nhưng thiếu tiếng người bạn đời gọi ra xem:

« Dôi khuyên chim chíp song song
Dâu lời âu yếm tay lồng sóng đôi
Đường đời còn mấy nổi trôi
Khôn ngoan nước bước đứng ngồi hỏi ai.
thôi thì đến thế thì thôi
Tinh anh thể phách kiếp người biết sao!
Thiên nhan ước hẹn trời cao
Mặt nào nhìn mặt tay nào cầm tay. 
Nguyện cầu hương khói trầm bay
Đưa về vĩnh phúc tình này tới đâu ?
Kiếp này đành gẫy nhịp cầu
Thấm đau niềm nhớ ngậm sầu niềm vui.
( Khói Trầm Bay)

Bài thơ tình đầy tha thiết diễn tả nỗi lòng tác giả khi nhìn cảnh cũ chợt tiếc nuối người xưa có sầu nhưng không bi lụy vì tác giả dựa vào đức tin sẽ có một ngày sẽ gặp lại người xưa ở Nước Chúa. Hai câu thơ:

«Thiên nhan hẹn ước trời cao,
Mặt nào nhìn mặt tay nào cầm tay.»

Hai câu thơ đã nói lên niềm hy vọng tôn giáo sẽ gặp nhau trước mặt Thiên Chúa, dù tin tưởng nhưng tâm hồn thi sĩ đa cảm vẫn thắc mắc ở nơi huyền bí đó về thân phận của hai người có còn là vợ chồng nữa không ? (mặt nào, tay nào). Từ đó cùng với việc làm thơ đời sống đạo của Vân Uyên chuyển hướng về nội tâm, tuy bề ngoài trong khuôn khổ Giáo Hội vẫn là một con chiên ngoan đạo. Vân Uyên diễn tả nếp sống đạo nội tâm qua những vần thơ, không những trong những bài thuần túy tôn giáo: Cây Thập Tự, Tấm Mồ Không, Người Là Ai, Tình Ta Với Tình, Thiên Chi Đạo, Sách Khải Huyền, nhưng cả trong những bài thơ tình đời haytả cảnh. Bài thơ Đọc Phúc Âm đã nói lên niềm tin và suy nghĩ của Vân Uyên:

Gặp ai khi đọc phúc âm
Khi nghe nhắn nhủ thì thầm tiếng yêu
Ngọc châu tòa giảng tín điều
Hướng đi niềm sống ít nhiều thấm trôi.
Hai ngàn năm thuyết ngược suôi
Ý trào như sóng ngập lời người xưa..
Khởi đầu từ bốn chứng thư
Cộng đồng Dân Chúa tôn thờ thành kinh.
Nguyện cầu thành khẩn tâm tình
Xin ơn tín ngưỡng dâng mình vào mơ
Bí huyền khôn tả lời thơ
Tình người thập tự bên bờ xót thương.
Người, Trời sống chết tơ vương
Phúc Âm là phúc chung đường cùng Ai.
(Đọc Phúc Am)

Nhà thơ Vân Uyên có thời làm bộ trưởng trong chính quyền VNCH và có thời gian dài bị tù đày dưới chế độ Cộng Sản nên khi qua định cư ở Pháp ông chán ngán thế sự. Nhà thơ đọc rất nhiều sách, trong đó có cuốn Đạo Đức Kinh do triết gia Lão Tử viết ra 600 năm trước Công Nguyên. Theo truyền thuyết thì Lão Tử chán thế sự nên cưỡi trâu đi ở ẩn. Ông doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại nói: « nếu ngài quyết đi đi ẩn cư xin vì tôi để lại bộ sách.» Lão Tử ở lại của ải Hàm Cốc viết ra bộ sách «Đạo Đức Kinh» dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử.(Trích nguồn)

Bài thơ Thiên Chi Đạo nói lên sự chọn lựa cách sống thanh tịnh của ông:

Thâm thúy phi thường đạo đức kinh
Khí từ man mác gió thần linh
Trường sinh ẩn hiện đời hằng sống
Cương nhược lung linh ánh nước tình
Cây cả ngọn cao mầm hạt bụi
Trí bình tâm thản thuở sơ sinh
Công thành sự toại vô vi đợi
Thanh thoát huyền đồng thắng bất tranh.
(Thiên Chi Đạo)

Thơ của Vần Uyên thấm những tư tưởng của Lão Tử, trong bài Thiên Chi Đạo nhà thơ đã đưa tư tưởng đạo trời của Lão Tử và phúc âm của Thiên Chúa giáo vào thơ: « Đạo không thể dùng lời để diễn tả »:
«Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh»

Câu :« Trường sinh ẩn hiện đời hằng sống »
TCâu thơ chứa lời của đạo đức kinh (trường sinh) và lời của phúc âm (hằng sống).

Câu :« Cương nhược lung linh ánh nước tình »
Cương nhược là tư tưởng trong Đạo Đức kinh 
Nhược nhi thắng cường. Nhu nhi thắng cương.( ĐĐK)
(Yếu thắng mạnh, mền thắng rắn)
Nước tình : Royaume de l’amour (Mt)

Câu : « Cây cả ngọn cao mần hạt bụi»
Hợp bão chi mộc sinh u hào mạt (ĐĐK)
( Cây gỗ tay ôm mọc lên từ từ cái mầm nhỏ)

Câu : «Công thành sự toạivô vi đợi » 
Công thành sự toại thân thoái thiên chi đạo (ĐĐK)
(Khi công thành sự toại thân trở về với nguồn là Đạo 
của Trời.)

Câu: Thanh thoát huyền đồng thắng bất tranh
Thiên chi đạo bất tranh nhi thiện thắng ĐĐK 
(Đạo của trời không cần tranh mà thắng.)

Thơ là lời của Người, mà Tình là của Trời, làm liên tưởng tới ‘Ngôi Lời’ nói lên bằng lời của loài người tình yêu thầm kín của Trời ‘Thiên Chúa – Tình Yêu’. 
« Viết một bài thơ hay đã khó, viết một bài thơ vừa thấm nhuần lẽ đạo, vừa thật là thơ lại còn khó hơn nhiều. Những bài thơ như vậy nâng tâm hồn lên những tầng trời thăm thẳm nghĩa yêu. Đây mới thật là những bài Thơ Tình, vì nói về Tình viết chữ hoa (Tình Đời, Tình Đạo, Tình Người, Tình Trời ). Nhưng tất cả sẽ chỉ là ảo ảnh, là huyền bí, là dấu hỏi.

Phải chăng lẽ đạo là biết bền bỉ thành khẩn khiêm nhường học hỏi và cầu nguyện đi tìm dấu vết ‘Ngôi Lời’ trong tâm hồn và thể xác của chính mình và của mọi người trong kiếp sống hướng về niềm tin. Là tín đồ Ki-Tô giáo, đời Sống Đạo của Vân Uyên hầu như có hai giai đoạn. Đoạn đầu từ khi trưởng thành đến năm 1996 (lúc 76 tuổi), đoạn sau là từ đó đến nay.
Trong giai đoạn đầu Vân Uyên sống đạo như phần đông các con chiên ngoan đạo khác: đi xem lễ, đọc kinh, làm công giáo tiến hành, quỳ trước các Linh mục xin ban phép lành, đọc sách báo đạo, viết bài cho các báo đạo.

Đôi khi theo lời mời của Linh mục Đa Minh Nguyễn Huy Lịch cũng đi thuyết trình về những đề tài: Hôn Nhân và Gia Đình Công Giáo, Hướng Đi của Giáo Hội Việt Nam, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong phần kết luận của đề tài sau có lần Vân Uyên đã nhận định :
«Thiên Chúa thương yêu cách riêng Giáo Hội Việt Nam còn non trẻ nên đã ban ơn cho nhiều người biết yêu Chúa theođường tử đạo để được nên thánh.» Thời đó là thời Công Đồng Vatican II. Theo Linh mục Nguyễn Huy Lịch: «Từ lời nhận định của BS Nguyễn Văn Ái đã khiến cho một số anh em trong đó có ông Nguyễn Đình Đầu đứng ra làm tờ báo: ‘Sống Đạo’».

Trước khi rời Việt nam đi Pháp toàn bộ sách của Teilhard de Chardin và những người khác nói về Teilhard de Chardin, ông đã gửi biếu Linh mục Tuyên úy Trần văn Hiến Minh. Khi tới Pháp nếp sống đạo của ông không có gì thay đổi, mỗi tháng viết một bài cho Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris. Một số bài được chú ý, thí dụ:‘Quan Niệm về Chữ Trời trong Cung Oán Ngâm Khúc’,‘Chữ Tình và Chữ Yêu theo Truyền Thống và Trong Thánh Kinh’.

Dù là một tín đồ ngoan đạo, nhưng ông không đọc và hiểu Kinh Thánh theo lối từ chương mà hầu như bằng 'cảm nhận' nhiều hơn. Lời Kinh Thánh (Tân Ước) hầu như nhập vào ông để qua cảm nhận ông nhận ra những gì bàng bạc phía bên kia lời. Ông làm thơ từ Kinh Thánh, từ lời Jésus. Có cái gì cao sâu, ẩn kín vừa băn khoăn vừa diệu vợi nên thơ ông không dễ hiểu nếu không dậy lên những 'rung động siêu hình' (frissons métaphysiques) nơi ta.

Xin hãy nghe nhà thơ bày tỏ:
« ……………… ……….
Thơ xưa vào mộng tới thiên thai
Tỉnh mộng còn chăng tiếng thở dài
Tan biến hư vô người, cảnh, mộng
Ngẩn ngơ mù mịt bụi trần ai.
Thiên thai nằm mộng như không mộng
Mỏi gối thời gian kiếm bóng người
Thoáng ánh sao rơi thêm lạc lối
Thơ nay còn mất mộng ngày mai
Mộng thơ ấp ủ tình không đợi
Chập chùng muôn kiếp lạnh lùng trôi
Mây phủ hoang vu trời trắng mộng
Phương nào đâu nữa mộng thiên thai
Tiếng thơ không mộng tâm tư vắng
Mộng vắng tình thơ mộng vắng người
Một mai thơ mộng tâm tư mới
Mộng gặp tình thơ mộng gặp người.
(Mộng Ngày Mai)

Bài thơ nầy tương đối dễ hiểu nhất trong số thơ ông. Với ông, thi ca là những "rung động của tâm tư bắt nguồn từ những 'tín hiệu' (informations) của Ngôi Lời (le Verbe), cái Ngôi Lời đã tạo nên Sự Sống nơi thế gian rồi gọi mời thế gian trở về với cảnh giới Ngôi Lời". Qua thơ của ông, ta có thể nghĩ "Vân Uyên là 'ngôn sứ của Ngôi Lời " . 

Trong một lần Hội Ba Lê Thi Xã hội thảo bàn về thơ Tâm Linh nhà thơ Vân Uyên góp ý bằng cách đọc một bài thơ của ông để ca ngợi 4 người “đặc biệt” đã trải qua vòng tử sinh mà nhà thơ gặp trong đời, bài thơ mang 
tên:Đọc Thơ Bốn Người, trong đó có những đoạn về thi sĩ Hàn Mạc Tử: 
« Đốt trầm hương tựa án thư, 
Ý tình sinh tử đọc thơ bốn người. 
Uống trăng say mộng khóc cười,
Hú hồn gánh huyết giữa trời hư vô.
‘ Máu đã khô rồi thơ cũng khô! 
Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ » 
(Đọc Thơ Bốn Người)

Do ông rất rõ căn bệnh phong nan y, ông giải thích hai câu thơ sau của Hàn Mạc Tử: 
“ Khi làm câu thơ ấy tâm hồn Hàn Mạc Tử đau đớn tột độ vì nguồn thơ sắp cạn, thi sĩ biết mình đã kiệt lực sắp chết trong lúc tuổi đời còn đang kết trái nở hoa! Hàn Mạc Tử là người công giáo có đức tin mãnh liệt nhưng theo tôi thi sĩ chưa thực sự hiểu đạo. Câu thơ:
«Hồn ơi! Phiêu lạc đến bao giờ»; đã minh họa sự vô định của Hồn sau khi lìa xác; thay vì phải về Nước Chúa».
Trong làng thơ Việt ở Paris nhà thơ Vân Uyên được các bạn thơ trong nhóm Ba Lê Thi Xã qúy mến gọi là “ẩn sĩ ”vì ít tham dự đám đông, thỉnh thoảng ông mới họp thơ và có những lời góp ý là những vần thơ độc đáo. Mỗi lần xuất hiện ông luôn tươi cười, tiếng cười âm vang rộn rã khắp phòng làm mọi người vui lây. Hội thơ Ba Lê Thi Xã đã ngưng sinh hoạt vì rất nhiều thi sĩ đã giã từ cõi đời, hiện nay chỉ còn vài người, tôi là người trẻ nhất trong hội nhưng các vị đó xem tôi là bạn thơ, là tri kỷ. Thi sĩ Bằng Vân Trần Văn Bảng, thi sĩ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái, nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, thi sĩ Phương Du Nguyễn Bá Hậu và tôi rất hợp nhau, chúng tôi thường hay bàn luận về một bài thơ hay,một tác phẩm nghệ thuật giá trị. GS Trần Văn Bảng, GS Nguyễn Văn Ái, GS Thái Hạc Oanh đã về với thiên cổ, BS Nguyễn Bá Hậu đang ở bệnh viện cũng sắp đi, tôi tóc đã bạc bỗng trở nên cô đơn!

Năm 2000 nhà thơ Vân Uyên 80 tuổi, để mừng thượng thọ con cháu của ông dã tổ chức đại lễ thượng thọ mời gia đình và bằng hữu của thi sĩ đến chung vui hơn cả trăm người. Hôm đó có một số ít nhân sĩ được mời lên phát biểu cảm tưởng, tôi đã lên đọc một bài thơ làm tặng thi sĩ Vân Uyên. Năm 2010, thi sĩ Vân Uyên 90 tuổi, lần này con cháu của ông cũng tổ chức lễ đại thượng tho, ngoài đại gia đình đến mừng tho, số khách mời được hi sĩ Vân Uyên yêu cầu giới hạn trong vòng thân hữu, là những người mà thi sĩ Vân Uyên qúy mến thường gặp gỡ, đó là:Nữ sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, ÔB BS Tạ Thanh Minh, GS Lê Đình Thông, GS Trần Văn Cảnh, nghệ sĩ Thúy Hằng và tôi. 

Hôm đó tôi cũng làm một bài thơ tặng thi sĩ. Hai bài thơ cáchh nhau 10 năm đã được thi sĩ đưa vào thi tập hơn trăm bài thơ Vân Uyên, thi tập mang tên:«Nghĩa Nợ Tình » xuất bản tại Paris năm 2011. Bằng hữu văn nghệ biết tôi biết âm nhạc nên có ít người muốn tôi phổ cho họ một bài thơ nhưng tôi đã từ chối, vì sợ mình không đủ khả năng làm đẹp âm thanh thành giai điệu đẹp cho bài thơ. Nếu tôi phổ chỉ để làm hài lòng bạn sẽ làm hỏng nghệ thuật, lời thơ hay ý đẹp của thi sĩ, dù rằng tôi sử dụng quen thuộc dương cầm và guitare và thỉnh thoảng có viết ca khúc nhưng chưa bao giờ dám phổ thơ của ai! Vào mùa hè năm 2015 gia đình thi sĩ Vân Uyên muốn tổ chức mừng thượng thọ 95 tuổi tại tư gia một biệt thự ngoại ô Paris và đã mời một số khách do chính thi sĩ chọn. Tôi và Thúy Hằng được mời, lần này tôi không thể làm thơ vì những ý hay lời đẹp tôi đều viết ở hai bài thơ trước, nếu làm thêm sẽ trùng ý và không thể hay! Do đó tôi đem những thi tập của Vân Uyên ra đọc nhiều lần để tìm cảm hứng phổ nhạc. 

Tôi đã thích bài Nợ Tình vì diễn tả tình đời ý đạo, và thi sĩ Vân Uyên cũng thích bài thơ này vì tính độc đáo của nó về sự huyền bí của Tình Trời Tình Người. Hôm đó con cháu của thi sĩ dến hơn trăm người, nhưng số khách chỉ có 4 người là: GS Trương Công Cừu người bạn thâm niên thuở còn du học ở Paris với thi sĩ, ông có thời làm bộ trưởng thời VNCH và là giáo sư các trường đại học ở Sài Gòn trước năm 1975. Ba người thuộc thế hệ sau: GS Trần Văn Cảnh, Thúy Hằng và tôi. Chiều hôm đó tôi đã đàn và hát tặng thi sĩ bài thơ phổ nhạc lần đầu của tôi. Thi sĩ Vân Uyên rất vui vì thơ nhạc đã giao hòa phát lên âm thanh giai điệu về ý nghĩa Tình Đời Lẽ Đao. Hơn hai tuần sau thi sĩ Vân Uyên đã giã từ cõi trần về gặp người thương nơi Nước Chúa. Bài thơ Tín Điều Trần Ai như một lời giã từ.


Tóc sương đâu biết ngày đi
Đôi vần cầu nguyện đến thì thì thôi
Đường đời đã cuối chân trời
Hồn nương theo gió những lời Phú Âm
Mai sau lưu lại đạo tâm
Vọng vang lời gọi, thì thầm tiếng yêu
Tình trời tình đất bấy nhiêu
Mỗi đời mỗi ngả tín điều trần aì.
(Tín Điều Trần Ai)

Đỗ Bình
Paris 20.08.2018