Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

Chờ Bạn


Quán Café Khởi Nguyên nơi Kim Hiệp thường tụ họp vui đùa và thơ thẩn cùng bạn đồng môn(Bán Công Nguyễn Thông- Vĩnh Long). 
Nay Tách Càphê và thuốc thơm tưởng nhớ Hiệp!


Hình Ảnh: Xuân Hồng 
Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh
(Em gái nhớ về anh 11/8)

Màu Nắng Chiều Nay



Màu nắng chiều nay khắp nẻo đường
Ấy màu nhung nhớ của yêu thương
Ai đem nghiệt ngã xoa lòng mắt
Bật khóc sao vơi nỗi đoạn trường 


Tháng Tám mùa trăng đến thượng tuần
Ngọn đèn tang trắng thoát trầm luân
Trở về cát bụi lòng quê mẹ
Khói thuốc lãng du ấm mộ phần

Kim Phượng
Tưởng nhớ em Lê Kim Hiệp
11. 8. 2018

Đi Tìm Thu Xưa



Mưa đầu mùa hay Thu làm rơi lá
Nghe hương tình thoang thoảng cả không gian
Giật mình thơm tràn ngập buổi Thu vàng
Mộng ngây ngất ngút ngàn đêm trổi dậy

Ai nỡ dấu đi mùa thu năm ấy
Để khổ anh tìm mấy chục Thu qua
Một mùa vui tuy lá hoa tàn tạ
Kỷ niệm này ray rức cả đời anh

Mối tình xưa thêu dệt của chân thành
Êm ấm nhỏ như tơ mành trước gió
Anh vẫn muốn đi tìm mùa Thu đó
Mong có chút gì thổn thức đầu mưa

Một chiếc lá khóc cho tình đôi lứa
Nhẹ nhàng rơi vừa chợt tối phong ba
Đêm Thu ảm em đi không từ tạ
Vất vả lòng đau nát mỗi lần Thu

Trời Pleiku nay lại lắm sương mù
Hơi lành lạnh thêm phần Thu thi vị
Nhưng men say vắng bóng người tri kỷ
Nhạc rừng hoang nghe thảm chỉ mình ta!

Lần Thu tới anh sớm ra chờ đợi
Nơi đồi yêu Thu cũ bỏ ta đi
Hy vọng gặp người em khăn quàng tím
Mấy chục Thu hồn ngự chiếm tim anh!

Lại thêm một Thu đau đành cam chịu!

Pleiku 19-7-2012
Lê Kim Hiệp
(Tưởng nhớ về anh 11/8)

Chiều Khúc - Hoàng Khai Nhan - Bích Liên



Sáng Tác&Thực Hiện:Hoàng Khai Nhan
Tiếng Hát: Bích Liên

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Sầu Đông

Hàng cây trơ lá giữa mùa đông
Lành lạnh đôi tay chuyển tận lòng
Ngan ngát hương nồng xa lạ tới
Xôn xao tình đợi thắp chờ mong





Thơ & Ảnh: Kim Phượng
Mùa Đông Úc Châu
***
Bài Họa:

Mộng Xuân

Tuyết phủ sương mù lạnh cuối đông
Chờ làn nắng ấm sưởi trong lòng
Mai vàng trổ nụ nàng Xuân hát
Vọng tiếng Hoa cười thỏa ước mong…

Đức Hạnh 
27 07 2018
***
Cảm Tác:

haiku 72
nhớ thương
hương tỏa đóa hồng
chiều đông

dovaden2010


Thu Dạ Thính Vũ 秋夜聽雨 - Nguyễn Văn Siêu



秋夜聽雨         Thu Dạ Thính Vũ

海國三秋半, Hải quốc tam thu bán,
山城一雨初。 Sơn thành nhất vũ sơ.
寂寥群動息, Tịch liêu quần động tức,
涓滴夜聲疏。 Quyên trích dạ thanh sơ.
隨葉空庭際, Tùy diệp không đình tế,
敲金萬瓦餘。 Xao kim vạn ngõa dư.
還家此夕夢, Hoàn gia thử tịch mộng,
不畏路沮洳。 Bất uý lộ tự như.

阮文超             Nguyễn Văn Siêu

Dịch nghĩa

Ở vùng biển gần ba thu,
Thành trên núi bắt đầu mưa.
Mọi vật đều vắng lặng,
Chỉ nghe từng giọt mưa rơi trong đêm.
Lá cây chạm vào mái hiên,
Tiếng mưa rơi trên vạn miếng ngói như tiếng gõ vào kim loại.
Đêm nay ta mộng trở về nhà,
Không sợ đường bùn lầy.

Dịch Thơ:

Đêm Thu Nghe Mưa

Hơn ba thu sống nơi miền biển
Mưa đẩu mùa vang tiếng trên ngàn.
Nơi nơi cảnh vật lặng trang,
Chỉ nghe tiếng nước mênh mang rì rào.
Trên mái hiên xạc xào cành lá,
Ngói nóc nhà ra rả thanh la.
Đêm nay mộng trở về nhà,
Đường xa chẳng ngại bùn pha mưa dầm.

Mailoc phỏng dịch
***

Các Bài Dịch Khác:

Nghe Mưa Đêm Thu


Ba thu ở biển sóng rì rào
Mưa gió đầu non lồng lộng cao
Vắng lặng đêm nghe từng giọt nước
Êm ru lá rụng mỗi bờ ao
Dường như lộp độp ngôi nhà ấy
Lại ngỡ gõ vô ống sắt nào
Đêm mộng về nhà ta cứ tưởng
Đường xa lầy lội nước bùn chao

Mai Xuân Thanh
***
Đêm Thu Nghe Mưa

Ở nơi vùng biển ba thu
Núi ngàn mưa chuyển âm u đầu mùa
Xung quanh vắng lặng như tờ
Trong đêm chỉ có tiếng mưa rì rào
Mái hiên cành lá xạc xào
Giọt mưa như thể chạm vào sắt ngân
Mộng quay về lại cố hương
Khó khăn không ngại đường trơn vũng lầy.

Phương Hà

***
Chú Thích:

- Hải Quốc : Tỉnh thành ở gần biển hay Các nước ở sát bờ biển như VN ta vậy.
- Tịch Liêu : Tịch mịch cô liêu là Buồn bã vắng vẻ.
- Quyên Trích : Tiếng mưa dột lộp độp, tí tách.
- Xao Kim : là Gỏ vào kim loại.
- Ngõa: là Ngói lợp nhà.
- Tự Như: là Bùn sình lầy lội.

* Diễn Nôm:

Hơn ba thu gần biển,
Thành cao mưa vào mùa.
Buồn thiu ngày vắng lặng,
Rả rít đêm gió lùa.
Lá xạc xào sân vắng,
Ngói tí tách nước khua.
Mộng về đêm nay sẽ,
Chẳng sợ đường lầy mưa!

Lục Bát:

Gần biển hơn ba năm nay,
Thành cao trên núi mưa ray rức buồn.
Im lìm vắng lặng mưa tuôn,
Tí ta tí tách mưa luồn suốt đêm.
Xạc xào sân vắng bên thềm,
Ngói khua chí chát như kim loại hòa.
Đêm nay nếu mộng về nhà,
Sẽ không phải sợ mưa sa bùn lầy!

Đỗ Chiêu Đức
***

Đêm Thu Nghe Mưa

Ở biển ba thu rưởi
Thành cao mưa mới về
Quanh đây đều lặng tiếng
Chỉ tí tách buồn lê
Lá đẩy đưa xào xạc
Nước rơi rơi não nề
Về nhà nhờ giấc mộng
Đường dẫu lầy nào ghê.

Quên Đi

Ơn Thầy


Xướng: 
Ơn Thầy

Kính tặng Thầy Cô Sơn Trà Nguyễn Xương
Giáo sư hướng dẫn Lớp 10 C - Trường Trung học Đức Thọ, Khóa 1966 – 1969

Lâu ngày gặp lại tưởng như mơ
Sương gió đầu ai cũng bạc phơ
Để cả niềm tin trao chốn học
Cùng bao hy vọng gửi nơi trò
Đức tâm rèn trẻ thăng dòng huệ
Kiến thức truyền con nặng chuyến đò
Kính chúc thầy cô giàu hạnh phước
Ơn Người xin mãi thắm hồn thơ ...

Học trò cũ 10C của Thầy
Đông Thái Phan Tự Trí ,Mạnh Thu Mậu Tuất , 02 - 8 - 2018
***
Các Bài Họa: 

Ơn Người

Sum họp bên người ngỡ giấc mơ!
Da mồi, tóc trắng sợi lơ phơ
Chia tay buổi ấy nào ngăn lệ
Giã biệt trường xưa vẫn nhớ trò
Cô lại ân cần yêu mến trẻ
Thầy luôn tận tụy đón đưa đò
Cao dầy nghĩa thắm lòng ghi tạc
Gửi gắm ân tình ngọt lá thơ.
Như Thu
***
Nhớ Ơn Thầy 

Cô Thầy gặp lại tưởng như mơ
Đổi lạ bây giờ tóc trắng phơ 
Nhớ tuổi thư sinh thời cặp sách
Yêu vai giáo hạnh thuở bên trò
Ân tình đậm mãi công chăm trẻ
Trọng nghĩa nào phai việc hướng đò
Lớp cũ , sân trường khơi kỷ niệm
Ơn người ...cảm xúc mấy vần thơ 

tháng 8_2018

Minh Thúy
***
Đạo Trò

Kính lễ bên Cô vui tựa mơ
Tóc lòa mắt lệ,... bạc phơ phơ!
Thắm đằm ánh sách bừng tâm chữ
Sâu lắng tình Cô sáng dạ trò!
Rẽ cánh chim đàn luôn nhớ Tổ
Qua sông lòng đạo mãi ơn Đò!
Ân sâu nghĩa cả hằng ghi tạc
Lưu dấu hình Cô rạng tứ thơ!

9-8-2018
Nguyễn Huy Khôi
***
Tái Ngộ Ân Sư

Tay nắm tay lòng cứ ngỡ mơ
Mắt nhìn mừng tủi tóc phơ phơ
Niềm thương lắng đọng cô thầy mãi
Nỗi nhớ trào dâng tuổi học trò
Sóng cả vững chèo đưa tận bến
Đường xa gắng sức tựa nương đò
Ơn sâu khắc tạc vào tâm khảm
Mượn chữ dâng Người một áng thơ

Lý Đức Quỳnh
***
Ơn Thầy 

Gặp lại thầy đây tưởng giấc mơ
Sinh viên cũng bạc tóc bay phơ
Ơn dày dạy dỗ nơi trường học
Nghĩa trọng ôn thi tại lớp trò
Nhất tự tôn sư qua mấy bến
Mười năm đèn sách bấy nhiêu đò
Thầy ơi, chúc thọ mừng niên kỷ
Nối gót sống lâu xướng họa thơ

Mai Xuân Thanh
Ngày 08/08/2018
***
Công Ơn Thầy Cô

Gập gỡ tuổi này tưởng giấc mơ
Cô thầy mái tóc bạc phơ phơ
Sống đời tận tụy vun trồng trí
Mang nghiệp hy sinh chăm chút trò
Học thức ban truyền so ngọn núi
Tâm linh chuyên chở sánh con đò
Công ơn vời vợi hằng ghi nhớ
Thắm đậm ân tình tự ấu thơ.

Thanh Hoà

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Thơ Tranh: Ơn Thầy


Thơ: Phan Tự Trí
Thơ Tranh: Kim Oanh


Cùng Em Trên Sông Trăng



Cùng Em Trên Sông Trăng

Vầng trăng lồng lộng giữa khung trời
Quấn quýt mây vàng lả lướt trôi
Mặt nước lung linh ngàn ánh bạc
Con thuyền lờ lững mái chèo lơi
Ngàn lau uốn lượn như triền sóng
Tiếng sáo mơ hồ theo gió khơi
Hãy sát vào ta thêm chút nữa
Đêm tàn, lộp độp hạt sương rơi!...

Phương Hà
***
Các Bài Họa:

Cùng Trăng


Buộc lửng lơ trên chóp đỉnh trời
Một vầng trăng giữa gió bồng trôi
Con thuyền loáng bạc cung chèo lộng
Dợn nước hoe vàng ánh nguyệt lơi
Mộng trải đường mây hòa viễn thẳm
Mơ dìu lối sóng quyện ngàn khơi
Vào khuya cảnh nhuốm mờ sương lạnh
Mắt dõi xa nhìn vệt sáng rơi…

Lý Đức Quỳnh
Đồng Nai,1/2/2015
***
Sông Thu


Sông nước vào thu lạnh ngắt trời,
Gác chèo tâm sự mặc thuyền trôi.
Mơ màng sương khói trăng e ấp,
Vương vấn tóc huyền gió lả lơi.
Lau lách thì thào sầu thảm dậy,
Sáo chiều xa vắng não nề khơi.
Vai kề đêm cuối tình tha thiết,
Trên áo em vàng chiếc lá rơi!

Mailoc
3-17-18
***
Góc Đêm


Vầng mây huyễn hoặc cuối chân trời
Biển mộng chao làn sóng rã trôi
Cuối bãi màn sương từng sợi lỏng
Trên bờ áo lụa những đường lơi
Đềm êm nhạc trỗi sà trên bến
Não nuột âm rền vọng giữa khơi
Trống buổi cầm canh người giục giã
Sau hè vệt sáng cũng vừa rơi ./.

LCT 
18/03/2018
***
Đơn Độc

Lặng lẽ mình ta giữa đất trời.
Thinh không trăng bạc níu mây trôi
Măt sông nước lặng soi hình lẻ
Dưới bến thuyền neo gác mái lơi
Trên bãi hàng hàng Tang Mộc sẫm
Ngoài thôn giọt giọt Độc Huyền khơi.
Cồn lên tâm tưởng bao hoài niệm...
Thấm ướt vai gầy hạt móc rơi.

Trần Lệ Khánh 
18-3-2018.
***
Sông Trăng

Nguyệt ghẹo tình ai một góc trời
Con đò lơ lửng nhẹ nhàng trôi
Ánh vàng vờn sóng như hờ hững
Gió nhẹ lay cành tựa lả lơi
Lữ khách đa tình, say vạn dặm
Trăng khuya nhớ bạn, đắm ngàn khơi
Sông xưa Lý Bạch chìm theo bóng
Nay Tróc Nguyệt đài, giọt lệ rơi

Thanh Trương
***
Đẫm Dòng Ngâu

Cung Quảng rằm chưa ngự giữa trời ?
Ngân Hà còn mãi một dòng trôi
Chàng Ngưu độc khố lời tha thiết
Ả Chức tứ thân điệu lý lơi
Nắng quái nguồn ân xa ngút ngát
Mưa dầm bể ái tận trùng khơi
Mỗi năm một bận chờ Ô Thước
Ngâu tự trên cầu đẫm lệ rơi…

Phan Tự Trí
***
Ôn Kỷ Niệm

Cùng anh đi đến cuối chân trời
Gian khó trăm điều cũng đã trôi
Tươi thắm niềm vui luôn gắng giữ
Ngọt ngào ý đẹp khó buông lơi
Tình yêu êm ả như làn nước
Hạnh phúc tràn đầy tựa biển khơi
Châm cốc trà sen ôn kỷ niệm
Bên ngoài tí tách giọt mưa rơi.

Như Thu
***
Du Thuyền Đêm Trăng

Trăng Thu vằng vặc ánh vàng rơi
Một chiếc thuyền buông nhẹ mái lơi
Sóng sánh Hằng Nga lồng đáy nước
Chồng chành cung Quảng bóng mây trôi
Hàng cây dáng rũ như say ngủ
Mặt nước lăn tăn điểm sắc trời
Xích lại gần nhau tri kỷ nhé !
Để chuyền hơi ấm lúc xa khơi

Song MAI Lý Lệ
***
Đêm Tàn Trên Sông Trăng

Sóng sánh chèo khua giữa đất trời
Lềnh bềnh ánh bạc bóng trăng trôi
Vai em rủ rượi hương huyền ảo
Suối tóc nồng nàn buông lả lơi
Một cuộc tương phùng đầy thú vị
Trăm năm hạnh ngộ dễ gì khơi
Cho ta uống hết đôi dòng lệ
Chớ để đêm tàn nước mắt rơi.

Thủy Lâm Synh
Mar. 19, 2018
***
Vầng Trăng Đất Khách

Đất khách vầng trăng sáng giữa trời,
Dòng sông man mác cánh bèo trôi.
Chiếc thuyền nhẹ lướt đêm tươi mát,
Mặt nước êm đềm gió lả lơi.
Nhấp chén rượu hồng dường sảng khoái,
Nhìn chòm mây bạc chốn xa khơi.
Gợn buồn tâm khảm đời lưu lạc…
Thương nhớ quê nhà giọt lệ rơi !

Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân
***
Đêm Mộng

Lạc lối say mơ giữa đất trời
Sông Hương đêm vắng nước êm trôi
Thuyền Rồng lơ lửng cây chèo thả
Tiếng sáo mơ màng suối tóc lơi
Mỹ nữ ngâm nga sầu dạ cảm
Tao nhân gõ nhịp buốt lòng khơi
Ánh khuya bàng bạc niềm ngây ngất
Mặc khách hôn trầm bóng Nguyệt rơi

Minh Thuý
Tháng 3_2018
***
Yêu Nhau Lênh Đênh

Hai đứa đêm nay dưới cảnh trời
Con thuyền nho nhỏ nhẹ nhàng trôi
Nước sông êm ả chèo lơ đãng
Tiếng hát trầm buồn giọng lả lơi
Gió thổi hương nồng từ đỉnh núi
Sóng đùa ánh bạc tận ngàn khơi
Làn mây che khuất vầng dương mới
Nghe thoảng bên rừng đợt lá rơi.

Paris 19/03/2018
Trịnh Cơ

Đất Phương Nam I - Từ Bình Long-Phước Long Đến Tỉnh Bình Phước Phần 1


Vùng Đất Mang Tên Bình Long-Phước Long:

Vùng đất nằm về cực Bắc của Nam Kỳ là vùng Bình Long-Phước Long. Đây là triền dốc cuối cùng của dãy Trường Sơn. Vùng đất nầy vẫn còn mang địa hình của một vùng cao nguyên, với đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, nhưng thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Cao độ trung bình của cao nguyên nầy chỉ vào khoảng từ 50 đến 150 mét. Kỳ thật 2 vùng Bình Long và Phước Long có thể được xếp chung vào một vùng địa lý và khí hậu, vì toàn thể đất nầy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gần vùng xích đạo gió mùa, với 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lưu lượng nước mưa trung bình là 2.110 mili mét, và nhiệt độ trung bình từ 25 đến 30 độ C. 

Từ bao đời nay, vùng này luôn là yếu điểm của không riêng miền Nam, mà còn cả vùng Tây Nguyên của miền Nam Trung Phần nữa. Đa số đất đai của vùng nầy là đất đỏ. Đây là một vùng đồi núi chạy dài từ biên giới Việt Miên đến biển Đông, từ Tây Ninh, Bình Long, Phước Long(1), qua vùng Bình Dương, Đồng Nai cho đến Bà Rịa và Vũng Tàu. Vùng này có các con sông lớn như Sài Gòn, Đồng Nai, và sông Bé, chảy qua miền đất đỏ mang nét đặc sắc riêng biệt là sự pha trộn chuyển tiếp từ miền núi đồi đất đỏ của cao nguyên Trung phần đến những cánh đồng bạt ngàn của miền Tây. Miền Đông với những rừng cao su bạt ngàn, những núi đồi chạy dài với những dòng sông đỏ ngầu đất phù sa. Đây còn là một vùng đất đầy sức sống của dân tộc Việt Nam trong những ngày đầu Nam tiến. Bắt đầu từ Đồng Nai, mảnh đất có chiều dài lịch sử mới hơn 300 năm nhưng mang đầy vết chân kiêu hùng của những người đi mở nước. 

Vào cuối thế kỷ thứ XVII, khi các di thần nhà Minh chạy sang nước ta xin tỵ nạn, chúa Nguyễn đã cho phép họ vào Nam khai hoang lập ấp. Năm 1679, chúa Nguyễn biên thư cho quốc vương Cao Miên, yêu cầu cung cấp đất đai một cách dễ dãi cho các tướng Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình, Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến... để họ cùng thủ hạ có thể khẩn hoang lập ấp tại vùng nầy. Sau đó, tướng Trần Thượng Xuyên đã nhanh chóng biến vùng Nông Nại Đông Phố thành một khu phố thị sầm uất. Năm 1698, chúa Nguyễn lại sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Nông Nại. 

Nguyễn Hữu Cảnh lấy xứ Nông Nại, đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên(2), lấy xứ Prei Nokor(3) đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn(4). Năm 1776, người Minh Hương tại vùng Nông Nại vì nhớ ơn các chúa Nguyễn nên không chịu theo quân Tây Sơn, mà ngược lại còn giúp quân của chúa Nguyễn giết chết một vị phò mã của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Chính vì vậy mà Nguyễn Nhạc đã ra lệnh cho quân Tây Sơn tàn sát tất cả những người Minh Hương ở Đông Phố. Năm 1778, sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại thành Gia Định, ông bèn chia miền Nam ra làm 3 dinh: dinh Trấn Biên(2), dinh Phiên Trấn(4), và dinh Long Hồ(5). Lúc đó dinh Biên Trấn chỉ có 1 huyện Phước Long, gồm 4 tổng là Tân Chánh, Bình An, Long Thành, và Phước An. Đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà vua chia miền Nam ra làm 5 trấn: Biên Trấn, Phiên An, Định Trấn, Vĩnh Trấn, và Hà Tiên. 

Vùng Bình Long-Phước Long, trước đây trực thuộc trấn Biên Hòa, là vùng địa đầu của Nam Kỳ Lục Tỉnh(6). Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Trấn Biên, nhất là vùng Bình Long-Phước Long, dựa lưng vào núi, mặt ngó ra sông. Buổi đầu các chúa Nguyễn đặt Dinh Trấn Biên, gồm 1 huyện, 4 tổng, lỵ sở đặt tại thôn Phước Lư, thuộc huyện Phước Long. Năm 1808, vua Gia Long cho đổi làm trấn Biên Hòa, nâng huyện lên làm phủ, nâng tổng lên làm huyện. Năm 1816, đời Gia Long thứ 15, lỵ sở được dời về thôn Tân Lân thuộc huyện Phước Chánh. Trước đây vùng này mang tên Cù Lao Phố, là một phố cảng phồn thịnh nhất của Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, với những phố sá, mái ngói, tường vôi, đường sá lót gạch đỏ... Sau cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh thì cù lao Phố bị tàn phá. Năm Gia Long thứ 7, 1808, đổi lại là trấn Biên Hòa, nâng huyện lên làm phủ, nâng tổng lên làm huyện. Phủ Phước Long gồm 4 huyện. 

Huyện Phước Chánh, trước đây là tổng Tân Chánh, được đổi làm huyện, trước đây trực thuộc Dinh Phiên Trấn, đến khi Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào lập bản đồ thì cho nhập vào dinh Trấn Biên. Huyện Phước Chánh gồm 2 tổng Phước Vinh và Chánh Mỹ, với 85 xã, phía đông giáp bến đò Thị Nghĩa thuộc thôn Bình Dương(7). Huyện Bình An, nằm về phía Nam huyện Phước Chánh, gồm 2 tổng Bình Chánh và An Thủy, với 119 xã, phía đông giáp huyện Long Thành, từ sông Thị Lộ chạy đến Giồng Ông Tố, tây giáp sông Thủy Vọt, nam giáp sông Sài Gòn, thuộc trấn Phiên An, bắc giáp núi Châu Thới, thuộc huyện Phước Chánh. Huyện Long Thành, gồm 2 tổng Long Vĩnh và Thành Tuy, với 63 xã, phía đông giáp tổng An Phú, thuộc huyện Phước An, phía tây giáp núi Vải Lượng thuộc huyện Bình An, phía nam giáp sông Nhà Bè, bắc giáp xứ Ao Cá thuộc huyện Phước Chánh. Huyện Phước An, gồm 2 tổng An Phú và Phước Hưng, với 43 xã, đông giáp biển Đông, tây giáp núi Thị Vải, nam giáp sông Bình Phước(8) và dọc theo bờ bắc của sông Cần Giờ, bắc giáp đường cái quan tổng Phước Hưng. Sau năm Minh Mạng thứ 13, nhà vua bãi bỏ Gia Định Thành và chia Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh, từ đó về sau mới có tên Nam Kỳ Lục Tỉnh. 

Đến thời Pháp thuộc, sau khi xâm chiếm toàn bộ Nam Kỳ, chúng chia vùng này ra làm 4 vùng: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, và Bassac. Vùng Bình Long-Phước Long trực thuộc vùng cai quản Sài Gòn. Sau đó người Pháp lại chia miền Nam ra làm 20 tỉnh để dễ bề kiểm soát. Pháp chia Biên Hòa ra làm ba (03) tỉnh gồm các tỉnh Biên Hòa(9), Bà Rịa(10), và Thủ Dầu Một(11). 
Vào khoảng những năm 1956-1957, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chánh quyền lập thêm các tỉnh Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Long Khánh, và Bình Dương(12). Sau năm 1975, chánh quyền mới sáp nhập hai tỉnh Bình Long-Phước Long lại để thành lập tỉnh Sông Bé, sau lại đổi ra làm tỉnh Bình Phước. 

Phước Long 

Phước Long và Bình Long là 2 tỉnh xa nhất nằm về phía bắc Nam Phần Việt Nam(1). Thời các Chúa Nguyễn thì vùng này thuộc tỉnh Gia Định, nhưng đến đời Gia Long thứ 7 thì nâng lên thành phủ và cho trực thuộc vào Biên Hòa. Đến năm Minh Mạng thứ 18, nhà vua đem hai huyện Phước An và Long Thành sáp nhập vào Phước Tuy, nhưng lại đặt thêm 2 huyện Nghĩa An và Phước Bình cho phủ Phước Long. 

Sau khi xâm chiếm Nam Kỳ, Pháp chia Biên Hòa ra làm ba tỉnh gồm Biên Hòa, Bà Rịa và Thủ Dầu Một. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, vì nhu cầu an ninh lãnh thổ nên năm 1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm lấy đất của huyện Bà Rá cũ để lập thành tỉnh Phước Long. Huyện Bà Rá cũ nguyên là đất của 4 huyện: Phước Chính, Bình An, Long Thành và Phước An. Về vị trí, tỉnh Phước Long thời Việt Nam Cộng Hòa, phía bắc giáp Cao Miên, phía nam giáp tỉnh Long Khánh và Bình Dương, phía tây giáp Bình Long và đông giáp 2 tỉnh Quảng Đức và Lâm Đồng. Về giao thông đường bộ, từ Chơn Thành theo quốc lộ 14 (khởi điểm quốc lộ 14 bắt đầu từ Chơn Thành) đi đến Ngã Tư Đồng Xoài. Tại đây có 3 ngã, theo đường 14 về hướng Đông Bắc khoảng 55 cây số là tới Bù Đăng, đi nữa là đến Buôn Mê Thuộc, theo đường 741 về hướng Bắc đi đến tỉnh lỵ Phước Long cũ, đi nữa về phía biên giới Việt Miên là Bù Gia Mập, theo đường 741 về hướng Nam đi đến chợ Đồng Phú, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thị xã Đồng Xoài. Từ Bù Đăng có tỉnh lộ 750 cắt tỉnh lộ 741 tại Thác Mơ. 

Từ Phước Bình (khu Núi Bà Rá) có tỉnh lộ 749 đi Bù Đốp. Về thủy lộ, về phía Tây tỉnh Phước Long(13) có sông Bé, không phải là thủy lộ giao thông quan trọng của tỉnh, tuy nhiên nước của sông Bé cũng như từ vùng hồ Thác Mơ cũng đủ cung cấp cho các đồn điền trong tỉnh. Về giao thông đường thủy, vùng Phước Long có sông Đồng Nai chảy trong địa phận. Đồng Nai là con sông có chiều dài dài nhất chảy trong lãnh thổ Việt Nam, với chiều dài trong địa phận Việt Nam khoảng 635 cây số(14). Sông Đồng Nai có nhiều phụ lưu, như sông La Ngà, sông Bé và sông Sài Gòn. Sông Bé là nhánh sông bên hữu ngạn sông Đồng Nai, phát nguyên từ cao nguyên Mnong, thuộc tỉnh Dak Nông, dài trên 360 cây số, phần lớn chảy ngang qua vùng Phước Long, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở phía dưới thác Trị An. Về phía Bắc núi Bà Rá có công trình thủy điện Thác Mơ với công suất trên 150 ngàn kilowatts. Hiện tại, đường dây cao thế 500 kilovolts Bắc-Nam chạy ngang qua Thác Mơ. 

Về dân số, trước năm 1975, tỉnh Phước Long có khoảng 350.000 dân, khoảng trên 80% là người Việt, còn dưới 20% là các dân tộc thiểu số mà đa phần là người cổ gốc M’nông, Mạ, và Stieng, ngoài ra còn có một ít người Hoa, và người Khmer. Người M’nông tại đây sống rải rác từ cao nguyên Daklak chạy dài qua vùng Phước Long. Họ có mối liên hệ với người M’nông ở các vùng Buông Đông và Đam Rông, họ thờ ‘Giàng’ (Trời), không ăn Tết theo tập tục của người Việt, mà thường thì vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8, họ tổ chức mừng mùa là rất lớn. 

Bình Long 

(Thủ Dầu Một)
Tưởng cũng nên nhắc lại một chút về lịch sử thành lập tỉnh Bình Long dưới thời đệ nhất Cộng hòa. Vì nhu cầu trị an, vào năm 1956 chánh quyền VNCH cho tách 3 quận của 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Tây Ninh để thành lập tỉnh Bình Long: Chơn Thành của Thủ Dầu Một, cũng như An Lộc và vùng Lộc Ninh Hớn Quản của tỉnh Tây Ninh, tỉnh lỵ được đặt tại An Lộc. Lúc đó về vị trí của tỉnh Bình Long, phía Bắc giáp Cao Miên, phía Đông giáp Phước Long, Tây Bắc giáp Cao Miên, Tây Nam giáp tỉnh Tây Ninh, và phía Nam giáp tỉnh Bình Dương. Về đường bộ, từ Sài Gòn theo quốc lộ 13 đi về hướng Bắc tới Lái Thiêu, Thủ Dầu Một(15), Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh, qua khỏi Hớn Quản đi thêm khoảng 15 cây số về phía Tây Bắc là đến biên giới Việt Miên. 

Theo đường 14(16) qua ngã tư Chơn Thành đi về hướng Bình Long là thị trấn An Lộc, một thời từng là chiến trường đẫm máu giữa Nam và Bắc. Từ An Lộc đi thêm 20 cây số nữa về hướng biên giới là thị trấn Lộc Ninh. Lộc Ninh nổi tiếng với nghề trồng tiêu. Qua khỏi Lộc Ninh chừng vài cây số có tỉnh lộ 748 đi Bù Đốp. Tại đây hãy còn rất nhiều người thuộc bộ tộc cổ Stiêng sinh sống, nhiều người vẫn chưa chịu sống theo định canh mà vẫn còn du canh. Chính vì sự khác biệt với người kinh nên bộ tộc Stiêng lần lần rút sâu vào vùng rừng núi bên kia biên giới Việt Miên. Ngoài ra, từ Chơn Thành có tỉnh lộ 751 đi đến Hồ Dầu Tiếng, từ An Lộc có tỉnh lộ 246 đi về hướng Tây Ninh dọc theo biên giới Việt Miên. Về đường thủy, giữa ranh giới hai tỉnh Bình Long và Tây Ninh là phần gần nguồn của sông Sài Gòn. Về phía Đông giữa hai tỉnh Bình Long và Phước Long là sông Bé, với phần nguồn từ phía Bắc của tỉnh Phước Long, sau khi chảy ra khỏi Bình Long và Phước Long, sông Bé chảy vào Biên Hòa rồi đổ vào sông Đồng Nai. Chính nhờ hai con sông Sài Gòn và sông Bé, nên dù thế đất cao, đất đai tỉnh Bình Long cũng không đến nỗi cằn cỗi cho lắm. 

Về dân số, cũng như tỉnh Phước Long, tỉnh Bình Long vào thời VNCH có khoảng 350.000 dân, trên 80% là người Việt, còn lại là các dân tộc khác, trong đó người Stieng chiếm đa số. Họ sống gần vùng biên giới Việt Miên. Về thắng cảnh, tỉnh Bình Long không có thắng cảnh, tuy nhiên, trên quốc lộ 13, vừa qua khỏi An Lộc chừng 5 cây số, có hồ Sóc Xiêm nằm dọc theo bờ rừng cao su, đa số dân cư ở đây là người Stiêng. 

Hai tỉnh Bình Long và Phước Long thuộc miền núi, đất đai tương đối khá cao so với các vùng khác của đồng bằng miền Nam. Đây là vùng tiếp giáp giữa cao nguyên Nam Trung Phần và đồng bằng Nam Phần. Đây là hai tỉnh có nhiều rừng núi nhất miền Nam, trong tỉnh Phước Long có ngọn núi Bà Rá cao 733 mét, trong khi quanh vùng Lộc Ninh là dãy núi thấp với những cánh rừng cao su bạt ngàn, tuy thế đất cao nhưng khá bằng phẳng, nên thời VNCH, chính phủ đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, cà phê, hồ tiêu và đào lộn hột (hột điều). Cũng như các vùng khác của miền Nam, vùng Bình Long-Phước Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa nắng-mưa rõ rệt. Con sông lớn nhất chảy qua vùng nầy là sông Đồng Nai, dầu không lớn như sông Cửu Long, nhưng sông Đồng Nai cũng có một lưu lượng khá lớn: 485 mét khôi trong một giây. 

Chính phù sa của dòng sông nầy đã phối hợp với phù sa của các phụ lưu của nó là các sông La Ngà, sông Bé và sông Sài Gòn để bồi đắp nên vùng châu thổ miền Đông. Riêng sông Bé có chiều dài trên 360 cây số, mà phần lớn chảy trong vùng Bình Long-Phước Long, có lưu lượng trung bình là 264 mét khối một giây, đổ vào sông Đồng Nai ở phía dưới thác Trị An. Hiện tại vùng Bình Long-Phước Long đã xây xong nhà máy thủy điện Thác Mơ trong huyện Phước Long, về phía Bắc núi Bà Rá, có công suất 150.000 kilowatts. Chính nhà máy thủy điện Thác Mơ đã nối liền vùng Bình Long-Phước Long với đường dây điện cao thế Nam-Bắc. Ngoài ra, vùng Bình Long-Phước Long đang xây dựng thêm các nhà máy thủy điện nhỏ khác như Cần Đơn (72 ngàn kw) và Sóc Phú Miên (51 ngàn kw).

Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Nhấp vào Links:


10 Năm Gặp Lại


Em vẫn là em tuổi mộng mơ
Của thương của nhớ của đợi chờ
Mắt nai ngơ ngác ngày đầu gặp
Cho anh nhung nhớ vẽ vần thơ

Em vẫn là em của ngày xưa?
Của đường phố cũ lá me thưa?
Của giờ tan học anh đứng đợi
Che vội mái đầu tránh hạt mưa

Em vẫn là em buổi hẹn đầu ?
Của hờn của dỗi của giận nhau?
Của nhớ của nhung khi không gặp
Để rồi chia cắt dạ sầu đau

Em vẫn là em má hồng đào?
Của làn mắt biếc của chiêm bao?
Của đêm mộng mị anh chợt thấy
Thuở ấy môi mềm em đã trao

Nỗi nhớ niềm đau lúc chia ly
Lòng buồn rười rượi tiển người đi
Mười năm chia cắt giờ tương hội
Em vẫn là em lệ ướt mi?

Rút vội khăn lau giọt lệ trào
Giọt hờn, giọt giận, giọt nhớ nhau
Em vẫn là em ngày xưa đó
Hay bỏ thư tình anh đã trao???


Lanh Nguyễn

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

Mầu Mắt Em - Nhạc NguyễnTâm Hàn - Giọng Ca Ngọc Quy


Nhạc NguyễnTâm Hàn 
Giọng Ca Ngọc Quy 

Kỹ Nữ



Ðố em đoán tuổi trăng ngà
Ngoài hiên bóng vẫn thướt tha lưng trời
Còn em bỏng cháy mộng đời,
Ðã nghe son phấn rã rời nét hoa!
Khóc cho lệ vỡ ngọc nhòa
Cho trôi mật đắng điêu ngoa duyên hờ.
Tội chi đày đọa giấc mơ?
Hồn em đẹp tựa bài thơ nắng hồng.
Hãy quên thề hẹn bên song
Giã từ góc phố quán đông xóm nghèo.
Cõi nhân gian lắm eo xèo,
Nhỏ to, bóng nguyệt đã theo gió ngàn.
Phù sinh thôi kệ thế gian!
Em ơi tấu nốt cung đàn còn say.
Hơn gì nhau kiếp lưu đày,
Chén vàng thì cũng mượn vay xứ người ?!

Đỗ Bình

Lẻ Đôi - Lời Trần Tình Của Đôi Dép


Bài Xướng:

Lẻ Đôi


Đành lòng dứt dép lìa đôi
Sao nghe nằng nặng bồi hồi tâm tư
Tình chung thôi đã hình như...
Không duyên chẳng nợ chần chừ nữa chi
Ngậm ngùi dõi bước chân đi
Lẻ đôi khập khiễng xuân thì dáng xưa
Ngoài trời nặng hạt đổ mưa!

Kim Phượng
***
Bài Cảm Tác:

Lời Trần Tình Của Đôi Dép
Ai đành để dép lẻ đôi?
Dù nay quai đứt, gót đời suy tư
Chung tình từ thuở...dường như...
Mới sinh một Mẹ, bây chừ còn chi!
Chiếc nầy lê lết bước đi
Chiếc kia mòn đế, còn gì bóng xưa
Bùn sình lầy lội dưới mưa
Dép tôi cam phận...vẫn chưa tách rời
Xin thương đừng để lẻ đôi

Song Quang



Thái Liên Khúc Kỳ 1 採蓮曲其一 - Vương Xương Linh



採蓮曲其一 Thái Liên Khúc Kỳ 1

吳姬越艷楚王妃﹐Ngô cơ, Việt diễm, Sở vương phi,
爭弄蓮舟水濕衣。Tranh lộng liên chu, thuỷ thấp y.
來時浦口花迎入﹐Lai thì phố khẩu, hoa nghinh nhập,
採罷江頭月送歸。Thái bãi giang đầu, nguyệt tống quy.
王昌齡                     Vương Xương Linh

Dịch Thơ:

Mấy cô tố nữ đùa vui nhỉ
Áo ướt giành sen đang độ mùa
Lúc đến hoa cười nhộn nhịp đón
Ra về trăng tiễn áo khô chưa 

Phạm Khắc Trí
08/01/2018
***
Thái Liên Khúc Kỳ 1

Gái xinh Ngô, Việt, Sở vương phi
Giỡn nước thuyền sen áo ướt đià
Cửa bến khi vào hoa đón tiếp
Đầu sông, thôi hái, nguyệt đưa về!!!


Lộc Bắc
Aug2018

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Có Bao Giờ Em Hỏi - Thơ Duyên Anh - Nhạc Phạm Duy - Trần Thái Hòa



Thơ: Duyên Anh 
Phổ Nhạc: Phạm Duy 
Tiếng Hát: Trần Thái Hòa 
Thực Hiện: Hoàng Khai Nhan 

Đồng Tháp



Quê Đồng Tháp nhà nghèo nước ngập
Úm bồng con nằm ngũ nơi khô
Ngày lặn hụp đầu mương cuối đập
Bắt từng con hủn hỉnh chiều kho

Trời tháng tám đồng sâu nước lũ
Cấy chưa xong thửa ruộng dần công
Sợ con lạnh dột nhà lá cũ
Mẹ cùng cha đội gió mưa giông

Con khôn lớn nhà cao nệm ấm
Quê chiều nay mưa lũ lại về
Cha lụm cụm chèn nhà ướt đẳm
Mẹ từng thau mưa dột nảo nề

Phủ Hiền

Phong Thổ An-Bang 峰 土 安 邦 - Vua Lê Thánh Tông (1460-1497)



峰 土 安 邦                 Phong Thổ An-Bang (*2)

海 上 萬 峰 群 玉 立   Hải thượng cao phong quần ngọc lập
星 羅 棋 布 翠 崢 嶸   Tinh la kỳ bố thúy tranh vanh
魚 鹽 如 土 民 趨 利   Ngư diêm như thổ dân xu lợì
禾 稻 無 田 稅 薄 征   Hòa đạo vô điền thuế bạc chinh
浪 向 山 屏 低 處 湧   Ba hướng sơn bình đê xứ dũng
舟 穿 石 壁 隙 中 行   Chu xuyên thạch bích khích trung hành
邊 氓 久 樂 承 平 化   Biên manh cửu lục thừa bình hóa
四 十 余 年 不 識 兵   Tứ thập dư niên bất thức binh

黎 聖 宗                       Lê Thánh Tông (*1)
***
Bản dịch:
Cảnh Trí An Bang


Đỉnh ngọc nhấp nhô lộng gió mây
Núi cao tinh tú trập trùng vây
Dày công, ngư phủ thêm nghề muối
Nhẹ thuế, nông dân thỏa cấy cầy
Sóng dưới chân non vờn vỗ mạnh
Thuyền trên suối đá lướt như bay
Dân lành vui sống không binh biến
Bốn chục năm qua hạnh phúc thay


Trần Quốc Bảo

(*1) Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) là một vị Minh Quân của nước ta, trị vì 38 năm. Ngài rất thông minh, có hiếu với mẹ, tánh tình ôn hòa nhân hậu. Có công mở mang đất nước thịnh trị về mọi mặt. Đặc biệt về văn học: ấn định phép thi cử, mở mang trường ốc, lập Hội Tao-đàn vả chính Ngài là Tao Đàn Nguyên súy.

(*2)An-Bang lả tên một vùng đất xưa, thuở non nước thanh bình thịnh trị. Nay là Tỉnh Quảng Yên, Bắc Việt (Vùng đất nằm giữa Hải phòng, Uông Bí và Lào Cai, 

Đàn Không Tiếng Hát



Xướng:
Đàn Không Tiếng Hát


(tặng bà xã)
Khúc đàn thuở ấy, tuổi ngây thơ
Dang díu tình yêu, lắm dại khờ
Tiếng hát ngọt ngào, bao quyến rũ
Lời ca đắm đuối, lắm say mơ
Tưởng rằng suốt kiếp chung cung bậc
Đâu ngở về già lạc phím tơ
Mãi miết đời ai trong khói bụi
Để em tắt lịm một trời thơ.

Thanh Trương
***
Âm Ba

Lay lắt ,...ca từ lắng tứ thơ
Yêu đương vờ vĩnh giả khù khờ(!)
Nụ hôn bỏng lưỡi nồng tình ý
Ánh mắt thiêu hồn cháy mộng mơ!
Dan díu cầm rung ngây nét nhạc
Từ ly phím lặng lạc cung tơ!?
Xuân như vừa đấy,..thu vơi vãn...
Lịm tắt âm ba,nghẽn mạch thơ!

18-7-2018

Nguyễn Huy Khôi
***
Tình Đẹp Trăm Năm

( Tặng huynh, tỉ Thanh Trương )

Tình ta lãng mạn tựa bài thơ
Em hát, anh đàn dệt mộng mơ
Gắn bó cả đời luôn sống thật
Yêu thương trọn kiếp mãi say khờ
Gia đình hạnh phúc tròn câu nhạc
Đôi lứa vui vầy vẹn khúc tơ
Nay dẫu giọng run, âm đứt quãng
Tình ta vẫn đẹp tựa bài thơ.

Sông Thu
***
Cung Đàn Yêu

Dấu tận tâm hồn một dáng thơ
Thương sao cái thuở lắm ngu khờ
Đàn ca gởi gió xây giàn mộng
Hát xướng trao người dệt giấc mơ
Những buổi chiều thu mây tím nhạt
Bao mùa bóng hạ nắng vàng tơ
Cung trầm khúc nhạc thầm mong ước
Thiếu nữ bên sông chớ hững hờ

Minh Thuý
19 tháng 7 _2018
***
Chuyện Tình Đẹp

(tặng anh chị hai )
-/-
Anh đàn em hát đẹp như thơ
Từ thuở đôi mình dệt mộng mơ
Trẻ dạ nên đường đi vẫn dại
Ấu tâm để nước bước còn khờ
Du dương khúc hát luôn vào nhịp
Đắm đuối lời ca mãi quyện tơ
Dâu bể dù qua nhiều biến đổi
Cuộc đời là cả chuỗi tình thơ

Thanh Hoà
***
Thương Hoài Ngàn Năm


Nhớ lại ngày nào lúc tuổi thơ
Đàn lên em hát giọng non khờ
Tình yêu chớm nở còn e thẹn
Hai đứa vun trồng lắm mộng mơ
Đã mấy mươi năm trân quí bậu
Bao lần khúc nhạc nắn dây tơ
Xuân tàn đông đến lòng ngơ ngẩn
Hạnh phúc chan hòa thắm ý thơ!

Thiên Hậu
***
Vẫn Hát Không Âm


Nửa này duyên dáng hát tâm thơ
Gặp gỡ nửa kia, một kẻ khờ.
Tiếng dịu dành riêng trao ý ước
Lời thương gửi kín tặng niềm mơ.
Nâng đàn từng phút êm duyên phận
Giữ giọng bao ngày chắc mối tơ
Dù chẳng âm thanh nghe vẫn rõ
Nơi lòng ghi đậm vạn gam thơ.

Trần Như Tùng
***
Dõi Trời Thơ


Xa rồi, ta lại đến cùng thơ
Nhớ tuổi chăn trâu lắm dại khờ
Ngày rạng tay cầm chưa đắm mộng
Đêm tàn tim lắng tưởng mòng mơ
Giá như thuở ấy thành yên phận
Thì khỏi bây giờ đỡ rối tơ
Sáo đã sang sông biền biệt bóng
Thôi đành neo bến dõi trời thơ.

Phan Tự Trí
***
Tiếng Tơ Chùng


So vần mới biết thiếu lời thơ
Quên bẵng nơi đâu một chữ khờ
Chắc hẳn đàn chùng khi lỡ mộng
Hay là tóc rối lúc còn mơ
Giọng như khắc khoải sầu câu hát
Nhạc trổi bâng khuâng lắng tiếng tơ
Thanh tịnh trời thu mây lãng đãng
Một đôi nhạn trắng vẽ nên thơ ...

Hawthorne July - 19 - 2018

Cao Mỵ Nhân
***
Thơ Nhạc


Tình yêu cộng hưởng nhạc và thơ
Trầm bổng ngân vang nốt khạo khờ
Điệu trổi véo von hồ hởi mộng
Âm hòa thanh thoát dịu dàng mơ
Phiêu phong ngọn bút chừ im xó
Lãng thủy cung đàn cũng lặng tơ
Lối ngõ thiên thai nhòa ảo ảnh
Đêm sầu bóng lẻ đứng nhìn thơ

Lý Đức Quỳnh
***
Độc Cầm


Nghe đến nao lòng nghẽn mạch thơ
Độc cầm lay lắt lặng cung "khờ"
Khi thăng khởi hứng tràn hy vọng
Lúc giáng gìm đau hẫng mộng mơ!
Phím lướt dứt day sầu nét nhạc
Ngón rung tê tái lạnh đường tơ!
Xa trông nhạn lạc chân chiều tím
Đăm đắm tấm thương đọng ý thơ!

22-7-2018

Nguyễn Huy Khôi
***
Khúc Nhạc Tình Lỡ


Em hát anh đàn quyện khúc thơ
Nhạc lòng réo rắc bước vào mơ
Đâu ngờ,phím gãy sai cung bậc
Lại tưởng dây chùng lạc tiếng tơ
Chớm nở tình yêu từ tuổi dại
Đeo mang mộng ước lúc tim khờ
Thời gian cứ thế mà trôi chảy
Người đã theo chồng tắt lịm thơ

Song Quang
***
Tình Son Sắt


(Mến tặng anh chị Thanh Trương)

Thấm đượm ân tình gửi lá thơ
Nhịp tim thổn thức bởi si khờ
Thướt tha dáng nhỏ bao ngày đợi
Yểu điệu môi hồng lắm kẻ mơ
Nhớ thủa thương nàng say ánh mắt
Mê người cất giọng mướt đường tơ
Giờ đây tuổi hạc bền giai ngẫu
Soi bóng trăng ngà dệt áng thơ.

Như Thu
***
Xa Vẳng Cung Đàn

Kể chuyện xa vời.... thuở ấu thơ
Còn ham chơi giỡn, vẫn khù khờ
Say mê tiếng nhạc ưa giao hưởng
Mến chuộng thanh cầm thích mộng mơ
Đã biết thương yêu cùng tiết điệu
Nhưng rồi vất vả với duyên tơ
Tình ơi ! giã biệt từ năm ấy
Bỏ mặc cung đàn, cả tuổi thơ.

Trịnh Cơ
Paris 07/2018
***
Ngọt Ngào Lúc Trẻ
Thuở ấy đang yêu mới gởi thơ
Tình ta bừng cháy đến ngu khờ
Làn da trắng mịn nhìn say đắm
Suối tóc đen dài ngắm mộng mơ
Giọng hát thanh ngân, nghe thấm dạ
Tiếng cười khúc khích, thấy vương tơ
Xa nhau khắc khoải, trời mưa gió
Cách biệt cô đơn, tớ bạn thơ...

Mai Xuân Thanh
Ngày 07/08/2018

Đi Chui



Mấy hôm nay trời mưa liên tục từ sáng đến tối, tuy là lượng nước không nhiều, nhưng mưa rỉ rả cả ngày lẫn đêm cũng đỡ khổ cho người dân, vấn đề hạn chế nước chắc hổng còn ai nhắc nhở nữa. Tôi đang ngồi đấu cờ trên mạng với những người rỗi rảnh thường ngày, những Nick xanh, Nick đen quen thuộc với tôi, thì lão Trí gọi tới, cái giọng nhừa nhựa của nó vang lên trong máy:
- Mầy đang làm g..ì đ..ó?
- Đánh cờ tướng chơi, chứ còn làm gì nữa?
- Hai vợ chồng thằng Hiện qua Mỹ mấy tháng rồi, mầy biết chưa?

Hiện và Việt Hà là 2 người bạn học chung thời Trung Học với tôi, một cuộc tình vượt thời gian, không biết bắt đầu từ năm nào? Đệ Lục, Đệ Ngũ hay là Đệ Thất, tụi tôi chỉ biết đến giờ nầy hai đứa nó vẫn còn mùi rịu như ngày xưa. Lúc tụi nó còn ở trong nước, thỉnh thoảng tôi cũng có gọi về hỏi thăm. Cách nay mấy tháng tôi gọi thì đường dây không còn liên lạc được...

- Biết rồi, tuần trước thằng Bình có nói.
- Con nó bảo lãnh, đi bằng máy bay sướng ghê. Hồi trước người ta vượt biên đi chui, hay đi đăng ký, đi cách nào cũng khổ thấy cha. À! Hồi đó mầy cũng đi chui, chuyến đi đó thể nào mà không nghe kể, chỉ nghe nói chuyện ở đảo, mà không nhắc tới vụ tổ chức vượt biên, chuyện đó cũng hấp dẫn lắm chớ bộ. Hay là kể sơ sơ lại cho tụi tao nghe chơi đi. 
- Đi chui, có gì vui mà kể? Ai đi cũng giống nhau, ai cũng lén lén, lúc lúc, trốn chui trốn nhủi hết, có người bị bắt cả chục lần, sạch nhách không còn một cắc ăn xôi, vui sướng gì mà muốn nghe?

Nghe tôi bàn ra trớt quớt nó nói sẵn:
- Hổng muốn kể thì thôi, nói cái gì mầy cũng bàn ra ráo trọi.

Nói xong nó giận cất cánh "bay" liền, rồi cúp máy cái cụp, sợ nó buồn nên bây giờ tôi xin kể lại cho các bạn nghe câu chuyện cũ rích mà nhiều người đã kể rồi, có người còn viết thành sách, còn làm thành phim, nhưng mà mỗi một câu chuyện đi chui, chắc chắn có rất nhiều tình tiết khác nhau...

Huyện An Biên sau ngày "giải phóng" là hai quận Kiên An và Hiếu Lễ trước kia nhập lại. Sau 30 tháng tư ít lâu, đám giáo viên "lưu dụng "phải ra trình diện ở phòng giáo dục rồi đi học khóa chánh trị, trước khi trở lại nhiệm sở. Cái thời khắc tranh tối tranh sáng đó, mạnh ai muốn trình diện ở phòng giáo dục nào mình quen thì tùy ý, không bắt buộc phải chính xác, là nơi mình dạy trước ngày tiếp thu.
Tôi sau Tết Nguyên Đán đã được đổi về trường Mong Thọ 19, nhưng chưa đầy 2 tháng thì xảy ra biến cố khủng khiếp đó, cho nên tôi trình diện ở Huyện Châu Thành. Đang học chánh trị gần xong thì bọn thằng Mạnh và thằng Đáng khóa 10 ghé thăm. Tụi nó òn ỷ, rủ rê, làm tôi với thằng Nghiệp xiêu lòng nên thay vì trở về Mong Thọ 19 hai đứa tôi lại dong tuốt xuống An Biên trình diện. 

Đội ngũ Giáo Viên (GV) ở An Biên lúc đó trình độ thuộc hàng siêu đẳng. Phải nhắc lại trước 1975 thì các bạn mới thấy rõ cái siêu đẳng về chuyên môn cũng như về kiến thức phổ thông. Rạch Giá có 8 quận và Thị Xã, những Quận nằm trên trục lộ giao thông đều có một trường Trung Học năm 1975, bèo lắm cũng được một hoặc hai lớp 12, có xã còn mở được trường Trung Học Tỉnh Hạt, vậy mà Hiếu Lễ thì chỉ có trường Tiểu Học mà thôi, còn Kiên An thì chỉ mới mở tới lớp 9 một lớp Anh Văn duy nhất chưa đầy 20 em học sinh. Toàn Quận Kiên An lúc đó chưa được 30 Giáo học bổ túc, còn lại chỉ là GV công nhật, GV ấp. Trường Trung Học Kiên An thì thảm hơn nhiều, niên khóa 72-73 chỉ có 3 cô giáo dạy giờ mà thôi. Cô Mai ,Cô Nguyệt và cô Phù Hoa. Ngày xưa người ta cũng phân biệt lắm, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm dù là hệ 4 năm hay cấp tốc thì đều được gọi Giáo Sư còn những người chỉ có bằng Tú Tài 2 đi dạy giờ bên Trung Học thì không được công nhận, dù rằng họ cũng bán cháo phổi để mà sống. Nhưng Giáo Sư thì đâu có ai tới vùng U Minh, ngoài trục lộ giao thông còn không có đủ người, huống hồ là trong hóc bà tó, vì vậy khi tôi về Xẻo Rô thì anh Bình dụ tôi xuống Kiên An dạy giờ. Anh Bình khóa 6 Sư Phạm Vĩnh Long không biết hồi nhỏ bị bịnh thế nào mà tay mang tật nên lính chê. Lúc đầu tôi từ chối:
- Mỗi ngày đi xuống đi lên tiền đò ăn hết rồi, còn được bao nhiêu mà đi dạy thêm cho mệt.

Thấy nói hoài hổng xong nên anh ta bồi cho tôi một chưởng tối hậu:
- Chú em mầy xuống đi 2 lớp 7 anh nhập chung thành một, dạy một giờ làm bảng chiếc tính hai giờ bù tiền đò cho, chịu hông?

Anh kéo tôi về Sở Học Chánh nộp đơn, rồi chờ lấy sự vụ lệnh bổ nhiệm trong ngày. Vậy là tôi trở thành người dạy giờ bất đắc dĩ, lúc đầu anh phân công cho tôi dạy lớp 7, nhưng chờ mải không có bóng ma nào từ thị xã vô xin dạy giờ nữa, anh ta tấn thêm cho tôi 2 lớp 6...
Trước năm 1975 chất lượng của GV đã thảm như vậy, cho nên sau 1975 nó còn thảm hơn nhiều 30 Giáo học bỏ túi, một nửa không trình diện ở An Biên, vì họ có quen biết ở địa phương nên trình diện gần nhà, mấy GV công nhật cũng vậy.

Đội ngũ GV mới được cấp tốc thu nhận có trình độ lớp 9 trở lên, được huấn luyện 3 tháng (chắc là chỉ đủ thì giờ học chánh trị mà thôi). GV mới chưa phải là vấn nạn cần nói, GV kháng chiến mới thực sự là nỗi kinh hoàng, có người chỉ học xong lớp 2 có ông học lớp 5 thì được phân công làm hiệu trưởng...
Hai đứa tôi theo hai đứa nó trở lại An Biên trình diện, anh Tư Thọ lúc đó làm trưởng Phòng Giáo Dục (PGD) mừng rân.
Mà không mừng sao được, người ta, ai cũng muốn dạy trên trục lộ giao thông để dễ di chuyển, khi khổng khi không lại có 2 Giáo Học bỏ túi nửa điên, nửa khùng nên chun vô hóc bà tó mà trình diện.
Sau khi xem lý lịch hai thằng tôi anh Thọ phân công cho thằng Nghiệp làm Hiệu Trưởng trường Đông Yên A, còn tôi thì được giữ lại PGD chung với thằng Mạnh. Bị tách đàn rẻ nghé, thằng Nghiệp không đồng ý nên bàn với tôi:
- Tưởng xuống đây ở chung với mầy chơi cho vui thì tao mới đi, ở riêng như vậy thì tao về Châu Thành với tụi nó.

Tôi đến gặp Tư Thọ nói rõ ý mình, cuối cùng anh ta cho tôi với thằng Nghiệp về Đông Yên. Gọi là trường cho oai chứ thiệt ra trong vùng giải phóng hay nói rõ hơn hai quận Kiên An và Hiếu Lễ trước năm 1975 có lèo tèo mấy cái trường nhỏ xíu đếm trên đầu ngón tay còn không đủ, ở phía ngoài kinh xáng thì còn có học trò, lọt vô sâu một tí thì không có gì hết. Nhưng với chánh sách mới, muốn trả ơn cho người dân vùng giải phóng, hay là muốn mở trường mới cho bà con cán bộ không chừng. Phòng giáo dục được lệnh phải mở mỗi ấp ít nhất một điểm trường.
Tôi với thằng Nghiệp dắt theo 10 anh chị mới ra trường của khóa 1 cấp tốc, xuống trụ sở của xã Đông Yên, nằm ở ấp Cái Nước. Chúng tôi đến trình diện ủy ban xã để nhận nhiệm vụ, cha chủ tịch thì đi nhậu, ủy ban trống trơn chỉ có hai chú em du kích ngồi chơi bài tiến lên, nghe tôi nói xong một đứa chạy đi tìm mấy ông trong ủy ban, không tìm được cha chủ tịch, chú em du kích nói:
- Ông chủ tịch có công tác đột xuất rồi, anh thư ký thường vụ sẽ về liền.

Một lúc sau thì từ ngoài bước vào một thanh niên với cái nón tai bèo trên đầu, nhìn dáng đi quen quen, tôi cố nhớ xem là ai, nhưng chiếc nón quái ác che mất khuôn mặt nên tôi đành đầu hàng.
- Các "đồng chí "mới được phân công xuống à?
Vừa nói anh ta vừa lột nón xuống. Mấy tháng nay nghe hai tiếng "đồng chí" cũng nhiều lần lắm rồi, nhưng cứ mỗi lần nghe ai nói là mình mẩy tôi nổi gai, nổi ốc...
Tôi chưa kịp trả lời thì anh ta lại la lên:
- Ủa! Thầy hả? Thầy đổi về quê rồi mà, sao bây giờ lại xuống đây nữa?

Ạ! Thì ra "ông thư ký thường vụ xã" là một trong những đứa học trò cũ của tôi, tuy là gặp nhau không được mặn mà cho lắm nhưng "ông học trò" nầy đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong công việc xây cất trường học mới, chăm sóc đời sống cho các đồng nghiệp nhí mới ra trường. Hai tháng sau 5 ấp của Đông Yên A có 9 điểm trường được khai giảng.Tất cả những đồng nghiệp nhí đó, đều có trẻ để mà gõ đầu, dù là số lượng không nhiều lắm. 
Hôm khai giảng điểm trường sau cùng ở kinh Lý Thông, ngài chủ tịch xã nổi hứng mời ủy ban huyện xuống tham dự để khoe thành tích xã mình. Ông chủ tịch huyện quê ở xã Đông Hưng, lúc đó Đông Hưng chỉ khai giảng được một điểm duy nhất ở tại chợ thứ 11, còn đa số các ấp GV nằm nhà đập muỗi mà thôi. 

Đông Hưng không chỉ là quê của chủ tịch huyện không thôi, mà nó còn là quê của nhiều cán bộ tỉnh ủy Kiên Giang, huyện ủy An Biên nữa, vậy mà phòng giáo dục không chịu quan tâm đúng mức, để Đông Yên qua mặt, thế cho nên thay vì được khen ông trưởng PGD lại bị giũa te tua...
Giận cá chém thớt, ông trưởng phòng kéo đầu tôi thẩy xuống Đông Hưng để tiếp tục việc xây dựng trường cho cái nôi của cách mạng. Thằng Nghiệp, sau khi tôi bị tống đi, nó cũng chán nản rồi bỏ về Trà Vinh mấy tháng sau đó.
Tôi lúc đầu từ chối không muốn rời Đông Yên, nhưng chủ tịch huyện và trưởng PGD vừa ép vừa dụ ngọt, còn đích thân đưa tôi về Đông Hưng. Hôm tôi đến nhận nhiệm sở mới, họ còn mở tiệc nhậu tưng bừng, nào cá lóc nướng, rắn luột xã, rùa rang muối...mấy cha xã ủy, các cán bộ trưởng đầu ngành cứ tưởng tôi bà con, bà kía, thân bằng quyến thuộc, ruột thịt sao đó với tay bí thư huyện ủy, nên thời gian sau nầy tôi nhờ vả chuyện gì cũng trót lọt...

Tôi ngoài việc gặp hên, biết cất nhà chút đỉnh, còn có thêm tài ba xạo và uống rượu đế cũng vào hạng đở đở, cho nên rất là hợp gu với mấy cán bộ địa phương, vì vậy việc xây dựng trường sở cho Đông Hưng rất thuận tiện và dễ dàng. Ba tháng sau trường Đông Hưng có tất cả 14 điểm trường được khai giảng. Chỗ nào mà giáo viên còn ở không, chưa có lớp dạy, tôi đều xin về trường mình, số học sinh tôi báo cáo tăng lên gấp rưởi, nhà nào có con nít tôi đều cho anh em ghi tên vô danh sách học sinh ráo trọi, không cần biết chúng nó có muốn đi học hay là không, dư người tôi phân công 3 người dạy 2 lớp, cứ luân phiên nhau mà về nhà.

Quen phòng lương thực tôi xin cho GV mua gạo, mỗi khi về nhà, đem theo 1 giạ gạo bán lấy tiền lời để đi đò, tôi nhờ ủy ban xã làm giấy xác nhận đó là quà của học sinh biếu cho gia đình cô thầy. Suốt một năm, hơn 40 giáo viên mới không hề có một ai bỏ chạy, còn tôi, trường sở cất xong rồi thì tà tà đi nhậu với mấy cơ quan khác, từ xã cho tới quyện, chơi với Dân Y tôi thấy thuốc tây nhiều quá mà dân miệt ruộng ít có ai biết dùng tới, sợ để lâu quá hạn bỏ uổng, tôi dụ tụi nó để tôi bắt mối bán ra ngoài dùm. Chơi với xăng dầu, sợ dầu xăng bay hơi hao hụt uổng, tôi cũng tìm mối bán bớt dùm, còn bên lương thực tôi lại sợ gạo để lâu bị mốc hư hao, uổng công cày cấy của người nông dân nên cũng tìm mối tiêu thụ dùm, còn bên thương nghiệp cũng vậy...bất cứ thứ gì có thể đem ra chợ đen bán được, tôi đều có mối... 
Trường sở tôi phó mặt cho anh chàng giáo viên mới mà tôi chọn làm hiệu phó chỉ huy, chỉ mỗi tháng lãnh lương trên phòng xong là mang về phát lại, dự cuộc họp nội bộ, ký sẵn một đống giấy nghỉ phép, xong việc là chúng tôi bày tiệc nhậu, mấy cô giáo thì nấu chè, hoặc cháo gà cùng nhau tán dóc vui vẻ...

Tết Nguyên Đán năm đó các GV đã về nhà ăn Tết hết rồi, tôi còn chờ mối để mua mật ong đem về bán nên chưa đi, đang ngồi uống cà phê ăn bún cá trong quán ở chợ thì thấy cô Kim lượn ngang qua, lấy làm lạ tôi bước ra hỏi nhỏ:
- Ủa! Người ta về hết rồi sao cô còn ở đây? Bộ trễ đò hả?
Cô ta làm thinh không trả lời trả vốn gì ráo trọi mà hỏi lại:
- Còn anh? Sao chưa về? Hay là tính ở đây làm rể Đông Hưng 
Tôi cười cười trả lời:
- Rể Rạch Giá thì được, còn rể Đông Hưng hổng dám đâu, muỗi dữ quá nó cắn chết tươi.
- Vậy chứ anh ở lại đây làm gì? Hổng lẽ trễ đò như em? Nhưng mà 2 anh kia đâu?
- Về hết rồi, tôi chờ lấy mật ong xong thì cũng về nhà liền.
Tôi trở về căn nhà tập thể, đang nằm chờ mấy tay thợ gác ong đem mật tới thì cô Kim bước vào, tay cầm một bịch đồ nào cá, nào tôm, nào dưa leo, rau sống...tôi ngạc nhiên hỏi:
- Người ta về hết rồi còn ai nữa đâu mà bày tiệc tất niên?

Chuyện cô giáo, thầy giáo ăn uống, tiệc tùng, nhậu nhẹt chung trong căn nhà tập thể là chuyện bình thường sau ngày "giải phóng".
Không trả lời câu hỏi của tôi mà cô Kim nói:
- Phụ làm cá cho em đi, ăn cơm xong thì em có chuyện cần bàn.

Chuyện gì thì tôi còn dùng dằn, chậm chạp chứ ăn uống, nhậu nhẹt thì tôi rất sốt sắng lẹ làng, cơm nước xong rồi, mấy thợ gác ong đem mật tới. Mua bán xong tôi hỏi cô giáo Kim:
- Hồi nảy cô muốn bàn chuyện gì vậy, bây giờ nói được chưa?

Ngồi sát bên nhau cô ngập ngừng nói:
- Anh dám đi vượt biên với em không?

Tôi giật thót mình, quay sang nhìn kỹ mặt cô, xem thử coi cô ta nói chơi hay nói giỡn, nhưng khuôn mặt khả ái đó, không có dấu hiệu gì của sự cợt đùa cả. 
Thời điểm nầy người ta đi vượt biên chưa nhiều lắm, nhưng không phải là hiếm hoi, có điều trong đội ngũ GV của An Biên thì chưa có ai xung phong ra biển hết. Tôi lúc đó đang chơi vui, cũng chưa hề có ý tưởng vượt biên, nhưng tánh tôi hay cà rởn thích nói chơi cho đời bớt khổ vì vậy tôi trả lời theo kiểu đẩy đưa:
- Mốc ngoặc buôn lậu tôi còn làm tưới hột sen, vượt biên à. Chuyện nhỏ. Chừng nào hết buôn lậu được thì tôi đi, chỉ sợ tới lúc đó cô nghe tôi rủ thì xách dép mà chạy thục mạng.

Cô Kim nghe tôi nói như vậy thì mừng ra mặt, miệng cười tươi như hoa nở:
- Thiệt à? Vậy tối nay chúng ta đi liền nè, anh có dám hông?

Lần nầy thì tôi tin chắc là cô nói chơi nên dễ gì tôi chịu thua:
- Đi ngay lúc nầy cũng còn được, để tối làm chi cho lâu.
- Anh nói thiệt hả?
- Ai giỡn với cô làm gì? Về đem đồ lại đây, tôi đem mật ong xuống giỏ máy là mình vọt liền, trưa nay là về tới chợ Rạch Sỏi rồi. 

Lúc đó mỗi trường chúng tôi đều được PGD cấp cho một cái vỏ vọt và một cái máy xăng hiệu BS 10 để di chuyển từ điểm trường nầy qua điểm trường khác, tôi thường lấy nó đi chở đồ lậu để bán, lần nầy thì tôi chở mật ong, số lượng tuy không nhiều nhưng nhờ có mối, bán giá cao, vì mật ở rừng tràm U Minh là mật nguyên chất.
Cô Kim nghe tôi nói về Rạch Sỏi thì chưng hửng kề sát mặt vô tai tôi hỏi nhỏ:
- Về Rạch Sỏi làm gì? Một giờ trưa tàu trở về tới chợ, ba má và thằng em trai của em vô đây là mình vọt qua Vân Khánh, hợp cùng gia đình cậu em, tối nay cùng ra tàu lớn vượt biên một lượt luôn.
Nghe tới đó thì tôi bị rét, từ trước tới giờ làm bất cứ chuyện gì tôi cũng tự mình suy tính rồi tự mình quyết định, hôm nay bỗng dưng có người tính sẵn cho mình mọi chuyện, khiến tôi chưng hửng không biết nói thêm gì nữa. Sợ tai vách mạch vừng, rủi có người nghe được thì bỏ mạng vì vậy tôi đứng lên bỏ ra ngoài sân rảo một vòng chung quanh căn nhà tập thể để xem thử có ai lảng vảng gần đó hay không.
Trường Đông Hưng được xây cất trước năm 1975 là ngôi trường tại Quận lỵ nên có tới 9 phòng học kiên cố và một văn phòng, hiện tại lúc đó chỉ xử dụng có 5 phòng học, còn bốn phòng trống thì hai phòng làm nhà ở tập thể, một cho nam, một cho nữ, hai căn còn lại chất bàn ghế dư. Sân trường bị đào xới tan nát để trồng đậu theo kế hoạch nhỏ, tăng gia sản xuất . Những cây đậu mang đầy trái non xanh mướt nằm im dưới ánh nắng cuối đông, vài con bướm còn lởn vởn tìm kiếm mấy hoa đậu trổ muộn mà hút nhụy ...

Tất cả yên lặng, một sự lăng yên ngột ngạt khó tả, bên ngoài thì lặng yên nhưng trong lòng tôi thì nổi sóng, bồn chồn, do dự, nhiều câu hỏi cứ luân phiên hiện ra trong đầu nhưng không có câu trả lời nào xuất hiện cả...
Tôi lôi gói thuốc Vàm Cỏ ra đốt một điếu rồi đứng dựa cửa mà nhìn vào khoảng trống trước mặt...
Thật ra tôi không biết phải trả lời sao với cô giáo Kim, trường tôi không chỉ có mình cô ta, mà nó quy tụ hơn 20 chục Tiểu Thư từ Sài Gòn, Se Đéc, Cần Thơ, Rạch Giá mà thân nhất với tôi là Tiểu Thư RG, đương kim Thủ Quỷ mà cũng là người tìm giúp tôi nhiều mối buôn lậu nhất, phải chi cô ta rủ tôi, có lẽ là tôi vọt liền không cần đắn đo suy tính chi cho mệt xác...
Thấy tôi làm thinh đứng đếm lá cây đậu, cô Kim tới kế bên hỏi nữa:
- Anh nghĩ sao? Đi hay không để em còn lo cho mình chứ, nói thì nghe ngon lắm, tới khi người ta rủ thiệt thì y như bị Trời trồng.

Quay sang cô, tôi hỏi lại lần nữa với hy vọng mỏng manh là cô ta chỉ nói giỡn cho vui thôi:
- Cô nói chơi à, vượt biên người ta phải lập kế hoạch ít nhất cũng vài tháng, chứ nào phải đi nhậu đâu mà hú một cái là nhào vô liền?
- Sao anh biết gia đình em không lên kế hoạch? 

Tôi nhìn cô rồi cười cười y như đang cà rởn:
- Kế hoạch khỉ khô gì, nếu cô muốn rủ tôi đi, thì phải nói với tôi trước để tôi phụ giúp, tìm cách, làm sao có thể đi qua trạm kiểm soát trót lọt chứ, đằng nầy cô a thần phù dẫn người nhà qua bên đó, chỉ có nước nộp mạng cho công an biên phòng chứ vượt biên cái gì? Thôi, ra nhà trọ mang đồ lại đây để đi về, trưa rồi, chuyện vượt biên để khi khác nói tiếp.

Tưởng tôi không tin cô Kim nắm tay, lôi tôi trở vô trong rồi ngồi xuống kể nhỏ cho tôi nghe kế hoạch của gia đình cô đã dự trù cả năm nay, bắt đầu từ khi cô xin về An Biên. Mới đầu cô có ý định xin dạy ở Vân Khánh, nhưng nơi đó không thiếu người vì vậy cô chọn Đông Hưng, bởi Đông Hưng có tới mấy điểm trường nằm sát bên Vân Khánh lại gần kế biển, rồi cũng tại tôi, thay vì phân công từng người tôi lại dùng cách rút thăm chọn điểm, ai trúng nơi nào thì về nơi ấy. Đối với người khác thì cô được xem là may mắn bốc trúng điểm chợ, nhưng với cô thì bị xui tận mạng nó trở ngại cho vụ tổ chức vượt biên của cô. Nhiều lần cô muốn đổi với người khác nhưng sợ bị gây sự chú ý, nghi ngờ nên đành thôi. Cả năm nay mỗi lần về nhà thay vì mua gạo đem về chợ bán cô lại nhờ tôi mua dầu cho cậu cô dự trữ, mới đây cô cũng có đề nghị với cậu cô cho tôi đi theo nhưng bị từ chối. Nghe vậy tôi cắt ngang.
- Cậu cô không cho, sao cô còn rủ tôi? Bộ tính cho tôi đeo theo bánh lái tàu hả?
- Không phải vậy. Ý cậu em là chỉ tổ chức cho người trong gia đình thôi, hơn nữa lúc đầu thấy anh chơi toàn là công an với cán bộ nên cả nhà ai cũng sợ.
- Thì bây giờ tôi vẫn vậy mà, có khác gì với lúc cô mới về đây đâu?

Cô Kim nhìn tôi với cặp mình tình tứ nhưng thoáng chút u buồn, rồi chớp chớp mấy cái mới nói được:
- Khác xa chứ! Hồi mới em chưa thích anh, còn bây giờ...bây giờ em bị thích..thích anh rồi...

Tôi như người nốc phải một ly cối rượu ấp xanh, vừa ngọt, vừa thơm, vừa lâng lâng vừa choáng váng, đầu óc rối bời như mớ bòng bong, không còn biết trời đất gì nữa hết. Phải mà cô Kim nói với tôi trong một bối cảnh khác thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra, đằng nầy lại nói ngay giữa 2 lằng ranh của sự sống và cái chết, mà tôi thì chưa có một ý tưởng nào về vấn đề đó hết, thế cho nên cô ta làm cho tôi không biết trả lời thế nào cho phải đây.
Thấy tôi làm thinh cũng hơi lâu cô hỏi:
- Anh tính sao? Có đi theo em không?

Tôi ngần ngại một lúc rồi hỏi sang chuyện khác:
- Cô có nghỉ tới chuyện, nếu tôi không chịu theo cô thì làm sao chưa?
- Có chớ sao không, anh không đi theo em thì em nhờ người ta đưa gia đình em qua bên đó, ăn đám giổ ông ngoại em chiều nay rồi tối đi luôn, em đã hỏi trước hết rồi chứ bộ.

Nghe kế hoạch của cô Kim tôi thấy có nhiều lổ hỏng to tướng quá, không chắc ăn tí nào, mà tánh tôi thì rất thận trọng, chuyện gì không chắc ăn cở 80% thì không làm chứ đừng nói 5 ăn 5 thua. Vì vậy tôi bàn ra:
- Cô ơi! Là cô. Tính như gia đình cô, chưa qua trạm là đã bị thộp cổ mất rồi. Thứ nhất gia đình cô lạ mặt xuống tới chợ nầy là bị mấy tay công an để ý rồi, lại còn mướn người ta đưa qua miệt biển thì có khác gì kêu công an mà nói "lạy ông con ở bụi nầy" đâu ?
- Nhưng cậu em mời đám giỗ thiệt mà. Đám giỗ thì mời khách khứa là chuyện bình thường.
- Nhưng nó không bình thường ở chổ từ trước đến giờ ba cô có về đây dự đám giổ lần nào đâu? Còn cậu cô làm sao mà đưa mọi người từ nhà ra tàu được? Cái trạm gác nó nằm chình ình ngay đầu kinh.
- Cái đó thì anh khỏi lo, cậu em sẽ cho mọi người nằm sát rạt xuống dưới vỏ rồi thả xuôi theo nước ròng ra biển vậy là êm re chứ gì mà lo?

Nghe tới đó, trời không nực mà tôi toát mồ hôi:
- Tụi công an lâu lâu nó rọi đèn pin thì cả nhà cô bỏ mạng.

Nghe tôi, toàn là bàn ra cô Kim vô cùng thất vọng nhưng vẫn nói cứng:
- Bị bắt là cùng chứ gì. Mà lỡ như em bị bắt thiệt, lâu lâu anh vô kinh làng Thứ 7 thăm em cho đở tủi thân nghen.

Nói xong cô làm mặt lạnh như tiền đứng dậy ra về. Tôi tuy ngoài mặt làm như chẳng chút quan tâm, nhưng thật ra lo cho cô ta lắm, vì thế tôi nắm tay cô kéo lại nói:
- Tôi tuy không đi theo cô nhưng tôi có thể giúp cô đoạn đường từ đây qua Vân Khánh, còn gia đình cô có qua lọt trạm hay không thì phải xem coi số trời ra sao thì mới biết được 

Cô Kim nghe vậy thì mừng quýnh quay trở lạ ngồi xuống chỗ cũ:
- Thiệt hả? Anh chịu giúp em sao? 
- Nhưng cô phải tin và nghe lời tôi thì may ra.
- Anh nói đi! Cái gì em cũng chịu hết.

Tôi suy nghỉ một lúc rồi dặn cô ta:
- Bây giờ tôi qua bên công an rủ thằng Thắng, phó ban đi dự đám giổ với mình. Nếu nó bận không đi thì tốt, còn như nó đòi theo thiệt thì cô nghỉ cách đuổi khéo nó. Nói cách nào thì tự cô suy nghĩ. Sở dỉ phải qua rủ nó là để đánh lạc hướng sự tò mò, khi nó thấy gia đình cô thì nó không còn thắc mắc theo dõi nữa.

Nghe có lý cô Kim cười tươi:
- Vậy em nói với nó là em dắt anh "ra mắt bên vợ " rồi biểu nó đừng có đi theo để làm kỳ đà cản mũi được hông?

Tôi liếc xéo cô ta một cái rồi trả lời:
- Nói sao cũng được tùy cô mà, nhưng phải tự nhiên làm y như thiệt thì nó không nghi.

Hai đứa tôi cùng ra chợ, ngang qua trụ sở công an xã, tôi ghé vào, thằng Thắng không ở trong đó, chắc là đang ra chợ rình xem tàu về bến có chở theo người nào lạ không. Vừa đi tới quán cà phê thì thấy nó đang phì phà điếu thuốc trên môi, gặp tôi nó la lên:
- Ủa ! Ông thầy không về nhà ăn tết sao mà giờ nầy còn ở đây?

Không vội trả lời, tôi bước vào quán kéo ghế ngồi cùng bàn với nó rồi mới nói:
- Tính về sáng nay đó chớ, nhưng mà cô giáo Kim nhờ chở gia đình cô ta qua dự đám giổ ông ngoại cổ, nên phải trễ một ngày, mà nè ông có quởn hông, theo tui qua đó nhậu chơi cho có bạn.

Thằng Thắng bổng ôm bụng cười sằn sặc:
- Thôi đi cha nội, ông xạo quá đi, đám giổ người ta cúng sáng nay rồi, bây giờ ông còn ngồi đây chưa đi, bộ tính qua bên đó rửa chén hả? Hay là...

Nói tới đó nó bỗng ngưng ngang làm tôi muốn đứng tim, nhưng với dân buôn lậu, có bị bắt tại trận cũng còn đường binh huống hồ gì chuyện chưa xảy ra. Tôi tỉnh queo nói:
- Hổng tin à? Lát nữa ra cầu tàu coi thử đi.

Vừa nói tới đó thì cô Kim lượn ngang quán, tôi chỉ theo:
- Cổ kìa, kêu vô hỏi thử đi.

Thằng Thắng vẫn chưa hết cười:
--Vụ nầy tui nghi lắm nghen hay là...hay là ...

Tôi nổi nóng la lên :
- Hay là cái con khỉ, có đi không thì nói, để tôi còn rủ thằng khác.

Thắng không kêu cô Kim vô mà nhìn cô giáo cười đểu:
- Tui nghi lắm nghen, điệu nầy chắc cô ta kết ông rồi đó, cho nên mới mượn cớ chở đi đám giổ, hay là nhơn dịp nầy "tới luôn đi bác tài" tui ủng hộ ông hết mình, cần giúp gì nói tui một tiếng "a lê hấp" có ngay .

Tôi nghe nhẹ nhỏm trong bụng nhưng vẫn làm bộ mời nó:
- Thôi cha nội, đừng có xạo quá đi, rủ đi đám giổ cho có bạn nhậu mà không dám, còn bày đặt đòi giúp đỡ nầy nọ, mắc cở quá đi.

Thằng Thắng kề sát vào tôi nói nhỏ:
- Lúc nầy gần Tết người ta hay tổ chức vượt biên lắm, tui phải ở đây xem chừng coi có ai lạ mặt tới xã mình không, đi với ông sao được? Thiếu tay nhậu thì qua bển rủ tụi thằng Cáo của trạm biên phòng, tụi nó cũng nhậu với ông mấy lần rồi mà. Nhà ông Hai ghe cào cũng sát bên đó chứ xa xôi gì. Thôi ra đón ông già vợ tương lai đi, tàu sắp tới rồi, tui nghe hơi máy tự nảy giờ...

Tôi chở gia đình cô Kim qua tới nhà ông Hai ghe cào thì đã hơn hai giờ chiều, trước khi chia tay tôi còn nhắc nhở với cậu Hai và ba của cô ta:
- Hai chú nhớ chiều nay phải phục rượu tụi thằng Cáo nghen, sống chết gì là tùy thuộc độ nhậu sinh tử nầy, bây giờ thì cháu phải đi rồi, cháu mà nhậu trận nầy thế nào cũng bị tình nghi...
Nói xong, tôi từ giã mọi người trở xuống vỏ máy, chưa kịp tháo sợi dây ghe thì cô Kim từ trên nhà chạy bay xuống, bất thình lình ôm chặt lấy cổ tôi rồi tặng một nụ hôn nóng bỏng...
Nước mắt và hương thơm của hơi thở làm tôi như người đang nằm mơ...
Nhưng bổng nhiên hai gò má tôi bị đau nhói làm tôi giựt mình thức giấc, đứa cháu 8 tháng tuổi đang cùng ông nó ngủ trưa, nó thức trước nên bò dậy hai tay cào vào mặt tôi, như muốn đánh thức tôi dậy để cùng nó tiếp tục giỡn.

Ôi! Cháu ơi! Cháu hại ông rồi. Biết tới ngày nào ông mới có lại một giấc mơ đẹp như vậy...

Lanh Nguyễn