Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2024

Chúc Mừng Đại Thọ Thi Huynh Trần Công

 



Mẹ Trong Lòng Con

 

Thơ & Trình Bày: Ý Nga



Trăng Buồn

 

Chiều nay trở lại dòng sông nhỏ
Ta thấy viền trăng, muốn hỏi thăm
Giữa trời cô quạnh trăng buồn lắm
Dưới dòng xanh, lộng bóng âm thầm!

Ta đến sông xưa thăm bến cũ

Vắng lặng chiều hôm gió thoảng đưa
Trăng bảo:- đò ngang về bến lạ!
Nàng cũng ra đi đã mấy mùa!

Nghe đau kỷ niệm từng giây phút
Trông cảnh hoa chiều lác đác rơi
Ôi cõi vô thường buồn tan hợp
Gần nhau khoảnh khắc lại xa xôi!

Thôi đành tâm sự với trăng già
Hồn trăng như hiểu được lòng ta
Trăng sầu hiu quạnh trăng phai bóng
Ta trĩu tuổi đời,,, tóc trắng hoa!

Bỗng dưng mây án khuất viền trăng
Trọn nỗi cô đơn giữa cõi trần
Ngùi trông bến cũ giờ hoang vắng
Mộng ước phai mờ,,, bọt nước tan!

1-3-2024
Hàn Thiên Lương

Dễ Gì Thương

 

(Độc vận khoán thủ vỹ đồng âm)

Thương thì thương thế dễ gì thương
Thương bởi đôi môi chút ánh hường
Thương giọng oanh vàng vang khắp hướng,
Thương lời thỏ thẻ ngọt như đường
Thương hoài hình Liễu luôn mơ tưởng,
Thương mãi dáng Mai cứ vấn vương
Thương bậu mignonne thật khó cưỡng
Thương Em như vậy phải đâu thường!!


Tha Nhân
Camthành Apr, 2015

Thương Nhớ Nơi Này (Như Hoa) - This Place To Miss And Love (Thanh Thanh)

 

Thương Nhó Nơi Này

Ngày ra đi quê hương này để lại
Phố phương xưa in bóng dáng vai gày
Trong chiều hoang, hoàng hôn vừa tắt nắng
Đại lộ dài heo hút phấn hương phai

Mùa phượng vỹ, mùa chia ly mãi mãi
Tiêng ve sầu, tiếng hát tiễn người đi
Cô học trò trao đóa hoa hàm tiếu
Nép bên thẩy để lệ ứa hàng mi

Ngày ra đi, mây nước có buồn trôi?
Chơ Rạch Ông giai nhân nhớ tiếng cười
Cầu chữ Y đâu còn rung nhịp bước
Trời Tân Quy lưu luyến mãi không thôi

Bạn bè ai đứng giữa đơn côi
Bỗng nghe giá buốt chảy qua đời
Nằng nặng tâm tư chiều gió đổ
Trận mưa đầu của ngày cuối chơi vơi

Ngày ra đi lòng ai vương vấn mãi
Quán cà phê vắng bóng những tình nhân
Cánh hoa sứ ngọt ngào hương luyến ái
Những mơ màng hội ngộ dáng người thương

Ngày ra đi quê hương này để lại
Áo chàm xưa thương nhớ dáng vai gầy
Ân tình xưa ngàn năm còn luyến ái
Nơi phương trời niềm thương nhớ nào phai

Như Hoa
***
This Place To Miss And Love

On my departure, I left behind this native land
With old streets my thin image's imprint to bear
In the solitary evening the sun had just gone bland
And perfumes faded on the lone boulevards there.

The flamboyant bloom signaled time of separation;
The cicadas' sounds seemed to sing good-bye.
Handing me the half-opened flower in intimation
The schoolgirl nestled closer to her teacher to cry.

On my departure, did the clouds and water schlep?
The Rach Ong girl's laughter resonate whenever?
Would the Y-shaped Bridge shake under her step?
The Tan Quy scenery remained attached forever.

Which of my friends stood silent and lonely?
I suddenly felt cold through my spine and my life
With my heavy heart in the windy evening only,
The first rain in the last day made me wakerife.

On my departure, my soul was filled with dejection;
The coffeehouse young lovers would desert fain.
The red jasmine flower sweetly smelled affection;
I dreamed of meeting my loved ones soon again.

On my departure, I left this homeland behind
With the beloved and missed indigo-clad and slim.
Those old connections to me will always be a bind;
In the far-off place my memory none can ever dim.

Translation by Thanh Thanh

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2024

Tình Yêu Lên Ngôi - Nhạc: Phạm Anh Dũng - Tiếng Hát: Minh Ngọc


Nhạc: Phạm Anh Dũng
Tiếng Hát: Minh Ngọc
Thực Hiện: Hoàng Khai Khan

Tám Tháng Ba

 

Bài Xướng:

Tám Tháng Ba

Ngày Tám Tháng Ba của quý bà,
"Nình ông" phải nhớ chớ quên nha!
Cửa nhà quán xuyến trong ngoài đó,
Cơm áo chăm lo sáng tối mà.
Vất vả quanh năm không oán thán,
Lo toan suốt kiếp chẳng kêu ca.
Bông hồng một đóa xin riêng tặng,
Tất cả quý bà Tám Tháng Ba!

Đỗ Chiêu Đức
03-06-2024
***
Bài Họa:

Niềm Vui Của Bà
(Trong ngày 8 tháng 3)

(Họa 4 vần)

Hôm nay con cháu quá yêu Bà
Tặng đủ thứ quà thích lắm nha:
Tôm, thịt, nấm, rau...nhìn thích lắm
Mắm, cà, ớt, xả...thấy vui mà
Ngó sen, bông súng cho nồi lẩu
Câu nói, giọng cười thế tiếng ca
Đãi tiệc cả nhà vui quá xá
Bà là bếp trưởng quán Nhà Ta.


Phương Hà
(07/03/2024)

Quốc Tế Phụ Nữ  (8/3/2024)

Hôm nay nữ phái khỏe như bà…!
Rãnh rỗi nhân ngày tám tháng ba 
Bếp núc cha con nhà quán xuyến 
Cơm canh thịt cá bố lo mà
Áo khăn duyên dáng luôn cười mĩm
Trang sức hài hòa vẫn hát ca
Nhàn hạ yêu đời Ngày Phụ Nữ
Vợ chồng thuận thảo thật tình nha…!

Mai Xuân Thanh
Bay Area March 06, 2024
***
Ngày Phụ Nữ

Hôm nay tổ chức tiệc cho bà
Bởi nhớ là ngày “tám tháng ba”
Phở cháo cha con lo mệt nhỉ
Quà bông cháu chắt tặng vui mà
Khăn xinh điểm cổ người cười nói
Áo đẹp tô màu miệng hát ca
Bỗng cảm yêu đời thân phụ nữ
Gia đình chọc giỡn thẹn thùng nha

Minh Thúy Thành Nội

Tháng 3/8/2024

Thơ Gửi... Người Xưa

( Kim Loan năm 17 tuổi)

Bao nhiêu năm rồi! Em đã …xuống cấp
Mặt em xinh? Anh thử sờ vào xem
Má chẳng còn hồng, đầy những vết chân chim
Mũi đẹp hả? Cẩn thận, coi chừng …gẫy.

Môi quyến rũ, ngọt ngào ư? Chẳng thấy!
Đã hết rồi rung động thuở ngày xanh
Ngực đẹp ư? Chỉ để... ngắm thôi anh
Theo năm tháng, “bên trong” đã tàn úa

Cửa sổ tâm hồn? Giờ chỉ là quá khứ
Mây mù giăng khắp nẻo mắt người xưa
Chiều hoàng hôn, em chỉ thấy lơ mơ
Tối đọc sách phải cần cặp kiếng lão

Vòng 2 vòng 3 bây giờ cũng... nhão
Máu có đường, có mỡ khắp châu thân
Tai em đây cũng xao nhãng đôi phần
Anh đến thăm, nhớ phải… la lên đấy

Quên đi anh, mái tóc mây ngày ấy
Nay lưa thưa (vì rơi rụng mỗi ngày)
“Năm ngón kiêu sa” anh từng ngất ngây
Mỗi mùa đông về nhăn nheo, rúm ró

Em cũng mới phát bệnh… mất trí nhớ
Gặp anh ngoài đường, có thể nhận không ra
Anh chớ buồn và cũng chớ kêu ca
“Có tuổi” rồi, rất mong anh thông cảm

Lưng cũng mỏi, bước chân đi run rẩy
Lẩn quẩn cả ngày trong bếp nấu cơm
“Dáng em gầy gầy” giờ cũng đâu còn
Em nhìn em còn hổng ra nữa đó!

Vì anh muốn đến thăm, em phải… khai báo
Đừng nhìn hình em post ở trên “phây”
Photoshop chỉnh sửa hơi… rộng tay
Thấy em ngoài đời, coi chừng anh bị… “sốc”

Nhưng mà thôi, có chi phải thất vọng
Anh cũng đổi thay, có khác chi em
Cũng qua rồi, xa lắm, tuổi thanh xuân
Đá sỏi cũng tàn, huống gì… nhân thế

Vì vậy, anh ơi, xin đừng đến nhé
Giữ trong tim kỷ niệm của chúng mình:
Anh hào hoa, em duyên dáng đẹp xinh
Để ký ức xưa mãi luôn rực rỡ!

8/3/2024
Kim Loan

Xuân Mơ

 

Xuân ơi, Xuân ở phương nào,

Trời mây trắng đục, xì xào sương reo!

Xuân về cảnh vật buồn teo,

Có hoa, có lá, tong teo tình người!


Nhìn Xuân ta quá ngậm ngùi,

Tưởng chừng xa lạ, khung trời buồn tênh!

Phải chăng Xuân-xác, không hồn,

Mặc cho vạn vật bồn chồn lòng đau!


Xuân về lắm cảnh úa màu,

Nhân loại sầu héo, khổ đau khôn lường!

Biển đời đầy dẫy máu xương,

Hận thù chồng chất, tình thương cạn dần!


Xin Chúa-Xuân gội rửa lỗi lầm,

Cầu mùa Xuân đến, soi trong tình đời!

Ta mơ… Xuân rộn tiếng cười,

Hòa bình, Hạnh phúc, cõi đời tự-do!!


Tô Đình Đài


Ngụ Ngôn Của Chồng Nhân Ngày Mồng 8 Tháng 03



Hôm nay Mồng Tám Tháng Ba
Nhanh tay quét dọn ghé qua Chợ Chiều
Mua hoa mừng Lễ vợ yêu
Đóa Hồng Nhung thắm gởi điều luyến thương

Nhớ xưa đứng nép cạnh tường
Bóng ai thấp thoáng chợt tương tư rồi
Dịu dàng duyên dáng em tôi
Chẳng hoài công mấy năm trời vấn vương

Mày thanh mi tú má hường
Nhìn em ôm cặp đến trường bấy nay
Gió nương tà áo trắng bay
Lá me rụng phủ khắp vai, Nhỏ cười

Ôi trời, môi mộng xinh tươi
Em làm xao xuyến ta rồi biết không ?
Khi duyên kết nghĩa tơ hồng...
Bơ phờ gói ghém từng đồng áo cơm

Xa vời kỷ niệm yêu đương
Lời tình em đã không thường chuốt trau
Giữ đừng cắn đắn cùng nhau
Tia nhìn ta thấm đẫm bao mặn nồng 

Trông em bạc phết má hồng
Chân bươn hấp tấp chợt lòng xót xa
Thân trai vai gánh vác sơn hà
Chăm con trẻ dại vợ nhà hẩm hiu

Hai tuần lễ phép chẳng nhiều
Đồng lương lính chỉ đủ tiêu mấy lần
Cùng chồng nếm trải gian truân
Con thơ dạy dỗ trọn phần phu quân

Thương em khắc khoải bâng khuâng
Đến khi chiến cuộc chuyển vần khổ đau
Ta đang cải tạo rừng sâu
Em còn bươn chải dãi dầu gió sương

Ta về đứng nép bên đường
Thân còm tóc bạc chợt thương xót mình
Em xưa gót ngọc dáng xinh
Nay thành thiếu phụ bóng hình quắt queo

Thuận theo con nước nghịch chiều
Yêu người Lính khổ, mà điêu đứng đời
Nghẹn ngào ngăn giọt lụy rơi
Em nhìn ta cũng bời bời bão dông

Nụ cười tươi tận đáy lòng
Mà nghe thắm đậm ấm nồng nghĩa nhân
Công danh bào ảnh phù vân
Tình sâu biển thẳm ân cần gởi trao 

Vượt qua sóng gió ba đào
Cám ơn em giữ trọn màu thủy chung
Qua rồi tuổi Lễ Tình Nhân
Tháng Ba Ngày Tám có phần bậu đây
…..
Xin trao trọn trái tim nầy…


ThanhSong KimPhú
CA.Mar/08.2024


Còn Lại Bao Nhiêu ?!


Cô sinh năm 1962, năm 75 cô mới 13. ‘’Tuổi của nàng, tôi nhớ chỉ 13’’. Đó là cái tuổi ‘’mơ được làm tiên nữ, mơ hát xây mộng cho người’’( tuổi mộng mơ / Phạm Duy ) .

Lúc bạn tôi quen cô thì cô 14. ‘’Tuổi của nàng, tôi nhớ chỉ .. 14’’. Người hát câu đó là ông bạn, tôi quen ‘’bên đây’’ : Vũ H.Th. Th. và tôi bằng tuổi nhau. Chúng tôi có chung nhau một tuổi trẻ Việt Nam và một thời mới lớn ‘’Sài Gòn’’. Dù Th. học chương trình Tây, tôi trường Việt!

Cô là đầm lai, cùng gia đình sang Pháp năm 76. Cô quen bạn tôi, cũng sang Pháp theo diện ‘’quốc tịch’’, nơi này. Nhớ, có lần cô nói với tôi : ‘’Em hồi đó ngây thơ lắm, 16 tuổi là biết yêu rồi ! – Trời đất ! 16 tuổi biết yêu mà bảo là ngây thơ thì đúng là ngây thơ .. cụ !’’. Có lẽ cô định nói là bị bạn tôi ‘’dụ khị’’ nên biết yêu sớm. Tôi không biết 2 người cưới nhau lúc nào nhưng sớm nhất cũng là lúc cô 18 tuổi. Hôm qua, 7/3, bạn tôi nói : ‘’chúng tôi có 48 năm cùng nhau chia ngọt, xẻ bùi’’, chắc là bạn tôi tính luôn 2 năm ‘’anh quen bé’’, chứ 14 tuổi thì sớm quá, mặc dầu , so với các cụ ta ngày xưa, thì cô cũng quá tiêu chuẩn rồi. ‘’Anh lấy em từ thủa 13 / Lên năm 18 thiếp đà 5 con ‘’. Cô lấy chồng năm 18 (?) , nhưng chỉ ( ?!) có 3 con với anh bạn tôi thôi’’.

Trong mấy cô bạn của vợ chồng tôi, ở đây hay ở .. đâu, cô là người mảnh khảnh nhất (so với tỷ lệ chiều cao/số cân) . Quen vợ chồng cô 20 năm nay, lúc nào tôi thấy cô cũng vậy . Chưa có cô bạn nào thua cô về số kí-lô!

Côte de bœuf thì không thể nào ‘’đi ‘’ với nước mắm. Nhưng mấy cô Việt Nam lai Pháp thì hầu như cô nào cũng.. xinh! Cô bạn tôi vừa xinh lại vừa hát hay. Hát hay nhưng cô chỉ hát ‘’chùa’’, hát cho các hội đoàn ‘’phe-ta’’, hát trong các chương trình gây quỹ xã hội, từ thiện vv Cô ốm yếu nhưng tiếng hát cô thật khỏe , và trái tim cô thật to ( hát ''từ thiện'' )!

Hôm qua, các con cô nói "Chúng cháu rất hãnh diện khi có được một người mẹ như mẹ cháu’’. Chồng cô cũng nói: ‘’Tôi rất hãnh diện có người vợ là em’’. Những người bạn thân của cô cũng nói như thế. Chúng tôi thân với vợ chồng cô nhưng , dù là một thân quen chưa đủ để ‘’trút hết tâm tình’’, chúng tôi cũng hãnh diện khi được quen cô .

Năm 2005, biết chúng tôi tổ chức ăn Tết ở nhà, có ăn, có uống, có nhạc, có nhảy, một anh bạn bỏ nhỏ: » Hey, ông, tui biết có cô này hát rất là hay, nếu được, ông mời vợ chồng cô tới chơi luôn’’. Tôi chọc anh bạn: ‘’Hát không hay như …anh, tui còn mời, nói gì tới hát hay .OK , cho xin số điện thoại đi , xếp’’. Thế là quen nhau! Từ đó, tổ chức ca hát nào của chúng tôi cũng đều có mặt cô, một trong những ‘’ca sĩ’’ chánh

Thường thì cô hát nhạc vui, nhạc ngoại quốc(tôi rất thích cô hát ‘’If you love me let me know ")  nhưng có một lần, hôm đó cả đám đi ‘’quậy’’ ở một nơi không xa nhà chúng tôi mấy . Tàn tiệc, khoảng 5, 6 cặp kéo về nhà chúng tôi ăn cháo khuya, lần đó , không biết sao, cô nhờ tôi đệm (piano) cho cô hát ‘’Nửa hồn thương đau’’. Không biết vì tiếng hát, hay vì lâu quá không nghe ca khúc này, mà tôi ‘’nhập‘’ vào ca khúc ( ?) Lời ca chấm dứt rồi mà lòng tôi vẫn còn rung cảm. Có ai còn tin ‘’những người khóc lẻ loi một mình’’ ? Tôi chưa có dịp nói lời cám ơn cô đêm đó (2006?). Và cũng sẽ không bao giờ có dịp nói với cô lời cám ơn đó. Bởi vì, thứ tư 28/2 rồi , cô đã vĩnh viễn ra đi!

Khi phát hiện bị ung thư máu (?), cô vào bệnh viện gần 3 tháng nay. Với một tâm hồn yêu đời (và yêu người) cô luôn lạc quan (hay vì không muốn cho người thân lo lắng), trước cơn bệnh.‘’Trước mấy hôm chị ấy mất, em gọi thăm thì nghe giọng chị rất bình thường, không có gì mệt nhọc cả ‘’, một cô bạn kể chúng tôi nghe. Ông anh ruột cô cũng kể, mấy cái SMS cuối cùng cô gởi cho anh, vẫn là những emojis quen thuộc: nụ cười, bắp thịt ( muscle ), chắp tay nguyện cầu vv...

Trưa qua, đám tang cô được tổ chức trong nhà thờ nơi vợ chồng cô cư ngụ với sự hiện diện của gia đình cô và rất nhiều bè bạn.Tôi chưa bao giờ dự một lễ tang có đông người như thế. Sau đó, là đưa cô đến nhà thiêu. Lần này số người tham dự lại càng đông hơn. Nhiều người phải đứng ở bên ngoài để dự lễ. Nói đến số người tham dự, tôi chỉ muốn nói lên, lúc sinh tiền, cô đã được rất nhiều người yêu mến. Vì đã mang cái tâm, cái tài của mình ra giúp đời, giúp người.

Nghe kể lại, trước khi ra đi vĩnh viễn, đã có lúc trái tim cô ngưng đập trong gần 2 phút. Khi được cứu sống, cô đã nói với người thân: ‘’tự nhiên không biết gì nữa, giống như vừa ngủ dậy ‘’, và cô thêm ‘’ nếu chết mà như thế, thì đâu có gì để sợ ‘’. Nhưng , vài hôm sau thì cô ‘’đi’’ thật. Đang nói chuyện thì cô bỗng kêu lên tự nhiên mệt quá! ‘’ . Và cô thiếp đi, cô ‘’đi’’ trong tay hai cô bạn gái đến thăm!

Cô tên Martine, tháng 5 tới là sinh nhật năm thứ 62 của cô! Lúc trước, tôi làm cô cười ngất khi tôi đùa ‘’anh em mình khác họ nhưng cùng tên. Em là Martine còn anh là Mạt rệp, lên không nổi! ‘’.

Martine làm tôi liên tưởng đến Ngọc Lan, cả hai đều hát hay và đều ‘’ra đi". Nói theo một số người , thì Ngọc Lan hưởng đương năm 45 tuổi (1956-2001) Martine hưởng thọ 62 (1962-2024) . Nghe thì thấy ‘’già’’ nhưng ai biết Martine rồi thì đều nghĩ là cô chết trẻ. Thời gian không có tác dụng gì nhiều lên cô. Điều đó càng thấy rõ hơn khi hôm qua, trong nhà thiêu, thân nhân cho xem lại các đoạn phim, các hình ảnh của cô với người thân, bè bạn vv

Hôm qua, gặp Th., tôi ôm bạn mà lòng vô cùng xúc động. Lần đầu tiên tôi thấy bạn tôi khóc, lần đầu tiên tôi thấy bạn tôi không ‘’lắm lời’’ , lần đầu tiên tôi thấy bạn tôi sao già quá đỗi! Dường như, Th. về hưu chưa được 1 năm nay, nghe nói vợ chồng có nhiều dự tính đi chơi, du lịch vv Thế mà bây giờ … Martine mất đi, Th. không còn gì để mất nữa! Cầu nguyện cho bạn tôi nhiều nghị lực để vượt qua cơn bão tố đau thương này!

Từ vụ Covid đến nay, tôi gặp vợ chồng Martine -Th. Hai lần. Một lần, tháng 5/2020, sau cơn bão đợt đầu Covid, chúng tôi mời vài cặp đến nhà ăn ngoài vườn, cho bỏ những ngày bị cấm cung. Lần đó chỉ ăn uống chuyên vãn cho vui,không hát hò chi cả. Lần thứ hai năm rồi, tháng 9, tháng 10 chi đó, Martine tham gia chương trình văn nghệ ở chùa Khánh Anh. Cô hát bài ‘’Và con tim đã vui trở lại’’ thật hay, thật tới. Đáng lẽ hát tiếp thì cô ngưng, cô xuống sân khấu, tìm nhà-tôi và nói ‘’ em đói quá, chùa có gì cho em ăn tí không chị ?‘’. Có phải lúc đó là khởi đầu của cơn bệnh?

Sinh thời, nói chuyện với tôi, Martine hoặc xưng em, hoặc xưng ‘’Tine’’ (tin-nờ). Hôm rồi, mẹ cháu nói tôi làm tấm carte nhỏ, ghi tên một số bạn ‘’nhóm-chúng-tôi’’ chia buổn với Th.., trong cơn xúc động tôi có viết dăm hàng gởi cô em vắn số

Gởi Martine

Từ đây, hết thấy em cười
Hết nghe em nói, hết mời em ca
Bây giờ hương khói chia xa
Em theo cánh hạc bay qua cuộc đời
Từ đây, đàn nín câm rồi
Khi ‘’Tine’’ trở lại cõi trời với ..tiên!

7/3/2024
8/3 là ngày quốc tế phụ nữ. Xin được nói với bạn-ta về người phụ nữ Martine, cô bạn của chúng tôi

‘’Chúng ta mất hết chỉ còn nhau’’ là một câu thơ của thi bá Vũ hoàng Chương. Nhưng ‘’còn nhau’’ , là còn bao nhiêu, thì không nghe thi nhân nói.

Thế hệ chúng ta, những người tị nạn năm xưa:
Khi bỏ nước ra đi là mất hết. Ở xứ người, chỉ còn lại nhau thôi!

Bây giờ: còn lại bao nhiêu?!

BP

Cơn Mê Đã Chiều …

 


Cảm tác theo “Bài Không Tên Số 2”

Lòng người như lá úa rơi
Nhiều cơn gió cuốn tả tơi mê chiều
Nỗi đau dài biết bao nhiêu
Dường như còn đấy tình đầu đắm say
Trời chiều không nắng mây bay
Đơn côi đường vắng tháng ngày phôi pha
Nhớ bờ môi thắm mượt mà
Trao đời con gái thiết tha ân cần
Tìm trong ngày tháng u buồn
Mắt nào khô lệ trong hồn bơ vơ
Cho nhau lời nói ban sơ
Yêu người như một giấc mơ não nùng
Chỉ còn dĩ vãng mông lung
Này đây kỷ niệm cuối cùng đìu hiu
Giấc mê cũng đã về chiều
Tình sầu để lại rất nhiều thương đau
Dù đời còn có mai sau
Thì đây lời cuối bảo nhau mong chờ
Đời con gái lắm ước mơ
Đường trần như một bài thơ tuyệt vời
Đành ôm hận trách Ông Trời
Cớ sao phải lấy một người không yêu?
Tình nồng còn chút mang theo
Đắng cay làm chuỗi sầu đeo suốt đời
Thôi đừng thương xót em ơi
Tháng năm xưa sẽ tàn phai theo dòng
Xong rồi số phận long đong
Không còn gì nữa đau lòng mà thôi !
Một lần sau cuối người ơi
Một lời giã biệt suốt đời thương đau
Cho nhau lời cuối nghen ngào
Xiết tay nhau vẫy tay chào cố nhân
Mặc dòng đời đó xoay vần
Cuốn người theo đợt sóng thần lãng quên


Đèo Văn Trấn

 

Mưa Rơi

 

Mưa rơi thấm cả hồn tôi
Mưa rơi làm ướt bờ mi em buồn
Cô đơn một bóng chiều buông
Xa xôi anh nhớ sầu vương ngập tràn
Hỡi người em gái Hàn giang
Cho tôi gởi cả muôn vàn nhớ thương
Mưa rơi suốt cả đêm trường
Mưa rơi ướt cả con đường em đi
Nhớ xưa tuổi độ xuân thì
Mắt em lóng lánh như vì sao đêm
Áo em tha thướt lụa mềm
Tóc em như liễu tơ êm mây trời
Những chiều hò hẹn mưa rơi
Má em hồng thắm bờ môi em mềm
Yêu nhau say đắm lên men
Đôi tay quấn quýt tơ rèm buông lơi
Mưa rơi hạt lệ đầy vơi
Xa nhau kỷ niệm một trời nhớ thương
Mưa rơi ký ức còn vương
Xa xôi không biết người thương đâu giờ?

Đại Bàng



Thiên Hương 賀鑄 - Hạ Chú

  

天香 - 賀鑄 Thiên Hương - Hạ Chú

煙絡橫林,               Yên lạc hoành lâm,
山沈遠照,               Sơn trầm viễn chiếu,
迤邐黃昏鐘鼓。       Dĩ lệ hoàng hôn chung cổ.
燭映簾櫳,               Chúc ánh liêm lung,
蛩催機杼,               Cùng thôi cơ trữ,
共苦清秋風露。       Cộng khổ thanh thu phong lộ.
不眠思婦,               Bất miên tư phụ,
齊應和、幾聲砧杵   Tề ứng họa, kỷ thanh châm chử.
驚動天涯倦宦,       Kinh động thiên nhai quyện hoạn,
駸駸歲華行暮。       Xâm xâm tuế hoa hành mộ.

當年酒狂自負,            Đương niên tửu cuồng tự phụ,
謂東君、以春相付。    Vị đông quân, dĩ xuân tương phó.
流浪征驂北道,            Lưu lãng chinh tham bắc đạo,
客檣南浦,                     Khách tường nam phố,
幽恨無人晤語。             U hận vô nhân ngộ ngữ.
賴明月、曾知舊遊處。 Lại minh nguyệt, tằng tri cựu du xứ
好伴雲來,                     Hảo bạn vân lai,
還將夢去。                     Hoàn tương mộng khứ.

Chú Thích:

1- Thiên hương 天香: tên từ bài. Tên khác là pháp uyển chu lâm 法苑珠林, bạn vân lai 伴雲來, lâu hạ liễu 樓下柳. Cách luật:

X T B B cú
X B X T cú
X X X X B T vận
X T B B cú
X B X T cú
T T X B B T vận
X B X T vận
X X T, X B X T vận
X T X B X T cú
B X X X B T vận

X X X B X T vận
T B B, X X B T vận
X T X B X T cú
T B B T vận
X T B B T T vận
T X T, B B X X T vận
X T B B cú
B B T T vận

B: bình thanh; T: trắc thanh; X: bất luận; cú: hết câu; vận: vần

2- Yên lạc 煙絡 = yên vụ 煙霧: sương mù.
3- Hoành lâm 橫林: đầy rừng.
4- Viễn chiếu 遠照: ánh sáng lúc mặt trời sắp lặn.
5- Dĩ lệ 迤邐: hình dung tiếng chuông trống từ xa vọng lại.
6- Chung cổ 鐘鼓: chuông và trống.
7- Liêm lung 簾櫳: màn rèm cửa và cửa sổ.
8- Cùng 蛩: con dế mèn sống ở khe vách nhà, còn gọi là tất xuất 蟋蟀, xu chức 趨織 hay xúc chức 促織. Cùng thôi 蛩催: tiếng dế mèn giục giã.
9- Cơ trữ 機杼: khung cửi và con thoi trên khung cửi dệt vải, dệt lụa.
10- Tư phụ 思婦: phụ nữ tưởng nhớ chồng đang ở xa nhà.
11- Ứng họa 應和 = ứng thanh xướng họa 應聲唱和: kẻ hô người họa.
12- Châm chử 砧杵: chầy bằng đá và cái vồ dùng để giặt quần áo.
13- Thiên nhai quyện hoạn天涯倦宦: người quan mệt mỏi ở xa quê.
14- Xâm xâm 駸駸: ngựa phi. Cũng ám chỉ thời gian đi nhanh.
15- Tuế hoa 歲華: tuổi tác, niên hoa, thời gian, thời gian đẹp trong năm. Tuế hoa hành mộ 歲華行暮: đã tới cuối năm.
16- Đương niên 當年: lúc đó, lúc trước.
17- Tửu cuồng 酒狂: người nghiện rượu.
18- Vị 謂: cho là.
19- Đông quân 東君: vị thần cai quản mùa xuân.
20- Tham 驂: nguyên chỉ ngựa kéo xe, tác giả mượn để chỉ ngựa. Chinh tham征驂: ngựa đi đường xa.
21- Tường 檣: cột buồm, mượm chỉ thuyền.
22- Nam phố 南浦: bờ nước hướng về phương nam. Chữ này xuất xứ từ bài “Sở Từ楚辭” của Khuất Nguyên 屈原 đời Chiến Quốc. Trong chương Cửu ca 九歌 phần Hà Bá 河伯 có câu:

“子交手兮東行,Tử giao thủ hề đông phương,
“送美人兮南浦。Tống mỹ nhân hề nam phố.

“Người cầm tay chừ (đi về) đông phương,
“Đưa tiễn mỹ nhân chừ bờ nước hướng nam”.


Từ đó chữ “Nam phố” được thi nhân dùng để chỉ nơi ly biệt.

23- U hận 幽恨: mối hờn giấu kín trong lòng.
24- Ngộ ngữ 晤語: đối thoại, đối mặt nói chuyện.
25- Lại 賴: dựa vào.
26- Hảo bạn vân lai 好伴雲來: Hãy theo mây lại đây.
27- Tương 將: đem đi, đưa đi.

Dịch Nghĩa:


Khói sương bao phủ khu rừng,
Núi xa chìm trong ánh tà dương,
Tiếng chuông trống thưa thớt vọng đến trong buổi hoàng hôn.
Ánh nến chiếu lên màn rèm,
Tiếng dế mèn như giục giã khung cửi dệt vải,
Cùng chung khổ trong gió sương mùa thu.
Người phụ nữ nhớ chồng ở phương xa không ngủ được.
Vài tiếng chầy vồ giặt áo, tiếng hô tiếng họa (vọng lại).
Làm kinh động người khách xa quê mệt mỏi mưu cầu quan lộ.
Thoáng chốc đã đến cuối năm.

Năm xưa tự phụ là tay cuồng rượu,
Cho là chúa xuân đem mùa xuân giao phó cho,
(Đâu biết là) phải bôn ba ngược xuôi nơi bắc đạo,
(Có lúc) ngồi thuyền rời nam phố,
Mối hờn trong lòng không có ai để thố lộ.
Nhờ vào vầng trăng sáng, đã từng biết chỗ 2 người đi chơi xưa.
(Xin trăng hãy đem cô ta) theo mây đến đây,
Rồi đem cô ta từ trong giấc mộng (của tôi) mang đi.

Phỏng Dịch:

1 /Thiên Hương 

Sương khói đầy rừng,
Núi chìm nắng chiếu,
Vang dội hoàng hôn chung cổ.
Ánh nến bao trùm,
Dế reo khung gỗ,
Sương gió mùa thu cộng khổ.
Nhớ chồng mất ngủ,
Cùng phụ họa, tiếng vang chầy vỗ.
Kinh động chân trời quan mỏi.
Vùn vụt tháng qua năm gọi.

Lúc xưa rượu cuồng tự phụ,
Vì mùa xuân, chúa xuân giao phó.
Chiến mã phiêu du đường bắc,
Khách thuyền nam phố,
Mối hận không người đối ngỏ,
Nhờ trăng sáng, từng nhìn những nơi cũ.
Gửi áng mây qua,
Đem mơ đến đó.


2/ Giấc Mơ Tương Phùng


Đầy rừng sương khói nắng lưng đồi,
Xa vọng hoàng hôn chiêng trống hồi.
Bạch lạp lung linh màn cửa ánh,
Dế mèn giục giã vội con thoi.

Mùa thu sương gió khổ đôi đường,
Thao thức đêm trường nàng nhớ thương.
Giặt áo chầy khua như ứng họa,
Quan xa năm hết chốn tha hương.

Năm xưa tự phụ tay cuồng rượu,
Đã tưởng chúa xuân đến với mình
Chinh mã phiêu du nơi bắc đạo,
Bờ nam thuyền khách vẫn linh đinh.

Hận lòng không tỏ, vầng trăng sáng,
Từng thấy đôi ta những chốn xưa.
Nhờ đem người ấy theo mây đến,
Tàn mộng đem đi, thỏa ước mơ.

HHD 
07-2021
***
1/ Thiên Hương

Sương khói phủ rừng
Núi chìm chiều xuống
Hoàng hôn trống chiêng vọng lại
Ánh nến màn rèm
Dế giục khung cửi
Thu lành gió sương cùng khổ
Nhớ chồng không ngủ
Vài tiếng chày vồ chung xướng họa
Kinh động cuối trời quan mỏi
Thoáng chốc tháng qua năm tới

Năm xưa cuồng rượu tự phụ
Vì chúa xuân, đem xuân giao phó
Xuôi ngược bôn ba bắc đạo
Thuyền rời Nam phố
Uất hận không người thố lộ
Nhờ trăng sáng, từng soi chốn cũ
Theo mây đến đây
Rồi đem mộng khỏi!


2/ Hương Trời

Rừng sương khói, núi chìm nắng quái
Tiếng trống chiêng vọng lại, hoàng hôn
Dế thúc dệt, nến rèm buông
Nhớ chồng không ngủ, gió sương khổ cùng
Vài tiếng chày hòa chung xướng họa
Nơi cuối trời đầy đọa mộng quan
Vụt qua tháng hết năm tàn!

Năm xưa tự phụ say tràn
Nghĩ rằng xuân chúa đã ban xuân này
Bôn ba đường Bắc đó đây
Thuyền rời Nam phố, hận này làm thinh
Nhờ trăng chiếu, chốn cũ mình
Theo mây đem đến, thỏa tình mang đi!


Lộc Bắc
Mar24
***
Hương Trời

Rừng cây bao phủ mù sương
Núi xa mờ khuất tà dương nhạt dần
Trống chuông xa vắng âm ngân
Rèm thưa chiếu sáng nến tràn ngập đêm

Cửi thoi, giục giã dế mèn
Mùa thu sương khói rối ren đôi đường
Trắng đêm thiếu phụ nhớ thương
Chầy vồ vọng tiếng, xa phương họa về
Hãi kinh người khách xa quê
Tháng năm vùn vụt mỏi mê mưu cầu

Lúc xưa ma men tự phụ
Khi mùa sang thầm nhủ Chúa Xuân giao
Bôn ba ngược xuôi Bắc đạo
Lúc ngồi thuyền thả dạo chốn bờ Nam

Mối hờn tâm khảm nén sâu
Nhờ trăng soi sáng lần đầu lối xưa
Mây mang người ấy dùm chưa?
Gửi mộng đến đó cho vừa ước mơ.


Kim Oanh

L'escapade( Constance Delange) _ Thoát Ly (Dịch Bài: Thái Lan)


- Được rồi, nếu anh cần thì em hiểu anh mà.
- Em có chắc không? Em có thể tự xoay sở với ba nhóc tì không? Thật không? Mười lăm ngày thì hơi lâu đó?
- Anh nè, em sẽ sắp xếp công việc của em, em sẽ cố gắng đề về nhà sớm hơn, và rồi có cô bảo mẫu và bà ngoại, mọi việc sẽ tốt thôi anh ạ.
- Anh vẫn còn đắn đo, nhưng đi một chuyến xa như thế mà nếu ít hơn mười lăm ngày thì sẽ uổng phí đi.
- Tất nhiên rồi anh ạ, nhưng mà vẫn có điều gì đó mà em không hiểu được. Làm thế nào mà cả Luc, Yvan và anh lại có thể quyết định nhanh như vậy, một chuyến du hành, đến phía Đông nước Mỹ, đâu phải ngay sát bên cạnh đây đâu, tất cả những việc đó đều phải sắp xếp từ nhiều ngày trước kia chứ.
- Nhưng mà bọn anh đã bàn về việc này từ lâu lắm rồi em ạ, và em cũng biết niềm đam mê của Luc đối với gia đình Kennedy, hắn cũng muốn đi xem Martha Vineyard */ và đến đó theo kiểu hành hương.
- Đồng ý anh ạ, nhưng mà thời gian gần đây anh quá sức mệt mỏi và căng thẳng, em nghĩ đi du lịch như thế cũng không phải là cách tốt nhất để nghỉ ngơi đâu anh.
- Ba ơi ba à, ba phụ con làm cái tháp này đi ba, cái mẫu logo này sao mà khó quá nè!-Chờ Ba hai phút đi Sacha con!
- Ba ơi, thằng Noé nó cứ ở trong bồn tắm, không chịu ra kìa ba!
- Joséphine, ba đang nói chuyện với mẹ con, con có thấy không chứ! để cho ba yên trong năm phút được không con!
- Anh thấy chưa, em đã nói mà, mọi thứ đều khiến anh bực mình, anh chỉ cần một tuần yên tĩnh đi chữa bệnh ở biển là xong ngay, thay vì đi lang thang nơi chốn khó khăn đến tận chân mây cuối trời như thế!
- Ủa, từ bao giờ miền Đông nước Mỹ là tận chân mây cuối trời vậy em?
- Thôi này anh. Anh muốn làm gì thì tùy anh, đây không phải là lần đầu tiên em phải lo cho các con của em.
- Con của em?
- Ba ơi, Mẹ ơi.
- Thôi đủ rồi các con ! Để cho ba mẹ nói chuyện coi, con bế Noé ra khỏi bồn tắm đi rồi cút vào phòng các con, nhanh đi!
- Dạ vâng, em nói là Con của em.
- Đây là lần đầu tiên anh muốn thay đổi không khí, có vẻ như là em không hề khuyến khích anh thì phải.
- Em đã nói rồi: anh hãy làm những gì anh thích, và nếu như mấy bà vợ của bạn anh đều đồng ý như vậy thì em không có gì để thêm nữa.
- Mấy bà ấy cũng đang đi chu du em à.
- Tất nhiên là nếu con cái không đi cùng thì tiện hơn rất nhiều rồi.

Thế là anh ấy đã ra đi, hai ngày nay, và xem chừng tôi đã không chịu nổi rồi, bọn nhóc vắng cha chúng có vẻ như quậy hơn nhiều, cả ba đứa luôn. Tôi nghĩ rằng mình có thể trông vào mẹ mình, bạn biết không, không tin được đâu, bà luôn bận bịu khi mình muốn nhờ vả, khi thì bạn bè của bà, khi thì làm tóc, đi bác sĩ, rồi sửa soạn cho chuyến du hành bằng tàu thủy đi Ai Cập, tôi nghĩ lại, nếu như tôi tự chăm sóc cho bản thân thì giờ này mọi thứ đã khác đi rồi. Rồi ở sở làm của tôi thì cũng không khá hơn, không cách nào bỏ về trước bảy giờ tối, rồi còn cô bảo mẫu ư? cô ta phải học tiếng Trung quốc hai lần trong tuần và chuẩn bị về nước vào tháng bảy này. Thế thì tôi làm thế nào với bọn nhóc bây giờ? Cuối tuần tôi phải ủi áo quần ít nhất là trong ba giờ đồng hồ nữa đây.
- Mẹ ơi, lấy cho con cái bánh đi mẹ-

Tôi không hiểu tại sao tôi lại nghĩ ra chuyện phịa này chứ, may mà Ivan và Luc đã giúp tôi để không bị lộ, nhưng ngay cả bọn họ cũng không phấn khởi mấy khi nghe tôi trình bày kế hoạch của mình.Rồi tôi làm sao để mang quà du lịch về cho con đây?
Mới hôm rồi tôi đã hoảng hồn khi nói chuyện điện thoại, cô ấy không hiểu sao mà nghe rõ quá, "như thể anh ở đâu ngay bên cạnh đây thôi", tôi liền pha trò và nói rằng:"Em thấy chưa, đâu phải là tận chân mây cuối trời ?"
À, tôi cũng không được tính sai việc lệch múi giờ nữa chứ. Ôi! dàn dựng cảnh không hay rồi! Đáng lý ra tôi phải tìm một điểm đến đơn giản hơn kia chứ! Trong mười lăm ngày này thế nào tôi cũng bị dính, bị mắc vào cái bẫy mình tự giăng ra. Tôi cảm thấy mình không đáng tự hào tí nào cả, để mặc cô ta tự xoay sở với ba lũ giặc, rồi tôi còn nói dối nàng nữa chứ. Nhưng mà tôi đâu có phải là người chồng đầu tiên "thoát ly" đâu, thỉnh thoảng phải nghĩ đến bản thân chứ, như thế tâm hồn mình mới có được sự cân bằng. Ngoài ra việc đổi không khí rất tốt cho đôi vợ chồng, sẽ làm mọi việc có sắc thái mới hơn. Tôi cảm thấy vui thích, bây giờ tôi có thể nghĩ đến việc khác, không còn nhớ đến bài tập của Joséphine, đến tã lót của Noé, và legos của Sacha nữa. Còn thêm những tiếng la hét không bao giờ ngưng kia nữa chứ! Bọn trẻ đòi hỏi đủ thứ. Tôi thì không thể chịu nổi rồi, tôi phải đi cho biết đó biết đây chứ!
- Vâng, cám ơn cô, vui lòng để khay trên bàn, vâng đúng thế, tôi đã gọi hai ly rượu gin. Cô làm ơn cho người mang lên giúp tôi thêm hai cái gối nữa, vâng, ở đây mọi thứ đều rất tiện nghi.

Anh ấy đi đã mười ngày rồi, bây giờ căn nhà yên ắng hơn rất nhiều, bọn nhỏ nghe lời mẹ chúng giỏi hơn, và nói ra thì có vẻ không hay nhưng tôi sắp xếp mọi việc ổn định hơn khi anh vắng nhà. Anh đã gọi tôi ba lần, sóng không bị nhiễu tí nào cả, và giọng anh nghe ngộ ngộ, âu yếm dễ thương hơn mọi ngày. Hoặc là anh ta mặc cảm tội lỗi... tôi không hiểu tại sao anh không thu nhận mọi việc cho rõ ràng. Tôi chắc chắn rằng anh đang ở đó với một phụ nữ, và không phải là cuộc dan díu nhất thời, bởi vì đi với nhau những mười lăm ngày đến Mỹ, có lẽ họ đã biết nhau từ lâu lắm rồi. Còn tôi thì có lỗ xi, quê mùa, lấy chồng đã qua mười hai năm rồi, ba đứa nhóc, vòng eo ngày càng phình ra, tất cả mọi thứ đều chảy xệ, rồi còn gì nữa không, đủ rồi đó. Thật là điên rồ, tôi tin tưởng vào anh biết bao nhiêu!
Thật khó quá, không biết tôi phải làm thế nào để bình tâm trở lại đây! Rồi bọn trẻ nữa, Ôi Trời! Chính tôi là người muốn có thằng bé út, đáng lý ra tôi phải chăm sóc anh ấy chứ, đằng này tôi chỉ lo cho bọn nhỏ. Nhưng mà, ôi sao tệ bạc thế không biết!
- Thế nào, chuyến đi tốt chứ anh?
- Thật tuyệt.
- Trông anh có vẻ vui khỏe đấy.
- Đúng rồi, anh đã nghỉ ngơi được. Anh rất cần thư giãn. Các con đâu?
- Ngủ rồi.
- Sớm vậy ư?
- Vâng, chúng đã tỏ ra rất ngoan ngoãn trong suốt những ngày qua.
- Thế à? Thế thì anh lại đi nữa nhé. Ôi, anh được tiếp đón nồng hậu ghê nhỉ!
- Vậy chứ anh muốn gì nào? Trải thảm đỏ ư?
- Em à, làm ơn giúp anh đi, em đừng bắt đầu nữa.
- Tôi đang mơ hay sao trời? Quý Ông đã bỏ đi trong suốt mười lăm ngày, rồi trở về nhà tràn trề sinh lực, trong khi đó tôi thì...
- Em không thấy là anh quá mệt mỏi hay sao, phải chấm dứt đi thôi.
- Cái gì, cuộc sống của anh và em? cuộc sống lứa đôi, gia đình của chúng ta? Không bao giờ, sẽ không chấm dứt như vậy đâu!
- Em đang nói gì vậy? Nếu như em nói không được, thì anh đã không đi rồi!
- Nhưng tại sao anh không nói sự thật đi, như thế sẽ đơn giản hơn rất nhiều, anh thấy không?

Và họ đã cãi vã nhau suốt đêm, nàng không muốn nghe anh giải thích nữa. Anh đã thề nguyền, năn nỉ phải tin lời anh nói, không gì có thể làm nàng thay đổi lập trường đang ám ảnh mình, nàng nổi khùng, rồi anh trở nên giận dữ, nàng la hét, khóc than, anh thì cười khẩy, rồi tức điên không chịu nổi, đã đập bể cái tượng nửa người bằng đất nung mà Sacha đã làm ở trường, nàng lấy hai tay đấm vào ngực anh, anh đóng sập cửa lại, và bỏ đi. Anh đi mà không mang theo áo khoác.

Sáng hôm sau,nàng thu nhặt những mảnh đất nung vỡ, dọn dẹp phòng khách cho ngăn nắp sạch sẽ, rồi lên thức các con dậy, thay áo quần cho chúng đi học, lấy cái giỏ đựng đồ giặt, và nhét cái áo vét mà anh đã mặc khi đi chơi xa vì nàng thấy có vẻ bẩn, rồi đưa các con đến trường.Đến tiệm giặt ủi, người nhân viên moi đồ đạc trong các túi áo ra, và lấy từ trong túi áo của anh một tấm danh thiếp , đưa cho nàng. "Khách sạn quan chức Trung Hoa".

Nàng biết khách sạn này, nằm ngay bên cạnh trường các con. Nàng đến đó, hởi ở phòng tiếp tân, họ xác định rằng ông nhà thật sự đã nghỉ ở đó , thật là tiếc, ông vừa ra đi tối hôm qua, nếu bà đến sớm hơn chút xíu thì đã gặp được ông rồi.Một quý ông thật nhã nhặn lịch sự, có vẻ là một nhà văn, luôn một mình, và thường ở trong phòng, nếu như ông ấy không viết sách thì ít ra ông cũng được nghỉ ngơi thư thả.

 Thái Lan dịch

GHI CHÚ

Martha's Vineyard :là một hòn đảo trong Đại Tây Dương, ở phía nam cách bờ biển bang Massachusetts 7 dặm, nơi nghỉ mát lý tưởng, để hưởng không khí trong lành và khung cảnh sống thanh nhàn, thoải mái, tránh xa những áp lực của đời sống vội vã thường ngày.
 ---------------------

L'escapade

-Ok d’accord, si tu en as besoin je peux le comprendre.
- Tu es sûre ? tu vas te débrouiller seule avec les trois petits ? Quinze jours ça va être un peu long ? Non?
- Écoute, je vais m’organiser avec mon boulot, j’essaierai de rentrer plutôt, et entre la nounou et ma mère je devrais y arriver.
- J ’ai des scrupules mais faire un si long voyage pour moins de quinze jours ça n’a pas de sens.
- Oui bien sûr, mais il y a quand même quelque chose que je ne comprends pas.
Comment vous êtes- vous décidé si vite Luc, Yvan et toi pour un tel voyage, la Côte
Est des États Unis, ce n’est pas la porte d ’à côté, ça s’organise tout ça.
- Mais on en parle depuis longtemps et tu connais l’obsession de Luc pour les Kennedy, Il veut voir MarthaVineyard et faire une espèce de pèlerinage.
- D’accord, mais tu es tellement fatigué et tendu tous ses derniers temps, ce n’ est pas ça qui va te reposer.
- Papa, papa, tu m’aides à faire ma tour, il est dur ce lego!
-Deux minutes Sacha!
- Papa Ya Noé, qui veut pas sortir du bain!
- Je parle avec Maman Joséphine, tu ne vois pas ! je peux avoir la paix cinq minutes !
- Tu vois c’est ce que je te disais, tout t’excède, c’est une semaine de thalasso bien tranquille qui t’aurait fait du bien, pas partir crapahuter à l’autre bout du monde !
- Depuis quand la côte Est des États Unis c’est l’autre bout du monde ?
- Bon écoute, fais ce que tu veux, ce n’est pas la première fois que je gérerai mes enfants.
Tes enfants?
-Papa, Maman.
- Ça suffit maintenant ! laissez- nous tranquilles, sortez Noé du bain et filez dans vos chambres.
- Oui, je dis mes enfants.
- Pour une fois que je veux me changer les idées, on ne peut pas dire que tu m’encourages.
- Je t’ai dit : fais ce que tu veux, si les femmes de tes amis sont d’accord, je n’ai rien à dire.
- Elles sont-elles-même en déplacement.
- C’est sûr, sans enfants c’est plus facile.

Voilà il est parti, ça fait deux jours, et j’en peux déjà plus, on dirait que l’absence de leur père les agite encore plus, tous les trois. Moi qui comptais sur ma mère, tu parles, elle est toujours occupée quand on a besoin d’elle, ses amies, son coiffeur, ses médecins, la préparation de sa croisière en Égypte, si je prenais autant soin de moi qu’elle je serais dans un autre état. Au boulot ce n’est pas mieux, pas moyen de m’en sortir avant dix -neuf heures, quant à la nounou, elle prend des cours de chinois deux fois par semaine et prépare son voyage en Chine en juillet. Comment je vais faire avec les enfants ? Ce weekend- end, j’ai au moins trois heures de repassage.
- Maman, maman je veux un gâteau.
-Je ne sais pas ce qui m’a pris de monter ce bobard, heureusement qu’Ivan et Luc m’ont couvert, mais même eux, ils n’étaient pas très chauds pour cette histoire.
Comment je vais faire pour les souvenirs à ramener aux enfants ?

J’ai eu peur l’autre jour au téléphone, elle ne comprenait pas que la ligne soit si claire, « on croirait que t’es juste à côté » j’ai rattrapé le coup avec un peu d’humour.
"Ben tu vois que ce n’est pas l’autre bout du monde"

Faut pas non plus que je me trompe avec les décalages horaires. Quel montage ! j’aurais pu trouver une destination plus simple ! En quinze jours je vais finir par me planter. Je ne me sens pas très fier, je la laisse toute seule avec les trois tyrans et en plus je lui mens. Mais je ne suis le premier mari à faire une escapade, il faut bien penser à soi de temps en temps, il y va de l’équilibre. D’ailleurs c’est très bon pour le couple de prendre un peu l’air, ça relance la mécanique. Je suis content, je vais enfin penser à autre chose qu’aux devoirs de Joséphine, aux couches de Noé et aux legos de Sacha. Et ces cris non-stop ! Ces enfants font tout ce qu’ils veulent. Moi j’en peux plus, j’ai besoin de voir ailleurs.
-Oui, merci, posez le plateau sur la table, oui j’ai bien commandé deux gins. Vous voulez bien me faire envoyer deux autres oreillers supplémentaires, oui le confort c’est bien.

Ça fait dix jours qu’il est parti, et maintenant la maison est beaucoup plus calme, les enfants m’écoutent plus et c’est dur à dire mais je m’organise mieux quand il n’est pas là. Il m’a appelé trois fois, pas un parasite sur la ligne, il avait une drôle de voix, plus aimable que d’habitude. Soit il culpabilise soit... je ne sais pas pourquoi je ne me l’avoue pas clairement. Je suis sûre qu’il est avec une femme et ça ne doit pas être une passade, pour partir quinze jours aux États-Unis avec elle, il doit la connaître depuis longtemps. Classique, douze ans de mariage, trois gosses, la taille qui s’épaissit, les seins qui regardent en bas, il n’en faut pas plus. C’est dingue moi qui avait tellement confiance en lui ! Je ne sais pas comment je vais m’en remettre c’est trop dur ! Et les enfants Mon dieu ! quand je pense que c’est moi qui ai voulu le petit dernier, j’aurais dû me concentrer sur mon mari, je me suis trop occupée des enfants. Quand même quel salaud!

- Alors ce voyage ?
- Super.
- T’as une bonne mine.
-Oui je me suis reposé, j’en avais besoin. Ils sont où les enfants ?
- Couchés.
-Si tôt ?
-Oui ils ont été très obéissants pendant tous ces jours.
- Bon alors je vais repartir. Quel accueil !
- Qu’est-ce que tu voulais, un tapis rouge ?
- S’il te plait, ne commence pas.
- Je rêve, Monsieur part quinze jours, revient en pleine forme pendant que moi...
- Tu n’as pas vu que je n’en pouvais plus, qu’il fallait que ça s’ arrête .
-Quoi, notre vie ? notre couple, notre famille ? Non ça ne s’arrête pas comme ça !
-Mais de quoi tu parles ? Fallait dire non, je serais resté !
- Mais pourquoi tu ne me dis pas la vérité ce serait plus simple tu crois pas ?

Ils se sont disputés toute la nuit, elle ne voulait pas entendre raison . Il a juré, supplié de le croire, rien ne la sortait de son obsession, elle était hors d’elle, il était en colère, elle a hurlé, pleuré, il a ricané, s’est insurgé, il a cassé le petit buste en terre cuite que Sacha avait fait à l’école, elle l’a frappé de ses poings sur la poitrine, il a claqué la porte, il est parti. Il est parti sans sa veste.

Au matin, elle a ramassé les débris de terre cuite, rangé le salon, a réveillé les enfants, les a habillés, a pris le sac à emmener au pressing, y a fourré la veste de voyage de son mari qui lui a semblé sale, a accompagné les petits à l’école.

Au pressing, l’employé a vidé toutes les poches des vêtements, de la veste de son mari elle a sorti une carte qu’elle lui a tendue.« Hôtel des mandarins ».

L’hôtel des mandarins, elle le connaissait, il se trouvait à côté de l’école des enfants. Elle s’y est rendue, a interrogé la personne à l’accueil qui lui a bien confirmé que Monsieur avait bien séjourné là, c’est dommage, elle l’avait raté de peu, il était parti la veille.

Un monsieur charmant, un écrivain, peut-être il était resté seul tout ce temps, très souvent dans sa chambre, et s’il n’avait pas écrit un livre, au moins il s’était bien reposé.

Constance Delange

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024

Cáo Phó Thân Mẫu Của Gia Đình Ngọc Hà

 


Thư Gửi Mẹ - Ngọc Hà


Cụ Bà Hà Thị Thiêm
Pháp Danh Diệu Thảo
Sinh ngày 28 tháng 1 năm 1928
Mất ngày 1 tháng 3 năm 2024
Hưởng thọ 96 tuổi

Mẹ thương yêu vô ngần của chúng con,
Cuối cùng Mẹ cũng rời xa chúng con để về với Ba.

Mẹ đã thọ được 96 tuổi. 96 năm trải dài với thời hoa niên tươi đẹp bên cạnh ông bà Ngoại, các bác, cậu, dì. Sau đó, Mẹ đến với Ba và từ đó Mẹ dành hết cuộc đời
 của Mẹ bên cạnh Ba, nuôi nấng bảo bọc chúng con. Một gia đình 10 người, thật đông, thật ồn ào, thật hạnh phúc, thật là vui.

Hai lần di cư, hai lần lập nghiệp, Ba Mẹ vẫn can đảm kiên trì bảo vệ chúng con bình an vượt qua bao nhiêu biến cố của thời đại. Sự dậy dỗ khuyến khích con cái không bao giờ ngừng nghỉ. Những buổi tối chong đèn, bố con, anh chị em quây quần chỉ nhau bài vở. Ôi, chúng con thật là những đứa trẻ đầy may mắn.

Rồi chúng con khôn lớn, lập gia đình và một thế hệ mới bắt đầu. Ba Mẹ lại tiếp tục bảo bọc chăm sóc yêu thương các cháu nội ngoại. Hình ảnh những lần sum họp gia-đình, những cuộc đi chơi xa với ông bà con cháu đề huề luôn là những dấu ấn khảm đậm trong trí nhớ của tất cả mọi người trong nhà.

Thời gian qua mau, Ba Mẹ trở nên già yếu, cuối cùng Ba phải tạm rời xa Mẹ. Mẹ ở lại với chúng con thêm hơn mười năm, nhưng sức khỏe đã suy yếu nhiều. Tuy vậy

Mẹ vẫn kiên trì vì Mẹ biết Mẹ là sợi dây vô hình còn lại kết nối chúng con. Mặc dầu Mẹ nằm đó với đa số thời gian Mẹ không còn biết và nhớ gì, vậy mà sợi dây vô hình của Mẹ vẫn không suy giảm ảnh hưởng. Chúng con vẫn dựa dẫm vào Mẹ như là trung tâm của thương yêu và đoàn kết của gia đình.

Sanh, lão, bệnh, tử - ai mà thoát được bốn cánh cửa này. Mẹ bắt đầu sửa soạn bước qua cánh cửa cuối cùng. Mẹ lại cho chúng con có cơ hội được chăm sóc, gần gũi Mẹ. Mẹ ơi, được tắm rửa cho Mẹ và cho Mẹ dùng sữa là một kỷ niệm vô cùng quý giá với chúng con. Chúng con thật hạnh phúc trong khoảng thời gian này. Mẹ thật sự đã thương yêu chúng con đến giây phút cuối.

Ngày thứ sáu mùng 1 tháng ba, Ba về đón Mẹ. Nhìn Mẹ nằm thật bình yên ở đó, con tự hỏi Mẹ bây giờ đang ở đâu vậy ? Mẹ có nhìn thấy gia đình mình đang tụ họp lần cuối cho Mẹ không ? Mẹ có nhìn thấy con cháu của Mẹ đều rơi nước mắt?

Thật là nhớ nhung và tiếc nuối những giây phút còn Mẹ bên cạnh. Ba Mẹ hãy về với Phật nhé ! Chúng con bên này sẽ cố gắng gìn giữ sợi dây vô hình của Ba Mẹ cho chúng con. Một kiếp nào đó, khi phúc phận đầy đủ, chúng con xin được làm con của Ba Mẹ lần nữa.

Ba Mẹ yêu thương vô ngần của chúng con.

Ngọc Anh 
***
Bài Viết Của Cháu Ngoại

Last night, my grandmother’s house was filled with her children, grandchildren and great grandchildren. We all laughed and cried together, reminiscing of the memories of how my grandmother was able to raise all of us under one little house with so much love despite the chaos. It was literally like a daycare center!

She was such a strong, loving woman who always had so much grace. When the paramedics came, they were surprised at how many people were at her house to say their last goodbyes and that was testament to how much my grandmother was extremely loved. I know my grandma is in a better place now, with no more pain & suffering. I know she’s reunited with my grandpa, probably making sugar buttered bread together w/ their coffee for breakfast. And I especially know that she & my grandpa are proud of the legacy they’ve created & left behind. 
Rest in peace, Bà. 🕊❤

Giang-Tien

Trang Long Hồ Vĩnh Long Thành Kính Phân Ưu Cùng Gia Đình Chị Ngọc Hà

  

Minh Châu Trời Đông Thành Kính Phân Ưu Cùng Gia Đình Ngọc Hà


Buồn quá ... Hà ơi!!

Dù hơn bẩy mươi mới mồ côi mẹ nhưng nỗi buồn mất mẹ... xót xa lắm. Mình rất thông cảm!

Đúng như lời cô em gái của Hà đã viết "Sanh, lão, bệnh, tử - ai mà thoát được bốn cánh cửa này." và "Sinh ký tử quy", MẸ đã đến đây, hoàn thành sứ mạng thiêng liêng cuả vai trò làm mẹ, để lại một đàn con cháu thành đạt, hạnh phúc, thương yêu nhau. Bây giờ MẸ thanh thản về an nghỉ ở vùng an lạc đời đời nơi CÕI PHẬT.

Chia buồn với Ngọc Hà và toàn thể tang quyến, xin góp lời cầu nguyện Hương Linh bác HÀ THỊ THIÊM pháp danh DIỆU THẢO mau về CÕI NIẾT BÀN.

Đỗ Dung và chị em trong nhóm Minh Châu Trời Đông thành kính phân ưu:

Hồng Thuỷ, Ngọc Hạnh, Sương Lam, Sao Khuê, Mỹ Hoàn, Phương Lan, Tiểu Thu, Thái Lan, Hồng Ngọc Huyền, Thanh Dương, Như Thu, PhanLang, Cao Minh Nguyệt.
Thu Hương, Vi Vân, Thanh Song Kim Phú, Ngân Bình, Kim Loan, Minh Thuý, Phi Nga, Phương Hoa, Thúy Canada, Thái An, Kim Oanh.



Thu Xưa - Thơ: Trần Văn Hưng - Nhạc: Hồ Bảng - Ca Sĩ: Mai Thiên Vân


Thơ: Trần Văn Hưng
Nhạc: Hồ Bảng
Ca Sĩ: Mai Thiên Vân

Mẹ Tôi

 

Mưa rơi hiu hắt giọt buồn
Mưa xuyên áo vải, mưa tuôn vào lòng
Chiều mưa quê mẹ ngóng trông
Bao năm xa cách chỉ mong ngày về
Mẹ ơi! Từ lúc xa quê
Con đi chinh chiến ít về ghé thăm
Mỗi lần Tết đến đầu năm
Con thương nhớ Mẹ, xa xăm lệ nhòa.

Đại Bàng


Đã Đến Lúc



Một thuở mài nghiên chuẩn bị đời
Vượt bao cám dỗ chẳng hề lơi
Sân Trình cửa Khổng bền tâm chí
Phấn trắng bảng đen thử mệnh trời
Ra sức bao năm đà thoả mãn
Bây giờ đến lúc được vui chơi
Rượu vò thơ túi cùng thân hữu
Xướng họa giao tình tỏa khắp nơi.

Quên Đi



Đa Tình

 

Gặp em muốn nói đôi lời
Nhưng mà luống cuống rụng rời tay chân.
Vân vê đứng lặng tần ngần
Nhìn theo tiếc nuối tâm thần ngẩn ngơ.

Vụng về đêm đến làm thơ
Những hờn vớ vẩn những ngơ ngẩn buồn
Vu vơ sầu vấn tơ vương
Mênh mang nhung nhớ khói sương mịt mờ

Nhìn theo em dáng hững hờ
Đau lòng ôm lấy hư vô cõi sầu.
Em đâu! Em hỡi em đâu!?
Một mình trống vắng riêng sầu bơ vơ.

Bước đi từng bước thẫn thờ
Tự mình chuốc lấy tự vơ vào mình!!
Tại ta cái giống đa tình,
Đành thôi chấp nhận một mình đau thương

Tha Nhân

Xuân Mơ Đã Về Rồi

 

Em ơi, Xuân Mơ đã về rồi

Không còn đau khổ sầu vơi!

Vạn vật đang thay áo mới…

Ngàn hoa đua nở…cám ơn trời!


Thuở ấy…bóng dáng hình em!

Xuân vui…liễu rủ bên thềm!

Gió tình đưa ta vào cõi mộng!

Thuyền mơ cập bến…tạ ơn trên!


Vì đâu… lữ khách phải xa nhà!

Nay Xuân về…bến mộng, thuyền hoa

Sức sống, nhịp cầu xây nối lại…

Dòng sông phước hạnh, cảnh thái hòa!


Em ơi, giờ em ở phương nao!

Hồn anh sao quá xuyến xao!

Đông úa tàn… mùa Xuân đến…

Thuyền mơ nhân loại, vẫy tay chào!


Cám ơn đời, nguồn sống nghĩa ơn!

Tha thứ cho nhau…chớ oán hờn!

Chung xây nhịp cầu đổ vỡ

Tương lai, hạnh phúc cháu con!!


Tô Đình Đài

Chúc Mừng Sinh Nhật Đại Thọ Thứ 102

 

Chúc Mừng Sinh Nhật Đại Thọ Thứ 102

Vượt ngoài trăm tuổi, hiếm hoi thay!
Chúc thọ Trần Huynh: “Trăm lẻ Hai”
Võ nghiệp nửa đời, lưu khí phách
Thi đàn trọn kiếp, vẫn mê say
Quê Hương, nỗi nhớ hằng xao xuyến
Tổ Quốc, tình yêu chẳng lạt phai
Tự tại ung dung vui tuổi hạc
Cõi trần, nào khác cõi bồng lai

Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
(*)  Thi sĩ Trần Văn Công, bút hiệt: Lão-Mã-Sơn, Công-Trần, Trần-Gò Công, - Sinh ngày 10 tháng 3-1923. Cụ hiện là người cao tuổi nhất trong số các văn thi nghệ sĩ Việt Nam Hải Ngoại - Tánh tình vui vẻ hiền hậu và rất mực khiêm tốn - Cụ được Làng Thơ Hải Ngoại quí mến kính trọng như một Người Anh Cả. Sức khỏe Cụ, nay có đôi phần sút giảm, song trí tuệ còn minh mẫn, hồn thơ vẫn dạt dào lai láng.
(Tiểu sử Cụ Trần Công kính đính hậu)

***
Bài Họa:

Mừng Huynh Đại Thọ

Người quá tuổi trăm thật hiếm thay
Mừng Huynh Đại Thọ vượt hơn hai!
An dân chiến lược vang quân sử
Bảo quốc tham mưu nồi trí, tài
Rã ngũ thương nhà tâm chẳng nhạt
Tan hàng nhớ nước dạ nào phai!
Hồi Hương canh cánh nhưng đành khất,
Đợi một ngày quê cũ thái lai!!

Camthành March 6th, 2024
ThaNhân

***
Bài Thơ Cám Ơn

(Thân mến cám ơn bạn Trần Quốc Bảo).

Cám ơn hiền hữu chúc thọ tôi
Trong dịp tôi tròn “Trăm, hai tuổi”
Nghĩa cử bạn hiền rất tuyệt vời!
Tuổi cao tâm trí còn sáng suốt
Thân tâm an lạc cũng nhờ Trời
Tôi xin cầu chúc Trần hiền hữu
Sống vui, sống khỏe bên con cháu
Sống lâu, sống thọ, thọ hơn tôi.

Trần Công/Lão Mã Sơn
(*)
Hoa Đô, ngày 10-3-2024

Chuyện Gì Đã Xảy Ra Ở Guernica?


Đó là ngày 26 tháng 4 năm 1937. Tây Ban Nha đang hỗn loạn cùng cực: Tướng Franco và một phần của quân đội phản đối cuộc bỏ phiếu phổ thông giao chính quyền Cộng hòa Tây Ban Nha cho các đảng cánh tả. Đất nước bị chia cắt tơi tả xâu xé bởi một cuộc nội chiến đẫm máu. Đức Quốc xã và Ý của Mussolini đã hỗ trợ quân sự cho vị tướng này và gửi máy bay trang bị bom cháy và đạn nổ đến Guernica, một thị trấn nhỏ của người Basque ở miền bắc Tây Ban Nha, với 6.000 dân cư trú .
Mỗi thứ Hai là ngày họp chợ ở Guernica. Người dân từ khắp các vùng lân cận đổ về, đường phố đông đúc. Vào lúc 4:30 chiều, những chiếc máy bay Đức đầu tiên của Quân đoàn Condor bay vọng bên trên thành phố. toàn bộ thành phố hoảng loạn. Trong suốt ba giờ mười lăm phút là địa ngục: đó là thời gian cần thiết để phóng 50 tấn bom và 3.000 thiết bị gây cháy. Số người chết theo tin chính thức sẽ là 1.654 người chết và hơn 800 người bị thương, tất cả đều là thường dân không có khả năng tự vệ...

Phác thảo đầu tiên trên giấy

Các giai đoạn khác nhau trong quá trình tạo ra Guernica được người bạn đồng hành và cũng là người gây cảm hứng nghệ thuật cho ông, Dora Maar chụp lại. Đây cũng là lần đầu tiên Picasso cho phép một người khác có mặt bên ông khi ông sáng tạo tranh. Một minh chứng tuyệt vời cho sự hình thành của một tác phẩm.

Vào ngày 11 tháng 5, Picasso đã vẽ bằng sơn dầu trên một bức tranh vải khổng lồ có kích thước bề dài hơn bảy mét và ngang là ba mét rưỡi. Những màu được xử dụng là trắng, xám, đen, pha chút nét vàng. Những màu sắc ấy gợi nhớ đến những bản in đúc của báo chí thời đó.
 

Nó cho thấy các dạng hình học đặc trưng của chủ nghĩa lập thể, đan chéo nhau trong một ngôi nhà bị đánh bom, nơi đó không thể diễn tả được sự hỗn loạn ...

Bức bích họa rộng lớn này ở giữa có hình một con ngựa bị giáo đâm thủng, một con vật tượng trưng tượng trưng cho tâm hồn của người dân Tây Ban Nha, một dân tộc tử vì đạo. Toan than no có những đường sọc nhỏ, như thể no mang trên mình, anh ta số lượng nạn nhân vô tội của anh ta in sâu vào da thịt . Anh ta đứng trên một người lính bị chặt đầu, ánh mắt đông cứng trong cái chết, người dường như vẫn đang la hét. Ở bên trái, một con bò đực mạnh mẽ với ánh mắt vô cảm đang nhìn chúng tôi với ánh mắt vô cảm. Tai nó như hai lưỡi dao, đuôi dựng lên như một làn khói: nó tượng trưng cho sức mạnh tàn bạo.


Rồi đến hình ba người phụ nữ: người bên phải, bị thiêu sống. Đôi mắt cô là hình giọt nước, đôi tay cô vươn lên trời như muốn cầu xin sự giúp đỡ. Bên trái là người mẹ điên dại đau đớn ôm đứa con đã chết trong tay: đó là sự ngây thơ vô tội bị sát hại ... Đôi mắt bà cũng có hình giọt lệ, bà nhìn con bò mộng và tiếng kêu của bà hướng về nó cũng sắc như dao mác, một vũ khí sắc bén: sự bất công của chiến tranh tạo ra như cầu trả thù. Và người ở giữa, nhớn nhác và cong vẹo vì đớn đau, lê lết tấm thân, đôi tay trống trơn, một đầu gối lết trên mặt đất. Bị hành hạ, thân xác kiệt quệ, cô ấy dường như bị lôi cuốn vào ánh sáng mang lại sự sống một cách không thể cưỡng lại được.

Hãy nhìn vào bóng tối giữa con bò mộng và con ngựa, mà chúng ta khó có thể nhận ra, hình con chim bồ câu hòa bình, với đôi cánh bị gãy, đang gửi tiếng kêu tuyệt vọng lên bầu trời. No đã thất bại trong việc hòa giải hai kẻ thù và giờ đây dường như bị cuốn vào bóng tối và hư vô.

Mọi thứ đều kinh hoàng, đau khổ và tiếng kêu la. Một tiếng lao xao inh ỏi lớn thoát ra từ bức tranh này! Những nạn nhân la hét, tiếng ngựa hí vang, vó ngựa đập xuống đất, tiếng gãy rắc thảm thê của ngôi nhà đang cháy…

Thế nhưng, một thiên thần dường như từ trên trời xuống đang chui qua cửa sổ. Ánh mắt dịu dàng tỏ vẻ xót thương cảnh vật. Sinh linh ấy kinh ngạc phát hiện ra khung cảnh đầy ác mộng này. Thiên thần cố hết sức vươn tay ra, cầm một ngọn đèn dầu để làm tỏa ánh sáng của tia hy vọng trong sự hỗn loạn này. Bạn có để ý bông hoa mỏng manh hiện diện trên lưỡi kiếm gãy của người lính không? Một vật rất nhỏ bị lạc lõng trong mớ hỗn độn này và có nguy cơ rất cao sẽ bị nghiền nát. Tuy nhiên, những cánh hoa mảnh mai xinh đẹp của nó thu giữ một thông điệp thiết yếu:
Sự sống mạnh hơn cái chết, hòa bình sẽ đánh bại nỗi kinh hoàng của cuộc chiến này...

Bức bích họa được trưng bày:
Bức tranh hoàn thành trong một tháng đã được trưng bày tại gian hàng Tây Ban Nha tại Triển lãm Thế Giới ở Paris.

Triển lãm Thế Giới ở Paris, 1937

Trong cuộc triển lãm, một sĩ quan Đức đã hỏi Picasso:"Chính ông là người đã thực hiện bức tranh phải không ?, nghệ sĩ trả lời một cách bốp chát: “Không, chính là anh!"

Sau cuộc triển lãm, Picasso từ chối để bức bích họa của mình được mang đến Tây Ban Nha cho đến khi đất nước này trở lại chế độ dân chủ. Và thế là tàu thủy xuyên Đại Tây Dương “Normandie” mang tranh đến Hoa Kỳ, được đưa vào Bảo tàng Nghệ Thuật Hiện đại New York vào năm 1939, nơi nó vẫn được trưng bày trong bốn mươi hai năm, kể từ khi Tướng Franco qua đời năm 1975, gióng lên hồi chuông báo tử của chế độ độc tài.
Năm 1981, “Guernica” cuối cùng đã được trưng bày tại Bảo tàng Prado ở Madrid, sau đó là Bảo tàng Nữ hoàng Sofia vào năm 1992.
========
"Trong bức họa GUERNICA, tôi bày tỏ rõ ràng sự ghê tởm của mình đối với đẳng cấp quân sự đã nhấn chìm Tây Ban Nha trong vô vàn đau đớn và chết chóc" – Pablo Picasso
========
theo wikipedia:
Guernica là tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ người Tây Ban Nha, Pablo Picasso.

Bức tranh hoàn thành vào tháng 6 năm 1937, tại nhà của ông ở Rue des Grands Augustins, thành phố Paris và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Reina Sofia ở Madrid. Tác phẩm được trình bày trên tấm bảng màu xám, đen và trắng, được nhiều nhà phê bình nghệ thuật coi là một trong những bức họa chống chiến tranh mạnh mẽ nhất trong lịch sử. Tranh có chiều cao 3,49 (11 ft 5 in) và rộng 7,76 mét (25 ft 6 in), bức tranh tường lớn cho thấy sự đau khổ của những người chịu nỗi thống khổ bởi bạo lực và hỗn loạn. Nổi bật trong thành phần là một con ngựa, một con bò, và ngọn lửa.Bức tranh được sáng tác để phản ứng lại vụ ném bom Guernica, một ngôi làng Basque Country ở miền bắc Tây Ban Nha, do Đức Quốc xã và các chiến binh Ý phát xít theo yêu cầu của những người theo chủ nghĩa dân tộc Tây Ban Nha. Sau khi hoàn thành, Guernica đã được trưng bày tại buổi trình diễn tiếng Tây Ban Nha tại Triển lãm Quốc tế des Arts et Techniques dans la Vie Moderne (Triển lãm Quốc tế Paris) tại Hội chợ Thế giới 1937 tại Paris và sau đó tại các địa điểm khác trên thế giới. Triển lãm lưu diễn được sử dụng để gây quỹ cho cuộc chiến tranh Tây Ban Nha. Bức tranh trở nên nổi tiếng và được nhiều người hoan nghênh, và nó đã giúp mang lại sự chú ý trên toàn thế giới cho cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
(theo wikipedia)
==============
Nguồn
The story of a painting that fought fascism - BBC Culture
https://www.bbc.com/culture/article/20170206-the-artists-who-fought-fascism