Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2024

Giọt Nắng Trong Mắt Em - Sáng Tác: Nguyễn Tâm Hàn - Hòa Âm: Quang Ngọc - Tiếng Hát: Ngọc Huy


Sáng Tác: Nguyễn Tâm Hàn
Hòa Âm: Quang Ngọc
Tiếng Hát: Ngọc Huy
Thực Hiện: Đặng Hùng

Xây Mộng Mị...

  


Đông lạnh Đêm cuộn mình trong chăn ấm
Khe khẽ nghe trầm lắng khúc ca buồn
Ngoài trời tí tách từng giọt giọt tuôn
Ôi lời hát như lòng muôn thổn thức!

Nắng bên kia có cựa mình ray rứt
Trái tim nồng day dứt như Đêm đây
Sợi nhớ nhung kéo chằng chịt giăng đầy
Quấn chặt lấy tim hao gầy… sống lại?

Đêm và Ngày thời gian xoay chuyển mãi
Không điểm dừng lòng trộm nhớ cuồng vây
Choáng ngợp cả phòng, tâm xây mộng mị
Nốt nhạc ngừng…Ôi ngã quỵ người hay,


Kim Oanh
Melb. 18.5.2024

Biết Bao Giờ?

 

Dòng đời chép chép ghi ghi
Công kia việc nọ đến đi hướng nào?
Vẹn toàn.Viên mãn công lao,
Tưởng đời êm ả. Xôn xao hết rồi!
Ước ao ngày tháng ngừng trôi,
Tương lai. Lẻn đến, Tơi bời tâm can ...
Việc còn chờ đó NGÚT NGÀN ! ...
(Mong gì thoát khỏi khi còn nhân gian?)


Nguyễn Khắc Tiến Tùng
Munich, 15.09.2023

Hạt Muối Môi Em

 

Trên môi em tôi nếm thử hạt muối
Xem nồng độ của biển mặn bao nhiêu
Bút mực thi nhân nào khóc trên giấy
Biển nào xanh thấu hiểu cả tình yêu.

Tôi muốn nghe tiếng rì ráo sóng biển
Biển xô sóng về bến bãi nơi nào
Con dã tràng xe cát trên biển rộng
Cả một đời vật lộn với hư hao.

Hải âu bay hoài mà không tới đích
Em ngồi buồn trên gềnh đá ngóng trông
Trở về chốn xưa lục tìm trong ký ức
Tình yêu nào tô điểm dấu môi hồng.

Ân sủng từ trời đôi khi có giới hạn
Chắt chiu hai tay hứng lấy giọt mưa
Cháy bỏng mùa hạ ân cần bù đắp
Đời sống cần nhau thân phận dư thừa.

Lời thi nhân hoài niệm trong im lặng
Để tâm hồn lẩn khuất trong đám mây
Nhờ cơn gió thổi qua lời nhắn gửi
Những ân tình nồng ấm của hôm nay.

Tế Luân

Sầu Ca - 愁 歌 - Trần Văn Lương



Dạo:

Lời xưa trối lại còn đây,
Sao ta vô dụng thế này, hỡi ơi!


Cóc cuối tuần:

愁 歌

悲 文 鎖 石 碑,
遺 命 永 難 移.
勵 志 惟 紅 淚
依 前 漬 爛 衣.

陳 文 良

Âm Hán Việt:

Sầu Ca


Bi văn tỏa thạch bi,
Di mệnh vĩnh nan di.
Lệ chí, duy hồng lệ
Y tiền tí lạn y.

Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

Khúc Ca Sầu

(Bài) văn buồn khóa chặt bia đá,
Lời (người xưa) trối lại vĩnh viễn khó thay đổi.
(Dù) gắng sức (nhưng) chỉ có lệ máu
Thấm (ướt manh) áo rách như trước.

Phỏng dịch thơ:

Khúc Ca Sầu


Hằn bia đá vết sầu dâu bể,
Di mệnh buồn há dễ đổi thay.
Trọn đời dẫu cố loay hoay,
Trên manh áo rách lệ nay vẫn hồng.

Trần Văn Lương
Cali, 7/2023


Bình Phẩm Truyện Hồng Bàng


Đối chiếu truyện Biểu Tượng Tiên Rồng được truyền khẩu trong đồng bào của làng nước Việt Nam, và Truyện Hồng Bàng của Nhà Văn Trần Thế Pháp in trong sách Lĩnh Nam Chích Quái vào năm 1370 – 1400, thì chúng ta nhận thấy có nhiều điều khác biệt, và có thể nói rằng chính ông Pháp đã làm lung lạc tinh thần dân tộc tự chủ của bao lớp người Con Cháu Tiên Rồng trẻ tuổi.

Tuy rằng ông Pháp đã giải thích nguồn gốc dân tộc, nhưng lại lấy khuôn mẫu chế độ “Phụ Hệ” của Trung Quốc là trọng nam khinh nữ trong cốt Truyện Hồng Bàng, mà xa lìa tư tưởng “Mẫu Hệ” trong truyền tích Tiên Rồng, giải thích ông bà Khởi Tổ hay Tộc Tổ của dân tộc Việt Nam.

I. Đọc Truyện Hồng Bàng

Truyện Hồng Bàng để lộ âm mưu đồng hóa Tộc Việt với Tộc Hoa. Ông Pháp cố ý gán ghép Truyền Thuyết Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam – Tiên và Rồng là hai biểu tượng linh thiêng của Vật Chất và Tinh Thần là nhu cầu của con người.

Mặc dù ông Pháp cũng cho rằng Tiên Rồng là tượng trưng cho Hai Ông Bà Khởi Tổ/ hay Tộc Tổ của Dân Tộc Việt Nam. Nhưng sau đó ông Pháp kể lai kể lịch về gốc gác dân tộc, và làm sai lạc truyền thuyết của dân nước, theo kiểu nói thêm một/ hay bớt một trong ngành tình báo phản gián Hoa Nam!

1. Ông Bà Tộc Tổ

Chúng ta thấy rằng tác giả Trần Thế Pháp đề cao người đẹp họ Âu (Âu Cơ) thành ra tên Bà Tổ của Tộc Việt. Theo khảo cổ học thì vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, vào khoảng 2300 năm sắc dân Âu Việt tràn vào thôn tính vùng đất Lạc Việt và thành lập ra một nước Âu Lạc.

Vì thế ông Pháp đã ghép chữ cho hai họ Lạc Việt và Âu Việt thành ra tên của hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ, để đặt làm tộc tổ của Trăm Việt.

Từ câu truyện Tiên Rồng truyền miệng của dân tộc Việt Nam trong hệ thống làng nước theo cha truyền con nối, thì Truyện Hồng Bàng của Trần Thế Pháp cũng ghi lại địa giới rộng lớn của Tộc Việt. Nhưng ông Pháp lại cho đó là thuộc quyền cai trị của Vua Hán đã có từ bao ngàn năm trước đó.

Truyện ông Pháp gán ghép nguồn gốc người Hoa cho thành ra Tổ của người Việt, rồi sau đó tác giả lại đánh lận con đen, lấy vùng đất ngàn năm Sông Dương Tử mà người Việt sinh trưởng bao thời trước, thành ra đất của người Hoa.

Ông Pháp quả đã hành nghề “cò đất” trong đội ngũ tư bản đỏ nhằm buôn bán đất nước Việt Nam cho ngoại bang Trung Quốc chăng?

Có lẽ là như vậy! Trong truyện Hồng Bàng tác giả Trần Thế Pháp mô tả Sùng Lãm gốc Hoa, nhưng là người gian manh háo sắc vô lương tâm, dùng thủ đoạn chiếm đoạt người vợ của anh chú bác ruột, rồi khi hắn đã có gia đình, thì hắn lại bỏ bê trách nhiệm nuôi nấng vợ con.

Mặt khác, Âu Cơ cũng thế, tuy là người Tộc Hoa, nhưng lăng loàn mất nết và trốn chồng theo trai!

Ở điểm này, Trần Thế Pháp dùng hình ảnh hai vị khởi tổ của Tộc Việt để bài bác là những người khiếm khuyết đạo đức. Ông Pháp muốn tạo ra thế hệ tiếp nối chỉ biết sống vô ơn bạc nghĩa, chỉ lấy vật chất để đo lường giá trị con người... mà quên đi tình nghĩa đồng bào ruột thịt, quên quê hương dân tộc, quên Chính Thuyết Tiên Rồng, quên những lời dạy của Tổ Tiên rằng “Chỉ thấy con người, và chỉ lấy con người làm tiêu chuẩn căn bản để nhận diện, để định nghĩa hay để đo lường giá trị con người!”

Cũng theo ông Pháp, toàn thể dân Việt lại chỉ nhận biết mình thuộc dòng giõi người Hoa, muốn theo mẹ Âu Cơ đi về Bắc quốc. Nhưng về không được nên mới ở lại nước Nam.

Đang khi vua nước Nam lại đã nhẫm tâm mà bỏ nước về thủy phủ, phó mặc cho mẹ con nàng Âu Cơ chia nhau cai trị dân Nam. Đọc Truyện Hồng Bàng chúng ta thấy ẩn chứa mưu đồ xâm lược và đồng hóa nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện câu thần chú “Đồng Trụ Chiết – Giao Chỉ Diệt” của Mã Viện, thời Đức Trưng Nữ Vương ngày trước!

Tác giả Trần Thế Pháp đã xuyên tạc Chính Thuyết Tộc Việt, đã đánh cướp Đất Nước Việt, mà còn nặng lời nhục mạ Dân Tộc Việt.

Đây chính là nhát búa tạ bổ vào đầu chúng ta, mỗi khi đọc Truyện Hồng Bàng, thế mà sách sử Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa nhận ra những điều sai trái này, vẫn tán tụng “kỳ tài Trần Thế Pháp” và thực thi Lời Thề Mã Viện?

2. Lịch Sử Cận Kim

Bao trăm năm qua, đã biết bao nhiêu khoa bảng anh tài, biết bao danh nhân thi sĩ... nhưng chưa thấy ai biết suy nghĩ, biết tổng hợp cho chúng ta bài học sống động hiện thực của Chánh Thuyết Tiên Rồng, và cũng chưa thấy ai đặt vấn đề sai trái của nhà văn Trần Thế Pháp... buồn sầu lắm chăng?

Bởi thế mà chúng ta ngày nay cần tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc dân tộc của mình, và những sự kiện liên quan giữa dân Việt với sắc dân khác, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu đồng hóa.

Nhất là chúng ta lại bị người Việt Nam như Trần Thế Pháp đã dùng bút chép sử nối giáo cho giặc đâm trúng tim Đồng Bào của chúng ta, vậy có nỗi đau thương khốn khổ nào hơn chăng?

3. Nội Dung Hồng Bàng

Câu chuyện khởi đầu trong Truyện Hồng Bàng là Vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế, đi thăm dân vùng Ngũ Lĩnh, lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục, và được Đế Minh cho làm vua. Vùng đất nước này là phía hướng đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn Tinh.

Lộc Tục lấy con vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm thay cha làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân. Sùng Lãm cướp vợ yêu của Đế Lai tên là Âu Cơ, nhưng tác giả thời sau, như Học Giả Trần Trọng Kim vì xấu hổ nên đã sửa lại rằng, Âu Cơ con Đế Lai thay vì là vợ của Đế Lai.

Âu Cơ sinh cái bọc chứa 100 trứng, nở ra trăm con trai. Sùng Lãm đi vắng, Âu Cơ dẫn bầy con về Bắc quốc, nhưng về không được, đành trở lại.

Sùng Lãm liền chia con làm hai, 50 đứa theo Sùng Lãm xuống thủy phủ, 50 đứa theo Âu Cơ ở lại trên đất để cai trị dân… Một trăm đứa con trai đó là những vị tổ đầu tiên của Trăm Việt (Bách Việt).

Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì Sùng Lãm và Âu Cơ sinh ra 100 đứa con trai trở thành thủy tổ của sắc dân Trăm Việt, và trong đó có dân tộc Việt Nam. Bà nội của Sùng Lãm có tên là Vụ Tiên sinh sống ở vùng núi Ngũ Lĩnh.

Mẹ của Sùng Lãm tên là Long Nữ (nàng họ Long) là con của vua Động Đình dưới thủy phủ. Ông tổ, ông nội, ông cha của Sùng Lãm đều là người thuộc giống dòng Tộc Hoa, và Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân (Tiên Rồng gom lại thành một).

Âu Cơ (nàng họ Âu) cũng là người Tộc Hán, vợ của Đế Lai, cho nên Âu Cơ muốn dẫn trăm con về Bắc Quốc mà không thành. Trong số 100 con trai lại được chia đôi: 50 theo Sùng Lãm về ở thủy phủ, 50 theo Âu Cơ ở lại nước Nam và chia nước mà cai trị.
Dưới sự cai trị của người thuộc dòng dõi Tộc Hoa đó, đại chúng Việt chỉ là đám dân đen nghèo khổ, ngoan ngoãn phục vụ thiên triều Trung Quốc và bị vua quan Âu Cơ hành hạ, áp bức, bóc lột.

Địa phận vùng đất của Tộc Việt là vùng phía nam sông Dương Tử và nam Ngũ Lĩnh. Vùng đất này thuộc quyền của vua Tộc Hoa, nhưng sau chia lại cho Lộc Tục nên mới trở thành miền đất của Tộc Việt.

4. Ý Tưởng Phò Tàu

Truyện Hồng Bàng ghi lại nhiều chi tiết của truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng đang lưu truyền phổ quát trong toàn thể người dân Việt từ bao ngàn năm trước, nhưng mô tả thêm lai lịch của các nhân vật theo óc suy luận thuần túy “duy vật biện chứng” để trở thành phiếm luận “Phò Tàu!”

Từ ngàn xưa, dân tộc ta xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng, thì Truyện Hồng Bàng cũng phải xác nhận điều này, nhưng tác giả chế tạo thêm ra bà nội và mẹ của Sùng Lãm. Bà nội của Sùng Lãm cũng có tên với chữ Tiên, là Vụ Tiên, và mẹ của Sùng Lãm có họ là Long – Long Nữ (Long là Rồng, theo giọng Tộc Hoa phát âm ra).

Từ ngàn xưa, dân tộc ta tin rằng mình phát xuất ở vùng Ngũ Lĩnh thuộc Hồ Động Đình. Truyện Hồng Bàng cũng đã xác nhận là quê hương của Vụ Tiên và của Long Nữ.
Và từ ngàn xưa, dân tộc ta tuyên xưng là họ Lạc (Mẹ Tiên) thì Truyện Hồng Bàng giải thích là phát xuất do tên hiệu của Lạc Long Quân (Cha Rồng), để đem chế độ mẫu hệ của Tộc Việt gán ghép trở lại thành phụ hệ của Tộc Hoa.

Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì chồng của Âu Cơ là Đế Lai, “Nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp Tiên Nữ,” nên Đế Lai cũng đi theo và như vậy Âu Cơ đã không thể là Tiên.

Từ ngàn xưa, dân ta quan niệm biểu tượng Rồng là Cha, ở dưới nước, thiên biến vạn hóa, và Tiên là Mẹ, ở trên đất dưỡng nuôi bảo bọc. Truyện Hồng Bàng cũng làm nổi bật những đặc tính này nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Biểu tượng 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha là truyền thuyết Việt. Tuy nhiên, Truyện Hồng Bàng lại cho rằng 50 đứa theo cha về luôn thủy phủ, giao quyền cai trị dân Việt trong tay 50 đứa theo bà mẹ người Hoa. Như vậy thì làm sao vẫn còn đủ 100 để làm tổ cho Trăm Việt (Bách Việt).

Hơn thế nữa, 50% Tiên = 50% Rồng là nguyên lý Quân Bình Định Lượng Tỷ Lệ, không theo phẩm hay không theo lượng, mà tính theo tác nhân. Ví dụ, một em bé sinh ra thì có môt nửa của cha và một nửa của mẹ - mặc dù tinh trùng của cha ít hơn noãn sào của mẹ, đó là tính theo tác nhân với quân bình định lượng, cũng như quân bình định lượng tỷ lệ của H2O hay những nguyên tử khác vậy.

Tiếp đến là câu Cha Rồng dặn rằng: “Khi cần thì gọi, ta về ngay” cũng là xác định nền tảng của Truyền Thuyết Tiên Rồng thì Truyện Hồng Bàng cũng lặp lại ba lần trong ba trường hợp khác nhau.

5. Sự Kiện Đương Thời

Truyện Hồng Bàng xác định địa vực của Bách Việt là toàn thể vùng Nam Dương Tử và Nam Ngũ Lĩnh. Dầu trái với tham vọng quyền lực của người Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng phải ghi lại tỉ mỉ biên cương của Tộc Việt, và như thế, chắc chắn, đây là sự kiện hiển nhiên đương thời.

Truyền thuyết mọi người dân đều có cùng nguồn gốc Tiên Rồng, đều từ Một Bọc Trăm Con, là của dân ta. Dầu trong suốt bài, Truyện Hồng Bàng chỉ quanh quẩn với dòng họ một triều vua, thì câu cuối lại phải liên kết Bọc Mẹ Trăm Con với Bách Việt: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.”

Như thế Truyện Hồng Bàng mặc nhiên xác nhận là đã có hai tộc dân Việt và Hoa khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, và đã sinh sống trên hai vùng đất khác nhau.

Xét về phương diện lãnh thổ, Truyện Hồng Bàng xác nhận truyền thuyết Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Động Đình, sau đó phát triển trên một vùng rộng lớn, bao gồm từ Nam Dương Tử xuống tới Bắc Trung Phần Việt Nam ngày nay. Với việc đồng hóa nguồn gốc Bách Việt thành con cháu của Lạc Long Quân, Truyện Hồng Bàng đã phải xác nhận ảnh hưởng lớn mạnh của Lạc Việt thời ấy.

Tham khảo sách sử trong Thư Viện Hoa Kỳ ngày nay, chúng ta nhận ra rằng mấy ngàn năm trước khi tiếp xúc với Tộc Hoa, chẳng những xã hội Tộc Việt đã phát triển ổn định và thịnh vượng về dân số, mà còn mở rộng vùng địa bàn sinh sống, đặc biệt dân ta đã có nếp sống xã hội nông nghiệp và ngư nghiệp hiện đại.

Chớ nào cần phải có Truyện Hồng Bàng dẫn giải nguồn gốc, hay quan lại Trung Quốc trong Truyện Sĩ Nhiếp sang đô hộ và dạy dỗ dân ta cách thức làm nông nghiệp hay bắt ốc mò cua?

Xã hội Việt đã tiến triển và trổi vượt về Nếp Sống Việt và Văn Hóa Việt, được ghi nhận và lưu truyền qua kỹ thuật tinh xảo về đồ đồng. Cả đến thời nay thạp đồng Đào Thịnh hay trống đồng Ngọc Lữ của Việt Nam vẫn là những tuyệt tác vô song!

II. Chính Thuyết Tiên Rồng


Bởi thế giờ đây chúng ta có dịp bình thân – khai trí – mở tâm – thông tuệ, và ngồi ôn lại dĩ vãng của dân tộc mình, thưa chuyện với các Đức Thánh Vương Quốc Tổ, Thần Linh Sông Núi và Hồn Thiêng Dân Tộc đã trải qua bao ngàn năm văn hiến kể từ ngày dựng nước.

Chúng ta cùng nhau rút tỉa những tinh hoa văn hóa của dân tộc trong những truyện truyền khẩu ở trong Làng Nước Việt mà hình thành ra (1) Bộ Ba Nền Tảng: Tiên Rồng (nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp) Trầu Cau (nguyên lý Thân Thương) Chử Đồng (nguyên lý Bình Đẳng) (2) Bộ Bốn Sống Thực: Tiết Liêu (Lập Nước) An Tiêm (Lập Làng) Vọng Phu (Lập Gia) Trương Chi (Lập Thân) (3) Bộ Hai Phục Hưng: Mỵ Châu (Sách Lược Giữ Nước) Phù Đổng (Sách Lược Cứu Nước).
Và nhìn lại từ Chính Thuyết Tiên Rồng của Tộc Việt, Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm thêu dệt khác biệt, nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc ta. Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên có Cha là Rồng.

Truyện Hồng Bàng lại chép rằng, cha là Sùng Lãm mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của nhân vật Sùng Lãm là người Hoa, và phía Âu Cơ cũng thuộc Tộc Hoa. Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà cố nội có tên Tiên (Vụ Tiên). Như vậy thì không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng.

Bởi vì biết dân Việt chú trọng phía họ mẹ (mẫu hệ), thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên, rồi để tạo ra chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa. Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía họ cha (phụ hệ), gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu là Lạc Long Quân; đang khi mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với truyền thuyết Tiên Rồng.

1. Truyền Thuyết Dân Tộc

Theo truyền thuyết của dân tộc ta, thì toàn thể mọi người trong nước là Đồng Bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – cùng do Một Bọc Trăm Con, do Mẹ Tiên Cha Rồng sinh ra. Truyện Hồng Bàng lại có một trăm đứa con của Sùng Lãm đã thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông người Hoa tiếp nối nhau làm vua, và chia nước mà cai trị.

Đây chính là biểu trưng của nhóm đặc quyền như trong chế độ tư bản hay tư bản đỏ thời nay, chớ đâu phải là “tinh thần đồng bào” ghi trong Chính Thuyết của dân tộc Việt Nam?

Truyện Hồng Bàng cho dù có kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì câu truyện này ghi nhận rằng quanh Sùng Lãm đã có dân chúng của Tộc Việt sống đông đúc và xây dựng thành một quốc gia độc lập và rộng lớn.
Như thế, thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm, lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ.
Cũng theo chính tác giả thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất. Vậy làm sao còn đủ 100 con để gọi là tổ cho Bách Việt hay Trăm Việt?

Từ khởi thủy cho tới thời điểm hai ngàn năm cách nay, xã hội Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên họ mẹ làm chính. Không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng của mẫu quyền.

Trong sách “Hậu Hán Thư” của Trung Quốc cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt vào thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ, có nhiều Nữ Tướng và đội Nữ Binh.

Ví dụ điển hình Hai Bà Trưng rồi tới năm 544 thời Triệu Nữ Vương, và sau 300 năm dân ta mới ghi nhận có nam nhân làm thủ lãnh là Lý Nam Đế.

Trái lại, Truyện Hồng Bàng kể dòng họ của cha là chính. Tất cả dòng bên nội được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng, tên hiệu từng người.

Đang khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, dòng họ bên ngoại, cũng không có tên riêng của mẹ.

2. Chủ Trương Mẫu Hệ

Theo mẫu hệ thì gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa “phụ hệ” của Trung Quốc, và đi ngược với truyền thống ‘mẫu hệ” của dân tộc Việt Nam.

Về phần quốc hiệu, dân ta xưng là Lạc Việt. Ví du: vua, quan, dân, ruộng đều ghi là Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướng, Lạc Dân, Lạc Điền.
Vì vậy, theo quan niệm mẫu hệ thì Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họ Lạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên, của Chim Lạc được khắc trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ.
Bởi thế, đúng đắn nhất chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng Lạc Cơ và Long Quân – cơ là văn, quân là võ, hay đơn giản hơn là Mẹ Tiên Cha Rồng.

Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân. Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, tác giả lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, họ Âu, nhằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, Âu Cơ!

Chẳng những đã xuyên tạc nguồn gốc, Truyện Hồng Bàng lại còn xuyên tạc về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì tác giả cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.

Nhưng ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có liên hệ tới truyền thuyết, thì tất cả dòng họ nội ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa.

Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa.

Sự hoán chuyển của Trần Thế Pháp rất thâm độc, vì không chấp nhận mang họ mẹ thì dân Việt sẽ lần lượt bớt chú tâm tới “yếu tố mẹ” mà xa lìa nguồn mất gốc.

Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ. Truyện Hồng Bàng đã thực hành lời thề Mã Viện một cách thành công êm ái phi thường: “Đồng bào mất – Giao Chỉ diệt.”

3. Tiên Rồng Mở Hội

Đất Tổ của Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi góp phần quan trọng trong việc xuất hiện và phát triển một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực được gọi là Chính Thuyết Tiên Rồng, một sinh thức, một đồng thuận, một tổ chức chính trị đồng bào và là đồng trụ của dân tộc Việt Nam, mà thời nay chúng ta gọi là Hoa Tiên Rồng Mở Hội!

Theo khảo cổ học, Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.

Địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao.
Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của Trung Quốc.

Lưu vực sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển rộng ra Lĩnh Nam, và dân Việt đã sinh sống tại đây suốt mấy ngàn năm trước khi người Hoa được biết tới.

Vậy mà Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa; rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt.

Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và có hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Để phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt tất nhiên đã biết cách tổ chức vững mạnh về mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục, tín ngưỡng.

Vì sống dọc theo bờ Biển Nam nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp. Với ưu thế địa dư và sự trổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, với kết hợp núi non hiểm trở bao quanh đã tăng phần bảo vệ cho tiểu quốc Việt sống tự cường tự lập và thoát khỏi sự thống trị cường quyền của Trung Quốc.

Ngay tự ngàn xưa, đối với người Hoa, luôn luôn gọi dân Việt là “Nam man,” trong nhóm người man, ri, mọi, rợ. Tiếng “Nam man” là chỉ sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía Nam, đặc biệt từ Nam sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam, Lĩnh Nam (Việt Nam).
Sử Trung Quốc cũng luôn coi đó là sự kiện hiển nhiên. Các thái thú và thứ sử người Hoa thống trị, bao giờ cũng coi dân “Nam man” là ngoại tộc, không phải người Hoa.

Trong suốt mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt. Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt.

Các sắc dân ở vùng phía nam sông Dương Tử, vẫn còn có tên chỉ nguồn gốc là nhánh Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt.
Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, người dân trong vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân, chớ không phải Hoa nhân.

4. Đồng Bào Trăm Việt

Trăm Việt dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt (Bách Việt) phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Trăm Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp Biển Nam (tức là Biển Đông của Trung Quốc).

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, ghi nhận có các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam.

Các quốc gia này nằm kế tiếp nhau, từ miền nam sông Dương Tử qua lưu vực sông Hồng, rồi xuống tận bình nguyên sông Mã.
Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Quốc, và chưa tổ chức thành quốc gia mà người Hoa gọi là dân Bách Bộc.
Khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Quốc và những lãnh thổ của miền nam sông Dương Tử, các tiểu quốc Trăm Việt lần lượt bị xâm chiếm, và chỉ có Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt còn là những quốc gia tự trị.

Tới thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Quốc.
Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Trăm Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc ngày nay, nền văn hóa văn minh Trăm Việt và Chính Thuyết Tiên Rồng của Trăm Việt đã bị đồng hóa thành Tộc Hoa, đồng trụ chiết và bị diệt vong là vậy.

Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học cho thấy người Trăm Việt đã vượt sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Trăm Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc.

Vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành mà thời trung học chúng ta mộng tưởng và đem ép vào trong tim… Vào năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến, tự xưng là Đại Việt rồi sau này đổi tên là Nam Hán.

Nhìn chung, Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài đã sống vào thời khuyết sử, không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao.

Tuy nhiên, với thời gian theo dòng đời Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trổi vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp.

Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó, đã âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng mình là con cháu Việt hoặc là Con Cháu Tiên Rồng.

Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt, địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu.


Phạm Văn Bản


Môi Trường Và Phát Triển Bền Vững


Abstracts

Following introduction about environment and sustainable development in section 1, section 2 mentions that environment is an open system which continuously exchanges feedback with other subsystems. Listed here are:
-environment and overpopulation which puts a heavy stress on soils and water resources.
-environment and health which is strongly affected by different forms of pollution: water pollution, soil pollution with contaminants, air pollution
-environment and faith. Nature and a green environment can reduce stress, improve mood, mental and emotional well-being, reduce anger and aggressiveness and increase overall happiness, in other words, keep us in the zen mood.
-environment and tourism . A clean and green environment is conducive to tourism .
Section 3 lists a number of significant environmental problems today in Viet Nam: deforestation, destruction of biodiversity, soil degradation, salt intrusion
Section 4 is about environmental protection: protection of forest resources, water resources, soil resources, marine resources.
Section 5 lists 4 types of sustainability: human sustainability, social sustainability, economic sustainability, environment sustainability .These four types interact together: resources use should be for human needs while preserving the environment so that these needs can be met for future generation.
Section 6. In the concluding remarks, environment is a whole and should be approached holistically.

1.Nhập Đề.

Môi trường là gì? 

Nó bao gồm các yếu tố tự nhiên (như đất, nước, không khí..) và yếu tố vật chất nhân tạo (như nhà máy, đập nưóc, cơ xưởng..) ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Những vấn đề cấp bách về môi trường cần phải đối phó hàng ngày như ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm không khí, trong một khung cảnh đất hẹp, người đông đã tạo nên sức ép trên tài nguyên thiên nhiên. Khung cảnh sống thay đổi .. Những danh từ mới về khoa học môi trường đua nhau xuất hiện như sinh khối (biomass), kiểu sinh học (biotype), sinh cảnh (biotope), quần xã sinh vật (biome), hệ sinh thái (ecosystem), ổ sinh thái (ecological niche), dấu chân sinh thái (ecological footprint), đa dạng sinh học (biodiversity), bền vững (sustainability), lỗ hổng ozon (ozone hole), sự sưởi ấm toàn cầu (global warming), tái chế biến (recycling) v.v.
Các vấn nạn môi trường có tính cách chung cho toàn thế giới: các nước giàu có thì tiếng động, mưa acit, khí nhà kiếng; các nước nghèo, chậm phát triển thì phá rừng, nhân mãn; tóm lại với hành tinh càng ngày càng nhỏ bé và không còn hành tinh nào khác ngoài Trái Đất có điều kiện sinh sống nữa, con người nhận ra bảo vệ môi trường là việc chung của nhân loại. Vào năm 1992, tại Rio, nhiều xứ họp lại để ký bản thoả ước về bảo vệ tài nguyên trên trái đất, sau đó tại Kyoto lại họp bàn về giới hạn các sự phát thải các khí độc trên bầu trời..
Các tổ chức bảo vệ môi trường ra đời, đặc biệt nhất là tổ chức phi chính phủ Green Peace. Rồi ngày Earth Day xuất hiện, trong đó nhiều công dân đứng ra tổ chức vận động các chính phủ khuyến cáo các nhà lãnh đạo về năng lượng sạch (mặt trời, gió ..), tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.

2. Môi trường như một hệ thống mở.

Khác với các hệ kín trong cơ học và vật lý, hệ thống môi trường nói riêng và các hệ thống nhân văn nói chung đều là những hệ thống mở (open system) nghĩa là có các tương tác với bên ngoài, qua những trao đổi các dòng chảy (flux) vật chất, năng lượng và thông tin. Hệ thống có đầu vào (input), đầu ra (output) và các vòng phản hồi (feedback). Đầu vào là các yếu tố tác động của môi trường (đất, nước, sưởi ấm toàn cầu..) trên hệ thống, còn đầu ra là do tác động của hệ thống trên môi trường (khí thải, rác thải, bụi..).

Môi trường gồm những hệ thống nhỏ cấu tạo nên (thuỷ văn, khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật..) và lại là thành phần cấu tạo của những hệ thống lớn hơn trong đó ta phải kể đến xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục v.v và trong mỗi hệ thống này lại có những hệ thống phụ đan xen và tác động lên nhau. Vì có những tương tác như vậy nên cái toàn thể không giống tính chất của từng yếu tố hợp thành và cũng không phải là con số cộng của các yếu tố đó. (The whole is more than the sum of its parts).
Sau đây ta thử điểm qua vài hệ thống có tác động trên môi trường.

2.1. môi trường và dân số. 

Dân số Việt Nam tăng nhanh : năm 1954, toàn nước Việt chỉ có 25 triệu ngày nay, năm 2000, là 80 triệu. Theo thống kê, vào thời điểm 1999, dân số mỗi năm tăng 1.65%. Dù đã giảm nhiều từ 3% vào đầu thập niên 90, nhưng với nhịp tăng gia như vậy có nghĩa là cứ mỗi 42 năm, dân số sẽ tăng gấp đôi.
Vì diện tích đất đai không thay đổi nên mật độ dân số tăng lên rất nhanh. Năm 1921, chỉ 47 người/km2 thì nay đã 235 người/km2, đứng thứ 15 trên thế giới về mật độ dân số. Đến nay, tuy tỷ lệ sinh đã giảm từ 3,8 con xuống còn 2,3 con nhưng trong 10 năm tới, dân số Việt Nam vẫn tăng thêm trung bình 1 triệu người mỗi năm (Nguồn : Ủy Ban Dân số ).Riêng về đồng bằng sông Hồng với 11 tỉnh và diện tích tự nhiên là 1.478.256 ha, chiếm 4,46% diện tích đất cả nước nhưng dân số lại chiếm khoảng 22% dân số cả nước thì mật độ dân số lại càng rất cao với 1.124 người /km2.
Dân số cao với tài nguyên đất đai bị hạn chế đưa đến sử dụng nhiều phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, gia tăng phá rừng ngập mặn, gia tăng dùng nước sinh hoạt vào mùa khô khiến nước mặn đi sâu vào đất liền vào mùa khô tại khắp các vùng duyên hải từ Bắc chí Nam. Như vậy, dân số tăng cao có nhiều hiệu ứng ngoại biên.

Nhà thơ Tú Xương trước đây cũng từng viết:Phố phường chật hẹp người đông đúc,Bồng bế nhau lên nó ở non
-Dân số đông đòi hỏi năng lượng để nấu ăn, để đun nước, để tắm giặt.-Dân số đông đòi hỏi có nguyên liệu để làm nhà cửa, làm bàn ghế.
-Dân số đông đòi hỏi nhiều nhà máy để sản xuất ra điện, ra vật liệu tiêu dùng.-Dân số đông đòi hỏi xe cộ di chuyển đi làm
-Dân số đông đòi hỏi lương thực mà muốn có lương thực trên đất càng ngày càng ít dần thì phải dùng phân bón và muốn có phân bón lại phải có năng lượng và nguyên liệu từ sản phẩm dầu hoả và hơi đốt.
Như vậy, có mối tương quan mật thiết giữa dân số và môi trường. Dân số cao quá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Do đó, bảo vệ môi trường là phải kiểm soát sinh đẻ, sinh đẻ có kế hoạch, cần có chất lượng thay vì số lượng.. Nhưng dân số cũng lại liên hệ đến dân trí (trình độ hiểu biết, công dân) và dân sinh (nếp sinh hoạt, tăng gia chất lượng cuộc sống).Như vậy bài toán có tính cách đa chiều và giữa dân số, dân trí và dân sinh lại có thêm các quan hệ hữu cơ và tương thuộc lẫn nhau: dân trí cao, nếp sống cao sẽ làm dân số giảm xuống. Nhưng muốn nếp sống cao, thì phải có chương trình thực tế giúp người dân có thể giải quyết các nhu cầu cơ sở như nước uống, thực phẩm, chất đốt.. Giáo dục phụ nữ, nâng cao trình độ giáo dục của phụ nữ rất quan trọng cũng cần thiết để giảm dân số.

2.2. môi trường và sức khoẻ.

Nếu môi trường với đất, nước, không khí bị ô nhiễm thì dĩ nhiên sức khoẻ con người cũng bị ảnh hưởng theo . Không khí ô nhiễm thì ta bị dị ứng. Nước ô nhiễm thì ta bị đau bụng.
.ô nhiễm không khí, do ùn tắc giao thông của hàng vạn xe lưu thông trên đường phố. Dân đông nên xa lộ trước kia nay như đường phố,do khói bụi các nhà máy công nghiệp sắt thép, than đá, ximăng v.v. Nhiều cơ xưởng xây trước kia ở ngoại ô thì nay do đô thị bành trướng lại nằm ngay trong thành phố tạo nên thêm ô nhiễm không khí. Các nhà máy không có thiết bị lọc bụi. Kèm theo bụi là khí SO2 gây tác động xấu đến sức khoẻ con người, gây các bệnh viêm kết mạc, co thắt phế quản, viêm mũi, viêm họng.

.ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt con người tại các khu dân cư và nước thải từ các cơ sở công nghiệp chưa được xử lý thường được đổ thẳng vào kinh rạch, sông ngòi. Nhìn chung, có thể nói là các nguồn ô nhiễm bao gồm các nguồn điểm (point source) và diện (non-point source). Các nguồn điểm như hệ thống thoát nước, các kỹ nghệ như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy, làng nghề với đúc đồng, tái chế biến kẽm v.v. còn các nguồn điện bao gồm các hoạt động nông nghiệp, các khu dân cư không tập trung, giao thông trên sông ngòi, các công trường xây dựng. Nước ngầm cũng bị ô nhiễm do sự rữa trôi phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải sinh hoạt hoặc từ nước rò rỉ từ các bãi rác. Ô nhiễm nước trong sông rạch làm nhiều loại cá chết.. Và như vậy số lượng nước có thể sử dụng cho sinh hoạt bị mất đi.

.ô nhiễm đất. Vì diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm với dân số tăng gia nên nhiều nông dân không có việc làm ở nông thôn, đành phải di dân về các thành phố lớn, chui rúc trong các xóm nghèo, không đủ hạ tầng cơ sở vệ sinh, gây thêm ô nhiễm môi trường với cống rãnh bị ngập, bãi rác không chỗ chứa. Với sự đô thị hoá, rác thải càng ngày càng trở nên trầm trọng vì bãi rác còn gây ô nhiễm không khí và nguồn nước vì nước mưa ngấm vào bãi rác tạo thành nước rò rỉ chứa các yếu tố độc hại gây ô nhiễm môi trường nước ngầm và đất, chưa kể đó là nơi sinh đẻ ruồi muỗi, tăng thêm nguy cơ dịch bệnh thương hàn, dịch tả, lị v.v.

Trong nông nghiệp, có thể kể sản phẩm thải bỏ các nhà máy thực phẩm đóng hộp, lò sát sanh, sản phẩm bài tiết của các trại chăn nuôi lớn.
Trong công nghiệp, ngoài những rác thải thông thường như bao ni lông, cao su, thủy tinh, ve chai, đồ kim loại, còn phải kể các rác thải nguy hiểm (hazardous wastes) như các chất dễ cháy, phóng xạ, chất nổ, các rác thải y tế như giây truyền máu, kim chích v.v...Phân hoá học càng ngày càng được sử dụng nhiều để đảm bảo an toàn lương thực. Nhưng muốn giảm thiểu tác động lên môi trường, phải sử dụng cân đối, đúng lượng, đúng kỳ, hạn chế các tổn thất do bay hơi, rửa trôi.
Thuốc bảo vệ thực vật cũng giúp tăng sản lượng nông nghiệp nhưng nếu sử dụng quá liều lượng sẽ gây nên nhiều hậu qủa: cá, tôm, tép trong ruộng bị giảm hẳn, cua, ốc, ếch, nhái, rắn cũng càng ngày càng hiếm. Ô nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh ra ngộ độc rau cải .
Sau đây là vài hoá chất bảo vệ thực vật:

Chủng loại hoá học 

Ví dụ
Thuốc diệt trùng
Các hydrocacbon có chất Chlore Aldrin, Chlordane
Lân hữu cơ Malathion, Diazinon, parathion,
Cacbamat Carbaryl, carbofuran,
Pyrethrin Permethrin
Thuốc diệt khuẩn
Benzimidazol Benomyl, thiabenzazol
Thiocacbamat Ferbam, maneb
Triazol Triadimefon. Bitertanol
Những cái khác Sulfat đồng
Thuốc diệt cỏ
Acid phenoxyalkyl 2,4-D; 2,4- DB; 2,4,5-T; Triazin; Atrazin; Simazin;Propazin;Phenylurea;Diuron, Linuron, Bromacil
Cacbamat Butylat, vernolat, Thiobencarb
Nitrophenol Dinoseb
Acid aliphatic Dalapon
Dipyridyl Paraquat, diquat

Khi xịt các hoá chất trên cây thì chỉ một phần do cây hấp thụ, còn lại bị rửa trôi trong đất, bị các giao chất sét hoặc các giao chất hữu cơ ngoại hấp và đó chính là lí do môi trường đất và nước cũng bị ô nhiễm .Hoá chất bảo vệ thực vật tại các nông dân được bảo quản rất tùy tiện , vứt bao ngoài kinh rạch. Số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đem ra bán có khi ngoài danh mục, hoặc bán thuốc cấm sử dụng, bán thuốc không đúng quy định. Nông dân thường sử dụng thuốc không đúng quy trình kỹ thuật về liều lượng, về thời gian cách ly gây thêm ô nhiễm môi trường cho đất và nước. Nhiều khi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản hay rau cải đưa đến tình trạng ngộ độc đe dọa đến sức khoẻ của người dân.

2.3. Môi trường và du lịch. 

 Việt Nam có nhiều hệ sinh thái rất đa dạng vì có vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng biển . Mỗi vùng có những đặc điểm riêng khiến phong cảnh rất đa dạng . Với trên 50 sắc tộc rải rác ở miền núi có những nét đặc thù khác nhau, ta có thể kết hợp du lịch sinh thái lẫn du lịch văn hoá . Miền biển đa dạng từ vịnh, vũng, rừng ngập mặn, bãi cát dài, san hô v.v. có nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch nghĩ ngơi .Du lịch giúp tạo công ăn việc làm với hàng loạt dịch vụ kèm theo như ca kịch, chuyên chở, nhà hàng, thủ công nghệ, khách sạn v.v. và như vậy giúp bớt được áp lực dân số trên tài nguyên thiên nhiên, giúp nông dân chuyển nghề nhanh chóng.
Nhưng để có một nền du lịch bền vững thì môi trường cần được bảo vệ nghĩa là kinh rạch, sông ngòi không là nơi vứt bừa bãi mọi thải vật; bãi biển không phải nơi hứng chịu bụi bặm từ các cơ xưởng đóng tàu hay nhận nước thải các ống cống từ thành phố đổ ra; rừng không là nơi với xói lở bào mòn v.v.

2.4. Môi trường và tâm linh.

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay với mạng lưới thông tin toàn cầu, điện thoại không dây, nhạc, ảnh, sách ở dạng số hoá, khiến cho cuộc sống vật chất đầy đủ hơn xưa. Thế giới thay đổi quá nhanh, con người không kịp thích nghi với các chuyển biến của thời đại sinh ra mất thăng bằng về tâm lý. Con người sống trong những cao ốc béton vô danh, đi làm trong tiếng động của hàng ngàn xe cộ trên đường phố, không tiếp xúc với ai, thường dễ bị rối loạn do sự thiếu hụt thiên nhiên. Mà phá hủy thiên nhiên là phá hủy luôn con người vì con người sau những giờ làm việc suốt tuần cũng cần có không khí trong lành, nghe lại tiếng chim muông, tiếng suối reo, mặt trăng lên, nhìn mặt trời lặn, để tìm chất lượng của đời sống để có chỗ giảm bớt căng thẳng vốn là một nhân tố giết người nhiều nhất (stress killer). Stress có thể làm tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá, làm khả năng chống bệnh giảm đi, cũng như kéo theo một lô bệnh của thời đại: lo âu, buồn rầu vô cớ, rồi từ đó là trầm cảm.

Chính vì con người càng xa rời Thiên Nhiên nên hiện nay có trào lưu trở về với Thiên Nhiên để tìm được sự quân bình giữa tạo hoá và con người : du lịch sinh thái, làng Thiền, tu luyện Yoga v.v., chính là để phản ứng lại với nếp sống xa rời các chuẩn mực của thiên nhiên. Những kỹ thuật thiền định dựa trên chánh niệm, 'ở đây và bây giờ', mục đích là giảm stress dựa trên Niệm (Mindfulness Based Stress Reduction ) dù là ngồi thiền, đi thiền, chính là làm dịu tâm thần để buông lỏng cơ thể càng ngày được nhiều người hưởng ứng. Họ muốn hướng về sự an định nội tâm, an lạc, tìm lại sự thanh thản qua sự tu dưỡng tinh thần. Rừng không phải chỉ là tài nguyên hay môi trường vật lý mà rừng là tâm linh, là cõi vĩnh hằng, là cõi sâu thẳm của nội tâm, là 'một cõi đi về'.Vào rừng, nhờ thư giãn, nhờ không khí trong sạch (không ô nhiễm không khí ), nhờ im lặng hùng tráng của thiền định (không ô nhiễm tiếng động) nên thân, khẩu, ý dễ lắng dịu. Tâm có định thì thân mới an vì thân tâm là một .
Ta cũng thấy trước cảnh vật bao la của vũ trụ rằng con người chỉ là một thành phần nhỏ bé và từ đó cảm thấy khiêm tốn hơn, mà khiêm tốn giúp cho con người đến đức tin chân thật.. Tóm lại phải tiến đến một sự tương quan sâu xa giữa người và vũ trụ, một mối liên hệ chân chính với thiên nhiên, tìm lại niềm yêu thương lặng lẽ của đất, những giọt sương mai lấp lánh, bớt dục vọng để tinh thần thảnh thơi:
Người ta ở trong phù thế
Chữ vô cầu là chữ thiên nhiên (Nguyễn Công Trứ )

Các học thuyết Đông Phương luôn đề cao thiên nhiên: Khổng giáo với quan niệm gắn bó Thiên- Địa- Nhân; Lão giáo với quan niệm Vô Vi có nghĩa không làm gì trái với thiên nhiên ; Phật giáo với tâm từ bi với mọi sinh vật v.v.

3. Các vấn nạn môi trường


Các vấn nạn môi trường có thể kể: phá rừng; thoái hoá đất; thiếu nước ngọt vào mùa nắng; lạm thác các tài nguyên sinh học; mặn hoá; sa mạc hoá v.v. Với sự sưởi ấm toàn cầu(global warming), nước biển sẽ dâng lên cao làm ngập lụt các vùng thấp duyên hải tại châu thổ sông Hồng cũng như châu thổ Cửu Long . Ngoài ra, nước biển dâng cũng tác động tiêu cực đến các thành phố có cao độ thấp .Biến đổi khí hậu còn tạo thêm nhiều bão lụt, triều cường, đe dọa đến an ninh lương thực.

3.1.phá rừng.

Rừng Việt Nam bị đốn phá quá mức do nhiều yếu tố như dân đông, du canh, lạm thác rừng. Rừng là nơi cản bớt sự xói mòn đất, giúp làm chậm giòng chảy nước tràn, giúp điều hòa nguồn nước, bảo toàn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường đất, có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất .. Với sự phá rừng, các nơi trú ẩn của các loài động vật hoang dã càng ngày càng nhỏ dần nên chim muông, thú hoang càng ngày càng hiếm..Đồi trọc càng ngày càng nhiều:
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ,Lên non đốn củi, đụng chỗ đốn rồi!
Xuống sông gánh nước,Đụng chỗ cát bồi, khe khô!
Phá rừng nên chim không còn nơi trú ẩn, vắng hẳn tiếng hát líu lo của chim; nhiều loài thực vật biến hẳn do phá rừng và nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như cọp, nai, voi v.v.
Hiện nay, nhiều vùng như vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) rừng chỉ còn khoảng 10% tổng diện tích đất đai tự nhiên, trong khi tỷ lệ che phủ các vùng núi cao đầu nguồn phải cao (50-70%) mới bớt được lụt lội . Tại miền Trung, các dòng sông thường ngắn và có một lưu vực hẹp. Với sự phá rừng đầu nguồn, nước lụt lên rất nhanh. Lũ lụt thường đến bất thình lình và thay đổi tùy năm.. Có lúc mưa bão gây ra một lượng mưa rất lớn, có thể vài trăm mm trong 24 giờ .
Ảnh hưởng của dãy núi cũng gây ảnh hưởng. Một phần thì rặng núi gần đồng bằng, mặt khác, núi có triền dốc rất lớn, nên vận tốc của dòng chảy cũng rất mạnh. Do đó cần tăng khả năng chứa nước của các hồ chứa ở miền núi (không phá rừng thượng nguồn ! ) để làm chậm thời gian lụt về miền hạ lưu.

3.2 thoái hoá đất.

Dưới danh từ thoái hoá đất, có thể gom lại các vấn nạn như sa mạc hoá, bờ biển bị xâm thực, đất dốc bị xói mòn, sụp lở bờ sông v.v
. sa mạc hoá. Tại nhiều vùng duyên hải miền Trung, cát bay đã khiến nhiều ruộng vườn bị cát che lấp. Chính vì cát bay, nên diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi mỗi ngày và chi phối đến cảnh nghèo đói các làng duyên hải.
.đất dốc bị xói mòn . Vì nước ta nhiều đồi núi hơn đồng bằng và hơn nữa, phần lớn núi đồi lại là đồi trọc ít cây cối, do du canh nương rẫy, thêm vào đó là vũ lượng rất lớn nên đất bị xói mòn nặng nề. Xói mòn phụ thuộc vào nhiều thông số như chiều dài của độ dốc, độ dốc nhẹ hay nặng, độ che phủ thực vật. Xói mòn trên các lưu vực sẽ làm các hồ chứa nước bị lắng tụ rất nhanh và làm lòng sông cạn dần, khiến lưu lượng nước chảy ít đi.. Xói mòn còn làm đất nghèo thêm vì làm mất đi các cation kiềm và kiềm thổ; giảm các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali; giảm chất hữu cơ khiến dung lượng hấp thu và độ no bazơ giảm . Đất đồng bằng ngày nay đã gần tới bảo hoà vì bị nhiều sức ép do đô thị hoá, kỹ nghệ hoá nên trong tương lai, chính các loại đất dốc, đất đồi sẽ là trọng tâm của sản xuất nông nghiệp.
.sụp lở bờ sông. Nạo vét sạn cát quá sức lòng sông với những phương pháp máy nổ sẽ làm cho lòng sông sâu xuống, tạo thành nhiều vực nguy hiểm và gây cảnh sụp lở nghiêm trọng làm cho nhiều vườn tược ven sông sẽ đổ xuống dòng sông. Chân bến bị khoét nên nhiều bến nước bên bờ sông là chỗ người dân sinh hoạt sẽ không sử dụng được. Như vậy nhiều đập chắn cũng có thể bị vỡ, nguy hiểm tính mạng dân chúng.
. thiếu nước ngọt vào mùa nắng. Mùa nắng, lưu lượng các dòng sông thường không nhiều và thêm tưới nước ruộng đồng cho hoa màu nên nước biển xâm nhập sâu lên thượng nguồn, làm nước sông bị nhiễm mặn, gây trở ngại cho sinh hoạt vì dân không có nước ngọt. Thêm vào đó, đất phù sa ven sông cũng bị nhiễm mặn không trồng trọt được.

.lạm thác các tài nguyên sinh học.
Vì sự phá rừng nên đa dạng sinh học cũng bị mất theo . Ngoài ra, vì tập trung quá nhiều vào đánh cá ven bờ, không có ngư thuyền đánh cá xa bờ nên tài nguyên cá dễ bị cạn kiệt. Do đó, phải xác định mức độ khai thác, chọn vùng khai thác để bảo tồn các sinh vật biển có giá trị đang là đối tượng khai thác như rùa biển.

4.Bảo vệ môi trường.

Như vậy, ta đã thấy các ảnh hưởng tiêu cực của sự ô nhiễm môi trường sống. Vậy làm thế nào để giảm thiểu các tác hại ?
Bảo vệ tài nguyên rừng: Có thể kết hợp trồng rừng và cây ăn quả ở nơi đất tốt để vừa có hiệu quả kinh tế nhanh, cao và không làm hại môi trường, kết hợp giữa việc xây dựng các công trình chống lũ với việc trồng rừng để làm chậm nước lụt..
Bảo vệ rừng cũng có nghĩa tăng cường giáo dục về môi sinh, chống nạn cháy rừng, trồng thâm canh hoa màu lương thực tại các thung lũng để giảm bớt sức ép trên các đất dốc; đó là chưa kể giáo dục nâng cao dân trí để chương trình kế hoạch hoá sinh đẻ thực hiện hiệu qủa hơn hoặc tái chế biến giấy báo, sách cũ, giấy bìa thay vì đốn thêm rừng làm bột giấy

Bảo vệ tài nguyên nước.Vào mùa mưa, Việt Nam bị nhiều thiên tai, gió bão phá hại mùa màng, nhà cửa và sinh mạng. Vậy để giảm thiểu, cần kết hợp giữa việc xây dựng các công trình chống lũ như đê điều, đào kinh ..với việc trồng rừng để làm chậm nước lụt. Vào mùa nắng, rất nhiều nơi lại thiếu nước vì tưới hoa màu và do đó, nước mặn có cơ xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Bảo vệ tài nguyên nước không phải chỉ là nước mặt mà còn khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm, đảm bảo chất lượng nước ngầm.
Bảo vệ tài nguyên đất.Trong hơn 33 triệu hecta toàn nước Việt thì 70% là đất đồi núi trong đó nhóm đất đỏ vàng (thuộc nhóm Acrisols) chiếm nhiều nhất .Phần lớn đồi núi lại là đồi trọc vì rừng bị đốn phá trồng cây lương thực . Vì vậy cần bảo vệ tài nguyên đất đồi bằng nông lâm kết hợp nghĩa là trồng cây lương thực với cây rừng hoặc với cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su v.v.mục đích tạo thảm cây xanh che phủ đất để chống khô hạn. Nếu cộng thêm các biện pháp công trình (bực thềm, hố..), xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lượng nước tưới thì đất đai sẽ bớt bị thoái hoá.. Tại các vị trí thuận lợi thì xây dựng các hồ chứa nước để dự trữ nước tưới, nuôi cá để tận dụng tài nguyên. Ven hồ trồng cỏ để chăn nuôi . Vì tài nguyên đất nông nghiệp càng ngày càng ít do dân số tăng do đó không nên dùng đất phì nhiêu ở đồng bằng vào việc xây cất khu kỷ nghệ, nhà cửa mà chỉ nên sử dụng các loại đất xấu. Đất hẹp, người đông mà nếu đất không được sử dụng hợp lý thì con người tự làm hại đến mình: đất thoái hoá thêm,gây ảnh hưởng dây chuyền đến an toàn lương thực, nông dân nghèo thêm.

Bảo vệ môi trường không khí. Muốn bảo vệ môi trường không khí thì phải trồng nhiều cây xanh ven đường, sân chơi, phải có nhiều công viên trong thành phố, quanh các khu kỹ nghệ, giảm bớt hút thuốc lá trong nhà hay tại các khu công cọng; sử dụng phương tiện công cọng chuyên chở . Các biện pháp vật lý như sử dụng các thiết bị lọc và làm sạch khí thải từ các nhà máy (thiết bị lọc bụi, thu khí xoáy, lắng tĩnh điện..).Các năng lượng mới như năng lượng sức nước, sức gió, Mặt Trời cũng là các năng lượng ít ô nhiễm. Những nhà máy khí sinh (biogas) nhỏ, rẻ tiền, dùng chất thải của người và động vật để nấu nướng, thắp sáng. Gió, dòng suối con có thể sản xuất điện ở các vùng xa, vùng sâu . Năng lượng mặt trời để sưởi nước nóng về mùa đông, để chạy máy bơm nước, sưởi ấm nhà cửa.

Bảo vệ môi trường biển.Bảo vệ môi trường biển có nghĩa là chỉ khai thác phần lời, cụ thể là phải đảm bảo cho các loài sinh vật có thể tiếp tục sinh sản và phát triển; bảo vệ các nơi các sinh vật sống, đẻ; khai thác đúng kỹ thuật, không dùng mắt lưới quá nhỏ. Hiện nay nước ta tập trung quá nhiều vào đánh cá ven bờ, không có ngư thuyền đánh cá xa bờ nên tài nguyên cá dễ bị cạn kiệt. Ngoài ra, phải xác định mức độ khai thác, chọn vùng khai thác để bảo tồn các sinh vật biển có giá trị đang là đối tượng khai thác như rùa biển.. Những dải rừng ngập mặn là nơi nhiều loài tôm cá có giá trị sinh sôi nẩy nở vì ở đấy khi lá cây rụng xuống bị vi sinh vật phân hủy tạo thức ăn cho sinh vật; ngoài ra dải rừng này có khả năng chống gió bão . Khi các giải rừng này mất đi, đất bị khô thiếu nước ngọt thì đất sẽ bị xì phèn, tạo nên thêm đất phèn. Do đó nhiều quai đê lấn bển được tạo ra để có thêm đất khai khẩn nhưng chỉ vài năm sau, đất lại bị bỏ hoang vì đất bị phèn. Có những nơi phá rừng ngập mặn để nuôi tôm nhưng nhiều nơi đắp bờ bao nên đất không được ngập nước: độ pH của đất do đó giảm thấp làm nhiều sinh vật chết làm đất bị bỏ hoang, không nuôi tôm được nữa. Đó là chưa kể đến nguồn nước bị ô nhiễm khiến tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt

5. Phát triển bền vững.

Phát triển bền vững (sustainable development) là sự phát triển không những để thoả mãn các thế hệ hôm nay mà còn cho những thế hệ mai sau cũng còn thừa hưởng được tài nguyên của tạo hoá . Phát triển bền vững là một vấn đề liên ngành vì nó liên quan đến nhiều thông số của trái đất : giáo dục, kinh tế, dân số, an toàn lương thực, bảo vệ môi sinh; do đó tiếp cận nhiều chiều kích nhằm tìm toàn bộ các khía cạnh văn hoá, môi sinh, kiến thức bản địa, kinh tế .. để cứu xét vấn đề, ngày nay đã trở nên thông thường.
Cần để ý có bốn loại hình trong sự bền vững: bền vững về con người (human sustainability), bền vững về xã hội (social sustainability), bền vững mặt kinh tế (economic sustainability) và bền vững môi sinh (environment sustainability ). Bốn loại hình này tác động hỗ tương với nhau, nghĩa là cần có những khoa học liên ngành để tạo sự hỗ trợ cho nhau trong một viễn kiến toàn bộ (integrated).

. bền vững về con người là đầu tư vào giáo dục, chăm lo sức khỏe, sinh đẻ an toàn. Yếu tố con người, từ công nhân lành nghề đến người quản lý, nhà khoa học.. trở nên vô cùng quan trọng vì một kế hoạch, một dự án dù hay nhưng có thể trở thành ít kết quả, ít hiện thực nếu con người thực hiện kém khả năng chuyên môn, thiếu lãnh đạo tính (leadership), giáo điều, không linh hoạt với điều kiện địa phương, với trình độ của mỗi tộc người.

.bền vững về kinh tế là chú trọng đến phát triển kinh tế trên sự tôn trọng các tài nguyên, khai thác các tài nguyên tái tạo như gió, mặt trời, nước, thủy triều, thay vì than đá, dầu hoả vì các loại này sẽ cạn kiệt trong tương lai. Năng lượng gió của Việt Nam có nhiều tiềm năng vì mùa hè, dọc theo miền Trung có gió Lào, mùa thu và đông thì có gió từ biển thổi vào. Các phó sản nông nghiệp như vỏ trấu, bả mía, vỏ cà phê cũng là nguồn năng lượng sinh khối tái tạo.Bền vững về kinh tế có nghĩa là tăng trưởng trên căn bản không lạm thác tài nguyên, chỉ khai thác phần gỗ tăng trưởng hằng năm mà thôi (total allowable cuts ), chứ không được đụng chạm vào phần vốn rừng và suy rộng ra, vốn đất, vốn nước. 
Nói khác đi, trong bền vững kinh tế, ta phải chú ý đến vấn đề liên thế hệ (intergenerational), vì phần vốn phải để dành cho các thế hệ mai sau. Một nền nông nghiệp bền vững phải hướng tới sự đa dạng (nhiều giống cây trồng), sự hài hoà (tôn trọng môi sinh) và phong phú (qũy gen dần dà eo hẹp lại với sự chuyên canh cao độ)

.bền vững về xã hội là chú trọng đến người nghèo, người thất nghiệp sao cho xã hội có 'bộ mặt con người', nhân bản, không quá chênh lệch. Bền vững xã hội có nghĩa phải có tương thân tương ái, không tham nhũng, thượng tôn luật pháp, tôn trọng các giá trị nhân bản.

.bền vững về môi trường là bớt ô nhiễm, duy trì đa dạng sinh học, không khai thác cạn kiệt nguồn nước mặt, hay hạ mực nước ngầm hoặc làm nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt, không làm đất bị xói mòn thêm. Làm giàu thêm môi trường như thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh học, công viên quốc gia, khu bảo tồn đất ngập nước, trồng cây gây rừng, nông lâm kết hợp v.v.

Cả bốn loại hình bền vững trên đều liên quan chặt chẽ với nhau; không thể chỉ phát triển kinh tế mà lơ là bảo vệ môi trường; không thể chỉ phát triển kinh tế mà loại trừ xã hội các nhóm người nghèo khó. Phát triển kinh tế mà môi trường ô nhiễm, thân tâm biến loạn, phân hoá giàu nghèo quá đáng, bệnh siêu vi HIV tràn lan, nói cách khác không đoái hoài đến các nan đề xã hội thì chưa có thể gọi là phát triển bền vững. Thực vậy, sự phát triển kinh tế với vô số xe cộ gây ùn tắc giao thông, tạo ô nhiễm không khí, lại làm tăng chi phí cứu chữa những người mắc bệnh vì nạn ô nhiễm không khí.

6.Từ nhận thức xanh đến kinh tế xanh.

Những thập niên trước những năm 1960, ít người chú ý danh từ môi trường. Với dân càng ngày càng đông, kỹ nghệ càng ngày càng nhiều, ô nhiễm ngày càng tăng (ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất..), loài người nhận thức phải cứu hành tinh này. Đó là tư duy xanh (green awareness). Với tư duy này, nhiều tổ chức môi trường ra đời trong đó phải kể tổ chức phi chính phủ Green Peace, hoạt động rất mạnh về môi trường. Nhiều cuốn phim về môi trường (ví dụ : phim The day after tomorrow, gần đây nhất là phim Avatar) xuất hiện. Giải thưởng Nobel về Hoà Bình cũng được trao cho nhiều người tranh đấu cho môi trường. Ngày nay, một danh từ khác xuất hiện : kinh tế xanh.Kinh tế xanh là kinh tế không dựa vào các nguồn năng lượng gây ô nhiễm như than đá, dầu hoả mà dựa vào các nguồn tài nguyên tái tạo được: năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời vì các năng lượng này không bao giờ cạn kiệt:
- Những vùng Phan Rang, Phan Rí, Phú Bổn (thung lũng Cheo Reo) quanh năm nóng cháy có nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng năng lượng mặt trời .-những đồng bằng ven biển miền Trung nhiều loại gió (gió Nam, gió Lào ) cũng có thể phát triển phong điện.

- Những vùng cao nguyên, địa hình thuận tiện có thể khai thác thuỷ điện.

- Những đô thị hay trại heo lớn thì có thể tạo ra khí sinh học: các phế thải thực vật như bã cà phê, bã mía, các rác thải sinh hoạt, bùn từ các ống cống thành phố được phân giải bởi vi khuẩn tạo ra nguồn khí sinh học, vừa giúp tránh ruồi muỗi, không làm ô nhiễm nước ngầm mà còn giúp có năng lượng chạy máy phát điện . Ngoài ra, cũng giúp giảm diện tích đất chôn lấp. Khí-sinh-học chứa khoảng 5,000 Kcal/kg, dùng trong nhà bếp ở vùng thôn quê thay than củi (giảm đốn phá rừng), đốt đèn hay tạo điện.
Nói qua về năng lượng gió: theo Global Wind Energy Council, toàn thế giới hiện sản xuất 160 gigawatt phong điện và sẽ gia tăng đến 409 gigawatt năm 2014, nghĩa là tăng 21% mỗi năm trong 5 năm tới.. Hiện nay, Trung Quốc (sản xuất 26 gigawatt) đã vượt Đức trong phong điện. Càng ngày, tại các đô thị lớn, trào lưu xây cất các cao ốc xanh trở nên hiện thực. Cao ốc xanh dự trữ nước mưa dưới hầm tráng xi măng ngay dưới nhà để sử dụng cho mùa nắng, sử dụng ánh nắng mặt trời để sưởi nước tắm trong mùa đông.
Kinh tế xanh cũng có nghĩa trồng cây gây rừng trên các đồi cát, đồi trọc. Việt Nam thì đồi trọc không cây cối càng ngày càng nhiều do nạn phá rừng, lấy củi với hậu quả là lụt lội càng ngày càng nhiều.. Ngày nay, không phải con hổ nhớ rừng như trong bài thơ của Thế Lữ:

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi

mà chính con người ngày nay nhớ rừng hơn bao giờ hết.

Phá rừng để canh tác, chất mùn sẽ bị tiêu huỷ, thải hồi CO2 vào lại không khí. Muốn giảm bớt khí CO2 thì phải trồng thêm rừng vì cây cối qua hiện tượng quang hợp có khả năng hút bớt khí CO2 trong khí quyển, và chuyển vào không khí nhiều oxy hơn, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính.. Chú trọng không những rừng đầu nguồn mà nhất là rừng ngập mặn có tác dụng tiêu lực sóng biển, giảm bão lũ, chưa kể đến khả năng hút chất thải CO2.

Kinh tế xanh cũng có nghĩa làm sạch ao hồ bị ô nhiễm, không có cánh ‘những dòng sông đã qua đời’, tái chế biến từ giấy đến ve chai. Kinh tế xanh cũng có nghĩa là nên sử dụng giao thông công cọng để tránh sự phát thải quá nhiều khí thải CO2. Ngày nay, sự phát triển đô thị có khuynh hướng trải dài ra phía ngoại ô mà dân ngoại ô phải sử dụng xe cộ để di chuyển nên tạo ra thêm khí nhà kiếng, gây thêm ô nhiễm không khí. Việt Nam thì ai cũng biết là không có đường xe điện ngầm như các đô thị khác nên nạn kẹt xe rất ư là phổ biến, từ Saigon đến Hà Nội, không những làm tốn thì giờ di chuyển mà còn tạo ra ô nhiễm không khí. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc có phát động ‘Sáng kiến kinh tế xanh’ cũng nhằm mục đích kêu gọi mọi nước ưu tiên kích thích kinh tế cho các ngành kinh tế xanh như phát triển năng lượng xanh, nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng, giao thông công cộng ..nhằm hướng tới phát triển bền vững của kinh tế toàn cầu. Ngoài các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, còn có những đề nghị táo bạo để chống sự biến đổi khí hậu, được biết dưới danh từ geoengineering như:

- Bón sắt cho các đại dương để giúp các loài tảo và phiêu sinh thực vật phát triển mạnh hơn, hút nhiều khí CO2 hơn
- Bắt giữ và chôn lấp cacbon (carbon sequestration), mục đích chuyển khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện thành chất rắn rồi đem chôn trong các hầm mỏ bỏ hoang.
- Tạo nhiều mây trắng để phản chiếu nhiều bức xạ mặt trời hơn, bằng cách bắn lên không trung các nhân ngưng kết hạt nước

7.Thay lời kết.

Với dân số thế giới càng năm càng tăng, nhất là tại các nước đang mở mang, loài người đã phá hủy các hệ sinh thái vốn nuôi nấng con người từ thời con người xuất hiện. Cuộc đảo lộn các hệ sinh thái thiên nhiên với sự mất đi của sự đa dạng sinh học hiện nay đang kéo theo một số vấn nạn khác như nước biển dâng, băng hà tan, bão tố nhiều với cuồng phong kéo theo lụt lội, chuồi đất. Thực vậy, các hệ sinh thái thiên nhiên có vững mạnh thì sức khoẻ con người, -cả thể chất lẫn tâm linh-, mới vững mạnh .Con người như vậy phải ý thức rằng tài nguyên thiên nhiên không phải là ‘rừng vàng biển bạc’ như ngày xưa vì con người đã vượt quá ‘ngưỡng sinh học’ ; con người phải ý thức rằng đa dạng sinh học, sức khoẻ của các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững đều liên hệ đến nhau, do đó phải tìm cách sống hài hoà với thiên nhiên trong niềm cảm thông sâu xa với hành tinh ta đang sống vì chúng ta chỉ còn MỘT hành tinh duy nhất này ở được mà thôi. Trên hành tinh này, mọi hệ sinh thái đều là những hệ thống mở, nghĩa là có trao đổi vật chất và năng lượng giữa chúng: rừng cây sống là nhờ đất, đất phóng ra các dưỡng liệu nuôi cây là nhờ nước. 

Như vậy, Trái Đất này không chỉ là một hành tinh vật lý cộng với một bầu sinh quyển cộng với một nhân loại mà là một tổng thể phức tạp có tính vật lý/ sinh lý/ nhân loại.. Trái đất này là Một ,-một không có nghĩa là 1, 2- mà là toàn thể (holism, do chữ whole). Trái đất đã luôn giữ được trạng thái cân bằng giữa năng lượng và vật chất, không đông cứng lại mà cũng chẳng bốc hơi mất . Đó cũng là luận thuyết GAIA. Theo truyền thuyết về Gaia (Gaia là nữ thần của Trái đất theo thần thoại Hy Lạp), Trái đất tự sống được bởi duy trì được tính ổn định thiết yếu thông qua những thay đổi và phát triển liên tục trong đó đại dương, khí quyển, khí hậu và vỏ trái đất được điều chỉnh lần nhau để có sự sống: vũ trụ này là một thực thể sống động tương tác với những dòng chảy năng lượng luân lưu. Các nhà khoa học gọi tính tự duy trì một cách sống động đó là autopoiesis (“tự hình thành” theo tiếng Hy Lạp). 
Đây là định nghĩa căn bản nhất về sự sống – tức là một tổ chức sống phải có thể duy trì sự ổn định của mình trong khi vẫn liên tục biến đổi. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số, với công nghiệp hoá đã làm mất đi trạng thái cân bằng nói trên.Con người đã có món nợ lớn với Thiên Nhiên: nhờ thiên nhiên với các tài nguyên từ đất, từ rừng mà loài người còn tồn tại .Vì ta mắc nợ nên ta phải trả nợ . Trả nợ bằng cách bảo vệ thiên nhiên, làm giàu thiên nhiên, chỉ sử dụng phần lời của thiên nhiên mà không đụng chạm đến phần vốn, không làm cho kho báu của thiên nhiên với tài nguyên gỗ trên rừng, tài nguyên cá ngoài biển cả bị mất cạn kiệt. Đó chính là đạo đức sinh thái theo đó con người phải yêu thiên nhiên, bớt tiêu thụ, biết đủ là đủ, mục đích là để lại cho các thế hệ tiếp nối, ngàn năm và ngàn năm nữa gia tài của Mẹ, Mẹ Thiên Nhiên.

Ngày nay, môi trường sống của nước ta bị nhiều chấn thương quan trọng với đủ loại ô nhiễm (đất, nước, không khí), đủ loại suy thoái (phá rừng, sa mạc hóa, mặn hoá ..) Cái rối loạn sinh thái này, các nhà khoa học gọi là một en-tro-pi sinh thái (ecological entropy). Nó do nhiều nguyên nhân: cơ chế pháp lý còn lỏng lẻo nên mới có lâm tặc, sa tặc, thạch tặc; dân đông nên diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm.Cũng y hệt như tiền trong trương mục ngân hàng, con người của thế hệ hôm nay chỉ có quyền sử dụng phần lời, đừng đụng chạm đến phần vốn, vì vốn (vốn đất, vốn rừng, vốn nước...) phải dành lại cho các thế hệ mai hậu. Trái đất này là của chung, mọi việc đều liên quan đến nhau: khí dioxyt cacbon trên khí quyển là một khí không biên giới; bầu không khí O3 (ozone) là không biên cương. Nó không tuân thủ các ranh giới hành chánh của các chính phủ.

Môi sinh có thể nhìn dưới dạng vĩ mô hay vi mô. Trên cương vị vĩ mô, đó là trái đất, là một xứ, trên phạm vi vi mô đó là một quả đồi, một thung lũng, một dòng sông, một cái hồ. Trái đất này là Một ,-một không có nghĩa là 1, 2- mà là toàn thể (holism, do chữ whole).Đó cũng là luận thuyết GAIA. Gaia là một từ ngữ Hi Lạp cổ về nữ thần của Trái Đất Ngày nay, người ta sử dụng danh từ này để mô tả một hệ thống trong đó đại dương, khí quyển, khí hậu và vỏ trái đất được điều chỉnh lẫn nhau để có sự sống : vũ trụ này là một thực thể sống động tương tác với những dòng chảy năng lượng luân lưu. Quan niệm Gaia với Trái Đất-Quê Hương buộc ta có một cái nhìn tổng thể, cái nhìn Huyền đồng. Trên hành tinh này, vạn vật nương nhau mà sống: cái này có vì cái kia có, vì mọi hệ sinh thái đều là những hệ thống mở, nghĩa là có trao đổi vật chất và năng lượng giữa chúng: rừng cây sống là nhờ đất, đất phóng ra các dưỡng liệu nuôi cây là nhờ nước; nhưng nếu không có lửa của mặt trời thì không có quang hợp và cây sẽ chết.

Như vậy rõ ràng là mọi thực tại đều phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong vũ trụ, không có chủ thể, không có khách thể tồn tại một cách độc lập và cũng không có sự tách biệt giữa thế giới người và thế giới sự vật. Vạn vật tạo thành một nhất thể như sơ đồ trên Như vậy, Trái Đất này không chỉ là một hành tinh vật lý cộng với một bầu sinh quyển cộng với một nhân loại mà là một tổng thể phức tạp có tính vật lý/ sinh lý/ nhân loại. Giáo dục cho mọi người về sự cần thiết của niềm đồng cảm giữa người và vũ trụ, tình gắn bó giữa con người với thiên nhiên để con người yêu thêm thiên nhiên, tạo vật, tìm lại mây trời hiền hoà, màu xanh của nước và của núi rừng, nói theo danh từ thời đại là green awareness. Giáo dục cho mọi người các vấn đề nóng bỏng của thời đại, các vấn nạn môi sinh, sự bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ quỹ gen (gene pool), phát triển bền vững, các ảnh hưởng qua lại của các yếu tố môi sinh và từ đó thấy sự cần thiết có một sự hài hoà giữa dân số và thiên nhiên, hài hoà giữa thiên nhiên và phát triển kinh tế, một sự hài hoà mà chính hệ thống triết học Á Đông luôn luôn đề cao.

Thái Công Tụng


Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2024

Nếu Mai Tôi Đi - Lời: Như Ngọc Hoa - Nhạc: Phạm Anh Dũng - Trình Bày: Diệu Hiền


Lời: Như Ngọc Hoa
Nhạc: Phạm Anh Dũng
Trình Bày: Diệu Hiền

Phải Chăng…

 

Chim lưng trời chim nghiêng cánh mộng
Cá giữa dòng cá lượn lửng lơ
Tiếng ‘yêu’ em thốt trong mơ
Ðất trời náo động cõi bờ nhân gian
Lòng anh cũng những rộn ràng
Phải chăng em gọi tiếng ‘chàng’ là anh?!

Nguyễn Thùy


Tu Hành Đắc Đạo

 

Thơ & Trình Bày: Minh Lương


6 Nẻo Phiền Não

 

NẺO PHIỀN NÃO

Hãy nghe Phật Pháp dậy rằng:
6 điều phiền não cùng sanh một thời.
Đã sinh ra kiếp con người.
Có ai thoát được một đời vô minh.
Con người là giống hữu tình .
Bao nhiêu ảo vọng làm mình đảo điên.
Náo loạn tâm trí triền miên.
Quên đi bản chất chính mình mà thôi .

1/ THAM thời quấy nhiễu đón mời.
Làm mình mê đắm cả đời chạy theo.
Ngũ dục lạc thú như keo.
Ăn uống ngủ nghỉ sao đeo mình hoài .
Nhan sắc quyến rũ tuyệt vời.
Danh vọng tiền bạc mấy ai chối từ.

2/ SÂN thì nổi nóng tạo thù.
Khi giận thì ghét như tù chung thân.
Khiến cho khó chịu bội phần.
Khổ đau mang đến tâm thân não nề .
Gây ra tội ác mọi bề .
Làm cho cuộc sống chẳng hề được yên.

3/ SI thì mê muội đảo điên.
Ngu si đần độn như xiềng xích ma.
Không phân thiện ác chánh tà.
Mất đi sáng suốt ác đà bủa vây.

4/ MẠN đeo ở ngực đêm ngày.
Cậy mình có chút quyền, tài tự kiêu.
Ra vẻ cao ngạo mọi điều.
Lên mặt hống hách tạo nhiều thị phi.

5/ NGHI thời những kẻ đa nghi.
Luôn luôn do dự chỉ vì không tin.
Trở ngại phát triển niềm tin.
Khiến cho trí óc bị kìm bị đâm .

6/ ÁC KIẾN nhận biết sai lầm.
Là điều nguy hiểm, là mầm xấu xa.
Không những làm hại người ta.
Mà còn có hại cho ta nhiều đời.
Gây ra tội lỗi ngập trời.
Nhận thức không đúng ngàn đời đảo điên.
Lánh xa sáu nẻo ưu phiền.
Ta được hưởng phước về miền Tịch Như.

Lâm Hoài Vũ

01/7/2018

Vũng Nước Mưa Của Tôi


( Từ truyện “Vũng nước mưa” Thanh Vân phóng tác)

Vũng nước mưa của tôi thời tuổi nhỏ,
Là một trò chơi những lúc vui buồn,
Sau cơn mưa vũng nước ở bên đường,
Ở trong xóm với tôi đều quen thuộc.

Tôi thích lội qua vũng nước mưa đục,
Bùn lấm chân, lấm quần áo mà vui,
Tuổi ngây thơ tôi chưa biết ngậm ngùi,
Cơn mưa dài làm ướt đường ướt phố.

Tôi thích vũng nước mưa trong. Đẹp qúa,
Mây trời soi trên mặt nước hẹn hò,
Tôi ngắm hình ảnh trên vũng nước mưa,
Là một thế giới bao la ước vọng.

Mây và trời gần tôi mà thăm thẳm,
Bàn tay tôi chạm vũng nước đời thường,
Nhưng trời mây vẫn là chuyện hoang đường,
Trong vũng nước cuả tôi là huyền thoại.

Tôi chỉ muốn theo mây bay đi mãi,
Lòng khát khao những góc biển chân trời,
Vũng nước mưa cạn tôi tưởng giếng khơi,
Tôi sợ mây tan, sợ mình trượt ngã.

Tôi soi mặt mình trong vũng nước nhỏ,
Chợt thương bóng hình tôi qúa xa xăm,
Vũng nước mưa không giữ mãi trăm năm,
Hình bóng tôi đổi thay cùng năm tháng.

Đã bao mùa mưa bao nhiêu vũng nước,
Bàn chân tôi đã ướt biết bao lần,
Muốn níu mây trôi muốn giữ trời gần,
Trong vũng nước cạn mà như không đáy.

Anh là áng mây em từng mơ thấy,
Nhưng tay em chưa chạm đến bao giờ,
Vũng nước hôm nay vũng nước ngày xưa,
Có trời mây và có anh xa lắm.

Anh ơi, vũng nước mưa nào cũng cạn,
Đến bây giờ em vẫn tưởng giếng sâu,
Khi lòng anh là một cuộc bể dâu,
Để em mãi đi tìm anh ảo vọng

Nguyễn Thị Thanh Dương.
( Dec. 07- 2014)

 


 

De La Poésie - About Poetry - Nói Về Thơ


De La Poésie

Parler de la poésie, c’est la revivre intensément par les sentiments partagés à son approche. Poésie de cœur, joie et peine, elle s’infiltre dans la vie et celle-ci la dédouble comme la rivière reflète le sourire, et l’haleine se dilue aux vagues évanescentes.

Par la poésie, l’océan change de couleurs, mystiques, impalpables, dans l’âme ou la vision mise en abyme [1] du poète. Ainsi se révèle l’amour, en son langage secret, métamorphosant la poésie en lumière merveilleuse d’aurores atemporelles, antérieures et futures, entre le dernier rayon de soleil et l’étincelle nocturne, quand la nature se fige de silence et que les mots ineffables s’immolent en leur langueur originelle.

La poésie parfois s’avère exigeante. Elle réclame la vie entière et demande que la rivière rejoigne l’océan ou pourquoi l’inspiration se tarit à fleur d’amour. Elle réclame la rosée des nuages et la foi de l’amour humain, au niveau des joies et des douleurs universelles. Elle est le premier cri de vie, la voix de la conscience engagée et celle de la passion intarissable.

Spéculaire et décentrée, la poésie se transforme en symboles et incantations, métaphores et séduction; en miel et épices, tendresse et cruauté; en ivresse immense et dénuement minime. Signifiante, elle est réelle et abstraite, inondée de signes et d’absences, de liens et d’écarts. Le poète s’éprend des mots à fleur de vie, entière et inachevée, à dimensions multiples, à mi-chemin entre l’absolu et le relatif.

La poésie se fait corporelle, en même temps élan de vie. Elle est galanterie amoureuse et turbulence enfantine, comme le sang qui coule et la peau qui se déchire. Elle lutte pour sa propre existence, spirituellement puissante lorsque extraordinaire, mais aussitôt anémique car incapable d’ordre et de calcul réels. Périssable dans sa propre immortalité de création et de légende, elle existe et périt en dehors des conventions sociales, au-delà des formalités académiques. La poésie flotte à fleur d’eau et se noie dans ses propres vagues qui se creusent en abysses, au sein même de chaque cellule existentielle, gouttelette d’amour, ou larme vécue.

La poésie s’assume en questions ouvertes, sans en pouvoir donner de réponse directe, ni d’interprétation satisfaisante. Vague, sans limite, elle s’exprime pour se recomposer en devise occulte et déjà prophétique:

si toutes les rivières sont douces
d’où vient le sel de l’océan?

if all rivers are sweet
where does the sea get its salt?[2]

La poésie et sa signification béante parfois se tendent la main pour révéler un pacte écrit à l’encre sympathique, d’intimité voilée d’innocence scrupuleuse, ou de sagesse branlante, comme une réalité multiple aux termes de sa propre déconstruction:

quelle distance sépare la lune
du clair de lune?

how far is the light of the moon
from the moon? [3]

La parole poétique ainsi se suspend à l’ombre d’un sourire de sable, enfoui dans son propre désert de silence. Elle se dévide parfois de la présence humaine pour se métamorphoser en forêts et fleurs pétrifiées, en racines du ciel ou sources cristallisées. Le poète alors isolé dans son voyage terrestre, muet de terreur et d’angoisse, reprend le chemin de retour à la création originelle, et de là, raccourcit la voie vers l’inconnu et le sacré, dont les bornes indicatrices ont l’allure de météores brillants, ou de pierres précieuses, extraordinaires et caressantes:

quand tu touches la topaze
la topaze te caresse

When you touch topaz
topaz touches you [4]

La poésie a donc son propre univers, celui de l’âme humaine en cours de réincarnation aux confins de la création universelle, à l’encontre des limites de la parole pratique et conventionnelle, par-delà la réminiscence des mythes anciens et de l’oubli collectif. La poésie, ouvrant la voie vers l’immensité du vide et vers la foi béante de la quête sans fin, se creuse en profondeurs multiples pour retrouver la source vitale et l’origine du temps et de l’espace. Elle est déjà l’espérance au sein même du désespoir.

La poésie est ainsi l’initiation vers l’essence et la réalité unique de la condition humaine.

Luu Nguyen Đat

[1] D’après André Gide, effet de miroir, spécularité, récit au second degré. Réduplicatin intérieure, spéculaire… Une mise en abyme désigne l’enchâssement d’un récit dans un autre récit, d’une scène de théâtre dans une autre scène de théâtre (théâtre dans le théâtre), ou encore d’un tableau dans un tableau.
[2] Pablo Neruda, The Book of Questions, (El libro de las Preguntas), Copper Canyon Press: Port Towsend, 1991.
[3] Pablo Neruda, The Book of Questions, (El libro de las Preguntas), Copper Canyon Press: Port Towsend, 1991
[4] Pablo Neruda, Stones of The Sky, (Las pierdas del cielo), Copper Canyon Press: Port Towsend, 1987.

About Poetry 

To speak of poetry is to experience anew the intense feelings when we first read a poem that moved us, that shook us and left us breathless. Poetry of heart, joy and sorrow, it infiltrates life and life splits it as the river reflects the smile, and the breath is diluted with the evanescent waves.

With poetry, the ocean changes colors. It becomes mystical, and impalpable in the vision and our souls open themselves to mise en abyme [1] of the poet. Poetry reveals love, with its secret language at once mysterious and universal. Poetry revels in light, in timeless auroras past, present, and future, between the last ray of sun and the night spark, when nature freezes silence and the words immolate themselves in their original splendor.

Poetry is demanding. It claims the allegiance of the totality of life and being; asks that all rivers to join the ocean; wonders why the inspiration dries up after love is fulfilled. It is the first cry of life and the voice of conscience. It is the source of the inexhaustible passion.

Specular and decentered, poetry is transformed into symbols and incantations, metaphors and seduction; in honey and spices, tenderness and cruelty; in immense drunkenness and minimal destitution.

Poetry is real and abstract: it is flooded with signs and absences, links and gaps. The poet falls in love with words full of life, complete and unfinished, with multiple dimensions, halfway between the absolute and the relative.

Poetry is body and physical. It is also amorous gallantry and childish agitation, like the flowing of blood after the skin is cut, torn, and peeled. Poetry insists on its own existence and can be spiritually powerful when extraordinary. It claims its imperishable existence outside of social conventions, beyond academic formalities.

Poetry floats at the water's edge and temporarily drowns in its own waves, within each existential cell, droplet of love, or tear shed.

Poetry assumes open questions, without being able to give a direct answer or a satisfactory interpretation. It is an endless wave. it is recomposed itself in the occult and the enigmatic motto:

if all rivers are sweet
where does the sea get its salt? [2]

Poetry and its gaping meaning sometimes reach out to reveal a pact written in sympathetic ink, veiled intimacy of scrupulous innocence, or wobbly wisdom, as a multiple reality under the terms of its own deconstruction:

how far is the light of the moon
from the moon? [3]

The poetic word thus hangs in the shadow of a smile of sand, buried in its own desert of silence. Sometimes it turns away from human presence to metamorphose into petrified forests and flowers, sky roots or crystallized sources.

The poet then isolated in his terrestrial journey, mute with terror and anguish, returns to the path of return to the original creation, and thence shortens the way to the unknown and the sacred, whose indicator boundaries look like brilliant meteors, or precious stones, extraordinary and caressing:

When you touch topaz
topaz caresses you [4]

Poetry thus has its own universe, that of the human soul being reincarnated at the confines of universal creation, against the limits of practical and conventional speech, beyond the reminiscence of ancient myths and collective oblivion. Poetry, opening the way to the immensity of emptiness and the gaping faith of the endless quest, digs into multiple depths to find the vital source and the origin of time and space. It is already hope within despair.

Poetry is thus the initiation towards the essence and the unique reality of the human condition.

Luu Nguyen Đat

[1] According to André Gide, mise en abyme is a mirror effect, specularity, second-degree narrative. Inner reduplication...The work reveals a process of deconstruction, fragmentation, multiplication in a rigorously ordered reconstruction
[2] Pablo Neruda, The Book of Questions (El Libro De Las Preguntas) Copper Canyon Press: Port Townsend 1991.
[3] Pablo Neruda, The Book of Questions (El Libro De Las Preguntas) Copper Canyon Press: Port Townsend, 1991

[4] Pablo Neruda, Stones of the Sky (Las Piedras Del Cielo), Copper Canyon Press: Port Townsend, 1987.

Nói Về Thơ

Nói về thơ gần như sống trong thơ một lần nữa. Đó cũng là cảm nhận dây chuyền, khi tình cờ gần gũi với dòng thơ. Thơ, vốn nội tâm, là niềm vui, nỗi buồn từ cuộc sống. Thơ vào đời và đời cũng nhập thơ. Như dòng nước với nụ cười; như hơi thở của sóng vơi.

Trong thơ, biển cả đã đổi màu, huyền biến vu vơ, trong tầm mắt và chiều sâu của hồn người thi sĩ. Tình yêu cũng vậy, qua lời lẽ ẩn vùi nhiệt độ, đã hoá chất thơ thành thứ ánh sáng tuyệt mỹ, sau và trước cả mọi bình minh, như tia nắng cuối cùng giữa lòng đêm và ngọn lửa rừng vừa chợt tắt, khi vạn vật còn hoang mê, chìm đắm, và chữ nghĩa còn lang bạt, lạnh nguồn.

Thơ đôi khi cũng yêu sách, đòi hỏi. Đòi hỏi mình và yêu sách cả cuộc đời. Đòi dòng sông nhập thành biển cả. Hỏi sao nguồn cảm hứng ngược dòng khơi. Yêu hạt sương tích tụ thành mây. Và sách cả niềm tin từ giọt nước mắt loài người. Từ nỗi đau triền miên quanh thế giới. Từ giọng hát vào đời, bỗng chia đôi. Còn yêu sách, đòi hỏi gắt gao hơn thế nữa, chẳng qua vì đáy lương tâm còn nguyên vẹn, hay đam mê chưa tắt hẳn mà thôi.

Thơ huyền biến, lúc hiền hoà, lúc độc ác. Như vị cay, vị ngọt cuối làn môi. Có lúc say đắm vô hạn. Có lúc hạn hẹp, chua xót, cạn vơi. Hư hư, thực thực. Ngập tràn trong dấu tích, xa cách, ẩn dụ trong buộc ghép ngàn nơi. Nhà thơ phải lòng chữ nghĩa. Phải lòng cuộc đời trọn vẹn, dang dở – ngay trong bạt xiêu, tuyệt vời.

Thơ là cơ thể và sức sống. Là đứa trẻ nghịch đùa với dòng sông như môi yêu với tình tứ. Là giọt máu buốt đau và mảnh da quằn quại. Thơ đấu tranh, đòi quyền sống trong nhu yếu vô thường, và bất lực trong đổi chác căn cơ. Bất lực, dù vĩnh cửu từ vắng vợi đời người.

Thơ vô hình, vô dạng. Thơ ở ngoài sách vở, ngoài hiện thực, vu vơ, miệt mài, lạc lõng. Thơ thất lạc ngay trong lòng thơ. Thất lạc ngay trong tâm hồn người thi sĩ – ngoài tầm giao cảm với đối nhân. Thơ đã trở thành đứa con tư sinh vô thừa nhận. Xiêu vẹo, nghiêng ngửa ngay tại dòng chữ nghiệt ngã, keo kiệt. Bị chèn ép trong nhịp bước trần gian, thơ cô đơn trong cảnh vọng trần tục, trong toang vỡ trần truồng. Vì thế, thơ không ai dám nhận, dám tin, dám hỏi. Và cũng ít ai đủ khả năng nuôi dưỡng, gả gấm, hoặc đủ bản lĩnh gạ gẫm nàng thơ.

Nhưng cũng có lúc thơ là tặng dữ cuối cùng trong cuộc đời, là niềm vui còn sót lại đêm qua. Những lúc tận cùng vời vợi đó, làm thơ tức là nhặt chữ nối nguồn, là đãi cát tìm vàng, là đào khởi lòng than âm u, tì tích, để tìm hạt kim cương tinh khiết, xuất chúng. Thơ sẽ gạt bỏ bạc bẽo để sưởi ấm lòng đau. Sẽ quét sạch đường đời và khởi sắc vạn nơi: thơ chiết xuất thơm tho từ ô uế, tiếp nhựa sống vào thân cây, và đặt niềm tin trong lòng người.

Vì thế, thơ là con đường văn chương hoá dạng: nửa nọ, nửa kia; nửa sáng nửa tối; nửa vui, nửa buồn; nửa người, nửa vật. Một thế giới bâng quơ, lơ lửng, ngược xuôi, xuôi ngược. Liên tục trong trí nhớ, lại có lúc cách quãng trong u uẩn, trước sau muôn mặt, thiên hình, vạn trạng. Có cũng như không, không rồi lại có. Tất cả là khát vọng, hay thất vọng, trong bao dung, toàn bích. Là hào hứng vô thường trong phân mảnh, tuyệt vời.

Thơ trong sạch hay bụi bặm là do lòng người tìm kiếm chất thơ. Thơ không mùi không vị, không tình không nghĩa, mà chỉ mượn mùi thơm ngọt từ cỏ cây, vị say từ hơi thở nồng nàn, và tình nghĩa từ ánh mắt cô liêu, đắm đuối. Người thi sĩ nhìn và nhớ vạn vật chung quanh câm nín, hoang sơ. Thơ nguyên vẹn, mong manh trong dấu vết xa gần. Thơ bừng khởi trong tiềm thức sơ sinh, bao bọc.

Ta đã khoác lên vai, lên tóc và vết tích nó những bụi bặm, tanh hôi của thân phận làm người. Thơ lạc lõng vì hồn người lạc lõng. Thơ chảy máu vì tế bào người u uẩn, cắt, vùi. Thơ tì ố, tàn tạ như chiếc áo kẻ tù đày. Thơ cũng trong sáng như ánh mắt thơ ngây, trong bình minh vĩnh cửu của vạn vật luân lưu, muôn thuở tái thế.

Thơ nổi chìm, sâu sắc. Thuyên chuyển từ tế bào này sang tế bào nọ. Như giọt tình, giọt nước mắt ngấm lòng người, ngấm lòng vạn vật. Thơ cũng là những câu hỏi không để trực tiếp trả lời, hay trả lời để hỏi lại. Trong vô hạn, mong manh, như những công án thiền định:

nếu mọi dòng sông đều ngọt ngào
biển cả lấy muối mặn từ đâu?

if all rivers are sweet
where does the sea get its salt?[1]

Ý thơ và bóng chữ đã đôi lúc chung tình, giao hợp để cùng nhau thoả ước, khép mở, mật thiết lẫn nhau. Thơ cố gắng trả lời sành sỏi. Nhưng nhiều lúc thơ lại vụng về, giả định, vu vơ, vì tạm bợ, không chủ đích. Tới nơi mà không biết. Lạc lõng mà không hay. Ngay lúc tuyệt độ trong cơ bản tâm tình. Ngay lúc phá thể trầm trọng để xây dựng lại một trật tự mới, khác với trật tự hiện hữu. Ngay trong cách sống vô vi, vô thường:

sáng trăng vời vợi xa bao ngả
xa cách lòng tình xa nguyệt nga?

how far is the light of the moon
from the moon?[2]

Nhà thơ không chịu trả lời gọn gàng, minh bạch, chỉ tủm tỉm cười, rồi trì hoãn vu vơ, hay giải đáp trong hững hờ, cởi, mở. Thành thử câu hỏi vẫn mãi mãi nguyên vẹn trong lòng người còn tìm, còn kiếm. Nguyên vẹn từ đầu, bất tận về sau.

Thơ có lúc vắng dấu chân người, mà chỉ còn là vết tích của đá, của hoa, cỏ lạ, nguồn, khơi. Trong những lúc khô khan tuyệt tích, cạn hơi, cạn hứng, người thi sĩ đã tìm đường về một địa hạt xa xăm siêu thực, như tìm đường lên nơi thần linh hay đất cấm, nơi dư âm, hoài cảm hay huyền thoại, hư vô. Thi sĩ đã thu ngắn lại, buộc nối lại con đường cũ đưa dẫn về nhà trời, xuyên qua hình dáng mong manh, mở đón của tạo hoá, của cỏ cây, của tảng đá dẫn lộ. Đó không phải là những cảnh vật vô tri vô giác, những khối tảng ù lì, cục mịch, mà là những hồn đất, hồn cây, những tảng đá từ không gian lạc vào lòng đất, nhưng vẫn biết bay bổng, vẫn nhớ bay bổng, thu hút; biết gọi nắng từ mưa; biết nghe tiếng thì thầm của những tâm hồn kiệt quệ, khát khao. Đó cũng là những hạt đá quý, những lệ đá xanh, những tâm linh ẩn náu cạnh thân thể người yêu:

khi em vuốt ve ngọc biếc
ngọc biếc vuốt ve em

when you touch topaz
topaz touches you[3]

Như vậy thơ có thế giới riêng biệt của nó, trong công cuộc tìm lại lòng người, tìm lại lòng nguyên thủy của đất trời, thiên nhiên, của tiếng nói đầu tiên từ trí nhớ nhân loại, từ huyền thoại của ý nghĩa ẩn vùi trong lãng quên tập thể. Thơ dẫn đường vào toàn bích, hé mở thành tôn giáo bỏ ngỏ, hoang vu. Thơ tìm nguồn để tạo lại cội nguồn, tạo lại tông tích siêu thoát. Thơ hy vọng cả trong nỗi tuyệt vọng.

Thơ là cuộc hành trình với con người vậy.

Lưu Nguyễn Đạt

[1] Pablo Neruda, The Book of Questions, (El libro de las preguntas), Copper Canyon Press: Port Townsend, 1991. Câu hỏi có chiều sâu thách đố tuyệt đối như những công án (koan) xuất phát từ tâm thức các thiền sư.
[2] Pablo Neruda, The Book of Questions. Nhận định như trên.
[3] Pablo Neruda, Stones of The Sky, (Las pierdas del cielo), Copper Canyon Press: Port Townsend, 1987.