Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Thơ Tranh: Vàng Thu Huế


Thơ&Thơ Tranh: Kim Oanh

Tầm Dương Khúc


Thuyền hoa nép ánh trăng vàng
Lung linh bóng liễu dịu dàng trong sương
Tỳ bà réo rắt cung thương
Đàn ai thổn thức Tầm Dương đợi chờ
Tỏ bày nàng mượn tiếng tơ
Giang Châu Tư Mã ngẩn ngơ tấc lòng
Xót thay phận bạc má hồng
Xuân tàn kỹ nữ ước mong bến về
Tri âm choàng tỉnh cơn mê
Nguyệt cầm lặng lẽ buồn lê canh tàn.

Quên Đi

Thu Vàng - Chớm Thu Sang



Bài Xướng:

Thu Vàng


Tôi đi tìm lại nắng thu vàng
Thu của năm nào trở tiết sang
Ngơ ngẩn thả hồn theo sắc thắm
Miên man mộng tưởng đến trăng tàn
Tình thư nắn nót o con chữ
Xương lá âm thầm ép những trang
Hơi lạnh thu mang lùa tóc rối
Ai lau nhan sắc nhuộm thu vàng

Kim Phượng
***
Bài Họa:

Chớm Bóng Thu Sang


Tôi tìm lại chút nắng hanh vàng
Chuyên chở tình Thu sắp bước sang
Thầm nhủ :mai nầy vui gió đến
Ước ao:rồi sẽ thấy mây tan
Thơ xanh giấy bút ghi trăm chữ
Mực tím đôi dòng gởi mấy trang
Sương tỏa hơi Thu gờn gợn tóc
Hẹn nhau sánh bước ngắm trăng vàng

Song Quang
***
Tình Thu Vừa Chớm

Ôi nắng thu phai mặc áo vàng
Dáng em mềm mại bước đi sang
Bông hồng ngực áo môi tươi thắm
Hoa cúc hàng hiên cánh héo tàn
Nghỉ phép về quê trai thủy thủ
Hẹn ngày gặp mặt gái đài trang
Heo may se lạnh tơ lòng rối
Hy vọng duyên may dệt mộng vàng

Mai Xuân Thanh
Ngày 18/08/2018

*Hình phụ bản của Kim Phượng

Cặm Cụi



Đã quá nửa đời
Ta hãy còn cặm cụi
Chiếc lá rơi
Ngần ngại mặt sân vườn
Cơm áo loay quay, gánh gồng con nợ
Tìm câu chữ sớm chiều
Cho thấm nghĩa quê hương.

Đời cúi mặt
Ta tìm vào trong
Đích thực...
Khi đất nở cho Hoa
Ta phải biết cảm ơn đời,
Đem danh nghĩa đâu phải là định mức
Lấy tình yêu tổ quốc,
Chỉ ngần thôi !
Khi có kẻ gục ngả bên thềm danh lợi
Nát lệ cuồng say,
Gầy guộc mảnh thân tàn !
Ta học chữ Thánh-Hiền để biết nói
Vấp ngả rồi, đứng dậy xóa đời hoang.

Ai lo toan
Xây dựng lâu đài ảo huyền chung đỉnh
Vét cạn lòng đời,
Khô mặt non sông !
Ta vẫn lo toan bao nỗi niềm thế kỷ...
Yêu quê hương
Từ thuở có tiếng chim LẠC, chim HỒNG.

Yêu nấm đất, nấm xương
Dòng sông, mái chùa, đình cũ
Từng luống cày
Thơm hương đất chốn đồng sâu
Từng cọng cỏ màu hoa khắp trời xứ sở,
Từng biển đảo xa khơi
Từng ngọn núi xanh màu.

Ta vẫn cặm cụi
Một đời đâu đã hết
Chắt chiu lòng theo ngày tháng giao mùa
Chắc chiu để thuộc thêm bao đời Dân Tộc
Hướng ta về
Là trở lại cội nguồn xưa.

Long Xuyên, thu 2012.
Mặc Phương Tử

Nguyễn Bính, Nhà Thơ Bình Dân Si Tình Và Lãng Mạn


Ai đọc thơ của nhà thơ Nguyễn Bính mà không thấy cái độc đáo của hồn dân tộc đã ấp ủ trong thơ của ông, hay nói cách khác Nguyễn Bính đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt nam hiện đại. Ông là người đã góp công rất lớn vào nền văn học Việt Nam, những câu thơ giản dị, bình dân đã làm cho người đọc, khi đọc lên chỉ một lần đã thấy lòng mình lâng lâng giao cảm, dễ đọc, dễ mến và nhất là dễ thuộc. Nhưng có ai ngờ được rằng Nguyễn Bính lại có một cuộc sống lãng mạn và giang hồ giống như thơ của ông. 

Nguyễn Bính thi sĩ lãng mạn và giang hồ. 

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, Bút hiệu của ông là Nguyễn Bính, sinh năm 1918 tại xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội nay là xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản thuộc tỉnh Nam Định. Ông mồ côi mẹ lúc mới lên ba, do đó bố ông có một bà kế mẫu, nhưng nhà vẫn nghèo nên ông được bên ngoại đưa về nuôi nấng dạy dỗ tại thôn Vân Tập cũng cùng xã Đồng Đội. 
Cậu ruột Nguyễn Bính là ông Bùi Trình Khiêm lãnh trách nhiệm nuôi nấng ông. Được biết ông Bùi Trình Khiêm là một nhà nho có tiếng trong vùng thời đó đã tham gia vào phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, ông Khiêm cũng là thầy giáo dậy ông Trần Huy Liệu. Nhờ người cậu giỏi hán văn mà Nguyễn Bính có môi trường tiếp xúc sớm với chữ nghĩa, thi phú và nghệ thuật. 

Khi Nguyễn Bính được mười ba tuổi đã làm kinh ngạc về tài thi phú của mình nhân vào dịp lễ hội Phủ Giầy (Nam Định) thường tổ chức vào tháng Ba Âm Lịch hằng năm, trong lễ hội năm này có tổ chức cuộc thi thơ. Năm đó ban tổ chức chọn đề thi là " Hãy tả cảnh chọi gà trong ngày lễ hội" Đề tài vừa ra, ông lấy bút giấy viết liền, chỉ chưa đầy nửa thời gian của ban tổ chức ấn định Ban Giám Khảo đã thấy Nguyễn Bính đã lên nộp bài thi. Mọi người đều ngạc nhiên nhất là những vị trong Ban Giám Khảo. Bài nộp của Nguyễn Bính dài hơn ba trang giấy, kể ra như vậy là ông đã viết khá dài. Sau khi Ban Giám Khảo xem xét và cân nhắc, đã quyết định trao giải thưởng hạng nhất cho bài thơ của nhà thơ Nguyễn Bính. 
Liền ngay đó Ban Giám Khảo đã dùng loa phóng thanh đọc bài thơ được giải nhất ở giữa sân đình cho mọi người nghe. Nghe xong, tức thì hàng ngàn người đang tham dự lễ hội có mặt, đều nhất loạt vỗ tay hân hoan chúc mừng nhà thơ thiên tài Nguyễn Bính, có những cặp thanh niên còn cao hứng công kêng Nguyễn Bính lên vai, làm chàng trai Nguyễn Bính vừa mới lớn được nhìn từ trên cao hơn người xuống nhìn ngắm những cô gái đang đi dự lễ hội một cách hãnh diện và thoải mái, trái lại những cô gái xuân xanh mơn mởn đang ước tấm chồng nhìn lên anh thi sĩ đầy cao ngạo mà ước muốn được lấy chàng làm chồng . . . 


Em như cô gái hãy còn xuân 
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần 
Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở 
Gái xuân giũ lụa trên sông Vân 

Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng 
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng 
Đôi tám xuân đi trên mái tóc 
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?

Bài thơ "Gái Xuân" trên mà Nguyễn Bính mô tả một nàng thôn nữ diễm kiều đang mơ mộng thật nhiều, cô đang mơ một tấm chồng, si tình một chàng trai nào đó có thể là thi nhân Nguyễn Bính chăng? Nên chàng hỏi "Đêm xuân cô ngủ có buồn không?" 

Từ ngày chàng được đám đông vỗ tay tán thưởng sau cuộc thi ở Phủ Giầy năm ấy, Nguyễn Bính lại càng cao hứng để sáng tác những vần thơ trữ tình làm nhiều người say mê, các cô thiếu nữ thì mê mẩn si tình như trong bài Chờ Nhau dưới đây: 

Láng giềng đã đỏ đèn đâu 
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang 
Đôi ta cùng ở một làng 
Cùng chung một ngõ vội vàng chi anh 
Em nghe họ nói mong manh 
Hình như họ biết chúng mình với nhau. 
Ai làm cả gió đắt cau, 
Mấy hôm sương muối cho trầu đổ non.

(Thơ Nguyễn Bính - Anh Bằng phổ Nhạc)

Trong câu ' em nghe họ nói mong manh, hình như họ biết chúng mình với nhau ' quả tình là thi vị và lãng mạn, không còn nề nếp gia phong cổ hủ trai gái thụ thụ bất thân như ông bà ta thường nói. Tuy thế nhưng với bài Cô Hàng Xóm mà Nguyễn Bính mô tả rằng nhà chàng ở cạnh nhà nàng mà vì lễ giáo nên còn hơi e ngại. 

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, 
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn. 
Hai người sống giữa cô đơn, 
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi. 
Giá đừng có dậu mùng tơi, 
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.

Cho nên chàng chỉ dám nhẹ nhàng nằm mơ thôi: 

Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng... 
Có con bướm trắng thường sang bên này. 
Bướm ơi! Bướm hãy vào đây! 
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi... 
Chả bao giờ thấy nàng cười, 
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên.

Cảnh mưa thì thật buồn, nhà thơ  Nguyễn Bính mô tả như sau: 

Tầm tầm giời cứ đổ mưa, 
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm. 
Cô đơn buồn lại thêm buồn, 
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?

Chàng gửi hồn cho bướm trắng để chịu tang khi biết nàng đã thành người thiên cổ. NB quả là một người si tình và lãng mạn, mặc dầu chàng chưa hề mặt mặt cầm tay nàng lấy một lần mà đã nghẹn ngào, đau sót và nói rằng mình đã yêu nàng. Thật đúng là chàng vừa si tình lại hết sức lãng mạn. 

Hỡi ơi! Bướm trắng tơ vàng! 
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi! 
Đêm qua nàng đã chết rồi, 
Nghẹn ngào tôi khóc... Quả tôi yêu nàng.

Kết luận một điều làm người đọc ngỡ ngàng sau khi nàng chết, Nguyễn Bính còn mơ tưởng rằng nếu hồn trinh của Cô Hàng Xóm còn ở trần gian thì hãy nhập vào bướm trắng để qua với chàng thì sung sướng biết bao!. 

Hồn trinh còn ở trần gian? 
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này!

Rồi, một câu chuyện thú vị và si tình khác của Nguyễn Bính nữa mà nhiều người còn nhắc tới: Số là năm ấy ông vừa tròn mười bốn tuổi Nguyễn Bính đi dự hội Phủ Giầy một lễ hội mà ông rất mê từ thuở nhỏ. Hôm đó ông đang ngồi xem hát hầu đồng bóng, khi thoáng thấy một cô gái trạc tuổi ông đi ngang qua. Cô bé người cao ráo mặc áo cánh sen thắt lưng hoa lý trông rất xinh. Cô ấy đi cùng với một người đàn bà có lẽ là mẹ nàng. Vẻ đẹp sắc nước nghiêng thành, lạ lùng như nàng vừa thoát ra từ bức tranh Tố Nữ treo ở tường trong phòng khách của một vị quan mà ông đã đưọc xem khi đi thăm ông quan ấy với người cậu, vội vàng ông chạy theo cốt nhìn cho bằng được khuôn mặt cô nàng, rồi ông ngơ ngẩn như người mất hồn khi diện kiến. Cả ngày hôm ấy, ông cứ đi theo hai mẹ con nàng, ông theo cả vào chùa trong để lạy cùng lạy, khấn cùng khấn với hai mẹ con nàng đến nỗi ông quên cả thời gian mãi cho đến chiều. 

Gió chiều cầu nguyện đâu đây, 
Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu. 
Sư già quét lá sau chùa, 
Để thiêu xác lá trước giờ lên chuông.

Si tình đến thế nên ít có người sánh kip. Ngoài việc lãng mạn si tình,  Nguyễn Bính còn được dân gian coi như một vị thần dùng thơ để bói toán nên người cùng thời đặt cho ông danh hiệu là 'chú bé thần đồng', nhiều lời đồn đãi thêu dệt khiến nảy sinh ra nhiều chuyện bất ngờ. Lúc đầu người ta nhờ NB gà thơ cho những cuộc thi có hát đối đáp vì ông có tài đối ứng tức thì, nên thường bên nào có ông giúp thì đều thắng cuộc thi, làm đối phương tức giận. Tuy nhiên cũng nhờ tài đó mà ông được dân chúng ngưỡng mộ, thời đó dân trí còn thấp kém nên đã có người tôn ông lên đến tột đỉnh vinh quang, có người ngờ rằng ông là người của "cõi trên" hiện xuống vì do sự sùng kính quá đáng mà thành mê tín, tin rằng thơ  Nguyễn Bính là thơ Tiên, được giáng nhập vào cậu bé thần đồng chứ chẳng phải là thơ của người bình thường sáng tác. Thậm chí đến nỗi người muốn dựng vợ gả chồng cho con cái, hay những cặp trai gái gặp đường tình duyên trắc trở, hoặc làm ăn xui xẻo v.v. đều đến nhờ "Câu" cho thơ "Tiên"! "Cậu" tuỳ theo hoàn cảnh của thân chủ lại cho thơ "Tiên". 

Một lần kia, gia đình nông dân nghèo có một cô gái vừa tuổi cập kê, một thanh niên con nhà giầu ở làng kế bên đến hỏi xin cưới làm vợ. Nhưng phiền một nỗi nàng đã có một người yêu khác trong làng, người này tuy nghèo nhưng như cô nhưng cách ăn nết ở cũng khá. Gia đình cô gái phân vân không biết quyết định ra sao cho phải nên đã tìm đến "Cậu" Cậu" liền lấy bút giấy viết ra "dòng thơ phán bảo" như sau: 

"Của dẫu nhiều nhưng vẫn chẳng nên 
Phù vân, giả dối chẳng lâu bền 
Tình em đâu phải trao thiên hạ 
Dành để trai làng mới đẹp duyên"

Thế là gia đình người thiếu nữ đành nghe lời thơ Tiên của Cậu gả cô cho trai làng, mà từ chối gả cho chàng thanh niên làng bên giầu có. Một chuyện thật độc đáo là có một anh chàng hành nghề đạo chích nghe nhà Thơ  Nguyễn Bính có thơ Tiên linh hiển lắm nên cũng tìm đến xin thơ Tiên và được Nguyễn Bính "giáng" cho mấy câu thơ, đọc xong thơ Tiên thì anh đạo chích bỏ luôn nghề ăn trộm. 

Trở lại nàng Tố Nữ mà Nguyễn Bính gặp ngày trẩy hội Phủ Giầy, hết ngày lễ hội thì chàng còn tò tò theo nàng nhiều ngày nữa, chàng luôn luôn đi theo bên nàng cho đến ngày thứ tư, chàng lén dúi được vào tay cô Tố Nữ một mảnh giấy có mấy câu thơ sau: 

"Em ở cõi trần hay cõi tiên? 
Phủ đền nhang khói nức hương em 
Xin đi chầm chậm cho theo với 
Lộc Thánh dâng người một trái tim".



Cô gái Tố Nữ nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy nhưng nàng thẹn thùng ngó lơ đi nơi khác. Tuy vậy chỉ cần như thế là chàng đã mãn nguyện sung sướng tràn ngập trong lòng rồi. Như thế phải chăng Nguyễn Bính đã là một thi sĩ thật lãng mạn và si tình. Cuộc tình vẫn chưa chấm dứt, nàng sau đó đã theo mẹ về quê và chàng tìm cách đi theo cho đến tận nơi nàng ở. Tuy nhiên có lẽ mối tình đầu này kết quả chỉ đẩy đưa tới đó mà thôi bởi vì chỉ chừng ba tháng sau thì gia đình nàng đột ngột bán nhà chuyển đi nơi khác, thế là người tiên Tố Nữ của chàng đã biến mất, nhưng hình ảnh nàng Tố Nữ trẩy hội Phủ Giầy đầu chít khăn nhung mỏ qụa, có lúc nàng thả tóc đuôi gà thật xinh vẫn luôn ám ảnh trong tâm hồn chàng thi nhân Nguyễn Bính, một bóng hình khó lạt phai. 

Nguyễn Cao Can 
San Jose 2007

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Nét Đẹp Ngàn Năm



Hỡi cô gái Việt Nam đầu thế kỷ
Thế kỷ văn minh kỹ thuật khôn lường
Ở mỹ viện ra anh không thua em đâu nhé
Sàn diễn gặp em anh chẳng nhường
Tiếng cồng chiêng gọi em có nghe chăng
Hãy quay về núi rừng Mê Linh hùng vỹ
Dao kéo Tây Phương vứt bên đường
Nét đẹp ngàn năm của quê hương
và ngàn năm em từng hãnh diện
Em vẫn bừng lên nét đẹp Trưng Vương

Chân Diện Mục

Cây Còng Ngày Xưa Nơi Vĩnh Long

Có lẽ các ông này định cư nơi đây thuở ba tôi còn thiếu thời lận, có nghĩa là không biết tôi đang ở đâu, bởi khi biết nhớ như in, thuở tám chín tuổi hàng còng đã cao to, che rộp khoảng đường Trưng nữ Vương cùng một đầu sân vận động nằm trong nội ô thị xã Vĩnh long. Hàng ngày qua rồi lại, vẫn không thấy hàng còng, cho đến sáng này đưa con cháu đến liên hệ công việc, văn phòng mới này nằm dưới bóng mát tàn che, chợt thấy nao lòng, cảnh cũ còn một góc này đây, người xưa qua đi mấy lượt, thấy thì xôn xao qua lại mà chẳng có ai thân quen cho mình cúi đầu chào. Ấy vậy mà hôm rồi, một bạn trạc tuổi tôi song khá yếu vì phải nằm vạ thường xuyên hết bệnh viện tuyến tỉnh, rồi lên Saigon nằm vạ tiếp, nằm chán chê về gặp tôi chuyện chưa xong lại cãi nhau, cũng chuyện những cây còng lớn nhỏ năm xưa còn tại thế, lại vừa giúp nhau nhớ chuyện ngày xưa..

Khoảng giữa hai cây còng này, về sâu trong căn nhà, hơn 60 năm trước là một hàng còng gốc cở hai người ôm, bên dưới bóng cã đó một xà đơn cao dành cho người lớn, hai bên là hai xà đơn thấp hơn dành cho thiếu niên, một xà kép bằng cây, trông rất cũ nhìn thoáng dường dễ gãy lắm, không thấy ai đến thử xà kép cã!.

Cây còng cùng thời với hàng còng to trong sân banh, sọng độ lớn kém hơn rất nhiều, còn lưu lại được bảo dưỡng theo định kỳ, cư trú trong khuôn viên bảo tàng, ngang nhà máy nước Vĩnh Long 

Là sân banh cũ giữa những con đường trong nội ô, hình chữ nhật dựa theo thế đất thời Minh Mạng lập phủ, nay là phường 1 thuộc TP Vĩnh long, với bốn góc chính xác nằm bốn hướng- Hướng bắc ngã ba sông tiền và sông Long hồ với cầu Bạch đằng- Hướng đông ngã ba sông Long hồ và rạch Cầu lầu có hai cầu là Thiềng đức và Cầu lầu- Hướng nam ngã ba rạch Cầu lầu và rạch Công xi heo ( còn gọi là Kênh cụt ) có cầu Công xi- Hướng tây rạch Cái cá và sông tiền với cầu Cái cá. Sân vận động trong nội ô cũng theo hướng đất phường 1 nằm gọn trong 4 con đường, với góc là ngã ba hoặc ngã tư 

Con đường Trưng nữ vương ngày xưa vẫn là đường nhựa, hẹp chỉ vừa hai xe lưu thông ngược chiều, hồi đó rất ít xe bốn bánh, xe hai bánh là loại xe mobilette, mà cũng rất ít chỉ dành cho công chức có địa vị kha khá. Từ mé lộ trở vô hàng còng là đất bằng luôn ẩm ướt, đầy lá còng khô mục, cỏ không mọc nổi vì ành sáng không xuống được khoảnh đất này, trong sâu nữa là khung cầu môn bằng cây chôn cố định. Mặt này của sân banh hướng tây nam với hàng còng, hướng tây bắc và đông bắc toàn cây bả đậu, đến giờ vẫn còn. Tuy nhiên, nơi góc tây tây bắc, không trồng được cây nào, vì ngày xưa là một con mương cận đường, chứa nước thải đen xì, luôn bốc hơi nóng cùng mùi hôi nồng do nhà máy điện chạy bằng than đá bên kia đường đang hoạt động. Nhà máy sản xuất điện 110 vott, thuở đó dân trong nội, ngoại ô dùng đèn bóng tròn vì chưa có đèn neon, mà nhà máy chỉ chạy từ chạng vạng đến sáng mai là nghĩ mệt, nhu cầu thắp sáng là chánh, lý do không có công nghiệp kỹ nghệ trong tỉnh, thỉnh thoảng nghe lại bản nhạc < Ngoại ô đèn vàng > vào những hôm trằn trọc, ôi có bao nhiêu kỷ niệm ùa về rõ mồm một 

Hàng cây bả đậu khoảng 60 năm trước, trên đường Hoàng Thái Hiếu, bên phải là trường nữ tiểu học ngày xưa, xa hơn gần cuối đường, cùng bên là nhà máy đèn chạy bằng than, thải nước đen đậm hơi nóng hừng hực khi đi ngang qua.

 Hàng cây bả đậu bên đường Hưng đạo Vương cuối đường là sông Tiền. 

Thân cây với nhiều khối u cho một nét đẹp lão rất riêng. 

Mời các bạn xem một đoạn hồi thư của người bạn thân ngày xưa, ngụ ngang sân banh. nhân tôi hỏi về những cây còng. Mạn phép bạn Tuấn tôi đưa lên nguyên văn, cùng nhớ lại. 

"Nếu tui nhớ không lầm thì dọc theo sân vận động Vĩnh Long ngày xưa, đối diện nhà 74 Trưng Nữ Vương có đến 2 hàng còng, nằm so le nhau. 
Hàng bên trong to lớn, già cỗi, gốc phải đến 2 vòng ôm người lớn!. Hình như sau này chỉ còn lại hàng bên ngoài (sát lề đường), cây nhỏ hơn. 
Nhớ lại khi xưa, trời mưa nước ngập. Tui và đám con nít lối xóm thich xếp tàu giấy qua đó thả chơi. 
Ngập cả mùa mưa nên quanh sân banh có nhiều ểnh ương, cà cuống. Đầu mưa rất nhiều dế cơm, dế đá :).  
Đặc biệt khi chiều về, vô số chim se sẽ tụ trên hàng còng, kêu réo điếc tay cả tiếng đồng hồ. Khoảng 70, có mấy thằng đói, tối tối dùng súng hơi soi đèn bắn chim. Từ đó, chim vắng tiếng dần..."

Cám ơn bạn Tuấn viết rõ thêm một địa điểm xưa, mà hiện nay còn lưu lại còng và bả đậu dành cho dân u 60 đổ lên đang khuyết dần. 


Dường như đầu năm 60, chính quyền thời này xây tòa hành chánh tỉnh trong khu vực sân banh và những cây còng hai người ôm không còn nữa, chỉ còn lại những cây còng nhỏ hơn nằm cận mặt đường. Trong thời kỳ này, nhà máy đèn chạy than đá hết thời nên đóng cửa, một nhà máy cung cấp điện cho toàn tỉnh chạy bằng dầu gazole, an tọa bên hông phi trường Vĩnh Long, cách trung tâm TP khoảng 3 Km, gần quốc lộ 1 đi hướng saigon, nhà máy phát nguồn điện 220 volt và có điện suốt ngày. Động cơ điện áp dụng vào công nghệ nhẹ tăng dần lên, cũng như đồ gia dụng điện gia tăng nhiều chủng loại. 

Khoảng những năm 1958 trở đi, khu chợ Long Châu ngày nay, ngang đó là dãy phố do đức cha Ngô Đình Thục cất, là đất dành cho người quá cố, với cơ man là mộ, được giải tỏa mở rộng khu dân cư. Khu vực hiện nay là trường Cao đẳng sư phạm, cùng ký túc xá, trước là bãi rác khá bề thế, được san phẳng dành phát triển dân trí tỉnh, liền kề là sân vận động Vĩnh long được thành lập sau khi sân banh trong nội ô trở thành tòa hành chánh. Từ ngã ba Cần Thơ, bên phải vừa giải tỏa mộ, được xáng thổi đất sình bằng ngang mặt lộ dài lên đến cầu Tân Hửu, năm sau đã thấy nhiều dãy theo tên gọi thời bấy giờ là ( nhà song lập lầu ), thành từng đôi, khoảng cách mỗi đôi độ chừng chục thước, thời bấy giờ nhìn rất lịch sự trang nhã. 

Do nhu cầu phát triển đô thị những cây sao, me, còng, gừa..các cây tuổi từ 80 năm đổ lên, nằm cạnh đường đã không còn. Tuy nhiên có những khu thuộc lịch sử trong nội ô vẫn được giử lại cùng với hàng cây trăm năm, ngày xưa dinh tỉnh trưởng, nay là khu bảo tàng lịch sử, vẫn còn hàng cây trăm năm nhìn xuống những thế hệ tiếp nối chuyễn động quanh mình. 




Hàng cây, con đường bên cạnh sông Tiền 

Trương Văn Phú

Vườn Trăng (Phần1)



Xướng:Vườn Trăng

Cảnh thực hay là trong mộng đây
Không gian bàng bạc ánh trăng đầy
Quỳnh hoa thanh khiết, sương loang loáng
Dạ lý nồng nàn, hương ngất ngây
Làn gió xạc xào lay nhánh liễu
Mặt hồ gờn gợn khỏa vầng mây
Tâm hồn dào dạt niềm mơ ước
Tri kỷ tương phùng cạn chén say.

Phương Hà
( 10/08/2018 )
***
Bài họa

Vẫn Còn Phiêu Bạc

Ta còn dong ruổi tận đâu đây
Kiếp sống phong sương choáng ngợp đầy
Bên suối trong veo làn nước thoảng
Cạnh rừng sâu thẳm nét hương ngây
Ngày lên gợi mảnh hồn trăng nước
Đêm xuống khơi nguồn mộng gió mây
Chẳng hiểu một đời sao tẻ lạnh
Chưa người chung rượu cất men say.

Trịnh Cơ
Paris 10/08/2018
***
Vỡ Mộng

Người từ cõi mộng bước vào đây
Xin hãy cùng ta giãi nguyệt đầy
Ánh mắt thoáng trao rằng mới tỏ
Hương lòng vừa thoảng chút đà ngây
Mà sao cá tủi chia dòng nước
Nỡ để chim buồn rẽ lối mây
Lạc vận gieo hoài thơ chẳng trọn
Rượu bầu cứ chuốc mãi nào say.

Phan Tự Trí
( 10/08/2018 )
***
Trăng Vườn

Dù mơ hay thực?...vẫn vườn đây
Khỏa bóng đùa trăng dát bạc đầy
Tắm sắc Quỳnh Hoa da nồng đượm
Tẩm hương Dạ Lý miệng thơm ngây
Lung linh nguyệt dọi sương treo lá
Lồng lộng hồ trong nước ngậm mây.
Ai vẽ cảnh tình đằm mộng giấc
Tình chung lai láng cụng ly say!

Đêm Sâu
10-8-2018
Nguyễn Huy Khôi
***
Tình Anh
(Mến tặng Anh tôi)

Ta rời xứ lạ sẽ về đây!
Thỏa nguyện cùng em vỗ giấc đầy
Yêu tính hiền lành nên trí ngẩn
Thương lời nhỏ nhẹ khiến hồn ngây
Xuyến xao gặp gỡ bên dòng thác
Mong đợi thì thầm dưới áng mây
Sưởi ấm tim nồng vui trỗi nhịp
Hỏi rằng bến mộng khách còn say?

Như Thu
***
Cháy Rừng

Đỏ rực Cali khắp đó đây
Không gian xám xịt khói đen đầy
Bừng bừng biển lửa dâng cao ngất
Lã chã tro than rớt dại ngây
Cứu hỏa can trường bơm nước thuốc
Cư dân nơm nớp ngó trời mây
Suốt năm hạn hán cây khô lá
Trách kẻ đốt rừng lúc giả say

Trương Ngọc Thạch
Aug. 10, 2018
***
N
ỗi Niềm

Tôi mong có dịp được về đây
Bằng hữu thân quen gặp đủ đầy
Súm sít hàn ôn thời trẻ dại
Họp hành tán gẩu thuở thơ ngây
Ai còn ở lại cùng trời đất ?
Ai đã đi về với khói mây ?
Rồi ngẩm cuộc đời nhiều trắc trở
Mà thương da diết mảnh tình say

Thục Nguyên
***
Đêm Trăng Hôn Ấy


 Đêm trăng hôm ấy, vẫn còn đây
Bóng dáng em yêu, thương nhớ đầy
Khúc nhạc dập dìu, bao quyến luyến
Tiếng ca huyền ảo, lắm si ngây
Đèn đà tắt lịm trên sân khấu
Mộng vẫn triền miên tận cuối mây
Thơ thẫn trên đường về gác trọ
Mảnh hồn ngơ ngẫn, mãi còn say

Thanh Trương
***
Vầng Trăng


Vầng trăng ai xẻ làm hai đây
Nửa để quê hương dạ vẫn đầy,
Ngủ giấc đêm đêm mơ viễn mộng,
Thức đời sáng sáng tỉnh gần ngây.
Cây đa mờ ảo vui huyền thoại,
Chú cuội thực hư lẩn áng mây.
Cung Quảng nguồn thơ lai láng vẫn,
Nưả vầng mang nặng tình nồng say.

Uyên Quang
( 10/08/2018 )
***
Tắm Trăng

Đêm nay trăng sáng lại về đây
Dát bạc trên sông ánh nguyệt đầy
Bến hẹn thiên nga chừng quấn quýt
Bờ sa lau lách đã ngây ngây
Đò khuya thiêm thiếp đang ngon giấc
Mặt nước lềnh bềnh gợn bóng mây
Vạn vật chìm trong màu diễm ảo
Hương đồng cỏ nội ngát men say.

Thủy Lâm Synh
Aug. 10, 2018
***
Mmột Mình Say


Trăng thề biển hẹn vẫn còn đây
Đại hải lung linh nguyệt mãn đầy
Tỏa ánh phiêu thiên mời trí lộng
Dâng triều lãng thủy chuốc hồn ngây…
Âm thầm nhớ cũ hoài trông bóng
Lặng lẽ thương chừ mãi ngóng mây
Kết chuỗi hư vô làm ký ức
Đêm dài rượu cạn một mình say

Lý Đức Quỳnh
***
Trong Vườn Trăng


Ta lén vô vườn thi hữu đây
Tình Thu lai láng ánh trăng đầy.
Nồng nàn Thiên Lí, lòng thêm mến
Cao cả Thanh Quỳnh dạ muốn ngây.
Dáng liễu lung linh đua giỡn gió
Tóc ai phơ phất ruổi vờn mây
Im ro, biết nói gì cho phải
Tri kỉ, không lời mới thật say!

Trần Như Tùng

Vườn Trăng(2)



Xướng:Vườn Trăng

Cảnh thực hay là trong mộng đây
Không gian bàng bạc ánh trăng đầy
Quỳnh hoa thanh khiết, sương loang loáng
Dạ lý nồng nàn, hương ngất ngây
Làn gió xạc xào lay nhánh liễu
Mặt hồ gờn gợn khỏa vầng mây
Tâm hồn dào dạt niềm mơ ước
Tri kỷ tương phùng cạn chén say.

Phương Hà
( 10/08/2018 )
***
Bài họa

***
Nguyệt Dạ

tâm như ngơ ngẩn chốn nào đây?
Gió thoảng,trời thanh, hạnh phúc đầy…
Ánh bạc Hằng Nga tô sáng ngợp
Vườn khuya Dạ Lý tỏa hương ngây
Tầng cao sải cánh, dìu đôi hạc
Núi thẫm vươn mình, rẽ đốm mây
Cảnh thực như hư, hồn đắm thả…
Rượu còn chưa cạn, đã lòng say…

Cao Bồi Già
11-08-2018
***
Đ
êm Quạnh

Hương cau ngát đọng thấm lòng đây
Dưới bóng trời khuya ánh nguyệt đầy
Mái rạ mơ màng sương giăng huyễn
Vườn cây mộng mị gió đùa ngây
Cầm âm đêm xuống nhòa hiên lệ
Tâm sự canh về đẫm lối mây
Bước dạo thẩn thờ quanh dậu trúc
Mơ người tri kỷ ngấm sầu say.

Hương Thềm Mây
GM.Nguyễn Đình Diệm 

11.8.2018
***
1/Phút Bình Yên

Thu vừa nhẹ bước trở về đây
Dựa gốc cây cao hưởng gió đầy
Tĩnh lặng đường mơ trời xám úa
Yên lành cảnh mộng lá vàng ngây
Dăm nàng bướm đậu trêu hoa cỏ
Mấy chú chim vờn giỡn đám mây
Bỗng nhớ bâng khuâng màu nắng Hạ
Ru hồn một cõi hoạ thơ say

2/Say Nguyệt

Đêm huyền cảnh mộng lại về đây
Chếch choáng vườn sông bóng Nguyệt đầy
Gió giỡn mê man bờ Trúc lả
Sương vờn đắm đuối bụi hồng ngây
Hương bay dịu vợi bao trời đất
Khói quyện lan mờ phủ áng mây
Gợi lối hoa xưa hồn ấp ủ
Trăng nhoà ảo tưởng ngất ngư say

Minh Thuý
10 tháng 8_2018
***
Trăng  Mùa
Mùa gặt sáng trăng lúa chất đầy
Bạn bè trai gái bủa về đây
Một giàn cối đá chờ tay...sẵn
Cả toán thanh niên vận cánh ...say
Nguyệt tỏ như reo lời khích lệ
Chị Hằng tựa cảm tuổi thơ ngây
Của bày trẻ nhỏ lăn rơm ướt,
Trong vắt đêm trường,chẳng chút mây...

Thanh Hoà.
***
Về Tìm Kỷ Niệm

Đã trở về rồi ở chốn đây
Thềm xưa trăng rót cứ vơi đầy
Quên đi tật bệnh thôi đờ đẫn
Buộc lại tâm thần bớt dại ngây
Lặng lẽ đong sương mà giữ nước
Âm thầm chẻ khói để gìn mây
Tìm người năm cũ ôi nhung nhớ
Xướng họa trao vần thỏa mộng say

Như Thị
***
Kỷ Niệm

Tình đầu dang dở vẫn quanh đây
Nhớ lại ngày xưa mộng ước đầy
Hoa nở toả thơm mùi ngát dịu
Môi cười thắm đượm nét thơ ngây
Vườn hoang cúc dại đang vàng úa
Cảnh cũ sương mờ hết đắm say
Kỷ niệm dâng tràn trong ký ức
Ta về tìm lại chốn trời mây!

Thiên Hậu***
Khóc Hồn Say! 

(Thuận nghịch)

Đọc Xuôi:
Này non nước đó, vẫn còn đây,

Nhớ nhớ thương thương, mộng ấp đầy.
Lay lắt nụ sầu, hoa thảm tủi, 
Nát tan tình hận, rượu cuồng ngây.
Xoay vần thế sự, xoay trời đất,
Chuyển vận thời cơ, chuyển nguyệt mây.
Thay đổi cuộc đời, ôi luỵ khổ…
Cay lòng lệ đẫm, khóc hồn say !

Đọc Ngược:
Say hồn khóc đẫm, lệ lòng cay,
Khổ luỵ ôi đời, cuộc đổi thay.
Mây nguyệt chuyển, cơ thời vận chuyển,
Đất trời xoay, sự thế vần xoay.
Ngây cuồng rượu hận, tình tan nát,
Tủi thảm hoa sầu, nụ lắt lay !
Đầy ấp mộng, thương thương nhớ nhớ... 
Đây còn vẫn đó... nước non này !

Nhật Hồng Nguyễn Thanh Vân

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Từ Thức Tiên Hôn - Thơ Lạc Thuỷ Đỗ Quý Bái -Phổ Nhạc Trần Chương Lương


Thơ: Lạc Thuỷ Đỗ Quý Bái
Nhạc: Trần Chương Lương
Hoà Âm: Nguyễn Văn Thơ
Tiếng Hát: Lệ Tuyền


Chỉ Là Mộng



Đã mấy mươi năm hết một đời
Chờ nhau đến độ tóc bạc phơi
Lòng như rạn nứt mùa khô hạn
Mỏi mắt chờ nhau, nói một lời

Tưởng chừng xa cách cõi âm dương
Bao ngày lá úa rụng bên đường
Biết mấy mùa Thu buồn cách biệt
Một kẻ vô tình…cứ vấn vương

Bất ngờ gặp lại, như trong mơ
Hư hư thực thực có ai ngờ
Gặp nhau, không nói, bao lời nghẹn
Nước mắt lưng tròng, thật ngẩn ngơ

Cuộc đời ngắn ngủi tiếc nuối hoài
Lỡ làng một thuở tuổi xuân phai
Nhìn nhau thương xót người trong mộng
Trĩu nặng tâm tư đến nát lòng

Kim Quang
2/2011

Cây Đàn Của Mẹ



Xưa một mình
Ngồi trên bến cũ
Mẹ nhớ cha nên lẫy khúc trầm
Đàn vì Người
Cạn tình tri kỷ
Người đợi Người nào quản tháng năm!

Giờ một mình
Đàn gieo khúc nhớ
Chim quyên xưa đến cõi trùng phùng!
Bấy nhiêu năm tưởng chừng như đã
Nhật nguyệt hẹn thề
Đàn biết không?

Hồ Việt Kim Chi
2018
***
Bài Họa: Cây Đàn Của Mẹ


Kỹ vật xưa
Bây giờ đã cũ
Nhớ song thân nên gãy nốt trầm
Mẹ Cha ơi bây giờ xa xứ
Con nhớ người suốt tháng cùng năm !

Giữa cô đơn
Con luôn luyến tiếc
Đến mẹ cha mong mỏi trùng phùng
Người mãi đi tháng năm biền biệt
Nhớ mẹ khi đàn
Mẹ biết không ?

Dương hồng Thủy

15/08/2018

Vườn Trăng (Vườn Thơ Thẩn)



Vườn Trăng

Cảnh thực hay là trong mộng đây
Không gian bàng bạc ánh trăng đầy
Quỳnh hoa thanh khiết, sương loang loáng
Dạ lý nồng nàn, hương ngất ngây
Làn gió xạc xào lay nhánh liễu
Mặt hồ gờn gợn khỏa vầng mây
Tâm hồn dào dạt niềm mơ ước
Tri kỷ tương phùng cạn chén say.

Phương Hà
( 10/08/2018 )
***
Bài họa

Trăng Tha Hương

Mênh mông xanh thẳm gió về đây,
Bàng bạc không gian ánh tỏa đầy .
Dìu dịu ánh trăng trời viễn xứ,
Mơ màng bóng nguyệt thủơ thơ ngây .
Người xưa đâu tá nhòa sương khói,
Cảnh cũ về đâu khuất áng mây.
Tất dạ ngậm ngùi trăng cố quốc,
Ngày nao đối ẩm dưới trăng say ?!

Đỗ Chiêu Đức
***
Vườn Thu


Vườn thu năm ngoái vẫn còn đây,
Đâu tá người xưa nhớ ngập đầy?
Tóc liễu mơ màng buông rũ rượi,
Hương lài dìu dịu thoảng ngây ngây.
Thê lương dế lạnh buồn thân phận,
Bàng bạc trăng thề ẩn khói mây.
Xao xuyến hồn đêm sầu lữ khách ,
Rượu tàn sương xuống dật dờ say.

Mailoc
***
Đêm Trăng


Đêm trăng huyền hoặc thỏa lòng đây
Giữa chốn trần gian giấc mộng đầy
Thoang thoảng mai thơm hương phảng phất
Nồng nàn hồng thắm vị ngây ngây
Dịu dàng cơn gió ,tre nghiêng ngọn
Sóng sánh mặt hồ nguyệt vén mây
Rộn rả trong tim lời nguyện ước
Được cùng ai bước giữa men say

Song  Quang
8/10/18
***
Trăng Khuya Mơ Ước  
Đêm khuya ngồi ngắm ánh trăng đầy
Mơ ước cùng ai ở cạnh đây
Sương tỏa cành mai nhòa bóng nguyệt
Gió đùa lá trúc vén tầng mây
Tình xa vời vợi lòng luôn nhớ
Đời cách điệp trùng dạ vẫn say
Kẻ ở quê nhà thương cánh nhạn
Người nơi viễn xứ chạnh niềm ngây

Song MAI Lý Lệ
***
Rượu Đào Chưa Uống Đã Say!


Tha hương gối mộng ở đâu đây
Tới bến Hoa Kỳ ấp ủ đầy
Bỏ xứ ra đi già khắc khoải
Thương nhà ở lại trẻ thơ ngây
Bao nhiêu ngày tháng ôi lòng mẹ
Bốn mấy năm ba hỡi gió mây
Chợt bóng hình ai sao thấy nhớ
Tương tư chưa nhấp rượu đào say...!

Mai Xuân Thanh
Ngày 10/08/2018
***
Tìm Đâu

Như xưa cảnh đó vẫn còn đây
Trăng vẫn đẹp xinh vẫn sáng đầy
Thoang thoảng hương nồng hoa quyến rũ
Mơn man gió nhẹ dạ càng ngây
Cớ sao tối sẩm ôi vầng nguyệt
Càng khiến căm hờn những đám mây
Làm kẻ lạc thời thêm áo não
Muốn tìm trăng cũ phải đành say.

Quên Đi

***
Hương Trăng

Trăng ở nơi nào rụng xuống đây
Vườn hoang, lá úa ngậm trăng đầy
Tóc xõa thu phai về mộng mị
Môi nhòa nắng nhạt đượm thơ ngây
Có phải hồn xưa loang lối nhớ
Hay là dáng cũ ẩn chân mây?
Dù núi có mòn, sông có khúc
Hương ngày xưa ấy vẫn hương say

Trần Bang Thạch
***
Thoáng Mộng

Chập chờn giấc ngủ mộng về đây
Tiếp nối trong mơ hạnh phúc đầy
Thoang thoảng hương đêm mùi dạ lý
Thẹn thùng dáng ngọc tuổi thơ ngây
Môi ngoan e ấp hoa hàm tiếu
Vai mỏng ôm tròn suối tóc mây
Mộng thực hồn ta chìm đáy cốc
Nghe quanh tiếng gọi của men say

Kim Phượng


Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 17


Hình Toàn

Tôi.. ở kinh làng thứ 7... hơn sáu tháng thì được thả ra, đợt này thả nhiều tôi được về nhầm lúc Rạch Giá bị lụt lớn, đường từ cầu quay về rg có nhiều đoạn phải đi bằng xuồng, lần đầu tiên mới thấy nước dâng cao đến thế....
Khi được về tôi mừng hết lớn, vì tưởng mọi việc trở lại bình thường chỉ mất việc làm mà thôi.... rồi từ từ mình sẽ tìm cách khác để làm kế sinh nhai..

Nhưng sự đời không đơn giản như mình nghĩ...
Về nhà vui mừng với gia đình và bạn bè được một hai ngày, tôi lên trình diện khóm phường để xin lại “chứng minh nhân dân và xin nhập hộ khẩu“ (Vì khi tôi bị bắt thì chứng minh đã bị tịch thu và hộ khẩu đã bị cắt (gạch tên)nhưng họ không cho... bắt tôi phải đi kinh tế mới. Thế là tôi trở thành người vô gia cư, không giấy tờ không hộ khẩu....
Họ kỳ hạn cho tôi trong vòng mười ngày phải đi khỏi tỉnh...

Trời Ơi !!!... Tôi như thì trên trời rơi xuống chín tầng địa ngục, tôi biết đi đâu? về đâu? ..Gia đình tôi ở chợ không có một mảnh đất để chọi chim, ruộng đâu tôi về? Nhưng họ nói: 
- Đó là chuyện của cô, quá thời hạn gặp đâu bắt đó...
Thế là từ đó tôi phải sống một cuộc đời lang bạt, có nhà mà không ở được có miệng mà nói chẳng ra lời, tôi là thân gái biết phải về đâu..? Đi đâu?

Tôi qua ngủ nhờ bên nhà người cô họ ở xóm nhà thờ tạm, còn ban ngày thì theo cô buôn bán ở chợ, cô tư tôi trước 75 thì chuyên bán trái cây cam quít xoài măn cụt nhản chôm chôm mùa nào trái nấy từ Vĩnh Long sang, giờ giao thông cách trở tỉnh nào lo tỉnh nấy, nên cô tôi đổi sang bán gạo hàng sáo (bán lẽ từ lít), tôi thì sức trẻ tiếp cô khuân vác bưng bê, sáng dọn hàng dọn dù khiêng gạo cho cô, cơm hàng cháo chợ sống qua ngày, chiều chiều lén về nhà tắm rửa. Rồi lang thang chờ sụp tối rồi đảo qua nhà cô ngủ tạm, tới nhà đi bằng cửa sau vì nhà cô ở trong hẻm, cửa trước và cửa sau thông qua hai con hẻm khác nhau
Thời gian ấy ít ai dám chứa ai vì bị xét tờ khai gia đình hoài...

À tôi quên kể năm 79 ba má lo cho thằng em trai kế tôi đi vb thoát được nên tôi thừa hưởng chiếc xe đạp đòn dong của nó để làm phương tiện di chuyển
Và chế ba tôi gia đình lục đục không hạnh phúc nên cũng trở về nhà may vá đắp đổi qua ngày, ba má tôi buồn lại càng buồn hơn ....

Sự đời ai biết trước được ngày sau...ba tôi buồn tìm quên trong men rượu lúc trước còn buôn bán được có đồng ra đồng vô ba uống lade để tiêu cơm, giờ ba uống rượu để tiêu sầu ba đổi sang rượu đế cho đỡ tốn tiền, uống để quên thế sự nhân tình, quên gia đình ly tán (không biết thằng em tôi vb sống chết ra sao, quên con gái tình duyên lận đận, quên một đứa lang thang góc chợ đầu đường dù có thương cũng không dám chứa nó về nhà) có nhiều khi đang bán cùng cô nhìn thấy ba từ xa đi tới, chắc là ba muốn đến thăm tôi... nhưng chỉ ghé ngang đứng hỏi giống như người mua hàng 
Cuộc đời tôi trở nên như thế đấy các bạn ạ....
Có hôm tôi vừa đến thì cô cho hay đêm nay họ xét hộ khẩu xóm cô (vì cô quen trưởng xóm họ thương tình cho cô biết bảo tôi tránh mặt)

Giờ đêm đã lên đèn tôi không biết phải ngủ đâu đêm nay? 

Về nhà tôi thì không được, nhà cô thì mấy đêm liền bị xét, tôi dắt chiếc xe đạp ra mà nước mắt lưng tròng vội quay đi để cô không nhìn thấy, tôi đạp xe lang thang trên đường phố ...
Ngang qua chợ nhà lồng (sau 75 thì không còn là chợ nữa cửa đóng im lìm) 
Chạy qua rạp Nghệ Đô tất cả đều dẹp tiệm, tôi cứ chạy... cứ chạy rồi vô tới nhà Diệu bạn tôi) nhà cách cổng tam quan chừng mươi mét, nhà nó chỉ có hai chị em gái ba nó đi làm ăn xa lâu lâu mới về nhà một lần, chị nó thì cũng cở tuổi chế hai tôi, tôi ghé thăm nó rồi ngồi nói chuyện tỉ tê chờ chị nó đi ngủ mới hỏi nó ngủ nhờ đêm nay, nó chịu nhưng nói sáng 5 giờ đài phát thanh lên tiếng tôi phải đi để không thôi chị nó biết (thời buổi đó hỏng ai dám chứa ai đâu)

Thế là tôi với nó hai đứa khiêng chiếc xe đạp của tôi đem giấu vô buồng để lỡ nửa đêm chị nó có thức cũng không nhìn thấy, nhà nó cũng vách ván cột cây mái thiếc, nhà cũng đơn sơ nhưng hai chị em cũng có buồng riêng, chị nó nhà sau, nó nhà trên, tôi với nó không dám nói chuyện lớn tiếng chỉ xù xì ...

Ôi bạn bè đùm bọc chở che tôi những lúc khốn cùng, nên khi bên cô bị động thì tôi dọt vô nhà nó, nhưng không để chị nó biết... chiều tan chợ ghé vô dặn nó trước, rồi lang thang khi phố lên đèn, đêm về khuya nhà nhà bắt đầu đóng cửa tôi vòng vô nhà Diệu, nó vẫn thức chờ tôi... Ôi bạn bè đùm bọc nhau những lúc khó khăn... những người bạn thiếu niên thời cắp sách đến trường, trường dạy chúng tôi những điều luân lý, những đạo đức làm người, những tình người tình bạn, giờ xa biệt mái trường nhưng vẫn che chở cho nhau ....Ôi những tấm chân tình cao quí ... tôi xin trân trọng .....

Tôi cứ sống cuộc đời lang thang như thế, có hôm thì táp qua thăm chị Ái, chị Để 
Thăm bạn gì khi đêm đã lên đèn, để xin ngủ nhờ các bạn ơi... vì không dám ngủ cố định một nơi nào, dì chín (má chị Ái) cũng thông cảm và thương cho hoàn cảnh của tôi... (vì các con của dì cũng ba chìm bảy nổi giống như tôi )...Ôi tôi có làm chi nên tội một lần bước chân xuống tàu thì thay đổi số phận cuộc đời có nhiều hôm ghé tạt ngang nhà ăn vội bữa cơm, ăn xong ba tôi hối tôi đi không kịp... thấy tôi còn nấn ná ba hỏi: 
- Giờ này mày chưa chịu đi....lỡ người ta thấy mày về thì tao bị xét nhà

(Mà bị xét thiệt các bạn ạ... thiệt tình!!! láng giềng cũng không biết tin ai ....)
Tôi dẫn chiếc xe đạp ra mà nước mắt chảy hai hàng, tôi không muốn khóc mà sao lệ vẫn rơi ...mắt tôi nhoà lệ...

Cô tôi bán gạo một thời gian thì nghĩ vì không quen tay, lúc đong gạo nặng tay rồi gạt mạng gạt nhẹ nên bị hao hụt lỗ vốn lúc sau này giao thông được thuận lợi nên cô trở lại nghề bán trái cây, dọn lên bán bên bờ lề gần chợ bên hông tiệm trà Tân Phong Dũ, tôi vẫn theo bán phụ cô, cô cháu vui buồn có nhau cơm hàng cháo chợ, lúc sau này đỡ một chút không còn nghiêm ngặt như lúc trước nên tôi ngủ nhà cô thường hơn, lâu lâu mới có khám nhà đột xuất, nên tôi cũng đỡ lang thang....
.....Đợt tết tôi phụ chế ba đơm nút làm khuy để dành vài ba tháng được bảy mươi chín ngàn năm trăm (đồng tiền năm 79) rồi tôi đón mua nhu yếu phẩm ngồi bán kế cô tôi (thật ra chỉ lấy thêm cái xề để vài bịch xà bông bịch đường, gói bột ngọt, nghĩa lại mua đi bán lại kiếm chút tiền lời) vẫn phụ cô bán trái cây
Dành dụm từ từ tích tiểu thành đại, thỉnh thoảng Liên và Diệu ghé chợ thăm tôi 

Dần dần người dân cũng bung ra đường buôn bán, thuốc tây thì bán lẻ cặp hai bên đường gần góc đường tiệm cà phê Minh châu và tiệm chụp hình Bạn Trẻ dài lên sau chùa Quan Đế mỗi người một xề chen chúc nhau mà ngồi, đa phần là cô giáo mất dạy (mất việc) công chức chế độ cũ bị sa thải 
Tất cả mọi giao dịch đều diễn ra hè phố ....tôi thấy họ làm ăn cũng được nên cũng sắm xề ra nhập bọn mua vài vĩ thuốc (aspirin, anacine, opteridion...)

Mỗi buổi sáng tôi vẫn dọn hàng khiêng dù, khiêng mấy cần xé trái cây, phụ giúp cô xong, tôi mới vòng qua chợ bán thuốc bày hàng mình ra, tới chiều thì vòng lại dẹp hàng quán cho cô, tôi một mình làm hai việc như thế mà lòng vẫn vui suốt ngày tôi cứ ở chợ từ góc phố này sang góc đường khác, mưa nắng dãi dầu chắt chiu từng đồng, từ một đứa con chỉ biết ngữa tay xin tiền cha mẹ mà giờ dòng đời đưa đẩy lăn lóc với đời, quên đi chuyện tình cảm riêng tư những chuyện nhi nữ thường tình, những hẹn hò trai gái, nên tôi tức cười khi ai để ý đến tôi (thân tôi còn lo hỏng xong điên sao mà gây thêm nợ)

Tôi lo kiếm tiền... kiếm tiền để tìm một lối thóat và giúp cha giúp mẹ, sau tôi thấy bán thuốc tây được quá nên rủ chế hai nghĩ dạy ra đường buôn bán giống tôi, chế hai một xề tôi một xề hàng quán đơn sơ chỉ hai chiếc ghế đẩu một thấp một cao cùng cái xề để bày hàng và một cái giỏ đệm đựng thuốc (chúng tôi bán thuốc Tây chính hiệu đàng hoàng nhập cảng từ Pháp qua ngả nào thì không rõ hoặc hàng từ trước họ tuôn ra bán, những hộp thuốc có nhãn hiệu có cách sử dụng có thời gian hết hạn như opteridion, aspirin tepo, Anacine ,....nhưng chạy nhứt vẫn là thuốc say sóng, chị em tôi ra dĩa hè mà ngồi dọc theo cua cửa sau chùa Quan Đế gần tiệm nước đá Huỳnh Long.
Tôi lấy hàng từ những người quen đi buôn thuốc tây tuyến đường Rạch Giá - Sài Gòn (thời ấy cái gì cũng lậu, phải dấu phải nhét, thế mà người dân cũng luồn lách được để mà sống)
Rồi tôi nghĩ tại sao mình không đi lên sg mua thuốc về hai chị em không phải mua từ người khác mất một phần lời, lúc đầu không có vốn nhiều nên tôi chỉ mua về đủ hai chị em bán, sau tôi hỏi những chị bạn bán gần gởi tiền sẵn tôi đi sg mua thuốc tôi mua giùm chỉ trả tôi chút công lời (giống như mình mượn vốn vậy mà, cả hai cùng có lợi) cứ từ đó tôi gầy dựng vốn, thế là tôi tập tành đi buôn thuốc tây tuyến đường Rạch Giá - Sài Gòn 

Sao tôi một người con gái không cam tâm với số phận, dầu dòng đời dập dìu cở nào tôi cũng cố đứng lên (nếu như những người con gái khác chắc sẽ lấy chồng để được yên thân) nhưng tôi thì lại khác nên trong bài thơ Đường Xa:

Lòng muốn khóc nhưng tôi không thể khóc
Khóc cho đời hay khóc cả cho tôi?
Đường chông gai tự mình tôi đã chọn
Nắng dãi dầu cũng phải bước chân qua ...

Nghĩa là nghề gì hái ra tiền là tôi tham gia, bằng mọi giá tôi sẽ tìm cách....


Hẹn các bạn kỳ 18, Tôi và Kim Liên trở thành cô bạn hàng tuyến đường dài ra sao ?

Hình Toàn

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Chốn Xưa - Thơ Hồng Thúy - Phổ Nhạc Lâm Kim Cương


Thơ: Hồng Thúy
Nhạc: Lâm Kim Cương
Tiếng Hát: Ngọc Mỹ
Thực Hiện: Hùng Đặng

Mai



Em yêu mai trắng
Anh chỉ mai vàng
Mùa xuân năm đó
Gãy kiếm ven làng

Tan vàng nát trắng
Tiểu thơ xinh xắn
Giãi nắng dầm sương
Đồi hoang cuốc nặng

Ăn đường ngủ quán
Phiêu dạt nơi nơi
Xách thuốc chợ trời
Mây trôi niệm cũ

Sóng dữ biển sâu
Thuyền dạt về đâu
Quê người một bóng
Vườn sau tuyết tràn!!!

Lộc Bắc
Avr2018

Vườn Hoa Hạ



Đà lạt mùa thu có dã quỳ
Hoa vườn viễn xứ nào thua chi
Hướng dương kiêu hảnh chen cành hạ
Khoác áo vàng nhung khoe dã quỳ


Hương bình minh thoảng góc vườn sau
E thẹn hồng lan cúc đẹp màu



Bông bụp hường cam vàng đỏ thắm 
Xuyến xao ong bướm ghé nghiêng chào


Hoa giấy hẹn nhau nở rộ cành
Ái liên duyên dáng bướm vờn quanh



Mảnh mai sao nhái nhu hương sắc 
Thược dược giấu buồn trong lá xanh



Mượt mà sợi nắng vương chiều đọng
Nâng gót hạ hồng mùa vấn vương


Hoa tím sầu mơ dã yến thảo
Phlox panidualte ngát thơm hương

Yên Dạ Thảo




Nguyễn Thượng Chánh: Bệnh Loãng Xương – Trống Đánh Xuôi, Kèn Thổi Ngược

Ngày xưa, khi còn ở bên nhà thì có ai nói đến bệnh loãng xương đâu. Già cả, xương yếu, lưng còng, đi đứng lụm cụm không vững, cần phải chống gậy hoặc nhờ con cháu dẫn dắt là chuyện rất bình thường mà thôi. Người già, lỡ có té ngã, gãy tay gãy chân thì chuyện cũng thường thấy trong xã hội.
Ngày nay Y học không xem tình trạng loãng xương là một định mệnh (fatalité) của tuổi già nữa. Các bác sĩ tài ba (và kỹ nghệ dược phẩm) có cả lố phương tiện để giúp cho các cụ có thể sống một cách “bình thường có chất lượng” cho tới ngày ra đi.
Chú thích: Tác giả không phải là Bs y khoa – Đây chỉ là một tập hợp các thông tin tổng quát về vấn đề loãng xương. Mọi thắc mắc và nghi vấn xin các bạn hãy trực tiếp tham khảo với bác sĩ gia đình (Nguyễn Thượng Chánh).

Bệnh loãng xương là gì?


Đây là bệnh xảy ra khi xương thiếu chất Calcium nên trở nên xốp, yếu và có thể dễ gãy mỗi khi bị té ngã. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Thống kê cho biết cứ 1 trên 4 người đàn bà trong thời kỳ mãn kinh, và 1 trên 8 người đàn ông tuổi trên 55 đều bị bệnh loãng xương ở những mức độ khác nhau. Tuổi càng già càng dễ bị bệnh loãng xương.
Bệnh thường hay thấy xảy ra ở các dân tộc da trắng, và ở các sắc dân Á Châu, mà đặc biệt nhất là ở những người có tầm vóc nhỏ con.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương như dinh dưỡng thiếu chất Calcium, thiếu hormone estrogen ở phụ nử trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra yếu tố di truyền, một vài loại dược phẩm và một số bệnh tật cũng có thể đưa đến bệnh loãng xương.
Bệnh nhân thường hay cảm thấy đau lưng khi khom xuống để bưng đồ vật nặng.
Xương cổ tay, và cổ xương đùi (col du fémur) là hai nơi dễ bị gãy mổi khi té ngã. Lâu ngày, lưng bị còm, bị gù và chiều cao vì lẻ đó bị giảm đi, trường hợp nặng bệnh nhân có thể trở thành tàn phế.
Theo thống kê, tại Hoa Kỳ hằng năm có từ 15-20 triệu bà bị bệnh loãng xương, kéo theo trên 1 triệu tường hợp gãy xương mà trong số nầy phải kể 250.000 ca gãy cổ xương đùi (hip fracture) và làm thiệt mạng 50.000 cụ bà vì biến chứng của tai nạn trên

Trống đánh xuôi

Tại hải ngoại bệnh loãng xương (ostéoporosis) cần phải đựợc theo dõi để phòng ngừa hoặc chữa trị nếu kết quả xét nghiệm mật độ xương quá kém (osteodensitometry) và rơi vào “một giới hạng nào đó” (căn cứ trên T score và Z score). Thông thưòng, tùy theo nặng nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa calcium vitamin D, hay thuốc nhóm Bisphosphonate (Fosamax, Bonefost,Didronel, Didrocal, Actonel…) hoặc các loại thuốc khác. Uống liên tục trong một thời gian nhiều năm liền, sau đó thì thẩm định lại.
Năm 2001, FDA Hoa kỳ có chấp thuận một loại thuốc tổng hợp dùng để tiêm có tên là Teriperatide (Forteo) do Công ty dược phẩm Lilly sản xuất. Thuốc chỉ dành cho các trường hợp loãng xương nặng, nguy cơ gãy xương cao, hoặc đã bị gãy xương rồi. Bất tiện là thuốc phải được tiêm dưới da (subcutaneous) mỗi ngày, liên tục và không được quá hai năm. Giá thuốc, 700-800$ cho một tháng.
Tại Québec, Canada, Forteo là thuốc đặc biệt và ngoại lệ nên cần phải xin phép sử dụng của chính phủ và sẽ được Régie d’Assurance Maladie trả tiền thuốc. (Demande d’autorisation de paiement – Médicaments d’exception)

Phản ứng phụ của thuốc làm mọi người e dè ngần ngại


Cho dù thuốc uống hay thuốc chích thì trở ngại chính là chúng đều có quá nhiều phản ứng phụ nguy hiểm.
Nhóm thuốc uống Bisphosphonate (Fosamax, Fosavance v,v…) có thể làm loét thực quản và bao tử ngoài ra cũng có thể mục xương hàm (osteonecrosis) nơi chổ răng bị nhổ hay nơi gắn implant, rất đau đớn và phiền phức lắm.
Xương hàm có thể bị mục do phản ứng phụ của việc uống Fosamax trong thời gian lâu dài.

Video: abc news- Drug Investigation: The Serious Side Effects of Fosamax
Thuốc Forteo thì có thể gây ra ung thư ác tính osteosarcoma ở xương. Đa số phản hồi, của bệnh nhân nói chung đều rất tiêu cực…và làm chúng ta lo nghĩ… (Mời bạn đọc xem các phản hồi trong mục tham khảo về Forteo ở cuối bài)

Làm sao phòng bệnh loãng xương?

1. Nên nhớ là nhu cầu Calcium tăng theo các giai đoạn tăng trưởng, tình trạng mang thai, có cho con bú hay không?…

2. Nên sử dụng thức ăn thức uống đa dạng giàu Calcium. Nên uống thêm supplement Calcium nếu thiếu chất vôi trong dinh dưỡng thường ngày.

3. Cần uống kèm theo vitamin D nếu uống Calcium. Có nhiều loại supplement Calcium bán trên thị trường có chứa vitamin D.

4. Một số bệnh có thể làm thất thoát Calcium từ xương, và có thể gây ra bệnh loãng xương thứ cấp (secondary osteoporosis) chẳng hạn: bệnh xơ gan, bệnh Crohn (1 loại bệnh đường ruột), bệnh viêm khớp tự miễn (rheumatoid arthritis), bệnh suy các tuyến sinh dục (hypogonadism), bệnh cường giáp trạng (hyperthyroidism), bệnh cường phó giáp trạng ( hyperparathyroidism), bệnh suy thận mạn tính, trường hợp ghép bộ phận ( transplantation) và tình trạng nằm bất động lâu ngày.

5. Một số thuốc Tây nếu xài thường xuyên trong một thời gian lâu dài (4-5 tháng) cũng làm mất Calcium của xương, chẳng hạn thuốc trị kinh phong co giật Dilantin, thuốc kháng đông heparine, hormone tuyến giáp trạng Synthroid, các thuốc trị cancer (antineoplasic), các thuốc làm giảm acid dạ dầy hay antacids có chứa chất nhôm aluminum, các thuốc nhóm corticosteroids như thuốc Dexamethasone (VN gọi là Đề Xa), Prednisone, các loại thuốc GnRH (gonadotropin releasinghormones).

6. Để phòng ngừa bệnh loãng xương, ngoài việc ăn uống một khẩu phần giàu Calcium chúng ta cũng cần chú trọng đến việc tập thể dục thường xuyên, bớt rượu, bớt trà, bớt cà phê và bỏ thuốc lá.

7. Phụ nữ trong thời gian mãn kinh nên đi khám bác sĩ dể được xét nghiệm và đo mật độ xương (osteodensitometry), và nếu cần Bs sẽ kê toa cho thuốc trị liệu.
8. Cẩn thận khi sử dụng một số thuốc trong một thời gian lâu dài, thí dụ các thuốc nhóm corticosteroids.

Thực phẩm nào chứa nhiều calcium?

Calcium có nhiều trong sữa, trong fromage, trong yogurt và nói chung trong các sản phẩm chế biến từ sửa. Trong nhiều loại thức uống bán trong siêu thị, chẳng hạn như sữa đậu nành và nước cam lon cũng thường được nhà sản xuất cho tăng cường thêm chất Calcium và vitamin D.
Calcium còn được thấy hiện diện trong: các loại đậu, hạt hạnh nhân, mè còn vỏ, trong cải broccoli, cải Pok choy, cải Kale, Collards, green turnip, bắp cải, artichaut, trong rau cần Tây, rau dền, rau mồng tơi, trong cá salmon, trong cá mòi sardine còn xương,và trong tôm cua sò hến vv…Một vài loại thức ăn có chứa chất oxalate (rau mồng tơi, rau dền) hoặc chất phytate (có trong cám, trong các ngũ cốc còn nguyên hạt). Hai chất này ngăn cản phần nào sự hấp thụ Calcium chứa đựng trong trong các loại thực phẩm vừa kể. Nên dùng nhiều rau quả đa dạng và sữa.

Các loại supplément calcium

Trong thiên nhiên Calcium thường ở dưới dạng phối hợp với một vài chất khác để cho ra những hổn hợp (compound) Calcium như: Calcium carbonate, Calcium phosphate, Calcium citrate … Nồng độ Calcium hữu dụng chứa trong hổn hợp còn được gọi là élemental calcium. Tùy theo loại hổn hợp mà số lượng elemental calcium có khác nhau.
Khi mua các loại supplement Calcium nhớ đọc kỹ coi nó chứa thật sự bao nhiêu élemental calcium?
Calcium carbonate: chứa 40 % Calcium và được chế biến từ vỏ sò hến. Hấp thụ chậm. Có thể gây sình hơi và táo bón. Nên uống sau bữa ăn. Nguồn Calcium thường được lấy từ vỏ sò hến. Đây là loại Calcium rẻ tiền và rất thông dụng trên thị trường hiện nay.
Calcium citrate: chứa 20 % Calcium, hấp thụ nhanh, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. Đắt tiền.
Calcium lactate: có 13 % Calcium, uống sau khi ăn.
Calcium gluconate: có 9 % Calcium. Uống sau khi ăn.
Dolomite: làm từ bột xương thú vật thu lượm từ lò sát sanh, từ các hổn hợp Calcium magnesium lấy từ nham thạch (limestone). Có thể chứa các chất độc như chì, thủy ngân, arsenic vv… Nên tránh sử dụng.
British Medical Journal cho biết là việc sử dụng calcium trong thời gian lâu dài có thể làm hại tim (calcium đóng trong mạch máu)?

Thực phẩm nào chứa nhiều vitamin D

Rất ít thực phẩm có chứa vitamin D. Vitamin D có thể được thấy trong các loại sữa, trong margarine đã được cho tăng cường thêm chất nầy. Vitamin D cũng thấy trong các loại cá có nhiều mỡ, trong lòng đỏ hột gà, trong cá mòi sardine, trong cá salmon, cá herring,và cá mackerel vv…Phơi nắng 15-20 phút cũng đủ để cho da tạo ra vitamin D. Dưới tác dụng của tia cực tím, của ánh sáng mặt trời chất cholecalciferol ở dưới da được chuyển ra thành vitamin D3 không hoạt tính và sau đó được đưa đến gan để trở thành chất 1,25-dihydroxycholecalciferol, hay là vitamin D thật sự có hoạt tính. Nghiên cứu mới đây tại Quebec (2005) cho biết rằng trong giai doạn mới bắt đầu mãn kinh (perimenopause), Calcium và vitamin D có thể giúp các bà ngừa được phần nào nguy cơ bị cancer vú. Trong thí nghiệm vừa kể, các phim chụp cho thấy mật độ mô vùng vú có vẻ trong sáng hơn ở nhóm người sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm giàu Calcium và vitamin D.

Nhu cầu vitamin D ở người lớn là 400- 800 UI / ngày. Có thể chấp nhận nồng độ tối đa 2000 IU vitamin D trong một ngày nhưng người ta khuyên không nên sử dụng liều lượng nầy trong một thời gian lâu dài. Vitamin D là vitamin tan trong chất béo, và nó có thể tích tụ trong cơ thể. Sự thặng dư vitamin D lâu ngày có thể làm nhức đầu, nôn mửa, giảm cân, mỏi mệt và hiếm thấy hơn, nó có thể gây tiêu chảy, gia tăng lượng nước tiểu ( polyuria), làm hại thận và làm tăng nồng độ Calcium trong máu lên nhiều.

Kèn thổi ngược : Huyền thoại về loãng xương

Tác giả phỏng dịch nguyên văn ba tác phẩm: Huyền thoại về vấn đề loãng xương
1) Le Mythe de l’ostéoporose: Introduction du nouveau livre de Thierry Souccar


“Đề tặng cho tất cả phụ nữ đã và đang phải khổ sở một cách vô ích vì những bệnh do “người ta” tạo ra trọn vẹn, một sự xét nghiệm truy tìm nhưng không tìm ra được gì cả, và những cách chữa trị cũng không trị được gì hết.”
“Nếu bạn hỏi một người đàn bà lớn tuổi, một bác sĩ hay một nhà báo, ostéoporose là gì thì chắc chắn bạn sẽ nghe họ trả lời như sau: Ostéoporose là một loại bệnh và thường là nguyên nhân làm gãy xương khi các cụ bị té ngã. Để phòng ngừa cần phải làm xét nghiệm bằng kỹ thuật đo mật độ xương (osteodensitometry) để xác định những đối tượng có nhiều nguy cơ. Để có thể tránh tai nạn bị gãy xương khi té ngã, các cụ cần phải tiêu thụ nhiều sữa vả sản phẩm của sữa cũng như theo đuổi một chế độ dinh dưỡng giàu chất calciun thậm chí kể luôn việc cần phải uống thuốc Tây.

Tất cả những đều nói trên rất quen thuộc đối với tất cả mọi người trong chúng ta nhưng đây là ý kiến hoàn toàn sai lầm.
Hằng chục triệu người đã bị tập đoàn, gồm có giới bác sĩ, tài phiệt về kỹ nghệ dược phẩm, kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ sản xuất máy quang tuyến X nhét vào đầu ý niệm trên. Phải chăng đây là một âm mưu vì quyền lợi hay vì mù quáng mà các bác sĩ và những nhà khảo cứu tài ba đã phục vụ quyền lợi của các đại đại tài phiệt quốc tế mà mục tiêu chính của giới nầy là bán sản phẩm với một giá vô cùng đắt nhưng trị liệu không ra hồn và tạo nguy hiểm cho cả thế hệ baby boomer đang bước vào tuổi già”.

Đo mật độ xương bằng kỹ thuật osteodensitometry là một sáng tạo của kỹ nghệ dược phẩm.
Vâng đúng vậy: loãng xương là một sự thật chớ không phải là một bệnh
Loãng xương thật sự ra chỉ là một yếu tố nguy cơ (facteur de risque) mà thôi, nhưng không nhứt thiết là quan trọng nhứt gây gãy xương, đây mới là điều mới lạ.
Vâng, đúng vậy, loãng xương là một chuyện có thật chớ đây không phải là bệnh.” (Dịch nguyên văn từ Le mythe de l’ostéoporose-tác giả Thierry Souccar)
2) ‘The Myth of Osteoporosis – revised edition’
June 1, 2011 by Gillian Sanson

Hướng dẫn mới về cách chẩn đoán loãng xương: một bãi mìn để thương lượng
“Nếu may mắn, bạn là một phụ nữ Hoa Kỳ trên 50 tuổi, bạn đã được đo mật độ xương rồi. Rất có thể kết quả đã làm bạn hoảng hốt và lập tức bạn phải mau mau chọn lựa phương cách chữa trị. Bạn không phải là người duy nhứt đâu. Tuy kỹ thuật chẩn đoán mật độ xương không bao giờ là một dự báo chính xác để báo hiệu một sự gãy xương, nhưng có thể ước lượng là phải có trên nửa số phụ nữ Hoa Kỳ trên 65 tuổi (và một số không nhỏ phụ nữ trẻ hơn) đã được chữa trị loãng xương bằng dược phẩm, những thuốc lợi thì ít mà hại hại thì nhiều.

Ngày nay, năm 2011, lãnh vực chẩn đoán chẳng khác gì một bãi mìn. Bất kể bạn là nam hay là nữ, bản hướng dẫn mới của bác sĩ về cách chẩn đoán đã tăng cơ may (hay rủi) liệt bạn vào nhóm người có nguy cơ của tình trạng loãng xương và cần phải được chữa trị gấp. Bản Fracture Risk Assessement Tool (FRAX) , do Y Tế Thế Giới lập ra và được US National Osteoporosis và một số giáo sư uy tín (august bodies) thừa nhận. FRAX có mặt trên net. Mỗi ngày có lối 60 000 lần truy cập.
Đoán mò một cách chính xác lúc nào sẽ bị gãy xương là một khoa học quá ấu trĩ…

Tổ chức National Osteoporis Foundation Hoa Kỳ (NOF) đề nghị làm xét nghiệm tất cả phụ nữ trên 50 tuổi. Nếu đạt đuợc mục tiêu thì sẽ có ít lắm là 72% các bà Mỹ trắng trên 65 tuổi và 93% các bà trên 75 tuổi đều phải bị bắt buộc phải được điều trị (uống thuốc, tiêm thuốc)…
Đối với các ông Mỹ trắng : ít nhứt 34% trên 65 tuổi hay già hơn, và 49% các cụ trên 75 tuổi hay cao hơn đều “bị khuyên” cần phải trị liệu bằng thuốc” (Dịch nguyên văn Gillian Sanson-New osteoporis diagnostic guidelines: a minefield to negotiate).

3) S.O.S.os, Des os solides à tout âge
Par Jean-Yves Dionne, pharmacien et auteur

Một bộ xương chắc bất luận tuổi tác
“Mặc dù có nhiều khám phá gần đây, loãng xương vẫn còn được đa số bác sĩ và dược sĩ xem như là một thứ bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng, như gãy xương và dứt khoác nó phải được chữa trị bằng thuốc men (nhóm biphosphonates như Fosamax). Ngoài thuốc ra, người ta còn khuyên bệnh nhân phải uống thêm calcium (1500mg/ngày) kèm theo vitamin D (800 UI).

Tôi cảm thấy cần phải nhắc lại với quý vị cho rõ là loãng xương không phải là bệnh, không khác gì hơn tình trạng mãn kinh hay giai đoạn thanh niên choai choai. Đây là một điều kiện, một trạng thái thuận nghịch suy yếu của bộ xương, một yếu tố nguy cơ có thể kéo theo sự gãy xương. Tin vui là chúng ta có trong tay tất cả công cụ giúp giảm hay ngăn ngừa sự yếu xương và biến chứng của nó hầu có được một cuộc sống tốt hơn.

Sau khi đọc qua quyển sách S.O.S OS các bạn sẽ hiểu tại sao thuốc men không phải là món trị bách bệnh như người ta muốn mình tin như thế. Thuốc chỉ là một sự chọn lựa cuối cùng dùng cho các ca nặng, khi không còn cách nào tốt đẹp hơn nữa. Sức khỏe đâu phải cần vỏn vẹn chỉ có một viên thuốc không thôi đâu. (page 33).

Một sự lựa chon đơn giản:

“Cuối cùng, câu hỏi thật sự liên quan đến thuốc và loãng xương phải là như thế nầy: Tại sao phải cần đến thuốc với nguy cơ phản ứng phụ kèm theo giá cả ngoài sức tưởng tượng trong khi một sự tiếp cận theo lối thiên nhiên, chỉ pha trộn dinh dưỡng, và thể dục mà thôi cũng đủ loại trừ tình trạng loãng xương và tăng chất lượng cuộc sống của chúng ta lên”.
“Trong tác phẩm S.O.S os Ds Jean Yves Dionne cho biết trong việc phòng ngừa vấn đề loãng xương không phải chỉ có duy nhất chất calcium của sữa và các sản phẩm được sản xuất từ sũa không đâu. Chúng ta còn phải cần đến các loại rau quả đủ màu sắc vì chúng chứa những chất dinh dưỡng cần thiết như lycopène (trong cà tomate).
Chính trong thực phẩm mà chúng ta có thể tìm ra đủ vũ khí hữu hiệu để phòng trị loãng xương.”

Kết luận:

Để phòng bệnh loãng xương, chúng ta nên dùng những loại thực phẩm đa dạng, nhiều màu sắc, giàu Calcium, phơi nắng, tập thể dục, bỏ thuốc lá, bớt cà phê, bớt nước ngọt có gaz (như Coca v,v…), bớt muối, bớt rượu, nếu cần thì uống thêm supplement Calcium + vitamin D, đó là những phương pháp dễ thực hành mà bất cứ ai cũng đều có thể làm được.
Điều quan trọng nhứt là tránh khiêng vác đồ vật nặng và tránh té ngã, nhứt là đối với lớp các ông các bà lớn tuổi.
Theo định kỳ nhớ đi khám bác sĩ 

Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Montreal, May 2014

Tham khảo:
– Các loại thuốc chữa trị loãng xương-Types of Osteoporosis Medications by National Osteoporosis Foundation
– Mayo Clinic-T score and Z score
– Ts Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Garvan, Sydney, Autralia-Loãng xương
– Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức- Bệnh loãng xương
– L’ostéoporose d’un coup d’oeil
– Vivre bien avec l’ostéoporose
– Top 10 Calcium-Rich Foods
– The Forteo Mystery: What You Should Know About this puzzling Drug
– Forteo – What next?
– Potential Side Effects of FORTEO
– Fosamax
– Fosavance
– Bs Nguyễn Thượng Chánh và DS Nguyễn Ngoc Lan, Bên trong kỹ nghệ thuốc Tây
– Video: Vendeurs de maladies-Fr2 (1h.31)